You are on page 1of 12

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH

SỬ DỤNG DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN


NGÂN HÀNG

Ngô Hữu Đạt HQ6-GE08

Neáng Linl Đa HQ6-GE08

Mai Thị Kim Ngân HQ6-GE08

Đinh Thị Thảo My HQ6-GE08

ngohuudat2000@gmail.com1

Tóm tắt

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ 4.0, công nghệ đóng một vai trò quan trọng
trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống nói chung và lĩnh vực du lịch của sinh viên nói riêng. Và
sự phát triển du lịch dựa trên nền tảng công nghệ thông tin trở thành xu thế tất yếu và nhờ
vào sự tác động của công nghệ 4.0 các doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm du lịch dựa
vào công nghệ chẵng hạn booking, máy thuyết minh tự động,… Thông qua phương pháp phân
tích định tính và khảo sát số liệu từ sinh viên đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh, bài
viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ trực tuyến đối với du
lịch. Thông qua kết quả khảo sát số liệu đi đến kết luận đa số sinh viên ít sử dụng cộng nghệ
trực tuyến. Có thể công nghệ trực tuyến chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, nhưng thông qua
các ưu điểm của công nghệ trực tuyến đã phân tích ở trong bài công nghệ du lịch trực tuyến
trong tương lai là một lĩnh vực thế mạnh và chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển và thông
qua sự phát triển đó để giới thiệu du lịch Việt Nam đến với bạn bè thế giới.

Từ khóa: quyết định sử dụng, Du lịch trực tuyến, sinh viên Ngân Hàng

1. Đặt vấn đề

Trong những thập kỷ qua, khoa học công nghệ không ngừng phát triển và không
ngừng tác động đến mọi mặt trong đời sống cũng như hoạt động kinh tế-xã hội của thế giới và

1
Việt Nam. Sự phát triển này làm thay đổi ít nhiều nhận thức của mọi người trong việc sử dụng
các dịch vụ công nghệ cao ở nhiều lĩnh vực: từ lĩnh vực dịch vụ viễn thông đến các lĩnh vực
về kinh tế tài chính, du lịch, … Phát triển du lịch dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đang
trở thành xu hướng tất yếu. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng
quan tâm đến các hoạt động thương mại trực tuyến hơn để tạo sự cạnh tranh với nhau. Ngành
du lịch (ngành công nghiệp không khói) hiện đang đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế, vừa là
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, vừa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 ngành du lịch đã tạo ra nhiều sản phẩm đa
dạng ứng dụng công nghệ thông tin đi kèm với các thông tin cụ thể về giá cả, thời gian và dịch
vụ trên trang wed của các doanh nghiệp lữ hành.

Việc dùng các công cụ trực tuyến trong hoạt động du lịch: đặt vé máy di chuyển, vé tham
quan, đặt nhà hàng, khách sạn, tour,… dẫn đến nhiều tác động tích cực cho cả người bán dịch
vụ và người tiêu dùng. Khi thế giới từ lâu đã áp dụng công nghệ trực tuyến vào ngành du lịch,
thì gần đây Việt Nam mới từng bước chập chững tiến lại gần hơn để phát triển ngành du lịch
tiềm năng của mình. Vì thế những công cụ cụ trực tuyến này vẫn còn non trẻ và cần cần được
đầu tư hơn nữa về kỹ thuật để phù hợp với xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Có thể hôm
nay công nghệ trực tuyến trong ngành du lịch bất ổn nhưng nó là bàn đạp vững chắc cho
ngành du lịch Việt Nam mai sau. Những app du lịch, website, mạng xã hội dần được hình
thành và nâng cấp để đưa du lịch đến gần hơn với mọi người đặc biệt là bộ phận sinh viên –
những người thường xuyên tiếp xúc với công nghệ thông tin. Ngày nay khi công nghệ thông
tin phát triển dữ mạnh và được áp dụng rộng rãi trong ngành du lịch nên có được một nguồn
dữ liệu dồi dào. Một số các số liệu thống kê về dịch vụ du lịch trực tuyến cho thấy sự phát
triển của dịch vụ du lịch trực tuyến gồm: (1)Tỷ lệ các dịch vụ du lịch trực tuyến được đặt bởi
khách hàng tăng khiến các tour du lịch truyền thống giảm mạnh. Tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận du
lịch trực tuyến ở Việt Nam là 66% trong khi tỷ lệ đó ở Nhật Bản là 93%; (2) Hiện nay khách
du lịch có xu hướng lên kế hoạch về nơi nên đi, địa điểm cưu trú, nhà hàng và các dịch vụ
online thông qua các ứng dụng trực tuyến. Theo báo cáo về số liệu của Trekksoft chỉ ra 75%
người dùng từ 18 đến 34 tuổi sử dụng các kênh trực tuyến để đặ trước các dịch vụ và 87%
người trẻ xem di động là vật dụng du lịch quan trọng nhất; (3) Theo báo cáo của Google và
Temasek chỉ ra quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam đạt được 3,5 tỷ USD và ước tính sẽ tăng

2
15% mỗi năm và đạt mức 9 tỷ USD năm 2025; (4) Hơn 80% các ứng dụng đặt các dịch vụ du
lịch trên thế giới như Booking,Agoda, TripAdvisor được sử dụng bởi người Việt Nam

Trước kia, du lịch được xem là một hoạt động xa xỉ vì hao tốn tiền bạc và sau khi trải
nghiệm họ cảm thấy không thỏa mãn với kỳ vọng nên mọi người cũng khá cân nhắc trong
quyết định lựa chọn đi du lịch. Vì vậy, đối với sinh viên thì việc chi tiêu cho du lịch là một
điều vô cùng khó khăn. Nhưng nhờ vào việc phát triển kinh tế đã giúp người dân cải thiện ít
nhiều đến đời sống và thu nhập của họ; làm cho nhu cầu hưởng thụ của mọi người ngày càng
tăng. Trong đó, du lịch là một trong những hoạt động hàng đầu mà mọi người thường lựa chọn
để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ đó. Sinh viên với những áp lực về điểm số, việc làm cùng với
sự ham học hỏi và xu hướng thích khám phá, trải nghiệm thì du lịch với họ là một việc không
thể thiếu . Các bạn sinh viên có thể thông qua du lịch để học tập và tích lũy các kinh nghiệm,
kỹ năng cho bản thân. Hiện nay, các bạn sinh viên có thể tiếp cận việc đi du lịch theo hai
hướng đó là du lịch theo kiểu truyền thống và du lịch trực tuyến. Mỗi loại hình dịch vụ trên
đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, bài viết sẽ tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới
việc quyết định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến của sinh viên – đặc biệt, là với sinh viên
trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, cũng giúp các doanh nghiệp có
cái nhìn cụ thể hơn với nhu cầu sử dụng dịch vụ của sinh viên và có thể đưa ra các giải pháp,
hướng đi mới cho doanh nghiệp – cũng như ngành du lịch của nước ta.

2. Cơ sở lý thuyết
Du lịch trực tuyến là việc sử dụng công nghệ số trong tất cả các qui trình và chuỗi giá
trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống, vận chuyển... để các đơn vị,
tổ chức du lịch phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt động. (Buhalis, 2003). Trong thời
đại công nghệ số phát triển mạnh ở các nước, công cụ công nghệ thông tin đang ngày càng
phổ biến giúp nền kinh tế giữa các vùng tiến hóa đáng kể. Ngành du lịch trực tuyến cũng có
nhiều chuyển biến tích cực ở Việt Nam. Theo thống kê của Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông
tin và Truyền thông) cho thấy hiện có hơn 50 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, chiếm
53% dân số, cao hơn mức bình quân của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (46,64%) và thế
giới (48,2%).
Thuyết hành vi dự định TPB ( Theory of Planned Behavior ) được phát triển từ lý
thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action, Ajzen và Fishbein, 1975). Để
đánh giá đúng sự ảnh hưởng của cá nhân khi quyết định lựa chọn hoặc hành động chấp thuận

3
sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến thì chúng ta có thể thấy hành vi của cá nhân đó sẽ bị chi
phối 3 yếu tố sau: nhận thức kiểm soát hành vi ( được Ajzen bổ sung từ thuyết TRA năm
Thái độ
1991), chuẩn chủ quan và thái độ.

Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi

Nguồn: Ajzen (1985)


+ Thái độ của cá nhân có ảnh hưởng tới ý định của họ ( Ajzen Và Fishbein, 1985) và niềm tin
là một nhân tố quan trọng quyết định đến thái độ hành động của mỗi cá nhân về sử dụng dịch
vụ du lịch trực tuyến. Mức độ biểu hiện của niềm tin được xác định khi chính bản thân cá
nhân đó đánh giá tích cực hay tiêu cực đến sự việc và có xứng đáng với những gì họ bỏ ra thì
thái độ dẫn đến hành vi hành động sẽ ảnh hưởng theo nó.

+ Chuẩn chủ quan là sức ép xã hội về mặt nhận thức để tiến hành hoặc không tiến hành hành
vi nào đó (Ajzen và Fishbein, 1975), khi mỗi cá nhân có sự xem xét tích cực, có mối tương
quan cùng chiều từ niềm tin và tiêu chuẩn của người xung quanh; động lực để tuân thủ những
người xung quanh thì hành vi của họ sẽ dễ dành phát sinh và tiến tới hành động.

+ Nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố phản ánh sự hiểu quả, tiện lợi của ứng dụng dịch vụ
du lịch đến cá nhân họ. Theo Ajzen (1991), yếu tố nhận thức kiểm soát này xuất phát từ sự tự
tin của cá nhân người dự định thực hiện hành vi và điều kiện dễ dàng và thuận lợi để thực hiện
hành vi. Khi cá nhân nhận thức rằng sự việc đó ít rủi ro, nguồn lực có sẵn, dễ dàng kiểm soát
thì cá nhân đó sẽ quyết định nhanh chóng chọn lựa và ngược lại. Taylor và Todd (1995) cho
rằng việc người dự định thực hiện hành vi có đầy đủ thông tin cần thiết cho quyết định của
mình và sự quyết đoán của cá nhân người dự định thực hiện hành vi chính là sự nhận thức
kiểm soát hành vi của khách hàng.

3. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên thuyết TPB (Ajzen, 1991) và các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hướng
đến quyết định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến thì nhóm có mô hình nghiên cứu đề xuất
gồm các biến như sau:

+ H1: Tính phổ biến của du lịch trực tuyến.


4
+ H2: Tính tiện lợi của dịch vụ du lịch trực tuyến.

+ H3: Tính dễ sử dụng của dịch vụ du lịch trực tuyến.

+ H4: Tính bảo mật của sản phẩm dịch vụ du lịch trực tuyến.

+ H5: Hệ thống thanh toán của dịch vụ du lịch trực tuyến

+ H6: Giá cả của sản phẩm dịch vụ du lịch trực tuyến.

Hình:Quyết định sử dụng.

Tính ph
(PO

Tính tiện

Tính dễ
Ý định sử dụng dịch vụ du (PE
lịch trực tuyến (OBI)
Tính bảo

Hệ thốn
toán

Giá cả

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Phương pháp nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch
vụ du lịch trực tuyến của sinh viên là phương pháp định lượng. Thang đo trong nghiên cứu
được sử dụng từ ứng dụng thang đo nghiên cứu trước, gồm 21 biến quan sát. Đề tài sử dụng
thang đo mức độ Likert 5 dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình phân tích
nhân tố với các mức độ từ 1 đến 5 (1:Hoàn toàn không đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý).Thông
qua số liệu thu thập từ khảo sát sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng, đề tài sử dụng hệ số
Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Bước tiếp theo, nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích nhân tố khám phá để trích xuất nhân tố để thực hiện hồi quy đa biến.
Dựa trên phương pháp định lượng nghiên cứu xác định được nhân tố và mức độ ảnh hưởng
của nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến của sinh viên Ngân hàng. Các
tiêu chuẩn để thực hiện nghiên cứu định lượng dựa trên các chỉ tiêu trong Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2013).

5
Số liệu được lấy từ cuôc khảo sát 100 sinh viên toàn thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu dùng
để phân tích những tác động của du lịch trực tuyến đến việc quyết định sẽ lựa chọn du lịch
truyền thồng hoặc du lịch trực tuyến.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Khái quát về mẫu nghiên cứu

Dựa theo các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch
vụ du lịch trực tuyến, nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến gồm nhận thức sự phổ biến, sự tiện
lợi, tính bảo mật, hệ thống thanh toán, giá cả với 25 biến quan sát. Với kết quả khảo sát 130
sinh viên tại trường đại học Ngân Hàng TPHCM, người đã từng,chưa từng sử dụng sản phẩm
du lịch trực tuyến, nhóm tác giả thu được 100 phản hồi hợp lệ. Trong đó sinh viên số sinh viên
nam tham gia khảo sát là 30%, số sinh viên nữ tham gia khảo sát là 70% . Theo thang đo mức
độ Likert 5 dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình phân tích nhân tố với
các mức độ từ 1 đến 5 (1:Hoàn toàn không đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý).

Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất.

Tính ph
(PO

Tính tiện

Tính dễ
Ý định sử dụng dịch vụ du (PE
lịch trực tuyến (OBI)
Tính bảo

Hệ thốn
toán

Giá cả (

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

1. Tình hình tìm kiếm thông tin trực tuyến trong du lịch của sinh viên

Trước khi quyết định đi du lịch ngoài việc tham khảo thông tin ý kiến từ gia đình bạn
bè thì các bạn sinh viên thường tìm kiếm thông tin trên các trang thông tin đại chúng và các

6
trang web về du lịch. Dựa theo các nguồn thông tin đó các bạn có thể dễ dàng so sánh đánh giá
các tour du lịch đồng thời lên được lộ trình du lịch dễ dàng và cụ thể hơn.

Theo khảo sát về nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến của sinh viên thì thấy
được có các nguồn tìm kiếm thông tin sau: đầu tiên là qua các phương tiện thông tin đại chúng
như Facebook,… tiếp theo là theo các website du lịch , app du dịch.

Kết quả khảo sát cho thấy nguồn tìm kiếm thông tin trực tin cậy của các bạn
sinh viên là tham khảo trên trang mạng xã hội Facebook. Vì hiện nay, Facebook đang
là trang nhiều người dùng nhất tại Việt Nam, và Facebook thường có các quảng cáo
của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch. Ngoài ra còn có các bài viết cảm nhận
của những người đã từng trải nghiệm sản phẩm du lịch, họ sẽ viết về các chuyến du
lịch họ từng trải qua giúp các bạn dễ dàng đưa ra quyết đinh có nên lựa chọn du lịch
đến đó hay không. Nguồn thông tin tham khảo xếp thứ hai của sinh viên là tham khảo
thông tin qua các app du lịch trực tuyến như Traveloka, Headout, TourScanner,…

Nguồn tìm kiếm thông tin tham khảo trước khi đi du lịch
Khác

Facebook (page, tráng cá nhân,…)

Website (saigontourist.net, mytour.vn,…)

App (Traveloka, TourScanner, Headout,…)

0 10 20 30 40 50 60 70

Số sinh viên lựa chọn nguồn tìm kiếm thông tin

Nguồn: Kết quả khảo sát từ 100 sinh viên năm 2020

2. Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến của sinh viên đại
học Ngân Hàng TPHCM.

Nhóm tác giả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha có được kết quả sau: Kiểm định thang đo
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến của sinh viên đại học
Ngân Hàng TPHCM cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng các thang đo thành phần đều lớn
hơn 0.6 của tất cả các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến - tổng
đều lớn hơn 0.3 nên không có biến nào bị loại khỏi mô hình (Bảng 1 ).
7
Qua kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) có biến phụ thuộc là ý định sử dụng dịch vụ
du lịch trực tuyến cho thấy, hệ số tải nhân tố đều > 0.5 nên chúng có ý nghĩa thiết thực. Trong
đó tổng phương sai trích đạt 74,229% thể hiện rằng 1 nhân tố rút ra giải thích được 74,229%
biến thiên của dữ liệu nên thang đo rút ra được chấp nhận. 

Do đó, mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả gồm 6 biến thành phần được sử dụng để
đo lường cho biến phụ thuộc việc ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến được chấp nhận,
gồm: (1) Tính phổ biến; (2) Tính tiện lợi; (3) Tính dễ sử dụng; (4) Tính bảo mật; (5) Hệ thống
thanh toán; (6) Giá cả của sản phẩm.

BẢNG 1: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA


Nhân tố Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronba
thang đo nếu thang đo nếu biến – Tổng ch’s
loại biến loại biến alpha
nếu
loại
biến
Tính phổ biến POP1 7.9700 1.545 .567 .590
POP2 8.1400 1.718 .545 .624
(POP)
POP3 7.9900 1.485 .507 .673
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố là 0.717
Tính tiện lợi PU1 8.5600 1.219 .440 .570
PU2 8.7200 1.194 .428 .589
(PU)
PU3 8.6800 1.169 .502 .487
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố là 0.646
Tính dễ sử PEU1 7.8400 1.752 .775 .652
PEU2 7.8200 1.785 .843 .560
dụng
PEU3
7.1600 3.247 .501 .913
(PEU)
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố là 0.820
Tính bảo mật SEC1 8.3400 1.075 .463 .502
SEC2 8.6300 1.225 .397 .593
(SEC)
SEC3 8.5300 1.060 .466 .499
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố là 0.632
Hệ thống PAY1 8.0400 1.594 .757 .648
PAY2 8.0500 1.563 .835 .549
thanh toán
PAY3
7.4300 2.793 .482 .910
(PAY)
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố là 0.814

8
Giá cả của sản PRICE1 8.5400 1.241 .442 .580
PRICE2 8.7400 1.164 .442 .583
phẩm
PRICE3
8.6800 1.169 .502 .499
(PRICE)
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố là 0.651
Ý định sử OBI1 7.8600 1.314 .535 1.000
OBI2 7.8500 1.260 .847 .687
dụng
OBI3
7.8500 1.260 .847 .687
(OBI)
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố là 0.853

Model Summaryb
Bảng 2: ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
a
1 .692 .479 .446 .40610 2.084
a. Predictors: (Constant), GIÁ CẢ, BẢO MẬT, PHỔ BIẾN, HỆ THỐNG THANH TOÁN,
DỄ SỬ DỤNG, TIỆN LỢI
b. Dependent Variable: Ý ĐỊNH

ANOVAa
Bảng 3
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 14.125 6 2.354 14.275 .000b
1 Residual 15.337 93 .165
Total 29.462 99
a. Dependent Variable: Ý ĐỊNH
b. Predictors: (Constant), GIÁ CẢ, BẢO MẬT, PHỔ BIẾN, HỆ THỐNG
THANH TOÁN, DỄ SỬ DỤNG, TIỆN LỢI

Theo kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của nhóm tác giả thấy được, hệ số R2 hiệu
chỉnh là 44,6%. Giá trị Sig của kiểm định F = 0.000 < 0.05 như vậy mô hình hồi quy tuyến
tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. Hệ số Durbin-Watson và hệ số VIF của mô hình cho
thấy hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến không đáng kể.

Từ các thông số thống kê trong mô hình hồi quy đa biến, phương trình hồi tuyến tính
của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến sẽ có dạng sau:

9
OBI = -1.313 + 0.642 * tính phổ biến + 0.598 * hệ thống thanh toán + 0.256 * tính bảo
mật + 0.209 * giá cả + 0.160 * tính dễ sử dụng+ 0.142 * tính tiện lợi + ei

Coefficientsa
Bảng 4: THÔNG SỐ THỐNG KÊ TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP ENTER
Model Unstandardized Standardize t Sig. Collinearity
Coefficients d Statistics
Coefficients
B Std. Error Beta Toleranc VIF
e

(Constant) -1.313 .253 -2.019 .046

PHỔ BIẾN .642 .071 .693 9.059 .000 .957 1.045

TIỆN LỢI .142 .031 .242 6.546 .000 .932 1.073

DỄ SỬ DỤNG .160 .034 .240 4.537 .000 .881 1.135


1
BẢO MẬT .256 .032 .414 7.307 .000 .940 1.064

HỆ THỐNG THANH
.598 .061 .221 4.757 .000 .900 1.111
TOÁN

GIÁ CẢ .209 .030 .365 6.812 .000 .935 1.070


a. Dependent Variable: Ý ĐỊNH

Dựa vào mức độ ý nghĩa thống kê của từng biến và kết quả ước lượng hệ số tác động
của từng nhân tố cho thấy, tất cả các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê và có 06 nhân tố có
tương quan thuận với ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến theo thứ tự ảnh hưởng giảm
dần, đó là: tính phổ biến, hệ thống thanh toán, tính tiện lợi, tính bảo mật, tính dễ sử dụng, giá
cả của sản phẩm.

Cụ thể, tính phổ biến tăng thêm 1 điểm thì ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến
sẽ tăng thêm 0.642 điểm. Tính tiện lợi được đánh giá tăng thêm 1 điểm thì ý định sử dụng dịch
vụ du lịch trực tuyến sẽ tăng thêm 0.142 điểm. Tính dễ sử dụng tăng thêm 1 điểm thì sẽ tăng
thêm 0.160 điểm. Tính bảo mật tăng thêm 1 điểm thì ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến
tăng thêm 0.256 điểm. Hệ thống thanh toán tăng thêm 1 điểm thì sẽ tăng thêm 0.598 điểm.
Giá cả của sản phẩm tăng 1 điểm thì ý định sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến sẽ tăng lên
0.209 điểm.

10
5. Kết luận
Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người trở nên tăng cao ngoài việc
bận rộn trong học học tập, công sở, gia đình,…tổ chức những chuyến du lịch rất cần thiết
nhằm tận hưởng ngày cuối tuần. Đặc biệt, ứng dụng các dịch vụ của công nghệ trực tuyến vào
du lịch giúp việc tìm kiếm của họ trở nên dễ dàng như Tổ chức Du lịch Thế giới nhận định “sự
thay đổi đời sống xã hội cùng với cuộc cách mạng công nghệ là yếu tố quan trọng tạo nên sự
phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây”.
Kết quả ở trên phần nào đã chứng minh được tầm quan trọng của du lịch trực tuyến đối
với đời sống sinh hoạt của sinh viên nói riêng và công dân Việt Nam nói chung. Với sự tăng
trưởng khá ấn tượng của du lịch kết hợp công nghệ tiên tiến hiện nay khiến du lịch trực tuyến
ngày càng tiếp cận đến nhiều đối tượng khác nhau không chỉ với đối tượng sinh viên. Những
ưu điểm ở phần nghiên cứu sẽ ngày càng được nâng cấp và tương lai du lịch sẽ trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn giúp quảng quá hình ảnh du lịch Việt Nam trên bạn bè toàn quốc.
Sinh viên là một đối tượng khá nhảy bén trước tình hình đổi mới và phát triển nền kinh tế. Bên
cạnh những ưu điểm theo khảo sát của nhóm, du lịch trực tuyến vẫn tồn tại những hạn chế như
được nêu và đối với đối tượng này họ rất ngại những rủi ro xảy ra. Bởi vì, đây là đối tượng
tiếp cận nhanh xu hướng nhưng không ít các cá nhân, nhóm kinh doanh lừa đạo nhân cơ hội
để làm những hành vi xấu ảnh hưởng đến góc nhìn tích cực từ du lịch trực tuyến
Để khắc phục hạn chế gặp phải thì nhóm có những biện pháp đề xuất như sau: Nâng cao tính
bảo mật thông tin của khách hàng, cần có biện pháp xử lý tức khắc khi có sự cố bảo mật như
tin nhắn hoặc cuộc gọi khẩn cấp khi có đối tượng lạ truy cập vào thông tin khách hàng, cài đặt
và xử lý các ứng dụng để tránh ảnh hưởng xấu từ sự xâm nhập của virus máy tính; Nâng cao
chất lượng dịch vụ du lịch trực tuyến cụ thể là phát triển đa dạng và công nghệ hóa cho các
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bảo tồn và phát triển hình ảnh cũng như đẩy
mạnh liên kết các chuỗi dịch vụ, chi nhánh; Tạo một môi trường nhân văn và bền vững: tuyên
truyền và định hướng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với vùng miền, cộng đồng và xã hội, tăng
cường tuyên truyền quản lý an ninh trật tự, bảo vệ môi trường; Áp dụng nhiều các chương
trình khuyến mãi để gây sự chú ý từ khách hàng với nhiều gói sản phẩm, nhiều sự lựa chọn;…

Tài liệu tham khảo

11
Bibliography
Emeritus. (12, 09 2020). Theory of Planned Behavior Diagram. Retrieved from
http://people.umass.edu/aizen/tpb.diag.html

G. T. (2020, 09 29). Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H. Retrieved from


https://thunhan.wordpress.com/2008/03/09/gioi-thieu-ky-thuat-tu-duy-5w1h/?
fbclid=IwAR1dIVLcwy1cQBP1V301xtrW5JC7itfQjLOBv2M-4Xw9EjA597ZSBQuWqKY

G. T. (n.d.). Du lịch trực tuyến : Xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại 4.0. Retrieved 07 28, 2018,
from https://www.vietnamplus.vn/du-lich-truc-tuyen-xu-huong-phat-trien-tat-yeu-trong-
thoi-dai-40/516064.vnp

Hector, P. (2020, 02 20). Lý thuyết hành vi người tiêu dùng. Retrieved from
https://luanvanmarketing.com/ly-thuyet-hanh-vi-nguoi-tieu-dung/?
fbclid=IwAR3xQdfxvWjqIiTsj0yGoUJdIn9szXgFvD33GemPMXjp_JWyPvZulNHKU0o

Hùng, L. Q. (12, 09 2020). Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua tour trực tuyến của nhân viên văn phòng
tại TP. Hồ Chí Minh. Retrieved from http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/yeu-to-anh-
huong-den-y-dinh-mua-tour-truc-tuyen-cua-nhan-vien-van-phong-tai-tp-ho-chi-minh-
130325.html

Hưng, V. Q. (12, 09 2020). Nền tảng lý thuyết xác định các nhân tố cá nhân và môi trường ảnh hưởng
tới động lực kinh doanh. Retrieved from http://cpavietnam.vn/ContentArticlesDetails/8056-
Nen-tang-ly-thuyet-xac-dinh-cac-nhan-to-ca-nhan-va-moi-truong-anh-huong-toi-dong-luc-
kinh-doanh

Kiều Dương. (2019, 06 27). 70% Khách du lịch không đặt tour truyền thống. Retrieved 10 07, 2020,
from https://vnexpress.net/70-khach-di-du-lich-khong-dat-tour-truyen-thong-3944508.html?
fbclid=IwAR3pOoeywHM2uVqF-a9BenuzqHDypKUxZFODAPA_J_djpE5HbqVGWRmYMow

Lê Khánh Linh. (2019, 07). Cập nhật Tình hình phát triển Kinh tế Việt Nam. Retrieved 10 07, 2020,
from http://documents1.worldbank.org/curated/pt/439611561653730211/pdf/Taking-Stock-
Recent-Economic-Developments-of-Vietnam-Special-Focus-Vietnams-Tourism-
Developments-Stepping-Back-from-the-Tipping-Point-Vietnams-Tourism-Trends-Challenges-
and-Policy-Prioritie

12

You might also like