You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI


VỚI HÀNG VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
Giảng viên: TS. BÙI NHẬT LÊ UYÊN

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ –


MGT6105

NHÓM 2
TÊN THÀNH VIÊN: HỒ NGỌC VÂN ANH - 236201131

VŨ THỊ THÁI BÌNH - 236201169

HUỲNH MỸ HOÀNG - 236201171

TRƯƠNG THỊ TÚ UYÊN - 236201198

NGUYỄN HUỲNH THANH TRÚC - 236201197

TP. Hồ Chí Minh, 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI


VỚI HÀNG VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
Giảng viên: TS. BÙI NHẬT LÊ UYÊN

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ –


MGT6105

NHÓM 2
TÊN THÀNH VIÊN: HỒ NGỌC VÂN ANH - 236201131

VŨ THỊ THÁI BÌNH - 236201169

HUỲNH MỸ HOÀNG - 236201171

TRƯƠNG THỊ TÚ UYÊN - 236201198

NGUYỄN HUỲNH THANH TRÚC - 236201197

KHÓA 2023

TP. Hồ Chí Minh, 2024


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được Bài tiểu luận này của môn học Quản trị kinh doanh Quốc tế,
lời đầu tiên em xin gửi lời Cảm Ơn chân thành đến Cô TS. Bùi Nhật Lê Uyên,
trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính TP. HCM (UEF) đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình nhóm chúng em thực hiện đề tài
nhưng có thể còn những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý,
hướng dẫn của Cô Lê Uyên để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin gửi đến Cô TS. Bùi Nhật Lê Uyên lời Cảm Ơn chân thành và
tốt đẹp nhất!

TP.HCM, Ngày….. tháng….. năm 2024

Nhóm sinh viên thực hiện

Nhóm 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Nhóm sinh viên: Nhóm 2

Lớp: 232MBA12

Chuyên nghành: Quản trị kinh doanh

NỘI DUNG NHẬN XÉT:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TP. HCM, Ngày….. Tháng….. Năm 2024

Giảng viên

(Ký tên và đóng dấu)


ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CỦA THÀNH VIÊN

ĐÁNH GIÁ
STT MSSV TÊN THÀNH VIÊN NHÓM
THỰC HIỆN

1 236201131 HỒ NGỌC VÂN ANH 100%

2 236201169 VŨ THỊ THÁI BÌNH 100%

3 236201171 HUỲNH MỸ HOÀNG 100%

4 236201198 TRƯƠNG THỊ TÚ UYÊN 100%

5 236201197 NGUYỄN HUỲNH THANH TRÚC 100%


MỤC LỤC

CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG VIỆT NAM KHI
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI ......................................
1. Lý thuyết/ Khái niệm liên quan chủ đề ........................................................ 1
2. Vai trò/ Lợi ích của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 2
3. Phân tích chi tiết tình hình diễn ra tại Việt Nam: Thực trạng chung, cơ
hội/thách thức… ................................................................................................. 3
3.1. Tổng thể xuất khẩu của Việt nam tại thị trường nước ngoài ................ 3
3.2. Các hình thức kiện bán phá giá của một số quốc gia trọng điểm đối với
Việt Nam ......................................................................................................... 7
3.3. Thách thức của Việt Nam...................................................................... 8
3.4. Cơ hội cho Việt Nam ............................................................................ 9
4. Phân tích chi tiết một ví dụ điển hình thực tế tại Việt Nam....................... 10
4.1. Bối cảnh sự kiện .................................................................................. 10
4.2. Nội dung vụ kiện ................................................................................. 10
4.2.1. Nguyên nhân ............................................................................. 10
4.2.2. Diễn biến ................................................................................... 11
4.3. Kết quả vụ việc:................................................................................... 15
5. Kết luận, bài học và đề xuất giải pháp ....................................................... 16
5.1. Kết luận ............................................................................................... 16
5.2. Bài học rút ra từ vụ kiện ...................................................................... 16
5.3. Đề xuất giải pháp................................................................................. 18
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..............


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu năm 2023 ........................ 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Quy mô và tốc độ xuất khẩu của Việt Nam (2019-2023) ......................... 4
Bảng 2. Tổng hợp kết cả các cuộc rà soát ........................................................... 15
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI TIẾNG VIỆT

ADA Agreement on Antidumping Practices –


Hiệp định về chống bán phá giá
WTO World Trade Organization –
Tổ chức thương mại Thế giới
GATT General Agreement on Tariffs and Trade –
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
SSA Liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ

VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ

ITC Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ


VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry -
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh
tế Quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát
triển kinh tế của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh
tế Quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá.

Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị
trường thế giới đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nước ta bị nước
nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ,

ngăn cản hàng hoá của ta không cho xuất khẩu vào thị trường của nước họ. Và gây
ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất, Chính phủ và kinh tế Quốc gia đó cùng
các nước liên quan. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và
sớm áp dụng các công cụ và các biện pháp mới phù hợp với các quy định của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá. Đây là việc
làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Đó là lý
do, nhóm chúng em chọn đề tài: “Các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng Việt
Nam khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài”. Bài tiểu luận này, đề cập tới một
số nét khái quát về lý thuyết của việc bán phá giá, chống bán phá giá, thuế chống
bán phá giá cũng như thực trạng bị kiện bán phá giá, khi tham gia xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam ra nước ngoài và những bài học rút ra.

Kết cấu của tiểu luận:


1. Lý thuyết/ Khái niệm liên quan chủ đề.
2. Vai trò/lợi ích của vấn đề nghiên cứu.
3. Phân tích chi tiết tình hình diễn ra tại Việt Nam: Thực trạng chung, cơ
hội/thách thức,...
4. Phân tích chi tiết một ví dụ điển hình thực tế tại Việt Nam (Case study).
5. Kết luận và giải pháp đề xuất.
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG VIỆT NAM KHI
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

1. Lý thuyết/ Khái niệm liên quan chủ đề

Bán phá giá (Dumping) là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Bán
phá giá xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với
mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc
bán ở mức dưới giá thành sản xuất.

Ví dụ: Gạo ST25 bán tại thị trường Việt Nam với giá 30K/kg nhưng lại được
xuất khẩu sang nước Mỹ với giá 24K/kg (24K/kg < 30K/kg) thì tức là Gạo ST25 được
xem là bán phá giá từ Việt Nam sang Mỹ. Trong WTO, đây được xem là “Hành vi
cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với
ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Chính vì vậy, các “Vụ kiện chống bán phá
giá” đã xảy ra và sau đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện)
là một hình thức để hạn chế hành vi này.

Chống bán phá giá (Antidumping) là một trong các biện pháp phòng vệ
thương mại được nhà nước Việt Nam áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng
xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường. Một biện pháp thường được
áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những
sản phẩm này.

Trong đó, tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện
pháp chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được
xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe
dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước.

“Vụ kiện” chống bán phá giá là: Thực chất là một quy trình Kiện - Điều tra -
Kết luận - Áp dụng biện pháp chống bán phá iá (nếu có) mà nước nhập khẩu tiến hành

NHÓM 2 1|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ
rằng loại hàng hoá đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.

Mặc dù thường được gọi là “Vụ kiện” (theo cách gọi ở Việt Nam), đây không
phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính
nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại
giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước
ngoài. Nó không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và
nhập khẩu.

Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình
tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại toà nên thủ tục này còn được xem là “Thủ tục bán tư
pháp”. Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của
cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án (lúc này, vụ việc xử lý tại toà án
thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp).

Vấn đề chống bán phá giá được quy định:

Trong WTO, các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại:

Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) (thường được gọi
là Hiệp định chống bán phá giá) (bao gồm các nguyên tắc chung về vấn đề này).

Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices - ADA) chi
tiết hoá Điều VI GATT (các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện - điều tra và áp
dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể).

Mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (xây dựng trên cơ sở
các nguyên tắc chung liên quan của WTO). Các vụ kiện chống bán phá giá và việc áp
thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định nội địa này.

2. Vai trò/ Lợi ích của vấn đề nghiên cứu

NHÓM 2 2|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Thuế chống bán phá giá đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngành
công nghiệp trong một quốc gia khỏi ảnh hưởng tiêu cực của việc bán phá giá. Dưới
đây là một số vai trò quan trọng của thuế chống bán phá giá:
Bảo vệ ngành công nghiệp trong nước: Một trong những vai trò chính của thuế
chống bán phá giá là bảo vệ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp trong nước khỏi
sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa bán phá giá. Bằng cách áp dụng thuế,
chính phủ có thể giúp giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiệp và bảo vệ môi trường kinh
doanh trong nước.
Tạo cơ hội cạnh tranh công bằng: Thuế chống bán phá giá giúp tạo ra một môi
trường cạnh tranh công bằng hơn bằng cách ngăn chặn việc bán phá giá, trong đó các
sản phẩm được bán với giá thấp hơn so với giá ổn định trên thị trường nội địa. Điều
này giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên chất lượng và hiệu suất
thay vì giá cả.
Bảo vệ quyền lợi người lao động: Bằng cách bảo vệ doanh nghiệp và ngành
công nghiệp trong nước, thuế chống bán phá giá có thể giữ cho các doanh nghiệp duy
trì sản xuất và tạo việc làm cho người lao động trong nước. Điều này giúp giữ vững
mức thu nhập và quyền lợi của người lao động.
Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững: Bảo vệ ngành công nghiệp trong nước
giúp tạo ra một nền kinh tế bền vững hơn bằng cách duy trì các chuỗi cung ứng và sản
xuất trong nước. Điều này có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu và
làm cho nền kinh tế ít ảnh hưởng hơn bởi biến động trên thị trường quốc tế.
Điều tiết thị trường: Thuế chống bán phá giá cũng có vai trò trong việc điều
tiết thị trường và giữ cho giá cả ổn định. Bằng cách ngăn chặn việc bán phá giá, chính
phủ có thể ảnh hưởng đến giá cả và giữ cho thị trường phát triển một cách dựa trên
các quy tắc và nguyên tắc công bằng.

3. Phân tích chi tiết tình hình diễn ra tại Việt Nam: Thực trạng chung, cơ
hội/thách thức,…

3.1. Tổng thể xuất khẩu của Việt nam tại thị trường nước ngoài
NHÓM 2 3|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề chống phá giá không chỉ là một
thách thức mà còn là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc ổn định và phát triển
của cơ sở hạ tầng kinh tế của mỗi quốc gia.

Là nền kinh tế có độ mở lớn, nhiều chủng loại hàng hóa của Việt Nam được xuất
khẩu sang nhiều thị trường với giá trị tăng qua mỗi năm. Việt Nam đã có tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu cao trong suốt hơn 3 thập kỷ, ngay cả thời gian đại dịch COVID-19
(2019-2021). Năm 2023, Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích xuất siêu. Thị trường
xuất khẩu của Việt Nam, trải rộng khắp các châu lục: Á, Âu, Bắc Mỹ…trong đó Mỹ
là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa đạt xuất siêu từ một số thị trường chính là: Mỹ, EU,Nhật
Bản.

Xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ xuất khẩu (%)


Năm

2019 264.267 8.4

2020 282.628 6.9

2021 336.021 18.9

2022 371.304 10.5

2023 354.67 -4.6

Bảng 1. Quy mô và tốc độ xuất khẩu của Việt Nam (2019-2023)

NHÓM 2 4|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Hình 1. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu năm 2023

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, lâm sản năm 2023 được đánh giá là thành công
của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng nông sản, lâm sản chiếm tỷ trọng 7,9%, tăng 0,8 điểm phần
trăm so với năm trước. Rau quả đạt 5,6 tỷ USD, tăng mạnh nhất 65,9%; gạo đạt 4,8
tỷ USD, tăng 39,4% (lượng tăng 17,4%); cà phê đạt 4,2 tỷ USD, tăng 3,1%; hạt điều
đạt 3,6 tỷ USD, tăng 17,6% (lượng tăng 23,4%). Việt Nam đã xuất khẩu 8,3 triệu tấn
gạo; 3 triệu tấn sắn và sản phẩm của sắn; 2,2 triệu tấn cao su; 1,6 triệu tấn cà phê, 0,6
triệu tấn hạt điều.

Trong năm 2023, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện tuy gặp nhiều khó
khăn nhưng đã nỗ lực vươn lên, tiếp tục là nhóm hàng dẫn đầu thị trường xuất khẩu
và đến cuối năm đạt mức tăng trưởng dương. Trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu
nhóm hàng này giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng từ tháng 10, kim ngạch
xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã tăng trở lại với mức tăng nhẹ 0,7%.
Kết thúc năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt
57,3 tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 16,1% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu.
NHÓM 2 5|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Năm 2023, có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện
thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; giày dép; phương
tiện vận tải, phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ.

Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tới các thị trường lớn phục hồi tốt và đạt
mức tăng cao. Trong đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta,
ước đạt 17,4 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Nhật Bản ước
tăng 19,6%; EU ước tăng 14,2%, Trung Quốc ước tăng 7,7%... Như vậy, sự khởi đầu
thuận lợi trong hai tháng đầu năm với việc các đơn hàng gia tăng, các doanh nghiệp
tăng tốc sản xuất để kịp tiến độ xuất khẩu đã mở ra tín hiệu tích cực và mang tới kỳ
vọng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong năm 2024.

Mặc dù không phải là mục tiêu lớn của các vụ kiện chống bán phá giá nhưng
với năng lực xuất khẩu ngày càng tăng và lợi thế cạnh tranh chủ yếu về giá, nhiều
loại hàng hóa Việt Nam phải đối mặt nhiều hơn với những nguy cơ kiện chống bán
phá giá ở các thị trường.

Sau khi gia nhập WTO năm 2007, với kỳ vọng một bước nhảy vọt trong xuất
khẩu của hàng hóa Việt Nam, nguy cơ này cũng tăng lên tương ứng. Đồng nghĩa với
việc các vụ khởi kiện Phòng vệ thương mại với hàng Việt cũng ngày càng nhiều. Do
đó các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động đối đầu với những vụ kiện chống bán
phá giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bộ Công Thương đã công bố danh sách 18 mặt hàng có nguy cơ bị điều tra áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Bao
gồm: Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng. tủ bếp và tủ nhà tắm, ghế sofa có khung gỗ, pin
năng lượng mặt trời,…

NHÓM 2 6|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Chống phá giá không chỉ xuất hiện trong một ngành hoặc một lĩnh vực kinh
doanh cụ thể, mà đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau, từ hàng hóa tiêu dùng
đến dịch vụ, từ hàng hóa sản xuất đến hàng hóa xuất khẩu.Chống phá giá không chỉ
giới hạn ở việc giảm giá sản phẩm dưới mức lợi nhuận hợp lý mà còn bao gồm các
biện pháp không minh bạch như trả hoa hồng, chiết khấu không rõ nguồn gốc, hoặc
việc thực hiện các thỏa thuận phi pháp với đối tác kinh doanh.

3.2. Các hình thức kiện bán phá giá của một số quốc gia trọng điểm
đối với Việt Nam

Xu huớng kiện “kép” (chống bán phá giá + trợ cấp). Vụ kiện kép chống bán
phá giá/trợ cấp bắt đầu năm 2009 với vụ túi nhựa PE và đến nay đã có thêm 2 vụ
ống thép và mắc áo xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ khởi kiện chống bán phá giá mặt hàng sợi từ Việt Nam. Với giá
sợi nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ thấp hơn giá trị thông thường, gây thiệt hại đáng kể
cho sản xuất trong nước.

Ấn Độ khởi kiện chống bán phá giá mặt hàng Gỗ tấm MDF và gỗ dán từ Việt
Nam. Điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, nhằm xem xét liệu có khả
năng gỗ dán từ Trung Quốc được chuyển sang Việt Nam và Bulgaria vào thị trường
Thổ Nhĩ Kỳ nhằm né tránh thuế chống bán phá giá mà quốc gia này đang áp dụng
cho gỗ dán Trung Quốc hay không.

Các quốc gia điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam nhiều nhất bao gồm Hoa Kỳ với tổng số 34 vụ việc, Ấn
Độ với 26 vụ việc, Thổ Nhĩ Kỳ với 21 vụ việc, Canada và Australia với lần lượt 15
và 11 vụ việc.

Như vậy, tầm quan trọng của việc hiểu và giải quyết thực trạng chống phá giá
tại Việt Nam là cực kỳ cần thiết. Các biện pháp chặt chẽ và cơ bản, cùng với sự chủ

NHÓM 2 7|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

động và linh hoạt trong hành động, đều là yếu tố không thể thiếu trong cuộc chiến
với tình trạng này.

3.3. Thách thức của Việt Nam

❖ Thách thức về khả năng phản ứng nhanh chóng:

Khi bị kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp thường bị động trong điều tra
ban đầu. Các biện pháp chống phá giá có thể xảy ra đột ngột và đòi hỏi sự phản ứng
nhanh chóng từ các doanh nghiệp để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ lợi ích của mình
và tránh bị thiệt hại.

❖ Thách thức về chi phí và thời gian:

Tiến trình chống phá giá có thể đòi hỏi chi phí pháp lý đáng kể và mất nhiều
thời gian, đặc biệt là khi phải tham gia vào các vụ kiện hoặc các quá trình điều tra
phức tạp.

Các doanh nghiệp Việt Nam ssối mặt với việc giảm giá sản phẩm hoặc phải
chịu các biện pháp phòng thủ phức tạp, đối mặt với áp lực tài chính lớn và có thể
ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của họ.

❖ Thách thức trong việc thiếu thông tin và dữ liệu về các chứng từ liên
quan:

Việc thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến giá cả và chi phí sản xuất có
thể gặp khó khăn, không được chấp nhận do các chứng từ tài liệu, hệ thống kế toán
cần không theo chuẩn quốc tế, thiếu minh bạch.

❖ Thách thức về mặt pháp lý, các quy định và các chính sách mới:

Sự phức tạp của hệ thống pháp luật và quy định liên quan đến chống phá giá.
Các quy định có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và ngành công nghiệp,
đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và tuân thủ chặt chẽ.

NHÓM 2 8|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ có một số chính sách mới đối với
nền kinh tế phi thị trường, đây sẽ là những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp Việt
Nam.

❖ Thách thức chống phá giá độc hại:

Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các hành
động chống phá giá độc hại từ các đối thủ cạnh tranh, gây ra thiệt hại không chỉ cho
doanh nghiệp mà còn cho toàn bộ ngành công nghiệp.

Thực tế cho thấy khối lượng các vụ kiện chống bán phá giá nói chung và các
biện pháp phòng vệ thương mại nói riêng được áp dụng nhiều và tăng nhanh trong
giai đoạn suy thoái kinh tế.

Hiện tại tình hình kinh tế khó khăn, các nhà sản xuất nước ngoài bắt buộc phải
bán hàng với giá thấp hơn để giảm lượng hàng tồn kho điều này khiến các nhà sản
xuất nội địa gặp khó khăn hơn và chính việc bán giá thấp này đã bị cho là hành vi
chống bán phá giá.

3.4. Cơ hội cho Việt Nam

Khả năng mới đối với doanh nghiệp: Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt và sự đa dạng ngày càng tăng lên trong nhu cầu của người tiêu
dùng, chống bán phá giá trở thành một công cụ quan trọng để thu hút và giữ chân
khách hàng. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị
trường, tăng trưởng doanh số bán hàng và củng cố vị thế cạnh tranh.

Khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng mới: Bằng cách giảm giá sản
phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp có thể thu hút những người tiêu dùng mà trước
đây có thể không thể tiếp cận được vì lý do tài chính. Điều này mở ra cánh cửa cho
việc mở rộng thị trường và tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp.

NHÓM 2 9|Trang
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Doanh nghiệp cải thiện và tăng cường mối quan hệ với khách hàng: Việc
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá hấp dẫn không chỉ giúp thu hút khách
hàng mới mà còn giúp giữ chân khách hàng hiện tại. Điều này có thể dẫn đến sự
tăng trưởng trong việc tái mua và sự trung thành từ phía khách hàng, mở ra cơ hội
để tạo ra một cộng đồng khách hàng trung thành và tích cực.

4. Phân tích chi tiết một ví dụ điển hình thực tế tại Việt Nam

Tên vụ kiện: Vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tôm nước ấm
đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Bên khởi kiện: Liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA).
Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến hải sản Việt Nam. Đại diện: Hiệp hội
chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – VASEP.
Cơ quan xử lý vụ kiện: Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại
Quốc tế Hoa Kỳ (ITC).
Sản phẩm bị điều tra: Tôm nước ấm đông lạnh (Frozen Warmwater Shrimp).

4.1. Bối cảnh sự kiện

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết từ giai
đoạn 2003-2004, khi các mặt hàng thủy sản bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ với doanh số
1-2 tỉ USD, doanh nghiệp trong ngành đã liên tục đối mặt với các vụ kiện chống bán
phá giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tôm cá Việt Nam sản xuất quy mô
lớn, chi phí thấp nên giá xuất khẩu cạnh tranh. Khi giá bán cạnh tranh với ngành nuôi
thủy sản tại Mỹ, ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà sản xuất thủy sản nội địa nên
bị kiện, điều tra áp thuế cao.

4.2. Nội dung vụ kiện

4.2.1. Nguyên nhân

Do Việt Nam đã bán mặt hàng tôm với giá thấp hơn so với giá của sản phẩm
trong nước, khiến sản phẩm nội địa bị giảm khả năng cạnh tranh và số lượng tiêu thụ

NHÓM 2 10 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

giảm xuống. Ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng và đánh bắt tôm ở trong nước, do sản
lượng tiêu thụ giảm xuống khiến nhiều người trong nghành tôm vùng biển phía Nam
bị mất việc.

4.2.2. Diễn biến

❖ Bước 1: Nộp đơn kiện


- 06/08/2003, Hiệp hội Tôm Louisiana đã biểu quyết sẽ nộp đơn khởi kiện tôm nhập
khẩu.
- 8/8/2003, Liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) biểu quyết thông qua nghị quyết
khởi kiện bán phá giá tôm nhập khẩu từ 6 nước, trong đó có Việt Nam.
- 31/12/2003, SSA chính thức nộp đơn khởi kiện “Chống bán phá giá tôm” lên Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC).
❖ Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra
- 01/2004, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng vụ điều tra chống bán phá giá
đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.
❖ Bước 3, 4: Điều tra và kết luận sơ bộ
- 20/01/2004, DOC bắt đầu tiến hành điều tra vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam
tại Mỹ, đồng thời thông báo cho ITC về việc tiến hành điều tra chống bán phá giá.
- 17/02/2004, kết luận sơ bộ, ITC họp bỏ phiếu về những kết quả điều tra đầu tiên kết
luận sơ bộ về vụ kiện bán phá giá tôm của các doanh nghiệp Việt Nam và vụ kiện bắt
đầu tiến hành điều tra.
- 26/02/2004, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố danh sách 4 Bị Đơn Bắt Buộc của Việt
Nam trong vụ kiện tôm. Là: Công ty Chế biến thủy sản và XNK Cà Mau (Camiex),Xí
nghiệp Chế biến Thủy sản Minh Phú (Cà Mau), Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản
Minh Hải (Seaprodex Minh Hải), Công ty TNHH Kim Anh (Sóc Trăng). Ngoài ra còn
có các Bị Đơn Tự Nguyện ( mong muốn tham gia điều tra).
- 01/04/2004, Liên minh Hành động Thương mại ngành Công nghiệp Tiêu thụ Mỹ
(CITAC) và Hiệp hội Phân phối Thủy sản Mỹ (ASDA) chính thức thành lập Nhóm
đặc trách Tôm, nhằm vận động chống lại vụ kiện chống bán phá giá do Liên minh
NHÓM 2 11 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) khởi kiện đối với tôm nhập khẩu từ sáu nước Nam
Mỹ và châu Á, trong đó có Việt Nam.
- 25/05/2004, Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) nộp đơn yêu cầu áp dụng tình
trạng khẩn cấp với VN.
- 06/07/2004, Bộ thương mại Hoa Kỳ tiến hành điều tra bán phá giá trên khoảng 30
công ty Việt Nam bao gồm 4 bị đơn bắt buộc và 29 bị đơn tự nguyện.
Thuế chống phá giá được dự định ở 3 mức:
➢ Bị Đơn Bắt buộc: Từ 12% đến gần 20% (4 công ty).
➢ Bị Đơn Tự Nguyện: Thuế suất khoảng 16%.
➢ Bị Đơn khác: Mức thuế 93%.
- 16/07/2004, DOC công bố Quyết Định Sơ Bộ về mức thuế chống phá giá áp dụng
cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ. DOC quyết định không công
nhận yêu cầu của nguyên đơn về tình trạng khẩn cấp và hoãn đưa ra kết luận cuối
cùng về việc điều tra bán phá giá tôm của Việt Nam tại thị trường Mỹ.
- 21/07 - 23/08/2004, DOC nhận bản giải trình từ bị đơn bắt buộc, DOC gửi bản câu
hỏi đến các bị đơn.
- 24/08/2004, DOC áp dụng biên độ phá giá sơ bộ cho các công ty của Việt Nam.
❖ Bước 5: Tiếp tục điều tra
- 25/08/2004, DOC bắt đầu thẩm tra các doanh nghiệp tôm Việt Nam.
- 30/11/2004, ITC kết thúc quá trình thẩm tra tại chỗ. DOC ra mức thuế mới đối với
tôm Việt Nam. Mức thuế này giảm đáng kể so với Quyết Định Sơ Bộ của DOC đưa
ra tháng 7/2004.
- DOC cũng kết luận không có doanh nghiệp VN nào bị hồi tố do “Tình trạng khẩn
cấp”. DOC tiếp tục công nhận rằng tình trạng khẩn cấp không tồn tại.
- 01/12/2006, Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự phiên điều trần cuối cùng trong
khuôn khổ vụ kiện tôm.
❖ Bước 6: Kết luận cuối cùng
- 26/01/2005, DOC đã quyết định sửa đổi lại mức thuế trong Quyết Định Cuối Cùng

NHÓM 2 12 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

ngày 01/12/2004 áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.


- 31/01/2005, ITC công bố phán quyết cuối cùng: Việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa của
Hoa Kỳ.
❖ Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Có hiệu lực từ ngày 01/02/2004.
- DOC yêu cầu Cục Hải Quan Hoa Kỳ chính thức áp mức thuế chống bán pháp giá
theo Quyết Định Cuối Cùng của DOC ngày 26/01/2005 đối với các doanh nghiệp Việt
Nam.
Để xuất khẩu tôm vào Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam phải nộp hai khoản:
* Khoản 1: Tiền thuế tính theo biên độ riêng biệt x giá trị lô hàng.
* Khoản 2: Tiền đặt cọc được tính theo công thức thuế suất chung cho toàn
quốc x giá trị nhập khẩu tôm của doanh nghiệp đó trong thời gian tính từ khi vụ kiện
phát sinh đến khi lệnh áp thuế có hiệu lực. Khoản tiền đặt cọc phải nộp toàn bộ 1 lần
và trước khi hàng nhập khẩu cập cảng Mỹ.
- 03/2005, Các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu tôm từ Việt Nam phải ký quỹ (đóng bond)
một khoản tiền tương đương với trị giá nhập khẩu tôm trong vòng một năm nhân với
mức thuế chống bán phá giá. Khoản ký quỹ này đóng theo từng năm, căn cứ trên trị
giá nhập khẩu của năm trước và chỉ được giải ngân số tiền ký quỹ sau 3 năm khi DOC
xem xét hành chính (administrative review) vào tháng 08/2007 có được kết quả để
tính lại giá thành, giá bán của từng lô hàng nhằm quyết định mức thuế chống bán phá
giá mới.
- 19/5/2006, Thời hạn cuối cùng để các công ty Việt Nam tham gia vụ kiện “Chống
bán phá giá tôm” sang Mỹ nộp đơn đề nghị xem xét lại thuế suất chống bán phá giá
của DOC.
❖ Bước 8: Rà soát lại biện pháp
Theo pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, sau tròn mỗi năm kể từ ngày
lệnh áp thuế chống bán phá giá của DOC được ban hành, DOC sẽ tiến hành rà soát

NHÓM 2 13 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

hành chính để xét lại mức thuế chính thức mà DOC đã áp đối với khoảng thời gian 1
năm liền trước đó. Theo đó, tính tới thởi điểm tháng 2/2010 (thời điểm Việt Nam đệ
đơn yêu cầu tham vấn CP Hoa Kỳ), DOC đã tiến hành 3 cuộc rà soát hành chính
(POR) (bên nguyên đơn đã không yêu cầu rà soát hành chính năm đầu tiên sau khi đã
thống nhất với phía Việt Nam). Kết quả sau các cuộc rà soát như sau:

MỨC THUẾ (%)


ĐỢT XEM NĂM CÔNG
XÉT BỐ Bị đơn bắt
Tự nguyện Toàn quốc
buộc

POR1
(16/7/2004 – 2005 4,3 - 5,24 4,57 25,76
31/1/2006)

POR2
(1/2/2006 – 2008 0 – 0,1 4,57 25,76
31/1/2007)

POR3
(1/2/2007 – 2009 0,08 – 0,21 4,57 25,76
31/1/2008)

POR4 2010 2,95 – 4,89 3,92 25,76

POR5 2011 0,0 – 1,15 1,04 25,76

POR6 2012 1,23 – 1,27 1,25 25,76

POR7 2013 0 0 Không rõ

POR8 2014 4,98 – 9,75 6,37 25,76

NHÓM 2 14 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

POR9 2015 0 – 1,39 0,91 25,4

POR10 2016 4,78 4,78 25,76

POR11 2017 25,76 4,78 Không rõ

POR12 2018 4,58 4,58 Không rõ

POR13
4/2019 0 0 Không rõ
(Sơ bộ)

Bảng 2. Tổng hợp kết cả các cuộc rà soát


4.3. Kết quả vụ việc:

Trước nguy cơ DOC tiếp tục dùng các phương pháp tính toán như đã dùng trong
POR2 và POR3 dẫn tới kết quả rất bất lợi trong POR4 (đặc biệt liên quan đến cơ hội
thoát hoàn toàn khỏi vụ kiện của các doanh nghiệp có kết luận 3 lần biên độ phá giá
tối thiểu), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) và Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ động đưa ra phân tích và kiến nghị đề xuất
kiện Hoa Kỳ ra WTO lên Chính phủ. Tháng 2/2010, Chính phủ đã chấp thuận đề xuất
này và bắt đầu vụ kiện bằng tham vấn gửi Chính phủ Hoa Kỳ.
Từ năm 2004 đến nay, trải qua 7 đợt rà soát cùng với nỗ lực bền bỉ của các doanh
nghiệp tham gia theo đuổi vụ kiện, ngày 10/9/2013, Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC)
cuối cùng cũng đã phải thừa nhận thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt
Nam không bán phá giá và lần đầu tiên DOC đã ra quyết định mức thuế 0% cho tất
cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia xem xét hành chính thuế chống
bán phá giá. Cụ thể DOC đã công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp Việt Nam tham gia
đợt xem xét hành chính lần thứ 7(POR7) giai đoạn 1/2/2011 - 31/1/2012 đều không
bán phá giá tôm trên thị trường Hoa Kỳ và nhận được mức thuế 0%. Với mức thuế

NHÓM 2 15 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

giảm về 0%, hàng thủy sản Việt Nam sẽ xâm nhập nhiều vào thị trường này và giá trị
mặt hàng tăng lên, có sức cạnh tranh cao. Đây là cơ hội lớn cho cả doanh nghiệp và
người nuôi tôm được bán với giá thỏa đáng hơn, mang lợi nhuận nhiều hơn.

5. Kết luận, bài học và đề xuất giải pháp

5.1. Kết luận

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, việc chống bán phá giá trên thị trường quốc
tế đã trở thành một vấn đề “nóng” nan giải cho nhiều quốc gia và thương mại Quốc
tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi, khi bị cuốn vào làn sóng chung
của những hoạt động liên quan đến vấn đề chống bán phá giá trên thế giới. Khi mà
chúng ta đang ngày càng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, với nền kinh tế chuyển đổi
liên tục và đang phát triển.

Với bối cảnh đó, nhu cầu cấp bách đặt ra là Việt Nam cần sớm xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật về tự vệ thương mại nói chung và pháp luật về chống bán
phá giá nói riêng, trên cơ sở kếp hợp hài hòa với các quy định và thực tiễn của thương
mại Quốc tế. Và nhắm đến của các doanh nghiệp là làm sao cho mức thuế áp cho việc
bán phá giá thấp nhất. “Muốn làm được điều đó thì ngay từ bây giờ, doanh nghiệp
phải nghĩ đến những chiến lược đối phó với các vụ kiện như trên, tránh tình trạng
nước đến chân mới nhảy”- Adam Leton, một chuyên gia kinh tế của WTO nhận định.
Và một trong những cách tự vệ tốt nhất đối với doanh nghiệp là lập trước kế hoạch
chống rủi ro của các vụ kiện. Nhà sản xuất cần tìm hiểu các quy định pháp lý với sự
trợ giúp của những chuyên gia am hiểu luật chống bán phá giá và minh bạch trong
việc kiểm toán của mình. Ngoài ra, nhà sản xuất cần có dự báo trước các ngành công
nghiệp có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá. Từ đó, có thể tham gia cuộc chơi
một cách sòng phẳng, đồng thời có đủ kiến thức và kỹ năng bảo vệ tối đa quyền lợi
của mình trước làn sóng hàng ngoại tràn vào.

5.2. Bài học rút ra từ vụ kiện

NHÓM 2 16 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

❖ Đối với Nhà nước:

Hoàn chỉnh hệ thống luật Việt Nam: Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các
nhà lập pháp cần hoàn chỉnh hệ thống luật Việt Nam, soạn thảo và thông qua bộ Luật
Chống bán phá giá. Bộ Luật nên quy định rõ những trường hợp nào được gọi là bán
phá giá và những chế tài khi vi phạm. Để các doanh nghiệp Việt Nam, có thể biết
được khi nào họ bị đối tác cố tình chơi xấu, o ép và họ sẽ đưa ra được những đối sách
cụ thể, hiệu quả nhằm tranh đáu giành quyền lợi hoặc hạn chế tổn thất ở mức thấp
nhất.

Chuyển đổi nền kinh tế: Chính phủ tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi
nền kinh tế để sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường. Bị coi là một nước có
nền kinh tế phi thị trường chính là một trong những bất lợi lớn nhất của Việt Nam
trong vụ kiện khiến chúng ta phải chịu mức thuế rất cao.

Cần có biện pháp, chuẩn bị đối phó cụ thể: Các cơ quan chính phủ cần nhanh
chóng tổ chức các khóa đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo các
cán bộ ngành. Nội dung của các khóa đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế
liên quan tới bán phá giá, những quy định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh
nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước để có thể xử lý một cách
cứng rắn và khéo léo khi tiếp tục gặp những vụ kiện thương mại tương tự.

Xây dựng 1 mạng lưới: Việt Nam xây dựng 1 mạng lưới hoặc 1 cơ quan chuyên
chịu trách nhiệm thu thập thông tin về môi trường đầu tư cũng như đặc điểm văn hóa
của các thị trường nước ngoài.

Chính sách và biện pháp hỗ trợ: Cho các doanh nghiệp và ngành nghề bị ảnh
hưởng bởi các vụ kiện thương mại.

❖ Đối với doanh nghiệp:

NHÓM 2 17 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Nâng cao kiến thức luật pháp: Đặc biệt là luật thương mại tại những quốc gia
mà chúng ta đang có quan hệ kinh doanh. Luật pháp nước ngoài rất khác so với luật
Việt Nam. Và cũng có biện pháp cụ thể hơn, nếu cần sẵn sàng thuê luật sư nước ngoài
nếu cần thiết.

Đăng ký bảo hộ nước ngoài: Doanh nghiệp cần phải đăng kí bảo hộ thương
hiệu tại nước ngoài.

Cần có chiến lược và kế hoạch dự phòng: để đối phó với các biến động và
tranh chấp thương mại quốc tế, bao gồm việc thích nghi với các biện pháp bảo vệ
thương mại.

❖ Đối với nông dân:

Học hỏi các kỹ năng: Các hộ nông dân cần tích cực học hỏi các kỹ năng, kỹ
thuật nhân giống, chọn giống, kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ
môi trường, nguồn lợi, hạch toán kinh doanh lỗ lại, công tác thị trường. Từ đó, nông
dân có thể tiếp cận tốt hơn với thông tin và có thể đưa ra quyết định đúng đắn khi đầu
tư, sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch và không bị động với biến động của môi trường.

Tổ chức các hiệp hội nông dân với nhau: Chia sẻ các kiến thức, hỗ trợ và phối
hợp khi nuôi trồng thủy sản, nhất là những nông dân khó khăn. Các hỗ trợ có thể bao
gồm vốn, công nghệ, đào tạo, huấn luyện và các nguồn tin về thị trường, giá cả. Để từ
đó, giúp nông dân củng cố và phát triển tổ chức hội và hội viên.

Sự hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức: Để chuyển đổi và đào tạo lại để có thể

chuyển sang các nghề nghiệp khác khi ngành nghề hiện tại bị ảnh hưởng.

5.3. Đề xuất giải pháp

NHÓM 2 18 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

Để phòng tránh nguy cơ bị kiện và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá,
doanh nghiệp cần đồng thời thực hiện các biện pháp mang tính chính sách để hạn chế,
nhận biết và ứng phó với nguy cơ một cách kịp thời.

▪ Các doanh nghiệp cần nhận biết về sự tồn tại của nguy cơ bị kiện tại các
thị trường xuất khẩu và cơ chế vận hành của chúng, nhóm thị trường và
loại mặt hàng thường bị kiện.
▪ Cần tính đến khả năng bị kiện khi xây dựng chiến lược xuất khẩu để có
kế hoạch chủ động phòng ngừa và xử lý khi không phòng ngừa được (ví
dụ đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh phát triển quá nóng một thị
trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh
tranh bằng giá rẻ…);
▪ Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để
có chương trình, kế hoạch đối phó chung đối với các vụ kiện có thể xảy
ra;
▪ Sử dụng chuyên gia tư vấn và luật sư trong những tình huống cần thiết
ở mức độ thích hợp;
▪ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để được hướng dẫn và có
thông tin cần thiết

Bên cạnh đó là có các biện pháp kỹ thuật để tính toán và chứng minh biên độ
bán phá giá thấp nhất có thể.

▪ Khi bị kiện chống bán phá giá/trợ cấp, các doanh nghiệp cần tích cực,
chủ động tham gia kháng kiện và phối hợp đoàn kết giữa các doanh
nghiệp với nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn được lựa chọn làm bị
đơn bắt buộc là rất cần thiết để đạt được kết quả cuối cùng có tác động
rất lớn đến doanh nghiệp toàn ngành.

NHÓM 2 19 | T r a n g
Quản trị kinh doanh Quốc tế GV: TS. Bùi Nhật Lê Uyên

▪ Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động Phòng vệ thương
mại, phối hợp chặt chẽ với hiệp hội ngay từ đầu để được tư vấn đầy đủ
về cách thức trả lời các bảng câu hỏi, nộp bảng câu hỏi đúng hạn và chất
lượng thông tin phải đảm bảo vì bảng trả lời là cơ sở để xác định mức
thuế suất.
▪ Đảm bảo chế độ ghi chép kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn kế
toán quốc tế để các số liệu của doanh nghiệp được cơ quan điều tra chấp
nhận sử dụng khi tính toán biên phá giá.
▪ Lưu giữ tất cả các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh
không bán phá giá.
▪ Có quỹ dự phòng đảm bảo các chi phí theo kiện tại nước ngoài.
▪ Không gian lận trong và sau cuộc điều tra chống bán phá giá để tránh bị
trừng phạt bởi những mức thuế chống bán phá giá rất cao.

NHÓM 2 20 | T r a n g
KẾT LUẬN

Chống bán phá giá là một chủ đề cực kỳ quan trọng trong kinh doanh Quốc
tế. Việc đẩy mạnh các hiệp định quốc tế về chống bán phá giá được coi là bước
đầu tiên để đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế.
Ngoài ra, việc tăng cường các biện pháp kiểm soát, giám sát và truy cứu vi phạm
của các doanh nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bán phá giá..

Nếu không ngăn chặn được bán phá giá, các doanh nghiệp có khả năng thấp
hơn sẽ bị đẩy khỏi thị trường, gây tổn thất cho nền kinh tế và người tiêu dùng. Hơn
nữa, nếu việc bán phá giá trở thành hành vi chủ đạo trong ngành, sẽ gây ra một
loạt các vấn đề khác như giảm mức độ sáng tạo và năng lực cạnh tranh của ngành
công nghiệp đó.

Do đó, cần có sự kết hợp giữa các quốc gia, tổ chức và các doanh nghiệp
trong việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và giải quyết các vấn đề
liên quan đến bán phá giá. Tuy nhiên, chống bán phá giá không phải là một quá
trình dễ dàng và cần sự quan tâm và nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Quan
trọng hơn cả, mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kinh doanh cần có tinh
thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng các quy định pháp luật và thực
hiện hành động kinh doanh đúng trọng tâm để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, tạo động lực để phát triển kinh tế và đưa đất nước phát triển vững mạnh.

Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức hạn chế cũng
như những kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên tiểu luận của nhóm chúng em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của cô
để bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình:
[1] PGS. TS. Hà Nam Khánh Giao, Giáo trình Cao học Quản trị Kinh doanh
Quốc tế

[2] PGS. TS. Tạ Văn Lợi, PGS. TS. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình môn Kinh
doanh Quốc tế

Websites:

[3] Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/. [Ngày truy cập 13/03/2024]

Báo:

[4] “Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO - Các biện pháp
chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh”,– Hội đồng Tư
vấn về Phòng vệ Thương mại - VCCI – Phòng vệ Thương mại

https://chongbanphagia.vn/vu-giai-quyet-tranh-chap-dau-tien-cua-viet-nam-tai-
wto-cac-bien-phap-chong-ban-pha-gia-doi-voi-san-n3257.html

[5] “Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO - Tôm nước ấm
đông lạnh” – Trung tâm WTO và Hội nhập biên dịch – Phòng vệ Thương mại

https://chongbanphagia.vn/vu-giai-quyet-tranh-chap-dau-tien-cua-viet-nam-tai-
wto--tom-nuoc-am-dong-lanh-n3108.html

[6] “Vụ kiện tôm của Việt Nam với Mỹ: Chiến công thầm lặng” – Nguyễn Thái
(P/v TTXVN tại Geneva) – Báo tin tức thông tấn xã Việt Nam

https://baotintuc.vn/thoi-su/vu-kien-tom-cua-viet-nam-voi-my-chien-cong-tham-
lang-20160802084134950.htm

[7] “Bài học từ “Vua tôm” Minh Phú thắng kiện chống bán phá giá” – Huyền
Trang – Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp

https://diendandoanhnghiep.vn/bai-hoc-tu-vua-tom-minh-phu-thang-kien-chong-
ban-pha-gia-192062.html

You might also like