You are on page 1of 5

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 5 – BÓNG CHUYỀN 3

THI GIỮA KỲ
*Nội dung kiểm tra giữa kỳ: 40%
Mỗi sinh viên thực hiện 1 clip
Phân tích và thị phạm kỹ thuật chuyền bóng cao tay.

THỰC HIỆN CLIP


*MỖI SINH VIÊN TỰ QUAY 1 CLIP
* CÁC EM ĐẶT CAMERA ĐỐI DIỆN PHÍA TRƯỚC MẶT.
*ĐẦU CLIP CÁC EM GIỚI THIỆU: HỌ VÀ TÊN; MÃ SỐ SINH VIÊN; LỚP
(HỌC GDTC)
+ Phân tích (5 điểm)
+ Thị phạm kỹ thuật chuyền bóng cao tay (5 điểm)
kỹ thuật chuyền bóng bóng cao tay
a. Tính năng tác dụng:
Là kỹ thuật cơ bản, được sử dụng nhiều trong quá trình tập
luyện và thi đấu. Chuyền bóng cao tay là kỹ thuật chủ yếu dùng
các điểm tiếp xúc bóng bằng các ngón tay và dùng sức cuối
cùng bằng cổ tay để chuyền bóng đi. Vị trí tiếp xúc của bóng khi
chuyền luôn ở phía trước mặt, cùng lúc thực hiện động tác mắt
có thể quan sát bóng, hình tay và vị trí chuyền bóng tới.
Điều quan trọng khi chuyền bóng cao tay đó là sử dụng khéo léo các
ngón tay là cổ tay để đưa đường bóng chuyển động với độ chính xác
cao. Trong thực tế thi đấu, kỹ thuật chuyền bóng cao tay thường được
dùng cho chuyền 2 trong đội để chuyền bóng cho đồng đội tấn công.
Có thể nói chuyền bóng cao tay là điểm nối giữa phòng ngự và tấn
công và nó ảnh hưởng trực tiếp đến pha tấn công của đội.
Sau đây em xin trình bày chi tiết các bước thực hiện chuyển bóng cao tay

Động tác: Thực hiện toàn bộ kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt. (1 điểm)
b. Cấu trúc kỹ thuật: Gồm 4 giai đoạn
b.1. Chuẩn bị:
Sau khi quan sát, xác định quỹ đạo bay của bóng, tốc độ và điểm rơi của
bóng, người tập từ tư thế chuẩn bị sử dụng kỹ thuật di chuyển phù hợp nhất, nhanh
chóng di chuyển đến vị trí chuyền bóng. (0,5 điểm)

Động tác1.1: Tư thế chuẩn bị xác định quỹ đạo bay của bóng và di chuyển đến vị
trí chuyền bóng. (0,5 điểm)
Lúc này, người chuyền bóng đứng ở tư thế trung bình, 2 chân rộng bằng vai
(hoặc hơn vai), chân trước chân sau (mũi chân sau hơi hướng ra ngoài), đầu gối hơi
khuỵu. Thân trên thẳng, bụng hóp, mắt quan sát bóng, 2 tay thả lỏng tự nhiên ở 2
bên thân mình. Chuẩn bị thực hiện kỹ thuật chuyền bóng, vị trí này phải đảm bảo
bóng ở phía trên cao, trước mặt. (0,5 điểm)

ÌĐộng tác1.2: Các tư thế đón bóng. (0,5 điểm)


b.2. Tiếp xúc bóng:
Khi bóng đến 2 tay nhanh chóng đưa ra trước và lên trên, 2 bàn tay của
người chuyền bóng được đặt phía trước mặt, chếch lên cao cách trán khoảng bằng
đường kính của quả bóng. Tay gập ở khớp khuỷu, khuỷu tay hướng về trước, hơi
chếch sang 2 bên, khớp cổ tay hơi ngửa về phía sau. Khi chạm bóng 2 chân hơi
khuỵu, trọng tâm chuyển. Tay hơi hạ nhẹ xuống để làm giảm tốc độ bóng bay tới.
Hình tay khi tiếp xúc bóng là hình túi bao quanh phía dưới, sau bóng. (0,5 điểm)

Động tác 2.1: Điểm tiếp xúc bóng trước mặt. (0,5 điểm)
Trong cùng bàn tay điểm tiếp xúc giữa các ngón tay với bóng không giống
nhau:
- Ngón cái tiếp xúc bóng bằng bề mặt phần trong của đốt thứ 2, và 1 phần
đốt thứ nhất.
- Ngón tay trỏ: tiếp xúc với bóng nhiều nhất, gần như hết bề mặt phần
trong của các đốt.
- Ngón giữa tiếp xúc với bóng bằng bề mặt phần trong của 2 đốt và 1 phần
của đốt thứ nhất.
Ngón nhẫn: tiếp xúc phần nhô phía trong của đốt thứ 3. (0,5 điểm)

Động tác 2.2: Các điểm tiếp xúc giữa các ngón tay và góc độ của tay khi tiếp xúc
với bóng. (0,5 điểm)
b.3. Chuyền bóng đi:
Giai đoạn này được bắt đầu ngay sau khi tiếp xúc bóng. Hai chân duỗi các
khớp, lực đạp đất được truyền từ dưới lên trên thông qua trọng tâm cơ thể hơi
chếch về trước theo hướng chuyền bóng đi. Đồng thời trọng tâm được nâng lên,
duỗi các khớp bả vai, khuỷu tay cuối cùng bằng khớp cổ tay và các ngón tay nhanh
chóng bật đẩy bóng đi. Trọng lượng cơ thể dồn về chân trước, quá trình chuyển
động của cơ thể là sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân, có tính chất kế tiếp và
liên tục khi bóng rời tay là lúc toàn thân duỗi hoàn toàn. (1 điểm)

Động tác 3: Kỹ thuật chuyền bóng đi trước mặt.. (1 điểm)


b.4. Kết thúc:

Động tác 4: Giai đoạn kết thúc kỹ thuật chuyền bóng đi trước mặt. (1 điểm)
Khi bóng rời tay, 2 tay tiếp tục rướn theo bóng, sau đó nhanh chóng trở về tư thế
ban đầu.

You might also like