You are on page 1of 65

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO DỰ ÁN MÔN HỌC

Tên dự án:

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT SAMSUNG TẠI


THÁI NGUYÊN - VIỆT NAM

Môn học: Quản trị tài chính công ty đa quốc gia


Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Nhóm thực hiện: Samsung

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

TT Họ tên MSSV Nhiệm vụ


1. Nguyễn Hoàng Phương Phương K194081162 Nhóm trưởng

2. Mai Minh Vũ K194081176 Thành viên

3. Lê Quốc Vương K204021077 Thành viên

4. Trần Nguyễn Thảo Vy K194081179 Thành viên

5. Võ Hương Giang K194081184 Thành viên

6. Nguyễn Thanh Hải K194081186 Thành viên

7. Huỳnh Mai Tường Vi K194081205 Thành viên


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ DỰ ÁN ... 10
1.1. Giới thiệu về công ty .............................................................................. 10
1.1.1. Tổng quan về tập đoàn SamSung ........................................................ 10
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty .................................................... 12
1.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty ....................................... 12
1.2. Giới thiệu khái quát dự án ...................................................................... 12
1.2.1. Tên dự án .......................................................................................... 12
1.2.2. Loại dự án ........................................................................................ 12
1.2.3. Thị trường thực hiện ........................................................................ 12
1.2.4. Quy mô dự án ................................................................................... 12
1.2.5. Địa điểm tiến hành dự án ................................................................. 12
1.2.6. Thời điểm tiến hành dự án ............................................................... 13
1.3. Cơ sở hình thành ý tưởng dự án ............................................................. 13
1.3.1. Nhu cầu thị trường ........................................................................... 13
1.3.2. Tình hình sản xuất ............................................................................ 14
1.3.3. Bối cảnh đất nước ............................................................................ 15
1.4. Mục tiêu và kết quả của dự án ................................................................ 16
1.4.1. Mục tiêu ngắn hạn ............................................................................ 16
1.4.2. Mục tiêu dài hạn ............................................................................... 17
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG DỰ ÁN ................................................................. 18
2.1. Đặc điểm của sản phẩm .......................................................................... 18
2.2. Thị trường mục tiêu ................................................................................ 19
2.2.1. Đồng tiền .......................................................................................... 19
2.2.2. Nguồn nguyên liệu............................................................................ 19
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 19
2.4. Môi trường pháp lý ................................................................................. 22
2.3. Phân tích môi trường bên ngoài.............................................................. 25
2.3.1. Nguồn lao động ................................................................................ 25
2.3.2. Tình hình chính trị ............................................................................ 27
2.4. Phân tích môi trường bên trong .............................................................. 29
2.4.1. Nguồn nhân lực ................................................................................ 29
2.4.2. Khả năng tài chính ........................................................................... 31
2.4.3. Khả năng nghiên cứu và phát triển .................................................. 31
2.4.4. Khả năng sản xuất kinh doanh ......................................................... 32
2.4.5. Văn hóa tổ chức................................................................................ 32
2.5. Phân tích tài tài chính của công ty .......................................................... 33
2.5.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty (2019-2021) .............. 33
2.5.2. Phân tích các chỉ số hiệu quả tài chính của công ty ........................ 38
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................... 42
3.1. Dự thảo kế hoạch tài chính ..................................................................... 42
3.1.2. Cơ sở hình thành dự thảo kế hoạch tài chính .................................. 42
3.1.3. Cơ sở ước tính lợi nhuận.................................................................. 43
3.2. Ước tính chi phí dự án ........................................................................ 43
3.4. Dự tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................... 47
3.4.1. Dự tính doanh thu ............................................................................ 47
3.4.2. Dự tính chi phí.................................................................................. 50
3.4.3. Dự tính lợi nhuận ............................................................................. 51
3.2. Rủi ro của dự án ...................................................................................... 52
3.2.1. Rủi ro tài chính: ............................................................................... 52
3.2.2. Rủi ro thương hiệu: .......................................................................... 54
3.2.3 Rủi ro cạnh tranh: ............................................................................. 55
3.2.4 Rủi ro pháp lý: .................................................................................. 56
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN ................................. 57
4.1. Đánh giá dự án theo mô hình SWOT ..................................................... 57
4.2. Giải pháp................................................................................................. 59
4.2.1. Phòng ngừa rủi ro cạnh tranh ......................................................... 60
4.2.2. Phòng ngừa rủi ro tài chính ............................................................. 61
4.3. Kết luận chung ........................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 63
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SamSung .................................. 33
Bảng 2.2: Doanh thu của SamSung (2019-2021) ............................................. 35
Bảng 2.3: Chi phí của SamSung (2019-2021) .................................................. 36
Bảng 2.4: Lợi nhuận của SamSung (2019-2021).............................................. 37
Bảng 2.5: Chỉ số hiệu quả tài chính của SamSung (2019-2021) ...................... 38
Bảng 3.1: Các loại chi phí cơ bản và nguồn cơ sở ............................................ 42
Bảng 3.2: Ước tính chi phí dự án ...................................................................... 44
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn dự án ................................................................... 46
Bảng 3.4: Kế hoạch trả nợ ................................................................................ 47
Bảng 3.5: Bảng giá tham khảo các sản phẩm mới của SamSung ..................... 48
Bảng 3.6: Ước tính doanh thu ........................................................................... 49
Bảng 3.7: Ước tính chi phí ................................................................................ 50
Bảng 3.8: Ước tính lợi nhuận ............................................................................ 51
Bảng 4.1: Mô hình SWOT của dự án................................................................ 57
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Logo công ty Samsung ..................................................................... 10
Hình 1.2: Samsung Town Seocho ..................................................................... 11
Hình 2.1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ......................... 22
Hình 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư FDI của các nước vào Việt Nam 7 tháng đầu
năm 2022 ........................................................................................................... 23
Hình 2.3: Thống kê thu TNDN, TNCN, VAT, xếp hạng tham nhũng, và tỷ lệ
thu thuế trên GDP ............................................................................................. 24
Hình 2.4: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của SamSung
(2019-2020) ....................................................................................................... 34
Hình 3.1: Các khoản vay của SamSung (2020-2021) ....................................... 42
8

LỜI MỞ ĐẦU
Cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” xuất hiện lần đầu tiên trong một báo cáo của
chính phủ Đức và dần phổ biến ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới, đánh dấu
một bước ngoặt lớn của nhân loại trong công cuộc đổi mới sáng tạo mang tính đột phá.
Được xem là “kỷ nguyên vạn vật kết nối Internet”, cách mạng 4.0 là sự kết nối và xử
lý giữa vạn vật với nhau thông qua các thiết bị ngoại vi, nền tảng công nghệ số, tất cả
được tích hợp và vận hành một cách hài hoà. Từ đó cuộc sống của con người dần thay
đổi và phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, mọi thứ ngày càng trở nên tiện lợi
hơn, đơn giản hơn, trải nghiệm sinh hoạt hàng ngày được nâng cao, cùng với đó là sự
an tâm trong công tác bảo mật. Đây được xem là xu thế tất yếu của nhân loại và ngày
càng trở nên phát triển hơn nữa, chính vì thế những ai đã đang và sẽ nắm bắt kịp và
khai thác được xu hướng phát triển này đều sẽ nắm trong tay khối tài sản kếch xù
không chỉ về vật chất mà còn là những giá trị vô hình vô cùng lớn mà không có một
thước đo nào có thể định lượng chính xác được.
Cuối thập kỷ 60 nhận thấy tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
SamSung đã chuyển chiến lược kinh doanh phát triển thành công nghệ điện tử, với sản
phẩm đầu tiên mang thương hiệu SamSung là chiếc tivi trắng đen. Hiện nay, nhờ vào
việc nắm bắt và khai thác kịp thời xu hướng phát triển của công nghệ, SamSung đã trở
thành một trong những thương hiệu đắt giá, sở hữu nhiều phát minh công nghệ đột phá
với tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. SamSung đứng đầu danh sách các công ty toàn
cầu về số lượng bằng sáng chế 5G được cấp bởi Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng
chế Mỹ, Văn phòng Bằng sáng chế châu Âu và Hiệp ước quốc tế về Bằng sáng chế với
1.728 bằng sáng chế được cấp. SamSung đang dần chứng minh vị thế tiên phong của
mình trên thị trường công nghệ toàn cầu với những phát minh vô cùng đột phá, hiện
đại. Điển hình nhất hiện nay là việc chế tạo thành công thế hệ điện thoại màn hình gập
thông minh Galaxy Z Series.
Trước sự phát triển cùng với nhu cầu ngày càng cao về sản xuất và lắp ráp bản mạch in
kết nối mật độ cao HDI, các linh kiện, phụ tùng cho các loại thiết bị viễn thông, thiết
bị di động công nghệ cao, các loại sản phẩm điện và điện tử khác. Kèm theo việc
không hoạt động và đóng cửa các nhà máy tại các “công xưởng” ở Trung Quốc, công
ty công nghệ SamSung Electronics - một công ty đa quốc gia rất thành công trên thị
trường toàn cầu đã lên kế hoạch thực hiện dự án mở nhà máy tại Thái Nguyên - Việt
Nam.
Trước đó, SamSung có 6 nhà máy, một trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D), một
đơn vị bán lẻ tại Việt Nam. Việc mở rộng nhà máy sản xuất quy mô lớn này, đối với
một tập đoàn đa quốc gia như SamSung Electronics, cũng phải được lên kế hoạch, dự
thảo tài chính và trích lập dự phòng rủi ro chi tiết và cẩn thận để đảm bảo các kế hoạch
9

dài hạn được thực hiện theo đúng lộ trình, mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng và
quan trọng nhất là mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho cổ đông. Chính vì lẽ đó, nhóm
quyết định chọn đề tài “DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT CỦA SAMSUNG TẠI
THÁI NGUYÊN - VIỆT NAM” làm đề tài cho dự án môn học Quản trị tài chính
doanh nghiệp đa quốc gia.
Bố cục bài phân tích được chia làm 4 chương:
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về công ty và dự án
Chương 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án
Chương 3. Kế hoạch thực hiện dự án
Chương 4. Đánh giá, giải pháp, kết luận
Nội dung của đề tài nhằm phân tích lý do SamSung Electronics lựa chọn mở rộng tại
Việt Nam, những cơ hội và thách thức khi chọn Việt Nam là thị trường sản xuất. Từ đó
đưa ra dự thảo kế hoạch, đánh giá rủi ro, đề xuất giải pháp phòng ngừa, và đánh giá dự
án. Để có thể hoàn thành dự án một cách tốt nhất, nhóm chúng em xin cảm ơn cô
Nguyễn Thị Ngọc Diệp đã hết mình trong công tác giảng dạy để truyền đạt thông tin
về kiến thức chuyên ngành, những kinh nghiệm thực tiễn và giúp đỡ tụi em trong suốt
thời gian qua. Trong quá trình hoàn thành dự án sẽ có nhiều thiếu sót mong cô góp ý
để nhóm hoàn thiện dự án một cách tốt nhất và hoàn chỉnh nhất. Nhóm chân thành
cảm ơn!
Trân Trọng.
10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ DỰ ÁN


1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.1. Tổng quan về tập đoàn SamSung
Tập đoàn SamSung là tập đoàn thương mại đa quốc gia lớn nhất Hàn Quốc và có tổng
hành dinh đặt tại SamSung Town, Seoul. Nổi tiếng là công ty điện tử lớn nhất thế giới
theo doanh thu, nhưng SamSung không chỉ hoạt động ở lĩnh vực điện tử. Trên thực tế,
công ty này còn sở hữu nhiều công ty con, hệ thống bán hàng và các văn phòng đại
diện ở nhiều ngành khác trên khắp thế giới. Một số lĩnh vực nổi bật có thể kể đến như
đóng tàu, xây dựng, bảo hiểm, không gian vũ trụ, quảng cáo...

Hình 1.1: Logo công ty


Hình 1.1: Logo công ty Samsung
Nguồn: Nhóm tác giả sưu tầm
SamSung được sáng lập năm 1938 bởi Lee Byung-Chul - một người xuất thân từ một
gia tộc giàu có. Công ty chỉ có vỏn vẹn 40 nhân viên với các hoạt động sản xuất, xuất
khẩu các loại sản phẩm như cá, khô, mì sợi. Và đến cuối thập kỉ 60, công ty này lần
đầu đặt chân vào thị trường công nghiệp điện tử với sự hỗ trợ đắc lực về kinh nghiệm
và chuyên môn từ Mỹ và Nhật Bản. Nhiều công ty con trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng
như SamSung Electronic Devices, SamSung Electro-Mechanics được ra đời và tập
trung sản xuất một số bộ phận điện tử, sau đó là sản xuất tivi đen trắng đầu tiên. Song
song đó, tập đoàn đồng thời xuất khẩu các sản phẩm điện tử ra nước ngoài. Đây có thể
được xem là một bước ngoặt quan trọng, là kim chỉ nam cho sự thành công của tập
đoàn trong lĩnh vực điện tử sau này.
SamSung bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp phần cứng viễn thông từ năm
1980 và sáp nhập các công ty con chuyên về lĩnh vực công nghệ điện tử thành Công ty
11

Điện Tử SamSung hay còn gọi là SamSung Electronics. Công ty Điện tử SamSung cho
xây dựng nhiều nhà máy lắp ráp và trụ sở đặt ở nhiều thành phố và quốc gia như Bồ
Đào Nha, New York, Tokyo... Sau đó, tổ chức tập trung vào sản xuất các thiết bị gia
dụng, viễn thông và chất bán dẫn. Đây trở thành mũi nhọn quan trọng khi chiếm 2/3
doanh thu của cả tập đoàn.
Từ năm 2000 đến nay, SamSung vươn mình trở thành gã khổng lồ trong ngành điện
thoại khi lần đầu tham gia thị trường này với sản phẩm màn hình cảm ứng SPH-1300
vào năm 2001 và điện thoại nhận dạng giọng nói đầu tiên vào năm 2005. Trong các
năm tiếp theo, SamSung mua lại các công ty phát triển công nghệ cho các thiết bị điện
tử và liên tục cho ra mắt những sản phẩm điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới
như Galaxy S II, Galaxy S III. Cho đến năm 2012, SamSung chính thức trở thành nhà
sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, tập đoàn này
tiếp tục phát triển và mở rộng sản xuất các thiết bị thông minh trong lĩnh vực y tế, tự
động hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo... Gần nhất, SamSung tạo nên tiếng vang lớn khi
tung ra thị trường những sản phẩm điện thoại cảm ứng nắp gập mang tên Galaxy Flip,
Galaxy Fold, hứa hẹn sẽ góp phần tạo ra xu hướng mới trong ngành công nghiệp sản
xuất điện thoại thông minh. Không những vậy, SamSung đã và đang đẩy mạnh nghiên
cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm vi mạch, chất bán dẫn - vốn là những mặt
hàng mang tính cạnh tranh cao, đặc biệt trong giai đoạn thiếu hụt nguồn cung ứng chip
và bộ xử lý công nghệ cao như hiện nay.

Hình 1.2: Samsung Town Seocho


Nguồn: Nhóm tác giả sưu tầm
12

1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty


Tầm nhìn: “Truyền cảm hứng cho thế giới bằng các công nghệ, sản phẩm và thiết kế
sáng tạo của chúng tôi nhằm làm phong phú thêm cuộc sống của mọi người và đóng
góp vào sự thịnh vượng xã hội bằng cách tạo ra một tương lai mới” hay “Truyền cảm
hứng cho thế giới, kiến tạo tương lai.”
Sứ mệnh: “Chúng tôi sẽ cống hiến nguồn nhân lực và công nghệ của mình để tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ cao cấp, từ đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp
hơn.”
1.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty điện tử SamSung hoạt động chủ yếu trong 4 lĩnh vực sau:
Thứ nhất là hàng điện tử tiêu dùng: Với 13 loại sản phẩm và dịch vụ về thiết bị điện tử
thông minh và đồ điện gia dụng, bao gồm: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết
bị âm thanh, thiết bị đeo, Smart Switch, phụ kiện, TVs, Lifestyle TVs, thiết bị nghe
nhìn, tủ lạnh, máy giặt và máy sấy, điều hòa không khí, đồ gia dụng nhà bếp, màn
hình.
Thứ hai là công nghệ thông tin và truyền thông điện tử.
Thứ ba là giải pháp thiết bị.
Thứ tư là nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
1.2. Giới thiệu khái quát dự án
1.2.1. Tên dự án
Sau khi bàn bạc và đi đến thống nhất, nhóm quyết định đặt tên cho dự án là “Dự án
mở rộng sản xuất của SamSung tại Thái Nguyên, Việt Nam”
1.2.2. Loại dự án
Mở rộng quy mô sản xuất của công ty con ở nước ngoài.
1.2.3. Thị trường thực hiện
Thị trường mà Samsung thực hiện chiến lược mở rộng sản xuất trong dự án này chính
là Việt Nam.
1.2.4. Quy mô dự án
Tăng vốn đầu tư nhà máy SamSung Electro - Mechanics tại Thái Nguyên từ 1,35 tỷ
USD lên 2,27 tỷ USD tương đương 20.240 tỷ Việt Nam đồng.
1.2.5. Địa điểm tiến hành dự án
Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam Thái Nguyên
13

1.2.6. Thời điểm tiến hành dự án


Vào ngày 16/02/2022, SamSung tiếp tục tăng vốn nhằm mở rộng quy mô sản xuất.
Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và hoạt động chính thức vào năm 2023.
1.3. Cơ sở hình thành ý tưởng dự án
1.3.1. Nhu cầu thị trường
Theo Reuters đưa tin, Hàn Quốc đang đặt mục tiêu nội địa hóa 50% linh kiện và thiết
bị trong ngành sản xuất chất bán dẫn vào năm 2030, tăng so với mức 30% như hiện
nay. Kế hoạch này được xem là một phần quan trọng trong chiến lược của chính quyền
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nhằm củng cố ngành công nghiệp sản xuất chất
bán dẫn trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
Mặc dù bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 5nm cùng thời điểm với SamSung, TSMC lại
là nhà sản xuất hợp đồng duy nhất cho các vi xử lý của Apple. Vì iPhone là dòng điện
thoại thông minh bán chạy nhất tính theo doanh số, nên chúng yêu cầu chip phải được
sản xuất theo chu kỳ ngắn. Hiện nay, rất khó để tìm ra một doanh nghiệp ngoài TSMC
đáp ứng được những điều kiện trên. Do chênh lệch trong dây chuyền sản xuất chip
5nm, TSMC đã nới rộng khoảng cách dẫn đầu thị trường. Theo công ty phân tích
TrendForce, trong quý đầu tiên, TSMC đã chiếm được 53,6% thị trường và SamSung
đứng thứ hai với 16,3%.
Intel, cũng đang lên kế hoạch trở lại cuộc đua chip điện thoại. Giám đốc điều hành Pat
Gelsinger đã công bố các khoản đầu tư lớn vào Mỹ và Châu Âu. Ông Gelsinger tuyên
bố: “Ngày nay có một sự thiên vị lớn đối với châu Á. Thế giới cần nguồn cung từ Mỹ
và châu Âu theo một cách cân bằng hơn”.
Sự cạnh tranh giữa ba nhà sản xuất chip lớn là TSMC, SamSung và Intel sẽ còn tồn tại
ít nhất là trong ngắn hạn.
Mảng kinh doanh bộ nhớ của SamSung tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận. Ngày 07/07/2022,
công ty cho biết doanh thu tăng 21% so với cùng kỳ trong Quý II và lợi nhuận hoạt
động tăng 11%.
Hiệp hội Ngành công nghiệp bán dẫn (SIA) mới đây cho biết doanh số bán dẫn toàn
cầu năm 2021 lần đầu tiên đạt mức kỷ lục hơn 500 tỷ USD, giữa bối cảnh các hãng sản
xuất chip bán dẫn tăng cường sản xuất để ứng phó với tình trạng đứt gãy nguồn cung
toàn cầu khi kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch.
Theo SIA, doanh số bán chip toàn cầu năm ngoái tăng 26,2% so với năm trước đó, đạt
555,9 tỷ USD, với lượng xuất xưởng chip bán dẫn cao nhất từ trước tới nay là 1,15 tỷ
chiếc.
14

Nhu cầu chip bán dẫn dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhu cầu trong các lĩnh vực như
ôtô, máy chơi game (trò chơi điện tử), thiết bị mạng và điện thoại di động cũng như
các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp khác.
Trong báo cáo, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SIA John Neuffer cho biết: “Nhu
cầu sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, vì chip
bán dẫn còn được nhúng nhiều hơn vào các công nghệ thiết yếu của hiện nay và tương
lai.”
Tính theo khu vực, doanh số bán chip bán dẫn tại thị trường chip bán dẫn lớn nhất thế
giới Trung Quốc trong năm ngoái tăng 27,1% , trong khi thị trường châu Mỹ có tỷ lệ
tăng trưởng cao nhất 27,4%. Tiếp đến châu Âu và Nhật Bản lần lượt tăng trưởng
27,3% và 19,8%, trong khi châu Á-Thái Bình Dương và các thị trường khác tăng
25,9%.
Đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, sắp tới đây Samsung
đang lên kế hoạch sản xuất thêm dòng chip 3nm, đây sẽ là bước đi tiên phong trong
ngành, dự kiến sẽ tạo ra được tiếng vang lớn. Hơn nữa, đây sẽ là sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp với TSMC, hiện công ty này cũng đang trong quá trình mở rộng đầu tư và sản
xuất chip 3nm.
1.3.2. Tình hình sản xuất
Những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử, vi mạch phát triển mạnh, chiếm 1/3
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh
vực xuất khẩu hàng điện tử. Trong 8 tháng của năm 2022, điện thoại và linh kiện điện
tử có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 39,6 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm
2021.
Đặc biệt, Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất điện tử của thế giới, là nơi đặt nhà
máy, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của hàng loạt tập đoàn điện tử tên tuổi
như SamSung, LG, Intel, Apple, Compal, Xiaomi… Theo ông Nguyễn Minh Tuấn,
Chủ tịch Hội Công nghệ và Vi mạch TP.HCM, Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực để
thiết kế chip, điều còn thiếu hiện nay là xây dựng nhà máy.
Ngày 5-8, tại buổi tiếp ông Roh Tae-Moon, tổng giám đốc Tập đoàn SamSung điện tử
(Hàn Quốc) sang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng mong muốn SamSung tiếp
tục góp ý về thể chế, cơ chế, chính sách và mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh,
coi Việt Nam là cứ điểm quan trọng, chiến lược toàn cầu toàn diện hơn nữa về sản
xuất, nghiên cứu - phát triển các sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, thiết thực kỷ
niệm dịp 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc (1992 - 2022),
đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.
15

Bày tỏ sự cảm ơn Chính phủ và các cơ quan Việt Nam đã hỗ trợ SamSung, tổng giám
đốc Tập đoàn SamSung điện tử cho biết 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất
khẩu của SamSung Việt Nam đạt mức 34,3 tỷ USD, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ
năm ngoái. Trong năm 2022, SamSung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỷ
USD, đầu tư thêm 3,3 tỷ USD và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
1.3.3. Bối cảnh đất nước
Về vị trí địa lý
Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam cũng là yếu tố quan trọng để SamSung đưa ra
quyết định đầu tư. Với vị trí gần Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất thế giới, nơi
cung ứng những linh kiện, phụ kiện nhỏ mà Việt Nam chưa thể tự sản xuất được; và
cách không xa Ấn Độ, lại có giao thông thuận lợi về đường biển, đã giúp Việt Nam có
thể trở thành trung tâm sản xuất sản phẩm để cung cấp cho khu vực châu Á.
Về chính sách kinh tế
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á – khu vực kinh tế sôi động bậc nhất thế giới,
nơi có các thị trường mới nổi với sức tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Cùng với đó,
sự mở cửa thị trường của Việt Nam những năm gần đây đã cho thấy nỗ lực hòa nhập
với nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định hợp tác, việc tham gia thị trường
chung ASEAN (1995), các FTA,... Đối với tất cả những nhà đầu tư nước ngoài, Việt
Nam đã luôn có những chính sách hỗ trợ cũng như là có các chế độ ưu đãi rất lớn từ
phía Chính phủ. Nếu như ở Hàn Quốc, mỗi năm tập đoàn SamSung phải đóng thuế ở
mức là 22%, thì khi vào đến Việt Nam, SamSung lại không phải trả một đồng nào
trong suốt 4 năm liền cho cái thứ gọi là thuế doanh nghiệp. Sau đó 4 năm, số tiền thuế
doanh nghiệp mà SamSung đã phải nộp cho ngân sách nhà nước cũng chỉ rất ít ỏi, là
5%/năm cho kỳ hạn là 12 năm tiếp theo và là 10%/năm cho kỳ hạn 34 năm sau đó.
SamSung còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng; chỉ bị thu một nửa
tiền điện, nước và cước viễn thông. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ chính sách bảo hộ đối
với hàng điện tử để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới có thể khiến Việt
Nam mất đi một số cơ sở lắp ráp nhỏ, nhưng lại thu hút được hàng loạt những dự án
đầu tư lớn. Đây là cơ hội tốt cho ngành công nghiệp sản xuất linh kiện phát triển, điều
mà Việt Nam đã không làm được trong gần 15 năm thực hiện chính sách bảo hộ vừa
qua. Nếu Chính phủ có thêm những chính sách cần thiết để hỗ trợ cho ngành này, thì
Việt Nam sẽ sớm có ngành công nghiệp điện tử mạnh, thu hút vốn đầu tư của nước
ngoài. Một điều quan trọng là cho đến nay, Việt Nam hầu như chưa có sự ràng buộc
nào đối với việc di chuyển dây chuyền sản xuất từ các nhà máy nước ngoài vào trong
nước. Giới phân tích nhận định Việt Nam tương đối “mở” so với một số nước khác
trong vấn đề này.
16

Về chi phí nhân công


Đối với SamSung, Việt Nam cung cấp một giải pháp thay thế hấp dẫn hơn so với sản
xuất tại Trung Quốc. Lực lượng lao động tại Trung Quốc khá dồi dào và chi phí thuê
nhân công cũng tương đối rẻ. Tuy nhiên so với Việt Nam thì lực lượng này có độ tuổi
trung bình cao hơn bảy tuổi và chi phí thuê mướn cũng cao gấp hai lần so với lao động
Việt Nam. Lao động giá rẻ làm giảm chi phí trong các nhà máy của SamSung, tạo nên
lợi thế vượt trội so với Apple trong việc sản xuất các thiết bị cầm tay rẻ tiền hơn.
Theo tính toán, mức lương trung bình mà SamSung trả một nữ công nhân Việt Nam đã
tốt nghiệp THPT (bao gồm cả phụ cấp làm thêm giờ) vào khoảng 353USD/tháng, tức
chưa bằng 1/10 mức lương của một công nhân tại Hàn Quốc. Trong khi đó, lao động ở
Việt Nam có thể bắt kịp yêu cầu chỉ sau ba tháng được đào tạo, và họ cũng sẵn lòng
làm thêm giờ. Đây cũng là lời giải đáp cho việc tại sao trong năm 2012, SamSung lại
tuyến đến gần 20.000 lao động Việt Nam vào làm trong các nhà máy, khu công nghiệp
của mình, trong khi đó, con số này Gumi chỉ khiêm tốn 175 người.
1.4. Mục tiêu và kết quả của dự án
1.4.1. Mục tiêu ngắn hạn
Kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất của SamSung tại thị trường Việt Nam cụ thể là
Thái Nguyên với mục tiêu hiện tại là sản xuất và lắp ráp bản mạch in kết nối mật độ
cao, các linh kiện, phụ tùng (như camera module, bộ nắn điện, Touch sensor module,
Linear motor...) cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao, các
loại sản phẩm điện và điện tử khác. Ngoài ra dự án còn nhấn mạnh mục tiêu được
quan tâm nhiều nhất chính đó là sản xuất sản phẩm bán dẫn như các loại chip bán dẫn,
màng lưới bóng chíp bán dẫn,... Bên cạnh đó việc xây dựng và vận hành các khu nhà
và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật , xã hội cần thiết khác nhằm phục vụ cho các chuyên gia
và công nhân của công ty để hướng tới mục tiêu ổn định, lâu bền. Trong bối cảnh dòng
vốn FDI trên thế giới có xu hướng tái cơ cấu đầu tư và tái định vị lại chuỗi cung ứng,
chuỗi giá trị, SamSung chính là cây cầu đưa các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và
thế giới nói chung đến Việt Nam đầu tư trong thời gian tới.
Theo Tổng giám đốc SamSung Điện tử Roh Tae-Moon, trong 6 tháng đầu năm nay,
tổng kim ngạch xuất khẩu của SamSung Việt Nam đạt mức 34,3 tỷ USD, tăng khoảng
18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2022, SamSung đặt mục tiêu kim ngạch
xuất khẩu đạt 69 tỷ USD, đầu tư thêm 3,3 tỷ USD và tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt
Nam. SamSung đang tiến hành chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm
chip bán dẫn 3nm và 5nm, lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ triển khai đại trà từ năm 2023
tại nhà máy SamSung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên.
17

1.4.2. Mục tiêu dài hạn


Trong thời gian tới, Samsung sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu ổn định
vận hành nhà máy, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nếu trước đây
Samsung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, trong thời gian tới sẽ nâng cao vị
thế kinh doanh tại Việt Nam của công ty lên một tầm cao mới, trở thành cứ điểm
nghiên cứu và phát triển chiến lược thông qua việc xây dựng Trung tâm R&D…
Bên cạnh đó, SamSung dự kiến hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho 50 doanh
nghiệp Việt Nam thông qua phát triển mô hình nhà máy thông minh; đẩy mạnh hợp tác
với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu của Việt Nam; đề nghị phía Việt Nam tiếp
tục quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; giới
thiệu về thế mạnh và các hoạt động của Hàn Quốc trong việc vận động đăng cai Triển
lãm thế giới EXPO 2030.
Đối với nhà máy SEVT, sau khi đã hoàn tất mở rộng quy mô hoạt động thì SamSung
hoàn toàn có thể đầu tư thêm máy móc, dây chuyền thiết bị hiện đại và những khóa
đào tạo nâng cấp tay nghề cho người lao động nhằm tăng cao năng lực sản xuất để có
thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với nhà máy SEV, nhà máy SEVT kỳ
vọng trở thành nhà cung ứng cấp một các dòng sản phẩm điện thoại cao cấp của
SamSung trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
18

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG DỰ ÁN


2.1. Đặc điểm của sản phẩm
Từ khi thành lập đến nay, SamSung đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm điện tử đa
dạng mẫu mã như điện thoại, laptop, tivi, tủ lạnh, máy giặt, các phụ kiện cùng thương
hiệu, các vi mạch, chip, bộ xử lý… Sự đa dạng về mặt chủng loại, mẫu mã đến chức
năng, tiện ích đã giúp doanh nghiệp nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người tiêu
dùng. Các sản phẩm của SamSung sở hữu những đặc điểm nổi bật từ thiết kế sang
trọng, tao nhã đến áp dụng các công nghệ hiện đại, tân tiến và quan trọng là giá cả ổn
định, nhiều mức giá hợp với túi tiền. Được biết đến như là một trung tâm sản xuất thiết
bị truyền thông, SEVT đã và đang chứng minh vị thế của mình trong việc cung cấp và
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Dưới đây là một số sản phẩm tiêu biểu của
SamSung được sản xuất tại Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam Thái
Nguyên:

 Điện thoại thông minh: Samsung Galaxy, Samsung Galaxy Note series,
Samsung Galaxy Tab series, Samsung Z Fold và Samsung Z Flip.
 Máy tính Samsung: PC, Laptop
 Sản phẩm TV thông minh: Smart TV, Full HD & HD TV, Crystal UHD, 4K
TVs, 8K TVs, Phụ kiện TV
 Thiết bị nghe nhìn: Loa tháp, phụ kiện loa thanh, loa thanh với loa trầm
 Đồ gia dụng: tủ lạnh, máy giặt, thiết bị làm sạch không khí, máy hút bụi, dụng
cụ nhà bếp
 Đặc biệt, SEVT là trung tâm sản xuất các sản phẩm vi mạch, linh kiện bán dẫn
cung cấp cho toàn bộ chuỗi cung ứng các sản phẩm của Samsung.
Khi chưa tiến hành dự án mở rộng nhà máy Samsung ở Thái Nguyên (SEVT), thì nhà
máy có diện tích hơn 100ha với hơn 70.000 nhân viên và công nhân người Việt Nam
chịu trách nhiệm quản lý và sản xuất. Bên cạnh đó công ty ứng dụng công nghệ sản
xuất hiện đại và mới nhất, có thể bắt kịp hoạt động sản xuất những dòng sản phẩm mới
nhất của Samsung. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm công nghệ cao
cũng như cạnh tranh về công nghệ bán dẫn và vi mạch đang ở giai đoạn hấp dẫn và
giàu tiềm năng, SEVT đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển cũng như mở rộng
sản xuất ngành hàng này.
Chính vì vậy, công ty kỳ vọng việc mở rộng Nhà máy sản xuất SEVT sẽ giúp tăng quy
mô và tốc độ sản xuất và kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, góp phần giữ vững giá
trị thương hiệu trong lĩnh vực điện, điện tử nói chung và chất bán dẫn nói riêng.
19

2.2. Thị trường mục tiêu


2.2.1. Đồng tiền
Hàn Quốc sản xuất sản phẩm điện thoại di động và tiêu thụ ở hầu hết các thị trường
lớn khác nhau. Điều này đưa ra một vấn đề cần xem xét đó là sức mạnh đồng tiền, cụ
thể là sức mạnh đồng tiền ở nước sản xuất và sức mạnh đồng tiền ở các thị trường tiêu
thụ. Việc Hàn Quốc tiêu thụ sản phẩm của mình ở các thị trường lớn sẽ đem về các
đồng tiền mạnh trong doanh thu như USD, EUR,... Và ở khía cạnh sản xuất thì lại
ngược lại, Hàn Quốc cần lựa chọn các thị trường chuyên sản xuất có sức mạnh đồng
tiền tương đối hoặc thực sự yếu so với các đồng tiền khác để lựa chọn làm nơi sản
xuất. Đứng trước thực trạng đó thì Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường sản xuất
tiềm năng, tuy nhiên, dạo gần đây đồng tiền của Trung Quốc đã bắt đầu tăng giá, chính
vì vậy Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn để thâm nhập mở rộng sản xuất vì đồng
tiền yếu đồng nghĩa với chi phí sản xuất, chi phí lao động, chi phí mặt bằng sẽ rẻ hơn
và làm giảm giá thành sản phẩm đi nhiều, từ đó, giúp tăng lợi nhuận của công ty.
2.2.2. Nguồn nguyên liệu
Theo nhận xét đánh giá, ngành sản xuất chip và chất bán dẫn ở Việt Nam phải dùng
nguyên vật liệu nhập khẩu là chủ yếu. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang được quan
tâm và đánh giá bởi chính phủ: nếu Việt Nam phát triển ngành công nghiệp vi mạch
thì việc đầu tiên phải làm chính là xây dựng được một số cơ sở sản xuất các vật liệu
điện tử chủ yếu. Việt Nam phải tự chủ được những vật liệu mang tính chiến lược để
chủ động, không bị ngừng trệ sản xuất nếu khi xảy ra những tình huống xấu như chiến
tranh thương mại hoặc dịch bệnh Covid-19... Tất nhiên, nếu tự sản xuất giá thành cao
trong lúc giá thị trường thế giới rẻ hơn thì Việt Nam có thể nhập khẩu. Đồng thời,
chính phủ cũng khuyến khích ngành sản xuất này phát triển nên vấn đề nhập khẩu
nguyên liệu về cơ bản sẽ giảm bớt gánh nặng.
Như vậy, dù các doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam không phải là nhà cung ứng linh
kiện điện tử phức tạp chính cho SamSung nhưng với sức hút và khả năng sản xuất của
SamSung từ những năm đầu bước vào thị trường Việt Nam, các nhà cung ứng từ nước
ngoài vẫn tiếp tục vào Việt Nam, biến Việt Nam thành địa điểm sản xuất lý tưởng.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian
qua tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Đặc biệt, luôn được Chính phủ
quan tâm đến việc phát triển nâng cao cơ sở hạ tầng, tỉnh Thái Nguyên đã trở thành
một trong những nơi có các khu công nghiệp phát triển nhất cả nước.
Nhà máy SamSung Thái Nguyên là dự án nằm trong giai đoạn đầu tiên của tổ hợp
công nghệ cao do hãng SamSung đầu tư tại khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên, Thái
20

Nguyên với mức đầu tư lên tới 3,2 tỷ USD. Có tổng diện tích 100 hecta, công suất
thiết kế 100 triệu điện thoại và các thiết bị di động mỗi năm. Đây được xem là nhà
máy sản xuất điện thoại lớn nhất của SamSung.
Về cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình là một khu công nghiệp lớn ở Thái
Nguyên, theo cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên.
Về vị trí địa lý
Khu công nghiệp Yên Bình nằm ở xã Đồng Tiến, thành phố Phổ Yên tỉnh Thái
Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên nằm giữa các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Vĩnh Phúc; hiện đang có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp. Vị trí địa
lý của KCN Yên Bình được đánh giá cao về sự thuận tiện; với các hệ thống giao thông
hiện đại giúp cho các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp; vận chuyển lưu thông
hàng hóa nội địa và quốc tế. Khu công nghiệp có tổng diện tích là 693 ha trong đó có
400 ha dành cho đất công nghiệp và nhà xưởng cho thuê được xây dựng trong 2 giai
đoạn, giai đoạn 1 là 336 ha, giai đoạn 2 là 64 ha.
Về nguồn điện
Nguồn điện sản xuất tại KCN Yên Bình được đảm bảo bởi 3 trạm biến áp 110/22kV
có công suất 3x63 MVA được xây dựng nội khu và tiếp giáp với khu công nghiệp.
Ngoài việc đáp ứng được các nhu cầu sử dụng điện công suất lớn trong khu công
nghiệp, các trạm biến áp này còn độc lập với nhau về việc cấp điện, cho khả năng đảm
bảo nguồn điện dự phòng nếu một trạm xảy ra sự cố. Đường dây 22kV được chủ đầu
tư xây dựng và bố trí sẵn tới từng vị trí lô đất trong khu công nghiệp.
Về hệ thống cập nước
Nước sạch sản xuất trong KCN Yên Bình được lấy từ nhà máy nước sạch Yên Bình có
công suất cấp nước trên 150.000m3/ngày đêm với công nghệ xử lý nước của Nhật
Bản. Để đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường và nhu cầu sản xuất, KCN Yên Bình đã
được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 80.000m3/ngày
đêm.
Phòng cháy chữa cháy
Các trụ lấy nước cứu hỏa được đầu tư xây dựng dọc theo các trục giao thông của KCN
Yên Bình với khoảng cách từ 120-150m mỗi trụ, đường kính trụ từ 125mm luôn đảm
bảo phòng trừ mọi sự cố hỏa hoạn diễn ra.
Về hệ thống cảnh quan và các tiện ích hạ tầng khác
12,26% diện tích của KCN Yên Bình là hệ thống cây xanh, hồ điều hòa và công viên
giải trí được xây dựng đồng bộ, tạo cảnh quan hạ tầng. Hệ thống cấp khí công nghiệp
sẵn sàng, Hệ thống Hải quan thuận tiện nằm ngay trong khu công nghiệp; Đội ngũ an
21

ninh được bố trí 24/7 cùng với các tiện ích khác như nhà ở cho công nhân, ngân hàng,
bệnh viện.
Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, hệ thống thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc
tế, đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng các yêu cầu mọi mặt về thông tin liên lạc trong và
ngoài nước.
Với hạ tầng KCN được xây dựng đồng bộ, tiện ích, phát triển; KCN Yên Bình đã thu
hút được hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài lớn thu hút được dòng vốn FDI lên tới
hơn 10 tỷ USD, góp phần lớn đưa Thái Nguyên nhiều năm lọt vào top 10 cả nước về
thu hút vốn FDI. Khu phức hợp sản xuất Samsung Bắc Ninh SEV cũng được đặt tại
KCN Yên Bình. SamSung Thái Nguyên SEVT cùng với SamSung Bắc Ninh SEV là
hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu.
Quy mô
Nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) là dự án nằm trong giai đoạn đầu tiên của tổ
hợp công nghệ cao do hãng SamSung đầu tư tại khu công nghiệp Yên Bình.
Tổ hợp công nghệ cao này bao gồm:
 Nhà máy sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công
nghệ cao, quy mô 2 tỷ USD;
 Nhà máy sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp, quy mô 1,2 tỷ
USD, qua nhiều lần điều chỉnh đã năng lên thành 1,35 tỷ đô. Toàn bộ số vốn
này đã được giải ngân hết. Và con số, cộng với 920 triệu USD tăng thêm, như
vậy hiện tại dự án có tổng vốn đầu tư 2,27 tỷ USD.
 Ngoài ra các công ty con của Tập đoàn sẽ đầu tư thêm các nhà máy sản xuất các
loại linh kiện điện và điện tử, phụ tùng các sản phẩm di động, điện tử viễn
thông công nghệ cao như: máy hút bụi, máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật
số…
Nhà máy SEVT có tổng diện tích 100 ha, công suất thiết kế 100 triệu điện thoại và các
thiết bị di động mỗi năm. Đây được xem là nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất của
SamSung.
Mặt khác, trong năm 2020, SamSung đã bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển mới tại Việt Nam có quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD với tổng diện
tích xây dựng là 11.603m2 và diện tích sàn là 79.511m2, dự kiến sẽ được hoàn thành
vào cuối năm 2022. Được trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ các
nghiên cứu trong lĩnh vực di động và hệ thống mạng, SamSung mong muốn năng lực
nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam sẽ được nâng tầm, không chỉ trong lĩnh vực phát
22

triển sản phẩm mà còn ở các 16 lĩnh vực nghiên cứu đang là xu hướng của thế giới như
trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), mạng 5G… tạo tiền
đề để Việt Nam có thể đi trước đón đầu với những thay đổi của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.
2.4. Môi trường pháp lý
Sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) vào năm 2007, chúng ta có nhiều cơ hội phát triển kinh tế và hội nhập với
thế giới. Ngày càng có nhiều công ty lớn ở nước ngoài đầu tư vào trong nước, đây là
nguồn vốn quan trọng trong công cuộc mở ra một kỷ nguyên kinh tế mới. Việt Nam
đang hoàn thiện chính sách tài chính như Luật đầu tư, Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, Luật thuế xuất khẩu, Luật thuế nhập khẩu,... để tự mình mở ra cơ hội thu hút
vốn đầu tư từ nước ngoài. Cùng với sự tham gia vào FTA thế hệ mới, Việt Nam có
nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn nguyên liệu giá rẻ, được ưu đãi thuế quan và chuyển
giao công nghệ cao. Vì thế, nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2010-
2020 tăng rõ rệt từ 19,89 tỷ USD năm 2010 lên 28,53 tỷ USD, đỉnh điểm là vào năm
2019 con số này lên đến 38,95 tỷ USD.

Hình 2.1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Cục đầu tư nước ngoài
Trong năm 2021, mặc dù dịch Covi -19 diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt
Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư
nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư
đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng
mạnh tới 40,5%.
23

Bước sang năm 2022, dòng vốn FDI vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc
trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền
kinh tế sau thời gian đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19. Số liệu của Tổng cục Thống kê
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại
Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với
cùng kỳ năm 2021. Đây được coi là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5
năm qua.
Tính đến 20/07/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần
của nhà đầu tư FDI đạt trên 15,54 tỷ USD, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với
quy mô lớn trong 7 tháng đầu năm.
Vốn đầu tư điều chỉnh tăng cao, một mặt cho thấy các nhà đầu tư FDI vẫn tiếp tục đặt
niềm tin vào nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định
đầu tư mở rộng dự án hiện hữu. Mặt khác phần nào phản ánh tác động của lạm phát,
giá cả tăng cao do ảnh hưởng của các cuộc xung đột chính trị, thương mại trên thế
giới.

Hình 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư FDI của các nước vào Việt Nam 7 tháng đầu năm
2022
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Tổng cục Thống kê
Xếp thứ 2 là Hàn Quốc với trên gần 3,26 tỷ USD, chiếm gần 21% tổng vốn đầu tư,
tăng 48,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, về số dự án, Hàn Quốc lại đứng đầu với hơn
200 dự án được cấp mới, chiếm 22,65% tổng số dự án đăng ký mới.
24

Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới
cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong 7 tháng năm
2022 (chiếm 37% số lượt điều chỉnh và 35,8% số lượt góp vốn mua cổ phần).
SamSung trước đó đã đầu tư vào Việt Nam rất nhiều dự án, mang lại kết quả tốt đẹp.
Vì thế, Việt Nam luôn là sự ưu tiên lựa chọn đầu tiên của công ty đa quốc gia này cho
những dự án mới của mình.
Về thuế quan, từ năm 2016, Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, mức thuế thuộc hàng
cao so với thế giới. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua tình hình
Covid-19, nhà nước đã đưa ra nhiều gói cứu trợ cũng như chính sách thuế phù hợp
như: miễn giảm, giãn thuế, phí và lệ phí để giúp đỡ kịp thời cho các doanh nghiệp và
hộ kinh doanh đang cố gắng từng ngày trong thời kỳ khó khăn này. Tháng 09/2020,
Chính phủ ban hành Nghị định 114/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết
số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức
khác đối với trường hợp tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng năm 2020. Qua đó có
thể thấy được, Việt Nam có sự quan tâm nhất định đến các doanh nghiệp cũng như đưa
ra những phương án ứng cứu đúng lúc.

Hình 2.3: Thống kê thu TNDN, TNCN, VAT, xếp hạng tham nhũng, và tỷ lệ thu
thuế trên GDP
Nguồn: Transperency International
25

Tuy thuế TNDN ở Việt Nam còn khá cao, nhưng Việt Nam cũng có ưu đãi thuế quan
đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-
BTC được sửa đổi tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định thuế suất ưu đãi có thể
nhận được như: Thuế suất 10% trong vào 15 năm, miễn giảm thuế nhập khẩu cho các
nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất; miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, thuế sử dụng đó cho một số trường hợp. Theo như những chương trình mà
SamSung đã tiến hành tại Việt Nam cũng như những mục tiêu đã đặt ra như đầu tư vào
các lĩnh vực phát triển cho tương lai như: AI, 5G, IoT và sinh dược; đầu tư phát triển
lĩnh vực màn hình hiển thị có chất lượng cao; cam kết việc làm cho công nhân Việt
Nam; thúc đẩy nền sinh thái sáng tạo và đổi mới trong nền kinh tế kỹ thuật số;
Samsung phù hợp được nhận mức ưu đãi tốt. Cụ thể, các công ty SamSung tại Việt
Nam được hưởng mức ưu đãi thuế quan 10% trong vòng 15 năm và kéo dài thêm 15
năm.
Về quyền sở hữu trí tuệ, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều luật lệ quy định chặt chẽ
để đảm bảo quyền lợi cho tác giả như: Nghị định số 22/2018/NĐ-CP tập trung vào
quyền tác giả theo Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ; Quyết định số 1068/QĐ-TTg
hay chiến lược 19 quốc gia về Sở hữu trí tuệ với tầm nhìn đến năm 2023. Nhờ vào sự
nghiêm túc này, Việt Nam sẽ được tổ chức quốc tế đánh giá cao về môi trường kinh
doanh và trở thành một bước ngoặt lớn trên con đường hội nhập quốc tế của mình.
2.3. Phân tích môi trường bên ngoài
2.3.1. Nguồn lao động
Lực lượng lao động
Việt Nam đang nằm trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, do đó số người trong độ tuổi
lao động ở nước ta đang chiếm một tỷ trọng khá cao, không những đáp ứng được nhu
cầu lao động cho các công ty trong nước, mà lực lượng lao động lớn còn là một điều
kiện thuận lợi để các công ty đa quốc gia có thể xem xét đặt nhà máy, dây chuyền sản
xuất tại Việt Nam.
Theo Tổng cục thống kê, tình hình lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2022 là
51,6 triệu người, tăng 0,6 triệu người so với cùng kỳ năm 2021. Do không còn chịu
ảnh hưởng quá nhiều từ dịch Covid-19, cùng với việc Chính phủ thực hiện các chương
trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, các nhà máy, xí nghiệp, công ty hầu hết đều
trở lại hoạt động bình thường, người lao động quay trở lại thị trường lao động, dẫn đến
tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tỷ lệ
thiếu việc làm trong độ tuổi lao động trong quý II năm 2022 là 1,96%, giảm 0,64 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là
26

2,32%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy thị
trường lao động tại Việt Nam đang dần được phục hồi.
Năng suất lao động và trình độ lao động
Năng suất lao động của Việt Nam những năm gần đây có dấu hiệu tăng trưởng, tuy
nhiên tỷ lệ tăng trưởng này khá ít. Nguyên nhân có thể kể đến là do quy mô các doanh
nghiệp ở Việt Nam đa số là quy mô hộ gia đình nhỏ và siêu nhỏ, không cải tiến công
nghệ, thiết bị, tổ chức hoặc sản xuất dẫn đến năng suất kém. Ngoài ra, kỹ thuật của
người lao động cũng đóng góp một phần không nhỏ vào năng suất lao động. Tuy lực
lượng lao động ở Việt Nam rất dồi dào, song lực lượng lao động có tay nghề, trình độ
cao vẫn còn đang chiếm tỷ trọng khá thấp và không có dấu hiệu tăng trưởng. Cụ thể,
theo Báo cáo của Tổng cục thống kê, lực lượng lao động đã qua đào tạo từ trình độ
“Sơ cấp” trở lên 6 tháng đầu năm 2022 chỉ chiếm 26,1% và không thay đổi so với
cùng kỳ năm trước. Năm 2019, năng suất lao động của Việt Nam đạt 13,817 USD, chỉ
bằng 8,7% của Singapore, 10,3% của Brunei, 23,2% của Malaysia, 41,2% của Thái
Lan, 56,6% của Indonesia và 63,3% của Philippines. Theo JICA, hiện, khả năng hội
nhập của người lao động Việt còn chưa cao, trình độ tay nghề còn tương đối thấp so
với tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
Đối với SamSung, sẽ rất dễ dàng cho họ khi muốn tìm kiếm một thị trường lao động
chân tay dồi dào để làm việc trong các dây chuyền sản xuất các sản phẩm, thiết bị điện
tử. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn xuất hiện nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao để
làm việc ở văn phòng hoặc phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đáp ứng
được kế hoạch phát triển lâu dài ở thị trường Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng ra
sức thúc đẩy giáo dục, tái cơ cấu trình độ lao động, nâng cao tay nghề. Một trong
những việc làm đáng chú ý là nhà nước Việt Nam đang ngày càng chú trọng giáo dục
từ các bậc phổ thông đến đầu tư, hỗ trợ các trường đại học đào tạo chuyên sâu về các
lĩnh vực công nghệ, điện tử để đào tạo ra các kỹ thuật viên, kỹ sư, lập trình viên và
các kỹ sư lành nghề khác. Nhờ đó sẽ giải quyết tình trạng thiếu lao động mà các công
ty nước ngoài như SamSung, Lazada, Intel, LG đang gặp phải.
Chi phí lao động
Việt Nam dần mất đi lợi thế cạnh tranh nguồn nhân công giá rẻ khi giá nhân công ngày
càng tăng cao. Một báo cáo hồi cuối năm 2018 của WB nói rằng, chi phí nhân công ở
Việt Nam vào hàng cao nhất trong các nước ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo
này, tổng chi phí bình quân hàng năm mà mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam phải trả cho
lao động vào khoảng 2.739 USD/người. Con số này cao gấp đôi so với ở Lào,
Myanmar và đồng thời cao hơn 30-45% so với ở Campuchia và Philippines. Tuy vậy,
giá nhân công ở Việt Nam tăng từ 237 USD/tháng trong năm 2018 lên 252 USD
27

nhưng vẫn tương đối thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc là 968 USD,
Malaysia là 766 USD. Như vậy, mức lương nhân công ở Việt Nam chỉ bằng hơn 1/4
so với Trung Quốc và 1/3 so với Malaysia. Cũng theo báo cáo của WB năm 2018, mỗi
lao động trong ngành chế biến - chế tạo ở Việt Nam sản xuất khoảng 10.500 USD giá
trị gia tăng mỗi năm, cao hơn so với ở một số quốc gia khác trong Đông Nam Á như
Malaysia (10.000 USD) hay Campuchia (5.000 USD). Do vậy, có thể kết luận tuy giá
nhân công ở Việt Nam đang tăng cao nhưng nhìn chung vẫn còn rất rẻ so với các quốc
gia cùng có lợi thế lực lượng lao động lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,...
Mặt khác, chi phí nhân công rẻ cũng sẽ không còn là một sự ưu tiên quá lớn khi xem
xét xây dựng nhà máy sản xuất tại một quốc gia trong tương lai. Khi việc hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, việc các doanh nghiệp tận dụng nguồn
nhân công giá rẻ để tối ưu hóa chi phí sẽ không còn tạo ra quá nhiều sự khác biệt giữa
các doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành bởi có thể nói là khá dễ dàng khi lựa chọn
xây dựng nhà máy sản xuất ở một quốc gia có lực lượng lao động giá rẻ. Hơn nữa, dây
chuyền sản xuất của các nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử sẽ có xu hướng được tự động
hóa. Điều này dẫn đến nhu cầu cần một nguồn lớn người lao động chân tay với giá
thành rẻ sẽ giảm xuống, mà thay vào đó là nguồn nhân công có tay nghề, trình độ cao.
Và Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu nguồn lao động của mình, nâng cao nguồn
nhân lực bằng cách thúc đẩy giáo dục, đào tạo.
2.3.2. Tình hình chính trị
Việt Nam theo hệ thống chính quyền cộng sản đơn nhất tức Đảng Cộng sản Việt Nam
duy nhất điều hành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do bản chất của
nhà nước có một đảng duy nhất, chính phủ tập trung cao độ và thực hiện quyền lãnh
đạo trong mọi vấn đề.
Đây là các yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng đến một tập đoàn công nghệ đa quốc gia
như SamSung bao gồm:
Sự bình ổn
So với các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia thì tình hình chính trị Việt Nam
ổn định hơn.
Theo chỉ số rủi ro chính trị PRI do CountryWatch phát triển, chỉ số này thể hiện mức
độ rủi ro gây ra cho các chính phủ, tập đoàn và nhà đầu tư, dựa trên vô số các yếu tố
chính trị và yếu tố kinh tế như ổn định chính trị, đại diện chính trị, tự do ngôn luận, an
ninh và tội phạm,... Điểm càng cao thì rủi ro chính trị càng thấp. Việt Nam có PRI là
69, so với ba “công xưởng châu Á” của SamSung như Trung Quốc là 64, Ấn Độ là 72,
Indonesia là 69.
28

Theo chuyên gia nhận định, Việt Nam có mức độ tham nhũng cao, có nhiều vấn đề về
nhân quyền và tự do ngôn luận. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến các công ty
đa quốc gia.
Chính sách kinh tế của Nhà nước
Về tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát
biểu: “Khu vực FDI chiếm xấp xỉ 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tương đương
22% GDP. Khu vực FDI đã tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp to lớn vào đổi mới,
hiện đại hóa và thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế ”.
Theo IMF, trong những năm qua Việt Nam nằm thuộc top những nền kinh tế cởi mở
nhất thế giới, tỷ trọng thương mại thế giới của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần, với tổng
xuất khẩu và nhập khẩu hiện chiếm khoảng 160–170% GDP. Việt Nam đang dần trở
thành điểm “tái định cư” cho các hoạt động gia công phần mềm, vốn ngày càng đắt đỏ
ở Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.
Nhiều doanh nghiệp FDI nhận định, sự nổ lực trong việc cải thiện môi trường kinh
doanh của chính phủ Việt Nam cho thấy rằng Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn
trong dài hạn đối với các công ty đa quốc gia.
Theo chuyên gia, nền tảng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam là tương đối vững chắc.
Đó là bởi vì Việt Nam cho thấy khả năng ứng phó của họ trong việc phục hồi nền kinh
tế và nằm trong số những quốc gia tăng trưởng tốt trong khi kinh tế các quốc gia khác
suy giảm.
Nguồn lao động Việt Nam trẻ và rẻ, cùng với vị trí địa lý thuận lợi là gần các chuỗi
cung ứng toàn cầu, đầu tư nước ngoài được xem là một phần trong chiến lược tăng
trưởng của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ đang dầnchuyển từ xuất khẩu dựa vào
những sản phẩm nông nghiệp sang sản xuất nơi mà phần lớn nguồn vốn FDI được
phân bổ. Việt Nam được coi là chào đón về FDI nhiều hơn so với Ấn Độ và Indonesia,
hai thị trường chịu nhiều hạn chế của chính phủ.
2.3.3. Công nghệ
Việt Nam đang dần đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ, trong tương lai công
nghệ sẽ được ứng dụng và tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam. Một trong những
ngàng công nghiệp được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một ngành “công
nghiệp then chốt’’ đó là công nghiệp điện tử bán dẫn. Ngành công nghiệp này được
đầu tư phát triển với định hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà
còn xuất khẩu sang nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, thực hiện những mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
29

Thông qua việc đánh giá năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ trong lĩnh
vực sản xuất vật liệu và linh kiện điện tử bán dẫn, đã đánh giá được năng lực công
nghệ của các công nghệ chế tạo vật liệu và linh kiện điện tử đang sử dụng trong nước
so với các công nghệ đang sử dụng trên thế giới. Kết quả đã chỉ ra cho thấy, công nghệ
chế tạo vật liệu có khoảng cách công nghệ đạt ~38% so với công nghệ thế giới. Công
nghệ chế tạo linh kiện chủ động và thụ động có khoảng cách công nghệ đạt 0% so với
công nghệ của thế giới. Công nghệ nghiên cứu chế tạo chip cảm biến có khoảng cách
công nghệ đạt ~38% so với công nghệ thế giới.
Có thể thấy ngành điện tử và linh kiện là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn như SamSung, LG đầu tư xây dựng cơ sở sản
xuất với quy mô lớn tại Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2011-2021, với
tốc độ tăng trưởng bình quân 27,3%/năm. Ước tính năm 2021, kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 57,5 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm
2020; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử đạt 51 tỷ USD, tương ứng
tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 5 năm gần đây, Samsung Electronics, đóng góp trung bình tới hơn 1/5 kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
Năm 2021, Samsung Việt nam xuất khẩu 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020,
tương đương gần bằng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2.4. Phân tích môi trường bên trong
2.4.1. Nguồn nhân lực
Chính sách tuyển dụng của công ty
Tính đến thời điểm hiện tại, nhà máy SamSung tại tỉnh Thái Nguyên thu hút hơn
60.000 nhân công trong độ tuổi từ 24-40, với các trình độ từ trung học phổ, các trường
cao đẳng cho đến các trường đại học lớn tại Việt Nam với các chuyên ngành như tiếng
Anh, tiếng Hàn, kế toán, điện tử,...
Nhà máy SEVT tuyển dụng nguồn nhân lực chủ yếu ở 3 mảng chính. Mảng thứ nhất
đó là nhân viên sản xuất, được tuyển chọn từ các ứng viên đã tốt nghiệp trung học phổ
thông toàn quốc. Mảng tiếp theo là những sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng nghề và
trung cấp nghề. Mảng cuối cùng SamSung sẽ tuyển dụng các sinh viên đã tốt nghiệp từ
các trường đại học thuộc khối ngành công nghệ, kinh tế vì đó là nguồn nhân lực trọng
yếu giúp công ty cải tiến cũng như phát triển các phần mềm dành cho thiết bị di động,
màn hình, chất bán dẫn,...
30

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển tại tỉnh Thái Nguyên, SamSung đã gặp
khá nhiều khó khăn do nguồn nhân lực tại đây tuy dồi dào nhưng lại thiếu hụt về trình
độ kỹ thuật chuyên nghiệp mà công ty yêu cầu. Vì vậy, để vượt qua những thách thức
đó SamSung đã xây dựng những chiến lược cũng như lộ trình đào tạo nguồn nhân
công chất lượng cao, phù hợp với đặc trưng người Việt Nam nhằm tăng năng suất và
hiệu quả lao động.
Chính sách lao động của công ty
SamSung luôn nỗ lực xây dựng các chế độ phúc lợi tốt nhất và tạo một môi trường làm
việc khuyến khích người lao động phát huy tính hiệu quả và khả năng sáng tạo, từ đó,
họ có thể thể hiện giá trị của mình. Tại SEVT, ngoài lương cơ bản, nhân viên còn được
hưởng nhiều chế độ khác như: thưởng thâm niên, thưởng cho nhân viên xuất sắc nhất
quý, năm,...
Bên cạnh đó, SamSung còn chú trọng xây dựng không gian bên ngoài nhà xưởng với
hệ thống cây xanh, khu nghỉ dưỡng,... Các địa điểm làm việc tại SamSung Thái
Nguyên đều thân thiện với môi trường. Do vậy, các nhân viên được làm việc trong một
không gian xanh và mở rộng. Các biện pháp đảm bảo an toàn việc làm, bảo hộ lao
động cho nhân viên cũng được tuân thủ nghiêm túc.
Hệ thống nhà ăn với diện tích rộng, mỗi nhà ăn có sức chứa lên đến 8.500 chỗ ngồi,
cùng với nhiều lựa chọn món ăn cũng như khẩu phần ăn khác nhau. Samsung cũng xây
dựng hệ thống ký túc xá với đầy đủ trang thiết bị thiết yếu như máy điều hòa, máy
giặt, phòng ăn... nhằm phục vụ cho toàn thể nhân viên.
Mọi nhà máy của Samsung đều phòng y tế với hệ thống giường bệnh cùng nhiều trang
thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên ngành nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân
viên.
Chế độ làm việc của nhân viên
Để đảm bảo cho sức khỏe nhân viên cũng như công suất và hiệu quả làm việc,
SamSung đưa ra chế độ nghỉ ngơi xen kẽ giờ làm việc. Cụ thể, trong tổng số 8 tiếng
làm việc chính thức thì cứ sau mỗi 2 giờ, nhân viên làm việc trực tiếp tại xưởng sản
xuất sẽ được giải lao 10 phút.
Bên cạnh đó, vào những tháng cuối năm, SamSung thường tổ chức các buổi khám sức
khỏe tổng quát định kỳ nhằm theo dõi sức khỏe nhân viên. Nhân viên sẽ được báo về
tình hình sức khỏe hiện tại, được tư vấn về cách duy trì sức khỏe hiện tại cũng như
cách chăm sóc sức khỏe nếu sau kiểm tra phát hiện dấu hiệu bất ổn.
Khi nhân viên nữ của công ty mang thai, họ có thể đăng ký ngay để được hỗ trợ thai
nghén và dưỡng thai. SamSung sẽ phân công lại công việc và cung cấp những chiếc
31

ghế đặc biệt được thiết kế cho phụ nữ mang thai trong giờ làm việc và giờ ăn của họ.
Các nhân viên được nghỉ phép hoặc đến các phòng khám của công ty khi họ yêu cầu.
Đây là chính sách phúc lợi mà Hội đồng lao động địa phương đã thiết lập với sự tham
vấn của công ty.
Thông qua chính sách làm việc này, SamSung quan tâm đến đời sống tinh thần cũng
như vật chất của nhân viên, nhằm hỗ trợ khi cần thiết để nhân viên cống hiến hết mình
cho công ty.
2.4.2. Khả năng tài chính
Là một trong những doanh nghiệp FDI lớn ở Việt Nam, hằng năm SEVT luôn tạo ra
những con số ấn tượng chứng minh khả năng hoạt động của mình. Do đặc thù của dự
án nên việc trình bày và phân tích tài chính của SamSung sẽ được cụ thể hóa ở phần
tiếp theo “Mục 5. Phân tích tình hình tài chính”.
2.4.3. Khả năng nghiên cứu và phát triển
SEVT đã và đang được triển khai thành một khu công nghiệp phức hợp của SamSung,
với hai nhà máy sản xuất pin điện thoại và máy hút bụi cũng đã được SEV đưa vào
hoạt động ngoài nhà máy sản xuất Điện thoại di động. Cũng như các nhà máy sản xuất
khác trong vũ trụ Samsung, SEVT đã được cấp chứng nhận ISO 9001:2008 về chất
lượng và quy trình sản xuất. Các công đoạn từ việc gắn các chip lên bản mạch chính
đến cài đặt phần mềm, kiểm tra chức năng… đều được thực hiện theo một quy trình
nghiêm ngặt, tự động hóa rất cao với những hệ thống tự động hiện đại phối hợp theo
dây chuyền, được điều khiển từ hệ thống máy tính chủ. Kết thúc quá trình là khâu
kiểm nghiệm chất lượng, thành phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ
chịu nhiệt, chịu shock điện cao thế, độ va đập cơ học… để đảm bảo sản phẩm đến tay
người tiêu dùng phải là những sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra, các nguyên vật liệu, linh
kiện nhập khẩu vào Việt Nam để cung ứng cho việc sản xuất tại SEVT cũng phải đạt
tiêu chuẩn khắt khe của SamSung cũng như của các thị trường trên toàn cầu.
Công nghệ nghiên cứu và phát triển của SamSung luôn được đặt lên hàng đầu, tiêu
biểu nhất là dòng điện thoại cảm ứng đầu tiên có màn hình gập và camera ẩn dưới màn
hình. Đi cùng với đó là sự đẩy mạnh công nghệ tự động hóa vào quy trình sản xuất,
góp phần nâng cao năng suất cũng như cải thiện chất lượng của sản phẩm; tại SEVT,
có khâu sản xuất sử dụng công nghệ tự động hóa lên đến 90%, những khâu cần sự
giám sát và đảm bảo của con người sẽ giảm dần mức độ tự động hóa để đảm bảo chất
lượng sản phẩm là tốt nhất. Tuy nhiên, với mỗi năm qua thì tỉ lệ tự động hóa của
SEVT có chiều hướng tăng dần.
Theo kế hoạch phát triển, SEVT tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và lắp ráp các loại sản
phẩm bảng mạch điện tử kết nối mật độ cao (mảng lưới bóng chip bán dẫn) và linh
32

kiện, phụ tùng cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị công nghệ cao, các sản phẩm
điện, điện tử khác (Camera Module, Thấu kính, Actuator, Bộ nắn điện, Touch sensor
module, Linear motor, WPT...) trong lần điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần này. Với sự
đầu tư này, Samsung hy vọng có thể tạo ra bước tiến đột phá trong vũ trụ công nghệ
Samsung nói riêng và toàn bộ chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu nói chung. Đây
là một tín hiệu tốt chứng tỏ mức độ nghiên cứu và phát triển của Samsung nói chung
và SEVT nói riêng đang ở mức triển vọng cao và đầy hứa hẹn.
2.4.4. Khả năng sản xuất kinh doanh
Cũng như những nhà máy khác, SamSung Thái Nguyên đã sử dụng dây chuyền sản
xuất có tính linh hoạt cao, có thể dễ dàng thay đổi việc sản xuất các loại sản phẩm: từ
máy tính bảng có thể chuyển sang sản xuất smartphone và ngược lại rất nhanh. Nhờ
đặc tính này, năng suất sản xuất sẽ cao hơn và nhà máy có thể nhanh chóng đáp ứng
nhu cầu của thị trường.
Từ khi SEVT đi vào hoạt động và có sản phẩm xuất khẩu đến nay, quá trình công
nghiệp hóa, gia tăng giá trị xuất khẩu cũng như chuyển đổi cơ cấu lao động trên địa
bàn tỉnh có sự chuyển biến rất mạnh mẽ, có tính đột phá. Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2021 của tỉnh đạt 844.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt trên 28,85 tỷ USD (đứng
trong top đầu cả nước), trong đó, đóng góp của SEVT chiếm phần lớn; chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách của tỉnh cũng đạt kết quả rất ấn tượng trong những
năm gần đây.
Đặc biệt, trong năm 2020, mặc dù trải qua một năm đầy biến động do đại dịch Covid-
19 hoành hành, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và cả Việt Nam. Nhưng SEVT vẫn
đạt thành tích xuất sắc khi xuất khẩu đến 700 triệu sản phẩm. Tổng giá trị xuất khẩu
trong năm 2020 đạt 120 tỷ USD, góp phần đưa tỉnh Thái Nguyên vươn lên là tỉnh
đứng thứ nhất trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ
đô Hà Nội về giá trị xuất khẩu.
Cũng theo đó, hiện nay, cùng với những đóng góp của Samsung Bắc Ninh, 50% thiết
bị di động của Samsung cung cấp ra thị trường toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam,
bao gồm tất cả các dòng sản phẩm mới nhất và cao cấp nhất.
2.4.5. Văn hóa tổ chức
Văn hoá doanh nghiệp của SamSung bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hoá hướng truyền
thống của đất nước Hàn Quốc. Mặt tích cực của văn hoá như vậy có thể bao gồm mức
độ trung thành của nhân viên cao hơn và tốc độ ra quyết định nhanh hơn. Tuy nhiên về
mặt tiêu cực, văn hoá hướng truyền thống không tạo ra được sự khuyến khích để nhân
viên cấp dưới truyền đạt ý tưởng và đề xuất sáng kiến của họ lên cấp trên. Mà điều này
33

đóng vai trò rất quan trọng việc phát triển sản phẩm mới, thêm các tính năng và khả
năng sáng tạo trên những sản phẩm hiện có.
SamSung nhận thức được điều, vào năm 2016, ban quản lý cấp cao đã thông qua kế
hoạch cải tổ văn hóa doanh nghiệp. Những thay đổi liên quan đến văn hóa bao gồm ổ
chức nhiều cuộc thảo luận nội bộ trực tuyến và giảm các cuộc họp không liên quan,
giảm thời gian làm thêm và khuyến khích các nhân viên sử dụng thời gian cuối tuần
bên gia đình hay theo đuổi những cơ hội giáo dục chuyên nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tại SamSung đề cao sự tham gia từ nhân viên. Họ đã được giao
quyền tự quyết, tự chủ, tự đưa ra phán đoán, quản lý công việc và tự chịu trách nhiệm
với hành động của mình. Điều này khiến họ thực sự chủ động trong công việc giúp lao
động hiệu quả. Bên cạnh ủy quyền cho nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp có định
hướng cụ thể cho từng phòng ban, bộ phận. Nhân viên sẽ có nhiều cơ hội hợp tác để
hoàn thành nhiệm vụ được giao, chiến lược chung của ban lãnh đạo đề ra.
Văn hóa tổ chức của công ty SamSung cũng chú trọng sự chấp thuận chung. Trong
những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, mọi người luôn thảo luận cùng tìm
cách giải quyết. Phương án được đưa ra khi có sự thống nhất và đồng thuận, không có
chuyện xung đột xảy ra. Mọi tranh cãi hay bất đồng đều cần được giải quyết trong quá
trình bàn luận, trước khi có quyết định cuối cùng
2.5. Phân tích tài tài chính của công ty
2.5.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty (2019-2021)
Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SamSung
ĐVT: nghìn tỷ KRW

2019 2020 2021 Thay đổi (%)

2020/2019 2021/2020 2021/2019

Doanh thu 230.400.881 236.806.998 279.604.799 2,78 18,07 21,36

Chi phí 202.632.372 200.813.112 227.970.943 -0,90 13,52 12,50

- Giá vốn hàng bán 147.239.549 144.488.296 166.411.342 -1,87 15,17 13,02

- Chi phí bán hàng 55.392.823 56.324.816 61.559.601 1,68 9,29 11,13
và quản lý
34

Lợi nhuận thuần 27.768.509 35.993.876 51.633.856 29,62 43,45 85,94

Lợi nhuận sau 21.738.865 26.407.832 39.907.450 21,48 51,12 83,58


thuế

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ BCTC của công ty


Hình 2.4: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của SamSung
(2019-2020)
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Nhìn chung, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của SamSung trong giai đoạn
2019-2021 tăng trưởng khoảng 21%, cụ thể là tăng 49.203.918 nghìn tỷ KRW từ
230.400.881 nghìn tỷ KRW năm 2019 đến 279.604.799 nghìn tỷ KRW năm 2021. Đây
là mức tăng trưởng khá nhanh và có thể thấy rõ là doanh thu của SamSung tăng trưởng
liên tục qua các năm, mức tăng trưởng năm 2020 so với năm 2019 là 2,78%, đến năm
2021 tiếp tục tăng 18,07% so với năm 2020.
Tổng chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng 13%
trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021. Trong giai đoạn này, tổng chi phí năm
2020 giảm 0.9% so với năm 2019, đến năm 2020 thì tăng lên 13,52% so với năm
2020.
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh nhìn chung tăng đều qua các năm, và mức tăng
trưởng rất nhanh khi doanh thu năm 2021 đạt 186% so với năm 2019.
35

2.5.1.1. Phân tích doanh thu


Bảng 2.2: Doanh thu của SamSung (2019-2021)
ĐVT: nghìn tỷ KRW

2019 2020 2021 Thay đổi (%)

2020/2019 2021/2020 2021/2019

Doanh thu 230.400.881 236.806.998 279.604.799 2,78 18,07 21,36

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ BCTC của công ty


Doanh thu của SamSung chủ yếu đến từ các phân khúc kinh doanh điện tử tiêu dùng
(CE), chất bán dẫn, công nghệ thông tin - truyền thông di động (IM) và màn hình hiển
thị (DP). Doanh thu của công ty vào năm 2019 nhìn chung giảm mạnh so với các năm
trước đó. Mảng kinh doanh bộ nhớ đã công bố lợi nhuận theo năm giảm khi giá chip
bộ nhớ có xu hướng giảm và tổng doanh thu của lĩnh vực màn hình hiển thị cũng bị
giảm do lượng đơn đặt hàng không nhiều. Tuy nhiên, trong quý IV năm này, mảng
kinh doanh di động lại có doanh số ổn định so với cùng kỳ những năm trước. Doanh
thu của phân khúc IM chiếm đến 46,6% doanh thu bán hàng cả năm 2019 của công ty.
Doanh thu của mảng này cùng với mảng kinh doanh điện tử tiêu dùng tăng đã góp
phần giảm bớt sự sụt giảm trong thu nhập tổng thể. Đến năm 2020, doanh thu của công
ty đã tăng 2,78% so với năm 2019. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu
tiêu dùng về các sản phẩm công nghệ thông tin - truyền thông di động giảm 7,2% so
với năm trước do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Tuy nhiên, doanh thu các sản phẩm
ở phân khúc CE lại tăng cao vì nhu cầu các thiết bị điện tử gia dụng tăng cao. Cụ thể,
doanh thu ở phân khúc này tăng 2,85 nghìn tỷ KRW so với năm 2019, khoảng 6,3%.
Song song đó, doanh thu từ mảng chất bán dẫn cũng tăng lên đến 12,2% nhờ vào nhu
cầu mạnh mẽ của khách hàng về máy chủ và di động. Cùng với đó, Samsung
Electronics đã có những bước ứng phó tích cực với đại dịch thông qua chuỗi quản lý
cung ứng toàn cầu linh hoạt, điều này ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của công ty.
Doanh thu 2021 của SamSung cao kỷ lục, đây được ghi nhận là doanh thu cao nhất từ
trước đến nay, tăng 18,07% so với năm 2020 và 21,36% so với năm 2019. Trong năm
này, các sản phẩm ở mảng điện tử tiêu dùng tiếp tục tăng 15,9% nhờ vào doanh số bán
các sản phẩm cao cấp như TV Neo QLED, tủ lạnh Bespoke và các thiết bị gia dụng
mới. Nhờ vào việc không ngừng phát triển các sản phẩm TV thông minh, cao cấp và
đa dạng, SamSung tiếp tục đứng đầu trong thị trường TV. Cùng với đó, doanh thu của
36

IM cũng tăng đáng kể do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Các sản phẩm điện thoại
thông minh Galaxy Z Flip 3 và Z Fold 3 lần lượt được ra mắt trong năm này, thu hút
khách hàng ở phân khúc cao cấp. Ngoài ra, các phân khúc kinh doanh như chất bán
dẫn hay màn hình hiển thị đều có doanh thu tăng lần lượt là 29,3% và 3,7% so với năm
2020. Doanh thu các mảng kinh doanh chính của SamSung đều tăng đáng kể dẫn đến
một sự tăng trưởng doanh thu kỷ lục cho công ty này.
2.5.1.2. Phân tích chi phí
Bảng 2.3: Chi phí của SamSung (2019-2021)
ĐVT: nghìn tỷ KRW

2019 2020 2021 Thay đổi (%)

2020/2019 2021/2020 2021/2019

Chi phí 202.632.372 200.813.112 227.970.943 -0,90 13,52 12,50

- Giá vốn hàng 147.239.549 144.488.296 166.411.342 -1,87 15,17 13,02


bán

Hệ số giá vốn 0,64 0,61 0,60

- Chi phí bán 55.392.823 56.324.816 61.559.601 1,68 9,29 11,13


hàng và quản

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ BCTC của công ty


Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán năm 2020 giảm 1,87% so với năm 2019. Tuy nhiên doanh thu của
năm 2020 lại tăng 2,78%. Điều này cho thấy SamSung đã nỗ lực rất nhiều để tối ưu
hóa chi phí sản xuất. Đến năm 2021, giá vốn hàng bán tăng 15,17% so với năm 2021
và vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu là 18,07%. Giá vốn hàng bán tăng có
thể được lý giải do doanh số bán hàng ở năm 2021 tăng rất cao bởi nhu cầu của khách
hàng tăng đáng kể. Tuy vậy, các sản phẩm ở phân khúc cao cấp với giá thành không rẻ
được săn đón nhiều dẫn đến doanh thu ở năm 2021 có mức tăng trưởng cao. Hệ số giá
vốn hàng bán năm 2021 là 0,60 cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được ở năm
2021 thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,60 đồng giá vốn hàng bán, ít hơn 0,01 đồng so với
năm 2020 và 0,04 đồng so với năm 2019. Có thể thấy được SamSung đã và đang rất
37

nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất của các nhà máy cũng
như tối ưu hóa chuỗi cung ứng của chính mình.
Chi phí bán hàng và quản lý
Chi phí này bao gồm tiền lương cho nhân viên, tiền hoa hồng, chi phí cho quảng cáo,
khuyến mãi, chi phí nghiên cứu sản phẩm và một số chi phí khác. Chi phí lương cho
nhân viên là loại phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nhóm chi phí này. Nhìn chung
chi phí này tăng đều qua các năm theo doanh thu nhưng tốc độ tăng của nó thấp hơn
nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Con số 1,68% và 9,29% cho tốc độ
tăng chi phí bán hàng và quản lý trong giai đoạn 2019-2020 và 2020-2021 là những
con số hợp lý khi so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu.
2.5.1.3. Phân tích lợi nhuận
Bảng 2.4: Lợi nhuận của SamSung (2019-2021)
ĐVT: nghìn tỷ KRW

Thay đổi (%)


2019 2020 2021
2020/2019 2021/2020 2021/2019

Lợi nhuận
27.768.509 35.993.876 51.633.856 29,62 43,45 85,94
thuần

Lợi nhuận
21.738.865 26.407.832 39.907.450 21,48 51,12 83,58
sau thuế

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ BCTC của công ty


Lợi nhuận sau thuế của Samsung Electronics tăng dần qua các năm. Cụ thể lợi nhuận
năm 2020 tăng 21,48% so với năm 2019, lợi nhuận năm 2021 tăng 51,12% so với năm
2020. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2019-2020 chậm hơn tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2020-2021, nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh giai đoạn 2019-
2020 diễn biến phức tạp, nhiều thị trường sản xuất và tiêu thụ trên thế giới đóng cửa,
dẫn lợi nhuận không có sự tăng trưởng nhanh.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch
bệnh Covid-19, Samsung Electronics cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, cụ thể
giai đoạn đoạn 2020-2021, lợi nhuận tăng trưởng nhanh. Các thị trường sản xuất và
tiêu thụ trên thế giới mở cửa hoạt động sôi nổi trở lại, Samsung Electronics được kỳ
vọng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới với nhiều kế hoạch bắt đầu đi vào
38

giai đoạn triển khai thực hiện, điển hình trong số đó là xây dựng thêm một nhà máy tại
Việt Nam.
2.5.2. Phân tích các chỉ số hiệu quả tài chính của công ty
Bảng 2.5: Chỉ số hiệu quả tài chính của SamSung (2019-2021)

Năm
Đơn TB
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
vị Ngành
2019 2020 2021

Tỷ số thanh toán hiện


2,84 2,62 2,48 2,41
hành
TỶ SỐ THANH
Lần
TOÁN
Tỷ số thanh toán nhanh 2,42 2,20 2,00 2,04

Vòng quay hàng tồn kho 8,27 8,05 7,62 20,23

Vòng quay khoản phải


6,68 7,17 7,80 3,20
thu

Hiệu quả sử dụng tài sản


TỶ SỐ QUẢN LÝ cố định 1,96 1,90 2,01 -
TÀI SẢN Vòng

Hiệu suất sử dụng tổng


0,67 0,65 0,69 1,1
tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,25 0,27 0,29 0,49

TỶ SỐ QUẢN TRỊ
Tỷ số khả năng thanh Lần
NỢ 3,68 3,21 6,92 -
toán lãi vay

Tỷ suất sinh lời trên tổng


0,06 0,07 0,12 6,74
tài sản (ROA)
CÁC TỶ SỐ SINH
%
LỜI Tỷ suất sinh lời trên vốn
0,08 0,09 0,17 13,84
chủ sở hữu (ROE)
39

Thu nhập mỗi cổ phần


0.003 0.004 0.0058 0.0023
(EPS)
TỶ SỐ GIÁ THỊ
Lần
TRƯỜNG Tỷ số giá thị trường trên
16,42 13,45 13,55 23,39
thu nhập (P/E)

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh toán hiện hành: Dao động từ 2.48 đến 2.84, cao hơn so với trung bình
ngành là 2.41, tuy nhiên không quá chênh lệch, điều này cho thấy khả năng thanh
khoản của công ty tương đối tốt. Ta có thể thấy tỉ số giảm dần qua các năm do có sự
gia tăng mạnh về nợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh: Dao động từ 2.0 đến 2.42, tiệm cận với chỉ số trung bình
ngành là 2.04, điều này thể hiện khả năng thanh khoản tương đối tốt của công ty. Vào
năm 2019, công ty có vị thế thanh khoản rất mạnh và an toàn, tuy nhiên vị thế này đã
giảm về mức gần bằng trung bình ngành vào năm 2021 do có sự gia tăng mạnh về nợ
ngắn hạn và hàng tồn kho so với tài sản ngắn hạn.
Tỷ số hoạt động:
Vòng quay khoản phải thu: Trong giai đoạn 2019-2021, tỷ số vòng quay khoản phải
thu dao động từ 5,86 đến 6,85 lần. Tuy nhiên, các con số này đều khá cao so với trung
bình ngành. Tỷ số vòng quay khoản phải thu cao cho thấy khả năng thu hồi các khoản
phải thu và chính sách tín dụng của công ty rất hiệu quả đồng thời các đối tác/khách
hàng đều cũng có khả năng chi trả ngay lập tức. Công ty cần có tiếp tục phát huy các
chính sách này để đảm bảo các chỉ số này luôn ở mức ổn định.
Vòng quay hàng tồn kho: Trong giai đoạn 2019-2021, tỷ số vòng quay hàng tồn kho
có chiều hướng giảm dần từ 8,26 lần xuống còn 7,62 lần và rất thấp so với trung bình
ngành. Đặc biệt, vào năm 2021 có sự gia tăng đáng kể hàng tồn kho của doanh nghiệp
thêm 9.341 tỷ Kwon. Điều này dẫn đến việc tỷ số vòng quay hàng tồn kho của doanh
nghiệp giảm đáng kể. Tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho được dự báo sẽ tăng
nhanh với tốc độ tiêu thụ hàng hóa khá nhanh do nhu cầu mua hàng của thị trường cao.
Doanh nghiệp có thể đối mặt với việc không đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường
nếu nhu cầu của sản phẩm đó đột nhiên tăng mạnh. Đó cũng chính là lý do dự án xây
dựng thêm nhà máy sản xuất ở Việt Nam sắp tới.
40

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Trong giai đoạn 2019-2021 dao động từ 1,9 lần đến
2 lần. Các con số đang có dấu hiệu tăng nhẹ cho thấy doanh nghiệp đang sử tài sản cố
định một cách có hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Trong giai đoạn 2019-2021 chỉ bằng xấp xỉ 1,5 lần so
với trung bình ngành chủ yếu là vì tài sản bị ứ đọng và chưa được sử dụng hết công
suất.
Tỷ số quản trị nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019-2021, nhưng vẫn có
sự chênh lệch đáng kể so với trung bình ngành. Điều này cho thấy công ty không sử
dụng quá nhiều nợ, phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Vì
vậy công ty có khả năng tự chủ tài chính và có uy tín trong mắt các chủ nợ, các ngân
hàng khi thực hiện các khoản vay. Tuy nhiên công ty không tận dụng được lợi thế của
đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay trong giai đoạn 2019-2021 đều lớn hơn 1 và cao
nhất vào năm 2021 đạt 6,92 lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu
quả khi lợi nhuận được tạo ra hoàn toàn có thể đủ chi trả cho các khoản vay tài chính.
Tỷ số sinh lời
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Cao nhất vào năm 2021 với chỉ số 12%, cao
hơn so với trung bình ngành là 6,74% và cao hơn so với 2 năm trước đó là năm 2020 là
7%, 2019 là 6%. Hai năm 2019 và 2020 do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19
nên doanh thu có sự suy giảm mạnh. Sau đại dịch Covid là năm 2021, doanh thu đã có
phần cải thiện đáng kể.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): Tương tự như ROA, ROE của Samsung cao
nhất vào năm 2021 với chỉ số 17%, cao hơn so với năm 2020 là 9% và 2019 là 8%. Tỷ
số này vào năm 2021 cao hơn trung bình ngành là 13,84%.
Tỷ số giá thị trường
Thu nhập mỗi cổ phần (EPS): Cao nhất vào năm 2021 với 5,800₩ và cao hơn so với
năm 2020 là 4,000₩, 2019 là 3,000₩. Tỷ số này vào năm 2021 của Samsung cao hơn
trung bình ngành là 2,300₩ thể hiện sự tăng trưởng tốt sau đại dịch Covid, một dấu
hiệu tốt cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phần sẽ tăng trở lại ở những năm kế tiếp khi
kinh tế khôi phục, các cổ đông hoàn toàn có thể tin tưởng vào thu nhập từ cổ phần của
mình trong công ty.
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): Cao nhất vào năm 2019 với chỉ số 16.42. Tuy
có giảm xuống vào năm 2020 là 13,45 nhưng có dấu hiệu tăng trở lại khi con số này ở
41

năm 2021 là 13,55. Một tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư trả giá cho cổ phiếu cao và kỳ
vọng vào sự tăng trưởng của Samsung ở tương lai.
42

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN


3.1. Dự thảo kế hoạch tài chính
3.1.2. Cơ sở hình thành dự thảo kế hoạch tài chính
3.1.2.1. Nguồn vốn vay
Tổng vốn đầu tư tăng thêm của dự án là: 20.240 tỷ VNĐ
Vay tại ngân hàng Industrial Bank of Korea (Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc) số
tiền 6.072 tỷ đồng với lãi suất 7,99%/năm
Quyết định lựa chọn Industrial Bank of Korea bởi vì đây là ngân hàng đến từ Hàn
Quốc, đã phát triển tại thị trường Việt Nam hơn 10 năm qua. Hơn nữa, IBK luôn được
Samsung ưu tiên lựa chọn cho các khoản vay dài hạn, được thể hiện rõ qua hình sau:

Hình 3.1: Các khoản vay của SamSung (2020-2021)


Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ BCTC của công ty
3.1.2.2. Các chi phí cơ bản và nguồn cơ sở
Bảng 3.1: Các loại chi phí cơ bản và nguồn cơ sở

STT Loại chi phí Nguồn cơ sở

Chi phí hành chính, Tỷ lệ tính chi phí dựa vào các Thông tư của Bộ xây
1
chi phí hình thành dựng. Các chi phí liên quan khác được tham khảo ở
43

dự án website hồ sơ môi trường và hồ sơ xây dựng.

Bảng giá các nhà thầu trên thị trường, các tỷ lệ theo
2 Chi phí xây dựng
Thông tư của Bộ xây dựng hướng dẫn.

3 Chi phí nhân sự Bảng lương hiện tại của nhân viên SEVT

Các chi phí dự


4 phòng, chi phí bảo Tỷ lệ theo Thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng
trì

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


3.1.3. Cơ sở ước tính lợi nhuận
Khấu hao 5%/năm trong vòng 20 năm.
Thuế TNDN: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp SEV Thái Nguyên đóng là 5,1%
theo thuongtruong.com
3.2. Ước tính chi phí dự án
Tổng mức đầu tư dự án: 20.240 tỷ VNĐ với các ước tính chi phí bao gồm:
Chi phí hành chính: bao gồm các chi phí hoàn thiện thủ tục pháp lý để dự án được phê
duyệt và tiến hành thi công xây dựng.
Chi phí hình thành dự án bao gồm chi phí nghiên cứu dự án tiền khả thi; chi phí lập
báo cáo khả thi; chi phí thiết kế; chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi; chi phí
thẩm tra dự toán; chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây
dựng; chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua vật tư.
Chi phí xây dựng nhà máy bao gồm: chi phí xây dựng nhà máy, ký túc xá (bao gồm
vật tư); chi phí lắp đặt hệ thống camera; thiết bị phòng cháy chữa cháy; chi phí giám
sát thi công xây dựng.
Chi phí máy móc thiết bị sản xuất: máy móc thiết bị sản xuất; chi phí giám sát lắp ráp.
Chi phí vận hành nhà máy: chi phí nhân sự; máy móc trang thiết bị sản xuất,...
Chi phí dự phòng: chi phí đảm bảo hoạt động trong trường hợp phát sinh chi phí nằm
ngoài danh mục.
Chi phí bảo trì nhà máy
Lãi vay trong thời gian xây dựng.
44

Bảng 3.2: Ước tính chi phí dự án


ĐVT: triệu đồng

Thành tiền Thuế VAT Thành tiền


STT Nội dung
trước thuế (10%) sau thuế

1 Chi phí cấp phép 14.598,95 1.459,95 16.058,85

Giấy chứng nhận đầu tư (Lệ


1.1 - - -
phí)

Hồ sơ đánh giá tác động môi


1.2 26,00 2,60 28,60
trường

Giấy phép phòng cháy chữa


1.3 cháy 14.572,80 1.457,28 16.030,08
(0,00072*Tổng mức đầu tư)

1.4 Giấy phép xây dựng 0,15 0,02 0,17

2 Chi phí hình thành dự án 684.779,62 68.477,96 753.257,58

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu


2.1 170.654,58 17.065,46 187.720,04
tiền khả thi

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu


2.2 6.320,54 632,05 6.952,59
khả thi

2.3 Chi phí thiết kế 10.550,00 1.055,00 11.605,00

Chi phí thẩm tra báo cáo


2.4 125.532,25 12.553,23 138,985,48
nghiên cứu khả thi

2.5 Chi phí thẩm tra thiết kế xây 39.147,89 3.914,79 43.062,68
45

dựng (cpxd*0,03)

Chi phí thẩm tra dự toán


2.6 634,20 63,42 697,62
[cpxd*1,5*1,2*0,027%]

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,


đánh giá hồ sơ dự thầu thi công
2.7 535,02 53,50 588,52
xây dựng
(cpxd*0,041%)

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,


2.8 đánh giá hồ sơ dự thầu mua vật 331.405,14 33.140,51 364.545,65

3 Chi phí xây dựng 1.304.929,69 130.492,97 1.435.422,66

Chi phí xây dựng nhà máy, ký


3.1 1.275.800,00 127.580,00 1.403.380,00
túc xá (bao gồm vật tư)

3.2 Chi phí lắp đặt hệ thống camera 7.500,00 750,00 8.250,00

3.3 Thiết bị phòng cháy chữa cháy 15.340,00 1.534,00 16.874,00

Chi phí giám sát thi công xây


3.4 6.289,69 628,97 6.918,66
dựng (0,493%)

Chi phí máy móc thiết bị sản


4 8.016.800,00 801.680,00 8.818.480,00
xuất

4.1 Máy móc, thiết bị sản xuất 8.000.000,00 800.000,00 8.800.000,00

Chi phí giám sát lắp ráp


4.2 16.800,00 1.680,00 18.480,00
(0,21%*Nguyên giá)
46

Chi phí vận hành nhà máy (1


5 5.697.000,00 569.700,00 6.266.700,00
năm)

5.1 Chi phí nhân sự 5.592.000,00 559.200,00 6.151.200,00

5.2 Chi phí khác 105.000,00 10.500,00 115.500,00

6 Chi phí dự phòng 590.909,09 59.090,91 650.000,00

7 Chi phí bảo trì (1 năm) 561.128,57 56.112,86 617.241,43

8 Chi phí lãi vay 1.529.853,98 152.985,40 1.682.839,38

TỔNG CỘNG 18.399.999,90 1.839.999,99 20.239.999,90

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


1.3. Xác định nguồn vốn tài trợ cho dự án
Trên cơ sở về nhu cầu nguồn vốn khá lớn, dự án cần huy động thêm nguồn vốn tài trợ
từ ngân hàng thương mại với cơ cấu nguồn vốn gồm 70% vốn chủ sở hữu và 30% vốn
vay.
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn dự án
ĐVT: triệu đồng

STT Cơ cấu nguồn vốn Vốn tự có Vốn vay Tổng cộng

1 Chi phí cấp phép 11.241,20 4.817,66 16.058,85

2 Chi phí hình thành dự án 527.280,31 225.977,27 753.257,58

3 Chi phí xây dựng 10.04.795,86 430.626,80 1.435.422,66

4 Chi phí máy móc, thiết bị 6.172.936,00 2.645.544,00 8.818.480,00

5 Chi phí vận hành 4.386.690,00 1.880.010,00 6.266.700,00


47

6 Chi phí dự phòng 455.000,00 195.000,00 650.000,00

7 Chi phí bảo trì 432.069,00 185.172,43 617.241,43

12.990.012,36 5.567.148,16 18.557.160,52


TỔNG CỘNG

Tỷ lệ 70% 30% 100%

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


Dự án sẽ vay vốn hơn 6.072 tỷ đồng, số kỳ trả gốc trả đều trong vòng 5 năm với mức
lãi suất cố định là 7,99%/năm. Bắt đầu trả nợ gốc vào năm dự án đi vào hoạt động. Số
tiền nợ vay sẽ được trả theo kế hoạch theo phương pháp dư nợ giảm dần như sau:
Bảng 3.4: Kế hoạch trả nợ
ĐVT: triệu đồng

Năm Dư nợ Tiền lãi Tiền nợ gốc Tổng thanh toán

2022 6.072.000 - - -

2023 5.036.782,00 485.152,80 1.035.218,00 1.520.370,80

2024 3.918.850,09 402.438,88 1.117.931,91 1.520.370,80

2025 2.711.595,42 313.116,12 1.207.254,67 1.520.370,80

2026 1.407.881,10 216.656,47 1.303.714,32 1.520.370,80

2027 0,00 112.489,70 1.407.881,10 1.520.370,80

TỔNG CỘNG 1.529.853,98 6.072.000,00 7.601.853,98

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


3.4. Dự tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
3.4.1. Dự tính doanh thu
Theo báo cáo đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, với số vốn đầu tư cho dự án mở rộng lần
này - 920 triệu đô, nhằm mục tiêu chính là: sản xuất chip 3nm, 5nm và mảng lưới
bóng chíp bán dẫn và các linh kiện, phụ tùng (Camera Module, Thấu kính, Actuator,
48

Bộ nắn điện, Touch sensor module, Linear motor, WPT...) cho các loại thiết bị viễn
thông và thiết bị di động công nghệ cao và các loại sản phẩm điện và điện tử khác.
Theo báo cáo dự án ước tính công suất sản xuất đạt:
 Chip 3nm và 5nm lần lượt là 65 và 70 nghìn sản phẩm/tháng;
 Bảng mạch điện tử kết nối mật độ cao lên 73 nghìn m2/tháng;
 Camera module đạt 40 nghìn sản phẩm/ tháng;
 Thấu kính đạt 46 nghìn sản phẩm/tháng;
 Cụm thấu kính và OIS đạt 45 nghìn sản phẩm/tháng;
 Bộ nắn điện đạt 40 nghìn sản phẩm/tháng;
 Touch sensor module đạt 35 nghìn sản phẩm/tháng;
 Linear motor đạt 60 nghìn sản phẩm/tháng;
 Các sản phẩm khác ước tính khoảng 55 nghìn sản phẩm/tháng.
Ngoài ra, dự án cũng ước tính khả năng sản xuất sẽ tăng 5% mỗi năm, riêng sản xuất
bảng mạch điện tử tăng 7%/năm, khả năng sản xuất chip tăng 9%/ mỗi năm (đối với cả
loại 3nm và 5nm).
Giá bán của chip 3nm và 5nm dự kiến tăng 2% vào năm 2024 và sẽ cố gắng duy trì
bình ổn sau đó(do dự báo năm 2024 lạm phát và các yếu tố bất lợi như cung cầu sẽ
khan hiếm)
Bảng 3.5: Bảng giá tham khảo các sản phẩm mới của SamSung
ĐVT: triệu đồng

Tên sản Giá bán ước


STT Đơn vị Căn cứ
phẩm tính

1000 sản
1 Chip 3nm 6500 Chip 3nm TSMC
phẩm

1000 sản
2 Chip 5nm 5500 Chip 5nm TSMC
phẩm

Bảng mạch OEM multiple styles of pcba electronic


3 1000 m2 5.415,14
điện tử board wireless charger pcba Samsung
49

Camera 1000 IVELECT for Samsung-Back Facing


4 2.916,20
module sản phẩm Camera Module

1000
5 Thấu kính 899,49 Mobile Camera Lens Kit for Samsung
sản phẩm

Cụm thấu 1000


6 1.256,23
kính và OIS sản phẩm

1000
7 Bộ nắn điện 459,62 Charger Adapter Samsung
sản phẩm

Touch sensor 1000 Digital Touch Sensor Capacitive Switch


8 2.318,47
module sản phẩm Module

1000
9 Linear motor 2.524
sản phẩm

Các sản phẩm 1000


10 2.556,58
khác sản phẩm

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


Doanh thu được ước tính dựa trên năng suất sản xuất mà dự án đã công bố trước đó,
năng lực sản xuất chỉ xét trên phần dự án mở rộng (trong phạm vi 920 triệu đô).
Bảng 3.6: Ước tính doanh thu
ĐVT: triệu đồng

Năm 2023 2024 2025 2026 2027

Chip 3nm 5.070.000,00 5.692.089,00 6.204.377,01 6.762.770,94 7.371.420,33

Chip 5nm 4.620.000,00 5.186.874,00 5.653.692,66 6.162.525,00 6.717.152,25

Bảng 4.743.662,64 5.075.719,02 5.431.019,36 5.811.190,71 6.217.974,06


50

mạch điện
tử

Camera
1.399.776,00 1.469.764,80 1.543.253,04 1.620.415,69 1.701.436,48
module

Thấu kính 496.518,48 521.344,40 547.411,62 574.782,21 603.521,32

Cụm thấu
kính và 678.364,20 712.282,41 747.896,53 785.291,36 824.555,92
OIS

Bộ nắn
220.617,60 231.648,48 243.230,90 255.392,45 268.162,07
điện

Touch
sensor 973.757,40 1.022.445,27 1.073.567,53 1.127.245,91 1.183.608,21
module

Linear
1.817.280,00 1.908.144,00 2.003.551,20 2.103.728,76 2.208.915,20
motor

Các sản
phẩm 1.687.342,80 1.771.709,94 1.860.295,44 1.953.310,21 2.050.975,72
khác

TỔNG
21.709.342,12 23.594.045,33 25.310.320,30 27.158.679,23 29.149.748,55
CỘNG

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


3.4.2. Dự tính chi phí
Bảng 3.7: Ước tính chi phí
ĐVT: triệu đồng

Danh mục 2023 2024 2025 2026 2027

Chi phí 8.162.712,64 8.871.361,04 9.516.680,43 10.211.663,39 10.960.305,45


51

nguyên vật
liệu

Chi phí nhân


công trực 260.512,11 283.128,54 303.723,84 325.904,15 349.796,98
tiếp

Chi phí quản


130.256,05 141.564,27 151.861,92 162.952,08 174.898,49

Chi phí sản


43.418,68 47.188,09 50.620,64 54.317,36 58.299,50
xuất chung

Chi phí bán


86.837,37 94.376,18 101.241,28 108.634,72 116.598,99
hàng

TỔNG
8.683.736,85 9.437.618,13 10.124.128,12 10.863.471,69 11.659.899,42
CỘNG

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


Trong quá trình sản xuất, do lạm phát, cũng như để đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực
tiếp tục đồng hành cùng Samsung, chi phí hoạt động dự kiến trong các năm tiếp theo
sẽ tăng nhưng không đáng kể so với tổng chi phí.
3.4.3. Dự tính lợi nhuận
Dựa vào các số liệu dự tính về tổng doanh thu và chi phí hoạt động từng năm, nhóm
tác giả tiến hành dự tính kết quả kinh doanh hằng năm của dự án. Đây là một tiêu chí
quan trọng, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng năm và trong
cả vòng đời dự án.
Bảng 3.8: Ước tính lợi nhuận
ĐVT: Triệu đồng

Danh mục 2023 2024 2025 2026 2027

Doanh thu 21.709.342,12 23.594.045,33 25.310.320,30 27.158.679,23 29.149.748,55


52

Chi phí 8.683.736,85 9.437.618,13 10.124.128,12 10.863.471,69 11.659.899,42

Khấu hao 40.000,00 40.000,00 40.000,00 40.000,00 40.000,00

Lãi vay 485.152,80 402.438,88 313.116,12 216.656,47 112.489,70

Lợi nhuận
12.500.452,47 13.713.988,32 14.833.076,06 16.038.551,07 17.337.359,43
trước thuế

Thuế
637.523,08 699.413,40 756.486,88 817.966,10 884.205,33
TNDN

Lợi nhuận
11.862.929,40 13.014.574,91 14.076.589,18 15.220.584,96 16.453.154,10
sau thuế

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


3.2. Rủi ro của dự án
3.2.1. Rủi ro tài chính:
3.2.1.1. Tỷ giá hối đoái
Hối đoái giao dịch
Hiện nay cả thế giới đang trong tình trạng phòng thủ trước bối cảnh Fed liên tục tăng
lãi suất. Theo dự báo Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất cùng với lời tuyên bố rằng việc tăng
lãi suất chỉ dừng lại khi kéo mức lạm phát Mỹ xuống mức 2%. Điều này đồng nghĩa
sức mạnh của USD sẽ còn tăng (khả năng đến hết 2024), gián tiếp tạo sức ép lên tỷ giá
giữa USD/VND, dẫn đến đồng tiền Việt Nam sẽ giảm giá, ít nhất là đến hết năm 2024.
Như vậy, việc mua các nguyên vật liệu từ nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải
bỏ ra nhiều VND hơn, từ đó có thể dẫn đến tình trạng đội vốn chi phí, và cuối cùng là
làm giảm lợi nhuận ước tính.
Hối đoái kinh tế
Hiện tại, Hàn Quốc là nhà cung cấp chip nhớ lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm 60%
tổng xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh Mỹ -
Trung, Mỹ hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm chip sang thị trường Trung Quốc để
ngăn quốc gia này có công nghệ bán dẫn tiên tiến. Điều đó dẫn đến việc các nhà máy
sản xuất chip nhớ của Samsung tại Mỹ khó có thể xuất khẩu sản phẩm của mình sang
53

quốc gia đối nghịch với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại. Do đó, nhà máy sản
xuất chip bán dẫn ở Thái Nguyên sẽ là một trong những cơ sở tham gia vào việc sản
xuất và xuất khẩu chip nhớ sang Trung Quốc, đảm bảo được doanh số và thị phần ở
quốc gia này.
Tháng 10/2022, Citi dự báo đồng nhân dân tệ có thể giảm xuống mức 7,3 CNY/USD
trong bối cảnh đồng bạc xanh mạnh lên. Trong trung và dài hạn, đồng Nhân dân tệ có
khả năng cao sẽ tiếp tục giảm giá. Việc này ảnh hưởng lớn đến dự án của SamSung vì
dự án này tập trung sản xuất chip bán dẫn mà thị trường xuất khẩu chính yếu là Trung
Quốc. Giá thành sản phẩm chip nhớ được sản xuất tại Việt Nam của Samsung cao hơn
so với các đối thủ cạnh tranh bên trong Trung Quốc, đánh mất lợi thế cạnh tranh về
giá, ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng và doanh số công ty.
Hối đoái chuyển đổi
Tỷ giá hối đoái giữa đồng KRW và VND biến động liên tục từ đầu năm 2022 đến nay
nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Tính đến ngày 3/11/2022, tỷ giá là 17,4502 và
giảm khoảng 9,23% so với đầu năm. Tình hình lạm phát trong năm 2022 ở Hàn Quốc
đã kéo dài từ đầu năm cùng với việc Fed liên tục tăng lãi suất đã khiến cho đồng won
giảm giá mạnh. Trong những tháng cuối năm, Fed có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lãi
suất để giảm lạm phát ở Mỹ, phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga -
Ukraine, cộng với giá năng lượng ở Hàn Quốc tăng sẽ làm cho đồng won tuột dốc. Dự
án mở rộng nhà máy sản xuất ở Thái Nguyên của SamSung được đầu tư bằng đồng
tiền của công ty mẹ là KRW. Do đó, việc đồng won có xu hướng giảm giá trong tương
lai làm cho chi phí đầu tư tăng lên so với dự tính ban đầu của Samsung. Tuy nhiên,
điều này cũng sẽ giúp cho SamSung thu được nhiều đồng KRW hơn khi công ty con ở
Việt Nam chuyển lợi nhuận về cho công ty mẹ bởi trong trung và dài hạn đồng KRW
có xu hướng tiếp tục giảm.
3.2.1.2. Lãi suất, lạm phát
Cùng với sự biến động của tình hình chính trị, kinh tế trên toàn thế giới, nền kinh tế
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không kém. Giá tiêu dùng, xăng dầu ở Việt Nam tăng
mạnh trong những tháng gần đây, kéo theo lạm phát cũng chịu sức ép mạnh. Tuy
nhiên, theo Tổng cục thống kê, 9 tháng năm 2022 Việt Nam duy trì tỷ lệ lạm phát ở
mức 2,73% và Bộ Tài chính dự báo lạm phát cả năm 2022 khoảng 3,37 - 3,87%,
những con số chưa đến mức đáng báo động và vẫn còn có thể nằm trong tầm kiểm soát
của Nhà nước. Tuy nhiên, theo mức dự báo vào những năm tiếp theo, nếu các vấn đề
khó khăn về kinh tế chính trị của thế giới chưa đi vào mức ổn định, thì lạm phát ở Việt
Nam sẽ có khả năng tăng cao. Như vậy, tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu sau
khi dự án đi vào hoạt động là hiện hữu, tức có nghĩa là giá nguyên vật liệu sẽ tăng
54

khoảng 4% hoặc hơn thế, đánh giá của nhóm đối với yếu tố này là xấu, ảnh hưởng rõ
rệt lên dòng doanh thu thuần.
Bên cạnh đó, do tác động của việc FED tăng lãi suất, NHNN Việt Nam cũng đã có
những phản ứng nhất định để ngăn ngừa việc giảm giá của đồng nội tệ. Theo đó
NHTW tiến hành điều chỉnh tăng mức lãi suất huy động trần dẫn đến các ngân hàng
đều nâng mức lãi suất tiền gửi, cộng với nhu cầu tín dụng tăng cao kéo theo lãi suất
cho vay cũng tăng theo (ít nhất đến hết năm 2024). Việc lãi suất tăng sẽ gây khó khăn
cho Samsung khi muốn vay vốn tại Việt Nam. Rủi ro cho dòng tiền vay vốn là cao và
có căn cứ, cần phải có chính sách dự phòng phù hợp (ít nhất đến 2025).
Kết hợp cả hai yếu tố lãi suất và lạm phát, cả hai yếu tố này ở mức cao sẽ làm cho các
yếu tố đầu vào nhu cầu sản xuất bị thu hẹp, thực tế chứng minh trong năm 2022 hàng
loạt doanh nghiệp ở Việt Nam đã phải cắt giảm nhân sự hoặc thậm chí giải thể do
thiếu đơn hàng sản xuất. Đây cũng là một rủi ro lớn khi dự án mới của SEVT mới đi
vào hoạt động, số đơn hàng cũng như nhu cầu của thị trường sẽ không đạt được như
con số ước tính trước đó, dẫn đến độ trễ của dự án và thời gian hoàn vốn của dự án.
3.2.1.1. Thuế
Nhà nước Việt Nam luôn có những chính sách ưu đãi về thuế để thu hút đầu tư nước
ngoài, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ mới, kỹ năng quản lý cao của các doanh nghiệp
khi đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, dự án SEVT được hưởng ưu đãi thuế TNDN 5,1%,
nhưng trong tương lai, mức thuế TNDN sẽ là 20% khi hết thời hạn khuyến khích đầu
tư. Đây là một con số khá cao và phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của Samsung, khả
năng thu lợi sẽ giảm => đẩy mạnh kế hoạch sản xuất theo kế hoạch tận dụng tối đa
mức thuế ưu đãi
Hệ thống thuế của Việt Nam được cải cách không ít lần, tuy nhiên việc cập nhật những
thông tư mới lại không đồng bộ và gây khó khăn cho Samsung trong việc nắm bắt và
thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình. Mức phạt vi phạm các hành vi thủ tục thuế của
Việt Nam đưa ra là khá cao, từ 500.000 đồng đến 25 triệu đồng.
3.2.2. Rủi ro thương hiệu:
Thương hiệu và danh tiếng của SamSung đang là một lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp vì tính lâu đời và uy tín trong các sản phẩm được tung ra thị trường. Có thể nói
các nhà quản lý của Samsung đã rất dày công để xây dựng và củng hộ hình ảnh thương
hiệu trong suốt ba thập kỷ qua. Tuy nhiên những rủi ro trong quản trị thương hiệu vẫn
luôn là những vấn đề được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu vì đây chính là bộ mặt
của toàn thương hiệu.
Theo kết quả nghiên cứu của tạp chí Fortune với 1000 công ty đã đánh mất ít nhất
25% số vốn của họ trong vòng bốn tuần trở lại suốt nửa cuối thập kỉ 90, 58% trong số
55

đó có nguyên nhân bắt nguồn từ những sai lầm trong chiến lược và có nhiều trường
hợp liên quan đến thương hiệu.
Mặc dù là một cái tên kỳ cựu trong làng công nghệ - SamSung cũng không thể tránh
khỏi những tình huống rủi ro thương hiệu. Đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất
bản sắc thương hiệu. Rủi ro này có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau: thứ nhất
là không có một cấu trúc rõ ràng. Samsung có thể được ví như một “vũ trụ công nghệ”
khi mà sản xuất và phát triển rất nhiều mặt hàng. Và nếu không có một cấu trúc quản
lý rõ ràng thì rất có thể sẽ xảy ra tình huống nếu một mặt hàng rơi vào khủng hoảng thì
cả thương hiệu cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo. Nguyên nhân tiếp theo là không
quản lý được chất lượng sản phẩm. Khi danh tiếng của thương hiệu càng lớn thì mức
độ tổn thất khi gặp vấn đề cũng càng cao. Vì thế chỉ cần có thông tin 1 mặt hàng của
Samsung kém chất lượng thì lập tức mức độ phủ sóng của thông tin đó là rất lớn dẫn
đến việc giảm sự uy tín, giá trị của thương hiệu trong mắt khách hàng là rất cao.
Bên cạnh đó những thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể tác
động lên tình cảm của người tiêu dùng dành cho thương hiệu. Do đó trong trường hợp
văn hóa doanh nghiệp không được đại đa số người tiêu dùng đón nhận thì chắc chắn
doanh thu cũng sẽ chịu những tác động liên lụy. Thêm vào đó tổn thất danh tiếng luôn
là điều các doanh nghiệp e ngại nhất. Và danh tiếng này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như việc mở rộng thị trường có thể làm mất đi bản sắc riêng của thương hiệu,
hoặc là khi các công ty đối tác, liên kết thực hiện marketing, kiểm toán vướng phải
những lùm xùm không đáng có thì chắc chắn SamSung cũng sẽ phải gánh chịu hậu
quả chung. Có một điều nằm trong quản trị rủi ro thương hiệu mà rất nhiều người tiêu
dùng đặt dấu chấm hỏi là việc các gương mặt đại diện cho nhãn hàng SamSung vẫn bị
bắt gặp sử dụng Iphone. Điều này cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong công
tác quản trị rủi ro thương hiệu cho doanh nghiệp.
3.2.3 Rủi ro cạnh tranh:
Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp điện tử là rất gay gắt và khốc liệt. Thị
trường sản xuất sản phẩm bán dẫn giai đoạn gần đây là một cuộc chạy đua tăng tốc.
Các ông lớn trong ngành này có thể coi là đang ngày đêm vắt óc để chạy đua về công
nghệ sản xuất, năng suất sản xuất. Hiện tại đối thủ lớn của SamSung trong ngành sản
xuất sản phẩm bán dẫn này chính là TSMC bên cạnh đó Intel cũng đang có tiềm năng
phát triển mạnh trong ngành này. Đây là một rủi ro khá lớn trong việc tranh giành
chiếc bánh thị phần của ngành.
SamSung Electronics, tập đoàn hiện đang đứng đầu về chất bán dẫn bộ nhớ, tuy nhiên
luôn bị TSMC dẫn trước trên thị trường. Gần đây, khoảng cách về thị phần với TSMC
cũng ngày càng bị nới rộng. Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce tại Đài
Bắc, doanh thu từ xưởng đúc của Samsung Electronics trong quý I năm nay là 5,328 tỷ
56

USD, giảm 3,9% so với quý IV/2021. Cũng trong giai đoạn này, TSMC đã tăng doanh
thu 11,3% tương đương 17,529 tỷ USD, thị phần cũng tăng từ 52,1% lên 53,6%. Điều
này là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy rủi ro cạnh tranh của Samsung đang rất cao, ngay
sau khi dự án đi vào hoạt động thì dự đoán tính cạnh tranh sẽ càng rõ rệt và khó khăn
hơn.
3.2.4 Rủi ro pháp lý:
Rủi ro pháp lý liên quan đến những thiệt hại và tổn thất mà SamSung sẽ phải gánh
chịu nếu sơ suất trong việc tuân thủ các luật liên quan đến doanh nghiệp và chính sách
nội bộ. Rủi ro pháp lý có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh Samsung
trong mắt người tiêu dùng. Các rủi ro pháp lý bao gồm:
Rủi ro quy định là rủi ro liên quan đến chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng như thị trường khai thác. Đối với các hành vi cố tình vi
phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái và môi trường cũng như các
nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, Samsung sẽ phải đối mặt với các chế tài quy
định tại Luật Đầu tư, Luật Môi trường. Đồng thời thực hiện bồi thường thiệt hại đối
với các chủ thể bị thiệt hại do các hành vi của doanh nghiệp này gây ra theo quy định
của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật dân sự. Ngoài ra, nhằm củng cố tính răn
đe và ngăn chặn các hành vi xâm hại môi trường, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi
năm 2017 đã đưa ra các quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự của các công ty đa
quốc gia.
Rủi ro tuân thủ xảy ra nếu công ty không tuân thủ các quy chế, chính sách nội bộ và
các quy định của pháp luật được áp dụng. Điều này có thể gây nên những tổn thất cho
Samsung về mặt tài chính cũng như phải chịu phạt về mặt pháp lý.
Rủi ro hợp đồng phát sinh khi SamSung gây lỗi trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo
hợp đồng như không đáp ứng đủ các điều khoản được ghi trong hợp đồng, không đưa
các điều khoản giảm thiểu rủi ro vào hợp đồng, không cung cấp các dịch vụ trong việc
tuân thủ hợp đồng.
Nghĩa vụ ngoài hợp đồng xảy ra khi SamSung gây ra thiệt hại đối với đối thủ cạnh
tranh do cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền, hay vi phạm nhãn hiệu.
Rủi ro khi không đăng ký sở hữu trí tuệ SamSung có thể sẽ bị mất toàn bộ quyền sở
hữu thương hiệu, cũng như sử dụng thương hiệu vào đối thủ cạnh tranh. Phải chi một
khoản lớn cho việc kiện tụng, nếu thua kiện họ sẽ phải tái cơ cấu lại thương hiệu. Bỏ
lỡ nhiều cơ hội kinh doanh nếu không được sử dụng hình ảnh thương hiệu.
57

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN


4.1. Đánh giá dự án theo mô hình SWOT
Dựa vào những yếu tố đã được phân tích ở các chương trước, nhóm tác gii tổng hợp và
đánh giá các lợi thế cạnh tranh, những điểm yếu, cũng như các cơ hội và thách thức
dành cho Samsung nói chung và dự án này nói riêng.
Bên cạnh những điểm mạnh về sức mạnh thương hiệu, công nghệ sản xuất, tiềm lực tài
chính,.. cũng còn những điểm cần phải khắc phục như môi trường làm việc, thị trường
sản xuất, kinh doanh, trình độ nguồn nhân công. Đi cùng với những cơ hội trong thời
đại công nghệ tiên tiến như nhu cầu thị trường sản phẩm bán dẫn ngày càng tăng cao,
Chính phủ Việt Nam luôn luôn tạo nhiều thuận lợi trong môi trường pháp lý cho doanh
nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, chi phí lao động thấp, nguồn nhân công dồi dào,... là
những thách thức như năng suất lao động và trình độ còn chưa cao, sức cạnh tranh trên
thị trường ngày càng gay gắt, lạm phát, chiến tranh Nga và Ukraine,...
Từ những đánh giá trên nhóm tác giả cũng đề xuất các chiến lược nhằm đưa ra những
biện pháp phòng ngừa, xử lí những rủi ro.
Bảng 4.1: Mô hình SWOT của dự án

SWOT CƠ HỘI (O): THÁCH THỨC (T):


- Việt Nam có nền chính - Năng suất lao động và
trị ổn định trình độ lao động còn thấp
- Việt Nam và Hàn Quốc - Sự cạnh tranh giành thị
cùng nằm trong 1 châu lục, phần từ các doanh nghiệp
có mối quan hệ thân thiết cùng ngành ngày càng tăng
- Chính phủ Việt Nam luôn cao
cam kết và nỗ lực cải thiện - Ảnh hưởng của đại dịch
môi trường kinh doanh; COVID-19 lạm phát, giá
dân số trẻ, nguồn lao động cả leo thang, kéo theo đó
rẻ và lợi thế địa lý gần các các doanh nghiệp cũng gặp
chuỗi cung ứng toàn cầu. nhiều hệ lụy.
- Samsung được Nhà nước - Cuộc chiến giữa Nga và
Việt Nam ưu tiên bảo hộ Ukraine ảnh hưởng khá lớn
bằng nhiều chính sách đến hoạt động sản xuất sản
- Pháp luật về Quyền sở phẩm tại Samsung Electro-
hữu trí tuệ cũng như đầu tư Mechanics Thái Nguyên.
từ nước ngoài vừa chặt chẽ
58

vừa hợp lý - Rủi ro về tài chính


- Lực lượng lao động trình - Rủi ro trong quản trị
độ đại học tại Việt Nam thương hiệu
hiện nay rất dồi dào - Rủi ro cạnh tranh
- Chi phí lao động thấp. - Rủi ro về các hoạt động,
- Tốc độ phát triển công thủ tục pháp lý
nghệ ở Việt Nam vẫn giữ ở
mức cao

ĐIỂM MẠNH (S): CÁC CHIẾN LƯỢC S – CÁC CHIẾN LƯỢC S –


- Đa dạng sản phẩm từ O: T:
mẫu mã, chức năng - Nâng cao năng lực cạnh - Xây dựng các giải pháp
- Tiêu thụ sản phẩm ở thị tranh trong hoạt động kinh phòng ngừa cho rủi ro tài
trường có đồng tiền mạnh, doanh: công ty phải thực chính.
sản xuất sản phẩm ở thị hiện chiến lược dài hạn và - Liên tục nghiên cứu và
trường có đồng tiền ở mức mở rộng mạng lưới khách dự báo tình hình tài chính -
tương đối hoặc yếu hàng và thị phần kinh tế thế giới.
- Nhu cầu về công nghệ - Xây dựng các chính sách - Luôn theo sát, nghiên cứu
bán dẫn và vi mạch đang ở hấp dẫn để chiêu mộ nhân đối thủ cạnh tranh và đề
giai đoạn hấp dẫn và giàu tài xuất các chiến lược cạnh
tiềm năng - Đẩy mạnh hoạt tranh lành mạnh, trong
- Chính sách tuyển dụng động nghiên cứu phân tích sạch.
hấp dẫn, thu hút được tài chính của DN và cũng - Xây dựng đội ngũ pháp
nguồn nhân công chất như tình hình tài chính thế chế chuyên nghiệp, am
lượng giới để có thể kịp thời ứng hiểu các bộ luật, nghị định
phó với những tình huống ban hành liên quan trong
- Samsung đưa ra nhiều
xấu lĩnh vực doanh nghiệp
chế độ phúc lợi cho nhân
viên đang hoạt động.

- Môi trường làm việc


thoải mái, tạo điều kiện
cho nhân viên được thể
hiện giá trị của bản thân
- Khả năng tài chính của
DN ổn định
59

- Công nghệ nghiên cứu và


phát triển của SamSung
luôn được đặt lên hàng
đầu, trình độ công nghệ
hóa cao
- Dây chuyền sản xuất có
tính linh hoạt cao
-

ĐIỂM YẾU (W): CÁC CHIẾN LƯỢC W – CÁC CHIẾN LƯỢC W –


- Văn hoá doanh nghiệp O: T:
không tạo ra được sự - Xây dựng các buổi hội
- Đẩy mạnh mở rộng kinh
khuyến khích để nhân viên thảo, huấn luyện nhằmdoanh sang thị trường
cấp dưới truyền đạt ý nâng cao trình độ tay nghề
Châu Âu và mở rộng sản
tưởng và đề xuất sáng kiến của nhân viên xuất sang thị trường Đông
của họ lên cấp trên. - Đẩy mạnh các hoạt động Nam Á
- Trình độ nhân công đang nội bộ, có các chế độ khen - Mở rộng hiểu biết về môi
ngày càng được nâng cao thưởng cho những sáng trường kinh doanh quốc tế
tay nghề nhưng vẫn còn kiến, đóng góp mang tính - Khuyến khích, đầu tư cho
thấp, đòi hỏi Samsung phải đổi mới, xây dựng cho nhân viên đi nghiên cứu,
phân bổ ngân sách để đào doanh nghiệp học tập từ các nước tiến
tạo người lao động. - Xây dựng đội ngũ Công bộ, dẫn đầu về sản xuất sản
- Samsung bị phụ thuộc đoàn luôn quan tâm, lắng phẩm bán dẫn
nhiều vào thị trường Mỹ và nghe những kỳ vọng, nhu
Ấn Độ - tiềm ẩn nhiều rủi cầu của đội ngũ nhân viên
ro

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


4.2. Giải pháp
Các rủi ro, thách thức mà Samsung đang hoặc sắp phải đối mặt là khá nhiều. Tuy
nhiên những vấn đề được đánh giá là quan trọng nhất, cần phải triển khai biện pháp
phòng ngừa nhất chính là các rủi ro về tài chính và rủi ro trong cạnh tranh cũng như rủi
ro trong thương hiệu.
60

4.2.1. Phòng ngừa rủi ro cạnh tranh


Như đã đánh giá, rủi ro cạnh tranh mà Samsung đang đối mặt là cấp thiết và dự kiến sẽ
còn biến động hơn nữa ngay sau khi dự án đi vào hoạt động.
Thứ nhất, nhiệm vụ trước hết để Samsung khẳng định vị thế của mình trên thị trường
chính là ngay lập tức tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với công nghệ tiên tiến
đúng như cam kết. Bởi vì muốn có được lòng tin của khách hàng trước tiên cần chứng
minh cho họ thấy được những sản phẩm mà Samsung tạo ra là chất lượng. Theo đó,
công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần tiếp tục đẩy mạnh, ngay cả khi dự án
đã đi vào hoạt động ổn định. Theo báo cáo của TSMC (đối thủ cạnh tranh trực tiếp của
Samsung mảng sản xuất chip) - họ tuyên bố sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất chip 3nm
trong năm tới. Do đó, việc bắt kịp, đón đầu xu thế và hoàn thiện quy trình sản xuất
sớm sẽ tạo một bước tiến cho sự phát triển của Samsung trong việc đáp ứng nhu cầu
của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu. Đề xuất khuyến nghị là trích 5% lợi
nhuận hằng năm đầu tư cho việc mở rộng nghiên cứu, nâng cao năng lực nghiên cứu,
sáng tạo của đội ngũ nhân viên.
Thứ hai, dây chuyền sản xuất cần đạt được năng suất tối đa sớm nhất có thể (chậm
nhất đến khi dự án đến thời điểm hoàn vốn), mục tiêu cần đạt được chính là đưa toàn
bộ chuỗi sản xuất đạt được đường cong kinh nghiệm càng sớm càng tốt. Trong dài
hạn, ngành sản xuất bán dẫn công nghệ cao vẫn sẽ tiếp tục phát triển với nhu cầu cao
và ngày càng khắt khe cũng như khó khăn hơn. Và chắc chắn sẽ sớm có những đối thủ
cạnh tranh mới đầy tiềm năng vươn lên. Việc giảm giá thành sản phẩm trong khi chất
lượng ở mức cao sẽ giúp Samsung có thể tạo tiền đề để giành lại thị phần.
Thứ ba, để tiếp tục giữ vững phong độ trên đường đua sản xuất sản phẩm bán dẫn này,
Samsung cần phải có những phương án cụ thể để tiếp cận với nhóm đối tượng là các
doanh nghiệp, thương hiệu sản xuất kinh doanh mặt hàng công nghệ. Cần đào tạo đội
ngũ với chuyên môn cùng với các chiến lược Marketing chuyên sâu để tìm ra những
nhu cầu nhằm đưa những sản phẩm đúng với những yêu cầu mà khách hàng đang tìm
kiếm. Samsung nên có đề xuất những chính sách đãi ngộ, khen thưởng nhân viên hấp
dẫn hơn ví dụ tăng mức hoa hồng của đơn hàng nhằm gia tăng tính cạnh tranh trong
môi trường làm việc thúc đẩy năng suất cũng như hiệu quả của công việc.
Thứ tư, để củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường Samsung cần có đội ngũ
kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm túc, quy trình kiểm tra sản phẩm nghiêm ngặt.
Và khi xuất hiện các thông tin sai lệch, chưa xác định được rõ nguyên nhân sự việc,
cần có chiến thuật truyền thông nhanh nhạy, tinh tế để vừa xoa dịu được cộng đồng
người tiêu dùng, vừa có thể điều chỉnh nguồn thông tin kịp thời.
61

4.2.2. Phòng ngừa rủi ro tài chính


4.2.2.1. Xét phạm vi lạm phát và lãi suất
Như đã trình bày trước đó, những ảnh hưởng mà hai yếu tố này mang lại cho dự án là
hiện hữu, dự kiến sẽ kéo dài đến hết năm 2024 và dư địa đến năm 2025. Việc lạm phát
Việt Nam tăng sẽ làm cho chi phí mua nguyên vật liệu bị đẩy lên cao, trong khi phần
lớn nguyên vật liệu để sản xuất thiết bị công nghệ cao và bán dẫn đều phải nhập khẩu.
Điều này trực tiếp đẩy chi phí đầu vào tăng lên (đánh giá sẽ tăng khoảng 4% so với dự
tính). Do đó, giải pháp là lập kế hoạch mua nguyên vật liệu theo hợp đồng dài hạn và
vận dụng hợp đồng kỳ hạn để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.
Bên cạnh đó, do việc sản xuất và bán hàng sẽ trở nên khó khăn hơn so với kế hoạch dự
tính nên việc đảm bảo hoàn thành hợp đồng và thu được tiền là cực kì quan trọng. Các
điều khoản trong hợp đồng cần sử dụng mốc thời gian cụ thể thay vì dùng khoảng thời
gian. Đi kèm với đó, là việc sử dụng các hợp đồng dự phòng, phải liên tục đánh giá lại
thị trường để xác định và lựa chọn phương án tối ưu.
4.2.2.2. Xét yếu tố tỷ giá hối đoái
4.2.2.2.1. Phòng ngừa rủi ro hối đoái giao dịch:
Do việc lãi suất đồng tiền USD tăng cao kéo theo giá trị của nó cũng tăng lên đẩy
VND mất giá trị tương đối (dự báo việc FED tăng lãi suất là hoàn toàn có cơ sở, tính
đến thời điểm hiện tại) nên các khoản chi phí mua và thanh toán cho các nguyên vật
liệu đầu vào bằng đồng USD tăng lên (khả năng đến hết 2024). Việc phòng ngừa các
rủi ro giao dịch này cần cân nhắc tính ưu việc của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng thị
trường tiền tệ và hợp đồng quyền chọn.
 Hợp đồng kỳ hạn: nên mua kỳ hạn USD trước để đảm bảo các khoản thanh toán
trong tương lai không bị biến động quá lớn do những điều chỉnh trên thị trường
 Hợp đồng thị trường tiền tệ: Nên tính toán và tạo khoảng tiền gửi USD trước
khi có kế hoạch mua nguyên vật liệu (ít nhất là nửa tháng đến 1 năm) để tận
dụng tối đa sự gia tăng lãi suất của đồng USD nhằm giảm lượng VND cần bỏ ra
để mua nguyên vật liệu (do dự báo đồng tỷ giá của USD/VND sẽ tăng nên việc
mua USD và gửi ngân hàng sớm sẽ làm giảm được phần nào chi phí).
 Hợp đồng quyền chọn: Cân nhắc kĩ giá trị thị trường và tính toán đúng xác suất
xảy ra các trường hợp khả thi, nhưng cần lưu ý rằng, hợp đồng quyền chọn phí
giao dịch thường rất cao, tính theo giá trị hợp đồng nên cần xem xét kỹ.
4.2.2.2.2. Phòng ngừa rủi ro hối đoái kinh tế
62

Nếu đúng theo dự báo VND vẫn duy trì giá thấp hoặc nếu có tăng sẽ tăng không đáng
kể so với các đồng tiền khác thì việc đẩy mạnh sản xuất của dự án sẽ là tốt. Tuy vậy,
bài toán nguyên vật liệu cần xem xét lại và cân đối chính xác (đã trình bày ở trên).
Một vấn đề khác chính là sự cạnh tranh giá cả của các sản phẩm do ảnh hưởng của tỷ
giá đồng Nhân dân tệ, các sản phẩm bán ra ở thị trường này sẽ trở nên khó khăn hơn,
giá cả sẽ ít cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tương tự ở thị trường Trung Quốc, từ
đó doanh số bán hàng có thể thấp hơn so với dự tính. Các đơn hàng sớm trong năm
2023 nên đẩy nhanh dòng tiền vào đầu năm để tránh đồng tiền Nhân dân tệ tiếp tục
giảm giá. Các đơn hàng trong năm 2024 nên dần chuyển về dòng thu cuối năm để tận
dụng thời điểm hạ nhiệt của những biến động của thị trường.
4.2.2.2.3. Phòng ngừa rủi ro chuyển đổi
Như đã trình bày, dự báo tỷ giá KRW/VND sẽ có xu hướng giảm nên việc chuyển đổi
các số liệu báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng nhìn chung do tỷ giá giảm nên lợi
nhuận chuyển về công ty mẹ sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, cần nhất quán lựa chọn
phương pháp chuyển đổi phù hợp trong 4 phương pháp chuyển đổi theo chuẩn mực kế
toán.
4.3. Kết luận chung
Dự án “Mở rộng sản xuất của SAMSUNG tại Thái Nguyên, Việt Nam, kế hoạch
2023-2027” hứa hẹn là một bước tiến xa đối với ngành sản xuất sản phẩm bán dẫn của
Việt Nam cũng như góp phần giúp SAMSUNG tăng tốc trong cuộc của ngành sản xuất
sản phẩm bán dẫn. Điều này góp phần củng cố sức mạnh và vị thế của SAMSUNG
trên thị trường công nghiệp bán dẫn không chỉ Đông Nam Á mà còn là cả thế giới. Từ
đó, sức mạnh của thương hiệu càng được vững mạnh hơn hơn nữa và chứng tỏ được
giá trị của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Dự án này cho chúng ta thấy được tham vọng rất lớn của SAMSUNG, đây cũng được
xem như là cột mốc quan trọng trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất sản phẩm
bán dẫn tại thị trường Đông Nam Á. Việc đặt bước tiến đầu tiên này vào Việt Nam sẽ
mang đến một ý nghĩa to lớn cho doanh nghiệp nhưng nếu các kế hoạch đề ra vấp phải
những sai lầm thì thất bại là điều hiển nhiên và nguy cơ mất đi những cơ hội tiềm năng
vào tay các đối thủ khác. Từ những phân tích và đánh giá xuyên suốt, nhóm đã đề ra
những đề xuất thực tiễn nhằm giúp cho doanh nghiệp phòng ngừa cũng như giảm thiểu
các rủi ro không đáng có trong quá trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sản
phẩm này. Trong thời gian tới, SAMSUNG không những phải duy trì vị thế đã có từ
công ty mẹ mà cũng phải liên tục cập nhật và đổi mới để thích ứng và phù hợp với thị
trường nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong cùng ngành.
63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(no date) trung tam ngoai ngu. available at: https://saigonvina.edu.vn/chi-tiet/185-


9667-van-hoa-doanh-nghiep-cua-
samsung.html#:~:text=văn%20hóa%20doanh%20nghiệp%20của%20samsung%20là%
20văn,từ%20xa%20xưa%20của%20đất%20nước%20hàn%20quốc (accessed:
november 7, 2022).

(TTXVN/Vietnam+), K.V. (2022) Samsung Electronics Trong Cuộc đua về công


Nghệ Chất Bán Dẫn: Doanh Nghiệp: Vietnam+ (vietnamplus), VietnamPlus.
VietnamPlus. Available at: https://www.vietnamplus.vn/samsung-electronics-trong-
cuoc-dua-ve-cong-nghe-chat-ban-dan/800140.vnp (Accessed: November 7, 2022).

-, h.a. (2022) samsung ghi nhận doanh thu cao kỷ lục năm 2021, nhịp sống kinh tế việt
nam & thế giới. available at: https://vneconomy.vn/samsung-ghi-nhan-doanh-thu-cao-
ky-luc-nam-2021.htm (accessed: november 7, 2022).

2019 Business Report - Samsung Electronics (2019). Available at:


https://images.samsung.com/is/content/samsung/p5/global/ir/docs/2019_Business_Rep
ort.pdf (Accessed: November 7, 2022).

Bsc.com.vn (no date) Samsung đầu TƯ 850 Triệu USD Sản Xuất Mảng lưới Bóng
Chíp Bán Dẫn Tại Việt Nam, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam. Available at: https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/868379-samsung-
dau-tu-850-trieu-usd-san-xuat-mang-luoi-bong-chip-ban-dan-tai-viet-nam (Accessed:
November 7, 2022).

chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy (2021) công ty cp tư vấn môi trường và
chứng nhận crs vina. available at: https://daotaoantoan.org/chi-phi-lam-giay-phep-
phong-chay-chua-chay/ (accessed: november 7, 2022).

cơ hội phát triển và thách thức trong chuyển đổi số của ngành công nghiệp điện tử việt
nam (no date) trang chủ. available at: https://consosukien.vn/co-hoi-phat-trien-va-
thach-thuc-trong-chuyen-doi-so-cua-nganh-cong-nghiep-dien-tu-viet-nam.htm
(accessed: november 7, 2022).

đánh giá hiện trạng, năng lực công nghệ và khả năng phát triển công nghệ trong một số
lĩnh vực sản xuất vật liệu và linh kiện điện tử bán dẫn (no date) khoa học công nghệ
ngành công thương. available at: https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t11517/danh-gia-
hien-trang-nang-luc-cong-nghe-va-kha-nang-phat-trien-cong-nghe-trong-mot-so-linh-
64

vuc-san-xuat-vat-lieu-va-linh-kien-dien-tu-ban-dan.html (accessed: november 7,


2022).

duy, p.h.m. (2022) việt nam có còn là 'thiên đường' nhân công giá rẻ?, báo điện tử vtc
news. vtc news. available at: https://vtc.vn/viet-nam-khong-con-la-thien-duong-nhan-
cong-gia-re-ar669492.html (accessed: november 7, 2022).

giá cổ phiếu samsung electronics co ltd: chứng khoán 005930 - investing.com (no
date) investing.com việt nam. available at: https://vn.investing.com/equities/samsung-
electronics-co
ltd?utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign=18448485741&utm_cont
ent=624657676061&utm_term=dsa-
1546555491534_&gl_ad_id=624657676061&gl_campaign_id=18448485741&gclid=
cj0kcqjwk5ibbhdqarisaczmglqn

giới thiệu về công ty samsung thái nguyên (2022) kiến thức cho người lao động việt
nam. available at: https://laodongdongnai.vn/cong-ty-samsung-thai-nguyen-
1650071678/ (accessed: november 7, 2022).

hà, t. (2018) chế độ phúc lợi của lao động samsung việt nam có gì đặc biệt?,
vietnamfinance. vietnamfinance.vn. available at: https://vietnamfinance.vn/che-do-
phuc-loi-cua-lao-dong-samsung-viet-nam-co-gi-dac-biet-20180504224210459.htm
(accessed: november 7, 2022).

https://www.google.com/finance/quote/005930:KRX?window=MAX (Accessed:
November 7, 2022).

lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (no date) luật thành đô. available at:
https://luatthanhdo.com.vn/le-phi-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu (accessed:
november 7, 2022).

ngành công nghiệp điện tử việt nam với những dấu ấn mạnh mẽ (no date)
https://dangcongsan.vn. available at: https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-
nhap/nganh-cong-nghiep-dien-tu-viet-nam-voi-nhung-dau-an-manh-me-604094.html
(accessed: november 7, 2022).

oanh, k. (2019) giá nhân công việt nam đang tăng cao, nhịp sống kinh tế việt nam &
thế giới. available at: https://vneconomy.vn/gia-nhan-cong-viet-nam-dang-tang-
cao.htm?fbclid=iwar2jbhx5vexvoc6zx_g8tyve0xagl4ltz1pn5-njql2kajpm50fdjit4w_w
(accessed: november 7, 2022).
65

person (2022) samsung việt nam đạt doanh thu hơn 74 tỷ usd năm 2021,
baochinhphu.vn. baochinhphu.vn. available at: https://baochinhphu.vn/samsung-viet-
nam-dat-doanh-thu-hon-74-ty-usd-nam-2021-
102220119180530256.htm#:~:text=vượt%20qua%20những%20khó%20khăn,khẩu%2
0so%20với%20năm%202020.&text=cụ%20thể%2c%20doanh%20thu%20của,16%25
%20so%20với%20năm%202020 (accessed: novembe

person and phạm, g. (2020) lương nhân công tại việt nam chỉ bằng 1/4 trung quốc và
1/3 malaysia, doanh nhân. available at: https://doanhnhan.vn/luong-nhan-cong-tai-viet-
nam-chi-bang-14-trung-quoc-va-13-malaysia-35681.html (accessed: november 7,
2022).

pv (2020) samsung việt nam: lãi trăm đồng, đóng thuế vài đồng, báo điện tử thương
trường. https://thuongtruong.com.vn/. available at:
https://thuongtruong.com.vn/news/samsung-viet-nam-lai-tram-dong-dong-thue-vai-
dong-
43095.html#:~:text=như%20vậy%2c%20thuế%20suất%20thuế%20thu%20nhập%20d
oanh,nhập%20doanh%20nghiệp%20thông%20thường%20là%2020%20đồng
(accessed: november 7, 2022).

pv/vov-tokyo (2021) hãng điện tử samsung đạt lợi nhuận cao trong năm 2020 bất chấp
covid-19, vov.vn. available at: https://vov.vn/kinh-te/hang-dien-tu-samsung-dat-loi-
nhuan-cao-trong-nam-2020-bat-chap-covid-19-829709.vov (accessed: november 7,
2022).

Samsung Electronics (2020). Available at:


https://images.samsung.com/is/content/samsung/assets/global/ir/docs/2020_Business_
Report.pdf (Accessed: November 7, 2022).

Samsung Electronics (2021). Available at:


https://images.samsung.com/is/content/samsung/assets/global/ir/docs/2021_4Q_Interi
m_Report_vF.pdf (Accessed: November 7, 2022).

Samsung Electronics Co Ltd (005930) stock price & news (no date) Google
Finance. Google. Available at:

Thị Trường (no date) Tổng quan về ngành | Dữ liệu index ngành, chỉ số tài chính
ngành. Available at:
https://www.stockbiz.vn/IndustryOverview.aspx?Code=9000&fbclid=IwAR3SfG
pZTfx35ontQiqCMdPlFObI4Epl1TM8Qpmuxy_SCR1Pf2UHiidPApQ (Accessed:
November 7, 2022).
66

thông báo (no date) tập đoàn samsung - các hoạt động hợp tác giữa sevt với trường cđ
kinh tế - kỹ thuật, đại học thái nguyên. available at:
http://tec.tnu.edu.vn/htdtsamsung/details/1429#:~:text=tập%20đoàn%20samsung%20l
à%20một,công%20ty%20buôn%20bán%20nhỏ (accessed: november 7, 2022).

thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý ii và 6 tháng đầu năm 2022 (2022)
general statistics office of vietnam. available at: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-
so-lieu-thong-ke/2022/07/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-ii-va-6-
thang-dau-nam-2022/ (accessed: november 7, 2022).

thuvienphapluat.vn (no date) nghị quyết số 49/2016/nq-hđnd về phí và lệ phí trên địa
bàn tỉnh thái nguyên, thư viện pháp luật. available at: https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/thue-phi-le-phi/nghi-quyet-so-49-2016-nq-hdnd-ve-phi-va-le-phi-tren-dia-ban-
tinh-thai-nguyen-340633.aspx (accessed: november 7, 2022).

tiến, t.m. (2022) doanh thu khủng của samsung việt nam đóng góp bao nhiêu vào gdp
cả nước?, cafebiz. https://cafebiz.vn. available at: https://cafebiz.vn/doanh-thu-khung-
cua-samsung-viet-nam-dong-gop-bao-nhieu-vao-gdp-ca-nuoc-
20220120143136657.chn (accessed: november 7, 2022).

vietnambiz (2019) môi trường nội bộ (internal environment) là gì? đặc điểm của môi
trường nội bộ, vietnambiz. available at: https://vietnambiz.vn/moi-truong-noi-bo-
internal-environment-la-gi-dac-diem-cua-moi-truong-noi-bo-
20191203020241387.htm#:~:text=phân%20t%c3%adch%20môi%20trường%20bên,tr
ường%20bên%20trong%20doanh%20nghiệp (accessed: november 7, 2022).

vietnambiz (2022) việt nam là công xưởng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của
samsung và sự chuyển mình mạnh mẽ tại bắc ninh, thái nguyên, vietnambiz. available
at: https://vietnambiz.vn/viet-nam-la-cong-xuong-lon-nhat-the-gioi-cua-samsung-va-
su-chuyen-minh-manh-me-tai-bac-ninh-thai-nguyen--202255104618342.htm
(accessed: november 7, 2022).

xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng cao, động lực và kỳ vọng trong năm 2022
(2022) general statistics office of vietnam. available at: https://www.gso.gov.vn/du-
lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04/xuat-khau-dien-tu-may-tinh-va-linh-kien-tang-cao-
dong-luc-va-ky-vong-trong-nam-2022/ (accessed: november 7, 2022).

You might also like