You are on page 1of 57

z



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


--------***---------

TIỂU LUẬN
MÔN: TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Đề tài: Tác động của CMCN 4.0 đến thị trường chứng khoán của Việt
Nam

Giáo viên hướng dẫn : PGS, TS Nguyễn Thị Lan


Sinh viên thực hiện : Vũ Đình Lâm – 1911110214
: Nguyễn Như Duy - 1911110107

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2020


NHẬN XÉT
(CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN)
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
……….. Ngày…. Tháng…. Năm…………

Giáo viên hướng dẫn


MỤC LỤC
NHẬN XÉT ..................................................................................................................... 2

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 6

1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 6

2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 6

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu ..................................................................... 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................................... 8

1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 10

1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10

Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 11

2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam................................................ 11

2.1.1. Quá trình hình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam ......................................................................................................................... 11

2.1.2. Vai trò, chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam........................... 13

2.2. Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 .......................................................... 21

2.2.1. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới thị trường tài chính Việt
Nam ......................................................................................................................... 21

2.2.2. Ảnh hưởng chung của cách mạng công nghiệp 4.0 tới thị trường chứng
khoán Việt Nam ...................................................................................................... 29

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 33

3.1. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 33

3.1.1. Ảnh hướng đến cơ cấu và chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán
................................................................................................................................ 33

3.1.2. Ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ....................... 36

3.1.3. Ảnh hưởng đến các tổ chức trung gian thị trường ........................................ 40
3.1.4. Ảnh hưởng đến cách thức quản lí thị trường chứng khoán .......................... 43

3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 46

3.2.1. Cơ hội............................................................................................................ 46

3.2.2. Thách thức .................................................................................................... 47

Chương 4: Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 51

4.1. Kết luận ............................................................................................................... 51

4.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 52

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 54


DANH SÁCH BẢNG, HÌNH

Hình 1: Số lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán .................................................. 14
Hình 2: Tỉ lệ người dùng Internet qua các năm ........................................................................ 22
Hình 3: Một số loại hình ví điện tử ở Việt Nam ....................................................................... 23
Hình 4: Bức tranh Fintech Việt Nam qua các năm ................................................................... 24
Hình 5: Bản đồ startup Fintech Việt Nam 2020 ....................................................................... 25
Hình 6: Tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán qua các năm ................................... 26
Hình 7: Các mức lương ở những vị trí thuộc nhóm ngành IT .................................................. 27
Hình 8: Phễu sử dụng của một số ví điện tử lớn ở Việt Nam ................................................... 28
Hình 9: Tỉ lệ nhận diện thương hiệu của một số ví điện tử ...................................................... 28
Hình 10: Những thị phần triển vọng để đầu tư 2020 ................................................................ 30
Hình 11: Lãi suất huy động tiền gửi bình quân qua các năm ................................................... 31
Hình 12: Dự báo nhu cầu năng lượng theo nguyên liệu trong tương lai .................................. 33
Hình 13: Những ngành có nguy cơ thay thế lao động cao ở Asian .......................................... 34
Hình 14: Tỉ lệ bị thay thế lao động của các nước khu vực Asian ............................................. 35
Hình 15: Tổng số lượng tài khoản nhà đầu tư .......................................................................... 37
Hình 16: Biểu đồ thể hiện số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài qua các năm ................ 37
Hình 17: Phiên truy cập toàn cầu các ứng dụng ngân hàng và thanh toán trong 6 ................... 41
Hình 18: Số lượng ứng dụng mới trên iOS và Android (6 tháng đầu năm 2019 và 2020) ....... 42
Hình 19: Doanh nghiệp niêm yết thông tin đạt chuẩn từ 2011-2020 ....................................... 49
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Để đạt được mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phấn đấu đến năm 2045 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước trở thành một nước
phát triển, thu nhập cao thì việc phát triển thị trường tài chính nhằm hỗ trợ hệ thống
doanh nghiệp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thị trường chứng khoán từ khi
ra đời đã trở thành một kênh dẫn vốn trực tiếp quan trọng của đất nước, có ý nghĩa
với nhiều chủ thể khác nhau: doanh nghiệp, nhà nước, cá nhân…là một bước quan
trọng để hoàn thiện thể chế kinh tế ở Việt Nam.

Kể từ khi thành lập vào năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu tuy nhiên vẫn được các nhà đầu tư thế giới đánh giá là một
trường thị trường “cận biên” khi hệ thống hàng hóa, công cụ tài chính vẫn còn chưa
đa dạng, hệ thống doanh nghiệp chưa đa dạng (các doanh nghiệp lớn phần nhiều
hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng – 2 ngành nghề có tính chu kỳ
cao), hệ thống thông tin, quản lý chưa có độ minh bạch cao.

Việc tận dụng sự phát triển của khoa học – công nghệ trong thời kỳ 4.0 là điều
kiện then chốt để Việt Nam có thể “hóa rồng” vươn lên trong thế kỉ XXI. Đối với
Thị trường Chứng khoán thì việc tiếp thu và áp dụng công cụ là một bước thiết yếu
nhằm cải thiện công tác quản lý, sự minh bạch, các công cụ đầu tư,…từ đó đẩy
nhanh quá trình nâng cấp thị trường chứng khoán Việt Nam từ “thị trường cận biên”
trở thành “thị trường mới nổi”. Khi thị trường chứng khoán được nâng hạng theo
đúng tiêu chuẩn quốc tế, lượng vốn chảy vào thị trường từ các nhà đầu tư nước
ngoài sẽ tăng lên và các doanh nghiệp trên sàn sẽ được biết tới rộng rãi hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bài tiểu luận được viết với mục đích:
- Đưa ra cho người đọc những cái nhìn sơ bộ về thị trường chứng khoán Việt
Nam
- Giới thiệu khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng có nó lên
thị trường tài chính
- Phân tích ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 lên các phương diện
của thị trường chứng khoán như: cơ cấu và chất lượng hàng hóa trên thị trường
chứng khoán, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, các tổ chức trung gian
thị trường và các hình thức quản lý đối với thị trường chứng khoán
- Đưa ra kiến nghị về việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong
kỉ nguyên 4.0
Trong quá trình nghiên cứu bài tiểu luận có thể còn mắc nhiều thiếu sót, vì thế
em rất mong nhận được những góp ý chỉnh sửa từ phía cô! Em xin chân thành cảm
ơn!
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bài tiểu luận tập trung vào nghiên cứu những tác động của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 tới thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện trên các
phương diện: cơ cấu và chất lượng hàng hóa, các nhà đầu tư, các trung gian thị
trường và các phương thức quản lý thị trường.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi hình
thành cho tới những đột phá đến từ sự bùng nổ của mạng Internet và các công nghệ
mới như: AI, blockchain, big data…
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Thứ nhất, trong bài luận “Technology, Information Production, and Market
Efficiency” được viết năm 2001, các tác giả Gene D’Avolio, Efi Gildor và Andrei
Shleifer đến từ đại học Havard đã chỉ ra rằng một thị trường chứng khoán vận hành
hiệu quả đòi hỏi những yếu tố sau: sự hiện hữu của các thông tin minh bạch, đáng
tin cậy; sự phổ cập thông tin đối với các nhà đầu tư, hệ thống luật lệ bảo vệ các nhà
đầu tư và một hệ thống thị trường thứ cấp có tính thanh khoản cao. Vào thời điểm
ấy khi cuộc cách mạng về internet đang diễn ra tại Mỹ, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng
những đột phá về công nghệ có khả năng giúp cho thị trường chứng khoán cải thiện
được 3 trong số 4 phương diện trên. Thứ nhất, sự hiện diện và phát triển của công
nghệ thông tin đã giúp cho những thông tin tài chính quan trọng, cơ bản được truyền
tải đến với các nhà đầu tư một cách nhanh chóng với một chi phí rẻ vì vậy góp phần
mở rộng hệ thống nhà đầu tư trên thị trường. Thứ hai, sự phát triển của công nghệ
có tác dụng làm giảm rào cản gia nhập thị trường dịch vụ tài chính, nâng cao khả
năng cạnh tranh của thị trường và từ đó phần nào khiến cho chi phí giao dịch được
giảm xuống. Ngoài việc chi phí giao dịch được giảm xuống thì các nhà đầu tư tổ
chức – những người trước đây phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các trung
gian tài chính nay đã giờ đây đã được hưởng rất nhiều lợi thế nhờ sự dễ dàng trong
giao dịch. Chính những thay đổi vượt bậc về Internet và hệ thống cơ sở dữ liệu đã
mở rộng mức độ tham gia thị trường và gia tăng đáng kể khối lượng giao dịch. Thứ
ba, nhóm tác giả đã khẳng định rằng sự phát triển của công nghệ thông tin cũng
gián tiếp góp phần cải thiện địa vị pháp lý của nhà đầu tư bởi việc ban hành các
quy định mới dựa trên nền tảng kỹ thuật phát triển có thể tạo nên một sân chơi công
bằng dành cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. (Avolio, Gildor and
Shleifer, 2001)
Thứ hai, trong bài nghiên cứu “Technology trends in the financial market: A
2020 Vision” được thực hiện bởi nhóm tác giải gồm giáo sư Dave Cliff tới từ đại
học Bristol, giáo sư Dan Brown và Phillip Treleaven đến từ đại học London đã tóm
tắt lại những thay đổi công nghệ đáng kể diễn ra trong lịch sử thị trường chứng
khoán Anh Quốc và đưa ra những phân tích về những đột phá về công nghệ tân
tiến đang làm thay đổi bộ mặt của thị trường tài chính nói chung và thị trường
chứng khoán nói riêng. Nhóm tác giả đưa ra nhận định rằng sự phát triển của hình
thức giao dịch tự động tần suất cao, được điều chỉnh bởi các thuật toán phức tạp sẽ
làm giảm rào cản gia nhập thị trường đối với hoạt động giao dịch chứng khoán trên
toàn cầu từ đó có thể làm giảm vai trò của các sàn giao dịch tập trung đối với thị
trường chứng khoán và phần nào làm suy yếu tầm ảnh hưởng của thành phố London
trong vai trò một trung tâm tài chính toàn cầu. Nhóm tác giả cho rằng trong thập
kỷ sắp tới việc các thuật toán giao dịch sẽ được chuyển biến theo hướng ngày càng
phức tạp với khả năng ghi nhớ, học hỏi các diễn biến trong quá khứ để đưa ra các
quyết định giao dịch trong hiện tại thay vì lập trình nên những mô hình thống kê
phức tạp để thực hiện giao dịch như hiện tại. (Cliff, Brown and Treleaven, 2010)

Thị trường Việt Nam tuy mới chỉ bước sang năm thứ 20 hoạt động nhưng các
tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang từng bước tạo nên những chuyển
biến lớn trên thị trường chứng khoán. Làn sóng công nghệ không chỉ diễn ra ở các
nước có thị trường tài chính phát triển hàng đầu như: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Australia,
Canada,…mà tầm ảnh hưởng của nó còn lan tỏa tới cả những quốc gia đang phát
triển với thị trường chứng khoán non trẻ như Việt Nam. Tại Việt Nam, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu nhằm tìm ra
giải pháp phát triển thị trường trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 với các
đề tài như: Cơ chế quản lý đối với các công ty chứng khoán trong điều kiện cách
mạng công nghiệp lần thứ 4, Tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đối với
ngành quản lý quỹ Việt Nam.
Các nghiên cứu đi trước về cơ bản đã phần nào diễn giải được những đột phá
sẽ xảy đến với thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung
trong tương lai gần tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu hiện tại mới chỉ ra những
tác động của các đột phá công nghệ tới một phương diện nhất định trên thị trường
chứng khoán.

1.2. KHUNG PHÂN TÍCH

Dựa vào các nghiên cứu đi trước có sẵn ở trong và ngoài nước, trong quá trình
tìm tòi nghiên cứu, nhóm em đã đưa ra khung phân tích cơ bản cho bài tiểu luận
này như sau:
Đầu tiên, nhóm sẽ đưa ra những thông tin tổng quan về thị trường khoán Việt
Nam, tổng quan về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và những ảnh hưởng của nó
tới thị trường tài chính Việt Nam. Tiếp theo, nhóm sẽ phân tích ảnh hưởng của
những đột phá công nghê lên các khía cạnh chính của thị trường chứng khoán như:

❖ Ảnh hưởng đến cơ cấu và chất lượng hàng hóa trên TTCK
❖ Ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trên TTCK
❖ Ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trên TTCK
❖ Ảnh hưởng đến cách thức quản lý TTCK

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Về phương pháp thu thập số liệu: Bài tiểu sử dụng số liệu thứ cấp trên các
nguồn đáng tin cậy như: Ủy ban chứng khoán nhà nước, tạp chí tài chính, tạp chí
ngân hàng
Về phương pháp nghiên cứu: bài tiểu luận sử dụng phương pháp định tính với
các phương pháp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét từ đó đề xuất giải pháp phù
hợp.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


2.1.1. Quá trình hình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam

Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam dưới sự chủ trì của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã tiến hành
đổi mới kinh tế toàn diện khi quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp, quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, bước đầu đưa kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với kinh tế thế
giới và mở đường cho kinh tế tư nhân phát triển. Trong bối cảnh đất nước những
ngày đầu thực hiện đổi mới, thị trường tài chính Việt Nam khi ấy vẫn còn rất
hạn chế, chưa được hội nhập với nền tài chính quốc tế, chưa có nhiều công cụ
tài chính để giúp các chủ thể kinh tế huy động vốn, lưu chuyển vốn. Vì vậy việc
phát triển thị trường chứng khoán là một khâu quan trọng trong công cuộc phát
triển thị trường tài chính ở nước ta.

Song song với những cải cách về hoạt động ngân hàng sau khi đổi mới kinh
tế, những ý tưởng về việc hình thành một thị trường chứng khoán tại Việt Nam
đã bắt đầu được triển khai. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam có thể hình dung theo những mốc chính sau:

Thành lập ban nghiên cứu và phát triển thị trường vốn (1993): Một trong
những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng thị trường chứng
khoán (TTCK) ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát
triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB
ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu,
xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích
hợp.

Thành lập uỷ ban chứng khoán nhà nước (1996): Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ,
là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước
về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị
trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ
trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự
ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.

Khai trương trung tâm giao dịch chứng khoán (2000): Kể từ khi thành lập
Uỷ ban chứng khoán nhà nước và có kế hoạch thành lập ngay trung tâm giao
dịch chứng khoán. Nhưng do quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết bị kéo
dài và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997, mặc
dù được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998,
nhưng sau 4 năm, ngày 28/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh chính thức được đưa vào hoạt động với hai Công ty niêm yết đầu tiên
và Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) và Công ty vật liệu Viễn thông
(SACOM).

Ngày 08/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã được khai
trương. Đây là một trung tâm giao dịch chứng khoán mang tính chất là một thị
trường giao dịch phi tập trung (OTC), chủ yếu dành cho việc giao dịch chứng
khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay cả hai trung tâm giao dịch
chứng khoán nói trên đã được phát triển thành các sở giao dịch chứng khoán
với cơ cấu hàng hóa ngày càng được mở rộng (Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh
Kiều, 2011). Ngày 10/06/2017, thị trường chứng khoán phái sinh đã được triển
khai và đi vào hoạt động ở Việt Nam đánh dấu một cột mốc phát triển mới đối
với thị trường tài chính Việt Nam nói nói chung, thị trường chứng khoán Việt
Nam nói riêng
2.1.2. Vai trò, chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng huy động vốn cho các doanh nghiệp tư nhân

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng, là hạt nhân trung tâm
của thị trường tài chính, nơi diễn ra các hoạt động phát hành, mua bán các công
cụ vốn và nợ. Thị trường chứng khoán có tác dụng giúp các doanh nghiệp huy
động được một lượng vốn lớn một cách chủ động, linh hoạt, thực hiện các hoạt
động chuyển nhượng, sáp nhập quyền sử dụng vốn. Rất nhiều doanh nghiệp khi
thành lập đều mong muốn doanh nghiệp của mình có thể tiến hành phát hành cổ
phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sau đó là niêm yết trên sàn chứng khoán để
có thể huy động được một lượng vốn khổng lồ và "sánh vai" cùng các doanh
nghiệp lớn. Việc được niêm yết trên sàn không chỉ giúp các doanh nghiệp huy
động được một lượng vốn lớn cần thiết cho việc mở rộng và phát triển mà còn
giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với công chúng thông qua trách nhiệm
công bố báo cáo tài chính định kỳ từ đó phần nào thay đổi phương thức hoạt
động và quản trị của theo hướng minh bạch, công khai.

Vào thời điểm mới thành lập, chỉ có 2 mã chứng khoán được niêm yết tại
Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM: Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE)
và Công ty vật liệu Viễn thông (SACOM).

Trước khi có thị trường chứng khoán ra đời, hầu hết vốn của các doanh
nghiệp được vay thông qua hệ thống ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm khoảng
40% GDP. Vốn huy động trên thị trường chứng khoán ban đầu chỉ chiếm tỉ
trọng nhỏ so với cung tín dụng (11% vào năm 2010) nhưng sau đó đã cải thiện
nhanh chóng nhờ các chính sách phát triển thị trường chứng khoán. Nhờ vậy,
lượng vốn của doanh nghiệp huy động được thông qua thị trường chứng khoán
ngày một tăng, tạo nên một kênh một động vốn ngày càng hoan thiên cho các
doanh nghiệp, tránh việc quá phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng thương mại bởi
đối doanh nghiệp càng trở nên to lớn về mặt quy mô thì việc đi vay ngân hàng
một số vốn hàng trăm triệu hay thậm chí là hàng tỷ USD sẽ trở nên rất khó.
Hình 1: Số lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán

Ước tính trong 20 phát triển, vốn hóa thị trường chứng khoán đã tăng trưởng
ở mức trung bình hơn 50%/năm. Đến 30/6/2020, tổng vốn hóa TTCK Việt nam
đạt mức 5,5 triệu tỷ, tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP đã tăng từ mức 0,3% năm
2000 lên mức 104% GDP tháng 6/2020. Trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu
đạt trên 4 triệu tỷ đồng, tương ứng khoản 64,5% GDP năm 2019 (theo
UBCKNN). Vốn hóa thị trường trái phiếu đạt khoảng 2,3 nghìn tỷ đồng, tương
đương mức 39% GDP năm 2019 (trái phiếu Chính Phủ đạt 29,18%, trái phiếu
doanh nghiệp đạt 10,28%. TTCK phát triển mạnh mẽ đã giúp cơ cấu lại hệ thống
tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Ước tính tỷ trọng vốn
hóa khu vực chứng khoán trong tổng tài sản hệ thống tài chính hiện nay ở mức
khoảng 30,6%, không cách quá xa so với mức 68,7% của khu vực các tổ chức
tín dụng và cao hơn nhiều so với tỷ trọng 21% vào năm 2010. (Ủy ban chứng
khoán nhà nước, 2020)

Bên cạnh công cụ chứng khoán vốn là cổ phiếu thì việc phát hành trái phiếu
doanh nghiệp trong thời gian gần đây đang trở nên khá phổ biến. Giá trị của thị
trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh, chiếm từ 9,01% tổng GDP
của cả nước vào năm 2018 lên 11,3% vào năm 2019, khiến Việt Nam trở thành
thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Á.
Ngoài ra, các đơn vị phát hành trong nước đang ngày càng gia tăng nhận thức
về các loại hình đa dạng hóa nguồn vốn của mình. Đây là một mức tăng trưởng
cáo song nhìn chung thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ đang trong giai
đoạn đầu của sự phát triển, chưa đạt được quy mô lớn so với nhiều quốc gia
khác trong khu vực và trên thế giới (23% GDP của Thái Lan, và Singapore;
50,9% của Malaysia và 80% của Hàn Quốc và 33-35% GDP của Trung Quốc)
và việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn còn hạn
chế. (Kỳ Ngọc, 2020)

2.1.2.2. Đối với nhà nước


a) Vai trò của thị trường chứng khoán trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp
nhà nước
Thị trường chứng khoán Việt Nam là công cụ quan trọng giúp Chính Phủ
Việt Nam thực hiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Từ khi
đổi mới kinh tế cho đến nay, chủ trương cổ phần hóa là một hướng đi quan trọng
được đưa ra bởi Đảng nhằm đa dạng hóa sở hữu, tạo thêm nguồn ngân sách cho
nhà nước, giảm bớt gánh nặng điều hành của chính phủ đồng thời giúp doanh
nghiệp quản lý hoạt động tốt hơn góp phần tích cực vào công cuộc phát triển
kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài
chính và phối hợp của các bộ ngành, với vai trò của cơ quan quản lý trong việc
xây dựng, phát triển, quản lý và giám sát thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đã nỗ lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam không
ngừng phát triển và hoàn thiện, ngày càng trở thành kênh dẫn vốn trung và dài
hạn quan trọng cho nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán phát triển đã góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần
hóa các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện 2 trong 3 nội dung trụ cột của chương
trình tái cấu trúc là tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà
nước.
Thông qua việc đấu giá cổ phần trên thị trường chứng khoán, Nhà nước đã
thu về hàng chục nghìn tỷ đồng để phục vụ tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất
cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm của các DN và đầu tư thêm nhiều dự
án trọng điểm quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của
nền kinh tế.
Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau khi được cổ phần hóa niêm yết
trên thị trường chứng khoán đã từng bước nâng cao hiệu quả, tính công khai,
minh bạch được thực hiện ngày một tốt hơn; sản xuất kinh doanh phát triển,
doanh thu, lợi nhuận sau thuế của phần lớn các doanh nghiệp đều tăng và duy
trì tốc độ tăng trưởng; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu hút thêm lao động.
Bên cạnh những doanh nghiệp chật vật sau khi cổ phần hóa thì cũng có một
số doanh nghiệp đạt được thành công lột xác sau khi cổ phần hóa có thể kể đến
như: Vinamilk, Điện Quang, Nhựa Bình Minh.
Vinamilk bắt đầu thực hiện cổ phần hóa từ tháng 12/2003, tổng vốn điều lệ
của Công ty đạt 1.590 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/10/2005, Nhà nước nắm 60,47%
vốn, tương ứng 961,5 tỷ đồng. Ngày 19/1/2006, cổ phiếu của Vinamilk (mã
chứng khoán VNM) đã chính thức được niêm yết tại Trung tâm Chứng khoán
Tp.HCM với giá khớp lệnh trong phiên giao dịch đầu tiên là 53.000 đồng/cổ
phiếu.
Là doanh nghiệp hiếm hoi trên thị trường đạt tăng trưởng kép doanh thu
mỗi năm khoảng 22% trong 10 năm nay bất chấp thăng trầm, biến động của nền
kinh tế. Từ mức chưa đầy 4.250 tỷ đồng năm 2004, Vinamilk đã đạt được cột
mốc trở thành doanh nghiệp đạt tỷ đô doanh thu vào năm 2011 và cán ngưỡng
46.965 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD) vào năm 2016. Sau 12 năm cổ phần hoá, doanh
thu công ty đã tăng 10 lần. Vốn điều lệ công ty tăng gấp 10 lần lên mức 14.514
tỷ đồng. Cổ phiếu VNM sau nhiều lần chia cổ tức, chia thưởng vẫn đều đặn tăng
giá, chốt phiên giao dịch ngày 18/9, VNM đạt 149.000 đồng/cổ phiếu. Không
chỉ thống trị thị trường sữa nội, Vinamilk còn xuất khẩu ra 31 nước trên thế giới
với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Hiện Nhà nước đang lên lộ trình thoái
vốn tại Vinamilk, giảm sở hữu về 36%. Sau khi thoát khỏi mô hình quản lý nhà
nước, Vinamilk ngày càng gặt hái được nhiều thành công, doanh thu và lợi
nhuận tiếp tục được giới kinh tế trong và ngoài nước kỳ vọng cao (Hà Anh,
2017). Tính đến năm 2020, giá trị vốn hóa của Vinamilk đã đạt trên 200000 tỷ
đồng, nằm trong top 5 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất Việt Nam.

b) Vai trò của thị trường chứng khoán trong việc phát hành trái phiếu chính
phủ.

Trái phiếu chính phủ là công cụ chứng khoán nợ quan trọng, kênh dẫn vốn
thiết yếu cho ngân sách nhà nước được chính phủ phát hành với mục đích huy
động nguồn tiền dành cho chi tiêu chính phủ nhằm phục vụ cho các dự án công,
hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất của xã hội. Thị trường trái phiếu Chính phủ có
vai trò quan trọng không chỉ đối với việc phát triển kinh tế đất nước, mà còn có
vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Sự
phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ tạo ra một chuẩn mực cho việc
xác định giá cả các công cụ nợ khác trên thị trường tài chính, qua đó góp phần
đồng bộ hoá và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, tăng huy động vốn cho
ngân sách Nhà nước (NSNN), giảm nợ nước ngoài, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ngày 24/9/2009, thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức
khai trương và đi vào hoạt động, theo đó tập trung toàn bộ hoạt động đấu thầu
phát hành, giao dịch trái phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội nhằm đáp
ứng yêu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần hoàn thiện cấu trúc
của thị trường vốn, thị trường tài chính Việt Nam. Quy mô thị trường TPCP đến
hết tháng 11/2019 tương đương 25,1% GDP của năm 2019 gấp 12 lần so với
năm 2009. Khối lượng giao dịch bình quân phiên trong 11 tháng đầu năm 2019
đạt 9.000 tỷ đồng/phiên tăng 24 lần so với năm 2009 bằng 0,9% dư nợ trái phiếu
niêm yết. Thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 27%/năm trong thập kỷ vừa qua là mức tăng cao nhất trong các nền kinh
tế mới nổi tại khu vực Đông Á.

Thị trường trái phiếu Chính phủ đã ngày càng trở thành kênh huy động vốn
trung và dài hạn có hiệu quả cho ngân sách nhà nước, công tác phát hành trái
phiếu Chính phủ đã gắn với tái cơ cấu nợ Chính phủ theo hướng bền vững.
Trong những năm gần đây, kênh huy động vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 75%
- 80% trong năm.

Công tác phát hành trái phiếu Chính phủ đã gắn kết với việc tái cơ cấu nợ
Chính phủ, thông qua việc tập trung phát hành các kỳ hạn dài khi thị trường
thuận lợi, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư. Theo đó, kỳ hạn phát hành bình quân
trái phiếu Chính phủ đã được kéo dài qua từng năm, đạt đến 13,6 năm vào cuối
tháng 11/2019, cao hơn 9 -10 năm so với giai đoạn 2009 - 2014, trong khi lãi
suất phát hành bình quân ở mức 4,58%/năm, thấp hơn 6,4% - 7,6%/năm so với
giai đoạn 2009 - 2014. (Trần Huyền, 2019)

Bên cạnh đó, xét trên khía cạnh đầu tư sản phẩm trái phiếu Chính phủ được
phát triển ngày càng đa dạng, là công cụ đầu tư an toàn, hiệu quả cho mọi loại
hình nhà đầu tư. Năm 2009, trên thị trường trái phiếu Chính phủ chỉ có các sản
phẩm kỳ hạn từ dưới một năm cho đến 10 năm; đến nay trên thị trường trái
phiếu Chính phủ có đầy đủ các kỳ hạn từ ngắn hạn đến kỳ hạn 20 năm, 30 năm…

c) Đối với quản lý nhà nước

Trong một nền kinh tế mở cửa rộng rãi với thế giới, cơ chế thị trường đang
được hoàn thiện như Việt Nam thì thị trường chứng khoán có thể được nhìn
nhận giống như một chỉ báo kinh tế đáng tin cậy.

Chỉ số chứng khoán tăng lên cho thấy nhà đầu tư đang tích cực đưa vốn
vào thị trường, hoạt động đầu tư đang được mở rộng và ngược lại giá chứng
khoán giảm có thể báo hiệu những dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Cụ thể,
khi giá chứng khoán, bao gồm cổ phiếu và trái phiếu tăng sẽ cho thấy nền kinh
tế tiếp tục mở rộng, tăng trưởng tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng. Thật
vậy, khi giá cổ phiếu tăng thì nhiều người quyết định mua vào hơn bán ra, tức
phản ánh niềm tin của nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động của doanh
nghiệp nói riêng. Còn giá trái phiếu tăng đồng nghĩa với lợi suất trái phiếu giảm
- một tín hiệu có thể làm mặt bằng lãi suất xuống thấp hơn, phản ánh chính sách
tiền tệ tiếp tục nới lỏng và kích thích nền kinh tế mở rộng đầu tư. Ngược lại, khi
thị trường cổ phiếu giảm sâu, cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư trở nên bi quan
hơn trước những dự báo không mấy tốt đẹp về triển vọng của nền kinh tế. Trong
khi đó, nếu lạm phát tăng, các yếu tố bất ổn nhiều hơn và có thể buộc Chính phủ
phải sớm thắt chặt chính sách tiền tệ trở lại, thì các nhà đầu tư yêu cầu lợi suất
khi rót tiền vào thị trường trái phiếu cũng phải cao hơn, do đó giá trái phiếu sẽ
giảm xuống tương ứng. Vì thế mà thị trường chứng khoán được coi là “phong
vũ biểu” của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện
các chính sách vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ có thể mua
và bán trái phiếu chính phủ tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản
lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện
pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm đinh hướng đầu tư nhằm đảm
bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

2.1.2.3. Đối với công chúng

Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho
công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong
phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất được phát hành đa dạng với sự
khác nhau, phong phú về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu
tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và khẩu vị
rủi ro của mình. Bởi vì vậy có thể khẳng định rằng thị trường chứng khoán đã
có những đóng góp quan trọng, giúp cải thiện sự hấp thụ, lưu chuyển vốn của
nền kinh tế.

Sự phát triển của các sản phẩm trên thị trường chứng khoán là tiền đề quan
trọng để tạo nên các quỹ hưu trí nhằm đem lại cho người lao động một cuộc
sống đủ đấy hơn sau khi về hưu. Tại Hoa Kỳ, chương trình đầu tư 401k từ lâu
đã trở thành một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của hàng chục triệu
người lao động Mỹ.

Chương trình hưu trí 401k là một loại hình quỹ đầu tư tư nhân hoạt động
dưới hình thức quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định (defined contribution
plan) trong đó người lao động sẽ đều đặn góp tiền của mình vào một hạn mức
nhất định trong một khoảng thời gian đều đặn. Quỹ hưu trí 401k đem lại sự linh
hoạt rất lớn cho người lao động. Ở đây, người lao động được tự do lựa chọn số
tiền mình sẽ đóng góp vào quỹ 401k dựa trên tỷ lệ phần trăm thu nhập, chủ động
lựa chọn các sản phẩm đầu tư trong quỹ 401k và số tiền đóng góp ấy sẽ tự động
trừ khỏi tiền lương đều đặn. Người chủ sở hữu lao động có trách nhiệm chọn ra
những người lao động phù hợp với chương trình 401k và thay mặt họ điều hành
quỹ 401k đúng theo luật pháp, các quy định và điều khoản được ban hành dành
cho hệ thống chương trình 401k. Trong thời gian đầu tư vào chương trình 401k,
số lợi tức thu được sẽ được miễn thuế tạm thời và chỉ bị tính thuế khi người lao
động có nhu cầu rút tiền nhằm phục vụ cuộc sống nghỉ hưu. Chương trình 401k
đưa ra các sản phẩm đầu tư chủ yếu bao gồm các chứng chỉ quỹ tương hỗ, chứng
chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF), quỹ trái phiếu, quỹ chỉ số (index fund) được
đa dạng hóa một cách hợp lí nhằm hạn chế rủi ro và được thiết kế phù hợp với
khẩu vị rủi ro riêng của từng người. (Andrew Swinney, 2020)

Ở Việt Nam tuy chưa có chương trình nào có độ phủ sóng rộng rãi như
chương trình 401k ở Hoa Kỳ nhưng dịch vụ quan lý quỹ đang trên đà phát triển
và hoàn thiện khi các sản phẩm chứng chỉ quỹ đang ngày càng đa dạng, tính
thanh khoản cao, danh mục đầu tư của quỹ được quản lý một cách chuyên
nghiệp với mức chi phí quản lý thấp. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể chọn hình
thức đầu tư trên nhằm kiếm được một khoản lợi tức đáng kể mà không phải lo
lắng về việc phải đích thân quản lý một danh mục đầu tư phức tạp. Một số quỹ
có uy tín tại Việt Nam có thể kể đến như: CBF, IPAAM, VF4, VFMVFA, VEOF,
MBVF, BVFED, TCEF....

2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0


2.2.1. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới thị trường tài chính
Việt Nam
Cuộc Cách mạng 4.0 không chỉ là cuộc cách mạng số hóa, đó là một cuộc
cách mạng thực sự có tác động lớn đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội như: Trí
tuệ nhân tạo, Big Data, Blockchain, Internet vạn vật,… Đây là cuộc cách mạng
có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, văn hóa- xã hội của chúng ta, đặc biệt
là nền kinh tế. Đối với một quốc gia đang trên đà phát triển như Việt Nam, đây
có thể là một bước ngoặt mới của thị trường tài chính với những cơ hội và thách
thức mới:

2.2.1.1. Cơ hội
- Tiếp thu, ứng dụng công nghệ: Trong thời đại cách mạng 4.0, tốc độ
phát triển công nghệ số hóa, internet hóa nhanh như vũ bão. Số người tham gia
sử dụng Internet ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Google Data Studio,
tính đến năm 2020 đã có hơn 4 tỉ (4,437,215,927) người dùng internet:
Hình 2: Tỉ lệ người dùng Internet qua các năm

(Studio, 2020)

Số người dùng internet gia tăng, đi kèm với sự phát triển về mặt cơ sở hạ tầng
khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của thị trường tài chính lớn hơn. Với những
công nghệ mới đã bắt đầu hình thành ở nước ngoài như Blockchain, Fintech,…
đây sẽ là cơ hội cho chúng ta tiếp thu học hỏi những công nghệ đó từ nước ngoài,
sau đó đem về ứng dụng ở Việt Nam nhằm đáp ứng đầy đủ về mặt nhu cầu cho
người tiêu dùng.

- Phát triển nhanh ngành số hóa: Trong những năm gần đây, Fintech nổi
lên như một hiện tượng mới. Với sự linh hoạt và đa dạng trong phương thức
hoạt động, các công ty Fintech đã nhắm đến nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính
một cách nhanh chóng thuận tiện trong tích tắc của người tiêu dùng. Các công
ty tài chính số, các ví điện tử lần lượt ra đời, tạo ra một làn sóng mới cho thị
trường tiêu dùng tiền tệ Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số- Bộ Công Thương, Việt Nam đã có những chuyển biến đầu tiên khi
giao dịch qua internet và điện thoại di động tăng tới 238%. Đến nay, Việt Nam
đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán di động:
(TopDev, 2020)

Hình 3: Một số loại hình ví điện tử ở Việt Nam

- Cơ hội bắt kịp các nước lớn: Trong thời đại cách mạng 4.0, vai trò của
hội nhập quốc tế cũng ngày càng gia tăng, đây sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam có
thể phát triển và thay đổi vị thế trên thế giới về thị trường tài chính nói riêng
cũng như kinh tế nói chung. Nếu nắm bắt được thời cơ, tận dụng linh hoạt những
nguồn lực, nguồn tài nguyên sẵn có để từ đó học hỏi, tiếp thu và ứng dụng công
nghệ vào thị trường tài chính, Việt Nam có thể đứng trước cơ hội nâng tầm thị
trường tài chính còn non trẻ so với các nước lớn.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần làm lành mạnh hóa thị trường
tài chính. Khi công nghệ được áp dụng vào lĩnh vực tài chính như trí tuệ nhân
tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), hay Blockchain (truy xuất dữ liệu) sẽ khiến cho
việc quy chuẩn hóa quá trình làm việc diễn ra tốt hơn, đồng thời minh bạch hóa
và tự động hóa trong việc cung cấp các loại báo cáo tài chính. Theo đánh giá
của tổ chức Gartner, dự kiến năm 2021, các tổ chức lớn sẽ đưa dữ liệu vào danh
mục Bảng cân đối kế toán và quản lý dữ liệu như những tài sản của tổ chức. Tại
Việt Nam, khái niệm quản trị dữ liệu cũng đã xuất hiện khá sớm, một số ngân
hàng thương mại (NHTM) cũng đã quan tâm, coi trọng việc quản trị dữ liệu.
Một khảo sát tháng 9-2020 của NHNN cũng cho thấy, 50% các ngân hàng đã
xây dựng Kho dữ liệu tập trung (Data warehouse), 27% đã xây dựng các Hồ dữ
liệu (Data lake) để thu thập dữ liệu thô đến từ các điểm tiếp xúc số, khoảng 50%
các ngân hàng đã ứng dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quy trình vận hành,
tăng hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro,... (Anh, 2020)
- Tăng cường start up, tăng nhu cầu đầu tư, tạo dòng luân chuyển vốn
lớn: Theo báo cáo Vietnam Fintech Report 2020, số lượng startup trong lĩnh
vực Fintech ở Việt Nam tăng gấp 3 lần về số lượng từ năm 2017 (44 startup)
đến 2020 (123 startup). Trong đó phân khúc thanh toán chiếm đến 31% tổng
startup Fintech:
(Singapore, 2020)

Hình 4: Bức tranh Fintech Việt Nam qua các năm


Hình 5: Bản đồ startup Fintech Việt Nam 2020

(Singapore, 2020)
Các Startup trải dài đủ mọi loại hình dịch vụ như thanh toán số, phương án
tài chính thay thế, quản lí tài sản và blockchain.
- Sự nổi lên của các startup fintech sẽ làm gia tăng công nghệ, đồng nghĩa
với việc tính nhanh chóng thuận tiện trong giao dịch và sự công khai minh bạch
ngày càng rõ ràng. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình tăng lên sẽ làm cho
các tổ chức tín dụng dễ dàng đánh giá khách hàng của mình hơn, dễ dàng cấp
tín dụng cho khách hàng hơn và do đó doanh nghiệp cũng sẽ dễ tiếp cận nguồn
vốn cần thiết hơn. Việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng khiến cho những
hoạt động rửa tiền, tham ô tham nhũng được kiểm soát tốt hơn, tạo tiền đề cho
một xã hội phát triển. Trong những năm gần đây, tỉ lệ sử dụng tiền mặt ở nước
ta có xu hướng giảm dần, thay vào đó, thanh toán số đang dần dần thay thế
phương thức thanh toán truyền thống.
Hình 6: Tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán qua các năm

(Anh, 2020)
2.2.1.2. Thách thức
Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội là những thách thức không hề nhỏ
đối với thị trường tài chính Việt Nam:
- Ảnh hướng tới dòng tài chính: Trong giai đoạn chuyển giao của cách
mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, robot vào sản xuất sẽ dần
dần thế chỗ con người. Điều này sẽ khiến cơ hội tìm kiếm việc làm ngày càng
thu hẹp lại, nguy cơ mất việc cũng cao hơn. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng, nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng của người dân, khiến cho thị trường
tiền gửi có thể bị giảm sút. Ngược lại, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực
công nghệ ngày càng gia tăng nhưng nguồn nhân lực lại không đáp ứng đủ dù
mức lương được đưa ra không hề nhỏ, gây mất cân bằng việc làm cho xã hội,
từ đó ảnh hưởng đến sự luân chuyển của dòng tiền.
(TopDev, 2020)

Hình 7: Các mức lương ở những vị trí thuộc nhóm ngành IT

- Các công ty Fintech đang cạnh tranh ngày càng lớn với ngân hàng
truyền thống, vì vậy, các ngân hàng cần phải thay đổi về phương thức hoạt động
cũng như ứng dụng những công nghệ 4.0 vào hoạt động tài chính nhằm đáp ứng
nhu cầu về sự linh hoạt của khách hàng. Hiện nay xu hướng sử dụng ví điện tử
ngày càng gia tăng, đặc biệt trong thời điểm mua bán điện tử ngày càng trở
thành xu thế mới thì việc thanh toán qua ví điện tử là điều tất yếu. Hiện nay, các
công ty Fintech không chỉ đầu tư về mặt công nghệ, mà còn dành sự đầu tư đặc
biệt vào marketing truyền thông, nhằm tăng độ nhận diện của khách hàng trên
toàn quốc, từ đó hướng tới mục tiêu thống lĩnh thị trường giao dịch tiền tệ ở
Việt Nam.
Hình 8: Phễu sử dụng của một số ví điện tử lớn ở Việt Nam

(Qandme, 2020)

Hình 9: Tỉ lệ nhận diện thương hiệu của một số ví điện tử

(Qandme, 2020)
Cho đến hiện tại, đã có nhiều ngân hàng cũng cho ứng dụng công nghệ số
hóa vào việc giao dịch nhằm cạnh tranh với những phương thức thanh toán phi
truyền thống của những công ty Fintech. Theo báo cáo của Vietnam Report,
dịch COVID 19 đã thúc đẩy ngành ngân hàng tăng nhanh hơn. Với kết quả khảo
sát thu được cho thấy 100% ngân hàng phản hồi hiện đang đầu tư đổi mới công
nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số như Internet banking, mobile
banking...
(Report, 2020)
- Quá trình hình thành thời đại cách mạng 4.0 đồng nghĩa với việc gia
tăng áp lực lớn cho Việt Nam về việc thu hút đầu tư vì hiện nay chúng ta vẫn
đang trong tình trạng thiếu vốn đầu tư tương đối lớn. Cùng với đó, việc chuyển
giao công nghệ, ứng dụng thành tựu công nghệ vào quá trình xử lí dữ liệu cũng
là một quá trình đầy thử thách, đòi hỏi các yếu tố ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực
như: nguồn nhân lực, an toàn bảo mật, luật pháp hỗ trợ,… Theo ý kiến của các
chuyên gia ngân hàng, để phát triển mạnh Fintech, chúng ta cần vốn đầu tư lớn
về công nghệ thị trường, cho đến nhân lực và người dùng, vì dù cho có bước
phát triển mạnh mẽ, song Fintech vẫn là lĩnh vực mới ở Việt Nam và còn rất
non trẻ nếu so sánh với mức độ phát triển trên thế giới. (TopDev, 2020)
- Cuối cùng, cũng là thách thức đáng lo ngại nhất là thách thức về bảo
mật. Khi hệ thống tài chính hoạt động trơn tru theo quy trình tự động hóa, dần
dần con người sẽ bị rời khỏi tầm kiểm soát của quá trình ấy. Khi đó, nếu có
những lỗ hổng bảo mật khiến các hacker khai thách được thì sẽ tạo nên một cú
sốc cho nền kinh tế nói chung cũng như lĩnh vực tài chính nói riêng. Khả năng
xảy ra sự thiếu hụt thanh khoản khi tất cả mọi người đều muốn rút tiền khỏi
ngân hàng, ví điện tử có thể tạo nên sự nhiễu loạn lớn.

2.2.2. Ảnh hưởng chung của cách mạng công nghiệp 4.0 tới thị trường chứng
khoán Việt Nam
- Trong thời đại công nghệ số hóa ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng
mọi thứ một cách nhanh chóng thuận tiện dường như trở thành một điều tất yếu
trong cuộc sống hằng ngày. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự
thay đổi mạnh mẽ, những cơ hội và cả thách thức không hề nhỏ cho các broker.
Quay lại thời điểm khoảng hơn 10 năm về trước, số lượng các nhà đầu tư biết
phân tích kỹ thuật còn rất hạn chế, hầu như họ chưa biết đến giao dịch trực tuyến
(trading online) và chỉ trao đổi thông tin qua môi giới. Ở thời điểm hiện tại, các
công ty chứng khoán hầu như đã có hệ thống giao dịch trực tuyến với những
tiện ích phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư. Công nghệ cho phép các chuyên
viên môi giới có thể livestream, dùng các công cụ như chatbot, skype, facebook
hay zalo để cung cấp thông tin và tư vấn tức thời cho khách hàng trong phiên
giao dịch. Đây là một ưu điểm lớn, sự tiện lợi tối ưu cho các broker cũng như
các nhà đầu tư. Việc trải nghiệm những công nghệ mới được áp dụng không chỉ
giúp mọi việc trở nên dễ dàng mà nó còn đem lại cho người dùng cảm giác đẳng
cấp như đang dùng những phát minh tối tân nhất. Nắm được thị hiếu đó, rất
nhiều nhà đầu tư đã rót vốn vào các công ty công nghệ cũng như các công ty
đang trong quá trình số hóa nhằm hướng tới lợi nhuận tiềm năng trong một thị
trường đang trên đà phát triển ở Việt Nam. Với những sự thay đổi mang tính
cách mạng này, thị trường chứng khoán sẽ ngày càng dễ dàng tiếp cận được thị
phần khách hàng rộng rãi hơn, gia tăng nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp
đang trên đà số hóa, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển bắt kịp xu thế
trong thời đại cách mạng 4.0.

Hình 10: Những thị phần triển vọng để đầu tư 2020

Năm 2020 là một năm đầy biến động với Thị trường Chứng khoán Việt
Nam bởi ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 gây ra. Nền kinh tế của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đều bị ảnh hưởng không hề nhỏ, gây nên sự trì trệ
lớn. Tuy vậy nhờ có công tác phòng dịch hiệu quả do Chính Phủ chỉ đạo, thị
trường Chứng khoán đã tăng mạnh từ tháng 4 cho đến tháng 9 và chưa có dấu
hiệu dừng lại. Cùng với đó, sự nổi lên của các trung gian Chứng khoán, với sự
áp dụng công nghệ, nền tảng số khiến người dùng dù chưa biết gì cũng có thể
dễ dàng tiếp cận Thị trường Chứng khoán một cách dễ dàng. Không chỉ vậy,
năm 2020 còn được chứng kiến một sự luân chuyển dòng vốn lớn. Ảnh hưởng
của đại dịch Covid đã khiến nền kinh tế trì trệ, mọi người đổ xô đem tiền đi gửi
tiết kiệm khiến cho lượng cung vượt quá lượng cầu, điều này gây ra sự tụt lãi
suất huy động tiền gửi ở các ngân hàng thương mại trên khắp cả nước.

Hình 11: Lãi suất huy động tiền gửi bình quân qua các năm

Thế nhưng, đây lại là một cột mốc đánh dấu sự thay đổi của thị trường
chứng khoán. Nhận thấy lãi suất huy động tiền gửi đang ở mức thấp kỉ lục, nhiều
nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư sang những lĩnh vực khác, trong đó có cả
đầu tư chứng khoán. Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) lũy
kế 8 tháng đầu năm, các nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 221 nghìn tài
khoản, lớn hơn gần 33 nghìn tài khoản so với cả năm 2019. Trong đó, số lượng
tài khoản mở mới kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát (từ tháng 3 tới nay) lên tới
hơn 193 nghìn tài khoản. Như vậy, nhờ sự áp dụng công nghệ vào công tác
chăm sóc, tiếp cận khách hàng, cộng hưởng với sự ảnh hưởng của dịch Covid
gây ra sự chuyển dịch trong vốn đầu tư, thị trường chứng khoán đã có sự phát
triển mới mặc cho sự khủng hoảng về kinh tế đang diễn ra trên khắp thế giới.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1.1. Ảnh hướng đến cơ cấu và chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng
khoán

- Do xu hướng thay đổi công nghệ hướng tới hiệu quả, tiết kiệm năng
lượng, sử dụng năng lượng tái tạo bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp thuộc
nhóm ngành Năng lượng nhiều khả năng sẽ bị suy giảm sản lượng khai thác.
Theo báo cáo đến từ VCBS, nhu cầu năng lượng hóa thạch toàn cầu đạt đỉnh
vào năm 2030, do sự thay thế của ngành năng lương tái tạo. Nhu cầu tiêu thụ
dầu thô đã tăng hơn 1% mỗi năm trong ba thập kỷ qua, nhưng mức tăng này dự
kiến sẽ chậm lại đáng kể từ năm 2020 trở đi. Cụ thể, việc giảm tốc sẽ chủ yếu
đến từ nhu cầu tiêu thụ dầu giảm của ngành vận tải đường bộ. Với sự thay thế
của các phương tiện vận tải chạy bằng điện, nhu cầu dầu cho vận tải đường bộ
được dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 và giảm dần sau đó. Đến năm 2050, nhu
cầu được dự đoán ở mức 30 triệu thùng/ngày, thấp hơn một phần ba so với mức
tiêu thụ hiện nay. (VCBS, 2020)

Hình 12: Dự báo nhu cầu năng lượng theo nguyên liệu trong tương lai
- Các doanh nghiệp dệt may, da giầy sử dụng nhiều lao động phổ thông
giá rẻ sẽ mất lợi thế cạnh tranh, dẫn tới yêu cầu phải phân bổ lại lực lượng lao
động. Những thay đổi về công nghệ cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp công
nghiệp chế tạo, doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp. Với tốc độ
phát triển chóng mặt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều dự báo cho
rằng, tương lai, robot sẽ thay thế hoàn toàn con người. Tuy nhiên, với tốc độ
phát triển như hiện tại thì điều đó vẫn chưa hoàn toàn cụ thể hóa, nhưng tỉ lệ
nhân lực bị giảm một lượng khá nhiều, thay vào đó là một số lượng nhân công
trí thức cao điều khiển máy móc hoạt động, điều này khiến năng suất sản xuất
tốt hơn và tiết kiệm được chi phí lao động. Nghiên cứu của Tập đoàn Dệt may
Việt Nam cho thấy, nhà máy sợi theo mô hình 4.0 cho phép giảm tới 70% lao
động và giảm năng lượng sử dụng tới 25%; Nhà máy dệt nhuộm 4.0 giúp giảm
30% lao động, giảm 50% lượng nước sử dụng cho nhuộm và 50% năng lượng
tiêu hao. Theo báo cáo của ILO (International Labor Organization), Việt Nam
có nguy cơ bị thay thế đến 80% lao động ngành dệt may trong thời đại công
nghiệp 4.0 và là nước có nguy cơ thay thế lao động bằng tự động hóa cao nhất.

Hình 13: Những ngành có nguy cơ thay thế lao động cao ở Asian
Hình 14: Tỉ lệ bị thay thế lao động của các nước khu vực Asian

(ILO, 2020)

- Trong thời đại công nghệ số, lượng thông tin trao đổi sẽ tăng lên gấp
nhiều lần, khả năng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng tăng lên, các doanh
nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Việc đổi mới công
nghệ cũng sẽ dẫn đến những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất lao động,
giúp giảm đáng kể chi phí. Do đó, nhiều doanh nghiệp với lợi thế về quy mô
vốn có xu hướng đầu tư vào sản xuất và kinh doanh dựa trên số hóa, tích hợp
với các hệ thống cảm biến, mạng xã hội, thương mại điện tử, để kinh doanh và
chăm sóc khách hàng, tạo điều kiện hình thành các mô hình kinh doanh mới,
xuất hiện các loại doanh thu mới. Do vậy, thị trường chứng khoán sẽ được tiếp
sức phát triển khi các doanh nghiệp niêm yết đón nhận nhanh chóng làn sóng
công nghệ mới để tạo ra năng lực cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp
khác. Ngược lại, thị trường chứng khoán sẽ là nơi huy động vốn để phát triển
kinh tế nói chung và đầu tư vào khoa học công nghệ nói riêng, thúc đẩy cuộc
CMCN 4.0 diễn ra mãnh mẽ, bùng nổ hơn.
3.1.2. Ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
3.1.2.1. Nhà đầu tư cá nhân

- Sự bùng nổ, tầm phủ sóng khổng lồ của mạng Internet kèm theo đó là
sự phát triển của hệ thống cơ sở dữ liệu lớn đã tạo nên một bước ngoặt lớn đối
với các nhà đầu tư. Trước đây khi mạng Internet chưa có được phổ biến rộng
rãi, các nhà đầu tư gặp rất nhiều trở ngại trong việc ra quyết định đầu tư khi
không nắm được nhiều thông tin thiết yếu về doanh nghiệp, thị trường, triển
vọng ngành, nền kinh tế vĩ mô. Tại thời điểm ấy, để thực hiện giao dịch nhà đầu
tư thường phải trực tiếp liên hệ với nhân viên môi giới dẫn đến việc chi phí bỏ
ra để thực hiện giao dịch trở nên tương đối đắt đỏ …. Những đột phá được tạo
nên trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nền tảng dữ liệu lớn đã giúp nhà đầu
tư thực hiện quyết định đầu tư một cách dễ dàng, tiếp cận được với nhiều thông
tin quan trọng của doanh nghiệp như tình hình cạnh tranh, báo cáo tài chính
cùng với đó là những phần mềm, tiện ích giúp cho nhà đầu tư tập hợp dữ liệu,
xây dựng mô hình tài chính, mô hình định giá của riêng mình. Một số trang web
chuyên dụng với nguồn dữ liệu, thông tin rộng lớn, các tính năng giúp nhà đầu
tư theo dõi danh mục, theo dõi một số loại chứng khoán mà mình muốn tiêu
biểu ở Việt Nam có thể kể đến như: Cafef, Vietstock, FireAnt….
Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống thông tin góp phần không nhỏ trong
việc đơn giản hóa các thủ tục cần thiết khi nhà đầu tư muốn tham gia thị trường,
mở rộng thị trường chung kể cả là đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống
mạng dựa trên các giải pháp đám mây sẽ là nơi lưu trữ và sử dụng hiệu quả các
dữ liệu giao dịch. Nhà đầu tư ở bất cứ đâu cũng có thể tham gia vào TTCK qua
việc sử dụng Internet di động. Trong thời đại cách mạng 4.0, nhu cầu gia tăng
nhận thức về thị trường chứng khoán, về đầu tư của con người tăng cao. Công
nghệ số với Internet di động sẽ giúp các nhà đầu tư cá nhân, nhất là nhà đầu tư
ở vùng nông thôn tiếp cận thông tin về TTCK nhanh hơn, với chi phí rẻ hơn.
Việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua Internet cũng sẽ làm thay đổi cách thức
đào tạo về chứng khoán và TTCK.
Hình 15: Tổng số lượng tài khoản nhà đầu tư

Kể từ khi thị trường khai trương hoạt động vào ngày 28/7/2000 cho tới cuối
năm, chỉ có chưa đầy 3.000 tài khoản của các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên
thị trường với tổng giá trị giao dịch chứng khoán vẻn vẹn 90 tỷ đồng trong 5
tháng. Tính đến cuối tháng 11/2020, số tài khoản chứng khoán ở Việt Nam đã
tăng lên tới 2,71 triệu tài khoản, tương đương 2.8% dân số Việt Nam trong đó
tăng mạnh vào thời điểm thị trường bùng nổ, hệ thống thông tin bắt đầu phát
triển từ năm 2007. (Bạch Huệ, 2020)

Hình 16: Biểu đồ thể hiện số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài qua các năm
Tuy đã có những thành công cơ bản ban đầu nhờ sự phát triển của công
nghệ khi số lượng tài khoản tăng lên đáng kể, lượng vốn đổ vào ngày càng lớn
song nhìn chung các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam chủ yếu là những nhà đầu
tư nhỏ, hạn chế cả về tài chính, kiến thức, lẫn thông tin hay thậm chí là cả tâm
lý đầu tư. Các nhà đầu tư cá nhân vẫn thường có tính đầu cơ cao thể hiện ở hành
vi đầu cơ lướt sóng khiến cho thị trường có những đợt tăng giảm thất thường.
Theo như thông kê sơ bộ chỉ có khoảng 5% nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam thực
sự đạt được lợi nhuận trong khi 95% còn lại ở trong tình trạng lỗ hoặc hòa vốn.
Con số này cho thấy, hoạt động đầu tư kiếm lời ngắn hạn trên thị trường chứng
khoán ngày càng khó khăn. Không chỉ khi thị trường điều chỉnh mà ngay kể cả
khi thị trường đang trong xu thế đi lên vẫn có rất nhiều nhà đầu tư ở trong tình
cảnh thua lỗ.

3.1.2.2. Đối với nhà đầu tư tổ chức

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) diễn ra mạnh
mẽ như hiện nay, lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung và thị trường dịch vụ
tài chính nói riêng được đánh giá là một trong các lĩnh vực chịu tác động lớn
thông qua việc sử dụng ngày càng phổ biến các ứng dụng công nghệ tài chính
(FinTech) trong các giao dịch tài chính của nền kinh tế. Tạp chí Financial Times
ước tính các thuật toán quyết định khoảng 70% giao dịch cổ phiếu. J.P.Morgan
ước tính chỉ dưới 10% việc đặt mua các cổ phiếu được thực hiện bởi con người,
số còn lại được thực hiện bởi máy tính thông qua các công thức, giải thuật định
lượng.

Với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như kỹ
thuật lưu trữ dữ liệu lớn (big data), rất nhiều các loại hình đầu tư mới đã được
hình thành với các nhà đầu tư chuyên nghiệp: giao dịch thuật toán
(Algorithmic trading), giao dịch tần suất cao (high frequency trading), các quỹ
đầu tư định lượng (quant-fund).
- Giao dịch tần suất cao (high frequency trading) là phương pháp giao
dịch sử dụng những chương trình máy tính mạnh để thực hiện một số lượng lớn
giao dịch trong vòng chưa đầy một giây. Những thuật toán phức tạp sẽ được sử
dụng để phân tích nhiều thị trường một lúc và lệnh sẽ được thực hiện dựa theo
điều kiện thị trường. Ưu điểm chính của giao dịch tần suất cao là giúp cải thiện
thanh khoản thị trường và loại bỏ những chênh lệch giá mua-giá bán nhỏ trước
đó. Điều này đã được kiểm chứng bằng cách thêm phí vào giao dịch tần suất
cao, kết quả là chênh lệch giá mua-giá bán đã tăng lên. Tuy nhiên việc ra quyết
định đầu tư trong vòng một phần nghìn giây nên nó có thể gây ra những biến
động lớn vô cớ trên thị trường. (Thiên Cơ, 2019)

- Giao dịch thuật toán (hay kinh doanh bằng thuật toán) là quy trình
thực hiện lệnh mua bán bằng cách sử dụng những chỉ thị giao dịch tự động và
đã được lập trình trước cho các biến số như giá cả, thời điểm, và khối lượng.
Giao dịch thuật toán sử dụng những công thức phức tạp, cùng với các mô hình
toán học và sự giám sát của con người, để đưa ra quyết định mua hoặc bán một
chứng khoán trên sàn với khả năng thực hiện lên tới 10000 giao dịch mỗi dây.
Tuy nhiên cũng có một số chỉ trích về hình thức đầu tư này đó là việc thực hiện
giao dịch nhiều giao dịch cùng lúc mà không có sự can thiệp của con người có
thể dẫn đến những biến động bất ngờ tới thị trường. (Thiên Cơ,2019)

- Quĩ Quant là một quĩ đầu tư chọn chứng khoán bằng cách sử dụng
những thuộc tính của phương pháp phân tích định lượng tiên tiến. Tại các quĩ
Quant, các nhà quản lí xây dựng các mô hình tùy chỉnh bằng các chương trình
phần mềm để xác định các khoản đầu tư cho quĩ. (Hoàng Vy, 2020)

Các loại hình đầu tư nói trên chưa được phổ biến và áp dụng rộng rãi tại
Việt Nam tuy nhiên với một nền kinh tế có độ mở cao, thị trường tài chính đang
được hoàn thiện, hệ thống doanh nghiệp ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh
vực thì rất có thể đây sẽ là những xu thế mới trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, hiện nay hàng loạt quỹ đầu tư hàng đầu đang sử dụng lượng
dữ liệu khổng lồ và rất nhiều hệ thống phân tích khác nhau phục vụ cho việc dự
báo xu thế thị trường, thẩm định doanh nghiệp cho đến việc đưa ra quyết định
thời điểm đầu tư. Bên cạnh đó cũng nổi lên một số vấn đề mới liên quan tới
công nghệ đặc biệt là vấn đề bảo mật thông tin bởi các nhà đầu tư tổ chức phải
xử lý một lượng lớn dữ liệu thông tin tài chính, thông tin cá nhân nhạy cảm của
khách hàng. Các chiến lược đầu tư cũng như các tài sản trí tuệ khác như các
thuật toán phân tích rất dễ trở thành mục tiêu tiềm tàng cho hành vi đánh cắp
trong khi đó việc bảo vệ cả một hệ thống thông tin rộng lớn vẫn còn là một vấn
đề nan giải với hầu hết các tổ chức lớn. Hơn nữa, việc kết hợp những công nghệ
mới trên nền tảng cơ sở hạ tầng có sẵn là một thách thức không nhỏ đối với các
nhà đầu tư tổ chức.

3.1.3. Ảnh hưởng đến các tổ chức trung gian thị trường

- Cuộc CMCN 4.0 tạo ra cơ hội mới giúp các tổ chức trung gian thị
trường nâng cao hiệu quả hoạt động. Các công ty chứng khoán có thể ứng dụng
trí tuệ nhân tạo để quản lý danh mục rủi ro, quản lý danh sách khách hàng, quản
lý cơ sở dữ liệu, hoàn thiện mô hình quản trị. Trong CMCN 4.0, với sự ứng
dụng mạnh mẽ thành tựu của công nghệ thông tin, kỹ thuật số… nhiều thông tin
của văn bản không được biểu diễn bằng ký tự ngôn ngữ, số, chữ cái, hình ảnh…
trên nền giấy như truyền thống mà được mã hóa trên các phương tiện điện tử.
Trong thực tế hiện nay, văn bản, tài liệu giấy và văn bản, tài liệu điện tử cùng
tồn tại và có thể chuyển đổi cho nhau. Điều đó nghĩa là: có thể tạo ra văn bản,
tài liệu điện tử từ văn bản, tài liệu giấy và ngược lại.
Mô hình CTCK số hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông qua các
thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính, phần mềm di động qua môi
trường mạng Internet trên thực tế đang và sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống của
các CTCK, giúp cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại tới khách hàng. Cung cấp dịch
vụ chứng khoán qua Internet di động, thu thập phản hồi của nhà đầu tư qua môi
trường Internet, phát triển chứng khoán số và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu
thế phát triển mạnh trong tương lai.

(Apptopia, 2020)

Hình 17: Phiên truy cập toàn cầu các ứng dụng ngân hàng và thanh toán trong 6

tháng đầu năm 2019 và 2020

Dù số lượng ứng dụng mới giảm, ngành tài chính vẫn tăng trưởng đáng kể.
Sau đợt tăng mạnh về số lượng ứng dụng mới vào năm 2019, là đợt tăng mạnh
về mức độ sử dụng vào năm 2020. Như vậy, trong bối cảnh mà có rất ít các
ứng dụng mới gia nhập thị trường, các ứng dụng đã tồn tại được một thời gian
hiện đang phát triển mạnh.
Hình 18: Số lượng ứng dụng mới trên iOS và Android (6 tháng đầu năm 2019 và 2020)

- Sự giao thoa giữa các dịch vụ tài chính và công nghệ hình thành nên
các công ty Công nghệ tài chính - Fintech. Điều này gây áp lực buộc các mô
hình kinh doanh tài chính truyền thống phải thay đổi để bắt kịp xu thế cạnh tranh,
trong đó có các công ty chứng khoán, công ty tài chính. Khi các công ty chứng
khoán tham gia cuộc CMCN 4.0, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ tốt với phí
dịch vụ thấp hơn. Với hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, việc chăm sóc
khách hàng tại các CTCK theo phương thức từ xa qua video-call trở nên dễ dàng
và thuận tiện hơn. Đó là lợi thế mà các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán
đều phải hướng đến, hình thành nên các tổ chức dịch vụ kỹ thuật số thông minh
trong tương lai.

- Dù vậy, nếu muốn áp dụng công nghệ vào dịch vụ, các tổ chức trung
gian trên thị trường cần tăng cường nguồn lực tài chính và nguồn lực nhân sự
kĩ năng cao để đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lí dữ liệu, quản
trị khách hàng.
- Bên cạnh đó, bảo mật thông tin cho khách hàng sẽ là một trong những
trở ngại khi nhà đầu tư kết nối với các hệ thống điện tử, bởi trong môi trường
kết nối thông minh, thông tin cá nhân của khách hàng có thể dễ dàng tra cứu và
tìm kiếm, do đó vấn đề an ninh mạng trở nên vô cùng quan trọng. Sự phát triển
của hạ tầng viễn thông kèm theo những thách thức mới về bảo mật đòi hỏi các
dữ liệu phải được kiểm soát tốt.

3.1.4. Ảnh hưởng đến cách thức quản lí thị trường chứng khoán

CMCN 4.0 đang và sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, mô hình quản trị
doanh nghiệp niêm yết, trình độ hiểu biết của nhà đầu tư, vì vậy, vấn đề được
đặt ra không chỉ là công nghệ, kết nối các hạ tầng cơ sở mà còn là sự thay đổi
về luật pháp, chính sách quản lý trên TTCK. Để vừa bảo vệ quyền lợi của nhà
đầu tư và công chúng nói chung, lại vừa hỗ trợ cho các tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng khoán. Hiện nay ủy ban chứng khoán nhà nước trực thuộc Bộ Tài
Chính là cơ thực hiện chức năng trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán, quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

- Ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Analytics): Mặc dù chưa
hình thành dữ liệu lớn (Big Data), nhưng UBCKNN đã triển khai và đưa vào
vận hành các hệ thống CSDL cốt lõi. Đây là cơ sở để UBCKNN hình thành
được kho dữ liệu (Data Warehouse - DW). Hệ thống DW cho phép tập trung tất
cả dữ liệu từ các ứng dụng tác nghiệp hiện có, chuẩn hóa, chuyển đổi và được
lưu tập trung làm đầu vào cho các bài toán về phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết
định dựa trên các công nghệ về phân tích dữ liệu lớn (Data Analytics) hay thông
qua các công cụ BI trong tương lai để có thể đưa các quyết định hiệu quả hơn
trong hoạt động quản lý điều hành, giám sát TTCK.
Áp dụng chuẩn công nghệ XBRL trong việc chuẩn hóa dữ liệu, báo cáo,
thông tin công bố của các định chế tài chính, CTĐC... nhằm nâng cao chất lượng
dữ liệu, việc tiếp nhận và xử lý báo cáo nhanh chóng, thuận tiện hơn, tăng khả
năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống của UBCKNN và hướng đến hội
nhập với TTCK khu vực và thế giới. Qua đó, xây dựng bộ tiêu chuẩn đảm bảo
việc kết nối, chia sẻ dữ liệu đối với các hệ thống trong tương lai được thuận tiện
và dễ dàng hơn.

- Ứng dụng công nghệ di động (Mobility): Việc tiếp cận với công nghệ
Mobility thể hiện ở việc người dân, doanh nghiệp và các cán bộ nghiệp vụ của
UBCKNN có thể truy cập được các dịch vụ công và các ứng dụng nghiệp vụ
mọi lúc, mọi nơi bằng máy tính, các thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại
thông minh) thông qua mạng Internet. UBCKNN đã xây dựng, cung cấp các
dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 1 đến mức độ 3 trên Cổng Thông tin điện tử
UBCKNN đảm bảo người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ công trực
tuyến mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet. Tuy nhiên, các ứng dụng trên
mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ cho ứng dụng web trên nền tảng thiết bị di động
mà chưa phát triển thành các ứng dụng Mobile Apps để tăng thêm các tiện ích
cho người sử dụng. Hạn chế này một phần là do chưa có các giải pháp để triển
khai hiệu quả vấn đề bảo mật thông tin trên các thiết bị di động và bảo mật kết
nối từ Mobile Apps vào hệ thống xử lý tập trung. Đối với hoạt động giao dịch
chứng khoán trực tuyến, các CTCK triển khai cung cấp ứng dụng giao dịch
chứng khoán trên web và mobile Apps cho nhà đầu tư.

- Đối với công nghệ mạng xã hội (Social): Ứng dụng công nghệ này
trong thu thập thông tin, dữ liệu về tin đồn liên quan đến chứng khoán và giao
dịch chứng khoán từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo mạng, mạng xã
hội, diễn đàn xã hội...). Đồng thời áp dụng công nghệ AI để thu thập thông tin
trên từ các nguồn khác nhau, hỗ trợ tự động phân loại thông tin, xử lý và lưu trữ
theo các tiêu chí và yêu cầu của UBCKNN. Các thông tin được tự động cập nhật
giúp UBCKNN có thể bổ sung thông tin thu thập được vào hệ thống; hỗ trợ tra
cứu, đánh giá phân tích và dự báo tin đồn từ nguồn thu thập, lưu trữ. Qua việc
phân tích có thể giúp chuyên viên giám sát nhận diện các giao dịch, hoạt động
bất thường của TTCK.

- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain): Với những đặc điểm
ưu việt của Blockchain cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ
thống mã hóa vô cùng phức tạp, công nghệ Blockchain sẽ mở ra một xu hướng
ứng dụng tiềm năng cho lĩnh vực chứng khoán, lĩnh vực mà tính công khai minh
bạch được đặt lên hàng đầu. Có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain
trong toàn bộ quá trình giao dịch chứng khoán, từ khâu đặt lệnh đến thanh toán,
hay ứng dụng cho từng phần trong chu trình này. Ngoài ra, có thể ứng dụng
công nghệ Blockchain trong việc kết nối, trao đổi dữ liệu giữa UBCKNN, các
SGDCK, VSD để quản lý và lưu trữ dữ liệu các CTĐC, công ty niêm yết và các
thành viên thị trường. (Ủy ban chứng khoán nhà nước, 2018)
3.2. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Cơ hội
Cuộc cách mạng 4.0 sẽ là một cuộc cách mạng đánh dấu sự thay đổi trong
nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Đây sẽ là
cơ hội lớn để thay đổi vị trí trên bảng xếp hạng các nước có thị trường chứng
khoán phát triển nhất thế giới. Nếu chung ta nhanh nhạy nắm bắt được thời cơ,
nhanh chóng học hỏi, tiếp thu và áp dụng những công nghệ mới mẻ, sáng tạo
vào hệ thống thị trường chứng khoán đang còn lỗi thời lạc hậu, thì Việt Nam sẽ
có một tương lai mới mẻ về thị trường chứng khoán trong tương lai không xa.
Đặc biệt, trong năm 2019-2020, một năm có biến động lớn về thị trường chứng
khoán, nếu tận dụng được tốt cơ hội này, chúng ta sẽ sớm vươn xa hơn khi cơ
cấu ròng vốn đổ vào thị trường này đang có xu hướng tăng trưởng tốt, đặc biệt
là khi thị trường chứng khoán ở trên thế giới đang trải qua khủng hoảng do ảnh
hưởng của đại dịch Covid 19.
Với tốc độ tăng như vũ bão của thị trường công nghệ, hiện nay hầu hết
khách hàng giao dịch qua các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính để đặt
lệnh và môi giới chứng khoán cũng không cần gặp khách hàng mà các thông tin
được trao đổi qua tin nhắn Facebook, Zalo, Viber...Giờ đây với việc phủ sóng
Internet và sự phổ cập của điện thoại thông minh thì việc giao dịch trực tuyến
qua Internet với nhiều ưu điểm vượt trội là lựa chọn của số đông nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có thể đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp, tin tức thế giới... ở bất
cứ nơi nào để đưa ra quyết định đầu tư thay vì phải phụ thuộc quá nhiều vào các
chuyên viên môi giới chứng khoán cũng như phải xếp hàng chờ đặt lệnh ở các
sàn giao dịch của các công ty chứng khoán như trước.
Một trong những cơ hội lớn của cách mạng 4.0 đối với sự phát triển của thị
trường chứng khoán đó là tìm kiếm các cơ hội đầu tư nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Việc tận dụng sức mạnh của việc xử lý dữ liệu lớn với việc ứng dụng công nghệ
AI sẽ giúp các chủ thể đưa ra được các quyết định nhanh chóng, có độ chính
xác và an toàn cao. Bên cạnh đó, ứng dụng thực tế của AI có thể giúp nâng cao
hiệu suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống và làm việc của con người,
đem đến cơ hội tăng trưởng kinh tế nói chung cũng như phát triển thị trường tài
chính và TTCK nói riêng. Việc ứng dụng AI trong lĩnh vực chứng khoán cần
thực hiện theo lộ trình áp dụng từ những nghiệp vụ đơn giản đến phức tạp, trước
tiên có thể xây dựng ứng dụng thông minh trên cổng thông tin điện tử (ChatAuto)
với các chuyên mục tự động trả lời, hỏi đáp các nghiệp vụ cũng như các thủ tục
hành chính về chứng khoán và TTCK cho các thành viên thị trường và nhà đầu
tư. Tiếp theo sẽ nghiên cứu xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm có AI hỗ
trợ cán bộ nghiệp vụ giám sát để phát hiện các giao dịch bất thường, làm giá,
thao túng thị trường..., hỗ trợ công tác giám sát việc thực hiện công bố thông tin
của các công ty đại chúng trên TTCK. Hiện nay, với sự phát triển của các công
nghệ mới, máy đã có thể tự học để nâng cao năng lực hành động, và đây là lĩnh
vực sôi động nhất của AI trong hai thập kỷ qua. Điều này đã cho thấy sự phát
triển của AI đang có xu hướng tiệm cận gần với trí tuệ thông minh của con
người. Vì vậy, trong tương lai gần có thể đưa máy và người máy có AI thay thế
con người trong công tác quản lý, giám sát, phân tích TTCK hoặc trong lĩnh vực
tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư mua bán trên TTCK…
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng sẽ giúp các công ty chứng
khoán cắt giảm các loại chi phí trong hoạt động và tìm kiếm cơ hội đầu tư và
giao dịch. Việc ứng tự động hóa với sự trợ giúp của các robot 4.0 sẽ giải quyết
các công việc đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Các công ty chứng khoán sẽ
phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

3.2.2. Thách thức


Đứng trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ trong thời đại cách mạng
4.0, trước tiên, các doanh nghiệp là các chủ thể tham gia thị trường phải thay
đổi để nắm bắt và tận dụng ưu thế trong lĩnh vực công nghệ khi ứng dụng AI
(trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn), IoT (mạng lưới vạn vật kết nối
Internet)…; thay đổi về tư duy để tiếp nhận những xu hướng mới, chuẩn bị về
tri thức, trình độ nhân lực để ứng dụng và phát huy các thế mạnh của công nghệ.
Nếu như nắm bắt được sự di chuyển của công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán,
các doanh nghiệp sẽ đạt được một đích đến mới cao hơn trước kia rất nhiều do
tố chất của sự thay đổi thời đại: mỗi thời đại cách mạng mới bắt đầu là một khởi
đầu hoàn toàn mới. Nhưng nếu đứng trước sự thay đổi hoàn toàn mới này mà
chúng ta không nhanh chóng tiếp thu, học hỏi, áp dụng để thay đổi thì sẽ rất dễ
đi vào vết xe đổ của những đế chế vững mạnh đã sụp đổ, điển hình là Nokia.
Đây sẽ là một thử thách rất lớn để chúng ta tạo nên một nền chứng khoán Việt
Nam phát triển hơn, hiện đại hơn, tiềm lực mạnh mẽ hơn và thu hút hơn trên
bảng xếp hạng thế giới nếu chúng ta không muốn mãi trở thành kẻ tụt hậu trong
số những đế chế vững mạnh ngoài kia.

Với sự thay đổi của công nghệ, ngày nay khách hàng có thể dễ dàng truy
cập thông tin về thị trường chứng khoán mọi lúc mọi nơi, thậm chí một số không
ít không cần đến sự giúp đỡ từ những nhà môi giới chứng khoán giống như
thông lệ trước đây. Việc công nghệ phát triển giúp chúng ta tiếp cận khách hàng
dễ dàng hơn, truyền bá thông tin về ngành chứng khoán nhanh chóng và phổ
biến hơn đôi khi lại là một con dao hai lưỡi. Tuy hiện nay, thông tin về chứng
khoán rất đa dạng, đa nguồn, nhưng việc chứng thực thông tin cũng rất khó kiểm
soát. Thông tin trên mạng tràn lan, nhiều chiều, nhiều hướng đôi khi khiến khách
hàng mắc phải sai lầm lớn nếu không biết chọn lọc nguồn thông tin chính xác.
Hơn thế nữa, sự thay đổi về mặt công khai của thông tin cũng có thể dẫn đến sự
gian lận tài chính của các công ty niêm yết. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại,
công bố tài chính của các công ty vẫn chưa có dấu hiệu gian lận nhiều hơn trong
thời kì chuyển đổi cách mạng số, thậm chí phần nào đó còn giảm tỉ lệ gian lận,
sai sót.
(Vietstock, 2020)

Hình 19: Doanh nghiệp niêm yết thông tin đạt chuẩn từ 2011-2020

Với sự phát triển của công nghệ đám mây, Big Data, IoT, thông tin được
lưu trữ trên một nền tảng lưu trữ đám mây, sự công khai minh bạch của thông
tin trở nên rõ ràng hơn, người dùng cũng tiếp cận được một cách đơn giản hơn.
Tuy vậy, nếu xuất hiện một lỗ hổng bảo mật nào đó thì khả năng các dữ liệu
thông tin của khách hàng cũng như các công ty sẽ bị lộ ra ngoài và nguy cơ dẫn
đến những hệ quả không đáng có. Vì vậy, phát triển được công nghệ 4.0 và áp
dụng được vào thực tiễn, vào quá trình giao dịch, chăm sóc khách hàng đã là
một điều khó, nhưng việc bảo đảm an toàn cho mọi người tránh khỏi các cuộc
tấn công mạng còn là một điều đáng trăn trở hơn. Điều này đòi hỏi các công ty,
các nhà phát triển công nghệ phải đầu tư cả về vốn lẫn nguồn nhân lực nhằm
đảm bảo về rủi ro bảo mật có thể xảy ra.
Cách mạng 4.0 là giai đoạn phát triển vượt bậc về mặt khoa học kĩ thuật
công nghệ, tuy vậy song song với những sự thay đổi mới toàn diện hơn lại là sự
bùng phát của tội phạm công nghệ, của những hình thức phạm tội mới. Trong
thời điểm này, nếu chính phủ Việt Nam không đưa ra những chính sách phù hợp
nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân về an toàn bảo mật cũng như thắt chặt sự
bùng phát của thông tin giả, thông tin sai sự thật hay những chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển đổi mới thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trở ngại trong việc thay đổi những bước đi mới. Tuy rằng cho đến hiện tại, Thủ
Tướng chính phủ và các vị lãnh đạo cấp cao nhà nước đã đưa ra những chính
sách mới nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự đổi mới và phát triển của các doanh
nghiệp trong thời đại 4.0, tuy nhiên đây sẽ là một chặng đường dài và không
ngừng thay đổi, vì vậy thách thức đối với những người cầm quyền đối với việc
điều chỉnh chính sách liên tục là không hề nhỏ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ khiến một số vị trí công việc
biến mất và thay thế bằng những máy móc, phần mềm. Ví dụ như ứng dụng các
robot AI để tư vấn và robot tìm kiếm xử lý dữ liệu sẽ thay thế dần vai trò của
các nhân viên môi giới và chuyên viên phân tích. Với sự thay đổi trong hệ thống
chăm sóc khách hàng, hệ thống tìm kiếm thông tin hay tiếp thị tới khách hàng
hoàn toàn mới, việc khách hàng dần giảm sự phụ thuộc vào các chuyên viên
môi giới là điều dễ hiểu. Đối mặt với điều đó, nếu như các nguồn nhân sự không
được đào tạo lại để thích hợp với môi trường mới, không tiếp thu học hỏi những
kiến thức mới để bắt kịp xu hướng thì nguy cơ tinh giản nhân sự sẽ xảy ra và tỉ
lệ thất nghiệp có thể gia tăng. Vì vậy đứng trước thời kì thay đổi mang tính
quyết định này, thử thách được đặt ra là rất lớn đối với những nhân viên chứng
khoán vốn đã quen với hệ thống đã cũ, lạc hậu xưa kia.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Cách mạng công nghiệp 4.0 à xu hướng phát triển dựa trên nền tảng số hóa
và kết nối, có quy mô tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội, làm thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất trong tương lai, có thể
mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa. Khi tận
dụng được các ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 một cách
hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam đứng trước cơ hội rất lớn để “hóa rồng” vươn
lên hàng ngũ các nước phát triển kèm với đó là vô vàn cơ hội đầu tư cho các
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và toàn bộ chủ thể tham gia
thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Sự phát triển của công nghệ trong
cuộc cách mạng công nghiệp lần này đem đến cho các nhà đầu tư khả năng tiếp
cận thông tin vượt trội so với trước đây, giúp các trung gian thị trường cắt giảm
chi phí hoạt động, phục vụ và thỏa mãn khách hàng một cách tốt hơn nhờ cơ sở
dữ liệu ngày một phát triển và dư địa phát triển của thị trường vẫn còn rất lớn.
Mặc dù chỉ mới được thành lập năm 2000 với độ tuổi rất non trẻ thua kém hàng
trăm năm so với các thị trường chứng khoán nổi tiếng như New York, London,
Frankfurt,….song những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực tài chính như: AI,
bigdata, robot adviser, giao dịch thuật toán,…đã được áp dụng và thử nghiệm
và hứa hẹn sẽ trở nên ngày càng nổi bật trong tương lai. Tuy nhiên bên cạnh đó
cũng tồn tại rất nhiều thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam như
vấn đề bảo mật thông tin, sự minh bạch của thị trường, sự thay đổi lớn trong cơ
cấu lao động ngành tài chính khi mà hầu hết các khâu trong việc ra quyết định
đầu tư được lập trình sẵn, các nghiệp vụ như: môi giới, tư vấn,…dần dần được
thay thế bởi robot, sự gia tăng khoảng cách về nguồn lực giữa các tổ chức kinh
doanh trên thị trường chứng khoán,… Các đột phá về công nghệ cũng đặt ra
nhiều thách thức mang tính hệ thống đối với cơ quan quản lý thị trường chứng
khoán Việt Nam là Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Với tư cách là một cơ quan
quản lý. Ủy ban chứng khoán nhà nước cần phải áp dụng những thành quả khoa
học công nghệ phục vụ công tác thống kê, kiểm soát, giám sát sao cho bắt kịp
với những gì diễn ra trên thị trường kèm theo đó là những cải cách về hệ thống
quy định, quản lý trong bối cảnh thị trường vốn của Việt Nam đang trong quá
trình hội nhập toàn cầu.

4.2. KIẾN NGHỊ


Việc phát triển thị trường chứng khoán là một điều kiện tiên quyết để phát
triển thị trường tài chính Việt Nam. Những đột phá trong thời kỳ Cách mạng
công nghiệp 4.0 có thể giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thị trường
tài chính nhưng cũng đặt ra nhiều áp lực đối với những chủ thể khác nhau.

Đối với nhà đầu tư cá nhân thì việc tối quan trọng là trang bị kiến thức đầy
đủ về tài chính, đầu tư, nên xây dựng cho mình nguyên tắc riêng, hướng tới đầu
tư dài hạn, tránh việc “đầu cơ, lướt sóng” để từ đó không gây nên những cơn
sóng trên thị trường cũng như bảo vệ tài sản của chính mình. Xét trên phương
diện khách quan nếu như việc đầu tư của các nhà đầu tư chỉ hướng tới việc đầu
cơ, chốt lời thì thị trường chứng khoán sẽ mất đi bản chất là kênh dẫn vốn quan
trọng cho nền kinh tế cùng với đó là sự mất đi niềm tin trong công chúng.

Đối với các công ty niêm yết trên thị trường thì việc công bố thông tin một
cách công khai và minh bạch là nghĩa vụ cần làm vì lợi ích của cộng đồng cũng
như của chính mình từ những thông tin về tài chính (tài sản, lợi nhuận, doanh
thu,…) cho tới những thông tin phi tài chính (lãnh đạo, quản trị,…).

Đối với các trung gian tài chính tham gia vào thị trường chứng khoán như
các ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,…
thì cần phải tận dụng những đột phá công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ,
nâng cao năng lực đầu tư nhằm làm thỏa mãn khách hàng nhưng vẫn phải dựa
trên các nguyên tắc cơ bản về an toàn vốn, quản trị rủi ro, đảm bảo thanh khoản,
kiểm soát tốt chất lượng tài sản đầu tư,…Khác với các doanh nghiệp thông
thường, các trung gian trên thị trường tài chính là cầu nối cho sự vận hành của
nền kinh tế vì vậy có thể đem đến rủi ro hệ thống rất lớn. Do đó, việc không
ngừng cải tiến sản phẩm cũng phải đi kèm với một hệ thống bảo mật thông tin,
lưu trữ dự liệu ngày một tiên tiến.

Đối với cơ quan quản lý, thì việc áp dụng công nghê, theo kịp tiến độ phát
triển của các chủ thể khác trên phương diện quản lý là nhân tố chủ chốt trong
việc phát triển thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung.
Ngoài việc theo kịp các chủ thể khác về công nghệ thì các cơ quản lý cũng đồng
thời phải giải quyết những vấn đề nội tại của thị trường chứng khoán Việt Nam
như việc cải thiện khung pháp lý hiện hành, tích cực trong việc bảo vệ lợi ích
của các nhà đầu tư, đẩy mạnh quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS tại Việt Nam kèm theo đó là công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ
các trung gian trên thị trường cũng như công tác điều tiết vĩ mô của chính phủ.
Chỉ khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chủ thể, thị trường chứng khoán
Việt Nam mới có thể được phát triển toàn diện từ đó trở thành kênh dẫn vốn
đáng tin cậy, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, đem lại lợi tức cho các nhà
đầu tư và phần nào thể hiện vai trò “phong vũ biểu của nền kinh tế”!
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh, D. N. T., 2020. Đầu tư Chứng Khoán. [Online]


từ: https://tinnhanhchungkhoan.vn/thanh-toan-so-hay-thanh-toan-the-post253495.html
[Đã truy cập 10 12 2020].

Andrew Swinny. (2020). A Beginner’s Guide to Understanding. Truy cập ngày


10/12/2020 từ https://www.kasasa.com/blog/401k-guide/

Anh Minh. (2020). 20 năm phát triển thành kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Truy cập ngày 3/12/2020 từ http://baochinhphu.vn/Thi-truong/20-nam-phat-trien-
thanh-kenh-huy-dong-von-dai-han-cho-nen-kinh-te/400795.vgp

Anh, H., 2020. Quản trị dữ liệu thông minh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. [Trực
tuyến]
từ: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/quan-ly-du-lieu-thong-minh-trong-linh-vuc-
ngan-hang-tai-chinh-618516/
[Đã truy cập 10 12 2020].

Apptopia, 2020. Báo cáo tài chính di động 2020, s.l.: Apptopia.

Avolio, G., Gildor, E. & Shleifer,A. (2001). Technology, Information Production, and
Market Efficiency., P.1-2

Bạch Huệ. (2020). Chứng khoán đạt đỉnh, nhà đầu tư ồ ạt mở tài khoản tháng 10. Truy
cập ngày 10/12/2020 từ https://vneconomy.vn/chung-khoan-dat-dinh-nha-dau-tu-ca-
nhan-lai-o-at-mo-tai-khoan-trong-thang-10-20201108152014677.htm
Cliff, D., Brown, D. & Treleaven, P. (2010). Technology trends in the financial
market., P.37

Hà Anh. (2017). Những doanh nghiệp nức tiếng thu ngàn tỷ mỗi năm sau cổ phần hóa.
Truy cập ngày 7/12/2020 từ https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhung-doanh-nghiep-
nuc-tieng-thu-ngan-ty-moi-nam-sau-co-phan-hoa-20170919235054363.htm

Hoàng Vy. (2020). Quĩ quant là gì ? Truy cập ngày 10/12/2020 từ


https://vietnambiz.vn/qui-quant-quant-fund-la-gi-dac-diem-20200504212554204.htm

Huỳnh Thế Du., & Nguyễn Minh Kiều. (2011). Chương trình giảng day kinh tế
Fullbright. Hệ thống tài chính Việt Nam, P.7-8

ILO, 2020. THE FUTURE JOB AT RISK OF AUTOMATION, s.l.: ILO.

Kỳ Ngọc. (2020). 70% trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi ngân hàng và các
công ty bất động sản. Truy cập ngày 3/12/2020 từ https://forbesvietnam.com.vn/tin-
cap-nhat/70-trai-phieu-doanh-nghiep-duoc-phat-hanh-boi-ngan-hang-va-cong-ty-bat-
dong-san-12411.html

Qandme, 2020. Tình hình sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam 2020, s.l.: Qandme.

Report, V., 2020. Báo cáo về ngành ngân hàng, s.l.: Vietnam Report.

Singapore, F., 2020. 2020 Fintech Vietnam Report and Startup Map, s.l.:
Fintechnews.og.
Studio, G. D., 2020. Worldwide Usage Internet Stats, s.l.: Google Data Studio.

Thiên Cơ. (2019). Giao dịch tần suất cao là gì ? . Truy cập ngày 10/12/2020 từ
https://vietnambiz.vn/giao-dich-tan-suat-cao-high-frequency-trading-hft-la-gi-
2019120501495564.htm

Thiên Cơ. (2019). Giao dịch thuật toán là gì ? Truy cập ngày 10/12/2020 từ
https://vietnambiz.vn/giao-dich-thuat-toan-algorithmic-trading-la-gi-nhung-dac-diem-
can-luu-y-20191205025413985.htm

TopDev, 2020. Báo cáo thị trường IT 2020 Việt Nam, s.l.: TopDev.

TopDev, 2020. VietNam IT Landscape 2020, s.l.: TopDev.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. (2020). 20 năm phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam – Những bước tiến vượt bậc. Truy cập ngày 1/12/2020 từ
http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidshoatdongkynie
m/vichitiet116;jsessionid=FYLwfd7JxMhvMvzhNJ8JMGQrTjhJN4XDw4Tf1JRddsQ
FxbpDBGfm!-
785286290!270887026?dDocName=APPSSCGOVVN162132835&_afrLoop=373754
68201000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dn
ull%26_afrLoop%3D37375468201000%26dDocName%3DAPPSSCGOVVN1621328
35%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Decoo9jvdx_4
Ủy ban Chứng khoán Nhà ước. (2018). Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường chứng
khoán trong tiệp cận cách mạng 4.0. Truy cập ngày 14/12/2020 từ
http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/oracle/webcenter/portalapp/pages/vi/aptcnoidungchit
iet.jspx?id=1407&_adf.ctrl-
state=1aua5axvff_170&_afrLoop=38965698791000&_afrWindowMode=0&_afrWind
owId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D38965698791000%26i
d%3D1407%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D1nqkow2ku_4

VCBS, 2020. BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH DẦU KHÍ 2020, s.l.: VCBS.

Vietstock, 2020. Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán,
s.l.: Vietstock.

You might also like