You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của Việt
Nam giai đoạn 2011-2021

Lớp tín chỉ: KTE306(GD2-HK2-2122).12


Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Quang Minh
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9
Nguyễn Ngọc Anh 2013710011
Nguyễn Ngọc Linh 2013710044
Trần Lan Anh 2013710014
Nguyễn Linh Chi 2013710019

Hà Nội, 05/2022
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

I. Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam ..................................................................... 3

1. Tài nguyên du lịch tự nhiên................................................................................... 3

2. Tài nguyên du lịch nhân văn. ................................................................................ 4

3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ............................................................................... 5

II. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của việt nam ........................................... 11

1. Tăng trưởng số lượng khách đến ......................................................................... 11

2. Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam.................................................................... 21

III. Tình hình phát triển du lịch trực tuyến ở Việt Nam.............................................. 33

1. Khái niệm về E-Tourism: .................................................................................... 33

2. Tình hình phát triển du lịch trực tuyến trên thế giới ........................................... 33

3. Tình hình phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam .......................................... 34

IV. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến thu hút khách du lịch quốc tế của Việt
Nam và xu hướng du lịch quốc tế trên thế giới sau dịch bệnh .................................. 38

1. Tác động của dịch bệnh đến thu hút khách DLQT ............................................. 38

2. Những xu hướng mới của DLQT sau dịch bệnh ................................................. 41

LỜI KẾT ......................................................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 46

ii
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ I-1 Số lượng CSLTDL và số buồng giai đoạn 2011-2015 ................................ 7
Biểu đồ I-2 Cơ cấu CSLTDL được xếp hạng phân theo loại hình tính đến hết năm
2015 ................................................................................................................................ 8
Biểu đồ I-3 Số lượng CSLTDL và số buồng, 2015-2016 ............................................... 8
Biểu đồ I-4 Cơ cấu CSLTDT được xếp hạng chia theo loại hình tính đến hết năm
2016 ................................................................................................................................ 9
Biểu đồ I-5 Cơ cấu CSLTDL được xếp hạng phân theo loại hình tính đến hết năm
2018 ................................................................................................................................ 9
Biểu đồ I-6 Số lượng CSLTDL và số buồng trên toàn quốc, 2015-2019 ..................... 10
Biểu đồ II-1 Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2011-2021\ ......................... 11
Biểu đồ II-2 Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2011-2021 .......................... 11
Biểu đồ II-3 So sánh các chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch - lữ hành của Việt Nam
và khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2015 ........................................................ 12
Biểu đồ II-4 So sánh các chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch - lữ hành của Việt Nam
và khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2019 ........................................................ 14
Biểu đồ II-5 So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Thái Lan 2011-
2021 .............................................................................................................................. 17
Biểu đồ II-6 Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam, 2011-2021 ......... 18
Biểu đồ II-7 So sánh doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam và Thái
Lan, 2011-2021 ............................................................................................................. 20
Biểu đồ II-8 So sánh doanh thu trung bình của một lượt khách giữa Việt Nam, Thái
Lan và trung bình thế giới............................................................................................. 20
Biểu đồ II-9 Cơ cấu khách quốc tế đến VIệt Nam theo khu vực .................................. 22
Biểu đồ II-10 Chi tiêu và thời gian lưu trú bình quân của một số thị trường ............... 25
Biểu đồ II-11 10 Thị trường hàng đầu gửi khách quốc tế đến VIệt Nam giai đoạn
2016-2019 ..................................................................................................................... 26
Biểu đồ II-12 Khách Trung Quốc đến Việt Nam theo giai đoạn 2011-2019................ 27
Biểu đồ II-13 Khách Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2011-2019........................... 28
Biểu đồ II-14 Khách Nga đến Việt Nam giai đoạn 2011-2019 .................................... 29
Biểu đồ II-15 Khách Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn 2011-2019 ............................ 30

iii
Biểu đồ II-16 Khách Mỹ đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ..................................... 31
Biểu đồ III-1 Doanh thu du lịch online toàn cầu giai đoạn 2014-2020 ........................ 34
Biểu đồ III-2 Xu hướng lựa chọn loại hình đặt phòng khách sạn và vé máy bay online
tại Việt Nam (Tháng 6/2021) ........................................................................................ 35
Biểu đồ III-3 Tổng lượt truy cập và sử dụng trang web OTAs tại Việt Nam (Tháng
6/2021) .......................................................................................................................... 36
Biểu đồ IV-1 Lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch quốc tế trên toàn thế
giới năm 2010-2020 ...................................................................................................... 38
Biểu đồ IV-2 Sự thay đổi lượng khách quốc tế trên thế giới và các vùng khác trên
toàn cầu 2019-2020 ....................................................................................................... 39
Biểu đồ IV-3 Khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng năm 2019 và 2020 ................. 39

Danh mục hình


Hình II.1 Khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng đầu năm 2021 .................................. 24
Hình II.2 Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo khu vực năm 2021 ...................... 24
Hình IV.1 Lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 .......................... 40

Danh mục bảng


Bảng II.1 Khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN ............................................... 21
Bảng II.2 Thị trường nguồn khách du lịch quốc tế của một số nước ASEAN năm 2019
...................................................................................................................................... 33

iv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế tổng hợp đang
phát triển nhất hiện nay. Nhiều nước đã coi du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, góp
phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ cao, tạo nhiều công
ăn việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân. Việt Nam là một trong những nước
có nền kinh tế đang phát triển, vì thế việc đầu tư phát triển du lịch chính là một trong
những giải pháp hữu hiệu đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đồng thời giúp Việt
Nam có nhiều điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế. Với ưu thế nổi bật về vị trí là nằm
ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á – khu vực có nền kinh tế phát triển năng
động, có sự hợp tác về nhiều mặt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới;
Việt Nam cũng là nước có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong
phú; lại được coi là điểm đến an toàn, thân thiện của khách du lịch quốc tế. Với những
điều kiện thuận lợi đó, trong những năm qua, du lịch Việt Nam cũng đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Tính tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018
đạt 15,5 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 80 triệu lượt, tổng doanh thu toàn ngành
637 nghìn tỷ đồng. Năm 2019 chứng kiến nhiều thay đổi trong toàn ngành du lịch
Việt Nam, điều này thể hiện ở kết quả đạt được của năm. Tổng lượng khách quốc tế
đến Việt Nam năm 201 đạt gần 18 triệu lượt, tăng 16.2%, khách du lịch nội địa khoảng
85 triệu lượt, tổng doanh thu của toàn ngành đạt khoảng 755 nghìn tỷ đồng, tăng
18,5% so với năm 2018. Những kết quả đó thực sự ấn tượng khi năm 2019 tăng
trưởng khách quốc tế đến Việt Nam cao hơn hẳn mức trung bình toàn cầu (3,8%) và
khu vực châu Á và Thái Bình Dương (4,6%). Tuy nhiên đến cuối tháng hai, dịch
Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
du lịch. Từ tháng ba đến hết năm 2020, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế,
ngành Du lịch đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Số lượt khách
quốc tế đến Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với
năm trước.
Với mong muốn được nhiều hơn nữa khách du lịch trên toàn thế giới biết đến
và lựa chọn Việt Nam trở thành điểm đến trong tương lai của họ, từ đó góp phần thúc
đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước,

1
nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2021” trong môn học Quan hệ Kinh tế Quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là giới thiệu chung về tiềm năng phát triển du
lịch của Việt Nam, phân tích thực trạng, tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và xác định những tác động của dịch bệnh Covid19 đến thu hút khách du lịch
quốc tế.
Cụ thể, tiểu luận giải quyết những vấn đề sau:
• Giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam
• Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam
• Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam
• Tình hình phát triển du lịch trực tuyến (du lịch online) ở Việt Nam
• Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến thu hút khách DLQT của Việt Nam và
xu hướng DLQT trên thế giới sau dịch bệnh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2011 - 2021

2
I. Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi
nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du
lịch nhanh nhất thế giới nguyên nhân có thể kể đến là nhờ tiềm năng du lịch đa dạng
và phong phú với nhiều thế mạnh.
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1 Địa hình
Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch. Các dạng địa hình nước ta có tiềm
năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo.
Địa hình Karst: Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ
yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng Karst hang động,
Karst ngập nước và Karst đồng bằng.
Địa hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan
phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch
biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy
(Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa),...
Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều
đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cô Tô
(Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
Khó khăn: Các dạng địa hình Karst tập trung chủ yếu trong các khu vực cự
kỳ khó khăn về điều kiện giao thông, trong các hệ sinh thái nhạy cảm dễ bị phá vỡ.
Vì vậy khó khăn lớn nhất trong khai thác các loại địa hình vào phát triển du lịch
trong chính là việc vừa phát triển mà vẫn đảm sự bền vững của môi trường.
1.2 Khí hậu.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo vĩ tuyến và
theo độ cao nên có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức du lịch. Sự phân hóa của các
loại khí hậu đã quy định sự phát triển của các loại hình du lịch, vì vậy nước ta có cả
các hình thức du lịch của đới nóng và đới lạnh. Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch:
Nước ta có nhiều bão, lũ lụt vào mùa mưa tàn phá nặng nề các khu vực nó đi qua, đặc
biệt là vùng duyên hải miền Trung; gió mùa đông bắc vào mùa đông, và một số hiện

3
tượng thời tiết đặc biệt làm các ngưng trệ nhiều hoạt động du lịch sinh thái, tham
quan.

1.3 Thủy văn


Nước trên mặt: Nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung cấp cho
nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: du lịch hồ,
du lịch sông nước... Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu
Long và một vài sông khác như sông Hương, sông Hàn, sông Hồng. Trong đó tài
nguyên nước khoáng có giá trị đặc biệt đối với du lịch, nước ta đã phát hiện được
khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên, trong đó có nhiều nguồn nước đã
được đưa vào khai thác cho mục đích du lịch. Tuy nhiên nguồn nước của các hệ
thống sông suối phân hóa rõ rệt theo mùa đã và đang gây ảnh hưởng to lớn đến các
hoạt động du lịch có liên quan mật thiết đến nguồn lợi sông nước.
1.4 Sinh vật
Việt Nam nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thế tài
nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. Diện tích rừng che phủ ở nước ta khoảng
37 % (2006), chủ yếu tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên, đã thống kê được hơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 loài chim
và 330 loài bò sát. Tài nguyên sinh vật nước ta ngoài giá trị lớn về môi trường còn
có ý nghĩa kinh tế, du lịch to lớn. Một số khó khăn có thể kể đến như nguồn tài
nguyên sinh vật tuy đa dạng và phong phú nhưng đang đứng trước nhiều nguy cơ bị
suy giảm về số lượng và chất lượng.
2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
2.1 Di tích lịch sử - văn hóa.
Di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch. Cho đến
nay cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2.715 di tích được Bộ Văn
hoá - Thông tin xếp hạng. Đặc biệt đã có những di tích lịch sử - văn hoá được
UNESCO công nhận là di sản của nhân loại như cố đô Huế (1993), phố cổ Hội An
(1999), thánh địa Mỹ Sơn (1999)...

2.2 Lễ hội.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966
lễ hội. Tính ra, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội. Việt Nam có một nền

4
văn hoá mang bản sắc riêng độc đáo. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách,
hình hài và bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhiều lễ hội ra đời cách ngày nay hàng nghìn
năm vẫn được giữ gìn và duy trì. Các lễ hội văn hóa có sức hút vô cùng to lớn đối
với du khách thập phương. Các lễ hội của nước ta chủ yếu tập trung vào các tháng
giêng và tháng hai như lễ hội Đền Gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tây), Đền
Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh),…
2.3 Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn khác.
Nước ta có 54 dân tộc phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với những phong
tục, tập quán độc đáo, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật đa dạng và đặc sắc có sức
hút to lớn đối với khác du lịch trong và ngoài nước. Dọc chiều dài đất nước có hàng
trăm làng nghề thủ công truyền thống, những món đặc sản đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngoài ra cả nước còn có hàng trăm bảo tàng với nhiều hiện vật và tài liệu lịch sử
quý giá đang được lưu giữ.
3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
3.1 Cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải
Năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm
gần 79% tổng lượng khách quốc tế nhờ sự khai thác mạnh mẽ các đường bay quốc
tế. Bên cạnh đó, khai thác du lịch đường thủy chưa phát huy hết tiềm năng. Năm
2015, lượng khách tàu biển chỉ đạt 169.839 lượt, chiếm 2,1%. Một trong những
nguyên nhân của tình trạng trên là do hầu hết hệ thống cảng biển và hạ tầng cảng
biển còn đang trong giai đoạn đầu tư, sản phẩm du lịch phục vụ khách tàu biển chưa
đa dạng. Ngoài ra, chính phủ còn thúc đẩy phát triển du lịch đường bộ. Tính đến hết
năm 2015, Việt Nam đã có hệ thống đường cao tốc với tổng chiều dài 710mm các
tuyến cao tốc như : Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh - Long
Thành - Dầu Giây,... đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương,
tạo đà phát triển cho du lịch đường bộ.
Năm 2016, vận chuyển đường hàng không tiếp tục tăng cường kết nối và
nâng cao năng lực vận chuyển. Hàng không quốc tế, theo Cục Hàng không Việt
Nam, có 52 hãng hàng không nước ngoài và 3 hãng hàng không Việt Nam đang khai
thác 99 đường bay quốc tế tới Việt Nam. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng
đường hàng không chiếm gần 83% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy
nhiên, du lịch đường thủy vẫn tiếp tục chưa được khai thác hiệu quả. Du lịch tàu

5
biển, tính đến 2016, Việt Nam vẫn chưa có cảng biển du lịch chuyên dụng, làm hạn
chế khả năng đón khách du lịch tàu biển. Năm 2016, Việt Nam đón 284.855 lượt
khách tàu biển, chỉ chiếm 2,84% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh
đó, du lịch đường sắt cũng được đổi mới để thu hút khách. Trong năm 2016, ngành
Đường sắt đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới tiện ích nhiều đoàn tàu.
Những tuyến tàu 5 sao được đưa vào phục vụ đã nhận được sự hưởng ứng của đông
đảo du khách.
Trong năm 2017, hoạt động vận tải khách du lịch đường hàng không tiếp tục
phát triển. Theo cục hàng không, năm 2017, hành khách qua các cảng hàng không
Việt Nam đã đạt 94 triệu lượt, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016. Lượng khách
quốc tế đến Việt nam bằng đường hàng không năm 2017 chiếm 84,4% tổng lượng
khách quốc tế đến Việt nam. Bên cạnh đó, vận tải du lịch bằng đường bộ tiếp tục
được tăng cường. Hệ thống hạ tầng giao thông, đường cao tốc tiếp tục được đầu tư
hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển, tăng lưu lượng khách lưu thông bằng đường
bộ. Đồng thời vận chuyển bằng đường bộ tiếp tục được nâng cấp. Ngoài ra, vận
chuyển du lịch bằng đường thủy cũng đang được đẩy mạnh phát triển. Theo hiệp hội
các hãng du lịch tàu biển quốc tế (Cruise Lines International Association - CLIA),
Việt nam đứng thứ 4 trong khu vực châu Á về điểm đến có số chuyến tàu cập cảng
nhiều nhất, chỉ đứng sau nhật Bản, Trung Quốc và Thái lan. Dựa vào các điều kiện
tự nhiên sông ngòi dày đặc, tại nhiều trọng điểm du lịch, hoạt động du lịch bằng
đường thủy nội địa đã được đầu tư phát triển đa dạng, tạo ra sản phẩm du lịch có giá
trị riêng biệt có sức hấp dẫn.
Bên cạnh đó, vận chuyển khách du lịch bằng đường sắt có nhiều đổi mới,
năm 2018 đánh dấu sự hồi phục tích cực của ngành đường sắt sau một thời gian trầm
lắng. Các công ty lữ hành đã tăng cường kết nối, hợp tác với ngành đường sắt, khai
thác các đoàn tàu có chất lượng cao, tiện nghi, vệ sinh.
Năm 2019, vận chuyển hàng không không giữ vai trò then chốt. Theo Báo
cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF),
nhóm chỉ số về hạ tầng hàng không của Việt Nam tăng từ 61/141 năm 2017 lên
50/140 năm 2019 tuy nhiên, chỉ số chất lượng hạ tầng hàng không tụt hạng (từ 85
xuống 99) và mật độ sân bay vẫn xếp hạng thấp (96) cho thấy yêu cầu cấp thiết mở
rộng hạ tầng hàng không. Bên cạnh đó, vận chuyển mặt đất cần tiếp tục được cải

6
thiện. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế
thế giới, chất lượng đường bộ tại Việt Nam chỉ xếp hạng 109, giảm 21 bậc so với
năm 2017. Tuy nhiên, vận chuyển du lịch bằng đường biển tăng trưởng tích cực.
Năm 2019, có 264.115 lượt khách đến Việt Nam bằng đường biển, tăng 22,7% so
với năm 2018 nhờ có sự xuất hiện của các cảng tàu khách quốc tế có khả năng đón
các tàu biển du lịch có tải trọng lớn.
3.2 Cơ sở lưu trú khách du lịch
Năm 2015, hệ thống cơ sở lưu trú tăng trưởng vượt bậc. Tính đến cuối năm
2015, cả nước có 13.029 CSLTDL được xếp hạng với 288.935 buồng, tăng tương
ứng 5,3% và 9,8% so với năm 2014, trong đó nhóm trung và cao cấp (3-5 sao) là
763 (chỉ chiếm 5,8%) trên tổng số, nhưng chiếm 29,1% về số buồng với 84.095
buồng. Trong số các CSLTDL được xếp hạng thì loại hình khách sạn có tỷ trọng lớn
nhất với 5.916 cơ sở, chiếm 45,4%. Tiếp theo là nhà nghỉ du lịch với 5.777 cơ sở,
chiếm 44,3%; homestay với 1.089 cơ sở (chiếm 8,4%) tập trung chủ yếu ở các khu
vực ngoại thành. Các loại hình khác gồm làng du lịch, căn hộ du lịch, biệt thự du
lịch, tàu thủy du lịch, bãi cắm trại du lịch chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (1,9%).
25000 450,000
370,000 400,000
20000 330,240 350,000
298,001
277,661 300,000
15000 256,739
250,000
200,000
10000 18,562 19,000
15,381 16,203 150,000
13,756
5000 100,000
50,000
0 0
2011 2012 2013 2014 2015

CSLTDL Buồng

Biểu đồ I-1 Số lượng CSLTDL và số buồng giai đoạn 2011-2015

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

7
Khác , 247 , 1.9% Khác, 4693; 70.9%
Homestay,
Homestay, 7818; 70.9%
1,089 , 8.4%
Nhà nghỉ du lịch;
71526; 70.9%

Khách sạn ,
5,916 , 45.4% Khách sạn,
Nhà nghỉ du lịch , 204898; 70.9%
5,777 , 44.3%

Số Buồng
Biểu đồ I-2 Cơ cấu CSLTDL được xếp hạng phân theo loại hình tính đến hết năm 2015

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Đến hết năm 2016, tổng số cơ sở lưu trú du lịch 3-5 sao và cao cấp là 784 cơ
sở, cung cấp 91.250 buồng, tương ứng chiếm 5,4% và 28,7% trong hệ thống cơ sở
lưu trú du lịch đã được xếp hạng. Bên cạnh đó, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa
bàn cả nước ước tính đạt 21.000 cơ sở lưu trú du lịch với 420.000 buồng, tăng tương
ứng 10,5% và 13,5% so với năm 2015. Loại hình cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu là
khách sạn và nhà nghỉ du lịch.

Số lượng CSLTDL và số buồng, 2015-2016


30000 450000
420000
370000 400000
25000
350000
20000 300000
21000
CSLTDL

Buồng

19000 250000
15000
200000
10000 150000
100000
5000
50000
0 0
2015 2016

CSLTDT Buồng

Biểu đồ I-3 Số lượng CSLTDL và số buồng, 2015-2016

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

8
Homestay; Khác; 246 ; 1.7%
1,242 ; 8.6%

Khách sạn ;
6,523 ; 45.1%
Nhà nghỉ du lịch ,
6,442 , 44.6%

Biểu đồ I-4 Cơ cấu CSLTDT được xếp hạng chia theo loại hình tính đến hết
năm 2016

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Năm 2017 ghi nhận tổng số CSLTDL 3-5 sao và cao cấp trên cả nước là 882
cơ sở, cung cấp 104.315 buồng, tương ứng chiếm 5,06% và 28,1% trong tổng số
CSLTDL được xếp hạng. Năm 2018, tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2017, lĩnh vực
cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) Việt nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư, phát triển về
số lượng và chất lượng, tính đến 31/12/2018, Việt Nam có 28.000 CSLTDL với trên
550.000 buồng (tăng hơn 2.400 CSLTDL và hơn 42.000 buồng so với năm 2017).

Số CSLTDT
Homstay; 13,400 ;39%
Homestay;… CSLTDT 3-5 sao…
Số buồng/ phòng;
76,525 ;39%,

CSLTDL 3-5 sao;


126,734 ; 39%
CSLTDL 1-2 sao;
5,711 ; 37%
Nhà nghỉ du lịch;
7,053 ; 45%
CSLTDL 1-2 sao;
136,292 ; 39%

Số buồng/ phòng
Biểu đồ I-5 Cơ cấu CSLTDL được xếp hạng phân theo loại hình tính đến hết năm 2018

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

9
Đến hết năm 2019, tổng số cơ sở lưu trú du lịch cả nước ước tính khoảng
30.000 cơ sở với 650.000 buồng, tăng 2.000 CSLTDL (+7,1%) và 100.000 buồng
(+18%) so với năm 2018.

Số lượng CSLTDL và số buồng trên toàn quốc, 2015-2019


700,000 35,000
30,000
600,000 28,000 30,000
25,600
500,000 21,000 25,000
19,000
400,000 20,000

300,000 650,000 15,000


508,000 550,000
200,000 420,000 10,000
370,000
100,000 5,000

- -
2015 2016 2017 2018 2019

CSLTDL Buồng

Biểu đồ I-6 Số lượng CSLTDL và số buồng trên toàn quốc, 2015-2019

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Nhìn chung, giai đoạn 2015-2019, số lượng CSLTDL tăng 1,58 lần từ 19.000
cơ sở lên 30.000 cơ sở (tăng bình quân 12,0%/năm); số lượng buồng tăng 1,76 lần
từ 370.000 buồng lên 650.000 buồng (tăng bình quân 15,1%/năm). Nhóm CSLTDL
4-5 sao có 484 cơ sở với hơn 100.000 buồng, tăng 13,0% về số cơ sở và 13,2% về
số buồng so với năm 2018. Phân khúc 4-5 sao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn tại khu
vực Nam Trung Bộ, Phú Quốc và các trung tâm du lịch (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh,
Quảng Ninh…). Đến hết năm 2019 có hơn 5.400 CSLTDL từ 1-3 sao, với 162.024
buồng, giảm đáng kể so với năm 2018 (giảm 14,1% về số cơ sở và 7,7% số buồng).
Nhóm CSLTDL đủ điều kiện tăng cao so với năm 2018 với hơn 16.300 cơ sở và gần
237.000 buồng (tăng 73% về số cơ sở và 150% về số buồng).

10
II. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của việt nam
1. Tăng trưởng số lượng khách đến
1.1 Số lượng khách du lịch quốc tế

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2011-2021


(triệu người)
20 18
18
15.5
16
14 12.9
12 10
10 8 7.9
7.6
8 6.8
6
6 3.8
4
2 0.2
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ II-2 Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2011-2021

Sự thay đổi trong lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giai
đoạn 2011-2021
29.10%
19.10% 16.20%
20.00% 5.10%
0.00%
-0.20%
-20.00%
-40.00%
-60.00%
-80.00%
-78.70%
-100.00%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ II-1 Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2011-2021\

Nguồn : UNWTO

2011-2015
Giai đoạn 2011-2015, du lịch Việt Nam phát triển mạnh, có xu hướng tăng
đều ở cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Trong giai đoạn này, lượng khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam hàng năm tăng trưởng trung bình 12.41% - một con số cao
đáng kể so với giai đoạn 2006-2010 (8,95%).

11
Năm 2015, Việt Nam đã đón gần 8 triệu khách du lịch, hơn 30% so với năm
2011 (6 triệu khách quốc tế). Theo báo cáo từ Tổ chức Du lịch Thế giới, trong năm
này, du lịch Việt nam đã đứng thứ 41 trên toàn thế gới về lượng khách quốc tế, xếp
thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á (sau Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia).
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh lữ hành và
du lịch của Việt Nam đã tăng 5 bậc so với năm 2013, tăng 14 bậc so với 2009. Trong
thang đo năng lực cạnh tranh này, du lịch Việt còn ở vị trí thấp ở các hạng mục Cơ
sở hạ tầng, Tính bền vững về môi trường trong hoạt động du lịch và Mức độ ưu tiên
cho du lịch và lữ hành; song du lịch Việt được đánh giá cao về giá cả cạnh tranh với
điểm số cao hơn trung bình khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

So sánh các chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch - lữ hành của Việt
Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2015
Việt Nam Châu Á - Thái Bình Dương

Môi trường kinh doanh


6
Tài nguyên văn hóa An ninh, an toàn
5
Tài nguyên tự nhiên 4 An toàn thực phẩm
3
2 Nguồn nhân lực và thị
Hạ tầng dịch vụ du lịch
1 trường lao động
0

Hạ tầng mặt đất và cảng Công nghệ thông tin

Ưu tiên cho du lịch và lữ


Hạ tầng vận tải hàng không
hành

Bền vững về môi trường Mở cửa đối với quốc tế


Cạnh tranh giá

Biểu đồ II-3 So sánh các chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch - lữ hành của Việt Nam và khu vực
châu Á - Thái Bình Dương năm 2015

Nguồn : Diễn đàn kinh tế thế giới


Giai đoạn này đã ghi nhận sự tăng trưởng nhanh và mạnh hơn giai đoạn 2006-
2010 bởi một vài nguyên nhân sau:
Thứ nhất, thế giới đã dần phục hồi từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009.
Do đó, du khách từ các thị trường truyền thống như châu Âu, Bắc Mỹ bắt đầu trở lại
thực hiện các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trên thế giới
12
cũng xuất hiện các thị trường mới nổi như Bắc Á, Trung Đông,... cũng bị hấp dẫn
bởi du lịch Việt Nam.
Cũng nhờ nền kinh tế phục hồi, thu nhập toàn cầu đã có xu hướng tăng trở
lại, các đợt nghỉ kéo dài hơn cũng tạo điều kiện lý tưởng để du lịch quốc tế phục hồi
và phát triển
Thứ ba, Việt Nam cũng đã có những chính sách, hành động để phát triển hạ
tầng du lịch, nhiều cơ sở hạ tầng được xây mới, nâng cấp và mở rộng. Các cơ sở hạ
tầng phục vụ việc di chuyển như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách
du lịch Hạ Long,.. được xây mới, giúp cho việc di chuyển được thuận tiện và đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các cơ sở nghỉ dưỡng chất lượng, nổi tiếng thế
giới cũng được xây dựng ở Việt Nam, như chuỗi khách sạn InterContinental hoặc
chuỗi khách sạn JW Mariott, đã giúp mở rộng tệp khách hàng cho du lịch Việt.

2016-2019
Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh và nhanh chóng của du lịch Việt Nam, thu
hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế với số lượng khách tăng nhanh qua các năm.
Đầu giai đoạn, năm 2016 VN ghi nhận 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với
năm 2015. Năm 2017 cũng là một năm VN đạt kỉ lục tăng trưởng về lượng khách
quốc tế với con số 29%; Đến cuối giai đoạn, tuy tỉ lệ tăng trưởng đã chậm hơn song
vẫn ghi nhận sự gia tăng trong lượng khách, và Việt Nam đã thu hút 18 triệu lượt
khách quốc tế ở năm 2019, tăng 80%. so với năm 2016.
Một số thành tựu của du lịch Việt Nam trong thời kì “hoàng kim” này:
Năm 2016, WEF sau khi đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của
Việt Nam đã xếp Việt Nam vào 1 trong 15 điểm đến dẫn đầu về sự cải thiện năng
lực cạnh tranh du lịch và lữ hành.
Năm 2017, theo đánh giá và phân tích của UNWTO, Việt Nam xếp thứ 6
trong 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới, được nhiều
hiệp hội bình chọn là “điểm đến đang nổi”, “điểm du lịch hấp dẫn” trong khu vực.
Năm 2018, Việt Nam là điểm đến duy nhất của châu Á trong danh sách 10
điểm đến du lịch trải nghiệm tốt nhất thế giới do Tripadvisor bình chọn. Theo Tổ
chức Du lịch thế giới (UNWTO), Việt Nam đứng thứ 3 trong 10 điểm đến có tốc độ
tăng trưởng khách du lịch quốc tế nhanh nhất thế giới năm 2018.

13
Du lịch Việt Nam năm 2019 được vinh danh ở 5 hạng mục giải thưởng của
tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards), bao gồm: Điểm đến di
sản hàng đầu thế giới (lần đầu tiên); Điểm đến golf tốt nhất thế giới (lần đầu tiên);
Điểm đến hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp); Điểm đến văn hóa hàng đầu châu
Á (lần thứ 2 liên tiếp); Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á (lần đầu tiên). Việt Nam
vượt qua In-đô-nê-xi-a để xếp thứ 4 trong khu vực về lượng khách quốc tế đến. Năng
lực cạnh tranh du lịch tăng 12 bậc so với 2015: Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế
thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền
kinh tế năm 2015 lên 67/136 (năm 2017) và 63/140 (năm 2019).

So sánh các chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch - lữ hành của Việt
Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2019
Việt Nam Đông Nam Á

Môi trường kinh doanh


6
Tài nguyên văn hóa An ninh, an toàn
5
Tài nguyên tự nhiên 4 An toàn thực phẩm
3
2 Nguồn nhân lực và thị
Hạ tầng dịch vụ du lịch
1 trường lao động
0

Hạ tầng mặt đất và cảng Công nghệ thông tin

Ưu tiên cho du lịch và lữ


Hạ tầng vận tải hàng không
hành

Bền vững về môi trường Mở cửa đối với quốc tế


Cạnh tranh giá

Biểu đồ II-4 So sánh các chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch - lữ hành của Việt Nam và khu
vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2019

Nguồn : Diễn đàn kinh thế thế giới


Trong khu vực Đông Nam Á, tài nguyên văn hóa của Việt Nam xếp thứ 2,
sau In-đô-nê-xi- a; tài nguyên tự nhiên xếp thứ 3, sau Thái Lan và In-đô-nê-xi-a, cho
thấy lợi thế so sánh lớn về tài nguyên văn hóa và tự nhiên của Việt Nam trong khu
vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, Yêu cầu về thị thực của Việt Nam với du khách
quốc tế cũng đã tiến bộ rõ rệt, được thúc đẩy bởi chính sách cấp thị thực điện tử áp
dụng thí điểm từ đầu năm 2017. Bắt đầu từ áp dụng cho 40 nước, qua một số lần bổ

14
sung, đến năm 2019, Việt Nam đã mở rộng chính sách này đối với công dân của 80
nước trên thế giới.
Đây có thể coi là một giai đoạn tăng trưởng “phi mã” của nền du lịch Việt
Nam, phủ rộng hình ảnh du lịch Việt Nam với du khách nước ngoài. Có một vài
nguyên nhân có thể lý giải cho sự tăng trưởng này:
Thứ nhất là sự sôi động ở phân khúc dịch vụ cao cấp với sự tham gia của các
nhà đầu tư chiến lược: Các tập đoàn lớn ở Việt Nam như Sun Group, Vingroup,
FLC,... đều đưa vào hoạt động các khu dịch vụ nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn cao, là
nguồn động lực lớn để nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu của khách du lịch ở phân khúc cao cấp này.
Thứ hai là Chính phủ đã rất nỗ lực hỗ trợ hoạt động du lịch, có thể kể đến
như việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng và quốc gia, tổ chức
hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch (2016), đưa ra nhiều chỉ đạo để phát triển
sức hút của du lịch VN đối với khách nước ngoài, tổ chức ban hành nghị quyết
chuyên đề về du lịch… Đặc biệt, năm 2016 Quốc hội đã nhất trí thị điểm cấp thị
thực điện tử - một giải pháp hữu hiệu để thu hút khách quốc tế đến VN, bên cạnh
chính sách miễn thị thực và cấp thị thực tại cửa khẩu; đến năm 2017 Việt Nam đã
gia hạn miễn visa với công dân 5 nước châu Âu, ban hành Nghị định về quy trình
cấp e-visa, bổ sung các nước được hưởng chính sách e-visa,... tạo điều kiện thuận
tiện cho các du khách quốc tế đến du lịch Việt Nam.

2020 - 2021
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã tác động lên mọi mặt của đời sống ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Để giảm thiểu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh,
Chính phủ các nước đã tiến hành rất nhiều chỉ thị giãn cách xã hội, hạn chế đi lại,...
khiến các hoạt động của người dân bị ảnh hưởng, trong đo ngành du lịch được coi
là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là du lịch quốc
tế.
Cụ thể, năm 2020, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh, còn 3,8
triệu người - con số chỉ bằng 21% so với năm trước. Tháng 3 năm 2020, các hoạt
động du lịch quốc tế đã phải tạm dừng như là một biện pháp để Chính phủ Việt Nam
có thể kiểm soát dịch bệnh, hạn chế lây lan. Tháng 4/2020, các chỉ thị về giãn cách

15
xã hội đã được ban hành; và đến tháng 8, Việt Nam đã xảy ra đợt bùng phát dịch lần
hai, khiến cho cơ hội đón khách quốc tế ngày một xa khỏi tầm với. Đúng theo dự
báo, Việt Nam đã phải trải qua một đợt giảm mạnh trong lượng khách du lịch quốc
tế, bất chấp nhiều chướng trình kích cầu được thực hiện trước khi lệnh giãn cách
được ban hành. 95% các doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt ở mảng phụ trách Inbound
đã phải dừng hoạt động; phần lớn các khách sạn cũng đóng cửa bởi công suất sử
dụng phòng thấp kỉ lục, chỉ ở khoảng 10-15%
Đến năm 2021, dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành, tác động đến ngành du
lịch. Do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19,
chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động
kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.
Tuy nhiên, giống trường hợp năm 2019, đây cũng có thể coi là một cơ hội để
ngành du lịch Việt Nam cơ cấu lại thị trường, nghiên cứu thêm về các biện pháp
phát triển du lịch bền vững, tạo một bước đệm vững chắc để có thể tiến xa hơn trong
tương lai. Mặc dù dự báo chưa thể hồi phục nhanh, tuy nhiên theo thông tin từ một
số doanh nghiệp lữ hành quốc tế, đã có những tín hiệu tích cực cho thấy thị trường
quốc tế đã quan tâm hơn đến du lịch Việt Nam để sẵn sàng khi tình hình có thể được
kiểm soát. Biểu đồ 3 cho thấy nhu cầu tìm kiếm thông tin số từ nước ngoài về cơ sở
lưu trú ở Việt Nam đã tăng đáng kể từ cuối tháng 5/2021.

So sánh tình hình Việt Nam với Thái Lan


Thái Lan vốn đã là một đất nước rất mạnh về dịch vụ du lịch và luôn thu hút
một lượng khách quốc tế rất lớn quanh năm. Do vậy, nhìn vào biểu đồ so sánh lượng
khách du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt Nam, ta dễ thấy nền du lịch Việt Nam
còn khá non nớt so với Thái Lan khi các số liệu của Thái Lan luôn cao hơn Việt
Nam.
Cụ thể hơn, ở giai đoạn 2011-2014, lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan
trung bình cao hơn Việt Nam khoảng 3 lần, mặc dù lượng khách du lịch đến Thái
Lan năm 2014 ghi nhận xu hướng giảm. Năm 2015, lượng khách quốc tế đến Thái
Lan lại tăng nhanh trong khi số liệu của Việt Nam giảm, khiến khoảng cách lại càng
bị nới rộng.

16
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2019 Việt nam đã ghi nhận sự phát triển
nhanh của du lịch khi lượng khách quốc tế tăng trưởng nhanh, dần rút ngắn khoảng
cách với Thái Lan. Năm 2015, lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan cao gấp ba
lần Việt Nam thì năm 2019, số liệu của Thái Lan chỉ còn gấp 2 lần Việt Nam. Việc
Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách đáng kể trong vòng chỉ 4 năm cho thấy Việt
Nam đã tận dụng được những cơ hội phát triển du lịch, đã có những bước tiến hợp
lý về mặt chính sách cũng như về quảng bá du lịch và cung cấp dịch vụ. Còn Thái
Lan tuy có tăng trưởng trong lượng khách qua hàng năm nhưng tốc độ tăng trưởng
không thể nhanh bằng Việt Nam do du lịch Thái Lan đã có chỗ đứng vững vàng trên
thị trường du lịch quốc tế, vì vậy sự gia tăng trong lượng khách sẽ không tạo nên
một bước nhảy vọt trong số lượng.

So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Thái Lan
(triệu người) 2011-2021
45
39.9
40 38.2
35.6
35 32.5
29.9
30 26.5
24.8
25 22.4
19.2 18
20
15.5
15 12.9
10
10 6.8 7.6 8 7.9 6.7
6
3.8
5
0.2 0.4
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Việt Nam Thái Lan

Biểu đồ II-5 So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Thái Lan 2011-2021

Nguồn : UNWTO
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cả Thái Lan và Việt Nam
đều trải qua đợt sụt giảm mạnh trong số lượng khách quốc tế đến tham quan, với
con số chỉ ở 6,7 và 3,8 triệu lượt khách.
1.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam

17
Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam,
2011-2021
(tỷ USD)
14
11.8
12
10.1
10 8.9
8.5
8 7.3 7.4 7.4
6.9
5.7
6

4
2.5
2
0.1
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Biểu đồ II-6 Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam, 2011-2021

Nguồn : UNWTO
2011 - 2015
Trong giai đoạn 2011-2015, doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế ở Việt
Nam tăng khá đồng đều, từ dưới 6 tỷ USD lên đến gần 8 tỷ USD vào năm 2015, ghi
nhận mức tăng trung bình 6% một năm trong cả giai đoạn.
Trong giai đoạn này, doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế có xu hướng tăng
ổn định, song tốc độ tăng trưởng ghi nhận nhiều biến động. Những biến động nhỏ
này có thể lý giải bằng một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất là sự sụt giảm lượng du khách đến từ các nước Bắc Mỹ và châu Âu.
Đặc điểm của nhóm du khách này là có thời gian lưu trú lâu, cùng với mức chi tiêu
khá cao, do đó lượng khách từ thị trường này giảm khiến cho doanh thu từ ngành du
lịch sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Trong khi đó, sự tăng trưởng thị phần các nước Đông Nam Á cũng góp phần
khiến doanh thu bị ảnh hưởng. Đặc điểm của du khách những nước này là thường
đi theo tour giá rẻ, đông người do các công ty du lịch lữ hành tổ chức, và mức chi
tiêu của họ tương đối thấp so với nhóm du khách đến từ các nước ở Bắc Mỹ và châu
Âu.

2016 - 2019
Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh và nhanh chóng trong doanh thu từ hoạt
động du lịch quốc tế của Việt Nam, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế với

18
số lượng khách tăng nhanh qua các năm. Đầu giai đoạn, năm 2016, VN ghi nhận
doanh thu trên 8 tỷ USD từ hoạt động du lịch quốc tế. Đến cuối giai đoạn, Việt Nam
đã thu được gần 12 tỷ USD từ hoạt động du lịch quốc tế ở năm 2019, tăng 50%. so
với năm 2016.
Để đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng trong doanh thu này, ngành du lịch
Việt Nam đã rất nỗ lực để phát triển các kế hoạch thu hút khách du lịch. Có một vài
nhân tố dẫn đến sự tăng trưởng này:
Thứ nhất là sự gia tăng nhanh chóng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam. Nhờ các cải cách về chính sách, các chương trình hành động giúp phát triển
du lịch, Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trong khả năng cạnh tranh du lịch
và lữ hành. khiến hình ảnh của du lịch Việt Nam ngày càng được phổ biến. Việc
tăng lượng khách du lịch chắc chắn khiến cho lượng doanh thu từ hoạt động du lịch
tăng lên, là tiền đề cho sự tăng trưởng tiếp theo trong tương lai.
Thứ hai là sự phát triển phân khúc dịch vụ cao cấp với sự tham gia của các
tập đoàn có vốn đầu tư lớn vào các dự án tiềm năng như các khu du lịch nghỉ dưỡng
cao cấp của Sun Group, Vingroup, FLC,... Đây là nguồn lực lớn để có thể thu hút
khách du lịch quốc tế ở phân khúc này, góp phần đẩy mạnh chi tiêu, từ đó thu về
được lượng doanh thu trên đầu người lớn hơn, làm cho tổng doanh thu tăng nhanh
chóng.

2020-2021
Năm 2020 và 2021 ghi nhận đợt sụt giảm mạnh doanh thu từ hoạt động du
lịch quốc tế, khi doanh thu từ du lịch quốc tế của năm 2020 chỉ đạt tỷ USD và năm
2021 chỉ đạt tỷ USD. Dường như chỉ có một nguyên nhân dẫn đến đợt sụt giảm này:
dịch bệnh Covid-19. Mức độ lây lan và di chứng của dịch bệnh đã buộc Việt Nam
và các quốc gia khác trên thế giới phải thực hiện nhiều biện pháp giãn cách xã hội,
hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ người dân.
Các biện pháp này đã khiến cho ngành du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề: chỉ
hoạt động được ba tháng đầu năm 2020 (trước lệnh dừng hoạt động du lịch quốc tế)
và gần như dừng hoạt động hoàn toàn vào năm 2021.

19
Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Thái Lan - một đất nước rất mạnh
về du lịch trong khu vực, luôn cao hơn Việt Nam từ 4 đến 5 lần. Nguyên nhân dẫn
đến khoảng cách rất lớn này do Thái Lan luôn thu hút được một lượng khách du lịch
quốc tế lớn gấp 2-3 lần so với Việt Nam, bên cạnh đó mức độ chi tiêu của du khách
đến Thái Lan cũng cao hơn Việt Nam và cao hơn trung bình thế giới. Điều này có
thể được lý giải bởi Thái Lan đã đầu tư phát triển du lịch rất nhiều, vì vậy các hoạt
động du lịch đa dạng và thu hút du khách khiến doanh thu luôn ở mức cao.

So sánh doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Việt


Nam và Thái Lan, 2011-2021
(tỷ USD)
70
59.8
60 56.4
52.4
50 44.8
41.2
37.8
40 34.8
30.7
30 27.2

20 14.2
10.1 11.8
6.9 7.3 7.4 7.4 8.5 8.9
10 5.7
2.5
0.1
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Việt Nam Thái Lan

Biểu đồ II-7 So sánh doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam và Thái Lan, 2011-2021

So sánh doanh thu trung bình của một lượt khách


(USD) giữa Việt Nam, Thái Lan và trung bình thế giới
2500

2000

1500

1000

500

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Việt Nam Thái Lan Thế giới

Biểu đồ II-8 So sánh doanh thu trung bình của một lượt khách giữa Việt Nam, Thái Lan và
trung bình thế giới

Nguồn : UNWTO

20
2. Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam

2015 2016 2017 2018 2019

Thái Lan 29.9 32.6 35.5 38.2 39.8

Malaysia 25.7 26.8 25.9 25.8 26.1

Singapore 15.2 16.4 17.4 18.5 19.1

Việt Nam 7.9 10 12.9 15.5 18

Indonesia 10.4 12 14 15.8 16.1

Philippines 5.4 6 6.5 7.2 8.2

Campuchia 4.8 5 5.6 6.2 6.7

Mianma 4.7 2.9 1.4 1.4 4.3

Lào 4.7 4.2 3.9 4.2 4.6

Brunei 0.2 0.2 0.3 0.3 0.2

Tổng 108.9 116.2 123.4 133


Bảng II.1 Khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Du lịch là lĩnh vực mà Việt Nam có nguồn tài nguyên tốt tuy nhiên vẫn đang
trong quá trình phát triển mạnh mẽ nhờ có những chính sách đưa ra của Nhà nước.
Năm 2019, Việt Nam đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, vươn lên vị trí thứ 4
khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan, Malaysia và Singapore. Mức tăng trưởng của
Việt Nam (10.1% so với năm 2015) cũng cao hơn so với các nước trong khu vực
như Indonesia tăng 5.7%, Singapore tăng 3.9% cùng so với năm 2015. Qua đó có
thể thấy được hiệu quả của các chính sách thu hút cũng như cải tạo nâng cao chất
lượng dịch vụ qua từng năm.

21
2.1 Cơ cấu khách đến theo khu vực

Châu Âu Châu Úc Châu Phi


16.20% 3.3% 0.3%
Châu Âu
Châu Phi
14.6%
0.30%
Châu Mỹ
7.30%
Châu Mỹ
Châu Úc 6.3%
3.70%
Năm 2016 Năm 2017

Châu Á khác
2.70%
Đông Bắc Châu Á
Á 75.5%
Đống Nam Á
14.60% 55.20%

Châu Úc Châu Phi Châu Âu


2.9% 0.3% 21.04%
Châu Âu
13.1% Châu Phi
0.27%

Châu Mỹ Châu Mỹ
5.8% 5.41%
Châu Úc
Năm 2018 2.40% Năm 2019
Châu Á
khác…
Châu Á Đông Bắc
77.9% Á…
Đống Nam Á
11.31%

Biểu đồ II-9 Cơ cấu khách quốc tế đến VIệt Nam theo khu vực

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Dựa trên cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, ở giai
đoạn từ năm 2016-2019, nhìn chung khách du lịch quốc tế đến từ khu vực châu Á
chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khu vực còn lại, trung bình chiếm hơn 75% mỗi
năm. Năm 2016, khách đến du lịch Việt Nam từ châu Á chiếm tới 72,5% tổng lượng
khách quốc tế đến Việt Nam, cụ thể: Đông Bắc Á chiếm 55,2%, Đông Nam Á chiếm
14,6%. Năm 2017, tỷ trọng khu vực này đạt 75.5% tổng lượng du khách quốc tế với
cơ cấu khách đến từ Đông Bắc Á chiếm 60.6% và tiếp tục tăng ổn định tới năm 2019.
Năm 2019, nhóm khách du lịch đến từ châu Á đã chiếm tới 80%lượng khách quốc
tế đến Việt Nam tính theo khu vực (79.9%), tăng 7.4% so với năm 2016 trong đó

22
tỷ trọng tại khu vực Đông Bắc Á vẫn tiếp tục tăng dần tới 66.8%. Nguyên nhân đầu
tiên có thể kể đến là châu Á là châu lục đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ bởi vì có
rất nhiều quốc gia châu Á đang trong diện các quốc gia đang trên đà phát triển đặc
biệt là khu vực Đông Bắc Á. Đồng thời việc xuất nhập cảnh giữa các quốc gia châu
Á cũng dễ dàng nhờ có các hiệp ước hợp tác giữa các quốc gia. Sự kết nối, điểm
tương đồng giữa các nền văn hoá, các yếu tố đặc trưng, khác biệt cũng là điểm thu
hút khách châu Á đến với Việt Nam. Tuy nhiên cơ cấu khách đến từ cùng khu vực
Đông Nam Á đến Việt Nam lại thấp hơn nhiều vì so với tiềm năng sẵn có và sự phát
triển của du lịch Việt Nam và so với tiềm năng của các thị trường Đông Nam Á có
phần kém hơn, hiệu quả việc thu hút khách tại khu vực Đông Nam Á vào Việt Nam
còn hạn chế.
Năm 2016 theo Tổng cục du lịch quốc gia, khách quốc tế đến từ khu vực châu
Âu đạt 16.2% (trong đó 5 nước Tây Âu gồm Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Tây Ban
Nha chiếm 7,8%). Tuy nhiên cơ cấu tại khu vực này lại có xu hướng giảm dần, đến
năm 2019 khách quốc tế đến từ khu vực châu Âu chiếm 12%, giảm 4.2% so với năm
2016. Cũng có cùng xu hướng với khu vực khách châu Âu, cơ cấu khách du lịch đến
từ châu Mỹ cũng cho thấy có sự giảm dần qua các năm từ 2016-2019. Đặc trưng tiêu
biểu của khách du lịch đến từ Tây Âu là họ thích được đi du lịch tự túc khám phá,
trải nghiệm cũng như thử thách với các địa hình các biệt và lợi thế về địa hình, những
địa điểm như động Thiên Đường, động Phong Nha Kẻ Bàng hay là cuộc sống tại
miền Tây sông nước đã trở thành một trong những yếu tố thu hút khách đến với Việt
Nam. Tuy nhiên, những năm 2015-2016 tồn tại những biến động về tình hình chính
trị, kinh tế thế giới khiến cho cho lượng khách quốc tế từ châu Âu, châu Mỹ đến
châu Á trong đó có cả Việt Nam giảm mạnh, tiêu biểu là chiến sự ở Ukraine khiến
nước Nga gặp khó khăn về tài chính, hay vụ việc giàn khoan 981 Hải Dương vào
biển Đông. Ngoài nguyên nhân khách quan trên, cơ sở hạ tầng du lịch Việt Nam
lúc bấy giờ chưa thực sự phát triển, còn tồn đọng nhiều vấn đề như ô nhiễm môi
trường, mức quản lý du lịch địa phương còn thấp làm diễn ra các tệ nạn như tâng

23
giá cao đối với các sản phẩm đặc sản hình thành nên ấn tượng tiêu cực của khách du
lịch đến với Việt Nam.

Hình II.2 Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo khu vực năm 2021

Hình II.1 Khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng đầu năm 2021

Nguồn : Tổng cục Thống kê,


Link: Báo Nhân dân điện tử

Sự bùng phát của đại dịch corona vào cuối năm 2019 đã ảnh hưởng tới tất cả
mọi lĩnh vực của tất cả các quốc gia trên thế giới không ngoại trừ Việt Nam. Ngành
du lịch bị ảnh hưởng nặng nề khi mà các quốc gia đưa ra lệnh giãn cách nhằm ứng
phó, kiềm chế sự lây lan phát triển của vi-rút. Việt Nam đã đóng cửa với du khách
quốc tế kể từ tháng 3 năm 2020 và đã áp dụng nhiều lệnh khóa cửa ở các khu vực
khác nhau kể từ khi bắt đầu đại dịch. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến
Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2021 đạt hơn 125 nghìn lượt khách, giảm 96.7% so
với cùng kỳ năm 2020 với lượng khách tập trung chủ yếu là chuyên gia, lao động từ
nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

24
2.2 Cơ cấu khách theo quốc gia
Từ cơ sở phân chia khách du lịch theo khu vực, Việt Nam có sự thu hút lớn
đối với các khách quốc tế đến từ khu vực châu Á đặc biệt là vùng Đông Bắc Á.
Một số thị trường nguồn đối với du lịch quốc tế tại Việt Nam có thể kể đến theo
thống kê của bảng số liệu là : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,......Và hiện
nay Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh xúc tiến các hoạt động du lịch ở nước
ngoài tập trung vào các thị trường gần ở châu Á có khả năng tăng trưởng cao,
đặc biệt là Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ bên cạnh đó tiếp tục khai thác
các thị trường xa, chi tiêu cao, lưu trú dài ngày ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nga, Úc...

Chi tiêu và thời gian lưu trú bình quân của một số thị trường
2,000 Nga, 15.33, 1,830

1,800 Úc, 12.25, 1541

1,600 Anh, 14.46, 1715


Trung Quốc, 6.98,
Chi tiêu BQ chuyến đi (USD)

1,400 1021
Đài Loan, 6.79, 944
1,200 Pháp , 12.76, 1443
Malaysia, 6.94, 942
Nhật Bản, 6.47, 935
1,000

800 Thái Lan, 7.57, 931


Hàn Quốc, 5.9, 872
600
Singapore, 6.85, 871
400

200

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Độ dài thời gian chuyến đi (ngày)

Biểu đồ II-10 Chi tiêu và thời gian lưu trú bình quân của một số thị trường

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

25
10 Thị trường hàng đầu gửi khách quốc tế đến Việt Nam
giai đoạn 2016-2019

2,696
Trung Quốc 4,008
4,966
5,806

1,543
Hàn Quốc 2,415
3,485
4,291

740
Nhật 789
826
952

552
Mỹ 614
687
746

433
Nga 574
606
647

507
Đài Loan 616
714
927

407
Malaysia 480
540
606

320
Úc 370
386
384

266
Thái Lan 301
349
510

Anh 283
298
315

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000

2016 2017 2018 2019

Biểu đồ II-11 10 Thị trường hàng đầu gửi khách quốc tế đến VIệt Nam giai đoạn 2016-2019

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

26
2.2.1 Thị trường khách Trung Quốc

Khách Trung Quốc đến Việt Nam theo giai đoạn


Nghìn lượt %
56.50% 2011-2019 5806
6,000 51.4% 60%
48.6% 4966
5,000
33.50% 40%
4008
4,000
3,000 2697 23.9% 20%
0.84% 1907 1947 16.90%
2,000 1781
1416 1428 0%
2.10%
1,000
-8.5%
0 -20%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng Tăng trưởng

Biểu đồ II-12 Khách Trung Quốc đến Việt Nam theo giai đoạn 2011-2019

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Là quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế và có dân số đông nhất


trên thế giới, Trung Quốc cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của toàn cầu hoá,
các chính sách tăng trưởng về du lịch cũng được đẩy mạnh, lượng khách xuất cảnh
ra nước ngoài tại Trung Quốc cũng tăng dần qua thời kỳ 2015-2019. Kinh tế Trung
Quốc liên tục phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nhu cầu được nâng
cao chất lượng cuộc sống, khám phá thế giới. Cùng với đó, sự phát triển của công
nghệ thông tin, truyền hình, Internet trở thành kênh quảng bá, thu hút người dân đi
du lịch đến các quốc gia khác. Số liệu thống kê thường niên cho thấy rằng du khách
Trung Quốc luôn là thị trường khách quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam. Giai
đoạn năm 2011-2014 nhìn có sự biến động lên xuống ở lượng du khách Trung Quốc
đến Việt Nam. Năm 2011 lượt khách đạt 1416 nghìn lượt và tiếp tục tăng trưởng
cho đến năm 2014 lượt khách đã đạt tới 1947 nghìn lượt. Tuy nhiên đến năm 2015
lại có sự giảm mạnh tổng số khách Trung Quốc cả năm 2015 đạt 1.780.918 lượt, chỉ
còn giảm 8,5% so với năm 2014 do căng thẳng trên biển Đông giữa Trung Quốc và
Việt Nam năm 2014. Giai đoạn năm 2015 - 2016 lượng khách Trung Quốc đến du
lịch tại Việt Nam chỉ có sự tăng trưởng chậm tuy nhiên đến năm 2017 đã đạt được
trên 4 triệu lượt khách tăng 48,6% so với năm 2016 và chiến 31% thị phần khách
quốc tế đến Việt Nam. Từ năm 2017 đến 2019 lượng khách đến vẫn tiếp tục tăng
tuy nhiên mức tăng trưởng lại cho thấy sự giảm dần, có xu hướng chậm lại so với
27
năm 2017. Khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài có đặc điểm là thường đi theo
các đoàn lớn, qua các công ty lữ hành gửi khách với tour du lịch trọn gói giá cạnh
tranh. Khách Trung Quốc chi tiêu nhiều cho hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi
giải trí tại điểm du lịch. Trung bình khách Trung Quốc sẽ lưu trú tại Việt Nam
khoảng 1 tuần với mức chi tiêu bình quân là 1,021 USD.
2.2.2 Thị trường Hàn Quốc

Khách Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2011-2019 %


5000 100%
4,291
4000 80%
3,485
Nghìn lượt

3000 56.4% 60%


44.3%
38.7% 2,415
2000 31.3% 40%
31% 1,544
1000 748 847 1,113 20%
536 700 23.1%
8% 7% 13%
0 0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng Tăng trưởng

Biểu đồ II-13 Khách Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2011-2019

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc được ví như là một quốc gia
“trẻ” có đời sống tinh thần sự giao lưu kết hợp giữa những yếu tố văn hoá truyền
thống và những trào lưu hiện đại. Giai đoạn 2011-2014 tiếp tục chứng kiến đà tăng
trưởng ấn tượng. Từ con số 536 nghìn lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam năm
2011, lần đầu tiên lượt khách quốc tế từ Hàn Quốc vượt qua mốc 1 triệu lượt khách
(cụ thể là 1.112.978 lượt) vào năm 2015, tăng 31,3% so với năm 2014. Giai đoạn
2015-2019, khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng 3,9 lần, tăng bình quân 40,1% mỗi
năm, cao nhất trong các thị trường nguồn. Năm 2016, lượng khách Hàn Quốc đến
Việt Nam vượt mốc 1,5 triệu lượt, tăng 38,7% so với năm 2015. Duy trì sự tăng
trưởng, đến năm 2019 lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 23,1%, đạt 4,3 triệu
lượt, chiếm 23,8% tổng lượng khách. Hàn Quốc thường xuyên đứng trong tốp 5 thị
trường hàng đầu và được xác định là một trong những thị trường nguồn trọng điểm
của Du lịch Việt Nam. Khi đi du lịch, người Hàn Quốc thường đi du lịch theo nhóm,
gia đình hoặc hoặc thuê tour thiết kế riêng, đặc biệt khi du lịch Việt Nam họ thường
dành thời gian khoảng 5 ngày với mức chi bình quân là 872 USD.

28
2.2.3 Thị trường Nga

Khách Nga đến Việt Nam giai đoạn 2011-2019 %


700 100%
647
574 607
600 80%
71.5% 71.1%
500
434 60%
Nghìn lượt

400 364 338 40%


298 28.1% 32.3%
300
20%
200 18.6% 174 22.4% 6.6%
100 101 5.7% 0%
-7.1%
0 -20%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng Tăng trưởng

Biểu đồ II-14 Khách Nga đến Việt Nam giai đoạn 2011-2019

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam xác định Nga là thị trường quan trọng,
truyền thống đối với Du lịch Việt Nam. Năm 1997, hai nước Việt Nam và CHLB
Nga đã ký Hiệp định hợp tác Du lịch. Đối với giai đoạn năm 2011-2014, lượt khách
ghi nhận đến Việt Nam có sự tăng đều về số lượt từ 101 nhìn lượt năm 2011 tăng
đến 364 lượt năm 2014. Xét về tốc độ tăng trưởng năm 2012-2013 tăng trung bình
70% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2015 do biến động chính trị khiến cho
đồng Rúp mất giá ảnh hưởng đến đời sống của người Nga nên lượng khách Nga đến
Việt Nam chỉ đạt 338.843 lượt, giảm 7,1% so với năm 2014. Giai đoạn 2015-2019,
lượng khách Nga đến Việt Nam tăng 1,9 lần, tăng bình quân 17,5% mỗi năm. Năm
2016, lượng khách Nga đến Việt Nam đã đạt 433,987 lượt và nằm trong tốp 6 thị
trường có tốc độ tăng trưởng khách đến Việt Nam cao nhất. Năm 2019, khách Nga
đến Việt Nam tăng nhẹ so với mức tăng cao những năm trước, tuy nhiên nhìn chung
mức độ tăng trưởng lại có sự giảm so với năm 2017 chủ yếu do dòng khách Nga tới
các điểm đến truyền thống như Thổ Nhĩ Kỳ đã khôi phục trở lại.
Khách Nga rất thích đi du lịch theo đoàn, theo gia đình chính vì thế các biển
thuộc miền Trung và miền Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc là
những địa điểm mà phần lớn du khách Nga đến nghỉ dưỡng dài ngày. Ngoài nghỉ
29
dưỡng, du khách Nga cũng thích đi tham quan các di sản thiên nhiên và văn hóa của
Việt Nam, tìm hiểu văn hóa, lịch sử, cuộc sống đời thường của Việt Nam, yêu thích
các hoạt động thể thao trên biển như lướt ván, dù bay, jetski, thuyền buồm, lặn biển.
Chính vì vậy các tour du lịch trọn gói là những lựa chọn ưu tiên của khách du lịch
Nga trong những năm qua đồng thời du khách Nga thường có yêu cầu cao về chất
lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển...chính vì vậy mà chi phí
giá tour du lịch cho khách Nga thường cao hơn nhiều so với khách du lịch đến từ thị
trường khác, với mức chi tiêu bình quân 1830 USD cho 15 ngày du lịch.
2.2.4 Thị trường Nhật Bản

Khách Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 %
1000 952 100%
900 798 827
800 741 80%
647 671
700 604
576
Nghìn lượt

600 60%
481
500
400 40%
300 19.0%
15.2%
200 8.9% 7.3% 10.3% 7.8% 20%
4.8% 3.6% 3.6%
100
0 0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng Tăng trưởng

Biểu đồ II-15 Khách Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn 2011-2019

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, đứng sau Mỹ và Trung Quốc.
GDP 5,135 nghìn tỷ USD, bình quân GDP đầu người là 40113 USD trong năm 2019.
Nền kinh tế Nhật đang trải qua thời kỳ tăng trưởng từ năm 2012, với tỷ lệ thất nghiệp
thấp và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao. Vào năm 2012 số lượt du khách Nhật đến
Việt Nam ghi nhận 576 nghìn lượt, tăng 19% so với năm 2011. Lượt khách Nhật
tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm cho đến năm 2015. Năm 2015 mặc dù khách
Nhật Bản đi du lịch nước ngoài nhìn chung suy giảm do đồng Yên mất giá nhưng
lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam vẫn đạt 671.379 lượt, tăng 3,6% so với năm
2014. Giai đoạn 2015-2019, khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng 1,4 lần, tăng bình
quân 9,1% mỗi năm. Năm 2016, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam đạt 740.592

30
lượt, tăng 10,3% so với năm 2015. Tuy nhiên từ sau năm 2016 đến năm 2018, lượng
du khách Nhật lại chưa có sự tăng trưởng rõ rệt. Đến năm 2019 lại có sự tăng cao
15,2%, đạt 952 nghìn lượt khách, là năm tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua.
Du khách Nhật đi du lịch để nghỉ ngơi, giảm stress. Khi đi du lịch, họ muốn
tìm hiểu những điều mới, nhưng trong phạm vi an toàn. Các công ty lữ hành Nhật
vì vậy thường thiết kế những tour du lịch nước ngoài có chất lượng cao và có hướng
dẫn viên nói tiếng Nhật để giúp khách hàng bớt lo lắng trong chuyến đi. Các điểm
đến ưa thích của du khách Nhật tại Việt Nam là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và Đà
Nẵng. Người Nhật thích ở những khách sạn và resort chất lượng cao, có cung cấp
dịch vụ bãi biển riêng, bể bơi, lớp học yoga buổi sáng và hầu hết du khách Nhật
không thích các hoạt động thể thao bãi biển hoặc du lịch mạo hiểm vì lo lắng về an
toàn. Kì nghỉ của du khách Nhật tại Việt Nam trung bình vào khoảng 6 ngày với
mức chi tiêu trung bình là 935 USD.
2.2.5 Thị trường Mỹ

Khách Mỹ đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019


800 746 100%
687 90%
700 614
553 80%
600
491 70%
500 60%
400 50%
300 40%
30%
200 12.5%
10.7% 11.1% 11.9% 8.6% 20%
100 10%
0 0%
2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng Tăng trưởng

Biểu đồ II-16 Khách Mỹ đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và cũng là quốc gia có ngành du lịch rất
phát triển. Mỹ có số dân đứng thứ ba trên thế giới với hơn 328 triệu người vào năm
2019 và có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới. Nhu cầu đi du lịch nước
ngoài của người dân Mỹ khá cao. Chính vì thế Mỹ luôn là thị trường có số lượng
người đi du lịch, cùng với chi tiêu du lịch đứng vào nhóm hàng đầu thế giới.

31
Trong nhiều năm qua, thị trường khách Mỹ liên tục đứng trong tốp 5 thị
trường nguồn về số lượt khách đến Việt Nam. Năm 2019 lượng khách từ Mỹ đến
Việt Nam đạt 746 nghìn khách, chiếm khoảng 5% trong tổng số khách đến Việt Nam.
Người Mỹ ưa thích tham quan khám phá, du lịch ngoại ô, nông thôn, mua sắm.
Ngoài ra, họ cũng ưa thích thăm di tích lịch sử, trải nghiệm ẩm thực, tour có thuyết
minh, thăm bảo tàng, trưng bày nghệ thuật, di sản văn hóa, dân tộc, thăm vườn quốc
gia, và giải trí tại câu lạc bộ đêm. Nhìn chung khách Mỹ có chi tiêu khá cao và thời
gian lưu trú khá dài khoảng 12 ngày với chi tiêu bình quân của một lượt khách Mỹ
là 1,570 USD.
2.3 So sánh với các quốc gia trong ASEAN
Theo bảng thống kê lượt khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN thì Thái
Lan từ năm 2015 vẫn luôn nằm ở vị trí đầu tiên. Đánh giá về các yếu tố về thiên
nhiên, thời tiết, mức sống, ẩm thực cũng là con người thì giữa Việt Nam và Thái
Lan đều có sự tương đồng, giống nhau. Như vậy sự khác biệt dẫn tới sự chênh lệch
về lượng khách quốc tế đến tham quan nằm ở chính sách khai thác và phát triển. Du
lịch Thái Lan đã có lịch sử phát triển từ những năm 1960, lâu dài hơn so với Việt
Nam. Du lịch Thái Lan tập trung vào chính sách phát triển du lịch bền vững với 3
yếu tố trọng tâm là: Bảo vệ môi trường, tài nguyên tự nhiên; Giáo dục, tuyên truyền
cho người dân, khách du lịch nhận thức đúng về du lịch; Phát triển nguồn nhân lực
du lịch với sự tập trung hướng tới phân khúc khách hàng có khả năng chi tiêu cao
như Anh, Đức, Mỹ. Từ bảng số liệu có thể thấy được rằng lượt khách du lịch từ các
khu vực châu Mỹ, châu Âu đến Thái Lan cao hơn nhiều so với các nước như Việt
Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Nước

Thị Việt Nam Thái Lan Malaysia Singapore Indonesia


trường
nguồn

Trung
5,806,425 10,994,721 3,114,257 3,626,727 2,072,079
Quốc

Hàn Quốc 4,290,802 1,887,853 673,065 645,728 388,316

Nhật 951,962 1,806,340 424,694 884,210 519,623

32
Đài Loan 926,744 789,923 382,916 425,565 207,490

Mỹ 746,171 1,167,845 269,928 729,056 457,832

Nga 646,524 1,483,453 79,984 80,250 158,943

Malaysia 606,206 4,166,868 1,220,216 2,980,573

Thái Lan 509,802 1,884,306 528,410 136,699

Úc 383,511 768,668 368,271 1,143,215 1,386,803

Anh 315,084 994,018 346,485 607,736 397,624

Singapore 308,969 1,056,836 10,163,882 1,934,400

Pháp 287,655 745,290 141,661 212,768 283,800

Đức 226,792 857,485 130,221 380,678 277,700

Bảng II.2 Thị trường nguồn khách du lịch quốc tế của một số nước ASEAN năm 2019

Nguồn : Tổng cục du lịch, “Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam”

III. Tình hình phát triển du lịch trực tuyến ở Việt Nam
1. Khái niệm về E-Tourism:
Du lịch trực tuyến hay du lịch điện tử trong tiếng Anh được gọi là Online
tourism hay E-tourism. Du lịch trực tuyến là việc sử dụng công nghệ số trong tất cả
các qui trình và chuỗi giá trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ
ăn uống, vận chuyển... để các đơn vị, tổ chức du lịch phát huy tối đa hiệu suất và
hiệu quả hoạt động. (Buhalis, 2003)
Du lịch trực tuyến là một hình thái du lịch có tính tương tác mạnh mẽ giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng và khách hàng với
khách hàng, dựa trên phạm vi kĩ thuật số và nền tảng công nghệ là trang web du lịch.
2. Tình hình phát triển du lịch trực tuyến trên thế giới
Du lịch trực tuyến phát triển dưới sự bùng nổ của Internet. Theo trang Internet
World Stats, tính đến cuối tháng 3/2021, trên thế giới có khoảng 5.17 tỷ người sử
dụng Internet (chiếm 65.6% dân số thế giới) với tốc độ phát triển là 1331.9% ( từ

33
2000 đến đầu 2021). Hiện có 4.2 tỷ người sử dụng các nền tảng mạng xã hội (trang
web, nền tảng trực tuyến) trên thế giới và từ khoá “Du lịch và Khách sạn” đang là
những từ khoá nhận được sự quan tâm và tìm kiếm của người sử dụng. Doanh số du
lịch trực tuyến toàn cầu đạt 470,97 tỷ USD vào năm 2014. Với tốc độ phát triển
trung bình đạt 1,1%/năm, năm 2020 đã đạt 817.54 tỷ USD.

Doanh thu du lịch online toàn cầu giai đoạn 2014-2020


900.00
817.54
800.00 755.94
693.91
700.00 629.81
600.00 564.87
470.97 496.21
500.00
400.00
300.00
200.00
100.00
0.00
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ III-1 Doanh thu du lịch online toàn cầu giai đoạn 2014-2020

Nguồn:Researchgate
Tính đến năm 2020, 65% doanh thu trên thị trường du lịch toàn cầu đến từ
các kênh online nhờ có xuất hiện các giải pháp công nghệ phục vụ cho du lịch online
như: công nghệ thực tế ảo VR, công nghệ thực tế ảo tăng cường AR, sử dụng ứng
dụng du lịch thông minh bằng công nghệ 360, Google Earth,…. Quy mô thị trường
du lịch trực tuyến trên thế giới đạt khoảng 432 tỷ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19, doanh thu của các OTA đều giảm sâu so với năm 2019. Tuy
nhiên, du lịch trực tuyến được thiết kế không phải để thay thế hình thức du lịch truyền
thống, mà là để giúp mọi người giữ được sở thích đi du lịch của mình.
3. Tình hình phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam
3.1 Thực trạng
Thị trường du lịch trực tuyến đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.
Trước đại dịch COVID-19, ngành du lịch đã ghi nhận mức tăng hàng năm trong tỷ
trọng đóng góp trực tiếp vào GDP Việt Nam. Trong đó, khoảng một nửa doanh số
trong phân khúc du lịch đến từ các kênh trực tuyến. Trong lĩnh vực thương mại điện
tử đang mở rộng của Việt Nam, đặt tour du lịch và khách sạn, vé máy bay và tàu hỏa

34
là một trong những danh mục mua sắm trực tuyến phổ biến nhất giữa những người
tiêu dung. Theo khảo sát vào năm 2020, khoảng 60% người Việt Nam được hỏi cho
biết đã sử dụng đại lý du lịch trực tuyến. Trong khi các nền tảng OTA nổi tiếng quốc
tế, cụ thể là Booking.com, Agoda và Traveloka thống trị thị trường với tư cách là
các đại lý được sử dụng nhiều nhất, các thương hiệu Việt Nam như mytour.vn và
Vntrip.com gần đây đã giành được vị trí trong số các OTA hàng đầu dựa trên sự
hiểu biết về đặt phòng online của du khách. Theo Dịch vụ nghiên cứu thị trường
Asia Plus Inc, tại Việt Nam gần 60% du khách lựa chọn đặt trước vé máy bay và
phòng khách sạn qua các website và app di động, kể cả những du khách thường
xuyên đi du lịch (tần suất 1 lần/tháng) và du khách không thường xuyên đi du lịch
(tần suất 1-2 lần/năm). Trong đó hình thức đặt phòng được sử dụng phổ biến nhất là
gói kết hợp cả khách sạn nghỉ dưỡng và vé máy bay với gần 59% ở cả hai đối tượng
khách du lịch.

Xu hướng lựa chọn loại hình đặt phòng khách sạn và vé


máy bay online tại Việt Nam (Tháng 6/2021)
70%
59% 59% 58%
60% 55%
50%
40% 33% 33%
30%
30% 24%
20%
10%
0%
Đặt phòng khách sạn Đặt vé máy bay Đặt trọn gói (Khách Dịch vụ khác
sạn và máy bay)

Du khách thường xuyên du lịch Du khách không thường xuyên du lịch

Biểu đồ III-2 Xu hướng lựa chọn loại hình đặt phòng khách sạn và vé máy
bay online tại Việt Nam (Tháng 6/2021)

Nguồn: Asiaplus_inc
3.2 Tiềm năng
Thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 2,2 tỷ
USD năm 2015 lên 9 tỷ USD năm 2025. Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong
những năm gần đây, nhu cầu tìm kiếm thông tin về du lịch trên Internet tại Việt Nam
tăng cao. Tuy nhiên, hệ thống du lịch trực tuyến của Việt Nam vẫn còn non trẻ. Dù
có nhiều tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn chưa có các kênh OTA đủ mạnh khi mà
phần lớn trang web của các hãng mới chỉ dừng lại ở mức liệt kê sản phẩm, dịch vụ,

35
chưa được tích hợp chức năng hỗ trợ thanh toán trực tuyến và xác nhận ngay, cũng
chưa chú trọng thu hút những chia sẻ, bình luận từ khách hàng.Theo Hiệp hội
Thương mại điện tử Việt Nam, các OTA (Online travel agency) nước ngoài đang
chiếm hơn 80% thị phần đặt phòng trực tuyến tại nước ta. Theo số liệu thống kê cảu
Dịch vụ nghiên cứu thị trường Asia Plus Inc đưa ra có tới 42% khách du lịch sử
dụng và truy cập trang web Traveloka để tìm kiếm cũng như sử dụng dịch vụ đặt
trước trong khi các trang web OTA của Việt Nam lượt sử dụng hay truy cập chiếm
chỉ khoảng 20%. Chính vì vậy, để tạo năng lực cạnh tranh mạnh mẽ cho ngành du
lịch trong nước, cần chủ động để có chính sách, giải pháp hợp lý thúc đẩy du lịch
trực tuyến phát triển.

Tổng lượt truy cập và sử dụng trang web OTAs tại Việt Nam
(Tháng 6/2021)
Đơn vị: phần trăm (%)
45% 42%
39% 38%
40%
35%
30%
25% 21% 21%
20%
15% 13%

10%
5%
0%
Traveloka Agoda Booking.com Mytour.vn Travel.com.vn iVIVU.com

Biểu đồ III-3 Tổng lượt truy cập và sử dụng trang web OTAs tại Việt Nam (Tháng 6/2021)

Nguồn: Asiaplus_inc
3.3 Gỉải pháp phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam
3.3.1 Đối với Chính phủ, Nhà nước
Chính phủ đóng vai trò chủ chốt trong phát triển E-Tourism, cần xác định
công nghệ là một trong các giải pháp mang tính đột phá nhằm tăng sức cạnh tranh
du lịch quốc gia. Trước tiên, cần số hoá dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch
quốc gia (điểm đến, khách sạn…). Xây dựng hoặc lồng ghép chiến lược phát triển
E-Tourism ở Việt Nam với các hành động và lộ trình cụ thể.
Mặc dù cơ quan nhà nước đã ban hành luật, những văn bản liên quan đến một
số khía cạnh của hoạt động du lịch online. Điển hình như Luật Du lịch 2017 của
Việt Nam có quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch: Điều

36
5: Chính sách phát triển du lịch quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ
trợ Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch.
Điều 73: Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về
giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch.
Tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước còn cần chú trọng thiết lập hành lang
pháp lý về thương mại điện tử trong du lịch, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong
đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp OTAs. Xây dựng
chính sách hỗ trợ về thuế đối với các doanh thu từ hoạt động du lịch trực tuyến của
doanh nghiệp trong nước.
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp
Du lịch online là một thị trường tiềm năng và các doanh nghiệp Việt Nam
cần phải thay đổi để nắm bắt thời cơ để nâng cao vị thế canh tranh trong thị trường.
Thứ nhất là đầu tư vừa đủ, ứng dụng công nghệ một cách triệt để vào các hoạt động
kinh doanh. Nắm bắt chính xác về yêu cầu cũng như xu hướng, thói quen của tập
khách hàng đối với du lịch hay ứng dụng du lịch. Thứ hai, tạo sự khác biệt với các
doanh nghiệp nước ngoài. Một thế mạnh của OTA trong nước đó là sự am hiểu về
văn hóa nước bản địa và từng vùng du lịch, để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách
hàng. Muốn vậy, các OTA trong nước cần tiết giảm chi phí để có giá thành sản phẩm
phù hợp, tăng sức cạnh tranh, đồng thời cũng cần phối hợp đồng bộ với các khách
sạn, dịch vụ du lịch để tạo ra hệ sinh thái hoàn chỉnh, tăng nguồn lực cạnh tranh, khả
năng chăm sóc khách hàng để thu hút khách. Thứ ba, các doanh nghiệp cần chú
trọng đào tạo nguồn nhân lực cả về kỹ năng và chứng chỉ du lịch bằng công nghệ
hiện đại, để đáp ứng được với thời đại công nghệ số. Đặc biệt là phải tăng cường đội
ngũ nhân lực chuyên về công nghệ thông tin, bộ phận chăm sóc khách hàng, xử lý
các tình huống phát sinh. Ngoài ra, cần chủ động liên kết trong các bộ phận trong
doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp để phát triển các mô hình du lịch du lịch trực
tuyến.

37
IV. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến thu hút khách du lịch quốc tế
của Việt Nam và xu hướng du lịch quốc tế trên thế giới sau dịch bệnh
1. Tác động của dịch bệnh đến thu hút khách DLQT
1.1 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến du lịch quốc tế toàn cầu
Dịch Covid - 19 đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã
hội, văn hóa, thể thao và du lịch quốc tế là một trong những ngành bị tác động mạnh
mẽ nhất. Năm 2020 được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ghi nhận là năm tồi
tệ nhất trong lịch sử của ngành du lịch thế giới khi ngành lữ hành toàn cầu thiệt hại
1,3 nghìn tỷ USD vì đại dịch Covid - 19, gấp 11 lần so với tổn thất của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2009. Từ số liệu thống kê trên cho thấy, du lịch quốc tế
có sự tăng trưởng đều đặn từ năm 2010 đến năm 2019. Đến cuối năm 2019, do sự
xuất hiện của dịch bệnh Covid -19 nên cả doanh thu và lượng khách có dấu hiệu
chững lại. Đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế chỉ còn 402.1 triệu người và
doanh thu lúc đó giảm 64% so với cùng kỳ năm trước với 533.5 tỷ USD.
Ngành du lịch toàn cầu chịu tổn thất nặng nề với lượt du khách quốc tế giảm
74%. Châu Á và Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2020
với lượng khách quốc tế giảm 84% so với cùng kỳ năm 2019 khi chỉ đón chưa tới
300 triệu khách. Trung Đông và Châu Phi đều ghi nhận ở mức giảm tương đương
73 - 74% khách du lịch quốc tế. Dù đã có một sự hồi sinh nhỏ và ngắn ngủi, Châu
Âu và Châu Mỹ vẫn có lượng khách giảm đến 68%

Lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch quốc tế trên toàn thế
giới năm 2010-2020
4.5 1.766 1.815
1.63
1.526 1.469 1.498
1.343 1.446
3.5 1.138 1.277
2.135 2.221 2.28
2.5 1.852 1.909 1.966 2.032
1.668 1.701 1.785
1.5 0.533
0.402
0.5

-0.5 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Lượng khách Doanh thu


Biểu đồ IV-1 Lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch quốc tế trên toàn thế
giới năm 2010-2020

Nguồn: UNTWO
Link: https://www.unwto.org/country-profile-inbound-tourism

38
Sự thay đổi lượng khách quốc tế trên thế giới và các vùng khác
trên toàn cầu 2019-2020
20% 4% 4% 4% 7%
2% 2%
0%
-20%
-40%
-60%
-80% -68% -68%
-73% -74% -73%
-100% -84%
Toàn thế giới Châu Âu Châu Á Thái Châu Mỹ Châu Phi Trung Đông
Bình Dương

2019 2020
Biểu đồ IV-2 Sự thay đổi lượng khách quốc tế trên thế giới và các vùng khác trên
toàn cầu 2019-2020

Nguồn: UNWTO
1.2 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến du lịch quốc tế Việt Nam

Khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng năm 2019 và 2020
Đơn vị : Nghìn lượt người
2500
1990
2000 1810
1710
1590 1620
1500 1510 1560
1410 1470 1330
1500 1320
1190
1242
1000

500 449.9
26.2 22.7 8.8 13.9 16.3 13.5 14.8 17.7 16.3
0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ IV-3 Khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng năm 2019 và 2020

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê


Dịch Covid - 19 bùng phát vào đúng mùa cao điểm của du lịch của khách
quốc tế và cũng là mùa du lịch lễ hội nên ngành du lịch Việt Nam chịu thiệt hại nặng
nề qua hai đợt bùng phát dịch. Do điều kiện bắt buộc, các hoạt động trong lĩnh vực
khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn, giao thông hầu hết bị đóng do lệnh đóng
cửa trên toàn quốc. Lượng khách quốc tế chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng
3 trở đi chỉ ghi nhận lượt khách đến dưới 30 nghìn lượt khách. Khách du lịch nội địa
cũng giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và Việt Nam thực hiện giãn
cách xã hội. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn khiến không ít nhân viên ngành Du
39
lịch mất việc làm giảm, thậm chí không có thu nhập. Theo Tổng cục Thống kê,
khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm mạnh chỉ đạt gần 450.000
lượt khách, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2.
Tổng lượt khách của cả quý I/2020 đạt 3,7 triệu lượt khách, giảm hơn 18% so cùng
kỳ. Sau làn sóng Covid - 19 thứ nhất, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh du lịch nội
địa và mở cửa du lịch quốc tế khi đảm bảo điều kiện cho phép. Phần lớn là kích cầu
du lịch nội địa trong khi tình hình dịch bệnh tại quốc tế diễn biến khá phức tạp.
Tuy nhiên sau đó vào tháng 7 năm 2020, ngành du lịch lại gặp khó khăn khi
dịch bệnh lại bùng phát trở lại. Các doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn
hơn, các gói kích cầu du lịch trở nên càng ngày càng khó khăn. Để khắc phục, Tổng
cục Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí an toàn du lịch và cho ra mắt ứng dụng “Du lịch
Việt Nam an toàn”. Các địa phương cùng với doanh nghiệp rà soát lại tình hình du
lịch thời gian qua để có hướng đi đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự chuyển hướng này
đã bước đầu đem đến những tín hiệu lạc quan cho thị trường du lịch. Theo Tổng cục
Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 11/2020 ước tính đạt 17,7 nghìn
lượt người, tăng 19,6% so với tháng trước nhưng giảm 99% so với cùng kỳ năm
trước. Tính chung 11 tháng năm 2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3,8
triệu lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 quý đầu năm
2021 đạt hơn 125 nghìn lượt khách, giảm 96.7% so với cùng kỳ năm 2020 (Hình
II.1) vì Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế để tiếp tục kiểm soát tình hình dịch
bệnh. Đến đầu năm 2022 tình hình du lịch có dấu hiệu khởi sắc khi mà khách quốc
tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 ghi nhận được 192 nghìn lượt khách,
tăng 184.7% so với cùng kỳ trước do tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát và
chính thức mở lại một số đường bay quốc tế.

Hình IV.1 Lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Link: Báo Nhân Dân điện tử

40
2. Những xu hướng mới của DLQT sau dịch bệnh
2.1 Những xu hướng mới của du lịch quốc tế sau dịch bệnh
Xu hướng du lịch không chạm
Xu hướng du lịch mới này chính là việc du lịch nhưng đảm bảo hạn chế tiếp
xúc với người với người, giữa con người với các vật dụng, bề mặt hay trải nghiệm
du lịch với các thiết bị và công nghệ tự động hóa. Mọi thông tin sẽ được cập nhật hệ
thống công nghệ hiện đại, quy trình được tự động như: check - in điện tử, thanh toán
điện tử, khai báo hải quan điện tử, nhận dạng khuôn mặt. Đối với các quốc gia quản
lý về du lịch, các địa phương ở cơ sở, cũng như các dịch vụ cung cấp du lịch cũng
ứng dụng nhiều thiết bị không chạm hiện đại như vòi nước cảm ứng, cửa đóng mở
tự động,... để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ. Bởi vậy, xu hướng du lịch này
chính là sự lựa chọn hàng đầu của du khách khi dịch bệnh được kiểm soát và mọi
hoạt động trở lại trong tráng thái bình thường mới.
Xu hướng du lịch đảm bảo hơn về bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe
Dịch bệnh Covid - 19 dự báo chưa thể kết thúc sớm trong thời gian ngắn.
Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch cần biết thông tin chi tiết về hệ thống
chăm sóc sức khỏe của điểm đến và các gói bảo hiểm du lịch ngoài các thông tin về
điểm đến, dịch vụ. Những thông tin như vậy sẽ giúp khách du lịch giảm bớt lo lắng
và yên tâm để thực hiện những chuyến đi của mình.
Xu hướng du lịch gần, ngắn ngày, theo nhóm nhỏ, tới những khu vực ít người
Trong khi dịch Covid - 19 chưa được kiểm soát hoàn toàn, nhiều người có xu
hướng đi theo nhóm nhỏ trong gia đình, bạn bè thân thuộc đến những vùng đất hoang
sơ, hay những nơi có tính chất cô lập, ít người biết đến. Những địa điểm còn hoang
sơ như vậy đem lại sự yên tĩnh, “kén” khách du lịch nên giảm nguy cơ lây lan dịch
bệnh. Đây chính là cơ hội cho các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo có cơ hội thúc
đẩy và thu hút khách du lịch và đẩy nhanh hoạt động du lịch phát triển
Xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ trọn gói
Trái ngược với loại hình du lịch trên thì loại hình du lịch này chính là sử dụng
các gói (combo) thiết kế sẵn dành cho các nhóm nhỏ hoặc du lịch gia đình. Trước
Covid - 19, tỷ lệ sản phẩm du lịch trọn gói có xu hướng giảm do du khách có nhiều
sự lựa chọn và phương tiện để tự thiết kế chuyến đi và kỳ nghỉ cho riêng mình. Hiện
nay và trong tương lai, do tình hình dịch bệnh, việc ăn uống tự do nhiều khi chưa

41
đảm bảo, khách du lịch được yêu cầu phải thực hiện vệ sinh và các biện pháp giãn
cách xã hội hoặc đảm bảo an toàn. Do vậy, xu hướng này ngày một lên ngôi trong
tương lai khi khách du lịch có xu hướng sử dụng dịch vụ trọn gói từ ăn, ở, đi lại của
các công ty, đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhằm giảm thiểu khả năng lây lan
từ cộng đồng
Xu hướng du lịch ứng dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu trước chuyến đi
Với diễn biến khó lường của dịch bệnh, khách du lịch thông qua các sản phẩm
từ công nghệ tiên tiến hiện nay được các nhà mạng cũng như các nhà làm công nghệ
cung cấp để đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc tìm hiểu thông tin trước khi quyết
định chuyến đi hay đặt dịch vụ cho kỳ nghỉ, cũng như thanh toán trực tuyến qua các
phần mềm tài chính. Họ thu thập nhiều hơn thông tin về điểm đến, dịch vụ, các biện
pháp đảm bảo an toàn… Để ra quyết định, thanh toán sản phẩm du lịch đã lựa
chọn. Xu hướng này cũng đồng nghĩa là các doanh nghiệp, đơn vị làm du lịch, cung
cấp dịch vụ du lịch cần ứng dụng nhiều hơn về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo
(như robot phục vụ thay con người), vào công tác quản trị cũng như công tác liên
kết tài chính qua phần mềm, công tác giới thiệu, quảng bá, marketing các sản phẩm,
dịch vụ, hình ảnh nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu và thu hút sự chú ý, chăm sóc khách
du lịch tốt hơn.
Xu hướng du lịch quốc tế bằng hộ chiếu Vắc - xin
Hộ chiếu vắc xin có thể hiểu đơn giản là giấy chứng nhận bạn đã tiêm đầy đủ
2 mũi vắc xin phòng COVID-19, theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và
Điều lệ kiểm dịch Y tế quốc tế. Đây được coi như việc xác nhận rằng bản thân người
sở hữu hộ chiếu đã tiêm đủ số mũi vaccine, là người khỏe mạnh và có lợi thế hơn
khi xin visa để di chuyển đến những quốc gia khác. Với ý tưởng này, các quốc gia,
các địa điểm du lịch có thể xác định được tình trạng sức khỏe của du khách đáp ứng
các yêu cầu phòng dịch của nước sở tại.

2.2 Việt Nam và ngành du lịch sau đại dịch


Thế mạnh
Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ nền kinh tế sau
đại dịch trong đó có ngành du lịch. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp

42
khó khăn do đại dịch Covid-19. Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về giãn
thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Đồng thời phối hợp đề ra các chính sách mở cửa
tạo điều kiện cho khách quốc tế đến Việt Nam cũng được đề ra và áp dụng. Việt
Nam hiện nay đã từng bước thực hiện nới lỏng các biện pháp chống dịch như không
yêu cầu về khai báo y tế, xét nghiệm virus SARS-CoV-2 với người nhập cảnh vào
Việt Nam, hay là việc miễn thị thực visa với một số quốc gia. Không chỉ vậy, Việt
Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, áp dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa
học công nghệ 4.0 trong các lĩnh vực kinh tế bao gồm ngành du lịch. Sau đại dịch
covid-19 thói quen sử dụng không tiền mặt của người dân cũng đã tăng cao và các
dịch vụ cũng đã có sử thay đổi để đáp ứng theo nhu cầu ngừoi tiêu dùng khi mà đa
số các cửa hàng, quán ăn đều cho phép thanh toán dưới nhiều hình thức như chuyển
khoản, ví điện tử,….Việt Nam cũng đã và đang thu hút được nhiều vốn đầu tư vào
ngành du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 5 sao được đầu tư. Bên
cạnh đó, các dịch vụ du lịch cũng được nâng tầm chất lượng theo tiêu chuẩn du lịch
quốc tế.

Yếu điểm
Trước hết phải kể đến là việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có, vẫn chưa khai thác được thế mạnh của từng vùng, từng
địa phương. Có những điểm khách tập trung quá đông gây ra tình trạng quá tải nhưng
cũng có những điểm lại không thu hút được khách du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống
cơ sở dữ liệu số ngành du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý và xúc tiến quảng bá
vẫn còn trong giai đoạn đầu, còn cần nhiều nỗ lực để phát triển và cập nhật nhanh
chóng kịp thời, chặt chẽ và đồng bộ giữa các nền tảng số.

Cơ hội
Theo dữ liệu phân tích từ Google Destination Insights lượng tìm kiếm quốc
tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh. Từ đầu tháng 1-2022 đến
nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam đang duy trì ở mức rất cao,
có thời điểm tăng 425% so với cùng kỳ 2021 đến từ các quốc gia như Mỹ, Australia,
Nga, Pháp, Singapore, Ấn Độ, Anh, Canada,…Việt Nam hiện tại thu hút được sự
chú ý của nhiều hãng hàng không quốc tế, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam

43
được xây dựng. Các xu hướng du lịch mới của khách du lịch phù hợp với điều kiện,
định hướng phát triển ngành du lịch của Việt Nam. Đại dịch nổ ra đã khiến việc sử
dụng thiết bị di động và công cụ số càng trở nên thiết yếu. Hợp tác chiến lược, ví dụ
các công ty đại lý lữ hành trực tuyến cung cấp dịch vụ đặt vé qua tin nhắn hoặc các
nền tảng mạng xã hội, cũng là một cơ hội giúp tăng khả năng thâm nhập thị trường.
Đồng thời, các công ty lữ hành cần củng cố các “điểm chạm” và trải nghiệm trực
tuyến để tăng cường trải nghiệm khách hàng. Điều này không còn quá mới mẻ: trang
web chính thức của Tổng cục Du lịch đã có tour ảo đến những điểm du lịch phổ biến
nhất cả nước, và một số hướng dẫn viên du lịch cũng đã tổ chức dẫn tour trực tuyến
theo thời gian thực cho du khách quốc tế. Ngoài ra, một đoạn quảng cáo có tựa đề
“Why not Vietnam” (“Tại sao không lựa chọn Việt Nam”) cũng đã được phát trên
kênh CNN vào tháng 10 năm 2020 nhằm thúc đẩy lượng truy cập vào trang web. Ở
trong nước, một chương trình truyền hình thực tế cùng tên cũng đã tổ chức cuộc thi
ảnh trực tuyến hàng tuần để tăng lượng người xem.

Thách thức
Về những thách thức khách quan. Trước hết, hai thị trường nguồn khách du
lịch lớn của Việt Nam là Trung Quốc và Nhật Bản vẫn còn lệnh hạn chế xuất nhập
cảnh cũng như là quy định về cách ly đối với người trở về từ nước ngoài vẫn còn
chặt chẽ cho nên khách du lịch từ hai quốc gia này vẫn ít. Không chỉ vậy, tác động
của chiến tranh Ukraina. tình hình chiến sự tại Ukraina mà hãng Vietnam Airlines
kể từ ngày 28/03 đã phải tạm ngưng các chuyến bay thường kỳ giữa Hà Nội và
Matxcơva và một số hãng du lịch Việt Nam đã tạm ngừng đón du khách Nga. Tình
hình chiến sự cũng đã gây ra một số trở ngại về điều kiện kinh tế của người dân một
số quốc gia Châu Âu khiến cho nhu cầu đi du lịch của họ giảm đi.
Về những thách thức chủ quan. Ngành du lịch Việt Nam hiện giờ phải đối
mặt với thực trạng khan hiếm nhân công có tay nghề cao trong lĩnh vực du lịch.
Nguyên nhân chính dẫn tới chính là trong giai đoạn giãn cách, các công ty du lịch
không được hoạt động dẫn tới 80-90% nhân viên nghỉ việc, chuyển hướng công việc
khác. Sự phát triển của du lịch thông minh làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt
động của các chủ thể trong ngành du lịch, trong khi các quy định về pháp lý không
theo kịp thực tế phát triển.

44
LỜI KẾT
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, du lịch đã trở thành cầu nối
hòa bình giữa các quốc gia, du lịch góp phần đưa nền kinh tế của các quốc gia phát
triển. Đối với Việt Nam, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp nguồn thu đáng kể
cho ngân sách nhà nước.
Với hệ thống nguồn tài nguyên du lịch phong ohus, đa dạng, có thể nói Việt
Nam là điểm đến có sức hấp dẫn khách du lịch nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy
nhiên, sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam chưa xứng tầm với tiềm năng du
lịch của đất nước, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn hạn chế. Để đẩy
mạnh hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là rất quan trọng.
Với mong muốn đó, chúng em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Tình hình
thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021”. Đề tài đã đi vào
phân tích những tổng quan về tiềm năng du lịch của Việt Nam, tình hình phát triển
và thu hút khách du lịch nước ngoài và tác động của dịch bệnh đến thu hút khách du
lịch quốc tế trên thế giới sau dịch bệnh.

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng cục du lịch. (2015). BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DU LỊCH VIỆT NAM 2015. Bộ

Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch. Retrieved May 10, 2022, from

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/2021/bctndlvn2015-file_nen.pdf

2. Tổng cục du lịch. (2016). BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DU LỊCH VIỆT NAM 2016. Bộ

Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch. Retrieved May 10, 2022, from

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/2021/bao_cao_thuong_nien_2016

_final.pdf
3. Tổng cục du lịch. (2017). BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DU LỊCH VIỆT NAM 2017. Bộ

Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch. Retrieved May 10, 2022, from

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/2021/bao_cao_thuong_nien_2017
_final.pdf

4. Tổng cục du lịch. (2018). BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DU LỊCH VIỆT NAM 2018. Bộ

Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch. Retrieved May 10, 2022, from

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/2021/bao_cao_thuong_nien_2018

_final.pdf

5. Tổng cục du lịch. (2019). BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DU LỊCH VIỆT NAM 2019. Bộ

Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch. Retrieved May 10, 2022, from

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/2021/bao_cao_thuong_nien_2019

_final.pdf

6. Statista. (2022, March 28). Online travel market in Vietnam Report | Iris Marketing

Agency. Iris.Marketing. Retrieved May 25, 2022, from https://iris.marketing/online-travel-

market-in-vietnam-report
7. Margaux Constantin, Matthieu Francois, & Thao Le. (2021). Đổi mới ngành du lịch: Việt

Nam có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi như thế nào. McKinsey & Company.

https://www.mckinsey.com/~/media/mckinsey/featured%20insights/asia%20pacific/reimag

ining%20tourism%20how%20vietnam%20can%20accelerate%20travel%20recovery/reima

gining%20tourism%20vietnam%20accelerate%20travel%20recovery_vie.pdf

46

You might also like