You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
Khoa: Kinh doanh quốc tế -Marketing

Hoạch định chiến lược cho AIEESC HCMC


Giai đoạn:2017-2022

Tên Môn Học: Quản trị chiến lược toàn cầu

GVHD: GS.TS.Đoàn Thị Hồng Vân

Thành viên:

Hoàng Thị Tú FT001

Vũ Thị Hồng Nhung FT001

Nguyễn Thị Hồng Diễn FT001

Nguyễn Trần Ngọc Khánh FT001

Nguyễn Đặng Thị Phương Thảo IB001

TP.Hồ Chí Minh-2017


LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu của thời đại. Ngày nay, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Việt Nam chúng ta đang
ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh – quốc phòng, giáo dục, lao động, … với
tính chất, phạm vi, hình thức đa dạng. Lao động chính là một lĩnh vực chịu tác động khá mạnh
mẽ và rõ nét từ sự phát triển này. Trong một môi trường lao động cạnh tranh cao đòi hỏi nhiều
yếu tố, ngoài yêu cầu nắm vững kiến thức chuyên môn, thì vấn đề kỹ năng và kinh nghiệm, đặc
biệt là trải nghiệm từ các hoạt động cộng đồng, là điều cần thiết đối với mọi sinh viên. Việc
chọn một tổ chức/câu lạc bộ/nhóm hoạt động trong lĩnh vực cộng đồng để tham gia nhằm phát
triển bản thân, gia tăng trải nghiệm và có tác động tích cực lên cộng đồng luôn là nỗi trăn trở
của rất nhiều sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường đại học.
Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận (NGO, NPO) là ví dụ điển hình trong lực lượng
quan trọng có các hoạt động tác động tích cực lên cộng đồng và phát triển xã hội. Trong quá
trình phát triển, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, các Tổ chức Quốc tế, Tổ chức Phi chính
phủ và Phi lợi nhuận đã góp một phần vào quá trình thay đổi nhận thức cộng đồng về cải thiện
môi trường, biến đổi khí hậu; giúp đỡ cuộc sống của những người bị thiệt thòi trong xã hội;
khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người; bù đắp nỗi đau chiến tranh; phát triển con
người; ... Bên cạnh đó, đây còn là một môi trường tốt và phù hợp dành cho sinh viên để phát
triển và hoàn thiện bản thân thông quá hoạt động rèn luyện khả năng lãnh đạo, sáng tạo, giải
quyết vấn đề, …; tham gia chương trình thực tập, trải nghiệm và hòa nhập vào môi trường toàn
cầu; trao dồi kỹ năng kinh nghiệm; nâng cao kỹ năng mềm; mở rộng mối quan hệ xã hội. Đây là
một trong những điểm bắt đầu của các thế hệ những nhà lãnh đạo trẻ từ các trường Đại học với
sự tôn trọng văn hóa và tinh thần kiến thiết, đổi mới đất nước. Vì hiểu được tính cấp thiết của
vấn đề và những lợi ích tích cực mà các Tổ chức Phi chính phủ và Phi lợi nhuận mang lại, cùng
với quá trình học tập và nghiên cứu môn Quản trị chiến lược toàn cầu, nhóm em đã quyết định
chọn tìm hiểu Tổ chức Phi chính phủ AIESEC, cụ thể chi nhánh Hồ Chí Minh với đề tài “Hoạch
định chiến lược cho AIESEC HCMC giai đoạn 2017 – 2022”
Kết cấu đề tài gồm 04 phần chính:
Phần I: Giới thiệu chung về AIESEC
Phần II: Phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của AIESEC HCMC
Phần III: Xây dựng, hoạch định chiến lược cho AIESEC HCMC giai đoạn 2017 – 2022.
Phần IV: Thực hiện và kiểm tra, đánh giá chiến lược.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi các sai sót và có thể có các hạn chế về kinh
nghiệm thực tế, nhóm chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và nhận xét, góp ý từ các Cô
để nhóm có thể phát triển và hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ AIESEC ................................................................................................ 4
1. AIESEC quốc tế.................................................................................................................. 4
1.1. Vài nét chung về AIESEC quốc tế ................................................................................... 4
1.2. Tác động của AIESEC quốc tế ........................................................................................ 4
2. AIESEC VIỆT NAM ........................................................................................................... 5
2.1. Vài nét chung về AIESEC Việt Nam ............................................................................... 5
2.2. Cấu trúc của AIESEC Việt Nam: .................................................................................... 5
3. AIESEC HỒ CHÍ MINH (AIESEC HCMC) .................................................................... 6
3.1. Tổng quan AIESEC HCMC ............................................................................................ 6
3.4. Sản phẩm & Dịch vụ ......................................................................................................... 8
3.5. Tầm nhìn và sứ mệnh của AIESEC HCMC ................................................................. 10
3.6. Chiến lược hiện hành ..................................................................................................... 13
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA
AIESEC HCMC ......................................................................................................................... 14
1. Phân tích môi trường bên trong của AIESEC HCMC bằng ma trận IFE ................. 14
1.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................................. 14
1.2 Phân tích ma trận IFE với tổ chức AIESEC HCMC ................................................... 15
2. Phân tích môi trường bên ngoài của AIESEC HCMC ................................................. 22
2.1 Ma trận EFE.................................................................................................................. 22
2.2 Ma trận CPM ................................................................................................................ 29
III. XÂY DỰNG, HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO AIESEC HCMC GIAI ĐOẠN
(2017 – 2022) ............................................................................................................................... 32
1. MA TRẬN SWOT CỦA AIESEC HCMC .................................................................... 32
1.1 Chiến lược SO ............................................................................................................... 33
1.2 Chiến lược ST: .............................................................................................................. 34
1.3 Chiến lược WO: ............................................................................................................ 35
1.4 Chiến lược WT: ............................................................................................................. 35
2. Ma trận hoạch định chiến lược trên cơ sở định lượng QSPM ..................................... 36
3. Ma trận SPACE................................................................................................................ 43
3.1 Cơ sở lí thuyết ............................................................................................................... 43
3.2 Phân tích ma trận SPACE cho AIESEC HCMC....................................................... 44
IV. THỰC HIỆN, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC ....................................... 46
1. Cơ sở lí thuyết ................................................................................................................... 46
2. Thẻ điểm cân bằng cho AIESEC HCMC....................................................................... 46
**Kết luận và danh mục tham khảo
4

I. GIỚI THIỆU VỀ AIESEC


1. AIESEC quốc tế
1.1. Vài nét chung về AIESEC quốc tế
AIESEC, viết tắt của Association Internationale des Étudiants en Sciences Économiques
et Commerciales, được thành lập năm 1948, từ sau Chiến tranh Thế giới II với tiền thân là tổ
chức AIESE (AIESE được thành lập bởi Bertil Hedberg và hai sinh viên Bỉ Jaroslav Zich,
Stanislas Callens vào năm 1944). Nhiệm vụ của AIESEC được đặt ra vào thời điểm đó là “mở
rộng sự hiểu biết giữa các quốc gia thông qua việc mở rộng sự hiểu biết của từng cá nhân, cùng
nhau thay đổi thế giới”.
Ngày nay, vì lí do không còn phù hợp với tổ chức nữa do nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt
động nên cụm từ viết tắt trên của AIESEC không còn phù hợp nữa, khi đó, AIESEC được sử
dụng như một danh từ riêng, không có nghĩa cụ thể và luôn được viết hoa.
AIESEC được biết đến là Tổ chức sinh viên quốc tế lớn nhất thế giới:
 Tổ chức Phi chính phủ do sinh viên điều hành.
 Chủ tịch của AIESEC nhiệm kỳ (2016 – 2017) là Niels Caszo.
 Trụ sở chính được đặt tại Rotterdam, Hà Lan.
 Website chính thức: www.aiesec.org
Với gần 69 năm hoạt động, hiện nay, AIESEC đã có hơn 86,000 thành viên cùng
1,000,000 cựu thành viên đến từ hơn 2,400 trường Đại Học của 126 quốc gia và vùng lãnh thổ.
AIESEC đã cung cấp hơn 24,000 trải nghiệm lãnh đạo cho thành viên AIESEC; đem lại cho
sinh viên hơn 20,000 cơ hội trao đổi quốc tế mỗi năm. Ngày nay, cùng với sự hợp tác và tài trợ
bởi hơn 9,000 đối tác toàn cầu, mục đích của tổ chức là hòa bình, kết nối thành viên trên toàn
cầu, đồng thời tạo nền tảng quốc tế để sinh viên bồi đắp tiềm năng lãnh đạo và cống hiến tích
cực cho cộng đồng.
1.2. Tác động của AIESEC quốc tế
AIESEC hợp tác với nhiều tổ chức trên khắp thể giới để đem đến cơ hội cho chính thành
viên của tổ chức và các bạn sinh nhằm cung cấp các trải nghiệm mới. Điều này giúp cho các bạn
trẻ toàn thế giới có cơ hội kết nối với doanh nghiệp và học những kỹ năng để trở thành lãnh đạo
5

trong tương lai theo cách tốt nhất. Đây là điểm khiến AIESEC tự hào nhất, đó là cùng lúc vừa
đóng góp cho cộng đồng vừa củng cố năng lực của tổ chức.

Không chỉ là là môi trường lý tưởng với mục tiêu mang đến cơ hội để tuổi trẻ phát triển
khả năng lãnh đạo, AIESEC còn mang đến cho sinh viên nói riêng, và giới trẻ nói chung cơ hội
tham gia vào các chương trình mang tính quốc tế, các trải nghiệm khác nhau của khả năng lãnh
đạo, và học tập trong môi trường đa văn hóa - giao lưu toàn cầu. Điều làm AIESEC thật sự khác
biệt, hay chính là nhân tố tạo nên tầm ảnh hưởng rộng lớn và mạnh mẽ của AIESEC, đó chính là
những trải nghiệm thực tế, nơi những tài năng trẻ hoàn thiện và phát triển bản thân mình, đồng
thời kiến tạo nên đóng góp tích cực cho xã hội. Những thành viên và cựu thành viên của
AIESEC cũng chính là những nhà lãnh đạo thuộc nhiều tổ chức và cộng đồng khác. Họ là thế hệ
đã sẵn sàng áp dụng những kinh nghiệm, kĩ năng và đam mê từ lúc còn hoạt động để trở thành
những người tạo ra thay đổi lớn và tích cực cho thế giới.

2. AIESEC VIỆT NAM


2.1. Vài nét chung về AIESEC Việt Nam
AIESEC được thành lập tại Việt Nam vào năm 2006 với chi nhánh đầu tiên là AIESEC
HCMC. Trong suốt hơn 10 năm qua, AIESEC Việt Nam đã chứng kiến sự trưởng thành và phát
triển của toàn hệ thống với 8 cơ sở (Local Chapter/Local Committee) trải khắp 3 miền đất nước:
Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, số lượng thành viên trong hệ thống
AIESEC Việt Nam giao động trong khoảng 500 – 600. Sở dĩ có sự giao động này là vì ở mỗi
nhiệm kì, sẽ có một lượng thành viên rút ra khỏi và tham gia vào AIESEC, nên nhìn chung số
lượng thành viên khá ổn định qua các nhiệm kì. Các thành viên của AIESEC Việt Nam đến
từ hơn 30 trường đại học hàng đầu cả nước, và cùng với một mạng lưới khắng khít của hơn 400
cựu thành viên.
 Chủ tịch AIESEC Việt Nam nhiệm kì (2017 – 2018): Nguyễn Việt Quang
 Trụ sở chính AIESEC Việt Nam: P302, 101 Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1,
TP. Hồ Chí Minh.
 Website chính thức: www.aiesec.vn

2.2. Cấu trúc của AIESEC Việt Nam:


6

AIESEC Việt Nam có 8 chi nhánh (8 LC) ở 3 khu vực Bắc – Trung – Nam, phân bố ở 3
thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và
TP. Hồ Chí Minh.

 Tại Hà Nội: LC Hà Nội, LC


NEU Hà Nội, LC FTU Hà
Nội
 Tại Đà Nẵng: LC Đà Nẵng
 Tại TP Hồ Chí Minh: LC HCMC, LC FTU HCMC, LC RMIT, LC UEL

3. AIESEC HỒ CHÍ MINH (AIESEC HCMC)


3.1. Tổng quan AIESEC HCMC
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
AIESEC Hồ Chí Minh là chương đầu tiên của AIESEC tại Việt Nam vào năm 2006. Là
thành viên đặt nền móng cho AIESEC quốc tế tại Việt Nam, AIESEC HCMC tự hào là ngọn cờ
tiên phong trong việc thực hiện những mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của
AIESEC quốc tế.
AIESEC HCMC đã cung cấp chương trình trao đổi cho thanh niên lần đầu tiên và tổ chức
Hội nghị AIESEC Việt Nam lần thứ nhất năm 2007 tại thành phố Vũng Tàu. Như là một kết quả
xứng đáng của sự nỗ lực, AIESEC HCMC đã được trao giải thưởng Best Local Chapter of
AIESEC in Vietnam tại Hội nghị toàn quốc vào năm 2010 và gần đây nhất là tháng 07/2017.
 Chủ tịch của AIESEC HCMC nhiệm kì (2017 – 2018): Nguyễn Minh Trí
 Hoạt động trên Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/fanpage.aiesechcmc/
 Trụ sở chính AIESEC Việt Nam: P302, 101 Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1, TP.
Hồ Chí Minh.
3.2. Cơ cấu hoạt động
AIESEC HCMC được điều hành dưới hệ thống bao gồm 01 Chủ tịch và 09 Phó Chủ tịch
tương ứng với 09 phòng/ban đảm nhận những chức năng khác nhau, nhằm đảm bảo cho hoạt
động và phát triển của AIESEC HCMC. Trong từng phòng/ban, các thành viên lại được chia
thành nhiều nhóm nhỏ được dẫn dắt bởi các nhóm trưởng với các nhiệm vụ khác nhau với mục
7

đích phục vụ và hoàn thành chức năng chung của các phòng/ban đó. Nhìn chung, cơ cấu hoạt

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của AIESEC HCMC


động của AIESEC thuộc dạng chức năng.

3.3. Các trường Đại học trong hệ thống AIESEC HCMC


Tất cả các thành viên của AIESEC HCMC đến từ hơn 30 trường Đại học trong địa bàn
TP. Hồ Chí Minh và khu vực lân cận, tạo nên một hệ thống các trường Đại học thuộc hệ thống
AIESEC HCMC:

 Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh  Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh
 Đại học Quốc tế  Đại học Sài Gòn
 Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh  Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
 Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh  Đại học Thủy lợi TP. Hồ Chí Minh
 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn  Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
TP. Hồ Chí Minh  Đại học Quốc tế Miền Đông
 Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh  Đại học Troy
 Đại học Hoa Sen  Đại học Lạc Hồng
 Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh  Đại học Tài chính – Kế toán
 Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ  Đại học Tư thục Công nghệ Thông tin
Chí Minh Gia Định
 Đại học Tài chính – Marketing  Đại học Pháp
8

 Đại học Hồng Đức  Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn
 Đại học Tân Tạo  Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
 Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM  Cao đẳng Tài chính hải quan
 Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng  Cao đẳng Kinh tế đối ngoại
 Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex  Học viện hàng không
TP. Hồ Chí Minh  Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh
 Học viện Doanh nhân LP Việt Nam  Trung cấp Du lịch – Khách sạn
 Cao đẳng Bách Việt

3.4. Sản phẩm & Dịch vụ


3.4.1. Global Talent (GT)
Global Talent - Chương trình “Nhân tài
toàn cầu" - là một chương trình thực tập có trả
lương được AIESEC nói chung và AIESEC
HCMC nói riêng cung cấp. Đây là một chương
trình thực tập dài hạn, thường kéo dài từ 6 đến 18 tháng. Với AIESEC HCMC, một số lĩnh vực
trong chương trình này có thể kể đến như:
 Quản lý – thực tập liên quan đến quản lý, tiếp thị, quản lý dự án và nhân sự.
 Phát triển – (thường là với các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận) - thực tập
thường liên quan đến nhiều vấn đề trong phát triển cộng đồng.
 Kỹ thuật - thực tập liên quan đến quản lý và phát triển website, phần mềm, mạng,
và cơ sở dữ liệu cộng với một số kỹ thuật.
 Giáo dục - thực tập liên quan đến xúc tiến, phát triển chương trình giảng dạy,
giảng dạy và tư vấn trong lĩnh vực giáo dục.

3.4.2. Global Volunteer (GV)


Global Volunteer – Chương trình “Tình
nguyện toàn cầu" – là một chương trình khác
do AIESEC HCMC cung cấp cho các bạn trẻ
(thường là sinh viên hoặc sinh viên vừa tốt
9

nghiệp không quá 02 năm) các chuyến tình nguyện dưới dạng một dự án của AIESEC, tổ chức
phi chính phủ không phải AIESEC (còn gọi là NGOs), các tổ chức và trường học ở một số quốc
gia, vùng lãnh thổ về các vấn đề như giáo dục, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, tiêu dùng và sản
xuất có trách nhiệm, đô thị và cộng đồng bền vững, … Hầu hết các điểm đến của các bạn sinh
viên trong chương trình tình nguyện này là Thái Lan, Malaysia, Phillipines, Indonesia, Trung
Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, … Thông thường, một chuyến tình nguyện Global Volunteer kéo dài
từ 6 đến 8 tuần.
3.4.3. YouthSpeak Forum
YouthSpeak là một dự án được AIESEC thực hiện trên phạm vi toàn cầu. AIESEC
HCMC cũng không ngoại lệ. Với YouthSpeak đầu tiên diễn ra tại Đại học Bách khoa TP. Hồ
Chí Minh vào tháng 05/2017 vừa qua, AIESEC HCMC cung cấp một sân chơi, diễn đàn lý
tưởng, bổ ích cho giới trẻ, tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thể hiện quan điểm cá nhân đối với
những vấn đề liên quan tới cộng đồng, xã hội và với chính bản thân họ, từ đó kiến thiết giải

YouthSpeak Forum Spring 2017 vừa diễn ra tại Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
pháp và hành động để tạo ra những sự thay đổi tích cực.

3.4.4. Global Entrepreneur (GE)


Global Entrepreneur là chương trình giúp giới trẻ học hỏi các kinh nghiệm thực tập trong
khi bắt đầu khởi nghiệp hoặc từ các công ty khởi nghiệp – nơi mà họ có thể khám phá, học hỏi
10

và đóng góp cho cộng đồng kinh doanh. Đến với chương trình này, các bạn trẻ sẽ được thử sức
mình trong môi trường làm việc quốc tế, tìm thấy các giá trị cốt lõi của bản thân, khám phá niềm
đam mê, cải thiện các kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường năng động, đa dạng. Trong
Global Entrepreneur, AIESEC HCMC cung cấp 04 chương trình cụ thể, bao gồm Team
Member, Team Leader, Global Internship và Community Community.

3.4.5. Một số chương trình, sự kiện khác của AIESEC HCMC:


Ngoài 04 sản phẩm chính trên, AIESEC HCMC còn tổ chức nhiều dự án, chương trình và
sự kiện cho các bạn sinh viên TP. Hồ Chí Minh với nhiều chủ đề khác nhau với mục đích cải
thiện nhận thức cộng đồng, rèn luyện kĩ năng và khả năng giao tiếp tiếng Anh, chia sẻ kinh
nghiệm cho các bạn trẻ ở TP. Hồ Chí Minh. Một số chương trình có thể kể đến như:

 Global Village
 Global Navigator: Be a Speak-aholic!
 Coffee chat – Lắng nghe những trải nghiệm.
 HR workshop: Nhận thức đúng về lĩnh vực Nhân sự.
 S.E.P Project: Dự án về vấn nạn quấy rối tình dục.
 Workshop: Bây giờ hay là 5 phút nữa?

3.5. Tầm nhìn và sứ mệnh của AIESEC HCMC


3.5.1. Tầm nhìn của AIESEC HCMC
AIESEC HCMC được phát triển từ AIESEC quốc tế nên AIESEC được thừa hưởng tất cả
từ AIESEC quốc tế, từ cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động cho đến tầm nhìn, sứ mệnh và các
giá trị cốt lõi. Do đó, tầm nhìn của AIESEC HCMC dưới đây cũng chính là tầm nhìn của
AIESEC toàn thế giới“Peace and the fulfillment of humankind’s potential” (Tạm dịch là: Hòa
bình và Hoàn thành tiềm năng của nhân loại.)
AIESEC HCMC luôn nỗ lực và hoạt động với mong muốn trong tương lai trở thành một
tổ chức mà ở đó:
 Họ có thể giúp sức, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và giữ gìn hòa bình. Hòa
bình ở đây không chỉ mang ý nghĩa là vì một thế giới không chiến tranh, mà nó còn mang
nghĩa cụ thể hơn đó là không có bất kì xung đột phi nghĩa nào xảy ra hay phát sinh từ sự
khác biệt văn hóa, tôn giáo, hay bất kì vấn đề nào khác liên quan tới con người. Hòa bình ở
11

đây có nghĩa là tạo ra một thế giới tôn trọng , hiểu biết lẫn nhau. Và AIESEC đang phấn đấu
xây dựng, kiến thiết một thế giới như vậy.
 AIESEC HCMC cũng mong muốn hoàn thành tiềm năng nhân loại: AIESEC
HCMC đang hướng tới một tầm nhìn tốt hơn về tương lai cho tất cả các bạn trẻ ở khu vực
TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ. AIESEC HCMC ra đời với mục tiêu hướng tới việc
nâng cao sự hiểu biết, phát triển những khả năng tiềm ẩn của các bạn trẻ qua các hoạt động
cung cấp sự tự định hướng, các trải nghiệm toàn cầu, cho phép họ được nhìn nhận thế giới
xung quanh bằng cái nhìn tích cực và đa chiều, từ đó tạo nên sự khác biệt thực sự ở mỗi cá
nhân.
Chính tầm nhìn của AIESEC HCMC như một kim chỉ nam xuyên suốt cho mọi hoạt động
của tổ chức. Nó đã chỉ rõ, định hướng cho các AIESECers (các thành viên của AIESEC nói
chung) hình ảnh trong tương lai mà họ luôn muốn hướng tới.
Đánh giá: Tầm nhìn trên của AIESEC chỉ rõ ra hình ảnh mà họ muốn hướng tới trong
tương lai, nhưng nhìn chung hơi mơ hồ. AIESEC nên xây dựng một tầm nhìn xuyên suốt quá
trình hoạt động nhưng có chia ra từng giai đoạn nhỏ hơn mà ở đó, họ chỉ ra điều mà họ muốn
đạt được để cụ thể hình ảnh.

3.5.2. Sứ mệnh của AIESEC HCMC:


Giống như tầm nhìn, sứ mệnh của AIESEC HCMC cũng chính là sứ mệnh của toàn
AIESEC quốc tế. Đó là “We place our confident in youth as the key to unclock a better future.
We believe that leadership is the fundamental solution and it can be developed in anyone.” (Tạm
dịch là: Chúng tôi tự tin rằng các bạn trẻ chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai tốt hơn.
Chúng tôi tin rằng khả năng lãnh đạo là giải pháp căn bản và nó có thể phát triển ở bất kỳ ai).
Với tầm nhìn đem đến một thế giới không có chiến tranh, mâu thuẫn, xây dựng một thế giới mà
ở đó con người có thể trở thành phiên bản tốt nhất của họ, AIESEC HCMC tin rằng các bạn trẻ
đều tố chất lãnh đạo và chính tố chất ấy chính là giải pháp và nó có thể được phát triển trong bất
kì ai.
Tuyên bố sứ mệnh của AIESEC HCMC đã phác thảo nên đường hướng tương lai của tổ
chức: đó là giúp những sinh viên có trải nghiệm thực tế trong môi trường quốc tế, được thử sức
tổ chức các chương trình lớn của tổ chức để nâng cao khả năng lãnh đạo, giao lưu học hỏi kinh
nghiệm với sinh viên đến từ nhiều nơi trên thế giới, tạo nên một môi trường lành mạnh, tự tin,
12

năng động. Tuyên bố sứ mệnh trên là một lời nhắc nhở thường xuyên đối với mỗi thành viên
AIESEC về lý do AIESEC tồn tại và các thành viên trong AIESEC cần phải làm những gì, phải
tổ chức hoạt động như thế nào để tổ chức ngày càng vững mạnh trong tương lai để biến giấc mơ
trở thành hiện thực.
 Đánh giá: Tuyên bố sứ mệnh của AIESEC HCMC tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện
được phần nào sứ mệnh của tổ chức.
Tuy nhiên, một bản tuyên bố sứ mệnh được coi là đầy đủ và hiệu quả khi nó có đủ 09
thành phần:
1) Khách hàng 6) Triết lý
2) Sản phẩm/Dịch vụ 7) Tự khẳng định
3) Thị trường 8) Quan tâm đến hình ảnh trước công chúng
4) Công nghệ 9) Quan tâm đến nhân viên
5) Quan tâm đến sự tồn tại, tăng trưởng và
khả năng sinh lợi
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá trên, tuyên bố sứ mệnh của AIESEC HCMC mới chỉ thỏa
mãn 3/9 yếu tố. Tuy nhiên, với bản chất là một tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục
đích lợi nhuận, tiêu chuẩn khả năng sinh lợi trong thành phần số 5 có thể bỏ qua:
“Chúng tôi tự tin rằng các bạn trẻ (1) chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai tốt
hơn (8). Chúng tôi tin rằng khả năng lãnh đạo là giải pháp căn bản và nó có thể phát triển ở bất
kỳ ai (6).”
Đề xuất: Để làm rõ và cụ thể hơn sứ mệnh của AIESEC HCMC, dưới đây là một bản
tuyên bố sứ mệnh được đề xuất:
“Chúng tôi đặt niềm tin của mình vào giới trẻ (1) sẽ là chìa khóa mở ra một tương lai tốt
đẹp hơn cho toàn nhân loại (8). Chúng tôi tin rằng lãnh đạo là giải pháp căn bản nhất và nó có
thể phát triển ở bất kì ai (6). Bằng thực hiện trao đổi sinh viên quốc tế trên khắp thế giới (3)
thông qua các chương trình tình nguyện viên quốc tế (Global Volunteer), Nhân tài toàn cầu
(Global Talent), Doanh nhân toàn cầu (Global Entrepreneur) (2), chúng tôi tận dụng sự phát
triển của công nghệ thông qua các mạng xã hội, cộng đồng trên Facebook, Skype, Whatsup, …
(4) để giúp người trẻ kết nối với thế giới bên ngoài, qua đó tổ chức kiểm soát hoạt động chặt chẽ
để đảm bảo được những giá trị mà các chương trình mang lại (5). AIESEC HCMC cam kết cung
13

cấp các trải nghiệm trao đổi văn hóa, tạo môi trường thách thức, tạo cơ hôi cho các bạn trẻ nhìn
nhận thế giới thông qua các trải nghiệm lãnh đạo thực tế (7). Mỗi thành viên của AIESEC là
những bạn trẻ năng động và nhiệt huyết, chúng tôi tận dụng điều này để đặt họ vào môi trường
đầy thử thách để khám phá và phát triển khả năng lãnh đạo của chính bản thân mình (9).”
3.6. Chiến lược hiện hành
Qua quá trình hơn 10 năm hoạt động và phát triển, AIESEC HCMC hiện đang duy trì và
thực hiện những chiến lược như sau:
Chiến lược
MỤC TIÊU CÁC HOẠT ĐỘNG
tổng quát
Truyền tải các kiến thức của - Tổ chức các buổi LCM định kì cho toàn
AIESEC HCMC đến tất cả AIESEC HCMC (1 lần/2 tháng), Award Night
các thành viên thông qua các cho toàn AIESEC HCMC để vinh danh những
buổi gặp mặt định kì của toàn thành viên xuất sắc.
Lan truyền
LC và qua các hội nghị. - Các hội nghị hàng năm của AIESEC khu vực
kiến thức
Region Conference 02 lần/1 năm.
- Hội nghị hàng năm của AIESEC Việt Nam
IGNITE (1 lần/1 năm), ILEAD (1 lần/1 năm)
để vinh danh các cơ sở xuất sắc.
- Nâng cao đội ngũ lãnh đạo - Ban điều hành có các cuộc họp buổi tối hàng
bằng các mô hình đánh giá và tuần để đánh giá và cải thiện các hoạt động của
kiểm tra trình độ. AIESEC HCMC.
- Kiểm tra năng lực các thành - Mỗi bộ phận cũng có các buổi họp hàng tuần
Tăng cường viên thông qua hệ thống KPI tại Nhà chung (LCH) để kiểm soát, đánh giá
nội bộ - Xây dựng và phát triển kết quả hàng tuần của mỗi thành viên và từng
nguồn dữ liệu nhóm nhỏ.
- Kể từ 2016, AIESEC HCMC bắt đầu xây
dựng nguồn dữ liệu cho từng bộ phận và cả
toàn AIESEC HCMC.
Duy trì yếu Duy trì mối quan hệ với các - Giữ liên lạc với các bạn thực tập sinh đã và
tố bên đối tác cả các doanh nghiệp đang thực hiện chuyến thực tập của mình.
14

ngoài và các AIESEC trên thế thế - Đầu tư xây dựng nội dung marketing để
giới hướng tới khách hàng mục tiêu.
- Thích nghi với sự thay đổi các thuận toán trên
Facebook.
- Bắt đầu liên kết với các trường đại học thông
qua dự án mới nhất là UNICON.
- Cải thiện chất lượng ứng cử viên, cũng như
cam kết của các bạn thực tập sinh đối với các
doanh nghiệp.
- Tiếp tục trở thành các đối tác lâu dài cho các
doanh nghiệp lớn bằng cách luôn giữ các phản
hồi tích cực sau mỗi chương trình hợp tác.

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
CỦA AIESEC HCMC
1. Phân tích môi trường bên trong của AIESEC HCMC bằng ma trận IFE
Các yếu tố tác thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp/tổ chức là rất quan trọng trong
tất cả chiến lược kinh doanh và việc thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp/tổ chức. Sau một quá trình xem xét, phân tích và cân nhắc các yếu tố bên trong, những
nhà quản trị chiến lược sẽ bắt đầu thiết lập các phương pháp đánh giá các yếu tố này nhằm xem
xét khả năng năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu đó. Từ đó giúp doanh
nghiệp/tổ chức tận dụng các điểm mạnh để khai thác một cách tối ưu nhất và chuẩn bị nội lực
đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những giải pháp để cải thiện các điểm yếu này.
1.1 Cơ sở lý thuyết
Để hình thành một ma trận IEF, doanh nghiệp/tổ chức cần thực hiện qua 5 bước như sau:
 Bước 1: Lập danh mục từ 10 – 20 yếu tố, bao gồm những diểm mạnh, yếu cơ bản có
ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp dã đề ra.
 Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng)
cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của
15

các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả
các yếu tố phải bằng 1.0.
 Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4 , trong đó 4 là rất
mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu.
 Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm
của các yếu tố.
 Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm ma trận.
Sau đó tiến hành đánh giá tổng điểm nhận được sau bước 5. Tổng số điểm của ma trận
nằm trong khoảng từ diểm 1 đến diểm 4 (không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng
trong ma trận):
- Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm  Công ty yếu về những yếu tố nội bộ.
- Nếu tổng số điểm trên 2,5 điểm  Công ty mạnh về các yếu tố nội bộ.
1.2 Phân tích ma trận IFE với tổ chức AIESEC HCMC
1.2.1 Điểm mạnh:
Một vài yếu tố chính tạo nên thành công của AIESEC HCMC được đánh giá cao là:
i. Cấu trúc rõ ràng, có sự liên kết giữa các bộ phận, có sự phân công, đánh giá kết quả và
năng lực của thành viên.
Đứng đầu AIESEC HCMC là Chủ tịch Nguyễn Minh Trí. Dưới sự quản lí và điều hành
của Chủ tịch là 09 Phó chủ tịch phụ trách 09 Phòng/ban với chức năng khác nhau nhưng giữa 09
phòng/ban đó có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau để tạo nên AIESEC HCMC là một thế
thống nhất, cùng thực hiện các mục tiêu chung. Có thể minh họa cho mối quan hệ này như sau:
Ban Quan hệ quốc tế (ER) có nhiệm vụ tìm kiếm, phát triển và xây dựng các mối quan hệ với
các đối tác, nhà tài trợ, … Các đối tác, các nhà tài trợ của ER sẽ là một phần trong nguồn thu của
Ban Tài Chính (Finance). Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các đối tác có tầm ảnh hưởng lớn mà Quan
hệ quốc tế (ER) phát triển được sẽ là một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả cho ban
Marketing – Truyền thông (MarCom). Khi Marketing – Truyền thông (MarCom) có những
chiến dịch truyền thông hiệu quả, thu hút được các bạn trẻ trở thành thành viên của AIESEC
HCMC hay thu hút được nhiều nhân tài đến với các chương trình AIESEC HCMC cung cấp do
các ban Incoming - Outgoing Global Volunteer, Ingoing - Outgoing Global Entrepreneur Talent.
...
16

Việc phân chia cấu trúc rõ ràng giúp cho tổ chức AIESEC có sự phân hóa công việc một
cách cụ thể, rõ ràng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của AIESEC HCMC 2017-2018


ii. AIESECers trẻ, năng động và nhiệt huyết.
Có thể nói rằng một trong những nhân tố quan trọng đóng góp một phần to lớn trong sự
thành công và phát triển của AIESEC HCMC ngày nay chính là các AIESECers. Hầu như các
AIESECers là các bạn trẻ đến từ các trường đại học thuộc nhiều lĩnh vực trong hệ thống của
AIESEC HCMC. Để trở thành một thành viên của AIESEC HCMC, các bạn trẻ đó đã phải trải
qua nhiều vòng tuyển chọn khác nhau. Đó là các bạn trẻ rất năng động, bản lĩnh, nhiệt huyết,
sáng tạo và đầy tinh thần trách nhiệm. Sức trẻ trong các AIESECers là nguồn lực và là chìa khóa
quan trọng cho sự phát triển của AIESEC HCMC. Ngày nay, có cũng rất nhiều AIESECers trở
thành những người lãnh đạo của các câu lạc bộ, tổ chức khác.
Với tầm quan trọng của 2 yêu tố trên, nhóm cho yếu tố (a) Cấu trúc rõ ràng, có sự liên kết
giữa các bộ phận 3 điểm với trọng số khá 0.09; yếu tố (b) AIESECers trẻ năng động và nhiệt
huyết 3 điểm với trọng số 0.1.
ii. Các chương trình Youth Speak Forum, Global Navigator, S.E.P Projects, …thu hút các
bạn trẻ.
17

Ngoài các sản phẩm chính như Global Volunteer, Global Entrepreneur, Global Talent,
gần đây, AIESEC HCMC đã tổ chức rất nhiều các sự kiện, chương trình và dự án khác thu hút
được sự chú ý và quan tâm của đông đảo các bạn trẻ trên địa bàn thành phố. Có thể kể đến như:
 YouthSpeak Forum 2017 vừa qua được tổ chức ở Đại học Bách khoa cơ sở quận 10. Nhìn
chung, YouthSpeak Forum 2017 đã tạo được tiếng vang lớn trong giới trẻ cũng như trong
cộng đồng về việc truyền lửa cho thế hệ trẻ Việt Nam trong việc quan tâm và giải quyết
những vấn đề xã hội. YouthSpeak Forum đã ghi nhận hơn 800 đơn đăng ký, hơn 30 công ty,
tập đoàn tham gia đồng hành cùng 17 gương mặt đại diện cho giới trẻ trong chiến dịch các đại
sứ minh chứng cho sự quan tâm và đón nhận của các bạn trẻ về 17 mục tiêu phát triển bền
vững của Liên Hiệp Quốc như một xu thế phát triển hiện nay.
 Global Navigator (trước đây là Global Passport)) của AIESEC HCMC đã thu hút hơn
200 bạn sinh viên trong vong 1 năm qua tham gia. Global Navigator ra đời với mục tiêu trang
bị và phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng Anh cho thế hệ trẻ Việt Nam. Bằng việc cung cấp một
môi trường quốc tế năng động cùng nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi với các thực tập sinh thân
thiện, dễ gần từ khắp nơi trên thế giới, Global Navigator đã trở thành là một công cụ định
hướng quen thuộc giúp trang bị những nền tảng kĩ năng vững chắc cho những “con tàu” Việt
Nam vươn ra biển lớn.
 S.E.P Project (Support – Educate – Prepare Project) là một dự án mới của AIESEC
HCMC. Đây là dự án xã hội về giáo dục giới tính. Dự án bao gồm các hoạt động như
workshop, những chuyến đi tình nguyện đến nhiều vùng miền giúp các bạn trẻ từ 15-24 tuổi
có cơ hội trang bị một góc nhìn đa chiều, tích lũy những kiến thức cần thiết về những vấn đề
với giới tính và tính dục từ những bài học, chia sẻ thực tế của các bạn thực tập sinh từ nhiều
nước trên thế giới.
 Và nhiều các chương trình khác như Global Village, các buổi workshop, …
Từ các chương trình, dự án này, các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận với AIESEC HCMC hơn.
Đây chính là điều làm gia tăng hình ảnh và sức hút của AIESEC HCMC với giới trẻ, từ đó thu
hút được nhiều bạn trẻ tài năng, nhiệt huyết hơn. Vì vậy, yếu tố này chiếm một trọng số cao 0.16
và 4 điểm.
iii. Outgoing - Incoming Global Exchange tạo được nhiều cơ hội exchange.
18

Các chương trình của AIESEC HCMC là môi trường tốt cho sinh viên trải nghiệm. Nhìn
chung, sinh viên Việt Nam còn kém hơn sinh viên quốc tế ở khả năng tiếng Anh hạn chế, do đó
làm yếu đi khả năng hội nhập. Phần đông nhiều bạn còn thiếu tự tin, bị suy nghĩ trong hộp think
in a box, bị trói buộc bởi nhiều rào cản, chưa dám cho phép mình tư duy độc lập, phản biện và
sáng tạo, … Sản phẩm, dịch vụ của AIESEC như Global Talent, Global Volunteer, Youthspeak,
Global Entrepreneur chính là những cơ hội tốt cho các bạn trẻ cải thiện các yếu điểm của mình.
Trong hơn 10 năm qua , AIESEC HCMC đã cung cấp số lượng cơ hội trao đổi cho các
bạn trẻ khá ấn tượng:
 Outgoing Global Volunteer đã tạo ra hơn 500 cơ hội trao đổi sinh viên Việt Nam.
 Outgoing Global Entrepreneur Talent tạo ra khoảng hơn 60 cơ hội thực tập quốc tế
cho sinh viên Việt Nam.
 Ingoing Global Volunteer cung cấp hơn 400 cơ hội cho các bạn trẻ quốc tế.
 Ingoing Global Entrepreneur Talent tạo ra hơn 150 cơ hội thực tập tại Việt Nam
cho các bạn trẻ quốc tế.
Với tầm quan trọng, yếu tố (d) Outgoing – Incoming Global Exchange tạo nhiều cơ hội
exchange được đánh giá ở mức điểm 4 với trọng số 0.05.
iv. Các điểm mạnh khác:
Ngoài các điểm mạnh chính trên, AIESEC HCMC còn có một số điểm mạnh có thể kể
đến như:
 Là cơ sở đầu tiên, đặt nền móng cho AIESEC ở Việt Nam: Có lợi thế trong các hoạt
động tiên phong hàng đầu, trụ sở chính của AIESEC Việt Nam cũng chính là trụ sở chính của
AIESEC HCMC, thuận tiện trong việc làm thủ tục, họp, nên được cho trọng số tương đối là
0.05 và đánh giá ở mức điểm 4.
 Mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với AIESEC quốc tế: AIESEC HCMC hiện nay đã thiết
lập chặt chẽ với rất nhiều cơ sở AIESEC khác trên toàn thế giới nhưng chủ yếu là khu vực
châu Á – Thái Bình Dương. Đây chính là một phần của nguồn interns; đồng thời khi AIESEC
HCMC đưa các bạn trẻ đi các chương trình trao đổi thì các AIESEC quốc tế sẽ hỗ trợ trong
việc tìm kiếm chỗ ăn ở, hỗ trợ các chi phí liên quan, …
 Năng lực tài chính tốt từ các sản phẩm chính: AIESEC HCMC là tổ chức phi chính phủ
hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nên lợi nhuận không phải là mục tiêu cuối cùng của
19

AIESEC HCMC. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, AIESEC HCMC vẫn có một nguồn
thu nhỏ từ các sản phẩm chính mà nó cung cấp. Đó là các khoản thu từ hình thức đóng phí
tham dự chương trình để giúp AIESEC HCMC tiếp tục duy trì hoạt động.
 Feedback tốt từ các anh chị Alumni: Sau một quá trình tham gia với tư cách là thành
viên của AIESEC HCMC, sẽ có những bạn xin rút khỏi AIESEC HCMC vì nhiều lí do (thực
tập, du học, đi làm, …). Những người này được gọi là cựu AIESECer, hay Alumni. Hầu hết
các Alumni đều có các phản hồi, chia sẻ tốt về quá trình tham gia AIESEC HCMC, họ đã
thay đổi được gì, phát triển được những kĩ năng như thế nào. Ngoài ra, các Alumni cũng sẽ có
những ý kiến, đóng góp để AIESEC HCMC ngày càng cải thiện hơn.
1.2.2 Điểm yếu:
Ngoài các điểm mạnh góp phần tạo nên thành công của AIESEC HCMC ngày nay, bên
trong AIESEC HCMC vẫn còn tồn tại các điểm yếu chính kìm hãm sự phát triển. Đó là:
i. Marketing chưa hiệu quả
Vẫn có một đại bộ phận sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chưa biết đến AIESEC
HCMC. Điều này cho thấy các chiến lược Marketing – truyền thông của tổ chức vẫn chưa thực
sự hiệu quả. AIESEC HCMC chủ yếu thực hiện truyền thông thông qua mạng xã hội Facebook
và thông qua các đối tác. Nội dung trên Fanpage chưa thực sự nổi bật và thu hút nhiều lượt
tương tác dù có hơn 85,000 lượt thích và theo dõi AIESEC HCMC chưa đẩy mạnh truyền thông
trực tiếp ở các trường Đại học. Vì tác động lớn trên nên yếu tố (a) chiếm một trọng số cao 0.1 và
mức điểm 2.
ii. Nguồn interns còn hạn chế.
Như đã nói ở trên, các chiến lược Marketing – truyền thông chưa hiệu quả chính là một
trong những nguyên nhân làm cho nguồn interns còn hạn chế:
 Về nguồn interns trong nước: Các bạn trẻ còn chưa được tiếp cận và hiểu rõ về các sản
phẩm chính của AIESEC HCMC nên không tham gia. Mặt khác, các cản trở về ngoại ngữ, chi
phí tham gia các chương trình trao đổi quốc tế còn khá cao, … cũng là nguyên nhân làm hạn
chế nguồn interns của AIESEC HCMC.
 Về nguồn interns quốc tế: Việc tìm kiếm các hosts (nơi ăn ở của các bạn trẻ quốc tế); các
cơ hội thực tập ở các trung tâm anh ngữ, doanh nghiệp địa phương, công ty khởi nghiệp, .. (đa
20

phần các bạn trẻ quốc tế qua Việt Nam trao đổi là vì muốn được trải nghiệm trong các môi
trường này) của AIESEC HCMC còn chưa thực sự tốt và hiệu quả.
Thực hiện các chương trình trao đổi quốc tế là một trong những hoạt động chính của
AIESEC HCM, do đó việc hạn chế trong nguồn interns đã trở thành một điểm yếu cố ảnh hưởng
lớn đến hoạt động và sự phát triển của AIESEC HCMC. Vì vậy, yếu tố (b) nguồn interns còn
hạn chế chiếm trọng số lớn nhất 0.12.
iii. AIESECers non trẻ, thiếu kinh nghiệm.
Nguồn nhân lực của AIESEC HCMC là các AIESECers - những người trẻ, năng động,
sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Nếu tuổi trẻ đó mang lại sức sống cho tổ chức, thì nó cũng lại là
một điều bất lợi. Các bạn sinh viên còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là các kinh
nghiệm điều hành tổ chức; kỹ năng còn chưa hoàn thiện; …. Bên cạnh đó, các bạn thường dễ
nản, dễ bỏ cuộc giữa chừng. Điều này chính là một trong những cản trở lớn nhất cho sự phát
triển của AIESEC HCMC.
Với đánh giá trên, yếu tố (c) AIESECers non trẻ, thiếu kinh nghiệm một trọng số cao 0.1.
iv. Một vài điểm yếu khác
 Thủ tục pháp lí còn chưa triệt để.
 Thành viên của AIESEC HCMC thay đổi theo từng nhiệm kì: Một nhiệm kì kéo dài một
năm. Cứ mỗi một nhiệm kì đó, sẽ có các thành viên xin rút ra và có thêm các thành viên
mới vào. Điều này dẫn đến mất một nguồn nhân lực có kinh nghiệm và qua đào tạo; tốn
thêm thời gian cho việc đào tạo lại các thành viên mới.
 Sức cạnh tranh chưa mạnh với các cơ sở khác và Headhunters: Mặc dù là nền móng của
AIESEC Việt Nam và có quá trình hình thành phát triển lâu đời nhưng AIESEC HCMC có
sức cạnh tranh chưa phải là mạnh nhất trong 8 cơ sở.
 Thiếu nguồn data từ các năm trước: Trước đây, AIESEC HCMC không chú trong trong
việc tổng hợp và lưu trữ dữ liệu nên dẫn đến việc khó đánh giá một vài chí tiêu trong vòng
những năm vừa qua.
 Tuyển dụng chưa hiệu quả: Qui trình tuyển dụng nhìn chung còn khá chủ quan. Vòng loại
là vòng CV bằng tiếng Anh đã phần nào hạn chế một lượng không hề ít các bạn trẻ đam
mê nhưng vốn tiếng Anh còn hạn chế hoặc trong quá trình cải thiện (CV tiếng Anh là điểm
21

bắt buộc vì AIESEC là tổ chức quốc tế). Các vòng tuyển dụng đều do các sinh viên là các
AIESECers đánh giá nên chưa hoàn toàn hiệu quả.
Tóm lại, quá trình đánh giá môi trường bên trong của AIESEC HCMC thông qua các
điểm mạnh – yếu được thể hiện trong ma trận IFE dưới đây:

TRỌNG ĐIỂM THEO


YẾU TỐ ĐIỂM
SỐ TRỌNG SỐ
ĐIỂM MẠNH
1. AIESEC HCMC là cơ sở đầu tiên, đặt nền móng
0.05 4 0.2
cho sự phát triển của AIESEC ở Việt Nam.
2. YouthSpeak Forum, Global Navigator, S.E.P
0.16 4 0.64
Project, … thu hút đông đảo các bạn trẻ.
3. Cấu trúc rõ ràng, có sự liên kết giữa các bộ phận;
có sự phân công, đánh giá kết quả và năng lực của 0.09 3 0.27
thành viên.
4. Mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với AIESEC
0.02 3 0.06
quốc tế.
5. Năng lực tài chính tốt từ các sản phẩm chính. 0.01 3 0.03
6. Feedback tốt từ các anh chị Alumni. 0.02 3 0.06
7. Outgoing Global Exchange (560+), Ingoing
0.05 4 0.2
Global Exchange (550+) tạo được nhiều cơ hội.
8. AIESECers trẻ, năng động và nhiệt huyết. 0.1 3 0.3
ĐIỂM YẾU
1. Thủ tục pháp lí còn chưa triệt để. 0.01 2 0.02
2. Nguồn interns còn hạn chế. 0.12 2 0.24
3. Thành viên của AIESEC thay đổi theo từng
0.03 2 0.06
nhiệm kì.
4. Sức cạnh tranh chưa mạnh so với các cơ sở khác
0.05 1 0.05
và Headhunters.
5. Marketing chưa hiệu quả, chưa thu hút được
0.1 2 0.2
nhiều tài năng.
6. Thiếu nguồn data từ những năm trước. 0.02 2 0.04
7. Tuyển dụng chưa hiệu quả. 0.05 2 0.1
8. Chưa phân bổ được nguồn tài chính hợp lí. 0.02 2 0.04
22

9. AIESECers non trẻ, thiếu kinh nghiệm. 0.1 1 0.1


TỔNG 1.0 2.61
Đánh giá: Nhìn chung, bằng việc phân tích ma trận IFE đã cho ta thấy được những điểm
mạnh, điểm yếu của tổ chức. Tổng điểm theo trọng số cuối cùng là 2.61 – trên mức trung bình
2.5 một chút, thể hiện rằng AIESEC HCMC có một môi trường bên trong tương đối tốt, có sức
cạnh tranh nhưng chưa thực sự cao. Để tiếp tục phát triển, cạnh tranh và duy trì vị thế với các cơ
sở và các câu lạc bộ/tổ chức thanh niên khác, AIESEC HCMC cần phải nhanh chóng khắc phục
các điểm yếu lớn cũng như tận dụng tối đa những điểm mạnh của mình.
2. Phân tích môi trường bên ngoài của AIESEC HCMC
2.1 Ma trận EFE
2.1.1 Cơ sở lí thuyết
Ma trận EFE là một phương pháp giúp đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt
những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động
của doanh nghiệp/tổ chức. Qua đó, EFE giúp các nhà quản trị đánh giá được mức độ phản ứng
của doanh nghiệp/tổ chức với những cơ hội, nguy cơ; đưa ra những nhận định chính xác, từ đó
đưa ra các chiến lược thích hợp.

Để xây dựng được ma trận này, các nhà quản trị cần phải trải qua 05 giai đoạn:

 Bước 1: Lập một danh sách 10 - 20 yếu tố là Cơ hội và Thách thức chủ yếu có thể ảnh
hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/lĩnh vực đó.
 Bước 2: Phân loại tầm quan trọng với trọng số từ 0 (Không quan trọng) đến 1.0 (Rất
quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh
hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ngành nghề. Tổng trọng số tầm quan trọng của tất các
các yếu tố phải bằng 1.0.
 Bước 3: Xác định điểm từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, điểm số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào
mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản
ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu.
 Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số
theo trọng số của các yếu tố.
 Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
23

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong
ma trận. Điểm theo trọng số cao nhất là 4.0 và thấp nhất là điểm 1.0
 Nếu tổng điểm lớn hơn 2.5, công ty phản ứng tốt với những cơ hội và thách thức.
 Nếu tổng điểm bằng 2.5, công ty phản ứng trung bình với các cơ hội và thách thức.
 Nếu tổng điểm nhỏ hơn 2.5, công ty phản ứng yếu kém với những cơ hội và thách thức.
2.1.2 Các cơ hội và thách thức
2.1.2.1 Các cơ hội của AIESEC HCMC:
i. Khao khát, nhu cầu được hoàn thiện và phát triển bản thân của giới trẻ
Đây là yếu tố chiếm trọng số cao nhất (0.15) trong tất cả các yếu tố cơ hội của AIESEC
HCMC, vì các bạn trẻ chính là mục tiêu mà AIESEC HCMC luôn hướng đến, và cũng chính là
nguồn nhân lực chính trong tổ chức.Cuộc sống và thị trường lao động hiện đại đòi hỏi ở người
trẻ rất nhiều kĩ năng, và những kĩ năng này không phải tự nhiên mà có. Do đó, các bạn trẻ luôn
mong muốn tìm được một môi trường phù hợp để rèn giũa và phát triển bản thân. Ngoài những
giờ học trên lớp, rất nhiều bạn sinh viên đã và đang tham gia các câu lạc bộ/đội/nhóm/tổ chức
khác. Mỗi môi trường đều là một trải nghiệm riêng biệt – nơi sẽ giúp các bạn trẻ thỏa mãn và đạt
được những mục tiêu cuối cùng của mình.
ii. Hỗ trợ đắc lực về truyền thông và tài chính từ các đối tác lớn như Unilever, VNG, FPT,
Nielsen, PwC, …
Trong những năm qua, AIESEC HCMC đã và đang mở rộng các mối quan hệ đối tác với
nhiều chi nhánh AIESC trên khắp khu vực bao gồm châu Âu, châu Mĩ để mở rộng nguồn cung
ứng thực tập sinh.
AIESEC HCMC vẫn đang duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt với các đối tác lớn
như Unilever, VNG, FPT, … Do đó, các đối tác này cũng đã trở thành các kênh truyền thông vô
cùng hiệu quả cho AIESEC HCMC và các sự kiện của nó. Trong các chương trình như
YouthSpeak, các đối tác này đã trở thành một trong những nhà tài trợ chính.
iii. Sức hút của Việt Nam đối với các bạn tình nguyện viên nước ngoài với thực tập sinh tại
Việt Nam:
Việt Nam đang trở thành một điểm thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến thực tập, đặc biệt
là thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị năng động
lớn nhất của cả nước. Việt Nam còn là điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới với
24

những chính sách hội nhập, mở cửa. Hơn nữa, Việt Nam đang hòa mình vào dòng chảy Khởi
nghiệp trên toàn thế giới, do đó có sự bùng nổ của các dự án start up. Do đó, các thực tập sinh
nước ngoài có thể đến Việt Nam thực tập để tự mình trải nghiệm môi trường làm việc đa văn
hóa, hoặc tham gia trực tiếp vào các dự án khởi nghiệp châu Á ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Người Việt Nam vốn nổi tiếng thân thiện, hòa đồng. Đặc biệt, người Sài Gòn nổi tiếng
với sự cởi mở, hiếu khách cũng như lối sống đơn giản mà mộc mạc của mình. Hầu hết các du
khách nước ngoài khi đến với Việt Nam đều vô cùng hài long cũng như yêu mến con người nơi
đây. Không chỉ nổi tiếng về con người, Việt Nam còn nổi tiếng về nền văn hiến lâu đời, văn hóa
bản địa phong phú, đa dạng nhưng thống nhất.
Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt ở Việt Nam tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện của các
bạn thực tập sinh, tình nguyện viên.
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực trên, Việt Nam còn tồn đọng nhiều tệ nạn cũng như
các vấn đề xã hội khác, thu hút các bạn tình nguyện viên: nạn nghèo đói, HIV/AIDS, mại dâm,
đánh đập trẻ em, nạn mù chữ, …
iv. Gần 90% các TNV hài lòng với chuyến đi tình nguyện của mình:
Sau mỗi đợt tình nguyện quốc tế, các tình nguyện viên Việt Nam đều được làm một bảng
khảo sát về mức độ hài lòng cũng như những gì đã đạt được. Dựa trên đó, gần 90% tình nguyện
viên cho rằng đây là chuyến tình nguyện bổ ích, tuyệt vời và họ rất hài lòng. Dưới đây là chia sẻ
của một tình nguyện viên sau khi trở về từ một dự án dạy học tiếng Anh ở Malaysia:
“Tôi của 3 tháng trước là một cậu bé nhút nhát, sợ sệt mọi thứ, nghĩ mình với cuộc sống
như vậy là đủ rồi, đi học tham gia câu lạc bộ. Thậm chí những lời nói của bạn bè hoặc
người khác cũng làm tôi rất dễ bị tổn thương.
Nhưng kể từ cài ngày định mệnh, khi đang tình cờ lướt facebook, tôi đã thấy thông tin và
ấn vào nút Apply tham dự Global Volunteer (GV) của AIESEC HCMC. Và kể từ lúc đó,
cuộc sống của mình có nhiều thay đổi, kể cả trong cách hành động và suy nghĩ. Từ
chuyện đối mặt và trả lời với ba mẹ: Con có thể làm được đến những ngày chuẩn bị đi
nước ngoài. … Mình đã có những trải nghiệm tuyệt vời ở nơi đất khách quê người, nơi
mình được thỏa sức sống và làm những điều mình thích mà không ai biết mình là gì của
trước đây.
25

Nếu được hỏi mình đã học được gì thì câu trả lời đó là quá nhiều. Mình không thể kể ra
hết được. Nhưng trong mỗi hoàn cảnh, nó sẽ ép bạn làm những việc trước giờ mình chưa
làm chỉ để được tồn tại và trải nghiệm, từ việc một mình đi máy bay sang KuaLa
Lumpur, rồi tự tìm cách đến cái nơi mình sống trong thời gian GV, rồi cách sinh hoạt với
những người bạn nước ngoài, những lúc đi phượt khắp Malay, rồi lúc trả lời phỏng vấn
của nhân viên hải quan nếu lúc đó mà run, mà khóc là mình phải bay về Việt Nam mất.
Mình có cho mình nhiều bài học quý giá trong cuộc đời mình: “Con người luôn phải đối
mặt với những nỗi sợ và nếu bạn dám đối đầu, vượt qua nó, thì không còn nỗi sợ nào có
thể ngăn cản bước chân của bạn.”. Mình đã dám bước qua nỗi sợ ấy, bước ra cái vùng an
toàn kia, để nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn, nơi mà những cung bậc cảm xúc lên
ngôi, tình bạn, tình anh em, chị em với các người bạn quốc tế.
Một chuyến đi 46 ngày, nhưng dường như, mình đã lớn hơn rất nhiều, lớn ở đây là lớn
trong tư duy, suy nghĩ và lớn về kinh nghiệm và trải nghiệm cuộc sống.
Nếu có một cơ hội, bạn hãy cho phép mình một lần được bước ra ngoài và trải nghiệm.
Đi để biết thế giới rộng lớn như thế nào, đi để biết mình cần phải học và làm việc nhiều
như thế nào nữa để gặt hái nhiều thành công, và hơn thế nữa, đi để trưởng thành. Cảm ơn
AIESEC HCMC đã tạo cơ hội , đã cho tôi trải nghiệm để đi và trưởng thành”
Nguyễn Hữu Tiến, sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh chia sẻ
v. Tình hình chính trị Việt Nam ổn định:
Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam
có thể duy trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một
nền hoà bình và thịnh vượng, đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán.
Chính sự ổn định về chính trị này góp phần giúp các tình nguyện viên cũng như thực tập
sinh nước ngoài yên tâm làm việc và hoạt động tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những yếu
tố quan trọng khiến Việt Nam là một điểm đến lí tưởng cho các bạn sinh viên.
vi. Các cải cách, thủ tục xuất nhập cảnh, làm hộ chiếu của Việt Nam rõ rang, đơn giản và
thuận tiện:
Hiện nay, người nước ngoài chỉ cần truy cập Trang thông tin cấp thị thực điện tử để khai
thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử, tải ảnh và trang nhân thân hộ chiếu theo mẫu. Thủ tục
pháp lý của Việt Nam đã có những sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là về phương thức cũng như thời
26

gian làm thủ tục. Nhờ đó mà việc xuất nhập cảnh vào Việt Nam đỡ tốn thời gian và thuận tiện
hơn rất nhiều.
vii. Sự hiệu quả của các chương trình training kĩ năng mới hiện nay, nhiều chuyên gia:
Hiện nay, có rất nhiều các viện đào tạo kĩ năng với các chương trình training hiệu quả đã
ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của sinh viên Việt Nam hiện nay. Ở đây, các bạn trẻ sẽ được học
để hiểu rõ và phát triển kĩ năng của bản thân. Tuy nhiên, hầu như các khóa học này không kéo
dài, sinh viên thường chỉ học về lí thuyết nhiều hơn. Và AIESEC HCMC chính là môi trường lí
tưởng để áp dụng lí thuyết vào thực hành. Khi đó, AIESEC HCMC vừa đáp ứng nhu cầu của các
bạn sinh viên, vừa tuyển dụng được những thành viên tài năng, có kinh nghiệm.
2.1.2.2 Thách thức của AIESEC HCMC:
i. Sự phát triển nhiều CLB/nhóm/tổ chức thanh niên, chương trình trao đổi sinh viên khác:
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều các câu lạc bộ, tổ chức thanh
niên dành cho các bạn trẻ. Bên cạnh đó, ngoài sinh hoạt phát triển kỹ năng, có những tổ chức
còn cung cấp cả các chương trình trao đổi sinh viên với các hình thức đa dạng khác như Aupair,
… Do đó, AIESEC HCMC không phải là sự lựa chọn tốt duy nhất. Một vài tổ chức cung cấp
các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế có thể kể đến như: Student Exchange Vietnam (SE
Vietnam), ICYE Vietnam, VietAbroader, …
ii. Yêu cầu các tiêu chuẩn cao của công ty nước ngoài với thực tập sinh Việt Nam:
Để ứng tuyển hay thực tập vào môt công ty ở nước ngoài, yêu cầu đầu tiên là thành thạo
ngoại ngữ. Vì ngôn ngữ chính được sử dụng trong các công ty nước ngoài đa phần là tiếng Anh,
hoặc tiếng Nhật, Trung, Hàn…. Thứ hai là phải hòa nhập được với văn hóa của công ty.Thứ ba,
các công ty nước ngoài còn đòi hỏi kiến thức về các lĩnh vực chuyên sâu cũng như khả năng
thực hành vận dụng vào thực tế của mỗi thực tập sinh.
iii. Điểm yếu của sinh viên Việt Nam:
 Sự thụ động: Sinh viên Việt Nam thụ động trong cách học, cách tư duy, không chịu mày
mò tìm hiểu các vấn đề mình gặp phải, thường ỷ lại vào các mẫu có sẵn.
 Không tự mình tìm cơ hội
 Khả năng làm việc nhóm chưa cao
 Khả năng tư duy độc lập, phản biện
 Kĩ năng giao tiếp nhìn chung chỉ ở mức tương đối.
27

 Khả năng ngoại ngữ bị hạn chế.


 …
Chính những điểm yếu này đã cản trở các bạn trẻ Việt Nam đến với nhiều cơ hội.
iv. Vấn đề tài chính, chi phí đối với sinh viên Việt Nam:
Một trong những vấn đề nan giải đó chính là chi phí đối với các bạn sinh viên Việt Nam.
Để có thể có một chuyến đi thực tập cũng như tình nguyện viên ở nước ngoài từ các chương
trình mà AIESEC HCMC cung cấp, mỗi bạn sinh viên phải bỏ ra ít nhất 15-20 triệu đồng/1
chuyến. Trong khi đó, đa phần các bạn sinh viên Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc vào bố mẹ
nên việc có thể chuẩn bị một số tiền lớn như vậy là một điều không hề đơn giản.
v. Vẫn còn nhiều bạn trẻ mơ hồ về AIESEC và các chương trình của AIESEC HCMC:
Mặc dù nổi tiếng và có uy tín trên toàn thế giới nhưng nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay
vẫn còn chưa biết đến AIESEC, chưa hiểu rõ mục đích cũng như cách hoạt động của nó. Do đó,
nhiều bạn trẻ không tiếp cận được với các chương trình của AIESEC HCMC. Nhiều sinh viên
họ đã nói rằng chưa hề nghe đến AIESEC cũng như các chương trình mà AIESEC tổ chức. Đó
là một vấn đề đáng quan tâm trong khi AIESEC đã tổ chức rất nhiều các chương trình hội thảo,
tình nguyện và hợp tác với các đối tác trong chương trình thực tạp sinh.
vi. Tình hình chính trị phức tạp ở một số các quốc gia:
Các quốc gia là điểm đến của các chương trình trao đổi sinh viên gần đây xảy ra nhiều
bất ổn, tranh chấp về chính trị, lãnh thổ, và cả khủng bố. Ví dụ như khu vực Đông Nam Á giờ
đây là một điểm đến “lý tưởng” của phiến quân khủng bố IS, họ đang tổ chức “chiêu mộ binh
sĩ” ở Indonesia và Malaysia, và tổ chức nhiều cuộc công kích chính quyền địa phương; hay vấn
đề biểu tình lật đổ chính phủ diễn ra ở Thái Lan, …
Tóm lại, quá trình đánh giá môi trường bên ngoài của AIESEC HCMC thông qua các cơ
hội – thách thức được thể hiện trong ma trận EFE dưới đây:

TRỌNG ĐIỂM THEO


CÁC YẾU TỐ ĐIỂM
SỐ TRỌNG SỐ
CƠ HỘI
1. Khao khát, nhu cầu được phát triển và hoàn thiện
0.15 4 0.6
bản thân của các bạn trẻ.
2. Hỗ trợ đắc lực về truyền thông và tài chính từ
0.05 3 0.15
các đối tác như Unilever, VNG, FPT, Nielsen,
28

PwC, …
3. Sức thu hút của Việt Nam với các bạn tình
0.03 2 0.06
nguyện viên, thực tập sinh nước ngoài.
4. Số lượng tuyển sinh của các trường Đại học
0.03 2 0.06
tương đối ổn định.
5. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đối với
0.06 2 0.12
thị trường lao động.
6. Gần 90% các tình nguyện viên hài lòng với
0.1 3 0.3
chuyến đi.
7. Tình hình chính trị Việt Nam ổn định. 0.06 3 0.18
8. Cải cách, thủ tục xuất nhập cảnh, làm hộ chiếu
của Việt Nam ngày càng rõ ràng, tinh giản và thuận 0.08 3 0.24
tiện.
9. Sự hỗ trợ về ăn ở, an ninh, buddy … của các
0.06 3 0.18
quốc gia sở tại.
10. Sự hiệu quả của các chương trình training kĩ
0.05 2 0.1
năng mới với nhiều chuyên gia giỏi.
THÁCH THỨC
1. Sự phát triển của nhiều CLB/Đội/nhóm/tổ chức
thanh niên, các chương trình trao đổi sinh viên 0.03 2 0.06
khác.
2. Yêu cầu, tiêu chuẩn cao của các công ty nước
0.06 2 0.12
ngoài với thực tập sinh Việt Nam.
3. Sự hoài nghi, lo lắng của các doanh nghiệp Việt
0.02 3 0.06
Nam về các thực tập sinh nước ngoài.
4. Điểm yếu của sinh viên Việt Nam. 0.05 3 0.15
5. Vấn đề tài chính, chi phí tham dự các chương
0.06 2 0.12
trình trao đổi đối với sinh viên Việt Nam.
6. Vẫn còn nhiều bạn trẻ Việt Nam mơ hồ về
0.06 3 0.18
AIESEC và các chương trình của AIESEC HCMC.
7. Tình hình chính trị khá phức tạp của một số quốc
0.03 1 0.03
gia.
8. Vấn đề ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam. 0.02 2 0.04
TỔNG 1.0 2.75

Đánh giá: Nhìn chung, bằng việc phân tích ma trận EFE đã cho ta thấy được những cơ
hội – thách thức đang đến với AIESEC HCMC. Tổng điểm theo trọng số cuối cùng là 2.75 –
trên mức trung bình 2.5, thể hiện rằng AIESEC HCMC hiện đang phản ánh tương đối tốt với
29

môi trường bên ngoài: tận dụng nhanh chóng các cơ hội và né tránh các thách thức, rủi ro. Để
tiếp tục phát triển, cạnh tranh và duy trì vị thế, AIESEC HCMC cần phải nhanh chóng cải thiện
mức độ phản ứng này hơn nữa.
2.2 Ma trận CPM
2.2.1 Cơ sở hình thành ma trận:
Thiết lập ma trận CPM nhằm đưa ra những đánh giá so sánh của doanh nghiệp/tổ chức
với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành/lĩnh vực. Để xây dựng một ma trận hình
ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:
 Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả
năng cạnh tranh của công ty/tổ chức trong ngành
 Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng) cho
từng yếu tố. Tổng trọng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1.
 Bước 3: Xác định điểm số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố.Trong đó 4 = điểm mạnh chính, 3 =
điểm mạnh phụ, 2 = điểm yếu thứ yếu, 1 = điểm yếu chính.
 Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm theo
trọng số của các yếu tố.
 Bước 5: Cộng số điểm theo trọng số của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của
ma trận.
Đánh giá: So sánh tổng số điểm của doanh nghiệp/tổ chức với các đối thủ cạnh tranh chủ
yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/tổ chức.
2.2.2 Ma trận CPM
AIESEC HCMC AIESEC FTU HÀ NỘI
Các yếu tố thành công chủ Trọng Điểm theo Điểm theo
Điểm Điểm
yếu số trọng số trọng số
Vị trí địa lí 0.15 4 0.6 3 0.45
Nhân sự 0.09 4 0.36 3 0.27
Nhu cầu khách hàng 0.2 2 0.4 4 0.8
Dịch vụ 0.15 3 0.45 2 0.3
Marketing 0.1 3 0.3 2 0.2
30

Đa dạng về chương trình 0.15 4 0.6 3 0.44


Năng lực tài chính 0.16 3 0.48 4 0.64
TỔNG 1.0 3.19 3.1
* Phân tích các yếu tố:

Vị trí địa lý: Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố lớn nhất của Việt Nam, mang các
đặc điểm của 2 miền Nam - Bắc, nơi hội tụ nhiều trường đại học lớn và một lượng lớn sinh viên
đến từ các tỉnh thành khác nhau. Tuy nhiên, với trụ sở AIESEC Việt Nam được đặt tại TP HCM,
nó tiết kiệm thời gian trong việc chuyển giao các thủ tục hợp đồng cho AIESEC HCMC. Nếu
như AIESEC HCMC mất 1-2 ngày cho việc gửi và phê duyệt hợp đồng cho các đối tác thì
AIESEC FTU Hà Nội (AIESEC FTU HN) phải mất khoảng 1 tuần để thủ tục hợp đồng được
hoàn thành. Vì vậy với yếu tố này, LC HCMC nhận điểm 4 là thế mạnh của mình. Trong khi
AIESEC FTU HN nhận điểm 3 là điểm mạnh nhưng không bằng AIESEC HCMC.
Nhu cầu khách hàng: Yếu tố này là một trong những yếu tố cho thấy lợi thế cạnh tranh
của AIESEC FTU HN so với AIESEC HCMC.Bởi nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân sự nước
ngoài trong chương trình Nhân tài toàn cầu của AIESEC (Global Talent) tại Hà Nội khá lớn, đặc
biệt về mảng giáo dục (Education Trainee).Vì vậy nó là điểm mạnh chính (4) cho AIESEC FTU
HN hơn so với AIESEC HCMC. Chúng ta có thể thấy được số lượng trao đổi sinh viên quốc tế
(Exchange) qua chương trình Global Talent của AIESEC FTU HN chiếm ưu thế thông qua bảng
và biểu đồ dưới đây:
X-Performance GV GT GE
LC FTU HN 54 49 1
LC HCMC 76 20 9
LC FTU HCMC 205 15 8
Số lượng Exchange (X) - Perfommance thông qua các chương trình Global Volunteer, Global
Talent, Global Entrepreneur của các cơ sở lớn trong năm 2016
31

250

200

150 GV
GT
100 GE

50

0
LC FTU HN LC HCMC LC FTU HCMC

Dịch vụ: Cả AIESEC FTU HN và AIESEC HCMC đang ngày không ngừng cải thiện
dịch vụ của mình thông qua hệ thống buddy và chương trình cho các bạn thực tập sinh. Tuy
nhiên, xét về tỉ lệ thực tập sinh bỏ ngang giữa chừng (Break) thì ở Hà Nội đang nắm con số lớn
hơn.
Tỷ lệ Break của 2 cơ sở (1/7/2016 - 30/6/2017)
 AIESEC FTU HN: 21 X (chiếm 29,8%) ,
 AIESEC HCMC: 10 X (chiếm gần 23,8%).
Vì vậy, điểm mạnh phụ (3) cho AIESEC HCMC và điểm yếu phụ (2) cho AIESEC FTU HN
Marketing: AIESEC HCMC có được hơn 85,000 lượt Likes và Followers trên Fanpage
Facebook chính thức. Trong khi đó AIESEC FTU Hà Nội chỉ có khoảng 24,000 lượt Likes và
Followers, chứng tỏ một phần các chiến dịch Marketing – truyền thông của AIESEC HCMC
hiệu quả hơn. Vì vậy ở yếu tố này, AIESEC HCM được 3 điểm bởi nó là điểm mạnh phụ , và 2
điểm cho AIESEC FTU HN.
Đa dạng các chương trình: Ngoài các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế chính như:
Global Talent, Global Entrepreneur, Global Volunteer thì các cơ sở đã và đang chạy các chương
trình trong nước, nhằm phục vụ các bạn trẻ cũng như đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Các
chương trình trong nước của AIESEC HCMC bao gồm: Global Village, Coffee chat – Lắng
nghe những trải nghiệm, Cross out your weakness, HR workshop: Get the right perception of
HR industry, Global Navigator, S.E.P project, và gần đây nhất là đang trong giai đoạn chuẩn bị
cho chương trình UNICON.Với đa dạng các chương trình, AIESEC HCMC có được lợi thế của
mình với 4 điểm và điểm 3 cho AIESEC FTU HN.
32

Năng lực tài chính: Do số lượng trao đổi sinh viên ở AIESEC FTU HN trong chương
trình Global Talent nhiều hơn nên năng lực tài chính tốt hơn so với AIESEC HCMC. AIESEC
FTU HN chiếm 4 điểm là điểm mạnh chính và 3 điểm cho AIESEC HCMC là điểm mạnh thứ
yếu.
Kết luận: Với tổng điểm 3.19 cao hơn so với tổng điểm của AIESEC FTU HN
nhưng với mức chênh lệch không nhiều, AIESEC HCMC đã thể hiện được lợi thế cạnh tranh
của mình. Tuy nhiên để vươn xa hơn nữa, AIESEC HCMC cần phải duy trì, phát huy lợi thế của
mình, đồng thời cần cải thiện, nâng cao những yếu tố đang là yếu thế để phát triển tổ chức của
mình không chỉ đứng đầu ở Việt Nam mà còn phát triển ra khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

III. XÂY DỰNG, HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO AIESEC HCMC GIAI ĐOẠN
(2017 – 2022)
1. MA TRẬN SWOT CỦA AIESEC HCMC
Phân tích SWOT là một công cụ chiến lược vô cùng hữu ích giúp các doanh nghiệp/tổ
chức ý thức được Điểm mạnh (S) – Điểm yếu (W) bên trong nội bộ và nhanh chóng nhận biết
được Cơ hội (O) – Thách thức (T) mà họ có thể gặp phải. Khi đó, doanh nghiệp/tổ chức có thể
nhìn nhận được chính mình và các đối thủ cạnh tranh mà từ đó thiết lập các chiến lược giúp họ
khác biệt và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Quá trình phân tích SWOT được thể hiện trong sơ đồ sau:
33

Mục đích của SWOT là cho doanh nghiệp cái nhìn vĩ mô về tình hình kinh doanh, do đó
SWOT thường được sử dụng trong quá trình lập chiến lược kinh doanh. Tuy vậy, với các kế
hoạch kinh doanh, chúng ta không thể áp dụng các chiến lược đã đề ra ban đầu một cách cứng
nhắc. Đó là lý do SWOT là công cụ giúp doanh nghiệp/tổ chức định hướng đúng ngay từ đầu,
tránh sa vào các vấn đề không liên quan, không cần thiết khác.
Dưới đây là một số chiến lược SO, WO, ST, WT được xây dựng từ quá trình phân tích
SWOT cho AIESEC HCMC.
1.1 Chiến lược SO
Đây là chiến lược tận dụng điểm mạnh để nắm bắt và khai thác các cơ hội tiềm năng
trong thị trường. Chiến lược này thường được ưu tiên hàng đầu vì doanh nghiệp/tổ chức có thể
áp dụng mang lại kết quả tốt mà không tốn quá nhiều sức, và thường là chiến lược ngắn hạn.

Với AIESEC HCMC, từ các điểm mạnh và cơ hội đã phân tích trong ma trận IFE và
EFE, một số chiến lược SO được đề xuất là:
- S7O1: Nắm bắt được nhu cầu của giới trẻ hiện nay và phát huy thế mạnh từ các sản phẩm
chính của AIESEC HCMC
 Chiến lược: Tăng cường cơ hội exchange cho các bạn sinh viên:
34

- Có target cho từng đợt (target đặt ra trên cơ sở khảo sát thị trường, khả năng hoàn thành
của từng team, kiểm tra – đánh giá, …). Số lượng cơ hội exchange tăng khoảng 20%/năm.
- Đẩy mạnh cơ hội exchange cho nhiều bạn trẻ thuộc nhiều lĩnh vực, mở rộng thêm các
lĩnh vực như Y dược, Báo chí, Điều dưỡng, Kĩ thuật, Quản lý, …
- Đẩy mạnh partnership với các chi nhánh AIESEC trên khắp châu lục để gia tăng cơ hội
exchange và nguồn interns.
- S2O1O2  Chiến lược: Tiếp tục tăng cường, tập trung đẩy mạnh các chiến lược Marketing để
gia tăng hình ảnh của AIESEC HCMC trong giới trẻ:
- Để lại ấn tượng tốt và tạo tiếng vang trong giới trẻ đến từ chất lượng các sản phẩm
chính mà AIESEC HCMC cung cấp. Gia tăng chất lượng của YouthSpeak, Global Navigator,
S.E.P … (cập nhật format, hình thức, chủ đề, …).
- Gia tăng hình ảnh của AIESEC HCMC bằng cách liên kết với các trường đại học khắp
khu vực miền nam để tổ chức các chương trình, hội thảo, workshop.
Khi chiến lược Marketing hiệu quả, AIESEC HCMC sẽ định vị được vị trí trong mắt của
các bạn sinh viên và thu hút được nhiều bạn trẻ đến với tổ chức hơn. Đây là sự hỗ trợ rất lớn
trong chiến lược tìm kiếm – tuyển dụng của AIESEC (nhiều bạn trẻ biết đến AIESEC HCMC;
hiểu được tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi; hiểu được bản thân; có nhu cầu phát triển và
hoàn thiện bản thân; …)
1.2 Chiến lược ST:

Đây là chiến lược mà doanh nghiệp/tổ chức tận dụng điểm mạnh để hạn chế các nguy cơ,
thách thức đang đến. Các doanh nghiệp/tổ chức thường sử dụng ST như là một chiến lược ngắn
hạn

- S4T7: Một số quốc gia là điểm đến chủ yếu của các thực tập sinh, tình nguyện viên Việt Nam
có tình hình an ninh, chính trị không ổn định (biểu tình, phiến quân IS, …). Trong khi đó,
AIESEC HCMC lại có đủ khả năng và cơ hội thiết lập được hệ thống mạng lưới chặt chẽ với
AIESEC quốc tế.
 Chiến lược: Đa dạng hóa các điểm đến, các lựa chọn cho các sinh viên Việt Nam; cải thiện
tình hình:
35

- Cải thiện tình hình bằng cách tăng cường mạng lưới hosts, ngoài giữ quan hệ tốt với các
hosts trước đây thì cần tăng cường tìm các host mới, tin cậy và an toàn. Nhằm nhanh chóng đáp
ứng >95% nhu cầu.
- Mở rộng, tạo mối quan hệ trực tiếp, mật thiết với các LC quốc tế để đa dạng hóa các
điểm đến cho tình nguyện viên, thực tập sinh.
- Trong trường hợp vì một lý do không thể đoán trước được làm cho nơi ăn ở của tình
nguyện viên, thực tập sinh không an ninh hoặc gần vùng nguy hiểm thì cùng AIESEC quốc tế
nhanh chóng tìm địa điểm khác và sắp xếp phương tiện, đưa đón các tình nguyện viên, thực tập
sinh.
1.3 Chiến lược WO:
Đây là chiến lược tận dụng cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại.
Trong một vài trường hợp, những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có
những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này, do đó, WO thường là các
chiến lược trung – dài hạn.
Chiến lược WO được đề xuất cho AIESEC HCMC (2017 – 2022) là:
- W2O3O2: Nguồn interns nước ngoài còn hạn chế đa phần đến từ việc nhiều thực tập sinh
nước ngoài còn chần chừ trước việc lựa chọn Việt Nam. Một trong những lí do chính cho vấn đề
này là chỗ ở, sinh hoạt của họ.
 Chiến lược: Tận dụng tối đa các nguồn đầu tư, tài trợ từ những partners đã có; vận
động tài trợ thêm từ các nguồn khác (các doanh nghiệp, tập đoàn, các quỹ, …) để xây dựng khu
kí túc xá cho các thực tập sinh nước ngoài. Việc vận động tài trợ thêm có thể được xây dựng
dưới hình thức có lợi cho hai bên: thực tập sinh có chỗ sinh hoạt thoải mái, và AIESEC đưa các
thực tập sinh vào thực tập tại các công ty, doanh nghiệp đã tài trợ trên. Chiến lược này còn có
thể đa dạng hóa cơ hội thực tập cho thực tập sinh.
1.4 Chiến lược WT:
Đây là chiến lược dùng để khắc phục các điểm yếu để hạn chế các nguy cơ và thách thức
bên ngoài. Vì nguy cơ đánh trực tiếp vào điểm yếu của doanh nghiệp/tổ chức nên doanh
nghiệp/tổ chức không những phải khắc phục điểm yếu mà còn phải dự đoán các rủi ro có thể xảy
ra nhắm tránh nguy cơ tấn công trực tiếp vào điểm yếu, nên rất tốn sức và nguồn lực. Do đó,
WT còn được gọi chiến lược phòng thủ.
36

Chiến lược phòng thủ WT được đề xuất cho AIESEC HCMC là:
- W2T5: Đa phần sinh viên Việt Nam còn phụ thuộc vào nguồn tài chính từ gia đình, nên chi
phí khá cao khi tham gia các chương trình exchange của AIESEC là một rào cản đáng được
quan tâm trong các nguyên nhân gây ra sự hạn chế nguồn interns.
 Chiến lược: Duy trì nhưng đa dạng hóa các hình thức thanh toán, cho vay:
- Cam kết thanh toán trả sau các chi phí hỗ trợ thủ tục cho AIESEC với lãi suất 0% để đỡ
gánh nặng về tài chính cho các bạn sinh viên.
- AIESEC từ các nguồn tài trợ thành lập các quỹ dự phòng, quỹ cho vay để hỗ trợ sinh
viên tham gia trước, sau đó thanh toán sau (có cam kết) với lãi suất ưu đãi. Nguồn thu nhập từ
phần lãi suất này không gộp vào tài sản của AIESEC mà tiếp tục là nguồn tài trợ cho các đợt
exchange sau.

Tóm lại, các sự kết hợp trên là để đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa chứ
không phải lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các
chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều được lựa chọn để thực hiện.
2. Ma trận hoạch định chiến lược trên cơ sở định lượng QSPM
Từ những chiến lược đã được hoạch định ra trong phân tích SWOT, QSPM lựa chọn ra
những chiến lược tốt nhất và quyết định một cách khách quan các phương án chiến lược thay thế
- các chiến lược tương quan với nhau - dựa trên các yếu tố thành công quan trọng từ bên trong
và bên ngoài được xác định trước đó.
Dưới đây là ma trận QSPM cho AIESEC HCMC:

Gia tăng hình ảnh của AIESEC


Đẩy mạnh hợp tác với các HCMC bằng cách liên kết với
chi nhánh AIESEC trên các trường đại học khắp khu
khắp châu lục để gia tăng cơ vực miền nam để tổ chức các
YẾU TỐ
TRỌNG ĐIỂM Trọng hội trao đổi sinh viên quốc tế chương trình, hội thảo.
số và nguồn thực tập sinh

AS TAS AS TAS

Cơ hội
37

1. Khao khát, nhu 0.15 2 0.3 4 0.6


cầu được phát
triển và hoàn
thiện bản thân của
các bạn trẻ.

2. Sự hỗ trợ đắc 0.05 1 0.05 4 0.2


lực về truyền
thông và tài chính
từ Partners danh
tiếng và có tầm
ảnh hưởng như
Unilever, VNG,
FPT, Nielsen,
PwC, ...

3. Sức thu hút của 0.03 4 0.12 1 0.03


điểm đến Việt
Nam với các bạn
TNV, thực tập
sinh nước ngoài.

4. Số lượng tuyển 0.03 1 0.03 4 0.12


sinh ĐH ổn định,
một số trường có
xu hướng tăng chỉ
tiêu tuyển sinh
như UEH, …
38

5. Xu hướng toàn 0.06 4 0.24 2 0.12


cầu hóa, hội nhập
quốc tế cùng các
hệ quả của nó đối
với thị trường lao
động.

6. Gần 90% các 0.1 3 0.3 4 0.4


TNV hài lòng với
chuyến tình
nguyện của mình

7. Tình hình 0.06 4 0.24 1 0.06


chính trị Việt
Nam ổn định

8. Các cải cách, 0.08 3 0.24 1 0.08


thủ tục xuất nhập
cảnh, làm hộ
chiếu của Việt
Nam rõ ràng, tinh
giản, và thuận
tiện

9. Sự hỗ trợ về ăn 0.06 0.00 0.00 0.00 0.00


ở, an ninh, buddy
… của các quốc
gia sở tại khi đi
tình nguyện, thực
tập.
39

10. Sự đa dạng, 0.05 0.00 0.00 0.00 0.00


hiệu quả của các
chương trình
training kỹ năng
hiện nay; có
nhiều chuyên gia
trong lĩnh vực
này

Thách thức

1.Cạnh tranh với 0.03 0.00 0.00 0.00 0.00


CLB/Đội/nhóm/t
ổ chức thanh
niên; các chương
trình trao đổi sinh
viên khác.

2. Yêu cầu, tiêu 0.08 0.00 0.00 0.00 0.00


chuẩn cao của các
công ty nước
ngoài với thực tập
sinh Việt.

3. Sự hoài nghi, 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00


lo lắng của các
doanh nghiệpViệt
Nam về các thực
tập sinh nước
ngoài

4. Điểm yếu của 0.05 2 0.1 4 0.2


40

sinh viên Việt


Nam

5. Vấn đề tài 0.06 1 0.06 3 0.18


chính, chi phí
tham gia đối với
sinh viên Việt
Nam.

6. Vẫn còn nhiều 0.04 1 0.04 4 0.16


bạn trẻ mơ hồ về
AIESEC và các
chương trình của
AIESEC

7. Tình hình 0.03 3 0.09 1 0.03


chính trị khá phức
tạp của một số
quốc gia

8. Vấn đề ngoại 0.02 3 0.06 4 0.08


ngữ của sinh viên
Việt Nam

Tổng cộng 1.00

Điểm mạnh

1. LC đầu tiên đặt 0.05 3 0.15 4 0.2


nền móng cho
phát triển
AIESEC Việt
41

Nam

2. Youth Speak 0.16 1 0.16 4 0.64


Forum, Global
Navigator, S.E.P
Projects, … thu
hút các bạn trẻ.

3. Cấu trúc rõ 0.09 0.00 0.00 0.00 0.00


ràng, có sự liên
kết giữa các bộ
phận, có sự đánh
giá kết quả và
năng lực của
thành viên

4. Mối quan hệ 0.02 3 0.06 1 0.02


mật thiết, chặt
chẽ với AIESEC
quốc tế.

5. Năng lực tài 0.01 2 0.02 3 0.03


chính tốt từ các
sản phẩm chính

6. Feedbacks tốt 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00


từ các anh chị
Alumni

7. Outgoing 0.05 4 0.2 3 0.15


Global Exchange
(560+), Ingoing
Global Exchange
42

(550+) tạo được


nhiều cơ hội
exchange.

8. AIESECers trẻ 0.1 3 0.3 4 0.4


năng động và
nhiệt huyết

Điểm yếu

1. Thủ tục pháp lí 0.01 4 0.04 1 0.01


còn chưa triệt để
(giấy phép lao
động).

2. Nguồn interns 0.12 0.00 0.00 0.00 0.00


còn hạn chế.

3. Thành viên 0.03 0.00 0.00 0.00 0.00


AIESEC thay đổi
từng theo term.

4. Sức cạnh tranh 0.05 0.00 0.00 0.00 0.00


chưa mạnh so với
các LC khác và
Headhunters.

5. Marketing 0.1 3 0.3 4 0.4


chưa hiệu quả,
chưa thu hút
nhiều tài năng.
43

6. Thiếu nguồn 0.02 1 0.02 2 0.04


data từ những
năm trước.

7. Tuyển dụng 0.05 0.00 0.00 0.00 0.00


chưa hiệu quả.

8. Chưa phân bố 0.02 1 0.02 3 0.06


được nguồn tài
chính hợp lí.

9. AIESECers 0.1 2 0.2 3 0.3


non trẻ, thiếu
kinh nghiệm.

Tổng cộng 3.34 4.51

Kết luận: Hai phương án chiến lược được đưa ra trong ma trận QSPM (1) Đẩy mạnh hợp
tác với các chi nhánh AIESEC trên khắp châu lục để gia tăng cơ hội trao đổi sinh viên quốc tế
và nguồn thực tập sinh và (2) Gia tăng hình ảnh của AIESEC HCMC bằng cách liên kết với các
trường đại học khắp khu vực miền nam để tổ chức các chương trình, hội thảo. Với tổng cộng
điểm hấp dẫn 4.51 cao hơn so với 3.34 khi phân tích, cho thấy AIESEC HCMC nên xem xét, ưu
tiên việc thực hiện các chiến lược liên kết với các trường đại học khắp khu vực miền Nam để
củng cố và gia tăng vị thế của mình về nguồn nhân sự và nguồn thực tập sinh giỏi trong nước.

3. Ma trận SPACE
3.1 Cơ sở lí thuyết
Ma trận vị thế chiến lược và đánh giá hoạt động (SPACE) là một trong năm công cụ kết
hợp quan trọng trong giai đoạn thứ 2 của mô hình phân tích xây dựng chiến lược. Bốn góc phần
tư của ma trận chỉ các chiến lược tấn công, phòng thủ, cạnh tranh hoặc thận trọng. Các trục của
44

ma trận SPACE tượng trưng cho hai khía cạnh bên trong (vị thế tài chính (FP) và vị thế cạnh
tranh (CP)) và hai khía cạnh bên ngoài (vị thế bền vững (SP) và vị thế ngành (IP)).
Các bước cần thiết để phát triển ma trận SPACE như sau:
 B1: Tập hợp các biến để xác định các vị thế: FP, CP, SP và IP
 B2: Ấn định dãy giá trị bằng số từ +1 (kém nhất) đến +7 (tốt nhất) trên trục chứa
cạnh FP, IP. Tương tự ấn định dãy giá trị từ -1 (tốt nhất) đến -7 (kém nhất) trên
trục chứa cạnh SP và CP.
 B3: Tính điểm trung bình cộng cho FP, CP, IP, SP.
 B4: Biểu diễn lên sơ đồ các điểm trung bình của các vị thế.
 B5: Xác định tọa độ vecto định hướng
 B6: Vẽ 1 vecto định hướng từ gốc của ma trận SPACE qua giao điểm mới.
3.2 Phân tích ma trận SPACE cho AIESEC HCMC
45

Phân tích các vị thế:


 Vị thế tài chính: Hiện tại AIESEC HCMC đang có nguồn thu ổn định từ các sản phẩm
chính. Cùng với năng lực quản lí tài chính tương đối và hệ thống kế toán khá là rõ ràng nên
AIESEC HCMC đang tận dụng được nguồn tài chính để phân bố thực hiện nguồn thu chi hợp lí.
 Vị thế bền vững: Nhu cầu của các bạn trẻ và việc đáp ứng nhu cầu của AIESEC là yếu tố
thuận lợi để AIESEC HCMC nắm vị thế bền vững cho mình. Vì thế ở yếu tố này, AIESEC
HCMC nhận dược -1 (tốt nhất ), tiếp đó là các yếu tố về kinh tế - chính trị - xã hội của là điều
kiện bên ngoài để việc AIESEC HCMC phát huy vị thế của mình nên các con số sẽ dao động từ -
2 đến -5.
 Vị thế cạnh tranh: Có thể nói giá trị mà AIESEC mang lại tức là phát triển khả năng lãnh
đạo của giới trẻ là yếu tố quan trọng để AIESEC HCMC có vị thế cạnh tranh của mình. AIESEC
HCMC nói riêng đáng nhận được con số là -1 ở yếu tố này. Vị trí, dịch vụ,nhân sự, chương trình
là các yếu tố sau đó tạo vị thế cạnh tranh cho LC này nên nhận được các con số lần lượt là : -5,-
3,-3,-2.
 Vị thế ngành: Khả năng mở rộng chương trình, tăng chất lượng dịch vụ là 2 trong nhiều
yếu tố AIESEC HCMC đang tập trung để tăng vị thế ngành của mình. Điều đó sẽ góp phần giảm
số lượng break của các bạn thực tập sinh cũng như thu hút nhiều bạn trẻ tham gia các cơ hội trao
đổi sinh viên quốc tế. Vì thế con số 2 yếu tố này nhận được đều là 7. Các yếu tố còn lại giữ vị trí
kém hơn nên điểm chỉ dao động từ 1-5.
Kết luận: Vecto định hướng từ gốc của ma trân SPACE đi qua tọa độ (2.2;0.33), tức nằm
trong góc phần tư phía bên phải thể hiện AIESEC HCM đang sử dụng thế mạnh bên trong để tận
46

dụng cơ hội bên ngoài, khắc phục những điểm yếu bên trong, tránh nguy cơ bên ngoài. Vì vậy
việc phát triển chương trình, mở rộng phạm vi, phát triển dịch vụ có thể khả thi cho tổ chức.
IV. THỰC HIỆN, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC
Thẻ điểm cân bằng- Balanced Scorecar
1. Cơ sở lí thuyết
Như chúng ta đã biết, thẻ điểm cân bằng là một công cụ đánh giá chiến lược quan trọng.
Phương pháp đánh giá chiến lược bằng Thẻ Điểm Cân Bằng nhằm mục đích cân đối vấn đề dài
hạn và ngắn hạn , cân đối các vấn đề tài chính và phi tài chính , cân đối các vấn đề bên trong và
bên ngoài.Thẻ Điểm Cân Bằng được xây dựng dưới những hình thức khác nhau , phù hợp với
đặc thù của các doanh nghiệp/ tổ chức. Tuy nhiên, đó là một quá trình cho phép công ty hay
một tổ chức đánh giá chiến lược từ bốn góc độ: kết qủa tài chính , kiến thức của khách hàng,
quy trình nội bộ và học tập và tăng trưởng.
Dưới đây là một Thẻ Điểm Cân Bằng của một tổ chức phi chính phủ.Nhóm đã phân tích
dựa trên 4 yếu tố cơ bản với thứ tự ưu tiên là: Khách hàng, Quy trình bên trong, Học tập và Phát
triển, cuối cùng là Tài chính.

2. Thẻ điểm cân bằng cho AIESEC HCMC


Cơ hội/Thách
Thực tế hiện nay Phương pháp/Mục tiêu
thức
- Thực tập sinh: Hầu hết thực - Ngày nay có -Tiếp tục duy trì dịch vụ
tập sinh đều hài lòng với dịch nhiều tổ chức của tổ chức. Tối thiểu hóa
vụ của AIESEC HCMC. Tuy cũng có các vấn đề gây ra do các nhân
nhiên vẫn còn một số nhân tố chương trình trao tố không kiểm soát được.
mà AIESEC HCMC chưa kiểm đổi thực tập sinh, -Đẩy mạnh marketing , liên
Khách
soát được như về: nơi làm việc tình nguyện viên kết với các trường đại học
hàng
đối tác, phương tiện di chuyển, quốc tế. để gia tăng hình ảnh của
…. -Thủ tục pháp lí AIESEC HCMC trong mắt
- Sinh viên Việt Nam vẫn đang là của SV Việt Nam
(AIESECers): Vẫn chưa nhận vướng bận trong - Không ngừng cải thiện
thức được AIESEC là gì? là tổ việc quản lí các dịch vụ, tăng tỉ lệ đối tác
47

chức như thế nào? Và mục đích trải nghiệm của lâu dài với các đối tác hiện
của nó ra sao? sinh viên quốc tế. tại.
-Công ty, doanh nghiệp: Vẫn -Mở rộng hợp tác với các
xem AIESEC nói chung và chi nhánh của AIESEC trên
AIESEC HCMC nói riêng như khắp khu vực.
là 1 trung gian tuyển dụng nhân
sự, là 1 Headhunter thay vì 1
công ty giải pháp tầm nhìn trẻ.

- Hầu hết các quy trình đã được - Sự thay đổi - Marcom tập trung xây
tiêu chuẩn hóa và đáp ứng được thành viên sau dựng, đầu tư nội dung. Bắt
khách hàng mỗi nhiệm kì. kịp sự thay đổi của các
- Có sự liên kết chặt chẽ giữa - Công nghệ phát thuật toán facebook.
các bộ phận trong ban điều triển, thuật toán - Nghiên cứu sâu thị trường
hành và từng nhóm nhỏ trong facebook thay đổi để có nguồn đầu vào đáng
mỗi bộ phận. liên tục. tin cậy.
- Hoạt động marketing của - Các bạn sinh - Chuyển giao kịp thời sau
Quy
Marcom đang tập trung tiến tới viên còn non trẻ và trước khi thay đổi nhiệm
trình nội
khách hàng mục tiêu: sinh viên, và thiếu kinh kì.
bộ
thực tập sinh, doanh nghiệp. nghiệm
- Chưa tận dụng được mối quan
hệ từ các đối tác và các anh chị
alumni
- Kết quả từ việc nghiên cứu thị
trường (outcomes) vẫn chưa
hiệu quả do chưa phát huy
được năng lực.
Học tập - Cấu trúc, chức năng của các - Có cơ hội học - Tận dụng cơ hội học hỏi
và tăng bộ phận được cụ thể hóa (Ví tập cũng như từ các chuyên gia hàng đầu
trưởng dụ: Ingoing Global nguồn các chuyên trong lĩnh vực nhân sự từ
48

Entrepreneur Talent sẽ được gia trong lĩnh vực các đối tác lớn.
chia thành các team nhỏ với nhân sự từ các đối - Tiếp tục theo dõi và cải
chức năng khác nhau nhưng tác lớn. thiện hệ thống KPI để đánh
liên kết chặt chẽ với nhau bao - Cơ hội nghề giá hiệu quả công việc của
gồm: Education Trainee, nghiệp và sự ra các thành viên một cách tốt
Management Trainee, đời của các câu nhất.
Customer Experience lạc bộ, tổ chức
Management, Iinternational khác
Relation, Global Entrepreneur)
- Hình thức tuyển dụng được
tiêu chuẩn hóa
- Thiếu nguồn hỗ trợ, đánh giá,
training từ các chuyên gia
- Hệ thông KPI vẫn chưa phát
huy được hiệu quả
- Năng lực tốt từ các sản phẩm - Các khoản nợ - Hiểu và làm rõ các vấn đề
chính. Tuy nhiên việc phân bố xấu liên quan tới tài chính và
vẫn chưa được hiệu quả. -Những vấn đề pháp lí.
- Báo cáo tài chính vẫn chưa liên quan đến - Lên kế hoạch, đề xuất các
Tài
được đăng tải công khai hàng pháp lí đôi khi là chiến lược đầu tư hợp lí để
chính
năm. nguyên nhân dẫn phát các thành viên và tổ
- Đã bắt đầu đầu tư vào sự phát tới việc mất đi chức.
triển của các thành viên. một vài khoản thu - Cập nhật bảng báo cáo tài
chính thường niên.
49

Kết luận bài đề tài:


Sau 9 buổi học ở trên lớp và dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của GS.TS.Đoàn Thị Hồng Vân. Nhóm
chúng em gồm 5 thành viên đã đi đến việc hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Măc dầu nhóm
đã gặp nhất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn dữ liệu về một tổ chức phi chính phủ
thay vì một công ty ,doanh nghiệp.Tuy nhiên với sự quyết tâm của mỗi thành viên và sự góp ý
của cô ,nhóm chúng em cũng đã đạt được những nội dung nhất định về đề tài của mình, bao
gồm: Xác định được tầm nhìn ,sứ mệnh của tổ chức AIESEC HCMC, xây dựng tuyên bố và tầm
nhìn cho tổ chức, phân tích được môi trường ngoài dựa trên ma trận EFE và CPM, phân tích
được môi trường trong dựa trên ma trận IFE, kết hợp và xây dựng chiến lược thông qua ma trận
SWOT, SPACE và QSPM , đánh giá và thực hiện chiến lược dựa trên thẻ điểm cân bằng . Là
một tổ chức phi chính phủ cùng với đó AIESEC HCMC là quy mô AIESEC ở cập độ nhỏ nhất
nên việc tìm hiểu các con số về báo cáo tài chính cũng như các con số dữ liệu trong vòng những
năm qua là một thách thức không nhỏ đối với nhóm chúng em .Vì vậy , việc thu thập các con số
,các bảng báo cáo tài chính là những gì chúng em chưa hoàn thành được trong bài nghiên cứu
lần này.Tuy nhiên, những giá trị mà tổ chức mang lại là động lực để chúng em cố gắng hết sức
để hoàn thành bài nghiên cứu này dựa trên những lí lẽ xác đáng nhất. Chúng em mong rằng , bài
nghiên cứu sẽ được đánh giá một cách khách quan và nhận được những phản hồi ,nhận xét tích
cực từ cô. AIESEC HCMC sẽ là một tổ chức hình mẫu , lí tưởng cho rất nhiều tổ chức được
sáng lập và lãnh đạo bởi sinh viên – những tài năng trẻ của đất nước . Một tổ chức sẽ góp phần
phát triển những con người trẻ và tạo nên một tương lại tốt đẹp hơn cho cộng đồng xã hội.

Một lần nữa nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô với những tiết học không còn lí
thuyết khô khan mà thay vào đó chúng em đã được vận dụng và sử dụng kiến thức của mình vào
thực tế.
50

** Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Quản trị chiến lược, Khái luận và các Tình huống, tái bản lần thứ 14.
2. Website chính thức của AIESEC: https://aiesec.org/ và http://www.aies.ec/
3. Website chính thức của AIESEC Việt Nam: https://aiesec.vn/
4. Trang tuyển dụng AIESEC quốc tế: https://experience.aiesec.org/#/
5. Tài khoản của AIESECer: https://podio.com/home
6. Dữ liệu từ các Báo cáo hàng năm
7. Các Anh/Chị trong Ban điều hành AIESEC HCMC:
 Chủ tịch AIESEC HCMC 2017-2018: anh Nguyễn Minh Trí
 Phó chủ tịch ER : chị Nguyễn Mỹ Ca - Ứng viên chủ tịch AIESEC HCMC 2018-
2019
 Phó chủ tịch OGET: chị Nguyễn Xuân Phương - Ứng viên chủ tịch AIESEC
HCMC 2018 - 2019
 Phó chủ tịch OGV: chị Nguyễn Ngọc Uyên - Ứng viên chủ tịch AIESEC HCMC
2018 - 2019

You might also like