You are on page 1of 122

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN


______________

BÁO CÁO KIẾN TẬP


CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NỘI DUNG CHO
WEBSITE FARMGATE

Đơn vị kiến tập:


Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Hưng


Sinh viên thực hiện:
1. Lưu Thị Trâm Anh – K194111597
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh – K194111598
3. Trần Thị Minh Hiền – K194111604
4. Nguyễn Thị Như Tuyết – K194111637
5. Nguyễn Thị Thanh Vân – K194111638

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN
______________

BÁO CÁO KIẾN TẬP


CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NỘI DUNG CHO
WEBSITE FARMGATE

Đơn vị kiến tập:


Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Hưng


Sinh viên thực hiện:
6. Lưu Thị Trâm Anh – K194111597
7. Nguyễn Thị Ngọc Anh – K194111598
8. Trần Thị Minh Hiền – K194111604
9. Nguyễn Thị Như Tuyết – K194111637
10. Nguyễn Thị Thanh Vân – K194111638

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7/2022


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, chúng em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm của các quý Thầy Cô và nhà trường.
Thông qua bài báo cáo này, chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà
trường và quý Thầy Cô đã tạo điều kiện cho chúng em có những buổi kiến tập, thực
tế tại công ty, doanh nghiệp trước khi chúng em ra trường. Đây cũng là quãng thời
gian chúng em có thể vận dụng những kiến thức chúng em đã được quý Thầy cô
truyền đạt khi còn ngồi trên giảng đường vào thực tế. Trong thời gian viết báo cáo
nhờ có ThS. Nguyễn Quang Hưng và TS. Lê Hoành Sử đã tận tình hướng dẫn để
chúng em có thể hoàn thành được bài báo cáo này. Chúng em xin chân thành cảm
ơn thầy.
Qua đây cho phép chúng em gửi lời cảm ơn đến quý Công ty TNHH Tín
Nghĩa Commodities đã tạo cơ hội cho chúng em được kiến tập làm việc tại công ty.
Cám ơn hai chị hướng dẫn Trần Thị Yến Phương và chị Hồ Thị Tố Nhi đã hướng
dẫn chỉ bảo chúng em tận tình trong công việc. Khoảng thời gian kiến tập tuy ngắn
ngủi nhưng chúng em đã được học hỏi, được trải nghiệm những công việc thực tế.
Thời gian này đã cho chúng em những bài học kinh nghiệm quý báu, những kỹ năng
cần thiết về ngành học của chúng em mà trong thời gian học tập tại trường chúng
em chưa có, để chúng em tự tin bước vào môi trường làm việc sau này.
Vì bài kiến tập được thực hiện trong phạm vi thời gian hạn hẹp và hạn chế về
mặt kiến thức chuyên môn, do đó bài báo cáo của chúng em không thể tránh khỏi
những sai sót nhất định. Đồng thời bản thân báo cáo là kết quả của một quá trình
tổng kết, thu thập kết quả từ thực tế, những bài học được rút ra từ trong quá trình
kiến tập và làm việc của chúng em. Chúng em rất mong có được những ý kiến đóng
góp của Thầy, Cô để bài báo cáo và bản thân chúng em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Chúc quý công ty ngày càng phát triển và anh chị cùng
đồng nghiệp đạt được nhiều thành công trong việc.

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

i
ii
LỜI CAM KẾT

Nhóm chúng em, các sinh viên thuộc khoa Hệ Thống Thông Tin Trường Đại
học Kinh Tế - Luật, kiến tập tại Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities.

Xin cam kết:

Tất cả những nội dung, thông tin, số liệu, hình ảnh được sử dụng chỉ phục vụ
cho việc viết báo cáo và cam kết sẽ không tiết lộ cho bên thứ ba về nội dung báo
cáo này.

Đây là công trình nghiên cứu của nhóm, các số liệu, kết quả trong bài báo
cáo kiến tập này là do nhóm tự thu thập và trích dẫn.

iii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP

MSSV: K194111598.....................................................................................................
Họ tên: Lưu Thị Trâm Anh...........................................................................................
Tên đơn vị kiến tập: Công Ty TNHH Tín Nghĩa Commodities....................................
Địa chỉ đơn vị:..............................................................................................................
Điện thoại đơn vị..........................................................................................................
Họ tên người đại diện đơn vị: ......................................................................................
Chức vụ:................................................... Điện thoại: ...............................................
Thời gian kiến tập tại đơn vị: Từ ngày........................ Đến ngày:...............................
* Đề nghị Quý Đơn vị đánh giá bằng cách đánh dấu X vào cột xếp loại các nội dung
đánh giá trong bảng sau.
Ghi chú:
Loại A: 4đ; Loại B: 3đ; Loại C: 2đ; Loại D: 1đ
Xếp loại
Nội dung đánh giá
A B C D

1. Tinh thần kỷ luật, thái độ

1.1 Thực hiện nội quy của đơn vị

1.2 Chấp hành giờ giấc làm việc

1.3 Thái độ giao tiếp với đồng nghiệp, cộng sự

1.4 Ý thức bảo vệ tài sản

1.5 Tích cực trong công việc

2. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

2.1 Đáp ứng yêu cầu công việc

2.2 Tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn

2.3 Có sáng kiến, năng động trong công việc

3. Kết quả kiến tập

3.1 Có sản phẩm ứng dụng thực tế đem lại lợi ích cho Đơn vị

3.2 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiến tập

iv
PHIẾU NHẬN XÉT ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày……..tháng…….năm………

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Ký và ghi rõ họ tên

v
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG
DẪN

MSSV: K194111597.....................................................................................................
Họ tên: Lưu Thị Trâm Anh...........................................................................................
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Hưng..............................................................................

STT Tiêu chí Tiêu chí cụ thể Điểm Ghi chú

Trình bày (5%)    

Hình thức báo cáo Kết cấu báo cáo


1    
(15%) (5%)

Văn phong (5%)    

Kỹ năng phân tích


   
(5%)
Nội dung báo cáo
2
(30%) Mục tiêu (10%)    

Chuyên môn (15%)    

Thái độ của sinh viên


3      
(15%)

 GVHD quy đổi


Doanh nghiệp đánh
4     từ đánh giá của
giá (40%) DN

TỔNG ĐIỂM    

Tp. Hồ Chí Minh, ngày……..tháng…….năm………

Giảng viên hướng dẫn

Ký, ghi rõ họ tên

vi
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày……..tháng…….năm………

Giáo viên hướng dẫn

vii
NHẬT KÝ KIẾN TẬP

Thời Mục tiêu Công việc chi tiết


gian

16/6 - Tổng quan về thị - Bối cảnh thị trường hiện tại
20/6  trường cà phê - Xu hướng trong ngành
- New source of growth?
- Kết luận

16/6 - Tìm hiểu về dự án 4C - - Các tài liệu 4C


20/6  Decarbonization - Các dự án tương tự 

17/6 - Trải nghiệm website - Đánh giá nội dung, các bài viết trên website
22/6 farmgate.vn - Trải nghiệm khi sử dụng website, có ưu nhược
điểm gì?

16/6 - Competitor research - SWOT, STP, USP?


21/6 Gợi ý: thitruongcaphe.com 
giacaphe.com

16/6 - User research - Target user


22/6 - User persona (hành vi, các yếu tố tác động đến
user, Những gì user quan tâm/ muốn xem?
Những khó khăn họ gặp phải?)
- Empathy (Pain & Gain)
- User problems
- Solutions

21/6 - Trải nghiệm app  - Đọc, tìm hiểu các tài liệu liên quan
23/6 - Trải nghiệm ứng dụng, app Farmgate

23/6 - Kết luận và insights Farmgate


27/6 Competitor

viii
User

24/6 - Brainstorming Các nội dung đề xuất


28/6 Kế hoạch thực hiện

27/6 - Content plan - Tổng hợp từ brainstorm


30/6 - Phát triển cuộc thi kể chuyện

ix
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i

LỜI CAM KẾT.............................................................................................................ii

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP.................................................................iii

PHIẾU NHẬN XÉT ĐƠN VỊ KIẾN TẬP....................................................................iv

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN........v

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................vi

NHẬT KÝ KIẾN TẬP................................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................xii

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................xiii

KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................xiv

CÁC THUẬT NGỮ TRONG BÀI..............................................................................xv

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY, ĐỀ TÀI..........................................................3

1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities.......................................3


1.2. Yêu cầu doanh nghiệp.........................................................................................5
2.1. Tổng quan Digital Marketing..............................................................................6
2.1.1. Khái niệm Digital Marketing.......................................................................6
2.1.2. Mô hình truyền thông hội tụ PESO..............................................................7
2.1.2.1. Owned media (Truyền thông sở hữu)....................................................7
2.1.2.2. Paid media (Truyền thông trả phí).........................................................7
2.1.2.3. Shared media (Truyền thông chia sẻ)....................................................7
2.1.2.4. Earned media (Truyền thông lan truyền)...............................................8
2.1.3. Mô hình content 3Hs:.................................................................................10
2.2. Các công cụ truyền thông trong Digital Marketing...........................................11
2.2.1. Search Engine Marketing & SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).............11
2.2.2. Social Media..............................................................................................11
2.2.3. Viral Marketing..........................................................................................11

x
2.2.4. Online PR...................................................................................................11
2.2.5. Email Marketing........................................................................................12
2.3. Đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing..........................................12
2.3.1. Dwell Time (Thời gian dừng)....................................................................12
2.3.2. Website Traffic (Lưu lượng truy cập web).................................................12
2.3.3. Average Time on Page (Thời lượng phiên trung bình)...............................12
2.3.4. Conversion Rate ( Tỷ lệ chuyển đổi)..........................................................13
2.3.5. Retention rate (Tỷ lệ giữ chân)...................................................................13
2.3.6. Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang).................................................................13
2.4. Nội dung giao lưu định hướng nghề nghiệp......................................................13
2.4.1. Giới thiệu chung.........................................................................................13
2.4.2. Nội dung:...................................................................................................14
2.4.3. Kết quả đạt được:.......................................................................................16
CHƯƠNG 3: CHI TIẾT BÀI TOÁN...........................................................................17

3.1. Hiện trạng và yêu cầu đặt ra..............................................................................17


3.2. Tổng quan thị trường cà phê.............................................................................17
3.2.2 Thị trường cà phê Việt Nam:......................................................................21
3.3. Dự án 4C - Decarbonization.............................................................................24
3.3.1. Giới thiệu dự án 4C - Decarbonization......................................................24
3.3.2. Phạm vi của dự án......................................................................................25
3.3.3. Nguyên tắc và các tiêu chí của Bộ quy tắc 4C...........................................25
3.3.4. Lợi ích của 4C............................................................................................30
3.3.5. Các dự án 4C - Decarbonization ở Việt Nam.............................................31
3.4. Trải nghiệm website Farmgate..........................................................................38
3.4.1. Giới thiệu về website Farmgate..................................................................38
3.4.2. Mô tả chức năng website Farmgate............................................................39
3.4.3. Trải nghiệm, đánh giá website Farmgate...................................................39
3.5. Trải nghiệm ứng dụng Farmgate.......................................................................44
3.5.1. Giới thiệu ứng dụng Farmgate...................................................................44
3.5.2. Mô tả chức năng ứng dụng Farmgate.........................................................45
3.5.3. Trải nghiệm, đánh giá ứng dụng Farmgate.................................................45
3.6. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh..........................................................................47
3.6.1. Giá cà phê ( Link: https://giacaphe.com/ ).................................................47
3.6.2. Prime Coffea (Link: https://primecoffea.com/ ).........................................51
xi
3.6.3. Bonjour Coffee Blog (Link: https://bonjourcoffee.vn/blog/ ).....................54
3.7. Nghiên cứu người dùng....................................................................................59
3.7.1. Bảng hỏi khảo sát.......................................................................................59
3.7.2. User persona..............................................................................................68
3.8. Kết luận và insights...........................................................................................69
3.8.1. Farmgate....................................................................................................69
3.8.2. Đối thủ.......................................................................................................70
3.7.3. Đề xuất cho Farmgate:...............................................................................70
3.8.4. User (Insights)............................................................................................71
3.9. Lên kế hoạch nội dung website:........................................................................72
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ...............................................85

4.1 Phân tích, đánh giá kế hoạch nội dung cho website:..........................................85
4.2. Dự kiến kết quả của kế hoạch:..........................................................................86
4.3. Phân tích, đánh giá quá trình làm việc:.............................................................90
CHƯƠNG 5: HƯỚNG PHÁT TRIỂN........................................................................94

5.1. Giao diện:.......................................................................................................... 94


5.2. Nội dung:..........................................................................................................94
5.3. Hiệu năng:.........................................................................................................96
5.4. Quản trị nội dung website:................................................................................96
5.5. Xây dựng công cụ đo lường cụ thể cho website................................................97
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC........................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................101

LINK THAM KHẢO.................................................................................................103

xii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1- Công ty Cổ phần Cà Phê Tín Nghĩa..............................................................3

Hình 2. 1- Mô hình PESO | Nguồn: spinsucks...............................................................7


Hình 2. 2 - Mô hình content 3Hs | Nguồn: brendangahan.com....................................10
Hình 2. 3-Hình ảnh các đại diện doanh nghiệp | Nguồn: BI-LAB...............................14

Hình 3. 1- Sản lượng cà phê được chứng nhận UTZ trên thế giới...............................19
Hình 3. 2- Quy mô thị trường cà phê thế giới..............................................................20
Hình 3. 3- Tiêu thụ cà phê hòa tan ở Việt Nam theo nhóm tuổi...................................22
Hình 3. 4-Tổng lượng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam 2018-2021...................................23
Hình 3. 6 - Nguồn : 4c-services.org.............................................................................33
Hình 3. 7-Nguồn : 4c-services.org...............................................................................34
Hình 3. 8-Nguồn: 4c-services.org................................................................................34
Hình 3. 9 - Giao diện trang chủ website Farmgate.......................................................39
Hình 3. 10 - Giao diện ứng dụng Farmgate..................................................................44
Hình 3. 11-Phân bố tuổi người xem của giacaphe | Nguồn: similarweb.com...............50
Hình 3. 12 -Phân bố giới tính người xem của giacaphe | Nguồn: similarweb.com......51
Hình 3. 13-Phân bố tuổi người xem của Primecoffea | Nguồn: similarweb.com.........54
Hình 3. 14-Phân bố giới tính người xem của Primecoffea | Nguồn: similarweb.com. .54
Hình 3. 15Phân bố tuổi người xem của bonjour coffee | Nguồn: similarweb.com-.....57
Hình 3. 16-Phân bố giới tính người xem của bonjour coffee | Nguồn: similarweb.com
..................................................................................................................................... 58
Hình 3. 17-User persona..............................................................................................68
Hình 3. 18-TNC’s brand guideline..............................................................................71

Hình 4. 1-Tổng quan Trello của nhóm.........................................................................92


Hình 4. 2-Tiến độ dự án...............................................................................................93
Hình 4. 3-Gắn nhãn cho công việc...............................................................................93
Hình 4. 4-Mô tả một công việc cụ thể..........................................................................94

xiii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1- Về Công ty Cổ phần Cà phê Tín Nghĩa........................................................5

Bảng 2. 1- So sánh các loại truyền thông.....................................................................10

Bảng 3. 2 - Tổng quan về các nguyên tắc và tiêu chí của 4C.......................................30
Bảng 3. 3-Trải nghiệm và đánh giá website.................................................................43
Bảng 3. 4 - Trải nghiệm và đánh giá ứng dụng............................................................47
Bảng 3. 5 - Bảng nghiên cứu mô hình SWOT website Giacaphe.com.........................49
Bảng 3. 6-Bảng nghiên cứu mô hình SWOT website Prime Coffea............................52
Bảng 3. 7-Bảng nghiên cứu mô hình SWOT website Bonjour Coffee Blog................56
Bảng 3. 8-Bảng khảo sát người dùng...........................................................................67
Bảng 3. 9-Kế hoạch nội dung website.........................................................................81
Bảng 3. 10-Tiêu chí chấm điểm Cuộc thi kể chuyện...................................................84

Bảng 4. 1-Kết quả dự kiến cho từng giai đoạn.............................................................90

Bảng 6. 1 - Phân chia công việc.................................................................................101

xiv
KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết Ghi ra Giải thích


tắt
1 SWOT Strengths – Weaknesses – Mô hình nổi tiếng trong việc
Opportunities - Threats phân tích kinh doanh của doanh
nghiệp.
2 USP Unique selling point Một yếu tố để phân biệt sản
phẩm/dịch vụ của bạn với đối
thủ.
3 STP Segmentation Targeting Định vị phân khúc thị trường
Positioning

xv
CÁC THUẬT NGỮ TRONG BÀI

STT Thuật ngữ Giải thích


1 Insight Những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh
hưởng đến quyết định của một người
2 Social Media Mạng xã hội
3 User persona Một bản mô tả hư cấu nhưng chân thực về một nhóm đối
tượng người dùng mục tiêu của một sản phẩm.
4 Business Mục tiêu kinh doanh
objective
5 Marketing Mục tiêu tiếp thị
objective
6 Strategic Chiến lược tiếp cận
approach
7 Performance Hiệu suất
8 UI/UX UI là cái người dung thấy, UX là cách người dung sử
dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó
9 Metrics Các chỉ số đo lường các hoạt động marketing
10 Message Thông điệp truyền tải trong các chiến dịch marketing

xvi
MỞ ĐẦU

1. Lý do kiến tập

Quá trình kiến tập tại trường như một bước mở đầu để cho mỗi sinh viên làm
quen với chuyên ngành mà họ đã lựa chọn. Những lý thuyết ấy có thể giúp chúng ta
hiểu biết về những con số trên giấy tờ, hiểu biết những khái niệm đặc thù của ngành
nghề nhưng như thế vẫn chưa đủ. Đối với xã hội ngày càng phát triển hiện nay thì việc
cọ xát thực tế cùng với những kiến thức mà sinh viên được tiếp thu trên giảng đường
thì thực sự rất cần thiết.

Quá trình kiến tập như một bước khởi động giúp sinh viên không còn bỡ ngỡ
khi bước vào thời gian thực tập sau đó đồng thời xác định được là bản thân sẽ làm
trong tương lai. Nó làm tăng sự tự tin trong nghề nghiệp của bản thân, giúp vượt qua
nỗi sợ hãi không tên mà mình phải đối mặt ở môi trường làm việc khác nhau. Thông
qua các hoạt động đó sinh viên còn có cơ hội tiếp cận với các tập đoàn lớn, mở ra một
tương lai tươi sáng. Vì thế chúng em đã lựa chọn Công ty TNHH Tín Nghĩa
Commodities là nơi để thực hiện quá trình kiến tập của mình.

Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities là nơi làm việc mơ ước của nhiều
người và là nơi giúp chúng em được lắng nghe và đóng góp ý kiến như một nhân viên
thật sự của công ty. Do đó chúng em đã chọn công ty và thực hiện "Xây dựng kế
hoạch nội dung cho website cung cấp thông tin cho người dân trồng cà phê " trong thời
gian kiến tập tại nơi đây.

2. Mục tiêu kiến tập

● Sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế, có cơ hội quan sát, hiểu được
những yêu cầu của nghề nghiệp.

● Tự đánh giá những ưu khuyết điểm của bản thân để có kế hoạch phát huy, khắc
phục trước khi thật sự bước vào môi trường làm việc thực tế.

● Tạo ra cái nhìn tổng quan về một môi trường thực tế là như thế nào để sinh viên
ghi chú lại làm tư liệu cho mỗi cá nhân.

1
3. Phạm vi thực tập

Hoạt động và làm việc tại Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities.

4. Phương pháp tiếp cận công việc

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phương
pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
tổng hợp. Đề tài cũng sử dụng và vận dụng các lý thuyết về E-marketing.

5. Bố cục bài kiến tập

Bố cục báo cáo gồm 5 phần:

Chương 1: Giới thiệu công ty, đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Chi tiết bài toán của doanh nghiệp

Chương 4: Phân tích và đánh giá kết quả dự kiến

Chương 5: Hướng phát triển

Tài liệu tham khảo

Link tham khảo

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY, ĐỀ TÀI

1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities

Hình 1. 1- Công ty Cổ phần Cà Phê Tín Nghĩa

Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities - thành viên của Tổng Công ty Tín
Nghĩa; được thành lập vào tháng 11 năm 2016 tại Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch III,
Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Tổng công ty Tín Nghĩa là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn nhất Việt
Nam. Kể từ khi thành lập vào năm 1989, công ty đã xây dựng các hoạt động kinh
doanh có lợi nhuận và bền vững trong lĩnh vực bất động sản, hậu cần, xăng dầu và
nông nghiệp. Ngày nay, với định giá thị trường khoảng 300 triệu đô la Mỹ và doanh
thu hàng năm trên 500 triệu đô la Mỹ, Tín Nghĩa thường xuyên có tên trong Top 100
công ty hàng đầu Việt Nam.

Tín Nghĩa là nhà xuất khẩu cà phê dựa vào tài sản lớn của Việt Nam với mạng
lưới tài sản cà phê rộng khắp từ các đồn điền và nhà máy chế biến ở thượng nguồn đến
các cơ sở kho bãi và hậu cần ở khu vực cảng biển. Với hơn 20 năm kinh doanh cà phê,
Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities đã đầu tư vào quy trình sản xuất cà phê hòa
tan để không ngừng nâng tầm giá trị của cà phê Việt Nam. Trên diện tích 5,4 ha, Công
ty TNHH Tín Nghĩa Commodities đã đưa vào Việt Nam công nghệ mới của Đức để
sản xuất ra loại cà phê sấy khô phun sương và đông lạnh tốt nhất. Công suất hàng năm
đạt 3.000 tấn và dự kiến mở rộng lên 10.000 tấn mỗi năm từ năm 2025. Cà phê Tín
Nghĩa cung cấp ra thị trường nhiều loại cà phê: Robusta, Arabica, Blend,… bao gồm
rang nhẹ, rang vừa và rang đậm. Ngoài ra, Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities
còn có 500 ha trồng cà phê Arabica tại Lào, dành riêng cho Cà phê Tín Nghĩa để sản
xuất ra các loại cà phê đặc biệt & đặc trưng.. Công ty vận hành hai nhà máy khô - cái
đầu tiên được đặt "thượng nguồn" ở trung tâm của các khu vực sản xuất của vùng cao

3
nguyên trung tâm Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng; Cái thứ hai được đặt "hạ nguồn" trong
khu vực công nghiệp sầm uất và cảng biển ngay bên ngoài thành phố Hồ Chí Minh
nhộn nhịp. Dòng xử lý hoàn toàn mới của chúng tôi có thể tạo ra những phẩm chất cà
phê xanh tốt nhất đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt nhất trong khi cho phép truy xuất
nguồn gốc ngược dòng cho các khu vực sản xuất.

Cà phê chất lượng và cơ sở tài chính mạnh mẽ của chúng tôi cho phép chúng tôi
kiểm soát tốt hơn trọng lượng và chất lượng cà phê của mình, mang cà phê an toàn
quanh năm để cung cấp cho khách hàng của chúng tôi trong giai đoạn tới, giữa vụ
mùa. Ngày nay, Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities là một bên đối trọng vững
chắc và là đối tác đáng tin cậy cho ngành cà phê toàn cầu.

Sứ mệnh Sứ mệnh của công ty là tạo ra và cung cấp các đề xuất giá trị
tốt nhất cho các nhà cung cấp cũng như khách hàng của công ty,
đồng thời tạo ra giá trị kinh tế tích cực và trên mức trung bình cho
các cổ đông của công ty.

Tầm nhìn Tầm nhìn của công ty là trở thành người chơi cạnh tranh và
hiệu quả nhất trong chuỗi cung ứng cà phê tree-to-boat tại Việt
Nam, thu hẹp khoảng cách giữa nông dân trồng cà phê Việt Nam
và ngành cà phê toàn cầu về thời gian, chất lượng, hậu cần và tài
chính một cách bền vững. Công ty mong muốn làm điều này bằng
cách thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài địa phương; sử dụng
các phân tích trong một môi trường thực sự dựa trên dữ liệu; và
triển khai các công nghệ phù hợp mới nhất cho các hoạt động cốt
lõi của chúng tôi.

Quy tắc Phiên bản quy tắc vàng của Tín Nghĩa là: "Hãy làm cho người
vàng khác tốt hơn hai mươi phần trăm so với bạn mong đợi họ làm với
bạn. Hai mươi phần trăm là lỗi".

Trang web của công ty: Tin Nghia Commodities


(tncommodities.com)

Hoạt động bền Các chương trình CSR và các dự án bền vững của chúng tôi
4
vững bao gồm 3 mục tiêu sau:

- GlobalGAP: Thực hiện các hoạt động nông nghiệp tốt toàn
cầu (GAP) ở cấp độ của những người nắm giữ nhỏ.

- Khuyến nông: Cải thiện khả năng tiếp cận tài chính, chăm
sóc sức khỏe và bảo hiểm cho nông dân sản xuất nhỏ.

- Giảm CO2: Giảm dấu chân carbon trong toàn bộ chuỗi cung
ứng cà phê.
Bảng 1. 1- Về Công ty Cổ phần Cà phê Tín Nghĩa

1.2. Yêu cầu doanh nghiệp

- Trải nghiệm website và ứng dụng của dự án đưa ra đánh giá và đề xuất

- Phân tích đối thủ, thị trường và khách hàng góp phần xây dựng nội dung đúng
và trúng với nhu cầu của khách hàng tiềm năng đồng thời tăng cạnh tranh với các
website đối thủ.

- Xây dựng kế hoạch nội dung website về nông nghiệp uy tín với các thông tin
hữu ích xoay quanh các vấn đề mà người nông dân trồng cà phê quan tâm.

- Đồng thời dẫn dắt người dùng vào hệ sinh thái của Công ty TNHH Tín Nghĩa
Commodities.

5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan Digital Marketing

2.1.1. Khái niệm Digital Marketing

Xu thế phát triển của công nghệ đã khiến Digital Marketing trở thành một phần
không thể thiếu đối với đa số các doanh nghiệp. Tuy vậy, khi tìm hiểu đến những định
nghĩa, khái niệm liên quan đến lĩnh vực này, có rất nhiều kết quả trả về với nhiều ý
kiến và quan niệm khác nhau, khiến chúng ta khó khăn để nhận biết và tiếp cận với
những thông tin chính xác, phù hợp nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu
đến bạn một số góc nhìn và khái niệm về Digital Marketing của những chuyên gia, học
giả nổi tiếng trên thế giới về Marketing.

Theo Philips Kotler: “Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập
kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng
để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và
Internet”.

Theo Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các
hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và
các phương tiện điện tử”.

Nhìn chung, Digital Marketing là gì, có thể hiểu đây là các hoạt động marketing
và trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng Internet và kỹ thuật
số, bao 3 dạng Media chính như sau:

6
2.1.2. Mô hình truyền thông hội tụ PESO

Hình 2. 1- Mô hình PESO | Nguồn: spinsucks

2.1.2.1. Owned media (Truyền thông sở hữu)

Owned media đề cập đến các kênh marketing kỹ thuật số mà công ty có quyền
kiểm soát hoàn toàn, chẳng hạn như trang web được đăng ký thương hiệu và phương
tiện truyền thông xã hội của họ. Cải thiện và tận dụng các kết quả của owned media
thường làm tăng hiệu quả của paid media và earned media cho các doanh nghiệp
thương mại điện tử.

2.1.2.2. Paid media (Truyền thông trả phí)

Paid media đề cập đến những gì thương hiệu phải trả tiền để có được, bao gồm
các bài viết quảng cáo trên các trang tin điện tử, bài đăng của người nổi tiếng có liên
quan đến thương hiệu, quảng cáo PPC (Per-Pay-Click),...

Paid media là một thành phần thiết yếu của tăng trưởng doanh thu và nhận thức về
thương hiệu cho các doanh nghiệp trực tuyến.

2.1.2.3. Shared media (Truyền thông chia sẻ)

Phương tiện truyền thông chia sẻ là những gì bạn biết là phương tiện truyền
thông xã hội. Nó cũng đang phát triển và tiếp tục xây dựng ngoài các nhóm tiếp thị

7
hoặc dịch vụ khách hàng bằng cách sử dụng nó. Các tổ chức đã bắt đầu sử dụng nó
như là nguồn liên lạc chính của họ trong và bên ngoài. Đây là nội dung quản lý,
Facebook Live và Instagram Stories. Nó đã đưa xã hội trở lại trên phương tiện truyền
thông xã hội bằng cách tạo ra sự tham gia và cộng đồng.

2.1.2.4. Earned media (Truyền thông lan truyền)

Earned Media là những kênh thúc đẩy thảo luận, phản hồi của khách hàng hoặc
các bên liên quan về thương hiệu, chẳng hạn như đánh giá của khách hàng hoặc một
bài đăng trên Facebook. Nhờ được “sản xuất” bởi chính khách hàng, những nội dung
phát sinh trên Earned Media thường đáng tin hơn so với Paid hoặc Owned Media.

Thay vì thụ động chờ đợi khách hàng đăng tải nội dung, Earned Media nên được tích
hợp vào chiến lược IMC của thương hiệu. Thương hiệu có thể chủ động sáng tạo hoặc
đóng góp nội dung để nhận được đề cập của báo chí cũng như tạo những cuộc thi với
giải thưởng hấp dẫn để thúc đẩy người dùng tạo nội dung cho thương hiệu.

Dù Earned Media là phương tiện truyền thông miễn phí, nhưng chúng rất khó
kiểm soát và đo lường, thậm chí có thể gây hại cho thương hiệu bởi những nội dung
tiêu cực do người dùng tạo ra. Vì vậy, để tối ưu hiệu quả chiến dịch truyền thông,
thương hiệu cần tích hợp cả 3 loại phương tiện: Tiếp cận đa dạng đối tượng thông qua
Paid Media, tạo nội dung hấp dẫn, hướng đến khách hàng và giải quyết vấn đề của họ
trên Owned Media, sau đó khuyến khích họ chia sẻ, đánh giá hoặc ủng hộ thương hiệu.

Loại Định nghĩa Đối Vai trò Lợi ích Thách thức
tượng
chính

Owned Là tập hợp tất cả Khách Xây dựng - Kiểm soát - Không
Media các công cụ thuộc hàng mối quan toàn bộ đảm bảo
quyền sở hữu của hệ với được hiệu
- Chi phí
doanh nghiệp khách hàng quả
thấp
hiện tại và
- Cần nhiều
khách hàng

8
tiềm năng, - Tương tác thời gian để
bắt lượng được với đạt được
traffic từ khách hàng quy mô lớn
Paid media

Paid Là các công cụ Khách Tăng nhận - Đáp ứng - Khách


media truyền thông mà hàng biết thương theo yêu hàng ít tin
doanh nghiệp phải tiềm hiệu, là chất cầu vào quảng
chi một khoản tiền năng xúc tác cho cáo
- Nhanh
để quảng bá sản Owned
- Tỷ lệ phản
phẩm của mình media - Quy mô
hồi thấp
lớn
- Chi phí
- Kiểm soát
cao
được nội
dung

Shared Là kênh mà khách Khách Tăng cường - Chi phí - Không thể
media hàng tiềm năng hàng mối quan thấp kiểm soát
tương tác và chia sẻ tiềm hệ với
- Tương tác - Khó đạt
những nội dung trên năng khách hàng
được với quy mô lớn
Owned Media tiềm năng
khách hàng

Earned Là kênh tạo ra fans Fans Earned - Tin cậy - Không thể
media của thương hiệu media là hệ nhất kiểm soát
quả nếu
- Tăng - Khó đo
làm tốt
doanh thu lường
Owned và
Paid media, - Phát triển - Khó đạt
tăng mức cộng đồng quy mô lớn
độ ảnh
9
hưởng của người dùng
thương hiệu

Bảng 2. 1- So sánh các loại truyền thông

2.1.3. Mô hình content 3Hs:

Hình 2. 2 - Mô hình content 3Hs | Nguồn: brendangahan.com

Hero Content là nội dung đem lại cho nhãn hàng nhiều người quan tâm nhất,
lan truyền nhanh nhất và thường có thông điệp rất cô đọng và sâu sắc. Loại content
này mang lại số lượng đông đảo người xem và nâng cao nhận thức về thương hiệu của
bạn trong thời gian ngắn. Một trong những loại Hero Content tốt nhất chính là Viral
Video, bởi lẽ hình thức video có độ lan tỏa mạnh mẽ cũng như dễ dàng chia sẻ trên các
platform.

Mục tiêu: Nhiệm vụ chính nhằm tăng lượt reach tới khách hàng và nhận thức về
thương hiệu

Hub Content đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lượt người thăm quay
trở lại. Đúng như tên gọi của nó, ‘Hub’ có nghĩa là ‘trung tâm’, là đích đến cuối cùng
mà các loại content khác như Hero hay Hygiene có nhiệm vụ phải dẫn người xem đến.

Mục tiêu: tăng tỷ lệ giữ chân, kéo doanh thu về cho nhãn hàng
10
Hygiene Content có thể đảm bảo nội dung của bạn dễ được người xem thấy
trên các công cụ tìm kiếm (giống như tác dụng của SEO, ASO…). Điều này nghĩa là
content cần có một lượng người thăm đồng đều; những người cùng tìm kiếm một vấn
đề nào đó mà content của bạn có thể giúp giải đáp thắc mắc của họ.

Mục tiêu: Xuất hiện và hỗ trợ khi người dùng phát sinh nhu cầu và tìm kiếm về
một vấn đề liên quan trên Internet (như blogs, các bài review,…).

2.2. Các công cụ truyền thông trong Digital Marketing

2.2.1. Search Engine Marketing & SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

SEO là một trong những công cụ cốt lõi của Digital Marketing, thực hiện các
công việc như cấu trúc website, tối ưu, xây dựng content… để tăng khả năng hiển thị
của doanh nghiệp, thương hiệu trên môi trường trực tuyến, đặc biệt đối với công cụ
tìm kiếm Google. Một nghiên cứu của BrightEdge đã chỉ ra rằng trung bình có đến
51% khách hàng tìm đến website được điều khiển bởi SEO và để có thể nhanh chóng
bắt nhịp được công việc SEO.

2.2.2. Social Media

Social Media hiểu đơn giản là các công cụ truyền thông trong Digital Marketing
được sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội, với mục đích tiếp cận, xây dựng mối
quan hệ và tương tác với người dùng thông qua thiết bị công nghệ. Các kênh Social
Media phổ biến hiện nay có thể kể đến như Facebook, Youtube, Instagram, Twitter…
Bên cạnh đó, Social Media còn đóng vai trò xây dựng liên kết, hỗ trợ cho việc thực
hiện SEO.

2.2.3. Viral Marketing

Viral Marketing hay Marketing lan truyền là hoạt động xây dựng chiến lược
truyền thông với mục đích khuyến khích một người dùng lan tỏa và chia sẻ các thông
điệp Marketing mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

2.2.4. Online PR

Online PR – Quan hệ công chúng trực tuyến là công cụ Digital Marketing hỗ


trợ thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có thể tiếp cận được với một

11
lượng lớn người tiêu dùng. Điểm khác biệt so với PR truyền thống đó chính là nội
dung, câu chuyện truyền thông của PR Online được truyền tải trên các kênh tiếp thị
trực tuyến.

2.2.5. Email Marketing

Email Marketing là một công cụ Digital Marketing, trong đó doanh nghiệp sử


dụng thư điện tử (Email) để đưa các thông tin bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm…
đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Email Marketing tiết kiệm chi phí, giúp xây
dựng thương hiệu, lòng tin và mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, các chiến dịch
Email Marketing có thể đo lường, đánh giá hiệu quả để có sự điều chỉnh một cách phù
hợp.

2.3. Đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing

2.3.1. Dwell Time (Thời gian dừng)

Dwell Time có nghĩa là thời gian dừng. Cụ thể là thời gian mà người dùng dành
ra để xem một trang web sau khi họ click vào liên kết trên trang SERP (danh sách kết
quả tìm kiếm trả về) trước khi quay lại SERP lần nữa. Hiểu đơn giản hơn là thời gian
bạn truy cập 1 trang web đọc thông tin là 5 phút, sau đó quay trở lại SERP để xem một
web khác thì 5 phút đó chính là Dwell Time của bạn.

2.3.2. Website Traffic (Lưu lượng truy cập web)

Website giống như ngôi nhà, là bộ mặt của thương hiệu. Do đó, tất cả các nỗ
lực của nên tập trung vào việc thúc đẩy lưu lượng truy cập. Việc theo dõi và đo lường
lưu lượng truy cập website thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu được các insight như chiến
dịch nào đem về nhiều traffic, lưu lượng truy cập theo giờ, đặc điểm, giới tính của
user, nội dung nào được truy cập nhiều nhất.

Nếu tại bất kỳ thời điểm nào bạn thấy lưu lượng truy cập giảm liên tục trong khi
vẫn đang triển khai các chiến dịch marketing, hãy xem xét khắc phục sự cố website
của bạn. Có thể là do các link bị lỗi, thuật toán Google thay đổi hoặc các sự cố kỹ
thuật khác hạn chế khách truy cập.

12
2.3.3. Average Time on Page (Thời lượng phiên trung bình)

Là một chỉ số phân tích trang web mà khi đó nó đo lường lượng thời gian trung
bình dành cho một trang bởi tất cả người dùng của một trang web. Chỉ số này không
xem xét các trang thoát hoặc trang bị trả lại và chỉ đo lường thời gian trung bình mà
người dùng đã dành cho các trang không thoát. Trang thoát là trang cuối cùng của
phiên trang web.

2.3.4. Conversion Rate ( Tỷ lệ chuyển đổi)

Google Analytics có thể giúp đo lường số lượng chuyển đổi được thực hiện trên
trang web của bạn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu của từng chiến dịch, định nghĩa
chuyển đổi có thể khác nhau.

2.3.5. Retention rate (Tỷ lệ giữ chân)

Tỷ lệ giữ chân cung cấp một con số cho phần trăm người dùng vẫn sử dụng một
ứng dụng trong một số ngày nhất định sau khi cài đặt. Nó được tính bằng cách đếm
những người dùng duy nhất kích hoạt ít nhất một phiên trong một ngày, sau đó chia tỷ
lệ này cho tổng số lượt cài đặt trong một nhóm nhất định.

2.3.6. Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang)

Là số liệu được sử dụng trong quá trình phân tích trang web. Theo nghĩa cơ bản
nhất, Bounce Rate đại diện cho tỷ lệ khách truy cập vào web và sau đó rời đi

2.4. Nội dung giao lưu định hướng nghề nghiệp

2.4.1. Giới thiệu chung

a) Thành phần tham dự

● Tham dự buổi giao lưu về phía doanh nghiệp có:

- Chị Trang Nguyễn - Recruitment Team Lead, công ty Shopee Vietnam

- Anh Hà Kim Sơn - Trưởng phòng Kinh doanh khu vực TPHCM - công ty
Sapo Technology

- Anh Đặng Văn Kỳ - Giám đốc khu vực Miền Nam - công ty 1Office

13
- Anh Dương Hoàng - CEO - công ty AppROI

Hình 2. 3-Hình ảnh các đại diện doanh nghiệp | Nguồn: BI-LAB

- Thầy Nguyễn Quang Hưng - Phó Giám đốc Business Intelligence


Research Lab UEL, đại diện Khoa.

- Sinh viên Khóa 19 Khoa Hệ Thống Thông Tin.

b) Thời gian: 12h45 ngày 04 tháng 06 năm 2022

2.4.2. Nội dung:

Mở đầu buổi giao lưu là buổi gặp gỡ giữa đại diện Khoa thầy Nguyễn Quang
Hưng và các doanh nghiệp. Tại buổi gặp, các quản lý cấp cao, chuyên gia trong nhiều
lĩnh vực và cựu sinh viên Khoa đến từ 4 doanh nghiệp (Shopee VietNam, công ty Sapo
Technology, công ty 1Office, công ty AppROI) đã giúp định hướng nghề nghiệp, chia
sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin tuyển dụng và trả lời nhiều câu hỏi của các bạn
sinh viên. Chương trình đã thu hút đông đảo các bạn sinh viên đang theo học tại khoa
Hệ Thống Thông Tin trường Đại học Kinh tế - Luật.

Phần lớn thời gian buổi giao lưu, các doanh nghiệp đã gặp gỡ, trao đổi với sinh
viên về các hướng nghề: Marketing, Business Development, Business Analysis, Tư
vấn giải pháp doanh nghiệp... Bên cạnh việc mang đến cơ hội việc làm và thực tập cho
sinh viên, các doanh nghiệp đã cung cấp nhiều thông tin về quy mô và lĩnh vực doanh
nghiệp đang hoạt động.

14
Tại buổi giao lưu các doanh nghiệp, tuy thời gian có hạn nhưng đã có rất nhiều
lượt trao đổi sinh viên với các doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm của sinh viên với cơ
hội việc làm trong tương lai. Các diễn giả và các sinh viên đã trao đổi và thảo luận một
cách chân thành và nhiệt huyết, qua đó các sinh viên đã có dịp cọ xát thực tế từ các
chủ doanh nghiệp, nội dung được nhiều sinh viên quan tâm là kỹ năng mềm cần thiết,
cách viết CV sao cho ấn tượng và các câu hỏi đều tập trung vào những băn khoăn về
đầu ra cho ngành học của mình, việc làm với sinh viên sắp ra trường luôn là nỗi lo
canh cánh. Đại diện các doanh nghiệp đã giải đáp, cung cấp và chia sẻ thông tin cho
sinh viên.

Trong phần giao lưu với doanh nghiệp, sinh viên đã được nghe Diễn giả Đặng
Văn Kỳ - Giám đốc khu vực Miền Nam - công ty 1Office có những chia sẻ thực tế về
con đường đi đến sự nghiệp hiện tại. Bằng lối nói chuyện cuốn hút, cởi mở, Diễn giả
Đặng Văn Kỳ cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong quá trình học tập, công tác của
mình, những công việc đã trải qua từ lúc còn là sinh viên với thu nhập không nhỏ, trải
qua những thăng trầm, dòng đời đưa đẩy đã bén duyên với nghề tư vấn giải pháp
doanh nghiệp và rồi với những nỗ lực không ngừng đã giúp anh đi đến được vị trí
Giám đốc khu vực miền Nam của công ty 1Office. Đó thực sự là những chia sẻ rất bổ
ích đối với các bạn Sinh viên của Khoa Hệ Thống Thông Tin. Từ đó tiếp thêm động
lực cho các bạn sinh viên, nhằm nâng cao tinh thần chịu khó học hỏi, rèn luyện hoàn
thiện bản thân để phù hợp với hướng nghề mình muốn chọn.

Ngoài ra còn có những kinh nghiệm được giãi bày, chia sẻ từ hai Diễn giả Chị
Trang Nguyễn - Recruitment Team Lead, công ty Shopee Vietnam và Diễn giả Anh
Hà Kim Sơn - Trưởng phòng Kinh doanh khu vực TP.HCM - công ty Sapo
Technology giúp cho sinh viên có câu trả lời cho riêng mình, quanh những câu hỏi:
Cần chuẩn những kiến thức và kỹ năng gì để trở thành nhân viên Marketing? Hiện tại
công ty Sapo đang có những chương trình kiến tập, thực tập nào dành cho sinh viên
không ạ? và nhiều những câu hỏi thú vị khác. Tất cả những câu hỏi được đã được
những vị diễn giả là cựu sinh viên và đại diện doanh nghiệp trả lời nhiệt tình, giúp các
bạn định hướng được những tố chất cần có trước khi bước vào môi trường lập nghiệp,
cũng như văn hóa nơi làm việc, tác phong, thái độ và trách nhiệm đối với công việc
được giao.

15
Kết thúc buổi giao lưu, đại diện Khoa Hệ Thống Thông tin Thầy Nguyễn
Quang Hưng - Phó Giám đốc Business Intelligence Research Lab UEL đã gửi hoa và
lời cảm ơn đến các doanh nghiệp và mong muốn các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng
hành, hợp tác với Khoa trong thời gian tới.

2.4.3. Kết quả đạt được:

Có thể nói, chương trình giao lưu diễn ra trong không khí vui vẻ, sôi nổi, đã
phần nào giải tỏa được những băn khoăn ban đầu về nghề nghiệp. Tạo động lực cho
sinh viên cố gắng trong học tập, giúp sinh viên nắm bắt những nhu cầu thực tế của
doanh nghiệp hiện nay, từ đó chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh
viên sau khi tốt nghiệp, hiểu thêm về nhu cầu công việc cũng như cách thức tuyển
dụng của công ty; góp phần tích cực cho sự phát triển công tác tư vấn hỗ trợ sinh viên,
gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp định hướng cho các bạn về chặng
đường cần phải nỗ lực tiếp theo. Hơn nữa, thông qua giao lưu, các chuyên gia cũng
chia sẻ những kinh nghiệm và niềm đam mê của bản thân, vừa để giúp các bạn Sinh
viên định hướng tốt hơn trong quá trình học tập, vừa tạo ra không khí thân mật giữa
các chuyên gia và Sinh viên. Đồng thời cũng mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh
viên của Khoa sau khi ra trường, đặc biệt tại các doanh nghiệp có mối quan hệ với
Khoa và nhà trường.

16
CHƯƠNG 3: CHI TIẾT BÀI TOÁN

3.1. Hiện trạng và yêu cầu đặt ra

Công ty TNHH Tín Nghĩa Commodities hiện đã xây dựng một không gian (website
và ứng dụng) cho những người nông dân có thể đọc, cập nhật thông tin, giải trí…
Tuy nhiên, website lẫn ứng dụng trong giai đoạn sau khi ra mắt độ hoàn thiện chưa
cao và vẫn chưa có người dùng biết đến. Để tìm ra được giải pháp; nhóm sẽ thực
hiện nghiên cứu thị trường (thứ cấp), tìm hiểu về chứng chỉ 4C trong canh tác cà
phê và các dự án tương tự, nghiên cứu người dùng nhằm hiểu được hành vi, nhu cầu
và khó khăn, nghiên cứu đối thủ. Từ đó, đưa ra kết luận cũng như insights người
dùng mục tiêu của Farmgate và xây dựng một kế hoạch nội dung cho website
Farmgate.

3.2. Tổng quan thị trường cà phê

3.2.1 Thị trường cà phê thế giới:

a. Tổng quan thị trường

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ
2021-2022 dự kiến đạt tổng cộng 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao
của niên vụ 2020-2021. Trong đó, sản lượng cà phê arabica đạt gần 94 triệu bao, giảm
7,1% so với niên vụ trước. Trái lại, sản lượng cà phê robusta dự kiến tăng 5,1% lên
mức 73 triệu bao.

Theo ICO, tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến đạt 170,3
triệu bao, tăng 3,3% so với 164,9 triệu bao của niên vụ trước. Do đó, thị trường cà phê
toàn cầu sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022, trái ngược với
mức thặng dư gần 6 triệu bao trong niên vụ 2020-2021. Đây đồng thời là mức thâm
hụt lớn nhất từ trước đến nay.

Tháng 3, giá cà phê robusta và arabica trên thị trường thế giới giảm so với tháng
2/2022 do tác động của căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine.

Đại dịch COVID-19 đã gây thêm áp lực lên ngành cà phê vốn dễ bị ảnh hưởng
bởi sự biến động của giá cà phê quốc tế, năng suất thấp, ảnh hưởng của biến đổi khí
17
hậu và thiệt hại do sâu bệnh trên toàn thế giới. Hơn nữa, các chính phủ đã áp dụng các
biện pháp như giãn cách xã hội và đóng cửa tại chỗ, điều này đã có tác động rất lớn
đến các quán cà phê, nhà máy rang xay nhỏ, nhà hàng và các cửa hàng khác. Tuy
nhiên, xu hướng mua sắm trực tuyến để tiêu dùng tại nhà hiện nay đang buộc các nhà
bán lẻ, nhà rang xay và người tiêu dùng phải thích nghi với thực tế mới này. Yếu tố
này được kỳ vọng sẽ làm tăng lượng tiêu thụ cà phê trên toàn thế giới. Ví dụ, các công
ty như Nestlé SA đã báo cáo nhu cầu bán lẻ mạnh mẽ đối với các sản phẩm thực phẩm
và đồ uống trên toàn cầu,

Các dạng cà phê tiện lợi, như cà phê nén và cà phê hòa tan, đang trở nên phổ
biến trong công đồng (đặc biệt là ở Bắc Mỹ và Tây Âu) với mục đích pha chế cà phê
ngon tại nhà trong thời gian ngắn hơn. Ví dụ, theo cuộc khảo sát do Hiệp hội Cà phê
Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện, hơn 70% người tiêu dùng thích pha chế cà phê tại nhà.

Ở các nền kinh tế phát triển, một số người tiêu dùng dự kiến sẽ chuyển từ cà
phê hòa tan sang các lựa chọn cao cấp hơn vì lý do chất lượng và hương vị. Cà phê
hòa tan từng được coi là một sản phẩm cao cấp nhưng bắt đầu mất dần cơ sở đối với
người tiêu dùng trẻ tuổi, điều này đang làm thay đổi động lực thị trường.

b. Xu hướng thị trường chính

Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm cà phê được chứng nhận

Trong vài năm qua, người ta nhận thấy rằng người tiêu dùng đang nhận thức rõ
hơn về việc sử dụng các sản phẩm mà họ mua và nguồn gốc của việc mua hàng của họ.
Điều này có thể áp dụng, đặc biệt trong trường hợp chuỗi cung ứng các sản phẩm thực
phẩm và đồ uống, bao gồm cả cà phê. Vì vậy, người tiêu dùng đang rất quan tâm đến
các sản phẩm cà phê được chứng nhận để đảm bảo uy tín cho cà phê của họ.

Mối quan tâm của người tiêu dùng về đói nghèo, bất công xã hội và hủy hoại
môi trường đã thúc đẩy thị trường ngày càng tăng cho các nhãn hiệu và nhãn hiệu
'được chứng nhận' và 'bền vững' trên thị trường thực phẩm và đồ uống. Các loại cà phê
tuân thủ nhiều sự kết hợp của các tiêu chuẩn xã hội, môi trường và kinh tế và được
chứng nhận độc lập bởi một bên thứ ba được công nhận đã được gọi chung là 'cà phê
bền vững.'

18
Cà phê được chứng nhận cũng là một sự đảm bảo cho người tiêu dùng về độ tin
cậy của sản phẩm, vì cà phê đang ngày càng trở thành mục tiêu phổ biến của những kẻ
làm giả thực phẩm. Một số tổ chức chứng nhận cà phê đang tham gia vào việc kiểm tra
các quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng cà phê. Một số trong số đó bao gồm Chứng
nhận UTZ, Chứng nhận Thương mại Công bằng, Chứng nhận Rainforest Alliance,
Chứng nhận Hữu cơ USDA, v.v.

Hình 3. 1- Sản lượng cà phê được chứng nhận UTZ trên thế giới

Châu Âu nắm giữ thị phần lớn trong thị trường cà phê

Theo một cuộc khảo sát do Viện Thông tin Khoa học về Cà phê (ISIC) thực
hiện, 68% số người được hỏi cho biết họ thường uống cà phê trong khi làm việc. Xu
hướng này đang dẫn đến nhu cầu lớn về cà phê ở các nước châu Âu như Đức, Ý, Tây
Ban Nha, Vương quốc Anh và những nước khác, vì người tiêu dùng ngày càng có ý
thức về chất lượng cà phê của họ.

Thị trường cà phê viên nén và vỏ cà phê của Đức được thống trị bởi Nespresso
của Nestle, với phạm vi sản phẩm rộng khắp cả nước. Keurig Green Mountain sáp
nhập với JAB Holding với mục đích mở rộng sự hiện diện của mình. Điều này được
cho là sẽ cản trở sự phát triển của Nestlé SA tại Đức. Theo một báo cáo được công bố
bởi Nestle Nespresso SA, ở Đức, ý thức ngày càng tăng về sự sành cà phê của các thế

19
hệ trẻ. Khoảng 24,1% thanh niên 18-29 tuổi muốn thử các loại cà phê và công thức cà
phê khác nhau và muốn có sự đa dạng trong ngành cà phê.

Hình 3. 2- Quy mô thị trường cà phê thế giới

c. Sự phát triển gần đây

Vào tháng 12 năm 2021, FNC tung ra dòng cà phê do phụ nữ sản xuất để thúc
đẩy sự bình đẳng và khác biệt.

Vào tháng 3 năm 2021, JDE Peet's và JM Smucker Co. đã công bố mối quan hệ
đối tác chiến lược cho phép JDE Peet's hỗ trợ hoạt động kinh doanh cà phê lỏng
Smucker Away From Home với việc phát triển sản phẩm, sản xuất và đổi mới thiết bị
dịch vụ thực phẩm.

Vào tháng 2 năm 2020, Starbucks ra mắt lon Starbucks Nitro Cold Brew pha
sẵn với sự hợp tác của PepsiCo. Đồ uống này có các màu Đen, Kem Vanilla và
Caramel đen, và chúng được truyền khí nitơ.

d. Kết luận

Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có nhiều biến động đáng lo ngại về sản
lượng thu hoạch và giá cà phê, mặt hàng này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết
ở Brazil và Colombia. Bên cạnh đó, các nhận định cho thấy biến chủng mới Omicron
không làm cho các quốc gia quay trở lại giải pháp “khóa cửa” như trước đây, nên kỳ
20
vọng nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng trưởng tốt, hỗ trợ giá đi lên trong bối cảnh sản lượng thu
hẹp.

3.2.2 Thị trường cà phê Việt Nam:

a. Tổng quan thị trường

Ở thị trường trong nước, trong quý I, người nông dân trồng cà phê đang chịu áp
lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao. Theo phản ánh của một số người
trồng, giá một số loại phân bón thậm chí tăng 40 – 50%. Một số hộ phải cắt giảm tần
suất bón phân để tiết giảm chi phí. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng khiến chi phí tưới
tiêu, vận chuyển cũng tăng theo, đặc biệt khi các tỉnh trồng cà phê đang bước vào mùa
khô.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, tháng 3, xuất khẩu cà phê của Việt
Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị
giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị
giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay. Tính chung quý I/2022, xuất
khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá khoảng 1,22 tỷ USD, tăng
19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Cà phê Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ CAGR 8,07% trong giai
đoạn dự báo (2022-2027).

Với tác động của Covid-19, nguồn cung cà phê toàn cầu bị hạn chế nghiêm
trọng, tác động đến giá cà phê tương đối ở người tiêu dùng. Việc tiêu thụ cà phê cũng
tăng lên cùng với áp lực công việc và sự gia tăng dân số lao động trong nước vào năm
2020, nhưng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng
chậm lại trong các tình huống COVID.

Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Ngành cà
phê của nước này dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn dự báo, do dân số tiếp
tục tăng với tốc độ khoảng một triệu người mỗi năm.

Doanh số bán cà phê hòa tan của Việt Nam tăng trưởng cao hàng năm vẽ ra một
bức tranh thuận lợi cho tương lai của ngành cà phê nói chung. 74,8% lượng cà phê tiêu

21
thụ trong nước là sản phẩm cà phê rang xay và 10,2% là sản phẩm cà phê hòa tan. Nhu
cầu gia tăng đối với các sản phẩm tiêu dùng và ngành dịch vụ thực phẩm từ các công
ty trong nước và quốc tế là một yếu tố khác được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng
của thị trường.

b. Xu hướng thị trường chính

Cà phê hòa tan có khả năng tăng lực kéo

Lối sống bận rộn và thời gian làm việc dài hơn có khả năng thúc đẩy các định
dạng đóng gói tiện lợi của cà phê, dẫn đến việc người tiêu dùng chuyển từ cà phê mới
xay sang cà phê trộn hòa tan. Theo International Coffee Organization Vietnam cho
thấy mức tiêu thụ cà phê hòa tan bình quân đầu người ổn định trong thế hệ millennial
khi so sánh với các Quốc gia Châu Á khác trong thập kỷ qua. Xu hướng tiền thân hóa
dự kiến sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường trong nước. Với sự gia tăng lối sống
bận rộn của dân số thế hệ millennial và lao động trong nước, mức tiêu thụ cà phê của
các nhóm tuổi này đã tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Hình 3. 3- Tiêu thụ cà phê hòa tan ở Việt Nam theo nhóm tuổi

Thay đổi lối sống ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ cà phê

22
Cuộc sống ngày càng bận rộn và thời gian làm việc dài hơn có thể củng cố sự
đánh giá cao về sự tiện lợi của loại sản phẩm này, điều này sẽ khiến nhiều người tiêu
dùng chuyển từ cà phê mới xay hoặc cà phê hòa tan tiêu chuẩn sang cà phê hòa tan.
Hơn nữa, danh mục này cũng sẽ được hưởng lợi khi các nhà sản xuất tiếp tục giới
thiệu các sản phẩm có hương vị mạnh mẽ hơn, phù hợp với sở thích truyền thống của
người tiêu dùng Việt Nam. Số lượng quán cà phê và văn hóa cà phê ngày càng tăng tại
Việt Nam cũng được cho là sẽ thúc đẩy thị trường trong giai đoạn dự báo. Đối với cá
nhân, vào năm 2020, có 1.106 chuỗi cửa hàng cà phê tại Việt Nam. Người dân địa
phương ngày càng quan tâm đến việc tiêu thụ cà phê do thay đổi lối sống đang có lợi
cho thị trường.

Hình 3. 4-Tổng lượng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam 2018-2021

c. Sự phát triển gần đây

Vào tháng 8 năm 2021, LDC có trụ sở tại Hà Lan đã ký thỏa thuận liên doanh
với công ty cà phê nhãn hiệu tư nhân của Ba Lan để xây dựng và vận hành nhà máy cà
phê hòa tan tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

Vào tháng 3 năm 2020, Nestlé Việt Nam đã giới thiệu Nescafé Aromatico và
Nescafé Excellente - hai sản phẩm mới được làm từ những hạt cà phê chất lượng cao
có nguồn gốc từ Tây Nguyên Việt Nam. Những giống mới này sẽ nâng cao giá trị của
hạt cà phê địa phương và quảng bá cà phê Việt Nam ra thế giới.

23
Vào tháng 3 năm 2019, công ty con thuộc sở hữu 100% của công ty Tata Sons
Private Limited đã khánh thành Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan Freeze tại tỉnh Bình
Dương, Việt Nam.

d. Kết luận

Trong những năm qua cà phê Việt Nam đã lần lượt phát triển và khẳng định vị
thế trên bản đồ cà phê thế giới. Việt Nam vẫn tiếp tục đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu
cà phê chỉ sau Brazil. Năm 2021 cũng là một năm đầy khả quan cho thị trường cà phê
Việt Nam với những biến động mạnh mẽ. Và theo các nhà phân tích thị trường, dự báo
xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung
dồi dào, các hiệp định thương mại tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà
phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao. Để ngành cà phê ngày càng phát
triển, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu
truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất. Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt
Nam có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất
khẩu cà phê rang xay, hòa tan.

3.3. Dự án 4C - Decarbonization

3.3.1. Giới thiệu dự án 4C - Decarbonization

Con người đã phá hoại 1/4 diện tích đất trên Trái đất bằng việc phá rừng và suy
thoái đất nông nghiệp. Nông nghiệp thâm canh được coi là một trong những động lực
chính phá hủy hệ sinh thái, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm. Nhìn
vào sản xuất cà phê, nó được trồng ở một số “điểm nóng” về đa dạng sinh học trên thế
giới, là những khu vực có mức độ dễ bị tổn thương cao và có tầm quan trọng về mặt
sinh học. Nâng cao hiệu suất đa dạng sinh học trong các trang trại cà phê không chỉ
phục vụ công tác bảo vệ thiên nhiên mà còn là cơ sở để sản xuất cà phê bền vững,
thành công và chống chịu với biến đổi khí hậu. Với nhận thức ngày càng cao về tác
động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các công ty đối mặt với những thách thức mới về
hiểu tác động của các hoạt động của họ và thực hiện các biện pháp góp phần bảo vệ
khí hậu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm về lượng khí thải carbon
của các sản phẩm họ mua được nhà sản xuất thông báo.

24
Từ đó dự án 4C - Decarbonization ra đời với mục đích duy trì sự bền vững
trong chuỗi cung ứng cà phê trên các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế. Dự án
đang được áp dụng ở nhiều công ty phải kể đến như Lavazza Group, Nestle’, Sucafina,
Starbucks...

4C là viết tắt của "Quy tắc Chung của Cộng đồng Cà phê" – ‘‘Common Code
for the Coffee Community’’ là một tiêu chuẩn bền vững độc lập, được định hướng bởi
các bên liên quan và được quốc tế công nhận đối với toàn ngành cà phê, nhằm mục
đích củng cố tính bền vững trong các chuỗi cung ứng cà phê. Đánh giá độc lập của bên
thứ ba giúp đảm bảo việc tuân thủ theo tiêu chuẩn bền vững đối với sản xuất và chế
biến cà phê trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường để thành lập các chuỗi
cung ứng tin cậy và có thể truy xuất nguồn gốc của cà phê bền vững. 4C cũng cố gắng
đóng góp và hỗ trợ các công ty trong việc chống lại khí hậu thay đổi, giảm phát thải
khí nhà kính (GHG) và hướng tới các mục tiêu Sustainable Development Goals đặt
ra.Các tiêu chuẩn 4C đảm bảo: hoạt động trồng cà phê không góp phần vào nạn phá
rừng nguyên sinh hoặc làm giảm đa dạng sinh học; các thực hành nông nghiệp tốt và
các hoạt động bảo vệ tài nguyên đất, nước và không khí được áp dụng; quyền con
người, quyền lao động và quyền về đất đai được tôn trọng, nông dân được đào tạo một
cách đầy đủ để nâng cao năng suất và lợi nhuận.

3.3.2. Phạm vi của dự án

Nguyên tắc bền vững 4C và các tiêu chí tương ứng mà Đơn vị 4C, Người mua
Trung gian (NMTG) và Người mua Cuối cùng (NMCC) cần tuân thủ để được chứng
nhận 4C. Ngoài việc các yêu cầu trong Bộ Quy tắc 4C, bên được chứng nhận cần tuân
thủ các yêu cầu 4C được nêu trong các tài liệu của Hệ thống 4C để bán cà phê chứng
nhận 4C.

3.3.3. Nguyên tắc và các tiêu chí của Bộ quy tắc 4C

Bộ quy tắc 4C bao gồm 12 nguyên tắc về các phương diện kinh tế, xã hội và
môi trường. Những nguyên tắc này dựa trên thực hành nông nghiệp và quản lý tốt
cũng như các công ước quốc tế và hướng dẫn được công nhận được ngành cà phê chấp
nhận, và các nguyên tắc được chia nhỏ thành nhiều tiêu chí. Tổng quan về các nguyên
tắc và tiêu chí 4C được đưa ra trong bảng dưới đây.

25
Phương diện Kinh tế

Nguyên tắc 1.1 - Quản lý Kinh doanh

Tiêu chí 1.1.1 Thực hiện Hệ thống Quản lý Nội bộ

Tiêu chí 1.1.2 Không tham gia các hoạt động hối lộ, gian lận, tham nhũng
và/hoặc tống tiền dưới mọi hình thức

Tiêu chí 1.1.3 Tuân thủ tất cả luật pháp hiện hành của khu vực và quốc
gia

Tiêu chí 1.1.4 Nhà thầu phụ tuân thủ các yêu cầu 4C

Tiêu chí 1.1.5 Thực hiện các thực hành tốt nhằm đảm bảo khả năng sinh
lợi và năng suất lâu dài

Nguyên tắc 1.2 - Phát triển Năng lực và Kỹ năng

Tiêu chí 1.2.1 Các Đối tác Kinh doanh và người lao động trong Đơn vị
4C được tiếp cận đào tạo để nâng cao kỹ năng và năng lực
của họ theo các nhu cầu đã được xác định

Nguyên tắc 1.3 – Tiếp cận với các Dịch vụ và Thông tin Thị trường

Tiêu chí 1.3.1 ĐTKD Trồng cà phê được tiếp cận hỗ trợ kỹ thuật độc lập
phù hợp và với thông tin về các thực hành nông nghiệp tốt
(GAP)

Tiêu chí 1.3.2 Cơ chế định giá minh bạch phản ánh chất lượng cà phê và

26
các thực hành sản xuất bền vững

Nguyên tắc 1.4 – Truy nguyên

Tiêu chí 1.4.1 Có và thực hiện các quy trình vận hành tiêu chuẩn để truy
nguyên

Phương diện Xã hội:

Nguyên tắc 2.1 – Quyền con người và Quyền Lao động

Tiêu chí 2.1.1 Không tồn tại cưỡng chế di dời

Tiêu chí 2.1.2 Không tồn tại lao động cưỡng bức và bắt buộc

Tiêu chí 2.1.3 Không tồn tại sử dụng lao động trẻ em

Tiêu chí 2.1.4 Quyền tự do hiệp hội và hành động tập thể được đảm bảo

Tiêu chí 2.1.5 Tham vấn thường xuyên về điều kiện làm việc giữa người
sử dụng lao động và đại diện của người lao động được ủy
quyền

Tiêu chí 2.1.6 Không tồn tại phân biệt đối xử

Tiêu chí 2.1.7 Không tồn tại quấy rối bằng lời nói hay lạm dụng thân thể,
tình dục, tâm lý

Tiêu chí 2.1.8 Có cơ chế xử lý khiếu nại

Tiêu chí 2.1.9 Có quy trình chống lại việc phân biệt đối xử và quấy rối

27
Tiêu chí 2.1.10 Thiết lập và tuân thủ hợp đồng lao động công bằng

Tiêu chí 2.1.11 Ít nhất mức lương tối thiểu phải được chi trả cho tất cả
người lao động một cách kịp thời

Tiêu chí 2.1.12 Tất cả người lao động nhận được phúc lợi như nhau (ví dụ
như nơi ở, thực phẩm, đi lại, vệ sinh)

Tiêu chí 2.1.13 Thực hiện điều kiện làm việc công bằng về số giờ làm việc

Tiêu chí 2.1.14 Tác động của các hoạt động đến cộng đồng xung quanh
được đánh giá

Nguyên tắc 2.2 – Điều kiện Làm việc

Tiêu chí 2.2.1 Cung cấp nơi ở phù hợp cho người lao động cố định
và/hoặc tạm thời nếu cần

Tiêu chí 2.2.2 Cơ sở vật chất và các thiết bị vệ sinh (hoặc tương tự) có
sẵn cho tất cả người lao động

Tiêu chí 2.2.3 Tất cả người lao động và Đối tác Kinh doanh đều được
cung cấp nước uống

Tiêu chí 2.2.4 Thực hiện chương trình sức khỏe và an toàn

Tiêu chí 2.2.5 Tất cả người lao động và Đối tác Kinh doanh đều được
cung cấp trang phục và thiết bị bảo hộ phù hợp theo quy định
của pháp luật

Tiêu chí 2.2.6 Người lao động có sức khỏe yếu không thực hiện các công
việc độc hại

28
Tiêu chí 2.2.7 Đảm bảo an toàn thực phẩm cho các Đối tác Kinh doanh
và người lao động

Phương diện Môi trường:

Nguyên tắc 3.1 – Bảo vệ Đa dạng Sinh học và Các Khu vực Trữ lượng Các-bon
cao

Tiêu chí 3.1.1 Rừng nguyên sinh và các khu vực bảo tồn được bảo vệ

Tiêu chí 3.1.2 Bảo tồn và/hoặc phục hồi các khu vực đa dạng sinh học
cao, thảm thực vật tự nhiên, động vật, đất, nguồn nước và các
vùng nhạy cảm

Tiêu chí 3.1.3 Không sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMO) và các giống
liên quan

Tiêu chí 3.1.4 Xác định và triển khai các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng
biến đổi khí hậu

Nguyên tắc 3.2 – Sử dụng Thuốc Bảo vệ Thực vật và Hóa chất Độc hại khác

Tiêu chí 3.2.1 Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm.

Tiêu chí 3.2.2 Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Tiêu chí 3.2.3 Áp dụng các thực hành tốt nhất khi sử dụng thuốc bảo.

Nguyên tắc 3.3 – Bảo tồn Đất và Độ phì nhiêu

Tiêu chí 3.3.1 Thực hiện các thực hành bảo tồn đất

Tiêu chí 3.3.2 Duy trì và nâng cao độ phì của đất

29
Nguyên tắc 3.4 – Bảo tồn Nước

Tiêu chí 3.4.1 Bảo tồn nguồn nước

Tiêu chí 3.4.2 Tôn trọng quyền sử dụng nước hiện có

Tiêu chí 3.4.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng nước

Tiêu chí 3.4.4 Áp dụng các thực hành tốt nhất trong quản lý nước thải

Nguyên tắc 3.5 – Quản lý Chất thải

Tiêu chí 3.5.1 Thực hiện quản lý chất thải an toàn

Nguyên tắc 3.6 – Tiêu thụ Năng lượng

Tiêu chí 3.6.1 Giảm mức tiêu thụ năng lượng nói chung và tăng sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo
Bảng 3. 1 - Tổng quan về các nguyên tắc và tiêu chí của 4C

3.3.4. Lợi ích của 4C

❖ Lợi ích của 4C cho người sản xuất:

● 4C cho phép canh tác có lợi cho xã hội và môi trường với các thực hành
quản lý và nông nghiệp tốt

● Các kế hoạch cải tiến đảm bảo tăng hiệu suất trên các khía cạnh bền
vững

● Phương pháp tiếp cận toàn diện kể cả với hộ nông nhỏ

● Tăng năng suất và lợi nhuận thông qua các biện pháp nâng cao năng lực

30
● Các giải pháp tích hợp dành cho nông hộ nhỏ để đạt được tác động thực
sự trên đất

● Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và thị trường cà phê quốc tế mới

● Chuyên nghiệp hóa sản xuất cà phê nói chung, đặc biệt cho các hộ sản
xuất quy mô vừa và nhỏ

● Đóng góp vào điều kiện sống và làm việc tốt hơn

● Theo đuổi khả năng tiếp cận thị trường và thu nhập tốt hơn với cà phê
được chứng nhận từ 4C

❖ Lợi ích của 4C cho thương nhân, nhà rang xay và chủ sở hữu
thương hiệu:

● Tiêu chí bền vững nghiêm ngặt và chứng nhận Quy trình Giám sát
Nguồn gốc 4C cho người mua trung gian và cuối cùng để tăng uy tín

● Chứng nhận của bên thứ ba được công nhận độc lập (ISO 17065 và
ISEAL Assurance Guidance, ITC, SAI Silver Level Compliance) đóng góp tích
cực vào phần lớn các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc

● 4C là một công cụ để các công ty đánh giá và giải quyết các rủi ro trong
chuỗi cung ứng của họ và đáp ứng các yêu cầu thẩm định ngày càng tăng

● Các biện pháp nâng cao năng lực 4C đảm bảo tính chuyên nghiệp, công
bằng và đáng tin cậy

● Chương trình Liêm chính 4C đảm bảo tính toàn vẹn và đáng tin cậy của
hệ thống

● Các công nghệ và cơ sở dữ liệu viễn thám mới nhất được sử dụng để
tăng cường bảo tồn rừng và đa dạng sinh học

● Hạn chế lượng khí thải carbon thông qua đo lường lượng khí thải carbon

● 4C là sự đảm bảo cho cam kết của bạn đối với nguồn cung ứng bền vững
và chuỗi cung ứng có thể xác định nguồn gốc

31
● Logo 4C tăng khả năng hiển thị của sản phẩm đến với người tiêu dùng

3.3.5. Các dự án 4C - Decarbonization ở Việt Nam

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, Việt Nam có 81 nhóm sản xuất đã được
chứng nhận 4C với gần 91,235 nhà sản xuất cà phê.

Trong đó có những dự án nổi bật như của Simexco Dak Lak Ltd (SMC). Được
thành lập vào năm 1993, Simexco Dak Lak Ltd (SMC) đã xây dựng một mạng lưới thu
mua năng động trực tiếp từ các nông trường và đồn điền, đồng thời đầu tư vào các nhà
máy chế biến cà phê hiện đại và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên. Việc thực
hiện các tiêu chí bền vững hướng tới sản xuất cà phê có trách nhiệm hơn do Bộ quy tắc
4C đề ra đã góp phần cải thiện phương thức sản xuất và cải thiện sinh kế của nông dân.

Kể từ khi tham gia chương trình 4C vào năm 2010, nhà xuất khẩu cà phê lớn
của Việt Nam là Simexco Dak Lak Ltd (SMC) đã tham gia đầu tiên 4605 nông dân
tham gia xác minh 4C và sau đó, bắt đầu từ năm 2018, hệ thống chứng nhận. Các trang
trại tham gia, được chọn để cải thiện các thực hành nông nghiệp và thương mại công
bằng và tạo ra một cộng đồng cà phê bền vững, nằm ở các khu vực cung ứng chính của
SMC: các xã Eakao, Buôn Trấp, Eatan, Eatoh, DlieYang, Ea Hiao, Eadrong ở Tỉnh
Đăk Lăk, Tây Nguyên của Việt Nam.

Nhóm Phát triển Bền vững của SMC nhấn mạnh rằng “kể từ khi gia nhập 4C,
SMC đã nhận thấy những tác động tích cực đến đời sống của nông dân về các khía
cạnh kinh tế, xã hội và môi trường”. Họ lạc quan về sự phát triển trong tương lai, nhớ
lại những tiến bộ đã đạt được cho đến nay: “Nhận thức chung của nông dân đã được
cải thiện rất nhiều. Ngày nay người nông dân tự tin về việc bón phân theo tiêu chuẩn
sử dụng và xử lý các chai lọ, hộp đựng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để tránh gây
hại cho môi trường. Họ đã áp dụng thành công các quy trình thực hành nông nghiệp tốt
trên trang trại cà phê của mình và đã trải nghiệm nhiều lợi thế của canh tác bền vững”

● Bảo tồn nước

Nông dân trồng cà phê ở các khu vực cung ứng chính của SMC phải tưới nước
cho cây trồng của họ từ bốn đến năm lần mỗi mùa. Theo cách tưới ban đầu, mỗi lượt
sử dụng khoảng 600 lít nước cho một cây, không chỉ lãng phí nguồn tài nguyên thiên

32
nhiên quý giá này mà còn đòi hỏi công sức của con người. Với sự hỗ trợ của đồng hồ
đo nước, giờ đây người nông dân có thể đo lượng nước vừa đủ cho mỗi lần tưới, giúp
tiết kiệm nước khoảng 30% so với phương pháp tưới trước đây.

Hình 3. 5 - Nguồn : 4c-services.org

● Bình đẳng giới

Trước đây, nam giới chủ yếu quản lý tài chính gia đình và tham gia các buổi tập
huấn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ chương trình 4C, nông dân đã bắt đầu tham gia các
khóa đào tạo về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ . Phụ nữ bây giờ làm việc
trên trang trại cùng với chồng của họ. Họ có kế hoạch quản lý tài chính phù hợp, trực
tiếp tham gia các khóa đào tạo với tỷ lệ lên đến 50%, được tiếp cận bổ sung công nghệ,
có khả năng tự học hỏi và chia sẻ lẫn nhau. Phụ nữ tích cực nói lên ý kiến của mình và
đưa ra các vấn đề để cùng nhau thảo luận. Các khóa đào tạo cũng đã tăng cường khả
năng chịu trách nhiệm chăm sóc con cái, nội trợ và quản lý gia đình của nam giới.

33
Hình 3. 6-Nguồn : 4c-services.org

● Cải thiện môi trường và kinh tế

Môi trường canh tác cũng được cải thiện đáng kể với việc cân bằng tiểu khí hậu
trong vườn thông qua việc trồng xen cà phê và các cây trồng khác, giúp người nông
dân thu nhập được cải thiện qua nhiều năm tham gia chương trình sản xuất cà phê bền
vững. Ý thức về môi trường và xã hội của nông dân tham gia chương trình 4C được
nâng cao cũng có tác động lan tỏa tích cực, tác động đến những nông dân không tham
gia chương trình và góp phần tạo động lực để họ tham gia sản xuất cà phê bền vững
hơn.

Hình 3. 7-Nguồn: 4c-services.org

Bên cạnh dự án 4C của Simexco Daklak Ltd (SMC), chương trình NESCAFÉ
Plan của Nestlé Việt Nam cũng được triển khai tại tỉnh Gia Lai, đến nay đã thu hút
trên 6.000 nông hộ tham gia, với diện tích 10.000 ha cà phê trồng theo tiêu chuẩn 4C.
Theo chân những người quản lý của Chương trình NESCAFÉ Plan (NCP) nhân dịp
34
Ngày hội cà phê tại Gia Lai diễn ra những ngày cuối năm 2019, chúng tôi đến xã Ia
Hrung, huyện Ia Grai, tham quan mô hình trồng cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C
tại vườn gia đình ông Nguyễn Đức Huề, ở thôn 3. Đây là mô hình được Công ty
TNHH Nestlé Việt Nam chuyển giao khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm sau khi
thu hoạch.

Ông Nguyễn Đức Huề - một người nông dân trồng cà phê cho biết, gia đình ông
trồng cà phê từ năm 2010 và tham gia Chương trình NESCAFÉ Plan từ năm 2014 với
4 ha. Ông Huề chia sẻ, làm cà phê khó khăn nhất là nước tưới vì khu vực này mạch
nước ngầm ít.

Tuy nhiên, khi tham gia chương trình, ông được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật từ
Chương trình NESCAFÉ Plan một cách cụ thể, được tập huấn canh tác, lựa chọn
giống, trồng xen canh, phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) và thu hoạch chế biến bảo
quản…

Chương trình cũng hỗ trợ tài liệu sản xuất cà phê bền vững, thích ứng biến đổi
khí hậu, cấp phát và hướng dẫn ghi chép nhật ký nông hộ.

Tham gia chương trình, người dân được áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm
thông qua sử dụng công cụ đơn giản như: chai nhựa để đo độ ẩm đất, cắt tỉa cành hợp
lý, đúng kỹ thuật nên hạn chế được sâu bệnh cũng như đảm bảo dinh dưỡng sử dụng
trên cây tối ưu nhất...

Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, năng suất cà phê đạt bình quân 5 tấn
nhân/ha, cao gần gấp 2 lần so với khi chưa tham gia chương trình. Ngoài ra, gia đình
ông còn áp dụng trồng xen cây bơ để tạo bóng mát, che gió cho cây cà phê, từ đó tăng
thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, giảm chi phí đầu tư.

Chương trình NESCAFÉ Plan của Nestlé Việt Nam triển khai tại tỉnh Gia Lai,
đến nay đã thu hút trên 6.000 nông hộ tham gia, với diện tích 10.000 ha cà phê trồng
theo tiêu chuẩn 4C (Common - Chung, Code - Bộ quy tắc, Coffee - Cà phê,
Community - Cộng đồng).

35
Sau khi cà phê thu hoạch, công ty sẽ ủy quyền cho các đại lý thuộc 8 doanh
nghiệp tiến hành kiểm tra chất lượng và thu mua cà phê cho bà con đưa về kho của
Nestlé.

Dự án toàn cầu NESCAFÉ Plan được Tập đoàn Nestlé triển khai từ năm 2010
tại hơn 10 quốc gia thuộc các khu vực trồng cà phê trọng điểm trên thế giới nhằm mục
tiêu mang lại những giá trị bền vững cho nông dân trồng cà phê, cộng đồng và cho thế
giới.

Dự án cũng thể hiện cam kết của Nestlé nhằm tạo giá trị chung cho chuỗi giá trị
cà phê. Trong số các nước đang triển khai dự án, cùng với Brazil, NESCAFÉ Plan tại
Việt Nam được đánh giá là dự án có quy mô lớn và thành công nhất.

Ông Phạm Phú Ngọc - Trưởng Bộ phận hỗ trợ nông nghiệp, Công ty TNHH
Nestlé Việt Nam cho biết, là quốc gia sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới, tuy
nhiên cà phê Việt Nam gặp phải những vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển
lâu dài.

Đó là chất lượng còn hạn chế do các nông hộ làm cà phê đa phần canh tác và
thu hái theo phương pháp truyền thống, thiếu quy trình chuẩn cũng như áp dụng khoa
học – kỹ thuật vào các khâu chăm sóc.

Diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng,
không có đội ngũ nông dân kế cận…

Trước thực trạng đó, từ năm 2011, dự án NESCAFÉ Plan đã liên tục đưa ra
những giải pháp cũng như hoạt động cụ thể nhằm phát triển bền vững ngành cà phê
Việt Nam.

Trong 10 năm qua, Nestlé đã tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững
cho hơn 230.000 lượt nông dân, giúp 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C,
phân phối trên 36 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới người nông dân. Tham
gia chương trình, các nông hộ có thu nhập tăng trên 30% so với trước đây.

36
Dự án NESCAFÉ Plan xây dựng cộng đồng trồng cà phê bền vững với 274
trưởng nhóm nông dân, qua đó cải tạo 36.000 ha cà phê già cỗi tại khu vực Tây
Nguyên thông qua hoạt động tái canh.

Đặc biệt, chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng hạt cà phê với mục tiêu
đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.

Thông qua hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản bền vững, hàng năm Nestlé thu
mua cà phê với tổng giá trị lên đến 700 triệu đô la Mỹ.

Để kết nối chặt chẽ hơn với người nông dân, các chuyên gia của NESCAFÉ
Plan cũng đã đưa vào áp dụng phần mềm FARMS (phần mềm quản lý trang trại, nông
trại) nhằm quản lý dữ liệu trực tiếp mỗi trang trại, hỗ trợ kịp thời cho từng nông hộ.

Phần mềm cũng tạo cơ sở dữ liệu về các kinh nghiệm canh tác tốt nhất đối với
mỗi nông hộ để các nông hộ khác có thể tìm hiểu và áp dụng trên nông trại cà phê của
mình

Ông Will Mackereth, Giám đốc Chuỗi cung ứng, Công ty Nestlé Việt Nam chia
sẻ, thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật canh tác và kết nối với nông dân, ông thấy
có sự thay đổi tích cực trong cải thiện đời sống của cộng đồng nông dân sản xuất cà
phê và chất lượng hạt cà phê.

Nestlé tin tưởng những người nông dân sẽ tiếp tục gắn kết với mục tiêu phát
triển cà phê bền vững, đồng hành cùng dự án NESCAFÉ Plan.

Mô hình của Nestlé là một trong những mô hình sản xuất và phát triển cà phê
bền vững thành công thời gian qua. Các mô hình này ra đời góp phần tăng kim ngạch
xuất khẩu, thu nhập cho người nông dân, từ đó phát triển ngành cà phê Việt Nam bền
vững.

Mới đây, Công ty Nestlé Việt Nam đưa vào hoạt động giai đoạn 2 dự án mở
rộng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên, với vốn đầu tư 107 triệu franc Thụy Sỹ.
Đây là nhà máy thứ 6 của Tập đoàn Nestlé tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 của
Nestlé tại Hưng Yên.

37
Dự kiến, đến năm 2025, các hoạt động tăng cường đầu tư của doanh nghiệp này
sẽ tạo ra khoảng 600 cơ hội việc làm trực tiếp và hàng nghìn việc làm gián tiếp cho
Hưng Yên cũng như các địa phương khu vực phía Bắc.

Đặc biệt, Nestlé còn cho ra mắt nhiều sản phẩm cà phê chế biến nhằm để đa
dạng hóa sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Để bắt kịp xu hướng tiêu dùng của thế
giới, Nestlé Việt Nam đã cho ra mắt sản phẩm viên nén cà phê từ hạt cà phê Robusta
Việt Nam, bước đầu nhận được sự hưởng ứng của người tiêu dùng.

Liên tục từ năm 2017 đến nay, Nestlé Việt Nam đã tăng vốn đầu tư và mở rộng
hoạt động tại Hưng Yên. Hiện dây chuyền sản xuất thứ 7 đã được phê duyệt và dự kiến
khởi công trong năm 2020.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA),
nhận xét dự án NESCAFÉ Plan đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ nông dân, cả trong
thời điểm thị trường bấp bênh với năng suất vườn cà phê cao hơn năng suất trung bình
cả nước. Chương trình cũng giúp tái canh 130.000 ha/tổng diện tích gần 650.000 ha
phê già cỗi.

Với những đóng góp kể trên, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã vinh dự được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao bằng khen với thành tích đóng góp xuất
sắc cho ngành cà phê Việt Nam và phát triển nông nghiệp bền vững theo mô hình hợp
tác công - tư.

“Nhà đầu tư hạt nhân Nestlé Việt Nam cùng các doanh nghiệp Việt Nam đang
làm tốt chức năng hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn quản trị, thu mua nông sản, tổ chức
chế biến và phân phối chuỗi giá trị.

Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá đây là một trong những mô hình rất tốt và
hướng tới sẽ mở rộng,”- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn
Xuân Cường khẳng định./.

38
3.4. Trải nghiệm website Farmgate

3.4.1. Giới thiệu về website Farmgate

Website Farmgate là nơi cung cấp thông tin cà phê cho người dùng đặc biệt là
những người nông dân canh tác cà phê. Với mong muốn giải quyết được những khó
khăn trong công việc cũng như cuộc sống của họ. Nội dung sẽ xoay quanh các chủ đề
về Thị trường, Thời tiết, Kỹ thuật canh tác, Dự án bền vững, Chia sẻ kinh nghiệm,
Giải trí.

Hình 3. 8 - Giao diện trang chủ website Farmgate

3.4.2. Mô tả chức năng website Farmgate

Các chức năng chính mà người dùng có thể thực hiện trên website Farmgate:

● Đăng nhập/Đăng ký

● Xem các bài viết

● Bình luận bài viết

● Chia sẻ bài viết

● Xem/Chỉnh sửa thông tin cá nhân

● Cài đặt

● Tìm kiếm

39
Các bài viết được chia theo các chủ đề như Thị trường, Thời tiết, Kỹ thuật canh
tác, Dự án bền vững, Chia sẻ kinh nghiệm, Giải trí

3.4.3. Trải nghiệm, đánh giá website Farmgate

Về chiến lược

Tiêu chí Đánh giá

Doanh nghiệp của Tín Nghĩa Cà phê, Có hiển thị nhưng số lượng
Commodities (TNC) thuộc danh không nhiều, có một số bài viết ngoài lề
mục gì và điều đó có hiển nhiên trên khiến cho trang web không thể hiện được là
trang web không? chuyên sâu về cà phê

Mục đích của trang web này là gì, Mục đích là cung cấp thông tin, tức tức,
và việc thiết kế có đạt được mục kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm trong lĩnh
đích đó không? vực cà phê. Thiết kế website đã được mục
đích đó tuy nhiên cần chưa làm nổi bật các
chủ đề về cà phê

Đối tượng mục tiêu của TNC là ai Đối tượng mục tiêu: nông dân trồng cà
và thiết kế thu hút họ như thế nào? phê. Thiết kế có chia các bài viết theo chủ
đề về thị trường, thời tiết cũng như kỹ thuật
canh tác, nhưng số lượng chưa nhiều và
chưa đa dạng

TNC muốn người xem của mình Người xem đọc và hứng thú với nội
làm gì và thiết kế có khuyến khích dung được chia sẻ, cảm thấy bài viết hữu
hành động đó không? ích với họ. Thiết kế chưa đủ bắt mắt để thu
hút người xem, các tiêu đề chưa nổi bật,
chưa có thời gian và tác giả đăng bài, bố
cục các bài viết quá đơn giản

Khả năng sử dụng

40
Tiêu chí Đánh giá

Các trang của website Farmgate Nhóm đã kiểm tra tốc độ website thông
mất bao lâu để tải và khách truy cập qua: Google Page Speed Insights
có cảm thấy nhàm chán khi chờ đợi Hiệu năng trên máy tính là: 91
không?
Hiệu năng trên điện thoại là: 54

Người dùng không phải đợi quá lâu để


tải trang

Tìm kiếm thông tin có dễ dàng Không dễ vì thiết kế của web không có
không? nút tìm kiếm

Có link nào bị lỗi không? Nhóm đã kiểm tra ở W3C Link Checker

Có 3 link lỗi

Dòng 631, 655 (404)

Dòng 826, 827, 828: (N/A) Access to


'javascript' URIs has been disabled

Dòng 800: (N/A) Forbidden by


robots.txt

Trang web có hoạt động trên các Ổn trên Microsoft Edge, Google
trình duyệt khác nhau không? Chrome, nhưng với Cốc cốc thì mất thanh
(Internet Explorer, Safari, Firefox, menu, chữ chồng chéo lên nhau
Chrome, v.v.)

Website có responsive không? Có nhưng chữ bị chồng chéo và thanh


menu không còn đầy đủ

Trang web của tôi có hoạt động Có hoạt động, nhưng trên điện thoại
trên thiết bị di động không? thanh menu không còn đầy đủ

41
Phong cách

Tiêu chí Đánh giá

Phong cách trang web của tôi có Chưa phù hợp lắm về màu sắc, cảm giác
phù hợp với thương hiệu của tôi về và đồ họa vì website Farmgate không đi
màu sắc, cảm giác, đồ họa, v.v. theo brand identity của TNC nên không
không? được thống nhất về thương hiệu.

Phong cách có nhất quán trên Nếu tính trong website Farmgate thì có
toàn bộ trang web không? nhưng về nhất quán cho thương hiệu thì
không.

Liệu phong cách có phù hợp với Giao diện của website hiện tại chưa phù
đối tượng mục tiêu của TNC hợp với đối tượng mục tiêu
không?

Trang web mang lại cảm giác gì Bố cục còn lộn xộn, chưa thống nhất
— Có trật tự hay lộn xộn? Thưa layout với nhau nên gây người đọc bị bối
thớt hay đông đúc? Vui tươi hay rối
trang trọng? —Và điều đó phù hợp So với mục tiêu tiếp cận thông tin được
với mục tiêu của tôi như thế nào? tới người nông dân thì chưa đạt

Nội dung

Tiêu chí Đánh giá

Các phông chữ của website có Đọc được nhưng website dùng chữ có
thể đọc được không? chân nên cảm giác hơi nặng nề. Ngoài ra,
website cũng dùng cả font không chân =>
không nhất quán

Có đủ độ tương phản giữa màu Có


nền và màu phông chữ không?

42
Tất cả các văn bản có đủ lớn Các văn bản nhìn chung còn khá nhỏ
không? (nên từ 16px trở lên nhưng đa số trong web
là 13px, 14px, 15px chỉ có các tựa đề đặt ở
trung tâm là 18, 22px). Vì vậy chưa phù
hợp với người xem là những người có thị
lực yếu.

Nội dung này có phù hợp với Nội dung chưa đủ đầu tư, và còn chưa
người đọc không? tập trung về cà phê.

Nội dung có súc tích và hữu ích Có hữu ích nhưng chưa thật sự súc tích
không?

Thiết kế có làm cho nội dung dễ Ngoài không có nút tìm kiếm thì các đề
tìm không? mục cũng không dễ để người đọc tìm kiếm
thông tin cần

Các hình ảnh có hiển thị rõ Logo không được sắc nét, nhiều hình
không? ảnh chưa hiển thị
Bảng 3. 2-Trải nghiệm và đánh giá website

Nhận xét:

- Trang web cung cấp thông tin xung quanh về lĩnh vực cafe, hướng đến đa dạng
người dùng nhưng người xem mục tiêu là các nông dân. Họ có thể hoặc không được
hoặc rất ít được sử dụng, tiếp cận công nghệ như Internet để giải quyết các vấn đề của
họ như tìm kiếm thông tin, đọc e-newspaper.

- Vì vậy giao diện cần đơn giản, dễ đọc, bố cục không gây khó hiểu,

- Nội dung không nên chỉ gói gọn dành cho nông dân mà nên mở rộng tệp người
đọc, đa dạng và độc đáo hơn nhưng vẫn đảm bảo xoay quanh về các vấn đề xung
quanh cà phê để website có thể tiếp cận tốt hơn với mọi người.

- Về màu sắc, font chữ nhóm đề xuất nên làm theo brand identity của Tín Nghĩa
Commodities để tăng độ nhận diện. Trong tâm lý màu, màu sắc được tạo thành từ các
bước sóng dài được coi là "kích thích hoặc ấm áp", trong khi các màu như màu xanh lá
43
cây có bước sóng ngắn hơn là "thư giãn hoặc mát mẻ." Trong khi mắt chúng ta phải
điều chỉnh để nhìn thấy màu sắc với bước sóng dài hơn, chúng không cần phải điều
chỉnh ở tất cả để xem màu sắc mát mẻ. Màu xanh lá cây có thể ảnh hưởng tích cực đến
suy nghĩ, mối quan hệ và sức khỏe thể chất. Màu xanh lá cây cũng được cho là làm
giảm căng thẳng và giúp chữa lành. Bạn sẽ thường tìm thấy màu xanh lá cây trong
trang trí của các cơ sở y tế.

- Đặc biệt người dùng mục tiêu sẽ là phần lớn người nông dân (có thể có thị lực
kém hoặc không) nên việc dùng font chữ còn nhỏ và màu sắc đỏ (khiến mắt phải điều
tiết nhiều hơn) chưa thực sự phù hợp lắm

Kết luận:

Website cần thay đổi về màu sắc, font chữ, layout web. Cải thiện nội dung
chuyên sâu hơn, hình ảnh đẹp mắt hơn và vẫn đảm bảo website tối giản và dễ dùng
cho người xem đặc biệt là những người nông dân (có thể cao tuổi)

3.5. Trải nghiệm ứng dụng Farmgate

3.5.1. Giới thiệu ứng dụng Farmgate

FarmGate là ứng dụng giúp người dùng theo dõi các tin tức mới nhất với nhiều
loại chuyên mục đa dạng, người dùng có thể xem và chia sẻ kinh nghiệm làm vườn với
những người khác để nâng cao kinh nghiệm làm vườn. Giúp người dùng quản lý khu
vườn với các tác vụ như:

- Quản lý cây trồng chính và các loại cây đan xen trong vườn.

- Quản lý nhân khẩu, quản lý thành viên,

- Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

44
Hình 3. 9 - Giao diện ứng dụng Farmgate

3.5.2. Mô tả chức năng ứng dụng Farmgate

Các chức năng chính mà người dùng có thể thực hiện trên website Farmgate:

● Đăng nhập/Đăng ký

● Xem các bài viết

● Bình luận bài viết

● Chia sẻ bài viết

● Xem/Chỉnh sửa thông tin cá nhân

● Quản lý vườn

● Truy nguyên

● Cài đặt

● Tìm kiếm

Các bài viết được chia theo các chủ đề như Thị trường, Thời tiết, Kỹ thuật canh
tác, Dự án bền vững, Chia sẻ kinh nghiệm, Giải trí.

3.5.3. Trải nghiệm, đánh giá ứng dụng Farmgate

Khả năng sử dụng


45
Tiêu chí Đánh giá

Ứng dụng có dễ dàng tải xuống và cài Tên dễ gây nhầm lẫn trong quá trình tải
đặt không ? xuống ( vì có nhiều app trùng tên )

Không tải được trên iOS. Android thì tải


được dễ dàng và dễ cài đặt

Ứng dụng có quá nặng để tải không? Ứng dụng có dung lượng thấp, không
(đối với những thiết bị không có nhiều quá nặng để tải
bộ nhớ)

Ứng dụng có thể sử dụng trên nhiều hệ Ứng dụng sử dụng được trên hệ điều
điều hành không? (iOS, Android) hành Android và không sử dụng được
trên iOS.

Tốc độ truy cập Khá chậm

Ứng dụng có cá nhân hóa trải nghiệm Có, có các chức năng dành cho nông
người dùng không dân và khác cho đại lý

Phong cách

Tiêu chí Đánh giá

Giao diện có đẹp mắt, thu hút không? Giao diện còn đơn giản, chưa thực sự
thu hút, các chuyên mục khá nhỏ và mờ

Bố cục đã hợp lý, khoa học chưa? Bố cục chưa hợp lý, người dùng khó có
thể biết tìm thông tin đó ở đâu

Hình ảnh có sắc nét và đẹp không? Một vài hình ảnh chưa rõ nét, bị bóp

46
méo

Các video có hiển thị rõ không? Video load rất lâu, ảnh đại diện video
khá rõ

Giao diện có phù hợp khi phóng to/thu Không


nhỏ không

Các liên kết/nút trên app có kích thước Các nút nhỏ, khó theo tác, dễ nhầm sang
chuẩn, dễ thao tác không nút khác

Nội dung

Tiêu chí Đánh giá

Nội dung có thể hiện được danh mục Có, các bài viết nói về chủ yếu cây trồng
của doanh nghiệp không? cà phê

Kích thước văn bản dễ dàng đọc được Phông chữ khá nhỏ, khoảng cách giữa
các dòng và các đoạn quá nhỏ gây khó
khăn trong việc đọc

Nội dung có trọng tâm không? Nội dung theo từng chuyên mục và tập
trung vào cà phê

Nội dung có hấp dẫn với người nông Không, một số bài quá ngắn, hình thức
dân không trình bày không trau chuốt, một số bài
quá dài gây nhàm chán cho người đọc

Bảng 3. 3 - Trải nghiệm và đánh giá ứng dụng

Kết luận:

47
Ứng dụng cần thay đổi về màu sắc, font chữ. Cải thiện nội dung chuyên sâu
hơn, hình ảnh đẹp mắt hơn và tốc độ tải video nhanh hơn vẫn đảm bảo ứng dụng tối
giản và dễ dùng cho người xem đặc biệt là những người nông dân (có thể cao tuổi).

3.6. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

3.6.1. Giá cà phê ( Link: https://giacaphe.com/ )

a) SWOT

Strengths Weaknesses Opportunities Threats

- Chia danh mục rõ - Quá nhiều quảng cáo - Tên miền là - Trang web
ràng trên thanh menu, gây khó chịu cho giacaphe.co chứa rất nhiều
đa dạng chuyên mục người đọc m nên khi quảng cáo,
về giá, thị trường cà tùm thông người nông dân
- Khoảng cách giữa
phê, nông sản, nông tin về giá cà thường rất nhạy
các dòng và giữa các
nghiệp, văn hóa văn phê thì sẽ cảm và thấy khó
dòng chữ với hình
nghệ về cà phê trang web sẽ chịu đối với
thì còn ít
được đề quảng cáo, nếu
- Dự án phi lợi nhuận
- Layout hơi hẹp gây xuất và có các trang web
phục vụ cộng đồng
rối mắt nhiều người tương tự xuất
- Cập nhật giá cà phê biết đến hiện và chứa ít
- Menu con phải nhấp
mỗi ngày bao gồm gái hoặc không
vào mới hiện - Thời đại
nội địa, giá ở Luân chứa quảng cáo
công nghệ
Đôn, New York, có số - Bài viết ở một số thì khả năng
nên nhiều
liệu thống kê rõ ràng chuyên mục thì đã người đọc sẽ
nông dân đã
quá cũ, thời gian chuyển đổi qua
- Có giả thích các thuật biết đến
cách đây mấy năm kênh khác để
ngữ dùng trong bảng internet
và không thấy cập truy cập
giá cà phê
nhật những bài viết - Tuy là
- Với giao
- Bên dưới mỗi bài viết mới tổ chức phi
diện hiện tại thì
về giá cà phê hôm nay lợi nhuận
- Bài viết ít hình ảnh khả năng cạnh
thì sẽ là một số bài nhưng có
minh họa, kích
48
viết về giá cà phê của thước ảnh lớn, cỡ nhận quảng tranh với các
những ngày trước chữ khá nhỏ đối với cáo để duy trì Website mới
người nông dân lớn ngày càng đẹp
- Có cập nhật về giá
tuổi mắt và hoàn
vàng, tỷ giá ngoại tệ,
thiện hơn là
giá các loại cây trồng - Vì quá nhiều quảng
không cao,
khác như tiêu, cao su, cáo nên số lượng bài
không có khả
bắp (ngô),.. viết hiển thị trên một
năng giữ chân
trang bị hạn chế và
- Có cập nhật tình hình khách hàng nếu
quá nhỏ, khoảng
xuất khẩu cà phê Việt không có sự
cách sát gần nhau
Nam hàng tháng điều chỉnh về
dẫn đến khó xem
giao diện và
- Ngoài cà phê còn có cho người đọc khi
thường xuyên
các bài viết về doanh truy cập web bằng
cập nhật những
nghiệp cà phê, thị điện thoại
bài viết mới
trường tiêu, cao su,
- Không đáp ứng
các tin tức thời sự liên - Không bảo mật,
(responsive) khi
quan đến nông sản,.. không dùng
dùng điện thoại di
HTTPS, Những
động hoặc các thiết
kẻ xâm nhập có
bị khác
thể khai thác các
thư viện
JavaScript lỗi
thời.

Bảng 3. 4 - Bảng nghiên cứu mô hình SWOT website Giacaphe.com

b) STP (Segmentation Targeting Positioning):

- Phân khúc thị trường: Người nông dân trồng cà phê

- Thị trường mục tiêu: Các tỉnh Tây Nguyên, cung cấp giá cà phê trong nước ở
các tỉnh như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông

49
- Định vị thương hiệu: Thành lập năm 2007, ngày càng được sự tin tưởng của
người nông dân, trở thành người bạn không thể thiếu của bà con nông dân trồng
cà phê

c) USP (Unique Selling Point):

Y5cafe ngày mai phải tốt, hoàn thiện hơn ngày hôm qua

d) Phân tích website:

● Xếp hạng thế giới (tháng 6/2022): #62,450

● Xếp hạng Việt Nam (tháng 6/2022): #929

● Xếp hạng danh mục (tháng 6/2022): #79

● Kích thước trang: 3.6 M.B

● Tốc độ trang: 11.7 giây

● Page requests: 179

● Traffic và Engagement (tháng 6/2022):

○ Tổng lượt thăm website: 1.5M (Tăng 0.62%)

○ Thời lượng trung bình lượt thăm: 00:00:51

○ Số trang mỗi lượt thăm: 1.30

○ Bounce rate: 39.72%

50
Hình 3. 10-Phân bố tuổi người xem của giacaphe | Nguồn: similarweb.com

Người xem có độ tuổi từ 18-24 và 25-34 là xem website nhiều nhất

Hình 3. 11 -Phân bố giới tính người xem của giacaphe | Nguồn: similarweb.com

Người xem của giacaphe phần lớn là nam, chiếm 62.46%

3.6.2. Prime Coffea (Link: https://primecoffea.com/ )

a) SWOT

Strengths Weaknesses Opportunities Threats

51
- Giao diện rõ ràng, thanh - Không có button - Giao diện thân - Ngày càng
menu đầy đủ thông tin chuyển banner thiện, đẹp mắt nhiều
slider, Banner tự phù hợp người Website
- Hình ảnh đẹp, rõ nét, thiết
động chuyển truy cập ở mọi xuất hiện
kế chỉnh chu
lứa tuổi với đầy đủ
- Website có lúc bị
- Màu sắc hài hòa, có sự thông tin,
lỗi không truy cập - Thời kỳ công
tương phản, các button khi hình ảnh về
trang được nhưng nghệ, chuyển
rê chuột đến sẽ chuyển cà phê
đã fix sau đó đổi số, thiết bị
màu được hoàn
điện tử được sử
- Một số ảnh không thiện và
- Bố cục rõ ràng, trang chủ dụng rộng rãi,
chú thích nguồn phát triển
được chia thành nhiều mục mạng internet
từng ngày
dễ dàng tìm kiếm - Ảnh bìa của mỗi phủ sóng khắp
chuyên mục phải nơi - Các bài viết
- Sử dụng cả tiếng Anh và
mất 1 giây để dễ bị đánh
tiếng Việt song song ở các - Được sự ủng
load full màn cắp, sao
đề mục hộ của người
hình chép nhằm
đọc thông qua
- Thanh tìm kiếm to, dễ sử mục đích
- Kích thước ảnh các bình luận
dụng lợi nhuận
quá lớn, có thể dưới bài viết,
- Các bài viết có hình ảnh mất nhiều thời những quyên - Tốc độ
minh họa, tiêu đề to rõ gian để tải hình góp thông qua trang là
chuyển màu khi rê chuột ảnh mua các tài 15.1 giây,
đến, có tên tác giả, thời nguyên của quá cao,
- Kích thước phông
gian đăng, có hiệu ứng 3D Web khách truy
chữ còn nhỏ
khi rê chuột cập có

- Có mục bài đăng mới nhất nguy cơ sẽ


từ bỏ trang
- Có button về đầu trang
web, làm
- Các bài viết hướng dẫn giảm
canh tác được chia thành chuyển đổi
nhiều tập, lịch sử, văn hóa và doanh số

52
về cà phê bán hàng.

- Có responsive cho nhiều


loại thiết bị khác nhau

- Footer có các thông tin


liên hệ, truy cập nhanh

- Bộ nhớ đệm tốt;


JavaScript, CSS được nén
tối thiểu
Bảng 3. 5-Bảng nghiên cứu mô hình SWOT website Prime Coffea

b) STP (Segmentation Targeting Positioning):

- Phân khúc thị trường: Thị trường cà phê phổ thông, cộng đồng đam mê cà phê,
muốn tìm hiểu các kiến thức chuyên sâu, lịch sử và văn hóa về cà phê.

- Thị trường mục tiêu: Người có thu nhập cao, có thời gian, đam mê về cà phê,
quan tâm các giá trị liên quan đến văn hóa cà phê, giao diện chuyên nghiệp chủ
yếu hướng đến những người am hiểu về internet, thông qua internet tiếp cận
đến kiến thức, các bài nghiên cứu về cà phê.

- Định vị thương hiệu: Chia sẻ kiến thức một cách chuyên nghiệp & minh bạch,
không có quảng cáo và không gây nên xung đột lợi ích tiềm ẩn cho bất kỳ mắt
xích nào trong ngành cà phê.

c) USP (Unique Selling Point):

Nội dung Nguyên bản & Hữu ích; Là cách Primecoffea xây dựng lòng tin giữa
cộng đồng trong một môi trường trực tuyến không có quảng cáo.

d) Phân tích website:

● Xếp hạng thế giới (tháng 6/2022): #2,756,007

● Xếp hạng Việt Nam (tháng 6/2022): #62,942

53
● Xếp hạng danh mục (tháng 6/2022): #211

● Tốc độ trang: 15.1 giây

● Kích thước trang: 4.4 M.B

● Page requests: 124

● Traffic và Engagement (tháng 6/2022):

○ Tổng lượt thăm website: 10.8K (Giảm 7.04%)

○ Thời lượng trung bình lượt thăm: 00:01:23

○ Số trang mỗi lượt thăm: 1.66

○ Bounce rate: 74.12%

Hình 3. 12-Phân bố tuổi người xem của Primecoffea | Nguồn: similarweb.com

Người xem có độ tuổi từ 18-24 xem website nhiều nhất

54
Hình 3. 13-Phân bố giới tính người xem của Primecoffea | Nguồn: similarweb.com

Người xem của Primecoffea phân bố khá đều giữa nam và nữ

3.6.3. Bonjour Coffee Blog (Link: https://bonjourcoffee.vn/blog/ )

a) SWOT

Strengths Weaknesses Opportunities Threats

- Sử dụng tone màu đen trắng, có sự - Ảnh bìa - Là trang - Ngày


tương phản dễ nhìn trang Web Web kinh càng
chỉ sử dụng doanh về cà nhiều
- Cung cấp các bài viết về Kiến thức
một hình, phê, có cửa Website
cà phê, cách pha chế cà phê ngon, cà
không đa hàng tại Đà xuất hiện
phê và sức khỏe, các món ngon và
dạng theo Lạt nên với đầy
làm đẹp từ cà phê, các kinh doanh
từng đề mục, được nhiều đủ thông
cà phê take away...
menu con người biết tin, hình
- Các bài viết được sắp xếp xen kẽ đến ảnh về cà
- Footer hơi
giữa hình và nội dung bài viết, có phê được
to, còn nhiều - Thời kỳ
hiệu ứng zoom khi rê chuột vào hình hoàn
khoảng trống công nghệ,
thiện và
- Thanh tìm kiếm có đề xuất các từ chuyển đổi

55
khóa khi gõ - Sử dụng số, thiết bị phát triển
nhiều hình điện tử được từng
- Có danh mục các chủ đề hay gồm
ảnh, nhưng sử dụng ngày
nhiều chủ đề dễ dàng truy cập
không có rộng rãi,
- Các bài
- Mỗi bài viết đều có mục lục để truy nguồn hình mạng
viết dễ bị
cập nhanh, hình ảnh minh họa chi ảnh, kích internet phủ
đánh cắp,
tiết, rõ nét, phông chữ đẹp mắt thước ảnh sóng khắp
sao chép
lớn nơi
- Dưới mỗi một phần của bài viết đều vì nhiều
có phần xem thêm gồm các bài viết - Một số hình - Tác giả có mục đích
liên quan ảnh không rõ kiến thức khác
nét chuyên sâu nhau
- Dưới bài viết, có thông tin liên hệ
nghiên cứu
của Bonjour Coffee (số điện thoại, - Không sử - Những kẻ
về cà phê
địa chỉ,..), có phần bình luận của đọc dụng thuần xâm nhập
giả, thông tin của tác giả, bài viết một ngôn có thể
liên quan ngữ vừa khai thác
tiếng Anh các thư
- Các liên kết mạng xã hội như
vừa tiếng viện
Facebook, Twitter.. được chèn ở
Việt JavaScrip
trên footer và bên trái Website.
t lỗi thời.
- Các nội dung ở footer có hiệu ứng
hover khi rê chuột, có thông tin liên
hệ ở bên trái footer

- Có button về đầu trang


Bảng 3. 6-Bảng nghiên cứu mô hình SWOT website Bonjour Coffee Blog

b) STP (Segmentation Targeting Positioning)

- Phân khúc thị trường: Những người có sở thích uống cà phê, đam mê cà phê
nguyên chất. Người có ý định kinh doanh cà phê

- Thị trường mục tiêu: khách du lịch, có sở thích uống cà phê. Vị trí cửa hàng
nằm ở thành phố Đà Lạt
56
- Định vị thương hiệu: Bonjour Coffee cẩn trọng và tỉ mỉ lựa chọn những hạt cà
phê tốt nhất từ vùng nguyên liệu nổi tiếng là Cầu Đất, Di Linh, Buôn Mê Thuột,
cà phê được thu mua trực tiếp từ Farm đảm bảo 100% trái chín cây, sơ chế ướt,
phơi nhà kính. Hạt cà phê nhân sau sơ chế đảm bảo độ ẩm 12,5% không còn tạp
chất, hạt vỡ, lép, hạt đen, tất cả hạt phải đạt kích thước S18 (7,2mm) đủ chuẩn
xuất khẩu và chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Tất cả những điều trên góp
phần vào quá trình tạo ra những loại cà phê thơm ngon tròn vị đến tận tay người
thưởng thức.

c) USP (Unique Selling Point)

Bonjour: Thương hiệu cà phê từ đại ngàn

Nói không với cà phê tẩm trộn, cà phê tử tế dành cho người sành cà phê, nguồn
nguyên liệu tốt nhất

d) Phân tích website:

● Xếp hạng thế giới (tháng 6/2022): #1,510,275

● Xếp hạng Việt Nam (tháng 6/2022): #48,228

● Xếp hạng danh mục (tháng 6/2022): #146

● Tốc độ trang: 11.3 giây

● Kích thước trang: 1.5 M.B

● Page request: 72

● Traffic và Engagement (tháng 6/2022):

○ Tổng lượt thăm website: 18.6K (Tăng 1.51%)

○ Thời lượng trung bình lượt thăm: 00:02:35

○ Số trang mỗi lượt thăm: 2.50

○ Bounce rate: 60.79%

57
Hình 3. 14Phân bố tuổi người xem của bonjour coffee | Nguồn: similarweb.com-

Người xem có độ tuổi từ 18-24 và 25-34 xem website nhiều nhất

Hình 3. 15-Phân bố giới tính người xem của bonjour coffee | Nguồn: similarweb.com

Người xem của bonjour coffee phân bố khá đều giữa nam và nữ

Kết luận:

- Website Giá cà phê cung cấp đầy đủ các thông tin về giá, thị trường cà phê,
nông sản. Tuy chứa nhiều quảng cáo gây khó chịu nhưng đây được xem là trang cung
cấp tin tức về cà phê đáng tin cậy cho người nông dân trồng cà phê. Ngoài giá thì web
58
còn cung cấp các nội dung về chế biến, chăm sóc cà phê, tin tức thời sự. Website
FarmGate nên chọn lọc và tham khảo một số chuyên mục ở Web này để phát triển nội
dung mà người nông dân cần.

- Website PrimeCoffea và Bonjour cơ bản giống nhau, đều có các bài viết liên
quan về cà phê như kỹ thuật canh tác, chế biến, văn hóa... Giao diện của cả 2 web thì
đẹp, có phân chia từng chuyên mục rõ ràng, màu sắc hài hòa, phân chia bố cục rõ ràng.
Thông qua nghiên cứu các web đối thủ cho thấy website FarmGate về giao diện và cả
nội dung các bài viết thì còn hạn chế so với 2 website trên, cần có chiến lược, kế hoạch
phát triển trong tương lai.

- Số liệu thống kê qua phương tiện Marketing Grader cho thấy Giacaphe.com có
chỉ số thấp nhất, Bonjour Coffee cao nhất, tiếp đến là Prime Coffee và Farmgate.
Giacaphe chỉ số tương thích với thiết bị di động và chỉ số an toàn bằng 0. Chỉ số an
toàn web của Bonjour Coffee và Farmgate bằng nhau, Prime Coffee là cao nhất với chỉ
số tuyệt đối.

3.7. Nghiên cứu người dùng

3.7.1. Bảng hỏi khảo sát

STT CÂU HỎI DẠNG CÂU TRẢ LỜI GHI CHÚ

1 Giới tính 1 chọn Nam, Nữ, Không xác định

- Dưới 25 tuổi

2 Độ tuổi 1 chọn - Từ 25-40 tuổi

- Trên 40 tuổi

- Nông dân - Làm thuê

3 Nghề nghiệp Nhiều chọn - Nông dân - Chủ vườn Khác:...

- Đại lý thu mua

59
- Kinh

- Tày

- Thái

- Mường

- H’Mông

4 Dân tộc Drop down - Khmer

- Nùng

- Dao

- Hoa

- Gia Rai

và các dân tộc còn lại

5 Địa bàn cư trú Drop down An Giang

- Cây Cà Phê
Cây trồng chính
6 1 chọn - Cây Chè Khác:...
mà anh chị trồng
- Cây Cao Su

HÀNH VI

Anh/chị có thói
quen đọc/ cập nhật
Rất thường xuyên, thường
1 tin tức, thông tin, 1 chọn
xuyên, không nhiều, ít , rất ít
kiến thức trên
mạng không

60
- Mỗi ngày
Tần suất mà
anh/chị xem các - 3-4 lần/tuần
2 1 chọn
nội dung đó trong - 1-2 lần/tuần
ngày
- Đã rất lâu rồi không xem

- Mạng xã hội (Facebook,


Instagram, Zalo, Youtube,
Tiktok..)

Nơi mà anh/chị - Google


3 hay tìm đọc các Nhiều chọn Khác:...
- Báo điện tử (VnExpress,
nội dung đó
Dân trí, Vietnamnet,..)

- Các chương trình trên TV

- Sách

- Điện thoại thông minh

Các anh chị sử - Máy tính


4 dụng thiết bị gì để Nhiều chọn Khác:...
cập nhật thông tin? - Máy tính xách tay (Laptop)

- Máy tính bảng

5 Trong số các nội Nhiều chọn - Sản xuất cà phê (như kỹ Khác:...
dung sau hãy chọn thuật canh tác, chế biến, các
nội dung mà phương án sản xuất cf bền
anh/chị quan tâm vững,..)
và hay đọc nhất
- Kiến thức về cà phê (như
thuật ngữ trong cà phê, lịch
sử văn hóa, ...)

61
- Tin tức về cà phê (như thị
trường sản xuất, thương mại,
giá bán, chiến thuật, thời tiết,
mùa vụ..)

- Những thảo luận về cà phê

Anh/chị có biết
đến các trang - Có
6 website/blog cung 1 chọn
cấp thông tin về cà - Không

phê không?

- Lưu và có thể xem lại các


bài viết yêu thích

- Tạo bộ sưu tập các bài viết


theo chủ đề
Ngoài được đọc
các kiến thức về cà - Tương tác (như thả tim,
phê, anh/chị có bình luận) để ủng hộ tác giả
7 Nhiều chọn Khác:...
mong muốn được
- Tích hợp quản lý vườn
trải nghiệm tính
( kiểm tra các đầu việc để
năng nào không?
tránh bỏ sót )

- Thêm các thẻ về bài viết đó


để dễ lọc các bài viết chung
chủ đề

KHÓ KHĂN

1 Anh/chị gặp khó Nhiều chọn - Có quá ít loại hạt để lựa Khác:...
khăn nào trong chọn

62
- Không tìm được loại hạt
mong muốn
việc tìm giống?
- Không tìm được nhà cung
cấp hạt đáng tin cậy

- Biến đổi khí hậu

- Nấm, sâu, bệnh

Anh/chị gặp khó - Thiếu lao động

khăn nào trong


2 Nhiều chọn - Thiếu vốn Khác:...
việc trồng cây cà
- Thu hoạch cây cà phê quá
phê/ canh tác
vất vả

- Mùa khô thiếu nước, mùa


mưa đất xói mòn

- Giá cả biến động

- Không định giá được cho cà


phê của mình
Anh/chị gặp khó
3 khăn nào trong Nhiều chọn - Khó khăn trong tìm kiếm Khác:...
việc hậu thu hoạch người thu mua

- Vận chuyển khó khăn

- Bị thương lái ép giá

Khi gặp khó Nhiều chọn - Tự tìm cách Khác:...


khăn anh/chị sẽ
- Hỏi những người nông dân
tìm cách giải quyết
khác
như thế nào?
- Tìm hiểu qua báo đài,

63
chương trình khuyến nông
trên TV

- Tìm hiểu qua các buổi hội


thảo

Anh/chị gặp khó - Không biết sử dụng (khó sử


khăn nào trong dụng)
việc sử dụng thiết
4 Nhiều chọn - Mạng ở địa phương không Khác:..
bị thông minh
mạnh
(như điện thoại,
máy tính,...) - Hay quên cách sử dụng

- Thu nhập chưa đủ trang trải


cuộc sống

- Là trụ cột duy nhất của gia


đình
Anh/chị gặp khó
khăn nào trong đời - Địa phương chưa có chính
5 Nhiều chọn Khác:..
sống/kinh tế của sách hỗ trợ
mình?
- Cơ sở vật chất nơi địa
phương chưa phát triển

- Giao thông ở địa phương


còn khó khăn

Danh
NỘI DUNG
mục

Thị Anh, chị mong Nhiều chọn - Giá cà phê mỗi ngày Khác
trường muốn website
- Thị trường cà phê trong
cafe cung cấp những

64
nước và xuất khẩu

- Những tin tức mới,


(Giá, nội dung nào dưới những biến động liên quan
Tin tức) đây đến cà phê

- Tình hình hoạt động của


những nơi mua/bán cà phê

Anh/chị có nhu
1 chọn Có/không
vay vốn không

- Giới thiệu các chương


Vay
trình vay vốn hấp dẫn
vốn Nếu có, anh/chị
quan tâm đến nội Nhiều chọn - Cho vay vốn tại web Khác
dung nào dưới đây
- Các chính sách hỗ trợ
người nông dân

Kiến Anh/chị có muốn


thức website giới thiệu
1 chọn Có/không
(Sách, sách kiến thức về
Blog) cà phê

Anh/chị muốn Nhiều chọn Giới thiệu sách khoa học Khác
website giới thiệu về cà phê
những loại sách
nào? Giới thiệu sách hướng dẫn
kỹ thuật trồng cà phê

Giới thiệu sách hướng dẫn

65
kỹ thuật chăm sóc cà phê

- Phân biệt các loại cà phê

- Thời điểm, vị trí, thời tiết


thuận lợi để trồng/bón phân
cho cà phê.
Anh/chị quan
- Kiến thức về cách để tạo
tâm đến những nội Nhiều chọn Khác
ra 1 ly cà phê ngon.
dung nào dưới đây
- Cách để bán được nhiều
cà phê

- Kiến thức về kinh doanh


trong thị trường cà phê

- Các dự án khuyến nông

Anh, chị mong - Những vấn đề về canh

muốn website tác

cung cấp những Nhiều chọn - Lời khuyên của chuyên Khác
nội dung nào dưới gia
đây
- Các kỹ thuật mới để
Kỹ
trồng cà phê hiệu quả
thuật

- Rồi Dưới câu


Anh/chị đã biết này sẽ giới
1 chọn - Có nghe qua
về dự án 4C chưa? thiệu sơ về
- Không biết 4C

1 chọn Có/Không
Anh/chị có muốn

66
thực hiện trồng cà
phê theo mô hình
dự án 4C - quy tắc
chung của cộng
đồng cà phê

- Lợi ích khi thực hiện dự


án 4C
Anh chị muốn
- Cách áp dụng phương
tìm hiểu về những
Nhiều chọn pháp 4C vào canh tác Khác
thông tin nào dưới
đây - Những doanh nghiệp, tổ
chức đã và đang thực hiện
dự án 4C

Bản - Các quán cà phê nổi tiếng


đồ cà trong từng khu vực
phê
Anh/chị muốn - Những doanh nghiệp cà
(vườn
nội dung nào xuất phê
cà phê, Nhiều chọn Khác
hiện trong mục - Những điều kiện nào để
nơi tiêu
"Bản đồ cà phê"? hinh thành khu vực phát
thụ
triển trồng cà phê

- Những vùng trồng cà phê

Bạn có muốn 1 chọn Có/không


vườn cafe của
mình xuất hiện
trên website?

67
- Gửi hình ảnh, địa điểm,
nội dung giới thiệu (viết
Cách thức đăng sẵn) cho web
ký nào anh/chị cho Nhiều chọn Khác
là phù hợp: - Gửi hình ảnh, địa điểm,
nội dung giới thiệu (ghi âm)
cho web

Bảng 3. 7-Bảng khảo sát người dùng

3.7.2. User persona

Hình 3. 16-User persona

Các người dùng đối tượng của website Farmgate sẽ có tính cách và đặc điểm
như sau:

● Tính cách: Chăm chỉ, Độc lập, Cần cù, Hòa đồng

● Mục tiêu:

68
○ Mong muốn có thu nhập ổn định.

○ Mong muốn công việc canh tác cà phê luôn thuận lợi và mang lại doanh thu
bền vững.

○ Mong muốn tìm được những phương pháp hiệu quả.

● Khó khăn:

○ Không tiếp cận được những thông tin cho vấn đề cần giải quyết.

○ Không quen thuộc với sử dụng các ứng dụng trên các thiết bị.

○ Không nắm được rõ giá thị trường để định giá cho cà phê.

○ Thu nhập từ trồng cà phê chỉ đủ trang trải cuộc sống.

3.8. Kết luận và insights

3.8.1. Farmgate

Website cần thay đổi về màu sắc, font chữ, layout web. Cải thiện nội dung
chuyên sâu hơn, hình ảnh đẹp mắt hơn và vẫn đảm bảo website tối giản và dễ dùng
cho người xem đặc biệt là những người nông dân (có thể cao tuổi)

Trang web cung cấp thông tin xung quanh về lĩnh vực cafe, hướng đến đa dạng
người dùng nhưng người xem mục tiêu là các nông dân. Họ có thể hoặc không được
hoặc rất ít được sử dụng, tiếp cận công nghệ như Internet để giải quyết các vấn đề của
họ như tìm kiếm thông tin, đọc e-newspaper.

- Vì vậy giao diện cần đơn giản, dễ đọc, bố cục không gây khó hiểu,

- Nội dung không nên chỉ gói gọn dành cho nông dân mà nên mở rộng tệp người
đọc, đa dạng và độc đáo hơn nhưng vẫn đảm bảo xoay quanh về các vấn đề xung
quanh cà phê để website có thể tiếp cận tốt hơn với mọi người.

- Về màu sắc, font chữ nhóm đề xuất nên làm theo brand identity của Tín Nghĩa
Commodities để tăng độ nhận diện. Trong tâm lý màu, màu sắc được tạo thành từ các
bước sóng dài được coi là "kích thích hoặc ấm áp", trong khi các màu như màu xanh lá
cây có bước sóng ngắn hơn là "thư giãn hoặc mát mẻ." Trong khi mắt chúng ta phải

69
điều chỉnh để nhìn thấy màu sắc với bước sóng dài hơn, chúng không cần phải điều
chỉnh ở tất cả để xem màu sắc mát mẻ. Màu xanh lá cây có thể ảnh hưởng tích cực đến
suy nghĩ, mối quan hệ và sức khỏe thể chất. Màu xanh lá cây cũng được cho là làm
giảm căng thẳng và giúp chữa lành. Bạn sẽ thường tìm thấy màu xanh lá cây trong
trang trí của các cơ sở y tế.

- Đặc biệt người dùng mục tiêu sẽ là phần lớn người nông dân (có thể có thị lực
kém hoặc không) nên việc dùng font chữ còn nhỏ và màu sắc đỏ (khiến mắt phải điều
tiết nhiều hơn) chưa thực sự phù hợp lắm

3.8.2. Đối thủ

- Website Giá cà phê cung cấp đầy đủ các thông tin về giá, thị trường cà phê,
nông sản,.. Tuy chứa nhiều quảng cáo gây khó chịu nhưng đây được xem là trang cung
cấp tin tức về cà phê đáng tin cậy cho người nông dân trồng cà phê. Ngoài giá thì web
còn cung cấp các nội dung về chế biến, chăm sóc cà phê, tin tức thời sự. Website
FarmGate nên chọn lọc và tham khảo một số chuyên mục ở Web này để phát triển nội
dung mà người nông dân cần.

- Website PrimeCoffee và Bonjour cơ bản giống nhau, đều có các bài viết trải
rộng nhiều vấn đề liên quan về cà phê như kỹ thuật canh tác, chế biến, văn
hóa,...hương đến nhiều người đọc như : người trồng, nhà sản xuất, nhà nghiên cứu về
cà phê,... Giao diện của cả 2 web thì đẹp, có phân chia từng chuyên mục rõ ràng, màu
sắc hài hòa, phân chia bố cục rõ ràng. Thông qua nghiên cứu các web đối thủ cho thấy
website FarmGate về giao diện và cả nội dung các bài viết thì còn hạn chế so với 2
website trên, cần có chiến lược, kế hoạch phát triển trong tương lai.

→ Ưu và nhược điểm so với đối thủ

Ưu điểm:

● Thông tin đa dạng, gần gũi, thiết thực, tập trung vào người nông dân đặc biệt
người nông dân trồng cà phê hơn so với PrimeCoffee.

● Cập nhật chăm sóc cà phê liên tục hơn so với giacaphe.com.

● Không có nội dung quảng cáo gây rối mắt, khó chịu như giacaphe.com.

70
Nhược điểm:

● Bố cục còn chưa rõ ràng, chữ còn nhỏ như PrimeCoffee.

● Chưa phân ra mục rõ ràng từ thanh menu như PrimeCoffee.

3.7.3. Đề xuất cho Farmgate:

- Cần có giao diện rõ ràng hơn.

- Phân chia các mục để người đọc có thể dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm thông tin.

- Thêm các bài viết nổi bật.

- Website cần thay đổi về màu sắc, font chữ, layout web.

- Website Farmgate nên làm theo brand identity của Web tncommodities.com.

Hình 3. 17-TNC’s brand guideline

3.8.4. User (Insights)

Muốn chiếm lấy trái tim người nông dân cần làm gì:

● Nội dung:

71
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018, người dân nông thôn đang
đóng góp 62% GDP cả nước, tạo ra 50% doanh số cho riêng ngành hàng tiêu
dùng nhanh và mức chi tiêu cho giáo dục cao gấp 2,7 lần so với năm 2017 =>
giáo dục học tập của con cái, tài chính để con đi học
- Mức độ cập nhật công nghệ số của người dân nông thôn cũng phát triển nhanh
chóng. Số liệu của Việt Nam Touchpoint năm 2018 chỉ ra, 94% người dân
nông thôn sở hữu smartphone, trong khi tỷ lệ người dùng Internet TV cũng
tăng 12%, tương đương với mức độ tăng trưởng ở thành thị => tiếp cận người
dân qua các nền tảng số và mạng xã hội ( Facebook và TikTok ).
- Trong âm nhạc, nếu người miền Bắc thích nhạc Cách mạng và EDM, người
miền Trung yêu nhạc Trịnh, còn bolero nắm giữ trái tim người miền Nam. Xét
trên phương diện nội dung báo chí, người dân ở nông thôn miền Bắc quan tâm
mạnh đến tin tức thế giới, miền Trung là thể thao còn miền Nam là tin tức xã
hội, đời sống và sức khỏe => từ đó xác định đối tượng khách hàng mục tiêu ở
vùng nào để phát triển nội dung.
- Phim truyền hình dài tập đang chiếm lĩnh thị trường miền Bắc như Người
phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Về nhà đi con hay gần nhất là Hương vị
tình thân => review phim. Ở thị trường miền Nam thì là các gameshow truyền
hình : Thách thức danh hài, Bạn muốn hẹn hò, Vợ chồng son,...

⇒ Người nông dân trồng cà phê sẽ có insight tương tự như trên đồng thời có những nét
đặc trưng riêng liên quan đến cây trồng mà họ canh tác

- Cà phê Việt Nam chưa nằm trong phân khúc cà phê giá trị cao, nên lợi nhuận
mang đến cho nông dân còn rất thấp => quan tâm đến những phương thức
canh tác nâng cao chất lượng , tiêu chuẩn cà phê để nâng tầm giá trị của
hạt cà phê
● Thời gian đăng bài:
- Thời điểm người dùng nông thôn có nhu cầu tiếp cận thông tin đó là: lúc sáng
sớm (6h-9h), sau giờ làm (18h-21h) và trước khi đi ngủ (22h-24h). Giờ
vàng của việc tiêu thụ nội dung âm nhạc, báo chí, phim ảnh và truyền thông
cũng nằm ở khung 18h-21h.
● Giao diện:

72
- Người nông dân thường thích những nội dung gần gũi, rõ ràng dễ hiểu, font
chữ rõ ràng đủ để nhìn

3.9. Lên kế hoạch nội dung website:

Từ những khảo sát thị trường, trải nghiệm website và ứng dụng Farmgate cũng
như khảo sát người dùng, nhóm cùng với sự hướng dẫn của hai chị cố vấn đã xây dựng
kế hoạch nội dung cho website Farmgate:

Giải quyết nhu cầu về kiến thức của người nông dân
Business objective
Đồng thời dẫn dắt người dùng vào hệ sinh thái của TNC

Xây dựng Kế hoạch content dựa trên mô hình 3Hs


Strategic approach
content

Target user Người nông dân trồng cà phê

Giai đoạn 1 - Hero: 2 tháng

Timeline Giai đoạn 2 - Hub: 3 tháng

Giai đoạn 3 - Hygiene: xuyên suốt

- Website hiện tại đang có độ nhận diện thấp (low

Performance awareness)

- Performance trên thiết bị mobile không cao

Farmgate
Current - Giao diện website chưa theo theme của TNC
UI/UX
Situation
- Bố cục trang chưa được sắp xếp tối ưu

- Đa dạng các đề mục nhưng nội dung bài viết chưa sâu
Content
sắc và chưa mang lại giá trị

73
- Ngành cà phê Việt Nam đang trên đà phát triển cả về
sản lượng và giá trị

- Xu hướng tiêu dùng bền vững, sử dụng sản phẩm đặc


sản được hưởng ứng mạnh mẽ
Market
- Người nông dân vẫn đối mặt với những thách thức về
canh tác cà phê và những khía

cạnh khác trong cuộc sống (kinh tế, chính trị, xã hội, môi
trường)

giacaphe.com

Desk - Đa dạng tin tức (thị trường, kỹ thuật canh tác, nông
Research Competitor nghiệp, cộng đồng)

- Thông tin thị trường được cập nhật liên tục hằng ngày

- Nội dung bài viết ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu

Người nông dân trồng cà phê tại Việt Nam

- Chủ yếu là các hộ canh tác nhỏ lẻ

- Cuộc sống còn nhiều khó khăn (tài chính, sinh hoạt, giáo
User
dục, y tế, công nghệ)

- Chưa có kỹ thuật canh tác khoa học

- Tiếp cận một cách hạn chế với các nguyên liệu đầu vào

Primary Interview Người nông dân trồng cà phê trong các dự án của TNC:
Research
- Có phần lớn là người dân tộc
(User)
- Gặp khó khăn về kinh tế, tài chính

74
- Có tiếp cận được internet nhưng low tech: chỉ sử dụng ở
mức độ đơn giản như đọc tin tức (Đặc biệt là

người dân tộc)

- Tập quán canh tác khó thay đổi

- Họ được tham gia nhiều các cuộc hội thảo, khuyến nông
nhưng các biện pháp chỉ dẫn không tối ưu về

mặt chi phí nên không thể khiến họ thực hành theo

→ Làm sao để cho người nông dân thấy được lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài của các biện pháp thực

hành nông nghiệp được đề xuất

Implement - Website Farmgate:


ation
+ Độ nhận diện thấp, chưa được nhiều người dùng biết
đến

+ Nội dung website vẫn chưa được đầu tư kỹ lưỡng

- Người nông dân:


Issues
+ Nhà nông có thể tìm được giải pháp cho các vấn đề,
khó khăn gặp phải trong quá trình canh tác hay không?

+ Làm sao để nhà nông thấy được lợi ích trước mắt và lợi
ích lâu dài khi thực hiện các chỉ dẫn khuyến nông?

+ Làm sao để tạo động lực truyền cảm hứng cho nhà
nông để họ thay đổi thói quen canh tác đã cũ?

Objectives Từng bước tiếp cận người nông dân trồng cà phê, từ
một người bạn mới dần trở thành người đồng hành và
cuối cùng là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp

75
canh tác và sứ mệnh nâng tầm cây cà phê Việt Nam

Người nông dân trồng cà trên địa bàn Tây Nguyên


Target user
nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung

- Nâng cao độ nhận diện website và tăng engagement của


người nông dân qua những nội dung đa dạng, thú vị và
hữu ích

- Tư vấn hỏi đáp, cung cấp các giải pháp và các chỉ dẫn
Approach
khuyến nông có cơ sở khoa học nhằm hỗ trợ giải quyết
các vấn đề của người nông dân

- Nâng cao trải nghiệm người dùng trên website qua việc
cải thiện performance và UI/UX

- Tạo được sự liên kết, khuyến khích tăng tương tác và


nâng cao độ nhận diện của website đối với người nông
dân trồng cà phê

Impacts - Mang đến lượng người dùng ổn định hàng tháng cho
website

- Hỗ trợ giải quyết các nhu cầu cập nhật kiến thức của
người nông dân

Phase 1: Business
Tăng độ nhận diện của website đối với target user
Hero objective

Marketing - Tăng lượng reach đến user/ Tăng website traffic


objective
- Tăng user engagement

76
- Nâng cao user awareness đối với website

Duration 2 tháng

Aroma - Hương (để tiếp cận với khách hàng cũng giống
Message như cafe, mình phải có hương thơm signature để thu hút
được họ)

- Giới thiệu tổng quan về Farmgate: ý tưởng, mục tiêu,


định hình tính cách cho website

- Cung cấp các kiến thức chung về cà phê trên các


phương diện: canh tác, chăm sóc, thu hoạch, chế biến

- Cập nhật các tin tức thời sự về dịch bệnh, thiên tai và
tác động của chúng lên việc sản xuất và tiêu thụ cà phê

- Cập nhật các tin tức về thị trường, giá cà phê trong và
Contents ngoài nước

- Cập nhật các tin tức nóng về kinh tế khác như: giá
vàng, giá xăng, tỷ giá hối đoái

- Cập nhật các tin tức giải trí mới khác như: thể thao, âm
nhạc, phim ảnh

- Cuộc thi "kể chuyện cà phê", kể về cách "nghệ nhân"


tạo ra đứa con tinh thần của mình. Có thể gửi qua form,
mỗi câu chuyện đều sẽ được đăng trên website

Frequency - Tin tức về canh tác cà phê: Hàng tuần

- Tin tức về thị trường cà phê: Hàng ngày

77
- Tin tức khác: Hàng tuần

- Cuộc thi kể chuyện cà phê: Hàng tháng

- Tạo dựng ấn tượng ban đầu của user đối với website
Impacts
- Khơi gợi sự hứng thú của user với nội dung của website

Website traffic, Average time on page, Bounce rate,


Metrics Source of traffic

- Duy trì lượng user hiện tại và thu hút thêm new user
Business
objective - Giải quyết nhu cầu của user (cập nhật tin tức mỗi ngày,
tin mới nhất,...)

- User engagement
Marketing
- Tăng tỷ lệ retention
objective
- Thu hút thêm new user (acquisition)

Phase 2: Duration 3 tháng


Hub

"Sweetness - Ngọt

Message (sau khi ngửi mùi thơm họ sẽ có ý định để nếm thì lúc
này mình nên cho họ cái họ cần - cảm giác ngon miệng,
hợp khẩu vị)"

- Cung cấp kiến thức chuyên sâu để giúp người nông dân
Contents nâng cao hiểu biết và "tay nghề":

+ Kỹ thuật chọn giống, nguyên liệu đầu vào: cây giống,


78
phân bón, thuốc trừ sâu

+ Kỹ thuật canh tác: sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu


khoa học, kỹ thuật cắt tỉa cành, tưới nước, cách sử dụng
các máy móc

+ Thu hoạch: phương pháp thu hoạch thủ công, máy móc

+ Hậu thu hoạch: phương pháp phục hồi đất, xử lý rác


thải, xử lý nguồn nước ô nhiễm

- Các bài phân tích về giá cà phê, phân tích về sự ảnh


hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu và các yếu tố về
kinh tế, chính trị khác lên hoạt động mua bán cà phê

- Các bài viết chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nghiệp


hoặc những người có tầm ảnh hưởng, có thành tựu trong
ngành cà phê, từ đó truyền cảm hứng và thúc đẩy người
nông dân cùng cố gắng phát triển ngành cà phê

- Giới thiệu về tiêu chuẩn 4C và các dự án 4C hiện tại ở


Việt Nam và trên thế giới

- Các bài viết kiến thức chuyên sâu về cà phê: Hàng tuần

- Các bài phân tích giá cả, thị trường, thời tiết: Hàng tuần
Frequency
- Các bài chia sẻ từ doanh nghiệp, người có tầm ảnh
hưởng trong ngành: Hàng tháng

Impacts - Mang đến những nội dung giá trị, củng cố và nâng cao
hiểu biết của nhà nông

- Góp phần giải quyết các vấn đề nhà nông có thể gặp
phải trong quá trình canh tác cà phê

79
Metrics Retention rate, Conversion rate

Phase 3: - Xây dựng brand love/ loyalty của user với website
Hygiene Business
objective - Trở thành top of mind website cung cấp thông tin cho
người nông dân trồng cà phê

Marketing - Duy trì tỷ lệ retention, conversion

objective - Nâng cao User lifetime value

Duration Xuyên suốt

"Aftertaste - Hậu vị

Message (dư vị sẽ đọng lại sau khi họ đã nếm, khi đó họ sẽ bít là


ngon, là mún ún thêm ngụm nữa)"

Contents - Giải quyết các vấn đề nổi cộm và cấp bách của người
nông dân thông qua các bài nghiên cứu khoa học và có
độ tin cậy cao:

+ Sâu bệnh trên cây cà phê

+ Phương pháp tối ưu chi phí, nguyên liệu trong suốt quá
trình canh tác và thu hoạch cà phê

+ Nâng cao năng suất và chất lượng cà phê

- Những nội dung chia sẻ về bí quyết trồng cà phê đến từ


các đối tác, các nhân vật có tầm ảnh hưởng đối với ngành
cà phê cả trong và ngoài nước

- Chia sẻ từ những vị chuyên gia, nhà khoa học về các


vấn đề nhà nông gặp phải trong quá trình canh tác, thu

80
hoạch cà phê

- Chia sẻ những thông tin về chứng chỉ 4C: các tiêu


chuẩn, quy trình, thủ tục và hướng dẫn quy trình thực
hành để đạt được chứng chỉ 4C

- Tạo các form khảo sát nhu cầu về nội dung hoặc các
vấn đề thắc mắc của người nông dân; Các nội dung này
sẽ được tổng hợp và lên nội dung/ giải đáp cho các tháng
tới

-Phương án giải quyết các vấn đề cấp bách: Nhanh nhất


có thể

- Các nội dung chia sẻ bí quyết: Hàng tháng


Frequency
- Thông tin về quy trình thực hành 4C: Hàng tuần

- Các form khảo sát ý kiến: Xuyên suốt và tổng hợp hàng
tháng

- Giải quyết các vấn đề mang tính chất nghiêm trọng, cấp
bách hơn của người nông dân
Impacts
- Nâng cao sự tin tưởng của nhà nông đối với các nội
dung được chia sẻ trên website

Metrics Dwell time, Conversion rate

Bảng 3. 8-Kế hoạch nội dung website

Cuộc thi kể chuyện về cà phê - Giai đoạn 1

● Tên cuộc thi: Cố sự cà phê (chuyện đã trải qua, chuyện cũ liên quan đến cà phê)

● Đối tượng tham gia:

81
○ Người yêu cà phê: Những người trẻ có sở thích uống cà phê, thích tìm
tòi về các loại cà phê.

○ Nghệ nhân: Những người nông dân trồng cà phê.

○ Người khởi nghiệp: Những người khởi nghiệp trong lĩnh vực cà phê.

● Cuộc thi gọi người nông dân là nghệ nhân vì họ đã tạo ra thứ hạt mà ai cũng
phải ghiền, chưa kể mỗi công đoạn như tìm giống, canh tác, thu hoạch người
làm cũng đòi hỏi phải có kiến thức và kĩ năng tuyệt vời.

● Mục đích, thông điệp: “Cố sự cà phê” là nơi để những “nghệ nhân” có thể kể về
câu chuyện của mình với cà phê cũng như để truyền cảm hứng cho những
người có đam mê về cà phê.

Với “Cố sự cà phê” mọi người có thể biết về những cơ duyên mà người nghệ
nhân đến với cà phê, trải nghiệm những kỉ niệm, khó khăn cũng như thành tựu
của họ trong suốt quá trình gắn bó với cà phê.

Bên cạnh đó, “Cố sự cà phê” còn là nơi để những nghệ nhân thể hiện, chia sẻ
những ấp ủ, những mơ ước, những hoài bão và có thể tìm kiếm được những
người bạn cùng đồng hành và thực hiện.

● Thể lệ: Người dự thi gửi bài qua form dự thi. Mỗi tuần BTC sẽ thống kê các bài
đúng theo yêu cầu. Các bài viết sẽ được đăng trên website mỗi ngày/mỗi tuần
tùy theo số lượng (lý tưởng nhất là 2-3 bài mỗi tuần). Bài viết nhận được nhiều
lượt tương tác nhất sẽ được đăng ở 1 mục riêng, có thể gọi là “chuyện của
tháng”.

● Thời gian: cuộc thi sẽ kéo dài xuyên suốt.

● Yêu cầu bài dự thi:

○ Bài viết có nội dung về cà phê, về cuộc sống của người làm cà phê, những
vấn đề xoay quanh chuyện trồng cà phê như các câu chuyện khởi nghiệp,
những khó khăn vất vả khi trồng cà phê… nội dung lành mạnh, tích cực.

82
○ Bài viết không chứa những từ ngữ thô tục, có mục đích gây kích động, có
chứa nội dung nhạy cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa và pháp luật
Việt Nam.

○ Câu chuyện dự thi phải là câu chuyện của chính nghệ nhân kể, không sao
chép bất kỳ tác phẩm, bài viết của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Ban tổ chức
có quyền loại câu chuyện dự thi trong trường hợp có khiếu nại về tác quyền
và các quyền hợp pháp khác liên quan đối với câu chuyện.

○ Bài viết gửi về phải có đầy đủ các thông tin bao gồm: (1) Họ tên hoặc nghệ
danh của nghệ nhân, (2) Địa chỉ liên hệ, (3) Số điện thoại, (4) có tiêu đề, hình
ảnh minh họa (nếu có), (5) Ảnh chân dung nghệ nhân (nếu có); bài viết tối đa
3000 từ, mỗi nghệ nhân được gửi nhiều câu chuyện, không giới hạn số
lượng.

● Thang điểm:

○ Điểm bình chọn mỗi câu chuyện sẽ bao gồm 70% điểm do Ban Tổ chức
quyết định và 30% điểm bình chọn trên Website (Thang điểm 10).

○ Trường hợp có nhiều câu chuyện đạt cùng số điểm quy đổi thì quyền quyết
định thuộc về Ban Tổ chức

○ Cách thức bình chọn:

■ Bước 1: Thích (Like) Fanpage và đăng ký Website của Cuộc thi

■ Bước 2: Bình luận vào bài viết mà bạn quan tâm trên Website; bài viết có
lượt bình luận cao thứ nhất là 3 điểm, thứ nhì là 2 điểm và thứ ba là 1 điểm,
mỗi tài khoản được bình luận tối đa 3 lần.

Tiêu chí cho BTC Thang điểm

Hay, hấp dẫn, lôi cuốn, trôi chảy 0,75

83
Bố cục hợp lý, mạch lạc, logic 0,5

Đúng chính tả 0,5


Hình thức

Có hình ảnh minh họa rõ nét, đẹp 0,25

Đúng chủ đề yêu cầu 1

Sáng tạo, ý nghĩa 1

Nội dung Truyền cảm hứng, mang lại thông điệp rõ 2


ràng cho người đọc

Thể hiện quan điểm, tính cách, cảm xúc 1


của người kể chuyện

Bảng 3. 9-Tiêu chí chấm điểm Cuộc thi kể chuyện

● Truyền thông cuộc thi: Hiển thị cuộc thi ở trang chủ website, khi người đọc truy
cập vào website có thể thấy ngay cuộc thi. Lập kênh Facebook với tên là tên “Cố
sự cà phê”. Fanpage sẽ đăng các bài dự thi, các bài đạt giải thưởng “chuyện của
tháng” ở dạng link bài viết từ website kèm caption trích từ câu chuyện đó.

Từ đó có thể giúp tiếp cận được khách hàng mục tiêu, nhiều người biết đến
cuộc thi hơn làm tăng độ phủ sóng cho fanpage và cuộc thi. Và tăng lượng người
dùng chuyển đổi từ mạng xã hội sang website.

● Lợi ích từ cuộc thi cho website: Tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), tỉ lệ
người truy cập mới, tỉ lệ quay lại của người truy cập cũ, số người xem trang,
lượng tương tác

84
Lợi ích từ cuộc thi cho doanh nghiệp: Tăng khả năng nhận diện thương hiệu,
có được sự chú ý từ đối tác tiềm năng, dễ tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng lợi
thế cạnh tranh

85
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

4.1 Phân tích, đánh giá kế hoạch nội dung cho website:

Để đánh giá việc xây dựng kế hoạch nội dung cho website có thực sự hiệu quả,
nhóm đã tự xây dựng bộ 6 câu hỏi:

Nội dung của website dành cho ai?

Bất kể kênh nào, nội dung là yếu tố tiên quyết để gây được tiếng vang với
khách hàng. Nhóm chú trọng vào việc hiểu người nông dân đặc biệt những người nông
dân trồng cà phê. Hiểu sở thích của khách hàng từ đó dự đoán nội dung họ muốn xem,
thấu hiểu những nỗi băn khoăn mà họ đang trăn trở để cung cấp những nội dung phù
hợp.

Nơi xuất bản nội dung có phù hợp phù hợp?

Nghiên cứu thói quen khách hàng, xem xét nơi khách hàng dành thời gian để
xây dựng kế hoạch nội dung cho website là điều cần thiết. Nhóm đã chọn Facebook
làm kênh để truyền thông cho cuộc thi kể chuyện vì mạng xã hội này thân thuộc nhất
với người dùng ở nông thôn, cũng như có số người dùng đông đảo nhất Việt Nam
(theo Statista).

Bên cạnh đó, theo dõi những trang web mà người dùng truy cập khi họ nhấp ra
khỏi Farmgate điều này có thể giúp theo dõi xem liệu website có đang mất bất kỳ lưu
lượng truy cập nào vào tay đối thủ cạnh tranh hay không.

Nội dung của website giải quyết đúng vấn đề mà khách hàng quan tâm?

Nội dung thành công không chỉ cần tiếp cận khán giả mà còn cần truyền cảm
hứng, cung cấp nội dung cần thiết mà còn là “top of mind” với khách hàng. Muốn
chinh phục khách hàng, nhóm luôn ưu tiên làm sao để giúp khách hàng giải quyết vấn
đề của họ.

Tại sao website của chúng tôi khác biệt?

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, mỗi một sản phẩm, dịch vụ đều có mức độ
cạnh tranh lớn. Nhóm quan tâm điều cần làm để khách hàng thấy tại sao website của
nhóm tốt hơn những website khác.

86
Để chắc chắn website khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, nhóm có khảo sát
nội dung hàng đầu trong mục liên quan từ đó sử dụng công cụ nghiên cứu chủ đề để
hiểu loại nội dung xếp hạng cho một chủ đề.

Website truyền tải thông điệp của mình như thế nào?

Để thông điệp mà nhóm xây dựng đến với khách hàng, nhóm luôn xem xét điều
gì thực sự phù hợp giữa khách hàng và thông điệp mà nhóm muốn truyền tải. Chiến
lược xây dựng nội dung website của nhóm xây dựng đa dạng để góp phần truyền tải
thông điệp rõ ràng nhất bao gồm hỗn hợp văn bản, video, hình ảnh…

Nhóm tạo nội dung như thế nào?

Khi nhóm đã lên kế hoạch cho nội dung của mình dành cho ai, sẽ xuất bản ở
đâu, thông điệp gì và định dạng nội dung đó, cuối cùng là lên lịch tạo nội dung. Việc
tạo và xuất bản nội dung của nhóm là bước cuối cùng quan trọng để giúp nội dung
được xem và thúc đẩy kết quả.

Nhóm lên kế hoạch chi tiết: ai sẽ chịu trách nhiệm tạo nội dung và làm thế nào.
Điều quan trọng trong kế hoạch có quản lý ngân sách, khối lượng công việc và quy
trình làm việc. Nó cũng sẽ đảm bảo nội dung của bạn được xuất bản vào thời điểm tốt
nhất để thúc đẩy sự tương tác và khách hàng tiềm năng.

Tổng kết

Xây dựng nội dung website là một phần quan trọng trong việc phát triển nội
dung hấp dẫn có khả năng chuyển đổi. Nhóm xây dựng nội dung đúng mục đích của
thương hiệu và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thời gian thực hiện còn hạn chế nên
nhóm chưa thể thực hiện thực tế để đánh giá kết quả một cách khách quan.

Nhưng qua việc xây dựng một kế hoạch nội dung tập trung vào từng giai đoạn
của kênh và sử dụng nghiên cứu đối thủ và khách hàng để tập trung vào khách hàng và
những gì họ quan tâm, nhóm em tin rằng với kế hoạch đã đề ra và bằng sự nỗ lực,
chúng ta sẽ thấy sự thay đổi thực sự về chất lượng và khả năng tiếp nhận nội dung của
website.

4.2. Dự kiến kết quả của kế hoạch:

Để đặt mục tiêu rõ hơn cho kế hoạch, nhóm đã đưa ra kết quả dự kiến như sau:

87
Kết quả Chỉ số Giai đoạn 1 - Giai đoạn 2 - Hub Giai đoạn 3 -
dự kiến Hero Hygiene

Tăng Tổng lượt Đạt 5.000 lượt Đạt 10.000 lượt Duy trì
lưu thăm
lượng website
truy cập
trang Average Đạt 2 phút Đạt 4 phút Duy trì
web time on
page

Bounce rate Đạt 70% Duy trì Đạt 60%

Retention Đạt 60% Đạt 70% Duy trì


rate

Conversion Đạt 65% Đạt 75% Duy trì


rate

Dwell time Đạt 1 phút Đạt 3 phút Đạt 4 phút

Source of - Social media - Social media - Social media


traffic (cuộc thi kể
- Search engine - Search engine
chuyện nhằm
mục đích chuyển - Organic SEO
đổi người dùng
mạng xã hội
sang website
Farmgate,
khuyến khích
88
người xem chia
sẻ hình ảnh, nội
dung và tương
tác)

- Search engine

Xây Lượt bình Đạt 500 lượt Đạt 1500 lượt Đạt 1800
dựng luận trên
nhận website
thức về
thương
hiệu
Lượt chia sẻ Đạt 1200 lượt Đạt 2700 lượt Đạt 3000 lượt
trên mạng
xã hội
(Facebook,
Zalo)

Lượt Đạt 50 lượt Đạt 100 lượt Đạt 200 lượt


mention

Organic Đạt 100 lượt Đạt 200 lượt Duy trì


search

Xếp Thứ hạng từ Thêm các từ Cải thiện thứ hạng Cải thiện thứ
hạng khóa khóa hay được cho 50 từ khóa hạng cho 50 từ
cao hơn tìm kiếm trong giai đoạn tiếp khóa trong giai
trong theo đoạn tiếp theo
Tạo các thẻ meta
kết quả
title, meta Số ký tự của thẻ
description Title <=65, từ khóa
89
tìm hướng đến người không lặp lại quá 2
kiếm dùng lần.

Độ dài mô tả 160-
200 ký tự, từ khóa
không lặp quá 3 lần

Organic Không tăng Đạt 100 lượt Đạt 600 lượt


traffic

Backlinks Tạo các bài viết Đạt 5 backlinks Đạt 15 backlinks


có chứa từ khóa
quan trọng cho
website từ đó sử
dụng backlink
trỏ tới cho các
bài sau này

Bảng 4. 1-Kết quả dự kiến cho từng giai đoạn

Kết luận: Sau khi hoàn thành kế hoạch nội dung website và triển khai, nhóm
dự đoán rằng:

● Đối với người dùng:

○ Giúp người dân tiếp cận được các thông tin thời sự và kiến thức liên
quan trong việc trồng cà phê.

○ Cập nhật được tình hình thị trường, những biến động về giá, sản lượng,
nhu cầu của thị trường từ đó điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.

○ Những thắc mắc của người dân được giải đáp thông qua mục bình luận,
chia sẻ. Ngoài ra còn giúp người dân có thể giao lưu, bàn luận với nhau
trong phần bình luận của mỗi bài viết.

90
● Đối với website Farmgate:

○ Tạo được sự liên kết, khuyến khích tăng tương tác và nâng cao độ nhận
diện của website đối với người nông dân trồng cà phê.

○ Mang đến lượng người dùng ổn định hàng tháng cho website.

○ Nâng cao sự tin tưởng của nhà nông đối với các nội dung được chia sẻ
trên website
● Đối với doanh nghiệp:

○ Tăng độ nhận diện thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp.

○ Tăng ưu thế so sánh đối với các đối thủ cạnh tranh.

○ Tạo dựng hình ảnh một công ty được tổ chức tốt.

4.3. Phân tích, đánh giá quá trình làm việc:

Thuận lợi:

- Nhờ đã cùng làm việc với nhau trước đó nên nhóm đã thực hiện kiến tập lần
này rất ăn khớp với nhau.

- Nhóm đã kế thừa những kiến thức, kinh nghiệm ở các môn học trước và vận
dụng được vào dự án tốt.

- Dù làm việc ăn ý với nhau nhưng điều đó không đồng nghĩa các thành viên
đều nghĩ giống nhau, mỗi người đều có góc nhìn và quan điểm riêng và điều đó giúp
cho nhóm tìm được các giải pháp hợp lý cho vấn đề vì có thể được nhìn nhận ở nhiều
mặt.

- Nhờ sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy và 2 chị cố vấn trong dự án mà
nhóm chúng em đã hoàn thành tốt trong công việc.

Khó khăn:

- Ở một số công việc, nhóm đã không thực hiện đúng theo tiến độ đã đề ra do
vẫn còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm. Song lần làm việc ở môn kiến tập này đã giúp
nhóm có thêm nhiều trải nghiệm để áp dụng cho công việc sau này.
91
- Vì khoảng cách địa lý của các thành viên xa nhau nên chúng em thường
xuyên tổ chức họp online để trao đổi và bàn luận thay vì gặp mặt trực tiếp, điều này
gây ra hạn chế về việc tương tác với nhau.

- Nhóm chưa có nhiều cơ hội tham gia làm việc tại công ty nên chưa có nhiều
trải nghiệm làm việc thực tế.

- Thời gian thực hiện kiến tập không đủ để hoàn thành tất cả các công việc
trong dự án

Quản lý dự án:

Nhóm quản lý dự án, các đầu việc và thành viên qua trello.com

Hình 4. 1-Tổng quan Trello của nhóm

Nhóm sẽ lên lịch họp hằng tuần, nội dung sẽ được gắn ở bảng “Vấn đề cho cuộc
họp sắp tới” để các thành viên có thể nắm và chuẩn bị cho mình những ý tưởng trong
cuộc họp. Nhóm trưởng cũng sẽ giao việc trực tiếp trong buổi họp để tránh việc không
nắm được người phụ trách là ai.

92
Hình 4. 2-Tiến độ dự án

Hình 4. 3-Gắn nhãn cho công việc

Khi các thành viên có yêu cầu nào đó (như cần giúp đỡ, duyệt, làm gấp) thì sẽ
gắn nhãn vào công việc để mọi người cùng biết

Ở đây, mọi người có thể theo dõi tổng quan tiến độ của dự án.

93
Hình 4. 4-Mô tả một công việc cụ thể

Sau khi các thành viên hoàn thành công việc, các bạn có thể tick vào ô thời gian
hoàn thành, sau đó nhóm trưởng sẽ duyệt và kéo ô công việc sang bảng “Hoàn thành”.
Nhóm trưởng hoặc các thành viên có thể ghi chú những thay đổi cho công việc đó.

Nhóm dùng nền tảng Trello để quản lý công việc tốt hơn song do vẫn chưa hình
thành được thói quen kiểm tra công việc hằng ngày cũng như chưa thành thạo sử dụng
nên nhóm vẫn chưa tận dụng được hết khả năng mà Trello mang lại.

94
CHƯƠNG 5: HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Trong thời gian thực hiện, nhóm được trải nghiệm và đánh giá website. Thêm
vào đó là sử dụng các công cụ đo lường (similarweb.com, websitegrader.com)

Nhóm đã có những đề xuất cho hướng phát triển của website Farmgate:

5.1. Giao diện:

● Sắp xếp bố cục website hợp lý hơn.

● Trang chủ nên tập trung trưng bày ra các chủ đề không nên để quá nhiều thứ

● Có thể mất nhiều thời gian để tải hình ảnh vì vậy nên sử dụng hình ảnh đáp ứng
(responsive) hoặc SVG để tối ưu hóa hình ảnh cho các kích thước màn hình
khác nhau. Nén hình ảnh và video nếu có thể để tăng tốc trang web

● Tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động, bằng cách responsive trang web giúp
tăng thứ hạng tìm kiếm cho các tìm kiếm trên thiết bị di động.

● Đảm bảo các yếu tố tương tác như nút và liên kết không quá nhỏ hoặc quá gần
nhau

● Các liên kết và nút phải cách nhau ít nhất 8px và rộng ít nhất 48px và cao 48px
để chúng có thể nhấp cho người dùng di động.

● Tăng kích thước phông chữ của một số văn bản, vì vậy ít nhất 60% trang có
kích thước phông chữ từ 12px hoặc lớn hơn.

● Thêm mục yêu thích để người dùng có thể lưu giữ hoặc xem lại các bài mình
thích.

5.2. Nội dung:

● Tone

Văn phong và phong cách có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc dẫn dắt,
tạo hứng thú cho người dùng, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp hiệu quả.
Website cần đảm bảo nội dung hiện có tuân thủ các nguyên tắc đề ra.

95
● Hình ảnh

Hầu như hình ảnh không thể thiếu trong mọi nội dung nên cần chú trọng đầu tư
thật chỉn chu cho hình ảnh như chất lượng, màu sắc... Hình ảnh cũng cần nắm
bắt tinh thần sáng tạo của website.

● Câu hỏi thường gặp

Nội dung Website nên tập trung vào nhu cầu người dùng. Sẽ có một số người
dùng mới sử dụng website, hoặc chưa thành thạo về nó… Do đó, website cần
cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc người dùng. Có thể chia nhỏ các câu
hỏi thường gặp, phần cho người cũ, phần cho người mới riêng.

● Thông báo lỗi

Bất kỳ trang Web nào đều có thể gặp trường hợp lỗi khi hoạt động. Tuy nhiên
bạn hoàn toàn có thể khiến người dùng vui vẻ và không bỏ đi bằng thông báo
lỗi thú vị.

● Mở rộng các loại nội dung ở trang xử lý sự cố và trang thiết lập tài khoản, bạn
có thể thêm nội dung thú vị như các Video giải trí

● Nội dung

- Nên hạn chế tối đa việc sử dụng các từ ngữ chuyên ngành ít người biết, thay
vào đó, hãy sử dụng các từ ngữ và cách thức biểu lộ dễ hiểu cho người dùng

- Tiến hành nghiên cứu từ khóa cho các trang nội dung quan yếu sau này. Một
trang nội dung nên tụ hợp cho một từ khóa và sau đó nên được Onpage cẩn thận
cho từ khóa đó.

- Nên thêm mục bàn luận, ở đây người dân có thể đặt vấn đề và những người
khác có thể vô bàn luận về vấn đề đó.

- Thêm mô tả Meta để mọi người biết nội dung trang trong kết quả tìm kiếm.

- Sử dụng văn bản liên kết mô tả cho khách truy cập những gì họ sẽ thấy nếu họ
nhấp vào liên kết.

96
- Hạn chế copy, nên đọc và tham khảo sau đó viết thành bài của mình, trong bài
viết không nên để quá nhiều từ khóa, mật độ chỉ vào khoảng 2%, các từ khóa
nên chèn liên kết nội bộ.

5.3. Hiệu năng:

- Trang web càng nặng thì tải càng chậm. Để có hiệu suất tối ưu, hãy cố gắng giữ
kích thước trang dưới 3MB. Làm nhẹ các trang bằng cách xóa hoặc nén nội
dung nặng như hình ảnh và video.

- Rút gọn CSS, JavaScript; khi được nén đúng cách, nó sẽ làm cho trang web
chạy nhanh hơn nhiều. Sử dụng công cụ Minifier hoặc liên hệ với máy chủ web
để đảm bảo CSS, JavaScript được thu nhỏ.

- Những kẻ xâm nhập có thể khai thác các thư viện JavaScript lỗi thời. Sử dụng
phiên bản mới nhất của mỗi thư viện và cập nhật thường xuyên sẽ giúp trang
web an toàn.

- Một số tài nguyên trên trang web vẫn đang tải qua HTTP và nên được chuyển
đổi thành HTTPS.

- Chuyển đổi nội dung plugin thành HTML để đảm bảo trang web có thể truy cập
đầy đủ cho các công cụ tìm kiếm và người dùng di động.

5.4. Quản trị nội dung website:

Để Content thành công, cần có các quy tắc và tuân theo những nguyên tắc đó.
Đó là thương hiệu, là hướng dẫn phong cách, giọng nói, đến cơ sở hạ tầng mà bạn tạo
và lưu trữ Content. Quản trị bao gồm xây dựng kế hoạch lịch biên tập, đo lường sự
thành công thực tế của nội dung trong tương lai.

● Nguyên tắc thương hiệu

Website cần thiết lập về nguyên tắc sử dụng phông chữ, độ lớn Heading, loại
video, hình ảnh truyền đạt danh tính mới của web. Hay có điều gì bạn không muốn
nhìn thấy trên trang web, hay nội dung bắt buộc phải có trên mỗi trang… Việc đặt
nguyên tắc rõ ràng sẽ giúp thiết lập nội dung Website hiệu quả hơn, thiết kế Web
chính xác với thương hiệu
97
● Hướng dẫn về phong cách và văn phong

Văn phong, phong cách định hình nên chính thương hiệu. Do đó cần xác định rõ
phong cách ngay từ đầu. Nếu không cần thay đổi phong cách phù hợp, và sẽ mất một
thời gian để làm cho đúng. Phong cách và văn phong có thể có chút khác biệt giữa các
kênh. Có thể nghiên cứu các trang Web đối thủ để có gợi ý xây dựng từ vựng, nội
dung website sáng tạo hơn nữa.

● Viết Content cho Website

Người phát triển nội dung cần đảm bảo nội dung Website dễ đọc trực tuyến. Có
thể chia nhỏ văn bản với các đoạn văn ngắn, gạch đầu dòng rõ ràng, hình minh họa thu
hút. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm SEO, chú ý các chi tiết như thẻ tiêu đề, Metadata,
kết hợp từ khóa đúng chuẩn.

● Tạo lịch biên tập nội dung Website

Nhóm cần sắp xếp lịch biên tập để sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Ưu tiên các
nhiệm vụ nội dung chính, xuất bản các bài đăng mang tính thời sự và các cú hích xã
hội mới, điều chỉnh linh hoạt khi tìm thấy những gì phù hợp hơn cho công việc.

5.5. Xây dựng công cụ đo lường cụ thể cho website

● Số lượt xem

Số lượt xem càng nhiều, có thể bạn đã tiếp cận được rất nhiều đối tượng tiềm
năng hơn. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang tìm kiếm thông tin mà họ không nhận được
từ nội dung ban đầu.

● Tỷ lệ thoát Website

Nếu tỷ lệ thoát thấp, có thể nói mọi người quan tâm đến nội dung Website của
bạn. Còn tỷ lệ thoát cao, điều này có thể chỉ ra rằng nhiều người quan tâm nội dung đó,
nhưng không quan tâm các phần khác trên trang. Hoặc nội dung bài viết không phù
hợp với ý định tìm kiếm của họ.

● Thời gian trên trang Web

98
Người dùng ở lâu trên trang của bạn là điều hết sức tuyệt vời. Điều này giúp ích
cho SEO đáng kể. Tuy nhiên cũng cần xem xét nội dung Website của bạn có gây khó
hiểu và lãng phí thời gian của độc giả không.

● Chia sẻ nội dung Website qua các kênh Social Media

Nhóm nên chia sẻ nội dung đúng thời điểm trong ngày, đúng kênh Social Media
mà có khách hàng mục tiêu.

99
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT NGƯỜI PHỤ CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ


TRÁCH HOÀN
THÀNH

1 Lưu Thị Trâm Anh Quản lý các công việc trong nhóm 100%

Trải nghiệm, đánh giá website

Trải nghiệm, đánh giá ứng dụng

Nghiên cứu người dùng

User persona

Lập cơ sở lý thuyết

Lên kế hoạch nội dung website

Phân tích và đánh giá kết quả

2 Nguyễn Thị Ngọc Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 100%
Anh
Trải nghiệm, đánh giá website

Trải nghiệm, đánh giá ứng dụng

Lên kế hoạch nội dung website

Tổng hợp nội dung buổi giao lưu

Phân tích và đánh giá kết quả

Đề xuất hướng phát triển

Tổng hợp và format văn bản

100
3 Trần Thị Minh Hiền Tìm hiểu các dự án 4C - 100%
Decarbonization

Trải nghiệm, đánh giá website

Trải nghiệm, đánh giá ứng dụng

Kết luận và insights

Lên kế hoạch nội dung website

Phân tích và đánh giá kết quả

4 Nguyễn Thị Như Trải nghiệm, đánh giá website 100%


Tuyết
Trải nghiệm, đánh giá ứng dụng

Nghiên cứu người dùng

Lên ý tưởng cuộc thi

Lên kế hoạch nội dung website

Phân tích và đánh giá kết quả

5 Nguyễn Thị Thanh Overview thị trường 100%


Vân
Trải nghiệm, đánh giá website

Trải nghiệm, đánh giá ứng dụng

Kết luận và insights

Lên kế hoạch nội dung website

Phân tích và đánh giá kết quả

Bảng 6. 1 - Phân chia công việc

101
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. L., J. (2007, August 1st). Factors affecting consumer use of the Internet for
information search. Retrieved June 18, 2022, from
https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1002/dir.20083

[2] Carbon Footprint – 4C Add-On. (n.d.). 4C Services. Retrieved July 13, 2022, from
https://www.4c-services.org/wp-content/uploads/2022/02/4C_Carbon-
Footprint_Add_On-1.pdf

[3] “Kiềng ba chân”: Paid - Owned - Earned Media trong Digital Marketing | Tâm
Thương. (n.d.). Advertising Vietnam. Retrieved June 14, 2022, from
https://advertisingvietnam.com/kieng-ba-chan-paid-owned-earned-media-trong-
digital-marketing-p17456

[4] Memon, M. (2022, January 11). Content marketing metrics: Your guide to tracking
key metrics and how to measure them. GatherContent. Retrieved July 13, 2022, from
https://gathercontent.com/blog/content-marketing-metrics

[6] Mô hình 3HS là gì? Hiệu quả tối ưu cho người làm content. (2020, August 4).
Inbound Marketing Agency. Retrieved July 12, 2022, from
https://inboundmarketing.vn/mo-hinh-3hs-la-gi-hieu-qua-toi-uu-cho-nguoi-lam-
content/

[7] 19 chỉ số Digital Marketing quan trọng nhất cần theo dõi | bởi GIGAN JSC. (2020,
May 18). Brands Vietnam. Retrieved June 14, 2022, from
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/24043-19-chi-so-Digital-Marketing-
quan-trong-nhat-can-theo-doi

[8] Scaling up sustainable robusta coffee production in Vietnam - Full technical


report - IDH. (2021, March 25). IDH - the sustainable trade initiative. Retrieved July
13, 2022, from https://www.idhsustainabletrade.com/publication/scaling-up-
sustainable-robusta-coffee-production-in-vietnam-full-technical-report/

[9] Shepherd, C. (2021, October 15). Setting KPI's for Your Content Marketing
Strategy. BKA Content. Retrieved July 13, 2022, from
https://www.bkacontent.com/kpis-for-content-marketing/
102
[10] Source or sink: The carbon footprint of Vietnam robusta coffee. (2019, March
28). IDH - the sustainable trade initiative. Retrieved July 13, 2022, from
https://www.idhsustainabletrade.com/publication/the-carbon-footprint-of-vietnam-
robusta-coffee-2019/

[11] Sustainable Coffee Dialogues - USAID. (n.d.). Green Invest Asia. Retrieved July
13, 2022, from https://greeninvestasia.com/events/sustainable-coffee-dialogues/

[12] Ware, B. (n.d.). Our Net Zero roadmap. Nestlé. Retrieved July 13, 2022, from
https://www.nestle.com/sustainability/climate-change/zero-environmental-impact

103
LINK THAM KHẢO

[1] https://website.grader.com/

[2] https://giacaphe.com/

[3] https://primecoffea.com/

[4] https://bonjourcoffee.vn/blog/

[5] https://farmgate.vn

[6] https://tncommodities.com/

104

You might also like