You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

----------***----------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 2


ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TẠI KHU VỰC
CHÂU Á VÀ CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

Lớp tín chỉ: KTE318(GD1-HK2-2223).2

Thành viên nhóm 8

1. Nguyễn Hà Chi - 2114410027


2. Lê Quang Duy - 2114410037
3. Nguyễn Đức Hiếu - 2114410064
4. Đinh Thị Hải Yến - 2114410208

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Phương Mai

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

----------***----------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 2


ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TẠI KHU VỰC
CHÂU Á VÀ CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

Lớp tín chỉ: KTE318(GD1-HK2-2223).2

Thành viên nhóm 8

1. Nguyễn Hà Chi - 2114410027


2. Lê Quang Duy - 2114410037
3. Nguyễn Đức Hiếu - 2114410064
4. Đinh Thị Hải Yến - 2114410208

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Phương Mai

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

NHÓM 8

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Nguyễn Hà Chi 2114410027 25%

2. Lê Quang Duy 2114410037 25%

3. Nguyễn Đức Hiếu 2114410064 25%

4. Đinh Thị Hải Yến 2114410208 25%


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... iii

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................2

1.1. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ..................................................................2

1.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội .................................................................................2

1.1.2. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................2

1.1.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế ....................................................................4

1.2. Tổng quan nghiên cứu ...........................................................................................6

1.2.1. Nghiên cứu trong nước ...................................................................................6

1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................7

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................10

2.1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10

2.1.1. Phân loại dữ liệu ...........................................................................................10

2.1.2. Tổng hợp và phân tích số liệu .......................................................................10

2.1.3. Xây dựng mô hình hồi quy ...........................................................................11

2.2. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................16

3.1. Kết quả phân tích mô tả thống kê .......................................................................16

3.1.1. Mô tả thống kê các biến ................................................................................16

3.1.2. Mô tả phân phối các biến ..............................................................................17

3.1.3. Mô tả tương quan các biến ...........................................................................19

3.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình...........................................................19

3.2.1. Kết quả ước lượng ........................................................................................19

3.2.2. Lựa chọn mô hình .........................................................................................20


3.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình và khắc phục ................................................21

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ ......................................23

4.1. Thảo luận kết quả ................................................................................................23

4.2. Kiến nghị .............................................................................................................24

KẾT LUẬN ..................................................................................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình ..............................................11
Bảng 2.Mô tả biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu ...................................................12
Bảng 3.Bảng mô tả thống kê các biến ...........................................................................16
Bảng 4: Bảng mô tả tương quan các biến ......................................................................19
Bảng 5: Bảng kết quả ước lượng ...................................................................................20
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Phân phối của GDP ..........................................................................................17
Hình 2: Phân phối của FDI ............................................................................................18
Hình 3: Phân phối của EX .............................................................................................18
Hình 4: Phân phối của GDS ..........................................................................................18
LỜI MỞ ĐẦU

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ quốc gia nào trên thế
giới, đặc biệt là với những quốc gia đang phát triển. Bởi lẽ với một quốc gia có nền kinh
tế còn nhỏ, hiệu suất không cao, lại đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì
tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề quan trọng nhất. Đối với việc duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao thì sự gia tăng GDP hay GNP tạo tiền đề để chính phủ đề ra và thực
thi những chiến lược, chính sách hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống nhân dân như
xoá đói giảm nghèo, phát triển y tế giáo dục, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống
tệ nạn xã hội,... Với những vấn đề quan trọng nêu trên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế
luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và hoạch định chính sách.

Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, hay tăng trưởng GDP không phải là một đề tài
quá mới mẻ, nhưng là đề tài luôn cần thiết vì trong mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau của
lịch sử phát triển loài người thì những nhân tố có ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế thế
giới là không giống nhau, chúng luôn luôn thay đổi không ngừng. Có Thể thấy, chưa
khi nào kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới giai đoạn 2008
- 2009, các nền kinh tế lớn trên thế giới lại đồng loạt phát đi những tín hiệu khả quan
như vậy, bất chấp tác động của nhiều yếu tố tiêu cực như xu hướng gia tăng bảo hộ
thương mại toàn cầu. Vậy những yếu tố nào đã đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của
mỗi quốc gia sau khi đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng? Yếu tố nào cần được sử dụng
nhiều hơn để đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế?

Nhận định được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề
tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nhóm nước đang phát triển
tại khu vực châu á và châu phi giai đoạn 2009 - 2020” để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng
và từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát
triển khu vực Châu Á và Châu Phi trong thời kì hiện nay.

Bài tiểu luận có cấu trúc gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Thảo luận kết quả và kiến nghị


1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product (GDP) là giá trị thị trường của
tất cả hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định
(thường là một quốc gia) trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số
tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy
trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể tính tổng sản phẩm quốc nội như tổng chi tiêu
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm

Y = C + I + G + (X - M)

Trong đó:

▪ Y: Tổng sản phẩm quốc nội


▪ C: Tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình về hàng hóa dịch vụ
▪ I: Tổng đầu tư tư nhân trong nước
▪ G: Chi tiêu chính phủ
▪ X - M: giá trị xuất khẩu ròng = giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng trong
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Quy mô sản lượng của nền kinh tế được thể
hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc
tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người. Điều này có
nghĩa là tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng của các chỉ tiêu nêu trên của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Nếu thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế thông qua các chỉ số như GDP hoặc
GNP thì chỉ là đơn thuần thể hiện việc mở rộng sản lượng quốc gia của một nước. Còn
tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng các chỉ số bình quân đầu người, có nghĩa là người ta

2
muốn nói đến sự tăng trưởng mức sống của quốc gia đó. Chúng ta có thể đo lường tăng
trưởng kinh tế theo ba cách khác nhau:

Đo bằng thay đổi GDP thực tế: Do tốc độ tăng trưởng kinh tế đo lường sự gia tăng
của mức sản xuất, cũng là biến thực tế nên khi đo lường, chúng ta sẽ sử dụng mức GDP
thực tế:

𝑌 𝑡 - 𝑌 𝑡-1
𝑔𝑡 = . 100%
𝑌 𝑡-1

Trong đó:
• 𝑔𝑡 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t
• 𝑌 𝑡 : GDP thực tế năm t

• Đo bằng thay đổi GDP thực tế bình quân đầu người: Tốc độ tăng trưởng
được coi là gần đúng nhất để phản ảnh sự cải thiện mức sống của người dân là
khi được đo bằng sự thay đổi GDP bình quân đầu người:
𝑌 𝑡 - 𝑌 𝑡-1
𝑔𝑡 = . 100%
𝑌 𝑡-1

Trong đó:
• 𝑔𝑡 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t
• 𝑌 𝑡 : GDP bình quân đầu người thực tế năm t

Tốc độ thay đổi GDP bình quân trong thời kì:

Trong đó:
• g : Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn năm 0 đến năm t
• Yt: GDP thực tế năm t
• Y0: GDP thực tế năm 0

Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chọn chỉ số GDP để làm đại diện
cho mức độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

3
1.1.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế

• Các mô hình cổ điển

Học thuyết “Bàn tay vô hình của Adam Smith”

Adam Smith cho rằng “Bàn tay vô hình” có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường,
các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên
vô hình đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng. Theo Adam
Smith, chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào mỗi cá nhân và doanh nghiệp,
mà để mọi thứ tự hoạt động kinh doanh. Ông kết luận: “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt
được không phải do quy định chặt chẽ của nhà nước, mà do bởi tự kinh doanh”. Tư
tưởng này đã chế ngự trong suốt thế kỷ XIX.

Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo trong thương mại quốc tế

Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các
nước khác, hoặc bị kém lợi thế so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì
vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi
vì mỗi nước sẽ có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi
thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hóa sản
xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng
trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có ích lợi từ thương mại. Như vậy, lợi
thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công
lao động quốc tế.

• Các mô hình tân cổ điển

Tiêu biểu cho trường phái tân cổ điển là hàm sản xuất Cobb - Douglas. Hàm này
là dạng hàm sản xuất do Cobb (nhà toán học) và Douglas (nhà kinh tế học) phát hiện,
có dạng: Q = A.K.L

Trong đó:

▪ Q là sản lượng
▪ A, ,  là các hằng số
▪ L là lao động
▪ K là tư bản hay vốn sử dụng

4
• Mô hình trường phái Keynes (mô hình Harrod - Domar)

Mô hình có dạng: Q = f(K,L,R)

Những nhân tố tác động đến tăng trưởng gồm lao động L, nguồn vốn K và đất đai
R. Để tăng trưởng kinh thì cần đầu tư vào vốn dự trữ hay nói cách khác là tiết kiệm S và
đầu tư I là yếu tố quyết định ở trong mô hình này. Vậy nên ở đây sẽ có sự xuất hiện của
chính phủ trong việc quản lý các nguồn tiết kiệm, đầu tư và tích lũy.

Mô hình trên được thể hiện bằng hàm sản xuất đơn giản nhất và thường được sử
dụng trong nghiên cứu, phân định và phát triển kinh tế. Và được xem là một phương
pháp tư bản để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu tư bản.

• Mô hình tăng trưởng Solow

Dựa trên tư tưởng thị trường tự do của trường phái tân cổ điển Robert Solow đã
xây dựng mô hình tăng trưởng mới. Ông chia yếu tố nguồn lực làm 2 nhóm: L, K, R là
nhóm yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng. T (công nghệ) là yếu tố tăng trưởng theo chiều
sâu. Ông cho rằng T là yếu tố quyết định tới tăng trưởng, các nhân tố còn lại sẽ vấp phải
điểm dừng tại giới hạn của nó, chỉ có T mới tạo tăng trưởng liên tục.

Hàm sản xuất: Y = f(K, L, R, T)

Mô hình cho biết: tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng tới sản
lượng như nào thì cũng vậy đối với tăng trưởng kinh tế.

Solow đã kế thừa và hoàn thiện mô hình Harrod - Domar với việc thêm T vào mô
hình tăng trưởng và đã khắc phục được khuyết tật của mô hình Harrod - Domar.

• Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson

Ở mô hình này, với các yếu tố nguồn lực là K, L, R, T thì R đã nâng lên thành tài
nguyên thiên nhiên chứ không phải đất đai như trước. Ông đưa R vào K và gọi T là TEF:
hiệu quả sản xuất, yếu tố lao động L.

Không chỉ đơn thuần là lao động chân tay thụ động nữa mà là giáo dục trở nên
quan trọng với lực lượng lao động có trình độ tác động lên hiệu quả sản xuất đóng góp
vào TEF. Lý thuyết này thống nhất quan điểm với trường phái tân cổ điển về mối quan
hệ giữa các yếu tố. Có thể lựa chọn sử dụng công nghệ nhiều vốn hoặc nhiều lao động.
Và do đó mô hình cũng thống nhất với mô hình Harrod - Domar về vai trò vốn đầu tư

5
với tăng trưởng kinh tế. Samuelson cho rằng vốn là quan trọng để phát huy tác động của
những yếu tố khác, quy luật cận biên không bị chi phối bởi 2 loại đầu tư là đầu tư vào
tư bản cố định và đầu tư vào tri thức, giáo dục, công nghệ, mà nói cách khác là đầu tư
này tác động đến tăng trưởng nhiều hơn.

1.2. Tổng quan nghiên cứu


1.2.1. Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014) đã nghiên cứu tác động
của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Bài nghiên
cứu phân tích tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông
Nam Á trong giai đoạn 1995-2012. Qua phân tích hồi quy dữ liệu bảng chỉ ra tổng chi
tiêu công, chi tiêu công cho y tế, cho an ninh quốc phòng có tác động cùng chiều đến
tăng trưởng kinh tế; trong khi chi tiêu công cho giáo dục tác động ngược chiều. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra lực lượng lao động, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài
tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế; lạm phát, độ mở nền kinh tế tác động ngược
chiều.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
tại Việt Nam giai đoạn 1990-2013” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Duy, Đào Trung
Kiên, Bùi Quang Tuyến đăng trên Tạp chí khoa học và đào tạo năm 2014 đã sử dụng
mô hình ARDL để đánh giá và chứng minh được FDI có tác động tích cực tới tăng
trưởng GDP với độ trễ 1 năm đối với Việt Nam. Giảng viên Đại học Mở TP Hồ Chí
Minh Nguyễn Minh Kiều (2016) và cộng sự với nghiên cứu “Tác động của FDI và phát
triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN giai đoạn 1995-2014”
cũng đã cho kết quả tương tự về tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước
đang phát triển và trường hợp Việt Nam” của ThS. Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu
Khuê, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, với mẫu quan sát gồm 17 nước đang
phát triển trong giai đoạn 2000 đến 2012 được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ
phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Sau khi thực hiện hồi quy, kết quả
cho thấy tồn tại một ngưỡng lạm phát mà ở đó nếu vượt quá thì sẽ tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế. Và dựa vào kết quả này cùng với sự khác biệt về tăng trưởng của

6
Việt Nam với các nước khác đã đề ra chính sách nhằm nâng cao năng lực kiểm soát lạm
phát ở mức ổn và phát huy mặt tích cực mà lạm phát mang lại.

Thạc sĩ Đoàn Hải Yến (2011) với nghiên cứu “Phân tích mối tương quan giữa
tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp trong tình hình Việt Nam” với cơ sở lý
thuyết là hệ thống các mô hình David Ricardo (1772-1823); mô hình hai khu vực; mô
hình Harrod- Domar; mô hình Robert Solow (1956); mô hình Kaldor; mô hình Sung
Sang Park; mô hình Tân cổ điển; .... Đề tài đã xây dựng mô hình và đánh giá thực trạng
tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp của Việt Nam theo các cặp chỉ tiêu vĩ mô giai đoạn
từ 1997-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát có tương quan âm với tăng trưởng
kinh tế.
Năm 2013 trên Báo Kinh tế & Phát triển có đăng một bài nghiên cứu của tác giả
Bùi Thị Minh Tiệp “Dân số và nhóm dân số hoạt động kinh tế: Những tác động tới tăng
trưởng kinh tế Việt Nam”. Bài viết đã chỉ ra nhóm dân số có đóng góp tích cực cho tăng
trưởng kinh tế Việt Nam không phải là tất cả dân trong độ tuổi lao động mà là nhóm dân
số 22-53 tuổi. Yếu tố dân số đã đóng góp 1,2% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 1989-1999, và 1,58% giai đoạn 1999-2009. Tác động tích cực này giảm dần và sau
năm 2019 là âm và chủ yếu phụ thuộc vào năng suất lao động.
1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Laura Alfaro (2003) chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và sự tăng trưởng
bằng cách kiểm tra quy luật dòng FDI đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực
cơ bản thiết yếu, sản xuất và dịch vụ của 47 quốc gia khác nhau. Với bộ dữ liệu chéo,
bằng phương pháp hồi quy OLS, Laura đã đưa kết quả là trong lĩnh vực cơ bản thiết yếu
FDI có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, lĩnh vực sản xuất thì lại theo
chiều hướng tích cực, còn trong lĩnh vực dịch vụ thì tác động chưa rõ ràng. Thêm vào
đó, nghiên cứu “Impact of FDI and Trade Openness on Economic Growth” (2011) của
hai nhà kinh tế học người Pakistan Zaheer Khan và Bashir Ahmad đã phân tích tác động
của FDI và mở cửa thương mại đối với tăng trưởng GDP ở hai quốc gia là Malaysia và
Pakistan, trong giai đoạn 1980-2010. Bằng phương pháp định lượng, mô hình có biến
phụ thuộc là tăng trưởng GDP và ba biến độc lập là độ mở thương mại, FDI và tỷ giá
hối đoái thực. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được ảnh hưởng tích cực của thương
mại và FDI đối với tăng trưởng GDP ở hai quốc gia trên.

7
Parash Upreti (2015) với nghiên cứu “Factors affecting growtheconomy in
developing countries”. Với nguồn dữ liệu lấy từ Worldbank 2015, ông sử dụng mô hình
hồi quy OLS (bình phương nhỏ nhất) để chạy số liệu thu thập được từ 76 nước đang
phát triển trong 4 năm 1995, 2000, 2005 và 2010

growth= f(initialGDP, INS, debt, resource, aid, life, invest, fdi)


Kết quả cho thấy sản lượng xuất khẩu và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng
tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ đầu tư cao
cũng tác động tốt lên kinh tế của các nước đang phát triển.
Gylfason (1999) khẳng định xuất khẩu có thể được coi là động lực chính thúc
đẩy kinh tế phát triển kể cả trực tiếp và gián tiếp vì một mặt chúng là một phần của sản
xuất, mặt khác chúng thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và vốn, do đó cũng du nhập
những ý tưởng và tri thức mới. Cùng chung quan điểm này, Sharma và Panagiotidis
(2005) tin rằng xuất khẩu là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế.
Khẳng định này càng được thể hiện rõ khi không tính đến những yếu tố tích cực bên
ngoài như các yếu tố phi xuất khẩu, việc áp dụng các hình thức quản lý hiệu quả hơn,
việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, tăng tính kinh tế theo quy mô và khả năng tạo lợi thế so
sánh rõ rệt. Các tác giả cũng nhất trí rằng “việc mở rộng xuất khẩu, dù không tính đến
các yếu tố khác” sẽ có tác động tích cực lên toàn bộ nền kinh tế. Feder (được trích dẫn
trong Ibrahim, 2002) có quan điểm tương đồng với hai quan điểm nêu trên. Ông công
nhận rằng xuất khẩu giúp kinh tế tăng trưởng theo nhiều cách: “năng lực được sử dụng
lớn hơn, tính kinh tế theo quy mô lớn hơn, động cơ phát triển công nghệ lớn hơn và áp
lực cạnh tranh quốc tế lớn hơn, từ đó dẫn tới quản lý hiệu quả hơn”. Những yếu tố này
cũng đem lại lợi ích cho khu vực không xuất khẩu.
Bài nghiên cứu "Population Growth and Economic Development: Empirical
Evidence from the Philippines" của Marvin A. Perez và Marie Joy B. Vargas (2017).
Các tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như kiểm định cointegration
và mô hình vector tự hồi quy để phân tích dữ liệu và xác định tác động của gia tăng dân
số lên tăng trưởng GDP của Philippines trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2015. Kết quả
chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng dân số đã ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của
Philippines, tuy nhiên, tác động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chính
sách kinh tế và môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó là bài nghiên cứu "Population

8
Growth and Economic Development in Nigeria" của Ezeaku Hillary Nnamdi và
Onwuka Ifeanyi Sunday (2019). Nghiên cứu này nhận thấy rằng dân số tăng đột biến có
thể gây ra sự phân hóa thu nhập và giảm chất lượng cuộc sống của người dân, nhưng
đồng thời cũng có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước Nigeria. Những
nghiên cứu này cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng dân số có thể ảnh hưởng tích cực đến
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, tuy nhiên tác động này phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau và cần phải được quản lý và sử dụng hiệu quả để đạt được tăng trưởng kinh
tế bền vững.

Nghiên cứu của Hansen (2021) về tác động bất đối xứng của việc truy cập internet
đối với tăng trưởng kinh tế ở 42 quốc gia châu Phi cận Sahara (SSA) trong giai đoạn
2008-2018. Phát hiện từ nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc sử dụng Internet đối
với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này là tích cực, nhất là trong các ngành kinh
doanh như thương mại điện tử. Nghiên cứu này cũng xem xét tác động tuyến tính ngắn
hạn của tỉ lệ người dùng truy cập internet đối với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh
kiểm soát tác động của tín dụng khu vực tư nhân, mở cửa thương mại, quy định của
chính phủ và chế độ thuế quan.

9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phân loại dữ liệu

Căn cứ vào giá trị của biến số: Đề tài sử dụng dữ liệu định lượng. Dữ liệu định
lượng: phản ánh bằng các con số kèm theo đơn vị đo cụ thể. Loại dữ liệu này được thể
hiện bằng các con số thu thập hoặc tính toán được trong quá trình thực hiện đề tài.

Căn cứ vào phạm vi thời gian và không gian của số liệu: Đề tài sử dụng dữ liệu
bảng. Dữ liệu bảng là số liệu chứa đựng hai chiều - chiều ngang của số liệu chéo và
chiều dọc của chuỗi thời gian. Do vậy nó làm cho số quan sát tăng lên

Để ước lượng mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế,
bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 33 quốc gia thuộc châu Á và châu Phi từ năm 2009
đến 2020 với tổng số 33 x 12 = 396 quan sát. Dữ liệu bảng này là dữ liệu bảng cân bằng
(do có số đơn vị chéo - quốc gia cùng số quan sát với thời gian).

Sử dụng dữ liệu bảng giúp:

• Nâng cao được số quan sát của mẫu và khắc phục hiện tượng đa cộng
tuyến, chứa đựng nhiều thông tin hơn các loại dữ liệu khác.
• Xử lý được những vấn đề về sự không thuần nhất (hay sự khác biệt) trong
bộ số liệu giữa các đơn vị nghiên cứu. Vì dữ liệu bảng liên quan đến chiều không
gian (các quốc gia) nên có sự khác biệt giữa các đơn vị này (về vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội,...) Thông thường sự khác biệt này không
quan sát được, nhưng khi các yếu tố này có quan hệ tương tác với biến độc lập
thì sử dụng phương pháp ước lượng thông thường như phương pháp bình phương
nhỏ nhất thì hệ số ước lượng sẽ bị chệch và không hiệu quả.
• Nghiên cứu được sự thay đổi của các đơn vị chéo (quốc gia) theo thời gian
• Cho phép nghiên cứu mô hình phức tạp hơn

2.1.2. Tổng hợp và phân tích số liệu

Công cụ sử dụng

Các dữ liệu thứ cấp được sắp xếp cho phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài,
sau đó được tổng hợp lại bằng phần mềm Excel. Tiếp đó nhóm sử dụng phần mềm
STATA17 để chạy mô hình.
10
Phương pháp phân tích số liệu gồm phương pháp thống kê mô tả và phương pháp
so sánh

Phương pháp thống kê mô tả: nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc
mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng để phân tích tình
hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia qua các năm.

Phương pháp so sánh: Sau khi tính toán số liệu, tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa
các năm, các quốc gia. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về biến động của hiện
tượng.

Sử dụng 3 mô hình hồi quy gộp (POLS), mô hình tác động cố định (FE), mô hình
tác động ngẫu nhiên (RE) để đánh giá sau đó chọn ra mô hình tốt nhất, phù hợp nhất.

2.1.3. Xây dựng mô hình hồi quy

Để ước lượng mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế,
bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 33 quốc gia thuộc châu Á và châu Phi từ năm 2009
đến 2020 với tổng số 397 quan sát. Trong đó các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh
kế được diễn giải qua bảng 1

Bảng 1. Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình

Biến Ý nghĩa Đơn vị

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) tỷ USD

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct


FDI triệu USD
Investment)

EX Giá trị xuất khẩu (Export) tỷ USD

GDS Tổng tiết kiệm quốc nội (Gross Domestic Savings) tỷ USD

POP Tỷ lệ tăng trưởng dân số (Population Growth) %

INF Tỷ lệ lạm phát (Inflation) %

INTER Tỉ lệ người dùng Internet (Individuals using the Internet) %

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

11
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu theo dữ liệu
bảng, ước lượng mô hình hồi quy với các tác động cố định (FE) và hồi quy với các tác
động ngẫu nhiên (RE). Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng kiểm định của Hausman
(1978), kiểm định tự tương quan, kiểm định tương quan chéo và kiểm định phương sai
sai số thay đổi để lựa chọn mô hình phù hợp

Dựa vào các giả thuyết nghiên cứu như trên, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu
chính như sau:

lnGDPit = 0 + 1lnFDIit + 2lnEXit + 3lnGDSit + 4POPit + 5INFit +


6INTERit + 7AREAit + uit

Mô tả biến và kỳ vọng dấu được tóm tắt tại bảng 2

Bảng 2.Mô tả biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu

Kỳ vọng
Biến Ý nghĩa
dấu

lnGDP Logarit tự nhiên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

lnFDI Logarit tự nhiên của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) +

lnEX Logarit tự nhiên của giá trị xuất khẩu +

lnGDS Logarit tự nhiên của tổng tiết kiệm quốc nội +

POP Tỷ lệ tăng trưởng dân số (Population Growth) +

INF Tỷ lệ lạm phát (Inflation) -

INTER Phần trăm người dùng Internet (Individuals using the Internet) +

AREA = 1 nếu quan sát thuộc về quốc gia châu Á (Asian), bằng
AREA +
0 nếu thuộc về quốc gia châu Phi (Africa)

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

12
Trong đó:

Biến phụ thuộc:

lnGDP: GDP là cơ sở tài chính cho các hoạt động chi tiêu, đầu tư, xuất khẩu,... đặt
nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế của một đất nước. Và giá trị logarit của GDP đã
được nhiều nghiên cứu sử dụng như của Lê Trọng Nghĩa, Katsushi S.Imai và cộng sự
(2012), Khan và Senhadji (2001),...

Biến độc lập:

lnFDI: FDI là tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, được sử dụng trong nghiên
cứu của Hermes và Lensink (2003) hay Laura Alfaro (2003), cho rằng FDI kích thích
sự tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu ứng lan tỏa công nghệ mới, hình thành nguồn
vốn, phát triển nguồn nhân lực và việc làm, mở rộng thương mại quốc tế.

lnEX: Xuất khẩu được sử dụng trong nghiên cứu của Chee và Nair (2010); Sghaier
và Albida (2013), cho thấy các quốc gia có độ mở thương mại lớn hay khối lượng giao
thương nhiều sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

lnGDS: Tiết kiệm là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế đất
nước, được sử dụng trong nghiên cứu của TS Lê Mai Trang về chính sách tài khóa để
tăng trưởng kinh tế hay cả trong lý thuyết của Solow.

POP: Ảnh hưởng của dân số tới kinh tế đã được Julian Lincoln Simon (1932 -
1998), Minh Quang Dao (2012), Drukker và cộng sự (2005) sử dụng trong nghiên cứu
của mình. Cho rằng dân số có tác động tích cực đến kinh tế vì quy mô dân số tăng lên
kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, có nhiều người
sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi và cạnh tranh. Hơn nữa, sức ép của nhu cầu tiêu
dùng sẽ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm sản lượng
bình quân đầu người tăng lên.

INF: Fischer (1993) cho rằng lạm phát làm sai lệch việc phân phối các nguồn tài
nguyên do những thay đổi bất lợi đối với giá cả tương quan. Khi nền kinh tế xảy ra lạm
phát, giá của các hàng hóa thay đổi khác nhau dẫn tới giá tương đối của chúng cũng thay
đổi, các quyết định của người tiêu dùng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân
bổ nguồn lực hiệu quả. Fischer xây dựng lược đồ nhằm xác định “kênh truyền tải” từ
13
thực thi chính sách kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng như sau: lạm phát tăng → đầu tư suy
giảm → tỷ lệ tăng năng suất suy giảm → tăng trưởng kinh tế suy giảm.

INTER: Nghiên cứu của McKinsey Global Institute (2011) cho thấy rằng việc sử
dụng Internet có thể đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao
động. Nghiên cứu của World Economic Forum (2016) cũng cho thấy rằng việc phát triển
các kỹ thuật số, bao gồm cả Internet, có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo
nghiên cứu này, các nước có chỉ số kỹ thuật số cao hơn cũng có tỷ lệ tăng trưởng GDP
cao hơn. Tỷ lệ người tiếp cận Internet cao cũng đồng nghĩa với việc Internet được áp
dụng trên nhiều lĩnh vực và tạo nên tác động mạnh mẽ tới kinh tế.

AREA: Nghiên cứu của các nhà kinh tế học Jeffrey Sachs và Andrew Warner
(1997) đã tìm thấy một mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và vị trí địa lý của các
nước. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các nước châu Á, châu Đại Dương và
châu Mỹ Latin có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các nước ở Châu Phi và Trung
Đông. Một số lý do được đưa ra để giải thích sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế giữa
các khu vực này bao gồm sự khác biệt trong chính sách kinh tế, mức độ phát triển hạ
tầng, giáo dục và kỹ năng lao động, năng lực cạnh tranh và quản lý kinh doanh. Do đó,
trong bài nghiên cứu này, các quốc gia châu Á có kì vọng thu nhập cao hơn so với các
quốc gia nằm ở châu Phi trong trường hợp các yếu tố khác không đổi.

2.2. Dữ liệu nghiên cứu

Bài viết đã sử dụng các dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Dữ
liệu nghiên cứu được thu thập từ 33 quốc gia trong đó bao gồm: 15 nước châu Á là Ấn
Độ, Indonesia, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Philippines, Jordan, Uzbekistan, Thái
Lan, Malaysia, Iraq, Sri Lanka, Nepal, Tajikistan, Afghanistan; và 18 nước châu Phi:
Nigeria, Ethiopia, Ghana, Angola, Kenya, Tanzania, Côte d'Ivoire, Mozambique,
Madagascar, Cameroon, Zimbabwe, Sudan, Uganda, Senegal, Mali, Zambia, Burkina
Faso, Rwanda trong thời gian 12 năm (2009 - 2020) từ Website World Bank. Sau khi
thu thập dữ liệu, nghiên cứu sử dụng phần mềm stata để thực hiện các phân tích như
thống kê, mô tả, hồi quy.

Về nguồn của dữ liệu, Số liệu về các biến ảnh hưởng tới sự phát triển của các
quốc gia qua các năm từ 2009 đến 2020 được thu thập chủ yếu qua các trang web và các

14
sách thống kê, cụ thể: các biến tổng sản phẩm quốc nội GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI, giá trị xuất khẩu, tỉ lệ gia tăng dân số và tỉ lệ người dùng internet có dữ liệu thu
thập từ tài khoản quốc gia của Ngân hàng Thế giới World Bank. Biến tỉ lệ lạm phát được
thu thập từ các báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, thống kê tài chính quốc tế và các tập tin
dữ liệu.

15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả phân tích mô tả thống kê
3.1.1. Mô tả thống kê các biến
Với dữ liệu thu thập được từ 33 quốc gia đang phát triển ở cả Châu Á và Châu
Phi trong giai đoạn từ năm 2009-2020. Mô tả thống kê của 7 biến được thể hiện dưới
bảng sau:

Bảng 3.Bảng mô tả thống kê các biến


Số Giá trị Độ
Biến Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
quan sát trung bình lệch chuẩn
gdp 396 190.2522 402.4784 4.979482 2831.552
fdi 396 3548.886 8023.96 -10176.4 64362.36

ex 393 54.46715 100.6065 0.5993111 546.0331

gds 387 53.69504 125.9658 -2.527392 808.9021

INF 394 2.792981 4.523512 -10.72495 39.4562

POP 396 2.293702 1.090471 0.1298468 11.79402

INTER 375 20.98585 17.80749 0.54 89.55501


Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Tổng sản phẩm quốc nội (gdp) có giá trị trung bình là hơn 190 tỷ USD trong khi
đó giá trị nhỏ nhất là gần 5 tỷ USD và giá trị lớn nhất là hơn 2831 tỷ USD, có thể thấy
có sự chênh đáng kể trong GDP của các nước ở cả hai châu lục.
Đối với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) có giá trị trung bình gần 3548
triệu USD nhưng lại có độ lệch chuẩn lên đến hơn 8023 là một con số rất cao với giá trị
nhỏ nhất là -10176.4 triệu USD của nước Iraq vào năm 2014 và tổng vốn đầu tư lớn nhất
là 64362.36 triệu USD của India vào năm 2020.
Giá trị xuất khẩu (ex) cũng là một biến có giá trị không đồng đều khi độ lệch chuẩn
lên đến hơn 100 trong khi giá trị trung bình là khoảng 53 tỷ USD. Trong khi đó nước
xuất khẩu có giá trị ít nhất là Tajikistan vào năm 2009 với giá trị là khoảng 0.5 tỷ USD,
giá trị lớn là khoảng 546 tỷ USD thuộc về India vào năm 2019.
Biến tổng tiết kiệm quốc nội (gds) cũng là một biến vĩ mô có phân phối không
đồng đều với độ lệch chuẩn lên đến 125.9 trong khi đó giá trị trung bình của gds chỉ là

16
55.6 tỷ USD, với giá trị nhỏ nhất là khoảng -2.5 tỷ USD và giá trị lớn nhất là khoảng
808 tỷ USD, một sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia.
Đối với tỷ lệ lạm phát (INF): giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là
39.4562% và -10.090471% mức độ chênh lệch ở mức tương đối giữa các quốc gia qua
từng năm với độ lệch chuẩn là khoảng 4.5 trong giá trị trung bình khoảng 2.79%
Tăng trưởng dân số (POP): nhìn chung tăng trưởng dân số giữa các quốc gia có
phần chênh lệch không quá lớn với sai số chuẩn ở mức thấp là 1.09 so với trung bình là
2.29%.
Cuối cùng, phần trăm người dùng Internet (INTER) cũng có phần chênh lệch
không quá lớn ở mức có thể chấp nhận thể hiện không có sự khác biệt quá nhiều lượng
người sử dụng internet giữa các quốc gia với sai số chuẩn là khoảng 17.8 so với trung
bình là 20.9% dân số sử dụng internet.

3.1.2. Mô tả phân phối các biến


Như phần mô tả thống kê biến ta có thể thấy các biến vĩ mô như: GDP, FDI, EX,
GDS có phân phối thường không phải là phân phối chuẩn với độ lệch chuẩn rất cao so
với giá trị trung bình. Để có thể đưa phân phối của các biến này về gần với phân phối
chuẩn nhất thì những biến vĩ mô này thường được logarit hoá để có thể trở nên đáng tin
cậy hơn. Vì vậy, nhóm tác giả có đưa ra một các biểu đồ so sánh trước và sau khi logarit
hoá của biến ở hình dưới đây thông qua công cụ stata:
Hình 1: Phân phối của GDP

Trước khi logarit hóa Sau khi logarit hóa

17
Hình 2: Phân phối của FDI

Trước khi logarit hóa Sau khi logarit hóa

Hình 3: Phân phối của EX

Trước khi logarit hóa Sau khi logarit hóa

Hình 4: Phân phối của GDS

Trước khi logarit hóa Sau khi logarit hóa

18
3.1.3. Mô tả tương quan các biến
Nhóm tác giả sử dụng phần mềm stata để logarit hoá các biến số và thu được ma
trận tương quan của các biến số trong thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4: Bảng mô tả tương quan các biến

lnGDP lnFDI lnEX lnGDS INF POP INTER


lnGDP 1
lnFDI 0.7816 1
lnEX 0.9363 0.84 1
lnGDS 0.9388 0.7591 0.9081 1
INF -0.2372 -0.1485 -0.1814 -0.1923 1
POP -0.4985 -0.3006 -0.4633 -0.5343 0.0858 1
INTER 0.4101 0.3868 0.5073 0.3823 -0.1854 -0.2745 1
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Hệ số tương quan giữa lnFDI và lnGDP là 0.7816 > 0. Mức độ tương quan mạnh,
thể hiện mối quan hệ thuận chiều đúng với kỳ vọng.
Hệ số tương quan giữa lnEX và lnGDP là 0.9363 > 0. Mức độ tương quan mạnh,
thể hiện mối quan hệ thuận chiều đúng với kỳ vọng.
Hệ số tương quan giữa lnGDS và lnGDP là 0.9388 > 0. Mức độ tương quan mạnh,
thể hiện mối quan hệ thuận chiều đúng với kỳ vọng.
Hệ số tương quan giữa INF và lnGDP là -0.2372 < 0. Mức độ tương quan yếu thể
hiện mối quan hệ nghịch chiều đúng với kỳ vọng.
Hệ số tương quan giữa POP và lnGDP là -0.3006 < 0. Mức độ tương quan yếu thể
hiện mối quan hệ nghịch chiều không đúng với kỳ vọng.
Hệ số tương quan giữa INTER và lnGDP là 0.4101> 0. Mức độ tương quan yếu,
thể hiện mối quan hệ thuận chiều đúng với kỳ vọng.
3.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
3.2.1. Kết quả ước lượng
Nhóm đã chạy mô hình bằng 3 phương pháp là mô hình hồi quy gộp (POLS), mô
hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động cố định (FEM) cho dữ liệu bảng
để đưa ra mô hình phù hợp cho nghiên cứu và đưa ra được bảng kết quả dưới đây:

19
Bảng 5: Bảng kết quả ước lượng

Biến số POLS Mô hình RE Mô hình FE (2) GLS

lnFDI 0 .02648575 0.04239046** 0.04303045** 0.0426471***

lnEX 0 .36318148*** 0.40853077*** 0.30646573*** 0.4090211***

lnGDS 0.38197379*** 0 .18240122*** 0.15204944*** 0.18211168*

POP 0 .02535176 0 .03786951* 0.04007695** 0 .03784476*

INF -0.01566594*** -0.00496242 -0.00357325 -0.00494995

INTER -0.0050515*** 0.00612884*** 0.00797565*** 0.00612214*

AREA
0 (base) (base) (base) (empty)
1 0.36890789*** 0.40600227** (omitted) 0.40537735

Const 2.0543316*** 1.9548298*** 2.4556411*** 1.9548298***

Số quan sát 338 338 338 338

R2 0.93530123 0 .61686735

Các hệ số có ý nghĩa tại: * p<0.05; ** p<0.01; *** p<0.001

chibar2(01) = 742.23
Kiểm định xttest0
Prob > chibar2 = 0.0000

chi2(6) = 5.35
Kiểm định Hausman
Prob > chi2 = 0.5003
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
3.2.2. Lựa chọn mô hình
Để có thể chọn ra mô hình phù hợp, nhóm tác giả thực hiện hồi quy mô hình tác
động ngẫu nhiên (RE). Kết quả hồi quy mô hình được thể hiện tại bảng trên.
Nhóm tác giả thực hiện kiểm định để lựa chọn giữa hai mô hình POLS với RE
bằng câu lệnh xttest0. Với cặp giả thiết:
H0: Ci=0 chọn mô hình POLS
H1: Ci≠0 không chọn mô hình POLS
20
Từ kết quả kiểm định xttest0, nhóm tác giả thu được giá trị P-value 0.000 < 0.05,
nên bác bỏ giả thuyết H0 đồng nghĩa với việc không chọn mô hình POLS.
Tiếp theo, để xem xét lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FE) hay mô hình
tác động ngẫu nhiên (RE). Nhóm tác giả thực hiện kiểm định hausman với cặp giả
thuyết:
H0: Ci không tương quan với với biến độc lập
H1: Ci tương quan với biến độc lập
Từ kết quả kiểm định mô hình thu được giá trị P-value = 0.554 > 0.05, Chấp nhận
giả thuyết H0, đồng nghĩa với việc mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) phù hợp hơn so
với mô hình tác động cố định (FE).
Tóm lại, sau khi kiểm định lựa chọn thì mô hình RE là mô hình thích hợp nhất
trong ba mô hình POLS, RE, FE để nghiên cứu.
3.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình và khắc phục
• Kiểm định sự tự tương quan

Với cặp giả thiết:


H0: Mô hình không mắc tự tương quan
H1: Mô hình mắc hiện tượng tự tương quan
Sử dụng lệnh xtserial trong phần mềm stata để kiểm định ta thu được giá trị P-
value 0.000< 0.05 nên bác bỏ giả thiết H0, có nghĩa rằng mô hình mắc khuyết tật tự
tương quan.
• Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Với cặp giả thiết:
H0: Mô hình có phương sai sai số thuần nhất
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi
Sử dụng lệnh xttest0 trong phần mềm stata để kiểm định ta thu được giá trị P-value
0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thiết H0, cũng đồng nghĩa với việc mô hình mắc khuyết
tật phương sai sai số thay đổi.
• Khắc phục khuyết tật
Với hai khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi trên nhóm tác giả
quyết định sử dụng lệnh “xtscc” trong phần mềm stata để khắc phục khuyết tật trên. Dựa
21
vào kết quả thu được sau khi đã sửa chữa khuyết tật nhóm đưa ra mô hình hồi quy như
dưới:
lnGDPit = 1.9548298 + 0.0426471lnFDIit + 0.4090211lnEXit + 0.18211168lnGDSit +
0 .03784476POPit -0.0049624INFit + 0.0061288INTERit + 0.4060023AREAit
Giải thích các hệ số ước lượng

▪ 
̂ = 1.9548298 thể hiện rằng trong điều kiện các nhân tố khác đều bằng 0 thì tăng
0

trưởng GDP hàng năm là 1.9548298%


▪ 
̂ = 0.0426471 thể hiện rằng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tổng vốn
1

đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 1% thì tăng trưởng GDP hàng năm tăng lên là
0.0426471%. Hệ số ước lượng dương (+) đúng với kỳ vọng ban đầu.
▪ 
̂ =0.4090211 thể hiện rằng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì giá trị
2

xuất khẩu của quốc gia (EX) tăng 1% thì tăng trưởng GDP hàng năm tăng lên
0.4090211%. Hệ số ước lượng dương (+) đúng với kỳ vọng ban đầu.
▪ 
̂ = 0.18211168 thể hiện rằng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì khi
3

tổng tiết kiệm quốc dân (GDS) tăng 1% thì tăng trưởng GDP hàng năm tăng lên
0.18211168%. Hệ số ước lượng dương (+) đúng với kỳ vọng ban đầu.
▪ 
̂ = 0 .03784476 thể hiện rằng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tăng
4

trưởng dân số(POP) tăng 1% thì tăng trưởng GDP hàng năm tăng lên 0 .03784476%.
Hệ số ước lượng dương (+) đúng với kỳ vọng ban đầu.
▪ 
̂ = -0.00494995 thể hiện rằng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì khi tỷ
5

lệ lạm phát (INF) tăng 1% thì tăng trưởng GDP hàng năm giảm xuống 0.00494995%.
Hệ số ước lượng âm (-) đúng với kỳ vọng ban đầu.
▪ 
̂ = 0.00612214 thể hiện rằng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì khi
6

phần trăm người dùng internet (INTER) tăng 1% thì tăng trưởng GDP hàng năm tăng
lên 0.00612214%. Hệ số ước lượng dương (+) đúng với kỳ vọng ban đầu.
▪ 
̂ = 0.40537735 thể hiện rằng trong điều kiện các nhân tố là như nhau thì các quốc
7

gia Châu Á có GDP cao hơn Châu Phi

22
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Thảo luận kết quả
Từ kết quả của mô hình RE sau khi khắc phục khuyết tật, Nhóm tác giả thu được
giá trị R2 = 0.901, điều này đồng nghĩa với việc các biến trong mô hình giải thích được
90.1% sự biến động của GDP

Với hệ số góc của biến lnFDI và giá trị P-value = 0,000 < 0.05 đồng nghĩa với việc
có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Kết quả của nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với lý thuyết
nhóm đã nghiên cứu khi FDI có thể cung cấp một nguồn vốn đầu tư khổng lồ giúp cho
quốc gia nâng cao năng suất lao động và có thể mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời
FDI cũng tạo ra nhiều việc làm mới, cải thiện mức lương của người lao động, đóng góp
vào tăng trưởng thu nhập của các cá nhân và gia tăng động lực tiêu dùng, cũng như sản
xuất làm tăng trưởng GDP của quốc gia. Kết quả này cũng được lý giải bởi các nghiên
cứu đi trước như: Alfaro, L., Chanda, A., Kalemli-Ozcan, S., & Sayek, S. (2003);
Lipsey, R. E. (2004)... những nghiên cứu này đều chỉ ra rằng FDI có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng GDP.

Hệ số góc của biến lnEX có giá trị P-value = 0.000 < 0.05 có ý nghĩa thống kê và
có ảnh hưởng tích cực đến GDP. Khi một quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hoá dịch vụ nó
có thể tăng thu nhập cho các doanh nghiệp và người lao động trong nước. Điều này phù
hợp với các nghiên cứu đi trước như nghiên cứu của: Dallas, Richard W. Fisher, Erica
L. Groshen (2011); Kim, Yang (2018), Chee và Nair (2010). Tuy nhiên nó cũng đi
ngược với một nghiên cứu của Lee,Kim (2015) khi họ cho rằng sự phụ thuộc quá mức
nào xuất khẩu đồng nghĩa với việc giảm sự đa dạng hóa kinh tế và khi thị trường xuất
khẩu suy yếu hoặc các quốc gia hạn chế nhập khẩu để bảo vệ hàng hóa trong nội địa
điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu và làm giả GDP. Tuy vậy
nhưng nghiên cứu của nhóm thu thập số liệu từ những năm không có biến động khủng
hoảng kinh tế làm trì trệ quá mức đến xuất khẩu của quốc gia nên không thể nhìn rõ bức
tranh ảnh hưởng tiêu cực của xuất khẩu lên GDP.

Hệ số góc của biến lnGDS có giá trị P-value = 0.015 < 0.05, hệ số có ý nghĩa thống
kê tại mức 5%. So với lý thuyết cho thấy tác động của GDS đến GDP không phải lúc
nào cũng là tích cực hoặc tiêu cực, nó phụ thuộc vào các yếu tố khác như: tiêu dùng,
chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… của mỗi quốc gia. Vì vậy, kết quả của nhóm là

23
GDS có ảnh hưởng dương đến GDP tuy chưa thể giải thích GDS phụ thuộc vào yếu tố
nào do chưa có đủ điều kiện để nghiên cứu nhưng đồng nhất với một số nghiên cứu đi
trước như TS Lê Mai Trang về chính sách tài khóa để tăng trưởng kinh tế hay cả trong
lý thuyết của Solow là những nghiên cứu cho thấy rằng GDS có ảnh hưởng tích cực đến
tăng trưởng GDP.

Hệ số góc của biến POP có giá trị P-value = 0.016 < 0.05, có ý nghĩa thống kê tại
mức 5%. Kết quả hồi quy cho thấy rằng tăng trưởng dân số có ảnh hưởng tích cực đến
tăng trưởng GDP hoàn toàn phù hợp với lý thuyết khi tăng trưởng dân số có thể làm
tăng cường tiêu thụ và sản xuất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng lực lượng lao
động. Những nghiên cứu đi trước như: nghiên cứu của tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) hay nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã Hội và Nhân văn Việt Nam
cũng đã chỉ ra tác động tích cực của tăng trưởng dân số đến tăng trưởng GDP

Hệ số góc của biến INF có giá trị P-value = 0.252 > 0.05 điều này có nghĩa rằng,
biến tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, nhóm tác giả chưa thể kết luận
về sự tác động của tỷ lệ lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong mô hình
này.

Hệ số góc của biến INTER có giá trị P-value = 0.018 < 0.05 biến số có ý nghĩa
thống kê tại mức 5%. Biến tỉ lệ người dùng internet là biến đại diện nhỏ cho việc quốc
gia có trình độ công nghệ. Người dùng biết sử dụng internet có thể tạo ra cơ hội kinh
doanh mới, tăng cường quản lý tổ chức, tăng cường năng suất lao động giúp quốc gia
tăng trưởng GDP. Kết quả nghiên cứu của nhóm cho thấy INTER có ảnh hưởng tích cực
đến GDP, điều này đúng với lý thuyết đã đưa ra và cũng đúng với một số nghiên cứu đi
trước như: Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2016 đã cho thấy
rằng mỗi 10% tăng trong tỷ lệ người dùng internet của một quốc gia sẽ dẫn đến một tăng
trưởng GDP trung bình là 1,38%, Nghiên cứu của Học viện Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ
(National Bureau of Economic Research) năm 2014.

4.2. Kiến nghị


Sau khi nghiên cứu cũng như phân tích những yếu tố tác động đến tăng trưởng
kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi trong giai đoạn 2009 - 2020,
nhóm tác giả cũng đưa ra một vài những kiến nghị nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế
các nước nói chung và đồng thời cũng là để góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.
24
Đầu tiên, theo như kết quả hồi quy trong mô hình, yếu tố xuất khẩu có tác động
lớn nhất đến việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Vậy nên, các nhóm nước đang
phát triển nên chú trọng hơn đến ngành xuất khẩu của quốc gia mình bằng việc tăng
cường hợp tác quốc tế để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác
và học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ các đối tác này. Đồng thời, cần có sự đầu tư mạnh
mẽ vào nghiên cứu và phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ giúp nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Tận dụng triệt để các
hiệp định thương mại thế giới giúp các quốc gia thêm cơ hội và thâm nhập vào các thị
trường mới. Tuy vậy cũng cần có những đường lối phù hợp tránh phản tác dụng, lệ thuộc
vào nền kinh tế chỉ xuất khẩu.

Thứ hai, chính phủ các nước nên có những chính sách phù hợp cân đối giữa tiết
kiệm ngân sách quốc gia và chi tiêu phù hợp. Ví dụ như nên chi tiêu, đầu tư mạnh cho
cơ sở vật chất tạo điều kiện phát triển bền vững, hạ tầng tốt giúp cải thiện kinh doanh,
thu hút vốn đầu tư. Ngoài ra cũng nên chi tiêu mạnh mẽ cho phát triển giáo dục, cải
thiện mạnh mẽ chất lượng giáo dục nâng cao trình độ học vấn, trình độ lãnh đạo, nâng
cao trình độ nguồn nhân lực, điều này giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của các quốc
gia trên thị trường lao động toàn cầu góp phần tăng trưởng GDP của các quốc gia.

Thứ ba, số vốn đầu tư nước ngoài cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Vậy nên, các quốc gia này
nên khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng cách có những chính sách tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia mình. Điều này có thể bao gồm
việc giảm thuế, giảm thủ tục hành chính, cải thiện hạ tầng… cũng như mở rộng mạng
lưới thương mại tự do với các đối tác trong khu vực và toàn thế giới.

Cuối cùng, yếu tố công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng khi nó có thể tăng
cường năng suất lao động, cải thiện quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm dịch vụ
mới, có nhiều cơ hội cho người lao động. Do đó, để tăng trưởng kinh tế các quốc gia
nên đầu tư mạnh mẽ vào yếu tố công nghệ.

25
KẾT LUẬN

Từ bộ số liệu thu thập được, qua quá trình sàng lọc, xử lý và chạy mô hình hồi quy
trong phần mềm STATA, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết luận về ảnh hưởng của
các nhân tố như FDI, lạm phát, giá trị xuất khẩu, tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ người dùng
internet hay cả vị trí địa lý tới tăng trưởng GDP hằng năm của một số quốc gia đang
phát triển tại châu Á và châu Phi trong giai đoạn 2009 - 2020. Tuy số liệu còn nhiều hạn
chế, cũng như mô hình chưa được hoàn thiện và còn mắc khuyết tật, nhưng nhìn chung,
kết quả mà nghiên cứu thu được là phù hợp với lý thuyết, các nghiên cứu đi trước và
thực tế của nền kinh tế thế giới. Bài nghiên cứu cũng đã giúp cho nhóm nhận thức được
sâu sắc và rõ ràng hơn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong tương lai của các nước
đang phát triển. Qua đó nhóm đã đưa ra một số khuyến nghị để các quốc gia, đặc biệt là
Việt Nam - một đất nước với thị trưởng mở và độ hội nhập kinh tế tương đối cao - có
thể giữ vững đà tăng trưởng của mình và nâng mức tăng trưởng lên cao hơn trong các
năm tới. Các yếu tố được nghiên cứu mặc dù gây ra ảnh hưởng rất khác nhau về chiều
và độ lớn lên tăng trưởng GDP nhưng đều là các yếu tố rất quan trọng mà chúng ta cần
lưu tâm trong chính sách phát triển của quốc gia. Điều cần thiết là các quốc gia phải có
cái nhìn toàn diện về nhóm nhân tố ảnh hưởng, để từ đó đưa ra được những giải pháp
đúng đắn, phù hợp và sáng suốt cho sự phát triển trong tương lai của đất nước, cùng chia
sẻ chung một mục tiêu là tăng trưởng bền vững. Trong quá trình làm nghiên cứu, do còn
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài nghiên cứu của chúng em còn nhiều thiếu
sót. Nhóm chúng em sẽ tiếp tục cố gắng hết sức để hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu
sắp tới.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Minh Tâm, Trần Thị Tuyết Loan, (2019), "Tác động của xuất khẩu đến tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam: Phân tích dữ liệu thực nghiệm":
https://www.researchgate.net/publication/338242234_Intra_and_extraglissonian_appro
ach_with_partial_resection_of_IV-V_segments_for_intrahepatic_bile_duct_injuries

2. Ths.Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê (2015). “Lạm phát và tăng trưởng
kinh tế: Nghiên cứu các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam” [pdf]. Việt Nam:
Tạp chí UEF. https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-03-04-21/4-so-21.pdf

3. Phạm Hồng Chương và Đặng Thị Hồng Vân (2018), "Mối quan hệ giữa xuất
khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Bằng chứng từ các kiểm định nhân quả":
https://www.researchgate.net/publication/338242234_Intra_and_extraglissonian_appro
ach_with_partial_resection_of_IV-V_segments_for_intrahepatic_bile_duct_injuries

4. Bùi Thị Minh Tiệp (2013), “Dân số và nhóm dân số hoạt động kinh tế: Những
tác động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Peng Qi 1, Y. Jun Xu 2 and Guodong Wang (2020) ,“The Effect of Foreign


Direct Investment on Economic Growth in Developing Countries”: Evidence from Panel
Data Analysis”: https://www.mdpi.com/2071-1050/12/9/3777/pdf

2. Carlos Mendez (2019), “Impact of Foreign Direct Investment on Economic


Growth: Empirical Evidence from Nigeria”: https://www.mdpi.com/2227-
7099/7/3/74/pdf

3. Laura Alfaro, April 2003, "Foreign Direct Investment and Growth: Does the
Sector Matter?".

4. Laura Alfaro (2004), " FDI and economic growth: the role of local financial
markets. Journal of International Economics".
5. Ekanayake, E.M, (1999) “Exports and economic growth in Asian developing
countries Cointegration and error-correction models”:
https://www.semanticscholar.org/paper/Exports-and-economic-growth-in-Asian-
developing-and-Ekanayake/4c545f8e489a7943205c7ca2d827455edad16841

6. Hanushek, E. (2013), "Economic Growth in Developing Countries: The Role of

Human Capital, Stanford University". Asola, W. A., and Anali, R. A. (2005),


“Human Capital Development and Economic Growth: Empirical Evidence froem
Negeria. Asian Economic and Financial Review". Mankiw, N. G., Romer, D., & Weil,
D. (1992), "A contribution to the empirics of economic growth. Quarterly Journal of
Economics".

7. David E. Bloom, David Canning, Günther Fink (2008), "The Effect of


Population Growth on Economic Growth: A Meta-Analysis of the Evidence"
https://www.jstor.org/stable/10.1086/589952?seq=1

8. Paul Krugman (1991), "Geography and Economic Development" Paul


Krugman, Quarterly Journal of Economics.

9. Walter.D, O.Brient (2015), “The asymmetric effect of internet access on


economic growth in sub-Saharan Africa”,
https://www.econstor.eu/bitstream/10419/249078/1/wp21-070.pdf

10. Jeffrey Sachs, Andrew Warner (1995), "Geography, Trade, and Growth:
Problems and Possibilities for the Least Developed Countries" World Development

11. John Luke Gallup, Jeffrey D. Sachs (1999)."The impact of population on


economic growth in developing countries", Population and Development Review
DO FILE

import excel "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\data.xlsx",
cellrange(A1:J397) firstrow

destring gdp fdi ex gds inter inf, replace force

encode CountryName, gen (COUNTRY)

*Tạo biến giả

gen AREA=.

replace AREA=1 if REGION == "Asia"

replace AREA=0 if REGION != "Asia"

*Xử lý các số liệu

bysort COUNTRY: ipolate gdp Time, gen(GDP) epolate

bysort COUNTRY: ipolate fdi Time, gen(FDI) epolate

bysort COUNTRY: ipolate ex Time, gen(EX) epolate

bysort COUNTRY: ipolate gds Time, gen(GDS) epolate

rename pop POP

rename inter INTER

rename inf INF

*Lấy loga các biến số

gen lnGDP = ln(GDP)

gen lnFDI = ln(FDI)

gen lnEX = ln(EX)

gen lnGDS = ln(GDS)

*biểu đồ

histogram GDP, normal

graph export "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\gdp.png",
as(png) replace
histogram lnGDP, normal

graph export "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\lngdp.png",
as(png) replace

histogram FDI, normal

graph export "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\fdi.png", as(png)
replace

histogram lnFDI, normal

graph export "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\lnfdi.png",
as(png) replace

histogram EX, normal

graph export "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\ex.png", as(png)
replace

histogram lnEX, normal

graph export "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\lnex.png",
as(png) replace

histogram GDS, normal

graph export "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\gds.png",
as(png) replace

histogram lnGDP, normal

graph export "E:\Đại học\Năm 2\HK2 - Kinh tế lượng 2\tiểu luận KTL\lngds.png",
as(png) replace

*khai báo bảng

xtset COUNTRY Time

xtdescribe

*Mô tả thống kê các biến

xtsum

*Mô tả tương quan giữa các biến


corr lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER

*Hồi qui OLS

reg lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA

est store POLS

*Hồi quy FEM REM

xtreg lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA, re

est store REM

xtreg lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA, fe

est store FEM

* Lập bảng so sánh 3 kết quả

est table POLS REM FEM, star stats(N r2)

* Lựa chọn có sử dụng OLS hay không

quiet xtreg lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA, re

xttest0

*Lựa chọn FEM hay REM

quiet xtreg lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA, re

quiet xtreg lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA, fe

hausman REM FEM

*Kiểm định REM

xtreg lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA, re

xttest0

xtserial lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER AREA

xtreg lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA, re

xttest2

*Khắc phục

xtscc lnGDP lnFDI lnEX lnGDS POP INF INTER i.AREA, re

You might also like