You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CỘNG


ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC THANH KHÊ VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

Sinh viên thực hiện: Tăng Tấn Lượng


Trần Thùy Nhã Uyên
Nguyễn Mai Ý Thiên
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Nguyễn Văn Ngọc
Trần Phước Việt Bách

Lớp: 22CVNH01, Khóa 2022-2026


Người hướng dẫn: TS. Trương Văn Cảnh

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2023

i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em đã nhận
được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ các cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học
tâp kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên nghành của
nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu… Đặc biệt hơn nữa là sự
giúp đỡ của các giảng viên trong khoa Địa lý - trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và
sự giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè.
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trương Văn Cảnh –
người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học đã luôn dành nhiều thời gian,
công sức hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn
thành đề tài. Chúng em xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong khoa Địa lý - trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ủy ban nhân dân quận Thanh
Khê đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong việc thu thập số liệu để phục vụ cho đề
tài; các hộ gia đình ở khu vực quận Thanh Khê đã nhiệt tình giúp đỡ khi nhóm thực
hiện điều tra phỏng vấn, và thực tế tại địa phương.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng năng lực của chúng em còn nhiều hạn chế nên
trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em
kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và
bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Đà Nẵng, tháng 4 năm 2023

ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ,
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.
1. Cơ sở lý luậ n về tá c độ ng củ a du lịch đố i vớ i nền kinh tế
1.1. Khá i niệm về kinh tế du lịch
1.2. Quan điểm củ a Đả ng và Nhà nướ c ta về phá t triển du lịch thà nh
ngà nh kinh tế mũ i nhọ n
2. Cơ sở lý luậ n về tá c độ ng củ a du lịch đố i vớ i xã hộ i và mô i trườ ng
2.1. Nhữ ng tá c độ ng kinh tế - xã hộ i chủ yếu củ a du lịch đố i vớ i phá t triển
bao gồ m cá c yếu tố như sau
2.2. Tá c độ ng củ a nghà nh du lịch đến vớ i mô i trườ ng
2.2.1 Tá c độ ng tích cự c
2.2.2 Tá c độ ng tiêu cự c
PHẦ N 2: ĐÁ NH GIÁ MỨ C ĐỘ NHẬ N THỨ C CỦ A CỘ NG ĐỒ NG ĐỊA PHƯƠNG KHU
VỰ C THANH KHÊ VỀ TÁ C ĐỘ NG DU LỊCH ĐỐ I VỚ I KINH TẾ
PHẦ N3: ĐÁ NH GIÁ MỨ C ĐỘ NHẬ N THỨ C CỦ A CỘ NG ĐỒ NG ĐỊA PHƯƠNG KHU
VỰ C THANH KHÊ VỀ TÁ C ĐỘ NG DU LỊCH ĐỐ I VỚ I VĂ N HÓ A XÃ HỘ I
PHẦ N 4: ĐÁ NH GIÁ MỨ C ĐỘ NHẬ N THỨ C CỦ A CỘ NG ĐỒ NG ĐỊA PHƯƠNG KHU
VỰ C THANH KHÊ VỀ TÁ C ĐỘ NG DU LỊCH ĐỐ I VỚ I MÔ I TRƯỜ NG
PHỤ LỤ C

iii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia, du lịch
Việt Nam đang phải đối mặt với không ít vấn đề về tăng trưởng, cạnh tranh và cả
những tác động tiêu cực tới môi trường, xã hội. Trong bối cảnh đó, phát triển du lịch có
trách nhiệm được coi là nguyên tắc mang tính chiến lược, và là chìa khóa để bảo đảm
các lợi ích dài hạn, bền vững. Hiện nay cách tiếp cận phát triển du lịch có trách nhiệm
đang trở thành một xu thế toàn cầu. Du lịch có trách nhiệm là khái niệm không còn xa
lạ đối với các nước phương Tây, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện rất thành
công cách tiếp cận này nhưng đối với Việt Nam thì vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu.
Trong thời gian vừa qua, ngành du lịch nước ta đang chủ trương thực hiện các chính
sách phát triển bền vững, trong đó coi phát triển du lịch có trách nhiệm là con đường
dẫn đến sự thành công. Du lịch có trách nhiệm hướng tới mục tiêu cung cấp những kinh
nghiệm tích cực cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao nhận thức về
sự tôn trọng đối với môi trường và văn hóa, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ phát
triển du lịch, hướng sự tập trung tới người nghèo, trao quyền cho người dân địa
phương, thông qua du lịch để tối đa hóa thu nhập và việc làm cho họ. Việc gắn kết hoạt
động phát triển du lịch có trách nhiệm với phát triển đời sống cộng đồng địa phương
cũng là một hướng đi giúp du lịch phát triển bền vững.Đà Nẵng là điểm đến du lịch nổi
tiếng không chỉ với các điểm tham quan như cầu Rồng, cầu sông Hàn,... hay Bà Nà
Hills, mà Đà Nẵng còn nổi tiếng là điểm du lịch biển của cả nước với những bãi biển
đẹp, cảnh quan hấp dẫn cùng với những truyền thuyết dân gian và những giá trị di tích
văn hóa lịch sử. Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, lượng khách du lịch đến Đà
Nẵng ngày càng tăng, đóng góp của du lịch Đà Nẵng đối với phát triển kinh tế - xã hội
địa phương và cho du lịch vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và du lịch cả nước ngày một
tích cực hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực trong phát triển, du lịch Đà
Nẵng vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với vị thế và tiềm năng của mình,
còn tồn tại nhiều hạn chế như: hiệu quả kinh doanh du lịch thấp, thiếu sản phẩm
du lịch đặc sắc có sức cạnh tranh, ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du
lịch, thiếu hình ảnh và thương hiệu,...Thêm vào đó là tình trạng xả rác bừa bãi ở
4
các điểm tham quan hay khai thác du lịch theo hướng xâm hại di sản thời gian
qua chứng tỏ các ban, ngành quản lý địa phương, các doanh nghiệp và người dân
còn chưa thật sự hiểu và còn lúng túng về việc làm thế nào để thực hiện du lịch
có trách nhiệm và bền vững. Thanh Khê là quậ n nộ i thà nh nằ m ở khu vự c trung
tâ m thà nh phố Đà Nẵ ng, có vị trí địa lý phía đô ng và phía nam giá p quậ n Hả i Châ u
Phía tâ y giá p cá c quậ n Liên Chiểu và  Cẩ m Lệ Phía bắ c giá p Biển Đô ng (vịnh Đà
Nẵ ng). Đâ y là quậ n có diện tích nhỏ nhấ t thà nh phố Đà Nẵ ng. Vì vậy, việc bước đầu
nghiên cứu để đánh giá mức độ tham gia và nhận thức của người dân về hoạt động du
lịch của địa phương là rất cần thiết.

Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Đánh giá mức độ nhận thức
của cộng đồng địa phương khu vực Thanh khê về tác động của du lịch đối với
kinh tế, xã hội và môi trường” cho nghiên cứu của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu


Đánh giá nhận thức của cộng đồng địa phương khu vực Thanh Khê về tác động
của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường, qua đó đề xuất các giải pháp giúp
nâng cao trách nhiệm của cộng đồng địa phương trong việc nhận thức và hành động về
du lịch

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tham gia và nhận thức của cộng đồng địa
phường về tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường tại Thanh Khê

(Hình ảnh tổng quát vị trí quận Thanh khê)

5
Thanh khê với vị trí địa lý một nữa giáp biển dài 4,287km , nằm trung tâm về
phía Tây Bắc Đà Nẵng. Nằm trên trục giao thông quốc gia về đường bộ, đường sắt,
đường hàng không quậnthanh khê có vị trí chiến lượt về quốc phòng an ninh và có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

3.2Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, nghiên cứu sự phát triển của hoạt động du lịch ở khu vực Thanh
Khê tại thành phố Đà Nẵng.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ,
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.
1. Cơ sở lý luận về tác động của du lịch đối với nền kinh tế
1.1Khái niệm về kinh tế du lịch :
Cho đến nay đã có nhiều cô ng trình cô ng bố về quan niệm kinh tế du lịch và
cũ ng có nhiều cá ch tiếp cậ n khá c nhau, có thể nêu lên mộ t số khá i niệm tiêu biểu
như sau:
Theo tá c giả Nguyễn Đình Sơn: “Kinh tế du lịch là mộ t phạ m trù phả n á nh bướ c
tiến mớ i củ a lự c lượ ng sả n xuấ t trong quá trình tổ chứ c khai thá c cá c tà i nguyên du
lịch củ a đấ t nướ c thà nh sả n phẩ m du lịch, nhằ m thu hú t khá ch du lịch trong và
ngoà i nướ c, tổ chứ c buô n bá n xuấ t khẩ u tạ i chỗ hà ng hó a và dịch vụ thỏ a mã n nhu
cầ u ngà y cà ng tă ng cho du khá ch, gó p phầ n nâng cao đờ i số ng vậ t chấ t, tinh thầ n
cho con ngườ i thú c đẩ y kinh tế - xã hộ i phá t triển”.

Mộ t cá ch tiếp cậ n khá c về gó c độ kinh tế và kinh doanh củ a du lịch, Khoa Du


lịch và Khá ch sạ n - Trườ ng Đạ i họ c Kinh tế Quố c dâ n Hà Nộ i đã đưa ra mộ t định
nghĩa trên cơ sở tổ ng hợ p nhữ ng lý luậ n và thự c tiễn củ a hoạ t độ ng du lịch trên
thế giớ i và ở Việt Nam trong nhữ ng nă m gầ n đâ y như sau: “Du lịch là mộ t ngà nh
kinh doanh bao gồ m cá c hoạ t độ ng tổ chứ c hướ ng dẫ n du lịch, sả n xuấ t, trao đổ i
hà ng hó a và dịch vụ củ a nhữ ng doanh nghiệp nhằ m đá p ứ ng cá c nhu cầ u khá c củ a
khá ch du lịch. Cá c hoạ t độ ng đó phả i đem lạ i lợ i ích kinh tế, chính trị - xã hộ i thiết
thự c cho nướ c là m du lịch và bả n thâ n doanh nghiệp”.

Theo cá c nhà quả n lý nhà nướ c về kinh tế, du lịch có thể đượ c hiểu là : “Việc tổ
chứ c cá c điều kiện về hà nh chính, về cơ sở hạ tầ ng, cơ sở vậ t chấ t kỹ thuậ t để phụ c

6
vụ du khá ch. Du lịch là tổ ng hợ p cá c hoạ t độ ng kinh doanh đa dạ ng, đượ c tổ chứ c
nhằ m giú p đõ việc hà nh trình và lưu trú tạ m thờ i củ a cá thể. Du lịch là cơ hộ i để
bá n cá c sả n phẩ m địa phương, tă ng thu ngoạ i tệ, tă ng cá c nguồ n thu nhậ p từ cá c
khoả n thuế giá n tiếp và trự c tiếp, đẩ y mạ nh cá n câ n thanh toá n và nâ ng cao mứ c
số ng vậ t chấ t và tinh thầ n cho nhâ n dâ n địa phương”. Khá i niệm này cho thấ y, cơ
quan quả n lý nhà nướ c về kinh tế coi hoạ t độ ng du lịch là cơ sở để tă ng nguồ n thu
nhậ p và nâng cao mứ c số ng về tinh thầ n và vậ t chấ t cho ngườ i dâ n.

Luậ t Du lịch nă m 2005 đã xá c định: “Du lịch là ngà nh kinh tế tổ ng hợ p quan


trọ ng, mang nộ i dung vă n hó a sâ u sắ c, có tính liên ngà nh, liên vù ng và xã hộ i hó a
cao”.
Như vậ y, có thể nhậ n thấ y cá c khá i niệm về du lịch nêu trên chủ yếu mang tính
định tính, cơ bả n, phả n á nh nhữ ng lợ i ích mà hoạ t độ ng du lịch mang lạ i và tù y
từ ng đố i tượ ng khá c nhau mà khá i niệm “du lịch” đưa ra chỉ phả n á nh lợ i ích củ a
hoạ t độ ng du lịch vớ i cá c đố i tượ ng cụ thể đó . Cá c khá i niệm này khô ng giú p cho
việc lượ ng hó a hoạ t độ ng du lịch để có thể phâ n biệt hoạ t độ ng du lịch vớ i cá c hoạ t
độ ng đi lạ i khá c.

Ở nướ c ta, du lịch đã có vai trò to lớ n gó p phầ n thú c đẩ y phá t triển kinh tế -
xã hộ i, trong bố i cả nh đẩ y mạ nh cô ng nghiệp hó a, hiện đạ i hó a và hộ i nhậ p quố c tế.
Trên cơ sở hệ thố ng là m rõ mộ t số khá i niệm về du lịch nêu trên, có thể nhậ n thấ y,
du lịch và hoạ t độ ng du lịch có sự tá c độ ng đến phá t triển kinh tế - xã hộ i củ a đấ t
nướ c nó i chung và vù ng kinh tế nó i riêng.

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn

Thứ nhấ t, phá t triển du lịch trở thà nh ngà nh kinh tế mũ i nhọ n là định hướ ng
chiến lượ c quan trọ ng để phá t triển đấ t nướ c, tạ o độ ng lự c thú c đẩ y sự phá t triển
củ a cá c ngà nh, lĩnh vự c khá c, nhưng khô ng nhấ t thiết địa phương nà o cũ ng xá c
định du lịch là ngà nh kinh tế mũ i nhọ n.

Thứ hai, phá t triển du lịch thự c sự là ngà nh kinh tế dịch vụ tổ ng hợ p, có tính
liên ngà nh, liên vù ng, có trọ ng tâ m, trọ ng điểm, hiệu quả , có thương hiệu và khả
nă ng cạ nh tranh cao; xã hộ i hó a cao và có nộ i dung vă n hó a sâ u sắ c; tă ng cườ ng

7
liên kết trong nướ c và quố c tế, chú trọ ng liên kết giữ a ngà nh Du lịch vớ i cá c ngà nh,
lĩnh vự c khá c trong chuỗ i giá trị hình thà nh nên cá c sả n phẩ m du lịch.

Thứ ba, phá t triển đồ ng thờ i cả du lịch quố c tế và du lịch nộ i địa; tạ o điều
kiện thuậ n lợ i để nhâ n dâ n và du khá ch quố c tế tham quan, tìm hiểu, khá m phá
cả nh quan, di sả n thiên nhiên và văn hó a củ a đấ t nướ c; tô n trọ ng và đố i xử bình
đẳ ng đố i vớ i khá ch du lịch từ tấ t cả cá c thị trườ ng.

Thứ tư, phá t triển du lịch bền vữ ng; bả o tồ n và phá t huy cá c di sả n vă n hó a và


cá c giá trị truyền thố ng tố t đẹp củ a dâ n tộ c; bả o vệ mô i trườ ng và thiên nhiên; giả i
quyết tố t vấ n đề lao độ ng, việc là m và an sinh xã hộ i; bả o đả m quố c phò ng, an ninh,
trậ t tự an toà n xã hộ i.

Thứ nă m, phá t triển du lịch là trá ch nhiệm củ a cả hệ thố ng chính trị, cá c cấ p,


cá c ngà nh, củ a toà n xã hộ i, có sự lã nh đạ o, chỉ đạ o chặ t chẽ củ a cá c cấ p ủ y Đả ng;
phá t huy mạ nh mẽ vai trò độ ng lự c củ a doanh nghiệp và cộ ng đồ ng dâ n cư, sự
quả n lý thố ng nhấ t củ a Nhà nướ c; tậ p trung nguồ n lự c quố c gia cho phá t triển du
lịch..

Trên thế giớ i nhiều nướ c đã coi kinh tế du lịch là ngà nh cô ng nghiệp khô ng
khó i, mang lạ i lợ i ích vô cù ng to lớ n, kinh tế du lịch khô ng chỉ đó ng gó p và o tă ng
trưở ng kinh tế củ a đấ t nướ c mà cò n tạ o độ ng lự c phá t triển cá c ngà nh kinh tế
khá c, tạ o nhiều cơ hộ i về việc là m và thu nhậ p cho ngườ i dâ n, là phương tiện
quả ng bá hiệu quả hình ả nh đấ t nướ c.

Ở nướ c ta, ngà nh Du lịch đã đượ c hình thà nh và phá t triển từ nhữ ng nă m
1960, đặ c biệt từ nhữ ng nă m 1990 đượ c coi là ngà nh kinh tế và từ đó đến nay đã
phá t triển nhanh chó ng và đạ t nhiều thà nh tự u đá ng khích lệ, sự quan tâ m và chỉ
đạ o quyết liệt củ a Đả ng và Nhà nướ c trong nhữ ng nă m gầ n đâ y đố i vớ i ngà nh Du
lịch, kinh tế du lịch có nhiều triển vọ ng trở thà nh ngà nh kinh tế mũ i nhọ n trong
thờ i gian tớ i theo định hướ ng và mụ c tiêu củ a Nghị quyết 08 củ a Bộ Chính trị.

Sự hình thà nh và phá t triển củ a kinh tế du lịch là kết quả củ a quá trình phá t
triển tấ t yếu khá ch quan củ a lự c lượ ng sả n xuấ t và phâ n cô ng lao độ ng xã hộ i. Tuy
nhiên, cầ n là m rõ tá c độ ng kinh tế - xã hộ i củ a du lịch nhằ m khai thá c có hiệu quả
sự tá c độ ng kinh tế - xã hộ i củ a du lịch ở nướ c ta nó i chung và vù ng đồ ng bằ ng

8
sô ng Cử u Long nó i riêng

2 Cơ sở lý luận về tác động của du lịch đối với xã hội và môi trường

2.1.Những tác động kinh tế - xã hội chủ yếu của du lịch đối với phát triển bao gồm
các yếu tố như sau:
Thứ nhấ t, phá t triển du lịch gó p phầ n đó ng gó p và o quá trình hình tạ o ra thu
nhậ p quố c dâ n (sả n xuấ t ra đồ lưu niệm, chế biến thự c phẩ m, xâ y dự ng cơ sở vậ t
chấ t kỹ thuậ t…), là m gia tă ng tổ ng sả n phẩ m quố c nộ i. Du lịch tá c độ ng tích cự c và o
việc là m, là m câ n đố i thu nhậ p và chi tiêu củ a nhâ n dâ n cá c vù ng (thườ ng thì cá c
vù ng phá t triển mạ nh du lịch lạ i là nhữ ng vù ng kém sả n xuấ t ra củ a cả i vậ t chấ t,
dẫ n đến thu nhậ p củ a ngườ i dâ n tạ i nhữ ng vù ng đó từ sả n xuấ t là thấ p).

Thứ hai, du lịch là mộ t ngà nh “xuấ t khẩ u tạ i chỗ ” nhữ ng hàng hó a cô ng


nghiệp, hà ng tiêu dù ng, thủ cô ng mỹ nghệ, đồ cổ phụ c chế, nô ng lâ m sả n… theo giá
bá n lẻ cao hơn (nếu như bá n qua xuấ t khẩ u sẽ theo giá bá n buô n). Đượ c trao đổ i
thô ng qua con đườ ng du lịch, cá c hà ng hó a đượ c xuấ t khẩ u mà khô ng chịu hà ng
rà o thuế quan mậ u dịch quố c tế.

Thứ ba, du lịch là ngà nh “xuấ t khẩ u vô hình” hà ng hó a du lịch. Đó là , cá c cả nh


quan thiên nhiên, nhữ ng giá trị củ a nhữ ng di tích lịch sử - vă n hó a, tính độ c đá o
trong phong tụ c, tậ p quá n…, mà khô ng bị mấ t đi qua mỗ i lầ n bá n, thậ m chí giá trị
và uy tín củ a nó ngà y cà ng tă ng lên qua mỗ i lầ n đưa ra thị trườ ng nếu như chấ t
lượ ng phụ c vụ du lịch cao.

Thứ tư, tá c độ ng củ a du lịch và o quá trình củ ng cố và phá t triển cá c mố i quan


hệ kinh tế quố c tế củ a cá c quố c gia. Mở rộ ng du lịch quố c tế gắ n liền vớ i tă ng lượ ng
khá ch phụ c vụ , trong đó , sự đi lạ i, tìm hiểu thị trườ ng củ a khá ch du lịch quố c tế là
thương nhâ n đượ c chú trọ ng, từ đó , du lịch tá c độ ng và o quá trình thú c đẩ y đầ u tư,
buô n bá n quố c tế. Bả n thâ n hoạ t độ ng kinh doanh du lịch cũ ng phá t triển theo
hướ ng quố c tế hó a, vì khá ch du lịch thườ ng đến nhiều nướ c trong mộ t chuyến đi
du lịch nhiều ngà y. Hình thứ c liên doanh, liên kết ở phạ m vi quố c tế trong kinh
doanh du lịch đem lạ i lợ i ích kinh tế cao, từ đó , kích thích đầ u tư nướ c ngoà i và o du
lịch và tă ng cườ ng chính sá ch mở cử a ở cá c quố c gia phá t triển du lịch.

Thứ nă m, hoạ t độ ng kinh doanh du lịch đò i hỏ i sự hỗ trợ liên ngà nh. Sự hỗ


trợ liên ngà nh là cơ sở cho cá c ngà nh khá c như: (giao thô ng vậ n tả i, tà i chính, bưu
chính viến thô ng, cô ng nghiệp và nô ng nghiệp) phá t triển. Tá c độ ng củ a du lịch sẽ
tạ o ra cơ hộ i mở mang, hoà n thiện cơ sở hạ tầ ng kinh tế như: mạ ng lướ i giao
thô ng, mạ ng lướ i điện nướ c… phá t triển.

9
Thứ sá u, về mặ t xã hộ i, phá t triển du lịch sẽ gó p phầ n và o giả i quyết cô ng ă n
việc là m cho ngườ i dâ n, gó p phầ n giả m quá trình đô thị hó a ở đô thị ở cá c quố c gia
kinh tế phá t triển. Du lịch là m tă ng thêm tầ m hiểu biết chung về xã hộ i củ a ngườ i
dâ n thô ng qua ngườ i ở địa phương khá c, khá ch du lịch nướ c ngoà i về (phong cá ch
số ng, khiếu thẩ m mỹ, ngoạ i ngữ …).
2.2.Tác động của nghành du lịch đến với môi trường :
2.2.1 Tác động tích cực :
Bả o tồ n thiên nhiên : Du lịch biển gó p phầ n khẳ ng định giá trị củ a việc bả o tồ n cá c
diện tích tự nhiên quan trọ ng , phá t triển cá c khu bả o tồ n , vườ n quố c gia …
Tă ng cườ ng chấ t lượ ng mô i trườ ng : Du lịch có thể cung cấ p nhữ ng sá ng kiến cho
việc là m sạ ch mô i trườ ng thô ng qua kiểm soá t chấ t lượ ng khô ng khí , nướ c đấ t ,
rá c thả i , cá c chương trình quy hoạ ch cả nh quan …
Đề cao mô i trườ ng : Thú c đẩ y phá t triển nghà nh du lịch biển , đú ng giá trị sẽ đề
cao giá trị cá c cả nh quan
Cả i thiện hà tầ ng cơ sở : Cá c cơ sở hạ tầ ng như sâ n bay , đườ ng xá , hệ thố ng cấ p
thoá t nướ c , xử lý chấ t thả i , thô ng tin liên lạ c có thể đượ c cả i thiện thô ng qua hoạ t
độ ng du lịch
Tă ng cườ ng hiểu biết về mô i trườ ng củ a cộ ng đồ ng địa phương thô ng qua đềcao
cá c giá trị vă n hoá và thiên nhiên củ a cá c điểm du lịch là m cho cộ ng đồ ng địa
phương tự hà o về di sả n củ a họ và gắ n liền và o hoạ t độ ng bả o vệ cá c di sả n vă n
hoá du lịch đó
2.2.2 Tác động tiêu cực :
Ả nh hưở ng tớ i tà i nguyên thiên nhiên : hoạ t độ ng giả i trí ở cá c vù ng biển như bơi
lặ n, câ u cá thể thao có thể ả nh hưở ng tớ i cá c rạ n san hô , nghề cá . Sử dụ ng năng
lượ ng nhiều trong cá c hoạ t độ ng du lịch có thể ả nh hưở ng đến khí quyển . Cá c nhu
cầ u về nă ng lượ ng , thự c phẩ m ả nh hưở ng đến nhu cầ u tiêu dù ng củ a ngườ i dâ n
địa phương , việc xâ y dự ng cá c cơ sở hạ tầ ng phụ c vụ du lịch là m cho đấ t nướ c bị
thoá i hoá , nơi ở củ a cá c loà i hoang dã bị mấ t đi , là m giả m giá trị củ a cả nh quan
Ả nh hưở ng tớ i nhu cầ u và chấ t lượ ng nướ c : Du lịch là nghà nh cô ng nghiệp tiêu
thụ nướ c nhiều , nhiều hơn nhu cầ u sinh hoạ t củ a nhâ n dâ n địa phương ( mộ t
khá ch du lịch có thể tiêu thụ lượ ng nướ c gấ p đô i ngườ i dâ n bình thườ ng , khoả ng
200l/ngà y )
Rá c thả i : hiện nay nghà nh du lịch biển đang bị ô nhiễm và nhiều rá c thả i vô cù ng .
Vứ t rá c bừ a bã i là vấ n đề chung củ a mọ i khu du lịch . Đâ y là nguyên nhâ n gâ y mấ t
cả nh quan củ a du lịch biển , mấ t vệ sinh ả nh hưở ng đêế sứ c khoẻ cộ ng độ ng và nả y
sinh xung độ t xã hộ i

10
Để thự c hiện nghiên cứ u về tá c độ ng củ a du lịch biển đến vớ i mô i trườ ng biển
Thanh Khê , Đà Nẵ ng , nhó m chú ng em có thự c hiện khả o sá t về mứ c độ tá c độ ng
củ a du lịch đến mô i trườ ng tạ i biển Thanh Khê , Đà Nẵ ng Tá c độ ng đến yếu tố mô i
trườ ng khô ng khí : Theo kết quả khả o sá t cho thấ y hơn 75% ngườ i tham gia khả o
sá t cho rằ ng cá c hoạ t độ ng du lịch có yếu tố khô ng khí
Cá c hoạ t độ ng du lịch chính nà o ả nh hưở ng đến mô i trườ ng khô ng khí tạ i biển
Thanh Khê , Đà Nẵ ng là :
Sự thay đổ i khô ng khí do tậ p trung đô ng ngườ i trong khô ng gian nhỏ hẹp : Nguồ n
ô nhiễm này khô ng thự c sự tá c độ ng lớ n vớ i mô i trườ ng biển vì có mộ t khô ng gian
mở
Khí thả i từ hoạ t độ ng đun nấ u , khó i phương tiện tậ p trung vớ i mậ t độ cao ( cá c khí
Sox , CO2 , NOx …)
Hoạ t độ ng đun nấ u : Mô i trườ ng chung tạ i cá c khu du lịch chịu ả nh hưở ng từ chính
cá c hoạ t độ ng hà ng ngà y củ a ngườ i dâ n , cá c nhà hà ng đun nấ u phụ c vụ sinh hoạ t
củ a ngườ i dâ n địa phương cũ ng như khá ch du lịch . Cá c hoạ t độ ng đun nấu sử
dụ ng cá c loạ i nhiên liệu khá c nhau sẽ có tá c độ ng khá c nhau tớ i mô i trườ ng khô ng
khí chung . Chủ yếu sử dụ ng chấ t đố t nấ u nướ ng là ga , cồ n khô , than . Việc đun
bếp ga ít gâ y ô nhiễm mô i trườ ng song sử dụ ng than vẫ n đượ c sử dụ ng rộ ng rã i tạ i
cá c nhà hàng vừ a và nhỏ do giá thà nh thấ p lạ i gâ y tá c độ ng tiêu cự c lớ n đến vớ i
mô i trườ ng . Vớ i quy mô hà ng ngà n du khá ch mỗ i ngà y tạ i biển Thanh Khê Đà
Nẵ ng , tà i lượ ng ô nhiễm sinh ra do hoạ t độ ng đun nấ u là khá đá ng kể song nguồ n
ô nhiễm này đượ c phâ n tá n trên mộ t diện tích rộ ng cho nên ả nh hưở ng đến mô i
trườ ng khô ng khí xung quanh cũ ng khô ng đá ng kể
Hoạ t độ ng giao thô ng : Mậ t độ giao thô ng tạ i khu vự c quanh biển Thanh Khê , Đà
Nẵ ng , mậ t độ giao thô ng khu vự c này khá đô ng đú c và phá t sinh nhiều khí thả i .
Lượ ng khí thả i nà y rấ t khó định lượ ng vì đâ y là nguồ n phâ n tá n . Tuy nhiên chú ng
ta có thể dự đoá n đượ c tả i lượ ng và nồ ng độ cá c chấ t mộ t cá ch tương đố i khí thả i
củ a xe cơ giớ i giao thô ng khu vự c nà y bằ ng hệ thố ng đá nh giá ô nhiễm củ a chứ c y
tế thế giớ i (WHO 1987)
Ô nhiễm mù i hô i : từ cá c khu vự c vệ sinh cô ng cộ ng , thù ng chứ a rá c sinh hoạ t tă ng
do đô ng du khá ch : Ô nhiễm mù i hô i chủ yếu do sự phâ n huỷ củ a cá c rá c thả i sinh
hoạ t , khu vự c vệ sinh , khu vự c sử lý nướ c thả i sinh hoạ t , khu dịch vụ …
Số ng tạ i khu vự c biển Thanh Khê Đà Nẵ ng khô ng có thù ng rá c trên bã i biển mà chỉ
có trên vĩa hè , vì thế vấ n đề ô nhiễm mù i hô i do rá c thả i phâ n huỷ ở khu vự c
nghiên cứ u gầ n như khô ng có
Tiếng ồ n à o do cá c hoạ t độ ng củ a du khá ch , cá c phương tiện khi kẹt xe …: Mứ c ồ n
liên quan đến số lượ ng khá ch du lịch , khoả ng cá ch bố trí cá c cơ sở hạ tầ ng cá c dịch
vụ như cà phê , cá c khu khá ch sạ n , cá c hoạ t độ ng giao thô ng . Vớ i luậ t giao thô ng
giớ i hạ n thờ i gian cá c xe trọ ng tả i lớ n cũ ng như việc dà n trả i cá c du lịch lớ n mộ t
cá ch hợ p lý , nhìn chung mứ c ồ n tạ i đâ y đạ t tiêu chuẩ n cho phép

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA
PHƯƠNG KHU VỰC THANH KHÊ VỀ TÁC ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH
11
TẾ:

Kết quả nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng địa phương về các tác dộng kinh tế của
du lịch đước thể hiện ở bảng sau:

Điểm trung bình Tỷ lệ đồng ý (%)


Du lịch tạo việc làm, nâng 5,7 87,5 %
cao mức sống cho người
dân địa phương
Du lịch thu hút nhiều đầu 4,9 83 %
tư cho địa phương
Phát triển du lịch làm tăng 5,06 97 %
giá cả các mặt hàng
Giá nhà đất địa phương 4,88 96 %
tăng do du lịch
Du lịch làm giảm thu nhập 4,92 77 %
từ nghề đánh bắt hải sản
Lợi ích kinh tế từ du lịch 4,86 64,5 %
chỉ dành cho một số ít
người dân địa phương
Lợi ích kinh tế từ du lịch 4,9 62 %
chỉ thuộc về các cá nhân và
tổ chức bên ngoài địa
phương

Qua bảng trên cho thấy mức độ nhận thức của người dân về hạt động du lịch tác động
đến hoạt động kinh tế của địa phương. Du lịch có tác động đến các mặt: Du lịch thu hút
nhiều nhà đầu tư cho địa phương (87,5% người dân đồng ý. Tuy nhiên tỉ lệ phần trăm
chưa thực sự cao, qua đó, người dân chưa cảm nhận được lợi ích từ du lịch cho hoạt
động kinh tế của địa phương.

Hoạt động du lịch cũng đã tác động đến một phần nào đó trong hoạt động kinh tế của
Thanh Khê:

- Có 87,5 % người dân đồng ý du lịch tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân
địa phương.
- Có 83 % người dân đồng ý du lịch thu hút nhiều đầu tư cho địa phương.
12
- Có 97 % người dân đồng ý phát triển du lịch làm tăng giá cả các mặt hàng.
- Có 96 % người dân đồng ý giá nhà đất địa phương tăng do du lịch.
- Có 64,5 % người dân đồng ý lợi ích kinh tế từ du lịch chỉ dành cho một số ít người
dân địa phương.
- Chỉ có 62 % người dân đồng ý cho nhận định “Lợi ích kinh tế từ du lịch chỉ thuộc
về các cá nhân và tổ chức bên ngoài địa phương”
Nhìn chung lại, người dân chưa có cảm nhận được sâu sắc những lợi ích từ hoạt
động du lịch mang lại cho hoạt động kinh tế của Thanh Khê.

 Nhận xét chung:

Du lịch tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Sự phát triển
mạnh của du lịch - ngành công nghiệp không khói trong thời gian gần đây đã là lý do
mà nhiều nước chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Đây cũng là lĩnh vực tạo ra
nhiều việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân.
Du lịch thu hút nhiều đầu tư cho địa phướng sự phát triển của du lịch quốc tế đem lại
nguồn lợi từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của địa phương
và thu nhập cao hơn cho khu vực.
Tăng cường sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng địa phương là một trong những
hướng đi quan trọng để phát triển du lịch. Các nghiên cứu về phát triển du lịch cộng
đồng ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố bên trong
và bên ngoài cộng đồng ảnh hưởng tới sự tham gia của họ đến phát triển du lịch ở các
địa phương. Điều này đặt ra yêu cầu cần đánh giá đúng các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của cộng đồng trong từng địa phương để có những chính sách tác động phù
hợp và kịp thời.
Tuy nhiên, người dân là nguồn nhân lực không được đào tạo bài bản về du lịch, mức độ
tiếp cận thông tin về du lịch không cao, nên sẽ có nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ thay
đổi nhận thức về du lịch cho họ. Nhận thức của người dân đối với hoạt động du lịch
được tự họ đánh giá cao, tuy nhiên, chỉ đang dừng lại ở cách hiểu mang tính hiện tượng
chứ chưa có chiều sâu.
Người dân đúng là có hiểu biết cơ bản về bản địa để phục vụ du lịch, nhưng đối với
những thông tin chính thống về thị trường, về tác động của du lịch hay chiến lược phát
triển du lịch bền vững thì họ còn mơ hồ, đôi lúc chỉ nghe và làm theo số đông/phong
trào, chứ chưa thật sự hiểu.
Để đảm bảo du lịch Đà Nẵng có những đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển kinh tế
của thành phố với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành Du lịch Đà Nẵng đã đặt ra
các yêu cầu, tiêu chí phát triển bền vững nhằm nâng tầm điểm đến trong thời gian tới.
Trong bức tranh chung thì ngành du lịch Đà Nẵng đã hoàn toàn đáp ứng được vấn đề
trở thành ngành mũi nhọn kinh tế của thành phố, nhưng phải tính đến câu chuyện phát
triển du lịch bền vững. Làm sao để du lịch vừa phát huy làm ngành mũi nhọn vừa phải
có những bước đi lâu dài.
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính đa ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mọi suy

13
nghĩ về tăng tốc du lịch trong không gian bó hẹp mang tính hành chính là hết sức đáng
tiếc và không thực tế. Sự phụ thuộc lan tỏa và du lịch giữa các nước trong cùng khu
vực, giữa các địa phương trong vùng là một tất yếu.
Những năm qua, ngành Du lịch Đà Nẵng có bước phát triển khá nhanh, lượng khách
tăng bình quân hằng năm trên 20%, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của
thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện
và nâng cao chất lượng sống cho người dân thành phố…
Đà Nẵng có những bước phát triển mạnh và đạt được những thành tựu to lớn. Trên
chặng đường phát triển đó, Du lịch Đà Nẵng ngày càng thể hiện được vai trò là ngành
kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quảng bá hình ảnh thành phố
Đà Nẵng, thu hút đầu tư, tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng sống cho người dân,
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Tuy nhiên sức hấp dẫn của du lịch Đà
Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn hạn chế, các doanh nghiệp ngành Du lịch chưa
có sự liên kết với nhau.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG KHU
VỰC THANH KHÊ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI XÃ HỘI

Kết quả nghiên cứ u về nhậ n thứ c củ a CĐĐP về cá c tá c dộ ng vă n hó a – xã hộ i củ a du


lịch đượ c thể hiện ở bả ng sau

Hầ u hết ngườ i dâ n đồ ng ý du lịch đem lạ i lợ i ích vă n hó a – xã hộ i:


41% ngườ i trả lờ i đồ ng ý “Du lịch là m tă ng cơ hộ i họ c tậ p cho ngườ i dâ n” (cơ hộ i
họ c tậ p như: đến trườ ng, tham gia cá c khó a đà o tạ o liên quan đến phá t triển du
lịch, ...)
40% ngườ i trả lờ i đồ ng ý vớ i “Nhờ có du lịch, cá c dịch vụ phụ c vụ đờ i số ng tố t
hơn”
42% ngườ i trả lờ i đồ ng ý vớ i “Du lịch gó p phầ n bả o tồ n nghề truyền thố ng và vă n
hó a địa phương”
37% ngườ i trả lờ i đồ ng ý vớ i “Du lịch là m cho cô ng tá c an ninh trậ t tự đượ c đả m
bả o”.
Hoạ t độ ng du lịch chưa thự c sự gâ y ra nhữ ng tá c độ ng tiêu cự c nghiêm trọ ng đến
đờ i số ng vă n hó a – xã hộ i củ a ngườ i dâ n địa phương:
30% ngườ i trả lờ i cho rằ ng “Du lịch là m gia tă ng tình trạ ng sử dụ ng rượ u bia”.

14
Theo khả o sá t tạ i Thanh Khê vẫn cò n nhiều tệ nạ n trộ m cắ p, nhưng chủ yếu là
trộ m cắ p vặ t, chưa có vụ trộ m cắ p lớ n.
31% ngườ i trả lờ i và chọ n khá đồ ng ý cho rằng “Du lịch là m tă ng cá c tệ nạ n xã hộ i”.
Khi hoạ t độ ng du lịch phá t triển, cuộ c số ng ngườ i dâ n bị xá o trộ n, nhữ ng hộ kinh
doanh hà ng hó a cũ ng thứ c khuya dạ y sớ m, để phụ c vụ khá ch, sinh hoạ t ở địa
phương cũ ng thay đổ i theo khá ch du lịch, ...
25% ngườ i trả lờ i rằ ng “Du lịch là m xá o trộ n cuộ c số ng thườ ng ngà y ở địa
phương”.
31% ngườ i trả lờ i rằ ng “Du lịch là m gia tă ng bấ t bình đẳ ng thu nhậ p trong cộ ng
đồ ng địa phương”
Như vậ y nhìn chung, du lịch đem lạ i nhiều lợ i ích hơn so vớ i cá c thiệt hạ i về mặ t
vă n hó a – xã hộ i và so vớ i cá c lợ i tích kinh tế.

PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CÔNG ĐÔNGF ĐỊA
PHƯƠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐÓI VỚI MỐI TRƯỜNG
Du lịch bên cạnh mang lại hiệu quả cao từ việc tham gia các hoạt động du lịch thì từ
các hoạt động dịch vụ du lịch lại tác động ngược trở lại đối với môi trường. Khi khách
du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng sẽ có mang theo nhiều loại thực phẩm, nước uống
và một số vật dụng cần thiết khác. Chính vì vậy, thường kèm theo một lượng chất thải
nhất định và nhiều hành động gây tác động xấu đến môi trường (có 87% số người được
hỏi đồng ý và rất đồng ý). Các yếu tố của môi trường tự nhiên như cảnh quan tự nhiên,
chất lượng nước mặt hay không khí rất dễ bị ảnh hưởng khi có một lượng lớn khách du
lịch đến tham quan các điểm du lịch (có 65,6% số người được hỏi đồng ý và rất đồng
ý). Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi có số lượng khách đông và tăng đều qua các
năm.
STT Các tác động Tỷ lệ đồng ý
(%)
1 Du lịch giúp bảo tồn môi trường tự 75%
nhiên, bãi biển
2 Nhờ có du lịch, công tác thu gom xử lí 88%
rác thải tốt
hơn
3 Du lịch gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải 69%
ở các bãi
biển
4 Du lịch làm mất đi sự yên tĩnh ở địa 71%
phương (do tiếng
ồn)
5 Du lịch làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên 67%
vốn có của
địa phương
6 Du lịch gây ô nhiễm nguồn nước 68%
15
7 Du lịch cản trở người dân khai thác và sử 62%
dụng tài
nguyên địa phương
Qua bảng trên cho thấy du lịch đem lại một số lợi ích về môi trường: Du lịch giúp bảo
tồn môi trường tự nhiên, bãi biển (75% người đồng ý). Nhờ có du lịch, công tác thu
gom xử lí rác thải tốt hơn (88% người đồng ý). Tỷ lệ % đồng ý cao và nhưng thấp
hơn so với các lợi ích về kinh tế hay văn hóa – xã hội.
Du lịch cũng mang lại một số tác động tiêu cực đến môi trường, mặc dù chưa đến
mức độ “báo động”.
69% người trả lời đồng ý “Du lịch gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải ở các bãi
biển”. Rác thải từ khách du lịch để lại ở bãi biển còn nhiều, đặc biệt là ở các rạn đá ở
gần bãi biển.
71% người trả lời đồng ý “Du lịch làm mất đi sự yên tĩnh ở địa phương (do tiếng ồn)”.
Nhiều cửa hàng mọc lên, nhiều cảnh quan nhường chỗ cho hoạt động kinh doanh phục
vụ du khách làm mất đi cảnh quan vùng biển trước đây.
67% người trả lời đồng ý “Du lịch làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên vốn có của địa
phương”.
46% người trả lời đồng ý “Du lịch gây ô nhiễm nguồn nước”.
34% người trả lời đồng ý “Du lịch cản trở người dân khai thác và sử dụng tài nguyên
địa phương”.
Nhìn chung, người dân nhận thức du lịch đem lại các lợi ích về môi trường không đáng
kể và thấp hơn so với các lợi ích văn hóa – xã hội và lợi ích kinh tế.

16
PHỤ LỤC
BẢNG KHẢO SÁT SỰ THAM GIA VÀ NHẬN THỨC CỦA CỘNG
ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THANH KHÊ

Xin kính chào Ông/ Bà!

Chúng tôi là sinh viên của trường Đại học sư phạm Đà Nẵng (chuyên ngành Địa lý du
lịch). Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá mức độ nhận thức và tham
gia của người dân vào hoạt động du lịch ở Thanh khê”. Các thông tin của Ông/Bà rất
hữu ích cho nghiên cứu này. Chúng tôi rất mong Ông/Bà giúp đỡ bằng việc trả lời bảng
hỏi này. Chúng tôi cam kết toàn bộ câu trả lời của Ông/Bà sẽ được sử dụng cho mục
đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu


PHẦN I: NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ CÁC TÁC ĐỘNG TỪ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Việc phát triển du lịch gây ra những tác động khác nhau về kinh tế, văn hóa – xã hội và
môi trường. Với mỗi tác động, xin vui lòng khoanh tròn hoặc đánh dấu vào con số phù
hợp nhất với quan điểm của Ông/Bà
(1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Khá đồng ý; 4 = Đồng ý; 5 =
Hoàn toàn đồng ý)
Những tác động về kinh tế
1 Du lịch góp phần phát triển cơ sở hạ tầng địa phương 1 2 3 4 5
2 Du lịch tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân địa
1 2 3 4 5
phương
3 Du lịch thu hút nhiều đầu tư cho địa phương 1 2 3 4 5
4 Phát triển du lịch làm tăng giá cả các mặt hàng 1 2 3 4 5
5 Giá nhà đất địa phương tăng do du lịch 1 2 3 4 5
6 Du lịch làm giảm thu nhập từ nghề đánh bắt hải sản 1 2 3 4 5
7 Lợi ích kinh tế từ du lịch chỉ dành cho một số ít người dân địa
1 2 3 4 5
phương
8 Lợi ích kinh tế từ du lịch chỉ thuộc về các cá nhân và tổ chức
1 2 3 4 5
bên ngoài địa phương
Những tác động về văn hóa xã hội
1 Du lịch làm tăng cơ hội học tập cho người dân 1 2 3 4 5
2 Nhờ có du lịch, các dịch vụ phục vụ đời sống tốt hơn 1 2 3 4 5
3 Du lịch góp phần bảo tồn nghề truyền thống và văn hóa địa
1 2 3 4 5
phương
4 Du lịch làm cho công tác an ninh trật tự được đảm bảo 1 2 3 4 5
17
5 Du lịch làm gia tăng tình trạng sử dụng rượu bia 1 2 3 4 5

18
6 Du lịch làm tăng các tệ nạn xã hội 1 2 3 4 5
7 Du lịch làm xáo trộn cuộc sống thường ngày ở địa phương 1 2 3 4 5
8 Du lịch làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong cộng đồng địa
1 2 3 4 5
phương
Những tác động về môi trường
1 Du lịch giúp bảo tồn môi trường tự nhiên, bãi biển 1 2 3 4 5
2 Nhờ có du lịch, công tác thu gom xử lí rác thải tốt hơn 1 2 3 4 5
3 Du lịch gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải ở các bãi biển 1 2 3 4 5
4 Du lịch làm mất đi sự yên tĩnh ở địa phương (do tiếng ồn) 1 2 3 4 5
5 Du lịch làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên vốn có của địa phương 1 2 3 4 5
6 Du lịch gây ô nhiễm nguồn nước 1 2 3 4 5
7 Du lịch cản trở người dân khai thác và sử dụng tài nguyên địa
1 2 3 4 5
phương

THÔNG TIN CÁ NHÂN


Xin ông/bà vui lòng đánh dấu vào con số/thông tin tương ứng nhất với bản thân ông/bà.
1. Nghề nghiệp: ......................... 2. Tuổi: .........................3. Giới tính : …………
4. Trình độ học vấn:
 Không qua trường lớp nào
 Cấp 1
 Cấp 2
 Cấp 3
 Trung cấp, cao đẳng
 Đại học
 Sau đại học
5. Ông (bà) đã sống ở đây được bao lâu?
 Dưới 1 năm
 1 – 5 năm
 6 – 10 năm
 11 – 15 năm
 16 – 20 năm
 Trên 20 năm
6. Thu nhập trung bình của gia đình ông (bà) hàng tháng là bao nhiêu?
 Dưới 700.000 VNĐ
 700.000 VNĐ đến 1000.000 VNĐ
 1000.001 VNĐ đến 1500.000 VNĐ
 1500.001 VNĐ đến 3000.000 VNĐ
19
 3000.001 VNĐ đến 4500.000 VNĐ
 Trên 4500.000 VNĐ
7. Thu nhập chính của gia đình ông (bà) là từ hoạt động nào sau đây?
 Đánh bắt thủy hải sản
 Sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ
 Kinh doanh/buôn bán
 Dịch vụ du lịch
 Sản xuất và chế biến nước mắm
 Khác………………………….
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)!

(MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SAT THỰC TẾ)

20
21
BẢNG ĐÁNH GIÁ

Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá Đánh giá chung


Trần Thùy Nhã Lý do chọn đề Nộp bài đầy
Uyên tài, mục tiêu đủ, đúng
nghiên cứu hạn.
Nguyễn Mai Ý Khu vực nghiên Nộp bài đầy
Thiên cứu, word đủ, đúng
hạn.
Bổ sung
phần 4.
Nguyễn Thị Phần 2 Nộp bài đầy
Thảo Nguyên đủ, đúng
hạn.
Bổ sung
phần 4.
Tăng Tấn Lượng Phần 3 Nộp bài
đúng hạn,
còn hơi sơ
sài, thiếu ý.
Trần Phước Việt Phần 4 Làm nhưng
Bách sai hoàn
toàn, không
bổ sung
cũng như
thay đổi.
Nộp trễ.
Nguyễn Xuân Phần 1 Nộp bài đầy
Ngọc đủ, đúng
hạn.

NHÓM TRƯỞNG
(ký tên)
Trần Thùy Nhã Uyên

22

You might also like