You are on page 1of 53

CHƯƠNG I

MÁY TÍNH CĂN BẢN


MỤC TIÊU
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về máy tính và hệ điều hành.
2. Vận dụng được kiến thức về máy tính và hệ điều hành để thực hiện được thành
thạo các thao tác cơ bản trên Windows 10.
3. Vận dụng được kiến thức về Control Panel, Settings để tùy biến các cài đặt và
xử lý được một số sự cố căn bản trong máy tính.

1. Khái quát về máy tính điện tử


Tin học là một ngành khoa học, nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán
nhằm mô tả và biến đổi thông tin. Trong đó, máy tính điện tử là hệ thống dùng để tính
toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hoặc quy luật logic.
Máy tính được cấu tạo bởi các thiết bị có thể thực hiện các chức năng đã được định
nghĩa trước. Quá trình tương tác của các thành phần trong máy tính đã tạo cho máy tính
khả năng xử lý thông tin, đáp ứng nhu cầu của con người một cách nhanh chóng và
chính xác.
Một số loại máy tính phổ biến:

Hình 1.2: Máy tính bảng


Hình 1.1: Máy tính để bàn

Hình 1.3: Các thiết bị điện


toán cầm tay
Hình 1.4: Máy nghe nhạc

1
1.1. Phần cứng
Phần cứng là tập hợp các linh kiện vật lý và cách bố trí, kết nối chúng để tạo nên
một hệ thống máy tính. Phần cứng bao gồm các thiết bị ta có thể thấy và chạm vào để
cảm nhận được. Phần cứng được chia làm 2 loại cơ bản: Các thành phần được chứa bên
trong thùng máy và các thiết bị ngoại vi được gắn vào máy tính thông qua các vị trí kết
nối đặc biệt gọi là các cổng (port).
Thùng máy (case/chassis) của máy tính chứa bộ nguồn của hệ thống và các thiết
bị bên trong (bộ vi xử lý, bộ nhớ, ổ cứng). Các thiết bị này được gắn vào một bảng mạch
điện tử lớn gọi là bo mạch chủ (mainboard).
1.1.1. Chíp vi xử lý
Chíp vi xử lý thường được gọi là não bộ của máy tính
vì các lệnh từ chương trình phần mềm và nhập liệu đầu vào
từ người sử dụng đều được nó nhận và xử lý. Con chíp này
còn được biết đến như là bộ xử lý trung tâm (Central
processing unit - CPU). Mỗi dòng hay loại CPU xử lý
thông tin và câu lệnh với tốc độ khác nhau, đo bằng Hertz
Hình 1.5: Chíp vi xử lý
(Hz). Hertz (Hz) đo tốc độ xung nhịp bên trong máy tính
về tần suất hay số vòng xoay mỗi giây.
Tên gọi Ký hiệu Hệ số nhân Bằng
Hertz Hz 1 chu kỳ mỗi giây
Kilohertz KHz Một nghìn 1,000 chu kỳ mỗi giây
Megahertz MHz Một triệu 1,000,000 chu kỳ mỗi giây
Gigahertz GHz Một tỉ 1,000,000,000 chu kỳ mỗi giây
Terahertz THz Một nghìn tỉ 1,000,000,000,000 chu kỳ mỗi giây
Petahertz PHz Một triệu tỉ 1,000,000,000,000,000 chu kỳ mỗi giây
Tốc độ hoặc sức mạnh của bộ xử lý là một trong những nhân tố xác định hiệu suất
tổng thể của hệ thống
Hệ điều hành và các chương trình ứng dụng yêu cầu một tốc độ tối thiểu của bộ xử
lý để vận hành. Một bộ xử lý đôi khi được đề cập đến bởi kiến trúc của nó.
1.1.2. Bộ nhớ
Để cho một máy tính có thể xử lý thông tin, máy cần được cài đặt sẵn một dung
lượng bộ nhớ hệ thống nhất định. Dữ liệu và các chương trình được đọc vào bộ nhớ từ
ổ đĩa cứng hoặc CD-ROM và sau đó chuyển từ bộ nhớ đến bộ vi xử lý. Dung lượng của
bộ nhớ và ổ đĩa lưu trữ được đo bằng đơn vị bit và byte. Bit là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất
mà máy tính sử dụng, có thể mang các giá trị 0 hoặc 1 (trạng thái “có” hoặc “không
có”). Một nhóm tám bit tạo thành một byte. Đơn vị đo lường dữ liệu nhỏ nhất mà con
người sử dụng là một ký tự chữ số (‘a’ đến ‘z’, hoặc 0 đến 9) cần nguyên một byte trong
bộ nhớ máy tính để biểu hiện nó.

2
Viết
Đơn vị Bằng với … Gần bằng
tắt
Bit Một chữ số nhị phân
Byte 8 bits Một ký tự
Kilobyte KB 1,024 bytes (một nghìn byte) Nửa trang đánh máy
1,024 KB
Megabyte MB Một cuốn tiểu thuyết 500 trang
(một triệu byte)
1024 MB Một cuốn tiểu thuyết 500 nghìn
Gigabyte GB
(Một tỉ byte) trang
1,024 GB
Terabyte TB Một cuốn tiểu thuyết 500 triệu trang
(Một nghìn tỉ byte)
1,024 TB 20 triệu tủ đựng hồ sơ văn bản bốn
Petabyte PB
(Một triệu tỉ byte) ngăn
Mỗi tập tin máy tính sử dụng có số byte cụ thể, máy tính cần một lượng bộ nhớ
phù hợp để “nắm giữ” tập tin. Không có bộ nhớ hệ thống, máy tính không thể điều hành
các chương trình hoặc tạo và hiệu chỉnh các tập tin.
Về mặt vật lý, bộ nhớ bao gồm các chip cố định bên trong đơn vị hệ thống. Số
lượng các chip bộ nhớ trong một máy tính và dung lượng của mỗi chip xác định lượng
bộ nhớ khả dụng của máy tính
Bộ nhớ chỉ đọc (ROM - Read Only Memory)
ROM chứa dữ liệu có thể đọc và sử dụng nhưng không thay đổi được, chứa các
lệnh để điều khiển các chức năng cơ bản của máy tính và các lệnh này vẫn tồn tại trong
ROM cho dù nguồn điện bật hay tắt. ROM được xem là loại bộ nhớ không bốc hơi (non-
volatile).
Bộ nhớ chỉ đọc - hệ thống xuất nhập cơ bản (ROM BIOS)
ROM BIOS là một nhóm mạch tích hợp và chip có chức năng khởi động máy tính,
kiểm tra RAM và tải hệ điều hành. Quá trình này xuất hiện chỉ khi bật máy tính hoặc
mỗi lần phải khởi động lại máy. ROM còn được dùng để kiểm soát các thiết bị xuất nhập
dữ liệu như ổ đĩa, bàn phím, màn hình trong khi máy tính đang chạy.
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM –
Random Access memory)
RAM được đặt trong khối hệ thống là bộ nhớ
chính của một máy tính và nó hoạt động như là một
vùng bộ nhớ điện tử nơi máy tính lưu giữ các bản
sao đang làm việc của các chương trình và dữ liệu.
RAM có đặc điểm “bốc hơi” (volatile) dữ liệu
lưu trữ trong nó được tồn tại chỉ khi nào máy tính
còn bật nguồn. Bất kì thông tin lưu trữ trong RAM
“bị biến mất” khi máy tính tắt nguồn. Bởi vậy, dữ Hình 1.6: RAM và ROM

3
liệu và các chương trình được đọc vào bộ nhớ từ ổ cứng hoặc CD – ROM và sau đó
chuyển từ bộ nhớ đến bộ vi xử lý, nơi thông tin được hiệu chỉnh và sau đó trả về bộ
nhớ.
1.1.3. Các hệ thống lưu trữ (Storage Systems)
Khi hoạt động, RAM lưu giữ những công việc dang dở và bản sao của phần mềm
ứng dụng đang chạy. Vì RAM chỉ lưu trữ tạm thời nên phải lưu công việc đang làm vào
một thiết bị lưu trữ trước khi thoát khỏi chương trình hoặc tắt máy tính.
Thiết bị lưu trữ được dùng sẽ tùy thuộc vào khối lượng lưu trữ cần cũng như tốc độ
truy xuất dữ liệu hoặc tốc độ truyền dữ liệu (là tốc độ dữ liệu truyền từ máy tính sang
thiết bị lưu trữ và ngược lại). Các ổ đĩa cứng thường được dùng để lưu trữ và truy xuất
phần mềm và dữ liệu nhờ các các đặc tính về khả năng lưu trữ và tốc độ của chúng. Có
thể dùng các phương tiện lưu trữ khác như thẻ nhớ hoặc đĩa quang để lưu trữ bản sao dữ
liệu với mục đích dự phòng và di chuyển.
Ổ đĩa cứng (Hard Disk)
Bao gồm các đĩa bằng kim loại hoặc chất
dẻo được gọi là các đĩa từ (platter) được bao phủ
bởi một lớp phủ từ tính bên ngoài. Các đĩa từ của
ổ cứng xoay quanh một trục xoay ở một tốc độ
không đổi và tốc độ thông dụng thường là 5.400,
7.200 hoặc 10.000 vòng quay mỗi phút (rpm).
Khi các đĩa từ xoay tròn, một hoặc nhiều cặp đầu Hình 1.7: Ổ đĩa truyền thống
đọc/ghi (các thiết bị ghi/phát lại nhỏ) lơ lửng gần
bề mặt của các đĩa từ và đọc hoặc ghi dữ liệu xuống bề mặt từ tính.
Mỗi đĩa từ được chuẩn bị cho việc lưu trữ và phục
hồi dữ liệu thông qua một quá trình gọi là định dạng
(formatting). Quá trình đó tạo ra một tập hợp các vòng
tròn được gọi là rãnh ghi (track) trên mỗi mặt của đĩa.
Mỗi rãnh (track) lại được chia thành các cung (sector).
Mỗi mẩu dữ liệu được lưu trữ trên một cung cụ thể, trên
một track cụ thể. Khi dữ liệu được đọc, ghi, các đầu
Hình 1.8: Ổ đĩa thể rắn đọc/ghi sẽ di chuyển đến các cung dữ liệu được lưu trữ.
SSD
Ổ đĩa cứng là khu vực lưu trữ chính của cả các
chương trình và dữ liệu. Các chương trình phần mềm cần phải được cài đặt ở một đĩa
cứng trước khi sử dụng chúng.
Một hạn chế của các ổ đĩa cứng truyền thống là các đầu đọc/ghi phải lơ lửng gần
bề mặt của đĩa từ không thật sự chạm vào chúng. Do đó, nếu có vật lạ nằm giữa bề mặt
đĩa và đầu đọc/ghi thì có thể phá hủy dữ liệu hoặc làm hỏng đầu đọc/ghi. Ưu điểm của
ổ đĩa từ: Cung cấp dung lượng lưu trữ lớn hơn, ít tốn kém hơn.

4
Ổ đĩa thể rắn (Solid State Drives)
Ổ đĩa thể rắn sử dụng các chip nhớ để đọc và ghi dữ liệu. Không có các thành phần
di chuyển trong ổ đĩa nên ít bị hỏng hơn các ổ đĩa truyền thống và cũng không gây ồn
khi hoạt động. Tuy nhiên, chúng đòi hỏi một nguồn điện không đổi để duy trì dữ liệu
nên chúng bao gồm các pin dự phòng bên trong.
Mặc dù chúng đắt tiền hơn các các sản phẩm có tính năng tương tự nhưng chúng
đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các sản phẩm di động bởi những lợi thế:
Thời gian khởi động nhanh hơn, Tốc độ đọc nhanh hơn, Ít sinh ra nhiệt, Ít rủi ro hư hỏng
vì không có các thành phần di chuyển.
Ổ đĩa quang (Optical Drives)
Ổ đĩa quang được thiết kế để đọc các đĩa tròn, dẹt, thường được gọi là đĩa nén
(Compact Disk) hoặc đĩa số đa năng (DVD). Đĩa này được đọc thông qua một thiết bị
laze hoặc đầu quang học có thể quay đĩa với vận tốc từ 200 vòng quay mỗi phút (rpm)
trở lên. Tốc độ càng cao, thông tin được đọc và chuyển đến máy tính càng nhanh.
Ổ đĩa CD-ROM (Đĩa nén chỉ đọc) hay DVD-ROM tương tự với đầu phát trong hệ
thống thiết bị giải trí âm thanh/hình ảnh. Thông tin được ghi sang bề mặt đĩa và truy
xuất bằng tia laze. Ta cũng có thể chỉ đọc dữ liệu.
Các máy tính có thể được trang bị ổ đĩa quang, thường là ổ đĩa CD/DVD hay ổ đĩa
có thể ghi CD/DVD.
Đầu ghi quang học (Optical writer)
Ổ ghi quang học, còn được gọi là ổ ghi đĩa, có hình thức và cơ chế hoạt động tương
tự một ổ đĩa quang thông thường, nhưng có khả năng ghi thông tin lên một đĩa trắng.
Phần mềm đi kèm với ổ ghi quang cho phép “đốt” hay ghi dữ liệu lên đĩa. Định dạng
dùng cho các loại ở đĩa này gồm:
CD-R/DVD-R: Có thể ghi duy nhất một lần lên
đĩa trắng, những có thể đọc đĩa nhiều lần. Định dạng
này có thể đọc ở đầu DVD hoặc ổ DVD.
CD-RW/DVD-RW: Có thể đọc và ghi nhiều lần
lên cùng một đĩa. Định dạng này có thể đọc ở ổ DVD
và một số đầu DVD hỗ trợ định dạng này.
Hình 1.9: Đĩa quang
DVD-RAM: Định dạng này tương tự DVD-RW
nhưng chỉ có thể chạy được ở những thiết bị có hỗ trợ định dạng này. Những loại đĩa
DVD này thường xuất hiện dưới dạng hộp đĩa.
Đĩa trắng tương đối rẻ, đĩa CD–R (ghi một lần) rẻ hơn đĩa CD–RW (ghi lại nhiều
lần). Nhấn cỡ đĩa CD có thể là 650 hoặc 700 MB, trong khi đĩa DVD có thể lưu trữ
khoảng 4.7GB đến 17+GB với tốc độ truy cập nhanh. Có phần mềm đặc biệt kèm theo
đầu ghi DVD và cũng thường có các công cụ để xử lý hoặc biên tập hình ảnh khi ghi
sang đĩa DVD.

5
Thiết bị lưu trữ di động (USB Storage)
Một ổ đĩa USB flash là một thiết bị lưu trữ dạng bộ nhớ flash tích hợp với một đầu
nối USB. Ổ đĩa này bao gồm bo mạch điện tử nhỏ và một đầu nối chuẩn USB.
Các ổ đĩa USB flash nhỏ gọn có thể lưu trữ được nhiều gigabyte thông tin. Chúng
bền lâu và đáng tin cậy vì chúng không chứa các thành phần di chuyển bên trong và tuổi
thọ có thể kéo dài trong nhiều năm. Hầu hết các
máy tính đi kèm với hai, bốn hoặc sáu cổng
USB.
Khi cắm ổ đĩa Flash vào một cổng USB,
hệ điều hành tự động nhận ra khi cắm vào máy
tính và gán ký tự ổ đĩa. Để gỡ bỏ ổ đĩa flash,
nhấn chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa và chọn
Eject. Hầu hết các ổ đĩa USB flash lấy nguồn
điện từ cổng kết nối USB và không yêu cầu pin
Hình 1.10: Ổ USB và thẻ nhớ
Các đầu đọc và ghi thẻ (Card
Reader/Writers)
Có thể sử dụng một đầu đọc thẻ nhớ để đọc các thẻ nhớ flash và chuyển nội dung
chứa trong nó vào máy tính. Các thẻ nhớ flash là thiết bị lưu trữ phổ biến cho máy ảnh
kỹ thuật số, điện thoại di động, máy quay video, máy phát MP3.
1.1.4. Các thiết bị nhập, xuất dữ liệu
Thiết bị Nhập/Xuất (I/O) dữ liệu cho phép người dùng giao tiếp với máy tính. Có
ba loại thiết bị I/O dữ liệu có thể dùng để:
- Gửi thông tin đến máy tính.
- Hiển thị hoặc truyền thông tin đi từ máy tính.
- Trao đổi thông tin giữa máy tính với nhau.
Thiết bị dùng để đưa thông tin vào máy tính được gọi là thiết bị đầu vào hoặc nhập
dữ liệu. Thiết bị có thể hiển thị được thông tin từ máy tính gửi đi được gọi là thiết bị đầu
ra hoặc xuất dữ liệu.

Hình 1.12: Microphone


Hình 1.11: Bàn phím

6
Hình 1.13. Màn hình Hình 1.14. Máy in

Hình 1.15. Loa Hình 1.16. Máy chiếu

1.1.5. Các phần cứng làm việc với nhau


Khi khởi động máy tính (booting) hoặc khởi động lại (reboot), ROM-BIOS sẽ kiểm
tra bộ nhớ hệ thống và tải hệ điều hành. Một khi các lệnh trong BIOS được tải lên, máy
tính sẽ tìm kiếm hệ điều hành hợp lệ. Một hệ điều hành có thể được tải vào bộ nhớ từ
một đĩa khởi động (bootable disk) hoặc từ một ổ đĩa cứng đã được cài đặt sẵn hệ điều
hành.
Thông thường các máy tính khởi động từ ổ đĩa cứng. Trong một số trường hơp có
thể tải một hệ điều hành từ CD-ROM, DVD hoặc ổ đĩa flash… Nếu máy tính không tìm
thấy hệ điều hành trên ổ đĩa cứng nó sẽ tìm trên các thiết bị lưu trữ khác, việc khởi động
từ thiết bị nào có thể do người dùng chỉ định.
Khi tìm thấy, hệ điều hành được tải vào bộ nhớ RAM và chiếm một dung lượng
cụ thể của bộ nhớ RAM khi hệ thống hoạt động. Nếu máy tính tải hệ điều hành Windows
10, màn hình đầu tiên sẽ nhìn thấy là màn hình chào của Windows, chúng ta đăng nhập
vào Windows tại màn hình chào này.
Hệ điều hành sẽ được tải lên RAM và chiếm một lượng RAM nhất định trong suốt
thời gian hệ thống vận hành. Mỗi chương trình ứng dụng được cài đặt đều yêu cầu một
khoảng trống lưu trữ nào đó trên ổ đĩa cứng. Khi khởi động một chương trình ứng dụng,
máy tính tải một bản sao các lệnh của chương trình vào RAM. Chương trình tồn tại trong
RAM cho tới khi đóng nó.

7
Nên đóng chương trình ứng dụng sau khi hoàn thành việc sử dụng để giải phóng
RAM cho các chương trình ứng dụng khác vận hành nhanh hơn.
1.2. Phần mềm
Thuật ngữ phần mềm máy tính dùng để chỉ tất cả những gì giúp cho máy tính chạy,
bao gồm hệ điều hành, phần mềm lập trình, và các chương trình ứng dụng.
Một chương trình máy tính là tập hợp theo trình tự các câu lệnh được viết để thực
hiện một công việc cụ thể.
Các chương trình ứng dụng được viết
bằng các ngôn ngữ lập trình cho phép các lập
trình viên chuyên nghiệp đôi lúc viết mã phức
tạp vào phần mềm, như vậy, người dùng có thể
nhấn hoạt các chức năng và hoàn tất tác vụ.
Mã phần mềm thường có thể được thực hiện
khá đơn giản, chỉ bằng việc chọn ở menu, các
nút trên thanh công cụ, nhấn các phím hoặc
menu tắt, hoặc kết hợp các thao tác này.
Hình 1.17: Câu lệnh tạo phần mềm
Các chương trình phần mềm có thể tạo
các văn bản, ghi các âm thanh, thao tác trên các hình ảnh, thực hiện các tính toán phức
tạp hoặc thực hiện một số lượng lớn các công việc khác nhau.
1.2.1. Bản quyền phần mềm
Tất cả các chương trình phần mềm đều trải qua một chu trình thử nghiệm trước khi
được phát hành. Các nhà sản xuất phần mềm thực hiện các biện pháp đảm bảo chất
lượng để thử nghiệm trên các phần mềm để giảm thiểu các sự cố có thể xảy ra trong quá
trình cài đặt và sử dụng. Chi phí phải trả để mua phần mềm bao gồm cả việc cập nhật
các phiên bản mới của phần mềm sau này.
Giấy phép đơn (single seat license)
Giấy phép đơn là giấy phép để cài đặt và sử dụng phần mềm đó trên một máy tính
duy nhất. Người dùng có thể mua và tải phần mềm trực tuyến thông thường, người dùng
sẽ nhận được email cá nhân từ nhà phân phối xác nhận việc mua bán và cung cấp một
mã số giấy phép sử dụng phần mềm, mã này thường được gọi là mã số sản phẩm (product
code) hoặc mã khóa (key code).
Giấy phép mạng (network license)
Một số tổ chức hay công ty lớn thường mua giấy phép mạng (network license) hay
giấy phép theo khối lượng sử dụng (volume license). Người quản lý sẽ nhận được một
bộ sản phẩm có chứa phần mềm, cũng như các lựa chọn khác như các trình điều khiển.
Người quản trị mạng sẽ chép chương trình đó vào một thư mục trên mạng nội bộ, rồi từ
đó có thể cài đặt chương trình vào các máy tính cá nhân và nhập mã khóa để nhấn hoạt
chương trình. Số lượng cài đặt được xác định bởi các điều khoản của giấy phép. Tiết

8
kiệm chi phí nhờ giảm thời gian cài đặt chương trình trên nhiều máy, có thể thực hiện
việc cài đặt này từ xa, giảm thiểu khả năng bị hư hại hoặc mất mát.
Giấy phép theo trung tâm (site licence)
Giấy phép này cấp cho người mua quyền sử dụng phần mềm trên một mạng tại
một địa điểm duy nhất gọi là site với một số lượng người dùng không giới hạn. Một site
licence thường cho phép sao chép và sử dụng phần mềm trên nhiều máy tính tại một địa
điểm duy nhất. Bản quyền theo cách này đắt hơn so với mua một giấy phép đơn nhưng
lại rẻ hơn nhiều so với mua một giấy phép cho mỗi máy tính tại site. Bản quyền này có
thể khống chế số lượng tối đa người dùng đồng thời.
Phần mềm như một dịch vụ (SaaS: Software as a Service)
Loại phần mềm này cho phép truy cập, sử dụng phần mềm thông qua mạng nội bộ
hoặc mạng internet. Khi hợp đồng SaaS hết hạn, người sử dụng không còn truy cập được
phần mềm cho đến khi gia hạn giấy phép. Việc quản lý các giấy phép sử dụng phần
mềm có thể do quản trị viên mạng trong tổ chức hoặc một nhà cung cấp dịch vụ thực
hiện.
Phần mềm chia sẻ (shareware)
Thường là phiên bản dùng thử của phần mềm mà có thể tải về miễn phí với chức
năng hoặc thời gian truy cập phần mềm hạn chế. Nếu muốn tiếp tục sử dụng hoặc truy
cập đầy đủ các tính năng phần mềm thì phải trả phí.
Phần mềm miễn phí (freeware)
Không tính phí và có thể chia sẻ với những người khác miễn phí. Phần mềm này
thường không được cập nhật hoặc hỗ trợ.
Phần mềm đi kèm (bundling)
Phần mềm này thường có khi mua máy tính mới. Một số trong những chương trình
này có thể yêu cầu phải mua phiên bản đầy đủ hoặc đăng ký trực tuyến trước khi dùng,
một số khác có thể đã là bản đầy đủ rồi và không cần phải làm gì thêm nữa.
Phần mềm cao cấp (premium)
Phần mềm cao cấp (premium) đề cập đến một gói phần mềm đặc biệt mà có thể
mua một giấy phép nhưng cho phép truy cập đến các chương trình khác được bao gồm
trong gói. Thường liên kết với bộ hoặc các gói phần mềm.
Phần mềm mã nguồn mở (Open Source)
Phần mềm này đề cập đến các ứng dụng có mã nguồn có thể được truy cập, tùy
chỉnh và thay đổi bởi bất cứ ai. Các ứng dụng của mã nguồn mở thường có sẵn và miễn
phí. Có thể tùy chỉnh phần mềm theo nhu cầu hoặc mở rộng nó trong một số hình thức
và chia sẻ phiên bản đó với người khác. Không thể đăng ký bản quyền trên các phiên
bản sửa đổi về mã nguồn, cũng không thể áp dụng bất kì điều khoản nào có thể nhờ đó
tạo ra một phần mềm độc quyền, cũng như không thể tính phí những người dùng khác
đối với phiên bản sửa đổ. Các hạn chế này được gọi là bảo lưu mọi quyền “copyleft”

9
Phần mềm công cộng (public domain software)
Phần mềm này không có bản quyền. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí mà
không bị hạn chế. Nó không nhất thiết phải cho phép người dùng truy cập, sử dụng, hoặc
thay đổi mã nguồn
1.2.2. Đăng ký phần mềm được cấp phép
Khi mua phần mềm có bản quyền, sẽ được nhà phân phối phần mềm thông báo về
các phiên bản cập nhật của phần mềm đó mà không phải trả thêm phí. Nếu không có
giấy phép sử dụng hợp lệ, sẽ vi phạm bản quyền của nhà phân phối và có thể bị kiện ra
tòa. Bằng cách chấp thuận các điều khoản trong EULA (End User License Agreement)
trong lúc cài đặt là đã đồng ý tuân theo các nguyên tắc sử dụng phần mềm trên máy tính.

Hình 1.18: Hộp thoại yêu cầu chấp nhận điều khoản của
nhà phân phối của một phần mềm

2. Hệ điều hành
2.1. Giới thiệu chung về hệ điều hành
Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được thiết kế để điều khiển tương tác và
giao tiếp giữa máy tính và người sử dụng. Hệ điều hành thực hiện 2 chức năng quan
trọng sau:
- Quản lý các thiết bị đầu vào (bàn phím và chuột), các thiết bị đầu ra (màn hình
và máy in) và các thiết bị lưu trữ (ổ cứng, ổ flash và ổ quang)
- Quản lý các tập tin được lưu trong máy tính và nhận diện các kiểu tập tin để thực
hiện các nhiệm vụ
Mỗi máy tính cần một hệ điều hành để hoạt động. Máy tính phải tải hệ điều hành
về bộ nhớ trước khi nó có thể tải bất kì một chương trình ứng dụng nào.

10
Các ví dụ về hệ điều hành gồm DOS, Windows, Unix, Linux và Mac OS.
Ngoại trừ hệ thống sử dụng hệ điều hành Unix, tất cả các máy tính khác sử dụng
hệ điều hành đồ họa như Windows hay Mac OS. Đây là chuẩn đối với các hệ điều hành
và các tính năng hiển thị giúp dễ dàng hơn khi thao tác với các yếu tố thiết kế trên màn
hình.
2.2. Khởi động và thoát khỏi máy tính
2.2.1. Khởi động máy tính
Khởi động máy tính bằng cách nhấn nút nguồn (Power) của máy tính. Khi máy
tính được bật, các lệnh lưu trữ trong các chip máy tính đặc biệt (ROM – BIOS) sẽ được
tải vào bộ nhớ và thực thi. Sau đó, máy tính tiến hành thống kê các thiết bị bên trong và
bên ngoài và thực hiện một vài quá trình tự kiểm tra chung được biết đến như là quá
trình tự kiểm tra POST. Chương trình BIOS kiểm tra và đếm bộ nhớ, sau đó máy tính
tìm kiếm và tải hệ điều hành vào bộ nhớ. Khi hệ điều hành được tải xong, Windows sẽ
hiển thị màn hình chào mừng và ngay sau đó là Windows Desktop. Nếu máy tính được
kết nối vào một mạng nội bộ hoặc được thiết lập cho nhiều người dùng, windows sẽ
hiển thị màn hình đăng nhập. Người dùng phải nhập thông tin tài khoản phù hợp để đăng
nhập vào máy tính.
2.2.2. Thoát khỏi máy tính
Xét từ góc độ an toàn, ta phải lưu các tập tin, đóng các chương trình và đăng xuất
khỏi máy tính khi đã hoàn thành công việc. Điều này giúp tránh sự truy cập bất hợp pháp
vào các tập tin hoặc truy cập vào hệ thống mạng của cơ quan. Có thể tắt máy tính hoàn
toàn bằng cách sử dụng Shut down để không cho người khác sử dụng.
Nhấn vào nút để hiển thị các lựa chọn bao gồm:
- Sleep: Chế độ ngủ (Người dùng không làm việc với
máy tính, đặt máy tính vào tình trạng hoạt động tiêu
tốn năng lượng ở mức thấp nhất)
- Shut down: Tắt máy tính
- Restart: Khởi động lại máy tính

Hình 1.19: Các tùy chọn tắt máy tính

2.3. Windows Desktop


Đây chính là vùng làm việc hay màn hình trên đó xuất hiện các cửa sổ, biểu tượng,
thực đơn, hộp thoại. Ta có thể tùy chỉnh hình thức của desktop sử dụng các đặc điểm
như ảnh nền, chủ đề, hình ảnh, hay màu sắc.

11
Hình 1.20: Màn hình nền Windows Desktop
Biểu tượng trên màn hình Đây là các “shortcuts” (đường tắt), ta có thể sử dụng để mở
các chương trình, thư mục hay tập tin thường dùng.
Con trỏ chuột Con trỏ chuột là mũi tên di chuyển cùng hướng khi di chuột.
Nút Start Nút này được sử dụng để khởi động chương trình, mở văn
bản, tìm kiếm các mục trong máy tính và xin trợ giúp, đăng
xuất và tắt máy tính.
Thanh tác vụ (Taskbar) Thanh tác vụ là nơi xuất hiện nút Start, khu vực thông báo
và các nút bổ sung cho các chương trình được cài đặt.
Thanh tác vụ là một phần không thể thiếu của các tính năng
đa nhiệm trong Windows.
2.3.1. Sử dụng menu START
Nút Start là cách chính để khởi động các chương trình, tìm các tập tin, truy cập
trợ giúp trực tuyến, đăng xuất khỏi mạng, chuyển đổi giữa các người dùng hay
tắt máy tính. Có thể dùng chuột hay bàn phím để di chuyển trong menu Start.
Để nhấn hoạt nút Start, có thể thực hiện:
Cách 1: Nhấn vào nút Start
Cách 2: Nhấn trên bàn phím
Cách 3: Nhấn + trên bàn phím.
Nút Expand là nút ẩn, hiện danh mục các chương trình có trong hệ thống.

12
Hình 1.21: Menu Start

2.3.2. Sử dụng thanh tác vụ TASKBAR


Thanh tác vụ Taskbar là một thành phần của giao diện người dùng đồ hoạ, tại đó
hiển thị những chương trình đang chạy trên máy tính. Tuỳ theo phiên bản hệ điều hành
mà thiết kế và bố cục của thanh Taskbar có thể khác nhau, nhưng thường nằm dọc theo
một cạnh của màn hình (mặc định thanh tác vụ được đặt ở vị trí dưới cùng màn hình
Windows).

Hình 1.22: Thanh tác vụ Taskbar

Có thể di chuyển thanh tác vụ hay thay đổi cách hiển thị của thanh tác vụ bằng
cách đặt trỏ chuột vào khoảng trống của thanh tác vụ và di chuyển đến các cạnh của màn
hình.
Để ngăn những thay đổi đối với thanh tác vụ, nhấn chuột phải vào khoảng trống
của thanh tác vụ và chọn Lock the taskbar.
Để nhanh chóng hiển thị màn hình, nhấn vào Show Desktop ở bên phải của vùng
thông báo. Để hiển thị lại chương trình đã sử dụng trước đó ta nhấn vào nút Show Desktop
một lần nữa.
Để nhìn thấy các chương trình khác có thể đang tự động chạy trong vùng thông
báo, nhấn vào nút ở trước vùng này.
Để tùy biến các thuộc tính đối với thanh tác vụ, nhấn chuột phải vào khoảng trống
của thanh tác vụ và nhấn vào Taskbar Setting, xuất hiện cửa sổ Taskbar Setting với các
tùy chọn chính như sau:

13
Hình 1.23: Các tùy chọn thiết lập thanh tác vụ Taskbar

Ngoài ra, người dùng có thể ghim ứng dụng


(thêm lối tắt) lên thanh Taskbar để giúp truy xuất
nhanh ứng dụng bằng cách nhấn phải chuột vào file
thực thi hay shortcut của phần mềm cần ghim lên
Taskbar, chọn Pin to Taskbar hoặc More/Pin to
Taskbar nếu biểu tượng chương trình đang được
ghim trong menu Start. Khi muốn bỏ ghim, nhấn phải
chuột vào biểu tượng chương trình trên Taskbar chọn
Unpin from Taskbar.

Hình 1.24. Lựa chọn Pin to


Taskbar

14
2.4. Cửa sổ Windows
Để khởi động cửa sổ Windows, có thể dùng một trong các cách sau:
Cách 1: Nhấn vào nút (File Explorer) trên thanh tác vụ
Cách 2: Nhấn đúp hoặc phải chuột vào biểu tượng This PC trên desktop chọn Open.
Cách 3: Nhấn phải chuột vào Start\File Explorer
Cách 4: Nhấn vào Start\Windows System\File Explorer
Cách 5: Nhấn tổ hợp phím + .

Hình 1.25: Các thành phần của cửa sổ khi mở File Explorer

1
Các nút di chuyển tiến/lùi cho phép tiến đến thư mục tiếp theo hoặc quay
lại thư mục đã mở trước đó.
2 Thanh truy xuất nhanh.
3
Thanh địa chỉ hiển thị vị trí của đối tượng đang truy cập đến
Thanh lệnh cung cấp các lệnh có thể dùng để sắp xếp, xem, bảo vệ dữ liệu
4

5
Hộp tìm kiếm đưa ra một vùng cho phép nhập các tiêu chí để tìm kiếm tập
tin hay thư mục.
Các nút điều khiển thay đổi cách các cửa sổ hiện thời hiển thị, như sau:
6 (Minimize) Thu nhỏ cửa sổ xuống thanh tác vụ Taskbar
(Maximize) Hiển thị cửa sổ ra toàn bộ màn hình.
(Restore Down) Khôi phục lại cửa sổ bằng cỡ trước khi nó được phóng
to tối đa.
(Close) Đóng cửa sổ.

15
Khung điều hướng hiển thị các thư mục hay ổ đĩa mà có thể nhấn đúp để
7
thấy nội dung.
8
Khu vực hiển thị nội dung của thư mục hay ổ đĩa đã chọn trong khung điều
hướng.
Thanh trạng thái hiển thị các thuộc tính hay chi tiết về tập tin hay thư mục
9
đã chọn trong ô nội dung.

2.4.1. Di chuyển cửa sổ


Để di chuyển cửa sổ, ta đặt trỏ chuột vào thanh tiêu đề và sau đó kéo cửa sổ tới vị
trí mới.
Chỉ có thể di chuyển cửa sổ mà không kín màn hình. Các cửa số được phóng to
cực đại không thể di chuyển được vì chúng đã chiếm toàn bộ diện tích màn hình.
2.4.2. Thay đổi nhấn thước cửa sổ
Khi muốn thay đổi nhấn thước cửa sổ, ta thực hiện:
Đặt trỏ chuột vào cạnh dọc hoặc ngang của cửa sổ. Khi con trỏ chuột chuyển thành
hình đối với cạnh trên hay dưới hay đối với cạnh trái hay phải, kéo chuột tới khi
đạt nhấn cỡ mong muốn.
Để đổi nhấn cỡ các cạnh dọc và ngang cùng lúc, đặt trỏ chuột vào bất kì góc nào
của cửa sổ, khi con trỏ chuột chuyển thành hình hoặc , kéo tới khi cửa sổ đạt nhấn
cỡ mong muốn Một số cửa sổ được ấn định một nhấn cỡ cụ thể và không thể thay đổi.
2.5. Tập tin và thư mục
2.5.1. Tập tin (File)
Tập tin là đơn vị tối thiểu để lưu trữ thông
tin. Một tập tin được tạo ra bởi một chương trình
cụ thể, kiểu chương trình quyết định kiểu tập tin.
Có nhiều kiểu tập tin nhưng chủ yếu được phân
thành 3 loại chính: Tập tin ứng dụng, tập tin dữ
liệu và tập tin hệ thống. Bất kể là kiểu tập tin loại Hình 1.26: Ví dụ các loại tập tin
gì, tất cả chúng đều được hiển thị bằng biểu
tượng của chương trình có liên quan.
2.5.2. Phần mở rộng của tập tin
Để phân biệt các tập tin ta sử dụng tên tập tin. Trong đó tên tập tin gồm 2 phần là phần
tên và phần mở rộng được ngăn cách nhau bởi dấu “.”. Hệ điều hành và các chương trình
ứng dụng sử dụng phần mở rộng để nhận diện định dạng của một tập tin và để xác định
chương trình nào đã tạo ra tập tin và chương trình nào có thể được dùng để mở tập tin.
Hầu hết các hệ điều hành tự động nhận diện các phần mở rộng phổ biến và kết hợp
các chương trình ứng dụng cụ thể với các phần mở rộng cụ thể.

16
Ví dụ:
Baitap.doc: Tập tin văn bản
Baihat.mp3: Tập tin âm thanh.
Setup.exe: Tập tin thực thi
Hinhanh.gif: Tập tin hình ảnh…
Thiết lập mặc định trong Windows là để ẩn phần mở rộng của tên tập tin. Để hiển
thị phần mở rộng ta thực hiện như sau:
Cách 1: Trong cửa sổ File Explorer
Options, chọn thẻ View, trong nhóm
Show/hide, đánh dấu vào lựa chọn File
name extensions.
Cách 2:

Hình 1.27: Hộp thoại File Explorer Options


Bước 1: Trên thanh lệnh vào thẻ View\Options hoặc vào menu File, chọn
Options. Xuất hiện hộp thoại File Explorer Options.
Bước 2: Trong hộp thoại, chọn thẻ View; trong danh sách Advanced settings, bỏ
dấu tích ở Hide extensions for known file types.
Bước 3: Nhấn OK.
2.5.3. Thư mục (Folder)
Một thư mục là phương tiện để sắp xếp thông tin, nó giống như các ngăn trong tủ
đựng hồ sơ giúp chứa và sắp xếp các thư mục, tập tin có liên quan lại với nhau. Có thể

17
tạo ra các thư mục với giao diện cửa sổ của Windows hay thông qua một chương trình
ứng dụng.
Một thư mục con (Subfolder) là một thư mục được chứa trong một thư mục khác.
Tổ chức các tập tin và thư mục trên đĩa được gọi là một cây thư mục. Mức cao nhất của
cây thư mục là thư mục gốc (luôn được đại diện bởi ký tự ổ đĩa, theo sau là dấu: và
dấu\).
Mọi tập tin trên một máy tính được lưu trữ trong một vị trí cụ thể trên một ổ đĩa và
được mô tả bởi đường dẫn của nó. Ví dụ: Libraries\Documents\My Documents\Annual
Reports\2009\FY Sales Figures
Một máy tính cung cấp nhiều tài khoản người dùng và tạo ra một thư mục người
dùng duy nhất cho mỗi tài khoản. Windows tự động tạo một thư mục My Documents
trong mỗi thư mục người dùng. Các tập tin tạo ra trong khi đăng nhập vào một tài khoản
sẽ tự động được lưu trữ trong thư mục người dùng của tài khoản.
2.5.4. Các thao tác với tập tin và thư mục
2.5.4.1. Tạo thư mục mới
Ta có thể tạo các thư mục ở bất kì cấp độ nào, kể cả trực tiếp trên màn hình của
Windows. Để tạo một thư mục, hãy dùng một trong các cách sau:
Cách 1: Trên thanh lệnh, nhấn vào biểu tượng
Cách 2: Nhấn chuột phải vào khoảng trống của ô nội dung và sau đó chọn
New\Folder.
Sau đó gõ tên thư mục và kết thúc bởi phím enter.
2.5.4.2. Tạo shortcut
Để tạo một shortcut (biểu tượng đường
tắt) tới một tập tin hay thư mục, thực hiện:
Nhấn chuột phải vào vị trí cần tạo shortcut,
chọn New\Shortcut.
Trong hộp thoại Create shortcut,
nhập đường dẫn của tập tin hay thư mục. Để
thuận tiện, có thể nhấn Browse và duyệt đến
tập tin hay thư mục muốn chọn. Sau khi
chọn, nhấn Next và nhập tên shortcut nếu
cần. Để kết thúc nhấn Finish. Shortcut được
tạo có biểu tượng mặc định.
Để shortcut có biểu tượng tùy ý, nhấn
phải chuột vào shortcut, chọn Properties.
Hộp thoại Properties xuất hiện,
nhấn Change icon và tìm biểu tượng tùy ý. Hình 1.28: Hộp thoại tạo shortcut
cửa sổ

18
Nếu muốn tạo phím tắt cho shortcut để mở nhanh shortcut, trong hộp thoại
Properties, thẻ shortcut, nhập phím tắt tại ô Shortcut key. Phím tắt là tổ hợp 3 phím,
trong Ctrl + Alt được mặc định, người dùng chỉ việc gõ phím thứ 3.
Ngoài ra, để tạo nhanh một shortcut đến màn hình Desktop, nhấn phải chuột vào
tập tin hay thư mục muốn tạo, chọn Send to\ Desktop (Create shortcut). Sau khi tạo
shortcut bằng cách này, các tùy chọn về biểu tượng, phím tắt thực hiện như trên.
2.5.4.3. Sao chép tập tin, thư mục
Khi sao chép một tập tin hay thư mục, tập tin hay thư mục gốc vẫn còn ở vị trí cũ
và một bản sao được đặt vào vị trí mới, dữ liệu sẽ được lưu ở cả hai vị trí.
Để thực hiện việc này, trước tiên phải chọn các tập tin hay thư mục. Sau đó, để sao
chép một tập tin hay thư mục, hãy dùng một trong các cách sau:
Cách 1: Chọn Copy, di chuyển tới vị trí mới và sau đó nhấn vào chọn Paste
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím + , chuyển tới vị trí mới, nhấn phím +
Cách 3: Nhấn chuột phải vào đối tượng và nhấn vào Copy, chuyển
tới vị trí mới, nhấn chuột phải và nhấn vào Paste.
2.5.4.4. Di chuyển tập tin, thư mục
Khi di chuyển tập tin hay thư mục, nó sẽ chuyển sang vị trí mới. Khi di chuyển
một thư mục, toàn bộ nội dung của thư mục đó (ví dụ như thư mục con và các tập tin)
cũng di chuyển theo.
Sau khi chọn các tập tin hay thư mục cần di chuyển, hãy dùng một trong các cách
sau:
Cách 1: Chọn đối tượng sau đó nhấn vào chuyển tới vị trí mới,
nhấn vào và sau đó nhấn vào nút
Cách 2: Nhấn phím + , chuyển tới vị trí mới và sau đó nhấn +
Cách 3: Nhấn chuột phải vào đối tượng, chọn Cut, chuyển tới vị trí mới, nhấn
chuột phải, và sau đó nhấn vào Paste.
Có thể dùng lệnh Move to và Copy to để thực hiện sao chép và di
chuyển đối tượng
Kéo thả tập tin hay thư mục đã chọn tới vị trí mới trong cùng ổ đĩa. Đối với các ổ
đĩa khác, Windows sẽ tự động sao chép vùng chọn trừ khi nhấn phím khi kéo.
2.5.4.5. Đặt lại tên tập tin, thư mục
Nhấn vào biểu tượng thư mục để chọn nó và nhấn phím để nhấn hoạt chế độ
chỉnh sửa.
Nhấn vào biểu tượng thư mục, sau đó nhấn vào trong tên thư mục để nhấn hoạt
chế độ chỉnh sửa.
Nhấn chuột phải vào thư mục và sau đó nhấn vào Rename từ thực đơn shortcut.

19
Trên thanh lệnh, nhấn vào nút Rename.
Bất cứ khi nào thấy tên thư mục được tô đậm là đang ở chế độ chỉnh
sửa. Khi đó, có thể gõ vào một tên mới cho thư mục.
2.5.4.6. Tìm kiếm đối tượng
Có thể tìm kiếm một tập tin hay thư mục ở nhiều ổ đĩa hay thư
mục khác nhau trong hệ thống nhờ sử dụng các tiêu chí cụ thể.
Để tìm kiếm, nhập các tiêu chí tìm kiếm vào ô
2.5.4.7. Xóa tập tin, thư mục
Để xóa tập tin, thư mục, thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Nhấn chuột vào Delete trên thanh lệnh
Cách 2: Chọn tập tin hay thư mục cần xóa, sau đó nhấn phím DELETE.
Cách 3: Nhấn chuột phải vào tập tin hay thư mục cần xóa, chọn Delete.
Cách 4: Di chuyển tập tin hay thư mục cần xóa vào biểu tượng Thùng rác. Thùng
rác là một vùng lưu trữ tạm thời dành cho các tập tin và thư mục đã xóa khỏi đĩa cứng.
Các tập tin và thư mục bị xóa khỏi đĩa bên ngoài, hay từ ổ mạng thì bị xóa vĩnh viễn và
không thể khôi phục từ Thùng rác.
Để xóa một tập tin vĩnh viễn và bỏ qua Thùng rác, nhấn và giữ phím SHIFT trong
khi xóa tập tin đó. Nếu muốn lựa chọn việc xóa tạm thời hay xóa không cho phục hồi
và xuất hiện hay không xuất hiện hộp thoại xác nhận khi xóa, phải chuột lên biểu tượng
Recycle Bin chọn Properties và đánh dấu vào các mục tương ứng
Don’t move files to the Recycle Bin: Xóa không phục hồi
Display delete confirmation dialogue: Hiện thông báo xác nhận khi xóa
2.6. Sử dụng Control Panel và Settings
Control Panel hay Settings trong Windows 10 đều là nơi chứa rất nhiều các mục,
các tính năng thao tác thiết lập Windows. Cả 2 đều sở hữu giao diện trực quan cũng như
hỗ trợ rất nhiều tính năng cho người dùng.
2.6.1. Control Panel
Control Panel là khu vực trong Windows giúp truy cập các tính năng cài đặt hay
tùy chỉnh các cài đặt cho các thiết bị trong hệ thống.
Để khởi động Control Panel ta có thể khởi động theo 1 trong các cách:
Cách 1: Vào Start\Windows System\Control Panel.
Cách 2: Tại Windows Search gõ Control Panel và chọn ứng dụng Control
Panel trong danh sách.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp lệnh Run, nhập Control
Panel.

20
Theo mặc định xuất hiện cửa sổ Control Panel ở chế độ Category như sau:

Hình 1.29: Cửa sổ Control Panel ở dạng Category

Các nhóm lệnh trong cửa sổ Control Panel gồm có:


- System and Security: Thiết lập các tùy chọn về hệ thống và bảo mật. Bao gồm:
Quản lý Firewall (tường lửa), mã hóa (encryption), bộ nhớ (storage) và một số tùy chọn
khác.
- User Accounts: Thiết lập tùy chọn về tài khoản người dùng.
- Network and Internet: Thiết lập các tùy chọn về mạng máy tính và Internet.
Bao gồm: Thay đổi Local Network (hệ thống mạng nội bộ), Internet (hệ thống mạng)
hoặc các tùy chọn chia sẻ mạng.
- Appearance and Personalization: Thiết lập các tùy chọn hiển thị và cá nhân
hóa máy tính như Task bar, các thuộc tính của File Explorer, các cài đặt về font.
- Hardware and Sound: Quản lí thiết bị phần cứng và hệ thống âm thanh.
- Clock & Region: Thay đổi thời gian và ngày tháng, thêm ngôn ngữ và điều chỉnh
các thiết lập về ngôn ngữ.
- Programs: Quản lí các chương trình trong máy tính và quản lí các file mặc định.
- Ease of Access: Cài đặt các hỗ trợ trong quá trình sử dụng máy tính.
Để xem các mục của Control Panel dưới dạng biểu tượng, ta thay đổi hiển thị sang
chế độ Large icons hay Small icons bằng cách lựa chọn trong View by.
2.6.2. Settings trong Windows
Để mở Settings, thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Vào menu Start \Settings

21
Cách 2: Nhấn phải chuột vào Start, chọn Settings
Cách 3: Tại Windows Search gõ Settings và chọn ứng dụng Settings trong danh sách
Cửa sổ Settings được hiển thị đơn giản, bao gồm: System, Devices, Network &
Internet, Personalization, Accounts, Time & language, Ease of Access, Privacy, Update
& security…

Hình 1.30. Cửa sổ Settings trong windows


System: Các thiết lập về hệ thống như phân giải màn hình, cỡ chữ, âm thanh, vùng
thông báo, thiết lập về pin và chế độ sử dụng, các thiết lập về lưu trữ
Devices: Thiết lập về các thiết bị cài đặt trên máy tính
Network & Internet: Thiết lập về mạng và Internet
Apps: Các thiết lập cho các ứng dụng cài đặt trên máy tính: Cài đặt, gỡ bỏ, thiết lập ứng
dụng mặc định
Personalization: Phần cá nhân hóa như thay đổi hình nền, thay đổi màn hình khóa máy
tính, thiết lập thanh tác vụ
Accounts: Thiết lập tài khoản Microsoft, tài khoản cục bộ
Time & Language: Cài đặt thời gian, vùng miền, ngôn ngữ, giọng nói
Ease of Access: Cài đặt các hỗ trợ truy nhập
Privacy: Các thiết lập về quyền riêng tư
Update & Security: Các thiết lập về cập nhật và các vấn đề bảo mật
Phone: Các thiết lập đồng bộ thư viện ảnh, và đồng bộ tin nhắn giữa điện thoại và máy
tính, thiết lập gửi, nhận tin nhắn và nghe gọi thông qua máy tính

22
Gaming: Các thiết lập cho chế độ Game
2.6.3. Thay đổi cấu hình Windows
2.6.3.1. Thay đổi màn hình nền
Màn hình Desktop là nơi mà người sử dụng sẽ khởi động các chương trình cũng
như quản lý các ứng dụng đang mở. Windows cho phép thay đổi hình nền của desktop
theo ý muốn của người sử dụng bằng cách:
- Nhấn phải chuột vào vị trí trống trên màn hình Desktop và chọn Personalize
hoặc mở Start\Setting\Personalization, chọn Background và nhấn chọn ảnh trong
danh sách. Nếu muốn thêm ảnh mới thì nhấn vào nút Browse để chọn thư mục chứa ảnh
mới.
- Tại ô Background, nếu chọn Slide show, ta có thể chọn nhiều ảnh để làm ảnh
nền, các ảnh sẽ tự động thay đổi theo khoảng thời gian mà người dùng thiết lập tại mục
“Change picture every:” với thời lượng từ 1 phút cho đến 1 ngày.
- Nếu muốn các ảnh thay đổi không theo thứ tự ta bật Shuffle on.

Hình 1.31. Cửa sổ thay đổi ảnh nền Desktop

Ngoài ra, có thể thay đổi ảnh nền Desktop nhanh bằng cách nhấn phải chuột vào
ảnh sẵn có, chọn Set as Desktop Background. Khi đó ảnh được chọn sẽ là ảnh nền của
Desktop.
2.6.3.2. Đặt chế độ khóa màn hình (khóa máy tính)
Trường hợp không dùng trực tiếp máy tính trong thời gian ngắn, có thể bật chế
độ khóa màn hình (khóa máy tính) để đảm bảo bảo mật.

23
Để đặt chế độ khóa, phải chuột vào vị trí trống trên màn hình Desktop và chọn
Personalize hoặc mở Start\Setting\Personalization, chọn Lock screen và lựa chọn
kiểu ảnh nền khi khóa màn hình tại ô Background.

Hình 1.32. Đặt chế độ khóa màn hình

Thời gian khóa màn hình tự động được đặt tại Screen timeout setting. Nếu máy
tính có đặt mật khẩu, khi mở màn hình khóa phải nhập lại mật khẩu.
Muốn khóa màn hình, có thể thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Sử dụng tổ hợp phím Windows + L.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del, trong cửa sổ pop-up, chọn Lock.
Cách 3: Tự động khóa màn hình trùng
với thời gian bảo vệ màn hình thông qua tính
năng bảo vệ màn hình bằng cách đánh đấu check
vào On resume, display logon screen khi thiết
lập chế độ bảo vệ màn hình.
2.6.3.3. Bật chế độ bảo vệ màn hình
Chế độ bảo vệ màn hình trong Windows
được nhấn hoạt khi không có hoạt động sử dụng
trực tiếp máy tính trong một thời gian quy định.
Để bật chế độ bảo vệ màn hình (Screen saver),
nhấn phải chuột vào vị trí trống trên màn hình
Desktop và chọn Personalize hoặc mở
Start\Settings\Personalization, chọn Lock
Hình 1.33: Hộp thoại Screen
screen\Screen saver settings. Trong đó:
Saver Setting

24
- Screen Saver: chọn kiểu bảo vệ màn hình từ danh sách.
- Settings: đặt thêm tùy chọn cho kiểu bảo vệ màn hình đã chọn.
- Wait: đặt thời gian bật Srceen saver,
- Preview: để xem trước kết quả.
2.6.3.4. Thay đổi độ phân giải của màn hình
Độ phân giải màn hình là thông số qui định trên màn hình có bao nhiêu điểm ảnh
(pixel) được bố trí theo chiều ngang và chiều dọc trong vùng có đường chéo 1 inch. Mỗi
điểm ảnh sẽ hiển thị một chi tiết hình ảnh trên máy tính. Khi màn hình được thiết lập độ
phân giải càng lớn thì hình ảnh càng sắc nét và trung thực hơn. Độ phân giải càng lớn
thì hình ảnh hiển thị sẽ càng nhỏ lại và càng rõ hơn, không bị mờ hay vỡ. Độ phân giải
màn hình được ghi theo quy tắc (dài x cao). Ví dụ độ phân giải màn hình là (1440x900)
có nghĩa là chiều dài hiển thị 1440 pixel và chiều cao là 900 pixel. Thông thường
Windows sẽ tự đề xuất độ phân giải tối ưu tương ứng với màn hình sử dụng.
Thay đổi độ phân giải, thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn phải chuột vào vị trí trống trên màn hình desktop, chọn Display
Settings. Xuất hiện giao diện cửa sổ như sau:

Hình 1.34. Cửa sổ Display Setting


Bước 2: Chọn độ phân giải mong muốn trong danh sách Display Resolution,
thông thường Windows sẽ đưa ra độ phân giải màn hình phù hợp với màn hình đang sử
dụng, trong đó có một độ phân giải tối ưu (Recommended).
Bước 3: Chọn Keep changes để xác nhận thay đổi. Hoặc chọn Revert hay nhấn
phím Esc trên bàn phím để huỷ bỏ lệnh.

25
Lưu ý: Nên đặt theo một trong danh sách độ phân giải màn hình được windows
đề xuất. Nếu chọn ngoài danh sách, màn hình sẽ không hiển thị, khi đó nhấn ESC để
thoát và chọn lại.
2.6.3.5. Thay đổi ngày giờ hệ thống
Để thay đổi ngày tháng và thời gian, có thể thực hiện bằng nhiều cách:
Cách 1: Vào Control Panel, Chọn Clock and Region\Date and time. Xuất hiện
hộp thoại chọn Change Date and Time. Trong hộp thoại Date and Time Settings, đặt
lại ngày tháng, thời gian và nhấn OK.

Hình 1.35. Thay đổi ngày giờ hệ thống sử dụng Control Panel

Cách 2: Vào Setting\Time & Language\Date & time trong hộp thoại Date &
Time, tắt chức năng Set time automatically, tại Set the date and time manually, nhấn
Change.
Trong cửa sổ Change date and time, đặt ngày giờ và nhấn Change để thay đổi.

Hình 1.36. Thay đổi ngày giờ hệ thống sử dụng Setting

26
Trường hợp chức năng Set time automatically được bật, thời gian sẽ được thiết
lập tự động theo mạng Internet.
Để thay đổi múi giờ cho hệ thống nhấn chọn Change time zone và chọn múi
giờ thích hợp (ví dụ: Việt Nam sử dụng múi giờ (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta).
2.6.3.6. Thay đổi định dạng số, ngày giờ, tiền tệ
Sau khi cài đặt, hệ điều hành mặc định sử dụng định dạng tiền tệ và ngày tháng
của Mỹ (ngày tháng có định dạng mm/dd/yyyy, ví dụ: 07/25/2020 là ngày 25 tháng 07
năm 2020). Để thay đổi định dạng phù hợp, có thể sử dụng Control Panel hoặc Setting
để thiết lập. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Vào Control Panel\Clock and Region\Region.
Bước 2: Tại hộp thoại Region, chọn định dạng có sẵn phù hợp tại danh sách
Format (ví dụ: Vietnamese (Vietnam)). Kết quả thiết lập sẽ hiển thị ở phía dưới.
Bước 3: Kết thúc nhấn Apply và OK.
Nếu muốn thay đổi tùy ý cho từng thông số, thực hiện như sau:
Bước 1: Trong hộp thoại Region, nhấn Additional Settings
Bước 2: Trong hộp thoại Customize Format thực hiện thiết lập chi tiết tùy ý cho
từng tham số. Thực hiện định dạng số tại thẻ Number, định dạng tiền tệ tại thẻ Currency,
định dạng giờ tại thẻ Time, định dạng ngày tháng tại thẻ Date.
Bước 3: Sau khi thiết lập, nhấn Apply và OK.

Hình 1.37. Thay đổi định dạng số, ngày giờ, tiền tệ sử dụng Control Panel
Cụ thể thẻ Number dùng để thiết lập định dạng số, bao gồm:

27
- Decimal symbol: Thay đổi ký hiệu phân cách hàng thập phân.
- No. of digits after decimal: Thay đổi số các số lẻ ở phần thập phân.
- Digit grouping symbol: Thay đổi ký hiệu phân nhóm hàng ngàn.
- Digit grouping: Thay đổi số ký số trong một nhóm (mặc định là 3).
- Negative sign symbol: Thay đổi ký hiệu chỉ số âm.
- Negative number format: Thay đổi dạng thể hiện của số âm.
- Display leading zeroes: Hiển thị hay không hiển thị số 0 trong các số chỉ có phần
thập phân. VD: 0.7 hay.7
- List separator: Chọn dấu phân cách giữa các mục trong một danh sách.
- Measurement system: Chọn hệ thống đo lường theo hệ mét hay hệ Anh
Thẻ Currency dùng để thay đổi định dạng tiền tệ ($,VND,...), thực hiện tương tự.
Time: Thay đổi định dạng thời gian, cho phép định dạng thời gian, định dạng 12
giờ hay 24 giờ, ký hiệu H là định dạng 24 giờ, ký hiệu h là định dạng 12 giờ
Date: Thay đổi định dạng ngày tháng (Date), thiết lập cách thể hiện dữ liệu ngày
theo tiêu chuẩn nào đó, thể hiện đầy đủ hay rút gọn. Trong đó Short date format cho
phép chọn quy ước nhập dữ liệu ngày tháng
Ví dụ: ngày/tháng/năm (d/m/yy) hoặc tháng/ngày/năm (m/d/yy)
2.6.3.7. Thiết lập chế độ sử dụng điện năng Power Options
Windows 10 cung cấp chức năng thiết lập Power Options để tối ưu hóa hiệu suất
điện năng của máy tính. Để mở Power Options, có thể thực hiện bằng cách truy cập
Control Panel\Hardware and Sound\Power Options. Khi đó, cửa sổ Power Options
xuất hiện.

Hình 1.38. Cửa sổ Power Options

Thông thường, sau khi cài đặt, mặc định chế độ Balanced (chế độ ổn định) do
windows thiết lập. Windows thiết lập sẵn 3 chế độ Power Option:

28
Balanced: Chế độ này tự động tăng tốc độ CPU khi phần mềm nào đó cần trong
quá trình làm việc, còn khi không cần nữa thì tự động giảm. Đây là chế độ mặc định, tối
ưu cho hầu hết người dùng
Power Saver: Chế độ này kiềm chế tốc độ CPU xuống mức thấp nhất mà hệ
thống có thể chấp nhận được, giảm độ sáng màn hình, giảm thời gian tự tắt màn hình,
thời gian tự sleep máy so với mặc định để giảm tiêu thụ điện năng.
High Performance: Chế độ này ưu tiên hiệu năng hoạt động, CPU chạy nhanh
ở hầu hết thời gian làm việc, tăng độ sáng vô tư, không kiểm soát ổ cứng và kết nối
mạng... Chế độ này tiêu thụ điện năng cao.
Ngoài 3 thiết lập có sẵn của Microsoft dành cho Power Option nêu trên, người
dùng có thể thiết lập chế độ sử dụng điện năng tùy chọn để phù hợp trong công việc. Để
thiết lập các tùy chọn khác, nhấn Create a power plan trong cửa sổ Power Options,
xuất hiện cửa sổ Create a power plan như sau:

Hình 1.39. Cửa sổ Create a power plan trong Power Option

Trong cửa sổ Create a power plan, người dùng có thể đặt tên cho chế độ sử dụng
điện tùy chọn tại ô Plan name (mặc định là My Custom plan 1 ở lần đầu tiên). Sau khi
đặt tên xong, nhấn Next để tiếp tục để mở cửa sổ Edit Plan Settings trong Power
Options.

Hình 1.40. Cửa sổ Edit Plan Settings trong Power Option

29
Tại đây, người dùng có thể tùy chỉnh các thiết lập sơ bộ đối với chế độ dùng pin
(On battery) và chế độ kết nối nguồn điện (Plugged in) sau đó nhấn Create.
Trong đó: - Turn off the display: Thời gian tắt màn hình
- Put the computer to sleep: Thời gian máy tính đưa về chế độ sleep.
Sau khi chế độ sử dụng mới được thiết lập, cũng giống như đối với các chế độ
sẵn có của Windows, người dùng có thể thiết lập chi tiết bằng cách nhấn vào Change
plan settings\Change advanced power settings và thiết lập chi tiết từng tham số trong
hộp thoại Power Options. Nếu muốn quay về các mặc định ban đầu, người dùng nhấn
chọn Restore plan default.

Hình 1.41. Người dùng có thể thiết lập chi tiết trong Power Option

2.6.3.8. Bảo mật trong Windows (Windows Security)


Windows Security cung cấp các tính năng chống virus mới nhất. Máy tính sẽ
được chủ động bảo vệ ngay khi khởi động Windows. Windows Security liên tục quét
tìm phần mềm có hại, virus và các mối đe dọa bảo mật khác. Ngoài tính năng bảo vệ
trong thời gian thực này, các bản cập nhật còn được tự động tải xuống giữ cho thiết bị
an toàn và bảo vệ khỏi các mối đe dọa.
Windows Security được tích hợp vào Windows 10 và bao gồm một chương trình
chống virus được gọi là Windows Defender Antivirus, trong các phiên bản Windows 10
cũ, Windows Security được gọi là Windows Defender Security Center. Nếu máy tính
cài đặt và bật ứng dụng chống virus khác, Windows Security sẽ tự động tắt, nếu người
dùng gỡ cài đặt ứng dụng khác đó, Windows Security sẽ tự động bật. Người dùng có thể
tùy chỉnh tính năng của Windows Security.
Để mở Windows Security, vào Settings\Update & Security\Windows Security
Viruses and threats Protection: Theo dõi các mối đe dọa đối với thiết bị của
người dùng, tiến hành quét và nhận các bản cập nhật để giúp phát hiện các mối đe dọa
mới nhất.
Account Protection: Bảo vệ tài khoản, thiết lập các tùy chọn đăng nhập và cài
đặt tài khoản, bao gồm Windows Hello và dynamic key.
Firewall & network protection: Thiết lập tường lửa và bảo vệ mạng máy tính.
Quản lý cài đặt cho tường lửa và theo dõi những hoạt động đang diễn ra với mạng và
kết nối với internet của người dùng.

30
Hình 1.42. Cửa sổ Windows Security
App & browser controls: Cài đặt bảo mật cho trình duyệt web và ứng dụng. Cài
đặt Windows Defender SmartScreen giúp bảo vệ thiết bị của người dùng chống lại các
ứng dụng, tệp, trang web và nội dung tải xuống tiềm ẩn nguy hiểm. Người dùng được
bảo vệ và có thể tùy chỉnh cài đặt bảo vệ cho các thiết bị của mình.
Device security: Bảo mật thiết bị. Xem xét các tùy chọn bảo mật tích hợp để
giúp bảo vệ thiết bị của mình khỏi bị phần mềm có hại tấn công.
Device performance & heath: Xem thông tin trạng thái về tình trạng hiệu suất
của máy tính cũng như giữ cho thiết bị của người dùng luôn sạch và cập nhật với phiên
bản Windows mới nhất.
Family options: Theo dõi các hoạt động trực tuyến của con cái và các thiết bị
trong gia đình của người dùng.
Thông qua các biểu tượng trạng thái, Windows Security cho biết mức độ an toàn
của người dùng: Màu xanh lá cây cho biết thiết bị của người dùng được bảo vệ đầy đủ
và người dùng không cần thực hiện bất kỳ hành động nào. Màu vàng có nghĩa là có một
đề xuất về an toàn cho người dùng. Thông báo màu đỏ cảnh báo rằng có một số vấn đề
người dùng cần chú ý ngay.

31
Quét virus thủ công trong Windows Security:
Thông thường, Windows Security chủ động bảo vệ như khi nghi ngờ một tệp
hoặc thư mục cụ thể, người dùng có thể chuột phải vào tệp hoặc thư mục đó trong cửa
sổ File Explorer, sau đó chọn Windows Defender Scanning.
Quét virus nhanh trong Windows Security:
Nếu nghi ngờ có phần mềm có hại hoặc virus trên thiết bị, nên chạy quy trình
quét nhanh. Quy trình quét này nhanh hơn nhiều so với chạy quy trình quét toàn bộ trên
tất cả các tệp và thư mục.
Mở Windows Security\Viruses and threats Protection, chọn Quick scan ở phía
dưới dòng Current threats, quá trình quét sẽ đươc thực hiện. (Với một số phiên bản
Windows cũ thì sau khi chọn Quick scan, tiếp theo ở dưới Threat history nhấn Scan
now)
Chạy quy trình quét nâng cao trong Windows Security
Mở Windows Security\Viruses and threats Protection, ở phía dưới dòng Current
threats, nhấn vào Scan options (trong phiên bản Windows 10 cũ, ở mục Threat
history nhấn chọn Run new advanced scan).
Tại đây có thể chọn một trong các tùy chọn quét sau đây và chọn Scan now:
Full scan: Quét toàn bộ, Windows Security sẽ kiểm tra các tệp và chương trình
hiện đang chạy trên thiết bị của người dùng
Custom scan: Quét tùy chỉnh dùng quét các tệp hoặc thư mục cụ thể
Scan with Windows Defender Offline: Quét bằng Bộ bảo vệ Windows Ngoại
tuyến. Chạy quy trình quét này nếu thiết bị của người dùng đã hoặc có khả năng bị nhiễm
virus hoặc phần mềm có hại.
2.6.3.9. Bật/Tắt tính năng bảo vệ trong thời gian thực (Real-time protection):
Đôi khi, người dùng có thể phải ngừng chạy tính bảo vệ trong thời gian thực trong
thời gian ngắn để thực hiện một số thủ thuật, nhất là việc chủ động can thiệp hệ thống
trong quá trình sử dụng. Khi đó, có thể phải tắt tính năng bảo vệ trong thời gian thực,
các tệp người dùng mở hoặc tải xuống sẽ không được quét tìm các mối đe dọa.
Mở Windows Security\Viruses & threats Protection, ở phía dưới dòng Viruses
& threats Protection setting nhấn vào Manage Settings và chuyển trạng thái Real-
time protection về ON/OFF, nếu cos yêu cầu xác nhận thì chọn Yes để xác nhận.
2.6.3.10. Bật/tắt tường lửa trong Windows Defender Firewall:
Vào Start\Settings\Update & Security\Windows Security\Firewall and
network protection. Tại cửa sổ hiện ra, chọn từng cấu hình mạng để bât/tắt tường lửa.
Trong Windows Defender Firewall, chuyển cài đặt thành ON/OFF. Việc tắt Tường lửa
có thể làm mất an toàn về bảo mật. Thông thường. nếu một ứng dụng an toàn cần sử
dụng bị tường lửa chặn, người dùng nên cho phép ứng dụng đó vượt qua tường lửa, thay
vì tắt tường lửa.

32
2.6.3.11. Quản lý tài khoản người dùng
Việc có nhiều tài khoản khác nhau trên một PC dùng chung cho phép nhiều người
sử dụng cùng một thiết bị, đồng thời cung cấp cho mọi người thông tin đăng nhập của
riêng họ, cùng với quyền truy cập vào các tệp, mục yêu thích của trình duyệt và cài đặt
máy tính theo cách riêng. Để thiết lập va quản lý người dùng trong Windows, vào
Start\Settings\Accounts. Khi đó cửa sổ Quản lý tài khoản người dùng xuất hiện như
sau:

Hình 1.43. Cửa sổ Quản lý tài khoản người dùng


Trong cửa sổ này có thể thực hiện một số thao tác như sau:
Quản lý người dùng kết nối mạng internet
a) Thêm người dùng trong gia đình có tài khoản Microsoft
Chọn Start\Settings\Accounts\Family & other users chọn Add a family
member, đăng nhập tài khoản Microsoft của người dùng mới và làm theo lời nhắc.
b) Xóa người dùng trong gia đình có tài khoản Microsoft
Chọn Start\Settings\Accounts\Family & other users.
Chọn tên hoặc địa chỉ email của người đó, sau đó chọn Xóa. Thao tác này sẽ
không xóa tài khoản Microsoft của người đó mà chỉ xóa thông tin khỏi máy tính.
c) Thêm người dùng có tài khoản khác (không trong gia đình)

33
Chọn Start\Settings\Accounts\Family & other users, trong Other users,
chọn Add someone else to this PC.
Nhập thông tin, thường là địa chỉ email sau đó nhấn Next\Finish. Trong lần dùng
đầu tiên sau khi tạo, tài khoản người dùng này phải kết nối internet trước khi sử dụng
d) Xóa người dùng có tài khoản khác
Chọn Start\Settings\Accounts\Family & other users, trong Other users, chọn
tài khoản muốn xóa rồi nhấn Remove, sau đó nhấn Delete account and Data để xóa.
Thao tác này cũng không xóa tài khoản Microsoft hoặc email của người đó nhưng
sẽ xóa thông tin đăng nhập và dữ liệu tài khoản của họ khỏi máy tính.
e) Thêm tài khoản cơ quan hoặc trường học vào PC của người dùng
Nếu đang sử dụng cùng một PC cho cả công việc cá nhân và trường học hoặc cơ
quan, người dùng có thể thêm nhiều tài khoản khác nhau vào PC của mình để giúp truy
cập tệp, ứng dụng và thông tin liên quan đối với mỗi tài khoản dễ dàng hơn. Khi truy
cập vào cơ quan hoặc trường học, người dùng sẽ được kết nối với miền của tổ chức mình
và có quyền truy cập vào các tài nguyên nếu có.
Để thêm một tài khoản khác vào PC của người dùng:
Chọn Start\Settings\Accounts\Access work or school
Chọn Connect, sau đó làm theo lời nhắc để thêm tài khoản.
f) Xóa tài khoản cơ quan hoặc trường học khỏi máy tính
Chọn Start\Settings\Accounts\Access work or school
Chọn tài khoản muốn xóa, sau đó nhấn Disconnect và chọn Yes để xác nhận xóa
quyền truy cập khỏi máy tính
g) Thêm tài khoản để sử dụng cho các ứng dụng
Để đăng nhập vào tài khoản ứng với mỗi ứng dụng dễ dàng và nhanh hơn, có thể
thêm tài khoản cho các ứng dụng khác nhau.
Để thêm tài khoản được ứng dụng sử dụng vào máy tính, thưc hiện như sau:
Chọn Start\Settings\Accounts\Email & accounts.
Để thêm một tài khoản được sử dụng bằng email,. lịch hoặc danh bạ, chọn Add
an account trong mục Accounts used by email, calendar, and contacts. Tiếp theo,
trong cửa sổ hiện ra, chọn ứng dụng và đăng nhập tài khoản đã có tương ứng với ứng
dụng đó (nếu chưa có có thể tạo mới tài khoản của ứng dụng). Làm theo lời nhắc để
thêm tài khoản.
h) Xóa tài khoản được các ứng dụng sử dụng khỏi máy tính
Chọn Start\Settings\Accounts\Email & accounts, chọn tài khoản muốn xóa,
sau đó chọn Remove, chọn Yes để xác nhận xóa.
2.6.3.12. Tài khoản quản trị hoặc người dùng cục bộ

34
Tạo tài khoản cục bộ còn gọi là tài khoản ngoại tuyến cho người khác không có
tài khoản Microsoft hoặc email. Nếu cần, có thể cấp quyền quản trị cho tài khoản đó.
Khi tạo tài khoản, việc chọn mật khẩu và giữ an toàn là những bước cần thiết,
nếu quên hoặc mất mật khẩu, việc khôi phục mật khẩu là không thể. Tuy nhiên,
với Windows 10 phiên bản 1803 trở lên, người dùng có thể thêm câu hỏi bảo mật, trong
khi Tạo tài khoản người dùng cục bộ. Với câu trả lời cho các câu hỏi bảo mật, người
đùng có thể đặt lại mật khẩu tài khoản cục bộ Windows 10 của mình.
a) Tạo tài khoản người dùng cục bộ
Chọn Start\Settings\Accounts\Family & other users. Trong Other users chọn
Add someone else to this PC. Trong cửa sổ hiện ra, chọn I don't have this person's
sign-in information và trên trang tiếp theo, chọn Add a user without a Microsoft
account.

Hình 1.44. Nhập thông tin người dùng, mật khẩu, các câu hỏi bảo mật và câu trả lời

35
Trong hộp thoại Create an account for this PC, nhập tên người dùng, mật khẩu,
xác nhận mật khẩu hoặc câu hỏi bảo mật (nhập đủ 3 câu hỏi và câu trả lời), sau đó
chọn Next. Trường hợp không nhập mật khẩu thì không phải thưc hiện lưa chọn câu hỏi
bảo mật
b) Cài đặt tài khoản người dùng cục bộ
Trong Windows 10, có hai loại tài khoản người dùng khác nhau: Tiêu chuẩn
(Standard), quản trị viên (Administrator). Mỗi loại tài khoản có một mức độ quyền
cụ thể. Các quyền xác định có được phép truy xuất một đối tượng nào đó hay không và
có thể làm gì với nó. Mọi người có quyền đọc/ghi để tạo, hiệu chỉnh, xem hoặc in (print)
các tập tin mà tài khoản của họ sở hữu. Chỉ tài khoản Administrator có thể xem các tập
tin được tạo bởi tất cả người dùng trên hệ thống.

Administrator account Cho phép tạo các thay đổi trên hệ thống sẽ tác động đến các
người dùng khác

Standard user account Có thể sử dụng chương trình cài đặt và thay đổi cài đặt cho
tài khoản người dùng, không thể cài đặt hoặc gỡ bỏ một số
phần mềm và phần cứng, không thể thay đổi các thiết lập tác
động đến người dùng khác hoặc bảo mật trên máy tính.

Để xem loại tài khoản đang sử dụng ta thực hiện:

Cách 1: Vào Control Panel ở chế độ quan sát Category, vào User Accounts\User
Accounts
Cách 2: Vào Control Panel, ở chế độ quan sát Large icons, Small icons, chọn
User Accounts

Hình 1.45: Các cài đặt tài khoản người dùng


Mỗi loại tài khoản đều có quyền được phân cấp cụ thể phù hợp với chúng. Mỗi
tài khoản người dùng lại có thể có các quyền riêng rẽ khác cho riêng chúng. Các quyền
sẽ quy xác định những gì có thể truy cập và làm đối với một đối tượng nào đó.

36
Hai quyền cơ bản trên máy tính bao gồm:
Đọc (Read): Người dùng có thể xem tên của các tập tin và thư mục trên mạng,
xem nội dung của các tập tin và thực thi các chương trình ứng dụng.
Ghi (Write): Người dùng có thể xem tên và nội dung của các tập tin và thư mục
trên mạng, có thể tạo các tập tin và thư mục mới, hiệu chỉnh nội dung của các tập tin,
xóa các tập tin và thư mục.

Nếu người dùng có quyền quản trị, có thể hiệu chỉnh các quyền trên một tập tin
hoặc một thư mục. Để thêm hoặc gỡ bỏ các quyền read/write/control, người dùng cần
sử dụng nút Advance trong thẻ Security trong bảng các thuộc tính tập tin hoặc thư mục
để xem người nào đang truy cập đến tập tin, thư mục.
Để thay đổi kiểu tài khoản có thể thực hiện như sau: Vào Control Panel\User
Accounts\User Accounts\Manage another accounts, chọn tài khoản muốn thay đổi

Hình 1.46. Cửa sổ Change an Account dùng để thay đổi tài khoản
Trong cửa sổ Change an Account, có thể thực hiện các cài đặt sau:
Change the account name: Đổi tên tài khoản
Change the password: Đổi mật khẩu cho tài khoản
Change the account type: Thay đổi kiểu tài khoản (Standard hay Administrator)
Delete the account: Xóa tài khoản
Manage another account: Tiếp tục cài đặt cho các tài khoản khác
Nếu chỉ thay đổi kiểu tài khoản, có thể thưc hiện nhanh hơn
trong Start\Settings\Accounts\Family & other users, chọn tên tài khoản, sau đó
chọn Change account type.

37
Hình 1.47. Thay đổi kiểu tài khoản trong Settings
Trong hộp thoại Change account type, tại Account type chọn kiểu tài khoản và
OK. Việc chuyển đổi quyền tài khoản ngược lại thực hiện tương tự.
2.6.3.13. Cài đặt và gỡ bỏ chương trình
Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows, chỉ có một số ứng dụng cơ bản được cài
đặt kèm theo như chương trình vẽ (paint), máy tính điện tử (calculator),… và một vài
chương trình khác. Nếu muốn sử dụng các chương trình không được cài đặt sẵn, người
sử dụng có thể cài đặt (install) thêm vào hoặc có thể gỡ bỏ (uninstall) các chương trình
đã cài đặt nhưng không cần sử dụng.
Cài đặt chương trình
Để cài đặt chương trình vào máy tính trước tiên người dùng cần phải có tập tin
cài đặt (thường có tên là setup.exe/install.exe). Ta nhấn đúp vào tập tin cần cài đặt và
làm theo các hướng dẫn. Thông thường ở các bước cài đặt chương trình sẽ hỏi nơi để
cài đặt (mặc định sẽ cài vào thư mục C:\Program Files\), các lựa chọn cài đặt (cài đặt
toàn bộ các tính năng hay chỉ chọn một vài tính năng), nhập vào thông tin bản quyền
phần mềm (thường là product key hoặc serial, email…) để chương trình kiểm tra. Khi
hoàn thành các bước chương trình sẽ bắt đầu quá trình cài đặt và hiển thị trạng thái cài
đặt. Khi kết thúc quá trình cài đặt, một thông báo sẽ hiển thị để cho người dùng biết quá
trình cài đặt thành công hoặc thất bại.

38
Gỡ bỏ chương trình đã cài đặt
Để gỡ bỏ các chương trình không còn sử dụng, mở Control Panel\Programs and
Features. Một cửa sổ mới hiện ra chứa danh sách các chương trình đã được cài đặt trong
máy tính.

Hình 1.48. Gỡ bỏ các chương trình đã cài đặt


Để gỡ bỏ chương trình nào ta chỉ cần chọn chương trình trong danh sách đã liệt
kê, nhấn Uninstall hoặc phải chuột và chọn Uninstall. Một hộp thoại sẽ hiện ra yêu cầu
xác nhận việc gỡ bỏ, nhấn Yes/OK để xác nhận. Nếu chương trình có hiển thị các lựa
chọn, đọc kỹ các lựa chọn và chọn Next để tiếp tục. Sau khi thực hiện các bước gỡ bỏ
chương trình sẽ có thông báo đã gỡ bỏ thành công hay thất bại.
2.7. Một số chương trình ứng dụng của hệ điều hành Windows
2.7.1. Khởi động và thoát khỏi một chương trình
- Khởi động từ Shortcut: Nhấn đúp hoặc phải chuột/Open vào Shortcut của các
ứng dụng muốn khởi động. Các Shortcut thường được đặt trên màn hình nền Desktop.
- Khởi động từ menu Start: Nhấn vào menu Start hoặc nhấn phím Windows
trên bàn phím, click vào chương trình muốn khởi động.
- Nhấn vào nút Type here to search trên thanh Taskbar và nhập tên và chọn
chương trình cần khởi động
- Khởi động bằng lệnh Run: Tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện hộp thoại
Run và nhập tên chương trình cần khởi động, nếu không nhập tên có thể chọn Browse
để tìm đến chương trình, sau đó chọn OK để khởi động

39
- Khởi động từ các Folder: Khi tên của một chương trình ứng dụng không hiện
ra trên menu Start thì có thể mở chương trình từ thư mục cài đặt (thường trong thư mục
C:\Program Files), mở thư mục cài đặt và nhấn đúp hoặc Phải chuột/Open trên biểu
tượng của chương trình ứng dụng cần mở.
Để thoát khỏi một chương trình, thực hiện 1 trong các cách:
Cách 1: Nhấn vào nút Close
Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.
Cách 3: Nhấn chọn File\Exit.
2.7.2. Một số chương trình thông dụng
2.7.2.1. Một số chương trình tích hợp trên hệ điều hành windows 10
Chương trình WordPad
WordPad là công cụ chỉnh sửa văn bản tiện dụng của Windows, có thể xem như
một phiên bản nhẹ của Microsoft Word và là một ứng dụng cao cấp hơn các trình soạn
thảo văn bản đơn giản khác như Notepad. Công cụ này cho phép tạo, chỉnh sửa, xem và
in tài liệu văn bản. Người dùng có thể sử dụng WordPad để nhập bản ghi nhớ, tạo báo
cáo nhanh và các tài liệu đơn giản khác. Với nhiều tính năng định dạng được bổ sung,
như highlight, bullets, line breaks, và nhiều chọn lựa về màu sắc, cho phép chèn hình
ảnh và chức năng Zoom giúp WordPad trở nên mạnh mẽ, có thể thay thế Winword trong
trường hợp máy tính không có sẵn bộ Office.
Chương trình Paint
Paint là chương trình đồ họa cơ bản giúp vẽ và xử lý các hình ảnh bitmap. Với giao
diện ribbon, Paint nâng khá nhiều về chức năng cọ vẽ (brushes). Paint hỗ trợ tốt cho màn
hình đa điểm cảm ứng, nên là một chọn lựa tuyệt vời khi sử dụng với Table PC.
Vẽ đường (line): Có nhiều chức năng cho phép vẽ line trong Paint, chúng ta phải
chọn công cụ vẽ và quyết định hình dạng của nét vẽ. Môt số công cụ vẽ là: Pencil tool,
Brushes, Line tool, Curve tool.
Vẽ hình hình học (shape): Có thể vẽ nhiều loại shape: đường cong, mũi tên, tam
giác, elip, chữ nhật, tròn, vuông...
Chúng ta có thể bổ sung text (nút lệnh chữ A) và format cho text, có thể chọn
(select tool) một phần hình ảnh để copy, xóa. Có thể xoay ảnh, resize nhấn thước ảnh,
sử dụng công cụ để tẩy điểm ảnh.
Chương trình Snipping Tool
Snipping Tool là chương trình dùng để chụp ảnh trên màn hình mạnh hơn chức
năng Print Screen trên bàn phím. Snipping Tool cung cấp 4 kiểu chụp:
Free-form Snip: Vẽ đường khép kín tùy ý xung quanh phần màn hình cần chụp
Rectangular Snip: Chụp ảnh màn hình theo một hình chữ nhật bằng cách nhấn
giữ chuột vào một góc và kéo đến góc đối diện.

40
Windows Snip: Chụp cửa sổ hoặc hộp thoại trên màn hình
Full-screen Snip: Chụp toàn bộ màn hình (Full Screen)
2.7.2.2. Các công cụ bảo vệ hệ thống
Các chương trình tiện ích có thể rất cần thiết nếu máy tính không làm việc hoặc
chạy không đúng do một số tác nhân tấn công gây hại từ một nguồn bên ngoài.
Một số loại công cụ bảo vệ hệ thống phổ biến phải cân nhắc cài đặt bao gồm:
Antivirus Một trong những khoản đầu tư tốt nhất là mua chương trình diệt
Protection virus để có thể cập nhật thường xuyên. Virus được tạo ra hàng
(Chống virus) ngày và có thể tạo ra một sự phiền toái đến hay gây hại nguy hiểm
hoặc làm mất dữ liệu trên hệ thống.
Adware/Spyware Nhiều nhà cung cấp gộp cả tiện ích này vào phần mềm diệt virus
Protection để tìm và chặn các đối tượng không mong muốn trên mạng Internet
(Chống phần như thư rác, phần mềm gián điệp (Spyware), và phần mềm quảng
mềm quảng cáo (adware). Thư rác là những thông điệp không mong đợi,
cáo/gián điệp) thường với mục đích bán hàng; phần mềm gián điệp là những
chương trình thu thập thông tin về việc sử dụng Internet; và phần
mềm quảng cáo là những chương trình tự động hiển trị các mẩu
quảng cáo.
Malware Malware hay còn gọi là phần mềm gây hại (malicious
Protection software) có thể chứa virus, adware/spyware hoặc mã độc (code)
(Chống phần để phá vỡ các tác vụ của một máy tính, đưa truy cập trái phép ra
mềm gây hại) bên ngoài hoặc lấy các dữ liệu bí mật hoặc nhạy cảm.
2.7.2.3. Các chương trình quản lý đĩa (Disk Management Programs)
Các chương trình quản lý ổ đĩa giúp bảo vệ ổ đĩa cứng và dữ liệu để bảo đảm hệ
thống vận hành hiệu quả. Trong một số trường hợp, loại tiện ích này có thể giúp giải
phóng ổ đĩa bằng cách bỏ các tập tin không cần thiết như các tập tin tạm được tạo ra khi
cài đặt một chương trình hay sử dụng một trình duyệt web.
Nén các tập tin trên ổ cứng giống như việc lấy các hồ sơ ít
dùng ở trên cùng ngăn kéo tủ hồ sơ rồi nhét chặt chúng xuống
dưới cùng. Làm như vậy sẽ tạo được khoảng trống để xếp thêm
các tập tin vào chỗ dễ lấy nhất, trong khi để các tập tin ít dùng
hơn ở chỗ khó lấy hơn. Có thể nén các tập tin và thư mục trên ổ
Disk Compression đĩa bằng cách sử dụng Windows Explorer. Thực hiện:
(Nén đĩa) Bước 1: Chọn tập tin hoặc thư mục muốn nén
Bước 2: Nhấn chuột phải chọn Sent to  Compressed
(zipped) Folder
Để giải nén ta thực hiện:
Bước 1: Chọn tập tin cần giải nén

41
Bước 2: Nhấn chuột phải chọn Extract Files…
Sau đó nhấn OK
Qua thời gian, vì các tập tin được tạo và xoá, ổ đĩa cứng
có thể bị phân mảnh. Điều này có nghĩa là các tập tin riêng lẻ
không được lưu trong một vị trí kế tiếp nhau, nhưng đúng hơn
là bị phân tán trên nhiều vùng của ổ đĩa. Sự phân mảnh làm cho
hiệu suất kém đi vì đầu đọc/ghi (read/write) phải nhảy từ vị trí
này đến vị trí khác để truy xuất tập tin. Tiện ích Disk
Defragmenter chạy dồn đĩa và đặt các tập tin bị phân mảnh về
kế tiếp nhau. Thực hiện:
Defragmentation
(Chống phân mảnh Bước 1: Mở công cụ quản lý tập tin
ổ đĩa) Bước 2: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa muốn dồn đĩa, chọn
Properties
Bước 3: Chọn thẻ Tools
Bước 4: Chọn nút Defragment now
Bước 5: Người dùng có thể thực hiện phân tích ổ đĩa bằng
việc chọn Analyze Disk, Tiến hành chống phân mảnh bằng nút
Defragment Disk.
Những chương trình phần mềm tạo nhiều tập tin tạm trú,
như tính năng tự động lưu tập tin trong xử lý văn bản hoặc sao
chép bản đính kèm trong phần mềm email. Dọn đĩa là một cách
giảm bớt số tập tin tạm trú có thể chiếm chỗ và gây xung đột
giữa các phần mềm. Phần mềm dọn đĩa sẽ phục hồi lại không
gian trống của ổ đĩa bị chiếm dụng bởi các tập tin tạm trú, các
tập tin trong thùng rác hay các mảnh của tập tin tải về từ các
Disk Cleanup (Dọn trang web. Thực hiện:
dẹp ổ đĩa)
Bước 1: Mở công cụ quản lý tập tin
Bước 2: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa muốn dọn dẹp, chọn
Properties
Bước 3: Nhấn nút Disk Cleanup
Bước 4: Chọn loại tập tin muốn dọn dẹp
Bước 5: Nhấn OK
2.7.2.4. Phần mềm nén dữ liệu WinRar
WinRAR là một ứng dụng nén và giải nén tệp tin rất phổ biến. Ứng dụng này
giúp việc sao lưu dữ liệu rất thuận lợi, giúp giảm nhấn thước đáng kể các thư mục, tập
tin. WinRar hỗ trợ rất nhiều định dạng nén khác nhau: RAR, ZIP, CAB, ARJ, …..
WinRar hỗ trợ người dùng chia tập tin nén ra nhiều phần để thuận tiện cho việc trao đổi,

42
lưu trữ, có thể đặt mật khẩu để đảm bảo an toàn thông tin. WinRAR còn có tính năng
tạo file nén thực thi (Self-extracting), file này có thể giải nén dữ liệu ở các máy không
cài đặt chương trình giải nén.
WinRar có thể khởi động ứng dụng từ menu Start, có thể sử dụng trực tiếp trong
menu lệnh tại cửa sổ File Explorer do khi cài đặt, WinRar được tích hợp vào Windows.
Người dùng có thể thực hiện các chức năng nén hoặc giải nén của Winrar bằng cách
phải chuột vào các tập tin hoặc thư mục muốn nén và chọn lệnh.
Tạo tập tin nén thông thường
Nhấn chọn các tập tin và thư mục muốn nén, phải chuột vào các tập tin và thư
mục, chọn Add to archive…

Hình 1.49. Nén dữ liệu bằng winrar trong cửa sổ File Explorer
Nhập tên tập tin nén vào hộp thoại Archive name, sau đó click và nút Browse
để chọn thư mục chứa tập tin nén.
Nhấn chọn OK để tạo tập tin nén.
Các tùy chọn trong cửa sổ nén WinRar
Cắt file nén ra làm nhiều files nhỏ
Nếu tập tin nén có nhấn thước quá lớn, người dùng có thể chia tập tin nén ra
làm nhiều tập tin có nhấn thước nhỏ hơn. Các files nhỏ này có thể được gộp lại trở lại
thành tập tin nén ban đầu. Điều này tiện dụng khi người dùng muốn chép file nén ra
đĩa USB hoặc gửi file qua email. Người dùng có thể chọn cách tách file bằng cách
chọn Split to volumes, size. Sau đó chọn nhấn thước mỗi tập tin sau khi tách ra. Chú ý:
WinRar sẽ tách file nén tạo thành các file *.part1, *.part2…

43
Hình 1.50. Cửa sổ nén WinRar
Tạo tập tin nén thực thi (Self Extracing File - SFX)
Chức năng này cho phép tạo một tập tin nén thực thi, đây là tập tin có thể tự giải
nén mà không cần có chương trình WinRar. Người dùng có thể tạo file nén thực thi bằng
cách nhấn chọn “Create SFX archive” ở Archiving options của lớp General.
Đặt Password cho tập tin nén
Để tăng tính bảo mật cho tập tin nén, WinRar cho phép người dùng đặt mật mã
giải nén bằng cách chọn lớp Advanced và click chuột vào nút Set password …, sau này
nếu người dùng muốn giải nén thì phải nhập đúng mật mã.
Giải nén tập tin nén
Nội dung của tập tin nén được chứa tại thư mục hiện hành
Người dùng có thể giải nén tập tin nén mà nội dung của tập tin nén được chứa ở
thư mục hiện hành bằng cách phải chuột vào tập tin nén và chọn “Extract here”

Hình 1.51. Menu giải nén của WinRar


Nội dung của tập tin nén được chứa ở thư mục chỉ định
Để giải nén tập tin nén mà nội dung của nó chứa ở một thư mục chỉ định nào
đó, người dùng thực hiện như sau:
Nhấn phải chuột vào tập tin nén và chọn Extract files…
Trong hộp thoại Extraction path and options, tại Destination path, nhập vào
đường dẫn chứa nội dung của tập tin nén hoặc click chuột chọn thư mục chứa ở bên cửa
sổ phải.

44
Chọn OK để giải nén

Hình 1.52. Cửa sổ chọn thư mục chứa chỉ định

2.8. Một số kỹ thuật xử lý sự cố máy tính căn bản


2.8.1. Kiểm tra các đầu nối hoặc dây cáp
Khi thấy thiết bị không làm việc, hãy kiểm tra tất cả các kết nối cho các thiết bị
được an toàn và không có gì xảy ra với các dây cáp. Dây cáp tạo ra một con đường cho
các máy tính và thiết bị ngoại vi gửi tín hiệu với nhau nên khi dây cáp hỏng thì thông
tin liên lạc không thể diễn ra. Có thể cần phải thay thế toàn bộ cáp để kiểm tra xem dây
cáp bị hỏng hay phần tiếp xúc cần phải được cố định và kiểm tra xem loại cáp kết nối
phù hợp chưa.

Hình 1.53. Các thiết bị đầu nối và dây cáp

45
2.8.2. Cài đặt lại một chương trình
Một chương trình có thể không hoạt động chính xác sau khi cài đặt, hoặc nếu có
các vấn đề xảy ra trong khi cài đặt. Quá trình cài đặt lại một chương trình thực hiện qua
các bước:
Bước 1: Gỡ bỏ chương trình đang sử dụng.
Bước 2: Khởi động lại máy tính để đảm bảo tất cả các dấu tích còn lại của chương
trình đó được gỡ bỏ khỏi máy tính.
Bước 3: Đảm bảo tất cả các ứng dụng khác đang đóng.
Bước 4: Bắt đầu quá trình cài đặt lại.
2.8.3. Cài đặt bản cập nhật
Các chương trình phần mềm được cập nhật thường xuyên nhằm các mục đích gia
tăng bảo mật, sửa lỗi và tăng tính tương thích với các phần cứng mới. Các cập nhật có
thể được phát hành trong nhiều dạng khác nhau
Tập tin của mã lập trình được chèn vào trong một chương trình hiện
Các bản vá
tại để giải quyết một vấn đề đã biết. Các bản vá lỗi là các giải pháp
lỗi (patches)
tạm thời đến khi các vấn đề có thể được sửa chữa triệt để.
Các bản cập Giải quyết các vấn đề bảo mật và cải thiện hiệu suất. Các bản cập
nhật nhật được phát hành khi cần thiết
(updates)
Các gói dịch Một gói dịch vụ là một tập hợp của nhiều bản cập nhật để phát hành
vụ (service điển hình sau khi có đủ các bản cập nhật được tích lũy để đảm bảo
packs) cho việc phát hành
Các bản cập nhật bảo mật hoặc thiết yếu nhằm chống lại các vấn đề
Windows về lỗ hổng bảo mật, các virus máy tính và các phần mềm gián điệp.
Updates Các bản cập nhật khác sửa lỗi không liên quan đến bảo mật hoặc
mở rộng, cải thiện một tính năng nào đó.
Windows Update có thể được thiết lập để tự động kiểm tra và cài đặt các bản cập
nhật mới nhất. Cũng có thể thiết lập Windows Update để kiểm tra và tải về các bản cập
nhật và thông báo rằng các bản cập nhật sẵn sàng để cài đặt.
Các loại bản cập nhật (Update Categories):
- Quan trọng (Important) - các bản cập nhật này bao gồm các bản cập nhật bảo mật
hoặc thiết yếu
- Khuyến nghị (Recommended) - các bản cập nhật này bao gồm các bản cập nhật
phần mềm và các tính năng mới hoặc cải tiến.
- Tùy chọn (Optional) - các bản cập nhật này bao gồm phần mềm có thể cài đặt
bằng tay

46
2.8.4. Sử dụng Safe Mode
Nếu máy tính không khởi động đúng cách hoặc không khởi động, có thể sử dụng
chế độ Safe Mode là chế độ tải các dịch vụ cốt lõi cho hệ điều hành để chẩn đoán vấn
đề. Khi chế độ Safe Mode được nhấn hoạt, quá trình tải hệ điều hành sẽ giảm bớt các
chức năng, vô hiệu hóa một số thiết bị không quan trọng đối với quá trình khởi động để
không làm cho hệ thống gặp sự cố nhưng người dùng vẫn có thể điều chỉnh được một
số cài đặt và lưu tập tin nếu cần thiết.
Có thể được yêu cầu hoặc có thể xuất hiện trong quá trình khởi động khi:
− Windows không được tắt đúng cách. Ví dụ như mất điện hoặc bị tắt nguồn…
− Windows hiển thị desktop nhưng sau đó bị treo máy, không hoạt động
− Không thể khởi động phần mềm chống virus, nghi ngờ rằng có thể có một loại
virus và cần phải quét hệ thống.
− Một thiết bị đầu vào hoặc đầu ra ngừng hoạt động khi Windows khởi động và
muốn thử xem có phải trình điều khiển thiết bị gây ra xung đột hay không.
Để sử dụng chế độ Safe Mode, thực hiện theo các bước:
Bước 1: Khởi động máy tính.
Bước 2: Ngay sau khi máy tính
khởi động, nhấn và giữ phím F8 cho đến
khi thấy được trình đơn như sau:
- Safe Mode: sử dụng số lượng tối
thiểu các trình điều khiển và dịch vụ có
thể. Không sử
dụng được mạng
- Safe Mode with Networking:
gồm các trình điều khiển mạng và dịch
vụ cần thiết để truy cập vào Internet
hoặc một máy tính khác trên mạng.
- Start Windows Normally: Khởi
động Windows bình thường, sử dụng tất Hình 1.54. Khởi động bằng safe mode
cả các trình điều khiển và dịch vụ
Bước 3: Sử dụng phím mũi tên để di chuyển xuống chế độ Safe Mode muốn sử
dụng và sau đó nhấn Enter.
Sau đó, màn hình desktop Windows xuất hiện và dòng chữ Safe Mode xuất hiện
trên bốn góc của màn hình.
Sử dụng các nguồn lực có sẵn để giải quyết những vấn đề đang gặp với máy tính.
Khi xác định sự cố, có thể khắc phục sự cố và sau đó khởi động lại máy tính. Nếu vấn
đề vẫn tồn tại, cần có được sự hỗ trợ từ một chuyên gia kỹ thuật.

47
2.8.5. Sử dụng System Restore
Máy tính trong quá trình sử dụng sẽ gặp trục trặc như nhiễm virus, chạy lại hệ
thống do gặp vấn đề về phần mềm.. Những trường hợp như thế có thể phải cài đặt lại hệ
điều hành. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể khôi phục lại hệ thống nhờ vào công cụ System
Restore có sẵn trên Windows. Công cụ này sẽ giúp người dùng có thể khôi phục lại máy
tính ở tại một thời điểm, có thể vài ngày trước hoặc một tháng trước đó. Thời điểm này
có thể do người dùng tự tạo hoặc máy tính sẽ lên thời điểm. Mọi dữ liệu không bị xóa
do System Restore chỉ khôi phục lại các file hệ thống
Khi thực hiện khôi phục lại hệ thống bằng System Restore không để quá trình bị
gián đoạn, hủy bỏ hay dừng giữa chừng. Máy tính được cấp điện, pin đầy đủ, không tắt
hay khởi động lại máy tính trong quá trình này cho đến khi nhận được thông báo khôi
phục thành công.
Cách thực hiện như sau:
Vào Control Panel\System and Security\System\System protection.
Trong hộp thoại System Properties
mở ra, nhấn System Restore. Nếu nút này
bị mờ, hãy nhấn vào Configure, chọn
Turn on system protection và OK, rồi
nhấn vào System Restore. Nếu chưa từng
tạo điểm khôi phục hệ thống, chọn ổ đĩa,
thường là ổ đĩa C, nhấn Create để tạo điểm
khôi phục hệ thống mới, chọn thời điểm
cần khôi phục rồi nhấn OK.
Nếu đã tạo điểm khôi phục và cần
khôi phục hệ thống, bạn chọn System
Restore\Next, xác nhận điểm khôi phục
muốn sử dụng trên cửa sổ mở ra (thời điểm
phải chọn trước khi máy tính bị sự cố) và
nhấn Finish và Yes để bắt đầu khôi phục.
Khi đã bắt đầu thì quá trình này không thể
dừng lại, không thể hủy hay thay đổi gì cả, Hình 1.55. Hộp thoại System Properties
chỉ có cách chờ nó hoàn thành thôi.
Chờ máy tính tự khởi động lại, đăng nhập vào Windows như bình thường, máy
tính đã được khôi phục về hiện trạng tại thời điểm đã chọn.
2.8.6. Sử dụng Windows Task manager
Windows Task Manager là trình quản lý tác vụ quan trọng cho người dùng
Windows, thường được sử dụng khi hệ thống gặp sự cố. Task Manager có nhiều công
dụng, như cho phép người dùng có thể kiểm tra các ứng dụng, quá trình (process) và
dịch vụ (service) hiện đang chạy trên máy tính. Người dùng có thể sử dụng Task

48
Manager để khởi chạy, dừng các chương trình và dừng quá trình, ngoài ra Task Manager
còn cho cung cấp các thống kê hữu ích về hiệu suất máy tính và mạng.
Khởi động Task Manager
Các cách để khởi động Task Manager cơ bản bao gồm:
Cách 1: Tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc
Cách 2: Nhấn chuột phải vào thanh tác vụ Taskbar
chọn Task Manager.
Cách 3: Tổ hợp phím Ctrl+Alt+Del, chọn Task
Manager.
Cách 4: Nhấn chuột phải vào Start, chọn Task
Manager.
Khi đó, xuất hiện cửa sổ Task Manager:

Hình 1.56. Cửa sổ Task Manager

49
Tắt ứng dụng không phản hồi
Phổ biến nhất là dùng Task Manager là tắt một ứng dụng không phản hồi. Tuy
nhiên, trước tiên đừng vội tắt ngay, bởi có thể là các chương trình cần một khoảng thời
gian để xử lý một tác vụ nặng. Tắt một ứng dụng đang hoạt động có thể dẫn đến mất
việc dữ liệu, nếu không tự sao lưu lại, có thể không thể phục hồi lại được dữ liệu đang
làm việc.
Vì vậy, khi chắc chắn cần tắt ứng dụng, chọn ứng dụng tại thẻ Processes, nhấn
End task hoặc nhấn phải chuột vào ứng dụng, chọn End task.
Khởi động lại Window Explorer
Khi một vài chương trình của hệ thống không đáp ứng được (ví dụ Taskbar, File
Explorer, Start Menu…) trong khi các ứng dụng khác đang chạy bình thường. Khởi
động lại máy tính sẽ giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, chỉ cần khởi động lại Windows
Explorer giúp tiết kiệm thời gian hơn việc khởi động lại máy tính do các ứng dụng khác
vẫn được duy trì.
Thực hiện như sau: Chọn tiến trình Windows Explorer, nhấn Restart hoặc nhấn
phải chuột vào Windows Explorer, chọn Restart.

Hình 1.57. Khởi động lại Window Explorer trong cửa sổ Task Manager

50
Quản lí tài nguyên máy tính
Đây là tính năng rất hữu dụng của Task Manager. Thẻ Performance không chỉ
cung cấp cái nhìn tổng quan của tất cả các tiến trình và các ứng dụng đang chạy, mà còn
là một công cụ giám sát hiệu suất hệ thống và cho người dùng biết tài nguyên máy tính
đang được dùng như thế nào.

Hình 1.58. Quản lí tài nguyên máy tính bằng thẻ Performance
Một số chức năng trong thẻ Performance:
Resource Monitor: người dùng nhấn vào Open Resource Monitor ở dưới cùng
của cửa sổ để khởi chạy Resource Monitor, một cách nâng cao để xem dữ liệu theo thời
gian thực về hệ thống của người dùng: ứng dụng đang dùng, thời gian đáp ứng của ổ
cứng, sự phân chia RAM được sử dụng bởi các tiến trình…
Overview Modes: nhấn chuột phải vào bất cứ nơi nào trong thanh bên trái và
chọn Hide Graphs để ẩn các biểu đồ và Summary View. Một cách khác để nó hoạt
động: nhấn chuột phải vào bất cứ nơi nào trong bảng bên phải và chọn Summary View
để hiển thị các đồ thị.
Diagnostic Info: Với bất kỳ loại tài nguyên được chọn (như CPU, bộ nhớ, ổ
đĩa…), người dùng có thể phải chuột vào bất cứ nơi nào và chọn Copy để tải ảnh chẩn
đoán vào clipboard.
Network Details: Với lựa chọn mạng, người dùng nhấn chuột phải vào bảng bên
phải và chọn View Network Details để có thể xem được sự cố theo thời gian thực của
nhiều thứ như sử dụng mạng, tốc độ kết nối, số byte gửi và nhận…
Tra cứu trực tuyến các tiến trình đáng ngờ:
Khi thấy một số tiến trình đáng ngờ trong Task Manager, ví dụ như người dùng
chưa bao giờ thấy hoặc nghe nói trước đó, có thể kiểm tra xem nó an toàn hay không.

51
Hình 1.59. Tra cứu trực tuyến các tiến trình
Chỉ cần nhấn phải chuột vào tiến trình bất kỳ và chọn Search online. Windows
sẽ tìm kiếm trên trình duyệt của người dùng với tên ứng dụng và tên tiến trình, giúp
người dùng xác định nó an toàn hoặc độc hại.
Nếu phát hiện một tiến trình đáng ngờ chạy trong Windows, đây bước đầu tiên
mà người dùng nên làm. Nếu kết quả tìm kiếm cho người dùng biết rằng tiến trình này
có thể liên quan đến phần mềm độc hại, nên quét vius hoặc gỡ bỏ.
Mở thư mục gốc chứa tập tin:
Khi muốn tìm đến vị trí của một chương trình cụ thể, có thể truy cập từ File
Explorer. Tuy nhiên, nếu các chương trình đang chạy, Task Manager có thể giúp người
dùng thực hiện trong thời gian rất nhanh.

Hình 1.60. Mở thư mục gốc chứa tập tin bằng Task Manager
Người dùng có thể truy cập từ File Explorer là một cách, nhưng đòi hỏi nhiều lần
nhấn chuột và tốn khá thời gian. Thay vào đó, nếu các chương trình đang chạy, Task
Manager có thể giúp người dùng đạt được điều đó trong thời gian rất nhanh.

52
Chỉ cần người dùng nhấn chuột phải vào bất kỳ tiến trình và chọn Open File
Location, chương trình sẽ đưa người dùng trực tiếp đến thư mục chứa tập tin thực thi
của tiến trình, rất nhanh và tiện lợi.
Việc này đặc biệt thích hợp với ứng dụng, tiến trình nền… bất cứ thứ gì hiện lên
dưới tab Processes có thể nhanh chóng truy cập theo cách này.
Chạy trực tiếp cửa sổ Command
Trong Task Manager, người dùng có thể vào menu File\Run New Task để khởi
chạy lệnh Run.

Hình 1.61. Chạy cửa sổ Command trong Task Manager


Cách này hay dùng để khởi động lại Windows Explorer sau khi kết thúc tiến trình
Explorer.exe khi máy tính không phản hồi. Nếu người dùng giữ phím Ctrl đồng thời
nhấn vào Run New Task sẽ gọi cửa sổ Command Prompt thay vì lệnh Run.

53

You might also like