You are on page 1of 8

5.3.

BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ THĂNG LONG – HÀ
NỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
5.3.1. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
Đứng trước thời đại công nghiệp hoá, làm thế nào để các di sản luôn giữ giá trị nguyên
gốc nhưng vẫn phục vụ phát triển kinh tế, du lịch?
*Việc quản lí, bảo vệ và khai thác các nguồn lực đó hiện nay còn những bất cập sau:
- Trên cùng một lãnh thổ, các tài nguyên du lịch có khi do Bộ, khi ngành,.. Mỗi ngành,
cấp lại có quan niệm khác nhau dẫn đến việc đầu tư, bảo vệ, giữ gìn cũng khác nhau.
- Trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các di tích không được phân công rõ ràng và thiếu sự phối
hợp giữa nhà quản lí với người sử dụng
*Một trong cách phát huy giá trị của các di sản vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa quảng
bá hình ảnh của địa phương rộng rãi mà nhiều quốc gia đã thực hiện là phát triển loại
hình du lịch sinh thái và nhân văn.

Khu Sinh Thái Rose Park Đầm Trành ( Phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Tp Hà Nội)

Hoàng Thành Thăng Long

- Ngoài ra, người làm du lịch cần gắn với công tác bảo tồn tính đa dạng và giữ gìn giá trị
của các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng và các di sản.
- Cán bộ ngành du lịch cần chú trọng yếu tố giáo dục tuyên truyền lịch sử Thủ đô, lòng tự
hào yêu quê hương đất nước, nét đặc sắc trong chiều dài lịch sử và văn hoá của người Hà
Nội, đồng thời hạn chế thấp nhất những tác động xấu của du khách đến di sản.
- Các doanh nghiệp lữ hành cần củng cố, mở rộng các tuyến tham quan dựa trên việc khai
thác các giá trị của di sản, đưa các chương trình du lịch phù hợp với yêu cầu của du
khách
- Ngành du lịch cần phối hợp với các đơn vị tổ chức dịch vụ tại các điểm tham quan: bán
đồ lưu niệm, nhà hàng ăn uống, cơ sở lưu trú... để gữ chân được du khách đến Hà Nội lâu
nhất

Làng lụa Vạn Phúc

5.32. Bảo tồn di sản vật thể


* Hoạt động bảo tồn di sản, di tích bao gồm ba nội dung chính:
-Nghiên cứu để hiểu biết sâu sắc về di tích lịch sử văn hoá, tìm hiểu phát hiện, đánh giá
giá trị tiêu biểu của di tích.
- Những hoạt động nhằm đảm bảo an toàn về vật chất, đó là những giải pháp kĩ thuật tác
động vào các cấu kiện vật chất làm cho các nguyên tố gốc của di tích tồn tại lâu dài.
- Tìm ra các phương thức khai thác các giá trị của di tích và tạo điều kiện cho công chúng
được tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hoá tiêu biểu của di tích góp phần phát triển đời
sống kinh tế, văn hoá xã hội.
* Để thực hiện tốt mục tiêu gìn giữ di tích lâu dài, khai thác giá trị của nó cần có một số
giải pháp đồng bộ sau:
- Cần có văn bản pháp lí của Nhà nước được dựa vào thực tiễn cuộc sống để cán bộ và
người dân hiểu, thực hiện nghiêm túc các văn bản đó.

Luật di sản văn hoá


- Nhà nước cần thiết lập các tổ chức, các thiết chế văn hoá và trao quyền cho các tổ chức,
các thiết chế đó quản lí các di tích lịch sử văn hoá.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, đánh giá khách quan giá trị của di tích để thực hiện tư
liệu hoá các loại hình di tích, xuất bản thành sách giới thiệu về các di tích.

Hội thảo Khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá thủ đô Hà Nội

- Thường xuyên theo dõi, khảo sát nghiên cứu thực trạng và tình trạng kĩ thuật ở các di
tích để kịp thời đưa ra các giải pháp kĩ thuật hợp lí
- Thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin
- Cần có kế hoạch lâu dài trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao
hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di tích.
5.3.3 Bảo tồn di sản phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội rất phong phú với nhiều loại hình và
mang đặc trưng điển hình cho văn hoá cả nước
 Hà Nội đã có những hoạt động tích cực nhằm bảo tồn và phát huy tiềm năng một
số loại hình nghệ thuật như:

Tuồng

Chèo

 Di sản thư tịch Hán Nôm : Hà Nội lưu giữ 531 cuốn sách và 1074 văn bia
 Lễ Hội : Diễn ra chủ yếu ở đình (175 lễ hội), đền (15 lễ hội) và chùa (12 lễ hội)

Hội Gióng Sóc Sơn


Lễ hội Đống Đa

 Nghệ thuật ẩm thực:

Cốm Làng Vòng

Bánh cuốn Thanh Trì

Chả cá Lã Vọng

 Phố nghề :
Phố Hàng Tre

Phố Hàng Mắm, Hàng Muối

*Tuy nhiên, việc bảo tồn di sản phi vật thể còn nhiều hạn chế :
- Các ấn phẩm về văn học dân gian, văn bản Hán Nôm còn thiếu tính hệ thống, ít
có những sưa tầm mới.
- Lễ hội ở Hà Nội còn nhất thể hoá, đơn điệu hoá.
- Nghề và làng nghề truyền thống hiện đang có sự biến dạng, chạy theo cơ chế thị
trường, thương mại hoá.
5.3.4. Bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch
*Với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn: di tích, danh thắng lễ hội, ẩm thực,
làng nghề thủ công, bảo tàng,.. Hà Nội có đủ điều kiện để phát triển các loại hình
du lịch mà trong đó tiêu biểu là các loại hình sau đây:
 Du lịch văn hoá, lịch sử, di tích và danh thắng: 2200/4388 di tích danh thắng
được xếp hạng

Văn Miếu Quốc Tử Giám


Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

 Du lịch làng nghề, phố nghề, lễ hội, ẩm thực: 1264 làng nghề trong đó 285
làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống

Hàng Đào

Làng gốm Bát Tràng

 Du lịch MICE ( du lịch hội thảo, hội nghị )


 Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần
 Du lịch nông nghiệp và trang trại ( Ba Vì )
 Du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ
*Định hướng phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới :

- Cần có các chiến lược đầu tư phù hợp để phát huy hiệu quả vốn đầu tư du lịch,
nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ lưu và các công trình dịch vụ du
lịch hợp lí.
- Các nhà quy hoạch cần có phương án để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của
hệ thống công trình vui chơi giải trí
- Đầu tư phát triển hệ thống công viên, cây xanh để bảo vệ môi trường, sinh thái
=> Phát triển nhanh và bền vững làm cho du lịch Hà Nội trở thành ngành “ kinh tế
mũi nhọn ” của thành phố.
*Một số mục tiêu về du lịch cần đạt được trong thời gian tới :
- Tăng cường thu hút khách du lịch trong nước. Xúc tiến khâu tuyên truyền quảng
bá du lịch.
- Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch.
- Xây dựng mới, trang bị, tồn tạo cơ sở vật chất du lịch
- Tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.

You might also like