You are on page 1of 10

I - Các quan điểm về du lịch

1. Quan niệm về du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người
+ Tính nhất thời để phân biệt với sự đi lại thường xuyên của những người du mục, du canh, du
cư.
+ Tính tự nguyện để phân biệt với những chuyến đi bắt buộc của người tị nạn hoặc bị đi đày.
+ Có sự quay về để phân biệt với chuyến đi một chiều của người di cư.
+ Có khoảng cách và thời gian tương đối dài để phân biệt với chuyến đi của những người tham
quan và dạo chơi.
+ Không lặp lại thường xuyên để phân biệt với chuyến đi lặp lại của những người là chủ sở hữu
nhà nghỉ.
+ Không mang tính chất là phương tiện để phân biệt với việc đi lại như là phương tiện nhằm
mục đích kinh doanh, đại diện bán hàng và hành hương.
+ Nhằm vào sự mới lạ và thay đổi để phân biệt với chuyến đi có mục đích khác như học tập,
nghiên cứu.
- Quan niệm của tổ chức du lịch thế giới:
+ Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không
quá một năm tại quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau nhưng
ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến.
‘Inbound: Đón khách ‘Outbound: Gửi khách
+ Khách du lịch nội địa (Dosmetics tourist): Là người đang sống trong một quốc gia, không kể
quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó,
thời gian ít nhất là 24 giờ nhưng không quá 1 năm với nhiều mục đích (giải trí, công vụ, hội
họp, thăm thân) ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương ở nơi đến.
2. Quan niệm về du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế
- Theo 2 học giả người Mỹ Robert W.Mc.Intosh và Charles R. Goeldner thì du lịch là một ngành
tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu thành khác
kể cả xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch.
3. Khái niệm du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định. (Luật du lịch Việt Nam)
4. Một số khái niệm liên quan
a) Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ
sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
- TNDLTN: Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác.
- TNDLNV: Bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn
hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động
sáng tạo của con người .
Điều 15 Luật Du lịch 2017

Tài nguyên du lịch xã hội: Tài nguyên du lịch xã hội sẽ liên quan tới các sự kiện về
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được con người đương đại tổ chức, nhằm mang tới
độ lôi cuốn đặc sắc và thu hút khách du lịch. Ví dụ như: các sự kiện thể thao thế giới, các
cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị – kinh tế như: Hội nghị APEC,
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN….v.v.
b) Điểm du lịch: Là nơi tập trung một loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc
kinh tế – xã hội) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả 2 ở quy mô
nhỏ.
- Quốc gia: Tài nguyên đặc biệt hấp dẫn, hạ tầng cần thiết, đảm bảo 100 nghìn khách. (Hồ hoàn
Kiếm, Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, Bà Nà Hill, Tam Cốc – Bích Động, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ
Long
- Địa phương: Tài nguyên hấp dẫn, hạ tầng cần thiết, đảm bảo 10 nghìn khách. (chùa một cột,
nhà thờ lớn hà nội, bảo tàng dân tộc học việt nam, chùa trấn quốc, cột cờ hà nội, đền quán
thánh,
(Hoàng thành thăng long, văn miếu quốc tử giám, chùa một cột, nhà thờ lớn hà nội, cố đô hoa
lư, hang múa, chùa bái đính, thánh địa mỹ sơn, chợ bến thành
c) Khu du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên,
được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại
hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường. [Luật du lịch VN]
+ Hạ Long – Cát Bà: Quảng Ninh – huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng
+ Vân Phong – Đại Lãnh: tỉnh Khánh Hòa – xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
+ Điện Biên Phủ: tỉnh Điện Biên (Tp thuộc tỉnh)
+ Hồ Ba Bể: Vườn Quốc gia Ba bể, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
+ Hương Sơn
+ Kim Liên – Nam Đàn
+ Hội An – Mỹ Sơn
+ Đất Mũi
+ Cảnh Dương – Hải Vân: thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế -
ranh giới Đà Nẵng và thừa Thiên Huế
+ Sa Pa: thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
+ Đền Hùng: thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
+ Cổ Loa: huyện Đông Anh, Hà Nội
+ Ba Vì – Suối Hai: Hà Nội
+ Phong Nha – Kẻ Bàng: huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
+ Phú Quốc: tỉnh Kiên Giang
+ Côn Đảo: huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Quốc gia: - Địa phương:
+ Tài nguyên du lịch hấp dẫn, ưu thế về + Tài nguyên hấp dẫn, có khả năng thu hút
cảnh quan thiên nhiên. khách.
+ Diện tích tối thiểu 1.000ha. + Diện tích tối thiểu 200ha.
+ Kết cầu hạ tầng đồng bộ. + Kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần thiết.
+ Khả năng đón ít nhất 1 triệu khách/1 năm. + Khả năng đón ít nhất 100 nghìn khách/1
năm.
d) Đô thị du lịch: Là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh tế của đô thị.
- Tài nguyên du lịch hấp dẫn.
- Kết cấu hạ tầng đồng bộ, đủ khả năng phục vụ khách.
- Lao động phù hợp và đáp ứng được yêu cầu.
- Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
- Danh sách: Hạ Long, Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Huế, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Hà
Tiên.
e) Tuyến du lịch: Là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. [Luật
du lịch Việt Nam]
- Tuyến quốc gia (đà nẵng – huế - hội an, hà nội – ninh bình
thanh hóa, đà lạt – nha trang, vũng tàu – tp
- Tuyến địa phương
hcm, quy nhơn – bình định, sa pa – cát cát –
fansipawng, hà nội – tràng an – bái đính
Bài tập 1: Với tư cách là người tổ chức, hãy lên ý tưởng và thiết kế một chương trình du lịch
với dữ liệu và yêu cầu như sau:
- Thời gian: 2 ngày – 1 đêm
- Điểm xuất phát: Hà Nội
- Số lượng khách: 43 (33 người lớn, 6 trẻ 8 tuổi, 4 em bé 2 tuổi)
Lưu ý: Lên kịch bản chi tiết về những công việc phải làm để tổ chức thành công chương trình
du lịch này.
Bài tập 2: Tìm hiểu về tiểu sử ông Thomas Cook. Lí giải vì sao Thomas Cook được coi là ông tổ
của ngành lữ hành?
II – Động cơ du lịch
1. Lí do đi du lịch và cản trở du lịch
1.1. Lí do đi du lịch
Theo Harssel (ĐH Niagara, Mĩ), lí do đi du lịch chia thành 4 nhóm:
- Tự khám phá: Khám phá thế giới xung quanh thông quá đó tự khám phá bản thân.
+ Thế giới xung quanh: thiên nhiên, động thực vật, di sản thế giới, di tích, phong tục tập
quán,...
+ Khám phá bản thân: duy tâm hơn sau khi đi lễ, khả năng ăn thắng cố sau khi đi Sa Pa,...
- Giao lưu xã hội: Trong chuyến du lịch, du khách được giao lưu không chỉ với dân cư nói chung
tại điểm đến mà còn giao lưu với chính các thành viên trong đoàn mình.
=> Team building tăng cường hợp tác nhóm...
- Sự hứng thú: Được giải trí từ đó đem lại sự thay đổi so với công việc và cuộc sống nhàm chán
hằng ngày; hoặc có cái gì đó mới lạ so với cuộc sống hàng ngày để có thêm nhiều hưng phấn
khi trở về với thực tại.
=> Mong muốn được lướt sóng sau khi làm việc...
- Tăng cường bản ngã: Mong muốn được người khác kính trọng, thán phục hoặc ganh tỵ sau
khi đi du lịch.
1.2. Lí do cản trở du lịch
- Hạn chế về kinh tế: Kinh tế càng khó khăn càng khó quyết định đi du lịch, bởi du lịch không
thuộc nhu cầu ưu tiên hàng đầu.
- Hạn chế về thời gian: Thời gian rảnh chi phối lớn khả năng đi du lịch của con người.
- Hạn chế về sức khoẻ: Khả năng sức khoẻ cũng chi phối quyết định đi du lịch.
- Hạn chế về gia đình: Các hoàn cảnh đặc biệt về gia đình tác động lớn đến khả năng đi du lịch.
- Sự không hiểu biết về du lịch cũng như các hạn chế khách quan khác.
2. Động cơ du lịch
2.1. Khái niệm
Động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của
khách lu lịch.
Động cơ du lịch là chủ quan và mang tính cá nhân nên rất khó xác định. Việc nhận thức được
động cơ và bộc lộ động cơ lịch thuộc 1 trong 3 trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Nhận thức được động cơ và sẵn sàng bộc lộ.
- Trường hợp 2: Nhận thức được động cơ nhưng không muốn bộc lộ hoặc bộc lộ lí do không
đúng.
- Trường hợp 3: Không nhận thức được động cơ và không bộc lộ được lí do.
2.2. Các loại động cơ du lịch
Theo Mc Instosh và Goeldner, có 4 nhóm:
- Các động cơ về thể chất: giảm căng thẳng, phục hồi sức khoẻ thông qua nghỉ dưỡng, thể
thao, giải trí thư giãn.
- Các động cơ về tìm hiểu: khám phá, tìm hiểu, học tập và nâng cao vốn sống, vốn tri thức của
mình.
- Các động cơ về giao lưu: gặp gỡ, giao lưu và tạo các mối quan hệ mới hoặc thăm thân, bạn
bè, thoát ly sự nhàm chán.
- Các động cơ về địa vị - uy tín: thoả mãn khát vọng được chú ý, đánh giá, thừa nhận và kính
trọng. Bao gồm các chuyến đi liên quan đến kinh doanh, hội nghị, nghiên cứu,...
III – Sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch
1. Sản phẩm du lịch
1.1. Khái niệm
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch...
1.2. Sản phẩm du lịch được cấu thành từ những bộ phận nào
* Điểm du lịch thu hút khách (tài nguyên du lịch):
- Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố
cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
- Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Thời gian hình thành lâu.
+ Sự hình thành không phụ thuộc vào con người.
+ Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
+ Thời gian khai thác dài.
+ Dễ bị ảnh hưởng và tàn phá bởi con người
- Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Sự hình thành gắn với tác động của con người
+ Thời gian hình thành ngắn.
+ Quá trình khai thác ít phụ thuộc vào tự nhiên.
+ Thời gian khai thác ngắn.
+ Dễ bị tàn phá.
* Dịch vụ trực tiếp
- Dịch vụ vận chuyển - Dịch vụ vui chơi giải trí
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống - Dịch vụ mua sắm
* Dịch vụ trung gian
(giữa ngành du lịch và thương mại, y tế và các ngành khác) và dịch vụ bổ sung (làm đẹp, tắm
thuốc, spa).
1.3. Giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch
- Giá trị sử dụng: Thoả mãn nhu cầu sinh lý và tinh thần; được đánh giá thông qua sự cảm nhận
của du khách.
- Giá trị: Bao gồm giá trị sản phẩm vật chất (giá trị thật của phương tiện phục vụ trực tiếp cho
khách), giá trị dịch vụ du lịch (chất lượng trang thiết bị, trình độ, nghiệp vụ của lao động) và giá
trị các yếu tố thu hút du lịch (thương hiệu).
1.4. Đặc trưng của sản phẩm du lịch
- Tính tổng hợp: gồm yếu tố vật chất, tinh thần, tài nguyên...
- Sản phẩm du lịch là vô hình: Tại thời điểm mua sắm sản phẩm du lịch, người tiêu dùng không
thể nhìn thấy sản phẩm, không thể kiểm tra, đánh giá chất lượng của chúng. Chất lượng của
sản phẩm chỉ có thể được đánh giá sau khi đã sử dụng.
- Sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển: Khách hàng không thể mang sản phẩm DL đến nơi
khác để tiêu thụ; không có sự chuyển quyền sở hữu giữa người bán và người mua.
- Tính không đồng nhất: Không thể sản xuất hàng loạt với tiêu chuẩn chất lượng như nhau.
- Quá trình tạo sản phẩm DL có sự tham gia của khách hàng.
- Khả năng tự tiêu hao: Đối với sản phẩm du lịch, nếu không được tiêu thụ, không bán được
cũng có nghĩa là không thể lưu kho và hầu như không còn giá trị.
1.5. Đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch
- Các mức đánh giá S = P - E
Trong đó: S (Satisfaction): Sự thoả mãn
P (Perception): Sự cảm nhận
E (Expectation): Sự mong đợi
- Kết quả đánh giá
P > E → S tốt
P = E → S thoả mãn
P < S → S tồi
- Đặc trưng của chất lượng phục vụ sản phẩm du lịch:
+ Chất lượng chỉ được đánh giá thông qua người mua sau khi đã sử dụng sản phẩm.
+ Chất lượng phụ thuộc vào chất lượng các yếu tố cấu thành nên sản phẩm.
=> Nhân viên phục vụ có vai trò quyết định lớn đến chất lượng sản phẩm du lịch.

Các cơ sở kinh doanh ăn uống


Ăn và uống là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ ăn uống cho
khách du lịch là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngành công nghiệp du lịch. Tham gia cung
cấp ăn uống trong du lịch có các loại hình như nhà hàng, các quán bar, quán cà phê,... tồn tại độc lập hoặc có thể
là bộ phận trong các khách sạn, trên máy bay, tàu hoả. Hiện nay, ở nước ta chưa có quy định cụ thể về phân loại
nhà hàng. Nhưng trong thực tế, ở nước ta và các nước khác, các loại nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống
phục vụ khách du lịch thường là các nhà hàng cao cấp, nhà hàng Buffet, nhà hàng đặc sản, nhà hàng ăn nhanh,
nhà hàng gia đình, caíéteria, coffee shop,...
-           Nhà hàng cao cấp

Là nhà hàng sang trọng, có kiến trúc phù hợp với đặc trung của nhà hàng; được bố trí tại các trung tâm đô thị
hoặc nơi có cảnh quan đẹp. Thực đơn và đồ uống được lựa chọn kỹ, đạt chất lượng cao. Trang trí nội thất đẹp;
các trang thiết bị đạt tiẽu chuẩn cao. Nhân viên phục vụ được đào tạo tốt, giá cả các món ăn và đồ uống tại nhà
hàng này cao.
Mô hình nhà hàng bình dân
Ở thị trường Việt Nam, phân khúc bình dân vẫn đang là phân khúc lớn nhất. Do đó nhiều nhà đầu tư
đã chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào đối tượng khách hàng này.

Vì đối tượng khách hàng là tầng lớp trung lưu, giá cả cho thực đơn sẽ không quá cao, cũng không
phải quá thấp. Do đó, chi phí đầu tư cho mô hình nhà hàng này cũng sẽ ở mức vừa phải, đồng thời
tệp khách hàng lớn nên dễ dàng thu về lợi nhuận. Tuy nhiên đây cũng chính là mặt hạn chế của mô
hình nhà hàng bình dân, bởi lẽ vì những ưu điểm dễ thấy của nó nên sự cạnh tranh cũng rất lớn.

-           Nhà hàng gia đình

Đây là loại hình nhà hàng do gia đình quản lý và phục vụ theo phong cách truyền thống của gia đình, nhà hàng
có thể đồng thời là nhà ở của gia đình. Món ăn ở đây khá độc đáo nhưng có tính truyền thống, khá phong phú,
trang thiết bị tương đối đơn giản, thời gian phục vụ ngắn, nhân viên phục vụ chủ yếu là các thành viên trong gia
đình.

-           Coffee Shop

Theo đúng nghĩa, loại hình này thường phục vụ các món ăn chế biến đơn giản, món ăn nhẹ, món điểm tâm, các
loại bánh ngọt, sandwich, vòng quay chỗ ngồi lốn, ữang thiết tương đối đơn giản, giá rẻ. Qui mô của nó không
lón, có ít nhân viên phục vụ. Coffee Shop thường được bố trí tại siêu thị, sân bay, toà nhà có văn phòng cho
thuê; khu dân cư tập trung.
Tại Việt Nam, quán cà phê thường chủ yếu kinh doanh cà phê và một số loại đồ uống khác (không có cồn).

-           Caféteria

Món ăn khá phong phú. khách tự chọn món ăn, đồ uống theo nhu cầu và tự phục vụ mình sau khi đã thanh toán
các khoản đã chọn. Được bố trí tại các trục đường lớn, gần các siêu thị, khu vãn phòng tập trung....

-           Nhà hàng Buffet


Nhà hàng này thường được đặt tại các khách sạn, trung tâm hội nghị. Món ăn của nhà hàng buffet rất phong
phú, cao cấp, được trình bày đẹp; khách phải trả một mức giá cố định cho một bữa ãn và ãn theo tuỳ thích của
từng người. Loại hình nhà hàng này chủ yếu phục vụ cho nhóm khách thương nhân, khách hội nghị, khách có
mức chi tiêu cao. Trong nhà hàng này thường có các quầy rượu.

-           Nhà hàng đặc sản

Nhà hàng đặc sản phục vụ các mộn ăn truyền thống, sử dụng nguyên liệu đặc trưng tươi mói của địa phương
(nhà hàng hải sản, dê, bò....), thường được bố trí tại nơi có nguồn cung cấp nguyên liệu chính để chế biến các
món ãn đặc sản, có cảnh quan đẹp. Kiến trúc, cách trang trí nhà hàng mang đặc trưng văn hóa của vùng và đặc
trưng của nhà hàng. Thực đơn của nhà hàng gồm các món ăn, đồ uống được chế biến theo phương pháp truyền
thống của vùng.
Mô hình nhà hàng phong cách phương Tây
Mô hình nhà hàng phong cách châu Á
Nhà hàng phục vụ tiệc (Banquet hall)
Nhà hàng chuyên phục vụ các bữa tiệc theo nhu cầu của khách đặt trước như hội nghị tổng
kết, tiệc cưới,... với những món ăn và cách phục vụ tương tự nhà hàng phục vụ theo định suất.
Tuy nhiên, một số nhà hàng phục vụ tiệc còn có các dịch vụ đi kèm như trang trí theo yêu cầu,
chuẩn bị sân khấu,...

-           Nhà hàng ăn nhanh

Thực đơn của nhà hàng ăn nhanh chỉ bao gồm những món ăn đơn giản, chế biến nhanh. Trang thiết bị phục vụ
ăn uống giản tiện,không sang trọng. Thức ăn được để trên dĩa làm bằng giấy hoặc chất tổng hợp..., dụng cụ ăn
được làm bằng gỗ, nhựa, lá..., chỉ sử dụng một lần. Số lượng nhân viên phục vụ ít không cần đào tạo ở trình độ
cao. Giá cả các món ăn, đồ uống thấp.

-           Nhà hàng phục vụ khách đi lại

Loại hình nhà hàng này được đặt tại cấc trục đường chính, bến tàu, bến xe, sân bay hoặc trên các phương tiện
vận chuyển như tàu hoả, phà, máy bay... Món ăn ở nhà hàng này thường đơn giản, trang thiết bị không sang
trọng.
Mô hình nhà hàng lẩu
Từ lâu, lẩu đã trở thành một trong những món ăn ưa thích của nhiều người dân Việt, vì thế mà hình
thức kinh doanh món lẩu nổi lên rất rầm rộ và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Với ưu điểm là món dễ
ăn, hợp khẩu vị với mọi lứa tuổi và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, món lẩu còn được gắn
với hình ảnh gia đình quây quần, sum họp bên nhau.

Mô hình nhà hàng chay


Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy nhiều lợi ích của thực phẩm chay như giúp làm sạch cơ thể,
giúp tinh thần trở nên minh mẫn và nhẹ nhàng hơn. Thức ăn chay còn chứa nhiều chất xơ tốt cho
sức khỏe.
Với nhiều lợi ích mà thực phẩm chay mang lại, nhu cầu ăn chay cũng tăng dần, kéo theo là sự phát
triển của các nhà hàng, quán ăn chay. Hiện tại ở thị trường Việt Nam mô hình nhà hàng chay chưa
có sự cạnh tranh khốc liệt nên hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cao.

Theo vị trí nhà hàng

Dựa vào điểm đặc trưng điển hình nổi bật và vị trí của nhà hàng mà chúng ta có thể phân loại
ra những quy mô như sau:

 Nhà hàng trong khách sạn.

 Nhà hàng trong trung tâm thương mại.

 Nhà hàng trên tầng thượng.

 Nhà hàng tầng cao.

 Nhà hàng bên sông.

 Nhà hàng trong tầng hầm dưới đất.

 Nhà hàng trên sông…

* Phân loại nhà hàng theo hình thức sở hữu, có:

 Nhà hàng tư nhân


 Nhà hàng nhà nước
 Nhà hàng cổ phần
 Nhà hàng liên doanh
 Nhà hàng tập thể (hợp tác xã)
 Nhà hàng 100% vốn nước ngoài.

You might also like