You are on page 1of 19

LUẬT DU LỊCH

LAW ON TOURISM

TS. ĐÀO THỊ THU HẰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


ĐHQG-HCM, 2019
Tỉ lệ điểm
- Quá trình: 20%
- Chuyên cần: 10%
- Giữa kỳ: 20%
- Cuối kỳ: 50%
Điểm danh mỗi buổi: sau 15 phút
giờ vào lớp
NỘI DUNG

1. Nhập môn luật du lịch


2. Kinh doanh du lịch
3. Khách du lịch
4. Hướng dẫn viên du lịch
5. Quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong lĩnh
vực du lịch
6. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN
về nghề du lịch
Chương 1
Nhập môn học luật du lịch

1. Khái niệm về du lịch, luật du lịch, pháp luật du lịch

2. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của


luật du lịch

3. Nguồn của pháp luật du lịch

4. Quan hệ pháp luật du lịch

5. Vai trò của pháp luật du lịch


1. Khái niệm về du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi


của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục
đích hợp pháp khác. (Đ3.1)
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập
ở nơi đến.
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ
chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức,
cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
(Đ 3.2)

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa
sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao,

Hoạt động & hành vi?


Phân loại dịch vụ du lịch

 Dịch vụ lữ hành
 Dịch vụ vận chuyển khách du lịch
 Dịch vụ tham quan điểm du lịch, khu du lịch
 Dịch vụ đại lý du lịch
 Dịch vụ lưu trú
 Dịch vụ ăn uống
 Dịch vụ vui chơi, giải trí
 Dịch vụ du lịch khác….
Sản phẩm du lịch

 Du lịch biển, du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội,


tham quan và tìm hiểu lối sống,
 Du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái, khám phá hang
động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông
thôn;
 Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị,
triển lãm); du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch thể
thao; du lịch dưỡng bệnh; du lịch du thuyền; du lịch
làm đẹp...
Tổ chức không gian du lịch theo 7 vùng:

 Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, tphố;


 Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
gồm 11 tỉnh/tphố;
 Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, tphố;
 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, tphố;
 Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh;
 Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, tphố;
 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, tphố.
Khái niệm về luật du lịch

Luật Du lịch là một đạo luật trong hệ thống pháp luật


VN chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch.
Khái niệm pháp luật du lịch

Pháp luật du lịch là hệ thống những quy tắc xử sự


mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành
và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch để đảm bảo
trật tự và phát triển du lịch.
2. Đối tượng của Luật Du lịch

• Đối tượng điều chỉnh: Quan hệ xã hội trong lĩnh


vực du lịch. Ví dụ?

• Đối tượng áp dụng của Luật Du lịch: Cơ quan


quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan khác, tổ
chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động
liên quan đến du lịch. Ví dụ?
Phương pháp điều chỉnh của Luật Du lịch:

• Mệnh lệnh - hành chính,


• Bình đẳng - thỏa thuận.
Ví dụ?
3. Nguồn của pháp luật du lịch

• Hiến pháp 2013

• Điều ước quốc tế: Hiệp định GATS, EVFTA, AFAS…

• Bộ luật, đạo luật:Luật Du lịch năm 2017, Bộ luật Dân


sự 2015, Luật Thương mại 2005…

• Văn bản dưới luật: Nghị Quyết 08/NQ-TW, Nghị định


số 168/2017/NĐ-CP, Nghị định số 45/2019/NĐ-CP,
Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, Quyết định của
UBND các cấp…
4. Quan hệ pháp luật du lịch

Là những quan hệ xã hội được các quy phạm


pháp luật du lịch điều chỉnh, trong đó quyền
hoặc/và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hoạt
động du lịch được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Đặc điểm: khá rộng, khó phân biệt
Cấu trúc:
+ Chủ thể: tổ chức, cá nhân. Ví dụ?
+ Khách thể: là đối tượng mà các chủ thể quan hệ
hướng đến (tiền, vật, hành vi, giá trị tinh thần)
+ Nội dung: quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp
du lịch. Vd?
5. Vai trò của pháp luật vào du lịch

Tạo hành lang pháp lý để các quan hệ xã hội trong


lĩnh vực du lịch phát triển ổn định. Ví dụ?

Tạo cơ sở pháp lý để tổ chức, cá nhân kinh doanh


dịch vụ du lịch. Ví dụ?

Bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia
hoạt động du lịch. Ví dụ?

You might also like