You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

DỰ ÁN NHÓM

MÔN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 1/2

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 10

Thành viên nhóm:

1. Phạm Thị Ngọc Chi

2. Nguyễn Mai Yến Nhi

3. Lưu Thị Thảo Uyên

4. Lê Thị Qui

5. Nguyễn Thị Bích Ngọc

6. Phạm Ngọc Nhân

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Lê Đức Tiến

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC

I. Giới thiệu ................................................................................................................................................... 6


II. Phân tích kế hoạch kinh doanh ................................................................................................................. 6
1. Mô tả về dự án ...................................................................................................................................... 6
1.1 Thương hiệu: Ngấu Nghiến............................................................................................................. 6
1.2 Mặt hàng kinh doanh ...................................................................................................................... 6
1.3 Lý do triển khai ý tưởng .................................................................................................................. 7
1.4 Phân đoạn thị trường ...................................................................................................................... 7
1.5 Thách thức và cơ hội ....................................................................................................................... 7
1.6 Lộ trình thực hiện............................................................................................................................ 8
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh................................................................................................................ 10
2.1 Điểm mạnh .................................................................................................................................... 10
2.2 Điểm yếu ....................................................................................................................................... 10
2.3 Kênh truyền thông ......................................................................................................................... 10
2.4 Năng lực công nghệ ...................................................................................................................... 10
3. Lợi thế cạnh tranh ............................................................................................................................... 10
3.1 Sản phẩm....................................................................................................................................... 10
3.2 Nhân sự ......................................................................................................................................... 11
III. Phân tích các mô hình ........................................................................................................................... 11
1. SWOT ................................................................................................................................................. 11
1.1 Strengths (Điểm mạnh) ................................................................................................................. 11
1.2 Weaks (Điểm yếu) ......................................................................................................................... 11
1.3 Opportunities (Cơ hội) .................................................................................................................. 12
1.4 Threats (Thách thức)..................................................................................................................... 12
2. Mô hình PESTEL................................................................................................................................ 12
2.1 Political (Chính trị)....................................................................................................................... 12
2.2 Economic (Kinh tế) ....................................................................................................................... 13
2.3 Social (Xã hội) .............................................................................................................................. 13
2.4 Technology (Công nghệ) ............................................................................................................... 14
2.5 Environment (Môi trường) ............................................................................................................ 14
2.6 Legal(Luật pháp) .......................................................................................................................... 14
3. Mô hình 5 tác động của Porter (5 – Forces) ....................................................................................... 15

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 2


3.1 Cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại ................................................................................................ 15
3.2 Sản phẩm dịch vụ thay thế ............................................................................................................ 15
3.3 Nguy cơ từ đối thủ mới: mức độ đánh giá yếu .............................................................................. 15
3.4 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng.................................................................................. 15
3.5 Quyền lực thương lượng của người mua ...................................................................................... 15
IV. Mô hình kinh doanh Canvas (4) ........................................................................................................... 16
1. Đối tác chính ....................................................................................................................................... 16
2. Động cơ thúc đẩy ................................................................................................................................ 16
3. Các hoạt động chủ yếu ........................................................................................................................ 16
4. Đề xuất giá trị...................................................................................................................................... 16
5. Các nguồn lực chính ........................................................................................................................... 16
6. Quan hệ khách hàng ............................................................................................................................ 17
6.1 Triết lý kinh doanh: Phục vụ khác hàng bằng sự tận tâm, với thái độ khẩn trương nhất để mang
lại hiệu quả cao nhất........................................................................................................................... 17
6.2 Mô hình IDIC: (5) ......................................................................................................................... 17
7. Các kênh phân phối ............................................................................................................................. 17
8. Phân khúc khách hàng ........................................................................................................................ 18
9. Cấu trúc chi phí ................................................................................................................................... 18
10. Dòng doanh thu ................................................................................................................................. 18
V. Đề xuất ................................................................................................................................................... 18
VI. Kết luận................................................................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 21
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................... 22
1. Quá trình tạo kênh bán Shopee ........................................................................................................... 22
2. Tạo tài khoản Tiktok cho kênh bán hàng ............................................................................................ 25
3. Các bước tạo lập trang Fanpage .......................................................................................................... 29
4. Demo một vài hình ảnh website bán hàng .......................................................................................... 34
4.1 Giao diện của web khi truy cập .................................................................................................... 34
4.2 Danh mục sản phẩm...................................................................................................................... 34
4.3 Hình ảnh sản phẩm được thể hiện ................................................................................................ 35
4.4 Điều chỉnh thông tin về sản phẩm................................................................................................. 36

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 3


Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 4
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Logo Ngấu Nghiến ............................................................................................................. 6


Hình 2: Giao diện Fanpage ............................................................................................................ 8
Hình 3: Giao diện trên trang Shopee .............................................................................................. 9
Hình 4: Giao diện website .............................................................................................................. 9
Hình 5: Giao diện trên Tiktok ......................................................................................................... 9

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 5


I. Giới thiệu

Thương mại điện tử là một ngành mới đang rất phát triển trên thị trường ngày nay. Nó
đem đến cơ hội và thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải luôn không ngừng
đổi mới và phát triển để có thể phục vụ được các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Hiểu được tình hình đó, Ngấu Nghiến là một dự án thương mại điện tử mà nhóm đang
thực hiện trong lĩnh vực bán đồ ăn vặt trên các nền tảng mạng xã hội và các trang web bán hàng.
Đây là một ngành có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vì vậy chất lượng sản phẩm và các yếu tố tiện
lợi là lợi thế cạnh tranh hàng đầu được nhóm xem trọng.

Ngoài ra, xuất phát từ yếu tố đây là ngành chỉ cần nguồn vốn thấp để khởi động dự án và
khả năng hoàn vốn nhanh. Thêm vào đó, các thành viên trong nhóm đều thuộc thế hệ gen Z nên
thấu hiểu về nhu cầu ăn vặt trong lớp trẻ hiện nay, dễ dàng tiếp cận được các đối tượng khách
hàng mục tiêu và nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của đối tượng.

II. Phân tích kế hoạch kinh doanh

1. Mô tả về dự án

1.1 Thương hiệu: Ngấu Nghiến

Logo:

Hình 1: Logo Ngấu Nghiến

1.2 Mặt hàng kinh doanh

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 6


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều ngành hàng, món ăn, tuy nhiên đã nhóm bắt đầu tập
trung vào các món ăn vặt Việt Nam chủ yếu là các món khô gà, khô bò, bắp, me, bánh snack và
những đồ ăn vặt gắn liền với tuổi thơ thế hệ 8x, 9x.

1.3 Lý do triển khai ý tưởng

 Nhóm nhận thấy rằng ăn vặt là nhu cầu hằng ngày của đa số mọi người, đặc biệt là giới
trẻ. Ngoài ra, khi mà mức sống của mọi người đang dần được nâng cao thì ăn vặt đã dần
trở thành một phần trong đời sống của chúng ta.
 Vì đa số thành viên nhóm là thuộc thế hệ gen Z nên dễ dàng tiếp cận và quảng bá thương
hiệu đến với giới trẻ, nhóm đối tượng mà Ngấu Nghiến đang hướng tới.
 Đây là ngành chỉ cần nguồn vốn thấp để khởi động dự án, và khả năng thu lợi nhuận và
thu hồi vốn nhanh.

1.4 Phân đoạn thị trường

Ngấu Nghiến đang hướng tới nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên vì đây là nhóm có xu
hướng ăn vặt rất nhiều, và thường hay rủ bạn bè mua theo.

1.5 Thách thức và cơ hội

 Thách thức

Lĩnh vực đồ ăn vặt có rất đối thủ cạnh tranh bao gồm các cửa hàng tạp hóa, chợ, và các
cửa hàng trên trang thương mại điện tử khác.

Thị trường đồ ăn vặt khá đa dạng tuy nhiên danh mục sản phẩm của Ngấu Nghiến chỉ bao
gồm 2 danh mục là đồ khô và đồ đóng gói nên chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người tiêu
dùng.

Ngành hàng này có khá nhiều đối thủ cạnh tranh nên các sản phẩm của Ngấu Nghiến đều
cạnh tranh về giá không thể bán hàng với giá quá cao nên khó đạt được điểm hòa vốn trong thời
gian ngắn.

 Cơ hội

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 7


Có nguồn khách hàng tiềm năng lớn là sinh viên trường ĐH Kinh tế và các trường khác
trên địa bàn Đà Nẵng.

Có sử dụng nhiều kênh bán hàng online như Facebook, Shopee, Tiktok...mà lượng lớn
người dùng là giới trẻ sẽ giúp nhóm tiếp cận được các khách hàng ngoại tỉnh.

Ngành thương mại điện tử đang nhận được nhiều hỗ trợ từ phía chính phủ nên đây chính
là cơ hội cho dự án phát triển lâu dài.

1.6 Lộ trình thực hiện

B1: Chọn tên thương hiệu và mặt hàng kinh doanh

B2: Lên kế hoạch kinh doanh

B3: Tìm nhà cung cấp: Chợ Cồn

B4: Lập fanpage trên các trang mạng xã hội và kênh thương mại điện tử

 Facebook

Hình 2: Giao diện Fanpage

 Shopee:

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 8


Hình 3: Giao diện trên trang Shopee

 Website:

Hình 4: Giao diện website

 Tiktok:

Hình 5: Giao diện trên Tiktok

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 9


2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh: Các tiệm tạp hóa trên khu vực quận Ngũ Hành Sơn

2.1 Điểm mạnh

 Có lượng khách hàng ổn định.


 Hàng hóa đa dạng mẫu mã ngoài ra còn bán các loại hàng khác bên cạnh đồ ăn vặt.
 Có quy mô nguồn vốn lớn.

2.2 Điểm yếu

 Địa điểm bán hàng cố định nên khách hàng không linh hoạt trong việc mua hàng. Cửa
hàng không có các kênh bán hàng online và đơn vị vận chuyển.
 Hạn chế về hình thức thanh toán là chỉ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
 Chỉ bán trong thời gian cố định.

2.3 Kênh truyền thông

 Bằng phương pháp truyền miệng từ các khách hàng cũ đến các khách hàng mới.
 Bằng bảng hiệu, băng rôn, treo trên đường đi, khách hàng thấy sẽ biết được nơi đây bán
những gì.

2.4 Năng lực công nghệ

 Bán hàng truyền thống theo phương thức mua hàng tại chỗ.
 Chỉ sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

3. Lợi thế cạnh tranh

3.1 Sản phẩm

Mẫu mã đa dạng từ đồ khô như khô gà, khô bò, …đến đồ đóng gói như kẹo cola, snack
đùi gà,..để mọi người tự do lựa chọn mà không cảm thấy nhàm chán.

Mức giá trải dài từ thấp đến tầm trung phù hợp với túi tiền của hầu hết học sinh, sinh
viên. Ví dụ như từ gói snack cá 2k đến gói khô gà 20k.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 10


Thiết kế và đóng gói bao bì xinh xắn, gây thiện cảm với khách hàng.

3.2 Nhân sự

Có đội ngũ nhân viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, có niềm đam mê học hỏi, sáng tạo trên các
trang mạng xã hội và trang thương mại điện tử.

Thái độ nhân viên của Ngấu Nghiến luôn thân thiện, sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc
cho khách hàng 24/7.

III. Phân tích các mô hình

1. SWOT

1.1 Strengths (Điểm mạnh)

Ngấu Nghiến sở hữu nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết, gần gũi với khách hàng mục tiêu
nên dễ nắm bắt được tâm lý của họ. Từ đó có thể lựa chọn các sản phẩm theo sở thích của họ,
đồng thời có những chiến dịch marketing phù hợp dựa vào các “trend” trên mạng xã hội.

Hình thức bán hàng đa kênh, linh hoạt thông qua các mạng xã hội và kênh thương mại
điện tử được giới trẻ sử dụng nhiều như Facebook, Shopee, Tiktok, Website,… Vì vậy, dự án có
thể tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất đến với khách hàng mục tiêu hiện nay.

Ngấu Nghiến có hình thức thanh toán phong phú bao gồm thanh toán tiền mặt, chuyển
khoản ngân hàng và thông qua các ví điện tử khác – phù hợp với thời đại 4.0 và được nhiều bạn
trẻ lựa chọn.

Nguồn nhân lực nhà Nghiến đã có nhiều ưu thế trong lĩnh vực marketing và chăm sóc
khách hàng từ trước, nên có khả năng về quảng cáo, content, thiết kế…

Nguồn cung về hàng hóa được giá sỉ thấp nên dự án có thể đạt được điểm hòa vốn nhanh.

1.2 Weaks (Điểm yếu)

Nhân lực chưa kinh nghiệm trong việc lựa chọn nguồn hàng vì đây là ngành hàng lần đầu
tiên mà các thành viên tiếp cận đến. Vì vậy, nhóm tốn khá nhiều thời gian để lựa chọn nguồn
hàng phù hợp.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 11


Nguồn vốn hạn hẹp nên nhóm không thể nhập được hàng hóa với số lượng lớn, phải chia
làm nhiều đợt nhập hàng nên mất nhiều thời gian, công sức của nhân công, chi phí vận chuyển
cao.

1.3 Opportunities (Cơ hội)

Do đa số các thành viên trong dự án đều là sinh viên đại học nên cơ hội tiếp cận dễ dàng
với đối tượng khách hàng trẻ trong phạm vi này.

Cơ hội tiếp cận với các khách hàng ngoại tỉnh thông qua việc bán hàng qua Shopee, giúp
giảm bớt được chi phí vận chuyển cho khách và nâng cao doanh thu cho cửa hàng.

Vì ngành thương mại điện tử đang nhận được nhiều hỗ trợ từ phía chính phủ nên đây
chính là cơ hội cho dự án phát triển lâu dài.

1.4 Threats (Thách thức)

Lĩnh vực đồ ăn vặt có rất đối thủ cạnh tranh bao gồm các cửa hàng tạp hóa, chợ, và các
cửa hàng trên trang thương mại điện tử khác.

+ Cửa hàng tạp hóa, chợ: Sản phẩm hữu hình nên khách hàng có niềm tin về sản phẩm
hơn vì họ có thể sử dụng hoặc trải nghiệm nó thông việc thị giác, xúc giác, khứu giác vị giác.

+ Các cửa hàng trên Shopee: Có lượt mua cao, nhận được nhiều sự đánh giá, nhận xét từ
phía khách hàng.

Thị trường đồ ăn vặt quá rộng, nhiều danh mục khác nhau nhưng sản phẩm của nhóm chỉ
bao gồm 2 danh mục đồ khô và đồ đóng gói. Điều này dẫn đến đôi khi chưa đáp ứng được hầu
hết nhu cầu của khách hàng.

Vì ngành hàng này có khá nhiều đối thủ cạnh tranh nên các sản phẩm của Ngấu Nghiến
đều cạnh tranh về giá không thể bán hàng với giá quá cao nên khó đạt được điểm hòa vốn trong
thời gian ngắn.

2. Mô hình PESTEL

2.1 Political (Chính trị)

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 12


+ Việt Nam có tình hình chính trị ổn định không có khủng bố, xung đột giúp cho chúng
ta an tâm hơn khi kinh doanh.

+ Chính phủ có nhiều chính sách ủng hộ kinh doanh thương mại điện tử: theo cổng thông
tin của bộ công thương, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn
2021-2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020,
Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng
rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp khoảng cách giữa các
thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; Xây dựng thị trường
thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở rộng thị trường
tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử;
đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường
thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.” (1)

2.2 Economic (Kinh tế)

+ Tỉ lệ lạm phát qua các năm của Việt Nam không quá cao, nằm trong mức kiểm soát của
Chính phủ (4%), mức lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức khoảng 3,7 ± 0,3% theo Ngân
hàng Nhà nước dự báo (2).

+ Chỉ số giá tiêu dùng CPI: bình quân 8 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,58% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,05% (làm CPI chung tăng
0,35 điểm phần trăm, trong đó, lương thực tăng 0,19%; thực phẩm tăng 1,33%; ăn uống ngoài
gia đình tăng 0,73%) Điều này dẫn đến giá ngành hàng ăn vặt tăng không nhiều, ổn định cho
việc kinh doanh. (3)

2.3 Social (Xã hội)

Đời sống ngày càng tiện nghi, khi mà mọi người đủ ăn, đủ mặc thì sẽ xuất hiện nhiều nhu
cầu hơn như nhu cầu ăn ngon, và hơn thế nữa là ăn vặt. Trong môi trường công sở, chúng ta dễ
dàng tìm thấy những món ăn vặt tại bàn làm việc của các nhân viên, đặc biệt là nhân viên nữ ở
các công ty có văn hóa cởi mở. Đồ ăn vặt trở thành món đồ ăn giúp mọi người tỉnh táo, hoặc “sạc
đầy năng lượng” nếu bữa ăn chính chưa kịp đến. Ngoài ra, món ăn vặt cũng được các bạn sinh
viên lựa chọn trong các buổi họp nhóm với những mục đích như trên. Không chỉ vậy, đây cũng
sẽ là một option không thể thiếu trong các buổi tụ tập, họp mặt của giới trẻ.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 13


2.4 Technology (Công nghệ)

Các nền tảng công nghệ đang phát triển ngày càng phổ biến, con người dành nhiều thời
gian cho điện thoại hơn nên họ tiếp cận với nhiều nền tảng mạng xã hội. Điều này tạo được thuận
lợi đó là dễ dàng đưa các hoạt động marketing của kênh bán hàng của nhóm đến gần với khách
hàng hơn.

2.5 Environment (Môi trường)

+ Khí hậu: Đà Nẵng có 2 mùa chính là mùa nóng và mùa mưa. Đến mùa mưa, nhóm sẽ
gặp khó khăn trong việc vận chuyển các đơn hàng đến tay của khách hàng hơn. Hơn nữa, mùa
mưa độ ẩm cao nên cũng có nhiều khó khăn trong việc bảo quản sản phẩm danh mục đồ khô.

+ Môi trường: đa số các sản phẩm đều được đóng gói bằng bao nilong, nên có thể gây hại
cho môi trường nếu được xử lý không đúng cách.

2.6 Legal(Luật pháp)

+ Luật vệ sinh an toàn thực phẩm: Vì ngành hàng thực phẩm là ngành hàng rất nhạy cảm,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng – những người sử dụng trực tiếp sản phẩm
nên Luật VSATTP được quy định rất nghiêm ngặt. Nhóm ưu tiên chọn những sản phẩm uy tín,
có giấy tờ kiểm định rõ ràng, đồng thời, thành viên nhóm sẽ là người kiểm định một lần nữa với
mỗi lô hàng.

+ Luật pháp Việt Nam vẫn còn khá thoải mái với các kênh bán hàng ăn vặt online. Cách
thức lập kênh thương mại điện tử dễ dàng bằng cách điền các thông tin cần thiết và trung thực.
Ngoài ra, theo điểm c, khoản 1, điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một
cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh có quy định bán quà vặt là hoạt động
bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định như những
người bán hàng online đơn thuần trên các website hoặc trên ứng dụng di động như Facebook,
Zalo, Instagram, … sẽ không phải thực hiện thủ tục này.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 14


3. Mô hình 5 tác động của Porter (5 – Forces)

3.1 Cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại

Mức cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh lớn vì số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều như
các cửa hàng bán truyền thống, các kênh online trên shopee, trang thương mại điện tử khác,…
nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn và đồng thời, khả năng chuyển đổi của khách hàng cũng
khá thấp. (ưu điểm của các hình thức đã được phân tích ở phần SWOT)

3.2 Sản phẩm dịch vụ thay thế

Mức độ đánh giá đối với sản phẩm dịch vụ thay thế ở mức trung bình. Sản phẩm thay thế
đối với đồ ăn vặt này có thể là các món ăn vặt eatclean như các sản phẩm dạng hạt, bánh mì dạng
hạt,… Mọi người đang dần có xu hướng chuyển sang ăn các món ăn vặt eatclean để giữ gìn vóc
dáng, tuy nhiên sản phẩm này chưa xuất hiện nhiều trên thị trường và có giá thành cao, không
phù hợp với phân khúc thị trường mà nhóm đang nhắm đến.

3.3 Nguy cơ từ đối thủ mới: mức độ đánh giá yếu

Nhóm xác định đối thủ mới là các cửa hàng nhỏ bán đồ ăn vặt mới thành lập vì họ chưa
có nhiều lượt tiếp cận trên các trang mạng xã hội. Họ chịu những bất lợi của người đi sau như
khả năng chuyển đổi của khách hàng, thiếu sự hiểu biết về thị trường đồ ăn vặt hơn.

3.4 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng

Thị trường nhà cung ứng rộng, vì mặt hàng phổ biến nên quyền lực thương lượng của
mình cao, của nhà cung ứng thấp.

3.5 Quyền lực thương lượng của người mua

Quyền lực thương lượng của ng mua cao vì họ có nhiều sự lựa chọn hơn, tiếp cận với
nhiều người bán qua nhiều phương tiện.

Nếu cửa hàng hay nhóm cố tình tăng giá sản phẩm, thì người mua sẽ bỏ đi vì chi phí
chuyển đổi thấp đối với người mua. Hơn nữa, càng ngày yêu cầu của khách hàng càng cao, đó là
mua được sản phẩm tốt, chất lượng và giá cả hợp lý.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 15


IV. Mô hình kinh doanh Canvas (4)

1. Đối tác chính

 Nhà cung ứng: Tạp hóa bán buôn mặt hàng ăn vặt tại chợ Cồn
 Nhà vận chuyển: GHN, Shopee Express, GHTK và J&T
 Đối tác thanh toán
 Các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada

2. Động cơ thúc đẩy

 Sỉ đa dạng các mặt hàng


 Giá cả cạnh tranh

3. Các hoạt động chủ yếu

 Nhập kho và quản lý hàng hóa trong kho.


 Định giá sản phẩm; truyền thông và thu hút khách hàng.
 Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với NCC và khách hàng.
 Phát triển và quản lý trang bán hàng trên các sàn TMĐT và Facebook.
 Đóng gói và giao hàng đến tay khách hàng.
 Tạo sự hài lòng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

4. Đề xuất giá trị

 Mở cửa 24/24

=> Việc đưa ra khung giờ phục vụ 24/24 nhằm đáp ứng nhu cầu ăn vặt ngày càng tăng của học
sinh, sinh viên một cách nhanh chóng và thuận tiện.

5. Các nguồn lực chính

 Nguồn hàng: Từ các nhà buôn sỉ


 Nguồn nhân lực: Thành viên nhóm 10
 Nguồn tài chính: Hình thành từ vốn góp
 Nguồn công nghệ: Các trang TMĐT như Shopee, Website, Tiktok, Facebook

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 16


6. Quan hệ khách hàng

6.1 Triết lý kinh doanh: Phục vụ khác hàng bằng sự tận tâm, với thái độ khẩn trương
nhất để mang lại hiệu quả cao nhất.

6.2 Mô hình IDIC: (5)

 Nhận diện khách hàng

Là những sinh viên trong khu vực gần trường đại học Kinh tế ĐN, có sở thích ăn vặt
trong giờ giải lao tại lớp, trong giờ thực hiện deadline hoặc giờ làm việc; thường tương tác mua
hàng thông qua nền tảng FB.

 Phân biệt khách hàng

Nhóm khách hàng là sinh viên thích ăn vặt trong giờ giải lao là nhóm mang lại giá trị
nhiều nhất ở hiện tại và có mức độ lan tỏa cao đến các nhóm bạn khác trong và ngoài lớp; bên
cạnh đó những sinh viên làm việc ngoài giờ (part/full-time) sẽ lan tỏa thương hiệu đến cả đồng
nghiệp…Nhu cầu của nhóm sinh viên này là các món ăn vặt đa dạng, đổi mới thường xuyên và
giá rẻ.

 Tương tác với khách hàng

Tương tác một cách thường xuyên qua nền tảng Facebook, Shopee, Tiktok... để đáp ứng
kịp thời các nhu cầu, tiếp nhận và xử lý các phản hồi từ khách hàng.

 Cá biệt hóa

 Đưa ra các chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt như ngày 20/10, ngày 25/12,
ngày 8/3…
 Chia sẻ những feedback tích cực của khách hàng trên fanpage của shop, khuyến mãi cho
đơn hàng sau (5-10% hoặc freeship…)
 Những khách hàng mua thường xuyên, khách VIP,..

7. Các kênh phân phối

 Website
 Mạng xã hội: Facebook, Tiktok

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 17


 Trang TMĐT: Shopee

8. Phân khúc khách hàng

Khách hàng là học sinh, sinh viên ĐN có độ tuổi từ 15 tuổi vì nhóm này đa số có sở thích
ăn vặt, thành thạo các phương thức mua hàng online.

9. Cấu trúc chi phí

 Chi phí nhập hàng


 Chi phí quản lý và điều hành
 Tiếp thị bán hàng (Chi phí bao bì, nhãn mác, marketing,...)
 Chi phí nhân công
 Chi phí giao hàng
 Các chi phí phát sinh khác

10. Dòng doanh thu

Doanh thu từ việc bán các sản phẩm ăn vặt thông qua các trang thương mại điện tử như
Shopee, Website và các nền tảng Facebook, Tiktok.

V. Đề xuất

 Nhóm đồ ăn vặt rất đa dạng, bao gồm nhiều mặt hàng, vì vậy việc lựa chọn loại sản phẩm
phù hợp với sở thích, thị hiếu tiêu dùng của giới trẻ là vô cùng quan trọng => Nhóm phải
liên tục cập nhật feedback của khách để thay đổi sản phẩm cho phù hợp.
 Mặt hàng tiêu dùng nhanh, giá rẻ và dễ dàng tiêu thụ, vì vậy khách hàng thường xuyên
mua lại với số lượng đa dạng => Luôn luôn có sẵn các mặt hàng để kịp thời cung cấp,
không thể để khách chờ vì thiếu ½ mặt hàng.
 Vì giá cả rất rẻ cho nên tổng giá trị đơn hàng thông thường không lớn, nếu chi phí vận
chuyển đến tay khách hàng quá cao so với chi phí mua hàng, khách hàng sẽ phần nào
giảm ham muốn mua sản phẩm => cần có chính sách vận chuyển phù hợp.
 Có quá nhiều mặt hàng, trong khi khách hàng chưa biết nhiều về sản phẩm, điều này
khiến họ phân vân trong việc lựa chọn sản phẩm => giúp khách hàng bằng cách tạo ra
nhiều combo sản phẩm, dễ dàng thử được nhiều loại với mức giá mong muốn.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 18


 Về mặt quản lí, vì giá sản phẩm nhỏ tuy nhiên lại nhiều mặt hàng, thông thường các đơn
hàng sẽ đa dạng về loại sản phẩm. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc kiểm hàng và
tồn kho => thường xuyên kiểm tra tồn kho và các đơn hàng để tránh nhầm lẫn, sai lệch
doanh thu.
 Giá cả không cạnh tranh trên thị trường => cần tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp
thông qua các chính sách vận chuyển, chăm sóc khách hàng.
 Lần đầu quản lí doanh nghiệp, nhóm gặp khó khăn trong việc quản lí nguồn tiền và điều
hành hoạt động bán hàng => Thường xuyên họp nhóm để đưa ra các giải pháp thay đổi
nhanh chóng.
 Có nhiều khâu từ việc đi tìm nguồn hàng, nhập hàng, phân chia, làm giá, bán hàng, tiếp
thị, kiểm tra => Tổ chức hợp lý nhiệm vụ của các thành viên.
 Quản lý, làm tiếp thị trên nhiều kênh online nhằm mục đích cập nhật xu hướng để viết
content thu hút khách hàng, chăm sóc khách hàng trên các nền tảng, cần có nhiều chương
trình ưu đãi theo từng dịp.

VI. Kết luận

Thông qua việc triển khai và phân tích giai đoạn 1 thì nhóm chúng em đã có thể hình
dung ra được bối cảnh kinh doanh và biết được những tác nhân tác động mạnh mẽ đến quá trình
hoạt động kinh doanh đồ ăn vặt nhờ việc phân tích PESTEL, cũng như sử dụng mô hình năm tác
động của Porter trong thực tiễn. Trong đó nhóm đã nhận thấy rõ được yếu tố có mức độ tác động
lớn như là đối thủ cạnh tranh hiện tại, quyền thương lượng của người mua, các sản phẩm và dịch
vụ thay thế. Ngoài ra, việc xây dựng mô hình kinh doanh đã thực sự giúp nhóm nhìn ra được
tổng quan bao trùm về mặt cách thức vận hành và hoạt động từ đó có thể kịp điều chỉnh trong
quá trình thực tiễn nếu xảy ra sai sót. Bên cạnh đó thì qua giai đoạn một nhóm vẫn còn rất nhiều
khó khăn về một số điểm như là nhóm vẫn chưa tạo được một dấu ấn riêng, số lượng mặt hàng
vẫn còn quá ít so với các đối thủ, lượt tiếp cận của khách hàng đa số là người quen và nhóm vẫn
chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh dẫn đến việc marketing vẫn còn
rất hạn chế.

Qua bài báo cáo giai đoạn một thì nhóm cũng đã đưa ra một số đề xuất ở phía trên nhằm
mục đích là cải thiện quá trình hoạt động kinh doanh của nhóm cũng như là hạn chế các sai sót,

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 19


sự cố xảy ra. Điều này cần sẽ cần đến sự chung tay góp sức của cả nhóm cả về thời gian và nỗ
lực nhằm thực hiện tốt hơn trong tương lai.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thư viện pháp luật. [Online] [Cited: 10 19, 2022.] https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-645-QD-TTg-2020-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-quoc-gia-
2021-2025-442913.aspx.

[2]. Nhiên, An. Bộ Tài chính dự báo lạm phát 2022. [Online] 8 24, 2022. [Cited: 10 19, 2022.]
https://vneconomy.vn/bo-tai-chinh-du-bao-lam-phat-ca-nam-2022-khoang-3-37-3-
87.htm#:~:text=V%E1%BB%9Bi%20c%C3%A1c%20k%E1%BB%8Bch%20b%E1%BA%A3n
%20tr%C3%AAn,7%20%C2%B1%200%2C3%25..

[3]. HNV. [Online] 9 2, 2022. [Cited: 10 19, 2022.] https://dangcongsan.vn/kinh-te/8-thang-nam-


2022-cpi-tang-2-58-so-voi-cung-ky-2021-
618651.html#:~:text=(%C4%90CSVN)%20%E2%80%93%20Theo%20T%E1%BB%95ng%20c
%E1%BB%A5c,b%E1%BA%A3n%20t%C4%83ng%201%2C64%25..

[4]. Create a new Business Model Canva. [Online] [Cited: 10 19, 2022.]
https://canvanizer.com/new/business-model-canvas.

[5]. Top 4 mô hình CRM phổ biến nhất tại doanh nghiệp Việt Nam. [Online] 5 17, 2022. [Cited:
10 19, 2022.] https://amis.misa.vn/15642/mo-hinh-crm/.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 21


PHỤ LỤC

1. Quá trình tạo kênh bán Shopee

Bước 1: Vô trang chủ shopee

Bước 2: Chọn đăng ký bằng tài khoản Google gmail, lúc này sẽ hiện lên các tài khoản gmail
muốn đăng ký

Bước 3: Sau khi chọn tài khoản gmail xong thì shopee sẽ hiển thị giao diện như trên và chúng ta
kích vào mục kênh người bán

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 22


B4: Điền thông tin vào từng mục

B5: Điền thông tin vào từng mục

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 23


B6: Sau đó shopee sẽ chuyển tiếp qua mục các đơn vị vận chuyển, tại đây chúng ta sẽ kích hoạt
các đơn vị vận chuyển

B7: Sau khi kích hoạt xong là chúng ta đã mở shop thành công và bắt đầu mục thêm sản phẩm

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 24


B8: Có thể vào mục “Tài khoản” để chỉnh sửa khi cần thiết

2. Tạo tài khoản Tiktok cho kênh bán hàng

Bước 1: Trên trình duyệt của máy tính, nhấn vào đường link https://www.tiktok.com/ để truy cập
TikTok web. Sau đó hãy nhấn vào nút Đăng nhập sẽ đưa ta tới cửa sổ đăng nhập của TikTok.
Tiếp theo nhấn vào nút Đăng ký ở cuối cửa sổ đăng nhập.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 25


Bước 2: Nhập tài khoản email vào, nhấp vào nút Tiếp theo.

Bước 3: Tiếp theo ta nhập mật khẩu vào, nhấp vào nút Tiếp theo.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 26


Bước 4: Nhập thông tin theo yêu cầu của tiktok. Sau đó ta nhấp vào nút Tiếp.

Bước 5: Đặt tên cho Tiktok ID. Sau đó ta nhấp vào nút Đăng ký.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 27


Bước 6: Sau đó truy cập vào tiktok web, nhấp vào xem hồ sơ.

Bước 7: Chỉnh sửa lại hồ sơ của trang

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 28


3. Các bƣớc tạo lập trang Fanpage

Đầu tiên, để tạo lập trang fanpage cần tài khoản cá nhân facebook.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 29


Bƣớc 1: Truy cập ứng dụng Facebook trên máy tính. Tại giao diện chính của trang chủ
Facebook, bạn nhấn vào biểu tượng menu trên thanh công cụ phía bên trái và click chọn Trang.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 30


Bƣớc 2: Trong trang mới xuất hiện, chọn Tạo trang mới

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 31


Bƣớc 3: Nhập thông tin về Tên trang Fanpage và Hạng mục phù hợp với mục đích Page mình
muốn lập.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 32


Bƣớc 4: Tiếp đến nhập thông tin, lựa chọn đăng tải ảnh đại diện, ảnh bìa cho Fanpage Facebook
(có thể để sau) hoặc mời bạn bè -> Tiếp

Bƣớc 5: Bấm xong

Bƣớc 6: Hoàn tất tạo lập trang.

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 33


4. Demo một vài hình ảnh website bán hàng

4.1 Giao diện của web khi truy cập

4.2 Danh mục sản phẩm

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 34


4.3 Hình ảnh sản phẩm được thể hiện

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 35


4.4 Điều chỉnh thông tin về sản phẩm

Thương mại điện tử-Nhóm 10 Trang 36

You might also like