You are on page 1of 113

BÀI 1

GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM CỦA MÁY TÍNH

Giới thiệu:
Máy tính dùng để xử lý dữ liệu theo một chương trình đã được định
trước và cung cấp dữ liệu ra theo yêu cầu một cách tự động. Máy tính
nhận các thông tin qua thiết bị nhập(Input) sau đó xử lý các dữ liệu này
và trả lời kết quả thông qua thiết bị xuất (Output). Bài này sẽ giúp cho
người học làm quen với các loại máy tính, các thành phần cấu tạo của
máy tính.
Mục tiêu:
- Phân loại được các loại máy tính
- Trình bày khái niệm phần cứng và phần mềm của máy tính
- Trình bày được các thành phần của máy tính
- Thực hiện được tháo tác cài và cách gỡ bỏ phần mềm
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Phần cứng máy tính
1.1. Phân loại máy tính
Máy tính được tích hợp vào công việc của bạn, gia đình, xã hội và thực hiện vô số
công việc khác nhau. Hệ thống mang tính chất sống còn đối với các công ty như ngân
hàng, bảo hiểm, trường học, …
Nhiều máy tính được thiết kế chuyên dụng dành cho mục đích làm thiết bị điện toán,
trong khi một số khác nhúng trong động cơ xe hơi, thiết bị công nghiệp, y tế, đồ gia
dụng và máy tính điện tử.
Có thể phân thành một số loại sau:
+ Máy tính để bàn: Máy tính được tích hợp vào công việc của bạn, gia đình, xã hội và
thực hiện vô số công việc khác nhau. Hệ thống mang tính chất sống còn đối với các
công ty như ngân hàng, bảo hiểm, trường học, …
Nhiều máy tính được thiết kế chuyên dụng dành cho mục đích làm thiết bị điện
toán, trong khi một số khác nhúng trong động cơ xe hơi, thiết bị công nghiệp, y tế, đồ
gia dụng và máy tính điện tử.
Có thể phân thành một số loại sau:
 Máy tính để bàn

 Máy tính xách tay(Notebook hay Laptop)


- Lợi thế
+ Khả năng cơ động cao
+ Mức tiêu thụ điện thấp
+ Có thể mua thêm một số phụ kiện để tăng tính giải trí và độ
thỏa dụng
- Netbook: Giống như notebook nhỏ gọn và rẻ hơn. Được thiết kế dành cho những
người cần liên lạc không dây hoặc cần truy cập Internet
 Máy tính bảng

+ Giống notebook về khả năng cơ động và


 Máy chủ(Sever):
kết nối dữ liệu Là máy tính cung cấp dịch vụ
 Thiết bị điện toán di động hoặc cầm tay:
+ Màn hình có thể xoay hoặc gấp lại được
- Điện thoại di động giờ đây khá tinh vi và có thể
+ +Sử dụng
Phát mànnhạc
và nghe hình cảm ứng để nhập dữ
+ Chụp hình, quay video
liệu
+ Gửi tin nhắn văn bản
+ Nhắn tin vô tuyến
+ Nhận và gửi thư điện tử
+ Truy cập Internet
+ Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

- Chi phí tùy thuộc vào các chức năng và khả năng của từng loại điện thoại
- Thiết bị kỹ thuật số trợ giúp cá nhân (PDA)
+ Có phần mềm riêng để giúp bạn đặt lịch hẹn, lưu danh mục các địa chỉ liên hệ,
hoặc viết ghi chú
+ Rất phổ biến nhờ tính cơ động và được trang bị các phần mềm cần thiết
+ Có thể được dùng như thiết bị điện toán chính yếu
- Tích hợp công nghệ màn hình cảm ứng
- Thiết bị đọc sách điện tử
+ Là một thiết bị điện toán đặc biệt được thiết kế với phần mềm cho phép bạn tải và
xem bản sao điện tử của một ấn phẩm
+ Có thể tìm thấy phần mềm cung cấp các tính năng đọc sách trên PDA hoặc thiết bị
đa phương tiện
- Máy tính điện tử cầm tay
+ Sử dụng loại chíp giống như trong máy tính để thực hiện các phép toán tương tự
+ Là loại máy tính hiện đại, cực lớn để thực hiện những tác vụ dựa trên xử lý nhị phân
các con số 1 và 0
1.2. Các thành phần của máy tính
 Đơn vị xử lý trung tâm (CPU):
- Là bộ phận đầu não của máy tính, đóng vai trò xử lý dữ liệu thông qua việc thực hiện
các lệnh của các chương trình nằm trong bộ nhớ chính.
- Đơn vị đo CPU trước kia là megahertz(MHz) và giờ đây là gigahertz(GHz).
Thiết bị nhập (Input Devices)
Là thiết bị cho phép nhập thông tin từ bên ngoài vào máy tính.
Thiết bị nhập chuẩn (là bàn phím (Keyboard). Ngoài ra còn có còn có
thiết bị nhập phụ khác như: máy quét (scanner),mouse, camera….
 Thiết bị xuất (Output Device)
Là thiết bị cho xuất thông tin sau khi được máy tính xử lý. Thiết
bị chuẩn là màn hình (monitor). Ngoài ra còn có các thiết bị phụ như:
máy in (printer), máy vẽ (plotter),….
 Bộ nhớ
 Bộ nhớ chính( gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài):
Là nơi lưu trữ thông tin để máy tính sử dụng trong quá trình xử lý
thông tin. Bộ nhớ chính đươc chia làm hai loại
- ROM: Có thể đọc mà không ghi thông tin lên đĩa. Là bộ nhớ dành riêng để chứa các
phần mềm và thông tin do nhà sản xuất định sẵn

 
Hình 1.10: ROM

- RAM: Có thể đọc, ghi thông tin. Dùng để lưu trữ thông tin tạm thời. Khi tắt máy,
mất điện nội dung thông tin trong bộ nhớ này sẽ bị mất

Hình 1.11: RAM


- Đơn vị đo Ram trước kia là Megabytes (Mb) và giờ đây là Gigabytes (Gb)
- Bộ nhớ được đo bằng đơn vị bits và bytes
+ Bit là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà máy tính sử dụng
+ Một nhóm tám bit tạo thành một byte
1 Kilobyte =1,024 Bytes
1 Megabyte =1,048,576 Bytes
1 Gigabyte =1,073,741,824 Bytes
1 Terabyte =1,099,511,627,776 Bytes
1 Petabyte (PB)=1,125,899,906,842,624 Bytes
+ Toàn bộ việc xử lý dữ liệu trong máy tính đòi hỏi việc sử dụng
kết hợp nhiều byte
+ Mỗi tập tin máy tính sử dụng có kích thước khác nhau. Kích
thước tập tin dữ liệu tăng hay giảm tùy thuộc vào nội dung lưu trữ
Thiết bị lưu trữ:
Có sức chứa vô hạn và thông tin không bị mất khi không cung cấp điện. Khi
cần xử lý thông tin trong bộ nhớ ngòai thì các thông tin này sẽ được nạp vào bộ nhớ
chính (main memory) là Ram sau đó chuyển đến CPU. Do truy cập tuần tự và phải qua
trung gian nên tốc độ truy xuất thông tin trên bộ nhớ ngoài chậm hơn so với bộ nhớ
trong.Tốc độ truy xuất còn tùy thuộc vào từng lọai thiết bị , chậm nhất là băng từ
->đĩa mềm->…..
1.3. Làm việc với bộ nhớ ngoài
Là các thiết bị lưu trữ không mất dữ liệu khi tắt nguồn. Có 2 dạng công nghệ lưu trữ là
lưu trữ từ và lưu trữ quang.
- Công nghệ từ có: ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa nén, USB, ổ đĩa di động, thẻ nhớ,
băng từ….
+ Các ổ đĩa cứng thường được dùng để lưu trữ, truy xuất phần mềm và dữ liệu.
- Công nghệ quang có : đĩa CD, DVD, Blue Ray, HDVD…

Bảng 1.1: Bảng các thông số đĩa quang


1.4. Các thiết bị nhập /xuất:
Thiết bị nhập (Input Devices)
Là thiết bị cho phép nhập thông tin từ bên ngoài vào máy tính.
Thiết bị nhập chuẩn (là bàn phím (Keyboard). Ngoài ra còn có còn có
thiết bị nhập phụ khác như: máy quét (scanner),mouse, camera….

Hình 1.12: Thiết bị nhập


 Thiết bị xuất (Output Device)
Là thiết bị cho xuất thông tin sau khi được máy tính xử lý. Thiết
bị chuẩn là màn hình (monitor). Ngoài ra còn có các thiết bị phụ như:
máy in (printer), máy vẽ (plotter),….
 
     Printer                             Monitor
Hình 1.13: Thiết bị xuất
1.5. Mua một chiếc máy tính
Bạn cần mua thiết bị máy tính xách tay nhưng không chắc cái nào sẽ phù hợp với như
cầu của bạn. Bạn cũng muốn xem xét mua một máy in để tạo bản sao cứng của các văn
bản khi cần. Bạn hãy sử dụng quảng cáo trên báo hoặc đến một số cửa hàng bán lẻ và
ghi chú về một số mặt hàng khác nhau, bao gồm:
+ Tên sản phẩm hoặc nhãn hiệu
+ Phiên bản của sản phẩm (Nếu được)
+ Tốc độ vi xử lý
+ Dung lượng bộ nhớ RAM
+ Dung lượng ổ đĩa lưu trữ
+ Kích cỡ màn hình
+ Bàn phím
+ Loại chuột
+ Loại thiết bị nguồn
+ Thời lượng pin( Nếu có)
+ Thời gian bảo hành
+ Giá bán
2. Phần mềm máy tính
2.1. Chương trình phần mềm là gì
  Là các chương trình để máy tính họat động. Có thể ví phần cứng như là phần
xác còn phần mềm là phần hồn của máy tính. Phần mềm có hai lọai phần mềm cơ bản
và phầm mềm ứng dụng.
2.2. Bản quyền phần mềm
Khi mua phần mềm là bạn mua giấy phép để cài đặt và sử dụng
phần mềm đó trên một máy tính
Cách mua phần mềm truyền thống là mua đĩa CD hay DVD có chứa chương trình
được đóng gói, có kèm sách hướng dẫn
Những chương trình được cài đặt trong máy tính, được viết bằng ngôn ngữ lập
trình gọi là phần mềm.
- Các phần mềm thường sử dụng: AutoCad, Photoshop, Corel, Microsoft
Office…
Bản quyền phần mềm
- Shareware là bản dùng thử.
- Freeware là bản miễn phí và có thể chia sẻ với người khác nhưng không được thu phí
- Phần mềm có thể được “bundled” với máy tính khi mua máy
- Open Source: có thể sửa code và chia sẻ với người khác nhưng không được thu phí.
- Đăng kí một phần mềm mà có “live” version: đăng nhập qua mạng, chi phí thấp hơn
mua trọn bản quyền hoặc mua ở dạng bản quyền mạng (network license).
Dù bạn có phần mềm bằng cách nào, bạn phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định về
bản quyền. nếu bạn không có giấy phép sử dụng hợp lệ, bạn sẽ vi phạm bản quyền của
nhà phân phối và có thể bị kiện
2.3. Kiểm tra các yêu cầu hệ thống
Khả năng tương thích x86 hay x64
Hầu hết các máy tính chạy Windows mới hiện nay đều có phần cứng 64 bit và chạy
phiên bản Windows 64 bit. Tuy nhiên, một số máy tính chạy Windows đời cũ vẫn sử
dụng phiên bản Windows 32 bit. Nếu đang sử dụng máy tính chạy phiên bản Windows
64 bit, bạn có thể cài đặt phần mềm 32 bit bởi vì nó có khả năng tương thích ngược.
Tuy nhiên, nếu máy đang chạy phiên bản Windows 32 bit lại không thể cài đặt phần
mềm 64 bit. Nếu tải về một trình cài đặt phần mềm 64 bit để cài đặt cho máy tính chạy
phiên bản Windows 32 bit, bạn sẽ thấy thông báo lỗi và trình cài đặt sẽ không chạy. 
2.4. Quản lý phần mềm
 Phần mềm hệ thống: Là hệ thống chương trình giúp người sử dụng làm việc với
các ứng dụng cũng như sử dụng phần cứng của máy một cách thuận tiện và hiệu quả.
Các hệ điều hành hiện đang được sử dụng hiên nay trên thế giới là : MS
Windows,Unix,Linux…
 Phần mềm ứng dụng: là các chương trình hỗ trợ của hệ điều hành, thực hiện các
công việc theo yêu cầu người sử dụng. Bao gồm các chương trình dịch, các hệ cơ sở
dữ liệu, phần mềm mạng, phần mềm đồ họa phần mềm quản lý và các phần mềm
chuyên dụng khác.
2.5. Cài đặt và gỡ bỏ chương trình
 Cài đặt chương trình:
- Khi cho đĩa CD chương trình vào ổ đĩa chương trình sẽ tự động chạy. Nếu không có
thể chạy File cài đặt setup.exe hoặc install.exe
- Chương trình cài đặt có thể sẽ xuất hiện bảng cho phép chọn ngôn ngữ hiển thị, chọn
ngôn ngữ mình thích và nhấn OK để chọn.
- Bảng License Agreement thông báo yêu cầu chấp nhận các điều kiện về bản quyền
tác giả và sử dụng chương trình, chọn I accept the Agreement để đồng ý và tiếp tục
cài đặt, nếu không chọn hoặc chọn I do not accept the Agreement thì nút cài đặt sẽ
không hiện lên và không thể tiếp tục cài đặt chương trình.
- Các nút Next là tiếp tục cài đặt, Back là quay trở lại phần cài đặt trước đó để chỉnh
sửa lại các thông số ở phần trước, Cancel là hủy bỏ không tiếp tục cài đặt nữa.
- Bảng Select Destination Location là phần chọn nơi đặt chương trình muốn cài đặt,
thông thường chương trình sẽ được đặt trong thư mục Program Files, tuy nhiên nếu
muốn có thể thay đổi tên và vị trí khác bằng cách nhấn Browsevà chỉ đến vị trí đó.
- Một số chương trình sẽ có phần lựa chọn các thông số cài đặt như Tipical: Cài bình
thường, Full: cài toàn bộ, Compact: chỉ cài một ít thành phần cần thiết để sử
dụng, Custom: lựa chọn theo ý người sử dụng. Nếu chọn Custom sẽ xuất hiện thêm
các thông số khác để lựa chọn.
- Phần Select Start Menu Folder để lựa chọn nơi đặt các biểu tượng (Shortcut Icon)
của chương trình, thông thường các biểu tượng này sẽ được đặt trong Menu Start -
>All Programs ->Thư mục tên chương trình. Nếu không muốn tạo Start Menu
Folder có thể chọn Don't create a Start Menu Folder.
- Bảng lựa chọn đặt các biểu tượng (Shortcut Icon) của chương trình
trên Desktop và Quick Launch, nếu muốn có thể đánh dấu chọn hoặc không chọn.

- Đối với các chương trình có yêu cầu nhập các số Serial hoặc CD Key thì phải nhập
đầy đủ và đúng thì chương trình mới cho phép cài đặt hoặc sử dụng. Một số chương
trình cho phép dùng thử với thời gian và các chức năng bị hạn chế.
 Gỡ bỏ chương trình:
Gỡ Bỏ Chương Trình Trên Windows 7
Bước 1: Vào Start, chọn Control Panel, bảng điều khiển Control Panel xuất hiện

Hình 1.14: Hộp thoại để vào control Panel


Bước 2: Chọn Uninstall a program ở mục Programs, giao diện Uninstall or change
a program xuất hiện

Hình 1.15: hộp hội thoại Uninstall or change a program


Bước 3: Tại giao diện Uninstall or change a program sẽ hiển thị thông tin của các
chương trình đang cài đặt trên máy tính của bạn.Click đúp chuột vào chương trình
bạn muốn gỡ bỏ để gỡ bỏ chương trình đó
Cách khác: Bạn cũng có thể gỡ bỏ chương trình bằng cách click chọn chương trình
cần gỡ bỏ, sau đó click vào nút Uninstall ở trên.

Hình 1.16: Hộp hội thoại để gỡ bỏ phần mềm


2.6. Cập nhật phần mềm
Microsoft duy trì 2 website khác nhau để bạn có thể tìm các bản vá mới nhất.
Microsoft Update (update.microsoft.com) cung cấp các bản cập nhật bảo mật mới nhất
cho HĐH cũng như cho những sản phẩm Microsoft là Office và Internet Explorer. Khi
được hiển thị trong trình duyệt IE, website này sẽ quét kiểm tra hệ thống của bạn thông
qua một thành phần ActiveX, sau đó hiển thị các bản cập nhật cần tải về, yêu cầu bạn
cài đặt với 2 tùy chọn là phưong án Express và Custom được nêu ở mục trên.

Hình 1.17: Hộp hội thoại gỡ bỏ cài đặt


Câu hỏi, bài tập:
1.1: Đây là loại máy tính gì?
 A. Apple Notebook
 B. PC Notebook
 C. PC Desktop
 D. Mac desktop
1.2: Phần cứng máy tính gồm mấy phần chính
3 4 5 6
1.3: ROM viết tắt của?
 A. Random Output Measure
 B. Read Only Memory
 C. Storage of Memory
 D. Resources of Memory.
1.4: RAM được đo bởi đơn vị nào?
 A. Megabytes (Mb) hoặc Gigabytes (Gb)
 B. Megahertz (MHz) hoặc Gigahertz(GHz)
 C. Megabit trên giây hoặc Gigabit trên giây
 D. Bit hoặc Byte
1.5: Đâu được coi là khu vực lưu trữ chính cho dữ liệu và các chương trình trên một
máy tính để bàn?
 A. CPU  B. RAM  C. ROM  D. Hard Disk
1.6: Trình bày các thành phần, các thiết bị nhập, xuất của máy tính
1.7. Trình bày khái niệm phần mềm, phần mềm có mấy loại? trình bày các loại phần
mềm đó.
Yêu cầu đánh giá
- Phân loại được các loại máy tính
- Phân biệt được các thành phần của máy tính
- Phân biệt được các đơn vi đo
BÀI 2
GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH, CONTROL PANEL
Giới thiệu:
Không phải ngẫu nhiên mà hệ điều hành Windows lại chiếm một
vị trí độc tôn về thị phần trên thị trường hiện nay. Nó có đặc điểm gì?.
Qua bài học này người học sẽ được làm quen với hệ điều hành windows,
đồng thời được thực hiện các thao tác trên các cửa sổ đó.
Mục tiêu:
- Trình bày khái niệm và cách làm việc của hệ điều hành
- Thực hiện được thao tác khởi động và thoát khỏi windows
- Trình bày được các thành trên màn hình Desktop
- Thực hiện được tháo tác trên menu start và Taskbar
- Thực hiện được thao tác khởi động và thoát khỏi Control Panel
- Thiết lập được các chế độ xem, hiển thị ngày giờ trong Control panel
- Thiết lập được User Accounts và các quyền trong Control panel
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Hệ điều hành
1.1. Khái niệm hệ điều hành và cách làm việc
 Là một lớp chương trình hệ thống quản lý tài nguyên của máy tính , xử lý các lệnh
và điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
 Hệ điều hành là một hệ thống chương trình đóng vai trò:
- Thông dịch giữa người sử dụng với máy tính
- Quản lý các tài nguyên, thiết bị: Bộ nhớ, tập tin, thư mục, bàn phím, màn hình, máy
in….
Các chức năng:
- Dùng để khởi động máy tính.
- Quản lý các tập tin và thư mục
- Quản lý các thiết bị và chương trình ứng dụng
- Liên kết và điều khiển các hoạt động của máy tính.
- Cho phép thực hiện các chương trình
Một số hệ điều hành hiện đại:
MS Windows 7, Mac OS, Unix, Linux, Các hệ điều hành cho các thiết bị cầm tay,
hệ điều hành nhúng
1.2. Khởi động và thoát khỏi Windows
 Khởi động:
- Khi máy đã được cài đặt Windows, mỗi lần khởi động máy là khởi động luôn Hệ
Điều hành Windows 7, biểu tượng của Windows sẽ hiện ra.
 Thoát khỏi Windows:
- Nhắp nút Start để mở Menu Start, nhắp chọn lệnh Shut Down
….
- Chọn:
+ Swicth user: Khởi động Không tắt máy, trở về màn hình Windows
+ Log off : Thoát Windows bằng cách đóng tất cả các cửa sổ chương
trình đang mở.
+ Lock: Không tắt máy, trở về màn hình Windows
+ Restart: Khởi động lại máy
+ Sleep: Ở chế độ bảo vệ màn hình, không làm việc, khi . Lưu vào Ram
+ Hibernate: Ở chế độ bảo vệ màn hình, không làm việc. Lưu dữ liệu ở Ram vào
bộ nhớ ổ cứng.
1.3. Windows Desktop
- Vùng diện tích làm nền cho các chủ đề trong Windows. Với Windows 7, trên
Desktop thường có sẵn một số biểu tượng mang tên MyComputer, Recycle Bin …
Ngoài ra người sử dụng còn có thể tạo thêm các Folder và Shortcut khác để các
công việc sau này được thực hiện nhanh hơn.

Shortcut

Folder
Màn hình Desktop

Nút Start Thanh taskbar

Hình 2.1: Màn hình windows 7


1.4. Cách sử dụng nút Start
Menu Start: Biểu hiện ở nút Start, chứa những lệnh căn bản của Windows liên quan
đến công việc quản lý ứng dụng và các lệnh điều hành của Windows. Nhắp nút Start
để mở menu Start.
Ghi chú: có thể mở Menu Start bằng tổ hợp phím Ctrl - Esc.
1.5. Sử dụng Taskbar
Thanh thể hiện các cửa sổ chương trình đang được mở, như vậy có thể thay đổi cửa sổ
chương trình hiện hành nhanh hơn bằng cách nhắp vào tên chương trình đang hiện trên
thanh Taskbar.
2. Control Panel
2.1. Khởi động và thoát khỏi Control Panel
 Khởi động Control Panel: Vào Start/ Control Panel
Hình 2.2: Hộp hội thoại Control Panel
- System and Maintenance: Cung cấp các lựa chọn để duy trì tính toàn vẹn hệ thống và
thực hiện sao lưu dữ liệu.
- Security: Cung cấp các lựa chọn phục vụ mục đích an ninh như kiểm tra các cập nhật
chống vi rút và quét các phần tải về.
- Network and Internet: Cho phép bạn cài đặt hay điều chỉnh cách kết nối máy tính của
bạn vào mạng hay vào Internet, và chia sẻ các tập tin với người khác.
- Hardware and Sound: Cho phép bạn cài đặt hay điều chỉnh cách hoạt động của các
phần cứng như các thiết bị âm thanh.
- Programs: Cho phép tiếp cận các nhiệm vụ quản lý hệ thống ví dụ như cài đặt và gỡ
bỏ các chương trình.
- User Accounts: Cung cấp các lựa chọn để cài máy tính cho nhiều người cùng sử
dụng.
- Appearance and Personalization: Cho phép bạn tùy chỉnh màn hình với chế độ bảo vệ
màn hình, nền màn hình
-Clock, Language, and Region: Cho phép truy cập để bạn có thể thay đổi ngày tháng,
thời gian, tiền tệ hay các con số theo chuẩn khu vực hay các ngôn ngữ
- Ease of Access: Cung cấp các lựa chọn để thay đổi các đặc điểm về khả năng truy
cập, ví dụ như bật chế độ nhận diện giọng nói hay thay đổi hiển thị hình ảnh.
- Additional Options: Cho phép bạn thiết lập hay điều chỉnh các yêu cầu về phần mềm
bổ sung được cài vào máy tính của bạn, ví dụ như QuickTime hay các bộ phận điều
khiển màn hình đặc biệt.
 Thoát khỏi Control Panel:
- Nhắp chuột vào nút close ở trên thanh công cụ hoặc ấn tổ hợp phím Alt+F4
2.2. Thiết lập các chế độ xem, hiển thị ngày giờ trong Control panel
Thiết lập chế độ xem:
Nhấp vào dấu mũi tên tại View by: Category, icons lớn, nhỏ

-Nhắp chọn Regional and Language/ Additional settings/ Number xuất hiện hộpthoại
trong đó
+ Decimal symbol (ký hiệu dấu thập phân): Gõ dấu phẩy (,)
+ Digit grouping symbol (ký hiệu nhóm các chữ số ): Gõ dấu chấm (.)
+Thay đổi tương tự như trên trong thẻ Currency, thay ký hiệu đơn vị tiền tệ thành
“đồng” Việt Nam (nếu muốn)
+Chọn thẻ  Date/ Short date Format(dạng hiển thị ngày tháng): Gõ dd-MM-yyyy
+ Sau khi thiết lập xong nhắp vào Apply/  OK  (2 lần)
2.3. Tìm hiểu Power Options
Mỗi máy tính đều có một bộ cấp nguồn để chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC
Power) từ nguồn cấp điện thành dòng điện một chiều cho máy tính sử dụng.
Bạn có thể ngắt nguồn hoàn toàn hay đặt ở chế độ tạm nghỉ.
Tắt máy (shut down): nguồn điện sẽ ngắt. Các tập tin của bạn sẽ đóng lại. Khi khởi
động lại sẽ mất nhiều thời gian hơn máy đang tạm nghỉ hay ngủ đông
Tạm nghỉ (Sleep): Khi máy tính ở chế độ tạm nghỉ thì màn hình sẽ tắt và quạt máy tính
cũng tắt, quá trình này thường mất vài giây. Khi máy tính tạm nghỉ, Windows đặt các
file đang làm dở vào bộ nhớ và chỉ tiêu tốn một lượng nhỏ nguồn điện.
Ngủ đông (Hibernate) là trạng thái tiết kiệm điện được dùng cho máy tính xách tay. Ở
chế độ này, máy tính sẽ đưa tất cả dữ liệu và chương trình đang mở vào ổ cứng và tắt
máy. Đây là trạng thái ít tốn điện nhất.
Để thay đổi nguồn điện cho máy xách tay: Mở control panel chọn hardware and sound.
Truy cập Power Option
2.4. Tìm hiểu User Accounts và các quyền trong Control panel
Có 2 tài khoản thường sử dụng:
- Tài khoản quản trị (Administrator) Cho phép các thay đổi trên hệ thống sẽ tác động
đến các người dùng khác. Có thể thay đổi thiết lập bảo mật, cài đặt hoặc gỡ bỏ phần
mềm và phần cứng, tạo thêm tài khoản,…
- Tài khoản tiêu chuẩn (standard user account) Cho phép bạn sử dụng hầu hết các khả
năng của máy tính. Tuy nhiên, bạn không thể xóa bỏ hoặc cài đặt một số phần mềm,
phần cứng, không thể xóa các tậ tin được yêu cầu cho máy tính làm việc, bạn không
thể truy cập các tập tin của người dùng khác được lưu trữ,…
+ Để tạo tài khoản mới, vào Control Panel | User Accounts and Family Safety |
Add or Remove User Accounts. Click vào liên kết Create a new account, sau đó
nhập tên cho tài khoản, lựa chọn kiểu tài khoản (Administrator hoặc Standard User) và
nhấn nút Create Account. Mặc định, Windows sẽ không gán mật khẩu cho tài khoản
mới. Để tạo mật khẩu cho tài khoản này, click vào biểu tượng của nó chọn Create a
password.
Hình 2.3: Hộp hội thoại Create New Account

Câu hỏi, bài tập:


2.1: Tên nào sau đây là tên của hệ điều hành
 MICROSOFT WORD  MICROSOFT OFFICE  UNIX
 MICROSOFT OS  MAC OS  LINUX
2.2: Hệ điều hành có nhiều hỗ trợ được sử dụng bởi các trường đại học, tổ chức nghiên
cứu khoa học?
 A. Linux  B. Windows OS  C. Unix  D. Mac OS
2.3: Khi mở máy tính, chương trình nào sẽ được chạy đầu tiên?
 A. Hệ điều hành (OS)  B. Chương trình ứng dụng  C. Kết nối mạng Internet
2.4: Hai chức năng cơ bản của một hệ điều hành là gì?
a) Xác định số lượng đăng ký cho hệ điều hành
b) Kiểm tra không có virus khi bạn khởi động máy tính
c) Quản lý tập tin lưu trữ và nhận biết các loại tập tin để thực hiện một nhiệm vụ
d) Quản lý thiết bị đầu vào/ đầu ra/ lưu trữ
e) Kiểm tra người là bạn là người duy nhất đăng nhập vào máy tính này
2.5: Hệ điều hành có nhiều hỗ trợ được sử dụng bởi các trường đại học, tổ chức nghiên
cứu khoa học?
 A. Linux  B. Windows OS  C. Unix  D. Mac OS

Yêu cầu đánh giá


- Phân biệt được các hệ điều hành, các chức năng cơ bản của nó
-Thiết lập được các chế trong control Panel

BÀI 3 
LÀM VIỆC TRÊN THƯ MỤC VÀ TẬP TIN
Giới thiêu:
Tập tin là một tập hợp các thông tin do người dùng tạo ra từ
máy vi tính, các thông tin này là một hay nhiều chuối ký tự, ký hiệu
giống hoặc khác nhau.
Thư mục là một dạng tập tin đặc biệt có công dụng như là một
ngăn chứa, được dùng trong việc quản lý và sắp xếp các tập tin.
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thao tác trên tập tin và
thư mục khi làm việc trên máy tính.
Mục tiêu:
- Trình bày khái niệm thư mục và tập tin
- Thực hiện được các thao tác trên thư mục và tập tin
- Trình bày được phần mở rộng tập tin
- Hình thành kỹ năng xử lý với tập tin và thư mục
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Các khái niệm về tập tin và thư mục
1.1.  Tập tin (File): 
 Khái niệm: Tập tin là tập hợp các thông tin có liên quan với nhau được lưu trữ trên
bộ nhớ ngoài. Cụ thể chúng chính là các chương trình, dữ liệu được lưu trữ trên đĩa.
Để phân biệt giữa các tập tin với nhau, mỗi tập tin có một tên.
 Quy tắc đặt tên tập tin:  Tên tập tin có dạng như sau .
<tên tập tin>  =  <tên chính>[.<mở rộng>] 
   -  Trong đó phần tên chính (file name) là bắt buộc phải có.
   -  Phần mở rộng (extension) dùng để định loại tập tin và có thể có hoặc không.
   -  Phần mở rộng được phân cách với phần tên bởi dấu chấm (.)
Ví dụ:  Quyet toan 1.xls,  Tong-ket-qui1-2005.doc,  Turbo.exe
Chú ý : 
  -   Các ký tự không được dùng để đặt tên tập tin là  /   \   *  ?  <  >  ;
  - Các tập tin có phần mở rộng là EXE, COM, BAT thường là các tập tin chương
trình.
  - Các tập tin có phần mở rộng là SYS thường là các tập tin hệ thống chứa các thông
tin liên quan đến phần cứng, khai báo thiết bị …
  - Các tập tin có phần mở rộng là DOC, TXT, HTM thường là các tập tin văn bản.
  - Các tập tin có phần mở rộng là PAS, PRG, C là các tập tin chương trình nguồn của
ngôn ngữ PASCAL,  FOXPRO, C.
Trong phần tên chính hay phần mở rộng của tập tin có thể dùng ký tự * hoặc ? để chỉ
một họ tập tin thay vì một tập tin.
  - Ký tự * đại diện cho một nhóm ký tự tùy ý kể từ vị trí của *.
  - Ký tự ? đại diện cho một ký tự tùy ý tại vị trí của ?.
Ví dụ : *.PAS là nhóm tập tin có phần mở rộng là PAS, còn phần tên chính là
tùy ý. DATA?.DOC là tên của các tập tin có ký tự thứ 5 tùy ý, đó là nhóm tập
tin có tên như: DATA1.DOC, DATA2.DOC, DATAT,... 
1.2. Thư mục 
 Khái niệm: là một phân vùng hình thức trên đĩa để việc lưu trữ các tập tin có hệ
thống. Người sử dụng có thể phân một đĩa ra thành nhiều vùng riêng biệt, trong mỗi
vùng có thể là lưu trữ một phần mềm nào đó hoặc các tập tin riêng của từng người sử
dụng ... Mỗi vùng gọi là một thư mục. 
 -   Mỗi đĩa trên máy tương ứng với một thư mục và được gọi là thư mục gốc (Root
Directory). Trên thư mục gốc có thể chứa các tập tin hay các thư mục con (Sub
Directory). Trong mỗi thư mục con có thể chứa các tập tin hay thư mục con khác. Cấu
trúc này được gọi là cây thư mục.
  -  Tên của thư mục (Directory Name) được đặt theo đúng quy luật đặt tên của tập tin,
thông thường tên thư mục không đặt phần mở rộng.
Hình 3.1. Hình biểu diễn cây thư mục
    -   Thư mục gốc là thư mục cao nhất được tổ chức trên đĩa và được tạo ra trong quá
trình định dạng đĩa bằng lệnh Format, do đó ta không thể xóa thư mục này.
    -   Thư mục hiện hành (Working Directory) là thư mục mà tại đó chúng ta đang
chọn hay đang làm việc.
    -   Thư mục rỗng (Empty Directory) là thư mục trong đó không chứa tập tin hay thư
mục con.
 Ví dụ: Theo sơ đồ cấu trúc của cây thư mục hình dưới đây ta thấy:

Hình 3.2. Hình cấu trúc cây thư mục


   -    Thư mục gốc E:\  chứa các thư mục ACCESS, BAISOAN …
   -    Trong thư mục con cấp 1 ACCESS chứa các thư mục con Access dowload, BT,
Giao Trinh Access,…
   -   Trong thư mục con cấp 2 BT chứa các thư mục con Access, Access1…..
2. Các thao tác trên thư mục
Tạo thư mục:
- Nhắp chuột phải chọn New, chọn Folder
- Folder xuất hiện sau đó đặt tên cho Folder và Enter

Hình 3.3. Cách tạo thư mục


Sắp xếp nội dung trong thư mục
- Chọn lệnh View  Sort by

Hình 3.4. Hộp hội thoại sắp xếp thư mục


- Chọn một trong các lệnh sau :
+ Name : Sắp xếp theo thứ tự tên
+ Type : Sắp xếp theo thứ tự kiểu
+ Size : Sắp xếp theo thứ tự kích thước
+ Date modifiled : Sắp xếp theo thứ tự thời gian
+ Ascending: sắp xếp tăng dần
+ Descending: sắp xếp giảm dần
Ẩn/ hiện các tập tin trong thư mục
- Ẩn thư mục: Chọn thư mục/ click chuột phải/ Hidden
Hình 3.5. Hộp hội ẩn thư mục
- Hiển thị thư mục:
- Chọn lệnh Organize/ Folder and search options xuất hiện hộp thoại, chọn View
+ Don’t show hidden files, folders or drives: không hiện tập tin thư mục ẩn.
+ Show hidden files, folders or drives: hiện tập tin, thư mục ẩn.

Hình 3.6. Hộp hội hiển thị thư mục


 Đổi tên thư mục, tập tin :
- Chọn folder, File cần đặt lại tên
- Chọn lệnh File Rename
- Gõ tên mới và Enter.
 Sao chép các tập tin, thư mục
- Chọn các mục cần sao chép
- Chọn lệnh Edit  Copy
- Chọn folder cần sao chép đến.
- Chọn lệnh EditPaste.
 Di chuyển các tập tin, thư mục
- Chọn các mục cần di chuyển
- Chọn lệnh Edit  cut
- Chọn folder cần di chuyển đến
- Chọn lệnh Edit  Paste.
 Đặt thuộc tính cho tập tin, thư mục
- Chọn các tập tin, thư mục cần đặt thuộc tính
- Nhắp chuột phải vào tập tin, thư mục/ Properties
- Đặt các thuộc tính :
+ Archieve : thuộc tính lưu trữ
+ Hidden : thuộc tính ẩn
+ Read Only : thuộc tính chỉ đọc
+ System : thuộc tính hệ thống
-Nhấn nút Ok
 Xoá các tập tin, thư mục
- Chọn các folder, file, shortcut cần xoá
- Nhấn phím Delete
- Trả lời Yes
Phục hồi các tập tin, thư mục bị xoá
- Nhấp đúp chuột trên shortcut Recycle bin
- Chọn các mục cần phục hồi
- Chọn lệnh File  Restore
3. Tìm hiểu phần mở rộng tập tin
Tên một tập tin bao gồm: Tên và đuôi mở rộng. Đuôi mở rộng đứng sau dấu chấm, cho
biết chương trình nào đã tạo ra tập tin, và chương trình nào có thể mở tập tin thành
công (loại tập tin)
Một số đuôi thông dụng:

.au .swf .ppt


.aiff .gif .doc
.mp3 .png .xls
.m4a .jpeg .one
.ra .tif .com
.wav .tiff .dll
.avi .pdf .rar
.zip
Câu hỏi, bài tập:
3.1: Em hãy trình bày khái niệm tập tin, thư mục?
3.2: Em hãy trình bày các thao tác tạo, di chuyển, sáo chép, ẩn, xóa trên thư mục tập
tin
3.3.Khởi động Windows Explorer
a. Tạo cấu trúc thư mục (Folder) như hình bên vào ổ D:\

b. Chọn các thư mục (Folder) để nó trở thành thư


mục (Folder) hiện hành và quan sát nội dung của nó.
c. Chọn thư mục THCB, sau đó thực hiện các lệnh
Views và quan sát các thể hiện của các thư mục trên
cửa sổ Windows Explorer: Extra Large Icon, Large
Icons, Medium Icons, Small Icons, List, Details,
Title, Content.
d. Thực hiện thao tác sắp xếp các thư mục và quan
sát trình tự các thư mục trong cửa sổ Windows
Explorer: Sort by, Group by.
e. Gán thuộc tính ẩn (Hidden) cho thư mục THVP,
thuộc tính chỉ đọc (Read Only) cho thư mục THCB
bằng cách chọn thư mục và thực hiện lệnh Organize/
Properties/ Read Only/Hidden.
f. Đổi tên thư mục sau: a. CHAPTER1 thành
CHUONG1
Yêu cầu đánh giá
- Trình bày khái niệm thư mục và tập tin .Phân biệt được thư mục và tập tin
- Thực hiện được các thao tác trên thư mục và tập tin
- Phân biệt được phần mở rộng của tập tin
BÀI 4
GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT WORD
Giới thiệu:
Trước đây khi viết một văn bản thì người ta có thể dùng
những que tăm để ghi lên đất hoặc dùng bút ghi lên giấy. Ngày nay do sự
phát triển của công nghệ thông tin người ta có thể dùng một phần mềm
để soạn thảo văn bản. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng
quan về phần mềm Microsoft Word.
Mục tiêu:
- Khởi động và thoát khỏi được Microsoft word
-Trình bày được các thành phần trên màn hình của microsoft word
-Trình bày và thực hiện được các thao tác soạn thảo văn bản
- Thực hiện được các thao tác: Mở một văn bản, đóng, lưu một tập tin
- Chọn lựa các chế độ và hiệu chỉnh trước khi in ấn
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Khởi động và thoát khỏi
 Cách khởi động Word :
- Cách 1: Nhắp vào nút Start/Programs/Microsoft Office/ Microsoft
Word
- Cách 2: Nhắp chọn biểu tượng Word trên màn hình Win.
 Màn hình của Word
Thanh Ribbon Thanh thực đơn
Thanh thước
Vùng
soạn
thảo
Thanh cuộn
Thanh trạng thái

Hình 4.1: Màn hình làm việc Microssoft word

Chức năng thanh thực đơn :


-File: Gồm các công cụ định dạng trong văn bản như: Font, paragraph, copy, paste,
Bullets and numbering…..
- Insert: Cho phép chèn các đối tượng vào trong văn bản như: chèn Picture, WordArt,
Equation, Symbol, Chart, Table, Header and footer, Page number, ...
- Page Layout: Các thiết lập cài đặt, định dạng cho trang giấy như: Page setup, Page
Borders, Page Color, Paragraph,……..
- References: Các công cụ liên quan định dạng văn bản như : Chèn chú thích, đánh
mục lục tự động, …
- Maillings: Thanh công cụ trộn thư.
- Review: Các chức năng kiểm tra lại như ngữ pháp, chính tả…
- View: Làm việc với hiển thị màn hình.
- Developer: Thiết kế và mở rộng.
 Cách thoát khỏi Word
- Cách 1: Nhắp vào nút Close (X)
- Cách 2: Dùng lệnh Home/ Close
- Cách 3: Bấm tổ hợp phím tắt Alt +F4
- Chú ý: Nếu khi thoát khỏi Word mà tài liệu còn đang mở(hay soạn
thảo) và chưa lưu thì Word sẽ thông báo:
Hình 4.2: Hộp hội thoại yêu cầu lưu dữ liệu trước khi thoát khỏi word
+ Chọn Yes: Lưu tài liệu
+ Chọn No: Không lưu
+ Chọn Cancel: Không thoát
2. Soạn thảo văn bản
Một số khái niệm cơ bản:
- Ký tự (Character): chỉ một phím nhấn trên bàn phím ( trừ các phím chức năng như:
Tab, Ctrl, Alt …) , khoảng trắng chính là một ký tự trống.
- Từ (Word): là chuỗi ký tự được giới hạn bởi hai ký tự trống.
- Câu (Sentence): là dãy các từ được giới hạn bởi hai dấu chấm câu.
- Đoạn(Paragraph): là dãy gồm một hay nhiều câu giới hạn bởi hai dấu phân đoạn.Dấu
phân đoạn xuất hiện khi nhấn phím Enter.
- Trang (Page): là tập hợp đủ số dòng theo phần mềm quy định( giới hạn bởi lệ trên và
lề dưới. Có hai loại ngắt trang, ngắt trang mềm (Soft Break) là do phần mềm quy định,
ngắt trang cứng( hard break) do người dùng đặt khi muốn sang trang sớm bằng cách
nhấn Ctrl +Enter.
- Tài liệu( Document): là tập hợp các trang văn bản được lưu trên đĩa dưới dạng một
tập tin
 Cách sử dụng một số phím tắt
* Tạo, chỉnh sửa và lưu văn bản
Ctrl + N: Tạo văn bản mới.
Ctrl + O: Mở một văn bản mới đã được soạn thảo trước đó.
Ctrl + S: Lưu văn bản soạn thảo.
Ctrl + C: Sao chép văn bản.
Ctrl + X: Cắt một nội dung bất kì trong văn bản.
Ctrl + V: Dán văn bản.
Ctrl + F: Tìm kiếm từ/cụm từ hoặc đoạn văn bản.
Ctrl + H: Chức năng thay thế, thay thế một từ/cụm từ bằng một từ/cụm
từ khác.
Ctrl + P: In ấn văn bản.
Ctrl + Z: Trở lại trạng thái văn bản trước khi thực hiện lần chỉnh sửa
cuối cùng.
Ctrl + Y: Phục hồi trạng thái văn bản trước khi sử dụng lệnh Ctrl+Z.
Ctrl + F4 , Ctrl + W, Alt + F4: Đóng lại văn bản.
* Chọn Đoạn Văn Bản Hoặc Một Đối Tượng Nào Đó.
Shift + –>: Di chuyển con trỏ chuột đến kí tự phía sau.
Shift + <–: Di chuyển con trỏ chuột đến kí tự phía trước.
Ctrl + Shift + –>: Di chuyển con trỏ chuột đến một từ đằng sau.
Ctrl + Shift + <–: Di chuyển con trỏ chuột đến một từ đằng trước.
Shift + (mũi tên hướng lên): Di chuyển con trỏ chuột đến hàng trên
Shift + (mủi tên hướng xuống): Di chuyển con trỏ chuột xuống hàng
dưới.
Ctrl + A: Chọn toàn bộ văn bản.
Ctrl + Phím mũi tên bất kì : Di chuyển qua lại giữa các kí tự.
Ctrl + Home: Di chuyển chuột về đầu đoạn văn bản
Ctrl + End: Di chuyển con trỏ chuột về vị trí cuối cùng trong văn bản
Ctrl + Shift + Home: Di chuyển chuột từ vị trí hiện tại đến đầu văn bản.
Ctrl + Shift + End: Di chuyển chuột từ vị trí hiện tại đến cuối văn bản.
* Định dạng văn bản
Ctrl + B: In đậm.
Ctrl + D: Mở hộp thoại thay đổi font chữ.
Ctrl + I: In nghiêng.
Ctrl + U: Gạch chân.
* Căn lề đoạn văn bản
Ctrl + E: Căn chỉnh đoạn văn bản đang chọn tại vị trí trung tâm.
Ctrl + J: Căn chỉnh đều cho văn bản.
Ctrl + L: Căn trái cho văn bản.
Ctrl + R: Căn phải cho văn bản.
Ctrl + M: Lùi đầu dòng đoạn văn bản.
Ctrl + Shift + M: Xóa định dạng Ctrl + M
Ctrl + T: Lùi đoạn văn bản 2 dòng trở đi.
Ctrl + Shift + T: Xóa định dạng Ctrl + T.
Ctrl + Q: Xóa định dạng canh lề đoạn văn bản
* Tạo số mũ
Ctrl + Shift + =: Tạo số mũ, ví dụ H2
Ctrl + =: Tạo số mũ ở dưới (thường dùng cho các kí hiệu hóa học), ví
dụ H2O
* Làm việc trên các bảng biểu
Tab:  Di chuyển và chọn nội dung của ô bảng biểu kế tiếp hoặc tạo một
dòng mới nếu đang ở ô cuối cùng trong bảng.
Shift + Tab: Di chuyển con trỏ chuột tới nội dung của ô liền kề.
Shift + các phím mũi tên: Chọn nội dung của ô liền kề ngay vị trí đang chọn.
Ctrl + Shift + F8 + Các phím mũi tên: Mở rộng vùng chọn theo từng ô bảng
biểu.
Shift + F8: Thu nhỏ kích thước vùng chọn theo từng ô.
Ctrl + 5 (khi đèn Num Lock tắt): Chọn nội dung của toàn bộ ô bảng
biểu.
Alt + Home: Về ô đầu tiên của bảng biểu
Alt + End: Về ô cuối cùng của dòng hiện tại.
Alt + Page up: Trở lại ô bảng biểu đầu tiên của cột.
Alt + Page down: Trở lại ô bảng biểu cuối cùng của cột.
Mũi tên lên: Di chuyển con trỏ chuột lên trên một dòng
Mũi tên xuống: Di chuyển con trỏ chuột xuống dưới một dòng.
2.1. Nhập văn bản:
- Gõ tiếng Việt theo kiểu VNI: Dùng dãy số trên vùng phím dữ liệu để đặt dấu tiếng
Việt
- Số1: dấu sắc - Số 5: dấu nặng
- Số 2: dấu huyền - Số 6: dấu ^ (â)
- Số 3: dấu hỏi - Số 7: dấu , (ư)
- Số 4: dấu ngã - Số 8: dấu (ă)
- Số 9: dấu – (đ)
- Gõ tiếng Việt theo kiểu Telex
aa = â Dấu sắc = s
ee = ê Dấu huyền = f
oo = ô Dấu hỏi = r
aw = ă Dấu ngã = x
w=ư Dấu nặng = j
ow = ơ
- Nguyên tắc nhập văn bản
Trình tự thông thường khi nhập văn bản:
+ Bước 1: Khởi động Word.
+ Bước 2: nhập thô văn bản, lưu ý chọn font chữ, bảng mã và kiểu gõ tiếng việt.
+ Bước 3: Định dạng văn bản.
+ Bước 4: Trang trí văn bản
2.2. Chọn văn bản
 Chọn bằng Phím:
Bấm: Shift +  hoặc  : chọn 1 ký tự ( bên trái hoặc bên phải)
Shift + End : chọn từ điểm chèn đến cuối dòng
Shift + Home: chọn từ vị trí điểm chèn đến đầu dòng
Shift + Page Up: chọn từ vị trí điểm chèn lên một trang màn hình
Shift + Page Down: chọn từ vị trí điểm chèn xuông một trang màn hình
Ctrl + A: Chọn toàn bộ tài liệu
 Chọn bằng Mouse:
- Nhắp đúp vào một từ để chọn từ đó.
- Drag mouse qua các đoạn văn bản để chọn hoắc nhắp vào một đầu của khối
muốn chọn, bấm giữ phím Shift và nhắp chuột ở đầu còn lại
 Bỏ chọn:
- Nhắp mouse tại điểm bất kỳ trong tài liệu hay bấm bất kỳ phím mũi tên nào đó.
3. Lưu văn bản
- Cách 1: Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + S, hoặc Click chuột vào biểu tượng
trên thanh Ribbon.
- Cách 2: Vào file/ chọn Save hoặc Save as….
xuất hiện hội hội thoại Save as

Hình 4.3: Hộp hội thoại Save


Trong khung Save As chọn:
+ Save in, chọn nơi cần lưu tập tin ( ổ đĩa, thư mục chứa tập tin )
+ File name: đặt tên cho tập tin cần lưu.
+ Save as type : Kiểu định dạng tài liệu.
+ Sau cùng nhắp nút Save hoặc nhấn Enter để lưu lại nội dung văn bản.
Lưu ý: Trong khi nhập văn bản nhớ thường xuyên lưu văn bản để đề phòng mất điện
hoặc các sự cố khác.
4. Mở mới trang văn bản
- Cách 1: Nhắp vào nút New trên thanh công cụ
- Cách 2: Dùng lệnh file/New/ chọn Blank document / chọn Create.
- Cách 3: Bấm tổ hợp phím tắt Ctrl +N
5. Mở văn bản đã có
Mở tài liệu có sẵn trên đĩa:
- Cách 1: Nhắp vào nút Open trên thanh công cụ
- Cách 2: Dùng lệnh file / Open
- Cách 3: Bấm tổ hợp phím tắt Ctrl +O
Sau khi làm một trong cách trên, sẽ xuất hiện hộp hội thoại Open
Hình 4.4: Hộp hội thoại open
Chọn tập tin muốn mở, sau đó nhắp vào nút Open hoặc nhấn Enter.
6. Đóng văn bản
- Cách 1: Nhắp vào nút Close của cửa sổ tập tin.
- Cách 2: Dùng lệnh file/exit
7. In ấn
7.1. Định dạng trang in
- Để định dạng trang, dùng lệnh Page Layout/Page Setup, xuất hiện khung đối thoại
Page Setup.

Hình 4.5: Hộp hội thoại Margins


 Trong Tab Margin:
- Top: Ấn định lề trên, tức là khoảng cách từ mép trên của tờ
giấy đến dòng đầu tiên của văn bản.
- Bottom: Ấn định lề dưới.
- Left: Ấn định lề trái.
- Right: Ấn định lề phải.
- Gutter Position: Phần dùng làm gáy sách.
- Trong khung Orientation: nếu chọn Portrait là in theo hướng giấy để đứng còn
chọn Landscape thì in theo hướng giấy nằm ngang.
- Multiple Pages:
 Normal: bình thường.
 Mirror margin: định dang trang chẵn, lẻ.
 2 paper per sheet: 2 trang trên một khổ giấy đã chọn.
- Apply to:
 Whole Document: Định dạng cho cả tài liệu.
 This point forward: Định dạng như trên từ vị trí điểm chèn
trở về đầu tài liệu
 Trong Tab Paper:

Hình 4.6: Hộp hội thoại Paper


- Chọn khổ giấy muốn dùng trong khung Paper Size. Trường hợp muốn dùng một tờ
giấy để in mà kích thước không có trong hộp này thì khai báo kích thước giấy in trong
hai hộp Width ( độ rộng) và Height (độ cao)
 Trong Tab Layout:
Hình 4.7: Hộp hội thoại Layout
- Header and Footer:
+ Defferent odd and even: Tiêu đề đầu trang của trang chẵn và trang lẻ khác nhau.
+Defferent Fisrt page: Tiêu đề đầu trang của trang đầu và các trang sau khác nhau.
- From edge
+ Header: Khoảng cách từ mép giấy tới vùng dùng làm tiêu đề đầu trang( thường nhỏ
hơn mục Top).
+ Footer: Khoảng cách từ mép giấy tới vùng dùng làm tiêu đề cuối trang( thường nhỏ
hơn mục Bottom)
7.2. Đánh số trang:
Dùng lệnh Insert/Page number, chọn:
Hình 4.8: Hộp hội thoại Page Number
+ Top of Page: Chèn số trang ở lề trên văn bản.
+ Bottom of Page: Chèn số trang ở lề dưới văn bản
+ Page Margin: Chèn số trang ở lề trái, phải văn bản.
+ Curent Position: Một số kiểu chèn số trang có sẵn.
- Nhắp chọn Format Page Number, xuất hiện tiếp hộp đối thoại Page number
Format:

Hình 4.9: Hộp hội thoại Page Number Format


+ Chọn dạng thức số hiện trên trang in (VD: 1,2,3… hay
I,II,III…) trong khung Number Format
+ Trong khung Page Numbering: Chọn Continue from Previous Section là
số trang trong Section hiện tại được đánh số tiếp theo từ số trang của Section trước
(nếu có). Chọn Start at nếu muốn đánh số trang mà không bắt đầu từ 1(nhắp chọn nút
Start at và gõ vào nút mũi tên tăng giảm để ấn định số trang bắt đầu) .
7.3. Tạo tiêu đề đầu trang, cuối trang
- Vào menu Insert, chọn lệnh Header hoặc Footer, điểm chèn sẽ xuất hiện trong
khung Header hoặc Footer để nhập nội dung cho dòng tiêu đề, kèm theo sẽ xuất hiện
Thanh công cụ Header & Footer Tools/Design .

+ Header: Tạo tiêu đề dầu trang


+ Footer: Tạo tiêu đề cuối trang
+ Insert page number: Chèn số trang.
+ Format page number: Định dạng trang
+ Date &Time: Chèn ngày giờ hệ thống
+ Page setup: Định dạng trang
+ Show Document Text: Hiện văn bản
+ Show previous: Hiển thị trang trước
+ Show next: Hiển thị trang tiếp theo.
7.4. In ấn
- Dùng lệnh File/Print ( hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + P, hoặc nhắp vào biểu tượng
chiếc máy in trên thanh công cụ Ribbon), xuất hiện khung đối thoại Print:

Hình 4.10: Hộp hội thoại Print


- Trong khung Copies: nhập vào số lượng bản in.
- Trong khung Printer: Chọn máy in
- Trong khung Print All Pages: Chọn những trang sẽ in hoặc chọn in thuộc tính văn
bản
+ Print All Pages: in toàn bộ tài liệu
+ Print Curent page: chỉ in trang hiện tại (trang đang chứa điểm
chèn)
+ Print Selection : chỉ in đoạn văn bản đã chọn trong tài liệu.
+ Only print odd pages: chỉ in những trang lẻ
+ Only print even pages: chỉ in những trang chẵn
- Trong khung Pages: gõ vào số của các trang muốn in, các số cách nhau bởi dấu ","
hoặc gõ phạm vi các trang muốn in (trang đầu và trang cuối của phạm vi cách nhau bởi
dấu " -").
- Trong khung Print one sided: Chọn in một hoặc hai mặt, tính năng này có thể không
có ở một số dòng máy in
- Trong khung collated: Lựa chọn sắp xếp bản in (ví dụ trang 1,2,3;1,2,3…) hoặc
không sắp xếp (ví dụ trang 1,1;2,2;…)
- Trong khung Portrait Orientation: Chọn hướng in theo chiều dọc hoặc phương
ngang của giấy
- Trong khung A4: Chọn cỡ giấy
- Trong khung Custum Margins: Canh lề trang in
- Trong khung 1 Page Per Sheet : Chọn số lượng trang in trên một mặt giấy.
Sau khi đã lựa chọn các thông số vừa ý thì nhắp vào nút Print để in tài liệu đã
chọn in.
Bài tập: Hãy tạo một thư mục, soạn thảo thư mời sau trên khổ giấy A4,
định dạng lề trên 2cm , dưới 2cm , trái 2 cm , phải 2 cm , phông chữ
Times New Roman và lưu văn bản sau với tên baitap1.doc.

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐSP NHA TRANG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

GIẤY BÁO KẾT QUẢ THI TUYỂN


Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang trân trọng thông báo:
Thí sinh :
1. Mã SV :
2. Địa chỉ:
3. Sinh năm :
4. Trong kỳ thi tuyển vào trường CĐSP Nha Trang khoá 2003- 2004, đã đạt điểm:
5. Kết quả:
Nha Trang, ngày 20 tháng 8 năm 2003
PHÒNG ĐÀO TẠO
Câu hỏi, bài tập:
Hãy soạn thảo một văn bản khoảng 5 trang giới thiệu về đất nước
Việt Nam, trên khổ giấy A4, định dạng lề trên 2cm, dưới 2cm, trái 2 cm,
phải 2 cm, phông chữ
Times New Roman và lưu văn bản sau với tên Datnuoc.doc.
Yêu cầu đánh giá
- Khởi động và thoát khỏi được Microsoft word
- Thực hiện được các thao tác soạn thảo văn bản, định dạng được lề, khổ giấy, phông
chữ, cỡ chữ
- Thực hiện được các thao tác: Mở một văn bản, đóng, lưu một tập tin
- Chọn lựa các chế độ và hiệu chỉnh trước khi in ấn
BÀI 5
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Giới thiệu:
Khi chúng ta nhập xong đoạn văn bản thì có bố cục trình bày rất
đơn giản, khó nhìn. Do đó ta cần phải thay đổi tính chất của đoạn văn
bản như: định dạng lề, khoảng cách lề ...theo chuẩn của một văn bản nhà
nước ban hành. Quá trình thay đổi đó gọi là định dạng đoạn văn
bản.Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách thật cụ thể về định
dạng văn bản.
Mục tiêu:
- Trình bày cách sao chép, di chuyển, xoá, khôi phục đoạn văn bản đã chọn.
- Trình bày được cách định dạng ký tự và đoạn văn bản
- Trình bày được cách định dạng lề, vị trí lề, spaceing, tab, ký hiệu đường viền và tô
nền của văn bản.
- Thực hiện được thao tác sao chép, di chuyển, xoá, khôi phục đoạn văn bản đã chọn.
- Thực hiện được các thao tác định dạng được lề, vị trí lề, spaceing, tab, ký hiệu đường
viền và tô nền của văn bản.
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Sao chép, di chuyển, xoá, khôi phục đoạn văn bản đã chọn.
1.1. Sao chép văn bản
- Chọn khối văn bản muốn sao chép. Sau đó bấm phím Ctrl + C (hay nhắp vào
nút Copy trên thanh công cụ).
- Di chuyển điểm chèn đến vị trí muốn chép, bấm phím Ctrl + V (hay nhắp vào nút
Paste trên thanh công cụ).
1.2. Di chuyển văn bản
- Chọn khối văn bản muốn di chuyển. Sau đó bấm phím Ctrl + X (haynhắp vào
nút Cut trên thanh công cụ).
- Di chuyển điểm chèn đến vị trí muốn chép , bấm phím Ctrl + V (hay nhắp
vào nút Paste trên thanh công cụ).
1.3. Xóa văn bản
- Chọn khối văn bản muốn xoá. Sau đó bấm phím Delete (hay phím
Backspace).
1.4. Khôi phục văn bản
- Muốn huỷ bỏ thao tác vừa làm, bấm phím Ctrl + Z hoặc nhắp nút Undo trên
thanh công cụ.
- Muốn lặp lại thao tác vừa làm, hoặc bấm phím Ctrl + Y hoặc nhắp nút Redo
trên thanh công cụ
2. Định dạng văn bản
2.1. Định dạng ký tự
Định dạng bằng thanh công cụ
+ Bước 1: Chọn khối văn bản cần định dạng.
+ Bước 2: Sử dụng các nút định dạng trên thanh Ribbon Home để định dạng:

Hình 5.1: Hộp hội thoại định dạng văn bản trên Ribbon Home
 Định dạng bằng Ribbon Home:
+ Bước 1: Chọn các ký tự cần định dạng (nếu không chọn thì Word sẽ áp dụng
cho từ đang chứa điểm chèn).
+ Bước 2: Vào Home, chọn lệnh Font hoặc ấn tổ hợp phím CTRL+ D lúc đó sẽ
xuất hiện hộp hội thoại Font gồm tab: Font, Advanced

Hình 5.2: Hộp hội thoại Font


 Trong Tab Font gồm:
- Chọn Font chữ trong khung Font
- Chọn kiểu trong khung Font Style, gồm có các kiểu:
+ Normal: thường
+ Italic: nghiêng
+ Bold : Đậm
+ Bold – Italic: đậm và nghiêng
- Chọn cỡ chữ trong khung Size
- Chọn kiểu gạch dưới trong khung Underline Style:
- Chọn các hiệu ứng trong khung Effects:
+ Strikethrough: Gạch ngang ký tự
+ Double Strikethough: gạch ngang với hai nét
+ SuperScript: chỉ số trên
+ Subscript: chỉ số dưới
+ Shadow: chữ có bong
+ Outline: chữ ở dạng chỉ có đường viền
+ Emboss: chữ nổi lên
+ Engrave: chữ lõm xuống
+ Smal caps: tất cả đều là chữ in hoa
+ Hidden: ẩn (không thấy trên văn bản)
- Chọn màu chữ ở khung Font Color ( mặc nhiên là Automatic)
- Chọn màu của đường gạch chân ở khung Underline Color
- Xem thử kiểu ở khung Preview
Chú ý: Nếu muốn tất cả các lựa chọn trên không thay đổi trong khi soan thảo văn bản
thì nhắp vào chọn nút Default. Word sẽ hiện thông báo

Hình 5.3: Hộp hội thoại xác nhận thay đổi khi định dạng
- Chọn All documents báed on the Normal.dotm template
- Chọn OK.
 Trong Tab Advanced
Hình 5.4: Hộp hội thoại Advanced
- Khung Scale: định tỷ lệ co dãn của ký tự theo bề ngang, nếu tỷ lệ <100% thì chữ sẽ
co lại, và ngược lại
- Khung Spacing: điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự
+ Normal: bình thường
+ Expanded: khoảng cách giữa các ký tự được tăng thêm theo giá trị định ở hộp
By
+ Condensed: khoảng cách giữa các ký tự được thu hẹp lại theo giá trị định ở
hộp By
- Khung Position: điều chỉnh vị trí của các ký tự , vị trí thể hiện bởi độ cao hay thấp
của ký tự đó so với đường chuẩn( đường nằm sát bên dưới ký tự ở trạng thái Normal)
+ Normal: bình thường
+ Raise: ký tự (đã chọn) được đưa cao lên, độ cao được định ở
hộp By
+ Lowered: ký tự (đã chọn) được đưa thấp xuống, độ hạ thấp
được định ở hộp By
Ghi chú: Có thể gõ tổ hợp phím sau để định dạng Font:
Ctrl + Shift + F rồi bấm các phím mũi tên lên, xuống để chọn Font rồi Enter.
Ctrl + Shift + P rồi bấm các phím mũi tên lên, xuống để chọn Size rồi Enter
Ctrl + Shift và dấu > để tăng kích thước Font
Ctrl + Shift và dấu < để giảm kích thước Font
2.2. Định dạng đoạn văn bản
2.2.1. Định dạng lề ( Alignment):
 Dùng thanh công cụ ribbon Home:
Align text left: Canh trái ( hoặc nhấp tổ hợp phím Ctrl +
L)
Center: Canh giữa ( hoặc nhấp tổ hợp phím Ctrl + E)
Align text right: Canh phải ( hoặc nhấp tổ hợp phím Ctrl +
R)
Justify: Canh đều hai bên ( hoặc nhấp tổ hợp phím Ctrl +
J)
 Dùng lệnh:
- Bước 1: Vào Home, chọn Paragraph, xuất hiện hộp hội thoại Paragraph
Hình 5.5: Hộp hội thoại Indent and Spacing
- Buớc 2: Chọn Tab Indent and Spacing
- Bước 3: Trong mục Alignment, chọn các kiểu canh lề
+ Center: Canh giữa ( hoặc nhấp tổ hợp phím Ctrl + E)
+ Align right: Canh phải ( hoặc nhấp tổ hợp phím Ctrl + R)
+ Justify: Canh đều hai bên ( hoặc nhấp tổ hợp phím Ctrl + J)
2.2.2. Định dạng vị trí lề ( Indentation)
 Dùng thanh công cụ ribbon Home:
- Chon đoạn văn bản
- Vào Home, chọn Paragraph, xuất hiện hộp hội thoại Paragraph
Hình 5.6: Hộp hội thoại Indent and Spacing
- Left: thay đổi khoảng cách từ lề trái văn bản đến lề trái đoạn văn bản.
- Right: thay đổi khoảng cách từ lề phải văn bản đến lề phải đoạn văn bản.
- Special: Để dịnh dạng First Line hoặc Hainging chọn từ mục Special, nhập giá trị
vào mục By.
+ Firstline: thay đổi khoảng cách từ lề trái văn bản đến ký tự đầu tiên
của dòng đầu đoạn văn bản.
+ Hanging: thay đổi khoảng cách từ lề trái văn bản đến ký tự đầu tiên
của dòng thứ hai trở đi của đoạn văn bản.
 Sử dụng thước đề điều chỉnh:
- Chọn đoạn văn bản.
- Kéo rê các nút trên cây thước để điều chỉnh lề theo ý muốn

Hanging Indent
Firstline Indent

Left Indent
2.2.3. Định dạng Spacing
Thay đổi khoảng cách giữa các dòng, đoạn văn bản.
- Bước 1: Chọn đoạn văn bản.
- Bước 2: Vào ribbon Home, chọn lệnh Paragraph. Xuất hiện hộp thoại

Hình 5.7: Hộp hội thoại Indent and Spacing


- Bước 3: Chọn Tab Indent and Spacing.
+ Thay đổi khoảng cách đoạn, nhập giá trị vào hộp Before( so với đoạn trước ) hay
After( so với đoạn sau).
+ Thay đổi khoảng cách dòng, chọn loại khoảng cách trong mục Line Spacing hoặc
nhập giá trị trong hộp At.
- Khung Line Spacing: điều chỉnh khoảng cách giữa các dòng chọn:
+ Single: Khoảng cách bằng một dòng bình thường.
+ 1.5 lines: Khoảng cách bằng một dòng rưỡi.
+ Double: Khoảng cách lớn gấp đôi dòng bình thường.
+ At least: Khoảng cách ít nhất.
+ Exactly: Khoảng cách bằng.
+ Multiple: Khoảng cách gấp số lần
Nếu chọn At least, Exactly và Multiple thì phải chọn hoặc nhập giá trị trong mục At.
2.2.4. Định dạng Tab
- Dấu tab là một ký tự đặc biệt được đặt lên thanh kích thước cho phép căn lề trái, lề
phải một đoạn văn bản hoặc tạo các dòng kẻ gồm các ký hiệu dấu chấm(.), hay gọi là
định vị bước nhảy của con trỏ trên dòng văn bản.
 Dùng thanh công cụ:
- Bước 1: Chọn các đoạn cần trình bày Tab
- Bước 2: Chọn loại Tab( nhắp chuột vào nút Tab ở góc trái cây thước ngang).

+ Left Tab: Khi gõ phím Tab, đoạn văn bản phía sau con trỏ sẽ di chuyển
một đoạn sao cho ký tự đầu tiên dừng tại vị trí Tab đã đặt.
+ Right Tab: Khi gõ phím Tab, đoạn văn bản phía sau con trỏ sẽ di chuyển
một đoạn sao cho ký tự cuối cùng dừng tại vị trí Tab đã đặt.
+ Center Tab: Khi gõ phím Tab, đoạn văn bản phía sau con trỏ sẽ di
chuyển sao cho điểm giữa của đoạn văn bản dừng tại vị trí Tab đã đặt.
+ Decimal Tab: Khi gõ phím Tab, đoạn văn bản phía sau con trỏ sẽ di
chuyển một đoạn sao cho dấu chấm phần thập phân trong đạon văn bản dừng tại vị
trí Tab đã đặt.
- Bước 3: Chọn điểm dừng Tab trên cây thước ngang( nhắp chuột trên thước tại vị trí
muốn dừng Tab).
- Bước 4: Đặt điểm chèn ở vị trí thích hợp trong đạon văn bản và gõ phím Tab.
* Hiệu chỉnh Tab:
+ Thay đổi tọa độ: Kéo Tab đã đặt trên cây thước.
+ Gỡ bỏ: Kéo ký tự Tab ra khỏi cây thước.
Dùng Menu lệnh:
- Bước 1: Chọn đoạn văn bản muốn định Tab.
- Bước 2: Vào Home/ Paragraph chọn Tabs.
- Bước 3: Thực hiện đặt Tab:
Hình 5.8: Hộp hội thoại định dạng Tab
+ Default Tab stop: Khoảng cách dừng tab mặc định.
+ Tab stop Position: Khảong cách Tab tính từ lề trái.
+ Alingnment: chọn lọai tab
+ Leader: cách thể hiện Tab
+ Set: thiết lập Tab cùng các thông số đã đặt.
+ Clear : xóa Tab đã chọn.
+ Clear All: Xóa tất cả Tab đã đặt.
+ Nhắp OK trong hộp thọai Tab sau khi đã thiết lập xong.
- Bước 4: Đặt điểm chèn ở vị trí thích hợp và nhấn Tab.
2.2.5. Định dạng ký hiệu và đánh số đầu đoạn
Định dạng ký hiệu ( Bullets): Đánh ký tự ở đầu các đọan văn
- Bước 1: Chọn các đọan văn bản muốn định dạng.
Bước 2: Vào Ribbon/ chọn thẻ Home -> chọn ký tự sử dụng .

- Bước 3: Chọn ô ký hiệu phù hợp


Lưu ý: Nếu muốn chọn ký hiệu mới hoặc thay đổi định dạng ký hiệu thì chọn một số
ký hiệu, sau đó nhắp nút Define New Bullets. Thực hiện các lựa chọn trong hộp thọai
Define New Bullets như sau:
Picture: Liệt kê các ký hiệu có sẵn.
 Symbol: mở hộp thọai Symbol để chọn ký hiệu.
Hình 5.9: Hộp thoại Define New Bullets
 Font: mở hộp thọai Font để chọn font chữ cho ký hiệu.
 Alignment: thay đổi khỏang cách từ lề trái đến ký hiệu.
 Sau cùng nhắp nút OK để hòan tất.
 Định dạng đánh số ( Numbering): Đánh số thứ tự ở đầu các đọan văn.
- Bước 1: Chọn các đọan văn bản muốn định dạng số.
- Bước 2: Vào Ribbon/ chọn thẻ Home -> chọn số muốn sử dụng

Chọn kiểu số xuất hiện hộp thoại


Hình 5.10: Hộp thoại Numbering
- Bước 3: Chọn ô ký hiệu số phù hợp
Lưu ý: nếu muốn chọn đánh số mới hoặc thay đổi định dạng thì chọn một ô, sau đó
nhắp nút Define New Number format. Thực hiện các lựa chọn trong hộp thọai
Define New Number format như sau:

Hình 5.11. Hộp hội thoại Define New Number format

 Number format: Mô tả kiểu đánh số phần số chọn từ mục


Number style, phần ký tự nhập trực tiếp từ bàn phím.
 Font: mở hộp thọai Fontl để chọn font chữ cho đánh số.
 Number style: thay đổi kiểu đánh số.
 Sau cùng nhắp nút OK để hòan tất.
2.2.6. Định dạng đường viền và tô nền ( Border and Shading):
Đóng khung và tô nền cho phần văn bản:
 Tạo đường viền( Boder):
- Bước 1: Chọn phần văn bản muốn đóng khung.
- Bước 2: Vào Ribbon/ Page Layout, chọn lệnh Page Boders.

- Bước 3: Trong hộp thoại Border and Shading, chọn Tab Border

Hình 5.12: Hộp hội thoại Borders


 Setting: chọn kiểu đóng khung.
 Style: kiểu đường viền.
 Color: màu đường viền
 Width: độ dày đường viền.
 Preview: xem trước.
 Apply to: phạm vi tác động.
 Tô màu nền(Shading):
- Bước 1: Chọn phần văn bản muốn tô nền.
- Bước 2: Vào Home/ Page Layout, chọn Page Boders.
- Bước 3: Trong hộp thoại Border and Shading , chọn Tab Shading.
Hình 5.13: Hộp hội thoại Shading
 Fill: chọn màu nền trong bảng màu.
 Style: chọn hoa văn trang trí.
 Color: chọn màu trang trí.
 Apply to: phạm vi tô màu nền.
 Chọn xong nhắp vào nút OK để hoàn tất.
 Đóng khung trang văn bản:
- Bước 1: Vào ribbon Home, chọn lệnh Page Boders.
- Buớc 2: Trong hộp thoại Border and Shading , chọn Tab Page Border.

Hình 5.19: Hộp hội thoại Page Border


- Bươc 3: Chọn phạm vi đóng khung trong mục Apply to như sau:
+ Whole Docunment: đóng khung toàn bộ văn bản.
+ This Section: các trang thuộc Section chứa điểm chèn.
+ This Section – First Page Only: chỉ đóng khung trang đầu.
+ This Section – All Except First Page: đóng khung tất cả trừ trang đầu.
- Bước 4: Chọn hoa văn từ mục Art để trang trí khung.
Các mục khác giống như phần viền khung Border.
- Bươc 5: Nhắp nút OK để hoàn tất.
Bài tập : Trình bày văn bản theo mẫu sau
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐSP NHA TRANG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

GIẤY BÁO KẾT QUẢ THI TUYỂN


Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang trân trọng thông báo:
Thí sinh :......................................................................................................................
Mã SV : ........................................................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Sinh năm : ..................................................................................................................
Trong kỳ thi tuyển vào trường CĐSP Nha Trang khoá 2003- 2004, đã đạt điểm:
Kết quả:
Nha Trang, ngày 20 tháng 8
năm 2003
PHÒNG ĐÀO TẠO

Câu hỏi, bài tập:


Sạo thảo văn bản khoảng 5 trang, giới thiệu về máy tính và định dạng văn bản
như sau:
- Font chữ Time New Roman, cỡ chữ 14
- Căn chỉnh đoạn văn đều 2 bên, khoảng cách các dòng 18pt.
- In đậm và tô màu xanh về tiêu đề của văn bản
- Kẻ khung cho đoạn văn bản
Yêu cầu đánh giá
- Thực hiện đươc cách sao chép, di chuyển, xoá, khôi phục đoạn văn bản đã chọn.
- Thực hiện được cách định dạng văn bản, định dạng lề, vị trí lề, spaceing, tab, ký hiệu
đường viền và tô nền của văn bản.
BÀI 6
CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO VĂN BẢN

Giới thiệu:
Khi thực hiện soạn thảo văn bản bằng Word, chúng ta mong
muốn đưa thêm một vài hình ảnh, ký tự đặc biệt, các công thức toán
học.. vào để file văn bản thêm sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn, thông
qua đó bạn có thể diễn đạt được những ý tưởng của mình một cách rõ
ràng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện. Trong bài này
người học sẽ được giới thiệu một cách thật cụ thể về chèn các đối tượng
đó vào văn bản.
Mục tiêu:
- Trình bày và tạo được văn bản dạng cột báo: Tạo cột chữ, ngắt cột chữ, tạo chữ thụt
cấp.
-Trình bày và chèn được các đối tượng: Chèn được ký tự đặc biệt, WordArt, Picture,
autoshape, Equation vào trong văn bản
- Sử dụng các đối tượng: ký tự đặc biệt, WordArt, Picture, Autoshape, Equation vào
trong văn bản
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Tạo văn bản dạng cột báo
1.1. Tạo cột chữ
- Buớc 1: Chọn phần văn bản muốn tạo cột báo
- Bước 2: Nhắp chuột vào Page Layout chọn Colums trên thanh công cụ. chọn
More Column. Xuất hiện hộp hội thoại

Hình 6.1: Hộp hội thoại columns


- Bước 3: Chọn số cột muốn chia, xong nhả chuột hoặc muốn chọn nhiều hơn
 Presets: các mẫu chia cột.
 Number of Columns: lưa chọn số cột tùy ý.
 Line Between: có đường phân cách giữa các cột.
 Width and Spacing: điều chỉnh độ rộng và khỏang cách giữa các cột. (nếu
chọn Equal column width thì các cột sẽ có độ rộng bằng nhau).
 Apply to: phạm vi áp dụng việc chia cột.
1.2. Ngắt cột chữ:
- Bước 1: Đặt điểm chèn tại vị trí muốn ngắt cột.
- Bước 2: Vào Home/ Layout, chọn lệnh Break/Column.
- Bước 3: Nhắp OK để hòan tất.
1.3. Tạo chữ thụt cấp ( Drop cap):
- Buớc 1: Chọn ký tự đầu tiên của văn bản
- Bước 2: Vào Home/ Insert, chọn lệnh Drop cap/Drop cap Options.
- Bước 3: Trong hộp hội thọai Drop cap, tiến hành chọn như sau:

Hình 6.2: Hộp hội thoại Drop Cap


 Dropped: tăng cỡ chữ và đặt ký tự trong phần văn bản.
 In Margin: tăng cỡ chữ và đặt ký tự ra ngòai lề văn bản.
 Font: Chọn kiểu font cho ký tự.
 Line to drop: thay đổi chiều cao chữ ( tính bằng số dòng).
 Distance from text: Khỏang cách đế ký tự tiếp theo của văn bản.
- Bước 4: Nhắp OK để hòan tất.
1.4. Chèn các ký tự đặc biệt vào tài liệu:
- Bước 1: Đặt điểm chèn tại vị trí muốn chèn ký tự đặc biệt
- Bước 2: Vào menu Insert, chọn Symbol, xuất hiện khung hội thoại Symbol/ More
Symbol xuất hiện hộp thoại
Hình 6.3: Hộp hội thoại Symboy
- Bước 3: Chọn Font trong danh sách Font, sau đó chọn ký hiệu theo ý (nhắp chọn để
xem thử ký hiệu ở kích thước lớn hơn), nếu vừa ý chọn Insert (chọn Cancel là không
chèn ký hiệu), để kết thúc chọn Close.
2. Wordart
2.1. Tạo mới:
- Bước 1: Nhắp vào Insert/Wordart. Xuất hiện khung đối thoại Wordart

Hình 6.4: Hộp hội thoại Wordart


- Bước 2: Chọn 1 mẫu và nhắp OK. Xuất hiện tiếp khung Edit Wordart Text
Hình 6.5: Hộp hội thoại Edit Wordart Text
- Bước 3: Nhắp mouse vào khung chứa dòng chữ Your text here, xóa dòng chữ này
và gõ vào dòng chữ của mình, dòng chữ mới này sẽ thay thế dòng chữ Your text here,
sau đó bôi đen dòng chữ rồi chọn các kiểu chữ trong khung Font, chọn cỡ chữ trong
khung Size.
- Bước 4: Nhắp nút OK đển hòan tất.
2.2. Hiệu chỉnh:
Trước khi hiệu chỉnh phải chọn Wordart bằng cách nhắp chuột lên Wordart ,
khi nào thấy xuất hiện các ô vuông nhỏ ở các góc xung quanh đối tượng là được.
- Thay đổi kích thước: di chuyển con chuột tới các ô vuông nhỏ xung quanh đối tượng,
khi nào thấy xuất hiện mũi tên hai đấu thì kéo chuột để thay đổi kích thước.
- Di chuyển: để con trỏ con chuột vào đối tượng, khi nào thấy xuất hiện mũi tên bốn
đầu thì kéo chuột để di chuyển.
- Sao chép: giữ phím Ctrl đồng thời làm như di chuyển.
- Xóa: Chọn đối tượng, nhấn phím Delete trên bàn phím.
- Muốn thay đổi nội dung của word ard nhắp
- Muốn định dạng Wordart nhắp vào wordart có những chức năng cơ bản sau:

+ Wordart Styles: mở hộp Wordart Gallery để chọn kiểu


+ Text Wrapping:chọn kiểu thể hiện của Wordart trong văn bản
+ Text Direction : chữ viết theo chiều ngang, chữ viết theo chiều
đứng.
+ Aligment Text: canh biên wordart
+ Wrap Text: trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau để phù hợp với nội
dung của văn bản.

Bảng 6.1:Bảng chú thích của Wrap Text


Văn bản và ảnh sẽ nằm trên cùng một dòng với nhau

văn bản bao quanh hình theo hình chữ nhật

văn bản bao sát hình.

Văn bản nằm áp sát xung quanh ảnh

văn bản được đẩy lên trên và xuống dưới văn bản

hình bên dưới văn bản.

hình bên trên văn bản.

Chức năng cho phép thay đổi hình dáng, vị trí của văn
bản bao xung quanh hình ảnh

3. Picture:
3.1. Tạo mới:
Chèn hình ảnh từ các tập tin hình ảnh có sẵn trên đĩa:
- Bước 1: Dùng lệnh Ribbon Insert/Picture hoặc Ribbon Insert/Clipart/ Go.

Hình 6.6: Hộp hội thoại Picture

- Bước 2: Trong hộp hội thoại Insert Picture, chọn các File hình ảnh trong khung liệt
kê, nhắp vào nút Insert để chèn hình ảnh vào tài liệu, chọn Cancel là không chèn. Còn
trong hộp hội thoại Clip art nhắp nút phải chuột vào hình cần chèn .
3.2. Hiệu chỉnh
Phiên bản Office 2010 hỗ trợ tính năng hiệu chỉnh hình ảnh như một chương trình xử
lý ảnh chuyên nghiệp. Người dùng chỉ cần Click chuột lên hình ảnh muốn hiệu chỉnh
và chọn Tab Format, hệ thống công cụ đa dạng sẽ xuất hiện trên Ribbon.

Hình 6.7: Tab chứa các công cụ để hiệu chỉnh hình ảnh
 Định dạng:
Double click (nhắp đúp) vào bức ảnh muốn hiệu chỉnh, chọn lệnh Format trên menu
chọn:
- Picture Style: Mở rộng và chọn hiệu ứng mong muốn
- Picture Border: Tạo màu viền khung ảnh.
- Picture Effects: Tạo hiệu ứng trực quan, cho ảnh như bóng, ánh sáng, phản chiếu hay
là hiệu ứng 3D.
- Picture Layout: Chuyển đổi hình ảnh hiện tại sang dạng SmartArt.
- Remove Background: Loại bỏ hình nền.
- Corrections: Hiệu chỉnh ánh sáng cũng như độ tương phản.
- Color: Thay đổi màu của hình ảnh.
- Artistic Effects: Tạo hiệu ứng nghệ thuật phác họa cho hình ảnh.
- Compress Picture: Làm giảm độ lớn hình ảnh (nén hình ảnh).
- Change Picture: Thay đổi hình hiện tại bằng một hình khác.
- Reset Picture: Đưa hình ảnh về trạng thái như khi mới chèn vào.
- Wrap Text: Tương tự WordArd
+ In Line with Text: Hình và chữ cùng nằm trên một hàng.
+ Square: Chữ bao quanh hình theo hình vuông.
+ Tight: Chữ bao quanh hình theo đường viền của hình.
+ Through: Chữ bao quanh xuyên suốt hình.
+ Top and Bottom: Chữ canh theo lề trên và lề dưới của hình.
+ Behind Text: Hình nằm dưới chữ tạo hình nền.
+ In Front of Text: Hình nằm trên bề mặt chữ.
+ Edit Wrap Points: Thiết lập giới hạn chữ đè lên hình.
+ More Layout Options: Mở màn hình Layout.
Hình 6.7: Tab Wrap Text
- Position: Thiết lập vị trí của đối tượng trên trang.
- Rotate: Thiết lập góc xoay cho các đối tượng.
- Align: Canh lề cho đối tượng hay các đối tượng với nhau.
- Group (Ungroup): Gộp nhóm (bỏ gộp nhóm) cho các đối tượng.
- Bring Forward: Thiết lập đối tượng nằm trên đối tượng khác.
- Send Backward: Thiết lập đối tượng nằm dưới đối tượng khác.
- Selection Pane: Hiển thị các đối tượng dạng danh sách giúp dễ dàng chọn lựa và thực
thi các hiệu chỉnh trên đối tượng.
 Thay đổi kích thước:
- Nhắp mouse vào bức ảnh, xung quanh bức ảnh sẽ xuất hiện 8 ô vuông nhỏ (sizing
handle). Dùng mouse drag tại 1 trong 8 sizing handle của bức ảnh để thay đổi kích
thước.
 Di chuyển bức ảnh:
- Nhắp mouse vào bức ảnh, lúc đó sẽ xuất hiện mũi tên bốn chiều giữ nút trái mouse di
chuyển bức ảnh sang chỗ khác.
Sao chép:
Giữ phím Ctr đồng thời làm như di chuyển.
 Xóa:
Nhắp chuột vào hình ảnh cần xóa, nhấn phím Delete trên bàn phím
 Cắt – xén hình ( Crop):
+ Bước 1: Nhắp chuột vào hình cần cắt, chọn công cụ Crop trên thanh công cụ Piture.

+ Bước 2: Để con trỏ tại các góc của ảnh và kéo để cắt những đoạn hình không cần
thiết.
4. Autoshape:
4.1. Tạo mới:
- Chọn Insert/Shapes chọn tiếp nhóm có chứa hình sẽ tạo  nhắp chọn dụng cụ
tương ứng với hình cần vẽ.
4.2. Hiệu chỉnh:
Một số hình Autoshape có khả năng chứa văn bản, gõ văn bản vào Autoshape
thực hiện như sau:
- Nhắp nút phải của mouse lên Autoshape sẽ chứa Text, xuất hiện menu, chọn lệnh
Add Text.
- Điểm chèn xuất hiện trong Autoshape, chọn Font, gõ Text.
- Nhắp mouse bên ngoài Autoshape để kết thúc.
5. Equation( công thức toán học):
5.1. Tạo mới
- Bước 1: Đặt điểm chèn tại vị trí muốn chèn Equation.
- Bước 2: Vào menu Insert, chọn lệnh Equation.
- Bước 3: Chọn Insert New Equation.

Hình 6.8: Tab Equation Tools


5.2.Hiệu chỉnh
+ Nhắp đúp chuột vào công thức cần chỉnh sửa

Bài tập 1: Sử dụng Autoshapes, và aquation làm bài tập sau:

x2 2
; √ x, H2o
y
Bài tập 2: trình bày văn bản theo mẫu sau, tạo WordArd, chèn hình ảnh
và các ký tự đặc biệt vào văn bản
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐSP NHA TRANG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
------ ------ -----------------

GIẤY BÁO KẾT QUẢ THI


TUYỂN
Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang trân trọng thông báo:
Thí sinh :...................................................................................................................
Mã SV : ....................................................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Sinh năm : ...............................................................................................................
Trong kỳ thi tuyển vào trường CĐSP Nha Trang khoá 2003- 2004, đã đậu
Nha Trang, ngày 20 tháng 8 năm 2003
PHÒNG ĐÀO TẠO

Câu hỏi, bài tập:


Tạo văn bản theo mẫu sau:

Yêu cầu đánh giá


- Tạo được cột chữ, ngắt cột chữ, tạo chữ thụt cấp.
- Chèn được ký tự đặc biệt, WordArt, Picture, autoshape, Equation vào trong văn bản
BÀI 7
XỬ LÝ BẢNG BIỂU VÀ CÁC TIỆN ÍCH
Giới thiệu:
Công việc văn phòng thường có nhu cầu tạo các giấy mời, phiếu
báo, thư cảm ơn, giấy chứng nhận, … Những mẫu thư tín này thường có
chung mẫu mã, chỉ khác nhau thông tin của người nhận. Để thực hiện
công việc này một cách nhanh chóng và chính xác Word hỗ trợ công cụ
gọi là Mail Merge.
Việc Tạo Data source: Là một Table chứa danh sách người nhận
thư, trong đó các cột sẽ chứa các thông tin của người nhận, lưu thành tập
tin dulieu.doc
Trong bài này người học sẽ được giới thiệu một cách thật cụ thể
về cách tạo bảng, cũng như tạo Mail Merge.
Mục tiêu:
- Tạo được bảng biểu
- Trình bày và thực hiện được thao tác chọn ô, hàng, cột
- Trình bày và thực hiện được thao tác chèn ô, hàng, cột
- Trình bày và thực hiện được thao tác chọn ô, hàng, cột
- Thực hiện được thao tác hiệu chỉnh độ rộng cột, chiều cao hàng
- Trình bày và trang trí được bảng
- Thực hiện được thao tác: nhập nhiều ô thành một, tách một ô thành nhiều ô, chuyển
đổi giữa dạng văn bản và dạng bảng
- Thực hiện được trộn văn bản
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Chèn bảng biểu vào văn bản
Cách 1:
- Bước 1: Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn bảng.
- Bước 2: Nhắp chuột vào nút Insert /Table trên thanh công cụ.
- Bước 3: Đặt con trỏ tại ô đầu tiên và kéo rê chuột để chọn số dòng và cột cho bảng.

Hình 7.1: Hộp hội thoại Table


- Bước 4: Nhả chuột khi đã kéo đủ số hàng và cột.
Cách 2:
- Bước 1: Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn bảng.
- Bươc 2: Vào menu Insert , chọn lệnh Inser/ Table/ Insert Table.
- Bước 3: Trong hộp hội thọai Insert Table, chọn:

Hình 7.2: Hộp hội thoại Insert Table


 Number of columns: số cột của bảng.
 Number of rows: số hàng của bảng.
 Columns width: độ rộng của các cột.
+ Bước 4: Nhắp OK để hòan tất.
2. Các thao tác trên bảng biểu
2.1. Soạn thảo trong bảng
- Đặt điểm chèn trong ô muốn nhấp văn bản và nhập nội dung cho ô đó.
- Chiều rộng của ô quyết định lề của đọan văn trong ô, văn bản sẽ tự xuống dòng khi
đụng lề phải của ô.
- Khi muốn chhuyển sang ô khác, nhắp chuột vào ô cần chuyểntới hoặc dùng phím
mũi tên để di chuyển.
- Muốn thêm một hàng mới, đặt điểm chèn tại ô cuối cùng của bảng vànhấn phím Tab.
2.2. Các thao tác trên bảng:
2.2.1. Chọn ô, hàng, cột:
 Chọn ô:
- Di chuyển con trỏ tới góc dưới bên trái ô, khi con trỏ đổi thành mũi tên nhỏ màu đen
thì nhắp chuột.
- Kéo rê chuột để tiếp tục chọn.
- Giữ phím Shift , nhắp chuột tại ô khác để chọn nhiều ô liên tục.
- Giữ phím Ctrl , nhắp chuột tại ô khác để chọn nhiều ô không liên tục.
 Chọn hàng:
Cách 1:
- Đặt điểm chèn tại một ô trong hàng cần chọn.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Select row.
Cách 2:
- Di chuyển con trỏ tới thanh lựa bên trái của bảng, khi con trỏ đổi thành mũi tên thì
nhắp chuột.
- Kéo rê chuột theo chiều dọc để tiếp tục chọn.
- Giữ phím Shift, nhắp chuột tại hàng khác để chọn nhiều hàng liên tục.
- Giữ phím Ctrl, nhắp chuột tại hàng khác để chọn nhiều hàng không liên tục.
 Chọn cột:
Cách 1:
- Đặt điểm chèn tại một ô.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Select Columns.
Cách 2:
- Di chuyển con trỏ tới thanh bên mép trên của bảng, khi con trỏ đổi thành mũi tên nhỏ
màu đen thì nhắp chuột.
- Kéo rê chuột theo chiều ngang để tiếp tục chọn.
- Giữ phím Shift , nhắp chuột tại cột khác để chọn nhiều hàng liên tục.
- Giữ phím Ctrl , nhắp chuột tại cột khác để chọn nhiều hàng không liên tục.
2.2.2. Chèn ô, hàng, cột:
 Chèn ô:
- Đánh dấu chọn một ô làm mốc.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Insert Cells.
 Chèn hàng
- Đánh dấu chọn một hàng làm mốc.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Insert Rows.
- Nếu chèn hàng mới ở cuối bảng, chỉ cần đặt điểm chèn tại ô cuối cùng rồi nhấn phím
Tab.
 Chèn cột:
- Đánh dấu chọn một cột làm mốc.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Insert Columns.
2.2.3. Xóa ô, hàng, cột:
 Xóa hàng, cột:
- Chọn hàng, cột cần xóa.
-Vào menu Layout, chọn lệnh Delete Rows( xóa hàng), Delete Columns( xóa cột)
 Xóa ô:
- Chọn ô cần xóa.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Delete Cells. Trong hộp hội thọai Delete Cells có các
lựa chọn sau:
Hình 7.2: Hộp hội thoại Delete Cells
 Shift cells left: Các ô bean phải cùng hàng sẽ bị kéo về bên
trái.
 Shift cells up: Các ô bên dưới sẽ được kéo lên trên.
 Delete entire row: xóa cả hàng đã chọn.
 Delete entire columns: xóa cả cột đã chọn.
2.2.4. Hiệu chỉnh độ rộng cột, chiều cao hàng:
 Hiệu chỉnh độ rộng cột:
Cách 1: Đặt con trỏ chuột ở đường ngăn cách cột cần điều chỉnh, khi con trỏ chuyển
thành mũi tên hai chiều, thì kéo rê chuột để thay đổi.
Cách 2: Dùng menu
- Chọn cột cần chỉnh.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Table Propeties, chọn Tab Column
+ Column …: độ rộng của cột thứ ….
+ Previous column: cột trước cột đã chọn
+ Next column: Cột kế tiếp.
+ Measuere: Chọn độ rộng cột theo đơn vị là cm hay %.

Hình 7.3: Hộp hội thoại Table Properties/column


 Hiệu chỉnh chiều cao hàng:
Cách 1: Đặt con trỏ chuột ở đường dưới ngang của hàng cần điều chỉnh, khi con trỏ
chuyển thành mũi tên hai chiều, thì kéo rê chuột để thay đổi.
Cách 2: Dùng menu
- Chọn hàng cần chỉnh.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Table Propeties, chọn Tab Row
 Row …: chiều cao của hàng thứ.
 At least: chiều cao theo số đo
 Exactly: chiều cao theo số đo chính xác tính bằng đơn vị đo
thông thường.
 Previous Row: Hàng trước hàng chọn.
 Next row: Hàng kế tiếp

Hình 7.4: Hộp hội thoại Table Properties/Row


2.2.5. Trình bày và trang trí bảng:
 Trình bày bảng:
Nội dung trong các ô có thể định dạng giống như văn bản bình
thường trong Word bằng các lệnh thông thường, ngòai ra còn có thể
dùng các lệnh riêng của thanh công cụ Layout.
Align top left: văn bản nằm sát lề trên và lệch về bên trái.
Align Center : văn bản nằm giữa theo chiều dọc.
Align Bottom Right: văn bản nằm sát lề dưới và nằm lệch về
bên phải.
Change text Direction: thay đổi hướng chữ trong ô.

Sort ascending: Sắp xếp tăng dần.

Sort descending: Sắp xếp giảm dần.

Auto sum: tính tổng các ô số


 Trang trí bảng:
- Đánh dấu các ô cần trang trí.
Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ Design như:
Line style: dạng nét kẻ.
Line weight: độ dày nét kẻ.

Border color: màu nét kẻ.

Shading color: màu nền của ô.


Draw table: vẽ thêm đường kẻ.
Erase: xóa bớt đường kẻ.
Lưu ý: Nên tạo đường kẻ tự động cho ô trước rồi mới định dạng các chi tiết sau.
3. Thay đổi cấu trúc bảng biểu
3.1. Nhập nhiều ô thành một ô:
- Chọn các ô muốn nhập
- Vào menu Layout, chọn lệnh Merge Cells hoặc nhắp chuột phải chọn Merge Cells.

Hình 7.5: Hộp hội thoại Merge Cells


3.2. Tách một ô thành nhiều ô:
- Chọn ô cần tách.
- Vào menu Layout, chọn lệnh Split Cells hoặc nhắp chuột phải chọn Split Cells.

Hình 7.6: Hộp hội thoại Split Cells


- Trong hộp hội thọai Split Cells, thực hiện các lựa chọn sau:
 Number of columns : số cột cần tách.
 Number of rows: số hàng cần tách.
 Merge cells before split: nhập các ô trước khi tách.
3.3. Chuyển đổi giữa dạng văn bản và dạng bảng:
 Chuyển đổi từ dạng văn bản sang dạng bảng:
- Bước 1: Chọn khối văn bản muốn đổi.
- Bước 2: Vào menu Insert/Table, chọn lệnh Convert Text to Table

Hình 7.7: Hộp hội thoại Convert Text to Table


+ Table size: Number of columns: Chọn số cột của bảng.
 Number of row: Chọn số hàng của bảng.
+ AutoFit behavior:
 Fixed column width: chọn độ rộng cột
 Autofit to contents: tự động độ rộng cột vừa với nội dung
 Autofit to window:: tự động điều chỉnh độ rộng cột ô3
+ Separate text at: Chọn dấu ngắt cột bằng
 Paragraph: đoạn
 Commas: dấu phẩy
 Tabs: Dấu tab
 Other: Khác
- Bước 3: Nhắp OK để hoàn tất.
 Chuyển đổi từ dạng bảng sang dạng văn bản :
- Bước 1: Chọn khối văn bản muốn đổi.
- Bước 2: Vào menu Layout, chọn lệnh Convert toText
Hình 7.8: Hộp hội thoại Convert Table to Text
Separate text with: Chọn dấu ngắt bằng
 Paragraph marks: đoạn
 Commas: dấu phẩy
 Tabs: Dấu tab
 Other: Khác
- Bước 3: Nhắp OK để hoàn tất.
4. In trộn văn bản
4.1.Tạo Data source:
Tạo danh sách cần trộn thư bằng bảng trong 1 tập tin. ( VD: Tạo
danh sách khách hàng, danh sách học sinh …)
4.2. Tạo Main Document
Tạo mẫu ( VD: giấy mời, giấy báo, …) trong đó có các mục cần
điền vào từ danh sách trên.
4.3. Trộn thư
- Bước 1: Vào menu Mailings, chọn lệnh Start Mail merge/Step by step mail merge
Wizard.

Hình 7.9: Hộp hội thoại Mail Meger


- Bước 2: Chọn Letter, nhắp chuột vào nút Next : Starting Document để tiếp tục.
Hình 7.10: Hộp hội thoại Mail Meger
- Bước 3: Chọn Use Curent Document, Nhắp vào nút Next: Select recipients để tiếp
tục.

Hình 7.11: Hộp hội thoại Mail Meger


- Bước 4: Chọn Use Exttings List, Nhắp vào nut Next: Write your letter.
- Bước 5: Chọn More Items.
- Bước 6: Trong khung Insert Merge field, chọn các trường sao cho phù hợp thông tin
cần điền vào trong mẫu Main Document. Chọn trường nào thì nhắp vào nút Insert,
đóng lại thì chọn Close. Quay lại Bước 5 để thực hiện cho các trường tiếp theo.
- Bước 7: Để hiện những thông tin đã được chọn , nhắp chuột vào nut Preview
Results trên thanh công cụ Mailings.
- Bước 8: Để thể hiện những mẫu tin tiếp theo hoặc trở về mẫu tin trước, nhắp chuột
vào các nut Fisrt Record ( trở về mẫu tin đầu tiên), Previous record ( trở về mẫu tin
trước), Next Record ( đến mẫu tin tiếp theo), Last record ( Đến mẫu tin cuối cùng)
Bài tập:
Thực hiện trộn thư với tập tin dữ liệu và tập tin chính có nội dung dưới đây:
MA SV HO TEN PHAI NAM SINH DIEM DIA CHI
A002 Nguyễn Phi Hùng Nam 1982 27 12 Nguyễn Trãi
A245 Lâm Thuý An Nữ 1981 24 45/1 Lê Hồng
Phong
B113 Lê Thị Trinh Nữ 1982 18 34 Hậu Giang
C204 Trần Văn Dũng Nam 1979 20 231 Hương Điền

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ


NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐSP NHA TRANG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
------------ -----------------

GIẤY BÁO KẾT QUẢ THI


Tröôøng Cao ñaúng Sö phaïm Nha Trang traân troïng thoâng baùo:
Thí sinh <HO TEN>
TUYỂN
Maõ SV : <MA SV>
Ñòa chæ: <DIA CHI>
Sinh naêm : <NAM SINH>
Trong kyø thi tuyeån vaøo tröôøng CÑSP Nha Trang khoaù 2015- 2016, ñaõ ñaït
ñieåm: <DIEM>
Keát quaû: <DIEU KIEN1>
Nha Trang, ngaøy 20 thaùng 8 naêm
215
PHOØNG ÑAØO TAÏO

Ghi chú <DIEU KIEN1>: Nếu DIEM >=20, ghi “Đạt”, ngoài ra ghi “Không đạt”
Câu hỏi, bài tập:
Hãy sử dụng Microsoft Word thiết kế thư mời sau trên khổ giấy A4 , lề các bên
bằng nhau và bằng 2 cm ( Hình và Font chữ Times New Roman cỡ chữ 14 )

Thiệp mời


Kính gửi : << 1>> << 2 >>


Điạ chỉ : << 3 >>
Điện thoại : <<4>>
Nhân dịp kỷ niệm 2 năm hoạt động kinh doanh và khai trương
Show Room, Câu Lạc Bộ Bơi thuyền Nha Trang trân trọng kính mời quí <<
1>> vui lòng đến dự buổi chiêu đãi tổ chức lúc 17 giờ << 5 >> tại Nhà
hàng Câu lạc Bộ Bơi Thuyền số 72 Trần Phú Nha Trang.
Kính mong được tiếp đón quí <<1>>
Nha Trang , ngày 20 tháng 4 năm 2014
Chủ nhiệm CLB
Nôi dung trộn như sau:
<<1>> : Danh xưng của khách
<<2>> : Họ tên của khách
<<3>> : Điạ chỉ của khách
<<4>> : Số điện thoại của khách, nếu khách không có điện thoại thì không in dòng này
<<5>> : Nếu khách nam ( PHAI = 1) thì in “ngày 24-01 -04 “, khách nữ ( PHAI =0 )
in “ngày 26-01-04 “

Main document đặt tên là TM<Ten>.DOC ,


Datasource đặt tên là DT<Ten>.DOC
<Ten > : là tên của anh ( chị ).
Sau đây là danh sách khách

ST HOTEN DXUN DIACHI PHAI TEL


T G
1. Nguyễn thị Thu Bà 76/2 Trần quí Cáp- Ninh Hoà 0 824567
Khan
2. Ngô Duy Ông 32 Ngô Dức Kế Nha Trang 1
g
3. Huỳnh Phi Huệ Chị 67 Lê Hồng Phong Nha Trang 0
4. Trần văn Hùng Anh 46 Hoàng văn Thụ Nha Trang 1 823251
5. Ngô thị Thủy Bà 145 Hùng Vương - Nha Trang 0 831456
12 Huỳnh Thúc Kháng – Nha
6. Trần Thanh Thảo Cô 0 810863
Trang
7. Lê Thanh Hùng Ông 12/4 Lê Lợi – Vạn Ninh 1
Nguyễn
8. Thanh Ông 542 Hùng Vương – Nha Trang 1 822242
Ngọc

Yêu cầu đánh giá


- Tạo được bảng biểu
- Thực hiện được thao tác: nhập nhiều ô thành một, tách một ô thành nhiều ô, chuyển
đổi giữa dạng văn bản và dạng bảng
- Thực hiện được trộn văn bản
BÀI 8
GIỚI THIỆU VỀ EXCEL
Giới thiệu:
Excel là một ứng dụng của Microssoft office giúp tạo ra các bảng
tính, cùng với những tính năng, công cụ, công thức giúp cho việc tính
toán dữ liệu nhanh, chính xác. Bảng tính sử dụng tối đa là 256 cột,
65.536 dòng, và 255 sheet. Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu một
cách tổng quan về phần mềm Microsoft Excel.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm về bảng tính.
- Trình bày được cách nhập dữ liệu của bảng tính.
- Định nghĩa được địa chỉ ô, chức năng Autofill
- Thực hiện được các thao tác cơ bản trên bảng tính: sao chép, di chuyển ô, vùng, kẻ
khung bảng tính, đặt tên bảng tính, định dạng dữ liệu trong ô
-Thực hiện được các thao tác định dạng kiểu dữ liệu
- Thực hiện được các thao tác để in ấn tài liệu trong Excel.
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Giới thiệu
1.1. Cách khởi động Excel :
- Cách 1: Nhắp vào nút Start/Programs/Microsoft Office/Microsoft Excel .
- Cách 2: Nhắp chọn biểu tượng Excel trên màn hình Win.
Màn hình của Excel.
Hình 8.1: Màn hình làm việc Microsoft Excel
+ Cửa sổ Workbook là cửa sổ làm việc chính. Trong một
workbook có chứa tối đa 255 sheet, mỗi sheet được xem như một bảng
tính.
+ Cửa sổ bảng tính: bảng tính hay còn gọi là Worksheet là một
bảng chứa số liệu gồm nhiều dòng (rows), và nhiều cột(columns).
+ Cột (Column): Là tập hợp các ô trong bảng tính, tính theo chiều
dọc, được gán tên theo thứ tự chữ cái A,B,C …
+ Hàng (Row): Là tập hợp các ô trong bảng tính, tính theo chiều
ngang, được gán tên theo thứ tự 1,2,3,…
+ Ô (Cell): Là giao điểm của mỗi cột và dòng. Mỗi ô có một địa
chỉ gồm tên cột và số dòng. Tại mỗi thời điểm có một ô đang làm việc
được gọi là ô hiện hành.
1.2. Cách thoát khỏi Excel:
- Cách 1: Nhắp vào nút Close (X)
- Cách 2: Dùng lệnh Office Button/Exit
- Cách 3: Bấm tổ hợp phím tắt Alt +F4
- Chú ý: Nếu khi thoát khỏi Excel mà tài liệu còn đang mở (hay soạn
thảo) và chưa lưu thì Excel sẽ thông báo:
Do you want to save changes you made to ….?
Yes No Cancel
+ Chọn Yes: Lưu tài liệu
+ Chọn No: Không lưu
+ Chọn Cancel: Không thoát
2. Làm việc với bảng tính
2.1. Nhập dữ liệu trong Excel:
2.1.1. Các loại dữ liệu:
 Dữ liệu dạng chuỗi:
Là dữ liệu có dạng chuỗi ký tự, VD: “ kết quả học tập”. Nếu muốn nhập dữ liệu là
chuỗi dưới dạng các ký tự số như “1234”, trước tiên phải gõ dấu nháy đơn (‘) sau đó
mới gõ ký tự số.
 Dữ liệu dạng số:
Là những ký tự từ 0 đến 9, nếu nhập số âm thì gõ thêm dấu – đằng trước hay gõ số đó
trong dấu ().
2.1.2. Định dạng dữ liệu trong bảng tính:
Soạn thảo trong bảng
- Đặt điểm chèn trong ô muốn nhấp văn bản và nhập nội dung cho ô đó.
- Chiều rộng của ô quyết định lề của đọan văn trong ô, văn bản sẽ tự xuống dòng khi
đụng lề phải của ô.
- Khi muốn chhuyển sang ô khác, nhắp chuột vào ô cần chuyểntới hoặc dùng phím
mũi tên để di chuyển.
- Muốn thêm một hàng mới, đặt điểm chèn tại ô cuối cùng của bảng vànhấn phím Tab.
 Thao tác cơ bản trong ô (cell):
- Khi nhập dữ liệu tại ô nào, cần phải di chuyển đến ô đó. Di chuyển trỏ ô bằng phím
mũi tên () hoặc nhấp trỏ chuột vào vị trí ô đó và nhập dữ liệu, khi cần chỉnh
sửa dữ liệu, đưa trỏ ô cần chỉnh sửa và nhấn phím F2 hoặc nhắp chuột vào trong ô,
- Điều chỉnh độ rộng cột (hàng): Đưa trỏ chuột vào vị trí giao điểm giữa hai cột (hàng),
trỏ chuột trở thành mũi tên hai đầu (), di chuyển chuột để nới rộng hoặc thu hẹp cột
(hàng).
- Khi cần chọn ô, khối ô, hoặc toàn bộ bảng tính, đặt trỏ tại vị trí đầu tiên, sau đó di
chuyển chuột hoặc bấm tổ hợp phím Shift + Phím mũi tên.
2.2. Xử lý dữ liệu trong excel
2.2.1. Sao chép, di chuyển ô, vùng:
 Sao chép:
- Bước 1: Chọn ô, vùng cần sao chép.
- Bước 2: Vào menu Edit/Copy hoặc nhấn Ctrl +C
- Bước 3: Đặt trỏ ô tại vị trí cần sao chép tới, nhấm Enter hoặc Ctrl +V.
 Di chuyển:
- Bước 1: Chọn ô, vùng cần di chuyển.
- Bước 2: Vào menu Edit/Cut hoặc nhấn Ctrl + X
- Bước 3: Đặt trỏ ô tại vị trí cần di chuyển tới, nhấm Enter hoặc Ctrl +V.
 Chèn thêm ô, cột, dòng Sheet:
- Bước 1: Để trỏ chuột tại vị trí cần thêm ô, dòng, cột.
- Bước 2: Vào menu Home/Insert, chọn lệnh:
+ Cell: chèn thêm ô.
+ Rows: Chèn thêm hàng.
+ Columns: Chèn thêm cột.
+ WorhSheet: Chèn thêm bảng tính.
 Xóa ô, cột, dòng:
- Bươc 1: Chọn ô, cột, hàng, cần xóa.
- Bươc 2: Vào menu Home, chọn lệnh Delete, hoặc nhắp nút phải chuột vào ô, cột,
hàng cần xóa, chọn lệnh Delete trên menu, sẽ xuất hiện hộp hội thoại Delete, chọn:

Hình 8.2: Hộp hội thoại Delete cells


 Shift cell left: Xóa ô, và đẩy ô từ phải qua trái.
 Shift cell up: Xóa ô, và đẩy ô bên dưới lên trên.
 Entire row: Xóa hàng.
 Entire column: Xóa cột.
2.2.2. Kẻ khung bảng tính:
- Bước 1: Chọn vùng bảng tính cần kẻ khung.
- Bước 2: Vào menu Home/Format, chọn lệnh Format Cell, chọn Tab Border.

Hình 8.3: Hộp hội thoại Format cells


+ None: Gỡ bỏ đường kẻ.
+ Outline: kẻ xung quanh.
+ Inside: Kẻ khung lưới bên trong.
+ Color: Chọn màu cho đường kẻ.
+ Style: các loại đường kẻ khung.
+ Các nút lệnh chọn để kẻ đường, khi kẻ đường nào, chọn nút lệnh có vị
trí phù hợp.
2.2.3. Đặt tên cho bảng tính:
Nhắp nút phải chuột vào vị trí tên Sheet, chọn lệnh Rename và gõ lại tên cho Sheet.
2.2.4. Định dạng dữ liệu trong ô:
- Bước 1: Chọn vùng bảng tính cần định dạng.
- Bước 2: Vào menu Home/Format, chọn lệnh Format Cell, chọn Tab Alignment.

Hình 8.4: Hộp hội thoại Format cells


+ Wraptext: Bật tắt chế độ xuống hàng trong ô.
+ Shink to fit: Thu nhỏ dữ liệu cho vừa đủ ô.
+ Merge cell: Ghép nhiều ô thành một ô.
+ Horizontal: Định dạng dữ liệu trong ô theo chiều ngang.
+ General: Trả về vị trí mặc nhiên.
+ Center Across Selection: Canh dữ liệu vào giữa khối cột.
+ Vertical: Cho phép xác định vị trí dữ liệu theo chiều đứng.
+ Orientation: Xác định góc quay dữ liệu.
2.2.5. Định dạng kiểu dữ liệu:
- Bước 1: Chọn vùng bảng tính cần định dạng.
- Bước 2: Vào menu Home/Format, chọn lệnh Format Cell, chọn Tab Number.
Hình 8.5: Hộp hội thoại Format cells
+ General: Định dạng mặc nhiên kiểu dữ liệu nhập trong ô.
+ Number: Định dạng kiểu số.
+ Curency: Định dạng kiểu tiền tệ.
+ Date: Định dạng ngày
+ Time: Định dạng giờ
+ Percentage: Định dạng kiểu %.
+ Fraction: Định dạng kiểu thập phân
+ Scientific: Định dạng số theo kiểu khoa học.
+ Text: Định dạng kiểu chuỗi.
+ Special:Định dạng theo một kiểu đặc biệt.
+ Custom: Định dạng kiểu người dùng
Hình 8.6: Hộp hội thoại Format cells
 Một số code thông dụng trong kiểu Custom:
 Ký hiệu #:
- Tượng trưng cho vị trí xuất hiện của ký số.
- Không hiển thị các số 0 vô nghĩa.
- Giá trị số sẽ được làm tròn phần lẻ tùy thuộc số ký tự # nằm ở phần lẻ của code trong
khung Type.
 Ký hiệu 0:
- Tượng trưng cho vị trí xuất hiện của ký số.
- Hiển thị các số 0 vô nghĩa.
- Giá trị số sẽ được làm tròn phần lẻ tùy thuộc số ký tự 0 nằm ở phần lẻ của code trong
khung Type.
- VD1: Nếu chọn trong khung Type, code là: 00 thì khi nhập số 09 sẽ hiển thị 09
Nhưng với code là ## thì hiển thị là 9 ( bởi số 0 trước số 9 là vô
nghĩa).
- VD2: Nếu chọn code là: #,###.00 thì nhập 1234.75 sẽ hiển thị 1234.75
Nếu chọn Code là:#,###.## thì cũng hiển thị 1234.75
Nhưng nếu code là: #,###.# thì sẽ hiển thị 1234.8 (làm tròn số)
Nếu vẫn với code trên mà nhập 1234.74 thì sẽ hiển thị 1234.7.
Lưu ý: Khi số được làm tròn trong ô nên hiểu là chỉ làm tròn về
mặt hình thức hiện ra, còn giá trị số trong ô không hề thay đổi.
 Ký hiệu %: Giá trị hiển thị được nhân với 100 và kèm theo ký hiệu %.
VD: Code là: 0.00%, nếu nhập số 0.15 sẽ hiển thị là 15%
 Ký hiệu “Text”: Hiển thị thêm nhóm ký tự đặt trong dấu “ ” đi sau code
VD: code là #.### “USD”, thi khi nhập số 1200 sẽ hiển thị là
1.200 USD.
 Ký hiệu [color]: Hiển thị nội dung trong ô với màu chỉ định color
Color có các giá trị sau: red: đỏ, white:trắng, green:
xanh lá cây, blue: xanh dương, magenta: tím, yellow: vàng, cyan: gần
giống xanh da trời. Hoặc có thể dùng [color#] với # là giá trị từ 1 đến 56.
- VD: Code là [red]#.### (hoặc codelà[color3]#.###) thì khi nhập số 1234 thì sẽ hiển
thị 1.234 có màu đỏ
 Ký hiệu [condition value]: thiết lập điều kiện định dạng số , thường dùng chung
với màu chỉ định [color][condition value]<code> hoặc [condition value]
[color]<code>. Nếu có nhiều điều kiện và mẫu định dạng thì các phát biểu cách nhau
bởi dấu ; .
- VD: Muốn định dạng số theo yên cầu sau:
+ Nếu số nhập vào lớn hơn 400: hiện ra với màu đỏ.
+ Nếu số nhập vào nhỏ hơn 400: hiện ra với màu xanh dương.
+ Nếu số nhập vào bằng 400: hiện ra với màu vàng.
Thì code sẽ là: [red][>400]#,##0;[blue][<400]#,##0;[yellow]#,##0
+ Khi nhập dữ liệu kiểu ngày tháng, muốn cho hiển thị theo kiểu ngày/tháng/năm,
trong khung Type gõ DD/MM/YYYY.
2.3. Địa chỉ ô:
Địa chỉ trong Excel gồm:
- Địa chỉ tương đối: là địa chỉ sẽ thay đổi khi ta sao chép công thức đến vị trí mới.
VD: B4, A12 ….
- Địa chỉ tuyệt đối: là địa chỉ không thay đổi khi ta sao chép công thức đến vị trí mới.
VD: $B$4, $A$12, ….
- Địa chỉ hỗn hợp: Là kết hợp của hai loại địa chỉ trên.
VD: B$4, $A12, ….
2.4 Chức năng Auto fill:
Là một chức năng sao chép đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong
Excel dùng để sao chép công thức, tạo seri số thứ tự, seri ngày tháng
năm ….
Khi tạo seri số thứ tự , seri ngày tháng năm: Chọn ô đầu tiên,
nhập dữ liệu vào, nhập tiếp dữ liệu vào ô tiếp theo liền kề, chọn hai ô đã
nhập đó, đưa trỏ chuột xuống góc dưới bên phải ô thứ hai, trỏ chuột
thành dấu cộng (+) màu đen nhỏ, kéo chuột để tạo thành seri.
Khi sao chép công thức: Đưa trỏ chuột xuống góc dưới bên phải ô
chứa công thức cần sao chép trỏ chuột thành dấu cộng (+) màu đen nhỏ,
kéo chuột để tạo thành seri.
Ví dụ:
3. In ấn
3.1. Định dạng trang in
- Vào menu Home, chọn lệnh Page Setup.
Các thành phần trong hộp hội thọai Page Setup:

Hình 8.7: Hộp hội thoại Page Setup


 Trong Tab Page:Định dạng trang in
+ Orientation: Chọn hướng in
 Portrait: In theo hướng giấy đứng
 Lanscape:In theo hướng giấy ngang
+ Scaling:
 Adjust to: Cho đặt tỷ lệ in từ 10% đến 400% so với kích thước that
 Fit to: Tự nén theo chiều rộng hay chiều cao sao cho vừa với số trang định
trước.
+ Paper size: Chọn khổ giấy in.
+ Print Quality: Chọn độ phân giải khi in, độ phân giải càng cao thì bản in càng đẹp
và in càng chậm.
+ First page number: Đặt trang bắt đầu in, mặc nhiên sẽ in tất cả các trang trong
vùng khai báo, nhập vào số nguyên chỉ trang bắt đầu.
+ Nút lệnh Print sẽ mở hộp hội thọai Print.
+ Nút lệnh Print Preview: cho xem trước bản in trên màn hình.
+ Nút lệnh Option: Đặt các thông số cho máy in hiện hành như: Độ phân giải
( Revolution), kích thước giấy ( Paper size)…
 Trong Tab Margin: Định lề trang in.

Hình 8.8: Hộp hội thoại Page Setup


+ Top: An định lề trên, tức là khoảng cách từ mép trên của tờ giấy đến dòng đầu tiên
của văn bản.
+ Bottom: An định lề dưới.
+ Left: An định lề trái.
+ Right: An định lề phải.
+ Center on page:
 Hoziontally: Canh dữ liệu giữa trang in theo chiều ngang.
 Vertically: Canh dữ liệu giữa trang in theo chiều dọc.
+ Nút lệnh Preview: cho xem diện mạo trang in theo thông số đã định.
 Trong Tab Header/Footer: Tạo tiêu đề đầu trang và cuối trang.
Hình 8.9: Hộp hội thoại Page Setup
- Muốn tạo tiêu đề đầu trang ( Header) hay cuối trang (Footer) theo ý muốn, chọn
Custom Header, Custom Footer:

Hình 8.10: Hộp hội thoại Header


Hộp hội thọai này chia Header, Footer làm 3 phần: Left section ( trái), Center section
(giữa ), Right section (phải). Muốn tạo ở phần nào thì nhắp chuột vào phần đó và
nhập nội dung Header/ Footer.
Nội dung của Header/ Footer có thể là chuỗi ký tự hay các code.
Nhắp vào các nút để chèn các code vào Header/ Footer
 Mở hộp thọai font, cho phép thay đổi font trước hay sau khi
nhập nội dung Header/ Footer.
 Chèn số trang vào bảng tính.
 Chèn tổng số trang của Workbook vào bảng tính
 Chèn ngày hiện tại của hệ thống vào bảng tính
 Chèn giờ hiện tại của hệ thống vào bảng tính.
 Chèn tên của tập tin chứa bảng tính muốn in.
 Chèn tên của bảng tính.
Nhắp OK để hòan tất
 Trong Tab Sheet
+ Print area: Khai báo vùng in ( có thể nhập địa chỉ hoặc rê chuột trên phạm vi để
chọn).
+ Print title:
 Row to Repeat at top: Cho khai báo các dòng liên tiếp để in ở mỗi
đầu trang.
 Column to Repeat at Left: Cho khai báo các cột liên tiếp để in
bên trái mỗi trang.
+ Print:
 Gridline: In hoặc không in lưới phân cách các ô.
 Black and White: Chỉ in hai màu đen trắng.
 Notes: In ghi chú của ô ở trang bổ sung.
 Row and Column Heading: In luôn chỉ số dòng và tên cột của Sheet.
 Draft Quality: In thô ( in nháp, tốc độ nhanh).
+ Page Oder: Xác định thou tự in khi vùng in vượt quá khổ in của trang giấy.
 Down and over: In từ trên xuống dưới, hết rồi mới in sang phải.
 Across and over: In theo chiều từ trái sang phải, rồi mới xuống trang tiếp theo.
3.2. In ấn:
- Vào nút lệnh Home, chọn lênh Print
Các thành phần của hộp hội thọai Print:
Hình 8.11: Hộp hội thoại Print
+ Printer
 Name: chọn tên máy in dùng để in.
+ Print range: Xác định các trang được in
 All: In tất cả các trang trong Sheet hay vùng được chọn.
 Page: Chọn các trang cần in
 From: Từ trang to: đến trang
+ Copies:
 Number of copies: Nhập vào số lượng bản in.
+ Print what:
 Selection: Chỉ in các ô trong vùng đã chọn của Sheet hiện
hành.
 Selected sheet(s): In các ô trong vùng đã chọn trong các sheet
được chọn, các vùng trên các sheet khác nhau sẽ được in trên các trang
khác nhau.
 Entire Workbook: In tòan bộ những Sheet có chứa dữ liệu
trong Workbook , mỗi Sheet sẽ in trên những trang riêng
Bài tập: Nhập và trang trí bảng tính kết quả học tập sau
KẾT QUẢ KIỂM TRA
Toá Điểm Tổng Kết Học
Tên Lớp Văn Anh
n thưởng Điểm Quả Bổng
Vân 12A1 2 10 1 2 15 Rớt  
Hoàng 12A2 8 5 1 2 16 Rớt  
Nhật 10A1 9 8 5 2 24 Đậu 100,000
Thành 11A2 5 10 6 Đậu 100,000
Trinh 12C1 9 10 7 1 27 Đậu 100,00Đg
Việt 10D3 8 2 6 0 16 Rớt  
Trúc 12B3 10 10 4 1.5 25.5 Rớt  
Bình 10C1 9 2 7 1 19 Rớt  
Mỹ 10A1 2 7 2 2 13 Rớt  
Hào 11B2 8 9 9 1.5 27.5 Đậu 100,000g

Câu hỏi, bài tập:


Nhập và trang trí bảng tính lương sau

Yêu cầu đánh giá


- Thực hiện được các thao tác cơ bản trên bảng tính: kẻ khung bảng tính, đặt tên bảng
tính, định dạng dữ liệu trong ô
- Thực hiện được các thao tác định dạng kiểu dữ liệu
- Thực hiện được các thao tác để in ấn tài liệu trong Excel.
BÀI 9
SỬ DỤNG HÀM XỬ LÝ DỮ LIỆU DẠNG SỐ VÀ CHUỖI
Giới thiệu:
Công thức là cốt lõi và tinh túy của MS Excel, nếu không có các
công thức thì bảng tính cũng giống như trình soạn thảo văn bản. Chúng
ta dùng công thức để tính toán từ các dữ liệu lưu trữ trên bảng tính, khi
dữ liệu thay đổi các công thức này sẽ tự động cập nhật các thay đổi và
tính ra kết quả mới giúp chúng ta đỡ tốn công sức tính lại nhiều lần.
Bài này giới thiệu về cách sử dụng công thức, cũng như cách sử
dụng và ý nghĩa các hàm xử lý dạng số và chuỗi.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm về hàm trong excel.
- Trình bày được cú pháp và công dụng của hàm ABS, SQRT, Power, Int, MOD,
Round, Produc, Sum, Sumif
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm Len, Left, Right, Mid, Upper,
Lower, Prope, Trim, Value
- Sử dụng được các hàm ABS, SQRT, Power, Int, MOD, Round, Produc, Sum, Sumif
vào trong các bài tập cụ thể trong thực tế.
- Sử dụng được các hàm Len, Left, Right, Mid, Upper, Lower, Prope, Trim, Value vào
trong các bài tập cụ thể trong thực tế.
- Nghiêm túc và tự giác chấp hành các quy định trong lớp học
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Các khái niệm
1.1. Các công thức:
Quy ước:
- Phải bắt đầu bằng dấu “=”
- Thành phần của một công thức gồm các toán tử như: + (cộng), -
(trừ), *
(nhân),/ (chia),^ (mũ, lũy thừa), () ( dấu ngoặc đơn), & ( toán tử
liên kết) và các toán tử so sánh (<,>,<=,>=,=).
- Độ ưu tiên của các toán tử xếp theo thứ tự như sau: (), ^, * và /,
+ và -. Trường hợp có hai toán tử có cùng độ ưu tiên thì toán tử nào đứng
trước sẽ được tính trước.
VD: = 4+5  cho kết quả là 9
= 5^2  cho kết quả là 25
= “ trường “&”TC nghề”  cho kết quả là “ trường TC nghề”
= (4+5)*3  cho kết quả là 27
= 4+5* 3 cho kết quả là 19.
1.2.Cú pháp chung của hàm trong Excel:
= tên hàm ({ các đối số})
Trong đó:
- Tên hàm phải đúng theo tên Excel đã đặt, có thể gõ bằng chữ
thường hoặc chữ hoa.
- Các đối số trong hàm rất đa dạng, nó có thể là một số cụ thể,
một địa chỉ ô hay khối, hoặc lại là một hàm khác ( hàm lồng hàm).
- Đối số phải d0ược đặt trong dấu ngoặc đơn(), các đối số được
phân cách nhau bởi dấu phẩy (,) hoặc chấm phẩy (;) tuỳ theo khai báo
List Separator trong Control Panel/Regional Setting
- Số đối số trong hàm tối đa là 30 với điều kiện tổng số ký tự có
trong công thức không được vượt quá 1024.
- Trong hàm không được có ký tự trắng trừ trường hợp ký tự trắng
nằm trong chuỗi trong dấu nháy kép “”.
- Excel có một số hàm không có đối số như Hàm Now(): trả về
ngày giờ hiện hành. Colunm(): trả về cột hiện hành, Row(): trả về hàng
hiện hành.
VD:
=Sum(1,45,4): đối số là số cụ thể.
=Sum(D1,B5,C1:C10): đối số là địa chỉ ô và khối.
=Sum(product(D1, D3),A2:A4): đối số là hàm và địa chỉ khối.
2. Hàm xử lý dữ liệu dạng số
2.1. Hàm ABS
+ Công dụng: Trả về gía trị tuyệt đối của một giá trị kiểu số.
+ Cú pháp: =ABS(number)
+ VD: = ABS(-7)  cho kết quả là 7
=ABS(7) cho kết quả là 7.
2.2. Hàm SQRT():
+ Công dụng: Trả về căn bậc hai của một giá trị kiểu số.
+ Cú pháp: =SQRT(number)
+ Ví dụ:

2.3. Hàm POWER():


+ Công dụng: Tính lũy thừa của một giá trị kiểu số.
+ Cú pháp: =POWER(number,power)
+ Ví dụ:
2.4. Hàm INT():
+ Công dụng: Làm tròn số trong hàm đến số nguyên gần nhất nhỏ hơn số trong hàm
+ Cú pháp: =INT(number)
+ Ví dụ:

2.5. Hàm MOD():


+ Công dụng: Trả về số dư của phép chia nguyên.
+ Cú pháp: =MOD(number, divisor - number)
Trong đó: - number: là số bị chia hay địa chỉ ô chứa số bị chia.
- divisor – number: là số chia hay địa chỉ ô chứa số chia.
+ Ví dụ:

2.6. Hàm ROUND():


+ Công dụng: Làm tròn giá trị số đến số chỉ định.
+ Cú pháp: =ROUND(number, number-digits)
Trong đó: - number: là số muốn làm tròn hay địa chỉ ô chứa số muốn làm
tròn.
- number -digits: là vị trí chỉ định làm tròn.
+ Ví dụ: làm tròn điểm trung bình 2 chữ số sau dấu phẩy

2.7. Hàm SUM():


+ Công dụng: Tính tổng các đối số trong hàm.
+ Cú pháp: =SUM(number 1, number 2, … , number n)
+ Ví dụ: Tính tổng điểm của ba môn Toán, Văn, Anh

2.8. Hàm SUMIF():


+ Công dụng: Tính tổng có điều kiện.
+ Cú pháp: =SUMIF(Range, Criteria, Sum - range)
Trong đó: - Range: là phạm vi các ô mà hàm sẽ xét xem có ô nào thỏa điều kiện
Criteria hay không để tính tổng.
- Criteria: là điều kiện xét, có thể được ghi dưới dạng địa chỉ ô hay
được ghi trong dấu nháy kép “”.
- Sum – range: là phạm vi tương ứng với các ô trong phạm vi range thỏa
điều kiện criteria.
Hàm Sumif sẽ dò trên phạm vi range, nếu gặp ô nào thỏa điều kiện criteria thì hàm sẽ
tính tổng giá trị của các ô tương ứng trên phạm vi sum-range.
+ Ví dụ:

Tính doanh số bán hàng của Hương:


=Sumif(A2:A6,”A3”,B2:B6) cho kết quả là 2.550.000
2.9. Hàm PRODUCT():
+ Công dụng: Tính tích các đối số trong hàm.
+ Cú pháp: =PRODUCT(number 1, number 2, … , number n)
+ Ví dụ: Tính tích của ba môn Toán, Văn, Anh

3. Các hàm xử lý dữ liệu dạng chuỗi:


3.1. Hàm LEN():
+ Công dụng: Trả về chiều dài chuỗi.
+ Cú pháp: =LEN(Text)
+ Ví dụ: = LEN(“Truong TC nghe”)  cho kết quả là 14

3.2. Hàm LEFT():


+ Công dụng: Lấy number ký tự bên trái chuỗi Text.
+ Cú pháp: =LEFT(Text, number)
+ Ví dụ:

3.3. Hàm RIGHT():


+ Công dụng: Lấy number ký tự bên phải chuỗi Text.
+ Cú pháp: =RIGHT(Text, number)
+ Ví dụ:

3.4. Hàm MID():


+ Công dụng: Lấy number ký tự của chuỗi Text bắt đầu từ vị trí number-start.
+ Cú pháp: =MID(Text, number-start,number)
+ VD: =

3.5. Hàm LOWER():


+ Công dụng: Đổi chuỗi thành chữ thường.
+ Cú pháp: =LOWER(Text)
+ Ví dụ:
= LOWER(“Truong TC nghe”)  cho kết quả là truong tc nghe
= LOWER(“TRƯỜNG TC NGHỀ”)  cho kết quả là trường tc nghề
3.6. Hàm UPPER():
+ Công dụng: Đổi chuỗi thành chữ hoa.
+ Cú pháp: =UPPER(Text)
+ Ví dụ:
= UPPER(“Truong TC nghe”)  cho kết quả là TRUONG TC NGHE
= UPPER(“trường tc nghề”)  cho kết quả là TRƯỜNG TC NGHỀ
3.7. Hàm PROPER():
+ Công dụng: Đổi chuỗi Text thành chuỗi có các ký tự đầu của mỗi từ là chữ hoa, các
ký tự sau là chữ thường.
+ Cú pháp: =PROPER(Text)
+ Ví dụ:
= PROPER(“Truong TC nghe”)  cho kết quả là Truong Tc Nghe
= PROPER(“TRƯỜNG TC NGHỀ”)  cho kết quả là Trường Tc Nghề
3.8. Hàm TRIM():
+ Công dụng: Bỏ đi tất cả các khoảng trắng thừa trong chuỗi.
+ Cú pháp: =TRIM(Text)
+ Ví dụ:
= TRIM(“Truong TC nghe”)  cho kết quả là Truong TC nghe
3.9. Hàm VALUE():
+ Công dụng: Đổi chuỗi ký số (kiểu text) ra kiểu số.
+ Cú pháp: =VALUE(Text)
+ Ví dụ:

Câu hỏi, bài tập:


9.1. Trình bày cú pháp, công dụng của các hàm xử lý dạng chuỗi và số
9.2. Sử dụng các hàm xử lý dạng số tính toán bảng tính sau

Yêu cầu đánh giá


- Trình bày được cú pháp và công dụng của hàm ABS, SQRT, Power, Int, MOD,
Round, Produc, Sum, Sumif, Len, Left, Right, Mid, Upper, Lower, Prope, Trim, Value
- Áp dụng các hàm ABS, SQRT, Power, Int, MOD, Round, Produc, Sum, Sumif, Len,
Left, Right, Mid, Upper, Lower, Prope, Trim, Value vào trong các bài tập
BÀI 10
SỬ DỤNG HÀM DỮ LIỆU THỜI GIAN, NGÀY THÁNG
Giới thiệu:
Khi thực hiện một phép tính liên quan đến thời gian, ngày tháng,
nhiều lúc bạn chỉ muốn lấy giờ, hoặc ngày để sử dụng cho phép toán của
mình. Thay vì bạn sử dụng phương pháp thủ công thì Excel hỗ trợ cho
bạn một hàm để lấy. Bài này giới thiệu một cách tổng quan về cách sử
dụng và ý nghĩa các hàm thời gian, ngày tháng..
Mục tiêu:
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm Second, Minute, Hour, Time
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm Today, Day, Month, Year và
Weekday
- Sử dụng được các hàm Second, Minute, Hour, Time vào trong các bài tập cụ thể
trong thực tế.
- Sử dụng được các hàm Today, Day, Month, Year và Weekday vào trong các bài tập
cụ thể trong thực tế.
- Nghiêm túc và tự giác chấp hành các quy định trong lớp học
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Các hàm thời gian
1.1.Hàm Second
+ Công dụng: Cho biết số chỉ giây trong một giá trị thời gian
+ Cú pháp: = Second(SerialNumber)
Ví dụ: =SECOND("2:45:30 PM") = 30 (giây)

1.2.Hàm Minute
+ Công dụng: Cho biết số chỉ phút trong một giá trị thời gian
+ Cú pháp: = Minute (SerialNumber)
Ví dụ: =Minute ("2:45:30 PM") = 45 (phút)

1.3.Hàm Hour
+ Công dụng: Cho biết số chỉ giờ trong một giá trị thời gian
+ Cú pháp: = Hour (SerialNumber)
Ví dụ: =Hour ("2:45:30 PM") = 2 (giờ)

1.4. Hàm Time


+ Công dụng: Trả về một số thập phân trong một giá trị thời gian cụ thể. Số thập phân
trả về nằm trong khoảng từ 0 đến  0.99999999 tương ứng với thoài gian từ 0:00:00 đến
23:59:59.
+ Cú pháp: = Time( hour, minute, second)
- Trong đó:
+ Hour: giá trị giờ, là một số từ 0 đến 32767. Tham số bắt buộc.
+ Minute: giá trị phút, là một số từ 0 đến 32767. Tham số bắt buộc.
+ Second: giá trị  giây, là một số từ 0 đến 32767. Tham số bắt buộc.
Ví dụ: =TIME(19,30,20) cho kết quả là 19:30:20

2. Hàm xử lý dữ liệu dạng Ngày tháng


2. 1. Hàm NOW():
+ Công dụng: Trả về ngày và giờ hệ thống vào thời điểm gọi hàm, trị nhìn thấy tùy
theo định dạng.
+ Cú pháp: =NOW()
2.2. Hàm TODAY():
+ Công dụng: Trả về ngày hiện tại vào thời điểm gọi hàm.
+ Cú pháp: =TODAY()
2.3. Hàm DAY():
+ Công dụng: Đổi 1 trị ngày tháng (serial number) ngày, có giá trị từ 1 đến 31
+ Cú pháp: DAY( Serial_number)
+ Ví dụ:

2.4. Hàm MONTH():


+ Công dụng: Đổi 1 trị ngày tháng (serial number) ra tháng.
+ Cú pháp: =MONTH(serial number)
Trong đó: Serial number là dạng số tuần tự của một ngày, có thể ghi ở dạng datetext.
+Ví dụ:

2.5. Hàm YEAR():


+ Công dụng: Đổi 1 trị ngày tháng (serial number) ra năm.
+ Cú pháp: =YEAR(serial number)
Trong đó: Serial number là dạng số tuần tự của một ngày, có thể ghi ở dạng datetext.
+ Ví dụ:

2.6. Hàm DATE()


+ Công dụng: Trả về kết quả là ngày, tháng, năm được định dạng tương ứng với ngày,
tháng, năm được nhập vào
+ Cú pháp: =DATE(year,month,day)
+ Ví dụ: =DATE(2005,06,20) cho kết quả là 20/06/2005
2.7. Hàm WEEKDAY():
+ Công dụng: Đổi 1 trị ngày tháng (serial number) ra ngày trong tuần( theo quy định
ngày trong tuần).
( 1 là Chủ nhật, 2 là thứ Hai, …. 7 là thứ Bảy)
+ Cú pháp: =YEAR(serial number)
Trong đó: - Serial number là dạng số tuần tự của một ngày, có thể ghi ở dạng datetext.
- return_type: tùy chọn để xác định kiểu giá trị trả về cho hàm WEEKDAY()
+ 1 hoặc để trống: ngày chủ nhật có giá trị là 1, ngày thứ bảy có giá trị là 7
+ 2: ngày thứ hai có giá trị là 1, ngày chủ nhật có giá trị là 7
+ 3: ngày thứ hai có giá trị là 0, ngày chủ nhật có giá trị là 6
+Ví dụ:
Câu hỏi, bài tập:
10.1. trình bày công dụng, cú pháp của các hàm ngày tháng, thời gian
10.2. Dùng các hàm Second, Minute, Hour để lấy về giây, phút, giờ sau

10.3. Dùng các Hàm Day, Month, Year và Weekday(SerialNumber) để lấy về ngày,
tháng, năm sau

Yêu cầu đánh giá


- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm Second, Minute, Hour, Time,
Today, Day, Month, Year và Weekday
- Áp dụng được các hàm Second, Minute, Hour, Time, Today, Day, Month, Year và
Weekday vào trong các bài tập.
BÀI 11
SỬ DỤNG HÀM DỮ LIỆU THỐNG KÊ VÀ THỐNG KÊ CÓ ĐIỀU KIỆN
Giới thiệu:
Các hàm Thống kê trong Excel được sử dụng và ứng dụng nhiều
trong công việc tính toán Excel trong công việc văn phòng. Nhằm giúp
các bạn hiểu rõ về cú pháp, công dụng cũng như cách sử dụng các hàm
thống kê trong Excel. Bài này này sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn
một cách chi tiết và đầy đủ về các hàm thống kê trong Excel.
Mục tiêu:
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm Average, Max, Min, Count,
Counta, Countif, Rank
- Sử dụng được các hàm Average, Max, Min, Count, Counta, Countif, Rank vào trong
các bài tập cụ thể trong thực tế.
- Nghiêm túc và tự giác chấp hành các quy định trong lớp học
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Hàm AVERAGE():
+ Công dụng: Tính trị trung bình của các đối số trong hàm.
+ Cú pháp: =AVERAGE(number 1, number 2, … , number n)
+ Ví dụ: = AVERAGE(2,10,1)  cho kết quả là 4.33

2. Hàm MAX():
+ Công dụng: Cho biết giá trị lớn nhất của các đối số trong hàm.
+ Cú pháp: =MAX(number 1, number 2, … , number n)
+ Ví dụ: = MAX(2,10,1)  cho kết quả là 10

3. Hàm MIN():
+ Công dụng: Cho biết giá trị nhỏ của các đối số trong hàm.
+ Cú pháp: =MIN(number 1, number 2, … , number n)
+ Ví dụ: = MIN(2,10,1)  cho kết quả là 1

4. Hàm COUNT():
+ Công dụng: Đếm các giá trị số của các đối số trong hàm.
+ Cú pháp: =COUNT(Value 1, value 2, … , value n)
+ Ví dụ: = COUNT(18,2,a,b,2,4,)  cho kết quả là 4
Đếm các giá trị số trong phạm vi C4:F4.

5. Hàm COUNTA():
+ Công dụng: Đếm các giá trị khác rỗng của các đối số trong hàm.
+ Cú pháp: =COUNTA(Value 1, value 2, … , value n)
+ Ví dụ: = COUNTA(18,2,a,b,2,4,)  cho kết quả là 6
Đếm các giá trị khác rỗng trong phạm vi C4:F4.

6. Hàm COUNTIF():
+ Công dụng: Đếm các giá trị trong phạm vi các ô thỏa điều kiện.
+ Cú pháp: =COUNTIF(range, criteria)
Trong đó:
- range: là phạm vi các ô mà hàm sẽ xét xem có ô nào thỏa điều
kiện criteria hay không.
- criteria: là điều kiện xét, có thể được ghi dưới dạng địa chỉ ô hay trong dấu
nháy kép “”.
+ Ví dụ: Đếm các giá trị thỏa điều kiện >3 trong phạm vi C4:E4.

7. Hàm RANK():
+ Công dụng: Trả về thứ bậc của một trị kiểu số theo chỉ định order trong phạm vi.
+ Cú pháp: =RANK(number,ref,[order])
Trong đó: - number: là giá trị cần so sánh.
- ref: là phạm vi để so sánh.
- order: là 0 hay 1. Nếu là 1: thứ bậc xếp theo giá trị số tăng dần. Nếu là
0 ( hay không ghi):thứ bậc xếp theo giá trị số giảm dần

Câu hỏi, bài tập


11.1.Trình bày cú pháp, công dụng của các hàm thống kê và thống kê có điều kiện
11.2.Nhập dữ liệu và tính toán bảng lương sau:
BẢNG TÍNH TIỀN LƯƠNG THÁNG 05/2012
DANH SÁCH LƯƠNG - THƯỞNG THÁNG 05/2012
Số Mã nhân Ngày Hệ số
Tên nhân viên Tên PB Tiền lương
TT viên công lương
1 001TC Trần Đan Như  Tổ chức 25 3.5  
2 002TV Đăng Thế Khoa  Kế toán 27 2.34  
3 003TC Nguyễn Ngọc Chấn  Tổ chức 24 4.5  
4 004KH Nguyễn Trọng Tài  Kế hoạch 26 6.0  
5 005GD Nguyễn Tiến Huy  Vật tự 23 3.0  
6 006KH Trần Thị Hạnh Nhi  Tổ chức 24 8.0  
7 007KH Nguyễn Quỳnh Như   Tổ chức 27 6.5  
Tiền lương cao nhất
Tiền lương thấp nhất
Trung bình của tiền lương
Đếm tổng số nhân viên của tất cả các phòng
Đếm tổng số nhân viên phòng tổ chức
Sắp xếp theo thứ bậc lương từ thấp đến cao

Yêu cầu:
- Tiền lương =Ngày công *Hệ Số lượng*1150 ( và được định dạng có dấu phân
cách hàng ngàn, có đơn vị tiền tệ là VNĐ. VD: 200.000 VNĐ)
Yêu cầu đánh giá
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm Average, Max, Min, Count,
Counta, Countif, Rank
- Sử dụng được các hàm Average, Max, Min, Count, Counta, Countif, Rank vào trong
các bài tập
BÀI 12
SỬ DỤNG HÀM DỮ LIỆU LOGIC
Giới thiệu:
Logic là một lập luận cho chúng ta biết một mệnh đề nào đó là
đúng nếu những điều kiện nào đó được thỏa mãn. Mệnh đề có hai loại là
đúng và sai. Nhiều tình huống và những quá trình mà bạn gặp trong cuộc
sống hàng ngày có thể được biễu diễn dưới dạng mệnh đề, hoặc hàm.
Qua bài học này sẽ giới thiệu một cách thật cụ thể về hàm logic.
Mục tiêu:
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm And, Or,If
- Sử dụng được các hàm And, Or,If vào trong các bài tập cụ thể trong thực tế.
- Nghiêm túc và tự giác chấp hành các quy định trong lớp học
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Hàm AND():
+ Công dụng: Hàm trả về giá trị true khi tất cả các đối số trong hàm đều đúng, trả về
giá trị false khi chỉ một đối số trong hàm sai.
+ Cú pháp: =AND(logical_1, logical_ 2, …, logical_ n)
-Trong đó: logical_1: là điều kiện 1
logical_2: là điều kiện 1
……………..
logical_n: là điều kiện 1
Hay:
+ Ví dụ: = AND(2>1,5<7)  cho kết quả là True
= AND(3<2,1<4)  cho kết quả là False

2. Hàm OR():
+ Công dụng: Hàm trả về giá trị true khi chỉ cần một đối số trong hàm đúng, trả về giá
trị false khi tất cả các đối số trong hàm sai.
+ Cú pháp: =OR(Logical_1, logical_ 2, …, logical_ n)
-Trong đó: Logical_1: là điều kiện 1
Logical_2: là điều kiện 1
……………..
Logical_n: là điều kiện 1

+ Ví dụ: = OR(2>1,5>7)  cho kết quả là True


= OR(3<2,1>4)  cho kết quả là False

3. Hàm IF():
+ Công dụng: Thực hiện biểu thức đúng (value if True) khi logical-test cho trị true,
ngược lại sẽ thực hiện biểu thức sai (value if False) khi logical-test cho trị false.
+ Cú pháp: =IF(logical-test , value_ if_ True, value_ if_ False)veliu
Hay IF ( Điều kiện, giá trị trả về nếu điều kiện đúng, giá trị trả về nếu điều
kiện sai)
+ VD: Tại ô B4 chứa giá trị 4
= IF(B4>3,B4+2,B4+7)  cho kết quả là 6
Cho Bảng tính như sau: Hãy xếp loại học tập dựa vào điểm TB theo quy định

A B C
1 Tên Điểm Xếp loại
2 An 7.5
3 Bình 5.0
4 My 8.0
5 Khánh 4.5
6 Nhi 6.3
Công thức tại ô C2 sẽ là:
=IF(B2>=8.0,”Giỏi”,IF(B2>=7.0,”Khá”,IF(B2>=6.0,”Tbkhá”,IF(B2>=5,”TB”,”Yếu”)
)).
Câu hỏi, bài tập
12.1. Nhập và định dạng dữ liệu như bảng tính sau:
12.2. Đánh số thứ tự cho cột STT (sử dụng mốc điền).
12.3. Phụ cấp chức vụ được tính dựa vào chức vụ: (Sử dụng hàm IF)
+ GĐ: 500
+ PGĐ: 400
+ TP: 300
+ KT: 250
+ Các trường hợp khác: 100.
12.4. Lương = Lương căn bản * Ngày công.
12.5. Tạm ứng được tính như sau:
- Nếu (Phụ cấp chức vụ + Lương)*2/3 < 25000 thì
Tạm ứng = (Phụ cấp chức vụ + Lương)*2/3
Ngược lại:
Tạm ứng = 25000
(Làm tròn đến hàng ngàn, sử dụng hàm ROUND)
12.6. Còn lại = Phụ cấp chức vụ + Lương - Tạm ứng.
Yêu cầu, đánh giá
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm And, Or,If
- Sử dụng được chức năng Autofil, định dạng được dữ liệu trong ô
- Áp dụng được các hàm And, Or,If vào trong các bài tập
BÀI 13
SỬ DỤNG HÀM TÌM KIẾM
Giới thiệu:
Hàm vlookup dùng để dò tìm mô ̣t giá trị ở cô ̣t của mô ̣t bảng dữ
liê ̣u. Hàm thường dùng để điền thông tin vào bảng dữ liê ̣u lấy từ bảng
phụ. Nó sẽ trả về giá trị của mô ̣t ô nằm trên mô ̣t cô ̣t nào đó nếu thỏa mãn
điều kiê ̣n dò tìm.
Khác với hàm vlookup thì hàm hlookup dò tìm một giá trị ở dòng
của một bảng dữ liệu. Nếu tìm thấy sẽ trả về giá trị ở cùng trên cột với
giá trị tìm thấy trên hàng mà chúng ta chỉ định.
Bài học này sẽ giới thiệu một cách chi tiết về hàm vlookup và
hàm hlookup
Mục tiêu:
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm Vlookup , hlookup
- Sử dụng được các hàm vlookup, hlookup vào trong các bài tập cụ thể trong thực tế.
- Nghiêm túc và tự giác chấp hành các quy định trong lớp học
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Hàm VLOOKUP():
 Công dụng: Hàm dò tìm theo cột.
 Cú pháp: =VLOOKUP(lookup_value , table_array, col_index_num,
range_lookup)
Hay VLOOKUP ( Trị dò, bảng dò, cột chứa kết quả, cách dò)
Trong đó:
- Lookup_value(trị dò): là số, text, hay địa chỉ ô chứa giá trị kiểu số, text hay biểu
thức cho kết quả là một gái trị kiểu số, text.
- Table_array ( bảng dò): dùng địa chỉ hay tên vùng là khối ô gồm 2 phần:
+ Cột đầu( là cột đầu tiên tính từ trái qua phải – gọi là cột 1): chứa các trị dùng để so
sánh với trị dò.
Nếu range_lookup ( cách dò) =1, bảng dò phải được sắp xếp theo
thứ tự tăng dần của cột 1 ( từ trên xuống dưới và dò tìm là gần đúng, nếu
không tìm thấy chính xác trị dò, hàm sẽ dừng lại ở ô chứa trị gần bằng trị
dò và nhỏ hơn trị dò và cho kết quả là giá trị của ô cùng dòng với ô mà
hàm dừng lại, thuộc cột chứa kết quả.
Nếu range_lookup ( cách dò) =0, bảng dò không cần sắp xếp theo
thứ tự tăng dần của cột 1 ( từ trên xuống dưới và dò tìm là chính xác, nếu
không tìm thấy hàm sẽ trả về thông báo #N/A (value not available).
+ Các cột còn lại bên phải: chứa kết quả cần lấy ra.
- Col_index_num ( cột chứa kết quả): là số thứ tự của cột chứa kết quả cần lấy ra,
được tính theo thứ tự từ trái sang phải với cột đầu của bảng dò được tính là 1.
Ví dụ: Cho Bảng tính như sau:
A B C
1 Mã số Họ tên Chức vụ
2 A001 Nguyễn Quỳnh Như P.Giám đốc
3 A002 Nguyễn Thanh Vân TP Kỹ thuật
4 B001 Võ Thị Mai Hiền Chuyên viên
5 B003 Trần Thanh Tùng Kế toán
6 C012 Lâm Hải Long Lái xe
Với bảng dò là: $A$1:$C$6
= VLOOKUP(“A001”,$A$1:$C$6,3)  cho kết quả là “P.Giám đốc”
= VLOOKUP(“A003”,$A$1:$C$6,3)  cho kết quả là “TP.Kỹ thuật” ( vì
range_lookup =1: dò tìm gần đúng)
= VLOOKUP(“A012”,$A$1:$C$6,3,0)  cho kết quả là #N/A
= VLOOKUP(“C012”,$A$1:$C$6,2,0)  cho kết quả là “Lâm Hải Long”
= VLOOKUP(“A001”,$A$1:$C$6,4,0)  cho kết quả là #REF! ( vì col_index_num>
số cột có trong bảng dò)
2. Hàm HLOOKUP():
 Công dụng: Hàm dò tìm theo hàng.
 Cú pháp: =HLOOKUP(lookup_value , table_array, row_index_num,
range_lookup)
Hay HLOOKUP ( Trị dò, bảng dò, dòng chứa kết quả, cách dò)
Trong đó:
- Lookup_value(trị dò): là số, text, hay địa chỉ ô chứa giá trị kiểu
số, text hay biểu thức cho kết quả là một gái trị kiểu số, text.
- Table_array ( bảng dò): dùng địa chỉ hay tên vùng là khối ô gồm 2 phần:
+ Dòng đầu( là dòng đầu tiên tính từ trên xuống – gọi là dòng 1): chứa các trị dùng để
so sánh với trị dò.
Nếu range_lookup ( cách dò) =1, bảng dò phải được sắp xếp theo
thứ tự tăng dần của dòng 1 ( từ trái sang phải và dò tìm là gần đúng, nếu
không tìm thấy chính xác trị dò, hàm sẽ dừng lại ở ô chứa trị gần bằng trị
dò và nhỏ hơn trị dò và cho kết quả là giá trị của ô cùng cột với ô mà
hàm dừng lại, thuộc dòng chứa kết quả.
Nếu range_lookup ( cách dò) =0, bảng dò không cần sắp xếp theo
thứ tự tăng dần của dòng 1 ( từ trái sang phải và dò tìm là chính xác, nếu
không tìm thấy hàm sẽ trả về thông báo #N/A (value not available).
+ Các dòng còn lại : chứa kết quả cần lấy ra.
- Row_index_num ( dòng chứa kết quả): là số thứ tự của dòng chứa kết quả cần lấy
ra, được tính theo thứ tự từ trên xuống dưới với dòng đầu của bảng dò được tính là 1.
Ví dụ: Cho Bảng tính như sau:
A B C D E
1 Mã số A001 A004 B001 B003
2 Họ tên Quỳnh Như Thanh Vân Mai Hiền Thanh Tùng
3 Chức vụ P.Giám đốc TP.Kỹ thuật Chuyên viên Kế toán
Với bảng dò là: $A$1:$E3
= HLOOKUP(“A001”,$A$1:$E$3,3)  cho kết quả là “P.Giám đốc”
= HLOOKUP(“A003”,$A$1:$E$3,3)  cho kết quả là “TP.Kỹ thuật” ( vì
range_lookup =1: dò tìm gần đúng)
= HLOOKUP(“A012”,$A$1:$E$3,3,0)  cho kết quả là #N/A
= HLOOKUP(“B001”,$A$1:$E$3,2,0)  cho kết quả là “Mai Hiền”
= HLOOKUP(“A001”,$A$1:$E$3,4,0)  cho kết quả là #REF! ( vì row_index_num>
số hàng có trong bảng dò)
Câu hỏi, bài tập
13.1. Trình bày công dụng và cú pháp của hàm vlookup, hlookup
13.2. Nhập và trang trí bảng tính sau

Yêu cầu:
- TÊN SP: Căn cứ vào MÃ SP, tra cứu trong bảng SẢN PHẨM.  
   
- ĐƠN GIÁ: Căn cứ vào MÃ SP, tra cứu trong bảng SẢN PHẨM.  
 
- THÀNH TIỀN = (LƯỢNG - KHUYẾN MÃI) * ĐƠN GIÁ.    
 
- Tính Tổng cộng tiền khách hành phải trả.
13.3. Nhập và trang trí bảng tính sau
     
 
Ngành học

Yêu cầu:
- TÊN NGÀNH: Căn cứ vào ký tự đầu của MÃ SỐ NGÀNH-ƯU TIÊN,
tra cứu trong bảng NGÀNH HỌC.
Yêu cầu đánh giá
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm Vlookup , hlookup
- Sử dụng được các hàm vlookup, hlookup vào trong các bài tập cụ
BÀI 14
SỬ DỤNG HÀM SẮP XẾP , TRÍCH LỌC VÀ VẼ ĐỒ THỊ
Giới thiệu:
Các dữ liệu khi nhập vào trong các bảng tính Excel hầu như ban
đầu đều không theo một trật tự nhất định nào cả, việc này khiến cho bạn
gặp khó khăn trong việc chỉnh sửa và quản lý chúng. Hai nữa khi chúng
ta tính toán xong các con số muốn biểu diễn thành những hình ảnh sinh
động để cho người xem dễ dàng. Qua bài học này sẽ giới thiệu một cách
cụ thể về sắp xếp, trích lọc, vẽ đồ thị.
Mục tiêu:
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm sắp xếp và trích lọc các mẫu tin
- Trình bày được công dụng và các loại đồ thị.
- Sử dụng được các hàm hàm sắp xếp và trích lọc các mẫu tin vào trong các bài tập cụ
thể trong thực tế.
- Vẽ được các loai đồ thị vào trong các bài tập cụ thể trong thực tế.
- Nghiêm túc và tự giác chấp hành các quy định trong lớp học
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo.
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người và thiết bị trong phòng máy.
Nội dung:
1. Các khái niệm
- Cơ sở dữ liệu là tập hợp thông tin, dữ liệu được tổ chức theo cấu
trúc dòng và cột để có thể liệt kê, truy tìm, xóa, rút trích những dòng dữ
liệu thỏa mãn một tiêu chuẩn nào đó nhanh chóng. Để thực hiện các
thao tác này ta phải tạo ra các vùng Database, Criteria và Extract.
- Vùng Database là vùng cơ sở dự liệu gồm ít nhất 2 dòng. Dòng đầu
tiên chứa các tiêu đề cột, gọi là tên Field (Field name) của cơ sở dữ
liệu. Tên các Field phải là dữ kiện kiểu chuỗi và không đươc trùng lặp.
Các dòng còn lại chứa dữ liệu, mỗi dòng gọi là một mẫu tin CSDL
( Record).
- Vùng Criteria là vùng tiêu chuẩn chứa điều kiện để tìm kiếm, xóa,
rút trích, điều kiện của vùng tiêu chuẩn. Vùng Extract cũng có dòng đầu
tiên chứa các tiêu đề còn các thao tác tìm kiếm , xóa ... không cần dùng
đến vùng này.
2. Vùng tiêu chuẩn
 Tiêu chuẩn hằng số và chuỗi :
Ô điều kiện là một hằng số hay chuỗi : nhập trực tiếp vào ô ngay dưới vùng điều kiện.
TT Tên Ngày sinh Chức vụ Lương Thưởng Số con
1 Hùng 30/01/78 Nhân viên 250000 2000 2
2 Bình 21/08/74 Truởng phòng 256000 2000 2
3 Vân 21/11/70 P.Giám đốc 352000 5000 1
4 Bình 16/08/77 Giám đốc 456120 3000 2
5 Doanh 05/12/76 LáI xe 272000 2000 1
6 Loan 18/09/77 Tạp vụ 125300 1000 1
VD :
Chức vụ Thưởng
Nhân viên 2000

Trong ô điều kiện có thể chứa ký tự đại diện ? hay *.


- Ví dụ : Tiêu chuẩn Tên bắt đầu bằng chữ H : TÊN
H*
 Tiêu chuẩn so sánh
Ô điều kiện chứa toán tử so sánh kèm với giá trị so sánh. Các toán tử so sánh gồm: >
(lớn hơn) < ( nhỏ hơn) >= (lớn hơn hay bằng) = ( bằng) ,<> ( khác)
Ví dụ : tiêu chuẩn SỐ CON lớn hơn 2:
 Tiêu chuẩn công thức
-Ô điều kiện có kiểu công thức. Trong trừơng hợp có sử dụng tiêu chuẩn này cần lưu
ý:
-Ô tiêu đề của vùng tiêu chuẩn phải là một tiêu đề khác với tất cả càc tiêu đề của vùng
Database.
-Trong ô điều kiện phải lấy địa chỉ của ô trong mẫu tin đầu tiên để so sánh. Ví dụ: tiêu
chuẩn ký tự đầu tiên của tên khác “
Công thức trong ô điều kiện là:
=LEFT (C2,1)<>“H”
Xuất hiện TRUE / FALSE hay 1 / 0
 Liên kết tiêu chuẩn
- Có thể tìm kiếm,xóa hay rút trích cácmẩu tin trong vùng Database bằng cách giao
(AND) hay hội (OR) của nhiều điều kiện khác nhau.
+Nếu các ô điều kiện khác cột có tính chất giao (và)
+ Nếu các ô điều kiện khác dòng có tính chất hội ( Hoặc).
Ví dụ: Chức vụ Lương
TP >1000000

Đây là vùng tiêu chuẩn thể hiện điều kiện : Lương >1000000 và chức vụ là TP.
3. Sắp xếp thứ tự
- Bước 1: Chọn CSDL thuộc cột mà ta muốn dùng làm khóa chính để sắp xếp.
- Bước 2: - Nhắp vào thẻ Data/ sort chọn:
Sắp theo giá trị tăng dần
của Field

Sắp theo giá trị giảm dần của


Field
xuất hiện hộp thoại

Hình 14.1: Hộp hội thoại Sort


Trong đó:
 Sort by: chọn field dùng làm khóa sắp xếp
- Order: có hai giá trị:
+ Smallest to Larngest: sắp xếp tăng dần
+ Largest to Smallest: sắp xếp giảm dần
 Nếu dữ liệu bị trùng thì có thể sắp xếp tiếp:
+ Add Level: Thêm cột mới
+ Chọn tiếp Fileld thứ 2,3 nếu có dùng làm khóa sắp xếp thiếp theo
+ Copy Level: sao chép cấp đã sắp xếp
+ Delete Level: Xóa cấp sắp xếp
 My Data has header:
+ Chọn thì sắp xếp theo dữ liệu của cột
+ Không chọn thì sắp xếp theo tên cột
 Options: giúp xác định thêm các tùy chọn sau:
+ Case sensitive: Phân biệt chữ hoa và chữ thường
+ Sort top to bottom: Sắp xếp từ trên xuống dưới
+ Sort left to right: sắp xếp từ trái sang phải
4. Lọc các mẫu tin
4.1. Lọc tự động ( Autofilter):
- Bước 1: Đưa ô hiện tại vào vùng CSDL.
- Bước 2: Nhắp vào Ribon Data, chọn lệnh Filter/Auto filter. Lúc này trên các Fiel
name sẽ xuất hiện các mũi tên ( Pull down list).
- Dữ kiện trong các Field sẽ chứa trong các Pull down list gồm:
+ Select All: Cho hiện tất cả các mẫu tin của CSDL.
+ Top 10: Hiện 10 mẫu tin đầu tiên.
+ Các phép so sánh trong Number filter( nếu trọn trường trích lọc dạng số)
hoặcText Filter ( nếu chọn trường trích lọc là text) gồm:
Hình 14.2: Hộp hội thoại Auto filter

 Equals: bằng
 Does not equals: không bằng
 Is greater than: lớn hơn
 Is greater than or equal to: lớn hơn hay bằng
 Is less than: nhỏ hơn
 Is less than or equal to: nhỏ hơn hay bằng
 Begin with: bắt đầu bởi
 Does not begin with: không bắt đầu bởi.
 Ends with: kết thúc bởi
 Does not ends with: không kết thúc bởi
 Contains: có chứa
 Does not contains: không chứa
 Between: giữa 2 giá trị
 Above average: chỉ hiển thị các mấu tin có giá trị lớn hơn giá trị trung
bình của cột số chọn lọc
 Below average: chỉ hiển thị các mấu tin có giá trị nhỏ hơn giá trị trung
bình của cột số chọn lọc
 Custom filter: dùng để mở hộp đối thoại Custom Auto filter và thiết
lập các điều kiện lọc. Dùng trong trường hợp muốn kết hợp nhiều điều kiện đối
với nhiều Field khác nhau.
Hình 14.3: Hộp hội thoại Custom AutoFilter
- Sử dụng dấu ? để thay thế 1 ký tự
- Sử dụng dấu * để thay thế nhiều ký tự
Các giá trị thuộc Field: hiện các mẫu tin có giá trị bằng với giá trị được chọn
Để bỏ chế độ Autofiler, lại chọn lại Data/Autofilter.
4.2. Lọc cao cấp
- Trong thao tác này , cần tạo trước vùng Database, vùng Criteria
- Di chuyển con trỏ ô vào vùng Database.
- Chọn lệnh : Data / Advanced Filter , xuất hiện hôp đối thoại Advanced Filter.

Hình 14.4: Hộp hội thoại Advance Filter


- Chọn Copy to Another Location ở mục Action để sao chép những mẩu tin thỏa
điều kiện vào một vùng khác trên bảng tính do ta khai báo.
- Xác định địa chỉ vùng Database vào hộp List Range (gồm cả vùng tiêu đề, dùng địa
chỉ tuyệt đối và thường Excel sẽ tự động ghi)
- Xác định địa chỉ vùng Criteria vào hộp Criteria Range ( dùng địa chỉ tuyệt đối).
- Xác định địa chỉ các tiêu đề của vùng Extract vào hộp Copy To.
- Gõ Enter hay chọn OK, các mẫu tin thỏa điều kiện trong vùng Criteria sẽ được
chép vào vùng Extract.
- Nếu chọn Unique Records Only : Các mẫu tin giống nhau nhưng trong vùng trích
chỉ tồn tại một mẫu tin . Nếu không chọn :trích đầy đủ các mẫu tin thỏa mãn điều kiện
của vùng tiêu chuẩn.
- Sau khi đã xác định xong, nhắp OK để thực hiện.
5. Đồ thị
5.1. Giới thiệu
Excel có khả năng biểu diễn sự tương quan của dữ liệu trong
Sheet trên phương diện đồ họa giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về
số liệu trên bảng. Đồ thị giúp cho người đọc dễ dàng so sánh giữa các số
liệu, tránh việc phải đọc các số liệu chi chit, tiên đóan được sự phát triển
của dữ lịệu mô tả trong bảng, làm cho biểu bảng có tính thuyết phục hơn.
 Các lọai đồ thị:
Excel có 14 lọai đồ thị ( Column, Bar, Line, Pie, Area, Radar
…).Trong mỗi lọai đồ thị lại có nhiều dạng khác nhau phục vụ cho nhu
cầu khác nhau của người dùng.
5.2. Tạo đồ thị
 Các thành phần cơ bản của đồ thị:
Một đồ thị thông thường gồm có:
- Các đường biểu diễn: dùng để minh họa các số liệu ( data series ) trên bảng
tính.Nhiều đường biểu diễn đứng chung nhau tạo thành data point.
- Các trục (Axis):
+ Trục hòanh (X): dùng để ghi các nhãn.
+ Trục tung (Y): là trục thẳng đứng và vuông góv trục X, được Excel tạo
ra căn cứ vào các số liệu cao và thấp nhất trong phạm vi khai báo.
+ Trục xiên (V): chỉ có ở đồ thị 3D.
- Tiêu đề của đồ thị (Chart title): là chuỗi ký tự giới thiệu nội dung chính của đồ thị.
- Các tiêu đề của trục (Axis label): giới thiệu nội dung của trục X, đơn vị của trục Y.
- Hộp chú thích ( Legent): ghi các chú thích về các đường biểu diễn trên đồ thị.
- Các đường kẻ lưới ( Gridline): là các đường ngang, dọc kẻ trên vùng đồ thị giúp ta
xác định dễ dàng các giá trị trên đường biểu diễn.
 Tạo đồ thị:
+ Bước 1: Xác định ( chọn ) khối dữ liệu muốn dựng đồ thị ( gồm tiêu đề và dữ liệu).
+ Bước 2: Vào menu Insert, chọn lệnh Chart,
- Chọn 1 kiểu có trong khung Chart Type
Hình 14.5: Hộp hội thoại Insert Chart
5.3. Hiệu chỉnh đồ thị
Hiệu chỉnh đồ thị:
 Thay đổi kiểu dáng của đồ thị ( Chart type):
+ Bước 1: Nhắp nút phải chuột lên đồ thị, xuất hiện menu, chọn lệnh ChangeChart
type.

Hình 14.6: Hộp hội thoại Change Chart Type


+ Bước 2: Chọn lại kiểu đồ thị mới.
 Thay đổi nguồn dữ liệu
+ Bước 1: Nhắp nút phải chuột lên đồ thị, xuất hiện menu, chọn lệnh Select data.
+ Bước 2: Khai báo lại địa chỉ của vùng dữ liệu nguồn ở khung Chart Data range.
 Thay đổi vị trí của đồ thị:
+ Bước 1: Nhắp nút phải chuột lên đồ thị, xuất hiện menu, chọn lệnh Move Chart.
+ Bước 2: Chọn Sheet mới trong khung Object in.
 Thay đổi thành phần của đồ thị:
* Thêm / bớt hộp chú thích (Legent)
Nhắp vào menu Layout/Legent và chọn vị trí cho Legent xuất hiện ở trong đồ thị
trong danh sách đổ xuống sau.

* Thêm/bớt tiêu đề đồ thị, tiêu đề trục, định dạng các thành phần của đồ thị :
- Muốn thêm/bớt tiêu đề vào đồ thị và định dạng đồ thị thì chọn Layout và chọn công
cụ thực hiện trên thanh công cụ này

Hình 14.6: Hộp hội thoại Chart Tools


Câu hỏi, bài tập
14.1. Nhập và trang trí bảng tính sau

14.2. Sắp xếp bảng tính trên theo tên hàng tăng dần, nếu trùng thì sắp xếp giảm dần
theo quốc gia
14.3. Vẽ đồ thi hính Colunm thể hiện thành tiền của từng mặt hàng
14.4. Sử dụng chức năng Autofill và Avanced rút trích ra các mặt hàng là gạo tấm
Yêu cầu đánh giá
- Trình bày được cú pháp và công dụng của các hàm sắp xếp, trích lọc và đồ thị các
mẫu tin
- Sử dụng được các hàm hàm sắp xếp, trích lọc và vẽ đồ thị vào trong bài tập

You might also like