You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


----------

BÁO CÁO THỰC NGHIỆM


MÔN HỌC : KTMT&HĐH

Đề tài: “ Nghiên cứu tìm hiểu về quản lý Bộ nhớ ngoài


trong HĐH Windows ”

Giáo viên : Ths Nguyễn Tuấn



Nhóm số : 5
Lớp : IT6067.13-K17
Hà Nội, 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------

BÁO CÁO THỰC NGHIỆM


MÔN HỌC : KTMT&HĐH

Đề tài: “ Nghiên cứu tìm hiểu về quản lý Bộ nhớ ngoài


trong HĐH Windows ”

Giáo viên : Ths Nguyễn Tuấn Tú

Sinh viên thực hiện : Trần Thế Hải Đăng - 2022602340


Nguyễn Thành Đạt - 2022602910
Nguyễn Văn Đức - 2022602010
Trịnh Hoài Đức - 2022602824
Nguyễn Ngọc Tú - 2022602254
Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Mọi ứng dụng trên máy tính yêu cầu không chỉ xử lý thông tin mà còn lưu
trữ dữ liệu. Trong quá trình các ứng dụng hoạt động, các tiến trình có thể lưu trữ
một phần thông tin trong không gian địa chỉ của chính mình. Tuy nhiên, sự giới
hạn của không gian địa chỉ ảo của hệ thống không thể đáp ứng được nhu cầu của
một số ứng dụng cần lưu trữ lượng dữ liệu lớn hơn. Hơn nữa, việc mất mát dữ
liệu đối với các ứng dụng là điều có thể xảy ra nếu không có phương tiện và
cách quản lý hợp lý.
Điều này đặt ra ba thách thức chính: mở rộng khả năng lưu trữ, bảo toàn
dữ liệu sau khi tiến trình kết thúc và hỗ trợ truy cập dữ liệu đồng thời giữa các
tiến trình trong môi trường đa nhiệm của hệ điều hành.
Trong Hệ điều hành Windows, để giải quyết những thách thức này, giải
pháp thường được sử dụng là lưu trữ thông tin trên các thiết bị bộ nhớ ngoài như
đĩa cứng và các phương tiện lưu trữ khác. Cách tiếp cận này không chỉ cho phép
các tiến trình đọc và ghi thông tin mà còn đảm bảo dữ liệu vẫn tồn tại sau khi
tiến trình kết thúc.
Quản lý bộ nhớ ngoài trong hệ điều hành Windows là một phần quan
trọng của việc quản lý hệ thống bộ nhớ, không chỉ giải quyết vấn đề lưu trữ mà
còn quản lý cách thức hệ thống tương tác với bộ nhớ ngoại. Nó liên quan chặt
chẽ đến việc điều phối và quản lý không gian lưu trữ bên ngoài, đồng thời hỗ trợ
truy cập hiệu quả từ các tiến trình.
Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cấu trúc, quản lý
và hoạt động của bộ nhớ ngoài trong hệ điều hành Windows, tập trung vào cách
hệ thống quản lý và tối ưu hóa việc sử dụng bộ nhớ bên ngoài để đáp ứng yêu
cầu đa dạng của ứng dụng.
Nhóm sinh viên thực hiện!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
VÀ BỘ NHỚ NGOÀI

1.1. Hệ điều hành Windows


Windows là một hệ điều hành do Microsoft phát triển và duy trì. Nó điều
khiển hoạt động của máy tính và cung cấp giao diện người dùng cho người dùng
tương tác với máy tính và các ứng dụng.
Hệ điều hành Windows thường cung cấp các tính năng như giao diện đồ
họa, quản lý tập tin và thư mục, hỗ trợ đa nhiệm, kết nối mạng, bảo mật và là
môi trường cho các ứng dụng hoạt động.
Hệ điều hành Windows cung cấp cho người dùng các ứng dụng mặc định
như Task Manager, File Explorer, Disk Manager, Device Manager,… để quản lý
các tiến trình , duyệt và tổ chức tệp tin, quản lý ổ đĩa và các phân vùng, cũng
như kiểm soát các thiết bị phần cứng kết nối với máy tính một cách dễ dàng và
hiệu quả.

1.2. Bộ nhớ ngoài


1.2.1. Khái niệm
Bộ nhớ ngoài của máy tính hay còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp hoặc ổ
cứng gắn ngoài, thường được nằm trong một thiết bị lưu trữ riêng biệt như ổ đĩa
cứng thể rắn, đĩa CD/DVD. Bộ nhớ này có thể tháo rời đồng nghĩa cũng có thể
sử dụng cho các máy tính khác.
1.2.2. Cấu trúc vật lý
a. Đĩa từ (Platter)
Trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. Số
lượng đĩa có thể nhiều hơn một. Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có
thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau
khi hoạt động.
Hình 1.1. Cấu tạo đĩa từ

b. Các rãnh từ (Track)


Mỗi mặt của đĩa được chia thành nhiều rãnh tròn đồng tâm gọi là Track.
c. Sector
Trên Track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm thành
các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra để chứa dữ liệu. Theo
chuẩn thông thường thì một sector chứa dung lượng 512 byte.
d. Cylinder
Tập hợp các track cùng bán kính (cùng số hiệu trên) ở các mặt đĩa khác
nhau thành các cylinder.
e. Đầu đọc/ghi (Read Write Heads)
Mỗi mặt của đĩa có một đầu từ để đọc/ghi dữ liệu trên mặt đĩa đó, để điều
khiển đầu đọc/ghi dữ liệu cần có một trình điều khiển đĩa
Đầu đọc đơn giản được cấu tạo gồm lõi ferit và cuộn dây.
Đầu đọc trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hóa trên
bề mặt đĩa từ hoặc từ hóa lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu.
Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa cứng, có
nghĩa chúng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số đĩa.
f. Trình điều khiển đĩa (Disk controller)
Là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó, sử dụng để điều khiển đầu từ
đọc/ghi dữ liệu.
1.2.3. Thư mục thiết bị
Master Boot Boot Sector FAT or None FAT ROOT Directory Database

(Gồm 2 thành (Là sector đầu (Bảng định vị và quản (Cấu trúc thư mục (Vùng lưu trữ
phần là master tiên của ổ đĩa lý dữ liệu trên đĩa) để tổ chức dữ liệu cơ sở dữ liệu
boot record và có nhiệm vụ trên đĩa) của user)
partition ) khởi động)

Trên mỗi đĩa thông thường có một thư mục thiết bị(Device Directory) cho
biết đĩa gồm những thông tin gì, độ dài, kiểu, người sở hữu, thời điểm khởi tạo,
vị trí, được phân bổ không gian như thế nào… Thư mục thiết bị được tạo ngay ở
trên đĩa tại một vùng nhớ đặc biệt.
1.2.4. Yêu cầu của bộ nhớ ngoài đối với Windows
a. Quản lý không gian nhớ tự do (Free Space Manager)
Quản lý không gian nhớ tự do trong hệ điều hành là quá trình quản lý và
sắp xếp các vùng không gian trống trên đĩa để có thể sử dụng cho việc lưu trữ dữ
liệu mới. Khi người dùng xóa hoặc di chuyển tệp tin, các vùng không gian trống
xuất hiện trên ổ đĩa.Việc quản lý này nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các vùng
không gian trống này, đảm bảo rằng không gian có thể được cấp phát một cách
hiệu quả và tránh tình trạng fragmentation (mảnh vụn) dẫn đến giảm hiệu suất.
Một số kỹ thuật quản lý không gian trống thường được sử dụng: bitvector
(bitmap), liệt kê (Free list), nhóm (Grouping), đếm (Counting).
b. Cấp phát không gian nhớ tự do (Allocation Methods)
Cấp phát không gian nhớ tự do là các chiến lược và thuật toán được sử
dụng để quản lý và cấp phát không gian nhớ cho các tệp tin và quá trình trong hệ
thống. Có ba phương pháp cấp phát chính là: cấp phát liên kết (Contiguous
Allocation), cấp phát liên kết (Linked), cấp phát theo chỉ số (Index).
c. Cung cấp khả năng định vị bộ nhớ ngoài
Để sử dụng bộ nhớ ngoại một cách hiệu quả, Windows cần có khả năng định vị
và nhận diện các thiết bị lưu trữ bên ngoài. Điều này đòi hỏi các chức năng như
trình điều khiển (driver) hoặc các giao diện phần cứng được tích hợp để hệ
thống có thể nhận ra và tương tác với các thiết bị lưu trữ ngoại vi một cách
chính xác.
d. Lập lịch cho bộ nhớ ngoài (Disk Scheduling)
Lập lịch cho đĩa là xây dựng các thuật toán dịch chuyển từ đầu đọc ghi
sao cho thời gian truy nhập đĩa là tối ưu nhất.
Thời gian truy nhập phụ thuộc vào 3 yếu tố: thời gian di chuyển đầu từ
đọc/ghi đến track hoặc cylindercần thiết, thời gian định vị đầu đọc/ghi tại khối
đĩa cần truy nhập và thời gian truy nhập dữ liệu.
Một số phương pháp lập lịch: First come first served, Shortest seek first,
Scan, C-scan, look, C-look.
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ BỘ NHỚ NGOÀI TRONG HỆ ĐIỀU
HÀNH WINDOWS

2.1. Tương tác với bộ nhớ ngoài


2.1.1. Trình điều khiển đĩa (Disk Driver)
Hệ điều hành Windows định vị và quản lý hoạt động được bộ nhớ ngoài
như ổ cứng bằng cách sử dụng trình điều khiển đĩa (Disk Driver).
Disk Driver là một phần mềm hoặc phần cứng cho phép hệ điều Windows
tương tác và quản lý các thiết bị lưu trữ ngoài như ổ cứng, ổ đĩa SSD, ổ đĩa
CD/DVD và các loại ổ đĩa khác. Công việc chính của Disk Driver là cung cấp
một giao diện chuẩn cho hệ điều hành để nó có thể giao tiếp và điều khiển các
hoạt động trên thiết bị lưu trữ đó.

Hình 2.1. Các trình điều khiển ổ đĩa trong Device Manager

Theo hình 2.1, hệ thống Disk Driver cho phép hệ điều hành Windows
tương tác với bộ nhớ ngoài bao gồm bốn ổ cứng khác nhau. Nó hoạt động giống
như một “người trung gian” giữa Windows và các ổ cứng.
2.1.2. Cách Windows giao tiếp với bộ nhớ ngoài
Khi bạn muốn thực hiện thao tác đọc hoặc ghi dữ liệu từ/đến một ổ đĩa, hệ
điều hành sẽ gửi yêu cầu tới Disk Driver. Disk driver sẽ nhận yêu cầu này, dịch
nó thành lệnh cụ thể mà thiết bị lưu trữ hiểu được, và sau đó điều khiển hoạt
động của thiết bị đó để thực hiện yêu cầu đó từ hệ điều hành.
Công việc của Disk Driver:
+ Giao tiếp với thiết bị lưu trữ: Điều khiển việc truyền lệnh và nhận dữ
liệu từ ổ đĩa khi cần thiết.
+ Quản lý bộ nhớ đệm: Sử dụng bộ nhớ tạm để lưu trữ dữ liệu khi chuyển
đổi giữa tốc độ truy cập của ổ đĩa và bộ nhớ chính.
+ Xử lý lỗi: Thực hiện sửa chữa lỗi trong quá trình truy cập dữ liệu, áp
dụng các kỹ thuật ECC để khắc phục lỗi.
+ Quản lý truy cập đĩa: Điều chỉnh và thực hiện việc đọc/ghi dữ liệu từ
các vị trí trên đĩa để đảm bảo hiệu suất truy cập dữ liệu cao.

2.2. Phân chia bộ nhớ ngoài


Hệ điều hành Windows phân chia mỗi ổ đĩa đơn thành một hay nhiều
phân vùng khác nhau với dung lượng mỗi phân vùng khác nhau tuỳ theo cách
người dùng thiết lập chúng.
Phân vùng ổ cứng thực tế là một khối không trung ở ổ đĩa mà Windows
quản trị riêng biệt. Nếu một trong các phân vùng bị hỏng thì không có nghĩa là
các phân vùng còn lại cũng như thế.

Hình 2.2 Các phân vùng riêng biệt của ổ đĩa

Hệ điều hành Windows phân chia ổ đĩa 3 phân vùng chính:


+ EFI System Partition: Đây là một trong số phân vùng được đề cập
trước đó mà không có kí tự ổ đĩa nhưng lại rất quan trọng. Nơi đây chứa các tập
tin thiết yếu để khởi động Windows và các file không được xóa.
+ Recovery Partition: Phân cùng sẽ giúp bạn khôi phục hệ thống nếu như
phân vùng chính bị hỏng.
+ Primary Partition: Đây là phân vùng chính của hệ điều hành Windows,
cung cấp các tệp tin để hệ điều hành hoạt động. Và có thể chứa được các dữ liệu
cơ bản của các ứng dụng khác.
Không chỉ vậy, Windows còn có thể chia ổ đĩa ra nhiều phân vùng khác
nhau tuỳ theo nhu cầu của chính người dùng để chứa các dữ liệu của các ứng
dụng trong hệ điều hành, hay các dữ liệu do người dùng nhập vào bộ nhớ.

Hình 2.3. Phân vùng chứa dữ liệu cơ bản (Basic Data Partition)

Dữ liệu trong bộ nhớ ngoài được hệ điều hành Windows tổ chức theo kiểu
cấu trúc cây (Tree Directory)

Hình 2.4. Tree Directory

Trên mỗi ổ đĩa có một thư mục gốc (root directory), trong thư mục gốc có
các thư mục con cấp một, trong thư mục con cấp một tồn tại các thư mục con
cấp hai,… Trong thư mục có thể chứa các tệp tin (file). Tập hợp các thư mục
trên đĩa tạo thành một cấu trúc cây thư mục
2.3. Phần mềm quản lý bộ nhớ ngoài
2.2.1. Disk Management
Disk Management là một công cụ được tích hợp sẵn trong hệ điều hành
Windows. Nó cho phép người dùng quản lý dễ dàng các ổ đĩa có trong máy tính
của mình, cung cấp một giao diện trực quan giúp người dùng dễ dàng theo tác
và sử dụng.
Hình ảnh dưới đây cho thấy giao diện tổng quan của Disk Management
quản lý một số ổ đĩa.

Hình 2.5 Giao diện phần mềm Disk Management

Công cụ có một giao diện đơn giản, phù hợp với người dùng Windows có
thể giúp người dùng nhanh chóng quản lý bộ nhớ ngoài.
Các chức năng cơ bản của Disk Management:

Hình 2.6. Chức năng tạo mới phân vùng


- New simple volume: Người dùng có thể dễ dàng tạo mới một phân vùng
để chứa dữ liệu từ các ô nhớ còn trống trong ổ đĩa.

Hình 2.7. Các chức năng cơ bản khác

- Mark Partition as Active: Đánh dấu phân vùng hiện tại là phân vùng
hoạt động, áp dụng cho các phân vùng chứa hệ điều hành và được sử dụng khi
khởi động máy tính.
- Change Drive Letter and Paths...: Thay đổi chữ cái ổ đĩa hoặc đường
dẫn của phân vùng. Điều này cho phép bạn thay đổi cách mà hệ thống gán chữ
cái hay đường dẫn cho phân vùng.
- Format...: Chuẩn bị một ổ đĩa hoặc phân vùng bằng cách xóa toàn bộ dữ
liệu có trong đó và chuẩn bị cho việc sử dụng lại. Định dạng sẽ xóa mọi thông
tin lưu trữ trên phân vùng.
- Extend Volume...: Mở rộng dung lượng của phân vùng bằng cách sử
dụng không gian trống còn lại trong ổ đĩa.
- Shrink Volume...: Giảm dung lượng của phân vùng bằng cách thu hẹp
không gian không sử dụng trong phân vùng đó để tạo ra không gian trống.
- Delete Volume...: Xóa phân vùng khỏi ổ đĩa. Lưu ý rằng việc xóa phân
vùng sẽ xóa tất cả dữ liệu trong phân vùng đó.
2.2.2. File Explorer
Windows Explorer là một ứng dụng tích hợp sẵn trong hệ điều hành
Windows của Microsoft. Nó được sử dụng để quản lý và duyệt các tệp tin và thư
mục trên máy tính của bạn. Windows Explorer cho phép bạn thực hiện các thao
tác cơ bản như sao chép, di chuyển, xóa và đổi tên tệp tin và thư mục. Ngoài ra,
bạn cũng có thể tạo, sắp xếp và tìm kiếm các tệp tin và thư mục bằng cách sử
dụng giao diện trực quan và dễ sử dụng của nó.
Đây là một phần quan trọng của giao diện người dùng của Windows, giúp
bạn dễ dàng quản lý và tìm kiếm các dữ liệu được lưu trên bộ nhớ.

Hình 2.8. Phần mềm File Explorer

File Explorer có các thành phần cơ bản giúp người dùng quản lý hệ thống
tệp tin:
- Thanh tiêu đề: Hiển thị tên thư mục hoặc đường dẫn đầy đủ. Dùng để di
chuyển đến các thư mục khác.
- Thanh địa chỉ: Cho phép nhập đường dẫn hoặc tìm kiếm trong thư mục
hiện tại.
- Khung thư mục: Hiển thị cây thư mục, giúp duyệt và chọn thư mục.
- Khung chứa tệp: Hiển thị danh sách tệp và thư mục trong thư mục đang
xem.
- Thanh công cụ: Các biểu tượng và tùy chọn cho các tác vụ như sao chép,
di chuyển, xóa, v.v.
- Khung xem trước: Hiển thị nội dung của tệp hoặc thư mục đã chọn.
- Thanh trạng thái: Hiển thị thông tin về thư mục hiện tại như số tệp tin và
dung lượng.
- Phân cấp thư mục: Mở và đóng các thư mục con trong thư mục hiện tại.
- Nút điều hướng quốc tế: Nút như "Quay lại", "Tiến lên", "Thư mục mới"
giúp thực hiện các tác vụ nhanh chóng.

2.4. Quản lý không gian nhớ tự do


2.5. Cấp phát không gian nhớ tự do
2.6. Lập lịch cho bộ nhớ ngoài
DANH MỤC THAM KHẢO:
Tiếng Anh
https://www.lenovo.com/us/en/glossary/disk-driver/
https://learn.microsoft.com/en-us/windows-server/storage/disk-management/
overview-of-disk-management
Tiếng Việt

https://fptcloud.com/partition-la-gi/
https://nguyencongpc.vn/windows-explorer-la-gi-cac-thanh-phan-va-
cach-de-mo-cong-cu-nay

You might also like