You are on page 1of 13

1.

Các khái niệm cơ bản


1.1. Du lịch là gì?
Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Offical Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức là không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch là đi đến một một nơi khác
xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả
mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám
phá, và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng
không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những
mục đích kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường
khác hẳn nơi định cư”.
Tại hội nghị Liên hiệp Quốc tế về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8-5/9-1963),
các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá
nhân và tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật du lịch Việt Nam năm 2017: “Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía
cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con người
ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ
cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt:
nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp
phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với
dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn;
có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch
được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
1.2. Khách du lịch là gì?
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Khách du lịch là người rời khỏi nơi
cư trú thường xuyên của mình trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại nơi đó với nhiều mục
đích khác nhau, ngoại trừ mục đích kiếm tiền”.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Du lịch VIệt Nam năm 2017: “Khách du lịch là người
đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở
nơi đến. Trong đó, hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du
lịch.”
Theo Điều 10 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, khách du lịch được chia thành
3 loại:
(i) Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
(ii) Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
(iii) Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
1.3. Phân loại các loại hình du lịch
Có thể phân loại các loại hình du lịch dựa vào các hoạt động, mục đích du lịch
của khách hàng thành từng nhóm khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí được áp dụng.
Trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay, đa số các chuyên gia sử dụng các tiêu chí cơ
bản sau để phân loại các loại hình du lịch:
- Căn cứ vào môi trường tài nguyên: du lịch thiên nhiên, du lịch văn hoá.
- Căn cứ vào mục đích chuyến đi: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịch
nghiên cứu (học tập), du lịch hội nghị, du lịch chữa bệnh,…
- Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động: du lịch quốc tế, du lịch nội địa.
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch biển, du lịch núi, du lịch
đô thị, du lịch nông thôn.
- Căn cứ vào phương tiện giao thông: du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng
tàu hoả, du lịch bằng tàu thuỷ, du lịch máy bay.
- Căn cứ vào loại hình lưu trú: khách sạn, nhà trọ, camping, bungaloue,…
- Căn cứ vào lứa tuổi du lịch: du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung
niên, du lịch người cao tuổi.
- Căn cứ vào độ dài chuyến đi: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.
- Căn cứ vào hình thức tổ chức: du lịch tập thể, du lịch cá thể, du lịch gia đình.
- Căn cứ vào phương thức hợp đồng: du lịch trọn gói, du lịch từng phần.
1.4. Tài nguyên du lịch
Theo Điều 15, Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch được chia
thành hai loại sau:
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử
dụng cho mục đích du lịch.
b. Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị
văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho
mục đích du lịch.
1.5. Thị trường du lịch
a. Khái niệm
Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hoá và dịch vụ
du lịch nói chung, là lĩnh vực thực hiện sự trao đổi, mua bán các hàng hoá và dịch vụ
du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Thị trường du lịch là một quá trình trong đó người mua là khách du lịch và các
đơn vị kinh doanh du lịch tác động qua lại nhằm xác định giá cả, số lượng hàng hoá và
dịch vụ du lịch cần trao đổi trong một phạm vi thời gian và không gian xác định.
b. Phân loại thị trường du lịch
- Căn cứ vào lãnh thổ quốc gia: Thị trường du lịch quốc tế, thị trường du lịch
nội địa
- Căn cứ vào khu vực địa lý: Thị trường du lịch quốc gia, thị trường du lịch khu
vực, thị trường du lịch thế giới
- Căn cứ vào đặc điểm không gian của cung và cầu: Thị trường gửi khách, thị
trường nhận khách
- Căn cứ khác:
+ Theo thời gian: Thị trường du lịch quanh năm và thị trường du lịch thời vụ
+ Theo thực trạng thị trường: Thị trường du lịch thực tế, thị trường du lịch
tiềm năng
+ Theo các dịch vụ du lịch: Thị trường vận chuyển, thị trường lưu trú, thị
trường lữ hành,…
c. Xu hướng phát triển của thị trường du lịch
Thứ nhất, thị trường du lịch có xu hướng mở rộng quy mô. Du lịch dần trở thành
nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, số người đi du lịch ngày càng tăng, không chỉ
ở khu vực mà còn ở thế giới.
Thứ hai, có sự thay dổi cơ cấu thị trường du lịch, đặc biệt sau đại dịch
Covid 19. Có thể xét trên nhiều phương diện như, thay đổi theo khu vực địa lý, thay
đổi nhu cầu sản phẩm du lịch,… Ví dụ: Vào thời điểm trước dịch, thị trường lớn nhất
của Việt Nam là Trung Quốc. Tuy nhiên sau dịch bệnh, đã có sự thay đổi. Thị trường
khách Hàn Quốc phục hồi nhanh hơn, có số lượng cao hơn đáng kể. Ngoài ra, nhờ có
các sản phẩm phù hợp với văn hóa, thị hiếu và kết nối các đường bay thuận lợi với Ấn
Độ nên đây đã trở thành một thị trường du lịch có tiềm năng với kinh tế du lịch Việt
Nam.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số hóa thị trường du lịch.
Khi áp dụng công nghệ vào du lịch sẽ giup cho hoạt động marketing trong du lịch hiệu
quả hơn, mở rộng về quy mô lẫn hình thức hơn. Nhờ đó khách hàng có quyền lựa chọn
sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn.. Công nghệ số còn giúp việc trao đổi giữa người bán
và người mua thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thứ tư, cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, có rất
nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp một sản phẩm, dịch vụ du lịch có mức giá và chất
lượng tương đương nhau, do vậy khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Chính vì lý do
đó, một doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trong nước, trong khu vực mà còn canh
tranh trên phạm vi toàn cầu. Sự cạnh tranh này ngày càng diễn ra gay gắt và mạnh mẽ
hơn.
Thứ năm, xu thế hợp tác, liên kết trên thị trường. Nhu cầu du lịch có đặc điểm là
một nhu cầu tổng hợp, nó đòi hỏi sự đóng góp của nhiều nhà cung ứng, cung cấp sản
phẩm dịch vụ để tạo ra sự thỏa mãn trọn vẹn. Ví dụ: Nhu cầu đi du lịch đi kèm với nhu
cầu về chỗ ở, địa điểm ăn uống,… Ngoài ra, để khắc phục tình trạng cạnh tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp, các nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ có xu hướng liên kết
lại với nhau, có thể thành lập các tập đoàn, các tổ chưc, tổ hợp trong việc xây dựng các
sản phẩm du lịch.
2. Nội dung của vấn đề nghiên cứu
2.1. Du lịch tâm linh
a. Khái niệm
Theo các tác giả của cuốn sách “Key Concepts in Tourist Studies” (2010): “Du
lịch tâm linh là một hành trình đi tìm mục đích của cuộc sống và đó là một cuộc khám
phá cuộc sống vượt ra ngoài bản thân. Nó góp phần vào sự cân bằng của cơ thể - tâm
trí - tinh thần, có thể có hoặc không có mối quan hệ với tôn giáo”.
Theo Haq và Medhekar (2019): “Du lịch tâm linh được định nghĩa là việc đi du
lịch trong nước hoặc nước ngoài để thăm các địa điểm mang tính tâm linh như các nhà
thờ, nhà nguyện và các ngôi đền, ngôi chùa. Ngoài ra, cũng bao gồm môi trường tự
nhiên như rừng, biển, hồ, khu vườn tâm linh, các công viên hoang dã, vườn thực vật,
hang động. Những nơi này được coi là cơ hội để cá nhân thể hiện lòng biết ơn với
thượng đế, tìm sự tha thứ và bình an trong tâm hồn. Du lịch tâm linh bao gồm cả các
địa điểm tôn giáo do con người tạo ra và cảnh quan tự nhiên mang lại cảm giác kết nối
tâm linh và yên bình”.
Hay hiểu theo một cách đơn giản hơn, Du lịch tâm linh là một bộ phận của du
lịch văn hóa, lấy yếu tố tâm linh là nền tảng, nhằm thõa mãn nhu cầu tâm linh của con
người trong đời sống tinh thần.
b. Đặc điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam
Thứ nhất, du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tôn giáo và đức tin.
Việt Nam là nước có truyền thống Phật giáo lâu đời, trên 50% dân số nước ta
theo đạo Phật và gần 20% người dân có thiện cảm với Phật giáo. Hầu hết các di tích ở
Việt Nam đều có nguồn gốc từ Phật giáo, nếu không phải từ Phật giáo thì vẫn mang
âm hưởng lời dạy của Phật giáo. Cùng tồn tại với Phật giáo là các tôn giáo khác như
Công giáo, Hồi giáo, Cao Đài,… Dễ dàng nhìn thấy đặc điểm này là vào các dịp lễ lớn
của đất nước hay các lễ riêng của các tôn giáo, mọi người dân Việt đều tìm đến các cơ
sở tôn giáo để cầu nguyện.
Thứ hai, du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân, báo hiếu.
Việt Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thể hiện ở
chiều sâu văn hóa gắn liền với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt
Nam luôn có truyền thống biết ơn như câu ca dao mà hằng ngày ta hay đọc “Uống
nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Để tỏ lòng biết ơn, người Việt thể
hiện bằng việc thờ cúng, tưởng nhớ hay xây dựng các địa điểm, di tích cùng số lượng
lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên khắp cả nước. Chính
vì vậy hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam luôn ngắn liền với tín ngưỡng thờ cúng,
tri ân. Có thể kể đến là các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như: Lễ hội vía
Bà Chúa Xứ núi Sam, Đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang, Lễ
Phật Đản,… Nhu cầu tâm linh trong đời sống của người Việt đang trở thành động lực
cho du lịch tâm linh phát triển. Hiện nay, du lịch tâm linh ở Việt Nam đang trở thành
xu hướng được ưa chuộng.
Thứ ba, du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động chăm sóc sức
khỏe.
Nhiều công ty du lịch lữ hành hiện nay đã xây dựng các tour du lịch tâm linh kết
hợp với chăm sóc sức khỏe, trị liệu tinh tinh thần như thiền, yoga, tắm suối nước nóng,
… Có thể kể đến là Tour du lịch tâm linh kết hợp chăm sóc sức khỏe tại Sóc Sơn (Hà
Nội) vào tháng 2/2023, do Ban Quản lý đền Sóc phối hợp với Sunvina Travel và
Wondertour, cùng Trung tâm chăm sóc sức khỏe, Đông y VHT tổ chức. Du khách
sextham quan, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, tâm linh tại các địa điểm nổi tiếng
trong tour như Đền Sóc, giếng Ngọc, chùa Non Nước,… Sau đó, sẽ được trải nghiệm
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe, Đông y VHT tại Sóc
Sơn như xoa bóp bấm huyệt, gội đầu thư giãn, tắm thuốc.
Thứ tư, du lịch tâm linh ở Việt Nam có tính mùa vụ rõ nét.
Có thể dễ dàng nhận thấy, đa phần các lễ hội tại những điểm tâm linh ở Việt Nam
thường tập trung diễn ra vào tháng giêng, các tháng đầu xuân. Một trong những
nguyên do là vì nước ta từ xa xưa có truyền thống là nông nghiệp lúa nước, mùa xuân
tới cũng là vừa xong một vụ mùa, ông cha ta thường sẽ tạ ơn hoặc có mong muốn gửi
đến thần linh những lời cầu nguyện về một năm mới, một mùa vụ mới may mắn và
giàu có.
Hiện nay, vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều khu di tích và điểm văn hóa tâm linh
thu hút một lượng lớn người dân và du khách đến thăm. Du khách đến để chiêm
ngưỡng và cầu nguyện cho sự may mắn, bình an và hạnh phúc. Dù cho các công ty du
lịch đã tập trung vào việc phát triển các tour liên quan, kết hợp với du lịch tâm linh,
nhưng nhìn chung loại hình này vẫn chỉ là hoạt động mùa vụ, chưa thực sự trở thành
một sản phẩm có sức hút liên tục suốt cả bốn mùa. CHính vì thế mà hoạt động kinh
doanh, đầu tư về du lịch tâm linh ngày càng được đẩy mạnh thể hiện ở nhiều mặt như:
quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ngày càng có nhiều
điểm du lịch tâm linh ra đời và phát triển ở hầu hết các địa phương, vùng, miền trên cả
nước.
c. Phân loại
Tùy thuộc vào nhu cầu, tâm lý và mong muốn của khách du lịch sẽ có những
hình thức du lịch tâm linh khác nhau, dựa vào đó ta có thể chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất, những hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng. Đây là một hoạt động du lịch phổ biến nhất hiện nay thu hút một lượng lớn du
khác trong và ngoài nước mặc dù nhóm này chưa thể hiện rõ được ý nghĩa của du lịch
tâm linh. Theo dạng này du khách sẽ đến đến những nơi linh thiêng như chùa, đền,…
để chiêm ngưỡng cảnh quan thiêng liêng.
Nhóm thứ hai, được mở rộng hơn với cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín
ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Thể
hiện bằng việc thắp hương, thỉnh cầu thần linh ban cho họ và người thân có thật nhiều
sức khỏe và may mắn, thành công trong công việc và cả trong chuyện tình cảm,…
Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn
giáo, tín ngưỡng.
Nhóm thứ ba, có mục đích chính là tìm hiểu các triết lí, giáo pháp khiến cho con
người trầm tĩnh nhìn nhận cuộc sống, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức khỏe và cảm
nhận chính bản thân mình.
d. Khách hàng với mục đích du lịch tâm linh
Khách du lịch với mục đích tâm linh là một trong những thành phần không thể
thiếu trong loại hình du lịch tâm linh. Họ có thể là người theo theo tôn giáo, đi du lịch
đến các địa điểm thuộc về tôn giáo của họ. Hoặc nhóm khác, khách du lịch tâm linh có
thể đi kèm với những động cơ ̣ khác như: nghỉ ngơi, phuc hồi tâm sinh lý, hay đi với
mục đích tham quan, nghiên cứu, ̣ học tập về văn hóa hoặc kết hợp với mục đích khác
như công vụ, hội nghị, hội thảo,… Đó là những mục đích rất đời thường thuộc nhóm
yếu tố cần thiết trong nhu cầu của con người.
Theo quan điểm của hai tác giả Farooq Haq và John Jackson cho rằng: “Khách
du lịch tâm linh là đối tượng đi đến một nơi cụ thể ngoài môi trường sinh sống của
mình với ý định gia tăng ý nghĩa cho đời sống tinh thần; có thể họ có tôn giáo hoặc
không tôn giáo, thông qua chuyến đi họ có trải nghiệm với môi trường tự nhiên tại
điểm đến nhưng được đặt trong bối cảnh có sự liên hệ với một đấng hoặc một nhân vật
năng quyền nào đó”.
Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh ̣
như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng
đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc, gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống
địa phương. Tại các địa điểm tâm linh đó, du khách tiến hành các hoạt động tham
quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo
hiếu, thiền, tham gia lễ hội,…
2.2. Tài nguyên, sản phẩm du lịch tâm linh
a. Tài nguyên du lịch tâm linh
* Tài nguyên du lịch tâm linh ở dạng vật thể: Là những loại tài nguyên ở dạng
vật chất, có giá trị về mặt tâm linh do con người sáng tạo nên được khai thác vào mục
đích phục vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tâm linh ở dạng vật chất bao gồm hệ thống
các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, các di tích lịch sử cách mạng.
* Tài nguyên du lịch tâm linh ở dạng phi vật thể: Là những loại tài nguyên ở
dạng tinh thần, có giá trị về mặt văn hoá, tâm linh, do con người tạo ra trong quá trình
sống có thể sử dụng vào mục đích phục vụ du lịch như: niềm tin tôn giáo tín ngưỡng,
lòng tự hào dân tộc và các anh hùng có công với cách mạng, phong tục tập quán, lễ
hội… Việt Nam là một đất nước có sự đa dạng về tài nguyên du lịch tâm linh, cả về
vật thể lẫn phi vật thể. Do vậy, đây là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho một du lịch
tâm linh ở Việt Nam phát triển trong tương lai.
b. Sản phẩm du lịch tâm linh
Sản phẩm du lịch chính là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự lựa
chọn chương trình du lịch của du khách. Sản phẩm du lịch đó là những hàng hóa và
dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa
ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của
khách du lịch.
Trong sản phẩm du lịch tâm linh, những giá trị văn hóa tâm linh được khách du
lịch quan tâm nhiều hơn. Có thể nhắc đến tỉnh Phú Thọ, là vùng đất cổ, cái nôi của nền
văn hoá Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ, có kinh đô Văn Lang thời các
vu Hùng dựng nước. Chính vì thế, sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng nhất ở Phú Thọ
là hướng về cội nguồn. Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày 8 đến ngày 11 tháng 3
âm lịch hàng năm là dịp để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục
giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày
hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng
liêng cao cả nhất.
Hay di tích Chùa Hương không chỉ là giá trị một vùng miền, mà là di tích của
quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của
chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới
ngày nay. Hàng năm, hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức
trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế
Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu,
hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu
tích phật thoại và văn hóa tâm linh .
Cũng không thể nói đến chùa ở Huế, từ lâu đã trở thành sản phẩm du lịch đặc thù
của Huế. Đó là tính đa dạng trong hệ cảnh quan, kiến trúc, trang trí, nội thất của những
ngôi chùa tại Huế. Những giá trị trong nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật diễn xướng
mang hơi thở của Phật giáo xứ Đàng Trong nói chung và Phật giáo xứ Huế nói riêng.
Sự đa diện trong sinh hoạt văn hoá thông qua các lễ hội, sinh hoạt của tăng ni, phật tử,
văn hoá ẩm thực… phản ánh những ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật, được luân chuyển
một cách lặng lẽ trong đời sống thường nhật, trong mạch nguồn văn hoá Huế.
Ngoài ra, sản phẩm du lịch Thiền tại Thiền viện Trúc Lâm với dòng sản phẩm du
lịch có tác dụng khơi mạch tiềm năng, cân bằng năng lượng tinh thần, tái tạo sức mạnh
tinh thần,… Toạ thiền vào buổi sáng – Hấp thụ năng lượng. Học phép Thiền và thực
hành thiền: Tái tạo năng lượng tinh thần, giảm bớt căng thẳng do thiền sư hướng dẫn.
Học kỹ năng: “Nở nụ cười trước áp lực cuộc sống”. Học cách: “Giúp đỡ người khác là
giúp đỡ chính mình”. Như vậy, sản phẩm du lịch tâm linh hay những giá trị văn hóa
tâm linh là yếu tố chính để thu hút khách du lịch.
Sản phẩm du lịch càng độc đáo và có ý nghĩa sẽ càng được du khách quan tâm
chú ý, là lựa chọn hàng đầu trong khi đi du lịch. Các công ty du lịch ngày càng phát
triển, sáng tạo các loại du lịch, đặc biệt du lịch tâm linh kết hợp với chăm sóc sức khỏe
hay thưởng ngoạn cảnh quan,… đang dần chiếm được sự quan tâm từ khách du lịch.
2.3. Điểm khác giữa du lịch tâm linh, du lịch tôn giáo và du lịch văn hóa
Mặc dù 3 loại hình du lịch này có nhiều điểm tương đồng trong khám phá và trải
nghiệm, nhưng mỗi loại hình du lịch sẽ có những mục đích và trải nghiệm riêng biệt,
đáp ứng nhu cầu và mong muốn khác nhau của du khách.
Du lịch tâm linh Du lịch tôn giáo Du lịch văn hóa
Định nghĩa Loại du lịch tập Loại du lịch tập Loại du lịch tập
trung vào việc trung vào việc trung vào việc
khám phá và trải tham gia vào các khám phá và trải
nghiệm các nơi hoạt động tôn giáo, nghiệm nền văn
linh thiêng, các thăm các địa điểm hóa địa phương,
nghi lễ tôn giáo và linh thiêng và hiểu bao gồm ngôn ngữ,
truyền thống tâm biết về tín ngưỡng nghệ thuật, ẩm
linh. và lịch sử tôn giáo. thực, và các phong
tục tập quán.
Hoạt động chính Là việc đi du lịch Tham dự các nghi Thăm các bảo tàng,
để thăm các địa lễ tôn giáo, thăm di tích lịch sử, nhà
điểm mang tính các đền chùa, nhà hát, trải nghiệm các
tâm linh như các thờ, hay tham gia hoạt động ẩm thực,
nhà thờ, nhà các lễ hội tôn giáo nghỉ tại các quán
nguyện và các ngôi và các buổi cầu trọ đồng quê, tham
đền, ngôi chùa. nguyện. dự các lễ hội
Thực hành yoga, truyền thống và các
thiền định hay sinh hoạt văn hóa
tham gia các lễ hội nghệ thuật dân gian
tâm linh. của địa phương.
Mục đích Họ tìm đến những Thỏa mãn nhu cầu Hiểu biết và tôn
địa điểm tâm linh tín ngưỡng, tôn trọng nền văn hóa
để tìm sự bình an, giáo đặc biệt với địa phương, tạo ra
thư thái, cần xin tai những người theo sự giao lưu và hiểu
qua nạn khỏi, bệnh một tôn giáo nào biết giữa các nền
tật tiêu trừ, may đó, họ đến nơi có ý văn hóa.
mắn, sức khỏe, nghĩa tâm linh hay
hạnh phúc,… vị trí tôn giáo được
tôn kính để cầu
nguyện, chiêm bái,
thể hiện lòng tin
tôn giáo, trải
nghiệm và hiểu
biết về các nguyên
lý và giáo lý tôn
giáo…
Tầm quan trọng Tìm kiếm sự an Thể hiện lòng tin Hiểu biết và tôn
trong chuyến đi yên, kết nối sâu sắc tôn giáo, trải trọng nền văn hóa
với bản thân và với nghiệm và hiểu địa phương, tạo ra
các nền tâm linh biết về các nguyên sự giao lưu giữa
rộng lớn hơn. Trải lý và giáo lý tôn các nền văn hóa.
nghiệm tâm linh và giáo. việc tham gia Việc thấu hiểu và
sự sâu sắc về mặt vào các nghi lễ tôn trải nghiệm văn
tinh thần thường giáo và hiểu biết về hóa địa phương
được coi trọng hơn lịch sử và tín thường được coi là
so với việc khám ngưỡng tôn giáo mục tiêu hàng đầu,
phá các điểm địa đóng vai trò quan với sự tôn trọng và
lý. trọng trong trải học hỏi từ các
nghiệm của du phong tục tập quán
khách. địa phương.
Cảm nhận cá nhân Trải nghiệm cá Cảm nhận cá nhân Du khách thường
nhân thường bao thường liên quan cảm thấy thú vị và
gồm sự trìu mến và đến sự thiêng liêng phấn khích khi
hòa mình vào và kích thích khi khám phá những
không gian linh tham gia vào các nét độc đáo và sự
thiêng, cảm nhận nghi lễ tôn giáo, đa dạng của văn
sâu sắc về mặt tâm trải nghiệm sự hóa địa phương,
linh và tìm kiếm sự đoàn kết và cảm đồng thời trải qua
yên bình trong tâm nhận mối liên kết sự giao lưu với
hồn. sâu sắc với tín cộng đồng và nhận
ngưỡng và đạo đức thức sâu sắc về
tôn giáo. những giá trị văn
hóa.

2.4. Các chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước
Trong hành trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta ngoài
quan tâm đến các lĩnh vực về chủ quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế, giáo dục thì các
vấn đề về tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng được quan tâm đáng kể. Mặt khác, một đặc
điểm của du lịch tâm linh ở Việt Nam là dựa vào tôn giáo và đức tin, chính vì vậy, các
chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã góp phần ổn định trật tự về các vấn
đề tôn giáo, thúc đẩy khai thác, phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam.
Đầu tiên, quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo từ Nghị
quyết 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn
tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phần nhaan dân. Đạo
đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Chính sách
nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân,
thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Ngày 2/7/1998, Bộ Chính trị đã có chỉ thị số 37/CT-TW về công tác tôn giáo
trong tình hình mới: “Những gí trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn
trọng và khuyến khích phát huy”. Tiếp đến, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều nghị
quyết, chỉ thị về công tác tôn giáo như: Nghị quyết 25- NQ/TW (12-3-2003) Đảng ta
nêu ra một chính sách mới: "Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền
thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân".
Nghĩa là Đảng ta mở rộng chính sách đối với tín ngưỡng một loại hình của đời sống
tâm linh vốn tồn tại từ hàng nghìn năm nay. Và Nghị quyết 35/NQ-TW (12/3/2003),
“Tín ngưỡng và tôn giáo sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội”.
Qua những chính sách trên cho thấy, trong thời kì quá độ, Đảng và Nhà nước vẫn
tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật đảm bảo cho các tôn giáo, tổ chức tôn giáo
sinh hoạt bình thường. Nhưng thủ tục hành chính như cấp giấy phép xây dựng, sửa
chữa cơ sở thờ tự, cấp giấy xác nhận, quyền sử dụng đất, hay giải quyết những vấn đề
đạo sự... cho các tôn giáo tiếp tục được cải tiến, tránh bệnh giấy tờ hoặc gây phiền hà,
sách nhiễu. Đây cũng chính là điều kiện và cơ hội để khai thác những lễ hội, cơ sở tôn
giáo - tín ngưỡng, phát triển loại hình du lịch tâm linh.
2.5. Chất lượng dịch vụ du lịch tâm linh đối với hiệu quả kinh tế du lịch
a. Sự hài lòng của du khách
Sự hài lòng của du khách về các điểm đến tâm linh là đánh giá của du khách về
chất lượng các địa điểm và việc thỏa mãn những nhu cầu và kỳ vọng của du khách.
Điều này cho thấy kế hoạch đi du lịch của du khách có liên quan đến động cơ, kỳ vọng
và sự hài lòng của du khách về một điểm đến du lịch. Theo tác giả Nowacki: “Sự
thành công của các điểm du lịch thường được biết đến là sự hài lòng của du khách”.
Do đó, nghiên cứu sự hài lòng của du khách sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh,
ra mắt các sản phẩm du lịch tâm linh hiệu quả.
b. Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch tâm linh
Sự gần gũi, nắm vững công việc phụ trách của nhân lực phục vụ tại điểm du lịch
tâm linh góp phần nâng cao mức độ hài lòng của du khách. Đối với các điểm du lịch
tâm linh như chùa, nhà thờ thì nhân lực phục vụ là những nhân viên hướng dẫn trong
chùa, nhà thờ. Do đó, sự niềm nở, gần gũi, nắm vững công việc phụ trách, sự sẵn sàng
giúp đỡ, phục vụ du khách, sự nhanh chóng trong giải quyết vấn các đề liên quan đến
du khách của nguồn nhân lực tại điểm đến có tác động đến du khách du lịch, từ đó
nâng cao chất lượng du lịch tâm linh tại các điểm đến.
c. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế của du lịch tâm linh
Đo lường hiệu quả kinh tế của ngành du lịch được biểu hiện thông qua các chỉ
tiêu:
- Thu nhập xã hội từ du lịch tâm linh - là toàn bộ các phần thu được từ hoạt động
tâm linh du lịch trong xã hội.
- Tỷ trọng của du lịch tâm linh trong ngành du lịch
d. Đo lường hiệu quả kinh tế của du lịch tâm linh
Tăng cường doanh thu du lịch: Du lịch tâm linh thu hút một lượng lớn khách du
lịch từ nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, đóng góp vào việc tăng cường doanh
thu cho ngành du lịch ở Việt Nam. Các địa điểm linh thiêng như chùa, đền, và di tích
tâm linh thu hút đông đảo du khách, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các doanh
nghiệp và cộng đồng địa phương.
Phát triển cơ sở hạ tầng: Sự phát triển của du lịch tâm linh thúc đẩy việc đầu tư
vào cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn, nhà hàng, giao thông vận tải và các dịch vụ
hỗ trợ khác. Điều này tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân địa phương.
Tăng trưởng ngành kinh doanh: Sự phát triển của du lịch tâm linh cũng tạo ra cơ
hội kinh doanh cho các ngành liên quan như du lịch, bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, thủ
công mỹ nghệ, và dịch vụ hướng dẫn du lịch.
e. Đo lường hiệu quả xã hội của du lịch tâm linh
Tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa: Du lịch tâm linh đóng góp vào việc bảo tồn
và tôn vinh di sản văn hóa và tâm linh của Việt Nam. Việc du lịch tâm linh giúp du
khách hiểu biết và đánh giá cao giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, từ đó
giữ gìn và bảo tồn chúng.
Tăng cường hòa nhập và giao lưu văn hóa: Du lịch tâm linh tạo ra cơ hội cho sự
giao lưu văn hóa và hòa nhập giữa các quốc gia và các dân tộc khác nhau. Việc tiếp
xúc với các nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau trong quá trình du lịch có thể tạo ra
sự tôn trọng và hiểu biết sâu sắc về sự đa dạng văn hóa của thế giới.
Tạo ra cơ hội hòa bình và hoà bình: Du lịch tâm linh có thể góp phần vào việc
xây dựng một thế giới hòa bình và hoà bình bằng cách tạo ra sự hiểu biết và tôn trọng
giữa các quốc gia và tín ngưỡng khác nhau.

Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu


*Mục tiêu nghiên cứu
Trên cở sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch tâm linh, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu những tiềm năng, hiện trạng du lịch tâm linh tại thành phố Huế và hiệu quả
từ du lịch tâm linh tác động đến ngành du lịch nói riêng và ngành kinh tế nói chung.
Từ đó, đưa ra một số đánh giá, dự bào và các giải pháp phát triển du lịch tâm linh cho
thành phố Huế.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát tổng quan một số cơ sở lý luận về du lịch và loại hình du lịch tâm
linh.
- Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng du lịch tâm linh tại thành phố Huế.
- Phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tâm
linh tại thành phố Huế.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở thành phố
Huế, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm gắn với việc bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa tâm linh của thành phố.
Tài liệu tham khảo
f. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-quy-
pham-phap-luat/luat-du-lich-so-092017qh14-ngay-1962017-cua-quoc-hoi-hieu-luc-
thi-hanh-tu-ngay-112018-3368
g. https://bvhttdl.gov.vn/khach-du-lich-quoc-te-den-viet-nam-phuc-hoi-ra-
sao-sau-2-nam-mo-cua-20240315085202809.htm
h. https://www.researchgate.net/publication/
350749904_A_Review_of_Spiritual_Tourism_A_Conceptual_Model_for_Future_Rese
arch
i. Key Concepts in Tourist Studies(Melanie Smith, Nicola
MacLeod ,Margaret Hart Robertson ) 2010
j. https://luatduonggia.vn/du-lich-tam-linh-la-gi-phan-loai-dac-diem-va-y-
nghia/
k. https://www.vietnam.vn/en/phat-trien-du-lich-tam-linh-o-viet-nam/
l. Nguyễn Văn Tuấn (2013), Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và
định hướng phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền
vững, Ninh Bình.
m. Giáo trình Tổng quan Du lịch, Đoàn Liêng Diễm
n. Giáo trình Kinh tế du lịch
o. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/anh-chinh/item/5280-chinh-
sach-ton-giao-o-viet-nam-thoi-ky-doi-moi-nhung-thanh-tuu-va-gia-tri-duoc-khang-
dinh.html

You might also like