You are on page 1of 6

Chủ đề: Dựa trên hiệu ứng BULLWHIP, đánh giá sự thay đổi của khẩu trang,

nước rửa tay, dụng cụ đo thân nhiệt từ 3/2020 đến 3/2021


1. Giai đoạn xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên

Trước đây, giá khẩu trang rơi vào khoảng 50 nghìn đồng/ 1 hộp, là mặt hàng
bình ổn giá, dễ dàng mua được.

Ca dịch bệnh đầu tiên xuất hiện vào 23/01/2021 và liên tiếp nhiều ca bệnh được
phát hiện. Tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh chóng ở trong nước và nước ngoài
khiến mặt hàng này trở nên có những biến động.

Lo sợ dịch bệnh, người dân đổ xô đi mua khẩu trang, dẫn tới tình trạng “cháy
hàng”. Bên cạnh dòng chữ “hết khẩu trang” thường thấy tại các quầy thuốc thì giá
khẩu trang cũng bị đẩy lên trời (200-500 nghìn đồng/ 1 hộp), nhưng khẩu trang vẫn
khan hiếm vì cung không đủ cầu, một vài hiệu thuốc còn số lượng ít phải bán nhỏ
giọt, mỗi người chỉ được mua từ 3 - 5 chiếc/lần. Có người mua sớm, tích trữ số lượng
lớn khẩu trang y tế, người chậm chân hơn thì không mua được.

Bên cạnh các tiệm thuốc tây, trên các trang thương mại điện tử, tình hình khẩu
trang cũng thay đổi chóng mặt. Khảo sát một số trang thương mại điện tử như Shopee,
Lazada, Sendo... hay các hội nhóm bán hàng trên Facebook, có thể dễ dàng tìm thấy
đủ mọi loại khẩu trang y tế với giá cao chót vót. Đáng chú ý, những người bán đều
tách bán lẻ 1 túi 5 cái hoặc 10 cái thay vì cả hộp 30 cái như bình thường. Giá bán dao
động từ 5.000 đồng/cái đến 13.000 đồng/cái, tương đương 250.000 – 650.000
đồng/hộp 50 cái. So với giá thông thường trước khi chưa xuất hiện dịch Covid-19, giá
bán này đã tăng gấp 6 - 15 lần.

Đồng thời việc gia tăng nhu cầu đột biến khiến tình trạng hàng giả, hàng kém
chất lượng tràn lan, trà trộn vào thị thường người tiêu dùng. Đối với người dân, việc
sử dụng các loại khẩu trang không đảm bảo chất lượng rất dễ dẫn đến người dùng vẫn
có khả năng lây nhiễm cao khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Nhằm ổn định thị trường, Cục Quản lý thị trường một số tỉnh cũng đã yêu cầu
các đội quản lý thị trường tiến hành ký cam kết với các cơ sở kinh doanh khẩu trang
bán đúng theo giá niêm yết. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác quản lý theo địa
bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân tăng giá quá mức hoặc có
hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh. Việc này dẫn đến giá
bán của một số tiệm thuốc bình ổn trở lại, nhưng không triệt để, nhu cầu của người
dân vẫn còn cao.

 Thời gian này (cầu>cung), các nhà cung ứng tận dụng cơ hội, thuê nhân công,
tăng năng xuất, sản xuất dự trữ trong kho. Các nhà phân phối đặt số lượng hàng lớn
nhằm nhân cơ hội kiếm lời.
2. Giai đoạn dịch bệnh thứ 2
- Ở đầu đợt dịch thứ 2: giá khẩu trang tăng (T7/2020)

Sau thời gian lập "đỉnh" về giá lên tới 18 triệu đồng/thùng 50 hộp khẩu trang y tế
(50 chiếc/hộp) thời điểm cách đây bốn tháng, giá khẩu trang thời gian vừa qua đã về
với đúng giá trị thực với khoảng 1,8 triệu đồng/thùng. Như vậy, giá bán lẻ những ngày
bình ổn vừa qua vẫn quanh 50 nghìn đồng/hộp.

Thế nhưng, chỉ ngay sau khi Đà Nẵng phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng và
đến nay đã xác định được 29 ca mắc tại Đà Nẵng, giá khẩu trang y tế lại được thổi giá
phi mã, lên gấp đôi, gấp ba lần.

Tại một chợ lớn trên mạng xã hội Facebook, giá khẩu trang đang được thay đổi
từng giờ. Nếu ngày 27-7, giá mới chừng 4 triệu đồng/thùng thì hôm nay, giá đã lên tới
hơn 6 triệu đồng/thùng.

- Giữa đợt dịch thứ 2: T8/2020

Tại một nhà thuốc ở chợ Xốm thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, khẩu trang y tế ba,
bốn lớp giá thấp nhất là 90.000 đồng/hộp 50 chiếc. Trên mạng xã hội, khẩu trang y tế
càng loạn giá khi có nơi bán ở mức 4 triệu đồng/thùng, có nơi lại bán đến hơn 6 triệu
đồng/thùng.

Mặc dù một số nơi thổi giá lên cao nhưng nhìn chung thị trường khẩu trang
không nóng như thời điểm dịch COVID-19 mới xảy ra tại Việt Nam hồi đầu năm
2020. Tình trạng người dân ồ ạt xếp hàng đi mua khẩu trang không còn nữa.

Ghi nhận trong những ngày vừa qua tại hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+
cho thấy chỉ có sự biến động nhẹ ở thị trường miền Trung, còn ở miền Bắc và miền
Nam thị trường khẩu trang, nước rửa tay, nhu yếu phẩm tương đối ổn định. Đại diện
hệ thống siêu thị Vincommerce cho biết thêm đã chuẩn bị hơn 2,5 triệu khẩu trang vải
kháng khuẩn, hơn 3 triệu chai nước rửa tay các loại cung ứng cho khách hàng từ nay
đến hết tháng 9-2020.

“Để dự phòng cho việc diễn biến dịch bệnh có thể phức tạp hơn, chúng tôi cũng
đã xây dựng kế hoạch hàng hóa ứng phó tới hết năm 2020” - đại diện Vincommerce
cho biết. Tại hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+, Co.opmart, Big C… các mặt
hàng khẩu trang y tế và nước rửa tay hiện khá dồi dào với giá bán ổn định.

- Gần cuối đợt dịch thứ 2: Giá khẩu trang bình ổn (T12/2020)

Cụ thể, khẩu trang 4 lớp vải không dệt giá dao động từ 1 – 1,2 triệu
đồng/thùng/50 hộp, khẩu trang 4 lớp giấy kháng khuẩn 1,1 – 1,5 triệu đồng/thùng/50
hộp, khẩu trang 4 lớp giấy kháng khuẩn than hoạt tính giá 1,8 – 2,1 triệu
đồng/thùng/50 hộp.

Lý do giá khẩu trang giữ nguyên vì lượng khẩu trang tồn đọng còn nhiều, các
xưởng cũng tranh thủ dịp này để xả hàng. Thứ hai là do mức xử phạt về việc tăng giá
khẩu trang khá nặng nên dân buôn không dám tăng giá bất chấp. Thứ ba là do thói
quen của người dân, thay khẩu trang giấy thành khẩu trang vải trong đợt tăng giá vừa
qua.

 Vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2020, dịch bệnh được
khống chế và lượng mua giảm đáng kể quay về 20 hộp/tháng, khi ấy, hiệu thuốc buộc
phải hoãn đơn đối với nhà bán sỉ, nhà bán sỉ lại tiếp tục hoãn đơn với nhà phân phối,
rồi đến nhà sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng một lượng lớn hộp khẩu trang y tế sẽ
bị tồn dư, chưa kể đến, số lượng hiệu thuốc có thể lớn gấp nhiều lần dẫn đến số lượng
tồn kho cũng sẽ trở thành “Gánh nặng khổng lồ”.
3. Giai đoạn 3/2021

Đến thời điểm này, dịch bệnh dần được kiểm soát, nhu cầu người dân không còn
tăng cao như trước, không còn tình trạng thiếu khẩu trang để bán như đợt 1 do số
lượng khẩu trang sản xuất ra lúc này đã vượt nhu cầu (cung lớn hơn cầu), giá khẩu
trang giảm xuống chỉ còn 25.000 - 50.000 đồng/hộp khẩu trang 4 lớp kháng khuẩn.
Tình trạng đầu cơ tích trữ không còn tăng cao.

Một ví dụ cụ thể cho tình trạng này: Theo ông Trần Văn Long - tổng giám đốc
Công ty Cổ phần y tế Ecommed (TP.HCM) đơn vị vẫn chịu thua lỗ trong nhiều tháng dù
đã hạ giá bán nhưng trong thời gian dài lượng hàng xuất bán khá khiêm tốn, nên hiện
đơn vị tồn khoảng 1,5 - 1,7 triệu cái khẩu trang. Công ty phải ngưng sản xuất khẩu trang
3 tháng nay do đối tác không lấy hàng và đang tính đến việc đóng cửa. Theo đại diện
đơn vị này, giá thành sản xuất giảm nên giá bán khẩu trang của đơn vị giảm bình quân
40-50% so với năm 2020. Tuy nhiên, so với năm ngoái, hiện sản lượng khẩu trang xuất
khẩu giảm khoảng 50%, nội địa giảm 30%. Cụ thể, năm ngoái đơn vị xuất khẩu khoảng
1 triệu chiếc khẩu trang/tháng thì hiện còn khoảng 600.000 cái.
Đại diện hệ thống Saigon Co.op cũng cho biết nếu dịch COVID-19 không diễn
biến phức tạp, hiện lượng khẩu trang được đơn vị dự trữ có thể đủ cung cấp cho thị
trường trong khoảng 4-5 tháng tới.
 Hàng tồn kho quá lớn
Hậu quả của hiệu ứng BULLWHIP là lượng tồn kho quá mức, dịch vụ khách
hàng giảm do sản phẩm không có sẵn hoặc do tồn kho dự trữ quá lâu, kế hoạch sản
xuất không ổn định và chi phí tốn kém cho các hoạt động phát sinh (như quản lý hàng
tồn kho, công nhân làm việc ngoài giờ tại giai đoạn đầu khi nguồn cung tăng đột
biến…). Ngoài ra, nhà sản xuất có thể phải ngừng hoạt động máy móc, cắt giảm nhân
viên gây ra tình trạng thất nghiệp, nhà phân phối gặp nhiều khó khăn trong công tác
quản lý và cuối cùng dẫn đến giá thành sản phẩm giảm.
Biện pháp giải quyết:
Ứng dụng mô hình CPFR: các mắt xích trong chuỗi cung ứng cần phối hợp với
nhau để lập ra một kế hoạch có sự thống nhất giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng
như sản xuất, phân phối vật tư, nguyên liệu,…
Dự báo nhu cầu dựa trên lượng cầu của người sử dụng khẩu trang cuối cùng sẽ
thay vì những đơn đặt hàng của các nhà thuốc, nhà bán lẻ,… bằng cách:
– Các doanh nghiệp chia sẻ với nhau một tập hợp thống nhất các số liệu
về nhu cầu sử dụng, tiêu thụ khẩu trang để sử dụng cho việc thực hiện dự báo
– Nguồn số liệu chính xác nhất là thành viên có quan hệ gần nhất với
người tiêu dùng cuối cùng như: nhà thuốc, nhà bán lẻ,…
– Chia sẻ số liệu thu được tại điểm bán hàng (POS-Point of Sales)

You might also like