You are on page 1of 18

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

BÁO CÁO GIỮA KỲ

MÔN: XÃ HỘI HỌC DU LỊCH


ĐỀ TÀI: “MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG ĐỒNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
VÀ DU LỊCH TỪ GÓC ĐỘ XÃ HỘI HỌC”

GVGD: TẠ XUÂN HOÀI


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP
1 PHẠM QUỲNH NHI ( NT) 31900765 19030501
2 TRẦN VÕ LAN VY 31900550 19030501
3 HUỲNH THỊ NGỌC ỬNG 31900623 19030502
4 VÕ THỊ HOÀI TRÂM 31901030 19030501
5 BÙI TRẦN THẢO VY 31900634 19030502

TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2021

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................2
A - MỞ ĐẦU...................................................................................................................................4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................................................4
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:................................................................................4
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.............................................................................................................5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................5
B- NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................................................5
I. TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HỌC DU LỊCH:..................................................................................5
1.1 Khái niệm du lịch:...........................................................................................................................5
1.2 Khái niệm xã hội học du lịch:.........................................................................................................5
1.3 Sự ra đời và phát triển của xã hội học du lịch:.............................................................................6
II. TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀ DU LỊCH:.......6
2.1 Khái niệm cộng đồng:.....................................................................................................................6
2.2 Khái niệm cộng đồng địa phương:............................................................................................7
2.3 Du lịch cộng đồng:.....................................................................................................................7
2.3.1 Nhận thức:..................................................................................................................................8
2.3.2 Quan điểm:.................................................................................................................................8
2.4 Thực trạng mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch:................................................8
2.5 Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch.....................................................................9
2.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch......................9
a) Nhân tố thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch :.................................9
b) Rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch
2.5.2 Ảnh hưởng của du lịch đến cộng đồng địa phương  a) Tích cực.................................10
b) Tiêu cực..........................................................................................................................................11
2.5.3 Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch............................................12
2.6 Một số thí dụ điển hình:..........................................................................................................13
III. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP :............................................................................................15
3.1 Nguyên nhân..................................................................................................................................15
3.2 Giải pháp........................................................................................................................................17
C- TỔNG KẾT.............................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................18
A - MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm ở đông nam lục địa châu Á. Đây là
quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với hệ thống tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể bao gồm các di sản thiên nhiên và
văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
tập tục và lối sống với nét đẹp văn hóa bản địa của các dân tộc.. Việt Nam trở thành
một điểm đến du lịch đầy tiềm năng, hấp dẫn khách du lịch quốc tế và nội địa. Du
lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất cũng như là ngành công
nghiệp tạo ra việc làm lớn nhất trên thế giới. Với những chính sách đổi mới của
Đảng và nhà nước, ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển với tốc độ
tăng trưởng cao. Du lịch có vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò
quan trọng và hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, đảm bảo an ninh
xã hội - an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch còn nảy sinh nhiều mặt tiêu cực như
phá hoại cảnh quan môi trường sinh thái, gây sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, làm
thay đổi bản sắc văn hóa dân tộc, ... Điều này gây ảnh hưởng lớn tới dân cư địa
phương và sự phát triển du lịch của địa phương.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, Covid 19 đã tác động nặng nề đến
ngành du lịch ở Việt Nam, làm cho chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của du
lịch đối với cộng đồng du lịch địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa giữa cộng đồng du lịch địa phương và du lịch là việc làm rất cần thiết, bởi
vì chính những người dân địa phương là là yếu tố chủ chốt trọng việc tham gia phát
triển du lịch bền vững, họ cũng đóng vai trò quan trọng việc hình thành và khẳng
định thương hiệu du lịch của điểm đến.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tác động của hoạt động khai thác du lịch lên
đời sống của người dân địa phương tại điểm đến du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa cộng
đồng du lịch địa phương và du lịch về lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu thực tiễn

3
được tiến hành tại Sapa- Lào Cai, Hội An- Quảng Nam và An Giang. Đây là những
nơi có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật và đa dạng.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về Khái niệm du lịch, xã hội học du lịch, cộng đồng, cộng đồng địa
phương và Du lịch cộng đồng
- Tìm hiểu về mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch. Đưa ra một số
giải pháp nhằm phát triển du lịch đi kèm với phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế
và giảm thiểu các yếu tố tiêu cực trong mối quan hệ giữa cộng đồng du lịch địa
phương và du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch.
- Tăng cường quyền lực cho cộng đồng du lịch địa phương trong việc quản lý du
lịch, hướng đến phát triển du lịch bền vững.
- Góp phần nâng cao nhận thức cho bản thân nhóm nghiên cứu và cộng đồng
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin của tài liệu, số liệu, …có liên quan đến
nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài từ thực tế xã hội, từ sách báo khoa học,
từ báo cáo của cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương, từ internet... Từ
đó phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách
khách quan, chính xác.

B- NỘI DUNG CHÍNH


I. TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HỌC DU LỊCH:
1.1 Khái niệm du lịch:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá tài nguyên du lịch và hoạt động kết
hợp mục đích hợp pháp khác.” 1
1.2 Khái niệm xã hội học du lịch:
Xã hội học du lịch là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch và xã hội,
cũng như nghiên cứu sự tác động qua lại của các hoạt động du lịch.

1
https://marketingdulich.net/du-lich-la-gi-giai-thich-tu-ngu/

4
1.3 Sự ra đời và phát triển của xã hội học du lịch:
Xã hội học du lịch là một trong những chuyên ngành khá mới, nổi lên với
những nghiên cứu và quan tâm dành cho chuyên ngành du lịch - đây là một trong
những lĩnh vực phát triển hết sức sôi động. Theo Eril Cohen – nhà xã hội học người
Pháp nghiên cứu khoa học về du lịch bắt đầu ở Châu Âu cho biết tác giả L. Bodio
đã xuất bản bài báo khoa học đầu tiên về lĩnh vực du lịch vào năm 1899. Tuy nhiên,
những công trình khoa học đa phần đều xuất phát tử Đức. Có rất nhiều chuyên khảo
du lịch được hình thành từ Đức, đầu tiên phải nhắc đến bài báo của L.von Wiese
năm 1930, tiếp theo là công trình nghiên cứu của H.J Knebel năm 1960. “ Cuốn
sách về du lịch của Ogilvie xuất bản năm 1933 Hoạt động của khách du lịch : một
nghiên cứu kinh tế học là chuyên luận khoa học xã hội đầu tiên trong lĩnh vực này
được viết bằng tiếng Anh và sau đó là cuốn sách của Norval về ngành công nghiệp
du lịch xuất bản năm 1936 - Ngành công nghiệp du lịch : Một khảo sát quốc gia và
quốc tế ”2. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 du lịch trở nên phát triển mạnh mẽ tuy
nhiên những nghiên cứu về du lịch phải đến những năm 1970 mới để lại những ấn
tượng đôc đáo bằng những ấn phẩm và công trình khoa học. Đầu tiên phải kể đến
những chuyên khảo, bài báo của Mac Cannell (Khách du lịch: Một lý thuyết mới về
tầng lớp giải trí – xuất bản năm 1976), Cohen (Xã hội học du lịch – 1979) hay
Graburn (Nhân học xã hội về du lịch – 1983). Thông qua quá trình hình thành và
phát triển có thể nói Châu Âu là quê hương của chuyên ngành Xã hội học du lịch.
II. TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
VÀ DU LỊCH:
2.1 Khái niệm cộng đồng:
Theo xã hội học, cộng đồng là một tập thể những cá nhân có sự tương tác và
cùng chia sẻ một môi trường chung. Theo truyền thống, “cộng đồng” được hiểu là
một tập thể các cá nhân cùng hoạt động tương tác và sống cùng một nơi. Từ “cộng
đồng” thường được sử dụng để đề cập đến một tập thể với những giá trị chung,
những mối liên kết xã hội tại cùng một địa điểm địa lý, thông thường là những

2
ttps://123doc.net/document/3427875-xa-hoi-hoc-du-lich-lich-su-phat-trien-va-cac-chu-de-nghien-cuu-co-
ban.htm?fbclid=IwAR2zNSj_NipA39nVjpBzj4x_1F3giNzrP_7M-LJI4FGoTaNujlilbwDuB_

5
không gian xã hội rộng lớn hơn ngôi nhà của họ. Từ này cũng có thể được dùng để
chỉ cộng đồng quốc gia hoặc cộng đồng tổng thể.
Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: tương quan cá nhân mật thiết
với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các
mối quan hệ cá nhân; có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá
nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; có sự hiến dâng về mặt
tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; có ý
thức đoàn kết tập thể.
2.2 Khái niệm cộng đồng địa phương:
Trong du lịch, cộng đồng địa phương tại các vùng phụ cận là một thành phần
tham gia vào hoạt động du lịch. Sự phối hợp của cộng đồng này góp phần tạo nên
tính đa dạng và hấp dẫn cho sản phẩm của địa phương diễn ra hoạt động du lịch
cộng đồng. Ví dụ: mở các gian hàng bán các sản phẩm đặc sản, quà lưu niệm thể
hiện bản sắc của vùng miền…
Cộng đồng địa phương trong du lịch tại Việt Nam có thể được hiểu là các
nhóm người bản địa tại một vùng núi, đồng bằng hay khu phố, đô thị mà họ mang
bản sắc riêng của họ. Du lịch cộng đồng cần phải kết hợp 3 yếu tố để có thể vận
hành một cách hiệu quả, bền vững: (1) Sự hỗ trợ và tham gia của người địa
phương; 2) Bảo vệ bản sắc văn hóa của người dân cũng như môi trường sở tại; (3)
Lợi ích hướng tối đa đến người dân địa phương.
2.3 Du lịch cộng đồng:
Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community-based tourism) bắt nguồn từ loại
hình du lịch làng bản. Xuất hiện vào những năm 1970. Khi một số khách du lịch
muốn tham quan các làng bản. Và tìm hiểu văn hóa kết hợp với khám phá tự nhiên.
Thông thường, các hoạt động du lịch này thường được tổ chức ở những khu vực
rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã. Có hệ sinh thái đa dạng… nhưng còn
hẻo lánh, thưa thớt dân cư.
Theo Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas (2009) cho rằng: “Du lịch cộng
đồng là mô hình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng

6
ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế
địa phương”.
Có thể hiểu: “Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch bền vững dựa vào cộng
đồng địa phương mang lại cho du khách những trải nghiệm về văn hóa của cộng
đồng. Cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch như khai thác. Quản lý
và bảo tồn nguồn tài nguyên và cộng đồng phải được hưởng lợi từ hoạt động du
lịch. Để từ đó giảm tỉ lệ nghèo đói, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc
sống”.
2.3.1 Nhận thức:
Du lịch cô ̣ng đồng là mô ̣t mô hình phát triển du lịch, trong đó cô ̣ng đồng dân
cư là người cung cấp các sản phẩm cho du khách. Cô ̣ng đồng dân cư có trách nhiê ̣m
bảo vê ̣ tài nguyên du lịch và được chia sẻ các lợi ích do du lịch mang lại. Phát triển
du lịch cô ̣ng đồng tạo ra thêm công ăn viê ̣c làm và tăng thêm thu nhâ ̣p cho cô ̣ng
đồng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và công cuộc làm giàu của địa phương.
Vì vậy, Việt Nam cần phải phát triển du lịch cộng đồng một cách bài bản hơn.
2.3.2 Quan điểm:
Vấn đề con người - nhân lực du lịch bản địa được coi là yếu tố quyết định
trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Nếu phối hợp lồng ghép việc phát triển
du lịch với các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, phong trào xây dựng
gia đình văn hóa, phong trào trồng cây, trồng và kinh doanh rừng, chăn nuôi hoặc
các phong trào khác thì hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều.
2.4 Thực trạng mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch:
Về cơ bản, mối quan hệ này chủ yếu mang tính kinh tế, văn hóa, xã hội. Người
dân địa phương cũng tham gia vào cung ứng một số hàng hóa (sản phẩm địa
phương, đồ lưu niệm), cung ứng dịch vụ cho du khách (hướng dẫn tham quan,
homestay...), cung cấp các sản phẩm du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của
vùng và thay vào đó, người dân địa phương nhận lại nhiều lợi ích từ du lịch. Tuy
nhiên các hiện tượng như chèn ép, tăng giá xảy ra ở một số nơi, chất lượng dịch vụ
không bảo đảm, nhất là về an toàn vệ sinh thực phẩm và dịch vụ lưu trú chưa thực

7
sự được chú trọng, gây ức chế cho du khách. Hơn nữa, vì lợi nhuận trước mắt đã
xuất hiện tình trạng người dân ở một số địa phương đã bỏ nghề truyền thống- nét
đặc sắc riêng của người dân bản địa, để chạy theo xu hướng du lịch, làm cho sự đa
dạng về cơ cấu ngành nghề bị mai một theo thời gian, mất đi tính hấp dẫn của chính
địa phương.
2.5 Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch
2.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch
a) Nhân tố thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch :

Thứ nhất, nhân tố nhận thức của cộng đồng về tài nguyên và hoạt động du lịch
3
, đây khả năng nhận biết tầm quan trọng và vai trò của hoạt động du lịch. Nhận
thức du lịch đem lại là khả năng thu hút thêm nguồn vốn cho du lịch, phát triển
nguồn nhân lực du lịch và tăng khả năng tiếp đón khách của cộng đồng tại điểm đến
Thứ hai, nhân tố lợi ích kinh tế 4. Sự phát triển du lịch giúp tạo ra một lượng
việc làm đa dạng phù hợp với các nhóm đối tượng trong cộng đồng. Ngành du lịch
phát triển kéo theo các ngành liên quan phát triển và tạo ra nhiều cơ hội việc làm
cho người dân địa phương nâng cao chất lượng cuộc sống
Thứ ba, nhân tố điều kiện về cơ chế và chính sách. Tức là nếu nhà nước có chủ
trương chính sách thích hợp cho đầu tư phát triển du lịch, hỗ trợ địa phương vay
vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế phí, hỗ trợ đào tạo về du lịch
cũng như việc làm.. thì sẽ nhận được sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Sự
ủng hộ của chính quyền địa phương cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sự hưởng ứng của cộng đồng. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương thể hiện ở
việc tạo điều kiện cho khách đến tham quan, khuyến khích, hỗ trợ người dân làm du
lịch.
Thứ tư, nguồn lực của hộ gia đình bao gồm nguồn nhân lực (chất lượng và số
lượng lao động), nguồn vốn xã hội (mối quan hệ họ hàng, thân quen), nguồn vốn tự
3
Attaallah and Al-ehewate (2016), Evaluating study for elements affecting tourism awareness in
Jordan: Applied on Aqaba and Wadi Rum Areas, International Journal of Heritage, Tourism, and
Hospitality, 8(1)
4
Jurowski, Gursoy (2004), Distance effects on residents’ attitudes toward tourism, Annals of Tourism
Research, 31(2), 296-312

8
nhiên (đất đai thuộc sở hữu của hộ), nguồn vốn vật chất (cơ sở vật chất, trang thiết
bị phương tiện của hộ), nguồn vốn tài chính (vốn).

Ngoài ra, sự hỗ trợ giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ, các công ty lữ hành về
nguồn khách, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cũng là những yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 5
b) Rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch
Theo Tosun 6, rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng được chia thành
ba loại: hạn chế ở các cấp độ điều hành điều hành, hạn chế về cấu trúc và hạn chế
về văn hóa, nhận thức. Trên mức độ lý thuyết, các rào cản/hạn chế như vậy không
loại trừ lẫn nhau. Đây cũng là nguyên nhân gây ra giới hạn cho các cộng đồng tham
gia vào hoạt động du lịch.
Rào cản ở cấp độ điều hành hoạt động du lịch thường liên quan đến các thủ tục
hành chính, việc tập trung hóa quản lý hành chính công trong phát triển du lịch, sự
thiếu phối hợp giữa các bên liên quan và thiếu thông tin cho người dân địa phương.
Rào cản về cơ chế, chính sách bao gồm thiếu hệ thống pháp luật phù hợp, nguồn
nhân lực, nguồn tài chính, chi phí duy trì sự tham gia và ảnh hưởng của sự thống trị
(kiểm soát) từ bên ngoài.
Rào cản về văn hóa, nhận thức bao gồm sự hạn chế về năng lực của người
nghèo, sự thờ ơ và mức độ nhận thức thấp trong cộng đồng địa phương

2.5.2 Ảnh hưởng của du lịch đến cộng đồng địa phương 
a) Tích cực
Du lịch tạo ra nguồn thu nhập bền vững, cung cấp công việc trực tiếp cho cư dân
địa phương, hoặc có thể tài trợ một số hoạt động thông qua việc phổ biến lợi tức từ
các điểm du lịch. Các lợi tức này có thể thu được từ những nguồn, như: phí vào cửa,
cho thuê đất bên trong các khu du lịch... và cũng từ du khách chi tiêu bên ngoài
điểm du lịch như việc lưu trú, thức ăn, đồ thủ công mĩ nghệ. Như vậy, du lịch cộng
5
Nguyễn Bùi Anh Thư, Trương Thị Thu Hà, Lê Minh Tuấn, Sự tham gia của người dân địa phương trong
phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại rừng dừa bảy mẫu cẩm thanh – hội an
6
Tosun C (2000), Limits to community participation in the tourism development process in
developing countries, Tourism Management, 613–633

9
đồng thực chất không cần đầu tư quá nhiều vốn nhưng lại giúp cộng đồng dân cư tại
khu du lịch có cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống về cả vật chất và tinh thần.
Nguồn thu nhập từ bên trong và bên ngoài khu du lịch có thể cải thiện các dịch
vụ về giáo dục và y tế như các hoạt động du lịch bền vững có thể được lập kế hoạch
để tài trợ những dự án tài trợ các chương trình ở trường học và xây dựng trạm xá.
Không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội mà du lịch cộng đồng còn góp
phần bảo tồn văn hóa của các dân tộc các địa phương. Khi đến một vùng đất mới du
khách đều muốn tìm hiểu những đặc điểm văn hoá và cùng nhau trao đổi, giao lưu
văn hoá cùng những người dân nơi đây. Do đó, cộng đồng địa phương có thể thể
truyền bá những nét văn hoá đặc sắc của địa phương nơi mình sinh sống cùng du
khách.
Nhu cầu du lịch của du khách là được nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều
cảnh đẹp và môi trường không bị ô nhiễm, điều này đã tích cực nâng cao nhận thức
của người dân về bảo vệ tài nguyên môi trường của địa phương. Hiện nay với tình
hình ô nhiễm môi trường trên toàn cầu thì việc phát triển du lịch cộng đồng là một
trong những giải pháp khả thi, giúp cả du khách lẫn cộng đồng dân cư nhận ra được
trách nhiệm của bản thân họ về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi các tác
nhân gây hại.
Trên khắp dải đất hình chữ S có hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng
cảnh là di sản cấp quốc gia, hệ thống các lễ hội, làng nghề truyền thống; văn hóa ẩm
thực của các vùng miền, dân tộc; di sản văn hóa, văn nghệ dân gian… Những nguồn
tài nguyên vô cùng phong phú và đặc sắc ở mỗi địa phương được khai thác để phát
triển du lịch. Do đó, các tài nguyên du lịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ đã góp phần
quảng bá hình ảnh của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung.
b) Tiêu cực
* Tác động trên 5 phương diện:
(1) Môi trường tự nhiên
Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch “ không khói” ngoài đem lại những lợi
ích cho cộng đồng địa phương, còn vô tình mang lại những mối đe doạ tiềm tàng
đến môi trường. Lượng lớn du khách đến địa phương có khả năng phá vỡ môi

10
trường sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm từ các nguồn rác thải, gia tăng ô nhiễm tiếng
ồn, tắc nghẽn giao thông.
(2) Văn hóa
Yếu tố văn hoá là một trong những viên ngọc sáng thu hút hàng đầu của ngành du
lịch. Khách du lịch thường mong muốn được trải nghiệm những nền văn hóa mới
mẻ, bản thân những người bản xứ có thể muốn giữ nguyên bản sắc văn hoá truyền
thống của địa phương. Một số khác vì lợi nhuận mà muốn giao hoà vào thế giới
hiện đại, điều này sẽ đánh mất đi các giá trị văn hóa ban đầu của cộng đồng.
(3) Kinh tế
Sự phát triển của ngành du lịch khiến cho cộng đồng địa phương bị chèn ép bởi các
tập đoàn nướ ngoài chuyên cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, điều này khiến
người dân địa phương sẽ gặp phải những rủi ro đáng kể. Ngoài ra, sự gia tăng giá cả
cũng có thể xảy ra.
(4) Chính trị
“ Du lịch được xem như là một trong các phương tiện xóa bỏ khoảng cách giữa các
dân tộc, nền văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, với sự khác biệt khá lớn về sự giàu
nghèo, lối sống giữa người dân địa phương và khách du lịch hình thành nên khoảng
cách ở một số vùng miền, điều này có thể gây ra mẫu thuẫn giữa các bên.” 7
(5) Xã hội
Du lịch mang lại việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương, tuy nhiên
nếu quá phụ thuộc vào điều này có thể làm xói mòn các giá trị văn hoá của cộng
đồng. Ngoài ra, còn xảy ra khuynh hướng người dân ít hoặc không tham gia vào các
hoạt động xã hội khác.
2.5.3 Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch
a) Tiếp đón du khách
Từ các doanh nghiệp về cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, các dịch vụ vui chơi
giải trí ở địa phương cho đến những cá nhân trong cộng đồng địa phương thì nhiệm
vụ chính của họ ở điểm đến du lịch là tiếp nhận du khách, tạo môi trường thoải mái,
an toàn cho khách du lịch đến tham quan. Việc tiếp đón cũng có thể xảy ra dưới
7
BDS.net, Ảnh hưởng của ngành du lịch đến môi trường và những ảnh hưởng khác, https://bds.net/du-lich-
khach-san/anh-huong-cua-nganh-du-lich-den-moi-truong-va-nhung-anh-huong-khac

11
hình thức gián tiếp như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp vật tư thiết bị để tạo tiện
nghi cho việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du khách. Trong việc tiếp nhận du
khách, cộng đồng địa phương còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin giúp khách hàng.
b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Tác nhân chính trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ chính là
cộng đồng địa phương. Vì họ là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động
du lịch tại điểm đến. Điều này thể hiện qua việc bảo đảm chất lượng trong dịch vụ
ăn uống, lưu trú, các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí tạo ra sự thoải mái, thư
giãn nhất cho du khách. Ngoài ra, còn đem lại sự thân thiện, thái độ hiếu khách cho
du khách
c) Cung cấp sản phẩm địa phương
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch, vì
vậy có những địa phương được thiên nhiên ưu ái nên có rất nhiều tài nguyên phong
phú. Có những nơi chỉ có thế mạnh về tài nguyên nhân văn, có những nơi lại có thế
mạnh về cả 2 loại hình tài nguyên. Tuy nhiên, tất cả các loại tài nguyên đều sẽ là
những viên ngọc thô nếu không có sự mài dũa, sự tác động từ cộng đồng địa
phương. Những sản phẩm mang những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền đã
mang lại cho du khách những cảm giác và trải nghiệm khó quên như đèn lồng Hội
An, nón bài thơ của Huế, ô mai Mai Hà Nội, gạo Nàng Hương của Đồng bằng sông
Cửu Long…

d) Bảo vệ tài nguyên du lịch địa phương một cách bền vững và hiệu quả nhất
Người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một mối quan hệ
gắn bó, nhiều nơi, người dân tại địa phương sử dụng tài nguyên thiên nhiên như
phương tiện sống hay một nguồn thu nhập nhất định . Do đó họ luôn tìm cách kiểm
soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh tình trạng tàn phá. Điều này giúp
cho tình trạng tài nguyên khi khai thác du lịch được kiểm soát và bảo đảm.
2.6 Một số thí dụ điển hình:
a) Sapa – Lào Cai:

12
Sa Pa là trung tâm du lịch của Lào Cai. Trong những năm gần đây, du lịch Sa
Pa phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt mô hình du lịch cộng đồng tại Sa Pa.
Đây được xem là một trong những điển hình tiêu biểu về tính hiệu quả của loại hình
du lịch này. Từ những mô hình du lịch cộng đồng thí điểm như Cát Cát, Sín Chải
(xã San Sả Hồ), Bản Dền với vài hộ dân tham gia đến nay Sa Pa đã nhân rộng mô
hình này ra nhiều xã như: Tả Van, Tả Phìn, Nậm Cang.
Ở Sa Pa, dịch vụ lưu trú tại gia (homestay) phát triển ở những điểm như Tả
Van, Tả Phìn, Bản Dền cũng có nguồn thu rất lớn từ dịch vụ này. Du khách khi đặt
chân đến Sapa được ở trong những ngôi nhà truyền thống, được hướng dẫn và tham
gia nấu các món ăn mang bản sắc địa phương., làm các công việc của nhà nông và
sản xuất các sản phẩm đan lát mây tre, dệt thổ cẩm. Chủ nhà sẽ trực tiếp hướng dẫn
du khách tham quan các điểm du lịch, làng bản nơi đồng bào các dân tộc sinh sống.
Du khách có cơ hội tìm hiểu và khám phá phong tục tập quán của đồng bào thông
qua việc tham quan phiên chợ, những buổi tối sinh hoạt văn hóa cộng đồng dưới
trăng sáng xem các đôi thanh niên nam nữ hát hò, thổi kèn, ca múa. Ngoài ra, còn
được cùng tham dự vào các loại hình văn hóa và trò chơi dân gian trong thời gian
lưu trú. Hơn nữa, họ còn được tham gia vào việc trao đổi buôn bán những sản phẩm
lưu niệm với người dân bản địa. Tất cả mọi hoạt động du lịch đều do người dân
cung cấp tuy không chuyên nghiệp như những khách sạn, các công ty du lịch,
nhưng vẫn mang lại một sức hấp dẫn đối với du khách vì họ thực sự được trải
nghiệm, tham gia mọi sinh hoạt của như người dân bản địa. Hơn hết, du khách sẽ
cảm nhận được sự đón tiếp nồng hậu, chân chất, hiền lành và mến khách của người
dân địa phương.
Du lịch cộng đồng đã giúp Sapa vượt qua được những khó khăn về cơ sở hạ
tầng, về tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ du lịch (thông qua việc được đào tạo,
hướng dẫn cơ bản về nghiệp vụ du lịch).
b) Hội An – Quảng Nam
Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Sự tồn tại của người dân địa phương Hội An đã góp phần vào sự phát triển của du
lịch phố cổ.

13
Có người từng nói đến Hội An không chỉ là để đi quanh, xem phố cổ mà còn
được tận hưởng niềm vui tinh thần khó nơi nào có thể mang lại. Đó là niềm vui
trong những đối thoại đơn giản với bất kỳ ai gặp ở nơi này, từ người buôn gánh bán
bưng đến những người làm chủ, làm công trong các gian hàng, cửa hiệu. Đó là niềm
tin trong những sản phẩm bản địa như thời trang, đồ trang trí… được may đo, chế
tác tại chỗ. Hay đơn giản là ngắm sự hồn nhiên, yêu đời trên gương mặt của người
dân khu phố dù cuộc sống còn tần tảo… Tính cách dễ gần, sự hiếu khách nồng hậu
ở đây không dễ tìm thấy ở những đô thị, hay địa điểm du lịch nào khác. Du khách
trở lại nhiều lần để tìm những điều đó, những cảm nhận không phương tiện nào
truyền tải được, chỉ có thể trực tiếp đối mặt những hoạt động tinh thần vô giá đó,
ngay tại miền đất Hội.
Người dân Hội An ý thức được vai trò trong việc phát triển du lịch nên từ
khâu đón tiếp du khách cho đến bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường cảnh quan họ đều
cố gắng làm tốt. Thái độ niềm nở, lịch sự và nhiệt tình để lại dấu ấn sâu đậm trong
lòng người du khách.. Ngoài ra, du khách được chứng kiến ý thức bảo vệ di sản của
người dân ngay chính trong ngôi nhà của họ. Một số di tích tham quan tại Hội An là
nhà ở của người dân và mọi sinh hoạt thường ngày vẫn diễn ra, nhưng không vì thế
mà di tích bị tàn phá, chỉnh sửa xây dựng theo ý riêng của chủ nhà. Cùng phối hợp
và theo sự chỉ đạo của chính quyền, chủ nhân những ngôi nhà cổ tu trì, bảo vệ ngôi
nhà riêng của họ như một di sản đúng nghĩa và cũng xem như đó chính là tài sản
của địa phương góp phần xây dựng phát triển thương hiệu cho Hội An.
Bảo tồn và phát triển môi trường cảnh quang của người dân Hội An vẫn còn
nhiều điều phải xem xét, tuy nhiên so với các điểm đến được coi là con đường di
sản miền Trung (Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng...) thì Hội An vẫn nổi bật trên bản đồ
du lịch không những của Việt Nam mà còn của thế giới
III. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP:
3.1 Nguyên nhân
Trước hết, nguyên tắc chính của du lịch bền vững là sự tham gia của người
dân địa phương và cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Để phát triển
du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết. Chính vì vậy, cộng

14
đồng dân cư địa phương được xem như một yếu tố cốt lõi để phát triển du lịch tại
một vùng nhất định. Vì vậy, du lịch nói chung hay du lịch cộng đồng nói riêng dùng
yếu tố này để phát triển mô hình du lịch tại các địa phương ngày càng vững mạnh
( bởi cộng đồng dân cư địa phương là những người am hiểu lối sống, phong tục tập
quán bản địa, nên dễ dàng giúp du khách có được những trải nghiệm chân thật nơi
mình đang tham quan).
Số lượng ngày càng tăng của những du khách đang tìm kiếm những trải
nghiệm mới và thiết thực. Ngày nay, du khách hiện đại thích những trải nghiệm
mới, đích thực thay vì những ngày nghỉ đơn thuần phổ biến. Những du khách này
đang tìm kiếm một trải nghiệm càng lạ cuộc sống bình thường hàng ngày của họ
càng tốt. Họ muốn ghé thăm các điểm du lịch mà chưa bị ảnh hưởng bởi thế giới
phương Tây. Không những vậy, khách du lịch cũng ngày càng trở nên quan tâm
hơn đến sự tương tác với cộng đồng địa phương, giáo dục văn hóa, tình nguyện để
mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng địa phương. Vì thế, các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch cần kết hợp với cộng đồng địa phương tại Việt Nam để có thể đáp
ứng những mong muốn này.
Trong những năm qua, quan điểm về du lịch đã thay đổi từ hoạt động tìm kiếm
niềm vui thành một hoạt động kinh tế đơn thuần. Ngày nay, du lịch là nguồn thu
nhập và hoạt động kinh tế chính của các nước đang phát triển. Nó tạo ra việc làm,
thu nhập ngoại hối và cũng hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của điểm đến. Du lịch
cũng có thể có tiềm năng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội thông qua
phát triển du lịch bền vững. Và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt
động du lịch cũng trở thành một trong những nguyên tắc chính của du lịch bền
vững.
Du lịch còn thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế cho việc tăng cường phúc lợi xã
hội và sự ổn định của cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương cũng đồng thời
tạo ra sự trao đổi văn hoá giữa du khách và người dân địa phương, sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các nền văn hoá tăng cơ hội giảm sự xung đột. Chính vì những mặt này
nên nó được xem như mối quan hệ cộng sinh không thể tách rời.

15
Tóm lại , cả 2 yếu tố này hầu như đều mang lại những lợi ích cho nhau, do đó
hình thành nên mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch vững chắc,
tương trợ và tác động qua lại lẫn nhau.

3.2 Giải pháp


Ngăn chặn, giải quyết các hành vi tiêu cực của những người dân tại điểm du
lịch gây ra cho du khách, gây ảnh hưởng đến môi trường du lịch, phá hủy tài
nguyên du lịch du lịch tự nhiên, thương mại hóa tài nguyên du lịch nhân văn.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ích lợi của việc phát triển
du lịch tại địa phương, tạo cơ chế để chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch cho người
dân bản địa.
Chú trọng công tác tập huấn cho người dân làm du lịch thông qua các hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Đưa ra những chính sách hợp lí để đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa
phương như an sinh xã hội, phúc lợi xã hội…
Các cấp, ngành ở địa phương tập trung đầu tư hạ tầng cho bản du lịch, hỗ trợ
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho người dân nhưng phải đảm bảo các yếu tố giữ
gìn cảnh quan môi trường, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá. Đồng thời,
cộng đồng địa phương cần phối hợp, hợp tác với chính quyền, các. doanh
nghiệp để có được mối quan hệ và những chính sách, lợi ích tốt nhất không chỉ cho
cá nhân mà còn cả cộng đồng.
C- TỔNG KẾT
Du lịch cộng đồng ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách, nhờ đó mở ra
nhiều cơ hội cho nhiều địa phương khai thác các nguồn tài nguyên để quảng bá văn
hoá, phong tục tập quán của mình đến với bạn bè thế giới. Dưới góc nhìn của xã hội
học, mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch càng thể hiện rõ nét và đặc
sắc hơn bao giờ hết. Loại hình du lịch này hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi lớn
trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam. Điểm đáng quan trọng nhất là
muốn tồn tại phải cùng nhau xây dựng và phát triển, bởi vậy cộng đồng dân cư địa

16
phương và du lịch là hai thành tố không thể tách rời nhau, luôn đi song hành và bổ
sung lẫn nhau để góp phần định hình, ghi danh hình ảnh nước nhà trên bản đồ thế
giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban biên tập Tổng cục Thống kê, Du lịch năm 2020 lao đao vì covid-19,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du-lich-nam-2020-
lao-dao-vi-covid-19/ TỔNG CỤC THỐNG KÊ, 06/01/2021, 08/03/2021.
2. Du lịch là gì ? , https://marketingdulich.net/du-lich-la-gi-giai-thich-tu-ngu/.
3. Thanh Loan, Xã hội học du lịch - Lịch sử phát triển và các chủ đề nghiên cứu cơ
bản.

17
4. Trúc Giang, An Giang phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
5.TS. Nguyễn Văn Lưu, Du lịch và sự phát triển của cộng đồng.
6.TS. Nguyễn Ngọc Linh, Đảm bảo sinh kế của cộng đồng địa phương trong hoạt
động du lịch cộng đồng.
7.Nghiên cứu khoa học về du lịch cộng đồng.
8.TS. Đoàn Mạnh Cương, Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phát triển
du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.
9.https://bds.net/du-lich-khach-san/anh-huong-cua-nganh-du-lich-den-moi-truong-va-
nhung-anh-huong-khac
10. Các khái niệm về du lịch bền vững

11. TS. Võ Sáng Xuân Lan , Vai trò của cộng đồng trong phát triển thương hiệu du
lịch
12. Attaallah and Al-ehewate (2016), Evaluating study for elements affecting
tourism awareness in Jordan: Applied on Aqaba and Wadi Rum Areas,
International Journal of Heritage, Tourism, and Hospitality, 8(1)
13. 13. Jurowski, Gursoy (2004), Distance effects on residents’ attitudes toward
tourism, Annals of Tourism Research, 31(2), 296-312

18

You might also like