You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Du Lịch – Khách Sạn


---o0o---

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN MARKETING DU LỊCH

ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn:


Lớp học phần:
Nhóm:

Hà Nội, 2023
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................4
1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................................4
1.1.1. Sản phẩm và sản phẩm du lịch...............................................................................4
1.1.1.1 Khái niệm sản phẩm và sản phẩm du lịch...............................................................4
1.1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch..............................................................................4
1.1.2 Chu kỳ sống của sản phẩm.........................................................................................5
1.1.3 Sản phẩm mới.............................................................................................................7
1.2. Nội dung phát triển sản phẩm mới trong kinh doanh du lịch...............................7
1.2.1. Sự cần thiết phát triển sản phẩm mới........................................................................7
1.2.2. Quy trình xây dựng sản phẩm mới.............................................................................8
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TOUR HÀ NỘI – HUẾ - HÀ NỘI................12
2.1 Hình thành ý tưởng....................................................................................................12
2.2 Lựa chọn ý tưởng.......................................................................................................13
2.3 Soạn thảo và thẩm định dự án..................................................................................28
2.4 Soạn thảo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới..............................................32
2.5 Thiết kế sản phẩm mới..............................................................................................38
2.6. Thử nghiệm trên thị trường.....................................................................................39
2.7. Thương mại hóa sản phẩm......................................................................................39
CHƯƠNG 3:.....................................................................................................................41
3.1. Điểm mạnh của sản phẩm tour du lịch...................................................................41
3.2 Khó khăn, hạn chế.....................................................................................................41

2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang từng bước vươn lên tạo
cho mình một vị thế vững mạnh trên trường quốc tế. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, nền kinh tế phát triển, đời sống của đại bộ phận người dân đều được nâng cao, đặc biệt
là bộ phận dân cư có thu nhập trung bình khá và cao kèm theo đó là sự phát sinh những nhu
cầu bổ sung ngoài những nhu cầu cơ bản tạo điều kiện cho sự phát triển của nhóm ngành
dịch vụ, trong đó có ngành du lịch.
Nắm bắt được những cơ hội đó, nhiều công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du
lịch ngày càng tăng, đã mở ra một thị trường kinh doanh du lịch sôi động và gay gắt. Hơn
nữa, sau khi đại dịch Covid 19 đi qua, với chính sách mở cửa hội nhập trở lại thì đây là cơ
hội cho các doanh nghiệp du lịch phát triển, mở rộng, hoạt động kinh doanh. Đó cũng là
thách thức cho các doanh nghiệp du lịch khi sức cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt
đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, cung cấp những sản phẩm du lịch mới lạ, thu
hút thị hiếu của khách hàng và làm tăng sức mua của khách hàng với sản phẩm của doanh
nghiệp mình.
Nhận thấy việc xây dựng sản phẩm du lịch mới cho doanh nghiệp lữ hành là cần thiết,
nhóm 4 chúng em đã lựa chọn đề tài ‘Xây dựng sản phẩm du lịch mới’ cụ thể là ‘Tour du
lịch Hà Nội - Huế - Hà Nội’ với những đổi mới giúp tour du lịch trở nên thu hút và hấp dẫn
hơn. Bài thảo luận của nhóm gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Quy trình xây dựng tour Hà Nội - Huế - Hà Nội
Chương 3: Đánh giá về sản phẩm du lịch
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức chưa đủ sâu rộng, nên trong quá
trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhận xét từ cô cũng như các bạn
để nhóm 3 chúng em có thể hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Sản phẩm và sản phẩm du lịch
1.1.1.1 Khái niệm sản phẩm và sản phẩm du lịch
Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu
dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu.
Sản phẩm du lịch là tổng hợp những thành tố khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm cả các hàng hóa dưới dạng vật chất cụ thể như đồ
đạc, trang trí phòng khách sạn, món ăn đồ uống phục vụ cho khách của các nhà hàng và
những phần không cụ thể như bầu không khí tại nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ của công
ty vận chuyển khách du lịch,...
1.1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
- Tính vô hình
Sản phẩm du lịch không hiện hữu một cách tự nhiên cũng không tồn tại ở dạng vật
chất và vì thế thể cầm, sờ hay nắm để kiểm tra được chất lượng sản phẩm nếu như chưa bỏ
tiền ra mua.
Khách du lịch chỉ có thể đánh giá chất lượng của sản phẩm du lịch thông qua các
thông tin trên truyền thông, các hướng dẫn viên, người dân địa phương trước khi họ đặt niềm
tin vào một đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch chuyên nghiệp
- Tính không tách rời
Tính không tách rời của sản phẩm dịch vụ thể hiện ở việc quá trình sản xuất phục vụ
và quá trình tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng một lúc. Có những sản phẩm dịch vụ chỉ có giá
trị ngay tại thời điểm được sản xuất và có những sản phẩm bắt buộc phải được phục vụ tại
chỗ mới giữ nguyên vẹn được giá trị. Mọi thứ đều diễn ra trong cùng một không gian và tại
cùng một địa điểm.
 Cùng một không gian: sản phẩm du lịch phải được khách du lịch đến tận nơi để
tiêu dùng, sử dụng chứ không thể tiến hành vận chuyển đến một địa điểm khác có
khách. Vì đặc trưng này, sản phẩm du lịch không thể tách rời với nguồn gốc tạo
ra sản phẩm.
 Cùng một thời điểm: Thời gian tiêu dùng của khách hàng sẽ chi phối thời gian
hoạt động của các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu xe hay xe khách.
Hoạt động phục vụ khách của các sản phẩm du lịch này diễn ra một cách liên tục,
đồng thời cùng với lịch trình của khách hàng.
- Tính không đồng nhất
Do sản phẩm du lịch được sản xuất, tạo ra bằng nhiều cách khác nhau; đồng thời
nguyên liệu, người tạo ra cũng khác nhau cho nên sản phẩm du lịch được thể hiện dưới
nhiều dạng khác nhau, vì thế mà chất lượng sản phẩm không đồng nhất.
Chúng ta cũng không thể dựa vào bất kì yếu tố nào để đánh giá đồng bộ chất lượng
sản phẩm du lịch được ngoại trừ việc tiêu thụ, sử dụng, cảm nhận nó trực tiếp. Cảm nhận của
người dùng được coi là review chính xác nhất cho chất lượng dịch vụ.
- Tính không dự trữ được
Sản phẩm du lịch bên cạnh nông sản hay các món ăn đặc trưng thì còn bao gồm các
hoạt động dịch vụ được cung cấp bởi công ty du lịch như di chuyển, ăn uống, lưu trú,...

4
Tất cả những sản phẩm dịch vụ đều sử dụng trực tiếp, không được chuyển thể sang
dạng khác để lưu trữ và cũng mất đi nếu không được sử dụng ngay.
Công ty lữ hành không thể dự trữ phòng khách sạn hay các dịch vụ ăn uống để đợi
khách nếu không có lịch hẹn trước, vì như vậy họ sẽ mất đi một khoản thu nhập. Vì thế, sản
phẩm du lịch mau hỏng và không dự trữ được.

1.1.2 Chu kỳ sống của sản phẩm


1.1.2.1 Khái niệm của chu kỳ sống
Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian từ khi sản phẩm được tung ra thị
trường đến khi nó không bán được nữa phải rút khỏi thị trường.
Từ khái niệm trên, chúng ta thấy rằng các sản phẩm thường có một đời sống hữu hạn,
mức tiêu thụ sản phẩm trải qua những giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đặt ra những thách
thức khác nhau với người kinh doanh, lợi nhuận có thể tăng hay giảm trong những giai đoạn
khác nhau của chu kỳ sống và mỗi giai đoạn đòi hỏi các chiến lược Marketing, tài chính, sản
xuất, cung ứng, nhân lực khác nhau.
Nhìn chung mỗi chủng loại, mỗi sản phẩm, mỗi nhãn hiệu có chu kỳ sống dài ngắn
từng giai đoạn khác nhau. Song dạng khái quát nhất về lý thuyết thì chu kỳ sống của sản
phẩm có 4 giai đoạn: Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường, Giai đoạn phát triển, Giai đoạn
bão hòa, Giai đoạn suy thoái
1.1.2.2 Các giai đoạn của chu kỳ sống
Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường
Khi một sản phẩm lần đầu tiên ra mắt, doanh số bán hàng thường sẽ thấp và tăng
trưởng chậm do sản phẩm còn mới và đang trong quá trình thử nghiệm. Giai đoạn này đòi
hỏi các doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để triển khai những chiến lược tiếp thị vì
khách hàng có thể không muốn mua hay trải nghiệm thử sản phẩm của bạn.
Mục tiêu quan trọng nhất trong giai đoạn này là đạt được sự công nhận rộng rãi và
kích thích người tiêu dùng dùng thử sản phẩm. Các nỗ lực tiếp thị nên nhắm mục tiêu vào
đối tượng khách hàng yêu thích những trải nghiệm độc đáo, mới lạ - những người có nhiều
khả năng mua một sản phẩm mới nhất.
Đặc điểm của giai đoạn này:
 Ở giai đoạn này sản phẩm mới tiếp cận đến thị trường, chưa nhận được nhiều sự
đón nhận, lợi nhuận mang lại hầu như không có hoặc rất ít, thậm chí là luận
nhuận âm
 Ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh

Tại giai đoạn này, bạn có thể thực hiện 2 chiến lược sau đây:
 Giá hớt váng: Tính giá ban đầu cao và giảm dần (hớt váng) giá khi thị trường
phát triển.
 Thâm nhập giá: Thiết lập một mức giá thấp để nhanh chóng gia nhập thị trường
và chiếm thị phần, trước khi tăng giá so với mức tăng trưởng của thị trường.

- Giai đoạn tăng trưởng

Đặc điểm trong giai đoạn tăng trưởng có thể tóm gọi lại như sau:

5
 Sản lượng bán tăng nhanh: Trong giai đoạn tăng trưởng, doanh thu bán hàng
thường tăng theo cấp số nhân. Điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng
ngày càng tăng, thúc đẩy sự gia tăng sản xuất và sản phẩm đã trở nên phổ biến
rộng rãi hơn.
 Cạnh tranh trên thị trường tăng: Cạnh tranh trong giai đoạn tăng trưởng thường
rất khốc liệt, do các đối thủ có thể tham gia vào thị trường với những phiên bản
sản phẩm tương tự đi kèm một số cải tiến khác. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp
doanh nghiệp nên cân nhắc đầu tư mạnh vào quảng cáo và quảng bá sản phẩm
để đánh bại đối thủ và bên cạnh đó tập trung xây dựng những chiến lược bán
hàng như sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm các đại lý phân phối
sản phẩm
 Lãi cao (có thể đạt đến điểm tối đa).

- Giai đoạn bão hòa


Tại thời điểm này, sản phẩm đã đạt được vị trí nhất định trên thị trường. Do đó, chi
phí sản xuất và tiếp thị sản phẩm sẽ giảm xuống, đồng thời thị trường tiến vào giai đoạn bão
hòa.
Trong giai đoạn bão hòa, các nhà bán lẻ sẽ không tìm cách quảng bá sản phẩm như
cách họ làm ở giai đoạn 1. Mà thay vào đó , họ sẽ trở thành người dự trữ hàng hóa và tiếp
nhận đơn đặt hàng. Khi đó, giá cả và sự khác biệt của sản phẩm càng trở nên quan trọng hơn
để duy trì thị phần. Tiếp thị tại thời điểm này được nhắm mục tiêu chống lại sự cạnh tranh và
các công ty thường sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới hoặc thay đổi để tiếp cận các
phân khúc thị trường khác nhau.
Đặc điểm của giai đoạn này:
 Cạnh tranh rất mạnh
 Xuất hiện nhiều sản phẩm tương tự
 Sản lượng bán ổn định
 Lãi thấp
Một số chiến lược bạn có thể thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
 Củng cố độ nhận diện thương hiệu và duy trì lòng trung thành của khách hàng.
 Làm nổi bật những điểm khác biệt giữa sản phẩm của bạn với các lựa chọn thay
thế trên thị trường.
 Đẩy mạnh dịch vụ khách hàng, gia tăng chương trình khuyến mãi, hậu mãi
nhằm kích cầu tiêu dùng.
 Thay đổi và cải tiến sản phẩm (chất lượng, tính năng, mẫu mã,…).

- Giai đoạn suy thoái


Mặc dù các công ty thường sẽ cố gắng giữ cho sản phẩm tồn tại trong giai đoạn bão
hòa càng lâu càng tốt, nhưng sự duy giảm đối với mọi sản phẩm là không thể tránh khỏi.
Trong giai đoạn suy thoái, doanh số sản phẩm giảm đáng kể và hành vi của người tiêu
dùng thay đổi do ít có nhu cầu về sản phẩm. Công ty càng ngày càng mất nhiều thị phần sản
phẩm trên thị trường và cạnh tranh có xu hướng khiến doanh số giảm sút.

6
Tiếp thị trong giai đoạn này thường tối thiểu hoặc thường nhắm vào tập khách hàng
trung thành hay thậm chí là giảm giá để bán được hàng. Cuối cùng, sản phẩm sẽ bị rút khỏi
thị trường.

Một số đặc điểm đặc trưng trong giai đoạn này:


 Doanh số bán giảm
 Tồn tại một số khách hàng trung thành
 Lãi ở mức thấp nhất
 Một số chiến lược có thể được sử dụng trong giai đoạn suy thoái là:
 Giảm các nỗ lực tiếp thị và cố gắng tối đa hóa tuổi thọ của sản phẩm càng lâu
càng tốt.
 Thu hẹp và dần loại bỏ các kênh phân phối để giảm thiểu các chi phí duy trì.
 Mở ra nhiều đợt khuyến mãi đại hạ giá, thu hồi,… với mục đích thanh lý toàn bộ
sản phẩm.
 Nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc phát triển sản phẩm mới.
1.1.3 Sản phẩm mới
Đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, người ta chia sản phẩm mới thành hai
loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối.

- Sản phẩm mới tương đối

Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối
với doanh nghiệp khác và đối với thị trường. Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng
sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi phí đề phát triển loại sản phẩm này thường
thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn.

- Sản phẩm mới tuyệt đối:

Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường. Doanh nghiệp
giống như "người tiên phong" đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này. Sản phẩm này ra mắt
người tiêu dùng lần đầu tiên. Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn (cả trong
giai đoạn sản xuất và bán hàng). Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử
nghiệm trên thị trường thường rất cao. Vậy liệu một sản phẩm có được coi là mới hay không
phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu người mua cho rằng một sản
phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình
thức bên ngoài hay chất lượng), thì cái sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới.
1.2. Nội dung phát triển sản phẩm mới trong kinh doanh du lịch
1.2.1. Sự cần thiết phát triển sản phẩm mới
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp luôn ý thức được sự
cần thiết và tính ưu việt của việc thường xuyên thiết kế và phát triển sản phẩm mới vì các lý
do sau:
 Khi thị trường thay đổi liên tục, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng,
doanh nghiệp cần thay đổi sản phẩm cũ để phục vụ tốt hơn nhu cầu hiện tại hoặc
tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu chưa được thoả mãn.
7
 Đổi mới sản phẩm chính là để giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ môi trường
kinh doanh. Đổi mới sản phẩm hoặc phát triển sản phẩm mới giúp doanh nghiệp
dựa trên tiềm lực về nguồn lực của doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt với đối thủ
và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình; giúp doanh nghiệp trở thành những
người đi tiên phong trên thị trường về những sản phẩm mới.
Ví dụ: Apple là một doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực thiết kế và phát
triển những sản phẩm công nghệ thông tin với kỹ thuật cảm ứng
 Sản phẩm của doanh nghiệp trong giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái là thời điểm
quan trọng để doanh nghiệp đổi mới sản phẩm hoặc phát triển sản phẩm mới để
phù hợp với nhu cầu trên thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp.

1.2.2. Quy trình xây dựng sản phẩm mới

Bước 1: Hình thành ý tưởng:

Bước đầu tiên trong quy trình phát triển sản phẩm là lên ý tưởng. Lúc này,
doanh nghiệp cần xây dựng Product concept dựa trên nhu cầu khách hàng, dựa trên
nghiên cứu thị trường và liên tục thử nghiệm concept. Trong các doanh nghiệp, bộ
phận R&D hoặc Marketing tạo ra ý tưởng phát triển mới nhờ phân tích insights khách
hàng
Dưới đây là những khía cạnh doanh nghiệp cần quan tâm khi xem xét về ý tưởng
mới:

- Thị trường mục tiêu: Product concept sẽ giải quyết nhu cầu nào đó của tệp đối tượng
mục tiêu. Hãy cân nhắc xem những đối tượng này có sẵn sàng chi trả cho sản phẩm
hay không, và liệu khoảng trống trên thị trường có đủ rộng và có tiềm năng phát triển
để doanh nghiệp nhảy vào hay không.
- Danh mục sản phẩm sẵn có: Khi có ý tưởng product concept mới, hãy đặt nó trong
product portfolio sẵn có. Liệu đã có sản phẩm nào cùng giải quyết nhu cầu đó chưa?
Đối thủ đã tung sản phẩm nào tương tự nhưng không thể giành thị phần hay chưa?
Nếu trường hợp trên xảy ra, product concept này có đủ khác biệt để đánh chiếm thị
phần không? Trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá về độ khả thi
khi tung concept mới. Các báo cáo digital marketing là ý tưởng tuyệt vời cho thấy xu
hướng tìm kiếm nào đang lên ngôi. Nghiên cứu đối thủ cũng là một cách để doanh
nghiệp có được những ý tưởng mới mẻ cho doanh nghiệp mình
- .Chức năng: Có thể chưa cần bản mô tả chi tiết, nhưng hãy có trong đầu những ý
tưởng chung về chức năng sản phẩm cung cấp. Thử đặt mình vào vị trí khách hàng để
nhìn nhận và cân nhắc xem điều gì khiến họ hứng thú, sẵn sàng chi trả cho sản phẩm.
- Phương pháp SCAMPER: SCAMPER dựa trên nguyên tắc chung là thúc đẩy đặt sự
việc dưới nhiều góc nhìn khác nhau để hình thành các ý tưởng. Cụ thể phương pháp
SCAMPER bao gồm các nguyên tắc:

 Nguyên tắc Substitue/Thay thế


 Nguyên tắc Combine/Kết hợp
8
 Nguyên tắc Adapt/Thích nghi
 Nguyên tắc Modify/Điều chỉnh
 Nguyên tắc Put to Other Uses/Sử dụng vào mục đích khác
 Nguyên tắc Eliminate/Loại bỏ
 Nguyên tắc Reverse/Đảo ngược

Bước 2: Lựa chọn ý tưởng

Ý tưởng đã có, bước tiếp theo trong quy trình phát triển sản phẩm mới là gì?
Đó chính là sàng lọc, lựa chọn để tìm ra những ý tưởng thực sự phù hợp. Từ những đề
xuất, hãy lựa chọn những ý tưởng hợp lý để mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp.
Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn vận hành quy trình phát triển sản phẩm trơn
tru, hạn chế rủi ro. Lựa chọn đúng sẽ giúp sản phẩm của bạn thu hút được sự quan
tâm của khách hàng.

Nhưng nếu ý tưởng đó là sai lầm sẽ phải trả giá bằng chính lợi ích của công ty.
Vì vậy phải cân nhắc thật kỹ các ý tưởng để đảm bảo lựa chọn tối ưu nhất. Cần căn cứ
vào một số tiêu chí dưới đây để đánh giá ý tưởng của doanh nghiệp:

- Độ mới của ý tưởng được đề xuất: Ý tưởng đó đã được thực hiện bởi nhà sản xuất
nào trước đó chưa? Sự mới mẻ và thú vị của ý tưởng có gì nổi bật so với các sản
phẩm đã có trên thị trường? Bạn cần trả lời được câu hỏi này để cân nhắc ý tưởng của
mình để thực hiện.
- Khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng: Khách hàng là mục tiêu quan trọng
đối với bất kỳ sản phẩm kinh doanh nào. Bạn cần cân nhắc liệu ý tưởng của mình có
giải quyết được trọn vẹn các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Khách hàng sẽ hài
lòng với những gì bạn cung cấp về sản phẩm mới và sẵn sàng mua nó hay không?
- Mức độ cạnh tranh sản phẩm trên thị trường: Sản phẩm của bạn mới nhưng so với
đối thủ, nó có ưu thế cạnh tranh gì? Giá cả, chất lượng sản phẩm và ưu đãi với người
dùng so với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Tính khả thi của ý tưởng phát triển sản phẩm mới: Một ý tưởng tốt cần phù hợp
với mục tiêu kinh doanh và định hướng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
Đồng thời, công ty phải có đủ nguồn lực để thực hiện hoá ý tưởng đó.

Bước 3: Soạn thảo và thẩm định dự án

Các quy trình phát triển sản phẩm mới đều cần có sự thử nghiệm các concept dành
cho sản phẩm mới. Sự thử nghiệm giai đoạn này sẽ bao gồm tất cả các khả năng để
vận hành sản phẩm và mức độ chấp nhận của thị trường. Quá trình này sẽ phản ánh
chính xác chi phí, thời gian và nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm
mới. Từ những đánh giá và khảo sát, doanh nghiệp sẽ biết được concept nào của sản
phẩm là phù hợp. Đồng thời xây dựng các chiến thuật marketing kịp thời để phát triển
và hạn chế tối đa thất bại.

Bước 4: Soạn thảo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

9
Bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm trong quy trình phát triển sản phẩm mới
là xây dựng các chiến lược marketing. Hay nói cách khác, doanh nghiệp cần định
hình sản phẩm của mình trong mắt người tiêu dùng. Một kế hoạch marketing bài bản
và rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp nắm vững và làm chủ thị trường.

Các vấn để chính doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing cho sản
phẩm mới là:

- Mục tiêu marketing sản phẩm mới theo từng giai đoạn: Lộ trình marketing từ khi
sản phẩm chưa ra mắt đến khi tung ra sản phẩm, phát triển đều cần có mục tiêu rõ
ràng. Các mục tiêu marketing này là cơ sở để bạn đánh giá hiệu quả và rút kinh
nghiệm cho những chiến dịch tiếp theo.
- Mô tả về thị trường mục tiêu: Quy mô thị trường và các yếu tố về văn hoá, xã hội
có tác động rất lớn đến sự thành công của sản phẩm mới. Vì vậy, nghiên cứu kế
hoạch marketing cho thị trường mục tiêu quyết định đến thị phần của doanh nghiệp.
- Mô tả về khách hàng tiềm năng: Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là ai, liệu
chiến lược marketing có phù hợp? Các vấn đề này cần được giải quyết để sản phẩm
của doanh nghiệp đến được với người tiêu dùng nhanh chóng.
- Kế hoạch marketing sản phẩm mới cụ thể: Bản kế hoạch cần bao gồm cơ cấu giá
bán, kênh phân phối, tiếp thị, chiến lược xúc tiến sản phẩm hỗn hợp. Các bộ phận,
hình thức và công cụ tham gia vào hoạt động marketing sản phẩm. Dự toán chi phí và
doanh số sản phẩm tạo ra cho doanh nghiệp.

Bước 5: Thiết kế sản phẩm mới

Từ các quy trình phát triển sản phẩm mới đã vạch ra trước đó, doanh nghiệp sẽ
tính toán các chi phí, lợi nhuận. Trong bước này, doanh nghiệp cần tính được cụ thể
các chi phí vận hành, chi phí marketing, chi phí vật tư, ...Mặt khác tính được số tiền
mà doanh nghiệp thu về sau khi trừ đi các chi phí và dự đoán thời gian thu hồi vốn.
Bước này cũng có vai trò quyết định tới sự thành công khi đưa sản phẩm mới ra thị
trường.

Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường

Sau khi đã có các mô hình sản phẩm được thử nghiệm thành công, cũng như
đã vạch ra các chiến lược marekting, kinh doanh cần thiết, doanh nghiệp sẽ sản xuất
một số lượng sản phẩm mới có hạn và đưa vào thị trường để thử nghiệm. Mục tiêu đặt
ra ở giai đoạn này là có được thông tin chính xác về:

Phản ứng, thái độ, cảm nhận, đánh giá của khách hàng sau quá trình sử dụng sản
phẩm mới.
Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm mới.
Hiệu quả và chi phí vận hành các kênh phân phối của sản phẩm mới (nếu có)

Tùy theo giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp có thể triển khai quá trình thử nghiệm
theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều doanh nghiệp chọn cách sản xuất và bán sản
10
phẩm mới với số lượng có hạn, một số khác chọn cách tặng kèm sản phẩm khi khách
hàng mua một sản phẩm khác, hoặc cũng có những doanh nghiệp tặng trực tiếp cho
những khách hàng cũ...

Qua các thông tin thu thập được ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể có những căn
cứ phù hợp để điều chỉnh lại các đặc điểm của sản phẩm mới, cũng như tối ưu lại các
chiến lược marketing cho phù hợp hơn nếu cần thiết.

Bước 7: Thương mại hóa

Bước cuối cùng để hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới là đưa chúng
vào hoạt động thương mại hoá. Đây là bước tung sản phẩm ra thị trường với số lượng
lớn. Doanh nghiệp cần căn cứ vào hai yếu tố là thời gian và địa điểm. Tuỳ thuộc vào
đối thủ cạnh tranh, tình hình nền kinh tế cũng như nhu cầu khách hàng để ra mắt sản
phẩm thích hợp. Điều này không chỉ giúp bạn thuận lợi khi phát triển sản phẩm mà
còn ít bị cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ. Không chỉ vậy, trong suốt quá trình kinh
doanh cũng cần quan tâm đến phản hồi của khách hàng cũng như các số liệu thống kê
về chi phí và lợi nhuận, bên cạnh đó còn có các yếu tố bên ngoài đến từ nền kinh tế.

11
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TOUR HÀ NỘI – HUẾ - HÀ
NỘI
2.1 Hình thành ý tưởng

* Thông tin thu thập được từ khảo sát Vietnam Report

Qua quá trình tìm hiểu, thông qua bảng hỏi khảo sát,Vietnam Report đã thu thập
thông tin, đánh giá và đưa ra được những kết luận sau:

Thứ nhất, du khách đã đi du lịch, tham quan những khu du lịch nổi tiếng với những
trải nghiệm quen thuộc đang tìm kiếm và hứng thú với những địa điểm và hình thức du lịch
mới lạ.

Thứ hai, Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống nhưng chưa được khai thác
triệt để vào mục đích du lịch. Du khách có xu hướng thích đi các tỉnh miền Trung và đặc
biệt, ba địa điểm nhiều người muốn tới lần lượt là Huế, Đà Nẵng và Quảng Bình.

Thứ 3, Du khách đang quan tâm đến các tour du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam, nhiều người trẻ có xu hướng tìm về những điều bình dị giản đơn, tìm kiếm
những phút giây thư giãn ở nông thôn với những trải nghiệm chưa từng có.

Thứ 4, Năm 2023, thay vì tận hưởng các dịch vụ trong khu nghỉ dưỡng, khách du lịch
sẽ tìm kiếm những kỳ nghỉ độc đáo, gây ngạc nhiên và thích thú. 47% du khách mong muốn
được thử những món ăn kỳ lạ nhất trên thế giới, 38% muốn tìm hiểu về những di sản cổ xưa
nhất. Thậm chí, 28% muốn mua một vé du lịch duy nhất và đi theo bản năng đến bất cứ đâu.

* Thông tin từ nguồn khảo sát:

Những năm gần đây, du lịch nội địa ngày càng phát triển với những địa điểm tham
quan, du lịch nổi tiếng. Rất nhiều điểm đến đã trở thành những cái tên quen thuộc không chỉ
với du khách trong người mà còn cả với khách du lịch nước ngoài. Đặc biệt, du lịch khám

12
phá miền Trung đang là một hướng đi mới thu hút rất đông du khách mọi lứa tuổi. Điều này
chúng ta cũng thấy rõ ràng trong khảo sát của nhóm.

Nằm tại khu vực Trung bộ, mảnh đất nằm dọc theo chiều dài đất nước, miền Trung sở
hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Nơi đây có hình thế địa hình khá đặc biệt, với những dãy núi bao
bọc phía bờ Đông và chạy dọc phần biển Đông của nước ta. Với địa thế trải dài, miền Trung
sở hữu cả địa hình đồng bằng, trung du và cao nguyên với khí hậu, cảnh quan khác biệt tạo
nên sự thu hút đa dạng.

Và để có sự phân tích sâu hơn về nhu cầu của khách du lịch với những địa điểm cụ
thể ở mảnh đất miền Trung dễ mến, nhóm cũng đưa ra câu hỏi để khảo sát nhu cầu này

Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy 3 địa điểm đang được rất nhiều du khách quan
tâm hiện tại đó là Huế (36,4%), Đà Nẵng (18,2%) và Quảng Bình (13,6%)

* Các ý tưởng hình thành: Tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình

- Du lịch trải nghiệm: tự làm nón lá

- Tour du lịch khám phá: nhảy dù, săn mây, trekking

- Tour du lịch nhân văn: thu dọn rác cộng đồng: trên biển, thành phố đô thị

- Du lịch thiên nhiên, chăm sóc sức khỏe như tắm bùn, tắm suối khoáng nóng,...

2.2 Lựa chọn ý tưởng


Phân tích kết quả khảo sát về nhu cầu tour du lịch mới của du khách
Phạm vi khảo sát mở rộng trong cả nước. Sau khi phát phiếu khảo sát trong thời gian
từ ngày 7/11/2023 đến 10/11/2023, sau khi lọc bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ, nhóm
tiến hành phân tích kết quả dựa trên 233 phiếu trả lời hợp lệ.

13
Mục đích của khảo sát là giúp công ty lữ hành hiểu biết sâu sắc và rõ ràng hơn về nhu
cầu, xu hướng thực tế của khách du lịch. Cụ thể là độ tuổi, sở thích, địa điểm và loại hình
tour du lịch mong muốn của khách. Đây chính là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp làm
nguồn hình thành ý tưởng, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch.
Những thông tin có giá trị được thu thập thông qua cuộc khảo sát này sẽ cho phép
công ty điều chỉnh và chuyển đổi hiệu quả hơn theo sở thích ngày càng đa dạng của du
khách. Bằng cách nắm bắt các kết quả này, chúng ta có thể tạo ra một trải nghiệm du lịch
mang tính bền vững, hòa nhập và thỏa mãn được nhu cầu của từng phân khúc, đối tượng
khách hàng.
Phần 1. Nhóm câu hỏi về thông tin cá nhân
Giới tính

Tham gia khảo sát có đến 71,2% người tham gia khảo sát là nữ, trong khi tỷ lệ nam
giới chiếm 28,3%. Nhu cầu đi du lịch của phụ nữ nhiều hơn của nam giới.
Phái nữ lãng mạn và tình cảm hơn phái nam. Hầu hết các cô gái đều có một suy nghĩ
rằng nếu không đi thì sẽ già, nghĩ rằng sau này mình sẽ bị gia đình, con cái trói buộc nên
việc theo đuổi tự do khi còn độc thân càng quan trọng hơn bao giờ hết. Họ sẵn sàng chi
nhiều tiền hơn cho bản thân. Các cô gái có một sở thích riêng là làm đẹp, khao khát một
cuộc sống tốt đẹp hơn và những điều tốt đẹp hơn. Phái nữ cũng rất thích chụp ảnh selfie, họ
chỉ muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất của mình.
Phụ nữ thời đại mới theo đuổi sự tự do, cuộc sống độc lập. Thế giới ngày càng trở nên
công bằng hơn đối với phái nữ, phái nữ có công việc của bản thân, có suy nghĩ độc lập, sẵn
sàng nỗ lực vì thứ mình muốn, không quá xa vời để gắn bó với bất kỳ ai.
Phái nam có thể có nhiều cách hơn để giải tỏa cảm xúc của mình như uống rượu cùng
bạn bè, trò chuyện hay đến phòng gym để rèn luyện sức khỏe. Vì thế nhu cầu đi du lịch của
nam giới thường ít hơn nữ giới.
Tuổi tác

14
Phần lớn người tham gia khảo sát thuộc độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi với 85,8%, theo sau
là những khách hàng thuộc độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi với 8,6%. Đây là lứa tuổi thanh niên,
tập trung phần nhiều vào sinh viên và những người mới đi làm. Theo sau là 16-18 tuổi với tỉ
lệ 5,6%. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy vì phiếu khảo sát vẫn chưa tiếp cận được đa
dạng các đối tượng, đây cũng là một thiếu sót cần cải thiện.
Công việc hiện tại

Phần lớn người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 18 đến 22 nên có đến 84,1% công việc
hiện tại của các bạn đang là sinh viên. Tỉ lệ người đã đi làm xếp sau với 12%.
Thu nhập

15
Thông tin về thu nhập hàng tháng được tổng hợp và cho thấy, mức thu nhập trung
bình hàng tháng dưới 5 triệu chiếm phần lớn với tỷ lệ 73%. Xếp thứ hai là mức thu nhập từ 5
đến 10 triệu với 18,5%, cuối cùng là mức thu nhập trên 10 triệu với 8,6%, Điều này chứng tỏ
phần lớn các bạn sinh viên đã đi làm từ sớm và tự chủ được chi tiêu của mình.
Phần 2. Hành vi du lịch
Tần suất du lịch

Tần suất du lịch trung bình của khách hàng trong năm là từ 1-3 lần/năm với tỷ lệ cao
nhất là 49,8%. Tiếp sau đó là dưới 1 lần/năm với tỷ lệ 39,1% và cuối cùng là trên 3 lần/năm
với tỷ lệ 11,2%.
Sự chủ động chuẩn bị và tổ chức nhiều sự kiện có quy mô lớn của địa phương, trung
tâm du lịch, đặc biệt là sự đồng hành của doanh nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch
mới, hấp dẫn, thúc đẩy nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm, tham quan của du khách. Bên
cạnh đó, các cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ phục vụ khách đã chủ động thực hiện nghiêm
việc bình ổn giá, bán theo giá niêm yết, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực, tạo ấn
tượng xấu với du khách. Qua đó kích thích nhu cầu tham gia hoạt động du lịch của khách
hàng.
Hình thức du lịch
Hình thức du lịch của khách hàng có thể chia làm các hình thức như sau: : du lịch tự
tổ chức (tự tổ chức, đi phượt cùng bạn bè), du lịch thông qua công ty du lịch (mua tour đi du
16
lịch với gia đình, bạn bè). Khách hàng thích tham gia du lịch với lịch trình tự túc chiếm tỷ lệ
cao hơn so với du lịch theo lịch trình từ đại lý du lịch. Giới trẻ hiện nay có nhu cầu tiêu dùng
về du lịch rất cao, rất đa dạng và là nhóm du khách sẵn sàng tham gia những hình thức du
lịch mới cho phép khám phá và trải nghiệm. Không phải ngẫu nhiên mà các phong trào du
lịch phượt, hay xu hướng du lịch cá nhân hóa phát triển mạnh trên nhóm đối tượng du khách
trẻ.
Xu thế du lịch xã hội được mở rộng theo hướng các đối tượng hạn chế về thu nhập sẽ
có cơ hội tham gia vào du lịch. Những người có nhu cầu đi du lịch sẽ có thể truy cập web để
tìm kiếm thông tin, tự ra quyết định chuyến đi, lên chương trình chuyến đi theo sở thích cá
nhân và không lệ thuộc vào chương trình kiểu tour tuyến của các công ty lữ hành.
Với việc lên ngôi của xu hướng du lịch tự túc, sản phẩm tour trọn gói vốn là chủ lực
của các công ty lữ hành được dự đoán khó trụ trong thời gian tới. Để thích ứng với xu hướng
này, nhiều hãng lữ hành đã thiết kế các gói combo vé máy bay, khách sạn hoặc mở dịch vụ
đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn hỗ trợ du khách. Du khách chuộng đi nhóm nhỏ, đi
riêng, thời gian du lịch ngắn, các sản phẩm nghỉ dưỡng được ưu tiên, vì thế, công ty du lịch
đã đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khách hàng, đáp ứng yêu cầu từ du khách.
Ngoài ra còn đưa vào khai thác loại hình tour riêng thiết kế theo nhu cầu bên cạnh các sản
phẩm đặc thù khác như staycation, tour xe tự lái (caravan), du lịch gia đình bằng xe riêng,
xây dựng những tour có nhiều những hoạt động tự do cho du khách,...

Khoảng thời gian khách hàng thích đi du lịch

17
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn khách hàng mong muốn tham gia du lịch
vào thời điểm mùa hè với tỷ lệ 54,5%, tỷ lệ đi du lịch vào thời điểm lễ, Tết là 22,7%, đi du
lịch vào dịp cuối tuần chiếm tỷ lệ 16,3% và một số lượng nhỏ khách hàng cho rằng họ thích
đi du lịch vào những thời gian rảnh, khi có nhu cầu muốn đi và nhiều người thích đi lúc nào
là đi.
Đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu là đối tượng từ 18-22 tuổi, chủ yếu là sinh viên,
đây là độ tuổi thích đi du lịch. Kỳ nghỉ hè cũng là thời gian nhàn rỗi của sinh viên nên các
bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian để có những chuyến đi trải nghiệm cho bản thân. Sự
trẻ trung, năng động, thích thử thách, tự do, hay thay đổi, không muốn bị gò bó vào khuôn
khổ nhất định đã tác động không nhỏ đến hành vi du lịch của nhóm đối tượng này.
Đối tượng cùng đi du lịch

Theo khảo sát, đối tượng đi du lịch cùng là gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất với 52,4%.
Trong thế giới hiện đại, mọi người dường như lúc nào cũng rất bận rộn. Đặc biệt là mỗi
thành viên trong gia đình đều muốn tận hưởng không gian của riêng mình. Do đó, sắp xếp
được thời gian đi du lịch cùng gia đình có lẽ là một việc vô cùng khó khăn. Đi du lịch cùng
gia đình là một cơ hội tuyệt vời để gắn kết với nhau và tạo nên những ký ức vui vẻ. Các
thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy gần gũi hơn khi đi du lịch. Đó là bởi vì mọi người tập
trung với nhau nhiều hơn và chú ý tới nhau nhiều hơn.

18
Theo sau là đi du lịch cùng với bạn bè chiếm tỷ lệ 35,6%. Bạn bè thân thiết thường có
1 vài điểm chung nào đó như: lứa tuổi, sở thích, học chung ngành học, học cùng lớp,…
Cũng chính sự giống nhau ở một vài điểm chung này, bạn bè có nhiều chuyện để nói, trao
đổi cùng nhau. Những chuyến đi cũng giúp bạn bè có thêm nhiều cơ hội để hiểu nhau thêm,
có nhiều kỷ niệm đẹp cùng nhau. Bạn bè có thể tham gia nhiều hoạt động cùng nhau như:
Các hoạt động cắm trại, leo núi, đốt lửa trại, cùng nhau thực hiện những bộ ảnh đẹp để đời,
cùng ăn uống, ca hát.
Số ít người đi du lịch một mình chiếm 6,9%. Đi du lịch một mình để có thêm nhiều
trải nghiệm, trưởng thành hơn sau mỗi thử thách, đó cũng là cơ hội tuyệt vời để kết nối với
những người bạn mới đến từ những vùng đất mới. Khi đi du lịch tự túc một mình, du khách
cũng là người tự lên ý tưởng, vạch ra lộ trình của bản thân, tự quyết định mình sẽ đặt chân
đến đâu, đi bằng phương tiện gì, thiết kế những hoạt động của riêng mình như tắm biển, câu
cá, ăn hải sản,... Từ đó, du khách có thể thỏa sức tận hưởng kỳ nghỉ của riêng mình mà
không phải cố gắng “chiều” theo ý muốn của những người bạn đồng hành.
Thời gian tour du lịch

Theo khảo sát, phần lớn khách hàng thường đi du lịch trong khoảng thời gian 2 ngày
1 đêm với tỷ lệ khảo sát cao nhất là 50,6%. Với những người quá bận rộn để lên kế hoạch và
thực hiện các chuyến du lịch dài ngày thì tour du lịch 2 ngày 1 đêm là lựa chọn lý tưởng.
Thời gian 2 ngày 1 đêm không nhiều, có thể tranh thủ vào dịp cuối tuần. Thời gian 2 ngày 1
đêm tuy là khoảng thời gian không dài nhưng chắc chắn vẫn đủ cho khách hàng có những
trải nghiệm thú vị ở những địa điểm không quá xa. Bên cạnh đó, có nhiều công ty lữ hành
thiết kế tour du lịch 2 ngày 1 đêm đáp ứng nhu cầu thư giãn, khám phá của những khách
hàng không có quá nhiều thời gian. Nhờ đó việc đi du lịch cũng dễ dàng, thuận tiện và tiết
kiệm hơn rất nhiều. Vì diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn nên lịch trình tham quan
cũng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, thiết kế tour du lịch trình vẫn phải đảm bảo chất lượng
dịch vụ tốt nhất cho du khách. Thứ tự và chi tiết trong lịch trình tham quan có thể thay đổi
phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ điểm tham qua cho quý khách.
Tỷ lệ khách đi du lịch trong 3 ngày 2 đêm cũng tương đối cao với 29,2%. Khách hàng
có thêm thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, có đủ thời gian để khám phá, tận hưởng dịch vụ du
lịch, dành thời gian khám phá cảnh quan, văn hóa và đặc sản địa phương của điểm đến một
cách thoải mái hơn mà không bị gò bó về thời gian.
Điểm lưu trú phù hợp
19
Khách hàng mong muốn trải nghiệm nhiều nơi, nhưng nhu cầu về tiện nghi du lịch
(ăn, ở, đi lại...) ở mức vừa phải. Những người trẻ họ chỉ cần chỗ để ngủ, ăn uống đơn giản
nhưng họ muốn đi thăm nhiều nơi. Các bạn trẻ đã quen với từ khóa “địa điểm du lịch tiết
kiệm, khu du lịch tiết kiệm”, nên các điểm lưu trú 3-4 sao cao cấp có mức giá vừa phải và
chỗ ở với mức giá tiết kiệm là lựa chọn ưu tiên với tỷ lệ lần lượt là 39,9% và 38,2%.
Phương tiện muốn sử dụng khi tham gia du lịch

Nhu cầu vận chuyển là một trong những thành phần cơ bản của nhu cầu du lịch. Tùy
thuộc vào khoảng cách từ nơi ở đến địa điểm du lịch dự định đi và sự phù hợp của phương
tiện, mục đích của chuyến đi, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng của khách hàng mà
mức độ yêu thích các loại phương tiện vận chuyển khác nhau. Khảo sát phương tiện sử dụng
khi đi du lịch thì phần lớn khách hàng (phần đông là sinh viên) thích đi du lịch bằng xe máy
và chiếm 48,9%. Đi du lịch bằng xe máy vừa tiết kiệm chi phí nhất vừa thuận tiện và như
một sự trải nghiệm, có thể linh hoạt về thời gian cũng như địa điểm dừng lại để nghỉ ngơi, ăn
uống, tham quan và tiếp cận dễ dàng đến đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của điểm đến. Và
loại hình phương tiện này phù hợp với đối tượng là sinh viên.
Phương tiện mong muốn sử dụng khi tham gia du lịch trải nghiệm là máy bay chiếm
tỷ lệ 26,6%. Hiện nay, số lượng khách đi du lịch bằng máy bay đang ngày càng tăng và nhất
là những đối tượng thích đi du lịch ra các đảo để tham quan, nghỉ dưỡng thì việc vận chuyển
bằng máy bay sẽ rút ngắn được thời gian, giá cho dịch vụ vận chuyển ngày càng phù hợp
20
hơn. Khi đi du lịch bằng máy bay thì khách du lịch có thể đến địa điểm trong thời gian ngắn
nhất và có nhiều thời gian để tham quan, vui chơi, giải trí; trên máy bay có đầy đủ các tiện
nghi, trang thiết bị hiện đại. Xe khách cũng là phương tiện được nhiều khách hàng lựa chọn
với 20,6%. Xe khách mang lại sự thoải mái, tiện nghi, phù hợp với những điểm đến ở xa và
đi nhóm cùng bạn bè, hay với gia đình, người thân.
Tại điểm đến, thì đa phần đối tượng nghiên cứu chọn việc đi bộ vì việc đi bộ sẽ giúp
cho họ có thể tham quan, tận mắt chứng kiến, đối mặt với những thứ mà họ gặp phải khi đi
du lịch. Tại những điểm đến du lịch, những địa phương khác nhau có những loại phương
tiện vận chuyển chuyên dụng tại địa phương đó ví dụ như: xe ngựa, xe lôi, xe kéo, xe điện,
xích lô, xuồng, ghe... và đây cũng chính là một trong những nét văn hóa, đặc trưng của điểm
đến.
Chi phí sẵn sàng chi trả cho một chuyến du lịch

Phần lớn người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả từ 2 đến 5 triệu VNĐ cho một tour
du lịch. Với hơn 80% người tham gia khảo sát là sinh viên và phần chưa có thu nhập hoặc có
thu nhập thấp thì mức giá từ 2-5 triệu VNĐ là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra cũng có 18%
người tham gia khảo sát chấp nhận mức giá từ trên 5 triệu VNĐ. Với mức giá dưới 2 triệu
VNĐ nhận về kết quả với tỷ lệ 32,2%.
Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu đi du lịch của du khách là
về giá cả. Các bạn trẻ đã quen với từ khóa “địa điểm du lịch tiết kiệm, khu du lịch tiết kiệm”
và đây là một trong những cách dễ dàng nhất giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí
du lịch của mình một cách tốt nhất. Đối với các địa điểm ở xa, du khách thường lựa chọn tới
đây vào khoảng thời gian giao mùa để tiết kiệm chi phí cho chuyến đi của mình. Vào mùa
cao điểm, dịch vụ, tiền vé máy bay, nhà ở, …mọi thứ đều rất đắt đỏ, thậm chí còn rơi vào
tình trạng ép giá, cháy phòng, …Để tiết kiệm chi phí thì chọn du lịch trong mùa thấp điểm
hoặc khoảng thời gian giao nhau giữa hai mùa này. Tuy nhiên, nhược điểm trong mùa thấp
điểm là thời tiết thường có nhiều bất lợi có thể làm ảnh hưởng tới chuyến đi vì thế khoảng
thời gian giao giữa mùa cao điểm và thấp điểm là lý tưởng nhất để giới trẻ tiết kiệm chi phí
du lịch mà không phải quá lo về vấn đề thời tiết.
Phần 3. Nhóm câu hỏi về sản phẩm du lịch

21
Với câu hỏi này, có đến 91,8% người tham gia khảo sát cho rằng bản thân quan tâm
và muốn tham gia tour du lịch kiểu mới. Du lịch trong giới trẻ đang bùng nổ và là một ngành
đầy triển vọng phát triển của nền du lịch Việt Nam. Theo UNFPA, Việt Nam đang ở trong
thời kỳ tỉ lệ dân số vàng với thành phần thanh thiếu niên (từ 15 đến 29 tuổi) chiếm đến gần
30% tổng dân số và là bộ phận đông đảo nhất trong cơ cấu dân số cả nước. Nhiều báo cáo và
dữ liệu trên khắp thế giới khẳng định giới trẻ. hay thanh niên, được coi là thế hệ giàu tiềm
năng du lịch, vì họ rất thích đi chơi và khám phá những điều mới mẻ, sẵn sàng chi "mạnh
tay" cho những trải nghiệm du lịch.

Hoạt động chính mong muốn có trong tour

Đây là những người còn khá trẻ trung, năng động, đã có sự tự lập và thích khám phá
đến những điểm du lịch mới lạ. Hoạt động có lượt mong muốn tham gia cao nhất là trải
nghiệm văn hóa với 44,6%, tiếp đó là 36,1% mong muốn tham quan các cảnh quan, 16,3%
mong muốn được tham gia Team building khi đi du lịch và 3% muốn tham gia một số hoạt
động khác.

Ngoài ghé thăm những địa điểm mới được xếp hàng đầu, những yếu tố mới khác
được du khách cân nhắc nhất là “có những trải nghiệm mới” và “tìm hiểu về văn hoá và lịch

22
sử”. Không chỉ đơn thuần tìm kiếm một điểm đến mới để nghỉ ngơi, phần lớn du khách giờ
đây mong muốn một chuyến đi được “đắm mình” vào những trải nghiệm và văn hoá của
điểm đến đó. Đi du lịch, không chỉ là lướt qua, ngắm nhìn và chụp một bức ảnh để lưu giữ kỉ
niệm mà đó còn là sự chia sẻ, lắng nghe những câu chuyện để thấu hiểu hơn về nơi mà mình
đặt chân đến. Thêm vào đó, nó giúp quảng bá văn hóa và tập tục của người Việt, tạo mối liên
kết chặt chẽ giữa người với người mà cụ thể ở đây là khách du lịch và người dân ở nơi mà
họ đến. Qua đó, doanh nghiệp phải thiết kế được một tour du lịch thật hấp dẫn để khách vừa
có thể trải nghiệm được văn hóa làm việc, lối sống và ẩm thực của địa phương nơi họ đặt
chân đến, vừa có thể nghỉ ngơi thư giãn và có một chuyến đi đáng nhớ.

Mục đích đi du lịch

Số liệu khảo sát cho thấy, hầu hết đối tượng nghiên cứu đi du lịch với mục đích vui
chơi giải trí chiếm tỷ lệ 82,4%; mục đích nghỉ dưỡng với tỷ lệ 65,2%, chỉ đi theo người thân,
bạn bè chiếm 33,5%; với mục đích phù hợp lĩnh vực học tập, nghiên cứu là 11,2% và những
mục đích đi du lịch khác, như đi công tác chiếm tỷ lệ 10,7%.
Kết quả này cho thấy, những áp lực của cuộc sống, học tập đã ảnh hưởng tương đối
khá cao đến nhu cầu được thư giãn, nghỉ dưỡng, vui chơi lấy lại tinh thần; hay thỏa mãn sự
tò mò, đam mê du lịch. Điều này phù hợp với xu hướng du lịch cá nhân hóa đang được xem
lại là một trong các xu thế mới nổi lên của du lịch hiện đại. Du lịch cá nhân hóa được hiểu là
kiểu du lịch mà việc ra quyết định về chuyến đi, quyết định lựa chọn dịch vụ và lựa chọn
điểm đến đều xuất phát từ sở thích cá nhân, hướng đến các trải nghiệm cá nhân và được thực
hiện bởi chính mỗi cá nhân.
Ngày nay, du lịch đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống
cộng đồng. Khi mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các dịch vụ vui chơi
giải trí cũng ngày càng tăng, trong đó có nhu cầu du lịch. Thông qua hoạt động du lịch,
người tham gia có thể thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc và căng thẳng, đồng thời
để mở rộng sự hiểu biết, tự khẳng định bản thân.
Điều mà khách hàng quan tâm khi đi du lịch

23
Du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống; đồng thời du khách đòi hỏi
chất lượng ngày càng cao. Việc tìm hiểu các thông tin trước chuyến đi của du khách liên
quan trực tiếp đến các nhu cầu và lợi ích của du khách ở điểm đến (tài nguyên du lịch, cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, giá cả dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí) và liên quan đến
nhận thức trách nhiệm và sự quan tâm của du khách với lợi ích của điểm đến (an toàn và an
ninh, vệ sinh môi trường, quảng bá và xúc tiến, con người).
Khách hàng quan tâm đến những thông tin liên quan trực tiếp đến chuyến đi và các
thụ hưởng du lịch của chính họ trong chuyến đi như giá cả dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm tỷ
lệ 64,4%, phong cảnh, những địa điểm nổi tiếng chiếm tới 73,4%, ngoài ra còn có thông tin
về con người và nền văn hóa ẩm thực cũng chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 23,6% và 51,5%.
Mức giá sẵn sàng chi trả

Phần lớn người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả dưới từ 2-5 triệu đồng cho một tour
du lịch. Với 62,2% sẵn sàng chi trả mức giá từ 2-5 triệu đồng, do người tham gia khảo sát
chính là sinh viên và phần lớn chưa có thu nhập hoặc có thu nhập thấp. Ngoài ra cũng có
24% người tham gia khảo sát đi du lịch với mức giá dưới 2 triệu đồng, 13,7% khách hàng
sẵn sàng chi trả trên 5 triệu cho tour du lịch mình yêu thích. Nhu cầu du lịch của người dân

24
rất đa dạng về hình thức tổ chức du lịch và loại hình du lịch, mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu
cầu du lịch ở mức giá trung bình cũng là khá cao.
Khách hàng thường tìm hiểu về các tour du lịch qua đâu
Kết quả khảo sát cho thấy các sinh viên chủ yếu tìm hiểu thông tin du lịch qua
Internet, mạng xã hội (Facebook, Tiktok,…) với tỷ lệ 80,3%; tiếp đến là sự tư vấn của người
quen (như là gia đình, người thân,…) với 12%. Ngoài ra, từ TV, nguồn thông tin từ báo chí,
tạp chí, người nổi tiếng,... Sinh viên là những người còn khá trẻ, đang có xu hướng thích
khám phá, tiếp nhận các thông tin quảng bá du lịch từ các trang mạng xã hội phổ biến hiện
nay như Facebook, Tiktok,… rất nhanh chóng.

Phân tích các thực tế hiện đang diễn ra, có thể nhận thấy tiền đề thuận lợi cho sự phát
triển xu thế du lịch cá nhân hóa là: sự kết nối thông tin trên phạm vi toàn cầu nhờ mạng
Internet; các siêu dữ liệu và trang web tìm kiếm dịch vụ; các phần mềm giao dịch trực tuyến;
các thiết bị di động thông minh như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng; và sự thuần
thục kỹ năng trực tuyến của thế hệ trẻ.

Điểm đến du lịch mong muốn của khách hàng


Điểm đến mong muốn ưa thích của khách hàng lần lượt là các khu vực: Trung du và
miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên,...
Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc là cung đường núi đẹp nhất Việt Nam với
những địa danh nổi tiếng Sapa, Mù Cang Chải, Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang, Mèo Vạc,
Điện Biên. Khách hàng mong muốn được chiêm ngưỡng các thửa ruộng bậc thang, ngắm
hoa tam giác mạch; hay được tiếp xúc với những người dân tộc miền núi; chinh phục cực
bắc với cột cờ Lũng Cú.
Khu vực Bắc Trung bộ với con đường di sản văn hóa Hội An - Đà Nẵng-Huế- Quảng
Bình; khám phá đường mòn Hồ Chí Minh dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ, trải nghiệm những
địa danh nổi tiếng như đèo Hải Vân, động Phong Nha, phá Tam Giang…
Duyên hải miền Trung có cung đường ven biển đẹp và thu hút bởi một bên là núi
sừng sững, một bên là biển mênh mông với địa danh nổi tiếng như vịnh Vân Phong, vịnh
Cam Ranh, Mũi Né, Vĩnh Hy…Khu vực Tây Nguyên với các địa danh nổi tiếng như Bảo
Lộc, Đà Lạt, Buôn Mê, Pleiku, Kon Tum. Khách hàng mong muốn được ngắm những con

25
thác, chạy qua những ngọn đồi heo hút, được tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng, thưởng thức
rượu cần, ly cà phê nguyên chất.

Lựa chọn loại hình tour du lịch:

- Từ những kết quả thu nhận được thông qua bảng khảo sát về loại hình tour du lịch mà
du khách mong muốn được trải nghiệm thì du lịch trải nghiệm chiếm ưu thế hơn cả.
- Bên cạnh những xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch phiêu lưu, du lịch xanh, … thì
hình thức du lịch khám phá cũng được rất nhiều du khách yêu thích lựa chọn. Du lịch
khám phá hay du lịch trải nghiệm là tên gọi chung cho những chuyến du lịch thăm
những miền đất mới, khám phá những điều thú vị về văn hóa, ẩm thực địa phương
cũng như tự mình tham gia các hoạt động thú vị. Du lịch khám phá không chỉ hấp dẫn
các bạn trẻ mà cả những người có tuổi, các gia đình nhiều thế hệ đều có thể cùng
nhau tham gia.
- Tour du lịch trải nghiệm sẽ mang đến nhiều màu sắc hơn cho chuyến du lịch. Hơn
nữa kết hợp với các làng nghề Việt Nam, cụ thể là tại Huế dự đoán sẽ thu hút lượng
lớn khách du lịch quan tâm và muốn trải nghiệm.

Phân tích 3 địa điểm du lịch: Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình

1. Huế

Huế là nơi duy nhất hội tụ đầy đủ các dạng địa hình của Việt Nam từ núi cao về biển
khơi: rừng núi, vùng đồi, đồng bằng, đầm phá, biển. Thiên nhiên đã ban tặng những di sản
thiên nhiên kỳ vĩ và thu hút khách du lịch đến vùng đất này như sông Hương, núi Ngự; hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á; Vườn quốc gia Bạch Mã còn
nguyên vẹn; Vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới… Cũng chính hệ sinh
thái đa dạng, vẻ đẹp yên bình, cổ kính, thơ mộng của xứ Huế đã tạo nên những nét đặc trưng
rất riêng ở Thừa Thiên Huế

Ngoài các lễ hội đặc sắc, rất nhiều làng nghề truyền thống liên quan đến nông nghiệp,
ngư nghiệp cũng được hình thành như: tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, đan đệm Phò
Trạch, đan lát Bao La, gót Dạ Lê, nón Hương Cần, rượu làng Chuồn, gốm Phước Tích... Một
đặc điểm nữa hết sức lý thú, đó là trong hệ sinh thái đồng bằng, Thừa Thiên Huế đã hình
thành cho mình một hệ sinh thái vườn, “vườn hoa” cả đô thị Huế, nâng lên thành một nghệ
thuật sống đầy minh triết. Vườn Huế chính là vườn văn hóa, vườn nhân văn. Không chỉ xuất
hiện ở đô thị, mà còn ở các lăng tẩm, các lâm viên lớn như Thiên An, Bạch Mã…

Ở Huế có các sản phẩm du lịch mới tại các địa phương như ở khu vực cầu Ngói, Vân
Thê; các điểm du lịch suối thác,… Xây dựng chương trình thử nghiệm tour khép kín sử dụng
phương tiện xanh thân thiện môi trường: trải nghiệm áo dài trên xe xích lô và xe điện tham
quan trải nghiệm bối cảnh phim trường ở thành phố Huế. Đưa vào khai thác sản phẩm Phố
đêm khu vực Hoàng thành Huế tạo sản phẩm du lịch về đêm.

26
Đồng thời, đơn vị còn xây dựng, phát triển một số tour, sản phẩm du lịch gắn với các
làng nghề truyền thống như làng gốm Phước Tích, làng nón Phú Đô, đúc đồng Phường Đúc,
điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên, Thanh Toàn, Gành Lăng, Parle,
A Nôr, A Roàng,... Một số tour du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa, du lịch đồng
quê, du lịch kết hợp chữa bệnh tại các khu nước khoáng (Thanh Tân, Mỹ An...), các loại
hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi, các tour du lịch homestay tại
khu vực thành phố Huế và phụ cận.

2. Đà Nẵng

Nhiều năm qua, Đà Nẵng đã trở thành cái tên quen thuộc trên các bảng xếp hạng du
lịch lớn của thế giới. Nằm ở vị trí trung tâm chiến lược tại miền Trung, thành phố sông Hàn
là cầu nối giữa hai dòng chảy văn hóa hiện đại và truyền thống. Một bên là những di sản văn
hóa như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế... Một bên là sắc màu năng động với
các khu vui chơi - giải trí tầm cỡ cùng loạt sự kiện lễ hội quy mô như Lễ hội pháo hoa quốc
tế DIFF do Sun Group và thành phố đồng tổ chức; đại nhạc hội, carnival... diễn ra thường
niên.

Đồng thời, Đà Nẵng cũng hội tụ đa dạng tài nguyên với sông - núi - biển, đảo và
rừng. Nơi đây có biển Mỹ Khê - một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới; có Nam thiên
danh thắng Ngũ Hành Sơn; đỉnh Bà Nà; "lá phổi xanh" Sơn Trà, khu suối khoáng nóng và
sông Hàn vắt ngang nội đô... Tất cả hội tụ thành thế mạnh để phát triển đa dạng loại hình, từ
du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi - giải trí đến văn hóa, ẩm thực..., tạo ra các sản phẩm
du lịch đẳng cấp quốc tế, hài hòa với văn hóa bản địa.

3. Quảng Bình

Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi, có rừng, biển, sông và nhiều cảnh quan đẹp, với
nhiều bãi tắm đẹp như: Vũng Chùa – Đảo Yến (Nơi yên nghỉ của cố Đại tướng Võ Nguyên
Giáp), Đá Nhảy, biển Nhật Lệ, Hải Ninh… Đặc biệt, Quảng Bình có Di sản Thiên nhiên thế
giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, giá trị nổi bật nhất về địa chất, địa mạo đá vôi
phức tạp ở Đông Nam Á với những hang động tuyệt đẹp nổi tiếng như Động Phong Nha,
Động Thiên Đường và Sơn Đoòng, động lớn nhất thế giới (được tạp chí Business Insider xếp
vào danh sách 12 hang động kỳ vĩ nhất thế giới), nơi chứa đựng các giá trị nổi bật toàn cầu
về tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên.

Ngoài ra, Quảng Bình còn có Suối nước khoáng Bang với nhiệt độ tự nhiên lên đến
105°C, có hàm lượng khoáng chất tốt, có thể sản xuất nước giải khát cao cấp; địa thế đẹp để
xây dựng vùng này trở thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và chữa bệnh cho người cao
tuổi. Bên cạnh đó, Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử cách mạng đường Hồ Chí Minh có
giá trị đặc biệt về tâm linh và danh thắng thu hút được khách du lịch như đường Trường Sơn
huyền thoại, cổng Trời, khe Gát, hang Tám Cô, phà Xuân Sơn, Long Đại, Quán Hàu, ngã tư
Thạch Bàn.

=> Lựa chọn Huế là địa điểm phù hợp cho những yếu tố:

27
 Là địa điểm mà du khách có xu hướng thích đi trong những năm gần đây, có các lễ
hội đặc sắc, nhiều làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam, có một số tour du lịch về nguồn cội, đồng quê để du khách tham quan, vui chơi
và trải nghiệm văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh tại các khu nước
khoáng, các loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi thu
hút nhiều người trẻ có xu hướng quay về những điều yên bình, giản dị, thơ mộng của
xứ Huế
 Những di sản thiên nhiên kỳ vĩ tạo nên phong cảnh tuyệt đẹp thu hút khách du lịch,
những nét văn hoá đậm bản sắc dân tộc đặc trưng của xứ Huế, ẩm thực phong phú, đa
dạng, con người nồng hậu, mến khách
 Có những sản phẩm du lịch mới đang được xây dựng và phát triển tại địa phương ở
đây
 Chi phí trong các tour du lịch (ăn uống, lưu trú,…) tại Huế sẽ thấp hơn so với những
điểm du lịch đang nổi bật khác

=> Tổng hợp từ tất cả những yếu tố này, doanh nghiệp xác định xây dựng tour du lịch
Hà Nội - Huế - Hà Nội để tham quan các thành phố mộng mơ xinh đẹp gắn với trải
nghiệm làm nón _ nét đặc trưng không chỉ của riêng Huế mà của cả dân tộc Việt Nam.

2.3 Soạn thảo và thẩm định dự án


 Soạn thảo dự án

Chương trình tour 1: Hà Nội – Huế: 2 ngày 1 đêm

Ngày 01: Hà Nội – Huế: Tham quan cố đô Huế

* Sáng

- Xe và hướng dẫn viên đón đoàn tại Cổng Công Viên Thống Nhất – Đường Trần Nhân
Tông – Quận Hai Bà Trưng – Tp Hà Nội đi sân bay Nội Bài.

* Trưa

- Xe đưa đón hành khách đến khách sạn Mường Thanh Holiday Huế Hotel để hành khách
checkin để hành lý tại khách sạn

- Du khách lên xe để di chuyển tới nhà hàng Cung Đình để dùng bữa

* Chiều:

- Xe và HDV đón du khách khởi hành đi tham quan cố đô Huế, thăm Lăng vua Tự Đức nằm
giữa rừng thông bát ngát thơ mộng phù hợp với tính cách lãng mạn của Vua Tự Đức, tiếp tục
thăm Lăng Vua Khải Định với kiến trúc văn hoá Đông Tây tinh xảo. Cuộc hành trình đưa du
khách thăm Lăng Vua Minh Mạng, vị Vua không những nổi tiếng vì nhiều cung tần mỹ nữ
mà ông còn để lại cho thế hệ sau này một khu di tích trên 20 công trình lớn nhỏ.

- Kết thúc chương trình tham quan, xe đón khách về khách sạn
28
* Tối:

- Du khách xuống nhà hàng của khách sạn ăn tối

- Di chuyển ra sông Hương

- Nghe ca Huế và thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hương thơ mộng

- Tự do dạo thưởng thức các món ăn đặc sản xứ Huế, chè hẻm, cơm hến ... ngắm thành phố
Huế về đêm, nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 2: Trải nghiệm làm nón tại Phú Hồ

* Sáng

- Xuống nhà hàng của khách sạn để ăn sáng

- Hành khách đến làng nghề làm nón Phú Hồ, Phú Vang. Ở đây du khách sẽ được nghệ nhân
giới thiệu các công đoạn làm nón và tham gia trực tiếp trải nghiệm đi chợ nông sản quê, sau
đó mỗi người sẽ được trực tiếp tham gia vào công đoạn làm ra nón như là : phơi lá, rẽ lá, là
lá, vức vòng, dán nón, khâu nón, cạp nón, lồng nhôi…

* Trưa:

- Quay trở về khách sạn thu dọn hành lý và làm các thủ tục check out ở khách sạn

- Ăn trưa tại nhà hàng Tịnh Lâm Nhi

* Chiều:

- Khách sẽ được đoàn cho ghé chợ Đông Ba để mua 1 vài món quà lưu niệm hoặc đặc sản tại
nơi đây về làm quà cho gia đình và bạn bè

- Xe đón tới sân bay Phú Bài, Huế để di chuyển về Hà Nội

- Mọi người nhận hành lý và kết thúc chuyến đi.

Chương trình tour 2: Hà Nội- Huế : 2 ngày 1 đêm


Ngày 01: Hà Nội - Huế : Tham quan Thành Phố Huế
* Sáng
- Du khách đến sân bay Nội Bài, khởi hành đi thành phố Huế
- Đến Huế hướng dẫn viên sẽ đón đoàn tại sân bay Phú Bài.
- Tham quan Đại Nội - biểu tượng du lịch nổi tiếng của thành phố Huế với sự tồn tại của
nhà Nguyễn đến 143 năm. Đến đây quý khách sẽ được chiêm ngưỡng các công trình kiến
trúc mang đậm nét cung đình như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Thái Tổ Miếu, Hiển Lâm Các,...

29
Hơn nữa quý khách sẽ được hiểu rõ hơn về lịch sử của triều đại phong kiến cuối cùng của
Việt Nam.
* Trưa
- Ăn trưa tại nhà hàng Tịnh Gia Viên . Nghỉ ngơi.
- Nhận phòng khách sạn Moonlight Huế
* Chiều
- Đến lăng tẩm của vị Vua thứ hai của nhà Nguyễn - Lăng Minh Mạng. Là nơi thờ bài vị
của Vua Minh Mạng và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu.
- Thăm Lăng Khải Định với những công trình mang nét hài hòa giữa hai lối kiến trúc
phương đông và phương tây.
* Tối
- Ăn tối và nghỉ ngơi tại khách sạn
- Nghe nhã nhạc Cung Đình Huế Tại Duyệt Thị Đường
- Tự do tham quan thành phố Huế về đêm với cầu Tràng Tiền lung linh giữa ánh đèn huyền
ảo của phố thị, thưởng thức những món ăn đặc sản đường phố của người dân bản địa.
- Ngủ đêm tại khách sạn.
Ngày 02: Trải nghiệm các hoạt động tại khu du lịch sinh thái Về Nguồn Huế
* Sáng
- Ăn sáng tại khách sạn
- Hành khách lên xe và di chuyển tới khu du lịch sinh thái Về Nguồn Huế
- Du khách sẽ được tham quan và tham gia 6 hoạt động và trải nghiệm thú vị tại khu du lịch
sinh thái Về Nguồn Huế
1. Tìm hiểu văn hóa cổ người Cơtu qua các công trình kiến trúc độc đáo
2. Tham quan đình làng Hồng Ngọc - nơi thờ 18 đời Vua Hùng
3. Chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc nhà Rường đặc sắc
4. Chèo thuyền hơi tại khu du lịch Về Nguồn Huế
Khu du lịch sinh thái Về Nguồn Huế còn có khuôn viên bể bơi với làn nước trong veo, hòa
quyện cùng dòng nước chảy từ thác xuống. Du khách có thể trải nghiệm các trò chơi dưới
nước như chèo thuyền hơi trong khuôn viên hoạt động dưới nước. Chắc chắn bạn sẽ có
nhiều kỷ niệm đáng nhớ tại đây.
5. Đạp xe đi dạo trên những con đường thơ mộng

30
Du khách có thể đạp xe đi dạo trên những cung đường dốc bên đồi thông. Vừa ngắm cảnh,
vừa hít đầy lồng ngực bầu không khí dễ chịu của thiên nhiên, du khách thực sự sẽ có những
trải nghiệm đầy ý nghĩa.
6. Trải nghiệm câu cá thư giãn
Ngoài hoạt động khám phá kiến trúc, chèo thuyền, đạp xe,... du khách còn có thể trải
nghiệm một hoạt động thư giãn nhẹ nhàng hơn, đó là câu cá. Ngồi bên bờ hồ dịu mát,
thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, kiên trì chờ đợi thành quả là những chú cá cắn
câu,... cũng là một trải nghiệm đáng nhớ cho du khách khi đến với làng du lịch Về Nguồn.
* Trưa
- Hành khách lên xe và di chuyển đến nhà hàng Không Gian Xưa để dùng bữa trưa
- Hành khách di chuyển về khách sạn thu dọn hành lý và làm thủ tục Check out
* Chiều
- Hướng dẫn viên sẽ đưa du khách ra sân bay và bay về Thành phố Hà Nội
- Thẩm định dự án
Chương trình tour 1
Với chương trình của tour du lịch thứ 1, du khách sẽ được tham quan các khu di tích
lịch sử cổ kính bậc nhất của Huế, du khách sẽ được đến thăm cố đô Huế nằm ngay cạnh
dòng sông Hương tĩnh lặng, được triều đình nhà Nguyễn xây dựng từ những năm của thế kỷ
19. Cố đô Huế hiện lên với vẻ đẹp cổ kính, nguy nga chứa đựng công trình kiến trúc độc
đáo. Du khách khi đến đây sẽ được hòa mình trong lối sống Việt xưa với cảnh cung đình
tráng lệ, bồi hồi nhớ về một trang sử hào hùng của đất nước.
Sau đó, du khách sẽ được ghé thăm lăng mộ của các vị vua thời xưa như vua Tự Đức,
vua Khải Định, vua Minh Mạng. Đến tham quan mỗi lăng mộ, du khách sẽ cảm nhận được
rất nhiều nét khác biệt của những vị vua này, mỗi vị vua sẽ có một phong thái khác nhau
những tất cả đều toát lên vẻ uy nghi, mạnh mẽ.
Khi cả thành phố Huế chìm trong màn đêm tĩnh mịch, du khách sẽ được chu du trong
điệu nhạc du dương của khúc ca Huế trên dòng sông Hương. Du khách sẽ được đắm mình
trong cái yên bình và nhẹ nhàng mà Huế mang lại. Không những thế, du khách còn được trải
nghiệm thả đèn hoa đăng và sau đó sẽ được tự do dạo chơi và thưởng thức các món ẩm thực
nổi tiếng của thành phố Huế cũng như cảm nhận được không khí của thành phố được mệnh
danh là “xứ sở mộng mơ” này.
Sáng ngày thứ 2, du khách sẽ được đến thăm làng nghề làm nón Phú Hồ, Phú Vang.
Tại đây, các nghệ nhân lành nghề sẽ giới thiệu chi tiết về cấu trúc của nón lá cũng như các kĩ
thuật để có thể tạo ra một chiếc nón lá hoàn chỉnh. Du khách sẽ được biết thêm rất nhiều
thông tin về lịch sử ra đời của chiếc nón lá và làng nghề làm nón. Việc tự tay tham gia vào
các công đoạn để tạo ra một chiếc nón lá cho riêng mình chắc hẳn sẽ khiến du khách cảm
thấy thích thú và mới mẻ.

31
Chiều ngày thứ 2, du khách sẽ được đi đến chợ Đông Ba để mua cho gia đình những
món quà lưu niệm, cũng như những đặc sản của thành phố Huế và kết thúc chuyến tham
quan đầy ý nghĩa này để trở về với thành phố Hà Nội.
Chương trình tour 2
Vào buổi sáng và chiều của chương trình 2, du khách sẽ được tham quan những di
tích lịch sử của Huế giống với chương trình tour 1
Thay vì đi nghe ca Huế trên sông Hương thì du khách sẽ được trải nghiệm nghe nhã
nhạc cung đình Huế tại Duyệt Thị Đường và sau đó du khách cũng sẽ tự do tham quan thành
phố Huế và tận hưởng không khí yên bình của nơi đây
Sáng ngày thứ 2, du khách sẽ được đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động tại
khu du lịch Về Nguồn Huế, tại đây du khách sẽ được tìm hiểu văn hóa cổ người Cơtu qua
các công trình kiến trúc độc đáo, tham quan đình làng Hồng Ngọc - nơi thờ 18 đời Vua
Hùng, chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc nhà Rường đặc sắc, chèo thuyền hơi tại khu du lịch
Về Nguồn Huế, đạp xe đi dạo trên những con đường thơ mộng, trải nghiệm câu cá thư giãn.
Tất cả các hoạt động đều giúp du khách có những trải nghiệm năng động, thú vị và đáng
nhớ.
Chiều của ngày thứ 2, sau khi checkout và rời khỏi khách sạn, du khách sẽ quay trở
về thành phố Hà Nội
Kết luận
Sau khi thẩm định 2 chương trình tour du lịch, công ty lữ hành quyết định chọn
chương trình tour du lịch 1 bởi các lý do sau:
- Chương trình tour 1 hội tụ đầy đủ những điểm tham quan di tích lịch sử đáng đến của thành
phố Huế.
- Theo khảo sát, phần lớn khách hàng thường đi du lịch trong khoảng thời gian 2 ngày 1
đêm với tỷ lệ khảo sát cao nhất là 50,6%.
- So với chương trình tour 2 thì chương trình tour 1 ngắn gọn hơn, giúp cho du khách không
bị quá mệt mỏi và tiết kiệm chi phí.Phần lớn người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả từ 2
đến 5 triệu VNĐ cho một tour du lịch nên chương trình tour 1 sẽ nhận được sự hưởng ứng
cao hơn từ khách hàng
- Chương trình trải nghiệm của tour 1 mang nhiều ý nghĩa hơn, giúp cho du khách hiểu hơn
về các vấn đề lịch sử của nước ta nói chung cũng như thành phố Huế nói riêng. Trải nghiệm
làm một món đồ mang ý nghĩa lịch sử như chiếc nón lá vẫn đáng nhớ hơn so với những trải
nghiệm đạp xe, câu cá.
2.4 Soạn thảo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Chính sách giá
Mục tiêu của chính sách giá mà công ty đề ra ở đây có 2 mục tiêu:

32
- Khối lượng bán: Việc tăng tối đa khối lượng bán hay ít ra đạt được khối lượng bán
đáng kể luôn luôn là mục tiêu quan trọng sau khi đưa ra một chương trình tour
mới và áp dụng trên thị trường.
- Lợi nhuận: đây là mục tiêu cuối cùng mà công ty khi kinh doanh phải đạt được
chính sách giá cũng không ảnh hưởng của giá tới doanh số của doanh nghiệp,
đồng thời đảm bảo khả năng chấp nhận rủi ro
Việc hình thành nên giá của một chương trình tour mà công ty đưa ra bao gồm các
yếu tố: chi phí vận chuyển, dịch vụ lưu trú, thăm quan, ăn uống, phí tham gia các khu vui
chơi, chi phí khác... Đặc biệt giá tour du lịch sẽ bị tác động bởi các nhân tố khách quan như:
thời điểm du lịch, số lượng khách đăng kí đi tour, các yêu cầu riêng của khách ahnfg, lợi
nhuận mong muốn của công ty... Tổng hợp các yếu tố này công ty sẽ ra chi phí cho 1
chương trình du lịch.
Ngoài ra, việc công ty đưa ra một giá tour còn phụ thuộc vào các yếu tố bắt buộc về
thị trường. Quan hệ cung-cầu, mức độ cạnh tranh trên thị trường, hai yếu tố này sẽ điều
chỉnh mức giá để phù hợp với thị trường.
Sau khi xác định các chi phí gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi thì công ty đã
đưa ra được giá thành của tour cho khách lẻ.
- Chi phí cố định trong tour này bao gồm:
+ Giá máy bay:
+ Giá thuê phòng khách sạn:
+ Giá tham quan:
+ Tiền ăn:
+ Tiền đi lại gồm: ô tô đưa đón ra sân bay và di chuyển từ sân bay đến khách sạn,
từ khách sạn đến các địa điểm tham quan
+ Tiền hướng dẫn viên:
- Chi phí phát sinh: tiền phát sinh do mỗi khách, chẳng hạn khách đi đoàn có trẻ
con, thì giá vẻ tham quan của trẻ con và người lớn sẽ có sự chênh lệch dẫn đến giá
thành tour cũng bị biến đổi. Các yêu cầu thêm của khách
- Giá mà tour này đưa ra ước tính khoảng 5 triệu/người. Đây là một mức giá khá
vừa phải vào thời điểm mùa du lịch.
33
Để thu hút được người tiêu dùng công ty đã đưa ra các chiến lược định giá:
- Định giá cao (hớt váng sữa): Sau khi công ty đưa ra mức giá bán ban đầu giảm,
công ty hạ thấp giá xuống để lôi kéo khách hàng kế tiếp vốn nhạy cảm với giá.
Vào cao điểm mùa du lịch, thì công ty sẽ giảm giá tour để thu hút khách hàng đến
trải nghiệm. \
- Định giá thấp nhằm thâm nhập thị trường: tour đưa ra là một hình thức mới mẻ do
đó công ty đã đưa ra giá bán ban đầu đem lại lợi nhuận thấp nhất có thể để tăng
khối lượng bán hàng.
Công ty đã đưa ra một số chiến lược điều chỉnh giá:
- Chiết gía nhằm khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán, thường dành cho
khách hàng quen thuộc hoặc cho khách thanh toán nhanh bao gồm chiết giá theo thời vụ, trợ
giá quảng cáo
Thặng giá: theo mùa, theo đối tượng khách hàng, theo tiêu dùng cụ thể của khách hàng trong
chương trình. Mục đích khai thác tối đa thị trường cũng như tăng uy tín chương trình du lịch
Định giấ phân biệt: công ty đưa ra định giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng nhằm
khai thác triệt để các đoạn thị trường:
+ Tăng thêm suất miễn phí cho đối tượng khách đoàn
+ Trẻ em dưới 6 tuổi thì đóng 50% giá tour
+ Chiết khấu hoa hồng
Sản phẩm
Sản phẩm ở đây mà công ty du lịch lữ hành đưa ra là các tour trải nghiệm tại mảnh đất Huế:
Hà Nội – Huế: 2 ngày 1 đêm
Loại tour mà đưa ra ở đây đều là du lịch tham quan nghỉ dưỡng và du lịch văn hoá
lịch sử :
Tour Hà Nội – Huế diễn ra trong 2 ngày 1 đêm, đây là một dạng sản phẩm mới mang
tính đa dạng về hình thức du lịch. Du khách tham gia chương trình có thể vừa tham quan
được khu du tích lịch sử của thành phố Huế như: cố đô Huế, Lăng vua Tự Đức, Lăng vua
Khải Định, Lăng vua Minh Mạng, vừa có thể thưởng thức các nét đẹp và bản sắc của Huế
như: nghe ca Huế, thưởng thức những món ăn đặc sản Huế.

34
Chương trình nghe ca Huế là chương trình đặc sắc nhất khi du khách đến thăm Huế
đều sẽ muốn được trải nghiệm. Du khách được ngồi trên thuyền và trôi tự do trên dòng sông
Hương ngắm cầu Tràng Tiền về đêm, ngắm trọn vẻ đẹp của thành phố Huế trên sông
Hương. Đây là một chương trình tour khá độc đáo và mới mẻ so với các đối thủ cạnh tranh
khác. Thời gian tour diễn ra rất ngắn nhưng lại có thể trải nghiệm được rất nhiều những nét
văn hoá, những khu di tích lịch sử của Huế.
Ngày 2 với trải nghiệm thực tế tại làng nghề làm nón Phú Hồ, Phú Vang. Du khách sẽ
được tận mắt xem các nghệ nhân làm nón, trải nghiệm thực tế các công đoạn để làm ra một
chiếc nón Huế.
Chương trình tour này được áp dụng cho cả du khách trong nước và ngoài nước. Đặc
biệt, còn là dịp để giới thiệu những sản phẩm văn hoá du lịch đến các du khách nước ngoài.
Với mục đích của tour này là:
+ Đem đến cho du khách sự trải nghiệm về những vẻ đẹp của Huế
+ Thời gian tour ngắn rất phù hợp với những người bận không có thời gian đi du lịch trong
thời gian dài
+ Chương trình trong tour là tham quan cố đô Huế một di sản văn hoá, mang tính vẻ đẹp
toàn cầu. Ngoài ra còn tham quan các địa điểm lịch sử khác và kết hợp tìm hiểu văn hoá, lịch
sử vùng miền
+ Thêm vào chương trình tour là hoạt động trải nghiệm làm nón Huế, giao lưu văn hoá giữa
các vùng miền.
Chính sách phân phối
Công ty đã lựa chọn các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp để đạt được các mục
tiêu của công ty, đảm bảo cho sản phẩm du lịch được đưa tới đúng đối tượng, đúng thời
gian, địa điểm và đúng chương trình du lịch.
- Kênh trực tiếp: Công ty tự tìm kiếm khách hàng qua nhân viên kinh doanh của
mình, qua thông tin trên website và khách hàng tự tìm đến địa chỉ công ty để đăng
ký tour du lịch. Bên cạnh đó thì công ty cũng tiến hành một số hoạt động quảng
cáo khác. Ví dụ như tặng các chương trình du lịch cho những đối tác. Tìm đối tác
như các trường đại học để kí biên bản hợp tác để hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm

35
dành cho các sinh viên, giảm giá tour đối với sinh viên. Ngoài ra, thì hợp tác với
các công ty để tổ chức các chương trình du lịch cho công nhân.
- Kênh gián tiếp: liên kết với các công ty du lịch khác như công ty: Du lịch Hoàn
Mỹ, Việt travel, Bestprice....trong trường hợp công ty chỉ đóng vai trò là đại lý
cho các đối tác trên. Với đối tượng khách lẻ là các gia đình, hay khách muốn đi du
lịch riêng thì công ty tiến hành tổ chức tour cho đối tượng này. Với kênh này thì
lượng khách đem đến tuy chưa phải là chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng lại mang tới
cho công ty khách hàng ổn định từ các công ty liên kết, tuy nhiên chi phí hoa hồng
cũng khá cao cho các công ty liên kết.
+ Thành lập các nhóm hội cộng tác viên, hệ thống nhân viên sale tour chuyên
nghiệp, làm việc có tâm và có tầm.
+ Kênh 1 cấp: Tại kênh này, chúng tôi cung cấp sản phẩm du lịch cho các nhà bán
lẻ , các cộng tác viên sale tour bán lẻ cho người tiêu dùng du lịch.
+ Kênh 2 cấp: Tại kênh này bao gồm hai nhóm trung gian, chúng tôi cung cấp sản
phẩm du lịch cho các nhà bán buôn và người bán lẻ. Họ có chức năng kết nối
người mua tới người sản xuất. Việc sử dụng kênh cấp 2 hoàn toàn cho phép bao
phủ một thị trường rộng lớn hơn kênh cấp 1.
+ Kênh 3 cấp: Nhà sản xuất > Đại lý > Nhà bán buôn > Người bán lẻ > Người tiêu
dùng, trong kênh 3 cấp này, các nhà sản xuất hợp tác, xây dựng và sử dụng các đại
lý bán hàng hoặc nhà môi giới độc quyền, những đại lý này kết nối nhà sản xuất
với mạng lưới các nhà phân phối và người bán lẻ. Đây là kênh phân phối gián tiếp
lớn nhất. Nhà sản xuất thường sẽ bán hoặc giao khoán số lượng sản phẩm lớn cho
một hoặc vài đại lý duy nhất,
Chính sách xúc tiến
Hoạt động xúc tiến là thành tố rất quan trọng trong marketing mix, thông qua
các hình thức cổ động mà các sẩn phẩm của công ty mới được khách hàng biết đến.
Mục đích chính hướng vào khách du lịch với mục đích phổ biến những hình ảnh tốt
đẹp về Huế, những di tích lịch sử của Huế, các văn hoá như nghe ca Huế trên sông
Hương và tạo ý muốn đi du lịch của khách hàng, và tạo ra mức tiêu thụ như mong
muốn.
36
Công ty không chỉ thiết kết sản phẩm dịch vụ tốt, chương trình tour hấp dẫn, đưa
sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà còn phải truyền thông tới khách hàng thông qua
các công ty quảng cáo nhằm kích thích sức mua hàng cũng như phát triển hình ảnh
của công ty bằng những hình thức:
- Quảng cáo: Quảng cáo bằng in ấn thông qua các ấn phẩm với thông tin về giá
tour, thời gian, phương tiện di chuyển,... được cập nhật thường xuyên, nhanh
chóng tới tay khách hàng. Các sách hướng dẫn du lịch, giải quyết các tình huống
khách hay gặp phải như say tàu xe, mất hành lý, những điều nên cần tránh khi đi
du lịch. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng được áp
dụng nhiều như trên báogiấy, báo mạng, các diễn đàn… luôn cập nhật thông tin
đưa đến cho khách hàng cáinhìn luôn mới và hiệu quả.
- Khuyến mãi: Hai đối tượng nhận được khuyến mãi từ công ty đó là khách hàng và
nhà phân phối:
- Khách hàng: Chương trình thẻ thành viên là một ưu đãi lớn trong hệ thống khuyến
mãi với các mức thành viên, thẻ bạc, thẻ vàng, thẻ VIP. Giảm đến 60% khi sở hữu
thẻ thành viên cùng với nhiều chương trình và sự kiện hấp dẫn. Ngoài việc tận
hưởng những chuyến đi ý nghĩa, khách hàng còn có cơ hội nhận lại nhiều ưu đãi
vô cùng hấp dẫn tại hệ thống đối tác của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng có
những ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết của bên đối tác liên kết với công ty
khi đặt tour.
Nhà phân phối: đây là các nhà trung gian mang sản phẩm của doanh nghiệp đến với
người tiêu dùng. Để kích thích họ bán và dự trữ sản phẩm của mình thì Vietravel
cũng tiến hành giảm giá và có những ưu đãi đặc biệt.
- Tuyên truyền: kích thích nhu cầu mang tính cá nhân về hành hoá thông qua các
động thể thao và các hoạt động mang tính cộng đồng, từ thiện. Là hình thức sau
cùng nhưng lại là hình thức hiệu quả nhất, bởi không đâu đáng tincậy hơn là chính
những con người đã từng trải nghiệm qua. Họ, những khách hàng đã tin dùng sản
phẩm, được xem là những kênh thông tin tốt nhất đến những kháchhàng tiềm
năng. Chính những cảm xúc thật nhất, những cảm nhận từ sự chăm sóc, quan tâm
do mình tạo ra chứ: không qua một đối tượng gián tiếp nào cả thì chắc chắn là thật
37
hơn bao giờ hết. Vietravel luôn tin rằng, với chất lượng sản phẩm vốn có của mình
cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thì thông qua hình thức này, thương
hiệu và sản phẩm của công ty càng khẳng định vị thế trên thị trường.
- Quan hệ công chúng: PR luôn được sử dụng trong chiến lược marketing của công
ty để thực hiện mục tiêu thiết lập và duy trì ấn tượng tích cực của các nhóm công
chúng về công ty. Hình thức công ty thường sử dụng đó là họp báo, tổ chức sự
kiện, cung cấp thông tin để báo chí có thể thực hiện đưa tin về sản phẩm hoặc
công ty, tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng như: đóng góp quỹ xã hội, trợ
cấp, tài trợ cho sự kiện đặt biệt v.v. để hình ảnh của công ty được tăng cường
trong mắt khách hàng
- Chào hàng, bán hàng cá nhân, thư cá nhân: giới thiệu trực tiếp tới một hoặc một
nhóm khách hàng

2.5 Thiết kế sản phẩm mới


Tour 1: Hà Nội – Huế: 2 ngày 1 đêm
Ngày 01: Hà Nội – Huế: Tham quan cố đô Huế
* Sáng
- 7h: Xe và hướng dẫn viên đón đoàn tại Cổng Công Viên Thống Nhất – Đường Trần Nhân
Tông – Quận Hai Bà Trưng – Tp Hà Nội đi sân bay Nội Bài, đáp chuyến bay VN – 225 lúc
11h15.
- Xe đưa đón hành khách đến khách sạn Mường Thanh Holiday Huế Hotel để hành khách
checkin để hành lý tại khách sạn
- 12h, cả đoàn lên xe để di chuyển tới nhà hàng Cung Đình để dùng bữa ( set menu 300k/1
người)
- 13h cả đoàn về khách sạn nghỉ ngơi
* Chiều:
- Từ 14h00 – 17h30: Xe và HDV đón quý khách khởi hành đi tham quan cố đô Huế,
thăm Lăng vua Tự Đức nằm giữa rừng thông bát ngát thơ mộng phù hợp với tính cách lãng
mạn của Vua Tự Đức, tiếp tục thăm Lăng Vua Khải Định với
kiến trúc văn hoá Đông Tây tinh xảo. Cuộc hành trình đưa quý
khách thăm Lăng Vua Minh Mạng, vị Vua không những nổi
tiếng vì nhiều cung tần mỹ nữ mà ông còn để lại cho thế hệ sau
này một khu di tích trên 20 công trình lớn nhỏ.
- Kết thúc chương trình tham quan, xe đốn khách về khách sạn
* Tối:
- 18h30h: Du khách xuống nhà hàng ăn tối
- 19h15: Di chuyển ra sông Hương

38
- 19h30: Nghe ca Huế và thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hương thơ mộng (chi phí đã bao
gồm trong chương trình)
21h: Tự do dạo thưởng thức các món ăn đặc sản xứ Huế, chè hẻm, cơm hến ... ngắm thành
phố Huế về đêm, nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 2: Tham quan cố đô Huế


* Sáng
- 6h30 xuống nhà hàng của khách sạn để ăn sáng
- 7h15: Hành khách đến làng nghề làm nón Phú Hồ, Phú Vang. Ở đây du khách sẽ được
nghệ nhân giới thiệu các công đoạn làm nón và tham gia trực tiếp trải nghiệm đi chợ nông
sản quê, sau đó mỗi người sẽ được trực tiếp tham gia vào công đoạn làm ra nón như là : phơi
lá, rẽ lá, là lá, vức vòng, dán nón, khâu nón, cạp nón, lồng nhôi…
* Trưa:
- 11h30 quay trở về khách sạn thu dọn hành lý và làm các thủ tục check out ở khách sạn
- 12h30 ăn trưa tại nhà hàng Tịnh Lâm Nhi
* Chiều:
- 13h45: Khách sẽ được đoàn cho ghé chợ Đông Ba để mua 1 vài món quà lưu niệm hoặc
đặc sản tại nơi đây về làm quà cho gia đình và bạn bè
- 15h00: Xe đón tới sân bay Phú Bài, Huế để di chuyển về Hà Nội
- 16h30: Mọi người nhận hành lý và kết thúc chuyến đi.

2.6. Thử nghiệm trên thị trường


Ở giai đoạn này, công ty tiến hành đặt tên cho sản phẩm của mình và sản xuất một
loạt nhỏ để đưa sản phẩm ra thử nghiệm trong điều kiện thị trường. Đồng thời, ở giai đoạn
này, công ty cũng tiến hành thử nghiệm các chương trình marketing cho sản phẩm mới như:
tờ rơi, tập gấp, băng đĩa, hay các chương trình khuyến mại, khuyến mãi…
Đối tượng được công ty lựa chọn để thử nghiệm sản phẩm mẫu là: những nhân viên giỏi,
giàu kinh nghiệm của công ty, những người có quyền quyết định mua sản phẩm du lịch của
các doanh nghiệp, những khách hàng trung thành của công ty.
Qua thời gian công ty đưa vào thử nghiệm các chương trình du lịch mới trên của công
ty đưa ra đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nhóm khách hàng truyền thống và nhóm
khách hàng tiềm năng. Đó là một thành công lớn của công ty trong việc phát triển sản phẩm
mới và đưa sản phẩm mới vào kinh doanh ở công ty.
2.7. Thương mại hóa sản phẩm
Sau khi thử nghiệm trên thị trường được 3 tháng thì công ty chính thức tung ra sản
phẩm. Khi đã hình thành lên được sản phẩm chính thức, giai đoạn cuối cùng là công ty tiến
hành thương mại hóa sản phẩm, tổ chức sản xuất hàng loạt thực hiện việc maketing cho sản
phẩm mới và quyết định tung sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, việc công ty quyết định
tung sản phẩm ra thị trường trải qua bốn quyết định:
+ Quyết định thời gian chính thức tung sản phẩm ra thị trường: để đưa ra quyết định này,
công ty đã phải phân tích các điều kiện, cơ hội, thích hợp nhất để có thể tung sản phẩm ra thị
trường một cách sớm nhất chính là vào tháng 6-tháng bắt đầu mùa du lịch cao điểm của
39
năm. Ban lãnh đạo của công ty nhận định sản phẩm của doanh nghiệp nào được tung ra thị
trường trước sẽ gây được nhiều sự chú ý của khách hàng hơn và chiếm ưu thế hơn. Đồng
thời, Ban lãnh đạo công ty cũng đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để
tung sản phẩm ra thị trường sao cho giai đoạn chín muồi của sản phẩm trùng với thời điểm
chính của mùa vụ du lịch.
+ Quyết định địa điểm tung sản phẩm mới: kênh phân phối của công ty là tại văn phòng làm
việc của công ty tòa nhà HD, 57 Trần Quốc Hoàn, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
cùng với đó các nhân viên thị trường của công ty thực hiện giới thiệu và bán trực tiếp tại nơi
làm việc, nơi ở của khách hàng hay qua mạng internet…
+ Quyết định đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty: qua quá trình phân tích, công ty
xem xét đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty là những đối tượng khách: học sinh,
sinh viên, công nhân hay cán bộ viên chức,… để từ đó có các cách maketing phù hợp.
+ Cuối cùng, công ty quyết định giá bán chính thức của sản phẩm được tung ra thị trường và
quyết định dùng các hoạt động hỗ trợ để xúc tiến sản phẩm. Thông thường, công ty hay sử
dụng tờ rơi, tập gấp, các ấn phẩm hay băng đĩa để thực hiện việc xúc tiến bán sản phẩm của
mình.

40
CHƯƠNG 3:
3.1. Điểm mạnh của sản phẩm tour du lịch
 Các hướng dẫn viên chuyên nghiệp tận tình và luôn trang bị đầy đủ những thông tin
về từng địa điểm tham quan để có thể cung cấp cho du khách một cách chi tiết nhất
về từng nơi mà du khách đặt chân tới
 Sản phẩm tour du lịch mới phù hợp cho mọi lứa tuổi
 Sản phẩm tour du lịch mới sẽ khiến du khách cảm thấy hứng thú và hào hứng với
chuyến đi khi được trải nghiệm những hoạt động mới lạ.
 Sản phẩm tour mang nhiều nét truyền thống của dân tộc Việt Nam và đôi nét nổi bật
trong lịch sử của thành phố Huế thơ mộng như ca huế trên sông hương, lịch sử của
Đại Nội Huế, các câu chuyện lịch sử về vua Tự Đức, vua Minh Mạng, vua Khải Định.
 Là tour du lịch mới nên có rất nhiều ưu đãi dành cho du khách như tặng thêm suất
miễn phí dành cho đối tượng khách đoàn, giảm giá 50% cho trẻ em dưới 6 tuổi, chiết
khấu hoa hồng cho các công ty hợp tác.
 Tour du lịch sẽ giúp cho ngày càng nhiều du khách hiểu hơn về giá trị nghệ thuật và
giá trị truyền thống của chiếc nón lá cũng như những công đoạn để làm ra thành phẩm
nón lá hoàn chỉnh.
 Việc thử nghiệm trên thị trường được rất nhiều sự đón nhận tích cực của mọi người
 Bản thiết kế sản phẩm mới chi tiết, rành mạch đến từng con số, giúp du khách theo
dõi cụ thể lịch trình.
 Chiến lược marketing rõ ràng, chi tiết giúp cho sản phẩm mới được quảng bá rộng rãi
tới các khách hàng
3.2 Khó khăn, hạn chế
- Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra nhiều chương trình
tour mới, thiết kế chương trình tour có nhiều sự trải nghiệm của khách hàng
- Thời gian tour ngắn, không thể khám phá hết được các nét riêng của từng địa điểm tham
quan.
- Khó đưa chương trình tour đến hết các phân đoạn của thị trường
- Chi phí tour hơi cao, khó tìm được đối tác là các công ty để hợp tác cho công nhân đi du
lịch.
- Du lịch có tính mùa vụ nên giá tour sẽ bị biến động
- Chi phí để nghiên cứu, thực nghiệm sản phẩm, phát triển, marketing và quảng bá cao

41

You might also like