You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA DU LỊCH


YẾU TỐ CUNG CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN


DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Môn: Kinh tế Du lịch
Giảng viên: ThS. Hoàng Ngọc Minh Châu

Thành viên nhóm 3:


1. Trần Hương Giang - 2156181005
2. Đặng Đoàn Huỳnh Như - 2156181016
3. Huỳnh Khánh Phương - 2156181018
4. Hồ Nguyễn Nhã Uyên - 2156181033
5. Huỳnh Mỹ Uyên - 2156181034

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2022


Mục lục
A. LỜI MỞ ĐẦU:...............................................................................................................................3
B. NỘI DUNG:...................................................................................................................................3
I. Tổng quan về Đà Nẵng:..............................................................................................................3
1. Điều kiện tự nhiên:.......................................................................................................................... 3
2. Điều kiện kinh tế:............................................................................................................................ 4
3. Điều kiện xã hội:.............................................................................................................................. 5
4. Tài nguyên du lịch................................................................................................................................ 6
4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:....................................................................................................................................... 6
4.2. Tài nguyên du lịch văn hoá:........................................................................................................................................ 9

II. Yếu tố cung - cầu:..................................................................................................................11


1. Những yếu tố ảnh hưởng tới cung:............................................................................................11
1.1. Giá của các yếu tố sản xuất:..................................................................................................................................... 11
1.2. Cơ sở hạ tầng:................................................................................................................................................................ 12
1.3. Các chính sách của chính phủ:................................................................................................................................ 12
1.4. Các yếu tố khác:............................................................................................................................................................ 14

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới cầu:.............................................................................................. 14


2.1. Giá cả sản phẩm, dịch vụ:......................................................................................................................................... 14
2.2. Thu nhập của khách, quy mô dân số thị trường, cơ hội tiêu thụ:.............................................................15
2.3. Chất lượng dịch vụ, quảng cáo, xu hướng và thị hiếu:..................................................................................16
2.4. Giá và chất lượng của hàng hoá khác:................................................................................................................. 17

3. Mối quan hệ giữa cung và cầu:.................................................................................................. 17


III. Tác động của hoạt động du lịch:........................................................................................18
1. Kinh tế:........................................................................................................................................... 18
1.1 Về lượng khách du lịch:.............................................................................................................................................. 18
1.2 Về lao động, việc làm:................................................................................................................................................... 19
1.3 Về thu nhập từ hoạt động du lịch:.......................................................................................................................... 19

2. Văn hóa - Xã hội:.......................................................................................................................... 20


2.1 Ảnh hưởng tích cực:...................................................................................................................................................... 20
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực:...................................................................................................................................................... 20

3. Môi trường:.................................................................................................................................... 20
4. Tác động của dịch Covid-19:...................................................................................................... 22
5. Tác động của bão Noru đến du lịch Đà Nẵng:........................................................................ 23
V. Thống kê số liệu khách du lịch đến Đà Nẵng:................................................................23
C. KẾT LUẬN:....................................................................................................................................24
Tài liệu tham khảo:..........................................................................................................................25
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Trong xã hội hiện đại hoá, công nghiệp hoá với sự phát triển của máy móc đã làm cho
hoạt động sản xuất trở nên có tính tự động hóa mang lại năng suất cao hơn . Khi trình độ kinh
tế, xã hội và dân trí của con người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người không chỉ
dừng ở cơm áo, đi lại thông thường, mà còn có cả những nhu cầu vui chơi, giải trí, thưởng
ngoạn cảnh đẹp, thư giãn tinh thần, nâng cao hiểu biết về xã hội, … và du lịch chính là một
hoạt động đáp ứng những nhu cầu trên. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế
- xã hội phổ biến và là một trong những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người..
Trong thị trường du lịch cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng
nên các quốc gia, địa phương phát triển du lịch, các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh du
lịch thường xuyên nghiên cứu các yếu tố cung - cầu ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến
của khách du lịch nhằm đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm thu hút khách du lịch đến với
điểm đến mà nhà quản lý và điều hành du lịch mong đợi.
Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung,
thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Trong
những năm gần đây du lịch Đà Nẵng đã và đang được khai thác hiệu quả, hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước với nhiều điểm đến ấn tượng. Nhận thức được sự phát triển của du lịch
Đà Nẵng có tác động mạnh mẽ đến kinh tế, nhóm chúng em sẽ nghiên cứu về cung - cầu tại
Đà Nẵng. Từ đó, có thể tìm ra những điểm tích cực, tiêu cực để phát huy điểm mạnh và khắc
phục điểm yếu giúp ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển bền vững hơn.
B. NỘI DUNG:
I. Tổng quan về Đà Nẵng:
1. Điều kiện tự nhiên:
Thành phố Đà Nẵng có diện tích 1.256,53 km². Được thiên nhiên ưu ái, địa hình Đà
Nẵng khá đa dạng vừa có đồng bằng, vừa có núi, có sông, có biển. Phía bắc là đèo Hải Vân
hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m,
núi Bà Nà 1.487m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp
trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài
khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa
khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC– 29ºC, bão
thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm. Riêng vùng rừng núi Bà Nà
ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Từ tháng 5 đến tháng 8 là thời điểm
đẹp nhất để du lịch Đà Nẵng.
Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền
Trung, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ
Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng và Động Thiên Đường. Chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng
trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách.
2. Điều kiện kinh tế:
Trong những năm qua, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, tương đối toàn diện,
trở thành một thành phố biển năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh.
Kinh tế thành phố duy trì ở mức tăng trưởng khá cao.

Tăng trưởng các khu vực kinh tế 6 tháng đầu năm 2022.
( So với cùng kỳ năm 2021)

Quy mô và cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2021-2022.


Dịch vụ du lịch phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng,
bước đầu đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch lớn của khu vực và cả nước, có khả năng
cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Khách du lịch ở cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành phục vụ 6 tháng đầu năm 2022
(So với cùng kỳ 2021)

Đà Nẵng còn nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch mới, giúp tăng khả
năng chi tiêu và thời gian lưu trú, hướng đến dòng khách cao cấp như du lịch sinh thái, cộng
đồng, du lịch thủy nội địa, du lịch đô thị, M.I.C.E, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng cao cấp…
Đặc biệt, kinh tế ban đêm là lĩnh vực có thể mang lại nguồn thu không nhỏ, nhất là với các
điểm đến du lịch. Vì vậy, cần thiết phải quy hoạch các khu tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt,
hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, đồng thời ưu tiên dành quỹ đất cho các dự
án tạo sản phẩm du lịch quy mô lớn, chất lượng cao.
3. Điều kiện xã hội:
Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 người.

Cơ cấu GRDP và Cơ cấu lao động trong giai đoạn 2013-2016-2019.

4. Tài nguyên du lịch


4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, được sự ưu đãi và hào phóng mà thiên nhiên, Đà
Nẵng được ban tặng những tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn như: tài nguyên biển, rừng, sông
ngoài,... thuận lợi để phát triển du lịch.
Về tài nguyên du lịch sông biển : Đà Nẵng là thành phố biển xinh đẹp, thơ mộng với
nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng, nước trong xanh với dải cát trắng mịn màng, nước ấm quanh
năm, không sâu và có độ an toàn cao, cảnh sắc đẹp như : Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước,
Xuân Thiều, Bãi Nam, Bãi Bắc … Với tiềm năng, lợi thế về du lịch biển, bãi biển Mỹ Khê
được tạp chí Forbes chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, càng tạo thêm sức mê
hoặc và ấn tượng cho thành phố. Chảy giữa lòng thành phố là sông Hàn, tạo nét đẹp riêng cho
thành phố Đà Nẵng và rất thuận tiện cho việc tăng trưởng du lịch sông nước .

Bãi biển Mỹ Khê. Bãi biển Bắc Mỹ An.

Vùng Trung du phía Tây thành phố : Bà Nà – Suối Mơ là vùng có cảnh sắc kỳ thú
nằm cách Đà Nẵng không xa, khoảng chừng 30km về phía Tây, có diện tích quy hoạch 8.838
ha, khí hậu thoáng mát, trong lành, nhiệt độ trung bình 18℃, hệ động thực vật đa dạng và
phong phú với 544 loài thực vật bậc cao, 256 loài động vật hoang dã rừng. Khu bảo tồn thiên
nhiên Bà Nà – Núi chúa – khu dự trữ thiên nhiên có giá trị lớn về đa dạng sinh học, có khí
hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông, đóng vai trò trong việc bảo vệ môi trường,
điều hòa khí hậu. Bà Nà rất tương thích với việc tăng trưởng du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh,
thăm quan, nghiên cứu và điều tra, săn bắn.
Hồ Đồng Nghệ – Suối nước nóng Phước Nhơn : cách trung tâm thành phố Đà Nẵng
24 km về hướng Tây Nam, là hồ nước tự tạo. Nằm giữa vùng đồi núi, có suối nước khoáng
Phước Nhơn lộ thiên, tự chảy với nhiệt độ 43℃, thích hợp cho việc kiến thiết xây dựng khu
du lịch thăm quan và chữa bệnh.
Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn – Non Nước : Ngũ Hành Sơn là một cụm núi đá vôi cẩm
thạch, nằm trên một dải cát dài 2 km, rộng 800m thuộc Quận Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn
nổi tiếng với những hang động như : Huyền Không, Hoa Nghiêm, Linh Nham, Vân Thông,
Tàng Chơn, Âm Phủ, Quan Âm, Huyền Vi, Vọng Giang Đài, Vọng Hải Đài và những chùa
chiền cổ tự, những di sản văn hóa truyền thống lịch sử dân tộc khác.

Đèo Hải Vân có cảnh sắc vạn vật thiên nhiên hùng vĩ được ca tụng là ” đệ nhất hùng
quan ” hiện là một điểm dừng chân tuyệt vời của hành khách trên tuyến du lịch Đà Nẵng –
Huế. Khu bảo tồn Hải Vân có diện tích quy hoạch 10.850 ha, có 501 loài thực vật bậc cao,
205 loài chim thú, thuận tiện cho việc tăng trưởng mô hình du lịch leo núi, săn ảnh, ngắm
cảnh.
Bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên nằm phía Đông Bắc thành phố, là
khối đá granit, đỉnh điểm nhất 696 m, có diện tích quy hoạch 4.307 ha với 985 loài thực vật
bậc cao, trong đó có 22 loài quý và hiếm, 287 loài động vật hoang dã, trong đó có những loài
động vật hoang dã đặc biệt quan trọng quý và hiếm như Voọc, Chà rá. Sơn Trà có bãi tắm
đẹp như Bãi Bắc, bãi Tiên Sa và Bãi Nam, hoàn toàn có thể tổ chức triển khai những hoạt
động giải trí thăm quan nghiên cứu và điều tra rừng, biển, dã ngoại hay tổ chức triển khai
những cơ sở lưu trú.

4.2. Tài nguyên du lịch văn hoá:


a) Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể:
Bảo tàng Chăm: Nằm ngay TT thành phố Đà Nẵng là Bảo tàng Chăm được những nhà
khảo cổ Pháp kiến thiết xây dựng từ năm 1915 – 1936. Tại đây tọa lạc một bộ sưu tập điêu
khắc của vương quốc Chăm, có hơn 300 siêu phẩm bằng đá chạm, khắc và đất sét còn nguyên
bản có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. Đây là khu công trình lưu giữ nghệ thuật và
thẩm mỹ độc lạ duy nhất ở Nước Ta, có sức lôi cuốn cao so với mô hình du lịch thăm quan và
nghiên cứu và điều tra lịch sử vẻ vang .
Thành Điện Hải: Là di tích lịch sử từ thời chống Pháp ( giữa thế kỷ 19 ) còn gọi là
thành Nguyễn Tri Phương, địa thế căn cứ phòng thủ chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng thời
xưa. Thành được thiết kế xây dựng rất vững chắc theo kiểu Vauban – Châu Âu, có chu vi 556
m, cao 5m, hào sâu 3 m bao quanh thành hình vuông vắn có 4 góc lồi, được trang bị 30 súng
đại bác. Công trình này có giá trị nghiên cứu và điều tra lịch sử vẻ vang, tuy không còn
nguyên vẹn .
Nghĩa trang Phước Ninh: Nơi quy tụ hơn 1.500 thi hài gồm tướng sĩ quân dân đã
quyết tử trong buổi đầu chống Pháp. Nay dấu tích về nghĩa trang không còn nữa, chỉ còn hai
ngôi mộ nằm trước cổng ra vào của TT thể thao Nguyễn Tri Phương và một tấm bia bằng đá
sa thạch, phía sau TT thể thao Nguyễn Tri Phương .
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Trụ sở quân khu V: Lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử, di vật tương
quan đến đại chiến chống xâm lược của nhân dân quân khu V. Tại đây có quy mô nhà sàn
Bác Hồ trọn vẹn giống như với ngôi nhà Bác ở Thành Phố Hà Nội, có nhà tọa lạc về cuộc
sống và hoạt động giải trí cách mạng của Bác Hồ .
Bảo tàng Đà Nẵng: Trưng bày những hiện vật thời kỳ chống giặc ngoại xâm dũng
mãnh, anh hùng của nhân dân đất Quảng, bộc lộ niềm tự hào của nhân dân địa phương so với
hành khách thăm quan .
Tượng đài Quảng Trường 2–9: Tượng đài là một khu công trình văn hóa truyền thống,
bộc lộ đạo lý ” uống nước nhớ nguồn ” của dân tộc bản địa Nước Ta. Cùng với vườn hoa hoa
lá cây cảnh bên bờ sông Hàn, nhìn ra cánh đồng xanh của làng quê Non Nước, đây là nơi
thường diễn ra những tiệc tùng lớn và là điểm du lịch thăm quan mê hoặc của thành phố .
Làng văn hóa truyền thống – lịch sử dân tộc cách mạng Đa Mặn (K20): Làng Đa Mặn
cùng với mạng lưới hệ thống những di tích lịch sử như nhà truyền thống cội nguồn K20,
những địa thế căn cứ hầm bí hiểm, nhà thời thánh tộc, là địa thế căn cứ lõm, là cơ sở cách
mạng thời kỳ chống Mỹ nằm giữa lòng thành phố. Làng Đa Mặn còn là một làng quê có đồng
lúa, sông ngòi, đường làng, vườn cây ăn trái, cảnh sắc rất thơ mộng thích hợp cho khách du
lịch tàu biển.
Nghĩa địa Y Pha Nho: Nằm ở phía Tây bán đảo Sơn Trà, giữa bãi tắm Tiên Sa và
Cảng sâu Tiên Sa. Di tích còn lại của trận tổng tấn công tiên phong của liên quân Pháp – Y
Pha Nho xâm lăng nước ta vào năm 1859, với hơn 10 ngôi mộ của sĩ quan hạng sang của
Pháp và Tây Ban Nha bị chết trong trận đánh.
b) Tài nguyên nhân văn phi vật thể:
Thành phố Đà Nẵng có 06 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, Nghệ thuật Tuồng
xứ Quảng tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng, Nghệ thuật Bài Chòi Đà Nẵng, Nghề làm
nước mắm Nam Ô, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. Trong đó, Nghệ thuật Bài Chòi Đà
Nẵng, cùng với 9 tỉnh/thành phố Trung bộ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật
thể đại diện nhân loại.
Nghệ thuật hát bội là một trong những văn hóa truyền thống thẩm mỹ và nghệ thuật
đặc trưng truyền thống lịch sử truyền kiếp của quê nhà Quảng Nam Đà Nẵng. Với lối trình
diễn độc lạ trong cách vẽ mặt, phục trang, trong âm nhạc, lời ca, vũ đạo mang tính ước lệ cao,
có một sức mê hoặc thâm thúy so với khách du lịch trong nước và ngoài nước.
Sự ảnh hưởng văn hóa của các vùng miền đã tạo cho Đà Nẵng một nền ẩm thực
phong phú với nhiều món ăn dân dã, truyền thống, tươi ngon và giá cả phải chăng như: mì
Quảng, bún chả cá, bánh xèo, bánh bèo, gỏi cá Nam Ô,…
II. Yếu tố cung - cầu:
1. Những yếu tố ảnh hưởng tới cung: 
1.1. Giá của các yếu tố sản xuất: 
Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà Nẵng được ban tặng tổ hợp những tài nguyên
thiên nhiên hấp dẫn và những giá trị lịch sử hiếm có như: tài nguyên biển, rừng, cảnh quan, di
sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống, lễ hội… Một trong lợi thế lớn của Đà Nẵng chính là bờ
biển dài 90km với nhiều bãi biển cát trắng mịn, sóng nước ôn hòa, nước ấm quanh năm,
không sâu và có độ an toàn cao như: bãi biển Mỹ Khê (Một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất
hành tinh do Tạp chí Forbes bình chọn), bãi biển Phạm Văn Đồng, bãi tắm Non Nước,…kết
hợp với những loại hình du lịch thể thao biển, tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, làng đá
mỹ nghệ, các khu nghỉ dưỡng sang trọng… 
Có nhiều tour du lịch để khám phá Đà Nẵng với nhiều địa điểm hấp dẫn khác nhau,
giá các tour dao động trong khoảng từ 4 triệu đến 8 triệu tùy vào độ dài của các tour và các
điểm đến tham quan. Ví dụ: Tour Du lịch 3 ngày 2 đêm Đà Nẵng - Hội An - Bà Nà Hills du
khách sẽ được nghỉ ngơi tại khách sạn 3 với giá 4.090.000đ. 
Đà Nẵng là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
nên giá vé vào cổng các địa điểm, di tích có sự chênh lệch giữa khách du lịch trong và ngoài
nước. 
Giá vé cáp treo, tham quan du lịch, vui chơi bất tận tại khu du lịch Bà Nà Hills chia
làm 2 loại vé:
 Vé thăm quan khách ngoại tỉnh:
 Người lớn: 800.000d/người
 Trẻ em: 650.000đ/trẻ
 Vé thăm quan khách Đà Nẵng:
 Người lớn: 500.000đ/người
 Trẻ em: 400.000đ/trẻ

1.2. Cơ sở hạ tầng:
Cảng Tiên Sa là cảng thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng
Hải Phòng. Năng lực bốc dỡ hàng hóa 4 triệu tấn/năm có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có
trọng tải 45.000DWT và các tàu chuyên dùng khác như tài container, tàu khách, tàu hàng siêu
trường siêu trọng. Từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng
Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Sân bay Đà Nẵng được tốt chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển
của đường bay Đông - Tây. Công suất phục vụ 6 triệu lượt khách/năm. Tổng Công ty hàng
không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức
10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020.
Hệ thống đường giao thông không ngừng mở rộng, với nhiều công trình lớn trên địa
bàn thành phố như đường Nguyễn Tất Thành, đường Ngô Quyền, đường Hoàng Sa, đường
Trường Sa, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước,...Hệ thống giao thông kết nối
với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đường bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và sắp tới
là đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du
lịch và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất ở miền Trung, Việt
Nam. 
Hệ thống bưu chính - viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính, viễn
thông lớn của Việt Nam; là một trong ba điểm kết nối trực tiếp với Trạm cáp quang biển quốc
tế SEA-ME-WE 3 với tổng dụng lượng 10Gbps kết nối Việt Nam với gần 40 nước ở Châu Á
và Châu Âu. Mạng lưới viễn thông trên địa bàn hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài
vệ tinh với dụng lương hơn 40.000 số. Hệ thống kết nối mạng không dây (Wifi) với hơn 250
điểm kết nối và người dân có thể sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích thông qua hệ thống này.
Hệ thống cấp điện, cấp nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được cung
cấp từ lưới điện quốc gia qua đường dây 500 KV Bắc - Nam. 
Nhà máy nước Đà Nẵng hiện có công suất 120.000 m3/ngày đêm. Thành phố đã đầu
tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 120.000 m3/ngày đêm, âng tổng công
suất cấp nước lên 325.000 m3/ ngày đêm. 
1.3. Các chính sách của chính phủ: 
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ
chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; tầm nhìn đến năm
2045, Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, là một trong những Trung tâm
du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái cao cấp, sáng tạo và tổ chức hội nghị, sự kiện lễ hội mang
tầm quốc tế. 
Cụ thể, thành phố sẽ tập trung vào 12 định hướng phát triển lớn gồm định hướng
không gian phát triển du lịch; định hướng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; định
hướng phát triển sản phẩm du lịch; định hướng phát triển thị trường du lịch; định hướng phát
triển nguồn nhân lực; định hướng phát triển doanh nghiệp du lịch; định hướng phát triển
nguồn lực đầu tư du lịch; định hướng về công tác xúc tiến và quảng bá du lịch; định hướng về
liên kết, hợp tác phát triển du lịch; định hướng về chuyển đổi số; định hướng về quản lý rủi
ro, thiên tai, dịch bệnh, xử lý khủng hoảng; định hướng về tổ chức và quản lý du lịch. 
Tập trung vào thực hiện 11 nhóm giải pháp gồm: giải pháp quản lý nhà nước đối với
hoạt động du lịch; giải pháp hình thành văn hóa du lịch; giải pháp về xây dựng cơ chế chính
sách để phát triển du lịch; giải pháp quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch; giải pháp phát
triển và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; giải pháp về phát triển sản phẩm
du lịch; giải pháp về xúc tiến, quảng bá, phát triển thị trường du lịch; giải pháp đẩy mạnh
chuyển đổi số trong hoạt động du lịch; giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; giải
pháp về liên kết, hợp tác phát triển du lịch; giải pháp khôi phục hoạt động du lịch hậu
COVID-19. 
Với quyết tâm đưa du lịch trở lại vị trí dẫn đầu, lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng cho
rằng, thành phố cần công bố tình hình dịch và cơ chế kiểm soát dịch để du khách an tâm khi
đến Đà Nẵng. Vì vậy, Đà Nẵng cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn để tạo sản
phẩm du lịch mới đặc thù, khác biệt, mang tính lan tỏa, động lực như: khu du lịch nghỉ dưỡng
và giải trí tổng hợp Làng Vân, khu phức hợp công viên chuyên đề, vui chơi giải trí kết hợp
dịch vụ phía đông nam Quảng trường 2/9, mở rộng khu du lịch Bà Nà Hills; phố đi bộ; chợ
đêm; Công viên đại dương, du lịch biển đảo, đường sông…Thời gian qua, Thành phố đã tập
trung triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, truyền thông, quảng bá mạnh mẽ để khôi phục các
thị trường, các đường bay quốc tế, như tổ chức chương trình giới thiệu du lịch tại Hàn Quốc,
Ấn Độ, Thái Lan; đón các đường bay quốc tế đầu tiên từ Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc;
đón các đoàn famtrip, presstrip từ Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ...; tổ chức nhiều
hoạt động, sự kiện đặc sắc, quy mô thu hút khác, như lễ hội khinh khí cầu, diễn đàn xúc tiến
phát triển đường bay châu Á, lễ hội tận hưởng mùa hè, carnival đường phố, lễ hội du lịch
golf… 
Phải phát huy đầy đủ lợi thế so sánh, các nguồn lực phát triển du lịch cùng với việc
khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển du lịch Đà Nẵng; vận hành du lịch Đà
Nẵng theo quy luật kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Phát triển du lịch Đà Nẵng nhanh
và bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, có
thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, phát huy vai trò trung tâm của hệ thống doanh
nghiệp, sự tham gia tích cực của cộng đồng, tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc tạo
ra chuỗi giá trị sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch gắn với hình ảnh “thành phố đáng sống”,
năng động, văn minh và thành phố lễ hội, sự kiện, đồng thời bảo tồn giá trị văn hóa truyền
thống, gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng – an ninh; phát huy vai
trò hạt nhân và cửa ngõ du lịch Vùng kinh tế động lực, trọng điểm miền Trung. 
Sở Công thương và Sở Du lịch cần phối hợp nghiên cứu, xây dựng và phát triển các
trung tâm thương mại, khu mua sắm, chợ chuyên doanh phục vụ du lịch. Cần bố trí các sản
phẩm đặc trưng của Đà Nẵng ở các khu vực này để phục vụ du khách. Đà Nẵng cũng đã điều
chỉnh kế hoạch khôi phục, phát triển thị trường khách du lịch quốc tế đến Thành phố trong
giai đoạn cuối năm 2022 và năm 2023; cập nhật những biến động thay đổi của một số thị
trường, xu hướng thị hiếu của khách để tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến phù hợp. Nỗ
lực của ngành du lịch thành phố cũng như các sở ngành, địa phương đồng hành trong triển
khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi du lịch hậu COVID-19. Hiện các hoạt động du lịch
trên địa bàn thành phố cơ bản được khôi phục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng của thành
phố.
1.4. Các yếu tố khác:
Sau khi dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch Đà Nẵng đã lấy
lại đà tăng trưởng mạnh mẽ. Theo ngành Du lịch Đà Nẵng hầu như các khu, điểm du lịch trên
địa bàn đều đón lượng khách tăng ấn tượng. 
Dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch triển khai các sản
phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ cũng như thích ứng để phù hợp với xu hướng du lịch
của du khách thời kỳ hậu COVID-19. Ngoài vấn đề an toàn, du khách có xu hướng ưu tiên
thiên nhiên biển đảo và nâng tầm trải nghiệm về du lịch và dịch vụ.
Do đó, để đáp ứng vấn đề này, doanh nghiệp du lịch thành phố không ngừng nâng cấp
và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp
đã thực hiện nâng cấp và đầu tư thêm các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, lễ hội mới tại
Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Khu nghỉ
dưỡng Đà Nẵng Mikazuki Japanese Resorts & Spa; khởi công khách sạn Fusion; đưa vào
khai thác chương trình tour ngắm cảnh thành phố từ trên cao bằng trực thăng… 
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới cầu: 
2.1. Giá cả sản phẩm, dịch vụ:
Là thành phố mang trong mình vẻ đẹp của đô thị phồn hoa hài hòa cùng thiên nhiên
trong lành, Đà Nẵng đã trở thành điểm đến nổi bật cho du khach trong nước và quốc tế. Một
trong những quan tâm hàng đầu của du khách khi đi du lịch tại Đà Nẵng chính là giá cả của
các sản phẩm, dịch vụ tại đây. Sự đa dạng của các dịch vụ tại Đà Nẵng đã cung cấp cho du
khách thêm nhiều lựa chọn.
Khi đến với Đà Nẵng, du khách có thể lựa chọn lưu trú tại các homestay, khách sạn
lớn nhỏ (với mức giá trung bình không quá 700.000 VNĐ cho 2 khách), hoặc du khách cũng
có thể lựa chọn ở lại các resort, khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế.
Tại Đà Nẵng cũng có nhiều điểm tham quan du lịch với nhiều mức giá khác nhau,
trong đó không thiếu những địa điểm mà du khách có thể tham quan miễn phí như: Bán đảo
Sơn Trà (khi đến đây, du khách có thể tham quan chùa Linh Ứng, cây đa ngàn năm, hồ xanh,
đỉnh Bàn Cờ, bãi Bụt, bãi Rạng, ngọn Hải Đăng,...), “đặc sản” của Đà Nẵng - những cây cầu,
Làng đá mỹ nghệ Non Nước, Làng chiếu Cẩm Nê, Làng cổ Túy Loan, Hồ Hòa Trung,... 
Về phương tiện di chuyển, du khách có thể thuê xe máy với mức giá dao động từ
80.000 - 120.000 VNĐ/xe/ngày. Dịch vụ cho thuê xe ô tô sẽ dao động từ 600.000 - 1.300.000
VNĐ/ngày tùy thuộc vào dòng xe.
Bên cạnh đó, việc chính quyền thành phố Đà Nẵng kiên quyết trong minh bạch giá cả,
niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đã tạo điều kiện để Đà Nẵng thu hút và giữ chân du
khách. Đặc biệt là trong thời điểm các nhà hàng, quán ăn hay cơ sở lưu trú,... trở lại hoạt
động, đón khách đến vui chơi, trải nghiệm sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
2.2. Thu nhập của khách, quy mô dân số thị trường, cơ hội tiêu thụ:
Vào 2019, trước khi chịu ảnh hưởng của đại dịch, Đà Nẵng đón tổng 8,6 triệu lượt
khách đến du lịch, tham quan, trong đó khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt. Tổng thu từ du
lịch ước đạt 30.973 tỷ VNĐ. Tổng lượt khách nội địa đạt khoảng 5,1 triệu lượt, tăng 8% so
với cùng kỳ năm 2018. Việc khách nội địa chiếm phần lớn khách đến Đà Nẵng cho thấy rằng
người dân trong nước đang ngày một dành nhiều sự quan tâm hơn đến Đà Nẵng, đóng góp
một phần không nhỏ vào sự phát triển của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thị trường Đà Nẵng là một thị trường tiềm năng để phát triển nền du lịch nước nhà,
về thu nhập của người dân Việt Nam, theo Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình
hình lao động việc làm quý 1/2022 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao
động cả nước trong quý 1 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng 1 triệu đồng với quý trước và tăng
110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Cùng với sự tăng thu nhập, đại dịch COVID-19 đã
khiến họ không thể đi du lịch trong một thời gian dài, vì vậy người dân Việt Nam mong
muốn đi du lịch trong nước nhiều hơn.
Bên cạnh đó, thị trường khách quốc tế cũng là một mục tiêu của du lịch Đà Nẵng.
VỚi thu nhập cao, các du khách nước ngoài thường lựa chọn Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam
nói chung làm điểm đến bới chi phí tại đây được xem là không quá đắt đỏ với các nước khác
trong khu vực. 
2.3. Chất lượng dịch vụ, quảng cáo, xu hướng và thị hiếu:
 Chất lượng dịch vụ
Với những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, điều kiện tự nhiên và chất lượng dịch
vụ, du lịch Đà Nẵng quyết tâm đẩy mạnh du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch mua sắm,
vui chơi giải trí, golf, hội nghị hội thảo (M.I.C.E); du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh, cộng
đồng, sinh thái (gắn với nông nghiệp công nghệ cao) và du lịch đô thị gắn với thành phố
trung tâm của cả khu vực.
Đà Nẵng đã đứng thứ nhất trên thang đo “Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch cấp tỉnh Việt Nam (VTCI)” thí điểm tại 15 tỉnh nhờ những thế mạnh như: vị trí địa lý du
lịch gần các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới; sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp;
môi trường sống giàu tính nhân văn; mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin, mức độ ưu tiên
cho du lịch; hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch; tính bền vững về môi trường. Và để có được
kết quả này cũng là nhờ sự nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới sản phẩm, đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của ngành du lịch Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã triển khai chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, áp
dụng công nghệ thông minh vào việc quản lý du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch và hệ
thống giám sát du lịch thông minh; nâng cấp cổng thông tin du lịch Đà Nẵng và ứng dụng
Danang Fantasticity theo hướng đồng bộ, tất cả dịch vụ du lịch trong một ứng dụng. Điều này
đã tạo điều kiện cho du khách trong việc tìm kiếm điểm đến, khách sạn, tour, lên kế hoạch
chuyến đi và thanh toán trực tuyến.
 Quảng cáo
Thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai công tác nghiên cứu thị trường, áp dụng
công nghệ thông tin cho việc thu thập thông tin thị trường lâu dài; xây dựng ứng dụng hỗ trợ
du khách với khả năng tương tác theo định vị tốt hơn, kết hợp hệ thống theo dõi hành trình và
đánh giá dịch vụ để thu về cơ sở dữ liệu đánh giá điểm đến; tiếp tục phát triển website du
lịch, cải tiến, hoàn thiện trang tiếng Anh để sử dụng cho các thị trường quốc tế, mở rộng
trang thông tin cơ bản cho các ngôn ngữ của các thị trường trọng điểm; tăng cường xúc tiến
tại chỗ; tổ chức các đợt quảng bá về du lịch M.I.C.E Đà Nẵng tại các thị trường quốc tế trọng
điểm… Không chỉ vậy, việc sử dụng công nghệ số phát triển du lịch thông minh đã giúp
giảm chi phí cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều nhà
cung cấp, khách hàng hơn.
 Xu hướng và thị hiếu.
Là điểm trung chuyển quan trọng của “Hành trình di sản miền Trung”, Đà Nẵng vẫn
luôn là một thành phố nổi bật đối với du khách. Không chỉ vậy, Đà Nẵng còn nổi tiếng với
các chuỗi resort, khách sạn đẳng cấp quốc tế. Đà Nẵng còn là tỉnh đề cao phát triển bền vững
về môi trường, hạ tầng giao thông du lịch, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa.
2.4. Giá và chất lượng của hàng hoá khác:
Khi đến với Đà Nẵng, ngoài trừ các dịch vụ tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, du khách
còn quan tâm đến các dịch vụ bổ sung khác như nhà hàng, di chuyển, chăm sóc sức khỏe,...
Khi chất lượng và giá cả của những dịch vụ này tăng lên hoặc giảm đi, sẽ là một yếu tố đến
quyết định lựa chọn du lịch của khách hàng. Đà Nẵng hiện đang đẩy mạnh phát triển các sản
phẩm hỗ trợ như: quà lưu niệm, du lịch ẩm thực, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch cưới,...
nhằm có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách du lịch, đồng thời giúp tăng doanh thu
cho ngành và giúp kéo dài hơn mùa du lịch.
Vào mùa cao điểm, cụ thể từ tháng 4 đến tháng 8, giá khách sạn cũng như một số dịch
vụ giải trí tại Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận (Huế, Hội An - Quảng Nam) sẽ tăng cao.
Điều này ảnh hưởng đến giá tour chung (cụ thể là tăng) khiến khách du lịch quan ngại.
3. Mối quan hệ giữa cung và cầu: 
Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các động qua lại lẫn nhau trên thị
trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá; hàng hoá nào có cấu: mới
được cung ứng sản xuất hàng hoá nào. tiêu thụ được nhiều (cấu lớn) thì sẽ được cung ứng
nhiều và ngược lại. 
Đà Nẵng là một địa điểm du lịch đang được ưa chuộng hiện nay, với cảnh quan thiên
nhiên đa dạng, có cảng hàng không quốc tế nằm ngay trong thành phố rất thuận tiện cho
khách du lịch. Du lịch Đà Nẵng phát triển trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, du lịch thế giới
đang trên đà tăng trưởng mạnh cùng với xu hướng khách dịch chuyển đến các điểm đến châu
Á, tình hình chính trị - xã hội của đất nước và thành phố ổn định, kinh tế phát triển và hội
nhập quốc tế sâu rộng; nhiều chủ trương và chính sách lớn về du lịch được ban hành. Đà
Nẵng có tiềm lực kinh tế lớn và cũng rất chú trọng phát triển du lịch nên chính quyền địa
phương đã có những chính sách, kế hoạch để phát triển du lịch trong tương lai. 
Ngành du lịch Đà Nẵng phối hợp với Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch,
hãng hàng không và các địa phương liên kết tổ chức chương trình kích cầu du lịch Đà Nẵng
năm 2022 với chủ đề "Enjoy Danang - Tận hưởng Đà Nẵng". Liên kết cùng các vùng lân cận
khác để xây dựng những tour kết hợp, tăng trải nghiệm cho du khách. Mặc dù Đà Nẵng luôn
là điểm đến những dịp lễ hay mùa hè nhưng rất ít xảy ra tình trạng cháy phòng như những địa
điểm du lịch nổi tiếng khác. 
Để chuẩn bị cho việc tiếp đón du khách quốc tế sắp trở lại, Đà Nẵng đã đẩy mạnh tổ
chức chuỗi sự kiện kết nối dành cho khách du lịch. Theo đó, lễ hội sẽ có các hoạt động chính
gồm diễu hành carnival đường phố, đại nhạc hội, lễ hội âm nhạc điện tử quốc tế, không gian
ẩm thực truyền thống và bia quốc tế, chương trình âm nhạc đường phố, lễ hội yoga quốc tế và
các hoạt động khác.
Với những cố gắng đó, những con số đã thể hiện được tín hiệu tích cực cho du lịch Đà
Nẵng trong việc tìm lại vị thế của mình sau 2 năm đại dịch. Trong quý 2/2022, tổng số khách
lưu trú tại Đà Nẵng ước đạt hơn 1,3 triệu lượt người, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. So
với 6 tháng năm 2020, lượng khách ghé thành phố biển đã phục hồi được hơn 70%. Trong đó
khách quốc tế đạt gần 58.000 lượt.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, doanh thu du lịch nội địa 7 tháng đầu năm 2022
của Đà Nẵng đã tăng 284,8% so với cùng kỳ năm 2021. Công suất buồng phòng bình quân
vào dịp cuối tuần đạt đến hơn 75%. Trước đó, tổng lượng khách tham quan, du lịch thành phố
Đà Nẵng trong 4 ngày nghỉ lễ (30/4 - 3/5/2022) ước đạt hơn 254.000 lượt khách, tăng hơn 3,4
lần so với cùng kỳ năm 2021.
Du lịch Đà Nẵng chỉ trong nửa đầu năm 2022 cũng đã nhận hàng loạt giải thưởng,
danh hiệu quốc tế, trong đó nằm trong số 25 điểm đến được yêu thích nhất châu Á do trang
TripAdvisor công bố. Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) cũng xác nhận đây là địa phương dẫn
đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cấp tỉnh Việt Nam.
Với những lợi thế về thiên nhiên sẵn có, cùng với quá trình không ngừng cố gắng tạo
ra những sản phẩm du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu khách hàng, du lịch Đà Nẵng đang
ngày dần khẳng định mình trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như thế giới.
III. Tác động của hoạt động du lịch: 
1. Kinh tế:
Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đặc biệt cảng biển và sân bay quốc tế, nguồn
tài du lịch phong phú, bờ biển đẹp, nằm ở trung tâm di chuyển đến với các di sản Thế giới
của miền Trung và độ dày lịch sử, văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng phát triển
du lịch, thu hút khách cả trong và ngoài nước.
1.1 Về lượng khách du lịch:
Lượng khách tham quan du lịch giai đoạn 2016 - 2019: tăng trưởng tốt với tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 16,73%/năm, tăng 4,41% so với mục tiêu kế hoạch; trong đó tốc độ
tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đạt 29,15%/năm, tăng 16,83% so với kế hoạch,
khách nội địa đạt 10,91%/năm, gần tương đương kế hoạch.
Lượng khách tham quan du lịch giai đoạn 2020 - 2021: Từ tháng 2-5/2020 khi dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, tổng lượng khách tham quan du lịch Đà Nẵng giảm sâu lần lượt
46,6% - 88,4%. Đến tháng 5-7/2020, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát thành phố đã cho
triển khai các hoạt động kích cầu du lịch nên lượng khách nội địa tăng 4,5 lần so với tháng 5
cùng kỳ. Năm 2021, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm 40,86% so với cùng kỳ 2020 do
thực hiện chỉ thị 16 phòng chống dịch Covid-19. 
Lượng khách tham quan du lịch đầu năm 2022: Theo thống kê của Sở Du lịch Đà
Nẵng, tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán 2022 chủ
yếu là khách nội địa (khách lưu trú 25.500 lượt khách) tập trung tại các khu nghỉ dưỡng ven
biển và tham quan các khu, điểm du lịch.
1.2 Về lao động, việc làm:
Cơ cấu độ tuổi, giới tính cũng được cải thiện để phù hợp với tính chất từng công việc:
 Lực lượng lao động trong hoạt động du lịch phần lớn là trẻ tuổi: độ tuổi dưới 45
chiếm 88,5%, dưới 25 tuổi chiếm 30,9%; độ tuổi 45 - 60 chỉ chiếm 11,5%, chủ yếu
thuộc nhóm cán bộ quản lý, điều hành.
 Về giới tính, lao động nữ chiếm 51,71%, nam giới 48,29%. Mức độ chênh lệch giới
dao động tùy theo ngành nghề cụ thể, những ngành đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn
thận.
Cuối năm 2019, tổng số lao động làm trong lĩnh vực du lịch tại Đà Nẵng là 50963
người (tăng 41,9% so với năm 2017). Trong đó lực lượng lao động ở các cơ sở lưu trú có tỷ
trọng cao nhất chiếm một nửa nhân lực và chủ yếu là người dân địa phương (chiếm 69,9%
trong tổng số lao động).
Đến tháng 8/2020, số lao động du lịch phải tạm ngừng việc, nghỉ việc ước khoảng 31.874
người/50.963 người, chiếm 62.5% tổng số lao động du lịch trên địa bàn thành phố chủ yếu là:
nhân sự tại các công ty lữ hành, vận chuyển du lịch, lưu trú, các điểm tham quan,... Các khu
điểm du lịch thuộc nhà nước duy trì 100% nhân viên làm việc; còn đối với các khu, điểm du
lịch tư nhân bố trí 40% nhân viên làm việc luân phiên để bảo trì bảo dưỡng tài sản và vệ sinh,
chăm sóc cảnh quan khu, điểm du lịch, tạm nghỉ việc 60% nhân viên.
1.3 Về thu nhập từ hoạt động du lịch:
Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2019 đạt 
4,68%/năm, tăng 4,91% so với kế hoạch.
Năm 2020, tổng thu du lịch ước đạt 10.788 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2016, đạt 39,4%
kế hoạch.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tổng thu từ khách du lịch năm 2021
chỉ còn khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với năm ngoái.
2. Văn hóa - Xã hội:
2.1 Ảnh hưởng tích cực:
Văn hóa chính là yếu tố quan trọng cấu thành nên hoạt động du lịch và giúp thu hút
các du khách. Điểm tác động tích cực đầu tiên phải điểm qua chính là phương tiện quảng bá
vô cùng hiệu quả về hình ảnh quê hương, mảnh đất, con người và văn hóa của Đà Nẵng đến
khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Du lịch như một “làn gió” giao thoa giữa con người
và văn hóa tạo nên sự đa dạng và phong phú cho nơi đây.
 Các ngôi chùa nổi tiếng ở vùng đất Đà Thành như: chùa Linh Ứng Bãi Bụt, chùa Linh
Ứng Bà Nà, chùa Tam Thai,... đã thu hút khách du lịch ghé thăm đặc biệt là các tín đồ
Phật giáo góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị tài nguyên mang lại cũng như
gắn liền với giá trị tín ngưỡng truyền thống. 
 Từ lâu lễ hội đã trở thành một phần quan trọng tạo nên nét độc đáo và khác biệt  trong
văn hóa ở Đà Nẵng có thể kể đến như: lễ hội Quan Thế  Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội
rước mục đồng, lễ hội đua thuyền,...góp phần giữ gìn các nét độc đáo, nét tinh hoa của
bản sắc dân tộc cũng như thể hiện lòng biết ơn của người dân nơi đây. Bên cạnh đó
cũng có các lễ hội thu hút rất đông lượng khách quốc tế đến với Đà Nẵng mỗi năm là
lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng và một số lễ hội ở Bà Nà Hills.
 Ngoài ra, ẩm thực Đà Nẵng cũng được đánh giá cao bởi sự phong phú và hấp dẫn
trong từng món ăn như: món mì Quảng trứ danh, bún chả cả, cao lầu,... thu hút khách
du lịch phương xa ghé đến thưởng thức. 
Bên cạnh đó du lịch giúp con người biết đến các giá trị tài nguyên và có ý thức hơn trong
việc giữ gìn và phát triển các bản sắc cho các thế hệ con cháu sau này.
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực:
Khi du lịch phát triển một cách quá nhanh chóng các công trình di tích có giá trị về
văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá, hư hại nặng nề do vượt quá sức chứa cho phép.
Tuy nhiên các công ty du lịch chỉ muốn tập trung thu về lợi nhuận mà bỏ quên việc sửa chữa
và nâng cấp. Ngoài ra, sự phát triển du lịch rất dễ gây sự tha hóa, biến chất về văn hóa, không
gìn giữ được bản sắc riêng hay lợi dụng nhằm chuộc lợi cho bản thân như nạn chèo kéo
khách du lịch, nâng giá thành sản phẩm cao lên đối với khách du lịch,...
3. Môi trường:

Khu vực quanh di tích quốc gia Hải Vân Quan bị bủa vây bởi rác thải
Vào tháng 5/2017 Hải Vân Quan vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
chính thức công nhận và trao Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia sau nhưng sau nhiều
năm bị bỏ hoang do lâm vào cảnh “cha chung không ai khóc”. Phía sau hàng chục
quán bán đồ lưu niệm, nước giải khát nằm san sát sườn đèo, đối diện với Hải Vân
Quan, rác thải chất thành từng đống, chủ yếu là bao ni lông, ly nhựa, hộp cơm, vỏ
dừa…

Du khách đến chụp hình rồi quay về vì đầy rác

Các bãi biển Đà Nẵng cũng rơi vào tình trạng không mấy khả quan sau vài
trận mưa lớn rác thải lại tràn ngập theo dọc bãi biển. Thời tiết xấu đã khiến sóng biển
xâm thực sâu vào bờ, đẩy một lượng lớn rác thải tràn ngập lên bãi biển gây tê liệt cho
hoạt động du lịch, tạo nên khung cảnh nhếch nhác và gây ấn tượng xấu cho khách du
lịch.

4. Tác động của dịch Covid-19: 


Đầu năm 2020, dịch Covid-19 bắt đầu diễn ra và kéo dài một khoảng thời gian gây tổn
thất rất lớn cho ngành Du lịch. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm rõ rệt:
 Về thiệt hại của các doanh nghiệp: Năm 2020, đón khoảng 2,7 triệu lượt khách tham
quan, du lịch, giảm 68,6% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó khách quốc tế ước đạt hơn
686 nghìn lượt, giảm 80,5% so với năm 2019; khách nội địa ước đạt hơn 2,03 triệu
lượt, giảm 60,6% so với năm 2019. Tổng thu du lịch ước đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng,
giảm 65,1% so với năm 2019. 
 Về tình hình lao động: Tại Đà Nẵng chỉ ước tính riêng số lao động ngừng việc, nghỉ
việc trong các doanh nghiệp lữ hành khoảng 1.800/1.848 lao động (chiếm khoảng
97,8%), tại doanh nghiệp vận chuyển du lịch khoảng 2.599/3.042 lao động (chiếm
85,4%), tại cơ sở lưu trú du lịch khoảng 25.983 người (tương ứng 93%) so với cùng
kỳ năm 2019. 
 Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp du lịch: thực hiện chỉ thị 16 của Thủ
tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND thành phố về phòng chống dịch COVID-19
các cơ sở kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động hay được sử dụng phục vụ trong công
tác chống dịch. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp phải sang nhượng bất động
sản nghỉ dưỡng, căn hộ, khách sạn tăng lên do gặp khó khăn trong kinh doanh.
(Số liệu được lấy từ: Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng: Báo cáo tình hình hoạt động của doanh
nghiệp du lịch ảnh hưởng dịch Covid-19 và một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Đà Nẵng,
2020.)
Các biện pháp phục hồi và phát triển: 
 Trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản ngăn chặn thành công dịch Covid-19 nhưng tình
hình dịch bệnh tại khu vực và thế giới vẫn phức tạp thì khách nội địa chính là đòn bẩy
vực dậy ngành du lịch trong nước. Vì vậy mà Đà Nẵng tập trung chú trọng nguồn
khách từ các địa phương lân cận, thuận tiện di chuyển thuộc các tỉnh miền Trung -
Tây Nguyên hay các nhóm khách du lịch ngắn ngày, sử dụng phương tiện cá nhân. 
 Tăng cường quảng bá truyền thông qua các phương tiện đại chúng với các hashtag,
video sinh động hấp dẫn trên các kênh mạng xã hội, mời những người nổi tiếng, có
tiếng nói và tầm ảnh hưởng (KOL) tham gia chương trình quảng cáo... cũng như tạo
ra bài hát sôi động Đà Nẵng để các nhân viên du lịch, lưu trú làm theo nhằm quảng
bá, kích cầu du lịch nội địa. 
 Bên cạnh đó, Sở Du lịch Đà Nẵng cũng đưa ra các chương trình kích cầu du lịch với
sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn như: "Giảm giá tour 3 ngày 2 đêm Đà
Nẵng-Hội An", "Bà Nà giữ vé miễn phí buffet", "Núi Thần Tài 30-50% giá vé", mở
lại các hoạt động du lịch lễ hội, Festival, triển lãm… Mặt khác, Đà Nẵng cũng tập
trung cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến phát
triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trong tương lai.
5. Tác động của bão Noru đến du lịch Đà Nẵng: 
Trưa 27/9, 10 sân bay tại Việt Nam “đóng cửa” vì bão Noru

Trước tác động của bão Noru, các hoạt động du lịch, giải trí cũng phải tạm ngừng.
Điều này khiến cho một số lịch trình chuyến bay phải hủy hoặc thay đổi. Bên cạnh đó, nhiều
khách du lịch cũng rơi vào thế bị động, khi không thể trở về nhà cũng không thể làm gì khác
ngoài việc trú ẩn ở khách sạn và nhà người quen tại Đà Nẵng. 
V. Thống kê số liệu khách du lịch đến Đà Nẵng:

Phân theo loại 2016 2017 2018 2019 2020 2021 7 tháng đầu năm
khách 2022

Khách quốc tế   863   1.496. 2.300 3.248 785 110 127

Khách trong nước 3.151 3.631 3.784 4.795 1859 1.000 1.760
          Thống kê lượt khách đến Đà Nẵng (nghìn lượt)
 
THỜI KỲ HƯNG THỊNH: Giai đoạn 2018 - 2019 là thời điểm phát triển rực rỡ của du lịch
Đà Nẵng trong thời gian 5 năm trở lại. Tại thời điểm đó, tình hình chính trị, văn hóa, xã hội ở
Việt Nam đang ổn định. Kinh tế cũng có những bước phát triển, đời sống của người dân cải
thiện nên nhu cầu du lịch cũng tăng cao. Tại thời điểm đó, du lịch cũng là ngành kinh tế mũi
nhọn của Việt Nam cũng như Đà Nẵng.
THỜI KỲ PHỤC HỒI: Năm 2022, nguồn khách chủ yếu của Đà Nẵng đa số là khách nội địa
nên thời gian phục hồi tương đối nhanh hơn so với những điểm đến khác. Trở lại sau đại
dịch, lượng khách đến Đà Nẵng đạt đến những con số ấn tượng. Những kế hoạch, dự án đón
du khách nước ngoài trở lại sau khi du lịch thế giới mở cửa dự đoán Đà Nẵng sẽ trở lại mạnh
mẽ hơn nữa, quay về thời kì hưng thịnh của mình.
C. KẾT LUẬN: 
Đà Nẵng - thành phố đáng sống, nơi sở hữu vô vàn những địa điểm du lịch nổi tiếng, những
món ăn ngon và còn bởi sự nhiệt tình, thân thiện của người dân nơi đây. Chính vì vậy mà
vùng đất Đà Thành hàng năm chào đón rất nhiều lượng khách tham quan ghé đến trong đó có
cả khách du lịch quốc tế. 
Thông qua các phân tích Cung - Cầu và các tác động của hoạt động du lịch về kinh tế, văn
hóa - xã hội, môi trường, dịch Covid-19, đã đưa ra góc nhìn nhận khách quan từ nhiều góc độ
khác nhau. Từ đó, giúp nhận ra được những ưu, nhược điểm để phát huy và khắc phục.
Qua bài phân tích trên, nhóm nhận thấy Đà Nẵng có nhiều cơ hội để phát triển các mô hình
du lịch MICE, du lịch tâm linh và du lịch bền vững. Với những tài nguyên được ban tặng và
nền văn hóa đa sắc, Đà Nẵng sẽ trở thành một điểm đến an toàn, thân thiện mỗi khi du khách
ghé đến.
Tài liệu tham khảo:

Báo cáo và ác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý I năm 2022. (2022,

April 12). Tổng cục Thống kê. Retrieved September 27, 2022, from

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04/bao-cao-tac-dong-cua-dich-

covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-nam-2022/ 

Báo Đà Nẵng điện tử. (2022, March 9). Báo Đà Nẵng điện tử. Retrieved September 27, 2022, from

https://baodanang.vn/channel/5404/202203/cai-thien-chat-luong-dich-vu-thuc-day-du-lich-

phat-trien-3907422/ 
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ GẮN VỚI SINH KẾ CỘNG

ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - Bảo tàng Đà Nẵng. (n.d.). Bảo tàng Đà Nẵng -

Museum of DaNang. Retrieved September 26, 2022, from http://baotangdanang.vn/bao-ton-

va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-gan-voi-sinh-ke-cong-dong-tai-thanh-pho-da-

nang.html 

Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (n.d.). Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu

tư. Retrieved September 25, 2022, from

https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=41 

Đà Nẵng: Minh bạch giá cả trong kinh doanh sản phẩm và dịch vụ du lịch. (2022, April 19). Báo

Công Thương. Retrieved September 27, 2022, from https://congthuong.vn/da-nang-minh-

bach-gia-ca-trong-kinh-doanh-san-pham-va-dich-vu-du-lich-175471.html 

Đà Nẵng: Phát triển du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế - Chi

tiết tin - Sở Du lịch TP. Đà Nẵng. (2020, October 23). Sở Du lịch Đà Nẵng. Retrieved

September 27, 2022, from https://tourism.danang.gov.vn/-/-a-nang-phat-trien-du-lich-chat-

luong-cao-co-thuong-hieu-co-kha-nang-canh-tranh-quoc-te 

Đánh giá hiện trạng một số thị trường khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng – Viện Nghiên cứu Phát

triển Du lịch (ITDR). (2020, June 12). Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Retrieved

September 27, 2022, from http://itdr.org.vn/nghien_cuu/danh-gia-hien-trang-mot-so-thi-

truong-khach-du-lich-quoc-te-den-da-nang/ 

Dân số. (2020, June 12). UBND thành phố Đà Nẵng. Retrieved September 25, 2022, from

https://www.danang.gov.vn/web/guest/gioi-thieu/chi-tiet?id=40958&_c=40 

Du lịch Đà Nẵng phục hồi mạnh sau dịch COVID-19. (2022, August 21). Bnews.vn. Retrieved

September 27, 2022, from https://bnews.vn/du-lich-da-nang-phuc-hoi-manh-sau-dich-covid-

19/255578.html 
Tài nguyên du lịch của thành phố Đà Nẵng - Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố -.

(2022, February 13). Lesgo. Retrieved September 26, 2022, from https://lesgo.me/dieu-kien-

ve-tai-nguyen-du-lich-da-nang-1644719784.html 

Tổng quan về Đà Nẵng. (n.d.). Đà Nẵng - Webdanang.com. Retrieved September 25, 2022, from

http://www.webdanang.com/da-nang/tong-quan-da-nang 

Trang thông tin điện tử Cục Thống kê Đà Nẵng. (2022, June 29). Trang thông tin điện tử Cục Thống

kê Đà Nẵng. Retrieved September 25, 2022, from https://cucthongke.danang.gov.vn/chi-tiet-

tin-tuc?dinhdanh=179001&cat=3 

Xây dựng Đề án định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030. (2022, July 18). Bnews.vn.

Retrieved September 27, 2022, from https://bnews.vn/xay-dung-de-an-dinh-huong-phat-trien-

du-lich-da-nang-den-nam-2030/251496.html 

Đà Nẵng phục hồi ngành du lịch sau ảnh hưởng dịch Covid-19. (2020, May 13). Cổng thông tin điện

tử Thành phố Đà Nẵng. Retrieved September 28, 2022 from https://danang.gov.vn/chinh-

quyen/chi-tiet?id=39430&_c=3 

You might also like