You are on page 1of 6

Dự án Đại Sứ Văn Hoá Asean

1.Tên dự án : Media MarketReach for ASEAN- Workshop giao lưu văn hoá và quảng bá sản
phẩm ASEAN thông qua các phương tiện truyền thông.

2. Mục đích chọn dự án : vì hiểu được rằng ngày nay giới trẻ đang thiếu kiến thức cũng như
là hiểu biết về văn hoá của nước Đông Nam Á, vì thế dự án này được ra đời nhằm tạo sân
chơi và cũng là nơi học hỏi giao lưu văn hoá của các nước. Đồng thời, cũng truyền bá được
hình ảnh văn hoá của Việt Nam chúng ta đến bạn bè quốc tế.

3. Đối tượng được hướng tới: các bạn trẻ ngày nay

4. Mục tiêu của dự án:

+ Quảng bá được văn hoá của các nước Đông Nam Á thông qua 2 kênh truyền thông chính là
Facebook và TikTok.

+ Số tiền bán được từ những sản phẩm sẽ tổ chức workshop cho các bạn sinh viên tham gia

+ Phổ cập những kiến thức và những câu chuyện đặc sắc về văn hoá mà chính người bản địa ở
đất nước đó được BTC mời đến để chia sẽ => Là cơ hội để giới thiệu những điểm đặc sắc văn
hoá của nước ta cho họ biết thêm nhiều. Các thế hệ trẻ VN có thể tiếp thu thêm nhiều nền VH
các nước khác trong ASEAN.

+ Thông qua buổi workshop đó cũng có thể gây được sự hứng thú của các bạn sinh viên về
văn hoá của các nước ASEAN và mua những sản phẩm của dự án để làm quà lưu niệm, kỉ
niệm.

5. Phương Tiện Truyền Thông

 Mô hình truyền thông: Facebook và TikTok


 Ý tưởng truyềng thông : Facebook là nơi sẽ thông báo sự kiện cậo nhật tình hình của
các nước ĐNA cũng như sự kiện của dự án , còn Tik Tok sẽ là nơi thu hút sự quan tâm
của các bạn trẻ nhất vì thời lượng video ngắn, dễ truyền đạt thông tin với chủ đề “
Điều thú vị có thể bạn chưa biết về văn hoá của…), tiếp thị những sản phẩm. Tính tới
hiện nay đây sẽ là 2 kênh truyền thông đang đẩy mạnh về quảng cáo => nguồn chính
để kiếm lợi nhuận cho dự án ( tìm ra một bài báo cáo để chứng minh)

6. Phân tích SWOT ( Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)

 STRENGTHS:
1. Phương tiện truyền thông đa dạng: Các phương tiện truyền thông như Facebook, Page,
Tiktok video trực tuyến cung cấp cơ hội tiếp cận rộng rãi và tạo tương tác với khác hàng, có
thể sử dụng để quảng bá dự án một cách hiệu quả. Những người trẻ có sức ảnh hưởng ( vd
thành viên trong nhóm có lượt fl, ảnh hưởng trên các nền tảng đó  hiệu quả nhanh chóng).

2. Sản phẩm độc đáo của ASEAN: Được lấy cảm hứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Những vật phẩm lưu niệm đem lại giá trị văn hóa, có thể tạo điểm khác biệt và hấp dẫn cho
khách hàng và dự án.

3. Sự ủng hộ các nước thành viên ASEAN: Cung cấp tài trợ, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng
hỗ trợ cho dự án. . Được nhà trường, gia đình, bạn bè, người thân quen ủng hộ.

4. Thành viên: Đa dạng về nguồn gốc địa lý, môi trường sống và học vấn góp phần mang đến
sự đa dạng về văn hóa và các đóng góp đa dạng.

5. Tài sản: Các vật phẩm kỷ niệm, sản phẩm có khả năng tồn tại và giữ vững giá trị qua thời
gian dài.

6. Khách hàng tiềm năng dễ tiếp cập: Thế hệ trẻ là đối tượng có năng lượng và sẵn sàng
nhanh chóng đáp ứng với những chiến dịch bổ ích.

 WEAKNESSES

1. Nguồn đầu tư: Hiện chưa thể đẩm bảo sự ổn định và sự hợp tác kéo dài từ các nhà đầu tư.
Nguồn vốn vãn còn hạn chế, và nguồn cung cấp sản phẩm bán vẫn chưa rõ ràng.

2. Chi phí và tài chính: Triển khai một dự án đòi hỏi nguồn tài chính ban đầu đáng kể bao
gồm tổ chức, truyền thông, và chiến dịch quảng cáo.

3. Thời gian và tổ chức: Việc tổ chức workshop và chiến dịch truyền thông đòi hỏi quản lý
thời gian và tài nguyên tốt để đảm báo tính hợp lý và hiệu quả.

2. Thiếu kinh nghiệm tổ chức: Lần đầu tiên tổ chức dự án workshop, thiếu kinh nghiệm có thể
ảnh hưởng đến việc triển khai và quản lý, tố chức tốt.

3. Sự khác biệt và đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ: Không thể thống nhất thông điệp và trải
nghiệm có thể tạo thách thức trong việc hiểu và giao tiếp cho tất cả các đối tượng khách hàng.

4. Kỹ năng bán hàng cần cải thiện: Không có đủ kỹ năng bán hàng, việc tiếp thị, quảng bá có
thể không đạt được hiệu suất bán hàng mong đợi.

 Opportunities
1. Quảng bá hình ảnh ASEAN: Dự án góp phần giúp nâng cao hình ảnh và thương hiệu của
ASEAN trên tầm quốc tế.

2. Tăng cường hợp tác kinh tế: Qua việc quảng bá sản phẩm, văn hóa dự án có thể đóng góp
vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ASEAN.

3. Tạo mối quan hệ giữa các quốc gia ASEAN: Giao lưu văn hóa có thể tạo ra môi trường để
các quốc gia trong khu vực tăng cường giao tiếp và hợp tác

4. Sử dụng công nghệ: Phương tiện truyền thông và công nghệ số hóa có thể giúp lan truyền
thông điệp đến nhiều người nhanh chóng và hiệu quả, giúp tăng cường tương tác và kết nối
rộng với khách hàng.

5. Tính mới: Dựa trên nghiên cứu thông tin từ các nguồn trực tuyển và phương tiện truyền
thông, dự án này có thể xem là chưa xuất hiện trên thị trường  Đảm bảo tính độc đáo, sáng
tạo, khơi gợi sự tò mò, lòng ham muốn tìm hiểm từ phía đối tượng trẻ.

6. Tạo trải nghiệm độc đáo: Sự kết hợp giữa giao lưu văn hòa và bán hàng có thể tạo ra trải
nghiệm mới mẻ và thú vị cho khách hàng.

 Threats

1. Khả năng xung đột văn hóa: Sự khác biệt về văn hóa và giá trị có thể dẫn đến mẫu thuẫn
trong quá trình giao lưu và truyền thông (giải pháp: cần tìm hiểu văn hóa các nước về các
vấn đề bị cấm hoặc ảnh hướng đến văn hóa của nước bạn trước khi truyền thông, bên
cạnh đó cần đưa ra các minh chứng rằng đây là truyền thông, giao lưu chia sẽ nét đẹp
văn hóa của các nước chứ không phải là video so sanh hơn thua giữa video các nước,
không nên đưa các điểm mạnh của nước này để đánh vào điểm yếu của nước khác =>
không làm video dạng so sánh, gây hiểu lầm) (Thúc Đẩy Tích Hợp Văn Hóa: Thay vì tập
trung vào sự khác biệt, cần tìm cách thúc đẩy tích hợp văn hóa, tạo ra sự kết hợp giữa
các yếu tố văn hóa khác nhau để tạo ra sự đa dạng và sáng tạo mới.)

2. Khả năng thất bại trong việc kích thích sự quan tâm: Nếu dự án quảng bá và tiếp thị không
được thực hiện đúng đắn và hiệu quả, có thể dẫn đến sự thiếu hứng thú từ phía công chúng và
không đạt được mục tiêu dự kiến. ( nẵm rõ đối tượng mục tiêu, Tạo nội dung độc đáo, thú
vị và gây tò mò để thu hút sự chú ý, Tạo môi trường tương tác bằng cách đặt câu hỏi,
khuyến mãi tham gia và khuyến khích phản hồi từ khách hàng )

3. Mất kiểm soát: Quảng bá hình ảnh qua các phương tiện truyền thông có thể nhanh chóng
lan truyền thông tin không có kiểm soát. (biện pháp là kiểm soát, kiểm duyệt nội dung
trước khi tiến hành đăng bài) ( xây dựng chiến lược rõ ràng, lập kế hoạch truyền thông
cẩn thận, theo dõi phản hồi và phản hồi nhanh chóng, sử dụng công cụ truyền thông..)

4. Không đáp ứng nhu cầu: Lượng sản phẩm được trưng bày có thể không thỏa mãn vật phẩm
khách hàng cần tìm dẫn đến (Giải pháp: cần đưa ra các sản phẩm mang tính đặc trưng
cửa văn hóa các nước, không đưa các sản phẩm trùng lập hoặc lan man để tránh tình
trạng không đủ sản phẩm, Ví dụ : đặc trung của Việt Nam là Hoa Sen sẽ trưng bày các
sản phẩm là Hoa Sen, Thái Lan biểu tượng là voi sẽ trưng bày các sản phẩm liên quan
đến voi như tranh vẽ, tượng voi, …) ( Tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, phân loại sản
phẩm rõ ràng, Phát Triển Dịch Vụ Tư Vấn Khách Hàng.)

5. Canh tranh với cùng lĩnh vực: Truyền thông chưa đủ mạnh và các sự kiện, chương trình
cạnh tranh xuất hiện sau có thể làm dự án bị giới hạn sự quan tâm, khó thu hút sự chú ý .( tập
trung vào sự khác biệt, tạo nội dung chất lượng và sử dụng nhiều kênh truyền thông
khác nhau, liên kết với cộng đồng, xây dựng mối liên hệ với người ảnh hưởng, Liên Tục
Đo Lường và Điều Chỉnh)

6. Phản hồi tiêu cực: Trong môi trường truyền thông hiện nay, phản hồi tiêu cực có thể lan
truyền nhanh chóng và ảnh hưởng đến hình ảnh và tư tưởng xấu về các nước ASEAN. (Cộng
động mạng xã hội là một trong những nơi rất khó để kiểm soát và quản lý ngôn từ trên
đây, biện pháp là sẽ đẩy mạnh kiểm duyệt trong phần bình luận, hạn chế, ẩn, xóa những
bình luận mang tính công kích, gây thù ghét của các thành phần chống phá, ghi nhận
các nhận xét đúng đắn và đưa ra các giải pháp khác phục) ( Mở cửa cho ý kiến đóng góp
từ công chúng, phản hồi nhanh và đúng lúc, Tạo Kế Hoạch Đối Phó Khẩn Cấp, Chia Sẻ
Thông Tin Chính Thống )

7. Giá trị cốt lõi mang lại của dự án:

Kết nối văn hoá và thương mại: Sự kết hợp giữa giao lưu văn hoá và bán hàng giúp tạo một
môi trường độc đáo để các sản phẩm ASEAN được trình diễn và giới thiệu. Giá trị này không
chỉ là việc tiếp cận thị trường mà còn tạo cơ hội cho việc tạo dấu ấn văn hoá trong việc quảng
bá sản phẩm, tạo ra sự hiểu biết, tôn trọng và tương tác tích cực.

Tạo thương hiệu ASEAN: Dự án đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh mạnh mẽ và tích cực
về ASEAN trên tầm quốc tế. Điều này giúp tạo nền tảng cho việc thúc đẩy hợp tác kinh doanh
và văn hóa trong khu vực.
Khơi gợi tò mò và tìm hiểu: Sự độc đáo và sáng tạo của dự án tạo sự tò mò và khao khát tìm
hiểu về văn hóa và sản phẩm ASEAN từ phía thế hệ trẻ. Điều này thúc đẩy sự tương tác và
tham gia tích cực, giúp tăng cường khả năng học tập và phát triển cá nhân của cá người tham
gia và khán giả.

Phát triển cộng đồng và gắn kết: Việc tổ chức cuộc thi và các hoạt động thiện nguyện tạo cơ
hội cho thế hệ trẻ tham gia tích cực vào việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa và cộng
đồng. Giá trị này mang lại sự gắn kết và khuyến khích hợp tác trong nhiều khía cạnh.

Tóm lại, dự án tạo Workshop giao lưu văn hoá và bán hàng, quảng bá sản phẩm ASEAN qua
các phương tiện truyền thông mang đến giá trị cốt lõi về kết nối văn hoá và thương mại, xây
dựng thương hiệu, khơi gợi sự tò mò và tìm hiểu, cũng như phát triển cộng đồng và gắn kết
vùng.

8. Khả năng nhân rộng dự án

- Kết hợp tổ chức các cuộc thi sắc đẹp, thi ảnh, hát, poster liên quan đến asean...

Ví dụ: Cuộc thi đại sứ quán asean của trường đh mở tphcm  thu hút sự quan tâm của các
bạn trẻ, cung cấp cơ hội tìm hiểu và khám phá về các văn hóa asean, thể hiện những trang
phục truyền thống, văn hóa, phong tục đẹp và đồng thời khuyến khích tinh thần sáng tạo tạo
ra các dự án cộng đồng như các nhóm đang thực hiện. Điều này cũng có thể đóng vai trò
trong việc hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và khám phá sâu hơn về chủ đề này.

- Tổ chức các buổi thiện nguyện giúp đỡ các cộng đồng tộc người ( liên hệ kết hợp với các
nhà thờ, chùa, các clb sinh viên và các tổ chức khác...) . Đây là cách để tạo cơ hội giao lưu và
hiểu rõ hơn về các nền văn hóa. Bằng việc tham gia các hoạt động thiện nguyện, chúng ta có
thể tiếp xúc với thực tế và giữ gìn, phát triển các giá trị tốt trong các phong tục và tuyền thống
đó.

Mở rộng phạm vi địa lý: Dự án có thể mở rộng ra các khu vực và quốc gia khác, tạo cơ hội
tiếp cận và tương tác với đối tượng khách hàng mới.

Tùy chỉnh cho các đối tượng khách hàng khác nhau: Khả năng mở rộng cũng nằm trong
việc điều chỉnh dự án để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ sinh viên đến
doanh nhân, và từ người tiêu dùng cuối cùng đến các doanh nghiệp.

Hợp tác đa phương: Dự án có thể hợp tác với các tổ chức văn hoá, giáo dục, kinh doanh, và
chính phủ để mở rộng phạm vi tới nhiều lĩnh vực và đối tượng khác nhau.
Sử dụng các nền tảng truyền thông khác nhau: Khả năng mở rộng dự án cũng nằm trong
việc sử dụng một loạt các phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm truyền hình, podcast,
radio, mạng xã hội, và các nền tảng trực tuyến khác

Tạo sự kiện lớn hơn và thường xuyên hơn: Dự án có thể mở rộng để bao gồm các sự kiện
lớn hơn và thường xuyên hơn như hội chợ văn hoá, triển lãm sản phẩm, hay các cuộc thi quốc
tế tăng khả năng tiếp cận và tạo hiệu quả cao hơn.

Mở rộng quốc gia và quốc tế: Nếu dự án khẳng định được mình tại quốc gia, nó có thể được
mở rộng ra các thị trường quốc tế để tạo ra tầm ảnh hưởng lớn hơn và tạo dấu ấn đa quốc gia.

Tóm lại, dự án tạo Workshop giao lưu văn hoá và bán hàng, quảng bá sản phẩm ASEAN qua
các phương tiện truyền thông có khả năng mở rộng mạnh mẽ thông qua việc tiếp cận đối
tượng và địa điểm mới, hợp tác đa phương và sử dụng các nền tảng truyền thông đa dạng.

You might also like