You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÍ

--------------------

NHÓM 1

BÀI TẬP NHÓM

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA


CÁC NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Thành phố Hồ Chí Minh, 01/2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÍ

--------------------

NHÓM 1

BÀI TẬP NHÓM

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA


CÁC NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Nhóm sinh viên


1. Huỳnh Văn Thương
2. Phạm Thị Huyền Trang
3. Phạm Thị Thu Trang
4. Trần Trung Toàn
5. Trần Quốc Trung
GVHD: TS Phạm Thị Xuân Thọ

Thành phố Hồ Chí Minh, 01/2024


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài tập, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Trân trọng bày tỏ sự biết ơn chân thành đến TS. Phạm Thị Xuân Thọ đã tận tình
giúp đỡ, cố vấn và trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình làm bài tập nhóm.

Nhóm 1
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng thu nhập quốc gia bình quân (GNI/người)

Bảng 1.2. Chỉ số phát triển con người (HDI)

Bảng 2.1. Thu nhập bình quân theo đầu người (GNI/người

Bảng 2.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển 2021

Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị thương mại của các nhóm nước, năm 2020.

Bảng 2.4. Chỉ số HDI và các thành phần của nó 2021

Bảng 2.5. Dân số và tỉ lệ dân thành thị, GNI của các nhóm nước

Bảng 2.6. Thu nhập bình quân theo đầu người (GNI/người)

Bảng 2.7. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của thế giới và các nhóm nước
qua các năm

Bảng 2.8. Xu hướng biến động chỉ số HDI ở các quốc gia đang phát triển từ 1990
đến 2021

Bảng 2.9. Tỉ lệ dân số đô thị ở nhóm nước đang phát triển giai đoạn năm 1990 đến
năm 2022

Bảng 2.10. Một số quốc gia có dân số lớn nhất thế giới năm 2017 - 2022

Bảng 2.11. Tổng thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở một số quốc gia năm
2022
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1

2. Tổng quan tài liệu........................................................................................1

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................2

3.1. Mục tiêu ...................................................................................................2

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................3

4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3

4.1. Về lãnh thổ nghiên cứu ............................................................................3

4.2. Về nội dung ..............................................................................................3

4.3. Về thời gian..............................................................................................3

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .....................................................3

5.1. Quan điểm nghiên cứu .............................................................................4

5.1.1. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh ..............................................................4

5.1.2. Quan điểm tổng hợp .............................................................................4

5.1.3. Quan điểm hệ thống .............................................................................4

5.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................4

5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu. ..............................................................4

5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh ...........................................5

6. Cấu trúc đề tài .............................................................................................5

PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HAI NHÓM NƯỚC....................................6

1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................6

1.1.1. Khái niệm nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển .........6
1.1.2. Đặc điểm chung của các nhóm nước phát triển và đang phát triển......6

1.2. Sự phân chia các nhóm nước ...................................................................7

1.2.1. Thu nhập bình quân theo đầu người (GNI/người) ...............................7

1.2.2. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ..................................................8

1.2.3. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ..........................................9

1.2.4. Chỉ số phát triển con người (HDI) .......................................................9

1.2.5. Tỉ lệ đô thị hóa....................................................................................10

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HAI


NHÓM NƯỚC ..............................................................................................................11

2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát triển .............11

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển .........11

2.1.2. Các vấn đề của nhóm nước phát triển ................................................15

2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước đang phát triển ....18

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước đang phát triển 18

2.2.2. Các vấn đề đặt ra của nhóm nước đang phát triển .............................21

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HAI NHÓM
NƯỚC ............................................................................................................................28

3.1. Giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội nhóm nước phát triển ..............28

3.2. Giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội nhóm nước đang phát triển .....28

3.2.1. Thu hút dầu tư ..................................................................................28

3.2.2. Hội nhập kinh tế, đẩy mạnh toàn cầu hóa ........................................28

3.2.3. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước, chính sách phát triển .......29

3.2.4. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường .......................................29

PHẦN KẾT LUẬN ...............................................................................................31

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thế giới vẫn không ngừng phát triển, con người này càng tiến bộ kéo theo hàng
loạt những tích cực song song với tiêu cực xuất hiện. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn,
sự phân chia về các nhóm quốc gia trên thế giới ngày càng rõ. Tiêu biểu nhất là sự phân
hóa về kinh tế của nhóm các quốc gia trên thế giới (nhóm nước đang phát triển và nhóm
nước phát triển). Các quốc gia đều phải đối mặt với nhiều thách thức về tình trạng đói
nghèo, vốn, công nghệ,…Đặc biệt là nhóm các quốc gia đang phát triển. Nhận thấy đề
tài còn nhiều mới lạ, nội dung nghiên cứu mang lại nhiều góc nhìn đa chiều về kinh tế,
xã hội của các nhóm nước. Kèm theo đó là tình hình diễn biến khá phức tạp của các
nhóm nước trên thế giới. Từ những quan tâm đó, nhóm tác giả quyết định thực hiện đề
tài nghiên cứu: “ Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước trên thế giới”.
Thông qua đề tài để làm rõ các vấn đề đang được xã hội quan tâm và phát họa bức tranh
toàn cảnh về sự phân hóa của các nhóm nước trên thế giới thông qua các tiêu chí cụ thể,
bài tiểu luận đưa ra những dẫn chứng, phân tích khái quát về sự phát triển của các nhóm
quốc gia trong giai đoạn khoảng từ năm 2010 đến 2022.

2. Tổng quan tài liệu

Các nghiên cứu về Địa lý kinh tế xã hội chủ yếu nhằm mục đích lĩnh hội các đặc
điểm cơ bản về nguồn lực, tổng quan nền kinh tế các khu vực, các quốc gia, để thấy
được bức tranh chung về sự phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới.

PGS. TS. Ông Thị Đan Thanh đã có nghiên cứu trong lĩnh vực Địa lý kinh tế xã
hội thế giới (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm-2007) - nói về toàn cảnh Địa lí kinh tế - xã
hội thế giới và một số quốc gia, khu vực tiêu biểu, những đặc điểm chủ yếu của các
nước phát triển và đang phát triển bao gồm sự khác nhau về các tiêu chí kinh tế và xã
hội giữa hai nhóm nước.

Đặc điểm kinh tế của nhóm nước phát triển và đang phát triển cũng được tác giả
Bùi Thị Hải Yến biên soạn trong giáo trình Địa lý kinh tế xã hội thế giới nhằm phục vụ
cho công tác giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội được xuất bản bởi Nhà xuất bản
Giáo dục năm 2006.
2
Tác giả Đan Thanh, Nguyễn Giang Tiến cũng đã giới thiệu khái quát địa lý kinh
tế - xã hội các nước châu Á trong quyển sách Địa lí kinh tế xã hội thế giới của Đại học
Quốc Gia Hà Nội, xuất bản năm 1996.

"The Rise and Fall of Nations" của Ruchir Sharma (2016): Sharma là một nhà kinh
tế và nhà đầu tư, và trong cuốn sách này, anh ta phân tích những yếu tố kinh tế và xã
hội quyết định sự thăng trầm của các quốc gia.

"The Geography of Bliss" của Eric Weiner (2008): Tác giả đi khắp thế giới để tìm
hiểu về mối liên quan giữa địa lý và hạnh phúc, thường xuyên so sánh giữa các quốc
gia phát triển và đang phát triển.

Có nhiều nghiên cứu về địa lý kinh tế xã hội thế giới được thực hiện bởi các tổ
chức nghiên cứu, trường đại học và các chuyên gia địa lý.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) là một báo
cáo thường niên do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) thực
hiện, xuất bản lần đầu vào năm 1979, nghiên cứu và xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới
năng lực cạnh tranh (NLCT) của các quốc gia. Nghiên cứu này đánh giá sức cạnh tranh
của các quốc gia dựa trên nhiều yếu tố kinh tế xã hội như hạ tầng, giáo dục, sức khỏe,…

Báo cáo "World Development Report" của Ngân hàng Thế giới: báo cáo hàng năm
này tập trung vào một loạt các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng, bao gồm giáo dục, y tế,
và tăng cường năng lực hạ tầng.

Báo cáo Phát triển con người "Human Development Report" của Liên Hiệp Quốc
(UNDP). Báo cáo này tập trung vào chỉ số phát triển con người (HDI) để đánh giá sự
phát triển của các quốc gia dựa trên mức sống, giáo dục và tuổi thọ.

Các nghiên cứu trên cung cấp cái nhìn toàn cảnh về địa lý kinh tế xã hội thế giới
và cần thường xuyên được cập nhật để phản ánh chính xác hơn sự biến động và thay
đổi tình hình kinh tế - xã hội của các quốc gia theo thời gian.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu

Bài nghiên cứu này sẽ tập trung chủ yếu về phân tích thực trạng về kinh tế - xã hội
của các nhóm nước trên thế giới, cụ thể là nhóm nước đang phát triển và nhóm nước
phát triển.
3
Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng cụ thể có số
liệu và lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ về khái quát sơ bộ của hiện trạng phát triển kinh tế - xã
hội các nhóm nước. Từ đó tạo tiền đề đưa ra được những chính sách và định hướng phát
triển cho các nhóm nước.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả chú trọng đến việc phân tích kinh tế - xã hội các
nhóm nước dựa trên cơ sở dữ liệu về sự phân chia các nhóm nước qua các tiêu chí cụ
thể. Từ đó dẫn dắt đưa ra số liệu minh chứng, lập luận và nhận xét khái quát về tình
hình phát triển kinh tế (qua các chỉ số GNI/ người, GDP các ngành kinh tế, GDP thành
phần kinh tế) và tình hình về xã hội (chỉ số phát triển con người HDI, tỉ lệ đô thị hóa
của các quốc gia). Thông qua sự phân tích số liệu để đúc kết, rút ra kết luận và gợi ý
một số định hướng tương lai.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Về lãnh thổ nghiên cứu

Giới hạn không gian: phạm vi cao nhất là phạm vi thế giới, sau đó đến các châu,
khu vực, cuối cùng là địa lý các quốc gia.

4.2. Về nội dung

Cung cấp tổng quan các khái niệm, những cơ sở lí luận về địa lý kinh tế - xã hội
phân theo nhóm nước.

Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng, đặc điểm phát triển nổi bật về kinh tế - xã
hội của hai nhóm nước trên thế giới - nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát
triển.

Phân tích, đánh giá các vấn đề còn tồn tại và cần được giải quyết về kinh tế - xã
hội trên phạm vi toàn cầu, đề ra một số giải pháp, phương hướng nhằm đẩy mạnh phát
triển kinh tế xã hội ở nhóm nước phát triển và đang phát triển.

4.3. Về thời gian

Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài: hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của
hai nhóm nước từ giai đoạn 1990 đến 2022.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu


4
5.1. Quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mọi sự vật đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo quá trình phát triển
của nó. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các chỉ tiêu về kinh tế,
xã hội qua các giai đoạn.

Trong quá trình phát triển, các nhóm nước sẽ có sự thay đổi về các mặt kinh tế,
xã hội, chính trị, môi trường,…Nghiên cứu hiện trạng phát triển của các nhóm nước
nhưng đối tượng nghiên cứu cần được xem xét trong quá khứ để có được những đánh
giá hiện tại đúng đắn.

5.1.2. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp là quan điểm rất quan trọng trong nghiên cứu hiện trạng phát
triển các nhóm nước. Nghiên cứu về hiện trạng phát triển phải được nhìn nhận trong
mối quan hệ giữa các mặt kinh tế, xã hội để đánh giá đúng về tình hình phát triển kinh
tế xã hội, cũng như là cơ sở phân chia các quốc gia vào các nhóm nước tương ứng.

5.1.3. Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm được sử dụng trong nghiên
cứu về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội các nhóm nước. Nghiên cứu các chỉ tiêu về
kinh tế, xã hội như GDP, GNI, FDI, HDI cùng với sự phát triển và phân chia các nhóm
nước. Từ đó, tác giả có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, xã hội cũng như
sự phân chia các nhóm nước trên thế giới.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu.

Để có thêm nhiều tư liệu cho quá trình nghiên cứu, có những thông tin chính xác,
tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài. Các
tài liệu cần thiết gồm có: đại cương về địa lí kinh tế xã hội, địa lí kinh tế - xã hội thế
giới, hiện trạng kinh tế thế giới.

Nguồn tài liệu thu nhập được có nhiều dạng khác nhau: số liệu từ website của các
tổ chức trên thế giới, các báo cáo thường niên,…Ngoài ra, tác giả còn thu thập các nguồn
từ sách, tạp chí khoa học,….
5
5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Sau khi thu thập tài liệu và số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả tiến
hành tổng hợp, phân tích các số liệu về đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội. Dựa
trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích và so sánh để thấy được sự khác nhau về trình
độ phát triển kinh tế, xã hội của các nhóm nước.

6. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo.

Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hai nhóm nước.


Chương 2: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của hai nhóm nước.

Chương 3: Giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của hai nhóm nước .
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HAI NHÓM NƯỚC

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niệm nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển

1.1.1.1. Khái niệm nhóm nước phát triển

Nước đang phát triển là một quốc gia có bình quân mức sống còn khiêm tốn, có
nền tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con người
(HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao. Ở các quốc gia này, ngoại
trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) đạt đến được mức khá hoặc cao, phần
lớn còn lại có thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người chỉ ở mức
trung bình.

1.1.1.2. Khái niệm nhóm nước đang phát triển

Nước đang phát triển là nước có mức sống tương đối thấp, trình độ phát triển công
nghiệp còn kém, và chỉ số HDI và thu nhập/đầu người từ thấp đến trung bình, nhưng
đang trong giai đoạn phát triển kinh tế.

Thuật ngữ nước đang phát triển nếu được sử dụng cho bất cứ quốc gia nào không
phải là nước phát triển sẽ không đúng, bởi vì một số nước trải qua thời kì suy thoái kinh
tế kéo dài. Những nước này được xếp vào loại những nước kém phát triển nhất (Least
developed countries/LCDs).

Trình độ phát triển của một nước được đo bằng các chỉ số như thu nhập/đầu người,
tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ... Liên hợp quốc đưa ra chỉ số HDI kết hợp các tiêu chí trên để đo
trình độ phát triển con người của một nước.

1.1.2. Đặc điểm chung của các nhóm nước phát triển và đang phát triển

1.1.2.1. Đặc điểm chung của nhóm nước phát triển

Quốc gia phát triển bao gồm các đặc điểm như mức độ tăng trưởng kinh tế và an
ninh cao. Các tiêu chí tiêu chuẩn để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia là thu
nhập bình quân đầu người, tổng sản phẩm nội địa, mức độ công nghiệp hóa, bình quân
tiêu chuẩn sinh hoạt và số lượng cơ sở hạ tầng công nghệ. Các yếu tố phi kinh tế, chẳng
hạn như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số đánh giá trình độ học vấn, khả năng
7
đọc viết và sức khỏe của một quốc gia cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ
phát triển.

Ở những nước công nghiệp hiện nay, công nghiệp nặng, công nghệ cao và dịch vụ
là ba ngành kinh tế chủ lực. Các quốc gia công nghiệp cũng có mức thu nhập bình quân
đầu người cao hơn rất nhiều so với những nước đang phát triển. Điều này có nghĩa là
nếu một nước công nghiệp mới muốn được coi là phát triển thì ngành công nghiệp của
nước đó phải có tỷ trọng cùng trình độ cao hơn rất nhiều so với phần còn lại. Các nước
công nghiệp cũng có chỉ số phát triển con người rất cao.

Ngoài danh xưng "nước công nghiệp", nhóm quốc gia này còn được gọi với những
tên gọi khác như "nước phát triển", "nước tiên tiến", hay các nước thuộc Thế giới thứ
nhất.

1.1.2.2. Đặc điểm chung của nhóm nước đang phát triển

Các nước đang phát triển là những quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền
tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con người (HDI)
cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao.

Các nước đang phát triển thường gặp nhiều vấn đề như: sự phụ thuộc kinh tế vào
một số mặt hàng xuất khẩu, thiếu hụt ngân sách, nợ công cao, thiếu hạ tầng, thiếu nhân
lực chất lượng, bất bình đẳng xã hội, ô nhiễm môi trường, dân số tăng nhanh...

Các nước đang phát triển cần thực hiện các biện pháp như: đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế, đầu tư vào giáo dục và y tế, khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa
học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên...
để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

1.2. Sự phân chia các nhóm nước

1.2.1. Thu nhập bình quân theo đầu người (GNI/người)

GNI là viết tắt của "Gross National Income" (Tổng thu nhập quốc gia hay tổng thu
nhập quốc dân). Đây là một chỉ số kinh tế quan trọng dùng để đo lường tổng thu nhập
của tất cả các công dân và doanh nghiệp của một quốc gia trong một khoảng thời gian
cụ thể, thường là trong một năm. GNI bao gồm cả thu nhập từ trong nước và thu nhập
từ nước ngoài.
8
Sự khác biệt chính giữa GNI và GDP (Gross Domestic Product) nằm ở việc GNI
tính toàn bộ thu nhập của công dân và doanh nghiệp của quốc gia, bao gồm cả thu nhập
từ nước ngoài, trong khi GDP chỉ tính giá trị sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bên
trong lãnh thổ của quốc gia đó.

GNI thường được sử dụng để đánh giá mức sống, mức thu nhập và sức khỏe kinh
tế tổng thể của một quốc gia. Nó cũng được sử dụng để so sánh mức thu nhập giữa các
quốc gia khác nhau và đánh giá tác động của hoạt động kinh tế quốc tế đối với quốc gia
đó.

Bảng 1.1. Tổng thu nhập quốc gia bình quân (GNI/người)
TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA BÌNH QUÂN (GNI/NGƯỜI)
Nhóm nước Mức thu nhập (USD/người)
Thu nhập thấp Dưới 1035
Thu nhập trung bình thấp Từ 1035 – 4045
Thu nhập trung bình cao Từ 4046 – 12535
Thu nhập cao Trên 12535
(Sách giáo khoa Địa lí 11, CTST)

- Các nước phát triển, có:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao và chỉ số phát triển con người
(HDI) ở mức cao trở lên.

+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.

- Đa số các nước đang phát triển, có:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình
thấp và thấp và chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.

+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng
cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ.

+ Tuy nhiên, một số quốc gia có chỉ số GNI/ người, HDI và các chỉ số khác biệt
với các quốc gia đang phát triển, như: Xingapo, Arập Xêút; Urugoay, Cộng hòa Nam
Phi,….

1.2.2. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế


9
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay Tổng sản phẩm trong nước.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng
được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong đó, cơ cấu GDP là tỉ lệ phần trăm của 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ.

1.2.3. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế

Hai thành phần kinh tế (Kinh tế trong nước gồm kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài
Nhà nước, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Cho biết sự tồn tại của các thành phần
tham gia hoạt động kinh tế. Phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh
doanh. Từ đó có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.

1.2.4. Chỉ số phát triển con người (HDI)

Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của
con người trên các phương diện: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc
sinh); tri thức (thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập
quốc gia bình quân đầu người).

HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con
người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.

Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:

HDI = (Isức khỏe × Igiáo dục × Ithu nhập)1/3

Trong đó:

– Isức khỏe: Chỉ số tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh;

– Igiáo dục: Chỉ số giáo dục được tính bằng cách bình quân nhân giản đơn chỉ số
năm đi học bình quân và chỉ số năm đi học kỳ vọng;

+ Số năm đi học bình quân được tính bằng tổng số năm đã đi học của dân số từ 25
tuổi trở lên chia cho tổng dân số từ 25 tuổi trở lên.

+ Số năm đi học kỳ vọng là tổng số năm đi học mà một đứa trẻ từ 05 tuổi trở lên
có thể nhận được trong suốt cuộc đời. Giả định rằng xác suất bắt đầu ghi danh đi học
tại một độ tuổi bất kỳ của đứa trẻ đó bằng tỷ lệ nhập học của độ tuổi đó.
10
Bảng 1.2. Chỉ số phát triển con người (HDI)

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)


Nhóm nước Giá trị
Mức thấp Dưới 0,550
Mức trung bình Từ 0,550 – 0,699
Mức cao Từ 0,700 – 0,799
Mức rất cao Từ 0,800 trở lên
(Sách giáo khoa Địa lí 11, CTST)

1.2.5. Tỉ lệ đô thị hóa

- Các quốc gia phát triển:

Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị
chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân, khoảng hơn 70% - 80% là dân số sống ở thành
thị. Hiện nay đang có sự thay đổi dòng người trở về nông thôn sinh sống.

- Các nước đang phát triển:

Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp, tỉ lệ dân thành thị của các
nước đang phát triển là 51,7%.
11
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HAI NHÓM NƯỚC

2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát triển

Các nước phát triển hàng đầu thế giới bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Thổ
Nhĩ Kỳ, Niu Zilan, Ixraen, Ôxtraylia và hầu hết các nước ở Châu Âu. Hầu hết các nước
phát triển đều có quá trình công nghiệp hóa từ rất sớm, có tiềm lực lớn về kinh tế, khoa
học kỹ thuật, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng…tạo điều kiện phát
triển mạnh mẽ các ngành kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu
thụ. Phần lớn các nước phát triển có dự trữ ngoại tệ cao.

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển
2.1.1.1. Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) của nhóm nước phát triển

Ngân hàng thế giới thống kê các nền kinh tế trên theo 4 mức thu nhập: thu nhập
cao, thu nhập trung bình cao, thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp. Chỉ số thu nhập
bình quân theo đầu người của nhóm nước phát triển luôn ở mức thu nhập cao.

Bảng 2.1. Thu nhập bình quân theo đầu người (GNI/người)
(Đơn vị: USD/người)
Nhóm nước 2017 2022
Phát triển 43409 50865
Đang phát triển 11445 12199
Kém phát triển 2723 3399
(Nguồn: xử lý từ prb.org)

Thu nhập bình quân theo đầu người của các nhóm nước có sự tăng lên qua các
năm. Tuy nhiên ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ số GNI/người của nhóm nước phát triển
luôn ở mức rất cao và có tốc độ tăng nhanh nhất trong số các nhóm nước. Đồng thời sự
chênh lệch chỉ số GNI giữa các nhóm nước là rất lớn. Điều này cho thấy tại các quốc
gia phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao và mức sống của người dân được đảm
bảo.

2.1.1.2. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nhóm nước phát triển

Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các ngành và nhóm
ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Các
ngành thuộc khu vực I có xu hướng giảm tỷ trọng. Các ngành thuộc khu vực II, nhất là
12
các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, phát triển nhanh và đặc biệt các
ngành thuộc khu vực II phát triển rất nhanh, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GDP
và thu hút người lao động.

Bảng 2.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển 2021
(Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế
Quốc gia
KV I KV II KV III
Nhật Bản 1,2 28,9 69,9
Hoa Kỳ 0,8 18,4 80,8
Canada 2,0 25,6 72,5
Pháp 1,8 19,3 78,9
Anh 0,7 20,0 79,4
Đức 0,8 29,6 69,6
Ý 2,1 23,9 74,0
(Nguồn: xử lý từ data.un)

Hiện nay, ở các quốc gia phát triển tỉ trọng GDP trong khu vực I thường rất
thấp (1-2%), tiếp theo là khu vực II và chiếm tỉ trọng cao nhất ở khu vực III ( trên 65%),
trong khi đó tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển chỉ đạt
khoảng 50%. Trong đó, những ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng
nhanh gồm tài chính, ngân hành, bảo hiểm, du lịch, thương mại,…

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp khá thấp trong cơ cấu GDP, nhưng sản
phẩm nông nghiệp của các quốc gia phát triển luôn có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường. Sản xuất nông nghiệp tại các nước phát triển chủ yếu tổ chức theo hình thức
trang trại, quy mô ruộng đất lớn, trình độ chuyên môn hóa cao, năng suất lao động cao
và chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trong nhóm ngành dịch vụ của các nước phát triển, hoạt động thương mại là ngành
mang lại hiệu quả cao và diễn ra sôi nổi. So với nhóm nước đang phát triển, tỉ trọng giá
trị thương mại của các nước phát triển luôn cao hơn; chênh lệch nhiều nhất là ở nhóm
thương mại dịch vụ.
Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị thương mại của các nhóm nước, năm 2020.
(Đơn vị: %)
Thương Thương mại hàng
Nhóm nước Thương mại dịch vụ
mại hóa
13
Xuất Nhập Xuất Nhập
khẩu khẩu khẩu khẩu
Các nước phát triển 58,7 54,1 57,9 71,8 64,9
Các nước đang phát
41,3 45,9 42,1 28,2 35,1
triển
Thế giới 100 100 100 100 100
(Nguồn: UN, 2021)
Tuy có xu hướng chuyển dịch giống nhau, nhưng do hầu hết các nước phát triển
đã tiến hành công nghiệp hóa khá sớm, có nhiều tiềm lực lớn trong phát triển kinh tế
nên tốc độ chuyển dịch của nhóm nước phát triển sẽ nhanh hơn so với các nhóm nước
đang phát triển.

2.1.1.3. Vốn đầu tư nước ngoài

Sở hữu nguồn lực phát triển kinh tế thuận loại, nguồn vốn dồi dào, kết cấu hạ tầng
và khoa học công nghệ hiện đại, hệ thống đảm bảo xã hội phát triển…nên các nước phát
triển có xếp hạng cạnh tranh cao, có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài cao và cũng nhận
được nguồn FDI cao.

Báo cáo Đầu tư Thế giới do Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD) công bố mới đây cho thấy, FDI toàn cầu giảm 12% trong năm ngoái, xuống
còn 1.300 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các cuộc khủng hoảng đa tầng từ cuộc
xung đột ở Ukraine đến giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, cùng áp lực nợ công.
Xu hướng giảm thu hút FDI rõ nét nhất ở các nước phát triển, giảm khoảng 37%, xuống
còn 378 tỷ USD. Tuy nhiên, FDI tại các quốc gia đang phát triển tăng 4% trong năm
ngoái, lên 916 tỷ USD và chiếm hơn 70% dòng FDI toàn cầu.

2.1.1.4. Chỉ số phát triển con người (HDI)

Cùng với sự phát triển của con người, chỉ số HDI cũng có nhiều sự thay đổi theo
hướng tiến bộ vượt bậc: các chỉ tiêu về sức khỏe, giáo dục và thu nhập đều có chiều
hướng tăng lên qua các thời kì. Chỉ số HDI có sự chêch lệch giữa các quốc gia, khu vực
và các nhóm nước.

Chỉ số HDI sẽ nhận giá trị từ 0 đến 1. Ở các quốc gia phát triển, các vấn đề về giáo
dục, y tế, chất lượng cuộc sống,… được quan tấm rất nhiều; chính vì thế đã làm cho chỉ
số HDI luôn ở mức rất cao. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia có chỉ số HDI tương đồng với
14
nhau nhưng có mức thu nhập bình quân theo người lại có sự chênh lệch khá lớn (Hoa
Kỳ và Nhật Bản).

Bảng 2.4. Chỉ số HDI và các thành phần của nó 2021


Tuổi thọ Số năm đi học GNI/người
Quốc gia HDI
(Tuổi) (Năm) (USD/người)
Nhật Bản 0,925 84,8 13,4 42274
Hoa Kỳ 0,921 77,2 13,7 64765
Canada 0,936 82,7 13,8 46808
Pháp 0,903 82,5 11,6 45937
Anh 0,929 80,7 13,4 45225
Đức 0,942 80,6 14,1 54534
Ý 0,895 82,9 10,7 42840
(Nguồn: xử lý từ hdr.undp.org)

2.1.1.5. Tỉ lệ dân thành thị

Tại các nước phát triển, quá trình đô thị hóa đi cùng với quá trình phát triển kinh
tế và công nghiệp hóa. Điều này đã dẫn đến sự hình thành nhiều đô thị vệ tinh, các dải
siêu đô thị và tỷ lệ dân thành thị thường chiếm trên 70%.

Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới ngày càng gia tăng, các nước phát triển có tỉ lệ dân
thành thị cao hơn các nước đang phát triển nhưng tốc độ tăng của tỉ lệ dân thành thị ở
các nước đang phát triển lại nhanh hơn các nước phát triển. Cụ thể giai đoạn 1950-2020,
tỉ lệ dân thành thị ở các nước phát triển tăng 24,3%, trong khi đó các nước đang phát
triển là 34%. Những nước phát triển có mức sống cao, các nhu cầu về đời sống vật chất,
tinh thần giữa nông thôn và thành thị không có khoảng cách lớn. Vì vậy, có xu hướng
chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành
phố vệ tinh,…Mặt khác, khả năng tìm việc và tăng thu nhập ở các đô thị không còn hấp
dẫn như thời kì bắt đầu công nghiệp hóa. Nhịp độ gia tăng dân số đô thị trong thời gian
gần đây đã bắt đầu chậm lại.

Bảng 2.5. Dân số và tỉ lệ dân thành thị, GNI của các nhóm nước

Dân số Tỉ lệ dân thành thị


Nhóm nước GNI/người
(triệu người) (%)
Phát triển 1270 79 50865
Đang phát triển 6694 53 12199
Kém phát triển 1126 35 3399
(Nguồn: xử lý từ prb.org)
15
2.1.2. Các vấn đề của nhóm nước phát triển
Thế giới đang trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đa cực
hóa về trật tự chính trị; đa dạng hóa về phát triển kinh tế - văn hóa; số hóa và tin học
hóa trong đời sống xã hội, gia tăng hóa sự phụ thuộc vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau,
phức tạp hóa sự hợp tác và đấu tranh vì lợi ích. Bối cảnh đó ẩn chứa nhiều chuyển biến
lớn lao, phức tạp, khó lường, vừa mang đến thời cơ, vừa đặt ra không ít thách thức, với
sự xuất hiện của một số xu hướng phát triển, nhất là trong khoảng từ một đến hai thập
niên tiếp theo.

Xu thế chuyển dịch thế giới đang có sự chuyển biến và dần định hình trên ba bình
diện: giữa các khu vực, giữa các nước lớn và giữa nhà nước với người dân. Sự chuyển
dịch quyền lực này bắt nguồn từ sự thay đổi tương quan lực lượng kinh tế giữa các nước
dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và quy luật phát triển không đồng đều giữa các quốc gia. Tương quan sức
mạnh kinh tế thay đổi dẫn tới những thay đổi về tương quan sức mạnh tổng hợp của
quốc gia, cuộc xung đột Nga - U-crai-na theo nhận định của nhiều chuyên gia, đã thể
hiện sự thay đổi quyền lực dẫn tới hình thành thế giới đa cực, đánh dấu sự suy giảm sức
mạnh của Mỹ và NATO, làm gia tăng quyền lực và vai trò của Trung Quốc.

Sự chuyển dịch quyền lực ngày càng rõ nét từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
Trong những thập niên tới, vị thế của châu Á ngày càng gia tăng, đặc biệt là khu vực
châu Á - Thái Bình Dương với vai trò đầu tàu là động lực thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế thế giới. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đứng đầu thế giới về quy mô
kinh tế và các nguồn lực phát triển kinh tế (như tài nguyên thiên nhiên, dự trữ ngoại hối,
nguồn lực con người/thể chế), tốc độ tăng trưởng và tiềm năng phát triển kinh tế (độ lớn
thị trường và hội nhập kinh tế khu vực). Đây cũng là khu vực có nhiều cường quốc nhất,
tập trung ba(1) trong năm Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; các
quốc gia có ảnh hưởng lớn về chính trị khác, như Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a -
là các quốc gia đi đầu trong Phong trào Không liên kết; là khu vực có tổ chức Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đóng vai trò trung tâm trong các thể chế
chính trị/an ninh khu vực. Bên cạnh đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi tập
trung nhiều cường quốc quân sự nhất (7/10(2) cường quốc quân sự hàng đầu thế giới).
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, khu vực này đã lôi cuốn sự tham gia của các
nước lớn và định hình trục quan hệ, xu hướng quan hệ quốc tế mới giữa các cường quốc,
16
gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế
của châu Á, cùng với những thế mạnh về vốn, dự trữ ngoại tệ, lao động rẻ, tính năng
động và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia, như Trung Quốc, Ấn Độ đã nâng cao vị
thế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên thế giới. Bên cạnh vai trò chủ đạo của
các nước lớn trong lĩnh vực kinh tế đang suy giảm, các nước vừa và nhỏ ngày càng vươn
lên giành vị trí tương xứng. Sự thay đổi trong quan hệ Bắc - Nam, trong đó vai trò của
các nước vừa và nhỏ đã tăng lên đáng kể. Độ lớn về địa lý, quy mô kinh tế và triển vọng
phát triển là những nhân tố quyết định để khu vực châu Á - Thái Bình Dương vươn lên
trở thành trung tâm địa - chính trị toàn cầu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự tùy thuộc và lệ thuộc lẫn nhau đang tăng lên, với
tư duy mới về an ninh và phát triển, cùng sự phổ biến của các loại vũ khí hủy diệt hàng
loạt và những bài học sau chiến tranh, khả năng xảy ra đụng độ lớn về quân sự giữa các
cường quốc trong những thập niên tới là rất thấp. Điều này thể hiện thông qua những
chính sách chạy đua vũ trang chưa từng có giữa Mỹ, NATO với Trung Quốc, Nga và
các quốc gia khác. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn
diễn ra gay gắt, khó có điểm dừng. Một số nước lớn vẫn coi chiến tranh là biện pháp và
vũ lực là công cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại nên không ngừng tăng cường
vũ trang, cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực “ngoại vi” và tại các điểm nóng trên thế giới.
Điều này không nằm ngoài quy luật trong quan hệ quốc tế là các nước lớn chi phối quan
hệ quốc tế và cạnh tranh chiến lược với nhau dựa trên sự thay đổi trong tương quan lực
lượng như đã nêu trên... Do đó, xu hướng cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc tại
vị, đại diện là Mỹ và các cường quốc mới nổi, đại diện là Trung Quốc và Nga ngày càng
thể hiện rõ nét, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đại dịch COVID-19 cùng với cuộc xung đột Nga - U-crai-na đã dẫn đến suy thoái,
lạm phát nghiêm trọng ở nhiều nước phát triển, làm dấy lên tâm lý bất mãn, thất vọng,
mất niềm tin của người dân với chính quyền. Đặc biệt, xu hướng dân túy diễn ra gần
đây bắt nguồn sâu xa từ các hệ lụy tiêu cực của tiến trình toàn cầu hóa đã và đang tác
động mạnh mẽ đến các nước phát triển khiến sự phân tầng trong xã hội ngày càng sâu
sắc, bất bình đẳng xã hội tăng cao và nỗi lo lắng về mất bản sắc văn hóa, dân tộc nổi lên
ngày một rõ nét.

Trong những năm qua, chủ nghĩa bảo hộ đã trỗi dậy mạnh mẽ với các biểu hiện
mới như: Một là, bảo hộ có xu hướng phát triển mạnh ở các nước phát triển - vốn cổ vũ
17
cho tự do hóa và toàn cầu hóa; hai là, số lượng biện pháp bảo hộ tăng mạnh, lĩnh vực
bảo hộ mở rộng với nhiều biện pháp phức tạp, tinh vi hơn, trong đó việc sử dụng các
biện pháp bảo hộ “phía sau biên giới” tăng nhanh. Bảo hộ không chỉ giới hạn trong lĩnh
vực trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ, mà còn bao gồm cả tài chính, bảo hộ đầu tư,
sở hữu trí tuệ, dịch chuyển tự do lao động...; ba là, chính sách bảo hộ mang nặng tính
dân túy. Các chính sách, biện pháp hạn chế thương mại gần đây được dựng lên ở một
số nước thường dựa trên những đánh giá, nhận định phiến diện, thiếu cân bằng, thậm
chí cực đoan của các lực lượng chính trị dân túy về thương mại, đầu tư, di chuyển lao
động quốc tế.

Xu hướng bảo hộ quay trở lại là do: Thứ nhất, kinh tế toàn cầu và kinh tế ở nhiều
nước, nhất là ở các nước phát triển đang gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc
gia đã lựa chọn chính sách kích thích kinh tế, tăng cường hỗ trợ sản xuất trong nước với
tâm lý hướng nội nhiều hơn để tập trung khắc phục khó khăn trong nước, từ đó làm
giảm động lực tự do hóa và mở cửa kinh tế; thứ hai, tác động “nghịch” ngày càng lớn
của toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy trào lưu chống toàn cầu hóa phát triển mạnh ở
nhiều nước phát triển; thứ ba, sự trỗi dậy của trào lưu dân túy, bất ổn chính trị - xã hội
và an ninh đã góp phần thổi bùng chủ nghĩa bảo hộ.

Chủ nghĩa bảo hộ cùng với xu hướng dân túy đang và sẽ ảnh hưởng mạnh đến tiến
trình phục hồi kinh tế khu vực và thế giới; đồng thời, tác động tiêu cực đến liên kết kinh
tế toàn cầu và khu vực, ảnh hưởng trực tiếp, nhiều mặt đến quá trình hội nhập quốc tế.
Việc quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ, đóng cửa thị trường, hạn chế liên kết kinh tế, giảm
thiểu sự ủng hộ đối với tự do thương mại đa phương, dẫn đến cản trở thương mại và đầu
tư quốc tế đã và đang tạo ra hệ lụy tiêu cực, tác động đến tiến trình tăng trưởng kinh tế
thế giới và làm chậm lại quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng. Bên cạnh đó, xu hướng
bảo hộ quay trở lại ở một số nền kinh tế lớn có thể làm tăng thêm mâu thuẫn, bất đồng
vốn tích tụ trong một số vấn đề kinh tế - thương mại, do đó làm gia tăng các va chạm
về lợi ích, tất yếu dẫn đến chiến tranh thương mại.

Sự gia tăng tầng lớp trung lưu tại các nước đang phát triển thúc đẩy xu hướng phân
tán quyền lực. Cùng với sự thành công trong phát triển kinh tế và các chương trình xóa
đói, giảm nghèo của các nước đang phát triển, tỷ lệ người nghèo và cực nghèo trên toàn
cầu sẽ tiếp tục giảm. Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đã
đặt mục tiêu đến năm 2030 xóa bỏ tình trạng nghèo đói trên toàn thế giới. Bên cạnh đó,
18
sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu với chất lượng cuộc sống (giáo dục, y tế, văn hóa...)
ngày càng được cải thiện; công nghệ mới trong lĩnh vực chế tạo và viễn thông được ứng
dụng rộng rãi, góp phần gia tăng vai trò và quyền lực của người dân. Theo một số dự
báo, trong thời gian tới, số dân thuộc tầng lớp trung lưu sẽ tăng từ mức 1 tỷ người hiện
nay lên 2 - 3 tỷ người, chủ yếu ở khu vực châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.

2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước đang phát triển

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước đang phát triển

2.2.1.1. Thu nhập bình quân theo đầu người (GNI/người)

Thu nhập bình quân theo đầu người ở các nước đang phát triển thấp hơn so với
nhóm nước phát triển. Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển
còn hạn chế. Bên cạnh đó do ở các nước đang phát triển cơ cấu kinh tế chủ yếu ở ngành
nông nghiệp nên thu nhập chưa cao. Trình độ khoa học kĩ thuật, dân trí, số người có
trình độ khoa học tỉ lệ thấp, phát triển của dân cư ở các nước đang phát triển thấp hơn.
Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) chỉ chiếm khoảng ¼ thu nhập của các nước
đang phát triển.

Bảng 2.6. Thu nhập bình quân theo đầu người (GNI/người)
(Đơn vị: USD/người)
Nhóm nước 2017 2022
Phát triển 43409 50865
Đang phát triển 11445 12199
19

2.2.1.2. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế

Ở các nước đang phát triển do trình độ sản xuất và công nghệ còn thấp, các ngành
thuộc khu vực I chiếm phần lớn.
Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của nhiều nước, nhưng quy mô ruộng đất
nhỏ, thiếu vật tư kỹ thuật, trình độ sản xuất lạc hậu nên sản lượng, chất lượng sản phẩm,
năng suất lao động thấp, sản xuất bị lệ thuộc vào tự nhiên.
Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt là ngành chiếm trên 70% giá trị sản phẩm
nông nghiệp.
Bảng 2.7. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của thế giới và các nhóm nước
qua các năm
(Đơn vị: %)
20
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của thế giới và các nước phát triển có đặc
điểm chung đó là tỉ trọng khu vực 1 (KV1) thấp, khu vực 3 (KV3) chiếm tỉ trọng cao
nhất. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển lại có xu hướng ngược lại. Ở các nước đang
phát triển tỉ trọng KV1 chiếm cao nhất vào năm 1990. Tuy nhiên, vào năm 2020 do có
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành nên đến năm 2020, nhóm các nước đang phát
triển có sự chuyển dịch tăng tỉ trọng KV2, KV3 và giảm tỉ trọng KV1. Đó là một trong
những sự chuyển dịch kinh tế có tác động đến nền kinh tế.

2.2.1.3. Chỉ số phát triển con người (HDI)

Chỉ số HDI phản ánh được những tiến bộ của nước đang phát triển.

Bảng 2.8.Xu hướng biến động chỉ số HDI ở các quốc gia đang phát triển từ 1990
đến 2021
Năm 1990 2010 2015 2018 2019 2020 2021
HDI 0,513 0,638 0,673 0,687 0,691 0,687 0,685
Từ năm 1990 đến năm 2021 chỉ số HDI ở các quốc gia có sự biến động, có xu
hướng tăng từ 0,513 lên 0,685. Giai đoạn từ 1990 đến 2021 tăng 0,94%, giai đoạn từ
2010 – 2021 tăng 0,65. Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 chỉ số HDI ở
các nước đang phát triển có xu hướng giảm. Nguyên nhân do đại dịch COVID-19 mà
tình trạng mất việc làm và thu nhập gây ra khó khăn nghiêm trọng đối với người nghèo
và cận nghèo, đồng thời làm gián đoạn các trường học, dẫn đến mất động lực trong giáo
dục, đào tạo mà sẽ phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục được. Các dịch vụ y tế và
cộng đồng bị quá tải, chất lượng dịch vụ y tế giảm sút nhiều.

2.2.1.4. Tỉ lệ đô thị hóa ở nhóm nước đang phát triển

Đô thị hóa ở các nước đang phát triển dân cư có xu hướng tập trung ở nông thôn
và các thành phố lớn.

Ở các thành phố lớn có nhiều cơ hội việc làm cho người dân và có thể kím thu
nhập tốt hơn. Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển nhanh. Ở nhiều nước đang
phát triển, đặc biệt các nước kém phát triển, lực lượng sản xuất thấp kém, sản xuất nông
nghiệp vẫn chiếm ưu thế, tỉ trọng dân cư và lao động vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực
I, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Vì thế trình độ đô thị hóa ở nhiều quốc
gia còn hạn chế.
21
Tỉ lệ dân thành thị ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1990 đến 2022 có xu
hướng tăng, tăng khoảng 1,5 lần.

Bảng 2.9. Tỉ lệ dân số đô thị ở nhóm nước đang phát triển giai đoạn năm 1990
đến năm 2022
Năm 1990 2002 2017 2022
Tỉ lệ dân 34,7 40,8 49,7 52,3
thành thị (%)
Bảng 2.10. Một số quốc gia có dân số lớn nhất thế giới năm 2017 - 2022
STT Quốc gia Dân số Đô thị hóa
Dân số Tốc độ tăng Tỷ lệ đô thị Tốc độ tăng
năm 2022 trưởng hóa trong trưởng hàng
(triệu 2017 – 2022 tổng số dân năm (%)
người) (%) (%)
1 Trung Quốc 1.426 0,2 63,6 2,1
2 Ấn Độ 1.417 0,9 35,9 2,2
3 Hoa Kì 342 0,5 83,2 0,7
4 Indonesia 276 0,8 57,9 2,0
5 Pakistan 236 1,7 37,7 2,4
Dựa vào bảng số liệu thống kế về tỉ lệ đô thị hóa ở một số nước có dân số lớn nhất
thế giới năm 2022 có thể nhận xét được tỉ lệ dân thành thị cao hơn ở nông thôn (cụ thể
ở các quốc gia phát triển như Hoa Kì chiếm 83,2%) nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm
chỉ có 0,7%. Trong khi đó các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Pakistan tỷ lệ đô thị hóa những năm gần đây tăng nhanh hơn so với Hoa Kì
(từ 2,0% trở lên).

Có thể đưa ra nhận định rằng, nhóm nước đang phát triển có tỷ lệ đô thị hóa trong
tổng dân số thấp hơn các nước phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đô thị hóa lại
nhanh hơn.

2.2.2. Các vấn đề đặt ra của nhóm nước đang phát triển

Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, nhóm các quốc gia đang phát triển
phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, đa dạng bên cạnh đó cũng thường gặp phải
nhiều vấn đề thách thức. Những vấn đề này gây nhiều trở ngại đối với sự phát triển bền
vững và yêu cầu sự hợp tác quốc tế để tìm ra các giải pháp hiệu quả.

2.2.2.1. Về kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế không ổn định


22
Nhiều quốc gia đang phát triển thường phải đối mặt với tình trạng không ổn định
về tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khi phải đối mặt với biến động thị trường quốc tế và
tác động của các khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

- Mức thu nhập bình quân đầu người thấp

Các nước đang phát triển thường có thu nhập bình quân đầu người thấp. Từ đó dẫn
đến mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số dân chúng. Mức sống thấp phản
ánh một phần qua thu nhập của người dân.

Bảng 2.11. Tổng thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở một số quốc gia
năm 2022

Tên quốc gia Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người)
Thụy Sĩ 95.490
Luxembourg 89.200
Hoa Kì 76.770
Đan Mạch 73.520
Sudan 760
Somali 600
Niger 580
Mozambique 440
Burundi 240
Nguồn: Worldbank.org

Tuy nhiên, trên thực tế mức độ nghèo của dân cư phổ biến ở các nước đang phát
triển không được phản ánh đầy đủ và chính xác trong số liệu về thu nhập bình quân đầu
người mà đây chỉ là thu nhập trung bình, khi trong đó cũng bao gồm cả thu nhập của
những người giàu tại các quốc gia này.

Trong những năm gần đây mức thu nhập trung bình có sự thay đổi, tuy nhiên sự
chênh lệch giữa các châu lục, các khu vực còn rất lớn.

- Bất bình đẳng thu nhập - sự chia rẽ kinh tế

Sự chênh lệch kinh tế giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển có thể dẫn
đến mối quan hệ bất bình đẳng và căng thẳng kinh tế. Nhiều quốc gia đang phát triển
23
vẫn đối mặt với vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Sự chênh lệch giữa tầng
lớp giàu và nghèo giữa các quốc gia có thể dẫn đến sự không ổn định xã hội.

Thu nhập có sự chênh lệch lớn giữa người giàu và người nghèo. Điều này phản
ánh việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của con người ở các nước đang phát triển sẽ gặp
nhiều hạn chế.

Sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập đã làm cho cuộc sống của người
dân thêm khó khăn. Phần lớn dân số của các quốc gia kém phát triển phải sống dưới
mức nghèo khổ.

- Mất cân bằng thương mại

Đây là kết quả của việc tiếp cận thị trường toàn cầu không bình đẳng, trong đó
các nước đang phát triển thường phải đối mặt với các rào cản thương mại và các điều
kiện thương mại không thuận lợi.

- Vấn đề đổi mới và phát triển công nghệ

Cần nỗ lực để bắt kịp với sự phát triển công nghệ và đảm bảo rằng phát triển bền
vững và hiệu quả.

- Nền kinh tế chưa đồng đều

Một số quốc gia đang phát triển có nền kinh tế chưa đồng đều giữa các khu vực
kinh tế. Sự tập trung quá mức vào một số ngành nông nghiệp, công nghiệp, hoặc dịch
vụ có thể tạo ra sự không cân bằng và phát triển không bền vững.

Ở các nước đang phát triển, trình độ sản xuất và công nghệ còn thấp, các ngành
thuộc khu vực I, II vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP. Nông nghiệp là ngành
kinh tế chính của nhiều nước, nhưng quy mô ruộng đất nhỏ, thiếu vật tư kỹ thuật, trình
độ sản xuất lạc hậu nên sản lượng, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động thấp, sản
xuất bị lệ thuộc vào tự nhiên. Các hiện tượng thiên tai, sâu bệnh...đã tác động nghiêm
trọng tới sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nông dân, đặc biệt là ở châu Phi.

Ở một số nước đã áp dụng kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, nhưng chủ yếu trong
khu vực trồng cây công nghiệp để xuất khẩu. Do chú trọng phát triển các sản phẩm xuất
khẩu nên ở nhiều nước bị thiếu lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu trong nước
đã làm giảm sút chất lượng cuộc sống của những người nghèo.
24
- Tỷ lệ tích lũy vốn thấp

Để phát triển thì phải có nguồn vốn, để có nguồn vốn tích lũy thì phải hy sinh tiêu
dùng. Nhưng khó khăn ở chỗ, các nước đang phát triển nhất là những nước có thu nhập
thấp, đã gần như chỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy việc giảm tiêu dùng là rất khó khăn.

Tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ khoa học kỹ
thuật đề phục vụ sản xuất. Do đó ngày càng hạn chế cho việc tích lũy vốn cho phát triển
kinh tế.

Điều đó có thể giải thích được tại sao hằng năm các nước đang phát triển phải cần
các nguồn vốn tài trợ từ các nước phát triển với lãi suất ưu đãi (hoặc không hoàn lại).

2.2.2.2. Về dân cư – xã hội

- Trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động chưa cao

Ở các nước đang phát triển hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ,
nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công đôi khi còn lạc hậu. Lịch sử
phát triển kinh tế cho thấy rằng nền kinh tế phát triển mạnh thì công nghiệp và dịch vụ
phải chiếm tỷ trọng lớn. Nền kinh tế thế giới luôn biến chuyển từng ngày với hàng loạt
phương thức sản xuất mới ra đời, ngày càng hiện đại hóa.

Điều này có thể chứng minh trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Sự ra đời của
các phương thức sản xuất mới luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp. Các phát minh
sáng chế công nghệ kỹ thuật phục vụ sản xuất ngày càng nhiều. Lao động chân tay dần
nhường lại cho lao động máy móc, sức lao động ngày càng được đảm bảo. Một nước
nghèo muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển thì phải có trình độ sản xuất tiên tiến
là điều kiện đầu tiên và tất yếu. Khi trình độ kỹ thuật sản xuất cao thì năng suất lao động
cao, mức sống của con người được cải thiện.

Hiện nay các nước đang phát triển đã phát triển công nghiệp và đã có những ngành
công nghiệp mới. Tuy nhiên các ngành công nghiệp này chủ yếu sử dụng kỹ thuật cổ
truyền, trình độ kỹ thuật còn thấp, sản phẩm sản xuất ra thường ở đạng thô, sơ chế hoặc
chế biến với chất lượng thấp. Trong khi đó các nước phát triển ngày nay đã đạt đến trình
độ công nghệ tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại, trình độ quản lý thành thạo vượt
xa các nước đang phát triển, chính khoảng cách công nghệ quá lớn cũng làm cho các
25
nước đang phát triển theo sau khó tận dụng những thành tựu, lợi thế mà các nước phát
triển để lại.

- Năng suất lao động còn thấp

Đây là một đặc điêm quan trọng của các nước đang phát triển. Một áp lực lớn là
về dân số và việc làm. Dân số ở các nước này vốn đã đông, sự bùng nổ dân số ở các
quốc gia này càng tạo ra hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Mức năng suất lao động còn
thấp so với các nước phát triển.

Ngoài ra còn xét đến khả năng về thể lực và tinh thần cá nhân của người lao động,
sức khỏe của người lao động ở các nước đang phát triển thường kém hơn các nước phát
triển đo suy nhược cơ thể và không đủ sức lực lẫn tinh thần để chịu được những áp lực
cạnh tranh hằng ngày.

- Tốc độ dân số tăng cao và gánh nặng người phụ thuộc

Các nước đang phát triển có mức gia tăng dân số tự nhiên cao, khoảng 2% (ở nhiều
nước châu Phi trên 3%) đã dẫn tới sự bùng nổ dân số. Phần lớn sự gia tăng dân số diễn
ra ở các nước đang phát triển hoặc nghèo nhất thế giới. Vấn đề các nước đang phát triển
phải đối mặt đó là vấn đề thất nghiệp trong độ tuổi lao động, thường thì tỷ lệ này lớn so
với các nước phát triển.

Khi dân số có tốc độ tăng nhanh thì việc làm cho người lao động phải tăng tương
xứng, tuy nhiên ở các nước đang phát triển tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, nền kinh
tế chưa đáp ứng đủ việc làm cho người lao động nên thất nghiệp ngày càng tăng.

Dân số tăng nhanh trong điều kiện kinh tế có xuất phát điểm thấp và còn nhiều hạn
chế đã gây ra hậu quả tiêu cực cho tài nguyên môi trường, kìm hãm sự phát, triển kinh
tế và thiếu các điều kiện sống cơ bản, thu nhập quốc dân đầu người thấp.

Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển diễn ra chậm, tỷ lệ dân số sống ở
khu vực nông thôn ở nhiều nước tới trên 75%. Nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là
ở khu vực Mỹ La Tinh đã và đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh, tỷ lệ dân thành thị
chiếm trên 70% dân số. Song quá trình đô thị hóa ở đây mang tính tự phát, không đi
cùng quá trình công nghiệp hóa gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

- Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải còn nhiều hạn chế


26
Cơ sở hạ tầng ở nhiều nước đang phát triển chất lượng còn thấp, lạc hậu, gây tình
trạng quá tải, ô nhiễm môi trường và đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã
hội cũng như thu hút đầu tư.

- Hệ thống y tế và giáo dục chưa đảm bảo nhu cầu

Chi phí cho giáo dục và y tế còn thấp. Vì vậy, chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc
sức khỏe của các nước đang phát triển còn thấp, điều này gây khó khăn trong việc đảm
bảo sức khỏe và cung cấp nền giáo dục chất lượng cho tất cả công dân, có thể gây hạn
chế trong phát triển chất lượng nguồn nhân lực, không đáp ứng được nhu cầu của quốc
gia.

Các nước châu Phi và khu vực Nam Á, tỷ lệ mù chữ còn cao. Tuối thọ trung bình
thấp, khoảng 60 tuổi (nhiều nước châu Phi, Nam Á chỉ khoảng trên 50 tuổi). Tỷ lệ tử
của trẻ em khá cao.

- Các vấn đề về cơ chế quản lý nhà nước, chính trị

Hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, không kiểm soát tốt được tình trạng tham
nhũng nên tỷ lệ lạm phát và nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển khá cao.

Sự bất ổn chính trị và thiếu hiệu quả trong quản lý có thể làm giảm sức hút của
môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Sự không ổn định chính trị có thể ảnh
hưởng đến việc thực hiện các chính sách phát triển bền vững.

- Các vấn đề về môi trường, tài nguyên

Các quốc gia đang phát triển thường phải đối mặt với tác động lớn từ các hiện
tượng thiên tai, biến đổi khí hậu, và ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn gây tổn thương đối với cuộc sống
hàng ngày của người dân.

Nhìn chung, ở các nước đang phát triển , tình trạng ô nhiễm môi trường do các
chất thải ngày càng trầm trọng. Nhiều nước đã cố gắng cải thiện các vấn đề này nhưng
gặp khó khăn về tài chính, kinh nghiệm, cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước phát
triển và tổ chức quốc tế.

- Nạn đói và dịch bệnh


27
Theo kết luận của GRFC (Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực) 2022,
gần 193 triệu người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng và cần được giúp đỡ ngay
lập tức trên khắp 53 quốc gia/vùng lãnh thổ.

Việc giá lương thực tăng cao, trong khi số người mất việc làm gia tăng; chuỗi sản
xuất, cung ứng lương thực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm dấy lên mối lo ngại về
nguy cơ thiếu đói tại nhiều quốc gia. Điểm nóng về an ninh lương thực chính là các
quốc gia kém phát triển, chủ yếu ở Tây Phi.

Hiện nay Châu Phi vẫn là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều bệnh tật và
luôn luôn cần sự hỗ trợ từ quốc tế.
28
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HAI
NHÓM NƯỚC

3.1. Giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội nhóm nước phát triển

Thứ nhất, tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường, tham mưu, đề xuất các khung
khổ hợp tác, các giải pháp duy trì và phát triển thị trường châu Âu; tập trung xây dựng
chiến lược phát triển thị trường các nước

Thứ hai, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đối với các thị trường chủ chốt, thị trường
truyền thống và đẩy mạnh việc phát triển các thị trường ngách, thị trường tiềm năng.
Phải tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa thị trường thông qua việc: Phối hợp với các đơn vị
trong Bộ thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại, các khung hợp tác kinh
tế thương mại; Thúc đẩy phát triển những thị trường tiềm năng tại khu vực Đông Âu,
Nam Âu, khu vực Á - Âu

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực thi các FTA và các khung khổ hợp tác
Ủy ban liên chính phủ , Ủy ban hỗn hợp... Cụ thể, đẩy mạnh công tác triển khai thực
thi, tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết với các đối tác khu vực
(EVFTA, UKVFTA, VN-EAEUFTA v.v…) để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh.

3.2. Giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội nhóm nước đang phát triển

3.2.1. Thu hút dầu tư

Tận dụng những nguồn lực trong nước cùng với việc tăng cường thu hút vốn đầu
tư nước ngoài và công nghệ kĩ thuật tạo cơ hội chuyển mình cho nền kinh tế của các
nước đang phát triển.

Với khả năng tích lũy vốn thấp, các nước đang phát triển không thể tự tạo cho
mình nguồn đầu tư mà phải nhờ tới nguồn vốn nước ngoài. Đây là nguồn vốn hỗ trợ với
nguồn lực trong nước từ đó đầu tư phát triển tạo công ăn việc làm, thu nhập, học tập
kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại từ các
nước chủ đầu tư, tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên có hiệu quả hơn.

3.2.2. Hội nhập kinh tế, đẩy mạnh toàn cầu hóa
29
Không có một dân tộc nào, nền kinh tế nào có thể phát triển trong sự tồn tại riêng
lẻ. Sự hợp tác song phương, đa phương trên mọi lĩnh vực trên cơ sở bình đẳng cùng có
lợi đã trở thành xu thế tất yếu đối với mọi nước, mọi nền kinh tế.

Chính việc đối ngoại tốt đã tạo ra nhiều cơ hội hợp tác trong phát triển, từ đó có
thể phát huy thế mạnh, tiềm năng của mỗi nước, khắc phục được những hạn chế riêng
của từng quốc gia, khu vực

3.2.3. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước, chính sách phát triển

Học hỏi các kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển, áp dụng sáng tạo vào
mỗi quốc gia khác nhau. Tăng cường đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo. Việc đầu tư vào
hệ thống giáo dục để cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người lao động. Chú trọng đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp mới và
công nghệ cao.

Có chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ để nâng cao sức cạnh
tranh, kích thích sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất và dịch vụ nhằm
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tăng cường chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư từ trong và ngoài nước. Xây
dựng chính trị ổn định và hệ thống quản lý hiệu quả. Chống tham nhũng và tạo điều
kiện công bằng cho mọi người dân. Thực hiện chính sách giảm nghèo và bảo đảm mọi
người đều được hưởng lợi từ sự phát triển.

3.2.4. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ
tiết kiệm và thay đổi lối sống. Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh
học và môi trường. Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên. Tái chế, tái sử dụng,
giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng.

Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện
chất lượng môi trường sống, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phát triển không vượt
quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái. Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn. Kiểm
soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước,
30
khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô
nhiễm...

Mỗi quốc gia đều có đặc thù riêng, vì vậy, chiến lược cụ thể nên được thiết lập
dựa trên điều kiện và nguồn lực có sẵn của từng nước. Thêm vào đó, sự tham gia của
cộng đồng quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển
31
PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu những tình hình
phát triển của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển; đồng thời qua phân tích số
liệu nhóm tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về hiện trạng phát triển kinh tế của các
nước thông qua các tiêu chí. Từ đó làm rõ vấn đề “ Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
của các nhóm nước trên thế giới”.

Bài nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích cụ thể về hiện trạng phát triển kinh tế xã
hội của các nhóm nước, bao gồm nhóm nước phát triển cao và các nước đang phát triển.
Kết quả cho thấy sự đa dạng, phức tạp của hiện trạng phát triển kinh tế xã hội về mức
độ phát triển và những thách thức đặt ra cho từng nhóm nước.

Việc hiểu rõ về những đặc điểm của hai nhóm nước là nhân tố quan trọng để xây
dựng các chiến lược phát triển hiệu quả và đảm bảo rằng tất cả các quốc gia cùng hội
nhập, phát triển toàn cầu. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự hỗ trợ quốc tế và kế hoạch phát
triển chi tiết để đối mặt với những thách thức đặc biệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lí kinh tế xã hội đại cương, NXB Đại học sư
phạm.

2. Ông Thị Đan Thanh, Địa lí kinh tế xã hội thế giới, NXB Đại học sư phạm

3. Bùi Thị Hải Yến, Giáo trình địa lí kinh tế xã hội thế giới, NXB giáo dục

4. Nguyễn Giang Tiến, Địa lí kinh tế xã hội thế giới, Trường Đại học sư phạm Hà
Nội 1.

5. Hoàng Phong Hà (chủ biên), Các nước và một số lãnh thổ trên thế giới, NXB
Chính trị quốc gia.

6. Yu. G. Xauskin, Những vấn đề địa lí kinh tế hiện nay trên thế giới, NXB giáo
dục.

7. Sử dụng thêm những bài báo khoa học, nghiên cứu, luận văn, luận án,…..

8. UNDESA (2022a). Triển vọng Dân số Thế giới 2022: Tóm tắt Kết quả . Công
bố của Liên hợp quốc. Mã số bán hàng E.22.XIII.3. Newyork.

9. https://hbs.unctad.org/total-and-urban-population/

10.9A2865B04500EAFA852577D1006D3A86-
UNDP_HDR_2010_EN_Complete.pdf

11. Báo cao HDI.pdf

12. https://data.un.org/default.aspx

13. https://hdr.undp.org/reports-and-publications

You might also like