You are on page 1of 6

6.

SWOT
6.1 Điểm mạnh
- Tài nguyên du lịch độc đáo tầm cỡ thế giới: là một trong 4 trung tâm du lịch của Việt
Nam, với Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, Vịnh
Hạ Long là một điểm đến “không thể bỏ qua”, thu hút khoảng 40% lượng du khách quốc
tế đến Việt Nam. Quảng Ninh đa dạng loại hình với nhiều địa điểm du lịch (Sự đa dạng
của các sản phẩm tại điểm đến nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, có
truyền thống văn hóa, hệ thống di sản, đền chùa, lễ hội, các dân tộc giàu bản sắc). Vịnh
Bái Tử Long cũng có tiềm năng du lịch sinh thái biển đảo rất lớn với hệ động - thực vật
độc đáo và nhiều hòn đảo nguyên sơ. Yên Tử - Trung tâm Phật Giáo của Việt Nam, là
một địa điểm thu hút khách du lịch với nhiều giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh khác biệt
cần được phát triển và quảng bá thêm để tạo được những giá trị du lịch mới. Ngoài ra,
trên địa bàn tỉnh còn có hơn 500 di tích lịch sử và văn hóa khác có thể khai thác phục vụ
du lịch.
- Quảng Ninh đã huy động được nhiều nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nhà đầu
tư, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch phục vụ cho phát triển du lịch,
dịch vụ trên địa bàn. Một loạt các công trình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chất lượng cao
trên địa bàn tỉnh được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của
nhân dân, du khách trong và ngoài nước, điển hình như: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng
sinh thái FLC Hạ Long, Khách sạn Vinpearl Hạ Long, Sun World Ha Long Park, Khách
sạn Mường Thanh...
- Hạ tầng giao thông kết nối các điểm tham quan, du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh
cũng đã được đầu tư, hoàn thành, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ, khai thác có
hiệu quả các trung tâm du lịch, như: Tuyến đường nối khu di tích nhà Trần (Đông Triều)
với khu di tích danh thắng Yên Tử, đường kết nối Ngọa Vân với Yên Tử, Cảng hàng
không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, hoàn thành 84,7km đường cao
tốc từ Hải Phòng đến Vân Đồn, hoàn thành cải tạo, nâng cấp QL18A đoạn Uông Bí - Hạ
Long - Mông Dương, hoàn thành tuyến QL18C đoạn Tiên Yên - Bình Liêu, đường tỉnh
340, 329...
- Nền kinh tế phát triển có trọng điểm: kinh tế Quảng Ninh đa dạng nhưng không phân
tán với ba ngành chính (chế biến chế tạo; khai khoáng; thương mại, dịch vụ) đóng góp tới
2/3 GDP. Các ngành khác như du lịch, sản xuất, cấp điện, nước và xây dựng đang gia
tăng nhanh chóng.
- Quảng Ninh luôn quan tâm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ
cấu lao động theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; gắn các mục tiêu phát triển kinh
tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội
bảo đảm toàn diện và phù hợp. Quảng Ninh đi những bước khá toàn diện và vững chắc.
Tỉnh là một trong những địa phương đi đầu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Chương
trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” phát triển không ngừng, được Chính phủ chỉ đạo
nhân rộng trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đến hết năm 2020 ước đạt hơn
6.700 USD, gấp hơn hai lần mức bình quân chung cả nước.
- Công tác quản lý nhà nước tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, nhất là
quản lý kinh tế, xã hội. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng - an ninh được bảo đảm,
xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc
tế, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu
nghị, ổn định, hợp tác và phát triển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, không để bị
động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đồng thời, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng
Ninh cũng đóng góp tích cực vào sự ổn định này bằng nỗ lực duy trì công bằng xã hội và
đảm bảo đường biên giới quốc gia hòa bình và hữu nghị. Sự ổn định chính trị vừa là kết
quả, vừa là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nằm trong trung tâm kết nối kinh tế quốc tế: về lâu dài, xu thế quan hệ quốc tế giữa
Việt Nam - Trung Quốc, ASEAN - Trung Quốc và Đông Nam Á - Đông Bắc Á là tăng
cường hội nhập kinh tế. Với vị trí địa lý của mình, Quảng Ninh có vị thế đặc biệt để có
thể tận dụng xu thế này nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại và du
lịch quốc tế theo định hướng của tỉnh.
- Các khu du lịch và khách sạn mới được xây dựng có chất lượng cao. Là điểm đến an
toàn (song vẫn còn có một số vấn đề về nhận thức). Nhìn chung giá cả không cao.
- Có được sự hỗ trợ của UNESCO và các tổ chức phi chính phủ khác. Nhận được sự quan
tâm của sở VHTTDL và Ủy ban Nhân dân các tỉnh trong việc thu hút, thúc đẩy các dự án
đầu tư (bên cạnh nguyên nhân là PCI và PAPI cao).
6.2 Điểm yếu
- Quy hoạch tổng thể phục vụ phát triển và tổ chức triển khai kém hiệu quả: định hướng
phát triển ngành du lịch thường bị giới hạn bởi các quy hoạch tổng thể ngành và vùng
(theo huyện hoặc theo lãnh thổ), do vậy đã hạn chế khả năng phát triển chiến lược và toàn
diện ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, công tác triển khai Quy hoạch ngành
du lịch còn hạn chế, gây tác động tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên có thể được khai
thác phục vụ du lịch.
- Sản phẩm du lịch hạn chế: các sản phẩm du lịch của Quảng Ninh không tận dụng được
tối đa những tài nguyên đặc trưng của tỉnh, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu và thị
hiếu của từng phân khúc khách hàng nhất định. Có sự thiếu kết nối giữa các trải nghiệm
du lịch trong tỉnh, cũng như giữa du lịch Quảng Ninh với các vùng và địa phương lân
cận.
- Sự phát triển quá nhanh của du lịch trong khi cơ sở hạ tầng phát triển không tương xứng
dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở lưu trú: Hệ thống lưu
trú chất lượng hiện vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt còn thiếu các khu resort hạng sang hay 4-5
sao. Các cơ sở tiện ích cơ bản như nhà vệ sinh và điểm dừng chân, nghỉ ngơi vẫn còn
thiếu. Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có trung tâm giải trí sôi động nào cho các hoạt động
như mua sắm, ăn uống và vui chơi giải trí. Ngoài ra, tỉnh cũng chưa tổ chức được các
hoạt động đáng nhớ, khiến du khách “không thể không thử” như leo núi đá vôi hay đi bộ
qua cầu.
- Tiêu chuẩn dịch vụ chưa được chuẩn hóa: du khách không được tiếp cận với đầy đủ
thông tin khi lựa chọn nơi lưu trú và các sản phẩm du lịch khi tới tỉnh Quảng Ninh (chẳng
hạn như chưa có các tiêu chuẩn quản lý hoạt động của các hãng du thuyền) do thiếu hệ
thống chứng nhận để có thể đặt ra tiêu chuẩn ngành. Tình trạng thiếu thông tin rõ ràng
trong quá trình cung cấp dịch vụ khiến chất lượng dịch vụ du lịch của Quảng Ninh bị
đánh giá thấp hơn so với các điểm du lịch khác trên thế giới. Thái độ tiếp cận của người
dân vùng du lịch với du khách chưa khai thác được yếu tố văn hóa bản địa trong sản
phẩm du lịch.
- Chưa hội đủ các điều kiện để phát triển du lịch: thiếu đề xuất giá trị hấp dẫn dành cho
du khách. Thiếu hụt nguồn cung lao động đã qua đào tạo trong lĩnh vực nhà hàng - khách
sạn đã trở thành cản trở đáng kể cho việc đẩy mạnh tăng trưởng ngành du lịch của tỉnh.
- Thiếu các nhà đầu tư quốc tế vào các hoạt động dịch vụ nhà hàngkhách sạn: ngoài sự
hiện diện của Tập đoàn Accor (Novotel tại Bãi Cháy), hiện vẫn chưa có chuỗi thương
hiệu nổi tiếng tầm quốc tế nào tại Quảng Ninh. Điều này hạn chế sự phát triển của ngành
du lịch vì những thương hiệu hàng đầu này thường là xúc tác để thu hút các nhà đầu tư
lớn và nâng tầm tiêu chuẩn dịch vụ về mặt tổng thể.
- Trải nghiệm thiếu đồng nhất của khách du lịch tại Vịnh Hạ Long: trải nghiệm của du
khách có thể bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng tiêu cực như cò mồi hoặc các trường
hợp vi phạm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Những trải nghiệm này có khi diễn ra do sự
chồng chéo về quyền hạn giữa các cơ quan quản lý tại Vịnh Hạ Long.
- Suy thoái môi trường: chất lượng môi trường đang bị giảm sút do suy giảm chất lượng
nước, không khí và suy giảm đa dạng sinh học.
- Thiếu sự điều phối giữa Bộ VHTTDL và các vụ chuyên trách của TCDL trong các
hoạt động xúc tiến du lịch. Có nhiều trở ngại trong việc điều phối marketing ở cấp
tỉnh và vùng.
- Thiếu công tác điều tra nhu cầu du khách nên không nắm giữ được "lòng trung thành"
với diểm đến của du khách.
- DMO chưa bắt kịp sự phát triển của công nghệ nên không đạt được lợi ích tiềm năng từ
truyền thông mạng xã hội.
6.3 Cơ hội
- Lượng du khách quốc tế đến Quảng Ninh theo dự báo sẽ tăng thêm 7%/năm và lượng
du khách nội địa dự kiến cũng sẽ tăng với tốc độ 10%/năm. Quảng Ninh có vị thế tốt để
khai thác 5 xu hướng lớn của du khách quốc tế:
 Phân khúc du khách châu Á ngày càng tăng:
+ Giới trung lưu châu Á đang ngày một giàu lên, đặc biệt là Trung Quốc và Đông
Nam Á (dự báo đến năm 2020 sẽ có 100 triệu khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài
hàng năm).
+ Kết nối giao thông với Nhật Bản và Hàn Quốc dễ dàng hơn và Hiệp định Bầu
trời mở đã giúp giảm giá các chuyến bay tại châu Á (hiện giá các chuyến bay của
Vietnam Airlines đến các nước Đông Nam Á đã giảm 50%).
 Giới du khách hạng sang từ các thị trường truyền thống và Trung Quốc tăng
trưởng nhanh (dự báo đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có 250 triệu người tiêu dùng
hạng sang).
 Du khách phương Tây chuyển từ các nguồn thông tin truyền thống sang trực
tuyến nhờ gia tăng nhu cầu sử dụng các kênh truyền thông xã hội và nguồn thông
tin du lịch trực tuyến (ví dụ, 55-60% du khách Hoa Kỳ và Đức tra cứu thông tin
các điểm du lịch qua kênh trực tuyến).
 Du lịch nội địa bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do xu hướng người Việt Nam
thích du lịch nước ngoài; sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ và nhiều
chương trình khuyến mãi khiến chi phí du lịch nước ngoài thậm chí rẻ hơn đi du
lịch trong nước (ví dụ như tour du lịch Hà Nội - Lào Cai - Sapa có giá 8 triệu
đồng, tương đương với giá chuyến tour Hà Nội - Bangkok - Pattaya).
 Tăng cường nhận thức về tác động tới môi trường và không muốn gây ô nhiễm
(ví dụ, chất lượng môi trường là tiêu chí lựa chọn quan trọng thứ 3 đối với các du
khách đi nghỉ tại Úc).
- Với sự phát triển năng động từ các khu kinh tế, khu công nghiệp: cửa khẩu Móng Cái,
Hải Yên, Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà đã đóng góp đáng kể cho ngân sách địa
phương. Tỉnh cũng đã hoàn thành và triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, từng bước
hình thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh, là một trong những mũi đột phá
của tỉnh.
- Thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược. Với việc chọn đúng trọng tâm, trọng điểm, kế
thừa, phát huy những thành công của giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh tiếp tục đi đầu thực hiện
thành công trong việc huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP),
với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, trở thành giải pháp đột phá phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao
thông, đô thị, dịch vụ, du lịch. Là địa phương duy nhất trong cả nước huy động tư nhân
đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai,
đường cao tốc thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế.
- Có thể tận dụng sự ổn định trong nước hiện nay và đạt sự yêu thích, quý mến từ ngoại
quốc so với các nước khác để đẩy mạnh thu hút du khách nước ngoài tiềm năng.
- Sự bùng nổ của các hãng hàng không giá rẻ, chất lượng lịch bay được cải thiện. Đồng
thời, đơn giản hóa thủ tục nhận thị thực tại cửa khẩu (gia nhập Hiệp hội các nước Đông
Nam Á [ASEAN], thị thực chung).
6.4 Thách thức
- Ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng sống và tác động xấu tới các tài nguyên du
lịch: công tác quản lý về môi trường trong các hoạt động khai thác than, công nghiệp
đóng tàu, vận hành tàu thuyền v.v. còn hạn chế đã khiến chất lượng không khí giảm sút,
đất đai bị xói mòn và ô nhiễm biển. Bên cạnh đó, việc quản lý chất thải, nước thải còn
nhiều bất cập.
- Kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế: Hệ thống giao thông kết nối giữa tỉnh với vùng,
cũng như trong nội tỉnh còn là một thách thức, bởi mạng lưới đường bộ còn chưa hoàn
thiện. Các tuyến đường quốc lộ hiện tại thường xuyên trong tình trạng tắc nghẽn giao
thông và chất lượng thấp. Ví dụ, mặc dù chỉ cách thủ đô Hà Nội 150 km, nhưng thời gian
di chuyển cần tới 4 giờ để đến Vịnh Hạ Long là một trở ngại đối với du khách và nhà đầu
tư.
- Cải cách hành chính hiệu quả chưa cao: thủ tục còn rườm rà, chồng chéo là trở ngại đối
với việc thu hút đầu tư và cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
- Khoảng cách về trình độ phát triển và chất lượng sống: có sự cách biệt rõ ràng giữa mức
thu nhập và trình độ học vấn giữa bốn thành phố của tỉnh (đồng thời là các trung tâm đô
thị) và các vùng nông thôn trong tỉnh.
- Chính sách biên mậu của Trung Quốc không ổn định: có thể tạo ra rủi ro liên quan đến
tính cạnh tranh và ổn định về thương mại biên giới với Trung Quốc, ảnh hưởng tới sự
phát triển các khu vực thương mại tại các cửa khẩu biên giới và tới chiến lược phát triển
bền vững của tỉnh.
- Biến động của du lịch do một số yếu tố không dự đoán được như Covid-19,... làm giảm
nhu cầu và số lượng du khách. Đặt ra thách thức trong việc khôi phục, thu hút và xúc tiến
điểm đến.
- Cạnh tranh không chỉ với du lịch nước ngoài mà còn với các điểm đến nổi tiếng khác
trong nước. Thách thức trong việc tạo ra ấn tượng, điểm đặc biệt, nâng cao hình ảnh điểm
đến để thu hút khách du lịch.

You might also like