You are on page 1of 38

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


--------------------

MÔN QUẢN TRỊ DỰ ÁN

ĐỀ TÀI:

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH


QUẦN ÁO SECONDHAND
GVHD: TRẦN NGUYỄN KIM ĐAN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


1. Trình Đức Bình
2. Lê Huỳnh Thái Hùng
3. Huỳnh Tấn Nghĩa
4. Bùi Văn Nghĩa
5. Thái Văn Sâm
6. Trần Nguyên Thảo
7. Nguyễn Huỳnh Anh Tuyên
8. Nguyễn Thị Thanh Tuyền
9. Nguyễn Thị Tường Vi

Tp. Thủ Đức, Tháng 10 năm 2022


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
--------------------

MÔN QUẢN TRỊ DỰ ÁN

ĐỀ TÀI:

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH


QUẦN ÁO SECONDHAND

GVHD: TRẦN NGUYỄN KIM ĐAN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


1. Trình Đức Bình
2. Lê Huỳnh Thái Hùng
3. Huỳnh Tấn Nghĩa
4. Bùi Văn Nghĩa
5. Thái Văn Sâm
6. Trần Nguyên Thảo
7. Nguyễn Huỳnh Anh Tuyên
8. Nguyễn Thị Thanh Tuyền
9. Nguyễn Thị Tường Vi

Tp. Thủ Đức, Tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:.......................................................................................................................2
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN..................................................................................................2
1.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN..............................................................................................2
1.1.1 Tên dự án...........................................................................................................2
1.1.2 Chủ đầu tư.........................................................................................................2
1.2 SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN.....................................................................................2
1.2.1 Sứ mệnh.............................................................................................................3
1.2.2 Tầm nhìn............................................................................................................3
1.3 PHÂN PHỐI THỊ TRƯỜNG...................................................................................3
1.3.1 Môi trường kinh tế............................................................................................3
1.3.2 Môi trường nhân khẩu.....................................................................................4
1.3.3 Môi trường văn hoá xã hội...............................................................................5
1.3.4 Môi trường công nghệ......................................................................................5
1.4 MÔ TẢ DỰ ÁN.........................................................................................................5
1.5 LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI....................................................................................7
1.5.1 Lợi ích kinh tế...................................................................................................7
1.5.2 Lợi ích xã hội.....................................................................................................7
CHƯƠNG 2:.......................................................................................................................8
HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI............................................................8
2.1. HÌNH THÀNH DỰ ÁN............................................................................................8
2.1.1. Đăng kí kinh doanh...........................................................................................8
2.1.2. Tài chính của doanh nghiệp.............................................................................9
2.1.2.1 Chi phí đầu tư..................................................................................................9
Đơn vị tính: Triệu đồng..............................................................................................10
2.1.2.2 Phân tích hiệu ứng tài chính..........................................................................11
2.1.2.3 Phân tích rõ các khoản tài chính khác...........................................................14
2.1.3. Nguồn lực của dự án.......................................................................................16
2.1.3.1 Nguồn lực của dự án......................................................................................17
2.1.3.2 Tổ chức nhân sự tại của hàng........................................................................17
2.1.3.3 Công việc của người hỗ trợ kinh doanh Marketing.......................................19
2.1.4. Mục tiêu của dự án (SMART).......................................................................20
2.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI.................................................................................23
2.1.1. Khả thi tài chính.............................................................................................23
2.1.1. Khả thi về nguồn lực.......................................................................................23
CHƯƠNG 3:.....................................................................................................................25
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................................................25
3.1. HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN..........................................................................................25
3.1.1. Mục tiêu dự án................................................................................................25
3.1.2. Các công việc của dự án.................................................................................28
3.1.3. Mô hình SWOT...............................................................................................28
3.2. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN...........................................................................................30
LỜI KẾT LUẬN................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................34
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Thống kê tình hình sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam năm 2023..................21
Hình 3.1 Cấu trúc công việc theo WBS của dự án..........................................................28
Hình 3.2 Sơ đồ PERT........................................................................................................31
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ngân sách cho dự án...........................................................................................9
Bảng 2.2. Tổng vốn đầu tư................................................................................................10
Bảng 2.3 Kế hoạch khấu hao 6 tháng..............................................................................11
Bảng 2.4 Báo cáo thu nhập...............................................................................................11
Bảng 2.5 Báo cáo dòng tiền dự án....................................................................................12
Bảng 2.6 Định phí (tính cho 1 tháng)..............................................................................14
Bảng 2.7 Biến phí..............................................................................................................14
Bảng 2.8 Thuế môn bài kinh doanh cá thể, hộ gia đình.................................................15
Bảng 2.9 Chi phí nhân lực................................................................................................23
Bảng 3.1 Lập tiến độ dự án...............................................................................................29
Bảng 3.2 Tiến trình công việc...........................................................................................30
Bảng 3.3 Các thông số về thời gian của sự kiện..............................................................30
Bảng 3.4 Các thông số về thời gian của công việc...........................................................31
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh nói chung và khởi nghiệp nói riêng là lĩnh vực được nhiều người, đặc biệt
là các bạn trẻ lựa chọn ngày nay. Đây là một công việc không đơn giản, đòi hỏi bản lĩnh,
sự kiên trì và sẵn lòng đương đầu với những rủi ro. Đầu tư kinh doanh là việc hy sinh
nguồn lực hiện tại để thực hiện các hoạt động nhằm thu hút kết quả nhất định trong tương
lai, vượt qua những đầu tư đã bỏ ra. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt
được các kết quả lớn hơn so với những sự hy sinh nguồn lực mà người đầu tư phải đối
mặt khi thực hiện đầu tư. Mỗi dự án đầu tư đều đem lại cơ hội và thách thức riêng. Đầu tư
một dự án (hoặc khởi nghiệp) cũng là việc quyết định bước đi trên con đường nguy hiểm,
nhưng nếu vượt qua được, thành công sẽ rất đáng giá.
Thời trang đã và đang trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh
mẽ và thu hút sự quan tâm của hàng triệu người trên toàn thế giới. Trong những năm gần
đây, xu hướng tiêu dùng bền vững và ý thức về tác động của ngành công nghiệp thời
trang đến môi trường đã khiến nhu cầu sử dụng các sản phẩm secondhand (hàng đã qua sử
dụng) ngày càng tăng cao. Đặc biệt, quần áo - món đồ không thể thiếu trong tủ đồ của
mỗi người - là một trong những mặt hàng được ưa chuộng nhất trong thị trường
secondhand.
Với nhận thức về những cơ hội và thách thức trong thị trường này, nhóm em xin trình
bày bài về dự án kinh doanh quần áo secondhand nhằm tìm hiểu và phân tích cụ thể về
khả năng phát triển và tiềm năng kinh doanh trong lĩnh vực này. Dự án này không chỉ tập
trung vào việc cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý mà còn hướng đến mục
tiêu thúc đẩy tinh thần bền vững và chia sẻ ý thức xã hội với cộng đồng.
Bài dự án được thực hiện nhằm khám phá những cơ hội thị trường, nghiên cứu hành vi
tiêu dùng, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, và đề xuất các giải pháp sáng tạo
giúp tối ưu hóa hoạt động của dự án. Qua đó, nhóm em mong muốn đưa ra những đóng
góp tích cực cho lĩnh vực kinh doanh quần áo secondhand và góp phần nâng cao ý thức
bền vững trong cộng đồng.

1
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN

1.1.1 Tên dự án

Kế hoạch kinh doanh Cửa hàng quần áo secondhand:

- Tên cửa hàng: Tiệm đồ “Mới”.

Nhóm chúng em quyết định đặt tên cửa hàng là Tiệm đồ “Mới” với slogan “Mua của
người chán, bán cho người cần” để đem lại những sản phẩm mới cho những người cần và
thanh lý được những sản phẩm mà mình không còn sử dụng nữa.

- Lĩnh vực kinh doanh: Thời trang


- Sản phẩm kinh doanh: Quần áo Secondhand
- Địa điểm kinh doanh: : Số 121 Đường Lê Văn Duyệt, Bình Thạnh, TP.HCM.

1.1.2 Chủ đầu tư

Chủ đầu tư của dự án Tiệm đồ “Mới” gồm các thành viên:

- Trình Đức Bình


- Lê Huỳnh Thái Hùng
- Huỳnh Tấn Nghĩa
- Bùi Văn Nghĩa
- Thái Văn Sâm
- Trần Nguyên Thảo
- Nguyễn Huỳnh Anh Tuyên
- Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Nguyễn Thị Tường Vi

1.2 SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN

1.2.1 Sứ mệnh

2
Dự án mở tiệm quần áo secondhand được mang tên Tiệm đồ “Mới” được thiết lập với
sự mệnh để định hướng cho cửa hàng lâu dài là thấu hiểu, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng và nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng cũng như cộng đồng thông qua:

- Thấu hiểu: hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu khách hàng.


- Thân thiện: phong cách sản phẩm, dịch vụ và nhân viên.
- Sáng tạo: ứng dụng công nghệ, chất liệu mới và thiết kế sáng tạo để gia tăng giá trị
khách hàng.
- Chia sẻ: quan tâm, chia sẻ và hợp tác cộng đồng, giảm thiểu tác động đến ô nhiễm
môi trường do các chất thải từ lĩnh vực may mặc.

Ngành công nghiệp quần áo là một trong những ngành gây ra sự lãng phí nhất, khi bạn
bỏ tiền của mình vào khoản chi phí môi trường của quá trình sản xuất và số lượng quần áo
nhanh chóng bị bỏ. Vì vậy, vẻ đẹp của quần áo Secondhand đang giúp đỡ để cứu quần áo
không dùng nữa ra khỏi bãi rác đó.

1.2.2 Tầm nhìn

Cùng với sứ mệnh của Tiệm đồ “Mới” thì cửa hàng cũng hướng tới các tiêu chí trong
tầm nhìn của mình là:

- “Trở thành top 10 đơn vị kinh doanh các sản phẩm thời trang Secondhand uy tín tại
Việt Nam trong 5 năm.”
- Mang đến cho khách hàng được những sản phẩm chất lượng, đa dạng mẫu mã, giá cả
phải chăng và đặc biệt phù hợp với túi tiền của học sinh sinh viên.
- Với phong cách hiện đại, mới mẻ và sành điệu, mang đến cho khách hàng chuỗi giá trị
cung ứng sản phẩm, dịch vụ khác biệt và thân thiện với môi trường.

1.3 PHÂN PHỐI THỊ TRƯỜNG

1.3.1 Môi trường kinh tế

Năm vừa qua quả là một năm kinh tế chậm tăng trưởng. Sự xuất hiện của đại dịch
Covid đã làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Các chính sách hạn chế đi lại
và đóng cửa các doanh nghiệp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đồng thời cũng làm
kinh tế, đặc biệt là ở TPHCM bị ảnh hưởng nghiêm trọng. So với đợt dịch đầu tiên thì đợt
3
do biến thể Delta gần như đã làm trung tâm kinh tế lớn nhất của nước là TPHCM bị đóng
băng hoàn toàn, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam chỉ đạt 2 - 2,5%, thấp
hơn 4 điểm phần trăm so với trung bình thế giới.

Tuy hiện tại nhà nước đã nới lỏng giãn cách, các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại
nhưng tỉ lệ công nhân trở lại làm việc vẫn còn ở mức thấp. Dự đoán tình hình kinh tế của
nước ta trong năm 2022 sẽ có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở
mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi nếu như tình hình dịch bệnh không chuyển hướng
tệ hơn.

Tại TP HCM: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập người dân tăng lên đáng kể,
nhu cầu về thời trang nhất là các sản phẩm thời trang hàng hiệu ngày càng chiếm được sự
yêu mến và tin tưởng của người tiêu dùng. Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân
tháng của người lao động quý I/2023 là 7,0 triệu đồng, tăng 197 nghìn đồng so với quý
trước và tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. (Thông cáo báo chí tình hình lao
động việc làm quý I năm 2023)

1.3.2 Môi trường nhân khẩu

Do cửa hàng Tiệm đồ “Mới” hoạt động chủ yếu ở TP.HCM nên nhóm sẽ tập trung
phân tích môi trường nhân khẩu ở khu vực này. Hiện nay theo các số liệu thống kê thì dân
số của TP.HCM đang có hơn 9 triệu người dân, với mật độ dân số là 4.292 người/km². Vì
là một trong những thành phố có nền kinh tế cũng như cơ hội làm việc cao nhất nhì của cả
nước. Nên số lượng người dân từ khắp nơi lựa chọn làm nơi sinh sống rất cao.

Hiện tại với khách hàng mục tiêu là sinh viên, giới trẻ cũng chọn TP.HCM là điểm để
học tập. Dân số thành thị hiện tại là 7.125.494 người, dân số nông thôn chiếm 1.867.589
người. Tuy nhiên, nếu tính thêm những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số
thực tế của TP.HCM khoảng hơn 14 triệu người.

1.3.3 Môi trường văn hoá xã hội

Hiện nay thói quen sử dụng các mặt hàng quần áo đắt tiền của các thương hiệu nổi
tiếng nước ngoài ngày càng gia tăng. Đặc biệt là đối với các bạn trẻ, khi độ tuổi sẽ tỉ lệ
nghịch với “độ sỉ” của các bạn khiến nhiều bạn trẻ luôn muốn khoác cho mình những bộ

4
cánh hàng hiệu có giá từ vài triệu thậm chí là đến hàng chục triệu. Tuy nhiên do có nhiều
yếu tố tác động, lớn nhất là về chi phí nên nhiều người đã lựa chọn đồ secondhand để tiết
kiệm chi phí của mình. Số liệu thể hiện mức độ tìm kiếm Đồ Secondhand trên Google
Trends ở Việt Nam luôn ở mức cao và phủ dài trên khắp cả nước. Theo như báo cáo
thường năm của ThredUp kết hợp cùng với công ty nghiên cứu thị trường Globaldata thì
vào năm 2020, số liệu cho thấy có 33 triệu người dùng lần đầu tiên mua quần áo cũ. Và
theo khảo sát, 76% những người này dự định sẽ tiếp tục mua đồ cũ trong vòng 5 năm tới.
Nguồn cung cho thị trường này cũng ghi nhận những con số đáng kể: Với tổng số seller là
52,6 triệu người vào năm 2020, trong đó có 36,2 triệu người (chiếm gần 69%) là lần đầu
tiên tham gia thanh lý quần áo của mình. (Sự phát triển của thị trường secondhand: Thói
quen mua sắm thay đổi, chủ nghĩa tiết kiệm lên ngôi, 2021)

1.3.4 Môi trường công nghệ

Vấn đề rất đáng lo ngại đối với người bán cũng như người mua đó chính là chất lượng
của sản phẩm. Hiện nay các sản phẩm giả của các thƣơng hiệu nổi tiếng đang tràn lan ở
các cửa hàng địa phương cũng như là các sàn thương mại điện tử. Việc người mua mua
phải các mặt hàng giả nhưng giá vẫn xấp xỉ so với hàng thật là điều rất thường gặp. Ngoài
việc người nhập phải tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để xác định đó có phải hàng cũ có
thƣơng hiệu thật hay không thì ngày nay có các công cụ hỗ trợ như Entrupy, máy check
hàng hiệu giúp cho các sản phẩm đắt tiền của các thương hiệu nổi tiếng như Gucci,
Chanel, Dior,... được đảm bảo là hàng thật 99.64%.

1.4 MÔ TẢ DỰ ÁN

Hòa mình vào xu hướng thời trang của giới trẻ hiện nay, Khi khủng hoảng tài chính
diễn ra liên tiếp toàn cầu từ 2007, người dân khắp nơi phải thắt áo buộc bụng. Một số
người tìm cách tăng nguồn thu bằng việc bán đi những sản phẩm còn tốt trong tủ quần áo
mình. Những người khác thì hạn chế mua sản phẩm mới; ngược lại họ tìm mua hàng thời
trang cũ tại các tiệm đồ vintage và website. Từ đấy nảy sinh một loạt cộng đồng mạng
dành riêng cho thời trang second hand. Từ những yếu tố đó nhóm em đã chọn kinh doanh
một dự án mở cửa hàng quần áo secondhand mang tên Tiệm đồ “Mới”. Là một môi

5
trường tiềm năng nhóm tự tin mô hình kinh doanh shop quần áo secondhand sẽ mang lại
lợi nhuận rất cao.

Lựa chọn một vị trí dễ tìm thấy và nằm ở khu vực trung tâm của TP Hồ Chí Minh, để
tiếp cận một cách tốt hơn với giới trẻ cũng như khách hàng tiềm năng mà cửa hàng muốn
nhắm đến. Không những thế còn phát triển mạnh mẽ về mặt truyền thông của cửa hàng
thông qua các kênh đang được phát triển mạnh mẽ như TikTok, Instagram, Facebook,...
Mỗi cửa hàng quần áo phải có một phong cách hướng đến cũng như là cách bày trí xây
dựng để thể hiện rõ cái phong cách ấy. Tiệm đồ “Mới” hướng đến một shop quần áo đa
dạng và không giới hạn phạm vi khách hàng tiềm năng với sự đại diện cho các phong
cách ở các tầng lầu của shop đó là phong cách hiphop chất chơi năng động, phong cách
vintage cổ kính nhẹ nhàng cuối cùng là phong cách secondhand hiện đại rộng rãi thoáng
mát qua những chiếc baggy jeans và các chiếc áo có những giá trị thời gian,... Các đồ
trang trí ở từng tầng lầu cũng sẽ phù hợp với concept phong cách ví dụ như phong cách
hiphop thì sẽ trang trí những thứ như xe đạp BMX, ván trượt,... Hay phong cách vintage
với chiếc xe cũ kỹ, những chiếc túi da tone màu chính là vàng,... qua những cách thể hiện
tạo nên một không gian check-in hoàn hảo cho khách hàng cũng như là cách thu hút thật
nhiều khách hàng đến với Tiệm đồ “Mới” nhất có thể.

Nguồn hàng chính của Tiệm đố “Mới” là những kiện hàng uy tín ở các cửa khẩu, các
chợ hoặc qua các hoạt động đi săn những món hàng tốt ở các chợ đồ cũ sau đó không
trưng bày bán ngay lập tức mà qua khâu kiểm tra vệ sinh làm sạch để đảm bảo trao đến
tay khách hàng một sản phẩm chất lượng và an toàn nhất để từ đó đảm bảo uy tín cũng
như là xây dựng thương hiệu.

Tiệm đồ “Mới” mang đến cho khách hàng những sản phẩm với tầm giá trung bình phù
hợp với các khách hàng tiềm năng như các sinh viên học sinh ở các khu vực lân cận khu
vực bán hàng của shop của thành phố và các khách hàng qua các kênh internet.

1.5 LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI

1.5.1 Lợi ích kinh tế

- Mang lại nguồn doanh thu cho chủ đầu tư.

6
- Tạo thu nhập cho một bộ phận người lao động làm việc tại Tiệm đồ “Mới”.
- Tăng cường hoạt động thương mại tại địa phương mà Tiệm đồ “Mới” hoạt động.
- Mang lại nguồn thu cho đất nước thông qua thuế và phí, có thể kể qua như: thuế
TNDN, thuế cá nhân,...
- Kích thích kinh tế địa phương phát triển.
- Giá cả phải chăng khi mua hàng giúp người tiêu dùng chi tiêu hợp lý hơn.
- Tạo ra sự phát triển và tái chế.
- Sự đa dạng về phong cách và thời trang của người tiêu dùng.

1.5.2 Lợi ích xã hội

- Tạo việc làm cho một bộ phần người lao động đa phần là các bạn trẻ khi làm nhân
viên tại Tiệm đồ “Mới”.
- Tạo sự giao tiếp và phát triển cộng đồng những người yêu thời trang đặc biệt là
phong cách secondhand.
- Tạo nên một khu vực đáp ứng nhu cầu quần áo thời trang cho người tiêu dùng.
- Hạn chế rác thải thời trang là một vấn nạn cực kỳ nan giải của thế giới và bảo vệ
môi trường.
- Giúp người tiêu dùng hoặc giới trẻ kích thích sáng tạo để tạo nên các xu hướng thời
trang mới.
- Liên kết các cộng động hỗ trợ quần áo người nghèo, người vô gia cư, người khó
khăn,...

7
CHƯƠNG 2:

HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI

2.1.HÌNH THÀNH DỰ ÁN

2.1.1. Đăng kí kinh doanh

Loại hình đăng ký kinh doanh: hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục đăng ký kinh doanh:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Người đăng ký: Nguyễn Thị Tường Vi

CCCD: 070XXXXXXXX Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

Nguyên quán: Quảng Bình

Chỗ ở hiện tại: Phường 2, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh

Tên hộ kinh doanh: Tiệm đồ “ Mới”

Địa điểm kinh doanh: Số 121 Đường Lê Văn Duyệt, Bình Thạnh, TP.HCM.

Điện thoại:0986XXXXXX FAX: +84 (8) 3623 3818.

Website: www.tiemdomoi.com.vn/

Ngành nghề kinh doanh: Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên
doanh.

Mã ngành: 4774(Cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam).

Vốn điều lệ: do các thành viên tự đăng ký, có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng
hoặc ngoại tệ đã được quy đổi sang tiền Việt Nam) hoặc tài sản khác. Nếu ngành, nghề
kinh doanh không yêu cầu điều kiện phải có vốn pháp định thì tùy theo nhu cầu, quy mô
hoạt động của công ty, các thành viên góp vốn và đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp.
8
2.1.2. Tài chính của doanh nghiệp

2.1.2.1 Chi phí đầu tư

Bảng 2.1 Ngân sách cho dự án

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

I. Đầu tư cơ bản 295

1. Chi phí thuê mặt bằng 150

2. Chi phí thiết kế, trang trí (bàn, ghế,...) 30

3. Chi phí thiết bị 25

3.1. Máy P.O.S, máy in bill 10

3.2. Máy tính để bàn 21

3.3. Bộ phát wifi và tiền lắp đặt internet 2

3.4. Đèn 6

3.5. Máy lạnh 14

3.6. Camera 2

4. Chi phí lắp đặt 15

5. Chi phí xây dựng, sửa chữa 20

II. Chi phí sản phẩm, nhập hàng 400

III. Chi phí quản lý dự án 30

IV. Chi phí Marketing 60

V. Chi phí khác 115

Tổng mức vốn đầu tư 900

9
Bảng 2.2. Tổng vốn đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng


Thành phần 0 1 2 3 4 5 6

Chi phí thành lập 4,3

Chi phí thuê mặt bằng 15 25 25 25 25 25 25

Chi phí thiết kế nội


thất 95

Chi phí cho web 2

Giá mua vào 100 50 50 50 50 50

Phí kiểm định 4 2,2 2,2 2,2 2,2 2,2

Lương nhân viên 12 12 12 12 12 12

Hàng tồn kho 30 25,5 25 25,9 25,8

Chi phí điện nước 2 2 2 2 2 2

Chi phí Internet 2

Tiền đặt cọc 15

Chi phí phát sinh khác 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5

Tổng vốn đầu tư 133,3 146,5 124,7 120,2 119,7 120,6 120,5

10
Bảng 2.3 Kế hoạch khấu hao 6 tháng

Đơn vị : Triệu đồng


Khoản mục Tháng 0 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

Nguyên giá 171,996 171,996 171,996 171,996 171,996 171,996 171,996

Khấu hao đều 27,165 27,165 27,165 27,165 27,165 27,165

Khấu hao lũy kế 27,165 63,336 90,501 117,666 144,831 171,996

Giá trị còn lại 171,996 144,831 108,66 81,495 54,33 27,165 0

2.1.2.2 Phân tích hiệu ứng tài chính

Bảng 2.4 Báo cáo thu nhập

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

Doanh thu 150 173 198 228 262 302

Định phí 138 88 88 88 88 88

Biến phí 12 12 12 12 12 12

Khấu hao 18,3 18,3 18,3 18,3 18,3 18,3

Lợi nhuận
-18,30 54,20 80,08 109,83 144,05 183,40
trước thuế

Thuế GTGT và
0 0,813 1,201125 1,64746875 2,160764063 2,751053672
TNCN

LN sau thuế -18,30 53,39 78,87 108,18 141,89 180,65

11
Bảng 2.5 Báo cáo dòng tiền dự án

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tháng 0 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

Dòng
tiền
vào 0,00 150 173 198 228 262 302

Doanh
thu 150 173 198 228 262 302

Thu
thanh lý 18,3

Dòng
tiền ra -133,3 150,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Chi phí
đầu tư -133,3

Tổng
định phí 138 88 88 88 88 88

Tổng
biến phí 12 12 12 12 12 12

Thuế
TNCN

GTGT 0 0,813 1,201125 1,64746875 2,160764063 2,751053672

12
Dòng
tiền
ròng
(NCF) -133,3 0,00 73,00 98,00 128,00 162,00 202,00

Lũy kế
dòng
tiền
ròng -133,3 -133,30 -60,30 37,70 165,70 327,70 529,70

Chiết
khấu
dòng
tiền
ròng 533 283 233 160 62 -66 -209

Lũy kế
dòng
tiền
ròng
sau
chiết
khấu 533 816 1.050 1.210 1.272 1.207 997

Thời gian khấu hao là 6 tháng, giá trị thanh lý bằng giá trị còn lại và lãi suất chiết khấu
là 11%.

2.1.2.3 Phân tích rõ các khoản tài chính khác

Bảng 2.6 Định phí (tính cho 1 tháng)

Đơn vị tính: 1000 đồng

13
STT Nội dung chi phí Giá trị

1 Tiền thuê mặt bằng 25.000

2 Quản lý dự án 5.000

3 Tiền lương 6.000

4 Internet 2.000

5 Nhập hàng hóa 100.000

Tổng 138.000

Bảng 2.7 Biến phí

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Nội dung chi phí Giá trị

1 Marketing 10.000

2 Điện nước 2.000

Tổng 12.000

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC hướng dẫn Khoản 2 Điều
4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và căn cứ theo Điểm C, Khoản 1, Điều 1 Nghị định
22/2020/NĐ-CP.

Mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được tính dựa theo doanh thu
bình quân hàng năm. Bậc thuế môn bài cụ thể như sau:

Bảng 2.8 Thuế môn bài kinh doanh cá thể, hộ gia đình

Trường Doanh thu bình quân Lệ phí môn bài phải nộp
14
hợp

1.000.000 (một triệu)


1 trên 500 triệu đồng/năm
đồng/năm

500.000 (năm trăm nghìn)


2 trên 300 đến 500 triệu đồng/năm
đồng/năm

300.000 (ba trăm nghìn)


3 trên 100 đến 300 triệu đồng/năm
đồng/năm

+ Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở


xuống
+ Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi
trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ
4 Miễn lệ phí môn bài
hậu cần nghề cá
+ Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh
không thường xuyên, không có địa
điểm cố định

Hộ kinh doanh thành lập sau ngày Miễn lệ phí môn bài năm đầu
5
25/02/2020 tiên

Cho nên khi dự án được thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên.

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu: bao gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng
chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư 40/2021/TT-BTC. Mức thuế GTGT mà dự án chịu 1% doanh thu và thuế TNCN
mà dự án chịu là 0,5% doanh thu.

2.1.3. Nguồn lực của dự án

15
Quản lý nguồn nhân lực là quá trình quản lý và tận dụng các nguồn lực con người
trong tổ chức để đạt được các mục tiêu và thành công của tổ chức. Nó bao gồm các hoạt
động liên quan đến tuyển dụng, phát triển, đào tạo, đánh giá hiệu suất, đền bù, bảo trì và
chấm dứt hợp đồng lao động. Mục đích của quản lý nhân lực là để tạo điều kiện giúp nhân
viên trong công ty phát huy hết những khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực và tăng
hiệu quả của tổ chức. (Quản lý nhân lực là gì? Tầm quan trọng của quản lý nhân lực )

Việc bỏ qua các tiềm năng từ những dự án khác mà hướng đến việc thực hiện dự án mở
tiệm quần áo secondhand này vì mong muốn lợi nhuận kỳ vọng cực kì lớn của thị trường
này. Thị trường quần áo secondhand này cực kì đa dạng và đặc sắc thường không có sự
trùng lặp giữa các mặt hàng nên có thể thu hút được khách hàng. Vì để cạnh tranh được
với các dự án quần áo second đã có từ trước thì, cần sự tìm hiểu xây dựng nguồn lực của
dự án tỉ mỉ cẩn trọng để hướng tới mục tiêu lợi nhuận kỳ vọng cho nhà đầu tư là lớn nhất.

2.1.3.1 Nguồn lực của dự án

Qua việc thực hiện các bài khảo sát về quần áo seconds trên các nền tảng mạng xã hội,
tìm hiểu và trải nghiệm thức tế tìm ra được nguồn cung chính như sau:

- Hướng đến các nơi cung cấp hàng có nguồn gốc từ Thái Lan, sở dĩ ưu tiên lựa chọn
hàng Thái Lan vì các kho hàng, các nhà máy tại Thái Lan để cho chất lượng hàng đẹp
nhất, lựa chọn tỉ mĩ có độ mới cao hơn tạo nên sự nổi bật hẳn so với hàng trên thị
trường. Có thể nói đến như Đồ Si Nguyễn Kiện có trụ sở tại Quận 9, TP Hồ Chí Minh
với kinh nghiệm hơn 10 năm buôn bán trong lĩnh vực này; Chodosi.vn cũng với hơn 10
năm buôn bán và chuyên cung cấp hàng nguồn gốc từ Thái Lan,… Việc lấy hàng từ
các nhà cung cấp này cần có sự chọn lọc, bổ sung kinh nghiệm để có thể lựa chọn được
những kiện hàng tốt tránh thất thoát trong quá trình kiểm tra chọn lọc.
- Thực hiện các hoạt động quảng cáo tìm nguồn cung trực tiếp từ những người có nhu
cầu bán lại hàng qua các mạng xã hội, đặt ra các yêu cầu và tiêu chí tuyển chọn hàng
hóa, mức giá mua phù hợp với thương hiệu và thị trường. Nguồn cung này đảm bảo về
mặt chất lượng hơn so với các loại hàng sĩ, hàng thùng từ các nhà cung cấp và đem lại
sự phong phú về nhãn hiệu lẫn mẫu mã cho nguồn hàng của tiệm.

2.1.3.2 Tổ chức nhân sự tại của hàng


16
Vì đây là một dự án quy mô khá nhỏ, tổ chức nhân sự tại cửa hàng cũng đơn giản và
hướng tới sự tối giản như sau :

- Quản lý cửa hàng: Nhà đầu tư cần 1 người có đủ tố chất đồng hành cùng mình để
đảm nhiệm vai trò này và quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của cửa hàng, tuyển
dụng nhân sự, làm việc với nhà cung cấp để lên kế hoạch nhập hàng. Ngoài ra cũng
dễ dàng nắm bắt doanh số bán hàng và tình hình cửa hàng. Lợi thế của việc này là
do nhà đầu tư là người rõ nhất dự án mà mình bỏ công sức để hoàn thiện nên các
vấn đề nhỏ về điều hành luôn được đảm bảo đi đúng những hoạch định, chính sách
của dự án.
- Nhân viên bán hàng trực tiếp : Những người trực tiếp tư vấn và bán hàng, chịu trách
nhiệm về doanh số bán hàng. Ngoài ra, nhân viên bán hàng còn thực hiện công việc
chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Khách hàng được chăm sóc tốt sẽ quay trở lại
mua hàng những lần sau và sẽ trở thành đại sứ thương hiệu cho chính cửa hàng bạn,
do đó để tập trung vào khâu chăm sóc khách hàng. Với dự án mới này sẽ cần 1 nhân
viên bán hàng full time và 2 nhân viên part-time có xu hướng gắn bó lâu dài để dễ
dàng đào tạo và luôn nâng cao công tác chăm sóc khách hàng và sẽ có sự thay đổi
tùy theo mức độ phát triển của dự án.
- Đội ngũ nhân viên bán hàng online: Mua sắm trực tuyến đang trở thành xu hướng
phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và thay đổi thói
quen tiêu dùng. Cửa hàng có thể mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và bán sản
phẩm cho khách hàng ở xa khách hàng có thể mua sắm bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ
đâu. Điều này mang lại sự thuận tiện và linh hoạt cho khách hàng, giúp tăng khả
năng mua hàng và tăng trưởng doanh số. Đội ngũ bán hàng online có thể tương tác
và hỗ trợ khách hàng trực tuyến thông qua các kênh như trò chuyện trực tiếp, tin
nhắn, điện thoại hoặc email. Điều này giúp giải đáp câu hỏi, cung cấp thông tin chi
tiết về sản phẩm và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Đội ngũ bán hàng online
của dự án này gồm có 1 người đảm nhiệm vai trò livestream trên các nền tảng như
facebook, instagram, tiktok,… 1người lên đơn trực tiếp (nhân viên full time), 1
người chăm sóc khách hàng online (nhân viên part time) qua các cuộc trò chuyện
trực tuyến và 2 người đóng hàng (1 người chuyên đóng gói + 1 nhân viên part time
17
của cửa hàng) và người quản lý cửa hàng tổng hợp các số liệu báo cáo cho nhà đầu
tư và sẽ có sự thay đổi tùy theo mức độ phát triển của dự án.

- Nhân viên marketing: Phát triển và thực hiện chiến lược marketing tổng thể cho cửa
hàng. Điều này bao gồm nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng, định
vị thương hiệu và xác định các kênh tiếp thị hiệu quả, Tạo ra các chiến dịch quảng
cáo và quảng bá để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. Ngoài ra còn
có nhân viên đảm nhiệm việc tạo và quản lý nội dung trên các kênh mạng xã hội như
Facebook, Instagram, Tiktok,… Số lượng nhân viên marketing dự án này cần sẽ là 2
trong đó 11 người phát triển chiến lược và 1 người quản lý các trang mạng xã hội và
sẽ có sự thay đổi theo sự phát triển của dự án.

- Một mảng cực kì quan trọng là nhân viên kiểm định: Dự án sẽ cùng hợp tác với 4
cộng tác viên hỗ trợ xác minh giám định hàng hóa. Công việc của nhân viên này là
giám định hàng từ các kiện hàng, thùng hàng đến, đánh giá chất lượng còn lại của
sản phẩm. Hàng nhập về và được chọn lọc đảm bảo là hàng hiệu chính hãng, không
phải hàng fake,hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường yêu cầu về độ mới
phải từ 80% - 99%, tức là bề mặt bên ngoài quần áo không rách, trầy xước quá mức,
các chi tiết trên quần áo còn rõ ràng, đường chỉ may không bị đứt. Nhân viên sẽ
đánh giá về một lĩnh vực cụ thể như chất liệu, đường may, phần trang trí, hình dáng
để lựa chọn phù hợp xu thế người tiêu dùng Việt Nam thì hàng mới được bày bán
lên kệ và tới tay người tiêu dùng.

2.1.3.3 Công việc của người hỗ trợ kinh doanh Marketing

Hiện nay lượng người dùng internet tại Việt Nam đã lập con số kỷ lục với hơn 30%
dân số, và hiện nay đang đứng trong top 20 quốc gia có nhiều người dùng internet nhất và
thứ 8 trong khu vực Châu Á. Đây quả thực là thị trường quá hấp dẫn.

Dịch vụ internet Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú. Các loại hình dịch vụ kết
nối tốc độ cao có mức độ tăng trưởng nhanh chóng. Những năm gần đây, dịch vụ truy cập
internet qua hạ tầng di động 3G thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc do sự tiện lợi trong sử
dụng. Tốc độ, kết nối internet trong nước và quốc tế ngày càng nhanh, phục vụ đắc lực
cho việc phát triển về người sử dụng và dịch vụ.
18
Dự án này trú trọng đến quá trình marketing và bán hàng online ở các trang mạng xã
hội để tiếp cận khách hàng nhanh chóng cạnh tranh được ở thị trường này vì:

- Quảng cáo nhanh và hiệu quả: Trong thời đại 4.0 như ngày nay, internet được xem
là hệ thống truyền dẫn chuyên nghiệp nhất, bởi các thông tin luôn được người dùng
tiếp cận một cách dễ dàng, thuận tiện. Khi giới thiệu một sản phẩm mới ra thị
trường, điều đầu tiên thiết yếu mà cửa hàng cần làm là đăng tin, chạy bài quảng cáo
và giới thiệu sản phẩm. Theo các phương pháp truyền thống, đây sẽ là một công
đoạn tốn kém và đòi hỏi kinh phí lớn. Nhưng thay vì doanh nghiệp phải bỏ ra một
khoản tiền đáng kể để thuê các kênh truyền hình, báo đài quảng cáo thì bạn có thể
đưa sản phẩm đến nhiều đối tượng người mua qua các trang mạng xã hội, xây dựng
website trực tuyến đạt hiệu quả cao.
- Dễ tiếp cận được thị trường: Do khả năng vận hành 24/7 của các trang mạng xã hội,
Không có ranh giới địa lý và không có giờ giấc hoạt động cụ thể, kinh doanh trực
tuyến có thể tạo ra lợi nhuận trên từng giây, ngay cả trong lúc bạn đang ngủ.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook,
Instagram có những thuật toán riêng để đưa ra những gợi ý sát với nhu cầu của
khách hàng nhất thông qua lịch sử tìm kiếm, trò chuyện, cuộc hội thoại… . Các
thương hiệu có cơ hội xuất hiện với tần suất dày đặc trên Internet, mang đến độ nhận
diện nhất định, đáp ứng chiến lược thương hiệu và nhắc nhở khách hàng về sản
phẩm, dịch vụ thương hiệu cung cấp.
- Dễ dàng trong khâu tìm kiếm, nghiên cứu thị trường và đối thủ: Các tính năng tương
tác như: like, share, comment… trên mạng xã hội giúp cho cửa hàng dễ dàng đo
lường hiệu suất tiếp cận của cửa hàng mình. Bên cạnh đó, thông qua các con số
được cập nhật liên tục mỗi giờ, cửa hàng quan sát được sự chuyển động của thị
trường, bắt kịp xu hướng và đưa ra những quyết định phù hợp nhất.

2.1.4. Mục tiêu của dự án (SMART)

Mục tiêu SMART là loại mục tiêu được xây dựng dựa trên năm thành phần là: Specific
(Tính cụ thể), Measurable (Tính đo lường), Actionable (Tính khả thi), Relevant (Tính

19
thực tế) và Time-Bound (Tính ràng buộc về thời gian) nhằm phát triển cửa hàng và mang
lại lợi nhuận tối ưu cho cả khách hàng lẫn nhà đầu tư.

S-Specific

Tính cụ thể: Đề ra mục tiêu về lượng follow cũng như tin nhắn trực tiếp tới cửa hàng
qua hình thức tiếp thị trên trang mạng xã hội, trang website,… Với việc nghiên cứu và tập
trung đầu tư nên tháng đầu tiên khá quan trọng, mục tiêu riêng tháng đầu tiên hơn 100
khách hàng giao dịch trực tiếp tại cửa hàng và mục tiêu về mảng online sẽ tăng cao dần
theo từng ngày tổng thể khoảng 1200 đơn hàng trong tháng đầu tiên từ đội ngũ livestream
trên nền tảng xã hội và có tỉ lệ tăng nhanh ở các tháng sau. Các website và fanpage được
hơn 1500 người theo dõi và chạy hoàn thiện chương trình quảng cáo, khuyến mãi ở tháng
khai trương. Việc kích thích khách hàng từ các chiến thuật marketing từ đội ngũ của nhà
đầu tư sẽ là điểm cộng lớn góp phần đưa cửa hàng đến với mọi người.

M-Measurable

Mục tiêu có thể đo lường được cụ thể là doanh thu sẽ tăng nhanh từ tháng thứ 2 và 3
khoảng 2 lần so với tháng trước do xu hướng tháng đầu tiên là tháng tiếp cận được nguồn
khách hàng và quá trình marketing sẽ đạt hiệu quả cao từ tháng thứ 2 trở đi.

A – Actionable

Tính khả thi của mục tiêu

20
Hình 2.1: Thống kê tình hình sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam năm 2023.
Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có 70,00 triệu người dùng mạng xã hội, số lượng
người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đạt 71,0% tổng dân số, nhưng theo dữ liệu từ các
công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội hàng đầu, chỉ có 64,40
triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên. Cho thấy việc tiếp cận chủ yếu ở việc bán hàng qua
mạng xã hội sẽ mang lại lợi nhuận kỳ vọng cực kì cao và các mục tiêu cụ thể về follow
đơn hàng có thể dễ dàng thành công.

R-Relevant

Mục tiêu dự án và mục tiêu của mô hình SMART hoàn toàn thực tế và liên quan đến
mục tiêu của cửa hàng. Minh chứng là dự án đề ra mục tiêu doanh thu………….

Và tăng trung bình ……… lần bằng việc kiểm định, bán các sản phẩm tốt loại một phù
hợp với xu hướng xã hội.

Cửa hàng còn tung ra nhiều chiến dịch marketing chiều lòng khách hàng, tập trung
chiều lòng khách hàng bằng cách cho ra những chương trình quảng cáo, chiêu thị bắt
trend để thu hút nhiều khách hàng, tìm kiếm những khách hàng thân thiết gắn liền với cửa
hàng, tăng doanh số bán hàng. (còn sửa)

T-Time bound(còn sửa)

21
2.2.ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI

2.1.1. Khả thi tài chính

Với tỷ suất sinh lời kỳ vọng 15% ta có được các chỉ tiêu đánh giá dự án như sau:

- Giá trị hiện tại của dòng tiền (NPV):

NPV= 0/(1+15%) + 73/(1+15%)2 + 98/(1+15%)3 + 128/(1+15%)4 + 162/(1+15%)5 +


202/(1+15%)6 - 133.3=227.39 > 0
 Nên dự án này đáng để xem xét đầu tư
- Giá trị IRR:

IRR= 0/(1+IRR) + 73/(1+IRR)2 + 98/(1+IRR)3 + 128/(1+IRR)4 + 162/(1+IRR)5 +


202/(1+IRR)6 - 133.3=0

 IRR = 47.69% > Lãi suất chiếc khấu (11%)


 Vậy dự án đáng đầu tư. Khả năng sinh lời tối đa của dự án là 47.69%
- Thời gian hoàn vốn của dự án (PP):

2 + 61/96.8 = 2.63

 Vậy thời gian hoàn vốn là 2.63 tháng

2.1.1. Khả thi về nguồn lực

Nguồn lực đóng một trong những vai trò quyết định tính thành công của một dự án vô
cùng quan trọng. Cá nhân hay tổ chức khi thực hiện dự án luôn đặt vấn đề về chi phí
nguồn lực lên hàng đầu bởi vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành dự
án và đạt được lợi nhuận mong muốn.
Dự án thành công có thể đem lại lợi nhuận bằng cách tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực
có sẵn và đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai dự án. Nếu dự án được thực hiện một
cách hiệu quả, nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Điều này đặc biệt quan
trọng trong hoàn cảnh kinh tế mở, khi thị trường đang ngày càng mở rộng và cạnh tranh
khốc liệt.
Trong quá trình thực hiện dự án, việc giữ được chi phí nguồn lực dưới sự kiểm soát là
điều quan trọng. Cần phải thực hiện các phân tích và dự báo chi tiết để xác định nguồn lực
cần thiết và ước tính chi phí phù hợp. Đồng thời, kiểm soát tiến độ và nguồn lực trong
suốt quá trình triển khai dự án cũng là yếu tố cốt lõi để đảm bảo không xảy ra lãng phí và
tổn thất không cần thiết.

22
Một trong những cách tăng cường lợi nhuận trong dự án là tận dụng tối đa các nguồn
lực có sẵn. Điều này có thể bao gồm việc tái sử dụng, tái chế hoặc bán lại các sản phẩm
đã không còn sử dụng trong dự án. Trong hoàn cảnh kinh tế mở, thị trường có thể cung
cấp nhiều cơ hội tiềm năng để tiếp cận những khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm
cũ, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu mua của họ.
Tuy nhiên, để bán lại các sản phẩm cũ, tổ chức hay cá nhân thực hiện dự án cần đảm
bảo rằng sản phẩm vẫn đáp ứng được yêu cầu chất lượng và an toàn của khách hàng mới.
Nếu sản phẩm không còn đáp ứng được các tiêu chuẩn này, việc tái sử dụng hoặc bán lại
có thể không phù hợp và gây thiệt hại đến uy tín của tổ chức hay cá nhân.
Vấn đề chi trả cho nguồn lực trong dự án cũng là một yếu tố cần xem xét cẩn thận.
Điều này liên quan đến việc chi trả cho nhân viên, nhà cung cấp và các đối tác liên quan.
Mức lương phải được tính toán sao cho hợp lý, đảm bảo sự công bằng và đồng thời đảm
bảo tính cạnh tranh cho dự án. Tuy nhiên, việc chi trả cho nguồn lực không chỉ dừng lại ở
việc trả lương, mà còn bao gồm cả việc quản lý hiệu quả tiền lương và các khoản phụ cấp
khác để đảm bảo sự hài lòng và động viên nhân viên.
Tóm lại, nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong tính thành công của một dự án. Để
đạt được lợi nhuận, tổ chức hay cá nhân thực hiện dự án cần phải tối ưu hóa sử dụng các
nguồn lực có sẵn, giữ chi phí nguồn lực dưới sự kiểm soát, và đảm bảo sự cân nhắc trong
việc tái sử dụng và bán lại các sản phẩm cũ. Đồng thời, việc chi trả cho nguồn lực cũng
cần được quản lý hiệu quả để đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh cho tất cả các bên
liên quan.

Bảng 2.9 Chi phí nhân lực

Nhân lực Nhân viên bán Marketing Kiểm định


hàng

Lương/Chi Số lượng: 1 người Số lượng: 1 người Số lượng: 1 người


phí Lương: 6tr/tháng Chi phí: 60tr/6 Chi phí: 5% lợi nhuận/sản
tháng phẩm

23
CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN

3.1.1. Mục tiêu dự án

Kinh doanh cửa hàng Secondhand đạt doanh thu tháng đầu là 56.000.000 và tăng trung
bình 1,15 lần trong các tháng tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ nỗ lực
đạt được doanh thu tăng cao hơn mỗi tháng, từ tháng thứ hai trở đi.
Hoàn thành dự án đúng tiến độ trong 237 ngày, dự án bắt đầu từ ngày 09/06/2023 và
thu được tối đa hóa chi phí và doanh thu.
Đem đến sản phẩm chính hãng và có chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
trong hiện tại và tương lai. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm Secondhand chính hãng
và xác thực để đảm bảo sự tin cậy và chất lượng cho khách hàng. Chúng tôi sẽ xác minh
nguồn gốc và chất lượng của từng mặt hàng trước khi bán ra thị trường.
- Phạm vi dự án:
 Thời gian: Dự kiến dự án hoàn thành trong 10 tuần, dự án bắt đầu từ ngày
09/06/2023, và dự kiến khai trương vào ngày 11/08/2023.
 Nhân sự: Nguồn nhân lực tuyển dụng là 2 người là nhân viên bán hàng.
 Ngân sách: đầu tư cho toàn bộ dự án ban đầu là 500.000.000 đồng.
 Tính khả thi: Dự án có tính khả thi vì thị trường thời trang Secondhand đang có sự
tăng trưởng mạnh mẽ và được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Với sự gia tăng nhận
thức về bảo vệ môi trường và tinh thần tiết kiệm, người tiêu dùng ngày càng chú
trọng đến việc mua sắm những sản phẩm Secondhand có chất lượng tốt và giá cả
hợp lý. Dự án hướng đến khách hàng trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z.
Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu thời trang đa dạng và cá nhân hóa, đồng
thời họ cũng quan tâm đến giá trị của sản phẩm và thương hiệu. Cửa hàng
Secondhand cung cấp sự lựa chọn đa dạng về mẫu mã, thương hiệu và giá cả, từ đó
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một trong những yếu tố quan trọng của cửa hàng
Secondhand là giá cả phù hợp với mức thu nhập của người Việt Nam. Điều này cho
phép khách hàng có thể tiếp cận với những sản phẩm chất lượng, hàng hiệu mà
24
không cần phải chi trả một số tiền lớn. Việc cung cấp sản phẩm Secondhand giúp
khách hàng tiết kiệm chi phí mua sắm và vẫn có thể sở hữu những mặt hàng mong
muốn. Ngoài ra, mô hình kinh doanh Secondhand đóng góp vào việc bảo vệ môi
trường bằng cách giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên mới. Người tiêu dùng
ngày càng có ý thức về việc tái sử dụng và tái chế, và việc mua sắm hàng
Secondhand là một cách để thể hiện tinh thần này. Do đó, cửa hàng Secondhand thu
hút được sự quan tâm của khách hàng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
- Mô tả hoạt động chính của dự án:
 Mua hàng: Cửa hàng sẽ tiến hành mua các sản phẩm đã qua sử dụng từ nguồn cung
cấp. Đây có thể là người dùng cá nhân, các công ty, hay những nguồn khác như đấu
giá, sàn giao dịch Secondhand. Việc mua hàng được thực hiện theo quy trình xác
minh nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm.
 Kiểm tra và đánh giá sản phẩm: Các sản phẩm mua về sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để
đảm bảo chất lượng và khả năng sử dụng. Đánh giá sản phẩm sẽ xác định mức độ
còn mới, tình trạng hoạt động và giá trị thị trường của từng mặt hàng.
 Trưng bày và bán sản phẩm: Sau khi kiểm tra và đánh giá, các sản phẩm sẽ được
trưng bày trong cửa hàng để khách hàng tham khảo và mua sắm. Cửa hàng sẽ cung
cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm thương hiệu, kích thước, trạng thái sử
dụng và giá cả, để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
 Giao dịch và chuyển giao sản phẩm: Khi khách hàng quan tâm và quyết định mua
sản phẩm, cửa hàng sẽ tiến hành giao dịch và chuyển giao sản phẩm cho khách
hàng. Quá trình này bao gồm thanh toán, cung cấp hóa đơn hoặc biên lai, và đảm
bảo sản phẩm được chuyển giao một cách an toàn và đúng hẹn.
 Hỗ trợ sau bán hàng: Cửa hàng Secondhand sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán
hàng, bao gồm hướng dẫn sử dụng, bảo hành và sửa chữa (nếu có), để đảm bảo
khách hàng hài lòng với sản phẩm mua từ cửa hàng.
 Tổng hợp lại, hoạt động chính của dự án kinh doanh cửa hàng Secondhand là mua,
kiểm tra, trưng bày, bán và chuyển giao các sản phẩm đã qua sử dụng. Qua đó, dự
án đóng góp vào việc tạo ra thu nhập cho chủ đầu tư, thu hồi và giảm phí các sản

25
phẩm còn có khả năng sử dụng, cũng như chuyển giao sản phẩm từ người không sử
dụng đến người có nhu cầu.
- Mô tả kết quả của dự án:
 Xây dựng uy tín: Dự án mục tiêu xây dựng một cửa hàng Secondhand uy tín, nơi mà
khách hàng có thể tin tưởng và đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Bằng cách cung cấp các sản phẩm chính hãng và chất lượng tốt, dự án tạo ra một
môi trường mua sắm đáng tin cậy và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Địa điểm bán hàng đáng tin cậy: Dự án hướng đến việc xây dựng cửa hàng
Secondhand trở thành địa điểm mua sắm đáng tin cậy trong lòng khách hàng nhờ
cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, và tạo ra một môi trường
mua sắm thoải mái và tiện nghi.
 Được khách hàng tin tưởng: Kết quả mà dự án mong muốn đạt được là khách hàng
tin tưởng và có lòng tin vào cửa hàng Secondhand của dự án. Điều này đồng nghĩa
với việc khách hàng có niềm tin vào chất lượng và nguồn gốc của các sản phẩm
Secondhand được cung cấp, cũng như tin tưởng vào cam kết dịch vụ và hỗ trợ sau
bán hàng.
 Khách hàng trung thành: Một kết quả quan trọng của dự án là xây dựng một cộng
đồng khách hàng trung thành. Điều này được đạt được thông qua việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt, và thiết lập quan hệ lâu dài với
khách hàng. Khách hàng trung thành sẽ không chỉ đem lại doanh thu ổn định, mà
còn giúp tăng cường danh tiếng và sự phát triển của cửa hàng Secondhand.
- Xác định các tiêu chuẩn nghiệm thu dự án:
 Đảm bảo hàng nhập về là hàng hiệu chính hãng. Đảm bảo rằng chúng đáp ứng tiêu
chuẩn chất lượng tối thiểu trước khi được bán ra.
 Thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng hiệu của khách hàng phân khúc thu nhập khá. Đảm
bảo rằng khách hàng nhận được sự hài lòng và giá trị cao nhất từ việc mua hàng
Secondhand.

3.1.2. Các công việc của dự án

26
Cửa hàng

Mặt Hệ thống Hệ thống Internet Hàng


bằng nước điện hóa
Nhà Cáp Wifi Camera
Tường, Quầy Ống Thoát quang Giày Áo Quần
nền, vệ tính nước Thiết Phụ
sinh nước Dây Kiện
bảng tiền bị
hiệu dẫn điện

Sơn, Laphong Công Máy


Lót Lắp Quạt Đèn
giấy tắc lạnh
nền ống
dán nước
tường

Hình 3.1 Cấu trúc công việc theo WBS của dự án


3.1.3. Mô hình SWOT

Strengths – Điểm mạnh


Hàng hiệu chính hãng với giá trung bình, thấp: Một trong những điểm mạnh của cửa
hàng Secondhand là tập trung vào việc cung cấp hàng hiệu chính hãng với giá cả trung
bình và thấp hơn so với hàng mới. Điều này hấp dẫn đối với khách hàng muốn sở hữu
những sản phẩm hàng hiệu với mức giá phù hợp với ngân sách của họ.
Đa dạng về mẫu mã: Cửa hàng Secondhand nhập khẩu và thu mua sản phẩm từ nhiều
nơi trên thế giới, tạo ra sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm. Điều này cho phép khách hàng
có nhiều lựa chọn hơn, từ những thương hiệu và phong cách khác nhau, đáp ứng nhu cầu
và sở thích cá nhân.
Thanh lí các mặt hàng hiệu: Cửa hàng Secondhand cung cấp dịch vụ thanh lý các mặt
hàng hiệu cho khách hàng khi họ không còn sử dụng hoặc không còn thích sử dụng nữa.
Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm người mua
và đồng thời giúp cửa hàng có nguồn cung cấp hàng hóa đa dạng và độc đáo.
Weaknesses – Điểm yếu
Chất lượng sản phẩm thường kém hơn: Mặc dù cửa hàng Secondhand cố gắng chọn lọc
sản phẩm chất lượng, nhưng không thể tránh khỏi việc một số sản phẩm có chất lượng
kém hơn so với sản phẩm mới. Điều này có thể làm giảm niềm tin của một số khách hàng
và tạo ra khó khăn trong việc duy trì và tăng cường lòng tin của khách hàng.
27
Rủi ro mua phải hàng lỗi hoặc hàng giả: Khi mua hàng Secondhand, tồn tại nguy cơ
mua phải hàng lỗi hoặc hàng giả nếu không có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ về lĩnh
vực đồ cũ. Điều này đòi hỏi cửa hàng Secondhand phải đảm bảo quy trình kiểm tra và xác
minh nguồn gốc của sản phẩm một cách cẩn thận để tránh việc bán những sản phẩm
không đúng chất lượng hoặc hàng giả lừa đảo.
Opportunities – Cơ hội
Tăng cường nhu cầu tiêu dùng hàng hiệu: Với sự tăng trưởng thu nhập và nhu cầu của
người tiêu dùng, việc sở hữu hàng hiệu để thể hiện đẳng cấp đã không chỉ thuộc về giới
thượng lưu. Ngay cả những người có mức thu nhập trung bình và các bạn trẻ, sinh viên
cũng đang tăng chi tiêu để sở hữu những món hàng hiệu. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho
cửa hàng Secondhand để cung cấp sản phẩm chất lượng với mức giá phù hợp cho một đối
tượng khách hàng rộng hơn.
Nới lỏng vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu hàng không: Việc thực hiện đề án hội
nhập và nới lỏng quy định về vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu hàng không tại Việt
Nam tạo ra một cơ hội mới cho cửa hàng Secondhand. Điều này có thể cho phép cửa hàng
nhập khẩu hàng hiệu từ các thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn và đa dạng hơn,
tăng cường lượng hàng hóa và mở rộng phạm vi sản phẩm.
Threats – Thách thức
Sự cạnh tranh từ nhiều cửa hàng và đại lý kinh doanh đồ Secondhand: Ngành kinh
doanh đồ Secondhand đang trở nên cạnh tranh với sự xuất hiện của nhiều cửa hàng và đại
lý hoạt động trong lĩnh vực này. Điều này tạo ra áp lực trong việc thu hút và giữ chân
khách hàng. Dự án cần phải xây dựng những yếu tố độc đáo và giá trị khác biệt để nổi bật
và cạnh tranh trong thị trường này.
Sự phổ biến của các hãng đồ hàng hiệu Local Brand rẻ và đẹp: Hiện nay, có xu hướng
tăng cường sự ưa chuộng của giới trẻ đối với các hãng đồ hàng hiệu Local Brand, tức là
các thương hiệu nội địa với giá thành thấp và thiết kế hợp thời trang. Điều này có thể làm
giảm sự cần thiết và nhu cầu mua hàng Secondhand từ phía khách hàng, gây khó khăn
cho dự án trong việc thu hút và duy trì khách hàng.
3.2. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

Bảng 3.1 Lập tiến độ dự án

ST Công việc Tiến độ Ngân Thực hiện


T Thời Bắt đầu Kết thúc sách
gian (triệu
28
(tuần)
đồng)
Thuê mặt bằng và
09/06/202
1 đăng kí kinh 1 15/06/2023 150 Vi + Thảo
3
doanh
Chuẩn bị thiết bị 16/06/202
2 2 29/06/2023 115 Văn Nghĩa
cần thiết 3
30/06/202
3 Trang trí cửa hàng 2 13/07/2023 30 Tuyền
3
Tìm kiếm nguồn 16/06/202 Sâm + Tấn
4 4 13/07/2023 400
hàng 3 Nghĩa
Kiểm định sản 14/07/202
5 2 27/07/2023 15 Bình
phẩm 3
Thực hiện Digital 28/04/202
6 3 10/08/2023 60 Tuyên + Hùng
Marketing 3

Bảng 3.2 Tiến trình công việc

Thời gian
Công việc Bắt đầu ngay
(tuần)

A Thuê mặt bằng và đăng kí kinh doanh 1

B Chuẩn bị thiết bị cần thiết Sau A 2


C Trang trí cửa hàng Sau A 2
D Tìm kiếm nguồn hàng Sau B 4
E Kiểm định sản phẩm Sau C 2
F Thực hiện Digital Marketing Sau D,E 3

Bảng 3.3 Các thông số về thời gian của sự kiện

SỰ KIỆN Ts Tm Dij

29
0 0 0 0
1 1 1 0
2 3 5 2
3 5 5 0
4 7 7 0
5 10 10 0

Hình 3.2 Sơ đồ PERT

Bảng 3.4 Các thông số về thời gian của công việc

Công việc Tij Tbđs Tbđm Tkts Tktm Dij Ghi chú

A 1 0 0 1 1 0 Găng

B 2 1 3 3 5 2 -

C 4 1 1 5 5 0 Găng

D 2 3 5 5 7 2 -

E 2 5 5 7 7 0 Găng

F 3 7 7 10 10 0 Găng

30
LỜI KẾT LUẬN
Những cơ sở số liệu đề ra chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết do còn nhiều còn nhiều hạn chế
về kiến thức và kinh nghiệm. Dự án này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót.
Nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành quý báu của cô.

Để hoàn thành dự án này xin cảm ơn giảng viên bộ môn là cô Trần Nguyễn Kim Đan
đã hướng dẫn nhiệt tình chi tiết để nhóm em có cơ hội để vận dụng nó. Cuối cùng chân
thành cảm ơn quý thầy cô đã đọc bài dự án này, chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, thành
công trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản lý nhân lực là gì? Tầm quan trọng của quản lý nhân lực .Được truy lục từ
Tinh Hoa Solution: https://giaiphaptinhhoa.com/quan-ly-nhan-luc-la-gi-tam-quan-
trong-cua-quan-ly-nhan-luc/
2. Internet Việt Nam 2023: Số liệu mới nhất và xu hướng phát triển. Được truy lục từ
Vnetwork: https://www.vnetwork.vn/news/internet-viet-nam-2023-so-lieu-moi-
nhat-va-xu-huong-phat-trien

32

You might also like