You are on page 1of 31

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES

- INFORMATION TECHNOLOGY
FACULTY OF INTERNATIONAL BUSINESS ADMINISTRATION

---------***--------

MIDTERM ASSIGNMENT

CONSUMER BEHAVIOR

Group’s name: Group 4


Course:
Group’s member:
Thiều Huỳnh Mỹ Hạnh
Nguyễn Ngọc Yến Linh
Nguyễn Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Nguyễn Trần Hoàng Thơ
HCMC, 3/2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

Mức độ
STT Họ và tên Mã số sinh viên Ghi chú
đóng góp

1 Thiều Huỳnh Mỹ Hạnh 21DH483589 100% Tốt

2 Nguyễn Ngọc Yến Linh 21DH484967 100% Tốt

3 Nguyễn Thị Yến Nhi 21DH485091 100% Tốt

4 Nguyễn Ngọc Hà Phương 21DH482062 100% Tốt

5 Lê Thị Bích Trâm 21DH484291 100% Tốt


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn - Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh – cô
Nguyễn Đức Hoài Anh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên chúng em trong
suốt quá trình học môn Tâm lý khách hàng. Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo tận
tình của cô, nhóm chúng em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài luận của
mình. Một lần nữa nhóm chúng em xin gửi lời tri ân tới cô và trường Đại học Ngoại ngữ
- Tin học Thành phố Hồ Chí Minh - Những thầy cô đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức
đề giúp chúng em có được nền tảng kiến thức chuyên ngành bền vững như ngày hôm nay.
Kính mong cô thông cảm và góp ý bởi sự thiếu sót để chúng em có thể ngày càng hoàn
thiện hơn ở những môn học sau.
LỜI NHẬN XÉT

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU...............................................................................................2

1.1 Tổng quan vấn đề.....................................................................................................2

1.2 Mục đích của bài luận..............................................................................................2

1.3 Tính năng độc đáo và thiết kế................................................................................2

1.4 Chi phí trong sản xuất.............................................................................................3

1.5 Bằng sáng chế hiện có..............................................................................................3

CHƯƠNG 2: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT.......................................................................4

2.1 Xuất khẩu từ Việt Nam............................................................................................4


2.1.1 Ưu điểm...............................................................................................................4
2.1.2 Nhược điểm.........................................................................................................6

2.2 Ủy quyền cho một công ty Châu Âu sản xuất và tiếp thị......................................7
2.2.1. Ưu điểm..............................................................................................................7
2.2.2 Nhược điểm.......................................................................................................10

2.3 Thành lập công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn ở Châu Âu...............................14
2.3.1 Ưu điểm.............................................................................................................14
2.3.2 Nhược điểm.......................................................................................................16

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................18

3.1 Đánh giá..................................................................................................................18

3.2 Đề xuất.....................................................................................................................19

PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................22


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, sự toàn cầu hóa đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế thế giới.
Nó khiến sự cạnh tranh ngày càng trở nên mãnh liệt hơn, tác động đến mọi quốc gia, mọi
doanh nghiệp một khi đã hội nhập vào một sân chơi lớn của toàn cầu. Trong bối cảnh
không ngừng thay đổi của thế giới trong lĩnh vực kinh doanh và Việt Nam không là ngoại
lệ trong xu thế toàn cầu hóa. Việc đổi mới luôn là chìa khóa để duy trì sự cạnh tranh trong
thời đại thương mại trao đổi tự do. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải có những đánh
giá và xây dựng các chiến lược với đầy đủ các yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan
bên trong doanh nghiệp. Đồng thời phải phân tích những yếu tố đó một cách khoa học và
có hệ thống để làm cơ sở, căn cứ cho công tác xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh
cho doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn sao cho chiến lược lập ra mang lại hiệu quả
cao nhất cho xã hội nói chung và cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.
Hơn nữa do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường luôn thay đổi, cạnh tranh và xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế nên công tác xây dựng
chiến lược không ngừng đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh doanh. Hiểu được tình
hình đó, môn kinh doanh quốc tế đã trao cơ hội để chúng tôi vận dụng kiến thức của
mình để phân tích đánh giá những chiến lược tốt nhất để đưa một sản phẩm mới mang
tính cách mạng trong nước ra thị trường toàn cầu.

1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan vấn đề
Trong thế giới công nghệ không ngừng thay đổi nhanh chóng, đổi mới và phát triển sản
phẩm công nghệ luôn đống vai trò then chốt trong việc duy trì tinh cạnh tranh. Công ty
tại Việt Nam vừa đạt đến một bước tiến đáng kể bằng việc phát triển ra một chiếc laptop
mang tính đột phá, không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng và các chức năng cần có mà
chi phí sản xuất chỉ bằng một nửa so với trước đây. Sự phát triển đột phá này không chỉ
bùng nổ ở trong lĩnh vực công nghệ mà nó còn được bảo vệ bởi những bằng sáng chế cho
thiết kế độc quyền của chiếc laptop này. Trước tình hình quan trọng đó, CEO đã giao cho
chúng tôi nhiệm vụ đề xuất một chiếc lược mở rộng thị trường sang Tây Âu. Những lựa
chọn tiềm năng chúng tôi đã đưa ra.
 Xuất khẩu từ Việt Nam qua Châu Âu
 Ủy quyền cho một công ty Châu Âu sản xuất và tiếp thị
 Thành lập công ty thuộc sỡ hữu hoàn toàn ở Châu Âu
1.2 Mục đích của bài luận
Mục đích của bài luận là phân tích và đánh giá một cách toàn diện về các lựa chọn có
tiềm năng cho công ty để có thể mở rộng hoạt động vào thị trường Tây Âu. Thông qua
những ưu điểm và nhược điểm của mỗi đề xuất, nhằm cung cấp những thông tin chính
xác và đưa ra một chiến lược hành động nhắm đến mục tiêu kinh doanh và đảm bảo sự
thành công và bền vững trên thị trường này.
1.3 Tính năng độc đáo và thiết kế
Chiếc laptop đột phá của công ty có thể phát triển mạnh trên thị trường nhờ các tính năng
hiện đại và thiết kế độc đáo. Với bàn phím sợi carbon siêu mỏng mang lại thoải mái và
độc đáo khi gõ và màn hình OLED siêu sắc nét, đưa độ chi tiết, và chất lượng hình ảnh
lên tầm cao mới. Điều đó không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng mà
còn tối ưu diện tích màn hình. Nếu tham khảo những dòng laptop hiện có trên thị trường,
sản phẩm của chúng tôi không chỉ cạnh tranh về hiệu suất mà còn đem đến sư trải nghiệm
tốt nhất cho khách hàng. Trong thời đại công nghệ phát triển thì việc một chiếc laptop có
sự tối ưu về diện tích màn hình và thiết kế mỏng nhẹ, đẹp mắt đã tạo nên một dấu ấn
mạnh mẽ trong thị trường laptop đa dạng.

2
1.4 Chi phí trong sản xuất
Một trong những điểm mạnh dáng kể của chiếc laptop đó là sự tối ưu hóa về chi phí sản
xuất sản phẩm mà không ai có thể làm được. Thông qua đổi mới các kỹ thuật sản xuất,
công ty đã cho ra được thành phẩm là chiếc laptop cung cấp hiệu suất hàng đầu với một
phần nhỏ chi phí sản xuất bằng cách:
 Quy trình sản xuất hiệu quả: Công ty đã tối ưu quy trình sản xuất để giảm thiểu
việc lãng phí và khai thác hiệu quả nguồn lực và nguồn tài nguyên đang có
 Sử dụng vật liệu hiện đại và hiệu quả: Công ty đã sử dụng những nguyên vật liệu,
máy móc sản xuất tiên tiến trong thiết kế sản phẩm bao gồm việc sử dụng sợi
carbon siêu mỏng cho bàn phím và các vật liệu tiết kiệm năng lượng. Giúp giảm
thiểu lãng phí và giảm chi phí sản xuất.
 Đảm bảo nguồn cung ứng: Công ty đã tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với các nhà
cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng hiệu quả cho các linh kiện nguyên vật liệu
cần thiết. Điều đó giúp giảm giá thành và đảm bảo chi phi sản xuất tốt nhất.
 Giảm chí phí lao động: Tối ưu quy trình sản xuất liên quan đến việc sử dụng lao
động hiệu quả hơn. Công ty đã áp dụng công nghệ tự động hóa và cải cách quy
trình làm việc hiệu quả, thông minh hơn để giảm chi phí lao động và tăng năng
suất.
 Giảm chi phí bảo hành: Thiết kế của chiếc laptop cho phép thay thế linh kiện
nhanh chóng và sửa chửa dễ dàng. Điểm này đã giúp công ty giảm được các chi
phí về sửa chữa và bảo hành, đông thời kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Những lợi ích về chi phí sản xuất này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho công ty bằng
cách giảm thiểu tổng chi phí sản xuất và đồng thời tạo điều kiện cho ra một chiếc laptop
tốt với giá cạnh tranh trên thị trường.
1.5 Bằng sáng chế hiện có
Để đảm bảo những lợi thế cạnh tranh của, công ty đã thực hiện những bước cần thiết để
có được bằng sáng chế cho thiết kế độc đáo của chiếc laptop. Những bằng sáng chế này
bao gồm các quy ước quốc tế về các yếu tố như chất lượng màn hình, sử dụng vật liệu
tiên tiến, và tiết kiệm năng lượng, giúp đảm bảo tính độc đáo và độ bền của sản phẩm
trên thị trường toàn cầu. Thông qua việc tham khảo và tuân theo quy ước quốc tế, đảm

3
bảo rằng chiếc laptop đột phá có thể vượt qua các tiêu chuẩn và đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng cao nhất.

CHƯƠNG 2: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT


2.1 Xuất khẩu từ Việt Nam
2.1.1 Ưu điểm
Theo số liệu được Tổng Cục Hải quan Việt Nam đưa ra, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang các nước thành viên của liên minh châu Âu ( EU ) trong giai đoạn
năm 2020 – 2022 được ghi nhận là đang tăng trưởng tốt (An Bình, 2020). Theo ông Trần
Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, điện tử là sản phẩm
vừa có chức năng công nghệ cao, vừa có nhiều khía cạnh cấu hình phức tạp. Do đó, khả
năng ứng dụng theo chuỗi của nó sẽ bao trùm nhiều quốc gia (Lê Phương, 2021). Vì vậy,
việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng với các nhu cầu của
thị trường điện tử châu Âu là vô cùng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, sau khi kí Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA), khoảng 85,6% số dòng thuế đã được xóa bỏ hoàn toàn cho hàng hóa Việt Nam.
Tỷ lệ này chiếm 70,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Việc xóa bỏ
dần thuế nhập khẩu như vậy đã tạo điều kiện xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng
20%/năm (Anh, Đ. T. H., 2023).
Với các lợi ích mà EVFTA đưa ra cho Việt Nam, dự án xuất khẩu sản phẩm máy tính của
công ty sẽ có những ưu điểm sau:
 Thu hút đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam: Kỳ vọng này là hợp lý bởi (i)
EVFTA có nhiều cam kết về mở cửa đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất
cao hơn so với WTO, cho phép nhà đầu tư EU quyền tiếp cận thị trường rộng hơn;
(ii) EVFTA có các cam kết về thể chế, quy tắc tiêu chuẩn cao trong nhiều lĩnh vực
như sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, thương mại điện tử… có thể góp phần làm nhà đầu
tư nước ngoài nói chung và EU nói riêng yên tâm hơn với môi trường kinh doanh
Việt Nam; và (iii) cùng với các FTA khác, EVFTA mở rộng mạng lưới kết nối sản
xuất giữa Việt Nam với các đối tác toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu sản xuất tiêu dùng,
từ đó kích thích đầu tư (Trung tâm WTO, 2023).

4
 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong FTA: Hiệp định EVFTA đã góp phần giúp các
doanh nghiệp Việt Nam được được tiếp cận nhiều hơn với các khu vực kinh tế của
28 nước châu Âu, nhờ đó tạo nên một sức ép lên các doanh nghiệp Việt Nam buộc
phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Điều này không những giúp
cho Việt Nam trở thành những công xưởng sản xuất nhiều sản phẩm của thế giới
mà còn tăng thêm giá trị cho các doanh nghiệp trong nước trong mắt các nhà đầu
tư nước ngoài.
 Cơ hội cải tiến khoa học công nghệ: Áp dụng các quy định về quy tắc xuất xứ, kỹ
thuật và môi trường đối với việc xuất khẩu hàng hóa sẽ góp phần thúc đẩy việc áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất.
Điều này sẽ cho phép sử dụng các công nghệ mới và nguyên liệu mới để tạo ra các
sản phẩm xuất khẩu có tính năng độc đáo, đồng thời triển khai các chương trình
sản xuất tiết kiệm năng lượng, sử dụng công nghệ cao và bảo vệ môi trường.
Tham gia vào các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới sẽ đồng thời
thúc đẩy Việt Nam và các quốc gia khác trong việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
và kỹ thuật sản xuất phù hợp và hài hòa với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc
tế. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ và nâng cao kỹ thuật
trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài ra trong Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Pháp; một quốc
gia Tây Âu có GDP chiếm 18% tổng GDP EU cho biết trong những năm 2010-2014, kim
ngạch trao đổi thương mại Việt - Pháp tăng liên tục (khoảng 10-15%/năm), đưa Pháp trở
thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Tây Âu. Trong ba năm qua,
thương mại hai chiều Việt Nam – Pháp luôn đạt trên 3 tỷ USD, riêng năm 2012 đạt mức
cao nhất, trên 3,7 tỷ USD. Việt Nam luôn xuất siêu sang Pháp. Và theo thống kê các mặt
hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Pháp Năm 2014 và Quý I năm 2015 thì các Điện
thoại các loại và linh kiện Máy móc của năm 2014 là 932.990.711 (USD) và Quý I năm
2015 là 285.875.744 (USD)
Điều này có thể thấy rằng Pháp được nhận định là một trong những thị trường đầy tiềm
năng cho hàng hóa của các nước xuất khẩu bởi lẽ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Pháp
tiếp tục tăng trong thời gian gần đây. Trong số đó, các mặt hàng tiêu dùng như đồ gia
dụng, may mặc, giày dép, điện tử (chủ yếu là điện thoại di động) có mức tiêu thụ tăng

5
lớn. Các sản phẩm Việt Nam cùng loại tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá tại thị
trường Pháp.
Với số liệu thống kê trong những năm 2014-2015 có thế thấy doanh nghiệp hoàn toàn có
cơ hội và có thể giành lợi thế trong việc xuất khẩu các mặt hàng điện tử tại các nước Tây
Âu mà không chỉ riêng nước Pháo thông qua các lợi ích từ việc hợp tác kí kết các hiệp
định thương mại quốc tế.
2.1.2 Nhược điểm
Xuất khẩu máy tính từ Việt Nam sang châu Âu tuy là một phương án đem lại nhiều lợi
ích cho công ty, tăng khả năng cạnh tranh cũng như thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên, việc này cũng sẽ có nhiều bất lợi mà công ty Việt Nam cần phải giải quyết như:
 Yếu tố kỹ thuật, quy tắc xuất xứ hàng hóa: Yếu tố kỹ thuật và quy tắc xuất xứ
hàng hóa luôn đặt ra những thách thức đáng kể cho hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới. Mục tiêu chính của Việt Nam và các quốc
gia khác trong FTA là tăng cường lợi thế xuất khẩu đến các nước thành viên. Để
đạt được mục tiêu này, việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy tắc xuất xứ cần có sự
đầu tư và phát triển toàn diện trong quá trình sản xuất hàng hóa. Các quy tắc xuất
xứ phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kiến thức sâu về quy định và quy
trình, đồng thời phải thực hiện các biện pháp cần thiết để chứng minh xuất xứ hợp
lệ của hàng hóa. Hàng hóa xuất khẩu phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật phức tạp
và rất cao, bắt buộc các ngành sản xuất phải đầu tư vào sự phát triển từ giai đoạn
nguyên liệu đầu vào cho đến các khâu thiết kế và sản xuất hàng hóa. Điều này đảm
bảo rằng hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu chất lượng, an toàn và hiệu suất kỹ
thuật mà thị trường đòi hỏi.
 Đáp ứng yêu cầu cao về công nghệ: Việt Nam chưa thực sự phát triển về lĩnh vực
công nghiệp, năng suất còn thấp, công nghệ chưa cao. Để đảm bảo các quy định
về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, môi trường đối với xuất khẩu hàng
hóa cần phải đáp ứng các yêu cầu về công nghệ trong sản xuất. Như vậy cần đầu
tư mạnh vào công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, đây là một thách thức
rất lớn đối với Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. (Hiền, T. T. T., Cơ
hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam khi tham gia các FTA thế
hệ mới, 2022).

6
 An toàn vệ sinh môi trường: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm
đến vấn đề an toàn vệ sinh môi trường, dẫn đến việc sản phẩm xuất khẩu không
đáp ứng các quy định của châu Âu, có thể bị từ chối nhập khẩu hoặc bị thu hồi. Để
đáp ứng các quy định của châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư cho các
biện pháp an toàn vệ sinh môi trường, như xây dựng hệ thống xử lý chất thải, sử
dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường.Các chi phí này có thể gây khó khăn
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Với những phân tích về mặt lợi thế của việc xuất khẩu hàng hoá tại thị trường Pháp; ví dụ
cụ thể đại diện cho thị trường Tây Âu, có thể thấy rằng ngoài những tiềm năng đáng hy
vọng từ việc xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này thì ngoài cũng có một số điều
cần lưu ý như; Không có hạn chế đối với bất kỳ hàng xuất khẩu nào của Việt Nam sang
Pháp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên lưu ý những điều sau khi xuất khẩu sang thị
trường này: tất cả hàng nhập khẩu của Pháp đều chịu sự điều chỉnh của chính sách
thương mại chung của EU, được hải quan giám sát và cần phải khai báo với hải quan.
chứng từ hải quan xác định giá trị của thuế quan, nước xuất xứ và phân loại các mặt hàng
theo Biểu thuế: các loại hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm nhập cảnh vào nước này.
Trên thực tế, xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp không đạt được như hứa hẹn dù tiềm
năng to lớn của đất nước. Thị phần của sản phẩm “Made in Vietnam” tại Pháp còn rất
nhỏ (khoảng 2%), ngoại trừ giày dép chiếm gần 10% toàn bộ nhu cầu thị trường. Đây là
cơ hội lớn cho hàng Việt Nam được bán vào thị trường Pháp. Do đó, các công ty Việt
Nam phải tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và bao bì, duy trì nguồn cung ổn
định, tham dự các hội nghị thường xuyên và nhìn chung sử dụng lĩnh vực này hiệu quả
hơn thị trường Pháp. Ngoài ra, các công ty Việt Nam có thể mời nhân sự và chuyên gia
có trình độ về kiểm soát chất lượng sản phẩm của Pháp sang làm việc theo hợp đồng có
thời hạn tại Việt Nam để phê duyệt và nâng cao chất lượng sản phẩm trước khi tiếp thị tại
thị trường Pháp.
Tóm lại, theo như những đề xuất trên, việc xuất khẩu máy tính sang châu Âu của doanh
nghiệp Việt Nam có thể mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, khẳng định thêm về vị trí trên
thị trường thế giới. Tuy nhiên, phương án này cũng có nhiều điểm hạn chế cấn lưu ý, đó
là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá yếu về mặt kỹ thuật công nghệ.

7
2.2 Ủy quyền cho một công ty Châu Âu sản xuất và tiếp thị
2.2.1. Ưu điểm
Để rút ra được kết luận rằng: “Doanh nghiệp Việt Nam có nên Ủy quyền cho một công ty
Châu Âu sản xuất và tiếp thị sản phẩm máy tính không?” Chúng ta nên xem xét lại các
điều khoản pháp lý, nghiên cứu, phân tích thị trường, các rào cản về luật định và các hiệp
định thương mại quốc tế, lợi thế cạnh tranh của thương trường quốc tế thật kĩ để có thể
đưa ra nhận xét khách quan nhất thông quá các ưu điểm của việc uỷ quyền cho một công
ty Châu Âu sản xuất và tiếp thị.
Có thể thấy từ bước ngoặt quan trọng của quá trình hợp tác và phát triển kéo dài 30 năm
giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) (Thng C. T. T. . T. B. C., 2021b) . Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra triển vọng to lớn trong quan
hệ đối tác toàn diện mang lại nhiều lợi ích thiết thực và hiệu quả.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) để có thể cụ thể hóa chiến lược về đa phương hóa và đa dạng hóa
các mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Ở hai hiệp định trên doanh nghiệp với dự án kinh doanh đưa sản phẩm máy tính của công
ty sẽ có những ưu điểm tối ưu khi có sự uỷ quyền cho các công ty ở khu vực Châu Âu
sản xuất cũng như tiếp thị như sau:
 Tăng cường thâm nhập thị trường và niềm tin của khách hàng thông qua đối tác
địa phương: Với sự hỗ trợ bởi EVFTA, công ty Việt Nam được mở rộng mạng lưới
đối tác với các địa phương ở nước ngoài, cùng với việc tận dụng lợi thế của việc
giảm thuế quan và loại bỏ rào cản thương mại. Điều này không chỉ giúp tăng số
lượng của khách hàng tại thị trường quốc tế, đa dạng hoá các tập khách hàng ở các
địa phương được uỷ quyền, mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thâm
nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam và mở rộng quy mô kinh doanh.
 Tiết kiệm chi phí nhờ tính kinh tế nhờ quy mô: Doanh nghiệp có thể sử dụng cơ sở
hạ tầng sản xuất có sẵn của công ty đối tác Châu Âu để tiết kiệm chi phí đầu tư
ban đầu và tối ưu hóa chi phí sản xuất thông qua quy mô hoá. Sự bổ trợ từ hiệp
định CPTPP đã giúp công ty dễ dàng tiếp cận vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông
qua việc giảm bớt thuế quan và các hạn chế thương mại. Chính vì điều này, đã tạo
điều kiện thuận lợi hơn để tối ưu hóa quy mô sản xuất, giảm thiểu chi phí và tăng

8
cường tính cạnh tranh của sản phẩm máy tính trên thị trường quốc tế. Song song
với đó, EVFTA cũng cung cấp môi trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp
Việt Nam, nhờ đó đã giảm bớt các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Bên cạnh đó, một trong những hiệp định quan trọng và có lợi cho doanh nghiệp có thể
nhắc đến là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA). Hiệp định này đã được phê chuẩn bởi Nghị
viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam, cho thấy cam kết mạnh mẽ của cả hai bên trong
việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
(TTWTO VCCI - (Tin Tc) Hip nh EVIPA: Bo H u
. Dưới sự bảo hộ của
hiệp định, sẽ đảm bảo quyền lợi và khoản đầu tư của doanh nghiệp, ngoài ra còn tạo ra
môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch giữa hai bên. Áp dụng vào việc công ty ở
Việt Nam muốn uỷ quyền cho một công ty Châu Âu sản xuất máy tính, IPA chắc chắn sẽ
tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, bởi vì hiệp định sẽ cung cấp một cơ chế pháp lý để
bảo vệ và bảo vệ quyền lợi của công ty trong quá trình hợp tác. Không chỉ dừng lại ở đó,
hiệp định cũng cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, giúp giải quyết mọi tranh
chấp có thể phát sinh giữa các bên một cách công bằng và minh bạch, giữ cho quan hệ
đối tác giữa hai bên được duy trì và phát triển một cách bền vững.
Ngoài các ưu điểm về kinh tế thị trường được bảo hộ bởi các hiệp định quốc tế, doanh
nghiệp còn có thêm một số lợi thế khác của các công ty địa phương được uỷ quyền như
sau:
 Tiếp cận năng lực và chuyên môn sản xuất địa phương: Bằng cách ủy quyền cho
công ty ở Châu Âu sản xuất và tiếp thị sản phẩm máy tính tại cho một công ty địa
phương ở Châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được cơ hội tiếp cận các linh
kiện hiện đại và nguồn lực sản xuất cao cấp. Trong quá trình sản xuất, công nghệ
hiện đại sẽ được áp dụng, từ máy móc tự động hóa, robot hỗ trợ cho đến hệ thống
quản lý sản xuất thông minh. Lợi ích lớn nhất từ việc này là giúp tối ưu hóa quá
trình sản xuất với độ chính xác cao và năng suất tối đa, tiết kiệm chi phí cho nhà
đầu tư. Chưa dừng lại ở đó, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao danh tiếng và uy tín của sản phẩm máy tính Việt
Nam trên thị trường nước ngoài. Đối với lĩnh vực tiếp thị quảng cáo sản phẩm
(marketing), công ty địa phương ở nước bạn chắc chắn sẽ mang lại cơ hội tốt nhất

9
và hiệu quả nhất về chiến lược marketing vì họ sẽ rõ hơn về người tiêu dùng, tệp
khách hàng tại nước đó. Công ty Từ dó, nhà đầu tư tại Việt Nam có thể yên tâm
tận dụng những lợi thế của các chiến lược marketing thông minh, từ quảng cáo
trực tuyến đích đến, phân tích thị trường chính xác và chiến dịch quảng cáo đa
kênh, để tạo sự nhận biết và tăng cường uy tín của sản phẩm máy tính trên thị
trường Châu Âu.
 Có thêm kiến thức địa phương và chuyên môn về thị trường Châu Âu: Doanh
nghiệp sẽ được truyền đạt kiến thức sâu rộng về thị trường địa phương và các xu
hướng tiêu dùng mới nhất tại nơi đây. Thông qua các nghiên cứu thị trường chi tiết
và phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp Việt Nam có thể tùy chỉnh chiến lược
kinh doanh và sản phẩm để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng quốc gia trong
khu vực Châu Âu. Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, yếu tố văn hoá con người
đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ thị trường Châu Âu. Việc nắm bắt văn
hoá con người địa phương là chìa khóa để tạo sự tương tác hiệu quả với khách
hàng. Bằng cách tiếp cận và hiểu sâu về tập tục, giá trị, và lối sống của người dân
tại địa phương đó, họ có thể xây dựng chiến lược tiếp thị nhằm tạo sự ấn tượng và
tương tác tích cực với khách hàng địa phương. Điều này giúp tạo sự ấn tượng
mạnh mẽ với khách hàng Châu Âu, đồng thời mở rộng thị trường và tăng cường
tầm nhìn toàn cầu của doanh nghiệp máy tính Việt Nam.
2.2.2 Nhược điểm
Đối với việc uỷ quyền sản xuất và tiếp thị cho một công ty ở Châu Âu tuy đem lại rất
nhiều lợi ích cho nên kinh tế, mở rộng thị trường cạnh tranh cũng như du nhập thị phần
thế giới. Tuy nhiên, điều này vẫn còn một số tiềm ẩn bất lợi mà doanh nghiệp Việt Nam
gặp phải như:
Đầu tiên là rủi về các rào cản và hạn chế của các hiệp định quốc tế đã được Việt Nam kí
kết với thế giới, có thể thấy như một vài dẫn chứng sau:
 Thứ nhất, hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)
miễn hơn 90% thuế quan cho hàng hóa của EU tạo ra áp lực cạnh tranh đáng kể
đối với doanh nghiệp ngoài nước (Thng C. T. T. . T. B. C., 2021a) . Điều này
dẫn đến việc doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ
các doanh nghiệp EU.

10
 Thứ hai, việc tuân thủ các quy định khắt khe hơn trong EVFTA cũng đặt ra một số
thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam
(TTWTO VCCI - Vit Nam - EU (EVFTA), n.d.)
. Cụ thể, các quy định về nguồn gốc xuất xứ và bảo vệ môi trường
yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thực hiện quản
lý nguồn nguyên liệu xất khẩu một cách nghiêm ngặt và đảm bảo tuân thủ các tiêu
chuẩn về môi trường theo yêu cầu của thị trường Châu Âu (EU). Nếu không tuân
thủ quy định này, hàng hóa Việt Nam sẽ không được hưởng thuế ưu đãi khi xuất
khẩu sang thị trường EU, tạo ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong việc
thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.
 Cuối cùng, theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), khoảng 70% doanh nghiệp trong nước vẫn còn chưa hiểu rõ về hiệp
định EVFTA, do đó dẫn đến việc họ vẫn chưa nhận thức được những cơ hội mà
hiệp định mang lại (Thng C. T. T. . T. B. C., 2021a) . Các doanh nghiệp không
còn được ưu tiên trong phân bổ nguồn lực như trước. Doanh nghiệp nhà nước là
đơn vị cơ sở của nền kinh tế, ưu thế của các doanh nghiệp bị tổn hại, lơi ích kinh
tế của nhà nước cũng bị tổn hại.
Bên cạnh hạn chế do các hiệp đinh mang lại, khi doanh nghiệp Việt Nam muốn uỷ quyền
sản xuất cho công ty ở Châu Âu cần phải xem xét thêm một số nhược điểm khác về điều
khoản pháp luật cũng như quản lý hoạt động, cụ thể như sau:
 Mất quyền kiểm soát sản xuất và tiếp thị: Mặc dù Hiệp định Bảo hộ Đầu tư cung
cấp một cơ chế bảo vệ tương đối hoàn hảo về quyền lợi cho các doanh nghiệp, tuy
nhiên, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ càng và tuân thủ chặt chẽ
các quy định quốc tế, để quyền lợi của mình được đảm bảo và không bị tổn hại
trong quá trình hợp tác với công ty Châu Âu.
 Giải pháp: Cần phải tiếp cận và áp dụng một số giải pháp cụ thể. Đầu tiên, tạo ra
một hợp đồng rõ ràng, đảm bảo rằng quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên được
xác định rõ ràng và minh bạch. Điều tiếp theo là thiết lập các cơ chế giám sát và
kiểm soát đầy đủ cũng là điều cần thiết, đảm bảo rằng mọi hoạt động sản xuất và
tiếp thị đều tuân thủ đúng theo các tiêu chuẩn chất lượng và quy định từ phía
doanh nghiệp. Và cuối cùng, cầm phảiđào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên có
kiến thức chuyên môn sâu về quản lý sản xuất và tiếp thị để tăng cường khả năng

11
kiểm soát và quản lý quá trình sản xuất, đồng thời giúp doanh nghiệp tự tin hơn
trong việc duy trì chất lượng và uy tín của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
 Tiềm ẩn các rủi ro đối với sở hữu trí tuệ: Mặc dù việc đăng ký bằng sáng chế trong
nước là một bước quan trọng, nhưng trong môi trường kinh doanh quốc tế, có
nhiều yếu tố phức tạp có thể đe dọa sự an toàn của sở hữu trí tuệ. Các doanh
nghiệp nước nhà có thể đối mặt với rủi ro về việc bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
hoặc mất kiểm soát về quyền sở hữu trí tuệ của mình khi không có chính sách bảo
vệ cụ thể trong hợp đồng hoặc khi pháp luật bảo vệ trí tuệ ở quốc tế không được
thực thi một cách hiệu quả. Khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế,
đặc biệt là với các đối tác tại Châu Âu, việc tuân thủ các hiệp ước và quy định
quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ là cực kỳ quan trọng.
 Giải pháp: Công ty có thể dựa vào các hiệp định quốc tế như Hiệp ước Hợp tác về
sáng chế (PCT) và Cơ quan Sở hữu trí tuệ Châu Âu (EPO),… để mở rộng phạm vi
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm của mình và đảm bảo rằng các quyền lợi này
được công nhận và bảo vệ một cách toàn diện trên thị trường quốc tế
(So huu tri tue va thuong mai quoc te, n.d.)
.
 Sự phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công ty Châu Âu và sự liên kết với các
mục tiêu: Việc uỷ quyền sản xuất và tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đưa
công ty nước nhà vào tình thế phụ thuộc mạnh mẽ vào hoạt động và chiến lược
của đối tác. Do đó, có thể dẫn đến rủi ro về không ổn định khi bất kỳ biến động
nào xảy ra từ phía đối tác có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh. Sự
mất quyền kiểm soát và quyết định cũng gây khó khăn trong việc thích nghi với
thị trường và địa phương, khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về sự không
linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của mình. Sự không
ổn định chính sách và môi trường kinh doanh tại Châu Âu cũng đem lại sự không
chắc chắn và rủi ro trong kế hoạch phát triển tương lai của doanh nghiệp nếu
doanh nghiệp muốn trụ lại và phát triển bền vững trên lãnh thổ quốc gia đó.
 Giải pháp: Để giải quyết điều này yêu cầu doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ càng và
đảm bảo rằng hợp tác đem lại lợi ích dài lâu và không tạo ra rủi ro không cần thiết
trong quá trình phát triển.

12
 Những thách thức tiềm ẩn trong việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng: Đối với sản
phẩm doanh nghiệp muốn xuất khẩu là máy tính thì việc ủy quyền sản xuất cho
một công ty Châu Âu không chỉ đặt ra những thách thức về đảm bảo tiêu chuẩn
chất lượng và duy trì tính nhất quán của thương hiệu, mà còn đòi hỏi sự tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đặc biệt của Liên minh Châu Âu.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc uỷ quyền sản xuất cho một công ty Châu
Âu đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là liên quan
đến việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn EN 40000 đến EN 49999 của
CEN hoặc CENELEC. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn lực, công nghệ và
quản lý để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và an toàn đặc biệt của thị trường
Châu Âu. Các tiêu chuẩn về hiệu suất máy tính, bao gồm tốc độ xử lý, dung lượng
bộ nhớ, và khả năng xử lý đa nhiệm, là những yếu tố cơ bản quyết định sự cạnh
tranh trên thị trường. Đồng thời, việc đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu và thông
tin cá nhân, phản ánh qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật thông tin như
GDPR (General Data Protection Regulation) là một phần quan trọng không thể
thiếu của các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tuân thủ các quy định về
an toàn điện, vật liệu, và quản lý rủi ro cũng là một phần quan trọng của quá trình
sản xuất.
 Giải pháp: Công ty cần phải đáp ứng những điều kiện cần và đủ để sản xuất các
thiết bị điện tử theo tiêu chuẩn nêu trên hoặc yêu cầu tiêu chuẩn của quốc gia mà
công ty muốn uỷ quyền trước khi kí kết họp đồng xuất khẩu. Ngoài ra, doanh
nghiệp còn phải có các chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn như CE
(Conformité Européenne) là bắt buộc để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các
yêu cầu cơ bản về an toàn của EU (Dịch Vụ Chứng Nhận CE – Xuất Khẩu Sản
Phẩm Sang Châu Âu, n.d.).
 Duy trì tính nhất quán của thương hiệu: Khi sản xuất sản phẩm dưới thương hiệu
của một công ty khác, việc đảm bảo rằng chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm
vẫn đúng với hình ảnh và giá trị của thương hiệu gốc là một thách thức lớn. Sự
phụ thuộc vào công ty Châu Âu có thể tạo ra rủi ro về việc kiểm soát chất lượng
sản phẩm, từ quá trình sản xuất cho đến việc đảm bảo tuân thủ các quy định về an
toàn và bảo mật thông tin. Sự thiếu nhất quán này có thể dẫn đến mất lòng tin của

13
khách hàng và ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu toàn cầu của doanh nghiệp
Việt Nam. Thách thức này sẽ đặt ra yêu cầu cao về quản lý sản xuất và kiểm soát
chất lượng, cần sự theo dõi và giám sát chặt chẽ từ phía doanh nghiệp để đảm bảo
rằng tất cả các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và hình ảnh của
thương hiệu được giữ vững.
 Giải pháp: Doanh nghiệp tại Việt Nam nên cử nhân viên có chuyên môn trong
nước thực hiện các đợt kiểm tra chất lượng định kỳ, kiểm soát nghiêm ngặt việc sử
dụng nguyên liệu và quy trình sản xuất, cũng như đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn
an toàn và bảo mật thông tin quốc tế. Bên cạnh đó, việc thiết lập một hệ thống giao
tiếp liên tục và minh bạch giữa doanh nghiệp Việt Nam và công ty Châu Âu cũng
cần thiết khi cho các giao dịch của hai công ty tránh những nhầm lẫn hoặc rủi ro
không đáng muốn trong việc vận hành sản xuất sản phẩm.
2.3 Thành lập công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn ở Châu Âu
2.3.1 Ưu điểm
Là một trong những môi trường kinh doanh ổn định với đa dạng các quy định bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.
Đồng thời có sự hỗ trợ của các quỹ đầu tư và chính phủ. Các quỹ rủi ro và quỹ đầu tư
công nghệ ở Châu Âu đang chuyển hướng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ
tiềm năng và các dự án nghiên cứu phát triển. Chính phủ cũng đưa ra các chương trình hỗ
trợ và khuyến khích đổi mới công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tăng
trưởng của thị trường công nghệ.
Mặc dù đang đối mặt với một số thách thức trong việc phát triển công nghệ như thiếu sự
linh hoạt và sự chậm trễ trong đổi mới, nhưng Châu Âu vẫn đóng vai trò quan trọng trong
cả lĩnh vực công nghệ và nền kinh tế toàn cầu. Khi công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn ở
Châu Âu, sản phẩm máy tính xách tay của công ty mẹ được xuất khẩu qua Châu Âu và
công ty con phải làm theo điều lệ của công ty mẹ bao gồm toàn quyền kiểm soát hoạt
động sản xuất, sở hữu trí tuệ. Thuận lợi của việc này là khi tiếp thị, mô hình quảng cáo,
sẽ thuộc quyền của công ty con, vì công ty mẹ phụ trách sản xuất, còn là cổ đông lớn nhất
của công ty con. Dưới đây là 3 ưu điểm quan trọng mà công ty con thuộc sở hữu hoàn
toàn ở Tây Âu nói chung và Châu Âu nói riêng đem lại:

14
 Thuận lợi về pháp lý và quy định: Các nước Châu Âu đa phần đều có một hệ
thống pháp lý và quy định ổn định và minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hoạt động kinh doanh. Điều này giúp giảm rủi ro pháp lý và tăng tính dễ dàng
trong việc thực hiện các giao dịch kinh doanh. Các tổ chức và hiệp định quốc tế
như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Liên minh châu Âu (EU) có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định pháp lý. Hệ
thống pháp lý và quy định ổn định và minh bạch ở Tây Âu giúp tạo ra một môi
trường kinh doanh đáng tin cậy và dễ dàng để các doanh nghiệp thực hiện các giao
dịch và hoạt động kinh doanh. Các quy định về thuế, lao động, bảo vệ người tiêu
dùng và quyền sở hữu trí tuệ được thiết lập rõ ràng và được áp dụng công bằng
cho tất cả các doanh nghiệp.
 Hạ tầng phát triển: Với lợi thế về cơ sở hạ tầng phát triển và hiện đại, bao gồm vận
chuyển, viễn thông và công nghệ. Điều này giúp tăng khả năng vận chuyển hàng
hóa và dịch vụ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghệ và
truyền thông. Thêm vào đó là một trong những châu lục đi đầu trong cách mạng
công nghiệp, Tây Âu đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao
thông, bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay. Điều này
giúp tăng tính kết nối và thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ.
Ngoài ra, cùng với mạng lưới viễn thông phát triển, bao gồm hệ thống điện thoại
di động, internet và dịch vụ truyền hình. Công nghệ thông tin và truyền thông đã
được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, y tế và quản lý
công cộng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghệ và
truyền thông, cũng như tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và sáng tạo.
 Nhân lực chất lượng cao: Là một châu lục có lực lượng lao động với trình độ giáo
dục và kỹ năng chuyên môn cao, Thành lập công ty con ở đây giúp bạn tiếp cận
được nhân lực chất lượng và tận dụng được sự đóng góp của nhân viên. Hầu hết
các nước Tây Âu có nền giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Ngoài ra, Tây Âu
cũng có một hệ thống đào tạo nghề phát triển, cung cấp các khóa học và chứng chỉ
nghề nghiệp để nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn của lao động. Điều này
giúp đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và đảm bảo rằng nhân lực có khả
năng thích nghi và đóng góp hiệu quả cho công ty.

15
Bosch, một công ty đa quốc gia về sản xuất đồ tiêu dùng của Châu Âu với công ty mẹ tại
Đức mang biểu tượng “Công nghệ xanh”. Với chất lượng kỹ thuật tuyệt vời và là thương
hiệu Đức nổi tiếng trên toàn thế giới, Bosch đã phân phối sản phẩm sang Việt Nam thông
qua các Công ty TNHH Nhập khẩu Châu Âu như Công ty Vina Hafele và Công ty Cổ
Phần Thương Mại HWH Việt Nam. Việc chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm cùng các
chính sách bảo hàng sẽ phụ thuộc vào công ty mẹ của Bosch tại Đức cho thấy quá trình
phân phối đồng nhất sản phẩm vẫn do công ty mẹ nắm quyền, còn chiến dịch xây dựng
phân phối sản phẩm sẽ phụ thược vào công ty con, do phân khúc thị trường công ty con
chịu trách nhiệm.
Việc điều chỉnh sản phẩm và chiến lược để phù hợp với thị trường Châu Âu sẽ phụ thuộc
vào công ty con. Công ty con sẽ đại diện cho công ty mẹ trên thị trường Châu Âu, điều
này đồng nghĩa với việc việc lựa chọn chiến lược marketing tại Châu Âu phải được công
ty mẹ quan tâm và công ty con sẽ đảm nhận vai trò đại diện thương hiệu của tổng công ty
tại khu vực. Những lợi ích này không chỉ giúp công ty con quyết định định hướng xây
dựng thị trường phù hợp cho sản phẩm, mà còn tăng cường cung-cầu. Đại diện thương
mại của công ty con cũng phụ thuộc vào các điều khoản và luật lệ thương mại tại Châu
Âu, điều này giúp định hình rõ ràng cho chiến dịch thương mại trên toàn cầu.
Công ty con, thông qua việc tuân thủ các quy định tại Châu Âu, sẽ có hiểu biết sâu sắc về
thị trường này và tạo ra cơ hội để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và lòng trung
thành của khách hàng tại Châu Âu. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển độc
lập và mạnh mẽ của công ty con, đồng thời giúp thương hiệu sản phẩm của công ty phát
triển vững chắc trên thị trường Châu Âu.
2.3.2 Nhược điểm
Công ty con là công ty có tính độc lập hơn, việc mang sản phẩm sang Châu Âu và đáp
ứng các khoản điều lệ tại đây, với việc phải đáp ứng World Trade Organization (WTO)
tại Châu Âu, việc đáp ứng này còn phù thuộc vào quyết định của công ty con, nhược
điểm này sẽ gây cản trở cho công ty con mang lại sản phẩm cho người tiêu dung sẽ khác
sản phẩm của công ty mẹ sản xuất tại Việt Nam, vì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn
như:
 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015: tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường.

16
 Tiêu chuẩn CE Marketing: Tiêu chuẩn pháp lý dành riêng cho thị trường các nước
EU.
Công ty con phải chi phí nhập khẩu khi vào thị trường Châu Âu, và nếu nhập khẩu vào
quốc gia nào phải trả thuế nhập khẩu theo quy định quốc gia đó. Trước khi gia nhập vào
thị trường Châu Âu, công ty con phải nắm rõ các thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang EU –
Châu Âu, nếu không sẽ gây cản trở nhập khẩu sản phẩm vào thị trường của Châu Âu,
doanh nghiệp có thể sẽ bị từ chối nếu không có những giấy tờ cần thiết sau đây:
 Hợp đồng thương mại: là hợp đồng giữa bên mua và bên bán bao gồm thông tin
sản phẩm, thông tin người mua – người bán, điều kiện giao hàng, hình thức thanh
toán,…
 Hóa đơn thương mại: giá trị các mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu
 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất,
ngoài ra còn giảm thuế và hưởng các ưu đãi đặc biệt.
 Tờ khai hải quan: chứng từ kê khai hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan để
đủ điều kiện xuất khẩu
 Chứng từ bảo hiểm: giấy chứng nhận bảo hiểm sản phẩm.
Chi phí đầu tư và vận hành ban đầu cao hơn, việc nhập khẩu sản phẩm vào thị trường
thương mại Châu Âu sẽ gây hao tổn chi phí nhiều để xây dựng nên thương hiệu tại đây,
đóng các thuế quan khi nhập khẩu, việc xây dựng công ty, chiến dịch phát triển sản phẩm
tại Châu Âu vì nhu cầu khách hàng của Việt Nam và Châu Âu khác nhau. Không những
thế, còn có những thách thức tiềm ẩn khi gia nhập thị trường, tuân thủ quy định và thu
hút nhân tài địa phương, gia nhập thị trường Châu Âu để bán sản phẩm phải có các chứng
từ khác: giấy chất lượng sản phẩm (CQ), chứng nhân kiểm định (CA), giấy chứng nhận
CE Marketing. Việc thu hút nhân lực để gắn bó với công ty con tại Châu Âu là điều khó
khăn khi mới gia nhập thị trường, cạnh tranh gay gắt với những nhãn hàng có thương
hiệu nổi tiếng tại Châu Âu, nên sẽ cần hao tổn nhiều chi phí cho nguồn nhân lực tại Châu
Âu, để cần nguồn lực đáng kể và cam kết lâu dài để thành lập và quản lý công ty con.
Không những thế nhược điểm của việc xuất khẩu hàng sang Châu Âu còn phải chịu sự
cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nội địa và nổi tiếng trên thế giới, việc cạnh tranh
gây ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty con sau này, nếu không thể trụ lại thị trường

17
Châu Âu sẽ có nguy cơ công ty con lỗ nặng, việc cạnh tranh với các ông lớn tại Châu Âu
sẽ là thương trường khó khan nhất của việc xuất khẩu sang Châu Âu.
Việc thành lập công ty thuộc sở hữu ở Châu Âu sẽ tốt cho công ty, vì công ty con sẽ phụ
trách các vấn đề pháp lý tại đây, nền văn hóa thị trường cũng khác nên công ty thuộc sở
hữu ở Châu Âu sẽ góp phần giúp hạn chế được thời gian khi có các chiếm dịch
Marketing, vì không phải chiến dịch nào cũng hợp với các nước trên thế giới, do đó thấy
rằng việc thành lập công ty sở hữu ở Châu Âu sẽ là bước tiến nhảy vọt cho công ty mẹ
khi mở rộng thị trường. Dù có những hạn chế được nêu ở trên, nhưng việc công ty con
thuộc sở hữu ở Châu Âu sẽ giúp công ty con tự điều chỉnh để sản phẩm để phù hợp với
người tiêu dụng tại Châu Âu.

18
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 Đánh giá
Dựa trên các so sánh và nhận xét trên, có thể thấy mỗi phương án đều có những ưu điểm
và nhược điểm riêng.
Xuất khẩu từ Việt Nam thì sẽ có chi phí đầu tư và chi phí lao động tương đối thấp không
những thế phí vận hành ban đầu có thể thấp hơn nhờ sự thu hút đầu tư nước ngoài từ EU
vào Việt Nam và Nâng cao năng lực cạnh tranh trong FTA nhờ EVFTA, không những thế
doanh nghiệp có thể chủ động giữ quyền kiểm soát sản xuất và sở hữu trí tuệ và có cơ hội
cải tiến khoa học công nghệ. Nhưng trái lại việc sản xuất tại Việt Nam sẽ dẫn đến các rủi
ro tiềm ẩn liên quan đến các vấn đề về kiểm soát chất lượng và chi phí sản xuất cao hơn.
Các Yếu tố kỹ thuật, quy tắc xuất xứ hàng hóa cũng gây không ít khó khăn đến với doanh
nghiệp.
Tuy việc xuất khẩu máy tính sang châu Âu của doanh nghiệp Việt Nam có thể mang lại
nhiều lợi ích về kinh tế, khẳng định thêm về vị trí trên thị trường thế giới. Tuy nhiên,
phương án này cũng có nhiều điểm hạn chế cần lưu ý, đó là các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn còn khá trẻ và yếu về mặt công nghệ nếu so với khác đối thủ khác tại gthị trường
Châu Á nói chung và thị trường Châu Âu nói riêng thì doanh nghiệp có luôn có nguy cơ
đứng trước làn sóng bị bão hoà và không có chỗ đứng trong lĩnh vực này. Ngoài ra doanh
nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc và giải quyết các hạn chế một cách phù hợp, thì phương
án xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu sẽ là một đề xuất hay và mang tính tiên phong cho
các doanh nghiệp khác trong nước, tạo nên nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Ủy quyền cho một công ty Châu Âu sản xuất và tiếp thị giúp doanh nghiệp tiếp kiệm
được thời gian và tăng cường thâm nhập thị trường Châu Âu, thông đó xây dưng được
niềm tin của khách hàng nhanh hơn thông qua đối tác địa phương. Doanh nghiệp có thể
tiết kiệm chi phí nhờ tính kinh tế nhờ quy mô, nhiều cơ hội tiếp cận năng lực và chuyên
môn sản xuất địa phương và cuối cùng là có thêm kiến thức địa phương và chuyên môn
về thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp vừa non trẻ công ty có thể đối
mặt sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp EU nói chung và các doanh nghiệp
Châu Á khác tại thị trường EU nói chung, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thực
hiện quản lý nguồn nguyên liệu xất khẩu một cách nghiêm ngặt và đảm bảo tuân thủ các
tiêu chuẩn về môi trường theo yêu cầu của thị trường Châu Âu.

19
Thành lập công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn ở Châu Âu sẽ đem lại cho doanh nghiệp
toàn quyền kiểm soát hoạt động sản xuất, tiếp thị, sở hữu trí tuệ và thuận lợi hơn trong
quá vấn đề pháp lý và quy định được đặt ra tại thị trường chung Châu Âu, không những
thế doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong quá trình tuyển dụng và điều chỉnh sản phẩm
và chiến lược phù hợp với thị trường Châu Âu. Và cơ hội xây dựng sự hiện diện thương
hiệu mạnh mẽ và lòng trung thành của khách hàng ở Châu Âu. Thay vào đó doanh nghiệp
phải đối mặt với những thách thức chi phí vận hành cao, thách thức khi gia nhập thị
trường và khó khăn trong qúa trình tìm kiếm nhân lực và cam kết lâu dài để thành lập và
quản lý công ty con. Hiện nay với sự biến động của nền kinh tế thế giới những rủi ro này
càng có nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhiều hơn.
3.2 Đề xuất
Dựa trên các điểm và nhược điểm trên, phương án nên chọn là thành lập một công ty con
thuộc sở hữu hoàn toàn ở Châu Âu. Phương án này cho phép doanh nghiệp có toàn quyền
kiểm soát hoạt động sản xuất và tiếp thị, điều chỉnh sản phẩm và chiến lược phù hợp với
thị trường Châu Âu, và xây dựng sự hiện diện thương hiệu mạnh mẽ và lòng trung thành
của khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng phương án này đòi hỏi chi phí
trả trước và chi phí đầu tư và vận hành ban đầu cao hơn đông nghĩa với việc doanh
nghiệp phải chi một số vốn lớn để duy trì hoạt động kinh doanh và, cũng như đối mặt với
thách thức khi gia nhập thị trường và thu hút nhân tài địa phương.
Việc lựa chọn phương án nào sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chúng
tôi chỉ liệt kê 3 yếu tố chính mà chúng tôi cho rằng sẽ chung sẽ cùng đồng hành với
doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển và thực hiện dự án bao gồm:
 Mục tiêu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường hay chỉ muốn
tập trung vào sản xuất?
 Tình hình tài chính và năng lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có đủ khả năng
đầu tư cho việc xuất khẩu hay không?
 Năng lực của đối tác Châu Âu: Đối tác có đủ năng lực để sản xuất và tiếp thị sản
phẩm của doanh nghiệp hay không?
Đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu doanh nghiệp có mục tiêu mở rộng thị trường và có
đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy tắc xuất xứ của châu Âu, thì phương án

20
xuất khẩu máy tính từ Việt Nam sang châu Âu là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu
doanh nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro và chi phí, thì phương án ủy quyền cho một công ty
Châu Âu sản xuất và tiếp thị là lựa chọn tối ưu.
Đối với doanh nghiệp muốn thâm nhập sâu vào thị trường Châu Âu và kiểm soát toàn bộ
hoạt động sản xuất và tiếp thị, thì phương án thành lập công ty con thuộc sở hữu hoàn
toàn ở Châu Âu là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, phương án này đòi hỏi nguồn lực và
cam kết lâu dài từ doanh nghiệp.

21
PHẦN KẾT LUẬN
Tổng quát các phân tích và đánh giá trên, có thể thấy cả ba phương án đều có những ưu
điểm và nhược điểm riêng.
Xuất khẩu từ Việt Nam là phương án cho phép doanh nghiệp giữ quyền kiểm soát sản
xuất và sở hữu trí tuệ, đồng thời có chi phí đầu tư và vận hành ban đầu thấp hơn. Tuy
nhiên, phương án này cũng tiềm ẩn các vấn đề về chi phí sản xuất, kiểm soát chất lượng,
hậu cần, phân phối và hậu mãi.
Ủy quyền cho một công ty Châu Âu sản xuất và tiếp thị là phương án giúp doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí, tăng cường thâm nhập thị trường và có thêm kiến thức địa phương. Tuy
nhiên, phương án này cũng khiến doanh nghiệp mất quyền kiểm soát sản xuất và tiếp thị,
đồng thời tiềm ẩn các rủi ro đối với sở hữu trí tuệ và sự phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động
của đối tác Châu Âu.
Thành lập công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn ở Châu Âu là phương án cho phép doanh
nghiệp có toàn quyền kiểm soát hoạt động sản xuất và tiếp thị, đồng thời có cơ hội xây
dựng sự hiện diện thương hiệu mạnh mẽ ở Châu Âu. Tuy nhiên, phương án này có chi
phí đầu tư và vận hành cao hơn, đồng thời tiềm ẩn các thách thức khi gia nhập thị trường,
tuân thủ quy định và thu hút nhân tài địa phương.
Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường và có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật và quy tắc xuất xứ của châu Âu, thì phương án xuất khẩu máy tính từ Việt Nam
sang Châu Âu là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro
và chi phí, thì phương án ủy quyền cho một công ty Châu Âu sản xuất và tiếp thị là lựa
chọn tối ưu. Nếu doanh nghiệp muốn có toàn quyền kiểm soát hoạt động sản xuất và tiếp
thị, sở hữu trí tuệ và hoạt động, thì phương án thành lập công ty con thuộc sở hữu hoàn
toàn ở Châu Âu là lựa chọn phù hợp. Mỗi phương án đều có ưu nhược điểm riêng. CEO
cần xem xét kỹ lưỡng và đánh giá các yếu tố như chi phí, quyền kiểm soát, thị trường và
nguồn lực để đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu và tình hình của công ty.

22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
An Bình (2020, May 20). Xuất khẩu "hưởng lợi đơn, lợi kép" từ Hiệp định EVFTA.
Moit.Gov.vn. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-huong-loi-don-
loi-kep-tu-hiep-dinh-evfta.html
Anh, Đ. T. H. (2023, October 3). Hiệp định EVFTA và vấn đề đặt ra với xuất khẩu nông
sản của Việt Nam. https://tapchitaichinh.vn/hiep-dinh-evfta-va-van-de-dat-ra-voi-xuat-
khau-nong-san-cua-viet-nam.html
Hà, T. T. (2017, June 20). FTA Việt Nam - EU: Những cơ hội và thách thức từ hàng rào
phi thuế quan. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM105275
Hiền, T. T. T. (2022, February 22). CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI.
https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-xuat-khau-
hang-hoa-viet-nam-khi-tham-gia-cac-fta-the-he-moi-4557.4050.html
Lê Phương (2021, April 20). Tận dụng EVFTA, ngành công nghiệp điện tử cần đột phá
để phát triển. https://thanhtra.com.vn/kinh-te/thi-truong/tan-dung-evfta-nganh-công-
nghiêp-dien-tử-cần-dôt-pha-dể-phat-triển-180485.html
Thạch Huế (2019, July 2). FTA: Tạo sức ép để doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM156137
TTWTO VCCI - Việt Nam - EU (EVFTA). (2023, April 26). Hai năm thực thi EVFTA:
Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam. https://trungtamwto.vn/chuyen-
de/23278-hai-nam-thuc-thi-evfta-ket-qua-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-tu-eu-vao-viet-nam
So_huu_tri_tue_va_thuong_mai_quoc_te. (n.d.).
Thương C. T. T. Đ. T. B. C. (2021a, December 7). Luật cạnh tranh của EU quy định cấm
đối với hành vi lạm dụng sức mạnh thống lĩnh thị trường như thế nào? Moit.Gov.vn.
Https://Moit.Gov.vn/Tin-Tuc/Thi-Truong-Nuoc-Ngoai/Phap-Luat-Canh-Tranh-Cac-
Nuoc-Eu-Doanh-Nghiep-Can-Luu-y-Khi-Tham-Gia-Vao-Thi-Truong-Cac-Nuoc-Thanh-
Vien-Evfta.Html.
Thương C. T. T. Đ. T. B. C. (2021b, December 24). Tăng trưởng xuất khẩu sang thị
trường Châu Âu sau hơn 01 năm thực thi EVFTA. Https://Moit.Gov.vn/Bao-ve-Nen-

23
Tang-Tu-Tuong-Cua-Dang/Tang-Truong-Xuat-Khau-Sang-Thi-Truong-Chau-Au-Sau-
Hon-01-Nam-Thuc-Thi-Evfta.Html.
TTWTO VCCI - (Tin tức) Hiệp định EVIPA: Bảo hộ đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam
và EU. (n.d.). Https://Trungtamwto.vn/Chuyen-de/22441-Hiep-Dinh-Evipa-Bao-Ho-Dau-
Tu-Cho-Doanh-Nghiep-Viet-Nam-va-Eu.
TTWTO VCCI - Việt Nam - EU (EVFTA). (n.d.). Https://Trungtamwto.vn/Fta/199-Viet-
Nam--Eu-Evfta/1.
Dịch vụ chứng nhận CE – Xuất khẩu sản phẩm sang Châu Âu. (n.d.). TQC.
http://icert.vn/chung-nhan-ce.htm?gad_source=1
Công ty con là gì? Ưu điểm, hạn chế của mô hình công ty Mẹ - Con. (2023, February 21).
Luật Minh Khuê. Retrieved October 12, 2023, from https://luatminhkhue.vn/cong-ty-con-
la-gi.aspx#5-han-che-cua-mo-hinh-cong-ty-me-con
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol. (n.d.). Tiêu chuẩn doanh nghiệp Việt
cần biết khi xuất khẩu hàng sang EU. Công Ty CP Chứng Nhận Và Kiểm Định
Vinacontrol. https://vnce.vn/cac-tieu-chuan-doanh-nghiep-viet-can-chu-y-khi-xuat-khau-
hang-hoa-sang-eu
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI V-LINK. (2019). Xuất khẩu hàng hóa sang
EU – Châu Âu. V-Link Logistics. https://v-link.vn/xuat-khau-hang-hoa-sang-eu-chau-
au.html
Mbf. (2021, April 24). Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hàng hóa đi Châu Âu (EU) -
MBF. MBF. https://mbf.com.vn/huong-dan-quy-trinh-xuat-khau-hang-hoa-di-chau-au-eu/
VTC News. (2014, November 29). Thương hiệu đồ gia dụng số 1 Châu Âu mang gì đến
VN? Báo Điện Tử VTC News. https://vtc.vn/thuong-hieu-do-gia-dung-so-1-chau-au-
mang-gi-den-vn-ar183367.html
HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG PHÁP. (n.d.). Thư Viện Đại Học Luật Hà Nội. Retrieved October
29, 2023, from
http://thuvien.hlu.edu.vn/KIPOSDATA0/KIPOSSysWebFiles/files/SanPham/
TaiLieuDuAnMuTrap/BaoCaoNghienCuu/Bao%20cao%20ho%20so%20thi%20truong
%20Phap.pdf

24
25

You might also like