You are on page 1of 17

2.2.

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang


Product (sản phẩm)
Các hoạt động đặc sắc trong tuyến du lịch “Wow - Hà Giang” là khám phá hang
Bó Mỳ; cùng người dân giã bánh giày, đan nón lá cọ, làm quạt từ lá cọ tại bản
làng; tìm hiểu nghề dệt vải thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn; tham quan chùa Thiên
Ân, khu danh thắng Thác Thí; xem trình diễn nhảy lửa và các trò chơi dân
gian...
2 sản phẩm du lịch mới được kỳ vọng sẽ giảm thiểu tính thời vụ cho ngành du
lịch Hà Giang, bên cạnh các tour du lịch mùa hoa tam giác mạch hoặc đi thuyền
trên sông Nho Quế đã rất nổi tiếng. Việc hình thành chuỗi liên kết dựa trên thế
mạnh đặc thù của các địa phương cũng giúp mở rộng không gian du lịch Hà
Giang, tránh tình trạng quá tải về lượng khách trong mùa cao điểm.
Để hoàn thiện 2 sản phẩm trên trước khi đưa vào khai thác, tỉnh Hà Giang
vừa đón đoàn doanh nghiệp du lịch từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước nhằm khảo
sát các điểm đến, dịch vụ trong tuyến; đồng thời đóng góp ý kiến, ký kết hợp tác
du lịch trong tọa đàm “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hà Giang,
Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình”.
Bảo tàng tỉnh Hà Giang vừa mở cửa trở lại sau một thời gian cải tạo, nâng cấp
với tổng mức đầu tư trên 106 tỉ đồng. Sau 10 ngày thí điểm mở cửa miễn phí,
Bảo tàng tỉnh Hà Giang bắt đầu thu phí từ ngày 1.9 và đây là một sản phẩm
điểm nhấn phục vụ du khách dịp 2.9 của tỉnh.
Bảo tàng Hà Giang là công trình văn hóa - lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, góp phần gìn giữ, bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của
đồng bào, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Một trong số sản phẩm mới là Tuyến số 4 trên Công viên địa chất toàn cầu
UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn mang chủ đề: “Hành trình đến với tương lai
xanh”. Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang Triệu Thị Tình, Tuyến
số 4 bao gồm 14 điểm, cụm di sản địa chất, di sản văn hóa, cảnh quan thiên
nhiên... nằm trên địa bàn các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.

1
Tại đây, du khách có thể khám phá cua chữ M, điểm di sản Thiết giao long phá
thạch, rừng chè shan tuyết cổ thụ Ngam La...
Ngoài ra còn có một số công trình đang được đầu tư xây dựng như khu nghỉ
dưỡng cao cấp Papiu 2, các làng văn hóa ven rừng, ven suối với trải nghiệm tắm,
trekking và thưởng thức ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Dao...
Đây là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh so với 3 tuyến trước đó, phù hợp với định
hướng phát triển du lịch xanh của tỉnh.
Với kho tàng tri thức dân gian được hình thành từ 19 dân tộc, Hà Giang là “điểm
hẹn ẩm thực” hấp dẫn với những món ăn dân dã, đặc trưng của các dân tộc.
Ngoài những món đã tạo nên thương hiệu như mèn mén, rượu ngô, thắng cố,
bánh chưng gù..., Hà Giang còn có nhiều món ăn độc đáo khác như phở Tráng
Kìm, bia và bánh tam giác mạch, cháo ấu tẩu, thắng dền. Nhiều món ăn của Hà
Giang đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đưa vào Top 100 món ăn đặc sản và
quà tặng 63 tỉnh, thành phố, cho thấy tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực của
tỉnh không hề nhỏ.
Price ( Giá cả )
Chính sách giá do nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tạo thành:
+ Yếu tố bên trong: Loại hình dịch vụ: Giá cả có thể khác nhau tùy thuộc vào
loại hình dịch vụ du lịch bạn quan tâm, bao gồm vé vào cửa, hướng dẫn viên,
vận chuyển, nơi lưu trú và các hoạt động khác như tham quan, leo núi, đi bộ,
hay tham gia các tour du lịch.
Đánh giá chất lượng: Các dịch vụ du lịch có thể có mức giá khác nhau dựa trên
chất lượng và tiện ích mà chúng cung cấp. Các khách sạn, nhà hàng và tour du
lịch có thể có các mức giá khác nhau dựa trên tiện nghi, đánh giá của khách
hàng và độ phổ biến.
Thời gian và độ dài chuyến du lịch: Giá cả cũng có thể phụ thuộc vào thời gian
và độ dài chuyến du lịch của bạn. Các gói dịch vụ ngắn hạn hoặc dài hạn có thể
có mức giá khác nhau.
+ Yếu tố bên ngoài:

2
Mùa du lịch: Giá cả thường dao động theo mùa du lịch. Trong mùa cao điểm,
khi có nhiều du khách đến Hà Giang, giá cả có thể tăng lên do sự tăng cầu.
Trong khi đó, trong mùa thấp điểm, giá cả có thể giảm xuống.
Sự khan hiếm hoặc dư thừa: Nếu có sự khan hiếm về các dịch vụ du lịch hoặc
nhu cầu vượt quá nguồn cung, giá cả có thể tăng lên. Ngược lại, nếu có dư thừa
hoặc cạnh tranh khốc liệt, giá cả có thể giảm xuống.
Sự biến động của giá nguyên liệu: Giá cả dịch vụ du lịch có thể bị ảnh hưởng
bởi sự biến động của giá nguyên liệu, chẳng hạn như xăng dầu, thực phẩm, và
các nguyên liệu khác.
Chính sách và quy định: Các chính sách và quy định của chính phủ hoặc các cơ
quan quản lý có thể ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ du lịch. Ví dụ, việc áp đặt
thuế, phí hoặc các quy định về an toàn có thể làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến
giá cả.
Tình hình kinh tế và thị trường: Tình hình kinh tế và thị trường cũng có thể gây
ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ du lịch. Nếu kinh tế địa phương mạnh mẽ và nhu
cầu du lịch tăng cao, giá cả có thể tăng lên.
Place (phân phối)
Đẩy mạnh truyền thông qua các sự kiện văn hóa, du lịch, hội chợ, chương trình
kích cầu du lịch tại các tỉnh, thành trong cả nước. Như tham gia Chương trình
Tuần văn hóa du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và Hà Nội năm 2022; Ngày hội du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022... Cùng với đó, Trung tâm Thông
tin xúc tiến du lịch tỉnh cũng đẩy mạnh các hoạt động phối hợp tổ chức Cuộc thi
ảnh đẹp du lịch Hà Giang, thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ sỹ tham gia
sáng tác nhiều bức ảnh đẹp, chất lượng về đất và người Hà Giang; trưng bày
quảng bá, giới thiệu văn hóa - du lịch Hà Giang tại các sự kiện quan trọng của
tỉnh...
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và các hình thức truyền
thông đa phương tiện, ngành chuyên môn, các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ
lưu trú đã nhanh chóng, linh hoạt tiếp cận các kênh truyền thông hiệu quả nhất
như: Báo điện tử, truyền hình, mạng xã hội, góp phần quảng bá một cách nhanh
3
chóng, rộng rãi đến với du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, thế mạnh,
các sản phẩm du lịch - văn hóa đặc trưng, nổi bật của Hà Giang. Tư vấn, hỗ trợ
cung cấp thông tin trực tuyến cho du khách về tuyến, điểm du lịch của tỉnh qua
Website của Sở VH,TT&DL, Cổng thông tin du lịch thông minh, Website,
fanpage của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh. Hàng năm, trên website
của Sở VH,TT&DL (www.svhttdl.hagiang.gov.vn) đăng tải khoảng 4.000 tin,
bài thông tin các nội dung về các lĩnh vực của ngành; Trang website của Trung
tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh thường xuyên được nâng cấp và quản lý vận
hành hiệu quả (www.discoverhagiang.com) với trên 700 tin, bài/năm với các nội
dung tập trung quảng bá, giới thiệu về tiềm năng du lịch Hà Giang...
Đặc biệt, ngành Du lịch đã linh hoạt tổ chức các tour du lịch online, giới thiệu
sản phẩm du lịch Hà Giang trên nền tảng công nghệ số với 7 chương trình (4
chương trình năm 2021, 3 chương trình năm 2022). Các chủ đề được xây dựng
chú trọng vào cảnh quan thiên nhiên nổi bật, những giá trị văn hóa đặc trưng,
nhận được sự quan tâm và theo dõi của đông đảo du khách trong nước và quốc
tế, được các doanh nghiệp lữ hành đánh giá cao. Trong đó có thể kể đến các
chương trình du lịch online như: “Linh thiêng Vị Xuyên”, “Hành trình đến với
tương lai xanh”...
Bên cạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người
Hà Giang đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp lữ
hành còn quảng bá thông qua nội dung trên các ấn phẩm như: Hà Giang chào
đón, Bách khoa thư du lịch, bản đồ du lịch, sơ đồ tuyến - điểm du lịch, các ấn
phẩm tài liệu giới thiệu về sản phẩm du lịch Hà Giang kết nối với các điểm du
lịch Đông Bắc, Tây Bắc, Việt Bắc... đem đến cho du khách những sự lựa chọn
hợp lý về điểm đến.
Promotion
Hà Giang tập trung đầu tư, nâng cấp chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch:
Để đáp ứng nhu cầu của du khách, tỉnh Hà Giang thường xuyên nghiên cứu thị
trường, khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đầu tư hoàn thiện các sản
phẩm du lịch sẵn có.
4
Đến nay, sản phẩm du lịch Hà Giang được khai thác kéo dài quanh năm, khắc
phục hoàn toàn tính mùa vụ, trải đều với 3 không gian: Đông Bắc, Tây Nam và
khu trung tâm.
Trong năm 2022, nhiều chương trình ra mắt sản phẩm du lịch chuyên đề cũng
được triển khai như: sản phẩm kết nối với 6 tỉnh Việt Bắc “Tinh hoa cực Bắc –
Sắc hồng Hà Giang”; sản phẩm về nguồn với chủ đề “Hành quân theo bước
chân anh”; khám phá vách đá trắng và ra mắt sản phẩm du lịch “Đường Hạnh
Phúc - con đường máu và hoa”; sản phẩm “Về với địa chỉ đỏ - Bắc Mê”… đã
thu hút đông đảo du khách cũng như giới truyền thông tham gia, từ đó góp phần
xây dựng vị trí thương hiệu du lịch của Tỉnh ngày một chuyên nghiệp.
Ngoài ra, các lễ hội và sự kiện thể thao được tổ chức định kỳ và thường xuyên
để thu hút khách du lịch như: Chợ Phong Lưu Khâu Vai; lễ hội Gầu Tào, lễ hội
Khèn Mông của người Mông, lễ cúng Bàn Vương, lễ Cấp sắc của người Dao, lễ
cúng thần rừng của người Lô Lô; hội Khu Cù Tê của người La Chí; hội đua
thuyền; Tết cá, lễ Hội Lồng Tồng dân tộc Tày; Nhảy lửa người Pà Thẻn, lễ hội
dệt thổ cẩm; Lễ hội hoa Tam giác mạch...
Các sản phẩm bổ trợ cũng được phát triển để đa dạng hóa trải nghiệm cho khách
du lịch. Nhiều loại hình du lịch nông nghiệp đã đưa vào khai thác gắn với trải
nghiệm các làng du lịch cộng đồng, kết hợp giới thiệu, bày bán các sản vật, hàng
hóa bản địa. Cụ thể đã có 6 làng nghề có sản phẩm OCOP từ 3-4 sao phục vụ du
lịch. 8 làng nghề được đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Tổng số 280
sản phẩm đạt sao OCOP, trong đó 41 sản phẩm đạt 4 sao, 239 sản phẩm đạt 3
sao.
Bên cạnh đó, ẩm thực độc đáo góp phần làm cho chương trình du lịch Hà Giang
ngày càng trở nên hấp dẫn. Hà Giang có rất nhiều món ăn truyền thống của các
dân tộc vùng cao được khách du lịch lựa chọn. Đặc biệt có 4 món ăn đặc sản
Việt Nam đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam ghi nhận gồm: Cháo Ấu
tẩu, mèn mén, thắng cố và thịt treo gác bếp; cùng 4 món đặc sản quà tặng Việt
Nam gồm: mật ong Bạc hà, chè cổ thụ Shan tuyết, bánh Tam giác mạch và hồng
không hạt Quản Bạ.
5
Đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch:
- Để hình ảnh du lịch Hà Giang được đưa tới công chúng một cách bài bản, có
chiều sâu, ngay từ đầu năm ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu
cho UBND Tỉnh triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch xúc tiến quảng bá
Du lịch – Thương mại Tỉnh: Xuất hiện nhiều hội nghị, hội thảo về phát triển du
lịch có tính liên vùng và quốc tế trong đó có hội nghị xúc tiến và không gian văn
hóa du lịch Hà Giang tại các thị trường lớn trong nước như: Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội và các thành phố lớn trong cả nước được triển khai một cách hiệu
quả; Tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xúc tiến
quảng bá du lịch như: Đổi mới hình thức, biên tập các ấn phẩm như cẩm nang
du lịch, bản đồ tập gấp, bản tin du lịch, postcard bằng song ngữ Việt - Anh, Việt
- Trung, quảng bá trên các chuyến bay và các pano, biển quảng bá du lịch tấm
lớn; Ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nhiều video clip,
phim quảng bá du lịch,đăng tải các nền tảng số như trang Web, mạng xã hội
Facebook, Zalo, TikTok, Youtube …; tích cực tham gia quảng bá trên Website
của 8 tỉnh Tây Bắc, 6 tỉnh Việt Bắc. Hình ảnh và sản phẩm du lịch Hà Giang
thường xuyên hiện diện trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và
các địa phương, thông qua các chương trình, phóng sự, gameshow truyền
hình…; Phối hợp với Hiệp hội du lịch thành lập văn phòng tư vấn du lịch tỉnh
Hà Giang tại thành phố Hồ Chí Minh, thông qua đó hình ảnh cũng như thông tin
về du lịch Hà Giang được chuyển tới thị trường khách một cách đầy đủ.
Personal
Hiện nay, nguồn nhân lực hoạt động trên lĩnh vực DL của tỉnh khoảng trên
9.000 người. Trong đó, trình độ từ đại học trở lên là 120 người, cao đẳng, trung
cấp 405 người, đào tạo khác 940 người và chưa qua đào tạo là 7.575 người. Tuy
tăng về số lượng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu do lao động hoạt động trong lĩnh vực DL hiện nay còn ở trình độ thấp, đa số
chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu mới qua tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn.
Lực lượng lao động có chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cao chưa nhiều, tính
chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt yếu về trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông
6
tin, trong khi đây là những yếu tố giúp tăng khả năng cạnh tranh, thu hút du
khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Chính vì vậy, thời gian qua, ngành DL đã phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy
tín xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cụ thể
phù hợp với từng đối tượng học viên. Từ đầu năm đến nay, đã mở được 13 lớp
cho 449 học viên tham gia, gồm: 2 lớp đào tạo Tiếng Anh giao tiếp cơ bản tại
huyện Quản Bạ và Hoàng Su Phì cho 65 người; 3 lớp nghiệp vụ lễ tân, buồng,
bàn, bar tại các huyện Bắc Mê, Hoàng Su Phì và Quản Bạ với sự tham gia của
115 người; 2 lớp chế biến món ăn, pha chế đồ uống cho 72 học viên là quản lý
và nhân viên phụ trách chế biến món ăn, pha chế đồ uống tại các cơ sở lưu trú,
dịch vụ kinh doanh ẩm thực tại các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì; 4 lớp nghiệp
vụ hướng dẫn viên du lịch tại các huyện Vị Xuyên, Đồng Văn, Mèo Vạc và
thành phố Hà Giang cho 138 người; 2 lớp kỹ năng phục vụ khách tại các làng du
lịch cộng đồng với 59 học viên.
Tại Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ), để nâng
cao kỹ năng, nghiệp vụ DL cho gần 100 lao động tại làng này, trước đây chỉ biết
làm nương rẫy bây giờ chuyển qua làm DL. Ngành DL cùng với HTX Du lịch
cộng đồng Nặm Đăm đã phối hợp, triển khai nhiều chương trình đào tạo ngắn
hạn về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, nấu ăn, cách làm DL cộng đồng và tổ chức
nhiều lớp đi thực tế cho người dân.
Planning
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến
du lịch; hằng năm có kế hoạch đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động
tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài tỉnh.
Tăng cường hỗ trợ các khu, điểm du lịch về trang thiết bị, ấn phẩm phục vụ cho
công tác quảng bá; đầu tư xây dựng gian trưng bày giới thiệu sản phẩm, cung
cấp thông tin văn hóa du lịch dịch vụ tại thành phố Hà Giang; liên kết thành lập
kênh văn phòng tư vấn xúc tiến du lịch tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Nhật Bản; xây dựng biển quảng cáo tại các sân bay, đường cao tốc.

7
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, hệ thống sản phẩm du lịch: Tổ chức sản
xuất ấn phẩm, vật phẩm quảng bá du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch; phát
triển Marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch.
Tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch: Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
trong nước; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài.
Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc nghiên cứu thị trường, xúc
tiến mở rộng thị trường ở trong và ngoài nước: Mở rộng việc hỗ trợ các doanh
nghiệp, Hợp tác xã làng nghề truyền thống tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm
qua việc tham gia các hội chợ, hội thảo nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm; hỗ trợ thông tin, tư vấn giúp doanh nghiệp trong công tác xây
dựng sản phẩm, quảng bá, xúc tiến, khảo sát, thâm nhập thị trường du lịch.
Partnership (đối tác)
Xây dựng những tour, tuyến hấp dẫn, chất lượng và thu hút ngày càng nhiều hơn
du khách đến với Hà Giang, những năm qua, địa phương luôn tích cực quảng bá,
liên kết phát triển du lịch. Hà Giang nằm trong khối liên kết hợp tác của rất
nhiều địa phương, đặc biệt là khối liên kết 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và 6 tỉnh
Việt Bắc, hợp tác các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhất là với Hà Nội. Hà Giang
tham gia nhiều sự kiện kích cầu thúc đẩy phát triển du lịch với vai trò là điểm
đến mới, đặc biệt với những thị trường trọng điểm. Trong đó, phối hợp với thành
phố Hà Nội tổ chức sự kiện "Không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà
Giang tại Hà Nội", sự kiện "Sắc màu Sơn La – Tây Bắc" tại không gian đi bộ hồ
Hoàn Kiếm, tổ chức xúc tiến quảng bá các chương trình du lịch Hà Giang tại Hà
Nội, tổ chức đón các đoàn doanh nghiệp du lịch Hà Nội khảo sát tại Hà Giang...
Bên cạnh đó, một số thị trường trọng điểm khác như Thành phố Hồ Chí Minh
hay một số hãng lữ hành lớn cũng được tỉnh chú trọng liên kết, thu hút khách.
Mới đây, tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công ty Du lịch Vietravel xây dựng
tour du lịch "Tinh hoa cực Bắc – Sắc hồng Hà Giang" đưa khách tham quan các
danh thắng đặc sắc của Hà Giang và thưởng lãm mùa hoa tam giác mạch đang
nở rộ. Khách được trải nghiệm du lịch dốc Thẩm Mã, cột cờ Lũng Cú, làng du
lịch cộng đồng Lô Lô Chải, đèo Mã Pì Lèng, sông Nho Quế, tham quan các
8
vườn hoa tam giác mạch... Đây là một trong số rất nhiều tour du lịch tỉnh Hà
Giang phối hợp với Công ty Du lịch Vietravel khai thác phục vụ khách.
Politicy(chính sách)
Chính sách trong chiến lược marketing du lịch Hà Giang có thể bao gồm nhiều
khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số chính sách quan trọng có thể được áp
dụng trong chiến lược marketing du lịch tại Hà Giang:
- Chính sách Thương hiệu và Quảng cáo: Xác định thông điệp thương hiệu và
cách quảng cáo du lịch Hà Giang để tạo ấn tượng tích cực cho khách du lịch.
Chính sách này nên bao gồm việc xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và độc đáo
cho Hà Giang thông qua hình ảnh, video, và nội dung truyền thông.
- Hệ thống Thông tin Du lịch: Tạo và quản lý hệ thống thông tin du lịch đầy đủ
và dễ tiếp cận cho du khách. Điều này có thể bao gồm một trang web du lịch
chính thức, ứng dụng di động, bản đồ du lịch, hướng dẫn du lịch, và các kênh
truyền thông xã hội.
- Chính sách Vận hành và Quản lý: Xác định cách quản lý lưu lượng du khách
và các điểm đến du lịch quan trọng để bảo vệ môi trường, văn hóa địa phương
và trải nghiệm du lịch. Điều này bao gồm quản lý số lượng khách du lịch, giám
sát tình trạng môi trường, và thúc đẩy các hoạt động du lịch bền vững.
- Chính sách Giáo dục và Tư vấn: Cung cấp thông tin và tư vấn cho du khách về
văn hóa, quy định địa phương, và giữ gìn môi trường. Điều này giúp du khách
thấu hiểu và tôn trọng nền văn hóa và thiên nhiên của Hà Giang.
- Hợp tác Đối tác Địa phương: Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh
nghiệp du lịch địa phương, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác để tạo ra
các gói tour hoàn chỉnh và cung cấp trải nghiệm đa dạng cho du khách.
- Chính sách An toàn và Sức kháng Bệnh: Đảm bảo du lịch an toàn và thúc đẩy
các biện pháp sức kháng bệnh trong bối cảnh đại dịch như COVID-19. Điều này
có thể bao gồm kiểm tra y tế, giám sát, và hỗ trợ sức kháng bệnh.
- Chương trình Khuyến mãi và Khuyến mãi: Tạo các chương trình khuyến mãi
và khuyến mãi để thu hút khách du lịch trong các mùa cao điểm hoặc thời 16

9
gian yếu. Các chương trình này có thể bao gồm giảm giá, quà tặng, hoặc ưu đãi
đặc biệt.
- Chính sách Về Đào tạo và Nâng cao Năng lực: Đào tạo và nâng cao năng lực
cho nhân viên trong ngành du lịch để cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng
nhu cầu của du khách.
Chính sách này nên được thiết lập, áp dụng và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng
du lịch tại Hà Giang phát triển bền vững, hấp dẫn và có lợi cho cả du khách và
cộng đồng địa phương
Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng)
Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với
chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường
phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu
cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời”
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu
đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này mới có
thể làm tốt chữ C đầu tiên.
Các bước hiệu quả nhất để đạt được điều này là:
1. Hiểu khách hàng mục tiêu của bạn
Nhìn nhận đúng đắn về giá trị sản phẩm của bạn và phát triển nó thay vì cố gắng
đưa một sản phẩm có sẵn vào thị trường.
2. Thử nghiệm sản phẩm
Hà Giang đã triển khai thử nghiệm khai thác và tiến tới tổ chức thường xuyên
các sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm. Đây là giai đoạn khởi đầu được tính từ
khi hình thành ý tưởng sản phẩm mới đến khi các ý tưởng đó được phân tích,
đánh giá một cách tổng hợp về mọi mặt hoạt động liên quan như kinh tế, tự
nhiên, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, pháp luật... Giai đoạn này bao gồm
các khâu: hình thành ý tưởng sản phẩm mới; lựa chọn một số đặc trưng của sản
phẩm mới; phân tích, đánh giá và nhận định một cách tổng hợp các đặc trưng
của sản phẩm được lựa chọn trên cơ sở tham khảo và tư vấn nhiều ý kiến.

10
Trong đó, vấn đề hình thành ý tưởng sản phẩm là quan trọng nhất. Nên xuất phát
điểm ý tưởng cần hướng từ thị trường du lịch, tức là từ nhu cầu của khách du
lịch, xem xét từ những mong muốn của họ để có một sản phẩm du lịch vừa ý,
hợp thị hiếu và khả năng thanh toán.
Sau khi đã có những luận cứ chắc chắn, nhà cung cấp sẽ ra quyết định triển khai
thiết kế, xây dựng sản phẩm kể từ đây, công việc này diễn ra chủ yếu trong các
đơn vị, bộ phận và các đối tác hỗ trợ của nhà cung cấp. Khi đó cần xác định rõ
định hướng tài nguyên du lịch gắn liền với sản phẩm du lịch. Cụ thể là:
Sự phù hợp của tài nguyên du lịch Hà Giang với mục đích đi du lịch của khách:
mỗi tài nguyên du lịch đều có thể mang lại cho du khách các giá trị về mặt tinh
thần, tri thức, cảm giác... nhưng những giá trị đó chỉ có ý nghĩa khi chúng có thể
đáp ứng những gì mà khách du lịch trông đợi.
Giá trị của tài nguyên du lịch: giá trị của tài nguyên du lịch được thể hiện ở các
mặt giá trị của tài nguyên và mức độ giá trị của mỗi mặt. Mức độ giá trị của tài
nguyên thường được thể hiện qua sự đánh giá chuyên môn của các nhà nghiên
cứu hoặc cũng có thể dễ nhận biết nhất là qua sự đánh giá của chính khách du
lịch, thể hiện rõ nét nhất ở số lượng khách đến với điểm du lịch đó. Mức độ giá
trị của tài nguyên càng lớn thì khả năng thu hút khách của điểm du lịch càng
cao.
Khả năng liên kết với các tuyến điểm du lịch khác: Đối với hoạt động du lịch, sự
tương quan về vị trí địa lý giữa một điểm du lịch với các điểm du lịch khác có
thể tác động trực tiếp tới lượng khách du lịch đến với điểm đó. Nếu điểm du lịch
của Hà Giang có vị trí gần các điểm du lịch nổi tiếng khác, thuận tiện về giao
thông thì có thể cho phép điểm du lịch đó kết hợp với các điểm du lịch còn lại
để tạo nên những tuyến tham quan hấp dẫn, tạo ra nhiều chương trình du lịch
khác nhau với nhiều hoạt động tham quan du lịch, giúp khách có nhiều cơ hội
khác nhau khi lựa chọn sản phẩm, tăng khả năng thu hút khách của chính điểm
du lịch đó và ngược lại. Những điểm du lịch có vị trí là đầu mối giao thông luôn
có nhiều khả năng trong việc liên kết với các điểm du lịch khác để tạo nên nhiều
tuyến tham quan du lịch khác nhau.
11
Môi trường tự nhiên - xã hội của Hà Giang bao gồm rất nhiều nhân tố khác
nhau. Các nhân tố của môi trường tự nhiên xã hội có ảnh hưởng nhiều nhất tới
hoạt động tham quan du lịch. Tình hình an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo
luôn là tiền đề cho sự phát triển hoạt động du lịch. Trong các nhu cầu của con
người nói chung và nhu cầu của khách du lịch nói riêng thì sự đảm bảo an toàn
tính mạng và tài sản luôn được đặt lên hàng đầu.
Các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước, của địa phương về phát
triển du lịch là các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô nhưng có ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động du lịch. Chúng có thể kích thích hay kìm hãm sự
phát triển của hoạt động du lịch nói chung, hay đối với một loại hình du lịch cụ
thể nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn cân nhắc hoặc lúng túng giữa
một bên phát triển công nghiệp, một bên phát triển dịch vụ du lịch.
Việc xác định lợi ích trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương đôi khi phải cân bằng các giá trị mang lại gắn với phát triển du lịch.
Tiếp đến, cần phải xác định rõ các loại hình dịch vụ đi kèm với sản phẩm du lịch
đã lựa chọn như giao thông vận chuyển khách du lịch; điều kiện lưu trú, ăn uống
và các dịch vụ khác. Ngoài ra, để đầy đủ thông tin khi tổ chức du lịch cho khách
du lịch, nhà cung cấp cần nghiên cứu các điều kiện khác liên quan đến việc cung
cấp các dịch vụ bổ sung (vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm...), các sự kiện đặc
biệt có khả năng thu hút khách du lịch (các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa,
thể thao...), các loại hình nghệ thuật sân khấu...
Sau khi hoàn thành việc thiết kế sản phẩm, dự kiến về chủ đề, biểu tượng của
sản phẩm, nhà cung cấp tiến hành công việc thử nghiệm sản phẩm. Mục đích
của giai đoạn này là điều chỉnh hợp lý về đặc tính sử dụng của sản phẩm, kiểm
tra các tiêu chí yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm. Quan
trọng nhất, tiến hành việc mời các đối tượng khách hàng thử nghiệm và chuyên
gia dùng thử và đánh giá về sản phẩm du lịch với số lượng vừa đủ. Từ đó, so
sánh sản phẩm dự kiến với sản phẩm thử nghiệm có đạt các tiêu chí đã đề ra hay
không. Thông thường người ta dựa vào thiết lập bảng hỏi, điều tra, phỏng vấn

12
hoặc kết hợp với quan sát khách quan quá trình sử dụng và đánh giá sản phẩm
du lịch.
Việc thử nghiệm sản phẩm trên thị trường du lịch giúp cho nhà cung cấp có đủ
dữ liệu để đi tới quyết định cuối cùng là nên tung sản phẩm đó ra thị trường.
Trong giai đoạn thương mại hóa sản phẩm, nhà cung cấp phải quyết định 3 vấn
đề: thời điểm thương mại hóa; địa điểm thương mại hóa; thị trường khách mục
tiêu. Nhà cung cấp phải triển khai một kế hoạch hành động nhằm giới thiệu sản
phẩm vào thị trường ngày càng được mở rộng. Để hoạt động này đạt kết quả tốt
cần phải phân bổ ngân sách và nối kết các hoạt động khác với nhau.
Doanh thu du lịch khách nội địa, quốc tế Hà Giang
Trong năm 2020, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt khoảng 1,5 triệu
lượt người (đạt 93,8% chỉ tiêu kế hoạch 2020), doanh thu du lịch ước đạt trên
2.477 tỷ đồng. Thống kê 9 tháng năm 2021, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt
678.268 lượt người với tổng thu từ khách du lịch đạt 1.220 tỷ đồng, tăng 17,9%
so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 9 tháng năm 2022 tỉnh Hà Giang đón 1.598.000 lượt du khách (tăng
132,18% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 106,5% kế hoạch năm), trong đó 26.022
lượt khách quốc tế, 1.571.978 lượt khách nội địa, doanh thu từ du lịch đạt 3.196
tỷ đồng, tăng 158,2% so với cùng kỳ.
Trong 9 tháng năm 2022 tỉnh Hà Giang đón 1.598.000 lượt du khách (tăng
132,18% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 106,5% kế hoạch năm), trong đó 26.022
lượt khách quốc tế, 1.571.978 lượt khách nội địa, doanh thu từ du lịch đạt 3.196
tỷ đồng, tăng 158,2% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hoạt động du lịch của thành phố
Hà Giang trong năm 2023 có nhiều khởi sắc và tăng trưởng mạnh sau khi dịch
bệnh Covid-19 được kiểm soát. Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Hà Giang tổ chức
các chuỗi sự kiện Lễ hội Văn hóa ẩm thực 3 miền Bắc - Trung - Nam và tỉnh Hà
Giang; Festival khèn Mông và dịp nghỉ lễ 30/4-01/5; đồng thời công tác quảng
bá du lịch được đa dạng bằng nhiều hình thức, nhất là thông qua nền tảng số nên
lượng khách đến thành phố tăng mạnh, doanh thu từ hoạt động du lịch tiếp tục
13
tăng khá. Tỉnh Hà Giang nói chung và thành phố Hà Giang nói riêng tiếp tục là
sự lựa chọn và điểm đến hấp dẫn với du khách.
Chỉ tính riêng trong dịp Tết Nguyên đán đã có 169 cơ sở kinh doanh dịch
vụ lưu trú, nhà hàng ăn uống đăng ký phục vụ khách du lịch trong suốt dịp tết.
Khách tham quan du lịch đến địa bàn đạt 365.459 lượt khách tăng 103.035 lượt
khách so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt 255,59 tỷ đồng. Đặc biệt, trong 6 tháng
đầu năm 2023, khách du lịch đến với các Làng văn hóa du lịch cộng đồng và
thăm quan tuyến du lịch của 3 thôn vùng cao xã Phương Độ (Nà Thác - Khuổi
My - Lùng Vài), thôn Cao Bành, xã Phương Thiện ước đạt 93.795 lượt khách;
doanh thu ước đạt 5,24 tỷ đồng.
Tỉnh đã triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hóa,
văn nghệ, thể thao, du lịch; Tổ chức thành công Lễ hội ẩm thực dân tộc Dao”
thành phố Hà Giang năm 2023 tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện...thu hút
hàng vạn du khách và người địa phương tham gia. Tiếp tục triển khai các đề án
bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Dao thành phố Hà Giang; tổ chức Hội thảo bảo
tồn văn hóa dân tộc Tày thành phố Hà Giang nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút du
khách đến với thành phố Hà Giang, kích cầu du lịch.
Bên cạnh đó, công tác trang trí, trang hoàng đô thị cũng luôn được thành
phố quan tâm, chỉ đạo, nhằm tạo những không gian, cảnh quan đẹp cho các du
khách chụp ảnh lưu niệm khi đến thành phố như: Đặt các chậu hoa tươi tại các
tuyến phố chính; Trang trí tại cột mốc Km0 xếp hoa tam giác mạch; Trang trí
khu vực sân công viên đối diện với Quảng trường 26/3, trang trí thảm hoa tam
giác mạch; Trang trí khu tượng đài Bác Hồ hai bên cánh gà; Trang trí đảo giao
thông khu vực bến xe khách; Trang trí cờ hồng khu vực bám trục đường Quốc lộ
2 trước cổng chào thành phố. Thay thế sửa chữa bổ sung cổng vòm trang trí qua
đường, các biển hoa văn trang trí trên các trục đường nội thành, các đảo giao
thông ngã tư, ngã 5, đèn trang trí, chiếu sáng dọc hai bờ sông Lô.
Theo thống kê trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Hà Giang đón hơn 2,1
triệu lượt khách du lịch, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 86% so với
kế hoạch năm 2023. Doanh thu từ du lịch đạt trên 5 nghìn tỷ đồng. Đây là một
14
trong những kết quả tích cực, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong số đó, có hơn 218 nghìn lượt khách quốc tế và trên 1,9 triệu lượt khách
nội địa. Riêng trong tháng 9 năm 2023, toàn tỉnh đón gần 257 nghìn lượt người,
trong đó có 30 nghìn lượt khách quốc tế và hơn 226 nghìn lượt khách trong
nước.
Để đạt kết quả như trên, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về phát
triển du lịch, đặc biệt là công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, liên kết phát
triển du lịch được tỉnh đặc biệt chú trọng, trong đó phải kể đến các hoạt động
nổi bật mà tỉnh đã triển khai thực hiện như: Tổ chức thành công chương trình
đón những vị khách đầu tiên đến Hà Giang năm 2023; xây dựng chương trình
tour, tuyến du lịch gắn với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân trên địa bàn
các huyện, thành phố; tổ chức thành công hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp, cá
nhân kinh doanh dịch vụ du lịch năm 2023; Lễ hội Văn hóa ẩm thực 3 miền Bắc
– Trung – Nam; phối hợp với Công ty Cổ phần AsimGroup cung cấp thông tin,
hình ảnh, triển khai lắp đặt QR CODE tại các điểm du lịch trên địa bàn tiêu biểu
của tỉnh tại 11 huyện, thành phố, theo đó, khách du lịch dễ dàng tìm hiểu thông
tin về điểm đến, danh lam thắng cảnh, văn hóa, nơi lưu trú, di chuyển và gợi ý lộ
trình phù hợp … Phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai các hoạt
động thu hút đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn trở
thành khu du lịch quốc gia; Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
thành khu du lịch cấp tỉnh... Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc
tiến du lịch, đổi mới phương thức, công cụ, ứng dụng công nghệ số trong xúc
tiến, quảng bá du lịch. Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang gắn với lịch sử,
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và danh hiệu Cao nguyên đá Đồng Văn;
xây dựng Hà Giang là điểm đến an toàn, bản sắc, hấp dẫn, nhân văn, thân thiện.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hoạt động du lịch của thành phố
Hà Giang trong năm 2023 có nhiều khởi sắc và tăng trưởng mạnh sau khi dịch
bệnh Covid-19 được kiểm soát. Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Hà Giang tổ chức
các chuỗi sự kiện Lễ hội Văn hóa ẩm thực 3 miền Bắc - Trung - Nam và tỉnh Hà
Giang; Festival khèn Mông và dịp nghỉ lễ 30/4-01/5; đồng thời công tác quảng
15
bá du lịch được đa dạng bằng nhiều hình thức, nhất là thông qua nền tảng số nên
lượng khách đến thành phố tăng mạnh, doanh thu từ hoạt động du lịch tiếp tục
tăng khá. Tỉnh Hà Giang nói chung và thành phố Hà Giang nói riêng tiếp tục là
sự lựa chọn và điểm đến hấp dẫn với du khách.
Chỉ tính riêng trong dịp Tết Nguyên đán đã có 169 cơ sở kinh doanh dịch
vụ lưu trú, nhà hàng ăn uống đăng ký phục vụ khách du lịch trong suốt dịp tết.
Khách tham quan du lịch đến địa bàn đạt 365.459 lượt khách tăng 103.035 lượt
khách so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt 255,59 tỷ đồng. Đặc biệt, trong 6 tháng
đầu năm 2023, khách du lịch đến với các Làng văn hóa du lịch cộng đồng và
thăm quan tuyến du lịch của 3 thôn vùng cao xã Phương Độ (Nà Thác - Khuổi
My - Lùng Vài), thôn Cao Bành, xã Phương Thiện ước đạt 93.795 lượt khách;
doanh thu ước đạt 5,24 tỷ đồng.
Tỉnh đã triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hóa,
văn nghệ, thể thao, du lịch; Tổ chức thành công Lễ hội ẩm thực dân tộc Dao”
thành phố Hà Giang năm 2023 tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện...thu hút
hàng vạn du khách và người địa phương tham gia. Tiếp tục triển khai các đề án
bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Dao thành phố Hà Giang; tổ chức Hội thảo bảo
tồn văn hóa dân tộc Tày thành phố Hà Giang nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút du
khách đến với thành phố Hà Giang, kích cầu du lịch.
Bên cạnh đó, công tác trang trí, trang hoàng đô thị cũng luôn được thành
phố quan tâm, chỉ đạo, nhằm tạo những không gian, cảnh quan đẹp cho các du
khách chụp ảnh lưu niệm khi đến thành phố như: Đặt các chậu hoa tươi tại các
tuyến phố chính; Trang trí tại cột mốc Km0 xếp hoa tam giác mạch; Trang trí
khu vực sân công viên đối diện với Quảng trường 26/3, trang trí thảm hoa tam
giác mạch; Trang trí khu tượng đài Bác Hồ hai bên cánh gà; Trang trí đảo giao
thông khu vực bến xe khách; Trang trí cờ hồng khu vực bám trục đường Quốc lộ
2 trước cổng chào thành phố. Thay thế sửa chữa bổ sung cổng vòm trang trí qua
đường, các biển hoa văn trang trí trên các trục đường nội thành, các đảo giao
thông ngã tư, ngã 5, đèn trang trí, chiếu sáng dọc hai bờ sông Lô.

16
Trong 6 tháng cuối năm, tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 11
của Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025; đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch; tiếp tục kêu gọi các dự án
phát triển hạ tầng du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng các làng văn hóa du lịch
tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm; triển khai một số chính
sách khuyến khích, hỗ trợ trong phát triển du lịch…

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Du lịch Hà Giang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 - Báo Hà Giang điện tử
(baohagiang.vn), truy cập 02/12/2023
2. Du lịch Hà Giang phục hồi mạnh mẽ, vượt lên đại dịch Covid-19
(bvhttdl.gov.vn), truy cập 02/12/2023
3. Du lịch Hà Giang hút khách (vietnamtourism.gov.vn), truy cập 02/12/2023
4. Hà Giang đa dạng hóa các sản phẩm du lịch (vca.org.vn), truy cập 02/12/2023
5. Hà Giang - Phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(hagiang.gov.vn), truy cập 02/12/2023
6. Hà Giang: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch -
www.dulichvn.org.vn, truy cập 02/12/2023
7. 9 tháng, tỉnh Hà Giang đón 2,1 triệu lượt khách du lịch - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang
(hagiangtv.vn), truy cập 02/12/2023
8. Báo Văn hóa, Hà Giang: Thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn (bvhttdl.gov.vn), truy cập
02/12/2023
9. Làm mới du lịch Hà Giang bằng sản phẩm hấp dẫn (hanoimoi.vn), truy cập 02/12/2023

17

You might also like