You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hà Nội, tháng 04 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Nhóm sinh viên: Đặng Quỳnh Chi - 21050083

Tô Ngọc Lan - 21050900

Phan Đức Thảo Nguyên - 21050108

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi

Lớp: QH-2021-E KTQT CLC 1

Hà Nội, tháng 04 năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu, nhóm chúng em luôn nhận được sự quan
tâm và dẫn dắt của các thầy cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy
cô đã cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích để làm nền tảng cho bài nghiên cứu
này.

Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chi
– giảng viên bộ môn, là người cung cấp nền tảng kiến thức và phương pháp quan trọng
giúp chúng em hoàn thành bài nghiên cứu này. Cô đã truyền cho chúng em cảm hứng và
thái độ nghiên cứu, giúp chúng em có lý tưởng và mục tiêu cho nhiều nghiên cứu sau này.

Nhóm chúng em đã rất cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu, tuy nhiên do chưa có nhiều
kinh nghiệm làm đề tài và còn nhiều hạn chế về kiến thức, bài nghiên cứu không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét và phê bình
của cô để hoàn thiện bài nghiên cứu hơn.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2023

Nhóm nghiên cứu


MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................... 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 6

DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... 7

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........ 7

1.1. Tổng quan tài liệu...................................................................................................... 7

1.1.1. Tài liệu trong nước.............................................................................................. 7

1.1.2. Tài liệu nước ngoài ............................................................................................. 8

1.2. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 8

1.2.1. ODA .................................................................................................................... 8

1.2.2 Nước đang phát triển ......................................................................................... 10

1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 11

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VỚI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................... 13

2.1. Đặc điểm địa bàn ..................................................................................................... 13

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 13

2.1.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................... 14

2.1.3. Đặc điểm thể chế - chính trị .............................................................................. 15

2.1.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội ............................................................................... 16

2.1.5. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu .......... 17

2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 19


2.2.1. Mô hình lý thuyết .............................................................................................. 19

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 20

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu ........................................... 21

2.2.4. Các biến chủ yếu ............................................................................................... 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 25

3.1. Phân tích các kiểm định mô hình hồi quy ............................................................... 25

3.2. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến......................................................... 27

3.3. Thảo luận kết quả hồi quy ....................................................................................... 32

3.3.1. Về các biến có ý nghĩa thống kê ....................................................................... 32

3.3.2. Về các biến không có ý nghĩa thống kê ............................................................ 33

CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................................................. 34

4.1. Giải pháp về việc lựa chọn và làm việc với đối tác hỗ trợ ODA ............................ 34

4.2. Giải pháp về việc nâng cao chất lượng sử dụng nguồn vốn ODA .......................... 34

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 36


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

Công nghệ truyền thông thế


1 3G Third-generation technology
hệ thứ ba

Association of SouthEast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông


2 ASEAN
Nations Nam Á

3 DAC Development Assistance Committee Ủy ban Hỗ trợ Phát triển

4 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

5 EU European Union Liên minh châu Âu

6 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

8 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia

9 HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người

Human Immunodeficiency
Virus gây suy giảm hệ miễn
10 HIV/AIDS Virus/Acquired, Immuno,
dịch ở người
Deficiency, Syndrome

11 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế

12 NIC Newly Industrialized Country Nước Công nghiệp mới

13 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ Phát triển Chính thức

Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển


14 OECD
Cooperation and Development Kinh tế

United Nations Development Chương trình Phát triển của


15 UNDP
Programme Liên hợp quốc

16 WB World Bank Ngân hàng Thế giới


17 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

Table 1 Các chỉ số kinh tế kỹ thuật số quan trọng ở một số quốc gia Đông Nam Á đang
phát triển năm 2018 ............................................................................................................. 1
Table 2 Tổng hợp các biến của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn ODA vào
các nước đang phát triển .................................................................................................... 20
Table 3 Thang đo và kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng
đến thu hút vốn ODA vào các nước đang phát triển ......................................................... 21
Table 4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................................... 25
Table 5 Kiểm định sự tồn tại của mô hình phương trình .................................................. 27
Table 6 Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy .......................................................... 28
Table 7 Bảng tóm tắt mô hình ........................................................................................... 30

DANH MỤC CÁC HÌNH

Figure 1 Phân bố các nước theo trình độ phát triển........................................................... 13


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dù khác nhau về các đặc điểm tự nhiên, văn hóa hay xã hội, từ trước đến nay các quốc gia
đang phát triển vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình thúc đẩy nền kinh
tế và nhiều yếu tố khác để trở thành các quốc gia phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa
và xu thế kinh tế số hóa hiện nay, để theo kịp thời đại, các nước cần phải có đầy đủ cơ sở
hạ tầng kỹ thuật số, chi phí, nguồn nhân lực cùng hệ thống pháp luật, tài chính và an ninh
mạng để hỗ trợ cho việc phát triển (Lâm, 2021). Thế nhưng, Lâm cho rằng tại các vùng
nông thôn, việc truy cập 3G giờ đây cũng là một khó khăn. Hay chỉ hơn 35% nền kinh tế
có Luật bảo vệ người tiêu dùng và gần 30% áp dụng Luật bảo vệ quyền riêng tư cho gần
75% các quốc gia đang phát triển sở hữu Luật giao dịch điện tử. Không nói đâu xa, tại Việt
Nam, Ngọc, Linh và Diễm (2020) cho rằng do thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân
nên việc áp dụng thanh toán tự động ở nước ta còn nhiều giới hạn cùng việc bảo mật chưa
được xử lý cặn kẽ. Dưới đây là thống kê về các chỉ số kinh tế kỹ thuật cho thấy bảy quốc
gia Đông Nam Á đang phát triển chưa có cơ sở hạ tầng tối ưu phục vụ cho nền kinh tế số.

Table 1 Các chỉ số kinh tế kỹ thuật số quan trọng ở một số quốc gia Đông Nam Á đang
phát triển năm 2018

Lượng người Thực hiện/nhận


Chỉ số thực Xếp hạng Bảo mật
truy cập các khoản
hiện chỉ số vốn dữ liệu
mạng không thanh toán kỹ
Logistics nhân lực xuyên
dây cố định thuật số năm
(/5đ) (/120đ) biên giới
(% dân số) vừa qua

Indonesia 3.1% 34% 2.98 69 Có

Việt Nam 12.% 22% 2.98 68 Có

1
Thái Lan 11% 62% 3.26 57 Không

Malaysia 8% 76% 3.43 52 Có

Campuchia 1.5% 16% 2.8 97 Không

Lào 1% 12% 2.07 105 Không

Philippines 3% 23% 2.86 46 Không

Nguồn: World Bank

Chưa hết, ngoài xu thế kinh tế số, trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, những
biến động của thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nước đang phát triển. Đại dịch Covid-
19 là một ví dụ điển hình khi Phan (2023) và Ngaire Woods, Hiệu trưởng Trường Chính
sách công Blavatnik của Đại học Oxford đã chứng minh rằng hàng hóa phục vụ xuất khẩu
và doanh thu du lịch của Việt Nam cũng như thế giới gặp trở ngại và gây thiệt hại lớn hơn
lợi ích quốc gia, cùng với chiến dịch quân sự ở Ukraine của Nga đã làm nạn đói cùng doanh
thu xuất khẩu giảm và lan rộng ra các nước đang phát triển, từ Afghanistan, Pakistan,
Venezuela đến Mozambique, Lebanon và Honduras cùng rất nhiều nước khác, đến mức
Chủ tịch World Bank - ông David Malpass đã nói rằng bởi các chính sách của các nước
tiên tiến mà lần đầu tiên nhiều quốc gia trải qua suy thoái liên tiếp như vậy.

Trước hết, khi quay về vấn đề trực diện nhất để xem xét một quốc gia kém, đang hay đã
phát triển chính là thu nhập. Theo Quỳnh Huy (2019), các quốc gia có GDP thấp thường
phải trải qua nhiều biến cố từ chiến tranh đến lúc xây dựng đất nước từ đống đổ nát cùng
với việc trải qua nhiều bất ổn kinh tế và chính trị như bất ổn chính sách hay lạm phát do
chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức quan quản lý bộ máy nhà nước. Do còn non trẻ,
họ phải tận dụng nguồn lực có sẵn, tự cung tự cấp và xuất khẩu nông sản cũng bởi các
ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Dù vậy, với ODA và FDI từ nước ngoài,
cũng theo Quỳnh Huy, các nước châu Á phát triển đã bắt đầu phát triển nền công nghiệp
nhẹ và nặng, dần dần trở thành các quốc gia có thu nhập cao với các đại diện tiêu biểu như
2
từ nước kém phát triển, Nhật Bản đã tiến lên nước thu nhập trung bình cao chỉ sau 15 năm,
hay tương tự là 16 năm với nền kinh tế Hàn Quốc. Từ thành công của các nước này, có thể
thấy tầm quan trọng của việc thu hút FDI cũng như ODA để thúc đẩy phát triển, dù tất
nhiên việc các nước này làm sao để có những chính sách công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
cách họ nghiên cứu, thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư cũng thể hiện tầm nhìn vượt trội
của Chính phủ (Ohno, 2013).

Hiểu rõ được những khó khăn và thách thức của các nước đang phát triển trong việc thúc
đẩy nền kinh tế cũng như các lĩnh vực khác đi lên để trở thành một nước phát triển, cùng
với tầm quan trọng của việc thu hút các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài vào các quốc gia này,
nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) vào các nước đang phát triển”, từ đó đề xuất những định hướng và
giải pháp cho các quốc gia đang phát triển trong việc thu hút và tận dụng nguồn vốn ODA
để hỗ trợ nền kinh tế trong quá trình tiến lên thành các quốc gia phát triển trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Bài viết chỉ ra và làm rõ các yếu tố có tác động đến thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) vào các nước đang phát triển năm 1972 - 2021. Từ kết quả nghiên cứu đưa
ra các hàm ý chính sách và bài học kinh nghiệm trong việc thu hút vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất: Phân tích các yếu tố tác động đến đến thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) vào các nước đang phát triển năm 1972 - 2021.

3
Thứ hai: Kiểm định tính đúng đắn và phù hợp của mô hình của các nghiên cứu đã thực hiện
trong quá khứ.

Thứ ba: Đánh giá mức độ tương quan giữa các yếu tố tác động đến vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào các nước đang phát triển
năm 1972 - 2021.

Thứ tư: Đề xuất hàm ý chính sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu
hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu
hóa.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất: Có những nhân tố nào tác động đến vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào
các nước đang phát triển năm 1972 - 2021 và có mô hình nào phù hợp để nghiên cứu về
những nhân tố đó?

Thứ hai: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: yếu tố tác động đến vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào
các nước đang phát triển.

Phạm vi không gian: Các nước đang phát triển trên thế giới để có sự đa dạng và kích thước
mẫu phù hợp, không bó buộc.
Phạm vi thời gian: 1972 - 2021, đây là khoảng thời gian phù hợp cho nghiên cứu vì số
liệu cập nhật, bài nghiên cứu sẽ đảm bảo được tính mới và độ tin cậy, 50 năm cũng là
khoảng thời gian đủ dài để nhìn nhận được sự tăng trưởng và tập trung đầu tư, có rất nhiều
bài nghiên cứu đánh giá về vấn đề này. Bên cạnh đó, khoảng thời gian từ năm 1972 -
2021, nhiều nước kém phát triển và đang phát triển có sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế.

5. Đóng góp của đề tài


4
Nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) vào các nước đang phát triển” với mong muốn đóng góp được các
mặt sau:

Thứ nhất, nghiên cứu tập trung vào vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào các nước
đang phát triển, không chênh lệch quá lớn về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra lý giải về tác động và gợi ý chính sách phù
hợp.

Thứ hai, về các biến độc lập, nhóm tác giả chọn nhóm biến lãi suất cho vay, lạm phát, tỷ
giá hối đoái, các hộ gia đình và chi tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ hộ gia đình,
chi tiêu cuối cùng của Chính phủ nói chung, tiền gửi ngân hàng, đầu tư tài sản phi tài
chính ròng, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP đầu người, cân bằng tài khoản vãng lai, độ
mở thương mại, vì đây là những biến có độ tin cậy cao, dễ thu thập số liệu ở những nguồn
uy tín, giúp tăng ý nghĩa của bài viết.

Thứ ba, bài viết chỉ ra được mức độ tác động của các yếu tố đến vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) thông qua phương pháp định lượng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính
đa biến.

Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu đề xuất ra các giải pháp, chính sách cho Việt Nam trong
việc thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh hội nhập kinh tế và
toàn cầu hóa.

6. Kết cấu của đề tài

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC (ODA) VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

5
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VỚI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Tổng quan tài liệu


1.1.1. Tài liệu trong nước

Tuý (2007) đã chỉ ra 5 nhân tố có tác động đáng kể đến việc thu hút nguồn vốn ODA, bao
gồm: thứ nhất là nguồn cung cấp ODA với phần lớn vốn thuộc về các nước thành viên của
DAC; thứ hai là mục tiêu cung cấp ODA của nhà tài trợ, chia thành 3 mục chính – kinh tế,
chính trị, nhân đạo trong đó ODA được sử dụng như cầu nối đưa ảnh hưởng của nước cung
cấp tới nước nhận tài trợ, bởi phần nào đây không phải “sự giúp đỡ hào hiệp, vô tư”; thứ
ba là thay đổi trong chương trình nghị sự và những cải cách trong chính sách cung cấp vốn
của bên nhà tài trợ khi tình hình kinh tế, chính trị tòan cầu biến động liên tục, phía cung
muốn tập trung hơn vào các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, có chiến lược cải cách
cụ thể, thể chế chính trị ổn định; thứ tư là chiến lược phát triển và thể chế của nước tiếp
nhận, bởi đây được cho là rào cản đối với sự phát triển hơn cả việc thiếu vốn; thứ năm là
chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của nước tiếp nhận.

Phương (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn ODA ở tỉnh Quảng Trị
sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong bài chỉ ra công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ được thực hiện thường xuyên và phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận
quản lý ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý ODA. VŨ (2016) chỉ ra rằng hiệu quả thu hút
vốn ODA chịu sự chi phối của nhân tố kinh tế, chính trị từ phía nhà tài trợ. Bên cạnh đó,
thông qua nhiều hình thức thu hút vốn như đối thoại trực tiếp, Việt Nam và công động nhà
tài trợ đã có tiếng nói chung và niềm tin, khuyến khích tăng cường hoạt động đầu tư vào
nước ta. Tuy nhiên, việc một bộ phận cán bộ tỏ ra thiếu trách nhiệm, không chú ý hiệu quả
sử dụng vốn hay xác định được mục tiêu dẫn đến việc lãng phí nguồn lực.

Những nghiên cứu trong nước còn khá hạn chế về chủ đề các nhân tố tác động đến việc thu
hút ODA tổng thể, phần lớn tập trung vào các ngành cụ thể như phát triển giao thông đô
thị (Nguyễn 2016), giáo dục đại học (Nguyễn 2016), nông nghiệp và nông thôn (Thu
2014),…
7
1.1.2. Tài liệu nước ngoài

Kim and Oh (2012) nghiên cứu các nhân tố tác động đến quỹ hỗ trợ ODA của Hàn Quốc
tại 154 quốc gia nhận từ năm 1987 đến 2009. Sau khi chia dữ liệu bảng theo thời gian và
theo các nước nhận, bài báo chỉ ra Hàn Quốc sẽ hỗ trợ phát triển chính thức đối với quốc
gia đang phát triển có thu nhập trung bình, nhưng không phải nước nghèo nhất trên thế
giới. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cung cấp quỹ hỗ trợ nhiều hơn với các nước có quan hệ
thương mại, đồng thời, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng.

Ahmed and Research (2019) khai thác dữ liệu bảng của 40 quốc gia trong giai đoạn 1996
đến 2015, chia thành hai nhóm nước theo thu nhập: quốc gia thu nhập trung bình cao và
thu nhập trung bình thấp. Kết quả của hai nhóm này có sự chênh lệch không đáng kể về
mức ý nghĩa của các nhân tố. Điểm chung là tốc độ tăng trưởng GDP đầu người, chi tiêu
cuối cùng của chính phủ, và lãi suất cho vay có quan hệ cùng chiều với ODA. Biến tiền
gửi ngân hàng càng cao thì nguồn vốn ODA thu hút được càng thấp ở cả hai nhóm.

Nghiên cứu của Snyder (1993), Fan and Yuehua (2008) cũng đưa ra kết quả tương tự. Bên
cạnh đó, Burnside and Dollar (2000), Fink and Redaelli (2011) cho rằng hệ thống chính trị
đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn ODA. Tại các quốc gia có hệ thống chính
trị ổn định, vốn ODA cao hơn và đem lại hiệu quả tích cực tới phát triển kinh tế. Fink and
Redaelli (2011) còn cho rằng quốc gia có khoảng cách địa lý gần, hoặc là nước xuất khẩu
dầu sẽ thu hút được nhiều vốn ODA hơn.

1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. ODA
1.2.1.1 Khái niệm

Theo Ủy ban hỗ trợ phát triển DAC thuộc OECD, Hỗ trợ phát triển chính thức ODA được
định nghĩa là hỗ trợ của chính phủ giúp xúc tiến và đặc biệt hướng đến phát triển kinh tế
và sự thịnh vượng của các nước đang phát triển. Ủy ban đặt ODA là “tiêu chuẩn vàng” của

8
hỗ trợ nước ngoài vào năm 1969 và ODA giữ vai trò là nguồn lực chính của quỹ hỗ trợ
phát triển. Một số mục sẽ không được xét là ODA bao gồm hỗ trợ quân sự, thúc đẩy lợi ích
an ninh của nước tài trợ và các giao dịch có mục đích thương mại (ví dụ: tín dụng xuất
khẩu).

Nguồn vốn ODA chảy vào các quốc gia và vùng lãnh thổ trong danh sách DAC được cung
cấp ở những tổ chức chính thức, bao gồm cơ quan chính phủ địa phương, các bang hoặc
cơ quan điều hành; các ưu đãi (tức khoản trợ cấp và khoản vay mềm). Hai hình thức của
vốn ODA là (i) viện trợ không hòan lại, trong đó nguồn vốn được cung cấp cho các nước
đang phát triển với không lãi suất và không cần hoàn trả, hoặc (ii) khoản vay mềm, nước
nhận hỗ trợ sẽ phải trả lãi ở mức thấp đáng kể so với với vay ở ngân hàng thương mại.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc định nghĩa ODA là khỏan hỗ trợ và vốn vay cung
cấp cho các nước thuộc danh sách được tài trợ của DAC, hỗ trợ với mục đích phát triển
kinh tế và các thành tố hỗ trợ chiếm ít nhất là 25%.

Căn cứ vào Điều 1, khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho nhà nước hoặc
chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và
an sinh xã hội. Các phương thức cung cấp vốn ODA bao gồm: (i) chương trình, (ii) dự án,
(iii) phi dự án, (iv) hỗ trợ ngân sách.

Các tài liệu khác nhau về cơ bản có định nghĩ về ODA giống nhau. Trong bài nghiên cứu,
ODA được hiểu là vốn hỗ trợ phát triển phản ánh mối quan hệ giữa bên tài trợ (gồm các
chính phủ, tổ chức quốc tế hay tổ chức liên kết quốc gia,…) với bên nhận tài trợ là chính
phủ một nước, với mục đích là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bộ phận chính là vốn
vay ưu đãi, không hòan lại, hoặc phải hòan lại với lãi suất thấp trong tương lai.

1.2.1.2 Phân loại

- Dựa vào kênh phân phối

9
ODA được phân thành hai nhóm là ODA song phương và ODA đa phương.

ODA song phương: Là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này tới nước kia thông qua hiệp
định được ký kết giữa hai nhà nước. Trong ODA song phương bao gồm viện trợ không
hòan lại và vốn vay ưu đãi. Viện trợ không hòan lại là chuyển tiền mặt hoặc hàng hóa, dịch
vụ tới các nước đang phát triển mà không cần hoàn trả. Trong khi đó, vốn vay ưu đãi là
chuyển tiền mặt hoặc hàng hóa, dịch vụ đến các nước đang phát triển theo điều khoản ưu
đãi và điều kiện thuận lợi hơn so với các quỹ thuộc khu vực tư nhân, như lãi suất bằng 0,
hoặc thấp đáng kể, yêu cầu hoàn lại.

ODA đa phương: Là viện trợ của các nước phát triển thông qua tổ chức quốc tế như Ngân
hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),… ODA đa phương được phân loại thành
khoản đóng góp và đăng ký vốn. Đóng góp là khoản tài trợ cho các tổ chức quốc tế như cơ
quan Liên Hợp Quốc để tham gia vào nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề kinh tế, xã
hội, môi trường và xuyên suốt, bao gồm nghèo đói và phát triển phụ nữ. Đăng ký vốn đề
cập đến việc cung cấp vốn cho Ngân hàng Phát triển đa phương như Ngân hàng phát triển
Châu Á, và hỗ trợ các nước đang phát triển một cách gián tiếp.

- Dựa theo điều kiện: ODA gồm 2 loại

ODA ràng buộc: là viện trợ mà hàng hóa và dịch vụ liên quan phải được mua ở nước tài
trợ hoặc một nhóm các quốc gia khác. Bên cạnh đó, nếu bị ràng buộc bởi mục đích sử dụng
thì nước nhận viện trợ buộc phải sử dụng nguồn vốn này cho những lĩnh vực, dự án cụ thể.

ODA không ràng buộc: hàng hóa và dịch vụ có thể mua tự do ở tất cả các quốc gia hay có
thể sử dụng vào bất cứ mục đích nào.

1.2.2 Nước đang phát triển

Nước đang phát triển (developing country) là nước có mức sống tương đối thấp, trình độ
phát triển công nghiệp còn kém và chỉ số HDI, thu nhập bình quân đầu người phân bố từ

10
thấp tới trung bình. Nền kinh tế của nước phát triển hơn nhưng chưa có dấu hiệu hoàn toàn
của nước phát triển được nhóm thành các nước mới công nghiệp hóa (NIC). Quốc gia đang
phát triển giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm và có tiềm năng phát
triển tốt được gọi là thị trường mới nổi (emerging economies). Trình độ phát triển của một
nước không chỉ được đo bởi mức thu nhập bình quân đầu người, mà còn cả tuổi thọ, tỷ lệ
biết chữ,… hay được tổng hợp thành chỉ số HDI. Hiện nay, theo trang World Data, trên thế
giới có 152 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng “đang phát triển”.

1.3. Cơ sở thực tiễn

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia là điển hình thành công trong việc thu hút và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn ODA, Ấn Độ là một trong những điển hình ấy. Ấn Độ luôn thuộc top
quốc gia nhận nhiều vốn ODA nhất, hoặc từ các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, EU. Đó là
bởi từ năm 2000, chính phủ nước này đã công bố Chương trình hành động quốc gia giai
đoạn 2001-2005, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng
và giao thông, giảm nghèo thông qua chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn,
trồng rừng, cải thiện nguồn nước và dịch vụ y tế. Khi có mục tiêu sử dụng vốn cụ thể và
tiềm năng thì việc thu hút lượng lớn vốn ODA hoàn toàn khả thi. EU đã viện trợ phát triển
cho Ấn Độ vào lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh HIV/AIDS,
ma túy,…

Thái Lan và Malaysia thuộc diện nhận ODA trong khi phát triển kinh tế - xã hội hơn so với
các quốc gia trong cùng nhóm. Các nhà tài trợ thay vì hỗ trợ tài chính sẽ ưu tiên hơn vào
việc nâng cao năng lực quản lý, cải cách thị trường, bảo vệ môi trường, phòng chống đại
dịch toàn cầu,…. Sau khi Thái Lan vươn lên và bước vào giai đoạn phát triển ổn định, hợp
tác giữa Thái Lan và Canada hay với EU đã chuyển từ việc trợ tài chính sang quan hệ hợp
tác đối tác, hỗ trợ kỹ thuật mang tính chiến lược. Các hỗ trợ của EU dành cho Thái Lan
chủ yếu tập trung vào mảng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát
triển nguồn nhân lực và xóa nghèo. Malaysia cũng tương tự, tuy vẫn thuộc nhóm nước
đang phát triển.

11
Để thu hút, sử dụng vốn ODA hiệu quả và được cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá cao,
Trung Quốc đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình vay nợ nước ngoài, đặc biệt
nhất là bài học về khả năng thanh toán. Trong giai đoạn 1980-1990, Trung Quốc không có
chiến lược thu hút cụ thể, vốn ODA sử dụng không tập trung. Sau khi nhận áp lực từ phía
tài trợ và chính phủ có tầm nhìn đúng đắn, dòng vốn ODA chảy vào Trung Quốc tăng mạnh
và hiệu quả trong các giai đoạn tiếp theo. Đây là bởi Trung Quốc có cơ chế theo dõi và quy
định rất chặt chẽ về sử dụng vốn, chính phủ thành lập hai cơ quan trung ương để quản lý
giám sát sử dụng vốn ODA là Bộ Tài chính và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia.
Ngoài ra, Trung Quốc xác định việc chuẩn bị vốn đối ứng là vô cùng quan trọng, việc trả
vốn ODA theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” buộc người sử dụng phải tìm giải pháp
sinh lợi nhuận và bảo vệ nguồn vốn.

12
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VỚI PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Figure 1 Phân bố các nước theo trình độ phát triển

Nguồn: IMF và UN

Sơ đồ trên cho thấy sự phân bố của các quốc gia với các nước phát triển được thể hiện bằng
màu của Úc, Tây Âu, Đông Bắc Á và Bắc Mỹ cùng một số nước khác. Trong khi đó phân
bố các nước đang phát triển tập trung chủ yếu ở Nam Mỹ, phần lớn châu Á, Đông Âu và
gần một nửa châu Phi. Còn lại, các nước kém phát triển chủ yếu nằm ở châu Phi và một số
nước châu Á. Có thể thấy các nước đang phát triển phân bố rải rác trên khắp thế giới với
đa dạng các đặc điểm tự nhiên khác nhau. Điều này cho thấy trong việc thu hút ODA, các
quốc gia này cần nghiên cứu về nguồn vốn hỗ trợ phù hợp với đặc điểm từng đất nước, và

13
nghiên cứu này sẽ chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn ODA như một sự
tham khảo dành cho họ.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

Theo Ngô Thị Trinh (2006), nền kinh tế các quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng
khá nhanh khi trong những năm 2000, châu Á có tốc độ tăng trưởng đạt từ 7-8% cùng nhiều
nước công nghiệp mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, con số này khi được ổn định được
mức lạm phát ở châu Mỹ Latinh là từ 4-8%, ở Trung Đông và Trung Á là khoảng 7%
(IMF), thậm chí dù là khu vực kém phát triển của thế giới nhưng châu Phi vẫn đạt mức
tăng trưởng ấn tượng, rơi vào khoảng 5-6%.

Để tiến lên nhóm các nước có nền kinh tế mạnh, các quốc gia đang phát triển không thể
quanh quẩn thị trường tự cung tự cấp trong nước, họ phải thúc đẩy thương mại và thu hút
đầu tư quốc tế (Trinh, 2006). Hoa và Trinh (2019) cho rằng tổ chức thương mại thế giới
(WTO) với việc là đầu tàu cùng với các Hiệp định Thương mại trên thế giới đã tạo nên một
hệ thống pháp lý vững chắc để các nước đang phát triển có thêm nhiều cơ hội và sở hữu tỷ
trọng thương mại ngày càng gia tăng và họ cũng tạo được những mối quan hệ thương mại
vô cùng giá trị với các quốc gia đối tác khác trong bối cảnh tầm quan trọng của ngoại giao
kinh tế là rất lớn đối với các nước đang phát triển (Yakopa và Bergeijk, 2011).

Ngoài ra các nguồn FDI từ các quốc gia khác cũng góp phần giúp nền kinh tế các nước
đang phát triển có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các ngành sản xuất, dịch vụ có chuyên
môn cao trong bối cảnh vốn của các quốc gia đang phát triển vẫn thiếu hụt mà lại sở hữu
nguồn lao động dồi dào (Thủy, 2012). Ngay từ nửa cuối thế kỷ 20, các nước trong khu vực
ASEAN đã chứng minh rằng khi thúc đẩy công nghiệp hóa và mở rộng thị trường hàng
tiêu dùng thì quy mô thị trường sẽ gấp đôi vào năm 1980, và với thị trường địa phương thu
hút như vậy thì các nhà phân phối đã thâm nhập vào ASEAN để kiếm lời. Trong những
năm 2000, Trinh (2016) chỉ ra đầu tư vào các quốc gia đang phát triển thậm chí còn phá kỷ
lục ở thời điểm trước khi khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 diễn ra và tiếp tục tăng

14
mạnh trong những năm 2010 khi vào năm 2021, các khu vực như Đông Á và Đông Nam
Á đạt mức tăng 25%, ở Trung Mỹ và Nam Mỹ dòng vốn FDI cũng cải thiện đáng kể về
mức trước đại dịch Covid-19 cũng như có xu hướng gia tăng tại các quốc gia ở những vùng
kém phát triển hơn như châu Phi, Tây á và Trung Á (Nhã, 2021).

Thêm nữa, việc thu hút đầu tư cũng là một giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài của các
quốc gia đang phát triển. Theo World Bank, vào năm 2018 tại các quốc gia này nợ nước
ngoài đã lên tới 7800 tỷ đô. Lịch và Tú (2017) cho rằng có một số yếu tố ảnh hưởng đến
nợ nước ngoài của các nền kinh tế này như việc phụ thuộc vào nợ năm trước hay việc Chính
phủ đã sử dụng nguồn chi tiêu công để xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội để
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển cùng sự mất giá tiền tệ cũng khiến các quốc gia đang
phát triển đối mặt với nợ chồng chất nợ và chính những lúc này, họ cần nguồn viện trợ
ODA hơn bao giờ hết để hỗ trợ quá trình tiến lên thành những nước phát triển trong thời
gian tới.

2.1.3. Đặc điểm thể chế - chính trị

Bản thân các nước đang phát triển đã có nền tảng không vững bằng các nước phát triển
trên nhiều lĩnh vực. Ngay cả trong thể chế, Kingsbury (2019) đã phân tích rằng họ có ít
thời gian hơn các quốc gia đã phát triển - vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết
các vấn đề đặt ra trên trên thị trường - để đặt ra các quy tắc cũng như thế chế để có sự chuẩn
bị tốt nhất cho việc tham gia vào nền kinh tế quốc tế. Do vậy họ thường phải đối mặt với
nhiều hoàn cảnh khẩn cấp và khó giải quyết, cản trở quá trình phát triển và hội nhập kinh
tế. Tuy nhiên, cũng theo Kingsbury, tình hình chính trị của các nước đang phát triển khi
trở nên bất ổn lại khó nhìn nhận ra hơn là các quốc gia phát triển, vì vậy họ vẫn có thể thu
hút nguồn viện trợ ODA từ các nước khác do sự không rõ ràng trong việc nhận ra các bất
ổn về chính trị, vì vậy đây được xem là một lợi thế của các nước đang phát triển trong quá
trình huy động và sử dụng vốn ODA.

15
Hơn nữa, chính sách vĩ mô của Chính phủ các nước này thường đi theo cơ chế tập trung.
Ví dụ như một số quốc gia nằm ở khu vực Nam Mỹ gặp một số vấn đề liên quan đến môi
trường pháp lý khi Chile là một trường hợp điển hình của các nước đang phát triển khi cấu
trúc công nghiệp tập trung một tập đoàn lớn thâu tóm toàn bộ các hoạt động sản xuất và tài
chính, cùng với những ưu tiên của Chính phủ cho Ngân hàng Trung ương đã hạn chế sự tự
do hóa về mặt tư nhân của trao đổi sản xuất. Vì thế các nguồn vốn viện trợ sẽ là nguồn tài
chính quý giá để thúc đẩy các dự án tư nhân, từ đó đẩy mạnh việc tự do hóa tư nhân.

Với nền tảng thể chế và các chính sách vĩ mô còn chưa hoàn thiện, các nước đang phát
triển thường gặp nhiều rủi ro về chính trị. Jiang và Martek (2021) cho rằng so với các quốc
gia phát triển, nhóm đang phát triển chịu mức độ rủi ro về chính trị cao hơn hẳn, từ đó khó
có thể thu hút nguồn đầu tư và viện trợ từ nước ngoài. Hai tác giả đã sử dụng phương pháp
định lượng để phân tích dữ liệu từ 74 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian năm
2008 - 2017 và chứng minh rằng những vấn đề vĩ mô của một quốc gia như rủi ro về hồ sơ
đầu tư, luật pháp và trật tự, căng thẳng về tôn giáo cũng như tham nhũng đã góp phần tạo
nên biến động chính trị và giảm đi phần nào mong muốn đầu tư phát triển của các đối tác
nước ngoài dù đương nhiên, việc suy giảm đầu tư còn phần nào ảnh hưởng bởi những vấn
đề kinh tế như GNP, tự do kinh tế và nhu cầu về cơ sở hạ tầng như năng lượng để phục vụ
việc tăng trưởng kinh tế.

2.1.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội

Xét về chỉ số kinh tế - xã hội HDI - chỉ số mà Lashmar (2018) đã nói rằng sẽ làm tốt hơn
GDP trong việc nắm bắt những thành quả tiến bộ mà các quốc gia đang đạt được bởi nó
xem xét các yếu tố đóng vai trò dự báo có giá trị về chất lượng cuộc sống, theo Báo cáo
phát triển con người của UNDP năm 2013 cho thấy khi điều tra hơn 40 quốc gia đang phát
triển, họ thấy rằng nhờ việc đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội, các quốc gia này
đã có cho mình thành tựu vượt bậc về phát triển con người.

16
Tại các nước đang phát triển, vấn đề gia tăng dân số được cho là phổ biến. Nguyễn Thơ
(2012) dự báo rằng khoảng hơn 15 năm nữa tính từ hiện tại, phân bố dân cư sẽ tập trung
chủ yếu ở các nước đang phát triển khi các khu vực châu Á và châu Phi chiếm tới gần 80%
dân số thế giới trong khi xu hướng dân số giảm tại các nước phát triển diễn ra phổ biến
hơn. Điều này xảy ra do tốc độ gia tăng dân số tại các quốc gia đang phát triển ở mức cao.
Việc bùng nổ dân số ở các nước này dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như mù chữ, giáo
dục toàn diện, nhà ở, việc làm hay chất lượng và môi trường cuộc sống, vì vậy các nước
đang phát triển dù có nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên hay hội tụ những truyền thôngs
văn hóa đất nước, nhưng trong vấn đề tăng trưởng và phát triển thì lại thiếu vốn, công nghệ
và nhiều điều kiện khác dù họ cũng đang cố gắng cải thiện tình hình như một số nước đã
áp dụng mức tỷ lệ sinh tối đa và kế hoạch hóa gia đình. Vì vậy, chỉ khi đầu tư phát triển
giáo dục, môi trường và công nghệ mới có thể theo kịp và hòa nhập với các nước phát triển.

Xét về tỷ lệ thất nghiệp tại các nước đang phát triển, ở những khu vực này như đã nói ở
trên, còn tồn tại những tập đoàn lớn do Chính phủ thâu tóm trên nhiều lĩnh vực như sản
xuất và tài chính, vì vậy họ sẽ áp đặt thuế và lãi suất ở mức cao và làm giảm cả đầu tư trong
các lĩnh vực tài chính, sản xuất và dịch vụ trong nước của khu vực tư nhân lẫn FDI, cùng
(Feldmann, 2009). Ngoài ra, xét đến lao động, Feldmann cũng cho rằng khu vực kinh tế
Nhà nước chiếm đa số đã thu hút lực lượng lao động vào những cơ quan này bởi có một vị
trí trong cơ quan Nhà nước sẽ đảm bảo tính ổn định và phúc lợi cho người lao động, từ đó
họ sẽ chiếm ưu thế so với các công ty tư nhân trong nhiều lĩnh vực như sản xuất hay phân
phối sản phẩm, ảnh hưởng đến việc cạnh tranh trong và ngoài nước và thu hẹp cả khu vực
tư nhân. Tất cả những điều trên dẫn đến thất nghiệp do dư thừa lao động và việc nhận viện
trợ ODA để phát triển khu vực tư nhân cũng như hỗ trợ người thất nghiệp là điều cần thiết
đối với các nước đang phát triển.

2.1.5. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu

Tổng quan lại, có thể thấy rằng các nước đang phát triển hiện phân bố rộng khắp trên quy
mô toàn thế giới, và từng vùng cũng có những hoàn cảnh và mối quan tâm về vốn ODA

17
khác nhau. Họ sở hữu đa dạng các đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau nhưng
chung quy lại thường giống nhau ở một vài điểm nổi bật.

Về kinh tế, họ là các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cũng bởi các quốc gia này
này cần thúc đẩy phát triển kinh tế để nhanh chóng bắt kịp với những nền kinh tế phát triển.
Do đó, thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế được Chính phủ các nước đảm bảo cùng sự
hỗ trợ hết sức về mặt tài chính và luật pháp. Vậy nhưng, nó dẫn đến việc nợ nước ngoài
gia tăng và lúc này, họ cần những nguồn viện trợ vốn ODA hơn bao giờ hết.

Về chính trị, họ thường là những nước trải qua những biến cố và đi lên từ tro tàn của chiến
tranh hay nghèo đói. Vì vậy, hệ thống pháp lý cần thời gian để hoàn thiện cùng với sự
không chắc chắn trong chính sách vĩ mô và kiểm soát tập trung của Nhà nước đã dẫn đến
những rủi ro về chính trị không thể lường trước như tham nhũng hay cơ chế luật pháp chưa
hoàn thiện. Việc viện trợ ODA sẽ giúp một mặt phát triển khu vực tư nhân để gia tăng cạnh
tranh, một mặt các nước đang phát triển cũng nên dè chừng việc tận dụng những sơ hở
trong chính sách vĩ mô của Chính phủ các nước.

Về văn hóa - xã hội, các nước đang phát triển dần có những cải thiện về chỉ số phát triển
con người (HDI) và thường có xu hướng gia tăng dân số mạnh mẽ, họ cũng có những giá
trị văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc. Tuy nhiên cũng tại các nước này, tỷ lệ thất
nghiệp vẫn ở mức cao ngoài những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ người lao động không có
việc làm. Vốn ODA do đó sẽ phát huy tác dụng như gói đầu tư vào các chương trình hay
dự án, đặc biệt là những dòng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân. Qua đó, các quốc gia sẽ tận
dụng cả hai khu vực nhà nước và tư nhân để phát triển. Ngoài ra, ODA cũng đóng vai trò
là một gói hỗ trợ an sinh xã hội cho các quốc gia đang phát triển, qua đó Chính phủ các
nước sẽ tập trung hơn vào các vấn đề về phát triển mang tính cấp thiết của các quốc gia
này.

18
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Mô hình lý thuyết

Trên thực tế, khi nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn ODA, có rất nhiều
nghiên cứu với các mô hình khác nhau cùng các biến có mục đích rõ ràng nhắm vào đối
tượng nghiên cứu. Và trong nghiên cứu này, nhóm sẽ sử dụng mô hình lý thuyết về các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn ODA dành cho các nước đang phát triển. Đây là mô
hình về các nhân tố vĩ mô của ODA tại các quốc gia đang phát triển được Ahmed (2019)
sử dụng để phân tích, thế nhưng nguồn gốc của mô hình này được phát triển bởi Barro và
các cộng sự (1998) và được viết với mô hình tổng quát như sau:

𝑦𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝑥′𝑖𝑡𝛽 + ∈𝑖𝑡

Nhóm nghiên cứu sử dụng cấu trúc dữ liệu bảng sẽ gồm cả dãy thời gian và không gian.
Chuỗi thời gian và không gian sẽ được biểu diễn với ký tự i và t, cụ thể sẽ biểu thị bằng i
= 1,...N; còn với t sẽ là t = 1,...T. Các ký hiệu sử dụng gồm 𝑦𝑖𝑡 là biến phụ thuộc, 𝑥′𝑖𝑡 là
vector thứ nguyên của các biến độc lập không chứa số hạng không đổi, 𝛽0 là hằng số và ∈𝑖𝑡
là sai số. Để cụ thể hóa mô hình và áp dụng với các nước đang phát triển, Barro cùng các
cộng sự và Ahmed đã chọn ra những biến độc lập vĩ mô để phân tích tác động của chúng
tới thu hút nguồn vốn ODA vào các nước đang phát triển, và mô hình sẽ được viết chi tiết
như sau:

ODAGDPi,t = β0 + β1Lending interest ratei,t + β2Inflationi,t + β3Exchange ratei,t +


β4HFCEi,t(GDPi,t) + β5GFCEi,t(GDPi,t) + β6Bank Depositsi,t(GDPi,t) + β7Investmenti,t(GDPi,t) +
β8Unemployment ratei,t + β9GDP per capitai,t(GDPi,t) + β10Current Account Balancei,t(GDPi,t)
+ β11Trade opennessi,t(GDPi,t) + β12Exportsi,t(GDPi,t) + β13Importsi,t(GDPi,t) + ∈i,t

Trong đó, ODAGDPi,t là nguồn vốn ròng hỗ trợ phát triển chính thức được nhận; lending
interest ratei,t là lãi suất cho vay; Inflationi,t là lạm phát, Exchange ratei,t là tỷ giá hối đoái;
HFCEi,t(GDPi,t) là các hộ gia đình và chi tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ hộ gia

19
đình; GFCEi,t(GDPi,t) là chi tiêu cuối cùng của Chính phủ nói chung; Bank Depositsi,t(GDPi,t)
là tiền gửi ngân hàng; Investmenti,t(GDPi,t) là đầu tư tài sản phi tài chính ròng; Unemployment
ratei,t là tỷ lệ thất nghiệp; GDP per capitai,t(GDPi,t) là tăng trưởng GDP đầu người; Current
Account Balancei,t(GDPi,t) là cân bằng tài khoản vãng lai; Trade opennessi,t(GDPi,t) là độ mở
thương mại; β13Exportsi,t(GDPi,t) là xuất khẩu; β14Importsi,t(GDPi,t) là nhập khẩu và ∈i,t là sai số

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu


Table 2 Tổng hợp các biến của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn ODA
vào các nước đang phát triển

STT Dữ liệu Nguồn

1 Nguồn vốn ròng hỗ trợ phát triển chính thức được nhận World Bank

2 Lãi suất cho vay World Bank

3 Lạm phát World Bank

4 Tỷ giá hối đoái World Bank

5 Độ mở thương mại World Bank

Các hộ gia đình và chi tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận
6 World Bank
phục vụ hộ gia đình

7 Chi tiêu cuối cùng của Chính phủ nói chung World Bank

8 Tiền gửi ngân hàng World Bank

9 Đầu tư tài sản phi tài chính ròng World Bank

10 Tỷ lệ thất nghiệp World Bank

11 Tăng trưởng GDP đầu người World Bank

20
12 Cân bằng tài khoản vãng lai World Bank

13 Xuất khẩu World Bank

14 Nhập khẩu World Bank

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn của World Bank
để tổng hợp các biến định lượng. Ngoài ra, nhóm còn kết hợp đọc các báo và tạp chí để lấy
số liệu và nghiên cứu các biến định tính, cũng như tham khảo số liệu từ những nghiên cứu
trước đây liên quan đến các nội dung thuộc bài nghiên cứu của nhóm để phục vụ cho việc
trích dẫn.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

Table 3 Thang đo và kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến thu hút vốn ODA vào các nước đang phát triển

Kỳ
Ký vọng về
STT Tên biến Thang đo
hiệu dấu của
biến

Tính bằng dòng vốn ODA giải


ngân các nước đang phát triển
Nguồn vốn ròng hỗ trợ phát
1 Y nhận được
triển chính thức được nhận
(đơn vị: % của tổng thu nhập
quốc dân (GNI))

2 Lãi suất cho vay X1 Tính bằng lãi suất cho vay +

21
(đơn vị: %)

Tính bằng phần trăm giá tiêu


3 Lạm phát X2 dùng hàng năm của (đơn +
vị: %)

Tính bằng tỷ giá hối đoái


chính thức
4 Tỷ giá hối đoái X3 +
(đơn vị: Tiền tệ địa
phương/USD)

Tính bằng độ mở thương mại


5 Độ mở thương mại X4 +
(đơn vị: % của GDP)

Tính bằng các hộ gia đình và


Các hộ gia đình và chi tiêu
chi tiêu của các tổ chức phi lợi
6 của các tổ chức phi lợi X5 +
nhuận phục vụ hộ gia đình
nhuận phục vụ hộ gia đình
(đơn vị: % của GDP)

Tính bằng chi tiêu cuối cùng


Chi tiêu cuối cùng của
7 X6 của Chính phủ nói chung +
Chính phủ nói chung
(đơn vị: % của GDP)

Tính bằng tiền gửi ngân hàng


8 Tiền gửi ngân hàng X7 +
(đơn vị: % của GDP)

Tính bằng đầu tư tài sản phi


Đầu tư tài sản phi tài chính
9 X8 tài chính ròng +
ròng
(% của GDP)

Tính bằng thất nghiệp trên


10 Tỷ lệ thất nghiệp X9 +
tổng số lao động bằng ước

22
tính mang tầm quốc gia
(% của tổng lực lượng lao
động)

Tính bằng tăng trưởng GDP


Tăng trưởng GDP đầu
11 X10 đầu người hàng năm +
người
(đơn vị: % hàng năm)

Tính bằng cân bằng tài khoản


12 Cân bằng tài khoản vãng lai X11 vãng lai +
(đơn vị: % của GDP)

Tính bằng xuất khẩu hàng hóa


13 Xuất khẩu X12 và dịch vụ +
(đơn vị: % của GDP)

Tính bằng nhập khẩu hàng


14 Nhập khẩu X13 hóa và dịch vụ +
(đơn vị: % của GDP)

Từ những dữ liệu được tổng hợp từ World Bank, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và làm
sạch dữ liệu, trước khi sử dụng phần mềm SPSS IBM để chạy mô hình. Với phần mềm
này, nhóm đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi quy tuyến tính đa
biến để xử lí số liệu và cho ra kết quả để phân tích cũng như đưa ra những giải pháp và đề
xuất phù hợp.

2.2.4. Các biến chủ yếu

Về biến phụ thuộc, nhóm lựa chọn nguồn vốn ròng hỗ trợ phát triển chính thức được nhận.

23
Về biến độc lập, nhóm lựa chọn 13 biến gồm lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái, lạm phát, độ
mở thương mại, các hộ gia đình và chi tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ hộ gia
đình, chi tiêu cuối cùng của Chính phủ nói chung, tiền gửi ngân hàng, đầu tư tài sản phi tài
chính ròng, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP đầu người, cân bằng tài khoản vãng lai, xuất
khẩu và nhập khẩu.

24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phân tích các kiểm định mô hình hồi quy


Table 4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Hệ số
hồi quy
Hệ số hồi quy
đã Thống kê đa cộng tuyến
chưa chuẩn hóa
chuẩn
Mô hình t Sig.
hóa

Độ chấp
Hệ số Sai số Beta VIF
nhận

Hằng số 3.169 6.535 .485 .629

Lãi suất 1.776 .303 .550 5.864 .000 .482 2.073

Lạm phát .050 .177 .027 .282 .779 .473 2.112

GDP Bình quân .239 .177 .097 1.352 .181 .830 1.204
đầu người

Hộ gia đình .785 .990 .099 .793 .430 .272 3.673

Chi tiêu chính .588 .445 .138 1.322 .190 .390 2.567
phủ

Độ mở thương -11.762 3.099 -3.204 -3.796 .000 .006 167.927


mại

25
Tài khoản vãng .345 .106 .318 3.263 .002 .447 2.238
lai

Thất nghiệp .109 .238 .043 .459 .647 .480 2.084

Đầu tư .351 .216 .153 1.624 .109 .480 2.082

Nhập khẩu 7.508 1.963 2.049 3.825 .000 .015 67.616

Xuất khẩu 2.946 1.115 .946 2.641 .010 .033 30.211

Tỷ giá hối đoái -.148 .046 -.259 -3.219 .002 .654 1.529

Tiền gửi ngân -.119 .214 -.048 -.559 .578 .564 1.774
hàng

a. Biến phụ thuộc: LnODA

Bảng 2 cho biết xét cột VIF ở cột thống kê đa cộng tuyến, chúng ta thấy biến Độ mở thương
mại, Xuất khẩu và Nhập khẩu có VIF lần lượt bằng 167.927; 67.616 và 30.211 > 10, các
biến còn lại đều có chỉ số VIF < 10. Biến Độ mở thương mại được tính dựa trên cả xuất
khẩu và nhập khẩu, vì vậy, để đảm bảo tính khách quan và tổng quát cho các biến, nhóm
tác giả loại bỏ biên Nhập khẩu và Xuất khẩu.

26
Table 5 Kiểm định sự tồn tại của mô hình phương trình

Bình
Tổng bình Bậc tự
Mô hình phương F Sig.
phương do
trung bình

,000b
Hồi quy 166.292 11 15.117 11.519

Phần dư 97.118 74 1.312

Tổng 263.410 85

a. Biến phụ thuộc: LnODA

Bảng 3 cho chúng ta thấy mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < α = 0,05, như vậy mô hình luôn tồn
tại với mức độ tin cậy 95%.

3.2. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Dựa vào kết quả các kiểm tra các khuyết tật của mô hình, ta có phương trình mô hình hồi
quy tuyến tính:
ODAGDPi,t = β0 + β1Lending interest ratei,t + β2Inflationi,t + β3Exchange ratei,t +
β4HFCEi,t(GDPi,t) + β5GFCEi,t(GDPi,t) + β6Bank Depositsi,t(GDPi,t) + β7Investmenti,t(GDPi,t) +
β8Unemployment ratei,t + β9GDP per capitai,t(GDPi,t) + β10Current Account Balancei,t(GDPi,t)
+ β11Trade opennessi,t(GDPi,t) + ϑi,t + ∈i,t

27
Table 6 Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy

Hệ số hồi
Hệ số hồi quy quy đã
Thống kê đa cộng tuyến
chưa chuẩn hóa chuẩn
Mô hình hóa t Sig.

Độ chấp
Hệ số Sai số Beta VIF
nhận

Hằng số -16.396 4.294 - .000


3.818

Lãi suất 1.370 .306 .424 4.481 .000 .556 1.799

Lạm phát .164 .179 .088 .917 .362 .545 1.834

GDP Bình .187 .191 .075 .977 .332 .835 1.197


quân đầu người

Hộ gia đình 3.180 .716 .401 4.445 .000 .612 1.635

Chi tiêu chính .821 .409 .193 2.009 .048 .542 1.844
phủ

Độ mở thương -.762 .406 -.207 - .064 .408 2.452


mại 1.877

Tài khoản vãng .205 .106 .189 1.941 .056 .525 1.904
lai

Thất nghiệp .265 .235 .104 1.124 .265 .577 1.734

28
Đầu tư .200 .220 .087 .906 .368 .543 1.841

Tỷ giá hối đoái -.153 .049 -.268 - .003 .664 1.507


3.093

Tiền gửi ngân -.043 .228 -.018 -.190 .850 .579 1.726
hàng

a. Biến phụ thuộc: LnODA

Sau khi loại bỏ hai biến có hiện tượng đa cộng tuyến, ta có thể thấy kết quả ở cột Sig.,
trong Bảng 4 cho biết các biến Lạm phát, GDP bình quân đầu người, Độ mở thương mại,
Tài khoản vãng lai, Thất nghiệp, Đầu tư, Tiền gửi ngân hàng không có ảnh hưởng đến
ODA vào các nước đang phát triển bởi mức ý nghĩa thống kê > 0,05. Còn lại các biến Lãi
suất, Hộ gia đình, Chi tiêu chính phủ, Tỷ giá hối đoái có mức ý nghĩa thống kê < 0,05. Do
đó, Lãi suất, Hộ gia đình, Chi tiêu chính phủ, Tỷ giá hối đoái là các biến có ý nghĩa thống
kê hay có ảnh hưởng đến giá trị ODA vào các nước đang phát triển với mức ý nghĩa thống
kê 5%.

Ta rút ra được bảng tóm tắt mô hình như sau:

29
Table 7 Bảng tóm tắt mô hình

Hệ
số
hồi Mức ý Hệ số Mức độ Tầm
quy nghĩa hồi quy Giá trị đóng quan
Giá
Biến độc lập chưa thống VIF chuẩn tuyệt đối góp của trọng
trị t
chuẩ kê hóa của Beta các biến của các
n Sig. (Beta) (%) biến
hóa
(B)

- -3.818 .000 .000


Hằng số 16.3
96

1.37 4.481 .000 1.799 .424 0.424 .330 1


Lãi suất
0

3.18 4.445 .000 1.635 .401 0.401 .312 2


Hộ gia đình
0

Chi tiêu chính .821 2.009 .048 1.844 .193 0.193 .150 4
phủ

Tỷ giá hối đoái -.153 -3.093 .003 1.507 -.268 0.268 .208 3

Tổng 100

Biến số phụ thuộc: LnODA

30
Dung lượng mẫu quan 511
sát

F 11.519

Hệ số 𝑅 0,631

Hệ số 𝑅 hiệu chỉnh 0,575

Durbin Watson 1,370

Bảng kết quả tóm tắt mô hình cho chúng ta thấy đến hệ số Durbin-Watson (d) = 1,370 và
nằm trong khoảng 1 < d < 3. Vì vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan phần dư.
Ta cũng thấy hệ số 𝑅 hiệu chỉnh = 0,575, vì vậy trong các yếu tố ảnh hưởng đến ODA thì
các yếu tố Lãi suất, Hộ gia đình, Chi tiêu chính phủ, Tỷ giá hối đoái đã giải thích được
57,5% sự thay đổi của giá trị xuất khẩu. Còn lại 42,5% được giải thích bởi các yếu tố chưa
có điều kiện đưa vào mô hình. Kết quả này khẳng định mô hình tương đối phù hợp và đáng
tin cậy.

Từ kết quả phân tích trên Bảng 4 ta thu được mô hình hồi quy sau:

ODAGDPi,t = 0.424Lending interest ratei,t - 0.298Exchange ratei,t + 0.401HFCEi,t(GDPi,t) +


0.193GFCEi,t(GDPi,t)

Các biến độc lập trong mô hình hồi qui gồm Lãi suất, Hộ gia đình và Chi tiêu chính phủ có
quan hệ cùng chiều với biến ODA, còn biến Tỷ giá có quan hệ ngược chiều vứi biến ODA.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến số độc lập ta dựa vào hệ số hồi qui chuẩn hóa
Beta. Kết quả từ Bảng 5 cho chúng ta thấy thứ tự tầm quan trọng của các biến ảnh hưởng
đến ODA vào các nước đang phát triển như sau: Lãi suất là biến có ảnh hưởng nhất với
mức đóng góp 33%; tiếp đến là Hộ gia đình với 31,2%; Tỷ giá hối đoái chiếm 20.8% và
cuối cùng là Chi tiêu chính phủ với 15%. Thông qua các kiểm định có thể khẳng định các
31
yếu tố ảnh hưởng đến giá trị ODA vào các nước đang phát triển lần lượt là: (1) Lãi suất,
(2) Hộ gia đình, (3) Tỷ giá hối đoái (4) Chi tiêu chính phủ.

3.3. Thảo luận kết quả hồi quy


3.3.1. Về các biến có ý nghĩa thống kê
Thứ nhất, về lãi suẩt. Theo kết quả mô hình, đây là biến có tác động mạnh nhất đến giá trị
ODA vào các nước đang phát triển. Với hệ số hồi quy chuẩn hoá 0,424, ta thấy lãi suất
tăng 1% dẫn đến giá trị ODA vào nước đang phát triển tăng 0,536%. Kết quả này có thể
giải thích cho trường hợp khoản vay mềm (nước nhận hỗ trợ sẽ phải trả lãi ở mức thấp
đáng kể so với với vay ở ngân hàng thương mại). Lãi suất càng cao, lợi nhuận từ ODA của
quốc gia đối tác càng lớn, do đó sẽ thu hút vốn từ nước ngoài.

Thứ hai, về biến Hộ gia đình. Với hệ số hồi quy chuẩn hoá 0,401, ta thấy chi tiêu của các
tổ chức phi lợi nhuận phục vụ hộ gia đình tăng 1% dẫn đến giá trị ODA vào nước đang
phát triển tăng 0,401%. Điều này có thể là do, vốn dĩ chi tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận
sẽ nhằm hỗ trợ các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa, hoặc vừa chịu tổn thất do thiên tai, đại
dịch. Càng nhiều hộ gia đình được hỗ trợ, có thể nói tiềm lực kinh tế của quốc gia càng
yếu. Vì vậy, nguồn vốn ODA sẽ đổ vào các quốc gia này.

Thứ ba, về biến tỷ giá hối đoái (đơn vị tính: nội tệ/USD). Với hệ số hồi quy chuẩn hoá -
0,298, ta thấy tỷ giá giảm 1% dẫn đến ODA sang nước đó tăng 0,298%. Khi tình hình chính
trị của 1 quốc gia ổn định, tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm (đồng nội tệ trở nên mạnh
hơn). Theo các nghiên cứu trước, ODA thường có xu hướng chảy vào các nước có nền
kinh tế chưa mạnh nhưng tình hình chính trị ổn định và có khả năng chi trả khoản nợ. Vì
vậy, đồng nội tệ giảm là tín hiệu tốt giúp nguồn vốn ODA tăng lên.

Thứ tư, về chi tiêu chính phủ. Với hệ số hồi quy chuẩn hoá 0,193, ta thấy Chi tiêu chính
phủ cứ tăng 1% dẫn đến ODA sang nước đó tăng 0,193%. Điều này có thể giải thích theo
2 lý do. Đầu tiên, chi tiêu chính phủ tăng lên có thể giải thích cho việc kinh tế đất nước

32
đang gặp suy thoái do tác nhân khách quan, điều này có thể kéo nguồn vốn hỗ trợ ODA
vào đất nước. Thứ hai, chi tiêu chính phủ tăng có thể do việc chú trọng đầu tư vào cơ sở
vật chất, đây cũng là tín hiệu tốt chứng minh nước đang phát triển có khả năng phát triển
kinh tế và trả nợ trong tương lai.

3.3.2. Về các biến không có ý nghĩa thống kê


Thứ nhất, biến Xuất khẩu và Nhập khẩu bị loại vì xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến với nhau
và với các biến khác.
Thứ hai, các biến Lạm phát, GDP bình quân đầu người, Độ mở thương mại, Tài khoản
vãng lai, Thất nghiệp, Đầu tư, Tiền gửi ngân hàng không có ảnh hưởng đến giá trị ODA
vào nước đang phát triển với mức ý nghĩa thống kê > 0,05.

33
CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1. Giải pháp về việc lựa chọn và làm việc với đối tác hỗ trợ ODA
Việc nghiên cứu và lựa chọn đề xuất cung cấp vốn ODA có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế và định hướng chính trị của đất nước.
Thứ nhất, cần khảo sát kĩ tình hình kinh tế, chính trị trong nước và nhu cầu phát triển của
đất nước. Nguồn vốn ODA có thể tập trung vào nhiều ngành nghề, cơ sở hạ tầng khác nhau.
Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu đã có nhiều thay đổi, khi định vị
đúng đối tác và nguồn vốn ODA, có thể tận dụng cơ hội của thời điểm phục hồi kinh tế sau
đại dịch. Vì vậy, chính phủ cần xác định rõ quốc gia đang thiếu hụt cơ sở hạ tầng, công
nghệ gì để thu hút nguồn vốn ODA phù hợp, vừa mang lại lợi ích cho đất nước, vừa củng
cố mối quan hệ với nước hỗ trợ.
Thứ hai, nghiên cứu điều kiện chính trị, tôn giáo của nước mình và nước hỗ trợ để xác định
kế hoạch hợp tác lâu dài, không lựa chọn đối tác có tôn giáo hoặc quan điểm chính trị trái
ngược, cũng như đối tác tiếp cận với mục đích lôi kéo về chính trị, tạo sự lệ thuộc của đất
nước đối với nước viện trợ.
Thứ ba, nghiên cứu điều kiện vận tải giữa hai nước: độ khả dụng của tàu thuyền lưu thông,
yêu cầu của bến cảng, cửa khẩu . Sau đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu đã có
nhiều thay đổi, bao gồm chính sách xuất nhập khẩu và thị hiếu tiêu dùng của nhiều nước.
Khi định vị đúng thị trường xuất khẩu, có thể tận dụng cơ hội của thời điểm phục hồi kinh
tế sau đại dịch, hạn chế được tình trạng dư thừa hàng hóa khi xuất sang nước khác, tiết
kiệm chi phí và tăng kim ngạch xuất khẩu chè, cà phê và gia vị sang thị trường bạn.

4.2. Giải pháp về việc nâng cao chất lượng sử dụng nguồn vốn ODA
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và khả năng hoàn trả sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ uy
tín của một quốc gia. Do đó, sau khi nhận được hỗ trợ, Chính phủ cần có chiến lược rõ
ràng về cách sử dụng nguồn vốn, phân chia trách nhiệm giữa nguồn nhân lực nội địa và
nước đối tác, cũng như có kế hoạch để hoàn trả nguồn vốn đúng hạn. Đặc biệt, đất nước
đang trong giai đoạn đang phát triển sẽ có tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, điều này cần đi

34
kèm với phát triển bền vững, tránh tình trạng nợ xấu, vỡ nợ. Đây là điều kiện tiên quyết
của ODA và uy tín để có thể nhận ODA trong các giai đoạn khủng hoảng.

35
KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) vào các nước đang phát triển” đã giải quyết được những vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, bài viết đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) vào các nước đang phát triển, bao gồm Lãi suất, Hỗ trợ hộ gia đình, Chi tiêu
chính phủ và Tỷ giá. Trong đó, các yếu tố Lãi suất, Hỗ trợ hộ gia đình, Chi tiêu chính phủ
là tác động thuận chiều, với yếu tố tác động mạnh nhất là lãi suất, tiếp sau đó lần lượt là
Hỗ trợ hộ gia đình, Chi tiêu chính phủ. Yếu tố tác động nghịch đến ODA là tỷ giá hối đoái.

Thứ hai: Kiểm định tính phù hợp của mô hình của các nghiên cứu đã thực hiện trong quá
khứ. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình các nhân tố vĩ mô của ODA tại các quốc gia đang
phát triển bởi Ahmed (2019) để làm cơ sở lý thuyết cho các biến được lựa chọn.

Thứ ba: Về phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng các biến tiêu biểu, kế thừa
từ các nghiên cứu trước và đưa ra kết luận, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.

Thứ tư: Từ kết quả thu được của phân tích định tính và định lượng bằng phần mềm SPSS,
bài nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa các biến và giá trị ODA, từ đó đề xuất hàm
ý chính sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc lựa chọn đối tác hỗ trợ và
tận dụng nguồn vốn ODA.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn những tồn tại để cải thiện ở các nghiên cứu tiếp theo.
Với cơ sở dữ liệu được tiếp cận còn hạn chế, kích thước mẫu nhỏ dẫn đến độ tin cậy chưa
cao. Do các biến chủ yếu là các biến cơ bản của kinh tế vĩ mô, bài nghiên cứu chỉ đánh
giá được sơ bộ các tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc được nêu ra trong bài.
Bài viết cũng chưa có biến định lượng cụ thể đối với yếu tố hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA đã nhận, vốn dĩ là một nhân tố rất quan trọng trong việc thu hút ODA vào các nước
đang phát triển.

Trong các bài nghiên cứu tiếp theo về đề tài liên quan, có thể truy cập và sử dụng kích
thước mẫu lớn hơn, sử dụng thêm những nhân tố mới như văn hóa, chất lượng, năng lực
36
quản trị, công nghệ,... để đưa ra được kết quả sâu hơn. Từ đó đưa ra những hàm ý chính
sách xác thực và hiệu quả hơn cho Việt Nam trong việc thu hút và chọn lọc nguồn vốn
ODA.

37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahmed, M. (2019). "Macroeconomic Determinants of Official Development


Assistance in Developing Countries: A Cross Country Panel Study." Journal of Applied
Economics & Business Research 9(3).

2. Ahmed, M. J. J. o. A. E. and B. Research (2019). "Macroeconomic Determinants


of Official Development Assistance in Developing Countries: A Cross Country Panel
Study." 9(3).

3. Burnside, C. and D. J. A. e. r. Dollar (2000). "Aid, policies, and growth." 90(4):


847-868.

4. Đào, T. B. T. (2012). "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế trong mô hình nền kinh tế đang phát triển." VNU JOURNAL OF ECONOMICS
AND BUSINESS 28(3).

5. Fan, H. and T. J. C. J. o. I. P. Yuehua (2008). "Determinants of official development


assistance in the post-Cold War period." 2(2): 205-227.

6. Feldmann, H. (2009). "Government size and unemployment: Evidence from


developing countries." The Journal of Developing Areas: 315-330.

7. Fink, G. and S. J. W. D. Redaelli (2011). "Determinants of international emergency


aid—humanitarian need only?" 39(5): 741-757.

8. Haggard, S., et al. (2019). The politics of finance in developing countries, Cornell
University Press.

9. Hoàng, K. L. and C. T. Dương (2017). "Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài
của các nước đang phát triển."

38
10. Jiang, W. and I. Martek (2021). "Political risk analysis of foreign direct investment
into the energy sector of developing countries." Journal of Cleaner Production 302:
127023.

11. Kim, E. M. and J. Oh (2012). "Determinants of Foreign Aid: The Case of South
Korea." Journal of East Asian Studies 12(2): 251-273.

12. Kingsbury, D. (2019). Politics in developing countries, Routledge.

13. LA NỮ, Á. "BỨC TRANH BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ THẾ GIỚI."

14. Lashmar, H. (2018). "The Human Development Index – a better indicator for
success?" SDG Action.

15. Morton, K. and P. Tulloch (2010). Trade and developing countries, Routledge.

16. Ngọc, N. T. Á., et al. (2020). "Thị trường ví điện tử Việt Nam-cơ hội và thách thức."
Tạp Chí Ngân Hàng 8(10): 1-15.

17. Ngô, T. T. (2007). "Những đặc điểm và xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu của các
nước đang phát triển năm 2006 và triển vọng."

18. Nguyễn, M. H. (2016). Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam.

19. Nguyễn, Q. H. (2019). "Bẫy thu nhập trung bình và thách thức cho các nước đang
phát triển."

20. Nguyễn, T. X. (2016). Tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) trong phát triển giao thông đô thị của Hà Nội, Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.

21. Nhã, T. N. T. K. (2021). "Những xu hướng FDI trên thế giới." Tạp chí Ngân hàng.

39
22. Ohno, K. (2013). Learning to industrialize: From given growth to policy-aided
value creation.

23. Phan, N. (2023). "Tác động của đại dịch COVID-19 đối với thương mại quốc tế ở
các nước đang phát triển: bằng chứng từ Việt Nam."

24. Phương, L. N. M. H., Nguyễn Thị Thương (2015). "NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODATỈNH QUẢNG TRỊ." TẠP HÍ KHOA HỌ VÀ ÔNG
NGHỆ ĐẠI HỌ ĐÀ NẴNG,.

25. Snyder, D. W. (1993). "Donor bias towards small countries: an overlooked factor
in the analysis of foreign aid and economic growth." Applied Economics 25(4): 481-
488.

26. Tâm, V. T. (2021). "Kinh tế số ở các quốc gia đang phát triển: thách thức và giải
pháp."

27. Thơ, N. (2012). "Các xu hướng dân số thế giới." Báo Điện tử Chính phủ.

28. Thu, H. T. (2014). "Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên
hải Miền Trung."

29. Thuận, C. (2022). "Những thách thức mới với các nước đang phát triển do biến
động địa chính trị." Thông tấn xã Việt Nam.

30. Trần Thị Quỳnh Hoa, Đ. T. P. L. (2019). "Trật tự thương mại thế giới mới và một
số đề xuất cho Việt Nam " Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.

31. Tuý, P. T. (2007). "Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA."
Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

40
32. UNDP (2013). "Human Development Index in 2013 Report " Human development
reports.

33. VŨ, N. T. (2016). "YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THU HÚT VỐN ODA VÀO THỰC
HIỆN MỤC TIÊU AN SINH XÃ HỘI." TÀI CHÍNH.

34. Yakop, M. and P. A. Van Bergeijk (2011). "Economic diplomacy, trade and
developing countries." Cambridge Journal of Regions, Economy and Society 4(2): 253-
267.

41

You might also like