You are on page 1of 370

60

VÒNG THÌNH NAM (Chủ biên)


LÊ THANH QUẾ

GIÁO TRÌNH

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

NHAØ XUAÁT BAÛN


ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
TS. VÒNG THÌNH NAM (chủ biên),
ThS. LÊ THANH QUẾ

GIÁO TRÌNH
KINH TẾ PHÁT TRIỂN


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
1
2
LỜI NÓI ĐẦU

Phát triển kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở tất cả
các quốc gia trên thế giới. Với những quốc gia đang phát triển trong đó có
Việt Nam, việc tìm ra con đường tăng trưởng và phát triển đúng đắn đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Việc tìm ra cách thức để hướng nền kinh tế
không chỉ tăng trưởng về lượng mà còn đảm bảo phát triển về chất, có sự
cải thiện sâu sắc về mọi mặt, giúp cho đất nước hưng thịnh, giàu mạnh,
hướng tới phát triển bền vững là vấn đề được nhiều nhà kinh tế học quan
tâm nghiên cứu.
Giáo trình Kinh tế phát triển nghiên cứu các vấn đề lý luận liên
quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển,
đồng thời liên hệ chặt chẽ đối với thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 đang
diễn ra, vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển là cần lựa chọn con
đường tăng trưởng hợp lý để phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo bền
vững. Điều đó đòi hỏi phải có sự đóng góp của Kinh tế phát triển. Với
nhiều nỗ lực, nhóm tác giả đã cố gắng cập nhật tình hình phát triển trong
nước và những thay đổi trên thế giới để đưa vào giáo trình này, với hy vọng
góp phần đáp ứng cho công tác giảng dạv và học tập.
Giáo trình Kinh tế phát triển gồm 9 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về tăng trưởng và phát triển
- Chương 2: Các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế
- Chương 3: Các nguồn lực với phát triển kinh tế
- Chương 4: Nông nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Chương 5: Công nghiệp với phát triển kinh tế
- Chương 6: Ngoại thương với phát triển kinh tế
- Chương 7: Dịch vụ với phát triển kinh tế
- Chương 8: Nghèo đói và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
- Chương 9: Phát triển bền vững

3
Điểm mới của giáo trình này là nhóm tác giả đã đưa vào thêm hai
chương mà các giáo trình trước đây chưa hoặc ít đề cập đến là “Dịch vụ
với phát triển kinh tế” và “Phát triển bền vững”. Vai trò của phát triển dịch
vụ đối với nền kinh tế hiện nay trở thành yếu tố có tính quyết định tới việc
tạo ra lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển các ngành kinh
tế... Bên cạnh đó, “Phát triển bền vững” là vấn đề được Việt Nam và nhiều
nước quan tâm. Việc phát triển kinh tế để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của
các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng
kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Để hoàn thành giáo trình này, nhóm tác giả đã có sự phân công như
sau:
- TS. Vòng Thình Nam, với vai trò chủ biên đã xây dựng đề cương
và bao quát toàn bộ nội dung cuốn sách và biên soạn các chương: 1, 2, 4,
6, 7, 8.
- ThS. Lê Thanh Quế biên soạn các chương: 3, 5, 9.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song quá trình biên soạn khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của
các nhà khoa học và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn ở những
lần tái bản. Mọi liên lạc xin vui lòng gửi về namvt@hcmute.edu.vn.
Trân trọng cảm ơn.
NHÓM TÁC GIẢ

4
LỜI GIỚI THIỆU

Kinh tế phát triển là một học phần không thể thiếu được trong việc
trang bị kiến thức cho sinh viên thuộc các khối ngành kinh tế - xã hội ở
Việt Nam. Là một bộ phận của Kinh tế học, Kinh tế phát triển giải thích
nguồn gốc của sự tăng trưởng; mối quan hệ giữa kinh tế với tăng trưởng;
kinh tế các ngành; và nền tảng của sự phát triển bền vững ở các quốc gia,
nhất là ở các nước đang phát triển.
Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có khá nhiều tài liệu nghiên
cứu về Kinh tế phát triển dưới dạng giáo trình hay các sách chuyên khảo và
cả nhiều tài liệu được dịch từ các tác giả nước ngoài như: Robert C. Guell;
Holger Rogall, E.Wayne Nafziger… Ngoài việc phải đảm bảo những nội
dung cơ bản của học phần, mỗi tài liệu lại có những nét riêng trong cách
trình bày, cách lập luận và cách tiếp cận… cho phù hợp với từng đối tượng
nghiên cứu. Vì vậy, việc biên soạn giáo trình Kinh tế phát triển của TS
Vòng Thình Nam và các cộng sự lần này càng góp phần làm phong phú
thêm nguồn tài liệu cho một học phần rất cần thiết này, nhất là trong bối
cảnh các nước đang phát triển đang phải đối đầu với muôn vàn thách thức
như nghèo đói, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, bất bình đẳng, phúc lợi xã
hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
Nội dung cuốn sách này bao gồm 9 chương và có thể chia thành 3
phần cơ bản: Phần 1 là những vấn đề chung vế Kinh tế phát triển bao gồm:
tăng trưởng và phát triển kinh tế; các lý thuyết và các mô hình tăng trưởng
kinh tế và các nguồn lực để phát triển kinh tế; Phần 2 là phát triển kinh tế
các ngành cụ thể như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và ngoại thương
và Phần 3 là các vấn đề đang thách thức đối với các nước đang phát triển
chính là đói nghèo, bất bình đẳng và phát triển bền vững.
So với các tài liệu về Kinh tế phát triển đang lưu hành ở Việt Nam
thì ở giáo trình này có một số điểm mới như: (i) bổ sung vào 2 chương là
“Dịch vụ với Phát triển kinh tế” và “Phát triển bền vững”; (ii) Kết cấu mỗi
chương đều theo một trình tự nhất định, đi từ lý thuyết, giải thích bản chất
vấn đề đến phân tích thực tế ở các nước đang phát triển và đặc biệt là liên

5
hệ nhiều đến Việt Nam và (iii) là Hệ thống chỉ tiêu đo lường khá đầy đủ và
nhiều số liệu minh họa.
Với một kết cấu hợp lý, nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ và dữ
liệu minh họa đầy đủ, cuốn sách này chắc chắn sẽ là một tài liệu hữu ích
cho sinh viên học tập cũng như cho những ai có nhu cầu tìm hiểu chuyên
sâu về lĩnh vực này để tham khảo.
Trên tinh thần đó, tôi xin trân trọng giới thiệu Giáo trình Kinh tế phát
triển do TS. Vòng Thình Nam và các cộng sự biên soạn đến với độc giả.
Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Tháng 06 năm 2022
GS.TS Hoàng Thị Chỉnh

6
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH.......................................................................14
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................16
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................18

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG


VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ..........................................19
1.1. Kinh tế học phát triển........................................................................19
1.1.1. Khái niệm kinh tế học phát triển............................................19
1.1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế học phát triển................19
1.2. Các nước đang phát triển...................................................................20
1.2.1. Sự ra đời của các nước đang phát triển...................................20
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển......................21
1.3. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế..........................................23
1.3.1. Tăng trưởng kinh tế.................................................................23
1.3.2. Phát triển kinh tế.....................................................................23

Chương 2 CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG


KINH TẾ...........................................................................35
2.1. Tổng quan về các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế.............35
2.2. Nhóm lý thuyết các giai đoạn tuyến tính..........................................37
2.2.1. Quan điểm của Rostow về các giai đoạn tăng trưởng.............37
2.2.2. Lý thuyết và mô hình tăng trưởng của Harrod - Domar.........40
2.3. Nhóm lý thuyết thay đổi cơ cấu kinh tế và diễn trình phát triển.............43
2.3.1. Mô hình lý thuyết hai khu vực của Arthur Lewis về các
nước đang phát triển.........................................................................44
2.3.2. Mô hình thay đổi cơ cấu của Chenery....................................53
2.4. Lý thuyết về quan hệ phụ thuộc quốc tế trong tiến trình
phát triển..........................................................................................57
2.5. Lý thuyết phi tân cổ điển..................................................................58
2.6. Mô hình kế hoạch hoá các mô hình tăng trưởng của Keynes...........58
2.7. Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam................................................63
2.7.1. Phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần.........63
2.7.2. Kết hợp thị trường với kế hoạch hoá.......................................67

7
2.7.3. Mở cửa nền kinh tế, chủ động tích cực hội nhập, hợp tác
quốc tế.......................................................................................................69
2.7.4. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá kết hợp với phát triển
nông thôn..........................................................................................70
2.7.5. Phát triển nguồn nhân lực con người......................................74
2.8. Mô hình Karl Marx về phát triển kinh tế..........................................79

Chương 3 CÁC NGUỒN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.........82


3.1. Nguồn nhân lực................................................................................. 82
3.1.1. Khái niệm............................................................................... 82
3.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đến phát triển kinh tế..................84
3.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển............85
3.1.4. Cơ cấu thị trường lao động.....................................................87
3.1.5. Đo lường tăng trưởng việc làm...............................................90
3.1.6. Định hướng và giải pháp phát triển nguồn lao động
Việt Nam trong điều kiện mới..........................................................92
3.2. Nguồn vốn.........................................................................................97
3.2.1. Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư.............................................97
3.2.2 Vai trò của vốn với phát triển kinh tế....................................102
3.2.3. Phân tích vốn sản xuất và vốn đầu tư quốc gia.....................104
3.2.4. Định hướng và giải pháp chủ yếu để huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả tại Việt Nam................................................105
3.3. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường..................................112
3.3.1. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên....................................112
3.3.2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế............113
3.3.3. Thước đo đánh giá lợi ích mang lại từ khai thác tài
nguyên thiên nhiên.........................................................................114
3.3.4. Quan điểm và giải pháp trong khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên ở Việt Nam......................................................116
3.4. Khoa học và công nghệ...................................................................121
3.4.1. Bản chất của công nghệ........................................................121
3.4.2. Vai trò của công nghệ với phát triển kinh tế.........................121
3.4.3. Những hình thức để có công nghệ mới.................................122
3.4.4. Hướng phát triển công nghệ ở Việt Nam..............................124
3.4.5. Định hướng và giải pháp phát triển khoa học và công
nghệ ở Việt Nam trong điều kiện mới............................................125

8
Chương 4 NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ...............................................133
4.1. Nông nghiệp và sự phát triển nông nghiệp.....................................133
4.1.1. Khái niệm.............................................................................133
4.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp...................................................133
4.1.3. Phát triển nông nghiệp..........................................................137
4.2. Vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế..........138
4.2.1 Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội
4.2.2 Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu nông sản, lâm sản
cho công nghiệp chế biến và một phần nhiên liệu phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất xã hội...........................................139
4.2.3 Nông nghiệp cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế từ hoạt
động xuất khẩu nông sản................................................................139
4.2.4 Nông nghiệp cung cấp vốn cho những ngành kinh tế khác.........140
4.2.5 Nông nghiệp là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá của các ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần
quan trọng thúc đẩy các ngành tăng trưởng và phát triển...............141
4.2.6 Nông nghiệp sử dụng một lực lượng lao động xã hội
lớn, là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành
công nghiệp, dịch vụ.......................................................................143
4.2.7 Hoạt động nông nghiệp là nguồn tích luỹ quan trọng cho
đầu tư phát triển kinh tế ở giải đấu của quá trình phát triển...............143
4.2.8 Phát triển nông nghiệp góp phần bảo vệ và cải tạo môi
trường thiên nhiên...........................................................................144
4.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp................................145
4.3.1. Mô hình Hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp của
Sung Sang Park (1992)...................................................................145
4.3.2. Mô hình Ba giai đoạn phát triển nông nghiệp (Todaro,
1994)...............................................................................................150
4.3.3. Mô hình Dịch chuyển năng suất lao động nông nghiệp
do thay đổi công nghệ.....................................................................151
4.4. Nông nghiệp đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của nền
kinh tế.............................................................................................153
4.4.1. Mô hình Kuznets (1964).......................................................153
4.4.2. Xu hướng đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng
trưởng GDP.....................................................................................155

9
4.4.3. Xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản
lượng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
bền vững.........................................................................................155
4.5. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc lựa chọn
chiến lược phát triển nông nghiệp...................................................160
4.5.1. Bẫy “nôn nóng công nghiệp hoá”.........................................161
4.5.2. Mô hình Hwa Erh - Cheng về mối quan hệ giữa công
nghiệp và nông nghiệp trong tăng trưởng................................ 162
4.6. Các giai đoạn phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam
(1976 - 2020)..................................................................................163
4.6.1. Giai đoạn 1976 - 1980..........................................................164
4.6.2. Giai đoạn 1981 - 1985..........................................................165
4.6.3. Giai đoạn 1986 - 1990..........................................................165
4.6.4. Giai đoạn 1991 - 2000..........................................................166
4.6.5. Giai đoạn 2001 - 2010..........................................................167
4.6.6. Giai đoạn 2011 - 2020..........................................................168
4.7. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp......................169
4.7.1. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp.........................169
4.7.2. Tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào và hỗ trợ tiêu
thụ sản phẩm đầu ra và phát triển thị trường..................................170
4.7.3. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp...............170
4.7.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học,
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp..............................................171
4.7.5. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế nông nghiệp -
nông thôn và công nghiệp chế biến nông sản.................................172
4.7.6. Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp và
nông thôn........................................................................................172

Chương 5 CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.........176


5.1. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế................................176
5.1.1. Định nghĩa công nghiệp........................................................176
5.1.2. Phân loại ngành công nghiệp................................................176
5.1.3. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế.....................177
5.2. Kinh nghiệm tiến hành công nghiệp hoá của các nước...................180
5.2.1. Bản chất của công nghiệp hoá..............................................180
5.2.2. Các điều kiện tiền đề của công nghiệp hoá..........................181
5.2.3. Kinh nghiệm tiến hành công nghiệp hoá..............................184
5.3. Các mô hình tăng trưởng và phát triển công nghiệp.......................187

10
5.3.1. Một số mô hình công nghiệp hoá ở các nước.......................187
5.3.2. Mô hình công nghiệp hoá của một số nhà kinh tế học.........189
5.4. Lịch sử phát triển công nghiệp........................................................192
5.4.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất...........................193
5.4.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (1870 - 1913).........194
5.4.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ 3........................................195
5.4.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4........................................197
5.5. Chính sách công nghiệp và chính sách công nghiệp hoá ở
Việt Nam................................................................................. 199
5.5.1. Chính sách công nghiệp........................................................199
5.5.2. Chính sách công nghiệp hoá của Việt Nam..........................199

Chương 6 NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ........201


6.1. Tổng quan về ngoại thương............................................................. 201
6.1.1. Vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế.................... 201
6.1.2. Nguồn gốc ra đời của hoạt động ngoại thương..................... 203
6.1.3. Nội dung của hoạt động ngoại thương.................................. 210
6.1.4. Lợi thế của hoạt động ngoại thương.....................................211
6.2. Các chiến lược xuất khẩu thông qua ngoại thương.........................214
6.2.1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô......................................214
6.2.2. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu (chiến lược
hướng nội).......................................................................................218
6.2.3. Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu (chiến lược
hướng ngoại)...................................................................................230
6.3. Quan điểm, định hướng, chiến lược phát triển ngoại thương
Việt Nam.........................................................................................234
6.3.1. Quan điểm, định hướng........................................................234
6.3.2. Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam......................235
6.3.3. Giải pháp phát triển ngoại thương Việt Nam........................237
6.4. Giới thiệu khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của
Việt Nam.........................................................................................240
6.4.1. Giới thiệu khái quát về WTO...............................................240
6.4.2. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam...............................242

Chương 7 DỊCH VỤ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ....................243


7.1. Tổng quan về dịch vụ......................................................................243
7.1.1. Khái niệm.............................................................................243

11
7.1.2. Đặc điểm của dịch vụ...........................................................244
7.1.3. Phân loại dịch vụ..................................................................246
7.2. Kinh tế dịch vụ................................................................................251
7.3. Vị trí và vai trò của dịch vụ trong phát triển kinh tế.......................252
7.3.1. Vị trí của dịch vụ..................................................................252
7.3.2. Vai trò của dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế...................253
7.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ.....................255
7.4.1. Thu nhập và sự phân phối tài sản.........................................255
7.4.2. Lượng thời gian trống...........................................................255
7.4.3. Lượng dân số ăn theo............................................................256
7.4.4. Hộ gia đình có nguồn thu nhập từ cả vợ và chồng...............256
7.5. Xu hướng phát triển dịch vụ của thế giới........................................256
7.6. Sự phát triển của ngành dịch vụ tại Việt Nam................................264
7.6.1. Khái quát ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Việt Nam........264
7.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế
dịch vụ tại Việt Nam.......................................................................266
7.6.3. Một số nhận định về sự phát triển ngành dịch vụ tại
Việt Nam trong tương lai................................................................270
7.6.4. Cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam theo hướng đẩy
mạnh dịch vụ..................................................................................271

Chương 8. NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG


PHÂN PHỐI THU NHẬP.............................................273
8.1. Nghèo đói........................................................................................273
8.1.1. Khái niệm.............................................................................273
8.1.2. Đặc điểm của nhóm các nước nghèo đói..............................274
8.1.3. Các hình thức đói nghèo.......................................................275
8.1.4. Đánh giá trình trạng nghèo và cải thiện nghèo.....................277
8.1.5. Đánh giá tình trạng bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập...................................................................................281
8.1.6. Nguyên nhân và các yếu tố chính ảnh hưởng đến nghèo
đói ở Việt Nam...............................................................................295
8.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.........................................296
8.2.1. Công bằng xã hội và bất bình đẳng thu nhập.......................296
8.2.2. Các mô hình phân tích bất bình đẳng thu nhập....................296
8.2.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và
bất bình đẳng thu nhập....................................................................306

12
8.3. Công bằng xã hội trong phát triển kinh tế.......................................312
8.3.1. Khái niệm về công bằng xã hội............................................312
8.3.2. Định hướng và giải pháp thực hiện công bằng xã hội và
xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong những năm tới..................314

Chương 9 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...............................................325


9.1. Khái niệm và luận thuyết về phát triển bền vững...........................325
9.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững.........................................325
9.1.2. Luận thuyết phát triển bền vững...........................................327
9.2. Nội dung phát triển bền vững..........................................................328
9.2.1. Mục tiêu phát triển bền vững................................................328
9.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững..................................330
9.2.3. Hệ số chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế............................332
9.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững................................................336
9.4. Các mô hình phát triển bền vững....................................................340
9.4.1. Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler (1990).........340
9.4.2. Mô hình phát triển bền vững của UNICEP (1993)...............341
9.4.3. Mô hình phát triển bền vững của WCED (1987)..................341
9.4.4. Mô hình phát triền bền vững của Ngân hàng Thế giới........342
9.4.5. Mô hình phát triền bền vững của Việt Nam.........................343
9.5. Các thử thách và giới hạn của phát triển bền vững trên toàn cầu..........344
9.6. Phát triển bền vững với vấn đề đói nghèo và tiến trình toàn
cầu hoá.....................................................................................346
9.6.1. Vấn đề đói nghèo trên thế giới với phát triển bền vững.......346
9.6.2. Tiến trình toàn cầu hoá với phát triển bền vững...................347
9.7. Phát triển bền vững ở Việt Nam......................................................348
9.7.1. Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam trong những
năm qua ..........................................................................................348
9.7.2. Định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam........349
9.7.3. Giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.................................................................352

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................357

13
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Đồ thị hàm sản xuất nông nghiệp truyền thống.................45
Hình 2.2: Năng suất lao động trung bình và cận biên thuộc
khu vực nông nghiệp truyền thống.....................................46
Hình 2.3: Đồ thị hàm sản xuất của khu vực công nghiệp...................47
Hình 2.4: Đồ thị tái đầu tư lợi nhuận và tăng trưởng khu vực
công nghiệp........................................................................48
Hình 2.5: Đồ thị tích lũy tư bản, tiết kiệm lao động được sử dụng.............52
Hình 2.6: Đồ thị về sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất............................54
Hình 3.1: Thị trường lao động thành thị chính thức...........................88
Hình 3.2: Thị trường lao động thành thị không chính thức................89
Hình 3.3: Thị trường lao động khu vực nông thôn.............................90
Hình 4.1: Vòng lẩn quẩn nghèo đói.................................................138
Hình 4.2: Quy luật năng suất cận biên giảm dần giai đoạn sơ khai.........146
Hình 4.3: Sản lượng trên 1 ha đất giai đoạn đang phát triển............147
Hình 4.4: Năng suất lao động và thu nhập của một lao động
nông nghiệp trong giai đoạn phát triển.............................149
Hình 4.5: Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp........152
Hình 4.6: Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông
nghiệp Việt Nam..............................................................153
Hình 4.7: Quy luật Engel..................................................................157
Hình 4.8: Tỷ trọng việc làm khu vực nông nghiệp trong tổng
việc làm và thu nhập.........................................................158
Hình 4.9: Tỷ trọng dân số nông thôn và thu nhập............................158
Hình 4.10: Cái bẫy “nôn nóng công nghiệp hóa”...............................161
Hình 6.1: Tác động của bảo hộ thuế quan đối với mặt hàng
quần áo.............................................................................223
Hình 6.2: Tác động của bảo hộ thuế quan đến sản phẩm thuốc
aspirin...............................................................................224
Hình 7.1: Đồ thị xu hướng phát triển của kinh tế dịch vụ trong
nền kinh tế........................................................................244
Hình 7.2: Các yếu tố tác động đến sự phát triển của kinh tế
dịch vụ..............................................................................267
Hình 8.1: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn năm

14
2016 - 2020.......................................................................280
Hình 8.2: Đồ thị đường cong Lorenz...............................................282
Hình 8.3: Đồ thị đường cong Lorenz của quốc gia X......................284
Hình 8.4: Chỉ số MPI của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020...........293
Hình 8.5: Đồ thị đường cong Kuznets.............................................297
Hình 8.6: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn
1987 - 6/2021...................................................................300
Hình 8.7: Đồ thị đường cong Lorenz thế giới giai đoạn
2010 - 2020.......................................................................310
Hình 9.1: Tương tác giữa ba hệ thống Tự nhiên - Kinh tế -
Xã hội và phát triển bền vững.........................................340
Hình 9.2: Quan hệ thời gian và không gian của các hệ Kinh tế
- Xã hội - Môi trường......................................................341
Hình 9.3: Mô hình phát triển bền vững của WCED (1987).............342
Hình 9.4: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới.........342
Hình 9.5: Mô hình phát triền bền vững của Việt Nam.....................343

15
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng thu nhập quốc dân GNI năm 2020...............................25
Bảng 1.2: Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2020.............................27
Bảng 1.3: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành qua các năm ở Việt Nam..........29
Bảng 1.4: Tổng dự trữ vàng và đô la Mỹ ở một số quốc gia trên thế
giới năm 2018, 2020.............................................................31
Bảng 1.5: Tỷ lệ dân số sống ở thành thị theo nhóm thu nhập
GNP/đầu người năm 2018.....................................................32
Bảng 3.1: Tình hình đầu tư nước ngoài 2019 - 2020...........................108
Bảng 6.1: Chi phí sản xuất..................................................................213
Bảng 6.2: Chi phí so sánh....................................................................213
Bảng 7.1: Bảng phân loại các ngành dịch vụ trong WTO...................249
Bảng 7.2: Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP giai
đoạn 2010 - 2020................................................................252
Bảng 7.3: Tỷ lệ tham gia lao động phân loại theo giới tính trong
lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2015 - 2020...............................254
Bảng 7.4: Mức tăng năng suất ngành dịch vụ ở các nước OECD
giai đoạn 1990 - 2001.........................................................263
Bảng 7.5: Tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế trong các nhóm nước và
Việt Nam năm 2020............................................................271
Bảng 8.1: Chuẩn nghèo đa chiều của Việt Nam giai đoạn
2022 - 2025.........................................................................276
Bảng 8.2: Tỷ lệ nghèo chung và nghèo lương thực của Việt Nam
từ 2002 - 2009.....................................................................279
Bảng 8.3: Số liệu thu nhập quốc gia X năm 2011...............................283
Bảng 8.4: Giá trị cộng dồn...................................................................284
Bảng 8.5: Hệ số Gini theo nhóm thu nhập của dân cư........................286
Bảng 8.6: Hệ số Gini của các nhóm nước theo thu nhập thấp trên
thế giới................................................................................286
Bảng 8.7: Hệ số Gini của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020................288
Bảng 8.8: Hệ số giãn cách thu nhập theo khu vực thành thị -
nông thôn và cả nước giai đoạn 2010 - 2020......................289
Bảng 8.9: Hệ số giãn cách thu nhập ở một số nước năm 2019............291
Bảng 8.10: Chỉ số phát triển giới của một số nước năm 2019...............294

16
Bảng 8.11: Hệ số Gini của Hàn Quốc và Đài Loan giai đoạn
1990 - 2019.........................................................................302
Bảng 8.12: Số người nghèo đói phân theo vùng địa lý trên thế giới
năm 1983.............................................................................303
Bảng 8.13: Số người nghèo đói phân theo vùng địa lý trên thế giới........304
Bảng 8.14: Tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước
Việt Nam năm 2020............................................................304
Bảng 8.15: GNI bình quân đầu người và tỷ lệ nghèo một số quốc
gia năm 2018.......................................................................307
Bảng 8.16: GDP và GDP/đầu người của các nước đang phát triển
và các nước phát triển giai đoạn 1980 - 2020.....................308
Bảng 8.17: GNP và GNP/đầu người của các nước theo thu nhập
năm 2020.............................................................................309

17
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường


CMCN Cách mạng công nghiệp
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNI Tổng sản phẩm quốc dân
GTXK Giá trị xuất khẩu
HDI Chỉ số phát triển con người
KT - XH Kinh tế - xã hội
NDI Thu nhập quốc dân sử dụng
NNP Sản phẩm quốc dân ròng
NSLĐ Năng suất lao động
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OPEC Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ
PTBV Phát triển bền vững
QLNN Quản lý Nhà nước
TLSX Tư liệu sản xuất
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TSQG Tài sản quốc gia
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WB World Bank

18
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1 Kinh tế học phát triển


1.1.1 Khái niệm kinh tế học phát triển
Kinh tế học phát triển nghiên cứu sự phát triển của các quốc gia qua
các giai đoạn phát triển gắn liền với các chiến lược, điều kiện và nguồn
lực phát triển khác nhau. Đặc biệt là sự phát triển dựa vào các lợi thế cạnh
tranh quốc gia ở lĩnh vực nào đó. Một quốc gia có thể có thế mạnh về tài
nguyên thiên nhiên như quặng mỏ, khoáng sản hay về khoa học, công nghệ
chuyên sâu của một ngành sản xuất nổi trội nào đó, v.v… Nhưng cuối
cùng, tựu trung đều được đo lường bởi các chỉ số về tăng trưởng, phát triển
kinh tế. Từ đó, việc đo lường cho sự tiến bộ về mặt kinh tế, nghiên cứu tìm
hiểu nhằm khám phá nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế khác nhau
của mỗi quốc gia… trở thành nhiệm vụ trọng tâm của môn học Kinh tế
phát triển. Không chỉ dừng lại ở đó, Kinh tế phát triển còn đúc kết thành
những quy luật, những lý thuyết để có thể ứng dụng vào hoàn cảnh của mỗi
nước trong từng giai đoạn tăng trưởng kinh tế.
Khi nói về tính chất học thuật của Kinh tế phát triển, người ta thường
sử dụng cụm từ Kinh tế học phát triển, môn học này có phạm vi rất rộng,
liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Nội dung nghiên cứu của môn
học không chỉ liên quan đến xác định các nguồn lực, phân bổ một cách
hiệu quả các nguồn lực có giới hạn cho việc tăng trưởng và phát triển kinh
tế mà còn tác động đến cơ chế chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
trong từng thời kỳ. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của quốc
gia, kể cả khu vực công và tư hoặc kết hợp cả công tư trên cơ sở hài hòa
lợi ích, nhằm tạo ra sự phát triển tốt cho đất nước.
1.1.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế học phát triển
Các nhà kinh tế học phát triển nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế
các nước trên thế giới một cách có hệ thống từ thế kỷ trước đến nay. Mỗi
nhà nghiên cứu có những ý kiến, quan điểm nhìn nhận khác nhau về bản
chất của sự phát triển của mỗi quốc gia.

19
Trên cơ sở những lý thuyết, những mô hình phát triển truyền thống,
Kinh tế học phát triển xây dựng nên những lý thuyết, những mô hình hiện
đại, áp dụng lịch sử phát triển kinh tế và những bài học kinh nghiệm của
các nước phát triển cho các nước đi sau, các nước đang phát triển. Với
những mô hình phát triển được đúc kết từ các nước phát triển, vận dụng
cho các nước đang phát triển nhằm tránh những sai lầm và phát triển hiệu
quả hơn. Tuy nhiên, việc vận dụng không rập khuôn, bởi điều kiện mỗi
quốc gia có sự khác nhau, hơn nữa bối cảnh xã hội cũng có nhiều thay đổi
so với trước kia.
1.2 Các nước đang phát triển
Các quốc gia trên thế giới có mức độ phát triển khác nhau về nhiều
mặt, dẫn đến thu nhập, trình độ văn minh và mức sống khác nhau. Từ thập
niên 60 của thế kỷ trước, người ta phân thành hai nhóm nước dựa trên
một số tiêu chí cơ bản. Cụ thể, dựa trên các chỉ tiêu về thu nhập bình quân
đầu người, tỷ lệ tử vong trẻ em, chỉ số phát triển con người (HDI), người
ta chia các nước thành hai nhóm:
- Nhóm các nước phát triển: có thu nhập bình quân đầu người trên
20.000 USD/năm, có chỉ số phát triển con người (HDI) từ 0,7 đến gần bằng
1 và có tỷ lệ trẻ em tử vong rất thấp. Nhóm này hiện có khoảng 40 nước.
- Nhóm các nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người
dưới 20.000 USD /năm, có chỉ số phát triển con người (HDI) dưới 0,7 và
tỷ lệ trẻ em tử vong khá cao. Nhóm này hiện tại có 145 nước.
1.2.1 Sự ra đời của các nước đang phát triển
Chiến tranh thế giới lần thứ II đã có nhiều cải biến xã hội. Các
nước bị đế quốc và thực dân đô hộ đã đấu tranh giải phóng dân tộc.
Phong trào này diễn ra mạnh mẽ ở khắp các châu lục. Từ đó trên trường
chính trị quốc tế đã xuất hiện một nhóm nước mới: Thế giới thứ ba. Tên
gọi này để phân biệt với các nước “Thế giới thứ nhất” và các nước “Thế
giới thứ hai”. “Thế giới thứ nhất” là các nước có nền kinh tế phát triển,
đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, đó là đa số các nước Tây
Âu. “Thế giới thứ hai” là các nước có nền kinh tế phát triển kém hơn,
phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, những nước này chủ yếu ở
khu vực Đông Âu.
Do đặc điểm lịch sử tương đồng và đa số mới giành được độc lập nên
các quốc gia thuộc “Thế giới thứ ba”, đã liên kết với nhau, đấu tranh đòi

20
có một trật tự thế giới mới. Kết quả là năm 1974 Liên hiệp quốc đã ủng hộ
thiết lập “trật tự kinh tế quốc tế mới”.
Xuất phát từ việc mới giành được độc lập, mức độ phát triển kinh
tế còn hạn chế nên các nước thuộc “Thế giới thứ ba” còn được gọi là “các
nước đang phát triển”. Khái niệm “các nước đang phát triển” xuất hiện vào
thập niên 1960, để phân biệt với các nước phát triển, những nước có nền
công nghiệp phát triển. Từ đó, thế giới có hai nhóm nước: các nước phát
triển và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở trong nhiều vấn đề khác
nhau, người ta còn phân loại chi tiết hơn dựa trên một số tiêu chí.
Ngày 01/7/2012, Ngân hàng Thế giới đã công bố phân loại thu nhập
theo GNI bình quân đầu người theo đồng USD (quy đổi theo sức mua
tương đương - PPP) gồm các nhóm nước như sau:
- Nước có thu nhập thấp: Từ ít hơn đến 1.025 USD một năm. Nhóm
này bao gồm 59 quốc gia.
- Nước có thu nhập trung bình thấp: Từ 1.026 USD đến 4.035 USD
một năm. Nhóm này bao gồm 54 quốc gia.
- Nước có thu nhập trung bình cao: Từ 4.036 USD đến 12.475 USD
một năm. Nhóm này bao gồm 38 quốc gia.
- Nước có thu nhập cao: Từ 12.476 USD trở lên một năm. Nhóm này
bao gồm 56 quốc gia.
Trong quá trình phát triển, các quốc gia luôn cố gắng vươn lên không
ngừng, từ đó làm thay đổi vị trí của các quốc gia trong các nhóm.
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển
- Mức thu nhập thấp
Thực chất các nước đang phát triển là các nước nghèo, có thu nhập
thấp, GDP và GNI bình quân đầu người thấp. Từ đó nguồn lực tạo nên
phúc lợi xã hội thấp, tích lũy và đầu tư xã hội cũng thấp. Điều đó tất yếu
dẫn đến mức sống ở những nước này thấp.
Các quốc gia đang phát triển có đặc điểm chung là nền công nghiệp
chưa phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu. Trong số
đó có một số nước đông dân, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, môi
trường khắc nghiệt. Đến nay, trên thế giới tồn tại khoảng 100 nước đang
phát triển, họ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 2.000 USD/năm,
trong đó có khoảng hơn 50 nước có mức thu nhập bình quân dưới 1.000

21
USD/người/năm, đa phần ở châu Phi. Với mức thu nhập đó cho thấy các
quốc gia khó có thể trang bị cho người dân có mức sống cao, các điều kiện
về y tế, giáo dục, an sinh xã hội sẽ rất hạn chế.
- Mức sống thấp
Các nước đang phát triển nói chung, có mức sống thấp và rất thấp.
Mức sống thấp biểu thị thông qua: thu nhập thấp, thiếu thốn tiện nghi sinh
hoạt, thiếu nhà ở, dân trí thấp, thiếu thốn y tế, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
cao, tuổi thọ thấp.
Ở các nước có mức thu nhập thấp không chỉ có tuổi thọ thấp mà tỷ
lệ suy dinh dưỡng của trẻ em rất cao, điều đó dẫn đến tỷ lệ tử vong cao
đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng và sức khỏe sau này. Cơ
hội được đến trường ở các nước có thu nhập thấp cũng hạn chế. Chính phủ
các nước này luôn cố gắng tạo ra cơ hội đến trường cho người dân và xóa
nạn mù chữ nhưng tỷ lệ biết chữ vẫn rất thấp.
- Mức tích luỹ thấp
Ở những nước có thu nhập thấp, thu nhập của người dân chỉ lo trang
trải cho cuộc sống ở mức tối thiểu, do đó, nếu giảm tiêu dùng để tích lũy là
việc làm rất khó khăn và không thể. Thu nhập của người dân thấp dẫn đến
nguồn thu của Chính phủ cũng không thể cao đồng thời còn thêm nhiều
khoản chi khác cho việc cứu trợ, hỗ trợ… nên cũng ảnh hưởng đến khoản
tích lũy và dự trữ của khu vực công.
- Năng lực đầu tư thấp
Các nước có thu nhập thấp thường không có tích lũy của người dân
và dự trữ của Chính phủ thấp nên không có nguồn lực cho đầu tư hoặc nếu
có thì cũng rất hạn chế. Vì thế năng lực đầu tư công cũng như đầu tư tư
nhân rất hạn chế ở những nước này. Các quốc gia này thường rơi vào vòng
lẩn quẩn: Thu nhập thấp - Tích lũy thấp - Đầu tư thấp - Phát triển kinh tế
thấp - Thu nhập thấp. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia thường tìm
đến cứu cánh là thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều chính sách ưu đãi và
nhượng bộ.
- Năng lực kỹ thuật công nghệ thấp
Thu nhập thấp không những không có điều kiện đầu tư, mua sắm
máy móc, thiết bị công nghệ mà còn không có điều kiện để đầu tư cho hoạt
động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ. Từ đó, không có cả khoa

22
học công nghệ và kỹ thuật công nghệ để phục vụ cho sản xuất. Do vậy, các
quốc gia này thường phát triển với nền sản xuất nhỏ lạc hậu, kể cả khu vực
nông nghiệp lẫn công nghiệp. Sản phẩm được sản xuất ra với năng suất
thấp, chất lượng thấp, chi phí cao, kém phong phú và đa dạng. Từ đó làm
cho sức cạnh tranh kém so với sản phẩm các nước khác, không xuất khẩu
được. Cũng từ đó cho thấy, sản phẩm xuất khẩu của các quốc gia thu nhập
thấp chủ yếu là khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến hoặc ở mức sơ chế,
không có giá trị cao, gây thiệt thòi, bất lợi. Trong khi đó các nước giàu, có
nền kinh tế phát triển có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại, sản
xuất sản phẩm chất lượng cao, giá trị cao, thu về nhiều lợi nhuận.
- Năng suất lao động thấp
Xuất phát từ năng lực đầu tư thấp, các nước nghèo nói chung và
các nước có thu nhập thấp nói riêng có nền sản xuất lạc hậu, chủ yếu với
những máy móc lạc hậu, sản xuất thủ công nghiệp, vì vậy năng suất lao
động thấp. Từ đó làm cho giá thành sản xuất cao khó cạnh tranh được với
sản phẩm cùng loại của các nước khác, thậm chí bị cạnh tranh ngay trên
sân nhà bởi hàng hóa nhập khẩu. NSLĐ thấp dẫn đến giá trị tiền công tiền
lương không cao, làm cho thu nhập của người lao động thấp, từ đó tạo nên
vòng lẩn quẩn.
NSLĐ thấp cũng tạo sản lượng sản phẩm hạn chế, dẫn đến giá trị
tổng sản lượng quốc nội thấp. Mặt khác, ở các nước nghèo thường có tốc
độ tăng dân số nhanh nên làm cho đời sống khó khăn hơn, dễ dẫn tới đói
nghèo là điều khó tránh khỏi.
1.3 Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
1.3.1 Tăng trưởng kinh tế
1.3.1.1 Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên hay gia tăng về quy mô sản lượng
của một nền kinh tế hoặc của quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Bên
cạnh đó cũng có thể hiểu tăng trưởng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy
mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian
nhất định. Tuy nhiên, sản lượng bình quân đầu người lại phụ thuộc vào hai
đại lượng là quy mô sản lượng và dân số của quốc gia. Để sản lượng bình
quân đầu người tăng thì sản lượng phải tăng nhanh hơn dân số của quốc
gia đó. Từ đó cho thấy, để tăng trưởng kinh tế phải có sự gia tăng cả về quy
mô sản lượng và sản lượng bình quân trên đầu người.

23
Sản lượng bình quân trên đầu người còn phản ánh thu nhập bình
quân đầu người của một quốc gia. Do vậy, gia tăng sản lượng bình quân
trên đầu người sẽ tác động cùng chiều với việc nâng cao mức sống của
người dân. Tổng sản lượng quốc gia được tạo ra từ sản xuất kinh doanh.
Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế xuất phát từ quá trình sản xuất kinh
doanh. Như vậy, để nâng cao đời sống cho người dân, cần phải gia tăng sản
xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Để đo lường mức độ tăng trưởng
kinh tế, người ta lấy giá trị sản lượng của năm sau so sánh với giá trị sản
lượng năm trước hoặc so với năm gốc nào đó, kết quả được gọi là tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
1.3.1.2 Các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế
Một số chỉ số dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế, chỉ sự tăng lên
của quy mô nền kinh tế:
• Tổng sản phẩm quốc dân (GNI).
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
• Sản phẩm quốc dân ròng (NNP).
• Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI).
Một số chỉ số dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế, chỉ sự tăng lên
trên một người dân của quốc gia:
• Tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người (GNI/đầu người).
• Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP/đầu người).
• Sản phẩm quốc dân ròng trên đầu người (NNP/đầu người).
• Thu nhập quốc dân sử dụng trên đầu người (NDI/đầu người).
Nội dung cụ thể của từng thước đo tăng trưởng kinh tế:
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
Tổng thu nhập quốc dân (Gross national income - GNI) là thước đo
tổng hợp, là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong
một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Cũng có thể hiểu, GNI là tổng
thu nhập bằng tiền mà các hộ gia đình nhận được dưới dạng tiền lương, lãi
suất, địa tô và lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định do họ đã cung cấp đầu
vào cho các doanh nghiệp như lao động, vốn, đất đai, kỹ thuật và năng lực
kinh doanh. Đây là chỉ tiêu đo thu nhập quốc dân tương tự như Tổng sản
lượng quốc gia - GNP trừ đi thuế gián thu và khấu hao.

24
Người ta thường tính bằng cách, sử dụng các lấy số liệu được quy
đổi từ đồng bản tệ sang đô la Mỹ hiện hành theo phương pháp Atlas của
Ngân hàng Thế giới, phương pháp này sử dụng tỷ giá hối đoái trung bình
trong 3 năm, nhằm điều hòa ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái
nhất thời.
Bảng 1.1: Tổng thu nhập quốc dân GNI năm 2020
ĐVT: Tỷ USD
STT Tên nước GNI
1 Trung Quốc 14.623,681
2 Đức 3.914,470
3 Ấn Độ 2.598,299
4 Ý 1.905,932
5 Canada 1.623,832
6 Thái Lan 487,772
7 Malaysia 330,425
8 Singapore 298,439
9 Việt Nam 256,921
10 Myanmar 73,984
11 Cambodia 24,281
12 Lào 18,094
(Nguồn: Báo cáo GNI - Ngân hàng Thế giới, 2020, [84])
Để tính toán các số liệu GNI và GNI trên đầu người theo đồng đô la
Mỹ cho một số mục đích nhất định, Ngân hàng Thế giới sử dụng hệ số chuyển
đổi Atlas. Mục đích của hệ số chuyển đổi Atlas là làm giảm ảnh hưởng của
sự biến động tỷ giá hối đoái khi so sánh thu nhập quốc dân giữa các nước với
nhau. Hệ số chuyển đổi Atlas cho một năm bất kỳ chính là mức trung bình của
tỷ giá hối đoái của một nước ở năm đó và tỷ giá hối đoái trung bình của hai
năm trước đó. GNI trên đầu người của một quốc gia chính là GNI của quốc gia
đó đem chia cho số dân của họ ở thời điểm giữa năm.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là  giá
trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ nhất

25
định, thường là quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
- Xét về phương diện tiêu dùng thì GDP biểu hiện bằng toàn bộ giá
trị hàng hóa, dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được
tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong năm đó.
- Xét về phương diện sản xuất thì GDP biểu hiện bằng toàn bộ giá
trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước.
Giá trị gia tăng được xác định bằng giá trị sản lượng đầu ra trừ đi chi phí
cho các yếu tố đầu vào.
Phương pháp chi tiêu
Trong một nền kinh tế giản đơn, ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm
quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của người dân
trong một năm. Ta có công thức:
Y = C + I + G + (X - M)
Với: GDP (Y)  là tổng của: Tiêu dùng (C); Đầu tư (I);  Chi tiêu
chính phủ (G) và Chênh lệch xuất nhập khẩu (X - M).
- Tiêu dùng (C) bao gồm tất cả những khoản chi tiêu dùng cá nhân
của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ.
- Đầu tư (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các
khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay xây
dựng, mua nhà mới của hộ gia đình (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa
vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP).
- Chi tiêu cho Chính phủ (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ
cho các cấp chính quyền như chi cho hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, xã hội,
pháp luật, an ninh quốc phòng... Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản
trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo... (vì khi những người này nhận được
trợ cấp thì họ mang đi chi tiêu nên đã tính vào tiêu dùng).
- Chênh lệch xuất nhập khẩu (X-M) = Giá trị xuất khẩu (X) - Giá trị
nhập khẩu (M).
Phương pháp thu nhập (hay phương pháp chi phí)
Theo phương pháp thu nhập, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu
nhập từ các yếu tố tiền lương, tiền công (Wage), tiền cho thuê (Rent), tiền
lãi (Interest), lợi nhuận (Profit) và khấu hao tài sản cố định (Depreciation);
đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.
GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

26
Trong đó:
• W: tiền lương.
• R: tiền cho thuê tài sản.
• i: tiền lãi.
• Pr: lợi nhuận.
• Ti: thuế gián thu ròng.
• De: khấu hao tài sản cố định (giá trị khấu hao).
- Về phương diện thu nhập GDP của nền kinh tế là toàn bộ giá trị mà
các hộ gia đình, các doanh nghiệp và Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng.
GDP (thu nhập) = Cp + Ip + T
Trong đó:
• Cp: các khoản các hộ gia đình được quyền tiêu dùng.
• Sp: các khoản các doanh nghiệp tiết kiệm dùng để đầu tư (Sp = Ip).
• T: chi tiêu của Nhà nước từ nguồn thuế.
Bảng 1.2: Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2020
ĐVT: Tỷ USD
STT Tên nước GDP
1 Hoa Kỳ 20.936.600
2 Trung Quốc 14.722,731
3 Đức 3.806,060
4 Ấn Độ 2.622,984
5 Ý 1.886,445
6 Canada 1.643,408
7 Thái Lan 501,795
8 Úc 428,965
9 Singapore 339,998
10 Malaysia 336,664
11 Việt Nam 271,158
12 Myanmar 76,186
13 Cambodia 25,291
14 Lào 19,136
(Nguồn: Báo cáo GDP - Ngân hàng Thế giới, 2020, [84])

27
- Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
Tổng sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product - NNP) của nền
kinh tế được tính bằng cách lấy GNP theo chi phí các yếu tố sản xuất trừ
đi khấu hao của năm đó.
NNP = GNP - De
Trong đó: De là giá trị khấu hao tài sản cố định trong năm đó.
GNP phản ánh của cải thực mới tạo ra hàng năm, chưa trừ khấu hao,
là một khoản chi phí do phải dùng máy móc thiết bị, nhà xưởng… bị hao
mòn trong quá trình sản xuất.
- Thu nhập quốc gia
Thu nhập quốc gia là tổng thu nhập của hộ gia đình trong một quốc
gia sau khi nộp thuế và nhận khoản thu nhập chuyển nhượng xã hội. Là
tổng nguồn thu nhập có thể dùng cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy (tiết
kiệm) của hộ gia đình trong một quốc gia.
NDI = NNP - (T1 + T2) + Sd
Trong đó:
• NDI: thu nhập quốc gia.
• T1 + T2: thuế trực thu và gián thu.
• Sd: các khoản chuyển nhượng xã hội.
1.3.2 Phát triển kinh tế
1.3.2.1 Khái niệm
Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi mọi mặt của nền kinh tế
theo chiều hướng tích cực trong một thời gian nhất định. Phát triển kinh tế
bao hàm tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng của nền kinh
tế, hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế và sự phát triển xã hội.
Như vậy, phát triển kinh tế bao hàm nhiều ý nghĩa rộng hơn tăng
trưởng kinh tế. Khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề:
- Mức độ tăng trưởng, mở rộng quy mô, sản lượng quốc gia, tăng
trưởng sản xuất của quốc gia trong một thời gian nhất định.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia theo hướng có lợi. Tỷ lệ
phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng sản
phẩm quốc dân phát triển phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia.

28
- Sự tiến bộ về các mặt xã hội, gia tăng thu nhập của đại bộ phận
dân cư, nâng cao đời sống xã hội, mức độ văn minh, công bằng xã hội của
quốc gia.
Từ những nội dung trên, khi xem xét sự tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia sẽ thấy kết quả thực tế rất khác nhau vì còn phụ thuộc vào chất
lượng phát triển kinh tế của từng quốc gia. Các quốc gia trong quá trình
phát triển kinh tế phải trải qua các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu
thường có tốc độ tăng trưởng nhanh, ưu tiên cho một vài ngành nào đó, cơ
cấu kinh tế chưa đồng bộ. Ở giai đoạn sau đó họ thường chấp nhận chững
lại, để sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với điều kiện
của đất nước. Bên cạnh đó, các quốc gia còn tìm phương cách phát triển
mới cho phù hợp xu thế của thời đại, bởi sự phát triển nhanh chóng của
khoa học kỹ thuật, nhiều ngành mới ra đời…
1.3.2.2 Các chỉ số đo lường sự phát triển
Phát triển kinh tế bao hàm cả tăng trưởng kinh tế nên người ta cũng
thường sử dụng các chỉ số phản ánh tăng trưởng kinh tế khi phản ánh phát
triển kinh tế của một quốc gia. Bên cạnh đó, người ta cũng thường sử dụng
ba nhóm chỉ số quan trọng để phản ánh mức độ phát triển kinh tế của một
quốc gia:
Các chỉ số về cơ cấu kinh tế biểu hiện sự biến đổi cơ cấu kinh tế xã
hội bao gồm:
 Chỉ số cơ cấu ngành:
Chỉ số cơ cấu ngành là chỉ số phản ánh tỷ lệ của các ngành
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong GDP. Tỷ lệ giá trị ngành
công nghiệp và dịch vụ càng cao trong GDP thể hiện nền kinh tế
càng phát triển.
Bảng 1.3: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành qua các năm ở Việt Nam
ĐVT:%
2016 2017 2018 2019 2020
Nông nghiệp 16,32 15,43 14,57 13,96 14,85
Công nghiệp, xây dựng 32,72 33,40 34,28 34,49 33,72
Dịch vụ 40,92 41,26 41,17 41,64 51,43
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021, [102])

29
 Chỉ số cơ cấu xuất nhập khẩu
- Năng lực sản xuất xuất khẩu so với nhập khẩu. Một quốc gia có nền
kinh tế phát triển thường có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
(thu nhập ròng X - M) ngày càng lớn.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu/giá trị kim ngạch nhập khẩu. Tỷ số này
càng lớn thể hiện năng lực tự chủ của nền kinh tế càng cao.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu/GDP. Tỷ lệ này càng cao thể hiện quốc
gia này là quốc gia hướng về xuất khẩu.
- Giá trị hàng công nghiệp/giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ này
càng cao thể hiện quốc gia này có nền sản xuất công nghiệp mạnh, có
nhiều sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.
- Giá trị máy móc và nguyên vật liệu trong tổng giá trị nhập khẩu.
Tỷ lệ này càng cao cho thấy quốc gia này đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất
công nghiệp.
Để khắc phục tình trạng “giá cánh kéo” và gia tăng giá trị sản phẩm
xuất khẩu, nhiều quốc gia đang phát triển thay đổi chiến lược sản xuất các
mặt hàng xuất khẩu theo xu hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng
thô, chỉ qua sơ chế… tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng chế biến tinh,
đặc biệt là các mặt hàng kết tinh hàm lượng khoa học công nghệ cao, chế
biến tinh xảo... Trong những thập kỷ qua, các nước công nghiệp mới đã áp
dụng rất thành công chiến lược này. Tiếp đó, nhiều nước đang phát triển ở
châu Á, châu Mỹ Latinh, châu Phi cũng đã áp dụng theo.
Tại nước ta, trong thời gian gần đây, tổng kim ngạch xuất, nhập
khẩu hàng hoá tăng mạnh, từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 545,36
tỷ USD năm 2020, tương đương khoảng 200% GDP. Xuất khẩu hàng hoá
tăng từ 162 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 282,66 tỷ USD năm 2020, tăng
bình quân 11,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020 [103]. Cơ cấu xuất, nhập
khẩu chuyển dịch theo hướng có lợi, giảm xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu
sản phẩm chế biến, công nghiệp và tăng nhập khẩu các mặt hàng cho sản
xuất và xuất khẩu. Thực tế này góp phần khắc phục tình trạng giá cánh kéo.
 Chỉ số tiết kiệm - Đầu tư
Mỗi quốc gia trên thế giới có tỷ lệ tiết kiệm và có tỷ lệ dự trữ khác
nhau. Cụ thể được thể hiện thông qua lượng kim ngạch dự trữ của mỗi
nước. Tỷ lệ tiết kiệm (để đầu tư) trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay

30
trên tổng sản phẩm quốc dân (GNP) cao, thể hiện mức tăng trưởng/phát
triển kinh tế của quốc gia cao.
Những nước có tỷ lệ tiết kiệm thấp, có lượng dụ trữ vàng ít, thường
là những nước nghèo, nước đang phát triển. Để có vốn đầu tư vào phát
triển sản xuất, phát triển kinh tế các nước này vừa phải tiết kiệm để tích
lũy, tạo nguồn vốn trong nước, vừa phải tranh thủ nguồn vốn bên ngoài
thông qua kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài.
Bảng 1.4: Tổng dự trữ vàng và đô la Mỹ ở một số quốc gia
trên thế giới năm 2018, 2020
ĐVT: Tỷ USD
STT Tên nước 2018 2020
1 Trung Quốc 3.168,2 3.357,2
2 Nhật Bản 1.270,5 1.390,8
3 Hoa Kỳ 449,9 628,4
4 Hồng Kông 424,6 491,8
5 Hàn Quốc 403,1 443,5
6 Singapore 292,7 369,8
7 Đức 198,0 268,4
8 Pháp 166,5 224,2
9 Ý 152,4 210,7
10 Anh 172,7 180,1
11 Indonesia 120,7 135,9
12 Philippines 79,2 109,9
13 Việt Nam 55,5 94,8
14 Canada 83,9 90,4
15 Úc 53,9 43,0
16 Cambodia 14,6 21,3
17 Myanmar 5,6 7,7
18 Lào 0,98 1,4
(Nguồn: Tổng dự trữ - Ngân hàng Thế giới, 2020, [86])
Qua bảng trên cho thấy tổng dự trữ của Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa
Kỳ lớn, còn các nước Campuchia, Myanmar, Lào thì rất nhỏ. Những nước
có tiết kiệm có lượng dự trữ vàng cao là những nước phát triển và những
nước có khả năng tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia nhanh và vững
chắc, có khả năng đầu tư phát triển kinh tế lớn.

31
 Các chỉ số xã hội
Các chỉ số xã hội phản ánh sự phát triển xã hội do phát triển kinh tế
và tiến bộ của con người. Các chỉ số xã hội gồm:
- Tỷ lệ tăng dân số hàng năm của mỗi quốc gia: Tỷ lệ tăng dân số
liên quan đến thu nhập bình quân trên đầu người của nền kinh tế quốc gia.
Sự gia tăng dân số ở mức cao của các nước kém phát triển đã làm cho các
nước này ngày càng nghèo thêm. Bên cạnh đó còn làm thay đổi mật độ dân
số của nước đó.
Tổng dân số quốc gia / tổng diện tích quốc gia.
Tổng dân số quốc gia / tổng diện tích đất canh tác.
Các nước châu Phi có mức tăng dân số từ 3% - 4%/năm, cao hơn các
nước châu Á. Các nước đang phát triển mức tăng dân số khoảng 2% - 3%/
năm. Hiện nay, các nước phát triển có mức tăng dân số khoảng < 1%/năm.
- Tỷ lệ nông thôn và thành thị: Ở các nước phát triển nhanh, tốc độ đô
thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, các nước phát triển có tỷ lệ dân
số thành thị rất lớn, dân số nông thôn thu hẹp dần. Nguyên nhân là do công
nghiệp phát triển thu hút nhiều lao động và đất đai; Diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp; Trong quá trình đó, các nước công nghiệp hóa nông
nghiệp, NSLĐ trong ngành nông nghiệp tăng lên, không cần nhiều lao
động như trước nên việc làm và lao động chuyển dần sang khu vực công
nghiệp dịch vụ nên dân cư nông thôn chuyển sang thành thị; Thu nhập của
lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng cao hơn trong nông
nghiệp nên có sự chuyển dịch lao động từ nông thôn sang thành thị.
Bảng 1.5: Tỷ lệ dân số sống ở thành thị theo nhóm thu nhập
GNP/đầu người năm 2018
STT Nhóm thu nhập Dân số thành thị / tổng dân số
(USD/đầu người) (%)
1 < 300 37,0
2 300 - 500 6,9
3 500 - 1.000 9,7
4 1.000 - 5.000 23,6
5 5.000 - 10.000 12,6
6 < 10.000 10,1
(Nguồn: United Nations, 2019, [43])

32
Sự tăng dân số và lao động ở thành thị nói lên sự văn minh trong đời
sống của nhân dân, sự phát triển kinh tế xã hội của một nước.
 Các chỉ số phản ánh nghèo, đói, bất bình đẳng
Các chỉ số phản ánh nghèo đói cũng được sử dụng để đánh giá sự
phát triển xã hội. Vấn đề được xã hội quan tâm không chỉ là tăng trưởng
kinh tế, mà còn cả việc phân phối kết quả tăng trưởng đó như thế nào, bởi
sự phân phối thu nhập của xã hội sẽ dẫn đến việc phân hóa giàu nghèo. Các
chỉ số thường được sử dụng để phản ánh tình trạng giàu nghèo:
- Tỷ lệ hộ nghèo (phân theo vùng và dân tộc) dựa trên tiêu chuẩn
quốc gia hay quốc tế, phản ánh quy mô hay diện rộng của tình trạng nghèo.
- Khoảng cách giàu - nghèo (phân theo vùng, giới tính và dân tộc)
phản ánh độ sâu (độ cách biệt) của giàu - nghèo.
 Các chỉ tiêu phản ánh bất bình đẳng phân phối thu nhập
- Chênh lệch mức thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất.
- Hệ số Gini phản ánh tình trạng bất bình đẳng về mức thu nhập giữa
các nhóm dân cư.
 Chỉ số phát triển con người (HDI)
Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp chỉ số phản
ánh sự phát triển của con người trên ba phương diện: sức khỏe (tuổi thọ
trung bình tính từ lúc sinh); giáo dục (chỉ số giáo dục) và thu nhập (tổng
thu nhập quốc gia bình quân đầu người).
Chỉ số HDI có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị HDI càng tiến đến mức 1 có
nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao và ngược lại giá trị HDI
càng gần về mức 0 tức là trình độ phát triển con người càng thấp. HDI >
0,8: Nước phát triển con người cao; 0,51 < HDI <0,79: Nước phát triển con
người trung bình; HDI < 0,50: Nước phát triển con người thấp.
Công thức tính chỉ số phát triển con người HDI [101]:
HDI = (Isức khỏe  ×   Igiáo dục   ×   Ithu nhập)1/3
Trong đó:
• Isức khỏe: chỉ số tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.
• Igiáo dục: chỉ số giáo dục được tính bằng cách lấy Số năm đi học bình
quân nhân với Số năm đi học kỳ vọng.

33
- Số năm đi học bình quân: tổng số năm đã đi học của người từ 25
tuổi trở lên chia cho tổng dân số từ 25 tuổi trở lên.
- Số năm đi học kỳ vọng: tổng số năm đi học từ 05 tuổi trở lên có thể
nhận được trong suốt cuộc đời.
Công thức tính:

số năm đi học kỳ vọng của độ tuổi a đến độ tuổi t.

số người đang đi học đúng tuổi theo quy định (trong đó i = a,


a+1,…,n) tại trường năm thứ t; n biểu thị giới hạn tuổi theo lý thuyết của
trường.

dân số độ tuổi đi học theo quy định năm thứ t.

thời gian lý thuyết của cấp l theo quy định.

tổng thu nhập bình quân quốc gia trên đầu người theo sức
mua tương đương (PPP - USD).
Các chỉ số trên được tính theo công thức như sau:

được tính theo công thức:

Theo UNDP, HDI của Việt Nam đã không ngừng tăng lên trong
những năm qua. Từ 0,583 năm 1985 lên 0,605 năm 1990; 0,649 năm 1995;
0,691 năm 2004, 0,704 năm 2005 xếp thứ 109/177 nước, năm 2006 xếp
thứ 105/177 nước; năm 2010: 0,590; năm 2011: 0,593 và năm 2012 xếp
thứ 127/187 nước; năm 2013 là 0,617, xếp thứ 127/186 nước; năm 2015:
0,684; năm 2016: 0,689; năm 2017 là 0,694, xếp thứ 116/189; năm 2019
là 0,704, xếp thứ 117/189.

34
Chương 2
CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ

2.1 Tổng quan về các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế


Trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhân loại qua các giai đoạn
lịch sử khác nhau, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế của nhiều
nhà khoa học đã đóng góp những kết quả nhất định vào thành tựu đó. Các
lý thuyết và mô hình kinh tế đã tham gia giải quyết những vấn đề lớn đối
với sự phát triển kinh tế của các nước. Đặc biệt ở những giai đoạn phát
triển mang tính bước ngoặt, các mô hình kinh tế mô tả sự vận động của nền
kinh tế thông qua mối quan hệ biện chứng của các biến số chính yếu của
nền kinh tế trong quá trình phát triển. Từ các mô hình cổ điển về phát triển
kinh tế của mình, Adam Smith (1723 - 1790) đã trình bày về tư tưởng kinh
tế, bắt đầu cho sự ra đời của khoa học kinh tế.
David Ricardo (1772 - 1823) - một nhà kinh tế cổ điển - đã tiếp nối
tư tưởng của Adam Smith, với tác phẩm nổi tiếng “Các nguyên tắc của
chính trị kinh tế học và thuế khóa” được xuất bản năm 1817 đã thực sự tạo
dấu ấn của trường phái kinh tế cổ điển. Trường phái này đã đưa ra quan
điểm về phát triển kinh tế [7]:
“Các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bao gồm: đất đai, vốn
và lao động. Trong đó yếu tố “đất đai” là quan trọng nhất. Giới hạn của
sự tăng trưởng là đất đai. Qua đó thể hiện Nông nghiệp là ngành kinh tế
quan trọng nhất”.
Ricardo phân chia xã hội gồm ba nhóm người tương ứng với các
yếu tố tăng trưởng đó là: địa chủ, tư bản và công nhân. Thu nhập của từng
nhóm người phụ thuộc vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất của họ. Từ
đó thu nhập của xã hội bằng tổng thu nhập của các nhóm người trong xã
hội, bằng: Địa tô từ đất đai + Lợi nhuận kinh doanh + Tiền công lao động.
Xã hội càng phát triển, nhóm tư bản càng giữ vai trò quan trọng trong lĩnh
vực sản xuất và phân phối hàng hóa, đặc biệt trong xã hội sản xuất công
nghiệp. Các nhà tư bản tham gia đầu tư vào sản xuất, tạo ra việc làm, sử

35
dụng lao động, góp phần làm cho tiền công của người lao động tăng lên.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, nhiều lý thuyết và mô hình kinh
tế ra đời, hình thành các trường phái kinh tế. Các học thuyết kinh tế đã
đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng và phát
triển một cách nhanh chóng. Trong số đó có một số trường phái tiêu biểu:
- Trường phái tuyến tính và các giai đoạn phát triển, phát triển mạnh
vào những năm 1950 - 1960. Trường phái này cho rằng, các quốc gia trên
thế giới trải qua một chuỗi thời gian nối tiếp nhau để phát triển kinh tế.
Vốn là yếu tố quan trọng và cần thiết để các quốc gia thực hiện tăng trưởng
và phát triển kinh tế thông qua việc huy động các nguồn lực từ tiết kiệm,
nhận viện trợ của nước ngoài để đầu tư.
- Trường phái lý thuyết thay đổi cơ cấu và kiểu mẫu phát triển ra đời
vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Trường phái này sử dụng lý thuyết thống
kê mô tả để minh chứng tiến trình phát triển kinh tế có sự thay đổi cơ cấu
ngành kinh tế của các quốc gia đang phát triển và đã thành công trong phát
triển kinh tế.
- Trường phái lý thuyết về quan hệ phụ thuộc quốc tế trong tiến trình
phát triển kinh tế thế giới. Trong những năm 1970, trường phái này xuất
hiện và được ủng hộ ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các nước thế giới thứ
ba. Từ đây mở ra các quan điểm về phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế
quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Trường phái phi tân cổ điển xuất hiện và phát triển mạnh trong
những năm 1980. Trường phái này cổ xúy cho sự phát triển của thị trường
tự do, các vấn đề của nền kinh tế vận động theo quy luật thị trường. Từ đó
tạo thuận lợi cho các quốc gia phát triển nền kinh tế. Trường phái này còn
có quan điểm cho rằng, sự can thiệp của Chính phủ đối với sự vận động
của thị trường sẽ tạo nên những trở ngại, gây cản trở cho sự phát triển của
các quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển.
Các số liệu về phát triển như: thu nhập thực tế trên đầu người, tuổi
thọ trung bình, dân trí, khoa học kỹ thuật… của các nước đang phát triển
thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Các nước đang phát triển chủ
yếu là nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp kém phát triển, dân số chủ yếu
sống ở khu vực nông thôn.
Việc ứng dụng các lý thuyết và các mô hình kinh tế vào quá trình
phát triển kinh tế của các quốc gia sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế

36
xã hội của từng quốc gia là rất quan trọng, điều đó cũng tương tự đối với
nước ta.
2.2 Nhóm lý thuyết các giai đoạn tuyến tính
Trường phái tuyến tính và các giai đoạn phát triển, phát triển mạnh
vào những năm 1950 - 1960. Trường phái này cho rằng, Vốn là yếu tố quan
trọng và cần thiết để các quốc gia thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Các quốc gia có thể huy động các nguồn lực từ tiết kiệm, nhận viện trợ
của nước ngoài để đầu tư nhằm phát triển đất nước. Các quốc gia phải tuân
theo qui luật chung của tăng trưởng và phát triển kinh tế là phải trải qua các
giai đoạn đi từ thấp lên cao. Lịch sử của các nước phát triển cũng đã trải
qua những giai đoạn khó khăn mà các nước đang phát triển hiện nay gặp
phải. Tuy nhiên, các nước đang phát triển hiện nay đang ở trong bối cảnh
mới với nhiều thuận lợi và khó khăn không như trước kia. Điều kiện khoa
học kỹ thuật phát triển cao, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cạnh tranh
chi phí, cạnh tranh về quan hệ, cạnh tranh về những lợi thế khác giữa các
quốc gia… Vì vậy, vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề
cấp bách của các nước đang phát triển. Từ đó thúc đẩy các nhà kinh tế học
phát triển nỗ lực nghiên cứu nhiều hơn.
Các nước đang phát triển phải trải qua các giai đoạn phát triển khác
nhau để đạt đến sự phát triển, trở thành nước phát triển, có nền công nghiệp
hiện đại, có NSLĐ cao, thu nhập cao… đó là những vấn đề mang tính mục
tiêu mà các quốc gia đặt ra để nghiên cứu, nhằm tìm ra con đường nhanh
nhất để đạt đến mục tiêu.
Các nhà Kinh tế học thuộc trường phái tuyến tính và các giai đoạn
phát triển có rất nhiều người, ở cuốn sách này chỉ trình bày lý thuyết
của các nhà kinh tế học phát triển, điển hình là Rostow và Harrod - Domar
[36, 38].
2.2.1 Quan điểm của Rostow về các giai đoạn tăng trưởng
Rostow đã chỉ ra quá trình tích lũy tư bản của các quốc gia dựa trên
cơ sở kết cấu đầu tư thông qua tác phẩm nổi tiếng “Những giai đoạn tăng
trưởng kinh tế”. Sự phát triển các ngành kinh tế và mức độ ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất của xã hội trong mối quan
hệ với sự tăng dân số, tăng lao động.
Rostow đã phân thành năm giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh
tế [38]:

37
2.2.1.1 Giai đoạn xã hội truyền thống
Ở giai đoạn này, các quốc gia chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình
độ phát triển chưa có gì để tác động vào sản xuất. NSLĐ rất thấp, sản xuất
sản phẩm chưa nhiều, vật chất thiếu thốn không đáp ứng đủ cho cuộc sống
tối thiểu của con người. Quan hệ xã hội và các hình thức giao lưu, sinh hoạt
xã hội còn sơ khai.
2.2.1.2 Giai đoạn tiền cất cánh
Giai đoạn này có các hoạt động kinh tế phát triển, chuẩn bị cho giai
đoạn cất cánh. Trong giai đoạn này, lực lượng lao động và tư liệu sản xuất
được phân bố lại, đặc biệt có sự dịch chuyển thặng dư từ giới địa chủ sang
giới tư bản, có nhiều hoạt động đầu tư vào sản xuất, phát triển thị trường
trong nước và mở rộng ra nước ngoài. Ở giai đoạn này, hoạt động kinh tế
nông nghiệp truyền thống tồn tại cùng với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển
tạo đà thuận lợi cho giai đoạn cất cánh.
2.2.1.3 Giai đoạn cất cánh
Ở giai đoạn cất cánh, các quốc gia phát triển mạnh cơ sở hạ tầng,
phát triển hệ thống giao thông giúp hàng hóa giao thương thuận lợi, phát
triển hệ thống thông tin liên lạc… nhằm phục vụ cho các hoạt động phát
triển kinh tế. Lịch sử phát triển các nước đã cho thấy, các chủ doanh nghiệp
có vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng, đổi mới và phát triển
nền kinh tế, bởi họ là số đông và bao phủ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong khi đó nhà nước chỉ đưa ra chủ trương, luật pháp để giúp doanh
nghiệp thực hiện. Chính từ các chủ trương và việc tạo thuận lợi của Chính
phủ các quốc gia mà xã hội cũng xuất hiện nhiều nhân tố mới thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
2.2.1.4 Giai đoạn trưởng thành
Sau giai đoạn cất cánh, nền kinh tế phát triển nhanh, xã hội phát triển
ở mức cao. Lúc này Chính phủ cũng như nhiều doanh nghiệp tiến bộ nhìn
lại quá trình tăng trưởng và phát triển để điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế
phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của đất nước với mong muốn nền
kinh tế phát triển hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng nhìn lại
cách thức tăng trưởng và phát triển của các giai đoạn trước để có sự điều
chỉnh hoặc tìm ra cách thức mới cho sự phát triển hiệu quả hơn đồng thời
phù hợp với văn minh nhân loại.

38
Với mức đầu tư cao, ngành công nghiệp đã phát triển hiện đại, với sự
hiện đại hóa của nhiều ngành sản xuất. Bằng việc tự động hóa sản xuất ra
nhiều sản phẩm, phục vụ và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân
cư. Ở giai đoạn này, các nhà tư bản - chủ doanh nghiệp tham gia vào công
việc quản lý kinh tế của nhà nước. Họ thường tham gia với tư cách Chủ
doanh nghiệp làm quản lý, làm chính trị.
2.2.1.5 Giai đoạn tiêu dùng cao
Sau thời gian dài xây dựng và phát triển, các quốc gia có nền công
nghiệp phát triển cao, kinh tế xã hội phát triển ổn định, nhu cầu về vật chất
và tinh thần được đáp ứng. Con người cũng phát triển, ý thức cao, tiêu
dùng hợp lý. Lao động và làm việc trở thành nhu cầu đối với con người, họ
làm việc trên cơ sở tự nguyện.
Rostow cho rằng, giai đoạn cất cánh là giai đoạn then chốt, tạo nên
bước ngoặt và động lực cho sự phát triển. Nền kinh tế của một quốc gia chỉ
có thể cất cánh khi các giai đoạn trước, cụ thể là giai đoạn tiền cất cánh đã
tích lũy và tạo cơ sở nhất định làm tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn
cất cánh. Theo Rostow, tùy vào thực tế của từng quốc gia, giai đoạn tiền cất
cánh có thể dài ngắn khác nhau, thậm chí có khi phải kéo dài cả trăm năm
mới tạo được điều kiện cho giai đoạn cất cánh. Vì vậy, giai đoạn tiền cất
cánh là giai đoạn rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Nền kinh tế được
sàng lọc và lựa chọn, được thúc đẩy bởi những ngành mũi nhọn của đất
nước nhằm khai thác lợi thế quốc gia, tham gia thị trường thế giới.
Mặt khác, giai đoạn tiền cất cánh là giai đoạn tích lũy cho nền kinh
tế để chuẩn bị cho sự phát triển, cho nên mầm mống phát sinh của sự bất
bình đẳng trong phân phối và thu nhập, phân hóa giàu nghèo giữa các tầng
lớp dân cư bắt đầu từ đây.
Theo Rostow, giai đoạn cất cánh chỉ xảy ra khi thỏa mãn ba điều kiện:
- Tỷ lệ đầu tư mới đạt được trên 10% thu nhập quốc dân.
- Phải đạt được tốc độ phát triển cao một vài ngành công nghiệp chế
biến nông sản hoặc khoáng sản và đẩy mạnh kinh tế đối ngoại.
- Phải xây dựng một cơ cấu xã hội, thể chế chính trị phù hợp để khai
thác tiềm năng của đất nước cho sự phát triển kinh tế hiện đại, bảo đảm sự
tăng trưởng liên tục.
Khi các quốc gia có được nền công nghiệp phát triển, tốc độ tăng

39
trưởng cao, nền kinh tế bước sang giai đoạn cất cánh. Chính nhờ tăng
trưởng kinh tế cao nên tích lũy và tái đầu tư cao. Năng suất và thu nhập
tăng lên, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Ở giai đoạn cất cánh, nền kinh tế chuyển sang một bước mới, một
số ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp phát triển hiện
đại, dịch vụ phát triển trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giai
đoạn này, mỗi quốc gia hướng tới quá trình phát triển hoàn chỉnh, cải biến
cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công
nghệ tiên tiến.
Rostow cho rằng, các nước đang phát triển cần phải phát triển Chủ
nghĩa Tư bản theo hình mẫu và tuân theo những giai đoạn phát triển mà
các nước tư bản phát triển đã đi qua. Nhưng thực tế đã chứng minh không
phải vậy, có nhiều nước đang phát triển đã có lối đi riêng cho quá trình
phát triển của mình mà không theo bất kỳ một khuôn mẫu nào. Có thể nói
đó là sự sai lầm của Rostow không thấy rõ những điều kiện kinh tế xã hội
thay đổi, bối cảnh xã hội hiện nay đã rất khác so với trước đây. Không chỉ
kinh tế xã hội thuộc nội bộ của các nước đang phát triển thay đổi, mà thay
đổi trên cả phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
và xã hội phát triển như hiện nay, các nước đang phát triển có thể kế thừa
những thành tựu khoa học công nghệ, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác
thông qua hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế. Các nước đang phát triển
không nhất thiết phải nghiên cứu, tạo dựng nguồn lực như các nước phát
triển đã phải thực hiện trước kia, mà các nước này có thể “đi tắt, đón đầu”
để có điều kiện phát triển nhanh hơn, không nhất thiết phải trải qua từng
giai đoạn phát triển theo trình tự và cũng không nhất thiết phải phát triển
Chủ nghĩa Tư bản theo khuôn mẫu như quan điểm của Rostow.
Cũng như những lý thuyết của các nhà kinh tế học khác, mặc dù có
một số nhược điểm, nhưng lý thuyết của Rostow đã có sự đóng góp rất
lớn về mặt lý thuyết cho Kinh tế học phát triển. Lý thuyết của Rostow còn
làm cơ sở cho nhiều lý thuyết kinh tế học phát triển khác. Bên cạnh đó,
lý thuyết của Rostow còn giúp cho các nước đang phát triển nhận thức về
những vấn đề quan trọng cần phải thực hiện trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội của đất nước mình.
2.2.2 Lý thuyết và mô hình tăng trưởng của Harrod - Domar
Hai nhà kinh tế Roy Harrod người Anh và Evsey Domar người Mỹ

40
đã đưa ra những lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và
thất nghiệp trong xã hội tư bản vào thập niên 40 của thế kỷ trước. Trong đó
đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn đầu tư. Mô hình
này đã được các nước đang phát triển xem xét vận dụng trong quá trình
giải quyết nhu cầu vốn đầu tư để phát triển đất nước.
Mô hình Harrod - Domar được thể hiện bằng hàm sản xuất đơn giản
và được sử dụng trong các nghiên cứu phục vụ chiến lược phát triển kinh
tế của nhiều quốc gia. Mô hình được dùng rộng rãi trong các nước đang
phát triển, đây là một phương pháp đơn giản để nghiên cứu mối quan hệ
giữa nhu cầu vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Để tăng trưởng kinh tế các
quốc gia cần có tiết kiệm, tích lũy vốn cho đầu tư.
Nếu gọi tổng sản lượng quốc gia là Y, tổng số vốn đầu tư là K. Giả
thiết tỷ lệ vốn/sản lượng bằng k, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia là s và tổng đầu tư
mới được xác định bằng tổng tiết kiệm S. Mô hình đơn giản về tăng trưởng
kinh tế Harrod - Domar thể hiện như sau [9,36]:
S=s.Y (1)
Trong đó:
• S: tiết kiệm.
• Y: thu nhập quốc gia.
• s: tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập quốc gia.
Để tăng trưởng kinh tế phải đầu tư mới I và lượng đầu tư mới I này
tạo nên sự thay đổi vốn dự trữ để đầu tư K, vì thế nên:
I = ∆K (2)
Như trên đã trình bày:

k= hay k = (3)
Trong đó:
• K: tổng vốn dự trữ để đầu tư.
• Y: sản lượng quốc gia. 
Từ (3) suy ra: ΔK = k . ΔY (4)
Vì tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư nên có: S = I (5)
Kết hợp (1), (2), (3), (4) và (5) ta có:
S = s . Y = I = ΔK = k . ΔY

41
s . Y = k . ΔY (6)


Công thức (6) là công thức đơn giản của Harrod - Domar trong lý
thuyết tăng trưởng kinh tế.
ΔY hay Y biểu hiện tỷ suất tăng trưởng của GNP và được xác định
bởi tỷ lệ tiết kiệm quốc gia là s và tỷ lệ vốn/sản lượng là k. Nói một cách
khác, tỷ suất tăng trưởng của quốc gia có quan hệ trực tiếp với tỷ lệ tiết
kiệm. Nền kinh tế có khả năng tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thì sự tăng
trưởng của GNP càng lớn và ngược lại.
Theo công thức (6) cho thấy để tăng trưởng, nền kinh tế phải tiết
kiệm và đầu tư với một tỷ lệ nào đó trong GNP. Tỷ lệ tăng trưởng phụ
thuộc vào hiệu quả của vốn đầu tư. Hiệu quả của vốn đầu tư thể hiện bằng
sản lượng tăng thêm từ một đơn vị vốn đầu tư tăng thêm. Chỉ tiêu này có
thể đo lường bằng tỷ lệ tức là .

Nhân tỷ suất đầu tư mới với với ta sẽ có kết quả là tỷ suất tăng
trưởng của GNP. Mô hình Harrod - Domar chỉ ra: sự tăng trưởng là kết quả
của quá trình tiết kiệm và đầu tư. Đây là nguồn lực cốt lõi để phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia.
Khi vận dụng mô hình Harrod - Domar, các nước đang phát triển gặp
phải một số trở ngại:
- Trở ngại thứ nhất là vốn. Vì kinh tế tăng trưởng chậm nên các nước
đang phát triển có tỷ lệ tiết kiệm thấp nên không có nhiều vốn cho đầu tư.
Do vậy nhiều quốc gia phải tìm đến nguồn vốn đầu tư từ các nước bên
ngoài và tất nhiên để thu hút vốn đầu tư họ phải có chính sách ưu đãi, chia
sẻ lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Trở ngại thứ hai là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Ngay cả khi có vốn
đầu tư thì vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả cũng là vấn đề quan trọng cần
phải được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế. Các nước đang phát
triển có trình độ khoa học công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý thấp
cộng với nhiều vấn đề văn hóa xã hội khác như tham nhũng, lợi ích nhóm,
nhận thức trong phát triển… đã ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình đầu
tư. Tình hình đầu tư kém hiệu quả trở thành vấn nạn đối với một số quốc
gia, khi mà nợ công của họ ngày càng chồng chất.

42
Như vậy, vốn mới chỉ là một vấn đề tiên quyết, còn hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư cũng là vấn đề quan trọng để có được sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế cho đất nước. Việc áp dụng mô hình Harrod - Domar không
phải đơn giản và thuận lợi đối với các nước đang phát triển.
Mô hình Harrod - Domar là mô hình lý thuyết kinh tế dựa vào vốn.
Mô hình này đã chỉ ra sự quan trọng của vốn đầu tư thông qua tiết kiệm đối
với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mô hình Harrod -
Domar bỏ qua sự tác động của công nghệ, không hề xem xét đến việc phát
triển công nghệ, trong khi thực tế công nghệ là một nhân tố quan trọng và
thậm chí là then chốt trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các
quốc gia trong thời đại ngày nay. Mặc dù mô hình Harrod - Domar còn một
số nhược điểm, song mô hình này đã giải quyết nhân tố cơ bản là tiết kiệm
và vốn đầu tư cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc
gia, đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển.
2.3 Nhóm lý thuyết thay đổi cơ cấu kinh tế và diễn trình phát triển
Ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ 20, trường phái lý thuyết thay đổi
cơ cấu kinh tế và diễn trình phát triển thông qua các lý thuyết thống kê để
diễn tả quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia bằng cách thay đổi cơ
cấu kinh tế theo hướng chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống
lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp tiên tiến hiện đại. Để giải thích về
tỷ lệ tăng trưởng nhanh chậm khác nhau của mỗi quốc gia trong quá trình
phát triển kinh tế, một số nhà kinh tế học phát triển đã tiếp cận theo hai
hướng nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu về cơ cấu kinh tế của một nước nhằm mục tiêu thay đổi
những điều kiện khác nhau đặt ra cho nước đó, từ đó, thúc đẩy phát triển
kinh tế các nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển của một số nhà
kinh tế học của thế kỷ 18 - 19 như Adam Smith, David Ricardo đến thế kỷ
20 như Arthur Lewis, John Fei, Gustay Ranis.
- Nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế chung cho các dân tộc
hoặc cho một nhóm lớn các dân tộc của Simon Kuznet (Trường Đại học
Harvard) và Hollis Chenery (Ngân hàng thế giới), các nhà kinh tế học trên
đã phân tích số liệu về tổng sản phẩm quốc dân và cơ cấu của sản phẩm đó
theo thời điểm và chuỗi thời gian ở nhiều quốc gia trên thế giới để nhận
định xu hướng chung của sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở các nước đang
phát triển.

43
Trong đó, đại diện cho lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế là mô
hình lý thuyết hai khu vực của Arthus Lewis và mô hình thay đổi cơ cấu
của Chenery.
2.3.1 Mô hình lý thuyết hai khu vực của Arthur Lewis về các nước
đang phát triển
Vào những năm 1950, Arthur Lewis - nhà kinh tế học người Mỹ gốc
Jamaica đưa ra “Lý thuyết về phát triển kinh tế” (Mô hình lý thuyết hai khu
vực) để giải thích mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá
trình tăng trưởng. Lewis được phong hàm hiệp sĩ 1963 và được trao giải
Nobel kinh tế năm 1979. Sau đó vào những năm 60 của thế kỷ 20, John Fei
và Gustar Rainis chính thức áp dụng mô hình này để phân tích quá trình
tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.
Mô hình hai khu vực của Lewis là một lý thuyết tổng quát, thể hiện
cả sự chuyển dịch lao động thặng dư, sự tăng trưởng sản lượng và lao động
được sử dụng trong khu vực công nghiệp hiện đại của các nước đang phát
triển trong giai đoạn 1960 - 1970.
Theo A. Lewis thì nền kinh tế ở các nước đang phát triển có hai khu
vực kinh tế tồn tại song song đó là: khu vực kinh tế truyền thống tập trung
ở nông thôn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp và khu vực kinh tế hiện đại tập
trung ở đô thị, chủ yếu là sản xuất công nghiệp.
- Đối với khu vực kinh tế nông thôn truyền thống: dân số các nước
kém phát triển phần lớn tập trung ở khu vực này, nền kinh tế mang tính
chất tự cung, tự cấp, NSLĐ thấp và dư thừa lao động. Lao động dư thừa
này có năng suất cận biên bằng không nên lao động đó là “Thặng dư” và
có thể được rút ra khỏi khu vực nông nghiệp mà không làm giảm sản lượng
ở khu vực này. Cải thiện năng suất biên của lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp được coi là ưu tiên thấp do đầu tư của quốc gia đang phát triển theo
giả thuyết đang hướng tới nguồn vốn vật chất trong lĩnh vực sản xuất.
- Đối với khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại, lao động có mức tiền
công cố định và cao hơn mức tiền công ở khu vực thứ nhất, đồng thời; lao
động tại khu vực này có kỹ thuật và NSLĐ cao hơn nhiều so với khu vực
nông thôn truyền thống. Vì vậy, thuê một phần lao động dư thừa ở khu vực
nông nghiệp làm việc cho khu vực này giúp sản lượng công nghiệp và lợi
nhuận công nghiệp tăng lên. Phần lợi nhuận này được tái đầu tư mở rộng
sản xuất, lại thuê thêm một phần lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp

44
nữa làm cho sản lượng công nghiệp và lợi nhuận tăng hơn nữa. Quá trình
này sẽ tiếp tục cho đến khi thu hút được toàn bộ số lao động dư thừa ở khu
vực nông nghiệp.
Như vậy, quá trình chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp cũng chính là quá trình làm cho nền kinh
tế chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp. Việc
chuyển dịch này tạo nên hai động lực phát triển:
Thứ nhất, chuyển bớt lao động trong nông nghiệp chỉ để lại đủ tạo ra
sản lượng cố định giúp cho NSLĐ trong nông nghiệp có khả năng tăng lên.
Thứ hai, việc chuyển lao động này sẽ tạo điều kiện làm tăng lợi
nhuận trong công nghiệp, đẩy mạnh sức tăng trưởng kinh tế nói chung, từ
đó thúc đẩy các nước đang phát triển thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Mô hình tăng trưởng của Lewis tại hai khu vực kinh tế được thể hiện
như sau:
2.3.1.1 Khu vực kinh tế nông thôn truyền thống
Nếu xem sản lượng lương thực của khu vực kinh tế nông thôn là TPA,
ta có Hàm sản xuất nông nghiệp truyền thống được thể hiện như sau:
TPA = f(L, k, t)
Trong đó:
• L: lực lượng lao động biến đổi.
• k: tư bản cố định (đất đai).
• t: kỹ thuật không đổi.

(Nguồn: Lewis, W. Arthur, 1954, [23])


Hình 2.1: Đồ thị hàm sản xuất nông nghiệp truyền thống

45
Hình 2.1 biểu diễn đường tổng sản lượng lương thực ở khu vực nông
nghiệp cho thấy: khi số lượng lao động tăng lên một khoảng từ a đến b, sản
lượng lương thực sẽ tăng lên tương ứng từ d đến e. Tuy nhiên, khi lượng
lao động tiếp tục tăng lên một khoảng bằng lần trước từ b đến c (ab = bc),
sản lượng lương thực tăng lên tương ứng từ e đến f sẽ ít hơn lượng tăng
lương thực của lần trước (ef < de). Khi lao động tiếp tục tăng lên từ c đến
g, sản lựợng đầu ra không tăng; ngoài điểm g, sản phẩm giới hạn của lao
động là bằng 0 hoặc có xu hướng giảm dần xuống âm.
Điều này có nghĩa là khi tăng thêm lao động, sản phẩm biên trong
nông nghiệp không tăng mà còn giảm dần vì khu vực nông nghiệp có một
lượng đất hạn chế để canh tác, sản phẩm cận biên của một nông dân bổ
sung được coi là bằng không vì quy luật giảm dần lợi nhuận cận biên đã
diễn ra do đầu vào cố định là đất. Kết quả là, khu vực kinh tế nông nghiệp
có một số lượng lao động không đóng góp vào sản lượng nông nghiệp vì
năng suất biên của họ bằng không. Từ Hình 2.1, ta có biểu đồ thặng dư lao
động được thể hiện như sau:

(Nguồn: Lewis, W. Arthur, 1954, [23])


Hình 2.2: Năng suất lao động trung bình và cận biên thuộc khu vực
nông nghiệp truyền thống
Năng suất lao động trung bình được xác định bằng đường APLA. Ban
đầu khi gia tăng lượng lao động sử dụng thì APLA tăng dần và đạt cực đại.
Sau đó, nếu tiếp tục gia tăng lao động thì APLA giảm dần.
Năng suất lao động cận biên được xác định bằng đường MPLA. Quy
luật năng suất biên giảm dần: Khi sử dụng số lượng lao động ngày càng
tăng, trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên, thì năng suất

46
biên của lao động sẽ ngày càng giảm xuống. Thặng dư lao động biểu hiện
khi MPLA = 0. Nhóm nông dân không tạo ra bất kỳ sản lượng nào được gọi
là lao động dư thừa vì nhóm này có thể được chuyển sang lĩnh vực khác
mà không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp.
2.3.1.2 Khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại
Ngược lại với khu vực nông nghiệp lạc hậu, lĩnh vực kinh tế công
nghiệp hiện đại sử dụng vốn tái sản xuất, sản xuất cho thị trường với lợi
nhuận, sử dụng lao động làm công ăn lương và sử dụng các kỹ thuật sản
xuất cơ giới hóa hiện đại. Vì vậy, rõ ràng là sản lượng trên mỗi lao động
(hay năng suất lao động) trong lĩnh vực công nghiệp cao hơn nhiều so với
nông nghiệp. 
Gọi TPM là sản lượng đầu ra của khu vực kinh tế công nghiệp, ta có
Hàm sản xuất của khu vực công nghiệp phụ thuộc vào sự biến đổi của lao
động L, vốn k và kỹ thuật t như sau:

(Nguồn: Lewis, W. Arthur, 1954, [23])


Hình 2.3: Đồ thị hàm sản xuất của khu vực công nghiệp
Hình 2.3 biểu diễn đường tổng sản lượng của khu vực công nghiệp
hiện đại cho thấy, trong khu vực kinh tế công nghiệp, tổng sản phẩm
công nghiệp OTP1 được sản xuất bởi số công nhân OL1 và lượng vốn k1
kết hợp với kỹ thuật t. Khi các nhà tư bản sử dụng lợi nhuận thu được để
tái đầu tư, vốn k1 sẽ tăng lên k2 và k3 kết hợp với lượng tăng lao động lên
L2 và L3 làm cho các đường sản lượng dịch chuyển tương ứng từ TPM(k1)
sang TPM(k2) và TPM(k3). Quá trình tích lũy tư bản (thông qua hoạt động

47
đầu tư) và sự mở rộng của khu vực hiện đại cũng như việc thu nhận lao
động thặng dư ở nông thôn được minh họa trong Hình 2.4 với các đường
năng suất cận biên của khu vực hiện đại được suy ra từ các đường tổng
sản lượng ở Hình 2.3.

(Nguồn: Lewis, W. Arthur, 1954, [23])


Hình 2.4: Đồ thị tái đầu tư lợi nhuận
và tăng trưởng khu vực công nghiệp
Người lao động chuyển sang khu vực kinh tế hiện đại vì chủ lao
động ở đây trả lương cao hơn mức đủ sống trong khu vực truyền thống.
Tiền lương khu vực truyền thống tạo ra mức sàn cho tiền lương khu vực
hiện đại, nhưng lương ở khu vực hiện đại phải cao hơn để thu hút lao động.
Lewis cho rằng khoảng cách tiền lương phụ thuộc vào mức phụ trội giả
định giữa hai khu vực tối thiểu là 30%.
Cơ sở lý luận của việc bổ sung khoảng vượt trội này là để người lao
động tự trang trải chi phí chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp
(hoặc từ nông thôn ra thành thị) cũng như để đáp ứng chi phí sinh hoạt
cao hơn ở thành thị. Trên cơ sở giả định này, mô hình cho thấy sự gia
tăng khối lượng đầu tư (thông qua tích lũy vốn) và sản xuất trong khu
vực công nghiệp tạo ra đủ cơ hội việc làm để tất cả lao động thặng dư
từ khu vực nông nghiệp được thu hút vào việc làm có thu nhập ngoài
nông nghiệp.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức thu nhập trung bình thực tế OA
của người lao động trong khu vực nông thôn truyền thống bằng sản phẩm
lao động bình quân.

48
Trong khu vực công nghiệp, mức lương nhân công OW  cao hơn
trung bình 30% so với mức lương đủ sống (OW > OA), ta có cung lao động
là đường nằm ngang WS (giả định ở mức tiền công này cung lao động ở
nông thôn là vô hạn). Vì tiền lương trong khu vực công nghiệp phụ thuộc
vào thu nhập của khu vực tự cung tự cấp, các nhà tư bản sẽ cố gắng giảm
năng suất/tiền lương trong khu vực tự cung tự cấp để khu vực công nghiệp
có thể mở rộng bằng cách sử dụng ngày càng nhiều lao động bằng cách trả
một mức lương cố định.
Theo Lewis giả định, để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà tư bản ban
đầu  sử dụng L1  số lượng công nhân bằng cách cân bằng năng suất cận
biên với mức lương công nghiệp (W). Khi lượng cung tư bản cố định k1,
đường cầu lao động D1(k1) được xác định bằng năng suất biên lao động giảm
dần giao với đường cung lao động tại điểm I, ta có:
Ban đầu, tổng sản lượng công nghiệp là OD1IL1, trong đó:
- Các khoản trả cho lao động dưới dạng tiền lương là phần diện tích
OWIL1.
- Thặng dư tư bản hay tổng lợi nhuận tư bản chính là phần chênh
lệch còn lại WD1I.
Sự tăng trưởng của khu vực tư bản và tỷ lệ hấp thụ lao động từ khu
vực tự cung tự cấp phụ thuộc vào việc sử dụng thặng dư tư bản. Khi phần
thặng dư được tái đầu tư: k2 = k1 + WD1I, tổng sản phẩm lao động sẽ tăng lên
TPM (k2). Đường năng suất cận biên dịch chuyển lên trên sang phải, biểu hiện
ở đường cầu lao động là D2(k2). Giả sử tiền lương không đổi, khu vực công
nghiệp lúc này cung cấp nhiều việc làm hơn. Do đó, việc làm tăng một khoảng
L1L2. Mức lao động được sử dụng tạo nên sự cân bằng mới ở khu vực công
nghiệp hiện đại và được thiết lập tại điểm G, với số nhân công được sử dụng
là OL2 ta có tổng sản lượng công nghiệp là OD2GL2, trong đó:
- Các khoản trả cho lao động dưới dạng tiền lương là phần diện tích
OWGL2.
- Thặng dư tư bản hay tổng lợi nhuận tư bản tăng từ WD1I đến WD2G.
Số tiền này bây giờ có thể được tái đầu tư và quá trình này sẽ được
lặp lại: số tư bản của khu vực công nghiệp sẽ tăng lên k3 = k2 + WD2G, tổng
sản lượng tăng lên OD3HGL3; đường cầu lao động dịch chuyển lên D3(k3)
dẫn đến lượng lao động được sử dụng tăng lên OL3.

49
Như vậy, chúng ta thấy rằng sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp
và tỷ lệ thu nhận lao động nông nghiệp dư thừa trong công nghiệp phụ
thuộc vào sự tái đầu tư của thặng dư tư bản. Thặng dư tư bản tiếp tục tăng
do sản lượng tăng với mức lương công nghiệp không đổi. Phần thặng dư
bổ sung hiện có thể được tái đầu tư và quá trình này tiếp tục diễn ra cho
đến khi tất cả lao động thặng dư cạn kiệt.
Chính sự gia tăng tỷ trọng lợi nhuận trong khu vực tư bản đảm
bảo rằng thặng dư lao động được sử dụng liên tục và cuối cùng sẽ cạn
kiệt. Nếu rút thêm lao động ở khu vực nông thôn truyền thống sẽ dẫn
đến sản lượng sản xuất nông nghiệp bị giảm, cung lao động cho khu vực
công nghiệp trở nên hoàn toàn ít co giãn hơn và trở thành dốc đứng. Khi
toàn bộ lao động thặng dư được thu nhận vào khu vực công nghiệp, tiền
lương trong khu vực nông nghiệp sẽ bắt đầu tăng, khiến mức lương công
nghiệp tăng tương ứng. Khi tiền lương thực tế và lao động trong khu vực
hiện đại có xu hướng tăng do NSLĐ tăng, nền kinh tế sẽ bước vào giai
đoạn tăng trưởng tự lực, tạo nên sự chuyển đổi cơ cấu từ nền kinh tế nông
nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Một số điểm không phù hợp của mô hình Lewis:
- Bỏ qua Chi phí cơ hội
Sự phát triển kinh tế diễn ra thông qua việc thu nhận lao động từ khu
vực nông nghiệp, nơi chi phí cơ hội của lao động thấp. Nhưng nếu có chi
phí cơ hội dương, ví dụ như mất sản lượng vào mùa cao điểm thu hoạch,
thì việc chuyển lao động khỏi khu vực nông thôn sẽ dẫn đến giảm sản
lượng nông nghiệp.
- Bỏ qua tác động của tăng trưởng dân số
Mô hình Lewis đánh giá thấp tổng tác động của việc dân số tăng
nhanh ở một nước đang phát triển, tức là ảnh hưởng của nó đối với thặng
dư nông nghiệp, tỷ trọng lợi nhuận trong sản lượng, tỷ lệ tiền lương và cơ
hội việc làm ở cả khu vực nông thôn và thành thị.
- Bỏ qua khả năng thất nghiệp
Lewis giả định rằng tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất sẽ
giống như tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu phát triển
công nghiệp liên quan đến việc sử dụng ngày càng nhiều kỹ thuật thâm

50
dụng vốn, thì dòng lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp sẽ tạo ra
ngày càng nhiều tình trạng thất nghiệp.
- Bỏ qua phát triển nông nghiệp
Lewis đã hoàn toàn bỏ qua nhu cầu tăng trưởng cân bằng giữa nông
nghiệp và công nghiệp. Ở một nước đang phát triển có mối liên hệ chặt chẽ
giữa tăng trưởng nông nghiệp và mở rộng công nghiệp. Vì vậy, nếu một
phần lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được không được dành cho phát triển
nông nghiệp, thì toàn bộ quá trình công nghiệp hóa sẽ dừng lại.
Mô hình Lewis đã hoàn toàn bỏ quên tầm quan trọng của tăng trưởng
nông nghiệp đối với việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của một nước
đang phát triển.  Với việc chuyển lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp, nhu cầu về hàng hóa tiền lương (chủ yếu là lương thực) tăng lên.
Nếu không thể tăng sản lượng lương thực một cách tương xứng
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, giá lương thực sẽ tăng.  Do đó,
công nhân công nghiệp sẽ đòi hỏi mức lương cao hơn. Nếu lương công
nghiệp được nâng lên, tỷ lệ lợi nhuận sẽ giảm xuống. Điều này sẽ dẫn
đến giảm tốc độ hình thành vốn và sẽ làm chậm tốc độ phát triển công
nghiệp. Trong trường hợp không có tăng trưởng nông nghiệp, việc mở
rộng khu vực công nghiệp sẽ bị dừng lại. Do đó, tăng trưởng chậm hoặc
trì trệ ảo của ngành nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hình thành vốn
và tăng trưởng công nghiệp.
- Tăng tỷ lệ tiền lương thực tế trong khu vực công nghiệp
Bản thân việc thu nhận lao động dư thừa có thể kết thúc sớm vì các
đối thủ cạnh tranh có thể tăng mức lương và giảm tỷ trọng lợi nhuận. Tiền
lương trong lĩnh vực công nghiệp bị các công đoàn ép tăng trực tiếp và
gián tiếp thông qua yêu cầu tăng lương trong lĩnh vực tự cung tự cấp, như
là khoản thanh toán để tăng năng suất. Trên thực tế, với sự chênh lệch tiền
lương giữa thành thị và nông thôn ở hầu hết các nước nghèo, thất nghiệp
quy mô lớn hiện đang diễn ra ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
- Khả năng áp dụng các kỹ thuật tiết kiệm lao động
Mô hình Lewis dựa trên giả định ngầm rằng tốc độ dịch chuyển lao
động và tạo việc làm trong khu vực hiện đại tỷ lệ thuận với tốc độ hình
thành vốn của nó. Tốc độ tích lũy tư bản càng nhanh thì tốc độ phát triển
của khu vực hiện đại càng cao và tốc độ tạo việc làm càng nhanh.
Thay vào đó, nếu lợi nhuận của nhà tư bản được tái đầu tư vào máy

51
móc và thiết bị tinh vi hơn, thì mức độ việc làm trong khu vực công nghiệp
khó có thể tăng lên, tình trạng dư thừa lao động là không thể tránh khỏi.

(Nguồn: Lewis, W. Arthur, 1954, [23])


Hình 2.5: Đồ thị tích lũy tư bản, tiết kiệm lao động được sử dụng
Điểm này được minh họa trong Hình 2.5, trong đó hai đường cầu
lao động D1 và D2 cắt nhau (D2 không nằm đồng nhất trên D1 như đã
được Lewis công nhận), vì đường cầu D2 (K2) dốc hơn D1 (K1) bổ sung
vào vốn tư bản thể hiện tiến bộ kỹ thuật tiết kiệm lao động - nghĩa là,
công nghệ K2 đòi hỏi lao động trên một đơn vị sản lượng ít hơn nhiều so
với công nghệ K1.
Như vậy, tổng sản lượng đã tăng đáng kể (tức là OD2EL1 lớn hơn
nhiều so với OD1EL1) nhưng tổng tiền lương (OWEL1) và mức việc làm
vẫn giữ nguyên. Vì vậy toàn bộ sản lượng thặng dư dồn về cho nhà tư bản
dưới hình thức lợi nhuận. 
Nguyên nhân là do thành quả của sự tiến bộ được phân phối không
đồng đều. Tất cả thu nhập và sản lượng tăng thêm được phân phối cho một
số ít chủ sở hữu tư bản, trong khi mức thu nhập và việc làm của đông đảo
công nhân hầu như không thay đổi. 
- Sự khác biệt về chất lượng lao động
Vì ngành công nghiệp đòi hỏi các loại lao động khác nhau nên việc
chuyển lao động phổ thông từ nông nghiệp sang công nghiệp một cách
trơn tru và không tốn kém như trong mô hình Lewis dường như phi thực
tế. Vấn đề có thể được giải quyết bằng cách đầu tư vào giáo dục, đào tạo

52
và hình thành kỹ năng cho người lao động. Nhưng quá trình này không đơn
giản và cũng tốn kém.
- Khủng hoảng Nợ
Lewis cũng giả định rằng các nhà tư bản sẽ tái đầu tư toàn bộ thu
nhập (lợi nhuận) của họ vào các dự án kinh doanh mới bởi vì họ sẽ có xu
hướng tái đầu tư cao và thu nhập của họ sẽ không bị rò rỉ ra khỏi đất nước
thông qua đường vay vốn hoặc thông qua việc tiêu dùng hàng nhập khẩu
xa xỉ. Nhưng các nhà tư bản có thể khiến quá trình tăng trưởng bị đình trệ
thông qua việc tháo chạy vốn, đặc biệt là trong một nền kinh tế ngày càng
toàn cầu hóa.
Kết luận
Bất chấp tất cả những phê bình này, mô hình Lewis không thể bị bác
bỏ hoàn toàn. Trên thực tế, nó có thể được tinh chỉnh và sửa đổi bằng cách
nới lỏng một số giả định phi thực tế để phù hợp với thực tế của các nước
đang phát triển.
Mô hình Lewis rõ ràng tập trung vào tầm quan trọng của lợi nhuận
như là động lực chính thúc đẩy tích lũy tư bản trong tăng trưởng công nghiệp
và do đó tạo ra việc làm và thu nhập ở các nước dư thừa lao động. Nó cũng
nhấn mạnh các vấn đề tăng trưởng mà nhiều nền kinh tế kép của châu Á và
châu Phi đang phải đối mặt cũng như tầm quan trọng của sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng.
2.3.2 Mô hình thay đổi cơ cấu của Chenery
Hollis Burnley Chenery là một nhà kinh tế học người Mỹ thuộc
Ngân hàng Thế giới, nổi tiếng với những đóng góp tiên phong trong
lĩnh vực kinh tế học phát triển. Mô hình thay đổi cơ cấu của Chenery
định nghĩa phát triển kinh tế là một tập hợp các thay đổi cần thiết có
liên quan lẫn nhau trong cấu trúc của một nền kinh tế đang phát triển để
chuyển đổi nó từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp
để tiếp tục tăng trưởng bên cạnh việc tích lũy vốn cả về con người và
vật chất [6]. Ông cùng các cộng sự đã khảo sát sự chuyển đổi cơ cấu
sản xuất của nhiều quốc gia đang phát triển trong thời gian từ 1950 đến
1973 thông qua nghiên cứu thực nghiệm đa quốc gia về cơ cấu kinh tế
và thu nhập theo đầu người bằng cách phân tích số liệu theo chuỗi thời
gian và theo thời điểm.
Mô hình của Chenery đòi hỏi sự thay đổi các cấu trúc hiện có trong

53
một nền kinh tế đang phát triển để mở đường cho sự thâm nhập của các
ngành công nghiệp mới và cơ cấu hiện đại để đạt được vị thế của một quốc
gia công nghiệp. Nó khá giống với mô hình của Lewis nhưng theo quan
điểm của Chenery, đầu tư và tiết kiệm mặc dù cần thiết vẫn không đủ để
thúc đẩy mức độ tăng trưởng cần thiết. Mô hình của Chenery áp dụng bốn
chiến lược chính để đạt được tăng trưởng kinh tế:
- Chuyển đổi sản xuất từ nông
​​ nghiệp sang sản xuất công nghiệp.
- Thay đổi cơ cấu nhu cầu của người tiêu dùng từ việc nhấn mạnh vào
hàng hóa thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác sang mong muốn có
nhiều sản phẩm chế tạo và dịch vụ.
- Thương mại quốc tế tạo ra một thị trường cho hàng xuất khẩu của
các quốc gia đang phát triển.
- Sử dụng tài nguyên cũng như sự thay đổi của các yếu tố kinh tế xã
hội như sự phân bố dân số quốc gia.
Chenery đưa ra kết luận khi thu nhập trên đầu người tăng lên sẽ dẫn
đến sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp,
điều này thể hiện như Hình 2.6 dưới đây:

(Nguồn: Chenery H., 1960, [6])


Hình 2.6: Đồ thị về sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất
Trong Hình 2.6, vào thời điểm năm 1976 qua khảo sát nghiên cứu
những quốc gia đang phát triển, Chenery cho thấy khi thu nhập quốc dân

54
trên đầu người tăng lên, tỷ trọng sản lượng nông nghiệp GDP giảm
xuống còn tỷ trọng sản lượng nông nghiệp trong GDP tăng lên. Cụ thể:
- Khi thu nhập quốc dân là 200 USD/đầu người thì tỷ trọng nông
nghiệp chiếm 45% của GDP và giá trị sản phẩm công nghiệp chiếm
15% GDP.
- Tại thu nhập 600 USD/đầu người, tỷ trọng nông nghiệp và công
nghiệp tương đương nhau. Sự thay đổi cơ cấu sản xuất biểu hiện rõ tại
điểm này.
Theo Chenery, tại giai đoạn trước phát triển, kém phát triển, mức thu
nhập trên đầu người là dưới 600 USD, nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất
nông nghiệp. Khi thu nhập trên đầu người tăng lên, từ 600 đến 3.000 USD
là giai đoạn sau hay giai đoạn chuyển tiếp của phát triển, sự tăng trưởng
kinh tế phụ thuộc vào sản xuất công nghiệp. Đồng thời, vốn con người, tiết
kiệm, đầu tư, số người đi học cũng tăng lên cùng với sự gia tăng tỷ trọng
sản lượng công nghiệp trong GDP và sự tăng trưởng kinh tế,.
- Khi thu nhập tăng lên 1.000 USD/đầu người thì giá trị sản lượng
công nghiệp tăng lên 28% GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp giảm xuống
còn 20% GDP. Tuy nhiên, sự giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP
trong quá trình phát triển không có nghĩa là giảm sản lượng, trái lại sản
lượng nông nghiệp thực tế vẫn tăng.
NSLĐ trong khu vực nông nghiệp tăng chậm ở giai đoạn đầu, bằng
với năng suất công nghiệp sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp và tổng
NSLĐ tăng lên trong toàn nền kinh tế. Tương tự, nền kinh tế có mức sản
lượng bình quân đầu người cao sẽ có cơ cấu rất khác so với những nền kinh
tế có mức sản lượng bình quân thấp hơn.
Khi công nghiệp phát triển, lượng người di dân từ nông thôn ra thành
thị ngày càng nhiều dẫn đến tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, Chenery cho
thấy dân số thành thị vượt dân số nông thôn khi thu nhập 1.000 USD/đầu
người. Mặt khác, công nghiệp hóa và đô thị hóa tạo nên sự phân hóa giàu
nghèo, khoảng cách thu nhập giữa giàu và nghèo ngày càng xa cho nên đòi
hỏi Nhà nước cần phải có chính sách điều hòa trong thu nhập.
Trong suốt quá trình chuyển tiếp, Chenery cho thấy có sự gia tăng về
xuất, nhập khẩu cùng với sự gia tăng tỷ trọng hàng hóa công nghiệp trong
xuất khẩu và giảm tỷ trọng sản phẩm công nghiệp trong nhập khẩu. Sau sự
thay đổi cơ cấu sản xuất, sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp

55
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ chậm. Sự di chuyển chậm đó làm cho
khu vực nông nghiệp trở nên quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm
cho cả hai giai đoạn trước và sau phát triển kinh tế.
Như vậy, mô hình phát triển của Chenery có tính chất tương đồng
với tư tưởng của Lewis: trong quá trình tăng trưởng kinh tế, việc dịch
chuyển các yếu tố sản xuất như lao động và vốn từ khu vực có năng suất
thấp hơn sang khu vực có năng suất cao hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng.
Mô hình thay đổi cơ cấu của Hollis Chenery có thể được hiểu là
kiểu hình bình quân, không phải là kiểu hình phát triển chung cho mọi
quốc gia. Điều này là do mỗi nền kinh tế có các đặc điểm khác biệt như
quy mô nền kinh tế, sự dồi dào hay khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, sự
sẵn có hay không vốn và công nghệ nước ngoài, sự cởi mở của môi trường
ngoại thương, các chiến lược và chính sách của Nhà nước… dẫn đến việc
mỗi nước có sự khác biệt trong nhịp độ và kiểu hình chuyển dịch cơ cấu
cụ thể. Hơn nữa, các yếu tố giống nhau giữa các nước cũng có thể khác
nhau theo thời gian.
Mặc dù, cách tiếp cận của Chenery giải thích tốt hơn về thay đổi
cấu trúc kinh tế, nhưng nó cũng có những hạn chế của nó. Một trong
những lời phê bình chống lại mô hình thay đổi cấu trúc của Chenery
là các khu vực thất bại thị trường xuất phát từ việc khai thác lợi thế so
sánh tĩnh kém hơn ở các nước đang phát triển cho đến cách tiếp cận
mang tính bảo hộ hoặc can thiệp hơn mà chỉ tập trung vào việc tạo ra
lợi thế so sánh động.
Dù vậy, mô hình của Chenery rất hữu ích cho tăng trưởng kinh tế
khi các quốc gia khác nhau với các hệ thống kinh tế khác nhau có thể hỗ
trợ lẫn nhau về quan hệ kinh tế. Lưu ý, mô hình này phù hợp với những
nỗ lực phát triển kinh tế của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn
cầu hóa [15]. Từ quan điểm toàn cầu hóa, mô hình thay đổi cơ cấu ưu việt
hơn so với các mô hình tăng trưởng tuyến tính, đặc biệt là khi xét đến hoàn
cảnh riêng của các nước đang phát triển. Theo mô hình thay đổi cơ cấu, các
chính phủ có thể định hướng tốc độ phát triển bằng cách sử dụng các công
cụ chính sách như thuế quan để bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương
mục tiêu. Đồng thời, các công cụ chính sách cung cấp một kênh để chính
phủ các nước đang phát triển bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi những tác hại
của toàn cầu hóa. 

56
2.4 Lý thuyết về quan hệ phụ thuộc quốc tế trong tiến trình
phát triển
Khi lý thuyết phát triển hiện thời không mang lại bất cứ thay đổi nào
trong cuộc sống của người dân ở các nước đang phát triển, sự bất bình gia
tăng giữa các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển thì trong những năm
1970 xuất hiện thêm trường phái lý thuyết về quan hệ phụ thuộc quốc tế
trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới nổi lên với sự ủng hộ ngày càng
gia tăng, đặc biệt là ở các nước thế giới thứ ba.
Thế giới chia làm hai nhóm: nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo.
Sự phát triển của nhóm nước nghèo là “sự phát triển phụ thuộc”, theo đó
sự phát triển này phụ thuộc vào vốn, thương mại và công nghệ mang đến
từ các nước giàu. Các nước kém phát triển thường phụ thuộc vào các nước
phát triển và bị bóc lột. Ngay trong một nước nghèo có thể có tầng lớp
thống trị (bao gồm chính trị gia, quân nhân,...) có quan hệ khăng khít với
các nước phát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong
nước. Vì vậy, các nước nghèo không nên đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa để phát triển kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư
bản chủ nghĩa. Chủ trương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế
đóng cửa và tự cấp tự túc.
Lý thuyết phát triển phụ thuộc sau đó phát triển hơn, đặc biệt là bởi
các học giả từ châu Mỹ La tinh. Phát triển phụ thuộc nhiều khi là cần thiết,
không tránh khỏi. Hầu hết các nước phát triển từ nghèo thành giàu như
Australia, Canada, các nước Đông Á, một số nước Mỹ La tinh như Brazil,
Argentina... đều phải dựa vào phát triển phụ thuộc. Tuy nhiên, kết cục các
nước này cũng khác nhau, tùy theo các yếu tố khác, đặc biệt là năng lực
lãnh đạo của nhà nước. Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan... bên cạnh
dựa vào thương mại, công nghệ của nước ngoài (như Mỹ), còn có một nhà
nước minh bạch, có năng lực quản lý [37].
Lý thuyết phụ thuộc có hai hạn chế lớn, đó là:
- Chủ yếu chỉ tập trung tới việc tìm ra tại sao các nước kém phát triển
vẫn cứ kém phát triển. Họ không có các ý tưởng cụ thể để xem xét nước
này nên thoát khỏi tình trạng đó như thế nào.
- Thất bại lớn của các nước theo đuổi cách tiếp cận cấp tiến/triệt để
này để có được đường lối cách mạng. Các nước này lật đổ giai cấp thống
trị hiện thời và thay đổi chiến dịch cách mạng của việc bình thường hoá

57
nhưng cuối cùng đã không đạt được bất cứ sự cải thiện có ý nghĩa nào
trong điều kiện của dân chúng.
2.5 Lý thuyết phi tân cổ điển
Vào thập niên 1980, kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn
phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải dựa vào thị trường chứ
không phải vào sự can thiệp của nhà nước. Nói cách khác, họ đề cao phát
triển kinh tế thân thiện với thị trường. Không giống với lý thuyết phụ thuộc
tin rằng tình trạng kém phát triển là một hiện tượng do bên ngoài gây ra, lý
thuyết phi tân cổ điển tin rằng tình trạng kém phát triển là một hiện tượng
bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong. Luận cứ trung tâm của lý thuyết phi
tân cổ điển là tình trạng kém phát triển bắt nguồn từ việc phân bổ nguồn
tài nguyên nghèo nàn do các chính sách sai lệch về giá cả và việc nhà nước
can thiệp quá nhiều của các nước thế giới thứ ba. Thế giới thứ ba kém phát
triển không phải bởi các hoạt động bóc lột của các nước thế giới thứ nhất
và các tổ chức quốc tế kiểm soát mà là bởi sự can thiệp của nhà nước và
tình trạng tham nhũng, các chính sách không hiệu quả và thiếu các động
cơ về kinh tế cụ thể.
Theo lý thuyết này, điều cần thiết là xóa bỏ những hạn chế thị trường,
tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công như một cách để
giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế; đồng thời, giảm tham
nhũng, cải cách pháp luật, điều đó cho phép “ma lực của thương trường”
và “bàn tay vô hình” của giá cả thị trường chỉ đạo việc phân bổ nguồn lực
và thúc đẩy phát triển kinh tế.
2.6 Mô hình kế hoạch hoá các mô hình tăng trưởng của Keynes
Khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 1929 - 1933 chứng tỏ mô
hình “tự điều tiết” nền kinh tế của trường phái cổ điển và tân cổ điển là
không phù hợp và Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith tỏ ra kém
hiệu quả. Năm 1936, John Maynard Keynes với tác phẩm Lý thuyết chung
về việc làm, lãi suất và tiền tệ đánh dấu sự ra đời của mô hình tăng trưởng
kinh tế mới: mô hình kế hoạch hóa gồm mô hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô,
phân tích bảng cân đối liên ngành và sự mở rộng của nó, ma trận kế toán
xã hội, chương trình hóa tuyến tính, các mô hình tính toán cân bằng tổng
hợp và phân tích chi phí - lợi nhuận.
Những quan điểm chủ yếu của Keynes là:
- Nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong xác định sản lượng của nền

58
kinh tế. Sau khi phân tích các xu hướng biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm,
đầu tư và ảnh hưởng của chúng đến tổng cầu, Keynes khẳng định cần thực
hiện nhiều biện pháp để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội.
- Nhấn mạnh vai trò của Nhà nước thông qua các chính sách kinh
tế như: sử dụng ngân sách nhà nước kích thích đầu tư thông qua các đơn
đặt hàng của nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp; giảm lãi suất
ngân hàng để khuyến khích đầu tư; đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế,
công trái nhà nước vào các công trình công cộng và một số biện pháp hỗ
trợ khác khi đầu tư tư nhân giảm sút.
Trong phạm vi chương 2 chỉ trình bày mô hình tăng trưởng kinh tế vĩ
mô của Keynes với nội dung cốt lõi: Tiết kiệm và đầu tư tạo nên sản xuất
gia tăng là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Phát triển tư tưởng của Keynes, những năm 40 của thế kỷ XX, nhà
kinh tế học Harrod (Anh) và Domar (Mỹ) đưa ra mô hình mang tên Harrod
- Domar xem xét mối quan hệ tăng trưởng và các nhu cầu về vốn.

g= = (1)
Trong đó:

• g: tốc độ tăng trưởng (g= ).


• i: tỷ lệ đầu tư (i=I/Y).
• s: tỷ lệ tiết kiệm (s=S/Y).
• k: ICOR: hệ số sử dụng vốn: tỷ lệ vốn/sản lượng hay là tốc độ tăng
của vốn (k=I/ = .
• Y: tổng sản phẩm quốc dân.
• I : tổng đầu tư.
• S: tổng tiết kiệm.
• K: vốn dự trữ.
Phương trình (1) cho thấy, khi biết k thì có thể xác định được tốc độ tăng
trưởng của tổng sản lượng quốc gia (GNP) và tỷ lệ tiết kiệm tương ứng để có
thể đạt sự tăng trưởng đó. Đồng thời, có thể xác định được phần tiết kiệm hiện
có của nền kinh tế và tính toán được tốc độ tăng trưởng tương ứng với nó. Hệ
số ICOR phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất
của đầu tư (để tăng 1 đồng sản lượng cần đầu tư k đồng vốn).

59
Phương trình Harrod - Domar chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả
tương tác giữa tiết kiệm và đầu tư, cũng như đầu tư là động lực cơ bản của
sự tăng trưởng kinh tế. Phương trình (1) trong dạng thực tiễn được thể hiện
như sau [9, 36]:

∆Yt = Yt - Yt-1 = ∆Kt-1 = (It-1 -⸹Kt-1) (2)

hay: Yt = Yt-1+ (It-1 -⸹Kt-1) (3)


Trong đó:
• ⸹: tỷ lệ khấu hao của vốn cố định hiện có.
• t: năm hiện hành. t-1: năm trước.
Giả định sản xuất đã tiếp nhận ngay đầu tư của năm hiện hành
trước khi cho ra sản phẩm, đây là toàn bộ phần cung nền kinh tế có thể
sản xuất được.
Phần cầu của mô hình là các sản phẩm được sử dụng và được thể
hiện trong phương trình cốt lõi của mô hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô của
Keynes như sau:
St = s . Yt `(4)
It = St + Ft (5)
Mt = m . Yt (6)
Mt = Et + Ft (7)
Ct = Yt - It + Ft (8)
Trong đó:
• S: tổng tiết kiệm (tích lũy) trong nước.
• F: viện trợ và đầu tư từ nước ngoài.
• M: nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
• E: xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
• C: tiêu dùng.
• s: tỷ lệ tiết kiệm (tích lũy) trong nước.
• m: tỷ lệ nhập khẩu biểu hiện xu hướng nhập khẩu.
Giả định đã biết giá trị các tham số s và m, ta có:
- Phương trình (4) thể hiện hàm tiết kiệm Keynes với tỷ lệ tiết kiệm
(s) không đổi.

60
- Phương trình (5) cho thấy tổng đầu tư phải hình thành từ nguồn tích
lũy trong nước và viện trợ từ nước ngoài.
- Phương trình (6) xác định tỷ lệ nhập khẩu không đổi (m) trong
thu nhập.
- Phương trình (7) nói lên nhập khẩu phải được cung cấp tài chính từ
nguồn thu của xuất khẩu và vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Phương trình (8) cho biết số dư giữa thu nhập và dự trữ tiêu dùng.
Theo mô hình, có 10 biến số gồm: Yt, Yt-1, Kt-1, It, It-1, St, Mt, Et, Ft
và Ct; trong đó: Yt-1, Kt-1, It-1 là 3 biến số phụ thuộc được giả định đã biết
trước vì là số liệu của năm trước (t-1), còn biến số Et được ước tính thường
xuyên và riêng biệt vì xuất khẩu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài mô
hình, khả năng trong nước chủ yếu là cung cấp hàng xuất khẩu và tình hình
thị trường thế giới. Vì vậy, số ẩn số cần tìm là 6 tương ứng với 6 phương
trình từ (3) đến (8), dễ dàng giải được các biến số còn lại của mô hình.
Một biến số khác được ước tính không phụ thuộc vào mô hình là
viện trợ và đầu tư từ nước ngoài (Ft) vì nguồn vốn vào các nước đang
phát triển là do đàm phán và không phụ thuộc vào các biến động kinh tế
trong nước.
Như vậy, khi chỉ có 5 ẩn số nhưng có 6 phương trình thì có một trong
6 phương trình đó không thỏa mãn mô hình, không thể xác định được
phương trình nào không cần thiết cho mô hình trừ các trường hợp ngẫu
nhiên. Loại phương trình thừa này là đặc thù của các mô hình kế hoạch hóa
và được xác định như sau:
- Tại phương trình (1) tổng sản phẩm của năm hiện hành Yt có thể
được tính toán vì nó phụ thuộc vào các biến số phụ thuộc được xác định giá
trị trong năm trước đó (t-1). Từ đó tổng tiết kiệm St (của phương trình 4) và
nhập khẩu Mt (của phương trình 6) có thể tính toán một cách trực tiếp với Yt
suy từ phương trình (1) và giá trị các tham số s và m giả định đã biết trước.
- Kết quả lượng tổng tiết kiệm từ phương trình (4) giúp xác định giá
trị đầu tư tại phương trình (5).
Để tăng thu nhập trong năm t+1 theo chỉ tiêu phấn đấu của Nhà
nước, từ phương trình (3), suy ra tổng đầu tư phù hợp là:
It = k (Yt+1 - Yt) + Kt (9)

61
- Phương trình trên cho biết mức phấn đấu của đầu tư cho giai đoạn
sau nhằm tăng thu nhập từ Yt đến Yt-1 và bù được vốn sản xuất hiện tại Kt
với vốn nước ngoài cố định, nó đòi hỏi dự trữ trong nước lớn hơn hoặc nhỏ
hơn đầu tư đã biết ở phương trình (5). Vì phương trình (4) đưa ra giới hạn
mức dự trữ phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và là cơ sở để xác định mức
đầu tư tại phương trình (5), nếu mức dự trữ ở phương trình (9) lớn hơn, nền
kinh tế không tăng trưởng theo tốc độ mong muốn. Trong trường hợp này,
dự trữ trở thành giới hạn bắt buộc đối với việc tăng đầu tư. Ngược lại, nếu
phương trình (9) đòi hỏi dự trữ ít hơn chỉ tiêu tăng trưởng phấn đấu sẽ phù
hợp với cách dự trữ này và phương trình (5) là thừa.
- Ở phương trình (6), nhập khẩu bao gồm hàng hóa cho sản xuất
và tiêu dùng được xác định bởi thu nhập quốc dân (Yt). Nếu như tính
nhập khẩu từ nguồn thu xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài theo
phương trình (7) thì:
- Khi xuất khẩu tăng cộng với vốn từ nước ngoài ít hơn mức nhập
khẩu cần thiết thì thu nhập sẽ bị thấp hơn, mức nhập khẩu cũng ít hơn
so với chỉ tiêu phấn đấu. Lúc này, trao đổi với nước ngoài trở thành
giới hạn bắt buộc đối với sản xuất. Hơn nữa khi thiếu các hàng hóa vốn
phải nhập khẩu sẽ làm hạn chế đầu tư bắt buộc để đạt được mức phấn
đấu về tăng trưởng.
Thông qua mô hình kế hoạch hóa vĩ mô đầu tiên có tính chất tổng
quát này, Keynes đã thuật lại mô hình hai pha của Ronald Mckinnon -
Trường Đại học Stanford và một số nhà kinh tế khác đưa ra. Điều này thể
hiện ở sự liên quan đến phương trình (5) xác định đầu tư phụ thuộc vào
tiết kiệm trong nước và nguồn đầu tư nước ngoài và phương trình (7) cân
đối nhập khẩu dựa trên các nguồn thu từ xuất khẩu và vốn viện trợ từ nước
ngoài. Như vậy, trên cơ sở các khả năng sản xuất của nền kinh tế, chỉ có
một trong hai phương trình sẽ được thỏa mãn, đây sẽ là giới hạn bắt buộc
và phương trình còn lại là phương trình thừa của mô hình.
Hạn chế của mô hình kế hoạch hóa của Keynes đó là:
- Mô hình cho rằng tăng trưởng (được hiểu như là phát triển) chỉ đơn
giản là sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng GNP.
- Giả định ICOR không đổi hoặc tỷ lệ tiết kiệm không đổi.
- Thực tế, tăng trưởng có thể không do tăng đầu tư và đầu tư không
hiệu quả có thể không có tăng trưởng.

62
- Tăng tiết kiệm chỉ mang lại tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
- Đối với giải pháp tăng trưởng tích lũy bằng cách tăng đầu tư trong
nước mục tiêu tăng trưởng đạt được nhưng kéo theo hậu quả là tỷ lệ lạm
phát cao.
- Không đề cập đến lực lượng lao động và sự tiến bộ khoa học
kỹ thuật.
2.7 Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam
Mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam phát triển theo hướng kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần và theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước và được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo
các quy luật thị trường, hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó
dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa kết hợp với phát triển nông thôn, phát triển nguồn
lực con người. Nền kinh tế Việt Nam đang dần thành một bộ phận của nền
kinh tế thế giới và khu vực kể từ khi mở cửa kinh tế và từng bước hội nhập
với kinh tế quốc tế, chủ trương làm bạn với tất cả các nước. Trong đó, vai
trò kiến tạo của Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, vai trò của
kinh tế tư nhân được nhìn nhận sẽ là những trụ cột để tạo nên sức mạnh
kinh tế cho quốc gia.
Đây là một bước đột phá trong đổi mới tư duy kinh tế, giúp giải
phóng sức sản xuất vốn bị kìm hãm trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
trước kia, từ đó huy động được tổng hợp các nguồn lực để xây dựng đất nước.
Qua 35 năm Đổi mới, các thành phần kinh tế đều phát huy tính hiệu quả của
mình mang lại nhiều thành tựu to lớn, thể hiện rõ tính đúng đắn trong việc thực
hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Mô hình bao gồm 5 nội dung cốt lõi như sau:
2.7.1 Phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, tập thể, sở hữu tư
nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Tại Đại hội X
(năm 2006), Đảng ta xác định cơ cấu nền kinh tế nước ta gồm năm thành
phần kinh tế [63]:
- Kinh tế nhà nước.

63
- Kinh tế tập thể.
- Kinh tế tư nhân.
- Kinh tế tư bản nhà nước.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong các thành phần kinh tế trên, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ
đạo. Thành phần kinh tế tư nhân là một trong những động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế [63].
Văn kiện Đại hội X chỉ khác Đại hội IX ở chỗ đã sát nhập hai thành
phần kinh tế kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân thành một
thành phần đó là kinh tế tư nhân, là vì hai thành phần này có điểm chung
giống nhau là đều dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; đồng
thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại
hội X cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành
phần kinh tế bình đẳng với nhau. Điều này có tác dụng tích cực tạo sự yên
tâm phát triển sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong các
thành phần kinh tế phi nhà nước.
- Đối với kinh tế Nhà nước
Văn kiện Đại hội XIII làm rõ hơn vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước: kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà
nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát
triển KT - XH, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường. Nhà nước, cùng
với công cụ luật pháp, chính sách, phải có lực lượng vật chất để khắc phục
những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, điều
tiết, định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển KT - XH đất nước nhanh, bền
vững cả về kinh tế - xã hội - môi trường [66].
Kinh tế nhà nước tập trung tạo dựng thể chế, luật pháp, chính sách và
môi trường, điều kiện ngày càng minh bạch, an toàn cho từng thành phần
kinh tế khác, cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, kinh doanh đầu
tư và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị trường. Tập trung nguồn lực
phát triển những ngành, những lãnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng KT
- XH, hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm, quốc phòng.
- Đối với kinh tế tập thể
Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các hợp tác xã, không làm
mất đi tính tự chủ của các thành viên; vai trò của hợp tác xã là cung ứng

64
các dịch vụ; phối hợp, liên kết hoạt động của các thành viên, bảo vệ lợi ích
của các thành viên khi tham gia thị trường, nhất là khi phải cạnh tranh với
các chủ thể kinh tế khác, tạo điều kiện cho các thành viên giảm chi phí,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững.
Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ phát triển các hợp tác xã để các hợp tác xã
mở rộng, tăng thêm thành viên, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch
vụ, tăng thêm tài sản, vốn quỹ thuộc sở hữu tập thể và liên kết với các hợp
tác xã khác, hình thành các hiệp hội, liên hiệp hợp tác xã. Đây là cách thức
phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ những người sản xuất nhỏ trong nền kinh tế thị
trường, là con đường phù hợp để đưa những người sản xuất nhỏ phát triển
theo định hướng XHCN.
- Đối với kinh tế tư nhân
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân,
khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà
pháp luật không cấm; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa
công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển những tập
đoàn kinh tế tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh, có sức cạnh tranh trong khu
vực và quốc tế.
Chủ trương định hướng phát triển kinh tế tư nhân theo hình thức
công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể xã hội, nhất là
người lao động và hợp tác, liên kết với doanh nghiệp Nhà nước, các hợp
tác xã, kinh tế hộ. Kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng đó sẽ không
mâu thuẫn mà đóng góp tích cực vào phát triển theo định hướng XHCN
của đất nước.
- Đối với kinh tế tư bản Nhà nước
Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở
hữu về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư nhân trong nước hoặc với tư bản
nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh
doanh, liên doanh,…
Phát triển thành phần kinh tế này thông qua việc huy động tiềm năng
vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý của các nhà đầu tư vì lợi riêng
của họ và vì lợi ích chung; Cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp của nước
ngoài. Áp dụng nhiều hình thức góp vốn liên doanh giữa Nhà nước với
các nhà kinh doanh trong nước làm tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh
với bên ngoài. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao
động trong các xí nghiệp, hợp tác, liên doanh.

65
- Đối với kinh tế đầu tư nước ngoài:
Đây là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế đất nước, có vai trò
quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản
lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời chủ trương chuyển
trọng tâm thu hút đầu tư từ lượng sang chất, có trọng tâm, trọng điểm, có
chọn lọc những dự án có công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, có giá trị gia
tăng cao, thân thiện với môi trường, kết nối chặt chẽ, hữu cơ với khu vực
kinh tế trong nước, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước,
hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất, kinh
doanh, chuỗi giá trị toàn cầu.
 Mục tiêu chính trong việc phát triển nền kinh tế
Thứ nhất: Kinh tế nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo một số lĩnh vực
then chốt, là những “đài chỉ huy”, là huyết mạch của nền kinh tế. Vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện rõ trước hết ở sức mạnh định
hướng, hỗ trợ phát triển và điều tiết các thành phần kinh tế khác. Mở rộng
hình thức liên doanh, liên kết kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế
khác cả trong nước và ngoài nước. Áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế
tư bản Nhà nước. Các thành phần này gắn bó với nhau trong một thể thống
nhất, không tách rời với kinh tế nhà nước ở tất cả giai đoạn phát triển.
Thứ hai: Phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ
động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên
ngoài để phát triển nhanh, bền vững.
Thứ ba: Xác lập củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao
động trong nền sản xuất xã hội. Phát triển bền vững văn hóa, xã hội trên cơ
sở gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với văn hóa đồng thời thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Thứ tư: Đa dạng hoá hình thức phân phối thu nhập của cộng đồng
dân cư. Tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi để mọi người dân đều
có thể làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình. Nâng cao phúc lợi
xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng
cách giàu nghèo. Văn kiện Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
xác định: “Chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh
tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân
phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội” [64].
Thứ năm: Sáng tạo và đổi mới trong lãnh đạo, quản lý phát triển KT
- XH. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

66
Xây dựng nền kinh tế hiện đại, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế tham gia, vận hành đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả theo quy luật
thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, an toàn.
Thứ sáu: Phát triển hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng; phát triển
kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn
hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo
quốc phòng, an ninh và giữ vững hòa bình, ổn định trong quan hệ hợp tác
với các quốc gia.
2.7.2 Kết hợp thị trường với kế hoạch hoá
Kế hoạch hóa là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan
trọng của Nhà nước nhằm đạt tăng trưởng lâu bền và đảm bảo định hướng
XHCN. Nhìn nhận kế hoạch hóa và thị trường với tư cách là công cụ điều
tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước, thì thực chất của vấn đề kế hoạch hóa và
cơ chế thị trường được coi là sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng kế
hoạch hóa và điều khiển gián tiếp thông qua cơ chế thị trường đối với các
hoạt động trên thị trường cũng như đối với các hoạt động kinh tế trong xã
hội. Nhằm phát huy tác dụng của cơ chế thị trường, cần phải:
Thứ nhất là tạo lập sự đồng bộ cho các loại thị trường như: thị trường
hàng hóa và dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường vốn, thị trường
bất động sản. Đảm bảo sự vận hành thông suốt, phát huy tác động tích cực,
cộng hưởng của các thị trường.
- Đối với thị trường hàng hóa và dịch vụ: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung chuyên môn hoá cao vào các
ngành có lợi thế so sánh. Nghiên cứu lựa chọn sản phẩm có lợi thế so sánh
của quốc gia, của từng địa phương và từng ngành để xây dựng chiến lược
phát triển. Phát triển thị trường công nghệ, các dịch vụ thông tin, tư vấn,
tiếp thị, pháp lý, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm. Bố trí nghiên
cứu các thông tin về thị trường đầu ra, khả năng cạnh tranh. Mở rộng thị
trường giao thương hàng hóa và tạo lập môi trường hợp tác và cạnh tranh
lành mạnh trong sản xuất kinh doanh.
- Đối với thị trường lao động: Phát triển thị trường lao động cần chú
trọng tạo dựng và giải quyết việc làm cho người lao động; hoàn thiện thể
chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, chính sách tiền lương, các cơ
chế an sinh, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Người lao động có cơ
hội bình đẳng tham gia thị trường; chính sách tuyển dụng phải công bằng
và minh bạch. Một thị trường lao động hiệu quả thì ở đó người lao động

67
có thể tìm kiếm việc làm dựa trên kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và
kỹ năng làm việc, từ đó, nguồn nhân lực được tuyển dụng phát huy tối ưu
hiệu suất công việc. 
- Về thị trường vốn: Đẩy mạnh hoạt động của các nhân tố chính của
thị trường này là ngân hàng đầu tư, các ngân hàng thương mại, các công ty
tài chính, các công ty cổ phần có bán cổ phần, các hãng bảo hiểm...; việc
hoạt động của các định chế tài chính phải tuân thủ theo nguyên tắc của cơ
chế thị trường và thông lệ quốc tế.
- Về thị trường bất động sản: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, phải xác
định đúng giá trị của từng loại đất trong việc giao quyền sử dụng hay cho
thuê đất để sử dụng có hiệu quả và phát huy quỹ đất.
Thứ hai là hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm tạo khuôn
khổ pháp lý và hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh tế hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, đảm bảo đầy
đủ quyền tự do kinh doanh cho các thành phần kinh tế. Hoàn thiện pháp
luật về đấu thầu, đầu tư công; đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh
trong kinh doanh. Hệ thống luật pháp kế hoạch hóa và các chính sách tài
chính, tiền tệ, giá cả phải kết hợp chặt chẽ với nhau cùng với thị trường
trong tiến trình thực hiện mô hình phát triển kinh tế như sau:
- Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ, kế hoạch
đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu phù hợp phải dựa vào nhu cầu về hàng
hóa, dịch vụ của thị trường.
- Kế hoạch hóa và chính sách kinh tế phải vận dụng phù hợp các quy
luật sản xuất hàng hóa, quy luật của thị trường để điều tiết đúng đắn các
mối quan hệ về lợi ích, đặc biệt là lợi ích của người sản xuất, kinh doanh
nhằm tạo động lực trực tiếp cho các hoạt động kinh tế và là cơ sở đáp ứng
các lợi ích khác.
- Kế hoạch hóa thực hiện mang tính chất gián tiếp, hướng đến thu
chi ngân sách là pháp lệnh duy nhất, còn tất cả các chỉ tiêu khác vận động
theo luật pháp và chính sách.
- Kế hoạch hóa phải ứng dụng các tiến bộ về công nghệ, khoa học kỹ
thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sức cạnh tranh trên thị trường trong
nước và quốc tế.
- Kế hoạch hóa dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật cung ứng vật

68
tư từ đơn đặt hàng những sản phẩm thiết yếu của Nhà nước và các tổ chức
tiêu thụ.
2.7.3 Mở cửa nền kinh tế, chủ động tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế
Nền kinh tế hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho các chủ thể xã hội và
cá nhân tiếp cận với các nguồn lực phát triển khác bên ngoài, trên cơ sở
đó kết hợp nội và ngoại lực để tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế
Việt Nam thông qua việc:
- Đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học - công nghệ, tiếp cận với các
nước và trung tâm kinh tế phát triển toàn cầu nhằm thu hút nhiều nguồn lực
thiết thực như vốn, khoa học - công nghệ, chất xám, hàng hóa chất lượng
cao, v.v... cho nền kinh tế Việt Nam.
- Đổi mới tư­duy quản trị của Nhà n­ước lĩnh vực phát kinh tế trong
nước và hoạt động kinh tế đối ngoại. Thông qua trao đổi khoa học, nghiên
cứu học thuật, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
mọi lĩnh vực của nền kinh tế, chú trọng nguồn nhân lực hoạch định chính
sách và quản trị công.
- Tận dụng các nguồn ngoại lực thúc đẩy CNH - HĐH, cơ sở vật chất
kỹ thuật được cải thiện kéo theo nâng cao NSLĐ xã hội. Đời sống nhân
dân từ đó cũng được nâng lên, có cơ hội được tiếp cận với những tiến bộ
về hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra định hướng phát triển của Việt
Nam giai đoạn 2021 - 2030 nêu rõ: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn
định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam” [66].
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đa dạng hóa và đa phương hóa phải
tranh thủ tối đa mặt đồng nhất, hạn chế mặt bất đồng tạo điều kiện phát
triển kinh tế và đảm bảo các nội dung sau:
a) Đảm bảo nguyên tắc độc lập, chủ quyền dân tộc và bình đẳng
cùng có lợi trong quan hệ kinh tế đối ngoại
Mở cửa hội nhập là một biện pháp chiến lược trong lĩnh vực kinh tế
đối ngoại lâu dài. Nó là nền tảng cho việc thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa
các quốc gia, mỗi quốc gia được đảm bảo tư cách pháp nhân trong cộng
đồng quốc tế trên cơ sở bình đẳng trước luật pháp quốc tế và quan hệ đối
ngoại của kinh tế thị trường.

69
Tuy nhiên để thực hiện nguyên tắc này cũng cần có sự đấu tranh
kiên trì của các quốc gia, nhất là các quốc gia nhỏ và các quốc gia đang
phát triển.
b) Tận dụng các lợi thế nội tại và bên ngoài quốc gia
Việt Nam là quốc gia có lợi thế về con người, vị trí địa lý và tài
nguyên thiên nhiên. Lợi thế của một quốc gia trong phân công lao động
quốc tế phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, của cách mạng khoa học kỹ
thuật, vào thị trường thế giới và quan hệ quốc tế. Vì vậy khai thác có hiệu
quả những lợi thế trong phân công quốc tế là vô cùng quan trọng. Việt Nam
cần phải xác định lợi thế nội tại, cho thấy các chuyên môn trong sản xuất
hàng hoá dịch vụ đảm bảo phù hợp với thị hiếu nước ngoài với chi phí cạnh
tranh với các quốc gia khác.
c) Đa phương hóa các quan hệ trong kinh tế đối ngoại phù hợp với
cơ chế thị trường trên nguyên tắc bình đẳng các bên cùng có lợi
Nguyên tắc này là nền tảng để thiết lập các mối quan hệ đối ngoại,
duy trì và phát triển lâu dài mối quan hệ kinh tế giữa các nước, đồng thời
là cơ sở để xây dựng đường lối, quan điểm, chính sách phát triển kinh tế
đối ngoại của mỗi quốc gia.
Đa dạng hóa hoạt động kinh tế phải phù hợp với sự đa dạng của các
quan hệ quốc tế, phát huy được tiềm năng vốn có của mỗi quốc gia, tận
dụng được năng lực của đối tác để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, các
dịch vụ thu ngoại tệ, gắn bó với hợp tác kinh tế, đầu tư, tín dụng quốc tế
của nước ngoài.
d) Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại kết hợp giải quyết tốt mối
quan hệ giữa kinh tế, chính trị và xã hội
Đối với Việt Nam, mở rộng hợp tác quốc tế là cách để giúp thoát
khỏi nghèo đói, lạc hậu, giúp đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển KT - XH
cao, phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất. Từ đó,
kinh tế đối ngoại tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, đáp ứng mục tiêu chiến lược “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
2.7.4 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá kết hợp với phát triển nông thôn
Công nghiệp hóa không chỉ gắn với mục tiêu truyền thống mà phải
đạt tới mục tiêu hiện đại, được thực hiện dựa trên các giải pháp và công
cụ hiện đại. Theo nghĩa đó, công nghiệp hóa cũng chính là và phải là quá

70
trình hiện đại hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ
của thời đại rút ngắn vòng đời của hàng hóa, dịch vụ vì vậy, cần phải thay
đổi công nghệ mới đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Quá
trình công nghiệp hóa với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với xu hướng
và điều kiện phát triển hiện đại là một trong những nội dung quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, được mọi
thành phần kinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy việc phát huy yếu tố con người
làm chủ đạo, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng
mở, hội nhập; có chiến lược phát triển con người trên các phương diện
quản lý, khoa học công nghệ, tay nghề, sức khỏe và đạo đức tác phong
công nghiệp. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống người
dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải tiến hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, kết hợp kế hoạch hóa với thị trường nhằm
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp trong thu nhập quốc dân; thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ, các doanh nghiệp có khả
năng tích lũy cao.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải giữ vững độc lập tự chủ, đi
đôi với hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế
quốc tế. Dựa vào những nguồn lực trong nước, tận dụng tối đa nguồn
lực từ bên ngoài để xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập hướng
mạnh xuất khẩu, đồng thời thay thế các sản phẩm nhập khẩu sao cho có
hiệu quả. Tăng cường thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của
nước ngoài. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn điều chỉnh phù hợp với
xu thế quốc tế hóa.
- Khoa học công nghệ là động lực của CNH - HĐH, kết hợp giữa
công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công
nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết định. Đặc biệt chú ý tập
trung đầu tư vào những ngành, những lãnh vực trọng điểm mũi nhọn của
nền kinh tế có khả năng đạt hiệu quả cao.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại
hơn, nâng cao NSLĐ, gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng đời sống
nhân dân là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu

71
thành nền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ tiên tiến. Những
nội dung cơ bản trong xây dựng và phát triển nông thôn như sau:
- Phát triển nông nghiệp hàng hoá có năng suất, chất lượng và
đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập
trung. Phát triển mạnh mẽ mô hình hộ sản xuất, hộ kinh doanh hàng
hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nông thôn.
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, thâm canh trên
cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến.
Phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch. Trong đó, tập trung
phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với nhu cầu thị trường, coi nông
nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp chất lượng
cao, hiệu quả và bền vững.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh
của từng vùng gắn với mở rộng thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô
lớn với chất lượng cao; giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm lương thực, tăng tỷ
trọng giá trị sản phẩm cây công nghiệp, rau quả, chăn nuôi. Tăng tỷ trọng
và giá trị sản lượng đánh bắt thủy sản, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông
thôn... Từng bước chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành
kinh tế công nghiệp và kinh tế khác.
- Phát triển hợp lý các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông nghiệp gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế
nhà nước, kinh tế tư nhân… Tạo các điều kiện về đất đai, tín dụng, bảo
hộ giá nông sản, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, đưa tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất cho các hộ
nông dân. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, hợp tác gắn liền với lợi
ích và phát huy vai trò kinh tế hộ ở nông thôn trong cơ chế thị trường,
là con đường tất yếu phải đi đến khi lực lượng sản xuất kinh tế hộ đạt
được đến những kết quả nhất định.
- Phát triển lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ gắn với thúc đẩy CNH -
HĐH nông nghiệp nông thôn:
+ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng rộng rãi thành tựu
khoa học và công nghệ.
+ Bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai
tiến tới phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

72
+ Dựa vào nội lực và tận dụng tối đa các nguồn lực từ bên ngoài,
phát huy tiềm lực của các thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế Nhà nước
và kinh tế tập thể, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
+ Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế xã hội vào quá trình CNH -
HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, xoá
đói giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, nhất là các khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn truyền thống văn hoá
và thuần phong mĩ tục.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn với
xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
+ Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn và công
nghiệp chế biến.
Sự lạc hậu về kết cấu hạ tầng và công nghiệp chế biến là nguyên
nhân cản trở việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và nâng cao đời
sống nông dân. Để nâng cao năng lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
nông thôn, cần kết hợp đầu tư của nhà nước với biện pháp huy động các
nguồn lực của dân cư và mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng công nghiệp chế biến qua quy hoạch xây dựng và cải thiện hệ
thống giao thông, thủy lợi, điện, thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa và tạo bộ
mặt mới cho nông thôn.
- Chính sách về phát triển nông thôn có tác đụng điều tiết, thúc đẩy
sự phát triển của nông thôn như sau:
+ Chính sách ruộng đất
Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng
bền vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế mở ra
cho người dân nông thôn và thành thị, đặc biệt là cho người nghèo. Luật
Đất đai 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nguyên tắc giao
đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Đồng thời
giao quyền sử dụng đất và kèm theo các quyền khác như: quyền chuyển
đổi, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng
nhằm tăng cường tính tự chủ và lợi ích kinh tế được đảm bảo về mặt pháp
lý cho những người sử dụng đất. Từ đó khuyến khích người nông dân bỏ
vốn ra đầu tư, gắn bó với đất đai và sản xuất lâu dài.
+ Chính sách thị trường và bảo trợ sản xuất

73
Dự đoán, dự báo dài hạn, ngắn hạn về xu hướng phát triển của thị
trường nông sản trong và ngoài nước. Việc xây dựng hệ thống thị trường
nông nghiệp phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện để hình thành cơ cấu thị
trường hợp lý, có năng lực và trình độ cao trong giải quyết đầu vào, đầu ra
cho sản xuất nông nghiệp. Phát triển thị trường hàng hóa, thị trường vốn,
tư liệu sản xuất lao động, công nghệ sản xuất ở nông thôn. Bình ổn giá cả
vật tư và tư liệu sản xuất nông nghiệp và giảm thuế xuất khẩu, thuế nông
nghiệp, thủy lợi phí hợp lý để tạo điều kiện cho sản xuất.
+ Chính sách đầu tư và tín dụng
Tăng cường đầu tư bằng vốn ngân sách cho nông nghiệp và nông
thôn, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, phân bố lại dân
cư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, khuyến nông. Thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp bằng nhiều hình thức.
Phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nông thôn. Chủ trương cho
hộ nông dân vay rộng rãi, kết hợp tín dụng với các chương trình dự án,
gắn tín dụng với khuyến nông và các hoạt động khác để nâng cao hiệu quả
tín dụng. Phát triển hệ thống tín dụng nông thôn vừa chặt chẽ trên phương
diện pháp luật, vừa thuận lợi về luân chuyển vốn.
+ Chính sách khuyến nông, khoa học công nghệ
Cung cấp các dịch vụ như thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo
tay nghề cho nông dân. Nâng cao năng lực kinh tế hộ và trình độ dân trí,
nghiệp vụ của người dân nông thôn để đủ khả năng tiếp nhận, sử dụng tiến
bộ kỹ thuật - công nghệ mới. Tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học
và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Tăng chi ngân
sách cho công tác nghiên cứu và triển khai nông nghiệp bằng hình thức đầu
tư dài hạn dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật.
+ Chính sách đối với miền núi và vùng cao dân tộc ít người
Quản lý và bảo vệ rừng, hoàn chỉnh công việc giao đất, giao rừng
đến hộ nông dân. Đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng
dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đào tạo bồi dưỡng, sử dụng
và có chế độ đãi ngộ cho cán bộ dân tộc thiểu số.
2.7.5 Phát triển nguồn nhân lực con người
Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá, yếu
tố vốn hữu hình tuy còn giữ vai trò quan trọng nhưng không như trong

74
giai đoạn công nghiệp hoá, thay vào đó vai trò của vốn vô hình mà đặc
biệt là vốn con người ngày càng lớn hơn. Vốn con người đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế: (1) đó là các
kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố
của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô”
(không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức để tạo ra sự
sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế [17].
Ngoài ra, người ta đã đưa vốn con người như một yếu tố đầu vào để
phân tích tăng trưởng kinh tế và đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nó giống
như vốn hữu hình nhưng mức độ ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu đầu
tư hình thành vốn con người chưa tốt không hiệu quả thì nguồn vốn này
không tác động tích cực mà lại làm giảm tăng trưởng. Theo cách tiếp cận
thu nhập GDP của nền kinh tế bằng tổng thu nhập của mọi người trong nền
kinh tế, khi thu nhập của mọi người tăng lên cũng làm tăng chỉ tiêu này.
Xác định con người vừa là trung tâm chiến lược, vừa là mục tiêu,
động lực phát triển; thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng
chính sách phát triển KT - XH của Việt Nam, trong 10 năm từ năm 1990 -
2019, chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, Việt Nam nằm trong số
các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới. Năm 2019, Việt Nam
có chỉ số HDI là 0,704 đã vào nhóm phát triển con người ở mức cao và
xếp thứ 117 trong số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cũng trong giai đoạn
này, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng hơn 370%. Đáng chú
ý, bất bình đẳng về thu nhập (19,1%) và hệ số Gini (35,7) của Việt Nam
thuộc nhóm thấp nhất trong số các quốc gia được so sánh năm 2019. Đây
là thành tựu không phải quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nào
cũng đạt được [101].
Những thành tựu đạt được chứng tỏ mô hình phát triển kinh tế
Việt Nam là đúng đắn vì hạnh phúc con người và đó là động lực to lớn
của sự phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Các chính sách phát triển vốn
con người và việc thực hiện công bằng xã hội của Việt Nam được thể
hiện trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế, văn
hóa - xã hội...
2.7.5.1 Phát triển giáo dục đào tạo
Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển của đất nước, vừa
phải phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Cuộc Cách mạng công nghệ

75
4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, có kỹ
năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập. Định
hướng đổi mới giáo dục theo hướng “khai phóng” đã trở thành triết lý hiện
đại, trong giáo dục phải “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang
bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học” [65]. Đó là,
cần đề cao yếu tố con người, hướng tới phát huy tối đa khả năng sáng tạo
của cá nhân, giải phóng tư duy, khơi gợi sự sáng tạo bên trong bộ óc con
người, tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng cá nhân.
Cải cách đào tạo theo hướng dạy người học về phương pháp, kỹ
năng, cách tự học, dạy cách sử dụng, khai thác các thiết bị, gắn lý thuyết
với thực hành,… và dạy làm người với mục đích người được đào tạo có
khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, có khả năng học tập suốt đời và
có trách nhiệm cao với gia đình, xã hội và Tổ quốc. Phát triển giáo dục
nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến
thức văn hóa khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, có kỹ năng tay nghề cao,
tự chủ, sáng tạo, có đạo đức trong sáng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa phát triển đất nước. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, Nhà
nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách,
các dân tộc ít người vùng sâu, vùng cao, đều được đi học; phổ cập tiểu học
hay trung học tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi.
2.7.5.2 Phát triển khoa học công nghệ
Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo,
nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia
cuộc CMCN 4.0. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao
năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình
kinh tế chia sẻ. Theo đó, chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0
là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc
biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; tận dụng
có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại để thúc đẩy đổi mới
sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống,
phúc lợi của người dân.
Do đó, phải xây dựng, đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
- công nghệ, những chuyên gia đầu ngành; có chính sách đãi ngộ thỏa đáng
để thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật, các nhà kinh doanh, công nhân lành

76
nghề. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, chuyên viên làm công tác khoa học
công nghệ, tạo lập thị trường cho hoạt động khoa học - công nghệ. Đầu tư
ngân sách cho khoa học công nghệ, xây dựng và thực hiện một hệ thống
cơ chế, chính sách đồng bộ cho sự phát triển khoa học công nghệ và tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kỹ thuật công nghệ,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2.7.5.3 Phát triển văn hoá, truyền thống dân tộc
Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa mới tạo ra sự phát
triển bền vững, như vậy, đi đôi với việc phát triển kinh tế phải phát triển
văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh
làm cho xã hội phát triển bền vững, văn hóa còn nuôi dưỡng các giá
trị của con người, là thước đo trình độ phát triển con người, làm cho
con người phát triển toàn diện. Nghị quyết TW 9 khóa XI chủ trương:
“Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng
con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm
là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các
đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần
cù, sáng tạo” [63].
Như vậy, cần phải tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng văn hóa trong kinh
tế và chính trị, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội: Văn hóa trong lối sống trong sinh hoạt gia đình, văn hóa trong giao
lưu, giao tiếp, văn hóa trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa trong quản lý
và văn hóa trong giao tiếp quốc tế. Xây dựng, hoàn thiện đi đôi với nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phải được xây dựng và phát triển
với nội dung văn hóa tiên tiến kết hợp với truyền thống và bản sắc dân tộc;
phát huy cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người. Kế thừa và
phát triển các giá trị tinh thần, đạo đức, các di sản văn hóa, di tích lịch sử,
văn hóa của dân tộc, nâng cao hiểu biết về văn hóa của nhân dân. Bảo đảm
dân chủ và sáng tạo trong văn hóa nghệ thuật là những vấn đề then chốt
cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc
được giao lưu, hợp tác và phát triển; mặt khác, cũng tạo ra xu hướng toàn
cầu hóa về ngôn ngữ, về văn hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. Quá
trình đó đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc,

77
đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc
trong quá trình phát triển. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình
phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập sẽ góp phần phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền văn hóa
dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó đồng nghĩa với việc giao
lưu hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến
bộ làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống
mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa.
Nền văn hóa là một trong những lĩnh vực quan trọng đóng vai trò định
hướng và điều tiết vĩ mô trong vấn đề bảo đảm an ninh trật tự xã hội và chủ
quyền dân tộc, bảo vệ môi trường chính trị, xã hội lành mạnh, bền vững. Để
mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta
phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm
nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới
tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động,
tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.
2.7.5.4 Hoàn thiện chính sách xã hội
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ
sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định “Chính sách xã hội đúng đắn,
công bằng là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân
dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [64]. Cần tập trung tận
dụng mọi thành tựu để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu
nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân, qua đó tạo ra những điều kiện vật
chất phục vụ cho con người phát triển thông qua việc đáp ứng tốt các nhu
cầu của con người, đồng thời tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các nguồn
lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội, giảm
chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trong cả
nước. Đây là những cơ hội cho con người cải thiện điều kiện sinh hoạt vật
chất của mình làm nền tảng để phát triển toàn diện.
Tạo điều kiện cho tất cả mọi thành phần trong xã hội đều có điều kiện
học hành, sử dụng tốt năng lực sẵn có của người lao động, cho mọi người có
cơ hội phát triển. Thực hiện phân phối thu nhập theo NSLĐ và kết quả kinh
doanh; người lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao phải có thu
nhập cao hơn. Đồng thời, Nhà nước cũng cần tạo mọi điều kiện phát triển

78
và môi trường thuận lợi để người dân đều có thể làm giàu chính đáng bằng
lao động của chính mình. Vì vậy, cần mở rộng và đa dạng cơ hội lựa chọn
cho mọi người dân, mọi người được tự do phát triển các ngành nghề, thuê
mướn công nhân theo pháp luật quy định để người dân từng bước vươn
lên, khẳng định năng lực thông qua cạnh tranh thị trường.
Tuyên truyền, đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, cải thiện hệ
thống y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân, nâng cao chất lượng môi trường
sống, nâng cao ý thức rèn luyện thể dục thể thao của người dân. Đồng thời,
tích cực đẩy lùi các tệ nạn xã hội và tạo việc làm cho người dân.
2.8 Mô hình Karl Marx về phát triển kinh tế
Karl Marx (1818 - 1883) là một nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử
học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người
Đức gốc Do Thái. Năm 1867, Bộ Tư bản (tập I) - tác phẩm chủ yếu của Marx
ra đời. Trong Bộ Tư bản của mình ,Marx đã trình bày những vấn đề hết sức
quan trọng của sản xuất tư bản nói chung: sự chuyển hoá của tiền thành tư
bản, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối, sự chuyển hoá giá
trị thặng dư trở thành tư bản (tích luỹ tư bản), tích luỹ ban đầu của tư bản
(tập I); những vấn đề về giá trị thặng dư và lợi nhuận, sự chuyển hoá của lợi
nhuận thành lợi nhuận trung bình, tư bản cho vay và tư bản thương nghiệp,
v.v… (tập II và III). Tóm lại, Karl Marx đã vạch rõ quy luật giá trị thặng dư
dưới hình thái giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối; và quy
luật giá trị với tư cách là quy luật chung của nền sản xuất hàng hoá được
phát triển trong quy luật cung và cầu, trong những quy luật của lưu thông
tiền tệ, v.v…
Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Karl Marx cho rằng khu vực
sản xuất của xã hội bao gồm ba nhóm người: tư bản, địa chủ và công nhân,
thu nhập tương ứng của họ là lợi nhuận, địa tô và tiền công. Khác với các
nhà kinh tế học cổ điển, ông chia ba nhóm người này thành hai giai cấp:
- Giai cấp bóc lột gồm tư bản, địa chủ - những người nắm quyền sở
hữu tư liệu sản xuất.
- Giai cấp bị bóc lột, là những công nhân chỉ có sức lao động.
Theo Karl Marx, bốn nguồn lực cơ bản để tăng trưởng kinh tế là:
vốn, lao động, tài nguyên, khoa học - công nghệ. Ông phát triển và khẳng
định vai trò ngày càng to lớn của tiến bộ công nghệ đối với phát triển kinh
tế bên cạnh các nguồn gốc tăng trưởng kinh tế như: đất đai, lao động và
vốn vật chất như các nhà kinh tế học cổ điển đã đưa ra. Ông là người đầu

79
tiên đề cập đến vốn con người bằng khái niệm giá trị sức lao động, phân
biệt rõ lao động với vai trò là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và
lao động với tư cách là chủ thể sáng tạo của quá trình sản xuất (hàng hóa
sức lao động có thể tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó). Cụ thể:
- Tăng trưởng kinh tế trước hết đòi hỏi phải có tư liệu sản xuất và sức
lao động phụ thêm, tức là phải có tích luỹ. Nguồn gốc của tích luỹ là giá
trị thặng dư và trong nền kinh tế thị trường thì đó chính là giá trị gia tăng.
- Cấu tạo hữu cơ tăng lên do việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công
nghệ vào sản xuất là quy luật kinh tế. Tiến bộ khoa học - công nghệ là nhân
tố có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
- Nhờ có sức lao động mà các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên,
khoa học - công nghệ được sử dụng và đóng góp vào quá trình tăng trưởng
kinh tế. Từ đó, ông khẳng định vốn con người có vai trò quyết định đối với
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các nhà tư bản luôn muốn gia tăng giá trị thặng dư nên họ tìm cách
tăng thời gian làm việc và giảm tiền công của công nhân hoặc nâng cao
năng suất bằng cải tiến kỹ thuật và sử dụng công nghệ để tiết kiệm lao
động. Tuy nhiên, để đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cần phải tăng vốn
đầu tư, các nhà tư bản đã chia giá trị thặng dư thành hai phần, một phần để
tiêu dùng và một phần để tích lũy phát triển sản xuất. Đó là nguyên lý tích
lũy của chủ nghĩa tư bản.
- Marx chia hoạt động xã hội thành hai lĩnh vực là lĩnh vực sản xuất
vật chất và lĩnh vực phi sản xuất vật chất. Trong đó, lĩnh vực sản xuất vật
chất đã sáng tạo ra sản phẩm xã hội và phân chia sản phẩm xã hội thành
hai hình thái là hiện vật và giá trị lao động.
- Dựa vào công dụng, sản phẩm hiện vật được chia thành hai bộ phận
là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
- Trên cơ sở thuộc tính hai mặt của lao động, Marx chia lao động
thành hai bộ phận:
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng hàng hóa, giữ nguyên giá trị
tư liệu sản xuất chuyển vào giá trị hàng hóa mới được tạo ra.
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới của hàng hóa.
Về mặt giá trị, Marx nêu lên hai chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt
động của nền kinh tế là:
- Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm được sản xuất trong một
thời gian nhất định = C + V + m.

80
- Tổng thu nhập quốc dân bằng tổng sản phẩm xã hội trừ đi các hao
phí trong sản xuất = V + m.
Trong đó: C: tư bản bất biến, V: tư bản khả biến và m: giá trị
thặng dư.
Về mặt hiện vật, Marx cho rằng, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng
khi giữa hai khu vực của nền kinh tế duy trì được các quan hệ tỷ lệ nhất
định là:
- Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất.
- Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Như thế, cơ cấu kinh tế được Marx coi là một nhân tố, một điều kiện
của tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Marx cho rằng: Nền kinh tế chỉ tăng trưởng, phát triển khi có sự
phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Đây là quy luật kinh
tế tồn tại trong tất cả các phương thức sản xuất hay là quy luật của tăng
trưởng, phát triển kinh tế.
Theo Karl Marx, tăng trưởng kinh tế được thực hiện bằng hai con
đường:
1. Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng bằng cách gia tăng tư liệu sản
xuất và sức lao động trong các ngành sản xuất vật chất. Đó là tăng trưởng
kinh tế dựa vào mở rộng quy mô sử dụng các nguồn lực.
2. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu thông qua tăng NSLĐ trong
các ngành sản xuất vật chất bằng cách ứng dụng thành tựu khoa học -
công nghệ. Đây là tăng trưởng kinh tế dựa vào nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực. Như vậy, tăng trưởng kinh tế không chỉ là sự gia tăng sản
lượng đầu ra, mà còn là sự gia tăng quy mô và hiệu quả của các yếu tố
đầu vào.
Theo quan điểm của Marx khi phân tích chu kỳ kinh doanh của tư
bản, để đảm bảo sự vận động của tiền và hàng trên thị trường, cần phải
đảm bảo sự cân bằng giữa khối lượng mua và bán. Marx cho rằng khủng
hoảng thừa của Chủ nghĩa tư bản là do mức cầu hạ (biểu hiện cụ thể qua
mức tiền công giảm, mức tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản giảm xuống
do mục đích muốn tăng tích lũy). Để thoát khỏi khủng hoảng, Nhà nước
cần có biện pháp tăng mức cầu của nền kinh tế. Như vậy, Marx đã đặt nền
móng cho sự phát triển vận động cung - cầu và vai trò điều tiết nền kinh tế
của Nhà nước.

81
Chương 3
CÁC NGUỒN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3.1 Nguồn nhân lực


3.1.1 Khái niệm
Nguồn nhân lực bao gồm một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động
theo quy định pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ
tuổi lao động nhưng có tham gia lao động.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019
có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì độ tuổi lao động tối thiểu
của người lao động tại Việt Nam là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt
theo luật định.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định về độ tuổi lao động tối đa mà
chỉ có quy định về tuổi nghỉ hưu. Ngay cả khi quá tuổi nghỉ hưu, người
lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể giao kết hợp đồng theo quy
định pháp luật, khi đó người lao động được gọi là người lao động cao tuổi.
Hiện nay, tuổi nghỉ hưu đối với nam là từ đủ 60 tuổi và với nữ là
từ đủ 55 tuổi. Theo quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì độ
tuổi nghỉ hưu đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình
thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình. Bắt đầu từ 01 tháng 01 năm 2021,
tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam làm việc trong điều kiện bình thường
sẽ là 60 tuổi 03 tháng và sau đó cứ mỗi năm tăng lên 03 tháng cho đến khi
đủ 62 tuổi vào năm 2028. Đối với nữ lao động làm việc trong điều kiện
bình thường sẽ là 55 tuổi 04 tháng, sau đó mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho
đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Thực tế ở thị trường lao động, nguồn lao động bao gồm cả những
người ngoài độ tuổi quy định nhưng có tham gia lao động. Vì vậy hiện nay
có khái niệm: lao động trong độ tuổi và lao động ngoài độ tuổi.
Lao động trong độ tuổi lao động: là những người trong độ tuổi lao
động theo quy định của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi
đem sức lao động của mình ra làm việc.
Lao động ngoài độ tuổi: là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi

82
lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn
tham gia lao động.
Sử dụng lao động dưới độ tuổi cần tuân thủ quy định của pháp luật.
Dân số trong độ tuổi lao động bao gồm: những người đủ 15 tuổi trở
lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm việc nội trợ trong gia
đình, không có nhu cầu làm việc và những người ở tình trạng khác.
Việc đánh giá nguồn nhân lực được thể hiện qua hai yếu tố số lượng
và chất lượng:
Số lượng nguồn nhân lực là nguồn lực có sẵn của một quốc gia. Số
lượng nguồn nhân lực tăng lên là do dân số tăng lên. Số lượng nhân lực lao
động chưa được đánh giá là động lực của sự phát triển kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn nhân lực bao gồm quy
mô dân số, tốc độ tăng dân số, tháp tuổi, di dân, tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động. Thực trạng cung lao động của một quốc gia được đánh giá thông
qua tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
là tỷ lệ giữa số người trong độ tuổi thuộc lực lượng lao động so với tổng
số người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ này phụ thuộc vào tập quán, truyền
thống, trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Theo thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê về tình hình lao động
việc làm năm 2020, tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên ước tính đạt 54,6 triệu người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động năm 2020 ước tính là 48,3 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động năm 2020 ước tính khoảng 74%, giảm 2,8 điểm phần trăm so với
năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 68,7%, thấp hơn
10,9 điểm phần trăm so với nam (79,6%). Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là
64,8% và ở khu vực nông thôn là 79,7% [104].
Chất lượng nguồn nhân lực: phản ánh khả năng làm việc của người
lao động thông qua NSLĐ. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào trình
độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe của người lao động. Các yếu tố này ảnh
hưởng đến NSLĐ, NSLĐ cao sẽ thức đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưỏng đến chất lượng của nguồn nhân lực:
Thứ nhất là nhóm nhân tố liên quan đến thể chất như di truyền, chất
lượng cuộc sống, cơ cấu dinh dưỡng, chăm sóc y tế, các điều kiện môi
trường sống, nhà ở, thể dục thể thao…

83
Thứ hai là nhóm nhân tố liên quan đến nâng cao trình độ nghề nghiệp
như giáo dục, đào tạo, việc cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo.
Thứ ba là nhóm nhân tố liên quan đến các chính sách, cơ chế quản
lý kinh tế xã hội, các chính sách sử dụng lao động; yêu cầu của xã hội đối
với lao động...
Thứ tư là các nhân tố về truyền thống, tập quán, văn hóa tác động lớn
đến chất lượng nguồn lao động.
Do đó, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên là nhờ vào quá
trình tác động vào các nhân tố này. Điều này cho thấy chất lượng nguồn
nhân lực không phải là yếu tố tự có mà nó biến đổi cùng với quá trình phát
triển kinh tế, được xem là nguyên nhân và cũng là kết quả của quá trình
phát triển kinh tế.
3.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực đến phát triển kinh tế
 Lao động là yếu tố chủ động của quá trình sản xuất.
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng lao động là yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất. Thị trường lao động thực tế hiện nay cho thấy
lao động là nhân tố quyết định sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác
của nền kinh tế, là yếu tố chủ động của quá trình phối hợp các nguồn
lực đầu vào. Điều này nhấn mạnh đến vai trò của lao động chất lượng
cao đối với sự phát triển kinh tế. Nếu không dựa trên nền tảng phát triển
cao của nguồn lao động có thể dẫn đến việc sử dụng không hợp lý các
nguồn lực khác, thậm chí có thể gây lãng phí, cạn kiệt và hủy hoại các
nguồn lực khác. Như vậy nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đối với
quá trình phát triển hay nói cách khác nguồn lao động trở thành động
lực của phát triển.
 Lao động vừa là nguồn lực sản xuất chính vừa tham gia vào
tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ xã hội và hưởng lợi ích từ sự phát triển.
Lao động là nguồn lực sản xuất chính vì nó là yếu tố đầu vào quan
trọng và không thể thiếu được trong phát triển kinh tế. Mặt khác, lao động
là một bộ phận của dân số tham gia vào tiêu dùng các sản phẩm và dịch
vụ xã hội, là nhân tố “tạo cầu” của nền kinh tế, cũng là những người được
hưởng lợi ích của sự phát triển. Vì phát triển kinh tế suy cho cùng là để
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Nâng cao năng lực
của từng cá nhân, tạo cơ hội để họ tiếp cận với việc làm, tăng thu nhập,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân... là cách thức gián tiếp làm

84
tăng tổng cầu, tăng NSLĐ của nền kinh tế, thông qua đó thúc đẩy nền kinh
tế tăng trưởng.
 Lao động ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và phát triển
kinh tế.
Mô hình Cobb - Douglas cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng
quốc gia có phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng lao động đang làm việc trong
nền kinh tế. So với các nguồn lực khác, trí tuệ, chất xám trong mỗi người
lao động có thể coi là vô tận, không bao giờ bị cạn kiệt. Hơn thế nữa, nếu
được bồi dưỡng, khai thác hợp lý thì lượng trí tuệ, chất xám ấy còn có cơ
hội nhân lên nhiều lần.
3.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển
 Số lượng lao động tăng nhưng trình độ lao động thấp.
Một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển chính là số
lượng lao động gia tăng rất nhanh. Sự gia tăng nhanh lao động này có
nguồn gốc từ gia tăng dân số cao. Mặc dù tỷ lệ dân số tăng cao tuy nhiên
do mức sống thấp dẫn đến mức độ đầu tư cho giáo dục đào tạo còn thấp
nên tỷ lệ lao động có trình độ thấp chiếm tỷ lệ lớn.
Thị trường lao động Việt Nam được hình thành, phát triển chính thức
từ năm 1986 đến nay, từng bước đã tạo được khuôn khổ luật pháp, thể chế,
chính sách thị trường lao động; quy mô và chất lượng cung lao động tăng
lên. Lực lượng lao động tăng từ 27,874 triệu người (năm 1986) lên 55,67
triệu người (năm 2019). Đến năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng,
chứng chỉ mặc dù đã có sự gia tăng nhưng vẫn còn rất thấp, mới chỉ đạt
trên 23,68% [67].
 Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp
Đặc điểm của lao động ở các nước đang phát triển đa số là lao động
làm việc trong nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao
trong tổng số lao động của nền kinh tế.
Xu hướng chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là tỷ lệ
lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ tăng
dần. Mức độ chuyển dịch nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ phát triển
của nền kinh tế.
Trong năm 2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam ở
khu vực thành thị là 64,8% và ở khu vực nông thôn là 79,7% [104].

85
Quý IV năm 2020 mức độ tham gia lực lượng lao động của dân cư
khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam vẫn còn khác biệt đáng kể,
cách biệt 11,9 điểm phần trăm (thành thị: 66,9%; nông thôn: 78,8%).
Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực
thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó
chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi (thành thị:
35,6%; nông thôn: 63,1%) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (thành thị: 34,4%;
nông thôn: 49,7%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn
gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn
khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị
trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm
tỷ trọng cao [104].
 Thu nhập của người lao động còn thấp
So với các nước phát triển, người lao động trong các nước đang phát
triển được trả lương thấp. Điều này là do tại các nước đang phát triển, số
lượng lao động ngày càng tăng làm cho nguồn cung lao động dồi dào.
Trong khi hầu hết các nguồn lực khác như vốn, trang thiết bị, ngoại tệ
còn khan hiếm đã làm ảnh hưởng đến mở rộng cầu lao động; vì vậy cung
thường lớn hơn cầu lao động dẫn đến mức tiền lương của người lao động
thấp. Mặt khác, trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp nên mặt
bằng chung về NSLĐ thấp và thu nhập thấp.
Ở Việt Nam, Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ
từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1%, cao hơn 1,3 điểm phần trăm so với năm
2019. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 39,9%, trong khi đó tỷ lệ này ở khu
vực nông thôn là 16,3%. Có sự khác biệt đáng kể này là do lao động ở khu
vực thành thị có điều kiện tham gia đào tạo hơn so với lao động khu vực nông
thôn. Mặt khác, đặc thù công việc ở khu vực thành thị đòi hỏi lao động phải có
kỹ năng, tay nghề cao trong khi đó ở khu vực nông thôn lao động chủ yếu làm
công việc giản đơn trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản [104].
 Còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng
chưa được khai thác
Tại các nước đang phát triển còn tồn tại một số lượng lao động chưa
sử dụng hết, thường tồn tại dưới dạng thất nghiệp trá hình và bán thất nghiệp.
Thất nghiệp trá hình thường hiện diện ở khu vực thành thị, tồn tại
dưới nhiều dạng khác nhau như: làm việc với năng suất thấp, thu nhập chỉ
đủ sống cho bản thân.

86
Bán thất nghiệp hiện diện ở khu vực nông thôn, tồn tại dưới hình
thức thiếu việc làm do có việc làm nhưng số ngày làm việc ít. Mức độ thiếu
việc làm càng trầm trọng hơn khi hết thời vụ. Ở Việt Nam, kết quả nghiên
cứu ở nhiều công trình cho thấy rằng trong thời gian mùa vụ, một nông
dân có thể làm việc 11 giờ/ngày, trong khi ở thời kỳ nông nhàn họ chỉ làm
việc 3 giờ/ngày.
Ngoài ra, tại các nước đang phát triển, việc chưa sử dụng hết nguồn
lao động có thể xem xét qua tỷ lệ người thất nghiệp, tỷ lệ này còn là một
chỉ số phát triển kinh tế luôn được theo dõi chặt chẽ. Nhưng ở các nước
đang phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp chưa phản ánh đúng tình trạng chưa sử
dụng hết nguồn lao động, vì vẫn còn một bộ phận lớn lao động có việc làm
không chắc chắn trong nông nghiệp, công nghiệp thường ở dạng lao động
mùa vụ, công nhật,...
Theo Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một bộ phận
không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là
nhóm lao động trẻ. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng
hợp cho biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường,
phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển
bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại. Tỷ lệ
này thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế - xã hội [104].
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam giai đoạn
2018-2019 dao động ở mức 4,0%. Tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi dịch
Covid-19 xuất hiện tại nước ta. Tính chung năm 2020, tỷ lệ lao động không
sử dụng hết tiềm năng là 5,02%, tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước, tương ứng tăng hơn 614 nghìn người [104].
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng năm 2020 của khu vực
thành thị cao hơn khu vực nông thôn (5,5% so với 4,8%), của lao động nữ
cao hơn lao động nam (5,5% so với 4,6%). Đa số lao động không sử dụng
hết tiềm năng là những người dưới 35 tuổi (56,5%), trong khi đó lực lượng
lao động dưới 35 tuổi chỉ chiếm 36,6%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn
còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai
thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ và trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất
hiện, việc tận dụng nhóm lao động này càng trở nên hạn chế [104].
3.1.4 Cơ cấu thị trường lao động
Thị trường lao động được xem như là những hàng hóa và dịch vụ
được mua bán trên thị trường nghĩa là có sự trao đổi. Ở các thị trường hoàn

87
hảo, hàng hóa được phân phối một cách hiệu quả thông qua giá. Tuy nhiên,
ở các nước đang phát triển, thị trường lao động chưa phải là thị trường
hoàn hảo, vì vậy tiền lương hay giá lao động không phải hoàn toàn do các
lực lượng cạnh tranh quyết định.
Thị trường lao động ở các nước đang phát triển được chia thành ba
khu vực: khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị không chính thức
và khu vực nông thôn. Việc phân chia cơ cấu thị trường lao động có thể
giúp cho việc giải thích mức tiền lương và khả năng thu hút việc làm của
các thị trường lao động.
- Khu vực thị trường lao động thành thị chính thức
Lao động làm việc ở các tổ chức, đơn vị kinh tế có quy mô tương
đối lớn và hoạt động ở nhiều lĩnh vực như sản xuất gồm có công nghiệp,
xây dựng…, dịch vụ gồm có ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, du lịch,
thương mại, siêu thị,…
Đặc điểm của thị trường lao động khu vực này yêu cầu lao động có trình
độ chuyên môn cao, điều kiện làm việc tốt, mức lương cao, hoạt động theo luật
và quy định của nhà nước như quy định về lương tối thiểu, an toàn lao động,
hợp đồng, bảo hiểm. Đây cũng là khu vực có việc làm ổn định nhất. Vì vậy, ở
thị trường này luôn có dòng người chờ việc làm (L1, L2). Có chênh lệch giữa
cung và cầu lao động dẫn đến xuất hiện lực lượng thất nghiệp khá đông. Người
lao động luôn chờ cơ hội để làm việc ở khu vực này vì đây là khu vực trả lương
cao dẫn đến mức lương W1 cao hơn mức lương cân bằng W0.

Hình 3.1: Thị trường lao động thành thị chính thức

88
- Khu vực thị trường lao động thành thị không chính thức
Lao động làm việc ở các tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và
nhỏ, những người buôn bán bên lề đường, bán hàng rong,...
Đặc điểm của thị trường khu vực này thu hút được những người di
cư từ vùng nông thôn chuyển ra, những người có vốn ít, trình độ thấp, năng
suất thấp, thu nhập thấp, bấp bênh. Người lao động không có hợp đồng,
bảo hiểm. Khu vực này khối lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn so với
các khu vực khác. Tuy mức tiền lương thấp hơn so với khu vực chính thức
nhưng nó vẫn hấp dẫn cho nhiều người khi không thể gia nhập được vào
khu vực chính thức (mức lương cân bằng W2 < W1).

Hình 3.2: Thị trường lao động thành thị không chính thức
- Khu vực thị trường lao động nông thôn
Ở các nước đang phát triển, thị trường lao động khu vực nông thôn
chiếm chủ yếu là kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, vẫn tồn tại thị trường lao
động tham gia các hoạt động phi nông nghiệp hoặc lao động làm thuê theo
thời vụ trong nông nghiệp: buôn bán, ngành nghề thủ công và dịch vụ ở
nông thôn mang tính thời vụ.
Đặc điểm thị trường lao động khu vực này có trình độ lao động thấp,
thu nhập thấp, xảy ra tình trạng bán thất nghiệp. Sự thỏa thuận trong thuê
mướn lao động lỏng lẻo, không có hợp đồng lao động, làm thuê theo công
nhật, vụ việc là chính. Tiền lương được xác định ở mức cân bằng W3 thấp
hơn mức cân bằng ở khu vực thành thị không chính thức (W2). Quan hệ
cung cầu lao động ở nông thôn thể hiện sự dư thừa lao động tiềm tàng.

89
Hình 3.3: Thị trường lao động khu vực nông thôn
3.1.5 Đo lường tăng trưởng việc làm
LT: tổng số lao động xã hội (người).
ET: tổng số việc làm của nền kinh tế (người).
Ei,o: số việc làm của khu vực công nghiệp ở thời điểm 0.
Ei,t: số việc làm của khu vực công nghiệp ở thời điểm t.
Es,o: số việc làm của khu vực dịch vụ ở thời điểm 0.
Es,t: số việc làm của khu vực dịch vụ ở thời điểm t.
Ea,o: số việc làm của khu vực nông nghiệp ở thời điểm 0.
Ea,t: số việc làm của khu vực nông nghiệp ở thời điểm t.
gEi: tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực công nghiệp
gEs: tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực dịch vụ.
gEa: tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực nông nghiệp.
EAR: tỷ lệ thu hút việc làm của nền kinh tế.
: tỷ lệ thu hút việc làm của khu vực công nghiệp.
: tỷ lệ thu hút việc làm của khu vực dịch vụ.
: tỷ lệ thu hút việc làm của khu vực nông nghiệp.

gEi = à Ei,t =gEiEi,0 + Ei,0 (1)

90
gEs = à Es,t =gEsEs,0 + Es,0 (2)

gEa = à Ea,t =gEaEi,0 + Ea,0 (3)


Cộng phương trình (1), (2), và (3) ta có:

(4)
Với và
Như vậy,

(5)
Chia 2 vế phương trình (5) cho :

= + + (6)
Gọi : tốc độ tăng trưởng việc làm của nền kinh tế. Phương trình
(6) được viết lại:

Nếu gọi là tốc độ tăng trưởng tổng lao động xã hội, thì mức độ
thu hút việc làm của nền kinh tế là (EAR).

EAR =
Mức độ thu hút việc làm sẽ cho thấy tỷ lệ phần trăm số lao động xã
hội tăng lên được thu hút vào làm việc cho các ngành của nền kinh tế sẽ là:

EAR =
Như vậy, nền kinh tế thu hút được 76% tổng số lao động xã hội tăng
thêm vào làm việc trong các ngành của nền kinh tế.
- Mức độ thu hút việc làm ở khu vực công nghiệp:

91
Mức độ thu hút việc làm ở khu vực dịch vụ:

=
Mức độ thu hút việc làm ở khu vực nông nghiệp:

=
3.1.6 Định hướng và giải pháp phát triển nguồn lao động Việt Nam
trong điều kiện mới
3.1.6.1 Thực trạng nguồn lao động và thị trường lao động ở Việt Nam
 Thực trạng nguồn lao động Việt Nam:
- Về số lượng lao động: Gia tăng dân số trong những năm qua kéo
theo gia tăng về lực lượng lao động. Tăng nhanh về số lượng lao động, tạo
nên sức ép trong vấn đề giải quyết việc làm. Việt Nam là nước có quy mô
dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu
dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào. Mỗi năm Việt Nam có khoảng
gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh
quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần
phát triển kinh tế - xã hội.
- Về chất lượng lao động: Việt Nam có nguồn nhân lực khá dồi dào,
trẻ, năng động, ham học hỏi, nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới.
Đây là một lợi thế cho thị trường lao động Việt Nam trong thời kỳ CMCN
4.0 như hiện nay. Mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình
độ chuyên môn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao
động Việt Nam hiện nay như:
Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao. Lực
lượng lao động hiện nay của Việt Nam mới chỉ tập trung vào phân khúc lao
động phổ thông, lao động bậc thấp và trung dẫn đến thiếu hụt mạnh nguồn
lao động chất lượng cao. Đây là hạn chế khá lớn của nhân lực Việt Nam
đã đưa đến nhiều hệ lụy khác như: NSLĐ thấp, năng lực cạnh tranh cũng
như giá trị nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động không cao.
Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay xảy ra tình trạng thiếu lao
động kỹ thuật trình độ cao. Một số ngành nghề liên quan đến công nghệ thông
tin, công nghệ cao, công nghệ xanh, công nghệ sạch, công nghệ tái tạo, các
lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, kiểm toán đang thiếu hụt nhân lực ở phân
khúc cao. Dự báo, trong vòng 5 năm tới, Việt Nam sẽ thiếu hụt lượng lớn lao

92
động về công nghệ thông tin, nhất là những chuyên viên cao cấp.
Năng lực đổi mới sáng tạo của lao động tại Việt Nam còn hạn chế,
trong khi đây lại là điều cần thiết trong CMCN 4.0. Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ở
Việt Nam có rất ít doanh nghiệp thực hiện R&D (nghiên cứu và phát triển),
nếu có thì kinh phí bỏ ra cho các hoạt động R&D chỉ chiếm một phần rất
nhỏ trong nguồn tài chính của doanh nghiệp.
Dù đã cải thiện trong nhiều năm qua nhưng nhìn chung NSLĐ ở Việt
Nam còn thấp. Mức độ chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước
vẫn tiếp tục gia tăng. NSLĐ thấp được xem như là một hệ quả của chất
lượng nguồn lao động không đảm bảo và năng lực đổi mới sáng tạo yếu.
Do đó, việc nâng cao NSLĐ là cấp thiết để thị trường lao động trong nước
phát triển, đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế.
Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả
về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai nên chưa đáp ứng
được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị
theo tiêu chuẩn quốc tế.
Kỷ luật lao động của người Việt Nam nhìn chung chưa đáp ứng được
yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận người lao
động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Người lao động
chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng
hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm
làm việc.
- Về cơ cấu lao động: mất cân đối theo ngành, theo vùng và theo
cấp bậc đào tạo.
Xét về cơ cấu lao động theo ngành, lao động tập trung chủ yếu trong
ngành nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp.
Xét về cơ cấu lao động theo vùng, việc phân bổ lao động theo vùng
cũng không đều, nhất là lao động có trình độ. Ở những tỉnh miền núi, vùng
sâu, vùng xa rất thiếu lao động có trình độ, có tay nghề cao.
Về cấp bậc đào tạo mất cân đối giữa đào tạo đại học - trung học
chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Hiện nay, ở Việt Nam rất thiếu đội ngũ
công nhân lành nghề, đang có hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ”, “thiếu lao
động ngay trên nơi thừa lao động”.

93
 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam
Tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng,
khu vực, ngành nghề kinh tế. Trong khi cung lao động lớn, vẫn có
không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, không
chỉ lao động qua đào tạo mà còn khó khăn trong tuyển dụng lao động
phổ thông.
Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc trong
khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức, năng suất thấp. Nền kinh tế
chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và các ngành thâm dụng lao động (sản
phẩm nông nghiệp, thuỷ sản và khai khoáng, các sản phẩm công nghiệp sơ
chế sử dụng nhiều lao động phổ thông). Còn rất nhiều lao động làm công
ăn lương không có hợp đồng và thất nghiệp gia tăng mạnh ở những người
có trình độ cao từ đại học trở lên.
Thời kỳ kỷ nguyên số sẽ tác động làm biến đổi thị trường lao động. Việt
Nam có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ, nguồn nhân lực...) hạn
chế nên thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức như: nguồn lao động dồi
dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam; sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và nguy cơ
không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, nhiều
công việc bị thay thế bởi robot, trang thiết bị công nghệ thông minh.
3.1.6.2 Định hướng khai thác và sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII nhấn mạnh: “Phát triển
Nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội
và thành tựu của cuộc CMCN 4.0” [65]. Cần có chính sách thỏa đáng để
tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả nguồn lực mới, nhất là trong những
ngành mũi nhọn về công nghệ của quốc gia; nâng cao chất lượng hoạt
động của các vườn ươm công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao; có
chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo trong các cơ sở đào tạo về công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc
tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
Gắn kết chặt chẽ giữa quá trình đào tạo với bồi dưỡng và sử dụng
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Đảng ta khẳng định: “Xây dựng chiến
lược phát triển Nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh
vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào
tạo, đào tạo lại Nguồn nhân lực trong các nhà trường”.

94
Phát triển thị trường lao động đáp ứng quá trình cơ cấu lại nền kinh
tế theo hướng hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh kết nối cung
- cầu lao động trong nước gắn với thị trường lao động quốc tế và huy động
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện các giải pháp phát triển thị
trường lao động lành mạnh.
Con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, “tài nguyên của
mọi tài nguyên, nguồn lực của mọi nguồn lực”, vì vậy, bên cạnh việc nhìn
nhận một cách đúng đắn vai trò của nguồn lực lao động, cần phải có những
giải pháp hiệu quả để phát triển nguồn lao động, qua đó phát huy tối đa vai
trò của nguồn lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3.1.6.3 Giải pháp khai thác và sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam
Để nắm bắt thời cơ và giải quyết những áp lực đang đặt ra đối với
thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam
cần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở đó, cần có các
chính sách phù hợp để khuyến khích nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo
của người lao động cũng như tạo các điều kiện về chính sách, hạ tầng kỹ
thuật cần thiết để thị trường lao động phát triển đủ khả năng kết nối với thị
trường lao động thế giới.
 Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
Thúc đẩy phát triển hơn nữa thị trường lao động chất lượng
cao. Trong đó, quan trọng nhất là hoàn thiện khung khổ pháp luật cho thị
trường lao động phát triển theo hướng phù hợp với quy luật của thị trường,
bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia vào thị
trường lao động, nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tạo sự kết nối với thị trường lao động quốc tế, trong đó cần tập trung
thiết lập hệ thống thúc đẩy sự lưu chuyển của lao động có kỹ năng trong
ASEAN, tạo lập thông tin về thị trường lao động, thường xuyên cập nhật
và phổ biến hiệu quả.
Điều chỉnh, cơ cấu lại lực lượng lao động; đào tạo và đào tạo lại
người lao động đang làm việc nhưng có nguy cơ mất việc, sa thải, đặc biệt
người lao động làm việc ở các lĩnh vực: dệt may, giày da, công nghệ.
Cần làm tốt công tác dự báo cung - cầu lao động trong khối giáo dục
định hướng nghề nghiệp, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục về nghề nghiệp; xây dựng các chính sách

95
hỗ trợ nguồn lao động trẻ khởi nghiệp. Nhà nước cần tạo ra hệ thống pháp
lý thúc đẩy, khuyến khích nhân tố mới để sự sáng tạo ngày càng được đẩy
mạnh, từ đó tạo ra nhiều ngành nghề mới, việc mới và cách thức hỗ trợ
doanh nghiệp để chi phí chuyển đổi là nhỏ nhất.
Xây dựng, cải tiến nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa”; Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả
các bậc học; Cải cách nội dung, mục tiêu, hình thức thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng
cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào các hoạt
động giáo dục và đào tạo. Đổi mới chương trình giáo dục, từ bậc phổ thông,
dạy nghề đến đại học hoặc cao hơn trên tinh thần tương thích với một khung
trình độ, trước hết là của ASEAN, sau đó là khung trình độ quốc tế. Ngoài ra,
chú trọng hơn vào công tác đào tạo lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ
năng mềm. Đặc biệt, chuyển hướng cho một bộ phận bị mất việc do áp dụng
công nghệ mới; nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và đào tạo chuyên
nghiệp. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao
đẳng và dạy nghề trên cả nước một cách đồng bộ.
Trang bị nhiều hơn những kỹ năng cần thiết như kỹ năng về ứng
dụng công nghệ thông tin, kỹ năng tự quản lý, tự tổ chức, kỹ năng giao
tiếp, tương tác và giải quyết vấn đề, quản lý dự án... Đây là những kỹ năng
rất quan trọng và cần thiết cho người lao động trong thời buổi CMCN 4.0
để đáp ứng được với xu thế phát triển kinh tế.
 Nâng cao năng lực sáng tạo, đổi mới của lực lượng lao động
Nhà  nước cần đẩy mạnh quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật,
đổi mới các thể chế như Luật về doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các
điều kiện tiếp cận tài chính... Các khung pháp luật này cần được hoàn thiện
và có tính ổn định để các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư hoạt động
kinh doanh cũng như đẩy mạnh được các hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D). 
Thông qua các công cụ như hỗ trợ vốn trực tiếp hoặc ưu đãi thuế của
Nhà nước để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện công tác R&D.
Chính phủ cần thúc đẩy chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI
đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng chất
xám cao và cũng cần tạo điều kiện để các hoạt động này được lan tỏa sang
các doanh nghiệp trong nước.

96
Khuyến khích các chương trình hợp tác về R&D giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với đó thực hiện đổi mới sáng tạo nhằm
tận dụng triệt để nguồn lực, đồng thời tăng cường hợp tác giữa các cơ quan
nghiên cứu nhà nước với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
 Tăng cường sự kết nối cung cầu cho thị trường lao động
Phát triển hệ thống thông tin về định hướng nghề nghiệp, thị trường
lao động, thị trường việc làm v.v… để người lao động và người sử dụng lao
động dễ dàng nắm bắt thông tin và kết nối với nhau. Tăng cường ứng dụng
công nghệ hiện đại vào việc kết nối cung - cầu lao động giữa thị trường
trong nước và quốc tế.
Nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong tư
vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và định hướng nghề nghiệp
cho học sinh, sinh viên; phối hợp hoạt động của Trung tâm với các cơ sở
đào tạo, các doanh nghiệp; nâng tần suất phiên giao dịch việc làm, đa dạng
hóa các hoạt động giao dịch việc làm, hướng tới tổ chức các hoạt động giao
dịch việc làm phù hợp tại cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động dịch vụ việc làm.
  Hoàn thiện các chính sách liên quan đến lợi ích của người lao động
Nhà nước cần đổi mới các chính sách luật pháp có liên quan đến lợi ích
người lao động như: chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hộ lao động, chính sách nhà ở và các điều kiện học
tập, chữa bệnh, vui chơi giải trí cho bản thân người lao động và gia đình họ.
Hoàn thiện thể chế, chính sách về việc làm, thị trường lao động phù
hợp với định hướng phát triển KT - XH của đất nước trong bối cảnh hội
nhập: nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm hỗ
trợ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động lớn tuổi, nhất là trong
bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; các chính sách hỗ
trợ tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế, các nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương trong xã hội; hoàn thiện khung khổ pháp lý để vận hành thông suốt
và đồng bộ các thị trường, phát triển các yếu tố của thị trường lao động;
xem xét và phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế liên
quan đến thị trường lao động.
3.2 Nguồn vốn
3.2.1 Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
3.2.1.1 Vốn đầu tư
Vốn là yếu tố sản xuất đầu vào nhưng lại là kết quả đầu ra của nền
kinh tế. Vốn bao gồm vốn vật chất và vốn đầu tư.

97
 Vốn vật chất:
Bao gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng,.. hàng tồn kho của các doanh
nghiệp và hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH của quốc gia. Để có vốn vật
chất, đặc biệt là máy móc thiết bị, nhà xưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế (đường sá, cầu cống, các công trình thủy lợi, điện lực, thông tin liên lạc,
sân bay, bến cảng, nhà ga...) cần phải tiến hành đầu tư.
 Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể
huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất hàng hóa. Tiết kiệm là nguyên nhân
trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết
kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa nếu không tiết kiệm thì vốn
không tăng lên. Đầu tư chính là phần thu nhập không chuyển vào tiêu dùng:
• Thu nhập (R) = Tiêu dùng (C) + Tiết kiệm (S)
• Thu nhập (R) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)
• Vì vậy Tiết kiệm (S) = Đầu tư (I)
Theo J M Keynes, để nền kinh tế đạt tới và duy trì mức sản lượng
tiềm năng thì đầu tư đóng vai trò quan trọng để tăng tổng cầu.
Nguồn vốn dùng để tiến hành đầu tư tạo vốn sản xuất, xét trên phạm
vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân đó chính là tiết kiệm của các hộ gia đình,
doanh nghiệp và Chính phủ.
Trong nền kinh tế quốc dân, để chuyển tiết kiệm I (S) thành đầu tư
(I) nhằm tạo vốn sản xuất (K) cần phải thông qua hệ thống tài chính gián
tiếp (thông qua các trung gian tài chính) và hệ thống tài chính trực tiếp (thị
trường chứng khoán).
3.2.1.2 Các nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn có thể huy động để đầu tư phát triển trong phạm vi một
quốc gia không chỉ là các nguồn tiết kiệm của dân cư, Chính phủ và các
doanh nghiệp mà cả từ nước ngoài dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và
gián tiếp khác nhau như nguồn vốn ODA, nguồn vốn FDI, thị trường vốn
quốc tế, nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại nước ngoài. Các
nguồn vốn đầu tư có những đặc điểm sau:
 Tiết kiệm của ngân sách nhà nước
Vốn từ tiết kiệm của ngân sách nhà nước là phần vốn dành để chi cho

98
đầu tư phát triển lấy từ thu ngân sách nhà nước không kể đến các nguồn mà
Chính phủ nhận được từ vay nước ngoài cũng như vay trong nước.
Đây là nguồn tài chính tập trung có quy mô lớn và có đặc điểm
không hoàn trả trực tiếp. Quy mô tiết kiệm của ngân sách nhà nước phụ
thuộc vào quy mô của nền kinh tế, tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước
của Chính phủ và quy mô của các khoản chi tiêu không phải là chi cho đầu
tư phát triển của ngân sách nhà nước.
Nguồn vốn này chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc xây dựng các
công trình công cộng (đường giao thông, cầu, sân bay, bến cảng, công trình
phục vụ an ninh, quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ
và các công trình văn hóa, xã hội khác) hoặc một số ngành kinh tế quan
trọng (điện lực, bưu chính viễn thông...) cần có sự tham gia của Nhà nước.
 Tiết kiệm của các doanh nghiệp
Vốn từ tiết kiệm của doanh nghiệp là phần lãi sau thuế được các
doanh nghiệp để lại cho đầu tư phát triển (đầu tư thuần, nếu tính đến cả
khấu hao thì bao gồm cả đầu tư thay thế). Đây chính là nguồn vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp do hiệu quả kinh doanh mang lại.
Tiết kiệm của doanh nghiệp không chỉ làm gia tăng nguồn vốn của
doanh nghiệp, mà làm gia tăng đáng kể nguồn vốn đầu tư của xã hội nếu
như các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và Nhà nước có chính sách
phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy để tái đầu tư.
Quy mô và tốc độ tăng nguồn vốn của các doanh nghiệp phụ thuộc
vào hiệu quả kinh doanh và quy mô hoạt động của các doanh nghiệp; chính
sách của Nhà nước, trực tiếp là chính sách thuế và chính sách khuyến
khích đầu tư đối với các doanh nghiệp. Chính sách phân phối lãi sau thuế
của các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến quy mô của nguồn vốn này.
 Tiết kiệm của dân cư
Vốn từ tiết kiệm của dân cư là phần thu nhập để dành của các hộ gia
đình. Xét trong từng gia đình, phần tiết kiệm này có thể không lớn, nhưng
trên quy mô toàn quốc, đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người tương
đối cao, quy mô dân số lớn, thì đây là nguồn vốn có vị trí hàng đầu đối với
đầu tư phát triển.
Quy mô nguồn vốn tiết kiệm hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập
bình quân đầu người; khuynh hướng tiêu dùng của dân cư và trình độ động

99
viên của Nhà nước, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Sự ổn định của nền
kinh tế, sự đảm bảo về mặt pháp lý trong quá trình huy động các nguồn vốn
đầu tư và sự vận hành tốt của thị trường vốn cũng là những nhân tố rất cơ
bản đảm bảo gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và chuyển được các khoản tiết kiệm
này cho hoạt động đầu tư.
 Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
Đây là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của Chính phủ
một số nước hoặc của các tổ chức quốc tế viện chợ cho các nước đang phát
triển, nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển KT - XH của nước này.
Nguồn vốn ODA cung cấp chỉ có một bộ phận là viện trợ không hoàn
lại, còn lại là cho vay ưu đãi. Vốn vay dưới dạng ODA có những ưu nhược
điểm như sau:
Ưu điểm: Đây là khoản cho vay ưu đãi trên các mặt: lãi suất thấp
(dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm); thời gian cho vay cũng như thời gian
ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm).
Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp
nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
Nhược điểm: ODA là khoản cho vay mang tính ràng buộc. Các
nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược
như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục
tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị… Vì
vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan
tâm hay họ có lợi thế.
Về mặt kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng
rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất
nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu
cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá
mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có
khả năng sinh lời cao.
Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo
cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không
hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo.
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch
đặc biệt như nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp

100
ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng
hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng
thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng
ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể
tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu
hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý
thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều
hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng
nguồn vốn này còn thấp… có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng
nợ nần.
Vì vậy, phải tính đến hướng ưu đãi của các nước cấp ODA, chuẩn bị
những khoản để sử dụng ODA một cách có hiệu quả, nếu không, ODA dù
là khoản vay ưu đãi nhưng vẫn làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài và
sự phụ thuộc của nền kinh tế với bên ngoài.
 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI -  Foreign Direct
Investment) chính là hình thức đầu tư nước ngoài dài hạn từ một cá nhân,
công ty hay doanh nghiệp lớn để xây dựng các cơ sở kinh doanh, sản xuất.
Khi đó chủ đầu tư sẽ là người nắm quyền quản lý, điều hành các mô hình
kinh doanh, sản xuất để có thể thu được lợi nhuận lâu dài.
Vốn FDI chính là nguồn tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp vào
nước ngoài. Nguốn vốn FDI này có thể được phân theo tính chất dòng
nguồn vốn như vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư hay vốn vay nội bộ… hay
theo mục đích của các nhà đầu tư như vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm
kiếm hiệu quả hay vốn tìm kiếm thị trường.
Đối với nước chủ nhà, nhờ thu hút FDI mà có thể bù đắp sự thiếu hụt
của vốn trong nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo việc làm. Đồng thời qua đó tiếp nhận chuyển giao công nghệ,
kinh nghiệm và phương thức quản lý tiên tiến, tìm kiếm thị trường tiêu
thụ ở ngoài nước. Tuy nhiên, nếu nước chủ nhà không có quy hoạch, quy
hoạch không hợp lý và quản lý yếu kém sẽ có thể dẫn đến đầu tư tràn lan,
kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; trong việc canh tranh thì các doanh nghiệp trong nước sẽ

101
có nguy cơ bị phá sản vì không đủ tiềm lực để cạnh tranh. Việc đầu tư vào
một lĩnh vực nào đó hay chọn địa điểm nào là phải do ý muốn của doanh
nghiệp FDI, khi đó sẽ khiến cho nước nhận đầu tư bị mất cân bằng vùng.
Môi trường chính trị có thể bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư FDI có thể
vận động quan chức quản lý địa phương đồng ý với những điều khoản có
lợi cho doanh nghiệp FDI.
Ở Việt Nam hiện nay, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được
thực hiện thông qua các hình thức: hợp đồng hợp tác liên doanh, doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các phương
thức đầu tư dưới dạng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT
(xây dựng - chuyển giao), khu chế xuất...
Với các nước đang phát triển, vốn luôn đóng vai trò hết sức quan
trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế còn
nhiều hạn chế, nhiều mục tiêu cần đầu tư, vấn đề quan trọng không chỉ là
huy động mà còn phải chú ý phân bổ và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu
quả nhất.
3.2.2 Vai trò của vốn với phát triển kinh tế
 Vốn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
Mô hình Harrod - Domar đã chỉ ra được vai trò của vốn và hiệu quả
sử dụng vốn trong tăng trưởng kinh tế. Mô hình Harrod - Domar (g=s/k)
cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị quyết định bởi cả tỷ lệ tiết
kiệm (s) và tỷ lệ gia tăng vốn - sản lượng (k) của nền kinh tế [9,36].
Để tăng trưởng, nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một tỷ lệ nhất
định so với GDP. Khả năng tiết kiệm và đầu tư càng cao sẽ tăng trưỏng
càng nhanh. Nhưng tốc độ tăng trưởng thực tế còn phụ thuộc vào cả hiệu
suất của đầu tư, tức là mức sản lượng tăng thêm có được từ một đơn vị đầu
tư tăng thêm (được tính bằng 1/k, tức là bằng nghịch đảo của tỷ lệ gia tăng
vốn - sản lượng).
Trong thực tế, hệ số k không phải là không đổi mà có xu hướng tăng
lên, nghĩa là xu hướng đầu tư ngày càng tốn vốn hơn. Vì vậy, để giữ được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cần phải bảo đảm sao cho k tăng chậm trong
khi vẫn tiếp tục tăng được tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư hoặc có thể bổ sung
thiếu hụt đó thông qua thu hút các nguồn vốn bên ngoài.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào cả hai nhân tố liên
quan đến vốn.

102
+ Một là, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP. Tỷ lệ này càng tăng, khi những
điều kiện khác không đổi thì tốc độ tăng trưởng càng cao.
+ Hai là, hệ số ICOR (hệ số hiệu quả đầu tư theo hiệu suất vốn - sản
lượng). Hệ số ICOR được tính như sau:

ICOR = =

(trong đó K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước)


Hệ số ICOR càng thấp, khi những điều kiện khác không đổi thì tốc
độ tăng trưởng càng cao. Nếu một quốc gia vừa duy trì được tỷ lệ tiết kiệm
cao và có hệ số ICOR thấp thì tốc độ tăng trưởng sẽ rất cao. Nếu hệ số
ICOR không đổi (hay gia tăng chậm) thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tiết kiệm trong nước và ngoài
nước cho tăng trưởng.
Vốn là một nhân tố không thể thiếu được trong các hoạt động kinh
tế. Trong quá trình đầu tư, sự gia tăng của vốn làm gia tăng tổng cầu (gia
tăng chi tiêu) và do đó tác động làm tăng sản lượng và công ăn việc làm.
Bên cạnh đó, kết quả của quá trình đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất (tức
là thêm nhiều nhà máy, phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải,...) làm
tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế.
Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bổ và sử dụng chúng một
cách có hiệu quả có tác động rất lớn đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tạo việc làm, gia tăng xuất khẩu và tăng tích lũy của nền
kinh tế.
 Vốn đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo
vùng và phát triển khoa học công nghệ.
Đóng góp của vốn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu thông
qua phân bổ vốn theo ngành và vùng. Ngành nào, vùng nào có nhiều vốn
thì có cơ hội tăng trưởng hơn so với các ngành, vùng khác. Tuy nhiên,
nhiều vốn hơn mới chỉ là điều kiện cần, sử dụng vốn có hiệu quả hay
không mới có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế một cách bền vững.
Vốn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, góp
phần hiện đại hóa quá trình sản xuất, nâng cao NSLĐ, nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế.

103
3.2.3 Phân tích vốn sản xuất và vốn đầu tư quốc gia
 Phân loại tài sản quốc gia sản xuất và phi sản xuất
Xét trên phạm vi quốc gia, tổng số vốn vật chất đã tích lũy được qua
thời gian được gọi là tài sản quốc gia (TSQG). Tài sản quốc gia được phân
loại như sau:
Công xưởng, nhà máy (1).
Trụ sở cơ quan của các đơn vị sản xuất - kinh doanh (2).
Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (3).
Cơ sở hạ tầng (4).
Tồn kho của tất cả hàng hóa (5).
Các công trình công cộng (6).
Các công trình kiến trúc quốc gia (7).
Nhà ở của dân cư (8).
Các căn cứ quân sự và phương tiện quốc phòng (9).
Theo chức năng sản xuất, TSQG lại được chia thành hai nhóm: Bộ
phận của TSQG được dùng trực tiếp trong sản xuất, được gọi TSQG sản
xuất (tức quy mô vốn sản xuất quốc gia), bao gồm từ loại 1-5.
Bộ phận TSQG không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất,
được gọi là TSQG phi sản xuất, bao gồm từ loại 6-9.
Như vậy, quy mô vốn sản xuất là một bộ phận của tài sản quốc gia.
Chúng được mở rộng thông qua các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản xuất.
 Các khả năng ảnh hưởng đến việc mở rộng vốn sản xuất
Từ phân tích vốn sản xuất cho thấy rằng quy mô vốn sản xuất được
hình thành thông qua tích lũy tài sản sản xuất, tức tích lũy các tư liệu sản
xuất. Các khả năng làm mở rộng việc tích lũy vốn sản xuất bao gồm:
- Khả năng gia tăng sản xuất các tư liệu sản xuất (TLSX) trong nước.
Khả năng sản xuất các TLSX phụ thuộc vào khả năng sản xuất của
các ngành công nghiệp sản xuất ra TLSX. Năng lực các ngành này lại
lệ thuộc vào sự phân bổ vốn đầu tư của nền kinh tế cho các ngành công
nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất. Trong khi vốn đầu tư ở các nước đang
phát triển lại có hạn, do đó khả năng mở rộng năng lực sản xuất TLSX
thường bị giới hạn.

104
- Khả năng nhập khẩu các TLSX trên thị trường quốc tế.
Do bị giới hạn từ nguồn sản xuất TLSX trong nước, các nước đang
phát triển có thể bổ sung thêm nguồn TLSX bằng cách tiến hành nhập khẩu
các TLSX từ những nước khác.
- Khả năng thuê mướn các TLSX nước ngoài hay chuyển giao TLSX
từ chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.2.4 Định hướng và giải pháp chủ yếu để huy động và sử dụng vốn có
hiệu quả tại Việt Nam
3.2.4.1 Định hướng chung
Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chiến lược tài chính đến năm 2020” đã nhận định [95]:
“Xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm
và đầu tư; có chính sách khuyến khích tăng tích lũy cho đầu tư phát
triển, hướng dẫn tiêu dùng; thu hút hợp lý các nguồn lực xã hội để tập
trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, tạo tiền đề đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô
hình tăng trưởng”.
“Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà
nước và thực hiện tái cấu trúc đầu tư công, tăng cường đầu tư phát triển
con người; cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công, tài
chính doanh nghiệp nhà nước; cải cách tiền lương; củng cố hệ thống an
sinh xã hội”.
Để đạt được những nhiệm vụ trên, việc phát huy tốt các nguồn vốn
trong và ngoài nước, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư là hết sức
cần thiết.
3.2.4.2 Thực trạng huy động và sử dụng vốn ở Việt Nam
 Nhu cầu về vốn
Nhu cầu về vốn ở các nước đang phát triển rất lớn nhằm phá vỡ vòng
lẩn quẩn bắt đầu từ việc tiết kiệm và tích lũy thấp dẫn đến nguồn vốn để
đầu tư thấp từ đó làm cho NSLĐ thấp, NSLĐ thấp làm cho thu nhập bình
quân đầu người thấp. Khi thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn đến tiết
kiệm và tích lũy thấp. Đây được xem như vòng lẩn quẩn, làm cho các nước
phát triển khó bứt phá đi lên phát triển kinh tế. Để phá vỡ thế khó khăn về

105
nguồn vốn đầu tư cần có cú hích từ bên ngoài như nguồn vốn ODA, FDI,
FII và các tổ chức hỗ trợ phát triển khác.
Tại Việt Nam, nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp hiện
nay đang rất lớn. Tuy nhiên, do cơ cấu vốn của doanh nghiệp còn bất hợp
lý, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20-30% còn lại là vay tín dụng
từ các ngân hàng thương mại, trong khi khu vực này lại thường không thể
đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp. Cùng
với đó, dịch Covid-19 cũng đang tạo nên làn sóng dịch chuyển chuỗi sản
xuất, cung ứng sang các nước đang phát triển như Việt Nam, nên các doanh
nghiệp rất cần chuẩn bị nguồn vốn để đón đầu cơ hội đầu tư, kinh doanh.
 Thực trạng huy động và sử dụng vốn
- Thực trạng sử dụng vốn ở các nước đang phát triển:
Một số điểm đáng lưu ý ở các nước đang phát triển đó là tỷ lệ tiết
kiệm thấp, tỷ lệ đầu tư thấp, hiệu quả sử dụng vốn thấp, tình trạng nợ nần
tăng cao đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nguyên nhân của tình trạng nợ do:
Quản lý kinh tế ở nhiều nước đang phát triển ở tình trạng yếu kém,
tình trạng tham nhũng, lãng phí nguồn vốn đầu tư dẫn đến không tăng
được xuất khẩu để trả nợ và trả lãi.
Những quy định trong thanh toán quốc tế như các khoản vay nợ
thường được tính bằng USD và khi USD tăng giá thì nợ tăng.
Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển
ngày càng trầm trọng vì vấp phải những cú sốc toàn cầu.
Chính sách về lãi suất và tỷ giá của các nước đang phát triển lệ thuộc
rất lớn vào những thay đổi về thị trường vốn và thị trường tiền tệ toàn cầu.
- Thực trạng huy động nguồn vốn trong nước của doanh nghiệp
Việt Nam:
Theo các chuyên gia, điểm yếu là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn
vốn vay ngân hàng. Trong khi đó, thị trường tín dụng đang bị “quá tải” do
vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn
vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp.
Tiềm lực của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế, để đảm bảo nguồn
vốn, các ngân hàng buộc phải đi vay nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu từ dân cư
để cho vay trung và dài hạn. Điều này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân
hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguy cơ ở phía doanh nghiệp là phải vay
với lãi suất cao, chi phí vốn lớn dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp…

106
- Thực trạng huy động vốn nước ngoài của Việt Nam
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực chính cho sự phát
triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Giai đoạn gần đây
dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo
từng năm. Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới
nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu,
tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu.
Đánh giá của Bộ Khoa học và Đầu tư, trong xu hướng dịch chuyển
đầu tư trên thế giới, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, được các nhà đầu tư
quan tâm. Việt Nam đang có nhiều lợi thế như ổn định chính trị, ổn định
kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý, điều kiện đất đai môi trường, nhân lực… Hạ
tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu kinh tế trong cả
nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp để đón dòng vốn đầu tư.
Giai đoạn 2010 - 2020 Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong việc thu hút vốn FDI vào phát triển KT - XH. Mặc dù có được kết
quả đầu tư FDI ấn tượng, nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia hấp
dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất khu vực ASEAN. Thực tế, nhiều tập đoàn
đa quốc gia đã chọn Thái Lan, Malaysia, Indonesia... để đầu tư vì có môi
trường đầu tư cạnh tranh và có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI. Vì vậy, Việt Nam cần thay
đổi chiến lược về chính sách để đẩy mạnh thu hút vốn FDI.
Một trong những thế mạnh để thu hút FDI là việc Luật Đầu tư 2020
có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đã tạo ra “độ mở” lớn thu hút nhà đầu tư đến
với Việt Nam. Theo đó, Luật Đầu tư 2020 có những thay đổi đáng chú ý
về các chính sách ưu đãi đầu tư. So với quy định cũ, Luật Đầu tư 2020 bổ
sung những ngành nghề ưu đãi đầu tư mới như: sản xuất sản phẩm hình
thành từ kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển giáo dục đại học, sản xuất trang thiết bị y
tế… Chính sách mới của Luật Đầu tư 2020 về đối tượng được hưởng ưu
đãi đầu tư được điều chỉnh theo hướng tập trung hơn vào lĩnh vực công
nghệ cao, dự án khởi nghiệp sáng tạo…
Để đón tập đoàn lớn như Intel, Microsoft, Apple, ngoài những vấn
đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, Việt Nam cần quan tâm đến
yêu cầu của nhà đầu tư EU và Mỹ. Theo đó, nhà đầu tư Mỹ, EU thường
yêu cầu các yếu tố: công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế,
chính sách và luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo

107
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm quyền sở hữu trí
tuệ, bản quyền, thương quyền, sáng chế, phát minh, chống hàng lậu, hàng
nhái, hàng giả…
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2020,
tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2020 đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với
cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
ước đạt 19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019.
Bảng 3.1: Tình hình đầu tư nước ngoài 2019 - 2020
Đơn vị So cùng
TT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020
tính kỳ (%)
triệu
1 Vốn thực hiện 20,380 19,980 98.0
USD
triệu
2 Vốn đăng ký* 38,019.11 28,530.10 75.0
USD
triệu
2.1 Đăng ký cấp mới 16,745.60 14,646.42 87.5
USD
triệu
2.2 Đăng ký tăng thêm 5,802.03 6,414.49 110.6
USD
triệu
2.3 Góp vốn, mua cổ phần 15,471.48 7,469.20 48.3
USD
3 Số dự án*        
3.1 Cấp mới dự án 3,883 2,523 65.0
lượt dự
3.2 Tăng vốn 1,381 1,140 82.5
án
lượt dự
3.3 Góp vốn, mua cổ phần 9,842 6,141 62.4
án
4 Xuất khẩu        
Xuất khẩu (kể cả dầu triệu
4.1 185,278 202,416 109.2
thô) USD
Xuất khẩu (không kể triệu
4.2 183,232 200,838 109.6
dầu thô) USD
triệu
5 Nhập khẩu 149,411 167,821 112.3
USD
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2020, [58])

108
Các nhà đầu tư FDI đã rót vốn vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công
nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷ USD,
chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện
đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn
đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất
động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD và trên
1,6 tỷ USD.
Theo báo cáo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2020 đã có 112 quốc
gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu
với tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào Việt
Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm
13,8% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư
đăng ký 2,46 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản,
Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc),… [58]
Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất
với 609 dự án. Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 342 dự án. Nhật Bản
đứng thứ ba với 272 dự án. Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ tư với 211
dự án.
Vốn FDI đầu tư vào 60 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2020,
trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đăng ký
đạt 4,36 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Tỉnh Bạc Liêu đứng thứ
hai với 01 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Thành phố Hà Nội đứng thứ ba với gần 3,6 tỷ USD, chiếm 12,6%
tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương,
thành phố Hải Phòng,…
Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Thành phố Hồ Chí Minh vẫn
dẫn đầu với 950 dự án. Thành phố Hà Nội đứng thứ hai với 496 dự án.
Tỉnh Bắc Ninh đứng thứ ba với 153 dự án.
Bối cảnh thế giới đang thay đổi sau khủng hoảng, khiến các nước
sẽ điều chỉnh chiến lược phát triển, chú trọng nhiều hơn đến thị trường
nội địa. Các tập đoàn đa quốc gia cũng điều chỉnh lại chiến lược toàn cầu.
Cạnh tranh thu hút vốn ngày càng gay gắt. Việt Nam cần phải có những
điều chỉnh chính sách đối với dòng vốn đầu tư này.
Trong mô hình tăng trưởng mới, nước ta cần giải quyết bài toán nâng
cao hiệu quả đầu tư, kể cả trong nước và FDI để hướng tới hình thành cơ
cấu kinh tế hiện đại. Chất lượng phải trở thành tiêu chí hàng đầu trong thu

109
hút FDI. Những bất cập quan trọng nhất đó là vấn đề chậm cải tiến trong
cơ chế chính sách, quản lý; cơ sở hạ tầng kém, trong đó có cả yếu tố quy
hoạch về cơ sở vật chất, con người.
Việt Nam cần có mô hình mới, dựa trên sự gia tăng giá trị thay vì gia
tăng về lượng dựa trên chi phí lao động thấp. Nước ta đang đối mặt với một
thực trạng là chưa chủ động trong việc lựa chọn dự án FDI, mà thường bị
động với nhà đầu tư nước ngoài cả về ý tưởng tới quy mô vốn, diện tích sử
dụng, thời gian triển khai dự án...
Việc phân cấp quản lý toàn bộ cho UBND các địa phương và ban
quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất là chủ trương đúng, tạo thế chủ
động, tuy nhiên hiện việc phân cấp này đã bộc lộ nhiều hạn chế: chạy theo
số lượng dự án thiên về lợi ích trước mắt, làm ảnh hưởng đến cân đối tổng
thể. “Bài học về cấp phép ồ ạt cho các dự án sân golf, các dự án khai thác
khoáng sản và trồng rừng cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm”.
Một hạn chế quan trọng nữa được rút ra là năng lực thẩm tra, quản lý
ở các địa phương vẫn kém. Thực tế một số địa phương không quan tâm đầy
đủ, đúng mức đến thẩm định năng lực tài chính, kỹ thuật cũng như những
tác động về môi trường, KT - XH lâu dài của các dự án có quy mô lớn, gây
ảnh hưởng cho định hướng phát triển chung.
Vấn đề kinh tế vùng - lãnh thổ cần được định hướng rõ ràng hơn:
“Chính phủ cần có những chỉ dẫn cụ thể về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở
từng địa phương. Vấn đề đặt ra là việc thực hiện chính sách phải thống nhất
trong cả nước, không được để tình trạng “phép vua thua lệ làng”, một số địa
phương tự ban hành các ưu đãi quá mức, vì chỉ muốn có được dự án”.
3.2.4.3 Các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
 Tạo môi trường an toàn và ổn định
Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là yêu cầu trước hết để các
nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư, có thể dự kiến và thực thi những dự
án đầu tư dài hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư. Vì vậy nhà
nước cần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là ổn định về tiền tệ, sự
ổn định của hệ thống chính sách, luật pháp liên quan đến hoạt động kinh tế.
Xây dựng môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, cạnh tranh cho
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Tiếp tục xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với
cải cách hành chính. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn

110
nhẹ cho các dự án đầu tư nước ngoài. Phải thường xuyên rà soát, sửa đổi
bổ sung các quy định hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư để vừa
khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù hợp với các quy định chung
của Nhà nước. Các thủ tục hành chính cần công khai hoá, minh bạch hoá
và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm
bảo thông tin đến với các nhà đầu tư một cách thuận lợi nhất.
 Phát triển thị trường tài chính
Thông qua phát triển thị trường tài chính, tiết kiệm được chuyển đến
các nhà đầu tư. Sự phát triển và vận hành của thị trường tài chính sẽ như
một trung tâm thu hút và phân bổ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển, tạo điều kiện để nguồn vốn được lưu thông và sử dụng hiệu quả.
Cần đặc biệt chú ý đến các giải pháp, chính sách liên quan đến lĩnh
vực tài chính: xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán, cơ cấu lại và
hiện đại hóa hệ thống ngân hàng thương mại; tiếp tục đổi mới chính sách
thuế; chính sách chi ngân sách nhà nước và các chế độ bảo hiểm xã hội và
bảo đảm xã hội; quản lý các nguồn tài nguyên, tài sản quốc gia; đổi mới
quản lý tài chính các doanh nghiệp nhà nước; tăng cường kỷ luật tài chính;
đảm bảo tính minh bạch, công khai tài chính của các doanh nghiệp và các
cơ quan nhà nước; tăng cường sự giám sát tài chính của Nhà nước và toàn
xã hội; chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng bằng vốn ngân
sách nhà nước...
 Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật làm tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư.
 Phát triển nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động chất
lượng cao
Việt Nam cần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc
biệt là nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao, cung cấp nhân lực
cho các dự án FDI.
 Đẩy mạnh thu hút vốn FDI thế hệ mới
Thu hút nguồn vốn FDI hướng tới lĩnh vực công nghiệp công nghệ
cao. Việt Nam cần chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài
và công nghệ phù hợp, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao,

111
dành các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các loại dự án này. Bên cạnh đó, hạn
chế cấp phép cho các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm
môi trường.
 Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm, để
phát huy tối đa tác động lan tỏa của các dự án có nguồn vốn FDI, giúp các
doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh
nghiệp FDI.
3.3 Nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
3.3.1 Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) của một quốc gia bao gồm nguồn tài
nguyên từ trên mặt đất, trong lòng đất, trong biển và dưới đáy biển; và cả
ở trong không gian vũ trụ thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
TNTN vừa bao gồm các vật chất tham gia các hoạt động kinh tế,
như: đất đai, khoáng sản, năng lượng, động thực vật v.v...; vừa là nguồn tài
nguyên môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế như: không gian,
vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu...
TNTN là một loại nguồn lực đóng góp vào quá trình phát triển bởi
lợi ích kinh tế của nó. Tuy nhiên, sự đóng góp TNTN vào phát triển kinh tế
còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học công nghệ để phát hiện
ra những nguồn tài nguyên còn tiềm ẩn chưa được khai thác và bằng cách
sử dụng những phương pháp công nghệ mới để đưa TNTN vào sử dụng
một cách có hiệu quả.
TNTN có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Sự phân bố nguồn TNTN không đồng đều giữa các vùng khác nhau
trên trái đất tạo nên sự ưu đãi về tự nhiên cho việc phát triển kinh tế cho
từng vùng lãnh thổ khác nhau.
Đa số TNTN có giá trị kinh tế cao hiện nay đều hình thành trải qua
một quá trình lâu dài. Dầu mỏ và khí đốt ở các mỏ dầu cần khoảng 10 - 100
triệu năm cho các quá trình biến đổi về địa lý.
Quy mô của nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định qua trữ
lượng thăm dò và trữ lượng khai thác. Phần đóng góp của tài nguyên
thiên nhiên vào tổng sản lượng quốc gia được xác định qua khả năng
khai thác hàng năm và được tích lũy vào vốn sản xuất khi tài nguyên
đó được khai thác.

112
TNTN là sản phẩm của tự nhiên nên khi con người khai thác tức là
lấy đi sản phẩm của tự nhiên, nếu khai thác không phù hợp với quy luật của
tự nhiên sẽ làm cạn kiệt tài nguyên, làm biến đổi bất lợi cho môi trường.
Có nhiều cách phân loại khác nhau, ở đây đề cập đến phân loại nguồn
TNTN theo khả năng tái sinh nhằm khai thác hợp lý cho từng loại. Nguồn
TNTN được chia làm ba loại:
- Tài nguyên không có tái sinh: như đất đai và những tài nguyên mà
khi khai thác sử dụng sẽ cạn dần như các loại khoáng sản, dầu khí. Nhận
thức được vấn đề này để có kế hoạch bảo vệ, khai thác sao cho hiệu quả,
tránh lãng phí TNTN.
- Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua tác động của con người:
như tài nguyên rừng và các loại động thực vật trên cạn, dưới nước. Đối với
những tài nguyên này cần kết hợp chặt chẽ giữa khả năng khai thác và khả
năng tái sinh để tránh sự cạn kiệt. Nhiều nước đang phát triển thường khai
thác quá mức nguồn TNTN này để phục vụ cho phát triển kinh tế nhưng
lại xem nhẹ việc bảo vệ khả năng tái sinh của chúng.
- Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: như nguồn
năng lượng mặt trời, nước biển, thủy triều, sức gió, không khí... Cần mở
rộng việc tận dụng nguồn tài nguyên này. Trong tương lai, đây cũng sẽ là
các nguồn TNTN được sử dụng ngày càng phổ biến hơn khi mà tài nguyên
không tái sinh cạn dần đi, do đó các nước cần có chính sách đầu tư thích
hợp cho việc nghiên cứu ứng dụng để khai thác chúng.
3.3.2 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế
TNTN có vai trò quan trọng với nền kinh tế, được thể hiện trên các
mặt sau:
 TNTN là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động
kinh tế, là cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế.
Đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, thời tiết, các nguồn gen
động vật, thực vật... là những tài nguyên không thể thiếu và có ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả sản xuất về nông, lâm, thủy sản.
Quy mô, chủng loại, chất lượng của từng loại tài nguyên thiên nhiên
có ảnh hưởng không chỉ đến ngành khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên
đó, mà còn tạo ra nguyên liệu trong nước cho phát triển các ngành công
nghiệp khác.
Tuy nhiên, TNTN chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là đủ để tăng

113
trưởng và phát triển kinh tế. Bởi TNTN chỉ có thể phát huy hiệu quả khi
con người biết khai thác và sử dụng nó hiệu quả. Ngược lại, khi khai thác
lãng phí, sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên,
ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của
con người.
 TNTN là yếu tố quan trọng cho quá trình tích lũy vốn
TNTN còn có vai trò khắc phục sự thiếu hụt các nguồn vốn, làm tiền
đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong phạm vi của một quốc
gia, nguồn vốn có thể được tạo ra thông qua việc thực hiện cho thuê, khai
thác tài nguyên để xuất khẩu hoặc thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài. Trên thực tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi về TNTN
với trữ lượng lớn và đa dạng đã giúp tiến trình công nghiệp hóa diễn ra
nhanh chóng hơn, tăng thu nhập ngoại tệ, tạo tích lũy vốn nhờ vào khai
thác xuất khẩu các nguồn này.
 TNTN là yếu tố quan trọng cho sự phát triển ổn định của
nền kinh tế
TNTN là cơ sở cho sự phát triển ổn định của nhiều ngành kinh tế
khác có liên quan từ nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu nội địa. Nếu
một quốc gia được ưu đãi về TNTN sẽ tạo điều kiện cung cấp ổn định
nhiên liệu, nguyên liệu cho các ngành kinh tế, để không bị lệ thuộc nhiều
vào nước ngoài. Điều kiện thuận lợi này chỉ có ở nước dồi dào về tài
nguyên, còn nước nhập khẩu về tài nguyên thường chính phủ phải quản lý
về giá để tránh tác động xấu đến các ngành kinh tế.
 TNTN ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và phân bố sản xuất
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khi trình độ phát triển KT
- XH còn hạn chế, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và ngành bị ảnh hưởng khá
lớn bởi đặc điểm của nguồn lực TNTN. Hay nói khác đi, ở những quốc gia
này, lợi thế tài nguyên vùng chính là yếu tố quyết định đến cơ cấu ngành
nghề, sản phẩm ở mỗi vùng.
3.3.3 Thước đo đánh giá lợi ích mang lại từ khai thác tài nguyên
thiên nhiên
Phần lớn việc khai thác TNTN trong các nước đang phát triển được
tiến hành thông qua các dự án nhờ vào vốn đầu tư và công nghệ của nước
ngoài. Đánh giá lợi ích đem lại từ khai thác TNTN trong các dự án được
đo lường bởi các thước đo chủ yếu là giá trị còn lại và giá trị thặng dư
xã hội.

114
 Giá trị còn lại (RV, return values)
Giá trị còn lại của các dự án khai thác TNTN được xác định như sau:
RV = Wd + Cd + SV(1 - z) + Pd + Td + Sd
Trong đó:
• RV: giá trị còn lại.
• Wd: tiền lương của người lao động trong nước tham gia dự án.
• Cd: thu nhập từ tiền lương được chi tiêu tại địa phương của người
lao động nước ngoài tham gia dự án.
• SV: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho dự án.
• z: tỷ trọng nhập khẩu của giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho
dự án.
• Pd: lợi nhuận được chia của các cổ đông trong nước tham gia dự án.
• Td: các loại thuế đánh vào dự án khai thác TNTN.
• Sd: các khoản thu của địa phương nơi dự án thực hiện.
Giá trị còn lại càng lớn cho thấy lợi ích đem lại càng cao cho
quốc gia.
 Giá trị thặng dư xã hội (Social Surplus Values, SSV)
Để xác định giá trị thặng dư xã hội của dự án khai thác TNTN cần
qua các bước sau:
- Giá trị gia tăng trong nước thuần (Net Domestic Value Added,
NDVA):
NDVA = (t = 1 ... n : số năm)
Trong đó :
• Y: giá trị đầu ra hàng năm của dự án.
• I: vốn đầu tư hàng năm của dự án.
• SV: giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng hàng năm cho dự án.
- Giá trị gia tăng quốc dân thuần (Net National Value Added, NNVA):
NNVA = (t = 1...n)
Trong đó:
• RP (Return of payment): thu nhập của người nước ngoài được
chuyển về nước:

115
RP = P f + W f + D f
• P f : lợi nhuận của người nước ngoài tham gia dự án.
• W f : tiền lương của người nước ngoài tham gia dự án.
• D f : khấu hao tài sản cố định của người nước ngoài.
- Giá trị thặng dư xã hội (SSV):
SSV =
Trong đó: Wd là tiền lương của lao động trong nước tham gia dự án.
Dự án có giá trị thặng dư xã hội cao nhất là dự án mang lại lợi ích
cao nhất.
Công thức tính trong các chỉ tiêu trên đây chỉ mới thể hiện ở dạng
tổng quát mà chưa liên hệ với các yếu tố ảnh hưởng khác theo thời gian dài
hoạt động của dự án.
3.3.4 Quan điểm và giải pháp trong khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên ở Việt Nam
3.3.4.1 Quan điểm của Việt Nam trong khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên
Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong quá trình
tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội đã nhận định “Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn
cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa
bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc giải quyết những vấn đề đó đòi
hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân
tộc” [88]. Cũng trong cương lĩnh này, phương hướng cơ bản phát triển đất
nước được xác định là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đối với
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên được định hướng Quản lý, bảo
vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia hiện nay phải
đứng trước vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, việc khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển bền vững đã được đặt ra và được
nhiều quốc gia quan tâm đưa vào thực hiện.
Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với quan điểm phát

116
triển bền vững được hiểu đó là việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên có thể đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên của các
thế hệ tương lai.
Như vậy, trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
phải thường xuyên trả lời các câu hỏi như: Việc khai thác tài nguyên như
hiện nay có dựa trên kết quả nghiên cứu, thăm dò và có kế hoạch khai thác,
chiến lược khai thác trong dài hạn không? Việc khai thác có đi liền với các
hoạt động chế biến tài nguyên, vấn đề bảo vệ, tái tạo môi trường sinh thái
hay không? Và các tài nguyên đang được khai thác có khả năng tái tạo để
đủ cung cấp cho thế hệ tương lai hay không?...
Quan điểm của Việt Nam trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên luôn được thể hiện trong các mục tiêu, chiến lược phát triển KT - XH
và hướng tới phát triển bền vững.
3.3.4.2 Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước
ta hiện nay
Nước ta có diện tích tự nhiên ở quy mô trung bình, xếp thứ 59 trong
tổng số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng dân số đông (đứng thứ 13)
nên bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người rất thấp (0,38 ha), chỉ
bằng 1/5 mức bình quân của thế giới (1,96 ha).
Về tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng về chủng loại; một số
loại khoáng sản có trữ lượng, tiềm năng lớn có thể phát triển thành ngành
công nghiệp như dầu khí, bauxite, titan, than, đất hiếm…; tiềm năng về
năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, năng
lượng sinh khối, thủy năng…
Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 830
tỷ m , tiềm năng nước dưới đất đạt khoảng 63 tỷ m3/năm; trên 60% nguồn
3

nước mặt có nguồn gốc từ nước ngoài. Vùng biển Việt Nam giàu về nguồn
lợi thủy sản, đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong
hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.
Để quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản, Việt Nam đã sớm xây dựng
cũng như từng bước đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật,
tổ chức bộ máy về quản lý tài nguyên. Nhiều chương trình, dự án điều tra
cơ bản về tài nguyên được thực hiện, nhất là điều tra địa chất khoáng sản.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài nguyên cũng
còn tồn tại một số hạn chế. Đó là, công tác quản lý tài nguyên chưa được

117
quan tâm đúng mức; nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên có chỗ
còn chưa đúng, nhất là về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.
Chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên còn bất cập, thiếu đồng bộ,
thiếu chặt chẽ và chưa sát với thực tế. Tài nguyên chưa được điều tra,
đánh giá đầy đủ tiềm năng, các giá trị; chưa được khai thác, sử dụng hợp
lý, hiệu quả và bền vững, một số loại bị khai thác quá mức nên suy thoái,
cạn kiệt. Đánh giá thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở một số lĩnh
vực cụ thể như sau:
 Về lĩnh vực khai thác khoáng sản:
Nguồn khoáng sản còn bị khai thác manh mún, nhỏ lẻ, trái phép;
xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô. Do các mỏ khoáng
sản nhỏ nằm phân tán không được quản lý thống nhất, đồng bộ dẫn đến
tình trạng thất thoát nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường thêm
trầm trọng.
Việc khai thác chưa được thực hiện một cách bài bản, còn nhiều lúng
túng, bất cập, chưa tính hết lợi ích tổng thể, hài hòa trước mắt và lâu dài,
dẫn đến mâu thuẫn, thậm chí xung đột giữa các ngành, lĩnh vực, nhóm xã
hội, giữa hiện tại và tương lai.
Khai thác bằng công nghệ lạc hậu đã gây ra tình trạng mất rừng, xói
lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển.
 Sử dụng nguồn nước, đất đai, rừng, khai thác thủy sản:
Tài nguyên nước chưa được khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu
dẫn đến hiệu quả thấp; tình trạng thiếu nước theo mùa, cục bộ theo vùng
còn nghiêm trọng. Về tài nguyên thiên nhiên rừng thì diện tích đang bị thu
hẹp, độ che phủ rừng thấp, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, làm cho
các loài sinh vật quý hiếm mất đi chỗ cư trú. Nguồn lợi thủy sản ngày càng
suy giảm, năng suất, hiệu quả khai thác thấp…
3.3.4.3 Giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên gắn với quan điểm phát triển bền vững
TNTN là tài sản quốc gia. Vì vậy khai thác và sử dụng TNTN gắn
với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững là vấn đề mà mọi
quốc gia đều quan tâm. Vấn đề đặt ra đối với loài người nói chung và Việt
Nam nói riêng là phải sử dụng tiết kiệm, tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên,
đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Để giải quyết vấn đề đó Nhà
nước có vai trò quan trọng, cụ thể:

118
 Điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế của các
nguồn tài nguyên quốc gia.
Đầu tư cho công tác điều tra, thăm dò, đánh giá tài nguyên. Để có đủ
năng lực đầu tư, thăm dò, đánh giá tài nguyên cần quan tâm đầu tư phát
triển các ngành khoa học về tài nguyên, môi trường, đầu tư trang thiết bị
hiện đại có đủ khả năng điều tra, thăm dò và đánh giá chính xác trữ lượng
các loại tài nguyên. Việc đánh giá chính xác trữ lượng từng loại tài nguyên
mới có cơ sở xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và từng ngành kinh tế, từng vùng địa phương nói riêng.
 Quy hoạch, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và bền vững
các nguồn tài nguyên quốc gia.
Bất cứ nguồn tài nguyên nào muốn khai thác và sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả đều phải có quy hoạch. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên
không theo quy hoạch hoặc quy hoạch thiếu cơ sở khoa học đều dẫn đến
nguy cơ khai thác cạn kiệt, không được bảo vệ và sử dụng tiết kiệm.
Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên phải căn cứ vào nguồn
tài liệu điều tra, thăm dò và đánh giá tài nguyên, căn cứ vào khả năng đầu
tư (vốn, lao động, công nghệ...) và nhu cầu thị trường (trong nước và xuất
khẩu). Ngày nay, nhu cầu về nguồn nguyên liệu khai thác từ tài nguyên rất
lớn và đang có xu hướng tăng mạnh, như: dầu khí, than, các loại quặng kim
loại, phi kim loại, gỗ... trong khi trữ lượng tài nguyên là có hạn. Vì vậy,
quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên phải gắn với bảo vệ và tái tạo đối
với các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh.
Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên phải gắn với đầu tư xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin...) và hệ
thống công nghiệp chế biến (từ sơ chế đến chế biến hiện đại) để sử dụng
tiết kiệm tài nguyên. Đã đến lúc Việt Nam phải chuyển từ phát triển các
ngành dựa vào khai thác lợi thế về tài nguyên để xuất khẩu dưới dạng thô
hoặc sơ chế sang phát triển các ngành có hàm lượng vốn và công nghệ cao
cần đầu tư mạnh cho các ngành công nghiệp, chế biến tài nguyên để đảm
bảo sử dụng tài nguyên tiết kiệm, giải quyết việc làm, tăng giá trị sản phẩm
xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
 Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái
tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên
truyền thống.
Bên cạnh hoạt động khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

119
nhiên, cần tăng cường đầu tư nghiên cứu để tạo ra nguồn nguyên liệu mới,
vật liệu mới, sử dụng nguồn năng lượng vô tận (như năng lượng mặt trời,
sức gió...) trong sản xuất và đời sống.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ nano… để sản
xuất các loại nguyên, nhiên, vật liệu mới có thể thay thế các loại khoáng
sản, vật liệu truyền thống. Thúc đẩy sử dụng chất thải tái chế làm nguyên
liệu đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp.
 Thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài thăm dò, khai thác tài
nguyên phục vụ yêu cầu các ngành công nghiệp trong nước.
Xây dựng chiến lược tìm kiếm, thăm dò, khai thác các nguồn tài
nguyên mới, từ bên ngoài. Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược
khoáng sản, khoa học công nghệ nhằm tìm kiếm các loại khoáng sản mới.
Thúc đẩy, hỗ trợ các tập đoàn khai thác, chế biến khoáng sản của Việt Nam
hợp tác, đầu tư ra nước ngoài, thiết lập mạng lưới đối tác khoáng sản chiến
lược phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung các Bộ luật có liên quan đến tài nguyên
và môi trường, như: Luật đất đai, Luật tài nguyên, Luật môi trường, Luật
doanh nghiệp, Luật đầu tư,... Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên.
Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa các Bộ luật có liên
quan đến quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đi vào cuộc sống. Đây là
trách nhiệm của các cơ quan QLNN về tài nguyên và môi trường. Việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài
nguyên cần đảm bảo tính chính xác, cụ thể, kịp thời và có sự thống nhất chặt
chẽ giữa các cơ quan QLNN có liên quan đến tài nguyên và môi trường.
Để tăng cường vai trò QLNN về tài nguyên và môi trường, việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật cần tập trung vào một số vấn đề chủ
yếu sau:
- Quản lý việc điều tra, khảo sát và đánh giá tài nguyên, lập bản đồ
tài nguyên, bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bản đồ quy
hoạch khai thác, giao tài nguyên (giao đất, giao rừng, giao quyền khai thác
tài nguyên khoáng sản), cho thuê tài nguyên. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất
quan trọng trong quản lý tài nguyên, đảm bảo cho mọi nguồn tài nguyên
đều có chủ để đề cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong
khai thác, sử dụng tài nguyên.

120
- Quản lý tài chính về tài nguyên, một mặt là để tăng nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, mặt khác, đảm bảo cho khai thác và sử dụng tài
nguyên tiết kiệm, khai thác, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ.
- Quản lý và phát triển thị trường một số tài nguyên thiên nhiên, như:
thị trường năng lượng (dầu khí, than...), thị trường đất đai. Thị trường
một số tài nguyên thiên nhiên muốn hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải
tăng cường vai trò quản lý nhà nước về các loại tài nguyên đó. Các nguồn
tài nguyên như năng lượng, đất đai là những yếu tố có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển kinh tế và xã hội, nó có thể ảnh hưởng đến an ninh
năng lượng, an ninh lương thực, đến vấn đề công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường.
- Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Ngoài ra, để tăng cường vai trò QLNN về tài nguyên và môi trường
cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp dân cư có ý thức
trong bảo vệ tài nguyên và môi trường và tăng cường quan hệ hợp tác quốc
tế để tiếp nhận các nguồn thông tin, tư vấn và giúp đỡ về kinh phí nghiên
cứu, đào tạo cán bộ, các tài liệu khoa học... về những vấn đề có liên quan
đến khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
3.4 Khoa học và công nghệ
3.4.1 Bản chất của công nghệ
Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của
tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học được thể hiện bằng những phát minh
dưới dạng các lý thuyết, định luật, định lý, nguyên tắc. Căn cứ vào đối
tượng nghiên cứu có thể chia ra khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Căn
cứ vào vai trò và phương thức tổ chức nghiên cứu có thể chia ra khoa học
cơ bản và khoa học ứng dụng.
Công nghệ là tập hợp những phương tiện, phương pháp, kiến thức,
kỹ năng và những thông tin cần thiết nhằm biến đổi các nguồn lực thành
các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người.
Công nghệ bao gồm 4 thành phần sau:
- Phần phương tiện (hay phần kỹ thuật) bao gồm: máy móc thiết bị,
công cụ, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng vật chất...
- Phần con người: thể hiện ở trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm,
thói quen.

121
- Phần thông tin bao gồm: các bí quyết, quy trình, phương pháp...
được mô tả trong các tài liệu và bản thiết kế.
- Phần tổ chức bao gồm: cách thức phối hợp, quản lý và điều hành
các phần phương tiện, phần con người và phần thông tin nhằm đưa công
nghệ vào thực tiễn hoạt động kinh tế.
Các thành phần đó tác động qua lại và tương thích lẫn nhau trong
quá trình sản xuất. Hiệu quả của công nghệ có phát huy được hay không
là phụ thuộc trực tiếp vào sự kết hợp giữa các thành phần của công nghệ.
Nếu thiết bị máy móc hiện đại mà không có đội ngũ lao động lành nghề, có
trình độ, khả năng sắp xếp, tổ chức tốt, hoặc không nắm bắt được đầy đủ
thông tin, bí quyết liên quan đến công nghệ thì khó có thể phát huy được
hiệu quả của công nghệ.
Khoa học tạo cơ sở lý thuyết cho việc sáng tạo và triển khai các hoạt
động công nghệ. Công nghệ tạo ra những phương tiện quan trọng hỗ trợ
cho nghiên cứu, phát hiện những kiến thức khoa học mới. Vì vậy có thể nói
khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
3.4.2 Vai trò của công nghệ với phát triển kinh tế
Trước đây tồn tại quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc
chủ yếu vào vốn, lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế cho
thấy có những quốc gia lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, dư thừa vốn nhưng vẫn chưa thể vươn lên tăng trưởng và phá
triển. Vậy các quốc gia đang phát triển vẫn đang còn thiếu một động lực
khác của sự phát triển. Với sự nổi lên từ các quốc gia được mệnh danh là
các con rồng châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore hay Hồng Kông,
những nước này đã có bí quyết nào để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Để giải thích cho sự phát triển như vũ bão của các nước phát triển ngày
nay, sự tiến nhanh của nhóm nước Nics thì đó là sự phát triển công nghệ.
Do đó, công nghệ ngày nay có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển
kinh tế của các quốc gia.
 Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia
Nhiều lý thuyết kinh tế đã giải thích ảnh hưởng quan trọng của công
nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Đặc điểm của yếu tố này là khó xác định
đóng góp trực tiếp của nó, nhưng nó được thể hiện qua việc sử dụng có
hiệu quả các yếu tố khác để làm tăng NSLĐ, tăng hiệu quả sử dụng vốn,
nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị.

122
Cụ thể:
- Khoa học công nghệ làm cho tài nguyên thiên nhiên được khai thác
một cách hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Nhờ vào những công
nghệ mới, các nước đang phát triển có thể phát hiện nhiều nguồn tài nguyên
thiên nhiên mới và nâng cao khả năng khai thác với chi phí thấp và bảo vệ
được môi trường, cũng như đảm bảo được khả năng tái tạo của TNTN.
- Khoa học công nghệ làm thay đổi phương pháp sản xuất của nền
kinh tế. Việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất đã làm thay đổi
phương pháp sản xuất từ thủ công sang cơ giới và tự động hóa, cho phép
nâng cao NSLĐ, giảm bớt hao phí lao động.
- Khoa học công nghệ góp phần làm biến đổi chất lượng nguồn lao
động cả về trình độ và thể chất, thông qua đó phát huy được hiệu quả của
con người trong quá trình phát triển nền kinh tế.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ còn tạo khả năng huy
động, phân bổ, di chuyển nguồn vốn đầu tư một cách nhanh chóng, hiệu
quả, chính xác và an toàn, thông qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đồng
vốn, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Sự phát triển của khoa học và công nghệ còn tạo điều kiện để sản
sinh ra khoa học và công nghệ với trình độ cao hơn, tiên tiến hơn, hiện
đại hơn.
Xem xét bốn nguồn lực kinh tế, có thể thấy trong thời kỳ đầu phát
triển, những nguồn lực vật chất như tài nguyên thiên nhiên, lao động chân
tay đóng vai trò quan trọng và chủ yếu,... Nhưng trình độ phát triển càng
cao nguồn lực phi vật chất như công nghệ, chất xám, tri thức ngày càng
thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia và
hiện đang trở thành nguồn lực quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Những nguồn lực phi vật chất này tiếp tục tác động tới các nguồn
lực kinh tế khác để hướng tới tính hiệu quả ngày một cao hơn, từ đó tác
động mạnh mẽ đến tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
 Khoa học công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Nhờ khoa học và công nghệ mà các ngành công nghiệp phát triển có
tốc độ cao, có năng suất, hiệu quả. Nhờ đó mà tỷ trọng của các ngành công
nghiệp chiếm ngày càng lớn trong tổng sản phẩm trong nước.
Đồng thời với quá trình phát triển công nghiệp là sự phát triển của

123
các ngành dịch vụ như là kết quả tất yếu của phát triển công nghiệp đòi
hỏi và sự tác động của gia tăng thu nhập làm tăng thêm nhu cầu của dịch
vụ trong phát triển.
Quá trình phát triển công nghiệp đồng thời tác động vào nông nghiệp
kéo theo sự phát triển của nông nghiệp. Kết quả là các ngành kinh tế đều
phát triển, trong đó, công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn
làm cho tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.
Cùng với đó, tiến bộ khoa học và công nghệ còn làm thay đổi cơ cấu
kinh tế trong nội bộ từng ngành theo hướng tỷ trọng của các ngành có hàm
lượng công nghệ cao sẽ ngày một tăng. Kết quả là nền kinh tế sẽ chuyển
dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.
 Khoa học công nghệ làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế
Do ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất ở một số ngành đã tạo
điều kiện cho các nước đang phát triển làm ra nhiều chủng loại sản
phẩm hơn, với chất lượng cao hơn, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
 Khoa học công nghệ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
con người
Có rất nhiều thành tựu trong khoa học liên quan tới con người,
góp phần làm cuộc sống của con người ngày một tiện nghi, chất lượng
cuộc sống ngày một tốt hơn. Chẳng hạn, những tiến bộ trong y học đã
góp phần giúp con người có sức khỏe tốt hơn; công nghệ thông tin giúp
cho con người có thể tiếp cận với tri thức dễ dàng hơn, cập nhật thông tin
nhanh chóng...
Như vậy, khoa học và công nghệ đóng góp to lớn vào việc nâng cao
vị thế và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển.
3.4.3 Những hình thức để có công nghệ mới
Để có công nghệ mới, các nước có thể áp dụng các hình thức như tự
nghiên cứu, chế tạo, hợp tác với các nước phát triển, nhập khẩu và chuyển
giao công nghệ.
- Tự nghiên cứu, chế tạo đòi hỏi phải có thí nghiệm, điều kiện cơ sở
vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, nguồn vốn đầu tư… Đối với
các nước đang phát triển thì hình thức này bị hạn chế.
- Liên kết hay hợp tác với các nước đang phát triển mời các chuyên

124
gia nghiên cứu để tạo ra các công nghệ mới thông qua các chương trình tài
trợ, viện trợ của các nước phát triển.
- Nhập khẩu và chuyển giao công nghệ bằng cách mua quyền sở hữu
công nghệ hoặc quyền sử dụng công nghệ. Đây là hình thức phổ biến mà
các nước đang phát triển nhanh chóng có được các công nghệ mới, thừa
hưởng được thành quả nghiên cứu từ các nước phát triển.
3.4.4 Hướng phát triển công nghệ ở Việt Nam
 Kế thừa nền tảng khoa học công nghệ của các nước phát triển
trên thế giới
Đặc điểm của công nghệ Việt Nam hiện nay là có trình độ thấp so
với thế giới vì vậy Việt Nam cần biết cách lựa chọn, tiếp thu, thích nghi
và làm chủ các công nghệ trên thế giới. Cách đi này sẽ rút ngắn thời gian
thực hiện việc phát triển công nghệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa.
Cần tiến hành chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực có
tiềm năng, thế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần
vào phát triển KT - XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Đầu tư tăng cường tiềm lực hoa học công nghệ của Việt Nam
Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nghiên cứu khoa
học công nghệ. Tạo môi trường thuận lợi, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng
khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và
công nghệ của các tổ chức khoa học công nghệ. Gắn công tác nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ của các viện, trường với chương trình
đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Thúc đẩy phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thông qua hoạt động nghiên cứu khoa
học công nghệ.
3.4.5 Định hướng và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ ở Việt
Nam trong điều kiện mới
3.4.5.1 Định hướng phát triển khoa học và công nghệ
Văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng chứa đựng nhiều điểm mới rất phong
phú, toàn diện và sâu sắc, trong đó, các quan điểm phát triển khoa học và
công nghệ tiếp tục được nhấn mạnh, cụ thể “Tiếp tục quán triệt, thực hiện
nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù

125
hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện đất nước, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư” [66].
  Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này đã
được khẳng định xuyên suốt trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước và
thực tế thời gian qua, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp quan
trọng cho sự phát triển KT - XH. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 4.0, để khoa
học và công nghệ tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng cần chính
sách đột phá để khoa học và công nghệ thực sự trở thành nguồn động lực
cho phát triển trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.
3.4.5.2 Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam thời
gian qua
Bộ Khoa học và Công nghệ đã nhận định thực trạng phát triển khoa
học và công nghệ ở Việt Nam như sau:
 Thành tựu đạt được:
+ Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển.
Việt Nam đã đào tạo được một đội ngũ nhân lực có chất lượng. Số
lượng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngày một tăng. Đây là nguồn lực quan trọng
cho các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên
cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin khoa học và công nghệ,
thư viện, cũng cần được tăng cường và nâng cấp. Cho đến nay đã xuất hiện
các loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
với sản xuất kinh doanh.
+ Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực trong phát triển kinh
tế - xã hội.
Khoa học và công nghệ góp phần quan trọng trong việc làm chủ, tiếp
thu, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ từ nước ngoài. Nhờ
đó, trình độ công nghệ trong các ngành được nâng lên đáng kể, nhiều sản
phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công
nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, tự động hóa... đã góp phần nâng cao
năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ, nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.

126
+ Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới.
Hệ thống QLNN về khoa học và công nghệ được tổ chức từ trung
ương đến địa phương đã giúp đẩy mạnh quá trình phát triển khoa học và
công nghệ. Các chương trình, dự án khoa học và công nghệ đã bám sát
nhiệm vụ phát triển KT - XH.
Hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ đã mở rộng từ
nghiên cứu phát triển đến sản xuất và dịch vụ khoa học và công nghệ.
Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và
công nghệ bước đầu được tăng cường và được mở rộng với các hợp tác
quốc tế.
Vốn huy động cho khoa học và công nghệ từ các nguồn hợp đồng
với khu vực sản xuất - kinh doanh, tài trợ quốc tế, tín dụng ngân hàng
và các nguồn khác tăng đáng kể nhờ chính sách đa dạng hóa nguồn vốn
đầu tư.
+ Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ ngày càng
nâng cao.
Nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức khoa học và công
nghệ của người dân trong thời gian qua đã cải thiện rõ rệt. Các hoạt động
khoa học và công nghệ ngày càng được xã hội hóa, ứng dụng rộng rãi trên
phạm vi cả nước.
 Những yếu kém:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, khoa học và công nghệ
Việt Nam còn nhiều mặt yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
KT - XH.
+ Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém.
Đầu tư của xã hội cho hoạt động này còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư
từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, các cơ sở
đào tạo, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, lạc hậu, không đồng bộ
so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.
Hệ thống giáo dục và các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào
tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, đặc biệt đối
với những lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển khoa học và công nghệ.
Hệ thống dịch vụ về khoa học và công nghệ như dịch vụ cung cấp
thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo

127
lường - chất lượng còn yếu kém cả về năng lực cung cấp dịch vụ và cơ sở
vật chất chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
Thiếu sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản xuất -
kinh doanh và giáo dục - đào tạo.
Thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển,
các cơ sở đào tạo, các trường đại học và doanh nghiệp.
So với các quốc gia khác, Việt Nam còn yếu kém trong việc kết hợp
hoạt động khoa học công nghệ với phát triển kinh tế, cụ thể tỷ lệ nguồn
nhân lực trong lĩnh nghiên cứu khoa học và công nghệ trên số dân và mức
đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên
cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
+ Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn lạc hậu.
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số
ngành, lĩnh vực, như: dầu khí, bưu chính - viễn thông, hàng điện tử tiêu
dùng, sản xuất xi măng, điện, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành
sản xuất nước ta hiện lạc hậu so với các nước trong khu vực về lĩnh vực
khoa học công nghệ. Điều này làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế của Việt Nam với thế giới trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
 Những nguyên nhân chủ yếu:
+ Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ còn hạn hẹp.
Đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trong thời gian dài
còn chưa chú trọng đúng mức, thiếu tập trung vào những lĩnh vực trọng
điểm, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp do cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ
lạc hậu.
Thiếu quy hoạch ưu tiên đào tạo với đội ngũ cán bộ khoa học trình
độ cao ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là nhóm cán bộ khoa
học và công nghệ đầu ngành.
+ Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển khoa học và công nghệ.
Thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa khoa học và công
nghệ với sản xuất - kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng
kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.

128
 Những vấn đề đặt ra với lĩnh vực khoa học và công nghệ của
Việt Nam trước xu hướng phát triển toàn cầu hiện nay
+ Cơ hội:
Cơ hội hợp tác, tham gia trong các hoạt động khoa học và công nghệ
toàn cầu. Trong xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới
ngày càng bình đẳng và liên kết mạnh mẽ hơn, các quốc gia, công ty đều
có thể tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ toàn cầu một cách
nhanh chóng, dễ dàng, nếu có đủ năng lực.
Cơ hội tiếp cận được với các nguồn lực bên ngoài như vốn, nhân
lực, công nghệ,..., từ đó có thêm nguồn lực mới để mở rộng các hoạt động
nghiên cứu khoa học và công nghệ cho quốc gia đó.
Cơ hội gia tăng kêu gọi đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ
ở Việt Nam. Xu thế phát triển mới, thị trường ngày càng cạnh tranh buộc
các doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn đổi mới, số doanh nghiệp vẫn sử
dụng công nghệ lạc hậu sẽ sớm bị loại bỏ, phá sản, bị thay thế bởi các
doanh nghiệp mới có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến hơn và gia
tăng nhanh hơn về số lượng. Các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển
phải cạnh tranh phải thay đổi theo phương thức mới, phải tạo ra những
sản phẩm cá biệt, độc đáo cho một thị trường ngách trên cơ sở nắm vững
về công nghệ để có thể tham gia mạnh hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ
đó làm gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp cho phát triển khoa học và
công nghệ ở Việt Nam. 
  Cơ hội hoàn thiện thể chế cho việc phát triển khoa học và công
nghệ ở Việt Nam. Trong xu thế phát triển khoa học và công nghệ toàn cầu,
để đáp ứng được các quy định được thống nhất tại các hiệp định đa phương
và song phương trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam phải xây dựng
mới các điều luật chưa có, đồng thời sửa đổi, bổ sung những bộ luật đã
có sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế. Quá trình này làm cho chính
sách phát triển, hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ của Việt Nam
được hoàn thiện và đầy đủ hơn theo thông lệ và quy định quốc tế, làm cho
năng lực quản lý của các cơ quan hoạt động khoa học và công nghệ được
nâng lên và chuyên nghiệp hơn.
Xu hướng mới cũng đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ tốt và hiệu quả hơn, từ đó tạo động lực thúc đẩy các các hoạt
động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Việt Nam phát triển.

129
+ Thách thức:
Thách thức do việc tiếp nhận những sản phẩm khoa học và công
nghệ lạc hậu. Do vòng đời của sản phẩm khoa học và công nghệ ngày
càng ngắn, nên các nước có nền công nghiệp phát triển luôn có nhu cầu
thay thế các công nghệ cũ bằng các công nghệ mới được tạo ra dựa trên
kết quả của những thành tựu khoa học mới nhất. Các nước phát triển hơn
sẽ chuyển giao công nghệ cũ cho các nước có trình độ công nghệ thấp hơn
như Việt Nam.
Thách thức do tình trạng chảy máu chất xám sang các nước khác. Nếu
không có chính sách phát triển nhân lực đúng đắn sẽ làm tăng thêm tình
trạng chảy máu chất xám sang các quốc gia khác gây thiếu hụt nhân lực,
đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. 
Thách thức trong việc quản lý và điều tiết hoạt động khoa học và
công nghệ ở cấp Nhà nước. Trong xu thế hoạt động khoa học và công nghệ
ngày càng mở rộng phạm vi quốc tế, khoảng cách về không gian, thời gian
giữa các quốc gia hiện nay trở nên mờ nhạt, các hoạt động khoa học và
công nghệ được thực hiện với số lượng lớn, tốc độ nhanh, đồng thời có sự
tham gia của các yếu tố quốc tế. Vì vậy, đặt ra những vấn đề phức tạp đối
với nhà nước trong việc quản lý, can thiệp, kiểm soát và điều tiết hoạt động
khoa học và công nghệ ở tầm vĩ mô. 
3.4.5.3 Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ
 Tăng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ nhiều
nguồn
Huy động nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các
chương trình, đề án khoa học và công nghệ.
Về phía doanh nghiệp, cần khuyến khích các doanh nghiệp tăng
cường đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, như cho phép doanh
nghiệp tăng tỷ lệ trích % thu nhập tính thuế hàng năm đầu tư cho nghiên
cứu phát triển và ứng dụng công nghệ.
Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá nhằm thúc đẩy xã hội hóa đầu
tư cho khoa học và công nghệ, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp
cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ, thu hút các nguồn đầu tư
nước ngoài cho hoạt động khoa học và công nghệ.

130
 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ
Đẩy mạnh việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nước ngoài có
cơ hội tiệm cận tới trình độ quốc tế.  Xây dựng, hoàn thiện và triển khai
các chương trình, kế hoạch đào tạo lại cán bộ khoa học và công nghệ ở
nước ngoài, trong đó chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực ở các nước có
tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh. Hình thức đào tạo là cử nguồn lực
đi nghiên cứu, học tập hoặc hợp tác nghiên cứu với các viện, các cơ sở đào
tạo, các trung tâm nghiên cứu quốc tế. Việc này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ
khoa học và công nghệ của Việt Nam tiếp cận được với những nhân thực
mới, thu được những tri thức, công nghệ của nước ngoài, làm quen với môi
trường quốc tế và cải thiện trình độ ngoại ngữ, từ đó có động lực thúc đẩy
phát triển hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ đầu ngành, nhất là đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực công nghệ cao
và đội ngũ cán bộ trẻ có tiềm năng. Gia tăng nguồn kinh phí đào tạo, có
thể sử dụng kinh phí của tổ chức khoa học và công nghệ, hoặc là kinh phí
hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức nước ngoài thông qua các đề án, dự án,
chương trình đào tạo của nhà nước...
 Phát triển khoa học và công nghệ gắn với thực thi quyền sở
hữu trí tuệ
Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi tối đa
cho các sản phẩm khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài được
trao đổi, mua bán trên thị trường.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu
công nghệ hiện đại, trước hết đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi
nhọn để nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm
mới có giá trị gia tăng cao.
Đầu tư xây dựng một số trung tâm dịch vụ khoa học và công
nghệ, chuyển giao công nghệ làm nòng cốt cho hệ thống tổ chức dịch
vụ môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá, định giá, thẩm định, giám
định công nghệ.
Đẩy mạnh thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, xây dựng Chương
trình quốc gia về sở hữu trí tuệ cũng như nghiên cứu bổ sung các định chế
liên quan đến sở hữu trí tuệ.

131
 Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu
chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương. Khuyến
khích hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa doanh
nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, cá nhân trong nước với các đối
tác nước ngoài. Thu hút nguồn kinh phí từ nước ngoài thông qua các dự án
nghiên cứu tại Việt Nam.
Tăng cường tổ chức và chủ trì các hội nghị, hội thảo khoa học quốc
tế tại Việt Nam và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài.
Tổ chức triển lãm giới thiệu các thành tựu khoa học và công nghệ mới, tiên
tiến của các nước và Việt Nam.
Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại diện khoa học và
công nghệ Việt Nam ở nước ngoài.
Thu hút các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, người
Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu,
đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, hình thành các nhóm nghiên
cứu mạnh ở Việt Nam, trong đó chú trọng đến các nhóm nghiên cứu khoa
học trẻ.
Xây dựng và triển khai nội dung, kế hoạch hợp tác khoa học và
công nghệ tầm quốc gia với các nước mạnh về khoa học và công nghệ và
là đối tác chiến lược của Việt Nam. Hình thành các trung tâm nghiên cứu
khoa học xuất sắc trên cơ sở hợp tác dài hạn giữa các tổ chức nghiên cứu
khoa học của Việt Nam và của nước ngoài. Thí điểm hợp tác xây dựng
một số viện khoa học và công nghệ tiên tiến có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.

132
Chương 4
NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ

4.1 Nông nghiệp và sự phát triển nông nghiệp


Nông nghiệp là một ngành kinh tế có lịch sử lâu đời, sản xuất vật
chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân (còn là ngành duy nhất sản xuất
được lương thực, thực phẩm), tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho cuộc sống
của con người. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều điều kiện
khách quan, không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn
gắn với các yếu tố tự nhiên.
4.1.1 Khái niệm
Khái niệm về nông nghiệp được xem xét ở nhiều góc độ khác
nhau [110]:
- Ở góc độ kinh tế, nông nghiệp được hiểu là tập hợp các hoạt động
lao động của con người trong môi trường khí hậu, đất đai, sinh học cụ
thể, điều kiện KT - XH nhằm tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu về
lương thực phẩm, nguyên liệu… cho tiêu dùng, sản xuất xã hội.
- Ở góc độ ngành kinh tế kỹ thuật, nông nghiệp là ngành sản xuất
vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Đó là hệ thống các cơ quan quản lý, các
đơn vị, tổ chức thực hiện chức năng sản xuất và tổ chức, quản lý quá trình
sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp được hiểu với hai ngành chính
là trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng ngoài trồng trọt và chăn
nuôi còn bao gồm cả các ngành lâm - ngư nghiệp.
4.1.2 Đặc điểm của nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có những đặc điểm riêng
biệt, ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức quản lý, đề ra các chính sách,
giải pháp kinh tế đối với nông nghiệp.
Nông nghiệp có những đặc thù chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế sau:

133
 Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp,
bao gồm: đất trồng trọt, chăn nuôi, đất trồng rừng và diện tích mặt nước
được dùng để nuôi trồng thủy sản.
Đất đai có vai trò đặc biệt, không thể thay thế và gắn với điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu, hệ sinh thái từng vùng. Quy mô đất nông nghiệp của
một quốc gia càng lớn cũng sẽ góp phần làm gia tăng sản lượng. Ruộng
đất với tư cách là tư liệu sản xuất có những đặc điểm khác với các tư liệu
sản xuất khác như: là tài nguyên thiên nhiên có vị trí cố định, có giới hạn
về diện tích, và chất lượng đất đai không đồng đều giữa các vùng... Những
đặc điểm đó ảnh hưởng lớn đến việc khai thác, sử dụng sao cho hiệu quả
vì vậy cần được nghiên cứu và vận dụng một cách thích hợp vào thực tiễn
phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, cần quan tâm đến quy hoạch sử dụng
ruộng đất, có chính sách đầu tư công tác phân vùng, đầu tư xây dựng các
công trình bảo vệ, cải tạo đất và sử dụng ruộng đất; chính sách đất nông
nghiệp nói riêng và thuế sử dụng đất nói chung.
Các đầu vào khác của sản xuất nông nghiệp như các tài nguyên dưới
các tầng đất, từ rừng, biển… nếu trữ lượng của chúng lớn sẽ có tác động
làm gia tăng tích lũy, gia tăng sản lượng quốc gia nhanh chóng.
 Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi,
những cơ thể sống có chu kỳ sinh trưởng, phát triển phụ thuộc vào đất
đai, khí hậu, phương thức trồng trọt, chăn nuôi.
Quá trình phát triển của các đối tượng này tuân theo quy luật sinh
học, vì vậy, trong quá trình phát triển nông nghiệp, con người không thể
ngăn cản hay can thiệp vào quá trình sinh vật, ngược lại phải nhận thức
được các quy luật đó để vận dụng thích hợp vào sản xuất kết hợp quy luật
kinh tế để nâng cao hiệu quả. Cần có biện pháp phân vùng, quy hoạch sản
xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và
thế mạnh từng vùng, từng địa phương cũng như từng cơ sở sản xuất. Bên
cạnh đó, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa tiến bộ khoa học -
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm
sinh lý, yêu cầu về kỹ thuật sản xuất (kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu
hoạch) của từng loại cây trồng, vật nuôi.
Mặt khác, các quốc gia cần có chiến lược đầu tư cải tạo nguồn tài
nguyên thiên nhiên tránh bị cạn kiệt, phục vụ phát triển nông nghiệp toàn
diện theo hướng sản xuất hàng hoá, đặc biệt là những vùng có khả năng...

134
 Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ.
Điều này làm cho việc cung ứng các nguồn lực cho nông nghiệp, hay
sử dụng sản phẩm của nông nghiệp phải theo thời vụ dẫn đến có thể làm
ngưng trệ hoạt động của các ngành khác. Để tránh thiệt hại do tính thời
vụ gây ra, cần có sự chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng sản xuất cùng
sự can thiệp của chính phủ đối với thị trường nông nghiệp. Muốn hạn chế
tính chất thời vụ, cần đảm bảo đủ nhu cầu về công cụ sản xuất, tiền vốn
kịp thời, tập trung sức lao động. Cần có kế hoạch dự trữ kỹ thuật, vật tư;
kế hoạch huy động vốn và sức lao động để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu
cầu trong lúc mùa vụ khẩn trương. Để giảm bớt tình trạng nông nhàn, cần
quan tâm phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, nhất là khôi phục các
ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn và
các hoạt động dịch vụ hỗ trợ...
Với các ngành dịch vụ nông nghiệp (vật tư, thuỷ nông, tín dụng...),
Nhà nước cần nghiên cứu thực hiện các chính sách, giải pháp để đáp ứng
kịp thời nhu cầu tiền vốn, vật tư cũng như các dịch vụ kỹ thuật đi kèm; đáp
ứng kịp thời nhu cầu thời vụ của từng loại cây trồng.
 Sản xuất nông nghiệp trên phạm vi không gian rộng lớn,
nhưng lại mang tính khu vực.
Mỗi vùng sản xuất nông nghiệp có lợi thế đặc trưng và các đặc điểm
riêng biệt; vì vậy, các chính sách KT - XH phải thích hợp cho từng khu
vực. Đồng thời, để sản xuất đạt hiệu quả cao cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ
giữa các ngành có liên quan, từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản
phẩm. Cần gắn phát triển nông nghiệp với phát triển lâm - ngư nghiệp và
công nghiệp chế biến ở từng địa phương, từng vùng lãnh thổ trên cả nước.
Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá (vùng lúa, cà phê,
chè, mía...) cần phải gắn với việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, giao
thông vận tải, các ngành dịch vụ hỗ trợ và công nghiệp chế biến, bảo quản,
tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm đầu tư một cách đồng bộ, có
hệ thống theo từng vùng, địa phương về cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư cho
phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là những vùng sâu vùng xa còn khó
khăn, những vùng chậm phát triển. Cần nghiên cứu xây dựng và thực hiện
các chính sách ưu đãi đối với những vùng sâu vùng xa, vùng còn khó khăn
trong phát triển KT - XH. Đối với những vùng có nhiều lợi thế hơn cũng

135
cần có chính sách ưu tiên trong đầu tư vốn, tạo điều kiện và khuyến khích
các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các vùng đó, vận động các
thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động phát triển của địa phương.
 Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống sử dụng nhiều lao
động nông nghiệp (thâm dụng lao động).
Khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến các hoạt động nông nghiệp
phải đặt vấn đề trong mối quan hệ mật thiết với kinh tế nông thôn với đời
sống nông dân. Có thể nói nông nghiệp, nông thôn và nông dân là ba vấn
đề không thể tách rời trong quá trình phát triển nông nghiệp của một địa
phương. Sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi có trình độ văn hóa quá cao
nhưng đòi hỏi người dân ngoài việc phải có sức khỏe tốt, khéo tay và cần
cù, họ còn phải có kiến thức khá về kinh tế và quản trị, nông học, kỹ thuật
chăn nuôi,...
 Công nghệ sản xuất nông nghiệp thường lạc hậu và quá trình
cải tiến nâng cao trình độ công nghệ thường chậm dẫn đến năng suất
thấp, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao, khả năng tích lũy
kém dẫn đến việc mở rộng quy mô đầu tư phát triển khó khăn.
 Phần lớn nông trại là những đơn vị kinh doanh nhỏ, chủ sở
hữu và người quản trị đều là người nông dân, tương tự như các ngành
kỹ nghệ nhỏ, xí nghiệp nhỏ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đối
với kinh tế nông hộ, người chủ sử dụng đất làm công tác điều hành công
việc đồng áng của mình.
 Cung và cầu nông sản có tính không co giãn.
Theo quy luật cung - cầu, khi giá cả tăng lên thì cầu giảm. Ngược lại,
người dân có xu hướng mua nhiều hơn khi giá cả giảm xuống. Sự co giãn
của cầu cho thấy phản ứng của người mua đối với sự thay đổi về giá cả.
Tuy nhiên, cầu nông sản không giảm xuống tương ứng khi giá tăng.
Đối với cung nông sản cũng vậy. Theo luật cung - cầu thông thường,
người ta có xu hướng tăng sản xuất khi giá tăng và giảm sản lượng sản xuất
khi giá hạ. Thế nhưng trong sản xuất nông sản, người ta không thể lập tức
tăng giảm khối lượng sản xuất của họ theo giá cả thị trường. Giá cả thay
đổi không có tác động lớn đến nông dân.
 Sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro làm mùa
màng thất thu do các tác nhân như lũ lụt, mưa bão, hỏa hoạn, bệnh dịch
hại cây trồng và gia súc.

136
Nhà nước phải nghiên cứu các chính sách bảo trợ cho sản xuất nông
nghiệp nói chung và chính sách hỗ trợ cho nông thôn khi có thiên tai nói
riêng... Mặt khác, để giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước
cần chú trọng đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch như chế biến, bảo quản,
hệ thống kho chứa, vận chuyển, v.v...
 Do có nhiều bất trắc trong sản xuất nên việc tài trợ cho nông
nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp và mang tính rủi ro cao.
Trong khi việc tài trợ cho các xí nghiệp công nghiệp và thương
nghiệp được thực hiện từ nhiều nguồn như tín dụng ngân hàng, phát hành
cổ phiếu và chứng khoán; thì cho nông dân vay để trồng trọt có tính rủi ro
vì nhiều nông dân không thể trả hết nợ cho ngân hàng nông nghiệp dẫn đến
sự phá sản của nhiều định chế cho vay hỗ trợ nông thôn.
Đối với cho vay sản xuất chăn nuôi, gia súc làm vật thế chấp cũng
có rủi ro vì chúng có thể chết hoặc bị lấy mất trước khi người nông dân có
thể trả nợ vay. Nếu nông dân sử dụng đất đai thuộc sở hữu của mình (đối
với Việt Nam thì là quyền sử dụng) làm tài sản thế chấp tốt thì ngân hàng
có thể xét cho vay.
 Tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp của xã hội nông
thôn ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng. Đây là hệ quả tất yếu
bắt nguồn từ giới hạn của đất đai, gia tăng dân số, mức tăng lao động quá
nhanh ở khu vực nông thôn và từ tập quán canh tác cổ truyền, tự phát, khép
kín trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.3 Phát triển nông nghiệp
Phái triển nông nghiệp là hoạt động tổ chức, quản lý của con người
nhằm mục đích đưa nông nghiệp vào trạng thái phát triển thể hiện ở các
mặt như sau:
- Mặt định tính: là nền nông nghiệp hàng hóa trình độ cao, các quan
hệ sản xuất phù hợp, tiến bộ, lực lượng sản xuất phát triển về quy mô, trình
độ. Sự phát triển nông nghiệp phải dựa vào sự phát triển, tiến bộ của xã hội
nông thôn và sự hợp lý của cơ cấu khu vực kinh tế nông thôn.
- Mặt định lượng: sự phát triển của nền kinh tế thể hiện qua các chỉ
tiêu như:
+ Tổng sản lượng, quy mô nền nông nghiệp.

137
+ NSLĐ, tổng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
+ Cơ cấu sản lượng nông nghiệp theo các ngành nông nghiệp và các
thành phần kinh tế.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản…
4.2 Vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Các nhà kinh tế học đã sử dụng “vòng lẩn quẩn nghèo đói” để giải
thích cho sự lạc hậu tại các nước đang phát triển như sau:
- Ở góc độ xã hội, sinh sản nhiều khiến dân số tăng nhanh dẫn đến
các hệ quả như: gia đình đông con, không có điều kiện nuôi dạy con cái
đầy đủ, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật cao, thất học.
- Ở góc độ kinh tế, thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn tới đầu
tư, tích lũy kém, năng suất thấp và tiếp tục làm cho thu nhập nhấp chính là
nguồn gốc của vòng lẩn quẩn nghèo đói, tình trạng lạc hậu, kém phát triển.
Vì vậy, nâng cao thu nhập cho người dân là cơ sở để thoát khỏi vòng nghèo
đói, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Các yếu tố trong Hình 4.1 vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả tạo nên
một vòng lẩn quẩn nghèo đói.

Góc độ xã hội Góc độ kinh tế


(Nguồn: Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2006, [75])
Hình 4.1: Vòng lẩn quẩn nghèo đói
Đối với các nước đang phát triển, trong chiến lược phát triển kinh tế
thì nông nghiệp cũng là một lĩnh vực sản xuất quan trọng tác động đến tăng
trưởng, đặc biệt là đối với những nước có lợi thế và tiềm năng tự nhiên gắn
với nông nghiệp. Thông qua vai trò kích thích tăng trưởng và đóng góp vào

138
mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nông nghiệp tham gia giải quyết
tình trạng khó khăn ở các nước đang phát triển.
Vai trò của nông nghiệp đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
được thể hiện như sau:
4.2.1 Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội
Nông nghiệp là ngành duy nhất có thể sản xuất, cung cấp những sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, hàng ngày của con người như lương
thực, thực phẩm cho tất cả các địa phương và quốc gia nên sự biến động về
quy mô sản xuất, sản lượng của sản xuất nông nghiệp cũng tạo ra những
tác động ảnh hưởng đến khả năng ổn định của địa phương, quốc gia và thế
giới. Vì vậy, hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp
trong nước để cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nên sự
ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển mọi mặt về kinh tế xã hội.
Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng vai trò này của nông nghiệp
không thực sự quan trọng vì các nước có thể giải quyết thiếu hụt lương
thực, thực phẩm trong nước bằng cách nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu các nước
đang phát triển lựa chọn cách thức này để giải quyết vấn đề thay cho sản
xuất trong nước sẽ gặp khó khăn lớn do khan hiếm ngoại tệ và chi phí cao.
Khác với nhập khẩu các yếu tố đầu vào của sản xuất như nguyên vật liệu,
thiết bị, máy móc cho sản xuất… làm tăng vốn sản xuất; việc nhập khẩu
lương thực, thực phẩm chủ yếu là để tiêu dùng trong nước không giúp gia
tăng nguồn vốn sản xuất cho nền kinh tế. Do đó, các nước đang phát triển
sẽ phải cân nhắc lựa chọn giữa nhập khẩu lương thực, thực phẩm và tư
liệu sản xuất trong điều kiện khan hiếm ngoại tệ. Đồng thời, chi phí cơ hội
của việc nhập lương thực, thực phẩm là rất cao, phải giảm mức đầu tư nền
kinh tế xuống thấp hơn để đánh đổi và hệ quả là tốc độ tăng trưởng chậm.
4.2.2 Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu nông sản, lâm sản cho công
nghiệp chế biến và một phần nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt,
sản xuất xã hội
Đối với các ngành công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu
dùng, hàng gia dụng, nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng
cho sự phát triển của các ngành này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá
trình công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển. Đây là những ngành
thâm dụng lao động, áp dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất,
chế biến giúp nâng cao giá trị hàng nông sản do đó gắn bó chặt chẽ với quá

139
trình phân công lao động, phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
Như vậy, hoạt động sản xuất hàng hóa nông nghiệp trở thành một bộ phận
cấu thành thị trường hàng tiêu dùng nông sản, cung ứng nguyên liệu cho
công nghiệp.
Nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều
ngành công nghiệp và dịch vụ khác như: công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công
nghiệp, một số ngành công nghiệp nặng và các ngành dịch vụ ăn uống,
giải khát... Có thể nói sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ phụ
thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp. Mặt khác,
sản phẩm nông nghiệp qua chế biến sẽ được nâng cao chất lượng, tăng
thêm giá trị sử dụng, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất
khẩu, từ đó thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ khác cũng như nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, các nước xuất khẩu nông sản rất
chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến bằng cách nâng dần tỷ lệ
sản phẩm tinh chế, hạ thấp tỷ lệ sản phẩm sơ chế, nhất là những mặt hàng
phục vụ xuất khẩu.
Có thể định lượng vai trò này của nông nghiệp bằng chỉ tiêu Tỷ trọng
giá trị nguyên liệu có nguồn gốc từ nông sản so với giá trị sản lượng công
nghiệp chế biến [72]:
- Nếu tỷ lệ này tiến gần đến mức 100%: phản ánh trình độ sơ chế,
công nghệ thấp của công nghiệp chế biến, cũng có nghĩa là vai trò nông
nghiệp quan trọng.
- Nếu tỷ lệ này tiến gần đến mức 0%: phản ánh vai trò nông nghiệp
giảm dần đi.
4.2.3 Nông nghiệp cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế từ hoạt động xuất
khẩu nông sản
Để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật
tư, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được, các nước đang phát triển có thể
xuất khẩu nông sản để thu ngoại tệ. Nông sản còn được coi là nguồn hàng
hóa để phát triển ngành ngoại thương ở giai đoạn đầu. Trong lịch sử, quá
trình phát triển của một số nước như Úc, Đan Mạch, Canada, Thụy Điển,
Mỹ, New Zealand, Việt Nam cho thấy được tích lũy từ những ngành nông
nghiệp tạo ra hàng hóa xuất khẩu.
Đối với các nước có nông nghiệp phát triển chậm, phụ thuộc vào
lương thực nhập khẩu thì cần đẩy mạnh sản xuất lương thực để cung ứng

140
cho nhu cầu nội địa hơn là khuyến khích xuất khẩu. Nhưng khi sản lượng
lương thực, thực phẩm đã có thể đáp ứng được nhu cầu căn bản trong
nước, quy mô lương thực giảm đi thì chính sách xuất khẩu nông sản (cả
lương thực và nông sản khác) là cần thiết để nhập khẩu các hàng hóa, tư
liệu sản xuất cần thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành
khác. Hoạt động xuất khẩu nông sản thặng dư để nhập khẩu tư liệu sản
xuất là bước đầu của quá trình công nghiệp hóa. Việc xuất khẩu nông sản
là phương pháp khả thi và thực tế để có ngoại tệ nhập hàng hóa cần thiết
đối với các quốc gia đang phát triển thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng.
Mặc dù có những nguồn quỹ khác có thể sử dụng để mua hàng hóa
nước ngoài như: vay nước ngoài, đầu tư của tư nhân nước ngoài, viện trợ
quốc tế,... nhưng ít khi đủ để thỏa mãn nhu cầu nhập hàng hóa, nguyên
liệu cần thiết cho nền kinh tế. Quốc gia tăng xuất khẩu nông sản có nhiều
thuận lợi mà xuất khẩu công nghệ không có được như: (i) Các nông sản
xuất khẩu như cà phê, trà, cao su... thường có thể giúp mở rộng đầu tư trở
lại trong nội bộ ngành như cho sản xuất lương thực; (ii) Khi cần có đầu tư
mới có sản xuất, khối lượng vốn cần thiết thường phải do tỷ lệ vốn; (iii)
Tuyến cầu với cá nhân một nhà xuất khẩu thường khá co giãn do hầu hết
nông sản đều có tính đồng nhất và thị phần của những nhà xuất khẩu mới
thường rất nhỏ [74].
Bên cạnh đó, các quốc gia phát triển nhập khẩu nông sản có thể cung
ứng vốn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và cải tiến chất lượng sản phẩm,
điều này tác động thuận lợi cho cả các ngành sản xuất khác bên cạnh lĩnh
vực sản xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển.
Thông qua xuất khẩu nông sản cho thấy nông nghiệp đóng góp nhiều
giá trị cho nền kinh tế, đồng thời góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông
sản và những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đang là thế mạnh như: gạo,
cao su, chè, cà phê, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, các mặt hàng thuỷ,
hải sản... đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn, tạo điều kiện cho nền kinh tế
địa phương cũng như đất nước phát triển, gia tăng khả năng nhận thức tiếp
thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới, nhanh chóng hoà
nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.
4.2.4 Nông nghiệp cung cấp vốn cho những ngành kinh tế khác
Nông nghiệp cung cấp vốn cho các ngành kinh tế dưới các hình thức:
- Gián tiếp: thông qua chính sách quản lý giá của Nhà nước là giá sản

141
phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản, từ sự đánh đổi của nông
nghiệp gia tăng nhanh tích lũy công nghiệp.
- Trực tiếp: từ nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, nhập khẩu tư liệu
sản xuất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản. Nguồn thu này được tập
trung vào ngân sách Nhà nước để đầu tư cho phát triển kinh tế.
Một số dẫn chứng về sự dịch chuyển vốn này có thể kể đến như ở
Nhật Bản, thuế đất nông nghiệp chiếm 80% tổng giá trị thuế của nền kinh
tế trong suốt hai thập niên của thế kỷ 19; Nga áp dụng chế độ giao nộp sản
phẩm và cung cấp đầu vào nhằm phục vụ cho phát triển công nghiệp nặng
trong những năm 1920 - 1930; Ấn Độ áp dụng chính sách giữ giá nông sản
thấp và ổn định.
Yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa dẫn đến sự dịch chuyển vốn
từ nông nghiệp qua các ngành kinh tế khác. Đầu tư và trợ giúp nước ngoài
thường chỉ là nguồn bổ sung trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển
kinh tế, trong khi đó ngành nông nghiệp còn là ngành thống trị trong nền
kinh tế và là nguồn duy nhất của tiết kiệm và đầu tư. Sự điều tiết vốn từ
nông nghiệp cho quá trình công nghiệp hóa ở giai đoạn đầu là rất nặng nề
dẫn đến hai tranh luận khác nhau về quá trình trên:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng sự điều tiết này tạo nên sức ép và
không công bằng đối với nông nghiệp và nông thôn.
- Quan điểm thứ hai cho rằng đây là tính tất yếu của quá trình công
nghiệp hóa.
Vì vậy, để dung hòa hai vấn đề này, nhiều nước đã thực hiện chính
sách điều tiết lớn từ nông nghiệp ở giai đoạn đầu, sau đó giảm dần (duy trì
có thể phát triển) và ở giai đoạn nền kinh tế phát triển cao lại bảo hộ cho
nông nghiệp theo mô hình 3-S (Squeezing, Sustaining, Subsidizing) trong
đó [46]:
- Squeezing: là “vắt ép”, huy động tối đa nguồn lực nông nghiệp.
- Substaning: là duy trì cho phát triển nông nghiệp ổn định.
- Subsidizing: là trợ cấp, rộng hơn là bảo hộ sản xuất nông nghiệp
trong nước.
Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực công nghiệp sẽ tác
động gián tiếp đến nông nghiệp để nâng cao và cải thiện đời sống ở
nông thôn.

142
4.2.5 Nông nghiệp là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá của các ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng thúc
đẩy các ngành tăng trưởng và phát triển
Quá trình phát triển nền nông nghiệp sẽ tạo điều kiện hình thành,
phát triển hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành công
nghiệp, dịch vụ khác trên địa bàn khu vực nông thôn. Nông nghiệp càng
phát triển kéo theo các nhu cầu về tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị,
hoá chất, phân bón v.v..., tư liệu tiêu dùng cũng như nhu cầu dịch vụ ngày
càng tăng, tạo ra sức mua ngày càng lớn cho các sản phẩm công nghiệp và
dịch vụ. Ngược lại, nếu nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, sức mua thấp
thì ngành công nghiệp và dịch vụ cũng khó phát triển. Vì vậy, muốn nông
nghiệp, nông thôn phát triển tạo tiền đề tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
và dịch vụ, trước hết phải quan tâm phát triển toàn diện nền kinh tế nông
nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện cho nông dân chuyển hướng phát triển
sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nâng dần sức mua của
nông dân.
Mặc dù thu nhập đầu người của các ngành kinh tế khác cao hơn so
với ngành nông nghiệp, nhưng quy mô dân số nông nghiệp rất lớn trong
các nước đang phát triển, nên nông nghiệp là thị trường rộng lớn và chủ
yếu của sản phẩm nội địa. Chi tiêu của người dân nông thôn đối với hàng
hóa công nghiệp chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng như vải, dụng cụ gia đình,
vật liệu xây dựng, đồ gỗ hay hàng hóa tư liệu sản xuất như thuốc trừ
sâu, nông cụ, phân bón, trang thiết bị, máy móc, những hàng hoá này là
biểu hiện sự đóng góp của thị trường nông thôn vào sự phát triển kinh tế
chung. Nông dân mua hàng công nghệ đồng thời bán nông phẩm của mình
cho khu vực phi nông nghiệp. Trong nền kinh tế mở cửa, sản phẩm nông
nghiệp và phi nông nghiệp được đem bán ra nước ngoài. Trong thế giới
cạnh tranh hoàn toàn, áp lực thị trường cạnh tranh đòi hỏi mỗi nước tiến
hành giao thương trên cơ sở lợi thế so sánh.
4.2.6 Nông nghiệp sử dụng một lực lượng lao động xã hội lớn, là nơi
cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành công nghiệp, dịch vụ
Khi trình độ công nghệ thấp, nông nghiệp là ngành thâm dụng
lao động, nhờ đó giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập cho lao động ở
nông thôn. Khi trình độ công nghệ, NSLĐ tăng, một bộ phận lao động
nông nghiệp trải qua quá trình chuyển hóa về nghề nghiệp để trở thành
nguồn dự trữ, cung ứng lao động cho các ngành phi nông nghiệp trên

143
địa bàn và trong nền kinh tế. Dưới tác động của tiến bộ khoa học và
công nghệ, nông nghiệp là ngành duy nhất có số lượng lao động ngày
càng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối, lao động nông nghiệp đang
chuyển dần từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, dịch vụ và các
lĩnh vực khác.
Ở nước ta, theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê thì tỷ trọng
lao động làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp ở Việt Nam đã
giảm nhanh với tốc độ 1,6% mỗi năm trong giai đoạn hơn 30 năm qua chủ
yếu do lao động từ khu vực này chuyển sang các doanh nghiệp phi nông,
hộ gia đình phi nông và làm việc được trả công. Năm 1989, hơn 71% lao
động Việt Nam làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và khi đó
việc làm tư nhân hầu như không tồn tại. Tuy nhiên đến năm 2019, tỷ lệ
này đã giảm đáng kể với 42% lao động làm việc trong khu vực nông - lâm
- ngư nghiệp. Lao động nông nghiệp là đội quân dự bị hùng hậu cho phát
triển công nghiệp, dịch vụ trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá
[45dư lao động trong nông nghiệp các nước đang phát triển thường biểu
hiện dưới dạng “thất nghiệp trá hình”, tỷ lệ người dân nông thôn đổ về các
thành phố, đô thị tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng về lao động trong khu vực nông
nghiệp và ở đô thị thể hiện tỷ lệ cao về thất nghiệp. Hoạt động di cư của lực
lượng lao động nông nghiệp thừa chuyển sang làm các công việc phúc lợi
công cộng, sản xuất bên ngoài khu vực nông nghiệp là cơ sở xây nhiều mô
hình phát triển. Mục tiêu quan trọng trong chính sách ở nhiều nước đang
phát triển là phát triển nông nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm, tăng số
việc làm trong nông nghiệp hoặc tối thiểu là giảm bớt tỷ lệ di cư từ nông
thôn ra thành thị để giảm lượng thất nghiệp ở các thành thị.
4.2.7 Hoạt động nông nghiệp là nguồn tích luỹ quan trọng cho đầu tư
phát triển kinh tế ở giải đấu của quá trình phát triển
Sự phát triển của các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư xuất
khẩu nông sản sẽ tạo nên nguồn tích lũy ban đầu cho việc mở rộng đầu
tư phát triển cho các giai đoạn tiếp theo. Quy mô tích lũy, đầu tư từ nông
nghiệp sẽ góp phần tạo sự tự chủ trong phát triển kinh tế bằng năng lực nội
sinh. Tiếp theo, nông nghiệp hàng hóa theo hướng xuất khẩu phát triển sẽ
tạo tiền đề, điều kiện cho quá trình tái cấu trúc cơ cấu kinh tế theo yêu cầu
tăng trưởng, phát triển.
Đồng thời, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế ở các
nước đang phát triển, nên là nguồn tiết kiệm và đầu tư nội địa quan trọng

144
trong những giai đoạn đầu của phát triển. Người lao động nông nghiệp còn
có thể được hưởng những lợi ích gián tiếp thông qua những công trình đầu
tư phi nông nghiệp như cải tiến hệ thống thông tin liên lạc và tăng cường
các dịch vụ công cộng.
4.2.8 Phát triển nông nghiệp góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường
thiên nhiên
Vì đối tượng sản xuất của nông nghiệp là vật nuôi, cây trồng gắn liền
với đất đai, phát triển nông nghiệp góp phần hoàn thiện hệ sinh thái, đảm
bảo cho sự phát triển cân bằng giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ
môi trường sinh thái. Tuy nhiên muốn nông nghiệp thực sự đóng góp vào
việc bảo vệ môi trường, mỗi quốc gia phải có những chiến lược phát triển
nông nghiệp hợp lý và đúng đắn, khai thác lợi thế từng vùng, kết hợp nhiều
loại nông sản theo một hệ sinh thái hoàn chỉnh, tránh sử dụng các loại hoá
chất, thuốc bảo vệ thực vật, tiến tới phát triển một nền nông nghiệp xanh,
sạch, bền vững [82].
Với những đóng góp về các mặt về kinh tế, xã hội và môi trường thì
nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế của mỗi nước. Nếu không có một nền nông nghiệp phát triển,
tiên tiến thì nền kinh tế quốc dân các quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển khó có thể phát triển bền vững với tốc độ cao được. Nông nghiệp
được coi là điểm xuất phát của phát triển hay cải cách kinh tế của nhiều
quốc gia nên các quốc gia đều rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp, tạo
điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
4.3 Các mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
Quá trình phát triển nông nghiệp diễn ra lâu dài, mỗi lý thuyết kinh tế
sẽ phân chia quá trình này thành các giai đoạn phát triển khác nhau, nhận
diện các yếu tố dẫn đến chuyển đổi các giai đoạn và mô tả chúng bằng
những đặc trưng riêng. Ba mô hình tăng trưởng nông nghiệp tiêu biểu được
trình bày trong phần này gồm: (i) hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp
theo các giai đoạn phát triển, (ii) lý thuyết chuyển dịch NSLĐ do thay đổi
công nghệ, (iii) lý thuyết 3 giai đoạn phát triển nông nghiệp.
4.3.1 Mô hình Hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp của Sung Sang
Park (1992)
Quá trình phát triển nông nghiệp được nhà kinh tế học Sung Sang
Park phân chia thành 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển và phát triển.

145
Mặc dù giữa các giai đoạn này không có ranh giới rõ ràng song việc phân
chia theo cách này mang lại hiệu quả. Ứng với mỗi giai đoạn phát triển của
ngành, sản lượng nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau và
được mô tả dưới dạng hàm sản xuất.
4.3.1.1 Hàm số sản xuất nông nghiệp giai đoạn sơ khai
Trong giai đoạn phát triển ban đầu của nông nghiệp, người lao động
chưa sử dụng các yếu tố đầu vào tạo ra từ công nghiệp vào quá trình sản
xuất nên sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như thời
tiết, khí hậu, đất đai và lao động. Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được
khái quát bởi hàm sản xuất như sau:
Y = F(N, L) (1)
Trong đó:
• Y: sản lượng nông nghiệp.
• N: các yếu tố tự nhiên.
• L: lao động.
Trong giai đoạn sơ khai của quá trình tăng trưởng, quy luật năng suất
cận biên giảm dần thể hiện trong sản xuất nông nghiệp. Ban đầu, khi số
lượng lao động càng nhiều thì sản lượng càng tăng lên tương ứng cùng với
tỷ lệ lợi nhuận ngày càng tăng. Đường OF1 biểu diễn mối quan hệ giữa số
lượng lao động (L) với sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp (Y/S). Khi tăng
thêm 1 đơn vị lao động, sản lượng trên 1 ha sẽ tăng lên hơn 1 đơn vị. Sau
đó, phần gia tăng của sản lượng trên 1 ha sẽ giảm dần khi số lao động tiếp
tục tăng trên cùng một diện tích đất không đổi.

(Nguồn: Park S.S, 1992, [34])


Hình 4.2: Quy luật năng suất cận biên giảm dần giai đoạn sơ khai

146
Khi phân tích năng suất sản xuất nông nghiệp, Sung Sang Park cho
rằng việc không chuyển dịch được lượng lao động thặng dư trong khu
vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ dẫn đến năng suất
biên giảm dần chứ không phải vì thiếu vốn đầu tư để mua máy móc nông
nghiệp. Tính chất đặc trưng này phổ biến ở các nước kém phát triển khi
lượng phân hóa học được sử dụng rất ít mà dân số nông thôn lại tăng
nhanh, nghèo khổ là hiện tượng chung. Vì vậy, nông nghiệp dưới dạng
sơ khai này không thể đóng góp vào quá trình xây dựng xã hội văn minh,
hiện đại mà phải được đầu tư phát triển bằng những tiến bộ khoa học, công
nghệ, kỹ thuật từ các nước phát triển.
4.3.1.2 Hàm số sản xuất nông nghiệp giai đoạn đang phát triển
Ở giai đoạn đang phát triển, ngoài yếu tố lao động và tự nhiên, sản
lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào các đầu vào được sản xuất từ khu
vực công nghiệp như phân bón, thuốc hóa học…
Hàm sản xuất ở giai đoạn này được khái quát như sau:
Y = F(N, L) + F(R) (2)
Với R là đầu vào do công nghiệp cung ứng.
Trong giai đoạn kế tiếp này, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc chủ
yếu từ các đầu vào từ công nghiệp. Sản lượng trên 1 ha đất canh tác (năng
suất đất) tăng lên tương ứng khi lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu
sử dụng tăng lên.

(Nguồn: SS Park, 1992, [34])


Hình 4.3: Sản lượng trên 1 ha đất giai đoạn đang phát triển

147
Đường OF2 biểu diễn sản lượng trung bình trên 1 ha ở giai đoạn đang
phát triển cao hơn nhiều so với giai đoạn sơ khai (OF1). Người ta sử dụng
phân bón nhiều hơn thay vì tăng số lượng lao động nông nghiệp trên 1 ha
đất, làm cho năng suất tăng rất nhanh, rồi sau đó giảm xuống theo quy luật
năng suất biên giảm dần.
Cuộc cách mạng xanh sử dụng giống mới với năng suất cao đòi hỏi
lượng phân bón, thuốc hóa học nhiều hơn và nước tưới tiêu chủ động. Các
yếu tố này không đáp ứng đầy đủ thì cách mạng xanh sẽ thất bại. Park nhấn
mạnh rằng, năng suất của đất canh tác phụ thuộc vào khả năng cung ứng
đầu vào R từ khu vực công nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn đang phát triển
của sản xuất nông nghiệp, sản lượng tăng còn nhờ vào thành tựu công nghệ
sinh học mà cuộc cách mạng xanh đem lại.
4.3.1.3 Hàm số sản xuất nông nghiệp giai đoạn phát triển
Khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng, tức là đạt tới trình độ sử dụng hết
lao động trong nông nghiệp, không còn tình trạng bán thất nghiệp thì sản
lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn (máy móc)
sử dụng trong sản xuất. Ở giai đoạn phát triển, ngành công nghiệp có khả
năng cung ứng các tư liệu sản xuất cho nông nghiệp hoặc nhập khẩu qua
trao đổi các sản phẩm vật chất tiết kiệm được.
Hàm số vốn sản xuất nông nghiệp F(K) được cộng vào hàm số giai
đoạn đang phát triển nông nghiệp. Mối quan hệ này được khái quát bởi
hàm sản xuất sau:
Y= F(N, L) + F(R) + F(K) (3)
Với K là vốn sản xuất.
Ở giai đoạn phát triển của nông nghiệp, sản lượng trên 1 lao động
hay NSLĐ (y) tăng lên tương ứng với lượng tăng thêm của vốn sản xuất
(K) sử dụng và thu nhập của 1 lao động (I) cũng tăng lên tương ứng.

148
K1 K2 K L2 L1 L
(Nguồn: SS Park, 1992, [34])
Hình 4.4: Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông
nghiệp trong giai đoạn phát triển
Hình 4.4 cho thấy lúc đầu với mức vốn K1 cho năng suất lao động là
yi và thu nhập là I1 ứng với số lao động sử dụng là L1. Khi vốn được tăng
lên K2, NSLĐ đạt được tăng lên y2 và thu nhập tăng lên I2 với số lao động
giảm xuống tại L2. Điều này cho thấy thay đổi vốn giúp tăng NSLĐ, nâng
cao thu nhập và tiết kiệm được lao động một khoảng L2 - L1. Như vậy, khi
gia tăng sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất, nông nghiệp có thể bắt
đầu phát triển bằng công nghệ tiết kiệm lao động.
Theo Park, ở giai đoạn nông nghiệp đang phát triển, phân bón, thuốc
hóa học, thuốc trừ sâu nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước là những đầu
vào cần thiết để tăng năng suất bình quân trên 1 ha đất canh tác. Xu hướng
chung là nhập khẩu từ các nhà máy sản xuất phân bón chứ không nhập trực
tiếp phân bón. Trong giai đoạn khởi đầu chưa có sự thu hút nhiều lao động
từ nông nghiệp nên phân bón và thuốc trừ sâu là hai yếu tố chủ yếu làm
tăng năng suất đất. Khi nền nông nghiệp đạt tới giai đoạn phát triển cao,
máy móc và tư liệu sản xuất được sử dụng nhiều hơn để làm tăng NSLĐ
nhờ tín dụng nông nghiệp.
Do sự khác nhau về năng suất đất đai, NSLĐ mà thu nhập bình quân
của người lao động nông nghiệp trong các nước đang phát triển và phát
triển có sự chênh lệch rất lớn. Park cho rằng: “Để thu hẹp khoảng cách
chênh lệch thu nhập của lao động ở hai nhóm nước này, không có con
đường nào khác ngoài việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa để dịch

149
chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp” [34].
Từ hàm sản xuất của các giai đoạn phát triển có thể thấy rằng để
tăng năng suất đất canh tác không nên đầu tư vốn trực tiếp vào nông
nghiệp mà cần tăng đầu tư cho khu vực công nghiệp để tăng khả năng
cung ứng các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp. Đồng thời, muốn tăng thu
nhập bình quân cho lao động nông nghiệp trong giai đoạn phát triển cần
tăng đầu tư vốn dưới hình thức các máy móc, trang thiết bị hiện đại.
4.3.2 Mô hình Ba giai đoạn phát triển nông nghiệp (Todaro, 1994)
M. Todaro là nhà kinh tế học người Mỹ, người tiên phong nghiên
cứu về kinh tế phát triển với tác phẩm nổi tiếng “Kinh tế học cho thế giới
thứ ba, giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách về phát triển”.
Todaro đã chia quá trình phát triển nông nghiệp thành 3 giai đoạn từ thấp
đến cao là [40]:
- Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp (độc canh)
+ Đất đai và lao động là hai yếu tố sản xuất chủ yếu, đầu tư vốn còn
thấp nên xu hướng lợi nhuận giảm dần thể hiện rõ khi mở rộng sản xuất
trên diện tích đất không màu mỡ.
+ Chưa có sự đa dạng về sản phẩm chủ yếu là các loại cây lương thực
và các vật nuôi truyền thống. Sản phẩm sản xuất ra hầu hết được tiêu dùng
nội bộ trong khu vực nông nghiệp.
+ Công cụ sản xuất thô sơ, phương pháp sản xuất truyền thống đơn
giản, lạc hậu.
+ Sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, gia
tăng quy mô là do mở rộng diện tích.
- Giai đoạn 2: Nền nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng đa
dạng hóa sản xuất
Đây là bước trung gian từ chế độ canh tác độc canh sang phát triển
theo hướng chuyên môn hóa với những đặc trưng cơ bản thể hiện ở các
mặt sau:
- Các loại giống mới được sử dụng kết hợp với phân bón hóa học và
hệ thống tưới tiêu chủ động, sử dụng công nghệ sinh học làm tăng năng
suất đồng thời tiết kiệm được diện tích đất sản xuất và phát triển nhiều loại
sản phẩm hàng hóa khác.
- Sự gia tăng sản lượng nông nghiệp chủ yếu bắt nguồn từ nâng cao

150
sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và sản xuất hướng tới
thị trường, thoát khỏi tự cung tự cấp.
- Thay thế cho chế độ canh tác độc canh trong giai đoạn trước, cơ cấu
cây trồng vật nuôi trên từng đơn vị diện tích đất canh tác và trên từng hộ,
được phát triển theo hướng hỗn hợp và đa dạng hóa giúp hạn chế đáng kể
tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp.
- Giai đoạn 3: Sản xuất nông nghiệp hiện đại
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn phát triển cao nhất của nông nghiệp
này bao gồm:
- Ở giai đoạn này, vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định
cho việc tăng sản lượng nông nghiệp. Nông nghiệp nên dựa vào lợi thế về
quy mô, áp dụng tối đa công nghệ mới và hướng đến sản xuất một vài loại
sản phẩm riêng biệt.
- Mục tiêu của người sản xuất trong các trang trại được chuyên môn
hóa là cung ứng hoàn toàn cho thị trường và lợi nhuận thương mại.
4.3.3 Mô hình Dịch chuyển năng suất lao động nông nghiệp do thay
đổi công nghệ
4.3.3.1 Xu hướng chung trên thế giới
Theo Randy Barker (2002), phương trình năng suất lao động nông
nghiệp thể hiện như sau [73]:

y= x
Trong đó :
• y: năng suất lao động nông nghiệp.
• Ya: giá trị tổng sản lượng nông nghiệp.
• La: số lượng lao động nông nghiệp.
• A: diện tích đất nông nghiệp.

: năng suất đất nông nghiệp (giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp
trên 1 ha đất nông nghiệp).

: quy mô đất nông nghiệp (diện tích đất nông nghiệp trên 1 lao động).
Do đó, năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào hai nhóm yếu
tố (1) quy mô đất và (2) năng suất đất.

151
Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp của các nước
trên thế giới cho thấy sự dịch chuyển theo hướng như Hình 4.5.

(Nguồn: Đinh Phi Hổ, 2008, [73])


Hình 4.5: Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp
Ở giai đoạn đầu của phát triển nông nghiệp, đường biểu diễn tăng
NSLĐ nông nghiệp xuất phát từ điểm A, rồi dịch chuyển theo hướng đi
lên, NSLĐ gia tăng chủ yếu do tăng diện tích đất canh tác. Vì dân số còn
thấp so với quy mô đất, công nghệ sản xuất trong nông nghiệp chủ yếu là
quãng canh, tức sản lượng tăng nhanh do mở rộng diện tích.
Trong khi tài nguyên đất nông nghiệp có giới hạn thì dân số không
ngừng tăng lên, để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng nông nghiệp trên mỗi
đơn vị diện tích và thâm dụng lao động, các công nghệ mới được áp dụng
vào sản xuất như giống mới, các loại phân hóa học, thủy lợi,… Lúc này,
đường tăng trưởng NSLĐ dịch chuyển đi lên và hướng về phía bên trái tại
điểm B.
Đến giai đoạn nông nghiệp phát triển cao, việc ứng dụng công nghệ
cơ giới hóa giúp tiết kiệm lao động hơn, nhưng vẫn sản xuất được nhiều
sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất và gia tăng NSLĐ. Đường tăng
trưởng NSLĐ dịch chuyển từ điểm B đi về phía bên phải đi theo hướng lên
trên tới điểm C.

152
4.3.3.2 Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp Việt
Nam

(Nguồn: Số liệu thống kê Kinh tế - xã hội giai đoạn 1975 - 2000)


Hình 4.6: Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động
nông nghiệp Việt Nam
Ghi chú:
• Giá trị sản lượng nông nghiệp tính theo giá cố định 1994 (tỷ đồng).
• Diện tích đất nông nghiệp (1.000 ha).
• Lao động nông nghiệp (1.000 người).
Theo Hình 4.6, đường biểu diễn NSLĐ nông nghiệp Việt Nam có xu
hướng dịch chuyển lên trên và hướng về bên trái. Nhờ áp dụng công nghệ
thâm canh trong nông nghiệp, xu hướng tăng trưởng NSLĐ nông nghiệp
Việt Nam chuyển dịch theo hướng tăng năng suất đất.
4.4 Nông nghiệp đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của nền
kinh tế
4.4.1 Mô hình Kuznets (1964)
Kuznets (1964) cho rằng đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ
tăng trưởng GDP của nền kinh tế giữ vai trò quyết định trong giai đoạn
đầu của quá trình công nghiệp hóa, nhưng giảm dần trong dài hạn. Ông
giả định nền kinh tế có hai khu vực: nông nghiệp và phi nông nghiệp (các
ngành kinh tế còn lại) đóng góp [21]:
Y = Ya + Yn (1)

153
Trong đó:
• Y: tổng GDP của nền kinh tế.
• Ya: giá trị GDP do nông nghiệp đóng góp.
• Yn: giá trị GDP do khu vực phi nông nghiệp đóng góp.
Sự thay đổi GDP sẽ là: ∆Y=∆Ya+∆Yn (2)
- Phương trình (2) được viết lại dưới dạng:
DY = DYa(Ya/Ya) + DYn(Yn/Yn) (3)
 DY = (DYa/Ya).Ya + (DYn/Yn).Yn (4)
Trong đó:
• DYa/Ya: tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp.
• DYn/Yn: tốc độ tăng trưởng GDP khu vực phi nông nghiệp.
Đặt: Ra=DYa/Ya; Rn=DYn/Yn
- Phương trình (4) có thể được trình bày lại như sau:
DY = Ra.Ya + Rn.Yn (5) hoặc Ra.Ya = DY - Rn.Yn (6)
- Chia cả 2 vế của phương trình (6) cho DY ta được:

=1 - =1- = (7)

- Chia vế bên phải (cả tử và mẫu số) của phương trình (7) cho (Ra.Ya)

= = (8)

= (9)

chính là đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng trưởng
GDP. Để đơn giản cho quá trình tính toán, phương trình (9) có thể trình
bày dưới dạng:

154
- Đặt:
Pn = Yn/Y (tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp trong GDP)
Pa = Ya/Y (tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP)
- Vậy thì

4.4.2 Xu hướng đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng
trưởng GDP
Dựa vào phương trình (10) của Kuznets, trong quá trình công nghiệp
hoá có thể xuất hiện các giai đoạn sau:
- Giai đoạn xuất phát: Ngành nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào
tăng trưởng chung nền kinh tế vì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
(Ra) thường nhanh hơn các ngành kinh tế khác (Rn) và tỷ trọng ngành
trong GDP (Yn/Y) thường rất thấp.
- Giai đoạn chuyển tiếp: Sự đóng góp của nông nghiệp giảm dần do
Rn>Ra nhưng Yn vẫn còn nhỏ hơn Ya.
- Giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế: Đóng góp của nông nghiệp
đối với tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm hẳn vì các ngành kinh tế khác tăng
nhanh cả về tốc độ tăng trưởng và giá trị GDP so với nông nghiệp (Rn>Ra;
Yn>Ya).
Thực tiễn trên thế giới cho thấy rằng trong ngắn hạn, nông nghiệp
đóng góp rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP và giảm tương đối
theo dài hạn.
4.4.3 Xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản lượng trong
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững
Xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm xuất phát từ
hai nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất, theo định luật Engel (1875), khi thu nhập của một hộ gia
đình tăng lên, tỷ lệ thu nhập chi cho lương thực, thực phẩm giảm trong khi
tỷ trọng chi tiêu cho các hàng hóa khác (chẳng hạn như hàng xa xỉ) tăng lên.
Điều này là do số lượng và chất lượng thực phẩm mà một gia đình có thể
tiêu thụ trong một tuần hoặc một tháng khá hạn chế về giá cả và số lượng.

155
Một định nghĩa về định luật Engel của từ điển Merriam-Webster như
sau: “Sự khái quát hóa trong kinh tế học: chẳng hạn như thu nhập của gia
đình tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm giảm xuống, chi phí cho quần
áo, tiền thuê nhà, nhiệt độ và ánh sáng vẫn giữ nguyên, trong khi chi tiêu
cho giáo dục, y tế và giải trí tăng lên” [10].
Một trích dẫn của chính Engel từ năm 1932 cho thấy mối quan hệ
tương tự giữa thu nhập và tỷ lệ phần trăm thu nhập chi tiêu cho thực phẩm,
nhưng cũng chỉ ra việc áp dụng Định luật Engel trong việc đo lường mức
sống: “Gia đình càng nghèo thì tỷ lệ chi tiêu gia đình phải được sử dụng
cho thực phẩm càng lớn... Tỷ lệ chi tiêu đầu ra được sử dụng cho thực
phẩm và những thứ khác bằng nhau là thước đo tốt nhất về mức sống vật
chất của một dân số” [1].
Những người rất nghèo có thể chi tiêu bằng một nửa thu nhập của
họ cho thực phẩm, vì vậy ngân sách của họ có thể được coi là thâm dụng
thực phẩm hoặc chuyên biệt. Định luật Engel nói rằng các hộ gia đình có
thu nhập thấp hơn dành một tỷ lệ lớn hơn trong thu nhập sẵn có của họ
cho thực phẩm so với các hộ gia đình có thu nhập trung bình hoặc cao
hơn. Khi chi phí thực phẩm tăng, cho cả thực phẩm tại nhà (chẳng hạn như
cửa hàng tạp hóa) và thực phẩm xa nhà (ví dụ, tại nhà hàng), tỷ lệ chi tiêu
của các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn dự kiến ​​sẽ tăng lên. Điều này
sau đó được mở rộng ra toàn bộ các quốc gia bằng cách lập luận rằng một
quốc gia càng giàu thì tỷ lệ lương thực càng nhỏ.
Chi tiêu cho thực phẩm có thể tăng khi lượng tiêu thụ của cá nhân
nhiều hơn một chút hoặc sử dụng thực phẩm cao cấp, đắt tiền hơn, nhưng
xu hướng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập. Thay vào đó người dân chi
tiêu nhiều hơn vào quần áo, nhà cửa, hàng tiêu dùng và giải trí.
Chức năng chính của nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm,
nên điều này có nghĩa cầu về nông sản không tăng nhanh bằng nhu cầu về
hàng công nghiệp và dịch vụ; do đó, tỷ trọng nông nghiệp trong sản lượng
quốc dân giảm. Mối quan hệ này đúng với tất cả các nước đã đạt được sự
tăng trưởng và bền vững phát triển nông nghiệp.

156
(Nguồn: Engel,1857, [10])
Hình 4.7: Quy luật Engel
Mối quan hệ và tầm quan trọng của thu nhập hộ gia đình với tiêu
dùng thực phẩm được ứng dụng trong các nguyên tắc kinh tế học phổ biến
ngày nay, đặc biệt là với sức khỏe dân số và cải thiện chất lượng sức khỏe,
một điểm tập hợp nổi bật của tất cả các thị trường phát triển.
Mặc dù định luật Engel đã được đề xuất cách đây khoảng 160 năm,
nhưng nó vẫn còn phù hợp ngày nay trong bối cảnh đói nghèo, đặc biệt là
xóa đói giảm nghèo. Ví dụ, với chi tiêu cho thực phẩm chiếm một phần
lớn hơn trong ngân sách của người nghèo, người nghèo cũng ít đa dạng
hơn trong việc tiêu dùng thực phẩm của họ so với những người tiêu dùng
giàu có hơn. Đồng thời, trong ngân sách lương thực, các loại thực phẩm
rẻ hơn, nhiều tinh bột hơn (như gạo, khoai tây và bánh mì) có khả năng
chiếm ưu thế đối với người nghèo, dẫn đến chế độ ăn kém dinh dưỡng,
kém đa dạng.
Thứ hai: Khi năng suất sản xuất nông nghiệp tăng, người lao động
được giải phóng, họ bắt đầu chuyển sang sản xuất sản phẩm phi nông
nghiệp như sản xuất quần áo, giày dép, đồ chơi, các sản phẩm khác… và
tham gia các ngành dịch vụ. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ sinh học
như giống mới, phân bón hóa học,… hệ thống tự động hay các phương
pháp canh tác tiên tiến dẫn đến cần ít công nhân hơn để sản xuất ra cùng
một sản lượng nông nghiệp như trước kia hoặc thậm chí có thể nhiều hơn.
Vì vậy, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp giảm khi thu nhập
tăng lên, như thể hiện qua Hình 4.8.

157
(Nguồn: Donald Larson và Yair Mundlak, 1997, [8])
Hình 4.8: Tỷ trọng việc làm khu vực nông nghiệp trong tổng việc làm
và thu nhập
Hoa Kỳ là quốc gia tiêu biểu cho sự chuyển đổi mạnh mẽ này khi vào
thế kỷ 18 và 19, đặc biệt vào những giai đoạn phát triển đầu tiên, đa số người
dân Hoa Kỳ tập trung làm việc tại các trang trại nhằm sản xuất đủ lương thực
và các sản phẩm khác cho gia đình mình. Tuy nhiên hiện nay, một người nông
dân ở Hoa Kỳ có thể sản xuất đủ lương thực để nuôi sống khỏe mạnh 70-80
người khác nên chỉ có 3% lực lượng lao động của Hoa Kỳ làm nông nghiệp và
97% còn lại có thể hoạt động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Bên cạnh đó, xu hướng tỷ lệ dân số thành thị gia tăng hơn so với nông
thôn khi thu nhập tăng được giải thích bởi sự gia tăng của tỷ trọng sản lượng
công nghiệp trong tổng sản phẩm của nền kinh tế. Điều này được dẫn chứng
bởi bốn quốc gia: Brazil, Malaysia Tunisia và Mauritius trong Hình 4.9.

(Nguồn: Donald Larson và Yair Mundlak, 1997, [8])


Hình 4.9: Tỷ trọng dân số nông thôn và thu nhập

158
Hình 4.9 cho thấy sự chuyển dịch dân số từ nông thôn sang thành
thị rất rõ ràng ở các nước Brazil, Malaysia, Tunisia. Tuy nhiên, một ngoại
lệ của hình thái chung là Mauritius không theo đi theo xu hướng này, đây
là một đảo quốc diện tích nhỏ, vì vậy, khi công nghiệp chế tạo và du lịch
bắt đầu phát triển, thay thế nông nghiệp thì người lao động vẫn có thể di
chuyển lên thành thị bằng xe buýt dễ dàng, mất khoảng một giờ đồng hồ
và không cần phải di cư.
Khi quy mô doanh nghiệp tăng lên thì sản lượng trên một đơn vị đầu
vào tăng, chính lợi thế kinh tế theo quy mô trong hoạt động sản xuất nhiều
sản phẩm công nghiệp dẫn đến xu hướng di cư của dân số nông thôn đến các
khu vực thành thị. Điều này có nghĩa một doanh nghiệp lớn trong ngành đồ
chơi hay thép sẽ sản xuất ra nhiều sản lượng trên một đồng chi phí đầu vào
hơn so với một doanh nghiệp nhỏ. Bởi vì sản xuất công nghiệp quy mô lớn
đòi hỏi lượng lao động lớn nên phải có điểm tập trung dân số lớn gần đó để
cung ứng. Đồng thời, để các cơ sở phục vụ chung như trạm điện, giao thông
và hệ thống bán buôn có thể đạt hiệu quả hoạt động cao, các loại doanh
nghiệp công nghiệp khác nhau cần được bố trí gần nhau. Vì vậy, quá trình
công nghiệp hoá đã dẫn đến sự tăng trưởng của các khu vực thành thị.
Bên cạnh đó, sự thay dịch chuyển này có xu hướng làm tăng tỷ trọng
của công nghiệp chế tạo và một số dịch vụ, được tính là một phần trong
tổng GDP của nền kinh tế. Ví dụ, việc chế biến thực phẩm tại phần lớn các
nước nghèo được thực hiện tại nhà và thường không được tính vào GDP
của nền kinh tế nông nghiệp trong khi đối với các nước đô thị hoá phát
triển, công việc này được thực hiện tại các nhà máy lớn và giá trị gia tăng
mà các nhà máy này tạo ra được tính vào tỷ trọng của khu vực công nghiệp
chế tạo trong GDP.
Qua trường hợp của nước Mauritius được minh họa ở Hình 4.9 có
thể thấy dù tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống và tỷ trọng công nghiệp chế
tạo trong GDP tăng lên là xu hướng chung của hầu hết các quốc gia nhưng
không có nghĩa là tốc độ chuyển đổi của các nước là giống nhau hay là
hình thái chính xác của tất cả các nước mà chúng khác nhau rất nhiều.
Trong khi phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ
cấu, Hollis Chenery và các cộng sự của ông nhận thấy rằng xu hướng thay
đổi tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp giữa các nước khác nhau, phụ
thuộc vào quy mô mỗi quốc gia và trữ lượng tài nguyên thiên nhiên có sẵn
như mỏ dầu, mỏ vàng… cùng những yếu tố khác.

159
4.5 Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc lựa chọn
chiến lược phát triển nông nghiệp
Mặc dù khi thu nhập tăng lên, nông nghiệp có xu hướng giảm dần
tầm quan trọng trong đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP và là quy luật
tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, sẽ là
sai lầm khi đánh giá thấp vai trò của nông nghiệp và chỉ tập trung vào phát
triển công nghiệp.
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia cố gắng thúc đẩy quá trình phát
triển công nghiệp mà bỏ qua nông nghiệp nên đã chịu những hậu quả
nghiêm trọng. Một trong những dẫn chứng tiêu biểu cho vấn đề này là
Trung Quốc vào những năm 1950, trong cuộc cách mạng Đại nhảy vọt
thảm họa khi Chính phủ nước này cố gắng đi theo mô hình Liên Xô - ưu
tiên đầu tư cho công nghiệp, lãng quên nông nghiệp dẫn đến các vụ mùa
thất bát từ năm 1959 cho đến 1961 và nạn đói tràn lan, theo như thống kê
chính phủ, khoảng 36 triệu người đã chết đói trong thời kỳ này. Các cụm
từ “Ba năm khó khăn kinh tế” và “Ba năm đắng cay” cũng dùng để chỉ
giai đoạn này [44]. Chính phủ lúc này buộc phải đưa nhiều nguồn lực hơn
vào nông nghiệp, đặc biệt là phân hoá học, nhưng máy móc, sắt thép và
các ngành công nghiệp liên quan vẫn tiếp tục nhận được tỷ trọng đầu tư
lớn nhất. Vì dân số Trung Quốc tăng trưởng 2% một năm vào giai đoạn
đó nên sản xuất lương thực khi đó có tăng nhưng chỉ đủ cho mức tiêu thụ
trên đầu người không đổi. Sau đó, vào những năm 1970, Chính phủ Trung
Quốc tăng mạnh tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp. Đến những năm 1980,
Chính phủ thực hiện một biện pháp triệt để hơn là bãi bỏ tập thể hóa nông
nghiệp. Những biện pháp này đặt nền móng cho sự gia tăng sản xuất và
năng suất nông nghiệp nhanh chóng và là nền tảng để công nghiệp tăng
trưởng nhanh.
Cũng giống như trường hợp của Trung Quốc, một số nước khác
cũng tập trung đẩy mảnh độ công nghiệp hoá bằng các chính sách giá
cả và đầu tư, đồng thời xem nhẹ nông nghiệp dẫn đến các thất bại của
nền kinh tế. Từ đó, dù rằng mức đóng góp của nông nghiệp trong GDP
giảm dần, nhiều quốc gia đã phải thừa nhận rằng để giải phóng nguồn
lực sử dụng trong sản xuất công nghiệp, cần phải đầu tư, thúc đẩy gia
tăng năng suất nông nghiệp; việc đầu tư vào đường sá, hạ tầng nông thôn,
nghiên cứu các loại phân bón và giống mới cũng giúp tăng năng suất
nông nghiệp.

160
4.5.1 Bẫy “nôn nóng công nghiệp hoá”
Từ kinh nghiệm của một số nước đang phát triển, Kuznets (1964),
Ghatak và Ingersent (1984) cho rằng nếu quá tập trung đẩy nhanh tốc độ
phát triển công nghiệp mà không phát triển song song nông nghiệp sẽ đẩy
nền kinh tế rơi vào cái bẫy “nôn nóng công nghiệp hóa” làm tăng trưởng
kinh tế bị hạn chế [14], thể hiện ở Hình 4.10.

(Nguồn: Ghatak and Insergent, 1984, [14])


Hình 4.10: Cái bẫy “nôn nóng công nghiệp hóa”
Hình 4.10 cho thấy, trong bối cảnh một nền kinh tế còn khan hiếm
ngoại tệ, nông nghiệp còn đóng góp quan trọng trong GDP và tạo việc làm
cho xã hội thì việc phát triển nhanh công nghiệp sẽ dẫn đến lao động nông
nghiệp chuyển nhanh sang khu vực công nghiệp; tuy nhiên, sự dịch chuyển
này không dựa trên tăng NSLĐ nông nghiệp. Việc bỏ qua hoặc xem nhẹ
nông nghiệp mà chỉ tập trung các nguồn lực của nền kinh tế để đầu tư cho
công nghiệp gây ra hệ quả không tránh khỏi là tổng sản phẩm nông nghiệp
giảm, tạo ra sự khan hiếm về lương thực và thực phẩm, dẫn đến phải nhập
khẩu lương thực. Tuy nhiên, do nguồn ngoại tệ khan hiếm nên các nước
đang phát triển không thể nhập đủ các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị
cần thiết để sản xuất nên việc nhập khẩu lương thực sẽ làm sự khan hiếm
ngoại tệ thêm trầm trọng.
Mặt khác, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, thu
nhập của công nhân ở khu vực thành thị có cao hơn so với thu nhập của lao
động nông nghiệp, nhưng việc chi cho lương thực, thực phẩm lại chiếm

161
một phần lớn trong thu nhập của họ và cầu lương thực, thực phẩm thường
co giãn theo thu nhập trong giai đoạn này làm cho việc khan hiếm về lương
thực, thực phẩm sẽ trầm trọng hơn. Điều này tất yếu dẫn tới việc tăng giá
lương thực, thực phẩm, lạm phát gia tăng, thu nhập thực tế của công nhân
giảm cùng với sự đòi hỏi nâng cao tiền lương khu vực công nghiệp. Tuy
nhiên, tăng tiền lương không có nghĩa là NSLĐ tăng tương ứng nên tích
lũy của khu vực công nghiệp và tái đầu tư mở rộng giảm dẫn đến tốc độ
tăng trưởng công nghiệp cũng sẽ sụt giảm. Như vậy, cả tăng trưởng nông
nghiệp và công nghiệp đều giảm, hệ quả cuối cùng là tăng trưởng chung
của nền kinh tế cũng bị hạn chế.
Vì vậy, các nước đang phát triển nếu không muốn vướng phải cái
bẫy này thì cần có chiến lược thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp
tương ứng với phát triển nông nghiệp, nghĩa là có thể đẩy nhanh tốc độ
phát triển hơn công nghiệp nhưng phải duy trì một mức tăng trưởng hợp lý
cho nông nghiệp trong ngắn hạn.
Hầu như có rất ít nước trên thế giới như Hồng Kông hay Singapore
có thể duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững mà không cần phải
bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp trước hoặc trong quá trình chuyển đổi
nền kinh tế. Những điển hình thành công của các nước châu Á cho thấy
chỉ có thể bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở xây dựng một nền
tảng vững mạnh ban đầu từ khu vực nông nghiệp - nông thôn. Đài Loan,
Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Trung Quốc sau thất bại
của chính sách Đại nhảy vọt đều chú trọng đầu tư vào nông nghiệp và đạt
được những mức tăng trưởng nhanh cả trong nông nghiệp cũng như toàn
bộ nền kinh tế.
4.5.2 Mô hình Hwa Erh - Cheng về mối quan hệ giữa công nghiệp và
nông nghiệp trong tăng trưởng
Một số nhà kinh tế học như Kutznets (1964), Johnston và Mellor
(1961), Johnston và Kilby (1975), Ghatak và Insegent (1984) đã đưa ra giả
thiết nông nghiệp không chỉ tác động đến tăng trưởng chung của nền kinh
tế trong thời kỳ đầu tăng trưởng khi mà GDP/đầu người còn thấp mà còn
ảnh hưởng đến giai đoạn GDP/đầu người cao khi công nghiệp hóa được
đẩy nhanh tiến độ.
Dựa vào dữ liệu thu thập từ 63 quốc gia trong giai đoạn 1960-1970
và 87 quốc gia trong giai đoạn 1970-1979 thuộc cả nhóm nước đã và đang

162
phát triển, Hwa Erh-Cheng nghiên cứu và công bố công trình thực nghiệm
“The Contribution of Agriculture to Economic Growth: Some Empirical
Evidence” (1983) và đưa ra giả thiết tốc độ tăng trưởng của công nghiệp
phụ thuộc có ý nghĩa vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trong cả hai giai
đoạn khi GDP thấp và cao [16].
Để kiểm tra giả thiết trên, Hwa xây dựng mô hình sau:
Io = f[Ao.lnY, (lnY)2]
Trong đó:
• Io : tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực công nghiệp.
• Ao : tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực nông nghiệp.
• Y: GDP trên đầu người.
Kết quả phân tích hồi quy:
Giai Tham số Biến độc lập
đoạn trục tung A o
lnY (lnY)2 R2
1960-70 -16,43 0,49111 6,518 -0,458 0,18
1970-79 -29,87 0,72222 9,47722 0,64911 0,28
Ghi chú:
- GDP trên đầu người của hai giai đoạn được xem như tiêu biểu cho
giai đoạn đầu và giai đoạn đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá.
- Biến phụ thuộc Io.
1
: trình độ ý nghĩa trên 5%; 2: trình độ ý nghĩa trên 1%.
Bảng kết quả trên cho thấy trong cả hai giai đoạn, tốc độ tăng
trưởng của công nghiệp có tương quan có ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng
nông nghiệp.
4.6 Các giai đoạn phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam
(1976 - 2020)
Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, gắn liền với lịch sử
hình thành và phát triển của Việt Nam, từ thời kỳ kháng chiến, đấu tranh
giành độc lập, thống nhất đất nước đến giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc
tế hiện nay. Nông nghiệp - nông dân - nông thôn, luôn là vấn đề được
Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, coi trọng, là trụ cột của nền
kinh tế - an ninh nước nhà [77]. Sau khi thoát khỏi “bẫy nôn nóng phát

163
triển công nghiệp” trong giai đoạn 5 năm đầu sau ngày giải phóng, Chính
phủ đã điều chỉnh chính sách phát triển theo hướng mở rộng sản xuất
nông nghiệp trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiết kiệm ngoại
tệ thông qua thay thế nhập khẩu lương thực, thực phẩm; đến khi có thặng
dư trong nông nghiệp, ngành nông nghiệp được đẩy nhanh theo hướng
xuất khẩu nông sản. Nhờ đó, ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh
tế Việt Nam nói chung đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nền kinh
tế tăng trưởng nhanh và ổn định, tăng trưởng nông nghiệp làm nền tảng
cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Quá trình này thể hiện qua các giai
đoạn sau:
4.6.1 Giai đoạn 1976 - 1980
Sau ngày giải phóng năm 1975, nền kinh tế nước ta vẫn trong tình
trạng nông nghiệp thô sơ, lạc hậu, dân số tăng nhanh không kiểm soát,
ngoại tệ khan hiếm nhưng trong kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 1976
-1980 lại nhấn mạnh “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng... tức là chiến
lược phát triển kinh tế trong thời kỳ này lại chú trọng vào việc tập trung
nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng
và thực tế nông nghiệp không được đầu tư tương xứng (vốn đầu tư nông
nghiệp chỉ chiếm 21,8% trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước). Đây
là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam rơi vào bẫy nôn nóng đẩy nhanh công
nghiệp hóa.
Điều này dẫn đến hệ quả là tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc
dân đạt 0,4% năm. Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm nông nghiệp
là 1,9%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số là 3,3%/năm. Trong
khi công nghiệp được đầu tư nguồn lực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng
nhanh nhưng tốc độ chỉ đạt 0,6%/năm. Đồng thời, lạm phát bình quân
hàng năm là 22%, cán cân thanh toán thâm hụt nghiêm trọng với Tổng
kim ngạch xuất khẩu là 338,6 triệu trong khi kim ngạch nhập khẩu
lên đến 1.314,2 triệu Rup-USD. Nước ta vẫn loay hoay trong sản xuất
lương thực tự cấp, tự túc mà hàng năm mức sản lượng lương thực bình
quân đầu người liên tục giảm xuống, lượng gạo nhập khẩu mỗi năm
tăng dần lên. Trong năm 1980, khối lượng lương thực nhập khẩu là
887,8 nghìn tấn. Mặt khác, việc kéo dài cơ chế kế hoạch hoá tập trung
làm cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng chưa thoát ra
khỏi tình trạng trì trệ, đòi hỏi cần có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ
hơn, toàn diện hơn và sâu sắc hơn.

164
4.6.2 Giai đoạn 1981 - 1985
Trước tình trạng đình trệ của nền kinh tế giai đoạn 1976-1980, trong
kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 1981-1985, Chính phủ đã điều chỉnh
chiến lược phát triển cơ bản theo hướng “ưu tiên phát triển nông nghiệp,
coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, tập trung mở rộng và phát triển
nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong
nước và thay thế nhập khẩu nông sản, tạo nền tảng tích lũy cho phát triển
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng.
Kết quả của chính sách điều chỉnh này là sự cải thiện rõ rệt của nền
kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thu nhập quốc dân đạt
6,4%/năm, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 5,1%/năm
nhanh hơn tăng trưởng dân số là 2,6%/năm bình quân giai đoạn này. Tốc
độ tăng trưởng công nghiệp tăng lên 9,5%/năm. Thâm hụt cán cân thanh
toán cũng được cải thiện đáng kể: kim ngạch xuất khẩu tăng đạt 698,5
triệu; kim ngạch nhập khẩu là 1.857,4 triệu Rup-USD. Đồng thời, khối
lượng lương thực, thực phẩm nhập khẩu đã giảm đáng kể, từ 887,8 nghìn
tấn giai đoạn trước xuống còn 528,5 nghìn tấn trong năm 1985.
4.6.3 Giai đoạn 1986 - 1990
Chính sách “Đổi mới” năm 1986 đánh dấu sự khởi đầu của quá trình
chuyển đổi nền kinh tế Việt từ kế hoạch tập trung sang định hướng thị
trường mạnh hơn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp được tiếp tục nhấn
mạnh và đảm bảo tăng trưởng cả về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Trong bối cảnh tình hình trong nước và ngoài nước gặp nhiều khó
khăn, nền kinh tế tuy có khởi sắc nhưng vẫn còn trì trệ, tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta chỉ rõ: “Yêu cầu cấp bách về lương thực,
thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí
hàng đầu của nông nghiệp. Phương châm phát triển nông nghiệp là kết
hợp chuyên môn hóa với phát triển toàn diện, cân đối giữa trồng trọt, chăn
nuôi, lúa và màu, cây lương thực và cây công nghiệp [59)]… Giải quyết
công ăn việc làm,… thực hiện phân bố lại lao động, gắn lao động với đất
đai, phát triển ngành nghề [61]”.
Kế hoạch phát triển giai đoạn 1986-1990 nhấn mạnh “thực sự coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu...”. Mặc dù trong giai đoạn 1981-1985,
nước ta đã chú trọng tập trung vào phát triển sản xuất nhưng những cản trở
của môi trường vĩ mô chưa được giải quyết; điển hình là sự suy thoái của

165
hệ thống tài chính: lãi suất cho vay trong dạng thực âm, cấu trúc lãi suất
bất hợp lý. Năm 1986, lãi suất huy động tiết kiệm hàng tháng (-6%) cao
hơn lãi suất cho vay (-30%), lạm phát trầm trọng lên đến 487%. Với tình
trạng sự bất ổn của môi trường vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam không thể tăng
trưởng ổn định. Vì vậy, chính sách “Đổi mới” cho thấy bước đầu mang lại
thành công, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, chính
sách còn tập trung vào cải cách tài chính chú trọng điều khiển lạm phát và
lãi suất thực dương nhằm huy động nguồn tiết kiệm phục vụ cho sản xuất,
đảm bảo môi trường vĩ mô thuận lợi cho các ngành sản xuất phát triển.
Kết quả đạt được trong giai đoạn này là đến năm 1989, tốc độ tăng
trưởng thu nhập quốc dân đạt 8%, tăng trưởng nông nghiệp đạt 6,4% và
công nghiệp là 2,3%, cán cân thanh toán cũng được cải thiện rõ rệt: kim
ngạch xuất khẩu tăng lên 1820 triệu; nhập khẩu 2.443 triệu Rup-USD.
Nông nghiệp đã có thặng dư và xuất khẩu gạo tăng mạnh. Trong năm 1990,
Việt Nam đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn gạo và đứng hạng thứ 3 trên thế giới;
lạm phát cũng được không chế từ 487% năm 1986 xuống còn 67%. Đây là
thời kỳ điều chỉnh cấu trúc nền kinh tế hướng nông nghiệp vào xuất khẩu
và tạo điều kiện phát triển đa dạng các ngành kinh tế.
4.6.4 Giai đoạn 1991 - 2000
Trong giai đoạn này, chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam là
công nghiệp hóa theo hướng đẩy nhanh đa dạng hóa nền kinh tế trên cơ sở
phát triển ổn định sản xuất nông nghiệp.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã nêu rõ chủ
trương phát triển nông nghiệp của giai đoạn này là: Phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông
thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình
KT - XH [61]; mục tiêu này được làm sáng rõ trong Chiến lược ổn định
và phát triển KT - XH đến năm 2000: “Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất
khẩu, phát huy lợi thế sinh thái, bảo vệ môi trường và tài nguyên… Phát
huy tối đa tiềm năng của kinh tế hộ nông dân, kết hợp với hoạt động có
hiệu quả các tổ chức kinh tế… thu hút phần lớn số hộ ở nông thôn và liên
kết bằng nhiều hình thức với kinh tế quốc doanh…; giải quyết việc làm,
thay đổi cơ cấu lao động, giảm lao động sản xuất nông nghiệp… Nhà nước
hỗ trợ xây dựng nông thôn mới chủ yếu là kết cấu hạ tầng, dùng chính sách

166
tài chính, tín dụng, giá cả, đầu tư để khuyến khích sản xuất, tăng thu nhập
và sức mua của dân cư nông thôn” [60].
Những thành quả đạt được trong giai đoạn này là tốc độ tăng
trưởng bình quân GDP đạt 7,56%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch
tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%,
công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên
39,1% [62]. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,4%,
ngành công nghiệp tăng bình quân 12,9%, ngành dịch vụ tăng 8,2%. Năm
1990, tổng giá trị xuất khẩu là 2404 triệu USD trong đó đóng góp của
nông nghiệp trong tổng GTXK là 46%, đến năm 1998 tổng GTXK của
Việt Nam tăng lên 9360 triệu USD, nông nghiệp đóng góp 36% GTXK.
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt khối lượng ổn
định từ 1,6 đến 2 triệu tấn trong giai đoạn 1990 - 1995, và đạt 4 triệu tấn
vào năm 1999, Việt Nam xếp hạng 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất
khẩu gạo.
4.6.5 Giai đoạn 2001 - 2010
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã hoạch định Chiến
lược phát triển KT - XH 2001-2010, với mục tiêu: “Tạo nền tảng để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại… Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Trong đó, đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, theo hướng hình
thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và
điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu
lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn; tăng thu nhập
cho dân cư nông thôn” [62].
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
được thể hiện qua các khía cạnh sau [74]:
(i) Phát triển công nghiệp nông thôn nhằm phục vụ đầu vào và đầu
ra của nông nghiệp vừa giải quyết việc làm mới cho lao động nông thôn.
(ii) Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định
nâng cao thu nhập cho nông dân.
(iii) Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung vào mở rộng mạng
lưới đường sá nối các vùng nông thôn với đô thị lớn và hải cảng để tạo
điều kiện thông thương cho hàng hóa cung ứng về nông thôn và hàng hóa
nông thôn tiêu thụ ra ngoài vùng. Bên cạnh đó, vấn đề cung cấp điện, nước

167
sạch, nước cho sản xuất nông nghiệp cũng được ưu tiên đầu tư cho vùng
nông thôn.
Trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
nước ta đạt 7,26%/năm, đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Trong đó, sản
xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta liên tục phát triển, đạt nhiều
thành công lớn, giá trị sản xuất của nông nghiệp bình quân đạt gần 5,5%/
năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành
công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên
41,1% năm 2010; tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống
còn khoảng 21,6% và tỷ trọng dịch vụ giữ mức 38,3%. Tỷ lệ lao động nông
nghiệp giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 57,1% năm 2005 và xuống còn
48,2% năm 2010 [48].
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, một số cân đối lớn của nền kinh tế
(ngân sách Nhà nước, cán cân thanh toán tổng thể, nợ quốc gia và dự trữ
ngoại tệ,...) cơ bản được bảo đảm. Trong thời kỳ chiến lược 2001-2010,
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,3% /năm, nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên 2,4 lần (GDP tăng bình quân 7,21%/năm)
vượt mục tiêu của chiến lược phát triển KT - XH 2001-2010 (tăng trưởng
xuất khẩu nhanh gấp 2 lần nhịp độ tăng trưởng GDP) và vượt chỉ tiêu tăng
trưởng xuất khẩu hàng hoá đã đề ra trong chiến lược phát triển XNK thời
kỳ 2001-2010 (tăng trưởng bình quân 15%/năm).
4.6.6 Giai đoạn 2011 - 2020
Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-
2020 nêu rõ mục tiêu là: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện
theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô
thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc;
dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị
ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [52].
Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,21%/năm,
thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy
mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào

168
năm 2020. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 18,9% năm
2010 xuống còn 14,8% năm 2020. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo
và ứng dụng công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ngày càng tăng; tỷ
trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng
hóa tăng từ 65% năm 2011 lên 85% năm 2020. 
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỷ
USD năm 2010 lên gần 544 tỷ USD năm 2020. Xuất khẩu tăng nhanh,
từ 72,2 tỷ USD năm 2010 lên gần 282 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân
khoảng 14%/năm, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Việt
Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới trong năm 2011
với 7 triệu tấn và có nhiều mặt hàng nông sản đứng thứ hạng cao trên thị
trường quốc tế. Nông sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim
ngạch xuất khẩu Việt Nam thời gian qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất
khẩu đạt 41,2 tỷ USD năm 2020. Đó là thành quả đáng kinh ngạc của
những người nông dân và các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt từng
cơ hội dù là nhỏ nhất để mang nông sản nước ta ra thế giới trong tình hình
hết sức khó khăn do dịch bệnh Covid-19 [109].
Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6% năm 2011 xuống khoảng 2,3%
năm 2020. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn
tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các
ngành ưu tiên [83].
4.7 Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
4.7.1 Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
- Bố trí phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản) với quy mô, sản lượng cụ thể trên cơ sở phát huy
tiềm năng nguồn lực, lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền, gắn sản xuất
với chế biến và thị trường. Chú trọng phát triển quy mô sản xuất các nông
sản hàng hóa có lợi thế xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi theo hướng công
nghiệp, bán công nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm
bảo đáp ứng nhu cầu trong nước. Quy hoạch đất nông nghiệp theo hướng
tích tụ ruộng đất, xóa bỏ hạn điền. Rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng
đất nông nghiệp, đất quy hoạch cho sản xuất các mặt hàng nông sản chiến
lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản [70].
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp là cơ sở xây dựng các nội dung
phát triển nông nghiệp như đề án, chương trình, kế hoạch và tổ chức phối

169
hợp thực hiện đảm bảo sự thống nhất trong quá trình triển khai của các đơn
vị, tổ chức kinh tế nông nghiệp và cơ quan quản lý tại các địa phương. Phát
triển nông nghiệp, nông thôn phải hài hòa với phát triển đô thị, tiến trình
đô thị hóa, giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường, phù hợp với đặc điểm
tự nhiên, kinh tế, xã hội, tập quán, an ninh, quốc phòng của địa phương.
4.7.2 Tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
đầu ra và phát triển thị trường
- Tổ chức tiêu thụ nông sản cho khu vực kinh tế nông thôn, phát triển
hệ thống bán buôn, bán lẻ; chú trọng phát triển nông nghiệp vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng khuyến khích
phát triển doanh nghiệp xã hội, bảo đảm lợi ích người sản xuất trực tiếp.
- Tăng cường công tác dự báo thị trường trong và ngoài nước, khảo
sát, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản và
mở rộng công tác thông tin kinh tế về thị trường, giá cả cho nông dân để
nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, cơ cấu sản phẩm, giá cả, tập quán buôn
bán của các thị trường. Từ đó, các hộ, tổ chức kinh tế có thể hoạch định kế
hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương thích. Đồng thời, cần xây dựng
đội ngũ chuyên gia có năng lực về phân tích, nghiên cứu, dự báo thị trường
để tham mưu, đề xuất chính sách có hiệu quả cho địa phương.
- Khuyến khích hình thành các khu thương mại dịch vụ ở nông thôn,
khu công nghiệp để thuận lợi đưa hàng hóa đến người tiêu dùng. Đẩy
mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu, duy trì thị trường truyền thống,
phát triển thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng và
phát triển thương hiệu sản phẩm, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh;
bảo hộ có chọn lọc và có thời hạn một số nông sản xuất khẩu. Các hiệp
hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin thị
trường, chiến lược phát triển sản xuất trong từng thời kỳ cũng như liên
kết trong kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng vì vậy cần được chú
trọng phát triển.
4.7.3 Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với đổi mới
các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp từ chủ yếu theo chiều rộng (gia tăng vốn đầu
tư, sử dụng lợi thế tài nguyên, lao động truyền thống, canh tác theo tập
quán và xuất khẩu thô, không gắn bó chặt chẽ với bước tiến của khoa học -

170
công nghệ) sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo chiều sâu (sử dụng
tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nông nghiệp; sử dụng lao động qua đào tạo
ngắn hạn và dài hạn, có chuyên môn, nghiệp vụ; tích cực, chủ động ứng
dụng, nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ
sinh học, công nghệ thông tin) phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện
đại, chất lượng cao [76].
Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường tiêu thụ trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng
giữa hộ gia đình, tổ chức hợp tác, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả, đảm
bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh nông
nghiệp [65]. Khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân sản xuất với tổ chức:
tín dụng, khoa học - công nghệ và doanh nghiệp.
4.7.4 Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp
- Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, đưa nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, hiệu
quả và khả năng cạnh tranh của nông sản; Ứng dụng công nghệ sinh học
nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và nâng cao khả năng
phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Khuyến
khích đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Tăng cường khuyến nông, thông tin truyền bá kiến thức, đào tạo
tay nghề cho nông dân giúp họ tăng thêm khả năng tự giải quyết các vấn
đề trong sản xuất và đời sống. Nâng cao trình độ dân trí, đa dạng hóa các
hình thức dạy nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, khoa học - công nghệ, tin học
hóa; Tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, góp phần thay đổi phương
thức sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Chú trọng đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ gieo trồng - bảo quản
- chế biến - tiêu thụ sản phẩm; thực hiện sản xuất sạch, an toàn, vệ sinh
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông phẩm hàng hóa. Xây dựng các
trung tâm nghiên cứu trọng điểm tầm cỡ quốc gia và quốc tế tại các địa
phương. Có chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút chuyên gia, cán bộ khoa
học kỹ thuật nông nghiệp, đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, trình độ đến công
tác ở nông thôn.

171
4.7.5 Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế nông nghiệp - nông
thôn và công nghiệp chế biến nông sản
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông nghiệp như mạng lưới giao thông
tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, thủy lợi theo
hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước (kết hợp phục vụ sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai), điện cho
hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nước sạch
phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Mở rộng diện tích tưới tiêu cho rau màu,
cây công nghiệp, đảm bảo hệ thống cấp thoát nước để chủ động cho nuôi
trồng thủy sản, làm muối. Để nâng cao hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng
nông nghiệp, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp chế biến,
cần kết hợp đầu tư của nhà nước với huy động nguồn lực từ dân cư và mọi
thành phần kinh tế xã hội.
- Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là rủi ro cao, phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên nên chính phủ cần có chính sách nâng cao năng lực phòng,
chống, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo hệ thống đê điều, rừng phòng hộ đáp
ứng yêu cầu phòng, chống bão, lũ, nước biển dâng và ngăn mặn. Đồng
thời, chủ động triển khai các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu.
Việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn vừa tạo điều
kiện cho các ngành công nghiệp dệt, may mặc, chế biến có thể xâm nhập
vùng nông thôn, vừa thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Đồng thời,
điều này cũng nhằm nâng cao mức hưởng thụ về phúc lợi xã hội cho nông
dân, thể hiện công bằng xã hội đối với nông nghiệp - nông dân - nông thôn.
4.7.6 Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước có tác động trực tiếp đối với
người lao động nông nghiệp, tạo điều kiện tổ chức lao động, áp dụng tiến
bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, giúp nền kinh tế nông
nghiệp tăng trưởng ổn định, bền vững.
4.7.6.1 Chính sách sử dụng đất nông nghiệp
Chính sách ruộng đất trong nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng
vì đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, gắn liền với cuộc sống và là
nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, là cơ sở của mọi hoạt động kinh tế xã hội của
nông thôn.

172
Ở các nước đang phát triển, chính sách đất đai trong nông nghiệp
chủ yếu là về sở hữu và quyền sử dụng. Việc phân phối quyền sở hữu
và quyền sử dụng đất canh tác đóng góp quan trọng đối với phát triển
nông nghiệp, nông thôn và sự tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh
tế vì ý nghĩa tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng sản phẩm nông
nghiệp, sự bình đẳng hay bất bình đẳng của người lao động ở nông thôn
và thúc đẩy nông dân đem hết khả năng sức lực, vốn đầu tư vào phát triển
sản xuất nông nghiệp. Do đó, mỗi quốc gia đều có một hệ thống chính sách
về ruộng đất khác nhau nhưng chủ yếu đều hướng đến sự phân phối tạo
điều kiện kích thích sản xuất và thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển.
Đảng và Nhà nước đã có những nỗ lực hỗ trợ nông dân tiếp cận
quyền sử dụng đất đai thông qua việc xây dựng và ban hành nhiều văn
bản pháp lý xác định chế độ, chính sách đối với đất nông nghiệp, nổi
bật là Luật Đất đai ban hành năm 1993 (được liên tục sửa đổi qua các
năm 1998, 2000, 2003), Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (năm
1999), Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp (năm 2000, thay cho thuế
nông nghiệp). Nội dung cơ bản của chính sách đất nông nghiệp của Nhà
nước Việt Nam hiện nay thể hiện qua chế độ sở hữu đất nông nghiệp,
chính sách giá đất của Nhà nước, chính sách tích tụ và tập trung đất nông
nghiệp, chính sách thuế đất nông nghiệp và chính sách bồi thường khi
thu hồi đất nông nghiệp. Những chính sách về đất nông nghiệp đã tạo ra
môi trường pháp lý công bằng, bảo hộ quyền lợi hợp pháp đối với người
sử dụng đất [54].
4.7.6.2 Chính sách huy động vốn đầu tư và tín dụng cho phát triển
nông nghiệp
- Tập trung vốn ngân sách đầu tư, phát triển mạnh hơn kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội nông thôn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa
học, ứng dụng chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề,... Đa dạng hóa các
nguồn vốn; khuyến khích khả năng tự tăng trưởng vốn và đầu vào nông
nghiệp của các thành phần kinh tế khác và đơn giản hóa, tối ưu hóa thủ tục
tiếp cận vốn. Có chính sách thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp
bằng nhiều hình thức phù hợp, đúng đắn.
- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng nông thôn, gắn tín dụng với
khuyến nông và các chương trình dự án khác để nâng cao hiệu quả. Đẩy
mạnh mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân được vay vốn trung, dài
hạn với lãi suất ưu đãi để triển khai thực hiện mô hình liên kết.

173
4.7.6.3 Chính sách hỗ trợ giá cho sản phẩm nông nghiệp, bảo hộ nông
nghiệp bằng thuế quan và phi thuế quan
- Trợ giá cho nông sản: Đối với các nước đang phát triển, xem xét
dưới góc độ của cả người sản xuất và cả người tiêu dùng, chính phủ phải
có giải pháp trợ giá các chi phí lưu thông vận chuyển hàng hóa nông sản
và tổ chức phân phối bán lẻ ở thành thị vì:
+ Nếu giảm giá nông sản thì sẽ tác động đến sản xuất nông sản giảm
và thu nhập của nông dân giảm.
+ Khi giá nông sản tăng dẫn đến tác động rất lớn đến đời sống của
người dân thành thị vì chi tiêu cho hàng nông sản chiếm đến 50% thu nhập.
- Về bảo hộ nông sản có thể thực hiện bằng các phương pháp:
+ Bảo hộ bằng thuế quan - thuế nhập khẩu hàng nông phẩm nhằm
bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước ổn định, hạn chế sự canh tranh
của hàng hóa nước ngoài.
+ Bảo hộ phi thuế quan.
Xu hướng các quốc gia sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp phi
thuế trong hoạt động thương mại quốc tế. Hàng rào phi thuế quan mang lại
những lợi ích như: bảo vệ ngành sản xuất trong nước; điều tiết hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Các biện pháp phi thuế quan được sử dụng bởi các thành viên của
WTO gồm:
• Vệ sinh dịch tễ
• Biện pháp kỹ thuật
• Chống bán phá giá
• Chống trợ cấp
• Biện pháp tự vệ
• Hạn chế số lượng
• Trợ cấp xuất khẩu
Tuy nhiên, biện pháp phi thuế quan cũng dẫn đến một số tác động
tiêu cực như: hạn chế khối lượng và giá trị của hàng hóa mua bán quốc tế,
cản trở tốc độ tăng trưởng của kim ngạch thương mại quốc tế và tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia; làm tăng chi phí của hàng NK và làm

174
suy giảm lợi ích của người tiêu dùng; làm mất động lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp (DN) trong nước,…
Bên cạnh những chính sách kể trên, Nhà nước còn phải quan tâm,
xây dựng và hoàn thiện nhiều chính sách khác, như: chính sách xuất, nhập
khẩu và các chính sách xã hội nông thôn, như việc làm, xoá đói giảm
nghèo, giáo dục - đào tạo và các vấn đề xã hội khác…

175
Chương 5
CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5.1 Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế
5.1.1 Định nghĩa công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm” theo nhu
cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống
loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế với sản xuất quy mô
lớn với sự hỗ trợ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Một nghĩa khác của công nghiệp là “hoạt động kinh tế quy mô lớn,
sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa”. Theo nghĩa
này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi ở một quy mô nhất định sẽ
trở thành một ngành công nghiệp riêng biệt như: công nghiệp phần mềm
máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo
chí, công nghiệp giải trí, v.v…
5.1.2 Phân loại ngành công nghiệp
Có thể phân loại các ngành công nghiệp theo nhiều cách khác nhau:
- Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp
nặng và công nghiệp nhẹ.
- Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp
ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v...
- Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp
trung ương.
Theo chuẩn phân loại các ngành công nghiệp toàn cầu GICS -
“Global Industry Classification Standard” chia thành 10 nhóm ngành công
nghiệp chính:
1. Năng lượng (Energy): bao gồm các công ty thăm dò, tìm kiếm,
khai thác, chế biến, vận tải,... chất đốt, nhiên liệu; sản phẩm là than đá, dầu
khí,... và các phụ phẩm, chế phẩm của chúng.
2. Nguyên vật liệu (Meterials): đây là một nhóm ngành rộng bao

176
gồm các công ty hoá chất, kính, giấy, lâm sản, vật liệu xây dựng; các công
ty khai mỏ và luyện kim; các công ty sản xuất các sản phẩm bao bì đóng
gói (gồm cả kim loại, thuỷ tinh, bao bì giấy).
3. Công nghiệp (Industrials): gồm các công ty chế tạo các loại máy
móc công nghiệp, dụng cụ thiết bị; công nghiệp quốc phòng, giao thông
vận tải cùng các dịch vụ liên quan.
4. Hàng tiêu dùng không thiết yếu (Consumer Discretionary): gồm
những nhóm hàng tiêu dùng nhạy cảm với chu kỳ của nền kinh tế như:
hàng gia dụng lâu bền (đồ điện tử gia dụng), xe hơi, hàng may mặc, giáo
dục, các thiết bị giải trí. Nhóm dịch vụ bao gồm khách sạn, trung tâm giải
trí, nhà hàng, truyền thông.
5. Hàng tiêu dùng thiết yếu (Consumer Staples): bao gồm các công
ty sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm, nước giải khát và các sản
phẩm gia dụng không lâu bền, các vật dụng cá nhân. Nó cũng bao gồm các
trung tâm bán lẻ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm và thuốc.
6. Chăm sóc sức khoẻ (Health Care): bao gồm các công ty cung cấp
các dịch vụ y tế, thiết bị chăm sóc sức khoẻ và các công ty nghiên cứu,
phát triển sản xuất các sản phẩm dược phẩm và các sản phẩm công nghệ
sinh học.
7. Tài chính (Financials): gồm các ngân hàng, các quỹ đầu tư tài
chính, công ty bảo hiểm, công ty bất động sản và các công ty cung cấp các
dịch vụ tài chính khác.
8. Công nghệ thông tin (Information Technology): bao gồm các công
ty nghiên cứu và sản xuất phần mềm cùng các dịch vụ liên quan và các
công ty sản xuất các thiết bị công nghệ phần cứng cùng các công ty sản
xuất chất bán dẫn và thiết bị bán dẫn.
9. Dịch vụ viễn thông (Telecommunications Services): gồm các công
ty cung cấp các dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ viễn thông không dây,
truy cập dữ liệu băng thông rộng v.v...
10. Dịch vụ điện-nước (Utilities): gồm các công ty sản xuất và phân
phối điện năng, các công ty quản lý hệ thống khí gas, nước sinh hoạt.
5.1.3 Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế
Vai trò của công nghiệp với sự phát triển kinh tế được thể hiện
như sau:

177
5.1.3.1 Công nghiệp tăng trưởng nhanh chóng đóng góp lớn cho tăng
trưởng của nền kinh tế
Công nghiệp là ngành có NSLĐ tăng nhanh hơn các ngành khác.
NSLĐ có tác động quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập của quốc gia. Giá
cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định hoặc cao hơn so với sản phẩm
của các ngành kinh tế khác ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Tính đến năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,82%,
trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn
dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 6,37%; khu vực dịch vụ tăng
3,8%, trong đó các ngành dịch vụ vận tải như: vận tải hành khách tăng
48,4%; luân chuyển hàng khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng
31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế đến Việt Nam
tăng 62,7% [102].
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm chiếm 8,83%.
5.1.3.2 Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền
kinh tế
Công nghiệp là ngành kinh tế sản xuất vật chất rất quan trọng trong
cơ cấu ngành của toàn bộ nền kinh tế. Một bộ phận sản phẩm công nghiệp
sản xuất ra có chức năng là tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế khác.
Do đó, nó còn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành
kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
5.1.3.3 Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân
Công nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho đời sống dân cư từ ăn,
mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,… Khi thu nhập tăng gắn với quá trình phát
triển kinh tế thì nhu cầu của con người lại cao hơn và mới hơn đòi hỏi các
sản phẩm tiêu dùng cũng cần thích hợp theo. Sự phát triển của công nghiệp
mới có thể đáp ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng thời công nghiệp
lại hướng dẫn tiêu dùng của con người.
5.1.3.4 Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội
Dưới tác động của công nghiệp, NSLĐ nông nghiệp được nâng cao
tạo điều kiện dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp,

178
nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của
công nghiệp làm mở rộng thêm nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp
mới và các ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản phẩm công nghiệp.
Chính vì thế thu hút thêm lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho
xã hội, như vậy có thể thấy:
- Công nghiệp góp phần giải phóng lao động trong nông nghiệp và
nông thôn.
- Công nghiệp góp phần xây dựng một đội ngũ lao động có tác
phong, trình độ cao…
5.1.3.5 Công nghiệp thúc đẩy việc phát triển sản xuất nông nghiệp
Công nghiệp chính là ngành cung cấp tư liệu sản xuất nông nghiệp,
cung ứng nguyên vật liệu đầu vào quan trọng như phân bón hóa học, thuốc
trừ sâu bệnh, thức ăn gia súc, máy móc, phương tiện vận chuyển làm tăng
năng suất,…
Công nghiệp chế biến góp phần quan trọng giải quyết tính thời vụ
và bảo quản nông sản từ đó làm gia tăng giá trị cho nông sản. Như vậy,
công nghiệp góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp bằng cách
cho phép vận chuyển nông sản nhanh chóng tới thị trường, tăng gia sản
xuất nhiều hơn, tránh bị hư hỏng; bảo quản, dự trữ lâu hơn để chờ cơ hội
tăng giá...
Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra nguồn
thu, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Do
đó, sự tiến bộ của nông nghiệp có đóng góp từ công nghiệp.
5.1.3.6 Công nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển trình độ khoa học
công nghệ, thúc đẩy việc áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến
Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để
thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp
là ngành có khả năng tạo ra động lực, định hướng sự phát triển các ngành
kinh tế khác lên nền sản xuất lớn.
Công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển khoa
học công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ đó vào sản xuất.
Nhờ động lực đó, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành
kinh tế khác.

179
5.2 Kinh nghiệm tiến hành công nghiệp hoá của các nước
5.2.1 Bản chất của công nghiệp hoá
Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (Industrial
Development Organization of United Nation, UNIDO, 1963) đã khái quát
nên bản chất của công nghiệp hóa như sau: “Công nghiệp hóa là một quá
trình phát triển về kinh tế, mà trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng
tăng của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa
ngành với công nghệ hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một
bộ phận chế biến luôn thay đổi, để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng
tiêu dùng có khả năng bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự tiến
bộ nhanh về mặt xã hội”.
Công nghiệp hóa có khởi điểm phát triển vào giữa thế kỷ 18, bắt đầu
từ nước Anh với những phát minh về máy móc vận hành bằng hơi nước.
Khoảng ba mươi năm sau, chúng được ứng dụng vào sản xuất trong các
xí nghiệp ngành dệt, đường sắt, vận tải biển và mở ra kỷ nguyên mới của
phát triển công nghiệp. Công nghiệp phát triển đã làm cho nước Anh lúc
bấy giờ trở nên giàu nhất thế giới.
Công nghiệp phát triển lan rộng sang các nước Bắc Mỹ và Tây Âu vào
giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là nước ở châu Á bắt đầu công nghiệp hóa vào cuối
thế kỷ 19. Nổi lên những nước rất giàu có đó là Mỹ, Đức, Pháp, Nhật và các
nước thuộc địa bị khai thác nguyên liệu để phục vụ cho quá trình này.
Trải qua lịch sử công nghiệp hóa diễn ra ở các nước cho thấy rằng
công nghiệp hóa chính là quá trình tích tụ các xí nghiệp công nghiệp, tích
tụ các ngành công nghiệp và công nghiệp tác động vào nền kinh tế làm
thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thu hẹp dần lĩnh vực sản xuất truyền
thống về tỷ trọng, gia tăng tỷ phần công nghiệp trong GDP, đặc biệt là tỷ
phần của nhóm ngành công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất.
Công nghiệp hóa ở các nước phát triển sớm còn cho thấy là quá trình
làm phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động
kinh tế xã hội, thay thế phương pháp sản xuất lạc hậu bằng phương pháp
sản xuất hiện đại với NSLĐ cao hơn. Do công nghiệp thường xuyên thay
đổi công nghệ và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thâm
dụng vốn, cho nên khi nói đến công nghiệp hóa thì hầu như luôn luôn gắn
liền với hiện đại hóa.
Ngày nay, các nước phát triển còn được định nghĩa là nước công
nghiệp phát triển. Điều đó chứng tỏ rằng tiến trình công nghiệp hóa gắn

180
liền với tiến trình phát triển kinh tế của những quốc gia này. Nói một cách
mở rộng hơn, công nghiệp hóa là con đường tất yếu để phát triển kinh tế
của các nước.
5.2.2 Các điều kiện tiền đề của công nghiệp hoá
Những điều kiện tiền đề cần thiết để mở đường công nghiệp hóa phát
triển như sau:
5.2.2.1 Các điều kiện tự nhiên
Để tiến hành công nghiệp hóa cần các điều kiện về mặt tự nhiên
như sau: vị trí địa lý, quy mô diện tích đất đai, trữ lượng tài nguyên thiên
nhiên, điều kiện thời tiết, số lượng dân số của một quốc gia. Một nước
có đất đai rộng lớn, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, vị
trí địa lý thuận lợi, dân số đông sẽ công nghiệp hóa thuận lợi hơn các
nước khác.
Thực tế, không phải quốc gia nào cũng hội đủ những điều kiện lý
tưởng như trên để tiến hành quá trình công nghiệp hóa và cũng có những
quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng đã không thành công
trong quá trình công nghiệp hóa. Ví dụ như trường hợp của Achentina
vào thế kỷ 19, với diện tích rộng lớn, dân đông, vị trí thuận lợi nhưng lại
không khởi động được tiến trình công nghiệp hóa và ngày nay cũng chưa
phải là nước công nghiệp phát triển. Ngược lại có những nước điều kiện
tự nhiên không thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên không phong phú, nhưng
lại nhanh chóng trở thành những nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới
như trường hợp Nhật Bản.
5.2.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Công nghiệp không thể phát triển được với một hệ thống cơ sở hạ
tầng thấp kém. Do đó, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện rất
quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát
triển các ngành công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để hợp nhất và mở
rộng thị trường nội địa, hòa nhập thị trường thế giới.
Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất tốn kém. Mỗi chính phủ có cách
thức khác nhau để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Chính phủ các nước công
nghiệp hóa thường tài trợ cho việc xây dựng các mạng lưới giao thông vận
chuyển và thông tin liên lạc (trừ nước Anh). Ở Đức, Ý, Nhật, việc tài trợ
thường là trực tiếp (cấp vốn), trong khi ở các nước khác thực hiện gián tiếp
(Mỹ cho các công ty tư nhân vay vốn, cho thuê đất, hoặc cho phát hành
trái phiếu như ở Pháp).

181
Ngay cả các nước công nghiệp phát triển ngày nay vẫn còn phải
đương đầu với một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông đô thị.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển kinh
tế sẽ gây ra nhiều hậu quả tồi tệ. Tiềm lực kinh tế chỉ có thể phát huy tác
dụng khi xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý. Một hệ thống cơ
sở hạ tầng hợp lý đáp ứng ba yêu cầu: đồng bộ, quy mô và bảo đảm tính
phát triển.
- Đồng bộ:
Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông
vận chuyển, thông tin liên lạc không những phải đặt trong mối liên hệ chặt
chẽ với quy mô, tốc độ, định hướng phát triển trong các lĩnh vực kinh tế -
văn hóa - xã hội mà còn liên hệ giữa các ngành. Do đó đồng bộ là yêu cầu
cao nhất.
- Quy mô:
Một quy mô cơ sở hạ tầng hợp lý là kết quả sự tính toán phù hợp giữa
khả năng đầu tư và nhu cầu phát triển. Vì vậy cần phải có sự tính toán và
dự báo chính xác. Dự báo sai sẽ dẫn đến quy mô không phù hợp và lãng
phí nguồn lực.
- Tính phát triển:
Trong hệ thống cơ sở hạ tầng có loại không chỉ tồn tại vài chục năm
mà có khi là hàng thế kỷ. Do đó, nó phải được thiết kế với khả năng cải tiến
và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật để không trở thành gánh nặng khi kỹ thuật
cao trở nên phổ biến.
5.2.2.3 Điều kiện về lao động
Để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, cần có một đội ngũ
lao động với kỹ năng lao động, có khả năng tiếp thu và ứng dụng công
nghệ, có tinh thần dân tộc. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng đào tạo
thì phải có một chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý.
Người có trình độ học vấn và chuyên môn cao sẽ có khả năng nghiên
cứu, phát minh, phát huy sáng kiến, từ đó có NSLĐ cao. Do đó, muốn gia
tăng kỹ năng lao động, phải có một nền giáo dục vững chắc để nâng cao
trình độ học vấn và định hình các kỹ năng lao động của lực lượng lao động.
Khoa học đóng vai trò quan trọng trong cách mạng công nghiệp lần
một ở Anh, trong việc đưa nước Đức đạt đến vị trí nổi bật về công nghiệp
vào thế kỷ 19. Mỹ, Nhật đã đạt đến vị trí đứng đầu về công nghệ trên thế

182
giới qua việc sao chép và cải tiến các công nghệ nước ngoài. Cho đến
những năm đầu thế kỷ 20, Mỹ vẫn còn ở sau Anh, Pháp, Đức về một số
khám phá khoa học chính yếu, nhưng ngược lại Mỹ có rất nhiều sáng kiến
thực tế và phát minh.
Sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo kỹ thuật đã đóng góp đáng
kể vào việc phát triển công nghiệp của Pháp, Đức. Mỹ đã phổ cập hệ thống
giáo dục kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cho việc nghiên cứu ở các trường đại
học, chính phủ đôi khi cũng trợ giúp cho các phòng thí nghiệm tư nhân với
yêu cầu các phòng thí nghiệm này ngoài việc nghiên cứu cơ bản còn nhận
các sáng kiến, nghiên cứu.
Nhật Bản đã chi tiêu liên tục và mạnh mẽ cho giáo dục. Từ năm 1870,
Nhật đã đạt được tỷ lệ phổ cập văn hóa ở Tây Âu. Việc cải cách giáo dục đã
làm cho hệ thống giáo dục ở Nhật trở thành một trong những hệ thốpg giáo
dục tốt nhất thế giới. Khi nghiên cứu so sánh trình độ sinh viên đại học ở
các nước dẫn đầu thế giới, người ta thấy rằng sinh viên Nhật được huấn
luyện thành thạo về khoa học và toán học. Việc huấn luyện hướng nghiệp
được thực hiện rộng rãi kết hợp với giáo dục đạo đức, đặc biệt là đạo đức
trong lao động, nhấn mạnh thói quen làm việc cẩn thận, có tinh thần hợp
tác tương trợ và chất lượng cao từ cấp một cho đến khi làm việc. 
5.2.2.4 Điều kiện về chính sách kinh tế đối ngoại
Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy rằng, càng mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại bao nhiêu thì càng tạo thuận lợi cho
quá trình công nghiệp hóa.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong
nước phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước
mở rộng thị trường đầu vào và đầu ra, thúc đẩy chuyên môn hóa, tận dụng
lợi thế kinh tế theo quy mô, lợi thế tài nguyên thiên nhiên của quốc gia,
tăng doanh thu, tăng tích lũy vốn, ngoại tệ để đầu tư tái sản xuất mở rộng.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công
nghệ. Khi mà công nghệ sản xuất trong nước còn thâm dụng tài nguyên,
lao động, nhờ vào nguồn tích lũy ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu
mà các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển có thể nhập khẩu
những máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại chưa có khả năng sản xuất
trong nước, tạo ra nguồn tư liệu sản xuất để nhanh chóng tích lũy vốn sản
xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

183
5.2.2.5 Điều kiện về môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư
trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Một môi trường chính trị ổn định, hệ
thống pháp luật hoàn thiện, bộ máy nhà nước linh hoạt, nền hành chính
phục vụ tốt. Tất cả những yếu tố này hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa
được thuận lợi.
Như vậy quá trình công nghiệp hóa cần một môi trường có tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh, tốc độ lạm phát và thất nghiệp thấp, hệ thống
luật pháp hoàn thiện, Nhà nước nắm vững tình hình KT - XH kịp thời ban
hành những chính sách hợp lý, vận hành suôn sẻ bộ máy Nhà nước.
5.2.3 Kinh nghiệm tiến hành công nghiệp hoá
5.2.3.1 Lựa chọn công nghệ kỹ thuật
Các nước đi sau trong quá trình công nghiệp hóa có lợi thế của kẻ đi
sau vì có thể học hỏi kinh nghiệm công nghiệp hóa của các nước đi trước,
vừa có thể phát triển tuần tự, vừa có thể nhảy vọt ở một số ngành kỹ thuật
cao nếu có điều kiện phù hợp.
Quá trình phát triển công nghệ từ thấp đến cao tương ứng với các
loại công nghệ như: công nghệ thâm dụng tài nguyên (các ngành khai thác
tài nguyên, chế biến nông sản,...); công nghệ thâm dụng lao động (các ngành
sản xuất quần áo, giày dép, hàng gia dụng,...); công nghệ thâm dụng vốn (các
ngành sản xuất máy móc thiết bị,...); công nghệ thâm dụng kỹ thuật (các
ngành sản xuất phần cứng, phần mềm máy vi tính, công nghệ sinh học,...).
Công nghệ thâm dụng vốn có sản lượng cao hơn trên một đồng vốn đầu tư
nên gia tăng GDP. Công nghệ thâm dụng lao động có sản lượng trên một
đồng vốn thấp hơn nhưng tạo nhiều việc làm hơn. Công nghệ thích hợp khi
có tỷ lệ vốn - lao động phù hợp với nguồn lực sẵn có của đất nước. Đối với
các nước đang phát triển phương pháp thích hợp là cần nhiều lao động.
Các đặc điểm của công nghệ không thích hợp:
- Sản phẩm chỉ thích hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
ở các nước giàu.
- Sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trong khi địa phương có khả năng
cung ứng.
- Quy mô hoạt động quá lớn vượt quá khả năng quản lý.
- Sử dụng lao động kỹ năng cao không có sẵn tại địa phương.

184
- Sử dụng nhiều máy móc nhập khẩu đắt tiền không thích hợp với
điều kiện địa phương.
- Thường chỉ thích hợp với một số doanh nghiệp quy mô lớn chứ
không thích hợp với nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ.
5.2.3.2 Hiệu quả kinh tế theo quy mô
Trong nhiều ngành công nghiệp, quy mô sản phẩm tăng lên, phí tổn
trung bình cho sản phẩm giảm xuống.
Ví dụ một nhà máy công suất 2 triệu tấn/năm có thể giảm 15% chi
phí so với thép sản xuất trong một nhà máy công suất 1 triệu tấn/năm.
Lợi thế kinh tế theo quy mô tồn tại vì những lý do:
- Một số chi phí như nghiên cứu, thiết kế, khấu hao,... có thể cố định
so với sản lượng.
- Chi phí nguyên liệu sử dụng trong máy móc thiết bị tăng cùng với
sản lượng nhưng với một tỷ lệ thấp hơn.
- Quy mô lớn cho phép chuyên môn hóa với công nhân, cũng như
với máy móc, thiết bị nên năng suất cao hơn vì giảm thời gian gá, lắp, đặt
lại thiết bị.
5.2.3.3 Phát triển các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ
Mặc dù trong công nghiệp, quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn nhưng ở các nước đang phát triển vẫn chọn nhiều cả hai loại quy mô
lớn và nhỏ. Một số nước thứ ba phát triển nền công nghiệp với quy mô nhỏ
mang tính chất lựa chọn hoặc bổ sung cho sản xuất hiện đại quy mô lớn.
Ấn Độ sau độc lập phát triển quy mô nhỏ trong công nghiệp hóa trên quy
mô lớn. Trung Quốc phát triển công nghiệp địa phương quy mô nhỏ - các
nhà máy nhỏ tạo điều kiện việc làm, giảm tập trung, thúc đẩy bình đẳng thu
nhập, động viên tiềm năng phát triển.
Việc tạo nhiều việc làm cùng với chi phí hiện đại hóa dẫn đến hiệu
quả kinh tế cao hơn các ngành công nghiệp truyền thống có sẵn khu vực
nông thôn, tạo việc làm khu vực nông thôn. Ngành công nghiệp hiện đại
quy mô nhỏ ở các trung tâm phát triển nơi có nhiều doanh nghiệp.
Phát triển xí nghiệp nhỏ không những thu hút nhiều công nhân mà
còn tạo ra nhiều sản phẩm có thể thay thế xí nghiệp lớn, phân phối rộng
rãi, công nghiệp truyền thống được khuyến khích để thu nhập ở nông thôn
tăng lên.

185
5.2.3.4 Đô thị hoá
Công nghiệp hóa diễn ra chủ yếu ở thành phố lớn gần nguồn nguyên
liệu và thị trường tiêu thụ. Sự tăng trưởng công nghiệp đã thu hút lao động
vào thành thị. Quy hoạch phát triển đô thị là cần thiết để phát triển công
nghiệp phù hợp với dân chúng cư ngụ.
Việc lập khu chế xuất công nghiệp là một phương cách giúp quy
hoạch phát triển công nghiệp và phát triển đô thị. Giá trị của nó là giúp
vượt qua khó khăn về đất đai và cung cấp các dịch vụ hạ tầng phù hợp
kinh tế hơn phát triển công nghiệp trải rộng trên khắp đô thị. Khu chế xuất
cần cảng, hệ thống giao thông thuận lợi, gần khu dân cư, có trung tâm thí
nghiệm tiêu chuẩn. Khu chế xuất hội nhập với đô thị, vấn đề nhà ở đóng
một vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, vấn đề bảo vệ môi trường rất quan
trọng, là yếu tố quyết định chi phí và địa điểm đầu tư.
5.2.3.5 Phát triển nông nghiệp và công nghiệp hoá
Nông nghiệp ảnh hưởng đến công nghiệp hóa. Nông nghiệp phục
vụ nền tảng cho công nghiệp hóa. Nước Anh đạt NSLĐ cao trong nông
nghiệp ở nửa thế kỷ XVIII trước cách mạng công nghiệp.
- Thu nhập nông thôn cao làm tăng nhu cầu mua hàng công nghiệp.
- Tỷ lệ tiêu dùng thực phẩm giảm khi thu nhập tăng.
- Năng suất lao động tăng làm tăng cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp.
- Ngoại tệ do xuất khẩu tăng có thể dùng đầu tư nông nghiệp.
- Năng suất nông nghiệp tăng cho phép lao động mới tăng sử dụng
ngoài nông nghiệp không làm tăng giá cả thực phẩm.
- Công nghiệp hóa và phát triển nông thôn tiến hành song song.
Nông nghiệp không tiến xa được nên không có yểm trợ của công nghiệp
và hai ngành hỗ trợ cho nhau phát triển. Quan hệ nông nghiệp và công
nghiệp đòi hỏi phát triển và tăng trưởng cân đối. Vì vậy để đảm bảo công
nghiệp phát triển tốt cần phát triển nông nghiệp tạo nền tảng yểm trợ phát
triển công nghiệp hóa.
5.2.3.6 Giá xã hội phải trả cho công nghiệp hoá
Công nghiệp hóa làm gia tăng đầu tư, việc làm và thu nhập. Trong
quá trình công nghiệp hóa các công trình hạ tầng, nhà cửa, nhà máy được
xây dựng đáp ứng gia tăng hàng hóa, dịch vụ. Dân số thành thị tăng lên vì

186
vậy nhà ở, yêu cầu giáo dục và các phương tiện phục vụ xã hội tăng lên.
Công nghiệp hóa tạo ra những nhà máy hiện đại, những công trình
kiến trúc nguy nga, cơ sở hạ tầng tiện lợi; đem lại thu nhập và mức sống
cao hơn. Tuy nhiên công nghiệp hóa cũng có những mặt tiêu cực. Trước
hết là những hậu quả tiêu cực của tình trạng tập trung dân quá đông. Ngoài
ra còn có những tác động tiêu cực về tinh thần như: thái độ vật chất hóa,
cạnh tranh quá mức, thiếu sự quan tâm giữa người và người. Hậu quả là tỷ
lệ ly hôn, tỷ lệ tội phạm vị thành niên gia tăng, tình trạng người già cô đơn
ngày càng tăng. Dòng người từ nông thôn chuyển ra thành thị gây ra vô
số xáo trộn kinh tế, xã hội. Những nhà ổ chuột mọc lên sau những nhà cao
tầng hiện đại. Trộm cắp, cướp giật và nhiều điều phi đạo đức xảy ra. Các
chủ tư bản sử dụng quá sức công nhân, phụ nữ, trẻ em. Đó là cái giá phải
trả khi được công nghiệp hóa.
Ở các nước phát triển, người dân sống đầy đủ tiện nghi nhưng sự ô
nhiễm không khí, tiếng ồn, sự xói mòn giá trị con người, nhiều điều tốt đẹp
trong cuộc sống bị bỏ quên.
Vì vậy quá trình công nghiệp hóa không chỉ phát triển các nguồn
vốn vật chất mà đòi hỏi phát triển nguồn vốn nhân lực và đạo đức xã hội.
5.2.3.7 Nguồn vốn đầu tư
Tìm nguồn vốn đầu tư là vấn đề rất quan trọng cho quá trình phát
triển kinh tế. Sự đầu tư nước ngoài nên coi như là vừa đủ đặt trên nền tảng
cho phát triển công nghiệp. Không nên coi đó là sự thay thế sức mạnh,
năng lực các nhà doanh nghiệp chính quốc. Có nhiều lĩnh vực cả đầu tư
trong và ngoài nước cùng thu lợi ích chung thì nên phát triển. Còn đầu tư
nước ngoài ảnh hưởng lợi ích trong nước phải hạn chế. Nguồn đầu tư trong
nước rất quan trọng nên chiến lược phát triển kinh tế phải tạo điều kiện cho
cả trong và ngoài nước đầu tư. Việc công nghiệp hóa phải khơi dậy tiềm
năng kinh tế và đạt hiệu quả công nghiệp phục vụ cho phát triển đất nước.
5.3 Các mô hình tăng trưởng và phát triển công nghiệp
5.3.1 Một số mô hình công nghiệp hoá ở các nước
5.3.1.1 Mô hình công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu
Mô hình công nghiệp hóa cổ điển diễn ra vào cuối thế kỷ 18, bắt đầu
ở Anh sau đó lan sang các nước Đức, Mỹ, Pháp.
- Tiền đề cho sự xuất hiện và phát triển công nghiệp bắt đầu từ cuộc
cách mạng nông nghiệp. Tăng NSLĐ nông nghiệp dẫn đến sản lượng nông

187
sản tăng nhanh do đó cầu về tư liệu sản xuất trong nông nghiệp tăng. Đây
là tiền đề giải phóng lao động trong nông nghiệp.
- Công nghiệp hóa một cách tuần tự: Từ công nghiệp nhẹ, đến công
nghiệp nặng, giao thông vận tải, dịch vụ. Công nghiệp nhẹ điển hình là
ngành dệt vì vốn đầu tư không lớn và quay vòng nhanh.
Kết quả là công nghiệp hóa diễn ra từ từ, chậm chạp với khoảng thời
gian hàng trăm năm.
5.3.1.2 Công nghiệp hoá ở Liên Xô
Khó khăn: Bị các nước tư bản bao vây nên gặp khó khăn trong việc
khai thác những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước.
Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông, khoa học
kỹ thuật đã đạt được trình độ tương đối khá.
Đặc trưng cơ bản: Công nghiệp hóa trong cơ chế tập trung cao độ. Ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng. Công nghiệp hóa diễn ra trong khoảng
thời gian rất ngắn, khoảng 15 năm (1922-1937).
5.3.1.3 Công nghiệp hoá ở NIEs
Ở Đông Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kong.
Đặc điểm chung: Các nước, các vùng lãnh thổ này đều xuất phát
từ nền nông nghiệp thuần túy, lạc hậu (nông nghiệp chiếm trên 75% lực
lượng lao động xã hội).
Hai giai đoạn công nghiệp hóa ở NIEs:
- Giai đoạn tạo tiền đề cho công nghiệp hóa:
Tạo đột phá trong nông nghiệp bằng cách đầu tư vào một số
ngành lợi thế để tăng mạnh xuất khẩu nguyên vật liệu từ các sản phẩm
nông nghiệp.
Tạo tiền đề về vốn: Đầu tư chiều sâu, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây
dựng chiến lược hướng về xuất khẩu.
- Giai đoạn 2 đẩy mạnh công nghiệp hóa:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua giảm tỷ lệ nông
nghiệp trong GDP.
Đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ hiện đại.
Đẩy mạnh phát triển vững chắc giáo dục, đào tạo gắn với chiến lược
công nghiệp hóa.

188
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 10%/năm trong gần 30 năm.
Kết quả chỉ trong vòng 30 năm, các quốc gia và vùng lãnh thổ này
đã trở thành những nước công nghiệp mới, tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ chiếm trên 90% GDP. Các nước trên đã tranh thủ tất cả các cơ hội để
“đón đầu, nhảy cóc”.
5.3.1.4 Công nghiệp hoá ở các nước ASEAN
Khác với NIEs, các nước ASEAN do trước đây đều là thuộc địa của
các nước tư bản. Do đó sau khi giành được độc lập, đều muốn tiến hành
xây dựng một nền kinh tế tự chủ, không lệ thuộc vào nước ngoài.
- Giai đoạn đầu, chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu:
Đặc trưng sản xuất và trao đổi hàng hóa chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước. Chiến lược này không phù hợp và kém hiệu quả,
không tính đến yếu tố cạnh tranh, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
- Giai đoạn 2, công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu: Thực chất chiến
lược là thực hiện nền kinh tế mở thay cho chiến lược khép kín trước đây.
Ưu điểm là khai thác được lợi thế so sánh trong nước và khai thác các điều
kiện bên ngoài về vốn, công nghệ, trình độ quản lý,…
Các nước ASEAN chú trọng thu hút FDI: Thực tế chỉ ra rằng, FDI có
vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Đi cùng FDI là kỹ thuật công
nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý,… góp phần khởi động nhanh hơn quá
trình công nghiệp hóa.
Chú trọng đến vai trò điều tiết của nhà nước nhằm: thay đổi cơ cấu
kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, can thiệp vào ngoại thương, bảo vệ các
ngành công nghiệp nội địa, can thiệp vào thị trường lao động, thị trường
vốn, quy định giá cả một số mặt hàng thiết yếu để chống độc quyền.
- Chiến lược công nghiệp hóa hiện nay: chiến lược công nghiệp hóa
hỗn hợp bao gồm việc đẩy mạnh công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và
công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
5.3.2 Mô hình công nghiệp hoá của một số nhà kinh tế học
5.3.2.1 Mô hình ngành công nghiệp tập trung
Theo Chenery và Taylor, tăng trưởng và phát triển công nghiệp được
thực hiện thông qua việc tập trung nguồn lực quốc gia cho các ngành công
nghiệp chủ yếu được lựa chọn tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh
tế nhất định.

189
Các ngành công nghiệp giai đoạn đầu: cung cấp các hàng hóa thiết
yếu cho đời sống con người như chế biến lương thực - thực phẩm.
Các ngành công nghiệp giai đoạn giữa: cung cấp sản phẩm, nguyên
vật liệu trung gian cho các ngành kinh tế khác như gỗ, da, cao su.
Các ngành công nghiệp giai đoạn sau: cung cấp hàng tiêu dùng lâu bền
(ti vi, tủ lạnh, ô tô,...) và hàng tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, thép...).
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ đóng góp của các
ngành công nghiệp giai đoạn đầu trong GDP tăng lên của các nước thu
nhập thấp và tỷ lệ đóng góp của các ngành công nghiệp trong giai đoạn sau
tăng lên trong các nước thu nhập cao.
5.3.2.2 Mô hình phát triển cân đối và không cân đối
Theo Rognar Nurkse và Paul Rosenten, tăng trưởng công nghiệp phụ
thuộc vào phát triển nhiều ngành công nghiệp đồng thời trong một giai
đoạn phát triển.
Tuy nhiên theo Albert Hirschman, tăng trưởng công nghiệp phụ
thuộc vào phát triển không cân đối, có nghĩa là tập trung vào phát triển
một số ít ngành.
5.3.2.3 Mô hình kết hợp phía trước và phía sau
Theo Hirschman, phát triển công nghiệp được mở rộng thông qua sự
kết hợp phía trước và phía sau.
- Kết hợp phía trước là các ngành mà các sản phẩm của nó sau đó trở
thành đầu vào của các ngành công nghiệp khác.
- Kết hợp phía sau là những ngành sử dụng đầu vào từ các ngành
công nghiệp khác.
Cả hai sự kết hợp phía trước và phía sau dẫn đến nhu cầu phát triển
những ngành công nghiệp mới và những ngành mới này lại tạo ra nhu cầu
mới khác và cứ thế tiếp tục phát triển.
5.3.2.4 Mô hình 4 con đường phát triển công nghiệp
S.S. Park đưa ra mô hình phát triển công nghiệp theo 4 con
đường [34]:
- Con đường phát triển thứ nhất: tăng trưởng công nghiệp phụ
thuộc vào số lượng lao động và quy mô vốn.
Những giả định chủ yếu của mô hình:

190
• Nền kinh tế còn tỷ lệ thất nghiệp cao, thất nghiệp còn phổ biến.
• Chưa có ngành công nghiệp sản xuất các tư liệu sản xuất. Tư liệu
này phải nhập khẩu từ nước khác.
• Chưa phát triển công nghệ tiết kiệm lao động.
Trong điều kiện trên, tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào sự gia
tăng của vốn và số lượng lao động của khu vực công nghiệp. Mối quan hệ
này được khái quát bởi hàm sản xuất:
ΔYi = f ( , ΔLi) (1)
Trong đó:
• ΔYi: sản lượng công nghiệp tăng thêm.
• ΔLi: số lao động công nghiệp tăng thêm.

• : vốn sản xuất khu vực công nghiệp tăng thêm, vốn sản xuất
chủ yếu là số lượng nhà máy hoặc máy móc.
- Con đường phát triển thứ hai: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc
vào NSLĐ.
Những giả định chủ yếu của mô hình:
• Nền kinh tế có đủ việc làm.
• Đã phát triển công nghệ tiết kiệm lao động: máy móc mới thay thế
cho lao động.
• Trong điều kiện trên, tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào sự gia
tăng của vốn sản xuất mà vốn này làm gia tăng NSLĐ mà thôi.
Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm sản xuất:
ΔYi = f( ) (2)
Trong đó:
• ΔYi: sản lượng công nghiệp tăng thêm.

• : vốn sản xuất khu vực công nghiệp tăng thêm.


- Con đường phát triển thứ ba: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc
vào cả số lượng lao động, quy mô vốn và NSLĐ.
Như vậy, con đường phát triển thứ ba là tổng hợp của con đường
phát triển thứ nhất và thứ hai.
ΔYi = f ( , ΔLi) + f ) (3)

191
- Con đường phát triển thứ tư: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc
vào cả số lượng lao động, quy mô vốn, NSLĐ và dịch chuyển lao động.
Có thể tăng tổng sản lượng quốc gia bằng cách dịch chuyển bớt lao
động khu vực có năng suất thấp hơn. Chẳng hạn, khu vực mà công nhân
chỉ làm ra hai đơn vị sản phẩm được chuyển sang khu vực kinh tế khác mà
ở đó công nhân này có thể làm ra 20 đơn vị sản phẩm. Việc dịch chuyển
lao động như vậy đòi hỏi phải cơ giới hóa trong nông nghiệp nhằm giảm
bớt lao động trong khu vực nông nghiệp nhưng vẫn duy trì sản lượng nông
nghiệp. Do đó, khoản vốn đầu tư tăng thêm cho nông nghiệp (ΔKa) để thực
hiện chuyển dịch giảm bớt số lao động nông nghiệp (La) là cần thiết và
chính nó cũng tác động tăng sản lượng công nghiệp.
Như vậy, con đường phát triển thứ tư còn được gọi là con đường phát
triển tổng hợp được kết hợp cả con đường phát triển thứ ba và ảnh hưởng
của dịch chuyển lao động.
ΔYi = f( , ΔLi) + f( ) + f(ΔKa, - La) (4)
Con đường phát triển thứ tư là mô hình hiện thực và rất thực tế đối
với quá trình phát triển công nghiệp từ một nền kinh tế lạc hậu lên nền kinh
tế công nghiệp hiện đại.
Đặc điểm chung quá trình công nghiệp hóa ở các nước có thu nhập
thấp thường đi theo con đường phát triển bằng cách tăng số lượng lao động
nhanh hơn tăng NSLĐ và con đường đó sẽ đảo ngược lại khi công nghiệp
đạt trình độ phát triển cao hơn.
Theo Park, một nền kinh tế kém phát triển, công nghiệp có thể đạt
được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với một nền kinh tế phát triển
vì [34]:
+ Lực lượng lao động được bổ sung do được di chuyển từ khu vực
thiếu việc làm sang khu vực công nghiệp.
+ Tăng NSLĐ ngành công nghiệp do tiến trình hiện đại hóa công
nghiệp trên cơ sở có sự tài trợ vốn và công nghệ của các nước phát triển.
Trong khi đó, với các nước phát triển tăng trưởng công nghiệp chỉ
dựa chủ yếu vào tăng NSLĐ (con đường phát triển thứ hai).
5.4 Lịch sử phát triển công nghiệp
Sự phát triển công nghiệp diệu kỳ của các nước phát triển tạo ra sự
khác biệt với các nước kém phát triển.

192
Tuy nhiên, công nghiệp hóa một nước kém phát triển không phải dễ
thực hiện. Muốn công nghiệp hóa cần tập hợp vốn, công nghệ, quản lý, lao
động tay nghề cao. Điểm quan trọng nhất của công nghiệp hóa là xây dựng
lại giá trị và các chức năng trong xã hội.
5.4.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
5.4.1.1 Nguyên nhân diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Vào những năm 1750 - 1760 nền kinh tế các nước còn quá đơn giản,
quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên sức gỗ, lao động tay chân, sức nước, sức gió,
sức kéo,… Điều này dẫn đến việc vừa tốn nguồn nhân lực, vừa không đạt
được năng suất như mong muốn. Dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp lần
I ra đời. Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp này là cơ khí
máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức
lao động thủ công qua đó tăng sản lượng.
5.4.1.2 Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng được bắt nguồn từ nước Anh, sau cùng lan rộng ra
châu Âu, Hoa Kỳ và các nước trên toàn thế giới; tác động chính vào các
ngành: dệt may, luyện kim, giao thông vận tải [19].
Ngành dệt may: Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần
sông để lợi dụng sức nước chảy. Năm 1784, James Watt đã phát minh
ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi
nào. Năm 1785, Edmund Cartwright  cho ra đời một phát minh quan
trọng trong ngành dệt là máy dệt vải. Máy này đã tăng năng suất dệt
lên tới 40 lần.
Ngành luyện kim: Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt
“puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có
chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy
móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng
luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc
máy trước đó.
Ngành giao thông vận tải: Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng
hơi nước vào năm 1804. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/
giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và Mỹ.
Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế
cho những mái chèo hay những cánh buồm.

193
5.4.1.3 Ý nghĩa của cuộc sống cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại nhiều biến
đổi mới. Đã thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ của thời đại
nông nghiệp bằng một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi
nước và nguyên, nhiên vật liệu. Ngoài ra còn tìm kiếm được năng lượng
mới là sắt và than đá.
Sự thay đổi đó đã giúp sản xuất được phát triển mạnh mẽ, gia tăng
năng suất đột biến, bứt phá trong nông nghiệp, giúp nền kinh tế các nước đi
lên. Chuyển đổi bộ máy cũ kỹ qua bộ máy sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa
học. Làm tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.
5.4.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (1870 - 1913)
5.4.2.1 Nguyên nhân diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ những năm 1870
đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Thời gian này gắn liền với sự
phát triển của các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật.
Chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục
bộ. Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt
quy mô lớn. Được đánh dấu bằng những thành tựu to lớn: ô tô, máy bay,
đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi,… Bên cạnh đó còn có sự phát triển của
các ngành vận tải, sản xuất thép, điện, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất
và tiêu dùng.
Cuộc cách mạng 2.0 này đã tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công
nghiệp ngày càng phát triển hơn, biến khoa học thành một ngành khoa học
đặc biệt.
5.4.2.2 Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Nhiều sáng chế được ra đời trong thời kỳ này, nhưng đỉnh cao nhất
thì phải nhắc đến truyền thông và động cơ:
Các phát minh khác:
- Năm 1876, Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại
đầu tiên.
- Năm 1878, Sir Joseph Swan sáng chế ra bóng đèn sợi đốt.
- Năm 1884, tua bin hơi được sáng tạo ra bởi Sir Charles Parsons.
-Năm 1903, hai anh em người Mỹ là Wilbur và Orville Wright đã
chế tạo ra cỗ máy bay đầu tiên.

194
Ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ra đời đã mở ra kỷ nguyên
của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp
ráp. Công nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga,…
Cuộc cách mạng đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có
quy mô thế giới.
5.4.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
5.4.3.1 Nguyên nhân diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được bắt đầu với sự ra đời
và phát triển lan tỏa công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng này còn được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay là cuộc
cách mạng số.
Cuộc cách mạng này diễn ra đã đưa ra nhiều phát minh để tiết kiệm
tài nguyên và các nguồn lực xã hội. Giảm chi phí trong phương tiện sản
xuất. Kéo theo cơ cấu sản xuất xã hội cũng thay đổi theo giữa nông -
lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Tận dụng công nghệ
hydro và Internet để lưu trữ và chia sẻ, phân phát năng lượng rộng rãi
đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba - hành trình cải cách
năng lượng xanh.
5.4.3.2 Các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng
- Thập niên 70:
Vào những năm 1970 nhiều thiết bị hiện đại được ra đời như: máy
tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy trò chơi điện tử thu nhỏ,…,
đây cũng là thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade.
Công nghệ kỹ thuật số bắt đầu chuyển đổi từ lưu trữ analog sang
lưu trữ kỹ thuật số. Tạo thêm việc làm mới cho người dân là nhân viên
nhập liệu.
Một phát triển công nghệ quan trọng ở thập niên này là công nghệ
nén dữ liệu kỹ thuật số - biến đổi cosine rời rạc (DCT).
- Thập niên 80:
Ở thập niên này, máy tính đã du nhập vào các nước phát triển, xuất
hiện nhiều ở trường học, hộ gia đình, doanh nghiệp,…
Mãi đến năm 1983, chiếc điện thoại đầu tiên đã ra đời với sáng chế

195
của Motorola DynaTac. Đến năm 1991, mạng 2G được sử dụng khiến
những chiếc điện thoại được phổ biến hơn.
Từ đó nhiều thiết bị công nghệ hiện đại cũng lần lượt được ra đời:
máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh phim truyền thống, mực kỹ thuật số,… Và
sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web - Một
không gian thông tin toàn cầu.
- Thập niên 90:
Năm 1990, World Cup diễn ra đã lần đầu tiên được chiếu trên HDTV
ở Tây Ban Nha và Ý. Tuy nhiên phải đến giữa năm 2000, HDTV mới trở
thành chuẩn mực tại Nhật Bản.
Sự ra đời của World Wide Web đã làm tiền đề cho các trình duyệt web
thay đổi và phát triển nên nhiều trình duyệt mới như: Mosaic, Netscape
Navigator và Internet Explorer.
Đến năm 1996, Internet được mở rộng trở thành nền văn hóa đại chúng.
- Thập niên 20:
Ở đầu thập niên này, điện thoại đã trở nên phổ biến hơn, tính năng
soạn và gửi tin nhắn văn bản cũng xuất hiện.
Tại Việt Nam, Internet dial - up được kết nối vào năm 2002 và được
nhiều người yêu thích và ưa dùng.
- Thập niên 21:
Vào đầu năm 2010, điện toán đám mây đã dẫn đầu trở thành xu
hướng. Lượng người truy cập Internet ngày càng tăng mạnh.
5.4.3.3 Các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
mang lại
Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với
nhiều phát minh được ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,…
Cuộc cách mạng truyền thông và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách
của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành truyền thông, tiếp thị: Internet
bùng nổ, tập dữ liệu lớn - Big Data được phát minh. Các công ty, doanh
nghiệp cũng chuyển hướng kinh doanh. Xu hướng SMAC (Social, Mobile,
Analytics, Cloud) ra đời:
- Socialmedia: giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng những
phương tiện truyền thông.
- Mobile: công nghệ di động thay đổi cách thức giao tiếp với nhau.

196
- Analytics: công nghệ phân tích dữ liệu về khách hàng, đưa ra mục
tiêu tiếp cận.
- Cloud: điện toán đám mây.
Chuyển đổi công nghệ analog sang kỹ thuật số. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba đã mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về công nghệ
kỹ thuật số. Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy
giờ. Từ đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời.
5.4.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
5.4.4.1 Lịch sử cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) này tập
trung vào công nghệ kỹ thuật số là phát triển dựa trên nền tảng cuộc cách
mạng 3.0 kết hợp với sự kết nối thông qua Internet vạn vật.
Kết nối vật lý cùng với kỹ thuật số, trao đổi tương tác giữa các bộ
phận, nhà cung cấp, đối tác, sản phẩm và con người. Điều này giúp cho
các doanh nghiệp chủ động kiểm soát và dễ nắm bắt được mọi hoạt động
động kinh doanh.
Cuộc cách mạng 4.0 tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế của nhiều
quốc gia. Chuyển đổi từ nền kinh tế tri thức sang nền kinh tế thông minh,
từ nhà máy đến sản phẩm, chuỗi cung ứng sản phẩm.
Sự giao thoa và trao đổi các lĩnh vực công nghệ đang dần xóa đi các
ranh giới giữa các khâu sản xuất, giúp sản xuất được tối ưu hoá, đạt trình
độ cao, lợi ích kinh tế ngày càng đi lên.
5.4.4.2 Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Khả năng tương tác: tăng sự tương tác giữa các bộ phận của nhà
máy; tăng khả năng giao tiếp giữa hệ thống vật lý không gian mạng, robot,
sản phẩm thông minh và con người,…
Phân cấp: tạo ra năng lực thiết kế các quy trình tự trị để tự đưa ra
quyết định một cách tự chủ.
Phân tích thời gian thực: giám sát, kiểm soát được khả năng thu nhập
và tích lượng lớn dữ liệu, tối ưu hóa các quy trình.
Ảo hóa: thu nhập các dữ liệu, các mô hình mà máy ảo và mô hình mô
phỏng để tạo ra một bản sao ảo.
Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị dịch vụ tạo ra các mô
hình kinh doanh đột phá mới.

197
Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt thích ứng được với
yêu cầu của các ngành công nghiệp mọi lúc; mở rộng năng lực kỹ thuật,
phát triển nhu cầu kinh doanh.
5.4.4.3 Các thành tựu của cuộc cách mạng
Cách mạng công nghiệp 4.0 được diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm
công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Dưới sự phát triển bùng nổ của
thời đại Internet đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các
doanh nghiệp vận hành bằng công nghệ.
- Big Data (dữ liệu lớn): cho phép con người nhu thập và lưu giữ
một lượng dữ liệu khổng lồ giúp các doanh nghiệp đưa ra được xu hướng,
mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Tạo ra các chiến lược quảng cáo
đúng đắn, phù hợp trong kinh doanh theo từng giai đoạn.
- Internet of Things (vạn vật kết nối): Đây là sự kết hợp giữa
Internet, công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử. Giúp kết nối
các thiết bị hỗ trợ đời sống (ti vi, lò vi sóng, điện thoại, máy tính,…) với
con người.
- Cloud (điện toán đám mây): cho người dùng sử dụng các dịch vụ
lưu trữ như Facebook, Youtube, Office 365,… Mọi dữ liệu được tổ chức,
lưu trữ và sắp xếp theo hệ thống của nhà cung cấp.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Trí tuệ nhân tạo tạo ra những cỗ máy thông
minh và hoạt động phản ứng như con người. Đây là công nghệ lập trình
cho máy móc: biết tự học tập, khả năng lập luận, khả năng tự sửa lỗi. AI
giúp đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- In 3D: Đây được gọi là sản xuất phụ gia, mô tả các hoạt động mô
hình 3D. Sử dụng để phát triển sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, linh
hoạt hơn, mà chi phí lại thấp.
- Data mining: biến dữ liệu thô thành cái nhìn sâu sắc để đưa ra
quyết định trong kinh doanh sáng suốt.
- Augmented Reality (AR): là sự kết hợp giữa màn hình và âm thanh,
văn bản, hiệu ứng được máy tính tạo ra với trải nghiệm thực tế của người dùng.
- Tự động quy trình robotic (RPA): được tạo bằng AI, giúp tự động
hóa trong kinh doanh, thay thế con người làm những nhiệm vụ phổ biến
như xử lý giao dịch, quản lý thông tin, công việc trợ lý,…
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thúc đẩy đến mọi khía

198
cạnh và nhiều cấp độ khác nhau trong đời sống và sản xuất. Thúc đẩy sự
phát triển kinh tế và xã hội.
5.5 Chính sách công nghiệp và chính sách công nghiệp hoá ở Việt Nam
5.5.1 Chính sách công nghiệp
Theo Ryutaro Komiya: “Chính sách công nghiệp là chính sách của
chính phủ nhằm thay đổi việc phân phối các nguồn lực giữa các ngành
công nghiệp hoặc mức độ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
của một ngành. Nói cách khác công nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản
xuất, tăng cường đầu tư, nghiên cứu phát triển, hiện đại hóa hoặc tái cơ
cấu một số ngành công nghiệp hoặc giảm thiểu những yếu tố này một số
ngành công nghiệp khác” [39].
Chính sách công nghiệp có thể phân chia làm ba loại cơ bản:
- Một là các chính sách nhằm phát triển công nghiệp nói chung. Đây
là chính sách nhằm ưu tiên những nguồn lực quốc gia cho việc phát triển
toàn bộ các ngành công nghiệp so với các ngành khác. Loại chính sách
công nghiệp này được áp dụng tại các nước đang phát triển hoặc bắt đầu
công nghiệp hóa và được gọi là chính sách công nghiệp hóa.
- Hai là những chính sách nhằm thay đổi phân bổ nguồn lực giữa các
ngành công nghiệp hay tái cơ cấu lại một số ngành công nghiệp.
- Ba là những chính sách nhằm điều chỉnh một số ngành công nghiệp
cụ thể thông qua việc tái cấu trúc lại các doanh nghiệp trong ngành.
Chính sách công nghiệp nhằm khắc phục những sai lầm của thị
trường tự do. Chính sách công nghiệp là một bộ phận nền tảng của chiến
lược phát triển kinh tế xã hội.
5.5.2 Chính sách công nghiệp hoá của Việt Nam
Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung
tâm của Việt Nam đã được khẳng định. Con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của Việt Nam có thể rút ngắn thời gian so với các nước, Việt Nam
thực hiện vừa có những bước đi tuần tự, vừa có những bước đi nhảy vọt.
Thực hiện phát huy những lợi thế của một đất nước tài nguyên phong phú,
người Việt Nam cần cù, thông minh.
Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đang thực hiện hội
nhập tận dụng mọi khả năng để từng bước đạt được trình độ công nghệ tiên
tiến. Những ngành công nghệ mà Việt Nam có tiềm lực, ưu thế cần phát

199
huy như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Mặt khác, việc công
nghiệp hóa phải đồng thời vừa phát triển nhanh vào một số ngành, một số
lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao vừa phát triển các ngành sử
dụng nhiều lao động để tận dụng hiệu quả nguồn lao động hiện có. Phát
triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, may mặc, giày
da, các ngành điện tử đặc biệt là công nghiệp phần mềm.
Việc tập trung nguồn lực cho sự phát triển công nghiệp hóa, vận
dụng những công cụ cơ bản của chính sách công nghiệp hóa thể hiện:
- Phát triển hạ tầng như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc kết
hợp với hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển công nghiệp.
- Xây dựng những khu công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Chu Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng
Tàu, Cần Thơ,
- Xây dựng những khu công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ cho công
nghiệp hóa phát triển nông thôn.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển và quy hoạch các ngành
công nghiệp trọng điểm.
- Dùng nguồn vốn trong nước xây dựng một số nhà máy công nghiệp
nặng quy mô lớn.
Chính sách công nghiệp hóa đã phát huy tác dụng và đã đạt được
những kết quả bước đầu, tạo ra những chuyển biến lớn trong nền kinh tế.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung
bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Bên cạnh
thành quả đã đạt được nhiều chính sách công nghiệp chưa phù hợp với
thực tế, thể hiện thiếu tầm nhìn dài hạn gây nên kém hiệu quả, cản trở
tiến độ phát triển.
Vấn đề đặt ra đối với công nghiệp hóa Việt Nam hiện nay là:
Thứ nhất là chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn và mô hình công
nghiệp hóa.
Thứ hai là xây dựng đường lối phát triển cụ thể cho từng ngành công
nghiệp và khả năng phát triển các cụm công nghiệp liên ngành.
Giải quyết được các vấn đề đặt ra trên thì công nghiệp Việt Nam mới
thực sự phát triển đúng hướng, vững chắc đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển và thúc đẩy Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.

200
Chương 6
NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

6.1 Tổng quan về ngoại thương


6.1.1 Vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế
Ngoại thương ngày càng đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển
KT - XH của mọi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do
thương mại hiện nay, cụ thể:
- Hoạt động ngoại thương thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước
phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở
rộng thị trường đầu vào và đầu ra, thúc đẩy chuyên môn hóa, tận dụng lợi
thế kinh tế theo quy mô, lợi thế tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, tăng
doanh thu, tăng tích lũy vốn, ngoại tệ để đầu tư tái sản xuất mở rộng.
- Ngoại thương thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo
điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ. Khi mà
công nghệ sản xuất trong nước còn thâm dụng tài nguyên, lao động, nhờ
vào nguồn tích lũy ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu mà các quốc
gia, đặc biệt là các nước đang phát triển có thể nhập khẩu những máy móc,
thiết bị, công nghệ hiện đại chưa có khả năng sản xuất trong nước, tạo ra
nguồn tư liệu sản xuất để nhanh chóng tích lũy vốn sản xuất, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
- Ngoại thương giúp các quốc gia phát huy nội lực, khai thác ngoại
lực thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế sản xuất (tuyệt đối và
tương đối) và nhập khẩu những hàng hóa và dịch vụ trong nước không sản
xuất được hoặc sản xuất không đủ, hay nhập khẩu có lợi hơn tự sản xuất...
giúp cho nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả hơn.
- Ngoại thương làm thay đổi sự khan hiếm tương đối của các yếu tố
sản xuất như: lao động, tài nguyên thiên nhiên và vốn, dẫn đến sự thay đổi
về lợi thế so sánh giúp các quốc gia sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
qua việc thực hiện những chuyển đổi trong quá trình sản xuất của mình.
Lúc này, hoạt động ngoại thương đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của các nước.

201
- Không chỉ tác động đến những yếu tố sản xuất, ngoại thương dẫn
đến phân công lao động và chuyên môn hóa ở cấp độ thế giới. Bên cạnh
đó, ngoại thương còn quyết định vấn đề lựa chọn trình độ lao động với yêu
cầu chuyên môn cao để đáp ứng tiêu chí sản xuất ngày càng cao.
- Ngoại thương có tính cạnh tranh cao, là vũ khí chống độc quyền.
Để duy trì và gia tăng nhu cầu về hàng hóa, các nước xuất khẩu phải đổi
mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để
nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài.
Như vậy hàng hóa chất lượng và đạt tiêu chuẩn mới được sản xuất ra.
- Giá cả có thể được ổn định bằng ngoại thương, giúp giữ ổn định vị
thế cung và cầu, từ đó ổn định giá cả, giảm bớt chi phí vận tải và các chi
phí tiếp thị khác.
- Nhập khẩu có thể nâng cao mức sống của người dân. Điều này là
do mọi người có thể có sự lựa chọn về các loại hàng hóa và dịch vụ mới và
tốt hơn. Bằng cách tiêu thụ nhiều loại hàng hóa mới và tốt hơn, mọi người
có thể cải thiện mức sống của mình. Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giúp
bổ sung kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của xã hội, bảo đảm phát triển cân đối, ổn định.
- Ngoại thương giúp tạo ra các cơ hội việc làm, bằng cách tăng tính
dịch chuyển của lao động và các nguồn lực. Nó tạo ra việc làm trực tiếp
trong khu vực nhập khẩu và việc làm gián tiếp trong các khu vực khác của
nền kinh tế như công nghiệp, dịch vụ (bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, truyền
thông), v.v.
- Trong các đợt thiên tai như động đất, lũ lụt, đói kém,... các nước bị
ảnh hưởng phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu. Ngoại
thương cho phép các nước nhập khẩu lương thực, thực phẩm và thuốc từ
các quốc gia khác để cứu trợ người dân bị ảnh hưởng.
- Mọi quốc gia đều phải duy trì vị thế cán cân thanh toán của mình.
Mọi quốc gia đều phải nhập khẩu, dẫn đến dòng chảy ngoại hối, nước nào
cũng tham gia xuất khẩu để tạo ra dòng ngoại hối.
- Ngoại thương mang lại danh tiếng và giúp các quốc gia có được
thiện chí. Một quốc gia tham gia vào xuất khẩu có được lợi thế thương
mại và sự uy tín trên thị trường quốc tế. Ví dụ, Nhật Bản đã giành được
nhiều thiện chí trên thị trường nước ngoài do xuất khẩu các mặt hàng điện
tử chất lượng.

202
- Ngoại thương đưa các quốc gia đến gần nhau hơn, nó tạo điều kiện
thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ và các hỗ trợ khác từ các nước
phát triển sang các nước đang phát triển. Ngoại thương mang các quốc gia
khác nhau đến gần nhau hơn do các mối quan hệ kinh tế phát sinh từ các
hiệp định thương mại. Như vậy, ngoại thương tạo ra bầu không khí thân
thiện để tránh chiến tranh và xung đột, nó thúc đẩy hòa bình thế giới vì các
quốc gia như vậy cố gắng duy trì quan hệ hữu nghị giữa họ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà ngoại thương mang lại, nếu
như cán cân thương mại bị thâm hụt lớn, hiệu quả ngoại thương thấp có thể
gây trở ngại cho phát triển kinh tế như làm gia tăng nợ quốc gia; các doanh
nghiệp, nhà sản xuất trong nước có nguy cơ phá sản do sức ép cạnh tranh
từ việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
6.1.2 Nguồn gốc ra đời của hoạt động ngoại thương
Việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các dân tộc khác nhau và
các quốc gia là một tập tục lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển và văn
minh loài người, từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến chế độ phong kiến nhưng
chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa. Sự khởi đầu của
thương mại quốc tế bắt đầu từ thế giới cổ đại khi con người lần đầu tiên
bắt đầu di chuyển xa để trao đổi hàng hóa. Hàng ngàn năm trước, người
Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành giao thương, trao đổi hàng hóa với các
nước Tây Âu.
Con  đường tơ lụa, một hệ thống dài 5.000 dặm gồm các tuyến
đường được kết nối với nhau là một tuyến đường thông thương quan
trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử, được sử dụng
bởi các thương nhân từ 200 BC đến AD 900 nối Trung Quốc với Hy Lạp
và các nước Địa Trung Hải khác. Ban đầu, con đường này được thành
lập để hỗ trợ việc vận chuyển lụa Trung Quốc sang phía Tây, con đường
tơ lụa cũng được sử dụng để xuất khẩu các mặt hàng khác của Trung
Quốc, chẳng hạn như đồ sứ, gia vị, thuốc súng và giấy. Sau một thời
gian, số lượng hàng hóa trên con đường tơ lụa ngày một đa dạng: từ đá
quý, các loại mỹ phẩm, bạc, nước hoa, khoáng sản, thuốc… hay cả các
loài động vật. 
Khi nhà nước được hình thành bắt đầu có quan hệ kinh tế quốc tế và
ngày càng được mở rộng, đây là tính tất yếu khách quan của lịch sử. Ngày
nay không có một quốc gia nào trên thế giới tồn tại độc lập mà không tham
gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hóa với bên ngoài.

203
Thông qua quá trình phát triển của loài người, phân công lao động
nảy sinh và phát triển, lúc đầu diễn ra trong phạm vi một nhóm người, sau
đó là giữa những nhóm người trong xã hội. Đến một ngưỡng nhất định, sự
phân công lao động ấy vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, trở thành phân
công lao động quốc tế - đây chính là cơ sở hình thành hoạt động ngoại
thương ngày nay.
Cho đến nay, phân công lao động xã hội đã trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chăn nuôi tách rời với trồng trọt, nghĩa là các bộ lạc
chăn nuôi mang những sản phẩm chăn nuôi như sữa, thịt, trứng... trao đổi
sản phẩm với các bộ lạc trồng trọt như rau quả, ngũ cốc... Đây là tiền đề
của sự trao đổi hàng hóa giản đơn.
- Giai đoạn 2: Nghề thủ công và nghề nông tách biệt, đánh dấu sự
chuyển hóa trong sản xuất, sản xuất chuyên môn hóa phát triển dẫn đến sự
ra đời của công nghiệp. Sự ra đời của tiền tệ hình thành quan hệ sản xuất
và trao đổi hàng hóa - tiền tệ, thay thế cho trao đổi hàng hóa giản đơn ở
giai đoạn trước. Tiền tệ lúc này là vật ngang giá phục vụ cho sự trao đổi
hàng hóa.
- Giai đoạn 3: Thương nhân xuất hiện, lưu thông hàng hóa tách khỏi
sản xuất giúp mở rộng quan hệ trao đổi hàng hóa - tiền tệ. Điều này tạo
điều kiện phát triển thương mại quốc gia và mậu dịch quốc tế ra đời.
Ngoại thương xuất hiện khi việc trao đổi, lưu thông hàng hóa, dịch
vụ vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia. Trong đó, xuất khẩu
là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng
hóa, dịch vụ từ nước ngoài. Với mục tiêu chính là phát triển kinh tế trong
nước, nâng cao mức sống của người dân, hoạt động ngoại thương là cầu
nối giữa cung và cầu hàng hóa, dịch vụ giữa thị trường trong và ngoài nước
về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất.
Mặc dù con người nhận thấy được lợi ích của thương mại quốc tế
mang lại từ rất sớm nhưng đến tận thế kỷ XV các lý thuyết về thương mại
quốc tế mới thực sự ra đời nhằm lý giải một cách có căn cứ, khoa học quan
hệ thương mại quốc tế.
6.1.2.1 Chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là một hệ thống kinh tế thương mại kéo dài
từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 ở châu Âu, chủ yếu là ở Anh và Pháp. Chủ nghĩa
trọng thương dựa trên nguyên tắc rằng sự giàu có của thế giới là cố định,

204
và do đó, nhiều quốc gia châu Âu đã cố gắng tích lũy phần lớn nhất có thể
của sự giàu có đó bằng cách tối đa hóa xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
thông qua chính sách thuế quan.
Các học giả tiêu biểu cho chủ nghĩa trọng thương gồm: Thomas
Mun, James Stewart (người Anh) và Jean Bordin, Melon, Jean Colbert
(người Pháp)...
 Tư tưởng chính của chủ nghĩa trọng thương
- Vai trò của tiền tệ (cụ thể là vàng, bạc, kim loại quý khác) được đề
cao và được xem như là thước đo đánh giá mức độ giàu nghèo và uy tín
của các quốc gia và cá nhân. Do đó, một quốc gia muốn phát triển kinh
tế thịnh vượng phải gia tăng khối lượng tiền tệ thông qua phát triển ngoại
thương. Những quốc gia có giá trị xuất khẩu cao nhất là những quốc gia
có thế mạnh nhất.
- Theo chủ nghĩa trọng thương, bản chất của hoạt động ngoại thương
là trao đổi hàng hóa không ngang giá, mua rẻ bán đắt, mua ít bán nhiều và
lừa gạt. Các học giả trọng thương cho rằng, thương mại là một trò chơi có
tổng bằng không (a zero-sum game) trong đó dân tộc này làm giàu dựa trên
sự hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Nói cách khác, trong thời kỳ này, hàng
hóa được xuất khẩu với giá cao hơn giá trị thật của nó, đem lại lợi ích cho
nước xuất khẩu và thiệt hại cho nước nhập khẩu.
- Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò điều tiết hoạt động ngoại
thương của nhà nước thông qua các biện pháp can thiệp khác nhau với
mục đích cuối cùng là duy trì xuất siêu trong cán cân thương mại. Đối với
xuất khẩu, nhà nước khuyến khích bằng các biện pháp như: trợ cấp, trợ
giá, bù lỗ cho xuất khẩu; Cấm xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên như sắt,
thép,... Đối với nhập khẩu, nhà nước thực hiện các biện pháp hạn chế như:
lập hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch, duy trì hạn ngạch và đánh thuế
nhập khẩu cao với hàng tiêu dùng, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu phục
vụ sản xuất. Xuất siêu nhiều là biện pháp nhằm tăng việc làm, tăng trưởng
kinh tế, thu được nhiều vàng về cho đất nước.
 Đánh giá về chủ nghĩa trọng thương
 Ưu điểm
Là học thuyết đầu tiên đề cao tầm quan trọng của thương mại, đặc
biệt là thương mại quốc tế, tiến bộ hơn tư tưởng phong kiến đương thời chỉ

205
coi trọng sản xuất tự cung tự cấp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và coi
thường thương mại.
Nhận thức được vai trò của nhà nước trong điều tiết hoạt động kinh
tế nói chung và ngoại thương nói riêng thông qua các công cụ: thuế quan,
hạn ngạch, lãi suất, bảo hộ mậu dịch, độc quyền trong ngoại thương...
Đây là lý thuyết khoa học kinh tế đầu tiên, khác hẳn tư tưởng kinh
tế giải thích các hiện tượng kinh tế bằng quan niệm tôn giáo thời trung cổ,
mở đường cho việc nghiên cứu một cách khoa học các hiện tượng và lợi
ích của thương mại quốc tế.
 Hạn chế
Chủ nghĩa trọng thương còn đơn giản, ít tính lý luận, chỉ giải
thích được các hiện tượng bên ngoài của các hiện tượng kinh tế mà
chưa phân tích được bản chất quan hệ bên trong của các hoạt động
thương mại quốc tế.
Học thuyết chứa nhiều luận điểm chưa chính xác, phiến diện về tiêu
chuẩn đánh giá sự giàu có của quốc gia, tính ngang giá trong trao đổi quốc
tế và lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế…
Mặc dù chủ nghĩa trọng thương được coi là một học thuyết kinh tế
lỗi thời, nhưng đã xuất hiện của các chính sách ngoại thương trong quan
hệ kinh tế hiện đại. Chủ nghĩa trọng thương ngày nay thường đề cập đến
các chính sách bảo hộ hạn chế nhập khẩu để hỗ trợ các ngành công nghiệp
trong nước. Các chính sách trọng thương hiện đại bao gồm thuế quan đối
với hàng nhập khẩu, trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nước, phá giá
tiền tệ và hạn chế việc di cư của lao động nước ngoài. 
6.1.2.2 Tư tưởng của Adam Smith (1723 - 1790) về thương mại quốc tế
Năm 1776, Adam Smith - nhà kinh tế học cổ điển người Anh, cha
đẻ của kinh tế học xuất bản tác phẩm “Bàn về bản chất và nguyên nhân
của sự giàu có của các quốc gia” (thường được biết đến với tên gọi là “Sự
giàu có của các quốc gia”) chống lại quan điểm của chủ nghĩa trọng thương
khi cho rằng sự giàu có là hữu hạn và cách duy nhất để xã hội thịnh vượng
là tích trữ vàng, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Điều này
dẫn đến vòng thuế quan luẩn quẩn giữa các nước khiến thương mại quốc
tế bị kìm hãm. 
 Tư tưởng chính về thương mại quốc tế của Adam Smith
- Sự giàu có của mỗi quốc gia chủ yếu được đo lường bằng số hàng

206
hóa và dịch vụ được sản xuất ra chứ không chỉ bằng khối lượng tiền tệ
quốc gia đó tích trữ được, mà giá trị của hàng hóa do lao động quyết định
theo lý thuyết giá trị - lao động.
- Các quốc gia sẽ đạt được lợi ích nếu tập trung chuyên môn hóa sản
xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối về tự nhiên và tay nghề,
rồi bán ra nước ngoài, trao đổi lấy những sản phẩm khác mà các quốc gia
nước ngoài có lợi thế tuyệt đối.
- Việc trao đổi hàng hóa phải căn cứ trên cơ sở chi phí sản xuất ra
hàng hóa đó, trao đổi ngang giá, bình đẳng mang lại hiệu quả kinh tế cho
cả quốc gia xuất khẩu lẫn quốc gia nhập khẩu, giúp quan hệ buôn bán bền
vững và nhờ vậy có lợi cho nền kinh tế cả thế giới nói chung.
 Đánh giá tư tưởng của Adam Smith về thương mại quốc tế
 Ưu điểm
- Là bước tiến bộ vượt bậc so với chủ nghĩa trọng thương vì Adam
Smith đã giải thích được sự phát triển của thưong mại quốc tế hai chiều
giữa các quốc gia thời kỳ đầu công nghiệp hóa ở châu Âu.
- Tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích tự do
thương mại, tự do định giá trao đổi, có tác dụng lành mạnh hóa và thúc đẩy
thương mại quốc tế phát triển.
  Hạn chế
- Chỉ giải thích được một phần thương mại quốc tế giữa các nước
công nghiệp thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, tức là các quốc
gia đều phải có lợi thế tuyệt đối nhưng khác nhau về mặt hàng có lợi thế.
Chưa giải thích được quan hệ thương mại giữa các nước công nghiệp có lợi
thế tuyệt đối ở hầu hết các mặt hàng với các nước đang phát triển hầu như
không có lợi thế tuyệt đối ở mặt hàng nào hoặc có rất ít lợi thế tuyệt đối.
- Tư tưởng của Adam Smith chỉ đề cập đến quan hệ buôn bán hàng
đổi hàng giản đơn, trong khi thương mại quốc tế hiện đại còn gồm cả
thương mại dịch vụ.
6.1.2.3 Lý thuyết về mậu dịch quốc tế của Ricardo (1772 - 1823) - Học
thuyết lợi thế so sánh David Ricardo
Quy luật lợi thế so sánh được đưa ra bởi David Ricardo - một nhà kinh
tế duy vật người Anh gốc Do Thái, người được Karl Marx nhận xét là người
“đạt tới đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị cổ điển” với tác phẩm nổi tiếng

207
nhất là “Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế” xuất bản năm 1817.
 Tư tưởng chính của Ricardo về mậu dịch quốc tế
- Lợi thế so sánh là khả năng của nền kinh tế trong việc sản xuất
một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể với chi phí cơ hội thấp hơn so với các
đối tác thương mại của nó. Học thuyết giới thiệu chi phí cơ hội như một
yếu tố để phân tích trong việc lựa chọn giữa các phương án sản xuất
khác nhau. Một quốc gia có lợi thế so sánh sử dụng vốn, lao động và tài
nguyên thiên nhiên vào sản xuất đòi hỏi chi phí cơ hội thấp hơn và tỷ suất
lợi nhuận cao hơn. 
- Mọi quốc gia, dù là nước có lợi thế tuyệt đối hơn các nước khác
hoặc kém các nước khác trong sản xuất sản phẩm vẫn có thể và có lợi khi
tham gia phân công lao động và thương mại quốc tế vì một nước có lợi thế
so sánh nhất định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh các mặt hàng
khác. Mở rộng ngoại thương là nâng cao chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu những mặt hàng mà một quốc gia có lợi thế tương đối để đổi hàng
nhập khẩu từ các nước khác.
  Đánh giá học thuyết của David Ricardo
 Ưu điểm
- Lợi thế so sánh là học thuyết tiến bộ hơn rất nhiều so với thuyết lợi
thế tuyệt đối, được ứng dụng rất rộng và phát triển cho đến ngày nay khi
thương mại quốc tế giữa các nước chủ yếu dựa trên khai thác các mặt hàng
có lợi thế so sánh.
- Học thuyết lợi thế so sánh còn được ứng dụng trong nghiên cứu
phân công lao động giữa các vùng, địa phương, thậm chí các tổ đội, cá
nhân trong doanh nghiệp, tổ chức. 
 Nhược điểm 
- Học thuyết chưa tính đến các yếu tố ngoài lao động như: chi phí
vận tải, bảo hiểm hàng hóa và hàng rào bảo hộ thương mại, sự thay đổi
công nghệ,... ảnh hưởng đến lợi thế của hàng hóa và hiệu quả của trao đổi
ngoại thương.
- Không thể xác định giá tương đối mà các nước đang dùng để trao
đổi sản phẩm do học thuyết không tính đến cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của
mỗi quốc gia.
- Chưa giải thích triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình thương

208
mại quốc tế và nguồn gốc phát sinh của lợi thế so sánh của một quốc gia
đối với một loại sản phẩm.
Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 - Paul Samuelson
đã viết: “Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một
trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia
không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng
mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình”.
6.1.2.4 Quy luật tỷ lệ cân đôi của các yếu tố sản xuất - học thuyết
Heckscher - Ohlim (H - O)
Để chứng minh lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt trong
mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất, khắc phục những hạn chế từ học thuyết
của D.Ricardo, Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin trong tác
phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm 1933 đã đưa ra
học thuyết Heckscher - Ohlin (H - O).
  Quan điểm chính của học thuyết H - O
Mô hình này cho thấy rằng lợi thế so sánh của một nước được quyết
định bởi:
- Sự dồi dào tương đối các yếu tố sản xuất của một nước. Sự sẵn có
các yếu tố sản xuất khác nhau như đất đai, lao động và vốn của một nước
giải thích sự khác biệt về giá cả các yếu tố, độ dồi dào của yếu tố càng lớn
thì chi phí của yếu tố đó càng rẻ.
- Sự thâm dụng các yếu tố tương đối của một loại hàng hóa.
Học thuyết H - O cho rằng: “Trong một nền kinh tế mở, mỗi nước sẽ
có lợi nhất nếu hướng đến việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các
hàng hóa mà việc sản xuất chúng sử dụng nhiều yếu tố có lợi (sẵn có hơn
và giá rẻ hơn), nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất chúng cần
nhiều yếu tố có giá đắt hơn và tương đối khan hiếm hơn” [22]. Do vậy,
việc xác định cơ sở thương mại phải dựa vào phân tích tỷ lệ cân đối của
các yếu tố sản xuất cấu thành trong mỗi sản phẩm.
 Đánh giá học thuyết H - O
 Ưu điểm
- Giải thích thêm nhiều hiện tượng của quan hệ thương mại quốc tế,
góp phần quan trọng trong việc giải thích cơ chế vận hành của nền kinh tế
thị trường.

209
- Chứng minh rằng lợi thế so sánh của một quốc gia không chỉ dựa
trên sự khác biệt về NSLĐ, mà còn dựa trên sự khác biệt trong mức độ sẵn
có tương đối các yếu tố sản xuất.
- Cho phép đưa ra dự đoán về cơ cấu sản xuất và thương mại của các
quốc gia, giúp cho việc nghiên cứu một loạt các vấn đề liên quan đến giá
cả các yếu tố sản xuất, tác động của sự tăng trưởng các yếu tố sản xuất đến
quy mô sản xuất và thương mại.
- Học thuyết tạo tiền đề cho các học thuyết mới sau này ra đời tiếp
tục giải thích về một nền thương mại quốc tế hiện đại.
  Nhược điểm 
- Lý thuyết này dựa trên các giả định đơn giản hóa quá mức về cạnh
tranh hoàn hảo, sử dụng đầy đủ các nguồn lực, chức năng sản xuất giống
hệt nhau, lợi nhuận không đổi theo quy mô, không có chi phí vận tải và
không có sự khác biệt của sản phẩm. Với tập hợp các giả định này, toàn bộ
mô hình trở nên khá phi thực tế.
- Mô hình H - O giả định chức năng sản xuất giống hệt nhau. Nó ngụ
ý rằng các điều kiện công nghệ ở một quốc gia nhất định không thay đổi.
Kỹ thuật sản xuất liên tục được cải tiến ở cả các nước tiên tiến và kém phát
triển. Việc bỏ qua sự thay đổi công nghệ trong lý thuyết H - O làm cho mô
hình này khá không phù hợp với thực tế.
- Không đề cập đến sự khác biệt về chất lượng lao động giữa các
quốc gia.
6.1.3 Nội dung của hoạt động ngoại thương
Ngoại thương bao gồm các hoạt động chính như sau:
- Xuất và nhập khẩu hàng hóa thông qua hình thức trực tiếp hoặc ủy
thác bao gồm:
+ Hàng hóa hữu hình, như: nguyên và nhiên vật liệu, máy móc và
trang thiết bị, lương thực - thực phẩm và các nhu yếu phẩm tiêu dùng,..
+ Hàng hóa vô hình, như: bằng phát minh, sáng chế, các bí quyết
công nghệ, phần mềm máy tính, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu quyền
tác giả,...
- Thực hiện gia công thuê cho những doanh nghiệp nước ngoài và
thuê những cơ sở nước ngoài gia công ngược lại theo hướng công nghiệp,
có chu kỳ ngắn. Trong đó, đầu ra và đầu vào chủ yếu gắn liền với thị

210
trường nước ngoài. Do đó, hoạt động này được xem như là một bộ phận
thiết yếu của hoạt động ngoại thương.
- Hoạt động tái xuất khẩu và chuyển khẩu. Đối với tái xuất khẩu:
đầu tiên hàng hóa được nhập tạm thời từ nước ngoài vào, sau đó sẽ được
xuất khẩu sang một nước thứ ba với điều kiện hàng hóa đó không qua gia
công, chế biến. Đối với chuyển khẩu, không tiến hành mua bán hàng hóa
mà chỉ thực hiện các dịch vụ như: lưu kho, lưu bãi, vận tải quá cảnh, bảo
quản hàng hóa...
- Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ: Về mặt kinh tế, đây được xem là hoạt
động xuất khẩu nhưng hàng hóa, dịch vụ vẫn nằm trong biên giới quốc gia,
thường là cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, khách
du lịch quốc tế,...
6.1.4 Lợi thế của hoạt động ngoại thương
6.1.4.1 Lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương
Khái niệm lợi thế tuyệt đối được nhà kinh tế học thế kỷ 18 - Adam
Smith phát triển:“Sự giàu có của các quốc gia để chỉ ra cách các quốc
gia có thể thu được lợi thế thương mại bằng cách chuyên sản xuất và xuất
khẩu hàng hóa mà họ có thể sản xuất hiệu quả hơn các quốc gia khác. Các
quốc gia có lợi thế tuyệt đối có thể quyết định chuyên môn hóa sản xuất
những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và bán một hàng hóa hoặc dịch
vụ cụ thể và sử dụng các khoản tiền thu được để mua hàng hóa và dịch vụ
mà nước khác sản xuất ra sẽ hiệu quả hơn”.
Lợi thế tuyệt đối đạt được thông qua sản xuất với chi phí thấp
để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Nói cách khác, nó dùng để chỉ
một cá nhân, công ty hoặc quốc gia có thể sản xuất với chi phí cận biên
thấp hơn. Lợi thế này được thiết lập khi một quốc gia so với các đối thủ
cạnh tranh:
- Sử dụng ít vật liệu hơn được để sản xuất một sản phẩm.
- Vật liệu được sử dụng để sản xuất một sản phẩm rẻ hơn do đó chi
phí thấp hơn.
- Cần ít giờ hơn để sản xuất một sản phẩm.
- Giá công nhân được sử dụng (tính theo giờ) để sản xuất một sản
phẩm rẻ hơn.
Khi một quốc gia sản xuất sản phẩm với chi phí thấp xuất khẩu ra

211
nước ngoài sẽ thu được lợi nhuận cao trong khi quốc gia không có khả
năng sản xuất hoặc sản xuất sản phẩm với chi phí cao hơn và không đem
lại lợi nhuận tiến hành nhập khẩu sản phẩm đó từ nước có chi phí sản xuất
thấp hơn sẽ bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước, đem lại
lợi ích cho cả hai nước.
Đối với các quốc gia đang phát triển, khi chưa có hoặc hạn chế về
năng lực sản xuất một số loại hàng hóa đòi hỏi trình độ công nghệ, kỹ
thuật và nhân lực cao hoặc có thể sản xuất được nhưng với chi phí quá cao
nên phải nhập khẩu từ nước ngoài, lúc này, khai thác lợi thế tuyệt đối có ý
nghĩa quan trọng. Việc nhập khẩu các tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị từ
nước ngoài bắt buộc người lao động trong nước phải học cách sử dụng các
máy móc, thiết bị đó và sau đó nghiên cứu và tìm cách sản xuất ra chúng.
Đây là đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển
và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp những yếu kém về khả
năng sản xuất tư liệu sản xuất và trình độ công nghệ của các nước đang
phát triển.
Hạn chế của lý thuyết này là chưa lý giải liệu rằng một quốc gia có
lợi thế tuyệt đối để sản xuất mọi sản phẩm và một quốc gia không có lợi
thế tuyệt đối về bất kỳ sản phẩm nào có giao thương với nhau hay không
và lợi ích ra sao. Vấn đề này được giải quyết bởi quy luật lợi thế so sánh
của Ricardo.
6.1.4.2 Lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) của hoạt động ngoại thương
Được David Ricardo phát triển từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối của
Adam Smith dưới góc độ chi phí so sánh để sản xuất sản phẩm, lý thuyết
về lợi thế so sánh cho rằng một quốc gia vẫn có thể nhận được lợi ích
từ thương mại quốc tế dù nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay bất lợi hoàn
toàn trong việc sản xuất mọi hàng hóa so với các nước khác. Một quốc
gia có lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm sẽ được lợi
khi tập trung chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi
thế lớn nhất; ngược lại, một quốc gia tuyệt đối bất lợi trong việc sản
xuất tất cả các sản phẩm vẫn thu được lợi hơn so với không giao thương
nếu nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có bất lợi
nhỏ nhất.
Lý thuyết lợi thế so sánh được phân tích qua ví dụ về chi phí sản xuất
vải và lúa gạo giữa Việt Nam và Hàn Quốc như sau:

212
Bảng 6.1: Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất (ngày công lao động)
Sản phẩm
Việt Nam Hàn Quốc
Vải (1 đơn vị) 25 16
Lúa gạo (1 đơn vị) 5 4
Theo bảng chi phí trên, chi phí sản xuất cả hai mặt hàng vải và lúa
gạo Việt Nam cao hơn Hàn Quốc. Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của
Adam Smith thì trong trường hợp này thì Việt Nam không có khả năng
xuất khẩu sản phẩm nào sang Hàn Quốc. Thế nhưng phân tích của Ricardo
theo chi phí so sánh sẽ dẫn đến kết luận hoàn toàn khác:
- 1 đơn vị vải tại Việt Nam sản xuất phải tốn chi phí tương đương với
chi phí để sản xuất 5 đơn vị lúa gạo hay nói một cách khác, chi phí cơ hội
để sản xuất 1 đơn vị vải là 5 đơn vị lúa gạo; trong khi đó, tại Hàn Quốc để
sản xuất 1 đơn vị vải chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất
4 đơn vị lúa gạo hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị vải là 4 đơn vị lúa
gạo. Vì thế chi phí sản xuất vải của Việt Nam cao hơn Hàn Quốc.
- Ngược lại, chi phí sản xuất 1 đơn vị lúa gạo ở Việt Nam chỉ cần 1/5
đơn vị vải, trong khi đó ỏ Hàn Quốc là 1/4 đơn vị vải nghĩa là Việt Nam
có chi phí sản xuất lúa gạo thấp hơn Hàn Quốc. Như vậy, Việt Nam có lợi
thế so sánh về sản xuất lúa gạo còn Hàn Quốc có lợi thế so sánh về sản
xuất vải.
Bảng 6.2: Chi phí so sánh
Chi phí sản xuất
Sản phẩm
Việt Nam Hàn Quốc
1 đơn vị vải/1 đơn vị lúa gạo 5 4
1 đơn vị lúa gạo/ 1 đơn vị vải 1/5 1/4
Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo là chưa
lý giải rõ về sự khác nhau về chi phí so sánh giữa các quốc gia.
Phát triển từ học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, hai nhà kinh tế
học Heckscher và Ohlin đưa ra lý thuyết Heckscher-Ohlin (H-O), theo đó
Lý thuyết H - O lý giải nhân tố quan trọng quyết định sự khác biệt về chi
phí so sánh giữa các nước xuất phát từ mức độ sẵn có và mức độ sử dụng
của các yếu tố sản xuất ra sản phẩm. Lợi ích ngoại thương xuất phát từ việc

213
mỗi quốc gia đều hướng đến chuyên môn hóa sản xuất vào các ngành sử
dụng nhiều yếu tố sản xuất dồi dào và rẻ sẵn có trong nước.
Theo đó, các quốc gia có nguồn vốn tương đối dồi dào nhưng tương
đối khan hiếm về lao động sẽ có xu hướng xuất khẩu sản phẩm thâm dụng
vốn và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng lao động. Ở những nước này, người
lao động có rất nhiều máy móc và thiết bị để hỗ trợ công việc, tỷ lệ tiền
lương trung bình cao; vì vậy, chi phí sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao
động như hàng dệt may, đồ thể thao và đồ điện tử tiêu dùng đơn giản có
xu hướng đắt hơn ở các nước có lượng lao động dồi dào và mức lương
thấp. Mặt khác, những hàng hóa đòi hỏi nhiều vốn và chỉ cần một ít lao
động như ô tô và hóa chất có xu hướng tương đối rẻ ở các nước có nguồn
vốn dồi dào. Ngược lại, các quốc gia có lao động tương đối dồi dào nhưng
vốn tương đối khan hiếm sẽ có xu hướng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng
nhiều lao động và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng vốn.
Như vậy, dù cho một nước sản xuất tất cả sản phẩm với chi phí sản
xuất tuyệt đối thấp hơn nước khác, lợi thế so sánh cho phép quốc gia đó gia
tăng thu nhập của mình thông qua hoạt động ngoại thương vì thương mại
quốc tế tạo cơ hội để mọi quốc gia có thể mua hàng hóa với giá tương đối
rẻ hơn so vói giá trong nước.
6.2 Các chiến lược xuất khẩu thông qua ngoại thương
Từ thực tiễn quá trình phát triển ngoại thương của các quốc gia, có
thể nhận thấy các quốc gia sẽ lựa chọn chiến lược ngoại thương phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Có ba loại hình
chiến lược phát triển ngoại thương điển hình:
- Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
- Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
- Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại)
6.2.1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
6.2.1.1 Nội dung của chiến lược
Sản phẩm xuất khẩu thô là những sản phẩm chưa qua chế biến hoặc
qua chế biến ít, có hàm lượng lao động tri thức và khoa học công nghệ kết
tinh trong sản phẩm thấp, thường là nông sản và các sản phẩm khai khoáng.
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô chủ yếu được áp dụng ở các
nước đang phát triển có trình độ sản xuất, trình độ của ngành công nghiệp

214
còn thấp, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và khả năng tích lũy vốn của
nền kinh tế còn hạn chế, chủ yếu dựa vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn
tài nguyên thiên nhiên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước…
6.2.1.2 Vai trò của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô đến phát triển
kinh tế
-Thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều rộng thông qua việc thu hút
đầu tư nước ngoài khi xuất hiện các cơ hội khai thác nông nghiệp hay tài
nguyên thiên nhiên, trong đó công nghiệp khai khoáng và chế biến các sản
phẩm nông nghiệp là các lĩnh vực thường nhận được nguồn đầu tư lớn từ
các nhà đầu tư nước ngoài. Khi thị trường sơ khai phát triển, vốn đầu tư
nước ngoài và tích lũy trong nước tăng giúp tạo thêm nhiều việc làm và
nâng cao chất lượng tay nghề cho người lao động. Nhờ đó, quy mô sản
xuất của nền kinh tế được mở rộng.
- Tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu cơ cấu của nền kinh tế. Khi ngành
này phát triển sẽ dẫn đến sự phát triển của các ngành khác có liên quan,
thúc đẩy các ngành cùng phát triển đi lên, giảm chi phí sản xuất, nâng cao
vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cụ thể, chiến lược xuất khẩu thô
ban đầu thúc đẩy sự phát triển công nghiệp khai khoáng và ngành chăn
nuôi, trồng cây công nghiệp, cây lương thực có khả năng xuất khẩu; đồng
thời tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến tạo
các sản phẩm sơ chế như: gạo, cao su, chè, cà phê,... Tiếp đó, sự phát triển
công nghiệp chế biến tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, và tác
động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu…
- Khai thác sản phẩm thô để xuất khẩu góp phần tạo nguồn vốn tích
lũy ban đầu cho công nghiệp hóa đất nước. Đối với các quốc gia đang phát
triển, quá trình tích lũy vốn phải diễn ra lâu dài, khó khăn nhất là quá trình
tích lũy vốn ban đầu. Do đó, các nước có tài nguyên thiên nhiên phong
phú, trữ lượng lớn sẽ gặp thuận lợi hơn trong quá trình tích lũy vốn thông
qua xuất khẩu thô, đặc biệt là các nước có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn.
Việt Nam có những lợi thế nhất định về các yếu tố, nguồn lực sản xuất
như lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên tuy trữ lượng không
lớn nhưng tương đối phong phú, đa dạng, vị trí địa lý giao thông thuận lợi,
khí hậu thích hợp phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Xuất phát điểm là một
nước nghèo, lạc hậu, thiếu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, trong thời gian
qua, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm thô chủ lực như: gạo, chè, cà phê,
cao su, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, lâm sản, dầu thô, than đá,... và thu về

215
ngoại tệ hàng năm, góp phần đáng kể cho tích lũy quốc gia, tạo nguồn vốn
đáng kể để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ
sản xuất và một số hàng tiêu dùng cần thiết cho người dân.
6.2.1.3 Trở ngại đối với sự phát triển kinh tế khi dựa vào chiến lược
xuất khẩu sản phẩm thô và giải pháp khắc phục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các nhà kinh tế cho rằng xuất
khẩu sản phẩm thô (trừ dầu mỏ) không thể thực sự thúc đẩy phát triển kinh
tế, cụ thể:
- Thứ nhất, sự không ổn định của cung - cầu sản phẩm thô.
Đối với cung sản phẩm thô, do có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động
nông nghiệp và khai khoáng nên sản lượng sản phẩm thô chịu tác động
trực tiếp từ thời tiết, khí hậu; nếu thời tiết thuận lợi thì lượng cung tăng,
bất lợi thì lượng cung giảm.
Đối với cầu sản phẩm thô, sự biến động bắt nguồn từ hai nguyên
nhân chính:
+ Quy luật mức tăng tiêu dùng lương thực, thực phẩm cơ bản tăng
chậm hơn so với mức tăng thu nhập làm cho nhu cầu sản phẩm thô, sơ chế
có xu hướng giảm. Thực tế, mức tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm chỉ
bằng một nửa mức tăng thu nhập tại các nước công nghiệp phát triển.
+ Nhu cầu về sản phẩm thô có xu hướng giảm là do sự phát triển của
khoa học, công nghệ đã tạo ra nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu nhân tạo
mới như: cao su, nhựa, giả da,... ; đồng thời công nghệ cải tiến trong công
nghiệp chế biến làm giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu.
- Thứ hai, xu hướng giảm giá của sản phẩm thô so với sản phẩm
công nghệ.
Hệ số trao đổi hàng hóa thể hiện tương quan giữa giá cả hàng xuất
khẩu và hàng nhập khẩu, phản ánh sức mua hàng nhập khẩu khi xuất khẩu
một đơn vị hàng hóa theo công thức sau:
In =100%
Trong đó:
• In: hệ số trao đổi hàng hóa.
• Px: giá bình quân sản phẩm xuất khẩu.
• Pm: giá bình quân sản phẩm nhập khẩu.

216
Trong giai đoạn từ 1900 đến 1986, hai nhà kinh tế học Grillo và
Yang đã nghiên cứu về sự biến động giá cả của sản phẩm thô và hàng công
nghệ và đưa ra kết quả giá của sản phẩm thô giảm bình quân 0,65%/năm
so với hàng công nghệ. Hiện nay, trên thế giới, xu hướng chung là giá sản
phẩm thô ngày càng giảm so với hàng công nghệ. Các nước đang phát triển
thường xuất khẩu sản phẩm thô thu ngoại tệ để nhập khẩu công nghệ từ
các nước phát triển.
Sự biến động về cung và cầu sản phẩm thô cũng như việc giá cả
không ổn định gây bất lợi cho sản phẩm thô xuất khẩu dẫn đến thu nhập từ
xuất khẩu sản phẩm thô không ổn định. Do đó, các quốc gia đã tìm các giải
pháp để khắc phục những trở ngại này, trong đó, hai giải pháp chính đã và
đang được thực hiện là:
- Giải pháp “trật tự kinh tế thế giới mới” - NIEO
Nhằm ổn định và tăng giá một số sản phẩm xuất khẩu thô, các nước
đang phát triển đã có những nỗ lực và đạt được những thành công nhất định,
trong đó, việc đấu tranh để Liên hợp quốc đưa ra Nghị quyết năm 1974 về
“trật tự kinh tế thế giới mới” gọi tắt là NIEO là dấu mốc quan trọng.
Bản chất của NIEO chính là việc kêu gọi thành lập các tổ chức trong
đó các thành viên tham gia có khả năng kiểm soát được phần lớn lượng
cung một loại sản phẩm thô buôn bán trên thị trường quốc tế. Vai trò của
các tổ chức này là ký các Hiệp định nhằm xác định lượng cung sản phẩm
thô trên thị trường quốc tế nhằm giữ giá được ổn định hoặc tăng giá hàng
hóa. Đồng thời, nếu các tổ chức này có sự tham gia của các nước nhập
khẩu phần lớn các sản phẩm thô cùng loại, thì sẽ nâng cao hiệu quả của
giải pháp “trật tự kinh tế thế giới mới”. Ví dụ:
+ Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) là tổ chức liên chính phủ (lớn và
quan trọng nhất) về cà phê, với vai trò kết hợp xuất khẩu và nhập khẩu
giữa chính phủ các nước để giải quyết những thách thức mà ngành cà phê
thế giới phải đối mặt thông qua hợp tác quốc tế. Chính phủ các nước thành
viên của ICO chiếm 98% sản lượng cà phê thế giới và 83% tiêu dùng thế
giới [87].
+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là một tổ chức đa
chính phủ được thành lập năm 1960 với mục tiêu chính thức được ghi vào
Văn bản thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các
chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính
trị cho các thành viên để duy trì sự phối hợp hoạt động của OPEC. Các

217
nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ
thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới [53].
- Giải pháp “kho đệm dự trữ quốc tế”
Tiếp theo Nghị quyết về “Trật tự kinh tế quốc tế mới”, Hội nghị Liên
hợp quốc về thương mại và phát triển đã đưa ra “Chương trình tổng hợp về
hàng hóa” nhằm thành lập một quỹ chung dựa trên sự thỏa thuận giữa các
nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu. Quỹ này được dùng để mua hàng
hóa dự trữ, gọi là “kho đệm dự trữ quốc tế” nhằm ổn định giá của 18 mặt
hàng trong số những mặt hàng quan trọng nhất của các nước đang phát
triển là: cà phê, cao su, ca cao, đường, chuối, chè, dầu thực vật, thịt, bông
sợi, đay, gỗ xẻ, đồng, bô xít, quặng măng gan và phốt phát.
Giải pháp này gặp khó khăn ở chỗ, để ổn định giá cả hàng hóa trên
thị trường thế giới cần phải có một công ty lớn, một tổ chức tư nhân, một
nhóm nước xuất khẩu hay một cơ quan quốc tế đứng ra chỉ huy tập trung
việc can thiệp vào thị trường. Tổ chức này sẽ ra các quyết định về việc mua
hàng vào khi giá giảm và bán hàng từ kho đệm khi giá tăng. Bởi vì chức
năng can thiệp của người quản lý kho đệm là nhằm làm giảm xu hướng
biến động của giá cả nên quan trọng nhất là họ phải có dự đoán đúng
hướng diễn biến dài hạn của giá hàng thô.
Bên cạnh đó, một trở ngại khác của giải pháp này là nhiều trường
hợp những người sản xuất nhận được tín hiệu không đúng về cung và cầu
sản phẩm do không có thông tin đầy đủ từ kho đệm đến sản xuất.
6.2.2 Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
Đa số các các nước công nghiệp phát triển hiện nay đã thực hiện
chiến lược này vào thế kỷ 19. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu phổ
biến trong những năm 1950 và 1960 như một chiến lược phát triển kinh
tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Nhà
nước dẫn dắt sự phát triển kinh tế bằng cách quốc hữu hóa, trợ cấp sản
xuất, tăng thuế và các chính sách thương mại mang tính bảo hộ cao. Thông
qua các công cụ như hạn ngạch, thuế quan và các công cụ khác, các quốc
gia đang phát triển hạn chế hay loại trừ hàng nhập khẩu để đẩy mạnh các
ngành công nghiệp trong nư­ớc, tr­ước hết là sản xuất hàng tiêu dùng, sau
đó là công nghiệp khai thác, sản xuất sản phẩm nội địa thay thế sản phẩm
phải nhập khẩu từ n­ước ngoài nhằm cung ứng cho thị trường trong nước,
sau đó chuyển sang xuất khẩu.

218
6.2.2.1 Nội dung chính của chiến lược
- Nhà nước triển khai lập kế hoạch nhằm xác định số lượng và các
chủng loại hàng hóa phải nhập khẩu trong một năm nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước. Từ đó, lập các phương án tổ chức sản xuất với mục
tiêu đáp ứng phần lớn nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cho thị trường nội
địa để hạn chế tối đa nhập khẩu.
- Các nước đảm bảo cho các nhà sản xuất nội địa làm chủ công nghệ
sản xuất hoặc các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp công nghệ, vốn và quản
lý hướng cho thị trường nội địa là chính. Nhìn chung, các nước có các
chính sách ưu đãi đối với thuế, đầu tư và bán hàng nhằm khuyến khích vốn
đầu tư nước ngoài tạo ra các công ty liên kết với địa phương hoặc hợp tác
với các công ty quốc gia, thông qua việc cung cấp nguyên liệu hoặc chuyển
giao công nghệ để cải thiện mức độ công nghiệp hóa quốc gia.
- Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước khác nhau được sử dụng
như tăng thuế, kiểm soát ngoại tệ để hạn chế nhập khẩu sản phẩm để phát
triển ngành công nghiệp địa phương, do đó, hàng nhập khẩu ít có điều
kiện cạnh tranh hơn hoặc không thể cạnh tranh… Thay thế nhập khẩu
bằng sản xuất nội địa nhằm hướng đến tạo ra việc làm, giảm nhu cầu
ngoại tệ, khuyến khích đổi mới trong sản xuất kinh doanh và sự tự chủ
quốc gia trong các lĩnh vực quan trọng như thực phẩm, quốc phòng và
công nghệ cao…
6.2.2.2 Các điều kiện thực hiện chiến lược
- Chiến lược này chỉ thực sự hiệu quả khi thực hiện tại các nước có
dân số tương đối đông vì các ngành công nghiệp trong nước muốn phát
triển mạnh cần có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước tương đối rộng
lớn. Khi quy mô dân số đông và sức tiêu dùng lớn thì tư­ơng quan giữa sản
xuất và tiêu dùng mới cân đối, tức là sản xuất mở rộng cũng tiêu thụ hết.
Ngược lại, với những quốc gia có quy mô dân số nhỏ bé thì dung lư­ợng
thị trường nhỏ, chỉ cần sản xuất d­ưới mức tối ư­u cũng đã đáp ứng đủ nhu
cầu, do đó không có động lực để mở rộng sản xuất hay tối ư­u hóa các yếu
tố nguồn lực.
- Các ngành công nghiệp trong nước phải có khả năng phát triển,
mặc dù ban đầu còn nhỏ bé nhưng đảm bảo thu hút vốn và công nghệ từ
các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các

219
biện pháp nhằm hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp non trẻ như sản xuất
tiêu dùng, chế biến thực phẩm trong nước thông qua hàng rào bảo hộ như:
thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp,... trong thời kỳ đầu khi giá thành
sản xuất cao hơn so với thị trường thế giới. Tuy nhiên, các ngành công
nghiệp này phải có triển vọng cạnh tranh được với ngành nhập khẩu thì
mới được bảo hộ nên đây chỉ là các biện pháp tạm thời và sẽ giảm dần khi
các ngành sản xuất trong nước tăng NSLĐ và giảm giá thành sản phẩm.
6.2.2.3 Đánh giá chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu
- Ưu điểm
+ Thúc đẩy sự sáng tạo và tăng trưởng của các ngành công nghiệp
sản xuất trong nước. Chính sách hạn chế nhập khẩu tạo ra nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm nội địa lớn hơn nên các nguồn lực quốc gia phải tập
trung vào việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ. Điều này dẫn đến việc mở
rộng quy mô của các cơ sở sản xuất trong nước cũng như thúc đẩy hình
thành các ngành công nghiệp mới.
+ Cải thiện yêu cầu đối với các ngành thâm dụng lao động, mở rộng
phân công lao động trong nước, tạo cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
trong nền kinh tế. Đồng thời, chất lượng cuộc sống của công nhân được cải
thiện làm giảm tỷ lệ người dân sống trong nghèo đói.
+ Thúc đẩy quá trình đô thị hóa, bước đầu xuất hiện các chủ doanh
nghiệp có chiến lược, tầm nhìn kinh doanh. Đô thị hóa cũng thúc đẩy
ngành xây dựng phát triển.
+ Do thực hiện chính sách bảo hộ, nền kinh tế trở nên ít lệ thuộc bên
ngoài, ít chịu tác động từ thị trường quốc tế và các khủng hoảng kinh tế
toàn cầu hơn, do đó củng cố sự ổn định và bền vững kinh tế.
+ Bảo vệ các ngành công nghiệp mới. Vì các công ty quốc tế có lợi
thế cạnh tranh lớn so với các ngành công nghiệp địa phương, cả về giá cả
và nguồn cung, chiến lược thay thế nhập khẩu đảm bảo các công ty mới
thành lập sẽ không phải cạnh tranh với các công ty và thị trường quốc tế.
+ Giảm chi phí vận chuyển. Các sản phẩm sẽ không còn đến từ
khoảng cách xa, mà sẽ được sản xuất trong giới hạn địa phương. Trọng
tâm là phát triển các sản phẩm gia dụng và giảm chi phí vận chuyển để
đầu tư vào các ngành công nghiệp. Ngoài ra, mô hình thay thế nhập khẩu
không giới hạn việc nhập khẩu thiết bị và máy móc cần thiết cho công
nghiệp hóa.

220
- Hạn chế
Mặc dù chiến lược hướng nội này có một số ưu điểm đáng kể, tuy
nhiên, nhiều nước đang phát triển đã tìm cách chuyển hướng chiến lược
sau một thời gian áp dụng do chiến lược bộc lộ nhiều hạn chế, kìm hãm
phát triển kinh tế đất nước, cụ thể:
+ Hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài để khai thác tiềm năng đất
nước không chú trọng ngoại thương mà chỉ tập trung đến việc sản xuất tự
cung tự cấp của thị trường nội địa nhằm giải quyết nhu cầu tiêu dùng trong
nước là chính. Điều này cùng với những hạn chế về giấy phép nhập khẩu,
tiền gửi bảo lãnh và hàng rào thuế quan cản trở thương mại giữa các quốc
gia làm giảm tổng sản lượng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm.
+ Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển
còn thiếu thốn, các ngành công nghiệp non trẻ, năng suất chưa cao trong
khi tổng cầu vượt quá tổng cung nên thường lựa chọn nhập khẩu là con
đường để cân bằng. Vì xu hướng này không thể khắc phục được trong thời
gian ngắn nếu chính phủ các quốc gia hạn chế quá mức lượng hàng nhập
khẩu và thực hiện chính sách bảo hộ không phù hợp sẽ làm giảm tốc độ
phát triển chung của nền kinh tế.
+ Giảm tính cạnh tranh của các nhà sản xuất, kinh doanh trong nước.
Khi được sự bảo hộ của nhà nước, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng ỷ lại,
không tự tìm cách khắc phục khi gặp khó khăn mà trông chờ vào nhà nước
bảo hộ. Đồng thời, vì không có đối thủ cạnh tranh bên ngoài nên doanh
nghiệp không có động lực phát triển, cải tiến, đổi mới, thiếu sự năng động,
sáng tạo dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Do đó, điều này sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế quốc gia.
+ Phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực do chính sách bảo hộ như nạn trốn
lậu thuế, hối lộ đội ngũ thuế quan khi áp dụng bảo hộ bằng thuế hay nạn
hối lộ các quan chức phụ trách hạn ngạch nhập khẩu trong chính sách bảo
hộ bằng hạn ngạch. Sự thiếu tuân thủ của các ngành công nghiệp đang phát
triển mới trong nước đối với việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có
thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện và phát triển “thị trường đen”. Mặt khác, rò
rỉ tài chính sẽ làm giảm thu ngân sách của nhà nước và ảnh hưởng đến cơ
sở vốn toàn cầu của nền kinh tế.
+ Hạn chế xu hướng công nghiệp hóa của đất nước. Chiến lược thay
thế xuất khẩu thường bắt đầu từ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng,
tiếp đến là tạo thị trường cho các ngành sản xuất sản phẩm trung gian. Tuy

221
nhiên, thị trường các sản phẩm trung gian trong nước như: luyện kim, hóa
chất... thường nhỏ hơn thị trường hàng tiêu dùng, nên đầu tư vào lĩnh vực
này gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, các nhà sản xuất trong nước tiếp tục phải
trông chờ vào bảo hộ của nhà nước dẫn đến tăng giá các nguyên, nhiên liệu
đầu vào đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Điều này
làm cho các ngành công nghiệp sản xuất nguyên, nhiên vật liệu và công
nghiệp phụ trợ trong nước không có khả năng phát triển, vì các nhà công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguyên, nhiên
vật liệu nhập khẩu để đảm bảo lợi nhuận.
+ Gia tăng nợ nước ngoài, mất cân bằng cán cân thanh toán ở các
nước đang phát triển. Tình trạng nhập siêu của các quốc gia này ngày
càng gia tăng vì các sản phẩm nội địa không có khả năng cạnh tranh và
tiêu thụ trên thị trường quốc tế do được bảo hộ trong khi vẫn cần phải
nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ từ nước
ngoài để sản xuất.
+ Bảo hộ thương mại từ chiến lược thay thế nhập khẩu có thể dẫn
đến việc tỷ giá hối đoái được định giá cao gây ra sự gia tăng giá nội địa.
Đồng thời, nó đòi hỏi các chính phủ phải chi nhiều hơn để trợ cấp đầu tư
công nghiệp… Bên cạnh đó là tình trạng lạm phát và xuất khẩu ít cạnh
tranh hơn, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao.
+ Phân phối thu nhập quốc gia bị phân hóa. Quyền sở hữu các phương
tiện sản xuất sẽ là độc quyền, tạo ra khoảng cách lớn giữa người giàu và
người nghèo dẫn đến tình trạng bất bình đẳng cao trong một quốc gia.
6.2.2.4 Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước
Chính phủ các quốc gia có thể áp dụng nhiều biện pháp để bảo hộ
sản xuất trong nước, như: thuế quan, hạn ngạch, hệ thống thuế nội địa, giấy
phép xuất nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật… nhằm hạn chế các mặt hàng
nhập khẩu từ nước ngoài. Đồng thời, giúp các nhà sản xuất trong nước đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài bằng cách giảm hoặc
miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, trợ cấp, tỷ giá hối đoái...
- Trợ cấp là các khoản chi hoặc sự ưu đãi về tài chính của nhà nước
cho các nhà sản xuất trong nước, nhằm hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh
của hàng hóa, dịch vụ.
- Bảo hộ của Chính phủ bằng thuế quan: Đây là loại rào cản
thương mại phổ biến nhất trên thế giới ngày nay và được sử dụng rộng rãi

222
trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước thực hiện đánh thuế cao
vào hàng hóa, dịch vụ hoàn chỉnh nhập khẩu làm tăng giá hàng nhập khẩu
và đánh thuế nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất thấp
hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh trong
nước cạnh tranh trên thị trường nội địa. Đặc biệt, bảo hộ thông qua thuế
quan giúp các nhà sản xuất non trẻ trong nước có thời gian để trưởng thành
và sinh lời, có thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu trong tương lai.
+ Trường hợp bảo hộ bằng thuế quan đối với quần áo ở thị
trường Mỹ

(Nguồn: Đinh Phi Hổ, 2012, [74])


Hình 6.1: Tác động của bảo hộ thuế quan đối với mặt hàng quần áo
ở thị trường Mỹ
Theo hình 6.1, ban đầu, quần áo trong nước được bán theo giá thế
giới (Pw) có những hệ quả sau:
- Qo: sản lượng cung quần áo trong nước.
- Q3: sản lượng cầu quần áo trong nước.
- (Q3 - Qo): lượng quần áo nhập khẩu đáp ứng cầu trong nước.
Khi nhà nước có chính sách bảo hộ mặt hàng quần áo trong nước
thông qua đánh thuế vào mặt hàng nhập khẩu này với thuế suất t thì giá
quần áo trong nước lúc này tăng lên là: Pd = Pw + t. Những hệ quả của
trường hợp này là:
- Q1: sản lượng cung quần áo trong nước.
- Q2: sản lượng cầu quần áo trong nước.

223
- (Q2 - Q1): lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng cầu trong nước.
- Diện tích ABCD là khoản thuế Nhà nước thu được
Lúc này, nhu cầu tiêu dùng giảm từ Q3 xuống Q2 dẫn đến lợi ích của
người tiêu dùng trong nước bị giảm. Do phải trả ở giá Pd, phần thặng dư
người tiêu dùng bị mất đi bởi diện tích PdPwGB.
Thuế tăng đến mức độ nào tùy thuộc vào chính sách bảo hộ của nước
đó. Nếu Nhà nước đánh thuế quá cao, giả sử giá quần áo trong nước tăng
lên mức: Pe = Pw + t, sẽ dẫn đến không có nhập khẩu.
+ Trường hợp bảo hộ bằng thuế quan đối với sản phẩm thuốc
Aspirin ở Philippines

(Nguồn: Đinh Phi Hổ, 2012, [74])


Hình 6.2: Tác động của bảo hộ thuế quan đến sản phẩm thuốc
Aspirin ở Philippines
  Theo Hình 6.2, bảo hộ của Chính phủ bằng thuế quan đối với mặt
hàng thuốc Aspirin có các hệ quả như sau:
- Đối với người tiêu dùng: Phần lợi ích hay thặng dư bị giảm bởi diện
tích (PdPwGB) được tính như sau: S(PdPwGB)= S(PdPwDB) + S(DGB) = (9
triệu x 25 Pesos) + (1 triệu x 25 Pesos)/2 = 237,5 triệu Pesos.
- Đối với nhà sản xuất: Phần lợi ích gia tăng do mở rộng cung từ 2 triệu
chai lên 4 triệu chai tương ứng với phần thặng dư là diện tích (PjPwHA)
được tính theo công thức sau: S(PdPwHA)= S(PdPwHK) + S(HKA) = (2
triệu x 25 Pesos) + (25 Pesos x 2 triệu)/2 = 75 triệu Pesos.
- Về phía Nhà nước: Lợi ích thu được từ thuế nhập khẩu tương

224
ứng diện tích ABCD với S(ABCD) = (9 triệu - 4 triệu) x 25 Pesos =
125 triệu Pesos.
- Phần tổn thất vô ích của xã hội là tổng diện tích (HCA) và (DCB)
với S(HCA) + S(DCB) = [(2 triệu x 25 Pesos)/2] + [(1 triệu x 25 Pesos)/2]
= 37,5 triệu Pesos.
- Bảo hộ của Chính phủ bằng hạn ngạch nhập khẩu: Đây là biện
pháp mà Nhà nước xác định trước lượng hàng (khối lượng, giá trị) nhập
khẩu và cấp giấy phép nhập khẩu cho một số tổ chức có đủ tiêu chuẩn được
nhập khẩu hàng hóa này. Biện pháp này nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nội
địa khỏi những ảnh hưởng do giá nhập khẩu hàng hóa thấp gây ra. Bảo
hộ bằng hạn ngạch không tạo ra doanh thu cho chính phủ, nhưng có vai
trò khuyến khích sản xuất hàng hóa trong nước giúp quốc gia trở nên chủ
động, hạn chế phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ các nước khác. Từ đó, hạn
ngạch giúp giảm nhập khẩu và bảo vệ các ngành công nghiệp khỏi sự cạnh
tranh của nước ngoài. Hạn ngạch nhập khẩu khác với thuế nhập khẩu ở chỗ
can thiệp vào giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa một cách gián tiếp
chứ không phải trực tiếp.
Đối với trường hợp ở Hình 6.1, nếu giá quần áo theo thị trường thế
giới là 4 USD/sản phẩm thì lượng nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu trong
nước là (Q3 - Qo) nhưng chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu lượng
quần áo là (Q2 - Qi). Khi chính phủ chủ trương tăng giá bán lên mức Pd= Pw
+ t sẽ khuyến khích mở rộng sản xuất trong nước đáp ứng phần thiếu hụt
do hạn chế nhập khẩu. Như vậy, biện pháp bảo hộ bằng hạn ngạch cho kết
quả tương tự như bảo hộ bằng thuế quan.
- Sự khác biệt giữa bảo hộ bằng thuế quan và bảo hộ bằng hạn
ngạch
Thứ nhất, thu nhập từ thu thuế quan tạo ra doanh thu cho chính phủ
và do đó, tăng GDP, còn bảo hộ bằng hạn ngạch đem lại lợi ích cho thương
nhân nhận được giấy phép nhập khẩu. Thay vì cấp giấy phép với một số
giới hạn cho những nhà nhập khẩu, chính phủ cho họ quyền nhập khẩu đến
lượng (Q2 - Q1). Giả sử chính phủ phát hành giấy phép miễn phí, thì những
người được cấp phép sẽ thu được phần lợi ích bằng diện tích ABCD hay
gọi là địa tô của hạn ngạch (quota rent) vì họ có thể mua hàng hóa ở mức
giá Pw và bán ở mức giá Pd.
Giấy phép nhập khẩu rất có giá trị đối với những người được cấp vì
phần lợi ích khá lớn nên các nhà nhập khẩu luôn luôn nỗ lực để có được nó.

225
Cụ thể, những nhà nhập khẩu tiềm năng có thể sẵn sàng trả tối đa (Pj - Pw)
cho một đơn vị giấy phép nhập khẩu và mua 1 đơn vị nhập khẩu với giá Pw
và bán với giá Pj, khi đó, giá đấu giá của giấy phép nhập khẩu có thể bằng
thuế suất t và cho cùng một lượng nhập khẩu.
Thứ hai, bảo hộ mậu dịch bằng hạn ngạch có thể biến một nhà sản
xuất nội địa riêng lẻ thành một thế lực độc quyền chủ động định giá và tối
đa hóa lợi nhuận. Ngược lại, dù hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế quan cao
thì vẫn có thể được nhập khẩu, nhà sản xuất trong nước được khuyến khích
cạnh tranh với hàng nhập khẩu ở mức giá biên P1.
Nếu thuế quan chuyển thành hạn ngạch ngay cả khi bằng lượng nhập
khẩu ban đầu thì những người sản xuất trong nước không còn phải cạnh
tranh với hàng nhập khẩu nữa. Khi hạn ngạch đã được sử dụng hết sẽ
không còn nguồn cung để cạnh tranh với những nhà sản xuất độc quyền
trong nước, những nhà cung ứng địa phương có thể sử dụng sức mạnh thị
trường của họ để hạn chế sản lượng nội địa và áp đặt giá cả độc quyền cao
hơn Pj và như thế người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt.
Thứ ba, sự thay đổi giá cả trong nước khi giá thị trường thế giới thay
đổi. Đối với chính sách bảo hộ bằng thuế quan, khi giá thế giới Pw giảm thì
giá trong nước (Pd = Pw + thuế) cũng giảm, lúc này, người tiêu dùng sẽ có
lợi vì giá giảm dẫn đến lượng tiêu thụ tăng, sản xuất trong nước sẽ giảm
và nhập khẩu tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhưng nếu
áp dụng bảo hộ bằng hạn ngạch, nhập khẩu có thể không tăng, sản xuất và
tiêu dùng nội địa không đổi và giá trong nước sẽ vẫn là Pj, khi đó, người
tiêu dùng sẽ chịu thiệt thòi.
Thứ tư, hạn chế việc thay thế sản phẩm của người tiêu dùng. Nếu
doanh nghiệp được bảo hộ bằng thuế quan tăng giá quá mức thì người
tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng nhập khẩu. Nhưng nếu áp dụng bảo
hộ bằng hạn ngạch, người tiêu dùng không chuyển sang hàng nhập khẩu
được. Với những lợi thế trên, chính sách thuế quan được ưa chuộng hơn
dẫn đến quá trình thuế quan hóa là việc chuyển hạn ngạch thành một mức
thuế quan tương đương trong cải cách thương mại và những thỏa thuận
thương mại quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, các
quốc gia ngày càng tham gia đầy đủ hơn vào các liên minh kinh tế quốc tế
thì các biện pháp trợ cấp, thuế quan, hạn ngạch phải tuân theo các quy định
của WTO, các Hiệp định thương mại.

226
- Thước đo đánh giá hiệu quả của chính sách bảo hộ
+ Tỷ suất bảo hộ hiệu quả (Effective Rate of Protection, ERP)
Trong kinh tế học, tỷ lệ bảo hộ hiệu quả là thước đo tổng tác động
của toàn bộ cơ cấu thuế quan đối với giá trị gia tăng trên một đơn vị sản
lượng của mỗi ngành, khi cả hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng
được nhập khẩu. Thước đo này được các nhà kinh tế học sử dụng để đo
lường mức độ bảo hộ thực tế dành cho một ngành cụ thể bằng thuế nhập
khẩu, thuế quan hoặc các hạn chế thương mại khác .
Tỷ lệ này tập trung vào tác động của chính sách ngoại thương đối với
giá trị gia tăng hay nói cách khác là mức chênh lệch giữa giá bán hàng hóa
và chi phí đơn vị của hàng hóa trung gian.
Vấn đề về chi phí đầu vào và chênh lệch giữa giá đầu vào và đầu ra
luôn được các nhà sản xuất trong nước đặc biệt quan tâm, do đó, tác động
của các chính sách thương mại đến nguyên, nhiên vật liệu hay máy móc
trang thiết bị đều ảnh hưởng đến nhà sản xuất. Chẳng hạn như đối với
người sản xuất vải: để sản xuất vải và may quần áo, họ phải nhập khẩu sợi
nên không chỉ quan tâm đến giá của quần áo mà còn quan tâm đến mức
chênh lệch giữa chi phí nhập khẩu sợi cùng những phụ liệu khác như hóa
chất, thuốc nhuộm… với giá của sản phẩm quần áo. Vì người sản xuất phải
trả lương nhân công, lãi suất trong khoảng chênh lệch này nên chênh lệch
càng lớn thì dẫn đến khả năng điều chỉnh chi phí đầu vào càng lớn và lợi
nhuận tiềm năng sẽ càng cao.
Tính theo giá trong nước, giá trị gia tăng có thể được đo lường bằng
sự chênh lệch giữa giá thành phẩm nhập khẩu tính theo giá trong nước (Pd)
và giá nguyên vật liệu nhập khẩu tính theo giá trong nước (Cd).
Tính theo giá thế giới, giá trị gia tăng là chênh lệch giữa giá thành
phẩm nhập khẩu tính theo giá thế giới (Pw) và giá nguyên vật liệu nhập
khẩu tính theo giá thế giới (Cw). ERP là tỷ số giữa hai yếu tố này:

ERP =

Thuế quan và các hàng rào thương mại khác ảnh hưởng tương tự đối
với giá cả như hạn ngạch tạo nên sự khác biệt chính giữa giá thế giới và
giá trong nước.
Thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cạnh tranh (to) làm giá trong
nước của sản phẩm cao hơn giá thế giới (Pd = Pw[1 + to]), trong khi thuế

227
quan bình quân đối với các yếu tố đầu vào (ti) làm tăng chi phí sản xuất (Cd
= Cw[1 + ti]). Do đó, giá trong nước và chi phí có thể được biểu thị theo giá
thế giới và thuế quan:

Khi tỷ suất bảo hộ hiệu quả (ERP) càng cao, sản xuất trong nước
sẽ được đẩy mạnh, đầu tư càng chệch khỏi những khu vực ít được bảo
hộ hơn.
Ví dụ 1: Để sản xuất mặt hàng X cần 2 nguyên liệu A và B.
- Trường hợp mậu dịch tự do, giá mặt hàng X là Pw =5.000$, giá
nguyên liệu A là 2.500$, giá nguyên liệu B là 1000$. Vậy Pw - Cd= 5.000 -
(2.500 + 1000) = 1.500$.
- Trong trường hợp có thuế quan bảo hộ: to = 10%, thuế suất lần lượt
như sau: tA =5%, tB= 8%.
+ Giá thành phẩm tính theo giá trong nước: Pd = 5.000 + 10% x 5.000
= 5.500$.
+ Giá nguyên liệu A tính theo giá trong nước: Ca = 2.500 + 5% x
2.500 = 2625$.
+ Giá nguyên liệu B tính theo giá trong nước: Cb = 1.000 + 8% x
1000 = 1080$.
Pwto- Cwti = 5.500 - (2625 + 1080) = 1795$.

ERP = 1.196667
Như vậy, tỷ suất bảo hộ hiệu quả là 19,66%.
Vì mẫu số là giá trị gia tăng tính theo giá thế giới, ERP đo lường tác
động của toàn bộ thuế quan đối với giá trị gia tăng, chứ không phải đối với
giá cả. Việc đo lường ERP có thể dễ dàng được mở rộng cho hạn ngạch, trợ
cấp và các chính sách khác ảnh hưởng đến giá đầu ra và đầu vào dẫn đến
ảnh hưởng đến giá trị gia tăng.
Ví dụ 2:
Một nhà sản xuất chế tạo ra một đầu máy DVD bán với giá 100 USD
và tốn chi phí để sản xuất trên thị trường thế giới là 60 USD, vậy giá trị gia
tăng là 40 USD. Xem xét tác động của ba trường hợp chính sách thuế quan
đối với giá trị gia tăng như sau:

228
1. Thuế quan đối với đầu ra chính xác bằng thuế quan đối với các
yếu tố đầu vào.
Giả sử cả to = ti = bằng 10%, ta có:
- Giá bán tăng đến 110 USD và chi phí trong nước tăng đến 66 USD,
cho nên giá trị gia tăng tăng thêm 10 phần trăm, trở thành 44 USD.
- ERP = (100 X 0,1 - 60 X 0,1) / (100 - 60) = 0,1
=> Hệ thống thuế quan đồng nhất 10% cho tỷ suất bảo hộ hiệu quả
đối với giá trị gia tăng là 10%, chính xác bằng với thuế suất danh nghĩa.
2. Thuế quan đối với đầu ra cao hơn thuế quan đối với các yếu tố
đầu vào.
Giả sử to = 10% > ti = 0, ta có:
- Giá trong nước tăng lên đến 110 USD và giá trị gia tăng từ 40 USD
tăng lên 50 USD.
- ERP = (100 X 0,1 - 60 X 0) / (100 - 60) = 0,25
ERP = 25% => tỷ suất bảo hộ hiệu quả lớn hơn thuế suất danh nghĩa.
Như vậy, xét tổng quát, nếu to cao hơn ti, thì tỷ suất bảo hộ hiệu quả
lớn hơn thuế suất danh nghĩa.
3. Thuế quan đối với đầu ra thấp hơn thuế quan đối với các yếu tố
đầu vào.
Giả sử to = 0% < ti = 10%, ta có:
- Chi phí trong nước tăng lên đến 66 USD, nhưng giá đầu ra vẫn
không đổi ở mức 100 USD.
- ERP = (100 X 0 - 60 X 0,1) / (100 - 60 ) = - 0,15
Như vậy, giá trị gia tăng giảm xuống 34 USD và ERP có giá trị âm
15%. Tỷ suất bảo hộ hiệu quả nhỏ hơn thuế suất danh nghĩa.
Một cơ cấu thuế quan làm hạn chế khuyến khích đầu tư như trường
hợp này trên thực tế vẫn phổ biến, đặc biệt đối với nông sản và sản phẩm
xuất khẩu. Chính phủ các nước thích duy trì giá lương thực thấp để làm
hài lòng người tiêu dùng ở đô thị nên miễn cưỡng đánh thuế lương thực
nhập khẩu. Do đó, thuế quan bảo hộ đối với phân bón, hạt giống, hay
các thiết bị thủy lợi làm xói mòn khả năng sinh lợi của nông sản và làm
dịch chuyển hoạt động đầu tư khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Cũng như đối
với hàng xuất khẩu, chính phủ các nước không thể sử dụng thuế quan
để tăng giá đầu ra, vì các nhà xuất khẩu bán hàng hóa trên thị trường
thế giới. Thuế quan đối với các yếu tố đầu vào làm tăng chi phí của nhà

229
xuất khẩu và làm giảm động cơ khuyến khích họ đầu tư vào ngành công
nghiệp xuất khẩu.
6.2.3 Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại)
Do chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu bộc lộ nhiều hạn chế như
gây mất cân đối cơ cấu kinh tế, gia tăng nợ nước ngoài… khiến nền kinh tế
tăng trưởng chậm, các quốc gia đã chuyển hướng sang chiến lược sản xuất
hướng về xuất khẩu hay hướng ngoại. Đây là một chiến lược công nghiệp
hóa lấy phát triển sản xuất hàng xuất khẩu làm động lực chủ yếu để thúc
đẩy phát triển toàn nền kinh tế, còn được gọi là chiến lược “mở cửa” hướng
ra thị trường bên ngoài, đặc biệt là xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo
thâm dụng lao động và nông nghiệp để thu hút đầu tư vào khai thác tiềm
năng lao động và tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Chiến lược hướng ngoại được nhiều nước Mỹ Latinh áp dụng rộng
rãi từ những năm 50 sau đó phổ biến sang các nước Đông Bắc Á vào những
năm 60 và các nước Đông Nam Á vào đầu những năm 70 của thế kỷ 20,
điển hình là sự thành công của những nước và vùng lãnh thổ công nghiệp
mới NICs - bốn “con rồng châu Á”: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và
Hồng Kông. Những quốc gia và vùng lãnh thổ này đã chứng minh rằng các
nước đang phát triển có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng cách
chuyên sâu sản xuất những sản phẩm công nghiệp chế tạo thâm dụng lao
động trên những thị trường chuyên biệt và đạt được sự tăng trưởng thương
mại nhanh chóng cùng với tăng trưởng kinh tế và các tiến bộ khác cũng
như giảm tình trạng nghèo đói.
6.2.3.1 Nội dung của chiến lược
Về bản chất, chiến lược này là cách thức Chính phủ các nước sử
dụng các lợi thế tuyệt đối và tương đối, hoặc những nhân tố sản xuất tiềm
năng của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích
tối ưu cho quốc gia. Mục tiêu của chiến lược hướng ngoại là dựa vào mở
mang đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp, sự hỗ trợ của nước ngoài để tạo
khả năng cạnh tranh cao cho hàng xuất khẩu của quốc gia. Do đó, Chính
phủ sẽ ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có
thể xuất khẩu được thông qua các biện pháp như: trợ cấp xuất khẩu, tạo
thuận lợi trong tiếp cận tín dụng và nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, hỗ
trợ về thông tin thị trường, ưu đãi về tỷ giá hối đoái, phát triển về cơ sở hạ
tầng, thành lập các khu chế xuất quy định về tỷ lệ xuất khẩu đối với các
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nội dung của chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu nhấn mạnh
các vấn đề sau:

230
- Nhà nước khuyến khích mở rộng xuất khẩu nhanh chóng để thay cho
việc kiểm soát nhập khẩu nhằm tiết kiệm ngoại tệ và kiểm soát tài chính.
- Hạn chế bảo hộ ngành công nghiệp, hay nói cách khác là hạn chế
sự nuôi dưỡng tính ỷ lại của các ngành công nghiệp trong nước và nâng đỡ,
hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài thông
qua hệ thống các chính sách khuyến khích và thương mại tự do để thu hút
tối đa vốn đầu tư, công nghệ, trình độ quản lý của nước ngoài [68].
6.2.3.2 Đánh giá chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu
- Ưu điểm
+ Khai thác được tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước trong việc
sản xuất hàng xuất khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế.
+ Tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới về vốn, công
nghệ và trình độ, kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển tiên tiến.
+ Quy mô thị trường quốc tế rộng lớn, cả về thị trường tiêu thụ cũng
như thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
+ Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định. Xuất khẩu hàng hóa đòi hỏi các nước phải liên tục
tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới cũng như duy trì các thị trường buôn
bán truyền thống. Đây là điều kiện để hoạt động xuất khẩu tồn tại đồng
thời là biện pháp nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
- Hạn chế
+ Tình trạng mất cân đối trầm trọng giữa các ngành xuất khẩu và
không xuất khẩu do các nước tập trung hết khả năng cho sản xuất hàng
xuất khẩu và các ngành liên quan.
+ Do ít chú ý đến các ngành công nghiệp thiết yếu nhất nên nền kinh
tế dù phát triển nhanh nhưng lại bị phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, dễ
bị ảnh hưởng, tác động bởi những biến đổi thăng trầm và chịu sự chi phối
của thị trường các nước lớn và các thị trường xuất khẩu chủ yếu.
+ Ở các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu và chậm
phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng nên nếu chỉ thụ động trông
chờ vào sự dư thừa của sản xuất để xuất khẩu thì quy mô xuất khẩu vẫn
nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Đồng thời, việc sản xuất và sự thay đổi thay
đổi cơ cấu kinh tế cũng sẽ rất chậm chạp.

231
6.2.3.3 Tác động của chiến lược hướng ngoại đến phát triển kinh tế
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường để tổ chức sản xuất và xuất khẩu,
đặc biệt là thị trường thế giới, chiến lược sản xuất hướng đến xuất khẩu
có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Cụ thể:
- Các nước khai thác được lợi thế so sánh trong sản xuất hàng xuất
khẩu với thị trường quốc tế rộng lớn tạo điều kiện cho các ngành liên
quan có cơ hội phát triển thuận lợi, xây dựng cơ cấu kinh tế năng động.
Các ngành công nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm xuất khẩu phát triển
đã tác động đến các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào, tạo ra mối quan
hệ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thêm vào đó, khi vốn tích lũy của nền
kinh tế ngày càng được nâng cao, sản phẩm thô là nguyên liệu đầu vào cho
các ngành công nghiệp chế biến ngày càng mở rộng. Ví dụ, khi phát triển
ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho ngành sản xuất nguyên, vật liệu
như bông, sợi hay thuốc nhuộm phát triển.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chủ động đổi mới và không
ngừng hoàn thiện trong sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, phát triển lớn mạnh. Trong chiến lược hướng
ngoại, các doanh nghiệp bị phụ thuộc vào thị trường quốc tế nhiều hơn thị
trường trong nước nên phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như chất lượng
hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, quy cách, mức độ ô nhiễm môi
trường, hạ giá thành,... Nhà nước có thể hỗ trợ trong giai đoạn đầu nhưng
doanh nghiệp phải tự lực để khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc
tế. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất lớn để đáp ứng nhu cầu trên thị trường
thế giới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất
kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu.
- Tạo nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước nhiều hơn cả các
nguồn khác kể cả vốn vay và đầu tư nước ngoài. Ngoại thương là nguồn
vốn tích lũy trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa tại các
quốc gia đang phát triển cũng là nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên,
nhiên vật liệu cần thiết, máy móc, trang thiết bị, công nghệ tiên tiến cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
6.2.3.4 Những chính sách thúc đẩy chiến lược sản xuất hướng về
xuất khẩu
Trong thời kỳ đầu thực hiện chính sách hướng ngoại, để các doanh

232
nghiệp trong nước tham gia thị trường thế giới một cách thuận lợi hơn,
Nhà nước cần có các chính sách trợ giúp như:
- Điều tiết hoạt động thương mại quốc tế bằng chính sách tỷ giá hối
đoái. Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex)
giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho
một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc
gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác, phản ánh giá trị đồng tiền của một
nước so với giá trị đồng ngoại tệ trong từng thời kỳ [2].
+ Tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng nghĩa là đồng tiền
trong nước giảm, giá sản phẩm của quốc gia đó trên thị trường quốc tế
giảm, kích thích xuất khẩu, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu vào nước đó sẽ đắt đỏ hơn tức là chi phí
hàng hóa nhập khẩu bằng nội tệ sẽ tăng làm hạn chế nhập khẩu, trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
+ Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với nội tệ giảm
nghĩa là đồng nội tệ tăng giá, hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào sẽ rẻ hơn
và hàng hóa xuất khẩu sẽ đắt đỏ hơn, tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu lúc
đó sẽ hạn chế xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, trong điều kiện tất cả các
yếu tố khác không đổi.
Vì vậy, Nhà nước cần xác định và duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý khi
thực hiện chiến lược hướng ngoại để khuyến khích xuất khẩu, bảo đảm lợi
nhuận cho doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Chính sách trợ cấp của Nhà nước đối với một số mặt hàng xuất
khẩu. Thông qua hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp, Nhà nước
khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hàng xuất khẩu, giúp giảm chi
phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong giai đoạn đầu xâm
nhập thị trường quốc tế còn nhiều khó khăn.
+ Trợ cấp trực tiếp là một phương án thay thế cho thuế quan hay hạn
ngạch như một phương tiện bảo hộ các nhà sản xuất nội địa. Đây là những
khoản trợ cấp tác động trực tiếp làm giảm chi phí đầu vào và đầu ra cho
việc sản xuất hàng xuất khẩu như: miễn, giảm, hoãn thuế đối với nguyên,
nhiên vật liệu và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, áp dụng
thuế suất ưu đãi cho sản phẩm xuất khẩu, ưu đãi giá các yếu tố đầu vào
như: điện, nước, vận tải, viễn thông,... cho các nhà xuất khẩu. Hoa Kỳ,
Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều sử dụng những khoản trợ cấp lớn để
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ hàng nông sản trước các đối thủ

233
cạnh tranh toàn cầu, thường là bằng phí tổn của các đối thủ cạnh tranh tiềm
năng từ các nước đang phát triển.
+ Trợ cấp gián tiếp là khoản chi từ ngân sách Nhà nước để quảng
bá, tổ chức hội chợ thương mại, triển lãm, quảng cáo,… hoặc giúp đỡ cho
các nhà xuất khẩu về công nghệ, kỹ thuật, đào tạo chuyên gia về công tác
xuất khẩu.
Dù dưới hình thức nào thì việc trợ cấp xuất khẩu của các quốc gia
phải tuân thủ theo các quy định của WTO và các Hiệp định thương mại đã
ký kết.
- Chính sách bảo hộ bằng thuế quan và hạn ngạch. Nhà nước cần
giảm thuế quan bảo hộ đối với các ngành được ưu đãi và giảm hạn ngạch
hàng hóa nhập khẩu để giảm sức hấp dẫn của thị trường tiêu thụ trong nước
nhằm hướng các nhà sản xuất trong nước xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, mức bảo hộ thuế quan không được cao hơn mức trợ cấp xuất
khẩu vì các nhà đầu tư thường tìm kiếm cơ hội có lợi nhất, nên lợi nhuận
sản xuất hàng tiêu thụ trong nước phải được giữ ở mức phù hợp với lợi
nhuận hàng xuất khẩu.
Qua phân tích cho thấy, cả ba chiến lược ngoại thương đều có ưu
điểm và hạn chế cũng như điều kiện phù hợp để triển khai. Vì vậy, tùy
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, tiềm năng lợi thế và bối cảnh quốc tế ở
từng thời kỳ, các quốc gia có thể lựa chọn thực hiện một trong ba chiến
lược hoặc kết hợp các chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển KT -
XH của mình mỗi giai đoạn phát triển.
6.3 Quan điểm, định hướng, chiến lược phát triển ngoại thương
Việt Nam
6.3.1 Quan điểm, định hướng
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định
hướng đến năm 2030 nêu lên các quan điểm và định hướng chiến lược
như sau [94]:
1. Về quan điểm chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam:
“- Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng
nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao
hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến
tới cân bằng cán cân thương mại.

234
- Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị
trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của
quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc
lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động
tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây
dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên
thị trường trong và ngoài nước.”
2. Về định hướng xuất khẩu: “Phát triển xuất khẩu theo mô hình
tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở
rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm
xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có
hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ
cấu hàng hóa xuất khẩu.”
3. Về định hướng nhập khẩu:
“- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa,
đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành
hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ
trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập
khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.
- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công
nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm
năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất
sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém
hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại
với các thị trường Việt Nam nhập siêu.”
6.3.2 Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam
Trong quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam lựa chọn xây dựng và
thực hiện chiến lược ngoại thương tùy thuộc vào trình độ phát triển, chính
sách KT - XH của đất nước và bối cảnh quốc tế trong từng thời kỳ. Cụ thể:
- Ở giai đoạn những năm 60 của thế kỷ 20, Việt Nam thực hiện chiến
lược sản xuất thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào các nguồn lực trong

235
nước, sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là
chính và giảm nhập siêu. Hoạt động xuất nhập khẩu theo cơ chế kế hoạch
tập trung, đối tác thương mại chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa với
cơ chế nghị định thư. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu trì trệ, cán cân
thương mại bị thâm hụt nặng nề kéo dài.
Trong bối cảnh đất nước hiện nay, để thực hiện hiệu quả chiến lược
hướng nội, hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
cần xác định được các ngành có lợi thế sản xuất như tài nguyên thiên
nhiên, lao động, phát triển nông nghiệp nhiệt đới,... Đồng thời, thúc đẩy
sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, hàng gia dụng và các sản
phẩm tiêu dùng khác nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, khuyến khích tiêu
dùng hàng nội địa. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển các ngành công
nghiệp phụ trợ để chủ động cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, phụ kiện,...
tạo nền tảng phát triển cho các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn
chỉnh. Nhà nước cần áp dụng hệ thống hàng rào phi thuế quan để kiểm soát
chặt chẽ hàng nhập khẩu.
- Từ những năm đầu thực hiện chính sách “đổi mới” và “mở cửa”,
trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản
Việt Nam đã nêu rõ “xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với
nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này (1986-1990), đồng thời cũng là
khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại” [59]. Các quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển xuất khẩu được thể
hiện và cụ thể hóa tại các Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa qua từng
thời kỳ. Trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam thực hiện chiến lược hướng
về xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh, tận dụng tối đa nguồn lực bên
ngoài về vốn, công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến,... để thúc đẩy sản
xuất, tạo ra hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Trong cơ cấu xuất - nhập khẩu, giảm tỷ trọng xuất
khẩu và nhập khẩu hàng thô, sơ chế, hàng gia công, tăng tỷ trọng xuất khẩu
và nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng
khoa học, công nghệ và chất xám cao, hướng tới công nghệ sạch và phát
triển bền vững.
- Chiến lược phát triển ngoại thương phải gắn liền với chiến lược thị
trường. Giai đoạn 2021-2030, Việt Nam định hướng tập trung phát triển thị
trường cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực có sức cạnh tranh lớn, có giá
trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
lớn; khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội

236
nhập kinh tế quốc tế trong các FTA thế hệ mới để đẩy mạnh xuất khẩu vào
các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
ASEAN…; đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông
Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh…
6.3.3 Giải pháp phát triển ngoại thương Việt Nam
Phát triển ngoại thương là cơ sở phát triển kinh tế, thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy, phải thực
hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chính sau:
Thứ nhất, chuyển đổi cơ cấu xuất - nhập khẩu. Tăng nhanh tỷ trọng
xuất khẩu các sản phẩm mới, các sản phẩm đã qua công nghiệp chế tạo,
chế biến sâu và tinh, tiến tới tăng dần tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có
hàm lượng kỹ thuật - công nghệ cao, giảm dần tiến tới hạn chế tối đa việc
xuất các nguyên liệu thô và sơ chế.
Thứ hai, xác định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia. Đây
là những hàng hóa, dịch vụ có lợi thế sản xuất trong nước về điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý thuận lợi và lợi thế về lao động, kinh nghiệm sản xuất,
có thị trường tiêu thụ ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch
xuất khẩu; song không giới hạn một cách cứng nhắc vào một số mặt hàng
cố định mà cần linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường và sự biến động của
giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam hiện nay là: hàng dệt may, giày dép, thủy sản, dầu
thô, sản phẩm gỗ, gạo, cà phê, cao su, điện tử máy tính và linh kiện, dịch
vụ vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch,…
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 10 năm từ 2011
đến 2021, cơ cấu các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có sự thay đổi
đáng kể, từ những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép,
thủy sản, hay tài nguyên khoáng sản như than đá, dầu thô… nhưng đến nay
đã nhường chỗ cho sự vươn lên của các nhóm hàng công nghệ cao như điện
thoại, máy vi tính, linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng...[106]
Thứ ba, phát triển hoạt động gia công quốc tế. Gia công là xu hướng
của nền kinh tế toàn cầu hóa, hoạt động gia công cho nước ngoài đã đem
lại hiệu quả về mặt xã hội, góp phần giải quyết việc làm, góp phần giảm
tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước
phát triển, tăng cường khả năng quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả hơn.

237
Hai ngành gia công chính của nước ta là dệt may và giày dép, với
doanh thu từ gia công hai mặt hàng này chiếm trọng số lớn trong hoạt động
gia công, lắp ráp hàng hóa cho thương nhân nước ngoài của Việt Nam. Bên
cạnh đó, Việt Nam còn tham gia gia công quốc tế đối với một số sản phẩm
công nghiệp như lắp ráp điện tử, xe máy, ô tô,...
Để tăng năng lực sản xuất, cần đầu tư cho các cơ sở sản xuất gia
công hiện có theo chiều sâu như cải tạo nâng cao, đồng bộ hóa, hiện đại
hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, hoặc đầu tư mới dây chuyền công nghệ
và phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và nâng cấp bộ máy quản lý, phương
pháp quản lý; xây dựng thêm các cơ sở gia công mới. Đồng thời, mở rộng
quan hệ hợp tác gia công với các quốc gia trong khu vực và thế giới, đặc
biệt là các nước phát triển, có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao,
phương pháp quản lý tiên tiến,…
Thứ tư, cân đối giữa nhập khẩu hàng hóa với dịch vụ, giữa nhập khẩu
tư liệu sản xuất với vật phẩm tiêu dùng, giữa nhập khẩu nguyên, nhiên vật
liệu với nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ, thiết bị máy móc lẻ. Máy
móc thiết bị nhập khẩu hiện đại phải có giá cả hợp lý, phù hợp điều kiện
sử dụng của Việt Nam, nhanh chóng phát huy hiệu quả sử dụng và đạt hiệu
quả kinh tế cao.
Thứ năm, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhập khẩu - sản xuất và
xuất khẩu. Việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ ngoài mục tiêu đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước còn nhằm phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong
nước, đặc biệt là phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện tăng
nhanh kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, xuất khẩu tăng tạo nguồn thu ngoại
tệ là điều kiện tăng nhập khẩu và cân bằng cán cân thương mại, nâng cao
hiệu quả hoạt động ngoại thương.
Thứ sáu, nâng cao vai trò của Nhà nước đối với hoạt động ngoại
thương. Cụ thể:
+ Ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về ngoại thương, rà soát,
bổ sung, điều chỉnh các văn bản Luật phù hợp với bối cảnh KT - XH từng
thời kỳ, trong đó quy định chi tiết về danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm xuất
khẩu, nhập khẩu, tạo cơ sở pháp lý phát triển sản xuất và xuất - nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ. Tạo sự bình đẳng trong kinh doanh xuất nhập khẩu, xóa
bỏ tình trạng độc quyền, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia xuất nhập khẩu.
+ Đẩy mạnh công tác ký kết và triển khai các Hiệp định thương mại

238
tự do nói chung với các nước, các tổ chức để xây dựng, mở rộng thị trường
tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ngoại thương Việt Nam. Đặc biệt
là chú trọng thực hiện các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA
nhằm phát huy có hiệu quả ưu đãi của các Hiệp định, từ đó tận dụng tối đa
các cơ hội và hạn chế các thách thức đặt ra.
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngoại thương, khuyến
khích hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa,
dịch vụ để định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế
hoạch kinh doanh phù hợp.
+ Điều tiết hoạt động ngoại thương thông qua các các biện pháp như:
thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, tín dụng, hàng rào kỹ thuật, giấy phép xuất
khẩu, nhập khẩu... để mở rộng hoạt động xuất - nhập khẩu và bảo vệ nền
sản xuất trong nước phát triển ổn định, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, có
chính sách về tỷ giá hối đoái linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng
của thị trường trong và ngoài nước.
+ Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu
cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền
tảng mới. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường; tăng cường việc thu
thập và phổ biến thông tin cũng như công tác dự báo để định hướng cho
hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Cần tiến tới thành lập quỹ xúc tiến thương
mại có sự đóng góp của các doanh nghiệp để tiến hành hỗ trợ doanh
nghiệp tổ chức hội chợ, triển lãm, xây dựng và quảng bá thương hiệu ở
nước ngoài...
+ Tăng cường phát triển dịch vụ logistics, giảm chi phí logistics, chi
phí khai thác hạ tầng vận tải trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu
thông hàng hóa trong nước để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng
hoá và nền kinh tế; thúc đẩy chuyển đổi số trong các hoạt động logistics
ứng dụng công nghệ block-chain, trí tuệ nhân tạo nhằm hình thành nền
tảng số tích hợp công nghệ hiện có về logistics như hệ thống quản lý vận
tải, cảng biển, kho bãi... để giảm chi phí.
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục
hành chính. Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh
vực xuất nhập khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN,… để
tạo thuận lợi cho Hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập
khẩu. Xây dựng lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan
cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

239
+ Tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm minh các hành vi buôn
lậu, buôn bán hàng hóa, dịch vụ phi pháp, giả mạo, kém chất lượng và
gian lận thương mại gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, hoạt
động ngoại thương, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống
người dân.
6.4 Giới thiệu khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của
Việt Nam
6.4.1 Giới thiệu khái quát về WTO
Nhằm thực hiện mục tiêu đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh
tế đối ngoại, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN,
APEC, ASEM, AFTA. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại lớn nhất thế giới WTO. Đây là một
bước khởi sắc quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam trên hành trình đổi mới
và hội nhập quốc tế.
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization), được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 nhằm thiết lập
và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Đây
là tổ chức thương mại đa phương với sự tham gia của nhiều nước trên thế
giới cùng thực hiện những luật lệ và quy ước chung.
Mục tiêu hoạt động của WTO là [49]:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới
phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất
đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ
của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản
của Công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt
là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự
tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh
tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu
rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước
thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
Khi gia nhập WTO, các quốc gia thành viên có những quyền lợi
như sau:

240
- Được tạo môi trường thuận lợi để phát triển các quan hệ thương
mại hòa bình, cùng có lợi cho sự phát triển bền vững, tránh bạo lực trên
thương trường.
- WTO hoạt động như một trọng tài giải quyết các mâu thuẫn thương
mại, tranh chấp lợi ích giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp
dụng quy định của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan
Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên
khác đã vi phạm quy định của WTO [68] .
- Thông qua thương lượng và nguyên tắc không phân biệt đối xử, hệ
thống thương mại toàn cầu WTO làm giảm các hàng rào mậu dịch từ đó làm
giảm chi phí sản xuất, giảm giá hàng hóa; người tiêu dùng có nhiều lựa chọn
hơn về phạm vi đối tác, chất lượng, số lượng hàng hóa. Các hàng rào thương
mại giảm bớt giúp thương mại các nước tăng trưởng, dẫn đến thu nhập quốc
dân tăng, chi phí cuộc sống thấp giúp nâng cao mức sống của người dân.
- Hạn chế tình trạng bất bình đẳng, các nước nhỏ có tiếng nói hơn
trong quan hệ thương mại quốc tế, hoạt động có hiệu quả hơn đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi cho các nước lớn trong việc thỏa thuận các hiệp ước
thương mại.
- Tự do hóa thương mại, đa phương hóa thương mại thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu, hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, tạo động lực nâng cao
năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất kinh doanh, gia tăng sản lượng,
chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trên thương
trường thế giới cũng là thách thức mà các quốc gia thành viên phải đối mặt.
- Đẩy mạnh thương mại quốc tế giúp nền kinh tế tăng trưởng và tạo
ra nhiều việc làm cho người dân nhưng cũng có một số việc làm sẽ bị mất
đi trong quá trình này.
- Tạo sự an toàn, chắc chắn cho những nhà kinh doanh do theo
nguyên tắc của WTO, khi đã cam kết tự do hóa một khu vực thương mại
thì không thể đảo ngược.
Đối với các quốc gia, việc gia nhập WTO mang lại ích lợi đáng kể.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các quốc gia thành
viên của WTO có mức tăng trưởng cao hơn 4 - 5% so với những nước
không phải thành viên. Trong đó, sau 3 năm gia nhập WTO, Trung Quốc
đã vượt qua Nhật Bản, trở thành cường quốc thương mại lớn nhất châu Á
và đứng thứ 3 thế giới.

241
Khi gia nhập WTO, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất
nước, các quốc gia thành viên buộc phải đẩy mạnh cải cách thể chế hành
chính và cải cách nền kinh tế nhằm phát triển tiệm cận với các nước thành
viên của WTO; đồng thời phải hòa nhập vào các chuẩn mực quốc tế trong
các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, dịch vụ và sở hữu trí tuệ để có thể nhận
được các nguồn đầu tư về vốn, công nghệ và tri thức trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế quốc dân
của các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ “luật chơi” toàn cầu và phải
cạnh tranh từng sản phẩm ở từng thị trường và trong từng thời điểm [68].
6.4.2 Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam
Vào tháng 01/1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ngày
31/01/1995, Đại hội đồng WTO quyết định thành lập Ban Công tác xem
xét việc gia nhập của Việt Nam với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ
Na Uy tại WTO để thẩm định đơn gia nhập, ban này có tổng cộng 41 thành
viên của các nước.
Vào lúc 17h ngày 7/11/2006, tại trụ sở WTO, ông Eirik Glenne - Chủ
tịch Đại hội đồng WTO đã gõ búa chính thức xác nhận Việt Nam là thành
viên thứ 150 của tổ chức này. Sau 11 năm ròng rã qua 15 vòng đàm phán,
Việt Nam chính thức bước vào ngôi nhà chung của Tổ chức Thương mại
thế giới.
Như vậy, Việt Nam hoàn tất quá trình gia nhập WTO vào ngày
07/11/2006 và chính thức trở thành thành viên, tham gia các hoạt động của
tổ chức WTO vào ngày 11/01/2007.
Sau khi chính thức gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện nhiều
cải cách, đổi mới nhằm bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường và
đảm bảo thực hiện tốt những cam kết với WTO. Để đạt được thành quả
ngày hôm nay, Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc trong tiến trình hội nhập và
thích nghi với nền kinh tế thị trường.
Việc tham gia WTO và hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy Việt
Nam đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện chuẩn mực QLNN, quản trị
doanh nghiệp, định hình khung khổ pháp lý và các chuẩn mực phát triển
các thể chế kinh tế-thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc làm cầu nối
và xung lực tích cực để đất nước từng bước mở cửa, mở rộng quy mô thị
trường hàng hóa và dịch vụ, cải thiện cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt
động thương mại quốc tế theo các thỏa thuận đa phương và song phương
đã cam kết [89].

242
Chương 7
DỊCH VỤ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

7.1 Tổng quan về dịch vụ


7.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “Dịch vụ” (Service) ban đầu được sử dụng nhằm chỉ các
hoạt động cung ứng về mặt hậu cần cho quân đội, nhưng sau được ứng
dụng nhiều trong kinh tế và trở thành một ngành riêng biệt bao gồm nhiều
ngành nghề khác nhau. Dịch vụ ngày nay phát triển đa dạng và tồn tại
trong mọi lĩnh vực đời sống KT - XH. Cũng chính vì thế mà có rất nhiều
quan niệm khác nhau về dịch vụ như sau.
Theo Mathe & Shapiro (1993): “Dịch vụ là những hoạt động mang
tính liên tục nhằm cung cấp những giá trị cho khách hàng trong thời gian
dài và được đánh giá bằng cách gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng
đối với những sản phẩm hay những chuỗi sản phẩm” [28].
Phillip Kotler (2003) cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết
quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, chủ yếu là vô hình và không
dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể hay không
gắn liền với một sản phẩm vật chất”. Đây là một định nghĩa khá tổng quát
và hoàn chỉnh [20].
Theo C.Mác: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa,
khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông
suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con
người thì dịch vụ ngày càng phát triển” [5]. Theo quan điểm của C.Mác
dịch vụ được ra đời từ phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế càng phát
triển thì vai trò của dịch vụ này càng quan trọng.
Theo lý thuyết tiêu dùng của E.Engel (một nhà kinh tế học người
Đức) chứng minh về mối liên hệ phát triển giữa kinh tế và tiêu dùng, thì:
“Khi thu nhập bình quân tăng lên thì tỷ trọng chi tiêu cho lương thực, thực
phẩm giảm đi, do vậy tỷ trọng khu vực Nông nghiệp trong nền kinh tế có xu
hướng giảm xuống, sản phẩm được coi là thiết yếu trong nền kinh tế, độ co
giãn thấp. Lúc này tỷ trọng các khu vực dịch vụ sẽ tăng lên, và sản phẩm
dịch vụ đa phần là hàng hóa cao cấp, độ co giãn lớn” [10].

243
C

DV CN

NN

(Nguồn: Engel E., 1857, [10])


Hình 7.1: Đồ thị xu hướng phát triển của kinh tế dịch vụ trong
nền kinh tế
Theo đồ thị từ điểm O đến DL1: Tiêu dùng lương thực là chủ yếu,
hàng hóa khác ở mức trung bình, hàng hóa dịch vụ ở mức thấp nhất. Từ
DL1 đến DL2: Nông nghiệp (NN): Sản phẩm được coi là thiết yếu trong
nền kinh tế, độ co giãn thấp; Công nghiệp (CN): Sản phẩm đa phần là hàng
tiêu dùng lâu bền, độ co giãn cao; Dịch vụ (DV): Sản phẩm đa phần là
hàng hóa cao cấp, độ co giãn rất lớn.
Từ các quan điểm trên có thể thấy dịch vụ là một ngành tổng hợp, nó
gắn liền với mọi hoạt động từ sản xuất đến các hoạt động đời sống hằng
ngày của người dân, xã hội. Khi thu nhập tăng cao hơn, đời sống người
dân càng tiến bộ thì đòi hỏi dịch vụ cao hơn, hoàn hảo hơn. Vì thế, dịch vụ
không chỉ được xem là một phần thuộc kinh tế mà còn là nghệ thuật có tính
mỹ thuật cao, phục vụ cho lối sống ở mọi thời đại, giúp con người đạt tới
những nhu cầu chất lượng cao về đời sống vật chất và tinh thần.
7.1.2 Đặc điểm của dịch vụ
Dịch vụ mang một số đặc điểm như:
- Tính vô hình
C.Mác chỉ rõ: “Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao
đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi một lao động
không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục vụ.

244
Lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ
vật, mà với tư cách là một sự hoạt động” [5].
Đối với hàng hóa là loại sản phẩm có hình dáng, kích thước, màu sắc
hay thậm chí là mùi vị, khách hàng có thể xem xét, đánh giá khách quan
bên ngoài xem có phù hợp với nhu cầu của mình hay không. Nhưng đối
với sản phẩm dịch vụ thì ngược lại, nó không tồn tại dưới dạng vật phẩm
cụ thể nên không thể cảm nhận qua các giác quan bên ngoài. Chính vì lẽ
đó mà sản phẩm dịch vụ cũng khó bán hơn so với một hàng hóa hữu hình,
khách hàng khó thử dịch vụ trước khi mua, khó cảm nhận được chất lượng,
nhà cung cấp dịch vụ cũng khó quảng cáo về sản phẩm của họ.
Một hình thức tồn tại đặc biệt của sản phẩm dịch vụ đó là thông tin,
đặc biệt trong những ngành mang tính hiện đại như pháp lý, tư vấn, viễn
thông, v.v. Quá trình sản xuất và tiêu thụ phải diễn ra đồng thời với các
hoạt động dich vụ khác như y tế, vận tải, du lịch v.v. vốn đòi hỏi sự tiếp
xúc trực tiếp giữa bên cung cấp và bên tiêu thụ.
- Tính không thể tách rời
Đối với sản phẩm hàng hóa cần được sản xuất tập trung tại một địa
điểm rồi được vận chuyển đến nơi có nhu cầu tiêu thụ, quá trình cung cấp
và tiêu thụ xảy ra không cùng lúc. Do đó nhà sản xuất có thể quản lý được
quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, sản phẩm có thể dễ dàng lưu trữ
nên dễ thực hiện được việc cân đối cung cầu. Nhưng đối với dịch vụ, quá
trình cung cấp và tiêu thụ xảy ra đồng thời, khách hàng cần phải tiếp xúc
trực tiếp với người cung cấp để tiêu dùng dịch vụ tại địa điểm và thời gian
phù hợp cho hai bên. Ở một số trường hợp, khách hàng phải có mặt trong
suốt quá trình cung cấp dịch vụ. Chính vì thể, hoạt động sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ phải gắn liền với nhau, cùng bắt đầu và cùng kết thúc.
Tuy nhiên cũng sẽ có trường hợp không cần đến sự tiếp xúc cá nhân
ví dụ như sửa chữa, chăm sóc xe, quần áo, nhà cửa v.v., khi đó đối tượng
trực tiếp tiếp nhận dịch vụ là tài sản của khách hàng.
- Tính không ổn định và khó xác định được chất lượng
Bản chất của dịch vụ chỉ tồn tại được vào thời gian mà nó được cung
cấp nên dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt hay có thể lưu trữ để đợi khi
thị trường có nhu cầu thì đem bán. Đặc điểm này sẽ tác động đến các nhiều
hoạt động khác như marketing trong vấn đề điều chỉnh giá theo thời gian
hay mùa vụ hay hoạt động hoạch định chiến lược cần phải lên kế hoạch dự
báo nhu cầu, bố trí nhân lực cho phù hợp. Tính không ổn định về số lượng

245
của sản phẩm dịch vụ có thể khiến doanh nghiệp khó cân bằng được lượng
cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của họ.
- Tính không lưu giữ được
Xuất phát từ việc dịch vụ chỉ tồn tại vào khoảng thời gian mà nó
cung ứng cho khách hàng nên nó không thể lưu trữ hay tồn kho rồi đem
bán ra thị trường như sản phẩm hàng hóa hữu hình. Dù sản phẩm dịch vụ
có thể thực hiện được theo thứ tự ưu tiên trước sau nhưng không thể đảm
bảo việc “tái sử dụng” hay “phục hồi” lại vì nó không tồn tại dưới dạng vật
chất hiện hữu. Chính vì vậy, sản phẩm dịch vụ một khi được tạo ra cũng sẽ
kết thúc ngay sau khi đã cung ứng đủ.
- Tính không sở hữu được
Đối với sản phẩm hàng hóa hữu hình, khách hàng sau khi giao dịch
mua bán có thể chuyển quyền sở hữu trở thành chủ sở hữu của hàng hóa
đó. Tuy nhiên, đối với sản phẩm dịch vụ thì khách hàng chỉ có thể được
hưởng lợi ích mà dịch vụ đó mang lại trong một khoảng thời gian nhất định
mà không thể sở hữu nó được. Người tiêu dùng không thể nhận toàn bộ
quyền sở hữu sản phẩm dịch vụ từ nhà cung ứng do dịch vụ được tạo ra bởi
quá trình chuyển giao từ nhà cung ứng cho khách hàng.
7.1.3 Phân loại dịch vụ
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ ngày càng phát triển,
trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết trên tất cả lĩnh vực sản xuất,
đời sống vật chất, tinh thần cũng như ở tất cả mọi mặt của công việc có tính
chất riêng tư. Hiện nay, do sự đa dạng và phong phú của dịch vụ nên có rất
nhiều cách để phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
7.1.3.1 Phân loại theo chủ thể thực hiện
Có thể chia dịch vụ thành các loại theo chủ thể thực hiện như sau:
Chủ thể là Nhà nước: chủ yếu thực hiẹn các dịch vụ công ích như y tế,
đào tạo, an ninh, bưu điện, giáo dục, quỹ tín dụng, hành chính pháp lý,
quân đội.
- Chủ thể các tổ chức xã hội: thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng, nâng cao dân trí, khuyến nông, các hoạt động của các tổ
chức từ thiện.
- Chủ thể là các đơn vị kinh doanh: thực hiện các dịch vụ ngân hàng,
hàng không, khách sạn, bảo hiểm, bất động sản, tư vấn.
Dịch vụ có thể chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc có

246
thể do nhiều chủ thể cùng thực hiện. Mỗi chủ thể sẽ cung ứng dịch vụ
theo một định hướng khác nhau, dịch vụ do các đơn vị kinh doanh thì sẽ
hướng đến lợi ích kinh tế cho chính đơn vị mình còn nếu do Nhà nước
hay các tổ chức xã hội thực hiện thì sẽ hướng đến lợi ích cho người dân,
cộng đồng, xã hội.
7.1.3.2 Phân loại theo quá trình mua bán hàng hóa
Có thể chia dịch vụ thành ba hình thức mua bán hàng hóa như sau:
- Trước khi bán hàng
Những dịch vụ được cung cấp ở hình thức trước khi bán hàng thường
là các dịch vụ về thông tin, hoạt động quảng cáo, chào hàng, triển lãm hàng
hóa, trưng bày giới thiệu sản phẩm v.v. với nhiệm vụ thu hút khách hàng
để dễ tiêu hụ hàng hóa.
- Trong khi bán hàng
Bao gồm những dịch vụ giới hiệu hàng hóa, tính năng, tác dụng của
sản phẩm, hướng dẫn khách hàng trong việc lựa chọn, vận chuyển, bảo
quản sản phẩm, ký kết hợp đồng, thanh toán v.v. Thực hiện các dịch vụ
này giúp cho khách hàng được sử dụng thuận tiện hơn hàng hóa mua và
đáp ứng một số yêu cầu khác về vận chuyển hay phương thức thanh toán.
- Sau khi bán hàng
Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang
trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa
không chỉ cần chú trọng đến các hoạt động trước và trong khi bán mà còn
phải quan tâm đến cả các hoạt động và dịch vụ sau khi bán hàng, điều
này đang được xem là vũ khí chiến lược của nhiều doanh nghiệp. Các
dịch vụ sau khi bán hàng bao gồm dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ
bảo hành, dịch vụ hậu mãi, sửa chữa sản phẩm v.v. được xem như chìa
khóa bí mật của mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ cung ứng một
loại dịch vụ sau bán hàng khác nhau nhằm níu kéo, giữ chân khách hàng
cũng như làm phương thức tối ưu trong việc tìm kiếm các khách hàng mới
cho doanh nghiệp.
7.1.3.3 Phân loại theo đặc điểm
Thứ nhất, có thể phân loại dịch vụ theo nguồn gốc: dịch vụ xuất phát
từ con người hay máy móc. Các dịch vụ có nguồn gốc từ con người bao
gồm: dịch vụ có năng lực chuyên nghiệp (tư vấn, kế toán, quản lý,…), dịch
vụ chuyên gia lành nghề (sửa chữa máy móc, thiết bị,…), dịch vụ nhân lực

247
không có tay nghề (quét dọn vệ sinh…). Dịch vụ có nguồn từ máy móc
bao gồm: dịch vụ cần máy móc tự động (máy bán tự động, máy rửa xe tự
động,…), dịch vụ cần thiết bị điều khiển của con người (máy bay, máy vi
tính,…). Trong cùng một ngành dịch vụ cụ thể, những nhà cung cấp khác
nhau có thể sử dụng nhiều thiết bị khác nhau.
Thứ hai, có thể phân loại dịch vụ dựa trên sự tồn tại của khách hàng
ngay thời điểm cung ứng dịch vụ. Việc cung ứng dịch vụ vẫn có thể xảy ra
ngay cả khi không có sự hiện diện của khách hàng vì lúc đó đối tượng tiếp
cận với dịch vụ là tài sản hoặc thông tin của khách hàng.
Thứ ba, có thể phân loại dựa trên động cơ mua dịch vụ. Dịch vụ
có tác dụng thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp (dịch vụ công việc) hay thỏa
mãn nhu cầu cá nhân (dịch vụ cá nhân). Thông thường, chi phí cho dịch
vụ cá nhân và dịch vụ công việc là không giống nhau. Bên cạnh đó, cũng
có những tổ chức phục vụ dịch vụ rất khác nhau dựa trên động cơ bán của
người cung ứng dịch vụ (hoạt động thương mại hay phi thương mại) hay
hình thức cung ứng dịch vụ (cá nhân hay cộng đồng).
Thứ tư, có thể phân loại dịch vụ theo mục tiêu của nó, bao gồm dịch
vụ lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận hay theo quyền sở hữu thuộc tư nhân hay
cộng đồng, hai đặc điểm này cũng sẽ tạo ra các kiểu tổ chức dịch vụ không
giống nhau.
7.1.3.4 Phân loại theo công dụng
Theo công dụng, dịch vụ được phân thành hai loại là dịch vụ sản
xuất và dịch vụ tiêu dùng. Dịch vụ sản xuất bao gồm những dịch vụ chủ
yếu phục vụ đầu vào của quá trình sản xuất cho các ngành khác, chẳng hạn
như hỗ trợ kinh doanh, viễn thông, vận tải, tài chính v.v. Trong khi đó, dịch
vụ tiêu dùng lại phục vụ việc cung ứng sự trải nghiệm cho người sử dụng
cuối cùng như giáo dục, nghe nhìn, y tế, du lịch v.v.
7.1.3.5 Phân loại theo lĩnh vực
Xuất phát đặc thù của lĩnh vực, ngành nghề có thể chia dịch vụ thành
các nhóm ngành như dịch vụ kinh doanh; dịch vụ xây dựng và kỹ thuật có
liên quan; dịch vụ thông tin liên lạc; dịch vụ giáo dục; dịch vụ phân phối;
dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ y tế; dịch vụ du lịch; dịch vụ
vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao và các dịch vụ khác.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì dịch vụ được phân
loại thành 12 khu vực và 155 tiểu khu vực.

248
Bảng 7.1: Bảng phân loại các ngành dịch vụ trong WTO
Số lượng phân
STT Ngành
ngành
I Dịch vụ kinh doanh 46
1 Dịch vụ chuyên ngành 11
2 Dịch vụ liên quan đến máy tính 5
3 Dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D) 3
4 Dịch vụ bất động sản 2
5 Dịch vụ cho thuê không qua môi giới 5
6 Dịch vụ khác 20
II Dịch vụ truyền thông 23
1 Dịch vụ bưu chính 1
2 Dịch vụ đưa thư 1
3 Dịch vụ viễn thông 15
4 Dịch vụ nghe nhìn 6
III Dịch vụ xây dựng 9
1 Tổng công trình xây dựng nhà cao ốc 1
2 Tổng công trình xây dựng các công trình dân sự 1
3 Công việc lắp đặt 2
4 Công việc hoàn thiện và kết thúc xây dựng 1
5 Các dịch vụ khác 3
IV Dịch vụ phân phối 5
1 Dịch vụ của đại lý ăn hoa hồng 1
2 Dịch vụ bán buôn 1
3 Dịch vụ bán lẻ 2
4 Dịch vụ nhượng quyền 1
V Dịch vụ giáo dục 5
1 Dịch vụ giáo dục tiểu học 1
2 Dịch vụ giáo dục trung học 1
3 Dịch vụ giáo dục đại học 1
4 Dịch vụ giáo dục người lớn 1
5 Các dịch vụ khác 1
VI Dịch vụ môi trường 3
1 Dịch vụ thoát nước 1

249
2 Dịch vụ thu gom rác 1
3 Dịch vụ vệ sinh 1
VII Dịch vụ tài chính 16
1 Dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm 4
2 Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác 12
VIII Dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội 3
1 Dịch vụ bệnh viện 1
2 Dịch vụ y tế khác 1
3 Dịch vụ xã hội 1
IX Dịch vụ du lịch và lữ hành 4
1 Dịch vụ khách sạn và nhà hàng 2
2 Dịch vụ đại lý lữ hành và khai thác tour 1
3 Dịch vụ hướng dẫn du lịch 1
X Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao 4
1 Dịch vụ giải trí 1
2 Dịch vụ đại lý bán báo 1
3 Thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn 1
hóa khác
4 Các dịch vụ thể thao và giải trí khác 1
XI Dịch vụ vận tải 33
1 Dịch vụ vận tải biển 5
2 Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa 6
3 Dịch vụ vận tải hàng không 5
4 Dịch vụ vận tải vũ trụ 1
5 Dịch vụ vận tải đường sắt 5
6 Dịch vụ vận tải đường bộ 5
7 Dịch vụ vận tải đường ống dẫn 2
8 Dịch vụ phụ trợ cho tất cả loại hình vận tải khác 4
(Nguồn: WTO, 1991)
Theo các nhà kinh tế, cũng có thể căn cứ vào tính chất của thương
mại dịch vụ để phân loại thành hai loại là dịch vụ thương mại nhằm mục
đích kinh doanh để thu lợi nhuận như dịch vụ thương nghiệp, dịch vụ
tài chính, dịch vụ tư vấn, dịch vụ viễn thông… và dịch vụ không mang

250
tính thương mại như những dịch vụ thực hiện không nhằm mục đích kinh
doanh và phi lợi nhuận như các dịch vụ cộng đồng do các tổ chức đoàn thể
xã hội, các cơ quan Nhà nước thực hiện.
7.1.3.6 Phân loại theo đối tượng phục vụ
Theo Trần Văn Chữ, dựa trên đối tượng phục vụ có có thể phân loại
dịch vụ thành hai loại:
- Dịch vụ có tính chất cá nhân phục vụ đời sống vật chất, văn hóa,
tinh thần cho con người như các dịch vụ ăn uống, đi lại, làm đẹp, v.v.
- Dịch vụ có tính chất xã hội hay còn gọi là dịch vụ công sẽ đáp ứng
nhu cầu đời sống xã hội như các dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, du lịch
văn hóa, dịch vụ hành chính v.v. Các phúc lợi xã hội là nguồn đầu tư chủ
yếu cho loại hình dịch vụ này.
Ngoài ra, ở góc độ tài chính thì cũng có thể phân loại dịch vụ thành
dịch vụ phải trả tiền và dịch vụ miễn phí hay theo góc độ chiều sâu dịch
vụ thì có dịch vụ xử lý thông tin, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ cung
cấp phần mềm máy tính, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ chiến
lược kinh doanh v.v.
7.2 Kinh tế dịch vụ
Kinh tế dịch vụ được hiểu là phạm trù kinh tế dùng để chỉ một trong
các khu vực của tổng thể một nền kinh tế (nông nghiệp - công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ).
Kinh tế dịch vụ được phân loại thành hữu hình và vô hình. Trong đó,
hữu hình là thông qua lao động có tính phi sản xuất vật chất nhất định để
phục vụ sản xuất tạo giá trị phụ thêm cho sản phẩm như quảng cáo, đóng
gói, vận chuyển v.v. Còn vô hình là những đặc thù cung cấp công vụ cần
thiết cho sản xuất và tiêu dùng, không trực tiếp tạo ra giá trị như bảo hiểm,
y tế, dịch vụ công v.v…
Cùng với sự tiến bộ của sản xuất xã hội với xu hướng toàn cầu hóa
của nền kinh tế thì tỷ trọng của kinh tế dịch vụ không ngừng tăng lên, song
song với xu thế quốc tế hóa giúp kinh tế dịch vụ ngày càng được mở rộng
và phát triển.
Theo các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế dịch vụ bao gồm các hoạt
động phục vụ cho các giai đoạn của quá trình sản xuất (sản xuất, trao đổi,
phân phối, tiêu dùng) với tư cách là một bộ phận lao động xã hội. Khi nền
kinh tế của một quốc gia mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế thì mọi lĩnh vực
hoạt động đều phát triển nhanh chóng và đa dạng hơn, kéo theo sự phát
triển của các ngành dịch vụ khác. Xét cho cùng thì các hoạt động dịch vụ

251
cũng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội của các vùng miền
trong nước và mở rộng đến các quốc gia trên thế giới.
7.3 Vị trí và vai trò của dịch vụ trong phát triển kinh tế
7.3.1 Ví trí của dịch vụ
Dịch vụ đã và đang có vị trí quan trọng đóng góp chung vào nền
kinh tế quốc dân trên cả hai tiêu chí cơ cấu trong tổng lực lượng lao động
xã hội và tỷ trọng trong cơ cấu GDP. Theo bảng số liệu thống kê từ Ngân
hàng Thế giới - The World Bank, tỷ lệ GDP theo khu vực trên thế giới năm
2010 chiếm hơn 62.7% cơ cấu GDP và gia tăng đến năm 2020 là hơn 64%,
bình quân đạt 63.75%. Trong đó, với các nước kém phát triển, nước nghèo
khu vực dịch vụ chiếm bình quân 40% cơ cấu GDP và trên 53% tại những
nhóm nước có mức thu nhập trung bình cao trở lên, đối với các nước G7,
dịch vụ chiếm khoảng 69% cơ cấu GDP trong suốt giai đoạn 2010-2020.
Bảng 7.2: Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP giai đoạn
2010 - 2020
ĐVT: %
% GDP % GDP
% GDP
Nông Công
Các nhóm quốc gia Dịch vụ
Nghiệp nghiệp
2010 2020 2010 2020 2010 2020
Đông Á và Thái Bình Dương 5.5 5.9 37.5 35.3 57.0 58.8
Châu Âu và Trung Á 2.1 2.0 33.9 32.8 64.0 65.2
Mỹ La tinh và Caribê 4.7 6.5 39.6 25.9 55.7 67.6
Trung Đông và Bắc Phi 5.8 5.2 47.9 37.4 46.3 57.4
Bắc Mỹ 1.1 1.0 23.7 22.3 75.2 76.7
Nam Á 17.5 18.0 36.0 31.9 46.5 50.1
Tiểu vùng Sahara châu Phi 15.7 18.5 33.2 32.8 51.1 48.7
Thu nhập thấp 23.8 27.6 33.4 34 42.8 38.4
Thu nhập trung bình thấp 15.4 16.4 38.0 34.4 46.6 49.2
Thu nhập trung bình cao 6.9 6.9 42.7 37.1 50.4 56
Thu nhập cao 1.3 1.2 29.7 28.5 69.0 70.3
Thế giới 3.9 4.3 33.4 30.9 62.7 64.8
(Nguồn: The World Bank, 2020 [84])

252
Dịch vụ có quan hệ hỗ trợ với các khu vực kinh tế khác như công
nghiệp và nông nghiệp. Vì nó vừa phụ thuộc vào sự phát triển của các
ngành sản xuất đồng thời cũng được xem là nhân tố quan trọng cho sự
phát trển các ngành kinh tế quốc dân khác. Sự phát triển của ngành dịch
vụ luôn được đặt trong quan hệ hữu cơ với các bộ phận khác trong cơ cấu
kinh tế quốc dân. Nó được xem như cầu nối quan trọng giữa sản xuất và
tiêu dùng. Các ngành sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ phát triển hỗ
trợ nhau nhằm thoả mãn các nhu cầu xã hội giúp nền kinh tế quốc dân phát
triển hài hòa và bền vững.
Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu cơ cấu của khu vực dịch vụ
như theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, khu vực thị trường, thành phần kinh
tế, tổ chức hay hình thái kinh doanh. Trong đó, phân loại theo ngành và
lĩnh vực kinh doanh có vị trí quan trọng nhất thể hiện được mối quan hệ
giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Cơ cấu dịch vụ hình thành do kết quả của quá trình phân công lao
động xã hội phản ánh cơ cấu và quan hệ cung cầu hàng hóa - dịch vụ
trên thị trường. Cơ cấu sản xuất và nhu cầu quyết định cơ cấu ngành và
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, được hình thành và điều chỉnh qua trạng
thái cân bằng động của quan hệ cung cầu trên thị trường và các nhân
tố về sự phát triển giữa các quan hệ kinh tế xã hội của quốc gia và mỗi
vùng lãnh thổ.
7.3.2 Vai trò của dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế
Dịch vụ dù mang tính vô hình nhưng đóng vai trò quan trọng để thúc
đẩy mọi hoạt động của nền kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa trên thị trường
hiện nay chủ yếu xuất phát từ quá trình quốc tế hóa của ngành dịch vụ. Có
thể kể đến như dịch vụ công, vận tải, viễn thông, tài chính hỗ trợ cho tất
cả các loại hình kinh doanh. Các dịch vụ thuộc giáo dục, y tế, đào tạo, giải
trí có ảnh hưởng tới chất lượng lao động trong các công ty tổ chức. Dịch
vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ chuyên ngành cung cấp những kỹ năng
chuyên môn để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty. Những dịch
vụ mà Chính phủ cung cấp cũng quyết định đến hiệu quả kinh doanh cho
các công ty, doanh nghiệp hoạt động.
Nhờ vào sự phát triển internet, công nghệ thông tin cũng giúp cho
ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng trong những năm qua, tiếp tục dẫn
đầu cơ cấu GDP trong nền kinh tế. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, ngành

253
thương mại dịch vụ đạt con số hàng nghìn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của thương mại
hàng hóa. Thị phần trong thương mại dịch vụ thế giới của các nước đang
phát triển ngày càng tăng, trong đó tăng nhanh nhất là xuất khẩu “những
dịch vụ khác”, như dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và nghề nghiệp, viễn thông,
tài chính, xây dựng, văn hóa, giáo dục, y tế,… Bên cạnh đó, xét theo khía
cạnh môi trường thì dịch vụ cũng được coi là một ngành công nghiệp sạch
được khuyến khích và ưu tiên phát triển nhiều hơn so với các ngành thuộc
lĩnh vực khác.
Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng đóng nhiều vai trò quan trọng về mặt
xã hội, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã góp phần
tạo ra công ăn việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong xã hội,
hơn 90% việc làm mới trên toàn cầu, kể từ giữa thập niên 1990 là khu
vực dịch vụ. Các công ty dịch vụ cũng tạo cơ hội việc làm cho các sinh
viên tốt nghiệp và những người chỉ mới tốt nghiệp phổ thông khó kiếm
việc làm, nhờ đó ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám ở những nước
kém phát triển.
Hơn thế nữa, dịch vụ đóng vai trò to lớn trong việc giải phóng nguồn
lao động nữ, một lực lượng lao động quan trọng mà các nước phát triển
đang có xu hướng tiến tới nhằm hướng tới bình đẳng giới trong xã hội,
nâng cao chất lượng sống cộng đồng. Số liệu của Ngân hàng Thế giới (The
World Bank) đã cho thấy tỷ lệ tham gia lao động trong nhóm ngành dịch vụ
của lao động nữ ở các nước có thu nhập cao nhiều hơn so nam giới, chiếm
bình quân 86%. Phụ nữ có ưu thế hơn trong một số ngành liên quan đến
dịch vụ như y tế, giáo dục.
Bảng 7.3: Tỷ lệ tham gia lao động phân loại theo giới tính trong lĩnh
vực dịch vụ giai đoạn 2015 - 2020
ĐVT: %
Male Female
Các nhóm quốc gia
2015 2020 2015 2020
Đông Á và Thái Bình Dương 40.0 43.5 52.4 57.5
Châu Âu và Trung Á 56.2 57.4 78.6 79.9
Mỹ La tinh và Caribê 53.7 55.7 80.6 81.3
Trung Đông và Bắc Phi 54.1 55.6 65.3 70.1

254
Bắc Mỹ 68.6 68.8 90.4 90.4
Nam Á 34.0 36.0 22.3 26.0
Tiểu vùng Sahara châu Phi 32.2 33.6 37.4 39.7
Thu nhập thấp 28.7 30.3 27.1 29.5
Thu nhập trung bình thấp 36.6 38.6 39.2 43.2
Thu nhập trung bình 42.8 46.4 58.1 62.6
Thu nhập cao 63.8 64.5 86.8 87.2
Thế giới 42.9 45.1 56.2 59.2
(Nguồn: The World Bank, 2020, [84])
Có thể nói rằng, dịch vụ có mặt ở mọi mặt của cuộc sống, khắp các
thị trường, mọi lúc mọi nơi phục vụ từ lợi ích cá nhân đến những nhu cầu
hiện đại cao như thông tin internet, tài chính bảo hiểm, thương mại điện
tử,… giúp cho xã hội tiết kiệm được thời gian và giúp mỗi cá nhân con
người làm việc hiệu quả, có cuộc sống chất lượng hơn.
7.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ
Dịch vụ là một bộ phận của nền kinh tế, chính vì các nhân tố như vốn
đầu tư, nhân lực, công nghệ, tốc độ tăng trưởng,… đều có ảnh hưởng đến
sự phát triển của ngành.
7.4.1 Thu nhập và sự phân phối tài sản
Theo quy luật của Engel: “Khi thu nhập tăng lên, tỷ lệ phần trăm thu
nhập chi cho thực phẩm giảm trong khi tỷ lệ chi cho các hàng hóa khác
tăng lên”. Điều này có thể hiểu khi nguồn thu tăng thì những nhu cầu cơ
bản giảm, nhu cầu về các sản phẩm cao cấp hơn sẽ tăng lên, từ đó thúc đẩy
sự phát triển của các ngành dịch vụ [10]. Đây cũng là lý do cho việc ở các
nước đã phát triển khu vực dịch vụ luôn tăng trưởng cao hơn so với các
nhóm nước kém phát triển.
Tuy nhiên, nếu toàn bộ tài sản trong một nước chỉ nằm trong tay một
số đối tượng hoặc nhóm đặc quyền trong khi đại đa số người dân vẫn sống
ở mức nghèo đói thì nhu cầu về ngành dịch vụ vẫn sẽ rất thấp.
7.4.2 Lượng thời gian trống
Khi lượng thời gian trống của một cá nhân tăng lên thì nhu cầu tiêu
thụ thời gian đó vào các hoạt động tiêu khiển, đáp ứng sở thích cá nhân

255
sẽ tăng lên, ví dụ như sẽ tìm đến những dịch vụ vui chơi giải trí, thư giãn,
thoả mãn nhu cầu cá nhân. Đặc biệt ở những nước phát triển, xu hướng này
dễ nhận ra khi số giờ làm việc đang ngày càng giảm đi, người lao động có
nhiều thời gian rảnh rỗi hơn nên thường sử dụng thời gian đó cho các hoạt
động du lịch, mua sắm, thư giãn, giải trí,… Ngành du lịch - đặc biệt kể từ
khi có luật nghỉ vẫn tính lương ra đời năm 1938 đã giúp ngành dịch vụ giải
trí phát triển ngày càng mạnh.
7.4.3 Lượng dân số ăn theo
Nhân tố này ảnh hưởng đến sự phát triển từ hai lĩnh vực dịch vụ lớn
là giáo dục và y tế. Nhờ những tiến bộ từ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong
giáo dục và y tế mà hiện nay con người ngày càng trở nên thông minh và
tuổi thọ trung bình cũng cao hơn so với nhiều thập kỷ trước đây, đặc biệt tại
các nước phát triển tuổi thọ trung bình luôn cao hơn so với các quốc gia kém
phát triển do có công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ cùng
với nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cung cấp cho người dân được cung
ứng những dịch vụ chất lượng cao, đời sống người dân từ đó được cải thiện.
7.4.4 Hộ gia đình có nguồn thu nhập từ cả vợ và chồng
Trong một gia đình, nếu cả hai vợ chồng đều đi làm thì nguồn thu
nhập được tăng gấp đôi, khi đó họ có nguồn tài chính dư và cũng sẽ dẫn
đến việc tiêu các sản phẩm dịch vụ cao hơn như du lịch, mua sắm,… Nhu
cầu dịch vụ cao cấp này xảy ra một phần cũng do thời gian làm việc nhiều
khiến thời gian trở nên quý báu hơn và họ dành thời gian phục vụ nhu cầu
bản thân nhiều hơn.
7.5 Xu hướng phát triển dịch vụ của thế giới
Trong thời đại hiện nay, ngành dịch vụ đang ngày càng đóng vai trò
quan trọng đến sự phát triển kinh tế của cả thế giới và các nền kinh tế quốc
gia. Qua từng thời đại phát triển, ngành dịch vụ ngày càng dần thay đổi để
thích hợp hơn với yêu cầu của con người.
- Kinh tế thế giới đang chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ
Ngày nay, cả thế giới đang dần bước sang một nền kinh tế mới có thể
gọi là nền kinh tế dịch vụ và từ khóa này đã được xuất hiện ở Mỹ khoảng
40 năm trước bởi Victor R. Fuchs (1968) [13].
60% GDP của thế giới đến từ các ngành dịch vụ [25]. Đặc biệt tại
những nước phát triển, tỷ trọng GDP khối ngành dịch vụ ra ngày càng gia

256
tăng, các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Quốc tế (OECD) đóng
góp 70% GDP [31]. Ở các nước và vùng lãnh thổ khác như Hồng Kông
90%; Mỹ 80%; Nhật Bản 74%; Pháp 73%; Anh và Canada là 71%. Đối với
các nền kinh tế Mỹ La tinh như Brazil, Argentina cũng đóng góp trên 50%.
Một số nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á như Singapore, Đài
Loan và Malaysia đóng góp trên 60%. Dịch vụ cũng đóng góp 48% GDP
của Ấn Độ và 40% GDP của Trung Quốc [25]. Sự thay đổi này cho thấy
giá cả của các sản phẩm công nghiệp đang có xu hướng giảm so với giá cả
các sản phẩm dịch vụ, người tiêu dùng hiện nay đã chi nhiều hơn cho các
sản phẩm dịch vụ thay vì hàng hóa.
Có thể thấy, cơ cấu lao động hiện nay chiếm tỷ trọng cao nhất cũng ở
khu vực dịch vụ. Ở giai đoạn 2000-2004, cơ cấu lao động ở nhóm dịch vụ
thuộc 07 nước công nghiệp phát triển (G7) đã tăng 6% so với cuối những
năm 2000 [12]. Trong khi đó, ở những nước kém phát triển cơ cấu lao động
chủ yếu thuộc khu vực nông nghiệp, chính vì thế làm cho ngành dịch vụ ở
các nước phát triển chiếm ưu thế hơn cả.
Ngành dịch vụ được phát triển dựa trên hai nền tảng chính là toàn
cầu hóa và kinh tế tri thức được thúc đẩy bởi các thành tựu khoa học kỹ
thuật. Hai nền tảng này làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng, xu
hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối với ngành dịch vụ. Khi
nền kinh tế càng phát triển, xu hướng tiêu dùng đối với dịch vụ ngày càng
nhiều và lớn hơn so với hàng hóa. Con người có nhu cầu nhiều hơn đối với
các sản phẩm phi vật chất của dịch vụ như giáo dục, giải trí và thẩm mỹ.
Nếu xếp theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1943) thì nhu cầu sử
dụng dịch vụ thuộc những bậc nhu cầu cao hơn về quan hệ xã hội, nhu cầu
được tôn trọng và nhu cầu hoàn thiện.
Xu hướng kinh doanh cũng dần thay đổi để thích hơn với nhu cầu
đòi hỏi trên của con người. Các công ty thay vì trước đây chỉ tập trung phát
triển nay lại tập trung nhiều hơn vào việc cung ứng sản phẩm dịch vụ với
hàm lượng trí tuệ cao như kiểu dáng, mẫu mã, ứng dụng phần mềm, phát
minh máy móc thông minh và các sản phẩm dịch vụ chăm sóc về phần tâm
hồn con người. Khả năng phát triển của các công ty trong những lĩnh vực
dịch vụ mà có hàm lượng trí tuệ cao này gần như không bị hạn chế. Theo
Michael Portter (1990) đã chỉ ra, sản phẩm cạnh tranh hiện nay chủ yếu
dựa trên tính độc đáo, sáng tạo của sản phẩm dịch vụ chứ không phải các
yếu tố đầu vào hay vốn đầu tư.

257
Ngoài ra, các chính sách của từng quốc gia hiện nay cũng đã thay
đổi để thích ứng với bối cảnh kinh tế xã hội toàn cầu. Đầu tiên, các chính
phủ khuyến khích những ngành dịch vụ mũi nhọn phát triển làm động lực
cho nền kinh tế, hơn thế nữa còn quan tâm đến việc cung ứng tốt hơn các
loại hình dịch vụ xã hội như y tế, môi trường và an sinh xã hội cho người
dân. Tiếp đến, dưới sức ép của hiệu quả kinh tế, các chính phủ sẽ phải mở
cửa các ngành dịch vụ trong nước. Phát triển và tự do hóa ngành dịch vụ
nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng đang trở thành chính sách ưu
tiên của các nước.
Khác với nền kinh tế dịch vụ truyền thống chỉ dựa trên một số lợi
thế vật chất như cảng biển để phát triển giao thông vận tải hay cảnh quan
thiên nhiên để phát triển du lịch,… nền kinh tế dịch vụ hiện đại ngày nay
phát triển tập trung hơn theo hướng kinh tế tri thức (Knowledge - based
economy), những ngành dịch vụ có sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao sẽ
thống trị lĩnh vực dịch vụ và tạo ra phần lớn giá trị gia tăng cho nền kinh tế
và ngược lại. Vì vậy, kinh tế dịch vụ hiện đại giống với kinh tế tri thức phát
triển dựa vào sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin.
- Công nghệ thông tin thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển
Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đang là tiền đề cho sự
phát triển ngành dịch vụ tri thức. Đối với ngành dịch vụ thì các chi phí
liên quan đến yếu tố nguyên vật liệu đầu vào gần như không đáng kể, ví
dụ như ngành sản xuất phần mềm máy tính, trang web thì chi phí phần lớn
nằm ở thiết kế và sáng tạo [31]. Hàm lượng tri thức và công nghệ trong
sản xuất càng cao giúp cho nhiều loại hình dịch vụ, kể cả những dịch vụ
truyền thống được cung cấp và tiêu dùng nhiều hơn. Ví dụ như các công ty
lữ hành có thể cung cấp thông tin về các chuyến đi, nơi lưu trú, dịch vụ đi
kèm khác cho khách hàng thông qua internet; công ty, doanh nghiệp hiện
nay có thể chuyển từ hình thức bán trực tiếp sản phẩm qua bán trực tuyến
thông qua các sàn thương mại điện tử,… Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
ngày nay giúp các nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của
mình hơn thông qua nhiều kênh trao đổi thông tin khác nhau như tư vấn,
quảng cáo, thương mại điện tử, nhạc phim, ngân hàng điện tử,… tạo điều
kiện cho những ngành dịch vụ này và những ngành dịch vụ bổ trợ khác
phát triển vượt bậc.
Trong khối ngành dịch vụ, dịch vụ kinh doanh và tài chính ngân
hàng (gồm cả bảo hiểm) trở thành hai ngành quan trọng, tạo ra phần lớn

258
giá trị cho toàn ngành, là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế.
Theo OECD, ở giai đoạn 2000-2004, hai ngành này chiếm khoảng 20-30%
giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế so với mức 10-20% của năm 1980[12].
Đối với cơ cấu lao động, trong giai đoạn 1980-1997 lao động trong hai
khối ngành này tăng bình quân 4%/năm và chiếm đến 15% tổng số lao
động làm việc ở các nền kinh tế OECD năm 1997 [31].
- Sản phẩm dịch vụ ngày càng có tính chất của sản phẩm hàng hóa
Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại đã làm thay đổi tính
chất truyền thống của dịch vụ (tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phi vật
thể) thành dịch vụ có tính chất hàng hóa nhiều hơn, có thể lưu trữ và vận
chuyển được đến mọi nơi, có thể sử dụng được trong một thời gian dài,
thậm chí gần như vô hạn. Một số sản phẩm dịch vụ ngày nay như phần
mềm máy tính được sản xuất và bán hàng loạt trên thị trường như các sản
phẩm hàng hóa thông thường. Hay nhờ vào internet, các sản phẩm tri thức
như trang web đã vượt xa tính chất hàng hóa có thể được bán trên các nền
tảng internet, truy cập vô số lần mà không bị hao mòn.
Quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ là một trong những yếu tố
khiến sản phẩm dịch vụ ngày càng giống và mang tính chất hàng hóa nhiều
hơn. Lấy ví dụ với lĩnh vực hệ thống tài chính ngân hàng hiện đại, các yếu
tố đầu vào như thông tin, tài sản, tiền gửi tiết kiệm được cơ cấu lại theo
từng hạng mục nhằm cung cấp các sản phẩm đầu ra như thẻ tín dụng, khoản
vay, bảo lãnh, cổ phiếu, tư vấn và nhiều loại dịch vụ khác theo những tiêu
chuẩn, trình tự, giá cả và chất lượng nhất định như một quá trình sản xuất
hàng hóa thông thường. Ngày nay, sản phẩm dịch vụ cũng có thể được sản
xuất hàng loại như các băng đĩa, phần mềm máy tính để khai thác lợi thế
kinh tế quy mô (economy of scale), hoặc chỉ cần cung cấp một sản phẩm
như trang web nhưng lại được sử dụng bởi rất nhiều người [31]. Nhờ vào
sự tiến bộ của khoa học, công nghệ thông tin các công ty cung ứng dịch vụ
giờ đã có thể sản xuất hàng hóa ở quy mô toàn cầu.
Khi quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ trở nên giống nhau thì
mối quan hệ giữa ngành chế tạo và dịch vụ cũng dần thay đổi. Quan niệm
truyền thống cho rằng dịch vụ chỉ có vai trò hỗ trợ và tạo thêm giá trị cho
ngành chế tạo. Ngày nay, ranh giới giữa ngành chế tạo và dịch vụ đang dần
bị lu mờ trong quá trình sản xuất. Đầu vào dịch vụ của các sản phẩm tạo ra
giá trị nhiều hơn cho hàng hóa và thậm chí còn quyết định đến sự phát triển
của ngành chế tạo. Nhu cầu gia tăng việc tìm kiếm các thông tin, tra cứu

259
trên các nền tảng internet buộc các nhà sản xuất điện thoại hay máy tính
sản xuất ra những sản phẩm hiện đại hơn, có khả năng truy cập nhanh hơn
và phải bao gồm thêm các tính năng khác để có thể xử lý nhiều thứ hơn
trên cùng một thiết bị như chụp hình, nghe nhạc, quay phim, chơi điện tử,
xem phim,… Đối với nhiều nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế đang phát
triển, ngành dịch vụ phát triển là điều kiện để thu hút vốn đầu tư vào các
ngành khác như ngành chế tạo, làm cơ sở tiền đề cho ngành này phát triển.
- Thuê ngoài (Outsourcing) ngày càng tăng trong ngành dịch vụ
Xu hướng các công ty thuê ngoài đang dần trở nên phổ biến hơn và
đang là một trong những yếu tố thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển. Ngày
nay, hầu hết các giai đoạn của quá trình cung ứng dịch vụ đều có thể được
thuê ngoài. Công ty dịch vụ công nghệ thông tin có thể thuê ngoài khâu sản
xuất phần mềm, khâu marketing hay đóng gói vận chuyển sản phẩm. Việc
thuê ngoài không chỉ bó hẹp giữa các công ty trong cùng một quốc gia mà
có thể còn có thể lan rộng ra các nước khác.
Một cuộc điều tra tại Mỹ năm 1997 chỉ ra các công ty có doanh thu
hàng năm trên 80 triệu USD thuê ngoài tới 26% tổng số hoạt động với
tổng chi phí khoảng 85 tỷ USD. Trong đó, công nghệ thông tin là ngành
được thuê ngoài nhiều nhất, chiếm tới 30% tổng chi phí thuê ngoài, tiếp
theo là thuê mướn lao động (16%), marketing (14%) và tài chính (11%).
Các công ty chế tạo chiếm phần lớn, tới 2/3 hoạt động thuê ngoài dịch
vụ [31]. Tại châu Âu, đặc biệt là ở Anh, Pháp và Ý, hoạt động thuê ngoài
trong ngành công nghệ thông tin tăng trưởng chóng mặt, với tổng chi phí
năm đã lên tới 15 tỷ USD. Tại Nhật Bản năm 1997 cho thấy các ngành
đào tạo nghề nghiệp chiếm tỷ lệ đông nhất (20,1% số công ty được hỏi),
hệ thống thông tin (19,7%), chế biến trong sản xuất (17,4%) và kế toán
và thuế (14%) là những ngành dịch vụ mà các công ty có khả năng thuê
ngoài nhiều nhất. [31]
Nhìn chung, công nghệ thông tin là dịch vụ được thuê ngoài nhiều
nhất hiện nay. Chi phí mà các công ty của Mỹ mua lại dịch vụ máy tính
và dịch vụ xử lý dữ liệu từ Philippines và Ấn Độ tăng từ 1 triệu và 7 triệu
USD năm 1992 lên tới 122 triệu và 34 triệu USD tương ứng năm 2001
[41]. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia thực hiện thuê ngoài dịch vụ
công nghệ thông tin hàng đầu của thế giới. Năm 2001, xuất khẩu phần
mềm của Trung Quốc đạt 850 triệu USD còn của Ấn Độ đạt 6,2 tỷ USD
[29]. Công nghệ thông tin cho phép hệ thống công ty được tổ chức theo

260
mạng lưới, trong đó các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau
song có liên quan với nhau có thể phối hợp với nhau hiệu quả như là trong
một công ty [31].
Việc thuê ngoài có thể giúp các công ty giảm chi phí và tăng hiệu quả
công việc, duy trì được khả năng sáng tạo. Việc thuê ngoài cũng giúp công
ty nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nâng cao điểm mạnh chuyên
môn hóa dịch vụ bên trong cũng như giải quyết được những hạn chế về
năng lực ở những mảng khác (những lĩnh vực không nằm trong chuyên
môn) của công ty. Bên cạnh đó, giúp các công ty xây dựng được mạng lưới
sản xuất với quy mô lớn hơn, đảm bảo việc cung ứng dịch vụ không bị đứt
quãng, giúp công ty linh hoạt, chủ động hơn trong các chu kỳ kinh doanh.
- Hoạt động đầu từ nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng
Từ năm 1990 đến năm 2002, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
toàn cầu vào lĩnh vực dịch vụ đã tăng hơn 4 lần. Năm 2002, so với mức
dưới 50% một thập kỷ trước đó, ngành dịch vụ chiếm hơn 60% tổng lượng
vốn FDI toàn cầu. Ngược lại, cũng trong giai đoạn đó tổng lượng FDI vào
ngành chế tạo chỉ tăng gần 3 lần nhưng tăng chậm hơn ngành dịch vụ nên
tỷ lệ FDI vào ngành chế tạo trong tổng lượng FDI đã giảm từ 41% xuống
còn 34% ở thời điểm năm 2002. [27]
Xu hướng FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh xuất hiện do các nhà
cung cấp dịch vụ tăng cường hoạt động thương mại tại các thị trường
nước ngoài. Hiện diện thương mại là phương thức cung cấp dịch vụ
thông qua sự hiện diện của các nhà cung cấp của một nước ở trong lãnh
thổ của nước khác và điều này thường đòi hỏi phải đầu tư vào một hoạt
động dịch vụ nào đó. Theo báo cáo của OECD, FDI vào ngành dịch vụ ở
các nước phát triển tập trung vào các ngành như ngân hàng, viễn thông,
bán lẻ, dịch vụ kinh doanh, khách sạn và nhà hàng vì những ngành này
cần sự hiện diện thương mại để tiến hành hoạt động kinh doanh. Đối với
các lĩnh vực như y tế, giáo dục, các dịch vụ cá nhân và xã hội, lượng FDI
đầu tư vào còn hạn chế.
Do tính khó lưu trữ và điều kiện tiếp xúc giữa người với người
khiến các hoạt động thương mại phải được xuất hiện; sự khác biệt về văn
hóa trong vấn đề sản phẩm dịch vụ nhập khẩu; các rào cản thương mại và
đầu tư; xu thế hội nhập để mở cửa kinh tế,… là những yếu tố thúc đẩy FDI
vào lĩnh vực dịch vụ.

261
- Thương mại dịch vụ quốc tế gia tăng
Trong giai đoạn 1990-1998, dù thương mại dịch vụ của thế giới tăng
6,4%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của thương mại hàng hóa là 5,9%,
nhưng thương mại hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 80% tổng
kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ [31].
Xu hướng gia tăng này thể hiện một số đặc điểm sau:
Một là, sự gia tăng không đồng đều giữa các nền kinh tế, chủ yếu tập
trung ở các nền kinh tế phát triển. Năm 2004, có 20 nền kinh tế phát triển
hàng đầu của thế giới chiếm đến 75% tổng xuất khẩu dịch vụ của thế giới.
Trong đó 39% thuộc về 05 nền kinh tế hàng đầu (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp,
Đức); với Mỹ chiếm 15% tiếp theo là Anh chiếm 8,1% [12]. Thương mại
dịch vụ dường như còn là lợi thế của các nền kinh tế phát triển xét theo cán
cân thương mại.
Hai là, hoạt động thương mại của các ngành dịch vụ gia tăng
không đều. Năm 2005, ngành giao thông vận tải chỉ chiếm 24% tổng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ, du lịch và lữ hành chiếm 29% còn các ngành
còn lại (trong đó có ngành dịch vụ kinh doanh) chiếm tới 48% (so với
mức 35% năm 1980). Trong đó xuất khẩu dịch vụ máy tính và dịch vụ
thông tin tăng nhanh nhất, bình quân 20%/năm, tiếp đó là xuất khẩu dịch
vụ bảo hiểm (17%/năm) và dịch vụ tài chính (9,7%/năm). Xuất khẩu
của các ngành giao thông vận tải, dịch vụ chính phủ, du lịch và lữ hành
và xây dựng đều tăng ở dưới mức bình quân của xuất khẩu dịch vụ nói
chung [12]
Ba là, các phương thức hiện diện thương mại trong thương mại dịch
vụ ngày càng phổ biến. Theo WTO, năm 2006 phương thức 3 - phương
thức hiện diện thương mại chiếm tới 50% hoạt động thương mại dịch vụ,
vượt xa các phương thức thương mại dịch vụ quốc tế khác (phương thức 1:
cung cấp qua biên giới chiếm 35%, phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài
chiếm 10-15% và phương thức 4: hiện diện của thể nhân: 1-2%) [12]. Xuất
khẩu dịch vụ ở Mỹ theo phương thức 3 kể từ năm 1996 đã vượt quá toàn
bộ xuất khẩu dịch vụ theo các phương thức còn lại, và đạt mức chênh lệch
156,7 tỷ USD năm 2001. Còn nhập khẩu dịch vụ theo phương thức 3 của
Mỹ vượt nhập khẩu dịch vụ theo các phương thức còn lại kể từ năm 1989
và đạt mức chênh lệch 165,3 tỷ USD năm 2001 [41].
Công nghệ thông tin thúc đẩy thương mại dịch vụ, tạo điều kiện cho

262
nhiều ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, có khả năng mua bán
được [12]. Dù vậy, do tính chất phức tạp của thương mại dịch vụ so với
thương mại hàng hóa nên khó có thể có những biện pháp tự do hóa đồng
loạt mà chỉ có các biện pháp mở cửa theo ngành.
- Năng suất trong ngành dịch vụ không tăng nhanh
Dù tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ chiếm phần lớn so với các
ngành khác nhưng NSLĐ lại không tăng. Ở một số nền kinh tế, NSLĐ
dịch vụ đóng góp vào nền kinh tế rất hạn chế. Ví dụ như khoảng một nửa
mức tăng năng suất trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở các nước OECD như
Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan, Mỹ và Thụy Điển trong giai đoạn
1990-1997 là do ngành chế tạo đóng góp [31].
Bảng 7.4: Mức tăng năng suất ngành dịch vụ ở các nước OECD giai
đoạn 1990-2001
Ngành Tỷ lệ tăng trưởng năng suất
Toàn nền kinh tế 2,5
Ngành dịch vụ 1,2
Các ngành có mức tăng cao
Trung gian tài chính 4,5
Bưu điện và viễn thông 10
Bán buôn và bán lẻ 2,5
Các ngành có mức tăng thấp
Khách sạn và nhà hàng -0,3
Giáo dục 0,1
Chăm sóc sức khỏe 0,1
Các dịch vụ xã hội và cộng đồng -0,2
Ngành chế tạo 3,7
Chế tạo máy và thiết bị 5,0
(Nguồn: A. Wolfi, 2005, [31])
Nguyên nhân khiến cho năng suất ngành dịch vụ tăng chậm là bởi
đặc thù một số ngành là năng suất thấp, ví dụ như các dịch vụ xã hội cộng
đồng, khách sạn, nhà hàng, y tế, giáo dục,… hoặc khó thống kê do chưa

263
xác định được sự thay đổi của ngành dịch vụ bởi các tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Theo một báo cáo của OECD (1998), trong giai đoạn 1979-1994,
ở một số nước năng suất của ngành dịch vụ phân phối tăng nhanh hơn
năng suất của toàn nền kinh tế, còn mức tăng năng suất của các ngành
giao thông vận tải và viễn thông đạt trên 8% song đây có thể chưa phản
ánh hết mức tăng năng suất thực tế của các ngành này [31].
7.6 Sự phát triển của ngành dịch vụ tại Việt Nam
7.6.1 Khái quát ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Việt Nam
Với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và lãnh đạo Nhà
nước, từ năm 1986 nước ta đã chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chịu sự quản lý của
Nhà nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nên các lĩnh vực dịch vụ đã
có cơ hội phát triển nhanh chóng với quy mô ngày càng lớn, xuất hiện
một số dịch vụ mới ra đời như dịch vụ tiêu dùng cá nhân, dịch vụ cho
sản xuất, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ môi giới, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tài
chính ngân hàng, dịch vụ bưu chính - viễn thông,…
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 đã khẳng
định: “Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh,
đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là trong  lĩnh vực dịch
vụ đã có những bước phát triển mạnh, nhất là các ngành vận tải, bưu
chính viễn thông, du lịch, tài chính ngân hàng, đã góp phần tích cực vào
việc chuyển đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế… cơ cấu
lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong sản
xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và
dịch vụ” [63].
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục tiến trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của khoa học - công
nghệ và đổi mới sáng tạo, với lĩnh vực dịch vụ đã thay đổi theo hướng
hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các khu vực sản xuất và
cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế. Văn kiện Đại hội XIII
nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng
dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là các dịch
vụ có giá trị gia tăng cao” [65].
Có thể nói Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát
triển nhưng kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đã có bước

264
phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả
với sự tham gia từ nhiều thành phần kinh tế. Theo báo cáo của Chính phủ
tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, giai đoạn 2011-2015 ngành dịch
vụ tăng bình quân 6,31%/năm, tỷ trọng dịch vụ trong GDP đạt khoảng
44% vào năm 2015. Đến giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng khu
vực dịch vụ tăng từ 6,6 đến 7,1%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP
đạt khoảng 42% vào năm 2020. Theo Kế hoạch giai đoạn 2021-2025, tốc
độ tăng trưởng khu vực dịch vụ sẽ đạt khoảng 7-7,5%, tỷ trọng khu vực
dịch vụ trong GDP sẽ đạt khoảng 44% vào năm 2025 [69].
Về cơ cấu lao động cũng có sự chuyển đổi tích cực gắn với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2015, tỷ
trọng lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 33,2%, đứng thứ 2 sau
lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 44%. Đến năm 2020, tỷ
lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên 36,3% và chiếm tỷ lệ cao
nhất trong cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp và thủy
sản giảm còn 32,8% [50].
Ngành dịch vụ hiện nay đã đóng góp rất nhiều vào sự tăng trưởng
kinh tế so với trước đây, đã tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm
năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học công nghệ cao như truyền thông,
logistic, công nghệ thông tin, hàng không, tài chính, thương mại điện tử,
du lịch,… Mạng lưới thương mại và dịch vụ ngày càng phát triển trên
phạm vi cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu về phát triển
KT - XH của quốc gia.
Mặc dù ngành dịch vụ ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tích
cực, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho địa phương và cho đất nước nhưng
thị trường dịch vụ Việt Nam hiện nay phát triển vẫn còn nhiều hạn chế,
so về tốc độ tăng trưởng có phần chậm hơn so với các giai đoạn trước.
Các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức, khoa học và công nghệ phát triển
chậm. Các ngành khác có hàm lượng tri thức cao như khoa học và công
nghệ, tài chính tín dụng, y tế còn đóng góp rất nhỏ vào GDP của nền kinh
tế. Hệ thống phân phối sản phẩm còn nhiều bất cập, chưa kết nối thông
suốt, hiệu quả và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ; chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, tính chuyên
nghiệp chưa cao.
Các dịch vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết với nhu

265
cầu của các ngành kinh tế xã hội, chậm đưa vào những ứng dụng đã
nghiên cứu được. Cơ sở vật chất đầu tư cho khoa học công nghệ chưa
tương xứng. Đóng góp của khoa học công nghệ vào sự phát triển kinh tế
xã hội đất nước chưa cao.
Một số lĩnh vực dịch vụ cần thiết như giáo dục, đào tạo quốc
tế, dịch vụ công, bảo hiểm nông nghiệp thủy sản, chăm sóc y tế chưa
được quan tâm khuyến khích. Một số lĩnh vực dịch vụ quốc tế chưa
phát huy được thế mạnh như vận tải quốc tế, viễn thông quốc tế, thanh
toán quốc tế,… vẫn còn khiêm tốn trong việc đóng góp vào GDP của
đất nước.
Tình trạng nhập siêu trong lĩnh vực dịch vụ vẫn không ngừng tăng
qua từng năm và cao hơn cả xuất siêu, tính đến năm 2019 ước tính đạt
19,1 tỷ USD, so với năm 2012 chỉ đạt 3,1 tỷ USD, cao hơn 15% giá
trị xuất khẩu. Duy nhất dịch vụ du lịch xuất siêu lên tới 11,8 tỷ USD
chiếm 71,1% tổng kim ngạch góp phần hạn chế nhập siêu trong lĩnh
vực dịch vụ, còn lại đều nhập siêu, kể cả những dịch vụ quan trọng như
viễn thông, tài chính, bảo hiểm, vận tải,… Trong đó, dịch vụ vận tải
chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 9,1 tỷ USD (chiếm 47,6% tổng kim ngạch).
Ngay trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tuy xuất khẩu dịch vụ cao nhưng tỷ
lệ khách du lịch trên 100 dân số còn thấp so với một số nước và vùng
lãnh thổ trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hongkong, Maylaysia,
Campuchia, Lào,… [98]
Trong lĩnh vực QLNN về dịch vụ và kinh doanh dịch vụ, đội ngũ
cán bộ nước ta có hạn chế về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt thiếu
cán bộ có tầm nhìn chiến lược. Kinh doanh dịch vụ là ngành kinh tế của
một xã hội phát triển, đòi hỏi người kinh doanh cần am hiểu thị trường,
biết thích nghi, năng động và linh hoạt đáp ứng không chỉ môi trường
trong nước, khu vực mà trên phạm vi toàn cầu.
7.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế dịch vụ
tại Việt Nam
Ngành dịch vụ chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó nguồn
nhân lực được xem là yếu tố hết sức quan trọng, tiếp đến là nguồn tài
nguyên thiên nhiên môi trường, vốn đầu tư và một số yếu tố khác như
chủ trương, chính sách của Nhà nước. Những yếu tố này có tác động qua
lại lẫn nhau, có thể biểu diễn theo Hình 7.2 sau:

266
Hình 7.2: Các yếu tố tác động đến sự phát triển của kinh tế dịch vụ
- Nguồn nhân lực
Con người có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến chất lượng dịch vụ.
Theo lý thuyết thay đổi cơ cấu phân bổ lao động của Fisher thì tỷ trọng lao
động nông nghiệp có xu hướng giảm dần (NSLĐ khu vực nông nghiệp tăng
lên nên cầu lao động sẽ giảm, khả năng lao động bị thay thế bởi máy móc
càng cao); Tỷ trọng lao động công nghiệp tăng dần (hàng hóa công nghệ
tăng, quy mô sản xuất tăng, dẫn đến nhu cầu tăng) và đặc biệt là tỷ trọng
lao động dịch vụ sẽ tăng mạnh do nhu cầu dịch vụ của nền kinh tế luôn phát
triển nhanh chóng và tính chất lao động trong lĩnh vực dịch vụ khó thay thế
bằng máy móc. Trong kinh doanh dịch vụ, việc khách hàng tiếp cận dịch vụ
là tuyệt đối cần thiết, không có sự hiện diện của khách hàng sẽ không thể
tồn tại hoạt động dịch vụ, khách hàng là yếu tố khởi đầu cho quá trình tạo ra
dịch vụ, tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh
dịch vụ. Đối với sản xuất vật chất khi chưa có nhu cầu về sản phẩm thì có
thể vận chuyển đến nơi khác, có thể lưu trữ trong kho hay tái chế khi không
sử dụng. Còn đối với sản phẩm dịch vụ khi không có nhu cầu thì sẽ không
xảy ra quá trình sản xuất và sẽ không được tiêu thụ. Trong kinh doanh dịch
vụ, nhân viên sẽ là người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ,
họ có thể là một cá nhân hoặc một nhóm tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm
nhu cầu hoặc marketing với khách hàng để rồi thông qua các cơ sở vật chất
tại nơi cung ứng có thể sản xuất ra sản phẩm dịch vụ để làm thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng với một chất lượng tốt nhất, hoặc lôi kéo sự tham gia của
khách hàng và hoạt động của doanh nghiệp.

267
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước
Lĩnh vực dịch vụ hay bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào khác muốn phát
triển đều phải chịu tác động bởi các chủ trương, chính sách và pháp luật
của Nhà nước. Việc ban hành kịp thời các chủ trương, đường lối, chính
sách đúng đắn sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế dịch
vụ, khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của ngành trong nền kinh
tế quốc dân.
Theo Quyết định số 531/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể
phát triển khu vực dịch vụ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,
ngành dịch vụ đã được định hướng [96]:
- Đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và
năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0 và Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ trên nền tảng công nghiệp
hiện đại, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là
trong các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo
dục, giao thông vận tải, logistic, thương mại, dịch vụ,… Duy trì tốc độ tăng
trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tăng dần tỷ
trọng dịch vụ trong GDP.
- Tập trung phát triển một ngành, sản phẩm dịch vụ có hàm lượng
tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh như: du lịch, phân phối,
công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, logistic, giáo dục, y tế,… Đồng
thời, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất
lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có năng lực
cạnh tranh tầm khu vực và quốc tế.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, trong
khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng
ngành dịch vụ, tăng cường hợp tác giữa các ngành dịch vụ để cùng cạnh
tranh và phát triển.
- Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển các dịch vụ văn hóa, giáo dục,
y tế, dịch vụ việc làm, thể dục thể thao,… theo cơ chế thị trường, đáp ứng
nhu cầu trong nước và từng bước hội nhập quốc tế.

268
- Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị
phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ.
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cần được ưu tiên bố trí cho việc phát
triển, củng cố, nâng cấp, hiện đại hóa có trọng điểm kết cấu hạ tầng quan
trọng như: giao thông, cảng hàng không, cảng biển, viễn thông, tài chính
- ngân hàng, du lịch.
- Mở cửa thị trường dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tăng cường
công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ.
- Khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch
vụ hiện tại và trong tương lai; phân loại các lĩnh vực dịch vụ cần được
bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở
cửa và dành đối xử quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ theo hướng hài hòa giữa các
vùng miền, hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững cùng với nâng cao uy
tín, chất lượng sản phẩm dịch vụ của Việt Nam.
- Nguồn vốn đầu tư
Kinh doanh dịch vụ là một ngành kinh tế năng động, đòi hỏi phải
được đầu tư một cách đồng bộ từ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
giao thông đến các khu vui chơi giải trí, các hoạt động quảng bá thương
mại, khu vực dịch vụ lưu trú và hàng nghìn các dịch vụ hỗ trợ bổ trợ khác
cho hoạt động kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng trình độ kỹ năng, đáp ứng yêu cầu trong
lĩnh vực dịch vụ, do đó cần phải đầu tư vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực. Xuất phát từ những lý do đó mới có thể thấy được tầm quan trọng
của nguồn vốn đầu tư. Thực tiễn cho thấy ở những quốc gia và vùng lãnh
thổ phát triển thì cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật đồng bộ và hiện đại hơn,
từ đó việc cung ứng dịch vụ cũng trở nên tốt hơn, kinh doanh dịch vụ từ đó
cũng đem lại giá trị kinh tế cao hơn như dịch vụ cảng biển, logistic ở Hồng
Kông, Singapore; dịch vụ du lịch ở Thái Lan, Trung Quốc; dịch vụ thẩm
mỹ, điện ảnh ở Hàn Quốc,… Tuy nhiên để có được những giá trị đó cần
một lượng vốn đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật
và nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực du lịch.

269
- Các điều kiện tự nhiên, môi trường
Với những quốc gia có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng, có môi trường sinh thái đa dạng, trong lành thì đây sẽ là
nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng để phát triển các ngành kinh tế. Đối
với lĩnh vực dịch vụ thì nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sẽ có
sức hấp dẫn cho khách hàng không chỉ ở khía cạnh du lịch nghỉ dưỡng
mà còn là trải nghiệm văn hóa, giao lưu học tập, xây dựng các trung tâm
nghiên cứu, bảo hộ sinh vật, ứng dụng khoa học công nghệ của nhiều
lĩnh vực. Ví dụ, với những quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản thì sẽ
phát triển các ngành dịch vụ phục vụ công tác nghiên cứu, đo đạc, chế
biến khoáng sản phục vụ đời sống và đem lại nguồn thu nhập cho người
dân. Với những quốc gia có nguồn tài nguyên biển sẽ có điều kiện phát
triển dịch vụ du lịch biển, đảo, khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ
hàng hải,…
Ngoài các yếu tố kể trên thì văn hóa, môi trường pháp luật, hệ thống
thông tin, cơ chế quản lý của Nhà nước, điều kiện thu nhập, tâm lý, mức
sống của dân cư cũng sẽ tác động đến sự phát triển nhanh hay chậm của
ngành dịch vụ.
7.6.3 Một số nhận định về sự phát triển ngành dịch vụ tại Việt Nam
trong tương lai
Xu hướng phát triển các nền kinh tế trên thế giới hiện nay đang có
sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng của lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là tại các nước
phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, với những nhóm nước kém
phát triển thì lĩnh vực nông nghiệp vẫn là lĩnh vực quan trọng đóng góp
vào GDP quốc gia, tập trung vào mục tiêu về xói đói, giảm nghèo, giải
quyết các vấn đề lương thực, thực phẩm để cải thiện đời sống của nhân
dân. Việc chú trọng vào nông nghiệp cũng không thể đảm bảo rằng lĩnh
vực này sẽ mang lại nguồn thu nhập cao cho xã hội và giúp đất nước
thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, điều này cũng đang xảy ra
với Việt Nam. Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới, trong thế kỷ XXI
nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng cao ở nhóm nước có tỷ trọng dịch
vụ cao. Chính vì vậy, các nước thuộc nhóm kém phát triển cần xác định
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện của đất nước
và xu thế của thế giới.

270
Bảng 7.5: Tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế trong các nhóm nước và
Việt Nam năm 2020
ĐVT: %
Nông Công Dịch
STT Nhóm nước
nghiệp nghiệp vụ
1 Các nước thu nhập cao 1.2 28.5 70.3
2 Các nước thu nhập trung bình 11.65 35.75 52.6
3 Các nước thu nhập thấp 27.6 34 38.4
4 Việt Nam 14.85 33.72 51.43
(Nguồn: Báo cáo GDP - Ngân hàng Thế giới, 2020, [84])
Như vậy, muốn phát triển bằng với các nước đã và đang phát triển
thì lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp cần giảm dần, tỷ trọng dịch vụ
tăng dần. Nhưng tỷ trọng dịch vụ ở Việt Nam hiện nay so với các nước có
thu nhập trung bình và kể cả các nước có thu nhập thấp trên thế giới còn
khá khác biệt, điều đó cho thấy thực trạng về sự chậm phát triển của Việt
Nam, đặc biệt chưa tương xứng với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên,
những lợi thế trong việc thu hút đầu tư của nước ta hiện nay.
7.6.4 Cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam theo hướng đẩy mạnh dịch vụ
Với những dự báo, xu thế phát triển ngành dịch vụ trên thế giới đã
đặt ra những vấn đề lớn cho sự phát triển của ngành dịch vụ tại Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Thứ nhất, quan niệm truyền thống chỉ ra rằng ngành dịch vụ chỉ
có thể phát triển tốt được khi nền kinh tế đạt tới một trình độ phát triển
nhất định [38]. Theo đó, nền kinh tế nông nghiệp sẽ phải trải qua giai
đoạn công nghiệp hóa và dần phát triển nền kinh tế dịch vụ. Thực tiễn
cho thấy, quá trình công nghiệp hóa ở các nước lớn như Ấn Độ và Trung
Quốc đã phải trả bằng những tổn thất vô giá về môi trường. Ngược lại,
với quốc gia có điều kiện hạn chế về nguồn lực, xuất phát điểm thấp như
Singapore vẫn có thể phát triển tốt ngành dịch vụ bằng cách ưu tiên phát
triển lĩnh vực vận tải biển, tài chính và giáo dục. Chính vì thế, phát triển
dịch vụ nói chung cần phải tập trung ưu tiên phát triển một số ngành
mang tính đột phá để tạo ra những hiệu ứng tích cực thay đổi cơ cấu nền
kinh tế theo hướng dịch vụ. Đây cũng chính là cơ hội để nền kinh tế Việt

271
Nam có cơ hội chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ từ chú trọng nông nghiệp
sang chú trọng phát triển dịch vụ.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Liên hợp quốc từng
nhận định Việt Nam nên tập trung phát triển ưu tiên với ba ngành dịch
vụ mũi nhọn là giáo dục - đào tạo, viễn thông và dịch vụ kinh doanh. Do
nguồn lực hạn chế và sự phát triển nhanh của nền kinh tế cho thấy, Việt
Nam cần chú trọng ưu tiên cho dịch vụ ngân hàng và chứng khoán và hai
phân ngành ở mức hẹp hơn là dịch vụ giáo dục và dịch vụ khoa học công
nghệ (khoa học tự nhiên và xã hội). Theo báo cáo, ngành dịch vụ chứng
khoán và ngân hàng cũng là những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh
trong những năm qua, tác động lớn đến sự ổn định phát triển kinh tế vĩ mô.
Kế đó là ngành dịch vụ giáo dục ở bậc đại học và sau đại học phục vụ cung
cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và cùng với ngành dịch vụ
khoa học - công nghệ là những ngành dịch vụ trung gian, các ngành này sẽ
giúp Việt Nam từng bước tiến vào nền kinh tế dịch vụ, nhất là kinh tế tri
thức đang là xu thế phát triển chung của các quốc gia trên thế giới.

272
Chương 8
NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG
PHÂN PHỐI THU NHẬP

8.1 Nghèo đói


8.1.1 Khái niệm
Theo tuyên bố của Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực
tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa
là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh,
không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống
bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an
toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc
trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ
sinh an toàn” [80].
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế Xã hội Khu vực
châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9
năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: “Nghèo khổ
là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ
phát triển KT - XH, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục
ấy được xã hội thừa nhận”.
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh
khái niệm nghèo đói, song ý kiến chung nhất tách riêng đói và nghèo thành
hai khái niệm riêng biệt.
- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn
một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới
mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy
trì cuộc sống.

273
Nhìn chung, khái niệm nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư
bị thiếu thốn về nhiều phương diện như: nhu cầu cơ bản hàng ngày của
cuộc sống, thiếu tài sản, cơ hội tạo và gia tăng thu nhập và dễ bị tổn thương
trước những mất mát.
Vì vậy, để đo lường nghèo đói theo cách tiếp cận đa chiều, cần kết
hợp đồng thời nhiều chiều/chỉ số để nắm bắt được thiếu hụt về các nhu
cầu cơ bản khác nhau, đồng thời cung cấp thông tin toàn diện phục vụ cho
giảm nghèo, tăng cường an sinh và phát triển xã hội. 
8.1.2 Đặc điểm của nhóm các nước nghèo đói
Các quốc gia thuộc nhóm kém phát triển hay nghèo đói thường
không có nguồn lực để phát triển giáo dục hay các điều kiện để phát triển
trong công việc. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về các điều kiện cơ bản trong
cuộc sống như thực phẩm, quần áo và nơi ở cũng khan hiếm.
Theo Liên hợp quốc, một quốc gia kém phát triển hay nghèo đói là
một quốc gia có mức sống tương đối thấp, cơ sở công nghiệp kém phát
triển, các chỉ số phát triển con người (HDI) từ trung bình đến thấp. Chỉ số
này là thước đo so sánh giữa nghèo đói, xóa mù chữ, giáo dục, tuổi thọ và
những yếu tố khác để đánh giá mức độ phát triển các quốc gia trên thế giới.
Ở những quốc gia nghèo đói, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến
và cơ cấu tư bản thấp. Các quốc gia có thu nhập thấp thường có GNP bình
quân đầu người từ 875 đô la trở xuống (năm 2005). [30]
Ở những quốc gia nghèo, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động
công như giáo dục, y tế cũng sẽ kém phát triển hơn so với các quốc gia
khác, chính vì thế những quốc gia nghèo thường cho thấy tỷ lệ tử vong
cao, tỷ lệ số người mắc bệnh điều trị khỏi không cao. Những chỉ số về chất
lượng giáo dục cũng thấp hơn so với các quốc gia khác. Điều này kéo theo
vấn đề an ninh trật tự thấp, số lượng tội phạm gia tăng.
Như vậy, các quốc gia nghèo đói có thể bao hàm một số đặc
điểm như:
- Các nền kinh tế kém phát triển với tỷ lệ thu nhập bình quân đầu
người thấp
- Nền kinh tế dễ bị tổn thương, chỉ số mức độ phát triển về kinh
tế thấp
- Nguồn lực con người nghèo nàn, chỉ số tài sản con người thấp

274
- Cơ sở tài nguyên khan hiếm
- Phương thức sản xuất lỗi thời
- Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh cao
- Trình độ dân trí thấp
- An ninh trật tự kém
8.1.3 Các hình thức đói nghèo
Nghèo đói không chỉ là vấn đề xã hội ở các nước đang phát triển
mà mang tính chất toàn cầu, mỗi quốc gia đều tồn tại một bộ phận dân cư
thuộc tình trạng nghèo đói. Nghèo đói được nhận diện trên hai khía cạnh:
nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối.
8.1.3.1 Nghèo đói tuyệt đối (Absolute Poverty)
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản rất tối thiểu để duy trì cuộc sống như ăn,
mặc, ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại
mà những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển
KT - XH của mỗi nước.
Để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia, các nước thường dựa
vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của World Bank. Năm 2018, WB đưa ra
Chuẩn nghèo xã hội (SPL) để nắm bắt các khía cạnh của đói nghèo và đáp
ứng khuyến nghị của Ủy ban về Nghèo đói Toàn cầu. Về mặt hình thức, có
thể hiểu SPL là thu nhập trung bình hàng ngày hoặc tiêu dùng bình quân
đầu người trong một hộ gia đình và được giới hạn dưới chuẩn nghèo quốc
tế là 1,90 USD/ngày.
Theo đó, SPL kết hợp chuẩn nghèo tuyệt đối 1,90 USD/ngày với một
khoản được dự đoán tương đối tăng khi tiêu dùng hoặc thu nhập trung bình
của một nền kinh tế tăng lên. SPL khác nhau giữa các quốc gia và khác
nhau ngay trong nội tại một quốc gia. Mỗi quốc gia dựa vào điều kiện kinh
tế cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhất định xác định mức thu nhập
tối thiểu của nước mình, do đó mức thu nhập tối thiểu được thay đổi và
nâng dần lên.
Tại Việt Nam, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, từ năm 1993 đến
nay, Chính phủ đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia. Với phương pháp
đo lường nghèo đa chiều, sử dụng kết hợp ngưỡng thiếu hụt tiếp cận dịch
vụ xã hội cơ bản và các chuẩn thu nhập, theo Nghị định số 07/2021/NĐ-

275
CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, Chuẩn nghèo đa
chiều của Việt Nam giai đoạn 2022-2025 như sau [56].
Bảng 8.1: Chuẩn nghèo đa chiều của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2025
Nông thôn Thành thị
Chuẩn hộ - Thu nhập bình quân đầu - Thu nhập bình quân
nghèo người/tháng từ 1.500.000 đầu người/tháng từ
đồng trở xuống 2.000.000 đồng trở
- Thiếu hụt từ 03 chỉ số đo xuống
lường mức độ thiếu hụt dịch - Thiếu hụt từ 03 chỉ số
vụ xã hội cơ bản trở lên đo lường mức độ thiếu
hụt dịch vụ xã hội cơ bản
trở lên
Chuẩn hộ - Thu nhập bình quân đầu - Thu nhập bình quân
cận nghèo người/tháng từ 1.500.000 đầu người/tháng từ
đồng trở xuống 2.000.000 đồng trở
- Thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo xuống
lường mức độ thiếu hụt dịch - Thiếu hụt dưới 03 chỉ
vụ xã hội cơ bản số đo lường mức độ thiếu
hụt dịch vụ xã hội cơ bản
Chuẩn hộ Thu nhập bình quân đầu Thu nhập bình quân
có mức sống người/tháng trên 1.500.000 đầu người/tháng trên
trung bình đồng đến 2.250.000 đồng 2.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng
(Nguồn: Nghị định số 07/2021/NĐ - CP, [56])
Chuẩn nghèo là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt
về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối
tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch
định các chính sách kinh tế - xã hội khác.
8.1.3.2 Nghèo đói tương đối (Relative Poverty)
Nghèo tương đối, hay nghèo so sánh là sự nghèo khổ được xác định
trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập, sự bất bình đẳng
trong phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư
và vùng địa lý. Nghèo tương đối có sự khác biệt tùy theo đặc điểm kinh

276
tế, văn hóa - xã hội, quan niệm của từng quốc gia, khu vực, vùng miền
khác nhau. Trong xã hội luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất,
người nghèo đói tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể ở trình độ phát triển
kinh tế nào.
Như vậy, nghèo tương đối và tuyệt đối là hai khái niệm có nội hàm
không giống nhau. Nếu như nghèo tuyệt đối xuất phát từ mức thu nhập
thấp không cho phép thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu cơ bản tối thiểu của
con người; thì nghèo tương đối lại là kết quả của việc so sánh mức thu
nhập với người khác. Do vậy, nếu quá trình phát triển kinh tế và việc thực
hiện chính sách phân phối thu nhập công bằng hơn sẽ làm cho tình trạng
nghèo tuyệt đối ngày càng giảm nhưng tình trạng nghèo tương đối sẽ còn
tồn tại lâu dài.
8.1.3.3 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Inequality)
Theo OECD (2011), bất bình đẳng thu nhập phản ánh cách thức
các nguồn lực được phân phối trong xã hội [33]. Bất bình đẳng thu nhập
(khoảng cách giàu nghèo) là chênh lệch thu nhập và tài sản giữa các cá
nhân, nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia gây ra ảnh hưởng tiêu cực
đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện tại hầu
hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một nền kinh tế có
sự bất bình đẳng thu nhập quá lớn và kéo dài sẽ kéo theo sự bất bình đẳng
khác về cơ hội và khả năng tiếp cận các nguồn lực sẵn có, tạo ra sự chênh
lệch về trình độ và mức sống, từ đó dẫn đến những hệ lụy liên quan đến
phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Các tiêu chí phản ánh tình trạng bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư sẽ giúp cho
các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thu hẹp
sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
8.1.4 Đánh giá tình trạng nghèo và cải thiện nghèo
8.1.4.1 Đánh giá hiện trạng nghèo
Trong nghiên cứu về người nghèo lâu nay trên thế giới cũng như tại
Việt Nam, việc xác định đối tượng người nghèo thường dựa trên các yếu tố
định lượng, dựa vào thu nhập để xác định “ngưỡng nghèo khổ”.
Chuẩn nghèo thu nhập hiện hành được xác định dựa trên phương
pháp tính toán chi phí cho các nhu cầu tối thiểu của con người (đo bằng
chi tiêu cho lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng tối thiểu
cần thiết để duy trì sinh hoạt bình thường của con người, khoảng 2.100

277
Kcal/người/ngày). Đây là một trong các phương pháp tính chuẩn nghèo
thu nhập được các tổ chức quốc tế khuyến nghị áp dụng cho các nước đang
phát triển, cũng là phương pháp ở nước ta đã áp dụng từ trước đến nay.
Ngưỡng nghèo này được gọi là ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm,
nghĩa là người hoặc hộ có mức thu nhập hoặc chi tiêu không tái tạo được
mức chuẩn năng lượng tối thiểu.
Tuy nhiên, việc áp dụng duy nhất tiêu chí thu nhập để xác định chuẩn
nghèo đã dẫn đến sự phân loại đối tượng, đánh giá mức độ và nguyên nhân
nghèo đói chưa thực sự chính xác vì chưa phản ánh được đầy đủ các nhu
cầu cơ bản cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trong điều kiện
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm đều tăng, dẫn đến giá trị chuẩn nghèo
không còn phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu đảm bảo mức sống tối
thiểu của người dân. Đồng thời, các chính sách giảm nghèo được xây dựng
dựa trên tiêu chí thu nhập chủ yếu nhằm xử lý vấn đề thiếu tiền và khả
năng chi trả dịch vụ, do vậy chưa thực sự tác động đến các nguyên nhân
khác của nghèo đói như vấn đề khó tiếp cận dịch vụ, dịch vụ không có
sẵn hoặc không phù hợp, nhận thức chưa đúng và thiếu chủ động từ phía
người dân.
Vì vậy, từ những năm 70-80 của thế kỷ 20, mức nghèo chung ra đời
được xác định bằng cách kết hợp mức nghèo về lương thực, thực phẩm
như trên (tương đương 70% chi tiêu) với mức chi tiêu cho những nhu cầu
phi lương thực cơ bản (30%) gồm: tiêu dùng, hưởng thụ dịch vụ xã hội và
sở hữu nguồn lực,… Do đó, ngưỡng nghèo theo cách tiếp cận này được gọi
là ngưỡng nghèo chung.
Để đánh giá hiện trạng nghèo của quốc gia, các chỉ tiêu thường sử
dụng như sau:
- Số người hoặc số hộ nghèo đói chung (Overall Poverty): xác định
bởi số người hoặc số hộ có thu nhập dưới mức sống tối thiểu.
- Số người hoặc số hộ nghèo đói lương thực (Food Poverty): xác
định bởi số người hoặc số hộ có thu nhập không bảo đảm được mức năng
lượng tối thiểu (2.100 calories/ngày/người).
- Tỷ lệ người hoặc hộ nghèo đói chung: là tỷ lệ phần trăm số người
hoặc số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn
chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu của một
quốc gia.

278
Công thức tính:
Số người (hoặc hộ) được nghiên cứu có thu nhập
Tỷ lệ nghèo bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo × 100
=
(%)
Tổng số người (hoặc hộ) được nghiên cứu
- Tỷ lệ người hoặc hộ nghèo đói lương thực: tỷ lệ phần trăm của số
hộ hoặc người có thu nhập không đáp ứng được mức năng lượng tối thiểu
(2.100 calories/ngày/người) trên tổng số hộ hoặc người được nghiên cứu
của một quốc gia.
Bảng 8.2: Tỷ lệ nghèo chung và nghèo lương thực của Việt Nam
từ 2002-2009
Tỷ lệ nghèo lương thực,
Tỷ lệ nghèo chung (%)
Năm thực phẩm (%)
Tỷ lệ Thành Nông Tỷ lệ Thành Nông
chung thị thôn chung thị thôn
2002 13,2 5,3 16,6 5,8 4,3 6,4
2004 9,2 3,7 13,5 4,1 2,3 5,4
2006 9,0 3,5 15,7 3,2 2,3 4,1
2008 6,9 3,5 8,8 3,1 2,0 3,8
2009 4,9 3,5 5,6 2,9 1,9 3,4
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, [100])
8.1.4.2 Xu thế cải thiện tình trạng nghèo
Đói nghèo là lực cản đối với sự phát triển bền vững của toàn nhân
loại, vì vậy, đấu tranh chống lại nghèo đói luôn được đặt lên hàng đầu trong
mọi chương trình hành động của quốc gia và quốc tế. Tình trạng nghèo đói
được cải thiện khi các chỉ tiêu về số hộ nghèo đói và tỷ lệ hộ nghèo đói
giảm dần theo thời gian. Các chỉ số này cũng là các chỉ tiêu để đánh giá
mức độ hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo ở các địa phương.
Xóa đói giảm nghèo là quá trình cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần, từng bước đưa bộ phận dân cư nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Giảm nghèo là cách thức thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng,
khu vực và giữa các dân tộc, nhóm dân cư, góp phần thực hiện tăng trưởng
kinh tế bền vững và công bằng xã hội. Đồng thời, giảm nghèo là chuyển
từ tình trạng có ít cơ hội lựa chọn sang có nhiều điều kiện lựa chọn hơn,
hướng đến sự đầy đủ hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
Tuy nhiên, tình trạng nghèo của mỗi cá nhân, hộ gia đình có thể

279
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện sống biệt lập với
cộng đồng, thiếu nguồn lực để tạo thu nhập hoặc do gặp rủi ro trong cuộc
sống,... mọi nỗ lực nhằm cải thiện nghèo đói không thể đồng nhất giữa các
địa phương. Vì vậy, để tiến đến xóa bỏ nghèo đói cần phải thực hiện đồng
bộ chính sách và các nguồn lực hỗ trợ.
Giảm nghèo là quá trình cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
cho bộ phận dân cư nghèo, từng bước đưa bộ phận dân cư này thoát khỏi
tình trạng nghèo đói. Giảm nghèo là cách thức làm giảm số lượng và tỷ lệ
người nghèo trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng,
địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư, góp phần thực hiện tăng trưởng
kinh tế bền vững và công bằng xã hội. Mặt khác, giảm nghèo là chuyển từ
tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang có nhiều điều kiện lựa chọn hơn,
hướng đến sự đầy đủ hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
Việt Nam là một điển hình thành công về tăng trưởng nhanh, giảm
nghèo và phát triển đồng đều. Từ khi Đổi mới đến nay, Việt Nam đã duy
trì liên tục tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển mình từ một trong những
quốc gia thuộc dạng nghèo nhất trên thế giới thành nước thu nhập trung
bình trong vòng một thế hệ. Cả hệ thống chính trị đã nỗ lực thực hiện công
cuộc xóa đói giảm nghèo, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhận được sự
ủng hộ của đông đảo nhân dân, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo vươn lên
khá giả và nhiều địa phương thoát khỏi tình trạng khó khăn để xây dựng
nông thôn mới; đưa Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hoàn
thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa đói giảm nghèo
trước 10 năm, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm
nghèo. Theo đó, giai đoạn 2016-2020, các kết quả giảm nghèo đạt và vượt
mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020, [100])


Hình 8.1: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn 2016-2020

280
Năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, đánh dấu bước quan trọng trong quá
trình chuyển đổi của Việt Nam từ đo lường nghèo theo thu nhập sang đo
lường đa chiều. Theo đó, xác định chuẩn nghèo mới thay thế cho chuẩn
nghèo cũ với các tiêu chí thoát nghèo cao hơn. Chuẩn nghèo xác định theo
10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: y tế,
giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Biểu đồ kết quả tính toán
về nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục Thống kê
thực hiện trong khuôn khổ hoạt động hợp tác với Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc năm 2020 cho thấy:
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở Việt Nam năm 2020 giảm hơn một nửa
so với năm 2016, từ 9,9% năm 2016 giảm xuống còn 4,8% năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị,
nhưng khoảng cách đang giảm dần.
Nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn 2016-2020 được tính toán theo
phương pháp Alkire-Foster bao gồm 5 chiều (giáo dục, y tế, nhà ở, điều
kiện sống, tiếp cận thông tin) và 10 chỉ số (trình độ giáo dục người lớn,
tình trạng đi học trẻ em, tiếp cận dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, chất lượng nhà
ở, diện tích nhà ở bình quân, nguồn nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh, sử
dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin).
8.1.5 Đánh giá tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Bất bình đẳng về phân phối thu nhập biểu hiện với những mức độ
khác nhau, ảnh hưởng đến ổn định xã hội là một thách thức lớn của các
quốc gia hiện nay. Vì vậy, nhằm hướng đến sự tăng trưởng và phát triển
bền vững, việc khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, đặc biệt là
trong phân phối thu nhập trở thành vấn đề cốt lõi của mọi quốc gia.
Các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được sử dụng
phổ biến trong nghiên cứu và phân tích kinh tế bởi hệ số Gini, đường cong
Lorenz, tiêu chuẩn World Bank, hệ số chênh lệch thu nhập và chỉ số phát
triển giới.
8.1.5.1 Đường cong Lorenz
Đường cong Lorenz được biểu thị trong một đồ thị được phát triển từ
năm 1905 bởi Max Otto Lorenz - nhà thống kê người Mỹ, mô tả phân phối
thu nhập thông qua mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập
tương ứng của họ. Trong đó, trục tung là tỷ lệ % thu nhập cộng dồn, trục

281
hoành là tỷ lệ % dân số cộng dồn. Đường chéo của hình vuông (Hình 8.2)
chỉ mức độ bình đẳng hoàn toàn (đường cân bằng hay đường 45o). Đường
45° trong hình cho biết ở bất kỳ điểm nào trên đường này đều phản ánh tỷ
lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm dân số.
Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm dân
số và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong khoảng thời
gian nhất định (thường là 1 năm).
Khoảng cách giữa đường 45o và đường Lorenz cho biết mức độ
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Khi đường cong này càng xa
đường 45o, thì mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập càng lớn và
khi nó càng gần đường 45o thì mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập
càng nhỏ.

Hình 8.2: Đồ thị đường cong Lorenz


Như vậy, theo đồ thị đường cong Lorenz, các trường hợp có thể diễn
ra tại các quốc gia gồm:
+ Khi đường cong Lorenz trùng với đường 45o: Công bằng tuyệt đối
trong phân phối thu nhập.
+ Khi đường cong Lorenz nằm trong khu vực giữa đường 45o và
đường OCD: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Trường hợp này xảy
ra phổ biến ở các quốc gia.
+ Khi đường cong Lorenz ở dạng đường OCD: Bất bình đẳng tuyệt
đối trong phân phối thu nhập.

282
- Ưu điểm của đường cong Lorenz:
+ Phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn
được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân
số đã biết.
+ Cung cấp một cái nhìn trực giác về bất bình đẳng thu nhập.
+ Đường Lorenz trong thực tế luôn nằm giữa đường bình đẳng tuyệt
đối và bất bình đẳng tuyệt đối.
- Hạn chế của đường cong Lorenz:
+ Không lượng hóa được mức độ cụ thể của tình trạng bất bình đẳng,
vì thế phải sử dụng thước đo tiếp theo bằng con số.
+ Trong trường hợp các đường L giao nhau thì khó có được một câu
kết luận nhất quán đối với mức độ bất bình đẳng.
- Cách thức vẽ đường cong Lorenz:
+ Bước 1: Sắp xếp dân cư theo thứ tự có thu nhập tăng dần.
+ Bước 2: Chia dân số thành các nhóm có số dân bằng nhau (thường
chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm được gọi là ngũ phân vị).
+ Bước 3: Tính phần trăm thu nhập quốc dân cộng dồn của phần
trăm dân số cộng dồn tương ứng.
+ Bước 4: Đưa phần trăm thu nhập quốc dân cộng dồn vào trục
tung, % dân số cộng dồn vào trục hoành. Nối các điểm phản ánh %
TNQD cộng dồn của % dân số cộng dồn tương ứng, ta được đường
cong Lorenz.
Ví dụ: Cho số liệu thu nhập của nước X năm 2011 như sau:
Bảng 8.3: Số liệu thu nhập của quốc gia X năm 2011
Đơn vị: %
Nhóm thu nhập
Thấp Trung Cao
Thấp Khá
nhất bình nhất
Tỷ lệ dân số xếp theo thứ tự
20 20 20 20 20
trình độ thu nhập (%)
Tỷ lệ được hưởng trong tổng
6,7 14,1 17,2 25,3 36,7
thu nhập quốc gia (%)
- Cách thức vẽ đường cong Lorenz như sau:

283
1. Chuyển số liệu trong bảng trên sang dạng giá trị cộng dồn ta được
bảng sau:
Bảng 8.4: Giá trị cộng dồn
Nhóm thu nhập
Thấp Trung Cao
Thấp Khá
nhất bình nhất
Dân số cộng dồn (%) 20 40 60 80 100
Thu nhập cộng dồn (%) 6,7 20,8 38 63,3 100
2. Tỷ lệ thu nhập cộng dồn thể hiện trên trục tung. Tỷ lệ dân số cộng
dồn thể hiện trên trục hoành.
3. Vẽ các điểm kết hợp giữa tỷ lệ thu nhập cộng dồn và tỷ lệ dân số
cộng dồn trên đồ thị.
4. Nối các điểm kết hợp để có được đường cong Lorenz.
5. Vẽ đường 45o.
Kết quả có được đồ thị trong hình sau:

Hình 8.3: Đồ thị đường cong Lorenz của quốc gia X


8.1.5.2 Hệ số Gini (Gini Concentration Ratio)
Hệ số Gini được phát triển bởi Corrado Gini - nhà thống kê học
người Ý, được xác định bằng tỷ số giữa phần diện tích tạo bởi đường Lorenz

284
và đường 45o với toàn bộ diện tích tam giác nằm dưới đường 45o (A+B).
Hệ số Gini được tính như sau:

A
G=
( A + B)
Trong đó:
A: diện tích được tạo bởi đường Lorenz và đường 45o.
B: diện tích tam giác nằm dưới đường 45o trừ đi diện tích A.
Theo đó Hệ số Gini (G) được tính theo công thức sau:
G=1-
Trong đó:
- Fi: phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i.
- Yi: phần trăm cộng dồn chi tiêu đến người thứ i.
Hệ số Gini theo cách tính toán trên nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số Gini
càng tiến về phía 0 thì tình trạng bất bình đẳng về phân phối thu nhập càng
nhỏ. Ngược lại, hệ số Gini càng tiến về phía 1 thì tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập càng lớn:
- Hệ số Gini = 0, hoàn toàn bình đẳng trong phân phối thu nhập (công
bằng hoàn toàn).
- Hệ số Gini = 1, hoàn toàn bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
(bất công hoàn toàn).
- Theo WB, hệ số Gini các quốc gia thường nằm trong khoảng từ 0,2
đến 0,6:
+ Hệ số Gini từ 0,2 đến 0,4: phân phối thu nhập tương đối công bằng.
+ Từ 0,4 đến cận 0,5: bất bình đẳng về phân phối thu nhập vừa phải.
+ Hệ số Gini có giá trị lớn hơn 0,5: bất bình đẳng về phân phối thu
nhập lớn.
Đối với những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3
đến 0,5, còn đối với những nước có thu nhập cao hệ số Gini biến động từ
0,2 đến 0,4.
Sau đây là ví dụ tính hệ số Gini theo 5 nhóm thu nhập của dân cư.
Năm nhóm thu nhập được hình thành bằng cách sắp xếp thu nhập bình

285
quân đầu người theo thứ tự tăng dần và chia mỗi nhóm gồm 20% dân số.
Ta có bảng số liệu để tính hệ số Gini như sau:
Bảng 8.5: Hệ số Gini theo nhóm thu nhập của dân cư
Tỷ Tỷ lệ cộng dồn
trọng Tỷ trọng
Thứ tự TNBQ đầu
dân thu nhập Dân Thu Fi- (Fi-Fi-1)
nhóm người/tháng Y +Y
số của từng số nhập Fi-1 i i-1 (Yi+Yi-1)
-i (1000đ)
từng nhóm (F ) (Yi)
i
nhóm
A 1 2 3=(1x2) 4 5 6 7 8=(8x7)
1 141,75 0,2 0,0584 0,2 0,0584 0,2 0,0548 0,011687
2 240,66 0,2 0,0092 0,4 0,1576 0,2 0,2161 0,043214
3 346,98 0,2 0,1430 0,6 0,3007 0,2 0,4583 0,091662
4 514,21 0,2 0,2120 0,8 0,5126 0,2 0,8135 0,162662
5 1182,27 0,2 0,4874 1 1 0,2 1,5126 0,302528
Tổng
48517,40 1 1 0,611735
cộng
(Nguồn: Hệ số GINI, Tổng cục Thống kê, [97])
Thay số liệu vào công thức ở trên để tính được: Gini=
1-0,611753≈0,3882.
Bảng 8.6: Hệ số Gini của các nhóm nước theo thu nhập thấp trên
thế giới
Chia sẻ thu nhập nắm giữ bởi các nhóm
(%)
40% những 10% những 1% những
STT Quốc gia người người giàu người giàu Hệ số
nghèo nhất nhất nhất Gini
(Dữ liệu (Dữ liệu (Dữ liệu
mới nhất mới nhất mới nhất
2010-2018) 2010-2018) 2010-2017)
I. Một số quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao
Úc 19,6 27,0 9,1 0,344
Hàn Quốc 20,3 23,8 12,2 0,316

286
Nhật Bản 20,5 26,4 10,4 0,329
Đức 20,6 24,6 12,5 0,319
Pháp 21,1 25,8 11,2 0,316
Thụy Sỹ 20,2 25,5 10,6 0,327
Thụy Điển 22,2 22,3 9,0 0,288
Anh 19,0 26,8 12,6 0,348
Hoa Kỳ 15,4 30,5 20,5 0,414
Canada 19,1 25,1 13,6 0,338
II. Một số quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình cao
Hungary 21,1 23,9 12,1 0,306
Mexico 14,9 36,4 - 0,454
Brazil 10,4 42,5 28,3 0,539
Trung Quốc 17,2 29,3 13,9 0,385
Thái Lan 18,3 28,1 20,2 0,364
Nam Phi 7,2 50,5 19,2 0,630
Malaysia 15,9 31,3 14,6 0,410
Thổ Nhĩ Kỳ 15,9 32,6 23,4 0,419
III. Một số quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp
Việt Nam 18,6 27,5 - 0,357
Philippines 15,0 34,8 - 0,444
Indonesia 17,2 30,4 - 0,390
Ấn Độ 18,8 31,7 21,3 0,378
Lào 19,1 29,8 - 0,364
Myanmar 21,9 25,5 - 0,307
Iraq 21,9 23,7 22,0 0,295
Cameroon 13,0 35,0 15,7 0,466
IV. Một số quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp
Congo 12,4 37,9 20,4 0,489

287
Mozambique 11.8 45.5 30.9 0,540
Sudan 19.9 27.8 11.2 0,342
Yemen 18.8 29.4 15.7 0,367
Guinea 19.8 26.4 12.4 33.70
Chad 14.6 32.4 15.6 0,433
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới. Báo cáo Phát triển thế giới 2020, [82])
Bảng 8.7: Hệ số Gini của Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Hệ số Gini
2016 2018 2019 2020
Cả nước 0,431 0,425 0,423 0,373
Thành thị 0,391 0,373 0,373 0,325
Nông thôn 0,408 0,408 0,415 0,373
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 0,401 0,390 0,387 0,317
Trung du và miền núi phía 0,433 0,444 0,438 0,420
Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải
0,393 0,383 0,389 0,354
miền Trung
Tây Nguyên 0,439 0,440 0,443 0,406
Đông Nam Bộ 0,387 0,375 0,375 0,291
Đồng bằng sông Cửu Long 0,405 0,400 0,395 0,372
(Nguồn: Xu hướng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, Tổng
cục Thống kê, 2021, [105])
Trong giai đoạn 2016-2020, hệ số Gini cho thấy bất bình đẳng thu
nhập tại Việt Nam biến động không nhiều, giảm từ 0,431 năm 2016 xuống
0,373 năm 2020 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục
tiêu tăng trưởng cao. Hệ số Gini ở tất cả các vùng kinh tế có xu hướng
giảm dần, khoảng cách bất bình đẳng ngày càng được thu hẹp.
Năm 2016, hệ số Gini ở khu vực thành thị là 0,391 và giảm còn
0,325 năm 2020, chỉ số này tương ứng ở khu vực nông thôn là 0,408 và

288
0,373. Hai vùng kinh tế lớn của cả nước là Đồng bằng Sông Hồng và Đông
Nam Bộ có tốc độ phát triển cao so với các khu vực còn lại, hệ số Gini có
tốc độ giảm mạnh và thấp so với các khu vực khác, vùng có hệ số Gini thấp
nhất là Đông Nam Bộ. Hai vùng có tỷ lệ nghèo cao là Trung du và miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số Gini cao nhất.
Tại khu vực thành thị, người dân có thu nhập cao hơn và dễ dàng
hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển nên bất bình đẳng về thu nhập luôn
thấp hơn khu vực nông thôn. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ
văn hóa, trình độ sản xuất, kết cấu hạ tầng và trình độ dân trí, lợi thế so
sánh,… làm cho sự phát triển của các vùng miền có sự khác biệt dẫn đến
sự chênh lệch về thu nhập cũng như bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư
tại các vùng miền khác nhau rõ rệt.
8.1.5.3 Tiêu chuẩn “40 World Bank”
Tiêu chuẩn 40 WB do Ngân hàng Thế giới đề xuất năm 2002, được
tính bằng tỷ lệ thu nhập (chi tiêu) của 40% dân số có mức thu nhập (chi
tiêu) thấp nhất trong xã hội trên tổng thu nhập (chi tiêu) của toàn bộ dân cư. 
- Nếu tỷ lệ này trên 17%: tình trạng bất bình đẳng ở mức thấp.
- Từ 12% đến 17%: tình trạng bất bình đẳng ở mức tương đối.
- Dưới 12%: tình trạng bất bình đẳng ở mức cao.
Giai đoạn 2002-2018, tỷ lệ theo tiêu chuẩn 40WB của Việt Nam luôn
ở mức trên 17%, cho thấy bất bình đẳng ở mức thấp so với thế giới và có
xu hướng giữ ổn định trong cả giai đoạn.
8.1.5.4 Hệ số giãn cách thu nhập
Hệ số giãn cách thu nhập được tính bằng tỉ số giữa thu nhập của 20%
dân số có thu nhập cao nhất trên thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp
nhất. Hệ số này càng lớn, tình trạng bất bình đẳng càng cao. 
Bảng 8.8: Hệ số giãn cách thu nhập theo khu vực thành thị
- nông thôn và cả nước giai đoạn 2010-2020
Hệ số giãn
Hệ số giãn cách thu
Năm Khu vực cách thu nhập
nhập theo khu vực
cả nước
Thành thị 7,9
2010 9,2
Nông thôn 7,5

289
Thành thị 7,1
2012 9,3
Nông thôn 8,0
Thành thị 7,4
2014 9,7
Nông thôn 8,2
Thành thị 7,3
2016 9,8
Nông thôn 8,5
Thành thị 7,0
2018 9,9
Nông thôn 8,7
Thành thị 5,3
2020 8,0
Nông thôn 7,9
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021, [50])
Số liệu thống kê cho thấy tình trạng chênh lệch thu nhập giữa thành
thị và nông thôn tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng (trừ năm 2020).
Đối với khu vực thành thị, hệ số giãn cách thu nhập không biến động nhiều
và có xu hướng giảm xuống; trong khi đó, hệ số giãn cách ở khu vực nông
thôn lại có xu hướng tăng nhưng với tốc độ tăng chậm.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này có thể lý giải rằng người lao
động ở khu vực thành thị thường có trình độ giáo dục và tay nghề cao
hơn nên họ có nhiều lựa chọn hơn cho công việc của mình cũng như
thỏa thuận được mức lương tương xứng. Đồng thời, các doanh nghiệp
có những chính sách đãi ngộ tốt để thu hút và giữ được lao động có
trình độ. Vì vậy, thành quả tăng trưởng xã hội được phân phối đều hơn
tới người lao động khiến cho khoảng cách thu nhập ở khu vực thành thị
dần được thu hẹp lại.
Trong khi đó, trình độ dân trí ở khu vực nông thôn dù có sự cải thiện
hơn nhiều so với những năm trở về trước nhưng nhìn chung còn chưa phát
triển nhanh và mạnh, lao động khu vực nông thôn bị giới hạn trong một số
ngành nghề giản đơn và ít có cơ hội để thỏa thuận được mức lương mong
muốn. Bên cạnh đó, có một bộ phận lao động có sự vượt bậc với trình độ
đào tạo cao hơn ở khu vực nông thôn nên khả năng tiếp cận các cơ hội việc
làm tốt hơn cũng không đồng đều giữa các đối tượng lao động. Điều này
làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm đối tượng lao động ở khu
vực nông thôn ngày càng giãn ra. Do đó, chính sách thu hẹp bất bình đẳng
thu nhập ở nông thôn cần xem xét hướng đầu tư vào các ngành nào giải
quyết được nhiều lao động ở khu vực này.

290
Bảng 8.9: Hệ số giãn cách thu nhập ở một số nước năm 2019
Chia sẻ thu nhập nắm giữ
bởi các nhóm (%) Hệ số giãn
Tên nước cách thu
20% số dân 20% số dân nhập
nghèo nhất giàu nhất
Úc 7,2 40,4 5,6
Canada 7,8 37,8 4,9
Đan Mạch 9,4 35,6 3,8
Phần Lan 9,4 36,3 3,9
Pháp 8,7 38,1 4,4
Đức 8,5 37,5 4,4
Hungary 8,5 36,9 4,4
Ý 6,6 39,7 6,0
Nhật Bản 6,4 39,8 6,2
Hàn Quốc 6,2 40,7 6,5
Mexico 5,6 47,9 8,6
Hà Lan 8,5 38,0 4,5
New Zealand 7,3 42,2 5,8
Na Uy 8,9 35,1 4,0
Phần Lan 8,5 36,6 4,3
Tây Ban Nha 6,8 38,7 5,7
Thụy Điển 8,7 36,6 4,2
Thụy Sĩ 8,0 39,2 4,9
Thổ Nhĩ Kỳ 6,2 46,3 7,5
Anh 6,7 43,6 6,5
Hoa Kỳ 5,4 45,1 8,4
Brazil 3,6 52,8 14,5
Trung Quốc 1,9 53,5 28,3
Ấn Độ 4,1 54,6 13,4
Nam Phi 2,0 65,8 32,4
(Nguồn: OECD Income Distribution Database, [32])

291
8.1.5.5 Chỉ số nghèo đa chiều (MPI - Multidimensional Poverty Index)
Giá trị của MPI là tích của hai giá trị: tỷ lệ nghèo toàn diện và mức
độ nghèo toàn diện.
Công thức tính: MPI = H x A
Trong đó:
q
H: tỷ lệ nghèo toàn diện (H = , q là số người thuộc diện nghèo toàn
diện và n là tổng dân số). n

A: mức độ nghèo toàn diện (A = , c là tổng số những mặt thiếu thốn


có trọng số mà người nghèo đang có và d là tổng số các chỉ số thành phần
được xem xét).
Chỉ số MPI có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với các nước đang phát triển,
đo lường về tình trạng nghèo khổ theo góc độ phát triển con người. Nếu chỉ
số này càng lớn, thì chứng tỏ nguy cơ nghèo khổ của người dân càng cao,
đây còn là công cụ để Chính phủ lập kế hoạch xác định các khu vực nghèo
khổ nhất của quốc gia.
- Mục tiêu của phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam
(1) Đo lường quy mô và mức độ nghèo nhằm theo dõi tiến trình giảm
nghèo và đánh giá tác động của các chương trình, chính sách giảm nghèo
và phát triển xã hội giữa các vùng, các nhóm dân cư qua thời gian, đồng
thời phục vụ cho việc hoạch định chương trình, chính sách phù hợp trong
giai đoạn tới.
(2) Xác định đối tượng hộ nghèo, đặc biệt là những hộ nghèo nhất
và các thiếu hụt của họ để đặt mục tiêu, xây dựng và thực hiện các chương
trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội hiệu quả, phù hợp với các
đối tượng và nhu cầu khác nhau.
(3) Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách. Thông tin về tình trạng
nghèo và đối tượng nghèo kết hợp với các tiêu chí bổ sung khác sẽ giúp
từng chương trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội xác định được
các đối tượng phù hợp nhất cho các hỗ trợ của mình.

292
(Nguồn: Kết quả nghèo đa chiều Việt Nam -
Tổng cục Thống kê, 2021, [103])
Hình 8.4: Chỉ số MPI của Việt Nam giai đoạn 2016-2020
MPI chung cả nước giảm từ 0,035 năm 2016 xuống còn 0,016 năm
2020 cho thấy tình trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam đã được cải thiện
đáng kể. Xu hướng này diễn ra ở cả khu vực thành thị, nông thôn và 06
vùng kinh tế. Tình trạng nghèo đa chiều trong giai đoạn 2016-2020 được
cải thiện là do tỷ lệ hộ nghèo (độ rộng của nghèo) giảm nhanh, còn mức độ
thiếu hụt (độ sâu của nghèo) không có sự thay đổi đáng kể.
Tình trạng nghèo đa chiều vẫn còn có sự chênh lệch tương đối lớn
giữa khu vực thành thị và nông thôn. Năm 2020, MPI của khu vực nông
thôn là 0,019, cao gần gấp 2 lần khu vực thành thị chỉ là 0,010. Các vùng
có tình trạng nghèo đa chiều cao gồm: Tây Nguyên, Trung du và miền núi
phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng là vùng có
tình trạng nghèo đa chiều thấp nhất.
8.1.5.6 Chỉ số phát triển giới (Gender Development Index - GDI)
Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng
bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục
và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ bằng cách sử dụng các chỉ
số thành phần tương tự như trong HDI. GDI là tỷ số của HDI được tính
riêng cho nữ và nam bằng cách sử dụng cùng một phương pháp như trong
HDI. Khi GDI càng nhỏ so với HDI, tình trạng bất bình đẳng giới càng cao.

293
GDI cho thấy phụ nữ đang tụt hậu bao nhiêu so với nam giới và
phụ nữ cần bắt kịp bao nhiêu trong từng chiều hướng phát triển của con
người. Chỉ số này rất hữu ích để biết được khoảng cách giới thực trong các
thành tựu phát triển con người và là thông tin để thiết kế các công cụ chính
sách nhằm thu hẹp khoảng cách.
Bảng 8.10: Chỉ số phát triển giới của một số nước năm 2019
Quốc gia HDI Xếp hạng GDI
Norway 0,957 1 0,990
Đức 0,947 6 0,972
Singapore 0,938 11 0,985
Anh 0,932 13 0,970
Hoa Kỳ 0,926 17 0,994
Nhật Bản 0,919 19 0,978
Hàn Quốc 0,906 22 0,934
Pháp 0,901 26 0,987
Malaysia 0,810 62 0,972
Thailand 0,777 79 1,008
Trung Quốc 0,761 85 0,957
Philippines 0,718 107 1,007
Việt Nam 0,704 117 0,997
Ấn Độ 0,645 131 0,820
Lào 0,613 137 0,927
Cambodia 0,594 144 0,922
(Nguồn: Báo cáo Phát triển con người - UNDP, 2020, [108])
Theo Báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2020, Việt Nam đã
vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên
thế giới, chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát
triển con người cao và xếp thứ 117 trong số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Từ năm 1990 đến 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm

294
trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới... Đồng thời,
Việt Nam đã và đang thực hiện tốt bình đẳng giới thể hiện qua chỉ số phát
triển giới (GDI) là 0,997 và nằm trong nhóm cao nhất trong 5 nhóm trên
thế giới [55].
8.1.6 Nguyên nhân và các yếu tố chính ảnh hưởng đến nghèo đói ở
Việt Nam
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói và bất bình
đẳng ở Việt Nam có thể kể đến như sau:
- Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn.
Các hộ nghèo sở hữu rất ít đất đai để canh tác, sản xuất và tình trạng
không có đất có xu hướng gia tăng, đa số họ chọn phương pháp sản xuất
tự túc tự cấp truyền thống với giá trị thấp. Bên cạnh đó, cơ hội tiếp cận
với các dịch vụ sản xuất như khuyến ngư, khuyến nông, bảo vệ động thực
vật, và các yếu tố đầu vào của sản xuất như nước, điện, giống cũng như
khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, chính sách Nhà nước, thông tin về
pháp luật và thị trường …của người nghèo bị hạn chế. Vì vậy, tình trạng
nghèo vẫn có thể tiếp tục xảy ra do người dân không có khả năng đầu tư
vào nguồn vốn nhân lực của họ và nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở của
họ thoát nghèo.
- Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định.
Người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, đa số làm việc trong
khu vực nông nghiệp, họ chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn
dẫn đến hạn chế cơ hội việc làm có thu nhập cao và ổn định hơn trong các
ngành công nghiệp, dịch vụ. Trình độ học vấn thấp cũng tác động đến các
quyết định có liên quan đến giáo dục, nuôi dưỡng con cái... ảnh hưởng đến
cả các thế hệ tương lai.
- Phần lớn những người nghèo sống chủ yếu ở vùng nông thôn, miền
núi,... gặp hạn chế nhất định về điều kiện tiếp cận với hệ thống pháp luật,
quyền lợi và lợi ích cá nhân chưa được đảm bảo.
- Quy mô gia đình lớn, đông con dẫn đến tỷ lệ người phụ thuộc và
thiếu nguồn lực về lao động. Tình trạng đông con vừa là nguyên nhân vừa
là hệ quả của nghèo đói.
- Thu nhập thấp, tích lũy kém khiến người nghèo đối mặt với nhiều
nguy cơ như: dễ bị tổn thương, khó có khả năng chống chọi với ảnh hưởng
của thiên tai và các rủi ro, những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Bên cạnh

295
đó, các rủi ro trong sản xuất và kinh doanh cũng tương đối cao do họ không
có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh.
- Vấn đề bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc
sống, hạn chế các cơ hội phát triển của phụ nữ và trẻ em cũng như có tác
động bất lợi đối với gia đình.
- Bệnh tật và sức khỏe yếu làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng
đến thu nhập và tăng chi phí khám chữa bệnh, chi phí bồi dưỡng sức khỏe
cũng đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng.
8.2 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
8.2.1 Công bằng xã hội và bất bình đẳng thu nhập
Công bằng xã hội được xem xét trên nhiều phương diện: kinh tế, xã
hội, chính trị, văn hóa, đạo đức,… Điều này kéo theo tình trạng bất bình
đẳng xã hội sẽ diễn ra trên nhiều khía cạnh như: khía cạnh địa lý, khía cạnh
giới tính, khía cạnh thu nhập hay tiêu thụ, sức khỏe, năng lực, uy thế xã
hội, dân tộc… Trong đó, bất bình đẳng về kinh tế tác động rất lớn đến sự
tồn tại của một thể chế chính trị hay một cơ cấu xã hội, mà biểu hiện rõ nét
nhất là bất bình đẳng về phân phối thu nhập.
Phân phối thu nhập càng sai lệch nhiều thì mức độ bất bình đẳng xã
hội càng cao làm cho việc xóa đói giảm nghèo trở nên khó khăn hơn. Vì
vậy, để đánh giá mức độ công bằng xã hội, người ta thường sử dụng các
thước đo sự bất công bằng trong phân phối thu nhập.
8.2.2 Các mô hình phân tích bất bình đẳng thu nhập
8.2.2.1 Mô hình Kuznets
- Luận điểm cơ bản
Mô hình Kuznets được nhà kinh tế học Simon Kuznets đưa ra vào
năm 1955, nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình
trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mô hình dùng tỷ số giữa tỷ
trọng thu nhập của nhóm 20% giàu nhất trong tổng dân số so với tỷ trọng
thu nhập của nhóm 60% nghèo nhất làm thước đo sự bất bình đẳng. Thông
qua các kết quả nghiên cứu và số liệu quan sát thu thập được, Kuznets đã
đưa ra giả thiết cho rằng: bất bình đẳng sẽ gia tăng ở giai đoạn ban đầu và
giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của tăng trưởng lan tỏa rộng hơn và nền
kinh tế đã đạt tới một trình độ phát triển cao hơn. Nếu biểu diễn mối quan
hệ này trên đồ thị thì sẽ có dạng chữ U ngược. Vì vậy, lý thuyết này còn
được gọi là giả thiết chữ U ngược, được lý giải như sau:

296
Việc phân phối thu nhập ban đầu thiếu bình đẳng và không hợp lý
cũng khiến nền kinh tế nông nghiệp trở nên lạc hậu. Khi kinh tế phát triển
hơn, cơ cấu lao động, dân cư có xu hướng dịch chuyển từ khu vực khác
sang khu vực có mức thu nhập cao hơn, người dân có thu nhập cao hơn,
bất bình đẳng thu nhập cũng giảm dần.
Hình chữ U ngược của đường cong Kuznets minh họa các yếu tố cơ
bản của giả thuyết Kuznets với thu nhập bình quân đầu người được vẽ trên
trục x nằm ngang và bất bình đẳng kinh tế trên trục y thẳng đứng. Biểu đồ
cho thấy bất bình đẳng thu nhập theo đường cong, đầu tiên tăng trước khi
giảm sau khi đạt đỉnh khi thu nhập bình quân đầu người tăng trong quá
trình phát triển kinh tế.

Hình 8.5: Đồ thị đường cong Kuznets


Hạn chế của mô hình Kuznets là chưa giải thích được hai vấn đề
quan trọng là:
+ Nguyên nhân nào tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong quá trình
phát triển.
+ Phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều
kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất
bình đẳng.
- Ứng dụng vào hoạch định chính sách
Phân tích mô hình Kuznets cho thấy khi hoạch định chính sách phải
lưu ý đến các vấn đề sau:
+ Xu hướng mang tính tất yếu của quá trình phát triển: Tình trạng bất

297
bình đẳng ít ở giai đoạn kinh tế phát triển thấp và tăng cao trong giai đoạn
nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn phát triển
cao thì tình trạng bất bình đẳng sẽ giảm.
+ Chấp nhận mức độ phân hóa trong phân phối thu nhập tại các nước
đang phát triển, trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng nhanh, GNP/người
đang tăng dần.
+ Chính sách cần tập trung vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế để giảm dần tình trạng bất bình đẳng.
8.2.2.2 Mô hình Lewis
- Luận điểm cơ bản
Theo Lewis, có ba nguồn chính của bất bình đẳng: chuyển đổi cấu
trúc, tiến bộ công nghệ và quá trình tích lũy vốn. Mô hình Lewis dưới dạng
tổng quát thống nhất với Kuznets khi cho rằng sự bất bình đẳng về thu
nhập sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi nền kinh tế đã đạt được tới
mức độ phát triển nhất định. Nhưng phát triển hơn, mô hình đã giải thích
được nguyên nhân của của xu thế này.
Ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế, quy mô sản xuất công nghiệp thu
hút số lượng lao động vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng nhưng
tiền công của công nhân vẫn ở mức tối thiểu dẫn đến sự bất bình đẳng
tăng lên. Trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu
nhập của các nhà tư bản vừa tăng lên do lao động của công nhân đưa lại,
vừa tăng lên do quy mô mở rộng. Tương ứng với trình độ phát triển kinh
tế được nâng cao, nhu cầu lao động ngày càng tăng đòi hỏi phải tăng tiền
lương dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng ở giai đoạn sau, do khi lao động
dư thừa được thu hút hết vào khu vực thành thị thì lao động trở thành yếu
tố khan hiếm trong sản xuất.
- Ứng dụng vào hoạch định chính sách
Mô hình Lewis phản ánh mối quan hệ giữa bất bình đẳng về thu nhập
và tăng trưởng kinh tế. Tình trạng bất bình đẳng về phân phối thu nhập
vừa là hệ quả cần thiết (necessary effect) của tăng trưởng kinh tế, vừa là
nguyên nhân (cause) ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, vì vậy, việc hoạch
định chính sách một cách vội vàng nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập của giai đoạn đầu phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia.

298
Sự bất bình đẳng ở đây cũng có nghĩa là các nhà tư bản và nhóm
người có thu nhập cao sẽ nhận được nhiều hơn, họ cũng là những người sử
dụng phần tiết kiệm của mình tạo ra nguồn tích lũy mở rộng sản xuất. Vấn
đề trung tâm của chính sách là tập trung vào khuyến khích và huy động các
chủ doanh nghiệp tăng tiết kiệm và đầu tư vào sản xuất nhằm đẩy nhanh
tăng trưởng nền kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh
tế. Nhà kinh tế học Lewis cho rằng: “Trọng tâm của lý thuyết phát triển
kinh tế là hiểu được quá trình một cộng đồng xã hội trước đây tiết kiệm và
đầu tư khoảng 4%-5% của GDP chuyển thành một nền kinh tế trong đó tiết
kiệm và đầu tư tăng lên 12-15% hoặc hơn nữa” [4].
Kết hợp mô hình Kuznets và Lewis, một mô hình giải thích mối quan
hệ giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập với tăng trưởng và phát
triển kinh tế ra đời là mô hình: tăng trưởng trước, phân phối lại thu nhập
sau (Growth First then Redistribution).
Tuy nhiên, mô hình Kuznets - Lewis còn vài điểm hạn chế là:
+ Chưa xác định được khoảng thời gian để nền kinh tế đạt đến giai
đoạn tăng trưởng tương ứng với giảm bất bình đẳng.
+ Chưa đề cập đến khả năng chủ doanh nghiệp dùng lợi nhuận để
đầu tư ở nước ngoài sẽ dẫn đến hệ quả như thế nào.
8.2.2.3 Mô hình phân phối lại trước, tăng trưởng sau (Redistribute
first then Grow)
- Luận điểm cơ bản
Ở những quốc gia có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Nhà nước tiến
hành quốc hữu hóa các nguồn lực chủ yếu của phát triển kinh tế. Các tư
liệu sản xuất được phân phối lại dưới các hình thức sở hữu tập thể và sở
hữu Nhà nước cho các đơn vị nhà nước và người sản xuất nhỏ trong nông
nghiệp và công nghiệp. Phương thức này cho thấy hiệu quả tức thời là bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập không còn đáng kể. Tuy nhiên, mô
hình phân phối lại trước, tăng trưởng sau này cho thấy hai hệ quả có thể
diễn ra trong dài hạn:
+ Thực hiện được đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công
bằng trong phân phối thu nhập nếu như các đơn vị sản xuất kinh doanh
thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể quản lý có hiệu quả các nguồn lực
sản xuất và các tài sản tốt hơn các chủ cũ.

299
+ Ngược lại, nếu những người chủ mới không thể quản lý có hiệu
quả các nguồn lực sản xuất và tài sản như các chủ cũ thì thực hiện được
công bằng trong phân phối thu nhập nhưng không thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Kinh nghiệm từ các quốc gia áp dụng mô hình này cho
thấy, hệ quả này thường xảy ra vì những đơn vị sản xuất kinh doanh mới
chưa đủ kinh nghiệm cũng như năng lực quản lý kinh tế và khả năng tích
lũy từ khu vực công và tập thể rất chậm.
- Ứng dụng vào hoạch định chính sách
Một số quốc gia định hướng xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc,
Triều Tiên, Cuba và Việt Nam đã thực hiện theo mô hình này nhưng mặc dù
sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập không còn đáng kể nhưng tốc độ
tăng trưởng kinh tế chậm, thu nhập và mức sống của dân cư vẫn ở mức thấp.
Do vậy, hiện nay, các quốc gia, trong đó có Việt Nam lựa chọn chính
sách theo hướng chấp nhận tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
ở mức độ nhất định trong giai đoạn đầu phát triển và ưu tiên huy động các
nguồn lực phục vụ cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sau 35 năm đất nước đổi
mới, quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, GDP tăng từ 446 nghìn
tỷ đồng vào năm 1986 lên 3,847 triệu tỷ đồng vào năm 2020. Với tốc độ bình
quân lớn hơn 7%/năm và bền vững, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thuộc
nhóm cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mặc dù bất bình đẳng trong
thu nhập có tăng lên nhưng nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho
mục tiêu tăng trưởng cao (hệ số Gini 0,373 vào năm 2020) [92].

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam, 2021, [92])


Hình 8.6: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
giai đoạn 1987 - 6/2021

300
8.2.2.4 Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của Ngân hàng
Thế giới (Redistribution with Growth)
- Luận điểm cơ bản
Là sự kết hợp của hai mô hình: tăng trưởng trước, phân phối lại thu
nhập sau và phân phối lại trước, tăng trưởng sau, mô hình phân phối lại
cùng với tăng trưởng của World Bank cho rằng tăng trưởng kinh tế phải đi
đôi với bình đẳng và giải quyết các vấn đề phúc lợi để đảm bảo phân phối
thu nhập dần dần được cải thiện, hoặc ít nhất là không xấu đi trong quá
trình tăng trưởng theo thời gian.
Theo phân tích của World Bank, do sự bất công trong vấn đề sở hữu
tài sản gây ra bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các cá nhân ở
hầu hết các nước đang phát triển. Gần 20% dân số nhận được hơn 50% thu
nhập là vì 20% này có thể đã sở hữu và kiểm soát trên 70% các nguồn lực
sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất, đất đai, thậm chí cả vốn nhân lực. Từ
đó, World Bank đề xuất một số chính sách, biện pháp chiến lược nhằm cải
thiện tối đa tình hình này như:
+ Phân phối lại tài sản thông qua cải cách ruộng đất, tín dụng nông
thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều
đối tượng, chính sách phát triển công nghệ, kỹ thuật.
+ Phân phối lại từ tăng trưởng. World Bank dựa trên chỉ tiêu 1% tăng
trong GDP làm giảm bao nhiêu % số người nghèo để đánh giá tăng trưởng
có đi đôi với xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập hay không.
Hàn Quốc và Đài Loan đã áp dụng hiệu quả mô hình World Bank
trong những năm 1960 và 1970, cả hai đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng, được ca ngợi là “Phép màu kinh tế Đông Á”. Hàn Quốc
có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 14,8% trong những năm 1970 và 13,2%
vào đầu những năm 1980. Đài Loan cũng có tốc độ tăng trưởng cao nhất
là 12% trong những năm 1980. Nếu như theo Kuznets, bất bình đẳng gia
tăng trong thời kỳ đầu của tăng trưởng kinh tế và sau đó nó có xu hướng
giảm bớt sau một số mức độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Hàn Quốc và
Đài Loan đã cho thấy những xu hướng khác nhau. Cả hai đều có đặc điểm
“tăng trưởng bình đẳng;” nghĩa là, bất bình đẳng đã không gia tăng trong
quá trình tăng trưởng kinh tế, nhưng đã tăng lên sau sự tăng trưởng này.
Hệ số Gini của Hàn Quốc tăng từ 0,256 năm 1990 lên 0,34 năm 2019. Hệ
số Gini của Đài Loan cũng tăng, từ 0,312 năm 1990 lên 0,339 năm 2019.

301
Sau những năm 1980, việc mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như
một phần của toàn cầu hóa đã dẫn đến việc di cư của các doanh nghiệp bị
giảm lợi nhuận theo luật lao động được tăng cường. Kết quả là, tỷ lệ thất
nghiệp tăng lên. Sau đó, khi tiền lương đóng băng làm gia tăng mức độ bất
bình đẳng trong thu nhập. [11]
Bảng 8.11: Hệ số Gini của Hàn Quốc và Đài Loan
giai đoạn 1990 - 2019
Hệ số Gini
Năm
Hàn Quốc Đài Loan
1990 0,256 0,312
2000 0,266 0,326
2010 0,289 0,342
2012 0,307 0,338
2019 0,34 0,339
(Nguồn: Eunju Chi, 2018)
- Ứng dụng vào hoạch định chính sách
Mô hình của WB được nhiều nước trên thế giới áp dụng thông qua
những công cụ chính sách như:
+ Các biện pháp thay đổi giá nhân công, quy định mức tiền lương tối
thiểu, hỗ trợ về vốn để khuyến khích các dự án thu hút lao động phổ thông.
+ Phân phối lại “động” tài sản bằng cách định hướng đầu tư cơ sở
hạ tầng, vốn vào các lĩnh vực mà người nghèo có thể là chủ sở hữu tài sản
như đất đai hoặc cửa hàng nhỏ.
+ Tăng cường giáo dục cao hơn để cải thiện khả năng đọc viết, trình
độ văn hóa, đào tạo nghề để nâng cao kỹ năng lao động, mở rộng cơ hội
việc làm cho người nghèo và tiếp cận nền kinh tế hiện đại
+ Đầu tư và mở rộng mạng lưới dịch vụ cộng đồng như nước sạch,
chăm sóc sức khỏe, cung cấp hàng hóa thiết yếu về lương thực - thực
phẩm, hàng tiêu dùng cần thiết khác ở vùng nông thôn và nơi mà người
nghèo tập trung sinh sống ở khu vực thành thị.
+ Can thiệp vào thị trường hàng hóa để hỗ trợ người sản xuất nghèo
và người tiêu dùng khó khăn.
+ Phát triển các công nghệ mới sẽ làm cho người lao động có thu
nhập thấp làm việc hiệu quả hơn.

302
8.2.2.5 Mô hình Gillis - Perkins - Roemer - Snodgrass
- Luận điểm cơ bản
Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói được
nhóm các nhà kinh tế học Gillis - Perkins - Roemer - Snodgrass trình bày
theo hướng khi GNP/người tăng, thu nhập trung bình của người nghèo sẽ
tăng trong mô hình như sau:
Y =f(Yp) (1)
Trong đó:
Y: thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội.
Yp: GNP/người/năm.
Ln Y = a + b LnYp (2)
Dựa vào phương trình trên, các nhà kinh tế học đã tính toán trên 63
quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1965-1988 cho kết quả: 97% sự thay
đổi thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội do
sự thay đổi GNP/người/năm.
Ln Yp = -1,687 + 1,088 LnYp (3)
Bên cạnh đó, mô hình cũng cho thấy mối tương quan dương giữa
tình trạng nghèo đói và vùng địa lý có GNP/người thấp, nghĩa là số người
nghèo đói tập trung phần lớn ở các vùng địa lý có GNP/người thấp.
Bảng 8.12: Số người nghèo đói phân theo vùng địa lý trên thế
giới năm 1983
Số người nghèo % của TS người
Vùng
(triệu người) nghèo trên giới
Nam Á 520 47
Đông Á 280 25
Châu Phi cận Sahara 70 6
Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe 180 16
Trung Đông và Bắc Phi 60 5
Đông Âu 6 1
Tổng số 1.116 100
(Nguồn: M. Gillis, D. H. Perkins, M. Roemer and D.R. Snodgrass, 1983)
Bảng 8.11 thống kê số liệu vào năm 1983 của các nhà kinh tế học
M. Gillis, D. H. Perkins, M. Roemer và D.R. Snodgrass cho thấy phần lớn

303
người nghèo trên thế giới tập trung vùng Đông Nam Á (72%), đặc biệt là
vùng Nam Á chiếm 47% người nghèo trên thế giới.
Bảng 8.13: Số người nghèo đói phân theo vùng địa lý trên thế giới
1990 2017
Số người Số người
% của TS % của TS
Vùng nghèo nghèo
người nghèo người nghèo
(triệu (triệu
trên giới trên giới
người) người)
Đông Á/châu
Á Thái Bình 977,29 51,2 29,15 4,2
Dương
Nam Á 557,05 29,2 173,10 25,1
Châu Phi cận
280,95 14,7 432,50 62,8
Sahara
Châu Mỹ La
tinh và vùng 66,61 3,5 23,73 3,4
Caribe
Trung Đông
14,80 0,8 24,16 3,5
và Bắc Phi
Châu Âu và
11,51 0,6 6,37 0,9
Trung Á
Tổng số 1908,21 100 689,01 100
(Nguồn: PovcalNet - World Bank)
Kể từ nhiều thập kỷ, ba khu vực tập trung chủ yếu đói nghèo toàn
cầu, với tổng tỷ lệ xấp xỉ 95% là: Đông Á/châu Á Thái Bình Dương, Nam
Á và châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên, thành phần của đói nghèo đã thay đổi
đáng kể. Năm 1990, Đông Á chiếm một nửa số người nghèo, cao hơn so
với khoảng 15% ở châu Phi cận Sahara; đến năm 2017, tình hình hầu như
đảo ngược, châu Phi cận Sahara tập trung hơn một nửa số người nghèo của
thế giới (62,8%), so với 4,2% ở khu vực Đông Á. Mặc dù nghèo đói giảm
xuống tại tất cả các khu vực song nó vẫn tiếp tục biến động nghiêm trọng
hơn ở các nước đang xung đột hoặc quá phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên
liệu thô. Tình trạng tập trung ngày càng tăng của đói nghèo toàn cầu trong

304
khu vực châu Phi cận Sahara rất đáng lo ngại, tại nhiều quốc gia, dân số
tăng nhanh làm chậm tiến độ giảm nghèo. Trong khi một số nước châu Phi
đã có thể giảm nghèo thì toàn khu vực nói chung vẫn còn chậm trễ so với
phần còn lại của thế giới.
Bảng 8.14: Tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo của
Việt Nam năm 2020

Số hộ Tỷ Số hộ cận Tỷ
STT Vùng địa lý
nghèo lệ (%) nghèo lệ (%)
1  Cả nước 761,322 2,75 986,658 3,71
2 Phân theo vùng
2.1 Miền núi Đông Bắc 193,072 6,91 193,457 6,92
2.2 Miền núi Tây Bắc 128,961 17,30 74,657 10,01
2.3 Đồng bằng sông Hồng 57,046 0,90 110,509 1,74
2.4 Bắc Trung Bộ 102,759 3,29 173,976 5,57
2.5 Duyên hải miền Trung 91,280 3,95 110,681 4,79
2.6 Tây Nguyên 90,082 5,93 104,507 6,88
2.7 Đông Nam Bộ 9,898 0,20 23,349 0,48
2.8 Đồng bằng sông Cửu 88,224 1,83 195,522 4,05
Long
(Nguồn: Quyết định số 576/QĐ - LĐTBXH, [51])
Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2020 là 2,17%. Tỷ lệ hộ nghèo có
sự khác biệt giữa các vùng. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ
hộ nghèo cao nhất (24,21%), tiếp đến là các vùng Tây Nguyên (5,93%),
Bắc Trung Bộ (3,29%) và Duyên hải miền Trung (3,95%). Vùng có tỷ lệ
hộ nghèo thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,3%). 
- Ứng dụng vào hoạch định chính sách
Mô hình Gillis - Perkin - Roemer - Snodgrass cho thấy khi kinh
tế phát triển, thu nhập của người nghèo sẽ tăng lên và số người nghèo
sẽ giảm xuống. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo phải dựa trên tăng trưởng
kinh tế.

305
Mô hình cho thấy phần lớn người nghèo thường tập trung ở các
vùng có thu nhập thấp, như vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng
miền núi. Do đó, cần quan tâm hơn nữa về chính sách thu hút đầu tư phát
triển và ưu tiên phân bổ nguồn lực nhằm xóa đói giảm nghèo cho các
vùng này.
8.2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình
đẳng thu nhập
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nghèo đói
Khi tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, Nhà nước có sức mạnh vật
chất để thực hiện các chương trình giảm nghèo, đây là điều kiện nâng cao
mức sống và xóa đói giảm nghèo. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao đã tác động tích cực đến tỷ lệ giảm nghèo. Ví dụ,
trong những năm 1990, các quốc gia Đông Á đạt tốc độ tăng trưởng cao
(6,4%) hơn bất kỳ nhóm nước đang phát triển nào trên thế giới và tốc độ
giảm tỷ lệ nghèo là 6,8%. Các chỉ tiêu xã hội của nhiều trong số những
nước này đang dần dần hội tụ theo hướng đạt được mức bình quân của các
nước công nghiệp. Trong khi đó, các quốc gia Nam Á đã trải qua tình trạng
tăng trưởng trì trệ với tốc độ tăng trưởng là 3,3%, tốc độ giảm nghèo do
vậy cũng diễn ra chậm là 2,4% [91].
Tăng trưởng kinh tế cao cũng làm tăng nhu cầu lao động và tăng
lương, cải thiện đời sống xã hội. Thu nhập cao hơn dẫn đến tăng NSLĐ và
tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng cải thiện được thu nhập của khu vực
công và tạo điều kiện chi tiêu công nhiều hơn cho kết cấu hạ tầng vật chất
và hạ tầng xã hội, giúp giảm nghèo cũng như nâng cao tiềm lực sản xuất
của một nền kinh tế. Nếu không có tăng trưởng kinh tế, hoặc tăng trưởng
kinh tế chậm, thì Nhà nước sẽ không có nhiều nguồn lực để thực hiện các
chính sách giảm nghèo.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là
điều kiện đủ để xóa đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, một số quốc gia có
mức tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người cao hơn, nhưng
kết quả giảm nghèo lại kém hiệu quả hơn. Ngược lại, có những quốc gia
thu nhập bình quân đầu người thấp hơn, nhưng thành tựu giảm nghèo lại
tốt hơn.

306
Bảng 8.15: GNI bình quân đầu người và tỷ lệ nghèo của một số
quốc gia năm 2018
GNI/ đầu người Tỷ lệ nghèo
Tỷ lệ nghèo
(USD) quốc tế (theo
Quốc gia quốc gia (theo
(tính theo PPP PPP 1,9 USD/
chuẩn quốc gia)
2011) ngày)
Mexico 17.628 43,6% 2,5%
Trung Quốc 16.127 3,1% 0,7%
Brazil 14.068 26,5% 4,8%
Đông Timor 7.527 41,8% 30,7%
Việt Nam 6.220 9,8% 2,0%
(Nguồn: UNDP, 2020, [108])
Chẳng hạn, năm 2018, GNI bình quân đầu người của Mexico là
17.628 USD, nhưng tỷ lệ nghèo quốc gia lên tới 43,6%, tỷ lệ nghèo quốc tế
là 2,5%; các số liệu tương ứng của Brazil là 14.068 USD, 26,5% và 4,8%;
của Đông Timor là 7.527 USD, 41,8% và 30,7%. Trong khi đó, GNI bình
quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 6.220 USD, nhưng tỷ lệ nghèo quốc
gia chỉ còn 9,8% và tỷ lệ nghèo quốc tế là 2,0%, các con số tương ứng của
Trung Quốc là 16.127 USD, 3,1% và 0,7% [108].
Ngược lại, việc giảm nghèo có thể thúc đẩy hoặc cản trở tăng trưởng
kinh tế. Các chính sách phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo, cho
người nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi, đào tạo nghề, tạo cơ hội cho
người nghèo tham gia vào các hoạt động kinh tế... góp phần làm tăng năng
lực sản xuất nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giảm nghèo còn giúp
ổn định xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân, tạo điều kiện cho
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Tuy nhiên, nếu thực hiện giảm nghèo không đúng cách có thể cản trở
tăng trưởng kinh tế. Việc quá chú trọng vào các biện pháp hỗ trợ cho người
nghèo, vùng nghèo mà không đi cùng với nâng cao năng lực sản xuất, tinh
thần tự lực, ý chí thoát nghèo cho người nghèo, vùng nghèo có thể làm
tăng sự ỷ lại của người nghèo vào Chính phủ, làm mất động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
- Mối quan hệ giữa nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập
Theo Bourguignon, bất bình đẳng thấp có tác dụng thúc đẩy gia

307
tăng tỷ lệ giảm nghèo trong tương lai vì hệ số co dãn của tỷ lệ nghèo đối
với thu nhập bình quân tỷ lệ nghịch với bất bình đẳng [4]. Việc giảm nghèo
tuyệt đối xuất phát từ tăng trưởng thu nhập trung bình và sự giảm xuống
của bất bình đẳng. Do đó, gia tăng bất bình đẳng làm cho việc giảm nghèo
trở nên khó khăn hơn. Như vậy, song song với mối quan hệ giữa nghèo
đói và tăng trưởng kinh tế, việc giảm nghèo cần được xem xét trong quan
hệ giữa bất bình đẳng và nghèo đói trong quá trình tăng trưởng. Nếu tăng
trưởng kinh tế dựa trên phân phối không công bằng về cơ hội và tài sản thì
có thể làm cho xu hướng giảm nghèo bị đảo ngược.
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
Nội dung mối quan hệ này được phản ánh rõ trong Lý thuyết đường
cong Kuznets trình bày ở phần trên. Theo đó: “Trong thời kỳ đầu của tăng
trưởng xu hướng bất bình đẳng trong thu nhập có chiều hướng gia tăng,
tức là phân hóa giàu - nghèo có phần sâu sắc cùng với tăng trưởng
kinh tế. Khi nền kinh tế đạt đến một trình độ nhất định thì cùng với tăng
trưởng, bất bình đẳng theo đó giảm đi” [9]. Như vậy, xu hướng của sự
phát triển kinh tế thế giới là khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển
nhất định sẽ giảm sự chênh lệch giàu - nghèo. Thực tế cho thấy thu nhập
ở các nước đang phát triển có sự chênh lệch cao hơn các nước phát triển.
Còn theo Michael P.Todaro (trích theo Phan Phúc Huân):“Tăng
trưởng không đối nghịch với công bằng trong phân phối thu nhập, nghĩa
là tăng trưởng không làm tăng lên sự phân hóa giàu - nghèo” [78].
Sự tăng lên về thu nhập trên đầu người theo Ngân hàng Thế giới
GDP và GDP/đầu người của các nước đang phát triển và các nước phát
triển như sau:
Bảng 8.16: GDP và GDP/đầu người của các nước đang phát triển và
các nước phát triển giai đoạn 1980-2020
Các nước đang phát triển Các nước phát triển
Năm GDP (tỷ GDP (tỷ
GDP/người GDP/người
USD) USD)
1980 2.720 826 8.541 9.968
1990 4.005 980 18.068 19.933
2000 7.234 1.490 25.690 26.405

308
Các nước đang phát triển Các nước phát triển
Năm GDP (tỷ GDP (tỷ
GDP/người GDP/người
USD) USD)
2005 11.198 2.144 35.008 35.040
2010 21.693 3.872 41.843 40.758
2015 30.327 5.056 42.491 40.618
2016 30.243 4.952 44.234 42.063
2017 31.918 5.159 46.389 43.956
2018 33.829 5.405 49.200 46.378
2019 35.428 5.591 49.847 46.841
2020 34.415 5.290 50.470 39.185
(Nguồn: UNCTAD, 2020, [42])
Đồng thời, theo thống kế từ Ngân hàng Thế giới, thu nhập của các
nhóm nước năm 2020 như sau:
Bảng 8.17: GNP và GNP/đầu người của các nước theo thu nhập
năm 2020
Nhóm các nước Dân số GNP (tỷ GNP/đầu
(tỷ) USD) người
Các nước thu nhập cao 1,215 62.099,7 51.114
Các nước thu nhập trung
2,523 44.754,6 17.742
bình cao
Các nước thu nhập trung
3,331 23.485,2 7.051
bình thấp
Các nước thu nhập thấp 0,665 1.320,0 1.985
Toàn thế giới 7,762 132.019,8 17.009

(Nguồn: Báo cáo GDP - Ngân hàng Thế giới, 2020, [84] )
Qua các bảng số liệu thống kê trên cho thấy :
GDP của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển
tăng lên khá nhanh theo thời gian và GDP/đầu người cũng có sự gia tăng
khá rõ rệt. Năm 2020, GDP/người ở các nền kinh tế phát triển giảm nhiều

309
hơn so với các nền kinh tế đang phát triển. Trong 10 năm qua, sự phân
bổ toàn cầu của GDP danh nghĩa giữa các nền kinh tế đã có xu hướng
bình đẳng hơn.
Ví dụ, vào năm 2010, các nền kinh tế nghèo nhất, chiếm 85% dân
số thế giới, đóng góp 34% vào GDP thế giới. Đến năm 2020, tỷ trọng
của họ trong GDP là 38%, ngay cả khi thay đổi từ 2015 đến 2020 là nhỏ.
Mặc dù vậy, một nửa dân số toàn cầu sống trong một nền kinh tế trong
đó GDP bình quân đầu người dưới 4 000 đô la Mỹ theo giá trị danh nghĩa
vào năm 2020.
Sự chênh lệch về GNP và GNP/đầu người giữa các nước giàu và các
nước nghèo hiện nay có một khoảng cách rất lớn. Năm 2020, thu nhập bình
quân đầu người của các nước giàu gấp hơn 25% các nước nghèo thu nhập
thấp. Mục tiêu tăng trưởng ít nhất 7% hàng năm cho các nước kém phát
triển do Chương trình nghị sự 2030 đặt ra vì sự Phát triển bền vững ngày
càng xa tầm với. GDP ở các nước LDCs không tăng trưởng vào năm 2020
và giảm tính theo đầu người (giảm 3%)
Như vậy có thể thấy tăng trưởng kinh tế nhanh không thể xóa bỏ hay
giảm bớt tình trạng đói nghèo ở các nước phát triển cũng như các nước
đang phát triển.

(Nguồn: UNCTAD, 2020, [42])


Hình 8.7: Đồ thị đường cong Lorenz thế giới giai đoạn 2010-2020

310
Các đường cong Lorenz, như trong đồ thị này, cho thấy cấu trúc của
bất bình đẳng trên thế giới giai đoạn 2010-2020. Bất bình đẳng càng lớn
thì đường cong bên dưới càng chạy xa đường chéo 45o.
Trong đó:
Trục tung: tỷ trọng tích lũy trong GDP danh nghĩa thế giới.
Trục hoành: Tỷ lệ dân số thế giới theo GDP bình quân đầu người.
- Mối quan hệ giữa nghèo đói, tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập
Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập có mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo giải
quyết đồng thời vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng trong dài hạn thì mới
có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, huy động
tối đa các nguồn lực xã hội và san sẻ thành quả của tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ này không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực kinh tế đơn thuần mà còn ở
nhiều khía cạnh đời sống khác như văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội,…
Cụ thể, khi nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến nghèo
đói sẽ nhận thấy nguyên nhân kinh tế của vấn đề nghèo đói, đồng thời,
những nguyên nhân này có thể liên quan đến vấn đề bất bình đẳng thu nhập
và các mặt chính trị, giáo dục, xã hội,... Bên cạnh đó, bất bình đẳng thu
nhập còn tác động lên nghèo đói về các mặt khác ngoài kinh tế như văn
hóa, dinh dưỡng, việc làm,… Các nội dung của tăng trưởng kinh tế, nghèo
đói và bất bình đẳng thu nhập không độc lập mà phụ thuộc lẫn nhau trong
quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế.
Do đó, để giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này, để thúc đẩy giảm
nghèo, ngoài điều cần là tăng trưởng kinh tế, phải có điều kiện đủ là vai trò
của Nhà nước. Các quốc gia cần phải lựa chọn linh hoạt chính sách phát
triển tương ứng với từng thời kỳ lịch sử và trình độ phát triển, được thể
hiện trong các khía cạnh sau:
(1) Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp. Nếu Chính phủ
lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh, chú trọng phát triển những
ngành, lĩnh vực đòi hỏi trình độ công nghệ kỹ thuật và nguồn nhân lực
chất lượng cao thì sẽ không thu hút được người nghèo tham gia, do đó họ
không được hưởng lợi trực tiếp từ kết quả của tăng trưởng. Mặt khác, khi
Chính phủ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa sẽ
dẫn đến việc thu hồi đất sản xuất của nông dân, trong khi không đảm bảo

311
chuyển đổi nghề cho họ, đẩy họ vào tình trạng thất nghiệp, làm gia tăng
tình trạng nghèo đói;
(2) Chính sách đầu tư và phân phối kết quả của tăng trưởng (GDP).
Nếu Chính phủ tập trung đầu tư quá nhiều nguồn lực cho mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, thì sẽ giảm nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo và có thể
làm tăng tình trạng nghèo. Hoặc nếu Chính phủ chỉ tập trung nguồn lực
đầu tư vào các vùng trọng điểm, những ngành mũi nhọn để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhanh, mà không quan tâm đầy đủ đến vùng khó khăn thì sẽ
dẫn đến sự phát triển mất cân đối, vùng giàu càng giàu, vùng nghèo càng
nghèo, khoảng cách và sự phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng gia tăng [91].
8.3 Công bằng xã hội trong phát triển kinh tế
8.3.1 Khái niệm về công bằng xã hội
Tùy thuộc vào quan điểm của mỗi xã hội, mỗi giai cấp, mỗi quốc gia
nên mang tính tương đối và đa diện mà có nhiều khái niệm khác nhau về
công bằng xã hội
Từ điển Bách khoa Việt Nam đề cập: “Công bằng xã hội là phương
thức đúng đắn nhất để thỏa mãn một cách hợp lý những nhu cầu của các
tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, các cá nhân, xuất phát từ khả năng hiện
thực của những điều kiện KT - XH nhất định. Về nguyên tắc, chưa thể có sự
công bằng nào được coi là tuyệt đối trong chừng mực mà mâu thuẫn giữa
nhu cầu của con người và khả năng hiện thực của xã hội còn chưa được
giải quyết. Bởi vậy, mỗi thời đại lại có những đòi hỏi riêng về sự công bằng
xã hội” [107].
Theo Từ điển Bách khoa Triết học Maxcơva (1983, tr.65): “Công
bằng xã hội là khái niệm đạo đức pháp quyền, đồng thời là khái niệm
chính trị - xã hội. Khái niệm công bằng xã hội bao hàm trong nó yêu cầu
về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị
của họ trong đời sống xã hội, giữa quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và
hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa
công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong những quan
hệ đó được đánh giá là bất công”.
Theo Ngân hàng Thế giới, trong Báo cáo Phát triển thế giới 2006
“Công bằng và phát triển” đã định nghĩa công bằng xã hội là “công bằng
trong các cơ hội cho mọi người”. Nói cách khác, nó là sự tìm kiếm một
môi trường, trong đó các cơ hội là ngang bằng nhau, nghĩa là ở nơi  đó

312
những cố gắng, sự ưu việt và sáng kiến của cá nhân, chứ không phải hoàn
cảnh gia đình, địa vị xã hội, chủng tộc hoặc giới, là nguyên nhân của
những cách biệt giàu nghèo giữa con người.
Các nhà kinh tế học thường sử dụng hai khái niệm về công bằng gồm:
- Công bằng theo chiều ngang là đối xử ngang nhau với những người
có đóng góp như nhau.
Tuy nhiên trong thực tế, trong xã hội của bất kỳ một quốc gia nào cũng
luôn tồn tại một bộ phận người không thể tham gia lao động hoặc chỉ tham
gia được một phần khả năng lao động (do tác động chiến tranh hoặc khiếm
khuyết thể chất…) nên để họ có thể tồn tại và phát triển, nền kinh tế phải giải
quyết mâu thuẫn giữa cống hiến và hưởng thụ. Do đó, phải có một loại công
bằng khác bên cạnh công bằng ngang, đó chính là công bằng dọc.
- Công bằng theo chiều dọc là đối xử khác nhau với những người
có khác biệt bẩm sinh hoặc điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội… khác
nhau (do khả năng, kỹ năng, cường độ lao động khác nhau; sự khác nhau
về nghề nghiệp, trình độ học vấn, giáo dục, đào tạo; được thừa hưởng,
chiếm hữu tài sản khác nhau hoặc chịu những rủi ro khác nhau; bất bình
đẳng giới,…).
Nếu như công bằng theo chiều ngang được thực hiện bởi cơ chế thị
trường thì công bằng theo chiều dọc cần có sự điều tiết của Chính phủ
nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng xã hội. Công bằng ngang đề
cao vấn đề hiệu quả, kích thích xã hội phát triển. Công bằng dọc giúp giải
quyết vấn đề xã hội. Việc phân định và kết hợp công bằng ngang và dọc sẽ
đảm bảo công bằng thực sự [110].
Tuy rằng từ trước đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về công
bằng xã hội, song đa số đều cho rằng nội dung cơ bản của công bằng xã
hội là đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận và lựa chọn những cơ hội trên
tất cả các phương diện (không phân biệt đối xử) cho mọi thành viên trong
xã hội; là sự thu hẹp một cách hợp lý sự chênh lệch mức sống giữa các
thành viên trong xã hội và không ai phải sống dưới mức nghèo khổ (tránh
sự cùng khổ tuyệt đối).
Để thực hiện công bằng xã hội phải đảm bảo hai nguyên tắc:
(i) Đảm bảo sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa
vụ và quyền lợi, giữa làm và hưởng, giữa lao động vàsự trả công, giữa tội
phạm và sự bị trừng trị, giữa công lao đóng góp và sự thừa nhận của xã

313
hội. Nguyên tắc này được thực hiện bởi cơ chế thị trường và sự điều tiết,
quản lý của nhà nước.
Đảm bảo xóa bỏ sự nghèo khổ cùng cực, nghèo khổ tuyệt đối.
Nguyên tắc này được thực hiện bởi sự điều tiết của nhà nước và sự tham
gia của cộng đồng [76]. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta hiện nay thể hiện ở:
(1) Công bằng về cơ hội lựa chọn cũng như tham gia vào các hoạt
động kinh tế, sản xuất kinh doanh;
(2) Công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực sản xuất như vốn, lao
động, đất đai, tri thức, công nghệ...;
(3) Công bằng trong phân phối.
Thứ nhất, công bằng trong phân phối thu nhập, cụ thể là phân phối
tiền lương, tiền công, lợi tức, lợi nhuận... Nguyên tắc phân phối được áp
dụng ở nước ta hiện nay là phân phối theo lao động và phân phối theo tài
sản, vốn góp. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là
công bằng hợp lý. Đối với người có sức lao động, làm nhiều hưởng nhiều,
làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng. Những người già yếu, tàn tật
sẽ được Nhà nước giúp đỡ, chăm nom” [71].
Thứ hai, công bằng về hưởng thụ các phúc lợi xã hội, các dịch vụ
công như y tế, giáo dục, thông tin, văn hóa, giao thông công cộng...;
Thứ ba, công bằng qua phân phối lại thông qua các công cụ như thuế,
trợ cấp của chính phủ, chi tiêu công... Lúc này, vai trò điều tiết của nhà
nước đặc biệt quan trọng nhằm duy trì khoảng cách thu nhập hợp lý, giảm
bớt sự phân hóa giàu nghèo, vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa tạo động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Công bằng xã hội là động lực và mục tiêu phát triển KT - XH và phát
triển bền vững, vì nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, kích thích
sự sáng tạo, năng động của mọi thành viên trong xã hội.
8.3.2 Định hướng và giải pháp thực hiện công bằng xã hội và xóa đói,
giảm nghèo ở Việt Nam trong những năm tới
8.3.2.1 Định hướng thực hiện công bằng xã hội và xóa đói, giảm nghèo
ở Việt Nam trong những năm tới
Theo chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2021-2030 của Đảng
Cộng sản Việt Nam, định hướng tổng quát thực hiện công bằng xã hội và

314
xóa đói, giảm nghèo ỏ Việt Nam trong những năm tới là: “Phấn đấu sớm
hoàn thành các mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển
bền vững. Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ
em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hòa nhập, tiếp
cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các
dịch vụ xã hội cơ bản. Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng đặc biệt khó khăn; tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030” [66].
Để thực hiện mục tiêu này Nhà nước cần phải:“Triển khai đồng bộ
các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số. Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm
nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho không,
khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo; hạn chế bất bình đẳng xã
hội. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, phát triển mạnh tầng lớp trung
lưu gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội. Tập trung giải quyết cơ bản nhu
cầu về nhà ở cho người dân, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển
mạnh mẽ nhà ở xã hội; bố trí hợp lý khu dân cư và hỗ trợ phát triển nhà ở
cho người dân tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến
đổi khí hậu.” [66].
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ định hướng các chỉ
tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; Định hướng
phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong
nhiệm kỳ Đại hội XIII, trong đó xác định: “Thực hiện tốt chính sách xã
hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh
mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt
Nam” [66].
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả giảm nghèo bền vững và đảm bảo
quyền an sinh xã hội của người nghèo, Việt Nam đã ban hành Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với
mục tiêu tổng quát: “Giảm nghèo đa đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn
chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên
mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa
chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo,
xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình

315
trạng nghèo, đặc biệt khó khăn” [35]. Các mục tiêu cụ thể của Chương
trình gồm: “Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm
1-1,5%/năm; Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30%
huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn” [35].
Chương trình góp phần giải quyết các vấn đề nghèo đói trọng tâm,
trọng điểm, cấp bách, có mục tiêu, có thời hạn đảm bảo quyền con người.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH vùng lõi nghèo, nâng cao thu
nhập, chất lượng cuộc sống của người nghèo, đào tạo kỹ năng nghề, tạo
việc làm tốt, hỗ trợ đối tượng yếu thế không rơi vào tình trạng nghèo đói.
8.3.2.2 Giải pháp thực hiện công bằng xã hội và xóa đói, giảm nghèo
ở Việt Nam trong những năm tới
- Tạo môi trường lành mạnh, định hướng phát triển kinh tế, tăng
năng lực sản xuất cho vùng nghèo, người nghèo
+ Bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng bộ, phù hợp với kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo môi trường pháp lý
thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để pháp
triển; huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội, giải phóng triệt để và
phát triển mạnh mẽ các năng lực sản xuất. Đây là điều kiện cơ bản để tăng
trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho mọi tầng lớp dân cư. Bảo đảm thực hiện
Luật Cạnh tranh, có cơ chế giám sát có hiệu quả đối với các doanh nghiệp
có vị thế độc quyền trong sản xuất, kinh doanh về giá cả đầu vào, đầu ra và
các điều kiện hoạt động kinh doanh khác.
+ Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu
của cạnh tranh và hội nhập, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
Điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo một cơ chế chính sách thống
nhất trên quan điểm kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước với thị
trường. Hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ
và vừa, hợp tác xã, các trang trại hộ gia đình và các loại hình doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
+ Đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc kinh tế, thực hiện tốt các nguyên
tắc phân phối với ba hình thức phân phối cơ bản: (1) Phân phối theo thành
quả lao động nhằm phát huy sức mạnh, giải phóng sức sản xuất; (2) Phân
phối theo mức đóng góp nguồn lực sẽ xác lập sự bình đẳng về sở hữu đối
với tư liệu sản xuất, huy động được mọi nguồn lực cho sản xuất; (3) Phân

316
phối theo phúc lợi xã hội nhằm điều tiết thu nhập trong xã hội, trực tiếp
góp phần thực hiện công bằng xã hội.
+ Thực hiện chính sách tài chính công bằng, hiệu quả, công khai,
minh bạch; tiếp tục cải cách hệ thống thuế, đảm bảo cân đối ngân sách
vững chắc. Thực hiện chính sách tiền tệ tích cực nhằm ổn định tiền tệ,
kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phát triển kinh tế. Phát triển, hoàn thiện các loại
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đăc biệt là các thị trường vốn
và tiền tệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ.
+ Tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi
cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của
nhà nước, ngăn chặn tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả…
gây thất thoát vốn nhà nước. Phát huy khả năng đầu tư của khu vực kinh
tế tư nhân, thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài, xem đầu tư nước ngoài là
một bộ phận kinh tế lâu dài của Việt Nam.
+ Thúc đẩy chính sách mở cửa và chủ động hội nhập quốc tế, cung
cấp thông tin cập nhật và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược
và kế hoạch kinh doanh phù hợp với tiến trình hội nhập, nâng cao năng
lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là các doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ.
- Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập
+ Hỗ trợ nguồn lực về sản xuất cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo
thông qua việc tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ người nghèo,
huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, tăng thu
nhập, thoát nghèo bền vững và thu hẹp khoảng cách về đời sống và tiếp
cận dịch vụ xã hội.
+ Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu
cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao và ổn định cho người yếu thế.
Khôi phục và phát triển các làng nghề nhằm tạo thêm việc làm, thu nhập
cho dân cư nông thôn.
+ Tăng cường cải thiện điều kiện việc làm thông qua các chính sách
vay vốn tạo việc làm, tiếp cận thông tin, thông tin thị trường lao động, thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề; chương
trình việc làm công, chương trình hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn,
lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm tạo việc làm, cải thiện thu nhập

317
và nâng cao năng lực cho người lao động nghèo, lao động mất việc làm và
thất nghiệp.
+ Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về
đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng,... nhằm khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phương thức, nâng
cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề vối nhu cầu thực tế.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động về số lượng và chất lượng để khẳng
định uy tín, củng cố thị trường từ đó tích cực tìm kiếm đối tác, thị trường
xâm nhập. Phát triển thị trường lao động rộng khắp đi đôi với từng bước
xây dựng thị trường lao động cao cấp như thị trường các kỹ sư công nghệ
phần mềm, chuyên gia công nghệ,…
+ Loại bỏ những bất hợp lý về tiền công, tiền lương, trợ cấp xã hội;
gắn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với cải cách tiền lương của
người lao động. Chăm lo bảo hộ lao động; hạn chế tai nạn lao động; cải
thiện điều kiện làm việc; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các
vi phạm pháp luật lao động.
- Thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển các ngành, lĩnh
vực đảm bảo tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo
+ Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; nâng cao
năng lực giảm nghèo và truyền thông; tăng cường hoạt động giám sát,
đánh giá các chính sách giảm nghèo tác động đến đối tượng thụ hưởng.
Các địa phương căn cứ cơ chế, chính sách giảm nghèo để huy động nguồn
lực và bố trí ngân sách tại chỗ để đầu tư.
+ Triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở
vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đa dạng hóa các nguồn lực
và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông
thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm
nghèo bền vững tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn
lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo.
+ Phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và
đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, tập trung thâm canh, nâng cao hiệu quả
của sản xuất nông nghiệp giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và
cải thiện đời sống nông dân. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp nông
thôn như tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ… các ngành nghề chỉ đòi hỏi ít
vốn đầu tư, công nghệ và kỹ thuật đơn giản, nhưng lại sử dụng được nhiều

318
lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập để cải thiện đời sống người dân.
+ Giải quyết ruộng đất cho những hộ nông dân nghèo không có hoặc
thiếu đất sản xuất trên cơ sở huy hoạch đất đai, hiệu quả sử dụng đất đai.
Cho người nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời gian cho vay phù hợp
với quá trình sinh trưởng của các loài cây trồng, vật nuôi. Phổ biến kinh
nghiệm, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nghèo có
khả năng tự tổ chức, quản lý sản xuất. Tăng cường chính sách trợ giá nông
sản, chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp, cũng như hình thành các quỹ
bảo trợ sản xuất nông nghiệp đề phòng rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến
động giá cả bất thường của thị trường thế giới.
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp và
dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa, phát triển các cơ sở công nghiệp phụ trợ
cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn có tác động to lớn trong vấn đề tạo
việc làm. Hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô hợp lý;
đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô và trình
độ công nghệ phù hợp để đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm do các hộ nông
dân trong vùng sản xuất. Tuy nhiên, đi kèm với các giải pháp phải khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường có thể xảy ra.
+ Thường xuyên rà soát, đánh giá lại toàn bộ các chính sách giảm
nghèo hiện hành do các bộ, ban, ngành được giao trách nhiệm chủ trì tổ
chức thực hiện, hướng vào đối tượng người nghèo, hộ nghèo.
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề và các lĩnh
vực thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác ở nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng cao
+ Hỗ trợ người dân có trình độ giáo dục tối thiểu, xây dựng xã hội
học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời;
tăng cường tiếp cận của người dân đối với giáo dục các cấp, bảo đảm phổ
cập giáo dục; đặc biệt tập trung nâng cao tiếp cận giáo dục cho người dân
vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Tăng tỷ lệ phân bổ công bằng hơn để có kinh phí đầu tư cho cải
cách giáo dục nhằm nâng cấp cơ sở vật chất cho giáo dục, xây dựng thêm
trường học và tạo điều kiện giảm bớt việc đi học xa của trẻ em vùng sâu,
vùng xa và đồng bào các dân tộc ít người. Tích cực thực hiện chính sách
ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số.
+ Để thu hẹp dần khoảng cách giữa đầu ra của đào tạo với nhu cầu

319
hiện có của thị trường lao động, cần xác định rõ những lĩnh vực, ngành
nghề hiện đang thiếu nhân công, thiếu người lao động có trình độ chuyên
môn, tay nghề để tăng cường đầu tư, hỗ trợ. Đồng thời, tiêu chuẩn hóa các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng, với những chỉ tiêu
chất lượng được quy định rõ ràng.
+ Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Chú ý
đến các đối tượng nghèo thiếu kỹ năng nghề nghiệp và những người mất đất
nông nghiệp đang chuyển đổi sang các ngành, nghề phi nông nghiệp. Mở
rộng hệ thống trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, phối hợp chặt chẽ
hơn nữa giữa các bên tham gia thị trường (các đơn vị có nhu cầu sử dụng
lao động, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề) trong quá trình hoạch
định các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Xây dựng mối quan
hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm góp
phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, cơ cấu lao động qua đào tạo
với nhiều trình độ giúp người lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và
đa dạng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
+ Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản
xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như
thủy lợi, đường sá, cầu cống, trường học, trạm y tế, chợ… đạt chuẩn theo
tiêu chí nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế và
xóa đói giảm nghèo. Bảo đảm các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sạch
sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề,
đời sống văn hóa, dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho các hộ nghèo, đặc
biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt
khó khăn. Giúp người dân cải thiện đời sống sinh hoạt, điều kiện vệ sinh,
đặc biệt là chương trình nước sạch và nhà vệ sinh sạch.
+ Đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho người lao động tại các khu công
nghiệp, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung
học và dạy nghề; đổi mới cơ chế hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp ở
đô thị; khắc phục những khó khăn về đất đai, quy hoạch, vốn, thủ tục và
có chính sách ưu đãi doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội tại đô thị, khu
công nghiệp.
+ Tăng cường báo chí, thông tin về miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới và hải đảo; củng cố và phát triển mạng lưới thông tin cơ sở đảm bảo
đưa thông tin nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách về đảm bảo thông tin
và hưởng thụ thông tin của người dân giữa các vùng miền. Đẩy mạnh hội

320
nhập xã hội đối với những người yếu thế, trọng tâm là phụ nữ, đồng bào
dân tộc thiểu số.
- Phát triển dịch vụ y tế và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người
nghèo; thực hiện chiến lược dân số và nâng cao chất lượng dân số; thực
hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền lợi trẻ em
+ Phát triển dịch vụ y tế và giảm gánh nặng phí y tế cho người nghèo
Tăng cường nguồn lực tài chính và ban hành chính sách ưu tiên đối
với các vùng, tuyến y tế cơ sở có khó khăn và đối với người nghèo đảm
bảo khả năng thực thi một cách có hiệu quả hơn.
Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân; đổi mới công tác QLNN về bảo
hiểm y tế; mở rộng chính sách hỗ trợ phí mua cho người dân có thu nhập
từ dưới trung bình trở xuống hiện chưa bắt buộc tham gia, cải thiện dịch
vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng
miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao năng lực của bệnh viện
tuyến huyện và tuyến tỉnh, hiện đại hóa các bệnh viện đầu ngành. Phát
triển mạnh công nghiệp dược; tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng
thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, quản lý chặt chẽ thị trường
thuốc chữa bệnh.
Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; giảm mạnh và kiềm chế
các tình trạng lây nhiễm dịch bệnh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về các
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm.
+ Thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền lợi
trẻ em
Đẩy mạnh chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ
nữ, đặc biệt chú trọng ở những vùng có nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Thực
hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ, bé gái các hộ nghèo đi học, khuyến khích
nữ sinh ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc ít người học trung học, cao
đẳng và đại học.
Cải thiện sức khỏe của phụ nữ, giảm dần gánh nặng công việc gia đình
cho phụ nữ. Đảm bảo các điều kiện để phụ nữ được bình đẳng trong lĩnh vực
lao động và việc làm, giáo dục, được nâng cao trình độ chuyên môn. Nâng

321
cao vai trò, vị trí và sự tham gia của người phụ nữ vào việc ra quyết định và
lãnh đạo ở tất cả các cấp, trong mọi lĩnh vực, cơ quan, tổ chức.
Đẩy mạnh chương trình quốc gia vì trẻ em, đảm bảo tạo môi trường
để trẻ em có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Hơn thế nữa, chú
trọng chăm sóc những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng sâu vùng
xa có hoàn cảnh khó khăn; ngăn chặn nguy cơ xâm lại trẻ em.
+ Chính sách dân số phù hợp với yêu cầu, trình độ phát triển KT -
XH của đất nước
Tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn
xã hội vào công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt tại vùng sâu,
vùng xa, miền núi, hải đảo. Thực hiện nghiêm chính sách và văn bản pháp
luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con. Xây dựng
các chính sách cụ thể đảm bảo tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh.
Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sức khỏe bà mẹ, phụ nữ và trẻ
em, giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, nâng cao chất lượng dân số.
Phát triển mạnh các phong trào thể dục, thể thao, đầu tư nâng cao chất
lượng các môn thể thao lợi thế của nước ta.
- Bảo đảm an sinh xã hội
+ Xây dựng chế độ ưu tiên nhằm giúp các đối tượng yếu thế có điều
kiện hưởng thụ lợi ích các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển
xã hội. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, giúp đỡ mọi thành
viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó
khăn hoặc các rủi ro trong đời sống.
+ Gia tăng tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh các
dịch vụ bảo hiểm xã hội, chyển đổi loại hình cứu trợ xã hội sang cung cấp
dịch vụ bảo trợ xã hội cộng đồng. Bảo đảm cho người tham gia bảo trợ xã
hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận
các dịch vụ công thiết yếu. Thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, thực hiện đúng, đầy đủ quy định đối
với mọi đối tượng.
+ Xây dựng hệ thống giải pháp cứu trợ xã hội hữu hiệu đối với người
nghèo, người dễ bị tổn thương như:
Trợ giúp xã hội thường xuyên: mở rộng đối tượng, điều chỉnh chuẩn

322
và nâng mức hưởng; xây dựng mức sống tối thiểu, bảo đảm mọi người dân
có mức sống dưới mức tối thiểu đều được hỗ trợ, hỗ trợ toàn diện đối với
người cao tuổi, trẻ em, người bị khuyết tật.
Trợ giúp xã hội đột xuất: hoàn thiện cơ chế, chính sách và phương
thức tổ chức thực hiện; đảm bảo người dân khi gặp rủi ro, thiên tai, bão lụt,
thương vong, mất tài sản được hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn, khôi
phục sản xuất, việc làm, đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống.
Nhà nước cần huy động các nguồn lực để chăm lo tốt hơn nữa đời
sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công. Tạo điều
kiện, khuyến khích những người và hộ gia đình có công tham gia phát triển
kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức
sống trung bình của dân cư tại địa bàn.
Đa dạng hóa mạng lưới an sinh tự nguyện. Phát triển hệ thống chính
sách, giải pháp hỗ trợ người tàn tật, người cao tuổi (đặc biệt là người già cô
đơn không nơi nương tựa), người bị nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/
AIDS. Chính sách hưu trí và trợ cấp phù hợp với nền kinh tế.
Xây dựng các biện pháp để giúp đối tượng yếu thế cải thiện các điều
kiện tham gia thị trường lao động. Giúp đỡ họ tiếp cận đến các nguồn tín
dụng ưu đãi, chuyển giao kỹ thuật sản xuất thông qua các hình thức khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công thích hợp hoặc các hoạt động
dạy nghề sẽ có tác động thiết thực trong việc giúp đỡ họ tự tạo việc làm
tăng thu nhập.
Phát triển các quỹ dự phòng rủi ro tại các địa phương; tổ chức tốt các
phong trào tương thân, tương ái, huy động cộng đồng nhằm giúp các địa
phương hỗ trợ kịp thời người dân khắc phục rủi ro đột xuất.
- Cải cách hành chính, thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền, hỗ
trợ trọn gói có mục tiêu cho địa phương
+ Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện quản lý tốt kinh
tế xã hội để đảm bảo lợi ích cho người nghèo. Đẩy mạnh chống tham
nhũng, quan liêu; nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ công
chức. Để chính sách giảm nghèo hiệu quả thì đội ngũ cán bộ làm công
tác này cần phải nghiên cứu và thâm nhập vào thực tế nhiều hơn; tích cực
lắng nghe tiếng nói từ phía người dân. Đồng thời, cũng có biện pháp, chế
tài đối với đội ngũ cán bộ làm công tác khi tham mưu chính sách không
phù hợp.

323
+ Nhà nước cùng với các bộ, ban, ngành thực hiện cơ chế phân cấp,
trao quyền, hỗ trợ trọn gói có mục tiêu cho địa phương, đi đôi với nâng
cao năng lực và tăng cường sự tham gia của người dân nhằm nâng cao
hiệu quả công tác. Lấy ý kiến nhân dân và tình hình thực tế để chủ động
bố trí ngân sách giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo mục
tiêu của các chương trình đã đề ra. Xem xét việc lồng ghép các chương
trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025 để giảm đầu mối quản
lý, tăng tối đa chi cho đầu tư phát triển, hướng tới đối tượng thụ hưởng
trực tiếp là người dân. 
+ Ứng dụng công nghệ quản lý để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững;
rà soát, tích hợp, giảm chồng chéo, trùng lắp chính sách giảm nghèo bền
vững. Cần có cơ sở dữ liệu người nghèo trong đó phân loại theo các nhóm
xã hội như về cơ cấu độ tuổi; dân tộc; giới tính; vùng miền; cần phân loại
các nguyên nhân dẫn đến nghèo (bệnh tật nan y, thiếu vốn, chây lười lao
động, mất sức lao động…) để từ đó có những giải pháp giảm nghèo bền
vững phù hợp với từng nhóm đối tượng.

324
Chương 9
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

9.1 Khái niệm và luận thuyết về phát triển bền vững


9.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) được Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới (Ủy ban Brundland) nêu ra năm 1987 như sau: “Phát
triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai…” [3].
Năm 1991, Ủy ban này công bố một tài liệu khác mang tên “Chăm
lo cho Trái Đất”, thuật ngữ PTBV và tính bền vững được mở rộng thêm:
“Phát triển bền vững là sự phát triển nâng cao chất lượng đời sống con
người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo của các hệ thống
sinh thái. Tính bền vững là một đặc điểm đặc trưng của một quá trình hoặc
một trạng thái có thể duy trì mãi mãi”.
Tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tổ chức
tại Rio de Janeiro năm 1992, khái niệm PTBV được bổ sung và hoàn chỉnh
thêm. Theo đó, “phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập,
xen cài và thỏa hiệp nhau của ba hệ thống tương tác lớn của thế giới: hệ tự
nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”.
Các định nghĩa trên đây được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong
khoảng 70 định nghĩa đang được lưu hành.
Từ đó, khái niệm về PTBV tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng trong
chương trình Nghị sự 21, là chương trình hành động về PTBV chung cho
toàn thế giới trong thế kỷ 21 đã được thông qua.
Như vậy phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu
đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững bao gồm bốn nội dung chính: tăng trưởng kinh
tế; bảo đảm công bằng xã hội; bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền

325
con người. Khái niệm phát triển bền vững được xây dựng trên một nguyên
tắc chung của sự tiến bộ loài người - nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng
giữa các thế hệ.
Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn
so với quan điểm “phát triển bằng bất kì giá nào”, bởi phát triển bằng mọi
giá là khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho
hoạt động phát triển, không tính đến sự ảnh hưởng của nó đến chính quá
trình phát triển.
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện rõ rệt lần đầu tiên trong “Chiến
lược bảo tồn thế giới” của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm
1980, song mới chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề bền vững sinh thái.
Ngày nay, định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là là
định nghĩa trong “Báo cáo Brundland của Ủy ban Môi trường và Phát triển
Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987: “Phát triển bền vững là
sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương
đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ” [3].
Ủy ban Brundland đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào quá
trình phát triển bền vững:
Thứ nhất, WCED đề ra trách nhiệm của thế hệ hiện tại phải đảm bảo
những cơ hội và lựa chọn phát triển của các thế hệ tương lai thông qua việc
bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ hai, WCED đặt ra mục tiêu giảm nghèo ở các nước đang phát
triển như là một trục chính mà các nước cần phải vượt qua.
Thứ ba, WCED đúc kết lại việc theo đuổi phát triển bền vững trong
bối cảnh nền kinh tế quốc tế bằng cách nhận ra rằng cần phải sắp xếp lại
mô hình thương mại quốc tế và dòng vốn cũng như phải đảm bảo được
các nước đang phát triển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong các quan hệ kinh
tế đó.
Như vậy, phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp
liên ngành, đa ngành, thành chương trình hành động với những tiêu chí
cụ thể. Phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện
phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng và
môi trường tài nguyên trong lành được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống
hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững trong cả “ba
thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.

326
9.1.2 Luận thuyết phát triển bền vững
Luận thuyết PTBV cho rằng loài người không tôn trọng, bảo toàn
môi trường, thiên nhiên bị hư hại, hệ sinh thái đang dần mất cân bằng, môi
trường sinh thái dần suy thoái ảnh hưởng đến chất lượng đời sống người
dân, tình trạng đói nghèo cũng dần trở nên nghiêm trọng, chênh lệch giàu
nghèo gia tăng. Vì vậy vấn đề đặt ra làm sao phải thỏa mãn các yêu cầu
căn bản của con người, đảm bảo tính bền vững đời sống tương lai cho các
thế hệ về sau đi cùng với vấn đề bảo vệ môi trường. Giải quyết vấn đề này
vừa đảm bảo phát triển toàn bộ các phương diện môi trường, kinh tế, xã
hội, chính trị, vừa cân bằng sinh thái cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của
loài người.
Luật thuyết PTBV cũng bác bỏ quan niệm về thị trường tự điều hòa,
cho rằng nhu cầu của con người không giới hạn. Phát triển bền vững chứng
minh lại khuynh hướng tiêu dùng không giới hạn, chủ trương để loài người
xem xét lại các quan niệm về các mẫu mực về phúc lợi, an sinh xã hội và
chất lượng cuộc sống.
Luận thuyết PTBV cho rằng cần một mặt kìm giữ sử dụng tài nguyên,
ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường, phá hủy môi sinh và giảm thiểu
rác thải, mặt khác, gia tăng tiêu dùng và sản xuất của người dân đói nghèo
trên thế giới để thỏa mãn các yêu cầu căn bản, bảo vệ và nâng cao nhân
phẩm. PTBV nhận định rằng quan hệ bất bình đẳng trên thế giới và mô
hình toàn cầu hóa tự do là một mối đe dọa cần phải phòng chống. PTBV
nhằm thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người là lương thực, nước sạch,
nhà ở, giáo dục, y tế, sức khỏe, an sinh, phúc lợi, quyền tham gia, quyền
phát biểu, v.v. và nhiều yêu cầu tinh thần và vật chất khác. Luận thuyết
PTBV thừa nhận tăng trưởng kinh tế có tính cần thiết nhưng cũng cũng chỉ
là điều kiện cần (không phải là điều kiện đủ) cho phát triển. Như vậy có
nghĩa tăng trưởng chỉ là phương tiện cho cứu cánh là PTBV.
Luận thuyết PTBV còn cho rằng kinh tế và xã hội phải hòa hợp thành
một thể thống nhất. Nhu cầu của con người phải được đáp ứng, hàng hóa
và dịch vụ phải được cung cấp và phân phối trong sự công bằng. PTBV
thừa nhận rằng mỗi con người, mỗi dân tộc có yêu cầu và lý do để định
hướng những phương hướng phát triển và phương thức hành động riêng.
Mục tiêu cuối cùng của PTBV là làm thỏa mãn những yêu cầu căn bản đó
của con người song vẫn bảo toàn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm
tương lai ổn định cho các thế hệ tiếp theo. PTBV cho rằng cần phải hoạt

327
động sản xuất có giới hạn, tiêu dùng và thụ hưởng có tiết kiệm, phân phối
công bằng thu nhập, điều hòa dân số và nhân lực, bảo đảm sự cân bằng
giữa nhu cầu có khuynh hướng gia tăng nhanh với tài nguyên bị hạn chế.
PTBV đề cao các giá trị nhân bản, tính công bằng trong sản xuất, tiêu dùng
và thụ hưởng, đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa
hiện tại với tương lai. Ngoài ra, PTBV cũng có tính chất đa diện, thống
nhất, toàn bộ. Bởi có sự tham gia đóng góp của tất cả các đối tượng thụ
hưởng, tạo tính sở hữu kế hoạch và kết quả hoạt động, xây dựng tinh thần
trách nhiệm. PTBV là một dự án nằm trong tinh thần của bản Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền công bố năm 1948.
9.2 Nội dung phát triển bền vững
9.2.1 Mục tiêu phát triển bền vững
Theo Liên hợp quốc, các mục tiêu phát triển bền vững, còn được gọi
là Mục tiêu Toàn cầu, là lời kêu gọi của Liên hợp quốc tới tất cả các nước
trên thế giới để giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt
và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội sống tốt hơn. Phát triển
bền vững được chia thành 17 mục tiêu liên quan đến các vấn đề phổ biến
nhất. Có thể được tóm tắt như sau [79]:
- Xóa đói giảm nghèo, bảo đảm một cuộc sống khỏe mạnh.
- Phổ cập tiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước, cải thiện điều kiện
vệ sinh và năng lượng bền vững.
- Hỗ trợ tạo ra các cơ hội phát triển thông qua kết hợp đồng thời giáo
dục và công việc tốt.
- Thúc đẩy linh hoạt và đổi mới cơ sở hạ tầng, tạo ra các cộng đồng
và thành phố có thể sản xuất và tiêu thụ bền vững.
- Giảm bất bình đẳng trên thế giới, đặc biệt là liên quan đến bất bình
đẳng giới.
- Gìn giữ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và
hệ sinh thái đất.
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các tác nhân xã hội khác nhau để tạo ra
một môi trường hòa bình và phát triển bền vững.
Những mục tiêu chung này đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cá
nhân, doanh nghiệp, chính quyền và các quốc gia trên thế giới.
Trong “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam”

328
(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), các mục tiêu phát triển bền vững
được cụ thể hóa như sau:
- Mục tiêu PTBV về kinh tế, là đạt được sự tăng trưởng ổn định với
cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao đời sống của nhân dân và tránh được sự suy
thoái, tránh để lại gánh nặng nợ lần lớn cho các thế hệ mai sau.
- Mục tiêu PTBV về xã hội là thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi
người dân đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng
đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, giảm
các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ
giữa các thế hệ trong một xã hội; duy trì và phát huy các bản sắc văn hóa
dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và
tinh thần.
- Mục tiêu PTBV về môi trường là:
+ Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên;
+ Phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm
môi trường;
+ Bảo vệ được các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và
bảo tồn sự đa dạng sinh học;
+ Khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
Những mục tiêu môi trường của Việt Nam (theo Chiến lược BVMT
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020) gồm [93]:
- Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm;
- Khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường
ở các khu vực công nghiệp, khu vực dân cư tập trung ở các thành phố lớn
và một số vùng nông thôn;
- Cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao,
kênh mương;
- Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên
tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc
phục có hiệu quả sự cố môi trường do thiên tai gây ra;
- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
- Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao;

329
- Bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn da dạng sinh học;
- Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong
hội nhập kinh tế quốc tế.
Các mục tiêu môi trường sẽ trở thành các nguyên tắc có tính chất
dẫn dắt quy hoạch môi trường đô thị, thực thi Luật BVMT, xây dựng các
mục tiêu bảo vệ môi trường ngành và hệ thống quản lý môi trường chung.
9.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
Phát triển bền vững phải đồng thời đạt được ba tiêu chí cơ bản sau:
phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội, phát triển bền
vững về môi trường.
9.2.2.1 Phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh, an toàn và chất
lượng, đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế, trong đó cơ hội để tiếp
xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và các quyền
sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế
được chia sẻ một cách bình đẳng.
Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung
cơ bản:
- Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác
thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống;
- Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh
học và môi trường;
- Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống,
dịch vụ y tế và giáo dục;
- Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối;
- Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái
sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau:
- Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát
triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo
có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng ở mức độ cao. Các nước đang phát
triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm
thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.

330
- Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh
tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp
thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không
chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
9.2.2.2 Phát triển bền vững về xã hội
Phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí như:
chỉ số phát triển con người, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo
dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa.
Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số HDI là tiêu chí cao
nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ
dân trí, giáo dục, y tế, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội
luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố
gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều
kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội
dung chính:
- Một là, phát triển dân số nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị;
- Hai là, giảm thiểu các tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường đến
đô thị hóa;
- Ba là, nâng cao trình độ học vấn, xóa mù chữ;
- Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa;
- Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới;
- Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình
ra quyết định.
9.2.2.3 Phát triển bền vững về môi trường
Quá trình CNH - HĐH phát triển nông nghiệp, du lịch, quá trình đô
thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều tác động đến môi trường và gây
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi
trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống
của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về nước,
đất, không khí, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố
trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá theo những
tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

331
Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn TNTN, bảo vệ môi trường và cải
thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về môi trường đòi
hỏi duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn TNTN phục
vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn
tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ
điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên Trái đất.
Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản sau:
- Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên
không tái tạo;
- Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái;
- Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn;
- Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính;
- Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm;
- Sáu là, giảm thiểu các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường, khắc
phục các vấn đề ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện
và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm...
9.2.3 Hệ số chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế
Bao gồm 04 nhóm chỉ tiêu phản ánh các mặt sau: tăng trưởng kinh
tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, tiến bộ xã hội và môi trường.
9.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế
Bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: [26]
- Quy mô sản lượng quốc gia: GDP, GNP.
- Chỉ số phát triển con người (HDI)
- Tốc độ tăng trưởng về sản lượng, thu nhập bình quân đầu người.
Xu hướng của các chỉ tiêu trên phải thể hiện gia tăng và ổn định
trong dài hạn.
Theo Báo cáo phát triển thế giới năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân của Việt Nam giai đoạn 1990-2003 là 7,3%. Tăng trưởng
kinh tế đối với các nước trên thế giới có những khía cạnh đáng lưu ý sau:
- Theo nhóm nước, có sự khác biệt lớn về quy mô GDP, GNP giữa
nhóm nước có thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Nhóm
nước có thu nhập cao chiếm 80% GDP và GNP của toàn thế giới, trong
khi nhóm các nước thu nhập thấp chỉ chiếm 3%. Tuy nhiên tốc độ tăng

332
trưởng GDP lại theo xu hướng quy mô GDP càng thấp thì tốc độ tăng
trưởng càng cao.
- Trung Quốc là quốc gia có quy mô GDP lớn (trên 1.000 tỷ USD) và
tốc độ tăng trưởng GDP đạt cao nhất so với các quốc gia khác.
- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất so với khu vực Đông
Nam Á, nhưng quy mô GDP lại nhỏ so với các nước.
9.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thay đổi cơ cấu kinh tế
Thay đổi cơ cấu kinh tế được thể hiện trên các mặt: cơ cấu GDP theo
các ngành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngoại thương và cơ cấu vùng
kinh tế.
- Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế
Cơ cấu này thể hiện vai trò của mỗi ngành kinh tế trong hệ thống
kinh tế quốc dân. Để phản ánh tầm quan trọng của từng ngành, chỉ tiêu
được sử dụng: tỷ trọng giá trị đóng góp của các ngành trong GDP.
Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế gắn với quá trình phát triển kinh tế
qua thời gian phải theo xu hướng: tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp giảm
dần, các tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần.
Theo Báo cáo phát triển thế giới năm 2005 và ADB năm 2000, sự
thay đổi cơ cấu GDP đối với các nước trên thế giới có những khía cạnh
đáng lưu ý sau:
+ Theo nhóm nước, khi thu nhập càng cao thì tỷ trọng đóng góp của
khu vực nông nghiệp càng thấp trong khi khu vực công nghiệp và dịch vụ
có tỷ trọng đóng góp trong GDP càng cao, và đặc biệt là khu vực dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
+ Sự thay đổi cơ cấu GDP của Việt Nam theo hướng chuyển dịch từ
nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện
đại. Tuy nhiên, so với các nước có thu nhập trung bình, Việt Nam có tỷ
trọng của khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp.
- Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động nền kinh tế cũng thể hiện tầm quan trọng của từng
ngành kinh tế trong việc sử dụng nguồn lao động xã hội. Để phản ánh
tầm quan trọng của từng ngành, chỉ tiêu được sử dụng là tỷ trọng lao
động đóng góp của các ngành trong tổng lao động đang làm việc của nền
kinh tế.

333
Sự thay đổi cơ cấu lao động của nền kinh tế gắn với quá trình phát
triển kinh tế qua thời gian phải theo xu hướng: tỷ trọng lao động của khu
vực nông nghiệp giảm dần; các tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp,
dịch vụ tăng dần.
- Cơ cấu hoạt động ngoại thương
Tất cả các nước dù cho nhóm nước thu nhập cao hay thấp đều tham
gia đáng kể vào thương mại quốc tế. Các nước đang phát triển thường
tham gia xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô của khu vực nông nghiệp hoặc
nguyên liệu thô từ khu vực công nghiệp với giá trị thấp, nhưng lại nhập
khẩu một khối lượng lớn hàng hóa đã qua chế biến, hàng hóa lâu bền và
công nghệ với giá trị cao từ các nước phát triển. Cùng với quá trình phát
triển kinh tế, các nước đang phát triển ngày càng mở rộng tham gia xuất và
nhập khẩu, điều này thể hiện “trình độ mở” (Open Level) của quốc gia. Để
phản ánh “trình độ mở”, chỉ tiêu được sử dụng: tỷ trọng giá trị xuất khẩu
hay nhập khẩu so với GDP.
Sự thay đổi mức độ mở cửa của nền kinh tế đối với thị trường thế
giới. Qua thời gian phải theo xu hướng: tỷ trọng giá trị xuất khẩu hay nhập
khẩu so với GDP ngày càng tăng.
- Cơ cấu vùng kinh tế
Cơ cấu vùng kinh tế có thể xem xét dưới góc độ vùng thành thị và
vùng nông thôn, mỗi vùng chứa đựng tỷ trọng dân số khác nhau và được
thay đổi theo trình độ phát triển. Thực tế trên thế giới trong những năm
cuối của thập niên 1990 cho thấy, ở các nước đang phát triển, tỷ trọng dân
số vùng nông thôn chiếm từ 65% đến 72%, trong khi ở các nước phát triển
có hiện tượng ngược lại, tỷ trọng dân số thành thị khoảng 80%. Mặt khác,
trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển còn xuất
hiện một xu hướng khá phổ biến là có một luồng di dân từ nông thôn ra
thành thị do tác động của tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Do đó,
để phản ánh cơ cấu vùng kinh tế gắn với sự hiện hữu của dân số, chỉ tiêu
được sử dụng để đánh giá: tốc độ tăng trưởng của dân số thành thị so với
tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên. Xu hướng thay đổi phải thể hiện: tốc độ
tăng trưởng dân số thành thị nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên.
Đối với các nước thu nhập thấp và trung bình, tốc độ tăng trưởng dân
số vùng thành thị cao hơn nhiều so với dân số tự nhiên. Trong khi đó, ở các
nước thu nhập cao, tốc độ tăng trưởng dân số vùng thành thị không khác
biệt lắm so với dân số tự nhiên. Ở Việt Nam cho thấy trong khi tốc độ tăng

334
trưởng dân số tự nhiên là 1,7% thì tốc độ tăng trửởng dân số thành thị là
2,64%/năm trong giai đoạn 2009 - 2019 [99].
9.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội
Tiến bộ xã hội có thể có nhiều cách đánh giá khác nhau cũng như
quan niệm khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng của tiến bộ xã hội chính
là sự phát triển con người. Tiến bộ xã hội được xem xét trên các mặt: tuổi
thọ, trình độ giáo dục, thu nhập dân cư của quốc gia.
- Tuổi thọ:
Tuổi thọ của dân cư phản ánh kết quả cuối cùng của tiến bộ xã hội
như môi trường sống, chăm sóc sức khỏe, thu nhập, điều kiện lao động tác
động đến đời sống dân cư. Để phản ánh tuổi thọ dân cư, các chỉ tiêu được
sử dụng: tuổi thọ trung bình của dân cư và chỉ số tuổi thọ. Gắn với quá
trình phát triển kinh tế, các chỉ tiêu trên phải được cải thiện theo thời gian.
- Giáo dục:
Phản ánh trình độ giáo dục và dân trí của một quốc gia, các chỉ tiêu
được sử dụng: tỷ lệ người lớn biết chữ (tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết
chữ), tỷ lệ dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi (tỷ lệ dân số 6 - 17 tuổi đi
học phổ thông), chỉ số giáo dục (Education Index, EI).
Chỉ số giáo dục được xác định bởi công thức sau:
HDI = (Isức khỏe  ×   Igiáo dục   ×   Ithu nhập)1/3
- Thu nhập:
Nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ lượng calori
tối thiểu bình quân trên một ngày của mỗi người (2.100 - 2.300 calori) đảm
bảo khả năng sống và làm việc bình thường. Để đảm bảo nhu cầu này, con
người cần một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực
phẩm. Do đó, để phản ánh mức thu nhập trên, các chỉ tiêu được sử dụng:
Tổng sản phẩm quốc dân tính trên đầu người (GNP/người) và chỉ số thu
nhập (Income Index, YI).
- Chỉ số phát triển con người (HDI, Human Development Index):
Chỉ tiêu này phản ánh toàn diện mức hưởng thụ của dân cư đối với
ảnh hưởng tăng trưởng và phát triển kinh tế về cả ba khía cạnh: thu nhập,
sức khỏe và giáo dục.
Xu hướng chỉ tiêu trên phải thể hiện ngày càng nâng cao gắn với quá
trình phát triển kinh tế theo thời gian.

335
Theo Tổ chức Phát triển Nhân lực (Human Development) của Liên
hợp quốc (UN), trình độ HDI của thế giới chia làm ba nhóm:
+ Nhóm quốc gia có HDI thấp: HDI < 0,5.
+ Nhóm quốc gia có HDI trung bình: 0,5 < HDI < 0,8.
+ Nhóm quốc gia có HDI cao: HDI > 0,8.
Những quốc gia có HDI cao nhất bao gồm: Norway, Sweeden,
Canada, Australia (HDI > 0,95). Những quốc gia có HĐI thấp nhất bao
gồm: Sierra Leon, Nigeria (HDI = 0,3).
Tính đến năm 2019, HDI của Việt Nam là 0,704, đưa Việt Nam vào
nhóm phát triển con người thuộc mức cao và xếp thứ 117 trong số 189
quốc gia và vùng lãnh thổ [101].
9.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường
Gắn với phát triển kinh tế bền vững, môi trường sống, môi trường
tự nhiên, cân bằng sinh thái phải được bảo vệ và được cải thiện cùng với
tăng trưởng kinh tế. Để đánh giá tiến bộ về môi trường, các chỉ tiêu được
sử dụng bao gồm [74]:
- Mức độ ô nhiễm môi trường < tiêu chuẩn quy định.
- Lượng sử dụng tài nguyên < lượng khôi phục, tái tạo.
Hiện nay, chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thường sử
dụng như nồng độ Sulfir Dioxit trong không khí ở các khu công nghiệp,
nồng độ BOD (Biological Oxigen Demand) trong các nguồn nước. Đối với
tình trạng khai thác tài nguyên, chỉ tiêu thường sử dụng là diện tích rừng bị
phá so với diện tích trồng mới.
Xu hướng các chỉ tiêu trên phải thể hiện ngày càng cải thiện tốt hơn
gắn với quá trình phát triển kinh tế theo thời gian.
9.3 Các nguyên tắc phát triển bền vững
Phát triển bền vững ở mỗi quốc gia và trên quy mô toàn cầu có thể
trở thành hiện thực thông qua việc xây dựng xã hội phát triển bền vững.
Đây là một xã hội biết kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kinh tế - xã hội
với việc bảo vệ môi trường. Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững,
cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây [90]:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. Sự phát triển của
nước này không làm phương hại đến quyền lợi của những nước khác, cũng

336
như sự phát triển của thế hệ hiện hôm nay sẽ không gây tổn hại tới thế hệ
mai sau.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Mục đích cơ bản
của sự phát triển ở một quốc gia là cải thiện chất lượng cuộc sống của
con người. Mỗi dân tộc có những mục tiêu khác nhau trong sự phát triển,
nhưng lại có một số điểm thống nhất là xây dựng cuộc sống lành mạnh,
giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm bảo cuộc sống cho thế hệ mai sau, mỗi
cá nhân trong xã hội được đảm bảo an toàn và không bạo lực.
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái đất. Muốn phát
triển phải đảm bảo song hành bảo tồn chức năng và tính đa dạng của các
hệ sinh thái trên Trái đất với các hệ thống nuôi dưỡng sự sống của con
người. Hệ thống này có vai trò điều chỉnh khí hậu, cân bằng nước và làm
cho không khí trong lành, tạo môi trường sinh thái, bảo vệ tính đa dạng
sinh học và toàn bộ vốn gen di truyền có trong mỗi loài.
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên
không tái tạo. Tài nguyên không tái tạo là những tài nguyên như than đá,
quặng, dầu, khí đốt,… trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần
cạn kiệt con người lại chưa tìm được nguồn tài nguyên tái tạo thay thế.
Chính vì thế cần phải tiết kiệm nguồn tài nguyên bằng nhiều cách như
quay vòng, tái chế chất thải, sử dụng tối đa thành phần có ích chứa trong
từng loại tài nguyên để tiết kiệm nguồn tài nguyên tái tạo một cách hữu
hiệu nhất.
- Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất. Nhu cầu
khám phá của con người là vô hạn trong khi mức độ chịu đựng của Trái
đất hay của một hệ sinh thái nào đó cũng có giới hạn. Con người có thể mở
rộng giới hạn đó bằng các kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để thỏa mãn
nhu cầu khám phá nhưng nếu không dựa trên quy luật phát triển nội tại tự
nhiên thì sẽ phải trả giá rất đắt bằng sự suy thoái, cạn kiệt nguồn sinh học
hay suy giảm chức năng cung cấp TNTN. Dân số ngày càng tăng, nhu cầu
sử dụng nguồn tài nguyên càng tăng vượt quá khả năng chịu đựng của Trái
đất sẽ mất tính bền vững.
- Thay đổi thái độ và hành vi của con người. Trước đây và ngay cả
hiện tại, nhiều người trong chúng ta không biết cách sống bền vững. Sự
thiếu thốn, nghèo khổ buộc con người phải tìm mọi cách để tồn tại như:
săn bắt hái lượm, tàn phá rừng làm nương rẫy,… Những hoạt động này
diễn ra liên tục gây tác động xấu đến môi trường sinh thái làm cạn kiệt tài

337
nguyên đất và các nguồn tài nguyên khác như rừng, sinh học, động vật v.v.
Ở những nước có thu nhập thấp, các hoạt động này xuất hiện càng nhiều,
con người sử dụng một cách lãng phí, quá mức chịu đựng của thiên nhiên,
gây ảnh hưởng đến cộng đồng, nhu cầu phục vụ mục đích cá nhân cao
hơn những mục đích vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của quốc gia.
Còn đối với những nước có thu nhập cao, trình độ con người cao hơn so với
những nước khác, đời sống cơ bản của họ được đáp ứng nên họ quan tâm
hơn về các vấn đề liên quan sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên,
họ quan tâm đến các thế hệ tương lai nên các hoạt động bảo vệ TNTN luôn
được quan tâm. Để bảo vệ, sử dụng bền vững nguồn TNTN thì việc nâng
cao nhận thức thái độ, hành vi của con người là vô cùng cần thiết.
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình. Môi trường
là ngôi nhà chung không chỉ riêng của cá nhân mà của cả cộng đồng. Vì
vậy việc cứu lấy Trái đất và xây dựng một môi trường sống chất lượng
bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp của từng cá nhân vào
cộng đồng. Khi cá nhân cảm thấy có trách nhiệm với cuộc sống của họ,
quan tâm việc cải thiện chất lượng cuộc sống hướng tới cuộc sống bền
vững trong cộng đồng thì họ sẽ có những hành động, hành vi ứng xử phù
hợp cho cộng đồng dù là bất kỳ đối tượng nào giàu hay nghèo, thành thị
hay nông thôn. Một cộng đồng muốn được sống bền vững, trước hết phải
quan tâm bảo vệ cuộc sống của chính mình và không làm ảnh hưởng đến
môi trường của cộng đồng khác. Họ cần biết cách sử dụng tài nguyên một
cách tiết kiệm, bền vững và có ý thức về bảo vệ môi trường và biết cách xử
lý các vấn nạn môi trường một cách an toàn. Họ phải tìm cách bảo vệ hệ
thống nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng của hệ sinh thái ở địa phương.
- Xây dựng một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho sự
phát triển và bảo vệ môi trường. Một xã hội muốn phát triển bền vững
phải biết kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường,
phải xây dựng được sự đồng tâm nhất trí về mong muốn có một cuộc sống
bền vững trong các cộng đồng. Các chính quyền Trung ương cũng như địa
phương phải có cơ cấu thống nhất về quản lý môi trường, bảo vệ từng dạng
tài nguyên. Bên cạnh đó, cần phải có các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường một cách toàn diện. Hệ thống pháp luật là công cụ quan trọng để
đảm bảo thực hiện những chính sách, đảm bảo một cuộc sống bền vững,
bảo vệ và khuyến khích mọi người tuân theo pháp luật.
- Xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường.
Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ là mục tiêu của một quốc gia mà đòi

338
hỏi phải có sự kết hợp chung, liên minh toàn cầu giữa các nước, do tài
nguyên thiên nhiên ví dụ như biển, bầu khí quyển không chỉ tồn tại ở một
chỗ, nó liên kết trải dài giữa nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy muốn bảo
vệ các nguồn tài nguyên này thì cần phải có sự hợp tác giữa các quốc
gia với nhau để cùng thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, sự sống
chung của toàn nhân loại. Sự bền vững trong mỗi nước luôn luôn phụ
thuộc vào các hiệp ước quốc tế để quản lý các nguồn tài nguyên chủ yếu.
Các quốc gia cần tích cực tham gia ký kết và thực hiện các công ước đa
dạng sinh học, công ước bảo vệ tầng ozon, cities, công ước RAMSA,
công ước luật biển…
Theo Liên hợp quốc ở Việt Nam, phát triển bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã
hội và môi trường.
- Phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình đạt được tăng trưởng
kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát,
lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có
chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa
học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và
môi trường.
- Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự công
bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các
dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh
tế và môi trường.
- Phát triển bền vững về môi trường: là việc sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá
mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường
cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh
thái khác, cần hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô
thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất
thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến
đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài ra, phát triển bền vững về môi trường cần
phải hướng được các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất,
hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với
môi trường hơn. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không
làm phương hại đến kinh tế và xã hội.

339
9.4 Các mô hình phát triển bền vững
Để làm rõ thêm bản chất, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển
bền vững, dưới đây sẽ giới thiệu một số mô hình phát triển bền vững đang
được áp dụng tương đối phổ biến ở các nước, nhất là các nước phát triển.
9.4.1 Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler (1990)
Theo mô hình của Jacobs và Sadler thì phát triển bền vững là kết quả
của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu
của thế giới: Hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của trái đất); Hệ thống kinh
tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm); Hệ thống xã hội (quan hệ của con
người trong xã hội). [18]
Hay nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời
thực hiện ba mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển
hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp
dân cư và (3) cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài
vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Mỗi mục tiêu phát triển có vị
trí riêng của nó nhưng luôn được gắn một cách hữu cơ với mục tiêu khác.
Sự hòa nhập hài hòa hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu
hiện tại và tương lai vì xã hội loài người.

(Nguồn: Jacobs, P., Sadler, B., 1990, [18]) 


Hình 9.1: Tương tác giữa ba hệ thống Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội và
phát triển bền vững
Trong mô hình trên, sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ưu
tiên của hệ này dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với một hệ khác hay
phát triển bền vững là sự dung hòa các tương tác và thỏa hiệp của ba hệ
thống chủ yếu trên.

340
9.4.2 Mô hình phát triển bền vững của UNICEP (1993)
Mô hình này thể hiện quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường
theo thời gian và không gian, nhấn mạnh tới các mục tiêu: kinh tế - mục
tiêu xã hội - mục tiêu môi trường thay cho các hệ: kinh tế - xã hội - môi
trường. Mục tiêu kinh tế trong mô hình này là nâng cao thu nhập của
người dân, các ngành kinh tế và GDP, GNP. Mục tiêu xã hội là thỏa mãn
các nhu cầu về văn hóa, vật chất, tinh thần của mọi người dân và các
cộng đồng dân cư. Mục tiêu môi trường là giữ lâu dài cân bằng của các
hệ sinh thái nuôi dưỡng sự sống.

(Nguồn: Phương Loan và Xuân Việt, 2007, [81])


Hình 9.2. Quan hệ thời gian và không gian của các hệ Kinh tế -
Xã hội - Môi trường
Mô hình này thể hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, môi trường theo
thời gian và không gian. Tuy nhiên mô hình này không thể hiện rõ sự
tương tác, tính liên kết của các mục tiêu PTBV.
9.4.3 Mô hình phát triển bền vững của WCED (1987)
Mô hình này tập trung trình bày quan niệm về phát triển bền vững
trong các lĩnh vực cụ thể như kinh tế, chính trị, xã hội, hành chính, công
nghệ, sản xuất và quốc tế. Phát triển bền vững theo mô hình này là sự
dung hòa, đan xen lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sản xuất,
chính trị, công nghệ. Như vậy, mô hình phát triển bền vững của WCED
đã mở rộng các lĩnh vực cũng như cụ thể hóa một số lĩnh vực phát triển
bền vững.

341
X· héi

S¶n xuÊt

Quèc

(Nguồn: Godian và Hecdue,


1987 trích theo Phương Loan và Xuân Việt, [81])
Hình 9.3: Mô hình phát triển bền vững của WCED (1987)
Về thực chất, mô hình này là sự cụ thể hóa mô hình tổng quát về PTBV.
Mô hình này cho thấy phát triển bền vững phải đảm bảo sự hài hòa giữa nhiều
yếu tố, trong đó có các yếu tố như kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ,
quốc tế, sản xuất, xã hội. Phát triển bền vững của một quốc gia phải được
xem xét trong sự phát triển bền vững của thế giới, chịu tác động bởi các yếu
tố mang tính quốc tế.
9.4.4 Mô hình phát triền bền vững của Ngân hàng Thế giới
Theo mô hình này, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển
kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh
tế, công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao),
mục tiêu xã hội (công bằng và dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội),
mục tiêu sinh thái (đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái
tự nhiên nuôi dưỡng con người).

(Nguồn: Phương Loan và Xuân Việt, 2007, [81])


Hình 9.4: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới

342
Mô hình này đề cập đến mục tiêu của phát triển bền vững. Các mục tiêu
được cụ thể hóa trong ba lĩnh vực chính là kinh tế, xã hội, môi trường. Đây có
thể coi là mô hình tổng quát, phù hợp cho việc đưa ra các mục tiêu phát triển
bền vững, thuận lợi cho việc xây dựng chương trình PTBV của nền kinh tế
nói chung và các lĩnh vực nói riêng.
9.4.5 Mô hình phát triền bền vững của Việt Nam
Phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện
phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng,
ổn định, văn hóa đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được
duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho
phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả
“ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo mô hình này, phát triển bền vững là vấn đề cốt lõi, trung tâm
của sự phối hợp một cách hài hòa cả ba mặt tăng trưởng kinh tế, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường.

(Nguồn: Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Xuân Việt, 2007, [81])
Hình 9.5: Mô hình phát triền bền vững của Việt Nam
Mô hình PTBV của Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa ba mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.
Tóm lại, các mô hình phát triển bền vững rất đa dạng và phong phú,
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hạt nhân của các
mô hình nói trên là sự hài hòa của ba nhân tố chính là kinh tế, xã hội, môi
trường. Phát triển bền vững theo các mô hình nói trên là sự phát triển đảm

343
bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, cải thiện cuộc sống của người dân, đảm
bảo các quyền của con người và hướng tới một môi trường tự nhiên được
bảo tồn và phát triển [81].
9.5 Các thử thách và giới hạn của phát triển bền vững trên toàn cầu
Việc thi hành dự án PTBV gặp nhiều thử thách và bị giới hạn hành
động đáng kể. Kể từ khi Chương trình Nghị sự Thế kỷ 21 (Agenda 21/
Action 21) được tán thành và biểu quyết tại Hội nghị Rio de Janeiro năm
1992 công cuộc thực hiện PTBV ngày càng phức tạp và khó khăn, xúc
tiến chậm.
Chương trình Nghị sự Thế kỷ 21 định ra bốn khu vực hành động:
- Phát triển KT - XH: Chủ yếu là quản lý gia tăng dân số, quản lý
cách sống và các hình thức tiêu dùng và xản xuất, xóa đói giảm nghèo.
- Bảo vệ môi trường, tài nguyên và hệ sinh thái, bảo toàn thiên nhiên,
quản lý các loại chất thải.
- Khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của các đối tượng
thụ hưởng, tinh thần hợp tác và đối thoại, sự công bằng bình đẳng về giới
tỉnh, giữa các thế hệ và sắc tộc, v.v.
- Soạn ra những chương trình và biện pháp, thiết lập những định chế
và cơ chế, sử dụng những phương tiện cần thiết để KT - XH chuyển đổi
theo hướng phát triển bền vững.
Việc thực thi Chương trình Nghị sự Thế kỷ 21 cũng cho thấy một số
khó khăn trong việc PTBV sau đây:
- Dự án PTBV gặp nhiều cản trở bắt nguồn từ tính chất và hình thức
của tiến trình toàn cầu hóa rập khuôn theo học thuyết kinh tế tân tự do.
Khuynh hướng tự do hóa thương mại ảnh hưởng bất lợi lên công cuộc bảo
vệ môi trường, không cắt giảm phân cực giàu nghèo mà trái lại dành lợi thế
cho các nước đã phát triển.
- Xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu trọng yếu của
việc PTBV nhưng đối với những nước kém phát triển thì rất khó giải quyết
được vấn đề xóa đói giảm nghèo, nó luôn lặp lại một vòng luẩn quẩn vì
một mặt vay nợ chồng chất, mặt khác thiếu đủ mọi phương tiện vật chất,
kỹ thuật, nhân lực, tài chính, tri thức, v.v. để giúp KT - XH của những nước
này có những bước tiến tối thiểu.

344
- Các nguồn tài chính để thực hiện một phần Chương trình Nghị
sự Thế kỷ 21 không đạt được mức chờ đợi (chủ yếu là viện trợ phát triển
chính thức không đạt được tỷ lệ 0,7% tổng sản lượng quốc gia của các
nước giàu). Các nguồn tài chính khác cũng thiếu hụt hoặc phân chia bất
lợi cho PTBV (chẳng hạn như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng
nhưng chỉ tập trung vào một số nước và vài khu vực).
Chương trình Nghị sự Thế kỷ 21 cũng chỉ ra một số thách thức cho
việc thực hiện dự án PTBV đã được nhắc tới nhiều nhất gồm có:
- Vấn đề điều phối và quản lý tiến trình toàn cầu hóa để tạo thuận
lợi cho dự án PTBV phải giải đáp được câu hỏi: Cơ quan nào, tổ chức nào
có thể giữ vai trò này? Yêu cầu thành lập các định chế có trách nhiệm và
năng lực quản lý các chương trình hành động đã được đặt ra nhưng chưa
có giải đáp.
- Một thử thách nữa là công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các nước
chưa phát triển hầu như hoàn toàn phụ thuộc trọng trách của nhà nước,
không có sự đóng góp của các khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Cơ
chế thị trường, đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc đầu tư trong nước không
có hiệu lực trong việc cung cấp phương tiện và thỏa mãn yêu cầu về giáo
dục, y tế, an ninh lương thực, vệ sinh, nước sạch, bảo vệ thiên nhiên, v.v.
- Do thiếu các định chế và cơ chế để quản lý dự án PTBV, các định
đề và điều kiện của PTBV không được thỏa mãn như cần thiết. Các quốc
gia diễn nghĩa khác nhau về định hướng và chương trình hành động, gây
nhiều bất đồng ý kiến và tranh cãi song phương hoặc đa phương. Việc giải
quyết các bất đồng này rất phức tạp, dựa trên hàng trăm công ước và tuyên
ngôn quốc tế và đòi hỏi nhiều thời gian và rất tốn kém.
- Phát triển bền vững là một dự án đầy tham vọng, vô cùng tốn kém
và là đề tài tranh cãi giữa các nước kém phát triển và các nước phát triển.
Các nước kém phát triển thường có thu nhập thấp, ưu tiên của các nước đó
là thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu của người dân. Các điều kiện cho vay và
tài trợ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng với số lượng
viện trợ phát triển chính thức thiếu hụt so với yêu cầu PTBV đã khiến các
nước kém phát triển không thể theo con đường này được. Tại các nước
này, Chương trình Nghị sự tiến hành rất khó khăn và chậm.
Nói chung, PTBV thiếu hụt rất nhiều phương tiện tài chính. Hiện
nay có ba cách giúp các nước chậm phát triển có các nguồn tài chính cần

345
thiết là: viện trợ phát triển chính thức, các nguồn tài chính đa phương
(Quỹ Môi trường Toàn cầu/Fonds pour l’environnement mondial/Global
Environment Facility) và cách thứ ba là giảm nợ cho các nước mắc nợ
nhiều. Ngoài ra có vài phương pháp gây quỹ để hỗ trợ chương trình PTBV
của các nước chậm phát triển đang được thảo luận là tài trợ qua hệ thống
hợp tác quốc tế, thành lập quỹ đặc biệt, thu thuế đặc biệt, v.v.
9.6 Phát triển bền vững với vấn đề đói nghèo và tiến trình toàn cầu hóa
9.6.1 Vấn đề đói nghèo trên thế giới với phát triển bền vững
Tình trạng đói nghèo trên thế giới là một vấn đề lớn vì không thể có
PTBV nếu vẫn còn nhiều người trên thế giới vẫn còn nghèo, tình trạng suy
dinh dưỡng và mù chữ. Mục tiêu đầu tiên của PTBV là thỏa mãn các yêu
cầu tối thiểu về vệ sinh, ăn mặc, sức khỏe, giáo dục, nhà ở, nước sạch, v.v.
Ngoài ra tình trạng đói nghèo liên hệ chặt chẽ với sự cân bằng của hệ sinh
thái và với chất lượng của môi trường sinh thái. Tại các nước phát triển nói
chung, thành phần xã hội có thu nhập thấp thường có nhận thức kém, đặc
biệt là với vấn đề về bảo vệ môi trường và người dân thường gây ô nhiễm
nhiều hơn tầng lớp có nếp sống cao. Còn tại các các nước chậm phát triển,
vì phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản và vì thiếu phương tiện tài chính, vật
chất, kỹ thuật và tri thức cho nên không có khả năng bảo vệ môi trường.
Không những thế, tại các nước này, hệ sinh thái bị hư hại, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, tình trạng
ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cuối cùng phát triển KT - XH thu hẹp
thành tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng, rồi hầu như hoàn toàn mất tính
bền vững, không còn có tầm xa.
Các quốc gia giàu đã thỏa thuận năm 1992 tại Rio de Janeiro sẽ dành
0,7% tổng sản lượng quốc gia để viện trợ phát triển cho các nước chậm
phát triển trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng, phát triển bền
vững nói chung. Tuy nhiên, có 04 quốc gia đạt được tỷ lệ đã được chấp
thuận. Nói chung, viện trợ phát triển chính thức của các nước đã phát triển
chỉ lên tới khoảng 0,25% tổng sản lượng quốc gia và có khuynh hướng
giảm sút.
Trong những năm vừa qua, số người nghèo trên thế giới giảm chậm
và chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Tiến trình toàn cầu hóa không giúp làm
cắt giảm mức độ đói nghèo. Tình trạng nghiêm trọng đã buộc Ngân hàng
Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra chiến lược xóa đói giảm nghèo và

346
chương trình giảm nợ cho các nước vay nợ nhiều nhất và không có khả
năng thi hành nghĩa vụ hoàn nợ. Tổ chức Liên Hợp Quốc đã đặt ra 17 mục
tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu cố gắng
chấm dứt các nạn đói, đạt được an ninh lương thực, chấm dứt hình thức
nghèo ở tất cả mọi nơi. Dựa trên những bước tiến của dự án PTBV trên thế
giới trong ba năm vừa qua thì không có nhiều triển vọng mục tiêu vô cùng
căn bản này sẽ được thực hiện.
9.6.2 Tiến trình toàn cầu hóa với phát triển bền vững
Dù tiến trình toàn cầu hóa đã có những chuyển đổi tích cực nhưng
vẫn còn dựa trên học thuyết kinh tế tân tự do và nguyên tắc thị trường tự
điều hòa. Hình thức của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay còn thiếu công
bằng. Các quan hệ quốc tế về kinh tế, tài chính, thương mại, mà tiến trình
toàn cầu hóa đã đưa tới một trình độ phát triển rất cao hoàn toàn thiếu tính
bình đẳng. Trong những điều kiện như vậy, các quốc gia kém phát triển rất
khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo để thực sự bước vào
con đường PTBV.
Tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại nhiều lợi ích cho thế giới. Tuy
nhiên sự phân chia những lợi ích này thiếu công bằng vô cùng và được
thực hiện trong hoàn cảnh những quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế
không bình đẳng. Do đó, bên cạnh những lợi ích và tiến bộ, tiến trình
toàn cầu hóa cũng gây ra nhiều điều không thuận lợi cho sự PTBV nói
chung, cho sự phát triển KT - XH của các nước kém phát triển nói riêng,
chủ yếu là:
- Sự tập trung tài sản và quyền lực kinh tế vào một số giới hạn quốc
gia, công ty xuyên quốc gia, thành phần xã hội, cơ quan, tổ chức, v.v.
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, dự trữ tài nguyên thiên nhiên
bị cạn kiệt, hệ sinh thái bị mất cân bằng.
- Sự cách biệt giàu nghèo trên thế giới sâu hơn, quan hệ quốc tế căng
thẳng, tranh chấp giữa các quốc gia gay go, an ninh thế giới bị đe dọa.
- Tình trạng đói nghèo trên thế giới không được cải thiện. Các nước
kém phát triển bị kìm giữ trong vị thế phụ thuộc vào các nước phát triển,
bị vay nợ đè nặng không có cách tiến lên.
- Tiến trình toàn cầu hóa hoàn toàn do các công ty nước phát triển,
nước có thu nhập cao hay các công ty xuyên quốc gia hướng dẫn để giành

347
giữ phần lợi riêng và theo những giá trị nghịch với các định đề và điều kiện
của PTBV.
Nhìn chung, tiến trình toàn cầu hóa gây khó khăn cho sự PTBV về
hai phương diện chính là kinh tế và môi trường. Tiến trình toàn cầu hóa về
mặt kinh tế và về mặt môi trường sinh thái có những quan hệ ảnh hưởng
lẫn nhau. Những thử thách kinh tế mà tiến trình toàn cầu hóa đặt ra cho
sự PTBV kéo theo những thử thách về phương diện môi trường sinh thái.
Ngược lại, những thử thách về hai phương diện môi trường và kinh tế mà
sự PTBV phải đối phó xảy ra cũng như vậy.
Tiến trình toàn cầu hóa vận động theo nguyên tắc thị trường tự điều
hòa, đây cũng là điều bất lợi cho PTBV. Tiến trình toàn cầu hóa và PTBV
có những liên hệ mật thiết nhưng theo hai hướng đi rất khác nhau và đặt ra
những mục tiêu có khi đối nghịch nhau. Cả hai đều không có tổ chức hay
cơ quan quốc tế quản lý và điều hợp, không theo những quy tắc có tính
cách ràng buộc hay bắt buộc phải tuân theo.
9.7 Phát triển bền vững ở Việt Nam
9.7.1 Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm qua
Năm 1986 đánh dấu một “mốc son” cho nền kinh tế Việt Nam,
chuyển đổi mô hình kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô
hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của
Nhà nưốc, cùng một loạt các chính sách mới ra đời đã tạo nên những tiến
bộ vượt bậc trên mọi lĩnh vực KT - XH,... Những thành tựu nổi bật trong
những năm qua là:
- Duy trì tốc độ tăng trưỏng khá cao liên tục trong nhiều năm (trên
dưới 7%/năm), tiềm lực và quy mô nền kinh tế tiếp tục tăng, đất nước đã
vượt qua khỏi tình trạng nghèo khó để trở thành quốc gia có trình độ phát
triển trung bình.
- Các ngành phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
nhiều ngành, nhiều vùng chuyên môn hóa được ra đời. Sản xuất được
nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của dân
cư, có dự trữ và có nhiều hàng hóa dành cho xuất khẩu. Một số ngành đã
có dấu hiệu rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa.
- Đất nước ổn định, các cân đối lớn quốc gia vẫn nằm trong tầm kiểm
soát: nợ nước ngoài, an ninh lương thực,... Các vấn đề xã hội được giải

348
quyết khá thành công: Xóa đói, giảm nghèo; giáo dục; y tế; môi trường;...
lạm phát được kiềm chế. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được củng
cố và mở rộng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn khá nhiều tồn tại,
hạn chế.
- Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và vốn đầu tư
bỏ ra. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của
nền kinh tế còn thấp, kinh tế phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu; các cân đôi
vĩ mô chưa thật vững chắc: Nợ nước ngoài còn cao; tham nhũng, hối lộ,
lãng phí lớn và khá phổ biến.
- Kết cấu hạ tầng tuy có bước phát triển nhưng thiếu đồng bộ, chất
lượng nguồn nhân lực còn thấp, khoa học và công nghệ chậm được đổi
mới chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn thiếu
đồng bộ, các loại thị trường chậm được hoàn thiện, quản lý và điều hành
kinh tế vĩ mô của Nhà rìước có mặt còn yếu kém, sức sản xuất chưa được
giải phóng mạnh mẽ.
- Văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập, một số vấn đề bức xúc chậm
được giải quyết. Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém, quốc
phòng và an ninh còn một số hạn chế.
9.7.2 Định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam
Về phía Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm qua đã luôn
nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển bền vững không chỉ
riêng với Việt Nam mà còn có liên đới trách nhiệm với sự phát triển bền
vững chung của toàn cầu. Chính phủ ta đã cử nhiều đoàn cấp cao tham
gia các Hội nghị nói trên và cam kết thực hiện phát triển bền vững; đã ban
hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát
triển bền vững giai đoạn 1991-2000” [57], tạo tiền đề cho quá trình phát
triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng
định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính
trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH - HĐH
đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản
không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KT -

349
XH của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển
bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH”. Quan điểm phát
triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong
Chiến lược phát triển KT - XH 2001-2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển KT - XH gắn chặt với bảo vệ
và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với
môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Gần đây, Đại hội X
(2006) của Đảng cũng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phát
triển hơn 20 năm đổi mới vừa qua và đó cũng là tư tưởng chỉ đạo về phát
triển KT - XH nước ta giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 và kể cả nhiều năm
tiếp theo. Trong đó, bài học đầu tiên đã được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh
là “Bài học về phát triển nhanh và bền vững” [63]. Phát triển bền vững rõ
ràng đã và đang trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và định hướng
chính sách phát triển của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững, những năm vừa qua đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng,
nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển
khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã
được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu. Nhờ đó, nhiều nội
dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở
thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.
Căn cứ vào Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
xác định (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) các mục tiêu cơ bản sau:
9.7.2.1 Về kinh tế
Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tăng trưởng xanh,
phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo thay thế cho các
nguồn tài nguyên không tái tạo được. Nâng cao chất lượng tăng trưởng,
bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ.
Đảm bảo an ninh lương thực gắn với phát triển nông nghiệp, nông
thôn bền vững. Đảm bảo an ninh lương thực trên cơ sở bảo vệ diện tích đất
lúa, đảm bảo nguồn cung lương thực, nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiếp
cận lương thực của người dân.
Phát triển bền vững các vùng và địa phương. Tập trung ưu tiên phát
triển trước các vùng trọng điểm kinh tế, có khả năng bứt phá và dẫn dắt

350
sự phát triển, đồng thời chú ý tới việc hỗ trợ các vùng kém phát triển, thu
nhập thấp và có điều kiện sống khó khăn hơn, từng bước thu hẹp khoảng
cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
9.7.2.2 Về xã hội
Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm
bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính
sách an sinh xã hội.
Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số. Phát triển
văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam bền vững. Phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới,
phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình
độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và
địa phương. Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều
kiện và vệ sinh môi trường lao động.
Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủ động và tích cực hội
nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
9.7.2.3 Về tài nguyên và môi trường
Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên môi
trường, đặc biệt tài nguyên đất. Tăng cường hiệu quả sử dụng các loại
đất. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước, xây
dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải ở các khu vực đô thị và khu
công nghiệp.
Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng
sản, đảm bảo dự trữ tài nguyên khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển các
ngành kinh tế.
Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên
biển. Bảo vệ và phát triển rừng. Giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các
đô thị lớn và khu công nghiệp. Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất
thải nguy hại.
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, kết hợp với xóa đói, giảm
nghèo, phát triển du lịch sinh thái. Hoàn thiện các giải pháp ứng phó với

351
biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai lũ lụt, đảm bảo an toàn cho đời
sống người dân.
9.7.3 Giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
9.7.3.1 Hoàn thiện hệ thống thể chế
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách theo
hướng điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới nhằm đảm bảo khung pháp lý
đầy đủ cho việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 (dưới đây gọi tắt là Chiến lược). Tập trung hoàn chỉnh hệ
thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trước hết là sửa đổi Luật
Bảo vệ Môi trường 2005.
Tăng cường hiệu quả QLNN theo hướng đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao tính minh bạch quản trị quốc gia và phòng chống tham
nhũng. Tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan trong tổ chức thực
hiện. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy các cấp để đảm nhiệm công tác
quản lý phát triển bền vững.
Lồng ghép các quan điểm, nguyên tắc phát triển bền vững trong các
chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển; đảm bảo việc xây
dựng và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải gắn
với Chiến lược đã được Chính phủ thông qua và phải được kiểm tra, đánh
giá theo các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững một cách thường xuyên,
chặt chẽ.
Xây dựng các chương trình/kế hoạch hành động các cấp để thực hiện
Chiến lược.
Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, cập nhật để hoàn thiện bộ chỉ tiêu giám
sát, đánh giá phát triển bền vững cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và QLNN trong thực hiện Chiến
lược, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện
các chính sách, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững.
Tăng cường, áp dụng nghiêm minh các chế tài hình sự, hành chính
có nội dung bảo đảm phát triển bền vững; chú trọng hoàn thiện chế tài xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường; có chính sách khen thưởng
rõ ràng những tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo
đảm phát triển bền vững.

352
9.7.3.2 Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
tài chính
Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước để thực hiện Chiến lược. Tăng cường chi từ ngân sách nhà
nước cho việc xây dựng hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách pháp luật
về phát triển bền vững; xây dựng các chương trình/kế hoạch hành động
thực hiện Chiến lược; nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến phát
triển bền vững; giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển bền
vững; đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực quản lý và thực hiện phát triển
bền vững.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), các nguồn đầu tư xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước cho thực hiện phát triển bền vững.
Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài
chính, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cá nhân cung cấp tài
chính, đầu tư cho các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển
bền vững.
Tăng cường áp dụng các công cụ tài chính (thuế, phí,...) để tăng
nguồn tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của
quốc gia.
Thành lập Quỹ Hỗ trợ Phát triển bền vững để huy động và tiếp nhận
các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác
của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án, các hoạt động, các
sáng kiến và mô hình phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực, các địa
phương và cộng đồng trên phạm vi toàn quốc.
9.7.3.3 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn xã hội
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông, giáo dục nhằm nâng
cao nhận thức của toàn xã hội về PTBV. Xây dựng và thực hiện các chương
trình truyền thông và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đốỉ
tượng trong xã hội. Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan QLNN
về thông tin truyền thông, như: truyền hình, đài phát thanh, báo chí trong
việc nâng cao nhận thức của người dân về các chính sách, chủ trương,
chiến lược phát triển bền vững của đất nước; phổ biến các nội dung, thông
tin liên quan PTBV. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, như:

353
Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội
Nông dân, Hội Sinh viên,... trong công tác truyền thông về PTBV.
Cập nhật và đưa các nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào
chương trình giảng dạy của các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục
và đào tạo.
9.7.3.4 Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện phát
triển kinh tế bền vững
Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ
quản lý các cấp, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cho đội ngũ phục vụ công
tác quản lý phát triển bền vững.
Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện các hoạt động phát
triển bền vững theo các tiêu chí nhất định.
9.7.3.5 Nâng cao vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng
doanh nghiệp, các tổ chức chính trị
Tăng cường vai trò, trách nhiệm đối với sự tham gia của các doanh
nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, cộng đồng dân cư trong việc thực hiện PTBV toàn xã hội,
trong tư vấn, phản biện, kiến nghị chính sách và giám sát thực hiện PTBV.
Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong
công cuộc phát triển KT - XH, xóa đói, giảm nghèo, quản lý và sử dụng
hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu, tập trung vào các mặt:
+ Đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo
hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, thay
thế dần các nguồn năng lượng truyền thống.
+ Huy động sự tham gia, đóng góp từ phía doanh nghiệp trong quản
lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học và
bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động ngăn ngừa, phòng chống và khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, triển
khai các mô hình kinh doanh với người nghèo, tạo sinh kế, nâng cao thu
nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân, cho đồng bào dân tộc
vùng sâu, vùng xa;

354
+ Xây dựng các sáng kiến sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững,
thí điểm các mô hình kinh doanh hiệu quả bền vững để nhân rộng.
9.7.3.6 Phát triển nguồn nhân lực
Triển khai và cụ thể hóa Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam với phương châm coi trọng phát triển chất lượng hơn số
lượng, coi đây là một khâu then chốt, quyết định trong chuyển đổi mô hình
tăng trưởng để phát triển bền vững; phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực có
chất lượng, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đáp ứng được các yêu cầu trong tiến
trình phát triển bền vững với cơ cấu hợp lý các loại nhân lực theo ngành và
theo lĩnh vực phát triển.
Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ vào phát triển nguồn nhân lực, phục vụ tái cấu trúc
nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần tăng nhanh năng
suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, tăng cường đầu tư
xây dựng các cơ sở đào tạo, các trường đại học trọng điểm. Thực hiện các
chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao theo từng ngành và
từng lĩnh vực, đặc biệt là những ngành mũi nhọn của quốc gia. Chú trọng
phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn nhân lực nhân tài đáp ứng
nền kinh tế tri thức.
9.7.3.7 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo khoa học và công nghệ là nền
tảng, động lực cho các hoạt động phát triển.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao
cộng nghệ gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển
công nghệ môi trường, công nghệ sạch, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu
và năng lượng, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. Kiểm soát có
hiệu quả nhập khẩu và chuyển giao công nghệ tiêu tốn nhiên liệu và năng
lượng; áp dụng cách tiếp cận và phương pháp tiên tiến trong quản lý hoạt
động phát triển vì mục tiêu phát triển bền vững.
Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất,
trong đó chú ý đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
nguyên vật liệu, ít chất thải và tạo ra giá trị gia tăng cao.
Hình thành và phát triển hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo,

355
tư vấn, cơ quan thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ tiến trình
phát triển bền vững.
9.7.3.8 Mở rộng hợp tác quốc tế
Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin, khoa học
công nghệ về phát triển bền vững, chú trọng phát triển những ngành kinh
tế thân thiện môi trường (công nghệ tiêu tốn ít năng lượng, công nghệ xử
lý chất thải, phát thải ít cacbon, công nghệ tái chế rác thải,...).
Chủ động và tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết
những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững; những vấn đề toàn cầu
và khu vực (liên quốc gia) như: giảm phát thải cacbon; khai thác rừng; ô
nhiễm nguồn nước, không khí; đập thủy điện; những vấn đề xã hội như di
dân, xuất khẩu lao động,...

356
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh


[1] Anker, R. (2011),  Engel’s Law Around the World 150 Years
Later, Political Economy Research Institute.
[2] Arthur O’Sullivan & Steven M. Sheffrin (2003),  Economics:
Principles in action. Upper Saddle River, New Jersey 07458: Prentice
Hall, tr. 458. ISBN 0-13-063085-3.
[3] Brundtland, G. (1987), Report of the World Commission on
Environment and Development: Our Common Future, United
Nations General Assembly document A/42/427.
[4] C.Jean-Pierre, P.D.Vreyer, M.Razafindrakoto và F.Roubaud (2003),
Growth and Poverty Reduction: Inequalities Matter, Centre for the
Study of Living Standards.
[5] C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 26, Phần 1, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
[6] Chenery., H. (1960), Patterns of Industrial Growth, American
Economic Review, Vol. 50 (1960), pp. 624 - 54.
[7] David Ricardo (2002), Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và
thuế khóa, NXB Chính trị Quốc gia.
[8] Donald Larson và Yair Mundlak (1997), “On the Intersectoral
Migration of Agricultural Labor”, Economic Development and
Cultural Change 45, số 2 (1997), 295-319.
[9] E.D. Domar (1946), “Capital Expansion, Rate of Groth and
Employment”, Econometrica, Vol. 14, p.137 - 47, As reprinted in
Domar (1957).
[10] Engel, E (1857), Die Productions- und Consumtionsverhaltnisse des
Königreichs Sachsen in Zeitschrift des Statistischen Bureaus des
Königlich-Sächsischen, Ministerium des Innern, No. 8 u. 9, pp.1-54.
[11] Eunju Chi (2018), Income inequality and welfare in Korea and
Taiwan, Routledge Handbook of Sustainable Development in Asia.

357
[12] FORFAS. (Ireland’s National Economic Development Authority and
Advisory Board) (2006), The Changing Nature of Manufacturing and
Services: Irish Trends and International Context, July 2006, http://
www.forfas.ie/publications/forfas060718/webopt/forfas060718_
full_report_webopt.pdf
[13] Fuchs, Victor R (1968), The Service Economy, Columbia University
Press: New York.
[14] Ghatak and Insergent (1984), Agriculture and economic development,
USA: Harvester Press.
[15] Grieder, william (1997), One World, Ready or Not: The Manic Logic
of Global Capitalism, New York: Simon and Schuster.
[16] Hwa Erh-Cheng (1983), The contribution of Agriculture to Economic
Growth, World Bank Staff Working Papers, No. 619.
[17] Jacob Mincer (1989), “Human Capital Responses to Technological
Change in the Labor Market”, NBER Working Papers 3207, National
Bureau of Economic Research, Inc.
[18] Jacobs, P., Sadler, B., & Canadian Environmental Assessment
Research Council. (1990),  Sustainable development and
environmental assessment: Perspectives on planning for a common
future, Hull, Quebec: Canadian Environmental Assessment Research
Council.
[19] Kashyap, Vyas, (2018), How the first and second industrial revolutions
changed our world, interesting engineering on 12/03/2018, https://
interestingengineering.com/how-the-first-and-second-industrial-
revolutions-changed-our-world
[20] Kotler, P. and Keller, K.L (2003), Marketing management, New
Jersey: Pearson Prentice Hall.
[21] Kuznets (1964), Economic Growth and the Contribution of
Agriculture, New York: McGraw-Hill. 
[22] Leamer, Edward E. (1995), The Heckscher - Ohlin Model in theory
and Practice, Princeton Studies in International Economics
[23] Lewis, W. Arthur (1954), “Economic Development with Unlimited
Supplies of Labor,” Manchester School of Economic and Social
Studies, Vol. 22, pp. 139-91.

358
[24] usa.org/sites/default/files/documents/tuyenbochung2008.pdf
[25] Lovelock, Christopher and Jochen Wirtz. (2007), Macro Trend in
Global Economy: The Role of B2B Services, Frontiers in Services
Conference, San Francisco. October, 4-7, 2007.
[26] Maho Mina d’s Ercole (2008), Statistics for Sustainable Development,
OECD, 2008.
[27] Manafnezhad, Parisa (2006), Foreign Direct Investment and
Steady Shift to Services (Trade Offs and Challenges), http://www.
iaos2006conf.ca/pdf/Manafnezad.pdf
[28] Mathe. H & Shapiro. R.D (1993), “Integrating Service Strategy in
the Manufacturing Company”, Chapman & Hall, London, UK.
[29] Murphy, David (2002), “China Aims to Catchup with India in
Software Industry”, The Wall Street Journal, Sept. 11, 2002.
[30] Natasha Kwaith (2016), Các nước kém phát triển, Thảo luận kinh tế,
Economicsdiscussion.net.
[31] OECD (2000), The Service Economy, Business and Industry Policy
Forum Series.
[32] OECD (2020), OECD Income (IDD) and Wealth (WDD) Distribution
Databases, https://www.oecd.org/els/soc/IDD-Metadata.pdf
[33] OECD (2011), Society at a Glance 2011: OECD Social Indicators.
[34] Park S.S, (1992, Bản dịch), Tăng trưởng và phát triển, Viện Nghiên
cứu Quản lý Trung ương, Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Hà Nội.
[35] Quốc hội (2021), Quyết định số 90/QĐ-TTg ban hành ngày 18 tháng
01 năm 2022, Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
[36] R.F. Harrod (1939), “An Essay in Dynnamic Theory”, Economic
Journal, Vol. 49, pp.14-33. As reprinted in Harrod, 1952, Economic
Essays, London: Harcourt, Brace & Co.
[37] Ricardo Contreras (2007), “Competing Theories of Economic
Development”, in  The E-Book on International Finance and
Development.
[38] Rostow, W. W. (1959), The Five Stages of Growth-A Summary, The
Stages of Economic Growth: A Non-Communist Manifesto.

359
Cambridge: Cambridge University Press, pp.4-16, Archived from the
original on 2013-02-23.
[39] Ryutaro Komiya (1991), The Japanese Economy: Trade, Industry
and Government, 1990, Japan’s Foreign Exchange Polycy, 1991
[40] Todaro, M. P (1994), Economic development, 5th Edition, New York:
Longman.
[41] U.S. Department of Commerce - USDOC (2003), Bureau of
Economic Analysis (BEA), Survey of Current Business, Oct. 2003,
p.59.
[42] UNCTAD (2020), Handbook of Statistics, United Nations, Geneva.
[43] United Nation (2019), World Urbanization Prospects - The 2018
Revision, Department of Economic and Social Affairs/Population
Division, New York, 2019.
[44] Zheng Wei  (2007), Different Life of Scientist Yuan
Longping, Guangming Daily, Guangming Daily. https://web.archive.
org/web/20181116093554/http://www.gmw.cn/content/2007-05/22/
content_610656.htm

Tài liệu tiếng Việt


[45] Đặng Nguyên Anh (2021), Thị trường lao động - việc làm và quan
hệ lao động trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam: Thực trạng và một
số định hướng chính sách, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
[46] Phạm Như Bách (2005), Ứng dụng mô hình Hwa Erh Cheng để phân
tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986-2004, Trường
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[47] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1998), Chỉ thị số 36/1998/ CT
- TW ban hành ngày 25 tháng 06 năm 1998, Chỉ thị về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước.
[48] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Tình
hình đất nước sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 2001-2010, Tạp chí Cộng sản ngày 22 tháng 04 năm 2011,
https://tapchicongsan.org.vn/noi-dung-co-ban-va-moi-cua-cac-van-
kien/-/2018/2121/tinh-hinh-dat-nuoc-sau-10-nam-thuc-hien-chien-
luoc-phat-trien-kinh-te---xa-hoi-2001-2010.aspx.

360
[49] Bộ Kế hoạch Đầu tư (2018), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Báo điện tử cộng sản Việt Nam ngày 10 tháng 01 năm 2018, https://
tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to-chuc-
quoc-te/to-chuc-thuong-mai-the-gioi-wto-world-trade-organization-
wto-3329.
[50] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), Xu hướng gia tăng chênh lệch thu
nhập giữa thành thị và nông thôn Việt Nam, Kênh thông tin Bộ Kế
hoạch và Đầu tư - Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã
hội Quốc gia ngày 25 tháng 10 năm 2021, http://ncif.gov.vn/Pages/
NewsDetail.aspx?newid=22735.
[51] Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2021), Quyết định số 576/
QĐ - LĐTBXH ban hành ngày 18 tháng 05 năm 2021, Quyết định
công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
[52] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát
triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020.
[53] BVK (biên soạn) (2018), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC), Báo Điện tử cộng sản Việt Nam.
[54] Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước
ta hiện nay. Chính sách đất nông nghệp ở Việt Nam, Tạp chí Cộng
sản điện tử ngày 05 tháng 04 năm 2007, https://tapchicongsan.
org.vn/nghien-cuu-ly-luan2/-/2018/3954/ve-chinh-sach-dat-nong-
nghiep-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx.
[55] Huyền Chi (2021), Việt Nam - quốc gia truyền cảm hứng về phát
triển con người, Báo Công an Nhân dân ngày 01 tháng 01 năm 2021,
https://cand.com.vn/nhan-quyen/Viet-Nam-quoc-gia-truyen-cam-
hung-ve-phat-trien-con-nguoi-i593192/#:~:text=Nh%C6%B0%20
v%E1%BA%ADy%2C%20t%E1%BB%AB%20n%C4%83m%20
1990,v%C3%A0%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n,
[56] Chính phủ (2021), Nghị định số 07/2021/NĐ - CP ban hành ngày 27
tháng 01 năm 2021, Nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều giai
đoạn 2021 - 2025,
[57] Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1991), Quyết định số 187/CT ban
hành ngày 12 tháng 06 năm 1991, Quyết định về việc triển khai thực
hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững.

361
[58] Cục Đầu tư nước ngoài (2020), Báo cáo thu hút đầu tư nước ngoài
năm 2020 theo đối tác.
[59] Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[60] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
[61] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[62] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001 - 2010, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[63] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[64] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội
[65] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[66] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[67] V.Duẩn (2020), Chất lượng lao động Việt Nam còn thấp, Báo Người
lao động ngày 20 tháng 12 năm 2020, https://nld.com.vn/cong-doan/
chat-luong-lao-dong-viet-nam-con-thap-20201220215943947.
htm#:~:text=L%E1%BB%B1c%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng
%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20t%C4%83ng,
lao %20% C4%91%E1%BB%99ng%20%C4%91%C6%B0%E1%BB
%A3c%20n%C3%A2ng%20l%C3%AAn.
[68] Đinh Văn Hải và Lương Thu Thuỷ (2014), Giáo trình Kinh tế phát
triển, Học viện Tài chính, NXB Tài chính.
[69] Minh Hiển (2020), Cơ cấu lại ngành dịch vụ để phát triển nhanh,
bền vững, Báo điện tử Chính phủ ngày 20 tháng 02 năm 2020, https://
baochinhphu.vn/co-cau-lai-nganh-dich-vu-de-phat-trien-nhanh-
ben-vung-102268564.htm
[70] Nguyễn Thị Hiền (2021), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành

362
Nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Công thương ngày 10 tháng 08 năm
2021, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-
phat-trien-nganh-nong-nghiep-viet-nam-82695.htm
[71] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia (2011).
[72] Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế Nông nghiệp - Lý thuyết và Thực tiễn,
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Kinh tế TP Hồ Chí
Minh.
[73] Đinh Phi Hổ (2008), Kế toán học nông nghiệp bền vững, NXB
Phương Đông, TP HCM,
[74] Đinh phi Hổ (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học
Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[75] Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2006), Kinh tế
phát triển - Lý thuyết và thực tiễn (Development Economics - Theory
and Practice), NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
[76] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Kinh tế
học Phát triển, Viện Kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia.
[77] Hội đồng Lý luận Trung ương (2020), 75 năm nông nghiệp Việt
Nam: Nền tảng, trụ đỡ của nền kinh tế, Trang thông tin điện tử Hội
đồng Lý luận Trung ương ngày 14 tháng 11 năm 2020, http://hdll.vn/
vi/tin-tuc/75-nam-nong-nghiep-viet-nam-nen-tang-tru-do-cua-nen-
kinh-te.html.
[78] Phan Phúc Huân (2006), Kinh tế phát triển (Development Economics),
NXB Thống kê.
[79] Lê Đình Huy (2020), Quản lý đất nông nghiệp bền vững, Trường Đại
học Nông lâm, Thừa Thiên Huế.
[80] Liên hợp quốc (2008), Tuyên bố chung giữa Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 25 tháng
06 năm 2008, https://vietnamembassy- usa.org/sites/default/files/
documents/tuyenbochung2008.pdf
[81] Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Xuân Việt (2007), Trao đổi về hệ
thống các nguyên tắc phát triển bền vững và đánh giá phát triển bền
vững, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Các vấn đề môi trường và phát triển
bền vững vùng Đông Bắc dưới tác động của quá trình phát triển kinh
tế- xã hội thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Thái Nguyên.

363
[82] Ngô Thắng Lợi (2009), Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Cao
đẳng nghề Nam Định.
[83] Nguyễn Đình Luận (2021), Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011-2020 và định hướng cho giai đoạn tới, Tạp chí Tài chính ngày
13 tháng 02 năm 2021, https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/
phat-trien-kinh-te-xa-hoi-giai-doan-20112020%C2%A0va-dinh-
huong-cho-giai-doan-toi-331908.html
[84] Ngân hàng Thế giới - The World Bank (2020), GDP (current US$),
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?most_
recent_value_desc=true
[85] Ngân hàng Thế giới - The World Bank (2020), GNI
(Current US$), https://data.worldbank.org/indicator/
N Y. G N P. M K T P. C D ? e n d = 2 0 2 0 & m o s t _ r e c e n t _ v a l u e _
desc=true&start=2019&view=chart
[86] Ngân hàng Thế giới - The World Bank (2020), Total reserves
(includes gold, current US$), https://data.worldbank.org/indicator/
FI.RES.TOTL.CD?most_recent_value_desc=true
[87] Văn Thị Bích Oanh (2020), Bạn có muốn biết thông tin của Tổ chức
Cà phê Quốc tế?, DHH News ngày 22 tháng 12 năm 2020, https://dhh.
vn/ban-co-muon-biet-thong-tin-cua-to-chuc-ca-phe-quoc-te.html.
[88] Bùi Đình Phong (2012), Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội dưới ánh sáng Cách mạng Tháng Mười, Tạp chí của
Ban tuyên giáo Trung ương ngày 27 tháng 11 năm 2012, https://
tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/kien-dinh-muc-
tieu-doc-lap-dan-toc-va-chu-nghia-xa-hoi-duoi-anh-sang-cach-
mang-thang-muoi-48179.
[89] Nguyễn Minh Phong (2022), Dấu ấn tích cực trên hành trình
đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Báo Điện tử Chính
phủ ngày 10 tháng 01 năm 2022, https://baochinhphu.vn/dau-an-
tich-cuc-tren-hanh-trinh-doi-moi-va-hoi-nhap-quoc-te-cua-viet-
nam-102220110083625022.htm.
[90] Lê Văn Thăng (2008), Giáo trình Khoa học môi trường đại cương,
NXN Đại học Huế.
[91] Nguyễn Thị Thơm (2019), Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo: Lý

364
luận và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị ngày 18
tháng 05 năm 2020,
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/
item/3113-tang-truong-kinh-te-voi-giam-ngheo-ly-luan-va-thuc-
tien-tai-viet-nam.html.
[92] Thông tấn xã Việt Nam (2021), Interactive GDP của Việt Nam qua
35 năm đổi mới, Cổng thông tin Thông tấn xã Việt Nam chuyên
mục kinh tế ngày 02 tháng 09 năm 2021, https://vnanet.vn/vi/
graphic/kinh-te-4/interactive-gdp-cua-viet-nam-qua-35-nam-doi-
moi-5644819.html,
[93] Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg
ban hành ngày 02 tháng 12 năm 2003, Quyết định về việc phê duyệt
chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
[94] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2471/QĐ - TTg ban
hành ngày 28 tháng 12 năm 2011, Quyết định phê duyệt chiến lược
xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm
2030.
[95] Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 450/QĐ - TTg ban hành
ngày 18 tháng 04 năm 2012, Quyết định về việc phê duyệt Chiến
lược Tài chính đến năm 2020.
[96] Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 531/QĐ - TTg ban hành
ngày 01 tháng 04 năm 2021, Quyết định phê duyệt chiến lược tổng
thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 -2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
[97] Tổng cục Thống kê - Kho dữ liệu mức sống hộ gia đình, Nhóm chỉ
tiêu về đói nghèo - Hệ số GINI, Trung tâm tin học Thống kê khu vực
I, Tổng cục Thống kê, http://portal.thongke.gov.vn/KhodulieuMS/
Khainiem.aspx?Mct=9003&NameBar=SI%C3%8AU%20
D%E1%BB%AE%20LI%E1%BB%86U%20
%3E%3E%20Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m,%20
%C4%91%E1%BB%8Bnh%20ngh%C4%A9a,%20PP%20
t%C3%ADnh
[98] Tổng cục Thống kê (2019), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã
hội quý IV và năm 2019, Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê

365
ngày 27 tháng 12 năm 2019, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-
lieu-thong-ke/2019/12/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-
hoi-quy-iv-va-nam-2019/
[99] Tổng cục Thống kê (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019,
NXB Thống kê, Hà Nội.
[100] Tổng cục Thống kê (2020), Kết quả tính toán về nghèo đa chiều Việt
Nam giai đoạn 2016 - 2020, https://www.gso.gov.vn/wp-content/
uploads/2021/03/Thong-cao-bao-chi-MDP_MPI_edited.pdf
[101] Tổng cục Thống kê (2021), Báo cáo chỉ số phát triển con người của
Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.
[102] Tổng cục Thống kê (2021), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội
Việt Nam 5 năm 2016 - 2020, NXB Thống kê.
[103] Tổng cục Thống kê (2021), Kết quả giảm nghèo đa chiều của Việt
Nam: Nhìn lại một chặng đường, Tạp chí Con số - Sự kiện ngày 15
tháng 07 năm 2021, http://consosukien.vn/ket-qua-giam-ngheo-da-
chieu-cua-viet-nam-nhin-lai-mot-chang-duong.htm
[104] Tổng cục Thống kê (2021), Thông cáo báo chí tình hình lao động
việc làm quý IV và năm 2020, Trang thông tin điện tử Tổng cục
Thống kê ngày 06 tháng 01 năm 2021, https://www.gso.gov.vn/du-
lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-
dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/
[105] Tổng cục Thống kê (2021), Xu hướng bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Trang thông tin điện tử
Tổng cục Thống kê ngày 17 tháng 06 năm 2021, https://www.gso.
gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/06/xu-huong-bat-binh-
dang-trong-phan-phoi-thu-nhap-o-viet-nam-giai-doan-2016-2020/.
[106] Phan Trang (2021), Xuất nhập khẩu 2021 chinh phục đỉnh cao
mới, Báo Điện tử Chính phủ ngày 16 tháng 12 năm 2021, https://
baochinhphu.vn/xuat-nhap-khau-2021-chinh-phuc-dinh-cao-
moi-102305661.htm.
[107] Từ điển Bách khoa Việt Nam. NXB Từ điển Bách khoa, H.2000,
tr.580.
[108] UNDP(2020), Báo cáo Phát triển con người 2019, Lễ Công bố
báo cáo tại Việt Nam ngày 09 tháng 12 năm 2019, https://vietnam.

366
un.org/sites/default/files/2019-12/3.1.%20HDR%202019%20
Presentation%20VN.VN_7%20Dec.pdf.
[109] Trương Thị Quỳnh Vân (2021), Xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ
lực của Việt Nam: cơ hội, thách thức trong thời gian tới, Bộ Công
Thương, Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công thương.
[110] Nguyễn Tấn Vinh (2017), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Học
viện Chính trị khu vực II, NXB Lý luận Chính trị.

367
Giáo trình kinh tế phát triển

TS. Vòng Thình Nam (chủ biên), ThS. Lê Thanh Quế


Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Văn phòng đại diện:


Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé,
Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028 62726361 ĐT: 028 62726390
E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn Website: www.vnuhcmpress.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung


TS ĐỖ VĂN BIÊN
Biên tập
TRẦN THỊ ĐỨC LINH
Sửa bản in
ÁI NHẬT
Trình bày bìa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Đối tác liên kết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Xuất bản lần thứ 1. Số lượng in: 250 cuốn, khổ 16 x 24cm. Số
XNĐKXB: 3561-2022/CXBIPH/5-48/ĐHQGTPHCM. QĐXB số: 332/QĐ-
NXB cấp ngày 17/10/2022. In tại: Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú. Địa
chỉ: 162A/1, KP1A, phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nộp lưu
chiểu: Năm 2022. ISBN: 978-604-73-9394-7.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội
dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản.

ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!


ISBN: 978-604-73-9394-7
NXB ĐHQG-HCM

9 786047 393947

You might also like