You are on page 1of 65

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN
ĐỀ TÀI: BÁO CÁO KHẢ THI DỰ ÁN TRỒNG RAU
XÀ LÁCH THỦY CANH

GVHD: Trần Dục Thức


Thực hiện: Nhóm 01_L01
1. Ngô Hữu Đạt

TPHCM, ngày 22/06/2021


Nhận xét của Giảng viên:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
MỤC LỤC

Lời mở đầu................................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan dự án...................................................................................2
1.1. Tóm tắt.............................................................................................................2
1.2. Sự cần thiết của dự án đầu tư...........................................................................2
1.2.1. Căn cứ pháp lý...........................................................................................2
1.2.2. Căn cứ thực tiễn.........................................................................................4
1.2.3. Căn cứ vi mô của dự án..............................................................................5
Chương 2. Cơ sở thiết lập dự án đầu tư.................................................................7
2.1. Nghiên cứu, phân tích thị trường.....................................................................7
2.1.1. Tác động của môi trường vĩ mô.................................................................7
2.1.2. Tác động của môi trường vi mô.................................................................7
2.1.3. Phân tích thị trường...................................................................................8
2.1.4. Xác định ma trận SWOT.........................................................................10
2.1.5. Đặc điểm khách hàng...............................................................................12
2.1.6. Sản phẩm kinh doanh...............................................................................13
2.2. Công nghệ, kỹ thuật và thiết bị dự án............................................................14
2.2.1. Phân tích, thiết kế module cần thiết cho thiết bị trồng rau xà lách tự động
...........................................................................................................................14
2.2.2. Sơ đồ nguyên lý module điều khiển trung tâm........................................14
2.2.3. Xây dựng thiết kế module cảm biến độ ẩm.............................................16
2.2.4. Kết nối module cảm biến độ ẩm với Kit Arduino...................................17
2.2.5. Xây dựng thiết kế module cảm biến ánh sáng.........................................17
2.2.6. Hệ thống phun sương tạo độ ẩm..............................................................17
2.3. Hiệu quả tài chính..........................................................................................19
2.3.1. Ước tính tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án..............................21
2.3.2. Kế hoạch khấu hao...................................................................................21
2.3.3. Lịch vay và trả nợ (triệu đồng)................................................................24
2.3.4. Doanh thu.................................................................................................24
2.3.5. Chi phí hoạt động.....................................................................................24
2.3.6. Kết quả kinh doanh (triệu đồng)..............................................................25
2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án..........................29
2.4.1. Sự khác nhau và mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh
tế - xã hội...........................................................................................................29
2.4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án..........................................30
2.4.3. Phân tích ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái.......................32
Chương 3. Các hoạt động quản trị dự án............................................................34
3.1. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................34
3.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức dự án..................................................................34
3.1.2. Phương thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên........................................35
3.1.3. Bản mô tả công việc.................................................................................36
3.1.4. Mô hình vận hành dự án..........................................................................42
3.2. Quản trị thời gian, tiến độ và chi phí.............................................................45
3.2.1. Quản trị thời gian:....................................................................................45
3.2.2. Quản trị tiến độ dự án..............................................................................49
3.2.3. Quản trị chi phí:.......................................................................................50
3.3. Quản trị rủi ro.................................................................................................51
Kết luận và kiến nghị.............................................................................................55
Tài liệu tham khảo.................................................................................................56
DANH SÁCH HÌN

Hình 1. Micro USB ATmega328P Development Board for Arduino UNO R3......14
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển.................................................................15
Hình 3. Sơ đồ giải thuật của hệ thống thiết bị trồng xà lách....................................15
Hình 4. Sơ đồ nguyên lý DS130..............................................................................16
Hình 5. Sơ đồ nguyên lý ghép nối với kit điều khiển..............................................16
Hình 6. Thiết bị cảm biến độ ẩm đất........................................................................16
Hình 7. Ghép nối cảm biến độ ẩm đất với kit điều khiển........................................17
Hình 8. Hình ảnh thực tế và sơ đồ kết nối cảm biến ánh sáng với Kit Arduin........17
Hình 9. Dây dẫn phun sương trước và sau khi được lắp đặt....................................18
Hình 10. Máy bơm mini...........................................................................................18
Lời mở đầu

Theo World Health Organization, việc tiếp cận đầy đủ thực phẩm an toàn và bổ dưỡng là
chìa khóa để duy trì cuộc sống và tăng cường sức khỏe tốt. Trên thế giới, ước tính có
khoảng 600 triệu người đổ bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm mỗi năm, dẫn đến 420
nghìn ca tử vong và mất đi 33 triệu năm sống khỏe lành mạnh (DALYs). Toàn cầu hóa
thương mại lương thực, dân số thế giới ngày càng tăng, biến đổi khí hậu và hệ thống
lương thực thay đổi nhanh chóng có tác động đến sự an toàn của thực phẩm. Trong đó,
rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của con người, từ đó tạo nên áp lực cho ngành nông
nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về rau sạch và việc tìm kiếm kỹ thuật canh tác
để đạt được năng suất cao.
Theo World Health Organization (WHO), việc tiếp cận đầy đủ thực phẩm an toàn và bổ
dưỡng là chìa khóa để duy trì cuộc sống và tăng cường sức khỏe tốt. Trên thế giới, ước
tính có khoảng 600 triệu người đổ bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm mỗi năm, dẫn
đến 420 nghìn ca tử vong và mất đi 33 triệu năm sống khỏe lành mạnh (DALYs). Hiện
nay, khi đối mặt với tình trạng dịch Covid thì việc đảm bảo sức khỏe cũng là một việc vô
cùng quan trọng.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc về dân số toàn cầu, cây trồng trong hệ thống thủy canh
đã đạt năng suất cao hơn 20%-25% so với hệ thống nông nghiệp truyền thống. Với việc
áp dụng phương pháp thủy canh ngày càng tăng trên toàn cầu, các nhà sản xuất nghiên
cứu đang nổ lực cải thiện hiệu quả của công nghệ thủy canh để tăng chất lượng và số
lượng sản phẩm. Các loại rau ăn lá, chẳng hạn như rau bina, rau arugula, cải xoăn và rau
diếp đang ngày càng trở nên phổ biến đối với những người trồng thủy canh. Trong số này,
rau xà lách và rau diếp là loại rau trồng thủy canh lớn nhất trong số các nông dân trồng
trong nhà do được tiêu thụ thô với số lượng tương đối lớn. 

Nhận thấy được nhu cầu lớn đối với mặt hàng rau sạch, cụ thể là rau xà lách, nhóm thực
hiện dự án tiến hành lên kế hoạch dự án khả thi về rau xà lách thủy canh. Mong muốn đáp
ứng được nhu cầu về an toàn sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm và nhu cầu về lượng
lớn rau trong ngày trong khu vực thành phố. Dự án được đầu tư thời gian nghiên cứu và
khảo sát một cách chỉnh chu và nghiêm túc.

1
Chương 1. Tổng quan dự án
1.1. Tóm tắt
 Tên dự án: Dự án trồng rau xà lách thủy canh
 Chủ dự án: Nhóm 01 – Lớp MAG308_2022_6_L01
 Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: Sản xuất và phục vụ nhu cầu rau sạch cho người dân
Việt Nam.
 Hình thức đầu tư: Đầu tư từ vốn chử sở hữu và vốn vay; kêu gọi vốn đầu tư từ các
chương trình khởi nghiệp (start up) như Shark Tank, …
 Giải pháp xây dựng: Trồng rau thủy canh
 Thời gian khởi công, hoàn thành: Khởi công 1/7/2021 và hoàn thành sau 5 tháng.
 Tổng vốn đầu tư và các nguồn cấp tài chính: Vốn chủ sở hữu và vốn vay.
 Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Siêu thị vừa và lớn, các chuỗi cửa hàng chuyên rau
sạch.
 Phân khúc thị trường: tập trung vào các bà nội trợ
 Hiệu quả tài chính của vốn đầu tư: 
o NPV = 1,300.33 triệu đồng
o IRR = 35.66%
o B/C = 1.60
o PI = 1.73
o PP = 2 năm 4 tháng
o H1=122%
 Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án: nộp thuế vào ngân sách nhà
nước, tạo ra hơn 30 việc làm và tác động tích cực đến môi trường.

1.2. Sự cần thiết của dự án đầu tư


1.2.1. Căn cứ pháp lý

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số
40/2019/QH14.

- Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam.

- Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam.

2
- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam.

- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam.

- Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 của
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

- Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt và Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/05/2020 quy định phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.

- Nghị định số 35/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/04/2014 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường.

- Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát


triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ
điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.

- Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.

- Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 01/01/2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm
trong lĩnh vực nông nghiệp.

3
- Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29
tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.

- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 01/01/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát


triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.

- Quyết định số 34/2019/QĐ-TTg ngày 18/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định
tiêu chí xác định dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong
nông nghiệp và bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển ban hành
kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ.

- Quyết định số 712/QĐ-TTG ngày 21/0502010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp Việt Nam đến năm 2020".

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg NGÀY 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/07/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

- Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 12/07/2011 của UBND TP Hồ Chí Minh về cấp
Giấy phép quy hoạch tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 12/07/2011 của UBND TP Hồ Chí Minh về


việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.2. Căn cứ thực tiễn


1.2.1. Căn cứ vĩ mô của dự án

Năm 2020, đại dịch Covid kéo dài đã khiến mức tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu bị suy
giảm mạnh. Đến những tháng cuối năm 2020, nền kinh tế bắt đầu xuất hiện những dấu
hiệu cho thấy sự phục hồi. Theo Ngân Hàng Thế Giới (WB), hoạt động kinh tế toàn cầu
khôi phục kiên cường sau sự trỗi dậy của đại dịch. Sau khi GDP tăng mạnh trở lại trong
quý III ở một số nền kinh tế phát triển, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp toàn
cầu tăng từ mức 52,5 trong tháng 9 lên 53,3, vào tháng 10, nhờ vào lĩnh vực chế biến, chế
tạo và dịch được cải thiện.

4
Tuy năm 2020, đại dịch Covid kéo dài và khiến nhiều ngành như du lịch, hàng không bị
ảnh hưởng nặng nề, nhưng mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm hay nhu yếu phẩm thì được
quan tâm và được khách hàng mua rất nhiều.

Theo báo cáo kinh tế quý I năm 2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng
4,48% so với cùng kì năm trước. Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 3, dịch Covid diễn biến
phức tạp tại một số địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế- xã hội cả nước.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,16%, đóng góp 8,34% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 6,3%, đóng góp 55,96%; khu vực dịch vụ tăng 3,34%, đóng góp 35,70%.

Tốc độ đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên khá nhanh sau khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các nước đang phát triển như Việt
Nam, Trung Quốc có khoảng hơn 30% tổng số dân cả nước sống ở khu vực đô thị. Theo
một quy hoạch: đến năm 2015, tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam sẽ vào khoảng 56 – 60%,
và đến năm 2030 đạt khoảng 80%, tỷ lệ này tương đương các nước công nghiệp phát triển
hiện nay như ở châu Âu, Mỹ, Australia... Đô thị hoá đồng nghĩa với việc đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2007, diện tích đất nông nghiệp bị thu
hồi sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp lên đến nửa triệu ha, trung bình một năm đất
nông nghiệp bị mất khoảng 10 ngàn ha. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến 2020, có
khoảng từ 10 – 15% đất nông nghiệp chuyển đổi sang mục đích công nghiệp và dịch vụ.
Diện tích đất canh tác trên đầu người của Việt Nam hiện nay thuộc loại rất thấp trên thế
giới và đang ngày càng ít đi. Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp ngày càng
tăng, việc suy nghĩ tìm ra các hướng canh tác công nghệ cao đảm bảo nâng cao hiệu quả
kinh tế và sản phẩm cho một đơn vị diện tích đất canh tác là điều rất cần thiết.

Quy mô thị trường thủy canh toàn cầu được định giá 1,33 tỷ USD vào năm 2018 và dự
kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,52% từ năm 2019
đến năm 2025. Tốc độ tăng trưởng cao này là do việc sử dụng ngày càng nhiều các hệ
thống thủy canh trong nhà trồng rau. Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về
ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và chất làm chín nhân tạo đối với sức khỏe của họ được kỳ
vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu về phương pháp thủy canh, vì phương pháp này loại bỏ nhu cầu
về các sản phẩm như vậy, do đó cung cấp các loại rau tốt hơn về mặt dinh dưỡng. Sự phát
triển kinh tế-xã hội dẫn đến thay đổi mạnh mẽ về nhận thức của người dân Việt Nam
trong việc lựa chọn rau sạch. Mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực nông nghiệp áp dụng công
nghệ tiên tiến trong sản xuất.

Mặc dù hiện tại nền kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn, bất ổn nhưng lương thực và
sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Vì vậy, dự án trong rau xà lách theo
phương pháp thủy canh tại Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với mục tiêu vĩ mô, đây là
căn cứ để xác định tính cấp thiết trong việc thực hiện dự án.

5
1.2.3. Căn cứ vi mô của dự án
1.2.2.1. Tầm quan trọng của rau

Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối
khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu hết các loại
rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C là những
vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng
trong rau tươi cũng rất quan trọng. Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali,
canxi, magiê. Rau là một thực phẩm bổ sung chất sơ cho cơ thể và chúng ta phải hấp thụ
chất sơ hằng ngày.

Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các
hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt. Tóm lại rau tươi có vai trò
quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều
quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc
nguy hiểm.
Điều quan trọng khi bán và cung cấp, kể cả người mua rau đều mong muôn rau tưới, mới
và phải sạch, đảm bảo thời gian xịt thuốc đúng quy đinh. Vì được phép xịt thuốc đúng
quy định, và có thời gian đủ lâu để lượng thuốc tiêu tán hết. Nếu không sẽ gây hại cho
người tiêu dùng.
1.2.2.2. Nhu cầu sử dụng rau sạch trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Đối với nền kinh tế hội nhập như hiện nay, mức sống của người dân Việt Nam cũng có
nhiều thay đổi và ngày càng phát triển, trong đó, quan tâm đến sức khỏe luôn là vấn đề
được đặt lên hàng đầu. Đặc biêt, đối với khu vực phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh,
mức thu nhập của người dân cao nhất cả nước, vì thế sự đòi hỏi về thực phẩm sạch và an
toàn là rất lớn. Thực trạng là rau quả tại chợ Việt Nam chưa thực sự đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, kèm theo đó là tỉ lệ người bị ngộ độc thực phẩm nhập viện thậm chí là tử
vong ngày càng gia tăng.
Nguồn cung cấp,nơi bán thực phẩm xanh, sạch là chưa nhiều và giá cao, vì thế nhiều gia
đình còn chọn thực phẩm ở chợ, hàng rong, lề đường. Tuy nhiên thì những nơi này chưa
đảm bảo vệ sinh nên còn xảy ra các tình trạng ngộ độc từ thực phẩm cũ, thực phẩm quá
hạn hay bị phun thuốc quá liều.

Theo báo cáo năm 2018, mỗi ngày Tp. Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 3.000 tấn rau xanh;
nhu cầu rau cho ngày tết cao hơn, 80% trong số này phải nhập từ nơi khác vào. Rau xanh
là món ăn không thể thiếu trong cơ cấu bửa ăn mỗi ngày và ngày yêu cầu về chất lượng
rất cao. Vì vậy quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ngành nông nghiệp TP đã
hướng dẫn nông dân ứng dụng các phương thức canh tác mới, làm quen với việc sản xuất
sạch, an toàn và bền vững các sản phẩm nông nghiệp. Chính nhờ vậy mà 96% trong tổng
số hơn 3.000 ha rau trên địa bàn thành phố đã đạt đủ điều kiện rau an toàn. Trong số đó có
68 ha được cấp chứng nhận VietGAP.

6
Theo đó, nhu cầu về sử dụng rau sạch đang là tâm điểm được quan tâm của hầu hết người
dân nhất là người sinh sống ở thành phố lớn như Thành phố Hồ Chính Minh, mở ra một
thị trường tiêu thụ rau sạch rất lớn.

1.2.2.3. Tình hình sử dụng phương pháp thủy canh tại Việt Nam

Công nghệ thủy canh (hydroponics) đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVII. Ðến nay, công
nghệ này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không ô nhiễm. Với quy
mô gia đình nhỏ lẻ, những chậu hoa hay rau xanh có thể phát triển mạnh mẽ không cần
đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Với quy mô thương mại, những nhà kính trồng
hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn an toàn vì không bị ảnh hưởng của những nguồn ô nhiễm từ đất. Không những vậy,
vì trồng không cần đất nên có thể chia không gian thành nhiều tầng để nhân đôi, nhân ba
diện tích sản xuất.
Công nghệ thủy canh đảm bảo tính tiện lợi, đặc biệt cho các gia đình ở thành phố, diện
tích nhà cưa chật hẹp hay không có một mảnh vườn để trồng rau.

Việt Nam cũng đang dần dần ứng dụng thành tựu nông nghiệp của thế giới. Năm 1997
trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ hydroponics
“Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tại các kỳ hội chợ Techmart ở Hải
Phòng, TP. HCM, những thành công bước đầu của cây cà chua, dưa leo, xà lách... trồng
theo công nghệ hydroponics Việt Nam đã được giới thiệu. Rau xà lách có thể trồng quanh
năm (canh tác với đất: 2 vụ /năm). Dưa chuột, trồng theo cách truyền thống được 2 vụ
/năm, kỹ thuật hydroponics được 4 vụ /năm; chất lượng mẫu mã và năng suất cao gấp 4 -
5 lần so với canh tác cũ. Thành tựu này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện
hoàn thiện để chuyển giao cho các cơ sở trồng rau sạch.

Ở khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh đi tiên phong ứng dụng công nghệ
hydroponics trong nông nghiệp đô thị. Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao đã được
Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn xây dựng xong tại huyện Củ Chi. Công nghệ
hydroponics là 1 trong 5 loại hình công nghệ được áp dụng tại khu nông nghiệp công
nghệ cao này. Bước đầu đã cho ra những sản phẩm xà lách, cà chua, dưa leo… hoàn toàn
“xanh, sạch”, nhưng giá bán vẫn còn cao nên
vẫn chưa thể cạnh tranh với thị trường truyền
thống.
Ở khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh
tiên phong ứng dụng công nghệ hydroponics
trong nông nghiệp đô thị. (tiên phong ứng dụng,
không dùng cụm từ “đi tiên phong” sẽ mang ý
nghĩa khác)

Từ đó, có thể thấy được việc trồng rau xà lách


bằng phương pháp thủy canh không phải là một hình thức kinh doanh mới, tuy nhiên mức
7
giá lại gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người dân trong việc tiêu dùng mặt hàng này.
Tuy nhiên, đó sẽ là một yếu tố cạnh tranh nếu dự án khả thi “rau xà lách thủy canh” đi
vào hoạt động cho ra đời sản phẩm mới mức giá cạnh tranh. Điều này sẽ thu hút được
lượng khách hàng lớn trong thành phố.

Chương 2. Cơ sở thiết lập dự án đầu tư


2.1. Nghiên cứu, phân tích thị trường
2.1.1. Tác động của môi trường vĩ mô

Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người, kèm theo
đó là xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng rau sạch, rau an toàn càng cao.
Việc dùng đất trồng rau là phương pháp truyền thống từ trước đến nay ai cũng biết tới,
nhưng nhờ vào việc phát triển công nghệ kỹ thuật mà rất nhiều nước trên thế giới đã áp
dụng phương pháp thủy canh không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh
dưỡng. Mặt khác khi trồng cây bằng phương pháp thủy canh cây trồng sẽ phát triển đồng
đều với nhau tỉ lệ cây sống đạt lên tới 95% so với việc trồng rau bằng phương pháp truyền
thống trồng ở đất cây sẽ phát triển nhanh và tốt hơn. Vì vậy, trồng rau thủy canh đã được
nhiều người dân áp dụng vào kinh doanh.
Việc tiêu thụ, sử dụng rau trong bữa ăn của mỗi gia đình, hay quán cơm, nhà hàng đã trở
thành một thứ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chung ta. Kèm theo đó là xã
hội đời sống con người ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng rau xanh sạch, an toàn
ngày càng cao.
2.1.2. Tác động của môi trường vi mô

Địa bàn TP. Hồ Chí Mình - theo thống kê ngày 1/4/2019 đạt hơn 8,99 triệu người trở
thành địa phương đông dân nhất cả nước. Đây là thành phố thu hút phần lơn lao động
trong cả nước, mức lương lao động trung bình cao hơn 38% so với mức bình quân cả
nước. Chính vì thế, mức sống của người dân nơi đây khá cao, họ sẵn sàng chi tiêu để có
được một cuộc sống tốt hơn, hiện đại hơn. Họ luôn muốn tìm kiếm những sản phẩm đạt
chất lượng an toàn thực phẩm, là những sản phẩm dễ mua, dễ tìm kiếm tại các siêu thị,
cửa hàng tiện lợi, …
2.1.3. Phân tích thị trường
2.1.3.1. Đối thủ cạnh tranh

Công ty Nông nghiệp Tuấn Ngọc thành lập vào 6/2017. Công ty chuyên cung cấp các
loại rau cải, xà lách, rau dền, mồng tơi, tần ô… theo phương pháp thủy canh công nghệ
cao, với phương châm “hãy làm từ cái tâm của mình”.

8
Từ 1.000m2 nhà kính trồng rau thủy canh tại quận 9 với năng suất ban đầu chỉ đạt 120kg
rau/tháng, Công ty Nông nghiệp Tuấn Ngọc đã đầu tư thuê thêm 1 hecta đất tại phường
Long Phước, quận 9, TP.HCM. Tháng 12/2018, hệ thống nhà kính hoàn thiện với diện
tích 4.000m2 trồng rau ăn lá, đáp ứng thêm cho thị trường 500kg rau xanh/ngày.
Đồng thời, mở rộng thêm 2.000m2 nhà kính, nâng tổng diện tích trồng rau thủy canh
trong nhà kính lên 7.000m2. Đây là một trong những HTX có mô hình trồng rau thủy
canh lớn nhất TP.HCM với năng suất 800kg đến 1 tấn/rau ngày.
Đến nay, HTX Tuấn Ngọc đã ký kết cung cấp các loại rau như cải xanh, cải ngọt, cải
nhúng, cải thìa, cải rổ, bó xôi và các loại xà lách… cho Co.op Mart, Bách Hóa Xanh và
một số cửa hàng thực phẩm sạch tại quận 9, quận Thủ Đức…
Thủy Canh Miền Nam là thương hiệu của công ty TNHH Thủy Canh Miền Nam được
thành lập vào năm 2017. Công ty tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh
vực sản xuất rau thủy canh, cung cấp thiết bị, dung dịch dinh dưỡng và thi công trọn gói
hệ thống trồng rau thủy canh. Là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh
vực phát triển mô hình trồng rau thủy canh sân thượng, ban công và quy mô công nghiệp.
Với slogan “cùng bạn gieo trồng yêu thương”.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn cao và sự tân tình, chúng
tôi tự tin mang đến cho bạn những phương án khiến bạn hài lòng nhất. Cùng với đội ngũ
tư vấn – hỗ trợ khách hàng của chúng tôi hoạt động 24/7. Sẵn sàng giải quyết mọi thắc
mắc hay sự cố kỹ thuật của bạn trong thời gian sớm nhất. Chỉ cần 1 – 2 ngày, chúng tôi đã
có thể vận hành hệ thống giúp bạn bắt đầu quá trình canh tác tại nhà. Chúng tôi sử dụng
bộ sản phẩm được tự động hóa lên đến 95%.
Ngoài đối thủ cạnh tranh trong nước như đã kể, chúng ta còn thấy tình trạng rau củ nước
ngoài, đặc biệt có thể đến Trung Quốc. Với công nghệ bảo quản lạnh như hiện nay, kèm
theo giá cả cạnh tranh thì một số tỉnh Việt Nam giáp Trung Quốc sẽ tiêu thụ rau quả từ
bên đó.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp có khả năng tham gia thị trường cung
cấp rau, củ, quả sạch. Đây là thị trường đang phát triển và khá hấp dẫn, thu hút nhiều cá
nhân, doanh nghiệp muốn tham gia; tuy nhiên sức cạnh tranh trong ngành khá lớn. Việc
phát triển sản xuất rau an toàn đang là hướng đi chung của toàn xã hội, vì ngày sẽ có
nhiều doanh nghiệp muốn chen chân vào lĩnh vực này, chưa kể các công ty có tiềm lực
lớn về nhân sự và công nghệ. Cho phần định nghĩa đối thủ cạnh tranh này lên đầu mục,
sau đó mới liệt kê các đối thủ và phân tích đối thủ.

9
2.1.3.2. Chuỗi cung ứng

Tiêu thụ và
Đầu vào Trồng trọt Chế biến
xuất khẩu
Ban quản trị
chuỗi cung ứng
Dịch vụ vận tải,
logictics

Doanh
Đầu vào Hệ Chế
nghiệp Đại lý Người
(Giống, thống biến,
bắt đầu phân tiêu
phân thương xuất
thủy phối dùng
bón,...) lái khẩu
canh

Thị
trường
xuất khẩu

Ban Quản trị chuỗi cung ứng: Sự thành công của chuỗi cung ứng rau thủy canh phụ thuộc
vào Ban quản trị chuỗi cung ứng. Để hình thành một chuỗi cung ứng hàng rau sạch và
duy trì liên kết trong chuỗi cung ứng này đòi hỏi phải xác định rõ vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của ban quản trị trong chuỗi cung ứng. Nhìn chung, ban quản trị có nhiệm vụ
phối hợp, liên kết với ngành Nông nghiệp, và với các thương lái, doanh nghiệp chế
biến/xuất khẩu, từ đó hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Quản trị viên chuỗi cung
ứng là những thành viên tiêu biểu đại diện cho mỗi một mắt xích trong chuỗi cung ứng.
Nhà cung ứng đầu vào là chủ thể cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho chuỗi cung ứng,
bao gồm giống, phân bón, các thiết bị nông nghiệp, tưới tiêu, … nhằm đảm bảo các tiêu
chuẩn ngay từ bước đầu tiên.
Doanh nghiệp thủy canh cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đây là chủ thể quyết định
đến phẩm chất ban đầu của nông sản trước khi được đưa đến doanh nghiệp trung tâm để
10
phân phối đến người tiêu dùng. Khi triển khai chuỗi cung ứng mặt hàng rau sạch, doanh
nghiệp cần được đào tạo nâng cao trình độ để đảm bảo rằng họ có thể tham gia hiệu quả
vào chuỗi cung ứng nông sản cùng với các chủ thể khác.
Thương lái là người trung gian trong chuỗi cung ứng mặt hàng rau sạch. Để mô hình liên
kết có hiệu quả, thương lái sẽ được ban quản trị và hợp tác xã cung cấp thông tin thị
trường, giá cả, chủng loại, phẩm chất và thời gian giao hàng. Ban quản trị sẽ giám sát chặt
chẽ hoạt động của thương lái, đảm bảo thương lái cung cấp nguồn hàng đầy đủ cả về số
lượng và chất lượng.
Doanh nghiệp chế biến/ xuất khẩu: Đóng vai trò là doanh nghiệp trung tâm, điều phối,
quản lý và liên kết với từng chủ thế trong chuỗi. Doanh nghiệp chế biến có thể đồng thời
là nhà xuất khẩu, nhưng cũng có thể là 2 khâu riêng biệt phụ thuộc vào tiềm lực của
doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu đó. Sản phẩm sau khi được chế biến sẽ được chuyển
sang khâu xuất khẩu đến thị trường nước ngoài. TP.Hồ Chí Minh không chỉ cung cấp rau
cho các quận thuộc khu vực mà còn xuất đi Hà Nội, Đài Loan và Trung Quốc…
Đại lý phân phối: Là trung gian không thể thiếu để gắn kết doanh nghiệp với người tiêu
dùng cuối cùng. Đại lý phân phối có nhiệm vụ nhập hàng từ doanh nghiệp chế biến, dự
trữ và phân phối đến tay người tiêu dùng. Họ theo dõi nhu cầu của khách hàng, quảng cáo
tới khách hàng và kết hợp sản phẩm với nhiều lựa chọn về giá cả và dịch vụ để thu hút
khách hàng.
Người tiêu dùng - đại diện cho nhu cầu thị trường, tạo nên lợi nhuận cho toàn chuỗi cung
ứng thủy canh ra. Vai trò của người tiêu dùng hiện nay trong chuỗi cung ứng chưa được
đánh giá cao, tuy nhiên khi thực hiện chuỗi cung ứng rau, người tiêu dùng là những người
quyết định sự hoàn thiện của cả chuỗi.
2.1.3.3. Sản phẩm thay thế

Hiện nay do lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm trong nước mà nhiều hộ gia đình đã có xu
hướng chọn mua sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng trước đây giá thành sản
phẩm rất cao, chỉ đáp ứng được một số ít khách hàng thượng lưu chứ không đáp ứng được
nhu cầu của đa số người dân.
Cho đến năm 2020 và hiện nay, Việt Nam đã ký kết hiệp EVFTA và IPA (Hiệp định
thương mại tự do) nên giá bị thuế không còn, nên sản phẩm nước ngoài chất lượng và giá
cả cũng rất cạnh tranh.
2.1.4. Xác định ma trận SWOT

Điểm mạnh (Strengths) -Hệ thống thủy canh không sử dụng đất,
hạn chế được nguồn mầm bệnh từ đất.
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc
bảo vệ thực vật.

11
-Hệ thống thiết kế nhiều tầng tiết kiệm
không gian.
-Mô hình tự động hóa nên ít tốn công chăm
sóc.
-So với mô hình truyền thống thì mô hình
thủy canh cho năng suất cao gấp 2 lần.
-Không có cỏ dại.
-Rau thủy canh có hình thức và chất lượng
cao hơn rau bình thường.
Điểm yếu (Weaknesses) -Chủng loại bị hạn chế vì thủy canh chủ
yếu trồng các loại rau ăn lá, hoặc ăn quả
ngắn ngày.
-Chi phí đầu tư cao.
-Đòi hỏi kiến thức chuyên môn
-Sâu bệnh phát sinh sẽ lây lan nhanh chóng
Cơ hội (Opportunities) -Nhu cầu tiêu thụ rau sạch, rau an toàn ở
các khu vực ngày càng cao
-Nhu cầu rau sạch cho công nghiệp chế
biến ngày càng tăng
-Tiêu thụ rau sạch ở các nước phát triển
tăng cao

Thách thức (Threats) -Rau thủy canh bị vàng lá do thiếu dinh


dưỡng và thời lượng chiếu sáng
-Hiện tượng thối rễ, vì khi trồng thủy canh
thì bộ rễ tiếp xúc hoàn toàn trong nước
-Xuất hiện rong, rêu trên thiết bị chứa dinh
dưỡng thủy canh
-Yêu cầu cao của các nhà nhập khẩu đối
với sản phẩm rau sạch
-Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau
-Giá cả cao có thể khó cạnh tranh với các
12
sản phẩm khác

2.1.5. Đặc điểm khách hàng

Hiện nay kênh phân phối rau thủy canh còn khá hạn chế, hiện chỉ mới tiêu thụ chủ yếu ở
các siêu thị, các cửa hàng rau sạch và bán trực tiếp cho người tiêu dùng bằng hình thức
giao hàng tận nơi. Điều này dễ hiểu bởi giá thành của rau thủy canh ở mức cao, phân khúc
thị trường hướng đến là tầm trung trở lên.

Siêu thị Co.opmart Rau thủy canh và rau


truyền thống xen kẻ. Nhiều
Vinmart
mặt hàng nhiều loại khác
nhau nên người tiêu dùng
Go!VietNam sẽ thường chọn rau truyền
thống với giá thành thích
Bách hóa xanh hợp với túi tiền.
Chưa có quầy, kệ trưng
bày rau thủy canh riêng.
Cửa hàng rau sạch Đà Lạt GAP Store Chuyên về bán rau thủy
canh sạch và an toàn, dành
Organic Food cho những khách hàng có
thu nhập cao hoặc ổn định.
 Fresh from Farm Đánh mạnh vào phân khúc
khách hàng khó tính muốn
bữa ăn của gia đình thật
ORGANICA
dinh dưỡng và đáp ứng
chất lượng.

Chợ và đại lý nhỏ Hiếm tìm thấy rau thủy


canh ở các quầy, sạp, phần
lớn là rau trồng truyền
thống. Giá thành rẻ, ai
cũng có thể bỏ tiền ra mua.
Phù hợp cho phân khúc
công, nông dân.
Nếu có sản phẩm thủy

13
canh thì cũng khó bán do
giá cả không thể cạnh
tranh với rau thường.
Nhà hàng và khách sạn Thực phẩm phải có kiểm
định an toàn thực phẩm
phục vụ cho nhiều khách
hàng. Họ luôn mua một
khối lượng lớn và mua
thường xuyên để thay thế
sản phẩm cũ.
Khâu kiểm hàng của nhà
hàng, khách sạn đòi hỏi
yêu cầu cao hơn

2.1.6. Sản phẩm kinh doanh

Rau xà lách là sản phẩm được ưu tiên hàng đầu.


Romaine Lettuce: (Xà lách Romaine) Có lá xanh đậm
và dài. Nó có kết cấu lá giòn và hương vị đậm đà hơn
các loại khác. Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C,
B1 và B2, và axit folic.

Butterhead Lettuce: (Xà lách mỡ) Đây là loại xà lách có lá lớn và


được sắp xếp “lỏng lẻo”, và rất dễ dàng tách ra từ thân của nó. Nó
có kết cấu lá mềm hơn, với hương vị ngọt ngào so với họ hàng
của nó

Loose-leaf Lettuce: (Xà lách lô lô) Như tên gọi của nó,
loại này có lá sắp xếp rời rạc, có tàng lá rộng và xoăn.
Nó có hương vị nhẹ và kết cấu lá hơi giòn.

Xà lách Mỹ: Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá


bên trong trắng hơn. Loại này phổ biến nhất vì có
kết cấu lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước.

14
Ngoài ra, theo sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiện nay được phân chia thành
6 nhóm đa dạng và phong phú có thể thủy canh:
- Rau ăn lá ngắn ngày: rau tần ô, rau muống cạn, rau dền, cải bẹ các loại, xà lách, mồng
tơi, cải ngọt; ước sản lượng khoảng 65,000 tấn/năm.
- Rau ăn lá dài ngày: Cải thảo, cải bông, bắp cải; ước sản lượng khoảng 9,000 tấn/năm.
- Rau củ quả ngắn ngày như dưa leo, khổ qua, mướp, đậu đũa, đậu cove hoặc củ cải; ước
sản lượng khoảng 35,000 tấn/năm.
- Rau củ quả dài ngày như đậu bắp, cà tím, cà pháo, bầu, bí; ước sản lượng khoảng 10,000
tấn/năm.
- Rau muống nước ước sản lượng hàng năm khoảng 50,000 tấn.
- Rau gia vị như ngò rí, ngò gai, hành lá.
2.2. Công nghệ, kỹ thuật và thiết bị dự án
2.2.1. Phân tích, thiết kế module cần thiết cho thiết bị trồng rau xà lách tự động

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng bộ Kit vi điều khiển Arduino để thiết kế, xây
dựng các module cần thiết cho thiết bị.

Arduino là một board mạch vi xử lý, dùng để xây dựng các ứng dụng có thể tương tác với
nhau hoặc với môi trường được dễ dàng, thuận lợi hơn. Phần cứng của Arduino bao gồm
một board mạch với nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc
ARM Atmel 32-bit. Những mẫu hiện tại được trang bị bao gồm một cổng giao tiếp USB,
sáu chân đầu vào analog và 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích được với nhiều board mở
rộng khác nhau.

Hình 1. Micro USB ATmega328P Development Board for Arduino UNO R3.

15
2.2.2. Sơ đồ nguyên lý module điều khiển trung tâm

Trong hình 2, module xử lý trung tâm sử dụng kit Arduino làm bộ xử lý chính của hệ
thống. Khi làm việc người dùng cài đặt thời gian phun sương cho hệ thống sao cho phù
hợp với từng loại giống xà lách. Trong quá trình hoạt động của kit Arduino sẽ nhận được
các thông số, thông tin dữ liệu về độ ẩm, ánh sáng từ hệ thống điều chỉnh ánh sáng, độ
ẩm, thời gian thực về chip xử lý chính sau đó xử lý dữ liệu và hiển thị lên màn hình LCD.
Sau khi nhận được dữ liệu, và xử lý dữ liệu Kit Arduino sẽ điều thực thi chương trình và
gửi lệnh điều khiển qua Rơle điều khiển động cơ, thiết bị để đáp ứng phù hợp với dữ liệu
đầu vào.

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển.

Sơ đồ giải thuật điều khiển hệ thống được thiết kế như minh họa trong Hình 3:

Hình 3. Sơ đồ giải thuật của hệ thống thiết bị trồng xà lách.

16
Xây dựng thiết kế module thời gian thực:

DS1307 là loại chip thời gian thực hay còn được gọi là RTC (Read Time Clock). Đây là
thiết bị IC tích hợp cho thời gian bởi vì sự chuẩn xác tuyệt đối khi xử lý tham số thời gian
như: Thứ, ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây. DS1307 được chế tạo bởi hãng Dallas. Chip
này có bảy thanh ghi 8 bit, mỗi thanh ghi này chứa thông số: Thứ, ngày, tháng, năm, giờ,
phút, giây. Ngoài ra DS1307 còn chứa một thanh ghi điều khiển ở ngõ ra phụ và 56 thanh
ghi trống. Các thanh ghi này có thể được dùng như vai trò của RAM. DS1307 đọc số liệu
thông qua một chuẩn truyền thông I2C.

Hình 4. Sơ đồ nguyên lý DS130.

Với DS1307, nó chỉ giao tiếp với vi điều khiển qua 2 đường truyền SCL và SDA nên do
đó trên vi xử lý cần phải xác định được chân nào trên vi xử lý có SCL và SDA để nối với
DS1307 ở với dòng PIC, AVR còn với dòng Psoc nó có sự khác tùy theo kiểu Fimware
hay Harware mà các chân SDA và SCL sẽ nằm ở chân nào khi được thiết lập trong phần
mềm.

Hình 5. Sơ đồ nguyên lý ghép nối với kit điều khiển.

17
2.2.3. Xây dựng thiết kế module cảm biến độ ẩm

Cảm biến độ ẩm đất là linh kiện điện tử để đo độ ẩm của môi trường đất và không khí. Nó
ra đời để đáp ứng khu cầu đo độ ẩm của nhiều môi trường khác nhau và vẫn đảm bảo
được độ chính xác thay cho những hạn chế ở cảm biến độ ẩm, không khí. Trong dữ liệu ở
ngõ ra của cảm biến độ ẩm đất có hai dạng là tương tự và dạng số.

Hình 6. Thiết bị cảm biến độ ẩm đất.

Nguyên lý hoạt động:

Cảm biến độ ẩm đất là cảm biến trở kháng. Khi độ ẩm thay đổi, trở kháng của cảm biến
thay đổi từ 0 - 10k (Ω). Do vậy, để đo được độ ẩm người ta thiết kế mạch đo điện trở
kháng của cảm biến. Trong thực tế, module cảm biến độ ẩm đất sẽ được ghép với một
mạch IC so sánh LM393. Khi đó giá trị trở kháng của cảm biến độ ẩm đất thay đổi sẽ làm
thay đổi các tín hiệu đầu ra trong LM393. Như vậy khi qua mạch phân áp giữa cảm biến
độ ẩm và điện trở khoảng 10K ta sẽ thu được giá trị tương tự của cảm biến độ ẩm đất
trong dải từ 0v đến Vcc. Ở đầu ra của LM393 là dạng số trong mức 0 và 1. Ta thu được
tín hiệu số của cảm biến độ ẩm đất.

2.2.4. Kết nối module cảm biến độ ẩm với Kit Arduino

Module cảm biến độ ẩm được kết nối với Arduino được mô tả như trong Hình 7. Tín hiệu
tương tự được đưa đến chân A0 và tín hiệu số được đưa đến chân D2 của Arduino để đọc
dữ liệu lên LCD và xử lý lệnh để điều chỉnh độ ẩm.

Hình 7. Ghép nối cảm biến độ ẩm đất với kit điều khiển.

18
2.2.5. Xây dựng thiết kế module cảm biến ánh sáng

Module cảm biến ánh sáng được kết nối với Arduino như trong Hình 8. Tín hiệu số được
đưa đến chân 10 của Arduino để đọc dữ liệu lên xử lý lệnh đóng ngắt rơ le để điều chỉnh
ánh sáng.

Hình 8. Hình ảnh thực tế và sơ đồ kết nối cảm biến ánh sáng với Kit Arduin.

2.2.6. Hệ thống phun sương tạo độ ẩm

Đối với cây xà lách, việc cung cấp nước rất quan trọng cho việc sinh trưởng và phát triển
nhất là trong những ngày đầu. Tuy nhiên lượng nước cung cấp nhiều hay ít lại tùy thuộc
vào nhiều yếu tố như hạt giống, điều kiện khí hậu từng vùng miền hoặc theo mùa,… do
đó cần lượng nước khác nhau. Với hệ thống này việc điều chỉnh độ ẩm cho cây mầm trở
nên thuận tiện, sử dụng dễ dàng, an toàn. Hệ thống điều chỉnh độ ẩm của thiết bị này như
trong Hình 10 và Hình 11 bao gồm hệ thống vòi phun sương và máy bơm mini.

Hình 9. Dây dẫn phun sương trước và sau khi được lắp đặt.

Với kích thước của máy gồm ba tầng và mỗi tầng đặt sáu giá xà lách, để cung cấp đủ và
đồng đều nước cho hệ thống cần sử dụng ba vòi phun sương cho mỗi tầng và ứng với cả
hệ thống máy cần chín vòi phun đảm bảo tưới đều đặn, tỏa đều đến tất cả các khay trồng
của tầng đó.

Đầu phun sương được thiết kế nhỏ gọn phun sương mịn, có thể điều chỉnh lượng sương
và phạm vi tỏa sương khi phun. Vì vậy không lo cây mầm bị dập khi tưới mà vẫn đảm
bảo đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển. Hệ thống dây dẫn phun sương được lắp đặt
bên trong lòng khung nên rất gọn gàng, chắc chắn, không lo rò rỉ nước gây lãng phí.

19
Hình 10. Máy bơm mini.

Việc lựa chọn máy bơm cho hệ thống là rất quan trọng, cần phải lựa chọn loại máy bơm
sao cho phù hợp với lượng nước cung cấp cho hệ thống cần đầy đủ và thường xuyên,
đồng thời ứng với từng loại xà lách mà công suất phun sương tạo độ ẩm khác nhau. Qua
khảo sát ứng với đặc thù điển hình cho hai loại xà lách là xà lách trắng và xà lách xanh
(trên thiết bị này. Nhóm tác giả đã lựa chọn máy bơm mini với các thông số như sau:

 Điện áp sử dụng: 12V


 Dòng điện 1 chiều DC
 Công suất sử dụng 10W
 Công suất phun sương 300ml/ phút.

Máy bơm mini được kết nối trực tiếp với khối điều khiển của hệ thống thông qua việc
đóng ngắt rơle điện tử để khi nhận được lệnh từ khối điều khiển máy bơm sẽ hoạt động
phù hợp để lượng nước ra hệ thống vòi phun ứng với từng loại xà lách và yêu cầu của
người sử dụng.

Bổ sung thêm phần hệ thống trồng rau như


thế nào?
- Nếu nguồn vốn nhiều, thỉ mở vựa rau,
trồng trong nhà kính cho đảm bảo
- Vốn ít, hạn hẹp hơn thì trồng trong
vườn nhỏ.
Sau khi đã có hệ thống trồng trọt, ta xác
định quy trình trồng rau thủy canh:
- Ươm cây con (xử lí hạt, cho hạt
vào chỗ đựng)
- Chăm sóc (bổ sung dinh dưỡng,
tỉa cây, nhổ cỏ)
- Thu hoachj
- Vệ sinh ống bể chứa để dùng cho
lần tiếp theo.
Hình bổ sung thêm

20
2.3. Hiệu quả tài chính

Phân tích tài chính dự án kinh doanh sản xuất rau xà lách thủy canh:

BẢNG THÔNG SỐ
  Thông số Giá trị Đơn vị Ghi chú
I Đầu tư      

  Mua đất trồng rau (2000m2) 800 Triệu đồng  


Chi phí xây dựng nhà màng - nhà
  lưới (0.25/m2) 500 Triệu đồng  
Chi phí xây dựng hệ thống giàn
thủy canh (98 giàn, mỗi giàn 10
  ống, 320 rọ trồng 6,4/giàn) 627,2 Triệu đồng  
Quạt đối lưu làm mát (12 chiếc,
  3/chiếc) 36 Triệu đồng  
Chi phí xây dựng hệ thống lưới cắt
  nắng tự động (0.1/m2) 200 Triệu đồng  
Chi phí xây dựng kho và phòng
  kiểm tra chất lượng 70 Triệu đồng  
Chi phí hệ thống hệ thống cấp
  nước bể chứa nước 38 Triệu đồng  
Giá mua hệ thống thiết bị đóng gói
  và bảo quản 90 Triệu đồng  

  Giá mua xe giao hàng 386 Triê ̣u đồng  

  Chi phí VC và lắp đặt TB 20 Triệu đồng  


(Chưa bao gồm VLĐ
ban đầu và Lãi vay
Chi phí khác 10%
trong thời gian xây
  dựng)
  Chi phí dự phòng 10%    

  Vốn lưu đô ̣ng đầu tư ban đầu 250 Triê ̣u đồng Tiền mặt
II Thời gian dự án      
  Thời gian xây dựng dự án 1 năm  
  Thời gian khấu hao nhà màng 10 năm Khấu hao đều
Thời gian khấu hao hệ thống giàn
  thủy canh 8 năm Khấu hao đều
Thời gian khấu hao hệ thống thiết
  bị đóng gói và bảo quản 8 năm Khấu hao đều
21
  Thời gian khấu hao xe giao hàng 5 năm Khấu hao đều
II
I Doanh thu      

  Sản lượng 57,000 kg/năm  


  Tỷ lệ khai thác hàng năm      
  Năm 1 80% sản lượng  
  Năm 2 85% sản lượng  
  Năm 3 90% sản lượng  
  Năm 4 90% sản lượng  
  Đơn giá bán sp 0.05 triệu đ/sp  
IV Chi phí      
Chi phí hạt giống, giá thể, dinh
  dưỡng vụ đầu 0.009 Triệu đồng/sp  

  Công lao động trực tiếp 0.0061 Triệu đồng/sp  


Triệu
đồng/Sản
  Chi phí bao bì 0.0015 phẩm  
  Chi phí sản xuất chung 10%    
  Chi phí quản lý & bán hàng 15% Doanh thu  
V Thông tin chung      

  Vay ngân hàng 1,500 Triê ̣u đồng  


  Lãi vay trong thời gian xây dựng 113.00 Triê ̣u đồng  
  Lãi suất vay 12.0% Năm  
  Thời gian trả nợ 4 Năm Trả gốc và lãi đều
22.50
  Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu % Năm  
  Thời gian khai thác của dự án 4 Năm  
  Số dư tiền tối thiểu 10% Doanh thu  
  Khoản phải thu 10% Doanh thu  
Chi phí
nguyên vật
  Khoản phải trả 25% liệu  
  Thời gian dự trữ nguyên vật liệu 5 Ngày  
  Thuế suất thuế TNDN 20% Năm  

22
2.3.1. Ước tính tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án

Tổng vốn đầu tư cố định (triệu đồng)  


Năm 0

Mua đất trồng rau (2000m2) 800

Chi phí xây dựng nhà màng - nhà lưới (0.25/m2) 500
Chi phí xây dựng hệ thống giàn thủy canh (98 giàn, mỗi giàn 10 ống,
320 rọ trồng 6,4/giàn) 627,2

Quạt đối lưu làm mát (12 chiếc, 3/chiếc) 36

Giá mua xe giao hàng 386

Chi phí hệ thống hệ thống cấp nước bể chứa nước 38


9
Chí phí khác 6.00

Lãi vay trong thời gian xây dựng 113

Vốn lưu động đầu tư ban đầu 250

Chi phí dự phòng 222


2
Tổng vốn đầu tư ,441

Nguồn tài trợ cho dự án


Nguồn tài trợ cho dự án Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ
Vay 1,500 61%
Vốn chủ sở hữu góp ban đầu 1,941 39%
WACC   16.05%

23
2.3.2. Kế hoạch khấu hao

1 Xác định nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao  (Triệu đồng)
1.1 Nguyên giá nhà xưởng  
  Chi phí xây dựng: 500
  Phân bổ chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng 58
  Phân bổ chi phí khác và chi phí dự phòng 89
  Nguyên giá nhà xưởng cần tính khấu hao 647
     
1.2 Nguyên giá hệ thống giàn thủy canh  
  Giá mua thiết bị 627,2
  Chi phí vận chuyển thiết bị lắp đặt 3
  Phân bổ chi phí khác và chi phí dự phòng 10.20
  Phân bổ chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng 4
1
  Nguyên giá máy móc thiết bị cần tính khấu hao 7
     
1.3 Nguyên giá hệ thống thiết bị đóng gói và bảo quản  
  Giá mua thiết bị 90
  Chi phí vận chuyển thiết bị lắp đặt 20
  Phân bổ chi phí khác và chi phí dự phòng 29
  Phân bổ chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng 10
  Nguyên giá máy móc thiết bị cần tính khấu hao 150

1.4 Nguyên giá xe giao hàng  


  Giá mua thiết bị 386
  Phân bổ chi phí khác và chi phí dự phòng 126
  Phân bổ chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng 45
  Nguyên giá máy móc thiết bị cần tính khấu hao 556
2 Khấu hao nhà màng          
  Năm 0 1 2 3 4 5

  GT đầu kỳ   647 583 518 453 388

  Kh trong kỳ   65 65 65 65 65

  GT cuối kỳ 647 583 518 453 388 324


         
24
Khấu hao hệ thống giàn
3 thủy canh          
  Năm 0 1 2 3 4 5

  GT đầu kỳ   17 15 13 11 8
  Kh trong kỳ   2 2 2 2 2

  GT cuối kỳ 17 15 13 11 8 6
 
             
Khấu hao hệ thống thiết bị
4 đóng gói và bảo quản          
  Năm 0 1 2 3 4 5

  GT đầu kỳ   150 131 112 94 75


  Kh trong kỳ   19 19 19 19 19

  GT cuối kỳ 150 131 112 94 75 56

5 Khấu hao xe giao hàng          


  Năm 0 1 2 3 4 5

  GT đầu kỳ   556 445 334 223 111


  Kh trong kỳ   111 111 111 111 111

  GT cuối kỳ 556 445 334 223 111 -

             
6 Tổng hợp khấu hao          
  Năm 0 1 2 3 4 5

  GT đầu kỳ - 1,370 1,174 977 780 583

  Kh trong kỳ - 197 197 197 197 197

  GT cuối kỳ 1,370 1,174 977 780 583 386

25
2.3.3. Lịch vay và trả nợ (triệu đồng)

Năm 0 1 2 3 4

Nợ đầu năm 0 1,500 1,186 835 441

Nợ mới 1,500 - - - -

Trả lãi 113 180 142 100 53

Trả gốc 0 314 352 394 441

Trả gốc và lãi   494 494 494 494

Nợ cuối năm 1,500 1,186 835 441 -

2.3.4. Doanh thu

Năm 0 1 2 3 4

57,00
Công suất thiết kế   57,000 57,000 0 57,000
Tỷ lệ khai thác   80% 85% 90% 90%

0.050
Giá bán (triệu đồng)   0.0500 0.0500 0 0.0500

51,30
Sản lượng khai thác (kg)   45,600 48,450 0 51,300

Tổng doanh thu (triệu đồng)   2,280 2,423 2,565 2,565

2.3.5. Chi phí hoạt động

Năm 0 1 2 3 4
Mức huy động CS   80% 85% 90% 90%
Hạt giống, giá thể, dinh dưỡng vụ   0. 0.0 0.0
(triệu đồng/sp) 00900 0.0090 0900 0900
26
0

Giá công lao động trực tiếp (triệu 0. 0.0061 0.0 0.0
đồng/sp)   00614 4 0614 0614
0. 0.
Giá bao bì (triệu đồng/sản phẩm)   0.0015 0.0015 0015 0015
Chi phí hạt giống, giá thể, dinh
dưỡng vụ   410 436 462 462
Công lao động trực tiếp (triệu
đồng)   280 297 315 315

Chi phí bao bì (triệu đồng)   68 73 77 77


Chi phí sản xuất chung (triệu
đồng)   41 44 46 46
Chi phí quản lí và bán hàng (triệu
đồng)   342 363 385 385

Tổng chi phí (triệu đồng)   1,142 1,213 1,285 1,285

2.3.6. Kết quả kinh doanh (triệu đồng)

Năm 0 1 2 3 4
2,56 2,56
Doanh thu   2,280 2,423 5 5
90 90
Giá vốn hàng bán   800 850 0 0
38 38
Chi phí quản lí và bán hàng   342 363 5 5
19 19
Khấu Hao   197 197 7 7
1,08 1,08
Lời trước thuế và lãi vay   941 1,012 4 4
10 5
Lãi vay 113.00 180 142 0 3
98 1,03
EBT   761 870 3 1
Thuế   152 174 197 206
78 82
EAT   609 696 7 5

27
Dự trù VLĐ HĐKD
(triệu đồng)        
Năm 0 1 2 3 4

Tiền tối thiểu 250 228 242 257 257

Tồn kho hạt - 5.62 5.97 6.32 6.32

Phải thu 0 228 242 257 257

Phải trả 0 103 109 115 115

VLĐ HĐKD 250 359 381 404 404

Lưu chuyển tiền tệ quan điểm (triệu


tổng đầu tư đồng)          
Phương pháp trực tiếp            
Năm 0 1 2 3 4 5

Doanh thu   2,280 2,423 2,565 2,565  

Thay đổi phải thu (-) 0 228 14 14 - (257)


Giá trị TSCĐ còn lại năm cuối 1,
cùng           383
Thu hồi vốn lưu đô ̣ng ban đầu            
1,
Tổng dòng tiền vào - 2,052 2,408 2,551 2,565 640

Chi phí đầu tư 2,328          

Giá vốn hàng bán   800 850 900 900 -

Chi phí quản lí và bán hàng   342 363 385 385 -

Thay đổi tiền tối thiểu (+)   (22) 14 14 - (257)

Thay đổi phải trả (-)   103 6 6 - (115)

Thay đổi tồn kho (+)   6 0 0 - (6)

Tổng dòng tiền ra 2,328 1,023 1,221 1,293 1,285 (147)

28
Lưu chuyển tiền tệ trước thuế 1,
TIPV (2,328) 1,029 1,187 1,258 1,280 787

Thuế thu nhập   152 174 197 206 -


Lưu chuyển tiền tệ sau thuế 1,
TIPV (2,328) 877 1,013 1,061 1,074 787

CFTIPV            
             
Phương pháp gián tiếp            
Năm 0 1 2 3 4 5
Dòng tiền từ họat động kinh doanh
(OCF)            

EAT   609 696 787 825  

Khấu hao   197 197 197 197  

CP trả lãi   180 142 100 53  

Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động   109 22 22 -  

Dòng tiền OCF   877 1,013 1,061 1,074  


             
Dòng tiền từ đầu tư            

Chi đầu tư TSCĐ (2,328)          


Giá trị thu hồi            

Giá trị thanh lý,thu hồi TSCđ           1,383

Thu hồi vốn lưu đô ̣ng trong HĐKD           404


Thuế thanh lý TSCĐ           0
Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư -2328 0 0 0 0 1787

Lưu chuyển tiền ròng (2,328) 877 1,013 1,061 1,074 1,787

WACC 16.05%        
NPV 1        
29
,300.33
IRR 35.66%        
Năm 0 1 2 3 4

DSCR   1.78 2.05 2.15 2.18


(1,45 ( 62 1,69
DTL (2,328) 1.01) 438.16) 3.16 7.47

Lưu chuyển tiền tệ quan điểm


chủ sở hữu (EPV) 0 1 2 3 4 5

Lưu chuyển tiền tệ sau thuế (2,328 1,01 1,06 1,07 1


TIPV ) 877 3 1 4 ,787

Vay 1,500          

Trả nợ vay (gốc + lãi) 113.0 494 494 494 494 -


1
Lưu chuyển tiền tệ sau thuế EPV (941) 383 519 567 580 ,787
             
             
AEPV-cách 1            

Năm 0 1 2 3 4 5

(2,328 1,01 1,06 1,07


CF-TIPV ) 877 3 1 4 1,787

Lá chắn thuế   36 28 20 11 -

(2,328 1,04 1,06


CF-AEPV-Cách 1 ) 841 984 1 4 1,787

AEPV-Cách 2          
Kết quả kinh
  doanh      
Năm 0 1 2 3 4
2, 2,5
Doanh thu   2,280 2,423 565 65
30
9
Giá vốn hàng bán   800 850 900 00
3
Chi phí QL&BH   342 363 385 85
1
Khấu Hao   197 197 197 97
Lời trước thuế và lãi 1, 1,0
vay   941 1,012 084 84
1, 1,0
Lời trước thuế   941 1,012 084 84
Thuế   188 202 217 217
Lãi vay   180 142 100 53
8
EAT(AEPV)   573 668 767 14

Phương pháp gián tiếp            


Năm 0 1 2 3 4 5
Dòng tiền vào từ họat
động kinh doanh            

EAT(AEPV)   573 668 767 814  

Khấu hao   197 197 197 197  

CP trả lãi   180 142 100 53  


Tăng giảm nhu cầu vốn
LĐ   109 22 22 -  
1
Dòng tiền ròng   841 984 ,041 1,064  
             

Dòng tiền từ đầu tư (2,328)          


Chi đầu tư TSCĐ            
Giá trị thu hồi            
1,38
Giá trị thu hồi TSCĐ           3
Thu hồi vốn lưu đô ̣ng 40
trong HĐKD           4
Thuế thanh lý TSCĐ           0
Dòng tiền ròng từ HĐ 1,78
ĐT (2,328) - - - - 7
31
1 1,78
Lưu chuyển tiền ròng (2,328) 841 984 ,041 1,064 7

2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án
2.4.1. Sự khác nhau và mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã
hội

Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội hoặc hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư là một nội dung
quan trọng và phức tạp của phân tích dự án, có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của một dự án
đầu tư trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là phân tích đầy đủ, toàn diện
những đóng góp thực sự của dự án vào việc phát triển nên kinh tế quốc gia và việc thực
hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
Quan hệ giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân:
Giữa phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả kinh tế doanh nghiệp về hình thức
không có sự khác nhau. Cả hai loại phân tích đều bằng cách chỉ ra các khoản chi phí, các
khoản lợi ích và thông qua việc so sánh để đánh giá hiệu quả của chúng. Tuy vậy, phân
tích hiệu quả kinh tế doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân khác nhau ở nhiều
phương diện. Xuất phát điểm của sự khác nhau này là sự khác nhau giữa hiệu quả tài
chính và hiệu qua kinh tế xã hội, khác nhau giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội,
giữa chi phí doanh nghiệp với chi phí xã hội, mà quan niệm lợi ích và chi phí do mục tiêu
quyết định.
Có thể nêu cụ thể sự khác nhau giữa phân tích hiệu quả kinh tế doanh nghiệp và hiệu quả
kinh tế quốc dân như sau:
- Mục tiêu của sự phân tích hiệu quả tài chính là đánh giá kết quả tài chính thực
của dự án, trong khi đó phân tích hiệu quả kinh tế xã hội chỉ ra đóng góp thực sự của dự
án vào tất cả các mục tiêu phát triển (kinh tế và không kinh tế) của đất nước, vào lợi ích
chung của toàn xã hội. Phân tích hiệu quả tài chính chỉ xét trên tầm vi mô còn phân tích
kinh tế xã hội phải xét trên tầm vĩ mô.
- Phân tích hiệu quả tài chính chỉ xét lợi ích và chi phí trên góc độ của nhà đầu tư
còn phân tích kinh tế xã hội xem xét lợi ích và chi phí trên góc độ toàn xã hội. Lợi ích và
chi phí trong phân tích hiệu quả tài chính là lợi ích và chi cục bộ còn lợi ích và chi phí
trong phân tích hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích và chi phí toàn bộ, tổng thể. Vì vậy chỉ
tiêu chủ yếu trong phân tích hiệu quả tài chính là lợi nhuận còn trong phân tích hiệu quả
kinh - xã hội là giá trị gia tăng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng cho phép loại trừ những khoản
thanh toán chuyển giao ra khỏi chi phí tính toán lợi ích kinh tế xã hội.

32
2.4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Phân tích tài chính – kinh tế xã hội dự án đầu tư là nội dung kinh tế quan trọng trong quá
trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư chính là việc tổng
hợp và so sánh giữa lợi ích thu được và những chi phí của dự án đầu tư. Phân tích tài
chính dự án đầu tư nhằm đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án thông qua việc:
 Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả
dự án đầu tư.
 Dự tính những lợi ích và chi phí của dự án trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính của dự án.
 Đánh giá mức độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư như an toàn về nguồn vốn huy
động, về khả năng thanh toán, về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi có sự biến động
không thuận lợi của các yếu tố đầu vào.

Theo đó, giá trị gia tăng đạt được từ dự án đầu tư sẽ là:
G = Lãi ròng + Lương + Thuế + Lãi vay – Trợ giá, bù giá
+ Lãi ròng: Lãi ròng hay còn được gọi lãi thuần, lợi nhuận ròng hay thu nhập ròng, là sổ
tiền còn lại sau khi thanh toán lãi suất, thuế, cổ tức ưu đãi và tất cả các khoản chi phí khác
trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong 01 năm.
+ Lương: là một khoản thuộc chi phí sản xuất, nhưng trong phân tích kinh tế xã hội lương
là một khoản thu nhập đối với xã hội.
+ Thuế: là một khoản chi đối với chủ đầu tư, nhưng nó là một khoản thu nhập đối với
ngân sách quốc gia. Sự miễn giảm thuế để ưu đãi, khuyến khích nhà đẩu tư lại là một sự
hy sinh của xã hội, một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu.
+ Các khoản lãi vay: Cũng là một khoản mục thanh toán chuyển giao, trong phân tích tài
chinh nó được coi như là một khoản chi phí được tính trong giá thành sản phẩm, nhưng
trong phân tích kinh tế xã hội nó phải được cộng vào.
+ Trợ giá bù giá: trong phân tích tài chính là thu nhập nhưng trong phân tích kinh tế xã
hội là chi phí.
Dự án trồng rau xà lách thủy canh sẽ có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế
xã hội, đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và
của khu vực, nhà nước/ địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế giá trị gia tăng, Thuế
Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ
đầu tư. (Nên ghi là: “Tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động và tạo ra lợi

33
nhuận cho chủ đầu tư.” Vì có thể chủ đầu tư có thể kiếm thu nhập từ các nguồn khác và
dự án trồng rau thủy canh này chỉ kiếm thêm tiền)
Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường ở lĩnh vực nông nghiệp, dự án còn rất khả thi qua
các thông số tài chính như NPV = 1.300.33 triệu đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR =
35.66%. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi
khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn
đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động
cho địa phương. Tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động trên địa bàn, góp phần nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân trong vùng dự án. Tạo ra diện
mạo nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, góp phần ổn định
an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự án.
2.4.2.1. Đóng góp cho ngân sách nhà nước
Dự án trồng rau xà lách thủy canh cũng đóng góp một phần lợi ít kinh tế của mình cho địa
phương thông qua các nguồn thuế phải đóng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp. Khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ trích thêm một phần lợi nhuận
của mình cho các quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến học của địa phương.
2.4.2.2. Số chổ việc làm và thu nhập của người lao động
(Sửa tên mục thành” Tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động)

Dự án sẽ đầu tư nâng cao kỹ năng và tạo thu nhập ổn định cho 30 lao động thường xuyên.
Đồng thời hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất cho người dân thông qua chương trình
khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp nhằm
từng bước góp phần đưa kinh tế hộ gia đình phát triển góp phần thực hiện thành công
chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao của cả nước. Sau khi mạng lưới tổ chức
các vệ tinh đến các tỉnh lân cận mang lại việc làm thường xuyên cho các hộ lao động
trong khu vực.
Nếu dự án thành công sẽ mở rộng quy mô ra các tỉnh, góp phần đưa khoa học kỹ thuật
vào nông nghiệp, tạo nhiều công ăn việc làm hơn.
2.4.2.3. Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

Theo kết quả khảo sát của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, người tiêu
dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, có xu hướng chọn lựa hàng hóa và sản phẩm
hữu cơ an toàn. Các địa phương, doanh nghiệp đang bắt kịp xu hướng này khi hiện nay có
33/63 tỉnh, thành phố phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ với diện tích đạt hơn 76.600
ha, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010. Khoảng 60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư
vào nông nghiệp hữu cơ - lĩnh vực được xem là có nhiều thuận lợi để phát triển ở Việt
Nam... Ngoài ra, có đến 88% người tiêu dùng nhận biết được và yên tâm mua sản phẩm
với nhãn hiệu logo hàng Việt Nam chất lượng cao, các chứng nhận ISO, VietGAP…
Nếu hàng Việt Nam chất lượng, người tiêu dùng sẵn sàng mua và ủng hộ hàng Việt.
34
Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 đang bùng phát vừa qua, người dân dần ý thức
hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình, các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc
được bán tại các cửa hàng như thịt bò, rau củ, hoa quả được lựa chọn nhiều cho bữa ăn
gia đình.
2.4.2.4. Góp phần phát triển ngành nghề khác và địa phương

Dự án sẽ góp phần thúc đẩy cơ giới hóa, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp từ
trang trại chất lượng cao trên địa bàn, cải tạo mở rộng đường nội đồng để áp dụng máy
móc có công suất lớn, cơ giới hóa đồng bộ.
Đồng thời giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vùng
nguyên liệu ổn định, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đảm bảo an toàn thực phẩm, có
nguồn gốc; giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Góp phần hình thành
thị trường sản xuất hàng hóa, gắn kết sản xuất với thị trường, doanh nghiệp; không chỉ vì
lợi ích của mình, mà còn vì lợi ích của cộng đồng, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường
cho thế hệ mai sau.
Tạo nguồn cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm.
2.4.3. Phân tích ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng hay được gọi là trồng cây
trong nước hoặc trồng cây không cần đất. Ưu điểm của phương pháp này là hệ thống giàn
thủy canh cách mặt đất nên hạn chế tối đa các mầm bệnh, sinh vật gây hại đến cây trồng.
Ưu điểm: ta có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưỏng, hạn
chế được sâu bọ, mầm bệnh
Bên cạnh đó, cây trồng sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng từ bể dinh dưỡng thông qua
máy bơm 2 chiều chảy qua hệ thống ống dẫn. Do toàn bộ chất dinh dưỡng được hòa tan
trong nước nên ta có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, có thể can
thiệp, loại bỏ các chất gây hại cho cây và không có các chất tồn dư từ vụ trước. Trong
điều kiện nguồn dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, rau sẽ phát triển nhanh và cho năng
suất cao gấp 2 lần so với sản xuất theo phương pháp thổ canh truyền thống. Chi phí đầu tư
cho mô hình này không nhiều nhưng hiệu quả về năng suất lại hơn hẳn so với phương
pháp ươm trồng truyền thống. Bên cạnh đó, mô hình này còn tiết kiệm được nhiều sức lao
động, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn đối với môi trường, con người
và mang lại nhiều lợi ích về môi trường khác.
Hạn chế được tình trạng đất bị bạc màu, thiếu dinh dưỡng. Không cần xen canh mùa vụ,
có thể trồng liên lục 1 loại rau củ quả.
2.4.3.1. Cần ít đất canh tác hơn

35
Một trong những điều tốt nhất của phương pháp thủy canh là cần ít đất hơn để trồng cây
so với các phương pháp canh tác truyền thống. Với cách canh tác truyền thống, mỗi cây
trồng cần không gian nhất định và cố định không thay đổi trong suốt thời kỳ trưởng thành
của cây.
Điều này khác biệt là khi sử dụng phương pháp thủy canh. Các chậu trồng có thể được đặt
gần nhau hơn, mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào về tốc độ phát triển của cây. Các chất
dinh dưỡng trong dung dịch trồng trọt được phân bổ khác nhau trong nước so với đất.
Trên thực tế, phương pháp thủy canh thương mại có xu hướng chỉ tiêu thụ 1/5 diện tích
đất cần thiết cho cùng một lượng cây trồng trên đất nông nghiệp. Người trồng cũng có thể
sử dụng nhiều tầng khung với hệ thống ống nước thích hợp để tạo hiệu ứng tương tự cho
cây của họ. Chỉ với một ít đất, có thể thực hiện được rất nhiều với phương pháp thủy
canh, đặc biệt với canh tác thủy canh thương mại cũng ít có nhu cầu phá rừng hay khai
hoang đất đai cần cho đất canh tác.
2.4.3.2. Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Với phương pháp thủy canh, những người trồng có tùy chọn thiết lập nhà kính ở những
địa điểm gần với thị trường hoặc kênh phân phối dự định hơn.Về cơ bản, điều này làm
giảm nhu cầu vận chuyển đắt đỏ, cải thiện lợi nhuận của người trồng thủy canh và cũng
giảm thiểu ô nhiễm liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
Tính linh hoạt của thủy canh sẽ giúp môi trường giảm lượng khí thải và lượng khí thải
carbon tổng thể liên quan đến sản xuất thực phẩm và vận chuyển chúng đến thị trường
tiêu thụ.
2.3.4.3. Sử dụng ít nước hơn

Tiêu thụ nước là vấn đề tất yếu khi nhắc đến canh tác cây trồng. Cây trồng cần được tưới
nước liên tục, và chúng sẽ dễ bị khô nếu không được tưới đủ nước. Vấn đề với đất là một
khi nước được tưới vào, nó sẽ bị đất hấp thụ và phần thừa sẽ chìm qua rễ. Vì vậy, chúng
ta phải liên tục bổ sung nguồn cung cấp nước để cây luôn đủ nước và sống. Với phương
pháp thủy canh, một bể chứa chất dinh dưỡng trung tâm sẽ cung cấp lượng nước cần thiết
theo nhu cầu loại cây và phần lớn lượng nước được giữ lại trong nhiều ngày và nhiều
tuần. Đồng thời, hệ thống thủy canh được duy trì bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng vào
nước, không cần phải liên tục bơm nước mới vào hệ thống. Điều này dẫn đến việc trồng
cây thủy canh chỉ sử dụng 10% lượng nước cần thiết so với phương pháp trồng cây trong
đất truyền thống.
2.4.3.4. Không gây xói mòn đất

Xói mòn đất chỉ là một trong những vấn đề liên quan đến canh tác thông thường. Ở một
số quốc gia, rừng già, một phần của “lá phổi” của Trái đất, bị chặt phá và phát quang để

36
biến những khu vực rộng lớn thành đất nông nghiệp. Diện tích đất có thể trồng trọt được
cho nông nghiệp thương mại đang dần bị thu hẹp kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuy nhiên, không giống như canh tác thông thường, lượng đất cần thiết cho phương pháp
thủy canh giảm đáng kể. Vì vậy, có thể làm được nhiều hơn nữa với phương pháp thủy
canh trong một không gian nhỏ, so với canh tác truyền thống. Do không cần đất, phương
pháp trồng thủy canh cũng có thể được áp dụng ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt và ít
đất màu mỡ, như ở sa mạc.
2.4.3.5. Giảm lượng thuốc trừ sâu và diệt cỏ

Trong canh tác thông thường, hai loại thuốc phun được sử dụng nhiều là thuốc diệt cỏ và
thuốc trừ sâu. Thuốc diệt cỏ được phun để tiêu diệt những cây trồng không mong muốn
(chúng thường được gọi là cỏ dại), trong khi thuốc trừ sâu được sử dụng để kiểm soát côn
trùng gây hại. Thế nhưng việc phun thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể gây ảnh hưởng
lớn cho môi trường khi dễ dàng bị mưa cuốn trôi, làm ô nhiễm các hệ sinh thái lân cận và
gây ngộ độc cho các động vật khác.

Tuy nhiên, với phương pháp thủy canh thì không có cỏ dại mọc vì cây trồng sang giá thể
thủy canh và không cần thiết phải sử dụng thuốc diệt cỏ. Phần lớn, cây trồng sẽ được bảo
vệ bằng hệ thống nhà kính khép kín. Những nhà kính này có thể được củng cố để chống
lại sự tấn công của côn trùng gây hại, it sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu gây tác hại
đến môi trường. Khi mà không có thuốc trừ sâu, thì rau sẽ sạch và an toàn hơn.

Chương 3. Các hoạt động quản trị dự án


3.1. Cơ cấu tổ chức
3.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức dự án 
Mô hình ban quản lý dự án:

Đề xuất một sơ đồ ban quản lý dự án hoàn chỉnh là điều cần thiết để dự án được thực hiện
suôn sẻ và thành công. Mô hình ban quản lý dự án với cơ cấu tập trung do nhóm dự án
thông qua được hoạch định như sau:

37
3.1.2. Phương thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên
3.1.2.1. Quá trình tuyển chọn:

Quá trình tuyển chọn nhân sự trải qua 5 bước:


Bước 1: Đăng tin tuyển dụng và nhận hồ sơ
- Thời gian: 4 tuần
+ Các Website tuyển dụng lớn: Vietnamworks, TopCV, ChoTot, ...
+ Trên các nhóm việc làm Facebook hoặc báo việc làm.
+ Trên Website công ty, hoặc Facebook công ty.
Tạo website công ty, Facebook và chạy quảng cáo kinh phí thấp, vì quảng cáo trên
Facebook tầm 100.000VNĐ đã tiếp cận tới hơn 10.000 người.
Bước 2: Sàng lọc hồ sơ ứng viên
- Thời gian: 1 tuần
+ Tìm kiếm các ứng viên có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.
+ Lưu lại các hồ sơ ứng viên tiềm năng và hồ sơ dự phòng.
+ Liên hệ, đặt lịch hẹn phỏng vấn với ứng viên.
Bước 3: Phỏng vấn (lần 1)
+ Các ứng viên làm bài kiểm tra kiến thức cơ bản về phòng ban ứng tuyển.
+ Các ứng viên phỏng vấn để lựa chọn người phù hợp với yêu cầu.
Bước 4: Phỏng vấn (lần 2)

38
+ Các vị trí đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm cao như Giám đốc, Trưởng bộ phận sẽ được
mời phỏng vấn vòng 2 để đánh giá chi tiết và chuyên môn hơn.
Bước 5: Thử việc
- Thời gian: 2 tháng
+ Các ứng viên được chọn sẽ có thời gian 2 tháng. Sau thời gian này, ứng viên sẽ được
xem xét lại, nếu phù hợp sẽ chính thức trở thành nhân viên công ty.
3.1.3. Bản mô tả công việc

Phân tích công việc được chia thành hai nhóm: Mô tả công việc và mô tả tiêu chuẩn công
việc. Trong đó, bản mô tả công việc gồm các thành phần như: công tác cụ thể, trách
nhiệm, nhiệm vụ,... Mô tả tiêu chuẩn công việc bao gồm: kiến thức, kỹ năng, khả năng,...

3.1.3.1. Bộ phận Ban Giám Đốc

Phòng/ Bộ phận BAN GIÁM ĐỐC

Số lượng 3 người. Bao gồm giám đốc dự án, Phó giám đốc chuyên môn,
Phó giám đốc tài chính

39
Báo cáo cho Chủ đầu tư

Mục đích công việc Phát triển mô hình trồng rau sạch

Phạm vi công việc Khu vực thành phố

Nhiệm vụ và trách Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của dự án
nhiệm

Phạm vi và trách Dự án trồng rau, quản lý dự án


nhiệm

Tiêu chuẩn Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh

Mức phấn đấu Nhân rộng dự án trên thị trường nội địa

3.1.3.2. Bộ phận Ban Tài chính - Kế toán

Phòng/ Bộ BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN


phận

Số lượng 3 người. Bao gồm 1 kế toán trưởng, 2 nhân viên.

Báo cáo Ban giám đốc


cho

Mục đích - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty về việc tổ chức thực hiện thu
công việc thập, ghi chép, tổng hợp và hạch toán kế toán đối với toàn bộ hoạt động đầu
tư kinh doanh của Công ty theo đúng quy định, chế độ tài chính kế toán,
đảm bảo tính chính xác, trung thực, kịp thời.
- Là người đại diện luật pháp, đi kí kết các dự án.
- Phối hợp các phòng ban tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty quản lý, phân
tích tài chính, nguồn vốn, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và an
toàn sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.

40
Phạm vi Liên quan lĩnh vực tài chính, kế toán
công việc

Nhiệm vụ - Tham mưu Giám đốc, xây dựng và kiện toàn hệ thống quản lý tài chính -
và trách kế toán phù hợp với các quy định của pháp luật và đặc điểm của Công ty
nhiệm
- Chủ trì việc lập và tổ chức thực thi kế hoạch tài chính của Công ty
- Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng, quản lý chi phí, tài
sản, nguồn vốn của Công ty
- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán
- Tham gia thẩm định các dự án/kế hoạch đầu tư sản xuất/tài chính – tiền tệ

Tiêu chuẩn - Trình độ Đại học hoặc tương đương Chuyên ngành Tài chính doanh
nghiệp/Kế toán.
- Kiến thức: Nắm vững và am hiểu quy định pháp luật về Thuế, nguyên tắc
- chuẩn mực tài chính kế toán, nghiệp vụ hạch toán kế toán.
- Có kiến thức về tài chính doanh nghiệp.
- Thành thạo tin học văn phòng Word, Excel và phần mềm kế toán liên
quan. Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng như máy photo, fax, điện
thoại...
- Phân tích và xử lý vấn đề. Xử lý các xung đột và mâu thuẫn.
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ.

Mức phấn - Công tác hạch toán kế toán của Công ty được thực hiện đúng các chuẩn
đấu mực, chế độ kế toán của Nhà nước và quy định của Công ty.
- Kế hoạch tài chính được lập chi tiết, khả thi, phù hợp với định hướng và
chiến lược kinh doanh của Công ty.
- Các báo cáo hạch toán kế toán, kế toán quản trị được lập kịp thời, chính
xác, đầy đủ nội dung theo yêu cầu.
- Cán bộ và nhân viên hiểu, tuân thủ đúng nội quy, kỷ luật.

3.1.3.3. Bộ phận Ban Hành chính - Kinh doanh

Phòng/ Bộ BAN HÀNH CHÍNH - KINH DOANH


41
phận

Số lượng 5 người. Bao gồm 1 trưởng phòng, 4 nhân viên

Báo cáo cho Ban giám đốc

Mục đích - Nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường, nhu cầu khách hàng.
công việc
- Triển khai kế hoạch kinh doanh, duy trì phát triển khách hàng cũ, tìm
kiếm khách hàng mới, tham gia chào hàng và xúc tiến ký kết hợp đồng.
- Theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng, hỗ trợ giao hàng và hỗ
trợ thu hồi công nợ.

Phạm vi công Những công việc liên quan đến marketing, giao dịch khách hàng, bảo trì,
việc bảo dưỡng.

Nhiệm vụ và - Thu thập, phân tích thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhóm
trách nhiệm khách hàng
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quảng bá, giới thiệu về sản
phẩm/dịch vụ và thương hiệu Công ty thuộc phạm vi phụ trách.
- Triển khai kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và xúc tiến ký kết
hợp đồng
- Kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng yêu cầu,
thời hạn.
- Làm đầu mối tiếp nhận thông tin và phối hợp với các bên giao hàng và
giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc liên quan đến nội dung hợp
đồng.
- Quản lý hồ sơ khách hàng và thực hiện kế hoạch chăm sóc khách hàng.

Tiêu chuẩn - Trình độ Cao đẳng Chuyên ngành Quản trị kinh doanh/Tiếp thị.
- Kinh nghiệm: 01 năm kinh nghiệm vị trí tương tự
- Kiến thức: Có kiến thức hệ thống về hoạt động tiếp thị, bán hàng. Nắm
được đặc thù ngành nghề và sản phẩm Công ty.
- Kỹ năng: Thiết lập mục tiêu, kế hoạch và thực hiện. Giao tiếp, đàm
phán Thành thạo Word, Excel, PowerPoint và sử dụng các trang thiết bị

42
văn phòng
- Khả năng: Làm việc độc lập và chịu được áp lực cao trong công việc.
Thuyết phục người khác; thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ. Có
tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, nhiệt tình.

Mức phấn - Mục tiêu kế hoạch và chỉ tiêu tăng trưởng doanh số được giao được
đấu hoàn thành đầy đủ.
- Tỷ lệ dư nợ trong tháng nằm trong hạn mức quy định của Công ty.
Công nợ không được vượt quá doanh thu tháng.
- Mối quan hệ với khách hàng (cũ và mới) được thiết lập, duy trì hiệu
quả, đạt được chỉ tiêu về phát triển khách hàng và chỉ tiêu hợp đồng mới.
- Báo cáo, số liệu tổng hợp về thị trường, khách hàng, khu vực, địa
bàn… được thống kê và lập chính xác, đầy đủ, đúng hạn.

3.1.3.4. Bộ phận Ban Tư Vấn - Giám sát

Phòng/ Bộ BAN TƯ VẤN - GIÁM SÁT


phận

Số lượng 4 người. Bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 nhân viên

Báo cáo cho Ban giám đốc

Mục đích Giám sát kết quả sản xuất và dự án


công việc

Nhiệm vụ và - Theo dõi tiến độ thi công các hạng mục, giám sát quá trình thực hiện dự
trách nhiệm án, kịp thời phát hiện các sai sót, kiểm tra chất lượng từng bộ phận, tổng
hợp và báo cáo thường xuyên lên bộ phận điều hành.
- Tư vấn cho ban điều hành quản lý dự án về các vấn đề: kỹ thuật công
nghệ, kinh tế, pháp luật.

Tiêu chuẩn - Trình độ Đại học hoặc tương đương Chuyên ngành Kỹ thuật/Công nghệ

43
- Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp cùng ngành nghề.
- Kiến thức: Có khả năng làm việc độc lập với các bộ phận, hiểu biết sâu
sắc về các tiêu chuẩn thiết kế, làm việc có trách nhiệm, trung thực..

Mức phấn - Đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra theo đúng kế
đấu hoạch, đúng thời hạn và quy định công ty

3.1.3.5 Bộ phận Ban Sản Xuất

Phòng/ Bộ BAN SẢN XUẤT


phận

Số lượng 15 người bao gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 13 nhân viên.

Báo cáo cho Ban giám đốc

Nơi làm việc Tại nông trường

Mục đích công Tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn sức khỏe người tiêu dùng
việc

Phạm vi công Chuyên về trồng trọt và đóng gói sản phẩm 


việc

Nhiệm vụ và - Kỹ sư nông nghiệp:


trách nhiệm
+ Nghiên cứu về con giống, độ ẩm thích hợp và quy trình chăm bón.
- Công nhân:
+ Lên luống, gieo giống,bón phân và tưới nước
+ Thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây rau
+ Thu hoạch,đưa vào đóng gói

Phạm vi và Thực hiện quá trình sản xuất theo đúng tiến độ và tiêu chuẩn 
trách nhiệm

44
Tiêu chuẩn - Kỹ sư nông nghiệp:
+ Có kinh nghiệm trên 1 năm, có kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp,
dễ thích nghi với môi trường làm việc độc lập,chịu được áp lực cao.
- Công nhân phổ thông:
+ Ưu tiên cho công nhân địa phương, chịu khó trong công việc.

Mức phấn đấu Cho ra sản phẩm rau sạch với sản lương cao trên 20 tấn/hecta

3.1.4. Mô hình vận hành dự án


3.1.4.1. Phân công công việc cho Ban Giám Đốc

ST Tên công việc Chú thích


T
1 Tổ chức thẩm định và duyệt dự án Có văn bản giấy tờ kèm theo

2 Họp toàn bộ các phòng và lên kế Ngay sau khi nhận văn bản kế hoạch dự án
hoạch

3 Phiên họp đóng góp, truyền đạt ý Lưu ý bám sát mục đích đưa rau sạch ra thị
tưởng giữa các phòng ban trường

4 Bản kế hoạch kinh doanh bao Các trưởng phòng sẽ chịu trách nhiệm lên kế
gồm: mục tiêu, công việc cụ thể hoạch cho từng phòng và phân công công việc
cho từng phòng, thời gian,... cho các thành viên trong phòng mình

5 Theo dõi kiểm tra, điều hành thái Phối hợp chặt chẽ với phòng kiểm tra-giám sát
độ làm việc của các phòng và các trưởng phòng

6 Kết thúc dự án 

7 Họp tổng kết rút kinh nghiệm

3.1.4.2. Phân công công việc cho Phòng Hành chính - Kinh doanh

ST Tên công việc Chú thích


T
1 Tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban giám đốc. Có công văn kèm
45
theo.
2 Ghi lại mọi văn bản trong các cuộc họp, lưu trữ mọi hồ sơ cần Bám sát yêu cầu
thiết của dự án từ phía Ban giám
3 Nghiên cứu thị trường, đối thủ kinh doanh, khách hàng mục đốc
tiêu
4 Lên kế hoạch Marketing, truyền thông, kế hoạch kinh doanh  

5 Quản lý hồ sơ khách hàng và thực hiện kế hoạch chăm sóc  


khách hàng
6 Làm đầu mối tiếp nhận thông tin và phối hợp với các bên giao
hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc liên quan
đến nội dung hợp đồng

3.1.4.3. Phân công công việc cho Phòng Tài chính - Kế toán

ST Tên công việc Chú thích


T

1 Tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban giám đốc Có công văn đi kèm.

Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra việc


2 sử dụng, quản lý chi phí, tài sản, nguồn vốn
của Công ty

3 Phân tích, tổng hợp thông tin. Phải đảm bảo chính xác và đầy đủ.
Báo cáo phải văn bản hóa.

4 Báo cáo cho Ban giám đốc

5 Lập kế hoạch chi phí và phân bổ chi phí Theo văn bản đã thống nhất. Được
cho từng giai đoạn. sự thống nhất bằng văn bản của các
ban liên quan.

Tổ chức thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế


6 toán

Tham gia thẩm định các dự án/kế hoạch đầu


7 tư sản xuất/tài chính – tiền tệ Phối hợp với phòng Hành chính -

46
Kinh doanh

8 Thanh quyết toán số tiền còn lại khi kết Báo cáo trực tiếp cho chủ đầu tư,
thúc dự án. gồm các hóa đơn chứng từ liên quan.

3.1.4.4. Phân công công việc cho Phòng Tư vấn - Giám sát

ST Tên công việc Chú thích


T
1 Tiếp nhận nhiệm vụ Văn bản hoá thông tin.
từ Giám đốc dự án.

2 Lên kế hoạch kiểm Nắm rõ ý tưởng và mục đích của dự án.


tra giám sát .

3 Họp ban và phân Có căn cứ vào trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
công nhiệm vụ cho
từng nhân viên.
4 Tiến hành giám sát Liên tục báo cáo cho giám đốc dự án quản lý và giám sát
báo cáo lên Ban đặc biệt với bộ phận thi công của nhà thầu. Định kỳ vào
giám đốc cuối mỗi tuần. Báo cáo trực tiếp cho giám đốc dự án bằng
văn bản hoá.

5 Kiểm tra chất lượng Kiểm tra sát sao quá trình trồng rau, đảm bảo đưa ra thị
toàn bộ quy trình trường những sản phẩm chất lượng
sản xuất rau

6 Tư vấn nghiên cứu Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất rau trồng
đề ra các giải pháp
mới

3.1.4.5. Phân công công việc cho Ban sản xuất

47
ST Tên công việc Chú thích
T

1 Xới đất, làm đất Đảm bảo đất có độ tơi xốp và dưỡng chất cần thiết

2 Mua hạt giống Phối hợp với Phòng tư vấn – giám sát để thu mua được
hạt giống với chất lượng cao nhất.

3 Gieo trồng hạt Các nhân viên được các chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn
giống cách gieo trồng đúng quy cách.

4 Chăm sóc hạt Đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng quy trình để thu được
giống, cây trồng sản phẩm với chất lượng đảm bảo.

5 Thu hoạch, sơ Sau khi thu hoạch, rau phải được sơ chế cẩn thận, đúng
chế cách như: làm sạch rau, loại bỏ những lá rau không đạt
yêu cầu.

6 Đóng gói Đóng gói đúng quy cách, đủ cân nặng.

7 Cung ứng rau ra Rau đủ chất lượng sẽ được cung ứng ra thị trường qua
thị trường hệ thống phân phối và các siêu thị.

3.2. Quản trị thời gian, tiến độ và chi phí


3.2.1. Quản trị thời gian:
3.2.1.1. Xác định công việc:

Các công việc trong giai đoạn khởi đầu, thực hiện và kết thúc

Các giai đoạn STT CÔNG VIỆC

48
Khởi đầu 1 Tiếp nhận mặt bằng
2 Khảo sát địa hình
Thuê đơn vị thiết kế lập bản thiết kế xây dựng cho khu trồng
3 trọt, phòng ban và các cửa hàng đại lý bán. thẩm định và phê
duyệt bản thiết kế xây dựng
Thuê đơn vị thiết kế lập bản thiết kế ,vườn trồng rau , hệ thống
4
tưới tiêu, hệ thống cung cấp điện cho khu trồng trọt .
5 Lập dự toán về mặt quản lý
Thực hiện 6 Chuẩn bị đấu thầu và tổ chức đấu thầu
7 Báo cáo kêt quả trúng thầu cho chủ đầu tư
8 Thương thảo, ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu
9 Trình bản thiết kế và bản dự toán chi phí lên chủ đầu tư.
10 Chủ đầu tư nhận xét và phê duyệt
11 Tiến hành xây dựng công trình
12 Hoàn thiện và chờ chủ đầu tư xét nghiệm thu
13 Chủ đầu tư nhận xét và phê duyệt
Kết thúc
14 Sửa chữa và hoàn thiện và bàn giao công trình
15 Kết thúc dự án.

3.2.1.2. Sắp xếp công việc

Công Công
Giai STT
STT việc việc TÊN CHI TIẾT CÔNG VIỆC
đoạn Chi tiết
trước sau
Bắt D1 D2 Tiếp nhận mặt bằng
D
đầu D2 D1 E1 Khảo sát địa hình
Thực
hiện E E1 D2 E2 Lập bản thiết kế xây dựng

Thẩm định và phê duyệt bản thiết kế xây


E2 E1 F1
dựng
F1 E F2 Lập bản thiết kế chi tiết .
F Thẩm định và phê duyệt bản thiết kế chi
F2 F1 G
tiết xây dựng
G G F2 H1 Lập dự toán và chi phí
H1 G H2 Chuẩn bị đấu thầu
H
H2 H1 I1 Tổ chức đấu thầu
I1 H2 I2 Đánh giá hồ sơ dự thầu
I
I2 I1 J1 Xét duyệt trúng thầu
J1 I2 J2, K Lựa chọn nhà thầu trúng thầu
J
J2 J1 L1 Thông báo kết quả trúng thầu
K K J1 L1 Báo cáo kết quả trúng thầu cho chủ đầu tư
49
L1 K, J2 L2 Thương thảo với đơn vị trúng thầu
L
L2 L1 M Kí hợp đồng với đơn vị trúng thầu
Đơn vị trúng thầu và đơn vị thiết kế thực
M M L2 N1
hiện công việc
N1 M N2 Hoàn thiện xây dựng
N
N2 N1 O Trình chủ đầu tư bản báo cáo
Kết O O N2 P Chủ đầu tư nhận xét và phê duyệt
thúc P P O Q Hoàn thiện và bàn giao công trình
Q2 Q1, P Kết thúc dự án

- Giai đoạn khởi đầu:


Chỉ sau khi tiếp nhận mặt bằng của dự án, ban quản lý dự án mới có thể tiến hành ngay
công tác khảo sát địa hình mặt bằng.

- Giai đoạn thực hiện:


Dựa trên kết quả của quá trình khảo sát địa hình, ban quản lý dự án lựa chọn đơn vị thiết
kế phù hợp để lập bản thiết kế xây dựng trên mặt bằng đã tiếp nhận. Sau khi đơn vị thiết
kế hoàn thành xong bản thiết kế xây dựng, bản thiết kế xây dựng được thẩm định và phê
duyệt. Hai bản thiết kế xây dựng cơ sở vật chất và thiết kế hệ thống quy trình trồng rau
hoàn chỉnh là cơ sở để lập dự toán chi phí toàn dự án. Sau khi đã lập dự toán chi phí rõ
ràng, ban quản lý dự án tổ chức đấu thầu, đánh giá tính hợp lệ của các hồ sơ dự thầu, xét
duyệt trúng thầu từ đó lựa chọn nhà thầu thích hợp và thông báo kết quả trúng thầu cho cả
đơn vị trúng thầu và chủ đầu tư của dự án.Việc thông báo cho cả hai bên có thể được tiến
hành đồng thời. Sau khi đơn vị trúng thầu và chủ đầu tư nhận được thông báo, nếu không
có vấn đề gì, ban quản lý dự án sẽ tiến hành thương thảo với đơn vị trúng thầu về các điều
kiện của hợp đồng. Khi đã thống nhất các điều kiện trong hợp đồng, tiến hành ky kết với
đơn vị trúng thầu. Ngay sau khi hợp đồng được ký, đơn vị trúng thầu tiến hành công việc
xây dựng.
- Giai đoạn kết thúc:
Đơn vị nhận thầu hoàn thiện các hạng mục công trình, ban quản lý dự án sẽ trình lên chủ
đầu tư bản báo cáo. Chủ đầu tư xem xét báo cáo, nhận xét và phê duyệt. Sau đó, đơn vị
thiết kế và ban quản lý dự án mới có thể hòan thiện nốt công trình để có thể bàn giao công
trình cho chủ đầu tư. Khi đó, dự án kết thúc.

Thời Thời Thời


STT Thời
ST gian gian gian Phương
Chi TÊN CÔNG VIỆC gian dự
T bi lạc thông sai
tiết tính
quan quan thường
D D1 Tiếp nhận mặt bằng 2 1 1 1.17 0.17

50
D2 Khảo sát địa hình 9 3 6 6 0.99
E1 Lập bản thiết kế xây dựng 19 18 18 18.17 1.7
E Thẩm định và phê duyệt bản
E2 5 3 3 3.33 0.33
thiết kế xây dựng
Lập bản thiết kế nội thất khu
F1 làm việc và khu trồng rau, cửa 4 3 3 3.17 0.17
F hàng bán rau.
Thẩm định và phê duyệt bản
F2 3 2 2 2.17 0.17
thiết kế
G G Lập dự toán 5 3 2 2.67 0.33
H1 Chuẩn bị đấu thầu 3 2 1 1.5 0.17
H
H2 Tổ chức đấu thầu 5 4 3 3.5 0.17
I1 Đánh giá hồ sơ dự thầu 3 1 2 2 0.33
I
I2 Xét duyệt trúng thầu 3 2 2 2.17 0.17
J1 Lựa chọn nhà thầu trúng thầu 2 1 1 1.17 0.17
J Thông báo kết quả trúng thầu
J2 1 1 1 1 0
cho đơn vị trúng thầu
Báo cáo kết quả trúng thầu cho
K K 2 1 1 1.17 0.17
chủ đầu tư
Thương thảo với đơn vị trúng
L1 4 3 2 2.5 0.17
thầu
L
Kí hợp đồng với đơn vị trúng
L2 1 1 1 1 0
thầu
Đơn vị trúng thầu và đơn vị
M M 65 50 55 63 1.17
thiết kế thực hiện công việc
N1 Hoàn thiện xây dựng 10 5 5 8 0.33
N
N2 Trình chủ đầu tư bản báo cáo 1 1 1 1 0
Chủ đầu tư nhận xét và phê
O O 9 3 3 7 0.33
duyệt
Hoàn thiện và bàn giao công
P P 20 11 12 17 0.5
trình
Q Q Kết thúc dự án 2 1 1 1.17 0.17

TỔNG 178 120 126 149.86 5.52

51
Khởi đầu dự án
D1 D2 E1 E2 F1

I2 I1 H2 H1 G F2

J2

J1 L1 L2 M N1

Kết thúc dự án
Q P O N2

- Thời gian dự tính là: 150 ngày, tương đương với 5 tháng
- Phương sai: 5.52 ngày

3.2.2. Quản trị tiến độ dự án

Sơ đồ quản lí tiến độ kế hoạch:

52
Thực hiện kế hoạch tiến độ dự án

Tìm hiểu tình hình tiến triển hoạt động Điều chỉnh khác có liên quan đến kế hoạch

Hình thành kế hoạch tiến độ thực hiện dự án m


Xử lý phân tích các số liệu thực hiện

Đề xuất biện pháp thay đổi

Phân tích nguyên nhân sinh


So sánh giá trị thực tế và giá trị kế hoạch ra sai lệch và ảnh hưởng đối
với việc tiếp tục công việc
của dự án

Xác định độ vênh với tiến độ thực hiện

3.2.3. Quản trị chi phí:

Hạng mục đầu tư Thành tiền (triệu đồng)


1.Chi phí tại vườn
Mua đất trồng rau (2000m2) 800
Chi phí xây dựng hệ thống giàn thủy canh (98 giàn, mỗi 627.2
giàn 10 ống, 320 rọ trồng 6,4/giàn)
Chi phí xây dựng nhà màng - nhà lưới (0.25/m2) 500
Chi phí hệ thống hệ thống cấp nước bể chứa nước 38
2.Chi phí mua thiết bị
Giá mua xe giao hàng 386
Quạt đối lưu làm mát (12 chiếc, 3/chiếc) 36
4.Lãi vay trong thời gian xây dựng 113
53
5.Chi phí khác 96
6.Chi phí dự phòng 222
8.Vốn lưu động 250
Tổng 2,441

Nguồn vốn đầu tư:


Vốn tự có ( 39% ) 941
Vốn vay ngân hàng ( 61%) 1,500
Lãi suất ngân hàng: 12%/năm.
3.3. Quản trị rủi ro

Vấn đề Xác suất xảy ra Nguyên nhân của Giải pháp xử lý


Tác hại của rủi ro
rủi ro rủi ro rủi ro rủi ro
Các rủi ro Xác xuất xảy ra Tác hại khi xảy ra Các nguyên có thể Giải pháp xử lý các
có thể gặp rủi ro được chia rủi ro: xảy ra các rui ro rủi ro khi gặp phải:
phải như: làm 3 mức độ: này:
a) Con người và vật a) Con người và vật
a) Con - Cao chất a) Con người và chất
người và - Thông thường vật chất
vật chất - Không đáng kể + Vấn đề về nhân + Vấn đề về nhân
sự: gây ra sự thiếu + Vấn đề về nhân sự: mọi người cần
+ Vấn đề a) Con người và hụt nhân lực cho sự: thường là xảy bình tĩnh và xem
về nhân sự vật chất công ty khi có vấn ra xích mích giữa xét hết toàn bộ các
đề xảy ra giũa các cá các cá nhân khi khía cạnh của vấn
+ Vấn đề - Cao nhân trong tổ chức gặp vấn đề trong đề từ đó đưa ra giải
về mặt + Vấn đề về đặc biệt là với những công việc hoặc là pháp tối ưu nhất.
bằng nguồn vốn và tổ chức vừa thành ảnh hưởng về lợi
chi phí lập còn chưa chắc ích của họ. + Vấn đề về mặt
+ Vấn đề chắn về bổ máy nhân bằng: tìm hiểu kĩ về
về giống + Vấn đề về sự. + Vấn đề về mặt mặt bằng nơi đặt cơ
cây và nhà giống cây và bằng: có thể à do sơ kinh doanh để
cung cấp nhà cung cấp + Vấn đề về mặt vị trí thuê mặt còn phát triển lâu
bằng: tác động một bằng bị tăng giá dài và mở rộng quy
+ Vấn đề - Thông thường phần đến doanh thu hoặc vấn đề về mô trong tương lai.
về trang + Vấn đề về của tương lai phát việc sỡ hữu đất đai.
thiết bị nhân sự triển của tổ chức + Vấn đề về giống
máy móc + Vấn đề về giống cây và nhà cung
+ Vấn đề về + Vấn đề về giống cây và nhà cung cấp: tìm hiểu thật kĩ
+ Vấn đề khách hàng cây và nhà cung cấp: cấp: do không tìm loại loại thực phẩm
về khách ảnh hưởng về chất hiểu kĩ nguồn hàng xanh và đang trở
hàng - Không đáng kể lượng của sản phẩm nên có khả năng thành xu hướng trên
54
+ Vấn đề về mặt sản xuất được đồng nhập phải hàng thị trường đồng thời
+ Vấn đề bằng thời nguồn cung cho kém chất lượng và tìm kiếm nhiều nhà
về nguồn thị trường sẽ bị thiếu bị các nhà cung cung cấp hạt giống
vốn và chi + Vấn đề về hụt nếu ko đủ cấp bán hàng mắc để dự trù nếu có vấn
phí trang thiết bị nguyên liệu đầu vào. hơn giá thông đề với một trong
máy móc thường. những nhà cung cấp
b) Thị + Vấn đề về trang hạt giống ban đầu.
trường và b) Thị trường và thiết bị máy móc: + Vấn đề về trang
các yếu tố các yếu tố khách ành hưởng đến năng thiết bị máy móc: + Vấn đề về trang
khách quan suất cũng như thời có thể do tổ chức thiết bị máy móc:
quan gian tạo ra sản phẩm sử dụng máy móc kiểm tra máy móc
- Cao của tổ chức đặc biệt đã qua sử dụng hay theo định kì thời
+ Vấn đề + Vấn đề về đối các tổ chức nhỏ khi lỗi phát sinh do gian để nếu có bất
về thị thủ cạnh tranh nguồn lực máy móc cách bảo quản máy kể vấn đề nào thì có
trường còn hạn chế. móc không đúng thể tìm được sản
- Thông thường cách. phẩm thay thế hay
+ Vấn đề + Vấn đề về thị + Vấn đề về khách sửa chữa ngay lập
về đối thủ trường hàng: thõa mãn và + Vấn đề về khách tức.
cạnh tranh tạo dựng được lòng hàng: có thể là do
+ Vấn đề về sâu tin nơi khách hàng là khách hàng có tình + Vấn đề về khách
+ Vấn đề bệnh vô cùng quan trọng gây sự hoặc là họ hàng: có những
về sâu đối với một tổ chức không hài lòng với chương trình tri ân
bệnh + Vấn đề về vì nó sẽ quyết định chính sách tiêu tặng quà hay
kênh phân phối công ty ấy có thể dùng của công ty. khuyến mãi để giữ
+ Vấn đề phát triển như thế chân khách cũ đồng
về chất nào trong tương lai. + Vấn đề về nguồn thời thu hút được
lượng sản - Không đáng kể vốn và chi phí: có những khách hàng
phẩm + Vấn đề về chất + Vấn đề về nguồn thể do chưa ước mới.
lượng sản phẩm vốn và chi phí: tác tính được hết các
+ Vấn đề động lớn về quy mô chi phí phải trả và + Vấn đề về nguồn
về kênh phát triển và duy trì chi phí phát sinh vốn và chi phí: nên
phân phối được tổ chức trong ngoài khiến cho có một bộ phận kế
bao lâu. nguồn vốn bị cạn toán để tính toán
kiệt nhanh chóng các chi phí của công
b) Thị trường và các ty và có những tài
yếu tố khách quan b) Thị trường và sản cố định để có
các yếu tố khách tiền duy trì công ty
+ Vấn đề về thị quan đề phòng những
trường: thị trường tình huống không
luôn thay đổi và nếu + Vấn đề về thị may như dịch
một tổ chức không trường: do nhu cầu Covid, suy thoái
thế theo kịp những của người tiêu nền kinh tế.
xu hướng của thị dùng thay đổi tiên
trường thì nguy cơ bị tục bắt buộc tổ b) Thị trường và các
55
đào thải rất cao. chức phải năm bắt yếu tố khách quan
được các xu hướng
+ Vấn đề về kênh này nếu muốn tồn + Vấn đề về thị
phân phối: tại và phát triển. trường: luôn quan
Không có kênh phân tâm đến các tin tức
phối, cũng như rủi ro + Vấn đề về kênh xảy ra mỗi ngày để
vận chuyển khó bảo phân phối: hiểu được xu hướng
quản rau, sẽ bị héo Vì là một công ty nào đang nổi trong
nên khách không mới khởi nghiệp thị trường biến
nhận hàng chưa có tiếng, động và thay đổ
nhiều siêu thị, cửa nhanh chóng như
+ Vấn đề về đối thủ hàng chưa muốn hiện nay.
cạnh tranh: việc phải nhập vì chưa thực
cạnh tranh với các sự tin tưởng. + Vấn đề về kênh
công ty khác trong phân phối:
thị trường hiện nay + Vấn đề về đối Có xe tải bảo quản
là điều hiển nhiên thủ cạnh tranh: do rau khi vận chuyển,
bắt buộc công ty sử dụng thực phẩm Lần đầu chào hàng
phải không ngừng xanh và sạch đang các kênh phân phối
phát triển và đổi mới có tiềm năng phát thì đưa ra giảm giá
nếu không sẽ bị các triển rất lớn dẫn hoặc dùng thử sản
công ty khác đẩy ra đến cũng có rất phẩm để họ tin
khỏi thị trường. nhiều công ty đang tưởng và nhập hàng.
nhắm vào thị
+ Vấn đề về sâu trường này. + Vấn đề về đối thủ
bệnh: đây là một vấn cạnh tranh: nên có
đề cần phải lưu ý đặc + Vấn đề về sâu các phương án đặt
biệt với các công ty bệnh: có thể do ra khi gặp đối thủ
kinh doanh về thực khâu nhập khẩu cạnh tranh quyết
phẩm rau củ vì nó sẽ sản phẩm không kĩ liệt và không ngừng
ảnh hưởng đến năng càng dẫn đến sản đổi mới sáng tạo
suất sản phẩm tạo ra phẩm bị sâu bệnh sản phẩm và học
được tệ hơn có thể hoặc do môi hỏi để áp dụng các
phải bỏ toàn bộ sản trường nuôi tròng chiến lược kinh
phẩm và bắt đầu chưa đảm bảo dẫn doanh mới giúp tối
thực hiện một quy đến sâu bệnh có cơ ưu được nguồn lực
trình nuôi trồng mới. hội để phát triển. và đạt được kết quả
+ Vấn đề về chất kinh doanh tốt hơn.
+ Vấn đề về chất lượng sản phẩm:
lượng sản phẩm: đây có thể do khâu + Vấn đề về sâu
là một vấn đề cần kiểm tra sản phẩm bệnh: cần phải kiểm
phải lưu ý vì nó sẽ chưa chặt chẽ dẫn tra kĩ nguồn gốc hạt
ảnh hưởng đến danh đến các sản phẩm giống nhập về nuôi
tiếng và doanh thu lỗi trước khi xuất trồng đông thời
56
của công ty vì người kho không được kiểm tra và cải thiện
tiêu dùng chỉ mua loại bỏ hết gây ra cơ sở vật chất để
những sản phẩm các vấn đề về sản tránh nguồn bệnh
đảm bảo chất lượng. phẩm. có cơ hội lây lan và
phát triển.

+ Vấn đề về chất
lượng sản phẩm:
kiểm tra kĩ sản
phẩm trước khi
đóng gói đồng thời
có bộ phận phân
loại nhằm loại bỏ
các sản phẩm lỗi
tránh đến tay người
tiêu dùng.

57
Kết luận và kiến nghị

Thực phẩm sạch, an toàn luôn là tiêu chí hàng đầu trong tâm chí các gia đình, những
người tiêu dùng. Đặc biệt là mặt hàng rau củ, không thể thiếu trong mỗi bữa ăn người
Việt.
Rau sạch đang là mặt hàng được các hộ gia đình Việt Nam quan tâm tích cực, công nghệ
tiên tiến được đưa vào Việt Nam đẩy mạnh quá trình sản xuất cải thiện số lượng và chất
lượng sản phẩm, điều này đặt ra một thách thức du nhập vào thị trường đối với những
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc trồng rau xà lách bằng phương pháp thủy canh, không chịu ảnh hưởng bởi khí hậu,
nhiệt độ, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc chọn lựa các dưỡng chất cho cây
trồng để đảm bảo việc cung ứng ra thị trường sẽ vừa là vấn đề cạnh tranh, thách thức vừa
là lợi thế đối với doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp có thể học tập, tiếp thu công nghệ
từ nước ngoài; hay tìm ra giải pháp thì sẽ tạo ra bước tiến mới. Rau củ quả Việt Nam sẽ
nổi tiếng, có chất lượng như hàng của Nhật vậy.
Tóm lại, việc đầu tư vào dự án khả thi này là vô cùng cần thiết, là một định hướng đúng
đắn, phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội. Không những giải quyết vấn đề về an
toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu về rau sạch mà còn thúc đẩy phát triển nền kinh tế của
nước nhà nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

58
Tài liệu tham khảo

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. (2021, 06 22). Được truy lục từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban
Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê. (2021, 03 29). Được truy lục từ Báo cáo tình hình
kinh tế - xã hội quý I năm 2021: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2021/03/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-i-nam-2021/
4075, C. A. (2021). HYDROPONICS MARKET. MARKETSANDMARKETS.
An, K. (2021, 01 22). Năng lượng sạch Việt Nam. Được truy lục từ Thanh Hóa: Canh tác
thủy canh hướng đến bảo vệ môi trường: https://nangluongsachvietnam.vn/d6/vi-
VN/news/Thanh-Hoa-Canh-tac-thuy-canh-huong-den-bao-ve-moi-truong-6-1961-
9195
Fitzpatrick, H. (2018, 08 25). Get Green Now. Được truy lục từ 5 Environmental Benefits
of Hydroponic Growing (Explained in Detail): https://get-green-
now.com/hydroponics-environmental-benefits/
GIA, Đ. N. (2018, 04 17). RAU XANH THÀNH PHỐ NHỮNG NGÀY CẬN TẾT. Được
truy lục từ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
https://hoinongdan.hochiminhcity.gov.vn/vi/chitietbaiviet?RAU-XANH-THANH-
PHO-NHUNG-NGAY-CAN-TET&category=64651&post=494855
VIỆT, N. (2021, 06 10). TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RAU THỦY CANH.
Được truy lục từ PHÂN BÓN VIỆT NAM:
http://phanbonnamviet.vn/en/new/item/118-t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB
%81-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-tr%E1%BB%93ng-rau-th%E1%BB
%A7y-canh.html

Hương, N. T. (2015). Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng rau an toàn ở Việt Nam. Hà
Nội: https://123docz.net//document/3420922-xay-dung-chuoi-cung-ung-mat-hang-
rau-an-toan-o-viet-nam.htm
Mai, H. (2018). Người tiêu dùng đón nhận rau thủy canh như thế nào?:
https://hachi.com.vn/nguoi-tieu-dung-don-nhan-rau-thuy-canh-nhu-the-nao/
Mai, H. (2018). Tiềm năng và thách thức trong sản suất rau thủy canh quy mô thương
mại: https://hachi.com.vn/tiem-nang-thach-thuc-trong-san-xuat-rau-thuy-canh-
huong-thuong-mai/

59
Trang, TS.Kim Hương. (2020). Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng cam sạch của tỉnh Hà
Giang: https://phapluatmoitruong.vn/xay-dung-mo-hinh-chuoi-cung-ung-cam-
sach-cua-tinh-ha-giang/

60

You might also like