You are on page 1of 43

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Giới thiệu đề tài.............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu............................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
1. Các khái niệm liên quan................................................................................3
1.1. Du lịch....................................................................................................3
1.2. Du lịch sinh thái.....................................................................................4
2. Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc Gia Cát Tiên.........................................6
2.1. Vị trí địa lý.............................................................................................6
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................7
2.3. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................8
2.4. Đặc điểm dân cư...................................................................................11
3. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Cát
Tiên..................................................................................................................12
3.1. Các sản phẩm du lịch...........................................................................12
3.2. Khách du lịch.......................................................................................14
3.3. Nguồn nhân lực....................................................................................16
3.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch............................................................17
3.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật và Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch....................18
3.6. Vốn đầu tư............................................................................................20
3.7. Quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch................................................21
3.8. Thực trạng về môi trường.....................................................................21
4. Vai trò của các bên liên quan......................................................................22
4.1. Cộng đồng địa phương:........................................................................22
4.2. Các cơ quan phi chính phủ...................................................................23
4.3. Cơ quan quản lý...................................................................................23
4.4. Khách du lịch.......................................................................................25
4.5. Các phương tiện truyền thông..............................................................26
5. Mô hình SWOT...........................................................................................26
6. Đề xuất giải pháp.........................................................................................33
KẾT LUẬN.........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................39
MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu đề tài

1.1. Lý do chọn đề tài

Du lịch được nhận định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế quốc gia của nhiều nước trên thể giới. Du lịch là một
trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới và hàng năm tạo ra sự gia tăng
nhanh chóng và liên tục về doanh thu và việc làm. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh
chóng của du lịch đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sự cân bằng
của hệ sinh thái. Từ đó, các loại hình du lịch sinh thái hay còn gọi là du lịch xanh dần
trở nên phổ biến và phát triển theo nhiều hình thức. Đặc biệt là thời điểm sau đại dịch
COVID-19, hành vi tiêu dùng của khách du lịch có sự chuyển biến đáng kể. Du khách
có sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường, văn hóa và các trải nghiệm trong du lịch.
Điều này hướng sự quan tâm của họ đến loại hình du lịch sinh thái.

Hiện nay, du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Loại hình này thu hút sự quan tâm của mọi người trong xã
hội hiện đại, đặc biệt đối với những người có nhu cầu muốn khám phá và trải nghiệm.
Du lịch sinh thái ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm thì lại càng cần thiết được
phát triển hướng tới tính bền vững. Để đảm bảo tính bền vững, ngành du lịch sinh thái
cần dựa trên sự phát triển cân bằng giữa kinh tế du lịch, đảm bảo yếu tố về môi trường
và không tác động tiêu cực đến văn hóa - xã hội của địa phương. Ngoài ra, DLST cần
đi kèm với những hoạt động giáo dục và phân tích về môi trường, tăng cường nhận
thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị
tự nhiên và văn hóa. Từ đó vừa tạo ra những lợi ích kinh tế cho các tổ chức, chủ thể
quản lý và vừa cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt
động du lịch.

Việt Nam hiện có 35 Vườn Quốc Gia, ngoài chức năng bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học thì các Vườn Quốc Gia còn là nguồn khai
thác tiềm năng lớn cho sự phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Trong đó,
Vườn Quốc Gia Cát Tiên Nằm ở vị trí cuối cùng của dãy Trường Sơn, vùng chuyển

1
tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam bộ, nên địa hình có cả núi thấp và đồi, tài nguyên
rừng tự nhiên còn nhiều, rất phong phú và đa dạng. Để góp phần phát triển du lịch
sinh thái của Vườn Quốc Gia Cát Tiên theo xu thế thời đại mới nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế, xã hội đồng thời thực hiện tốt được công tác bảo tồn đa dạng sinh học, văn
hóa địa phương tại đây nên việc tìm hiểu về thực trạng và giải pháp khai thác du lịch
sinh thái tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên là cần thiết trong bối cảnh du lịch hiện nay.

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác du lịch sinh thái tại Vườn
Quốc Gia Cát Tiên.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng khai thác và phát triển du lịch sinh
thái tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
 Địa bàn nghiên cứu của đề này là phân khu Cát Tiên, Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
 Thời điểm thực hiện: 20/10/2023 – 14/11/2023.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Lấy thông tin từ các công trình nghiên cứu đi trước, sách báo, tài liệu có sẵn.

2
NỘI DUNG

1. Các khái niệm liên quan

1.1. Du lịch
Cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa
thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi
người có một cách hiểu về du lịch khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống
nhau.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch là một hiện tượng xã hội,
văn hóa và kinh tế kéo theo sự di chuyển của con người đến các quốc gia hoặc địa
điểm bên ngoài môi trường thông thường của họ vì mục đích cá nhân hoặc mục đích
kinh doanh/nghề nghiệp. Những người này được gọi là du khách (có thể là khách du
lịch hoặc khách tham quan; cư dân hoặc cư dân không cư trú) và du lịch liên quan đến
các hoạt động của họ, một số liên quan đến chi tiêu du lịch”.
Theo Liên hiệp Quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (IUOTO): “Du lịch
được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên
của mình nhằm mục đích kinh doanh, tức không phải để làm một nghề hay một việc
kiếm tiền sinh sống từ chuyến đi du lịch”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01
năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám
phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Tại Việt Nam, Luật Du lịch năm 2017 nhận định: “Hoạt động du lịch là hoạt
động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá
nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.”

Theo Michael Coltman: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối
quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh
doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu
hút và lưu giữ khách du lịch.” Mối quan hệ giữa bốn chủ thể được thể hiện qua sơ đồ
sau:

3
4
Khách du lịch Nhà kinh doanh
du lịch

Dân cư sở tại Chính quyền địa


phương

Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa bốn chủ thể trong hoạt động du lịch

Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về du lịch theo nhiều góc độ và lĩnh vực khác
nhau. Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng các
khái niệm đó một cách phù hợp.

1.2. Du lịch sinh thái


Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain nêu vào năm
1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với
những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang
dã và những giá trị văn hóa được khám phá”

Theo Wood, 1991: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối
hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không
làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế
để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa
phương”

Theo Allen, 1993 “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch
thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua
những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ
giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản
thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát
triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và

5
môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang
lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”

“Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm
hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng phong
cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu
vực này” (Cebllos-Lascurain, H., 1987 theo L.Hens, 1998).

“Chỉ có du lịch tự nhiên được quản lý bền vững, hỗ trợ cho sự bảo tồn và được
giáo dục về môi trường mới được coi là du lịch sinh thái và du lịch sinh thái được coi
là đồng nghĩa với du lịch tự nhiên đích thực” (Boo, 1990, theo L.Hens, 1998).

“Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi.
Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phương” (hội du
lịch sinh thái Hoa Kỳ, theo L.Hens, 1998).

Mặc dù có chung những quan điểm cơ bản về du lịch sinh thái, nhưng mỗi
quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều có những định nghĩa về du lịch sinh thái:

 Định nghĩa của Nepal: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia
của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng
cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du
lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành
du lịch phụ thuộc vào”.
 Định nghĩa của Malaysia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng
một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn
nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những
đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ
thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều
kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã
hội và kinh tế”.
 Định nghĩa của Australia: “Du lịch sinh thái là du lịch vào thiên nhiên, có liên
quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền
vững về mặt sinh thái”.

6
 Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi
lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và
cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.

Ở Việt Nam, du lịch sinh thái mới nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20.
Trong Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt
Nam”, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt
Nam như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Nói tóm lại, cho đến tận nay khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu
dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau nhưng chúng ta có thể khái
quát như sau: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, phát triển dựa
vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa; lợi nhuận thu từ hoạt
động du lịch sẽ đóng góp cho công tác bảo tồn và nâng cao đời sống cho nhân dân địa
phương; đồng thời phổ biến một số kiến thức cơ bản về sinh thái học cho khách du
lịch, từ đó họ có ý thức bảo vệ môi trường.

Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên năm 1987 đến nay, nội dung của du lịch sinh
thái đã có sự thay đổi: từ chỗ coi hoạt động du lịch sinh thái là loại hình ít tác động
đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn khác hơn; theo cách nhìn mới, du lịch sinh
thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với bảo tồn, có tính giáo dục và nâng cao đời
sống của cộng đồng địa phương.

2. Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc Gia Cát Tiên


Rừng Cát Tiên được biết đến là một khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã nổi
tiếng. Nơi đây là sự lựa chọn lý tưởng để diễn ra các hoạt động như đạp xe, trekking,
chèo thuyền, khám phá đời sống đồng bào các dân tộc… là điểm đến hấp dẫn, lý
tưởng cho những dịp cuối tuần cho đa dạng du khách. Bên cạnh đó, Cát Tiên là nơi
chứa đựng nguồn gen đa dạng sinh học rất cao, có chức năng quan trọng trong việc
kiến tạo hệ sinh thái rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học trong Việt Nam và trên thế
giới, đồng thời có vai trò to lớn trong việc tạo sinh kế và củng cố đời sống cho người
dân trong vùng.

7
2.1. Vị trí địa lý
Với tổng diện tích 71.187ha Vườn Quốc Gia Cát Tiên tọa lạc trên địa phận của
ba tỉnh gồm: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và cách Thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 150km. Nơi đây mang đặc trưng của rừng ẩm nhiệt đới với hệ sinh thái đa
dạng và phong phú được ban tặng từ thiên nhiên, những cánh rừng nguyên sinh trải
dài và rộng lớn, những cây cổ thụ lâu năm. Ngoài ra, Cát Tiên còn có hệ sinh vật độc
đáo và quý hiếm như: gấu ngựa, gấu chó, bò tót, chà vá chân đen, hoẵng, cá sấu,… và
hơn 40 loài nằm trong Sách đỏ thể giới, trong đó phải kể đến loài vô cùng đặc biệt là
tê giác một sừng.

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Vườn Quốc Gia Cát Tiên cũng sở hữu cho mình quá trình hình thành và lịch sử
tồn tại lâu đời từ năm 1975 đến hiện nay. Sau đây là những cột mốc quan trọng, liên
quan đến việc hình thành và lịch sử lâu đời của Vườn Quốc Gia Cát Tiên:
 Giai đoạn trước 1975
Vườn Quốc Gia Cát Tiên cũng góp một phần vào lịch sử kháng chiến chống
giặc của Việt Nam. Nơi đây đã từng là một phần của chiến trường Đ, vì thế
mảnh đất Cát Tiên cũng bao lần hứng chịu những trận bom đạn khốc liệt.
Nhưng rừng vẫn may mắn không bị tàn phá trầm trọng, vì vậy nơi đây vẫn
mang cho mình tính nguyên sinh của rừng gần như nguyên vẹn.
 Năm 1975
Từ giai đoạn này đã có sự tiếp quản và quản lý từ chính quyền địa phương.
Sau ngày thống nhất đất nước, Cát Tiên đã được tiếp quản bởi Bộ Quốc
Phòng và giao cho Sư đoàn 600 quản lý.
 Năm 1976
Rừng được Chính phủ đưa vào diện bảo tồn.
 Ngày 7/71978
Rừng chính thức được Chính phủ quyết định thành rừng cấm, nằm trên địa
phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và có tổng diện tích 31.000 ha.
 Năm 1986

8
Ban quản lý Rừng cấm Nam bãi Cát Tiên được thành lập, lúc này toàn bộ
Sư đoàn 600 rút khỏi khu bảo tồn.
 Ngày 13/01/1992
Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ra quyết định, chính thức thành lập Vườn
Quốc Gia Cát Tiên.
 Tháng 02/1998
Trong giai đoạn này, diện tích Vườn Quốc Gia được nâng lên 73.878 ha.
Cùng với đó, Rừng được chuyển giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thông thuộc quyền quản lý.
 Ngày 10/11/2001
Vào ngày 10/11/2001 Vườn Quốc Gia Cát Tiên chính thức được tổ chức
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới. Ghi tên
vào khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.
 Năm 2003
Theo quyết định số 173/2003/QĐ-TTg, diện tích của Vườn là 71.187,9 ha,
do Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trực
tiếp quản lý.
 Ngày 4/8/2005
Vào ngày 04/8/2005, Ban thư ký Công ước Ramsar chính thức công nhận
đưa khu đất ngập nước Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước
mang tầm quan trọng mức độ quốc tế. Ghi danh vào danh sách 1449 khu đất
ngập nước của thế giới.
 Ngày 29/6/2011
Vào ngày 29/6/2011 Khu Dự trữ sinh quyển Cát Tiên được mở rộng và đổi
tên thành Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
 Ngày 27/9/2012
Vườn Quốc Gia Cát Tiên chính thức được Chính phủ công nhận xếp hạng
là một Di tích Quốc gia đặc biệt.
2.3. Đặc điểm tự nhiên
Sở hữu hệ thống sinh thái đa dạng và phong phú, Vườn Quốc Gia Cát Tiên là
một trong bốn Vườn Quốc Gia rộng nhất của Việt Nam. Tại đây có sự phân bố rõ ràng

9
của hệ thực vật có tổng cộng 1655 loài, hệ động vật gồm: nhóm thú, nhóm chim,
nhóm bò sát và lưỡng cư, nhóm côn trùng và cả nhóm cá nước ngọt, có 1730 loài.
 Khí hậu
Rừng Cát Tiên mang đặc điểm và khí hậu của rừng nhiệt đới cận xích đạo, vì
thế rừng sẽ có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Bởi khí hậu cận xích đạo, nên mức độ đa
dạng sinh học của nơi đây rất cao và phong phú.
 Hệ thực vật
Vườn Quốc Gia Cát Tiên có 5 nhóm rừng chính:
1. Rừng lá rộng thường xanh
Nhóm rừng này phân bố rải rác chủ yếu ở khu vực đông nam khu Cát Tiên, số
còn lại ở phía tây bắc và tây nam khu Cát Lộc. Các loài thực vật đặc trưng của rừng
này đa số và chủ yếu thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Ngoài ra còn các loài như: dầu
rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), cẩm lai bà rịa
(Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa),
giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),… đều đóng vai trò quan trọng trong quần xã
cây rừng nơi đây. Đây đều là các cây gỗ lớn, xanh quanh năm, chiếm 75% tỷ lệ các
loại thực vật khác.
2. Rừng thường xanh nửa rụng lá
Nhóm rừng này phân bố rộng khắp khu vực đông bắc Cát Tiên và gần sông
Đồng Nai. Chúng tập hợp chủ yếu là những loài cây gỗ rụng lá vào mùa khô như bằng
lăng ổi (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogeissus
acuminate),…
3. Rừng cây gỗ xen tre nứa
Phân bố chủ yếu ở phía đông và nam của khu Cát Tiên. Loại rừng này bởi sự
tác động của con người mà hình thành các khoảng trống tạo điều kiện cho ánh sáng
mặt trời chiếu rọi. Vì vậy, các loải tre đã có thể xâm nhập vào, tuy vậy các loài tre nứa
mọc thưa thớt còn cây gỗ vẫn có những loài mang kích thước lớn. Một số cây gỗ đặc
trưng như: Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), trai
(Shorea thorelii), dầu mít (Dipterocarpus costatus), sơn huyết (Melanorrhoea lacifera),
dẻ đỏ (Castanopsis hystrix), dẻ đá (Lithocarpus sp.), cẩm lai bông (Dalbergia oliveri).

10
Các cây con tái sinh thường gặp là sưng (Semecarpus annamensis), cồng
(Calophyllum thorelii), hải mộc (Walsura robusta).
4. Rừng tre nứa thuần loại
Đây là kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác, do tác động của việc phá rừng làm
nương rẫy rồi lại bỏ hoang nên các loài tre nứa đã có điều kiện xâm nhập và phát triển
tại đây gồm: Lồ ô (Bambusa procera), mum (Gigantochloa multifloscula), tre gai còn
gọi là tre la ngà (Bambusa blumeana). Ngoài ra còn có các loài cây gỗ ưa sáng mọc
nhanh gồm: Hu ba soi (Macaranga tanarius), cám (Parinari annamense), đại phong tử
(Hydnocarpus anthelmintica), các loài đa, si (Ficus sp).
5. Thảm thực vật ngập nước và bán ngập nước
Phân bố ở khu trung tâm của Cát Tiên. Đầm lầy sẽ xuất hiện khi vào mùa khô,
nước rút đi gần hết để lại bầu nước và các đầm lầy. Hình thành kiểu phụ thổ nhưỡng,
là một yếu tố rất đặc biệt của Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Một số cây gỗ và những loài
ngập nước khi mùa mưa đến như: Đại phong tử (Hydnocarpus anthelmintica), lộc
vừng (Barringtonia acutangula), săng đá (Xanthophyllum colubrinum)…
 Hệ động vật: gồm các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, côn trùng, cá nước
ngọt.
Nhóm thú: Theo sự nghiên cứu và đánh giá của các nhà nghiên cứu, Vườn
Quốc Gia Cát Tiên có tổng cộng 113 loài thú. Trong đó chia thành 38 họ và 12 bộ,
nhưng có đến 43 loài thú đang bị đe dọa tiệt chủng trong nước với 38 loài nằm trong
Sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có 18 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam
phải kể đến như chà vá chân đen, tê giác một sừng, hoẵng Nam bộ. Chúng đã giúp làm
nâng cao tầm quan trọng của hệ sinh thái tại Cát Tiên đối với việc bảo tồn các giá trị
sinh học trong và ngoài nước.
Nhóm chim: Có thể nói, Cát Tiên là “đất nước thu nhỏ” của các loài chim rừng
của Việt Nam bởi sự phong phú và đa dạng loài. Có tổng cộng 351(chiếm 42,39%
tổng số loài chim của Việt Nam) loài thuộc 64 họ (chiếm 79,01% tổng số họ chim của
Việt Nam (81 họ)), 18 bộ (chiếm 94,74% tổng số bộ chim Việt Nam). Trong đó phải
kể đến 17 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam. Các loài chim quý hiếm tại
đây như: hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, gà so cổ

11
hung. Trong đó, có ba loài chim nằm trong vùng đặc hữu của vùng đất thấp nam Việt
Nam là gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch má xám.
Nhóm bò sát, lưỡng cư: Các loài bò sát gồm 109 loài thuộc 17 họ và phân họ,
4 bộ, trong đó có 18 loài được xếp tên vào Sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu Xiêm, trăn
gấm, trăn đen … Bên cạnh đó, loài lưỡng cư có tổng cộng 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ và
3 loài được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam là cóc mắt chân dài, cóc rừng, chàng
andecson.
Nhóm côn trùng: Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được tại đây có tổng cộng
756 loài thuộc 68 họ, 10 bộ. Ngoài ra, các loài bướm được xác định tổng cộng là 450
loài (chiếm hơn 50% tổng số loài bướm được ghi nhận ở Việt Nam). Và 2 loài bướm
quý hiếm là bướm phượng: bướm phượng cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm.
Nhóm cá nước ngọt: Có tổng cộng 159 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ. Trong đó, có 1
loài ghi tên vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ IUCN 2008.
2.4. Đặc điểm dân cư
Ngoài thảm thực động vật phong phú, Vườn Quốc Gia Cát Tiên còn gắn với
cuộc sống của người dân bản địa nơi đây. Hai nhóm dân tộc ở đây là người Mạ và
Stieng cư trú, phân bố chủ yếu ở khu vực Tà Lài.
Người Mạ hay còn gọi là Châu Mạ, phân chia thành các nhóm như: Mạ Xốp,
Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngăn. Họ quây quần và sống thành từng bon (làng), mỗi bon
có từ 5 đến 10 nhà sàn dài. Đứng đầu bon là quăng bon chính là trưởng làng. Họ sống
và tận dụng vùng lưu vực sông Đồng Nai huyện Cát Tiên để làm ruộng nước bằng
cách lùa cả đàn trâu xuống ruộng để giẫm đất, đến khi sục bùn thì gieo lúa giống (sạ
lúa). Nghề dệt vải của người phụ nữ mạ cũng rất nổi tiếng với những hoa văn đặc sắc
và đầy sắc màu về hoa lá, chi muông. Bên cạnh đó, người đàn ông Mạ thì nổi tiếng
với nghề rèn sắt, họ luyện quặng thủ công rồi lấy sắt rèn nên các công cụ sản xuất và
vũ khí như dao xà gạc lưỡi cong, lao, liềm,… Không chỉ thế nếp sống của người mạ
còn gắn liền với những phong tục tập quán đặc biệt như tục “cà răng, căng tai”, đeo
nhiều vòng trang sức. Tín ngưỡng của người Mạ gắn liền với Yang (trời) là thần tối
cao, thần sông, thần núi, thần lửa,... Người dân mạ sẽ tổ chức lễ đâm trâu vào dịp tết
cổ truyền, tức sau tết Nguyên đán 1 tháng, lễ hội sẽ diễn ra từ 1 đến 2 tháng. Hệ thống

12
nhạc cụ độc đáo của người Mạ gồm chiêng, cồng, trống, khèn bầu, tù và, đàn ống tre
lồ ô, sáo 3 lỗ gắn vào vỏ quả bầu khô...
Người Stiêng hay còn gọi là Xađiêng, chia thành 2 nhóm là Bù Đéc và Bù Lơ.
Nhóm Bù Đéc phân bố ở vùng thấp, họ làm ruộng nước bằng cách dùng trâu, bò kéo
cày. Nhóm Bù Lơ phân bố ở vùng cao hơn, họ sản xuất bằng cách làm rẫy, có bon
làng gần gũi với người Mnông và người Mạ. Người Mạ và Stiêng có điểm giống với
người Mạ ở đặc điểm trang phục, phụ nữ đều mặc váy và đàn ông sẽ đóng khố. Đặc
điểm nhận dạng khác là ở kiểu tóc, họ để tóc dài và búi sau gáy, tai có xâu lỗ để đeo
hoa tay bằng gỗ, xăm mặt và xăm mình với những hoa văn đơn giản nhưng đặc trưng.
Ngoài ra, một đặc điểm khác của người Stiêng là việc họ ưa dùng các các loại vòng ở
tay, chân và cổ. Trong tính ngưỡng của người Stiêng, họ quan niệm rằng “vạn vật hữu
linh” và tin vào sức mạnh của các nhân tố như: sấm, sét, trời, đất, trăng, mặt trời. Họ
quy ước tính thiêng liêng và uy quyền của thần linh bằng vật hiến có màu trắng như gà
trắng, lợn trắng và trâu trắng. Hệ thống nhạc cụ của người Stieng gồm có bộ chiêng 6
cái, bộ cồng 5 cái, khèn bầu, sáo,… được sử dụng trong lễ hội đâm trâu, trong việc
bộc lộ tình cảm hay giải quyết xích mích giữa các gia đình trong bon làng.

3. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Cát
Tiên
3.1. Các sản phẩm du lịch
3.1.1. Tham quan khu đất ngập nước Bàu Sấu

Bàu Sấu là khu vực có diện tích đất ngập nước lớn nhất của vườn, mở rộng đến
hàng nghìn ha vào mùa mưa và thu hẹp lại khoảng 200 ha vào mùa khô. Đường từ
trung tâm hành chính Vườn Quốc Gia Cát Tiên đến Bàu Sấu dài khoảng 14 km. Trong
đó có 5 km đi bộ xuyên rừng du khách sẽ thấy được các loại gỗ quý như cây Tung cổ
thụ hơn 500 tuổi với đường kính khoảng 10m, cây ươi, cây gõ đỏ hay các loại dây leo
có hình dáng kỳ lạ trong rừng như Bàm Bà, móng bò leo, Cẩm Nhung. Trên tuyến
đường này, du khách cũng sẽ thấy được các loại bò sát như trăn, rắn hổ mang, rắn lục,
kỳ nhông.

Đặc biệt, Bàu Sấu là nơi sinh sống của loài sấu nước ngọt (hay cá sấu xiêm, tên
khoa học là crocodylus siamensis) quý hiếm. Tại đây có dịch vụ thuê một chiếc

13
thuyền nhỏ xuôi giữa lòng hồ để ngắm các loài chim, nhất là chim nước. Thi thoảng,
du khách sẽ thấy những bọt bóng nổi lên thì đấy chính là lúc những chú sấu đang ở
gần khu vực con thuyền. Chúng thường nằm im lìm nổi phần đầu và hai mắt trên mặt
nước.

Du khách có thể chọn trải nghiệm chuyến tham quan trong ngày hoặc ở lại qua
đêm tại trạm kiểm lâm của Bàu Sấu, ở đây có 10 phòng nghỉ, mặc dù tiện nghi không
có nhưng khách có thể tận hưởng không khí của vùng quê, phía trước mặt là bàu nước,
buổi tối có thể soi đèn thấy được cá sấu lên bờ hay là thấy cảnh bò tót ăn cỏ trên
những bãi cỏ xung quanh trạm kiểm lâm. Thời điểm tham quan Bàu Sấu tốt nhất là
vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.

3.1.2. Tham quan Bàu Chim và săn ảnh chim rừng

Với hơn 351 loài chim, nơi hội tụ của 19 bộ trong tổng số 20 bộ có ở Việt
Nam, Cát Tiên được mệnh danh là vương quốc của loài chim. Tại rừng, có rất nhiều
giống chim quý, nhiều trong số đó là những cá thể cuối cùng trên thế giới. Đến đây du
khách sẽ được thấy các kiểu rừng khác nhau với sự phân bố thảm thực vật từ thấp đến
cao. Nơi này có một chòi quan sát giúp du khách nhìn được bao quát xung quanh và
một số loài chim như Bói Cá (Kingfisher), Le Nâu (Lesser Whistling Duck), Ó Cá
(Osprey), Cò Bợ (Chinese Pond Heron), Phường Chèo (Black winged Cuckooshrike),
thỉnh thoảng có thể gặp Công (Green Peafowl). Thời điểm tham quan tốt nhất là từ 6g
– 9g và 15g – 18g. Đa số du khách đến đây là khách quốc tế hoặc các nhà nghiên cứu.

Tour săn ảnh chim rừng tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên vô cùng kén khách. Bởi
hệ thống rừng nơi đây khá phức tạp và nguyên sơ, khu vực chim quý xuất hiện lại
thường nằm sâu trong cánh rừng và đòi hỏi nhiều giờ trekking liên tục. Với những
tháng mưa, chúng ta còn phải băng các đoạn đường sình lầy lội với vô số muỗi mòng,
vắt… Ngoài ra, để có thể săn được những tấm ảnh đẹp, rõ nét và đắt giá nhất của các
giống chim trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên, người chụp ảnh phải hết sức kiên trì và
sẵn sàng đầu tư bộ nghề máy ảnh chuyên nghiệp với ống kính khủng. Tour săn ảnh
chim rừng tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên tuy kén khách nhưng là một “đặc sản” không
thể thiếu của những tâm hồn yêu thiên nhiên và muốn chia sẽ vẻ đẹp của muôn loài
chim đang sinh sống tại vùng đất này đến với cộng đồng.

14
3.1.3. Trải nghiệm ngắm thú đêm

Ngắm thú đêm là một trong những trải nghiệm thú vị mà du khách không nên
bỏ lỡ khi ghé thăm Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Cát Tiên được xem là một trong ít nơi
tại Việt Nam du khách có thể ngắm nhìn đời sống tự nhiên của các loài động vật
hoang dã. Từng đàn nai kéo đi ăn đêm dọc các con đường dẫn vào rừng, những ánh
mắt sáng rực hiện lên trong bụi rậm tối đen của đàn bò tót... là những hình ảnh du
khách chỉ có thể bắt gặp duy nhất vào buổi tối ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên.

Mùa khô là thời điểm thuận lợi nhất để tham gia hoạt động ngắm thú về đêm
tại rừng Cát Tiên. Thời điểm này trải dài từ khoảng tháng 12 đến tháng 5, đây cũng là
lúc nơi này ít mưa, rừng khô ráo, thuận tiện đi lại. Còn khoảng từ tháng 6 đến tháng
11 thì hay xảy ra mưa bão. Thời gian xem thú ăn đêm ở rừng Cát Tiên được bố trí
trong khoảng 19h đến 21h hàng ngày. Từ địa điểm xuất phát, hướng dẫn viên sẽ đưa
du khách đi xuyên qua những cánh rừng tĩnh lặng, đến những trảng cỏ rộng lớn bằng
xe mui trần, nơi nhiều loài thú tìm thức ăn. Trên con đường heo hút dẫn lối, dưới ánh
đèn pha, thi thoảng du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh những chú Lợn Rừng
(Eurasian Wild Pig) kiếm ăn ban đêm, những chú Chồn Hương (Common Palm
Civet) chuyền mình trên cành cây để tìm quả chín hay những chú nhím (Southeast
Asian Porcupini), trút (Sunda Pangolin) đang chậm chạp bò trên đường...

3.1.4. Tham quan Đảo Tiên - Trạm cứu hộ Gấu

Đảo Tiên nằm gần trung tâm kiểm lâm Vườn Quốc Gia Cát Tiên, cách bến đò
chính khoảng 1 km. Nơi đây thực chất không phải là đảo mà một khu rừng rộng 57 ha
được bảo vệ đặc biệt bởi một hàng rào điện tử hoạt động nhờ năng lượng mặt trời.
Đây là nơi bảo tồn các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng như voọc
bạc, voọc vá chân đen, cu li nhỏ và vượn đen má vàng.

Trạm Cứu hộ Gấu là khu cứu hộ theo hình thức bán hoang dã. Những chú gấu
gặp nạn hay bị thương sẽ được đem về đây chăm sóc và chữa trị. Khu Cứu hộ Gấu
hiện đang cứu hộ 35 cá thể Gấu ngựa và Gấu chó. Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc,
cho ăn, các cán bộ tại đây còn rèn luyện cho Gấu tìm lại các bản năng kiếm ăn, vận
động như trong môi trường hoang dã. Đến đây, du khách sẽ có dịp tham quan học tập
tại Trạm. Bạn có thể đứng cạnh hàng rào an toàn, hoặc ngồi trên chòi gỗ cao để quan
15
sát những chú Gấu phơi nắng, kiếm ăn hoặc vui đùa với nước. Bạn cũng có thể giúp
các cán bộ Trạm cho Gấu ăn, vệ sinh cho Gấu hoặc chuẩn bị đồ chơi, thức ăn cho
Gấu.

3.2. Khách du lịch


Bảng 3.1. Số lượng khách du lịch đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên giai đoạn 2011 – 2019

ĐVT: Khách

Năm Khách nội địa Khách quốc tế Tổng cộng


2011 15.985 3.507 19.492
2012 14.760 3.595 18.355
2013 13.902 4.446 18.348
2014 17.514 5.703 23.217
2015 20.139 6.525 26.664
2016 24.494 7.962 32.456
2017 27.341 9.299 36.640
2018 33.247 10.172 43.419
2019 39.326 12.359 51.685

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu theo dõi của phòng Kế hoạch – Tài chính, Vườn Quốc gia
Cát Tiên, 2020

Nhìn vào bảng trên ta thấy được, tổng lượt khách giai đoạn 2011 – 2019 có
206.708 khách nội địa và 63.598 khách quốc tế, số khách quốc tế đến Vườn chỉ chiếm
23,53% và khách nội địa chiếm 76,47% so với tổng số khách. Tuy nhiên, sự tăng giảm
số lượng khách qua các năm không đồng đều và được chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Từ năm 2011 – 2013 lượng khách nội địa đến Vườn có xu hướng
giảm, từ 15.985 lượt khách xuống còn 13.902 lượt khách. Trong khi đó, số lượng
khách quốc tế tăng từ 3.507 lượt khách lên 4.446 lượt khách. Nguyên nhân do các
chính sách thu hút khách du lịch còn nhiều điểm yếu kém cũng như các dịch vụ du
lịch để hút khách còn đơn sơ, nghèo nàn và du khách đến Vườn chủ yếu là để nghiên
cứu hoặc khách quốc tế.

16
Giai đoạn 2: Từ năm 2013 – 2019, lượng khách đến với Vườn ngày càng đông
đảo và tăng liên tục. Cụ thể, số lượng khách nội địa tăng từ 13.902 lên 39.326 lượt
khách và số lượng khách quốc tế tăng từ 4.446 lên 12.359 lượt khách.

Tỷ lệ khách nội địa và khách quốc tế


40000

35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Khách nội địa Khách quốc tế

Như vậy, Vườn Quốc Gia Cát Tiên là điểm đến ngày càng có sức hút với du
khách trong và ngoài nước. Số lượng khách đến du lịch hàng năm đều tăng và ổn định
một phần do cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được một số nhu cầu cơ bản của
khách như đi lại, tham quan, khám phá, nghỉ ngơi và đội ngũ cán bộ làm công tác du
lịch ngày càng thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc đón tiếp, hướng dẫn, phục vụ.
Hàng năm, Vườn đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước về hoạt động du
lịch sinh thái, các hoạt động không ảnh hưởng xấu đến công tác bảo tồn và phát triển
bền vững của Vườn.

3.3. Nguồn nhân lực


Hiện nay, Vườn Quốc Gia Cát Tiên có 175 cán bộ công nhân viên gồm 109
kiểm lâm ở hơn 20 trạm. Trong đó, số lượng nhận lực phục vụ cho du lịch ở Trung
tâm Du lịch bao gồm từ Ban Giám đốc đến phục vụ phòng có khoảng 29 người:

 Ban Giám đốc trung tâm: 2 người

 Tổ lễ tân, bán vé: 5 người

17
 Tổ hướng dẫn: 7 người (trong đó 4 người nói tiếng Anh, 1 người nói
tiếng Trung Quốc)

 Tổ giáo dục môi trường: 1 người

 Tổ lái xe, xuồng phà: 9 người

 Tổ buồng: 2 người

 Tổ điện nước: 3 người

Nguồn lực du lịch tại Vườn vẫn còn thiếu và hạn chế về nghiệp vụ cũng như
kinh nghiệm phát triển và vận hành các hoạt động du lịch sinh thái tại đây. Do đó,
nhằm định hướng và phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bền vững và có
trách nhiệm, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đã phối hợp với
Vườn Quốc Gia Cát Tiên và Tổ chức Hợp tác rừng Châu Á (AFoCO) tổ chức “Khoá
đào tạo, tập huấn Kỹ năng du lịch cộng đồng” cho các cá nhân, nhóm cộng đồng, hộ
gia đình và cán bộ nhân viên từ ngày 09/05/2022 đến ngày 19/05/2022 trong khuôn
khổ dự án “Bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng
tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên”. Khóa huấn luyện này sẽ giúp trang bị các kiến thức và
kỹ năng cho nguồn lực cộng đồng địa phương. Vườn cũng chú trọng đào tạo, tập huấn
nâng cao năng lực cho hướng dẫn viên, cộng đồng địa phương ở vùng đệm để họ trở
thành hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

3.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch


Tổng doanh thu từ năm 2011- 2019 là 81,14 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ
khách nội địa chiếm 48% (38,93 tỷ đồng) và khách quốc tế 52% (42,22 tỷ đồng). Chi
tiết doanh thu từ du lịch phân theo năm và loại dịch vụ như sau:

18
Bảng 3.2. Thống kê doanh thu du lịch 2011 – 2019 phân theo năm và loại dịch vụ

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu theo dõi của phòng Kế hoạch – Tài chính, Vườn Quốc Gia Cát Tiên, 2020

Ta thấy được, doanh thu từ dịch vụ phòng nghỉ chiếm tỷ lệ cao nhất 25,7%;
tiếp đến là dịch vụ xe vận chuyển 21,5%; vé thăm quan là 12,7%; dịch vụ tại Bàu Sấu
là 10,3%; các dịch vụ còn lại chiếm tỷ lệ dưới 10%.

Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên tăng, giảm đều
phụ thuộc vào sự biến động của khách du lịch đến đây và nhu cầu tiêu dùng của khách
du lịch.

3.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật và Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch


3.5.1. Cơ sở lưu trú

Hiện nay, Vườn Quốc Gia Cát Tiên có trên 50 phòng nghỉ tại khu trung tâm
hành chính, gồm các loại phòng double, twin, triple, phòng gia đình và phòng tập thể,
nhà sàn và nhà vòm biệt lập... đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú, nghỉ ngơi của khách lẻ,
khách gia đình và khách đoàn. Các phòng nghỉ tại đây được xây dựng giữa những
rừng cây xây mát ven sông với lối kiến trúc riêng lẻ từng block, mỗi block gồm 4-7
phòng đáp ứng được nhu cầu riêng tư và không gian rộng rãi cho du khách. Mỗi dãy

19
phòng được đặt tên theo các loài động – thực vật quý hiếm đặc trưng của Vườn Quốc
Gia Cát Tiên như Gõ Đỏ, Bằng Lăng, Công Xanh, Bò Tót, Voi, Voọc Bạc...

Khu vực trung tâm của Vườn có sóng viễn thông mạnh, do đó mỗi phòng đều
được trang bị đầy đủ tiện nghi cơ bản và thiết bị sóng wifi miễn phí với tốc độ 100
Mbps. Nơi đây cũng gần bến đò, ngay bên cạnh trụ sở Vườn nên rất thuận tiện cho
việc đi lại của du khách.

3.5.2. Hệ thống nhà hàng

Vườn có 2 nhà hàng phục vụ ăn uống cho mọi đối tượng khách du lịch với cách
bày trí đơn giản với các món ăn giá cả bình dân, đảm bảo chất lượng. Nhà hàng cây
Dầu tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên có sức chứa 150 chỗ ngồi và chia thành 2 khu vực
gồm ngoài sảnh nhìn ra khuôn viên cây xanh và trong nhà. Đặc biệt, nhà hàng này
nằm rất gần khu cắm trại nên thuận tiện cho du khách cắm trại, các đoàn tổ chức team
building, gala dinner và lửa trại về đêm dễ dàng đặt bữa tối tại đây. Nhà hàng cũng
nhận set-up tổ chức tiệc tại khu sinh hoạt dã ngoại của Vườn. Nhà hàng Tre Vàng với
sức chứa 100 khách, phục vụ các món ăn Á, Âu theo yêu cầu của du khách.

3.5.3. Giao thông

Các tuyến đường tại Vườn nhìn chung vẫn còn rất lầy lội, không thể di chuyển
được vào mùa mưa. Điều kiện giao thông quá khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc
phát triển du lịch. Chính vì thế, số lượng khách đến Vườn không nhiều và chỉ tập
trung vào mùa khô. Chỉ có khoảng 6 km đường bê tông từ tuyến cây gõ bác Đồng đến
bàu rau muống.

Phương tiện di chuyển trong Vườn bao gồm các xe chuyên dụng như xe
pickup: 4 chiếc; xe Isuzu lớn: 1 chiếc; xuồng, ca nô: 3 chiếc, phà: 1 chiếc; xe đạp: 20
chiếc. Ngoài ra có 4 chiếc Land cruiser của Vườn Quốc Gia Cát Tiên có thể điều động
khi cần thiết.

3.5.4. Trang thiết bị phục vụ du lịch

Hiện phòng du lịch đang quản lý 3 chòi quan sát, 5 chiếc vỏ máy công suất lớn,
hơn 50 chiếc xuồng, áo phao cùng với một số máy móc thiết bị khác. Về số lượng:
vào những ngày thường với số lượng trang thiết bị như trên cơ bản đáp ứng được nhu

20
cầu của khách du lịch. Nhưng vào những dịp lễ, tết, ngày nghỉ… thì chưa thể phục vụ
tốt nhu cầu của khách. Về chất lượng: việc di chuyển phần lớn bằng đường thủy nên
phương tiện di chuyển trong khu trung tâm hầu hết là bằng vỏ máy hay xuồng. Những
phương tiện này do phải hoạt động suốt nên xuống cấp rất nhanh phải thường xuyên
sửa chữa, tu bổ.

3.6. Vốn đầu tư


Nguồn vốn tự có của Vườn: Nguồn vốn này chủ yếu là doanh thu được tích luỹ
từ hoạt động kinh doanh du lịch hàng năm, sau khi đã chi trả các chi phí hoạt động
thường xuyên. Số tiền còn lại chủ yếu được đầu tư vào việc sửa chữa, cải thiện và
nâng cấp CSVCKT phục vụ du lịch như hệ thống nhà nghỉ, phương tiện, mua sắm
trang thiết bị...

Vốn ngân sách Nhà nước: Tổng vốn ngân sách Nhà nước cấp cho Vườn giai
đoạn 2021 – 2030 là 575.419 triệu đồng, chiếm 49,7% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn
này ưu tiên đầu tư cho các hoạt động như: Quản lý bảo vệ rừng; PCCCR; Phát triển
rừng (trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng); Mua sắm trang thiết bị phục vụ bảo
vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Đầu tư cơ sở
hạ tầng phục vụ bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và PCCCR; Kiểm kê, theo dõi,
giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng.

Vốn từ dịch vụ môi trường: chiếm 25,4% tổng vốn đầu tư với 294.317 triệu
đồng và ưu tiên cho các hoạt động giao khoán bảo vệ rừng; một số hoạt động PCCCR;
Kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng; Một số hoạt động của
kế hoạch theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng.

Vốn huy động các tổ chức quốc tế: 76.549 triệu đồng, chiếm 6,6% tổng vốn
đầu tư. Ưu tiên cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

Vốn khác: 266.880 triệu đồng, chiếm 23,0 % tổng vốn đầu tư. Ưu tiên cho các
hoạt động đồng quản lý; một số hoạt động phát triển sinh vật; đầu tư phát triển du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, đặc biệt là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

21
3.7. Quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch
Hiện nay, ban quản lý Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã thực hiện nhiều hoạt động
quảng bá khác nhau như lắp biển quảng cáo, in tờ rơi và lập các trang web chính thức
để giới thiệu về Vườn, các tuyến du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch, những thông
tin, hình ảnh liên quan đến Vườn.

Ngoài ra, Vườn cũng đã hợp tác với nhiều tổ chức trong và ngoài nước thực
hiện các chương trình và dự án quảng bá. Chẳng hạn, trong quá trình triển khai một dự
án của tổ chức quỹ bảo tồn động vật hoang dã, Vườn đã hợp tác để phát hành con tem
in hình ảnh tê giác Java. Một phần của dự án này cũng liên quan đến việc tuyên truyền
và giáo dục môi trường cho cư dân địa phương. Vườn cũng phát hành một lượng lớn
tài liệu về thông tin và hình ảnh thông qua nhiều hình thức khác nhau để phát cho
người dân hay in thông tin về giáo dục môi trường trên bìa những cuốn tập vở phát
cho học sinh các trường trong khu vực gần Vườn.

Vườn cũng triển khai quảng bá, đưa thông tin giới thiệu về Vườn trên các
phương tiện truyền thông như chương trình Thế giới muôn loài của HTV7, chương
trình du lịch qua ống kính của đài TV, clip cảnh thiên nhiên của đài VTV2... hay trên
một số hãng truyền hình của nước ngoài như Đức, Pháp, Nhật. Về phía báo chí cũng
có rất nhiều tờ báo viết về những thông tin và hình ảnh của Vườn Quốc Gia Cát Tiên
như báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải phóng, Mực Tím, Quân đội Nhân dân, Việt Nam
News...

Ngày nay, việc tra cứu thông tin trên các trang mạng Internet cũng phổ biến và
không còn xa lạ đại đa số mọi người, những thông tin về Vườn cũng xuất hiện trên
hơn 50 triệu trang web của Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

3.8. Thực trạng về môi trường


Vườn Quốc Gia Cát Tiên là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quan
trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm
trọng. Các nguyên nhân chính bao gồm:

Sự gia tăng đô thị hoá: quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái. Trước

22
hết, phải nói đến tài nguyên đất đã bị khai thác triệt để, làm giảm diện tích cây xanh
gây ngập úng.

Sự phát triển của các khu công nghiệp xung quanh Vườn Quốc Gia làm phát
sinh một lượng lớn chất thải, trong đó các chất thải nguy hại ngày càng làm gia tăng
gây ô nhiễm không khí.

Kinh doanh du lịch không bền vững, bao gồm việc phát triển các khu nghỉ
dưỡng, khách sạn và các hoạt động du lịch khác. Việc quản lí rác thải từ các hoạt động
du lịch chưa tối ưu dẫn đến môi trường trong Vườn Quốc Gia bị ô nhiễm.

Sự tàn phá môi trường do các hoạt động khai thác gỗ trái phép, nạn săn bắt
động vật hoang dã và các hoạt động bất hợp pháp khác. Rừng phòng hộ Cát Tiên bị
tàn phá nặng nề, hàng trăm cây rừng bị “lâm tặc” đốn hạ nằm ngổn ngang, la liệt.
Rừng ở đây không bị triệt phá tràn lan mà bọn chúng chỉ chọn những cây gỗ tốt, có
đường kính lớn từ 0,4-0,6m trở lên để đốn hạ xẻ thành trụ tiêu, sau đó chở ra khỏi
rừng đi tiêu thụ.

Vườn Quốc Gia Cát Tiên nhiều năm quan đã chịu “tổn thương” nghiêm trọng
do tình trạng khai thác cát trái phép gây nên nguy cơ sạt lở cũng như thay đổi dòng
chảy hệ sinh thái tự nhiên. Khu vực đất “bất khả xâm phạm” thuộc quản lý của Vườn,
dọc bờ sông Đồng Nai, hàng chục nghìn mét vuông đất đã bị sạt lở, trong đó đoạn sạt
dài nhất lên tới hơn nửa kilômét và sâu vào hơn 4m.

4. Vai trò của các bên liên quan


4.1. Cộng đồng địa phương:
Dân tộc sinh sống lâu đời nhất trong khu vựa và hình thành nên cộng đồng của
họ đó là dân tộc S'Tiêng và Châu Mạ. Tuy nhiên, UBND tỉnh Đồng Nai đã vận động
các dân tộc ít người sinh sống rải rác trong rừng ra lập thành cụm, ấp nằm sát cạnh
Vườn Quốc gia Cát Tiên từ những năm 1984 đến năm 1994.

Xã Tà Lài có tiềm năng phát du lịch nhất trong khu vực do nằm gần Vườn
Quốc gia, ngoài ra nơi đây tập trung đa dạng các dân tộc khác nhau: Kinh, S’Tiêng,
Châu Mạ, Tày, Choro, Xray, Ê Đê,… thế nên nơi đây màu sắc văn hóa vô cùng phong
phú không thể không nhắc đến là các lễ hội: lễ hiến tế trâu của người S'Tiêng và người

23
Mạ, lễ mừng lúa mới của dân tộc Chơro,... Sản phẩm du lịch ở đây chủ yếu là các mặt
hàng thổ cẩm thủ công, thưởng thức ẩm thực đặc sắc, các lễ hội tất cả đều thu hút du
khách khi đến đây tham quan.

Vườn Quốc Gia Cát Tiên còn khai quật được nền văn hóa Óc Eo (2014 được
công nhận là di tích quốc gia cấp đặc biệt). Nằm dọc hai bên sông Đạ Đờng, di chỉ
khảo cổ gắn liền với các vật liệu: đá, gốm đặc biệt là những hình ảnh trên vàng miếng
được dập nổi đều đề cập đến văn hóa phồn thực. Ngoài ra, nền văn hóa Ấn Độ cũng
được thể hiện qua kiến trúc của các đền tháp, mộ tháp cũng được tìm thấy khá nhiều.
Làm nên một quần thể di tích vô cùng kỳ bí và hấp dẫn.

4.2. Các cơ quan phi chính phủ


WWF (Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên) được biết đến là một trong những tổ
chức phi chính phủ lớn nhất trên thế giới về lĩnh vực bảo vệ động, thực vật. Dự án
phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Cát Tiên (2009-2011) do WWF Đan Mạch
và WWF Việt Nam đồng tài trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
trong khu vực phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với việc bảo vệ, bảo tồn Vườn
Quốc Gia Cát Tiên.

Dự án này được thực hiện trên 2 xã: Tà Lài, Đắk Lua thuộc huyện Tân Phú. Tại
Tà Lài dự án đã xây dựng nhà đón tiếp khách đến du lịch (hay còn gọi nhà dài) khánh
thành ngày 15/2/2012. Ngôi nhà được xây dựng từ các vật liệu chính từ tự nhiên như
gỗ, lá kè, tọa lạc trên một quả đồi cao thoai thoải có thể chứa được khoảng 30 người.
Đây được xem là thành quả lao động của người dân địa phương cùng với các chuyên
gia về du lịch sinh thái và các công ty du lịch. Ngoài ra, dự án còn tổ chức các lớp tập
huấn về kỹ năng phục vụ: biểu diễn văn hóa cồng chiêng, múa hát dân tộc, lễ tân,…
các lớp nâng cao nhận thức và năng lực . Qua những lớp học này giúp cho du lịch
cộng đồng ở Tà Lài được khai thác có hiệu quả hơn.

4.3. Cơ quan quản lý


Quản lý rừng tự nhiên

Theo kết quả kiểm tra, nghiệm thu hàng năm cho thấy các cá nhân, tổ chức đều
thực hiện tốt các công việc đã ký kết theo hợp đồng không để bị mất rừng, suy thoái
rừng do các tác nhân từ bên ngoài, đã tổ chức thực hiện công tác tuần tra quản lý bảo
24
vệ rừng, chống chặt phá rừng theo đúng như hợp đồng. Nhờ thực hiện công tác khoán
bảo vệ rừng, ý thức người dân trong công tác khoán bảo vệ rừng ngày càng được nâng
cao, thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên góp phần ổn định cuộc sống.
Lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng của Vườn Quốc Gia Cát Tiên có hơn 20
trạm kiểm lâm thực hiện chức năng quản lý địa bàn, kiểm tra giám sát trên toàn địa
bàn Vườn được giao quản lý. Vườn đã thực hiện phân giao địa bàn quản lý rừng,
quản lý cộng đồng dân cư, cộng đồng nhận khoán tới từng cán bộ kiểm lâm, nâng cao
trách nhiệm về quản lý và kiểm tra giám sát; nhờ phân công cụ thể nên rừng được
quản lý chặt chẽ hơn, cán bộ Kiểm lâm nắm chắc hiện trạng rừng mình phụ trách, mối
quan hệ giữa cán bộ Kiểm lâm với cộng đồng nhận khoán thân thiết, gần gũi, các hiện
tượng xâm hại tài nguyên rừng được phát hiện, xử lý kịp thời nên không còn tình
trạng mất rừng không biết hoặc khi biết thì thiệt hại đã lớn. Qua thực hiện đã phát huy
được vai trò trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác của từng cán bộ Kiểm lâm
trong công tác quản lí bảo vệ rừng

Quản lí rừng trồng

Do điều kiện về đất đai, khí hậu tương đối tốt, phù hợp cho sự phát triển của
cây rừng, cùng với quản lý diện tích rừng trồng chặt chẽ không nên đa số diện tích
rừng trồng của Vườn Quốc Gia đều phát triển tốt. Kết quả nghiệm thu trồng rừng đảm
bảo về diện tích, đúng mật độ, đúng loài cây và đạt tiêu chuẩn cây giống, tỷ lệ sống
bình quân đạt hơn 90%. Tuy nhiên, một số khó khăn trong công tác trồng rừng và
quản lý rừng trồng ở Vườn Quốc Gia từ trước đến nay là đơn giá trồng rừng còn thấp
(30 triệu/ha); thời gian chăm sóc ngắn (3 năm) và số lần chăm sóc/năm ít (2 lần/năm)
nên không đảm bảo để khống chế thực bì, trong khi mùa mưa hàng năm thực bì phát
triển rất mạnh; chưa có kinh phí đầu tư cho bảo vệ và phòng chống cháy rừng sau khi
trồng nên nguy cơ xảy ra cháy rừng cao hơn.

Phòng cháy chữa cháy rừng

Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy củng cố và bố trí lực lượng rải rác trên toàn
bộ địa bàn, mỗi phân khu đều có nhiệm vụ và tuần tra 24/24 giờ vào các mùa cao
điểm. Thường xuyên kiểm tra chất lượng các thiết bị phòng, chữa cháy trong trường

25
hợp khẩn cấp xảy ra. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng cháy Vườn Quốc Gia Cát Tiên
đến nay chưa có vụ cháy nào được ghi nhận.

26
Quản lý bảo tồn đa dạng động, thực vật

Vườn Quốc Gia Cát Tiên phối hợp với tổ chức Monkey World thành công cứu
hộ 35 cá thể linh trưởng và tái thả về tự nhiên 12 đợt với số lượng 32 cá thể. Cho đến
nay Vườn Quốc Gia Cát Tiên vẫn đang tiếp tục đồng hành cùng tổ chức Monkey
World nghiên cứu và bảo tồn loài vượn đen má vàng. Sau tái thả vẫn còn khá nhiều
hạn chế vậy nên trong tương lai gần sẽ bổ sung thêm các thiết bị theo dõi được hoạt
động của các loài và khả năng tái hòa nhập với cuộc sống tự nhiên.

4.4. Khách du lịch


Chủ yếu có 2 loại chính: khách du lịch thuần túy chiếm (58%) và khách du lịch
sinh thái chiếm (42%).

Khách du lịch thuần túy là khách đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên với mục đích tham
quan, khám phá, tìm hiểu cảnh quan, sinh vật của vườn và không lưu trú. Họ thường
là dân địa phương, các khu vực tỉnh lân cận hoặc là khách ghép tour. Nhóm khách này
gây ra tác động rất lớn đến môi trường do học thường đem theo nhiều đồ ăn chế biến,
đóng hộp sẵn,…

Khách du lịch sinh thái là khách lưu trú lại vườn do họ có mong muốn hòa
mình vào văn hóa, hòa mình vào thiên nhiên và thưởng thức các món ăn địa phương
và dành sự quan tâm đặc biệt về hệ sinh thái của vườn

Khách quốc tế: thời gian lưu trú nhiều thường từ 3-4 ngày và dùng nhiều dịch
vụ cung cấp tại đây. Họ đi thành từng nhóm nhỏ dưới 5 người, ý thức trách nhiệm bảo
vệ, bảo tồn môi trường cũng như hệ sinh thái trong vườn.

Khách nội địa: thời gian lưu trú ngắn 1-2 ngày hoặc không lưu trú, họ đến với
sự tò mò và hiếu kỳ về động, thực vật ở đây và muốn thay đổi bầu không khí sống
quen thuộc hằng ngày. Loại khách này thường có ý thức, hành vi kém về văn hóa và
chính về những thứ thu hút họ.

Theo số liệu khảo sát thực tế thì chủ yếu khách đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên là
tự tổ chức đi chiếm 79% số còn lại lựa chọn đến với Vườn Quốc Gia Cát Tiên thông
qua các tour du lịch.

27
4.5. Các phương tiện truyền thông
Do đây là Vườn Quốc Gia thế nên sẽ có trang web riêng
(cattiennationalpark.com.vn) quản lý các thông tin chính thống nhằm cung cấp cho
người đọc những thông tin chính xác về hệ sinh thái, lịch sử, văn hóa, dân tộc, ….
Vậy nên đây cũng là điểm cộng của Vườn vì có thể kiểm soát và kiểm duyệt các thông
tin được đăng tải trên các nền tảng, tránh được việc một số trang web không chính
thống sẽ đăng tải những thông tin sai lệch của Vườn làm khách sẽ thất vọng khi đến
thăm do không đúng với những mô tả họ đọc được từ những trang web khác. Bên
cạnh đó, truyền thông cũng giữ vai trò tích cực quan trọng trong việc quản bá hình ảnh
vẻ đẹp của vùng đến với khách trong nước và khách quốc tế. Ngoài ra, công tác tuyên
truyền, nâng cao ý thức của du khách, cách nhận diện các động thực vật có trong sách
đỏ là những gì mà phương tiện đã làm rất tốt trong thời gian gần đây.

5. Mô hình SWOT
Cơ hội (O) Thách thức (T)
O1: Nhu cầu du lịch tăng, T1: Sự thay đổi hành vi,
các xu hướng mới: du lịch nhu cầu của du khách ngày
cộng đồng, du lịch sinh càng cao
thái, du lịch bền vững T2: Khủng hoảng kinh tế
O2: Việc phát triển du lịch T3: Việc gia tăng dân số,
SWOT
tại các Vườn Quốc Gia và nhu cầu đất nông nghiệp
khu bảo tồn thiên nhiên tăng
đang được các cơ quan T4: Biến đổi khí hậu
chính phủ quan tâm

Điểm mạnh (S) Chiến lược SO Chiến lược ST


S1: Vị trí thuận lợi: trên địa S3+O2: Tổ chức quản lí và S4+T4: Ban hành các
bàn huyện Tân Phú và bảo tồn tài nguyên nhằm chính sách hỗ trợ cộng
Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai phát triển du lịch sinh thái. đồng, kêu gọi cộng đồng
cách Thành phố Hồ Chí S8+O1: Phát triển du lịch thực hiện chính sách dân số
Minh khoảng 150km gắn liền với cộng đồng S8+T3: Dự trù phương án

28
S2: Lịch sử lâu đời người dân địa phương. và đưa ra các kế hoạch ứng
S3: Hệ sinh thái vô cùng đa biến với thời tiết
dạng và phong phú
S4: Nền khí hậu mát mẻ,
dễ chịu quanh năm.
S5: Có khoảng chục vùng
đất ngập nước
S6: Nơi tập trung các hoạt
động du lịch
S7: Khu bảo tồn thiên
nhiên nổi tiếng
S8: Văn hóa cộng đồng đặc
sắc
S9: Là thành viên Hiệp hội
du lịch tỉnh Đồng Nai

Điểm yếu (W) Chiến lược WO Chiến lược WT


W1: Nguồn nhân lực hạn W2+O2: Phát triển cơ sở W6+T4: Xây dựng hệ
chế vật chất và cơ sở kĩ thuật thống thu gom và xử lý
W2: Chất lượng phục vụ W3+O1: Phát triển nhiều chất thải, có kế hoạch quản
tại các cơ sở lưu trú, dịch sản phẩm mới phù hợp với lý vấn đề ô nhiễm rác thải,
vụ du lịch còn nhiều hạn đặc điểm của Vườn nước thải và ô nhiễm
chế, chưa đáp ứng được W4+O2: Kêu gọi và thu không khí trong hoạt động
nhu cầu của du khách hút khách nhà đầu tư W7+T1: Tuyên truyền,
W3: Sản phẩm còn khá W8+O1: Làm mới tour thú quảng bá, tiếp thị một cách
đơn điệu đêm hiệu quả
W4: Vốn đầu tư thấp
W5: Mối quan hệ chia sẻ
lợi ích, nguồn lợi từ du lịch
mang lại chưa có quy tắc rõ
ràng giữa các đối tượng

29
tham gia hoạt động du lịch
W6: Quá tải vào mùa khô
W7: Hoạt động quảng bá
chưa hiệu quả
W8: Phương tiện vận
chuyển tham quan chưa an
toàn và tiếng ồn xe ảnh
hưởng đến các loài thú
W9: Hệ thống giao thông
nội bộ chủ yếu là đường
mòn
Điểm mạnh

Lịch sử lâu đời: Trong kháng chiến chống Pháp, địa danh Cát Tiên nổi tiếng
với cuộc vượt ngục Tà Lài của các chiến sĩ cách mạng, đảng viên cộng sản. Trong
kháng chiến chống Mỹ, nơi đây từng là chiến khu Đ - địa bàn đứng chân của Trung
ương Cục Miền Nam (1961 - 1962), Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ và nhiều đơn
vị chủ lực của chiến trường miền Nam - trực tiếp lãnh đạo quân và dân miền Nam nói
chung và miền Đông Nam bộ nói riêng đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước
vào mùa xuân lịch sử năm 1975. Vào ngày 7/7/1978 Thủ tướng chính phủ ban hành
nghị quyết thành lập Rừng Cát Tiên.

Hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú: Vườn Quốc Gia Cát Tiên có tài
nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với kiểu rừng kín ẩm
nhiệt đới thường xanh, nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu. Đây là một trong
những địa điểm dễ quan sát các loài thú lớn ở Việt Nam hiện nay.

Có khoảng chục vùng đất ngập nước: khi nói tới Cát Tiên là người ta liên
tưởng ngay tới các bàu nước ngọt danh tiếng mà tên gọi của chúng được gọi một cách
dân dã gắn liền tới những quần thể thủy sinh vật ưu thế ở đó như Bàu Sấu (cá sấu
xiêm), Bàu Chim-nơi cư trú của các loài chim nước, Bàu Cá, Bàu Cá Rô (nhiều cá
Rô), Bàu Cỏ- có các trảng cỏ ngập nước, Bàu Sen, Bàu Lác... Ngày 04/08/2005 Ban
Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu vào danh sách các
vùng đất ngập nước quan trọng thứ 1.499 của thế giới.

30
Nơi tập trung các hoạt động du lịch: Về mặt địa lý, Vườn Quốc Gia Cát Tiên
được chia thành hai khu. Khu phía Nam, nơi diễn ra đa số các hoạt động du lịch gồm
Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên, khu phía Bắc bao gồm vùng Cát Lộc. Theo quan điểm
du lịch, vùng phía Bắc có những hạn chế về tiếp cận và rất khó khăn trong việc tổ
chức các hoạt động du lịch sinh thái ở đây, vì vậy các hoạt động du lịch chỉ tập trung
ở khu phía Nam.

Khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng: Mang nét đặc trưng của rừng nhiệt đới cận
xích đạo, rừng Cát Tiên là nơi sinh trưởng của nhiều giống cây cổ thụ quý hiếm. Có
nhiều loại cây chỉ mọc duy nhất tại nơi này ví dụ: cẩm lai, gõ đỏ, căm xe, giáng
hương…Hơn thế nữa, Rừng Cát Tiên là nơi sinh sống của một số động vật quý bao
gồm tê giác Java, hổ, báo đốm, gấu trúc, hươu vàng và vẹt cánh cụt. Khu bảo tồn cũng
có nhiều loài chim đẹp và quý hiếm như mỏ vịt đồng cỏ, cú mèo, công viên và nhiều
loài chim săn mồi khác.

Văn hóa cộng đồng đặc sắc: Sự đa dạng cộng đồng các dân tộc với những
truyền thống văn hoá khác nhau đang chứa đựng một kho tàng to lớn các kiến thức
bản địa, các phong tục truyền thống lễ hội của đồng bào dân tộc Châu mạ, S’Tiêng
như văn hóa cồng chiêng, cúng giàng…

Là thành viên Hiệp hội du lịch tỉnh Đồng Nai: Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã là
thành viên Hiệp hội du lịch tỉnh Đồng Nai từ năm 2008 nên có nhiều thuận lợi trong
lĩnh vực quảng bá, kết nối các tour, tuyến và xây dựng chiến lược marketing phát triển
du lịch sinh thái. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm và tạo
điều kiện để Vườn được tham gia trưng bày và giới thiệu các sản phẩm du lịch của
Vườn tại hội chợ du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh hàng năm.

Điểm yếu

Nguồn nhân lực hạn chế: Nguồn lực du lịch tại các xã vùng đệm còn thiếu và
hạn chế về nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm phát triển và vận hành các hoạt động du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Các hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch chưa
được cập nhật các kiến thức về rừng do vậy có nhiều khó khăn trong thuyết trình. Hơn

31
nữa hướng dẫn viên địa phương còn yếu kém về kỹ năng thuyết minh, kiến thức
chuyên ngành về văn hóa và sinh thái.

Chất lượng phục vụ tại các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách: Các homestay thường rất ít nhân viên, có
nơi chủ homestay kiêm luôn cả phục vụ, đầu bếp nên đôi lúc chưa đáp ứng kịp thời
yêu cầu. Cơ sở hạ tầng phòng ốc chỉ cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu: Tài nguyên du lịch chưa được khai
thác và phát triển mạnh nên chưa tạo ra được sản phẩm hấp dẫn đặc trưng cho khu du
lịch: Các tour tham quan di chỉ Cát Tiên chưa thuận lợi trong việc tổ chức đưa khách
đến, tuyến Tà Lài cũng rất đơn điệu. Lòng hồ Bàu Sấu đang dần bị thu hẹp và nông
cạn do nạn cỏ trấp không được xử lý tận gốc, mỗi năm cạn thêm, hẹp thêm sẽ đến lúc
không chèo xuồng được; bãi xem thú đang có nguy cơ bị con người tác động do thiếu
kiên quyết xử lí các đối tượng làm rấy trong khu vực; Rẫy quýt vẫn xịt thuốc sâu nên
thú không ra, thú có nguy cơ bị nhiễm độc. Tình trạng săn, bẫy bắt thú rừng trái phép
vẫn chưa ngăn chặn được.

Thiếu ngân sách đầu tư: Các khoản thu được từ kinh doanh du lịch chưa nhiều
nên việc đầu tư tái sản xuất mở rộng còn rất ít, trong khi nhu cầu đầu tư nâng cấp tour,
tuyến, thiết bị, dịch vụ là rất lớn. Quan điểm công tác phát triển du lịch cộng đồng gắn
liền với cộng đồng địa phương nhằm giáo dục, bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch
được xem là phi lợi nhuận, tuy nhiên nhà Nước chưa có chính sách ưu đãi vốn để phát
triển.

Chưa có quy tắc rõ ràng giữa các đối tượng tham gia hoạt động du lịch: Mối
quan hệ chia sẻ lợi ích, nguồn lợi từ du lịch mang lại chưa có quy tắc rõ ràng giữa các
đối tượng tham gia hoạt động du lịch: cộng đồng dân cư, ban quản lý du lịch cộng
đồng, công ty lữ hành…

Quá tải vào mùa khô: Số lượng khách du lịch đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên
ngày một tăng, lại tập trung vào một khoảng thời gian nhất định nhất là vào mùa khô
gây nên sự quá tải đối với môi trường du lịch. Nước thải, thu nhặt cây cảnh và ô
nhiễm tiếng ồn từ những nhóm khách quá đông là những vấn đề chưa kiểm soát được.
Đây là những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến khu hệ động thực
32
vật của Vườn như: lượng rác thải tăng và tiếng ồn của du khách (chủ yếu là du khách
nội địa) nên ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống của các loài động thực vật
hoang dã.

Hoạt động quảng bá chưa hiệu quả: mặc dù tỉnh Đồng Nai đã tạo nhiều điều
kiện để quảng bá hình ảnh rừng Cát Tiên, tuy nhiên hoạt động này tiếp cận đến nhiều
đối tượng du khách

Phương tiện vận chuyển tham quan chưa an toàn và tiếng ồn xe ảnh hưởng đến
các loài thú: kết quả điều tra du khách năm 2014 đã chỉ ra rằng du khách lo ngại về sự
an toàn cho bản thân cũng như tiếng ồn xe tải ảnh hưởng đến các loài thú khi họ tham
gia hoạt động xem thú về đêm bằng xe tải đặc bủng mui trần có thanh chắn

Hệ thống giao thông nội bộ chủ yếu là đường mòn: nên trong mùa nắng thì bụi,
mùa mưa thì lầy lội, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phục vụ du khách. Đặc biệt,
vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11, thời tiết ở Cát Tiên thường có mưa lớn nên
đường trơn trượt, nguy hiểm, điều này cũng làm hạn chế rất lớn đến việc tổ chức cho
khách đi tham quan các tuyến, điểm trong rừng như ầu sấu, xem thú, xem chim nên
lượng khách đến Vườn vào mùa này thường giảm nhiều.

Các vật dụng bảo hộ, biển chỉ dẫn còn hạn chế: Ngày 22/9, trên báo Tuổi trẻ
đã đăng tải thông tin với tiêu đề “Tìm thấy thi thể người đàn ông đi lạc hơn 3 tuần
trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên”, thông tin về sự việc này cho biết đây là một người
dân tộc Châu Mạ sống tại làng Tà Lại. Việc thiếu các chỉ dẫn trong rừng sẽ gây khó
khăn cho con người trong việc xác định đúng hướng và tiềm ẩn các nguy cơ lạc
đường. Có thể thấy rằng người địa phương còn dễ lạc đường trong chính nơi bản địa
thì có thể những tình huống tương tự sẽ xảy ra đối với du khách.

Cơ hội

Nhu cầu du lịch tăng, các xu hướng mới như du lịch cộng đồng, du lịch sinh
thái, du lịch bền vững: Theo một khảo sát từ trang Booking.com tại Việt Nam du
khách đang bắt đầu có nhận thức hơn về tác động của mình đối với môi trường khi họ
đi du lịch và 100% du khách Việt cho rằng họ theo đuổi lối sống du lịch bền vững hơn
trong tương lai. Có nghĩa là du khách ngày nay mong đợi các doanh nghiệp du lịch

33
cung cấp những lựa chọn du lịch thân thiện và mang tính bền vững nhiều hơn, có thể
là chỗ ở, phương tiện đi lại, các tour du lịch hoặc các hoạt động trải nghiệm gần gũi
với thiên nhiên, con người một cách chân thực và mang đậm nét đặc trưng văn hóa địa
phương.

Việc phát triển du lịch tại các Vườn Quốc Gia và khu bảo tồn thiên nhiên đang
được các cơ quan chính phủ quan tâm: Nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà quản
lý, nhà khoa học góp ý về các chính sách, giải pháp phát triển du lịch tại các Vườn
Quốc Gia và khu bảo tồn thiên nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục
Du lịch tổ chức Hội thảo “Chính sách phát triển du lịch tại các Vườn Quốc Gia và
Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” vào ngày 13/11/2020 tại Hà Nội.

Thách thức

Việc gia tăng dân số, nhu cầu đất nông nghiệp tăng: Việc xâm lấn đất rừng và
tàn phá sinh cảnh, dưới áp lực của việc gia tăng dân số, nhu cầu đất nông nghiệp tăng
lên dẫn đến nhiều diện tích rừng đã bị xâm canh làm nông nghiệp. Việc xâm chiếm
đất rừng làm tăng thêm khả năng tiếp cận đối với các khu rừng còn lại, đồng thời làm
phân cách sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của các động vật

Biến đổi khí hậu: sự nóng lên toàn cầu, mưa bão xảy ra bất thường ảnh hưởng
đến hoạt động du lịch. Sự thay đổi các điều kiện khí hậu cũng có thể sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến hệ thực vật tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên

Khủng hoảng kinh tế: Trong giai đoạn khó khăn, nguồn ngân sách bị hạn chế vì
thế việc đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng không được chú trọng. Hơn thế nữa, khủng
hoảng kinh tế cũng tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách

Khai thác tài nguyên phục vụ du lịch gắn với phát triển bền vững: quan điểm
về phát triển bền vững ngành Du lịch được đa số các quốc gia và các nhà nghiên cứu
công nhận về bản chất đều phải đảm bảo ba nội dung cơ bản: môi trường bền vững, xã
hội bền vững và kinh tế bền vững. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển
du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống

34
tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…” Vì vậy, yêu cầu phát triển du
lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

6. Đề xuất giải pháp


Với hàng loạt những điểm mạnh, điểm yếu cùng với cơ hội và thách thức của
Vườn Quốc Gia Cát Tiên mà nhóm đã thể hiện trong bảng phân tích SWOT phần nào
tạo tiền đề cho những giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững. Đồng thời
đề ra nhiều phương hướng giúp khai thác giá trị của rừng vào quá trình du lịch lâu dài,
hạn chế tối đa tác động tới môi trường và hệ sinh thái của rừng. Dựa vào tình hình
hiện tại, nhóm đã đề xuất ra những giải pháp:

Đào tạo nguồn nhân lực: Một trong những công tác rất quan trọng cần được
Vườn Quốc Gia Cát Tiên quan tâm là đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ công tác du
lịch, HDV tại Vườn. Họ phải được đào tạo về kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp
vụ du lịch, những kiến thức về mọi loại hình du lịch khác nhau thông qua các lớp tập
huấn ngắn hạn để bàn về các vấn đề du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng; tổ
chức nhiều chuyến đi thực tế cho cán bộ và nhân viên trong Ban du lịch của Vườn
Quốc Gia đến các điểm du lịch sinh thái điển hình trong nước để có cơ hội tiếp xúc,
trao đổi và có thể học hỏi kinh nghiệm làm du lịch; cử một số cán bộ và nhân viên có
đủ năng lực đi học tập nâng cao trình độ về du lịch ở trong và ngoài nước, đặc biệt ở
các nước có kinh nghiệm về du lịch sinh thái như Mỹ, Australia, New Zealand đảm
bảo nguồn nhân lực có kinh nghiệm cũng như bề dày kiến thức về sinh thái học. Đồng
thời, bổ sung và phát triển đội cứu hộ cho Vườn Quốc Gia để có lực lượng giải cứu
kịp thời trong các trường hợp cấp bách, với nhiều kĩ năng và nghiệp vụ chuyên môn
cao.

Kêu gọi và thu hút khách nhà đầu tư. Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong
nước và quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản
lý và vận hành du lịch sinh thái; tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế: Tổ chức Bảo
tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Quốc tế bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên, … đồng thời
kêu gọi sự hỗ trợ của các chuyên gia trong việc lập các dự án nghiên cứu, quy hoạch
phát triển du lịch sinh thái; kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ Chính phủ, các doanh nghiệp,
cá nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
35
Phát triển cơ sở vật chất và cơ sở kĩ thuật: Để phát triển du lịch sinh thái ở
Vườn Quốc Gia Cát Tiên cần xây dựng lại hệ thống giao thông trên các tuyến du lịch;
xây dựng hệ thống nhà nổi, cầu nổi ở những khu vực ngập lũ như Bàu Sấu, Bàu
Chim… Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú cũng góp phần quan trọng trong dịch vụ du
lịch. Do đó, để du lịch sinh thái của Vườn Quốc Gia nam Cát Tiên phát triển, ngoài
việc xây dựng cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú bên kia bờ sông Đồng Nai, cần tổ chức
nơi ăn ở, nơi làm việc cho sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học bên trong
vùng lõi, tạo điều kiện cho họ học tập và nghiên cứu.

Phát triển du lịch gắn liền với cộng đồng người dân địa phương. Lực lượng
người dân tham gia vào quá trình quy hoạch du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên chủ
yếu là dân tộc Stieng, Mạ tại xã Tà Lài. Để người dân có thể tham gia vào hoạt động
du lịch sinh thái một cách có hiệu quả nhất thiết phải: hỗ trợ vốn ban đầu để cộng
đồng có thể tạo ra được sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách du lịch nếu họ có
nhu cầu; đào tạo, bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về
lợi ích và trách nhiệm từ phía cộng đồng đối với hoạt động du lịch; đào tạo, bồi dưỡng
kỹ năng, nghiệp vụ cho cộng đồng về hướng dẫn, giao tiếp, phục vụ... công bằng trong
quá trình chia sẻ lợi ích. Tổ chức, quy hoạch những hoạt động gắn liền với người dân
địa phương một cách bài bản, có tổ chức nhằm tạo điều kiện để nét văn hóa cộng đồng
dân cư được bảo tồn, không bị mai một: các lễ hội cồng chiêng. Cung cấp vốn, tạo
điều kiện cho cộng đồng người dân địa phương phát triển sản phẩm đặc trưng: quần
áo, khăn, sản phẩm đan dệt của người dân tộc Stieng, Tà Lài.

Định hướng cho người dân phát triển du lịch đúng cách thông qua các lớp học,
chính sách hỗ trợ xây dựng phát triển. Với mục đích xây dựng và khai thác du lịch tại
Vườn Quốc Gia bền vững, lâu dài. Tiếp thu những kiến thức mới, nền văn hóa mới
nhưng đồng thời không làm mất đi những thứ vốn có, những hình ảnh đặc trưng.

Dự trù những phương án quản lí rủi ro, phòng hộ cho rừng để ứng phó với
những trường hợp xấu nhất: bão, sạc lở, cháy rừng. Mở những lớp học kiến thức về
phòng cháy rừng cho người dân địa phương để nhận biết và giảm thiểu nguy cơ cháy
rừng. Tăng cường đội ngũ tuần tra trong rừng để lâm tặc không hoành hành và kịp

36
thời trồng lại cây, phủ xanh đất trống. Tập trung trồng nhiều cây lớn, có khả năng giữ
đất tại những khu vực có nguy cơ sạc lở cao.

Tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các
điểm du lịch, các tuyến du lịch trong Vườn trên các phương tiện thông tin đại chúng
(báo, đài truyền hình), qua các Hội thảo Quốc tế. để giới thiệu về hình ảnh Vườn Quốc
Gia, nét đặc sắc của rừng thông qua các lễ hội của người dân đến công chúng một
cách rộng rãi, danh mục các loài động thực vật, các tuyến du lịch trong Vườn, băng
ghi hình giới thiệu về Vườn, những kiến thức sinh thái học mà du khách sẽ được cung
cấp, các phương tiện đi lại, giá cả của mỗi tuyến. Cần phát phiếu thăm dò để lấy ý
kiến của du khách trong một số chuyến tham quan ở Vườn Quốc Gia nhằm đánh giá
những mặt mạnh, yếu, được và chưa được để có hướng tiếp thị cũng như điều chỉnh
kịp thời trong quá trình vận hành du lịch.

Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải, có kế hoạch quản lý vấn đề ô
nhiễm rác thải, nước thải và ô nhiễm không khí trong hoạt động: Tổ chức tuyên
truyền và phát tài liệu cho người dân và học sinh các xã vùng đệm về bảo tồn đa dạng
sinh học, tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng và phòng chống
cháy rừng. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng giờ trái đất qua hình thức: cắt điện toàn
cơ quan 1 giờ vào buổi tối, sinh hoạt lửa trại, tuyên truyền qua thư ngỏ, tờ rơi, chiếu
phim về môi trường. Trung tâm thường xuyên cập nhật thông tin và biên soạn tài liệu,
bản tin về các hoạt động của Vườn để phân phát đến các Trạm, đội kiểm lâm, các đơn
vị và địa phương vùng đệm, đồng thời cung cấp nhiều bản tin Vườn Quốc Gia Cát
Tiên cho các trường học. Hơn thế nữa, tại các điểm, các tuyến du lịch cần xây dựng
các nhà vệ sinh tạm, các thùng chứa rác để tránh tác hại ô nhiễm, đồng thời bảo đảm
an toàn vệ sinh cho khách du lịch.

Tổ chức quản lí và bảo tồn tài nguyên nhằm phát triển du lịch sinh thái. Có các
chính sách bảo vệ các loài động vật quý hiếm đang ở mức nguy cấp, nguy hiểm: khỉ
mặt đỏ, khỉ đuôi lơn, vượn đen má vàng. Về thực vật, các loại cây quý hiếm: cẩm lai,
gõ đỏ, căm xe… tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc làm đa dạng hệ sinh thái
tại vườn. Tuy nhiên, trải qua chúng đã bị giảm số lượng dần qua từng năm vì nhiều lí

37
do. Vì vậy, đơn vi kiểm lâm cũng như đơn vị quản lí Vườn Quốc Gia Cát Tiên cần có
nhiều biện pháp kịp thời và phù hợp nhằm ngăn chặn sự săn bắt và nguy cơ ảnh
hưởng, nhằm tạo điều kiện cho hệ thống động thực vật phát triển và tồn tại.

Giới hạn số lượt khách đến tham quan. Điều này nhằm hướng đến mục đích để
hệ sinh thái được ổn định và hoạt đông du lịch bền vững, lâu dài. Khi hoạt động du
lịch phát triển mạnh mẽ, sẽ tồn tại hai luồng suy nghĩ sẽ bảo vệ tài nguyên hay là thu
hút khách. Việc tiếp đón số lượng du khác đến tham quan trong ngày quá nhiều sẽ tạo
nên áp lực cho tài nguyên, cụ thể ở đây là Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Vì vậy, chính
quyền địa phương hoặc các bên liên quan cần phải can thiệp vào vấn đề. Giới hạn số
lượng khách đến tham quan để tài nguyên du lịch thời gian phục hồi cũng như chuẩn
bị cho công tác du lịch tốt nhất. Song, cần quan tâm đến chất lượng các trải nghiệm
của du khách khi đến đây để mỗi lần tham quan là một trải nghiệm đáng giá. Việc giới
hạn số lượng khách chắc chắn sẽ không làm suy giảm doanh thu hay sức hấp dẫn của
điểm đến mà còn là điều kiện tốt để du khách hiểu rõ được giá trị của Vườn Quốc Gia
cũng như y thức bảo vệ tài sản Quốc gia. Vốn hóa lại thời gian tham quan của khách
tham quan. Một tuần cần dành ra 2 ngày không tiếp khách tham quan vô sâu bên trong
rừng, để hệ sinh thái sâu bên trong rừng được phục hồi phát triển. Tuy nhiên, để
không làm giảm sút hiệu quả khai thác từ rừng, những hoạt động tìm hiểu và học tập
cũng sẽ được khai thác vào 2 ngày đó, phục vụ cho đối tượng khách là học sinh. Với
mục đích không mắc phải tính mùa vụ và phục vụ mục đích giáo dục.

Giải pháp cho tour du lịch ngắm thú đêm: việc quy tổ chức quy trình tham
quan ngắm thú cho khách du lịch dường như gây khá nhiều hệ lụy cho môi trường.
Việc thường xuyên chạy xe vào rừng, soi đèn sẽ làm cho hệ động vật bị ảnh hưởng,
những con nai, trâu, thỏ sẽ mất dần bản năng sinh tồn, bởi chúng sẽ được cùng cấp
nhiều đồ ăn ở ven đường để cứ đến giờ đến khu vực đó kiếm ăn, phục vụ mục đích du
lịch, không còn những bản tính vốn có và đặc trưng, những con thú không còn hoảng
sợ khi thấy con người nữa mà sẽ mò ra ven đường đi khi tối đến như 1 tập tính mới.
Bên cạnh đó, sử dụng nhiên liệu xăng dầu cho các động cơ chạy vào rừng sẽ gây ảnh
hưởng một phần đến hệ sinh thái. Tuy không nhiều nhưng để hướng đến việc phát
triển bền vững cần quán triệt tất cả những mối nguy có hại cho môi trường. Đề xuất

38
việc sử dụng các dạng nhiên liệu xanh để thay thế xăng dầu trong quá trình chở khách
ngắm thú hoặc tham quan Bàu Sấu. Sử dụng đèn pin hiệu ứng ánh trăng khi soi thú
cho khách du lịch xem nhằm không gây phản ứng mạnh đối với những con thú khi bắt
gặp ánh sáng lạ, sử dụng xe đạp để ngắm thú thay vì dùng xe sử dụng nhiên liệu.

Định vị vị trí GPS: áp dụng công nghệ vào sâu trong quá trình tham quan của
du khách. Trang bị cho khách du lịch những chiếc vòng tay có gắn con chip để thuận
tiện trong quá trình định vị vị trí của mình. Thiết bị này được kết nối với ứng dụng
định vị cá nhân của du khách, đồng thời có sự liên kết với nhà quản lí khu du lịch.
Việc định vị vị trí GPS trong quá trình khách tham quan giúp giải quyết được nhiều
vấn đề. Du khách có thể tự biết được mình đang đứng ở đâu, tại đó có những hướng đi
nào, hướng nào là đi ra, đi đâu sẽ gặp nguy hiểm hoặc đi sâu trong rừng, hạn chế tối
thiểu việc khách bị lạc hoặc mất phương hướng khi tham gia khám phá Vườn Quốc
Gia Nam Cát Tiên. Đồng thời, định vị được vị trí của du khách giúp ích cho đội bảo
hộ trong quá trình tìm kiếm người bị lạc hoặc dễ dàng kiểm soát được khách của
mình. Khi chẳng may phát hiện 1 du khách không quay lại khách sạn thì Đội kiểm
soát dễ dàng tìm kiếm biết được rằng họ đang ở đâu và tiến hành giải cứu kịp thời.

Đào tạo khóa ngắn hạn về sinh tồn cho du khách: Số lượng khách tham gia vào
quá trình khám phá Vườn Quốc Gia ngày càng tăng, chính vì thế mà ngày càng nhiều
có những thông tin về du khách chẳng may bị lạc trong khu rừng. Vì vậy, cần có
những giải pháp hỗ trợ nếu chẳng may du khách bị lạc vào rừng. Trang bị cho du
khách những kỹ năng sinh tồn trước khi tham gia vào quá trình tham quan. Cách coi
bản đồ, cách trốn thú dữ, sơ cứu khi bị vắt cắn, ong cắn, tìm nguồn nước ngọt, bảo vệ
thân nhiệt về đêm nếu nhiệt độ xuống quá thấp, kiến thức về những loài cây dại, cây
nào có thể ăn để có thể kéo dài sự sống của bản thân trong rừng. Kết hợp làm với
doanh nghiệp du lịch.

39
KẾT LUẬN
Vườn Quốc Gia Cát Tiên là nơi cất giữ những giá trị tuyệt vời của thiên nhiên
hoang sơ với hệ thống động – thực vật đa dạng và nhiều nét văn hóa độc đáo của dân
tộc bản địa đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước. Du lịch
sinh thái ở Cát Tiên là một trong những địa điểm du lịch sinh thái tiêu biểu, hấp dẫn
du khách. Để hoạt động du lịch sinh thái ở đây ngày càng phát triển hơn nữa thì cần có
sự quan tâm cả về chiều sâu và chiều rộng của các cơ quan ban ngành cùng với các tổ
chức, doanh nghiệp du lịch và nhất là cộng đồng địa phương.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh, H. -M. (2015). Đô thị hóa tác động đến môi trường. Retrieved from Sài
Gòn giải Phóng:https://www.sggp.org.vn/do-thi-hoa-tac-dong-den-moi-truong-
post15944.html

2. CatTiennationalpark. (n.d.). Retrieved from Vườn Quốc Gia Cát Tiên:


https://cattiennationalpark.com.vn/lich-su-hinh-thanh-vuon-quoc-gia-cat-tien/

3. CatTiennationalpark. (n.d.). Lịch Sử Hình Thành Vườn Quốc Gia Cát Tiên.

4. CCD. (2022). PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC XÃ VÙNG
ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN.

5. Chiến, H. A. (2019). Lo ngại Vườn Quốc Gia Cát Tiên bị xâm phạm.

6. Hoài, P. (2021). Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Cát Tiên: Hiệu quả từ công
tác giao khoán bảo vệ rừng.

7. NHÂN, P. Đ.–L. (2021). Truyền thông bảo vệ môi trường Vườn Quốc Gia cát
tiên.

8. Tiên, Tổng cục lâm nghiệp Vườn Quốc Gia Cát. (2021). Báo cáo tóm tắt -
Phương án qquản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc Gia Cát Tiên
giai đoạn 2021 - 2030.

9. Tiên, V. C. (2023). Retrieved from https://cattiennationalpark.com.vn/danh-


muc-thuc-vat-dac-huu-Vườn Quốc Gia-cat-tien/

10. Trương Thị Kim Chuyên, Nguyễn Thị Thanh Tâm. (2013). Du lịch sinh thái tại
Vườn Quốc Gia Cát Tiên - thực trạng và giải pháp.

11. Vườn Quốc Gia Cát Tiên. (2023).

12. Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên. (n.d.). Retrieved from CatTiennationalpark:
https://cattiennationalpark.com.vn/he-thuc-vat/

41

You might also like