You are on page 1of 5

2.

1 Tổng quan
2.1.1 Tổng quan về nguồn lực phát triển du lịch
Trong bối cảnh thế giới nâng cao nhận thức đối với phát triển bền vững “nguồn
lực” là khái niệm quan trọng để đưa ra cách đánh giá khai thác trên nền tảng
mới, yêu cầu khắt khe về chất lượng nguồn lực và trình độ tổ chức cao hơn bảo
đảm hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài.
“nguồn lực” (Resources) xuất phát từ thuật ngữ tiếng pháp cổ “res-sorcere” có
nghĩa là nguồn . Từ điển tiếng việt không có từ “nguồn lực” nhưng dựa vào giải
thích từ “nguồn” và “lực” và ghép 2 từ lại với nhau thì “nguồn lực” được hiểu là
nơi bắt đầu hoặc nơi phát sinh hoặc nơi cung cấp sức mạnh. Đây là khái niệm
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan đến kinh tế, sinh
học ,công nghệ thông tin, du lịch, văn hóa, được các nhà nghiên cứu phát triển
trong nhiều thế kỷ.
Nguồn lực đề cập đến các đối tượng tự nhiên và nhân tạo, cũng như các phương
tiện có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua sản xuất.
Vậy quan niệm về nguồn lực cho rằng đó là những thứ sử dụng hoặc có khả
năng sử dụng trong quá trình phát triển một lĩnh vực kinh tế hoặc đối với một
vùng lãnh thổ bao gồm : Con người, tài chính, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất,
tài nguyên thiên nhiên và cơ chế, chính sách.
Vậy “nguồn lực phát triển du lịch” Có thể được hiểu là tất cả những phương tiện
có thể sử dụng một cách có lợi trong mục đích du lịch ở khu vực nhất định.
Khái niệm “Nguồn lực cho phát triển du lịch” thể hiện đẩy đủ và toàn diện các
yếu tố hiện có, tiềm năng được chọn lọc cho phát triển du lịch. Nguồn lực cho
phát triển du lịch được hưởng rộng hơn là những yếu tố tạo nên “cung” trong du
lịch.
2.1.2 Tổng quan nghiên cứu về du lịch Việt Nam
Ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều
nhóm ngành – nghề bộ phận liên quan có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ
du lịch hay các lĩnh vực liên quan trong và ngoài nước, chủ yếu là công ty lữ
hành, khách sạn, nhà hàng, homestay, khu vui chơi giải trí…
Theo đó, ngành này ra đời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tham quan, ăn uống,
nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến,
nâng cao dân trí, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, đồng thời phát triển kinh tế –
xã hội của đất nước.
Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi
nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong
phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu
lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu
lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm.
Tiềm năng du lịch việt nam
Di sản Việt Nam
Cả nước có hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó hơn 3.000 di tích được
xếp hạng di tích quốc gia, 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đồng bằng
sông Hồng là khu vực có mật độ và số lượng di tích chiếm nhiều nhất với tỷ lệ
lên đến 70%. Ngoài ra, tính trên địa bàn toàn quốc thì Việt Nam còn có 117 bảo
tàng – nơi lưu giữ quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc.
Danh lam thắng cảnh
Việt Nam đã được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, bao
gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm,
Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang. Có thể ví von nước ta có cả “rừng vàng –
biển bạc”. Không chỉ lớn mạnh ở tiềm năng phát triển du lịch biển Việt Nam mà
ở đồng bằng, miền núi và trung du nước ta cũng sở hữu vô vàn các thắng cảnh
“gây nhớ thương” cho khách du lịch.
Văn hóa và Ẩm thực
Văn hóa và Ẩm thực chính là hai trong các tiềm năng du lịch cần được gìn giữ
và phát triển. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều
có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau tạo thành nét
cuốn hút riêng. Không chỉ vậy, Việt Nam còn có di sản văn hóa phi vật thể nổi
tiếng: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,
ca trù, quan họ, hát xoan, hội Gióng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (10/03
Âm lịch)… để thu hút khách du lịch.
2.1.3 Nhận xét về tình hình – thực trạng
Diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp,
toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là một trong
những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tác động của đại dịch COVID-19
đã khiến các doanh nghiệp dịch vụ lữ hành rơi vào tình trạng khủng khoảng, 90
- 95% doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Trong năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với
năm trước, thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm sút, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của nhân dân.
Nhiều chuyên gia cho rằng, dịch COVID-19 với việc hạn chế đi lại sẽ kéo du
khách quay về với du lịch nội địa, du lịch gần nhà. Sự lên ngôi của du lịch nội
địa cũng thúc đẩy nhu cầu hoạt động ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên, nông
thôn. Xu hướng du lịch sinh thái có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới với
các hình thức phong phú, mục đích giới hạn trong phạm vi gia đình, bạn bè thân
thiết, hạn chế tiếp xúc với người lạ và xã hội bên ngoài.
Sau 35 năm đổi mới đất nước, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển
nhanh cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch,
hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng lớn mạnh. Hạ tầng du lịch được nhà
nước, xã hội quan tâm đầu tư. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế
giới. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng
trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước
Trước đại dịch COVID-19, số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng cao
liên tục và con số mơ ước đạt được là 18 triệu người, tương đương với nhiều
quốc gia có du lịch phát triển ở Đông Nam Á. Thời điểm đó, du lịch quốc tế
chiếm tới 80% số lượng hành khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam.
Ngành Du lịch đã đóng góp tới 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn
việc làm trực tiếp cho 2,5 triệu người và gián tiếp cho khoảng 2 triệu người
trong các lĩnh vực gắn kết với du lịch.
Từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại, du lịch quốc tế đóng cửa, du lịch nội
địa cũng khó triển khai, khiến toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ cho hoạt động du
lịch ngưng trệ, “đóng băng” nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, khu nghỉ
dưỡng… Hướng dẫn viên du lịch, người lao động trực tiếp, gián tiếp trong
ngành không có việc làm, không có thu nhập. Nhiều doanh nghiệp lữ hành, vận
chuyển, lưu trú cạn kiệt nguồn lực phải giải thể…
Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm
thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Nghị
quyết số 155/NQ-CP Phiên họp thường kỳ tháng 11/2021, yêu cầu tiếp tục thúc
đẩy các hoạt động du lịch nội địa và quốc tế gắn với an toàn dịch bệnh. Triển
khai Nghị quyết, ngành Du lịch đã thực hiện các giải pháp chuyển trạng thái dần
thích ứng với bối cảnh bình thường mới.
Dữ liệu phân tích từ công cụ Google Destination Insights cho thấy lượng tìm
kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam tăng mạnh từ đầu năm 2022. Lượng tìm kiếm
đã tăng dần từ tháng 12-2021 và tăng mạnh từ cuối tháng 12-2021, đầu tháng 1-
2022. Lượt tìm kiếm vào thời điểm ngày 1-1-2022 tăng 222% so với tháng
trước và tăng 248% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là những tín hiệu khả quan
về một sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch.
2.2 cơ sở lý luận
2.2.1 nguồn lực cho phát triển du lịch
Nguồn lực : đề cập đến các đối tượng tự nhiên và nhân tạo, cũng như các
phương tiện có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua sản xuất.
Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý
thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh
doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh
của các tổ chức điều hành các tour du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa
du lịch nói chung, theo nghĩa "vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ
giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi
ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp để giải
trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác
2.2.2 lý thuyết liên quan
Khách du lịch:
Hiện nay có nhiều khái niệm về khách du lịch. Khái niệm thông dụng thường được
dùng khách du lịch là người đi ra khỏi nơi cư trú (nơi ở, nơi làm việc, học tập) để
nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa bệnh…
trong một thời gian nhất định, có thể một hoặc nhiều ngày có chi tiêu chứ không vì
lý do nghề nghiệp và kiếm sống ở nơi đến.

Điểm hấp dẫn:


Điểm hấp dẫn là đặc điểm vật thể hoặc văn hoá (phi vật thể) của một nơi mà khách
du lịch cảm thấy đáp ứng một khía cạnh nhu cầu tò mò, thưởng ngoạn, hiểu biết,
trải nghiệm hoặc giải trí của mình. Điểm hấp dẫn là động lực chủ yếu (nhưng không
phải là duy nhất) thu hút khách du lịch. Trong hệ thống du lịch “Tài nguyên tự nhiên
và văn hoá” là tiểu hệ thống của điểm đến du lịch. Một khu vực phải có một hoặc
nhiều điểm hấp dẫn là điểm đến du lịch. Nếu không có điểm hấp dẫn sẽ không có
nhu cầu về các dịch vụ du lịch khác.

Nhà kinh doanh và cung ứng dịch vụ du lịch:


Nằm trong khái niệm này, trước hết là các doanh nghiệp và thương nhân hoạt động
kinh doanh trực tiếp từ khách du lịch.

– Doanh nghiệp lữ hành (bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, lữ
hành nội địa, kể cả các doanh nghiệp lữ hành bán lẻ).

– Doanh nghiệp vận tải (các đơn vị kinh doanh vận tải hàng không, đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ…).
– Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ khác (các bảo tàng, các cơ sở cho thuê
xe, khu vui chơi, nhà hàng, khu giải trí…).

Những chủ thể gián tiếp tham gia vào du lịch có thể ở vị trí rất xa nơi các hoạt động
du lịch diễn ra nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống như các doanh
nghiệp xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… Các cơ sở phục vụ
khách du lịch này thường được xây dựng xong, bán và sau đó được quản lý bởi các
doanh nghiệp du lịch. Mức độ phụ thuộc kinh tế vào du lịch của một ngành dịch vụ
nào đó có thể rất khác nhau. Trong nhiều trường hợp, khách du lịch không phải là
khách hàng chính, mà chính là người dân địa phương và các doanh nghiệp. Chính vì
vậy, có nhiều khu giải trí, nhà hàng trong chiến lược kinh doanh của mình không coi
họ thuộc ngành du lịch (bởi vì khách hàng của họ chủ yếu là người dân địa phương).

Tham khảo :

- https://ditiep.com/cac-ly-thuyet-lien-quan-toi-phat-trien-du-lich-ben-vung/
- https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=10/89/86/
&doc=108986796354051475431403222735576513217&bitsid=94e91e75-6443-
4aea-bf56-dfa3508268f0&uid=
- https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/du-lich-viet-nam-tiep-tuc-su-
menh-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-138089
- https://nncn.edu.vn/tim-hieu-tong-quan-ve-nganh-du-lich-viet-
nam.html#:~:text=ngh%E1%BB%81%20kinh%20t%E1%BA%BF.-,T
%E1%BB%95ng%20quan%20v%E1%BB%81%20ng%C3%A0nh%20Du
%20l%E1%BB%8Bch%20Vi%E1%BB%87t%20Nam,2%25%20so%20v
%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%202018.
-

You might also like