You are on page 1of 89

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –


MARKETING KHOA TÀI CHÍNH –
NGÂN HÀNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS.NGUYỄN THỊ MỸ LINH


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Trần Minh Nguyên 2021009725
Đỗ Huỳnh Gia Bảo 2021009590
Bùi Quang Tín 2021009800
Phạm Ngọc Thiên Phú 2021009751

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –


MARKETING KHOA TÀI CHÍNH –
NGÂN HÀNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS.NGUYỄN THỊ MỸ LINH


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Trần Minh Nguyên 2021009725
Đỗ Huỳnh Gia Bảo 2021009590
Bùi Quang Tín 2021009800
Phạm Ngọc Thiên Phú 2021009751

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


Lời cảm ơn
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng đã
nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG .
Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập
kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành
của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính
trị… Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô PSG.TS Nguyễn Thị
Mỹ Linh là người trực tiếp hướng dẫn đề tài khoa học đã luôn dành nhiều thời
gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn
thành đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài
nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em kính
mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài và bạn bè
tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM.................................................................................................Trang
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................1
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................1
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................3
1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC THỰC
NGHIỆM............................................................................................................4
1.1 Khái niệm về lạm phát và tăng trưởng kinh tế............................................4
1.1.1 Lạm phát................................................................................................4
1.1.1.1 Khái niệm lạm phát.........................................................................4
1.1.1.2 Thước đo lạm phát..........................................................................4
1.1.1.2 Phân loại.........................................................................................5
1.1.1.4 Nguyên nhân lạm phát....................................................................6
1.1.2 Tăng trưởng kinh tế...............................................................................7
1.1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế........................................................7
1.1.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế.........................................................7
1.2 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế..........................................8
1.2.1 Tác động tiêu cực:.................................................................................8
1.2.2. Tác động tích cực:................................................................................8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM..........................................................10
2.1 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN
2022.................................................................................................................10
2.2 THỰC TRẠNG TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỜNG GDP TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2010-2022...........................................................................................22
2.3 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2022....................................44
2.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM:............................................................................53
2.5 Nhận xét tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam của
giai đoạn 2011 – 2022:....................................................................................56
Chương 3: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN LẠM PHÁT
NHẦM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM................................59
3.1 Quan điểm, định hướng của chính phủ về lạm phát và phát triển kinh tế.59
3.1.1 Quan điểm của chính phủ về lạm phá.................................................59
3.1.2 Định hướng của chính phủ về lạm phát..............................................59
3.1.2 Quan điểm của chính phủ về tăng trưởng kinh tế...............................59
3.1.3 Định hướng của chính phủ về tăng trưởng kinh tế..............................60
3.2 Một số đề xuất nhằm tăng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:...................60
3.4 Kết luận kết quả nghiên cứu......................................................................62
3.5 Đề xuất một số chính sách........................................................................62
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lạm phát hầu như xẩy ra với hầu hết các quốc gia. Là một trong số các chỉ tiêu
để đánh giá mức độ phát triển và kinh tế của quốc gia đó. Cũng chính lạm phát
cũng là vấn đề nan giải gây trở ngại trong công cuộc cải cách và đổi mới phát
triển quốc gia. Khi lạm phát xảy ra, nó sẽ đe dọa túi tiền của mọi gia đình, đẩy
chi phí các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu và thực phẩm vượt ngoài tầm kiểm
soát. Hiện nay, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong – hậu covid và cuộc
xung đột Nga – Ukraine càng khiến tình hình thêm nghiêm trọng. Giá năng
lượng và lương thực-thực phẩm là 2 yếu tố nổi bật nhất trong việc đẩy lạm phát
tăng cao ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Khi lạm phát quá cao và việc tăng lãi suất không hiệu quả, vàng sẽ bước vào
một đợt tăng dữ dội. Có thể thấy trong khoảng thời gian gần đây, giá vàng trong
nước liên tục lập đỉnh và luôn duy trì giao dịch ở mức giá cao.
Với việc Fed nâng lãi suất cao (hiện tại là 4,5% cập nhập vào ngày 14/12/2022
và dự báo sẽ vào khoản 5-5.25%) không chỉ có tác động đến kinh tế nước Mỹ,
mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước khác trong đó có Việt Nam. Hậu quả là sẽ
gây sức ép lên các nền kinh tế đang phát triển với việc: lãi suất điều hành tăng
sẽ kéo theo lãi vay mua nhà, mua ô tô, lãi thẻ tín dụng và vay kinh doanh, …..
Với những hậu quả trên, hệ lụy sâu hơn sẽ là việc hãm phanh nền kinh tế khi
tiêu dùng của người dân giảm mạnh, các doanh nghiệp hoạt động trì trệ và ngại
đi vay để đầu tư – phát triển thị trường.
Kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm
đầu ra tăng 2,06%”, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi
ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là
đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn
Quốc…
Với việc lạm phát tăng mạnh, nguyên liệu đầu vào tăng cao, cộng với việc lãi
suất vay nợ cao, nhu cầu người tiêu dùng giảm mạnh trong chi tiêu sẽ ảnh
hưởng rất nhiều với doanh nghiệp trong giai đoạn này.
Nghiên cứu này quan sát sự tăng cao của tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam hiện nay,
khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề có nguy cơ suy thoái. Đây là lí do
nhóm chúng em chọn đề tài này .
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước
đang phát triển và trường hợp Việt Nam (ThS. Nguyễn Minh Sáng &
Ngô Nữ Diệu Khuê )
Kết luận từ báo cáo trên cho thấy đối với 17 nước đang phát triển bao gồm
Albania, Armenia, Brazil, Chile, Colombia, Ghana, Guatemala, Hungary,
Indonesia, Israel, Mexico, Peru, Philippines, Romania, Thailand, Turkey,
Việt Nam, ngưỡng lạm phát tìm được ở mức 11%-12%. Khi lạm phát dưới
ngưỡng này, tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế là không rõ
ràng, và khi lạm phát trên ngưỡng này thì lạm phát tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế. Kết quả hồi quy còn hạn chế do mẫu nghiên cứu chưa
đồng đều, thời gian nghiên cứu chưa đủ dài. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu
đã nỗ lực giải thích sự khác biệt giữa Việt Nam với các nước khác
 Nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế của Nguyen Thanh
Xuan (2016): Lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế quan trọng, ảnh
hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Xuân (2016) cũng chỉ ra rằng lạm phát có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Cụ thể, lạm phát có thể dẫn đến giảm sức mua của người dân, khiến họ tiêu
thụ ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn, dẫn đến giảm sản xuất và bán hàng của
các doanh nghiệp. Ngoài ra, lạm phát còn làm tăng chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp, do giá nguyên liệu, chi phí vận chuyển và chi phí lao động
tăng cao hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, làm giảm
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những tác
động trực tiếp đến sản xuất và tiêu dùng, lạm phát còn có thể ảnh hưởng
đến các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, khiến họ khó khăn trong việc
lên kế hoạch kinh doanh và đưa ra các quyết định đầu tư. Điều này có thể
dẫn đến giảm đầu tư, làm giảm khả năng phát triển của nền kinh tế.
 Nghiên cứu của Fischer (1993): Nghiên cứu này xác định rằng lạm phát và
tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phức tạp và phụ thuộc vào từng quốc
gia. Nghiên cứu của ông đã làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp này bằng
cách chứng minh rằng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào quốc gia cụ thể đang được nghiên cứu. Trong nghiên cứu của
mình, Fischer nhận thấy rằng có nhiều mức độ lạm phát khác nhau có thể
tồn tại trong một nền kinh tế mà không gây tổn hại đáng kể đến tăng trưởng
kinh tế. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế là không cố định giữa các quốc gia. Các yếu tố khác
nhau, chẳng hạn như mức độ phát triển, cấu trúc của nền kinh tế và chính
sách tiền tệ đang áp dụng, đều có thể ảnh hưởng đến cách lạm phát tác động
đến tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia cụ thể. Ví dụ, ở một quốc gia phát
triển có hệ thống tài chính được thiết lập tốt và môi trường chính trị ổn
định, mức lạm phát cao hơn có thể có tác động bất lợi hơn đối với tăng
trưởng kinh tế so với một quốc gia đang phát triển có thể chế kém hơn. Ở
một nước đang phát triển, mức lạm phát vừa phải có thể thực sự thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.
 Nghiên cứu của Ramey và Ramey (1995): Nghiên cứu này cho thấy rằng
tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng do lạm phát, tuy nhiên, mức độ ảnh
hưởng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế cụ thể. Nghiên cứu đã đưa ra
những phân tích quan trọng về tác động của lạm phát lên tăng trưởng kinh
tế. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về tác động này, cần xem xét các yếu tố kinh
tế cụ thể như tình trạng kinh tế hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ cạnh tranh
trong thị trường và chính sách tài chính của chính phủ. Về tình trạng kinh tế
hiện tại, nếu kinh tế đang phát triển mạnh, lạm phát có thể không ảnh hưởng
quá nhiều đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Tỷ lệ thất nghiệp cũng là
yếu tố quan trọng, vì khi có nhiều người thất nghiệp, nhu cầu tiêu dùng và
đầu tư sẽ giảm, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mức độ cạnh tranh
trong thị trường cũng có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Nếu thị
trường cạnh tranh mạnh, các công ty sẽ phải cải thiện chất lượng sản phẩm
và giảm giá để cạnh tranh với nhau, điều này làm tăng nhu cầu tiêu dùng và
đầu tư, ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu thị
trường không cạnh tranh và doanh nghiệp có quyền độc quyền, chúng sẽ có
thể tăng giá sản phẩm mà không cần cải thiện chất lượng, làm giảm nhu cầu
tiêu dùng và đầu tư, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Chính sách tài
chính của chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nếu
chính phủ áp dụng chính sách tài khóa kích thích, bao gồm chi tiêu công
cộng và giảm thuế, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư sẽ tăng, làm tăng tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu chính phủ áp dụng chính sách tiết kiệm và
tăng thuế, sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế.
 Nghiên cứu về Tăng trưởng kinh tế của B. Bhaskara Rao và Gyan Pradhan
(2010): tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến lạm phát thông qua các cơ chế
khác nhau, bao gồm tăng giá tiền tệ và tăng giá thành sản xuất. Nghiên cứu
này cho thấy rằng tăng giá tiền tệ và tăng giá thành sản xuất đóng góp lớn
vào việc gây ra lạm phát. Đầu tiên, khi kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng
và đầu tư của người dân cũng tăng lên. Tuy nhiên, nếu sản lượng không đủ
để đáp ứng nhu cầu này, giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, dẫn đến
lạm phát. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến tăng giá thành sản
xuất. Với tình trạng tăng giá thành sản xuất, doanh nghiệp sẽ tăng giá bán
để bù đắp chi phí sản xuất, từ đó đẩy giá cả lên cao và góp phần gây ra lạm
phát.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
1) Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về lạm phát về ảnh hưởng của lạm phát đến
tăng trưởng kinh tế.
2) Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng tình hình lạm phát tại Việt Nam
trong thời gian qua.
3) Thứ ba, phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam.
4) Thứ tư, đề xuất một số chính sách liên quan đến lạm phát, góp phần tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Lạm phát và tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại Việt Nam.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2022.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Dữ liệu sử dụng:
- Sử dụng dữ liệu của các ngành kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010-
2022
Phương pháp nghiên cứu:

1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.


Chương 1 Cơ sở lý thuyết về tác động của lạm phát đến tăng trưởng
kinh tế
Chương 2 Phân tích tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam
Chương 3 Đề xuất chính sách liên quan đến lạm phát nhằm tăng tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC
THỰC NGHIỆM
1.1 Khái niệm về lạm phát và tăng trưởng kinh tế
1.1.1 Lạm phát
1.1.1.1 Khái niệm lạm phát
- Lạm phát là gì :
Lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên
trong một thời gian dài. Về mặt bản chất, lạm phát và sự tăng giá đột ngột
là khác nhau nhưng rất khó để phân biệt.
Lạm phát không xảy ra trong một sớm một chiều và cũng không xảy ra
ngay khi giá cả của một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể tăng lên. Việc giá
cả biến động liên tục là hoàn toàn bình thường, không đủ để kết luận đó
là lạm phát.
Từ góc độ kinh tế học, lạm phát áp dụng cho phạm vi rộng hơn. Vì vậy,
mặc dù giá cả một số mặt hàng và dịch vụ có tăng lên theo thời gian và
ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân, điều đó vẫn không đủ để
các nhà kinh tế kết luận về lạm phát, trừ khi nhận thấy giá cả tăng trên
diện rộng, đối với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
Một số khái niệm liên quan
Lạm phát xảy ra khi đồng tiền của một quốc gia trở nên mất giá trị.
Nguyên nhân gây ra lạm phát có thể là do sự gia tăng đáng kể trong lượng
cung tiền hoặc giá cả hàng hoá.
Cả các nhà hoạch định kinh tế, nhà đầu tư và người tiêu dùng đều chịu
ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng kinh tế này. Đặc biệt là ở thời điểm
hiện tại, khi giá xe, giá xăng và các mặt hàng khác đang tăng lên một
cách đáng chú ý. Tuy nhiên giá cả tăng không phải lúc nào cũng đồng
nghĩa với lạm phát. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng lạm phát ở mức
độ nhẹ đem lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như người tiêu dùng.
1.1.1.2 Thước đo lạm phát
a) Chỉ số tiêu dùng ( CPI )
Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index (hay viết tắt là CPI) là chỉ số
mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người.
chỉ số tiêu dùng (CPI) là một trong những thước đo phổ biến nhất để đo
lường mức độ lạm phát trong một nền kinh tế. CPI đo lường sự thay đổi
của giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thông thường mà người dân tiêu

10
thụ hàng ngày. CPI được tính bằng cách so sánh giá trị của một giỏ hàng
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cố định (ví dụ như thịt, rau củ quả, xăng
dầu, điện...) trong một thời kỳ cụ thể với giá trị của giỏ hàng đó trong một
thời kỳ trước đó.
b) Chỉ số lạm phát GDP
Chỉ số lạm phát dùng để chỉ tốc độ tăng mặt bằng giá hay nói cách khác,
đây chính là thước đo tỷ lệ giảm sức mua của đồng tiền. Chỉ số này dùng
để tính toán lãi suất thực và làm cơ sở để điều chỉnh giá tiêu dùng hoặc
lương.
1.1.1.2 Phân loại
 Phân loại lạm phát theo mức độ
a) Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải là tình trạng tăng giá cả một cách ổn định, trong
khoảng từ 3% đến 10% một năm. Đây là mức tăng giá đủ để tạo động lực
cho hoạt động sản xuất và đầu tư, nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định của nền
kinh tế. Lạm phát vừa phải có thể được coi là tích cực nếu nó được kết
hợp với một mức tăng trưởng kinh tế ổn định và sự ổn định chính trị. Nó
có thể tạo động lực cho hoạt động kinh tế và thu hút đầu tư, giúp nền kinh
tế phát triển.
Lạm phát vừa phải thường xuất hiện khi nền kinh tế đang trưởng thành và
phát triển, các doanh nghiệp đang tăng sản xuất và người tiêu dùng đang
tăng chi tiêu.
b) Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã là tình trạng lạm phát với tốc độ tăng giá hàng hóa và
dịch vụ tăng đột biến và rất nhanh chóng, thường là hàng chục hoặc hàng
trăm phần trăm mỗi năm. Điều này dẫn đến việc giá cả tăng cao và nhanh
chóng đẩy mạnh tình trạng thiếu hụt và giá cả tăng cao hơn nữa, gây ra
khó khăn cho các hoạt động kinh doanh, gây ra sự bất ổn trong nền kinh
tế và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Lạm phát phi mã thường
xuất hiện trong những tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như chiến tranh,
khủng hoảng tài chính, cách mạng, thiên tai, hoặc khi chính phủ hoặc
ngân hàng trung ương cung cấp quá nhiều tiền tệ mà không có sự điều tiết
và kiểm soát đúng đắn. Khi lạm phát phi mã xảy ra, người dân thường có
xu hướng tích trữ các tài sản có giá trị như vàng, bạc, đất đai hoặc hàng
hoá. Điều này khiến nguồn cung các mặt hàng này giảm đi đáng kể, đẩy
giá cả lên cao hơn nữa. Tình trạng thiếu hụt hàng hoá và giá cả tăng cao
gây khó khăn cho người dân trong việc mua sắm và đảm bảo cuộc sống
hàng ngày.
c) Siêu lạm phát

11
Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát quá mức và nhanh chóng trong một
khoảng thời gian ngắn, thường là hàng tháng hoặc hàng ngày, với tỷ lệ
lạm phát vượt qua mức 50% mỗi tháng. Tình trạng siêu lạm phát thường
xảy ra khi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương cung cấp quá nhiều tiền
tệ mà không có sự kiểm soát và quản lý đúng đắn.

 Phân loại lạm phát theo định tính


a) Lạm phát dự đoán trước:
Lạm phát dự đoán trước được: là loại lạm phát xảy ra hằng năm trong
thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát ổn định. Điều này có nghĩa là tỷ
lệ lạm phát trong các năm tiếp theo có thể được dự đoán trước và ổn định
trong một mức độ nào đó.Trong loại lạm phát này, tâm lý của người dân
đã quen với tình trạng này và không ảnh hưởng nhiều đến đời sống và
kinh tế. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể dựa vào dự báo lạm
phát để điều chỉnh kế hoạch sản xuất và tiêu dùng của mình.
b) Lạm phát bất thường :
Lạm phát bất thường: là một loại lạm phát xuất hiện đột ngột và có tốc độ
tăng giá cực nhanh, thường do các yếu tố bất ngờ như chiến tranh, đói
kém, thiên tai hoặc các sự kiện khác gây ra. Lạm phát bất thường thường
không thể dự đoán và khó kiểm soát, gây ra những tác động nghiêm trọng
đến nền kinh tế và đời sống của người dân.
1.1.1.4 Nguyên nhân lạm phát
a) Lạm phát do cầu kéo
* Nguyên nhân dẫn đến
- Có 5 nguyên nhân dẫn đến lạm phát do cầu kéo:
+ Nền kinh tế phát triển: Nền kinh tế phát triển thì nhu cầu tiêu dùng và
đầu tư sẽ phát triển theo. Khi người tiêu dùng tăng nhu cầu tiêu dùng và
các nhà đầu tư tăng nhu cầu đầu tư thì các nguyên liệu đầu vào sẽ khiến
giá cả các mặt hàng này gia tăng, gây ra lạm phát do cầu kéo.
+ Nhu cầu xuất khẩu quá lớn: Gia tăng đột ngột của nghành xuất khẩu,
dẫn đến việc thiếu cung thừa cầu và trong thời gian dài sẽ gây ra tình
trạng mất cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu và dẫn tới việc tăng giá
của sản phẩm lên cao. Vì vậy sẽ dẫn đến nguyên nhân lạm phát do cầu
kéo
+ Chi tiêu của chính phủ: Giá chi tiêu quân sự có thể tăng lên khi họ mua
thêm các thiết bị cho quân sự. Hơn thế, việc chi tiêu công quá mức dẫn
tới thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao. Khi đó, để bù đắp cho nguồn
ngân sách, chính phủ sẽ phải thực hiện các biện pháp như phát hành tiền,
bán ngoại tệ, vay nợ,… Các biện pháp này là nguyên nhân dẫn tới nguy
cơ lạm phát xảy ra.

12
+ Kỳ vọng lạm phát: dự báo và kỳ vọng lạm phát, điều làm các các công
ty tăng giá của họ để đi theo dòng chảy của sự tăng giá dự kiến.
+ Nhiều tiền hơn trong hệ thống: lạm phát do cầu kéo được tạo ra bởi sự
dư thừa trong tăng trưởng tiền tệ hoặc mở rộng cung tiền. Quá nhiều tiền
trong một hệ thống kinh tế với quá ít hàng khiến giá tăng.
b) Lạm phát do chi phí đẩy
* Nguyên nhân:
- Lương: Để thu hút thành công, các nhà sản xuất thường đưa ra mức
lương cao hơn và mức lương này sẽ cao hơn lương trung bình của thị
trường. Để bù chi phí này nhà sản xuất sẽ đẩy giá sản phẩm lên cao hơn.
- Nguyên liệu: Vì thiếu hụt nguyên liệu nên phải tăng cường nhập khẩu
nguyên liệu ở nước ngoài vì thế nên giá nguyên liệu cao sẽ làm cho giá
sản phẩm tăng.
- Thuế gián thu: Việc nhà nước đánh thuế cũng gây áp lực đến nhà sản
xuất khiến sản phẩm lên giá. Bởi thuế gián thu là loại thuế đánh vào giá
cả hàng hóa chứ không đánh vào người nộp thuế. Điều này tức người tiêu
dùng sẽ là người đóng thuế.
- Phá giá: Phá giá xẩy ra khi Chính phủ giảm giá trị của đồng nội tệ so
với ngoại tệ. Đây là cách để hàng xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn trên
thị trường. GIá của hàng hóa trở nên đắt hơn. Việc tăng giá này khiến giá
thành sản xuất tăng lên buộc nhà sản xuất phải tăng giá bán.
c) Lạm phát do tiền tệ
Lạm phát do tiền tệ là hiện tượng tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong
một thời gian ngắn và mạnh mẽ do lượng tiền trong nền kinh tế tăng cao
hơn so với sản xuất và cung cầu của thị trường. Lượng tiền tăng lên khi
ngân hàng trung ương của một quốc gia cung cấp quá nhiều tiền tệ hoặc
tăng lãi suất quá chậm trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ. Lạm
phát do tiền tệ thường xảy ra khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu đột
ngột, hoặc ngân hàng trung ương cung cấp quá nhiều tiền tệ mà không có
sự điều tiết, dẫn đến tăng trưởng kinh tế không bền vững và tăng cao lạm
phát.
d) Một số nguyên nhân khác
 Lạm phát do cầu thay đổi
Là hiện tượng tăng giá hàng hóa và dịch vụ do nhu cầu tiêu dùng vượt
quá khả năng sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng tăng giá và giảm giá
trị của tiền tệ. Thường xảy ra khi nền kinh tế đang tăng trưởng, tạo ra
nhiều việc làm, tăng thu nhập của người dân và do đó tăng nhu cầu tiêu
dùng. Nếu không có đủ sản xuất để đáp ứng nhu cầu này, giá hàng hóa và
dịch vụ sẽ tăng, dẫn đến lạm phát.
 Lạm phát do xuất khẩu

13
Là tình trạng lạm phát được gây ra bởi tăng giá cả của các sản phẩm xuất
khẩu trong một nền kinh tế. Điều này xảy ra khi nhu cầu quốc tế tăng cao
đối với các sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia, làm tăng giá cả của
chúng. Khi giá các sản phẩm xuất khẩu tăng, các nhà sản xuất và xuất
khẩu cũng sẽ có xu hướng tăng giá các sản phẩm trong thị trường nội địa
để cân bằng với giá của sản phẩm xuất khẩu. Kết quả là, tăng giá cả này
sẽ dẫn đến sự gia tăng tổng mức giá và góp phần gây ra lạm phát.
 Lạm phát do nhập khẩu
Là tình trạng lạm phát được gây ra bởi việc tăng giá thành các sản phẩm
nhập khẩu. Việc tăng giá này có thể do sự giảm cung hoặc tăng cầu của
sản phẩm nhập khẩu, hoặc do thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền quốc
tế và đồng tiền trong nước. Khi giá thành các sản phẩm nhập khẩu tăng
lên, những người tiêu dùng trong nước sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua
chúng, từ đó dẫn đến tình trạng lạm phát.
1.1.2 Tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia
tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như
vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn.
Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy
mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và
kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và
giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế.
1.1.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Đo lường tăng trưởng kinh tế là quá trình đánh giá và phân tích sự thay
đổi về giá trị sản xuất của một quốc gia hoặc khu vực trong một khoảng
thời gian nhất định. Nó cho phép chúng ta đánh giá tốc độ phát triển của
nền kinh tế và đo lường sự thay đổi của nó trong thời gian.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần thu thập dữ liệu về các chỉ
số kinh tế, như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, sản lượng công nghiệp, chỉ số giá,
và các chỉ số khác. Sau đó, chúng ta phân tích dữ liệu để tính toán tốc độ
tăng trưởng kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng của giá trị
kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức tính như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế = ((GDP năm nay - GDP năm trước) / GDP
năm trước) x 100%
Mục đích chính của đo lường tăng trưởng kinh tế là cung cấp thông tin
cho chính phủ, các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư để đánh giá sự phát triển

14
kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực và đưa ra các quyết định kinh tế
phù hợp. Nó cũng giúp định hướng các chính sách kinh tế và cải thiện
chất lượng cuộc sống của người dân.
1.2 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Tác động tiêu cực:
a. Lạm phát và lãi suất:
Lạm phát là hiện tượng tăng giá cả trong một khoảng thời gian dài, khiến
cho tiền tệ mất giá trị. Khi lạm phát xảy ra, nhu cầu về tiền tệ giảm sút,
do đó ngân hàng tăng lãi suất để tăng cường sự hấp dẫn của tiền tệ và thu
hút các khoản tiền gửi từ khách hàng. Lạm phát có ảnh hưởng đến lãi suất
bởi vì nó tác động đến nhu cầu về tiền tệ và các quyết định chính sách
tiền tệ của ngân hàng trung ương. Lãi suất cao có thể giúp kiềm chế lạm
phát, nhưng cũng có thể gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh và
tiêu dùng.
b. Lạm phát và thu nhập thực tế:
Lạm phát có tác động tiêu cực đến thu nhập thực tế của người dân, đặc
biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trung bình. Khi lạm phát
xảy ra, giá cả tăng cao, khiến cho chi phí của các hàng hóa và dịch vụ
cũng tăng theo. Nếu thu nhập của một người không tăng theo tốc độ tăng
giá cả, thì thu nhập thực tế của họ sẽ giảm, do chi phí tiêu dùng tăng lên.
Đặc biệt, lạm phát ảnh hưởng đến các người lao động trả lương cố định,
vì giá trị tiền lương của họ giảm khi giá cả tăng cao. Ngược lại, nếu lương
tăng theo tốc độ tăng giá cả, thì thu nhập thực tế của người lao động vẫn
có thể tăng lên. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng đến các khoản tiết
kiệm và đầu tư của người dân. Nếu lạm phát cao, thì tiền trong tài khoản
tiết kiệm sẽ mất giá trị. Những người có khoản đầu tư vào các công cụ tài
chính có lãi suất thấp cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
c. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng:
Trong một nền kinh tế có phân phối thu nhập không bình đẳng, những
người giàu có sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn và tăng cường nhu cầu tiêu dùng
của họ. Điều này dẫn đến tình trạng tăng giá và lạm phát. Các nhà sản
xuất và nhà cung cấp sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng
giàu có này, nhưng không đáp ứng được nhu cầu của những người có thu
nhập thấp. Khi lạm phát xảy ra, giá cả tăng và khiến cho chi phí của các
hàng hóa và dịch vụ tăng cao. Những người có thu nhập thấp sẽ bị ảnh
hưởng nặng nề hơn, do chi phí tiêu dùng của họ tăng lên và thu nhập
không tăng theo tốc độ đó. Trong khi đó, những người giàu có có khả
năng tăng thu nhập của họ, nhờ sự tăng giá của tài sản đầu tư của họ.
Những người giàu có có thể tăng thu nhập của họ thông qua các khoản
đầu tư, trong khi những người có thu nhập thấp sẽ không có khả năng
tăng thu nhập của họ tương đương. Tình trạng phân phối thu nhập không

15
bình đẳng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lạm phát còn có thể tác
động đến các khoản tiết kiệm của những người có thu nhập thấp. Với việc
giá cả tăng, tiền tiết kiệm của họ giá trị giảm sút. Trong khi đó, những
người giàu có có thể đầu tư vào các khoản tiết kiệm có lợi suất cao hơn,
vì họ có khả năng tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
d. Lạm phát và nợ quốc gia:
Lạm phát có thể tác động đến nợ quốc gia của một quốc gia, bởi vì lạm
phát có thể làm giảm giá trị của tiền tệ của một quốc gia và làm tăng chi
phí vay của chính phủ. Khi lạm phát tăng, tiền tệ của một quốc gia sẽ mất
giá, do đó, nếu một quốc gia có nợ nước ngoài, nó sẽ phải trả nhiều hơn
để thanh toán các khoản nợ của mình. Ngoài ra, khi lạm phát tăng, lãi
suất cũng sẽ tăng theo để đối phó với lạm phát. Điều này làm tăng chi phí
vay của chính phủ và làm gia tăng nợ công của quốc gia. Việc tăng nợ
công này có thể dẫn đến các vấn đề kinh tế khác, bởi vì nợ công quá lớn
có thể khiến một quốc gia trở nên khó khăn hơn trong việc thanh toán các
khoản nợ này, đặc biệt khi tình trạng lạm phát còn kéo dài.
Với tình trạng lạm phát kéo dài, các quốc gia cũng có thể sẽ phải tăng chi
tiêu của mình để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này
lại làm tăng nợ công của quốc gia, bởi vì chính phủ sẽ phải vay thêm để
trang trải chi phí tăng thêm. Trong trường hợp nếu không giải quyết được
tình trạng lạm phát, nợ công có thể tăng lên không kiểm soát và gây ra rủi
ro tài chính cho quốc gia.
1.2.2. Tác động tích cực:
Lạm phát thường được coi là một vấn đề kinh tế xấu, nhưng trong một số
trường hợp, lạm phát có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Điều này thường xảy ra khi lạm phát được duy trì ở mức ổn định và dự
đoán được trong một thời gian dài.
Một trong những lợi ích của lạm phát là làm tăng sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp và giúp thúc đẩy sản xuất. Khi lạm phát tăng, chi phí sản
xuất cũng tăng, do đó, các doanh nghiệp phải nỗ lực để giảm chi phí và
cải thiện năng suất để duy trì lợi nhuận. Việc cải thiện năng suất này sẽ
giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp trên thị trường.
Lạm phát cũng có thể làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng và doanh
nghiệp. Khi giá cả tăng, người tiêu dùng có thể sẽ mua hàng hóa trước
khi giá tăng thêm. Việc mua sắm này sẽ giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng lạm
phát để tăng giá sản phẩm và dịch vụ của mình, do đó, tăng doanh thu và
lợi nhuận.
Cuối cùng, lạm phát cũng có thể giúp giảm nợ của chính phủ. Khi lạm
phát tăng, giá trị của tiền tệ sẽ giảm và giá trị của các khoản nợ sẽ giảm
16
theo. Nếu chính phủ có nợ nước ngoài, lạm phát có thể làm giảm giá trị
của nợ này và làm giảm áp lực trả nợ cho chính phủ.

17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010
ĐẾN 2022.

Trong điều hành vĩ mô phát triển kinh tế, mọi quốc gia trên thế giới đều
phải quan tâm tới chính sách tài chính, tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế,
chống lạm phát. Theo dõi tình hình lạm phát là công việc thường xuyên
của mọi nhà nước. Ở Việt nam trong giai đoạn 2010-2022 , từ các số liệu
được công bố qua các năm của tổng cục thống kê Việt Nam ta có biểu đồ
như sau:

Biểu đồ tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2010 -


2022
18.68%

9.21% 9.09%

6.59%

4.08%
3.52% 3.54%
2.67% 2.80% 3.22% 3.15%
1.83%
0.63%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

 Lạm phát năm 2010:

Mức lạm phát cao trong năm 2010 đã tạo ra áp lực xã hội đòi hỏi Chính
phủ cần phải ưu tiên giải quyết trong năm 2011. Mặc dù, định hướng kế
hoạch 2011, Chính phủ đã chuyển trọng tâm của chính sách sang ổn định
kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị tiền tệ và khống chế mức lạm phát trong
năm tới áp lực lạm phát sẽ vẫn cao cụ thể:
 Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất như điện, than…dự kiến
sẽ được điều chỉnh tăng cho sát giá thị trường và điều này sẽ gây áp
lực tăng giá trong nền kinh tế. Vừa qua, qua ngành điện đã có kiến

18
nghị tăng giá bán lẻ lên gần 50%. Bên cạnh đó ngành than cũng đang
kiến nghị được tăng giá bán đối với các hộ tiêu thụ lớn nhất là điện, xi
măng, giấy, phân bón. Cụ thể, đối với giá bán than cho xi măng, giấy,
phân bón, mức giá bán sẽ được điều chỉnh sát với giá thị trường theo
đó mức giá bán cho các hộ này tối đa thấp hơn giá xuất khẩu 10%
trong khi hiện nay đang là 40%. Trong khi đó, do đặc thù ngành điện
là đầu vào của nhiều mặt hàng khác, nên giá bán điện sẽ được điều
chỉnh theo 2 bước, theo đó trong năm 2011 giá bán than cho ngành
điện sẽ dược điều chỉnh bằng với mức giá thành than năm 2010; sau
đó sẽ điều chỉnh theo giá thị trường bắt đầu từ quý IV 2011 hoặc đầu
2012.
 Tác động trễ của chính sách tài khóa tiện tệ. Mức lạm phát cao trong
năm 2101, một phần là do tác động của chính sách rộng tiện tề và tài
khóa mở rộng năm 2009 nhằm đưa đất nước ra khỏi nguy cơ suy thoái
kinh tế. Tuy nhiên, trong năm 2010 Chính phủ vẫn tiếp tục thực thi
chính sách tài khóa và tiền tệ tương đối nới lỏng khi mức thâm hụt
ngân sách và cung tiền, tăng trưởng tín dụng đều ở mức cao và dự
kiến tác động của các chính sách này lên mặt bằng giá sẽ rơi vào năm
2011.
 Áp lực điều chỉnh tỷ giá trong năm 2011 vẫn còn và đây cũng là một
yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong năm 2011.
Tuy nhiên, tình hình lạm phát trong năm 2011 cũng có các yếu có tác
động tích cực như:
 Chính phủ đã chuyển trọng tâm sang ổn định kinh tế vĩ mô và không
tăng trưởng bằng mọi giá. Điều này được thể hiện qua việc thực hiện
nhất quán chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng thắt
chặt hơn. Cụ thể, Ngân hàng nhà nước đã đặt mục tiêu tăng tổng
phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 thấp
hơn năm 2010. Bên cạnh đó, kế hoạch ngân sách cho năm 2010 cũng
đặt ra mức thâm hụt ngân sách là 5,3% (thấp hơn mức 5,8%
cuarnawm 2010P) và tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trong
năm 2011 chỉ .là 45.00 tỷ, gần bằng ½ lượng trái phiếu phát hành năm
2010.
Như vậy có thể thấy, trong năm 2011, áp lực lạm phát của Việt Nam vẫn
còn nhiều và điều này cũng được thể hiện trong đánh giá của các tổ chức
nước về về triển vọng trăng trưởng và lạm phát của Việt Nam trong năm
2011 tại Bảng 1 khi nhận định của các tổ chức này về mức lạm phát của
Việt Nam đều cao hơn so với mục tiêu
7%.
 Lạm phát năm 2011:
Trong năm 2011, lạm phát trung bình 12 tháng tăng 18,58% so
với giai đoạn tương ứng của năm 2010 và 18,13% so với tháng

19
12/2010. Mức lạm phát tăng cao trong 4 tháng đầu năm lên tới
mức 3,32% trong tháng 4 do sức ép từ tỷ giá, giá cả hàng hóa
năng lượng và cung tiền.Từ tháng 5 trở đi, nhờ những nỗ lực ổn
định hóa quyết liệt của Chính phủ, CPI đã liên tục giảm tốc và
xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011. Trong số 11 nhóm hàng
hóa, chỉ có duy nhất nhóm bưu chính viễn thông có tốc độ
tăng giá âm khoảng 4% so với năm 2010 còn tất cả các mặt
hàng còn lại đều có tốc độ tăng khá cao, nhất là nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống (trong đó chủ yếu là lƣơng thực và thực
phẩm) và giáo dục. Tuy nhiên, lớn hơn cả yếu tố giá hàng hóa,
chính sách tiền tệ nới lỏng trong suốt vài năm trở lại đây lại
được coi là yếu tố chính tác động đến mức lạm phát năm 2011
khi mà lạm phát cơ bản trừ lươnng thực, thực phẩm tăng
15,1%, và nếu trừ cả năng lượng 14%.

20
 Lạm phát 2012 : Lạm phát được kiểm soát nhưng nguy cơ lạm
phát cao vẫn hiện hữu.
Những nỗ lực thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết
11/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ đã khiến cho lạm phát năm 2012 chỉ
tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức 18,13% của năm 2011. Có thể
thấy lạm phát hàng tháng có xu hướng giảm dần kể từ đầu năm cho đến
giữa quý 3 và có hiện tượng giảm phát xảy ra liên tục trong hai tháng 6 và
7 (-0,26% và -0,29% m-o-m). Sau đó, lạm phát tăng nhẹ trở lại trong
tháng 8 (+0,63% m-o-m) và tăng đột biến trong tháng 9 (+2,2% m-o-m)
chủ yếu là do việc điều chỉnh tăng chi phí dịch vụ y tế và giáo dục đã đẩy
chỉ số giá của hai nhóm này tăng mạnh. Việc tăng giá của hai nhóm dịch
vụ y tế và giáo dục cũng tiếp tục là yếu tố tác động tới tỷ lệ lạm phát của
tháng 10 nhưng sau đó, ảnh hưởng của hai nhóm này trong hai tháng cuối
năm là không đáng kể. Điều này đã giúp cho lạm phát cuối năm tăng dưới
mức mục tiêu 7%. Đóng góp cho mức lạm phát thấp của năm 2012 còn
do giá cả của nhóm hàng lương thực, thực phẩm được giữ khá ổn định
trong nửa cuối năm và giá xăng được điều chỉnh khá sát với giá thị
trường. Mục tiêu ổn định lạm phát và tăng trưởng ổn định trong năm
2013 là có khả năng đạt được nếu Chính phủ giữ đúng cam kết. Với mức
tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 khá thấp trong năm 2012 và tiếp tục
duy trì ở năm 2013 thì áp lực lạm phát trong năm 2013 – 2014 là không
nhiều, theo đó lạm phát năm 2013 có khả năng được kiểm soát ở mức
7%. Theo chúng tôi, sẽ không có những cú sốc điều chỉnh giá như việc
điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong năm 2012 nhưng (1) việc nới lỏng chính
sách tiền tệ sớm trong khi nếu bơm tiền trực tiếp để giải cứu bất động

21
sản, xử lý nợ xấu, và hỗ trợ doanh nghiệp có thể sẽ khiến rủi ro tiền tệ
trong nước tăng lên, và (2) rủi ro tăng giá của hàng hóa năng lượng và
lương thực thế giới (dự báo tăng 5 – 7% trong năm 2013) làm giá hàng
hóa trong nước tăng, (3) rủi ro nhập khẩu lạm phát do nhiều quốc gia tiến
hành các gói kích thích tài chính đều là nguy cơ để rủi ro lạm phát cao có
khả năng quay trở lại.

 Lạm phát năm 2013:


Trong năm 2013, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ và NHNN là ổn định
nền kinh tế, kiểm soát lạm phát. Mục tiêu này đã được hoàn thành tốt khi
tỷ lệ lạm phát cả năm 2013 chỉ ở mức 6,04%, thấp hơn mức 6,84% của
năm 2012. Sự ổn định được thể hiện khá rõ qua diễn biến lạm phát theo
cùng kỳ (yoy), chủ yếu đi ngang và dao động quanh vùng 6%-7%. Trong
khi đó, mức tăng của CPI qua từng tháng (mom) cũng có phần tương tự
trong như trong năm 2012. Trước hết, chỉ số CPI tăng mạnh trong 2 tháng
đầu năm do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ dịp. Tết nguyên đán, sau đó đà
tăng của CPI chững lại, thậm chí còn ghi nhận hiện tượng giảm phát vào
tháng 3 (-0,19% mom) và tháng 5 (-0,06% mom). Vào tháng 8 và tháng
9, CPI đã tăng khá
đột biến (tương ứng +0,83% và +1,06% mom) do việc tăng giá một số
mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là dịch vụ y tế và giáo dục. Yếu tố này sau đó
cũng không ảnh hưởng nhiều đến mức tăng CPI các tháng Quý 4. Chúng
tôi cho rằng, bên cạnh nỗ lực từ phía Chính phủ và NHNN với việc điều
tiết tốt cung tiền và ổn định mặt bằng giá cả thì sức cầu tiêu dùng phục
hồi yếu hơn mong đợi cũng là nguyên nhân chính kìm hãm mức tăng của
chỉ số CPI. Điều này cũng được thể hiện khá rõ khi CPI tháng đầu năm
2014 chỉ tăng 0,69% (mom) tương đương mức tăng 5,45% (yoy), mức
tăng thấp nhất của tháng Một trong vòng 5 năm trở lại đây. Đóng góp
phần nhiều cho mức tăng của tháng này đến từ nhóm giao thông và nhóm
hàng nhà ở và vật liệu xây dựng, trong khi đó nhóm hàng ăn và dịch vụ
ăn uống, nhóm thường có sự đột biến vào dịp cận
Tết, lại không có sự bứt phá, chỉ tăng 0,77% (mom).

22
z
Căn cứ vào diễn biến của lạm phát cũng như các dấu hiệu cho thấy sức
cầu phục hồi yếu hơn mong đợi, xu hướng giảm của lạm phát được dự
báo chưa dừng lại và có thể sẽ tiếp tục lùi về khoảng 5% (yoy) trong
tháng 2. Sau đó, trong những tháng còn lại của năm, mức tăng của chỉ số
CPI (yoy) được kỳ vọng sẽ tăng dần trở lại khi sức cầu phục hồi tốt hơn
kết hợp với khả năng tiếp tục tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu theo
lộ trình. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng sẽ khó có sự đột biến của lạm phát,
mức tăng của chỉ số CPI năm 2014 được kỳ vọng vào khoảng 5,5%-6%.
Điều này dựa trên các cơ sở như (1) Chính phủ và NHNN vẫn tiếp tục
duy trì chính sách lạm phát mục tiêu với việc đảm bảo sự ổn định của
kinh tế vĩ mô và kiểm sát lạm phát được ưu tiên hàng đầu, (2) cung tiền
được điều tiết tốt với mức tăng trưởng cung tiền trong năm 2013 đạt
18,51%, gần tương đương mức tăng 18,46% của năm 2012, (3) việc tăng
giá của một số mặt hàng thiết yếu sẽ tiếp tục diễn ra theo lộ trình, tuy
nhiên việc điều chỉnh nhiều khả năng sẽ phù hợp và dựa trên diễn biến
của lạm phát, tránh gây sốc cho nền kinh tế, theo đó dù tạo áp lực lên lạm
phát nhưng vẫn sẽ trong tầm kiểm soát và (4) sức cầu trong nước còn yếu,
dù được kỳ vọng sẽ cải thiện dần nhưng sẽ khó có đột phá.
 Lạm phát năm 2014: Lạm phát cả năm 2014 chỉ tăng 1,84%. CPI
tháng 1 được dự báo tiếp tục giảm 0,35%- 0,45% (mom) tương
ứng tăng 0,6%-0,7% (yoy). Tỷ lệ lạm phát năm 2015 được dự báo
vào khoảng 3,5% - 3,7%.

Năm 2014 tiếp tục là một năm nền kinh tế duy trì tốt sự ổn định. Tỷ lệ
lạm phát cả năm 2014 ghi nhận mức tăng thấp kỷ lục chỉ 1,84%. Diễn
biến về mức tăng theo tháng của CPI qua từng tháng trong giai đoạn 9
tháng đầu năm cũng khá tương tự như cùng giai đoạn trong những năm
trước khi CPI tăng mạnh trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của
dịp Tết, sau đó hạ nhiệt từ cuối Quý 1 và tăng trở lại từ cuối Quý 2 với
việc điều chỉnh tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu như Dịch vụ Y tế
và Giáo dục. Điểm khác biệt so với các năm gần đây là ở Quý 4 với việc

23
CPI ghi nhận mức tăng thấp trong tháng 10 và chuyển sang giảm trong
hai tháng cuối năm do giá xăng dầu và gas giảm mạnh.
Trong khi đó, nếu xét về diễn biến của mức tăng CPI theo cùng kỳ, xu
hướng giảm nhanh và mạnh được thể hiện khá rõ rệt. Ngoài nỗ lực từ
phía Chính phủ và NHNN trong việc điều tiết cung tiền và kiểm soát mặt
bằng giá cả kết hợp với tác động của giá dầu giảm như kể trên (chủ yếu
trong những tháng cuối năm) thì nguyên hân chính tạo áp lực giảm lên
lạm phát được nhìn nhận là đến từ việc sức cầu trong nước phục hồi yếu
hơn mong đợi.

Trong bối cảnh sức cầu trong nước dự báo sẽ duy trì đà phục hồi tương
đối yếu kết hợp với việc giá dầu thô thế giới nhiều khả năng sẽ duy trì ở
mức thấp trong một thời gian tương đối nữa, xu hướng giảm của lạm phát
theo cùng kỳ nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong những tháng đầu năm
2015. Trong đó, do Tết Ất Mùi diễn ra muộn hơn 1 tháng so với các năm
gần đây nên điểm thấp nhất của CPI trong năm 2015 nhiều khả năng sẽ
rơi vào tháng 1 và tháng 2. Chúng tôi dự báo CPI tháng 1 sẽ ghi nhận
mức giảm khoảng 0,35% – 0,45% (mom) tương ứng mức tăng chỉ 0,6%-
0,7% so với cùng kỳ. Từ tháng 3, CPI được kỳ vọng sẽ tăng trở lại nhưng
khó có đột biến và kết thúc 6 tháng đầu năm 2015 sẽ vẫn ở mức khá thấp,
khoảng 1,5%-1,6% (yoy). Trong giai đoạn nửa cuối 2015, xu hướng tăng
của lạm phát theo cùng kỳ nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì dựa
trên một số cơ sở chính: (1) dự báo giá dầu thô có thể ghi nhận sự phục
hồi nhất định kéo việc theo điều chỉnh tăng trở lại của giá xăng dầu trong
nước, (2) sức cầu có cải thiện tốt hơn về cuối năm theo yếu tố mùa vụ và
(3) giá các mặt hàng thiết yếu do nhà nước quản lý như Y tế, Giáo dục,
Điện, … sẽ tiếp tục tăng theo lộ trình. Tỷ lệ lạm phát năm 2015 được dự
báo vào khoảng 3,5% - 3,7%.

 Lạm phát năm 2015: Tỷ lệ lạm phát cả năm 2015 dưới 1% .


Tiếp tục xu hướng năm 2014, năm 2015 có mức tăng giá tiêu dùng thấp
nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lạm phát bình quân của cả năm 2015
chỉ ở mức 0,63%. Tuy nhiên, sau khi loại trừ các mặt hàng lương thực-

24
thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do nhà nước quản lý khỏi rổ
hàng hóa, lạm phát lõi của Việt Nam tăng 2,05% trong năm 2015. Chúng
tôi cho rằng mức lạm phát lõi là tương đối phù hợp và cần được duy trì để
giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, từ đó giúp cho mặt bằng lãi suất ổn
định, tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục kinh tế.

Mặc dù vậy, lạm phát có thể đứng trước những biến động mạnh hơn
trong năm 2016. Thứ nhất, giá năng lượng và nhiều loại hàng hóa đã ở
mức thấp kỷ lục và có khả năng sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ. Thứ hai, hiện
tượng thời tiết El Nino đang tác động bất lợi đến nguồn cung gạo, có thể
khiến giá cao hơn trong năm 2016. Lưu ý, quyền số của nhóm hàng lương
thực sẽ được điều chỉnh giảm giai đoạn 2016-2020 dù vẫn giữ một tỷ
trọng cao. Thứ ba, khả năng tăng giá các nhóm hàng do nhà nước quản lý
bao gồm điện, dịch vụ y tế và giáo dục trong năm 2016 là lớn. Thứ tư, tốc
độ tăng cung tiền vượt xa GDP danh nghĩa đang tích lũy những rủi ro gây
bất ổn về giá. Chúng tôi cho rằng lạm phát 2016 sẽ ở mức 4-5%.
 Lạm phát năm 2016: Lạm phát cả năm 2016 gần 5%. Tỷ lệ lạm
phát 2017 được dự báo vào khoảng 4-4,5%.

25
Với dự báo về việc cầu tiêu dùng sẽ chưa bứt phá, chúng tôi đánh giá
diễn biến điều chỉnh giá của các mặt hàng thiết yếu tiếp tục là yếu tố hàng
đầu ảnh hưởng đến lạm phát toàn phần của năm 2017. Đầu tiên phải kể
đến áp lực từ việc giá hàng hóa nguyên liệu, đặc biệt là dầu thô, trên thế
giới có xu hướng phục hồi trở lại. Tuy nhiên, sau khi đã tăng khá mạnh
vào cuối năm 2016, chúng tôi không kỳ vọng vào một kịch bản tương tự
sẽ lặp lại trong năm 2017 mà thay vào đó, nếu có, sẽ là một sự phục hồi
nhẹ trong bối cảnh sức cầu nói chung chưa khởi sắc do triển vọng kinh tế
thế giới vẫn tương đối ảm đạm. Trong khi đó, từ phía trong nước, lộ trình
tăng giá Dịch vụ y tế và Giáo dục sẽ tiếp tục diễn ra theo lộ trình và ảnh
hưởng mạnh lên CPI. Mặc dù vậy, yếu tố này hoàn toàn nằm trong tầm
kiểm soát cũng như sự chủ động của Chính phủ. Tổng hợp các yếu tố,
chúng tôi cho rằng Chính phủ vẫn còn dư địa điều hành và kiểm soát lạm
phát và mục tiêu lạm phát dưới 5% nhiều khả năng sẽ đạt được. Tỷ lệ lạm
phát cả năm 2017 dự báo vào khoảng 4% - 4,5%.

 Lạm phát cả năm 2017 được dự báo vào khoảng 2,9-3,1%.


Lạm phát trong năm 2017 chủ yếu bị tác động bởi một số các yếu tố như
giá lương thực, thực phẩm, giá nhiên liệu và các mặt hàng do Chính phủ
quản lý và điều tiết. Trong khi đó, cầu tiêu dùng chưa cho thấy các tín
hiệu cải thiện đáng kể. Theo đó, trong bối cảnh diễn biến thuận lợi (1) giá
nhiên liệu không có nhiều biến động vượt ngoài dự báo; (2) giá lương
thực thực phẩm giảm chủ yếu do giá thịt lợn giảm, (3) việc điều chỉnh giá
dịch vụ y tế đã không tạo nên sức ép lớn. Trong khi đó, cầu tiêu dùng dù
cho thấy sự phục hồi tốt hơn nhưng chưa đủ mạnh.

Kết thúc tháng 11, lạm phát tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 2,62%
so với cùng kỳ năm ngoái. Với việc giá bán lẻ điện được điều chỉnh tăng

26
ngay trong tháng 12 và việc thêm 18 tỉnh điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế,
CPI tháng 12 được dự báo tăng 0,5-0,7% trương ứng mức tăng CPI cho
cả năm 2017 từ 2,9%-3,1%.

 Lạm phát 2018

Lạm phát trong năm 2018 được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội đề ra
Theo số liệu từ TCTK, CPI bình quân trong năm 2018 tăng 3.54% so với
cùng kỳ năm 2017 (Hình 5). Nếu tính theo thời điểm, CPI tính đến cuối
tháng 12/2018 chỉ tăng 2.98% so cuối năm 2017. Chỉ số CPI lõi bình
quân duy trì ở mức 1.48% YoY, thấp hơn mục tiêu 1.5-1.7% của Quốc
hội, cho thấy chính sách tiền tệ được được điều hành khá hợp lý của
NHNN.
Nhóm giao thông, giáo dục, y tế và ăn uống đóng góp lớn nhất vào
mức tăng CPI trong năm 2018
Trong năm 2018, các yếu tố đóng góp vào mức tăng của CPI bao gồm:
(1) Tính chung cả năm 2018, giá xăng, dầu tăng khoảng 15.25%, tác
động làm CPI chung tăng 0.63%.

(2) Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư số
02/2017/TT-BYT và Thông tư số 39/2018/TT-BYT làm giá dịch vụ y tế
tăng 13.86%, tác động làm CPI chung tăng 0.54%.

(3) Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP
làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 7.12% so với năm 2017, tác
động làm CPI tăng 0.37%.

(4) Giá nhóm hàng lương thực tăng 3.71% (tác động làm CPI chung tăng
0.17%); giá thịt lợn tăng 10.37% (tác động làm CPI chung tăng 0.44%).

27
Lạm phát được kiềm chế bằng việc hạn chế điều chỉnh giá các nhóm
hàng thuộc quản lý của Chính phủ

Chính phủ chủ trương hạn chế việc điều chỉnh giá các nhóm hàng thuộc
quản lý của Chính phủ, đặc biệt Bộ Công Thương đã giữ giá điện không
đổi trong 3 tháng cuối năm 2018 và lùi thời gian áp thuế bảo vệ môi
trường đối với xăng dầu sang ngày 1/1/2019 (thay cho tháng 10 như dự
tính). Ngoài ra, bộ Y tế ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày
30/5/2018 giảm giá giá dịch vụ khám bệnh y tế, theo đó chỉ số giá y tế
tháng 7/2018 giảm 7.58% (tác động làm CPI chung giảm 0.29%).

 Lạm phát 2019


Lạm phát bình quân năm 2019 chỉ tăng 2.79% YoY, mức thấp nhất trong
vòng 3 năm qua. Tuy nhiên, những biến động bất lợi đối với ngành chăn
nuôi, đặc biệt về cuối năm, đã khiến lạm phát tăng cao. Nếu tính theo
Quý, giá thịt lợn tăng hơn 50% đã đẩy lạm phát Quý 4 lên mức 3.67%
YoY – mức cao nhất cho Quý 4 trong vòng 3 năm qua. Nếu sử dụng
thước đo lạm phát so với cùng kỳ năm trước, lạm phát tháng 12 đã tăng
vọt lên 5.23%.
Trong khi đó, lạm phát cơ bản vẫn nằm trong tầm kiểm soát với lạm
phát bình quân đạt 1.99% YoY.
Trong năm 2019, các yếu tố chính tác động tới CPI bao gồm:

28
1. Nhóm thực phẩm (+5.08% YoY, chủ yếu do giá thịt lợn bình quân năm
2019 tăng 11.79%) đóng góp 1.15% vào CPI;
2. Giá điện điều chỉnh tăng vào tháng 3 (giá điện sinh hoạt +8.08%) đóng
góp 0.19% vào CPI;
3. Giá dịch vụ nhà nước, bao gồm giá dịch vụ y tế (+4.65%, đóng góp
0.18% CPI) và giá dịch vụ giáo dục (+6.11%, đóng góp 0.32% vào CPI);
4. Giá xăng dầu giảm 3.13%, làm CPI giảm 0.15%.

 Lạm phát 2020: Nỗ lực kiểm soát của chính phủ

Lạm phát 2020 được kiểm soát tốt và CPI bình quân thấp hơn nhiều so
với mức trần của Chính phủ.Chỉ số CPI bình quân 2020 tăng 3.2% YoY,
thấp hơn tương đối nhiều so với mức trần 4.0% của Chính phủ. Nếu tính
riêng theo Quý, chỉ số lạm phát bình quân hạ nhiệt tương đối mạnh trong
6 tháng cuối năm (Biểu đồ 8) xuống chỉ còn 1.4% trong Quý 4 từ mức
5.6% vào Quý 1. Lạm phát cơ bản cũng có xu hướng giảm dần, với tốc độ
chậm hơn. Lạm phát cơ bản bình quân 2020 đạt 2.3%, nằm trong khoảng
cho phép 2.0% - 2.5% của Chính phủ.
Giá thịt lợn tăng mạnh và giá dầu giảm là 2 yếu tố gây ảnh hưởng
mạnh tới CPI năm 2020
Trong năm 2020, các yếu tố chính tác động tới CPI bao gồm:

1) Giá nhóm thực phẩm tăng 12.3% YoY, chủ yếu do giá thịt lợn đã tăng
57.2% YoY, làm CPI chung tăng 2.6%;
2) Giá nhóm lương thực tăng 4.5%, do giá gạo xuất khẩu tăng 5.1% và
làm CPI chung tăng 0.2%;
3) Giá nhóm giao thông giảm 11.2% do giá xăng dầu giảm 23.0%, giúp
CPI chung giảm 0.8%.Chính phủ đã có những nỗ lực nhằm kiểm soát lạm

phát khi lạm phát tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm

29
Trong năm 2020, Chính phủ đã thành công trong việc kiểm soát lạm
phát khi áp lực gia tăng trong 6 tháng đầu năm do giá thịt lợn tăng đột
biến:

1) Cho phép nhập khẩu thịt lợn và lợn giống từ Thái Lan để bình ổn giá.
Trên thực tế, giá thịt lợn đã giảm gần 15% sau giai đoạn trên.
2) Yếu tố giá dịch vụ công như y tế được kiểm soát chặt chẽ khi yêu cầu
hoãn tăng lương cơ sở của Chính phủ vào đầu tháng 7 giúp cho giá nhóm
y tế không còn áp lực tăng như các năm trước. Ngoài ra, Chính phủ cũng
đã yêu cầu các Bộ phối hợp để không tăng giá các nhóm hàng dịch vụ
Nhà nước.

 Lạm phát 2021


CPI bình quân ở mức 3.8% cho cả năm 2022, nằm trong mục tiêu lạm
phát 4.0% mà Chính phủ đề ra, do nhu cầu tiêu thụ trong nước hồi phục
yếu dưới sự tác động của đợt dịch kéo dài, kết hợp với việc đà tăng của
giá hàng hoá chững lại và có sự phân hóa, và cung tiền M2 tăng trưởng
chậm lại
Lạm phát năm 2021 tiếp tục duy trì ở mức thấp

CPI bình quân ở mức 3.8% cho cả năm 2022, nằm trong mục tiêu lạm
phát 4.0% mà Chính phủ đề ra, do nhu cầu tiêu thụ trong nước hồi phục
yếu dưới sự tác động của đợt dịch kéo dài, kết hợp với việc đà tăng của
giá hàng hoá chững lại và có sự phân hóa, và cung tiền M2 tăng trưởng
chậm lại

Lạm phát năm 2021 tiếp tục duy trì ở mức thấp

Chỉ số CPI bình quân năm 2021 tăng 1.84% YoY, mức thấp nhất trong 5
năm qua và nằm an toàn so với mục tiêu dưới 4% của Chính phủ đưa ra
trong Nghị quyết 01/NQ-CP hồi đầu năm. Tính riêng theo quý, chỉ số CPI
bình quân tăng 1.89% trong quý 4, giảm nhẹ từ mức 2.51% trong quý 3.
Dù vậy, mức tăng lạm phát đang có xu hướng tăng dần khi nhu cầu tiêu
thụ trên thế giới hồi phục nhanh nhờ chương trình tiêm chủng vaccine
được đẩy mạnh. Lạm phát cơ bản có xu hướng tương đồng với lạm phát
chung, CPI lõi bình quân tăng 0.81% so với năm 2020.

30
CPI bình quân năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

(1) Giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước (làm CPI
chung tăng 1,14 điểm phần trăm), giá gas tăng 25,89% (làm CPI chung
tăng 0,38 điểm phần trăm);
(2) Giá gạo tăng 5,79% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,15 điểm
phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu
tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Lễ, Tết và nhu cầu tích
lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội;
(3) Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi
măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI
chung tăng 0,14 điểm phần trăm);
(4) Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87% so với năm trước (làm CPI chung
tăng 0,1 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới
2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày
02/10/2015 của Chính phủ.

 Lạm phát 2022


CPI bình quân ước tính ở mức 4.1% cho cả năm 2023, nằm trong mục
tiêu lạm phát 4.0 – 4.5% mà Chính phủ đề ra, nhờ: (i) Chính Phủ luôn ưu
tiên bình ổn giá xăng dầu trong nước trước diễn biến khó lường của giá
xăng dầu thế giới; (ii) Giá heo hơi tăng nhẹ quanh 60,000 – 65,000 nhờ
nguồn cung ổn định đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước; (iii) Giá
nguyên vật liệu xây dựng hạ nhiệt; và (iv) Khác với hầu hết các nền kinh
tế khác, Việt Nam không có áp lực lạm phát xuất phát từ chính sách tài
khoá và tiền tệ nới lỏng tích luỹ trong 2 năm Covid

Áp lực lạm phát gia tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát
Chỉ số CPI bình quân năm 2022 tăng 3.15% YoY. Mức tăng lạm phát có
xu hướng tăng dần do nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất
tăng cao hậu Covid trong khi tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng do:
1, Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine;

31
2, Trung Quốc theo đuổi chiến lược Zero Covid và áp lệnh phong tỏa các
thành phố lớn, cảng và cửa khẩu; khiến giá cả hàng hóa trên thị trường
quốc tế có xu hướng tăng mạnh. Điểm tích cực là trong quý 4/2022, giá
xăng dầu đã hạ nhiệt theo diễn biến giá xăng dầu thế giới và giá thịt lợn
giảm nhẹ, giúp kìm hãm đà tăng mạnh của lạm phát. Lạm phát cơ bản có
xu hướng tương đồng với lạm phát chung, CPI lõi bình quân năm 2022
tăng 2.59% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá xăng, giá gas là 2 yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất tới CPI

Năm 2022, các yếu tố chính tác động tới CPI bao gồm:

1) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 1.6% YoY làm CPI chung tăng
0.17%;
2) Giá vật liệu xây dựng tăng 3.11% YoY do giá nguyên nhiên vật liệu
đầu vào như xi măng, sắt, thép, cát tăng, làm CPI chung tăng 0.59%;
3) Giá xăng dầu trong nước tăng 28.01% YoY làm CPI chung tăng
0.17%;
4) Giá dịch vụ giáo dục tăng 1.44% YoY làm CPI chung tăng 0.59% do
một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí năm học
2022-2023.

32
2.2 THỰC TRẠNG TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỜNG GDP TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2010-2022.

Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng GDP giai


đoạn 2010-2022
9.00%
8.00%
7.00%
6.00%
5.00%
4.00%
3.00%
2.00%
1.00%
0.00%
2 0 10 2 0 11 2 0 12 2 0 13 2 0 14 2 0 15 2 0 16 2 0 17 2 0 18 2 0 19 2 0 20 2 0 21 2 0 22

 Tăng trưởng GDP năm 2010:


Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước phục hồi và tăng trưởng với
tốc độ khá nhanh.
Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5,3% trong năm 2009, nền kinh tế
Việt Nam đã đạt khoảng 1,98 triệu tỷ đồng (tương đương với 104,6 tỷ
USD), tương ứng với tăng trưởng 6,78% trong năm 2010 (so sánh theo kỳ
gốc 1994), cao hơn mức 6,5% kế oạch đã đề ra. Cụ thể, tăng trưởng GDP
trong 4 quý năm 2010 đều có tốc độ tăng cao hơn so với quý trước, lần
lượt tăng ở mức 5,84% trong quý I, 6,44% trong quý II, 7,18% trong quý
III và ước tăng 7,34% trong quý IV. Đặc biệt, cả ba khu vực kinh
tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng với tốc độ tăng
dần, trong đó giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%,
ngành dịch vụ tăng 7,52% và ngành nông lâm thủy sản tăng 2,78% so với
cùng kỳ năm trước. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng khi xét
trong khu vực châu Á – khu vực có tốc độ phục
hồi kinh tế sau khủng hoảng khá nhanh thì tốc độ phục hồi của nền kinh
tế Việt Nam chậm hơn so với các nước đã có tăng trưởng âm trong năm
2009 như Malaysia, Thái Lan và Phillippines.

33
Trong số các chỉ số vĩ mô đóng góp vào mức tăng 6,78% GDP trong năm
2010, hoạt động sản xuất công nghiệp đã tiếp tục khẳng định được đà
tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trong tháng 12 đạt 14,04% so với cùng
kỳ năm trước và tính chung lại tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công
nghiệp cả năm đạt 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp
ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục là
đối tượng có đóng góp lớn nhất vào hoạt động sản xuất công nghiệp với
tốc độ tăng trưởng cả năm lần lượt là 17,25% và 19,77%. Về sản lượng
sản xuất, các nhóm ngành có những bước tăng trưởng ấn tượng trong quý
IV bao gồm nhóm ngành sơn hóa học, đồ điện như máy giặt, tủ lạnh tủ đá
và giấy bìa. Ngược lại, các nhóm ngành giảm sút về sản lượng gồm có
giầy dép, lốp ô tô và máy kéo, và điều hòa.

34
Trên lĩnh vực dịch vụ, sức tiêu dùng trong nước trong quý IV/2010 có
giảm hơn so với 3 quý đầu do lạm phát tăng cao trên 1% trong những
tháng cuối năm. Tuy nhiên, so với năm 2009, sức tiêu dùng đã phục hồi
đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 12
tháng tăng 24,5% so với năm trước. Ngay cả khi đã loại trừ yếu tố tăng
giá, tổng mức bán lẻ năm 2010 đã tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009.
Hiện nay mức bán lẻ nước ta đã cao hơn mức bán lẻ của năm 2006 và
2007, những năm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sức cầu nội
địa mạnh mẽ ngay cả trong giai đoạn khó khăn vừa qua là một điểm sáng
nữa của kinh tế Việt Nam và cũng là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đối
với mức độ hấp dẫn chung của nền kinh tế Việt Nam.

 Tăng trưởng GDP năm 2011:


Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã
đi qua năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và
nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao trong khi Chính phủ
thực hiện khá nhất quán chính sách thắt
chặt tiền tệ và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP. Tốc
độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt
5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và quý IV là 6,2%. Mức

35
tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn
nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền
kinh tế thế giới và trong nƣớc, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn một số
nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Trong 5,89% tăng chung
của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,66%
với mức tăng chung là 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp
2,32% với mức tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ đóng góp 2,91% với mức
tăng 6,99%.

Điểm đáng lưu ý là khu vực công nghiệp và xây dựng đã có bước tăng
trưởng chậm lại so với năm 2010. Hoạt động sản xuất công nghiệp năm
2011 không còn giữ được vai trò là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế khi
chỉ tăng 6,8% so với năm trước. Trong các ngành công nghiệp trong khi
ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nƣớc tăng và
công nghiệp chế biến tăng khoảng 10% thì ngành công nghiệp khai thác
mỏ lại giảm 0,1%. Các ngành công nghiệp khai thác các nguyên vật liệu
dùng trong xây dựng có mức tăng trƣởng giảm gần 4% so với năm 2010
trong khi chỉ số tồn kho của ngành sản xuất xi măng, vôi, vữa cao tới trên
60%. Đồng thời với đình trệ trong ngành công nghiệp khai thác và sản
xuất vật liệu xây dựng, tốc độ tăng trƣởng của ngành xây dựng đã liên
tục sụt giảm kể từ đầu năm với mức giảm gần 1% trong năm 2011. Nhƣ
vậy, chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa được thực hiện khá nhất quán
trong thời gian qua đã tác động khá tiêu cực đến ngành xây dựng và công
nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

36
Trên lĩnh vực dịch vụ, sức tiêu dùng trong nước trong quý IV/2011 tăng
hơn so với 3 quý đầu do mức lạm phát giảm dần so với những tháng
trước đó. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 12
tháng năm 2011 tăng 24,2% so với năm trước. Tuy nhiên khi loại trừ yếu
tố tăng giá, tổng mức bán lẻ chỉ tăng 4,7%, bằng
1/3 tốc độ tăng của năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng của các lĩnh vực
kinh doanh trong tổng mức bán lẻ khá ổn định so với năm trước, cụ thể,
kinh doanh thương nghiệp vẫn chiếm tới 78,8% tổng mức bán lẻ, khách
sạn nhà hàng chiếm 11,3% và du lịch chiếm 0,9%.

 Tăng trưởng GDP năm 2012:


Độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa từ năm 2011 đã có
những tác động kém tích cực đến tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm
2012 khiến cho GDP quý tăng dưới 5%. Tuy nhiên, những động thái nới
lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa một cách thận trọng được thực hiện kể
từ quý 2 đã giúp GDP được cải thiện dần trong hai quý còn lại của năm
với mức tăng trên 5%/quý. Tính chung lại, GDP cả năm tăng 5,03%,
thấp hơn nhiều so với mức kế hoạch 6% đã đặt ra và thấp hơn mức tăng
5,81% của năm 2011. Có thể thấy tăng trưởng luôn thấp và chu kỳ kinh tế
đi xuống của Việt Nam chưa có dấu hiệu qua đáy trong năm 2012. Mức
tăng thấp này có thể được lý giải bởi tổng cầu, bao gồm đầu tư và tiêu
dùng, phục hồi yếu hơn mong đợi do
(1) Mặc dù lãi suất giảm sau thời kỳ thắt chặt nhưng trong bối cảnh nợ
xấu cao, lượng hàng tồn kho cao đã khiến cho hoạt động đầu tư tư nhân,
sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp; (2) Sự „đóng
băng‟ của thị trường bất động sản cũng khiến cho giá trị tài sản ròng đi
xuống kéo theo hiệu ứng cầu do tài sản giảm, và (3) Tăng trưởng dựa vào
đầu tư công với tỷ lệ nợ công đã cao và hiệu quả đầu tư thấp không tạo đà
cho sự tăng trưởng.

37
Cầu tiêu dùng thấp hơn nhiều so với các năm trước khi tổng doanh số bán
lẻ chỉ tăng 16% (y-o-y) so với mức tăng 24% của năm 2011 và 24,5% của
năm 2010 và tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ròng 284 triệu USD; chủ
yếu do tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu thấp hơn so với kim
ngạch xuất khẩu (7,1% so với
18,3%). Cầu đầu tư thấp khi tăng trưởng tín dụng chỉ tăng khoảng 8,91%
(con số của cùng kì năm 2011 là 10,9%, năm 2010 là 29,81%). Chỉ số tồn
kho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo ở mức cao trên 26% trong
nửa đầu năm và có xu hướng giảm xuống mức 20% vào thời điểm cuối
năm, tuy nhiên mức giảm này chủ yếu là do các doanh nghiệp thu hẹp sản
xuất để tập trung giải phóng hàng tồn kho.
Các yếu tố trên cho thấy tổng cầu yếu trong năm 2012 và chúng tôi cho
rằng với mục tiêu tiếp tục ổn định vĩ mô của Chính phủ trong năm 2013,
sẽ không có một sự đột phát nào về lạm phát do các nguồn lực kinh tế cần
sự ổn định để tái cấu trúc. Chúng tôi cho rằng chi tiêu Chính phủ khó có
thể là đầu tầu tăng trưởng trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián
tiếp nước ngoài (FDI và FII) tiếp tục xu hướng giảm, đầu tư tư nhân có
xu hướng hồi phục dần khi lãi suất hiện tại đã ở mức thấp nhưng chưa đủ
mạnh thì tổng cầu trong năm 2013 cũng vẫn tiếp tục xu hướng tăng một
cách chậm chạp, không quá nhiều so với năm 2012. Theo đó, với điều
kiện nền kinh tế Mỹ và Châu Âu vẫn giữ được mức như hiện nay và
không xấu đi cộng với sự ổn định của cung tiền trong nước, GDP năm
2013 có thể đạt mức 5,2%, chủ yếu đến từ năng suất lao động tăng
khoảng 3% và quy mô lực lượng lao động tăng khoảng 1,9%.

38
 Tăng trưởng GDP năm 2013: GDP 2013 tăng 5,42% cao hơn mức
tăng 5,25% của năm 2012.
Nền kinh tế đã cho thấy sự cải thiện, dù tốc độ phục hồi còn chậm, chưa
thực sự bứt phá nhưng cũng đã có những dấu hiệu tích cực hơn khá rõ so
với năm 2012. Sau khi lạm phát đã được kiểm soát tốt trong năm 2012,
chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục được duy trì theo hướng nới lỏng
một cách thận trọng và linh hoạt đã và đang phát huy tác dụng tích cực,
hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP cải thiện và gia
tốc qua từng Quý, đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối năm với tăng
trưởng GDP Quý 3 và Quý 4 lần lượt đạt 5,54% và 6,04%, cao hơn đáng
kể so với mức tăng 4,76% của Quý 1 và 5,00% của Quý 2. Tính chung cả
năm 2013, GDP ghi nhận mức tăng 5,42%, gần đạt mục tiêu 5,5% và cao
hơn con số 5,25% của năm 2012.

39
Tương tự các năm gần đây, đóng góp chính cho mức tăng của GDP vẫn
đến từ khu vực dịch vụ (+6,56% đóng góp 2,85 điểm phần trăm) trong
khi khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng 5,43% thấp hơn
mức 5,75% của năm 2012, còn lại là nông nghiệp. Tuy nhiên cũng cần
phải lưu ý rằng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm 2013 tăng 5,9%
cao hơn đáng kể so với mức tăng chỉ 4,8% của năm 2012. Sự sụt giảm
của khu vực công nghiệp và xây dựng chủ yếu là do ngành Khai khoáng
ghi nhận mức giảm nhẹ trong khi lĩnh vực cốt lõi là ngành Công nghiệp
chế biến, chế tạo có mức tăng khá tốt 7,44%, cao hơn đáng kể so với con
số 5,80% của năm 2012. Đồng thời, theo HSBC, chỉ số PMI ngành sản
xuất sau khi đạt 51,8 điểm trong tháng 12 năm 2013 đã tiếp tục tăng lên
52,1 điểm trong tháng đầu tiên của năm 2014.
Đây là tháng thứ năm liên tiếp chỉ số này trên ngưỡng 50 điểm đồng thời
cũng là tháng có mức tăng cao thứ hai trong lịch sử khảo sát của HSBC
chỉ sau mức kỷ lục của lần khảo sát đầu tiên vào tháng 4.2011 với sự tăng
trưởng tích cực từ phía sản lượng đầu ra, việc làm và số lượng đơn đặt
hàng mới. Những số liệu trên cho thấy lĩnh vực sản xuất vẫn đang duy trì
xu hướng mở rộng tích cực. Trong khi đó, chỉ số tồn kho tính đến đầu
tháng 12.2013 tăng 10,2% (yoy) chỉ bẳng khoảng một nửa so với mức
20,1% cùng thời điểm năm 2012. Tỷ lệ tồn kho bình quân 11 tháng đầu
năm, dù còn cao hơn ngưỡng thông thường 65%, vẫn tiếp tục xu hướng
giảm nhẹ xuống 73,7%. Sự phục hồi tốt hơn của cầu đầu tư cũng được
củng cố khi tăng trưởng tín dụng năm 2013 đã ghi nhận sự gia tốc mạnh
trong những tháng cuối năm và đạt mức 12,51%, không chỉ vượt mục tiêu
12% của NHNN mà còn cao hơn đáng kể so với mức tăng 8,91% của
năm 2012.Dựa trên những chuyển biến tích cực từ phía lĩnh vực sản
xuất, đặc biệt là của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, chúng tôi
đánh giá dù chưa bứt phá mạnh nhưng dấu hiệu thoát đáy của nền
kinh tế đã trở nên rõ ràng hơn.

40
Trong khi cầu đầu tư và khu vực sản xuất phát đi những tín hiệu tích cực
thì những số liệu về cầu tiêu dùng chưa thực sự khả quan. Tổng mức hàng
hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 chỉ tăng 12,6% và
5,6% nếu loại trừ yếu tố giá. Mức tăng này không chỉ thấp hơn nhiều so
với con số trung bình khoảng trên 20% trong các năm 2011 trở về trước
mà đồng thời cũng thấp hơn nhiều so với năm 2012 (+16% và +6,2% loại
trừ yếu tố giá). Theo đó, sức cầu trong nước vẫn chỉ cho thấy sự phục hồi
chậm và yếu. Đây đồng thời cũng là yếu tố quan trọng khiến cho sản xuất
công nghiệp dù đã có những cải thiện nhất định nhưng chưa thể bứt phá,
lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều (trên ngưỡng thông thường 65%).

Về hoạt động xuất nhập khẩu, trong năm 2013, Việt Nam ghi nhận năm
xuất siêu thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên cán cân thương mại trong năm vừa
qua khá cân bằng khi giá trị xuất siêu chỉ đạt vào khoảng 9,4 triệu USD,
trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 132,135 tỷ USD (+15,4% yoy),
tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 132,125 tỷ USD (+16,1% yoy). Đóng góp
phần lớn cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là khối doanh nghiệp FDI
với tỷ lệ lần lượt 61,2% (tăng 26,3% yoy về giá trị xuất khẩu so với năm
2012) và 56,3% (tăng 24,2% yoy về giá trị nhập khẩu). Điều này cũng
phần nào lý giải việc cán cân thương mại trong năm 2013 tương đối cân
bằng do các doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động dưới hình thức lắp rắp,
gia công, theo đó để có giá trị xuất khẩu lớn cũng cần phải nhập khẩu các
yếu tố đầu vào với giá trị gần tương đương. Sự nổi trội của khối doanh
nghiệp FDI giúp cải thiện xuất khẩu và là một điểm sáng của nền kinh tế,
đồng thời với tỷ lệ giá trị xuất khẩu/GDP đạt đến hơn 77%, có thể thấy
các doanh nghiệp này đã góp sức quan trọng trong việc thúc đẩy đà hồi
phục và tăng trưởng của nền kinh tế năm 2013.
 Tăng trưởng GDP năm 2014: GDP 2014 tăng 5,98% cao hơn mức
tăng 5,42% của năm 2013. Khu vực Công nghiệp và Xây dựng
dẫn đầu về tăng trưởng.

41
Sự phục hồi đúng hướng của nền kinh tế tiếp tục được duy trì và đẩy
mạnh trong năm 2014. Tăng trưởng GDP 2014 ước đạt 5,98% với sự tăng
tốc khá tốt trong nửa cuối năm, đặc biệt là trong Quý 4 với mức tăng đến
6,96%. Đáng chú ý, khác biệt so với những năm trước khi động lực chính
cho tăng trưởng đến từ khu vực Dịch vụ, trong năm 2014 khu vực Công
nghiệp và Xây dựng đã vươn lên dẫn đầu về tăng trưởng với mức
tăng đạt đến 7,14%, bứt phá tốt so với mức 5,43% của năm 2013 và đóng
góp 2,75 điểm phần trăm cho mức tăng trưởng chung. Trong khi đó, khu
vực Dịch vụ lùi xuống thứ hai với mức tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm
phần trăm, còn lại là khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Trong khu vực Công nghiệp và Xây dựng, chỉ số sản xuất toàn ngành
Công nghiệp tăng 7,6% (yoy), bứt phá đáng kể so với mức chỉ 5,9% của
năm 2013 và đạt mức cao nhất kể từ năm 2009 trở lại đây. Đầu tàu dẫn
dắt cho sự phục hồi mạnh này đến từ ngành Công nghiệp chế biến chế tạo
với mức tăng 8,45%, cải thiện tốt từ con số 7,44% của năm 2013. Chỉ số
PMI ngành sản xuất tháng 12, theo HSBC, đạt mức cao nhất trong 8
tháng với con số 52,7 điểm. Trong đó, sản lượng và số lượng đơn đặt
hàng mới cũng như số lượng nhân công tại các công ty đang tăng với tốc
độ nhanh. Đây đồng thời cũng là tháng thứ 16 liên tiếp chỉ số này trên 50,
phản ánh sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất.
Ngoài ra, tồn kho tiếp tục duy trì xu hướng giảm nhẹ tháng thứ tư liên
tiếp khi tỷ lệ tồn kho bình quân 11 tháng lùi về mức 74,5%. Chỉ tồn kho
tính đến hết tháng 11 chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ 4,4% (mom), tương ứng
mức tăng 10% (yoy), thấp hơn mức 10,2% của cùng kỳ 2013. Sự cải
thiện tốt của ngành Công nghiệp đi cùng với tồn kho có chiều hướng
giảm nhẹ là những dấu hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi đúng hướng
của nền kinh tế.
Chúng tôi đánh giá sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất là không đồng đều.
Sự bứt phá chủ yếu từ nhóm các doanh nghiệp có yếu tố xuất khẩu, đầu
tàu là khối FDI, trong khi các doanh nghiệp nội địa vẫn còn nhiều khó
khăn trong bối cảnh sức cầu trong nước phục hồi yếu hơn mong đợi.

42
Trong các ngành sản xuất, những ngành có chỉ số sản xuất tăng mạnh so
với năm 2014 hầu hết là ngành thu hút vốn FDI lớn như sản phẩm điện
tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (+37,5%); xe có động cơ
(+22,8%); da và các sản phẩm có liên quan (+21,2%) và dệt (+20,8%).
Ngoài ra, về chỉ số sử dụng lao động, phản ánh sự mở rộng, khối doanh
nghiệp ngoài Nhà nước chỉ tăng 2,5%, giảm so với mức 3,2% của năm
2013, trong khi doanh nghiệp FDI tăng đến 9,5%, tăng mạnh so với con
số 6,5% của năm 2013.
Tăng trưởng tín dụng ghi nhận mức tăng 14% đến cuối năm 2014, đạt
mục tiêu 12%-14% của NHNN đồng thời cũng cao hơn con số 12,51%
của năm 2013. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn, căn cứ vào số liệu được
công bố từ cuối Quý 3 kết hợp với những tín hiệu về sự phân hóa trong
lĩnh vực sản xuất, chúng tôi đánh giá cầu đầu tư nội địa chỉ phục hồi ở
mức vừa phải và nhiều khả năng tín dụng ngoại tệ đóng góp một phần
không nhỏ cho mức tăng chung của tăng trưởng tín dụng năm 2014.

Về hoạt động xuất nhập khẩu, trong năm 2014 kim ngạch xuất khẩu ước
đạt 150 tỷ USD (+13,6% yoy) và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 148 tỷ
USD (+12,1% yoy). Theo đó, như kỳ vọng của chúng tôi, năm 2014 được
ghi nhận là một năm xuất siêu khá của Việt Nam với tổng giá trị xuất siêu
ước đạt khoảng 2 tỷ USD. Điều này góp phần ổn định thị trường ngoại
hối và tỷ giá trong năm 2014. Trong khi đó, từ một góc độ khác, do đầu
vào của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nên con số
về nhập khẩu cũng cho thấy sự phân hóa trong lĩnh vực sản xuất. Đóng
góp chính cho mức tăng của nhập khẩu phần nhiều đến từ khối FDI
(+13,6%) trong khi kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước
chỉ tăng 10,2%.

Sự nổi trội của khối doanh nghiệp FDI có thể coi như nhân tố chính thúc
đẩy xuất khẩu và giúp Việt Nam ghi nhận năm 2014 có mức xuất siêu kỷ
lục. Khối FDI chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương ứng hơn
101 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2013. Tỷ lệ giá trị xuất khẩu/GDP
duy trì xu hướng tăng và ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ từ mức 77% của
năm 2013 lên đến 90% trong năm 2014. Điều này cho thấy rõ xuất khẩu,
với đầu tàu là khối FDI, tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng.

43
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục ghi
nhận con số ấn tượng với tổng vốn đăng ký đạt 20,23 triệu USD, chỉ giảm
nhẹ 6,5% so với con số đột biến của năm 2013 và vượt kế hoạch gần
20%. Thêm vào đó, vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng tăng tích cực khi
đạt 12,4 tỷ USD (+7,4% yoy).
 Tăng trưởng GDP năm 2015:

Điểm sáng đáng chú ý nhất của kinh tế Việt Nam 2015 là tín hiệu tích cực
từ tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,68%, riêng Q4 đạt 7,01%, cao nhất kể từ
năm 2011. Trong đó, khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng là thành
tố quan trọng nhất đóng góp cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng. Khu
vực này đã mở rộng 9,64% trong năm 2015, cao hơn nhiều so với các con
số 5,08% và 6,42% của hai năm 2013 và 2014

44
Một tín hiệu đáng ghi nhận khác là tình hình sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp công nghiệp năm nay cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt
trong khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Lượng lao động ngành công
nghiệp tăng 6,4% trong năm 2015, cao hơn năm 2013 (4,3%) và 2014
(5,8%). Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệpngoài Nhà nước tăng
đến 4,6%, so với mức tăng chỉ 2,5% năm 2014. Bên cạnh số liệu về sản
lượng, các chỉ báo khác về sản xuất công nghiệp cũng cho thấy rõ nét sự
phục hồi và thoát khỏi khủng hoảng của nền kinh tế.

45
Chỉ số PMI liên tục cao trên ngưỡng 50 điểm, đặc biệt ở mức rất cao
trong hai quý đầu năm 2015. Mặc dù có giảm nhẹ xuống dưới ngưỡng 50
điểm trong tháng 11, nhìn tổng thể hoạt động sản xuất công nghiệp của
Việt Nam vẫn được đánh tích cực trong bối cảnh Trung Quốc và các nền
sản xuất khác trong khu vực đang có dấu hiệu suy thoái. Sản lượng điện
thương phẩm và tín dụng cũng cho thấy tín hiệu tăng trưởng mạnh mẽ
hơn so với các năm trước. Sản lượng điện thương phẩm năm 2015 ước
đạt 143,34 tỷ kWh, tăng 11,44% so với năm 2014. Tăng trưởng tín dụng
trong năm khoảng 18% cho thấy tổng cầu của nền kinh tế đang hồi phục
mạnh. Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI (Viet Nam Economic Performance
Index) được VEPR thử nghiệm tính toán tổng hợp dựa trên số liệu về sản
lượng điện thương phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu, vận tải đường sắt,
tăng trưởng tín dụng và PMI sản xuất. Mặc Chỉ số PMI Việt Nam Nguồn:
HSBC, Nikkei Chỉ số công nghiệp 2011-2015 Nguồn: TCTK Tăng
trưởng điện thương phẩm Nguồn: Bộ Công Thương Chỉ số hoạt động
kinh tế VEPI Nguồn: VEPR 2015 BÁO CÁO KINH TẾ VIỆT NAM
QUÝ 4 11 dù có sự chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ trong ba quý
đầu, chỉ số VEPI Q4 chỉ đạt 5,5% do những dấu hiệu suy giảm trong giá
trị xuất nhập khẩu; chỉ số PMI và tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm
trước.

 Tăng trưởng GDP năm 2016: Tăng trưởng bị kìm hãm bởi ngành
Khai khoáng và Nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng yếu do liên tục phải
đối mặt với những diễn biến thời tiết bất lợi. Tính đến trung tuần tháng
11, cả nước đã thu hoạch được 1.240,5 nghìn ha lúa mùa, chiếm 67,5%
diện tích gieo cấy và giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất lúa
mùa ở miền Bắc năm nay gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết hạn
hán, thiếu nước đầu vụ và mưa, bão gây ngập úng cuối tháng 7, đầu tháng
8 vừa qua. Diện tích gieo cấy lúa mùa của miền Bắc giảm 14,7 nghìn ha
so với năm trước. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa mùa năm nay tại các
địa phương phía Bắc ước tính đạt 49,8 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha so với vụ
mùa năm trước. Tính đến giữa tháng 11/2016, các địa phương phía Nam
đã gieo sạ được 388 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng giảm 4,1% so với
cùng kỳ năm trước. Gieo trồng cây vụ đông năm nay giảm so với cùng kỳ
năm trước chủ yếu do hiệu quả thấp và ảnh hưởng của mưa, bão đầu vụ,
nhiều diện tích bị ngập úng không gieo trồng được.
Khác biệt so với năm 2015, trong năm 2016, thay vì là động lực cho tăng
trưởng, sự thu hẹp của ngành Khai khoáng có thể xem như một trong
những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng toàn nền kinh tế giảm tốc.
Cụ thể, Chỉ số ngành này trong tháng 11 giảm mạnh 13,8% so với cùng
46
kỳ năm trước và lũy kế 11 tháng đầu năm 2016 giảm 6,3% so với cùng
giai đoạn năm 2015 (10 tháng đầu năm 2016 giảm 5,5%). Trong đó, mặc
dù có kế hoạch dự kiến sẽ tăng cường khai thác trong Quý 4, sản lượng
dầu thô tiếp tục ghi nhận mức giảm sâu 10% so với cùng kỳ năm ngoái
(10 tháng đầu năm 2016 giảm 9,7%). Sự sụt giảm của ngành Khai
khoáng đã khiến mức tăng chung của toàn ngành Công nghiệp giảm
khoảng 1,3 điểm phần trăm. Công nghiệp chế biến chế tạo nổi bật và là
động lực quan trọng thúc đẩy của tăng trưởng ngành Công nghiệp nói
riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Cụ thể, chỉ số IIP công nghiệp chế
biến, chế tạo tháng 11/2016 tăng 13,1%, cao hơn mức 11,3% của cùng kỳ
năm trước. Tính chung 11 tháng đầu năm 2016 chỉ số này đạt 11%, tăng
nhẹ so với con số 10,4% của cùng giai đoạn năm 2015. Trong mức tăng
7,2% của ngành Công nghiệp, ngành Công nghiệp chế biến chế tạo
khẳng định vai trò chủ đạo với mức đóng góp lên đến 7,7 điểm phần
trăm trong mức tăng chung.
Theo công bố của Nikkei, chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng mạnh lên
mức 54 điểm trong tháng 11 từ mức 51,7 trong tháng 10, đồng thời cao
hơn so với 49,4 điểm ghi nhận cùng kì năm ngoái do đơn đặt hàng mới và
sản lượng tăng nhanh. Bên cạnh sự cải thiện sản xuất trong tháng, chúng
tôi cho rằng mức tăng này một phần không nhỏ do yếu tố mùa vụ khi đây
là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường sản xuất phục vụ cho nhu cầu
cuối năm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm rằng, với việc tham gia khảo
sát chủ yếu là các công ty có yếu tố xuất khẩu, đặc biệt là các doanh
nghiệp FDI lớn, thì đằng sau sự tích cực kể trên vẫn là bức tranh phân
hóa trong lĩnh vực sản xuất với tăng trưởng chung phụ thuộc nhiều vào
khối FDI.
Thặng dư cán cân thương mại có được chủ yếu do tăng trưởng nhập
khẩu suy yếu.
Về xuất nhập khẩu, theo Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 316,9 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ
2015, cải thiện so với tháng trước (+4,63% trong tháng 10.2016) nhưng
thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 10,3% của cùng kỳ 2015. Trong đó,
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt hơn 159,94 tỷ USD,
tăng 7,8% yoy, gần tương đương con số 7,9% của 11 tháng đầu năm
2015. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 156,96 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7%
yoy, thấp hơn nhiều con số 12,7% của cùng giai đoạn năm 2015. Theo
đó, việc ghi nhận thặng dư thương mại đạt 2,98 tỷ USD trong 11 tháng
đầu năm 2016 chủ yếu do tăng trưởng nhập khẩu suy yếu. Đáng chú ý,
kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất trong
nước chỉ ghi nhận mức tăng yếu hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ
thể, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 25,23 tỷ USD, nhích nhẹ
0,7%; điện thoại và linh kiện đạt 9,56 tỷ USD, giảm 3,9%; hóa chất đạt

47
2,87 tỷ USD, không thay đổi so với cùng kỳ; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,62
tỷ USD, giảm 16,8%; phân bón đạt 1 tỷ USD, giảm 21,2%

 Tăng trưởng kinh tế GDP 2017 : Tăng trưởng GDP cả năm 2017
nhiều khả năng sẽ vào khoảng 6,7%- hoàn thành mục tiêu Chính
phủ đề ra hồi đầu năm.
Công nghiệp chế biến chế tạo, cấu phần quan trọng nhất đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế những năm gần đây, vẫn là điểm sáng thúc đẩy tăng
trưởng toàn ngành. Tính chung cả 11 tháng đầu năm 2017, Chỉ số sản
xuất công nghiệp toàn ngành tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao
hơn mức tăng 7,3% của cùng kỳ năm 2016 và cải thiện so với con số
8,7% của 10 tháng đầu năm 2017. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp
tục tăng cao với mức tăng 14,4%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm vào
mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%, đóng góp
0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải
tăng 7,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Mặc dù sự thu hẹp của công
nghiệp khai khoáng vẫn là nguyên nhân chính kìm hãm tăng trưởng toàn
ngành nhưng tình hình đã tiếp tục có những chuyển biến tích cực khi sự
thu hẹp đã có dấu hiệu giảm bớt. Trong 11 tháng đầu năm 2017, chỉ số
sản xuất của ngành này ghi nhận mức giảm 7,1%, cải thiện hơn so với
con số giảm 7,4% trong 10 tháng đầu năm 2017 và 8,1% sau 9 tháng đầu
năm.

Chỉ số PMI Việt Nam giữ ở mức trên 50 điểm trong 11 tháng liên tiếp.
Diễn biến này củng cố cho chỉ báo về sự nổi bật của Công nghiệp chế
biến chế tạo và khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý thêm rằng, với việc tham gia
khảo sát chủ yếu là các công ty có yếu tố xuất khẩu, đặc biệt là các doanh
nghiệp FDI. Do vậy, đằng sau sự tích cực kể trên vẫn là bức tranh phân
hóa trong lĩnh vực sản xuất với tăng trưởng chung phụ thuộc nhiều vào

48
khối FDI. Theo đó, PMI tăng mạnh trong các tháng trong Quý 3 do các
doanh nghiệp này cho ra mắt các dòng sản phẩm mới.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 384,8 tỷ USD,
tăng 21,7% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 193,8 tỷ USD (tăng 21,5%); kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu đạt 191 tỷ USD (tăng 21,9%). Trong tháng 11, Việt
Nam ghi nhận tháng xuất siêu thứ 5 liên tiếp với giá trị ước tính 200 triệu
USD. Qua đó, thặng dư thương mại trong 11 tháng đầu năm 2017, được
nâng lên 2,8 tỷ USD. Có thể thấy thặng dư thương mại chỉ xuất phát từ
các tháng cuối năm với động lực chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI. Cụ
thể, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn FDI
trong nửa đầu tháng 10/2017 thặng dư hơn 1,6 tỷ USD, đưa mức thặng dư
của khối này từ đầu năm đến hết 15/10/2017 hơn 15,55 tỷ USD.

Vốn đầu tư FDI tăng mạnh. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm
đến thời điểm 20/11/2017 thu hút 2.293 dự án cấp phép mới với số vốn
đăng ký đạt 19,8 tỷ USD, tăng 2,4% về số dự án và tăng 52% về vốn
đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 1.101 lượt dự án đã
cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng
thêm đạt 8 tỷ USD, tăng 57,6% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số
vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 11 tháng năm 2017 lên 27,8
tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên đáng chú ý là
lượng vốn thu hút FDI trong năm nay tập trung vào một số dự án như Dự
án ống dẫn khí lô B – Ô Môn và 3 dự án Nhiệt điện than BOT (tổng trị
giá lên tới gần 10 tỷ USD).
Xét theo nhóm ngành, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo trong 11 tháng năm nay đạt 14,9 tỷ USD, chiếm
45,2 tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 25,3%; các
49
ngành còn lại đạt 9,8 tỷ USD, chiếm 29,5%. Có thể thấy, khối FDI vẫn
đang là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng của ngành Công nghiệp
chế biến chế tạo.
Trong 11 tháng năm nay còn có 4.535 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 5,3 tỷ USD. Như vậy, tính
chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu
tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 11 tháng đạt 33,1 tỷ USD, tăng
53,4% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực
hiện 11 tháng ước tính đạt 16 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm
2016. Việc lượng vốn lớn được góp dưới dạng mua cổ phần cũng đang là
nguồn bổ sung tích cực đối với nguồn cung ngoại tệ trong giai đoạn này.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, thể hiện cầu tiêu dùng, trong 11
tháng đầu năm ước tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ
yếu tố giá tăng 9,5% (cao hơn mức tăng 8,9% của cùng kỳ năm 2016).
Với dự báo về (1) tình hình kinh tế duy trì sự ổn định kết hợp; (2) định
hướng từ phía Chính phủ trong việc tăng tiêu dùng hộ gia đình bằng kích
cầu tiêu dùng nội địa, tạo niềm tin thị trường, tạo điều kiện tiếp cận tín
dụng tiêu dùng và (3) nhu cầu mua sắm và chi tiêu về cuối năm thường
tăng đáng kể theo yếu tố mùa vụ cộng hưởng với các dịp lễ, Tết, cầu tiêu
dùng được dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận sự gia tốc trong tháng còn lại của
năm.

Chi đầu tư phát triển từ Ngân sách vẫn khá thấp so với dự toán. Cụ thể,
đến 15/11/2017, chi đầu tư phát triển mới đã đạt 203,1 nghìn tỷ đồng, so
với con số dự toán, mức giải ngân kể trên chỉ mới đạt khoảng 56,9% dự
toán năm, thấp hơn 65,8% của cùng kỳ năm ngoái (năm được đánh giá là
có tốc độ giải ngân khá chậm chạp). Mặc dù vậy, với các số liệu tăng
trưởng tốt trong 11 tháng đầu năm, chính phủ sẽ không chịu sức ép đẩy
tăng mạnh giải ngân đầu tư công trong phần còn lại của năm 2017.

50
 Tăng trưởng kinh tế GDP 2018 ở mức khả quan
Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt tốc độ cao nhất trong vòng 11 năm
qua, nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, trong
khi đó ngành nông lâm ngư nghiệp cũng tăng trưởng khá tốt. Theo số liệu
từ Tổng cục Thống kê (TCTK), tính chung trong năm 2018, GDP ước
tính tăng 7.08% YoY, là mức cao nhất kể từ năm 2008. Chế biến và chế
tạo vẫn là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng đã hạ nhiệt Ngành xây dựng có sự cải thiện nhờ giải ngân vốn đầu
tư toàn xã hội Ngành khai khoáng vẫn trong chu kỳ suy giảm Trong năm
2018, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
đóng góp cho tăng trưởng GDP (48.7%). Cụ thể, khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 8.85% YoY, cao hơn năm 2017 (7.17%). Tuy nhiên đã có
sự thay đổi đáng kể bên trong nhóm ngành này khi tăng trưởng của ngành
sản xuất điện tử, vi tính đã chậm lại, nhường chỗ cho tăng trưởng ở các
nhóm ngành khác như sản xuất than cốc và dầu mỏ tinh chế (tăng 65.5%
YoY, do nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 5/2018) và ngành sản xuất xe có động cơ và dược (lần lượt tăng
16.8% và 20% YoY).
Chế biến và chế tạo vẫn là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế,
tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã hạ nhiệt
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn duy trì là động lực chính của
tăng trưởng kinh tế với mức tăng 12.98% YoY, và là ngành có tỷ trọng
lớn nhất trong cơ cấu GDP (16.02%). Tuy nhiên, đà tăng trưởng khu vực
này đã chậm lại rõ rệt kể từ Q4 2017, nếu so sánh theo Quý do sự giảm
sút trong tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất sản phẩm điện tử (Hình
2).
Ngành xây dựng có sự cải thiện nhờ giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội
Ngành xây dựng có sự cải thiện trong năm nay, đặc biệt là trong Quý 3 và
Quý 4 (nhờ đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn cuối
năm), với mức tăng trưởng cho cả năm là 9.16% YoY (năm 2017 là
8.70%)
Ngành khai khoáng vẫn trong chu kỳ suy giảm
Ngành công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (-3.11% YoY),
nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với cùng kì (-7.1%). Sản lượng khai thác dầu
thô giảm - 11.3%, chỉ còn 12 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng nhiều
năm qua. Bù đắp cho sự sụt giảm của dầu thô, khai thác than, alumni và
khí hóa lỏng có tăng trưởng tốt (lần lượt đạt 9.1%; 23.3%; 29.8%).

51
Chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) duy trì trên ngưỡng 50 – tín
hiệu tích cực cho lĩnh vực sản xuất
Chỉ số PMI của Việt Nam có diễn biến tích cực trong năm 2018, với mức
trung bình đạt cao nhất trong vòng 7 năm qua, và liên tục duy trì trên
ngưỡng 50 điểm trong vòng 37 tháng qua (Hình 3), trái ngược với xu
hướng giảm của PMI các nước trong khu vực (chỉsố PMI trung bình của
các quốc gia mới nổi ở Châu Á tháng 11 giảm xuống mức thấp nhất trong
vòng 24 tháng).
Chỉ số tăng trưởng các ngành trong khu vực dịch vụ duy trì ở mức
ổn định
Hoạt động thương mại dịch vụ năm 2018 có mức tăng trưởng khá khisức
mua tiêu dùng tăng cao. Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng 7.03%, tuy thấp
hơn mức tăng 7.44% của năm 2017 nhưng cao hơn so với các năm 2012-
2016. Trong khu vực dịch vụ, bán buôn và bán lẻ tăng 8.51% so với cùng
kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Nông - Lâm - Ngư nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi nhờ hoạt động
xuất khẩu được đẩy mạnh
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng đạt mức tăng
trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018, đạt 3.76% YoY do thị trường
xuất khẩu được mở rộng cũng như điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi
trong năm 2018. Cụ thể, ngành nông nghiệp phục hồi với mức tăng
2.89%, ngành thủy sản đạt kết quả tốt với mức tăng 6.46%, ngành lâm
nghiệp tăng 6.01%.

52
 Tăng trưởng kinh tế GDP 2019

Kinh tế Việt Nam, trong năm 2019 duy trì trạng thái tích cực với điểm
sáng đáng chú
ý đến từ lĩnh vực chế biến chế tạo và tiêu dùng bán lẻ. Cụ thể, GDP năm
2019 tăng 7.02%, vượt mức mục tiêu mà Quốc hội đề ra và là năm thứ
2 liên tiếp tăng trưởng trên 7%.
Khu vực công nghiệp và xây dựng (+8.9% YoY) chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong đóng góp cho tăng trưởng GDP (50.4%), trong đó công nghiệp chế
biến chế tạo (+11.29% YoY) duy trì là động lực chính. Xét riêng trong
nhóm ngành này, các yếu tố thúc đẩy đã có sự đa dạng hơn (sắt thép, lọc
hóa dầu) thay vì chỉ tập trung ở mảng sản xuất điện thoại và linh kiện.
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng đột biến (+28%) là nhân tố giúp tăng
trưởng GDP của Việt Nam vượt trội hơn so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, nhu cầu suy giảm ở các đối tác thương mại khác phần nào ảnh
hưởng tới sản lượng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt ở mặt
hàng truyền thống như dệt may, giày dép. Chỉ số PMI do đó cũng có xu
hướng giảm so với năm 2018 với mức trung bình năm chỉ đạt 51.5 điểm,
thấp hơn nhiều so với mức 53.7 điểm năm 2018.
Khu vực dịch vụ (+7.3% YoY) có một năm 2019 tương đối khả quan khi
doanh thu bán lẻ tăng tới 11.8% YoY – mức tăng cao nhất trong 4 năm

53
trở lại đây. Lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam ở mức kỷ lục – với
sự tăng trưởng mạnh mẽ từ du khách Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm.

54
 Tăng trưởng kinh tế GDP 2020
❖ TĂNG TRƯỞNG GDP 2020: HỒI PHỤC TỐT HƠN KỲ VỌNG
Kinh tế Việt Nam hồi phục tốt hơn kỳ vọng trong 6 tháng cuối năm
2020 nhờ động lực từ tiêu dùng nội địa, hoạt động xuất khẩu và đẩy
mạnh đầu tư công
Kinh tế Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới ghi
nhận mức tăng trưởng GDP dương tính đến thời điểm hiện tại. Việc kiểm
soát tốt dịch bênh đồng thời tận dụng được các yếu tố có sẵn trong nước
(tiêu dùng nội địa và đầu tư công) và lợi thế nằm trong chuỗi giá trị (xuất
khẩu) là nhân tố giúp Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực và thế
giới (Biểu đồ 1). Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP 2020
ước tính tăng 2.9% YoY, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm
trở lại đây. Mặc dù vậy, tính riêng theo Quý, tăng trưởng GDP Quý 4 đạt
4.5%, tích cực hơn kỳ vọng và tăng mạnh so với mức tăng 0.4% và 2.7%
lần lượt vào Quý 2 và Quý 3 (Biểu đồ 2).

Xét từ phía cầu, tiêu dùng nội địa và đầu tư FDI cho thấy dấu hiệu hồi
phục tích cực. Trong đó:
Tăng trưởng tiêu dùng phục hồi khả quan trong 6 tháng cuối của năm
2020:

55
Tiêu dùng năm 2020 tăng 1.1% so với cùng kỳ nắm trước, trong đó chủ
yếu do ảnh hưởng bởi lệnh cách ly xã hội vào cuối tháng 4. Sang Q3 và
Q4, tiêu dùng hồi phục nhẹ với mức tăng lần lượt là 1.2% và 1.5% YoY,
tương đồng với tăng trưởng doanh thu bán lẻ và dịch vụ, lần lượt tăng
4.7% và 8.1% YoY vào Q3 và Q4 (Biểu đồ 3).

Vốn đầu tư từ NSNN là điểm sáng đầu tư xuyên suốt năm 2020

Vốn đầu tư toàn xã hội 2020, mặc dù có mức tăng trưởng thấp nhất trong
vòng 10 năm nay, đã hồi phục tương đối tốt trong Quý 4, đặc biệt ở khối
FDI (Biểu đồ 4). Tăng trưởng đầu tư FDI tăng 1.3% trong Quý 4, từ mức
âm trong 3 quý trước đó. Điểm sáng về đầu tư trong năm 2020 thuộc về
khu vực nhà nước.. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân từ
cuối tháng 7 đến nay đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong
tháng 10 và 11 năm 2020. Tính chung 11 tháng, giải ngân đầu tư công đạt
79.3% kế hoạch, tăng 34.0% so với cùng kỳ và là mức tăng cao nhất
trong giai đoạn 2011-2020

Xét từ phía cung, tất cả lĩnh vực đều cho thấy sự phục hồi hậu Covid-19
(Biểu đồ 5). Trong đó:

Xuất khẩu thủy sản và gạo hồi phục giúp tăng trưởng khu vực nông
lâm thủy sản ở mức khá
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.9% trong 2020 (tính riêng
2H tăng 3.9%) – mức tăng trưởng cao hơn năm 2019.. Cụ thể, giá lúa gạo
duy trì mức cao nhất 8 năm trong vòng nhiều tháng qua và xuất khẩu gạo
11 tháng tăng 9.7% YoY trong khi xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh (11
tháng tăng 11.3% YoY), tại thị trường Mỹ (34% YoY)và thị trường Châu
Âu (5.2% YoY).

56
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục duy trì là động lực cho
tăng trưởng GDP
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.0% (riêng 2H tăng 4.6%).
Ngành chế biến chế tạo tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng ở khu
vực này vào GDP 2020 (đóng góp 1.3%), trong đó các nhóm ngành xuất
khẩu chiếm tỷ trọng lớn cho tăng trưởng. Dữ liệu về xuất khẩu cho thấy
sự phân hóa sâu sắc của các nhóm ngành xuất khẩu (Biểu đồ 7). Tăng
trưởng xuất khẩu duy trì ở mức tốt ở khu vực FDI (+10% YoY) khi các
doanh nghiệp này sau khi chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam đã tận
dụng tốt lợi thế của chuỗi cung ứng và sự hồi phục của kinh tế Trung
Quốc. Trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt
gần 255 tỷ USD, tăng 5.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động xuất
khẩu chuyển dịch tích cực đối với các mặt hàng máy vi tính và linh kiện
(+24.4% YoY); máy móc, thiết bị (+45.2%), gỗ (+15.5%), sắt thép
(+22.3%). Ngược lại nhu cầu toàn cầu suy yếu đã ảnh hưởng đến các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trước đó , bao gồm điện thoại di động
và kinh kiện (-4.0%), dệt, may (- 9.7%) và giày dép (-9.0%).

57
 Tăng trưởng GDP năm 2021
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP trong năm 2021 ước
tính tăng 2.58% YoY (quý 1 tăng 4.72% YoY, quý 2 tăng 6.73% YoY,
quý 3 giảm 6.02% YoY và quý 4 tăng 5.22% YoY), mức tăng trưởng
thấp nhất trong lịch sử thống kê. Tính riêng cho Quý 4, GDP tăng 5.22%
YoY, phản ánh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau khi Chính phủ
Việt Nam thay đổi chiến lược chống dịch từ “zero Covid19” sang “thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo nghị
quyết số 128/NQ – CP ngày 11/10/2021.

Xét từ phía cầu, Covid-19 lần thứ 4 đã tác động mạnh tới tiêu dùng nội
địa và vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
Tăng trưởng tiêu dùng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid – 19,
điểm tích cực là các hoạt động đã bắt đầu khôi phục trở lại vào cuối
năm
Tổng mức tiêu dùng năm 2021 giảm 3.8% YoY. Điểm tích cực là hoạt
động thương mại và dịch vụ tiêu dùng bắt đầu hồi phục trở lại vào cuối
năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong quý 4 đạt 1,312.6 nghìn
tỷ đồng, tăng 28.1% QoQ và giảm nhẹ 2.8% YoY, với sự đóng góp chủ
yếu đến từ doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1,076.4 nghìn tỷ đồng tăng 20%
QoQ và 0.8% YoY

Đầu tư toàn xã hội giảm tốc đáng kể


▪ Vốn đầu tư toàn xã hội đạt năm 2021 đạt 2,891.9 tỷ đồng, tăng +3.2%
YoY – với sự đóng góp chủ yếu đến từ khối tư nhân (+7.2% YoY – giảm
mạnh so với mức trước đại dịch), trong khi 2 khối còn lại đều có dấu hiệu
suy giảm đáng kể, khu vực nhà nước (-2.9% YoY) và FDI (-1.1%
YoY).

58
Xét từ phía cung, khu vực công nghiệp và xây dựng, và khu vực dịch vụ
đều chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, tuy nhiên đã có dấu hiệu phục
hồi cuối năm

Khu vực công nghiệp và xây dựng có tín hiệu tích cực, phục hồi giai
đoạn cuối năm
Khu vực công nghiệp và xây dựng trong năm 2021 tăng 4.05% YoY, với
động lực chính tiếp tục đến từ ngành chế biến chế tạo (+6.73% YoY -
đóng góp 1.61 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GDP).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 tăng 8.7% YoY. IIP có sự
phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền dưới sự tác động của Covid-19 lần
thứ 4, các khu chế biến chế tạo lớn ở miền Bắc vẫn tăng trưởng hai con
số, trái ngược với sự sút giảm sản lượng ở các tỉnh thành miền Nam, nơi
các nhà máy bị đóng cửa hoặc sản xuất tại chỗ.

Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng bởi dịch bệnh

▪ Khu vực dịch vụ năm 2021 tăng 1.22% YoY (riêng quý 4/2021 tăng
5.42% YoY - mức thấp trong lịch sử thống kê). Tăng trưởng âm của các
ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn như bán buôn, bán lẻ (-0.2% YoY), lưu
trú và ăn uống (- 20.8% YoY), và vận tải kho bãi (-5.0% YoY) đã làm
giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Trong
khi đó, mảng hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm (+9.4% YoY),
tăng trưởng mạnh nhờ diễn biến tích cực của các kênh đầu tư nói chung.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trở thành bệ đỡ của nền kinh tế

▪ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.9% YoY (riêng quý 4
tăng 3.16% YoY), thể hiện hiệu quả vai trò bệ đỡ của nền kinh tế mặc dù
chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp
và thủy sản cũng chịu ảnh hưởng phần nào do dịch bệnh. Năm 2021 năng

59
suất của phần lớn cây trồng đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng
trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản năm 2021 tăng cao
góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực (biểu đồ 5).

 Tăng trưởng GDP năm 2022 – khôi phục ấn tượng


Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP trong năm 2022 ước
tính tăng 8.02% YoY – đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Phản ánh
các hoạt động kinh doanh sản xuất đã dần lấy lại đà tăng trưởng, và các
chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát
huy hiệu quả. Riêng quý 4/2022, GDP có phần giảm tốc với mức 5.92%
YoY - thấp hơn tốc độ tăng trưởng của quý 4 các năm trước khi đại dịch
Covid 19 diễn ra, cho thấy tác động tiêu cực của lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và xây dựng.

Xét từ phía cầu, tiêu dùng, đầu tư tư nhân và FDI lấy lại được đà phục
hồi
Tăng trưởng tiêu dùng đang trong đà hồi phục
Tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng năm 2022 tăng 7.18% YoY, cho thấy xu
hướng phục hồi của nền kinh tế. Cùng với đó, hoạt động thương mại và
dịch vụ sôi động trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả năm
đạt 5,679.9 nghìn tỷ đồng tăng 19.8% YoY, tăng trưởng ở mức cao do:
60
(1) Chịu ảnh hưởng bởi lạm phát khi giá hàng & hóa dịch vụ tăng 4.6%
YoY; và (2) So với mức nền thấp của năm ngoái khi chịu ảnh hưởng tiêu
cực bởi dịch Covid - 19. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 4,475.9
nghìn tỷ đồng, tăng 14.4% YoY, ước tính chỉ đạt khoảng 82.5% doanh
thu trong điều kiện bình thường không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Riêng quý 4, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.12% YoY, đóng góp 82.6% vào
tốc độ tăng chung của GDP, cho thấy tiêu dùng nội địa vẫn đang trong đà
phục hồi và tích cực hơn so với mặt bằng chung thế giới trước bối cảnh
rủi ro suy thoái của các nền kinh tế lớn gia tăng.
Đầu tư toàn xã hội phục hồi mạnh mẽ
Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2022 đạt 3,219.8 nghìn tỷ đồng, phục hồi
mạnh mẽ +11.2% YoY, với sự đóng góp đến từ khối tư nhân đạt 1,873.2
nghìn tỷ đồng (+8.9% YoY), khu vực nhà nước đạt 511.6 tỷ đồng
(+18.8% YoY) và FDI đạt 521.9 nghìn tỷ đồng (+13.9% YoY). Riêng
quý 4, vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1089.1 nghìn tỷ đồng (+8.5% YoY), cụ
thể đóng góp lớn nhất đến từ khu vực tư nhân đạt 646.8 nghìn tỷ đồng
(+7.1%), và khu vực nhà nước đạt 177.5 nghìn tỷ đồng (+17.7% YoY),
và khu vực FDI đạt 163.6 nghìn tỷ đồng (+9.1% YoY).

Xét từ phía cung, khu vực công nghiệp và xây dựng, và khu vực dịch vụ
duy trì đà phục hồi từ đầu năm (biểu đồ 2)
Khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì đà hồi phục, nhưng có xu
hướng tăng chậm lại từ quý 4
Khu vực công nghiệp và xây dựng trong năm 2022 duy trì đà hồi phục
tăng 7.78% YoY. Cụ thể, ngành công nghiệp tăng 7.69% YoY, nhờ động
lực chính tiếp tục đến từ ngành chế biến chế tạo (+8.1% YoY - đóng góp
2.09 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GDP). Chỉ số sản xuất
công nghiệp (IIP) năm 2022 tăng 7.8% YoY, và ghi nhận tăng trưởng tích
cực tại 61 tỉnh thành trên cả nước. Riêng trong quý 4/2022, sản xuất công
nghiệp có xu hướng tăng chậm lại, đạt 3.6% YoY và chỉ số sản xuất công
nghiệp IIP tăng nhẹ 3% YoY, do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở
mức cao và thiếu hụt cung nguyên vật liệu.
Khu vực dịch vụ tăng khi nhiều hoạt động dịch vụ từng bước phục hồi
tích cực

61
Khu vực dịch vụ tăng 9.99% YoY khi nhiều hoạt động dịch vụ từng bước
phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm tăng 9.03% YoY; ngành vận tải, kho bãi tăng 14.2%, ngành
bán buôn và bán lẻ tăng 10.15% YoY. Đặc biệt, ngành dịch vụ lưu trú và
ăn uống hồi phục mạnh mẽ tăng 40.61% YoY, sau khi Việt Nam mở cửa
trở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Riêng quý 4, khu vực dịch vụ tăng 8.12% YoY, tiếp tục duy trì đà hồi
phục và đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng GDP.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì ổn định
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì ổn định ở mức 3.36%
YoY, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Chăn nuôi đang trong đà
hồi phục tuy vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Hoạt
động nuôi trồng, chế biến thủy sản khôi phục mạnh mẽ, và xuất khẩu cá
tra và tôm tăng mạnh do nhu cầu tại các thị trường nước ngoài lớn khi
cung toàn cầu giảm. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản cả năm tăng
cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực (biểu đồ 5).
Riêng quý 4, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.85% YoY,
tăng trưởng ổn định và giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.

2.3 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2022.
 Năm 2011:
Trong năm 2011, lạm phát trung bình 12 tháng tăng 18,58%. Trong số 11
nhóm hàng hóa, chỉ có duy nhất nhóm bƣu chính viễn thông có tốc độ
tăng giá âm khoảng 4% so với năm 2010 còn tất cả các mặt hàng còn lại
đều có tốc độ tăng khá cao, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
(trong đó chủ yếu là lương thực và thực phẩm) và giáo dục. Tăng trưởng
kinh tế tại Việt nam cùng vì thế mà bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2011
trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất
lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt

62
5,89%, mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và
thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%). Trong 5,89% tăng chung của nền kinh
tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,66% với mức tăng
chung là 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,32% với mức
tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ đóng góp 2,91% với mức tăng 6,99%.
Điểm đáng lưu ý là khu vực công nghiệp và xây dựng đã có bước tăng
trưởng chậm lại so với năm 2010. Hoạt động sản xuất công nghiệp năm
2011 không còn giữ đƣợc vai trò là đầu tàu của tăng trƣởng kinh tế. Các
ngành công nghiệp khai thác các nguyên vật liệu dùng trong xây dựng có
mức tăng trƣởng giảm gần 4%, ngành công nghiệp khai thác mỏ lại giảm
0,1% trong khi chỉ số tồn kho của ngành sản xuất xi măng, vôi, vữa cao
tới trên 60%.
Trên lĩnh vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng 12 tháng năm 2011 tăng 24,2% so với năm trước. Tuy nhiên khi
loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ chỉ tăng 4,7%, bằng 1/3 tốc độ
tăng của năm 2010.
 Năm 2012
Lạm phát được kiểm soát với mức tăng 9,09%, bằng 1/2 so với mức tăng
của năm 2011. Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát cao vẫn tồn tại. Điều chỉnh
tăng chi phí dịch vụ y tế và giáo dục là yếu tố chính đẩy chỉ số giá tăng
mạnh và ảnh hưởng tới lạm phát. Lạm phát ảnh hưởng đến sức mua của
người dân và doanh nghiệp, làm tăng giá cả và giảm khả năng tiêu dùng
và đầu tư.
GDP cả năm tăng 5,03%, thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011. Mức
tăng thấp này có thể được lý giải bởi tổng cầu, bao gồm đầu tư và tiêu
dùng, phục hồi yếu hơn mong đợi. Giá trị tài sản ròng đi xuống do sự
"đóng băng" của thị trường bất động sản, kéo theo hiệu ứng cầu do tài sản
giảm, sự giảm giá trị tài sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của
người dân và doanh nghiệp. Cầu tiêu dùng thấp hơn nhiều so với các năm
trước khi tổng doanh số bán lẻ chỉ tăng 16% so với mức tăng 24% của
năm 2011, chủ yếu do tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu thấp
hơn so với kim ngạch xuất khẩu (7,1% so với 18,3%). Cầu đầu tư thấp
khi tăng trưởng tín dụng chỉ tăng khoảng 8,91% (con số của cùng kì năm
2011 là 10,9%). Chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo ở
mức cao trên 26% trong nửa đầu năm và có xu hướng giảm xuống mức
20% vào thời điểm cuối năm
Lạm phát ảnh hưởng đến sức mua của người dân, làm tăng giá cả và giảm
khả năng tiêu dung đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế năm
2012. Các số liệu cho thấy mặc dù lạm phát đã giảm 1/2 so với cùng kì
năm trước, nhưng tăng trưởng kinh tế lại ở mức thấp, thậm chí thấp hơn
so với năm 2011.

63
 Năm 2013:
Lạm phát được kiểm soát với mức tăng chỉ 6,04% trong năm 2013, , thấp
hơn mức 6,84% của năm 2012. Lạm phát được kiểm soát tốt là do Chính
phủ và NHNN vẫn tiếp tục duy trì chính sách lạm phát mục tiêu với việc
đảm bảo sự ổn định của kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát được ưu tiên
hàng đầu
Tính chung cả năm 2013, GDP ghi nhận mức tăng 5,42%, cao hơn con số
5,25% của năm 2012. Sau khi lạm phát đã được kiểm soát tốt trong năm

64
2012, chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục được duy trì theo hướng nới
lỏng một cách thận trọng và linh hoạt đã và đang phát huy tác dụng tích
cực, hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế. Đóng góp chính cho mức
tăng của GDP vẫn đến từ khu vực dịch vụ (+6,56% đóng góp 2,85 điểm
phần trăm) trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức
tăng 5,43% thấp hơn mức 5,75% của năm 2012. Chỉ số tồn kho tính đến
đầu tháng 12.2013 tăng 10,2% chỉ bằng khoảng một nửa so với mức
20,1% cùng thời điểm năm 2012. Trong khi cầu đầu tư và khu vực sản
xuất phát đi những tín hiệu tích cực thì những số liệu về cầu tiêu dùng
chưa thực sự khả quan. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng năm 2013 chỉ tăng 12,6% và 5,6% nếu loại trừ yếu tố giá. Mức
tăng này thấp hơn nhiều so với năm 2012 (+16% và +6,2% loại trừ yếu tố
giá)
Lạm phát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, khi lạm phát được
kiểm soát tốt sẽ giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ đầu tư và sản
xuất, thúc đẩy niềm tin và chi tiêu của người tiêu dung từ đó giúp nền
kinh tế tiếp tục phục hồi và tăng trưởng trong thời gian tới.

65
 Năm 2014:
Trong năm 2014, lạm phát tại Việt Nam tăng 4,09%, mức tăng thấp hơn
so với mức tăng trưởng kinh tế ước tính là 5,98%. Điều này cho thấy
chính sách của Chính phủ về kiểm soát lạm phát đã đạt được hiệu quả và
khiến cho tăng trưởng kinh tế đạt được chỉ số tích cực.
Do nhóm hàng hoá có tỷ trọng lớn trong CPI là giao thông và nhà ở - vật
liệu xây dựng giảm giá (giảm 5,57% và 1,95%) nên ngành công nghiệp
và xây dựng có tăng trưởng cao nhất là 7,14%, chủ yếu do ngành công
nghiệp tăng trưởng 7,15%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
trưởng 8,45%. Điều này cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp
đóng góp mạnh vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2014.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp và lâm
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trong đó, ngành lâm nghiệp có tăng trưởng cao nhất với 6,85%, ngành
nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn ở mức 2,60%.
Trong năm 2014, lạm phát được kiểm soát tốt khiến cho các ngành kinh
tế được phát triển thuận lợi. Kết quả là các ngành kinh tế đóng góp tích
cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
được duy trì ở mức cao.

66
 Năm 2015:
Trong năm 2015, tỷ lệ lạm phát tăng 0,63%, thấp hơn rất nhiều so với
mục tiêu 5% của Quốc hội và là mức tăng thấp nhất trong 14 năm trở lại
đây. Nguyên nhân lớn đến từ việc giá các mặt hàng như lương thực, thực
phẩm, nhiên liệu và gas sinh hoạt đều giảm mạnh, góp phần làm giảm sức
ép lạm phát lên nền kinh tế. Cụ thể, nguồn cung về lương thực, thực
phẩm trong nước dồi dào, cùng với sự cạnh tranh với các nước đã khiến
chỉ số giá nhóm lương thực năm 2015 giảm 1,24% so với cuối năm trước.
Giá nhiên liệu trên thị trường giảm mạnh, đặc biệt là giá xăng dầu giảm
gần 25%. Giá gas sinh hoạt trong nước cũng được điều giảm 18,6% so
với năm trước.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015 lại tăng mạnh, đạt
mức 6,68%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5,98% của năm 2014.
Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng mạnh nhất, tăng
9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước. Khu vực dịch vụ
67
cũng tăng 6,33%. Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lại
tăng trưởng chậm hơn, tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014.
Mức lạm phát thấp không phải lúc nào cũng có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế. Dẫn chứng rõ rang nhất là do giá cả lương thực thục phẩm
giảm mạnh, cùng với sự cạnh tranh về mức giá với các nước khiên cho
tình hình của của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản không mấy khả
quan. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam trong năm 2015, giảm
lạm phát là kết quả của giảm giá nhóm nhiên liệu. Điều này có thể dẫn
đến tăng sức mua của người tiêu dùng và do đó tăng sản xuất cho các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Lạm phát thấp không ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015, thậm chí có ảnh
hưởng tích cực đến một số lĩnh vực kinh tế.

Đóng góp của các


khu vực vào tăng
Tốc độ tăng so với Năm Năm Năm
trưởng năm 2015
năm trước (%) 2013 2014 2015
(Điểm phần trăm)

Tổng số 5,42 5,98 6,68 6,68


Nông, lâm nghiệp và
2,63 3,44 2,41 0,40
thuỷ sản
Công nghiệp và xây
5,08 6,42 9,64 3,20
dựng
Dịch vụ 6,72 6,16 6,33 2,43
Thuế sản phẩm trừ trợ
6,42 7,93 5,54 0,65
cấp sp
Giai đoạn 2016-2019
Trong giai đoạn 2016-2019, chính phủ đã thực hiện tốt các giải pháp để
kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này được kiểm soát ở

68
mức ổn định, tỷ lệ lạm phát tăng từ 2,67% năm 2016 lên 3,54% năm 2018
và giảm xuống còn 2,79% năm 2019. Mặc dù tỷ lệ lạm phát tăng, tuy
nhiên, nó được kiểm soát tốt và không ảnh hưởng đáng kể đến tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn này.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đạt mức bình quân 6,8%
mỗi năm, tỉ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức
17% của năm 2016 xuống 13,96% vào năm 2019. Trong khi đó, tỉ trọng
của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2016 lên 41,64 %
trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn
định ở mức 33-34,5% từ năm 2016 đến năm 2019.
Do đó, dù tỷ lệ lạm phát có tăng nhẹ trong giai đoạn này, nhưng được
kiểm soát tốt trong khoảng 2,5%-3,5%, vì vậy nền kinh tế vẫn đạt được
tốc độ tăng trưởng ổn định và các khu vực kinh tế khác nhau đều có sự
phát triển.

lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2019


8.00%

7.00%

6.00%

5.00%

4.00%

3.00%

2.00%

1.00%

0.00%
2016 2017 2018 2019

Lạm phát Tăng trưởng kinh tế

Năm 2020 và 2021


Đợt giãn cách xã hội do làn sóng Covid-19 đã gây ra những tác động sâu,
rộng, và toàn diện đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.
Theo đó, tăng trưởng GDP năm 2020 và năm 2021 ước tính đạt lần lượt
là 2,91% và 2.58% - ở mức thấp nhất lịch sử thống kê. Tăng trưởng tiêu
dùng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid – 19, điểm tích cực là các hoạt
động đã bắt đầu khôi phục trở lại vào thời điểm dịch. Khu vực dịch vụ
trong năm 2020 tăng 2.3%, giảm xuống còn 1,22% trong năm 2021.
Trong khi đó, lệnh cấm khách quốc tế đến Việt Nam được duy trì liên tục
trong 2 năm khiến cho các ngành lưu trú ăn uống giảm lần lượt (-17,4%
và -20,8%) và vận tải kho bãi (-1,9% và -5,0%). Tuy nhiên mảng hoạt
động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng trưởng lần lượt là (+6,9% và

69
+9,4%). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng đều ở mức
2.9%. Cuối cùng là khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng tương tự
(4,0% và 4,05%).
Lạm phát cả 2 năm 2020 và 2021 đều thấp tưởng đối so với mức trần 4%
của Chính phủ đưa ra, lần lượt là 3,22% và 1,83%, và có sự giảm tỷ lệ
lạm phát ở năm 2021.
 Trong năm 2020, các yếu tố chính tác động tới CPI bao gồm: Giá
nhóm thực phẩm tăng 12.3%, chủ yếu do giá thịt lợn đã tăng 57.2%,
làm CPI chung tăng 2.6%; Giá nhóm lương thực tăng 4.5%, do giá gạo
xuất khẩu tăng 5.1% và làm CPI chung tăng 0.2%; Giá nhóm giao
thông giảm 11.2% do giá xăng dầu giảm 23.0%, giúp CPI chung giảm
0.8%.
 Năm 2021, các yếu tố chính tác động tới CPI bao gồm: Giá các mặt
hàng thực phẩm giảm 0.54% so với năm trước làm CPI chung giảm
0.12 điểm phần tram: giá điện sinh hoạt bình quân giảm 0.89% so với
cùng kỳ năm 2020 làm CPI chung giảm 0.03 điểm phần trăm; Giá xăng
dầu trong nước tăng 31.74% so với năm trước làm CPI chung tăng 1.14
điểm phần trăm; Giá gas tăng 25.89% làm CPI chung tăng 0.38 điểm
phần trăm; Giá dịch vụ giáo dục tăng 1.87% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 năm, lạm phát cũng có tác động đến tăng trưởng kinh tế, khi giá
các mặt hàng thực phẩm giảm, giá xăng dầu trong nước tăng cao, và giá
gas tăng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 mới là nguyên nhân chính khiến giá
cả hàng hoá bị biến động, dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế năm 2020 và
năm 2021 bị ảnh hưởng tiêu cực, ở mức thấp nhất trong lịch sử.

70
 Năm 2022
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP trong năm 2022 ước
tính tăng 8,02% – đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tăng trưởng
tiêu dùng cuối cùng năm 2022 tăng 7,18%. Khu vực công nghiệp và xây
dựng trong năm 2022 duy trì đà hồi phục tăng 7,78%. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản duy trì ổn định ở mức 3,36%. Khu vực dịch vụ tăng
9,99% khi nhiều hoạt động dịch vụ từng bước phục hồi và tăng trưởng
mạnh mẽ. Cụ thể, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng
9,03%; ngành vận tải, kho bãi tăng 14,2%; ngành bán buôn và bán lẻ tăng
10,15%. Đặc biệt, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống hồi phục mạnh mẽ
tăng 40,61%, sau khi Việt Nam mở cửa trở lại hoạt động du lịch trong
điều kiện bình thường mới.
Tỷ lệ lạm phát năm 2022 tăng 3,15%. Mức tăng lạm phát có xu hướng
tăng dần do nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao hậu
Covid trong khi tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng do: Xung đột quân sự
giữa Nga và Ukraine; và Trung Quốc theo đuổi chiến lược Zero Covid và
áp lệnh phong tỏa các thành phố lớn, cảng và cửa khẩu; khiến giá cả hàng
hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh. Năm 2022, các yếu tố
chính tác động tới CPI bao gồm: Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 1,6%;
Giá vật liệu xây dựng tăng 3,11%; Giá xăng dầu trong nước tăng 28,01%;
Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,44%
Năm 2022, lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế do biến động giả
cả, giá xăng dầu và giá hàng hoá đều tăng rất cao. Tuy nhiên, Việt Nam
đang trong thời gian phục hồi mạnh mẽ hậu Covid-19 nên tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế cũng khá cao. Người tiêu dung sau thời gian dài cách ly,
sau khi được trở lại bình thường mới họ chi tiêu nhiều cho dịch vụ, điều
này cũng tác động tích cực đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

71
2.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM:

 Năm 2011:
Trong năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với một tình
trạng lạm phát tăng cao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát trung bình 12 tháng tăng 18,58%, vượt xa mục tiêu 7% của
Chính phủ. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị ảnh
hưởng bởi mức lãi suất cao, khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm
xuống. Trong tất các nhóm hàng hoá chỉ có duy nhất nhóm bưu chính
viễn thông có tốc độ tăng giá âm, còn tất cả các nhóm hàng hóa khác đều
tăng giá khá cao, đặc biệt là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giáo dục.

72
Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,89%, thấp hơn so với mức tăng
của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch 6%. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng đều có mức tăng
trưởng giảm so với năm trước đó. Điểm đáng lưu ý là hoạt động sản xuất
công nghiệp không còn giữ vai trò là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế. Các
ngành công nghiệp khai thác các nguyên vật liệu dùng trong xây dựng và
ngành công nghiệp khai thác mỏ có mức tăng trưởng giảm, trong khi chỉ
số tồn kho của ngành sản xuất xi măng, vôi, vữa lại tăng cao tới trên 60%.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành và khu vực đều chịu tác động tiêu
cực của lạm phát. Khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn so với các khu
vực khác, và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
trong năm 2011 tăng 24,2% so với năm trước.
Tình trạng lạm phát tăng cao đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam trong năm 2011. Việc tăng giá hàng hóa đã làm cho
người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn, ảnh hưởng đến sức mua của họ
và gây ra áp lực lên các doanh nghiệp. Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm
cho việc vay vốn của các doanh nghiệp trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thêm chi phí cho các khoản nợ.
Mặc dù có sự đóng góp của khu vực dịch vụ trong tăng trưởng kinh tế
nhưng sự đóng góp của các khu vực kinh tế trọng điểm lại giảm so với
năm trước, đây là một điều đáng báo động đối với kinh tế Việt Nam năm
2011.
 Năm 2012:
Năm 2012, Việt Nam đã phải đối mặt với vấn đề lạm phát và ảnh hưởng
tiêu cực của nó đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Dữ liệu cho thấy
lạm phát được kiểm soát với mức tăng 9,09%, bằng 1/2 so với mức tăng
của năm 2011. Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát vẫn còn tồn tại. Việc điều
chỉnh tăng chi phí dịch vụ y tế và giáo dục đã là yếu tố chính đẩy chỉ số
giá tăng mạnh và ảnh hưởng tới lạm phát. Điều này làm tăng chi phí hoạt
động của các doanh nghiệp, làm giảm sức mua của người dân, dẫn đến sự
giảm cầu tiêu dùng và đầu tư. Ngoài ra, giá trị tài sản ròng đã giảm do sự
"đóng băng" của thị trường bất động sản, kéo theo hiệu ứng cầu do tài sản
giảm. Sự giảm giá trị tài sản đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của
người dân và doanh nghiệp, gây ra sự giảm cầu tiêu dùng và đầu tư.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 chỉ tăng 5,03%, thấp hơn
mức tăng 5,89% của năm 2011. Mức tăng thấp này có thể được lý giải
bởi tổng cầu, bao gồm đầu tư và tiêu dùng, phục hồi yếu hơn mong đợi.
Cầu tiêu dùng và đầu tư đều giảm mạnh, khi chỉ số tồn kho sản phẩm
công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn luôn ở mức cao.
Lạm phát ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp. Giá thành sản phẩm tăng, khiến doanh nghiệp phải đối mặt với áp
lực giảm lợi nhuận hoặc tăng giá sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức mua

73
của người dân và cạnh tranh của sản phẩm trong thị trường. Đồng thời,
lạm phát cũng tác động đến tỷ lệ lãi suất, khiến chi phí vay vốn của doanh
nghiệp tăng lên, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và mở rộng sản xuất của
doanh nghiệp. Lạm phát đã làm giảm sức mua của người dân và doanh
nghiệp, tăng giá cả, giảm khả năng tiêu dùng và đầu tư, và làm giảm giá
trị tài sản. Tất cả những yếu tố này đều đã góp phần làm giảm tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam trong năm 2012.
 Năm 2013:
Năm 2013, tình hình kinh tế của Việt Nam đã ghi nhận một số chuyển
biến tích cực. Lạm phát đã được kiểm soát tốt với mức tăng chỉ 6,04%,
thấp hơn so với mức 9,09% của năm trước. Việc kiểm soát lạm phát được
đảm bảo thông qua việc duy trì chính sách lạm phát mục tiêu và ổn định
kinh tế vĩ mô.
Tính chung cả năm, tăng trưởng kinh tế đạt mức 5,42%, cao hơn so với
mức 5,03% của năm trước. Trong năm 2013, việc kiểm soát lạm phát đã
giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ đầu tư và sản xuất. Chính
sách tiền tệ và tài khóa đã được duy trì theo hướng nới lỏng thận trọng và
linh hoạt. Điều này đã giúp giảm sự suy giảm sản xuất và đầu tư và tạo đà
cho tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ là ngành đóng góp chính cho
tăng trưởng kinh tế trong năm 2013. Khu vực công nghiệp và xây dựng
cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá tốt, tuy nhiên thấp hơn so với năm
trước, chỉ số tồn kho cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy
nhiên, trong lĩnh vực tiêu dùng, cầu tiêu dùng vẫn chưa thực sự khả quan.
Mức tăng hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thấp hơn nhiều
so với mức tăng trưởng trong các năm trước đó và thể hiện mức độ suy
giảm của cầu tiêu dùng.
Lạm phát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế một cách tiêu cực.
Tuy nhiên, khi lạm phát được kiểm soát tốt, nó có thể giúp duy trì ổn định
kinh tế vĩ mô, hỗ trợ đầu tư và sản xuất, thúc đẩy niềm tin và chi tiêu của
người tiêu dùng, từ đó giúp nền kinh tế tiếp tục phục hồi và tăng trưởng
trong thời gian tới. Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam trong năm 2013 đã được kiểm soát tốt hơn so với năm trước,
nhưng các số liệu về cầu tiêu dùng vẫn chưa thực sự khả quan. Chính
sách tiền tệ và tài khóa đã được duy trì linh hoạt và thận trọng, đóng góp
tích cực cho đà phục hồi của nền kinh tế. Việc duy trì chính sách lạm phát
mục tiêu và ổn định kinh tế vĩ mô là một yếu tố quan trọng giúp kiểm
soát lạm phát và duy trì ổn định kinh tế.
 Năm 2014:
Lạm phát trong năm 2014 tăng chỉ 4,09%, mức tăng thấp hơn so với các
năm trước đó. Điều này cho thấy chính sách của Chính phủ về kiểm soát
lạm phát đã đạt được hiệu quả và góp phần giúp tăng trưởng kinh tế đạt
được chỉ số tích cực. Trong năm 2014, Việt Nam đạt được mức tăng
trưởng kinh tế ước tính là 5,98%, mức tăng thấp hơn so với mức tăng

74
trưởng kinh tế của các năm trước. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn
được xem là khá tích cực, bởi vì nó được đạt trong bối cảnh lạm phát
được kiểm soát tốt.
Trong năm 2014, nhóm hàng hoá có tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) là giao thông và nhà ở - vật liệu xây dựng giảm giá lần lượt là
5,57% và 1,95%, góp phần giảm bớt áp lực lạm phát. Từ đó, ngành công
nghiệp và xây dựng đạt được tăng trưởng cao nhất trong năm, đóng góp
mạnh vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong năm 2014, ngành
nông nghiệp và thủy sản vẫn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Việt
Nam, là ngành kinh tế lớn thứ hai sau ngành công nghiệp. Ngoài ra, trong
năm 2014, các ngành dịch vụ cũng đạt được tăng trưởng khá tích cực, với
mức tăng trưởng 6,28%.
Trong năm 2014, sự kiểm soát lạm phát của Chính phủ Việt Nam đã đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Nhóm hàng hoá giảm giá đã giảm
mức lạm phát, đồng thời cũng tạo ra động lực cho ngành công nghiệp và
xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong năm 2014 thấp hơn so với các năm trước đó, nhưng đạt được
trong bối cảnh kiểm soát lạm phát tốt, cho thấy chính sách kiểm soát lạm
phát của Chính phủ hiệu quả. Nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công
nghiệp và dịch vụ, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.
 Năm 2015:
Trong năm 2015, mức lạm phát chỉ tăng 0,63%, thấp hơn rất nhiều so với
mục tiêu 5% của Quốc hội và là mức tăng thấp nhất trong 14 năm trở lại
đây. Trong năm 2015, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế ấn
tượng 6,68%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5,98% của năm
2014.
Giảm lạm phát trong năm 2015 có thể có ảnh hưởng tích cực đến một số
lĩnh vực kinh tế. Giảm lạm phát là kết quả của giảm giá nhóm nhiên liệu.
Việc giảm giá nhiên liệu có thể dẫn đến tăng sức mua của người tiêu
dùng và do đó tăng sản xuất cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều
này có thể giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015. Ngoài
ra, do giá dịch vụ giảm mạnh, ngành du lịch cũng đóng góp đáng kể vào
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015. Các ngành công
nghiệp khác như điện tử, sản xuất, xuất khẩu cũng tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, mức lạm phát thấp không phải lúc nào cũng có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong
trường hợp của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng chậm
hơn trong năm 2015. Mặc dù giá cả lương thực và thực phẩm giảm mạnh,
nhưng đây là kết quả của sự cạnh tranh về mức giá với các nước và
không phải do nhu cầu tiêu dùng tăng. Tỷ lệ lạm phát thấp cũng có thể
gây áp lực cho Chính phủ và Ngân hàng trung ương trong việc duy trì
mục tiêu ổn định giá và tăng trưởng kinh tế. Do đó, mức lạm phát cần

75
được duy trì ở mức ổn định, đảm bảo rằng giá cả không tăng quá nhanh
và không giảm quá mạnh, trong khi vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế và
sức mua của người tiêu dùng.
 Năm 2016 – năm 2019:
Trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam đã thực hiện các giải pháp hiệu
quả để kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định. Tỷ lệ
lạm phát được kiểm soát tốt và duy trì mức độ tăng của nó trong khoảng
2,5%-3,5%, không gây ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, vẫn có sự ảnh hưởng nhất định của lạm phát đến các khu vực kinh
tế khác nhau.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đạt mức bình quân 6,8%
mỗi năm, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng
trưởng nhanh và bền vững. Trong đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng;
khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ở mức ổn định từ năm 2016 đến
năm 2019. Tuy nhiên, tỉ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản lại
giảm, điều này cho thấy sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang các khu vực
kinh tế khác, nhưng cũng đồng nghĩa với sự giảm sút trong đóng góp của
khu vực nông nghiệp đối với nền kinh tế.
Như vậy, tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
trong giai đoạn 2016-2019 không quá lớn. Điều này là do chính phủ đã có
các giải pháp kiểm soát lạm phát và phát triển các khu vực kinh tế khác
nhau. Việc tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ và duy trì ổn định của khu
vực công nghiệp và xây dựng cho thấy sự phát triển của các ngành kinh tế
khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam. Việc phát triển các ngành này
cũng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, việc giảm tỉ trọng của khu
vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có thể gây ra một số thách thức
đối với nền kinh tế Việt Nam. Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của Việt Nam, vì vậy việc quản lý sự chuyển đổi từ
nông nghiệp sang các khu vực kinh tế khác cần được thực hiện cẩn thận
để đảm bảo sự ổn định.
 Năm 2020 và năm 2021:
Trong năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nền
kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức khó khăn và đầy
biến động, và lạm phát cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
tình hình kinh tế của đất nước. Trong hai năm, tỷ lệ lạm phát tại Việt
Nam đều thấp hơn mức trần 4% của Chính phủ đưa ra. Lạm phát bị ảnh
hưởng chủ yếu do giá cả của các loại hàng hoá và nhiên liệu tăng mạnh.
Ngoài lạm phát, dịch Covid-19 cũng là một nguyên nhân chính khiến giá
cả hàng hoá bị biến động, dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế năm 2020 và
2021 bị ảnh hưởng tiêu cực, ở mức thấp nhất trong lịch sử. Tăng trưởng
kinh tế của năm 2020 và 2021 đều rất thấp lần lượt là 2,91% và 2,58%.

76
Do bị cách ly và đóng biên nên các ngành lưu trú ăn uống và vận tải kho
bãi giảm mạnh. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng trưởng ở mức ổn định, không phát triển. Tuy
nhiên, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm lại tăng trưởng.
Lạm phát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
thông qua các yếu tố như tăng giá thực phẩm, năng lượng, và dịch vụ.
Việc giá cả bất ổn, không ổn định sẽ dẫn đến sự bất an và khó dự đoán
trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
trong năm 2020 và năm 2021, dịch Covid-19 mới là nguyên nhân chính
dẫn đến giá cả hàng hoá bị biến động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam ở mức thấp.
 Năm 2022:
Trong năm 2022, Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ
năm 2011, với tăng trưởng kinh tế ước tính là 8,02%. Tuy nhiên, trong
bối cảnh đó, lạm phát cũng tăng đáng kể, với tỷ lệ lạm phát ước tính là
3,15%. Lạm phát tăng cao do giá các mặt hàng thực phẩm tăng, giá vật
liệu xây dựng tăng, giá xăng dầu trong nước tăng và giá dịch vụ giáo dục
tăng. Lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế do biến động giá cả,
giá xăng dầu và giá hàng hoá đều tăng rất cao. Điều này có thể dẫn đến
giảm mức đầu tư của doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp phải đối mặt
với chi phí sản xuất cao hơn và giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam đang trong thời gian phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
Covid-19, nên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng khá cao. Người tiêu dùng
sau thời gian dài cách ly, sau khi được trở lại bình thường mới, họ chi
tiêu nhiều cho dịch vụ, điều này cũng tác động tích cực đến tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế. Trong năm 2022, khu vực dịch vụ dự kiến tăng trưởng
mạnh mẽ, đặc biệt là ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống. Các ngành kinh tế
khác cũng dự kiến duy trì đà hồi phục và tăng trưởng ổn định như khu
vực công nghiệp và xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Dù tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng cao trong năm 2022, tuy nhiên với sự phục
hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 và các chính sách kinh tế được áp
dụng, Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ năm
2011.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường
xuất khẩu và tăng cường đầu tư nước ngoài. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ
giúp đánh giá lại sự phụ thuộc vào thị trường nội địa và giảm tác động
của lạm phát đến nền kinh tế. Đồng thời, tăng cường đầu tư nước ngoài
có thể giúp đưa thêm vốn và công nghệ mới vào nước, tạo ra các cơ hội
mới cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

77
2.5 Nhận xét tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam của giai đoạn 2011 – 2022:
Lạm phát ở Việt Nam chủ yếu được gây ra bởi việc tăng giá các sản
phẩm thực phẩm và năng lượng, cùng với sự tăng trưởng của giá nhà đất
và chi phí y tế. Tình trạng lạm phát đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến người
dân và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong những năm đầu của thập
kỷ này. Trong nửa đầu thập kỷ từ 2011 đến 2022, lạm phát đã gây ra
nhiều ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, lạm phát đã tăng
đáng kể, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2011 đến 2014. Trong thời gian
này, giá cả đã tăng lên rất nhanh, trong khi đồng tiền đã mất giá.
Một trong những tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
là làm giảm giá trị của đồng tiền địa phương, làm giảm sức mua của
người tiêu dùng và làm giảm doanh số bán hàng của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, lạm phát cũng gây ra sự bất ổn trong thị trường tài chính và
giảm tính hấp dẫn của các khoản đầu tư và tài sản khác. Sự tăng giá của
hàng hóa và dịch vụ cũng tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận của
các doanh nghiệp và giảm khả năng đầu tư và mở rộng kinh doanh.
Tác động tiêu cực của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng rõ
rệt trên các chỉ tiêu kinh tế khác như tăng trưởng GDP và tăng trưởng sản
xuất công nghiệp. Lạm phát làm tăng chi phí vay của các doanh nghiệp,
làm giảm khả năng đầu tư và làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Điều này dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng GDP và sản xuất công nghiệp,
và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, khi mà các doanh
nghiệp và công ty không có đủ tài nguyên và khả năng để tăng sản xuất
và cải thiện năng suất lao động.
Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động tiêu cực của lạm phát đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp. Các
biện pháp này bao gồm tăng cường quản lý tiền tệ, tăng sản xuất và cải
thiện năng suất lao động, tăng cường hoạt động đầu tư và khuyến khích
đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng. Chính phủ cũng đã
thực hiện kiểm soát giá cả và tăng cường hoạt động giám sát thị trường để
giảm thiểu tác động của lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng đã tăng
cường quản lý chi tiêu công và tăng thu ngân sách, từ đó tạo nguồn tài
chính để đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng. Chính phủ
cũng đã triển khai các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tăng cường
cạnh tranh và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng cường tăng
trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động tiêu cực của lạm phát.
Tuy nhiên, dù đã giảm dần nhưng tác động của lạm phát vẫn đóng vai trò
quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo báo cáo của
Ngân hàng Thế giới, lạm phát đã ảnh hưởng đến sự ổn định của tài chính
và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong nửa sau của thập kỷ từ 2011
đến 2022, tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
tiếp tục gây ra những khó khăn và thách thức cho nền kinh tế.

78
Một trong những tác động tiêu cực của lạm phát làm giảm giá trị của
đồng tiền Việt Nam. Khi đồng tiền mất giá, người tiêu dùng sẽ phải trả
nhiều hơn để mua hàng hóa và dịch vụ, đồng thời giá trị của các khoản
tiết kiệm cũng bị giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, do đó làm giảm
khả năng đầu tư và mở rộng kinh doanh. Lạm phát cũng làm tăng chi phí
sản xuất và giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Điều này làm giảm khả
năng đầu tư và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng đến việc
tăng lương cho người lao động và làm giảm sức mua của họ, dẫn đến sự
không hài lòng và bất ổn trong công việc. Một trong những ảnh hưởng
lớn nhất của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam làm giảm
năng suất lao động và sản xuất. Khi lạm phát gia tăng, chi phí của các sản
phẩm và dịch vụ sẽ tăng lên, đồng thời sức mua của người tiêu dùng cũng
giảm. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải tăng giá cả để đối phó với tình
trạng này, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng bán hàng của họ. Điều
này làm giảm năng suất lao động và sản xuất của các doanh nghiệp, do đó
làm giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong giai đoạn này, lạm
phát cũng ảnh hưởng đến ngân sách của chính phủ. Khi chi phí sản xuất
tăng cao, các doanh nghiệp sẽ phải tăng giá cả để đối phó với tình trạng
này, và doanh thu của họ có thể giảm sút. Điều này làm giảm lượng thuế
thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng được nộp cho chính phủ,
gây ảnh hưởng đến ngân sách của đất nước. Chính phủ cũng phải chi
thêm tiền để bảo vệ người dân khỏi tác động của lạm phát bằng cách tăng
lương tối thiểu và hỗ trợ cho các nhóm dân cần thiết, làm tăng thêm chi
phí cho ngân sách.
Tuy nhiên, trong nửa sau của thập kỷ từ 2011 đến 2022, ngoài tác động
tiêu cực, lạm phát cũng có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua việc tăng trưởng GDP của
Việt Nam trong thời gian này vẫn đạt mức trung bình từ 5-7%, và trong
năm 2020, GDP của Việt Nam tăng trưởng 2,91%, mức tăng trưởng thấp
nhất trong 10 năm qua nhưng vẫn cao hơn so với nhiều nước khác trên
thế giới.
Một trong những lợi ích của lạm phát là tăng nhu cầu tiêu thụ của người
dân, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Điều này làm tăng
doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành này và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Lạm phát cũng có thể giúp các doanh nghiệp thúc
đẩy xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất. Khi
đồng tiền mất giá, sản phẩm xuất khẩu sẽ giá rẻ hơn, giúp tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Một
khía cạnh tích cực của tác động của lạm phát trong nửa sau của thập kỷ là
sự phát triển của các ngành kinh tế như du lịch, địa ốc và chứng khoán.
Các ngành này có thể hưởng lợi từ sự tăng giá và tăng giá trị của tài sản,

79
đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát. Tuy nhiên, sự phát triển của các
ngành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự ổn định
chính trị, chính sách của chính phủ và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Ngoài ra, dịch bệnh COVID-19 cũng đã có tác động đáng kể đến lạm
phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa sau của thập kỷ này.
Dịch bệnh đã gây ra rủi ro về mặt y tế và kinh tế, khiến nền kinh tế phải
giảm hoạt động để kiểm soát dịch bệnh. Việc giảm hoạt động này đã dẫn
đến giảm sản xuất và giảm cung cấp hàng hóa và dịch vụ, gây ra lạm phát
và tăng giá cả. Đồng thời, dịch bệnh cũng đã gây ra giảm đầu tư nước
ngoài và giảm xuất khẩu, góp phần làm giảm tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.
Trong giai đoạn 2011-2022, lạm phát đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh
tế tại Việt Nam, lạm phát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo ổn định
tài chính và tăng trưởng kinh tế bền vững, chính phủ cần có các chính
sách kinh tế và tiền tệ hiệu quả để kiểm soát lạm phát. Việc đầu tư vào
các ngành kinh tế mới cũng là một giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu
cực của lạm phát đến kinh tế. Ngoài ra, cần có các biện pháp bảo vệ
người dân khỏi tác động của lạm phát, như tăng lương tối thiểu và hỗ trợ
cho các nhóm dân cần thiết, đồng thời cần tăng cường giám sát và kiểm
soát ngân sách nhà nước để đảm bảo tài chính của đất nước.

80
81
Chương 3: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN LẠM
PHÁT NHẦM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
3.1 Quan điểm, định hướng của chính phủ về lạm phát và phát triển
kinh tế
3.1.1 Quan điểm của chính phủ về lạm phá
Chính phủ thường coi lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền và ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế như làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức mua
và tăng sự bất ổn trong hệ thống tài chính. Do đó, chính phủ thường sử
dụng các biện pháp như điều tiết lãi suất, kiểm soát nguồn cung tiền tệ và
kiểm soát chi tiêu của chính phủ để kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, một số chính phủ có thể có quan điểm khác về lạm phát và sử
dụng các chính sách khác nhau để kiểm soát tình trạng này, tùy thuộc vào
hoàn cảnh và mục tiêu phát triển kinh tế của họ.
Chính phủ Việt Nam coi lạm phát là một trong những thách thức lớn đối
với nền kinh tế của đất nước và đã đưa ra nhiều chính sách để kiểm soát
tình trạng này. Theo đó, chính phủ Việt Nam coi lạm phát là một vấn đề
cấp bách và tập trung vào việc kiểm soát mức tăng giá để đảm bảo ổn
định kinh tế, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Chính phủ Việt Nam sử dụng một loạt các biện pháp để kiểm soát lạm
phát, bao gồm tăng giảm lãi suất, điều tiết nguồn cung tiền tệ và quản lý
tài khóa. Cụ thể, Chính phủ cũng đã thực hiện kiểm soát giá và giá tiêu
dùng, đồng thời cân nhắc điều chỉnh mức tăng lương tối thiểu trong các
ngành kinh tế để giảm thiểu tác động của lạm phát đến người lao động.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đến việc nâng cao năng
suất lao động, cải thiện quản lý và hiệu quả sử dụng tài nguyên để tăng
cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và giảm thiểu áp lực lạm phát.
3.1.2 Định hướng của chính phủ về lạm phát
Chính phủ Việt Nam có định hướng và cam kết kiểm soát lạm phát trong
các năm gần đây. Tuy nhiên, định hướng cụ thể và các biện pháp cụ thể
được triển khai để kiểm soát lạm phát có thể thay đổi theo thời gian và
tình hình kinh tế.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tập trung vào việc
kiểm soát lạm phát bằng cách tăng cường giám sát giá cả và chính sách
tiền tệ. Chính phủ đã áp dụng các biện pháp để hạn chế sự gia tăng của
giá cả, bao gồm cắt giảm chi tiêu công và tăng cường giám sát các hoạt
động thị trường. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng các
chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng của ngân sách và
tăng cường điều hành chính sách lãi suất.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh nỗ lực cải cách thể
chế kinh tế để tăng cường sức cạnh tranh và tăng năng suất lao động.

82
Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi,
giảm chi phí sản xuất và giúp kiểm soát giá cả.
Tổng thể, định hướng của Chính phủ Việt Nam về lạm phát là kiểm soát
lạm phát để bảo đảm ổn định kinh tế và tăng cường sự phát triển bền
vững.
3.1.2 Quan điểm của chính phủ về tăng trưởng kinh tế
Chính phủ Việt Nam luôn coi tăng trưởng kinh tế là một trong những
mục tiêu quan trọng và định hướng chính sách để đưa đất nước đi lên,
phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chính sách và biện pháp cụ thể để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao
năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh
xuất khẩu và tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đến tính bền vững của
tăng trưởng kinh tế, đảm bảo rằng tăng trưởng này không gây ra những
tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và người dân. Chính phủ cũng
đang đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh để đảm bảo tăng trưởng
kinh tế được bền vững và mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
3.1.3 Định hướng của chính phủ về tăng trưởng kinh tế
Chính phủ Việt Nam có định hướng phát triển kinh tế trong tương lai
nhằm đảm bảo bền vững và mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân. Định
hướng phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam bao gồm các mục tiêu
chính sau:
Tăng trưởng kinh tế: Chính phủ mong muốn đạt được mức tăng trưởng
kinh tế ổn định và bền vững trong dài hạn.
Cải cách thể chế kinh tế: Chính phủ đang nỗ lực để cải cách thể chế kinh
tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành và doanh nghiệp, và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm
cơ sở hạ tầng giao thông, điện lực, viễn thông, nước sạch, xử lý nước thải
và đô thị.
Phát triển ngành nông nghiệp: Chính phủ đang tập trung phát triển ngành
nông nghiệp với mục tiêu tăng cường năng suất và hiệu quả sản xuất,
nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp, tăng cường xuất
khẩu nông sản và đáp ứng nhu cầu trong nước.
Phát triển ngành công nghiệp: Chính phủ đang đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp, bao gồm ngành chế biến công nghiệp, ngành điện tử
và thông tin, và các ngành khác để nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp và giúp Việt Nam trở thành một nước sản xuất công nghiệp
có năng lực cạnh tranh.
Phát triển dịch vụ: Chính phủ đang tăng cường phát triển ngành dịch vụ,
bao gồm ngành du lịch, giáo dục và y tế, để nâng cao chất lượng cuộc
83
sống của người dân và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài
nước.
Tổng thể, định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam là tăng
trưởng kinh tế bền vững, cải cách thể chế kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp.
3.2 Một số đề xuất nhằm tăng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:
 Đẩy mạnh cải cách thể chế, thu hẹp một số lĩnh vực kinh doanh đang
bị kiểm soát quá chặt chẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động, đồng thời tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp đóng góp lớn cho nền
kinh tế như công nghệ thông tin, đầu tư vào hạ tầng vận tải, phát triển
ngành du lịch, nông nghiệp và thực phẩm.
 Tăng cường đổi mới công nghệ để cải thiện năng suất lao động và sản
xuất, đồng thời giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Tăng cường phát triển đô thị thông minh và xanh để giảm ô nhiễm và
tăng năng suất lao động, đồng thời giúp tạo ra một môi trường sống
tốt hơn cho người dân.
 Tăng cường quản lý tài chính công và tư nhân, tăng cường kiểm soát
và giám sát việc sử dụng vốn, tạo ra sự minh bạch và công bằng trong
cấp và sử dụng vốn.
 Tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ.
 Tăng cường phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thông qua
đào tạo và nâng cao trình độ, đồng thời tạo ra môi trường làm việc tốt
hơn để thu hút và giữ chân nhân tài.
 Tăng cường đổi mới pháp luật và tăng cường đạo đức và trách nhiệm
xã hội của các doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững của
nền kinh tế Việt Nam.
Những đề xuất này có thể giúp tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích cho người dân, doanh
84
nghiệp và toàn xã hội. Tuy nhiên, để áp dụng thành công, cần có sự đồng
thuận và hỗ trợ từ ph ía chính và các cơ quan chức năng, đồng thời phải
có sự tập trung và nỗ lực liên tục của các doanh nghiệp và cộng đồng.
Các đề xuất này cần được thực hiện đồng bộ và bền vững để đạt được kết
quả tốt nhất và đảm bảo phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam trong
tương lai.
3.3 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Lạm phát ở Việt Nam chủ yếu được gây ra bởi việc tăng giá các sản
phẩm thực phẩm và năng lượng, cùng với sự tăng trưởng của giá nhà đất
và chi phí y tế. Tình trạng lạm phát đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến người
dân và doanh nghiệp Việt Nam.
Một trong những tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
là làm giảm giá trị của đồng tiền địa phương, làm giảm sức mua của
người tiêu dùng và làm giảm doanh số bán hàng của các doanh nghiệp.
Tác động tiêu cực của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng rõ
rệt trên các chỉ tiêu kinh tế khác như tăng trưởng GDP và tăng trưởng sản
xuất công nghiệp. Lạm phát làm tăng chi phí vay của các doanh nghiệp,
làm giảm khả năng đầu tư và làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động tiêu cực của lạm phát đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp. Các
biện pháp này bao gồm tăng cường quản lý tiền tệ, tăng sản xuất và cải
thiện năng suất lao động, tăng cường hoạt động đầu tư và khuyến khích
đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng. Chính phủ cũng đã
thực hiện kiểm soát giá cả và tăng cường hoạt động giám sát thị trường để
giảm thiểu tác động của lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng đã tăng
cường quản lý chi tiêu công và tăng thu ngân sách, từ đó tạo nguồn tài
chính để đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng. Chính phủ
cũng đã triển khai các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tăng cường
cạnh tranh và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng cường tăng
trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động tiêu cực của lạm phát.
Mặc dù đã giảm dần nhưng tác động của lạm phát vẫn đóng vai trò quan
trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân
hàng Thế giới, lạm phát đã ảnh hưởng đến sự ổn định của tài chính và
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong nửa sau của thập kỷ từ 2011 đến
2022, tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp
tục gây ra những khó khăn và thách thức cho nền kinh tế.

85
Ngoài ra, dịch bệnh COVID-19 cũng đã có tác động đáng kể đến lạm
phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa sau của thập kỷ này.
Dịch bệnh đã gây ra rủi ro về mặt y tế và kinh tế, khiến nền kinh tế phải
giảm hoạt động để kiểm soát dịch bệnh. Việc giảm hoạt động này đã dẫn
đến giảm sản xuất và giảm cung cấp hàng hóa và dịch vụ, gây ra lạm phát
và tăng giá cả. Đồng thời, dịch bệnh cũng đã gây ra giảm đầu tư nước
ngoài và giảm xuất khẩu, góp phần làm giảm tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.

3.4 Kết luận kết quả nghiên cứu


Trong giai đoạn 2011-2022, lạm phát đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh
tế tại Việt Nam, lạm phát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo ổn định
tài chính và tăng trưởng kinh tế bền vững, chính phủ cần có các chính
sách kinh tế và tiền tệ hiệu quả để kiểm soát lạm phát. Việc đầu tư vào
các ngành kinh tế mới cũng là một giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu
cực của lạm phát đến kinh tế. Ngoài ra, cần có các biện pháp bảo vệ
người dân khỏi tác động của lạm phát, như tăng lương tối thiểu và hỗ trợ
cho các nhóm dân cần thiết, đồng thời cần tăng cường giám sát và kiểm
soát ngân sách nhà nước để đảm bảo tài chính của đất nước.
Với tỷ lệ lạm phát bình quân từ năm 2011 đến 2022 là 4,98% . Ta có thể
thấy được Việt Nam là một nước có thể kiểm soát tỷ lệ lạm phát tốt, giữ
trong mức ổn định.
Có nhiều bài nghiên cứu cho rằng ở trong mức lạm phát 5% có thể giúp
Việt Nam có thể tăng trưởng kinh tế tốt nhất . Và hiện tại đang cho thấy
điều đó có thể đúng vì trong giai đoạn này Việt Nam phát triển nhanh ,
mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng trong năm 2020 Việt Nam
vẫn có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 2,91% nằm trong top tăng trưởng kinh
tế .

3.5 Đề xuất một số chính sách


1. Chính sách đầu tư: Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế
đang phát triển như du lịch, công nghệ thông tin, sản xuất và năng
lượng tái tạo.

86
2. Chính sách cải cách kinh tế: Chính phủ Việt Nam đang tiến hành
đổi mới các cơ chế, chính sách kinh tế để thúc đẩy sự phát triển kinh
tế. Các cải cách này bao gồm giảm tỷ lệ thuế, giảm quy định về thủ tục
hành chính, khuyến khích các doanh nghiệp tang gia sản xuất từ đó tạo
nhiều việc làm hơn cho người dân.
3. Chính sách tiền tệ: Chính phủ có thể tăng cung tiền tệ thông qua
việc giảm lãi suất hoặc mua lại trái phiếu, nhằm kích thích chi tiêu và
đầu tư của doanh nghiệp và cá nhân.

4. Chính sách thuế: Chính phủ có thể giảm thuế cho doanh nghiệp
hoặc cá nhân, làm giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng, từ đó tăng sản
xuất và tiêu thụ.

5. Chính sách chi tiêu công: Chính phủ có thể tăng chi tiêu vào các
lĩnh vực như hạ tầng, giáo dục và y tế, giúp cuộc sống của người dân
có thể tốt hơn , thuận tiện trong việc trao đổi hàng hóa và hưởng phúc
lợi.

87
Tài liệu tham khảo

1. https://www.indexmundi.com/vietnam/gdp_real_growth_rate.html

2. https://www.indexmundi.com/g/g.aspx?c=vm&v=71

3. https://luanvantrust.com/tieu-luan-nghien-cuu-khoa-hoc-ve-lam-

phat/

4. https://www.dnse.com.vn/hoc/ty-le-lam-phat-cua-viet-nam-qua-

cac-nam

5. https://finance.vietstock.vn/bao-cao-phan-tich/vi-mo-chien-luoc-

thi-truong

6. https://www.vcbs.com.vn/api/v1/ttpt-reports/download-with-token?

download_token=99dd1b1d-4cdd-4122-8784-
57d04e7a2ed3&locale=vi

7. https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#2

8. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-

chinh?dDocName=BTC333458

9. https://www.vietnamplus.vn/cac-chinh-sach-kiem-soat-muc-tieu-

kiem-che-lam-phat-nam-2022/803522.vnp

10. https://cafef.vn/tang-lai-suat-nham-kiem-soat-lam-phat-on-dinh-
kinh-te-vi-mo-20221026090636431.chn
11. https://www.sbv.gov.vn
12. Nguyễn Thanh Xuân. (2016). “Nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm
phát đến nền kinh tế”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (3), 25-34.
13. ThS. Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê. (2018). Lạm phát
và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát
triển và trường hợp Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, (124),
65-74.
14. Fischer, S. (1993). Vai trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tăng
trưởng. Tạp chí Kinh tế tiền tệ, 32(3), 485-512.

88
15. Ramey, V. A., & Ramey, G. (1995). Bằng chứng xuyên quốc gia về
mối liên hệ giữa biến động và tăng trưởng. Tạp chí Kinh tế Hoa Kỳ,
85(5), 1138-1151.
16. Rao, B. B., & Pradhan, G. (2010). Tăng trưởng và biến động trong
nền kinh tế Ấn Độ. Tạp chí Kinh tế Châu Á, 21(1), 1-22.

89

You might also like