You are on page 1of 39

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING


--------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


NGUYÊN LÝ MARKETING

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
ĐIỆN THOẠI IPHONE X CỦA TẬP ĐOÀN
APPLE

Nhóm thực hiện


1. Lương Thị Yến Thanh - 2021003814
2. Đặng Phước Hưng – 2021003999
3. Đặng Thị Thanh Ngoan – 2021005082
Lớp học phần: 3018

Hồ Chí Minh – 06/2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING
--------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


NGUYÊN LÝ MARKETING

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
ĐIỆN THOẠI IPHONE X CỦA TẬP ĐOÀN
APPLE

Nhóm thực hiện


1. Lương Thị Yến Thanh - 2021003814
2. Đặng Phước Hưng – 2021003999
3. Đặng Thị Thanh Ngoan – 2021005082
Lớp học phần: 3018

Hồ Chí Minh – 06/2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA NHÓM

Mức độ hoàn thành


STT MSSV Họ và tên Công việc thực hiện
(%)
Tìm kiếm + tổng hợp
Đặng Phước
1 2021003999 chương 1 100%
Hưng
Trình bày Word
Tìm kiếm + Tổng hợp
Lương Thị Yến
2 2021003814 chương 2 + 3 100%
Thanh
Tìm kiếm hình ảnh
Tìm kiếm + tổng hợp
Đặng Thị Thanh chương 4
3 2021005082 100%
Ngoan Tổng hợp tất cả các
chương

1
LỜI CẢM ƠN

2
MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA NHÓM ...................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. 2
MỤC LỤC ................................................................................................. 3
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN .................................... 5
1.1. Khái niệm về marketing, marketing mix ........................................... 5
1.1.1. Khái niệm marketing .......................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của Marketing ......................................................................... 6
1.1.3. Mục tiêu của Marketing ...................................................................... 7
1.1.4. Khái niệm Marketing Mix .................................................................. 8
1.1.5. Các thành phần của chiến lược Marketing Mix .................................. 8
1.2. Nội dung chiến lược sản phẩm .......................................................... 9
1.2.1. Khái niệm sản phẩm và chiến lược sản phẩm .................................... 9
1.2.2. Các quyết định liên quan đến sản phẩm ........................................... 10
1.2.3. Các chiến lược sản phẩm .................................................................. 11
1.2.4. Chu kì sống của sản phẩm ................................................................ 13
1.2.5. Chiến lược phát triển sản phẩm mới ................................................. 17
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN APPLE ............................. 20
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Apple ...................... 20
2.2. Lĩnh vực kinh doanh và các dòng sản phẩm ................................... 22
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM IPHONE X CỦA APPLE
INC ............................................................................................... 23
3.1. Các dòng sản phẩm của công ty ...................................................... 23
3.2. Các quyết định liên quan đến iPhone X .......................................... 24
3.3. Các chiến lược sản phẩm điển hình ................................................. 26
3.4. Chu kỳ sống của sản phẩm .............................................................. 28
3.5. Chiến lược sản phẩm mới của công ty ............................................ 28
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGẰM HOÀN
THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM iPHONE X CỦA TẬP ĐOÀN
APPLE ............................................................................................... 30
4.1. Đánh giá chung về chiến lược sản phẩm của công ty Apple: ......... 30
4.1.1. Ưu điểm ............................................................................................ 30
4.1.2. Nhược điểm: ..................................................................................... 33
4.2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm iPhone X của công ty
Apple ......................................................................................................... 35
4.2.1. Giải pháp cho iPhone X .................................................................... 35
4.2.2. Kế thừa những gỉ từ thiết kế iPhone X ............................................. 36
Tài liệu tham khảo: ....................................................................................... 37

3
DANH MỤC HÌNH

Hình 1—1. Các nhân tố cấu thành sản phẩm ........................................................... 11

Hình 1—2 Các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm ...................................... 14

Hình 1—3 Một số dạng chu kỳ sống đặc biệt .......................................................... 15

Hình 1—4 Các hình thức sản phẩm mới .................................................................. 18

Hình 1—5 Sơ đồ các giai đoạn chính của quá trình thiết kế sản phẩm mới ............ 19

Hình 2—1 Các hình ảnh về hãng Apple ................................................................... 20

Hình 3—1 Quá trình phát triển của iPhone .............................................................. 23

Hình 3—2 iPhone 8 và iPhone X ............................................................................. 25

Hình 3—3 Các hình ảnh về iPhone Xs ..................................................................... 29

Hình 4—1 Cấu trúc bên trong của iPhone X ............................................................ 32

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1. Đặc điểm từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm .................................... 15

Bảng 1-2 Chiến lược Marketing-Mix trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm 16

Bảng 3-1 So sánh các thông số của các sản phẩm mới ............................................ 28

Bảng 4-1 Thử nghiệm hiệu suất tiêu thụ pin của iPhone X ..................................... 34

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

1.1. Khái niệm về marketing, marketing mix


1.1.1. Khái niệm marketing
Có một số quan niệm cho rằng nên VIệt hóa từ Marketing là “tiếp thị”, trong
một số cuốn sách tại Việt Nam vẫn sử dụng từ tiếp thị khi nói về Marketing ví dụ
môn học “Quản trị tiếp thị”, “Tiếp thị căn bản”… Cách tiếp cận như vậy không sai
như theo xu hướng hiện nay thì từ Marketing được giữ nguyên gốc của nó.
Marketing là một thuật ngữ có nội dung đặc biệt rộng nên khó có thể dễ dàng diễn
đạt nghĩa của nó một cách trọn vẹn. Để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ Marketing thường
được để nguyên, không dịch.

Khái niệm của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (America Marketing Associate-
AMA): “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá,
chiêu thị bà phân phối các ý tường, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các
giao dịch để thỏa mãn những mục riêu của cá nhân, tổ chức và xã hội”. Nhìn chung
đây là một khái niệm khá hoàn hảo với các ưu điểm: nêu rõ các sản phẩm trao đổi
không giới hạn là hàng hóa hữu hình mà còn có cả ý tưởng và dịch vụ, trình bày rõ
Marketing không chỉ áp dụng cho các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lời
nhuận, xác định rõ chức anwng của Marketing không chỉ là bán hàng hay phân
phối. Khi nói đến Marketing là nói đén 4p, đây cùng là cách tiếp cận của một số
giáo trình về Markeing tại Việt Nam vì nó mang ưu điểm là đơn giản và hướng dẫn
thực hiện cao.[1]

Khái niệm của Phillip Kotler:”Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ


chức có thể đạt được nhu cầu và ước muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản
phẩm và giá trị giữa các bên”. Khái niệm này được trình bày dưới dạng tiết lý,
phương châm của con người. Cội nguồn của Marketing là nhu cầu và ước muốn
đồng thời nội dung nội dung cơ bản của Marketing là sự trao đổi giá trị.

Qua các khái niệm trên, có thể rút ra tư tường chính của Marketing như sau:

- Khâu tiêu thụ được coi trọng nghĩa là phải bán được hàng.

5
- Doanh nghiệp chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình có

- Marketing là hoạt động hướng tới thóa mãn nhu cầu khách hàng ngày một tốt
hơn. Muốn biết thị trường và người tiêu dùng cần gì thì nhà sản xuất phải nghiên
cứu thị trường cẩn thận và có phản ứng linh hoạt.

- Marketing không phải là một hiện tượng mà là một quá trình xuất ohats từ
khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhu cầu đến khi tìm ra sản phẩm thỏa mãn
nhu cầu đó và sau đó quá trình này được lặp lại.

- Marketing gắn liền với tổ chức và quản lý, đòi hỏi đưa nhanh tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh.

Như vậy, Marketing được hiểu là tổng hòa nhiều hoạt động, với mục đích rõ
ràng.

1.1.2. Vai trò của Marketing


Vai trò chính của Marketing là phát hiện những xu hướng mới, những nhu cầu
của khách hàng chưa được đáp ứng, từ đó chuyển đổi thành những sản phầm và
dịch vụ mang lại lợi nhuận. Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng, thể hiện
qua các tác động tích cực trong các nhiều mặt.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Marketing là cầu nối
giữa doanh nghiệp và khách hàng giúp cả hai tìm đến nhau. Marketing giúp doanh
nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị yếu phong phú, phúc tạp và liên tục thay đổi của
khách hàng từ đó cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ, biện pháp để phục vụ
và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Marketing còn là công cụ
để các nhà kinh doanh hoạch định chiến lược kinh doanh, tìm ra phương hướng, con
đường hoạt động trong tương lai và được coi là chức năng quản trị quan trọng của
doanh nghiệp. Mọi quyết định của Marketing đều ảnh hưởng đến các quyết định về:
sản xuất, tài chính, nhân sự…[1] Như vậy, thông qua dự phát triển sản xuất hàng hóa
trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Marketing ngày càng được thừa nhận và
khẳng định thông qua 5 quan điểm: Marketing là một bộ phận ngang bằng,
Marketing đóng vai trò quan trọng nhất, Marketing đóng vai trò trung tâm, Khách

6
hàng đóng vai trò điều khiển và khách hàng ở vị trí trung tâm, Marketing đóng vai
trò liên kết khách hàng với doanh nghiệp và chi phối, hợp nhất các hoạt động sản
xuất, tài chính và nhân sự.

Trong quá trình đóng góp cho cộng đồng xã hội, Marketing góp phần giải
quyết các mâu thuẫn trong quá trình sản xuất và tái sản xuất cũng như giúp cung
cấp những lợi ích về mặt kinh tế thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như lợi ích về
hính thức sản phẩm, về địa điểm, về thời gian, về sở hữu và về thông tin. [1] Đồng
thời Marketing giúp cho nhà sản suất và người tiêu dùng tiết kiệm những chi phí
không cần thiết trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, góp phần kích thích
phát triển sản xuất và tiêu dùng. Từ đó làm cho chất lượng cuộc sống được nâng cao
hơn.

1.1.3. Mục tiêu của Marketing


Mọi doanh nghiệp, phòng ban và nhân viên cần xác định mục tiêu cho riêng
mình cũng như lập kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó. Mục tiêu sẽ tập trung
thời gian và nguồn lực có giới hạn của cá nhân và tổ chức vào những việc quan
trọng và có ý nghĩa nhất.

Mục tiêu của Marketing là những cam kết số liệu cụ thể về cái mà doanh
nghiệp bán (sản phẩm, dịch vụ, giải pháp) và bán cho ai (thị trường). Cụ thể như:
doanh thu và lợi nhuận, thị trường và thị phần, thương hiệu và định vị thương hiệu.

Theo ông Philip Kotler, Marketing có những mục đích với xã hội như: đạt
được mức tiêu dùng cao nhất nhằm tối đa hóa tiêu dùng giúp doanh nghiệp mở rộng
sản xuất và tạo công ăn việc làm, đạt mức thỏa mãn người tiêu dùng cao nhất để
thỏa mãn nhu cầu khách hàng thông qua đó đánh bóng tên tuối của nhãn hiệu và
doanh nghiệp, giới thiệu thật nhiều chủng loại hàng để khách hàng có thể lựa chọn
sao cho phù hợp với tiêu chí tiêu dùng của bản thân và cuối cùng là nâng cao hết
mức chất lượng của đời sống.

Còn riêng đối với doanh nghiệp, Marketing có ba mục tiêu và chúng có quan
hệ mật thiết với nhau.

7
Đầu tiên là mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất
kinh doanh và mục tiêu quan trọng nhất trong các mục tiêu của chiến lược
Marketing. Lợi nhuận là điều kiện vật chất để tái sản xuất mở rộng, cải thiện điều
kiện làm việc, nâng cao mức sống cho người lao động. Lợi nhuận là động lực mạnh
mẽ nhất chi phối mọi hoạt động của các doanh nghiệp, chi phối các mục tiêu khác
của Marketing.

Mục tiêu thứ hai là tăng cường thể lực trong kinh doanh. Các chỉ tiêu như mức
độ tăng trưởng của số lượng hàng hóa và doanh số bán ra trên thị trường, tốc độ
tăng thị phần, tỷ suất lợi nhuận, tăng mức độ tích lũy, quy mô kinh doanh, khả năng
liên doanh, liên kết với bên ngoài, úy tín của doanh nghiệp trong thương trường…
cần được nâng cao trong suốt quá trình kinh doanh và mở rộng của doanh nghiệp.

Mục tiêu thứ bà là an toàn trong kinh doanh. An toàn luôn là mối quan tâm
hàng đầu của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh an toàn là điều kiện để doanh
nghiệp kinh doanh và phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, trong kinh doanh
không phải lúc nào cũng vì mục tiêu an toàn mà bỏ qua những cơ hội kinh doanh có
thể mang lại lợi nhuận cao. Kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích thông
tin thị trường, phải mạo hiểm chấp nhận rủi ro để nắm bắt cơ hội kinh doanh và có
phương án đề phóng, ngăn ngừa và khắc phục rủi ro.[1]

1.1.4. Khái niệm Marketing Mix


Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ thiết kế một
chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing-Mix) để định hướng và phục vụ thị
trường mục tiêu đó. Marketing-Mix là sự phối hợp và sắp xếp các công cụ
Marketing mà doanh nghiệp sử dụng để tác động đến nhu cầu về sản phẩm của
mình trên thị trường mục tiêu đã chọn.

1.1.5. Các thành phần của chiến lược Marketing Mix


Chiến lược sản phẩm (Product strategy): Đó là việc xác định vòng đời sản
phẩm danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm và các đặc tính của nó như tên gọi,
nhãn hiệu, các đặc tính kỹ thuật, báo gói, kích cỡ và các dịch vụ sau bán hàng.

8
Chiến lược giá (Price Strategy): Là công tác định giá bán sản phẩm-số tiền mà
khách hàng phải trả để có được sản phẩm. Bao gốm: Xác đinh mục tiêu của chính
sách giá, lựa chọn các phương pháp xác định giá, các chính sách giá của doanh
nghiệp.

Chiến lược phân phối (Place Strategy): Là các hoạt động của doanh nghiệp
nhắm đưa sản phẩm đến nơi thuận tiện nhất cho khách hàng mục tiêu. Bao gồm các
vấn đề như thiết lập các kiểu phân phối, lựa chọn trung gian, thiết laappj mới quan
hệ trong mạng lưới phân phối, các vấn đề về dự trữ, kho bãi, phương tiện vận
chuyển.

Chiến lược chiêu thị (Promotion strategy): Là mọi hoạt động của doanh
nghiệp nhằm truyền bá những thông tin vè các lợi thế của sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp và thuyết phục khách hàng mục tiêu mua sản phẩm đó. Bao gồm các
hoạt động như: quảng cáo, quan hệ công chúng, kích thích tiêu thụ, Marketing trực
tiếp và các hoạt động chiêu thị khác.

1.2. Nội dung chiến lược sản phẩm


1.2.1. Khái niệm sản phẩm và chiến lược sản phẩm
Theo quan điểm triết học truyền thống: “Sản phẩm là vật phẩm tổng hợp các
đặt tính về vật lý, hóa học, sinh học được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là
vật mang giá trị sử dụng và có giá trị.

Theo quan điểm Marketing: “Sản phẩm là bất cứ cái gì được đem ra bán trên
thị trường có thể tạo nên sự chú ý, mua sắm, sử dụng hoặc tiêu thụ nhắm mục đích
thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng”

Quan niệm của Marketing tập trung vào khách hàng và sự thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng. Sản phẩm bao gốm cả yếu tố vật chất và phi vật chất, cả thành
phần hữu hình và thành phần vô hình. Sản phẩm hữu hình được gọi là hàng hóa
(Thức ăn, đồ dùng học tập, xe ô tô…), sản phẩm vô hình được gọi là dịch vụ (Dịch
vụ du lịch, sửa xe, cắt tóc…).

9
Dòng sản phẩm là nhóm các sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau như
tương tự về các đặc tính vật lý, tương tự cách sử dụng, tương tự nhóm khách hàng
tiêu thụ…

Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và
kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và các
mục tiêu Marketing của doanh nghiệp.

1.2.2. Các quyết định liên quan đến sản phẩm


Đầu tiên ta cần nắm bắt được sản phẩm hoàn chính có ba cấp độ, và phụ
thuộc vào độ quan trọng của các cấp độ mà các nhà kinh doanh sẽ đưa đến những
quyết định liên quan đến sản phẩm.

Cấp độ đầu tiên là sản phẩm cốt lõi (core product) bao gồm những lợi ích cơ
bản của sản phẩm có khả năng đáp ứng như cầu nào đó của người tiêu dùng. Đây là
cấp độ tủng tâm không thể thiếu đối với bất kì sản phẩm nào, là nguyên nhân chính
để khách hàng mua sản phẩm.

Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực (actual product) bao gồm các yếu tố
như chất lượng, bố cục bên ngoài, tên và giấu hiệu đặc trưng của bao bì… Trong
trường hợp các sản phẩm có những lợi ích cơ bản giống nhau, khách hàng thường sẽ
dựa vào những yếu tố của sản phẩm hiện thực mà phân biệt giữa các hãng

Cấp độ cuối cùng là sản phẩm bổ sung (augumented product) là tất cả các lợi
ích và dịch vụ cấp thêm để đánh giá mức độ hoàn chỉnh của sản phẩm như cách bán
và giao hàng, bảo hành, bảo trì, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng, độ tin cậy,
độ an toàn… Mức độ hoàn chỉnh càng cao càng làm tăng khả năng cạnh tranh bởi
khi mua những lợi ích cơ bản của một sản phẩm thì khách hàng nào cũng thích mua
nó ở mức độ hoàn chỉnh cao nhất.

10
Hình 1—1. Các nhân tố cấu thành sản phẩm
Từ các cấp sản phẩm ta có thể rút ra những quyết định sau: khi triển khai sản
phẩm, trước hết phải xác định những nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm
sẽ thỏa mãn. Sau đó ohair thiết kế được những sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng
những dịch vụ đi kèm để tạo ra một tổng thể những lợi ích thỏa mãn nhu cầu, ước
muốn của khách hàng một cách tốt nhất.

1.2.3. Các chiến lược sản phẩm


Có 3 chiến lược về sản phẩm chính đó là chiến lược về danh mục sản phẩm,
chiến lược về dòng sản phẩm và chiến lược sản phẩm cụ thể

Chiến lược về danh mục sản phẩm (Product mix strategy) bao gồm:

Quyết định mở rộng hoặc thu hẹp chiều rộng của danh mục sản phẩm tùy
vào doanh nghiệp đang muốn chiếm lĩnh thị trường hay quan tâm đến tỉ suất lợi
nhuận.

Quyết định kéo dài hoặc rút ngắn chiều dài các dòng sản phẩm trong một
danh mục sản phẩm giúp doanh nghiệp có được các dòng sản phẩm hoàn chỉnh
hoặc bớt số sản phẩm giúp dòng sản phẩm tinh gọn hơn.

11
Quyết định tăng hoặc giảm chiều sâu của sản phẩm đặc biệt khi vào giai
đoạn bão hòa.

Quyết định tăng giảm tính đồng nhất của danh mục sản phẩm tùy vào doanh
nghiệp muốn có uy tín vững chắc trong một lĩnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh
vực khác nhau.

Chiến lược về dòng sản phẩm (Produce line strategy) bao gồm:

Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm cần phải có những dòng sản phẩm
thích hợp và từng bước củng cố các dòng đó về chất cũng như cả lượng để thế lực
doanh nghiệp ngày càng tăng

Chiến lược phát triển dòng sản phẩm gồm hướng chất lượng, tính năng, giá
cả của sản phẩm lên trên, xuống dưới hoặc theo cả hai phía và bổ sung, lắm đầy
dòng sản phẩm.

Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm nhằm phát hiện ra những dòng sản phẩm
lỗi thời, không còn hiệu quả và nhanh chóng từ bỏ để dồn nguồn lực phát huy
những sản phẩm hiện đang còn hiệu quả.

Chiến lược cải tiến dòng sản phẩm là sự cải thiện về kiểu dáng, màu sắc,
hàm lượng chất có ích, thay đổi trong nguyên vật liệu chế tạo, tăng cường tính mốt
cho sản phẩm, chống lạc hậu… nắm thỏa mãn các yêu cầu của thị trường.

Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm với mục đích là làm sản phẩm sát
hợp với như cầu ngày một nâng cao của thị trường.

Chiến lược sản phẩm cụ thể (Product items strategy) bao gồm:

Chiến lược đổi mới sản phẩm có hai dạng. Một là đổi mới phản ứng khi thị
trường đã có sản phẩm mới được tung ra. Muốn thực hiện được chiến lược này thì
doanh nghiệp phải có khả năng về Marketing và sự mềm dẻo về cơ cấu tổ chức
cũng như sản xuất. Hai là đổi mới chủ động, tức doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm
hoàn toàn mới mà thị trường chưa từng có, nhưng rủi ro cũng là rất cao nếu sản
phẩm không được thị trường chấp nhận. Muốn thực hiện được chiến lược này doanh

12
nghiệp cần phải nắm trong tay nhiều bằng phát minh sáng chế và doanh nghiệp phải
có thế mạnh về tài chính.

Chiến lược bắt chước sản phẩm là chiến lược được thực hiện khi đã có sự
thay đổi của thị trường, bắt nguồn từ việc doanh nghiệp không dám đổi mới trước vì
sự rủi ro cũng như không muốn sản phẩm của mình nhanh chóng bị tụt hậu. Do đó
doanh nghiệp sẽ có xu hướng dựa vào sản phẩm của đối thủ đã thành công trên thi
trường để thực thi chiến lược “người theo sau”. SỰ bắt chước có thể mang tính chất
đổi mới chứ không sao chép nguyên si, do đó sản phẩm bắt chước sẽ hội tụ tất cả
các ưu điểm của các sản phẩm cạnh tranh. Chiến lược này cần được thực hiện nhanh
chóng bởi ẽ nếu bắt chước chậm chỉ làm tăng thêm sự ứ động hàng hóa.

Chiến lược thích ứng sản phẩm hướng doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản
phẩm bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao tay nghề, tìm hiểu nguồn nguyên vật
liệu, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm và hạ giá bán bnawgf cách phân tích giá
trị sản phẩm để loại bỏ chi phí vô ích. Thông qua đó đáp ứng sự chờ đợi của khách
hàng.

Chiến lược tái định vị sản phẩm là chiến lược tạo một vị trí mới cho sản
phẩm hoặc nhãn hiệu trên thị trường hiện có vào tâm trí người tiêu dùng. Muốn
thực hiện doanh nghiệp cần tạo cho sản phẩm một vị trí đặc biệt trong tâm trí người
mua và khách hàng tương lai và sản phẩm này cần phải nổi bật giữa các đối thủ
cạnh tranh, đồng thời vị trí mới phải tương ứng với sự chờ đợi của khách hàng mục
tiêu.

1.2.4. Chu kì sống của sản phẩm


Khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm:

Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến động của khối lwuonjg
và doanh thu tiêu thụ trong khoảng thời gian từ lúc sản phẩm được bắt đầu đem ra
bán trên thị trường cho đến khi phải rút lui khỏi thị trường.

13
Chu kỳ sống của sản phẩm được thể hiện bởi hai đường doanh số và lợi
nhuận. Nghiên cứu chu kỳ sống của một sản phẩm cần được gắn liền với một thị
trường nhất định.

Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm:

Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn dựa vào sự
biến đổi của doanh thu tiêu thụ: mở đầu (Introduction), tăng trưởng (Growth),
trưởng thành (Maturity) và suy thoái (Decline).

Hình 1—2 Các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm
Ta có thể thấy các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm gần như bằng như mặc
nhau, mặc dù thực tế không phải vậy. Những giai đoạn khác nhau trong bất kỳ chu
kì sống nào được đưa ra thường kéo dài trong những khoảng thời gian khác nhau.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp sự suy giảm và khả năng diệt vong là
không thể tránh khỏi. Tuy nhiên vẫn có một số sản phẩm có chu kỳ sống đặc biệt:

14
Hình 1—3 Một số dạng chu kỳ sống đặc biệt
Có thể tóm lược đặc điểm của từng giai đoạn của chu kỳ sống điển hình của
sản phẩm qua bảng sau:

Product
development- Growth- Maturity-
Introduction- Decline-
Đặc điểm Phát triển Tăng Trưởng
Giới thiệu Suy thoái
sản phẩm trưởng thành
mới
Doanh Đạt cực
Không có Thấp Tăng nhanh Giảm
thu trị
Chi phí/
Rất cao Cao Trung bình Thấp Thấp
sản phẩm
Giảm
Lợi Lời, tăng
Lỗ Lỗ Lời, cao nhanh đến
nhuận dần
lỗ
Người tiên Người lạ
Người khai phong sớm hậu và
Khách Số đông
Không có phá, người và người người
hàng 68%
cách tân 2.5% noi theo trung thành
13% 16%
Ít hoặc chưa Nhiều, ổn
Đối thủ Ít Tăng dần Giảm dần
có định

Bảng 1-1. Đặc điểm từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm
Chiến lược Marketing-Mix trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm:
15
Mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống cua sản phẩm đều phải có chiến lược
Marketing-Mix phù hợp. Doanh nghiệp cần phân tích kỹ chu kỳ sống của sản phẩm
để có các quyết định, điều chỉnh chiến lược Marketing phù hợp với từng giai
đoạn.Có thể tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 1-2 Chiến lược Marketing-Mix trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm
Mở đầu Tăng trường Trưởng thành Suy thoái
INTRODUTION GROWTH MATURITY DECLINE
Tạo nhận thức nhu
cầu, nhận biết Cắt giảm chi
Cũng cố bảo vệ thị
thương hiệu và Tối đa hóa thị
phần và tối đa hóa phí, khai thác
kiến thức sản phần triệt để từ
lợi nhuận thương hiệu
phẩm khuyến
khích dùng thử
CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING TƯƠNG ỨNG TỪNG GIAI ĐOẠN
Mở rộng sản
Cải tiến và đa dạng Loại bỏ bớt
Sản phẩm, gia tăng
Sản phẩm cơ bản hóa mẫu mã, nhãn các sản phẩm
phẩm dịch vụ khách
hiệu yếu kém
hàng
Xem xét điều
Giá thẩm thấu Giá cạnh tranh với
Giá chỉnh giá do Giảm giá
hoặc giá hớt váng các đối thủ
chi phí giảm
Tối đa cường độ Chọn lọc và
Xây dựng hệ Mở rộng và
hoạt động và số loại bỏ bớt
Phân thống phân phối tăng cường hệ
lượng trung gian những kênh
phối và chọn lọc điểm thống phân
trong hệ thống không còn
phân phối phối
phân phối hiệu quả
-Truyền thông -Truyền thông
-Cắt giảm tối
-Truyển thông để xây dựng nhận nhấn mạnh sự khác
đa các chi phí
tạo sự nhận biết thức về thương biệt giữa các
truyền thông
sản phẩm mới hiệu thương hiệu, duy
Chiêu -Tập trung
-Đẩy mạnh -Tăng nhu cầu trì khách hàng
thị khuyến mãi
khuyến mãi, sử dụng sản trung thành
giảm giá để
khuyến khích tiêu phẩm qua các -Khuyến mãi lôi
tận thu sản
dùng thử chương trình kéo khách hàng
phẩm
khuyến mãi của đối thủ

16
Ý nghĩa của việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm:
Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong kinh
doanh. Việc dự báo chính xác vòng đời sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng để có
thể đề ra chiến lược Marketing phù hợp nhằm mang lại ích lợi cho doanh nghiệp.
Có thể kể đến những vấn đề cốt yếu sau: hoạch định chiến lược tiêu thụ hợp lý cho
từng dạng sản phẩm; xác định hợp lý việc ra đời và phát triển sản phẩm mới trên cơ
sở chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn; lựa chon các chiến lược sản xuất, tài
chính nhân sự, marketing phù hợp với từng thời kỳ; giúp tiến hành và phối hợp các
hoạt động Marketing-Mix cho phù hợp từng thời kỳ của sản phẩm.; giúp cho việc
dự báo có cơ sở; kéo dài chu kỳ đời sống sản phẩm qua một số cách thức như kết
hợp sản phẩm này với sản phẩm khác, phát triển một khía cạnh mới của sản phẩm
hoặc nâng cấp cho sản phẩm, cách tân sản phẩm để làm tăng giá trị của sản phẩm
gốc, đưa sản phẩm vào một thị trường mới và địa phương hóa sản phẩm…

1.2.5. Chiến lược phát triển sản phẩm mới


Khái niệm sản phẩm mới:
Sản phẩm mới trong chiến lược này không phải là sản phẩm mới hoàn toàn
mà mới theo nghĩa “Mới = khác biệt + ích lợi”. Khác biệt ở đây còn được hiểu là
sự khác nhau, làm cho có thể phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. Còn ích
lợi của một đối tượng chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trước hoạt động (làm việc)
theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó.
Các hình thức sản phẩm mới:
Mới đối với thế giới (New to the world): Sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên
thế giới, có tính chất khai phá.
Thêm dòng sản phẩm mới (New-product line): Sản phẩm này không mới đối
với thị trường nhưng mới đối với doanh nghiệp.
Bổ sung dòng sản phẩm hiện có (Addition to existing product lines): Các sản
phẩm bổ sung bào dòng sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.
Cải tiến sản phẩm hiện có (Improvements and revisions to existing products):
cải tiến, bổ sung thêm vào các chủng loại sản phẩm đã có của doanh nghiệp (kích cỡ
gói, hương vị…).

17
Định vị lại (Repositioning): Sản phẩm doanh nghiệp muốn định vị lại chức
năng của nó trên thị trường.
Giảm chi phí (Cost reduction): Thay đổi thiết kế nhưng với cùng chức năng
mà có chi phí thấp.[2]

Hình 1—4 Các hình thức sản phẩm mới


Các phát kiến sản phẩm mới:
Các phát kiến sáng tạo sản phẩm mới có thể xuất phát từ bên trong thị trường
như phát kiến về sự biến điệu, kích cỡ, bao bì, thiết kế, các thành phần bổ sung và
giảm thiểu chi phí cho khách hàng.
Ngoài ra các phát kiến sáng tạo sản phẩm mới còn xuất phát từ bên ngoài thị
trường. Phương pháp này được gọi là tiếp thị phá cách. Để làm được điều này này
người ta lấy ra một sản phẩm và biến đổi sao cho phù hợp nhằm thỏa mãn các nhu
cầu mới của khách hàng hoặc cơ hội mới mà trước đây bị bỏ qua.
Quy trình phát triển sản phẩm mới:
Mỗi doanh nghiệp cần có một chương trình triển khai sản phẩm mới bằng
cách thành lập một bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D-Research and
Development). Muốn thực hiện chiến lược này doanh nghiệp cần sử dụng một quy
trình nghiêm ngặt để hạn chế thất bại.

18
Mỗi quy trình triển khai sản phẩm mới gồm có 8 bước chính như sơ đồ dưới
đây:

Hình 1—5 Sơ đồ các giai đoạn chính của quá trình thiết kế sản phẩm mới
Cần nhớ rằng, công tác tung sản phẩm mới ra thị trường giữ một vai trò rất
quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm mới có một chu kỳ sống như mong đợi. Có
những trường hợp sản phẩm được tiếp thị tốt hơn chứ không phải sản phẩm có chất
lượng tốt hơn sẽ chiến thắng.

19
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN APPLE

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Apple
Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại
Cupertino, California, chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng,
phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến. Apple-một thương hiệu máy
tính,điện thoại nổi tiếng thế giới với hàng loạt các sản phẩm cải tiến như:
Ipad,Macbook,iPhone…Đối với sản phẩm của mình, cho dù ở dòng sản phẩm nào,
Apple cũng luôn tuân theo các tiêu chí: Tạo ra thiết bị mà mọi người cần, Đổi mới
và đổi mới, Trông đẹp mắt. Đây là những tiêu chí mà từ thời cố giám đốc Steve
Jobs đã được hình thành và cho đến nay, Apple đã nổi tiếng là thương hiệu với
những sản phẩm luôn khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Chính điều này đã khiến cho
Apple thực hiện được các cú vượt ngoạn mục, vượt xa các đối thủ, tạo nên cuộc
cách mạng trong việc tương tác giữa con người với máy tính.
Và đem lại thành công cho Apple phải kể đến sự đóng góp của những chiếc
iPhone với logo hình quả táo cắn dở. Chính bởi sức mạnh thương hiệu củng như
chất lượng các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu mà iPhone trở thành một trong
những sản phẩm khiến hàng triệu người khao khát sở hữu.

Hình 2—1 Các hình ảnh về hãng Apple


Lịch sử hình thành của tập đoàn được chia thành 6 giai đoạn chính.[3]

20
Giai đoạn đầu 1976-1984: thành lập công ty. Công ti máy tính Apple (Apple
Computer Company) được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs,
Steve Wozniak và Ronald Wayne. Đến cuối những năm 1980, Apple đã có một đội
ngũ nhân viên và dây chuyền sản xuất máy tính và liên tục kêu gọi được vốn thông
qua cổ phiếu ngày càng được giá trên thị trường.
Giai đoạn hai 1984–1991: thành công với Macintosh. Năm 1984, Apple ra
mắt Macintosh, máy tính cá nhân đầu tiên được bán không có ngôn ngữ lập trình,
đặt nền móng cho sự khai phá về công nghệ.
Giai đoạn ba 1991–1997: suy thoái và tái cấu trúc. Sự cạnh tranh của các đối
thủ trên thị trường khiến Apple phải tái cấu trúc về nhân sự và thay đổi về sản
phẩm.
Giai đoạn bốn 1997–2007: có lãi trở lại. Sự mở rộng sang thị trường chỉnh
sửa video kỹ thuật số đã tạo ra những sản phẩm có tác động vô cùng lớn trên thị
trường như máy nghe nhạc kỹ thuật số di động iPod, iTune Store, hệ điều hành
MAC OS X, máy tính Macbook Pro và iMac. Từ năm 2003 đến 2006, giá cổ phiếu
đã tăng gấp 10 lần, đánh giá sự thành công của Apple trong giai đoạn này.
Giai đoạn năm: 2007–2011: thành công với thiết bị di động. Công ty Apple
được chuyển đổi thành Tập đoàn Apple (Apple Inc.) cùng với sự ra mắt của iPhone,
iPod Touch và iPad. Vào ngày 24 tháng 8 năm 2011, Jobs từ chức Giám đốc điều
hành của Apple và thay vào đó có hai đồng giám đốc, Andrea Jung và Arthur D.
Levinson.
Giai đoạn sáu 2011 – nay: kỷ nguyên hậu Jobs, sự lãnh đạo của Tim Cook.
Thời gian đầu dưới sự thời của Tim Cook không hề suôn sẻ nhưng mọi chuyện tốt
dần lên khi Tim Cook định hướng tập trung vào thị trường Trung Quốc. Chỉ trong 3
năm từ 2010-2012, doanh thu từ Trung Quốc đã nhảy vọt lên mức 12% tổng doanh
thu của Apple, so với chỉ 2% giai đoạn trước đó. Tiếp đó là một giai đoạn phát triển
mạnh mẽ, thể hiện tài lãnh đạo của Tim Cook. Những con số không biết nói dối,
gần 10 năm kể từ khi trở thành CEO, Tim Cook đã đưa giá trị Apple lên mốc 1,9
nghìn tỷ USD, trở thành công ty công nghệ đầu tiên toàn cầu đạt cột mốc này.[4]

21
([4] https://vnbusiness.vn/business-hi-tech/tim-cook-va-hanh-trinh-10-
nam-thay-doi-ga-khong-lo-apple-1072298.html )

2.2. Lĩnh vực kinh doanh và các dòng sản phẩm


Tập đoàn Apple kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực, chủ yếu là về khai phá
công nghệ. Một số dòng sản phẩm của Apple có thể kể đến như:
- Các dòng máy tính cá nhân Mac: iMac, iMac Pro, Mac Pro, MacBook Air…
- Máy nghe nhạc kỹ thuật số iPod.
- Điện thoại thông minh iPhone: iPhone OS, iPhone 5, 6, 6 Plus,7, 7 Plus,8, X,
Xs và mới nhất là iPhone 12, iPhone 12 Mini, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro
Max.
- Máy tính bảng đa phương tiện iPad.
- Đồng hồ thông minh Apple Watch.
- Apple TV.
- Loa thông minh HomePod.
- Phần mềm và dịch vụ riêng để chạy trên các thiết bị của mình.
- Xe điện với khả năng lái tự động.[3]

22
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM IPHONE X CỦA
APPLE INC

3.1. Các dòng sản phẩm của công ty


Các dòng sản phẩm điện thoại iPhone của Apple Inc từ trước đến nay phải kể
đến: bắt đầu từ iPhone 1 vào năm 2007, iPhone từng bước trở thành thương hiệu
smartphone phổ biến và là sản phẩm chủ lực đem đến thành công cho Apple.
Đến năm 2008, chiếc iPhone 3G ra mắt, nối tiếp đó là 3GS.Năm 2010,
iPhone 4 được ra đời đánh dấu sự thay đổi lớn về thiết kế của sản phẩm từ 2007.Và
ngay sau đó là sự ra đời của 4S(2011).
Đến 2012 Apple một lần nữa thay đỗi thiết kế và đưa ra thị trường con
iPhone 5. Cho đến sự ra đời của iPhone 5S một thế hệ iPhone đầu tiên được trang bị
vân tay Touch ID trong nút home.Cùng năm đó iPhone 5C xuát hiện. Tiếp tục đó là
các dòng iPhone 6/ iPhone 6s/iPhone 6Plus/ 6S plus.
Cho đến 2016 iphon đã bắt đầu bỏ cổng tai nghe trên bộ đôi iPhone 7 và
7Plus. Tiếp sau đó là iPhone 8 và 8plus ra đời năm 2017. Ra mắt cùng 8/8plus là
Ịphone X phiên bản kỷ niệm 10 năm ra đời của iPhone.iPhone Xs và Xs Max là bản
nâng cấp của iPhone X.
Cho đến 2 năm gần đây thì iPhone 11 đã xuất hiện và Ipjone 11 Pro, 11 Pro
max củng ra đời và được nhiều người săn đón.Và gần đây nhất là iPhone 12/ 12
Mini/ 12 Pro/ 12 Pro Max được tung ra khiến cho hàng triệu con tim rung lên.

Hình 3—1 Quá trình phát triển của iPhone

23
- Apple là một thương hiệu rất biết chiều lòng Fan của mình, các sản phẩm
của hãng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. ( Dưới đây là bảng khảo sát về khả
năng đáp ứng nhu cầu của Apple qua dòng điện thoại iPhone)

3.2. Các quyết định liên quan đến iPhone X


Chắc hẳn chúng ta củng biết rằng năm 2017 iPhone 8/ 8Plus ra đời và sau đó
một tháng iPhone X cùng ra đời đây là sản phẩm kỷ niệm 10 năm của iPhone. Việc
ra mắt iPhone X tạo ra một làn sóng dư luận cho công ty Apple Inc.
“ Chúng ta cùng xem thử iPhone X có gì khác biệt”?
Trong khi iPhone 8 chỉ nhỉnh hơn iPhone 7 một chút nhưng có giá rất đắt đỏ,
trong khi iPhone X chỉ còn một tháng nữa là được lên kệ lại có các tính năng vượt
trội khác biệt các dòng sản phẩm còn lại:
+ IPhone X sở hữu hai mặt kính cường lực, kết hợp với viền thép không gỉ
thay thế cho viền nhôm trước kia (đây cũng là lần đầu chất liệu thép được sử dụng
trên smartphone). Màn hình tràn viền không cạnh với phần khoét Notch chứa
camera trước. Cụm camera kép đặt dọc lệch về phía trên bên trái.IPhone X sở hữu
màn hình OLED 5,8 inch (do Samsung sản xuất), tỷ lệ màn hình 18:9, hỗ trợ dải
màu rộng DCI-P3, sRGB, và HDR10 và có tỷ lệ tương phản đạt 1,000,000:1. Màn
hình OLED này được Apple thương mại hóa dưới tên Super Retina đi kèm công
nghệ True Tone được tích hợp trước đó trên iPad Pro, sử dụng cảm biến ánh sáng
để điều chỉnh cân bằng trắng trên màn hình hiển thị sao cho thích hợp với mắt
người sử dụng trong ánh sáng môi trường đó.
+ Face ID sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống Touch ID, mang lại màn hình lớn
không viền, thay đổi hoàn toàn thiết kế của iPhone từ trước đến nay. Hệ thống
camera TrueDepth được đưa vào 1 vị trí khoét phía trên màn hình ("Notch" hay "tai
thỏ") bao gồm máy ảnh hồng ngoại, cảm biến đo chiều sâu, giúp chụp ảnh hồng
ngoại, sau đó gửi dữ liệu gương mặt 3D đến SoC A11 Bionic (có chứa công nghệ
học máy AI chuyên dụng) để xác nhận bản đồ gương mặt chủ nhân, đồng thời học
hỏi nhiều hình ảnh khác nhau của người sỡ hữu về sau này. Công nghệ FaceID cho
phép mở khóa gương mặt kể cả trong bóng tối, sử dụng hơn 30,000 điểm để tạo bản

24
đồ khuôn mặt 3 chiều. Face ID sẽ không hoạt động khi chủ nhân nhắm mắt, chống
tình trạng trộm mở máy khi chủ nhân đang ngủ.
+ IPhone X xuất xưởng cùng phiên bản iOS 11, được giới thiệu trước đó tại
sự kiện WWDC 2017. iOS 11 có những tinh chỉnh để phù hợp với màn hình tỷ lệ
mới 18:9 của iPhone X so với tỷ lệ màn hình 16:9 trên các thể hệ iPhone cũ.
Với việc loại bỏ nút Home, thao tác điều hướng trên iPhone X được thay thế
bằng những cử chỉ vuốt chạm tương tự như nền tảng BlackBerry OS, một số tính
năng như Siri và Apple Pay sẽ được kích hoạt bằng nút nguồn. Tuy nhiên người
dùng vẫn có thể sử dụng nút Home ảo Assistive Touch trên màn hình.

Hình 3—2 iPhone 8 và iPhone X


- Theo như so sánh thì iPhone 8 và iPhone X là hai dòng sản phẩm
chênh lệch nhau hoàn toàn lớn và có nhiều người cho rằng Apple đã thất bại với
chiếc iPhone 8 rồi. Nhưng họ không biết một điều là Apple đã dùng chiến lược tâm
lý,đánh vào tâm lý của người dùng. Apple đã tạo ra sự so sánh, sự khác biệt về giá
trị cảm nhận và tạo cảm giác khách hàng vô cùng thông thái,thông minh hơn nhà
sản xuất,biết kiên nhẫn chọn sản phẩm tốt hơn. Thật ra iPhone X mới là sản phẩm
gom tiền của Apple, nhờ họ tạo ra sự so sánh ở chính dòng sản phẩm của

25
mình.Thường thì các nhãn hàng sẽ so sánh với sản phẩm của đối thủ nhưng Apple
lại cao siêu hơn là so sánh với chính bản thân mình sản xuất, tạo hiệu ứng chờ
đợi,mong muốn sản phẩm ra đời để trải nghiệm.
Dù có thích Apple hay không, thì chiến thuật marketing của họ quả là một
thứ rất đáng gờm – một chiến thuật vẫn chưa có công ty công nghệ nào khác bắt
chước được. iPhone X như một minh chứng sáng chứng minh sự lên ngôi marketing
trong thời đại ngày nay.
Với sự ra đời của iPhone X, đã mang về cho Apple doanh thu cao bên cạnh
đó chiến lược marketing của “Táo cắn dở” được nhiều người đánh giá cao.
- Nhưng chưa đầy một năm ra mắt, nhà “Táo” đã ngừng sản xuất phiên bản
iPhone X mà thay vào đó là “ ba người em”- iPhone Xs, Xs max và Xr. Việc “ giết”
iPhone X làm cho khá nhiều fan tiếc nuối nhưng củng nhờ vậy mà các sane phẩm
sau của Apple sẽ không phải cạnh tranh với “ người anh” của mình. Nếu X còn tồn
tại thì sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của hãng.

3.3. Các chiến lược sản phẩm điển hình


Khi một sản phẩm của Apple sắp được ra mắt công ty sẽ có cã thông tin rò rỉ
về giá,mẫu mã củng như chức năng của sản phẩm, đây củng là một chiến lược
Marketing hay của “ nhà táo cắn dở”. Việc đưa ra mức giá dự đoán cao ngất ngưỡng
khiến dân tình sôi nỗi và sau đó trình làng sản phẩm mới với mức giá phù hợp với
tín năng công nghệ để cho các Fan cảm thấy mức giá nhà sản xuất đưa ra quá là hợp
lý và quyết định mua.
Bên cạnh đó, có khi nào bạn từng tự hỏi: “Tại sao apple lại có thêm dòng S
chưa?”
Thực ra việc thêm dòng S sau các sản phẩm iphone 3G, iphone 4, iphone 5,
iphone 6... đây củng là một chiến lược Marketing thiên tài của Apple. Nhà sản xuất
không đặt tên mới cho các dòng sản phẩm tiếp theo như số thứ tự chữ số mà thay
vào đó là thêm S vào các dòng nối tiếp. Ví dụ như iphone 3GS, iphone 4S, 5S,
6S,…XS, Xs max. Việc đưa ra “ Chiến lược S’’ nó mang lại lợi ích cho công ty,
khách hàng của họ và toàn bộ hệ sinh thái của iphone.

26
+ Đầu tiên nó sẽ giúp kiểm soát kỳ vọng của khách hàng. Về việc nâng cấp 1
chiếc iPhone 6 lên iphone 7 kỳ vọng khách hàng sẽ cao hơn đòi hỏi quá trình phát
triển của iphone phải nhanh hơn, dòng sản phẩm tiếp theo phải chịu áp lực vô cùng
lớn.Điều này tạo rủi ro cho apple trong việc xây dựng kỳ vọng của khách hàng.
Thay vào đó ra sản phẩm “S” sẽ giúp Apple kiểm soát được kỳ vọng của khách
hàng.
+ Không để hệ sinh thái hổn loạn. iPhone chỉ là một trong số các sản phẩm
mà Apple Inc kinh doanh nên cần quan tâm đến tất cả các hệ sinh thái của Apple.
Chính vì vậy “ chiến lược kinh doanh S” giúp cho các sản phẩm hoạt động tốt trong
một khoảng thời gian để lên kế hoạch kỷ lưỡng cho một sản phẩm mới.
+ Duy trì mối tương quan và tạo nên sự đột phá. Nếu chờ ra mắt một sản
phẩm mới có tính đột phá thì Allpe để các Fan “ Nhà Táo” chờ đợi đến hai năm,
như vậy sẽ rất lâu và tụt hậu. Vì vậy dòng “S” sẽ là sản phẩm nâng cấp mới nhưng
không đột phá hoàn toàn. Kích thích sự quan tâm của giới truyền thông và tạo nên
doanh thu vượt bật.
+ Chu kỳ nâng cấp đúng đắn cho khách hàng. Apple không có nhiều mẫu
điện thoại như các hãng khác,tính đến nay có 12 mẫu chưa kể dòng S và Plus. Là
hãng sản xuất điện thoại cao cấp nên Apple biết rằng khách hàng của họ không có
nhu cầu nâng cấp trong một khoảng thời gian ngắn hàng năm ngay khi mẫu mới ra
đời. Apple có thể phân định thời gian nâng cấp của khách hàng nhìn chung từ 24-36
tháng nên họ không cần quá vội trong việc ra mắt sản phẩm mới.
+ Tính đủ thời gian để làm ra sản phẩm hoàn hảo. Apple đã nghiên cứu thời
gian nâng cấp của khách hàng từ 24 tháng. Nên việc ra dòng S sẽ giúp cho họ đáp
ứng được những khách hàng sẵn sàng muốn nâng cấp sản phẩm sớm mà không phải
chờ đợi lâu. Và củng giúp họ có thời gian nghiên cứu về hành vi sử dụng của khách
hàng, tiến hành thử nghiệm trước khi ra mắt sản phẩm hoàn hảo.
Các chiến lược sản phẩm của Apple Inc rất thông minh và thành công rất lớn
trên thị trường. Chính vì vậy mà Apple vượt mặt các hãng khác nhờ chiến lược
Marketing độc đáo và hiệu quả của mình.

27
3.4. Chu kỳ sống của sản phẩm
3.5. Chiến lược sản phẩm mới của công ty
Với việc “khai tử” iphone X thì Apple đã cho ra mắt bộ ba sản phẩm mới nối
tiếp thế hệ của iphone X.
Đến hẹn lại lên,ngày 12/9/2018 thì Apple củng công bố khai màn sự kiện ra
mắt sản phẩm mới. Đó là bộ ba iphone Xs, Xs Max và iphone Xr có lẽ đây là những
sản phẩm thay thế cho iphone X. Sự ra đời của một sản phẩm của Apple mang theo
sự cải tiến vượt trội hơn,chính vì vậy mà “ các người em’ của iphone X làm Fan
đứng ngồi không yên.
Dưới đây là bảng thông số về các sản phẩm mới này của Apple:

iPhone Xs iPhone Xs max iPhone XR

Kích thước 143.6 x 70.9 x 157.5 x 77.4 x 150.9 x 75.7 x


7.7 mm 7.7 mm 8.3 mm

Màn hình 5.8 inch 6.5 inch 6.1 inch

Mật độ điểm ảnh 458 ppi 458 ppi 326 ppi

CPU Apple A12 Apple A12 Apple A12


Bionic Bionic Bionic

Rom 64/256/512 64/256/512 GB 64/256/512 GB


GB

Bluetooth V5.0 V5.0 V5.0

Bảng 3-1 So sánh các thông số của các sản phẩm mới
Về kích thước ta có thể thấy iPhone XS Max thật sự là quái vật trong bộ ba
với màn hình lên đến 6.5 inch, tuy nhiên thiết bị này vẫn có mật độ điểm ảnh khá
ngang ngửa so với iPhone XS, đây cũng là nguyên nhân giúp chất lượng hiển thị
trên 2 sản phẩm này khá tương đồng với nhau.

28
Trong khi đó, iPhone XR sử dụng màn hình 6.1 inch công nghệ LCD, mật độ
điểm ảnh thấp hơn khá nhiều so với iPhone XS và iPhone XS Max. Cũng dễ hiêu vì
đây là phiên bản giá rẻ hướng tới người dùng phổ thông hơn. Tuy nhiên theo những
gì Apple khẳng định thì iPhone XR là smartphone sở hữu màn hình LCD chuẩn
nhất hiện nay.Nhìn chung cấu hình và tính năng trên 3 thiết bị là iPhone Xs, iPhone
Xs Max và iPhone Xr khá tương đồng với nhau từ vi xử lý, dung lượng bộ nhớ,
camera trước và tiêu chuẩn kháng nước.
Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở cụm camera sau, iPhone Xs, iPhone Xs Max
sở hữu cho mình cụm camera kép hỗ trợ chống rung quang học trên mỗi camera,
zoom quang 2x. Ngược lại, iPhone Xr chỉ sở hữu 1 camera đơn, tuy nhiên Apple
không muốn tạo khoảng cách quá xa nên đã tích hợp thêm tính năng chụp xóa
phông trên thiết bị này.iPhone XS Max và iPhone XR có thời gian sử dụng gần như
nhau, và rất có thể 2 thiết bị này sẽ có cùng mức dung lượng pin.
Trong khi đó, iPhone Xs cho thời gian đàm thoại và dùng internet thấp hơn,
nhiều khả năng dung lượng pin trên iPhone Xs chỉ sẽ ngang bằng với iPhone X.

Hình 3—3 Các hình ảnh về iPhone Xs

29
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGẰM
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM iPHONE X CỦA
TẬP ĐOÀN APPLE

4.1. Đánh giá chung về chiến lược sản phẩm của công ty Apple:
4.1.1. Ưu điểm
Sau một chặng đường dài phát triển, Apple không ngừng cải tiến chiếc iPhone
để mang lại trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Sau bao cố gắng iPhone
giờ đây đã trở thành một tượng đài trên thị trường smartphone. Đặt biệt để kỷ niệm
10 năm ra đời Apple đã cho ra mắt chiến lược sản phẩm mới là chiếc iPhone X với
thiết ké hoàn toàn mới mang trong mình nhiều cải tiến vượt trội cùng những ưu
điểm không thể chối cải. Đầu tiên là cách đặt tên ngắn gọn, độc đáo nếu ai là tín đồ
của dòng iPhone đều biết rằng sản phẩm của Apple có tên gọi từ trước đến giồ đều
gắn liền với những con số ( iPhone 3G, iPhone 4, iPhone 8,...). Nhưng năm 2017, là
đột phá trong cách đặt tên bởi con số giờ đây được thây thế bằng chữ cái la mã là “
X”. IPhone X toát lên vẻ sang trọng, mới mẻ cho người nghe thay vì sẽ tiếp tục với
đặt là iPhone 10, 10R, 10S cho những dòng sản phẩm sau. Sự thay đổi cách đặt tên
này dẫn đến việc xây dựng thương hiệu đơn giản hơn nhiều thông qua làn gió mới
là sự thành công của chiếc iPhone X khi được tung ra thị trường.
Ấn tượng đầu tiên của bất cứ ai khi lần đầu nhìn và cầm trên tay chiếc iPhone
X chắc chắn cũng đều ngạc nhiên bởi vẻ đẹp mê hồn của nó với thiết kế nhỏ gọn,
đẹp lại vừa tay iPhone X sở hữu màn hình với kích thước 5.8, không viền cùng mặt
cảm ứng được trang bị kính cường lực oleophobic. Ngoài ra nó còn được ứng dụng
công nghệ OLED với độ phân giải cao 2,436 × 1,125 pixel và mật đọ điểm ảnh đạt
458 ppi. Từ đó giúp hình ảnh hiển thị trở nên mịn màng, sắc nét hơn nhiều so với
những dòng sản phẩm trước của Apple. Đồng thời iPhone X còn là đột phá mới khi
loại bỏ nút Home và Touch ID lúc này màn hình chiếm toàn bộ mặt trước tạo cảm
giác thị giác cho người dùng. Măt trước đã hoàn hảo như vậy thì mặt sau cũng
không hề kém cạnh với thiết kế lớp vỏ bằng kính sang chảnh, bóng bảy như chiếc
gương tạo nên dòng siêu phẩm đẳng cấp. Một kết hợp không thể thiếu góp phần tạo
sự mạnh mẽ cho chiếc iPhone X là khung viền xung quanh được làm bằng thép

30
không gỉ được đánh bóng để tránh trầy xước và luôn trong như mới thay vì dược
làm bằng nhôm.
Tiếp đến một ưu điềm vượt trội là hiệu năng vô đối đạt top trong tất cả các
dòng iPhone từ trước đến nay. Siêu phẩm độc đáo này sở hữu con chíp A11 Bionic
sáu nhân tạo nên tốc độ làm việc nhanh, mạnh mẽ hơn so với phiên bản cũ A10
Fusion. Thông qua cuộc khảo sát con chíp A11 đã giúp iPhone X trở thành chiếc
samrtphone nhanh nhất thế giới vào thời điểm chúng ra mắt. So với những phiên
bản khác của dòng iPhone thì chiếc iPhone X là chiếc điện thoại có sự cập nhật về
phần mềm vượt trội, những điểm mới hoàn toàn. Việc xóa bỏ nút cảm biến vân tay
trên màn hình chính truyền thống thay vào đó là công nghệ nhận diện khuôn mặt
Face ID. Đây là diểm đột phá tạo nên điểm nhấn của Apple cũng như thay máu mới
cho dòng điện thoại iPhone. Mặc dù công nghệ này đã từng xuất hiện ở những nhãn
hiệu khác nhưng chua thực sự là tốt còn ở Apple thì lại làm rất tốt, hoàn thiện hơn
nhiều thep công bố từ công ty thì tỷ lệ nhận diện sai của sản phẩm này là 1/
1000000. Nó thông minh và xuất sắc ở chổ có thể nhận diện ra những thay đổi từ
chủ nhân của mình như trang điểm, mọc râu, kiểu tóc,...cùng khả năng bảo mật cao
hơn 20 lần khi dùng khóa vân tay.
Một vấn đề ở iPhone X khi ra mắt được mọi người khá quan tâm đến thời
lượng pin được gia tăng đáng kể. Thời lượng pin đạt 2.716 mAh mặc dù không quá
cao nhưng cũng đủ cho một ngày sử dụng thoải mái với cường độ vừa phải. Pin
được thiết kế hóa từ việc sử dụng một viên pin lớn thì giờ thay vào là 2 viên pin nhỏ
đặt theo chữ L đây được xem là thành công đáng kể của công ty tring việc thu nhỏ
diện tích bảng mạch so với những dòng sản phẩm cũ. Kèm theo đó là khả năng sạc
pin nhanh, thời lượng pin cao hơn iPhone 7 là 2 giờ. Ngoài ra nó còn được hỗ trợ
sạc nhanh không dây làm cho nhiều người thích thú tiện cho việc mang đi xa và sạc
pin mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó chiếc iPhone X càng tuyệt vời hơn khi được trang
bị bên mình khả năng chống bụi IP67, chống nước ở độ sâu 1.5 mét trong thời gian
30 phút.

31
Hình 4—1 Cấu trúc bên trong của iPhone X
Với những người đam mê chụp ảnh thì càng không thể nào bỏ qua chiếc
smartphone này rồi. IPhone X được trang bị bộ camera kép đứng đầu và nằm tring
top 5 thế giới các camera đẹp nhất. Chiếc điện thoại này có đến 2 camera kép sau và
cả 2 đều có độ phân giải cao lên đến 12MP, cảm biến đạt khẩu độ f/1.8 và f/2.4
cùng khả năng zoom ảnh, phơi sáng tốt. Bên cạnh đó công ty còn trang bị cho nó
khả năng chống rung quang học OIS hàng đầu nên ngay cả khi chúng ta di chuyển
không chắc tay thì hình ảnh, video vẫn sắc nét như thường. Ấn tượng tuyệt vời tiếp
theo là khả năng xóa phông cực tốt giúp ta tạo nên những kỷ đẹp cùng bạn bè thông
qua bức hình không khác gì được chụp từ chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. Đồng thời
khà năng của chiếc camera trước cũng không hề thua kém được trang bị với độ
phân giải lên đến 7MP giúp người dùng tạo nên những bức hình selfic đậm chất.
Ngoài ra chiếc iPhone X này còn có thể quay được các đoạn video có độ phân giải
4K giúp cho những thước phim của bạn vô cùng rõ nét, sống động lên từng chi tiết.
Ở chiếc iPhone X người dùng còn được trải nghiệm chức năng Animoji ở tầm
cao mới nhờ vài camera trước đuộc cải tiến mạnh mẽ. Ẩn giấu bên dưới phần đầu
máy là thế hệ TrueDepth camera trước mới không chỉ dùng để nhận diện khuôn mặt
mà còn tạo ra các emoji ngộ nghĩnh dựa trên cảm xúc chính khuôn mặt bạn. Người
dùng trở thành những khuôn mặt thú cưng vui nhộn nhờ vào Animoji đặc quyền chỉ

32
có trên dòng sản phẩm Apple mà tiên phong là ở chiếc điện thoại này. Animoji là
tính năng sử dụng máy ảnh để đọc và phân tích hơn 50 chuyển động khác nhau để
tạo ra trên 12 biểu cảm của bạn. Thêm vào đó animoji cũng có thể ghi lại giọng nói
của bạn và gửi cho bạn bè của mình. Đây đúng là tính năng tuyệt vời đến từ nhà
thiết kế Apple.
Một ưu điểm nhỏ của chiếc iPhone X này khi ra đời là có bản nhạc chuông
mặc định mới gây thích thú với nhiều người là “Reflection”. Bản nhạc này cũng là
độc quyền trên iPhone X được đánh giá hay và rất nhiều người ưa thích. Đây cũng
là bản nhạc chuông mặc định cho thế hệ thứ ba trên iPhone sau hai bản nhạc là
“Marimba” và “Opening”.

4.1.2. Nhược điểm:


Bất kì một sản phẩm nào cũng vậy bên cạnh những ưu điểm là kèm theo
khiếm khuyết không gì là hoàn hảo tuyệt đối và iPhone X cũng vậy. Vào thời điểm
ra mắt một trong những điều người dùng không ưu thích chính là màn hình “ tai
thỏ” với vết lẹm màu đen dành cho cụm camera trước. Bình thường vết lẹm này sẽ
không ảnh hưởng lớn nhưng nó sẽ tạo cảm giác khó chịu cho ta khi xem video hay
chơi game màn hình sẽ không tối đa hóa khi nằm ngang.
Có thể nói Apple thật sự liều lĩnh trong việc áp dụng Face ID và loại bỏ hoàn
toàn nút Home vật lý điều này dẫn đến việc thay đổi hàng loạt thói quen người
dùng. Chẳng hạn, việc mở khóa iPhone thông thường chỉ cần bấm vào nút Home
hoặc dùng khóa vân tay khá là dễ dàng ngay cả khi đang ngủ hay trong bất kì trạng
thái nào thì công việc này dễ như trở tay. Nhưng iPhone X thì khác Face ID không
thể nhận diện khuôn mặt khi người dùng đang ngủ muốn mở máy phải nhấn vào nút
nguồn và đưa điện thoại thẳng lên mặt thì mới sẵn sàng hoạt động. Đặc biệt tại thời
điểm đầu ra mắt iPhone X chỉ cho phép người dùng nhận diện một khuôn mặt duy
nhất điều này khá là bất tiện. Hay trong việc thanh toán Apple Pay thì chiếc điện
thoại này cũng gặp nhiều phiền phức nó cần được mờ khóa bằng Face ID trước sau
đó đưa lại gần thiết bị thanh toán thì thao tác mới hoàn thành. Trong khi các dòng
iPhone cũ chỉ cần đặt ngón tay lên Touch ID là xong. Trong điều kiện dịch bệnh
Covid.19 như hiện nay thì việc sử dụng iPhone X khá là bất lợi ở nơi đông người.

33
Vì Face ID sẽ không nhận diên được khuôn mặt bạn khi đeo kính, mang khẩu
trang,... Các siri, control center hay việc đóng ứng dụng tất cả thao tác sử dụng
thông thường sẽ bị thay đổi hết. Nói một cách đơn giản người sử dụng iPhone X
dường như phải học lại hết cách sử dụng lại điện thoại từ đầu. Chính vì điều này
khiến một bộ phận không nhỏ người dùng cảm thấy khó chịu và thất vọng.
Mặc dù thông số kỹ thuật của màn hình rộng 5.8 inch trong khi màn hình
iPhone 6 Plus hay 8 Plus là 5.5 inch tuynhien khả năng hiển thị thực của iPhone X
lại nhỏ hơn nhiều so với hai sản phẩm này. Với thiết kế nhỏ gọn bo tròn ở các góc
cạnh khiến chiếc điện thoại này trở nên mong manh dễ rớt chỉ với cái đụng nhẹ. Cái
rớt này sẽ khiến chiếc điện thoại của bạn bị trầy thậm chí là nứt màn hình và bạn sẽ
mất khoản tiền khá lớn vào việc sửa chữa. Một hiện tượng mà người dùng thường
hay gặp nếu dùng màn hình sẽ xuất hiện vệt sọc gây ảnh hưởng ít nhiều đến trải
nghiệm của bạn.
Nhược điểm lớn nhất của iPhone X có lẽ nằm ở bộ phận pin. Pin nó tuy được
cải tiến gồm hai viên pin nhưng chỉ có thể đáp ứng ở mức vừa đủ xài đối với đa số
người dùng thì mức này chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Thời lương pin chỉ kéo
dài khoảng hơn 7 giờ là pin đã cạn ở mức 0% nếu bạn hoạt động liên tục. Rõ ràng,
thói quen sử dụng của bạn đóng vai trò quan trọng trong thời gian sử dụng thực tế.
Những con số bên dưới sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát qua việc thí nghiệm
tiêu thụ pin mỗi 30 phút từ đó giúp bạn đưa ra quyết định cho chiếc iPhone X.

Bảng 4-1 Thử nghiệm hiệu suất tiêu thụ pin của iPhone X

34
Vấn đề trục trặc trong việc sạc không dây vẫn thường gặp phải ở iPhone X
như hay bị nhiễu sóng, sạc mà không tháo ốp lưng hoặc việc để gần điện thoại với
các thẻ tín dụng, thẻ sử dụng công nghệ cũng ảnh hưởng đến quá trình sạc. Chiếc
iPhone X của bạn cũng sẽ hay bị nóng máy nếu hoạt động liên tục, sử dụng 3G, 4G
từ đó dễ dẫn đến hiện tượng treo máy thường xuất hiện ở zalo, messenger.
Tóm lại sau hơn 3 năm ra mắt dù vẫn còn tồn tại khuyết điểm nhưng iPhone X
đã tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Nó vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu đối
với các bạn trẻ và luôn được nhắc đến mỗi khi đề cập đến dòng iPhone.

4.2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm iPhone X của công ty
Apple
4.2.1. Giải pháp cho iPhone X
IPhone X là phiên bản kỷ niệm 10 năm của Apple nhưng vẫn còn xảy ra sự
cố thường xuyên là lỗi cảm ứng màn hình. Màn hình của bạn sẽ không phản ứng,
phản ứng đứt đoạn khi chạm vào và có trường hợp ngược lại nếu bạn không chạm,
màn hình bị đen nhưng vẫn có tiến,...Nếu xảy ra những trường hợp trên người dùng
cần phải thay mới môdel tại các của hàng riêng công ty cần nâng cấp, cải tiến chiếc
điện thoại này. Riêng vấn đề này Apple vẩn chưa thể khắc phục ngay tại thời điềm
ra mắt công ty chỉ đưa ra những kế sách tạm thời chứ không triệt để sửa chữa.
Mọi bộ phận sạc không dây đều không tương thích với iPhone X nó chỉ hoạt động
khi điện thoại dùng bộ sạc Qi. Do đó nếu muốn tìm mua sạc cho chiếc điện thoại
bạn nên mua loại sạc Qi có công suất 7.5W. Riêng nhà sản xuất nên cải tiến khả
năng tương thích của bộ phận sạc không dây và sử dụng khả năng này mà không
phải trả phí. Bất tiện ở đây là việc sử dụng chung cổng sạc và cổng tai nghe nên
không thể vừa sạc vừa nghe nhạc. Nhiều người đánh giá chất lượng âm thanh chưa
thực sự tốt khi dùng tai nghe để nghe nhạc nhưng có thể khắc phục nếu bạn dùng tai
nghe bluetooth.
Có nhiều người phàn nàn rằng thiết bị họ thường bị giật, đơ, nóng máy
nhanh,....vì vậy bạn cần thường xuyên cập nhật iOs mới, xó bỏ ứng dụng không cần
thiết có thể tạo thêm lỗ thông gió. Công ty cần thường xuyên nâng cấp bổ xung
những bản cập nhật mới phù hợp nhu cầu sử dụng cho người dùng.

35
Animoji là ứng dụng độc đáo của Apple với hàng loạt mô hình 3D thể hiện biểu
cảm trên khuôn mặt bạn. Nhưng đáng tiếc nó chỉ hoạt động trong việc hỗ trợ tin
nhắn. Vì vậy cần cải thiện hoạt động của ứng dụng để nó có thể hoạt động ngay cả
trên zalo,messenger,...
IPhone X không phải là chiếc điện thoại cứng cáp khi bị đánh rơi rất dễ bị
trầy xước, nứt mặt kính. Do đó bạn không cần ngần ngại mà hãy sắm ngay chiếc ốp
lưng xinh xắn cho điện thoại của mình bên cạnh đó nhà thiết kế cần lựa chọn vật
liệu thích hợp hơn đảm bảo độ bền cho iPhone khi khách hành đã phải bỏ ra số tiền
lớn để mua nó. Hiểu một phần giá trị của iPhone X công ty đã phát hành loại bảo
hiểm bảo vệ chiếc điện thoại này nhưng chi phí cung không hề rẻ.

4.2.2. Kế thừa những gỉ từ thiết kế iPhone X


Thứ nhất, tại thời điểm ra mắt Apple tạo ra làn sóng phản đối khá mạnh mẻ
qua thiết kế tai thỏ mới lạ nhưng sau thời gian sử dụng thiết kế này được đánh giá là
hữu ích. Ngày nay thiết kế này vẫn còn tiếp tục ở các dòng sản phẩm sau như
iPhone XR, iPhoneXS,... và ngay cả chiếc iPhone 12 mẫu mới nhất vẫn đang tiếp
nối dòng thiết kế này. Cho tới thời điểm hiện tại thiết kế tai thỏ vẫn là xu hướng
hàng đầu được nhiều nhãn hàng làm theo như: Oppo, Xiaomi, Samsung,.... Thứ hai,
ứng dụng Face ID ngày càng đươc nâng cấp và hoàn thiện cho những dòng sản
phẩm sau. Thứ ba, thiết kế màn hình lớn ngày trở nên ưa chuộng ở dòng iPhone
chẳng hạn như chiếc iPhone 12 ProMax với kích thước đạt 6.7 inch và ứng dụng
màn hình OLED không ngừng được cải tiến để đạt độ phân giải tốt nhất. Thứ tư, ở
những chiếc iPhone XR, XS,.. nhà sản xuất không ngừng nâng cao khả năng phân
giải cùng chức năng chống rung ngày một hoàn thiện kế thừa từ iPhone X. Thứ
năm, một ứng dụng không thể thiếu vẫn được các nhà sản xuất đưa vào chiếc
iPhone của mình là Animoji. Nó đã và đang trở thành ứng dụng hữu ích được ưa
chuộng hàng đầu của những tín đồ iPhone và đang từng bước phát triển ở tầm cao
mới.

36
Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Ngọc Hạnh & Nguyễn Đông Triều & Huỳnh Trị An, Giáo trình
Marketing căn bản, Trường Tài chính – Hải quan, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Booz, Allen & Hamilton (1982), New Product Managemant for the 1980s,
NewYork Inc.
[3] https://vi.wikipedia.org/wiki/Apple_Inc.#cite_note-174
[4] https://tieudungplus.vn/nhung-uu-nhuoc-diem-iphone-x

37

You might also like