You are on page 1of 4

Câu 1: Vì sao nói “ngành du lịch” là một ngành kinh doanh dịch vụ?

- Ngành du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa với các ngành dịch vụ khác để
có thể cung cấp dịch vụ đến du khách (Dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ lưu trú,
dịch vụ ăn uống,…). Điều này xuất phát từ các nhu cầu phong phú, đa dạng của du
khách. Do vậy, kinh doanh du lịch phải bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như:
kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh vui chơi -
giải trí, kinh doanh vận chuyên, kinh doanh hàng hóa... Các hoạt động này có quy
trình công nghệ khác nhau, chi phí kinh doanh cũng không giống nhau…
- Ngoài ra, du lịch còn sở hữu các đặc điểm mà các ngành dịch vụ có. Đặc điểm
của kinh doanh dịch vụ là không hiện hữu. Tức là dịch vụ sẽ có đặc trưng là không
hiện hữu, Nó sẽ không hề tồn tại dưới các dạng là vật thể, chúng chính là tổng hợp
của các hoạt động chứ không phải là những thứ mang yếu tố vật chất. Thêm nữa
dịch vụ không mang tính chất đồng nhất: Sản phẩm về những dịch vụ sẽ không được
tiêu chuẩn hóa, sẽ không cùng tạo ra được những dịch vụ có tính chất như nhau
trong những khoảng thời gian khác nhau. Mặt khác, khách hàng sẽ chính là người
tiêu dùng sử dụng dịch vụ cho nên yếu tố để việc quyết định nên chất lượng của dịch
vụ sẽ dựa cả vào cảm những nhận của họ, với từng cá nhân riêng, thì việc đánh giá
chất lượng của một dịch vụ cũng hoàn toàn có thể đối ngược nhau. Dịch vụ có đặc
tính là không thể tách rời: Sản phẩm về dịch vụ sẽ gắn liền với những hoạt động cung
cấp, quá trình sản xuất cho đến bước tiêu thụ sẽ được diễn ra một cách đồng thời.
Bởi điều này mà chỉ khi nào khách hàng có nhu cầu sử dụng thì việc sản xuất mới
được hoạt động.
- Do đó, có thể nói ngành du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ. Mục tiêu
chính của ngành du lịch là phục vụ, làm hài lòng du khách, mong muốn đem đến cho
du khách những trải nghiệm mới mẻ và tuyệt vời nhất. Những dịch vụ cung cấp đến
cho du khách bao gồm (vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi,…) mang cả tính vô
hình và hữu hình. Đối với ăn uống, lưu trú,… là những dịch vụ hữu hình, nhưng đối
với việc du lịch tham quan, giải trí,.. du khách chỉ được tận hưởng, chiêm ngưỡng vẻ
đẹp, chất lượng của các dịch vụ bằng cảm giác tại điểm du lịch, nên chúng mang tính
vô hình. Chất lượng những dịch vụ mà du khách trải nghiệm không mang tính cố
định, nó tùy thuộc vào từng cảm giác riêng của du khách. Du lịch là ngành kinh
doanh dịch vụ có tính không thể tách rời khi việc trải nghiệm sản phẩm du lịch và
việc cung cấp sản phẩm đó diễn ra đồng thời. Du khách đến địa điểm tham quan giải
trí thì chỉ có thể vui chơi, tham quan tại điểm mà nhà cung ứng dịch vụ cung cấp.
Hoạt động kinh doanh khách soạn trong ngành du lịch có có tính chất không thể dự
trữ, khi một ngày nếu một phòng khách sạn không đón được khách thì được xem
như khách sạn đó đã mất số tiền cho thuê của một căn phòng đó.
-> Một vài đặc điểm trên đã chứng minh ngành du lịch là một ngành kinh doanh
dịch vụ.
Câu 2: Mô hình liên kết ngang và dọc nhằm mục đích gì trong kinh doanh du lịch?
 Kinh doanh theo chiều ngang
- Các công ty có thể kết hợp nguốn lực về tài chính; sản xuất và tiếp thị để
bán hàng tốt hơn so với việc công ty đó một mình tiến hành hoạt động bán hàng.
- Tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống kênh phân
phối để tiết kiệm chi phí; phân tán rủi ro.
- Tạo hiệu quả trong nhiều hoạt động khác như quảng cáo, nghiên cứu, phát
triển.
- Nếu có sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong kênh phân phối thì sẽ tăng
được tính cạnh tranh.
Ví dụ: Hợp tác giữa Công ty Du lịch Vietravel và Tập đoàn 24 Hour Group of
Companies (Myanmar) góp phần tạo hiệu quả trong việc quảng cáo hình ảnh của 2
công ty, và còn đáp ứng được mục tiêu đáp ứng nhu cầu du lịch tối đa của người dân
2 nước. Mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch với giá tốt, ngày khởi hành
linh hoạt và đa dạng lịch trình. Qua đó còn giúp tăng được lợi nhuận cho cả 2 công
ty.
 Kinh doanh theo chiều dọc
- Khắc phục được nhược điểm của kênh phân phối truyền thống.
- Làm tăng khả năng phối hợp hành động, năng lực cạnh tranh và đạt được
hiệu quả cao do tận dụng được hiệu quả theo quy mô trong phân phối.
- Xóa bỏ các công việc bị trùng lặp và giảm thiểu các xung đột giữa các thành
viên trong kênh phân phối.
- Tăng khả năng thu nhận thông tin phản hồi trực tiếp từ thị trường.
Ví dụ: Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài là công ty của Viettravel. Qua đó
thì Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài sẽ cung cấp các suất ăn cho các du
khách trên máy bay. Hai công ty sẽ cùng phối hợp để có thể phục vụ những dịch vụ
tốt nhất cho du khách, đồng thời sẽ giảm thiểu xung đột, cạnh tranh trong cùng kênh
phân phối.
Câu 3: Vì sao nói du lịch là ngành kinh doanh đặc thù?
- Thứ nhất, khẳng định ngành du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ. Do đó, nó
sở hữu các đặc điểm riêng biệt mà các ngành kinh doanh khác không có.
- Sản phẩm mà ngành du lịch tạo ra có các đặc điểm:
 Tính vô hình
Các sản phẩm du lịch vô hình không phải là những sản phẩm không thể chạm hay
nhìn thấy. Nó có nghĩa là dịch vụ có mục đích sử dụng vào 1 khoảng thời gian xác
định. Ví dụ như trong thời gian xác định có sẵn 1 phòng khách sạn.
 Tính không thể tách rời
Quá trình sản xuất và tiêu dùng được xem là diễn ra đồng thời trong cùng 1 khoảng
không gian và thời
gian.
– Cùng thời gian: Thời gian hoạt động của máy bay, khách sạn, nhà hàng phải phụ
thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Những hoạt động phục phụ khách hàng vì thế
luôn được diễn ra liên tục mỗi giờ, mỗi
ngày.
– Cùng không gian: Sản phẩm du lịch là gì? Nó khác với những sản phẩm hàng hóa
thông thường. Khách du lịch sẽ phải đến tận nơi để tiêu thụ hàng hóa. Chính vì vậy,
các sản phẩm du lịch cần phải luôn gắn liền với nguồn gốc của dịch vụ.
 Tính không thể dự trữ
Sản phẩm mà một công ty dịch vụ không thể bán được trong ngày hôm nay thì không
thể dự trữ cho ngày mai. Ví dụ một chuyến bay có sức chứa tối đa là 130 chỗ, nhưng
nếu hôm nay chỉ bán được 40 vé, vậy ngày hôm sau hàng lữ hành chỉ bán tối đa 130
vé cho cùng chuyến bay đó.
 Tính đồng thời
Dịch vụ được cung cấp cho du khách được tiêu thụ đồng thời. Ví dụ khi bạn thuê một
phòng khách sạn, có nghĩa bạn đã mua quyền sở hữu căn phòng đó trong thời hạn
được thỏa thuận, bạn được tận hưởng, trải nghiệm không gian và các dịch vụ có sẵn
trong căn phòng đó. Và việc nhà cung ứng cung cấp phòng khách sạn đó và việc tiêu
thụ dịch vụ đó là diễn ra đồng thời.
 Tính mùa vụ
Du lịch chịu ảnh hưởng rất lớn từ tính mùa vụ. Số dịch vụ được khách hàng mua sẽ
khác nhau tùy vào từng thời điểm khác nhau trong năm. Các nhân tố chi phối trong
tính mùa vụ có thể là: các nhân tố tự nhiên, nhân tố xã hội, nhân tố kỹ thuật và các
nhân tố khác.
 Tính không đồng nhất
Chất lượng các dịch vụ được cung cấp cho khách hàng tùy vào từng thời điểm khác
nhau, không gian khác nhau mà nó sẽ dẫn đến những trải nghiệm khác nhau. Bên
cạnh đó, tùy cảm nhận của từng du khách mà sẽ đưa ra đánh giá, nhận xét khác
nhau, điều đó mang tính chủ quan, không cố định.
 Tính không dịch chuyển
Tuy du khách mua dịch vụ du lịch đó, nhưng du khách không thể vận chuyển sản
phẩm, dịch vụ đó về với họ. Dịch vụ đó chỉ được cảm nhận tại điểm mà nhà cung ứng
cung cấp.
- Thứ hai, về đặc điểm đối tượng phục vụ: đối tượng phục vụ của du lịch thường rất
đa dạng và phong phú về mọi tầng lớp, địa vị, văn hóa xã hội, quốc gia khác nhau…
Chính vì vậy, cần phải nắm chắc về nhu cầu, tâm lý từng đối tượng khách hàng,
đảm bảo cho việc phục vụ được tốt nhất.
Câu 4: Thị trường mục tiêu là gì? Phân loại thị trường du lịch nhằm mục
đích gì?
Khái niệm: Thị trường mục tiêu (Target Market) là một nhóm người có một số
đặc điểm chung về nhân khẩu học - được xác định là khách hàng tiềm năng cho
một sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường muc tiêu là nơi mà doanh nghiệp
dồn nguồn lực để tiếp thị, truyền thông hàng hoá dịch vụ. Hiểu một cách đơn
giản, thị trường mục tiêu là tiền đề để doanh nghiệp quyết định chiến lược tiếp
thị phù hợp. 
 Cung
- Phân khúc thị trường là một chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp dễ nhận
biết và nắm rõ hành vi của du khách. Bởi đó là việc họ tìm hiểu rõ hành vi,
động cơ, mục đích của nhóm cầu mà họ đang hướng tới. Từ đó doanh nghiệp
sẽ có các thay đổi về sản phẩm hay dịch vụ để đáp ứng được yêu cầu các
khách hàng tiềm năng của họ.
- Giúp các công ty du lịch tập trung vào những kênh tiếp thị hợp lý, xây dựng
chương trình quảng bá cho sản phẩm du lịch của mình, đánh đúng vào tâm lý,
nhu cầu của nguồn du khách mà mình đang hướng đến.
- Giúp cho việc một doanh nghiệp sẽ thâm nhập vào thị trường dễ dàng hơn.
Bởi nhờ nó, công ty du lịch sẽ hiểu rõ hơn về những nhu cầu cần được đáp
ứng của du khách.
- Dễ dàng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: thay vì việc phải làm thoả mãn
nhu cầu của đa dạng khách du lịch thì khi đã tập trung vào một mục tiêu cụ
thể thì bạn sẽ dễ dàng cải thiện sản phẩm hay dịch vụ du lịch của mình hơn.
Bởi các đối tượng tiềm năng đã được chia thành từng nhóm nhỏ.
- Mỗi công ty sẽ xác định cho mình một thị trường mục tiêu riêng. Vì vậy các
công ty sẽ giảm đi phạm vi cạnh tranh của riêng mình.
 Cầu
- Du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn cho việc đi du lịch theo những chương trình
du lịch mà mình cảm thấy phù hợp.
- Nhu cầu của du khách sẽ được đáp ứng và thoả mãn. Bởi sự tập trung vào thị
trường mục tiêu, các công ty du lịch sẽ nghiên cứu kĩ lượng để cho ra một sản
phẩm du lịch tốt nhất, đánh trúng vào những mong muốn, nhu cầu của du
khách khi đi du lịch.

You might also like