You are on page 1of 2

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM E-LEARNING

ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN


HỌC PHẦN: TỔNG QUAN DU LỊCH HM03
Anh/chị chọn 01 đề trong các đề sau:
Đề 3
Phân tích đặc điểm của thị trường du lịch? Anh (chị) hãy giới thiệu các thị
trường quốc tế trọng điểm của du lịch Việt Nam.
* Đặc điểm của thị trường du lịch:
- Xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung: Vì sao nói như
vậy? Vì trước đó, thị trường hàng hóa đã có nhiều thị trướng khác đáp ứng
những nhu cầu tối cần thiết, cơ bản con người, nhưng riêng đối cới thị trường du
lịch xuất hiện chỉ đến khi con người đã có nhu cầu và khả năng chi trả sản phẩm
du lịch thì trên thị trường mới xuất hiện hoạt động trao đổi, mua bán đối với loại
sản phẩm này.
- Không có sự di chuyển của hàng hóa vật chất và dịch vụ: Trên thị trường du
lịch, dịch vụ không di chuyển mà người mua phải di chuyển tới để sử dụng,
trong khi đó, đối với các loài hàng hóa khác của thị trường khác có thể đến tận
tay người mua.
- Cung - cầu chủ yếu về dịch vụ: khẳng định “chủ yếu” bởi đa phần người tiệu
thụ chuyên dùng các dịch vụ của du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải
trí, ăn uống,... trong khi đó, hoạt động mua sắm lại không quá chiếm ưu thế.
- Đối tượng mua, bán rất đa dạng, là những giá trị văn hóa và tài nguyên tự
nhiên: Nói đa dạng bởi bất kì những tài nguyên tự nhiên như: Vịnh Hạ Long,
Tam Cốc – Bích Động,... hay tài nguyên hóa như di tích lịch sử, công trình kiến
trúc đều có thể trở thành một phần để chia sẻ trên thị trường du lịch, dù rằng
chúng không có những đặc tính đầy đủ hay giống như các loại hàng hóa khác,
nhưng người mua cũng có quyền sử dụng các giá trị do các tài nguyên mang lại.
- Quan hệ giữa thị trường giữa người bán – mua kéo dài hơn thị trường khác:
Nhận định như vậy bởi khác với các sản phẩm vật chất hữu hình thông thường
khác gồm ba giai đoạn: thiết kế, sản xuất, và bán, tức tới giai đoạn thứ ba là bán
thì người mua và người bán mới gặp nhau. Trong khi đó một sản phẩm du lịch
như chương trình du lịch lữ hành, vì yếu tố đồng thời nên chỉ khi nào có người
mua mới chương trình ấy mới sản xuất ra được. Vậy, nếu so sánh về mặt thời
gian thì ngay ở giai đoạn thứ hai thì người bán đã gặp người mua. Còn xét về
yếu tố sử dụng hàng hóa thì vì khi thực hiện được chuyến du lịch, ít nhất phải từ
một ngày trở lên.
- Mang tính mùa: Thực tế cho thấy, thị trường mang tính mùa và gắn kết với
tính mùa một cách rõ rệt, chẳng hạn vào mùa hè thì thị trường du lịch trở nên rất
sôi động, đặc biệt là nội địa hay outbound, người Việt Nam ra nước ngoài.
Nhưng từ tháng 9 năm trước cho tới tháng 2 – 3 năm sau thì lại tập trung
inbound, tức khách nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra, thị trường du lịch còn
chịu ảnh hưởng bởi vấn đề thời tiết, chẳng hạn có những đợt mua bão thì nhiều
khu vực bị chịu ảnh hưởng rất khó thu hút khách du lịch.
* Giới thiệu các thị trường quốc tế trọng điểm của du lịch Việt Nam.
Xét ở vị trí Outbound: Theo khảo sát của Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn và
quản lý điểm đến Outbox (Outbox Consulting) vào năm 2019, thì “81,6% người
tham gia khảo sát được hỏi từng hoặc đang dự định cho một chuyến đi du lịch
tới Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản... trong 1 năm tới. Đồng thời, 52% khách Việt du lịch nước ngoài theo hình
thức tự túc đến khu vực Đông Á, nhiều nhất là tới Hàn Quốc”. Tuy nhiên, đến
năm 2020, theo thống kê của trang Agoda thì điểm đến quốc tế được người Việt
ưa chuộng nhất lại là Thái Lan.
 Như vậy, thị trường quốc tế trọng điểm mà khách du lịch Việt Nam ưa
chuộng chính là Châu Á.
Xét ở vị trí Inbound: Theo thống kê của Tổng cục Thống kê thì vào năm 2019,
số lượng khách vào Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc với khoảng hơn 5,8
triệu lượt, kế đến là Hàn Quốc với hơn 4,2 triệu lượt. Ngoài ra, tốc độ tăng
trưởng số lượng khách du lịch vào Việt Nam nhiều nhất là Thái Lan với khoảng
45,9 %, kế đến là Đài Loan với khoảng 29,8%.
Đứng ở mặt cơ cấu thị trường quốc tế thì theo thống kê của Tổng cục Thống kê,
lượng khách Inbound vào Việt Nam nhiều nhất thuộc về khu vực Đông Bắc Á,
chiếm tới 66,79% kế đến là Đông Nam Á với khoảng 11,31% và lần lượt là
những khu vực còn lại.
 Như vậy, thị trường quốc tế trọng điểm mà khách du lịch là người nước
ngoài cũng chính là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á.

You might also like