You are on page 1of 84

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ


-------------------------

Quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng tới du khách nước ngoài
trên báo chí địa phương nên giới hạn rõ thời gian từ năm nào đến năm
nào?

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Chủ nhiệm đề tài


Nguyễn Thị Phương Thảo

Thành viên
Hà Nhật Anh
Nguyễn Đức Nghĩa
Phạm Hải Nam
Đào Thị Hà Phương

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


TS. Ngô Thị Thu Hiền

Hà Nội, tháng 9 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài nên tập trung làm rõ vì sao cần nghiên


cứu đề tài này? hay nói khác đi vấn đề nghiên cứu này đặt ra
vấn đề cấp thiết về mặt thực tiễn, khoa học, lý luận gì cần
nghiên cứu

Quảng bá hình ảnh quốc gia là việc giới thiệu, truyền thông rộng rãi
những nét độc đáo, những bản sắc đa dạng của từng vùng miền trên các
phương diện khác nhau của một quốc gia, qua đó thu hút cảm tình, niềm
tin của độc giả và xây dựng trong họ các quan điểm tích cực, có lợi cho
đất nước được quảng bá.
Xét về tầm quan trọng, việc tuyên truyền, xây dựng và quảng bá
hình ảnh quốc gia đến với cộng đồng quốc tế từ lâu đã được nhiều đất
nước xác định là một lĩnh vực “mũi nhọn”, một công cụ tạo “sức mạnh
mềm” trong chính sách đối ngoại, có khả năng hỗ trợ đắc lực cho sự phát
triển các ngành, lĩnh vực mà hoạt động trên có thể ảnh hưởng tới. Lịch sử
đã ghi nhận công tác phổ biến hình ảnh, dấu ấn quốc gia, dân tộc phát huy
công dụng rất hiệu quả trong khu vực và trên toàn thế giới, đem lại cho
nhiều đất nước trên các lợi ích vô giá khác nhau. Điển hình nhất trong số
đó là các quốc gia như: Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Câu
quá dài, lưu ý diễn
Quảng bá hình ảnh quốc gia là quá trình diễn ra một cách đa dạng,
phức tạp: Đó có thể là hình ảnh nhân vật nổi tiếng của quốc gia, các danh
lam thắng cảnh, các giá trị, quan điểm về đạo đức, văn hóa, lối sống, sinh
hoạt, lễ hội, kiến trúc, ẩm thực, văn hóa làm việc hay thậm chí là uy tín
trong các mối quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế với các nước… Tập hợp
những hình ảnh tích cực, độc đáo, tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực được liệt kê
ở trên của một quốc gia sẽ mang lại hình ảnh tích cực của quốc gia, và
điều đó tất nhiên là có lợi cho sự phát triển của đất nước theo nhiều cách
đa dạng. Vì vậy, việc quảng bá hình ảnh địa phương được nhiều nước
quan tâm, trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, việc quảng bá hình ảnh
quốc gia giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hiểu biết
lẫn nhau, tạo môi trường thuận lợi cho các lĩnh vực ngoại giao, góp phần
nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy, việc
nghiên cứu, học tập nhằm đúc rút kinh nghiệm, sáng tạo những phương
thức, định hướng truyền bá những nét riêng đặc sắc của quốc gia ta là một
đòi hỏi thực tiễn cần được nghiên cứu, phát triển không ngừng. Một minh
chứng cho điều trên là rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định
tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh đất nước trong việc củng cố
hình ảnh tích cực về Việt Nam, phản bác những thông tin sai lệch có thể
bôi xấu hình ảnh nói trên; huy động sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc
tế, gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và mở rộng quan hệ
quốc tế.
Một điều quan trọng khác cần được nói tới là cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đang phát triển mạnh mẽ đã đem tới nhiều thuận lợi
cho các hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia, nay đã trở thành một yêu
cầu không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như
thực hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại đã được đặt ra. Với mục đích
tìm hiểu, xây dựng và truyền thông một cách hiệu quả hình ảnh tích cực
của quốc gia, ngoài việc tuân thủ các quy trình làm truyền thông, những
yếu tố ảnh hưởng của môi trường, khoa học công nghệ trong nước và quốc
tế cùng các nội dung liên quan tới văn hóa, giá trị của Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực khác nhau đều cần được xem xét bởi những thông tin mà chúng ta
có thể đúc kết ra được từ hoạt động đó sẽ giúp ích nhiều cho việc xây
dựng một chiến lược quảng bá hiệu quả hơn… Ngoài ra, trong quá trình
toàn cầu hóa, việc khai thác những ưu thế về bản sắc của từng vùng miền,
địa phương với những nét đặc sắc riêng cũng trở thành xu thế cấp thiết và
tối ưu, nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch, phát triển văn hóa xã hội trong thời
kỳ hội nhập quốc tế.
Chưa dừng lại ở đó, việc quảng bá hình ảnh của địa phương còn
nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước. Hiện nay, Đà
Nẵng là một trong số ít các địa phương có quỹ đất còn tương đối lớn, có
kết nối giao thông phù hợp cho các nhà đầu tư lớn. Qua việc thực hiện quy
hoạch phát triển tỉnh, quy hoạch vùng, liên kết vùng, quy hoạch chi tiết,
đặc biệt là các khu công nghiệp. Trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng
sẽ là nơi tập trung thu hút các nhà đầu tư quốc tế chủ yếu của đất nước cho
nên việc việc quảng bá hình ảnh của thành phố này một cách rộng rãi là
giải pháp tối ưu và cấp thiết trong giai đoạn này. Việc quảng bá hình ảnh
tích cực của địa phương không chỉ giúp đỡ trong việc mở rộng đầu tư mà
còn giúp thúc đẩy quá hình phát triển kinh tế lên một tầm cao mới. Hơn
nữa Đà Nẵng được biết đến như một thành phố đáng sống nhất cả nước
với một hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến, những mô hình giải trí có quy
mô tầm cỡ. Chính vì vậy việc mở rộng truyền thông, quảng bá hình ảnh
này ra tới bạn bè quốc tế cũng chính là một hình thức nhằm kích cầu du
lịch giúp tăng trưởng nền kinh tế. Nhất là khi các điểm đến trên toàn thế
giới đang chi khoảng 1.480 tỷ đô la Mỹ để thu hút du lịch thông qua cả
vốn và chi tiêu của chính phủ các nước
Cho tới thời điểm hiện tại, Đà Nẵng là một trong những thành phố
có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể nhất cả nước, đi kèm với đó là các
hạng mục về du lịch cũng được chú trọng phát triển hơn. Theo báo cáo của
Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong những năm qua, Hiệp hội cùng
lãnh đạo ngành đã có những chương trình phối hợp trong hành động nhằm
tạo ra những chuyển biến mới trong phát triển du lịch của thành phố.
Nhiều sự kiện, chương trình đón tiếp các đoàn famtrip trong nước và quốc
tế đã được thực hiện với sự tham gia của các hội nhóm, câu lạc bộ trực
thuộc. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, cả
nước ta phải thực hiện nhiều đợt giãn cách kéo dài và quan trọng là các
đường bay quốc tế vẫn chưa được đưa vào vận hành ổn định trở lại đã tạo
nên một rào cản không nhỏ trong việc phát triển toàn diện của Đà Nẵng.
Nhằm giải quyết những khó khăn mà địa phương gặp phải trong đại dịch
Covid 19, địa phương cũng đã đề xuất tổ chức hội chợ quốc tế thường niên
tại Đà Nẵng, hỗ trợ các sự kiện du lịch lớn, chủ trì làm việc với các nhãn
hàng không lớn về các kế hoạch xúc tiến thị trường mới, nhanh chóng vận
hành quỹ xúc tiến du lịch, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng về cơ chế
hoạt động, cơ chế giám sát, liên kết với các đơn vị để hợp tác khai thác các
điểm du lịch như: đèo Hải Vân, Sủng Cỏ, Đảo Ngọc,... Văn phong báo
chí/ thời điểm hiện tịa là thời điểm nào?báo cáo năm nào? những năm qua
lf những năm nào? lưu ý diễn đạt câu
Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 là giai đoạn báo chí địa
phương của Đà Nẵng có nhiều chuyển biến tích cực hơn cả. Theo đánh giá
của Ban Tuyên giáo Thành ủy, trong năm 2018 các cơ quan báo chí địa
phương Đà Nẵng đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo của các cơ quan có
thẩm quyền liên quan, thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống
kinh tế, chính trị xã hội ra quốc tế và trong nước. Trong năm 2018, có
khoảng 66.000 tin bài về thành phố Đà Nẵng đã được viết, tăng 50% so
với cùng kỳ năm 2017. Cũng trong năm nàynày? lưu ý diễn đạt cho gọn,
các báo đài địa phương đã vào cuộc cung cấp thông tin đa chiều, khách
quan về các hoạt động quan trọng của thành phố. Đặc biệt là đối với sự
kiện lớn như Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, nhiều sự kiện và hoạt động
quan trọng đã được các cơ quan báo chí địa phương viết nhiều tin bài, bình
luận chuyên sâu sự thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC, nhấn mạnh về
cơ hội cũng như tầm quan trọng của APEC mang lại cho Đà Nẵng nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Năm 2018 không phải một năm quá rực rỡ đối với công tác đẩy
mạnh tuyên truyền văn hóa, quảng bá du lịch của các cơ quan báo chí địa
phương thành phố Đà Nẵng. Trong năm này, có khoảng 68.000 tin bài viết
về Đà Nẵng tuy nhiên trong đó tập trung phản ảnh hấu hết các mặt, lịch
vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đời sống người dân
hơn là đăng tải thông tin quảng bá du lịch. Cũng từ năm 2018, các hiện
tượng đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc bịa đặt để giật tít câu tương
tác bắt đầu xuất hiện với mật độ tương đối dày đặc.
Năm / nêu nhưng không có dẫn chứng? vì vậy nên lưu ý cách diễn
đạt, trình bày/ trích nguồn?2019 là một năm bình ổn đối với công tác
quảng bá hình ảnh Đà Nẵng của báo chí địa phương. Đây là năm mà công
tác báo chí địa phương liên tục có những chuyển biến tích cực, một trong
số đó chính là có tới 120.000 tin bài viết về thành phố Đà Nẵng đã được
xuất bản trên đủ mọi loại hình
cần trích dẫn nguồn của số liệu?.
Giai đoạn từ 2020 - 2021 là giai đoạn mà công tác chỉ đạo, định
hướng thông tin được thực hiện thường xuyên, theo hướng có trọng tâm,
trọng điểm. Trong giai đoạn này, các cơ quan báo chí địa phương được
cho là khá kịp thời trong công tác nắm bắt và sử dụng thông tin, góp phần
định hướng báo chí. Đặc biệt, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin -
Truyền thông, Hội nhà báo thành phố Đà Nẵng đã chủ động, tích cực thu
thập thông tin, tuyên truyền về các sự kiện chính trị quan trọng như Đại
hội Đảng các cấp, Đại hội XIII Đảng bộ thành phố, tiến tới Đại hội lần thứ
XIII của Đảng. Ngoài ra, các cơ quan báo chí địa phương cũng rất tích cực
trong việc nhanh chóng và kịp thời đưa tin liên quan đến công tác phòng
chống dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn, qua đó góp phần ổn định tư
tưởng, tâm trạng và dư luận xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí địa
phương cũng đứng lên đưa ra quan điểm, phản bác những thông tin sai
trái. Có thể nói, các cơ quan báo chí đã phản ánh rất rõ nét nỗ lực của
thành phố trong khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế trong thời kỳ dịch
bệnh.
Dù đã đưa ra rất nhiều chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế, kích cầu
du lịch xong các hoạt động quảng bá của Đà Nẵng vẫn chưa thực sự được
đạt được nhiều thành tựu nổi bật do khâu truyền thông quảng cáo hình ảnh
còn chưa được thực hiện một cách chỉn chu, đồng đều. Hoạt động quảng
bá hình ảnh thiên nhiên, con người, lối sống của người dân Đà Nẵng -
điểm đến du lịch hấp dẫn vẫn chưa thực sự được chú trọng đẩy mạnh,
ngược lại các vấn đề tiêu cực, mặt trái của xã hội lại xuất hiện dày đặc trên
báo chí nhằm mục đích giật gân, câu khách Văn phong báo chí, cần viết
lại.
Phần này tập trung vào khái miệm quảng bá hình ảnh, quảng bá hình ảnh
quốc gia, quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng (hay tỉnh Đà Nẵng), du
khách nước ngoài? du lkhacsh nước ngoài đến Đà Nẵng (có đặc thù gì)
2. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu

Cần có một đoạn dẫn:Công trình “Selling Places: The Marketing and
Promotion of Towns and Cities, 1850 – 2000” (1998) (Mua bán địa điểm:
Câu chuyện về Marketing và quảng bá thị trấn thành phố, từ 1958 đến năm
2000) của đồng tác giả Stephen Victor Ward và Stephen Ward. Cuốn sách là
sự tổng quan và kết tinh của lịch sử. Nó giúp ta khám phá sự phát triển hấp
dẫn của việc quảng bá hình ảnh một thành phố suốt chiều dài 150 năm, cùng
các ví dụ từ Bắc Mỹ, Anh và Châu Âu. Các quy trình liên quan và hình ảnh
quảng cáo được sử dụng được trình bày tỉ mỉ và minh họa phong phú.
Tác phẩm “Branding: In Five and a Half Steps” (2016) (Thương hiệu
trong 5 bước rưỡi) của Michael Johnson. Trong cuốn sách này tác giả đã cắt
nghĩa chi tiết những trọng tâm của các logo biểu tượng, quảng cáo, chiến dịch
marketing và xây dựng thương hiệu để giải thích các khái niệm, cách thực
hiện và tác động của nó. Ngoài ra trong đó còn bao gồm các kinh nghiệm vô
giá từ các chiến dịch mà ông đã tham gia, bao gồm tổ chức Shelter UK và
Bảo tàng Khoa học Anh, tiết lộ lý thuyết và nghệ thuật của những suy nghĩ
sáng tạo đằng sau những chiến dịch thành công.
Công trình “Designing Brand Identity: An Essential Guide for the
Whole Branding Team” (2012) (Thiết kế sự nhận diện thương hiệu: Hướng
dẫn thiết yếu cho đội ngũ thương hiệu) của Alina Wheeler cũng là một cuốn
sách tiêu biểu về việc xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh đây là
cuốn sách đầy đủ và chi tiết nhất về lĩnh vực này. Cuốn sách hiện tại đã đến
phiên bản thứ năm, cuốn sách khổng lồ này cung cấp lời giải thích sâu hơn về
các nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn của việc thương hiệu, từ kiến trúc đến
quản lý tài sản. Các khái niệm và giải thích được minh họa với chi tiết từng
bước đầy đủ. Hơn 40 nghiên cứu được chỉ ra, từ Coca-Cola đến Mozilla, cung
cấp bằng chứng không thể sửa chữa về sức mạnh của quảng bá thương hiệu
thông minh như một công cụ tiếp thị. Mỗi trang của cuốn sách chứa một cái
nhìn sâu sắc hấp dẫn hoặc trích dẫn kích thích tư duy, tiết lộ chi tiết đằng sau
nghệ thuật và kỹ năng của việc quảng bá như một sự pha trộn liền mạch của
khoa học và sáng tạo.
Công trình “Soft Power: The means to Success in the World
Politics” (2005) (Sức mạnh mềm: Công cụ thành công trong Chính trị thế
giới) của Joseph Nye, nguyên Hiệu trưởng Trường Hành chính John F.
Kennedy, theo ông “sức mạnh mềm là khả năng đạt được điều mà bạn muốn
thông qua sức hấp dẫn chứ không phải thông qua ép buộc hay mua chuộc”
và “sức mạnh mềm xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và
các chính sách của một quốc gia”. J. Nye nghiên cứu, chỉ ra các nguồn sức
mạnh mềm của Mỹ có thể hấp dẫn nhân dân các nước khác dựa trên: Nền
kinh tế thịnh vượng, có sức hút và danh tiếng. Để có được sức hút và danh
tiếng, việc xây dựng hình ảnh quốc gia nhằm đưa đến những liên tưởng về
những hình ảnh, giá trị tốt đẹp sẽ góp phần phát huy uy tín và quyền lực quốc
gia.
Công trình “Sources of American Soft Power” (Cội nguồn sức mềm
nước Mỹ), New York: Public Affairs, 2004 của J. Nye, Joseph S. “sức mạnh
mềm” là sự hấp dẫn của văn hóa quốc gia gắn với các hệ giá trị, chính sách
đối ngoại kết hợp sử dụng với sức mạnh quân sự, kinh tế (sức mạnh cứng) để
tạo ra "sức mạnh thông minh" mang lại hiệu quả cao trong thực hiện các mục
tiêu đối ngoại. Về bản chất việc tạo ra được “sức mạnh thông minh” cần
thông qua các hoạt động văn hóa, truyền thông, nhân đạo, kinh tế, quân sự và
tận dụng các nguồn lực trong nhân dân tác động đến nhân dân, công chúng
các nước nhằm đạt được hình ảnh tốt đẹp về quốc gia từ đó hình thành sự tin
cậy, uy tín và quyền lực quốc gia.
Công trình Quan hệ công chúng và ngoại giao trong một thế giới
TCH: Vấn đề của truyền thông công chúng của Jacquie L'Etang, Đại học
Stirling, Stirling, Scotland, Vương quốc Anh xuất bản tháng 3/2008, ông
cũng là tác giả của nhiều bài báo khoa học: Quan hệ công chúng, Thuyết phục
và Tuyên truyền: Sự thật, Kiến thức, Tâm linh; Quan hệ công chúng và du
lịch: Quan hệ công chúng và thể thao trong văn hóa quảng cáo đăng tải trên
bản online researchgate.net. Công trình của ông đề cập đến các khía cạnh,
lĩnh vực khác nhau của quan hệ công chúng trong đó có vấn đề ứng dụng, sâu
hơn các vấn đề lý thuyết nhằm xây dựng hình ảnh tích cực, uy tín và ảnh
hưởng của quốc gia.
Bài báo khoa học Từ ngoại giao công chúng đến ngoại giao doanh
nghiệp: Tăng tính hợp pháp và ảnh hưởng của tập đoàn của Enric Ordeix-
Rigo, João Duarte, Đại học Ramon Llull, Barcelona, Tây Ban Nha, phát hành
tháng 12/2009, tạp chí Journals.sagepub. Tác giả cho rằng 'ngoại giao doanh
nghiệp' cũng là một quá trình mà các công ty xây dựng hình ảnh, uy tín và
được công nhận là đại diện cho quốc gia hoặc các giá trị của quốc gia, việc
tạo ra sự thống nhất giữa các giá trị của công ty với các giá trị xã hội, giá trị
quốc gia là mối quan hệ cộng sinh để xây dựng quan hệ với công chúng quốc
tế.

Công trình "Tiếp thị quốc gia"- (The marketing of nations) (1997)
của Philip Kotler – chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong hoạch định chiến lược
tiếp thị, tác giả của nhiều công trình về marketing trong cuốn "Tiếp thị quốc
gia"- (The marketing of nations) đề cập đến những yếu tố cơ bản tạo nên
thương hiệu quốc gia với 5 chiến lược: đưa tất cả vào tầm quan sát, hiểu
người tiêu dùng, sở hữu những giá trị thương hiệu, đi đầu trong cạnh tranh và
tạo ra cách riêng. Ông đưa ra cách thức tiếp thị, quảng bá theo công thức
CCDV (Creating Communicating and Delivering Value to the consumer),
nghĩa là tạo dựng những kết nối đưa lại giá trị cho khách hàng và ông cũng đề
cao vai trò của mỗi người dân trong xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc
gia
Bài báo khoa học “City Branding and Identity” (2011) (Thương hiệu
và hình ảnh thành phố) của nhóm tác giả Müge Riza, Naciye Doratli &
Mukaddes Fasli trường đại học Eastern Mediterranean University, Cộng hòa
Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ ? Cộng hòa Bắc Sip thuc Thổ Nhĩ Kỳ?, công trình đã
nêu cụ thể về các ví dụ về sự hài lòng của người dân và du khách bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi hình ảnh của một thành phố hoặc địa điểm, mà các công
trình kiến trúc hoành tráng hoặc mang tính biểu tượng có đóng góp lớn. Bài
nghiên cứu đã thảo luận về tầm ảnh hưởng của các kiến trúc mang tính biểu
tượng thông qua việc tạo ra những hình tốt cho chất lượng cuộc sống của
thành phố đólư ý diễn đạt
Sách “The Political Economy of City Branding” (2014) (Lợi ích
kinh tế chính trị qua việc quảng bá thành phố) của giáo sư Ari-Veikko Antti
Riko trường đại học Tampere, Phần Lan. Cuốn sách đề cập đến những lợi ích
của việc quảng bá thông qua nhiều thành phố hậu công nghiệp ở Bắc Mỹ,
Châu Âu, Đông Á, châu Úc để qua đó nhận thấy được những kế sách phát
triển kinh tế địa phương, và việc sử dụng hệ thống xếp hạng thành phố toàn
cầu để cung cấp bằng chứng thực nghiệm về đặc điểm và vị trí của các thành
phố đó trong hệ thống đánh giá đô thị toàn cầu cùng với những thách thức xã
hội hiện đại
Công trình nghiên cứu “City branding and its economic impacts on
tourism” (Tạo dựng hình ảnh thành phố và các tác động kinh tế và du lịch)
của nhóm tác giả Herget, J., Petrů, Z., Abrhám, J. (2015), trường Đại học
Kinh tế Cộng hoà Séc. Bài nghiên cứu đã chỉ rõ các cách tiếp cận khác nhau
trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu thành phố cũng như tầm quan
trọng của việc gắn nhãn thương hiệu cho một thành phố đồng thời chứng
minh tác động của nó đối với giá cả dịch vụ nói riêng và toàn bộ ngành du
lịch nói chung

Công trình "Thông tin đối ngoại một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
của tác giả Phạm Minh Sơn chủ biên năm 2011 đề cập đến những vấn đề cơ
bản của thông tin đối ngoại (TTĐN) Việt Nam từ cách tiếp cận TTĐN như
một lĩnh vực hoạt động trong công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước, một
ngành đào tạo và một dạng thông tin. Tác giả cũng làm rõ các phương thức,
nội dung thông tin cho các đối tượng cụ thể: Chính phủ, nhân dân các nước
trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở
Việt Nam, những ưu điểm và hạn chế của truyền thông đại chúng trong thực
hiện TTĐN, vai trò của TTĐN trong xây dựng hình ảnh quốc gia Việt Nam
trên trường quốc tế.
Hội thảo khoa học “Phân tích sự dịch chuyển của thị trường khách
du lịch quốc tế tại thành phố Đà Nẵng và Nha Trang” Sáng ngày 05/11/2019,
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tổ chức buổi hội thảo xin ý kiến đóng
góp của chuyên gia cho nhiệm vụ thường xuyên năm 2019 với đề tài “Phân
tích sự dịch chuyển của thị trường khách du lịch quốc tế tại thành phố Đà
Nẵng và thành phố Nha Trang”. Buổi hội thảo do Viện trưởng TS. Nguyễn
Anh Tuấn chủ trì, cùng sự tham dự của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch
như GS. TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Võ Quế, TS. Trương Sỹ Vinh, đại diện
các Vụ thuộc Tổng cục Du lịch, đại diện các một số công ty lữ hành và các
cán bộ nghiên cứu của Viện. (nguồn : Tổng cục du lịch, viện nghiên cứu và
phát triển)nên tách ra làm 2 phần nghiien cứu của nước ngoài vsf trong nước
phần trong nước bổ sung các công trình của thâyf cô trong các
trường, viện nghiien cứu về tt
công trình nghiên cứu về quảng bá Đà Nẵng

n trích dẫn tài liệu tham khảo theo đúng quy định
Nhiều ý tưởng được nêu ra nhằm góp sức đưa Đà Nẵng trở thành
thành phố mang tầm vóc khu vực ASEAN và châu Á. Ngày 12/7, thành phố
Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo các ý tưởng xây dựng TP Đà Nẵng với chủ đề
“Phát triển Đà Nẵng trở thành TP mang tầm vóc khu vực ASEAN và châu Á:
Từ ý tưởng đến giải pháp” không viết tắ tùy tiện. Hàng chục tham luận đề ra
các ý tưởng và giải pháp xoay quanh 2 nội dung chính: phát triển đô thị và
không gian đô thị; phát triển Đà Nẵng thành trung tâm du lịch, dịch vụ
(thương mại, công nghiệp phụ trợ, tài chính, viễn thông, công nghệ cao, công
nghệ sáng tạo, logistics… ). Theo các chuyên gia, Đà Nẵng là một trong
những của ngõ quan trọng hướng ra biển của Tây Nguyên và các nước như
Lào, Campuchia; Thái Lan đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành
lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cụm cảng Tiên Sa- Liên Chiểu,
hoàn toàn có đủ điều kiện để xây dựng Đà Nẵng thành thành phố tầm cỡ khu
vực ASEAN và Châu Á.
Sách Báo chỉ và thông tin đối ngoại của tập thể tác giả ??? diễn đạt?,
do PGS.TS. Lê Thanh Bình chủ biên (xuất bản năm 2012, NXB Chính trị
Quốc gia) giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lĩnh vực truyền thông đại chúng, tiêu
biểu là báo chí, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về truyền
thông đại chúng, công tác đối ngoại, thông tin đối ngoại cùng với đó là vai trò
của báo chí đối với thông tin đối ngoại ở Việt Nam hiện naynay? diễn đạt?.
Cuốn sách cung cấp lý luận chung về lĩnh vực truyền thông đại chúng, báo
chí, thông tin đối ngoại, đưa ra tổng quan về truyền thông đại chúng ở Việt
Nam, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về truyền thông đại chúng,
công tác đối ngoại và thông tin đối ngoại.
Giáo trình “Chiến lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch” của
Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005). Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp
đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị
trường du lịch quốc tế trọng điểm"
Luận văn “Vấn đề quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ
(Khảo sát 3 tờ báo: Hanoitimes, VnExpress International và CNN thời gian từ
tháng 1/2018 đến tháng 12/2020)” của tác giả Nguyễn Diệu linh đã Khảo sát,
phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động quảng bá du lịch Hà
Nội trên chuyên mục du lịch của các tờ báo Hanoitimes, VnExpress
International và CNN. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng hoạt động quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ câu?.
Luận văn “Quảng bá du lịch văn hóa tỉnh Bắc Giang trên báo chí địa
phương” đã cho thấy người dân và các cán bộ ngành du lịch tỉnh cũng đã ý
thức được tầm quan trọng của báo chí đối với quảng bá du lịch nói chung và
du lịch văn hóa nói riêng và các địa điểm, thông tin du lịch tỉnh Bắc Giang
hầu hết được tiếp cận thông qua báo Bắc Giang điện tử và những phương tiện
truyền thông khác.
Các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa thực tiễn về tính tham khảo và
cung cấp những lý thuyết liên quan tới đề tài. Tuy nhiên, thực tế chưa ghi
nhận nghiên cứu nào về quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng từ năm 2018
đến nay. Bài nghiên cứu sẽ nỗ lực kế thừa và phát huy các công trình nghiên
cứu đã có một cách hữu hiệu để phân tích và chứng minh nhằm làm rõ những
vấn đề nổi bật được nêu ra trong. nên tóm lược, chỉ rõ các công trình này đã
đề cập dến những vấn đề già có thể kế thừa , tiếp tục phát triển trong quá trình
nghiên cứu, ... Tuy niên chưa có công trình về đề tài....
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

a. Mục đích nghiên cứutiêu:


Làm rõ thực trạng quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng của Báo
DaNang Today của đến người nước ngoài từ năm 1/2018 đến tháng 6/2022
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc quảng bá


hình ảnh quốc gia, địa phương.
Thực trạng hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng đến
người nước ngoài trên Báo DaNang Today từ 1/2018 đến tháng 6/2022.
Nhận xét, đánh giá và đề xuất khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng trên Báo DaNang
Today.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

b. Các hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng từ năm
2018-2022 của Bao Đa nang To Day

Các công trình khoa học, bài viết liên quan đến các vấn đề lý thuyết,
đánh giá, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về quảng bá hình ảnh quốc gia, địa
phương

Các văn bản, quyết định, chiến lược, kế hoạch của Đảng, Nhà nước
Việt Nam, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng về quảng bá hình ảnh Đà
Nẵng

Các bài viết liên quan đến nội dung, phương thức, đánh giá tổng kết
quá trình quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng đến người nước ngoài từ
tháng 1/2018 đến tháng 6/2022 khảo sát trên Báo DaNang Today.
Các bài viết phản hồi, đánh giá của người nước ngoài sau khi trải
nghiệm đến thành phố

c. Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn của đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu phạm vi
quảng bá thành phố Đà Nẵng trên Báo điện tử DaNang Today vì? nên lý gải
vì sao lại chọn báo này.

Trong khoảng thời gian: từ tháng 1/2018 tới tháng 6/2022 trong đó tập
trung khảo sát trên báo điện tử DaNang Today Lý giải ì sao chọn mốc thời gia
này?.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử của Mác – Lênin, quan điểm đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước về công tác đối ngoại, xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, tác
giả vận dụng những vấn đề lý luận về xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc
gia trong quá trình thực hiện đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng như: phương pháp
thu thập hệ thống hóa tài liệu, phương pháp logic - lịch sử, phân tích – tổng
hợp, bảng hỏi, xin ý kiến chuyên gia, đánh giá phản hồi.
Các lý thuyết, phương pháp, mô hình quảng bá hình ảnh, truyền thông
quốc tế cũng được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật phương pháptrên sẽ giúp người
nghiên cứu tìm kiếm, lượng hóa, phân tách các đoạn số liệu theo các khái
niệm nổi bật và sau đó tổ chức chúng lại theo một trật tự có ý nghĩa nào đó
nhằm mô tả và giải thích để xác định được tình hình quảng bá hình ảnh thành
phố Đà Nẵng trên báo chí địa phương. Từ đây, một số lượng lớn các sản
phẩm báo chí sau khi thu thập có thể được chuyển đổi thành các tập hợp
văn bản và khái niệm có quy mô nhỏ hơn và có thể quản lý được. Cùng
với đó, các phương pháp như xin ý kiến chuyên gia, đánh giá phản hồi sẽ tăng
thêm tính chuyên môn cũng như tính thuyết phục và thực tế cho các vấn đề
cần bàn luận.
6. Đóng góp mới của đề tài

Bởi đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn tháng 1/2018 – tháng 6/2022,
các thông tin, dữ liệu có trong đề tài này là rất gần với hiện tại, đồng nghĩa
với việc giá trị thực tiễn của đề tài là cao, có thể giúp người đọc nắm bắt tốt
hơn về hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng đến người nước
ngoài trên các phương tiện truyền thông trong khoảng thời gian gần đây nhất,
từ đó giúp người đọc xác định các khía cạnh cần nâng cao, duy trì, cải thiện
lưu ý diễn đạt, câu quá dài. Ngoài ra, xét thực tế rằng hiện không có nhiều
nghiên cứu, tài liệu liên quan tới việc quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng
nói chung và trong giai đoạn tháng 1/2018 - 6/2022 nói riêng, nhóm nghiên
cứu cũng tin rằng sự xuất hiện của công trình nghiên cứu này sẽ là một bổ
sung, mặc dù nhỏ bé, có giá trị cao trong việc hỗ trợ những ai có mong muốn
góp công sức vào nỗ lực phát triển hoạt động truyền thông sao cho có lợi cho
sự phát triển của nền du lịch thành phố Đà Nẵng.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Nên viết theo hướng:

-Vận dụng lý thuyết về quảng bá hình ảnh trong hân tích


thực tế cụ thể việc quảng bá trên báo ĐăN...

-Đánh giá được thực trạng quảng bá hình ảnh Đà Nẵng


trên báo.. từ năm đến năm, chỉ ra những thành công, hạn
chế,

- Đề xuất khuyến nghị nâng cao hiệu quả

-Tài liệu tham khảo


Về mặt lý luận, kết quả của việc nghiên cứu có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề quảng bá hình ảnh
thành phố Đà Nẵng tới du khách nước ngoài và quảng bá hình ảnh địa
phương khác nói chung) hiện nay, một nguồn thông tin có giá trị cho các
công ty du lịch có hoạt động tại Đà Nẵng và nguồn tham khảo cho những du
khách tới thành phố này. Bên cạnh đó, những thông tin nghiên cứu được có
trong đề tài sẽ góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc quảng bá hình
ảnh thành phố Đà Nẵng qua các phương tiện truyền thông đến với bạn bè
quốc tế. Đồng thời, một số đề xuất, giải pháp được đề cập trong đề tài nghiên
cứu còn có khả năng tăng cường việc quảng bá hình ảnh thành phố đến với
người nước ngoài nhằm thúc đẩy, phục hồi nền du lịch thành phố Đà Nẵng
(Gần đây bị ảnh hưởng xấu do đại dịch COVID – 19).

Về mặt thực tiễn, Đà Nẵng là một thành phố trẻ, một thành phố nổi
tiếng về du lịch, danh lam thắng cảnh. Bản thân thành phố Đà Nẵng đã có rất
nhiều hiệu ứng truyền thông tốt thông qua mạng xã hội, các hội nhóm du lịch,
và những bãi biển đẹp, cây cầu đẹp,... của thành phố còn được đưa lên các
kênh truyền thông nước ngoài như BBC, CNN, KBS. Nếu ta sử dụng tốt hiệu
ứng đám đông thì việc phát triển du lịch Đà Nẵng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Không chỉ đơn giản là du lịch, Đà Nẵng còn có thể trở thành một tổ hợp
du lịch sinh thái, mọi người không chỉ đến đây vì du lịch mà còn đến để công
tác, làm việc trong thời gian ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn tùy vào mục
đích khác nhau của mỗi người. Bạn bè quốc tế luôn có một niềm yêu thích, sự
phổ biến nhất định đối với đất nước Việt Nam. Hơn thế nữa, so sánh giữa hai
quốc gia thì thành phố biển Đà Nẵng sẽ mang lại cảm giác vừa quen thuộc
vừa mới lạ cho họ. Đà Nẵng hội tụ vẻ đẹp của những bãi biển trải dài cùng
với những bờ cát vàng mịn, của những tổ hợp danh lam thắng cảnh có sự kết
hợp giữa châu Âu và Á Đông. Những vị khách du lịch sẽ không cần phải bỏ
ra một khoản tiền quá lớn để bay nửa vòng trái đất để cảm nhận được không
khí của Châu Âu. Thay vào đó, họ có thể đến Đà Nẵng – nơi có thể đem lại
cảm giác mới mẻ, bất ngờ, thú vị cho họ với mức giá ưu đãi.

Việc quảng bá đúng cách sẽ dẫn đến hiệu ứng lan truyền theo hướng
tích cực. Xét việc giới trẻ Nhật Bản nổi tiếng khá kỹ tiếng trong mọi việc, nếu
có thể thu hút được nhiều du khách là người trẻ ở Nhật Bản, một hiệu ứng
dây chuyền đáng mong đợi - việc thu hút thêm những khách du lịch từ các
quốc gia khác đến đến Đà Nẵng - sẽ xảy ra, trực tiếp đem lại các lợi ích cho
nền du lịch Đà Nẵng. Từ thành công ấy, chúng ta cũng có thể kêu gọi nhiều
vốn hơn, từ đó tiếp tục xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng phát triển Đà Nẵng
nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
8. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài
được kết cầu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quảng bá hình ảnh Đà Năng
từ 2018-2022Những vấn đề khoa học và thực tiễn về quảng bá hình ảnh
Chương 2: Thực trạng hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố Đà
Nẵng đến du kháchngười nước ngoài trên báo điện tử DaNang Today (2018-
từ năm 2018-2022
Chương 3: Đánh giá và đề xuất khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng trên Báo điện tử
DaNang Today trong tương lai
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC VÀ THỰC TIỄN ...TRẠNG VỀ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm chính trong bài nghiên cứu

1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
1.1.1. 1.1.1. Truy.1. Khái

Khái niệm “truyền thông” chỉ mọi hoạt động giao tiếp, từ đơn giản, như
nói chuyện thông thường, tới phức tạp, như tuyên truyền hay quảng bá, mà
con người có thể thực hiện. Hiểu như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng từ xa
xưa, loài người đã “truyền thông” với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp
trong xã hội. Và xét việc loài người là một giống loài xã hội có nguy cơ mắc
các bệnh thần kinh, tâm lý không đáng có cao khi nhu cầu tương tác xã hội
không được đáp ứng, chúng ta có thể hiểu rằng “truyền thông” quan trọng tới
mức con người đã làm điều đó rất thường xuyên, trước cả khi xã hội con
người hiện đại có quan niệm phổ biến hiện nay về “truyền thông” hàng chục
ngàn năm trước và thực sự nhận ra khả năng ứng dụng vô giới hạn của nó.
“Truyền thông”, cũng giống như nhiều khái niệm khác, được định
nghĩa có phần khác nhau bởi giới tri thức trên các nước khác nhau.
Theo ông Frank Dance, truyền thông là một cách mà loài người sử
dụng nhằm chia sẻ thông tin với xã hội con người bao quanh anh ta. Cụ thể,
theo Dance, truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của
một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người. [Văn
Dững, tr 12] Qua truyền thông, thông tin mà chỉ một người biết, được “sở
hữu” bởi người đó, có thể trở thành thông tin do nhiều người nắm trong tay.
Trong khi đó, S. Schaehter cho rằng “Truyền thông là một quá trình
qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng lên. Điều này phụ
thuộc vào mục đích và môi trường, cũng như phương thức truyền thông”.
[Văn Dững, tr 13]
Còn theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, truyền thông là “sự trao đổi thông điệp
giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu
biết lẫn nhau”. [Ngọc Tấn, tr 8] PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng sau đó bổ sung
thêm về cách thức truyền tải thông tin, thông điệp: Truyền thông tức là đề
xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua các phương tiện khác
nhau như hình ảnh, văn bản hoặc đối thoại trực tiếp. [Thúy Hằng, tr 44]
Nhìn chung, cả ba định nghĩa về “truyền thông” trên, dù khác nhau, sau
cùng đều chứa đựng những ý nghĩa cốt lõi giống nhau. Và những ý nghĩa đấy
có thể giúp ta đi tới một khái niệm chung: Truyền thông là quá trình liên tục
trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa
hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức,
tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. [Văn Dững, tr 14] Hiểu theo cách này, chúng ta
có thể kết luận truyền thông sẽ không dừng lại cho tới khi thông điệp mà hoạt
động này truyền tải thay đổi hành động và nhận thức của người tiếp nhận nó
chứ không dừng lại ở việc khiến người này hiểu hơn về một chủ đề nào đó.
Và thay đổi này phải phù hợp với nhu cầu phát triển của đối tượng tiếp nhận
thông tin khi đó. Lưu ý trích dẫn: Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn

1.1.2. Quảng bá hình ảnh

Để giải thích về khái niệm “quảng bá hình ảnh”, trước hết phải có sự
giải thích cho hai khái niệm “quảng bá” và “hình ảnh” đã được tách ra làm
hai.
Ở đây, “hình ảnh” không thực sự có định nghĩa mà chúng ta thường
biết. Theo định nghĩa của Philip Kotler, “Hình ảnh là một tập hợp những
niềm tin, ý tưởng và ấn tượng của một người về một sự vật”. [Kotler, tr 676]
Hiểu “hình ảnh” theo cách này, chúng ta có thể hiểu rằng việc duy trì một
hình ảnh đẹp sẽ giúp ta nhận được ấn tượng tích cực từ công chúng, những
người cần được ấn tượng. Và nhiều khi, đó chính là bàn đẩy chính tới thành
công trong tương lai.
Quảng bá là hoạt động có thể giúp chúng ta đạt được kết quả lý tưởng ở
trên hiệu quả hơn bằng cách khiến nhiều người có ấn tượng tốt hơn nữa. Đây
là một từ Hán Việt được ghép từ chữ “quảng” có nghĩa là rộng lớn và chữ
“bá” có nghĩa là làm lan rộng. Như thế, “quảng bá”, hiểu nôm na diễn đạt, có
nghĩa là lan truyền một cách rộng rãi.
Nhóm nghiên cứu cần làm rõ sự khác biệt giữa quảng bá và quảng cáo
bởi việc nhầm lẫn ý nghĩa giữa hai khái niệm xảy ra tương đối thường xuyên.
“Quảng cáo”, khác “quảng bá”, liên quan nhiều hơn đến kinh tế bởi quảng
cáo có vai trò thuyết phục người mua hàng tiềm năng mua sản phẩm của
mình bằng cách đánh bóng sản phẩm sao cho nó trông ấn tượng nhất có thể.
Nói cách khác, quảng cáo quan tâm tới việc cải thiện hình ảnh. Trong khi đó,
quảng bá quan tâm tới việc truyền tải hình ảnh tới nhiều người nhất có thể mà
không thay đổi diện mạo, tính chất không có thật của hình ảnh. Một bên
khuếch đại cái đẹp nhất có thể. Còn bên còn lại truyền tải cái đẹp tới công
chúng hiệu quả nhất có thể.
Như vậy, truyền thông quảng bá hình ảnh là quá trình tác động qua lại
giữa hai hoặc nhiều hơn hai người với mục đích cùng nhau chia sẻ các thông
tin về hình ảnh liên quan, nhằm xây dựng sự hiểu biết giữa các bên, cùng
nhau đi tới các quan điểm, thái độ và hành vi phù hợp sao cho có thể xây
dựng hình ảnh ngày càng tốt đẹp mà vẫn thực tế.
Đặc trưng quan trọng của hoạt động này là nó có tính hai chiều, được
thể hiện ở việc hai bên cần phải chia sẻ thông tin, tri thức, thái độ, tình cảm
để có thể thực hiện hoạt động trên. Lý do là vì:
- Hiểu biết đúng chỉ có khi có thông tin đúng, đủ, kịp thời
- Thái độ làm việc đúng khi hiểu biết đúng
- Tình cảm và niềm tin đúng khi thái độ đúng
- Thông tin, hiểu biết, thái độ, tình cảm, niềm tin đúng thì hành động
mới đúng
Từ suy luận, có thể kết luận rằng chỉ một trong những yếu tố trên thiếu,
mất đi là tất cả những cái còn lại sẽ không thể có được. Và khi chúng ta hiểu
được điều đó, đó là lúc tính hai chiều của truyền thông quảng bá hình ảnh lộ
rõ tầm quan trọng của mình.
Nhưng thứ, điều mà truyền thông quảng bá hình ảnh muốn nhắm tới là
gì? Đó là nhằm truyền tải thông tin đến càng nhiều đối tượng, càng nhiều tầng
lớp khác nhau trong xã hội càng tốt.

1.1.3. Người nước ngoài

Theo Luật quốc tịch Việt Nam (2014), khái niệm “người nước ngoài”
chỉ người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú
hoặc tạm trú tại Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, do đối tượng nghiên
cứu nằm trong Việt Nam, thuộc về Việt Nam, người nước ngoài sẽ là người
không có quốc tịch Việt Nam. Và cũng nhằm giải thích rõ ràng hơn, khi một
cá nhân sinh ra và lớn lên ở một quốc gia không phải Việt Nam hoặc đã thay
đổi quốc tịch sang một quốc gia khác không phải Việt Nam, dù cá nhân ấy có
thuộc một trong 55 dân tộc tại Việt Nam đi chăng nữa, cá nhân ấy vẫn không
phải người Việt Nam, mà là người nước ngoài.

1.1.4. Thành phố Đà nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam. Về phía Bắc, Đà Nẵng giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Về phía Tây và Nam,
thành phố giáp tỉnh Quảng Nam. Và về phía Đông, nơi này giáp biển Đông.
Vùng biển của thành phố Đà Nẵng bao gồm quần đảo Hoàng Sa (khu vực này
hiện đang bị chiếm đóng trái phép bởi Trung Quốc).
Khi đề cập tới nguồn gốc của tên thành phố này, địa danh Đà Nẵng
được đề cập sớm nhất trong sách "Ô Châu cận lục” (được in lần đầu vào năm
1555 của Dương Văn An), quyển 5, “Tự từ”, “Thần từ” và “Tùng giang từ”.
Song, đáng nói ở đây, “Đà Nẵng” trong Ô Châu cận lục không chỉ một địa
danh hành chính. Khi đó, “Đà Nẵng” chỉ là tên gọi của một cửa biển. Còn
trước khi Đà Nẵng là Đà Nẵng, nó đã được biết tới với nhiều cái tên khác
nhau. Người Trung Quốc trước gọi Đà Nẵng là Hiện Cảng hay Cửa Hàn (tức
“cửa con sông Hàn”). Dân gian Việt Nam từng gọi nơi này là Vũng Thùng.
Rồi tới thời Pháp thuộc, nơi này được gọi là Touron. Touron sau đó được thay
thế bởi Thái Phiên - tên một nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam - sau
Cách mạng Tháng tám năm 1945. Và phải tới ngày 9 tháng 10 năm 1945,
thành phố Đà Nẵng mà chúng ta biết ngày nay mới quay trở với cái tên cũ
“Đà Nẵng” này. [Wiki Đà Nẵng] Không nên sử dụng nguồn Kiwwi
Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố trung tâm cũng như là lớn nhất ở khu
vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Đây là trung tâm của ba di sản văn
hóa thế giới gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn có giá trị
văn hóa và du lịch to lớn tới nền du lịch địa phương vốn đã được phát triển
mạnh và trở thành điểm nhấn trong nước cũng như là quốc tế. Đà Nẵng cũng
có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội lẫn quốc phòng - an ninh của không
chỉ khu vực Miền Trung - Tây Nguyên mà còn cả nước; là đô thị biển và đầu
mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển vô
cùng quan trọng của đất nước. [archive] ?Chất lượng sống của Đà Nẵng,
trong thời gian gần đây, cũng được đánh giá là rất đáng sống tại Việt Nam và
trên thế giới. [tienphong đáng sống] [thanhnien đáng sống]?

1.1.5. Báo điện tử và báo điện tử DaNang Today

Báo điện tử, hay báo mạng điện tử, được ra đời sau khi mạng Internet ra
đời và giới báo chí dần nhìn ra tiềm năng truyền thông khổng lồ của nó. Mang
trên lưng một số tên gọi khác nhau như báo chí trực tuyến, báo chí điện tử,
tạp chí điện tử, báo điện tử được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là
với giới trẻ, những người thông thạo hơn với việc sử dụng mạng Internet. Báo
điện tử, dù ra đời sau tất cả các loại hình báo chí hiện có khác, mang trên
mình yếu tố chính của cả 3 loại hình báo chí chính đi trước, bao gồm báo nói,
báo in và báo hình, khiến nó có sự đa dạng trong việc truyền tải thông tin có
thể coi là không có đối thủ.
Định nghĩa của báo điện tử được nêu rõ hơn trong điều 1, Nghị định số:
51/2002/NĐ-CP của Chính phủ, rằng “Báo điện tử” là tên gọi loại hình báo
chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (tức Internet, Intranet)?.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, bổ sung thêm: Báo mạng điện tử là
một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình của một trang web và một
phát hành trên mạng Internet [Trường Giang, tr 53], qua đó góp phần phân
biệt báo mạng với các loại hình báo chí khác rõ ràng hơn, dựa trên khác biệt
căn bản duy nhất, rằng báo điện tử chỉ tồn tại trên mạng Internet và chỉ tiếp
cận được khi có mạng Internet.
Với việc khái niệm báo điện tử đã được giải thích, phân tích, Báo điện
tử Da Nang Today là một tờ báo điện tử địa phương với đối tượng chính được
nhắm tới là người nước ngoài chưa thông thạo hay không biết tiếng Việt và
có nhu cầu biết các tin tức, thông tin tại, về Đà Nẵng. Tờ báo được quản lý
bởi chính phủ thành phố Đà Nẵng và sử dụng ngoại ngữ là tiếng Anh cho các
bài viết của mình.

1.2. Các yếu tố đánh giá hình ảnh thành phố Đà Nẵng(lý luận)
Các quan điểm của một số lý thuyết, của Việt Nam, tp Đà Nẵng về
quảng bá hình ảnh; Mục đích, nhiệm vụ, vai trò, chủ thể, đối tượng,
phương thức quảng bá, mô hình quảng bá/ giới hạn trên trang DN
Today

Khi quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng, cần phải tuyệt đối tránh
việc đánh bóng nó, dẫn tới việc sự thật của hình ảnh thành phố Đà Nẵng bị
bóp méo, không phản ánh đúng thứ, từ đó khiến đối tượng tiếp nhận hình ảnh
có ấn tượng không thực tế về thành phố, dẫn tới việc đối tượng mất niềm tin,
làm phản tác dụng và hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh. Và đó cũng không
phải là các hậu quả khôn lường duy nhất của việc không tôn trọng sự thật
trong quảng bá kinh tế. Quảng cáo có thể xem nhẹ sự thật vì mục đích kiếm
lời nhưng quảng bá thì không được làm vậy.
Sự thật, thực tế luôn phải là cái cốt lõi, là điểm xuất phát trong việc
quảng bá hình ảnh. Song, trong quảng bá hình ảnh, người ta vẫn có thể lựa
chọn ra những hình ảnh thực đẹp để quảng bá. Các hình ảnh ấy sẽ không phản
ảnh mọi khía cạnh của Đà Nẵng nhưng về mặt nguyên lý, chúng là sản phẩm
tương đối trần trụi của sự thực nên hành động chọn lọc hình ảnh không có gì
sai lệch với nguyên tắc.
Dưới đây là ba yếu tố chính về hình ảnh thành phố Đà Nẵng đã được sử
dụng vào việc quảng bá hình ảnh thành phố cần được đánh giá trong bài
nghiên cứu và phân tích dành cho chúng.

1.2.1. Du lịchlịch?

Nền du lịch thành phố Đà Nẵng có thể được coi là rất nổi tiếng ở cả
trong và ngoài nước. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tận dụng tối đa lợi
thế có sẵn như các di tích lịch sử quan trọng, hải sản, những bãi biển đẹp
cũng như khuyến khích, chủ động đầu tư xây dựng các điểm du lịch nhân tạo
ấn tượng, thu hút sự tham quan của không ít du khách trong và ngoài nước.
Điển hình nhất trong số các điểm du lịch nhân tạo này phải nói tới Bà Nà Hill,
địa điểm du lịch không ngừng đổi mới, giới thiệu những địa điểm du lịch bên
trong đáng chú ý khác mà gần đây nhất là việc khánh thành Cầu Vàng vào
năm 2018, có được sự quan tâm của giới báo chí du lịch toàn cầu.
Để đánh giá một cách đầy đủ yếu tố du lịch của Đà Nẵng, nhóm nghiên
cứu cần phải xem xét các khía cạnh dưới đây:
a) Các giá trị tự nhiên: Bao gồm các cảnh quan tự nhiên của thành phố,
nổi bất nhất vẫn là các bãi biển; các loài động thực vật sinh sống quanh
thành phố cùng những dạng địa hình mà nơi này sở hữu
b) Các giá trị văn hóa: Người dân Đà Nẵng không chỉ để lại và duy trì
những di sản văn hóa thế giới được đề cập ở trên. Họ còn làm thế với
văn hóa của mình, được thể hiện ở các giá trị phi vật thể như lối sống,
giọng điệu, quan niệm…; những ngôi đền, chùa linh thiêng xung quanh
thành phố; những báu vật của lịch sử như cổ vật, di vật… Những giá trị
này là tiền đề lý tưởng cho sự ra đời của các chương trình du lịch nhắm
tới những du khách dành sự quan tâm lớn hơn với chúng thay vì chỉ
đến thành phố để tận hưởng những điểm đến du lịch nổi tiếng thông
thường tại đây.
c) Hệ thống cơ sở vật chất: Bao gồm hệ thống đường xá (đường bộ,
đường thủy) và các phương tiện vận chuyển như xe buýt, tàu thuyền,
máy bay... Hệ thống đường xá càng tốt thì thành phố Đà Nẵng càng có
nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Trong phạm vi của quảng bá hình ảnh,
hệ thống cơ sở vật chất tốt cũng giúp thu hút thêm khách du lịch và đối
tác tiềm năng bởi hệ thống cơ sở vật chất càng chất lượng, càng hiện
đại thì họ càng cảm thấy tiện lợi, thoải mái hơn khi di chuyển giữa các
địa điểm khác nhau tại đây.
d) Các cơ sở lưu trú, ăn uống: Chỉ các nhà hàng, các khách sạn được xây
dựng để phục vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách và thu lời lãi tốt từ
việc này. Các cơ sở, theo lý thuyết, phải liên tục mở rộng, phát triển,
hiện đại hóa khi lượng người nước ngoài ghé thăm đây ngày một tăng -
thành quả của quảng bá hình ảnh - nếu họ muốn xây dựng thiện cảm,
ấn tượng tốt trong lòng những người này cũng như giúp sức vào sự
nghiệp quảng bá hình ảnh trên.
e) Các hoạt động vui chơi giải trí: Bản thân Đà Nẵng với biển, di tích lịch
sử sẽ không đủ sức thu hút du khách. Nó phải trở nên độc đáo hơn và
có nhiều thứ để giải trí, vui chơi hơn. Đòi hỏi này dẫn tới việc Đà Nẵng
đã chủ động tạo ra cả các địa điểm du lịch mới mà du khách có thể đến,
tận hưởng, thư giãn và tham gia các trò chơi, hoạt động giải trí ở đó.
Nhờ vậy, các du khách tránh được cảm giác nhàm chán, đơn điệu khi ở
Đà Nẵng sau một vài ngày.
f) Hệ thống dịch vụ khác: Yếu tố này chỉ không ít dịch vụ khác nhau như
hệ thống mua sắm, hệ thống thông tin liên lạc, trạm bưu điện, cơ sở y
tế, ngân hàng, trung tâm thông tin du lịch, hội trường, phòng họp cho
những du khách có nhu cầu tổ chức các cuộc hội họp tại đây. Yếu tố
này càng đa dạng thì Đà Nẵng càng có thể thỏa mãn được nhiều nhu
cầu khác nhau hơn của du khách.

1.2.2. Con người

Người dân địa phương là yếu tố quan trọng nhất làm nên cái hồn của
Đà Nẵng (chứ không phải các công trình, di tích lịch sử, bãi biển… mà thành
phố có). Không có những con người này, Đà Nẵng mất đi hầu hết bản sắc
riêng của chính mình. Và nhìn từ một góc độ thiết thực, không có họ, đa số
hoạt động diễn ra tại đây cũng không thể thực hiện được vì không có người
làm. Họ chính là đại sứ của Đà Nẵng, là một yếu tố quyết định tới ấn tượng
cuối cùng của du khách khi rời thành phố bởi những người này đều sẽ dành
phần lớn thời gian của mình tại Đà Nẵng bên những người dân địa phương
nơi đây. Việc giáo dục, tuyên truyền người dân qua đó trở nên tối quan trọng,
nhằm đảm bảo rằng họ nhận thức được vai trò và giá trị của mình trong việc
quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng.

1.2.3. Quản lý

Chính quyền thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm quản lý việc phát
triển, gìn giữ cũng như quảng bá hình ảnh thành phố. Những việc này được
thực hiện thông qua các chính sách, chỉ định, đường lối, nghị định được chính
quyền địa phương đưa ra. Và chúng có ý nghĩa quyết định tới thành quả, kết
quả của những công cuộc trên.
Dưới đây là những trách nhiệm, nhiệm vụ mà chính quyền thành phố
Đà Nẵng phải thỏa mãn trong việc quản lý thành phố. Tất cả đều có ảnh
hưởng to lớn đến công cuộc quảng bá những hình ảnh tích cực về thành phố
tới người nước ngoài:
- Tuyên truyền, giáo dục người dân thành phố Đà Nẵng nhằm đảm bảo
rằng họ nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng hình
ảnh tích cực, tự nhiên về thành phố mà họ sống.
- Tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống, xử lý thiên tai, đại
dịch hoặc các sự cố khác xảy ra trong thành phố. Nhiệm vụ này trở nên
rõ ràng và đặc biệt quan trọng khi đại dịch covid-19 tới thành phố Đà
Nẵng.
- Tổ chức, quản lý các hoạt động môi trường, bao gồm xử lý chất thải,
rác thải, bảo vệ môi trường khu vực nói chung.
- Tổ chức cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho việc xây dựng thương
hiệu qua các kênh truyền thông quốc tế tới người nước ngoài. Đây là
bước đệm lý tưởng giúp việc quảng bá hình ảnh tới nhiều người nhất có
thể, cải thiện hiệu quả công việc.
- Tổ chức nghiên cứu, lập ghi chép khoa học, học thuật về các giá trị văn
hóa và tự nhiên ở thành phố Đà Nẵng.
- Tổ chức hoạt động quản lý các Di sản văn hóa thế giới và thắng cảnh
(ví dụ như các bãi biển) ở thành phố Đà Nẵng, được thể hiện ở việc bảo
tồn, tu bổ các địa điểm này theo đúng quy định của pháp luật; thu hút
sự hợp tác với các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm quản lý các di sản
văn hóa trên thế giới để hiệu quả hơn trong việc kết hợp giữa bảo tồn
và biến những nơi này thành địa điểm du lịch, kinh doanh.
- Tổ chức việc quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra
trong lãnh thổ của thành phố Đà Nẵng sao cho chúng theo đúng quy
định của pháp luật Việt Nam; kiểm tra, xử lý thích đáng các hành vi vi
phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên thành phố.

1.2.4. Các ngành nghề mũi nhọn

Giống như mọi thành phố, tỉnh thành, vùng miền khác, thành
phố Đà Nẵng cũng có những ngành nghề, thế mạnh riêng của mình. Việc các
điểm mạnh ấy có được tận dụng, phát triển đúng đắn không, hay không có
được hỗ trợ phù hợp, đầy đủ để có thể chuyển biến thành một đặc trưng đầy
lợi nhuận, góp phần làm nên một Đà Nẵng độc đáo, sẽ quyết định chỗ đứng
cuối cùng của thành phố Đà Nẵng trên thế giới này. Vì vậy, chúng ta cần có
sự quan tâm với các ngành nghề mũi nhọn tại thành phố để có thể đánh giá
tốt, đầy đủ hơn hình ảnh của thành phố mà công cuộc quảng bá hình ảnh đang
cố gắng xây dựng và quảng bá.
Du lịch dịch vụ: Đa số người nước ngoài biết tới Đà Nẵng là một địa
điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Mặc dù trong những năm vừa qua, chính
quyền Đà Nẵng đã tận dụng tốt những điểm mạnh về tự nhiên, địa lý thành
phố, điển hình là các bãi biển đẹp, và tự mình phát triển thêm các địa điểm du
lịch nhân tạo khác đáng chú, độc đáo để thu hút thêm du khách, ngành du lịch
dịch vụ của thành phố, theo các chuyên gia, vẫn chưa phát triển tương xứng
với tiềm năng, lợi thế và kỳ vọng. Chẳng hạn, ngành du lịch dịch vụ của
thành phố chưa có nhiều sản phẩm du lịch đẳng cấp, đặc trưng cũng như thiếu
các loại hình dịch vụ chất lượng cao, như du thuyền, trung tâm mua sắm,...
Ngành này cũng tỏ ra là nhạy cảm với biến đổi thiên tai, dịch bệnh (điển hình
là đại dịch Covid-19), biến động kinh tế - xã hội ở trong và ngoài nước…
[thanhnien mũi nhọn]
Cảng biển hàng không: Cảng Đà Nẵng là một mắt xích quan trọng
trong toàn bộ chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt Nam. Đây
cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối
liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, và là cửa ngõ chính ra
Biển Đông cho toàn khu vực. [38650] Trong khi đó, cảng hàng không quốc tế
Đà Nẵng là một trong ba cảng hàng không quốc tế nhộn nhịp nhất tại Việt
Nam, xếp sau Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không Quốc
tế Tân Sơn Nhất. [38651]
Công nghiệp công nghệ cao: Đáng nói nhất ở đây là Khu công nghệ
cao Đà Nẵng nằm tại huyện Hòa Vang, được coi là một trong 3 khu công
nghệ cao đa chức năng cấp quốc gia. Khu công nghệ này có 6 lĩnh vực ngành
nghề ưu tiên thu hút đầu tư, gồm: Công nghệ thông tin - truyền thông, phần
mềm tin học; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; tự động hóa và cơ khí
chính xác; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu; công nghệ vi
điện tử, cơ điện tử, quang điện tử và công nghệ sinh học. Theo báo Hà Nội
mới, hiện các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên thu
hút đầu tư để phát triển lĩnh vực này. [hanoimoi công nghệ cao]
Nông nghiệp công nghệ cao: Mặc dù đã có chủ trương, nông nghiệp
công nghệ cao tại thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có sự phát triển nhanh như kỳ
vọng, chưa thể cho ra sản lượng sản phẩm nông nghiệp đủ sức đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng ở quy mô lớn và diện tích đất nông nghiệp lớn ở
thành phố vẫn chưa được tích hợp, tận dụng vào công cuộc trên. Quy hoạch
chậm triển khai, có quy hoạch thì lại chưa đủ quỹ đất để giao chỉ là hai trong
số các bất cập khiến những nhà đầu tư nản lòng trước tiến độ chậm chạp của
ngành vốn được coi là mũi nhọn trong công cuộc phát triển thành phố Đà
Nẵng. [thanhnien sốt ruột] Tất nhiên, chính quyền thành phố Đà Nẵng biết tới
những vấn đề này và đã có cố gắng làm cải thiện tình hình.
Công nghệ thông tin: Hiện nay, về mặt giáo dục, thành phố Đà Nẵng
sở hữu những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin chất lượng
cao trên cả nước, ví dụ như Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại
học FPT Đà Nẵng hay Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh. Bản thân
thành phố cũng coi đây là một trong 5 ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố,
và thực sự chú trọng phát triển ngành này. Chỉ tính riêng vào năm 2021, Đà
Nẵng đã ghi tên mình trên trên bản đồ công nghệ thông tin trong nước bằng
việc thu hút đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu (Data Center), và gia tăng tiến
độ đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin… Từ những tiềm năng, thế mạnh về
phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin then chốt được đề
cập ở trên, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã xác định Đà Nẵng là
điểm đến đầu tư giàu tiềm năng tại Việt Nam.

1.3. Về báo điện tử - công cụ quảng bá hình ảnh thành phố Đà


Nẵng

Báo điện tử là một phương tiện truyền tải thông tin nói chung (đồng
nghĩa với việc bao gồm cả thông tin có mục đích quảng bá hình ảnh) mang
trên mình rất nhiều điểm mạnh, lợi thế khi so sánh với các phương tiện truyền
thông cổ điển, đi trước khác như vô tuyến, báo chí (nghĩa đen), đài phát
thanh… Càng hiểu rõ những lợi thế của công cụ quảng bá hình ảnh đắc lực
này, các thông điệp quảng bá càng trở nên hiệu quả, hữu dụng hơn.

1.3.1. Phương tiện truyền thông với tốc độ nhanh

Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, máy tính và tốc độ không
phanh của nhân loại trong việc nâng cấp và tận dụng mọi lợi thế, tiềm năng
mà mạng Internet mang lại, báo điện tử, từ khi ra đời, đã mang trên mình tốc
độ truyền tin nhanh chóng, cho phép các nhà báo theo dõi, cập nhật tình hình,
viết bài, chỉnh sửa bài, gửi bài về tòa soạn đăng gần như là ngay lập tức, khó
có thể bị hiện thực bỏ lại theo sau. Và tốc độ ấy còn nhanh chóng hơn nữa khi
các nhà báo hoạt động độc lập hay làm cho các trang thông tin không phải
trang báo mạng điện tử, ví dụ như các “Page” hay “Fanpage” trên Facebook.
Báo mạng điện tử cũng có lợi thế được thể hiện ở việc tính cập nhật,
thời sự của nó không bị cản trở bởi giờ giấc trong tòa soạn, không phải đợi
đúng giờ thì mới được đăng thông tin. Đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn giữa
báo điện tử và các loại hình báo chí khác hiện nay.
Với những ai muốn được biết những tin tức mới nhất diễn ra tại Đà
Nẵng, báo điện tử sẽ là một lựa chọn mà họ nghĩ tới đầu tiên, vì lý do như
trên.
1.3.2. Khả năng khai thác tối đa tính đa phương tiện
Mạng Internet hỗ trợ hình ảnh, âm thành, chữ cái, video và cả các
chương trình tương tác (phương tiện cuối cùng không được tận dụng nhiều do
đòi hỏi sáng tạo và thời gian nhiều hơn). Và báo điện tử có thể kết hợp tất cả
những yếu tố trên - khả năng mà không một loại hình báo chí nào khác có
được.
Nếu sử dụng tốt những công cụ ở trên trong tay, báo điện tử có thể tạo
nên những bài báo, sản phẩm thông tin thu hút tốt sự chú ý của độc giả, cung
cấp các giác quan khác nhau của độc giả nhiều hoạt động để làm khi đang đọc
một bài báo. Chẳng hạn, một người có thể đọc một bài báo, nhìn hình ảnh
trong bài báo ấy, xem một video xuất hiện cũng trong bài báo đó. Đó là chưa
kể trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều trang báo tích hợp cả tính năng
nghe người đọc đọc lại bài báo cho mình nghe thay vì tự mình đọc từng chữ
một trong bài báo ấy.
Khai thác tiềm năng của báo điện tử để quảng bá hình ảnh thành phố
Đà Nẵng, qua đó, trở thành một lựa chọn cần thiết nếu ta muốn thành phố Đà
Nẵng trở nên nổi tiếng hơn nữa một cách tích cực trong nước và thế giới. Tuy
nhiên, điều này chỉ xảy ra khi chúng ta sử dụng khéo léo vô số công cụ mà
mạng Internet hỗ trợ bởi nếu không, báo điện tử cũng chỉ là báo truyền thống
đọc được trên mạng Internet thiếu vắng sự sáng tạo, đổi mới trong việc trình
bày nội dung, khiến công chúng cảm thấy nhàm chán và không quá tiếp nhận
các thông điệp quảng bá mà những người làm nội dung gửi gắm.

1.3.3. Phương tiện truyền tin linh hoạt

Một bài báo trên báo điện tử không bị giới hạn về thời lượng chương
trình (như vô tuyến, radio) hay về số lượng trang (như báo giấy). Các bài báo
ấy cũng được lưu trữ tương đối dễ dàng, với số lượng khổng lồ và không bao
giờ bị thời gian làm mai một như báo giấy. Điều này giúp việc tìm kiếm bài
báo cũ trở nên vô cùng thuận lợi. Chỉ cần có kết nối Internet và một chiếc
điện thoại hay máy tính là ta đã có thể bắt đầu đi tìm bản tin mà mình quan
tâm. Và sự thuận lợi ấy còn được hỗ trợ ở việc các trang web tìm kiếm cũng
có những công cụ giúp người tìm đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm hơn nữa, dựa
trên chủ đề của bài báo, thời điểm bài báo được đăng, và nhiều nữa.

1.3.4. Phương tiện truyền tin có tính tương tác cao

Các loại báo thông thường thể hiện tính tương tác giữa độc giả và tòa
soạn qua thư tay, điện thoại. Báo mạng điện tử thể hiện tính tương tác trên
qua không chỉ thư tay, điện thoại mà còn cả thư điện tử, những nhận xét, phản
hồi của độc giả ở ngay cuối bài báo cùng các diễn đàn liên quan. Những
phương tiện tương tác này nhanh chóng hơn, rút ngắn rõ rệt khoảng thời gian
giữa việc độc giả viết nhận xét và việc tòa soạn báo tiếp nhận nhận xét đó. Và
nhiều khi, khoảng thời gian này chỉ kéo dài trong chưa đầy một giờ.
Lợi thế này giúp quá trình truyền thông trở nên hiệu quả hơn bởi một
phản hồi được tiếp nhận nhanh chóng đôi khi có thể đem lại kết quả không
ngờ, giúp những người làm công tác quảng bá hình ảnh Đà Nẵng nhanh
chóng định vị chi tiết trong bài viết cần phải được xử lý (ví dụ như gỡ bài)
trước khi nó kéo theo hệ lụy khó lường khác, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh
tích cực của thành phố.

1.3.5. Khả năng tác động được tới nhiều đối tượng công chúng

Mạng Internet hiện được hàng tỷ người trên thế giới, thuộc mọi nghề
nghiệp, giới tính, giai cấp, sở thích, tôn giáo, từ hàng trăm quốc gia… sử
dụng hàng ngày. Báo mạng điện tử cũng như vậy, được truy cập bởi hàng
triệu con người độc đáo, khác nhau, nói nhiều thứ tiếng (thường đúng với
những tờ báo quốc tế nổi tiếng). Đó, một cách ngắn gọn, là rất nhiều người có
thể chịu ảnh hưởng từ sự quảng bá hình ảnh, có thể chứng kiến những hình
ảnh đẹp đẽ về thành phố Đà Nẵng mà không phải tới đó để thấy. Và con số
này sẽ chỉ tăng lên khi hệ thống báo mạng điện tử ngày càng được phát triển,
phổ biến hơn, lớn mạnh lên.
Truyền hình và báo mạng điện tử đều có thể tác động tới nhiều đối
tượng công chúng. Tuy nhiên, báo mạng điện tử có một lợi thế: Nó không bị
hạn chế bởi giới hạn thời gian. Nếu như các chương trình trên truyền hình chỉ
có thể lên sóng, chiếu lại trong một khoảng thời gian và khó có thể xem lại
khi muốn, các bài viết, video quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng luôn có
thể được tiếp cận, tìm thấy và lưu lại bất cứ khi nào kể từ khi chúng được
đăng lên trên mạng Internet. Ngoài ra, các tin tức về thành phố Đà Nẵng, dù
nhỏ hay lớn, đều được đăng trên báo mạng điện tử. Còn với truyền hình, do
rào cản thời gian, chỉ những sự kiện lớn, những chương trình với tầm cỡ lớn
mới được chọn lọc để phát sóng.
Lưu ý chương 1
Nên viết lại theo 3 nội dung
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quảng bá hình ảnh
(khái niệm lý thuyết về quảng bá hình ảnh, đặc điểm, vai trò, chủ thể, mục
tiêu, đối tuonwgj, phương thức quảng bá
1.1.2. Quan điểm của thành phố Đà Nẵng về quảng bá hình ảnh

1.2. Cơ sở thực tiễn

Những thành công trong quảng bá hình ảnh, chiến lược uảng bá h
ình ảnh của Đã Nẵng trước 2018
Mục tiêu , chính sách quảng bá...
1.3 . Nội dung quảng bá hình ảnh thành phố Đà Năng trên trang... từ 2018-
2021
Tiểu kết chương 1

Ở chương mặt, nhóm nghiên cứu đã đưa ra hệ thống bao gồm các khái
niệm chính cần được giải thích trong bài nghiên cứu, bao gồm truyền thông,
quảng bá hình ảnh, báo mạng điện tử, thành phố Đà Nẵng và người nước
ngoài. Nhóm cũng chỉ ra các yếu tố quyết định tới hình ảnh của thành phố
này, bao gồm: du lịch, con người và quản lý. Cuối cùng, bài viết giải thích
các thế mạnh của báo điện tử - bao gồm tính truyền tin nhanh, tính đa phương
tiện, tính tương tác cao, và khả năng tác động tới nhiều đối tượng công chúng
- để từ đó khẳng định vai trò quan trọng của báo mạng điện tử trong công
cuộc quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng tới thế giới. Tuy nhiên, do tính
chất của quảng bá hình ảnh, báo mạng điện tử, khi hỗ trợ trong việc quảng bá,
cần phải luôn bám sát vào hiện thực để có thể phản ánh trung thực những điều
tích cực thực sự tồn tại trong thành phố, từ đó xây dựng lòng tin tưởng của
công chúng đối với hình ảnh thành phố này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN DU KHÁCHNGƯỜI NƯỚC NGOÀI
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ DANANG TODAY

2.1. Tổng quan về Báo DaNang Today


2.1.1. Sự ra đời của Báo DaNang Today (phần này đưa lên chương
2, trong mục 1.1.2. giới thiệu và các chủ thể quảng bá của ĐÀ nẴNG,
GIỚI THIỆU
Báo DaNang Today được ra đời vào ngày 11/12/2011, là phiên bản
tiếng Anh của Báo Đà Nẵng điện tử. Vì vậy khi nghiên cứu Báo DaNang
Today cũng cần nhắc đến sự ra đời và phát triển của Báo Đà Nẵng điện tử.
Cùng với tờ Báo Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng điện tử ra đời ngày 24/4/2008 với
vai trò là kênh thông tin chính xác, kịp thời, cập nhật các thông tin, sự kiện
của thành phố Đà Nẵng tới độc giả trong và ngoài nước.
Báo Đà Nẵng điện tử ra đời năm 2008 trong bối cảnh tình hình thế giới
và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Đà Nẵng với những
lợi thế đa dạng về thiên nhiên cũng như các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao
cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Cùng lúc đó lời
thời kì công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, nhu cầu
thông tin đặc biệt là tiếp cận thông tin trên nền tảng trực tuyến của người dân
bắt Báo Đà Nẵng điện tử đã được khai trương ngay sau hơn 4 tháng chuẩn bị
và chạy thử nghiệm. Mục tiêu chính của Báo Đà Nẵng điện tử là cung cấp
thông tin tổng hợp các lĩnh vực của thành phố Đà Nẵng, phản ánh các sự kiện
chính trị, xã hội của thành phố; cập nhật thông tin, hình ảnh quê hương, con
người Đà Nẵng; giới thiệu chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền
thành phố; các tin tức nóng diễn ra trong nước và thế giới,… tới bộ phận
người nước ngoài quan tâm tới thành phố. Là phiên bản tiếng Anh của báo
Đà Nẵng điện tử, Báo DaNang Today cũng mang những nhiệm vụ cơ bản
tương tự khi được ra đời.
Trong bối cảnh những năm đầu của thế kỉ XXI, nước ta dần hình thành
các nhận thức về vấn đề toàn cầu hoá và liên tục nhấn mạnh về vấn đề này và
công cuộc hội nhập quốc tế qua các kỳ Đại hội Đảng. Trong đó công tác
thông tin đối ngoại được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú ý định hướng, chỉ
đạo nhằm đóng vai trò quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế của đất
nước. Điều này được thể hiện cụ thể trong Chỉ thị số 26 – CT/TW, ngày
10/9/2008 của Ban Bí thư (khoá X) về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công
tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”. Quán triệt sâu sắc tinh thần tăng
cường hoạt động tuyên truyền giới thiệu chủ trương, đường lối chính sách của
Đảng, quảng bá hình ảnh địa phương với bạn bè trong và ngoài nước các nét
văn hoá truyền thống, tiềm năng và thế mạnh của địa phương, các địa phương
trong đó có thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng. Đặc biệt Đại hội XI của Đảng (2011) nêu rõ chủ trương
“đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”
đánh dấu sự mở rộng hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực đã đòi hỏi công
tác thông tin đối ngoại cần được đẩy mạnh thực hiện chỉn chu và nghiêm túc.
Vì vậy, việc Báo DaNang Today chính thức đi vào hoạt động vào ngày
1/12/2011 tại địa chỉ http://www.baodanang.vn/english đã đáp ứng kịp thời
yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.
2.1.2. Hoạt động của Báo DaNang Today TỪ 2018 ĐẾN 2021
hiện nay
Bên cạnh những nhiệm vụ cơ bản của Báo Đà Nẵng điện tử, DaNang
Today còn thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là kênh thông tin đối ngoại chính
thống của thành phố, trực tiếp hướng đến đối tượng người nước ngoài và
những người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm đến Đà Nẵng. Nội dung trên
Báo DaNang Today hướng đến sự phát triển của thành phố, các nét văn hoá
truyền thống, cơ hội đầu tư phát triển và nhu cầu du lịch của thành phố. Với
hình thức 100% nội dung thể hiện bằng tiếng Anh, công tác biên dịch của báo
đòi hỏi sự chính xác, kịp thời rất cao.
Báo DaNang Today bao gồm 7 chuyên mục, đó là Politics (Chính trị),
Society (Xã hội), Business (Kinh doanh), Culture – Sports (Văn hoá - Thể
thao), Education – Science (Giáo dục – Khoa học), World (Thế giới), What to
enjoy in Da Nang (Tận hưởng gì ở Đà Nẵng). Bên cạnh đó còn chia theo
phương tiện truyền tải: Photos, Videos, Infographic. Nhìn chung giao diện
của báo được thiết kế khá giống với các tờ báo, tạp chí của nước ngoài và có
thể dễ dàng nhận thấy các chuyên mục đã được phân chia trên thanh công cụ.

Giao diện trang chủ của Báo DaNang Today


Trong các chuyên mục của báo, chuyên mục What to enjoy in Da Nang
còn đặc biệt được chia làm 3 tiểu mục nhỏ là Attractions (Điểm đến), Events
– Festivals (Sự kiện - Lễ hội) và Eat, Drink, Shop (Ăn uống và Mua sắm).
Đây là chuyên mục đặc biệt chỉ có trên Báo DaNang Today nên rất được chú
trọng, hướng trực tiếp đến đối tượng người nước ngoài đến du lịch cũng như
sinh sống ở Đà Nẵng. Trong đó, nội dung giới thiệu về các quán ăn uống và
cửa hàng mua sắm là chiếm chủ yếu nhằm khôi phục lại nền kinh tế, du lịch
sau thời gian “đóng băng” vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Nhằm đáp ứng yêu cầu mới của Đảng bộ và chính quyền thành phố
trong tiến trình hội nhập quốc tế, năm 2011 báo Đà Nẵng đã cho ra mắt phiên
bản điện tử mới được thực hiện toàn bộ bằng tiếng anh có tựa đề là Da Nang
Today. DaNang Today là kênh thông tin đối ngoại chính thống của thành phố,
để bạn bè quốc tế và những người con của Đà Nẵng ở nước ngoài tiếp cận kịp
thời về sự phát triển của thành phố, tìm hiểu cơ hội đầu tư, du lịch…
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và không
ngừng làm mới chính mình, năm 2019, báo đã có tương đối nhiều những thay
đổi trong nội dung cũng như giao diện nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông
tin ngày càng cao của bạn đọc khắp nơi trên thế giới. Chính vì những thay đổi
tích cực này nên Báo Da Nang Today đã ngày càng phát triển và nhận được
sự yêu mến của một lượng lớn đông đảo độc giả. Sau 8 năm đi vào hoạt
động, Báo đã thu về hơn 5 triệu lượt đọc mỗi năm và thành công mang
đến có độc giả nhiều những kiến thức mới bổ ích về thành phố biển Đà
Nẵng qua đó góp phần không nhỏ trong quá trình quảng bá hình ảnh
thành phố đến với bạn bè quốc tế. ? nguồn
Với đội ngũ trẻ tuổi, năng động, được đào tạo cơ bản và nhiệt huyết với
nghề, phóng viên Báo Da Nang Today điện tử luôn chủ động tìm tòi, phát
hiện những thông tin, hình ảnh về các sự kiện nổi trội cũng như những địa
điểm tham quan du lịch mới mẻ để có được những thông tin nhanh chóng,
chính xác nhất đến với bạn đọc. Báo Da Nang Today điện tử đề cập đến mọi
lĩnh vực trong đời sống bao gồm chính trị, xã hội, văn hoá, thể thao, khoa
học,.. đặc biệt Báo Da Nang Today có riêng một chuyên mục mang tên “What
to enjoy in Da Nang” nhằm giúp quảng bá hình ảnh của địa phương một cách
tích cực hơn.
Căn cứ vào nội dung quảng bá nêu trong phần 1.3. Nội dung quảng
bá gồm những nội dung thông điệp gì? DN today qảng bá như thế
nào? để chia các mự cho phù hợp
Quảng bá di sản văn hóa/ ẩm thực/ phong cảnh thiên nhiên/quảng
bá ía trị lịch sử văn hóa....

2.2. Khảo sát truyền thông quảng bá hình ảnh Đà Nẵng trên
trang báo mạng điện tử Da Nang Today:
2.2.1. Cách thức tra cứu trên báo mạng điện tử Da Nang Today:
Trên trang báo mạng điện tử Da Nang Today, người đọc được cho phép lựa
chọn thông tin tìm kiếm thông tin nhưng không có chức năng tìm kiếm theo
mốc thời gian, chính vì lý do này nên khi tra cứu thông tin theo từ khóa ví dụ
như: “Đà Nẵng 2018”, “Da Nang 2018” thì chỉ ra được một vài bài báo liên
quan trong năm đó hoặc thậm chí là hiển thị kết quả không thể tìm kiếm. Nếu
như tác giả chọn từ khóa “Đà Nẵng”, “Da Nang” thì kết quả đưa ra sẽ là tất cả
những bài báo có chứa thông tin về thành phố Đà Nẵng, có khoảng 22.822 kết
quả sẽ được hiển thị. Tuy nhiên với cách làm này, thời gian của từng bài báo
trong kết quả sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất, điều này sẽ
gây khó khăn hơn trong việc tìm kiếm thông tin của tác giả đối với những bài
báo cũ trong quá khứ. Khi sử dụng hình thức tra cứu này, tác giả sẽ phải mất
thêm thời gian để đọc và chắt lọc các thông tin và mốc thời gian của từng bài
viết. Do tính chất của đề tài nghiên cứu khoa học cũng như phạm vi nghiên
cứu của đề tài, tác giả có thể sử dụng hình thức tra cứu truyền thống là tự kéo
về các bài báo cũ, với hình thức làm này, tác giả phải chuyển 30 trang để có
thể tìm được những bài báo trong phạm vi năm tìm kiếm của đề tài. Ngoài ra,
tác giả còn sử dụng thêm công cụ Google để tìm kiếm một cách đầy đủ các
bài viết với từ khóa “Đà Nẵng site:danangToday.com.vn”. Bằng cách sử dụng
hình thức này, tác giả đã tìm kiếm được 1320 kết quả tương thích có thông tin
về Đà Nẵng. Cuối cùng, Da Nang Today sở hữu một chuyên mục riêng về các
địa điểm vui chơi, giải trí cũng như những điểm đến nổi bật, điều này cũng
giúp ích hơn rất nhiều cho tác giả trong quá trình tra cứu thông tin quảng bá
hình ảnh của Đà Nẵng. Cho tới thời điểm nghiên cứu, báo đã có tới xấp xỉ
100 bài báo liên quan đến việc quảng bá văn hóa, sự kiện của Đà Nẵng thuộc
chuyên mục này tình từ năm 2012 - năm chuyên mục được thành lập.

2.2.2. Số lượng tin bài trên báo mạng điện tử Da Nang Today
Từ 2018 đến nay, báo Da Nang Today đã có rất nhiều thay đổi trong
cách thức cũng như hình thức thực hiện, đăng tải các bài báo lên trang web
của mình. Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng tin bài được báo cho triển
khai đẩy mạnh ở mọi mặt nội dung. Theo thống kê, riêng 5 năm trở lại đây
(2018 - 2022), báo Da Nang Today đã có tới 18.533 bài viết được đăng tải
trong những mục tin khác nhau, về những vấn đề khác nhau. Trong số đó, các
tin liên quan đến chính trị chiếm 2223 tổng số bài. Tin về xã hội chiếm số
lượng bài viết cao nhất khi có tới 5067 bài báo được đăng tải. Chuyên mục
kinh doanh gồm các tin bài nói về hợp tác quốc tế, hội nhập hay các khu công
nghiệp, công nghệ đứng thứ hai với số lượng là 4437 bài viết. Cùng với đó,
văn hóa thể thao, khoa học giáo dục cũng như tin thế giới có số lượng bài khá
khiêm tốn lần lượt là 2493, 1593, 2448 tin. Chuyên mục mới “What to enjoy
in Da Nang” vừa được thành lập năm 2018 tuy mới xuất hiện và có tính đặc
thù riêng biệt nhưng cũng đã có đến 272 bài viết về các sự kiện, địa điểm du
lịch cũng như thông tin ẩm thực dành cho du khách khắp nơi có nhu cầu trải
nghiệm.
Trên đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ cái bài đăng thuộc mỗi chuyên mục
trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2022. Trong khoảng thời gian này, báo
Da Nang Today đã đăng tải khoảng 18.533 bài trên tổng cộng 7 chuyên mục
ch ko ính, trong đó có 12.050 bài báo được đăng tải có nội dung liên quan đến
thành phố Đà Nẵng. Có thể nói khoảng thời gian 5 năm này, báo đã cho triển
khai viết rất nhiều những thông tin, nội dung đa dạng khác nhau. Song, chủ
yếu báo vẫn tập trung vào mảng chính trị, xã hội nhiều hơn là những bài báo
quảng bá hình ảnh địa phương đến bạn bè quốc tế. Một điểm sáng của báo là
phần chuyên mục mới được thành lập “What to enjoy in Da Nang” đã mang
đến rất nhiều những thông tin hữu ích và cũng đã góp phần lớp trong việc
mang hình ảnh ẩm thực, văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Tuy nhiên
chuyên mục này vẫn có những hạn chế nhất định khi nó tập trung vào PR
nhiều hơn là quảng bá hình ảnh và số lượng tin bài vẫn còn tương đối ít so với
các chuyên mục khác.

2.3. Nội dung và hình thức truyền thông quảng bá hình ảnh
Đà Nẵng trên báo điện tử Da Nang Today:
1. Quảng bá tiềm năng du lịch Đà Nẵng
Du lịch chính là con đường ngắn nhất để quảng bá hình ảnh của mỗi địa
phương nói riêng và các quốc gia nói chung. Bởi thông quá du lịch, du khách
có thể cảm nhận được những hình ảnh trực quan nhất, sinh động nhất về vẻ
đẹp tự nhiên, con người, văn hóa và lịch sử hình thành,.. của nơi mà họ đến.
Hơn nơi nào hết, Đà Nẵng được kỳ vọng là thành phố đáng ghé thăm bậc nhất
của đất nước bởi lẽ nó ẩn chứa nhiều tiềm năng về thiên nhiên, khí hậu vô
cùng phong phú, đa dạng. Không chỉ được tự nhiên ưu ái, Đà Nẵng còn được
Đảng và Nhà Nước tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng vô cùng nổi bật với rất
nhiều những công trình kiến trúc, khu nghỉ dưỡng sinh thái đẳng cấp.
2. Quảng bá các giá trị của Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, đây được coi là một vị trí trọng
yếu của quốc gia bởi lẽ nó ảnh hưởng rất nhiều đến cả nền kinh tế, xã hội,
quốc phòng an ninh, là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về
đường bộ, đường sắt, đường biển và cả đường hàng không. Chính vì thế thành
phố Đà Nẵng được coi như là địa phương có giá trị kinh tế bậc nhất của Việt
Nam.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng sở hữu cho riêng mình một thiên nhiên với hệ
sinh thái hết sức phong phú, đa dạng. Đến năm 2019, tổng diện tích rừng và
đất quy hoạch phát triển rừng là 66.408,64 ha, chiếm khoảng 51% diện tích
đất tự nhiên của thành phố, trong đó: diện tích đất có rừng là 63.596,67 ha và
diện tích đất chưa có rừng quy hoạch phát triển rừng là 2.811,67 ha. Tỷ lệ độ
che phủ rừng năm 2019 đạt 47,02%, tăng 3,48% so với năm 2013.
Đà Nẵng có các khu bảo tồn thiên nhiên với hệ sinh thái tự nhiên rất đặc
trưng. Theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố giai đoạn đến
năm 2020, Đà Nẵng có 2 khu bảo tồn thiên nhiên và 1 khu bảo vệ cảnh quan,
cụ thể:
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa có diện tích là 26.759,61
ha.
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có diện tích là 2.520,3 ha.
- Khu Bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân có diện tích là 1.801,3 ha.
Theo thống kê từ các dự án, đề tài thực hiện trong thời gian dài (từ
1997 - 2002), Các Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, Sơn Trà có
mức độ ĐDSH rất cao và đã lập được danh mục động vật, thực vật. Vùng
biển ven bờ Đà Nẵng có tính ĐDSH cao, trong đó gồm các bãi đá, các rạn san
hô từ vùng Nam Hải Vân đến Hòn Sụp; có hơn 104,6 ha rạn san hô; 26,2
thảm rong biển,…
Với các yếu tố trên, ĐDSH ở Đà Nẵng có vai trò hết sức quan trọng
trong định hướng phát triển bền vững, đặc biệt đối với các ngành du lịch,
nông - lâm - ngư nghiệp, dược liệu, nghiên cứu khoa học và điều hòa khí hậu
cho thành phố. Với một tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc sắc như vậy,
thành phố Đà Nẵng được công nhận là thành phố có giá trị về địa chất, địa
hình tương đối lớn.
Thành phố Đà Nẵng có 6 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào
Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghệ thuật Tuồng xứ
Quảng; nghề đá Non nước Ngũ Hành Sơn; nghề làm nước mắm Nam Ô; lễ
hội Cầu ngư Đà Nẵng; nghệ thuật hô hát Bài Chòi, lễ hội Quán Thế Âm Ngũ
Hành Sơn. Thành phố đã số hóa, tư liệu hóa 3.300 tư liệu về văn hóa phi vật
thể trên địa bàn để phục vụ công tác tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và quảng
bá, giới thiệu với công chúng và du khách về các loại hình di sản văn hóa Đà
Nẵng. Ngoài ra, Lịch sử vùng đất Đà Nẵng gắn liền với những di tích xuyên
suốt trong kháng chiến chống ngoại xâm như: di tích quốc gia đặc biệt thành
Điện Hải, di tích quốc gia nghĩa trủng Hòa Vang, di tích quốc gia nghĩa trủng
Phước Ninh, di tích quốc gia Khu căn cứ cách mạng K20, di tích cấp thành
phố Khu căn cứ lõm B1 Hồng Phước… Đây là các di tích lịch sử được thành
phố quan tâm bảo tồn, phát huy trong thời gian qua và trở thành giá trị văn
hóa, lịch sử có một không hai của đất nước.
Do có sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ các cấp ban ngành, thành phố Đà
Nẵng cho đến hiện tại đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng vô cùng hiện đại, và
phát triển. Trong vòng năm năm từ 2018 đến năm 2022, Đà Nẵng đã triển
khai xây dựng nhiều hệ thống cầu đường, đường ven biển tân tiến, hiện đại
góp phần thúc đẩy giao thương đến các tỉnh thành xung quanh, tiến hành các
dự án cải tạo các công trình công cộng nên cũng đã thành công nắm giữ một
giá trị cơ sở nhất định.

3. Nội dung chi tiết về truyền thông quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng
trên báo Da Nang Today

3.1. Quảng bá ẩm thực


Trong công tác quảng bá ẩm thực địa phương đến với độc giả khắp nơi trên
thế giới, báo Da Nang Today đã thành công giúp người đọc có thể tiếp cận
được gần nhất với sự đa dạng về thể loại, phong phú về kiểu dáng mẫu mã
của đặc sản vùng miền nơi đây. Không chỉ chứa đựng những thông tin bổ ích,
những kiến thức mới mẻ về địa chỉ, lịch sử ra đời, ý nghĩa của những tinh hoa
văn hoá ẩm thực Đà Nẵng, báo Da Nang Today còn giúp cho người đọc hình
dung được rõ nét hơn về hương vị cũng như cách thưởng thức những món
quà tinh túy của địa phương này. Báo lựa chọn cách viết ngắn gọn nhưng
không kém phần mạch lạc rõ nét đi thẳng vào vấn đề chính như địa chỉ,
hương vị,… làm người đọc cảm thấy thoải mái khi tiếp cận và lấy được thông
tin mình mong muốn một cách dễ dàng nhất. Ngoài ra, đội ngũ biên tập viên
cũng được đào tạo bài bản trong việc lấy và chọn lọc thông tin thế nên những
món ăn được giới thiệu trên báo đa phần đều là những món ngon được giới
thiệu bởi chính người dân địa phương. Điều này không chỉ giúp làm tăng uy
tín của báo mà còn thành công giúp lấy được lòng tin từ chính một bộ phận
độc giả đón đọc. Hình ảnh trong từng bài báo cũng được chăm chút, cân nhắc
và sắp xếp một cách tỉ mỉ, hợp lý để người đọc vừa có thể tiếp cận được
thông tin món ăn vừa thấy bắt mắt bởi chính hình ảnh của chúng.

Một trong những bài báo tiêu biểu của việc quảng bá văn hoá ẩm thực địa
phương là bài báo viết về món ăn phá lấu của Đà Nẵng. Trong bài viết này,
tác giả đã nêu ra rất rõ ràng cách thức để cho ra được một tô phá lấu thơm
ngon của người dân bản địa nơi đây. Từ phần nguyên liệu đến cách sơ chế,
chế biến món ăn đều được miêu tả cụ thể, rõ ràng kèm hình ảnh rất sinh động
và đẹp mắt. Hương vị cùng giá cả của món ăn cũng được tác giả ưu ái miêu tả
vô cùng chân thực giúp người đọc hình dung được phần nào rõ hơn về phá
lấu. Ở phần cuối của bài báo, các địa điểm độc giả có thể đến để thưởng thức
những tô phá lấu thơm ngon chuẩn vị cũng được tác giả thêm vào nhằm giúp
người đọc có thêm nhiều lựa chọn trải nghiệm.
Báo Da Nang Today đang làm rất tốt trong việc xây dựng các tin bài về văn
hoá ẩm thực vùng miền tuy nhiên tần suất để mỗi bài báo này được đăng tải
vẫn còn thấp. Báo vẫn đăng nhiều bài về quảng cáo các nhà hàng hơn là chú
trọng quảng bá hình ảnh ẩm thực của địa phương đến với bạn bè quốc tế.

3.2. Quảng bá sự kiện


Sự kiện là một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần làm nên tên tuổi
của thành phố Đà Nẵng. Không chỉ nổi tiếng là thành phố du lịch với cảnh
quan thiên nhiên đa dạng cùng khí hậu ôn hoà, dễ chịu - nơi hưởng thụ những
tinh hoa của đất trời, Đà Nẵng còn là một trung tâm kinh tế lớn với sự góp
mặt của nhiều những cuộc họp lớn nhỏ thuộc lĩnh vực chính trị kinh tế, những
hội nghị, hội chợ tiêu dùng quy tụ những tên tuổi lớn,… Không chỉ vậy, là
thành phố năng động đi đầu cả nước, Đà Nẵng không ít lần đã tổ chức thành
công những giải thưởng thể thao, những hoạt động thi đấu quốc tế. Bằng cách
tổ chức những sự kiện đa nội dung như thế này, Đà Nẵng đã thành công mang
tên tuổi của mình vươn rộng ra thế giới. Để góp phần cho thành công đó chắc
chắn phải kể đến công lao của báo chí địa phương, cụ thể là báo Da Nang
Today. Trong suốt các chuyên mục của mình, báo Da Nang Today đã triển
khai rất nhiều những tin bài về các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ nhất định
tại địa phương. Các thông tin này được đúc kết và chọn lọc rất kĩ càng khiến
cho người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình cũng như những sự thay
đổi trong cả quá trình diễn ra sự kiện. Thông tin về các sự kiện được báo đưa
nhanh, chính xác tạo được lòng tin tuyệt đối từ phía độc giả. Ngoài ra, các
hình ảnh tác nghiệp tại hiện trường được báo đăng tải cũng rất sắc nét, rõ ràng
giúp tăng tính trang trọng, nghiêm túc của sự kiện và làm cho khán giả khắp
nơi có thể hiểu rõ hơn về tính chất, các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ sự
kiện.

Khi quảng bá các sự kiện nhan dịp các ngày lễ lơn của đất nước cũng như của
thành phố, báo DaNang Today thường đăng tải các bài báo tổng hợp các sư
kiện liên quan. Có thể kể đến một số bài viết “Various cultural activities mark
the city’s liberation” (2018), “Array of exciting events in Da Nang to
celebrate Reunification Day and Labour Day” (2021) “Series of cultural
activities to held in celebration of Da Nang’s liberation” (2022), “Series of
engaging entertainment programmes celebrating April 30 in Da Nang”
(2022), “Many highly meaningful activities to celebrate Uncle Ho’s
birthday”. Với các bài viét có nội dung giới thiệu tổng hợp, người nước ngoài
có thể dễ dàng nắm bắt được các sự kiện đang hoặc sắp diễn ra của thành phố
và cũng được giới thiệu đến những ngày lễ của địa phương nói riêng và cả
nước nói chung.

Với việc tổ chức rất nhiều sự kiện trong năm, báo DaNang Today có tập trung
thông tin về một số sự kiện quốc tế nhằm truyền thông hiệu quả hơn các sự
kiện đó tới người nước ngoài. Sự kiện tiêu biểu có thể kể đến là sự kiện Lễ
hội pháo hoa Quốc Tế Đà Nẵng năm 2018 với 2 bài viết “DIFF’s opening
ceremony thrills with stunning arts performances” và “Boisterous atmosphere
at street carnival”, năm 2019 với bài viết “New amazing features promised at
DIFF 2019”. Sự kiện Lễ hội pháo hoa Quốc Tế Đà Nẵng chính là một hoạt
động quốc tế thường niên của thành phố Đà Nẵng đồng thời chính là dịp để
thành phố thu hút du lịch và vốn đầu tư nước ngoài. Với tính chuyên nghiệp
và sự tham gia của các quốc gia khác, việc quảng bá về sự kiện này là cơ hội
không thể bỏ qua đối với một kênh thông tin đối ngoại như DaNang Today.
Đà Nẵng cũng tích cực tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao trong đó nhấn
mạnh sự tham gia của người nước ngoài. Về thể thao, giải Marathon quốc tế
Đà Nẵng là sự kiện nổi bật không chỉ thu hút sự tham gia của người Việt Nam
mà thu hút cả hàng nghìn người nước ngoài tham gia mỗi năm. Trong bài viết
“Da Nang Marathon promises a feast of exciting events” (2019) cho thấy sự
kì vọng vào sức lan toả của cuộc thi tới 2000 - 2700 người nước ngoài tham
gia chạy. Giai đoạn 2020 - 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên sự
kiện đã không thể diễn ra. Chính vì vậy, sự trở lại của giải chạy vào năm
2022 đã diễn ra rực rỡ trên cả các mặt báo. Giải chạy Marathon Quốc tế năm
2022 của Đà Nẵng đã được quảng bá từ bài viết “DNIM 2022 with ‘Run It,
Beat It’ message” nhằm truyền tải thông điệp của cuộc thi năm 2022. Sau đó
là một loạt các bài viết liên quan “Da Nang running community makes great
contribution to success of DNIM 2022”, “After going virtual for two years,
Da Nang International Marathon back on track to success” và “Da Nang
International Marathon 2022 leaves deep impression” cho thấy sự đầu tư,
chuẩn bị chỉn chu của thành phố cho một sự kiện quốc tế cũng như thể hiện
tầm nhìn trở thành một cuộc thi quốc tế lớn trong khu vực.

3.3. Quảng bá các địa điểm du lịch


Đà Nẵng là một thành phố có nhiều lợi thế về du lịch và du lịch cũng là một
trong những lĩnh vực mũi nhọn của thành phố về phát triển kinh tế - xã hội,
chính vì vậy hoạt động báo chí có ý nghĩa rất lớn đối với việc quảng bá các
địa điểm, sự kiện du lịch của Đà Nẵng. Khi nhắc đến các bài báo có nội dung
quảng bá địa điểm du lịch, có thể chia ra 2 mảng nội dung chính là giới thiệu
cảnh quan và giới thiệu trải nghiệm.
Về cảnh quan, các bài viết thường được đặt tiêu đề rõ ràng và nội dung chủ
yếu tập trung về mặt hình ảnh như “Explore the beauty of Son Tra Tinh Vien”
(2018), “Beautiful and peaceful ancient village in the city’s outskirts” (2018).
Những cảnh quan dù hoang sơ nhất của thành phố cũng được tờ DaNang
Today, bài viết “Exploring pristine beauty of Sung Co Beach” đã giới thiệu
một điạ điểm vui chơi mới là mà rất ít người biết đến của thành phố. Không
chỉ truyền tải hình ảnh cảnh quan, một số bài viết còn giới thiệu tích hợp bằng
văn bản miêu tả các điểm đến rất hấp dẫn, tiêu biểu có thể kể đến bài viết
“Hai Van Pass - ideal cloud hunting spot in Viet Nam”. Trong bài viết có giới
thiệu về trải nghiệm “săn mây “ thu hút hàng nghìn du khách.
Những lợi thế mà tự nhiên “ưu ái” cho thành phố Đà Nẵng tạo cho thành phố
cơ sở thuận lợi cho các trải nghiệm du lịch mà chỉ Đà Nẵng mới có. Bài báo
“Wonderful parasailing experience in the city” mang đến cho độc giả nhiều
hình ảnh chân thực về trải nghiệm dù lượn ở bãi biển Mỹ Khê. Trong bài viết
có giới thiệu về bộ môn dù lượn và đưa ra một số thông tin cho du khách có
nhu cầu muốn trải nghiệm thực tiễn.
4. Hình thức truyền thông quảng bá hình ảnh Đà Nẵng trên báo Da
Nang Today

4.1. Phóng sự, ký sự và phản ánh ko ?

Phóng sự, ký sự là thể loại phù hợp nhất được các nhà báo sử dụng
nhằm truyền tải nội dung quảng bá văn hoá, xã hội và hình ảnh thành phố Đà
Nẵng với con người bình dị, thân thiện đến cộng đồng độc giả khắp nơi trên
thế giới. Ngôn ngữ phóng sự đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong một tác
phẩm phóng sự và có ý nghĩa rất lớn trong việc truyền đạt thông tin đến người
xem. Đối với hình thức này, báo Da Nang Today thường sử dụng nó trong
các chuyên mục liên quan đến chính trị, xã hội để đưa các thông tin về hợp
tác quốc tế cũng như công tác xây dựng thành phố theo chủ trương của Đảng
và Nhà nước nêu ra. Qua đó góp phần tăng cái nhìn thiện cảm của bạn bè
quốc tế về thành phố Đà Nẵng ưa chuộng hoà bình, luôn nỗ lực phát triển để
xứng đáng là điểm đến cho du khách toàn cầu.

4.2. Các tác phẩm ảnh


Vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của hình ảnh đối với báo điện tử là
tạo nên sự thu hút, gây ấn tượng với bạn đọc từ đó thúc đẩy việc tra cứu, tìm
đọc thông tin của họ. Hình ảnh trong báo điện tử góp phần lớn giúp người đọc
có thể hình dung được cụ thể, chi tiết nhất về một vấn đề, địa điểm hay không
gian nhất định. Khác với báo giấy truyền thống, hình ảnh trên mạng điện tử
sắc nét, sinh động và thu hút người xem hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bất kỳ
một trang báo hay một bài báo cụ thể nào cũng không nên bỏ qua yếu tố hình
ảnh, đặc biệt là trong việc quảng bá hình ảnh địa phương đến bạn đọc khắp
nơi trên toàn cầu thời kỳ hội nhập như hiện nay. Các hình ảnh về Đà Nẵng
được báo đăng tải nhiều nhất trong chuyên mục “What to enjoy in Da Nang”
và văn hoá thể thao giúp cho khán giả được tiếp cận gần hơn với hình ảnh
một Đà Nẵng bình yên, đẹp đẽ mà không kém phần thú vị.

4.3. Tin bài

Tin là một thể loại cơ bản nhất cơ bản nhất của báo chí, nó thể hiện tính
thời sự ngắn gọn, hàm súc hơn bất kì một loại hình thức truyền thông nào. Tin
mang tính chất thông báo về các vấn đề, sự kiện quan trọng trong nước và
quốc tế đặc biệt là địa phương Đà Nẵng. Các tin bài về chính trị, xã hội hay
các hoạt động đối nội đối ngoại được báo đăng tải tương đối nhiều trên cổng
tin điện tử. Ngoài ra các sự kiện lớn nhỏ trong địa phương cũng được báo sử
dụng hình thức này để viết và đăng tải rất nhiều.

4.4. Video kết hợp vs ảnh và text

Tỷ lệ sử dụng ảnh kèm text đối với báo Da Nang Today là tương đối
nhiều so với các báo địa phương khác thế nhưng nó vẫn được xuất hiện với
tần suất thưa chứ chưa được ưu tiên sản xuất hàng loạt. Đây là một thế mạnh
của báo mạng điện tử bởi lẽ nó có thể đăng tải những video được xây dựng và
sản xuất hậu kỳ vô cùng công phu góp phần đưa hình ảnh về sự kiện, hiện
tượng, hay những điểm du lịch đáng giá của địa phương đến với người xem
và bạn đọc khắp nơi. Báo có riêng một chuyên mục về video giúp người đọc
có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức các tác phẩm của họ. Video của báo
chủ yếu được xây dựng dựa trên 2 chuyên mục lớn là chính trị, xã hội (các
thông tin về dịch bệnh, các thức phòng chống, tin về các hội nghị, diễn đàn
được tổ chức tại địa phương) và quảng bá danh lam thắng cảnh, các điểm đến
đáng giá của thành phố.

4.5. Chuyên trang, chuyên mục

Báo có sẵn hệ thống chia trang, chuyên mục theo các chủ đề được định
hình trước giúp người đọc dễ dàng tiếp cận được đến với những thông tin cần
thiết với nhu cầu của họ. Trên hết việc chia trang và mục như vậy còn giúp
mở ra một diễn đàn trao đổi, nghiên cứu chuyên sâu đối với các bài viết
quảng bá hình ảnh địa phương.

4.6. Ngôn ngữ

Đặc điểm ngôn ngữ của báo điện tử: ngoài những tính chất của ngôn
ngữ báo chí nói chung như: tính chính xác, thời sự, ngắn gọn, đại chúng... thì
bên cạnh đó báo điện tử còn có những nét đặc trưng riêng biệt. Đó là: ngôn
ngữ đa phương tiện; có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông
tin. Đây cũng chính là một điểm mạnh của Da Nang Today và nó được thể
hiện rõ nhất qua các tin bài về xã hội, văn hóa hay quảng bá hình ảnh của địa
phương này.

4.7. Âm thanh
Việc sử dụng âm thanh trong các video đã giúp nâng báo địa phương
lên một tầm cao mới. Không chỉ có text đi kèm, báo Da Nang Today còn sử
dụng cả thuyết minh tiếng anh và âm nhạc nhằm giúp thu hút sự chú ý của
đông đảo khán giả. Bằng cách sử dụng hình ảnh độc đáo, bắt mắt cùng với
những âm hưởng tươi sáng, báo đã thành công đem đến bạn đọc một Đà Nẵng
rất đẹp và đặc sắc.

Tiểu kết chương 2


Bằng việc mở rộng và thành lập kênh báo chí bằng tiếng anh của Da Nang
Today, tác giả có thể nhận thấy được rất rõ nét ý chí quyết tâm, nỗ lực đẩy
mạnh quảng bá du lịch địa phương đến bạn bè quốc tế của các bộ ban ngành
địa phương nói chung và của báo Đà Nẵng nói riêng. Trong quá trình phát
triển nền tảng thông tin bằng tiếng anh, báo Da Nang Today đã có nhiều thay
đổi đột phá giúp thúc đẩy nhu cầu tìm đọc của độc giả khắp nơi, một trong số
đó chính là sự hình thành của chuyên mục mới “what to enjoy in Da Nang”.
Đây là một chuyên mục hay, ý nghĩa và có tác động rất lớn đến công cuộc
tăng cường độ nhận diện của thành phố, qua đó thúc đẩy tăng trưởng trong
ngành du lịch của địa phương. Chuyên mục này được thành lập ra giúp người
đọc hoàn toàn có thể tự do tra cứu những thông tin du lịch cần thiết như điểm
vui chơi, điểm đến ăn uống,… ngoài ra nó cũng giúp làm đa dạng hoá lựa
chọn sử dụng dịch vụ của người đọc có nhu cầu trải nghiệm. Các thông tin về
chính trị, xã hội, văn hoá và thể thao của địa phương cũng được báo đẩy
mạnh triển khai đưa tin bài một cách đầy đủ và chính xác giúp du khách khắp
nơi có thể dễ dàng hình dung về thành phố Đà Nẵng xinh đẹp - nơi đáng sống
bậc nhật tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó báo vẫn còn tồn đọng những
hạn chế nhất định trong việc sắp xếp, phân phối lượng tin bài cho từng
chuyên mục. Một số bài viết vẫn tập trung vào PR, quảng cáo nhiều hơn là
quảng bá sự đa dạng, đặc sắc trong văn hoá, đời sống của thành phố.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ DANANG TODAY TRONG TƯƠNG LAI

3.1. Đánh giá:3.1. thành công và nguyên nhân thành công


hạn chế và nguyên nhân hạn chế
3.1.1. Ưu điểm:

- Nền tảng số, dễ dàng tiếp cận tới đa dạng nhóm đối tượng:

Hình thức báo điện tử là một lợi thế vô cùng lớn trong việc chạm tới
người xem. Nền tảng Internet với những phương thức quảng cáo, thúc đẩy độ
phủ sóng hướng trực tiếp tới người dùng có hứng thú chính là điểm mạnh mà
chỉ báo điện tử mới có.

- Hình thức rõ ràng, chi tiết, cụ thể

Với thiết kế đơn giản và màu sắc hài hòa, các tin mục của trang được
bố trí hợp lý. Các phần nội dung trong bài viết cũng được chăm chút với số
liệu thống kê cụ thể, ngắn gọn cùng dẫn chứng cơ sở, đối tượng phỏng vấn
tạo sự dễ hiểu, dễ đọc, đáng tin cậy và dễ đi vào tâm trí đọc giả. Cùng với đó,
để thêm phần sinh động cho mỗi bài viết, các hình ảnh, video tại hiện trường
đóng góp lớn trong việc truyền tải cảm nhận chân thực từ các sự kiện, địa
điểm.

- Nội dung thiết thực, chi tiết và đa dạng, bám sát nhiệm vụ quảng
bá hình ảnh thành phố

Mục tin “What to enjoy in Da Nang” đã làm rất tốt vai trò truyền thông
cho hình ảnh địa phương. Những chùm ảnh ghi lại các sự kiện, địa điểm và
ẩm thực địa phương đóng vai trò rất lớn trong việc khắc họa hình ảnh thành
phố, đưa đọc giả tới gần hơn, được trải nghiệm nhiều hơn và kích thích sự tò
mò, khơi dậy ham muốn được khám phá.

Bên cạnh đó, mục “Culture” với những tin bài giới thiệu văn hóa địa
phương đã thành công xây dựng hình ảnh thành phố vừa truyền thống, vừa
hiện đại. Từ bài báo “Promoting beauty of Vietnamese craftwork through
hand-embroidered fashion” (“Phát triển vẻ đẹp của những sản phẩm thêu thủ
công của Việt Nam”) hay “Additional two Da Nang cultural treasures earn
national recognition” (“Thêm hai di sản văn hóa của Đà Nẵng đạt chứng nhận
quốc gia”) đều thể hiện niềm tự hào mạnh mẽ của tác giả đối với mảnh đất
này.

- Tích cực chú trọng quảng bá các hoạt động, trải nghiệm tuyệt vời
tới người đọc:

Trong từng bài báo đều có liệt kê đầy đủ, chi tiết về các sự kiện, điểm
đến du lịch. Đặc biệt, những nội dung này đều lấy từ sự chia sẻ thực về cuộc
sống người dân, những gợi ý này đều được dân bản địa chỉ dẫn nên tạo được
gần gũi, độc đáo và mới lạ chứ không chỉ là những địa điểm du lịch nổi tiếng
đơn thuần.

Bên cạnh đó, việc đưa tin về hàng loạt các sự kiện, hoạt động có quy mô
lớn chọn Đà Nẵng là nơi đăng khai cũng chứng tỏ ĐN được nhiều đơn vị tổ
chức sự kiện không chỉ trong mà còn ngoài nước quan tâm - là 1 địa điểm
xứng đáng để đầu tư.

- Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về các sự kiện, lễ hội của
thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn nổi tiếng trên thế giới
là một điểm đến du lịch tuyệt vời. Nhằm khai thác thế mạnh của mình, Đà
Nẵng không ngừng đăng cai tổ chức các sự kiện văn hoá, nghệ thuật để sức
lan tỏa hình ảnh của thành phố ngày một rộng rãi. Đây cũng là một nguồn tin
thu hút độc giả đối với kì đơn vị truyền thông nào của thành phố nói riêng.
Báo DaNang Today với tư cách là một kênh thông tin đối ngoại chính thống
của thành phố cũng đã làm tốt nhiệm vụ theo sát và cập nhật nhanh chóng,
chính xác các sự kiện từ cấp cơ sở đến cấp thành phố.

Vào mỗi dịp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch hàng năm, Đà Nẵng đều
tích cực tổ chức các các sự kiện lớn nhỏ vì đây là khoảng thời gian vàng cho
ngành du lịch, khởi động tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố. Khi đăng tải các bài báo trong dịp đầu năm này, không khí
lễ tết cũng như hình ảnh rực rỡ của thành phố được đã được báo DaNang
Today truyền tải chủ yếu dưới dạng hình ảnh qua một số bài viết. Năm 2018,
bài viết “Tet atmosphere builds up in the city” đăng tải các hình ảnh trang trí
dịp năm mới của thành phố với màu sắc chủ đạo như đỏ, vàng đậm. Tương
tự, bài viết “Spring colours dazzle Da Nang streets” năm 2022 cũng cập nhật
tình hình chuẩn bị cho không khí những ngày đầu xuân. Cũng nằm trong dịp
đầu năm 2022, hoạt động chào đón những hành khách đầu tiên tới thành phố
thông qua bài viết “Local and tourists enjoy peaceful New Year Holiday in
Da Nang” cũng được nhắc đến. Qua đó giới thiệu một loạt sự kiện chào đón
năm mới nhằm kích cầu du lịch sau thời gian dài các hoạt động tham quan,
vui chơi đóng cửa vì dịch COVID – 19.

Ngoài việc tích cực thông tin trong các dịp đặc biệt như lễ tết, các sự
kiện khác được thành phố tổ chức cũng được báo DaNang Today thông tin
một cách chi tiết tới độc giả từ thời gian, địa điểm cho tới các nền tảng tổ
chức, mục đích của sự kiện. Sự kiện nổi bật của thành phố năm 2018 đó chính
là Lễ hội Pháo hoa quốc tế (DIFF), sự kiện này được quảng bá qua hai bài
viết là “DIFF’s opening ceremony thrills with stunning arts performances” và
“Boisterous atmosphere at street carnival”. Trong bài viết đưa tin về lễ khai
mạc của sự kiện đã giới thiệu được toàn cảnh của sự kiện cùng những hình
ảnh vô cùng đặc sắc. Một sự kiện quốc tế được tổ chức vào mùa hè năm 2018
cũng được giới thiệu là sự kiện do Cocobay Da Nang tổ chức - Lễ hội Âm
nhạc Cocofest. Khi thông tin về sự kiện, báo DaNang Today đã sử dụng tư
liệu tiếng Anh của Thông tấn xã Việt Nam và điểm lại các thông tin quan
trọng là mục đích, thời gian, địa điểm tổ chức của sự kiện, đặc biệt là danh
tính của các nghệ sĩ tham gia sự kiện.

Đối với các bài viết về sự kiện và lễ hội của thành phố, báo DaNang
Today thường sử dụng dung lượng khá ngắn nhằm cô đọng thông tin tới du
khách nước ngoài. Bài viết “Da Nang to ring in Lunar New Year 2021 with
dazzling fireworks displays” chỉ gồm 109 từ nhưng đã bao quát được toàn bộ
lưu ý về buổi bắn pháo hoa chào mừng năm mới Tết Nguyên đán tới du
khách. Điều này giúp các du khách nước ngoài - những người có nhu cầu tiếp
cận với các lễ hội cao tìm kiếm nhanh chóng được các thông tin cần thiết
nhất.

- Tích cực truyền thông văn hoá truyền thống

Văn hoá truyền thống là một nội dung mũi nhọn của báo DaNang
Today, bao gồm tất cả các lĩnh vực ẩm thực, âm nhạc, kiến trúc, lối sống,…

Bằng cách kết hợp hài hoà văn bản và hình ảnh, báo DaNang Today đã
giới thiệu và quảng bá được các món ăn truyền thống của địa phương nói
riêng và cả nước nói chung vô cùng thu hút. Bài viết “Banh canh – one of
best food not to miss in the city” đã giới thiệu thông tin và các bước làm bánh
canh cơ bản, không những vậy còn chỉ ra nét độc đáo của bánh canh Đà Nẵng
so với các địa phương khác. Rất nhiều món ăn được DaNang Today đăng tải
đi kèm hình ảnh bắt mắt khác có thể kể đến phá lấu (bài viết “Mixed Pha Lau
– very addictive street food”), bánh xèo (bài viết “Delicious Dai Loc – style
‘banh xeo’”), nem lụi (bài viết “Nem Lui – a must-try specialty in the city)

Khác với ẩm thực, các loại hình nghệ thuật truyền thống không thể hiện
trực tiếp qua các bài viết trên báo DaNang Today mà được giới thiệu qua các
chương trình nghệ thuật hoặc triển lãm. Báo DaNang Today đã thực hiện
thông tin đầy đủ về các chương trình, triển lãm đồng thời giới thiệu cơ bản
qua về các loại hình nghệ thuật truyền thống được nhắc đến. Như đã phân tích
về dung lượng các bài viết quảng bá sự kiện, lễ hội của thành phố, báo
DaNang Today khi đưa tin về các chương trình trình diễn nghệ thuật hay triển
lãm đều có dung lượng nhỏ, đủ để cho độc giả nắm được các thông tin cần
thiết. Bên cạnh đó, báo DaNang Today bổ sung thêm một vài ý nghĩa của văn
hoá truyền thống trong các bài viết giúp hình ảnh của thành phố vẫn đậm đà
bản sắc.

- Mảng tin tức hỗ trợ đắc lực cho công tác truyền tải thông điệp sẵn
sàng sau đại dịch của cả thành phố

Từ khi xuất hiện dịch COVID – 19, các bài bào liên cập nhật thông tin
về các hoạt động mới, hướng dẫn các quy định liên quan tới người nước
ngoài đang sinh sống và du lịch tại thành phố. Thể hiện sự quan tâm của
chính quyền thành phố tới không chỉ người dân mà cả người nước ngoài và
nền công nghiệp du lịch thành phố.

Từ đó xây dựng niềm tin và thể hiện sự tự tin chuẩn bị, sẵn sàng của
thành phố cho "bình thường mới" hậu covid; tinh thần đổi mới, sẵn sàng cập
nhật xu hướng đổi mới và hợp tác của chính quyền và người dân địa phương.
Cho thấy sự đầu tư chỉn chu, nghiêm túc và đúng hướng của thành phố trong
việc tạo dựng hình ảnh một Đà Nẵng đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời không
ngừng hội nhập văn hoá.

Mặc dù gặp phải những rào cản, khó khăn vì dịch bệnh nhưng các bài
báo vẫn liên tục được đăng tải với những thông điệp tích cực và các sự kiện
hấp dẫn đang chờ đón khách du lịch trong tương lai. Từng bài viết đều thể
hiện niềm tin vào sự hồi phục du lịch và sẵn sàng chào đón không chỉ khách
nội địa mà còn khách quốc tế ngay khi tình hình khả quan hơn.
3.1.2. Hạn chế

Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam là một trong những
công tác, nhiệm vụ quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại, nhất là
trong thời kỳ hội nhập sâu mạnh của nước ta như hiện nay. Đặc biệt trong
thời gian diễn ra Tuần Lễ cấp cao APEC 2017 vào năm 2017, thành phố đã có
được cơ hội để giới thiệu những tiềm năng, lợi thế về du lịch. Ngành du lịch
thành phố đã lồng ghép và quảng bá sự kiện APEC trong các chương trình
quảng bá, xúc tiến của Sở Du lịch ở trong và ngoài nước. Vì vậy đối với Đà
Nẵng, các chính sách thông tin, quảng bá sản phẩm du lịch thành phố Đà
Nẵng hiện nay triển khai chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do chưa có
những chỉ đạo cũng như mục tiêu cụ thể. Do đó, từ những hạn chế nêu ra cần
có những giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển công tác thông tin đối ngoại
trên cơ sở xác định những hành động cụ thể cần thực hiện.
- Thiếu lượt tương tác thực sự từ nước ngoài
Qua khảo sát hơn 300 bài báo, nhóm tác giả nhận thấy rằng việc quảng
bá các hình ảnh, giá trị của thành phố Đà Nẵng đến với bạn bè quốc tế vẫn
còn những bất cập và hiệu quả truyền thông chưa đạt như mong muốn. Báo
Đà Nẵng điện tử tuy rằng đã cho ra đời chuyên trang tiếng Anh nhưng lượng
khán giả tiếp cận vô cùng hạn chế. Theo số liệu thu thập được từ Similarweb,
năm 2019, số lượng người truy cập Bảo Đà Nẵng điện tử đạt trung bình
322.000 lượt mỗi tháng và chủ yếu lượng truy cập chính chỉ ở trong nước ta
chứ không phải từ nguồn nước ngoài. Bên cạnh sự đầu tư về chất lượng chiều
sâu nội dung cho mỗi chương trình, các báo mạng điện tử cũng cần tính đến
tăng cường số lượng và chủ đề các bài viết, phát triển chúng thành dạng
chuyên đề để phục vụ công chúng. Và bên cạnh sự đầu tư về chất lượng chiều
sâu cho bài báo, việc tăng cường số lượng bài viết cũng giúp khắc phục sự
thiếu tương tác cho báo
Bản chất của việc quảng bá là khiến công chúng có ấn tượng và ghi
nhớ về hình ảnh của sự vật, hiện tượng được quảng bá. Nếu tần suất xuất hiện
thấp (chưa bàn đến chất lượng chương trình) thì hiệu quả quảng bá sẽ rất hạn
chế; nội dung góc độ tiếp cận phân tích, bình luận cũng khó có thể bao quát
đầy đủ. Ngoài ra, trang báo điện tử không có chuyên mục “Góc nhìn” cũng
như phần bình luận dưới mỗi bài báo hầu như rất ít thậm chí không có khán
giá nhận xét ý kiến bạn đọc. Ý kiến bạn đọc có tác dụng giúp các tòa soạn báo
có nắm bắt được các ý kiến góp ý, khen, chê, đồng thuận, phản đối… về
những chủ đề thời sự hoặc về những vấn đề mà nhiều người quan tâm, bức
xúc. Tổng hợp các quan điểm của người dân và đặc biệt ở đây là khách du
lịch nước ngoài... Chính vì vậy, tăng cường lượng tương tác với bài viết có
thể giúp độc giả góp phần cùng với chính quyền thành phố xây dựng hình ảnh
“thành phố đáng sống” như các cấp chính quyền đã đề ra từ trước.
- Các hình thức thể hiện chưa được đặc sắc
Trong tổng số hơn 240 được khảo sát từ báo điện tử Đà Nẵng tiếng Anh, mặc
dù những hình ảnh được đăng trên báo khá đặc sắc, đẹp mắt, truyền tải được
thông tin cho độc giả nhưng số lượng cũng như chất lượng của hình ảnh. Bên
cạnh sự đầu tư chú trọng xây dựng nội dung thì yếu tố hình thức các bài viết
cũng cần được quan tâm thích đáng. Đây cũng là thế mạnh lớn nhất của báo
mạng điện tử mà không loại hình báo chí nào có thể làm sánh bằng. Để hấp
dẫn, thu hút nhiều đối tượng công chúng hơn (tất nhiên vẫn phải đảm bảo tính
chuyên sâu), hình thức thể hiện một cách sinh động hơn, dễ hiểu hơn, có sự
tiết chế phù hợp, tránh sự lan man đi sâu quá mức cần thiết. Đặc biệt là mặt
hình ảnh, hình ảnh trên các ấn phẩm báo chí luôn luôn là cánh cửa tiếp nhận
đầu tiên của độc giả khi nhìn và nhấn vào bài báo, đặc biệt là trên báo điện tử.
Yếu tố này hết sức quan trọng khi mà chúng ta cũng như các du khách quốc
tế trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ
Qua nghiên cứu các bài báo, báo Đà Nẵng điện tử đã đảm bảo nội dung
hình ảnh đảm bảo tính thời sự, kịp thời truyền tải đến với độc giả nước ngoài.
Nhưng về đặc điểm chung, một số các ấn phẩm vẫn còn theo khuôn khổ
nhiều mang nặng tính “hành chính” thay vì một hình ảnh thành phố năng
động đáng sống. Trong những bài viết mang tính quảng bá du lịch, giới thiệu
địa điểm thì có những bài nội dung ảnh còn mờ nhạt, góc chụp, bối cảnh
không hợp lý so với nội dung như khi đưa tin về khu phố đi bộ mới mở, báo
chỉ sử dụng một hình ảnh duy nhất lấy bối cảnh đường phố còn ngổn ngang
chưa được thu dọn. Trong tin về lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018, có
ảnh thậm chí được cắt từ sóng truyền hình VTV, chính vì vậy cần phải đặc
biệt nâng cao tính nguyên bản nhằm nâng cao các chất lượng bài viết sau này
thay vì chỉ dùng ảnh làm mục đích minh hoạ cho tin, bài. Ngoài ra, vẫn còn
những bài báo tuy không nhiều nhưng mang tính chất quảng cáo thay vì tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh. Thêm nữa, thiết kế trang báo mạng của báo Đà
Nẵng phiên bản tiếng Anh đang chưa được cập nhật so với các trang báo
mạng hiện đại khác, tổng thể còn bị khô khốc khiến cho người xem chưa thực
sự bị cuốn hút vào bài viết cũng như tạo ấn tượng tốt cho báo để độc giả tin
tưởng và quay lại để đọc hằng ngày. Chính vì vậy, khả năng đa phương tiện
của báo mạng điện tử sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn đa dạng hơn về thành
phố Đà Nẵng. Với rất nhiều những giá trị, ngoài các bài viết, các chùm ảnh
thì các video clip, hình ảnh đẹp, được đầu tư tâm huyết sẽ cho độc giả thấy
những hình ảnh sống động của thành phố, tận hưởng những khoảnh khắc thực
sự chứ không chỉ phải hình dung qua sự miêu tả trên những bài báo.
- Nội dung gốc vẫn còn biên tập từ bản đăng trên báo tiếng Việt
Trong khi các bài viết về thành phố Đà Nẵng điện tử phiên bản tiếng
Việt có cách tiếp cận khác biệt hơn phiên bản tiếng Anh về đặc thù, bản chất
nhưng các nội dung thời gian gần đây chuyển hướng sang biên dịch lại nội
dung từ phiên bản tiếng Việt thay vì dành thời gian viết một phiên bản khác
hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chỉ có số ít bài báo là được soạn thảo hoàn toàn
100% bằng tiếng Anh. Việc này có thể dẫn đến độc giả nước ngoài không
nắm bắt được các nội dung quảng bá vốn chỉ được biên soạn dành cho người
Việt Nam. Chính vì vậy để làm quảng bá được hiệu quả nhất, các bài báo nên
cần chú ý đến đối tượng độc giả gốc khi viết bài
Bên cạnh những định hướng phát triển ban đầu, báo Đà Nẵng cần
hướng đến đầu tư nhân lực cũng như cơ sở vật chất để tăng cường chất lượng
các bài báo. Đặc biệt là trong công tác quảng bá thành phố. Các nội dung
được viết trên báo điện tử cần phải được đảm bảo có chiều sâu, điều mà trong
quá trình phát triển kinh tế, các tòa soạn chạy theo lợi nhuận đã không còn
được đảm bảo. Nếu chỉ dừng lại từ việc quảng bá đơn thuần là giới thiệu địa
điểm thì hiệu quả không cao vì hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội, người
dùng có thể thông tin được các địa điểm và trải nghiệm du lịch của mình cho
những đối tượng khác một cách khá dễ dàng. Để khác biệt với các nền tảng
khác, tính thuyết phục của một bài báo cần được tăng cao, hình ảnh và video
phải độc lạ và có đầu tư, nội dung sâu sắc phải làm cho người đọc phải đặt
thành phố là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn điểm đến du lịch và mong muốn
quay trở lại trong những năm tiếp theo

3.1.3. Thời cơ

Đà Nẵng với vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế cho thành phố trong
việc thu hút khách du lịch, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế đến các vùng
trong nước và nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần phát triển ngành du
lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Đà Nẵng là một trong ba vùng du lịch
trọng điểm của cả nước, là nơi có tiềm năng du lịch phong phú. Một vài
những cơ hội có sẵn của thành phố là vô cùng to lớn có thể kể đến như:
- Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch cả
nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
- Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Đà Nẵng ngày càng tăng
mạnh
- Việc gia nhập vào tổ chức WTO đã đem đến cho Việt Nam nói chung
và Đà Nẵng nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm
năng để thu hút khách du lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu
hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
- Các dự án đầu tư xây dựng sân gôn, tuyến cáp treo Bà Nà được
Guiness công nhân, các khu du lịch cao cấp ven biển là những cơ hội to
lớn của Đà Nẵng trong phát triển du lịch.
- Các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
đáp ứng
- Nhu cầu hội nhập và phát triển của thành phố
- Chính trị ổn định trong thời gian dài

Từ ngày 15/3/2022, khi Chính phủ có chủ trương mở cửa hoàn toàn
hoạt động du lịch trong nước và quốc tế, du lịch thành phố đã trở lại sôi động
và khởi sắc rõ rệt. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, thành phố đã tổ chức
rất nhiều hoạt động, sự kiện và công bố nhiều sản phẩm mới thu hút khách du
lịch. Kết quả lượng khách do cơ sở lưu trú phục vụ trong tháng 3 đạt 109,8
nghìn lượt, tăng 58%; lượng khách do các đơn vị lữ hành phục vụ đạt 3,8
nghìn lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ 2021. Doanh thu dịch vụ lưu trú và
ăn uống tháng 3 đạt hơn 1.000 tỉ đồng. Những con số ấn tượng trên cho thấy,
du khách đã cảm nhận về một Đà Nẵng hấp dẫn với sự chuẩn bị bài bản để
đón khách quay trở lại. Có thể tin du lịch Đà Nẵng đang thực sự phục hồi.
Những con phố đã tấp nập trở lại, hàng quán, đông vui, khu, điểm du lịch
luôn nhộn nhịp khách vào/ra... thổi luồng sinh khí mới cho thành phố du lịch.
Việc quảng bá Đà Nẵng đang có những bước đi rõ nét và đang dần trở
thành một thế mạnh riêng của Đà Nẵng. Bên cạnh đó thành phố Đà Nẵng
cũng đặc biệt chú trọng xây dựng các sản phẩm văn hóa đặc thù, triển khai
các sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường du lịch bền vững, cùng với đó là
sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm của lãnh đạo thành phố; của
các cấp, ngành, địa phương. Đà Nẵng rất quan tâm đến việc xây dựng các sản
phẩm du lịch và làm mới các sản phẩm du lịch hiện có. Đơn cử như việc làm
mới các hoạt động của mùa du lịch biển để tăng trải nghiệm cho du khách hay
tạo thêm điểm vui chơi giải trí về đêm. Mục tiêu Đà Nẵng cần hướng đến là
quảng bá, ưu tiên phát triển du lịch biển là hướng chủ yếu, đồng thời phát
triển du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch công vụ theo hướng
xây dựng sản phẩm văn hóa đặc thù có sức mạnh cạnh tranh cao trong nước
và khu vực.

3.1.4. Thách thức

Có thể nói, chưa bao giờ ngành du lịch Đà Nẵng lại gặp thách thức to
lớn, thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lâu dài như giai đoạn kể từ khi Covid-19
bùng phát đến nay. Qua các làn sóng dịch, hơn 90% doanh nghiệp tạm thời
đóng cửa, nguồn khách nhiều thời điểm gần như bằng 0, thiệt hại về doanh
thu qua các đợt dịch ước tính hơn 50.000 tỷ đồng. Một số thách thức nữa có
thể do quá trình hội nhập tạo nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan, môi
trường biển đang trong tình trạng báo động đỏ, thể hiện sự kém cỏi trong
công tác quản lý quy hoạch và định hướng phát triển của cấp vĩ mô. Và hơn
nữa thành phố nằm ở vị trí đặc biệt nên Miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói
riêng thường gánh chịu nhiều thiên tai làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
chung của toàn ngành.
Các địa phương trong quá trình thực hiện quảng bá cần phải biết mình
đang đứng ở đâu và đối thủ cạnh tranh của mình là ai, họ đang làm gì, họ có
ảnh hưởng gì đến chiến lược của địa phương mình hay không. Trong lĩnh vực
thu hút khách du lịch, Đà Nẵng nổi lên với một thành phố biển yên lành,
thoáng đãng, bãi biển đẹp. Đây cũng là lợi thế của Đà Nẵng trong thu hút
khách du lịch. Các địa phương như Nha Trang, Hạ Long, Phan Thiết, Vũng
Tàu là đối thủ cạnh tranh của Đà Nẵng trong lĩnh vực này. Các sản phẩm qua
quảng bá của thành phố như bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân,
khu du lịch Bà Nà Hills vẫn chưa đủ sức thuyết phục để giữ chân khách. Ẩm
thực cũng chỉ có mì quảng, bò tái Cầu Mống, bánh tráng cuốn thịt heo… rất
nghèo nàn, du khách tuy đã trải qua quá trình tiếp nhận không thấy cái mới để
đến lần thứ hai. Du lịch Đà Nẵng đang sống dựa vào sản phẩm du lịch của các
địa phương lân cận như Quảng Nam (Hội An, Mỹ Sơn), Huế, Quảng Trị
(Vĩnh Mốc), Quảng Bình (Động Phong Nha), còn sản phẩm du lịch tại địa
phương chưa được đầu tư nghiên cứu để phát triển. Ở đây còn chưa có các
hoạt động dịch vụ về đêm như các khu vui chơi giải trí, các khu thương mại
hàng hóa đặc trưng và độc đáo

3.2. Kinh nghiệm của các thành phố, quốc gia khác
3.2.1. Trong nước
- Thành phố Hải Phòng
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch số
147/KH-UBND ngày 20/6/2022 về hợp tác truyền thông với các cơ quan báo
chí tuyên truyền, quảng bá về thành phố Hải Phòng năm 2022. Theo đó, công
tác thông tin, truyền thông được thực hiện theo đúng quan điểm chỉ đạo, phải
có đầu mối rõ ràng cho việc cung cấp thông tin, truyền thông từng lĩnh vực
theo kế hoạch đã phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố.
Về tờ báo chính thức của địa phương, Báo Hải Phòng trong những năm
gần đây tích cực tăng cường loại hình phóng sự truyền hình internet trên giao
diện Hải Phòng điện tử; hướng tới xây dựng chương trình truyền hình trực
tiếp một số sự kiện, hoạt động quan trọng, đặc biệt của thành phố.
Bên cạnh đó, nhận thấy những thế mạnh lớn của ẩm thực Hải Phòng
cùng với kế hoạch phát triển du lịch nội đô, báo chí địa phương và Sở Du lịch
Hải Phòng đã kết hợp xây dựng, phát triển chương trình “Bản đồ Foodtour”.
Tiếp nối sự thành công này, thành phố đã tiếp tục công bố bản đồ “Hải Phòng
lòng vòng check in” giới thiệu những địa điểm chụp ảnh nổi tiếng như Bưu
điện thành phố, Ga Hải Phòng, Bảo tàng Hải Phòng… Không chỉ là giới thiệu
địa danh, bản đồ còn gợi ý về trang phục, cách tạo dáng để du khách phương
xa chuẩn bị hành trang.

Như vậy, với cách tiếp cận khác, bài bản và chuyên nghiệp, ngành du
lịch Hải Phòng đã đưa hình thức du lịch trải nghiệm ẩm thực nói riêng, du
lịch nội đô nói chung trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, khắc
phục tính mùa vụ của du lịch Hải Phòng khi du lịch biển không còn sôi động
như dịp hè.

- Thành phố Đà Lạt


Trong công tác quảng bá hình ảnh thành phố Đà Lạt, ngoài việc chủ
động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hệ thống các khu, điểm du lịch, cơ sở
lưu trú, tour tuyến, sản phẩm du lịch tiêu biểu, lễ hội văn hóa, ẩm thực... bằng
nhiều hình thức khác nhau, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng và phát hành hơn
300.000 ấn phẩm quảng bá du lịch bằng các thứ tiếng: Việt, Anh, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Đức.
Bên cạnh đó, thành phố còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
trong xúc tiến du lịch, tập trung tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá du lịch của
tỉnh trên các các báo điện tử, trang thông tin bằng hai thứ tiếng Việt - Anh, để
phục vụ người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại địa phương và du
khách.
Báo chí địa phương cũng tích cực tham gia hỗ trợ doanh nghiệp
quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, kết nối tour tuyến, mở rộng thị trường
thông qua các kênh quảng bá, truyền thông của tỉnh Lâm Đồng. Các hoạt
động đều hướng tới kết hợp xúc tiến quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư,
thương mại, giao lưu văn hóa và các lĩnh vực khác.

3.2.2. Quốc tế

- Dubai
Thành phố Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất từng là
một ngôi làng đánh cá và lặn ngọc trai đã ngủ yên trong những năm qua vẫn
tồn tại nhờ tiền thưởng của biển. Thông qua sự lãnh đạo có tầm nhìn xa, nó đã
sử dụng vị trí chiến lược của mình để phát triển thành một trung tâm thương
mại và chỉ trong một đêm đã biến thành một ngọn hải đăng kinh tế cho khu
vực Trung Đông. Dubai có một số lợi thế độc đáo. Trước hết, khả năng lãnh
đạo của họ rất mạnh mẽ và có tầm nhìn tuyệt vời. Họ đã không ngừng tận
dụng lợi thế của vị trí chiến lược và chủ động trước sự thay đổi toàn cầu. Về
mặt lịch sử và địa lý, Dubai là một điểm trung chuyển, nhưng mục tiêu chính
là làm cho nó nhiều hơn thế nữa. Để khiến thế giới quên đi hình ảnh về những
sa mạc cằn cỗi, Dubai đã thay đổi khuyến khích thương mại, kinh doanh, mua
sắm, lối sống và đặc biệt du lịch.

Bằng những chiến lược quảng bá của mình trên báo chí địa phương
cũng như quốc tế, Dubai đã tạo dựng thương hiệu của mình đối với các khách
du lịch cá nhân bằng việc tập trung vào các lĩnh vực như: phong cách sống,
hội nghị kinh doanh, thể thao (sân gôn, đua ngựa và quần vợt), giải trí và mua
sắm. Các hạ tầng về thể thao bao gồm cricket, bóng đá, đua xe công thức một
khiến nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng cho Thế vận hội trong tương lai.
Thông điệp về “Gia đình” cũng được chú ý đăng tải trên khắp các mặt báo
với công viên giải trí Universal Dubai tuy nhiên đây là những lựa chọn đắt
tiền. Việc sử dụng Emirates Airlines là Đại sứ Thương hiệu cho Dubai trên
các mặt báo và phương tiện truyền thông giống như cách mà Singapore
Airlines đối với Singapore đã làm hay series phim Lord of the Rings đối với
New Zealand. Đây là hãng hàng không trẻ nhất và phát triển nhanh nhất thế
giới, đồng thời là thương hiệu mạnh nhất ở UAE và mạnh thứ hai ở Trung
Đông. Trong chiến dịch FIFA World Cup 2006, khẩu hiệu của họ là “Tất cả
chúng ta đều nói cùng một ngôn ngữ”, điều này đã giúp loại bỏ hiệu ứng
COO (hiệu ứng quốc gia) tiêu cực, điều này đã làm thay đổi nền du lịch
Dubai. Chiến dịch hiện tại của họ “Tiếp tục khám phá” khuyến khích mọi
người khám phá các tiểu vương quốc trong quốc gia. Dubai đã sử dụng các
triển lãm quốc tế và trạng thái “trung tâm trung chuyển” của mình để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đi lại. Thành phố đã xuất hiện trên trang bìa của tạp
chí National Geographic số tháng 1 năm 2007, được sử dụng làm bối cảnh
phim “Syriana”. Dubai cũng được giới thiệu trong các bộ phim tài liệu đặc
biệt về các dự án xây dựng lớn của họ. Một nhược điểm của Dubai đó là mặc
dù Dubai được gắn với rất nhiều hình ảnh, nhưng không phải hình ảnh nào
cũng bao hàm toàn bộ hình ảnh của Dubai. Không có một logo hay biểu
tượng nào đại diện cho Dubai. Singapore có Merlion, Singapore Airlines.
New York có biểu tượng “I Love NY”, tượng Nữ thần Tự do và chiến dịch
“Thành phố không bao giờ ngủ”, Ai Cập gắn liền với các kim tự tháp nhưng
Dubai vẫn chưa quyết định cái gì sẽ là sự khác biệt của thành phố thay vì sự
sang trọng, giàu có. Hầu hết khách du lịch đến Dubai mặc định sẽ mua một
con lạc đà làm quà lưu niệm, điều này không sao cả nếu đó là một phần của
chiến lược xây dựng thương hiệu, nhưng nhiều khả năng đó là cách giải thích
của một người bình thường về điểm đến chỉ có sa mạc và cát.

- Trung Quốc
Trong những ngày đầu mở cửa với thế giới bên ngoài, chỉ một số thành
phố được chọn của Trung Quốc là có thể tiếp cận được với khách du lịch
nước ngoài và cần phải có giấy phép đặc biệt để đi đến một số khu vực ở
Trung Quốc. Vào cuối năm 1978, chỉ có 107 thành phố hoặc khu vực mở cửa
cho du khách nước ngoài và các điểm thu hút chính được cung cấp là các nhà
máy kiểu mẫu, trường học, khu dân cư. Một câu nói của du khách đến Trung
Quốc bấy giờ là họ "không thấy gì ngoài những ngôi đền vào ban ngày, và
không làm gì khác ngoài việc ngủ vào ban đêm." Tình hình đó đã thay đổi
đáng kể trong những năm 1990. Ngày nay, hầu hết tất cả các thành phố ở
Trung Quốc hiện đều mở cửa cho du khách nước ngoài và không cần thêm
bất kỳ ai để đi du lịch trong hầu hết đất nước. Đối với khách du lịch sắp đến,
rất nhiều tour du lịch quan tâm đặc biệt trên toàn quốc đáp ứng mọi yêu cầu
và các công ty du lịch hiện đang cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp các
tour du lịch sáng tạo hơn để thu hút khách du lịch đến. Trong số nhiều ngày,
các tour du lịch được yêu thích bao gồm Con đường Tơ lụa ở phía Tây Bắc,
Nóc nhà Thế giới ở Tây Tạng, du ngoạn Tam Hiệp dọc theo sông Dương Tử,
các thủ đô cổ đại, thăm dân tộc thiểu số Tây Nam. Trong mười lăm năm qua,
khoảng 27 địa điểm ở Trung Quốc đã được liệt kê là Di sản Văn hóa và Tự
nhiên Thế giới.

Du lịch và lữ hành từ đó đã trở thành một ngành chiến lược trong quá
trình phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Trong ba
thập kỷ nghiên cứu phát triển nó đã mang lại cả những kinh nghiệm tích cực
và những bài học khó. Nước này vẫn đang tìm kiếm những cách thức tốt hơn
để phát triển một ngành du lịch mạnh mẽ có thể cạnh tranh thành công trên
thị trường khu vực và toàn cầu. Trung Quốc phải đối mặt với nhiều cơ hội và
thách thức trong việc phát triển du lịch trong thời đại hậu COVID-19 mới.
Các phương tiện truyền thông nói chung cũng như báo chí địa phương cũng
phải tìm cách để vực dậy đặc biệt trong trường hợp Trung Quốc từ bỏ Zero
Covid và mở cửa cho khách du lịch quốc tế quay trở lại. Nhưng quay lại
2008, qua thành công trong việc quảng bá Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh đến
với độc giả quốc tế của báo Tân Hoa Xã cùng hàng loạt báo địa phương tại
Bắc Kinh, thì các toà soạn trong nước có thể học hỏi không ít kinh nghiệm.
Có thể thừa nhận rằng các sự kiện đặc biệt, đặc biệt là các sự kiện lớn như
Thế vận hội, phải khơi dậy niềm tự hào dân tộc hoặc quốc gia. Trung Quốc và
chính phủ của họ cần một sự kiện lớn như Thế vận hội Olympic để tạo ra hình
ảnh tốt đẹp của quốc gia, thành phố và cộng đồng dân cư. Dưới bầu không
khí ăn mừng và hân hoan của một sự kiện như vậy, khách du lịch sẽ quên đi
những sự tiêu cực của nơi họ đang đến và hoà mình cùng với cộng đồng.
Theo một cuộc khảo sát 16 thị trường do Nielsen thực hiện sau lễ khai mạc và
bế mạc Thế vận hội, người tiêu dùng trên khắp thế giới bấy giờ ngày càng
quan tâm đến việc đi du lịch đến Trung Quốc đại lục. 45% những người được
khảo sát sau Lễ khai mạc cho biết họ có ý định đi du lịch đến Trung Quốc đại
lục vào một thời điểm nào đó. Sau Lễ bế mạc, tỷ lệ đó đã tăng lên 51%. Đối
với 80% số người được hỏi, những người chưa bao giờ đến thăm Trung Quốc
đại lục thì họ đều có dự định đi du lịch Trung Quốc nếu điều kiện cho phép.

3.3. Đề xuất khuyến nghị

- Tối ưu hóa nền tảng số:

Để chuyển tải nội dung về thành phố đáng sống đến công chúng một
cách hiệu quả, bên cạnh nội dung phong phú, đa dạng thì hình thức thể hiện
cũng cần phải được chú trọng. Thay vào những tin bài dày đặc chữ là những
hình ảnh đẹp, giàu giá trị thông tin, là những biểu bảng, bản đồ có tác dụng
“hơn cả ngàn từ”. Tính đa phương tiện với hình ảnh, video clip, tính tương tác
của báo chí cần được triệt để thể hiện ở đây.Với sự phát triển và mở rộng
không ngừng của Internet, các trang báo mạng điện tử như DaNang Today
cần phải nắm bắt và tận dụng. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả
nhất là liên kết với các trang truyền thông xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo,
Twitter… Không chỉ là một kênh đưa tin hữu hiệu, các mạng xã hội còn tạo
điều kiện cho người đọc tương tác với các nội dung một cách công khai và dễ
dàng hơn, từ đó là cơ sở để các nhà báo thay đổi, phát triển tờ báo. Với đặc
điểm thuận lợi trong bày tỏ ý kiến cá nhân, phần bình luận cũng sẽ là nơi tiềm
năng để du khách và người dân chia sẻ về trải nghiệm, quảng bá hình ảnh địa
phương một cách chân thực và chính xác nhất.

Bên cạnh đó, lợi thế của hình thức báo mạng điện tử cần được tận dụng
tối đa bằng sự liên kết với các đơn vị quảng cáo. Cần phải triệt để khai thác
các phương thức như Google Ads, Zalo Ads, Meta for Business (nền tảng
quản lý trang trên Facebook, Instagram, Messenger), … để tích cực quảng bá
các hình ảnh, video và bài viết về vẻ đẹp địa phương, phát huy giá trị của
thành phố, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho du khách.

- Sẵn sàng đổi mới


Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, báo chí ngày càng hiện đại,
hoàn thiện và mang tính thẩm mỹ cao hơn về chất lượng và cách phục vụ.
Chính vì vậy, cùng với các nhiệm vụ và giải pháp như luận văn đã nêu ở trên,
cần tiếp tục đổi mới, kiện toàn, hoàn thiện bộ máy tổ chức của cơ quan báo
chí nói chung, cơ quan báo chí Đà Nẵng nói riêng ngày càng chuyên nghiệp,
hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trong đó, cần tăng cường công
tác rà soát, bổ sung và định kỳ tổ chức đánh giá công tác cán bộ. Tiến hành
luân chuyển cán bộ sao cho hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ
và khả năng của từng người, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên
truyền

Qua nghiên cứu cho thấy, các bài viết hầu hết mới chỉ mang tính truyền
tải một chiều, giải pháp cho sự khô khan này là các bài phỏng vấn, chia sẻ từ
chính người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại địa phương. Những
chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm của du khách và người dân thông qua bài viết
hoặc video, hình ảnh sẽ là nguồn tin chân thực và truyền cảm hứng nhất cho
người đọc. Cùng với đó, những dự án trải nghiệm cùng DaNang Today với
các hướng dẫn cụ thể với bản đồ đặc sản/khu vui chơi như thành phố Hải
Phòng đã triển khai và thành công vang dội cũng là một gợi ý lý tưởng. Để
đạt được những sự đổi mới này, cần có những buổi tập huấn, phổ biến và
khích lệ đội ngũ nhà báo sẵn sàng đón nhận những xu hướng sáng tạo nội
dung mới để có thêm sự lôi cuốn và hấp dẫn cho từng bài báo. Cùng với đó,
việc tuyển dụng những nhân sự trẻ chất lượng sẽ hứa hẹn mang lại luồng gió
mới, mở ra thêm định hướng tới các nhóm đối tượng khác cho tờ báo.

- Hợp tác cùng các tờ báo nước ngoài

Không chỉ nâng cao độ phổ biến của tờ báo trên các nền tảng số, sự
xuất hiện trực tiếp cũng góp phần quan trọng trong việc quảng bá du lịch.
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch Đà Nẵng trên các phương tiện
thông tin đại chúng; giới thiệu các ấn phẩm, tài liệu, trao đổi thông tin; hợp
tác tham gia một số hội chợ và chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở
nước ngoài; phối hợp với Tổng cục Du lịch, các cơ quan ngoại giao của nước
ngoài tại Việt Nam để hướng đến những thị trường du lịch trọng điểm và tại
các sự kiện liên quan; hợp tác tổ chức chương trình gặp gỡ báo chí quốc tế
thường niên. Gây dựng hình ảnh tốt trong mắt bạn bè quốc tế nhất là trong bối
cảnh ngành du lịch toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 là một
thông điệp có ý nghĩa về một điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn và có giá trị
đối với bạn bè quốc tế.

- Liên kết chặt chẽ với các cơ quan quản lý địa phương, đảm bảo
tính chính xác, minh bạch – củng cố niềm tin

Văn hóa và báo chí là hai lĩnh vực song hành vì sự phát triển của xã
hội. Người làm văn hóa và người làm báo chí đều phải là chiến sĩ trên mặt
trận tư tưởng. Trách nhiệm của báo chí trong việc quảng bá các di sản luôn
cần thể hiện qua vai trò tiên phong, tích cực và hiệu quả trong công tác truyền
thông hình ảnh. Vì vậy phải có sự bàn bạc, liên kết chặt chẽ giữa các ban
ngành địa phương và báo chí để đưa ra những hướng giải quyết hợp lý nhất
cho mọi vấn đề, tránh để ảnh hưởng tới hình ảnh thành phố. thúc đẩy sự đa
dạng văn hóa, gắn kết du lịch và phục hồi kinh tế - xã hội.
- Thành lập cơ quan xử lý khủng hoảng:
Huấn luyện các nhà báo cách ứng phó chuyên nghiệp với các sự cố,
sự việc đáng tiếc. Cần tránh việc đưa tin vội vã khi chưa xác thực và cũng
không nên né tránh khi đứng trước vấn đề tiêu cực. Cần cung cấp thông tin
cần thiết và chính xác khi có khủng hoảng hay sự cố xảy ra, không nên vội
vã đưa tin cho báo chí khi chưa xác định rõ nguyên nhân. Động viên công
chúng nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, không nên né tránh
báo chí khi có các vấn đề tiêu cực xảy ra. Đồng thời cũng cần có những biện
pháp để giải quyết sau khi khủng hoảng xảy ra.
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
chung của nền kinh tế thành phố Đà Nẵng. Du lịch được xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng và mục tiêu phát triển của thành
phố Đà Nẵng trong tương lai là trở thành trung tâm du lịch của khu vực miền
Trung – Tây Nguyên. Việc quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng trong thời
kỳ hội nhập du lịch quốc tế sôi động như hiện nay không chỉ thúc đẩy nền
kinh tế thành phố phát triển mà còn góp phần nâng cao vị thế thành phố trên
trường quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và sự nâng lên
về thế và lực của đất nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam nói chung cũng là một trong những nội dung quan
trọng của chính sách đối ngoại, trở thành một nhu cầu tất yếu hiện nay. Qua
việc thực hiện đề tài "Quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng tới du khách
nước ngoài trên báo chí địa phương", đề tài nghiên cứu đã giải quyết được
những vấn đề sau:
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chủ yếu về
truyền thông, quảng bá hình ảnh, báo mạng điện tử, thành phố Đà Nẵng và
người nước ngoài. Nhóm cũng chỉ ra các yếu tố quyết định tới hình ảnh của
thành phố này, bao gồm: du lịch, con người và quản lý.
Trong chương hai, nhóm tác giả đã chỉ ra được ý chí quyết tâm, nỗ lực
đẩy mạnh quảng bá du lịch địa phương đến bạn bè quốc tế của các bộ ban
ngành địa phương nói chung và của báo Đà Nẵng nói riêng. Trong quá trình
phát triển nền tảng thông tin bằng tiếng anh, báo Da Nang Today đã có nhiều
thay đổi đột phá giúp thúc đẩy nhu cầu tìm đọc của độc giả khắp nơi. Thông
qua đó, nghiên cứu đã chỉ ra những thành công và hạn chế của ảnh báo chí
trên bốn ấn phẩm được khảo sát nói riêng và ảnh báo chí nói chung trong việc
quảng bá hình ảnh đất nước, con người
Cuối cùng từ kết quả khảo sát đó đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ
thể nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng qua báo
chí địa phương hiện nay bao gồm: Tối ưu hóa nền tảng số, Sẵn sàng đổi mới,
Hợp tác cùng các tờ báo nước ngoài, Liên kết chặt chẽ với các cơ quan quản
lý địa phương, đảm bảo tính chính xác, minh bạch – củng cố niềm tin, Thành
lập cơ quan xử lý khủng hoảng. Đồng thời luận văn đưa ra một số khuyến
nghị trong việc xây dựng yêu cầu đối với việc sáng tạo các tác phẩm báo chí
quảng bá, với lãnh đạo các cơ quan báo chí, với đội ngũ phóng viên và biên
tập viên, với các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông nhằm góp một số ý kiến
trong việc nâng cao hiệu quả quảng bảo hình ảnh đất nước, con người Đà
Nẵng qua báo chí địa phương

Đề tài là kết quả làm việc nghiêm túc của tác giả. Đề tài đã thể hiện
thành phố Đà Nẵng là nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch.
Vì thế để phát triển hợp lý nguồn tài nguyên vô giá này cần có một chiến lược
quảng bá địa phương đúng đắn để thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng bằng
cách tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và có sức hút từ mọi mặt. Để thực
hiện tốt chiến lược này cần có một sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính
quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân để nơi đây trở thành một
điểm đến có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, đồng thời còn để
Đà Nẵng trở thành một thành phố có đẳng cấp quốc tế trong tương lai. Tuy
nhiên, với khả năng có hạn cùng với việc giới hạn về thời gian và nội dung
khảo sát chưa nhiều, những vấn đề đặt ra trong luận văn chắc chắn có nhiều
sơ sót, mới chỉ giải quyết được một số khía cạnh của đề tài này. Những gì ở
luận văn này thể hiện chỉ là những cố gắng bước đầu qua đó nhóm tác giả rất
mong muốn có được sự góp ý chân thành của các thầy cô, bạn bè, nhà nghiên
cứu và những ai quan tâm đến đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
(Sách, Luận án, Báo cáo)
1. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2018), Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thông
- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà
Nội.
2. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Đinh Thúy Hằng (chủ biên) (2008), PR lý luận và ứng dụng, Nxb Lao
động xã hội.
4. Philip Kotler (2006), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê.
5. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề
cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội
6. Tổng cục Thống kê (2008), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý IV
và năm 2008
7.
(Nghiên cứu khoa học)
- TS. Nguyễn Thị Thương Huyền (2017), Đề tài khoa học Xây dựng hình
ảnh và thương hiệu quốc tế
- ThS. Nguyễn Thị Thu Giang (2013), Đề tài khoa học Truyền thông
quảng bá hình ảnh vịnh Hạ Long qua báo mạng điện tử năm 2013
- Triệu Thuý Hà, Luận văn thạc sĩ Báo điện tử với việc quảng bá các di
sản văn hoá vật thể được UNESCO công nhận
- Hoàng Thị Hiền, Luận văn thạc sĩ Báo chí Bắc Ninh với công tác bảo
tồn và phát huy dân ca quan họ

(Báo)
- Thùy Linh (2021), Báo Hải Phòng từng bước xây dựng tổ hợp báo chí
‘’Cách mạng - Chuyên nghiệp - Hiện đại’’, Báo HàNộimới
- Quốc Cường - Nguyễn Hiền (2022), Hải Phòng tìm lại vị thế trung tâm
du lịch, Tạp chí Kinh tế Việt Nam
- Tuấn Hưng (2022), Hợp tác truyền thông với các cơ quan báo chí tuyên
truyền, quảng bá về thành phố Hải Phòng năm 2022, Trang Thông tin
phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hải Phòng
- Hoa Mai (2022), Tăng cường hợp tác, quảng bá du lịch xứ Thanh tại
Hàn Quốc, Báo VietnamPlus
- Nguyên Châu (2011), Báo Đà Nẵng điện tử ra mắt phiên bản tiếng
Anh, Báo Điện tử Chính phủ
- Đà Nam (2008), Khai trương Báo Đà Nẵng điện tử, Báo Đà Nẵng điện
tử

Ngôn ngữ khác


(Sách)

(Nghiên cứu khoa học)


- Zhou, Yong & Ap, John & Bauer, Thomas. (2012). Government
motivations for hosting the Beijing 2008 Olympic Games. Journal of
Tourism and Cultural Change.
- Sands, L.M.. (2008). The 2008 Olympics' impact on China. China
Business Review.
- Zaidan, Esmat. (2015). Developing strategies and overcoming barriers
for the 'Dubai Tourism Vision 2020'
- Alhosani, Naeema & Zaidan, Esmat. (2014). Shopping tourism and
destination development: Dubai as a case study. Arab World
Geographer.
- Anthonisz, Angela & Mason, Gary. (2019). Reinventing tourism: The
Dubai phenomenon. Worldwide Hospitality and Tourism Themes.
(Báo)
Website

- https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0_N%E1%BA%B5ng#T
%C3%AAn_g%E1%BB%8Di
- https://en.wikipedia.org/wiki/2008_Summer_Olympics_marketing
- https://web.archive.org/web/20131102102154/http://
www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/
chien_luoc_phat_trien/dinh_huong/nghi_quyet_33
- https://tienphong.vn/thanh-pho-dang-song-post564781.tpo
- https://thanhnien.vn/da-nang-vao-top-10-noi-dang-song-tren-the-gioi-
post732841.html
- https://thanhnien.vn/de-du-lich-da-nang-xung-danh-mui-nhon-
post1013048.html
- https://www.danang.gov.vn/web/guest/gioi-thieu/chi-tiet?
id=38650&_c=39
- https://danang.gov.vn/gioi-thieu/chi-tiet?id=38651&_c=39
- http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1032077/da-nang-uu-tien-
dau-tu-cho-cong-nghiep-cong-nghe-cao
- https://thanhnien.vn/sot-ruot-voi-nong-nghiep-cong-nghe-cao-o-da-
nang-post970396.html
- https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/1009422/bao-hai-phong-tung-
buoc-xay-dung-to-hop-bao-chi-%E2%80%98%E2%80%99cach-mang---
chuyen-nghiep---hien-dai%E2%80%99%E2%80%99

You might also like