You are on page 1of 55

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN
NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG (NÂNG CAO) CHUỖI

CUNG ỨNG CÀ PHÊ.

Nhóm học phần : 010141900101

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thành Luân

Sinh viên thực hiện : Nhóm 7

TP Hồ Chí Minh , ngày 25 tháng 5 năm 2023


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... i

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................................... ii

LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................iii

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG ........................................................ 1

1.1. Chuỗi cung ứng................................................................................................................... 1

1.1.2. Mô hình chuỗi cung ứng ............................................................................................. 1

1.1.3. Các yếu tố của chuỗi cung ứng ................................................................................... 2

1.1.4. Quản lí chuỗi cung ứng ............................................................................................... 3

1.1.5. Mục tiêu của chuỗi cung ứng ..................................................................................... 3

1.1.6. Tính cần thiết của của chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng ........................ 4

II. CÀ PHÊ ..................................................................................................................................... 4

2.1. Giới thiệu về cà phê ............................................................................................................ 4

2.2. Chuỗi cung ứng cà phê....................................................................................................... 5

2.3. Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê ............................................................................................. 6

III. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM ........................................................... 6

3.1. Thực trạng nhà sản xuất trong nước ................................................................................ 6

3.2. Thực trạng nhà cung ứng .................................................................................................. 9

3.2.1. Thực trạng nhà cung ứng thế giới ............................................................................. 9

3.2.2. Thực trạng nhà cung ứng trong nước ..................................................................... 11

3.3. Thực trạng về sản phẩm .................................................................................................. 14

3.4. Thực trạng nhu cầu về tiêu thụ ....................................................................................... 16

3.4.1. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới........................................................................ 16

3.4.2. Nhu cầu tiêu thụ cà phê Việt Nam trên quốc tế...................................................... 20

3.4.3. Nhu cầu tiêu thụ khách hàng trong nước ............................................................... 22

3.5. Thực trạng về vận chuyển ............................................................................................... 24


3.5.2. Cảng vận chuyển tại Việt Nam................................................................................. 26

3.6. Các rủi ro của cà phê Việt Nam ...................................................................................... 28

3.6.1. Môi trường tự nhiên .................................................................................................. 28

3.6.2. Môi trường xã hội ...................................................................................................... 28

IV. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CHO SẢN PHẨM. .............................. 29

4.1. Giải pháp 1: Tổ chức liên kết chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu ....................... 29

4.1.1. Nội dung của giải pháp ............................................................................................. 29

4.1.2. Trình tự thực hiện ..................................................................................................... 30

4.1.3. Lợi ích của giải pháp ................................................................................................. 33

4.2. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng cà phê .................................... 33

4.2.1. Nội dung của giải pháp ............................................................................................. 33

4.2.2. Trình tự thực hiện ..................................................................................................... 34

4.2.3. Lợi ích của giải pháp ................................................................................................. 34

4.3. Giải pháp 3: Giải pháp về xúc tiến thương mại để quảng bá và mở rộng thị trường
và xây dựng thương hiệu cà phê Việt .................................................................................... 34

4.3.1. Nội dung của giải pháp ............................................................................................. 35

4.3.2. Trình tự thực hiện ..................................................................................................... 35

4.3.3. Lợi ích của giải pháp ................................................................................................. 36

4.4. Giải pháp 4: Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của ngành phối hợp với các chính
sách của Nhà nước và chuẩn hóa chất lượng cà phê xuất khẩu ......................................... 36

4.4.1. Nội dung của giải pháp ............................................................................................. 36

4.4.2. Trình tự thực hiện ..................................................................................................... 36

4.4.3. Lợi ích của giải pháp ................................................................................................. 37

V. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT KHI THỰC HIỆN GIẢI
PHÁP NÀY. ................................................................................................................................. 37

5.1. Giải pháp 1: Tổ chức liên kết chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu ....................... 37

5.1.1. Khó khăn .................................................................................................................... 37

5.1.2. Hướng giải quyết ....................................................................................................... 38

5.2. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng cà phê .................................... 38
5.2.1. Khó khăn .................................................................................................................... 38

5.2.2. Hướng giải quyết ....................................................................................................... 38

5.3. Giải pháp 3: Giải pháp về xúc tiến thương mại để quảng bá và mở rộng thị trường
và xây dựng thương hiệu cà phê Việt .................................................................................... 39

5.3.1. Khó khăn .................................................................................................................... 39

5.3.2. Hướng giải quyết ....................................................................................................... 39

5.4. Giải pháp 4 : Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của ngành phối hợp với các chính
sách của Nhà nước và chuẩn hóa chất lượng cà phê xuất khẩu ......................................... 39

5.4.1. Khó khăn .................................................................................................................... 39

5.4.2. Hướng giải quyết ....................................................................................................... 40

KẾT LUẬN ......................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................

PHỤ LỤC..........................................................................................................................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải từ tiếng Anh Diễn giải từ tiếng Việt
Chi phí - Bảo hiểm -
CIF Cost - Insurance - Freight
Cước tàu
FCL Full Container Load Hàng nguyên container
Foreign Direct Đầu tư trực tiếp nước
FDI
Investment ngoài
FOB Free On Board Giao lên tàu
International Coffee
ICO Tổ chức Cà phê Quốc tế
Organization
Hàng gửi lẻ, hàng xếp ít
LCL Less than Container Load
hơn một container
Supply Chain Operation Mô hình tham chiếu hoạt
SCOR
Reference động chuỗi cung ứng
United States Department
USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
of Agriculture
Vietnam Coffee - Cocoa Hiệp hội cà phê – ca cao
VICOFA
Association Việt Nam

DANH MỤC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG

1 Hình 1.1: Sơ đồ mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung 2


ứng (SCOR)

2 Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê truyền thống 6

3 Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê trong mô hình mới 6

4 Hình 3.1: Bản đồ khu phân bố cây cà phê trên thế giới 10

5 Hình 3.2: Biểu đồ sản lượng cà phê thế giới qua các niên vụ và 11
tồn kho cuối kì

6 Hình 3.3: Biểu đồ năng suất cà phê Việt Nam từ năm 2005 đến 12
năm 2022
7 Hình 3.4: Biểu đồ diễn biến giá cà phê xuất khẩu từ năm 2020- 14
2022

8 Hình 3.5: Biểu đồ giá cà phê nội địa trung bình năm 2022 15

9 Hình 3.6: Biểu đồ giá cà phê trung bình từ niên vụ 2017-2018 đến 15
2021-2022

10 Hình 3.7: Biểu đồ xuất khẩu cà phê nhân xanh thế giới trong 6 17
tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng 10/2022 đến tháng 1/2023)

11 Hình 3.8: Tỷ trọng cà phê Arabica và Robusta trong tổng xuất 17


khẩu cà phê nhân toàn cầu từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023

12 Hình 3.9: Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 6 tháng đầu niên vụ 18
2022-2023

13 Hình 3.10: Xuất khẩu cà phê của các khu vực trong 6 tháng đầu 19
niên vụ 2022 - 2023

14 Hình 3.11: Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 20
2021-2023

15 Hình 3.12: Biểu đồ các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam 21
năm 2022

16 Hình 3.13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 22
trong 4 tháng đầu năm 2023 (% tính theo khối lượng)

17 Hình 3.14: Cảng Sài Gòn 26

18 Hình 3.15: Cảng Hải Phòng 27

19 Hình 3.16: Cảng Đà Nẵng 27


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tham gia vào chuỗi sản xuất, xuất khẩu cà phê thế giới đã ngót nghét hơn 40 năm, cà
phê nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về hình ảnh, thương hiệu, quy mô sản xuất,
năng suất và sản lượng. Với vị thế số 1 thế giới hiện tại về sản lượng cà phê vối (Robusta),
Việt Nam trở thành nguồn cung ứng, một mắt xích quan trọng trong thị trường, đóng góp
tỉ trọng đáng kể vào cán cân cung cầu thị trường cà phê thế giới. Tuy nhiên, chuỗi cung
ứng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vẫn chưa thật sự bền vững với các vấn đề về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả, năng suất, việc kinh doanh theo chuỗi cung ứng
“tự phát”, không có tính liên kết lâu dài, nguồn sản lượng thiếu ổn định, cạn kiệt tài
nguyên,.. luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với toàn ngành cà phê Việt Nam nói chung,
khiến cho cà phê Việt Nam luôn chịu thua thiệt trên thị trường thế giới.
Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề này, nhóm em đã quyết định làm đề tài về “Giải
pháp nâng cao quản lý chuỗi cung ứng cà phê ở Việt Nam” . Tiểu luận tập trung vào tìm
hiểu quản lý chuỗi cung ứng là gì, các vấn đề liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng trong
ngành cà phê ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp có liên quan để khai thác hiệu quả chuỗi
cung ứng cho ngành này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã đặt ra các mục tiêu sau:
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, phát triển chuỗi cung ứng cà phê bền
vững.
-Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng của cà phê nước ta hiện nay thông qua việc tham
khảo, đối chiếu về tình hình, tài liệu của các niên vụ cà phê và doanh nghiệp trong nước
trong thời gian gần đây.
-Đưa ra các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng cho cà phê của Việt Nam để phát
triển bền vững và hội nhập vào thị trường đổi mới mang tính toàn cầu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu chính: chuỗi cung ứng cà phê nhân Việt Nam niên vụ 2021-
2022 và niên vụ 2022-2023.
-Phạm vi nghiên cứu: thông tin về tình hình, thực trạng thu thập được từ các hiệp
hội, tổ chức cà phê, Tổng cục Hải quan,..
4. Phương pháp nghiên cứu

Các báo cáo liên quan đến cà phê nhân của Việt Nam tập hợp từ VICOFA, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, báo cáo thị trường cà phê của các năm, các bài báo liên
quan, các thông tin trên Internet, ý kiến, quan điểm của các thành viên trong nhóm.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Chuỗi cung ứng

1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm
thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà
cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. [1]

Hay chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, các hoạt động, thông tin
và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi
cung ứng) đến khách hàng. Các hoạt động chuỗi cung ứng chuyển đổi tài nguyên tự nhiên,
vật liệu thô và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh được vận chuyển tới khách hàng.
[2]

Nhìn chung, các khái niệm trên đều quan niệm rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết
giữa các công ty ở các giai đoạn từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế biến,
đóng gói và cuối cùng là sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng.

1.1.2. Mô hình chuỗi cung ứng

Có rất nhiều mô hình giúp doanh nghiệp xây dựng được cấu trúc của 1 chuỗi cung
ứng từ chiến lược đến thực thi và SCOR (Supply Chain Operation Reference – Mô hình
tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng), được đánh giá là một trong những mô hình chuẩn
mực nhất hiện nay. [3]

SCOR là hệ thống các quy trình được thiết kế từ trên xuống, từ chiến lược đến vận
hành, thực thi hoạt động để từ đó doanh nghiệp có định hướng đúng hơn cả về hai phương
diện tương thích với chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo sự thống nhất và kết dính giữa
các thành phần (bốn quy trình quan trọng) của chuỗi cung ứng (mua hàng, sản xuất, giao
hàng và thu hồi) theo một hệ thống đo lường hiệu quả chung. [3]

1
Hình 1.1: Sơ đồ mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR)

Mô hình này sẽ giúp không chỉ giúp cải tiến, thúc đẩy hoàn thiện chuỗi cung ứng mà
còn giúp các doanh nghiệp đứng vững trước những khó khăn, rủi ro trong quản lý doanh
nghiệp của mình. Bên cạnh đó, SCOR còn đáp ứng được những yêu cầu, thách thức của
các điều kiện kinh doanh trong môi trường kinh doanh thay đổi và cạnh tranh ngày càng
tăng.

1.1.3. Các yếu tố của chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng thường chịu sự tác động của 5 yếu tố cơ bản là: sản xuất, tồn
kho, vị trí, vận tải và thông tin.
- Sản xuất: là năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm bao gồm
các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho hàng.
- Hàng tồn kho: có mặt liên tục trong chuỗi cung ứng, bao gồm từ nguyên liệu đến
bán thành phẩm và thành phẩm được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ nắm
giữ.
- Vị trí: là nơi thỏa mãn được tính hiệu quả và thích ứng nhanh của chuỗi cung ứng.
Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến các chi phí và đặc tính của chuỗi cung

2
ứng, đồng thời cũng phản ánh chiến lược cơ bản của doanh nghiệp trong việc xây dựng và
phân phối sản phẩm ra thị trường.
- Vận tải: vận tải là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm
giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Với các cách thức vận chuyển khác
nhau, các nhà quản lý lập ra các lộ trình và mạng lưới di chuyển phù hợp với công ty của
mình để tối ưu và tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng.
- Thông tin: là nền tảng đưa ra quyết định của các yếu tố ảnh hưởng lên chuỗi cung
ứng, là sự kết nối vững chắc giữa các hoạt động và giúp tối đa hóa lợi nhuận của toàn chuỗi.
1.1.4. Quản lí chuỗi cung ứng
Cùng với sự ra đời của chuỗi cung ứng là những phương thức quản lý chuỗi cung
ứng, những cách thức tác động đến hoạt động của chuỗi cung ứng để đạt được kết quả
mong muốn.
Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu,
sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng,
phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. [2]
Đại khái có thể hiểu quản lý chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức tích hợp
một cách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm
phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc và đúng yêu cầu về chất
lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu
cầu về mức độ phục vụ.
1.1.5. Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng.
Từ nhà cung cấp đến các cơ sở sản xuất, các kho lưu trữ, trung tâm phân phối, các nhà bán
lẻ, các cửa hàng. Quản lý chuỗi cung ứng cần phải kiểm soát được tác động của các thành
tố này đến chi phí cũng như vai trò của chúng trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với
nhu cầu khách hàng.
Bên cạnh đó là đạt được sự hiệu quả trên toàn hệ thống như tổng chi phí của toàn hệ
thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất
và thành phẩm cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác, đó chính là làm sao để tối đa
hóa giá trị tạo ra cho toàn bộ hệ thống, lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự
thành công của chuỗi cung ứng càng lớn.

3
1.1.6. Tính cần thiết của của chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các
doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà còn phải tham gia vào
công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Bởi lẽ, khi doanh
nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu
sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và
dịch vụ của nhà cung cấp, các hình thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và
những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối.

Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày
càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã thúc ép các doanh
nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó. Thêm vào đó, những tiến
bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải (truyền thông di động,
Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi
cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó.

II. CÀ PHÊ
2.1. Giới thiệu về cà phê
Cà phê là một loại quả hạch, bên trong quả có màu đỏ hoặc tím, bắt nguồn từ vùng
nhiệt đới châu Phi và trên các khu vực thuộc đường xích đạo. [4]

Giống cây này hiện nay đã được trồng phổ biến tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ
yếu thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. [5]

Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè (Arabica) và cà phê vối
(Robusta). Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến theo các cách thức khác nhau,
rang, xay và pha với nước. Quy trình chế biến có nhiều dạng, hạt cà phê khô được rang
trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, sau khi rang lại được đem đi xay theo các kích
cỡ hạt mịn hay thô rồi được ủ với nước sôi hoặc nước lạnh, tùy thị hiếu, để tạo ra cà phê
dưới dạng thức uống. [5]

4
2.2. Chuỗi cung ứng cà phê
Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước khác nhau,
nhưng thường bao gồm:
- Người trồng cà phê: thường trồng cà phê trên thửa đất nhỏ chỉ từ 1 hoặc 2 hécta và
có nhiều người thực hiện luôn cả khâu sơ chế (phơi khô và tách vỏ).
- Người trung gian: có thể tham gia vào nhiều mảng của chuỗi cung ứng. Họ có thể
mua cà phê ở bất kỳ giai đoạn nào giữa trái cà phê chín và cà phê non (xanh), sau đó tiến
hành sơ chế hoặc thu gom đủ lượng cà phê từ nhiều hộ nông dân, rồi vận chuyển bán cho
người chế biến, cho trung gian khác hoặc cho thương lái.
- Người chế biến: là những hộ nông dân có thiết bị chế biến cà phê hoặc nông dân
trồng cà phê và người chế biến hợp tác để mua thiết bị chế biến cà phê.
- Đại lý chính phủ: ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm soát, có
lẽ bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán đấu giá cho
nhà xuất khẩu.
- Nhà xuất khẩu: mua cà phê từ các đối tác hoặc đấu thầu và sau đó bán cho các
thương lái. Kiến thức chuyên môn về khu vực địa phương và nhà sản xuất cho phép họ
đảm bảo chất lượng của chuyến hàng.
- Thương lái: cung cấp trái cà phê cho những người rang cà phê với đúng số lượng,
đúng lúc và mức giá có thể chấp nhận cho cả người mua và người bán.
- Nhà sản xuất: ví dụ như Nestlé có các chuyên gia chế biến hạt cà phê tươi thành
thức uống. Công ty cũng có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm thông qua các hoạt động
marketing, làm thương hiệu và đóng gói.
- Người bán lẻ: là những người bán cà phê trong siêu thị lớn, cho đến khách sạn và
các cửa hàng ăn uống, tạp hóa.

5
2.3. Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê

Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê truyền thống

Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê trong mô hình mới

III. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM

3.1. Thực trạng nhà sản xuất trong nước

Hiện nay, cả nước có hơn 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê
rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. [6]

Trong năm 2022, khi mà việc thắt chặt tín dụng của ngân hàng đã khiến các doanh
nghiệp không thể giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch và lâm vào tình trạng khó khăn khi
niên vụ cà phê 2022 – 2023 bắt đầu.

Tháng 10/2022 là lúc cà phê bước vào mùa thu hoạch, nhu cầu vay vốn của doanh
nghiệp trên đà tăng cao nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh vì đa phần nông dân sẽ thu
hoạch và bán sớm để có thể trang trải chi phí sản xuất và nhu cầu sinh hoạt. Đây cũng là
thời điểm mà các doanh nghiệp ngành cà phê cần có đủ lượng vốn để thu mua và điều tiết

6
kế hoạch bán, tránh tình trạng bị ép giá do khối lượng lớn cà phê khi thu hoạch tập trung
vào chính vụ.

Niên vụ cà phê 2022-2023, doanh nghiệp nội địa bị thiếu nguồn vốn do tín dụng
không cung ứng kịp thời, khiến thị trường không có cạnh tranh về giá, đối tượng bị ảnh
hưởng, bị thiệt thòi trước mắt là nông dân. [7]

Bên cạnh đó, lãi suất cao nên doanh nghiệp sử dụng cà phê tới đâu thì mua tới đó,
không dự trữ như những năm trước. Từ đó, dẫn đến cà phê bị ép giá tương đối nhiều.Tính
đến hết tháng 4/2023, các doanh nghiệp đang giao dịch, niêm yết trên sàn đã công bố kết
quả doanh thu quý I/2023 với sự tăng trưởng so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh sản lượng.

Nhờ tiết giảm chi phí hoặc có thêm doanh thu tài chính, một số doanh nghiệp như
Vinacafe Biên Hòa hay Cà phê Thắng Lợi báo lợi nhuận gấp 2 - 3 lần cùng kỳ. Nhưng
cũng có các công ty do giá vốn cao nên bị ăn mòn lợi nhuận thậm chí thua lỗ. Thu thập số
liệu từ báo cáo thị trường cà phê quý I năm 2023 của một số doanh nghiệp sản xuất lớn ở
Việt Nam được trình bày như sau:

Vinacafe Biên Hòa báo lãi gấp 2,8 lần cùng kỳ

Quý I/2023, doanh thu thuần của Vinacafe Biên Hòa (Mã: VCF) đạt
439 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 118% lên 13,5 tỷ do tối ưu hóa dòng tiền và
không còn phát sinh khoản trích lập dự phòng vào công ty con. Kết quả, công ty lãi sau
thuế 73 tỷ đồng, gấp 2,8 lần quý I/2022.

Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lần lượt ở mức 1.118 tỷ và 317 tỷ,
không thay đổi nhiều so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ là 1.735 tỷ với lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối lên tới 1.226 tỷ đồng.

Tóm lại, Vinacafe Biên Hòa đã thực hiện được 18% chỉ tiêu doanh thu và 19% mục
tiêu lợi nhuận sau ba tháng. [8]

7
Cà phê Thắng Lợi: Lợi nhuận tăng trưởng hơn 350%

Quý I/2023, doanh thu thuần của Cà phê Thắng Lợi (Mã: CFV) tăng
24% so với cùng kỳ lên 115 tỷ đồng, chủ yếu là do đẩy mạnh sản lượng
xuất khẩu vá giá bán tăng. Công ty lãi gộp 5 tỷ đồng.

Công ty lãi sau thuế gần 1,4 tỷ đồng nhờ tiết giảm các chi phí, tăng 351% so với cùng
kỳ. Công ty đã thực hiện được 31% chỉ tiêu doanh thu và 42% mục tiêu lợi nhuận sau một
quý.

Vốn chủ sở hữu của công ty tại cuối kỳ là 139 tỷ, với vốn góp là 126 tỷ cùng lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối là 2,7 tỷ. [8]

Cà phê Phước An thua lỗ do kinh doanh dưới giá vốn

Doanh thu thuần quý I/2023 tăng 162% lên 7,7 tỷ đồng. Kinh doanh
dưới giá vốn khiến công ty ghi nhận lợi nhuận gộp âm 450 triệu
đồng.Trừ đi các chi phí, công ty lỗ sau thuế 3,5 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ
670 triệu đồng.

Năm 2023, Cà phê Phước An đặt mục tiêu tổng doanh thu 50 tỷ đồng, dự kiến lỗ
trước thuế 3,5 tỷ. Tính đến cuối quý I, công ty lỗ lũy kế hơn 166 tỷ đồng. Khoản lỗ này đã
ăn mòn vốn chủ sở hữu của công ty còn 70 tỷ.

Tại ngày 31/3/2023, tổng tài sản của công ty giảm 6% so với đầu năm về 129 tỷ đồng,
chủ yếu do lượng hàng tồn kho. [8]

Cà phê Gia Lai: Không có nguồn thu từ việc bán cà phê

Doanh thu thuần quý I/2023 của Cà phê Gia Lai (Mã: FGL) chỉ đạt 22 triệu
đồng so với mức 4,3 tỷ đồng cùng kỳ, giảm hơn 99%. Theo thuyết minh,
doanh thu đến hoàn toàn từ hợp tác kinh doanh, không đến từ việc buôn
bán cà phê.
Ngoại trừ các chi phí, công ty lỗ sau thuế 2,7 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ 2,9 tỷ
đồng cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 3, doanh nghiệp này lỗ lũy kế hơn 77 tỷ đồng, khiến
vốn chủ sở hữu chỉ còn chưa tới 70 tỷ.

8
Năm 2023, Cà phê Gia Lai đặt mục tiêu doanh thu gần 148 tỷ đồng. Lợi nhuận trước
thuế kỳ vọng 140 triệu đồng. [8]

CTCP Minh Khang Capital Trading Public: Lãi sau thuế 232 triệu
đồng

Quý I/2023, doanh thu thuần của công ty tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái
lên 31 tỷ đồng. Kết quả công ty lãi sau thuế 232 triệu, tăng 9%. Hiện công
ty chưa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 cũng như chưa tổ chức cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Cuối tháng 3/2023, tổng tài sản của CTP tăng 5% lên 184 tỷ đồng, hàng tồn khi ở
mức 35 tỷ đồng, lượng tiền, tương đương tiền còn 224 triệu đồng. [8]

3.2. Thực trạng nhà cung ứng

3.2.1. Thực trạng nhà cung ứng thế giới

Thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cà phê, trong đó bao gồm:

-Châu Phi: Với trọng tâm là các nước Trung và Đông Phi. Đã có những thị trường
xuất khẩu cho hạt cà phê từ Kenya, Burundi, Malawi, Rwanda, Tanzania, Zambia,..

-Châu Mĩ: Với hai khu vực chính là vùng cà phê Trung Mỹ và Nam Mỹ như: Brazil,
Cuba, Colombia, Costa Rica, Jamaica, Ecuador, Paraguay, Mexico, Panama, Hawaii,..

-Châu Á: Một số quốc gia Đông và Tây Nam Á như: Ấn Độ, Yemen, Indonesia, Thái
Lan và Việt Nam.

9
Hình 3.1: Bản đồ khu phân bố cây cà phê trên thế giới

Thị trường cà phê tháng 2/2023 sôi động hơn bởi những lo ngại về thiếu hụt nguồn
cung trong ngắn hạn. Giá cà phê Arabica trên sàn New York đã phục hồi trong thời gian
gần đây, nhưng vẫn thấp hơn thị trường nội địa Brazil. Trong khi đó, lượng tồn kho xuống
thấp sau hai vụ mùa yếu kém khiến người nông dân không muốn bán ra ở mức giá hiện tại.
Trong bối cảnh này, các thương nhân quốc tế đang cố gắng tìm kiếm nguồn cung cà phê
tại các nước sản xuất khác với mức giá gần với giá tương lai trên sàn New York. [9]

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu
dự báo tăng 6,6 triệu bao so với niên vụ trước lên 172,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
Chủ yếu là do cây cà phê Arabica của Brazil bước vào năm được mùa theo chu kỳ sản xuất
hai năm một lần. [10]

10
Hình 3.2: Biểu đồ sản lượng cà phê thế giới qua các niên vụ và tồn kho cuối kì

(Nguồn: USDA).

ICO giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2022-2023 ở mức 167,2
triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Trong khi tiêu thụ cà phê
thế giới được dự báo sẽ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, so với
164,9 triệu bao của vụ 2020-2021. Như vậy, tiêu thụ dự kiến sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao.
[9]

3.2.2. Thực trạng nhà cung ứng trong nước

Sản lượng của Việt Nam - nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới được dự báo
đạt 30,2 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, giảm 1,4 triệu bao so với vụ thu hoạch kỷ lục
trước đó. Diện tích sản xuất của Việt Nam nhìn chung không thay đổi với hơn 95% sản
lượng vẫn là cà phê Robusta. Sản lượng niên vụ cà phê năm nay của Việt Nam cũng được
dự báo giảm. Năm 2022, mùa mưa bắt đầu sớm hơn so với các năm trước giúp cây cà phê
ra hoa và phát triển tốt. Điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường giúp giảm chi phí tưới
tiêu. Tuy nhiên, giá phân bón đã tăng tới 70% trong năm ngoái. Điều này khiến cho người
trồng cà phê giảm sử dụng phân bón, dẫn đến năng suất và sản lượng dự kiến sẽ thấp hơn
so với niên vụ trước. [9]

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao (VICOFA) cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2021 -
2022 (từ 1/10/2021 đến 30/9 ) ước tính khoảng 1,73 triệu tấn, thay đổi không đáng kể so
với niên vụ trước đó. Tổng diện tích trồng không đổi, khoảng 600.000 ha. [10]

11
Sản lượng niên vụ 2022 - 2023 dự kiến giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021 -
2022 xuống khoảng 1,47 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích trồng cà phê có
xu hướng giảm do người dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn như sầu
riêng, bơ hoặc trồng xen canh trong vườn. [9]
Diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng suất đạt 28,2
tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện
tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước.Trong đó Gia Lai chiếm khoảng 14% , Đăk
Nông chiếm khoảng 23%, Đăk Lăk chiếm hơn 30%. [9]

Hình 3.3: Biểu đồ năng suất cà phê Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2022

Thời tiết thuận lợi, mưa đúng thời điểm trong giai đoạn gieo trồng, ra hoa, thu hái
nên chất lượng tốt, đồng đều, tỉ lệ hạt trên sàn cao. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ngành cà phê Việt Nam đã phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng, từng
bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê hiện đại, đa dạng sản phẩm, phù hợp thị hiếu
thị trường. Nhiều tiến bộ đã được áp dụng vào sản xuất như: giống mới, kỹ thuật thâm
canh, tưới nước tiết kiệm, trồng xen, thiết kế cảnh quan, sơ chế, bảo quản, sản xuất có
chứng nhận và nhất là tái canh cà phê đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sản
phẩm cà phê. [10]

Việt Nam đã hình thành công nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang
xay, cà phê hòa tan và hệ thống kho bảo quản 2,36 triệu tấn/năm. Đưa cà phê Việt Nam
hướng tới phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu xây
dựng và triển khai một số chính sách hỗ trợ phát triển như: Đề án phát triển cà phê bền
12
vững, Đề án tái canh cà phê, Đề án sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”,
thành lập Ban chỉ đạo tái canh cà phê, Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. [10]

Để sản xuất và xây dựng thương hiệu cà phê bền vững, nhiều địa phương nhiều cơ
sở, đơn vị đã tích cực đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể được bảo hộ, nhãn hiệu
chứng nhận được bảo hộ. Ngoài ra, việc xây dựng mã số vùng trồng đang được ngành nông
nghiệp triển khai ở các địa phương.

Tuy nhiên, hơn 80% sản lượng cà phê của VN do các hộ cá thể sản xuất. Đây là đối
tượng sản xuất hoàn toàn tự do, chưa có ai đứng ra quản lý về quy trình sản xuất, thu hái
chế biến. Và vì thế mỗi hộ tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh, sở thích mà có cách làm khác
nhau. Đa số các hộ dân vào mùa thu hái đều có chung suy nghĩ “xanh nhà hơn già đồng”,
vì thế họ tuốt cả cành lúc quả còn xanh. Hái xanh, tuốt cả cành, có lợi về công thu hái, đỡ
bị mất cắp, nhưng sẽ làm giảm sản lượng (khoảng 10%) và chất lượng của sản phẩm.

Việc phơi phóng sau khi thu hái cũng mỗi hộ mỗi cách, tuỳ theo điều kiện. Có nơi
được phơi trên sân xi măng khá sạch sẽ, có nơi phải đổ trên sân đất, gặp năm thời tiết mưa
nhiều thì hạt cà phê lẫn trong bùn đất nên khi thử nếm cà phê có mùi đất và cả mùi nấm
mốc cũng là điều dễ hiểu.

Trong chế biến, các hộ cá thể chỉ biết làm theo cách truyền thống: phơi khô, xát vỏ,
nên màu sắc không đẹp, nhiều hạt bị giập vỡ, cũng vì vậy mà chất lượng cà phê Việt Nam
không cao, không đồng đều.

Có thể thấy, trình độ sản xuất của ta còn thấp, manh mún và chưa theo hướng sản
xuất dây chuyền chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa các đơn vị sản xuất
cũng như thiếu gắn kết giữa nhà sản xuất và đơn vị thu mua, xuất khẩu. Vì vậy, khi có thay
đổi bất lợi xảy ra, các bên liên quan đều không sẵn sàng vào cuộc, lại càng không thể hỗ
trợ, bảo vệ nhau, gây thiệt hại về kinh tế và mất uy tín với bạn hàng.

Tổng quan mà nói, sản xuất cà phê của chúng ta đa phần là sản phẩm cà phê nhân,
điều này cho thấy trang thiết bị máy móc cũng như trình độ quản lý của ta vẫn còn đang
rất hạn chế và chưa phát huy được những nguồn lực sẵn có. Do vậy, các ban, ngành quản
lý, cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện cho các chủ vườn, nơi chế biến còn với cơ sở
vật chất còn thô sơ có điều kiện tiếp cận với trang thiết bị máy móc tân tiến, hiện đại hơn.
Hơn nữa, cần thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ để gia tăng năng suất cho toàn bộ
13
chuỗi cung ứng, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời phát triển hiệu quả năng lực
sản xuất trong nước và gây dựng uy tín của cà phê nước ta trên thị trường thế giới.

3.3. Thực trạng về sản phẩm


Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê
ra thị trường thế giới trong năm 2022 với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng 13,8% về
lượng và tăng 32% về trị giá so với năm 2021. [10]

Năm 2022, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 ghi nhận mức cao nhất
trong nhiều năm qua với bình quân 2.282 USD/tấn, tăng 16% so với năm 2021. [10]

Hình 3.4: Biểu đồ diễn biến giá cà phê xuất khẩu từ năm 2020-2022
(Đơn vị: USD/tấn). Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan).

Thị trường cà phê trong nước cũng biến động mạnh trong năm 2022, giá cà phê nhân
xô tại các tỉnh Tây Nguyên duy trì quanh mức 40.000 – 44.000 đồng/kg trong 7 tháng đầu
năm, sang đến tháng 8 giá tăng vọt lên gần 51.000 đồng/kg, sau đó biến động theo xu
hướng giảm trong các tháng tiếp theo. [10]

Nguồn cung cà phê được bổ sung từ vụ thu hoạch 2022-2023 và triển vọng kém khả
quan của nền kinh tế toàn cầu được cho là những yếu tố chính gây áp lực giảm giá lên thị
trường trong thời gian gần đây. [10]

14
Hình 3.5: Biểu đồ giá cà phê nội địa trung bình năm 2022
(Đơn vị: đồng. Nguồn: Tổng hợp).

Nếu tính theo niên vụ, giá cà phê niên vụ 2021 - 2022 tăng đáng kể so với trung bình
5 năm trở lại đây. Theo đó, giá cà phê nội địa trung bình trong niên vụ 2021 – 2022 khoảng
43.500 đồng/kg tăng 25% so với vụ trước và tăng 17% so với trung bình 5 năm. [10]

Hình 3.6: Biểu đồ giá cà phê trung bình từ niên vụ 2017-2018 đến 2021-2022
(Nguồn: VICOFA)

Sau khi thu hoạch, người nông dân làm khô cà phê bằng cách phơi hoặc sấy trong lò
thủ công, xay sát tách vỏ. Người nông dân có thể tích trữ hoặc kí gửi cho các đại lý hoặc
các thương lái gần nơi sinh sống rồi bán lại cho các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước
và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sơ chế (cà phê nhân) rồi xuất khẩu.
Xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến như cà phê rang xay và cà phê hoà tan ở Tây
Nguyên trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Các công ty sản xuất và
chế biến cà phê rang xay và hòa tan lớn của vùng có thể kể đến như Trung Nguyên Simeco,
Anh Minh, Armajaro, Thắng Lợi, Phước An…
15
Sau khi thu mua, các đại lý, thương lái sẽ bán lại cho các công ty kinh doanh, xuất
khẩu cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Quy trình mua
– bán diễn ra đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho các bên, đặc biệt là người nông
dân và người mua cuối cùng từ đại lý, lái buôn. Một trong những phương thức giao dịch
cà phê khác ở Tây Nguyên trong những năm gần đây là phương thức liên kết giữa nông hộ
- doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc qua trung gian như Hợp tác xã, đại lý thu mua,..

3.4.Thực trạng nhu cầu về tiêu thụ

3.4.1.Nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới

Thống kê của ICO cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 3 tiếp tục giảm
9,3% so cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 12 triệu bao. Với kết quả này, xuất khẩu cà phê
toàn cầu trong 6 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (20/10/2022 đến 20/3/2023) đã giảm 6,4%,
tương đương 4,2 triệu bao so với cùng kỳ niên vụ trước xuống còn 62,3 triệu bao. [8]

Hiện cà phê nhân xanh vẫn chiếm hơn 90% thương mại cà phê toàn cầu, với 10,9
triệu bao được xuất khẩu trong tháng 3, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng
6 tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 56,3 triệu bao, giảm 6,1%
so với cùng kỳ niên vụ 2021-2022. [8]

Theo các nhóm cà phê nhân, các lô hàng Arabica khác đã giảm 17,1% trong tháng 3
xuống 2,1 triệu bao. Qua đó đánh dấu tháng thứ 6 liên tiếp tăng trưởng âm kể từ đầu niên
vụ cà phê mới. Do đó, khối lượng xuất khẩu lũy kế của nhóm cà phê này đã giảm 18,2%
trong 6 tháng đầu niên vụ 2022-2023 xuống còn gần 8,9 triệu bao. [8]

16
Hình 3.7: Biểu đồ xuất khẩu cà phê nhân xanh thế giới trong 6 tháng đầu niên vụ 2022-
2023 (tháng 10/2022 đến tháng 1/2023)

(Nguồn: ICO).

Xuất khẩu nhóm Arabica Brazil cũng giảm 13,5% trong tháng 3 và giảm 7,8% trong
6 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt 18,6 triệu bao so với 20,2 triệu bao cùng kỳ năm trước.
[8]

Ngoài ra, xuất khẩu cà phê Arabica Colombia giảm 17,4% trong tháng 3 và giảm
14,7% xuống 5,6 triệu bao trong 6 tháng đầu niên vụ 2022-2023. [8]

Riêng Robusta xuất khẩu chỉ giảm nhẹ 0,8% trong tháng 3 xuống còn 4,7 triệu bao.
Tuy nhiên, lũy kế trong 6 tháng đầu niên vụ cà phê 2022-2023, xuất khẩu Robusta đã tăng
lên 23,2 triệu bao so với 22,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2021-2022. [8]

Điều này đã giúp tỷ trọng cà phê Robusta trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng
lên mức 41,2% từ 37,3% của cùng kỳ niên vụ trước. Trái lại, tỷ trọng Arabica thu hẹp từ
62,7% xuống 58,8%. [8]

Hình 3.8: Tỷ trọng cà phê Arabica và Robusta trong tổng xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu
từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023

(Nguồn: ICO).

Không chỉ sụt giảm ở mảng cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu giảm
6,5% trong tháng 3 xuống còn hơn 1 triệu bao. Tính chung 6 tháng đầu niên vụ cà phê
2022-2023, tổng cộng 5,67 triệu bao cà phê hòa tan đã được xuất khẩu, giảm 8,8% so với
cùng kỳ niên vụ cà phê trước. [8]
17
Tỷ trọng của cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn duy trì ở mức
10,1%. Về thị trường, Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới với 0,32
triệu bao được xuất khẩu vào tháng 3 năm nay. [8]

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê đã rang tăng 5,9% trong tháng 3 lên 66.393 bao. Tuy
nhiên, tính chung 6 tháng đầu niên vụ cà phê 2022-2023, xuất khẩu cà phê đã rang đạt
358.640 bao, giảm so với 399.479 bao của cùng kỳ năm trước. [8]

Hình 3.9: Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 6 tháng đầu niên vụ 2022-2023

(Nguồn: ICO).

Trong tháng 3, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 17,3% xuống chỉ còn
4,1 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Brazil và Colombia chứng kiến sự sụt giảm
14,3% và 19,2%, đạt lần lượt là 3,1 triệu bao và 0,9 triệu bao, tương ứng tháng tăng trưởng
âm thứ tư của Brazil và thứ chín liên tiếp của Colombia. [8]

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Peru trong tháng 3 vừa qua tiếp tục suy giảm
mạnh 76,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thời tiết bất lợi và tình hình chính trị bất ổn tại
các khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xuất khẩu của nước này. [8]

Bên cạnh đó, sự sụt giảm xuất khẩu còn được lý giải là do mức nền cao của cùng kỳ
năm ngoái, khi đó đã có 4,6 triệu bao cà phê các loại đã được Peru xuất khẩu, tương ứng
khối lượng xuất khẩu lớn thứ hai trong lịch sử của nước này, chỉ sau 4,7 triệu bao của niên
vụ 2011-2012 và tăng 44,8% so với niên vụ 2020-2021. [8]

18
Xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Phi cũng giảm 5% xuống còn 1,12 triệu bao vào
tháng 3. Luỹ kế trong 6 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại, tổng xuất khẩu của khu
vực châu Phi là 6,35 triệu bao, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ. [8]

Trong tháng 3, xuất khẩu cà phê của Bờ Biển Ngà và Kenya giảm lần lượt là 41,4%
và 17,7%, xuống 0,12 triệu bao và 58.340 bao. [8]

Tuy nhiên, Burundi, Rwanda và Uganda lại tăng lần lượt là 86,7%, 249,2% và
2,0%.[8]

Hình 3.10: Xuất khẩu cà phê của các khu vực trong 6 tháng đầu niên vụ 2022 -
2023

(Nguồn: ICO).

Còn với khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu cà phê tháng 3 đạt 1,7 triệu bao,
giảm 15,4% so với cùng kỳ. Kết quả là xuất khẩu của khu vực đã giảm 11,8% trong 6 tháng
đầu niên vụ, đạt tổng cộng 5,8 triệu bao so với 6,5 triệu bao của cùng kỳ 2021-2022. [8]

Ở chiều ngược lại, khu vực châu Á và châu Đại Dương là khu vực duy nhất ghi nhận
tăng trưởng dương từ đầu niên vụ đến nay. Cụ thể, xuất khẩu của khu vực này đã tăng 0,2%
lên 5 triệu bao trong tháng 3 và tăng 2,5% lên hơn 24 triệu bao trong 6 tháng đầu niên vụ
2022-2023. [8]

19
Indonesia là động lực tăng trưởng chính của khu vực với xuất khẩu tháng 3 tăng 16%
lên gần 0,6 triệu bao, bù đắp cho sự suy giảm lần lượt là 1,6% và 1,1% của Ấn Độ và Việt
Nam. [8]

Vào đầu năm nay, Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia cũng đưa ra dự báo
sản lượng cà phê của nước này sẽ giảm 20% trong niên vụ hiện tại do mưa kéo dài tại các
vùng trồng cà phê. [8]

Do đó, sự mở rộng xuất khẩu ở mức hai con số trong tháng 3 của Indonesia chủ yếu
phản ánh tính chất thời vụ và mức nền so sánh ở mức thấp của cùng kỳ. [8]

3.4.2. Nhu cầu tiêu thụ cà phê Việt Nam trên quốc tế

Hiện nay cà phê Việt Nam được xuất sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với thị
phần lớn, chiếm tới 18% số lượng cà phê buôn bán toàn thị trường thế giới. [6]

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan,
trong tháng 4 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 163.607 tấn, trị giá 398,8 triệu USD,
tăng 4,1% về lượng và tăng 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê vẫn giảm 5,5% về lượng
và 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt 716.580 tấn, trị giá hơn 1,63 tỷ USD. [8]

Hình 3.11: Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2021-2023

(Số liệu: Tổng cục Hải quan).


20
Xuất khẩu cà phê tháng 4 được thúc đẩy trong bối cảnh giá xuất khẩu mặt hàng này
tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, với bình quân 2.437 USD/tấn, tăng 6,3% so
với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. [8]

Intimex Group là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước, tiếp đến là Vĩnh
Hiệp và Công ty 2/9.

Hình 3.12: Biểu đồ các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2022
(Nguồn: VICOFA)

Về thị trường xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê sang Liên minh
châu Âu (EU), Nhật Bản, Anh, Trung Quốc, Philippine,.. có xu hướng giảm, trong khi
các thị trường như Mỹ, Nga, Algeria, Indonesia, Mexico,.. lại tăng rất mạnh. [8]

Trong đó, EU tiếp tục là khách hàng lớn nhất với khối lượng đạt 284.285 tấn, trị giá
619,2 triệu USD, giảm 6,5% về lượng và 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ
yếu là do lượng cà phê xuất khẩu sang Bỉ đã giảm đến 57,4%, xuống chỉ còn 33.122 tấn
so với 77.790 tấn của cùng kỳ năm 2022. [8]

Tuy nhiên, lượng cà phê xuất khẩu sang hầu hết thị trường khác trong khu vực lại
tăng như: Đức đạt 99.220 tấn, tăng 3,9%, Italy đạt 70.526 tấn, tăng 25,5%, Tây Ban Nha
đạt 36.019 tấn, tăng 0,5%… Xét về thị phần, EU hiện chiếm đến 40% về lượng và 38%
kim ngạch trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. [8]

21
Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khác cũng giảm trong
4 tháng đầu năm nay như: Nhật Bản giảm 16,2%, Anh giảm 40,4%, Trung Quốc giảm
5,5%,.. [8]

Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 31,1% lên mức 54.055 tấn và
đứng thứ hai về thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam với thị phần 7,5%.

Ngoài ra, lượng xuất


khẩu cà phê sang một số thị
trường khác cũng tăng
mạnh như: Nga tăng
54,4%, Algeria tăng 98,9%,
Ấn Độ tăng 68,6%, Hàn
Quốc tăng 16%, đặc biệt
Indonesia và
Mexico tăng đột 255,4% và
507,5%[8]

Hình 3.13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023
(% tính theo khối lượng)

(Số liệu: Tổng Cục Hải quan).

3.4.3. Nhu cầu tiêu thụ khách hàng trong nước

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu để khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường
thế giới, một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với ngành cà phê Việt Nam là tập trung khai
thác tiềm năng nội địa. [11]

Là quốc gia hơn 100 triệu dân với hơn 300.000 quán cà phê lớn nhỏ đang hoạt động
với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 2% trong giai đoạn 2016-2022, nhu cầu tiêu thụ
cà phê nội địa của Việt Nam cũng cho thấy nhiều triển vọng. [11]

22
Hơn nữa, tỷ lệ tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Việt Nam đang ở mức rất
thấp, chỉ 2kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với Brazil với 5,8kg/người/năm hay các nước
nhập khẩu hàng đầu như Mỹ với 4,2kg/người. mỗi năm và Phần Lan với 12kg mỗi người
mỗi năm. [11]

Tỷ lệ tiêu thụ cà phê trong nước trung bình chỉ đạt khoảng 10% trong 10 năm qua,
thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu lớn như Brazil và Indonesia, nơi có tỷ trọng từ
25% đến 30% sản lượng cà phê. Điều này cho thấy dư địa lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ
cà phê trong nước, góp phần phát triển ngành cà phê Việt Nam. [11]

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường quốc tế có những biến động lớn về nhu cầu tiêu
thụ cà phê do lo ngại suy thoái kinh tế trên diện rộng và những yêu cầu khắt khe hơn về
chất lượng, nguồn gốc cà phê từ thị trường nước ngoài, việc ưu tiên phát triển thị trường
trong nước càng được ưu tiên. được coi là nền tảng giúp ngành cà phê Việt Nam vững vàng
hơn trước những sóng gió của thị trường quốc tế. [11]

Tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê là tương đối, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong
tổng loại thức uống được lựa chọn dùng trong 1 tuần ở Thành phố Hồ Chí Minh thì loại
thức uống này chiếm tới 26%. Con số này có thể nói là khá cao so với hàng loạt loại thức
uống mà thị trường hiện có. Cà phê có thể dùng ở nhiều thời gian trong ngày. Theo khảo
sát cho thấy có 90% người uống cà phê cùng bữa ăn sáng, 50% uống trước khi ăn sáng,
10% uống sau khi ăn sáng, 10% uống sau khi chơi thể thao, 10% uống trước khi ngủ, 90%
uống ngay khi thức dậy. Với nhiều thời điểm để dùng cà phê như thể nên đã góp phần làm
cho tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê ngày càng cao. [12]

Theo nghiên cứu mới nhất của Standard Insights , xem xét mức tiêu thụ, quan điểm,
thói quen và nhận thức của hơn 1.000 người Việt Nam được hỏi về các thương hiệu và chủ
đề khác nhau, người tiêu dùng Việt Nam mua cà phê nhiều nhất (39,6%), tiếp theo là nước
giải khát (35,6%). và trà sữa trân châu (30,7%) .

Các đối tượng khách hàng trong nước


-Những người đam mê sống ảo

23
Đối tượng khách hàng mục tiêu này mới nổi lên những năm gần đây khi điện thoại
thông minh phổ biến. Những người này thường là những bạn trẻ, thích chụp ảnh, check -
in, khám phá những điều mới mẻ, đây là đối tượng rất có tiềm năng phát triển. [13]
-Dân văn phòng
Dân văn phòng là những người có thu nhập ổn định, thường tới quán cà phê để làm
việc, tụ tập bạn bè hoặc gặp gỡ khách hàng, đối tác và đây là cũng là đối tượng mà các cửa
hàng nên để mắt tới. [12]
-Người lao động
Là đối tượng khách hàng bình dân do đó các quán cà phê cũng rất bình dân với giá
cả đồ uống phải chăng từ 15.000 - 35.000đ nhưng chất lượng cũng khá tốt, phù hợp với thu
nhập tương xứng của khách hàng và các quán thường tận dụng vỉa hè làm chỗ ngồi cho
khách. [13]
-Học sinh, sinh viên
Nhóm khách hàng này có độ tuổi rất trẻ và chưa có thu nhập hoặc thu nhập không
cao. Họ thường tới quán cà phê để tụ tập bạn bè hay học nhóm. [13]

3.5. Thực trạng về vận chuyển


Đối với một công ty, tất cả các quy trình của nó được thực hiện hoàn chỉnh nhưng
hoạt động vận tải cũng rất quan trọng. Sản phẩm có bán được nhiều hay không phụ thuộc
vào khâu này. Hoạt động vận tải một cách hiệu quả đòi hỏi quản lý chuỗi cung ứng phải
chọn lọc được đội ngũ vận chuyển nhanh chóng, chất lượng đảm bảo sản phẩm được đến
tay khách hàng một cách nhanh nhất, đúng thời gian, đúng địa điểm.

Ở Việt Nam hiện nay, đa số các mặt hàng nông sản trong đó có cà phê việc vận chuyển
qua các tỉnh thành được phân phối chủ yếu bằng đường bộ qua xe tải lớn. Tùy theo tình
hình, địa bàn, số lượng đơn hàng, thời gian giao hàng và các yêu cầu của khách hàng mà
nhà máy sẽ tính toán để sử dụng xe của mỗi công ty có sẵn hay thuê ngoài cho hợp lý, hiệu
quả:

- Đối với thị trường trong cùng một tỉnh (thành phố): do khoảng cách gần nên
công tác vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận tiện. Xe hàng của nhà máy sẽ giao hàng tại
24
kho cho các chi nhánh theo đơn đặt hàng thường xuyên. Từ đây, xe tải nhỏ của chi nhánh
sẽ phân phối hàng đến các nhà phân phối, đại lý lớn trong tỉnh. Đối với các cửa hàng kinh
doanh nhỏ, lẻ, bộ phận nhân viên thị trường sẽ trực tiếp giao hàng bằng xe máy.

- Đối với thị trường khác tỉnh (thành phố): do địa bàn cách xa nhau nên nhà máy
thường kết hợp nhiều đơn hàng của các thị trường khác và giao chung 1 lần để tiết kiệm
chi phí.

Điểm mạnh mà các công ty nông sản ở Việt Nam trong đó có cà phê đó là kế hoạch
hoạt động vận tải , giao hàng luôn được đề ra rõ ràng theo lộ trình phân phối sản phấm.
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng nhạy bén giảm chi phí vận chuyển tối đa hóa được lợi
nhuận biết phân tích, tính toán hợp lý trên đường đi sẽ kết hợp giao hàng cho các nhà phân
phối nằm trên cùng tuyến đường. Toàn bộ xe tải của nhà máy đều được gắn định vị để kiểm
soát vị trí xe hàng cũng như tránh lãng phí thời gian giao hàng. Một số chuyến hàng sẽ kết
hợp vận chuyển nguyên vật liệu về kho nhà máy.

Nhìn chung, công tác vận tải có nhiều điểm sáng, hoạt động giao hàng linh hoạt, ít
khi xảy ra tình trạng giao trễ, giao muộn. Bên cạnh những điểm sáng đó thì cũng có nhiều
mặt hạn chế. Nếu sử dụng dịch vụ chuyên chở trực tiếp thì chi phí vận chuyển sẽ cao do
mỗi đơn hàng phải giao riêng biệt khi đó lợi thế kinh tế theo quy mô không được khai thác.
Hơn nữa, nếu sử dụng công ty chuyên chở hàng lẻ thì mức phí sẽ rất cao. Do vận chuyển
từ các tỉnh thành chủ yếu bằng đường bộ nên có rất nhiều rủi ro như thời tiết, các tuyến
đường đang trong quá trình sửa chữa, hay tai nạn trong khi giao hàng,.. dẫn đến giao hàng
sẽ bị chậm so với thời gian dự kiến ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mua bán của các
nhà phân phối hay đại lý bán lẻ.
3.5.1 Các phương án vận chuyển cà phê từ Việt Nam
Trong ngành cà phê, hầu hết người mua sẽ chọn vận tải đường biển hơn là vận tải
hàng không. Tại Việt Nam, bạn có thể chọn vận chuyển cà phê từ Việt Nam theo một trong
ba phương thức: vận tải đường biển FCL, vận tải đường biển LCL, vận tải hàng không.
Vận tải đường biển FCL từ Việt Nam

FCL (Full Container Load), cà phê sẽ được chất đầy một container, dài 20 foot hoặc
40 foot. Nếu vận chuyển cà phê với khối lượng lớn, sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc
25
bằng cách vận chuyển FCL. Định giá cho FCL được thực hiện theo tỷ lệ cố định, bất kể
container có đầy hay không.
Vận chuyển đường biển LCL từ Việt Nam

LCL ( Less than Container Load), cà phê sẽ không được chất đầy toàn bộ container
và sẽ chia sẻ không gian với các lô hàng vận chuyển khác đến cùng một điểm đến. Các nhà
xuất khẩu và người mua các lô hàng nhỏ dưới tải container phải đối mặt với các hạn chế
về hậu cần và chi phí. Lưu ý rằng với cà phê hữu cơ, nó có thể không được vận chuyển
trong cùng một thùng chứa với cà phê khác vì nguy cơ nhiễm bẩn.
Vận tải hàng không từ Việt Nam

Vận chuyển đường hàng không thường nhanh hơn nhưng tốn kém hơn nhiều so với
vận chuyển bằng đường biển. Nếu một lô cà phê nhỏ đắt tiền có thể chịu được chi phí trả
cước vận chuyển cho một container đầy thì đôi khi việc sử dụng vận tải hàng không cũng
có hiệu quả về mặt chi phí.

3.5.2. Cảng vận chuyển tại Việt Nam

Các cảng của Việt Nam nằm trên khắp cả nước, ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam,
tạo lợi thế cho các nhà máy Việt Nam trong việc vận chuyển hàng hóa của họ ra quốc tế
một cách nhanh chóng. Dọc bờ biển dài 3.200 km, Việt Nam có tổng cộng 114 cảng biển
đóng vai trò quan trọng trong giao thương toàn cầu. Hãy cùng điểm qua những cảng lớn
nhất Việt Nam này – cảng Sài Gòn (miền Nam), cảng Hải Phòng (miền Bắc) và cảng Đà
Nẵng (miền Trung):
Cảng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 3.14: Cảng Sài Gòn

26
Mã cảng: VNSGN
Cảng Sài Gòn, cảng lâu đời nhất cả nước với hơn 130 năm tuổi, nhiều năm liền có sản
lượng và năng suất hàng hóa thông qua cao nhất cả nước. Nằm ở khu vực phía Nam, bao
trùm toàn bộ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Lưu lượng container qua Cảng
TP.HCM chiếm hơn 65% thị phần của TP.HCM và hơn 40% thị phần của cả nước. Cảng
có một nhà kho rộng 280.000 m2 và một bến tàu dài 3km.
Cảng Hải Phòng – Thành phố Hải Phòng

Hình 3.15: Cảng Hải Phòng

Mã cảng: VNHPH
Cảng Hải Phòng hiện là đầu mối vận tải biển của miền Bắc Việt Nam. Kết nối thuận tiện
với miền nam Trung Quốc, dọc theo hành lang kinh tế phía bắc Việt Nam và gần Hà Nội,
cảng nằm ở vị trí thuận tiện cho vận tải quốc tế. Cảng Hải Phòng có hệ thống mạng tiên
tiến với công nghệ mới nhất. Diện tích bãi container trên 700.000 m2, công suất cảng 10
triệu tấn hàng hóa/năm.
Cảng Đà Nẵng – Thành phố Đã Nẵng

Hình 3.16: Cảng Đà Nẵng


27
Mã cảng: VNDAD
Nằm ở một đầu của Hành lang kinh tế Đông Tây, hành lang kinh tế nối Việt Nam với Lào,
Thái Lan và Miến Điện, Cảng Đà Nẵng là hệ thống cảng biển lớn thứ ba của Việt Nam. Với
tổng diện tích gần 300.000 m2, hiện đang phục vụ ngày càng nhiều tàu du lịch cỡ lớn cập
cảng. Cảng đang được nâng cấp lớn, bao gồm mở rộng Cảng Tiên Sa để nâng cao năng lực
tiếp nhận tàu và nâng diện tích kho bãi lên 50ha. Việc mở rộng cảng Tiên Sa sẽ góp phần
đưa cảng Đà Nẵng trở thành một công trình hiện đại, có khả năng tiếp nhận tàu container
và tàu du lịch có tải trọng cao.

3.6. Các rủi ro của cà phê Việt Nam

3.6.1. Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là một trong những nhân tố tác động mang tính trực tiếp đến mặt
hàng cà phê. Rủi ro nảy sinh từ môi trường này đối với nhà sản xuất và kinh doanh rất cao,
song cơ hội cũng nhiều nếu như nhận dạng được chúng để hạn chế tối đa các tổn thất có
thể xảy ra. Điều kiện nảy sinh rủi ro xuất phát từ những yếu tố sau:

Mặt hàng cà phê có đặc điểm là sản xuất và thu hoạch mang tính thời vụ và cũng do
nó có tính thời vụ nên rất khó khăn trong điều hòa cung cầu. Bên cạnh đó kết quả thu hoạch
đối với mặt hàng này còn phụ thuộc vào đất đai, thổ nhưỡng, sâu bệnh và thiên nhiên như:
thời tiết, khí hậu, mức độ phá hoại của sâu bệnh, độ màu mỡ của đất,.. Bởi vậy, mặt hàng
cà phê luôn luôn gặp rủi ro cao. Chính vì những điều đó thường xảy ra tình trạng được mùa
thì mất giá và mất mùa thì được giá hoặc vào mùa thu họach thì giá giảm và giáp vụ, khan
hiếm hàng thì giá lại tăng. Tuy nhiên, cũng có những lúc giá diễn biến trái chiều hoặc tăng,
giảm thất thường nên dẫn đến tình trạng khó dự báo giá cả.

Do vậy, rủi ro từ môi trường tự nhiên đối với mặt hàng cà phê là rất lớn, khó dự báo và
khó có thể đo lường được.

3.6.2. Môi trường xã hội

Bên cạnh các yếu tố từ môi trường tự nhiên thì các yếu tố từ môi trường xã hội cũng
tác động làm nảy sinh rủi ro tương đối cao. Cụ thể như sau:

28
Giá cà phê được quyết định trực tiếp từ giá thế giới và biến động từng ngày, từng giờ
và thậm chí từng phút, từng giây. Ngoài ra các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt
Nam ta thường xuất khẩu cà phê nhân theo giá FOB do ít có điều kiện thuê tàu và do không
có đủ kinh nghiệm buôn bán theo giá CIF. Với qui mô hoạt động còn quá nhỏ bé so với thế
giới cả về khả năng tài chính lẫn trình độ quản lý kinh doanh bên cạnh đó hả năng đàm
phán và tiếp thị cho sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn hạn chế, và cà
phê Việt Nam chưa có thương hiệu dẫn đến việc bị khách hàng nước ngoài ép giá.

Ở Việt Nam, việc mua bán cà phê diễn ra gần như quanh năm và giá cả được hình
thành chủ yếu dựa vào giá của thị trường chứng khoán London và New York. Phần lớn từ
người trồng đến giới kinh doanh đều chịu sức ép từ sự điều tiết của thị trường này, cộng
vào đó là còn thiếu thông tin nhiều nên các nhà kinh doanh và các nhà sản xuất luôn ở thế
bất lợi.

Bên cạnh đó, cây cà phê ở được trồng ở Việt Nam mang tính tự phát cao, thiếu tổ
chức, không có qui hoạch rõ ràng nên diện tích tăng giảm tùy tiện theo ý chí của người sản
xuất. Khi giá xuống thấp thì người sản xuất nhận thấy trồng cây cà phê không có hiệu quả
nên sẵn sàng phá bỏ vườn cây để thay thế cây trồng khác hoặc khi giá cà phê tăng cao thì
người ta lại đổ xô vào trồng cà phê một cách ào ạt. Những yếu tố đó đã gây ra bất ổn định
nguồn cung về mặt hàng này đối với thị trường.

Như vậy, môi trường xã hội đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam cũng chứa đựng
nhiều rủi ro, hết sức phức tạp và khó nhận biết. Chính vì vậy mà các nhà sản xuất và nhà
kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải sáng suốt nhìn nhận để tìm các biện pháp nhằm giảm
thiểu rủi với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho bản thân, doanh nghiệp mình và cả nền kinh
tế.

IV. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CHO SẢN PHẨM.

Để phát triền 1 chuỗi cung ứng bền vững dồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất thì
việc sáng tạo để đề xuất ra giải pháp là một việc hết sức cần thiết và quan trọng. Do vậy,
có thể tham khảo một số giải pháp sau:

4.1. Giải pháp 1: Tổ chức liên kết chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu

4.1.1. Nội dung của giải pháp:

29
Để hoạt động xuất khẩu cà phê nhân phát triển bền vững và hiệu quả thì cần quản lý
khâu cung ứng đầu vào nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và ổn định
chất lượng vùng nguyên liệu. Đây là khâu cung ứng quan trọng quyết định nhiều mặt, kể
cả chất lượng cho cà phê nhân Việt Nam.

Các doanh nghiệp cần tổ chức liên kết với các đại lý thu mua, tư thương và nông dân
ở các vùng sản xuất trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu của
doanh nghiệp một cách bền vững. Mở rộng đầu tư cho vùng nguyên liệu để sản xuất và thu
mua cà phê nhân nguyên liệu. Từ đó, vừa đảm bảo được lợi ích của người sản xuất, người
thu mua và đảm bảo đầu vào nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhờ đó mà, các tác
nhân trong chuỗi có sự liên kết với nhau, được kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào sản
xuất đến khâu cuối của nguyên liệu cà phê nhân, nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất (năng
suất cao, ổn định, bền vững) và nâng cao giá trị của chuỗi (chất lượng tốt, giá tốt, có thương
hiệu).

4.1.2. Trình tự thực hiện

- Khâu sản xuất: chọn lọc vùng sản xuất và đặt hàng nguyên liệu cà phê bền
vững có cam kết với nông dân

Doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp tại các vùng
sản xuất, mời nông dân ở các vườn cà phê và nông hộ thích hợp sản xuất cà phê theo hướng
bền vững. Bước đầu, cần thuyết phục nông dân nhận thức được tính ổn định về sản lượng,
chất lượng cà phê với mối tương quan bền vững môi trường, nguồn tài nguyên của vườn
cà phê, đảm bảo được sự tồn tại và phát triển lợi ích lâu dài cho chính họ. Thêm vào đó
là tổ chức các buổi huấn luyện, hướng dẫn nông dân về những kiến thức khoa học trồng
trọt, thâm canh và cung cấp cây giống tốt, phù hợp địa hình thổ nhưỡng từng vùng. Vận
động người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc vườn cà phê, hạn
chế việc lãng phí nguồn nước, phân bón, tránh lạm dụng thuốc trừ sâu, phá hoại môi
trường,..

Đối với những vùng phát triển cà phê bộc phát, kém hiệu quả, cần tư vấn nông dân
qui hoạch lại vườn cà phê trên điều kiện thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển
của giống cà phê chè (hay vối) Việt Nam, thay thế những vườn cây già cỗi bằng những

30
giống khỏe mạnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc
và thâm canh hiện đại, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp, chú trọng yếu tố môi
trường sinh thái. Chú trọng các khâu thu hoạch và sau thu hoạch, bảo quản hàng hóa trong
điều kiện tốt, tôn trọng tính an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu thụ. Hội nhập với
chuỗi sản xuất cà phê toàn cầu để hướng tới bền vững. Trong đó, duy trì thói quen thu hái
trái chín và phơi khô quả trong thời gian ngắn nhất, tránh thu hoạch dồn dập và ủ đống quả
cà phê quá dày làm ảnh hưởng chất lượng và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đồng
thời, tập cho nông dân thói quen ghi chép và hạch toán chi phí sản xuất để thấy được hiệu
quả, lợi ích khi tham gia các mô hình sản xuất cà phê bền vững.

Một khi nông dân đã ý thức về tầm quan trọng của việc sản xuất cà phê theo hướng
bền vững và những lợi ích mà họ sẽ có được khi tham gia vào chuỗi cung ứng thì việc quản
lý chuỗi cung ứng sẽ được thắt chặt ngay từ bước đầu. Như vậy, chuỗi cung ứng cà phê
bền vững của Việt Nam cần sự nỗ lực rất nhiều ở công tác tập hợp, tuyên truyền, giáo dục
nhận thức của nông dân và cách tổ chức cho nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất hiệu
quả.

-Khâu cung ứng: Đại lý là cầu nối liên kết các tác nhân trong chuỗi khép kín “
đầu vào – sản xuất – đầu ra” cho doanh nghiệp

Các đại lý trung gian, tư thương là “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp. Do đó, việc
tổ chức mạng lưới thu mua là các đại lý trung gian như một khâu liên kết trong chuỗi cung
ứng cho doanh nghiệp. Phổ biến chuẩn chất lượng nguyên liệu mong muốn của doanh
nghiệp, cũng như các nguyên tắc tham gia sản xuất cà phê bền vững. Nâng cao nhận thức
của các đại lý thu mua cà phê ở các cấp tiếp theo, đại diện cho nhà xuất khẩu nhận thức
những yêu cầu về hàng hóa của khách hàng, theo dõi chặt chẽ chất lượng cà phê nông dân
sản xuất, áp dụng mức giá thưởng cho những lô hàng nguyên liệu đảm bảo chất lượng sản
xuất. Đồng thời, tổ chức điều kiện bảo quản và lưu trữ hàng hóa đảm bảo chất lượng,
tránh lây nhiễm tạp chất,..

Cách thực hiện:


-Đầu mùa vụ, cung cấp cho các nông hộ các bao sạch, mới để cất trữ cà phê và tiến
hành tái chế các bao cũ theo đúng qui trình để bảo vệ môi trường, tránh việc tái sử dụng
bao đựng phân bón, thuốc trừ sâu để cất trữ cà phê sau thu hoạch vì khả năng lây nhiễm
hóa chất, ảnh hưởng chất lượng cà phê an toàn. Thực hiện phối hợp hỗ trợ nông dân phơi
31
sấy, chế biến cà phê trong mùa thu hoạch nếu thời tiết không thuận lợi, tránh các tác nhân
gây ẩm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê sau này.

-Các doanh nghiệp xuất khẩu có chính sách thu mua hàng thưởng phạt hợp lý để
khuyến khích đại lý thu mua tuân thủ việc thu gom hàng đạt chất lượng từ nông dân, bảo
quản hàng hóa tốt và có chính sách hỗ trợ vốn cho các đại lý làm ăn uy tín, nâng cao thương
hiệu riêng.
-Khâu xuất khẩu: Tổ chức thu gom, chế biến và xuất khẩu hiệu quả trong khuôn
khổ bền vững

Sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở thành đầu vào chuỗi cung ứng
của nhà rang xay. Yêu cầu chung của các nhà rang xay thế giới là sản phẩm cà phê nhân
sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn của hàng nguyên liệu đầu
vào cho hệ thống nhà máy của họ ở nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần
nhận thức trách nhiệm doanh nghiệp của mình trong chính chuỗi cung ứng đó. Từ đó, tổ
chức được hệ thống chuỗi cung ứng cho nhà máy chế biến đạt chất lượng khách hàng mong
đợi.
Để tổ chức hoạt động xuất khẩu hiệu quả, vai trò quản trị chuỗi cung ứng của nhà
xuất khẩu là hết sức cần thiết. Bên cạnh những nhà xuất khẩu được ủy thác, không liên kết
chặt chẽ được chuỗi cung ứng tận nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu lớn và có nhà máy chế
biến cà phê nhân tại Việt Nam cần ưu tiên quản lý chuỗi cung ứng của mình theo một mô
hình phù hợp:

-Cắt giảm bớt khâu trung gian, mua hàng trực tiếp từ nông dân thông qua đại lý có tổ
chức, có quản lý nguồn hàng và nguồn gốc hàng hóa, có chính sách hỗ trợ và cam kết lâu
dài với nông dân địa phương để đảm bảo lượng hàng và chất lượng nguyên liệu đầu vào
chế biến.

-Tổ chức logistics hiệu quả, cơ cấu lại hệ thống nhà máy, kho bãi, văn phòng ở vị trí
“đắc địa”. Từ đó, định hướng địa bàn hoạt động gần nguồn nguyên liệu, thiết kế nhà máy
và công suất, lắp đặt thiết bị phù hợp qui mô và năng lực sản xuất của nhà máy, quản lý
và luân chuyển hàng hóa cùng với sự cân đối dòng tiền vốn vay, tiết kiệm được chi phí và
lưu kho.

-Trong chuỗi cung ứng vận hành phối hợp với chuỗi cung ứng đầu vào của các nhà
rang xay một cách hiệu quả, cần đi sâu khai thác “sản xuất theo hàng tồn kho” cho các đơn
32
hàng lớn vài trăm tấn.

-Hệ thống nhà kho chắc chắn, đảm bảo khô thoáng và có các biện pháp bảo quản hàng
hóa trước những điều kiện thời tiết biến động, tuyển dụng đội ngũ nhân viên quản lý có
kinh nghiệm để vận hành hiệu quả khâu logistics, trung chuyển hàng hóa, đóng hàng giao
lên container để xuất khẩu.

-Khâu hoàn thành bộ chứng từ thanh toán cũng rất quan trọng để thu tiền của khách
hàng một cách nhanh chóng vì thời gian xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu nhanh hay chậm
sẽ dẫn đến việc nhận thanh toán nhanh hay chậm cho chuỗi cung ứng đó.

-Kết hợp phần mềm quản lý từ sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu để vừa có cơ
sở tham chiếu hồ sơ quản lý chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa
có dữ liệu đầu vào trong chuỗi cung ứng cà phê nhân cho khách hàng.

4.1.3. Lợi ích của giải pháp

Thứ nhất, ổn định nguồn cung ứng cho doanh nghiệp về mặt sản lượng và chất lượng
cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ hai, ổn định sản xuất theo hướng bền vững, đảm bảo quyền lợi cho nông dần khi
tham gia sản xuất nâng cao nhận thức về tính bền vững cho vườn cả phê và sản xuất cả phê
nhân, tham gia sản xuất cả phê bền vùng và đạt được các lợi ích: giảm chi phí sản xuất, ổn
định năng suất cho vườn trồng của mình, đảm bảo các nguồn tài nguyên đất nước, môi
trường sinh thái,..

Thứ ba, phối hợp với các đại lý cung ứng, nhân rộng nguồn cung cấp cả phê bền
vững, tạo thương hiệu mới cho cả phê nhân xuất khẩu của Việt Nam.

4.2. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng cà phê

4.2.1. Nội dung của giải pháp:

Giải pháp tập trung nghiên cứu thiết kế một dây chuyền sản xuất cà phê từ khâu đầu
vào đến khâu đầu ra bao gồm từ việc lựa chọn nguồn cung sản phẩm, liên kết hợp tác với
nông dân, quản lý chất lượng sản phẩm, sau đó sẽ thu mua, chế biến đóng gói sản phẩm và
phân phối đến tay khách hàng.
33
4.2.2. Trình tự thực hiện

Bước 1: Triển khai hệ thống quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số

Việc triển khai hệ thống quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số có thể giúp hợp lý hóa
quy trình chuỗi cung ứng cà phê, từ nông dân đến nhà rang xay đến nhà bán lẻ. Nó có thể
giúp theo dõi chuyển động của hạt cà phê ở từng giai đoạn, từ thu hoạch đến chế biến, đóng
gói và vận chuyển. Hệ thống này cũng có thể cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian
thực về mức tồn kho, lịch sản xuất và trạng thái giao hàng.

Bước 2: Đưa cảm biến IoT vào trang trại cà phê

Giới thiệu các cảm biến IoT trong các trang trại cà phê có thể giúp theo dõi sức khỏe
và sự phát triển của cây cà phê. Những cảm biến này có thể thu thập dữ liệu về nhiệt độ,
độ ẩm, độ ẩm của đất và các yếu tố môi trường khác. Thông tin này có thể giúp nông dân
tối ưu hóa các điều kiện trồng trọt để có năng suất và chất lượng tốt hơn.

Bước 3: Sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc hạt cà phê

Sử dụng công nghệ chuỗi khối có thể giúp truy xuất nguồn gốc của hạt cà phê và đảm
bảo chất lượng cũng như tính xác thực của chúng. Công nghệ này có thể tạo ra một bản ghi
minh bạch và chống giả mạo về quy trình chuỗi cung ứng cà phê, từ trang trại đến cốc cà
phê, giúp xây dựng lòng tin giữa nhà sản xuất, nhà rang xay và người tiêu dùng.

Bước 4: Triển khai phân tích dự đoán để dự báo nhu cầu và tối ưu hóa sản xuất

4.2.3. Lợi ích của giải pháp

Đối với nông dân, các khuyến nghị có thể giúp họ tăng năng suất cây trồng, giảm chất
thải và nâng cao hiệu quả tổng thể. Điều này có thể chuyển thành lợi nhuận cao hơn và
hoạt động bền vững hơn.

Đối với các doanh nghiệp, các đề xuất có thể giúp họ hợp lý hóa hoạt động, giảm chi
phí và cải thiện năng suất. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn, sự hài lòng của
khách hàng tốt hơn và lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.

4.3. Giải pháp 3: Giải pháp về xúc tiến thương mại để quảng bá và mở rộng thị
trường và xây dựng thương hiệu cà phê Việt

34
4.3.1. Nội dung của giải pháp

Một đặc điểm chung của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam là
khá thụ động trong hoạt động “marketing”, chăm sóc khách hàng. Khi xảy ra biến động
dẫn đến rủi ro về giá cả hay nguồn hàng, các doanh nghiệp cũng chậm hoặc không kịp thời
thông tin cho khách hàng để họ có kế hoạch theo dõi việc giao hàng và logistics vận chuyển
hàng kịp thời cho các nhà máy rang xay. Làm tốt hoạt động xúc tiến thương mại để quảng
bá các sản phẩm cà phê của Việt Nam là hết sức cần thiết. Đồng thời, tạo cầu nối cho doanh
nghiệp tiếp cận và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thế giới, mở ra những thị trường mới cho
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể tìm hiểu chuỗi cung ứng của các nhà rang xay và hiểu
rõ điều khách hàng cần và đáp ứng một cách phù hợp, cũng như học hỏi cách phát triển
chuỗi cung ứng rang xay nội địa và thúc đẩy tiêu dùng cà phê trong nước.

4.3.2. Trình tự thực hiện

Thứ nhất: Tổ chức cho bộ phận chuyên trách chương trình cà phê bền vững
thăm các thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Thương nhân là cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà rang xay nước ngoài, cũng là đối
tượng tham gia các chương trình thu mua cà phê bền vững theo đơn đặt hàng của nước
ngoài. Doanh nghiệp cần tích cực giới thiệu về công ty và quảng bá các sản phẩm cà phê
của mình.

Trên cơ sở mối quan hệ tốt với các thương nhân, các doanh nghiệp cũng có thể phối
hợp tổ chức những chuyến đi khảo sát thị trường và thăm các nhà rang xay để tìm hiểu
thêm về chuỗi cung ứng nguyên liệu cho nhà rang xay cũng như cách tổ chức quản lý chuỗi
cung ứng bền vững của họ, trong đó châu Âu là một thị trường hết sức tiềm năng.

Thứ hai: Tham gia triển lãm các hội chợ, triển lãm quốc tế và quảng cáo trên
Internet

Ngoài các hội nghị ngành hàng tổ chức tại Việt Nam, hằng năm trên thế giới có hội
chợ triển lãm cà phê ở một số nước trên thế giới, các doanh nghiệp nên tranh thủ tìm hiểu
và tham gia để quảng bá khi cần thiết.

Bên cạnh đó, việc thiết kế Website doanh nghiệp để giới thiệu doanh nghiệp cùng các
hình ảnh liên quan đến việc thực hiện chuỗi cung ứng bền vững để quảng bá đến khách

35
hàng và mời chào họ đến tham quan, tạo lòng tin cho khách hàng khi chọn doanh nghiệp
Việt Nam làm một mắc xích trong chuỗi cung ứng của họ.
Thứ ba: Xây dựng thương hiệu đặc thù và nhãn hiệu riêng cho sản phẩm cà phê
nhân của doanh nghiệp

Với sản lượng xuất khẩu cà phê nhân Robusta đứng đầu thế giới hiện nay, để thương
hiệu cà phê Việt Nam được công nhận và sản phẩm cà phê nhân Việt Nam được kinh doanh
ở nước ngoài, cần đăng ký các tên gọi và thương hiệu để được công nhận tại các nước nhập
khẩu thì mới có giá trị bảo hộ trên thế giới. Các sản phẩm cà phê của Việt Nam nên kết
hợp đăng ký thương hiệu để tạo nên thương hiệu riêng cho cà phê nhân của Việt Nam với
hình ảnh tích hợp trong mắt khách hàng.

4.3.3. Lợi ích của giải pháp

Nâng cao nhận thức của khách hàng về hình ảnh cà phê Việt Nam, xem cà phê của
Việt Nam như là nguồn cung ứng an toàn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chuỗi
cung ứng cà phê của họ. Bên cạnh đó, tạo điều kiện tiếp cận nhu cầu thị trường cà phê trên
thế giới cho các doanh nghiệp để có cơ sở nhận định và thâm nhập vào dòng chảy cà phê
quốc tế.

4.4. Giải pháp 4: Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của ngành phối hợp với các
chính sách của Nhà nước và chuẩn hóa chất lượng cà phê xuất khẩu

4.4.1. Nội dung của giải pháp

Lợi ích ngành phản ánh qua tính hiệu quả trong chuỗi cung ứng bền vững của doanh
nghiệp, nhà nước cần chủ trương liên kết doanh nghiệp đầu ngành để triển khai các chính
sách hỗ trợ cho hoạt động doanh nghiệp đồng bộ và hiệu quả, tiến hành đổi mới các giải
pháp và những vấn đề chuẩn hóa chất lượng xuất khẩu cần được thực thi một cách triệt để.

Tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu, chất lượng là điều kiện đủ để bảo đảm
sự ổn định cho nguồn cung ứng của cà phê nhân Việt Nam. Hầu hết khách hàng của các
doanh nghiệp xuất khẩu là nhà rang xay, các thương gia (đại diện cho nhà rang xay), họ
yêu cầu được cung cấp sản phẩm cà phê sạch, đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng. Do đó, cần
chuẩn hóa tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng tiêu chí: sản phẩm cà phê sạch, an toàn.

4.4.2. Trình tự thực hiện


36
Thứ nhất, tìm hiểu nguyên nhân việc thực hiện không hiệu quả của các chủ trương
chính sách hiện nay và mối quan hệ hỗ trợ của các chủ trương đó trong chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân.
Thứ hai, nghiên cứu các chính sách đề xuất trước đây có thực sự phù hợp cho tình
hình chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam hiện nay hay không và nên áp
dụng vào thời điểm nào để tập trung ngân sách, nhân lực phát triển ngành hàng một cách
đồng bộ và thực sự có trọng điểm.
Thứ ba, xác định chủ trương chung về phát triển bền vững cho ngành là đúng nhưng
cần đi từ chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính
phủ cần triển khai các chính sách lấy xuất phát điểm từ những kế hoạch kinh doanh chuỗi
cung ứng xuất khẩu cà phê bền vững của doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp này.

4.4.3. Lợi ích của giải pháp

Vận dụng hiệu quả sự hỗ trợ của chính phủ cho chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất
khẩu của doanh nghiệp trong tổng quan chính sách vĩ mô của ngành cà phê Việt Nam.

Xây dựng tính bền vững cho ngành cà phê Việt Nam giai đoạn mới, hợp lý hóa việc
nâng cao chất lượng xuất khẩu, tránh lối mòn lịch sử phát triển bấp bênh của ngành thời
gian qua khi chủ trương chính sách không được sự hưởng ứng thực hiện từ các doanh
nghiệp xuất khẩu đầu ngành và các nhân tố trong chuỗi cung ứng.

V. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT KHI THỰC


HIỆN GIẢI PHÁP NÀY.
5.1. Giải pháp 1: Tổ chức liên kết chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu
5.1.1. Khó khăn:

-Việc tổ chức hệ thống cung ứng chặt chẽ đòi hỏi cần có sự quản lý và tinh thần trách
nhiệm của nhân viên phụ trách, nguồn nhân sự.

-Tư tưởng làm giàu nhanh của người Việt Nam và mâu thuẫn lợi ích kinh tế của các
cấp cung ứng với các khuôn khổ bền vững khác cùng với qui mô sản xuất nhỏ lẻ của nông
dân, cơ chế hợp tác xã chưa hoàn chỉnh, việc thuyết phục và tập hợp nông dân, đại lý bước
đầu sẽ khó khăn.

37
5.1.2. Hướng giải quyết:

-Doanh nghiệp cần tổ chức đội ngũ nhân sự có chuyên môn, đào tạo và bồi dưỡng
đạo đức để chuỗi cung ứng nguyên liệu cà phê nhân của mình có hiệu quả.

-Những nỗ lực xây dựng uy tín doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thực hiện là rất
quan trọng trong việc đảm bảo việc kinh doanh chân chính nhằm tạo lòng tin cho các bên
liên kết cùng tham gia.
5.2. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng cà phê

5.2.1. Khó khăn:

-Chi phí: tùy thuộc vào giải pháp được chọn, nó có thể đi kèm với chi phí cao hoặc
yêu cầu đầu tư đáng kể.

-Chống lại sự thay đổi: mọi người có thể chống lại sự thay đổi, bảo thủ với cái cũ và
có thể không sẵn sàng chấp nhận giải pháp mới. Điều này có thể đặc biệt khó khăn nếu sự
thay đổi ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của họ.

-Vấn đề tích hợp: tùy thuộc vào mức độ phức tạp của giải pháp, có thể khó tích hợp
với các hệ thống hoặc quy trình hiện có, điều này có thể gây ra sự chậm trễ và chi phí bổ
sung.

-Khó khăn kỹ thuật: có thể có những khó khăn kỹ thuật không lường trước được phát
sinh trong quá trình thực hiện, có thể gây ra sự chậm trễ hoặc yêu cầu thêm nguồn lực.

-Đào tạo và hỗ trợ: cần đào tạo phù hợp và hỗ trợ liên tục để nhân viên sử dụng hiệu
quả giải pháp mới. Điều này có thể mất thời gian và nguồn lực.

5.2.2. Hướng giải quyết:

Để giải quyết những khó khăn này, điều quan trọng là phải có sẵn một kế hoạch bao
gồm nghiên cứu kỹ lưỡng, giao tiếp rõ ràng và sự tham gia của các bên liên quan. Một kế
hoạch dự phòng là cần thiết phòng trong trường hợp khó khăn không lường trước được.
Bên cạnh đó. Thực hiện cung cấp đào tạo và hỗ trợ đầy đủ cũng có thể giúp nhân viên áp
dụng giải pháp mới nhanh chóng và hiệu quả hơn.

38
5.3. Giải pháp 3: Giải pháp về xúc tiến thương mại để quảng bá và mở rộng thị
trường và xây dựng thương hiệu cà phê Việt

5.3.1. Khó khăn:

-Các doanh nghiệp đầu ngành chưa nghiêm túc xây dựng thương hiệu và tổ chức
chương trình hành động hiệu quả để giới thiệu cà phê Việt Nam.

-Hạn chế về nguồn nhân lực, vật lực, nguồn quỹ đầu tư cho giai đoạn đầu xây dựng
thương hiệu của các doanh nghiệp.

5.3.2. Hướng giải quyết:

-Các nhà sản xuất cà phê nên tập trung vào đào tạo, tìm kiếm, trau dồi nguồn nhân
lực. Có thể tuyển những người làm việc tự do và nhân viên bán thời gian. Nếu có nguồn
nhân lực hạn chế, cân nhắc việc thuê những người làm việc tự do hoặc nhân viên bán thời
gian, những người có thể giúp hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng thương hiệu.

-Sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ: xác định nhiệm vụ xây dựng thương hiệu nào
là quan trọng nhất và tập trung các nguồn lực hạn chế để hoàn thành các nhiệm vụ đó trước
tiên.

-Tận dụng công nghệ: sử dụng công nghệ để hợp lý hóa các quy trình và tự động hóa
một số tác vụ nhất định, giải phóng thêm thời gian và nguồn lực cho các lĩnh vực khác
trong chiến lược xây dựng thương hiệu.

-Các nhà sản xuất cà phê có thể làm việc với các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức
phi chính phủ để tiếp cận các thị trường mới và tham gia các hiệp định thương mại.

5.4. Giải pháp 4 : Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của ngành phối hợp với các
chính sách của Nhà nước và chuẩn hóa chất lượng cà phê xuất khẩu

5.4.1. Khó khăn

-Các doanh nghiệp đầu ngành quan ngại trong việc chia sẻ thông tin và còn thiếu tinh
thần hợp tác, hưởng ứng các chính sách, chủ trương của chính phủ.

-Chưa phát huy hết vai trò của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam trong việc triển khai
các chủ trương và chính sách.

39
-Thách thức về đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng: để xuất khẩu cà phê, các doanh nghiệp
phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, như ISO, HACCP, UTZ, Rainforest
Alliance,.. điều này đòi hỏi sự cải tiến liên tục trong quy trình sản xuất và chế biến.

-Các doanh nghiệp cà phê xuất khẩu có thể gặp khó khăn trong việc đầu tư và thực
hiện các biện pháp nâng cao chất lượng cà phê do hạn chế tài chính.

5.4.2. Hướng giải quyết

-Các doanh nghiệp đi đầu trong ngành (Vinacafe, Intimex, Thái Hòa, 2/9 Đắk Lắk
…) cần ý thức vận dụng sự hỗ trợ của các chính sách nhà nước, đề xuất các kiến nghị theo
tình huống từng mùa vụ để nhà nước có định hướng chiến lược phù hợp với các doanh
nghiệp để cùng phối hợp phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho doanh nghiệp và có các
chương trình hành động thiết thực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải cởi mở hơn nữa
trong việc chia sẻ thông tin cần thiết vì đây không phải là quyền lợi riêng tư của bất kì tổ
chức hay cá nhân nào mà thực chất là quyền lợi chung toàn ngành nói chung.

-Cần cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho các doanh nghiệp cà phê về cách thực hiện
các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đồng thời, cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công
nghệ để cải thiện quy trình sản xuất và chế biến cà phê.

-Cần tạo ra các chính sách và chương trình hỗ trợ tài chính đặc biệt cho các doanh
nghiệp cà phê, bao gồm các gói tài trợ, vay vốn có lãi suất ưu đãi hoặc giảm thuế để tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư và cải thiện chất lượng sản phẩm.

40
KẾT LUẬN

Trong thời kì hội nhập quốc tế ngày nay, việc quản lý có hiệu quả 1 chuỗi cung ứng
không phải là điều dễ dàng.Tuy nhiên, một khi chuỗi cung ứng được hoàn thiện và kết dính
chặt chẽ sẽ chính là nguồn hưng thịnh, là chìa khóa dẫn tới thành công cho các doanh
nghiệp sản xuất nói riêng và toàn ngành cà phê Việt Nam nói chung. Có thể nói, vai trò
của chuỗi cung ứng là không thể phủ nhận và đặc biệt hiệu quả hơn nếu nó được xây dựng
một cách hợp lý. Ở Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng,
đã và đang tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho lao động trong nước,
mang về giá trị, lợi ích kinh tế, vừa góp phần nâng cao tiềm lực sản xuất của đất nước.

Vì lẽ đó, cần sự phối hợp mạnh mẽ hơn nữa của toàn thể ban ngành, các hiệp hội,
nguồn lực lao động và các yếu tố sản xuất khác để cùng xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
cho cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam bởi chuỗi cung ứng bền vững chính là tương lai,
vận mệnh của ngành cà phê nước nước nhà.

Với mong muốn được đóng góp ý kiến cải thiện tình hình cà phê Việt Nam trong
những năm sắp tới, cùng hòa nhập với dòng chảy hướng về chuỗi cung ứng bền vững,
nhóm em đã trình bày tương quan về thực trạng chung của ngành cà phê trong nước, bên
cạnh đó là những trở ngại và khó khăn đang hiện hữu trong công cuộc quản lý để từ đó đề
ra phương hướng giải quyết cho phù hợp và đó cũng là lí do để chính bài tiểu luận này
được tiến hành.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cuốn sách “Quản lý chuỗi cung ứng” do Ths. Nguyễn Kim Anh biên soạn

[2] Wikipedia VN , Chuỗi cung ứng,


https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BB%97i_cung_%E1%BB%A9ng

[3] Logistics4vn , Mô hình chuỗi cung ứng,

https://logistics4vn.com/scor-la-gi-supply-chain-operation-reference

[4] Wikipedia VN, Hạt cà phê,


https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t_c%C3%A0_ph%C3%AA

[5] Wikipedia VN, Cà phê,

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_ph%C3%AA

[6] Hà nội mới, Xuất khẩu cà phê Việt Nam đứng thứ 2 thế giới,
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1042205/xuat-khau-ca-phe-viet-nam-dung-
thu-hai-the-gioi

[7] Báo gia lai, Doanh nghiệp cà phê gặp khó khăn về nguồn vốn,
https://baogialai.com.vn/doanh-nghiep-kinh-doanh-ca-phe-gap-kho-ve-nguon-von-
post126785.html

[8] Vietnambiz, Báo cáo thị trường cà phê tháng 4 năm 2023,
https://mediacdn.vietnambiz.vn/1881912202208555/files/2023/05/17/bao-cao-thi-truong-
ca-phe-thang-4-2023-final-20230517173906128.pdf

[9] Vietnambiz, Báo cáo thị trường cà phê tháng 2 năm 2023,
https://mediacdn.vietnambiz.vn/1881912202208555/files/2023/03/18/bao-cao-thi-truong-
ca-phe-thang-2-2023-20230318151810278.pdf

[10] Vietnambiz ,Báo cáo thị trường cà phê năm 2022,


https://mediacdn.vietnambiz.vn/1881912202208555/files/2023/01/19/bao-cao-thi-truong-
ca-phe-nam-2022-20230119151616421.pdf

42
[11] Vietnamnet, Việt Nam và con đường khẳng định lại vị thế trên bản đồ cà phê thế giới,
https://vietnamnet.vn/viet-nam-va-con-duong-khang-dinh-lai-vi-the-tren-ban-do-ca-phe-
the-gioi-2120770.html

[12] Coffee.org, Cà phê Việt Nam, món quà mang bản sắc Việt,

https://coffee.org.vn/ca-phe-viet-nam-mon-qua-mang-ban-sac-viet/

[13] Sapo, Đối tượng khách hàng mục tiêu quán cafe, họ là ai?
https://www.sapo.vn/blog/khach-hang-muc-tieu-quan-cafe

43
PHỤ LỤC

1. Cảm biến IoT

Cảm biến IoT là một thiết bị, nói chung là nhỏ và cơ học, nhạy cảm với một tham số
vật lý có thể đo được và cung cấp mức tín hiệu có thể đo được liên quan trực tiếp đến đo
được số lượng tham số vật lý đó.
Ví dụ: thiết bị IoT có thể đo một tham số vật lý cụ thể, chẳng hạn như nhiệt độ, tại
một vị trí cho mục đích ứng dụng. Các phép đo tham số vật lý này yêu cầu các cảm biến
có khả năng đo, ghi và truyền giá trị cụ thể của tham số vật lý đó cho ứng dụng IoT để
thực hiện các chức năng của nó.

Các loại cảm biến IoT phổ biến:


-Cảm biến nhiệt độ
Các thiết bị này đo lượng năng lượng nhiệt được tạo ra từ một vật thể hoặc khu vực
xung quanh. Họ tìm thấy ứng dụng trong điều hòa không khí, tủ lạnh và các thiết bị
tương tự được sử dụng để kiểm soát môi trường. Chúng cũng được sử dụng trong các quy
trình sản xuất, nông nghiệp và công nghiệp y tế.

Cảm biến nhiệt độ có thể được sử dụng gần như trong mọi môi trường IoT, từ sản
xuất đến nông nghiệp. Trong sản xuất, cảm biến được sử dụng để theo dõi nhiệt độ của
máy. Trong nông nghiệp, chúng có thể được sử dụng để theo dõi nhiệt độ của đất, nước
và thực vật.
-Cảm biến độ ẩm
Lượng hơi nước trong không khí hoặc độ ẩm, có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái
của con người cũng như nhiều quy trình sản xuất trong các ngành công nghiệp. Vì vậy,
theo dõi mức độ ẩm là quan trọng. Các đơn vị được sử dụng phổ biến nhất để đo độ ẩm là
độ ẩm tương đối (rh), điểm sương / sương (D / F PT) và các bộ phận trên một triệu
(PPM)
-Cảm biến chuyển động
Cảm biến chuyển động không chỉ được sử dụng cho mục đích an ninh mà còn
trong điều khiển cửa tự động, hệ thống đỗ xe tự động, bồn rửa tự động, bồn cầu tự động,
máy sấy tay, hệ thống quản lý năng lượng, v.v. Bạn sử dụng các cảm biến này trong IoT
và giám sát chúng từ điện thoại thông minh của bạn hoặc máy vi tính. Cảm biến hồng
ngoại thụ động HC-SR501 (Pir) là một cảm biến chuyển động phổ biến cho các dự án sở
thích.
-Cảm biến khí
Những cảm biến này được sử dụng để phát hiện khí độc. Các công nghệ cảm biến
được sử dụng phổ biến nhất là điện hóa, ion hóa và bán dẫn. Với những tiến bộ kỹ thuật
và thông số kỹ thuật mới, có vô số cảm biến khí có sẵn để giúp mở rộng kết nối có dây và
không dây được triển khai trong các ứng dụng IoT.
-Cảm biến khói
Máy dò khói đã được sử dụng trong các gia đình và các ngành công nghiệp trong
một thời gian khá dài. Với sự ra đời của IoT, ứng dụng của họ đã trở nên thuận tiện và
thân thiện hơn với người dùng. Hơn nữa, việc thêm kết nối không dây vào đầu báo khói
cho phép các tính năng bổ sung tăng tính an toàn và tiện lợi.
-Cảm biến áp suất
Những cảm biến này được sử dụng trong các hệ thống IoT để giám sát các hệ
thống và thiết bị được điều khiển bởi tín hiệu áp suất. Khi phạm vi áp suất vượt quá
ngưỡng, thiết bị sẽ thông báo cho người dùng về các vấn đề cần khắc phục.
-Cảm biến gia tốc
Những cảm biến này được sử dụng trong điện thoại thông minh, xe cộ, máy bay và
các ứng dụng khác để phát hiện hướng của vật thể, lắc, chạm, nghiêng, chuyển động,
định vị, sốc hoặc rung. Các loại gia tốc kế khác nhau bao gồm gia tốc kế hiệu ứng Hall,
gia tốc kế điện dung và gia tốc kế áp điện.
-Cảm biến hồng ngoại
Những cảm biến này có thể đo nhiệt lượng phát ra từ các vật thể. Chúng được sử
dụng trong các dự án IoT khác nhau bao gồm chăm sóc sức khỏe để theo dõi lưu lượng
máu và huyết áp, điện thoại thông minh để sử dụng làm điều khiển từ xa và các chức
năng khác, thiết bị đeo được để phát hiện lượng ánh sáng, nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ và
phát hiện điểm mù trong xe.
-Cảm biến tiệm cận
Các cảm biến này phát hiện sự hiện diện hoặc vắng mặt của một vật thể gần đó mà không
có bất kỳ tiếp xúc vật lý nào. Các loại cảm biến tiệm cận khác nhau là cảm ứng, điện
dung, quang điện, siêu âm và từ tính. Chúng chủ yếu được sử dụng trong các đối tượng,
giám sát quá trình và kiểm soát.

2. Công nghệ blockchain

Công nghệ Blockchain là một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông
tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh. Cơ sở dữ liệu chuỗi khối lưu trữ dữ liệu
trong các khối được liên kết với nhau trong một chuỗi. Dữ liệu có sự nhất quán theo trình
tự thời gian vì bạn không thể xóa hoặc sửa đổi chuỗi mà không có sự đồng thuận từ mạng
lưới. Do đó, bạn có thể sử dụng công nghệ chuỗi khối để tạo một sổ cái không thể chỉnh
sửa hay biến đổi để theo dõi các đơn đặt hàng, khoản thanh toán, tài khoản và những giao
dịch khác. Hệ thống có những cơ chế tích hợp để ngăn chặn các mục nhập giao dịch trái
phép và tạo ra sự nhất quán trong chế độ xem chung của các giao dịch này.

Vì sao công nghệ blockchain lại trở thành xu hướng công nghệ hàng đầu hiện nay?

-Tính minh bạch và không thể phá vỡ : có thể nói đây là một trong những đặc
điểm nổi bật nhất. Tất cả mỗi thông tin được lưu trữ, truyền tải và xử lý trong hệ thống
blockchain, đều được thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng nhất và không thể thay đổi,
không thể giả mạo, không thể phá vỡ. Do đó, nếu bạn muốn truy xuất những thông tin về
giao dịch của mình hay của người khác ( bao gồm ngày, giờ, chi tiết về giao dịch….) thì
bạn sẽ không bao giờ phải lo ngại về sự thiếu chính xác của dữ liệu.

-Đặc tính ẩn danh: trọng tâm trong việc bảo vệ sự riêng tư của blockchain chính
là khả năng ẩn danh người dùng. Đặc tính này, sẽ giúp bạn có thể giao dịch một cách an
toàn, bảo mật mà không cần phải lo ngại về người khác biết được danh tính của mình.
Cùng với sự minh bạch, không thể phá vỡ hay thay đổi dữ liệu và đặc tính ẩn danh, giúp
blockchain tạo ra một niềm tin rất lớn đối với người dùng, giúp bạn cảm thấy an tâm hơn
khi tham gia vào Blockchain.

-Rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí: nếu giao dịch truyền thống, theo
kiểu cần có bên thứ 3 để xác thực, tạo sự tin cậy và minh bạch, thì bạn sẽ phải chịu thêm
một phần chi phí nhất định cho bên thứ 3 này. Tuy nhiên, khi bạn ứng dụng blockchain
vào giao dịch của mình, với hợp đồng thông minh (smart contract) bạn và đối tác của bạn
sẽ là người trực tiếp thực hiện giao dịch và hệ thống trên blockchain sẽ là người xác nhận
cho bạn, mà không cần tốn thêm chi phí, thậm chí là còn tiết kiệm được cả về thời gian
giao dịch.

-Tính ứng dụng rộng rãi: công nghệ blockchain có thể ứng dụng rộng rãi trong
mọi mặt đời sống hiện nay. Ví dụ như ứng dụng blockchain trong nông nghiệp thực
phẩm, trong quản lý giáo dục, bầu cử kỹ thuật số…. và nổi bậc nhất vẫn là công nghệ
blockchain được ứng dụng trong giao dịch tài chính.

You might also like