You are on page 1of 7

NHÓM 2

Đề tài: Qua tìm hiểu hiệu ứng Bullwhip, đánh giá sự thay đổi của sản phẩm khẩu trang
và nước rửa tay trong mùa dịch Covid – 19 vừa qua?

BÀI LÀM:

1. Hiệu ứng Roi da - Bullwhip

Một trong những tác động phổ biến nhất trong chuỗi cung ứng là hiện tượng “Roi da”
hay còn gọi là Bullwhip. Hiệu ứng “roi da” xuất hiện trong quá trình đưa ra dự đoán về
nhu cầu của các kênh phân phối trong chuỗi cung ứng. Khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản
phẩm từ khách hàng có thể chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu từ các công
ty trong chuỗi cung ứng. Mỗi công ty sẽ có cái nhìn riêng về toàn cảnh nhu cầu thị trường
tức sự phối hợp trong chuỗi cung ứng bị chia nhỏ. Thông tin về nhu cầu của thị trường cho
một sản phẩm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại lên dẫn đến sự dư thừa tồn kho,
gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không
chính xác trong nhu cầu thị trường.

Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng Bullwhip:

Dự báo nhu cầu: Dựa trên những đơn đặt hàng thay vì số liệu về lượng cầu của người sử
dụng cuối cùng. Các công ty bị tách khỏi mối liên hệ với người tiêu dùng cuối cùng có thể
bị mất khả năng nhận thức về nhu cầu thực sự của thị trường.

 Giải pháp:

Chia sẻ thông tin về nhu cầu thực sự giữa những giai đoạn của chuỗi cung ứng.

Tập trung vào nhu cầu người dùng cuối thông qua các point-of-sale (POS) dữ liệu thu nhập,
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và nhà cung cấp, quản lý hàng tồn kho (VMI) để giảm bớt
sai lệch.

Đặt hàng theo lô: thường sẽ giúp giảm giá, người mua sẽ có lợi thế vì chi phí thấp hơn.
Do đó, các công ty có xu hướng tích lũy nhu cầu để đạt được quy mô đơn hàng đáng kể và
phát triển thực tiễn để đặt hàng hàng tháng hoặc hàng tuần, điều này tạo ra sự thay đổi nhu
cầu vì nhu cầu trung bình không ổn định xuyên suốt quá trình.

Phân bố sản phẩm: đây là giải pháp các nhà sản xuất lựa chọn khi đối mặt với lượng cầu
cao hơn khả năng đáp ứng của mình. Doanh nghiệp phân bổ nguồn cung sản phẩm có sẵn
đồng đều cho tất cả các đơn hàng nhận được.

 Giải pháp: Phân bố lượng hàng cung ứng dựa trên lượng hàng mẫu đã đặt trong quá
khứ. Cảnh báo trước cho khách hàng khi thấy lượng cầu vượt xa cung

Định giá sản phẩm: Giảm giá trong thời gian cụ thể, hoặc biến động chi phí, có thể khiến
người mua đặt hàng với số lượng lớn để tận dụng các khoản giảm giá gây ra sự thay đổi
nhu cầu trong chuỗi cung ứng.

 Giải pháp: Doanh nghiệp nên duy trì mức giá ổn định cho sản phẩm. Giá biến động sẽ
khuyến khích khách hàng đến mua nhiều hơn khi giá thấp và họ sẽ cắt giảm đơn hàng
khi giá lên cao. Điều này sẽ gây ra những biến động trong các đơn đặt hàng. Do đó,
duy trì giá ổn định giúp giảm thiểu tình trạng mua dự trữ hàng khối lượng lớn.

Động lực gia tăng năng suất: Các doanh nghiệp thường khuyến khích lực lượng bán hàng
dựa trên doanh số bán hàng hàng tháng hoặc hàng quý dẫn đến nhiều sản phẩm không có
nhu cầu thực sự bị đưa vào chuỗi cung ứng.

 Giải pháp: Xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, phân phối một cách hợp

2. Những thay đổi của sản phẩm khẩu trang trong thời gian tháng 3/2020 đến tháng
3/2021

2.1. Đánh giá sự thay đổi của khẩu trang làm thổi phồng hiệu ứng Bullwhip

Để một chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả, cần có sự liền mạch, rõ ràng về thông tin và sự
chuyển giao đúng thời điểm. Tuy nhiên, ở đây, các mắt xích trong chuỗi cung ứng phải đưa
ra quyết định dựa trên những khiếm khuyết về luồng thông tin. Cụ thể, nhà bán sỉ chỉ dựa
vào thông tin trên đơn đặt hàng của hiệu thuốc, nhà phân phối lại chỉ dựa trên đơn đặt của
nhà bán sỉ,…mà không có sự quan sát và đánh giá tổng quát về nhu cầu và biến động của
thị trường. Chưa kể đến, sự chậm trễ trong quá trình thông tin cũng là yếu tố gây nên hiệu
ứng Bullwhip.

Nhận thấy tiềm năng trong việc bán ra với mức giá cao hơn so với trước, một số hiệu thuốc
đã thực hiện việc lưu trữ tồn kho khẩu trang tại thời điểm giá thấp để sau đó bán ra với mức
giá cao hơn. Không chỉ vậy, các đơn hàng lạm phát do các nhà bán lẻ đặt hàng trong thời
kỳ thiếu hụt thường có khuynh hướng làm thổi phồng hiệu ứng Bullwhip. Tuy nhiên sau
khi giai đoạn thiếu hụt kết thúc, các nhà bán lẻ sẽ trở lại các đơn hàng chuẩn, điều này dẫn
đến sự méo mó và những sai lệch trong dự báo nhu cầu.

Ví dụ: một hiệu thuốc bán được 5 hộp khẩu trang y tế trong 1 tháng. Tại thời điểm dịch
COVID-19 bùng lên, số lượng khẩu trang tiêu thụ gấp 10 lần – đạt 50 hộp/tháng, để đảm
bảo nguồn cung và tăng thêm lợi nhuận, hiệu thuốc quyết định đặt 60 hộp từ nhà bán sỉ.
Việc đơn hàng tăng lên đột biến so với tháng trước khiến cho nhà bán sỉ quyết định đặt từ
nhà phân phối 70 hộp/tháng. Từ nhà phân phối đến nhà sản xuất, số lượng hộp khẩu trang
lại tăng lên 80 hộp/tháng.

Hậu quả của hiệu ứng BULLWHIP là lượng tồn kho quá mức, dịch vụ khách hàng giảm
do sản phẩm không có sẵn hoặc do tồn kho dự trữ quá lâu, kế hoạch sản xuất không ổn
định và chi phí tốn kém cho các hoạt động phát sinh (như quản lý hàng tồn kho, công nhân
làm việc ngoài giờ tại giai đoạn đầu khi nguồn cung tăng đột biến…). Ngoài ra, nhà sản
xuất có thể phải ngừng hoạt động máy móc, cắt giảm nhân viên gây ra tình trạng thất
nghiệp, nhà phân phối gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và cuối cùng dẫn đến giá
thành sản phẩm giảm.

2.2. Giải pháp

Ứng dụng mô hình CPFR trong chuỗi cung ứng:

Các mắt xích trong chuỗi cung ứng cần phối hợp với nhau để lập ra một kế hoạch có sự
thống nhất giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng như sản xuất, phân phối vật tư, nguyên
liệu,…
 Hợp tác hoạch định (Collaborative Planning): các bên tham gia sẽ xây dựng kế
hoạch liên kết làm việc với nhau như thế nào để đáp ứng đủ lượng cung – cầu.

 Dự báo (Forecasting): dự báo doanh số bán hàng chung, ước tính nhu cầu trung bình
của thị trường và các biến động xoay quanh nó ứng với từng yếu tố nảy sinh trên thị
trường. Tại khâu dự báo, việc tiếp nhận thông tin từ nhiều dữ liệu sẽ giúp các bên
có hiệu chỉnh nhiều về số trung bình và độ lệch chuẩn trong nhu cầu.

 Hợp tác bổ sung (Replenishment): Thực hiện dự báo các đơn hàng cho tất cả các
mắt xích tham gia và đề ra đơn hàng phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Quản lý về thời gian đáp ứng đơn hàng:

 Thời gian đặt hàng càng dài thì một sự thay đổi nhỏ trong việc ước tính độ biến
động của nhu cầu cũng có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong tồn kho, gây ảnh
hưởng đến sự tiếp diễn của chuỗi cung ứng cũng như quá trình đặt hàng lại, dẫn đến
sự thay đổi lớn trong số lượng đặt hàng.

Đảm bảo sự bình ổn về giá cả và giảm các đơn hàng lạm phát

3. Đánh giá sự thay đổi của nước rửa tay trong thời gian dịch Covid - 19

3.1. Nhu cầu về nước rửa tay

Giữa năm 2019 khi dịch bệnh Covid đầu bùng nổ tại Trung Quốc với tốc độ lây lan rất
nhanh điều đó ảnh hưởng đến tâm lý người dân của quốc gia láng giềng Việt Nam, người
dân đã rục rịch chuẩn đồ dùng phòng hộ như khẩu trang, xịt khuẩn, dụng cụ đo thân nhiệt,…
Đỉnh điểm là nhu cầu tăng cao vào đầu và giữa năm 2019 khi giá của sản phẩm khẩu trang
lên đến 500 nghìn/hộp. Điều này cho thấy đã xuất hiện hiệu ứng Roi-da; bắt nguồn từ nhu
cầu nhỏ của khách hàng là sử dụng nhiều hơn các vật phẩm khẩu trang; bình xịt khuẩn;…
nhưng điều này ảnh hưởng rất lớn trong toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng sản phẩm.

Khi nhu cầu của khách hàng bắt đầu tăng lên tạo thành nhu cầu của thị trường và gây ra
tình trạng thiếu hụt sản phẩm. Các nhà máy sản xuất và phân phối đều buộc phải tăng công
suất hoạt động và tăng mức độ hàng tồn kho để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Đây là điểm hoặc là nhu cầu thay đổi, hoặc là nhu cầu cung ứng sản phẩm lớn hơn mức
nhu cầu đáp ứng. Nhà sản xuất và phân phối không nhận ra việc cung cấp đang lớn hơn
nhu cầu nên tiếp tục thiết lập việc cung ứng sản phẩm. Và kết quả là lượng sản phẩm dư
thừa quá lớn khi công ty nhận ra điều này. Hậu quả là nhà sản xuất đã ngưng hoạt động
máy móc và cắt giảm nhân viên. Nhà phân phối gặp khó khăn trong hàng tồn kho, và làm
giảm giá trị sản phẩm trên thị trường.

Vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên người dân có xu hướng mua đồ tích trữ dẫn
đến việc đội giá thành của sản phẩm. Mặt hàng nước rửa tay đã bị tăng giá lên gấp 3 lần so
với bình thường do nhu cầu mua gấp dẫn đến việc các điểm bán lẻ dù không muốn tăng giá
nhưng vẫn phải tăng vì chi phí để đặt mua trước sản phẩm bị tăng lên rất nhiều.

Tuy nhiên đến đầu năm 2020, vì nguồn hàng của sản phẩm này được các nhà cung cấp đáp
ứng kịp thời do dự báo đúng nhu cầu thị trường nên hiệu ứng Bullwhip đã giảm đáng kể,
nước rửa tay không còn tình trạng khan hiếm, cháy hàng dẫn đến giá cả tăng chóng mặt
như thời điểm cuối năm 2019. Nước rửa tay đã xuất hiện ở thị trường và giá giảm mạnh.

3.2. Sản phẩm cung ứng trên thị trường

Vì dự đoán sai về nhu cầu thị trường nên khi dịch bệnh bùng nổ vào cuối năm 2019 thì các
nhà cung ứng đã không thể kịp thời bổ sung các nguyên liệu cần thiết trong quá trình sản
xuất dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung cấp và tình trạng khan hiếm sản phẩm. Đồng thời
vì tiềm lực của nhà cung cấp có hạn nên đã không kịp thời triển khai những kế hoạch mới
để giải quyết tình trạng cung nhỏ hơn cầu này.

Sau khi dự báo lại về nhu cầu thị trường thì các nhà cung ứng đã đáp ứng được nhu cầu
của thị trường khi giải quyết được tình trạng khan hiếm hàng hóa vào những tháng đầu
năm 2020. Nước rửa tay đã có mặt ở khắp thị trường từ siêu thị đến các điểm bán lẻ và tình
hình giá cả cũng quay về mức ban đầu. Thậm chí còn có xu hướng giảm vì lượng cung bây
giờ đã quá nhiều.

3.3. Giải pháp


Các phương tiện truyền thông đang cung cấp một góc nhìn sâu sắc hàng ngày về sự gia
tăng nhu cầu trên khắp thế giới, giúp các nhà quản trị chuỗi cung ứng hiểu rõ về nhu cầu
và các tác nhân cơ bản (quy định và khuyến nghị của chính phủ, sợ hãi, hoảng loạn, …)
Kết hợp giữa các thông tin này với việc lập kế hoạch ứng phó, các nhà quản trị chuỗi cung
ứng sẽ có cái nhìn sâu sắc để tồn tại và phát triển vượt qua đại dịch vi rút corona và các
tình huống tương tự trong tương lai, với khả năng nắm bắt cung cầu theo thời gian thực và
chủ động lên kế hoạch phù hợp.

Chấp nhận và hiểu hiệu ứng bullwhip: nhận ra sự hiện diện của hiệu ứng bullwhip giúp
doanh nghiệp sẽ có các giải pháp phân tích chi tiết về các điểm tồn kho từ cửa hàng đến
nhà cung cấp nguyên vật liệu nhằm phát hiện ra lượng tồn kho dư thừa tồn đọng. Các nhà
quản lý chuỗi cung ứng có thể phân tích sâu hơn các lý do dẫn đến hàng tồn kho dư thừa,
thực hiện hành động khắc phục và thiết lập các định mức để bảo đảm chuỗi cung ứng và
lượng tồn kho ở mức chấp nhận với doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho dựa trên phân tích dự đoán nhu cầu: Các kỹ thuật quản lý hàng
tồn kho truyền thống được thực hiện ở mỗi cấp độ trong chuỗi cung ứng dẫn đến hiệu ứng
bullwhip. Để giải thích mối liên hệ giữa việc dự báo và hiệu ứng bullwhip, chúng ta cần
xem lại các chiến lược kiểm soát tồn kho trong các chuỗi cung ứng. Chính sách được sử
dụng nhiều nhất là chính sách tồn kho min-max. Với chính sách này, bất cứ khi nào vị trí
tồn kho ở cơ sở thấp hơn một con số nào đó, xem như là điểm đặt hàng lại, cơ sở sẽ tiến
hành đặt hàng để nâng mức tồn kho lên mức mục tiêu, gọi là đặt hàng đến mức.

Đặc điểm quan trọng của tất cả các kỹ thuật là khi ta quan sát càng nhiều dữ liệu thì chúng
ta càng hiệu chỉnh nhiều về số trung bình và độ lệch chuẩn trong nhu cầu. Vì tồn kho bảo
hiểm cũng như đặt hàng đến mức lệ thuộc nhiều vào các dự báo này, người sử dụng bắt
buộc thay đổi số lượng đặt hàng và vì thế gia tăng sự biến động.

Hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các nhà quản lý: Trên thực tế, hoạt động của các bộ
phận khác nhau sẽ cần đạt những mục đích khác nhau. Do đó, việc xung đột mục đích là
không tránh khỏi. Điều này đặc biệt xảy ra giữa người quản lý mua hàng, người quản lý
sản xuất, người quản lý hậu cần và người quản lý bán hàng. Vì vậy, các bộ phần cần xác
định hoạt động theo mục tiêu chung của doanh nghiệp, cải thiện sự hợp tác, chia sẻ thông
tin kịp thời và ra các chính sách hợp lý để tránh thiếu hụt sai lệch thông tin, dẫn tới tồn kho
ngày càng trầm trọng.

Tối ưu hóa số lượng đặt hàng: Một số sản phẩm nhất định yêu cầu khách hàng đặt hàng
với lượng hàng tối thiểu ở mức cao. Điều này vô hình chung sẽ dẫn đến tổng chênh lệch
các đơn hàng tiếp theo cũng ở mức cao. Do đó, việc giảm số lượng đặt hàng tối thiểu xuống
mức tối ưu sẽ giúp tạo ra sự ổn định trong chênh lệch tồn kho.

Tránh biến động giá cả: Hiệu ứng Bullwhip cũng xảy ra nếu giá cả thường xuyên biến
động. Các doanh nghiệp sẽ cố gắng lưu trữ tồn kho khi giá ở mức thấp. Bình ổn giá cả thay
vì khuyến mãi và giảm giá thường xuyên cũng có thể tạo ra nhu cầu ổn định và có thể dự
đoán được.

4. Tổng kết

Bullwhip effect là hiện tượng có ý nghĩa quan trọng trong các quyết định trong chuỗi
cung ứng. Một thay đổi nhỏ trong nhu cầu ở khâu bên dƣới của chuỗi cung ứng có thể gây
ra một sự thay đổi rất lớn ở khâu bên trên của chuỗi. Hiệu ứng này làm cho hàng tồn kho
có thể nhanh chóng chuyển từ tình trạng thiếu hàng sang thừa hàng. Hiểu rõ bản chất của
hiệu ứng Bullwhip sẽ giúp các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trong chuỗi cung
ứng.

You might also like