You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO
TIỂU LUẬN MÔN HỌC

ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC


MÁY TÍNH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. TRỊNH ĐÌNH YẾN


Sinh viên thực hiện: PHẠM BẢO KỲ
MSSV: 2108110330
Lớp: K15DCTH07
Khóa: 15
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MÁY TÍNH................................................................................................................................. 1
1.1 Khái niệm: ........................................................................................................................................... 1
1.2 Phân loại: ............................................................................................................................................ 1
1.3 Phần cứng máy tính (Computer Hardware) ...................................................................................... 2
1.4 Phần mềm máy tính (Computer Software) ....................................................................................... 2
1.4.1 Phần mềm hệ thống ..................................................................................................................... 3
1.4.2 Phần mềm ứng dụng .................................................................................................................... 3
1.5 Ưu điểm của Máy tính ....................................................................................................................... 3
1.6 Nhược điểm của máy tính ................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ...................................................................................................... 4
2.1 Hệ điều hành...................................................................................................................................... 4
2.2 Hệ điều hành windows ...................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 3: MẠNG MÁY TÍNH..................................................................................................................... 6
3.1 khái niệm............................................................................................................................................ 6
3.2 Các thành phần của mạng máy tính................................................................................................ 6
3.3 Phân loại mạng máy tính .................................................................................................................. 6
3.4 Mô hình mạng ................................................................................................................................... 7
3.4.1 Mạng hình sao (Star Network) ..................................................................................................... 7
3.4.2 Mạng tuyến tính (Bus Network)................................................................................................... 7
3.4.3 Mạng hình vòng (Ring Network) .................................................................................................. 8
3.4.4 Mạng kết hợp (Mesh Network) ................................................................................................... 9
3.5 Ứng dụng của mạng máy tính .......................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: MÁY TÍNH
1.1 Khái niệm:
PC (Personal Computer) hay còn gọi là máy tính cá nhân. Máy tính cá nhân là loại máy tính
thông dụng hiện nay, được thiết kế dành riêng cho mỗi người dùng. PC là thiết bị điện tử
được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Ngày nay, máy tính được coi là một công cụ
được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ cá nhân cho đến các tổ
chức, doanh nghiệp. Nó giúp con người có thể xử lý thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian, công sức và tiền bạc.
1.2 Phân loại:
PC được chia làm 2 loại chính đó là máy tính để bàn (desktop) và máy tính cầm tay
(laptop, note book),

Hình ảnh minh họa của máy tính bàn và máy tính xách tay
ngoài ra hiện nay còn có máy tính bản và PC cầm tay. Đúng như tên gọi của Đúng như tên
gọi của nó đã nói lên đặc điểm chính để phân biệt 2 loại máy tính này. Máy tính để bàn
thường được lắp đặt tại một vị trí cố định, một máy tính để bàn thường bao gồm: cây máy
tính, màn hình, bàn phím, chuột, loa, camera,.. Còn máy tính xách tay thì luôn dễ dàng di
chuyển, có thể mang theo bên người. Một máy tính xách tay sẽ có đủ các chức năng, thành
phần như một chiếc máy tính để bàn. Tuy nhiên với một máy tính xách tay và một máy tính

1
để bàn có cấu hình ngang nhau thì máy tính xách tay sẽ có giá thành cao hơn rất nhiều, tương
xứng với sự gọn nhẹ, thuận tiện mà nó mang lại.
1.3 Phần cứng máy tính (Computer Hardware)
Tùy vào loại máy tính mà có các thành phần cấu tạo cơ bản như:

❖ CPU (bộ vi xử lý)


❖ RAM (bộ nhớ trong)
❖ Ổ đĩa cứng (Hard disk)
❖ Bộ nguồn (PSU)
❖ Ổ đĩa quang
❖ Card đồ họa(VGA)
❖ Bo mạch chủ (mainboard)
❖ Vỏ máy tính (case)
Thiết bị ngoại vi như:
❖ Màn hình
❖ Bàn phím
❖ Chuột
❖ Tai nghe
❖ Loa
❖ Máy in
❖ Máy chiếu
1.4 Phần mềm máy tính (Computer Software)
là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình
theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một
số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. là một tập hợp các
hướng dẫn cho phép người dùng tương tác với máy tính, phần cứng hoặc thực hiện các tác
vụ. Không có các chương trình phần mềm, phần lớn hoạt động của máy tính sẽ trở nên vô
nghĩa.

2
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng
hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.
1.4.1 Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví dụ như các
hệ điều hành máy tính Windows, Linux (Unix), MacOS, các thư viện động (dynamic linked
library – DLL) của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS.
Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các
thiết bị phần cứng.
1.4.2 Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng giúp người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó,
ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), phần mềm doanh
nghiệp, phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm
trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm độc hại.
1.5 Ưu điểm của Máy tính
➢ Tốc độ xử lý dữ liệu cao
➢ Độ chính xác cao
➢ Khả năng lưu trữ
➢ Tự động hóa
➢ Tính linh hoạt
➢ Độ tin cậy tự động hóa
➢ Giảm chi phí công việc giấy tờ
➢ Giải trí
1.6 Nhược điểm của máy tính
➢ Không có IQ
➢ Sự phụ thuộc vào con người
➢ Môi trường
➢ Không có cảm giác

3
CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
2.1 Hệ điều hành
Hệ điều hành (tên tiếng Anh: Operating System - viết tắt: OS) là một phần mềm dùng để
điều hành, quản lý tài nguyên phần cứng và phần mềm của thiết bị điện tử. Có vai trò trung
gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị. Hệ điều hành cũng đảm nhiệm vai
trò thực thi và quản lý nhằm phân bổ bộ nhớ một cách hiệu quả cho các ứng dụng chạy trên
máy.

Một số hệ điều hành phổ biến


2.2 Lịch sử phát triển của hệ điều hành windows
Windows (đôi lúc được gọi với cái tên Microsoft Windows) là tên của một hệ điều hành dựa
trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao
gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành
công nghiệp máy tính. Phiên bản Windows đầu tiên được nghiên cứu từ năm 1981 như một
bản mở rộng của nền tảng MS-DOS nhằm cạnh tranh với hệ điều hành của đối thủ Apple.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều phiên bản khác nhau, Windows đã dần trở nên
phổ biến, nắm giữ hơn 90% thị phần trong thị trường máy tính cá nhân thế giới.
Cho đến nay, trải qua nhiều phiên bản với nhiều sự thay đổi, hệ điều hành Windows đã gặt
hái rất nhiều thành công trong đó phải kể đến Windows XP, Windows 7, Window 8 và
Windows 10.

4
Windows 11 là một hệ điều hành mới nhất của Microsoft được công bố vào ngày 24 tháng 6
năm 2021, là một phần của họ hiều hành Windows NT. Windows 11 được phát hành rộng
rãi vào ngày 5 tháng 10 năm 2021 dưới dạng bản nâng cấp miễn phí thông qua Windows
Update cho các thiết bị đủ điều kiện chạy Windows 10

- Ưu điểm: Phổ biến, dễ sử dụng, tính ổn định cao và có đầy đủ tính năng để phục vụ cho
công việc cũng như giải Do có ưu thế tuyệt đối về thị phần lên các phiên bản hệ điều hành
Windows luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà sản xuất phần cứng và phát triển phần
mềm, điều này dẫn đến hệ quả là các thiết bị và ứng dụng hỗ trợ Windows cũng trở nên cực
kỳ đa dạng và phong phú; Các phiên bản hệ điều hành Windows tiếp theo luôn được kế thừa
những tính năng cơ bản của phiên bản tiền nhiệm, giúp người dùng dễ dàng làm quen và sử
dụng, Microsoft luôn cung cấp cho người dùng những gói nâng cấp và cập nhật miễn phí để
tối ưu sự ổn định và khả năng bảo mật của thiết bị; Từ phiên bản Windows 8 trở nên, nền
tảng Windows đã được thiết kế để hỗ trợ tốt cho các thiết bị màn hình cảm ứng.

- Nhược điểm: bạn cần phải mua bản quyền để sử dụng. Nhược điểm lớn nhất của hệ điều
hành Windows nằm ở việc nó luôn thu hút sự quan tâm của các tin tặc vì số lượng người
dùng quá lớn, vì thế các virus, phần mềm gián điệp, mã độc… đều được viết để hoạt động
trên nền tảng này. Việc tăng cường bảo mật yêu cầu người dùng phải cập nhật các bản vá lỗi
thường xuyên và đầy đủ, tuy vậy Windows dường như chưa bao giờ hết phát sinh những vấn
đề.

5
CHƯƠNG 3: MẠNG MÁY TÍNH
3.1 khái niệm
Mạng máy tính (network system), hay còn gọi là hệ thống mạng (computer network) là sự
kết hợp của nhiều máy tính, thông qua thiết bị kết nối mạng cùng với các phương tiện truyền
thông theo một cấu trúc. Đồng thời, các máy tính có sự trao đổi thông tin với nhau quá các
phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn, cáp quang, sóng điện từ, phương tiện không dây như
wifi… để chia sẻ dữ liệu cho nhau. Dữ liệu truyền từ máy này sang máy khác đều là các bit
nhị phân 0 và 1, sau khi biến đổi thành điện thế hoặc sóng điện từ, sẽ được truyền qua môi
trường truyền dẫn bên dưới.

3.2 Các thành phần của mạng máy tính


Mạng máy tính bao gồm 3 thành phần chính:
❖ Các máy tính được dùng để kết nối với nhau.
❖ Các thiết bị mạng dùng để kết nối các máy tính với nhau.
❖ Phần mềm cho phép thực hiện công việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.
3.3 Phân loại mạng máy tính
Mạng máy tính có thể được phân bố trong các phạm vi khác nhau, người ta có thể phân ra
các loại mạng như sau:

6
LAN (Local Area Network) là mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán
kính hẹp, thường thì khoảng vài trăm mét. Môi trường truyền thông có tốc độ kết nối cao,
như cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang. Mạng LAN thường được sử dụng trong nội bộ của
một cơ quan, một tổ chức. Các LAN kết nối lại với nhau thành mạng WAN.
WAN (Wide Area Network) là mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ quốc gia, hay
giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông
qua mạng viễn thông. Các WAN kết nối với nhau thành GAN
MAN (Metropolitan Area Network) kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết
nối được thực hiện thông qua môi trường truyền thông tốc độ cao (50/100 Mb/s).
SAN (Storage Area Network) là mạng lưu trữ chuyên cung cấp một cơ sở hạ tầng tốc độ cao
nhằm mục đính chủ yếu là chuyển, trao đổi thông tin giữa thiết bị lưu trữ và các máy chủ tập
tin. Người ta có thể dung mạng SAN để chia sẻ dữ liệu trong một phạm vi khá lớn, dưới
10km với tốc độ khá cao với chi phí lắp đặt khá thấp.
3.4 Mô hình mạng

3.4.1 Mạng hình sao (Star Network)

Là một cấu trúc mạng có một trạm trung tâm quan trọng hơn tất cả các nút khác, nút này sẽ
điều khiển hoạt động truyền thông của toàn mạng. Các thành viên khác được kết nối gián
tiếp với nhau qua trạm trung tâm.

Cấu trúc hình sao


Có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các
trạm và chuyển đến trạm đích. Tùy theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung
tâm có thể là hub, switch, router hay máy chủ trung tâm. Vai trò của thiết bị trung tâm là
thiết lập các liên kết Point – to – Point.
• Ưu điểm là thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớt các trạm),
dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng được tối đa tốc độ truyền của đường
truyền vật lý.
• Khuyết điểm là độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế
(bán kính khoảng 100m với công nghệ hiện nay). Và nếu sự cố ở trạm trung tâm làm
tê liệt toàn bộ các hoạt động truyền thông trong mạng.

3.4.2 Mạng tuyến tính (Bus Network)


7
Ở cấu trúc này rất đơn giản, tất cả các thành viên của mạng đều được kết nối trực tiếp với
một đường dẫn chung. Đặc điểm cơ bản của cấu trúc bus là việc sử dụng chung một đường
dẫn duy nhất cho tất cả các trạm, vì thế tiết kiệm được cáp dẫn và công lắp đặt. Có tất cả các
trạm phân chia trên một đường truyền chung (bus). Đường truyền chính được giới hạn hai
đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối với trục chính qua một
đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một thiết bị thu phát (transceiver). Mô hình mạng Bus hoạt
động theo các liên kết Point–to–Multipoint hay Broadcast.

• Ưu điểm: Dễ thiết kế và chi phí thấp.


• Khuyết điểm: Tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt
động.

3.4.3 Mạng hình vòng (Ring Network)

Tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối
với nhau qua một bộ chuyển tiếp (repeater) có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến
trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên
tiếp các liên kết Point–to–Point giữa các repeater.

• Ưu điểm: Mạng hình vòng có ưu điểm tương tự như mạng hình sao.
• Nhược điểm: Một trạm hoặc cáp hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động, thêm hoặc
bớt một trạm khó hơn, giao thức truy nhập mạng phức tạp.

8
3.4.4 Mạng kết hợp (Mesh Network)

Cấu trúc cây thực chất không phải là một cầu trúc cơ bản. Một mạng có cấu trúc cây chính
là sự liên kết của nhiều mạng con có cấu trúc đường thắng, mạch vòng hoặc hình sao. Đặc
trưng của cầu trúc cây là sự phân cấp đường dẫn. Để chia từ đường trục ra các đường nhánh,
có thể dùng các bộ nối tích cực (active coupler), hoặc nếu muốn tăng số trạm cũng như phạm
vi của một mạng đồng nhất có thể dùng các bộ lặp (repeater). Trong trường hợp các mạng
con này hoàn toàn khác loại thì phải dùng tới các bộ liên kết mạng khác như bridge, router
và gateway. Một số hệ thống cho phép xây dựng cấu trúc cây cho một mạng đồng nhất là
LonWorks, DeviceNet và AS-i.

3.5 Ứng dụng của mạng máy tính


Ứng dụng của mạng máy tính có ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Từ khoa học,
quân sự, quốc phòng cho đến y tế, giáo dục,… mạng máy tính đã trở nên quá quen thuộc và

9
không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Những ứng dụng mạng máy tính tạo nên những
lợi ích to lớn
Đối với những cá nhân, ứng dụng của mạng máy tính mang lại những sự tiện lợi như:
- Truyền và nhận thông tin liên lạc cũng như dữ liệu từ người này qua người khác một
cách dễ dàng
- Giúp chúng ta liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp
- Cung cấp các trò chơi giải trí, phim ảnh,…
- Giúp quan hệ giữa người với người trở nên dễ dàng và gần gũi hơn.
Đối với các doanh nghiệp ứng dụng của mạng máy tính có thể:
- Chia sẻ tài nguyên: Việc khai thác những ứng dụng của mạng máy tính, các doanh
nghiệp có thể chia sẻ dữ liệu, các ứng dụng cũng như các tài nguyên khác.
- Tăng độ tin cậy cũng như độ an toàn thông tin: Ứng dụng của mạng máy tính giúp thông
tin gửi và nhận trên đường truyền chính xác hơn vì chúng được cập nhật theo thời gian
thực.
- Khi một máy tính bị hỏng thì các máy còn lại vẫn hoạt động cũng như cung cấp dịch vụ
bình thường, không gây ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu
- Ứng dụng của mạng máy tính còn được coi là một phương tiện liên lạc hữu hiệu giữa các
nhân viên trong mọi tổ chức.
- Ngoài những ứng dụng kể trên, phải kể đến mặt hạn chế của mạng máy tính như:
- Mạng máy tính càng lớn thì khả năng bị đánh cắp dữ liệu càng cao
- Việc kiểm soát băng thông khó khan
- Nguy cơ lan truyền các phần mềm độc hại chứa virus dễ dàng xảy ra.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://clblamgame.com/
https://www.hanoicomputer.vn/
https://wikimaytinh.com/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Windows_11
https://quantrimang.com/gioi-thieu-chung-ve-mang-may-tinh-16
https://khs247.com/cau-truc-mang/

11

You might also like