You are on page 1of 6

1.1.1. Khái niệm thông tin.

Dữ liệu, thông tin và tri thức


a. Khái niệm thông tin
Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu
biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có
thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tựơng quan sát được trong
môi trường xung quanh.
Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới
vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v...hay nói rộng hơn bằng tất cả các
phương tiện tác động lên giác quan của con người.
Theo quan điểm của lý thuyết thông tin thì thông tin là sự loại trừ tính bất định của
hiện tượng ngẫu nhiên.
Trong hoạt động của con người thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa
dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh v.v... Thuật ngữ
thông tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tự
nhiên. Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệ thuật, bằng nét
mặt và động tác, cử chỉ. Hơn nữa con người còn được cung cấp thông tin dưới
dạng mã di truyền. Những hiện tượng này của thông tin thấm vào thế giới vật chất
và tinh thần của con người, cùng với sự đa dạng phong phú của nó đã khiến khó có
thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về thông tin.

Thông tin có nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Các số liệu, sự kiện hình ảnh
ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát là các thông tin nguyên liệu, còn gọi
là dữ liệu(data). Thuật ngữ dữ liệu - data có xuất sứ từ chữ Latin datum ,có nghĩa là
"cái đã cho"hay sự kiện, nó có thể có dạng một con số, một sự trình bày hoặc hình
ảnh. Dữ liệu có thểcó hai dạng: dạng có cấu trúc như các biểu ghi, các cơ sở dữ
liệu; dạng phi cấu trúc nhưcác tệp văn bản, dạng này thường chiếm đến 80% lượng
dữ liệu của một tổ chức. Đặc trưng cơ bản của dữ liệu là chúng có thể tổ chức, lưu
trữ và lưu truyền trong các hệ thốngvà mạng lưới thông tin

BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM (CPU)


CPU có cấu tạo như thế nào?
Thông qua việc tìm hiểu cấu tạo của CPU là gì, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát
hơn về các thành phần của CPU. Bộ xử lý trung tâm CPU gồm 5 thành phần chính
là khối điều khiển, khối tính toán, các thanh ghi, Opcode và thanh điều khiển. Vậy
những thành phần này sẽ thực hiện những công việc gì, cùng khám phá nào.

Khối điều khiển (CU – Control Unit)


Là thành phần của bộ vi xử lý với nhiệm vụ phiên dịch các lệnh của chương trình
và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chuẩn xác bởi xung nhịp của đồng hồ
hệ thống. Phần này là phần mấu chốt của 1 bộ xử lý được cấu tạo từ các mạch logic
so sánh với các linh kiện bán dẫn như transistor tạo thành.

Khối tính toán (ALU – Arithmetic Logic Unit)


Các phép toán số học và logic được thực hiện và kết quả được trả về thanh ghi
hoặc bộ nhớ nhờ khối tính toán của CPU.

Các thanh ghi (Registers)

Registers hay còn gọi là các thanh ghi, là những bộ nhớ có dung lượng nhỏ với tốc
độ truy cập cao nằm trực tiếp trong CPU và được sử dụng để lưu trữ tạm thời các
toán hạng, địa chỉ ô nhớ, kết quả tính toán hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi
phục vụ một mục đích cụ thể. Bộ đếm chương trình (PC), chỉ đến lệnh tiếp theo sẽ
được thực hiện là thanh ghi quan trọng nhất.

Opcode
Opcode là phần bộ nhớ chứa mã máy của bộ vi xử lý (không nhất thiết bắt buộc)
để thực thi các lệnh trong file thực thi.

Phần điều khiển


Có nhiệm vụ điều khiển tần số xung nhịp và khối. Mạch xung nhịp của hệ thống có
tác dụng đồng bộ hóa các hoạt động xử lý bên trong và bên ngoài CPU máy tính
theo những khoảng thời gian không đổi. Chu kỳ xung nhịp là khoảng thời gian chờ
giữa hai xung. Tốc độ xung nhịp tính bằng triệu đơn vị trên mỗi giây là tốc độ mà
xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian.

- RAM (Random Access Memory):

RAM còn có tên gọi khác là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Nó giúp lưu trữ dữ liệu tạm
thời của các chương trình đang hoạt động để CPU có thể nhanh chóng truy xuất và xử
lý. Dù dữ liệu được lưu trên bất kỳ ô nhớ nào của RAM thì hệ thống cũng có thể truy
cập tự do với tốc độ như nhau. Tuy nhiên, vì đây chỉ là bộ nhớ tạm thời nên khi bạn tắt
máy tính, tất cả dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa sạch.

DRAM (Dynamic Random Access Memory) hay còn gọi là bộ nhớ động. Dữ liệu ở bộ
nhớ này sẽ dần bị mất và cần được nạp lại theo một chu kỳ nhất định. Mỗi khi đọc và
ghi lại dữ liệu thì Dram cần viết lại những nội dung ở ô nhớ của nó. DRAM đã được sử
dụng như bộ nhớ chính của máy tính đó.

SRAM (Static Random Access Memory) còn gọi là RAM tĩnh, bộ nhớ lưu trữ dữ liệu
nhanh cho việc khởi động. Khác với Ram động, SRAM có thể lưu giữ dữ liệu miễn là
còn nguồn điện cung cấp. Bộ nhớ này có tốc độ nhanh hơn DRAM và được dùng làm
bộ nhớ đệm (cache) cho máy tính.

ROM

Một loại bộ nhớ với chức năng đọc, được nhà sản xuất ghi sẵn và chứa những chương
trình giúp máy tinh có thể dễ dàng khởi động. ROM có chứa thông tin bảo mật như
BIOS, bo mạch chủ máy tính.

Bộ nhớ này là một phần khá quan trọng của bộ nhớ trong bởi máy tính có khởi động
được hay không là nhờ vào thiết bị này. ROM khác hẳn so với RAM làm cho dữ liệu sẽ
không bị mất khi bạn tắt máy, có thể đọc mà không thể thay đổi và sửa chữa.

Repeater là tên gọi chung cho thiết bị khuếch đại, truyền tín hiệu mạng đi xa
hơn. Có 2 loại Repeater là Lan Repeater và WiFi Repeater. Tuy nhiên, hiện
nay WiFi Repeater rất phổ biến nên tên gọi Repeater thường ám chỉ WiFi
Repeater.

Chế độ Access Point là khi bạn muốn kết nối router với nguồn Internet bằng cáp
Ethernet. Điều này khác với phương pháp kết nối Internet mặc định là cắm trực tiếp vào
nguồn Internet. Sử dụng chế độ Access Point cho phép bạn kết nối nó qua cáp
Ethernet với một router khác.
Chế độ này lý tưởng nếu bạn muốn mở rộng phạm vi WiFi, nhưng router bạn đang sử
dụng để mở rộng tín hiệu không quá xa router chính. Cáp sẽ đảm bảo bạn có được tốc
độ tốt nhất có thể giữa Access point và hub trung tâm, do đó, bạn không phải lo lắng về
bất kỳ điều gì làm nhiễu tín hiệu WiFi.

Hub được ra đời với mục đích kết nối các máy tính hoặc các thiết bị khác trong cùng một mạng
LAN, hoạt động như một trung tâm kết nối. Gói dữ liệu chỉ được truyền đến một cổng và nhờ hub
tạo ra nhiều bản sao và chuyển tiếp chúng đến các cổng khác và dữ liệu được truyền đến tất cả.

Bridge hay còn được gọi là cầu nối, là một thiết bị mạng kết nối nhiều mạng LAN (mạng cục
bộ) với nhau để tạo thành một mạng LAN lớn hơn. Quá trình tập hợp các mạng được gọi là quá
trình kết nối mạng.

1. Thiết bị mạng là gì?


Thiết bị mạng là một tập hợp các thiết bị với nhau có vai trò kết nối với một hoặc
nhiều mạng máy tính nội bộ với nhau. Hệ thống này có khả năng kết nối được với
nhiều dây cáp mạng (Segment) với nhau. Tuy nhiên, số lượng kết nối được bao
nhiêu còn phụ thuộc vào số lượng cổng trên thiết bị và những thiết bị sử dụng
trong mạng đó.
2. Chức năng của những thiết bị mạng
Một thiết bị mạng cơ bản sẽ bao gồm 6 loại chính: Hub, Bridge, Repeater, Router,
Switch và Gateway. Mỗi thiết bị mạng sẽ thực hiện các chức năng khác nhau.
ATALINK xin chia sẻ các chức năng của những thiết bị này như sau:

2.1. Thiết bị mạng Bridge


Bridge là một thiết bị mạng thuộc lớp thứ 2 trong mô hình OSI (Data Link Layer).
Bridge có chức năng ghép nối 2 mạng lại với nhau nhằm tạo thành một mạng lớn
hơn. Ví dụ như Bridge dùng làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Khi có một gói
dữ liệu từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính thuộc mạng khác
thì Bridge sẽ sao chép lại gói dữ liệu này và gửi nó tới mạng đích.

Thiet bi internet
VigorAP 912C
Ngu
ồn: https://www.draytek.com/

Bridge có nguyên lý hoạt động trong suốt. Các máy tính thuộc các hệ thống mạng
khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin trao đổi với nhau đơn giản mà không cần
biết đến sự có mặt của Bridge. Bridge chỉ kết nối được với những mạng cùng loại
và sử dụng cho những mạng tốc độ cao sẽ khó khăn nếu chúng nằm cách xa nhau.

2.2. Repeater
Trong các mạng có phạm vi rộng, tín hiệu truyền tải thường ở xa nguồn phát tín
hiệu rất yếu và bị suy hao trên đường truyền. Chính vì vậy, ta cần các thiết bị mạng
có khả năng khuếch đại tín hiệu để tín hiệu có thể truyền đi xa.

Trong mô hình OSI thì Repeater là thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer). Repeater có
chức năng cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra và khuếch đại tín hiệu vật lý
ở đầu vào để có thể đến được điểm xa hơn trên mạng.

2.3. Hub
Hub là một thiết bị mạng có chức năng giống như một Repeater nhưng có nhiều
cổng (Hub có từ 4 đến 24 cổng). Với Hub, khi thông tin được đưa vào từ một cổng
và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.

2.4. Thiết bị mạng Switch


Switch là một thiết bị mạng giống như một Bridge nhưng có nhiều cổng. Switch lại
có khả năng kết nối được nhiều hơn tùy thuộc vào số cổng (port), trong khi Bridge
chỉ có 2 cổng để liên kết 2 mạng với nhau.

Thiết bị mạng Switch giúp thông tin được lưu trữ thông qua các gói tin (packet) mà
chúng nhận được từ các máy trong mạng và sử dụng các thông tin này để xây dựng
bảng Switch.

Trong các giao tiếp dữ liệu mạng thì Switch thường thực hiện 2 chức năng chính
là:

Chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích


Xây dựng các bảng Switch
2.5. Router
Trong mô hình OSI thì Router là thiết bị mạng lớp 3 (Network Layer). Router có
chức năng kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc
độ cao cho đến những đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.

Thiet bi Internet
VigorAP 912C
N
guồn: https://www.totolink.vn/

2.6. Gateway
Gateway là thiết bị mạng cho phép nối ghép hai mạng sử dụng giao thức khác
nhau. Ví dụ: mạng sử dụng giao thức IPX với mạng sử dụng giao thức Novell,
DECnet, IP, SNA,…

Thông qua Gateway, các máy tính trong cùng một hệ thống mạng sử dụng các giao
thức khác nhau có thể dễ dàng kết nối được với nhau.

Gateway không chỉ giúp người dùng phân biệt được các giao thức mà chúng còn
còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển đổi một phiên làm việc từ xa,
chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, …

3. Vai trò của thiết bị mạng trong doanh nghiệp


Thiết bị mạng giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kết nối Internet ổn định,
không rớt mạng hay bị chập chờn, … Phạm vi của đường truyền mạng rất rộng, có
thể dễ dàng kết nối bất cứ khi nào. Ngoài ra, khi lắp đặt thiết bị mạng cho doanh
nghiệp, chúng còn có thể kết nối nhanh với các thiết bị khác nhằm phục vụ nhu cầu
của người dùng trong cuộc sống.

4. Thiết bị nào không phải thiết bị mạng?


Trong số các loại thiết bị mạng, nhiều người dùng vẫn hay nhầm lẫn Webcam cũng
là một loại thiết bị trong hệ thống mạng. Nhưng thực chất, Webcam chỉ là một loại
thiết bị ghi hình kỹ thuật số được kết nối với máy tính nhằm giúp những hình ảnh
mà chúng tiếp nhận được truyền lên một website nào đó hoặc truyền trực tiếp đến
một máy tính khác thông qua mạng Internet.

Hub – Khuếch đại thông tin qua nhiều cổng


Repeater – Khuếch đại tín hiệu
Switch – Thiết bị chuyển mạch
Gateway – Kết nối các mạng giao thức khác nhau trong hệ thống
Modem – Giao tiếp mạng ISP
Bridge – Kết nối các mạng trong hệ thống lại với nhau
Router – Kết nối mạng IP

P2P – Peer-to-peer (mạng ngang hàng) là một mô hình mạng phi tập trung với
các bên có các cấu trúc phiên giao tiếp giống nhau. Trong đó, mỗi nút hoạt động
giống như một máy khách và máy chủ của hệ thống cho phép chia sẻ các phương tiện
truyền thông với nhau dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
P2P có nhiều tính năng như cung cấp môi trường tính toán song song, lưu trữ phân tán
và định tuyến ẩn danh lưu lượng mạng. Bởi vì có khả năng chia sẻ phương tiện truyền
thông nên P2P hay bị vi phạm bản quyền và vi phạm bản quyền phần mềm.
Hầu hết các ứng dụng P2P cho phép người dùng kiểm soát các thông số hoạt động
như cho phép kết nối nhiều thành viên một lúc. Hay có hệ thống kết nối, dịch vụ cung
cấp và các tài nguyên bảo vệ dành cho mạng.
Từ thời ARPANET các kiến trúc liên kết P2P đã được vận hành nhưng chưa được phổ
biến. Cho đến cuối những năm 1990 mô hình truyền thông P2P và những lợi ích của
nó mới thực sự được công nhận.

You might also like