You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH


--------

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề tài:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINUNIVERSITY

Giảng viên giảng dạy : ThS. Võ Hạnh Quyên


Lớp học phần : 2232SMGM0111
Nhóm thực hiện : Nhóm 2

HÀ NỘI - 2022
2

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN

STT Họ tên Nhiệm vụ Đánh giá

- Mở đầu; Kết luận


1 Phạm Thị Mỹ Duyên
- Slide thuyết trình

- Đe dọa gia nhập mới; Đe dọa từ các SP và


2 Nguyễn Thị Giang DVTT
- Mô thức EFAS

- Nguồn lực và năng lực; Năng lực cốt lõi của


3 Nguyễn Thị Thu Hải VinUni
- Mô thức IFAS

- Nhóm lực lượng kinh tế; chính trị - pháp luật


4 Đặng Thúy Hiền
- Chương 3

- Lợi thế cạnh tranh của VinUni


Đào Thanh Hiền
5 - Mô thức IFAS
(Thư ký)
- Thuyết trình

- Nhóm lực lượng văn hóa – xã hội; công nghệ


6 Trần Thị Hiền
- Chương 3

Phạm Quỳnh Hoa - Chương 1; Chương 3


7
(Nhóm trưởng) - Tổng hợp Word

- Các chiến lược hiện tại của VinUni


8 Hoàng Thị Thu Hòa - Mô thức EFAS
- Thuyết trình

- Cạnh tranh giữa các DN trong ngành; Quyền


9 Phạm Thị Hồng lực thương lượng của NCƯ và của KH; Quyền
lực tương ứng của các bên liên quan khác

- Đánh giá các chiến lược hiện tại của VinUni


10 Vũ Thị Huế
- Chương 3
3

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VINUNI ............................................................................ 6
1.1. Giới thiệu về VinUni ........................................................................................................ 6
1.2. Tầm nhìn chiến lược của VinUni .................................................................................... 7
1.3. Sứ mạng kinh doanh của VinUni ................................................................................... 7
1.4. Mục tiêu chiến lược của VinUni ..................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC CỦA VINUNI ....................................................................... 9
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài của VinUni ................................................................. 9
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô của VinUni ...................................................................... 9
2.1.2. Phân tích môi trường ngành của VinUni ................................................................... 13
2.1.3. Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài (EFAS) ..................................... 27
2.2. Phân tích môi trường bên trong của VinUni ............................................................... 28
2.2.1. Nguồn lực và năng lực ................................................................................................ 28
2.2.2. Năng lực cốt lõi của VinUni ........................................................................................ 31
2.2.3. Lợi thế cạnh tranh của VinUni ................................................................................... 33
2.2.4. Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong (IFAS) ....................................... 37
2.3. Các chiến lược hiện tại của VinUni .............................................................................. 38
2.3.1. Liên minh chiến lược ................................................................................................... 38
2.3.2. Chiến lược tập trung hóa............................................................................................. 39
2.4. Đánh giá các chiến lược hiện tại của VinUni............................................................... 41
2.4.1. Ưu điểm ........................................................................................................................ 41
2.4.2. Nhược điểm .................................................................................................................. 42
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN ĐIỀU CHỈNH, HOÀN THIỆN CHO CHIẾN
LƯỢC HIỆN TẠI CỦA VINUNI ........................................................................................ 44
3.1. Đối với liên minh chiến lược ......................................................................................... 44
3.1.1. Kiểm soát có hiệu quả hoạt động kinh doanh ............................................................ 44
3.1.2. Tăng cường tính tự chủ ............................................................................................... 44
3.1.3. Có chính sách tài chính hợp lý .................................................................................... 45
3.2. Đối với chiến lược tập trung hóa .................................................................................. 45
3.2.1. Có chiến lược dự phòng trong tương lai .................................................................... 45
3.2.2. Tập trung phát triển thương hiệu ............................................................................... 45
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 48
4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Danh mục bảng

Bảng 2. 1: Số lượng các trường đại học tại một số tỉnh thành phố lớn tại Việt Nam............. 21
Bảng 2. 2: Quy hoạch các trường đại học cao đẳng theo vùng đến năm 2020 ....................... 22
Bảng 2. 3: Mức lãi suất trung bình của các hình thức vay ngân hàng .................................... 25
Bảng 2. 4: Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài (EFAS) .................................. 27
Bảng 2. 5: Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong (IFAS) ................................... 37

2. Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu theo trình độ của giảng viên đại học năm 2021 .................................... 18
Biểu đồ 2. 2: Kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn nước
ngoài ........................................................................................................................................ 18
5

LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập trong giáo dục đại học trên thế giới ngày càng sâu rộng, dưới ảnh hưởng của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Xu thế phát triển giáo dục đại học trên thế giới hiện nay có
những đặc trưng sau: quốc tế hóa; hợp tác nghiên cứu và đào tạo; tập trung vào bảo đảm chất
lượng; giáo dục và đào tạo mang tính khai phóng; giáo dục cá nhân hóa; nâng cao năng lực
người học;... Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thế giới, đòi hỏi giáo
dục đại học phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các trường đại
học phải thực hiện tốt 3 chức năng là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Vì vậy, việc
hội nhập để phát triển là một nhu cầu tất yếu của các trường đại học. Đây là một trong những
lí do quan trọng đầu tiên thu hút nhóm em tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài này.
Trong vài năm gần đây, xu hướng liên kết toàn cầu đã diễn ra mạnh mẽ và mang tính
toàn diện. Năm 2015, đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam Funix được thành lập, số học
viên là 15.000 người từ 34 quốc gia. Và đến đầu năm 2018, tập đoàn Vingroup cũng công bố
xây dựng Đại học VinUni, dự kiến tuyển sinh vào năm 2020. Sau thành công với mô hình giáo
phổ thông liên cấp Vinschool, VinUni đã trở trường đại học tư thục phi lợi nhuận của Việt
Nam xây dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Chiến lược của VinUni rõ ràng ngay từ đầu, đó là
hợp tác với các trường đại học tinh hoa thuộc Top 20 Đại học tốt nhất toàn cầu, các trường
thuộc nhóm Ivy League như Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania. Trường tích hợp mô
hình trường đại học quốc tế xuất sắc với những nét đặc sắc về văn hóa và kinh tế của Việt
Nam, nhằm tạo bước đột phá trong giáo dục đại học Việt Nam và trở thành trường đại học
đẳng cấp quốc tế. Vì vậy nhóm 2 chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích chiến
lược doanh nghiệp trường đại học VinUniversity”. Qua đó tìm ra các ưu, nhược điểm để đề
xuất một số ý kiến điều chỉnh, hoàn thiện cho chiến lược hiện tại của VinUni.
6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VINUNI


1.1. Giới thiệu về VinUni
Tên đầy đủ doanh nghiệp: Trường Đại học VinUni (VinUniversity)
Tên viết tắt: VinUni
Trụ sở: Tọa lạc trong quần thể khu đô thị Vinhomes Ocean Park, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà
Nội.
Ngày tháng năm thành lập: 15/1/2020
Loại hình: Giáo dục – Đào tạo (Tư thục phi lợi nhuận)
Chủ tịch: TS. Lê Mai Lan – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
Hiệu trưởng: TS. Rohit Verma – Nhà sáng lập
Tel: 024 7108 9779
Website: https://vinuni.edu.vn/
VinUniversity là trường đại học tư thục, phi lợi nhuận được thành lập bởi Tập đoàn
Vingroup - Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. VinUni mong muốn trở thành trường đại
học xuất sắc với sứ mệnh phát triển tài năng cho tương lai.
Trường đã xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với Đại học Cornell và Đại học
Pennsylvania - một sự lựa chọn nói lên cam kết của chúng tôi về sự xuất sắc, đổi mới trong
nghiên cứu và giảng dạy cũng như tạo ra sự khác biệt trên thế giới.
VinUniversity bao gồm Trường Cao đẳng Khoa học và Nghệ thuật; Cao đẳng Kinh
doanh và Quản lý; Cao đẳng Kỹ thuật và Khoa học Máy tính; và Trường Cao đẳng Khoa học
Y tế. Mọi khía cạnh của Trường: chương trình giảng dạy, nghiên cứu, giảng viên, sinh viên,
cơ sở vật chất và cuộc sống trong khuôn viên trường, đều được phát triển để đáp ứng các tiêu
chuẩn cao nhất do các tổ chức kiểm định và xếp hạng hàng đầu thế giới đặt ra, chẳng hạn như
ABET, AACSB, Quacquarelli Symonds (QS), và Times Higher Education (THE). Ngay trong
năm học đầu tiên, VinUniversity đã được tổ chức xếp hạng đại học Quacquarelli Symonds
(QS) trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao trong 3 lĩnh vực: Cơ sở vật chất, Phát triển học
thuật và Phát triển toàn diện.
- Quá trình phát triển
+ Tháng 4/2018, dự án trường Đại học VinUni đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược
với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, thuộc nhóm trường đại học Ivy League.
+ Ngày 14/11/2018, tập đoàn Vingroup đã chính thức xây dựng dự án trường Đại học
VinUni.
+ Ngày 17/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt quyết định thành lập
Trường đại học VinUni, với quy mô năm đầu tiên dự kiến là 300 sinh viên. GS. Rohit Verma
7

sẽ là Hiệu trưởng đầu tiên của VinUni sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập trường.
Sau 14 tháng triển khai thần tốc, VinUni đã hoàn thiện trên tổng diện tích 23 ha, hệ
thống cơ sở vật chất được xây dựng theo các tiêu chuẩn QS 5 sao của Quacquarelli Symonds –
tổ chức kiểm định giáo dục hàng đầu thế giới.
+ Ngày 15/1/2020, Vingroup khánh thành trường Đại học VinUni, nằm trong đô thị
Vincom Ocean Park với tổng đầu tư 6.500 tỷ đồng, riêng chi phí xây dựng 3.500 tỷ đồng.
+ Ngày 17/10/2020, Đại học VinUni khai giảng niên khóa đầu tiên, đánh dấu trường đại
học không vì lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động.
- Lĩnh vực kinh doanh
Trong những năm đầu, VinUni tập trung đào tạo 8 ngành thuộc 3 lĩnh vực chính là kinh
doanh và quản lý, kỹ thuật và công nghệ thông tin và sức khỏe, cụ thể:
+ Lĩnh vực kinh doanh và quản lý: gồm 3 ngành quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn
và bất động sản.
+ Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin: gồm 3 ngành kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện
và khoa học máy tính.
+ Lĩnh vực sức khỏe: gồm 2 ngành y khoa và điều dưỡng.
Các ngành học đều được giảng dạy dựa trên giáo trình của những trường đại học danh
tiếng, đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, khi ra trường, sinh viên VinUni sẽ được
trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành công dân toàn cầu.
1.2. Tầm nhìn chiến lược của VinUni
VinUniversity là trường đại học tư thục, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam được thành
lập dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Trường tích hợp mô hình trường đại học quốc tế xuất sắc
với những nét đặc sắc về văn hóa và kinh tế của Việt Nam, nhằm tạo bước đột phá trong giáo
dục đại học Việt Nam và trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế.
1.3. Sứ mạng kinh doanh của VinUni
Sứ mệnh của VinUniversity là giáo dục và đào tạo những cá nhân xuất sắc, có kiến thức,
năng lực và đam mê đóng góp để cải thiện bản thân và điều kiện xã hội, truyền cảm hứng cho
thế hệ hiện tại và tiếp theo, đồng thời tạo ra những tác động tích cực lâu dài đến sự phát triển
toàn cầu.
1.4. Mục tiêu chiến lược của VinUni
Mục tiêu chiến lược của VinUni là trở thành một trong 50 trường Đại học trẻ hàng đầu
thế giới. Trường đã hợp tác chiến lược toàn diện với 2 trong số Top 20 Đại học tốt nhất toàn
cầu là Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, đồng thời có thỏa thuận đào tạo tích hợp song
8

bằng với các đại học hàng đầu về khoa học máy tính, công nghệ, quản trị kinh doanh và y
khoa. Mục tiêu của VinUni là xây dựng chiến lược dài hạn, chuyển giao năng lực quản trị đại
học cũng như năng lực giảng dạy và nghiên cứu, đáp ứng tiêu chuẩn xếp hạng như QS, THE…
9

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC CỦA VINUNI


2.1. Phân tích môi trường bên ngoài của VinUni
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô của VinUni
2.1.1.1. Nhóm lực lượng kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và tăng trưởng khá ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp giảm
đồng nghĩa với việc tăng lượng việc làm. Điều đó cũng có nghĩa là thu nhập và sức mua cùng
với khả năng thanh toán tăng lên và điều này làm tăng sản lượng tiêu dùng – một yếu tố quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế nói chung. Thu nhập và mức sống của người dân tăng cao,
nhu cầu được học tập trong môi trường tốt, có tiềm năng phát triển trong tương lai tại Việt
Nam ngày càng cao. Ngoài ra, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang tạo ra nhiều cơ hội cho
phát triển kinh tế Việt Nam, sẽ có nhiều cơ hội tận dụng nguồn vốn, khoa học công nghệ… từ
các nước tiên tiến, từ đó thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của VinUni nói riêng và của đất nước
nói chung.
- Lãi suất
Việc tăng lãi suất có tác động lớn đến các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, lãi suất
cho vay của các ngân hàng đã giảm đáng kể đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc huy động vốn.
Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá cao, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được Ngân hàng
Thế giới xác định năm 2019 là 7,02%, thu nhập bình quân của người dân tăng, các nhu cầu về
cuộc sống từ đó cũng tăng, trong đó có nhu cầu về học tập và đầu tư cho học tập.
- Tỷ giá hối đoái
Mấy năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thường có cam kết đảm bảo Việt Nam
Đồng (VND) không mất giá quá 2 - 3% so với năm trước. Việc tuyên bố này tạo ra “neo danh
nghĩa” cho VND. Theo “neo” này, thị trường đã có kỳ vọng về tỷ giá và mức rủi ro được xác
định trước; các thông điệp được phát đi liên tục cùng với việc NHNN hấp thụ được một lượng
dự trữ ngoại hối lớn cũng đã cho kết quả rất rõ ràng là VND được ổn định hóa cùng với uy tín
của NHNN được khẳng định. Chính phủ và NHNN sẽ vẫn tiếp tục ưu tiên chính sách ổn định
kinh tế vĩ mô với lạm phát thấp và chính sách này hoàn toàn khả thi. Thực tế, trong nhiều năm
trở lại đây cho thấy, lạm phát cơ bản có xu hướng ổn định vững chắc ở mức dưới 2%. Chênh
lệch lạm phát giữa Việt Nam và các nước ở mức thấp cũng sẽ tác động đến việc hạn chế nhu
cầu điều chỉnh tỷ giá.
- Lạm phát
Tại Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện tốt việc kiềm chế lạm phát thông qua việc quản
lý giá cả nhiều loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu; đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng
10

thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển
kinh tế - xã hội nên bình quân nửa đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ
năm 2021 và thấp hơn mức chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân chung (tăng 2,25%). Tuy
nhiên, so với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%, hiện tại dư địa không còn nhiều. Trong
bối cảnh, doanh nghiệp trong nước phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, Tổng cục
Thống kê cũng khuyến nghị cần có các biện pháp nhanh chóng bình ổn giá nguyên vật liệu
đầu vào để hỗ trợ và thúc đẩy các ngành sản xuất duy trì sự ổn định và phát triển. Việc phát
triển trong thời gian tới cũng là một thách thức khá lớn đối với các cơ sở kinh doanh trên cả
nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
2.1.1.2. Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật
- Sự ổn định chính trị
Về ảnh hưởng của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, chính trị là một trong những
yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việt Nam có một môi
trường chính trị ổn định, Nhà nước coi trọng nội bộ xã hội sản xuất kinh doanh giữa các doanh
nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp yên tâm kinh doanh. Do đó, vấn đề chính
trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của VinUni.
- Hệ thống luật
Đầy đủ, chi tiết, hệ thống cơ chế, chính sách về giáo dục đào tạo tiếp tục được chú trọng
hoàn thiện nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt
động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GDĐT thực hiện.
Bộ GD&ĐT đã trình và được Quốc hội thông qua hai luật quan trọng, đó là Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019.
- Vai trò và thái độ của Chính phủ
Chất lượng giáo dục đại học ngày càng được quan tâm, văn hóa chất lượng từng bước
được hình thành trong các cơ sở GDĐH. Một số trường đại học đã triển khai đào tạo hiệu quả
nguồn nhân lực theo các chương trình tiên tiến được chuyển giao từ các nước phát triển; đẩy
mạnh việc triển khai thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp đối với sinh viên. Những năm qua, chất
lượng giáo dục đại học từng bước được thế giới công nhận thông qua kiểm định chất lượng
và xếp hạng đại học quốc tế. Trên thực tế, việc Nhà nước tạo điều kiện để hội nhập quốc tế và
toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các trường đại học trong nước nói chung và đặc biệt là VinUni
tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại cũng như hợp tác với các công ty và tập đoàn quốc
tế.
2.1.1.3. Nhóm lực lượng văn hóa – xã hội
- Dân số
11

Dân số là tiền đề quan trọng của sự phát triển giáo dục, dân số có tác động rất lớn đến
toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển giáo dục hoặc đẩy mạnh công tác giáo dục về mọi
mặt hoặc kìm hãm sự phát triển giáo dục cả về số lượng cũng như chất lượng.
Kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2019 (TĐT) do Tổng Cục Thống kê thực
hiện cho thấy, dân số Việt Nam đã đạt mốc trên 96 triệu người.
Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu
người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với
giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).
Theo báo cáo tháng 8/2022 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam chưa đạt
nhiều thành công trong giáo dục sau phổ thông. Tỷ lệ nhập học đại học, cao đẳng của học sinh
Việt Nam năm 2019 là 28,6%, thuộc nhóm thấp trong khối ASEAN, và chỉ bằng một nửa so
với bình quân 55,1% của các quốc gia có thu nhập trung bình cao.
Dân số tăng hợp lý, cân đối sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giáo
dục cả về chất lượng cũng như số lượng. Tuy nhiên thách thức đặt ra là: Cơ cấu dân số đang
có xu hướng già hoá. Tỷ lệ nhập học đại học, cao đẳng của Việt Nam chưa cao gây bất lợi cho
sự phát triển của VinUni. Đòi hỏi VinUni phải có chính sách phát triển đầy đủ và toàn diện để
thu hút sinh viên học tại trường.
- Các yếu tố văn hoá và các giá trị xã hội
Một xã hội ngày càng phát triển thì ý thức về chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản thân ngày
càng được nâng cao. Ngoài ra, con người cũng có nhu cầu học tập tại môi trường an toàn, văn
minh có văn hóa để phát triển bản thân một cách toàn diện. Đây là cơ hội giúp tạo điều kiện
thuận lợi để VinUni xây dựng môi trường học chuyên nghiệp, văn minh và an toàn, khẳng
định chất lượng toàn diện của VinUni.
Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay và nhất là khi Việt nam đã gia nhập WTO với
nhiều thời cơ và thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác động lớn
đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó làm cho bộ mặt văn hóa của xã hội dần
bị biến dạng, và đã có nhiều biểu hiện xuống cấp, tha hóa. Đòi hỏi VinUni cần xây dựng quy
chế văn hóa dựa trên triết lý riêng của mình để khẳng định được phong cách, xác định hệ thống
giá trị, chuẩn mực đạo đức của Nhà trường. Theo đó, thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng
xử của mọi thành viên trong Nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định.
2.1.1.4. Nhóm lực lượng công nghệ
- Tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ
12

Cách mạng Công nghiệp 4.0 ra đời tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía
cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu một nguồn nhân lực chất lượng
cao; mà nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của giáo dục và đào tạo.
Chúng ta có thể thấy sự tác động rõ rệt nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo
dục ở chỗ thay vì chỉ sử dụng giấy, bút, bảng, phấn để truyền tải nội dung học thì ngày nay rất
nhiều công nghệ thông minh đã được đưa vào để hỗ trợ việc giảng dạy. Thậm chí, trước những
biến động trong cuộc sống ví dụ như đại dịch Covid-19 hiện nay, công nghệ 4.0 còn tạo ra cho
người học một môi trường học mới đó là các phòng học trực tuyến.
Sự tác động này không chỉ giúp người dạy phát huy được hết khả năng, đa dạng hoá cách
truyền tải nội dung bài học mà còn giúp người học có một môi trường học tập thoải mái, sáng
tạo hơn. Đặc biệt, công nghệ 4.0 còn giúp các trường quản lý, bố trí được cán bộ giảng dạy
cũng như các lớp học một cách hợp lý, hiệu quả nhờ vào các mô hình ảo, mô hình mô phỏng
hay mô hình số hoá. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, giảng dạy. Nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo. Giúp phát triển ngành đào tạo trọng điểm của VinUni đó là ngành khoa
học công nghệ.
Tuy nhiên, với mức độ lan tỏa của mình, cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra sự thay đổi đối
với thị trường lao động trong mọi khía cạnh, đặc biệt là đối với trình độ chuyên môn. Điều
này đặt ra yêu cầu cho giáo dục là cần phải đào tạo nguồn nhân lực có đủ chuyên môn để thích
nghi được với môi trường kỹ thuật mới.
Chính yêu cầu đó đã biến môi trường giáo dục vốn chỉ tập trung truyền tải những kiến
thức hàn lâm thì nay đã đổi mới bằng việc cung cấp cho người học cả những kiến thức về kỹ
năng bao gồm kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng
phản biện... Cách mạng 4.0 trong giáo dục cũng buộc người học phải chủ động thay đổi và
chủ động hơn trong việc học tập của mình.
- Chính sách phát triển khoa học - công nghệ
Nhà nước ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công
nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then
chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công
nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển,
đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ. Điều này đã góp phần
tạo điều kiện để VinUni phát triển các chuyên ngành đào tạo về khoa học, công nghệ. Khối
ngành công nghệ cũng là lĩnh vực đào tạo trọng điểm của VinUni. Đồng thời cũng nó đòi hỏi
13

VinUni phải có chính sách phát triển, chương trình đào tạo ngành khoa học công nghệ chuyên
nghiệp để theo kịp với sự phát triển khoa học công nghệ trên thế giới.
2.1.2. Phân tích môi trường ngành của VinUni
2.1.2.1. Đe dọa gia nhập mới
Trong những năm trở lại đây số lượng các trường đại học công lập và ngoài công lập
ngày càng nhiều, người học có nhiều sự lựa chọn hơn, thế nhưng vì có quá nhiều sự lựa chọn,
vì vậy họ gặp khó khăn trong việc lựa chọn trường học vừa phù hợp với khả năng của bản
thân vừa đảm bảo chất lượng tốt. Trường đại học ngoài công lập được xem là sự lựa chọn có
phần dễ dàng hơn nhưng chúng ta phải bàn tới những vấn đề như: nhu cầu học tập của sinh
viên ngày cào cao, đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng hơn nữa để thu hút học sinh,
nói cách khác các trường phải có một cuộc chạy đua để thu hút người học vào trường mình,
cụ thể:
- Chính sách trường công lập:
Các trường đại học công lập ngày nay có thể kể đến như trường Đại học Quốc gia, Đại
học Sư phạm, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Y,... Các trường công lập thường là những
trường có bề dày lịch sử, có kinh nghiệm, uy tín trong đào tạo và giảng dạy, số lượng thí sinh
đăng ký hàng năm vẫn duy trì ổn định và có xu hướng ngày càng tăng. Bởi trường công lập
có nhiều chính sách tuyển sinh như tạo điều kiện cho sinh viên học văn bằng hai, liên kết và
hợp tác rộng rãi trong nước và nước ngoài. Đối tác rộng rãi như châu Á, châu Âu, chây Mỹ,...
các chương trình hợp tác và trao đổi và học bổng nghiên cứu giúp sinh viên có nhiều cơ hội
giao lưu với nhiều kiến thức mới và công nghệ cao của nước ngoài.
Thậm chí nhiều trường còn chiêu sinh bằng cách mở hệ ngoài ngân sách như Học viện
ngân hàng, Học viện tài chính, Trường Đại học Ngoại Thương,... quy định thí sinh đủ điểm
sàn vào trường nhưng không đủ điểm đăng kí vào ngành còn chỉ tiêu, thí sinh sẽ có cơ hội
đăng kí học hệ ngoài ngân sách với chương trình học không đổi nhưng điểm đầu vào thấp hơn
tạo điều kiện hơn cho thí sinh, tuy nhiên học phí thì cao hơn so với hệ chính quy.
- Chính sách trường ngoài công lập
Nếu so về chất lượng đào tạo, về mặt tổng thể các trường ngoài công lập thường bị so
sánh kém hơn so với các trường công lập. Tuy nhiên, các trường ngoài công lập vẫn có những
lợi thế về khác đặc biệt là cơ sở vật chất. Do không bị ảnh hưởng bởi ngân sách Nhà nước, họ
xây dựng lớp học, trường học với những thiết kế hiện đại độc đáo; trang bị những thiết bị
giảng dạy hiện đại, tổ chức các tour tham quan thực tế, tăng khả năng thực hành của sinh viên.
Thực tế cho thấy, các trường này phải tự xoay xở mọi vấn đề để nâng cao chất lượng đào
tạo trên cơ sở học phí của sinh viên. Do đó, để có chất lượng đào tạo bằng trường công thì
14

“học phí” của sinh viên ngoài công lập phải cao hơn rất nhiều so với các trường công lập.
Trong điều kiện thu nhập của người dân Việt Nam không cao, chắc chắn họ sẽ chọn trường
công, sức hấp dẫn của các trường đại học ngoài công lập đối với người học bị giảm sút. Vì
vậy, có một thực tế là nhiều cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Có nhiều
trường chỉ tuyển sinh được 50 – 60% chỉ tiêu, thậm chí có trường chỉ tuyển được 20 – 30%
chỉ tiêu. Chính vì vậy, họ lại rơi vào cảnh không có nguồn lực để tiếp tục duy trì và đảm bảo
chất lượng như ban đầu chứ chưa nói đến việc cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo. Không
thu hút được sinh viên đến học, nhiều trường phải đứng trước nguy cơ đóng cửa, phải tìm cách
để hạ thấp chỉ tiêu, dẫn tới việc chất lượng đầu vào của sinh viên các trường ngoài công lập
thấp hơn chất lượng của sinh viên các trường công lập.
Có định kiến cho rằng: “Đối tượng người học của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công
lập chỉ là đối tượng vét của các trường đại học công lập, những người không vào được trường
công nhưng mong muốn được học đại học và có tiền”. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng
đầu ra của sinh viên các trường ngoài công lập so với sinh viên trường công lập. Trước nguy
cơ đóng cửa, một số trường đã “làm liều” bằng cách tuyển cả những thí sinh không đủ điều
kiện. Lý lẽ mà họ đưa ra là thà chịu phạt để tồn tại, còn hơn phải đóng cửa, tức đồng nghĩa
với việc mất hết vốn liếng. Điều này lại càng làm cho định kiến của xã hội về các trường ngoài
công lập trở nên xấu hơn, thậm chí nhiều cơ sở tuyển dụng lao động còn từ chối không nhận
sinh viên các trường ngoài công lập. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập bị luẩn
quẩn trong vòng bế tắc, khó có điều kiện để tồn tại, chứ chưa nói đến việc mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tự học qua mạng Internet
Việc tự học là điều luôn luôn được đề cao và ngày nay, nó càng trở nên dễ dàng hơn. Chỉ
với một thao tác “search” trên các mạng xã hội như Google, Youtube, Tiktok,... có thể tìm
thấy nhiều tài liệu miễn phí, video hướng dẫn với nội dung được biên soạn cẩn thận, chất
lượng âm thanh và hình ảnh đều được đầu tư kỹ lưỡng bởi các blogger, chuyên gia. Điều đặc
biệt là chúng ta có thể xem, học tập một cách miễn phí, có thể xem lại ở mọi lúc mọi nơi.
Do sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là dịch bệnh covid 19, các hình
thức học đại học mới ngày càng được ưa chuộng như học đại học từ xa, thông qua băng đĩa tự
học, thư viện điện tử và qua các mạng xã hội. Cụ thể, học đại học từ xa là phương pháp giảng
dạy từ xa. Đại học từ xa được bao hàm bởi các yếu tố sau đây: khoảng cách địa lý xa giữa
giảng viên và học viên. Nội dung dạy học truyền tới học viên chủ yếu qua hình thức thể hiện
gián tiếp như văn bản, video, hình ảnh, hoặc số liệu máy tính. Sự tương tác, liên hệ giữa giảng
viên và sinh viên có thể tức thời hoặc chậm một thời gian. Việc học đại học từ xa là gì đã xuất
15

hiện từ năm 1999, bắt đầu từ Mỹ. Sau đó đến năm 2010, dưới sự bùng nổi của mạng internet,
việc học trực tuyến này ngày càng phát triển và phổ biến rộng rãi.
* Cơ hội:
Mở ra hướng phát triển mới cho VinUni, trường có thể áp dụng các hình thức: học đại
học từ xa, khóa học online có cấp bằng chứng chỉ vào chương trình đào tạo dành cho người
học.
* Thách thức:
Người học sẽ có xu hướng lựa chọn trường đại học công lập do có uy tín cao khiến cho
VinUni phải có chính sách tuyển sinh, chương trình đào tạo có nhiều sự đổi mới và sáng tạo
hơn nữa.
Vì tính linh hoạt cao, không gò bó về mặt thời gian và không gian, không áp lực bởi
điểm số người học sẽ có xu hướng lựa chọn hình thức tự học hơn thay vì lựa chọn con đường
đại học thường bị áp lực bởi điểm số.
2.1.2.2. Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế
- Số lượng các trường đại học cạnh tranh
Theo số lượng thống kê giáo dục Đại học năm học 2019 - 2020 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, nước ta có tổng số 237 trường Đại học, trong đó có 172 trường Đại học Công lập, 65
trường ngoài công lập (không tính số lượng các trường đại học, học viện thuộc khối An ninh,
Quốc phòng). Các trường đại học thường tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng,... Không chỉ có bậc đại học mà ngày nay còn có vô vàn các trường cao đẳng,
các trung tâm dạy nghề cũng đang thu hút lượng lớn người học tham gia vì thời gian học ngắn,
chi phí thấp hơn và tiếp cận với thực tế công việc từ sớm.
- Tăng trưởng ngành giáo dục tại Việt Nam
Hiện tại, hệ thống giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học ngày càng phát triển mạnh mẽ
về quy mô, sự đa dạng các ngành nghề giảng dạy và các hình thức học đại học. Vào cuối thập
niên cuối thế kỉ 20, rất ít nhà giáo dục và quản lý giáo dục Việt Nam nghĩ đến khái niệm
“khách hàng” trong giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, khái niệm lợi
nhuận dường như không có chỗ đứng nhưng theo xu hướng hiện nay, ngoài mục tiêu giáo dục
phát triển đất nước, đào tạo con người ưu tú, tài giỏi, phục vụ đất nước thì không thể phủ nhận
“lợi nhuận” đang là vấn đề được quan tâm, rất nhiều các tổ chức muốn thành lập trường đại
học. Việc ồ ạt mở ra các trường đại học khiến mọi người lo ngại chất lượng đào tạo không
đảm bảo.
- Sự đa dạng các đối thủ cạnh tranh
Ngày nay, không chỉ có các trường đại học dân lập có sự liên kết với các trường đại học
16

quốc tế, liên kết với các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra, chương trình trao đổi sinh viên, xét
tuyển thẳng,....mà các trường đại học công lập cũng có hình thức tương tự. Ngoài ra, các
trường đại học nước ngoài cũng có nhiều chính sách ưu đãi dành cho du học sinh (ví dụ như
du học sinh tại Đức được miễn phí tiền học) thu hút khá nhiều người học lựa chọn con đường
du học thay vì học tập tại một trường đại học trong nước.
- Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ
Theo Điều 87 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, điều kiện thành lập trường đại học công
lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm:
1. Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo;
mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và
cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và
phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả
kinh tế - xã hội. Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học
tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường
trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân
tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát
triển.
4. Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản
phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải
có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường);
vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có
thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại
học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
5. Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu,
đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập
trường.
Căn cứ vào điều kiện thành lập trường đại học, chính sách phát triển các trường đại học
17

hiện nay thì xét về mặt đặc điểm tính chất giáo dục thì không có sự khác biệt giữa các trường
đại học công lập hay trường đại học ngoài công lập.
* Cơ hội:
Căn cứ vào xu hướng phát triển của ngành giáo dục Việt Nam, VinUni có thể duy trì và
phát triển hơn nữa trong tương lai do người Việt coi trọng việc học hành, nhà nước khuyến
khích việc các trường đại học tự chủ tài chính, trường có nhiều chương trình liên kết quốc tế
giúp người học có tầm nhìn rộng mở và hội nhập quốc tế.
* Thách thức:
VinUni sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh với số lượng lớn các trường đại học, trường cao
đẳng, trường nghề được mở ra hiện nay trong việc xây dựng quy trình đào tạo, quy chế tuyển
sinh và liên kết quốc tế.
2.1.2.3. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
- Số lượng công ty cạnh tranh (số lượng trường ĐH công - tư,...)
Hiện nay Việt Nam có trên 500 trường đại học, học viện và viện hàn lâm là các cơ sở
giáo dục bậc cao đào tạo các bậc đại học và sau đại học, mang tính mở. Đối với các trường
đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ. Với cơ
chế tự chủ các trường đại học sẽ được quyền chủ động về vấn đề nhân sự, chương trình đào
tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tài chính vì vậy vấn đề cạnh tranh giữa các trường đại
học đang có xu hướng ngày càng cao.
- Tăng trưởng ngành
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã công bố Báo cáo phân tích ngành giáo dục giai
đoạn 2011 - 2020. Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đưa ra số liệu cơ sở giáo
dục đại học tăng mạnh sau năm 2005.
Theo đó, từ sau năm 2010, quy mô đào tạo chỉ tăng nhẹ và giảm ở giai đoạn từ năm 2014
- 2019. Cụ thể, so với năm 2010, chỉ số phát triển quy mô đào tạo đại học là 105,3%. Tỉ lệ này
ở năm 2015 là 53,7% và ở năm 2019 là 52,7%.
Đội ngũ giảng viên gia tăng về số lượng và chất lượng. Đội ngũ giảng viên toàn thời
gian, tính đến 31/12/2021 có 0,89% là giáo sư; 6,21% là phó giáo sư, 25,19% trình độ tiến sĩ,
60,35% trình độ thạc sĩ và 7,36% trình độ đại học.
18

Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu theo trình độ của giảng viên đại học năm 2021

(Nguồn: Thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo)


Số cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo được công nhận kiểm định được tăng cường;
đáng lưu ý, số lượng chương trình đào tạo được kiểm định theo chuẩn kiểm định nước ngoài.

Biểu đồ 2. 2: Kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo
theo tiêu chuẩn nước ngoài

(Nguồn: Thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo)


Ngoài ra, còn có một số cơ sở đào tạo còn chậm trong chuyển đổi số, ứng dụng công
nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy và học. Về các điều kiện đảm bảo chất lượng, một
số nơi chưa đảm bảo duy trì ngành đào tạo, đáp ứng gia tăng số lượng, duy trì và nâng cao
chất lượng. Còn hạn chế trong thu hút nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ, gắn với
đào tạo sau đại học, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu… Thanh tra
nội bộ chưa thực sự là lực lượng hữu hiệu trong quản trị nhà trường.
- Sự đa dạng các đối thủ cạnh tranh
Các trường đại học ở Việt Nam có số lượng lớn và trải dài từ Bắc đến Nam. Hầu hết mỗi
tỉnh thành đều có ít nhất một trường đại học. Các trường đại học thường được tập trung ở các
19

khu vực đông dân cư, trung tâm, các thành phố lớn: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ
Chí Minh… Các trường đại học đào tạo nhiều chuyên ngành, ngành nghề đào tạo khác nhau.
Nhiều trường đại học có phương án tuyển sinh bậc đại học đa dạng. Trong đó, điểm đáng
lưu ý là nhiều trường đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào kết quả thi tốt
nghiệp THPT. Các phương án tuyển sinh đa dạng:
+ Xét tuyển dành cho các thí sinh đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hoặc
đội tuyển Olympic quốc tế;
+ Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT;
+ Xét tuyển theo học bạ;
+ Xét tuyển theo các kỳ thi đánh giá năng lực;
+ Phương thức tuyển sinh riêng.
Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đang ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng
đào tạo trong các trường đại học tại Việt Nam. Một số các trường đại học tiêu biểu liên kết
đào tạo quốc tế:
+ Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
+ Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
+ Đại học Kinh tế Quốc dân.
+ Đại học Ngoại Thương.
- Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ
Giáo dục là một loại dịch vụ đặc biệt. Sản phẩm của hoạt động giáo dục là tri thức, mang
lại tri thức cho con người. Thông qua hoạt động giáo dục – đào tạo, con người được cung cấp
tri thức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, tự nhiên, xã hội...) Đây là
nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của con người và phục vụ cho sự phát triển của mỗi quốc
gia, đặc biệt trong điều kiện các quốc gia đang xây dựng “nền kinh tế tri thức”. Kết quả của
việc giáo dục – đào tạo là tạo ra những con người được trang bị đầy đủ tri thức; hoạt động
giáo dục hướng tới việc rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, giáo dục – đào tạo con
người một cách toàn diện đủ cả đức và tài.
Xét trên phương diện kinh tế học, giáo dục là một loại dịch vụ lợi ích công cộng, tạo ra
ngoại lai tích cực cho xã hội, phục vụ lợi ích cho cả xã hội, do đó, cần được cung cấp để đa số
người dân được hưởng nhằm nâng cao dân trí, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực đủ về số
lượng và chất lượng. Tuy nhiên, giáo dục là loại hàng hóa công cộng không thuần túy, có tính
tiêu dùng chung (tính không cạnh tranh) và tính không loại trừ nhưng không đầy đủ.
Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu đã rút ngắn khoảng cách giữa công dân
của các quốc gia trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên lĩnh vực kỹ thuật số
20

với các yếu tố cốt lõi là trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu
lớn – Big Data sẽ hỗ trợ người học cùng với các thiết bị công nghệ, có thể học mọi lúc, mọi
nơi không phân biệt khoảng cách địa lý. Điều này tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người học
trong việc lựa chọn các cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu thụ hưởng dịch vụ của bản thân và
tạo ra sự cạnh tranh toàn cầu trong giáo dục. Bên cạnh đó, giáo dục là loại hàng hóa công cộng
không thuần túy, có khả năng loại trừ thông qua giá, do đó, khu vực tư nhân có thể lựa chọn
cung cấp dịch vụ và thu hồi chi phí thông qua học phí, tạo ra sự cạnh tranh giữa khu vực tư
nhân và khu vực Nhà nước. Từ đặc điểm này, để đảm bảo hiệu quả trong cung cấp dịch vụ
công giáo dục, Nhà nước có thể thực hiện đấu thầu/đặt hàng/giao nhiệm vụ cho các cơ sở đáp
ứng được yêu cầu về chất lượng dịch vụ, không phân biệt khu vực tư nhân hay nhà nước; thúc
đẩy các đơn vị sự nghiệp giáo dục quan tâm đổi mới chất lượng giáo dục để cạnh tranh với
các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Các rào cản rút lui khỏi ngành
Là các chi phí, các nguồn lực mà doanh nghiệp phải bỏ ra để rút lui không tham gia kinh
doanh trong ngành. Khi hoạt động kinh doanh không còn thuận lợi nữa việc các doanh nghiệp
muốn rút lui ra khỏi ngành đôi khi không phải dễ dàng mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau.
Giáo dục là ngành có rào cản gia nhập cao và rào cản rút lui thấp.
Các trang thiết bị, máy móc đầu tư ban đầu của ngành là: Máy tính, máy chiếu, bàn ghế,...
Khi muốn rút lui khỏi ngành những trang thiết bị này có thể sử dụng vào lĩnh vực khác.
Đối với các chi phí cố định của hầu hết các trường đại học công lập ở Việt Nam đều do
Nhà nước đầu tư và chi trả. Những thiệt hại về vốn đầu tư ban đầu hoàn toàn do nhà nước chịu
trách nhiệm và trường hoạt động trên quan điểm “Phi lợi nhuận”. Do đó, đối với các trường
đại học công lập. rào cản rút lui khỏi ngành là rất lớn.
Còn đối vưới các trường tư thục. Luật Phá sản cho các trường đại học ngoài công lập có
thể thực hiện theo như Luật phá sản các doanh nghiệp tư nhân. Do đó rào cản rút lui khỏi
ngành đối với các trường ngoài công lập thấp.
* Cơ hội:
Mức độ tăng trưởng ngành có xu hướng gia tăng, tuy nhiên quy mô đào tạo đang có xu
hướng giảm, do đó để sẽ dễ dàng hơn cho việc gia nhập của VinUni.
Số lượng các trường đại học tăng, tuy nhiên vẫn còn chậm trong chuyển đổi số và áp
dụng công nghệ thông tin, một số nơi chưa đảm bảo đảm bảo chất lượng, chưa đảm bảo duy
trì ngành đào tạo, duy trì và nâng cao chất lượng. Là một doanh nghiệp trẻ, VinUni dễ dàng
hơn trong việc chuyển đổi số và áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng quốc tế
21

cho các ngành đào tạo. Đây là một cơ hội lớn để tạo sự nổi bật trong chất lượng đào tạo của
VinUni.
Giáo dục – đào tạo có đặc điểm sản phẩm là một ngành cần thiết, do đó việc gia nhập dễ
dàng được khách hàng chấp thuận. Bên cạnh đó việc liên kết với quốc tế để nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng mở rộng cũng tạo điều kiện cho VinUni nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ
* Thách thức:
Số lượng các trường đại học tại Việt Nam là rất lớn và ngày càng đa dạng hóa. Do đó,
VinUni phải cạnh tranh rất lớn với các trường đại học khác.
Rào cản rút lui khỏi ngành thấp, dẫn đến sẽ có nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập ngành.
Dó đó cạnh tranh đối với các trường đại học cành mạnh.
Rào cản rút lui của các trường đại học công lập cao, do đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp ở
lại trong ngành. Điều này cũng gây áp lực cạnh tranh rất lớn cho những doanh nghiệp mới như
VinUni.
2.1.2.4. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và của khách hàng
- Mức độ tập trung ngành
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2019 - 2020, hệ thống hiện có 237
trường đại học, học viện. Trong đó gồm 172 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5
trường có 100% vốn nước ngoài. (Không bao gồm các trường ĐH, Học viện thuộc khối An
ninh và Quốc phòng.)
Bảng 2. 1: Số lượng các trường đại học tại một số tỉnh thành phố lớn tại Việt Nam
Tỉnh/thành phố Số lượng trường đại học/cao đẳng/học viện

Hà Nội 100

Hải Phòng 4

Đà Nẵng 18

Huế 9

TP. Hồ Chí Minh 61


(Nguồn: Tổng hợp)
Ngoài ra còn có các trường đại học khác nằm rải rác ở các tỉnh thành khác của Việt Nam.
Theo quy hoạch của chính phủ đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học, cao đẳng.
Năm 2020, quy hoạch xác định tổng quy mô đào tạo đại học và cao đẳng đạt khoảng 2.200.000
22

sinh viên (tăng khoảng 1,8% so với năm học 2010 - 2011) và số sinh viên chính quy tuyển
mới đạt khoảng 560.000 (tăng khoảng 8,2% so với năm 2010); Cả nước có 460 trường đại học
và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng.
Bảng 2. 2: Quy hoạch các trường đại học cao đẳng theo vùng đến năm 2020

Vùng Quy hoạch đến năm 2020

Dự kiến có 57 trường, gồm 15 trường đại học và


Trung du và miền núi phía Bắc
42 trường cao đẳng

Dự kiến có 157 trường, gồm 91 trường đại học và


Đồng bằng sông Hồng
66 trường cao đẳng

Dự kiến có 88 trường, bao gồm 38 trường đại học


Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
và 50 trường cao đẳng

Dự kiến có 15 trường, gồm 5 trường đại học và 10


Tây Nguyên
trường cao đẳng

Dự kiến có 93 trường, gồm 55 trường đại học và


Đông Nam Bộ
38 trường cao đẳng

Dự kiến có 50 trường, gồm 20 trường đại học và


Đồng bằng sông Cửu Long
30 trường cao đẳng.
(Nguồn: Quyết định Quy hoạch mạng lưới
các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020)
Có thể thấy giáo dục đại học có mức độ tập trung lớn, do đó các nhà cung ứng (giảng
viên) sẽ có quyền lực thương lượng cao và khách hàng (sinh viên, học viên) cũng sẽ quyền
lực thương lượng cao.
- Đặc điểm hàng hóa dịch vụ
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố trọng tâm, là động lực thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Đảng và Nhà nước luôn đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo, đặc biệt
là giáo dục đại học. Sau một thời gian phát triển quá nhanh về số lượng, thì “chất lượng” là
vấn đề quan trọng nhất của giáo dục đại học Việt Nam, cũng là kỳ vọng của cả một dân tộc,
một thế hệ người Việt Nam đối với nền giáo dục đại học nước nhà trong bối cảnh hiện nay.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục đã chỉ đạo các cơ sở GDĐH chủ động
đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực,
tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành… Các cơ sở đào tạo thực hiện gắn đào tạo với thị
23

trường lao động, chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp hoặc phát triển chương trình
đào tạo có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo đảm chất lượng đầu ra.
Đối với nguồn nhân lực: Đội ngũ giáo viên đại học tăng cả về số lượng và chất lượng.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 năm (từ năm 2010 - 2017), số lượng giáo viên đại học tăng
thêm 24 nghìn người. Số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn trên đại học tăng thêm 34
nghìn người. Việc giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo thông qua thúc
đẩy khởi nghiệp sáng tạo sinh viên có nhiều chuyển biến về chất lượng sinh viên tốt nghiệp
đại học. Tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường hiện chiếm khoảng 15% và đang có
chiều hướng tăng về số lượng, cải thiện về chất lượng.
Một số chỉ tiêu của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025:
+ 100% số giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên, trong đó ít
nhất 35% có trình độ tiến sĩ;
+ 100% số cơ sở GDĐH thực hiện kiểm định chất lượng;
+ 35% số chương trình đào tạo được kiểm định trong nước hoặc nước ngoài;
+ 100% chương trình đào tạo giáo viên ở tất cả các trình độ được kiểm định;
+ 100% cơ sở GDĐH thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.
- Chuyên biệt hóa sản phẩm/dịch vụ (ngành học)
Giáo dục là một loại dịch vụ đặc biệt. Sản phẩm của hoạt động giáo dục là tri thức, mang
lại tri thức cho con người. Thông qua hoạt động giáo dục – đào tạo, con người được cung cấp
tri thức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, tự nhiên, xã hội...).Giáo dục
giúp lưu giữ, truyền đạt tri thức, kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần rèn luyện
đạo đức và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Chính vì thế, vai trò của giáo dục đối với
con người là vô cùng to lớn, không thể thay thế trong xã hội hiện đại.
Sản phẩm giáo dục - đào tạo là một ngành đặc thù, nên rất khó để thay thế. Đối với nhà
cung ứng của các trường đại học (Nguồn nhân lực: lực lượng giảng viên) có quyền lực thương
lượng rất lớn. Các giảng viên có thể lựa chọn các trường đại học mà mình muốn tham gia
giảng dạy. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các giảng viên với trình độ phù hợp với chương
trình đào tạo của mình.
- Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng
Theo thống kê, năm 2019 Việt Nam có 73.312 giảng viên, công tác tại 237 trường đại
học, học viện, 37 viện nghiên cứu khoa học, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung
cấp sư phạm. Trong đó, gần 21.000 giảng viên có trình độ tiến sĩ (hơn 28%), hơn 44.700 giảng
viên có trình độ thạc sĩ (60,9%). Con số này tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005 (12% giảng
viên có trình độ tiến sĩ và 32% giảng viên trình độ thạc sĩ).
24

Số giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình quốc tế cũng ngày một nhiều. Hiện
nay, 20 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam triển khai các “chương trình tiên tiến”, chủ yếu
trong lĩnh vực STEM và kinh doanh bằng cách áp dụng chương trình giảng dạy bằng tiếng
Anh của các trường đại học hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, còn có khoảng 350 chương trình hợp tác quốc tế do 85 trường đại học Việt
Nam phối hợp với 258 trường đại học từ 33 quốc gia. Trong đó, nhiều nhất là Pháp (86 chương
trình), Anh (85 chương trình), Hoa Kỳ (84 chương trình), Úc (49 chương trình) và Trung Quốc
(34 chương trình).
Đối với thị trường nguồn nhân lực dồi dào và đang ngày càng phát triển, chi phí chuyển
đổi nhà cung ứng là không lớn, không có sự chênh lệch quá nhiều.
* Cơ hội:
Ngành giáo dục có mức độ tập trung lớn, do đó VinUni sẽ có quyền lực thương lượng
lớn, khả năng gây áp lực lên các doanh nghiệp/trường đại học khác càng lớn.
Nguồn cung quan trọng của ngành giáo dục đại học ngày nay đan ngày một tăng lên cả
về số lượng lẫn chất lượng, đây chính là một cơ hội lớn để tuyển dụng nguồn nhân lực dồi dào
chất lượng cao cho VinUni.
* Thách thức:
Chất lượng hàng hóa/dịch vụ của ngành giáo dục phụ thuộc rất lớn vào nguồn lao động
giáo dục (các giảng viên), do đó để có thể có được đội ngũ giảng viên cả về trình độ học vấn,
kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp sư phạm, năng lực NCKH và chức danh thực tế theo yêu
cầu, nhiệm vụ là cả một quá trình lâu dài và khó khăn.
Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng của ngành giáo dục là không lớn đồng nghĩa với quyền
lực của nhà cung ứng là rất lớn. Do đó, cạnh tranh giữa các trường đại học là rất lớn. Đây
chính là một thách thức lớn đối với VinUni.
2.1.2.5. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác
- Chính phủ
Việt Nam là một trong những quốc gia mà người dân rất quan tâm đến tương lai giáo
dục của con em nên sẵn sàng đầu tư cho nền tảng giáo dục ban đầu với mức chi ngày một tăng
cao. Đồng thời, chính phủ có vai trò rất quan trọng trong quy hoạch, phát triển và điều tiết
ngành giáo dục tại Việt Nam.
Ngành giáo dục phải phụ thuộc vào các chính sách, nghị định, quyết định của chính phủ,
các điều luật và công văn chính phủ. Những văn bản do chính phủ đưa ra các cơ sở giáo dục
phải nghiêm chỉnh tuân theo, không được vi phạm.
25

Ví dụ như với chủ trương của Chính phủ chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, đầu tư cho giáo dục đã trở thành vấn đề được quan tâm
và là lĩnh vực đầy tiềm năng, thu hút nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước trong những
năm gần đây.
- Các tổ chức tín dụng
Hiện nay, lãi suất vay tại các ngân hàng thường dao động từ 6 - 25%/năm, nhưng mức
lãi suất vay này phụ thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay, ưu đãi, hoặc cách tính lãi suất.
Thông thường, đối với vay tín chấp, mức lãi suất dao động từ 16 - 25%/năm, còn đối với vay
thế chấp thì lãi suất dao động từ 10 - 12%/năm.
Bảng 2. 3: Mức lãi suất trung bình của các hình thức vay ngân hàng

Hình thức vay Lãi suất ưu đãi Lãi suất sau ưu đãi Thời gian
(%/năm) (%/năm) tối đa

Vay tín chấp 8,4 - 15,96 16 - 25 5 năm

Vay thế chấp 6 - 8,3 10 - 12 20 - 25 năm

(Nguồn: hlbank)
Hiện nay, nhiều tổ chức tài chính cho vay tín chấp. Vay tín chấp là hình thức cho vay
của ngân hàng mà bạn không cần tài sản đảm bảo. Thay vào đó, ngân hàng sẽ dựa vào uy tín,
thu nhập và lịch sử tín dụng của người đi vay. (Các Ngân hàng cho vay tín chấp hiện nay:
Ngân hàng VPBank; Ngân hàng Techcombank; Ngân hàng BIDV;…)
Theo Nghị quyết 35/2019 của Chính phủ về tận dụng các nguồn tài trợ vốn ODA để huy
động thêm nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025.
Nghị quyết này đã mở rộng danh mục các dự án được vay tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát
triển Việt Nam (VDB) bao gồm cả các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập và VDB hiện
cũng đã mở rộng danh mục này để cho phép các cơ sở giáo dục sử dụng đa dạng các nguồn
vốn tín dụng ưu đãi cả trong và ngoài nước.
- Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (tiếng Anh: Association of Vietnam
Universities and Colleges - AVU&C) là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các trường đại học,
cao đẳng Việt Nam, công dân Việt Nam; thành lập nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên,
hỗ trợ hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế – xã hội và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
26

Hiệp hội có nhiệm vụ và quyền hạn:


+ Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên.
+ Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên.
+ Đại diện hội viên tham gia nghiên cứu phản biện, kiến nghị với các cơ quan có thẩm
quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, đề xuất các mô hình đại học tự chủ,
hiệu quả.
+ Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ sinh viên trong học tập và cơ hội việc làm.
+ Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tổ chức khác trong nước và ngoài nước để trao đổi
kinh nghiệm.
+ Giao lưu hợp tác và gia nhập các tổ chức quốc tế, ký kết và thực hiện các thỏa thuận
quốc tế.
Ngày 16/3/ 2022 vừa qua, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ra mắt Câu
lạc bộ Hợp tác Quốc tế. Câu lạc bộ ra đời đã tạo thuận lợi giúp các trường đại học, học viện,
cao đẳng tại Việt Nam đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế.
* Cơ hội:
Đối với ngành giáo dục đại học hiện nay, mặc dù chính phủ đang tiến đến tự chủ cho các
trường đại học. Tuy nhiên, hầu hết vẫn các trường đại học vẫn còn đang phụ thuộc vào các
chính sách của nhà nước.
Do đó, đối với các trường đại học tư thục, có cơ hội rất lớn trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo. Chính phủ đã có rất nhiều các chính sách giúp hỗ trợ phát triển đưa giáo dục
việt nam lên tầm quốc tế và có năng lực cạnh tranh. Do đó việc đầu tư chú trọng phát triển
giáo dục chất lượng cao, chất lượng quốc tế tại các trường tư thục rất được chính phủ hỗ trợ,
đây chính là cơ hội lớn cho VinUni phát triển.
Cùng với đó là thời hạn vay (20- 25 năm) và hình thức vay cho vay của các tổ chức tín
dụng đang ngày càng đa dạng và dễ dàng hơn (có thể vay tín chấp hoặc thế chấp), giúp doanh
nghiệp dễ dàng vay vốn để đầu tư, mở rộng và phát triển.
Các hiệp hội các trường đại học, cao đẳng cũng đã có những chính sách và hoạt động có
lợi cho các trường đại học trong nước, giúp các trường đại học có thể dễ dàng hơn trong việc
liên kết quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục.
* Thách thức:
Chính phủ và các tổ chức tín dụng có quyền lực thương lượng rất lớn. Do đó, đây chính
là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành giáo dục. VinUni sẽ phải phụ
27

thuộc rất nhiều và phải thực hiện theo các chính sách của chính phủ, không được tự do hoạt
động.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc
vay vốn để đầu tư và phát triển của VinUni. Khi các tổ chức tín dụng có những thay đổi về
hạn mức cho vay và thời gian cho vay dài và trung hạn giảm sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn vốn
vay đầu tư để phát triển doanh nghiệp.
2.1.3. Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài (EFAS)
Bảng 2. 4: Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài (EFAS)
Tổng
Độ
Xếp điểm
Các nhân tố chiến lược quan Chú giải
loại quan
trọng
trọng
Các cơ hội
1. Người Việt coi trọng truyền
0,10 2 0,20 Giáo dục luôn luôn được coi trọng
thống hiếu học
2. Dân số Việt Nam đang ở Số lượng người học ngày càng gia
0,05 2 0,10
thời điểm vàng tăng
3. Nền kinh tế chính trị xã hội Tạo điều kiện cho giáo dục phát
0,05 3 0,15
ổn định và phát triển triển
4. Nhà nước tạo điều kiện cho Giáo dục có vai trò quan trọng
0,10 3 0,30
sự phát triển giáo dục trong phát triển đất nước
5. Người học ưa chuộng trường
Tạo ưu thế so với các trường công
đại học liên kết với chương 0,20 4 0,80
lập và ngoài công lập khác
trình đào tạo quốc tế
Các đe dọa
1. Các trường đại học công lập Áp lực cạnh tranh về chất lượng
0,10 2 0,20
có uy tín về chất lượng đào tạo đào tạo
Áp lực đổi mới phương pháp đánh
2. Người học có xu hướng tự
0,10 3 0,30 giá chất lượng việc học, hình thức
học qua mạng Internet
học
3. Số lượng các trường đại học
ngày càng nhiều và đa dạng 0,15 4 0,60 Áp lực cạnh tranh khác biệt hóa
hóa
28

4. Yêu cầu chất lượng lao động Yêu cầu về chương trình đào tạo
ngày càng cao của thị trường 0,10 3 0,30 tăng thực hành và tiếp xúc thực tiễn
lao động cho sinh viên
5. Sự bùng nổ của công nghệ Đòi hỏi áp dụng công nghệ trong
0,05 2 0,10
số phương pháp giảng dạy
Tổng 1,00 3,05
Nhận xét: Kết quả phân tích mô thức đánh giá các nhân tố bên ngoài EFAS cho thấy
tổng điểm quan trọng đạt 3,05/4,0, mức điểm khá tốt trên mức trung bình. Với những cơ hội
như người học ưa chuộng trường đại học liên kết quốc tế, nền kinh tế chính trị ổn định và nhà
nước tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, VinUni cần tận dụng các cơ hội này để phát triển
mạnh hơn trong tương lai. Ngoài ra, những thách thức chính như số lượng trường đại học ngày
càng nhiều và đa dạng hóa; người học có xu hướng tự học qua mạng và yêu cầu chất lượng
người lao động ngày càng cao của thị trường lao động cần được VinUni xây dựng các chiến
lược phù hợp để khắc phục, ứng biến với các thách thức này.
2.2. Phân tích môi trường bên trong của VinUni
2.2.1. Nguồn lực và năng lực
2.2.1.1. Nguồn lực hữu hình
a. Nguồn lực tài chính
Trường Đại học VinUni được Vingroup tài trợ không hoàn lại với tổng vốn lên tới 6.500
tỷ đồng. Thông tin từ Vingroup cho biết tổng vốn số vốn này gồm 2 phần 3.500 tỷ chi đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất và 3.000 tỷ dành để cấp học bổng tài năng, hỗ trợ tài chính cho sinh
viên cũng như bù lỗ vận hành cho 10 năm đầu tiên. Để xây dựng VinUni trở thành đại học
tinh hoa và phấn đấu vào top 50 trường đại học trẻ tốt nhất thế giới, GS.TS Rohit Verma, Hiệu
trưởng trường Đại học VinUni đã nhấn mạnh một trong các yếu tố góp phần làm nên điều đó
không thể không kể đến sự đảm bảo tài chính và cam kết hỗ trợ dài hạn từ Vingroup.
b. Nguồn lực vật chất
- Vị trí
Trường đại học VinUni được đặt tại vị trí bên trong khu đô thị Vinhomes Ocean Park,
Gia Lâm, Hà Nội tại cửa ngõ phía tây. Đây là một vị trí đắc địa bởi vì các phía đều giáp với
địa điểm đẹp như là: biệt thự San Hô, biển nhân tạo, bệnh viện Vinmec, quốc lộ 5B và khu
căn hộ The Sapphire.
Tập đoàn Vingroup rất biết “chọn mặt gửi vàng” khi chọn vị trí này vì sự tiện lợi trong
di chuyển nằm gần quốc lộ 5B - là khung đường trung chuyển giữa trung tâm thành phố đến
29

các tỉnh Hải Phòng và Hải Dương. Hơn nữa đất lại rộng phù hợp để xây dựng cơ sở hạ tầng
giáo dục tiện nghi với những hoạt động ngoại khóa với khung cảnh trong lành, thoáng đãng.
- Kiến trúc
Với mục đích hướng đến môi trường học tập chất lượng hàng đầu thế giới, VinUni được
đầu tư mạnh về cơ sở vật chất với số vốn cực khủng lên tới 3.500 tỷ. Trường được xây dựng
theo phong cách kiến trúc Gothic giữa nét đẹp hiện đại và cổ điển. Điểm nhấn đặc biệt trong
kiến trúc của VinUni là biểu tượng Mặt Trời trên đỉnh tòa tháp chính và những cột đá La Mã
thiết kế hướng thẳng lên trời. Những biểu tượng này mang thông điệp VinUni là ngôi trường
của ánh sáng tri thức và ánh sáng tri thức sẽ được lan tỏa tới tất cả mọi người như ánh sáng
mặt trời.
Toàn bộ các công trình trong khuôn viên đại học VinUni đều sử dụng màu trắng chủ đạo
mang đến vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch. Trường có tổng cộng 9 khối nhà, gồm toà nhà chính,
ký túc xá, khu phức hợp thể thao, thư viện, các phòng thí nghiệm và trung tâm mô phỏng,…
đảm bảo cho chất lượng của việc giảng dạy và học tập một cách tốt nhất cho 3.500 sinh viên.
- Không gian học tập hiện đại
Khu giảng đường gồm hai tòa nhà với tổng diện tích là 7,000 mét vuông, được thiết kế
với các chức năng linh hoạt với không gian học tập mở kết hợp với công nghệ thông minh
nhằm mục đích phát triển khả năng tự nghiên cứu của sinh viên thông qua hình thức giảng dạy
TBL (học theo nhóm), PBL (học theo dự án), ABL (học trên hành động), học giả lập và thực
hành mô phỏng…
- Thư viện VinUni
Thư viện được xem là không gian học tập quan trọng nhất đối với sinh viên với hàng
ngàn đầu sách, là không gian nghiên cứu, tự học yên tĩnh cho sinh viên. Tại VinUni, thư viện
được thiết kế gồm có hai tầng, có sức chứa lên đến 1.000 sinh viên đến học cùng một lúc.
Không gian thư viện được thiết kế lấy cảm hứng từ cảnh bình minh trên ruộng bậc thang của
vùng núi phía Bắc Việt Nam .
Điểm đặc biệt tại thư viện này chính là trường sở hữu một thư viện điện tử khủng đảm
bảo khả năng cung cấp tài liệu học cho tất cả học sinh. Thư viện bao gồm 2 Studio Labs, 1
Tech Lab và một số phòng học nhóm cho sinh viên trường.
- Khu thể dục thể thao đa năng
Khu phức hợp thể dục thể thao có tổng diện tích lên đến 5,000 mét vuông bao gồm: Bể
bơi đạt tiêu chuẩn Olympic, đài quan sát bể bơi có gần 400 chỗ ngồi, phòng tập thể dục và 2
phòng tập yoga, flashmob và aerobics.
30

Nhà thi đấu đa chức năng phù hợp với các môn bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông trong
nhà. Đây chính là địa điểm tổ chức hội thảo, xây dựng đội nhóm và các hoạt động cộng đồng.
Đặc biệt, sân vận động VinUniversity gồm sân bóng đá 9 người theo tiêu chuẩn FIFA, sân
bóng rổ và sân tennis ngoài trời, với hơn 1.100 chỗ ngồi.
- Ký túc xá VinUni chuẩn 5 sao
Ký túc xá có diện tích lớn theo mô hình “3 cùng”: cùng học, cùng sống, cùng làm việc;
với đầy đủ căng tin, phòng y tế, khu tự học, các cửa hàng tiện ích và không gian thư giãn sau
giờ học. Kí túc xá của Đại học VinUniversity gồm có 4 tầng với 72 căn hộ và 376 giường.
Ngoài ra tại đây còn có 1 căn tin tại tầng trệt với sức chứa 400 người cùng một lúc, trung tâm
y tế, khu nghỉ ngơi, không gian học tập chung và khu vườn trên sân thượng. Mỗi căn hộ (90
mét vuông) bao gồm: 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 2 phòng tắm, 2 nhà vệ sinh
và 1 ban công.
c. Nguồn lực con người
- Giảng viên
Sinh viên VinUni sẽ được học từ những giáo sư, giảng viên có tâm - tầm - tài, và phải
trải qua xét tuyển toàn diện tại VinUni. Giảng viên toàn phần được tuyển dụng đều là những
người có kinh nghiệm học tập và giảng dạy từ các trường Đại học thuộc top 100 thế giới. Họ
đều là những học giả đã tốt nghiệp hoặc đang làm việc tại các trường Top trên thế giới, năng
động, sáng tạo, đã trải nghiệm và có thực chứng về đẳng cấp thế giới. Mọi giảng viên trước
khi được tuyển dụng đều phải qua giảng thử - trình bày kế hoạch hành động, trình bày hướng
nghiên cứu trước khi được nhận. Giảng viên thỉnh giảng là chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ,
doanh nhân xuất sắc trong lĩnh vực của mình. Năm học đầu tiên lựa chọn 50 vị trí giảng viên
trong tổng số 3.000 hồ sơ từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Không chỉ tuyển dụng giảng viên từ một số trường đại học tốt nhất trên thế giới, VinUni
còn đầu tư nguồn lực đáng kể để phát triển khả năng giảng dạy và nghiên cứu của họ. Ví dụ,
VinUni có chương trình “Giảng viên tương lai” độc đáo, cho phép các giảng viên trẻ nhận
được sự hướng dẫn của các học giả giàu kinh nghiệm tại các trường đại học hàng đầu thế giới,
giúp họ đạt được các thành tựu nghiên cứu và giảng dạy nhanh hơn tại các trường đại học
khác.
- Đội ngũ lãnh đạo
Hiệu trưởng và các Viện trưởng của VinUni đến từ nhiều quốc gia và đều là các giáo sư
đầu ngành, đã làm quản lý tại các trường Top trên thế giới, có các công trình có ảnh hưởng
lớn trong giới khoa học và có quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, bệnh viện, tổ chức quốc tế
uy tín.
31

2.2.1.2. Nguồn lực vô hình


Đại học VinUni là tâm huyết của tập đoàn Vingroup trong lĩnh vực giáo dục, được đảm
bảo tài chính và cam kết hỗ trợ dài hạn từ Vingroup. Đây là một trong những Tập đoàn kinh
tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Như
vậy có thể thấy, danh tiếng của Vingroup là rất lớn và từ đó khách hàng sẽ có một niềm tin
nhất định với sự ra đời của VinUni. VinUni được thành lập là để tiếp nối mô hình Vinschool
tạo nên sự thống nhất xuyên suốt trong hệ thống đào tạo từ bậc mầm non đến đại học theo tiêu
chuẩn quốc tế.
VinUni cung cấp cơ hội nghiên cứu cho sinh viên nhờ vào sự liên kết mạnh mẽ với các
Viện nghiên cứu thuộc VinTech như VinAI, VinBigData, VinOptima... cũng như các cơ sở
nghiên cứu thuộc các đại học đối tác trong khu vực và trên thế giới. Các công ty trong hệ sinh
thái Vin còn trao cơ hội thực tập, giới thiệu khách mời, nghiên cứu trường hợp và cung cấp
các tài nguyên khác cho sinh viên VinUni.
Ngoài ra, VinUni còn hợp tác với một số đại học tinh hoa thuộc Top 20 đại học tốt nhất
toàn cầu, chú trọng các trường thuộc nhóm Ivy League như đại học Cornell và đại học
Pennsylvania. Mục tiêu của VinUni là xây dựng chiến lược dài hạn, chuyển giao năng lực
quản trị đại học cũng như năng lực giảng dạy và nghiên cứu, đáp ứng tiêu chuẩn xếp hạng như
QS, THE… Các đối tác hàng đầu sẽ giúp kết nối VinUni với những giáo sư hàng đầu trong ba
lĩnh vực đào tạo trọng điểm của trường là kinh doanh, công nghệ và khoa học sức khỏe.
2.2.2. Năng lực cốt lõi của VinUni
2.2.2.1. Phương pháp giảng dạy đặc biệt
Theo các tiêu chuẩn QS tiên tiến nhất, VinUni duy trì tỷ lệ sinh viên/giảng viên thấp và
tin tưởng ở triết lý lấy người học làm trung tâm, cụ thể: 15 - 20 sinh viên/giảng viên cho các
ngành thuộc lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, 15 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc
lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và công nghệ và 10 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc lĩnh
vực sức khỏe.
Giáo sư, giảng viên đóng vai trò dẫn dắt, định hướng để giúp sinh viên hoàn thiện khả
năng học và tự học suốt đời. "Đọc - làm việc - phục vụ - nghiên cứu - khám phá - trải nghiệm
- khởi nghiệp - thất bại - làm lại" là các kỹ thuật học tập được cá nhân hóa để giúp sinh viên
phát triển tối đa.
2.2.2.2. Chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế
Mọi khía cạnh của Trường: chương trình giảng dạy, nghiên cứu, giảng viên, sinh viên,
cơ sở vật chất và cuộc sống trong khuôn viên trường, đều được phát triển để đáp ứng các tiêu
32

chuẩn cao nhất do các tổ chức kiểm định và xếp hạng hàng đầu thế giới đặt ra, chẳng hạn như
ABET, AACSB, Quacquarelli Symonds (QS), và Times Higher Education (THE).
Sinh viên VinUni học tập theo các chương trình tiên tiến nhất, được đại học Cornell và
Pennsylvania xác thực chất lượng. Chương trình được xây dựng với sự giúp đỡ của Cornell
và Penn, dựa trên các nền tảng chuẩn mực quốc tế tốt nhất, có điều chỉnh để phù hợp với môi
trường Việt Nam. Hiện tại chưa có trường đại học Việt Nam nào có hợp tác sâu và toàn diện
cùng một lúc với 2 đại học Ivy Top 20 như VinUni.
Sinh viên của VinUni sẽ không cần phải đi du học nhưng vẫn được bổ sung đầy đủ những
kiến thức từ những giáo trình giảng dạy của các trường đại học danh tiếng. Ngoài ra, VinUni
cũng triển khai các chương trình học tập trao đổi tại nước ngoài để tăng khả năng thích nghi
cho các sinh viên tương lai của VinUni. Sinh viên VinUni khi ra trường sẽ có đầy đủ kiến thức
và kỹ năng để trở thành công dân toàn cầu.
VinUni là một trong số rất ít đại học cung cấp cơ hội nghiên cứu cho sinh viên ngay từ
bậc cử nhân nhờ vào sự liên kết mạnh mẽ ngay từ đầu với các Viện nghiên cứu thuộc VinTech
như VinAI, VinBigData, VinOptima... cũng như các cơ sở nghiên cứu thuộc các đại học đối
tác trong khu vực và trên thế giới.
2.2.2.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên
Giảng viên toàn phần được tuyển dụng phải có kinh nghiệm học tập và giảng dạy từ các
trường Đại học thuộc top 100 thế giới và trải qua xét tuyển toàn diện tại VinUni. Mọi ứng viên
đều phải qua giảng thử - trình bày kế hoạch hành động, trình bày hướng nghiên cứu trước khi
được nhận. Giảng viên thỉnh giảng là chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ, doanh nhân xuất sắc
trong lĩnh vực của mình.
Chuẩn tối đa của QS Stars yêu cầu 70% giảng viên phải được đào tạo, tuy nhiên, VinUni
đã vượt xa chuẩn này bởi chính sách yêu cầu 100% giảng viên tham gia chương trình đào tạo
về phương pháp giảng dạy tích cực, do Cornell xây dựng và chứng nhận.
2.2.2.4. Quản trị theo mô hình đại học khởi nghiệp
Quản trị theo mô hình đại học khởi nghiệp (entrepreneur university): Kết hợp các điểm
tinh hoa của quản trị đại học xuất sắc (tự do học thuật, tư duy phản biện, khai phóng…) +
quản trị như một doanh nghiệp khởi nghiệp (hành động hướng tới kết quả cuối cùng, thay đổi
và thích ứng nhanh…)
VinUni chú trọng xây dựng một hệ thống quản trị hiện đại, đề cao tự chủ đại học, mạnh
dạn tuyển dụng, thu hút và có chế độ đãi ngộ xứng đáng với các nhà quản lý, nhà khoa học tài
năng, đã thành danh và có đóng góp khoa học lớn tại các trường đại học danh tiếng trên thế
giới. Thu hút các sinh viên tài năng trong và ngoài nước; tạo môi trường thuận lợi nuôi dưỡng
33

động lực sáng tạo, khởi nghiệp của sinh viên; và đẩy mạnh mối quan hệ hữu cơ với cộng đồng
doanh nghiệp trong và ngoài Vingroup.
2.2.2.5. Năng lực công nghệ đặc biệt
Tháng 1 năm 2022, VinUniversity đã khai trương Trung tâm Nghiên cứu In 3D sinh học
đầu tiên tại Việt Nam nhằm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ in 3D mới nhất thế giới trong
sản xuất vật liệu y sinh phẫu thuật, cũng như các mô hình phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Ngoài ra, VinUni đã đưa vào sử dụng bàn giải phẫu tương tác ảo 3D Pirogov giúp sinh
viên y khoa được thoải mái thực hành trên xác ảo. Đây là một trong những giáo cụ công nghệ
hiện đại bậc nhất hiện nay. Sản phẩm 3D Pirogov là công cụ thay thế cho tử thi trong đào tạo
y khoa, chứa đựng bên trong 2 “xác ảo”, một nam, một nữ. Bàn giải phẫu ảo này có thiết kế
giống như một chiếc máy tính bảng khổng lồ, màn hình cảm ứng 8K với công nghệ hình ảnh
3D độ phân giải cao, tốc độ hiển thị nhanh, dễ thao tác.
2.2.3. Lợi thế cạnh tranh của VinUni
- Chất lượng vượt trội
Tính đến nay, VinUni chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm, là một trường Đại học
tư thục trẻ, song, chất lượng đào tạo mà VinUni cung cấp lại không hề thua kém những trường
đại học công lập lâu đời hay những trường đại học tư đã có thời gian dài phát triển như Đại
học FPT, Đại học RMIT, Đại học Anh Quốc,...
Minh chứng cho chất lượng đáng kinh ngạc của VinUni đó là hiếm có cơ sở đào tạo nào
dù chưa khai giảng khóa đầu tiên vẫn được Quacquarelli Symonds “chấm” một loạt điểm 5
sao, ngưỡng điểm của các trường đẳng cấp quốc tế. VinUni đã được QS đánh giá 5 sao ở 07
tiêu chí gồm: Chất lượng giảng dạy; Phát triển học thuật; Quốc tế hóa; Trách nhiệm Xã hội;
Cơ sở vật chất; Văn hóa - Nghệ thuật và Bình đẳng - Hòa nhập. Dù không phải trường ĐH
duy nhất tại Việt Nam được đánh giá cao bởi QS, tuy nhiên, đối với một trường ĐH mới thành
lập thì đây được coi là “tấm vé thông hành” cho mục tiêu lọt top 50 đại học tốt nhất thế giới
của VinUni.
Toàn bộ chương trình đào tạo của VinUni được thẩm định và đảm bảo chất lượng bởi
các Giáo sư chuyên ngành của trường đối tác Ivy, đạt kiểm định chất lượng quốc tế cho từng
chuyên ngành. Cụ thể AACSB cho Khối Kinh doanh, ABET cho Khối Công nghệ; và một số
kiểm định đặc thù như ACGME-I và ECFMG cho Khối Khoa học sức khỏe.
Một thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhận định, nếu
xét tương quan giữa mục tiêu được VinUni và các đối tác là Đại học Cornell và Đại học
Pennsylvania đặt ra với quy mô đào tạo thì việc lựa chọn 3 chuyên ngành là tối ưu. “Việc xây
dựng các chương trình đào tạo để đạt được các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và xếp hạng
34

quốc tế là cực khó. Tuy nhiên, với 3 khối ngành đã công bố, VinUni hoàn toàn có thể thành
công bởi đối tác Cornell mạnh về đào tạo ngành kinh doanh, khách sạn, kỹ thuật - công nghệ,
trong khi Penn có uy tín toàn cầu trong đào tạo khoa học sức khỏe”, vị chuyên gia này nhấn
mạnh.
Hợp tác chiến lược với ĐH Cornell và ĐH Pennsylvania đã tạo nên sự cộng hưởng sức
mạnh từ những “người khổng lồ” để VinUni thuận lợi xây dựng chương trình đào tạo chuẩn
quốc tế ngay từ ban đầu. Điều này tạo lợi thế về chất lượng đào tạo và giảng dạy cho VinUni
khi mà chương trình đào tạo của trường được xây dựng dựa trên tham vấn từ những trường
ĐH thuộc top 20 thế giới là Penn và Cornell. Đây là lợi thế quan trọng và khác biệt của VinUni
ngay từ khi thành lập. Trở thành đối tác chiến lược đầy tiềm năng của các trường thuộc nhóm
Ivy League, đây cũng như một lời khẳng định mà VinUni gửi tới các phụ huynh và học sinh
về vị thế chất lượng mà ngôi trường này đã và đang hướng tới trong tương lai.
- Sự đổi mới vượt trội
Các trường ĐH tư hay trường ĐH có yếu tố nước ngoài thường chú trọng đầu tư và xây
dựng cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, khi mà các trường ĐH công lập dần chuyển sang cơ chế tự chủ thì
đầu tư cho cơ sở vật chất cũng là một xu hướng phổ biến và tất yếu. Song, cơ sở vật chất, một
trong những trụ cột của VinUni, được tổ chức QS đánh giá 5 sao – mức điểm mà ngay cả
những trường đại học lớn trên thế giới cũng khó đạt được. Đây có thể được đánh giá là sự đổi
mới và khác biệt vượt trội so với những cơ sở giáo dục khác tại Việt Nam.
Cụ thể, trong mảng phát triển Văn hóa – Nghệ thuật, cũng như Cơ sở vật chất, QS ghi
nhận sự đầu tư bài bản của VinUni với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chuyên biệt như nhà
hát, phòng triển lãm, khu trưng bày ngoài trời, phòng tập nghệ thuật,... cùng khoản tài trợ các
chương trình văn hóa, chăm sóc đời sống tinh thần dành cho sinh viên và giảng viên. Tại hạng
mục thư viện, VinUni đạt suất đầu tư 400 USD/sinh viên, vượt xa mức chuẩn tối đa do QS đặt
ra là 250 USD/sinh viên. Tại Trung tâm mô phỏng dành cho sinh viên Viện Khoa học Sức
khỏe VinUni, trang thiết bị máy móc được thiết kế giống như một “bệnh viện thu nhỏ” hiện
đại bậc nhất. Trung tâm này được trường đầu tư hệ thống "bệnh nhân robot" hiện đại với các
chức năng tuần hoàn, hô hấp,… tương tự con người. Được biết, VinUni là một trong số những
đơn vị đào tạo y khoa hiếm hoi tại Việt Nam có trang bị hệ thống robot đắt tiền này.
Ngoài yếu tố về cơ sở vật chất, một yếu tố khác phải kể đến khi nhắc đến sự đổi mới
vượt trội của VinUni đó chính là công tác tuyển sinh của nhà trường. VinUni không phải là
đại học của người giàu, mà là của người tài. Đại học tinh hoa không có nghĩa là môi trường
giáo dục chỉ dành cho con em của giới “thượng lưu”. “Tinh hoa” ở đây được đánh giá bằng
35

tầm vóc các giá trị mà một người mang lại cho cuộc sống, xã hội. Đại học tinh hoa hiểu theo
cách hiện tại là nơi thu hút và phát triển những tài năng có khả năng kiến tạo các giá trị cho
cuộc sống.
Với sự đồng hành của 2 đại học hàng đầu thế giới, VinUni được chuyển giao công nghệ
tuyển sinh hữu hiệu nhất. Tất cả các bài kiểm tra, các cuộc phỏng vấn hay bài luận tuyển sinh
đều dựa trên mô hình các trường thuộc nhóm Ivy League, biến VinUni trở thành sự “khao
khát” đối với những học sinh tài năng.
Mùa tuyển sinh năm học 2020, VinUni lên chiến lược bắt đầu tuyển 300 sinh viên đầu
tiên. VinUni có quy mô đặc biệt chắt lọc, sau thời gian xét tuyển, VinUni chính thức khai
giảng chỉ gồm 260 sinh viên cho năm học đầu tiên (2020 – 2021).
Giống như các trường đại học danh tiếng trên thế giới,VinUni xét tuyển đa chiều và đánh
giá toàn diện dựa trên hồ sơ. Trường đánh giá ứng viên dựa trên 4 tiêu chí AACC (Tố chất
học thuật vượt trội, Đam mê mãnh liệt, Tư duy sáng tạo, Bản lĩnh kiên cường). VinUni đánh
giá con người toàn diện, không tuyển chọn dựa trên một đặc điểm riêng lẻ nào. Đây là cách
tiếp cận tiên tiến nhất đã được cập nhật ở đa số các trường đại học tốt nhất tại Mỹ, nhưng vẫn
là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Tại Việt Nam, đa số các trường ĐH xét tuyển
dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của thí sinh hoặc gần đây là dựa trên kết quả các kỳ thi
đánh giá năng lực do các trường tự tổ chức. Bên cạnh học lực giỏi, điểm đặc biệt nhất của
VinUni là không chỉ đánh giá hồ sơ mà từng em đều có thêm vòng phỏng vấn trực tiếp với
các giảng viên.
Việc có thêm vòng phỏng vấn sẽ giúp cho việc đánh giá ứng viên được chính xác và toàn
diện hơn. Ứng viên sẽ được đặt vào những tình huống phải ra quyết định, phải phân định đúng
sai, thậm chí phải phản bác lại ý kiến của người phỏng vấn. Tất cả đều nhằm giúp các giáo sư
có cái nhìn toàn diện nhất về sinh viên tương lai của mình.
Ngoài ra, đam mê với nghề nghiệp là yếu tố bắt buộc. Điển hình như với ngành Khoa
học sức khỏe, nhiều ứng viên khẳng định sự đam mê với nghề qua hiểu biết hàm lâm và quan
tâm thực tế khi thảo luận các vấn đề nóng trong ngành từ công nghệ quản lý đến khủng hoảng
dịch tễ. Với tâm thái hào hứng và cách biểu đạt tự tin, các bạn là minh chứng về thành công
trong tương lai.
Như vậy, sự khác biệt lớn nhất là VinUni không chỉ tìm kiếm ứng viên có thể học giỏi,
mà tìm kiếm các ứng viên thực sự phù hợp và đam mê với nghề cũng như có khả năng thành
công trong quá trình học tập và quan trọng nhất là thành công trong tương lai để đóng góp cho
xã hội.
- Đáp ứng khách hàng vượt trội
36

Khách hàng của VinUni chính là sinh viên của họ. VinUni đáp ứng toàn diện đối với các
nhu cầu của nhiều sinh viên như du học tại chỗ, mong muốn học tập trong môi trường có khả
năng tạo điều kiện phát triển toàn diện các kỹ năng thực tế cũng như kiến thức chuyên môn.
Khi vào trường, sinh viên VinUni sẽ được tiếp cận với chương trình và phương pháp đào
tạo do các trường Ivy xác thực; đội ngũ giảng viên chuẩn quốc tế và một môi trường học thuật
tiên tiến nhất. Ngoài thời gian giảng dạy, mỗi giảng viên VinUni dành thời gian tương đương
3 giờ/tuần là thời gian tư vấn cá nhân. Đồng thời, mỗi sinh viên đều có một cố vấn học tập
trong suốt quá trình đào tạo tại trường. Sinh viên cũng được tạo cơ hội tham gia trợ giảng, trợ
lý nghiên cứu cho giáo sư của trường.
Về phần Quốc tế hóa, môi trường học tập tại VinUni đã đạt chứng nhận 5 sao với đội
ngũ sinh viên đa quốc tịch cùng tỷ lệ giảng viên quốc tế cao. Đặc biệt, trong niên học 2021 -
2022, VinUni đã thúc đẩy hợp tác quốc tế, mang về cho sinh viên các học kỳ trao đổi tại 13
trường đại học danh tiếng hàng đầu trên thế giới như Đại học Cornell (Hoa Kỳ), Đại học
Toronto (Canada), Đại học EPFL (Thuỵ Sĩ), Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Yonsei (Hàn
Quốc), Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Đại học Công nghệ Sydney (Úc)... Thông
qua mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường ĐH, VinUni sẽ kết nối được với mạng lưới
giáo sư, giảng viên từ nhiều đại học ưu tú trên thế giới, tạo thành một hệ sinh thái học thuật ở
tầm quốc tế mà người hưởng lợi trước hết là các sinh viên VinUni.
Hệ thống đánh giá Quacquarelli Symonds (QS) cũng ghi nhận số điểm 5 sao cho mô
hình ký túc xá “3 cùng” tiên tiến của VinUni, gồm cùng học, cùng sống và cùng làm việc.
Sinh viên năm nhất và các giáo sư sẽ sống tại đây, tạo nên sự gắn bó mật thiết, là cơ hội để
sinh viên được kèm cặp, hướng dẫn toàn thời gian. Ký túc xá “3 cùng” là môi trường lí tưởng
giúp các sinh viên hình thành các kỹ năng sống và phẩm chất cần thiết của một công dân toàn
cầu.
Đồng thời, sinh viên VinUni sẽ có nhiều cơ hội thực tập, trải nghiệm thực tế, thực tập
liên ngành tại các công ty trong hệ sinh thái của Vingroup (Vinpearl, Vinhomes, VinMart,
Vincom Retail, Vinmec, VinFast…) cũng như tại các doanh nghiệp hàng đầu trong, ngoài
nước.
Tất cả lợi thế đó sẽ giúp mở rộng cánh cửa cho sinh viên VinUni sau tốt nghiệp, không
chỉ tại các công ty trong Tập đoàn Vingroup, mà ở tại các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn
hàng đầu tại Việt Nam và nước ngoài.
37

2.2.4. Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong (IFAS)
Bảng 2. 5: Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong (IFAS)
Tổng
Độ
Xếp điểm
Các nhân tố bên trong quan Chú giải
loại quan
trọng
trọng

Điểm mạnh

Đảm bảo tài chính và hỗ trợ dài hạn từ


1. Vốn đầu tư khổng lồ 0,2 4 0,8
Vingroup

Được thiết kế nhằm tối ưu trải nghiệm


2. Cơ sở vật chất hiện đại,
của sinh viên và giảng viên. Môi trường
đạt tiêu chuẩn 5 sao theo 0,1 3 0,3
học tập và sinh hoạt xanh, thông minh và
tổ chức QS
độc đáo

Giảng viên có kinh nghiệm học tập và


3. Đội ngũ chuyên gia –
giảng dạy từ các trường Đại học thuộc
giáo viên đều đạt chuẩn 0,05 3 0,15
top 100 thế giới và trải qua quy trình xét
quốc tế
tuyển toàn diện tại VinUni

Giám đốc, hiệu trưởng, viện trưởng thực


4. Có đội ngũ lãnh đạo
hiện quản lý hiệu quả, và có quan hệ chặt
hàng đầu, dày dặn kinh 0,05 2 0,1
chẽ với doanh nghiệp, bệnh viện, tổ chức
nghiệm
quốc tế uy tín

5. Hợp tác chiến lược dài


Xây dựng danh tiếng, hình ảnh, vị thế
hạn với các trường ĐH 0,15 3 0,45
trường ĐH hàng đầu trong tương lai
quốc tế danh tiếng

6. Chương trình đào tạo Đạt kiểm định chất lượng quốc tế cho
0,1 3 0,3
chất lượng, khác biệt từng chuyên ngành

Điểm yếu

1. Lịch sử phát triển non 0,1 4 0,4 Chưa có nhiều thành tựu trong dạy và
38

trẻ học

Cao so với mặt bằng chung nhiều trường


2. Học phí 0,1 3 0,3
ĐH tư thục

3. Quy trình tuyển chọn Rào cản cho những sinh viên nộp hồ sơ
0,05 2 0,1
đầu vào khắt khe đăng ký học

Các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa


4. Cộng đồng sinh viên giữa sinh viên tại trường hạn chế do cộng
0,05 2 0,1
chưa lớn mạnh đồng sinh viên thưa người (sinh viên đi
trao đổi, du học,...)

5. Chưa xây dựng được Tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực, mới
thương hiệu trong phát 0,05 3 0,15 xây dựng hệ thống giáo dục dưới ĐH,
triển giáo dục ĐH chưa tạo được uy tín trong đào tạo hệ ĐH

Tổng 1,0 3,15


Nhận xét: Kết quả phân tích mô thức đánh giá các nhân tố bên trong IFAS cho thấy tổng
điểm quan trọng đạt 3,15/4,0, mức điểm khá tốt trên mức trung bình. Với những điểm mạnh
quan trọng như vốn đầu tư, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo. Đây cũng là những năng lực
cốt lõi của VinUni và VinUni cần xây dựng chiến lược để phát triển mạnh hơn những điểm
mạnh này trong tương lai cũng như xây dựng chiến lược sao cho tận dụng được những điểm
mạnh khác. Ngoài ra, các điểm yếu như chính có ảnh hưởng lớn tới VinUni như học phí, lịch
sử phát triển và thương hiệu giáo dục ĐH cần được VinUni xây dựng các chiến lược phù hợp
để khắc phục các điểm yếu này.
2.3. Các chiến lược hiện tại của VinUni
2.3.1. Liên minh chiến lược
Ngày 3/4/2018, Tập đoàn Vingroup đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với 2
trường thuộc top 20 đại học tốt nhất thế giới là Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, Hoa
Kỳ. Sau 28 ngày công bố gia nhập lĩnh vực giáo dục đại học thông qua Đại học VinUni
(VinUni), Vingroup đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và Hội thảo "Giáo dục
Đại học Việt Nam Thế kỷ 21: Kết nối toàn cầu – Kiến tạo tương lai" với hai đối tác chiến lược
là Đại học Cornell (Cornell) và Đại học Pennsylvania (Penn).
39

Theo thỏa thuận, VinUni sẽ hợp tác toàn diện với Cornell để định hình chiến lược, định
vị thương hiệu và xây dựng hệ thống quản trị đại học tổng thể. Cornell sẽ hỗ trợ VinUni thẩm
định cơ sở vật chất, tuyển dụng nhân sự, thiết kế chương trình giáo dục, hợp tác nghiên cứu
đồng thời kiểm định và thẩm định chất lượng các khóa cử nhân đầu tiên của khối Giáo dục
Kinh doanh - Công nghệ. Trong khi đó, Đại học Pennsylvania sẽ hỗ trợ VinUni tuyển dụng
và phát triển năng lực giảng viên, tuyển sinh, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho sinh viên
khối Khoa học sức khỏe. Đồng thời, Pennsylvania sẽ cùng VinUni và hệ thống Vinmec xây
dựng chương trình hệ bác sĩ, bác sĩ nội trú và cử nhân điều dưỡng để đạt kiểm định và năng
lực hành nghề, hướng tới chuẩn mực quốc tế cao nhất. Bên cạnh đó, Pennsylvania cũng sẽ
phối hợp với Vinmec để phát triển và đào tạo giảng viên lâm sàng, nâng cao chất lượng và mở
rộng các dịch vụ chuyên sâu, xây dựng mẫu hình cơ sở thực hành cho khối ngành sức khỏe
của VinUni.
Việc hợp tác chiến lược với Cornell và Pennsylvania là bước đi đầu tiên trong lộ trình xây
dựng theo các chuẩn mực quốc tế, tích hợp các mô hình tinh hoa của giáo dục đại học thế giới
của VinUni, nhằm góp phần tạo ra đột phá về chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam. Mặc
dù, VinUni mới đưa vào hoạt động cách đây 2 năm nhưng với sự nỗ lực hết mình VinUni
mong muốn trở thành cái nôi đào tạo nhân tài trong và ngoài nước với sự đầu tư toàn diện và
đồng bộ. Ngôi trường tinh hoa này đã ươm mầm và góp phần tạo ra thế hệ nhân tài đóng góp
xuất sắc cho sự phát triển của quốc gia. Trường đại học VinUni đã tập trung đầu tư bài bản
cho các điều kiện đảm bảo chất lượng bao gồm cơ sở vật chất, nhất là các phòng thí nghiệm
đạt chuẩn quốc tế; tuyển dụng được đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tài năng, có động lực
cống hiến lâu dài cho nhà trường; xây dựng lộ trình để VinUni sớm được kiểm định chất lượng
trong đó chú trọng kiểm định các chương trình đào tạo bởi các tổ chức đánh giá chất lượng
đại học uy tín trên thế giới để sớm được xếp hạng quốc tế. Đồng thời, xây dựng được một hệ
thống quản trị hiện đại, đề cao tự chủ đại học, mạnh dạn tuyển dụng, thu hút và có chế độ đãi
ngộ xứng đáng với các nhà quản lý, nhà khoa học tài năng, đã thành danh và có đóng góp khoa
học lớn tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới.
2.3.2. Chiến lược tập trung hóa
Đại học VinUni sẽ phát triển các chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong 3 lĩnh vực
trọng điểm với 8 ngành học:
- Lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý gồm 3 ngành học: Quản trị kinh doanh, Bất động sản,
Quản trị khách sạn.
- Lĩnh vực Kỹ thuật – Máy tính và Công nghệ thông tin gồm 3 ngành học: Kỹ thuật cơ
khí, Kỹ thuật điện, Khoa học máy tính.
40

- Lĩnh vực Sức khỏe gồm 2 ngành: Y khoa và Điều dưỡng.


Với khối ngành Kinh doanh, các chương trình quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn-
du lịch, quản trị bán lẻ, quản trị bất động sản… theo tiêu chuẩn kiểm định AACSB. AACSB
(Association to Advance Collegiate Schools of Business) là hiệp hội các trường đào tạo kinh
doanh được thành lập năm 1916. Hiện tại, tổ chức này có hơn 1700 trường là thành viên trên
khoảng 100 quốc gia toàn thế giới. Đây là một tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo về kinh
doanh lâu đời và nổi tiếng nhất ở Mỹ với uy tín và chất lượng được áp dụng cho không chỉ ở
Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Các trường đại học nhận được kiểm định AACSB cần phải đáp
ứng được những tiêu chuẩn kiểm định khắt khe về cơ sở học tập, chương trình giảng dạy và
chất lượng của giảng viên. Bên cạnh đó, với khóa sinh viên đầu tiên của khối Kinh doanh -
Công nghệ, Đại học Cornell sẽ theo suốt lộ trình từ khi tuyển sinh cho tới khi tốt nghiệp.
Cornell sẽ xác thực chất lượng tốt nghiệp nhằm đảm bảo của cử nhân VinUni có đủ năng lực
cạnh tranh với các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đẳng cấp quốc tế.
Với khối ngành Công nghệ, các chương trình về khoa học máy tính, tự động hóa và công
nghệ kỹ thuật ô tô theo tiêu chuẩn kiểm định ABET. ABET là viết tắt cho Accreditation Board
for Engineering and Technology, Inc., là một tổ chức phi chính phủ chuyên về đánh giá tiêu
chuẩn của một số chương trình giáo dục như "khoa học ứng dụng, máy tính, kỹ sư, công nghệ".
Với khối Khoa học sức khỏe là các chuẩn kiểm định theo đặc thù của ngành y (như
ACGME-I cho bác sĩ nội trú). Với khối ngành y tế, bên cạnh bằng cấp, VinUni sẽ trang bị các
kiến thức, kỹ năng tích hợp ngay trong quá trình đào tạo chính khóa để sinh viên có thể tự tin
vượt qua các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề bác sĩ (USMLE) và điều dưỡng (NCLEX) của
Mỹ - một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới. Do vậy, về nguyên tắc sinh viên tốt
nghiệp VinUni hoàn toàn được Penn (hoặc các trường top khác ở Mỹ) chấp nhận để tham gia
vào bậc học cao hơn nếu họ vượt qua USMLE, NCLEX.
Với sự hợp tác của các Đại học hàng đầu thế giới, tất cả các chương trình đào tạo của
VinUni đều hướng tới mục tiêu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế. Do đó để đáp
ứng theo các tiêu chuẩn QS tiên tiến nhất, VinUni tổ chức15-20 sinh viên/giảng viên cho các
ngành thuộc lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, 15 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc
lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và công nghệ và 10 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc lĩnh
vực sức khỏe.
Chất lượng giảng viên cũng được chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng. Giảng viên toàn
phần được tuyển dụng phải có kinh nghiệm học tập và giảng dạy từ các trường Đại học thuộc
top 100 thế giới và trải qua xét tuyển toàn diện tại VinUni. Mọi ứng viên đều phải qua giảng
thử – trình bày kế hoạch hành động, trình bày hướng nghiên cứu trước khi được nhận. Giảng
41

viên thỉnh giảng là chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ, doanh nhân xuất sắc trong lĩnh vực của
mình. Đối với sinh viên, VinUni chỉ tuyển tài năng, tuân thủ mô hình đánh giá “con người
toàn diện” và quy trình tuyển sinh chọn lọc như các Đại học Ivy League. Tài năng theo định
nghĩa của VinUni là những học sinh có năng lực học thuật vượt trội, có khát vọng ước mơ lớn,
quan tâm đến các vấn đề của cộng đồng xã hội, có cách tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm
để thực hiện ước mơ của mình.
VinUni tập trung đào tạo 3 khối ngành như vậy là hướng đi phù hợp, đã được nhiều
trường đại học nổi tiếng thế giới áp dụng thành công. Việc xây dựng các chương trình đào tạo
để đạt được các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và xếp hạng quốc tế là cực khó. Tuy nhiên,
với 3 khối ngành đã công bố, VinUni hoàn toàn có thể thành công bởi đối tác Cornell mạnh
về đào tạo ngành kinh doanh, khách sạn, kỹ thuật - công nghệ, trong khi Penn có uy tín toàn
cầu trong đào tạo khoa học sức khỏe. Đây là lợi thế và cũng là cơ sở để VinUni có thể nhanh
chóng vươn lên, trở thành cơ sở đào tạo có chất lượng tầm cỡ khu vực và thế giới trên cơ sở
coi chất lượng đào tạo là yếu tố tiên quyết.
2.4. Đánh giá các chiến lược hiện tại của VinUni
2.4.1. Ưu điểm
a, Liên minh chiến lược
- Thâm nhập thị trường mới: Khi hợp tác cùng các trường đại học khác trên thế giới như
Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania VinUni có cơ hội tiếp cận các thị trường mới trên
thế giới thông qua việc nâng cao thương hiệu của mình. Việc hợp tác với các đối tác đáng tin
cậy này giúp VinUni có lợi thế hơn trong một thị trường mà họ mới gia nhập và đồng thời
cũng tạo nên độ tin cậy cho mình.
- Thu thập kiến thức chuyên môn và nguồn lực có giá trị: 2 trường đại học lớn mà VinUni
liên minh đã cung cấp rất nhiều nguồn lực về chuyên môn về thẩm định cơ sở vật chất, tuyển
dụng, thiết kế chương trình giáo dục và cả về con người. Điều này giúp chất lượng đào tạo tại
VinUni càng trở nên tốt hơn, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho trường trong hoạt động kinh doanh.
- Đạt được các tiêu chuẩn quốc tế: Liên minh hợp tác giữa VinUni với các trường đại
học quốc tế giúp cho các chương trình giáo dục của trường đạt được chuẩn mực quốc tế, điều
này cũng góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho VinUni.
b, Chiến lược tập trung hóa
- Áp đặt mức giá cao hơn: VinUni chỉ tập trung vào 8 ngành học và vào thỏa mãn một
đoạn thị trường, vì vậy mức độ thỏa mãn của khách hàng với sản phẩm sẽ cao hơn các đối thủ
cạnh tranh, những trường đại học theo đuổi phạm vi rộng hơn. Vì vậy, VinUni có thể định giá
một mức giá cao hơn so với các trường đại học khác.
42

- Thiết lập rào cản gia nhập với các đối thủ tiềm năng: VinUni có thể cung cấp hàng hóa
và dịch vụ mà các đối thủ không thể thực hiện được. Khi đã tập trung vào một đoạn thị trường
thì có thể tập trung xây dựng được một vị thế. Đây là những rào cản đặt ra cho những đối thủ
tiềm năng muốn giành giật thị trường. Khả năng này cũng tạo cho VinUni một sức mạnh đối
với người mua vì họ khó có được sản phẩm (các chương trình học với chất lượng quốc tế)
tương tự.
- Phát triển các năng lực có thế mạnh: Vì chỉ tập trung trong 8 ngành học giới hạn nên
các nguồn lực của VinUni không bị phân bổ dàn trải, do vậy trường có thể phát triển hiệu quả
nhất các năng lực là thế mạnh của mình như cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, chuẩn mực
quốc tế,...
2.4.2. Nhược điểm
a, Liên minh chiến lược
- Mất kiểm soát: Trong một liên minh, cả hai trường phải nhường một số quyền kiểm
soát đối với cách thức hoạt động kinh doanh của mình. Nếu trường đại học Cornell hợp tác
thiết kế một chương trình giáo dục đạt chuẩn quốc tế cùng VinUni, thì VinUni cần tuân thủ
theo đúng những tiêu chuẩn như chất lượng, số lượng sinh viên trong một khóa và khó để thay
đổi nếu muốn tăng doanh thu từ việc tăng chỉ tiêu sinh viên. Một liên minh chiến lược đòi hỏi
sự trung thực và minh bạch, nhưng niềm tin đó không được xây dựng trong một sớm một
chiều. Nếu không có sự chia sẻ đáng kể từ cả hai bên, mối quan hệ giữa VinUni và các trường
đại học khác có thể bị ảnh hưởng.
- Dễ bị phụ thuộc: Việc liên minh với các trường đại học khác và nhận sự giúp đỡ về
nhiều mặt có thể khiến VinUni hạn chế tính sáng tạo trong xây dựng các chuẩn mực và chất
lượng giáo dục có thể bị phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo,... của trường
đại học khác. Sẽ khó tạo ra động lực và cơ chế cho sự vận hành tự nhiên, hạn chế sự mềm dẻo,
linh hoạt, khả năng đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội.
- Mất nhiều chi phí: VinUni cần tập trung học hỏi từ các đối tác của mình. Điều này đòi
hỏi nhiều công sức từ phía tiếp nhận hơn là phía chuyển giao. Ban lãnh đạo trường không thể
học hỏi nếu họ thiển cận hay quá tự tin về những điều họ có thể tiếp thu từ phía đối tác trong
liên minh của họ. Chính vì vậy khi tiếp nhận việc hợp tác chiến lược này họ cũng phải tốn chi
phí cho việc đào tạo nhân lực để thích nghi với chiến lược mới.
b, Chiến lược tập trung hóa
Phụ thuộc vào 3 lĩnh vực đào tạo trọng điểm: do chỉ tập trung vào 8 ngành học cho nên
toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của VinUni cũng như doanh thu và lợi nhuận của đều
phụ thuộc vào các ngành học này. Vì vậy, nếu xu hướng các ngành học trong tương lai thay
43

đổi khiến lượng sinh viên giảm thì doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ giảm. Khi đó, VinUni sẽ
phải một mặt kích cầu, một mặt phải tìm cách mở rộng chương trình đào tạo mới.
44

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN ĐIỀU CHỈNH, HOÀN THIỆN


CHO CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA VINUNI
3.1. Đối với liên minh chiến lược
3.1.1. Kiểm soát có hiệu quả hoạt động kinh doanh
Một liên minh chiến lược là sự đồng thuận của hai hoặc nhiều công ty đơn lẻ mà sự đồng
thuận này được xem là phù hợp về mặt hợp tác chiến lược, cùng nhau đóng góp nguồn lực,
chia sẻ rủi ro, công tác quản lý và phụ thuộc lẫn nhau. Để không bị mất kiểm soát khi tham
gia liên minh chiến lược cần có sự cam kết và tin cậy lẫn nhau trong các hoạt động kinh doanh.
Đây là nguyên tắc bắt buộc khi tham gia liên minh chiến lược để đảm bảo hai bên hợp tác
cùng có lợi. Do vậy, VinUni cùng Cornell và Pennsylvania cần thống nhất cách thức hoạt
động cũng như quyền hạn kiểm soát giữa đôi bên, tránh trường hợp đối phương vi phạm hợp
đồng. Đồng thời cũng cần lắng nghe, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau trong công tác kiểm soát
quyền lực; hạn chế tình trạng quyền lực nằm trong tay một bên, lạm quyền (hoặc một bên
nhiều hơn),... Ngoài ra, bên cạnh việc cần tuân thủ các điều khoản hợp tác thì VinUni vẫn nên
giữ vững lập trường trong hoạt động kinh doanh. Cần phải có cơ chế giải quyết mâu thuẫn rõ
ràng khi phát sinh mâu thuẫn.
3.1.2. Tăng cường tính tự chủ
Phần lớn các liên minh chiến lược có mục tiêu chia sẻ công nghệ hoặc giúp đỡ tiếp cận
thị trường thường chỉ xảy ra trong một giai đoạn rất ngắn, trong khoảng một vài năm vì mục
đích tạo lập nên liên minh chiến lược đã được thỏa mãn, đôi bên cùng có lợi. Việc liên minh
với các trường đại học khác có thể giúp VinUni nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt tuy nhiên
việc này cũng gây hạn chế tính sáng tạo trong xây dựng các chuẩn mực và chất lượng giáo
dục của VinUni. VinUni có thể bị phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo,...
của trường đại học khác, hạn chế sự mềm dẻo, linh hoạt để đáp ứng kịp thời các yêu cầu thay
đổi của xã hội.
Những nguy cơ dễ phát sinh phụ thuộc trong liên minh chiến lược chủ yếu về nguồn lực
và năng lực. Để đạt được mục tiêu chiến lược của mình là trở thành một trong 50 trường Đại
học trẻ hàng đầu thế giới, VinUni phải biết cách phát triển nguồn lực và năng lực của chính
mình bằng việc tăng cường tính tự chủ kiểm soát chiến lược nội bộ để duy trì và xây dựng sức
mạnh, lợi thế cạnh tranh. VinUni cần tự chủ trong việc xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng đội
ngũ giảng viên; xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ hợp lý; sử dụng, bố trí đúng người,
đúng việc phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người; Cần có quy định thống nhất về
giảng dạy và nghiên cứu, trên cơ sở đó từng trường có các văn bản quy định riêng của mình.
Mặc dù nhận sự giúp đỡ từ các đối tác nhưng VinUni vẫn cần phải có tính sáng tạo và tự chủ
trong chiến lược để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả lâu dài.
45

3.1.3. Có chính sách tài chính hợp lý


VinUni cần thực hiện việc phân cấp trong trường: mở rộng nguồn thu và khoản chi; hoàn
thiện quy chế chi tiêu nội bộ; quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong
trường; tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính; đào tạo nâng cao năng lực
quản lý tài chính cho các đơn vị trong trường; Lựa chọn chính sách đào tạo, chi tiêu phù hợp
với khả năng tài chính của trường,...
VinUni cần tập trung học hỏi từ các đối tác của mình. Chính vì vậy họ cũng phải tốn chi
phí cho việc thuê và đào tạo nhân lực để thích nghi với chiến lược mới. Khi đó VinUni có thể
thực hiện các đợt trao đổi sinh viên với các trường Đại học trên thế giới như Đại học Cornell
và Đại học Pennsylvania. Điều này giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu được nhiều kiến thức từ
các trường Đại học nước ngoài. Sinh viên trao đổi có cơ hội được học tập trực tiếp với các
chuyên gia, giáo sư giỏi. Từ đó VinUni có thể tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu kiến thức
của các đối tác chiến lược mà không tốn quá nhiều chi phí.
Tăng nguồn thu để có chi phí cho hoạt động đào tạo nhân lực và phát triển hệ thống. Vì
Đại học VinUni là đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Tất cả lợi nhuận thu được từ
nguồn học phí, hiến tặng, thương mại hóa nghiên cứu,… sau khi trừ đi chi phí hoạt động đều
được tái đầu tư để liên tục nâng cấp và phát triển hệ thống. Các biện pháp giúp tăng nguồn thu
như:
+ Tăng nguồn thu từ hoạt động đào tạo: thu hút thêm nhiều đối tượng sinh viên, phát
triển các khoá đào tạo ngắn hạn và đào tạo từ xa.
+ Nhận hỗ trợ từ xã hội: kêu gọi tài trợ, viện trợ, từ các cá nhân, tổ chức trong nước và
nước ngoài (dưới hình thức tài trợ, cấp học bổng,...); hợp tác với Nhà Nước để có được sự ghi
nhận và hỗ trợ.
3.2. Đối với chiến lược tập trung hóa
3.2.1. Có chiến lược dự phòng trong tương lai
Hiện nay, trên cả nước Việt Nam không thiếu những trường đại học (công lập - dân lập),
sinh viên có nhiều lựa chọn trường cũng như ngành mà mình sẽ theo học, VinUni cũng sẽ có
nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, VinUni cần có những chính
sách kích cầu phù hợp và phương án đào tạo thu hút. Có chiến lược thay đổi trong tương lai
khi xu thế thay đổi, cần thích nghi nhanh để không bị chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành.
3.2.2. Tập trung phát triển thương hiệu
Yếu tố hàng đầu tạo nên một chiến lược thành công vẫn nằm ở chất lượng giáo dục của
chính tổ chức đó. Dù là “tân binh” nhưng VinUni đã nhanh chóng vươn lên top 1 bảng xếp
46

hạng những trường có học phí cao ngất ngưởng tại Việt Nam. Tuy nhiên, vì trường mới nên
chưa có nhiều lứa sinh viên để nhận xét về chương trình học, trong khi hiện nay các đối thủ
của VinUni như RMIT với lịch sử phát triển lâu đời, nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho việc
giảng dạy sinh viên Việt với thế mạnh là creative và business, chưa kể còn có BUV với lộ
trình học các ngành kinh tế tốt tương đương và giá tương đương. Do vậy trong tương lai
VinUni cần đảm bảo lứa sinh viên đầu ra đạt được những chất lượng vượt trội, tạo được ưu
thế cạnh tranh cho mình. Thương hiệu là một trong những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,
và đối thủ có thể sao chép mọi thứ, trừ thương hiệu của bạn. Khi khách hàng cảm nhận được
giá trị mình nhận được lớn hơn hoặc tương xứng với số tiền mình bỏ ra, họ sẽ sẵn lòng gắn bó
với thương hiệu, dù cho những đối thủ khác có ra sức chèo kéo họ đến mức nào. Phụ huynh
và sinh viên sẽ quan tâm đến những thông tin về chất lượng giảng dạy, tỉ lệ giáo sư/tiến sĩ/giảng
viên giỏi của nhà trường, các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên đầu ra, thống kê
về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp, bằng cấp của nhà trường được công
nhận thế nào. Để có được lợi thế khi xây dựng chiến lược truyền thông giúp gia tăng tính cạnh
tranh, bản thân nhà trường phải có một bản “giới thiệu” thực sự ấn tượng.
47

KẾT LUẬN
Trong gần 2 năm hoạt động trở lại đây, Đại học VinUni đã trở lên nổi tiếng và uy tín trên
nền giáo dục đại học tại Việt Nam. Tiến trình thực hiện chiến lược của trường Đại học VinUni
được diễn ra một cách trình tự và được tiến hành một cách bài bản với một tốc độ nhanh chóng
và khó tưởng tượng đối với các trường Đại học khác tại Việt Nam. Tất cả các công tác trong
tiến trình thực hiện chiến lược được tiến hành và phối hợp một cách hoàn hảo, nhịp nhàng,
hoạt động này hỗ trợ và thúc đẩy cho hoạt động khác của chiến dịch với một mục tiêu chung
là thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược. Nói tóm lại việc thực thi chiến lược này
được thành công như vậy là do dựa trên cơ sở có sự chuẩn bị kỹ về chiến lược, có tầm nhìn,
sứ mệnh rõ ràng khi gia nhập lĩnh vực giáo dục đại học. Các đối tác hàng đầu sẽ giúp kết nối
VinUni với những giáo sư hàng đầu trong ba lĩnh vực đào tạo trọng điểm của trường là kinh
doanh, công nghệ và khoa học sức khỏe. Đây chính là chiến lược cộng hưởng sức mạnh từ
những “người khổng lồ” để VinUni có thể nhanh chóng bước ra thế giới và bứt phá vươn lên
trong ngành giáo dục Đại học tại Việt Nam.
48

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Hoàng Việt (2017), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội.
2. Thống kê Bộ GD&ĐT
3. https://vinuni.edu.vn/
4. https://voh.com.vn/tuyen-sinh/danh-sach-cac-truong-dai-hoc-co-chuong-trinh-dao-tao-
lien-ket-quoc-te-370695.html
5. https://dapanchuan.com/n/co-bao-nhieu-truong-dai-hoc/
6. https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=7389\
7. https://vietnammoi.vn/quy-hoach-mang-luoi-truong-dai-hoc-cao-dang-giai-doan-2006-
2020-20220314103501119.htm
8. https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx
9. https://vietnamnet.vn/nhung-con-so-biet-noi-ve-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-389870.html
10. https://consosukien.vn/nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc.htm
11. https://wikiabroad.com/blog/apply-va-nop-ho-so/kham-pha-truong-dai-hoc-
vinuniversity-dai-hoc-quoc-te-made-in-vietnam.html
12. https://svvn.tienphong.vn/viet-nam-se-co-truong-lot-vao-top-50-dai-hoc-tre-tot-nhat-the-
gioi-post1282908.tpo
13. https://vov.gov.vn/xac-ao-tan-binh-trong-he-thong-cong-nghe-xin-cua-dai-hoc-vinuni-
dtnew-219116
14. https://diendandoanhnghiep.vn/vinuni-san-sang-dao-tao-nhan-luc-hoi-nhap-toan-cau-
127580.html

You might also like