You are on page 1of 5

Trường Đại học Duy Tân ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG KỲ Đề số: 2

Khoa: Điện - Điện tử Môn: Lắp ráp và bảo trì hệ thống


Khối lớp: CR 210
Học kỳ: II Năm học: 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút

SV lưu file đặt tên là: TK-Nguyễn Ngọc Hùng -CR210F


SV làm trực tiếp trên đề, và nộp qua Dropbox
PHẦN 1 – Câu hỏi trắc nghiệm (4 điểm) – 20 câu
Câu 1. HDD, USB là thiết bị thuộc loại:
A. Bộ nhớ trong B. Bộ nhớ ngoài
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 2. Hãy cho biết thiết bị nào sau đây là thiết bị nhập?
A. Màn hình, bàn phím, chuột B. Bàn phím, chuột, máy scan.
C. Máy in, máy scan D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Máy tính có bàn phím và chuột đều sử dụng cổng PS/2. Cách cắm nào sau đây chính xác:
A. Hai cổng PS/2 đều như nhau nên cắm như thế nào cũng được
B. Không dùng được vì mỗi máy tính chỉ có 1 cổng PS/2
C. Phải cắm đúng bàn phím vào cổng PS/2 dành cho bàn phím và chuột vào cổng PS/2 của chuột
D. Tất cả đều sai
Câu 4. Công Nghệ Thông Tin là gì?
A. Là ngành khoa học xã hội
B. Là khoa học về việc thu thập và xử lý thông tin dựa trên máy vi tính
C. Là ngành khoa học về niềm tin vào máy tính
D. Là ngành khoa học về việc thu thập và xử lý thông tin dựa trên năng lực của con người
Câu 5. Công nghệ chế tạo Máy tính điện tử đầu tiên là:
A. Vi mạch role B. Mạch tích hợp
C. Transistor D. Bóng đèn chân không
Câu6. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tốc độ truy xuất các loại bộ nhớ
A. CacheL1, CacheL2, RAM, HDD
B. CacheL2, CacheL1, RAM, HDD
C. RAM, CacheL2, CacheL1, HDD
D. HDD, RAM, CacheL2, CacheL1
Câu 7. Các thiết lập về cấu hình phần cứng máy tính được lưu trữ tại?
A. Hard Disk Drive B. RAM
C. RAM CMOS D. Cache
Câu 8. Các thông số 1X, 2X, 4X, 8X ở card AGP có ý nghĩa cơ bản gì?
A. Tất cả đúng
B. Bội số của xung nhịp cơ bản của chuẩn AGP
C. Tên của các nhà sản xuất khác nhau
D. Tên của trình hỗ trợ khác nhau
Câu 9. Dual channel là gì?
A. Công nghệ RAM kênh đôi
B. Công nghệ siêu phân luồng
C. Công nghệ prescott
D. Tất cả đều sai
Câu 10. Chip cầu Nam trên main quản lý các thiết bị như?
A. Chỉ quản lý CPU
B. Sound, LAN, và các I/O port
C. I/O port, các khe cắm mở rộng, IDE
D. CPU, RAM, VGA, Slot VGA
Câu 11. Khi lựa chọn cấu hình cho máy tính, thiết bị cần quan tâm đầu tiên là?
A. CPU B. RAM
C. Mainboard D. Monitor
Câu 12. Có thể xem dung lượng bộ nhớ RAM của máy tính bằng cách
A. Vào SETUP để xem
B. Click chuột phải vào My Computer/ chọn Properties
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai
Câu 13. Đâu không phải ưu điểm của SSD so với HDD?
A. Giá thành rẻ hơn B. Chống sốc tốt hơn
C. Tỏa ít nhiệt hơn D. Hoạt động nhanh hơn
Câu 14. DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM) có tốc độ bus
800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v. Chuẩn giao tiếp của DDR III SDRAM là?
A. BIMM B. HIMM
C. DIMM D. LIMM
Câu 15. Nguồn điện trong văn phòng không ổn định và thường xuyên xảy ra sự cố. Người kỹ thuật nên
làm gì để bảo vệ máy tính?
A. Dùng bộ lưu điện (UPS)
B. Yêu cầu thay đổi hệ thống điện.
C. Dùng máy phát điện dự phòng
D. Chỉ dùng máy tính trong lúc điện bình thường
Câu 16. MAINBOARD có FSB 800Mhz, DDR2 Bus 667Mhz, CPU Pentium 4 3.0Ghz, Bus 533, Bạn hãy
chọn RAM cho phù hợp.
A. DDR2 512 Bus 667
B. DDR 512 Bus 400
C. DDR2 512 Bus 533
D. DDR3 512 Bus 800
Câu 17. Để có thể khởi động được Hệ điều hành thì phân vùng chứa Hệ điều hành đó phải là?
A. Primary Partition B. Active Partition
C. Logical Drive D. NTFS Primary Partition
Câu 18. Tuỳ chọn nào sau đây của chương trình Norton Ghost cho phép tạo tập tin ảnh cho 1 phân vùng
trên đĩa cứng?
A. Local - Partition - To Partition
B. Local - Disk - To Image
C. Local - Partition - To Image
D. Local - Partition - From Image
Câu 19. Lệnh Create trong chương trình Partition Magic có tác dụng gì?
A. Tạo mới phân vùng
B. Xóa phân vùng
C. Định dạng phân vùng
D. Thay đổi kích thước phân vùng
Câu 20. Tuỳ chọn nào sau đây của chương trình Norton Ghost cho phép tạo tập tin ảnh cho 1 phân vùng
trên đĩa cứng?
A. Local - Partition - From Image
B. Local - Partition - To Image
C. Local - Partition - To Partition
D. Local - Disk - To Image

PHẦN 2 – Câu hỏi Trả lời ngắn (6 điểm)


Câu 31. Trong máy tính, có mấy loại bộ nhớ? Trình bày cơ bản những loại bộ nhớ đó
- Có duy nhất 2 kiểu bộ nhớ cơ bản là RAM (Random Access Memory)và ROM (Read Only Memory).
- RAM là loại bộ nhớ đọc ghi. RAM là bộ nhớ mà một máy tính cần có. RAM được sử dụng để lưu trữ
chương trình và dữ liệu cần thiết để máy tính có thể thực hiện các chương trình, nhưng RAM là bộ nhớ
không ổn định và bị mất các thông tin khi điện bị ngắt. Hiện nay, có hai loại chip chính được chế tạo để
sử dụng các loại RAM: Ram tĩnh và Ram động (static và dynamic RAM).
- ROM lưu trữ những thông tin quan trọng cần thiết cho hoạt động hệ thống. ROM ổn đinh và không bị
mất dữ liệu. Loại bộ nhớ này cũng được sử dụng trong hệ thống nhúng hoặc bất cứ hệ thống nào nơi mà
các chương trình không cần thay đổi
Câu 32. Anh/Chị hãy vẽ sơ đồ khối tổ chức các thành phần cấu tạo nên máy tính. Trình bày ngắn gọn
những gì anh/chị biết về những thành phần này.

Bộ nhớ ngoài

Bộ xử lí trung tâm

Bộ điều khiển Bộ số học/logic

Thiết bị vào Bộ nhớ trong Thiết bị ra

*Bộ nhớ trong (RAM) là thành phần quan trọng của máy tính, được sử dụng để lưu trữ chương trình,
phục vụ quá trình xử lí của CPU
+ Chứa các thông tin mà CPU có thể trao đổi trực tiếp
+ Tốc độ nhanh, dung lượng nhỏ, đơn vị đo của bộ nhớ trong là bytes, KB, MB, Gb

*Bộ nhớ ngoài là phần bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, được sử dụng để mang đi, mang lại giữa các máy
tính. So với bộ nhớ trong, chi phí cho mỗi Gigabyte của bộ nhớ ngoài thấp hơn nhiều, tuy nhiên tốc độ đọc
ghi lại chậm hơn rất nhiều.

Bộ nhớ ngoài thực hiện 2 chức năng chính:

 Lưu trữ dữ liệu ngay cả khi tắt máy, thực hiện lưu trữ thông tin lâu dài
 Hỗ trợ bộ nhớ trong khi dữ liệu chưa cần sử dụng ngay chuyển từ RAM ra bộ nhớ ngoài.

*Bộ xử lý trung tâm CPU (viết tắt của chữ Central Processing Unit) được xem là não bộ của máy tính với
nhiệm vụ chính là xử lý các chương trình vi tính, dữ kiện đầu vào của máy tính và xử lý tất cả các lệnh
mà CPU nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên laptop hay máy tính.
Câu 33. Nêu nguyên tắc hoạt động cơ bản của Mainboard bằng 1 ví dụ cụ thể.
Nguyên lý hoạt động của bo mạch chủ vô cùng đơn giản, đó là:
 Giữa các thiết bị thông thường, tốc độ truyền tải sẽ khác nhau, còn được gọi là tốc độ Bus.
 Mainboard có 2 chipset có nhiệm vụ kết nối các thành phần cắm vào mainboard như CPU và
RAM, CPU và VGA Card,…
 Tốc độ Bus giữa các linh kiện khác nhau nên chúng sẽ được đưa tới North Bridge và South Bridge
để xử lý lại tốc độ Bus. Nhờ vậy giúp máy tính hoạt động được một cách thống nhất.

Câu 34. Cho bộ nguồn ATX 620 80 Plus Gold. Một game thủ dành 1/3 thời gian để chơi game và thời
gian còn lại cho các công việc khác. Biết năng lượng tiêu tốn đo được là 15kWh và màn hình máy tính sử
dụng là Dell 45W. Tính thời gian máy tính đã hoạt động.
- Em học CNTT nên em chịu thua câu này ạ !!
Câu 35. Cho một CPU tốc độ 3.6 GHz. Mỗi chỉ lệnh cần thực hiện qua 5 bước con. Mỗi bước mất 1 nhịp
đồng hồ, ngoại trừ bước thứ 3 mất 4 nhịp. Tính tốc độ tính toán của bộ xử lí (triệu lệnh/s).
Biết rằng: bộ xử lí thực hiện theo kiểu đường ống. Trung bình 20% số lệnh của một chương trình là lệnh
nhảy và chúng không tham gia vào cơ cấu đường ống.
- - Em học CNTT nên em chịu thua câu này ạ !!
Câu 36. Trình bày các thành phần cơ bản của bộ nguồn máy tính
Các thành phần cơ bản bộ nguồn :
- Bộ biến áp
- Bộ nắn điện ( chỉnh lưu)
- Bộ lọc chỉnh lưu
- Mạch ổn áp
- Mạch bảo vệ

You might also like