You are on page 1of 6

PHẦN CỨNG

Tổ chức hệ thống máy tính


Hệ thống máy tính bao gồm các thành phần cơ bản sau: đơn vị xử lý trung tâm (Central
Processing Unit – CPU), bộ nhớ chính (Main Memory), hệ thống vào ra (Input-Output
System) và liên kết hệ thống (Buses).
Bộ xử lý trung tâm (Central Proccesor Unit - CPU)
CPU điều khiển các thành phần của máy tính, xử lý dữ liệu, hoạt động theo chương trình
nằm trong bộ nhớ chính, nhận các lệnh từ bộ nhớ chính, giải mã lệnh để phát ra các tín
hiệu điều khiển thực thi lệnh. Trong quá trình thực hiện lệnh, CPU có trao đổi với bộ nhớ
chính và hệ thống vào ra. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học
và logic, và tập các thanh ghi.
Khối điều khiển (Control Unit – CU): nhận lệnh của chương trình từ bộ nhớ trong đưa
vào CPU. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của
các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã
cài đặt.
Khối tính toán số học và logic (Arithmetic Logic Unit - ALU): các thiết bị thực hiện các
phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR)
và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...). Dữ liệu từ bộ nhớ
hay các thiết bị vào-ra sẽ được chuyển vào các thanh ghi của CPU, rồi chuyển đến ALU.
Tại đây, dữ liệu được tính toán rồi trả lại các thanh ghi và chuyển về bộ nhớ hay các thiết
bị vào-ra.
Tập các thanh ghi (Registers): được gắn chặt với CPU bằng các mạch điện tử, làm bộ nhớ
trung gian cho CPU. Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ
trao đổi thông tin trong máy tính. Trên các CPU hiện nay có từ vài chục đến vài trăm
thanh ghi.
Bộ nhớ (Memory)
Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý. Có hai loại bộ nhớ: bộ
nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
Bộ nhớ trong (Internal Memory)
Là những thành phần nhớ mà CPU có thể trao đổi trực tiếp: các lệnh CPU thực thi, các
dữ liệu CPU sử dụng đều phải nằm trong bộ nhớ trong. Bộ nhớ trong có dung lượng nhỏ,
có tốc độ trao đổi thông tin cao. Có 2 loại ROM và RAM:
ROM (Read Only Memory): bộ nhớ chỉ đọc thông tin, dùng để lưu trữ các chương trình
hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS: ROM-Basic
Input/Output System). Thông tin trên ROM không thể thay đổi và không bị mất ngay cả
khi không có điện.
ROM: bộ nhớ chỉ đọc
RAM (Random Access Memory): bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để lưu trữ dữ
liệu và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. RAM có đặc điểm: nội dung
thông tin chứa trong nó sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy.

RAM: bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên


Ngoài ra, trong máy tính còn phần bộ nhớ khác: Cache Memory cũng thuộc bộ nhớ trong.
Bộ nhớ cache thực hiện lưu trữ trung gian giữa CPU và bộ nhớ trong nhằm làm tăng tốc
độ trao đổi thông tin. Hầu hết các máy tính hiện nay đều có cache tích hợp trên chip vi xử
lý. Nó chứa một phần chương trình và dữ liệu CPU đang xử lý, do vậy thay vì lấy lệnh và
dữ liệu từ bộ nhớ chính, CPU sẽ lấy trên cache.
Bộ nhớ ngoài (External Memory)
Là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi không có
điện. Các thông tin này có thể là phần mềm máy tính hay dữ liệu. Hiện nay có các loại bộ
nhớ ngoài phổ biến như:
Đĩa từ (Magnetic Disk): hiện nay phổ biến là các đĩa cứng. Một đĩa cứng chứa nhiều lớp
đĩa quay quanh một trục khoảng 3.600-15.000 vòng mỗi phút. Các lớp đĩa này được làm
bằng kim loại với hai mặt được phủ một chất từ tính và gắn cứng trong một ổ đọc, nên
gọi là ổ đĩa cứng (Hard Disk Driver).
Bộ nhớ Flash: Là thiết bị giúp sao lưu nhanh gọn nhất bởi tính năng ưu việt của nó trong
việc truyền tải dữ liệu. Các loại đĩa flash giao tiếp với máy tính thông qua cổng USB.
Ổ lưu trữ thể rắn (Solid State Driver - SSD): Là một thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ trạng
thái rắn để lưu trữ dữ liệu trên máy tính một cách bền vững. Một ổ SSD đồng thời mô
phỏng quá trình lưu trữ và truy cập dữ liệu giống như ổ đĩa cứng (HDD) thông thường và
do đó dễ dàng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

SSD: ổ cứng thể rắn


Hệ thống nhập - xuất (Input-Output)
Chức năng của hệ thống nhập - xuất là trao đổi thông tin giữa máy tính với thế giới bên
ngoài. Hệ thống nhập - xuất được xây dựng dựa trên hai thành phần: các thiết bị nhập -
xuất (I/O devices) hay còn gọi là thiết bị ngoại vi (Peripheral devices) và các mô-đun
ghép nối nhập - xuất (IO Interface modules). Các thiết bị nhập xuất không kết nối trực
tiếp với CPU mà được kết nối thông qua các mô-đun ghép nối nhập - xuất. Trong các mô
đun ghép nối nhập - xuất có các cổng nhập - xuất (IO Port), các cổng này cũng được đánh
địa chỉ bởi CPU, có nghĩa là mỗi cổng cũng có một địa chỉ xác định. Mỗi thiết bị nhập -
xuất kết nối với CPU thông qua cổng tương ứng với địa chỉ xác định.
Mỗi thiết bị nhập - xuất làm nhiệm vụ chuyển đổi thông tin từ một dạng vật lý nào đó về
dạng dữ liệu phù hợp với máy tính hoặc ngược lại. Các thiết bị ngoại vi thông dụng như
bàn phím, màn hình, máy in hay một máy tính khác. Người ta có thể phân các thiết bị
ngoại vi ra nhiều loại:
Thiết bị thu nhận dữ liệu: bàn phím, chuột, máy quét ảnh,…
Thiết bị hiển thị dữ liệu: màn hình, máy in,…
Thiết bị nhớ: các loại ổ đĩa
Thiết bị truyền thông: modem
Thiết bị hỗ trợ đa phương tiện: hệ thống âm thanh, hình ảnh,…
Bảng báo giá phần cứng

PHẦN MỀM (SOFTWARE)


Khái niệm
Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập
trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết
một công việc nào đó.
Phân loại phần mềm
Có nhiều cách phân loại phần mềm máy tính. Nếu phân theo quan điểm sử dụng chung
thì phần mềm máy tính có 2 loại: phần mềm hệ thống (Operating System) và phần mềm
ứng dụng (Application)
Phần mềm hệ thống (Operating System): Là phần mềm điều khiển hoạt động bên trong
của máy tính và cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và máy tính nhằm khai
thác hiệu quả phần cứng phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Loại phần mềm này đòi hỏi tính
ổn định, tính an toàn cao. Chẳng hạn các hệ điều hành máy đơn hay hệ điều hành mạng,
các tiện ích hệ thống,… Một số phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay là: LINUX,
Windows.

Bảng báo giá phần mềm


Phần mềm ứng dụng (Application): Là phần mềm dùng để giải quyết các vấn đề phục vụ
cho các nhu cầu khác nhau của con người như quản lý, kế toán, soạn thảo văn bản, trò
chơi…. Nhu cầu về phần mềm ứng dụng ngày càng tăng và đa dạng.
Bộ phần mềm Microsoft Office

HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS


Giới thiệu hệ điều hành Windows
Hệ điều hành (HĐH) là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý
các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.
HĐH đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng.
HĐH cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng
dụng trên máy tính một cách dễ dàng.
Lịch sử phát triển của Windows
HĐH Windows do hãng Microsoft sản xuất, được xem là HĐH thông dụng nhất hiện nay.
HĐH có rất nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản thường đòi hỏi các cấu hình phần
cứng tương ứng (phiên bản càng mới, đòi hỏi cấu hình phần cứng càng cao). Các phiên
bản phổ biến hiện nay Windows 7, Windows 8, Windows 10.
Các phiên bản Windows
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like