You are on page 1of 5

Bài thực hành Tin học Đại Cương Khoa Công nghệ Thông tin

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1

Câu 1: Nêu quy trình xử lý thông tin? Mã hóa thông tin trong máy tính là gì?
Quy trình xử lí thông tin bao gồm bốn công đoạn, đó là: thu thập, xử lí, lưu trữ và
truyền đạt thông tin
Mã hóa thông tin là quá trình chuyển đổi dữ liệu này sang một dữ liệu khác với ý
nghĩa khác với dữ liệu ban đầu

Câu 2: Thực hiện các phép tính sau:


a. 22810 = ?2 d. 10101 + 100110 = ?
b. 111 01002 = ?10 e. 10111 * 1011 = ?
c. 101001 and 11101= ? f. 10011 or 11011 = ?

Câu 3: Hãy kể tên và chức năng các bộ phận chính của máy tính:
Những bộ phận chính, cơ bản nhất mà bất cứ loại máy tính, hãng máy tính nào cũng
cần phải có, bao gồm:
 Mainboard – Bo mạch chủ.
 CPU - Bộ phận xử lý trung tâm
 RAM - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
 PSU - Đơn vị cung cấp điện
 Ổ cứng – Thiết bị lưu trữ cố định
 Quạt làm mát
 Màn hình
 Cổng kết nối
 Các bộ phận ngoại vi

Mainboard – Bo mạch chủ


Bo mạch chủ còn được gọi là mainboard, là bộ phận quuan trọng nhất của máy tính,
đây là nơi chứa tất cả thành phần của máy tính. Nó có các khe cắm để liên kết các
thành phần quan trọng, bao gồm: CPU, RAM, thiết bị lưu trữ, màn hình…, hỗ trợ
hoạt động của toàn hệ thống.
RAM - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
RAM là từ được viết tắt của Random Access Memory, là một trong những thành
phần quan trọng trong máy tính. RAM là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời, các thông tin
phần mềm và ứng dụng đang chạy khi máy tính hoạt động. Khi bạn tắt nguồn máy thì
các dữ liệu được lưu tạm thời trong RAM sẽ mất đi.
Bộ phận xử lý trung tâm (CPU)

1
Bài thực hành Tin học Đại Cương Khoa Công nghệ Thông tin
CPU (Central Processing Unit) còn được gọi là "Bộ phận xử lý trung tâm" của máy
tính. Đây là thành phần quan trọng nhất của máy tính, bởi nó quản lý và điều khiển
các hoạt động tính toán và xử lý dữ liệu trong máy tính.
PSU - Đơn vị cung cấp điện
PSU là viết tắt của "Power Supply Unit" có nghĩa là bộ nguồn máy tính. PSU là thành
phần quan trọng trong mỗi máy tính để cung cấp nguồn điện cho tất cả các linh kiện
bên trong máy tính như bo mạch chủ, CPU, GPU, ổ cứng, quạt và các thiết bị khác.
Thiết bị lưu trữ cố định (Ổ cứng)
Ổ cứng có vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên thiết bị máy tính, bao gồm phần mềm
và cả hệ điều hành.
Quạt làm mát
Máy tính hoạt động lâu dài không thể tránh khỏi tình trạng CPU quá nhiệt, đây là lúc
quạt làm mát (quạt tản nhiệt) phát huy tác dụng. Việc trang bị quạt tản nhiệt là cách
phổ biến nhất để làm mát CPU, nó có tác dụng hút không khí mát vào và bổ sung
không khí nóng ra ngoài.
Card đồ họa (GPU)
Card đồ họa hay còn biết đến với tên gọi bộ xử lý đồ họa liên kết máy tính với màn
hình. Tác dụng chính của card đồ họa là xử lý tất cả những dữ liệu liên quan đến hình
ảnh, video và xuất ra màn hình hiển thị. Sự phát triển mạnh mẽ của các trò chơi, phần
mềm biên tập video hiện tại yêu cầu card đồ họa có thông số cao hơn để phục vụ các
tác vụ một cách nhanh chóng.
Cổng kết nối
Cổng kết nối là các "đầu cắm" hoặc "ổ cắm" trên máy tính, giúp chúng ta kết nối với
các thiết bị ngoại vi, mạng và các phụ kiện khác. Chúng cho phép truyền dữ liệu, âm
thanh, video và cung cấp năng lượng giữa các thiết bị khác nhau. Những loại cổng
kết nối đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay: USB, HDMI, VGA,
Thunderbolt, Ethernet, DisplayPort,...
Màn hình
Màn hình là bộ phận không thể thiếu của máy tính. Màn hình dùng để hiển thị dữ liệu
video, đồ họa, hệ điều hành, ứng ụng, hình ảnh, trò chơi... của máy tính.
Hiện nay có 2 loại màn hình phổ biến gồm: LCD và OLED. Màn hình LCD sử dụng
lớp tinh thể lỏng để hiển thị hình ảnh và cung cấp chất lượng hình ảnh tốt với độ phân
giải cao. Còn đối với màn hình OLED, nó cung cấp độ tương phản cao, màu sắc sáng,
nhưng mỏng hơn so với màn hình LCD.

Các bộ phận ngoại vi


2
Bài thực hành Tin học Đại Cương Khoa Công nghệ Thông tin
Các bộ phận ngoại vi (peripherals) là các thiết bị được kết nối với máy tính để mở
rộng chức năng sử dụng của máy tính, được gắn với máy tính thông qua cổng kết nối.
Bộ phận ngoại vi thường bao gồm rất nhiều các thiết bị khác nhau như: Chuột, bàn
phím, webcam, máy in,...và chúng được kết nối với máy tình bằng những cổng kết
nối được tích hợp sẵn trên máy tính.

Tốc độ của máy tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)
Ổ đĩa cứng (HDD và SSD)
Bộ xử lý đồ họa (GPU)
Phần mềm của máy tính
Bo mạch chủ/tốc độ bus (FSB)

Hãy kể tên các thiết bị nhập, xuất của máy tính mà em biết?
Một số thiết bị nhập, xuất của máy tính mà em biết:
+ Thiết bị nhập : bàn phím, chuột máy tính, máy quét, webcam, ...
+ Thiết bị xuất: máy in, màn hình máy tính, tai nghe, loa, ...

Câu 4: Hãy kể tên các phần mềm hỗ trợ bạn trong việc học tập và giải trí:
 Zoom.

 TranS.

 Skype.

 Microsoft Teams.

 Ứng dụng, phần mềm thuộc Google. Google Meet. Google Classroom. Google

Hangouts.
 VSee.

 Camfrog.

 Workplace from Facebook.

Câu 5: Virus máy tính là gì ? Hãy kể tên các phương pháp bảo vệ máy tính của
bạn khỏi virus.
Virus máy tính là một đoạn mã được nhúng trong một chương trình hợp pháp và
được tạo ra với khả năng tự sao chép lây nhiễm sang các chương trình khác trên máy

3
Bài thực hành Tin học Đại Cương Khoa Công nghệ Thông tin
tính. Cũng giống như cách con người bị cảm lạnh hoặc cúm, nó có thể nằm im trong
hệ thống và được kích hoạt khi bạn ít ngờ tới nhất.
Các phương pháp bảo vệ máy tính của bạn khỏi virus.
1. Cài đặt phần mềm chống virus
Cách phổ biến và đơn giản nhất để phòng chống Virus máy tính là cài đặt phần mềm
diệt virus. Chỉ với những thao tác đơn giản và không mất quá nhiều thời gian của
người dùng nhưng lợi ích của việc cài đặt các phần mềm này mang lại cực kì lớn,
giúp bạn bảo mật máy tính cũng như thông tin cá nhân của bạn thân được hiệu quả
hơn. Tuy nhiên, một chương trình chống virus không thể ngăn ngừa được các virus
khác với các loại có trong cơ sở dữ liệu hiện thời của nó nên người sử dụng cần phải
cập nhật thường xuyên các dữ liệu của chương trình chống virus để chúng hoạt động
tốt.
2. Đóng băng hệ thống
Khi thực hiện "đóng băng", máy tính của bạn sẽ được giữ nguyên hiện trạng, hạn chế
các thay đổi giúp máy tính khó bị nhiễu virus hơn. Và nếu bị nhiễm thì chúng sẽ bị
xóa ngay sau khi khởi động lại máy tính.
3. Đặt ra các nguyên tắc sử dụng
Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất để phòng chống virus máy tính, phải
luôn quét virus trước khi dùng các thiết bị lưu trữ di động hay chỉ copy các phần
mềm từ nguồn tin cậy,... tránh xa các nguồn lây lan virus nguy hiểm.
4. Sao lưu dữ liệu
Dù đã áp dụng đầy đủ tất cả các phương pháp phòng tránh thì có thể máy bạn vẫn có
thể bị nhiễm virus và dữ liệu của bạn dễ dàng bị phá hủy bất cứ lúc nào. Do vậy hãy
tập cho mình thói quen tốt là luôn phải sao lưu các dữ liệu quan trọng của bạn sang
một nơi khác để đảm bảo an toàn và dễ dàng phục hồi trong các trường hợp khác
nhau.

Câu 6: Trong tin học, dữ liệu là:


A. Các số liệu.
B. Biểu diễn thông tin dạng văn bản.
C. Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính.
D. Tất cả đều sai.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây về ROM là đúng?


A. Là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu.
B. Thông tin trong ROM sẽ bị mất khi tắt máy.
C. ROM có dung lượng nhỏ hơn RAM.
D. ROM có dung lượng nhỏ hơn đĩa mềm.

Câu 8: Cấu trúc chung của máy tính gồm có những khối chức năng nào?
A. Bộ xử lí trung tâm, Bộ nhớ, thiết bị vào/ra.
B. Bộ xử lí trung tâm, Bộ nhớ, thiết bị.
C. Bộ nhớ, thiết bị vào/ra, Màn hình.
D. Bộ xử lí trung tâm, Bộ nhớ, thiết bị vào.
4
Bài thực hành Tin học Đại Cương Khoa Công nghệ Thông tin

Câu 9: Trong các đẳng thức sau đẳng thức nào đúng?
A. 2 MB = 1024 Byte B. 2 GB = 2048 MB
C. 1 Bit = 10 Byte D. 1 GB = 1000 MB

Câu 10: Bộ xử lý trung tâm (CPU) gồm có mấy bộ phận chính?


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Thứ tự của đơn vị đo thông tin từ bé đến lớn là?
A. Bit, Byte, PB, KB, MB, GB, TB
B. Bit, Byte, KB, MB, GB, TB, PB
C. Byte, MB, KB, GB, PB, TB, Bit
D. Byte, Bit, PB, KB, MB, GB, TB
Câu 12: Byte là?
A. Một đơn vị quy ước theo truyền thống để đo lượng thông tin.
B. Một đơn vị đo dung lượng bộ nhớ của máy tính.
C. Lượng thông tin 16 bit.
D. Số lượng bit đủ để mã hoá được một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh.

You might also like