You are on page 1of 27

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING


KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO NHÓM MÔN TỔNG QUAN DU LỊCH

Chương 7:

Giảng viên : Đoàn Liêng Diễm


Lớp Tổng Quan Du Lịch : Ca Chiều Thứ 6 – Cơ sở 2C
Nhóm : 6

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN


STT Họ & Tên MSSV
1 Trương Quốc Nguyên 1921002913
2 Nguyễn Thuỳ Trang 1921003087
3 Nguyễn Thị Trúc Linh 1921007341
4 Trần Phước Đức 1921002910
5 Đoàn Thị Liên 1921006951
6 Nguyễn Ngọc Gia Hân 1921002859
7 Trần Thị Xuân Mai 1921002926
8 Nguyễn Ngọc Bảo Nhi 1921002932

TP HCM, tháng 02 năm 2020

1
MỤC LỤC

1. Mục lục ................................................................................................................ 2


2. Kinh doanh du lịch .............................................................................................. 3
3. Các loại hình kinh doanh du lịch ........................................................................ 6
4. Kinh doanh lưu trú ............................................................................................... 6
5. Kinh doanh ăn uống ............................................................................................. 13
6. Kinh doanh lữ hành .............................................................................................. 15
7. Kinh doanh vận chuyển ...................................................................................... 20
8. Kinh doanh thông tin du lịch .............................................................................. 23
9. Hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch ......................................... 24
10. Câu hỏi thảo luận ................................................................................................. 27

2
A. KINH DOANH DU LỊCH:
I. Khái niệm về kinh doanh du lịch:
1. Khái niệm:
Hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với
kinh tế của hoạt động du lịch hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa
du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường.
2. Đặc điểm:
- Lấy tiền tệ làm môi giới
- Sản phẩm du lịch được trao đổi giữa người mua du ( du khách) và ngưòi bán (nhà kinh
doanh du lịch).
- Đặc trưng chủ yếu lấy vận động mâu thuẫn giữa hai mặt cung và cầu.
- Việc thực hiện trong suốt hoạt động kinh doanh du lịch được quyết định bởi sự điều hòa
nhịp nhàng giữa hai đại lượng cung và cầu du lịch.
- Khác với hàng hóa thông thường sản phẩm trao đổi giữa hai bên cung cầu du lịch không
phải là vật cụ thể.
- Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên cung cầu không làm thay đổi quyền sở
hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm,
du khách chỉ có quyền chiếm hữa tạm thời sản phẩm du lịch ở nơi du lịch.
- Cùng một sản phẩm du lịch vẫn bán được nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau. Sản
phẩm du lịch chỉ tạm thời chuyển dịch quyền sử dụng, quyền sở hữu nằm trong tay người
kinh doanh
II. Khái niệm về thị trường du lịch:
Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh
doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể
các hành vi quan niệm về kinh tế của cả du khách
và cả người kinh doanh phát sinh trong quá trình
chuyển đổi.
• Theo nghĩa hẹp là chỉ thị trường nguồn khách du
lịch ,tức là vào một thời gian nhất định, tại một
thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực
và mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm
hàng hóa du lịch.
• Theo nghĩa rộng là chỉ tổng thể các hành vi và
quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao
đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị
trường du lịch cơ bản mâu thuẫn giữa nhu cầu và
cung cấp sản phẩm dịch vụ
III. Phân loại thị trường du lịch:
* Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ :
- Thị trường du lịch quốc tế là thị trường du lịch mà ở đó cung thuộc một quốc gia, còn
cầu thuộc một quốc gia khác . Quan hệ tiền- hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài
biên giới quốc gia
- Thị trường nội địa là thị trường mà ở đó cũng và cầu du lịch đều nằm trong biên giới
lãnh thổ của một quốc gia. Vận động tiền- hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu
vực khác.

3
* Phân loại đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch:
- Thị trường gửi khách là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu dịch vụ du khách xuất
phát từ đó để đi đến nơi khác tiêu dùng các sản phẩm du lịch.
- Thị trường nhận khách là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch có đầy đủ các điều
kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.
* Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch:
- Thị trường du lịch thực tế là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã
diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm du lịch.
VD: Thị trường du lịch thực tế Việt Nam năm 2017 phát triển vượt trội

- Thị trường du lịch tiềm năng là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực
hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua- bán sản phẩm ở tương
lai.

VD: Thị trường du lịch tiềm năng


của Việt Nam trong tương lai

4
- Thị trường du lịch mục tiêu (The Target Market) :
Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời
gian kinh doanh nhất định. Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm
năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng
du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài mỗi ngày của
mỗi du khách.
Sự tuyển chọn thị trường mục tiêu giúp các nhà Marketing dễ dàng giải quyết việc
sử dụng phương tiện quảng cáo để đạt tới thị trường đó.
IV. Cơ cấu thành phần của kinh doanh du lịch:
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành, giữa
các bộ phận này có mối quan hệ phụ thuộc và bổ sung cho nhau.
Các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch bao gồm :

Kinh doanh lưu trú và ăn uống Kinh doanh lữ hành

Kinh doanh thông tin du lịch


Kinh doanh vận chuyển du lịch

5
B. CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH DU LỊCH:
I. Kinh doanh lưu trú và ăn uống:
I.1 Kinh doanh lưu trú:
1. Khách sạn (Hotel)
a) Định nghĩa
- Là cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ du khách về các
mặt như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết
khác
- Là cơ sở vật chất quan trọng để phát triển ngành du lịch
b) Lịch sử
+ Tiến trình phát triển của khách sạn trải qua 4 giai đoạn:
Nhà trọ thời cổ -> Nhà hàng lớn -> Nhà hàng thương nghiệp -> Khách sạn kiểu mới hiện
đại
c) Nội dung hoạt động kinh doanh của khách sạn: 2 nội dung chủ yếu
- Khách sạn cung cấp cho du khách các dịch vụ về lưu trú và dịch vụ bổ sung kèm theo
các dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho du khách
- Khách sạn kinh doanh dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung cho du khách. Bản chất
của việc kinh doanh này được thể hiện qua 3 chức năng:
+ Chức năng sản xuất
+ Chức năng lưu thông
+ Chức năng tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm
d) Đặc điểm đặc trưng
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn: KS phải được xây dựng khang trang, hiện đại, được
trang bị những tiện nghi tốt để phục vụ mọi nhu cầu của du khách, chính vì vậy mà mọi
nhu cầu về vốn xây dựng khách sạn lớn và phải đầu tư một lần ngay từ đầu
- Khách sạn sử dụng nhiều lao động: Trong kinh doanh KS phải sử dụng nhiều lao động
phổ thông, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí quỹ tiền lương.
+ Khách sạn phải luôn sẵn sàng phục vụ, bất kể thời gian nào có du khách
+ Do sự đa dạng về dân tộc, giới tính, nhận thức, sở thích, phong tục tập quán, lối
sống nên yêu cầu của mỗi du khách là khác nhau đòi hỏi KS phải nắm bắt được nhu cầu
của du khách để thõa mãn các nhu cầu của họ
+ Trong từng bộ phận nghiệp vụ hoạt động có tính độc lập tương đối trong qui
trình phục vụ
+Do khoảng cách của các khách sạn và cơ quan quản lý thường xa nhau, gây khó
khăn cho công tác quản lý nên đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, ý thức tự chủ, sáng tạo của
người quản lý khách sạn.
e) Phân loại
❖ Phân loại theo thành phần du khách và tính chất kinh doanh:
+ Khách sạn thương mại (Commercial Hotel)
+ Khách sạn hội nghị (Convention Hotel)
+ Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel)
+ Khách sạn chuyên phục vụ khách đoàn (Group Hotel)
+ Khách sạn cho gia đình (Family Hotel)
+ Khách sạn sòng bạc (Casino Hotel)

6
Resort Hotel
Convention Hotel

Casino Hotel
❖ Phân loại theo vị trí phân bố của khách sạn:
+ KS ở trung tâm thành phố (City Center Hotel)
+ KS sân bay (Airport Hotel)
+ KS ở ngoại ô (Suburban Hotel)
+ KS nằm dọc ở quốc lộ (Highway Hotel)
+ KS dưới đáy biển (Submarine Hotel)
+ KS trên cây (Hotel on tree)
+ KS trong hang động (Cave Hotel)
+ KS nhà tù (Prison Hotel)

7
❖ Phân loại theo hình thức sở hữu:
+ KS kinh doanh độc lập
+ Kinh doanh của công ty trực thuộc công ty (Chain – Owned - Chain – Managed):
+ Kinh doanh hợp đồng (Management Contract)
+ Kinh doanh thuê (Lease)
+ Đặc quyền kinh doanh (Franchised Operations)
+ Kinh doanh hợp tác (Referral System)
❖ Phân theo cấp hạng của KS
Ở VN hiện nay, Tổng cục du lịch áp dụng cách phân cấp hạng sao (từ 1 đến 5 sao) dựa
trên các tiêu chuẩn sau:
+ Vị trí, kiến trúc
+ Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ
+ Các dịch vụ và mức độ dịch vụ
+ Nhân viên phục vụ
+ Vệ sinh
➢ Phân loại khách sạn (01/2001/TT-TCDL)
- Loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu: đảm bảo các điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú
- Loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao,…,5 sao
➢ Công nhận hạng khách sạn
- 1 sao: 230 điểm trong đó điểm trang thiết bị tối thiểu 100
- 2 sao: 300 điểm trong đó điểm trang thiết bị tối thiểu 140
- 3 sao: 450 điểm trong đó điểm dịch vụ tối thiểu là 50
- 4 sao: 630 điểm trong đó điểm dịch vụ tối thiểu là 110
- 5sao: 700 điểm trong đó điểm dịch vụ tối thiểu là 140
➢ Cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận hạng khách sạn
- Khách sạn1,2 sao: Sở du lịch hoặc Sở Thương mai- Du lịch địa phương
- Khách sạn 3,4, 5 sao: Tổng cục du lịch
* Thẩm định lại hạng KS
+ Định kỳ 2 năm một lần
+ Theo yêu cầu của khách sạn

2. Khách sạn ô tô (Motel – Hotel and Motor)


a) Khái niệm:
- Theo nghĩa hẹp: Motel là cơ sở lưu trú được
xây dựng với kết cấu đơn giản, gọn nhẹ cạnh các
đường quốc lộ, tại đây giá trị dịch vụ có phần thấp
hơn so với khách sạn và phòng ngủ của du khách
đặt cạnh gara oto.
- Theo nghĩa rộng: Motel là loại hình khách sạn
mới phục vụ du khách lưu trú ngắn hạn, Motel có
loại hạng thường và cũng có loại hoạng sang
trọng, nhưng đặc điểm nổi bật của nó là nơi để xe riêng đặt cạnh hoặc dưới buồng ngủ
của du khách.

8
b) Đặc trưng:
- Là cơ sở lưu trú phục vụ theo mùa hoặc quanh năm cho du khách đi du lịch bằng oto.
- Motel thường được xây dựng cạnh các tuyến đường giao thông hoặc ở giao điểm của
các trục đường chính.
- Có các dịch vụ như khách sạn (phòng ngủ, nhà vệ sinh, nhà hàng, dịch vụ khác)
- Có nơi để xe cho du khách, có cây xăng, xưởng sửa chữa và bảo hành xe.
c) Phân loại:
- Theo vị trí phân bố:
+ Motel quá cảnh
+ Motel ở ngoại vi thành phố
+ Motel trong các khu du lịch
- Căn cứ vào qui mô của Motel
+ Motel loại lớn
+ Motel loại trung bình
+ Motel loại nhỏ

3. Làng du lịch (Tourist Village)


a) Khái niệm
- Làng du lịch là một trung tâm riêng biệt gồm nhiều lán, nhà dành cho các cá nhân hoặc
gia đình lưu trú, tập hợp xung quanh các cơ sở sinh hoạt công cộng phục vụ trong giá
trọn gói bao gồm ăn uống, vui chơi, giải trí.
b) Đặc trưng
- Theo thiết kế xây dựng, làng du lịch được chia
thành nhiều khu vực.
+ Khu vực yên tĩnh dành cho nghỉ ngơi.
+ Trung tâm dịch vụ thương nghiệp và vui chơi,
giải trí.
+ Trung tâm thể thao.
c) Phân loại:
- Làng du lịch nghỉ trọ
- Làng du lịch dành cho các gia đình

9
d) Tổ chức hoạt động
- Cung cấp dịch vụ khác phong phú giúp du khách được nghỉ ngơi tích cực với các
chương trình vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn
- Làng du lịch có sức chứa 600-1200 du khách
- Ngoài ra làng du lịch có các loại hình dịch vụ khác như quầy thông tin, quầy đổi tiền,
cửa hàng mỹ nghệ, các dịch vụ bổ sung khác
• Ưu điểm:
- Về điều hành kinh doanh các nhà hàng dịch vụ thường do các làng du lịch đảm nhiệm
hoặc liên doanh, đưa lại cho các nước hoặc vùng du lịch nhiều kinh nghiệm xây dựng và
phục vụ khách.
- Hãng du lịch nước ngoài đóng thuế và trích nộp tỉ lệ phần trăm lãi suất
- Tuyển dụng nhân viên tại chỗ -> Đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp.
- Làng du lịch về thiết kế, xây dựng lâu bền hơn Camping.
• Nhược điểm:
- Làng du lịch cần 1 diện tịch xây dựng lớn.
- Đến nay làng du lịch chưa được xem là cơ sở du lịch mang tính đại chúng vì du khách
đến đây thường là những người có khả năng thanh toán cao.

4. Camping (Khu cắm trại)


a) Khái niệm
- Camping dùng để chỉ hành động cắm trại cá nhân, gia đình hoặc 1 nhóm người lưu trú
trong một khu vực được quy hoạch xây dựng có trang thiết bị ngắn hoặc dài ngày.
- Camping có nơi để xe riêng, có khu vực dành riêng
cho du khách cắm trại (bằng lều bạt) hoặc buồng ngủ
lưu động do xe ôtô kéo theo (Caravan).
b) Phân loại
- Camping thô sơ
- Camping để kinh doanh
- Camping trên những vùng đất được qui hoạch
- Camping tại nhà
- Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện vận chuyển,
Camping còn được phân biệt Caravan_Camping, Autocamping, Motocamping…

10
▪ Ưu điểm:
- Camping là loại hình lưu trú rất được ưa chuộng đối với khách đi du lịch bằng ôtô, xe
máy đáp ứng nhu cầu nghỉ ngắn ngày, tiện nghi của camping khá phong phú (lều trại,
nhà gỗ, Caravan…) khách được thực sự hòa vào thiên nhiên.
- Là cơ sở lưu trú thấp nhất về tiện nghi nhưng dịch vụ rất phong phú, giá cả rẻ vì vốn
đầu tư không lớn, do đó thu hút được rất nhiều đối tượng khách, nhất là khách tham
quan, thể thao, thiên nhiên, các nhà nghiên cứu.
- Đối với cơ quan du lịch, Camping được sử dụng để điều chỉnh linh hoạt cho việc sử
dụng buồng, giường tại Hotel, Motel trong mùa du lịch.
▪ Nhược điểm:
- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, chủ yếu về nhiệt độ, không khí, và độ ẩm,
nhất là ở vùng núi, do đó thời gian kinh doanh, khai thác không được dài.
- Camping có doanh thu 1 khách du lịch rất thấp.
- Đối với khách du lịch: tiện nghi trong thời gian lưu lại ở Camping kém hơn các cơ sở
lưu trú khác. Khách có thể phải tự nấu ăn, giặt là (nếu không muốn trả thêm tiền) nhưng
ở trong điều kiện khó khăn hơn ở nhà mình.
5. Bungalow
- Là một loại hình cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu đa dạng khác theo
phương pháp lắp ghép giản tiện
- Bungalow có thể được làm đơn chiếc hoặc thành dãy, thành cụm (khối) và thường
được xây dựng trong các khu du lịch biển, núi, làng du lịch hoặc Camping

6. Biệt thự (Villa)


- Là cơ sở lưu trú được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, khu điều
dưỡng, làng du lịch hoặc bãi cắm trại (camping).
- Biệt thự được thiết kế và xây dựng phù hợp với cảnh quan và môi trường xung quanh

11
7. Homestay
a) Khái niệm:
- Là loại hình lưu trú tại nhà dân bản địa, sống
và làm việc như một thành viên trong gia đình.
- Homestay được hiểu đơn giản đó là “du lịch
xanh” thích hợp với những ai thích đi du lịch và
trải nghiệm văn hóa ở vùng đất mới.
b) Đặc trưng:
- Du khách sẽ được sống và trải nghiệm thực
tế về đời sống, văn hóa, phong tục tập quán của
người bản xứ.
- Dân bản địa sẽ là người cung cấp các sản
phẩm du lịch cho khách, kiêm vai trò hướng dẫn viên
giúp du khách tìm hiểu đời sống văn hóa, danh lam
thắng cảnh.
▪ Ưu điểm
- Tạo ra việc làm và thu nhập cho nhiều gia đình, là
mô hình kinh doanh mới không cần phải đầu tư quá
nhiều như khách sạn hay resort.
- Quảng bá những giá trị văn hóa của địa phương và
giao lưu, học hỏi thêm về văn hóa của mỗi du khách
đến nơi đây.
- Homestay giúp du khách trải nghiệm chân thật, gần gũi
những văn hóa, sinh hoạt đời thường, ẩm thực của nơi họ lưu trú.
- Chi phí để tận hưởng 1 kỳ du lịch ở homestay hợp lý và đa dạng, từ bình dân đến sang
trọng tùy thuộc vào nhu cầu của du khách.
▪ Nhược điểm:
- Ít tiện nghi so với dịch vụ ở khách sạn, nhà nghỉ.
- Du khách cần tuân thủ các quy tắc do chủ nhà đặt ra, điều này có thể làm hạn chế
quyền tự do.
8. Quy trình kinh doanh lưu trú:
▪ Bước 1: Thông tin tiếp thị, tìm kiếm nguồn khách: thông qua 2 phương án
+ Phương án 1: khách sạn quan hệ chặt chẽ với các hãng lữ hành có nguồn khách du
lịch lớn và ổn định, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đoàn thể, ban ngành để tạo nguồn
cung ứng du khách cho khách sạn
+ Phương án 2:thông tin tiếp thị trên phương tiện đại chúng
▪ Bước 2: “Bán” dịch vụ lưu trú (bán buồng giường)
- Bán trực tiếp: KS đứng ra ký trực tiếp với đoàn du khách
- Bán buôn: KS bán toàn bộ quỹ buồng giường của mình cho các hãng lữ hành quốc tế
và nội địa có nguồn khách du lịch lớn và ổn định, đặc biệt vào mùa du lịch chính,thời
hạn hợp đồng từ 3 tháng đến tháng 6
- Bán kết hợp: kết hợp bán trực tiếp và bán buôn
▪ Bước 3: Nhận khách, sắp xếp chỗ lưu trú và phục vụ du khách
Công việc này thuộc về bộ phận lễ tân và bộ phận buồng
▪ Bước 4: Thanh toán, tiễn đưa khách và rút kinh nghiệm

12
I.2. Khái quát các lĩnh vực kinh doanh ăn uống:
1. Các cơ sở ăn uống du lịch:
Nhà hàng (Restaurant): là cơ sở ăn uống phổ cập nhất, đại diện nhất trong các
loại hình cơ sở ăn uống tạo điều kiện cho khách ăn uống, nghỉ ngơi.

❖ Nhiệm vụ chủ yếu là:


- Sản xuất các món ăn, đồ uống chất lượng cao, phong phú về chủng loại
- Tạo ra môi trường, khung cảnh thuận lợi cho khách nghỉ ngơi, vui chơi
❖ Thực hiện nhiệm vụ trên cần có:
- Các loại kho phù hợp, đúng tiêu chuẩnđể bảo quản và dự trữ các loại thực phẩm,
rượu, bia, nước ngọt
- Có bếp trưởng và các nhân viên lành nghề
- Phòng ăn phải được trang trí đầy đủ, tiện nghi, đẹp mắt
- Ban nhạc chơi khá, chương trình đã được chọn lọc và thay đổi thường xuyên, có
sàn nhảy, ánh đền màu
- Có nhân viên phục vụ bàn với tay nghề cao, ăn mặc lịch sự, đúng quy định, ân
cần, chu đáo với khách, giao tiếp bằng các ngôn ngữ thông dụng
- Phòng ăn thông dụng phục vụ khách
❖ Phân loại:
- Buffet: là một dạng nhà hàng tự phục vụ với số lượng hợp lý các món ăn nóng và
lạnh
- Snack: là một dạng nhà hàng ăn rẻ, phục vụ rất nhanh theo phương thức tại quầy
hoặc tại bàn. Thực đơn được đơn giản đến mức tối đa thường giới hạn ở các loại
bánh bột, bánh kẹp thịt và một món ăn được chế biến ngay trước mặt khách
- Coffee shop: là một nhà hàng có phương thức phục vụ hỗn hợp với đội ngũ nhân
viên phục vụ thu gọn, thực đơn đơn giản
- Nhà hàng đặc sản (speciality restaurant): chuyên sâu vào việc chế biến và phục
vụ các đặc sản của một nước và một vùng
- Grill: là nhà hàng mang tính truyền thống trong phương thức phục vụ vì vậy phải
rất chú ý đến việc trang trí nội thất và tạo dựng sảnh xung quanh. Thực đơn chủ
yếu là thịt hoặc cá và được nướng và chế biến trước mặt khách.
- Nhà hàng chính (main restaurant): thường mở cửa làm việc khách ăn sáng, chủ
yếu là khách nghỉ tại khách sạn
- Super club: là loại nhà hàng cao cấp rất đắc với thực đơn phong phú và chất
lượng phục vụ cao nhất

13
- Quán bar: bar công cộng và bar phục vụ
- Bar ngày (Bar giải khát): phục vụ các món ăn, đồ uống (rượu bia, nước ngọt),
món ăn nóng, nguội. Có chương trình (sân khấu, ban nhạc, sàn nhảy…).
- Bar rượu: phục vụ các loại rượi nội, ngoại.
- Bar đêm (night club): phục vụ nước uống giải khát, rượu, có bán thêm thức ăn
nguội. Có ban nhạc, ca sĩ, DJ, sàn nhảy với ánh sáng phù hợp.
- Quán giải trí ban đêm: được chia thành nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng trang bị
theo ý định riêng phù hợp với những trò giải trí được ấn định và chương trình
chuẩn bị trước. Có phòng có sàn nhảy, có phòng chơi bi-a, chơi bowling, bar,
bếp và các phục vụ khác.
- Quán điểm tâm giải khát: là loại hình ăn uống được khách du lịch ưa chuộng
nhất. Nơi đây phục vụ những món điểm tâm, caffe, chè, bia, nước ngọt,...
- Quán điểm tâm giải khát dân tộc: thường được xây dựng tại các khu, điểm du
lịch lớn có sức hấp dẫn khách. Có đặc trưng là phục lại những nét cổ truyền của
dân tộc, những nét độc đáo như: góc rừng, dân tộc thiểu số, hang núi, lều câu cá,
làng chài… thể hiện sinh hoạt cổ xưa. Ban đêm tổ chức các chương trình ca nhạc
dân tộc, phục vụ điểm tâm, giải khát nóng, lạnh. Concept quán theo tính chất dân
tộc của quán.
- Quán ăn: bán các món ăn điểm tâm, một số món đặc sản địa phương, thường
được xây dựng trên đường lớn.
❖ Trang trí: các nhà hàng sẽ được bài trí theo mục đích và concept riêng của từng
nhà hàng, địa phương,…
- Bàn ăn, ghế, bàn phục vụ
- Đồ vải: khăn trải bàn, khăn phủ, khăn ăn,...
- Đồ sứ: đĩa, bát, cốc, chén...
- Đồ bạc hoặc inox
- Đồ thủy tinh
- Các dụng cụ trang bị khác
2. Qui trình kinh doanh ăn uống:
• Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu ăn uống của khách: nhu cầu của khách rất đa dạng đây
là bước cực kì quan trọng trong kinh doanh ăn uống.Tâm lý chung của khách
hàng là món ăn, nước uống phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh, thẩm mĩ... phải đảm bảo
làm gia tăng sức khỏe cho du khách
• Bước 2: Chọn lựa thực phẩm và chế biến: đây là công việc của tổ bếp, dựa vào
nhu cầu thức tế và dự báo nhu cầu của du khách.
• Bước 3: Bày bàn và dọn bàn: đây là công việc của nhân viên phục vụ, nhân viên
phục vụ phải hiểu được tâm lý của khách

14
II. KINH DOANH LỮ HÀNH:
1. Hoạt động lữ hành: là hoạt động nhằm thực hiện một
chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều loại
phương tiện khác nhau với nhiều lý do và mục đích
khác nhau và không nhất thiết phải quay trở lại điểm
xuất phát.
- Trong pháp lệnh du lịch và của tổng cục du lịch Việt Nam:
lữ hành là thực hiện một chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ
trình và chương trình định trước.
- Hoạt động lữ hành : là hoạt động du lịch có 3 thuộc tính cơ
bản:
Tổ chức sản xuất – Môi giới trung gian – Khai thác
• Có thể phân biết hai nhóm hoạt động chính tổ chức sản xuất
và môi giới trung gian theo các tiêu chí:
a) Trong quá trình tổ chức chuyển đi du lịch, doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách
nhiệm bằng uy tín của doanh nghiệp thì hoạt động của doanh nghiệp có nội dung
tổ chức sản xuất:
Du khách Hãng lữ hành 1
b) Trường hợp hãng lữ hành bán hành trình cho du khách dưới danh nghĩa của một
hãng lữ hành khác (nghĩa là đóng vai trò cầu nối giữa du khách với hãng sản xuất
dịch vụ). Doanh nghiệp không chịu trách nhiệm với sản phẩm bán cho du khách,
thì hoạt động có nội dung môi giới trung gian:
Hãng lữ hành 1 Hãng lữ hành 2 Du khách
2. Kinh doanh lữ hành:
2.1. Khái niệm kinh doanh lữ hành:
Kinh doanh lữ hành (Tour operators business) là ngành kinh doanh các chương
trình du lịch.

Chương trình du lịch


là một tour du lịch trọn gói (là
một hành trình du lịch khép
kín, qui định ngày bắt đầu,
ngày kết thúc, nơi bắt đầu và
địa điểm kết thúc của tour, qui
định cụ thể chất lượng các dịch
vụ kèm theo qui định địa điểm
tham quan, địa điểm và thời
gian lưu trú, ăn uống…)

15
2.2. Quy trình kinh doanh lữ hành:
Bao gồm 4 bước:
• Bước 1: Sản xuất hàng hóa du lịch.
• Bước 2: Tiếp thị ký kết hợp đồng du lịch.
• Bước 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng.
• Bước 4: Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm.
Bước 1: Sản xuất hàng hóa du lịch( soạn thảo và chuẩn bị các chương trình du lịch)
a) Yêu cầu của chương trình du lịch.
▪ Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách.
▪ Chương trình du lịch phải độc đáo, chất lượng cao và hấp dẫn.
▪ Đa dạng hóa chương trình du lịch( tour dài ngày, tour ngắn ngày, tour chuyên
đề, tour đại trà, tour thượng lưu, tour bình dân, tour tập thể, tour cá nhân, tour
nội địa, tour quốc tế,…)
b) Quy trình soạn thảo một chương trình du lịch.
Bao gồm 4 công đoạn:
❖ Công đoạn 1: Thu thập xử lý thông tin du lịch.
- Thu thập lượng thông tin về giá trị, số lượng của các điểm, tuyến du lịch (trong
đó cần nắm rõ các điểm di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, danh
lam thắng cảnh).
- Thông tin về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú( số lượng, tiện nghi, giá cả).
- Thông tin về thủ tục hải quan, visa, đổi tiền, chế độ bảo hiểm du khách.
- Lựa chọn thông tin tối ưu để đưa vào chương trình du lịch.
❖ Công đoạn 2: Xây dựng tour du lịch.
Xác định lộ trình, thời gian, địa điểm tham quan, nơi ăn nghỉ, phương tiện đi lại,
tốc độ di chuyển, địa điểm đưa đón.
❖ Công đoạn 3: tính toán giá cả của tour du lịch.
Giá thành của một chương trình du lịch bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự
mà công ty lữ hành phải chi trả để thực hiện các chương trình du lịch.
❖ Công đoạn 4: Viết bản thuyết minh cho chương trình du lịch.
Mỗi chương trình phải có một bản thuyết minh tương ứng.
- Điều quan trọng nhất của bản thuyết minh là nêu lên được giá trị đích thực của
điểm, tuyến du lịch.
- Từ bản thuyết minh gốc bằng tiếng mẹ đẻ phải dịch sang các thứ tiếng ngoại ngữ
khác
- Chương trình du lịch thường được cô đúc thành các tờ quảng cáo ngắn gọn.
Bước 2:Tiếp thị và ký kết các hợp đồng chương trình du lịch giữa các hãng lữ hành.
a) Tiếp thị :
Sau khi có sản phẩm du lịch các nhà tiếp thị của các hãng lữ hành tiến hành quảng cáo,
mời chào để tìm hiểu nhu cầu của du khách.
Các hình thức tiếp thị.
* Khuyến thị (Promotion) : Bao gồm quảng bá, khuyến mại và quảng cáo.
- Quảng bá (publicity): Là những bài báo đăng tin tức về nhà hàng, khách sạn hay
những lời đồn đại của du khách (có nhiều người tin vào quảng bá).
- Khuyến mại (Sales Promotion): Hình thức giảm giá (Discount Coupon).

16
- Quảng cáo (Advertisement): Quảng cáo bao gồm tất cả các hoạt động có mục đích,
trình bày với 1 nhóm du khách về 1 thông điệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay ý kiến.
Bản quảng cáo này được phổ biến qua một hay nhiều phương tiện truyền tin và do
doanh nghiệp quảng cáo trả chi phí (báo chí như báo viết, phát thanh, truyền hình, và
các thông tin khác như áp phích).

❖ Lợi ích đạt được:


- Gia tăng tối đa lợi nhuận trong một thời gian dài.
- Xác định được thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng.
- Sử dụng ngân sách Marketing hữu hiệu.
- Hiểu rõ lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh.
b) Ký kết hợp đồng chương trình du lịch :
Việc kí kết hợp đồng diễn ra giữa các hàng lữ hành.
❖ Yêu cầu :
- Hợp đồng phải đảm bảo chủng loại hàng
hóa, số lượng, chất lượng, giá cả, hình thức
giao nhận và chế độ bảo hiểm rõ ràng.
- Hợp đồng phải nêu rõ các yếu tố như
phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú ,
điểm, tuyến, tham quan, địa điểm, đưa,
đón, thời gian, chế độ bảo hiểm du khách,
phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay
chuyển khoản.
- Văn bản hợp đồng phải chuẩn xác, đảm
bảo cấu trúc của 1 hợp đồng kinh tế theo quy định quốc gia và quốc tế (mang tính pháp
qui).
- Công đoạn kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng, đòi hỏi tính nghiêm túc, trí tuệ, năng
lực chuyên môn cao của các chủ hãng lữ hành và những người làm tiếp thị.
Bước 3 : Tổ chức thực hiện hợp đồng :
- Nhiệm vụ chủ yếu là đón khách, bố trí ăn, uống, đi, ở lại tham quan, làm các thủ
tục hải quan, đổi tiền, mua hàng lưu niệm, đưa tiễn khách.
- Nhân vật trung tâm để tổ chức các chương trình du lịch là hướng dẫn viên du
lịch.
Quy trình lao động của hướng dẫn viên du lịch gồm các bước cơ bản sau :

17
• Bước 1 : chuẩn bị cho chuyến du lịch
Nhận kế hoạch hướng dẫn theo tour được phân công (chương trình, danh sách đoàn, bản
khai lưu trú của du khách, nếu đoàn nhập cảnh), phiếu nhận xét của du khách khi kết
thúc chương trình, thời gian biểu và địa điểm đưa, đón khách , phương tiện vận chuyển,
địa điểm lưu trú, chế độ tạm ứng, nhận tiền tạm ứng chi tiêu cho chuyến đi, thuốc men
và trang phục cá nhân.
• Bước 2 : Đi theo đoàn khách du lịch :
+ Đón đoàn đúng giờ tại địa điểm quy định .
+ Giúp hành khách giải quyết các thủ tục cần thiết và giao nộp về hãng những giấy tờ
cần thiết (vé máy bay, phiếu thanh toán).
+ Sắp xếp việc lưu trú cho khách, khai phiếu đăng kí tạm trú, thanh toán chi phí ăn ở.
+ Hướng dẫn tham quan, giới thiệu đầy đủ, sâu sắc và hấp dẫn các tuyến, điểm có trong
chương trình (chất lượng phục vụ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của hướng dẫn
viên).
• Bước 3 : Tiễn đoàn và rút kinh nghiệm :
- Trả lại du khách đầy đủ các loại giấy tờ.
- Đi cùng đoàn và tiễn đoàn.
- Rút kinh nghiệm cho chuyến đi tiếp theo.
Bước 4: Thanh quyết toán hợp đồng
- Thanh toán sòng phẳng và “lấy chữ tín làm trọng”.
- Rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng.
2.3. Doanh nghiệp lữ hành:
a) Khái niệm: Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế được thành lập và hoạt
động với mục đích gián tiếp hoặc trực tiếp làm môi giới giữa cung và cầu trên thị trường
du lịch nội địa và quốc tế thông qua việc tiêu thụ các loại dịch vụ của chính doanh nghiệp
hay của đối tác bạn hàng khác.
b) Phân loại lữ hành:
 Theo điều kiện tổ chức của một doanh nghiệp lữ hành:
* Nhìn từ góc độ vĩ mô: Một doanh nghiệp du lịch lữ hành được tổ chức như một đơn
vị kinh tế chuyên ngành, tổ chức theo quan điểm phân công lao động xã hội theo hướng
thỏa mãn nhu cầu du lịch
* Nhìn từ quan điểm vi mô: doanh nghiệp lữ hành được hiểu như một đơn vị kinh doanh
thuộc hệ thống doanh nghiệp du lịch có cơ cấu quản trị bao gồm: Văn phòng quản lý
trung tâm gồm Ban Giám Đốc, các phòng quản lý chức năng, các chi nhánh đại diện
 Phân theo hình thái kinh tế và hình thức sở hữu tài sản, bao gồm các loại:
• Doanh nghiệp lữ hành thuộc sở hữu nhà nước (doanh nghiệp nhà nước): do nhà nước
đầu tư
• Doanh nghiệp lữ hành tư nhân: do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
mình.
• Công ty cổ phần: Vốn của công thu được chia đều thành những phần bằng nhau, số
thành viên không ít hơn 7
• Công ty TNHH: là công ty có ít nhất hai thành viên góp vốn thành lập và chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị phần vốn mà họ sở hữu.
• Công ty liên doanh và có vốn 100% nước ngoài.
18
 Dựa vào nhiệm vụ đặc trưng cho hoạt động của doanh nghiệp lữ hành:
• Tour operator: Tour du lịch tổng hợp với giá trọn gói
• Hãng lữ hành môi giới - trung gian: Chủ yếu môi giới, cung ứng dịch vụ môi giới, tổ
chức tiêu thụ sản phẩm của các tour operator.
 Dựa vào kênh tiêu thụ sản phẩm:
• Hãng bán buôn: (đồng nghĩa với Tour operator) bán cho du khách thông qua hệ thống,
đại lý lữ hành trung gian.
• Hãng lữ hành bán lẻ: Chủ yếu bán sản phẩm của Tour operator hoặc dịch vụ của các
doanh nghiệp du lịch khác ( loại hình này có số lượng đông nhất )
• Hãng lữ hành tổng hợp: Một phần thông qua đại lý bán hàng của hãng, một phần ủy
thác cho các đại lý môi giới.
 Phân loại theo phạm vi hoạt động:
• Hãng lữ hành quốc tế: Chuyên kinh doanh các chương trình du lịch quốc tế.
+ Lữ hành quốc tế chủ động chuyên đón khách nước ngoài vào trong nước du lịch
+ Lữ hành quốc tế bị động chuyên đưa khách trong nước đi nước khác
• Hãng lữ hành nội địa: Chuyên kinh doanh các chương trình du lịch cho khách du lịch
trong nước.
Đại Lý Lữ Hành: là những hãng kinh doanh theo phương thức làm đại lý cho các hãng
du lịch quốc tế hoặc nội địa, chỉ thực hiện một công đoạn hoặc 1 số công đoạn do các
hãng du lịch quốc tế hay nội địa ủy thác.
❖ Mô hình lữ hành:
Có 8 nguyên tắc giải thích đuợc sự di chuyển lữ hành. Các nguyên tắc này dùng để dự
báo các chuyến di chuyển trong tương lai và khám phá những thị trường triển vọng.
* Nguyên tắc 1: khoảng cách
Khoảng cách là sự kết hợp giữa thời gian và tiền bạc cần có đi từ nơi xuất phát
đến địa điểm du lịch. Đây là yếu tố nghịch với lữ hành
* Nguyên tắc 2: quan hệ quốc tế
Một số quốc gia có mối tương quan hệ trọng về lịch sử và văn hóa, mối tương
quan này làm gia tăng di chuyển của du khách giữa hai quốc gia.
* Nguyên tắc 3: sự thu hút
Sự thu hút của một điểm du lịch với những người sống ở điểm khác nhờ vào
nguyên tắc đối nghịch hấp dẫn.
* Nguyên tắc 4: chi phí
Chi phí đã xác định rõ hay ước lượng để đi thăm 1 điểm du lịch có ảnh hưởng đến
quyết định đi du lịch hay không.
Chi phí càng cao thì nhu cầu càng thấp. Tuy nhiên có trường hợp ngược lại, chi
phí càng cao làm tăng nhu cầu vì có sự "hấp dẫn bề ngoài" du khách nghĩ rằng có sự
tương quan về giá cả và chất lượng.
* Nguyên tắc 5: các cơ hội xen vào
Ám chỉ ảnh hưởng thu hút của nơi khởi hành và điểm đến có thể khiến du khách
nghỉ chân lại hay hủy bỏ hẳn chuyến đi đến điểm đã định sẵn.
* Nguyên tắc 6: các sự kiện đặc biệt
Các sự kiện như World cup, Olympic Games tạo cơ hội cho điểm du lịch quảng
bá rộng rãi đến nhiều đối tượng du khách.

19
* Nguyên tắc 7: đặc tính quốc gia
Một số dân tộc có đặc tính riêng ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
* Nguyên tắc 8: ấn tượng
Người ta chọn điểm du lịch căn cứ vào ấn tượng họ có ở nơi đó, thông qua các
phương tiện như truyền hình, quảng cáo và nhận xét của bạn bè đã đến đó. Dân chúng
hình dung về sự hấp dẫn của điểm du lịch
III. KINH DOANH VẬN CHUYỂN:
❖ Chính là cung cấp dịch vụ giao thông cần thiết giúp du khách có thể di chuyển khắp nơi
trong quá trình đi du lịch.
❖ Kinh doanh vận chuyển là điều kiện tiền đề để cho sự ra đời và phát triển của ngành du
lịch, là nguồn thu ngoại tệ du lịch và thu hồi ngoại tệ quan trọng.
❖ Vận tải, công ty du lịch và khách sạn gọi chung là ba trụ cột lớn của ngành du lịch.
CÁC HÌNH THỨC GIAO THÔNG DU LỊCH:
Đường bộ:
Đây là hình thức giao thông du lịch chủ yếu và quan trọng nhất thế giới.
Năm 1998, số khách chiếm 42% tổng số khách du lịch .

Ưu điểm:
➢ Linh hoạt, khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên cao, dễ dàng mở rộng các địa điểm
du lịch khó khăn về địa hình và có thể dừng lại bất cứ lúc nào.
➢ Hiệu suất và tiện lợi cao và có tính độc lập.
Nhược điểm:
➢ Tốc dộ di chuyển chậm, tốn năng lượng.
➢ An toàn thấp, đặc biệt tỷ lệ tai nạn của hình thức này là cao nhất.

Du khách gặp tai nạn khi di chuyển bằng giao


Tai nạn giữa xe tải và xe chở khách du lịch. thông đường bộ.

20
Đường hàng không:
Ngày càng quan trọng, số du khách đi du lịch bằng hàng không chiếm 43% tổng số du
khách quốc tế.
Ưu điểm:
➢ Tốc độ vận chuyển hành khách nhanh, hiệu quả
cao, ít thời gian
➢ Tương đối an toàn, tỷ lệ tử vong là thấp nhất trong
các loại phương tiện, máy móc tiên tiến hiện đại,
phục vụ chu đáo tận tình.
➢ Khắc phục được những khó khăn về địa hình như
núi, đồi, tới những nơi nguy hiểm mà các phương
tiện khác không đến được.

Nhược điểm:
➢ Giá vé tương đối cao nên có phần hạn chế lượng khách du lịch.
➢ Chỉ có thể đưa khách từ điểm đi đến điểm đến, không thể khai thác lữ hành trên diện
rộng.
➢ Gây tiếng ồn và ô nhiễm nghiêm trọng.
Đường thủy:
Chiếm 8% tổng số du khách quốc tế vào năm 1998.
Hiện nay có những tàu du lịch hạng sang, hạng vừa là phương tiện chuyên chở hành
khách cũng vừa là vật thu hút khách du lịch tạo nên sự kết hợp giữa du lịch và lữ hành.
Giao thông du lịch bằng đường thủy có 4 loại:
• Dịch vụ theo tuyến định kỳ đường xa.
• Dịch vụ theo máy hành trình ngắn trên biển
• Tuần du trên biển, đây là loại hình du lịch đặc biệt, có sức thu hút du khách rất mạnh,
cho phép du khách ngắm cảnh quan của biển và có thể lên bờ du lịch, vừa có thể nghỉ
ngơi thoải mái trên tàu, chính vì vậy nó được gọi là thắng cảnh du lịch nổi.
• Vận chuyển trên sông

21
Ưu điểm:
➢ Đảm bảo tiện nghi, sang trọng, thoải mái ,giá rẻ.
➢ Cho phép kết hợp vừa di chuyển vừa tham quan trên bờ .
➢ Tải trọng lượng khách du lịch lớn.
Nhược điểm:
➢ Tốc độ thấp, tốn nhiều thời gian, chịu nhiều ảnh hưởng thời tiết.
➢ Ngoài ra vấn đề năng lượng và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Khó khăn về điều kiện thời tiết

Đường sắt:
Lượng khách di chuyển bằng
đường sắt chiếm 7% số khách
quốc tế vào năm 1998

22
Ưu điểm:
➢ Vận chuyển được số lượng lớn du khách có thể lên đến hàng nghìn người.
➢ Giá cả tương đối thấp, phù hợp với nhiều người, lại sử dụng đường ray chuyên dụng chịu
ảnh hưởng của thời tiết nhỏ.
➢ Ít xảy ra sự cố, có thể đảm bảo xuất phát và vận hành đúng giờ.
Nhược điểm:
➢ Hạn chế về đường ray nên cũng dẫn đến việc
đi lại hạn chế hơn các phương tiện khác.
➢ Không thể kết hợp tham quan du lịch.

Tai nạn đường sắt.

❖ Xu hướng phát triển của giao thông đường sắt là gia tăng tàu chạy điện tốc độ nhanh, đạt
hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng.

IV. KINH DOANH THÔNG TIN DU LỊCH:


Gồm nhiều dạng khác nhau:
o Dịch vụ thông tin môi giới, tìm địa chỉ thông tin về giá cả.
o Dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực pháp lý, tổ chức, lập luận đầu tư du lịch, thông tin nguồn
khách, nhu cầu của khách, tổ chức tuyên truyền quảng cáo hỗ trợ du lịch, hoặc các dự án
đầu tư du lịch.

23
C. HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH:
I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ DU LỊCH:

Hiệu quả kinh tế du lịch trong tiếng


Anh được gọi là Economic efficiency
of tourism.
Hiệu quả kinh tế du lịch thể hiện mức
độ sử dụng các yếu tố sản xuất và tài
nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ
một khối lượng lớn nhất các dịch vụ và
hàng hoá có chất lượng cao trong một
khoảng thời gian nhất định nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch với chi
phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất và thu lợi nhuận tối đa.
→ Nói cách khác, hiệu quả kinh tế du lịch phản ánh trình độ sử dụng nguồn
lực sẵn có để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao với chi phí thấp
nhất.
II. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ:

DOANH THU
DU LỊCH

LỢI CHỈ DOANH


NHUẬN LỢI
TIÊU

THU NGOẠI
TỆ BÌNH
QUÂN

Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch là tổng số tiền thu được của khách
hàng trong kỳ nghiên cứu do hoạt động dịch vụ của các loại công ty du
lịch.
Chỉ tiêu doanh thu du lịch có ý nghĩa quan trọng, nó biểu hiện được sự thay đổi chất
lượng phục vụ của công ty du lịch.
Doanh thu du lịch được tính bằng công thức sau:
D : Doanh thu du lịch..
D=t n k x x
t : Mức thu bình quân / ngày khách.
n : Độ dài du lịch bình quân / khách.
k : Số du khách trong kỳ nghiên cứu.

24
Doanh lợi : Doanh lợi là tỷ lệ % giữa lợi nhuận và chi phí ( vốn):
d : Doanh lợi (%) tính theo chi phí.
𝑳 𝑳 L : Lợi nhuận.
d = % hoặc d = %
𝑪 𝑽 C : Chi phí.
V : Vốn .
Lợi nhuận của kinh doanh du lịch là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và giá
thành tổ chức du lịch :
L : Lợi nhuận.
L= ∑ 𝒑. 𝒒- ∑ 𝒛. 𝒒 P : Gía bán / đơn vị sản phẩm.
z : Chi phí / đơn vị sản phẩm.
q : Số đơn vị sản phẩm.
Thu ngoại tệ bình quân / du lịch quốc tế : Chỉ tiêu này được so sánh bằng tỷ lệ
giữa tổng thu ngoại tệ với tổng du khách quốc tế.

Tnb/q : Thu nhập ngoại tệ


𝑵
Tnb/q = bình quân /du khách quốc.
𝑽𝒔𝒙 N : Tổng thu ngoại tệ.
Q : Tổng số du khách quốc tế hiện có
trong kỳ nghiên cứu.
III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DU LỊCH

.
❖ Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch để làm
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng phục vụ và hạ giá thành sản phẩm.
• Hiện đại hóa dịch vụ thông tin cho việc
quản lý và điều hành du lịch.
• Hiện đại hóa dịch vụ đăng kí giữ chỗ cho
du khách bằng hệ thống CRS “Central
Reservation Systems” (hệ thống tự giữ chỗ
qua mạng internet).
• Đưa kĩ thuật công nghệ mới vào quy trình
chế biến và phục vụ kinh doanh ăn uống.

25
❖ Nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm nâng cao sức hấp dẫn tạo sự gia
tăng về lượng du khách:
• Đa dạng về chủng loại hàng hóa.
• Nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hóa du
lịch.
• Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
cán bộ nhân viên du lịch.
• Hiện đại hóa làm tăng sự tiện lợi và tiện nghi
phục vụ du khách của cơ sở vật chất – kỹ
thuật du lịch.
• Ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ trong toàn nghành và cơ sở kinh
doanh du lịch.
❖ Xây dựng và hoàn thiện chiến lược thị trường du lịch đối với du lịch quốc tế và nội
địa:
• Hoàn thiện cơ chế bán các dịch
vụ du lịch trên thị trường du lịch thế
giới.
• Nghiên cứu và hoàn thiện cơ cấu
hình thành giá cả của các dịch vụ và
hàng hóa du lịch để tạo thế cạnh tranh
trên thị trường du lịch thế giới và khu
vực
• Tuyên truyền quảng cáo để gia
tăng khả năng khai thác khách du lịch.

❖ Nâng cao sử dụng nguồn vốn và lao động:

• Đầu tư vào vùng có tiềm năng và tạo ra hiệu quả cao nhất.
• Nâng cao công suất sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật dịch vụ du lịch.
• Rút ngắn thời gian thiết kế và thi công xây dựng.
• Tăng cường tính độc lập và kỉ cương trong lao động.
• Cải thiện các điều kiện lao động.
• Cải tiến hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần đối với việc nâng cao chất
lượng phục vụ,tăng năng suất.
• Áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và phục vụ.

26
❖ Đa dạng các thể loại du lịch:
• Tùy vào điều kiện cụ thể như:
- Tài nguyên du lịch.
- Điều kiện tự nhiên.
- Khả năng xây dựng cơ sở vật
chất phù hợp.
- Nguồn hàng hóa và dịch vụ
được đảm bảo tốt.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên vững
về chuyên môn.
• Tùy thuộc vào điều kiện
của phí cầu như đảm bảo nguồn
khách du lịch hiện tại và tương
lai tương ứng với khối lượng và
cơ cấu với khả năng tiếp nhận của
vùng và quốc gia.

D. CÂU HỎI THẢO LUẬN:


Câu 1: Trình bày khái niệm về kinh doanh du lịch.
(Khái niệm kinh doanh du lịch “trang3”)
Câu 2: Trình bày khái niệm, đặc điểm đặc trưng và cách phân loại khách sạn.
(Khái niệm, đặc điểm đặc trưng và cách phân loại khách sạng “trang6”)
Câu 3: Trình bày các loại hình lưu trú như motel, làng du lịch, camping.
Motel: trang 8
Làng du lịch: trang 9
Camping: trang 10
Câu 4: Trình bày quy trình kinh doanh lưu trú.
(Quy trình kinh doanh lưu trú: trang 12)
Câu 5: Trình bày quy trình kinh doanh ăn uống.
(Quy trình kinh doanh ăn uống: trang14)
Câu 6: Nêu khái niệm về kinh doanh lữ hành, các phân loại lữ hành.
Khái niệm kinh doanh lữ hành: trang15
Các phân loại lữ hành: trang 18
Câu 7: Nêu và phân tích các nguyên tắc tác động đến sự di chuyển lữ hành.
(Nguyên tắc tác động đến sự dic chuyển lữ hành: trang 19)
Câu 8: Trình bày tóm tắt quy trình kinh doanh lữ hành.
(Quy trình kinh doanh lữ hành: trang 16)

Trân Thành Cảm Ơn Cô và Các Bạn đã đọc và góp ý cho báo cáo của nhóm!
 THE END 

27

You might also like