You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA DU LỊCH
----------

BÀI THI KẾT THÚC MÔN


KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

GV: Hoàng Thị Lan Hương


HV thực hiện: Phan Thái Huy
MSHV: 63CH118
Lớp: Cao học Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Khánh Hoà - 2023

1
Câu 1:

1.1. Khái niệm


1.1.1. Kinh doanh

“Kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoạt tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu tụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhắm mục đích sinh lời.

1.1.2. Du lịch

Hiện nay, khái niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Do hoàn cảnh, thời
gian, khu vực, góc độ và mục tiêu nghiên cứu của mỗi chuyên gia khác nhau nên sẽ có
cách hiểu về du lịch khác nhau. Có thể kể đến một số khái niệm dưới đây:

Liên minh các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official


Travel Oragnization - IUOTO): Du lịch là hành động du hành đến một nơi khác với
địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm một
nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...

Hội nghị Liên hợp quốc về Du lịch (Rome, 1963): Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc.

Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2017 (ban hành ngày
19/6/2017): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch
hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Du lịch là một ngành kinh doanh đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất, kinh
doanh vừa mang tính chất phục vụ văn hoá, xã hội.

1.1.3. Kinh doanh dịch vụ du lịch

1
“Kinh doanh dịch vụ du lịch” là hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung
ứng du lịch và khách du lịch, thông qua cac hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ.

Các lĩnh vực kinh doanh du lịch gồm: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh cơ sở
lưu trú, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch,
kinh doanh các dịch vụ khác.

1.1.4. Sản phẩm du lịch


Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên
bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng
các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, vùng hay một quốc
gia nào đó (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2006).
Theo chương I, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Sản phẩm du lịch là
tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi
du lịch”.
Theo Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014) “Sản phẩm du lịch
bao gồm những hàng hoá và dịch vụ kết hợp nhau. Nó được tạo nên từ 4 bộ phận cơ
bản sau: Dịch vụ vận chuyển; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Dịch vụ giải trí; Dịch vụ
mua sắm. Bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du
lịch. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách, sản phẩm du lịch có thể là
sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do
nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng”. Tuy nhiên, bộ phận dịch vụ chiếm
tỷ trọng cao, vì thế sản phẩm du lịch mang những đặc điểm của dịch vụ:
- Tính vô hình: Vì các sản phẩm du lịch về bản chất là phi vật thể (vô hình),
cũng không thể đặt ra các vấn đề về thương hiệu giống như các sản phẩm thông
thường và do đó chúng rất dễ bị bắt chước. Một thiết kế, bố trí bắt chước hoặc một
quy trình dịch vụ đã được nghiên cứu tỉ mỉ;

- Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ nên việc tiêu
chuẩn hóa gặp nhiều khó khăn, khó đưa ra tiêu chuẩn cụ thể. Cùng một sản phẩm hoặc
dịch vụ có thể không có chất lượng như nhau nếu nó được cung cấp bởi những nhân

2
viên khác nhau, cho những khách hàng khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và
ở những địa điểm khác nhau;

- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng và sản xuất sản
phẩm (dịch vụ) du lịch diễn ra trong cùng một không gian và thời gian. Sản phẩm du
lịch được biết là gắn liền với tài nguyên du lịch, vì vậy muốn phát triển du lịch thì
phải có tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch là không thể di dời đi nơi khác (cố
định về không gian). Do đó muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch thì khách hàng phải tìm
đến họ, mà đã là dịch vụ thì chỉ khi nào khách tiêu dùng thì lúc đó cơ sở kinh doanh
mới cung cấp, hay nói cách khác lúc đó dịch vụ mới được sản xuất;

- Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ vận
chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác nên không thể sản xuất,
dự trữ trước bán dần cho khách. Nói cách khác, sản phẩm du lịch không bảo quản
được và dễ hư hỏng. Số phòng khách sạn, số chỗ ngồi trong nhà hàng... Nếu hôm nay
không bán thì khách sạn, nhà hàng sẽ thất thu chứ không thể cộng thêm tất cả số
buồng và chỗ ngồi đó vào số buồng và số chỗ ngồi của doanh nghiệp ngày hôm sau
được. Vì vậy, tối đa hóa công suất mỗi ngày là điều mà các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ du lịch luôn quan tâm và tìm cách tận dụng.
1.2. Đặc điểm

Đặc điểm kinh doanh của ngành du lịch gồm:

- Đặc điểm về sản phẩm du lịch

- Đặc điểm khách hàng trong kinh doanh du lịch

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch

- Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong du lịch

- Đặc điểm về nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch

Những đặc điểm trên chi phối trực tiếp đến chi phí, doanh thu và xác định kết
quả kinh doanh dịch vụ du lịch. Dựa vào đó, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết
định tài chính cho doanh nghiệp mình.

1.3. Đặc điểm của kinh doanh du lịch ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

3
Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách du
lịch nhằm tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hoá, phong cảnh thiên nhiên…
Sự phát triển của hoạt động này tạo nguồn thu lớn và tác động đến ngành kinh tế toàn
cầu. Kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn hoá, phong cảnh,… Đặc
điểm du lịch đa dạng và phong phú nên quyết định đầu tư vào hoạt động kinh doanh
du lịch mang tính rủi ro cao. Có những loại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch để
hoàn thành sản phẩm dịch vụ phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau nhưng không
hoàn thành được số sản phẩm mong muốn.

Ngoài nhưng yếu tố như đặc điểm du lịch có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
còn phụ thuộc vào yếu tố sự tác động của bên ngoài như là sự thúc đẩy tăng trưởng du
lịch và tạo điều kiện phát triển từ Nhà Nước. Nhà Nước có những chính sách hỗ trợ
cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư và phát triển du lịch thì thị trường du lịch sẽ
ngày càng mở rộng và hấp dẫn hơn. Ngoài ra điều kiện thiên nhiên thuận lợi, ưu ái,
cảnh quan đẹp cũng là một yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến đầu tư của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Du lịch đang ngày là xu hướng toàn cầu hoá nên việc đầu tư vào
hoạt động du lịch chưa bao giờ là lỗi thời.

Ví dụ thực tế: Trong giai đoạn dịch COVID-19 tràn ra toàn cầu, khiến cho hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch điêu đứng. Do đó đã ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đứng trước tình thế đó, các doanh nghiệp du
lịch đứng trước nguy cơ phải tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động. Ví dụ có thể kể đến
như trong năm 2020 – 2021, khách sạn Mường Thanh Luxury Nha Trang gặp vô vàn
khó khăn và buộc phải cắt giảm nhân sự trong khách sạn và tiếp tục duy trì. Với
phương châm “không bao giờ đóng cửa” để luôn đồng hành phục vụ khách hàng trong
giai đoạn đại dịch khó khăn. Đến nay, Mường thanh Luxury Nha Trang vẫn giữ được
chỗ đứng trong giai đoạn du lịch đang dần phục hồi như hiện nay. Nhưng những vấn
đề về việc bù lỗ những chi phí trong giai đoạn dịch bệnh là vẫn chưa được hoàn tất.

Câu 2: Bài tập

* Phương án 1:

- Khấu hao tài sản cố định:


4
KHTSCĐ = i * Vốn đầu tư TSCĐ = 0,12 * 110 = 13,2

- Dòng tiền Phương án 1 trong 3 năm đầu, chưa thuế:

CF = 33 – 20,2 + 13,2 = 26

- Dòng tiền Phương án 1 trong 2 năm đầu tiếp theo, có thuế:

CF’ = (33 – 20,2) * 0,8 + 13,2 = 23,44

- Dòng tiền Phương án trong 5 năm còn lại, có thuế:

CF” = (35 – 23,2) * 0,8 + 13,2 = 22,64

- Khi kết thúc dự án ở năm cuối cùng, thu hồi toàn bộ vốn ngắn hạn:

CF10 = 22,64 + 5 = 27,64

Ta lập bảng tính sau đây:

Chi phí
Doanh Khấu hao Tổng Chi Dòng tiền
Năm chưa khấu
thu TSCĐ phí (CF)
hao
0 -110
1 33 7 13,2 20,2 26
2 33 7 13,2 20,2 26
3 33 7 13,2 20,2 26
4 33 7 13,2 20,2 23,44
5 33 7 13,2 20,2 23,44
6 35 10 13,2 23,2 22,64
7 35 10 13,2 23,2 22,64
8 35 10 13,2 23,2 22,64
9 35 10 13,2 23,2 22,64
10 35 10 13,2 23,2 27,64
- Giá trị hiện tại thuần của Phương án 1:
−3 −2 −4
26∗1−( 1+12 % ) 23,44∗1−( 1+12% ) 22,64∗1− (1+12 % )
NPV =−110+ + ∗( 1+12 % )−3+ ∗(1+12 % )−5 +2
12 % 12 % 12 %

NPV > 0: Chấp nhận Phương án 1

- Giả sử: i1 = 12% => NPV1 = 28,56;

i2 = 15% => NPV2 = 13,39.

5
Vậy ta có tỷ suất thu nhập nội bộ của Phương án 1:

(15 %−12 % )∗28,56


IRR=12% + ≈ 14,04 %
28,56 +13,39

Vì: IRR = 14,04% > k = 12%, Phương án 1 được chấp nhận.

- Tỷ số sinh lời của Phương án 1 là:

NPV 28,56
PI =1+ =1+ ≈ 1,26
Tổng vốn ban đầu 110

Vậy: PI > 1, Chấp nhận Phương án 1.

Theo đề bài, thời gian hoàn vốn giản đơn mà Công ty dự tính là 5 năm (PP’ = 5):

Doanh thu
Năm Vốn đầu tư ban đầu Doanh thu
lũy kế

0 -110
1 33 33
2 33 66
3 33 99
4 33 132
5 33 165
- Ta có, thời gian hoàn vốn giản đơn của Phương án 1 là:

110−99
PP=3 năm + ≈ 3,33năm
33

Vậy: PP = 3,33 < PP’ = 5, Phương án 1 được chấp nhận.

Theo đề bài, thời gian hoàn vốn có chiết khấu mà Công ty dự tính là 7 năm (DPP’ =
7):

Hế số
Dòng tiền Dòng tiền sau DT lũy kế sau
Năm chiết khấu
(CF) chiết khấu chiết khấu
(1+i)-t
0 -110 1,00
1 26 0,89 23,21 23,21
2 26 0,80 20,73 43,94
3 26 0,71 18,51 62,45
4 23,44 0,64 14,90 77,34
5 23,44 0,57 13,30 90,64
6 22,64 0,51 11,47 102,11

6
7 22,64 0,45 10,24 112,36
- Ta có, thời gian hoàn vốn có chiết khấu của Phương án 1 là:

110−102,11
DPP=6 năm + =6,77 năm
10,24

Vậy: DPP = 6,77 < DPP’ = 7, Phương án 1 được chấp nhận.

* Phương án 2:

- Khấu hao tài sản cố định:

KHTSCĐ = i * Vốn đầu tư TSCĐ = 0,12 * 130 = 15,6

- Doanh thu qua các năm:

Năm 1: 34

Năm 2: 34 + 1,2 = 35,2

Năm 3: 35,2 + 1,2 = 36,4

Năm 4: 36,4 + 1,2 = 37,6

Năm 5: 37,6 + 1,2 = 38,8

Năm 6: 38,8 + 1,2 = 40

Năm 7: 40 + 1,2 = 41,2

Năm 8: 41,2 + 1,2 = 42,4

Năm 9: 42,4 + 1,2 = 43,6

Năm 10: 43,6 + 1,2 = 44,8

- Chi phí chưa khấu hao qua từng năm:

Năm 1: 6

Năm 2: 6 + 0,8 = 6,8

Năm 3: 6,8 + 0,8 = 7,6

Năm 4: 7,6 + 0,8 = 8,4

Năm 5: 8,4 + 0,8 = 9,2

7
Năm 6: 9,2 + 0,8 = 10

Năm 7: 10 + 0,8 = 10,8

Năm 8: 10,8 + 0,8 = 11,6

Năm 9: 11,6 + 0,8 = 12,4

Năm 10: 12,4 + 0,8 = 13,2

- Dòng tiền của Phương án 2 trong 3 năm đầu, chưa thuế:

CF = Doanh thu – Tổng Chi phí + KHTSCĐ

- Dòng tiền của Phương án 2 trong các năm còn lại (có thuế):

CF’ = (Doanh thu – Tổng Chi phí)*0,8 + KHTSCĐ

- Riêng năm thứ 10 phải thu toàn bộ vốn ngắn hạn:

CF10 = (Doanh thu – Tổng Chi phí)*0,8 + KHTSCĐ + 5

Ta lập bảng tính sau đây:

Chi phí chưa Khấu Tổng


Doanh thu Dòng tiền
Năm khấu hao hao Chi
(n + 1,2)/năm (CF)
(n + 0,8)/năm TSCĐ phí
0 -130
1 34 6 15,6 21,6 28
2 35,2 6,8 15,6 22,4 28,4
3 36,4 7,6 15,6 23,2 28,8
4 37,6 8,4 15,6 24 26,48
5 38,8 9,2 15,6 24,8 26,8
6 40 10 15,6 25,6 27,12
7 41,2 10,8 15,6 26,4 27,44
8 42,4 11,6 15,6 27,2 27,76
9 43,6 12,4 15,6 28 28,08
10 44,8 13,2 15,6 28,8 33,4
- Giá trị hiện tại thuần của Phương án 2:
−1 −2 −3 −4 −5
NPV =−130+28∗( 1+ 12% ) +28,4∗( 1+12 % ) +28,8∗( 1+12 % ) + 26,48∗( 1+12 % ) +26,8∗( 1+ 12% ) +2

NPV > 0: Chấp nhận Phương án 2.

- Giả sử: i1 = 12% => NPV1 = 28,42;

8
i2 = 15% => NPV2 = 10,58.

Vậy ta có tỷ suất thu nhập nội bộ của Phương án 2:

(15 %−12 % )∗28,42


IRR=12% + ≈14,19 %
28,42+10,58

Vì: IRR = 14,19% > k = 12%, Phương án 2 được chấp nhận.

- Tỷ số sinh lời của Phương án 2 là:

NPV 28,42
PI =1+ =1+ ≈1,22
Tổng vốn ban đầu 130

Vậy: PI > 1, Chấp nhận Phương án 2.

Theo đề bài, thời gian hoàn vốn giản đơn mà Công ty dự tính là 5 năm (PP’ = 5):

Vốn đầu tư ban đầu Doanh


Năm DT lũy kế
(TSCĐ + TSNH) thu
0 -130
1 34 34
2 35,2 69,2
3 36,4 105,6
4 37,6 143,2
5 38,8 182
- Ta có, thời gian hoàn vốn giản đơn của Phương án 2 là:

130−105,6
PP=3 năm+ ≈ 3,65 năm
37,6

Vậy: PP = 3,65 < PP’ = 5, Phương án 2 được chấp nhận.

9
Theo đề bài, thời gian hoàn vốn có chiết khấu mà Công ty dự tính là 7 năm (DPP’ =
7):

Dòng tiền Hế số chiết Dòng tiền sau DT lũy kế sau


Năm
(CF) khấu (1+i)-t chiết khấu chiết khấu

0 -130 1,00
1 28 0,89 25,00 25,00
2 28,4 0,80 22,64 47,64
3 28,8 0,71 20,50 68,14
4 26,36 0,64 16,83 84,97
5 26,68 0,57 15,21 100,18
6 27 0,51 13,74 113,91
7 27,32 0,45 12,41 126,33
8 27,76 0,40 11,21 137,54
- Ta có, thời gian hoàn vốn có chiết khấu của Phương án 2 là:

130−126,33
DPP=7 năm+ =7,33 năm
11,21

Vậy: DPP = 7,33 > DPP’ = 7, Phương án 2 bị loại bỏ.

* Phương án 3:

- Khấu hao tài sản cố định:

KHTSCĐ = i * Vốn đầu tư TSCĐ = 0,12 * 150 = 18

- Doanh thu qua các năm:

Năm 1: 28

Năm 2: 28 + 28*0,1 = 30,8

Năm 3: 30,8 + 30,8*0,1 = 33,88

Năm 4: 33,88 + 33,88*0,1 = 37,27

Năm 5: 37,27 + 37,27*0,1 = 40,99

Năm 6: 40,99 + 40,99*0,1 = 45,09

Năm 7: 45,09 + 45,09*0,1 = 49,60

Năm 8: 49,60 + 49,60*0,1 = 54,56


10
Năm 9: 54,56 + 54,56*0,1 = 60,02

Năm 10: 60,02 + 60,02*0,1 = 66,02

- Chi phí chưa khấu hao qua từng năm:

Năm 1: 5

Năm 2: 5 + 5*0,07 = 5,35

Năm 3: 5,35 + 5,35*0,07 = 5,72

Năm 4: 5,72 + 5,72*0,07 = 6,13

Năm 5: 6,13 + 6,13*0,07 = 6,55

Năm 6: 6,55 + 6,55*0,07 = 7,01

Năm 7: 7,01 + 7,01*0,07 = 7,50

Năm 8: 7,50 + 7,50*0,07 = 8,03

Năm 9: 8,03 + 8,03*0,7 = 8,59

Năm 10: 8,59 + 8,59*0,07 = 9,19

- Dòng tiền của Phương án 3 trong 3 năm đầu, chưa thuế:

CF = Doanh thu – Tổng Chi phí + KHTSCĐ

- Dòng tiền của Phương án 3 trong các năm còn lại, có thuế:

CF’ = (Doanh thu – Tổng Chi phí)*0,8 + KHTSCĐ

- Riêng năm thứ 10 phải thu toàn bộ vốn ngắn hạn:

CF10 = (Doanh thu – Tổng Chi phí)*0,8 + KHTSCĐ + 5

Ta lập bảng tính sau đây:

Chi phí chưa Khấu Dòng


Doanh thu Tổng
Năm khấu hao hao tiền
(n + n*0,1)/năm Chi phí
(n + n*0,07)/năm TSCĐ (CF)
0 -150
1 28 5 18 23 23
2 30,8 5,35 18 23,35 25,45
3 33,88 5,72 18 23,72 28,16
4 37,27 6,13 18 24,13 28,51
11
5 40,99 6,55 18 24,55 31,15
6 45,09 7,01 18 25,01 34,07
7 49,60 7,50 18 25,50 37,28
8 54,56 8,03 18 26,03 40,83
9 60,02 8,59 18 26,59 44,74
10 66,02 9,19 18 27,19 54,06
- Giá trị hiện tại thuần của Phương án 3:

NPV =−150+23∗( 1+ 12% )−1 +25,45∗( 1+ 12% )−2 +28,16∗( 1+12% )−3 +28,51∗( 1+ 12% )−4 + 31,15∗( 1+

NPV > 0: Chấp nhận Phương án 3.

- Giả sử: i1 = 12% => NPV1 = 30,82;

i2 = 15% => NPV2 = 7,72.

Vậy ta có tỷ suất thu nhập nội bộ của Phương án 3:

(15 %−12 % )∗30,82


IRR=12% + ≈14,40 %
30,82+7,72

Vì: IRR = 14,40% > k = 12%, Phương án 3 được chấp nhận.

- Tỷ số sinh lời của Phương án 3 là:

NPV 30,82
PI =1+ =1+ ≈ 1,205
Tổng vốn ban đầu 150

Vậy: PI > 1, Chấp nhận Phương án 3.

Theo đề bài, thời gian hoàn vốn giản đơn mà Công ty dự tính là 5 năm (PP’ = 5):

Vốn đầu tư ban đầu


Năm Doanh thu DT lũy kế
(TSCĐ + TSNH)
0 -150
1 28 28,00
2 30,8 58,80
3 33,88 92,68
4 37,27 129,95
5 40,99 170,94
- Ta có, thời gian hoàn vốn giản đơn của Phương án 3 là:

150−129,95
PP=4 năm+ ≈ 4,49 năm
40,99

Vậy: PP = 4,49 < PP’ = 5, Phương án 3 được chấp nhận.

12
Theo đề bài, thời gian hoàn vốn có chiết khấu mà Công ty dự tính là 7 năm (DPP’ =
7):

Dòng tiền Hế số chiết Dòng tiền sau DT lũy kế sau


Năm
(CF) khấu (1+i)-t chiết khấu chiết khấu

0 -150 1,00
1 23 0,89 20,54 20,54
2 25,45 0,80 20,29 40,82
3 28,16 0,71 20,04 60,86
4 28,39 0,64 18,12 78,99
5 31,03 0,57 17,68 96,66
6 33,95 0,51 17,26 113,92
7 37,16 0,45 16,86 130,79
8 40,71 0,40 16,49 147,27
9 44,62 0,36 16,14 163,41
- Ta có, thời gian hoàn vốn có chiết khấu của Phương án 3 là:

150−147,27
DPP=8 năm+ ≈ 8,17 năm
16,14

Vậy: DPP = 8,17 > DPP’ = 7, Phương án 3 bị loại bỏ.

* Kết luận

Qua tính toán và phân tích 3 Phương án trên, ta có bảng sau đây:

Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3


NPV 28,56 28,42 30,82
IRR (%) 14,04 14,19 14,40
PI 1,26 1,22 1,205
PP (năm) 3,33 3,65 4,49
DPP (năm) 6,77 7,33 8,17
Dựa vào bảng trên, để đưa ra lựa chọn Phương án tốt nhất cho Công ty. Ta phải
đánh giá theo các trường hợp sau đây:

* Trường hợp các dự án độc lập với nhau: Cả 3 Phương án đều có thể chấp
nhận được. Tuy nhiên, Phương án 2 và 3 là có thời gian hoàn vốn sau chiết khấu
(DPP) lâu hơn so với dự tính ban đầu của Công ty (DPP’ = 7 năm). Mà Phương án 1
lại đáp ứng tất cả các chỉ tiêu được nêu ở trên. Vì vậy, Phương án 1 là lựa chọn tốt
nhất.

13
* Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau:

- Về giá trị hiện tại thuần (NPV): Ta thấy, giá trị hiện tại thuần của Phương án
3 lớn hơn so với Phương án 1 và 2. Chọn Phương án 3;

- Về tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR): Ta thấy, tỷ suất thu nhập nội bộ của Phương
án 3 lớn hơn so với Phương án 1 và 2. Chọn Phương án 3;

- Về tỷ số sinh lời (PI): Ta thấy, tỷ số của Phương án 1 lớn hơn so với Phương
án 2 và 3. Chọn Phương án 1;

- Về thời gian hoàn vốn giản đơn (PP): Ta thấy, thời gian hoàn vốn giản đơn
của Phương án 1 nhỏ hơn so với Phương án 2 và 3. Chọn Phương án 1;

- Về thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP): Ta thấy, thời gian hoàn vốn có
chiết khấu của Phương án 1 nhỏ hơn so với Phương án 2 và 3. Chọn Phương án 1.

Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp sau khi nghiên cứu và phân tích các dự
án nhằm đưa ra quyết định đầu tư, đều dựa vào 2 chỉ số là giá trị hiện tại thuần (NPV)
và tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) để ra quyết định. Trong đó, IRR là chỉ số phù hợp với
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Công ty. Vì IRR có giá trị cao chứng tỏ tỷ lệ hoàn
vốn cao, nghĩa là khả năng thực thi của dự án tốt, dự án có tiềm năng, đáng để đầu tư.
Cho nên, Phương án 3 là sự lựa chọn tốt nhất cho Công ty.

14

You might also like