You are on page 1of 17

MỤC LỤC

Bài 1 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH.....................................................................................3

1.1 PHẦN CỨNG..............................................................................................................................3

1.1.1 Máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh..........................................................................3

1.1.2 Máy tính để bàn....................................................................................................................3

1.1.3 Máy Notebook hay Laptop...................................................................................................4

1.1.4 Các thành phần của phần cứng.............................................................................................4

1.2 PHẦN MỀM................................................................................................................................5

1.2.1 Hệ điều hành.........................................................................................................................5

1.3 MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG (Nguyễn Thúc Hải, 1999)...................................7

1.3.1 Mạng máy tính......................................................................................................................7

1.3.2 Vai trò của mạng máy tính...................................................................................................8

Bài 2 CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG.........................10

2.1 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH............................10

2.1.1 Thương mại điện tử (e-commerce)....................................................................................10

2.1.2 Ngân hàng điện tử (e-banking)...........................................................................................11


2.1.3 Chính phủ điện tử (e-government).....................................................................................12

2.2 MỘT SỐ ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN ĐỂ LIÊN LẠC, TRUYỀN THÔNG................................12

Bài 3 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG.................................................................................................................14

3.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG...........................................................................................................14

3.2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..........................................................................................................14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Computer.....................................................................................................................................16

Hình 2: Laptop..........................................................................................................................................16
Bài 1 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH

1.1 PHẦN CỨNG

1.1.1 Máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh

Máy tính được tích hợp vào công việc và thực hiện vô số công việc khác nhau. Nhiều tổ chức sử dụng

kết hợp các hệ thống máy tính lớn và nhỏ để quản trị thông tin. Nhiều máy tính được thiết kế chuyên dụng

dành cho mục đích làm thiết bị điện toán trong khi một số khác được nhúng trong những sản phẩm như động

cơ xe hơi, thiết bị công nghiệp hoặc y tế, đồ gia dụng hoặc máy tính điện tử. [ CITATION Tan11 \l 1033 ]

1.1.2 Máy tính để bàn

Máy tính để bàn còn được gọi là máy tính cá nhân có thể đặt trên bàn, bên cạnh hoặc dưới mặt bàn. Các

máy tính này có khả năng xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp

nhỏ, trường học hoặc ở nhà.

Máy tính để bàn thường có 2 loại: máy tính cá nhân (PC) thiết kế dựa theo máy tính IBM gốc, và máy

Mac do Apple thiết kế.

Máy tính để bàn được thiết kế để xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và hầu như luôn luôn bao gồm

khả năng xử lý hoặc phát các tập tin đa phương tiện (âm thanh và video). Tuy hệ thống máy tính để bàn ổn

định và mạnh mẽ nhưng chúng lại không có khả năng sử dụng di động.
1.1.3 Máy Notebook hay Laptop

Máy tính xách tay (notebook hoặc laptop) được thiết kế đủ nhỏ và nhẹ để có thể đặt trên đùi của người

dùng. Các hệ thống này được khép kín và bao gồm hầu hết các thành phần được tìm thấy trong một mô hình

máy tính để bàn, chẳng hạn như một màn hình, bàn phím, thiết bị trỏ (bảng cảm ứng và/hoặc thanh trỏ), loa,

và thường là đi kèm một pin có thể sạc lại được tính từ một bộ chuyển đổi AC.

Ưu điểm chính trong việc sử dụng một máy tính xách tay là tính di động của nó. Ngoài ra, trong một số

trường hợp, việc tiêu thụ điện năng của máy tính xách tay được xem là “xanh hơn” so với máy tính để bàn.

Một bất lợi của máy tính xách tay là chúng thường không mạnh như các hệ thống máy tính để bàn.

Như với các mô hình máy tính để bàn, máy tính xách tay sử dụng trong hai môi trường của PC hoặc

Apple.

1.1.4 Các thành phần của phần cứng

Máy tính cá nhân là một “hệ thống” hoàn chỉnh bao gồm nhiều thành phần và các thiết bị đi kèm. Các

thành phần và các thiết bị đi kèm này được đề cập đến như là một tập hợp các phần cứng (hardware).

Phần cứng bao gồm các thiết bị ta có thể thấy và chạm vào để cảm nhận được; phần cứng thực hiện các

công việc về mặt vật lý của máy tính.


Phần cứng có thể được chia thành hai loại cơ bản – các thành phần bên trong và các thiết bị ngoại vi.

Các thành phần bên trong được chứa bên trong thùng máy và các thiết bị ngoại vi được gắn vào máy tính

thông qua các vị trí kết nối đặc biệt gọi là các cổng (port).

1.2 PHẦN MỀM

Phần mềm máy tính (computer software) dùng để chỉ tất cả những gì giúp cho một máy tính vận hành,

bao gồm hệ điều hành, phần mềm lập trình, và các chương trình ứng dụng.

Các chương trình phần mềm có thể tạo các văn bản, ghi các âm thanh, thao tác trên các hình ảnh, thực

hiện các tính toán phức tạp hoặc thực hiện một số lượng lớn các công việc khác nhau.

1.2.1 Hệ điều hành

Hệ điều hành (opearating system) là tập hợp các chương trình được thiết kế để điều khiển toàn bộ các

thiết bị phần cứng và phần mềm ứng dụng trong máy tính, tương tác và quản lý viêc giao tiếp giữa máy tính

với người sử dụng. Hệ điều hành thực hiện hai chức năng quan trọng sau :

Chức năng quản lý tài nguyên hệ thống, bao gồm: [ CITATION Đin09 \l 1033 ]

Quản lý tiến trình (Process management): Quản lý trình tự thực hiện các tác vụ, thực hiện cấp phát và

thu hồi CPU cho các tác vụ.

Quản lý bộ nhớ (Memory management): Xác định nhu cầu sử dụng bộ nhớ, quản lý, cấp phát, thu hồi

bộ nhớ cho các tác vụ.


Quản lý thiết bị xuất/nhập: Sắp xếp yêu cầu sử dụng thiết bị xuất/nhập của các tác vụ trong một hàng

đợi, tìm con đường tối ưu để phân bổ thiết bị cho các tác vụ, cấp phát và thu hồi thiết bị xuất/nhập theo

phương án được lập.

Quản lý tập tin: Sắp xếp, lưu trữ thông tin trong một hệ thống tập tin, quản lý việc sử dụng thông tin

theo các yêu cầu bảo vệ thông tin và phương pháp truy xuất.

Chức năng giao tiếp với người sử dụng: Cung cấp cho người sử dụng một tập lệnh cơ bản để điều hành

hệ thống cùng một giao diện cơ bản (Interface) để lập trình cho các ứng dụng.

Mỗi máy tính cần hệ điều hành để hoạt động. Máy tính phải tải hệ điều hành về bộ nhớ trước khi nó có

thể tải bất kì chương trình ứng dụng nào hoặc tương tác với người dùng. Các ví dụ về hệ điều hành gồm

DOS, windows, Unix, Linux và Mac OS.

Microsoft Windows 7

Windows 7 là hệ điều hành cho máy tính cá nhân phát hành vào tháng 10 năm 2009. Giống như các

phiên bản windows trước đó, nó bao gồm màn hình hiển thị tương tác tức thời WYSIWYG (what you see is

what you get : những gì bạn thấy là điều bạn có). Windows 7 được thiết kế để việc sử dụng máy tính trở nên

đơn giản và dễ dàng.

Mac OS
Mac OS được thiết kế bởi hãng Apple dành riêng cho các máy tính Macintosh. Nó là một trong những

hệ thống giao diện đồ họa người dùng đầu tiên và thiết lập các tiêu chuẩn cho các chương trình WYSIWYG

thực sự. Phiên bản mới của hệ điều hành Macintosh sử dụng cấu trúc cơ bản UNIX, cung cấp một môi

trường hoạt động rất an toàn và ổn định. Phiên bản mới nhất của hệ điều hành này là OS X Mountain Lion.

1.3 MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG [ CITATION Ngu99 \l 1033 ]

1.3.1 Mạng máy tính

Khái niệm

Mạng máy tính (Computer Network) là một nhóm gồm hai hoặc nhiều hệ thống máy tính được liên kết

với nhau bằng các đường truyền vật lý, có khả năng trao đổi thông tin với nhau.

Thành phần của một mạng máy tính bao gồm:

Các hệ thống đầu cuối: các máy tính hoặc thiết bị khác (điện thoại di động, PDA , máy in, máy quét

ảnh, tivi…) kết nối với nhau tạo thành mạng.

Môi trường truyền: đường truyền vật lý của mạng, là các phương tiện truyền dẫn có dây hoặc không

dây.

Giao thức: một tập các quy tắc xác định cách thức các đối tượng trên mạng giao tiếp với nhau. Tương tự

như việc con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, các máy tính trong mạng giao tiếp với nhau bằng giao

thức.
Các thiết bị mạng được kết nối với nhau bằng đường truyền vật lý. Phân loại đường truyền vật lý có hai

loại: đường truyền có dây, đường truyền không dây.

1.3.2 Vai trò của mạng máy tính

Sự xuất hiện của mạng máy tính đã đem lại nhiều lợi ích, bao gồm các lợi ích về chi phí và hiệu suất.

Các lợi ích của mạng máy tính bao gồm:

Giảm số thiết bị ngoại vi được dùng đến: Mỗi máy tính trong mạng không cần phải có máy in, máy quét

hay các thiết bị sao lưu dự phòng riêng mà có thể chia sẻ một hoặc nhiều thiết bị ngoại vi chung.

Tăng khả năng giao tiếp: Mạng máy tính cung cấp nhiều công cụ giao tiếp giữa các người dùng. Một số

công cụ phổ biến như thư điện tử (e-mail), diễn đàn (forum), tán gẫu (chat)… cho phép người dùng có thể

giao tiếp với gia đình, bạn bè một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm.

Tránh việc nhân bản tập tin, hư hỏng tập tin: Một máy phục vụ (server) quản lý các tài nguyên mạng.

Máy này sẽ lưu trữ dữ liệu và chia sẻ cho các người dùng trong mạng. Chỉ có người dùng được cấp quyền

mới được truy xuất vào các dữ liệu mật hoặc dữ liệu nhạy cảm. Việc ghi đè hoặc chỉnh sửa tập tin khi có sự

truy xuất đồng thời cũng được xử lý thông qua một số phần mềm.

Giảm chi phí bản quyền: sử dụng loại bản quyền cho một mạng sẽ rẻ hơn nhiều so với bản quyền cho

từng máy riêng rẽ.


Quản lý tập trung: Quản lý tập trung sẽ giảm bớt số nhân sự cần có để quản lý thiết bị và dữ liệu trên

mạng, thông qua đó giúp giảm chi phí và thời gian. Cá nhân người sử dụng mạng không cần quản lý thiết bị

và dữ liệu của họ. Một người quản trị mạng chịu trách nhiệm điều khiển thiết bị, dữ liệu và cấp quyền cho

người dùng. Sao lưu dự phòng cũng dễ dàng hơn vì dữ liệu được lưu trữ tập trung.

Xử lý phân bố: Xử lý dữ liệu có thể được phân bố trên nhiều máy tính nhằm tránh việc một máy phải xử

lý quá tải.
Bài 2 CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG

2.1 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

2.1.1 Thương mại điện tử (e-commerce)

Thương mại điện tử đề cập đến việc sử dụng Internet và Web để giao dịch kinh doanh. Chính thức hơn,

thương mại điện tử là về viê ̣c cho phép kỹ thuâ ̣t số các giao dịch thương mại giữa các tổ chức và cá nhân.

Điều này có nghĩa là các giao dịch xảy ra trên Internet và Web. Giao dịch thương mại liên quan đến việc

trao đổi các giá trị (ví dụ, tiền bạc) trên ranh giới tổ chức, cá nhân để đổi lấy các sản phẩm và dịch vụ.

Thương mại điện tử bắt đầu vào năm 1995 khi một trong những cổng thông tin đầu tiên, Netscape. com,

chấp nhận các quảng cáo đầu tiên từ các tập đoàn lớn và phổ biến các ý tưởng rằng các trang web có thể

được sử dụng như một phương tiện mới để quảng cáo và bán hàng.

Cuộc cách mạng thương mại điện tử vẫn còn đang diễn ra. Các cá nhân và doanh nghiệp sẽ ngày càng

sử dụng Internet để tiến hành thương mại khi nhiều hơn sản phẩm và dịch vụ đi đến trực tuyến và các hộ gia

đình chuyển sang viễn thông băng thông rộng. Các ngành khác sẽ được biến đổi bởi thương mại điện tử, bao

gồm đặt phòng du lịch, âm nhạc và giải trí, tin tức, phần mềm, giáo dục, và tài chính.

2.1.2 Ngân hàng điện tử (e-banking)

Ngân hàng điện tử được định nghĩa như là một phương thức cung cấp các sản phẩm mới và sản phẩm

truyền thống đến người tiêu dùng thông qua con đường điện tử và các kênh truyền thông tương tác
Ngân hàng điện tử cũng được định nghĩa là các hoạt động trên các nền tảng sau:

Internet banking (or online banking)

Telephone banking

TV-based banking

Mobile phone banking

PC banking (or offline banking)

The ATM (Automated Teller Machine) channel

Dịch vụ e-banking là dịch vụ ngân hàng điện tử (ngân hàng qua Internet), dịch vụ này đc phát triển ở

việt nam từ cách đây khoảng 2,3 năm, dịch vụ này mang lại rất nhiều tiện lợi cho người sử dụng: kiểm tra tài

khoản trực tuyến, mua hàng, tham gia mua bán trực tuyến trên các site chấp nhận hình thức này. Bên cạnh

đó, những công việc thông thường tốn nhiều thời gian xưa nay như trả hóa đơn tiền điện, khí đốt, tiền nước,

tiền nhà, hoặc tiền thẻ tín dụng… thì nay chỉ cần khoảng từ 15 đến 30 phút đồng hồ. Khách hàng sử dụng

dịch vụ e-banking có thể nhập vào máy tính các dữ liệu về số tiền, số tài khoản và ngày thanh toán là tiền sẽ

được rút thẳng từ tài khoản của mình trả cho công ty nhận thanh toán.

2.1.3 Chính phủ điện tử (e-government)

Chính phủ điện tử là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống CNTT-TT để thực hiện

quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó giao dịch của các cơ quan Chính phủ với
công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham

nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí. (World Bank).

2.2 MỘT SỐ ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN ĐỂ LIÊN LẠC, TRUYỀN THÔNG

Dịch vụ mạng thông tin toàn cầu

Dịch vụ mạng thông tin toàn cầu (World Wide Web – WWW) (nói ngắn gọn là Web) là dịch vụ phổ

biến nhất của Internet hiện nay. Lý do www trở nên phổ biến: (1) Giao diện đồ họa đa màu sắc và dễ sử

dụng cho tất cả đối tượng người dùng (2) Cung cấp lượng thông tin rộng lớn bao phủ hầu khắp mọi lĩnh vực.

Web cho phép người sử dụng dễ dàng truy cập và xuất bản tài liệu lên Internet dưới dạng các trang web

(Web page)... Mỗi trang có thể liên kết đến các trang khác, người dùng chỉ việc nhấp chuột vào đường liên

kết để đến được trang liên kết. Về phía người dùng (bên gửi), các trang được hiển thị thông qua một chương

trình gọi là trình duyệt (Browser). Các trình duyệt web phổ biến hiện nay là: Google Chrome, Firefox,

Internet Explorer, và Safari. Về phía máy cung cấp dịch vụ (bên nhận), có một tiến trình lắng nghe kết nối từ

trình duyệt. Sau khi thiết lập kết nối, bên gửi sẽ gửi yêu cầu và bên nhận trả lời, sau đó kết nối được ngắt.

Các trang Web được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup

Language). HTML cho phép định dạng tài liệu, mô tả các mối liên kết giữa các tài liệu với nhau và các mối

liên kết tới các dịch vụ Internet khác. Giao thức cho phép truyền các tài liệu HTML gọi là giao thức truyền

siêu văn bản HTTP (Hyper Text Transfer Protocol).


Trong thực tế, thuật ngữ Internet và World Wide Web thường được dùng lẫn lộn, nhưng chúng hoàn

toàn khác nhau. Internet là hệ thống toàn cầu kết nối các máy tính trong khi www chỉ là một trong các dịch

vụ (ứng dụng) chạy trên Internet.

Dịch vụ thư điện tử

Thư điện tử (Electronic Mail – E-mail) là thuật ngữ quen thuộc với đa số người dùng Internet hiện nay.

Lợi ích của thư điện tử là cho phép truyền thông điệp giữa các người dùng một cách khá nhanh chóng, bất

chấp khoảng cách địa lý, với chi phí thấp. Thư điện tử được sử dụng để trao đổi thông điệp, gửi các tập tin

văn bản, hình ảnh, âm thanh…


Bài 3 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG

3.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG

Mặc dù máy tính làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện hơn thì nó cũng mang lại cho chúng

ta nhiều sự cố về an toàn sức khỏe khi làm việc với máy tính. Sử dụng máy tính an toàn liên quan đến việc

áp dụng các phương pháp và kỹ thuật để tránh gây căng thẳng và khó chịu khi làm việc, và tránh các chấn

thương cá nhân và bảo vệ sức khỏe trước những mối nguy hiểm về sức khỏe.

Điều kiện để xảy ra hội chứng RSI (các chấn thương gặp phải do lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó) là

nó xảy ra một cách từ từ theo thời gian và do người sử dụng máy tính thực hiện quá nhiều các hoạt động

hoặc những chuyển động lặp lại không ngừng. Đặc biệt là nếu những hoạt động hoặc chuyển động đó diễn

ra không tự nhiên hoặc vụng về. RSI đối với những người sử dụng máy tính thường ảnh hưởng đến tay, cổ

tay, cánh tay, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như khuỷu tay hoặc cổ.

3.2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đừng bao giờ tắt máy tính của bạn mà không đóng các tập tin và các chương trình phần mềm đang mở

đúng cách, luôn luôn tắt hoặc đăng xuất đúng cách. Điều này sẽ bảo vệ phần mềm và giúp các tập tin dữ liệu

tránh bị hỏng hoặc bị mất.

Các tùy chọn tắt máy tính:


Switch Chuyển sang tài khoản người dùng khác mà không cần đăng xuất khỏi tài khoản hiện
user hành.
Log Đóng tất cả các mục đang mở, đăng xuất ra khỏi tài khoản người dùng hiện tại.
off
Lock Ẩn Desktop đằng sau một màn hình đăng nhập.
Restar Đóng các mục đang mở và khởi động lại máy tính mà không cần ngắt nguồn, còn được
gọi là khởi động lại hoặc khởi động ấm.
Sleep Đặt máy tính trong một trạng thái gọi là chế độ ngủ khi đó nó tiêu thụ ít điện năng hơn.
Hiber Chỉ có sẵn trên máy tính xách tay; bấm vào tùy chọn này để đặt một máy tính xách tay
nate vào một chế độ mà nó hoàn toàn không tiêu tốn điện năng.
Bảng 1. Các tùy chọn tắt máy tính
Luôn luôn để Windows hoàn thành quá trình tắt hay khởi động lại đúng cách. Việc kích hoạt lại máy

tính trước khi Windows hoàn thành các quy trình này có thể làm hỏng các tập tin và đưa ra một thông báo

khi bạn bật máy tính lần sau cho biết máy tính không được tắt đúng cách.

Nếu có sự cố mất điện áp khi máy đang ở chế độ Sleep hoặc Standby, sẽ bị mất những thông tin chưa

được lưu lại, vì vậy hãy chắc chắn luôn lưu công việc của bạn mỗi khi bạn rời khỏi máy tính, ngay cả khi

bạn khi bạn không đi lâu. Để tắt Standby và quay trở lại chế độ bình thường, chỉ cần duy chuyển chuột hoặc

nhấn một phím trên bàn phím. Để tắt chế độ Hibernate, hãy sử dụng nút Power trên máy tính xách tay của

bạn.
Hình 1: Computer

Hình 2: Laptop

Tài liệu tham khảo

Đinh Thế Hiển. (2009). Tin học căn bản. NXB Lao động – Xã hội.
Nguyễn Thúc Hải. (1999). Mạng máy tính và các hệ thống mở. Nhà xuất bản Giáo dục.

Tanenbaum. (2011). Computer Basic. 5th edition.

You might also like