You are on page 1of 8

Chương 3: MỘT SỐ TUYẾN VÀ ĐIỂM DU LỊCH

HIỆN ĐANG KHAI THÁC Ở VIỆT NAM

3.1. Khái quát về hệ thống phân vị du lịch Việt Nam
3.1.1. Khái quát chung về những điều kiện phát triển du lịch Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm ở Đông Nam châu Á, có khí hậu nhiệt đới,
“quanh năm đầy nắng, đầy gió”. Phần đất liền kéo dài từ 23º22’ vĩ bắc xuống
8º30’ vĩ bắc và từ 102º10’ kinh đông đến 109º24’ kinh đông. Phía Bắc tiếp giáp
với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia, phía Đông là biển
đông, phía Nam là vịnh Thái Lan. Việt Nam có 3260 km bờ biển trải dài từ bãi
biển Trà Cổ (Quảng Ninh) đến vịnh Hà Tiên (Kiên Giang) với hàng trăm bãi
biển đẹp tầm cỡ thế giới. Diện tích phần đất liền là 331.041 km² đứng hàng thứ 2
ở Đông Nam Á (sau Inđonexia), 3/4 lãnh thổ Việt Nam là đồi núi với hàng trăm
khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng, độc đáo, 1/4 lãnh thổ còn lại là đồng bằng, với
2 đồng bằng châu thổ rộng lớn là châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long…
Việt Nam, một đất nước có gần 100 triệu dân với 54 dân tộc. Đây là một
cộng đồng có nền văn hóa phong phú, độc đáo và đa dạng, có lịch sử hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đang tiến hành
công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, với chính sách “mở cửa” và “sẵn sàng làm
bạn với các nước”, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực đang diễn ra những hoạt động
du lịch và kinh tế sôi động nhất trên thế giới, Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế và
giao lưu quốc tế thuận lợi.
Với những nét đặc trưng như vậy, trước yêu cầu của thực tiễn, Tổng cục du
lịch Việt Nam đã có những nhận định về tình hình và xu hướng phát triển của du
lịch Việt Nam (DLVN) như sau:
3.1.1.1. Đầu tư phát triển DLVN là phù hợp với xu thế của thời đại, phù
hợp với chính sách “mở cửa” của Đảng và Nhà nước
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Ở Việt
Nam nền kinh tế càng ngày càng phát triển. Đời sống người dân càng ngày càng
nâng cao. Vì vậy đầu tư phát triển DLVN là phù hợp với xu thế của thời đại, phù
hợp với chính sách “mở cửa” của Đảng và Nhà nước.
3.1.1.2. Tiểm năng du lịch của nước ta phong phú, đa dạng có sức thu hút
khách lớn
Nhiều khu vực của Việt Nam nếu được đầu tư thích đáng sẽ trở thành trung
tâm du lịch lớn có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực và trên
thế giới. Đó là trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận như Hà Tây, Ninh
Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình… vùng biển Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà,
Đồ Sơn (Hải Phòng), vùng Đại Lãnh, Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa), Huế,
Đà Nẵng, Đà Lạt, Vũng Tàu, Tp. HCM, đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và đồng
bằng châu thổ sông Cửu Long…

1
Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu quốc tế, Việt Nam có đủ điều kiện phát triển
giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Có thể
nối liền Việt Nam với các nước trên thế giới.
Tài nguyên du lịch Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc (cả về tài nguyên du
lịch tự nhiên như: các bãi biển, hang động, suối nước nóng, nước khoáng, các
hòn đảo, các thảm thực vật, động vật quí hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc
đáo, điển hình… và tài nguyên du lịch nhân văn như: các di tích lịch sử, nghệ
thuật, kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn
hóa đặc sắc của các dân tộc…). Tài nguyên du lịch nước ta lại được phân bố
thành từng cụm hình thành nên các môi trường du lịch điển hình trong toàn
quốc, mỗi môi trường du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch
xuyên quốc gia, không trùng lặp giữa vùng này và vùng khác gây nhàm chán cho
khách du lịch. Mặt khác những tài nguyên du lịch này lại nằm gần các đô thị lớn,
các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, sinh
hoạt và ăn ở của du khách…
Những yếu tố trên đã tạo điều kiện phát triển cả du lịch miền biển và du lịch
miền núi, cả du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày. Có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch khác nhau như: tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên
cứu, hội nghị, hội chợ, festival…
3.1.1.3. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kỹ thuật, thông
minh
Với đất nước có đến 97 triệu dân, chiếm 1,27% dân số và đứng hàng thứ 14
trên thế giới (Thống kê từ Liên Hợp Quốc ngày 28/12/2018)1, với truyền thống
lao động cần cù, chịu khó… Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có lực lượng
lao động thông minh, hùng hậu. Đội ngũ này đã bước đầu tiếp cận và làm quen
với các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Do giá lao động rẻ cho nên việc
phát triển du lịch ở Việt Nam trong tương lai sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm
trực tiếp và gián tiếp cho ngành du lịch. Đây cũng là một trong những yếu tố
tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
3.1.1.4. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở nước ta đã có
những bước tiến nhất định
Thời gian qua, do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
chính sách đối ngoại và kinh tế nên ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước
tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực trong
đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Hòa nhập với trào lưu phát triển du lịch
trong khu vực những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của du lịch, số lượng
khách du lịch đến Việt Nam và doanh thu từ du lịch không ngừng tăng lên.
Những số liệu thống kê hàng năm đã cho thấy sự phát triển khả quan của Du lịch
Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước.
Theo Nghị Quyết TW số 08-NQ/TW (Về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn):
"Mười lăm năm qua, ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được
những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch
1
Theo https://danso.org/viet-nam/. Cập nhật ngày 29/12/2018.

2
quốc tế đạt 10,2 %/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8 %/năm. Năm 2016, số
lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm
2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm
2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8 % GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14 %
GDP. Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch ngày càng phát
triển. Loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng.
Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Lực lượng doanh
nghiệp du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo được một số thương
hiệu có uy tín ở trong nước và quốc tế. Bước đầu hình thành một số địa bàn và
khu du lịch trọng điểm.
Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa,
tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy
mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam.
Tuy nhiên, ngành Du lịch còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du
lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao.
Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu lực và hiệu quả quản lý
nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn
giao thông còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn
chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Nguồn
nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu. Doanh nghiệp du lịch chủ yếu là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vai trò
của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp,
các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành,
liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc;
thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của
một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. Thể chế, chính sách phát
triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp. Sự
phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp; đầu tư còn dàn trải, chưa huy
động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du lịch. Công tác đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức."2
3.1.1.5. Xác định vị trí quan trọng của du lịch trong thời kỳ đổi mới và
trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, tạo điều
kiện cho du lịch phát triển. Ngày 22 tháng 6 năm 1993 Chính Phủ đã ban hành
Nghị quyết 45/CP về “Đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch”. Ngày 8
tháng 2 năm 1999 UB TVQH đã ban hành “Pháp lệnh du lịch” số 11/PL/UB
TVQH 10. Ngày 27 tháng 6 năm 2005 Chủ Tịch Nước CHXHCNVN đã công bố

2
Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. (Theo Báo
SGGP Ngày 18.1.2017)

3
“Luật du lịch 2005”. Ngày 12/7/2017 Chủ Tịch Nước CHXHCNVN đã công bố
“Luật du lịch 2017”…
Những văn bản này đều đã xác định vị trí quan trọng của du lịch trong thời
kỳ đổi mới và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là
hành lang pháp lý giúp cho du lịch Việt Nam cất cánh và hội nhập với thế giới.
3.1.2. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch ở Việt Nam
Theo viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (ITDR3), để tổ chức
không gian lãnh thổ du lịch ở Việt Nam, hệ thống phân vị du lịch Việt Nam
được chia thành 5 cấp sau:
- Điểm du lịch:
Là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có
quy mô nhỏ. Măc dù vậy, nó vẩn chiếm một diện tích nhất định trong không
gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch khá lớn. Thời gian lưu trú
của khách du lịch tại một điểm du lịch là tương đối ngắn (không quá 1 – 2 ngày,
trừ những điểm du lịch có chức năng nghỉ dưỡng hoặc các điểm du lịch đặc biệt
khác). Các điểm du lịch được nối với nhau bằng các tuyến du lịch nội vùng hoặc
liên vùng.
- Trung tâm du lịch:
Là nơi tập hợp của nhiều điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Mật độ các
điểm du lịch trong trung tâm du lịch tương đối dày đặc. Trong trung tâm du lịch,
sự gắn kết lãnh thổ về mặt hành chính, kinh tế - kỹ thuật, văn hóa… là rất mạnh.
Trong trung tâm du lịch, nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung, có hệ
thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú, đa dạng đủ
để đón và phục vụ khách du lịch lưu lại trong một thời gian dài, vì vậy trung tâm
du lịch có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn.
Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là
hạt nhân của vùng du lịch. Có khả năng tạo vùng rất cao. Trung tâm du lịch là
"tiền đề" là "bộ khung" để phát triển thành vùng du lịch.
- Tiểu vùng du lịch:
Tiểu vùng du lịch là một lãnh thổ du lịch, là nơi tập hợp nhiều điểm du lịch,
nhiều trung tâm du lịch. Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ một vài
tỉnh. Tuy vậy, sự dao động về diện tích giữa các tiểu vùng khá lớn. Trong tiểu
vùng du lịch, nguồn tài nguyên tương đối nhiều, phong phú về số lượng, đa dạng
về chủng loại.
- Á vùng du lịch:
Á vùng du lịch là một khu vực có diện tích rộng lớn, là nơi tập hợp nhiều
điểm du lịch, nhiều trung tâm và nhiều tiểu vùng du lịch. Các thiết chế du lịch
trong á vùng du lịch được tập hợp thành một thể thống nhất với các mức độ gắn
kết cao hơn. Trong á vùng du lịch, vai trò của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật lớn hơn vùng du lịch. Các thông số hoạt động về du lịch, về kinh tế, văn
hóa – xã hội, về chính trị và lãnh thổ… là rất rộng lớn.
Do tính chất quan trọng của việc liên kết vùng và sự kết hợp lãnh thổ nên
trong một vài trường hợp, á vùng du lịch có thể bao gổm lãnh thổ của cả những
3
ITDR (Institute for Tourism Development Research): Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

4
khu vực, những địa phương không có điểm du lịch. Sự hình thành và phát triển á
vùng du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội...
Trong đó sự gắn kết lãnh thổ là rất quan trọng.
Về bản chất, á vùng du lịch là sự phân hóa lãnh thổ du lịch trong nội bộ
vùng du lịch.
Có những vùng du lịch, một phần lãnh thổ phân hóa rất mạnh, tạo ra các á
vùng du lịch. Cá á vùng này có quy mô lớn hơn tiểu vùng du lịch, nhưng chưa
đủ quy mô để trở thành một vùng du lịch. Đó là trường hợp vùng du lịch có sự
phân hóa ra các á vùng du lịch. Trong trường hợp này, hệ thống phân vị có đầy
đủ 5 cấp: Điểm du lịch - Trung tâm du lịch - Tiểu vùng du lịch - Á vùng du lịch -
Vùng du lịch.
Trong một số trường hợp khác, lãnh thổ vùng du lịch hoạt động bình
thường mà chưa dẫn đến sự phân hóa ra các á vùng du lịch. Trong trường hợp
này, hệ thống phân vị thực sự chỉ có 4 cấp: Điểm du lịch – Trung tâm du lịch –
Tiểu vùng du lịch – Vùng du lịch. Nói cách khác, trong hệ thống phân vị du lịch,
á vùng du lịch có thể được coi là một "cấp trung gian" giữa tiểu vùng du lịch và
vủng du lịch.
- Vùng du lịch:
Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị du lịch. Vùng du lịch là sự kết hợp
lãnh thổ của các á vùng du lịch (nếu có), tiểu vùng du lịch, trung tâm du lịch và
điểm du lịch với những đặc trưng riêng biệt về số lượng và chất lượng.
Vùng du lịch như một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng
tự nhiên, nhân văn, xã hội… bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường
kinh tế - xã hội xung quanh với sự chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực DL.
Nói tới vùng du lịch, không thể không đề cập tới tính chuyên môn hoá.
Chuyên môn hóa chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với các
vùng kia. Ở nước ta, tính chuyên môn hoá của các vùng du lịch đang trong quá
trình hình thành.
Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều
tỉnh, nhiều khu vực. Nếu hoạt động du lịch diễn ra mạnh mẽ, vùng du lịch còn
bao chiếm cả các khu vực khu vực không có hoạt động du lịch (như: điểm dân
cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối quan hệ chặt
chẽ với kinh tế du lịch).
3.1.3. Các vùng du lịch Việt Nam
Từ hệ thống phân vị du lịch được Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt
Nam đề xuất, từ thực tiễn phát triển của du lịch Việt Nam. Ngày 22/1/2013 Thủ
Tướng Chính Phủ đã công bố đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” 4, theo đó, lãnh thổ Việt Nam được
chia ra 7 vùng du lịch sau : (Xem Hình 3.1 : Các vùng Du lịch Việt Nam).

4
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” Đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số: 201/QĐ-TTg, ngày 22
tháng 1 năm 2013.

5
1- Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố: Hòa Bình,
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà
Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.
2- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh /
thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà
Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh.
3- Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An,  Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
4- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố  Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận.
5- Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng.
6- Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
 7- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: Thành phố
Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang.

Hình 3.1: Các vùng du lịch Việt Nam.

6
1

(Nguồn : https://www.google.com.vn/ bản đồ các vùng du lịch việt nam)


Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể tuyến điểm du lịch Việt Nam

7
(Nguồn: https://www.google.com.vn/ bản đồ các vùng du lịch việt nam)

You might also like